12.12.2017 Views

Phân tích và đánh giá CLN giếng khu vực xã Sơn Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình

LINK BOX: https://app.box.com/s/t0q9s7mvgv4qncq7k7c943dgotcboyfv LINK DOCS.GOOGLE: https://drive.google.com/file/d/1HOYE1wydZq_oLIyBBdqMzep9un4Jb7uy/view?usp=sharing

LINK BOX:
https://app.box.com/s/t0q9s7mvgv4qncq7k7c943dgotcboyfv
LINK DOCS.GOOGLE:
https://drive.google.com/file/d/1HOYE1wydZq_oLIyBBdqMzep9un4Jb7uy/view?usp=sharing

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

1<br />

LỜI CAM ĐOAN<br />

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.<br />

Các số liệu <strong>và</strong> kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực,<br />

được các đồng tác giả cho phép sử dụng <strong>và</strong> chưa từng được công bố<br />

trong bất kỳ một công trình nào khác.<br />

Trần Xuân Tuấn


2<br />

LỜI CẢM ƠN<br />

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS. TS. Nguyễn Văn Hợp <strong>và</strong><br />

TS. Nguyễn Hải Phong đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành<br />

luận văn này.<br />

Xin chân thành cám ơn các thầy cô <strong>giá</strong>o khoa Hoá học - trường<br />

Đại học Khoa học – Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi <strong>và</strong><br />

đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập<br />

cũng như thực hiện luận văn.<br />

Xin chân thành cám ơn các bạn bè <strong>và</strong> người thân đã giúp đỡ <strong>và</strong><br />

động viên tôi hoàn thành luận văn. Cám ơn các bạn lớp Cao học Hóa<br />

học (2009 – 2011).<br />

Huế, tháng 10 năm 2011<br />

Trần Xuân Tuấn


3<br />

MỤC LỤC<br />

Trang<br />

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1<br />

Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3<br />

1.1. Nhu cầu nước <strong>và</strong> chất lượng nước .......................................................... 3<br />

1.2. Các nguồn ô nhiễm nước ........................................................................ 4<br />

1.2.1. Ô nhiễm nước do tự nhiên [14] ..................................................... 4<br />

1.2.2. Ô nhiễm nước do nhân tạo [14]..................................................... 4<br />

1.3. Các thông số chất lượng nước <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> .............................................. 5<br />

1.4. Giới thiệu về chỉ số chất lượng nước .................................................. 6<br />

1.4.1. Khái niệm về WQI ........................................................................ 6<br />

1.4.2. Ưu điểm <strong>và</strong> hạn chế của WQI ....................................................... 7<br />

1.4.3. Tính toán WQI <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> qua WQI ................................... 8<br />

1.4.3.1. Phương pháp chung để xây dựng một mô hình tính WQI ..... 8<br />

1.4.3.2. Đánh <strong>giá</strong> chất lượng nước theo WQI .................................... 11<br />

1.4.4. Tính toán WQI <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> .................................................. 11<br />

1.5. Sơ lược về <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong>, huyện <strong>Bố</strong> <strong>Trạch</strong>, tỉnh <strong>Quảng</strong> <strong>Bình</strong> .................. 14<br />

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 16<br />

2.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 16<br />

2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 16<br />

2.2.1. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 16<br />

2.2.2. Chuẩn bị mẫu ................................................................................ 16<br />

2.2.3. Phương pháp đo/phân <strong>tích</strong> các thông số <strong>CLN</strong> ................................ 18<br />

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm......................................... 20<br />

2.2.5. Phương pháp <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> chất lượng nước ......................................... 20<br />

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 21<br />

3.1. Kiểm soát chất lượng các phương pháp phân <strong>tích</strong> ................................... 21


4<br />

3.1.1. Độ đúng ........................................................................................ 21<br />

3.1.2. Độ lặp lại ...................................................................................... 22<br />

3.2. Đánh <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> <strong>giếng</strong> <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> ......................................................... 23<br />

3.2.1. pH ................................................................................................. 23<br />

3.2.2. Độ cứng (tính theo CaCO 3 ) ........................................................... 25<br />

3.2.3. Tổng chất rắn hòa tan .................................................................... 28<br />

3.2.4. Nhu cầu oxy hóa học (phép đo pemanganat) ................................. 30<br />

3.2.5. Nitrat, amoni ................................................................................. 31<br />

3.2.6. Tổng coliform ............................................................................... 32<br />

3.2.7. Kim loại độc (Cu, Pb, Cd, Zn) ....................................................... 32<br />

3.3. Đánh <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> sông Son đoạn qua <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> .................................... 32<br />

3.3.1. Đánh <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> qua các thông số riêng biệt .................................... 32<br />

3.3.1.1. Nhiệt độ ............................................................................... 32<br />

3.3.1.2. pH ........................................................................................ 33<br />

3.3.1.3. Tổng chất rắn hòa tan, độ cứng <strong>và</strong> tổng sắt tan ..................... 34<br />

3.3.1.4. BOD 5 , COD <strong>và</strong> oxy hòa tan ................................................. 35<br />

3.3.1.5. Chất dinh dưỡng (nitrat, amoni <strong>và</strong> photphat) ........................ 37<br />

3.3.1.6. Tổng coliform ...................................................................... 37<br />

3.4.1.7. Kim loại độc (Cu, Pb, Cd, Zn) ............................................. 38<br />

3.3.2. Đánh <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> sông Son dựa <strong>và</strong>o Chỉ số chất lượng nước ............. 38<br />

3.4. Đề xuất một số giải pháp cải thiện <strong>CLN</strong> cấp cho sinh hoạt ................ 40<br />

3.5. Đề xuất chương trình quan trắc <strong>CLN</strong> ............................................... 42<br />

KẾT LUẬN................................................................................................. 45<br />

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 46


5<br />

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />

Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh Viết tắt<br />

Bảo vệ môi trường<br />

Bộ tài nguyên môi trường<br />

Bộ Y tế<br />

BVMT<br />

BTNMT<br />

BYT<br />

Tổng chất rắn lơ lửng Total Suspended Solids TSS<br />

Chất lượng nước Water quality <strong>CLN</strong><br />

Độ dẫn Electrical conductivity EC<br />

Độ đục Turbidity TUR<br />

Độ lệch chuẩn tương đối Relative Standard Deviation RSD<br />

Độ thu hồi Recovery Rev<br />

Chỉ số chất lượng nước Water Quality Index WQI<br />

Nhu cầu oxy sinh hoá Biological Oxygen Demand BOD<br />

Nhu cầu oxy hoá học Chemical Oxygen Demand COD<br />

Quy chuẩn Việt Nam<br />

Quản lý nguồn nước<br />

QCVN<br />

QLNN<br />

Oxy hoà tan Dissolved Oxygen DO<br />

<strong>Phân</strong> <strong>tích</strong> phương sai Analysis of Variation ANOVA<br />

Tiêu chuẩn Việt Nam<br />

TCVN<br />

Tổ chức Y tế Thế giới World Health Organization WHO<br />

Tổng chất rắn hòa tan Total Dissolved Solids TDS<br />

Tổng cục môi trường<br />

TCMT<br />

Tổng Nitơ Total Nitrogen TN<br />

Tổng photpho Total Phosphorus TP<br />

Tổng Coliform Total Coliform TC


6<br />

Số hiệu<br />

bảng<br />

DANH MỤC CÁC BẢNG<br />

Tên bảng<br />

1.1. Các công thức tính WQI tổng quát 9<br />

1.2. <strong>Phân</strong> loại <strong>CLN</strong> theo WQI 9<br />

Trang<br />

1.3 Một số mô hình WQI trên thế giới 10<br />

1.4. Bảng quy định các <strong>giá</strong> trị q i , BP i 12<br />

1.5. Bảng quy định các <strong>giá</strong> trị BP i <strong>và</strong> q i đối với DO% bão hòa 12<br />

1.6. Bảng quy định các <strong>giá</strong> trị BP i <strong>và</strong> q i đối với thông số pH 13<br />

1.7. Bảng mức <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> theo WQI 13<br />

2.1. Chi tiết về các mẫu nước <strong>giếng</strong> 17<br />

2.2. Chi tiết các mẫu nước sông Son 17<br />

2.3. Các phương pháp đo/phân <strong>tích</strong> chất lượng nước 19<br />

3.1. Kết quả xác định độ đúng của phương pháp phân <strong>tích</strong> 21<br />

3.2. Kết quả xác định độ lặp lại của phương pháp phân <strong>tích</strong> 22<br />

3.3. Giá trị pH trung bình của các mẫu nước <strong>giếng</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> 23<br />

3.4. Kết quả phân <strong>tích</strong> phương sai 2 yếu tố đối với thông số pH 24<br />

3.5. Độ cứng trung bình của các mẫu nước <strong>giếng</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> 26<br />

3.6. Kết quả phân <strong>tích</strong> phương sai 2 chiều đối với thông số độ cứng 27<br />

3.7. TDS trung bình của các mẫu nước <strong>giếng</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> 29<br />

3.8. COD trung bình của các mẫu nước <strong>giếng</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> 30<br />

3.9. Nồng độ N-NO 3 - trung bình trong nước <strong>giếng</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> 31<br />

3.10. Kết quả phân <strong>tích</strong> các thông số <strong>CLN</strong> sông Son 33<br />

3.11.<br />

Kết quả tính toán WQI SI đối với các thông số riêng biệt ở 2<br />

mặt cắt<br />

3.12. Kết quả tính toán WQI theo không gian <strong>và</strong>o thời gian 39<br />

3.13. Kết quả phân <strong>tích</strong> phương sai 2 chiều đối với WQI 40<br />

3.14. Chương trình quan trắc <strong>và</strong> <strong>giá</strong>m sát <strong>CLN</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> 44<br />

39


7<br />

Số hiệu<br />

hình<br />

3.1.<br />

3.2.<br />

3.3.<br />

3.4.<br />

3.5.<br />

3.6.<br />

3.7.<br />

DANH MỤC CÁC HÌNH<br />

Tên hình<br />

Biến động pH nước <strong>giếng</strong> theo tháng <strong>và</strong> theo thôn ở vùng khảo<br />

sát<br />

Biến động độ cứng nước <strong>giếng</strong> theo tháng <strong>và</strong> theo thôn ở vùng<br />

khảo sát<br />

Đường hồi quy tuyến tính biểu diễn tương quan giữa pH <strong>và</strong> độ<br />

cứng<br />

Biến động TDS nước <strong>giếng</strong> theo tháng <strong>và</strong> theo thôn ở vùng<br />

khảo sát<br />

Đường hồi quy tuyến tính biểu diễn tương quan giữa TDS <strong>và</strong> độ<br />

cứng<br />

Biến động COD nước <strong>giếng</strong> theo tháng <strong>và</strong> theo thôn ở vùng<br />

khảo sát<br />

Biến động N-NO 3 - nước <strong>giếng</strong> theo tháng <strong>và</strong> theo thôn ở vùng<br />

khảo sát<br />

Trang<br />

3.8. Biến động nhiệt độ nước sông Son (2-8/2011) 33<br />

3.9. Biến động pH nước sông Son (2-8/2011) 34<br />

3.10. Biến động TDS nước sông Son (2 - 8/2011) 34<br />

3.11. Biến động Độ cứng nước sông Son (2 - 8/2011) 35<br />

3.12. Biến động tổng sắt tan nước sông Son (2 - 8/2011) 35<br />

3.13. Biến động BOD 5 nước sông Son (2 - 8/2011) 36<br />

3.14. Biến động COD nước sông Son (2 - 8/2011) 36<br />

3.15. Biến động DO nước sông Son (2 - 8/2011) 36<br />

3.16. Biến động TC nước sông Son (2-8/2011) 37<br />

3.17. Biến động WQI nước sông Son (2 - 8/2011) 39<br />

3.18.<br />

Cơ cấu tổ chức, chức năng <strong>và</strong> nhiệm vụ trong QLNN dựa <strong>và</strong>o<br />

cộng đồng<br />

24<br />

26<br />

28<br />

29<br />

29<br />

30<br />

31<br />

43


1<br />

MỞ ĐẦU<br />

Nước sinh hoạt là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của toàn nhân loại.<br />

Ở nước ta trong những năm gần đây, Đảng <strong>và</strong> Chính phủ rất quan tâm đến việc giải<br />

quyết nước sạch <strong>và</strong> vệ sinh môi trường, nhất là ở các vùng nông thôn <strong>và</strong> miền núi.<br />

Từ ngày 29 tháng 4 năm 1994, Chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ về đảm<br />

bảo nước sạch <strong>và</strong> vệ sinh môi trường nông thôn được ban hành. Trên cơ sở đó, các<br />

Bộ <strong>và</strong> Ban, ngành có liên quan như Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa<br />

học <strong>và</strong> Công nghệ đã ra nhiều văn bản pháp lý hướng dẫn cách tổ chức thực hiện<br />

Chỉ thị đó <strong>và</strong> ban hành các tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước, chất lượng nước<br />

uống <strong>và</strong> nước sinh hoạt như: QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia<br />

về chất lượng nước (<strong>CLN</strong>) mặt [5] <strong>và</strong> QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật<br />

quốc gia về <strong>CLN</strong> ngầm [6]; Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2009/BYT - Quy<br />

chuẩn kỹ thuật Quốc gia về <strong>CLN</strong> ăn uống [3] <strong>và</strong> QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn<br />

kỹ thuật quốc gia về <strong>CLN</strong> sinh hoạt [4].<br />

Xã <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong>, huyện <strong>Bố</strong> <strong>Trạch</strong>, tỉnh <strong>Quảng</strong> <strong>Bình</strong> có vị trí nằm trong vùng<br />

đệm của vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng <strong>và</strong> cách thành phố Đồng Hới khoảng<br />

40 km về phía Tây Bắc, có diện <strong>tích</strong> đất tự nhiên là 101,20 km 2 <strong>và</strong> có dòng sông<br />

Son bắt nguồn từ các hang động của vùng Phong Nha - Kẻ Bàng chảy qua địa bàn<br />

<strong>xã</strong>. Dân cư của <strong>xã</strong> sống tập trung dọc 2 bên bờ sông Son với nghề nghiệp chủ yếu là<br />

sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm nghề rừng, nuôi <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> bắt<br />

cá nước ngọt <strong>và</strong> nghề vận tải hành khách <strong>và</strong>o thăm động Phong Nha bằng đường<br />

sông [12]. Nguồn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt <strong>và</strong> ăn uống của nhân dân ở<br />

<strong>xã</strong> chủ yếu là nước <strong>giếng</strong> <strong>và</strong> một phần nhỏ là nước lấy từ sông Son.<br />

Sông Son hình thành bởi hợp lưu của sông Chày <strong>và</strong> sông Troóc. Các chi lưu<br />

của sông này chủ yếu chảy ngầm trong nền địa hình Catxtơ (Karst) đá vôi, vì vậy<br />

nước sông này chứa rất nhiều khoáng chất, đặc biệt là canxi <strong>và</strong> magie. Mặt khác,<br />

nước <strong>giếng</strong> ở nhiều nơi thuộc <strong>khu</strong> <strong>vực</strong> <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> cũng bị nhiễm vôi <strong>và</strong> do vậy,<br />

gây lo lắng về sức khoẻ cộng đồng trong <strong>khu</strong> <strong>vực</strong>. Trong nhiều năm qua, những


2<br />

nghiên cứu về <strong>CLN</strong> mặt <strong>và</strong> nước ngầm ở <strong>khu</strong> <strong>vực</strong> này còn rất hạn chế, nên thiếu<br />

thông tin để định hướng cho các giải pháp cung cấp nước an toàn cho cộng đồng<br />

trong <strong>khu</strong> <strong>vực</strong>. Rõ ràng, rất cần thiết phải thực hiện những nghiên cứu <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong><br />

<strong>CLN</strong> cấp cho sinh hoạt ở <strong>khu</strong> <strong>vực</strong> <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong>.<br />

Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “<strong>Phân</strong> <strong>tích</strong> <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> <strong>giếng</strong><br />

<strong>khu</strong> <strong>vực</strong> <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> - <strong>Bố</strong> <strong>Trạch</strong> - <strong>Quảng</strong> <strong>Bình</strong>” được thực hiện nhằm mục đích<br />

góp phần xây dựng cơ sở dử liệu <strong>CLN</strong> <strong>giếng</strong>, nước sông Son <strong>và</strong> định hướng cho các<br />

giải pháp cung cấp nước an toàn cho cộng đồng trong <strong>khu</strong> <strong>vực</strong>.


3<br />

Chương 1. TỔNG QUAN<br />

1.1. Nhu cầu nước <strong>và</strong> chất lượng nước<br />

Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống,<br />

quyết định đến sự tồn tại <strong>và</strong> phát triển của nhân loại. Ba phần tư diện <strong>tích</strong> bề mặt<br />

Trái Đất là nước, nhưng nước ngọt chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 0,01% tổng lượng<br />

nước trên trái đất). Mặc dù vậy nó lại đóng một vai trò quan trọng trong đời sống<br />

của con người. Các nguồn nước ngọt chủ yếu là nước mặt, nước chảy ngầm <strong>và</strong> nước<br />

ngầm [15], [30]:<br />

- Nước mặt: Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất<br />

ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi <strong>giá</strong>ng thủy <strong>và</strong> chúng mất<br />

đi khi chảy <strong>và</strong>o đại dương, bốc hơi <strong>và</strong> thấm xuống đất.<br />

- Dòng chảy ngầm: Dòng chảy ngầm là dòng chảy trong các đá bị nứt nẻ<br />

(không phải nước ngầm) dưới các con sông. Dòng chảy ngầm thường hình thành<br />

một bề mặt động lực học giữa nước mặt <strong>và</strong> nước ngầm thật sự. Nó nhận nước từ<br />

nguồn nước ngầm khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ <strong>và</strong> bổ sung nước <strong>và</strong>o<br />

tầng nước ngầm khi nước ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các <strong>khu</strong><br />

<strong>vực</strong> karst do ở đây có rất nhiều hố sụt <strong>và</strong> dòng sông ngầm.<br />

- Nước ngầm: Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được<br />

chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng<br />

ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm<br />

nông, nước ngầm sâu <strong>và</strong> nước chôn vùi.<br />

Hiện nay, dân số Việt Nam sống ở nông thôn có trên 61,4 triệu người, chiếm<br />

gần 70,4% số dân của cả nước [14]. Vì vậy, việc cấp nước cho nhu cầu ăn uống,<br />

sinh hoạt ở nông thôn đang là một vấn đề cấp thiết. Trên thực tế vùng nông thôn đã<br />

thiếu nước về số lượng nhưng chất lượng nước (<strong>CLN</strong>) cũng chưa đảm bảo. Nguồn<br />

nước cung cấp sinh hoạt chủ yếu là <strong>giếng</strong>, ao hồ, nước mưa,... chưa qua xử lý. Tại<br />

nhiều nơi, người dân địa phương áp dụng các biện pháp như lọc thô, giàn mưa <strong>và</strong><br />

lọc để loại phèn,... để có nước sạch cho sinh hoạt gia đình. Nhưng trước tình hình ô


4<br />

nhiễm môi trường nước ngày càng tăng, những biện pháp trên trở nên ít hiệu quả.<br />

Nói chung, <strong>CLN</strong> sinh hoạt ở nông thôn hiện nay là điều đáng lo ngại.<br />

1.2. Các nguồn ô nhiễm nước<br />

Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng<br />

đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam, đặc biệt là với việc nguồn<br />

nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt <strong>và</strong> ô nhiễm. Các hoạt động gây ô nhiễm<br />

nước bao gồm: Các hoạt động tự nhiên <strong>và</strong> các hoạt động nhân tạo.<br />

1.2.1. Ô nhiễm nước do tự nhiên [14], [15]<br />

Ô nhiễm nước do tự nhiên là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các<br />

hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, bị<br />

vi sinh vật phân hủy thành các chất hữu cơ rồi bị rửa trôi <strong>và</strong>o các lưu <strong>vực</strong>. Các hoạt<br />

động Lý - Hóa có thể bào mòn các mỏ khoáng hình thành tự nhiên do kiến tạo địa<br />

tầng. Chúng có thể đưa các chất ô nhiễm ngấm <strong>và</strong>o lòng đất, sau đó đi <strong>và</strong>o nước<br />

ngầm. Lụt lội có thể cuốn theo nhiều chất ô nhiễm khác nhau từ vùng đô thị, nông<br />

thôn, <strong>khu</strong> canh tác nông nghiệp… <strong>và</strong>o các sông, suối, ao, hồ… <strong>và</strong> do vậy, gây ô<br />

nhiễm các lưu <strong>vực</strong> nước ngọt. Ô nhiễm nước do các hoạt động tự nhiên có thể rất<br />

nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên <strong>và</strong> do đo, không phải là nguyên nhân<br />

chính gây suy thoái <strong>CLN</strong>. Hầu hết các nguồn gây ô nhiễm nước do tự nhiên đều là<br />

các nguồn không điểm (non-point sources) là các nguồn khó hoặc không xác định<br />

được vị trí <strong>và</strong> đặc điểm của chúng.<br />

1.2.2. Ô nhiễm nước do nhân tạo [14], [15]<br />

Các nguồn ô nhiễm nước do nhân tạo thường là các nguồn ô nhiễm điểm<br />

(point sources) như: Nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị <strong>và</strong> nước thải công nghiệp.<br />

a. Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater)<br />

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, khách sạn, cơ quan, trường<br />

học, chứa các chất thải từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ<br />

bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học<br />

(cacbohydrat, protein,…), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất thải rắn <strong>và</strong> vi trùng.<br />

Tùy theo mức sống <strong>và</strong> lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất ô


5<br />

nhiễm (tính trên một người trong một ngày) là khác nhau. Nhìn chung mức sống<br />

càng cao thì lượng nước thải <strong>và</strong> tải lượng thải các chất ô nhiễm càng cao.<br />

b. Nước thải đô thị (municipal wastewater)<br />

Nước thải đô thị là nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt,<br />

nước thải vệ sinh <strong>và</strong> nước thải của các cơ sở thương mại, dịch vụ (khách sạn, nhà<br />

hàng, bệnh viên…) công nghiệp nhỏ trong <strong>khu</strong> đô thị. Nước thải đô thị thường được<br />

thu gom <strong>và</strong>o hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường ở<br />

các đô thị lớn có hệ thống cống thải <strong>và</strong> khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử<br />

dụng sẽ trở thành nước thải đô thị <strong>và</strong> chảy <strong>và</strong>o đường cống [11]. Nhìn chung, thành<br />

phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt.<br />

c. Nước thải công nghiệp (industrial wastewater)<br />

Nước thải công nghiệp phát sinh từ các <strong>khu</strong> chế xuất, <strong>khu</strong> công nghiệp, cơ sở<br />

sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, nuôi trồng thủy<br />

sản... Khác với nước thải sinh hoạt <strong>và</strong> nước thải đô thị, nước thải công nghiệp<br />

không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc <strong>và</strong>o ngành sản xuất công<br />

nghiệp cụ thể. Thông thường, nước thải công nghiệp chứa nhiều chất ô nhiễm nguy<br />

hiểm hơn nước thải sinh hoạt <strong>và</strong> nước thải đô thị như các kim loại độc (Hg, Cd, Pb,<br />

Cu, Ni, Cr…), các chất hữu cơ nguy hiểm…<br />

Trong nhiều trường hợp, người ta tách riêng nước thải y tế <strong>và</strong> coi nó là nước<br />

thải nguy hại. Nước thải từ các cơ sở y tế gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật,<br />

phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, <strong>khu</strong> giặt là, từ việc làm vệ<br />

sinh phòng... Nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi <strong>khu</strong>ẩn gây bệnh,<br />

nhất là đối với nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay những khoa truyền<br />

nhiễm, lây nhiễm. Ngoài ra, nước thải y tế có thể chứa các phế phẩm thuốc, chất<br />

khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng<br />

xạ… được sử dụng trong quá trình chẩn đoán <strong>và</strong> điều trị bệnh.<br />

1.3. Các thông số chất lượng nước <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong><br />

Để <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong>, người ta phải phân <strong>tích</strong> các thông số <strong>CLN</strong>. Dựa <strong>và</strong>o bản<br />

chất của các thông số <strong>CLN</strong>, người ta thường chia các thông số <strong>CLN</strong> như sau [15]:


6<br />

- Các thông số vật lý: màu, mùi, nhiệt độ, tổng chất rắn (TS), tổng chất rắn<br />

hòa tan (TDS), độ đục (TUR), độ dẫn điện (EC),…<br />

- Các thông số hóa học: oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu<br />

cầu oxy hóa học (COD), tổng cacbon hữu cơ (TOC), độ mặn, độ cứng, pH, NO - 3 ,<br />

NO - 2 , NH + 4 / NH 3 , PO 3- 4 , F - , SO 2- 4 , hóa chất bảo vệ thực vật (nhóm DDT, nhóm<br />

HCH, aldrine…), kim loại độc (Hg II , Cd II , Pb II ,…)<br />

- Các thông số vi sinh: tổng coliform (TC), Fecal coliform (FC),…<br />

Để <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong>, dựa <strong>và</strong>o mục đích sử dụng nguồn nước <strong>và</strong> mục đích nghiên<br />

cứu mà người ta có nhiều cách khác nhau [9], [11], [15], [19], [21], [23], [25]:<br />

(i) Đánh <strong>giá</strong> thông qua việc so sánh các thông số <strong>CLN</strong> xác định được với các<br />

tiêu chuẩn quy định (tiêu chuẩn quốc gia hoặc <strong>khu</strong> <strong>vực</strong> hoặc quốc tế); Chẳng hạn ở<br />

nước ta hiện nay, sử dụng Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về <strong>CLN</strong> mặt QCVN 08 :<br />

2008/BTNMT <strong>và</strong> <strong>CLN</strong> ngầm QCVN 09 : 2008/BTNMT [5], [6].<br />

(ii) Mô hình hóa <strong>CLN</strong>, tức là sử dụng các mô hình toán học để mô phỏng<br />

<strong>CLN</strong> hoặc ô nhiễm nước. Phương pháp này đòi hỏi rất nhiều thông số “đầu <strong>và</strong>o”<br />

bao gồm các thông số thủy văn, hóa lý… nên khá phức tạp. Mặt khác, phương pháp<br />

này thường chỉ áp dụng cho một số trường hợp như dòng sông không quá phức tạp<br />

về địa hình, thủy văn… nên ít được áp dụng trong thực tế.<br />

(iii) Đánh <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> thông qua chỉ số <strong>CLN</strong> (WQI- Water Quality Index);<br />

Chẳng hạn, ở Việt Nam, sử dụng WQI được Tổng cục Môi trường ban hành theo<br />

Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/7/2011 [16].<br />

(iv) Đánh <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> thông qua các chỉ thị sinh học. Phương pháp này thường<br />

gặp nhiều khó khăn trong việc lấy các mẫu sinh học (thực vật, động vật) nên cũng ít<br />

được áp dụng.<br />

1.4. Giới thiệu về chỉ số chất lượng nước<br />

1.4.1. Khái niệm về WQI<br />

Chỉ số chất lượng nước (WQI) là một thông số “tổ hợp” được tính toán từ<br />

nhiều thông số <strong>CLN</strong> theo một phương pháp xác định (hay theo một công thức toán<br />

học xác định) [9], [11], [15], [17], [18], [22], [29]. WQI được dùng để mô tả định


7<br />

lượng về <strong>CLN</strong> <strong>và</strong> được biểu diễn qua thang điểm: thông thường 0 ÷ 100, một số<br />

trường hợp 10 ÷ 100, 0 ÷ 1000… Chỉ số <strong>CLN</strong> có thể chia thành hai loại chính [15]:<br />

- Chỉ số <strong>CLN</strong> tổng quát (General Water Quality Index): mô tả <strong>CLN</strong> một cách<br />

tổng quát hay <strong>CLN</strong> cho đa mục đích sử dụng, chẳng hạn, NSF – WQI, WQI của<br />

Horton…<br />

- Chỉ số <strong>CLN</strong> cho các mục đích riêng (Specific - Use Index): mô tả cho các<br />

mục đích sử dụng riêng, chẳng hạn, chỉ số <strong>CLN</strong> cấp cho cộng đồng (PWS - Public<br />

Water Supply), chỉ số <strong>CLN</strong> cho các động vật hoang dã (FAWL - Fish And Wild<br />

Life), chỉ số <strong>CLN</strong> cho các công nghiệp, nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt…<br />

1.4.2. Ưu điểm <strong>và</strong> hạn chế của WQI<br />

WQI có nhiều ưu điểm như [15]:<br />

- Cho phép giảm một số các thông số phân <strong>tích</strong> vật lý, hóa học <strong>và</strong> vi sinh;<br />

- Cho phép lượng hóa <strong>CLN</strong> (tốt, xấu, trung bình,…) theo một thang điểm<br />

liên tục <strong>và</strong> nó thể hiện tổng ảnh hưởng của các thông số;<br />

- Thích hợp với việc tin học hóa, nên thuận lợi cho quản lý <strong>và</strong> thông báo cho<br />

cộng đồng <strong>và</strong> các nhà hoạch định chính sách;<br />

- Sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bản đồ hóa <strong>CLN</strong> thông qua việc “màu hóa”<br />

các thang điểm WQI…;<br />

- Không những đóng vai trò là chỉ thị của sự thay đổi <strong>CLN</strong> mà còn chỉ thị<br />

cho những thay đổi về tiềm năng sử dụng nước;<br />

- Cho phép <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> khách quan về <strong>CLN</strong>, đồng thời cho phép so sánh <strong>CLN</strong><br />

theo không gian, thời gian <strong>và</strong> do vậy, thuận lợi cho phân vùng <strong>và</strong> phân loại <strong>CLN</strong>.<br />

Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có những hạn chế sau [15]:<br />

- Hiệu ứng mập mờ (Ambiguity problem ): có nghĩa là WQI không phản ánh<br />

rõ ràng về thực trạng chất lượng nước;<br />

- Hiệu ứng cứng nhắc (Rigidity): có nghĩa là trong một số mô hình tính WQI,<br />

cụ thể là NSF_WQI thì không thể đưa thêm số thông số lựa chọn <strong>và</strong>o mô hình tính;<br />

- Hiệu ứng che <strong>khu</strong>ất (Eclipsing problem): tức là trong mô hình tính WQI có<br />

1 biến xấu nhất nhưng toàn bộ WQI không phản ánh đúng là xấu, có nghĩa là một


8<br />

<strong>và</strong>i thông số chất lượng kém sẽ bị che <strong>khu</strong>ất. Trong khi đó, 1 mô hình có 1 biến đạt<br />

chất lượng thấp nhất thì WQI sẽ thấp nhất, chẳng hạn như biến đó là kim loại độc<br />

hoặc hóa chất bảo vệ thực vật. Do đó sẽ không phản ánh đúng thực trạng <strong>CLN</strong>;<br />

- Thiếu sự nhất trí về cách tiếp cận chung để xây dựng mô hình WQI;<br />

- WQI không bao hàm thông tin về hiệu quả kinh tế có được từ những nỗ lực<br />

cải thiện <strong>CLN</strong>.<br />

1.4.3. Tính toán WQI <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> qua WQI<br />

1.4.3.1. Phương pháp chung để xây dựng một mô hình tính WQI<br />

Việc xây dựng một mô hình tính WQI gồm 4 giai đoạn cơ bản [15]:<br />

(i) Xác định các thông số <strong>CLN</strong> lựa chọn (Xi): một số ít các thông số được<br />

lựa chọn để tính WQI <strong>và</strong> có thể thay đổi tùy thuộc <strong>và</strong>o đặc điểm dòng sông, từng<br />

mục đích sử dụng nước,…<br />

(ii) Xác định phần trọng lượng đóng góp của các thông số lựa chọn (w i ):<br />

phần trọng lượng đóng góp thể hiện tầm quan trọng của mỗi thông số lựa chọn<br />

trong mô hình tính WQI. Tuy nhiên, cũng có một số loại WQI không tính đến phần<br />

trọng lượng đóng góp của các thông số lựa chọn.<br />

(iii) Xác định chỉ số phụ (q i ): q i thể hiện chất lượng của thông số lựa chọn <strong>và</strong><br />

do vậy, nó phụ thuộc <strong>và</strong>o <strong>giá</strong> trị của thông số lựa chọn. Mặt khác, do các thông số<br />

lựa chọn thường có đơn vị khác nhau nên phải quy về q i không có đơn vị, q i thường<br />

nhận <strong>giá</strong> trị trong khoảng 0 ÷ 100 hoặc 0 ÷ 1. Để xác định q i , người ta phải xây dựng<br />

mối quan hệ phụ thuộc giữa q i <strong>và</strong> <strong>giá</strong> trị đo x i của thông số lựa chọn (Xi) dưới dạng<br />

phương trình toán, đồ thị hàm tuyến tính hoặc phi tuyến q i = f(x i ) được biểu diễn<br />

trên hệ trục tọa độ 2 chiều hoặc tra cứu trong các bảng.<br />

(iv) Tính các <strong>giá</strong> trị WQI theo công thức toán học xác định: theo Ott [27],<br />

các công thức tính toán WQI có nhiều dạng khác nhau, có thể tính <strong>và</strong> không tính<br />

đến phần trọng lượng đóng góp (w i ), có thể là dạng tổng hoặc dạng <strong>tích</strong> hoặc dạng<br />

Solway,… Dưới đây liệt kê một số công thức dùng để tính WQI tổng quát (bảng<br />

1.1). Các công thức này là cơ sở cho sự ra đời của nhiều công thức tính WQI của<br />

các tác giả sau này.


9<br />

Không tính phần<br />

trọng lượng đóng góp<br />

Có tính phần trọng<br />

lượng đóng góp<br />

Bảng 1.1. Các công thức tính WQI tổng quát<br />

Dạng tổng Dạng <strong>tích</strong> Dạng Solway<br />

Mỗi giai đoạn trong quá trình xây dựng mô hình tính WQI có thể được thực<br />

hiện theo nhiều cách khác nhau:<br />

- Có thể theo ý kiến chủ quan của tác giả, ví dụ như Horton, 1965 [27],<br />

Dinius, 1972 [27]; Bhargava, 1983 [17], [27]… để xác định X i , w i <strong>và</strong> q i .<br />

- Tập hợp ý kiến theo kỹ thuật Delphi, tức là sử dụng các bảng câu hỏi điều<br />

tra gửi đến các chuyên gia trong lĩnh <strong>vực</strong> nghiên cứu về <strong>CLN</strong>, rồi tập hợp kết quả<br />

điều tra để xác định x i , w i , q i , ví dụ như Brown <strong>và</strong> cộng sự, 1970 [27];<br />

- Sử dụng các kỹ thuật thống kê, Shoji <strong>và</strong> cộng sự, 1996; Juong <strong>và</strong> cộng sự, 1979.<br />

Hiện nay có rất nhiều chỉ số <strong>CLN</strong> được phát triển ở nhiều quốc gia trên thế<br />

giới. Trong số đó, chỉ số <strong>CLN</strong> do Quỹ vệ sinh Mỹ đề xuất (NSF – WQI) là một<br />

trong những chỉ số <strong>CLN</strong> ra đời đầu tiên <strong>và</strong> được sử dụng khá phổ biến. Chỉ số <strong>CLN</strong><br />

do Bhargava đề nghị là một trong những WQI cho các mục đích riêng, có nhiều ưu<br />

điểm <strong>và</strong> được dùng nhiều ở Ấn Độ. Chỉ số <strong>CLN</strong> CCME là chỉ số <strong>CLN</strong> được Hội<br />

đồng Bộ trưởng Môi trường Canada quyết định đưa <strong>và</strong>o áp dụng từ năm 2001.<br />

Loại<br />

Bảng 1.2. <strong>Phân</strong> loại <strong>CLN</strong> theo WQI [15], [17], [27],<br />

WQI (*)<br />

1 n ∑qi<br />

n i = 1<br />

i=<br />

1<br />

q w<br />

NSF Bhargava CCME<br />

n<br />

∑<br />

i<br />

Giải thích<br />

I 91 ÷ 100 90 ÷ 100 95 ÷ 100 Rất tốt<br />

II 71 ÷ 90 65 ÷ 89 80 ÷ 94 Tốt<br />

III 51 ÷ 70 35 ÷ 64 65 ÷ 79 Trung bình (hay tạm được)<br />

IV 26 ÷ 50 11 ÷ 34 45 ÷ 64 Xấu (hay dưới mức cho phép)<br />

V 0 ÷ 25 0 ÷ 10 0 ÷ 44 Rất xấu<br />

i<br />

1 ⎛ 1<br />

100 ⎜<br />

⎝<br />

n i = 1<br />

Ghi chú: WQI ở đây có thể là WQI tổng quát hoặc WQI cho các mục đích riêng.<br />

⎛<br />

⎜<br />

⎝<br />

n<br />

∏<br />

i=<br />

1<br />

n<br />

∏<br />

i=<br />

1<br />

q<br />

⎞<br />

qi<br />

⎟<br />

⎠<br />

wi<br />

i<br />

1/ n<br />

1 ⎛<br />

100 ⎜<br />

⎝<br />

n<br />

∑<br />

i=<br />

1<br />

n<br />

∑<br />

2<br />

⎞<br />

qi<br />

⎟<br />

⎠<br />

2<br />

⎞<br />

qiw<br />

i<br />

⎟<br />


10<br />

Chỉ số<br />

Bảng 1.3. Một số mô hình WQI trên thế giới [27]<br />

Số thông<br />

số lựa chọn<br />

Cách xác định<br />

chỉ số phụ<br />

Công thức tập hợp tính WQI<br />

Chỉ số ô nhiễm vi<br />

<strong>khu</strong>ẩn (BPI)<br />

1 Biểu đồ Đọc trực tiếp<br />

Chỉ số hoạt động đáy ≥ 30 Bảng Trung bình phần trăm<br />

Chỉ số đa dạng sinh Không xác<br />

học (BDI) định<br />

Bảng<br />

Tỷ lệ thức<br />

Anh – Columbia ≤ 47 Công thức Tổng bình phương điều hòa<br />

Dalmatia 9 Công thức<br />

Tỷ lệ thức của tổng có tính đến<br />

trọng lượng đóng góp<br />

Dinius (1987) 12 Hàm<br />

Trung bình nhân, có tính đến trọng<br />

lượng<br />

DRM 7 Biểu đồ<br />

Trung bình, có tính đến trọng<br />

lượng đóng góp<br />

Greensboro 9 Biểu đồ<br />

Trung bình nhân, có tính đến trọng<br />

lượng đóng góp<br />

Idaho 5 Hàm Tỷ lệ thức logarit<br />

Chỉ số ô nhiễm công<br />

Trung bình, có tính đến trọng<br />

5 ÷ 14 Biểu đồ<br />

nghiệp (IPI)<br />

lượng đóng góp<br />

Malaixia 6 Hàm<br />

Trung bình, có tính đến trọng<br />

lượng đóng góp<br />

Montoya 17 Hàm<br />

Trung bình, có tính đến trọng<br />

lượng đóng góp<br />

Chỉ số ô nhiễm sông<br />

Miami<br />

7 Bảng Tổng<br />

Chỉ số ô nhiễm dinh<br />

Trung bình, có tính đến trọng<br />

9 Biểu đồ<br />

dưỡng (NPI)<br />

lượng đóng góp<br />

NSF 9 Biểu đồ<br />

Trung bình nhân, có trọng lượng<br />

đóng góp<br />

Chỉ số ô nhiễm hữu cơ<br />

Trung bình, có tính đến trọng<br />

5 Biểu đồ<br />

(OPI)<br />

lượng đóng góp<br />

Oregon (OWQI) 8 Hàm<br />

Trung bình bình phương điều hòa,<br />

không tính trọng lượng đóng góp<br />

Chỉ số ô nhiễm thuốc<br />

Trung bình, có tính đến trọng<br />

2 ÷ 7 Biểu đồ<br />

trừ sâu (PPI)<br />

lượng đóng góp<br />

Poland 6 Công thức <strong>Bình</strong> phương điều hòa trung bình<br />

Prati 8 ÷ 13 Công thức<br />

Trung bình, không tính trọng lượng<br />

đóng góp<br />

Chỉ số hô hấp 2 ÷ 3 Biểu đồ Đọc trực tiếp<br />

Washington 8 Hàm Hàm bậc hai


11<br />

1.4.3.2. Đánh <strong>giá</strong> chất lượng nước theo WQI<br />

Trên cơ sở WQI tính được, người ta phân loại <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> theo các<br />

thang điểm WQI. Có nhiều cách phân loại <strong>CLN</strong> khác nhau, nhưng phổ biến là phân<br />

thành 5 loại hay 5 mức <strong>CLN</strong> đối với các WQI có thang điểm 0 ÷ 100 (bảng 1.3).<br />

1.4.4. Tính toán WQI <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong><br />

Theo hướng dẫn của Tổng cục môi trường tại quyết định 879/QĐ-TCMT<br />

ngày 01/7/2011.<br />

Để tính toán WQI trước hết cần xác định các thông số <strong>CLN</strong> lựa chọn để đưa<br />

<strong>và</strong>o mô hình tính WQI, bao gồm 10 thông số: Oxy hòa tan (DO), nhiệt độ, nhu cầu<br />

oxy sinh học (BOD 5 ), nhu cầu oxy hóa học (COD), N-NH 4 , P-PO 4 , tổng chất rắn lơ<br />

lững (TSS), độ đục, tổng coliform, pH. Tiếp theo, tính WQI thông số (hay chỉ số<br />

phụ của thông số - chỉ số này thể hiện chất lượng của thông số càng lớn thì chất<br />

lượng thông số càng tốt <strong>và</strong> ngược lại) <strong>và</strong> cuối cùng, tính WQI tổng quát theo một<br />

công thức xác định. Tính toán WQI các bước như sau [16]:<br />

1) Tính toán WQI thông số<br />

- WQI thông số (WQI SI ) được tính toán cho các thông số BOD 5 , COD, N-NH 4 ,<br />

P-PO 4 , TSS, độ đục, tổng coliform theo công thức sau:<br />

WQI SI<br />

=<br />

q i - q i+1<br />

BP i+1 - BP i<br />

BP i+1 - C p + q i+1<br />

(1.1)<br />

Trong đó: BP i là nồng độ giới hạn dưới của <strong>giá</strong> trị thông số quan trắc được<br />

quy định trong bảng 1.4 tương ứng với mức i; BP i+1 là nồng độ giới hạn trên của <strong>giá</strong><br />

trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1.4 tương ứng với mức i+1; q i là<br />

<strong>giá</strong> trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với <strong>giá</strong> trị BP i ; q i+1 là <strong>giá</strong> trị WQI<br />

ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với <strong>giá</strong> trị BP i+1 ; C p là <strong>giá</strong> trị của thông số<br />

quan trắc được đưa <strong>và</strong>o tính toán.<br />

- Tính <strong>giá</strong> trị WQI đối với thông số DO (WQI DO ):<br />

WQI DO được tính toán thông qua <strong>giá</strong> trị DO % bão hòa như dưới đây:<br />

Bước 1: Tính toán <strong>giá</strong> trị DO % bão hòa:<br />

+ Tính <strong>giá</strong> trị DO bão hòa:


12<br />

i<br />

q i<br />

BOD 5<br />

(mg/l)<br />

Bảng 1.4. Bảng quy định các <strong>giá</strong> trị q i , BP i<br />

COD<br />

(mg/l)<br />

Giá trị BP i quy định đối với từng thông số<br />

N-NH 4<br />

(mg/l)<br />

P-PO 4<br />

(mg/l)<br />

Độ đục<br />

(NTU)<br />

TSS<br />

(mg/l)<br />

Coliform<br />

(MPN/100ml)<br />

1 100 ≤ 4 ≤ 10 ≤ 0,1 ≤ 0,1 ≤ 5 ≤ 20 ≤ 2500<br />

2 75 6 15 0,2 0,2 20 30 5000<br />

3 50 15 30 0,5 0,3 30 50 7500<br />

4 25 25 50 1 0,5 70 100 10000<br />

5 1 ≥ 50 ≥ 80 ≥ 5 ≥ 6 ≥ 100 > 100 > 10000<br />

Ghi chú: Trường hợp <strong>giá</strong> trị C p của thông số trùng với <strong>giá</strong> trị BP i hoặc BP i+1 đã cho<br />

trong bảng, thì xác định được WQI của thông số chính bằng <strong>giá</strong> trị q i hoặc q i+1<br />

tương ứng.<br />

DO bão hòa = 14,652 – 0,41022 t + 0,0079910 t 2 – 0,000077774 t 3 (1.2)<br />

với t là nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc ( 0 C).<br />

+ Tính <strong>giá</strong> trị DO % bão hòa:<br />

DO% bão hòa = DO hòa tan / DO bão hòa * 100 (1.3)<br />

DO hòa tan : Giá trị DO quan trắc được (mg/l)<br />

Bước 2: Tính <strong>giá</strong> trị WQI DO :<br />

WQI SI<br />

=<br />

q i+1 - q i<br />

BP i+1 - BP i<br />

C p - BP i+1 + q i<br />

(1.4)<br />

Trong đó: C p : <strong>giá</strong> trị DO % bão hòa; BP i , BP i+1 , q i , q i+1 là các <strong>giá</strong> trị tương<br />

ứng với mức i, i+1 trong bảng 1.5.<br />

Bảng 1.5. Bảng quy định các <strong>giá</strong> trị BP i <strong>và</strong> q i đối với DO% bão hòa<br />

i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10<br />

BP i ≤ 20 20 50 75 88 112 125 150 200 ≥ 200<br />

q i 1 25 50 75 100 100 75 50 25 1<br />

Ghi chú: Nếu <strong>giá</strong> trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQI DO bằng 1; Nếu 20 < <strong>giá</strong> trị DO% bão<br />

hòa< 88 thì WQI DO được tính theo công thức 1.4 <strong>và</strong> sử dụng Bảng 1,5; Nếu 88 ≤ <strong>giá</strong><br />

trị DO% bão hòa ≤ 112 thì WQI DO bằng 100; Nếu 112 < <strong>giá</strong> trị DO% bão hòa< 200 thì<br />

WQI DO được tính theo công thức 1.1 <strong>và</strong> sử dụng Bảng 1.5; Nếu <strong>giá</strong> trị DO% bão hòa ≥<br />

200 thì WQI DO bằng 1.


13<br />

- Tính <strong>giá</strong> trị WQI đối với thông số pH:<br />

Bảng 1.6. Bảng quy định các <strong>giá</strong> trị BP i <strong>và</strong> q i đối với thông số pH<br />

i 1 2 3 4 5 6<br />

BP i ≤ 5,5 5,5 6 8,5 9 ≥ 9<br />

q i 1 50 100 100 50 1<br />

Ghi chú: Nếu <strong>giá</strong> trị pH ≤ 5,5 thì WQI pH bằng 1; Nếu 5,5 < <strong>giá</strong> trị pH < 6 thì WQI pH<br />

được tính theo công thức 1.4 <strong>và</strong> sử dụng bảng 1.6; Nếu 6 ≤ <strong>giá</strong> trị pH ≤ 8,5 thì WQI pH<br />

bằng 100; Nếu 8,5 < <strong>giá</strong> trị pH < 9 thì WQI pH được tính theo công thức 1.1 <strong>và</strong> sử dụng<br />

bảng 1.6; Nếu <strong>giá</strong> trị pH ≥ 9 thì WQI pH bằng 1.<br />

2) Tính toán WQI<br />

Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI<br />

được áp dụng theo công thức sau:<br />

WQI = WQI pH<br />

100<br />

5<br />

2<br />

1 ∑ WQI 5 a × 1 a=1 ∑ WQI 2 b=1 b<br />

× WQI c<br />

1/3 (1.5)<br />

Trong đó: WQI a là <strong>giá</strong> trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số DO, BOD 5 ,<br />

COD, N-NH 4 , P-PO 4 ; WQI b là <strong>giá</strong> trị WQI đã tính toán đối với thông số TSS <strong>và</strong><br />

TUR; WQI c là <strong>giá</strong> trị WQI đã tính toán đối với thông số tổng coliform; WQI pH là <strong>giá</strong><br />

trị WQI đã tính toán đối với thông số pH. Giá trị WQI sau khi tính toán phải được<br />

làm tròn thành số nguyên.<br />

3) So sánh chỉ số <strong>CLN</strong> đã được tính toán với bảng <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong><br />

Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định <strong>giá</strong> trị WQI tương ứng<br />

với mức <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> để so sánh, <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong>, cụ thể như sau:<br />

Giá trị WQI<br />

Bảng 1.7. Bảng mức <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> theo WQI<br />

Đánh <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong><br />

91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt<br />

76 - 90<br />

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp<br />

xử lý phù hợp<br />

51 - 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu <strong>và</strong> các mục đích tương đương khác<br />

26 - 50 Sử dụng cho giao thông thủy <strong>và</strong> các mục đích tương đương khác<br />

0 - 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai


14<br />

1.5. Sơ lược về <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong>, huyện <strong>Bố</strong> <strong>Trạch</strong>, tỉnh <strong>Quảng</strong> <strong>Bình</strong><br />

Xã <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> nằm 2 bên bờ sông Son có phía Bắc <strong>giá</strong>p đường Hồ Chí Minh,<br />

phía Nam <strong>giá</strong>p hang động <strong>và</strong> rừng Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, phía Tây <strong>giá</strong>p<br />

dãy núi Trường <strong>Sơn</strong> về phía địa phận <strong>xã</strong> Phúc <strong>Trạch</strong>, phía Đông <strong>giá</strong>p <strong>khu</strong> dân cư,<br />

ruộng màu, ruộng lúa <strong>và</strong> rừng Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng [12], [13]. Dân số<br />

toàn <strong>xã</strong> là 10.577 người với 2.486 hộ. Xã có diện <strong>tích</strong> đất tự nhiên 101,2 km 2 <strong>và</strong> mật<br />

độ dân số 104 người/km 2 [7].<br />

Dân cư sống tập trung chủ yếu dọc 2 bên bờ sông Son <strong>và</strong> được phân thành 9<br />

thôn <strong>và</strong> 1 bản – bản Rào Con của dân tộc Vân Kiều. Trong đó, dân cư sống tập<br />

trung chủ yếu ở 5 thôn: Thôn Cù Lạc 1, Cù Lạc 2, Xuân <strong>Sơn</strong>, Phong Nha <strong>và</strong> thôn<br />

Hà Lời là thôn trung tâm của <strong>xã</strong> với nghề nghiệp chủ yếu là dịch vụ du lịch (du lịch<br />

tham quan động Phong Nha - Kẻ Bàng), sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc,<br />

gia cầm, làm nghề rừng, nuôi <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> bắt cá nước ngọt [12].<br />

Nước mặt (sông Son) chủ yếu sử dụng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp,<br />

giao thông thủy (chủ yếu là đưa du khách <strong>và</strong>o tham quan động Phong Nha) <strong>và</strong> nuôi<br />

cá bè trên sông (trên toàn <strong>xã</strong> có 396 lồng cá). Nhân dân trong <strong>xã</strong> chủ yếu dùng nước<br />

<strong>giếng</strong> (<strong>giếng</strong> khoan hoặc <strong>giếng</strong> đào) để cấp cho sinh hoạt. Một bộ phận nhỏ dân cư<br />

sử dụng nước sông Son đã qua xử lý sơ bộ (lọc cát) tại hộ gia đình để cấp cho sinh<br />

hoạt. Cần nói thêm rằng, <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> chịu ảnh hưởng bởi nền địa hình Karst (đá<br />

vôi), nên nguồn nước mặt <strong>và</strong> nước dưới đất có độ cứng cao ảnh đến sức khỏe nhân<br />

dân trong vùng (gây bệnh sỏi thận, đau mắt, bệnh phụ khoa đối với phụ nữ..).<br />

Năm 2002, dự án cấp nước sinh hoạt phục vụ khách du lịch ở <strong>khu</strong> <strong>vực</strong> <strong>xã</strong><br />

(theo nguồn vốn của Tổng cục Du lịch Việt Nam) đã được thiết lập, nhưng đến nay<br />

dự án vẫn chưa đi <strong>và</strong>o hoạt động vì nhiều lý do khác nhau. Nói chung, do khó khăn<br />

về kỷ thuật <strong>và</strong> tài chính, nên nhân dân trong <strong>xã</strong> chưa được cấp nước an toàn.<br />

Hiện nay, ở <strong>xã</strong> chưa có hệ thống thu gom <strong>và</strong> xử lý nước thải sinh hoạt. Nước<br />

thải sinh hoạt <strong>và</strong> dịch vụ chủ yếu là đổ ra vườn nhà. Nước thải vệ sinh <strong>khu</strong> dịch vụ<br />

du lịch động Phong Nha <strong>và</strong> các hộ dân ở thôn Phong Nha, Hà Lời, Cù Lạc 1 <strong>và</strong> một<br />

số ít hộ dân ở các thôn khác được thu gom <strong>và</strong> xữ lý theo kiểu hầm cầu tự hoại 3


15<br />

ngăn. Đa số hộ dân ở các thôn khác trong Xã không có hệ thống hầm tự hoại 3 ngăn<br />

để xử lý chất thải vệ sinh, mà thải bừa bãi ra môi trường, nên gây lo lắng ô nhiễm<br />

các nguồn nước mặt <strong>và</strong> nước ngầm.<br />

Chất thải rắn (Rác thải) ở <strong>khu</strong> <strong>vực</strong> Xã chủ yếu là được chôn lấp trong vườn<br />

nhà. Một lượng nhỏ chất thải rắn ở <strong>khu</strong> <strong>vực</strong> trung tâm Xã (thôn Hà Lời) được thu<br />

gom <strong>và</strong> vận chuyển đến thải ở bải rác của tỉnh.


16<br />

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

2.1. Nội dung nghiên cứu<br />

Xuất phát từ mục đích của đề tài, những nội dung nghiên cứu bao gồm:<br />

(1) Khảo sát <strong>khu</strong> <strong>vực</strong> nghiên cứu để lựa chọn địa điểm lấy mẫu nước <strong>giếng</strong><br />

<strong>và</strong> nước sông Son;<br />

(2) Kiểm soát chất lượng (qua kiểm tra độ đúng, độ lặp lại) của phương pháp<br />

phân <strong>tích</strong> một số thông số như NO - 3 , PO 3- 4 , độ cứng <strong>và</strong> Fe II,III ;<br />

(3) Tiến hành lấy mẫu <strong>và</strong> phân <strong>tích</strong> các thông số chất lượng nước (<strong>CLN</strong>)<br />

trong 4 đợt (tháng 2, 4, 6, 8 năm 2011), gồm: nhiệt độ, chất rắn lơ lửng (SS), độ dẫn<br />

điện (EC), pH, BOD 5 , COD, TDS, Độ cứng tổng số (tính theo CaCO 3 ), Fe II,III , DO,<br />

amoni (N-NH + 4 /NH 3 ), N-NO - 3 , P-PO 3- 4 , tổng coliform, kim loại độc chỉ phân <strong>tích</strong> 2<br />

đợt bao gồm chỉ tiêu Zn, Cd, Pb <strong>và</strong> Cu;<br />

(4) Đánh <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> dựa <strong>và</strong>o các thông số riêng biệt qua so sánh với QCVN 09<br />

: 2008/BTNMT về <strong>CLN</strong> ngầm, QCVN 08 : 2008/BTNMT về <strong>CLN</strong> mặt <strong>và</strong> dựa <strong>và</strong>o<br />

WQI (theo Quyết định số 879 /QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm 2011).<br />

(5) Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước cho cấp sinh hoạt <strong>và</strong><br />

chương trình quan trắc chất lượng nước tiếp theo.<br />

2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />

2.2.1. Phạm vi nghiên cứu<br />

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các <strong>giếng</strong> nước ở địa bàn <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> (gồm 5<br />

thôn: Cù Lạc 1, Cù lạc 2, Hà Lời, Phong Nha <strong>và</strong> Xuân <strong>Sơn</strong>), huyện <strong>Bố</strong> <strong>Trạch</strong>, tỉnh<br />

<strong>Quảng</strong> <strong>Bình</strong>. Độ dài đoạn sông Son khảo sát đi qua <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> khoảng 3 km, từ<br />

điểm hợp lưu của 2 sông - sông Chày <strong>và</strong> sông Troóc (thuộc thôn Phong Nha) đến cầu<br />

Xuân <strong>Sơn</strong> (thuộc thôn Cù Lạc 1).<br />

2.2.2. Chuẩn bị mẫu<br />

Trên cơ sở điều tra <strong>và</strong> khảo sát thực địa, đã xác định vị trí các điểm lấy mẫu<br />

đại diện ở 5 thôn của <strong>xã</strong>. Các <strong>giếng</strong> được lựa chọn để lấy mẫu là những <strong>giếng</strong> đang


17<br />

được dùng cho sinh hoạt gia đình hoặc dùng chung cho nhiều gia đình. Chi tiết về<br />

các mẫu được nêu ở bảng 2.1 vị trí các <strong>giếng</strong> được nêu ở bản đồ (phụ lục 1).<br />

TT<br />

Ký hiệu mẫu<br />

(thôn)<br />

Bảng 2.1. Chi tiết về các mẫu nước <strong>giếng</strong> (a)<br />

Hộ dân<br />

Độ sâu (cột nước/<br />

độ sâu <strong>giếng</strong>, m/m)<br />

Mục đích sử<br />

dụng<br />

1 CL2-1 (Cù Lạc 2) Nguyễn Văn Hướng Giếng khoan (36 m) Sinh hoạt<br />

2 CL2-2 (Cù Lạc 2) Trần Thị Ánh Giếng đào (3/12) Sinh hoạt<br />

3 CL2-3 (Cù Lạc 2) Hoàng Văn Tín Giếng đào (2/2,5) Sinh hoạt<br />

4 XS-1 (Xuân <strong>Sơn</strong>) Trần Đức Hiến Giếng khoan (30 m) Sinh hoạt<br />

5 XS-2 (Xuân <strong>Sơn</strong>) Trần Phúc Yên Giếng khoan (32 m) Sinh hoạt<br />

6 XS-3 (Xuân <strong>Sơn</strong>) Nguyễn Văn Đăng Giếng đào (4/12) Sinh hoạt<br />

7 CL1-1 (Cù Lạc 1) Phan Thanh Luận Giếng đào (3,5/6 m) Sinh hoạt<br />

8 CL1-2 (Cù Lạc 1) Nguyễn Văn Hòa Giếng khoan (28 m)<br />

Sinh hoạt<br />

nhiều gia đình<br />

9 PN-1 (Phong Nha) Trần Ngọc Thích Giếng khoan (19 m) Sinh hoạt<br />

10 PN-2 (Phong Nha) Nguyễn Văn Hướng Giếng khoan (14 m) Sinh hoạt<br />

11 HL-1 (Hà Lời) Nguyễn Thị Vui Giếng đào (4/15)<br />

12 HL-2 (Hà Lời) Mai Xuân Hải Giếng khoan (15 m)<br />

Sinh hoạt nhiều<br />

gia đình <strong>và</strong> KD<br />

Sinh hoạt <strong>và</strong><br />

KD<br />

13 HL-3 (Hà Lời) Hiền - Cúc Giếng đào (3/12) Sinh hoạt<br />

(a) : CL2: Thôn Cù Lạc 2; CL1: Thôn Cù Lạc 1; XS: Thôn Xuân <strong>Sơn</strong>; PN: Thôn Phong Nha;<br />

HL: Thôn Hà Lời. Con số đứng nối trong ký hiệu mẫu chỉ số thứ tự <strong>giếng</strong> trong thôn; KD:<br />

kinh doanh.<br />

Bảng 2.2. Chi tiết các mẫu nước sông Son<br />

TT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu<br />

1 R1<br />

2 R2<br />

- Quy cách lấy mẫu:<br />

Cách điểm hợp lưu của sông Chày <strong>và</strong> sông Troóc 100m về<br />

phía hạ lưu (thuộc địa bàn thôn Phong Nha)<br />

Cách cầu Xuân <strong>Sơn</strong> 30 m về phía thượng lưu (thuộc địa bàn<br />

thôn Cù Lạc 1)


18<br />

+ Đối với <strong>giếng</strong> đào, lấy bằng gàu <strong>và</strong> lấy ở độ sâu 30 cm. Đối với <strong>giếng</strong><br />

khoan, bơm hút nước <strong>và</strong> để chảy tự do 30 giây, rồi lấy mẫu;<br />

+ Đối với nước sông Son, lấy mẫu 2 điểm theo mặt cắt ngang, cách bờ những<br />

khoảng cách thích hợp (khoảng 10 m) để lấy mẫu. Mẫu đem về phòng thí nghiệm<br />

để phân <strong>tích</strong> là mẫu tổ hợp từ hai phần mẫu lấy ở 2 bên bờ với tỷ lệ thể <strong>tích</strong> 1 : 1.<br />

Tại mỗi điểm, tiến hành lấy mẫu ở 2 độ sâu 50 cm <strong>và</strong> 100 cm dưới mặt nước.<br />

- Tần suất lấy mẫu: 1 lần / 2 tháng.<br />

- Thời điểm lấy mẫu: Đợt 1 ngày 26/02/2011 (trời nắng, nhiệt độ không khí<br />

32 0 C); Đợt 2 ngày 05/04/2011 (trời nắng, nhiệt độ không khí 35 0 C); Đợt 3 ngày<br />

17/06/2011 (Trước thời điểm lấy mẫu 1 ngày trời có mưa dông, thời điểm lấy mẫu<br />

trời không mưa); Đợt 4 ngày 06/08/2011 (trước thời điểm lấy mẫu có mưa dài ngày<br />

do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, thời điểm lấy mẫu có mưa nhỏ).<br />

- Thiết bị lấy mẫu <strong>và</strong> bảo quản mẫu: Thiết bị lấy mẫu kiểu ngang, loại<br />

chuyên dùng cho lấy mẫu nước mặt. Việc lấy mẫu <strong>và</strong> bảo quản mẫu theo các quy<br />

định trong Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 5993:1995 – Chất lượng nước – Lấy mẫu.<br />

Hướng dẫn bảo quản <strong>và</strong> xử lý mẫu; TCVN 5996:1995 – Chất lượng nước – Lấy<br />

mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu sông suối <strong>và</strong> TCVN 6000:1995 – Chất lượng nước – Lấy<br />

mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.<br />

2.2.3. Phương pháp đo/phân <strong>tích</strong> các thông số <strong>CLN</strong><br />

Quy cách đo các thông số tại hiện trường:<br />

+ Đối với nước <strong>giếng</strong>, lấy một lượng mẫu khoảng 5 lít để đo các thông số tại<br />

hiện trường bằng thiết bị xách tay; một phần mẫu (1,5 L) được bảo quản <strong>và</strong> đưa về<br />

phòng thí nghiệm để phân <strong>tích</strong>;<br />

+ Đối với nước mặt, tại mỗi mặt cắt, chọn 2 điểm để đo (điểm đo trùng với<br />

điểm lấy mẫu), tại mỗi điểm đo ở 2 độ sâu cách mặt nước 50 cm <strong>và</strong> 100 cm, rồi lấy<br />

<strong>giá</strong> trị trung bình.<br />

Các phương pháp đo/phân <strong>tích</strong> các thông số <strong>CLN</strong> là các phương pháp tiêu<br />

chuẩn của Việt Nam <strong>và</strong>/hoặc quốc tế [1], [2], [20] (bảng 2.3).


19<br />

Bảng 2.3. Các phương pháp đo/phân <strong>tích</strong> chất lượng nước<br />

STT Thông số (*) Phương pháp phân <strong>tích</strong>/Thiết bị<br />

1 Nhiệt độ ( 0 C) Sensor nhiệt độ / HQ40d (HACH, Mỹ)<br />

2 pH (đơn vị pH)<br />

Đo thế dùng điện cực thuỷ tinh / HQ40d (HACH,<br />

Mỹ)<br />

3 EC (µS/cm) Đo độ dẫn / HQ40d (HACH, Mỹ)<br />

4 DO (mg/L) Điện cực đo DO / HQ40d (HACH, Mỹ)<br />

5 TSS (mg/L)<br />

6 TDS (mg/L)<br />

7 COD (mg/L)<br />

Phương pháp khối lượng: lọc bằng màng lọc sợi thủy<br />

tinh 0,45 µm, sấy, cân giấy lọc/Tủ sấy (Venticell,<br />

Italia), cân phân <strong>tích</strong> 4 số<br />

Phương pháp khối lượng: lọc bằng màng lọc sợi thủy<br />

tinh 0,45 µm, sấy, cân cốc trước <strong>và</strong> sau khi sấy/Tủ<br />

sấy (Venticell, Italia), cân phân <strong>tích</strong> 4 số<br />

- Trắc quang - phép đo bicromat xác định COD trong<br />

nước mặt/ DR 5000 (HACH, Mỹ)<br />

- Chuẩn độ thể <strong>tích</strong> - Phép đo permanganat xác định<br />

COD trong nước ngầm<br />

8 BOD 5 (mg/L) Ủ ở 20 O C, đo DO / HQ40d (HACH, Mỹ)<br />

9 N-NO 3 (mg/L)<br />

10 N-NH 4 + /NH 3 (mg/L)<br />

11 P-PO4 (mg/L)<br />

12 Tổng sắt tan (mg/L)<br />

13<br />

14<br />

Zn, Cd, Pb <strong>và</strong> Cu<br />

(µg/L)<br />

Độ cứng (CaCO 3 )<br />

(mg/L)<br />

Trắc quang, dùng thuốc thử natrixalixilat/ DR 5000<br />

(HACH, Mỹ)<br />

Trắc quang - phương pháp phenat / DR 5000<br />

(HACH, Mỹ)<br />

Trắc quang, đo màu ở dạng xanh molypden / DR<br />

5000 (HACH, Mỹ)<br />

Trắc quang, dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin / DR<br />

5000 (HACH, Mỹ)<br />

Quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa/ GF-<br />

AAS (AA 400 Perkin Elmer, Mỹ)<br />

Chuẩn độ Comlexon, pH = 10 (đệm amoni), chỉ thị<br />

Eriocrom T đen<br />

Tổng coliform Phương pháp MPN (áp dụng phương pháp lên men<br />

15<br />

(MPN/100mL) nhiều ồng nghiệm)<br />

(*) Các thông số từ 1 đến 4 đo tại hiện trường, các thông số còn lại được phân <strong>tích</strong><br />

tại phòng thí nghiệm.


20<br />

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm<br />

Áp dụng phần mềm Excel 2007 <strong>và</strong> Origin 8.0 để xử lý <strong>và</strong> kiểm tra các số liệu<br />

thực nghiệm, xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính để định lượng <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong><br />

tương quan, phân <strong>tích</strong> phương sai (ANOVA,…<br />

2.2.5. Phương pháp <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> chất lượng nước<br />

Để <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> sông Son <strong>và</strong> nước ngầm được <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> qua từng thông số<br />

riêng biệt bằng cách so sánh các thông số <strong>CLN</strong> (<strong>giá</strong> trị TB ± ε ở p = 0,05) với các<br />

<strong>giá</strong> trị giới hạn được quy định trong QCVN 08 : 2008/BTNMT <strong>và</strong> QCVN 09 :<br />

2008/BTNMT.<br />

- Riêng đối với nước mặt <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> qua WQI (theo mục 1.4.4).<br />

- Áp dụng phương pháp ANOVA 2 chiều để <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> ảnh hưởng yếu tố<br />

không gian <strong>và</strong> thời gian đến <strong>CLN</strong> vùng nghiên cứu.


21<br />

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />

3.1. Kiểm soát chất lượng các phương pháp phân <strong>tích</strong><br />

Các phương pháp áp dụng để phân <strong>tích</strong> <strong>CLN</strong> trong nghiên cứu này là các<br />

phương pháp tiêu chuẩn của Việt Nam <strong>và</strong>/hoặc quốc tế. Trước khi áp dụng để phân<br />

<strong>tích</strong> <strong>CLN</strong> <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong>, chúng tôi tiến hành kiểm soát chất lượng các phương pháp<br />

phân <strong>tích</strong> của một số phương pháp thường mắc sai số lớn như: phép xác định nitrat,<br />

photphat, tổng sắt tan <strong>và</strong> độ cứng. Qua <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> độ đúng (bằng cách phân <strong>tích</strong> mẫu<br />

thêm chuẩn – spiked sample) <strong>và</strong> độ lặp lại của phương pháp phân <strong>tích</strong>.<br />

3.1.1. Độ đúng<br />

Độ đúng của phương pháp phân <strong>tích</strong> một thông số <strong>CLN</strong> bất kỳ được xác định<br />

thông qua độ thu hồi (Recovery) [26]:<br />

x<br />

x + x<br />

2<br />

Rev(%) = × 100<br />

0 1<br />

(3.1)<br />

Trong đó, x 0 là nồng độ chất phân <strong>tích</strong> trong mẫu; x 1 là nồng độ chất chuẩn<br />

thêm <strong>và</strong>o mẫu; x 2 là nồng độ xác định được trong mẫu đã thêm chuẩn.<br />

Kết quả xác định độ đúng của phương pháp xác định nitrat, amoni <strong>và</strong><br />

photphat nêu ở bảng 3.1 cho thấy<br />

Bảng 3.1. Kết quả xác định độ đúng của các phương pháp phân <strong>tích</strong><br />

Thông số x (∗) 0 x 1 x 2 Rev (%)<br />

N – NO 3 (mg/L) 0,60 0,50 1,08 98<br />

P – PO 4 (mg/L) 0,08 0,05 0,12 92<br />

Độ cứng (CaCO 3 ), mg/L 66 50 115 99<br />

Fe II,III (mg/L) 1,11 0,50 1,58 98<br />

(*) x o là nồng độ chất phân <strong>tích</strong> trong mẫu nước <strong>giếng</strong> CL2-3 lấy ngày 06/8/2011.<br />

Theo Horwitz [24], sai số giữa các phòng thí nghiệm (<strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> qua độ lệch<br />

chuẩn tương đối – RSD) khi phân <strong>tích</strong> nồng độ C nếu đạt được RSD nhỏ hơn RSD H<br />

(tính theo phương trình Horwitz phương trình (3.2)) là chấp nhận được.


22<br />

RSD(%)<br />

1 0,5lg C<br />

= 2 −<br />

(3.2)<br />

C là nồng độ chất phân <strong>tích</strong> được biểu diễn bằng phân số;<br />

Với C sắt tan = 0,50 × 10 -6 RSD NH4 = 18%<br />

Với C NO3 = 0,50 × 10 -6 RSD NO3 = 18%<br />

Với C PO4 = 0,05 × 10 -6 RSD PO4 = 25%<br />

Với C Độ cứng = 50 × 10 -6 RSD Độ cứng = 9%<br />

Theo Horwitz [24], khi xác định nồng độ C trong nội bộ một phòng thí<br />

nghiệm thì RSD nhỏ hơn ½RSD H xác định theo phương trình (3.1) là chấp nhận<br />

được. Như vậy, với C sắt tan = 0,50 × 10 -6 , C NO3 = 0,50 × 10 -6 , C PO4 = 0,05 × 10 -6 <strong>và</strong><br />

C Độ cứng = 50 × 10 -6 thì ½ RSD tương ứng ≤ 9 %; ≤ 9 %; ≤ 13 % <strong>và</strong> ≤ 5 % (hay<br />

độ thu hồi tương ứng ≥ 91 %; ≥ 91 %, ≥ 87 % <strong>và</strong> ≥ 95 %) là chấp nhận được.<br />

Kết quả ở bảng 3.1, kết hợp với các vấn đề trên, cho thấy: phương pháp xác<br />

định các thông số Độ cứng, NO 3 , Fe II,III <strong>và</strong> PO 4 đạt được độ đúng tốt.<br />

3.1.2. Độ lặp lại<br />

Để xác định độ lặp lại của phương pháp phân <strong>tích</strong>, chúng tôi tiến hành phân<br />

<strong>tích</strong> lặp lại 4 lần (n = 4) mẫu CL2-3 rồi tính RSD [26]:<br />

S ×100<br />

RSD(%) =<br />

x<br />

(3.3)<br />

Trong đó, S là độ lệch chuẩn của các kết quả phân <strong>tích</strong> y 1 , y 2 , y 3 , y 4 (n = 4);<br />

x là trung bình số học của các kết quả phân <strong>tích</strong> (n = 4).<br />

Kết quả xác định độ lặp lại của phương pháp xác định nitrat, photphat độ<br />

cứng <strong>và</strong> Fe II,III được nêu ở bảng 3.2.<br />

Bảng 3.2. Kết quả xác định độ lặp lại của các phương pháp phân <strong>tích</strong><br />

Thông số y 1 y 2 y 3 y 4 RSD ½RSD H<br />

N – NO 3 (mg/L) 1,1 1,0 1,1 1,1 4,7 7,9<br />

P – PO 4 (mg/L) 0,13 0,13 0,12 0,13 3,9 10,9<br />

Độ cứng (CaCO 3 ), mg/L 115 115 115 116 0,4 3,9<br />

Fe II,III (mg/L) 0,53 0,52 0,54 0,54 1,8 8,8


23<br />

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: các RSD đều nhỏ hơn một nửa RSD tương ứng<br />

tính theo công thức (3.2), do đó phương pháp xác định các thông số NO 3 , PO 4 độ<br />

cứng <strong>và</strong> Fe II,III có độ lặp lại tốt.<br />

Trong thực tế khi tiến hành phân <strong>tích</strong> mẫu trong các đợt, việc kiểm soát chất<br />

lượng của các phương pháp phân <strong>tích</strong> đối với 4 thông số trên thỉnh thoảng được<br />

thực hiện.<br />

3.2. Đánh <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> <strong>giếng</strong> <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong><br />

Kết quả phân <strong>tích</strong> các thông số <strong>CLN</strong> <strong>giếng</strong> theo thời gian (từ tháng 2 đến<br />

tháng 8) <strong>và</strong> theo không gian (5 thôn) được trình bày ở phụ lục 2 cho thấy:<br />

3.2.1. pH<br />

pH là một trong những thông số đóng vai trò quan trọng trong môi trường<br />

nước. Sự thay đổi của pH sẽ làm thay đổi dạng tồn tại của các chất <strong>và</strong> các phản ứng<br />

sinh lí, sinh hóa xảy ra trong môi trường này.<br />

Tháng<br />

Bảng 3.3. Giá trị pH trung bình của các mẫu nước <strong>giếng</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong><br />

Mẫu/Thôn (a)<br />

CL2 (n=3) XS (n=3) CL1 (n=2) PN (n=2)<br />

HL (n=3)<br />

tb ± s<br />

(m = 5)<br />

2 5,4 ± 0,5 6,8 ± 0,1 7,3 ± 0,2 6,7 ± 1,0 7,0 ± 0,6 6,6 ± 0,7<br />

4 5,3 ± 0,5 6,6 ± 0,5 6,7 ± 0,4 6,6 ± 0,6 6,7 ± 0,5 6,4 ± 0,6<br />

6 5,4 ± 0,4 6,5 ± 0,2 7,1 ± 0,4 7,4 ± 0,1 6,9 ± 0,4 6,7 ± 0,8<br />

8 5,4 ± 0,5 6,5 ± 0,2 7,0 ± 0,4 7,1 ± 0,1 6,9 ± 0,5 6,6 ± 0,7<br />

TB ± S<br />

(k = 4)<br />

5,4 ± 0,1 6,6 ± 0,2 7,0 ± 0,2 7,0 ± 0,4 6,9 ± 0,1 6,6 ± 0,7 (b)<br />

(a) Các kết quả trong cột là pH trung bình của các <strong>giếng</strong> trong mỗi thôn; Số trong ngoặc (n=3) chỉ số<br />

<strong>giếng</strong> trong mỗi thôn; TB <strong>và</strong> tb: là <strong>giá</strong> trị pH trung bình của mỗi thôn <strong>và</strong> mỗi đợt; S <strong>và</strong> s: là độ lệch<br />

chuẩn; (b) <strong>giá</strong> trị pH trung bình tổng cộng.<br />

Kết quả ở bảng 3.5 <strong>và</strong> hình 3.1 cho thấy <strong>giá</strong> trị pH của nước <strong>giếng</strong> ở hầu hết<br />

các thôn thuộc <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> đều thỏa mãn QCVN 09 : 2008/BTNMT (yêu cầu quy<br />

chuẩn pH nằm trong khoảng 5,5 ÷ 8,5) <strong>và</strong> QCVN 01 : 2009/BYT (yêu cầu quy<br />

chuẩn pH nằm trong khoảng 6,5 ÷ 8,5). Riêng đối với thôn Cù lạc 2 (CL2), pH<br />

nước <strong>giếng</strong> thấp dao động trong khoảng từ 5,3 đến 5,4 không đạt yêu cầu so với<br />

QCVN 09 : 2008/BTNMT <strong>và</strong> QCVN 01 : 2009/BYT. pH thấp có thể còn làm tăng


24<br />

sự hoà tan các kim loại <strong>và</strong>o nước <strong>và</strong> do đó làm giảm chất lượng nước. Như vậy, cần<br />

có biện pháp xử lý để tăng pH (hay giảm độ axit) trong nước <strong>giếng</strong> trước khi sử<br />

dụng. Nguyên nhân chính làm giảm pH trong nước thôn Cù Lạc 2 có thể do có mặt<br />

các axít hữu cơ, Fe II,III <strong>và</strong> Al III trong nước <strong>giếng</strong>. Theo chúng tôi, có thể chủ yếu là<br />

có mặt các axit hữu cơ trong nước <strong>giếng</strong>, vì khi đun sôi, pH nước <strong>giếng</strong> tăng lên<br />

đáng kể (tăng khoảng 1 đơn vị pH) <strong>và</strong> đạt yêu cầu ăn uống.<br />

T2<br />

T4<br />

T6<br />

T8<br />

10<br />

8<br />

QCVN 09-2008/BTNMT<br />

6<br />

pH<br />

4<br />

2<br />

0<br />

CL2 XS CL1 PN HL<br />

Th«n<br />

Hình 3.1. Biến động pH nước <strong>giếng</strong> theo tháng <strong>và</strong> theo thôn ở vùng khảo sát<br />

Tiến hành áp dụng phương pháp phân <strong>tích</strong> phương sai hai chiều (two - way<br />

ANOVA 2 chiều) cho các kết quả ở bảng 3.3 để <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> tác động của yếu tố thời<br />

gian (các đợt) <strong>và</strong> yếu tố không gian (các thôn) đối với thông số pH, thu được kết<br />

quả bảng 3.4.<br />

Bảng 3.4. Kết quả phân <strong>tích</strong> phương sai 2 yếu tố đối với thông số pH (∗)<br />

Nguồn phương sai<br />

Tổng bình<br />

phương<br />

Bậc tự<br />

do<br />

Phương<br />

sai<br />

Giữa các tháng (S 2 A) 0,2486 3 0,0829 2,184<br />

Giữa các thôn (S 2 B) 7,3098 4 1,8274 48,16<br />

Sai số thí nghiệm (S 2 TN) 0,4553 12 0,0379<br />

Tổng 8,0137 19<br />

F tính F (p = 0,05)<br />

3,490<br />

(f 1 = 3; f 2 = 12)<br />

3,260<br />

(f 1 = 4; f 2 = 12<br />

(*) : F tính <strong>và</strong> F (p = 0,05; f 1 ; f 2 ) là <strong>giá</strong> trị F tính toán được từ các số liệu thực nghiệm <strong>và</strong> <strong>giá</strong> trị F lý<br />

thuyết ở mức ý nghĩa 0,05 <strong>và</strong> bậc tự do f 1 , f 2 ; S 2 TN là phương sai mô tả sai số của bản thân phương<br />

pháp xác định pH.


25<br />

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, pH nước <strong>giếng</strong> trung bình (trung bình hàng) giữa<br />

các tháng không khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p > 0,05 hay nói cách<br />

khác, theo thời gian khảo sát (tháng) pH trung bình của các <strong>giếng</strong> ở các thôn là như<br />

nhau. Song, pH nước <strong>giếng</strong> trung bình của mỗi thôn qua các tháng (trung bình cột)<br />

khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05. Sự khác biệt này có thể là do sự<br />

khác biệt giữa pH trung bình ở tất cả các thôn hoặc pH trung bình ở thôn này khác ở<br />

thôn khác… Để kiểm tra xem pH nước <strong>giếng</strong> trung bình ở các thôn (trung bình cột)<br />

khác nhau như thế nào, cần xác định độ lệch nhỏ nhất (∆) giữa 2 <strong>giá</strong> trị pH.<br />

2<br />

= k<br />

∆ = t<br />

p=0,05;f =12<br />

×S<br />

TN<br />

× 0,3<br />

(3.4)<br />

Trong đó, k là số kết quả pH trung bình trong k đợt (k = 4); t p = 0,05; f = 12 = 2,18;<br />

S TN =<br />

2<br />

S<br />

TN = 0,195.<br />

So sánh độ lệch giữa các các <strong>giá</strong> trị pH trung bình của 2 thôn với <strong>giá</strong> trị ∆<br />

cho thấy: pH nước <strong>giếng</strong> trung bình ở thôn Cù Lạc 1 (CL1), Phong Nha (PN) <strong>và</strong> Hà<br />

Lời (HL) đều như nhau <strong>và</strong> chúng khác với hai thôn Cù Lạc 2 (CL2) <strong>và</strong> Xuân <strong>Sơn</strong><br />

(XS). Các thôn CL1, PN <strong>và</strong> HL là các thôn nằm ven sông Son <strong>và</strong> có pH cao hơn còn<br />

thôn XS <strong>và</strong> CL2 nằm cách sông tương ứng khoảng 200 m <strong>và</strong> 500 m có pH thấp hơn.<br />

Theo chúng tôi, có thể nước <strong>giếng</strong> ở các thôn các thôn ven sông Son ảnh hưởng<br />

mạnh bởi nguồn nước sông Son hoặc các dòng chảy ngầm chảy dọc bên bờ sông<br />

Son nên nước <strong>giếng</strong> có pH cao còn các <strong>giếng</strong> ở xa sông Son bị ảnh hưởng không<br />

nhiều, nên pH có sự khác biệt (thấp hơn).<br />

3.2.2. Độ cứng (tính theo CaCO 3 )<br />

Độ cứng trong các <strong>giếng</strong> nước tại <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> tương đối cao, trung bình<br />

179 mg/L, dao động trong khoảng từ 42 đến 288 mg/L (số thể hiện chi tiết ở phụ lục<br />

2). So với QCVN 09 : 2008/BTNMT <strong>và</strong> QCVN 01 : 2009/BYT, độ cứng vẫn nằm<br />

trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, trong các Quy chuẩn này không quy định đến<br />

cường độ <strong>và</strong> thời gian tiếp xúc, nên khó có thể xác định được mức độ ảnh hưởng<br />

đến sức khỏe người khi tiếp xúc thường xuyên với nước cứng.


26<br />

Theo phân loại về độ cứng của Anh [28], nước có độ cứng từ 150 đến 200<br />

mg/L được gọi là nước cứng vừa, từ 200 đến 300 gọi là nước cứng <strong>và</strong> độ cứng trên<br />

300 mg/L là nước rất cứng.<br />

Tháng<br />

Bảng 3.5. Độ cứng trung bình của các mẫu nước <strong>giếng</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong><br />

Mẫu/Thôn (a)<br />

CL2 (n=3) XS (n=3) CL1 (n=2) PN (n=2)<br />

HL (n=3)<br />

tb ± s<br />

(m = 5)<br />

2 55 ± 18 161 ± 42 235 ± 16 178 ± 10 229 ±12 172 ± 72<br />

4 57 ± 8 167 ± 64 236 ± 9 177 ± 10 222 ± 12 172 ± 71<br />

6 63 ± 23 178 ± 60 233 ± 16 198 ± 14 277 ± 10 190 ± 80<br />

8 69 ± 26 177 ± 71 221 ± 16 193 ± 4 251 ± 22 182 ± 69<br />

TB ± S<br />

(k = 4)<br />

61 ± 6 171 ± 8 231 ± 7 187 ± 11 245 ± 25 179 ± 68 (b)<br />

(a) Các kết quả trong cột là độ cứng trung bình của các <strong>giếng</strong> trong mỗi thôn; Số trong ngoặc (n=3)<br />

chỉ số <strong>giếng</strong> trong mỗi thôn; TB <strong>và</strong> tb: là <strong>giá</strong> trị độ cứng trung bình của mỗi thôn <strong>và</strong> mỗi đợt; S <strong>và</strong><br />

s: là độ lệch chuẩn; (b) <strong>giá</strong> trị độ cứng trung bình tổng cộng.<br />

§é cøng (CaCO 3<br />

mg/L)<br />

600<br />

500<br />

400<br />

300<br />

200<br />

100<br />

QCVN 09 : 2008/BTNMT<br />

QCVN 01 : 2009/BYT<br />

T2<br />

T4<br />

T6<br />

T8<br />

Nước cứng<br />

Nước cứng vừa<br />

0<br />

CL2 XS CL1 PN HL<br />

Vïng<br />

Hình 3.2. Biến động độ cứng nước <strong>giếng</strong> theo tháng <strong>và</strong> theo thôn ở vùng khảo sát<br />

Kết quả ở bảng 3.5 <strong>và</strong> hình 3.2 cho thấy hầu hết các <strong>giếng</strong> ở thôn (Xuân <strong>Sơn</strong>,<br />

Cù Lạc 1, Phong Nha, <strong>và</strong> Hà Lời) đều có độ cứng trung bình đến cứng. Riêng các<br />

<strong>giếng</strong> ở thôn Cù Lạc 2 có độ cứng rất thấp (từ 42 đến 96 mg/L), thuộc <strong>và</strong>o nước<br />

mềm vừa <strong>và</strong> mềm trung bình. Độ cứng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng<br />

đồng <strong>và</strong> do vậy, cần thiết phải có biện pháp xử lý nước nhằm loại độ cứng để cung<br />

cấp nước sinh hoạt an toàn nhằm giảm rủi ro về sức khoẻ.


27<br />

Để xét sự khác nhau về độ cứng của nước <strong>giếng</strong> theo thời gian (các tháng) <strong>và</strong><br />

không gian (thôn) ở vùng khảo sát, tiến hành áp dụng ANOVA 2 chiều cho các kết quả<br />

khảo sát ở bảng 3.5.<br />

Bảng 3.6. Kết quả phân <strong>tích</strong> phương sai 2 chiều đối với thông số độ cứng (*)<br />

Nguồn phương sai<br />

Tổng bình<br />

phương<br />

Bậc tự<br />

do<br />

Phương<br />

sai<br />

F tính<br />

Giữa các tháng (S 2 A) 1174,6 3 391,52 3,141<br />

Giữa các thôn (S 2 B) 84345 4 21086 169,2<br />

Sai số thí nghiệm (S 2 TN) 1495,9 12 124,66<br />

Tổng 87016 19<br />

F<br />

(p = 0,05)<br />

3,490<br />

(f 1 = 3; f 2 = 12)<br />

3,260<br />

(f 1 = 4; f 2 = 12)<br />

(*) : F tính <strong>và</strong> F (p = 0,05; f 1 ; f 2 ) là <strong>giá</strong> trị F tính toán được từ các số liệu thực nghiệm <strong>và</strong> <strong>giá</strong> trị F lý<br />

thuyết ở mức ý nghĩa 0,05 <strong>và</strong> bậc tự do f 1 , f 2 ; S 2 TN là phương sai mô tả sai số của bản thân phương<br />

pháp xác định độ cứng.<br />

Kết quả bảng 3.6 cho thấy, độ cứng nước <strong>giếng</strong> trung bình (trung bình hàng)<br />

giữa các tháng không khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p > 0,05 hay nói<br />

cách khác, theo thời gian khảo sát (tháng) độ cứng trung bình của các <strong>giếng</strong> ở các<br />

thôn là như nhau. Song, độ cứng nước <strong>giếng</strong> trung bình của mỗi thôn qua các tháng<br />

(trung bình cột) khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05. Sự khác biệt<br />

này có thể là do sự khác biệt giữa độ cứng trung bình ở tất cả các thôn hoặc độ cứng<br />

trung bình ở thôn này khác ở thôn khác,… Để kiểm tra độ cứng trung bình các thôn<br />

khác nhau như thế nào, cần xác định độ lệch nhỏ nhất (∆) giữa 2 <strong>giá</strong> trị độ cứng.<br />

2<br />

= k<br />

∆ = t<br />

p=0,05;f =12<br />

×S<br />

TN<br />

× 17<br />

(3.5)<br />

Trong đó, k là số kết quả độ cứng trung bình trong k đợt (k=4); t p=0,05; f=12 = 2,18;<br />

S TN =<br />

2<br />

S<br />

TN = 11.<br />

So sánh độ lệch giữa các cặp độ cứng trung bình của 2 thôn với ∆ cho<br />

thấy: có thể chia các thôn của <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> thành 3 nhóm; nhóm 1 là các <strong>giếng</strong> ở<br />

thôn CL2 có độ cứng rất thấp (hay nước mềm); nhóm 2 là các <strong>giếng</strong> thôn PN <strong>và</strong> XS<br />

có độ cứng trung bình lớn hơn nhóm 1 (171 ÷ 187 mg/L) <strong>và</strong> nhóm 3 là thôn CL1 <strong>và</strong>


28<br />

HL có độ cứng trung bình cao hơn cả (231 ÷ 245 mg/L). Như vậy, càng xa sông<br />

Son nước <strong>giếng</strong> càng có độ cứng thấp hơn. Rõ ràng, độ cứng của nước sông Son <strong>và</strong><br />

của nước ở gần sông có liên quan với nhau.<br />

Một vấn đề đặt ra là giữa độ cứng <strong>và</strong> pH của nước <strong>giếng</strong> có tương quan<br />

tuyến tính không? Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính giữa độ cứng (biến<br />

phụ thuộc y) <strong>và</strong> pH (biến độc lập x) đối với 52 mẫu nước <strong>giếng</strong> ở 5 thôn (hình 3.3).<br />

300<br />

y = (-334 ± 59) + (78 ± 9) x ; r = 0,771; n = 52<br />

§é cøng (CaCO 3<br />

), mg/L (y)<br />

200<br />

100<br />

0<br />

4 5 6 7 8<br />

pH (x)<br />

Hình 3.3. Đường hồi quy tuyến tính biểu diễn tương quan giữa pH <strong>và</strong> độ cứng<br />

Kết quả của nước <strong>giếng</strong> ở 5 thôn (Cù Lạc 1, Cù Lạc 2, Xuân <strong>Sơn</strong>, Phong Nha<br />

<strong>và</strong> Hà Lời) có mối tương quan tuyến tính giữa độ cứng <strong>và</strong> pH đối với nước <strong>giếng</strong><br />

của 5 thôn hình 3.3 với p < 0,05 hệ số tương quan lý thuyết r (p = 0,05; f = 50) =<br />

0,27. Như vậy, có thể cho rằng cacbonat có trong nước dưới đất <strong>khu</strong> <strong>vực</strong> chịu ảnh<br />

hưởng bởi nền địa hình Kasrt (đá vôi) quyết định pH.<br />

3.2.3. Tổng chất rắn hòa tan (TDS)<br />

Tổng chất rắn hòa tan là thông số thể hiện lượng muối hòa tan trong nước.<br />

Kết quả xác định TDS được chỉ ra bảng 3.7 <strong>và</strong> hình 3.4.<br />

TDS của nước <strong>giếng</strong> <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> dao động trong khoảng 118 ÷ 583 mg/L<br />

(phụ luc 2). Tuy TDS khá cao nhưng nói chung vẫn thỏa mản nhu cầu nước ăn uống<br />

theo QCVN 01 : 2009/BYT (quy định < 1000 mg/L).<br />

Độ cứng cao có thể dẫn đến TDS cao hay nói cách khác giữa TDS <strong>và</strong> độ<br />

cứng của nước có thể có tương quan tuyến tính. Xây dựng phương trình hồi quy<br />

tuyến tính giữa TDS (y) <strong>và</strong> độ cứng (x) trong nước <strong>giếng</strong> 5 thôn ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> cho<br />

kết quả ở hình 3.5.


29<br />

Bảng 3.7. TDS trung bình của các mẫu nước <strong>giếng</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong><br />

Tháng<br />

Mẫu/Thôn (a)<br />

CL2 (n=3) XS (n=3) CL1 (n=2) PN (n=2)<br />

HL (n=3)<br />

tb ± s<br />

(m = 5)<br />

2 161 ±36 225 ± 96 283 ± 53 196 ± 29 364 ± 115 246 ± 80<br />

4 149 ± 19 217 ± 51 280 ± 28 192 ± 16 355 ± 61 238 ± 81<br />

6 133 ± 9 229 ± 88 309 ± 71 267 ± 45 387 ± 127 265 ± 94<br />

8 141 ±17 237 ± 83 287 ± 63 264 ± 11 430 ± 170 272 ± 104<br />

TB ± S<br />

(k = 4)<br />

146 ± 12 227 ± 8 289 ± 13 229 ± 41 384 ± 33 255 ± 84 (b)<br />

(a) Các kết quả trong cột là TDS trung bình của các <strong>giếng</strong> trong mỗi thôn; Số trong ngoặc (n=3) chỉ<br />

số <strong>giếng</strong> trong mỗi thôn; TB <strong>và</strong> tb: là <strong>giá</strong> trị TDS trung bình của mỗi thôn <strong>và</strong> mỗi đợt; S <strong>và</strong> s: là độ<br />

lệch chuẩn; (b) <strong>giá</strong> trị TDS trung bình tổng cộng.<br />

TDS (mg / L)<br />

600<br />

500<br />

400<br />

300<br />

200<br />

100<br />

T2<br />

T4<br />

T6<br />

T8<br />

0<br />

CL2 XS CL1 PN HL<br />

Th«n<br />

Hình 3.4. Biến động TDS nước <strong>giếng</strong> theo tháng <strong>và</strong> theo thôn ở vùng khảo sát<br />

y = (55,23 ± 24,79) + (1,143 ± 0,1310) x; r = 0,771; n = 52<br />

600<br />

500<br />

400<br />

TDS (y)<br />

300<br />

200<br />

100<br />

0<br />

0 100 200 300<br />

§é cøng (CaCO 3<br />

) mg/L (x)<br />

Hình 3.5. Đường hồi quy tuyến tính biểu diễn tương quan giữa TDS <strong>và</strong> độ cứng


30<br />

Hình 3.5 cho thấy, giữa độ cứng <strong>và</strong> TDS có tương quan tuyến tính với p < 0,05.<br />

3.2.4. Nhu cầu oxy hóa học (phép đo pemanganat)<br />

Một trong các số thông số quan trọng để <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> ô nhiễm hữu cơ là nhu cầu<br />

oxi hóa học (COD). Theo quy định của Bộ Tài nguyên <strong>và</strong> Môi trường, COD trong<br />

nước ngầm phải được xác định theo phép đo permanganat [1].<br />

Tháng<br />

Bảng 3.8. COD trung bình của các mẫu nước <strong>giếng</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong><br />

Mẫu/Thôn (a)<br />

CL2 (n=3) XS (n=3) CL1 (n=2) PN (n=2)<br />

HL (n=3)<br />

tb ± s<br />

(m = 5)<br />

2 1,5 ± 0,6 1,0 ± 0,3 0,7 ± 0,1 1,3 ± 0,4 1,5 ± 0,4 1,2 ± 0,3<br />

4 1,4 ± 0,7 1,1 ± 0,1 1,0 ± 0,2 1,1 ± 0,2 1,1 ± 0,1 1,1 ± 0,2<br />

6 2,2 ± 0,4 1,2 ± 0,2 1,8 ± 0,4 1,5 ± 0,2 2,0 ± 0,2 1,7 ± 0,4<br />

8 2,1 ± 0,6 1,1 ± 0,5 1,7 ± 0,1 1,5 ± 0,2 1,9 ± 0,6 1,7 ± 0,4<br />

TB ± S<br />

(k = 4)<br />

1,8 ± 0,4 1,1 ± 0,1 1,3 ± 0,5 1,4 ± 0,2 1,6 ± 0,4 1,4 ± 0,4 (b)<br />

(a) Các kết quả trong cột là COD trung bình của các <strong>giếng</strong> trong mỗi thôn; Số trong ngoặc (n=3) chỉ<br />

số <strong>giếng</strong> trong mỗi thôn; TB <strong>và</strong> tb: là <strong>giá</strong> trị COD trung bình của mỗi thôn <strong>và</strong> mỗi đợt; S <strong>và</strong> s: là độ<br />

lệch chuẩn; (b) <strong>giá</strong> trị COD trung bình tổng cộng.<br />

COD (mg / L)<br />

5<br />

4<br />

3<br />

2<br />

1<br />

Q C V N 09 -200 8/B T N M T<br />

T 2<br />

T 4<br />

T 6<br />

T 8<br />

0<br />

C L 2 X S C L 1 P N H L<br />

T h « n<br />

Hình 3.6. Biến động COD nước <strong>giếng</strong> theo tháng <strong>và</strong> theo thôn ở vùng khảo sát<br />

Kết quả thu được ở bảng 3.8 <strong>và</strong> hình 3.6<strong>và</strong> phụ lục 2 cho thấy: COD của các<br />

mẫu nước <strong>giếng</strong> tại <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> dao động trong khoảng 0,6 ÷ 2,8 mg/L. So sánh<br />

với QCVN 09 : 2008/BTNMT, COD trong nước <strong>giếng</strong> vùng khảo sát nằm trong<br />

giới hạn cho phép hay nói cách khác nước <strong>giếng</strong> ở vùng khảo sát ô nhiễm hữu cơ<br />

không đáng kể.


31<br />

3.2.5. Nitrat, amoni<br />

Amoni, nitrat thường có mặt trong nước dưới đất do các nguyên nhân tự<br />

nhiên <strong>và</strong>/hoặc nhân tạo trong các nguồn nước tự nhiên, nước sinh hoạt <strong>và</strong> sản xuất.<br />

Kết quả ở bảng 3.9 <strong>và</strong> hình 3.7 <strong>và</strong> phụ lục 2 cho thấy:<br />

Tháng<br />

Bảng 3.9. Nồng độ N-NO 3 - trung bình trong nước <strong>giếng</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong><br />

Mẫu/Thôn (a)<br />

CL2 (n=3) XS (n=3) CL1 (a) n=2 PN (a) n=2 HL (a) n=3<br />

tb ± s<br />

(m = 5)<br />

2 2,5 ± 2,3 2,6 ± 2,2 1,5 ± 0,2 0,5 ± 0,1 1,3 ± 1,3 1,7 ± 0,9<br />

4 2,7 ± 2,5 2,7 ± 2,6 1,3 ± 0,8 0,3 ± 0,1 0,9 ± 1,4 1,6 ± 1,1<br />

6 3,0 ± 2,8 2,4 ± 2,4 1,7 ± 0,1 0,4 ± 0,1 1,7 ± 2,0 1,8 ± 1,0<br />

8 3,3 ± 3,1 2,8 ± 2,8 1,6 ± 0,6 0,3 ± 0,1 1,4 ± 1,9 1,9 ± 1,2<br />

TB ± S<br />

(k = 4)<br />

2,9 ± 0,3 2,6 ± 0,2 1,5 ± 0,2 0,4 ± 0,1 1,3 ± 0,3 1,7 ± 1,0 (b)<br />

(a) Các kết quả trong cột là N-NO 3 - trung bình của các <strong>giếng</strong> trong mỗi thôn; Số trong ngoặc (n=3)<br />

chỉ số <strong>giếng</strong> trong mỗi thôn; TB <strong>và</strong> tb: là <strong>giá</strong> trị N-NO 3 - trung bình của mỗi thôn <strong>và</strong> mỗi đợt; S <strong>và</strong> s:<br />

là độ lệch chuẩn; (b) <strong>giá</strong> trị N-NO 3 - trung bình tổng cộng.<br />

16 QCVN 09-2008/BTNMT<br />

14<br />

(mg / L)<br />

NO 3<br />

-<br />

12<br />

10<br />

8<br />

6<br />

4<br />

2<br />

0<br />

CL2 XS CL1 PN HL<br />

Th«n<br />

T2<br />

T4<br />

T6<br />

T8<br />

Hình 3.7. Biến động N-NO - 3 nước <strong>giếng</strong> theo tháng <strong>và</strong> theo thôn ở vùng khảo sát<br />

- Nồng độ N-NO3 dao động trong khoảng 0,1 ÷ 6,6 mg/L; trung bình theo<br />

thời gian khoảng 1,7 ÷ 2,0 mg/L <strong>và</strong> theo không gian khoảng 0,4 ÷ 2,9 mg/L;<br />

- Nồng độ N-NH 4 khá thấp (< 0,01 mg/L) trong hầu hết các <strong>giếng</strong> khảo sát.<br />

Nhìn chung, nồng độ nitrat <strong>và</strong> amoni trong nước <strong>giếng</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> đều<br />

rất thấp so với QCVN 09 : 2008/BTNMT <strong>và</strong> QCVN 01 : 2009/BYT. Như vậy, có<br />

thể cho rằng nước <strong>giếng</strong> ở <strong>khu</strong> <strong>vực</strong> khảo sát không bị ô nhiễm bởi nitrat <strong>và</strong> amoni.


32<br />

3.2.6. Tổng coliform<br />

Kết quả nêu ở phụ lục 2 cho thấy tất cả các <strong>giếng</strong> đào đều có tổng coliform<br />

cao, dao động trong khoảng 2 ÷ 180 MPN/100 mL không đạt quy chuẩn QCVN 09 :<br />

2008/BTNMT đối với tổng coliform quy định ≤ 3 MPN/100 mL <strong>và</strong> quy chuẩn<br />

QCVN 01 : 2009/BYT quy định không có coliform.<br />

Tổng coliform cao trong nước là do điều kiện vệ sinh môi trường trong <strong>khu</strong><br />

<strong>vực</strong> chưa tốt. Hầu hết các gia đình đều xây dựng các chuồng chăn nuôi gia súc (chủ<br />

yếu nuôi lợn), gia cầm gần <strong>giếng</strong> nước, nên nước thải sinh hoạt <strong>và</strong> chăn nuôi dễ<br />

ngấm xuống <strong>giếng</strong> gây ô nhiễm vi <strong>khu</strong>ẩn phân. Mặt khác, việc xây dựng hố xí hợp<br />

vệ sinh ở <strong>khu</strong> <strong>vực</strong> vẫn chưa được nhiều gia đình quan tâm, nên cũng gây lo lắng về<br />

sự ô nhiễm vi <strong>khu</strong>ẩn phân trong nước <strong>giếng</strong>.<br />

3.2.7. Kim loại độc (Cu, Pb, Cd, Zn)<br />

Kết quả phân <strong>tích</strong> (Phụ lục 2) cho thấy, nồng độ các kim loại độc (Pb II , Cu II ,<br />

Cd II , Zn II ) từ nước <strong>giếng</strong> khá thấp: khoảng 0,1 ÷ 17,8 µg/L đối với Zn II ; 0,1 ÷ 2,8<br />

µg/L đối với Cd II ; 0,4 ÷ 5,1 µg/L đối với Pb II ; 0,1 ÷ 1,7 µg/L đối với Cu II . Nồng độ<br />

các kim loại độc trong nước <strong>giếng</strong> đều thấp hơn so với QCVN 09 : 2008/BTNMT<br />

<strong>và</strong> QCVN 01 : 2009/BYT. Như vậy, qua 2 đợt phân <strong>tích</strong> có thể cho rằng nước <strong>giếng</strong><br />

ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại độc.<br />

3.3. Đánh <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> sông Son đoạn qua <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong><br />

3.3.1. Đánh <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> qua các thông số riêng biệt<br />

Kết quả phân <strong>tích</strong> các thông số <strong>CLN</strong> sông Son trong thời gian từ tháng 2 đến<br />

tháng 8 được nêu ở phụ lục 2 <strong>và</strong> được tóm tắt ở bảng 3.12.<br />

3.3.1.1. Nhiệt độ<br />

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng, nó quyết định sự tồn tại <strong>và</strong> phát triển của các<br />

sinh vật trong hệ sinh thái nước. Mỗi loài sinh vật chỉ tồn tại <strong>và</strong> phát triển tốt trong<br />

những khoảng nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều bất lợi cho sự<br />

phát triển, sinh sản của hầu hết các sinh vật sống trong môi trường nước.<br />

Kết quả ở bảng 3.10 <strong>và</strong> hình 3.8 cho thấy, nhiệt độ của nước sông Son dao động<br />

trong khoảng 22,8 ÷ 25,7 o C <strong>và</strong> biến động không đáng kể theo không gian <strong>và</strong> thời gian.


33<br />

Đại<br />

lượng<br />

thống<br />

kê<br />

Nhiệt<br />

độ<br />

( o C)<br />

Bảng 3.10. Kết quả phân <strong>tích</strong> các thông số <strong>CLN</strong> sông Son<br />

pH<br />

TDS<br />

(mg/L)<br />

DO<br />

(mg/L)<br />

BOD 5<br />

(mg/L)<br />

Thông số<br />

Mẫu R1<br />

COD<br />

(mg/L)<br />

TSS<br />

(mg/L)<br />

Fe II,III<br />

(mg/L)<br />

Độ<br />

cứng (a)<br />

TC (b)<br />

Min 22,8 7,3 162 5,6 1 12 12 0,06 160 1300<br />

Max 25,7 7,8 180 7,8 3 22 89 1,9 170 3800<br />

TB 24,6 7,6 174 6,6 2 15 39 0,52 166 2525<br />

S 1,3 0,2 8,3 1,1 1 5 36 0,89 4 1170<br />

CV (c) 5,1 3,2 4,8 16,2 40,8 31,7 92 171 2,7 46,3<br />

Mẫu R2<br />

Min 22,9 7,2 163 5,2 1 12 2 0,05 156 1400<br />

Max 25,5 7,7 193 7,6 3 22 81 1,7 187 2700<br />

TB 24,6 7,5 176 6,2 2 15 29 0,49 170 2100<br />

S 1,2 0,2 14,90 1,22 1 5 37 0,82 16 648<br />

CV (c) 4,7 3,0 8,45 19,6 40,8 31,7 127 170 9,2 30,9<br />

(a) : CaCO 3 mg/L; (b) : MPN / 100 mL; (c) : CV (%): hệ số biến động (CV = 100*S/TB) với n = 4(4<br />

đợt); Min: <strong>giá</strong> trị nhỏ nhất; Max: <strong>giá</strong> trị lớn nhất; S: độ lệch chuẩn; TB: <strong>giá</strong> trị trung bình số học.<br />

30<br />

R 1<br />

R 2<br />

NhiÖt ®é ( 0 C)<br />

25<br />

20<br />

15<br />

T2 T4 T6 T8<br />

T hêi gian<br />

Hình 3.8. Biến động nhiệt độ nước sông Son (2-8/2011)<br />

3.3.1.2. pH<br />

Kết quả ở hình 3.9 <strong>và</strong> bảng 3.10 cho thấy: pH của sông Son dao động trong<br />

khoảng hẹp (7,2 ÷ 7,8) có xu thế có xu thế giảm dần từ tháng 2 đến tháng 8 <strong>và</strong> thỏa<br />

mãn QCVN 08 : 2008 (loại A1).


34<br />

9<br />

Q C V N 08 : 2008/B T N M T (A 1)<br />

8<br />

R 1<br />

R 2<br />

pH<br />

7<br />

6<br />

Q C V N 08 : 2008/B T N M T (A 1)<br />

5<br />

T2 T4 T6 T8<br />

T hêi gian<br />

Hình 3.9. Biến động pH nước sông Son (2-8/2011)<br />

3.3.1.3. Tổng chất rắn hòa tan (TDS), độ cứng <strong>và</strong> tổng sắt tan (Fe II,III )<br />

Các kết quả ở bảng 3.10 <strong>và</strong> hình 3.10, 3.11 <strong>và</strong> 3.12 cho thấy TDS, độ cứng<br />

<strong>và</strong> tổng sắt tan của nước sông Son dao động tương ứng trong khoảng 162 ÷ 193<br />

mg/L, 156 ÷ 187 mg/L <strong>và</strong> 0,05 ÷ 1,86 mg/L. Nhìn chung, dao động của hai thông số<br />

TDS <strong>và</strong> độ cứng của đoạn sông Son qua <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> là không nhiều (hình 3.10,<br />

3.11), riêng đối với tổng sắt tan tăng đột biến khi có trời mưa dài ngày.<br />

Nước sông Son có độ cứng trung bình <strong>và</strong> chỉ xấp xỉ trung bình độ cứng của<br />

nước <strong>giếng</strong> ở thôn Cù Lạc 1, Phong Nha <strong>và</strong> Hà Lời (các thôn ở gần sông). Độ cứng<br />

cao của nước sông Son đã làm cho động vật <strong>giá</strong>p xác trong lưu <strong>vực</strong> sông có vỏ cứng<br />

<strong>và</strong> có cấu tạo vỏ khác với ở các lưu <strong>vực</strong> sông khác có độ cứng thấp.<br />

200<br />

190<br />

R1<br />

R2<br />

TDS (mg/L)<br />

180<br />

170<br />

160<br />

150<br />

T 2 T 4 T 6 T 8<br />

T hêi gian<br />

Hình 3.10. Biến động TDS nước sông Son (2 - 8/2011)


35<br />

325<br />

§é cøng (mg/L)<br />

300<br />

275<br />

250<br />

225<br />

200<br />

175<br />

R 1<br />

R 2<br />

N−íc cøng<br />

(Sawyer & McCarty, 1976)<br />

150<br />

T 2 T 4 T 6 T 8<br />

T hêi gian<br />

Hình 3.11. Biến động độ cứng nước sông Son (2 - 8/2011)<br />

2.5<br />

2.0<br />

Q C V N 08 : 2008/BT N M T (m øc B 2)<br />

R 1<br />

R 2<br />

Tæng s¾t tan (mg/L)<br />

1.5<br />

1.0<br />

0.5<br />

0.0<br />

-0.5<br />

Q C V N 08 : 2008/B TN M T (m øc B 1)<br />

Q C V N 08 : 2008/B TN M T (m øc A 2)<br />

Q C V N 08 : 2008/BT N M T (m øc A 1)<br />

T 2 T 4 T6 T 8<br />

T hêi gian<br />

Hình 3.12. Biến động tổng sắt tan nước sông Son (2 - 8/2011)<br />

Tổng sắt tan trong đa số các đợt phân <strong>tích</strong> (tháng 2, 4, 6) đều nằm trong giới<br />

hạn cho phép của QCVN 08 : 2008/BTNMT (loại A1), tức là < 0,5 mg/L. Tuy<br />

nhiên, khi có mưa to dài ngày (đợt tháng 8/2011) thì nồng độ sắt tăng đột biến (dao<br />

động trong khoảng 1,7 ÷ 1,9 mg/L hình 3.12) chỉ đạt loại B2 của QCVN 08 :<br />

2008/BTNMT (nước dùng cho mục đích giao thông thủy <strong>và</strong> các mục đích khác với<br />

yêu cầu chất lượng thấp). Có thể rửa trôi <strong>và</strong> xói mòn từ các vùng đầu nguồn <strong>và</strong> 2<br />

bên bờ (khi có mưa to <strong>và</strong> dài ngày) đưa thêm sắt <strong>và</strong>o sông Son <strong>và</strong> do vậy là tăng<br />

nồng độ Fe II,III trong nước sông.<br />

3.3.1.4. BOD 5 , COD <strong>và</strong> oxy hòa tan (DO)<br />

Kết quả phân <strong>tích</strong> BOD 5 , COD <strong>và</strong> DO của sông Son theo thời gian <strong>và</strong> không<br />

gian nêu ở bảng 3.10, phụ lục 1 <strong>và</strong> ở các hình 3.13, 3.14 <strong>và</strong> 3.15 cho thấy:


36<br />

4<br />

Q C V N 08 : 2008/B TN M T (m øc A 1)<br />

BOD 5<br />

(mg/L)<br />

3<br />

2<br />

1<br />

R1<br />

R2<br />

T 2 T 4 T 6 T 8<br />

T hêi gian<br />

Hình 3.13. Biến động BOD 5 nước sông Son (2 - 8/2011)<br />

35<br />

R (1)<br />

R (2)<br />

COD (mg/l)<br />

30<br />

25<br />

20<br />

15<br />

Q C V N 08 : 2008 (B 1)<br />

Q C V N 08 : 2008 (A 2)<br />

10<br />

5<br />

Q C V N 08 : 2008 (A 1)<br />

T2 T4 T6 T8<br />

T hêi gian<br />

Hình 3.14. Biến động COD nước sông Son (2 - 8/2011)<br />

8<br />

7<br />

R1<br />

R2<br />

DO (mg/L)<br />

6<br />

5<br />

Q C V N 08 : 2008/B T N M T (A 1)<br />

Q C V N 08 : 2008/B T N M T (A 2)<br />

4<br />

T2 T 4 T 6 T 8<br />

T hêi gian<br />

Hình 3.15. Biến động DO nước sông Son (2 - 8/2011)<br />

- Nồng độ BOD 5 thấp, dao động trong khoảng 1 ÷ 3 mg/L <strong>và</strong> thỏa mãn<br />

QCVN 08 : 2008/BTNMT (loại A1),


37<br />

- Nồng độ COD trong nước sông dao động trong khoảng 12 ÷ 22 mg/L <strong>và</strong><br />

chỉ đạt QCVN 08 : 2008/BTNMT (loại A2 - nước dùng cho mục đích cấp nước sinh<br />

hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp), riêng đợt tháng 8 chỉ đạt loại<br />

B1 (dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu<br />

cầu chất lượng nước tương tự). COD tăng cao trong nước đợt tháng 8 (thời điểm có<br />

mưa to) là do sự rửa trôi các chất ô nhiễm hữu cơ từ 2 bên bờ, <strong>khu</strong> <strong>vực</strong> canh tác<br />

nông nghiệp <strong>và</strong>o lưu <strong>vực</strong> sông.<br />

- Nồng độ DO trong nước sông Son dao động trong khoảng rộng (5,6 ÷ 7,8<br />

mg/L). DO trung bình theo thời gian (tháng) khoảng 5,4 ÷ 7,4 mg/L <strong>và</strong> theo không<br />

gian (đầu <strong>và</strong> cuối nguồn) khoảng 6,2 ÷ 6,6 mg/L. So sánh với QCVN 08 :<br />

2008/BTNMT, các <strong>giá</strong> trị DO tháng 2 <strong>và</strong> 4 đều đạt yêu cầu loại A1 (≥ 6 mg/L),<br />

nhưng trong tháng 6 <strong>và</strong> 8 chỉ đạt loại A2 (≥ 5 mg/L). Như vậy, <strong>và</strong>o cuối mùa khô,<br />

cả khi có mưa to, DO trong nước giảm xuống thấp hơn so với đầu mùa khô.<br />

Nói chung, Tuy mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước sông Son chưa đến mức<br />

nghiêm trọng nhưng cần có các giảm pháp thích hợp để kiểm soát ô nhiễm sông,<br />

nhằm kiểm soát mức ô nhiễm trong nước sông đến mức thấp nhất.<br />

3.3.1.5. Chất dinh dưỡng (nitrat, amoni <strong>và</strong> photphat)<br />

Nhìn chung, nồng độ nitrat, amoni <strong>và</strong> photphat trong nước sông Son đều rất<br />

thấp: Tất cả các kết quả thu được đều đạt QCVN 08 :2008/BTNM (loại A1). Nói<br />

cách khác nước sông Son chưa bị ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng.<br />

3.3.1.6. Tổng coliform (TC)<br />

4500<br />

Coliform (MPN/100 mL)<br />

4000<br />

3500<br />

3000<br />

2500<br />

2000<br />

1500<br />

1000<br />

QCVN 08 : 2008/BTNMT (A1)<br />

T2 T4 T6 T8<br />

Thêi gian<br />

R1<br />

R2<br />

Hình 3.16. Biến động TC nước sông Son (2-8/2011)


38<br />

Kết quả ở bảng 3.10, hình 3.16 <strong>và</strong> phụ lục 2 cho thấy: tổng coliform dao<br />

động trong khoảng 1300 ÷ 3800 MPN/100 mL, trung bình theo thời gian dao động<br />

trong khoảng 1750 ÷ 3250 MPN/100 mL <strong>và</strong> trung bình theo không gian dao động<br />

trong khoảng từ 2100 đến 2600 MPN/100 mL. Tổng coliform trong tháng 2 <strong>và</strong><br />

tháng 4 không đạt loại A1 của QCVN 08 : 2008/BTNMT, nhưng tổng coliform<br />

tháng 6 <strong>và</strong> tháng 8 lại đạt yêu cầu của loại A1.<br />

Tóm lại, hầu hết các thông số <strong>CLN</strong> sông Son đều đạt loại A1 theo QCVN 08<br />

: 2008/BTNMT. Ngoại trừ thông số tổng coliform, tổng sắt tan <strong>và</strong> TSS trong một số<br />

mẫu không đạt loại A1, thậm chí cả loại A2 (là loại nước sử dụng cho mục đích cấp<br />

nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp).<br />

3.3.1.7. Kim loại độc (Cu, Pb, Cd, Zn)<br />

Kết quả xác định hàm lượng kim loại độc trong 2 mẫu R1 <strong>và</strong> R2 trong 2 đợt<br />

(tháng 4/2011 <strong>và</strong> tháng 8/2011) cho thấy sông Son chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi<br />

các kim loại độc: nồng độ các kim loại độc nhỏ hơn nhiều so với quy định trong<br />

QCVN 08 : 2008/BTNMT loại A1 (Nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh<br />

hoạt <strong>và</strong> các mục đích khác).<br />

3.3.2. Đánh <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> sông Son dựa <strong>và</strong>o Chỉ số chất lượng nước (WQI)<br />

Chỉ số chất lượng nước (WQI) của sông Son được tính toán theo hướng dẫn<br />

tại Quyết định số 879/QĐ-TCMT của Tổng cục Môi trường ban hành ngày<br />

01/7/2011 [16] như đã trình bày ở mục 1.4.4. Các thông số lựa chọn để tính WQI<br />

bao gồm: DO, BOD 5 , COD, N-NH 4 , P-PO 4 , TSS, Tổng Coliform <strong>và</strong> pH (8 thông<br />

số). Ở đây, không tính đến thông số độ đục (TUR), vì theo chúng tôi đối với nước<br />

sông nói chung <strong>và</strong> đối với nước sông Son nói riêng TUR tỉ lệ thuận với TSS, nên<br />

WQI tính theo cả TUR <strong>và</strong> TSS sẽ tương quan chặt chẽ <strong>và</strong> thay thế cho nhau [10].<br />

Nhìn chung, <strong>CLN</strong> sông Son khá tốt với WQI dao động trong khoảng từ 78<br />

đến 99. Các <strong>giá</strong> trị WQI trong tháng 2, 4 <strong>và</strong> 6 đều đạt mức I - mức sử dụng tốt cho<br />

mục đích sinh hoạt (hình 3.17). Riêng trong tháng 8/2011, <strong>CLN</strong> sông giảm xuống<br />

đáng kể <strong>và</strong> WQI chỉ đạt mức II – mức sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt<br />

nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp. Nguyên nhân của việc suy giảm <strong>CLN</strong> trong


39<br />

tháng 8 là do nhiều thông số có chất lượng kém trong đợt tháng 8 đó như: TSS,<br />

Fe II,III , COD, BOD 5 <strong>và</strong> DO.<br />

Bảng 3.11. Kết quả tính toán WQI đối với các thông số riêng biệt ở 2 mặt cắt<br />

Tháng<br />

Không gian<br />

WQI SI<br />

BOD 5 COD N-NH 4 P-PO 4 TSS TC DO pH<br />

Mẫu R1<br />

2 100 90 100 100 100 87 94 100<br />

4 100 90 100 100 100 93 100 100<br />

6 100 80 100 100 86 100 71 100<br />

8 100 63 100 100 56 100 69 100<br />

Mẫu R2<br />

2 100 90 100 100 100 98 100 100<br />

4 100 90 100 100 100 99 96 100<br />

6 100 80 100 100 98 100 64 100<br />

8 100 63 100 100 60 100 64 100<br />

Bảng 3.12. Kết quả tính toán WQI theo không gian <strong>và</strong> thời gian (*)<br />

Tháng<br />

2 4 6 8<br />

TB ± S<br />

(m = 4)<br />

R1 94 97 92 78 90 ± 8<br />

R2 99 99 95 80 93 ± 9<br />

tb ± s (k = 2) 97 ± 4 98 ± 1 94 ± 2 79 ± 1 92 ± 8 (a)<br />

(*) : TB <strong>và</strong> S là trung bình <strong>và</strong> độ lệch chuẩn của các <strong>giá</strong> trị WQI của mẫu qua các tháng; tb <strong>và</strong> s là<br />

trung bình <strong>và</strong> độ lệch chuẩn của các <strong>giá</strong> trị WQI trong mỗi tháng; (a) <strong>giá</strong> trị trung bình <strong>và</strong> độ lệch<br />

chuẩn toàn bộ.<br />

WQI<br />

105<br />

100<br />

95<br />

90<br />

85<br />

80<br />

75<br />

70<br />

65<br />

60<br />

T2 T4 T6 T8<br />

Thêi gian<br />

R1<br />

R2<br />

Møc I<br />

Møc II<br />

Hình 3.17. Biến động WQI nước sông Son (2 - 8/2011)


40<br />

Áp dụng phương pháp ANOVA 2 chiều để <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> ảnh hưởng của yếu tố<br />

thời gian (tháng) <strong>và</strong> yếu tố không gian (mặt cắt R1, R2) đến WQI sông Son, thu được<br />

các kết quả bảng 3.13.<br />

Bảng 3.13. Kết quả phân <strong>tích</strong> phương sai 2 yếu tố đối với WQI (*)<br />

Nguồn phương sai<br />

Tổng bình<br />

phương<br />

Bậc tự<br />

do (f)<br />

Phương<br />

sai<br />

Giữa các mặt cắt (S 2 A) 454,5 1 18 18<br />

Giữa các tháng (S 2 B) 18 3 151,5 151,5<br />

Sai số thí nghiệm (S 2 TN) 3 3 1<br />

Tổng 475,5 7<br />

F tính F (p = 0,05)<br />

10<br />

(f 1 = 1; f 2 = 3)<br />

9,3<br />

(f 1 = 1; f 2 = 3<br />

(*) : F tính <strong>và</strong> F (p = 0,05; f 1 ; f 2 ) là <strong>giá</strong> trị F tính toán được từ các số liệu thực nghiệm <strong>và</strong> <strong>giá</strong> trị F lý<br />

thuyết ở mức ý nghĩa 0,05 <strong>và</strong> bậc tự do f 1 , f 2 ; S 2 TN là phương sai mô tả sai số của bản thân phương<br />

pháp xác định WQI.<br />

Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy WQI giữa các tháng <strong>và</strong> giữa 2 mặt cắt đều<br />

khác nhau có nghĩa là về mặt thống kê với P < 0,05 (<strong>giá</strong> trị F tính < F lý thuyết). Để<br />

kiểm tra xem các <strong>giá</strong> trị WQI trung bình trong các tháng khác nhau như thế nào, cần<br />

xác định độ lệch nhỏ nhất (∆) giữa 2 <strong>giá</strong> trị WQI:<br />

2<br />

∆ = t<br />

p= 0,05; f = 3<br />

× STN<br />

× = 5,5 ≈ 6<br />

k<br />

Trong đó, k là số kết quả WQI ở k mặt cắt (k=2); t p=0,05; f=3 = 3,182; S TN =<br />

2<br />

STN<br />

≈ 2.<br />

So sánh độ lệch giữa các cặp <strong>giá</strong> trị WQI trung bình trong tháng với ∆ cho<br />

thấy: WQI trung bình trong các tháng 2, 4, 6 đều như nhau <strong>và</strong> chúng khác với WQI<br />

trung bình trong tháng 8. Điều này một lần nữa cho phép khẳng định tháng 8 do có<br />

mưa dài ngày trước đó nên <strong>CLN</strong> sông Son kém hơn so với <strong>CLN</strong> các tháng 2, 4 <strong>và</strong> 6.<br />

3.4. Đề xuất một số giải pháp cải thiện <strong>CLN</strong> cấp cho sinh hoạt<br />

Các số liệu <strong>và</strong> thông tin thu được từ việc phân <strong>tích</strong> <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> <strong>giếng</strong> <strong>và</strong><br />

nước sông Son nêu trên là căn cứ cho những đầu tư để cải thiện <strong>CLN</strong> cấp cho sinh<br />

hoạt. Đối với hầu hết các thôn trong <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong>, cần xây dựng các hệ thống xử lý


41<br />

nước <strong>giếng</strong> quy mô hộ gia đình sao cho giảm được độ cứng của nước. Riêng đối với<br />

thôn Cù Lạc 2, cần xây dựng hệ thống xử lý nước <strong>giếng</strong> để giảm độ axit (hay tăng<br />

pH nước) <strong>và</strong> loại sắt tan trong nước. Các hệ xử lý nước <strong>giếng</strong> quy mô gia đình phải<br />

đảm bảo đơn giản, bền lâu, dễ vận hành, tái sinh <strong>và</strong> bảo dưỡng để người dân có thể<br />

tự thực hiện. Mặt khác, cần nghiên cứu xây dựng các hệ xử lý nước <strong>giếng</strong> đó sao<br />

cho <strong>giá</strong> cả hợp lý, các vật liệu <strong>và</strong> thiết bị có thể mua dễ dàng trên thị trường ở Việt<br />

Nam, kỹ thuật chế tạo không phức tạp... để có thể nhân rộng sau này cho cộng đồng<br />

địa phương, không chỉ trong <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong>, mà có thể cho các vùng khác của tỉnh<br />

<strong>Quảng</strong> <strong>Bình</strong>.<br />

Với các định hướng trên, có thể đề xuất giải pháp kỷ thuật xử lý nước <strong>giếng</strong><br />

quy mô gia đình để cải thiện <strong>CLN</strong> cấp cho sinh hoạt ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> như sau [7]:<br />

- Đối với các <strong>giếng</strong> có độ cứng cao (trên 150 mg/L) tiến hành lắp đặt hệ<br />

thống xử lý như sau: Mỗi hệ thống xử lý nước (<strong>giá</strong> khoảng 5 ÷ 6 triệu đồng theo <strong>giá</strong><br />

hiện tại) gồm một bể lọc cát để loại chất rắn lơ lửng (hay độ đục) <strong>và</strong> một cột trao đổi<br />

ion để loại độ cứng. Khi nước <strong>giếng</strong> có độ cứng cao đi qua cột chứa nhựa trao đổi ion<br />

(dạng Na + ), các ion kim loại (chủ yếu là Ca II <strong>và</strong> Mg II ) sẽ bị giữ trên cột do quá trình<br />

trao đổi ion với Na + . Khi sự hấp thụ các ion kim loại của cột đã bão hoà (khoảng 15 ÷<br />

20 ngày), dễ dàng tái sinh (hay phục hồi) cột bằng cách cho dung dịch muối ăn<br />

(NaCl) đi qua cột (thời gian tái sinh cột khoảng 2 – 3 giờ). Bằng cách đó, dạng Na +<br />

của nhựa trao đổi ion sẽ được tái tạo lại <strong>và</strong> cột sẽ làm việc trở lại như ban đầu. Thời<br />

gian sử dụng của cột nhựa trao đổi ion như vậy khoảng trên 10 năm <strong>và</strong> chi phí vận<br />

hành tái sinh rẻ.<br />

- Đối với các <strong>giếng</strong> ở thôn Cù Lạc 2 có hàm lượng sắt tan cao, tiến hành<br />

lắp hệ thống xử lý nước (<strong>giá</strong> khoảng 3 - 4 triệu đồng) gồm một giàn mưa thoáng<br />

khí để tạo điều kiện kết tủa Fe III , <strong>và</strong> một bể lọc cát để loại chất rắn lơ lửng (hay<br />

độ đục) <strong>và</strong> kết tủa sắt (III).<br />

- Đối với <strong>giếng</strong> ở thôn Cù Lạc 2 có pH thấp, lắp đặt một cột chứa các hạt<br />

rắn chắc canxi cacbonat (hay vật liệu canxi cacbonat) để nâng pH nước. Sau khi<br />

đi qua cột, pH nước sẽ tăng lên đến 7,5 – 8,0 (do phản ứng trung hoà giữa canxi


42<br />

cacbonat trong cột <strong>và</strong> axit trong nước) <strong>và</strong> do vậy, pH nước đạt yêu cầu cho cấp<br />

nước sinh hoạt (QCVN 02 : 2009/BYT quy định pH từ 6,0 đến 8,5), trong khi đó<br />

độ cứng của nước tăng không đáng kể. Sau 2 - 3 năm, cần bổ sung <strong>và</strong>o cột<br />

khoảng 1 kg vật liệu. Thời gian sử dụng cột như vậy khoảng trên 10 năm.<br />

Để người dân có thể tự kiểm tra <strong>CLN</strong> (kiểm tra độ cứng, tổng sắt tan <strong>và</strong><br />

pH) có thể cung cấp cho người dân các bộ kiểm tra nhanh (test kit) độ cứng, tổng<br />

sắt tan <strong>và</strong> giấy chỉ thị pH. Kỹ thuật sử dụng các bộ kiểm tra nhanh này để kiểm<br />

tra độ cứng, tổng sắt tan rất đơn giản <strong>và</strong> do vậy, người dân có thể tự thực hiện<br />

được.<br />

Về mặt quản lý, nên tiến hành xây dựng mô hình quản lý <strong>CLN</strong> dựa <strong>và</strong>o<br />

cộng đồng với tổ chức, chức năng nhiệm vụ như hình 3.18. Ở đây, tổ chức quản lý<br />

nguồn nước (QLNN) được cơ cấu thành 2 bộ phận gồm: Chính quyền địa phương<br />

<strong>và</strong> nhóm tư vấn. Ngoài ra, địa phương cần thiết lập một kế hoạch tổng thể về QLNN<br />

<strong>và</strong> các văn bản quy định thưởng, phạt <strong>và</strong> thu phí QLNN (như kiểu hương ước địa<br />

phương).<br />

3.5. Đề xuất chương trình quan trắc <strong>CLN</strong><br />

Trên cơ sở các kết quả phân <strong>tích</strong> <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> <strong>và</strong> một<br />

số đề xuất để cải thiện <strong>CLN</strong> sinh hoạt ở địa phương có thể đề xuất chương trình<br />

quan trắc <strong>CLN</strong> trong bảng 3.1.4.


43<br />

Bộ phận chính quyền địa phương<br />

Chức năng <strong>và</strong> nhiệm vụ<br />

01 Cán bộ phụ<br />

trách<br />

TN & MT<br />

− Tham mưu cho lãnh đạo <strong>xã</strong> về các quyết định khai<br />

thác nước, thưởng / phạt, thu phí, chi phí hỗ trợ...<br />

− Tham mưu giải quyết sự cố, rủi ro...<br />

− Giám sát <strong>và</strong> báo cáo về QLNN cho lãnh đạo <strong>xã</strong>.<br />

Chính quyền XÃ<br />

(Phó chủ tịch)<br />

01 cán bộ kế<br />

hoạch - tổng<br />

hợp<br />

− Thu chi phí QLNN từ /cho các thôn, đơn vị khác.<br />

− Báo cáo định kỳ về tài chính (liên quan đến<br />

QLNN) cho lãnh đạo <strong>xã</strong>.<br />

01 Cán bộ<br />

y tế <strong>xã</strong><br />

− Kiểm tra định kỳ <strong>CLN</strong> (1 – 2 lần/tháng) theo Chương<br />

trình quan trắc môi trường nước (dùng máy đo <strong>CLN</strong><br />

<strong>và</strong> bộ kiểm tra nhanh <strong>CLN</strong>).<br />

− Cập nhật <strong>và</strong> quản lý dữ liệu <strong>CLN</strong>.<br />

− Chia sẻ thông tin về <strong>CLN</strong> (với huyện,tỉnh) <strong>và</strong> báo<br />

cáo sự cố cho CB phụ trách TN - MT <strong>xã</strong>.<br />

Chính quyền<br />

THÔN<br />

Trưởng thôn<br />

hoặc cán bộ y tế<br />

thôn<br />

− Giám sát các công trình nước đã được lắp đặt ở<br />

thôn.<br />

− Báo cáo số sự cố về nước cho CB Y tế <strong>xã</strong>.<br />

− Thu phí từ các hộ gia đình trong thôn <strong>và</strong> nộp cho CB<br />

kế hoạch - tổng hợp của <strong>xã</strong> (theo Quy chế QLNN do<br />

<strong>xã</strong> lập ra)<br />

Bộ phận tư vấn<br />

Chính quyền HUYỆN<br />

(qua 1 cán bộ TN & MT)<br />

Chức năng <strong>và</strong> nhiệm vụ<br />

− Phê chuẩn <strong>và</strong> <strong>giá</strong>m sát thực hiện quy chế QLNN ở <strong>xã</strong>.<br />

− Trợ giúp giải quyết sự cố <strong>và</strong> rủi ro về nguồn nước ở <strong>xã</strong>.<br />

− Cập nhật <strong>và</strong> chia sẻ thông tin về QLNN với <strong>xã</strong> <strong>và</strong> tỉnh<br />

Chính quyền TỈNH<br />

(qua Chi cục BVMT)<br />

− Cập nhật <strong>và</strong> chia sẻ thông tin về QLNN với <strong>xã</strong>, huyện.<br />

− Hỗ trợ tài chính <strong>và</strong> tham gia <strong>và</strong>o Chương trình Quan trắc<br />

MT nước được đề nghị trong Kế hoạch QLNN của <strong>xã</strong>.<br />

− Phối hợp xử lý sự cố <strong>và</strong> rủi ro về nguồn nước ở <strong>xã</strong>.<br />

Các đơn vị chuyên môn <strong>và</strong> dịch vụ<br />

đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật<br />

− Trợ giúp sửa chữa các hệ xử lý nước, máy đo <strong>CLN</strong> <strong>và</strong> cung<br />

cấp bộ kiểm tra nhanh <strong>CLN</strong> (khi huyện, tỉnh yêu cầu).<br />

− Trợ giúp kỹ thuật để nhân rộng mô hình xử lý nước ở <strong>xã</strong><br />

Hình 3.18. Cơ cấu tổ chức, chức năng <strong>và</strong> nhiệm vụ trong QLNN dựa <strong>và</strong>o cộng đồng [8]


44<br />

Bảng 3.14. Chương trình quan trắc <strong>và</strong> <strong>giá</strong>m sát <strong>CLN</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong><br />

Trạm quan trắc<br />

Thông số quan trắc<br />

Tần số<br />

quan trắc (∗)<br />

Người thực<br />

hiện<br />

Trạm 1 – R2<br />

+ t o C, pH, DO, TUR, TDS;<br />

+1÷2 lần/tháng<br />

+ CB y tế <strong>xã</strong><br />

(Nước sông Son cách<br />

điểm hợp lưu của sông<br />

chày <strong>và</strong> sông troóc 100 m<br />

về phía hạ nguồn)<br />

+ BOD 5 , NO 3 , amoni, PO 4 , TC;<br />

+ Fe II,III , Pb, Cd, Cu, Zn;<br />

+1 lần / năm<br />

(tháng 6 - 7)<br />

+ Chi cục<br />

BVMT<br />

Trạm 2 – R<br />

(Nước sông Son cuối <strong>xã</strong><br />

<strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> về phía hạ<br />

nguồn)<br />

nt nt nt<br />

Trạm 3 - CL2-3 (Giếng)<br />

+ t o C, pH, DO, TUR, TDS<br />

+1÷2 lần/tháng<br />

+ CB y tế <strong>xã</strong><br />

(Hoàng Văn Tín, thôn<br />

Cù Lạc 2)<br />

+ COD, NO 3 , NH 4 , TC, độ cứng,<br />

tổng sắt tan, Pb, Cd, Cu, Zn<br />

+1 lần / năm<br />

(tháng 6 - 7)<br />

+ Chi cục<br />

BVMT<br />

Trạm 4 – XS 3 (Giếng)<br />

+ t o C, pH, DO, TUR, TDS;<br />

+1÷2 lần/tháng<br />

+ CB y tế <strong>xã</strong><br />

(Nguyễn Văn Đăng,<br />

thôn Xuân <strong>Sơn</strong>)<br />

+ COD, amoni, TC, độ cứng;<br />

+ NO 3 , Fe II,III , Pb, Cd, Cu, Zn;<br />

+1 lần / năm<br />

(tháng 6 - 7)<br />

+ Chi cục<br />

BVMT<br />

Trạm 5 - CL1 (Giếng)<br />

Phan Thanh Luận, thôn<br />

Cù Lạc 1)<br />

Trạm 6 - HL 1 (Giếng)<br />

(Nguyễn Thị Vui, thôn<br />

Hà Lời)<br />

-nt- -nt- -nt-<br />

-nt- -nt- -nt-<br />

Trạm 7 - PN1 (Giếng)<br />

Trần Ngoc Thích, thôn<br />

Phong Nha)<br />

-nt- -nt- -nt-<br />

(∗) Cán bộ y tế <strong>xã</strong> <strong>và</strong> Chi cục BVMT chịu trách nhiệm quan trắc liên tục ít nhất<br />

trong 5 năm (2012 – 2016).


45<br />

KẾT LUẬN<br />

Từ các kết quả phân <strong>tích</strong> <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> từ tháng 2 đến<br />

tháng 8 năm 2011 chúng tôi đi đến các kết luận sau:<br />

1. Đa số các thông số <strong>CLN</strong> <strong>giếng</strong> ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> đều đạt Quy chuẩn kỷ thuật<br />

Quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09 : 2008/BTNMT <strong>và</strong> Quy chuẩn kỷ<br />

thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống. Những lo lắng về <strong>CLN</strong> <strong>giếng</strong> bao gồm:<br />

Độ cứng khá cao trong nước <strong>giếng</strong> ở 4 thôn Cù Lạc 1, Xuân <strong>Sơn</strong>, Hà Lời <strong>và</strong> Phong<br />

Nha; pH thấp <strong>và</strong> tổng sắt tan cao khi trời mưa trong nhiều <strong>giếng</strong> thôn Cù Lạc 2;<br />

Tổng coliform cao ở hầu hết <strong>giếng</strong> đào trong toàn bộ <strong>khu</strong> <strong>vực</strong> khảo sát. Những điều<br />

đó gây lo lắng về sức khỏe cộng đồng <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> <strong>và</strong> du khách đến tham quan <strong>khu</strong><br />

<strong>vực</strong> Phong Nha – Kẻ Bàng.<br />

2. <strong>CLN</strong> sông Son khá tốt khi <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> qua các thông số riêng biệt: Đa số các<br />

thông số riêng biệt đều thỏa mãn Quy chuẩn kỷ thuật Quốc gia về chất lượng nước<br />

mặt QCVN 08 : 2008/BTNMT (loại A1). Tuy vây, sông vẫn bị ô nhiễm vi <strong>khu</strong>ẩn<br />

(do tổng coliform cao trong nhiều mẫu) <strong>và</strong> <strong>CLN</strong> sông giảm xuống khi mưa to, do sự<br />

xói mòn rửa trôi từ đầu nguồn <strong>và</strong> hai bên bờ xuống lưu <strong>vực</strong> sông đã làm tăng ô<br />

nhiễm hữu cơ (tăng BOD 5 , COD), tăng tổng chất rắn lơ lững (TSS) <strong>và</strong> tổng sắt tan<br />

(Fe II,III ).<br />

3. Đã áp dụng mô hình Chỉ số <strong>CLN</strong> (WQI) do Tổng cục môi trường quy định<br />

tại Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/7/2011 để <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> <strong>CLN</strong> sông Son. Kết<br />

quả cho thấy, trong thời gian khảo sát (từ tháng 2-8/2011) chất lượng nước sông đều<br />

đạt mức I (<strong>CLN</strong> tốt) <strong>và</strong> mức II (<strong>CLN</strong> tương đối tốt); <strong>CLN</strong> sông trong tháng 8 (tháng<br />

có mưa dài ngày) kém hơn so với <strong>CLN</strong> tháng 2, 4 <strong>và</strong> 6.<br />

4. Trên cơ sở các kết quả thu được, đã đề xuất một số giải pháp kỷ thuật về<br />

quản lý khả thi, để cải thiện <strong>CLN</strong> cấp cho sinh hoạt ở <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> <strong>và</strong> đồng thời đề<br />

xuất chương trình quan trắc <strong>CLN</strong> phù hợp cho địa phương.


46<br />

TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />

Tiếng Việt<br />

1. Bộ Khoa học Công nghệ <strong>và</strong> Môi trường, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng<br />

(2002), Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường, Tập 1, 3, 4: Chất<br />

lượng nước, Hà Nội.<br />

2. Bộ Khoa học Công nghệ <strong>và</strong> Môi trường, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng<br />

(2002), Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng,<br />

Hà Nội.<br />

3. Bộ Y tế (2009), QCVN 01 : 2008/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất<br />

lượng nước ăn uống, Hà Nội.<br />

4. Bộ Y tế (2009), QCVN 02 : 2008/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất<br />

lượng nước sinh hoạt, Hà Nội.<br />

5. Bộ Tài nguyên <strong>và</strong> Môi trường (2008), QCVN 08 : 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ<br />

thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt, Hà Nội.<br />

6. Bộ Tài nguyên <strong>và</strong> Môi trường (2008), QCVN 09 : 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ<br />

thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm, Hà Nội.<br />

7. Chi cục thống kê huyện <strong>Bố</strong> <strong>Trạch</strong> (2011), Niên <strong>giá</strong>m thống kê huyện <strong>Bố</strong> <strong>Trạch</strong><br />

2010, <strong>Quảng</strong> <strong>Bình</strong>.<br />

8. Nguyễn Văn Hợp <strong>và</strong> cộng sự (2007), Báo cáo kết quả hoạt động quản lý<br />

nguồn nước 2 <strong>xã</strong> thuộc Dự án: Thí điểm phục hồi đất lâm nghiệp bị ảnh<br />

hưởng chất độc da cam ở tỉnh <strong>Quảng</strong> Trị, <strong>Quảng</strong> Trị.<br />

9. Nguyễn Văn Hợp, Thuỷ Châu Tờ, Nguyễn Hữu Nam (2004), “Đánh <strong>giá</strong> chất<br />

lượng nước sông Hương dựa <strong>và</strong>o chỉ số chất lượng nước (WQI)”, Tạp chí<br />

<strong>Phân</strong> <strong>tích</strong> Hoá, Lý <strong>và</strong> Sinh học, 9 (2), tr. 23-32.<br />

10. Nguyễn Văn Hợp <strong>và</strong> nnk (2003), Nghiên cứu <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> chất lượng nước sông<br />

Hương <strong>và</strong> hệ đầm phá Việt - Pháp, Báo cáo chuyên đề khoa học thuộc Dự án<br />

đầm phá Việt - Pháp, Huế.<br />

11. Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Nguyễn Mạnh Hưng, Thủy Châu<br />

Tờ (2010), “Đánh <strong>giá</strong> chất lượng nước sông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế dựa


47<br />

<strong>và</strong>o chỉ số chất lượng nước (WQI)”, Tạp chí khoa học – Đại học Huế, 58, tr.<br />

77-85.<br />

12. Ủy ban nhân dân <strong>xã</strong> <strong>Sơn</strong> <strong>Trạch</strong> (2011), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch<br />

Kinh tế - Xã hội, An ninh - Quốc phòng 6 tháng đầu năm <strong>và</strong> nhiệm vụ, giải<br />

pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2011, <strong>Quảng</strong> <strong>Bình</strong>.<br />

13. Sở Thương mại <strong>và</strong> Du lịch tỉnh <strong>Quảng</strong> <strong>Bình</strong> (2007), Báo cáo <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> tác<br />

động môi trường: Dự án đầu tư xây dựng Đường <strong>khu</strong> du lịch Phong Nha, trục<br />

32m.<br />

14. Nguyễn Thanh <strong>Sơn</strong> <strong>và</strong> cộng sự (2009), Báo cáo điều tra, <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> chất lượng<br />

nước sinh hoạt nông thôn tỉnh <strong>Quảng</strong> trị, Hà Nội.<br />

15. Thủy Châu Tờ (2004), <strong>Phân</strong> <strong>tích</strong> <strong>và</strong> <strong>đánh</strong> <strong>giá</strong> chất lượng nước dựa <strong>và</strong>o chỉ số<br />

chất lượng nước (WQI): Áp dụng cho một số công trình quan trọng trên địa<br />

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế <strong>và</strong> <strong>Quảng</strong> Trị, Luận văn Thạc sĩ Hóa học, trường<br />

ĐHSP – Đại học Huế.<br />

16. Tổng cục Môi trường (2011), Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng<br />

nước, Hà Nội.<br />

Tiếng Anh<br />

17. Bhargava D. S. (1983), “Use of water quality index for river classification and<br />

zoning of Ganga river”, Environmental Pollution (Series B), 6, pp. 51-67.<br />

18. Bhargava D. S. (1985), "Water quality variations and control technology of<br />

Yamuna river", Environmental Pollution (Series A), 37, pp. 355-376.<br />

19. Canadian Council of Ministers of the Environment (2001), Canadian water<br />

quality guidelines for the protection of aquatic life, Canada.<br />

20. Clesceri L. S., Greenberg A. E., Eaton A. D. (1998), Standard methods for the<br />

examination of water and wastewater, 20 th Ed., APHA, USA.<br />

21. Deborah Chapman (1992), Water quality assessments, 1 st Ed., Chapman &<br />

Hall, WHO, UNESCO, UNEP, Great Britain.<br />

22. Geof Howell (2004). “CCME National Water Quality Index Workshop”,<br />

Halifax Nova Scotia, Canada.


48<br />

23. Hop N. V., Khoa N. X., Nghi T. V., Viet P. H., Yasaka Y., Tanaka M. (2003),<br />

"Surface water quality in Thua Thien - Hue province", The 4 th General<br />

Seminar of the Core University Program: Environmental Science and<br />

Technology for Sustainable Development, Osaka University, Japan, pp. 79-88.<br />

24. Horwitz W., Albert R. (1997), “The concept of Uncertainty as Applied to<br />

chemical Measurement”, Analyst 122, pp. 615-617.<br />

25. Lieu P. K. (1997), Water quality management: A case study of the Huong<br />

river in the Hue city, VietNam, Master thesis, AIT, Bangkok, Thailand.<br />

26. Miller J. C., Miller J. N. (2005) statistics and Chemometrics for Analytical<br />

Chemistry, Ed. 5 th , Pearson Education Limited, England.<br />

27. Ott W. R. (1978), Environmental indices - Theory and practice, Ann Arbor<br />

Science Publishing Inc.<br />

28. Roger N. Reeve (2002). Introductinon to Environmental Analysis, John Wiley<br />

& Sons, Ltd, England.<br />

29. Swamee, P. K., and Tyagi, A. (2000). “Describing water quality with an<br />

aggregate index”, Journal of Environmental Engineering, 126 (5), 451-455.<br />

30. World Health Organization, Euro Commision (2002). Eutrophication and<br />

health, Office for Office for Offical Publication of the European comunaties,<br />

Luxembourg.


49<br />

PHỤ LỤC


50<br />

PHỤ LỤC 1<br />

Phụ lục 1.1. Bảng tọa độ các vị trí lấy mẫu<br />

TT Ký hiệu mẫu X Y<br />

1. CL2-1 17 0 36’25,8” N 106 0 19’55,0” E<br />

2. CL2-2 17 0 36’23,6” N 106 0 19’59,0” E<br />

3. CL2-3 17 0 36’21,6” N 106 0 20’01,0” E<br />

4. XS-1 17 0 37’14,6” N 106 0 18’43,2” E<br />

5. XS-2 17 0 37’13,5” N 106 0 18’37,2” E<br />

6. XS-3 17 0 37’15,8” N 106 0 18’47,6” E<br />

7. CL1-1 17 0 36’56,9” N 106 0 19’09,9” E<br />

8. CL1-2 17 0 36’49,7” N 106 0 18’58,5” E<br />

9. PN-1 17 0 35’41,4” N 106 0 17’09,4” E<br />

10. PN-2 17 0 35’48,3” N 106 0 17’23,3” E<br />

11. HL-1 17 0 36’43,2” N 106 0 18’18,5” E<br />

12. HL-2 17 0 36’39,1” N 106 0 18’16,1” E<br />

13. HL-3 17 0 36’39,8” N 106 0 18’20,9” E<br />

14. R1 17 0 36’49,8” N 106 0 18’58,5” E<br />

15. R2 17 0 35’16,3” N 106 0 16’47,6” E


51<br />

Phụ lục 1.2. Bản đồ vị trí lấy mẫu


52<br />

PHỤ LỤC 2<br />

Phụ lục 2.1. Kết quả đo đạc <strong>và</strong> phân <strong>tích</strong> chất lượng nước đợt 1, ngày lấy mẫu 26/02/2011<br />

TT Thông số Đơn vị<br />

Ký hiệu mẫu<br />

CL2-1 CL2-2 CL2-3 XS-1 XS-2 XS-3 CL1-1 CL1-2<br />

1. Nhiệt độ<br />

0 C 25,9 24,6 22,3 25,5 26,1 24,3 22,8 26,4<br />

2. pH 5,6 4,9 5,8 6,7 6,9 6,9 7,1 7,4<br />

3. Độ dẫn (EC) µS/cm 289 381 249 477 224 577 463 605<br />

4. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 153 201 131 252 118 305 245 320<br />

5. Tổng chất rắn lơ lững (TSS) mg/L < 1 < 1 < 1 < 1 < 1 < 1 < 1 2<br />

6. COD (KMnO 4 ) mg/L 0,8 1,7 1,9 0,8 1,4 0,9 0,8 0,6<br />

7. Nitrat (N-NO 3 ) mg/L 2,4 4,8 0,3 1,3 1,4 5,1 1,6 1,3<br />

8. Amoni (N-NH + 4 /NH 3 ) mg/L < 0,01 < 0,01 0,04 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

9. Phốt phát (P-PO 4 ) mg/L < 0,01 0,03 0,06 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

10. Tổng sắt tan mg/L 0,22 0,25 0,99 < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03<br />

11. Độ cứng (theo CaCO 3 ) mg/L 76 44 46 168 116 200 224 246<br />

12. tổng coliform MPN/100mL < 1 28 42 < 1 < 1 4 5 < 1


53<br />

Phụ lục 2.1. Kết quả đo đạc <strong>và</strong> phân <strong>tích</strong> chất lượng nước đợt 1, ngày lấy mẫu 26/02/2011(tiếp theo)<br />

TT Thông số Đơn vị<br />

Ký hiệu mẫu<br />

PN-1 PN-2 HL-1 HL-2 HL-3 R1 R2<br />

1. Nhiệt độ<br />

0 C 27,3 28,8 26,9 26,3 26,2 22,8 22,9<br />

2. pH 6 7,4 6,3 7,2 7,4 7,8 7,6<br />

3. Độ dẫn điện (EC) µS/cm 331 409 807 820 437 338 365<br />

4. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 175 216 427 434 231 179 193<br />

5. Tổng chất rắn lơ lững (TSS) mg/L < 1 < 1 < 1 < 1 < 1 3 2<br />

6. Ôxy hòa tan (DO) mg/L - - - - - 7,2 7,6<br />

7. COD mg/L 1 1,6 1,8 1,7 1 12 12<br />

8. BOD 5 (20 0 C) mg/L - - - - - 2 2<br />

9. Nitrat (N-NO 3 ) mg/L 0,5 0,4 2,8 0,6 0,5 < 0,1 < 0,1<br />

10. Amoni (N-NH + 4 /NH 3 ) mg/L < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

11. Photphat (P-PO 4 ) mg/L < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

12. Tổng sắt tan mg/L < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03 0,11 0,12<br />

13. Độ cứng (theo CaCO 3 ) mg/L 171 185 240 231 216 168 187<br />

14. tổng coliform MPN/100mL < 1 < 1 4 < 1 1 3800 2700


54<br />

Phụ lục 2.2. Kết quả đo đạc <strong>và</strong> phân <strong>tích</strong> chất lượng nước đợt 2, ngày lấy mẫu 05/04/2011<br />

TT Thông số Đơn vị<br />

Ký hiệu mẫu<br />

CL2-1 CL2-2 CL2-3 XS-1 XS-2 XS-3 CL1-1 CL1-2<br />

1. Nhiệt độ<br />

0 C 26,8 25,9 26 26 26,2 25,2 25,6 28,9<br />

2. pH 5,5 4,8 5,7 6,7 7 6,1 6,4 7<br />

3. Độ dẫn (EC) µS/cm 246 348 250 474 225 534 466 592<br />

4. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 130 184 132 251 119 282 246 313<br />

5. Tổng chất rắn lơ lững (TSS) mg/L < 1 < 1 < 1 < 1 < 1 < 1 < 1 < 1<br />

6. COD (KMnO 4 ) mg/L 0,8 2,2 1,2 1 1,2 1 1 1<br />

7. Nitrat (N-NO 3 ) mg/L 2,1 5,4 0,5 0,9 1,5 5,7 1,8 0,7<br />

8. Amoni (N-NH + 4 /NH 3 ) mg/L < 0,01 < 0,01 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

9. Phốt phát (P-PO 4 ) mg/L < 0,01 < 0,01 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

10. Đồng µg/L 0,8 1,7 1,2 0,5 0,3 0,9 < 0,1 < 0,1<br />

11. Chì µg/L 0,4 0,8 0,6 0,9 0,9 1,1 0,6 < 0,1<br />

12. Cadimi µg/L 2,7 2,3 2,8 0,3 0,3 0,4 0,1 1,2<br />

13. Kẽm µg/L 12,2 9,2 10,0 17,2 15,0 4,6 12,2 2,2<br />

14. Tổng sắt tan mg/L 0,04 0,11 0,34 < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03<br />

15. Độ cứng (theo CaCO 3 ) mg/L 60 48 62 236 110 156 242 230<br />

16. tổng coliform MPN/100mL < 1 26 46 < 1 < 1 12 8 < 1


55<br />

Phụ lục 2.2. Kết quả đo đạc <strong>và</strong> phân <strong>tích</strong> chất lượng nước đợt 2, ngày lấy mẫu 05/04/2011(tiếp theo)<br />

TT Thông số Đơn vị<br />

Ký hiệu mẫu<br />

PN-1 PN-2 HL-1 HL-2 HL-3 R1 R2<br />

1. Nhiệt độ<br />

0 C 27,4 27,7 26,2 26 26,4 25,7 25,5<br />

2. pH 6,2 7 6,1 6,9 7 7,7 7,7<br />

3. Độ dẫn điện (EC) µS/cm 336 389 777 802 432 341 348<br />

4. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 177 206 411 425 228 180 184<br />

5. Tổng chất rắn lơ lững (TSS) mg/L < 1 < 1 < 1 < 1 < 1 1 2<br />

6. Ôxy hòa tan (DO) mg/L - - - - - 7,8 6,9<br />

7. COD mg/L 1 1,2 1,2 1,2 1 12 12<br />

8. BOD 5 (20 0 C) mg/L - - - - - 1 1<br />

9. Nitrat (N-NO 3 ) mg/L 0,3 0,3 2,6 0,1 0,1 < 0,1 < 0,1<br />

10. Amoni (N-NH + 4 /NH 3 ) mg/L < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

11. Photphat (P-PO 4 ) mg/L < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

12. Đồng µg/L < 0,1 < 0,1 < 0,1 0,0 0,4 < 0,1 < 0,1<br />

13. Chì µg/L 0,6 1,5 4,9 4,6 5,1 < 0,1 < 0,1<br />

14. Cadimi µg/L 0,6 0,7 0,6 0,6 0,7 < 0,1 < 0,1<br />

15. Kẽm µg/L 1,9 1,6 7,8 7,9 8,0 0,3 0,1<br />

16. Tổng sắt tan mg/L < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03 0,06 0,05<br />

17. Độ cứng (theo CaCO 3 ) mg/L 184 170 226 231 208 170 180<br />

18. tổng coliform MPN/100mL < 1 < 1 1 < 1 2 3200 2600


56<br />

Phụ lục 2.3. Kết quả đo đạc <strong>và</strong> phân <strong>tích</strong> chất lượng nước đợt 3, ngày lấy mẫu 17/06/2011<br />

TT Thông số Đơn vị<br />

Ký hiệu mẫu<br />

CL2-1 CL2-2 CL2-3 XS-1 XS-2 XS-3 CL1-1 CL1-2<br />

1. Nhiệt độ<br />

0 C 25,2 25,4 25,2 25,6 25,4 25,5 26,3 25,9<br />

2. pH 5,6 4,9 5,6 6,8 6,4 6,4 6,8 7,4<br />

3. Độ dẫn (EC) µS/cm 267 256 233 498 244 555 487 678<br />

4. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 141 135 123 263 129 294 258 359<br />

5. Tổng chất rắn lơ lững (TSS) mg/L 0 2 6 < 1 < 1 < 1 < 1 0<br />

6. COD (KMnO 4 ) mg/L 1,8 2,2 2,6 1,2 1,4 1 1,8 1,8<br />

7. Nitrat (N-NO 3 ) mg/L 2,8 5,8 0,3 0,9 1,1 5,2 1,7 1,6<br />

8. Amoni (N-NH + 4 /NH 3 ) mg/L < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

9. Phốt phát (P-PO 4 ) mg/L < 0,01 < 0,01 0,04 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

10. Tổng sắt tan mg/L 0,13 0,22 1,04 < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03<br />

11. Độ cứng (theo CaCO 3 ) mg/L 88 42 60 242 124 168 244 222<br />

12. tổng coliform MPN/100mL < 1 45 68 < 1 < 1 8 7 < 1


57<br />

Phụ lục 2.3. Kết quả đo đạc <strong>và</strong> phân <strong>tích</strong> chất lượng nước đợt 3, ngày lấy mẫu 17/06/2011 (tiếp theo)<br />

TT Thông số Đơn vị<br />

Ký hiệu mẫu<br />

PN-1 PN-2 HL-1 HL-2 HL-3 R1 R2<br />

1. Nhiệt độ<br />

0 C 26,3 26,7 26,7 26,8 26,2 24,9 24,7<br />

2. pH 7,3 7,5 6,5 7,2 7,1 7,4 7,4<br />

3. Độ dẫn điện (EC) µS/cm 499 509 846 892 456 333 309<br />

4. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 264 269 448 472 241 176 163<br />

5. Tổng chất rắn lơ lững (TSS) mg/L 1 < 1 < 1 < 1 < 1 32 41<br />

6. Ôxy hòa tan (DO) mg/L - - - - - 5,8 5,2<br />

7. COD mg/L 1,6 1,4 2,2 2 1,8 14 14<br />

8. BOD 5 (20 0 C) mg/L - - - - - 2 2<br />

9. Nitrat (N-NO 3 ) mg/L 0,4 0,3 4 0,5 0,5 < 0,1 < 0,1<br />

10. Amoni (N-NH + 4 /NH 3 ) mg/L < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

11. Photphat (P-PO 4 ) mg/L < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

12. Tổng sắt tan mg/L < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03 0,06 0,05<br />

13. Độ cứng (theo CaCO 3 ) mg/L 188 208 276 288 268 164 156<br />

14. tổng coliform MPN/100mL < 1 < 1 10 < 1 2 1300 1400


58<br />

Phụ lục 2.4. Kết quả đo đạc <strong>và</strong> phân <strong>tích</strong> chất lượng nước đợt 4, ngày lấy mẫu 06/08/2011<br />

TT Thông số Đơn vị<br />

Ký hiệu mẫu<br />

CL2-1 CL2-2 CL2-3 XS-1 XS-2 XS-3 CL1-1 CL1-2<br />

1. Nhiệt độ<br />

0 C 26,5 26,4 27,2 26,2 26,4 26,5 27,8 27,4<br />

2. pH 5,5 4,9 5,8 6,6 6,3 6,6 6,7 7,2<br />

3. Độ dẫn (EC) µS/cm 300 235 266 538 267 538 458 625<br />

4. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 158 124 140 285 141 285 242 331<br />

5. Tổng chất rắn lơ lững (TSS) mg/L 0 2 2 < 1 < 1 < 1 < 1 0<br />

6. COD (KMnO 4 ) mg/L 1,6 2 2,8 0,8 1,6 0,8 1,8 1,6<br />

7. Nitrat (N-NO 3 ) mg/L 2,6 6,6 0,6 1 1,3 6 2 1,1<br />

8. Amoni (N-NH + 4 /NH 3 ) mg/L < 0,01 < 0,01 0,02 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

9. Phốt phát (P-PO 4 ) mg/L < 0,01 0,01 0,08 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

10. Đồng µg/L 0,7 1,5 1,0 0,4 0,2 0,7 < 0,1 < 0,1<br />

11. Chì µg/L 0,5 0,5 0,5 1,5 1,6 1,7 1,2 < 0,1<br />

12. Cadimi µg/L 2,1 2,2 2,2 0,1 0,1 0,3 0,1 1,2<br />

13. Kẽm µg/L 12,8 9,8 10,6 17,8 15,6 5,3 12,8 2,8<br />

14. Tổng sắt tan mg/L 0,06 0,17 1,11 < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03<br />

15. Độ cứng (theo CaCO 3 ) mg/L 96 44 66 252 110 170 210 232<br />

16. tổng coliform MPN/100mL < 1 120 180 < 1 < 1 40 12 < 1


59<br />

Phụ lục 2.4. Kết quả đo đạc <strong>và</strong> phân <strong>tích</strong> chất lượng nước đợt 4, ngày lấy mẫu 06/08/2011 (tiếp theo)<br />

TT Thông số Đơn vị<br />

Ký hiệu mẫu<br />

PN-1 PN-2 HL-1 HL-2 HL-3 R1 R2<br />

1. Nhiệt độ<br />

0 C 28,3 28,2 27,7 27,8 27,2 25 25,2<br />

2. pH 7 7,2 6,4 7,3 7 7,3 7,2<br />

3. Độ dẫn điện (EC) µS/cm 484 512 867 1101 467 307 311<br />

4. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 256 271 459 583 247 162 164<br />

5. Tổng chất rắn lơ lững (TSS) mg/L 1 < 1 < 1 < 1 < 1 89 81<br />

6. Ôxy hòa tan (DO) mg/L - - - - - 5,6 5,2<br />

7. COD mg/L 1,6 1,4 2,6 1,8 1,4 22 22<br />

8. BOD 5 (20 0 C) mg/L - - - - - 3 3<br />

9. Nitrat (N-NO 3 ) mg/L 0,3 0,3 3,6 0,4 0,3 < 0,1 < 0,1<br />

10. Amoni (N-NH + 4 /NH 3 ) mg/L < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

11. Photphat (P-PO 4 ) mg/L < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01<br />

12. Đồng µg/L < 0,1 < 0,1 < 0,1 0,6 0,6 < 0,1 < 0,1<br />

13. Chì µg/L 1,2 1,2 4,3 4,5 4,5 < 0,1 < 0,1<br />

14. Cadimi µg/L 0,6 0,3 0,5 0,5 0,6 < 0,1 < 0,1<br />

15. Kẽm µg/L 2,5 2,2 8,4 8,6 8,6 0,5 0,4<br />

16. Tổng sắt tan mg/L < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03 < 0,03 1,86 1,72<br />

17. Độ cứng (theo CaCO 3 ) mg/L 190 196 268 258 226 160 158<br />

18. tổng coliform MPN/100mL < 1 < 1 22 < 1 4 1800 1700


1<br />

PHỤ LỤC 3<br />

Phụ lục 3.1. Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt<br />

(QCVN 08 : 2008/BTNMT)<br />

Giá trị giới hạn<br />

TT Thông số Đơn vị A<br />

B<br />

A1 A2 B1 B2<br />

1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9<br />

2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2<br />

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100<br />

4 COD mg/l 10 15 30 50<br />

5 BOD 5 (20 0 C) mg/l 4 6 15 25<br />

6 Amoni (NH + 4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1<br />

7 Clorua (Cl - ) mg/l 250 400 600 -<br />

8 Florua (F - ) mg/l 1 1,5 1,5 2<br />

9 Nitrit (NO - 2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05<br />

10 Nitrat (NO - 3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15<br />

11 Phosphat (PO 3- 4 ) (tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5<br />

12 Xianua (CN - ) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02<br />

13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1<br />

14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01<br />

15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05<br />

16 Crom III (Cr 3+ ) mg/l 0,05 0,1 0,5 1<br />

17 Crom VI (Cr 6+ ) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05<br />

18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1<br />

19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2<br />

20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1<br />

21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2<br />

22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002<br />

23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5<br />

24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3<br />

25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02<br />

26<br />

27<br />

Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ<br />

Aldrin + Dieldrin<br />

Endrin<br />

BHC<br />

DDT<br />

Endosunfan(Thiodan)<br />

Lindan<br />

Chlordane<br />

Heptachlor<br />

µg/l<br />

µg/l<br />

µg/l<br />

µg/l<br />

µg/l<br />

µg/l<br />

µg/l<br />

µg/l<br />

0,002<br />

0,01<br />

0,05<br />

0,001<br />

0,005<br />

0,3<br />

0,01<br />

0,01<br />

0,004<br />

0,012<br />

0,1<br />

0,002<br />

0,01<br />

0,35<br />

0,02<br />

0,02<br />

0,008<br />

0,014<br />

0,13<br />

0,004<br />

0,01<br />

0,38<br />

0,02<br />

0,02<br />

0,01<br />

0,02<br />

0,015<br />

0,005<br />

0,02<br />

0,4<br />

0,03<br />

0,05<br />

Hoá chất bảo vệ thực vật phospho<br />

hữu cơ µg/l 0,1 0,2 0,4 0,5


2<br />

Paration<br />

µg/l 0,1 0,32 0,32 0,4<br />

Malation<br />

Hóa chất trừ cỏ<br />

2,4D<br />

µg/l 100 200 450 500<br />

28<br />

2,4,5T<br />

µg/l 80 100 160 200<br />

Paraquat<br />

µg/l 900 1200 1800 2000<br />

29 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1<br />

30 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0<br />

31 E.coli<br />

MPN/<br />

100ml<br />

20 50 100 200<br />

32 Coliform<br />

MPN/<br />

100ml<br />

2500 5000 7500 10000<br />

Chú thích:<br />

- Cột A1: Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt <strong>và</strong> các mục đích khác<br />

như loại A2, B1, B2.<br />

- Cột A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công<br />

nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng<br />

như loại B1 <strong>và</strong> B2.<br />

- Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng<br />

khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.<br />

- Cột B2: Dùng cho mục đích giao thông thủy <strong>và</strong> các mục đích khác với yêu<br />

cầu chất lượng nước thấp.


3<br />

Phụ lục 3.2. Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm<br />

(QCVN 09 : 2008/BTNMT)<br />

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn<br />

1 pH - 5,5 - 8,5<br />

2 Độ cứng (tính theo CaCO 3 ) mg/l 500<br />

3 Chất rắn tổng số mg/l 1500<br />

4 COD (KMnO 4 ) mg/l 4<br />

5 Amôni (tính theo N) mg/l 0,1<br />

6 Clorua (Cl - ) mg/l 250<br />

7 Florua (F - ) mg/l 1,0<br />

8 Nitrit (NO - 2) (tính theo N) mg/l 1,0<br />

9 Nitrat (NO - 3) (tính theo N) mg/l 15<br />

10 Sulfat (SO 2- 4 ) mg/l 400<br />

11 Xianua (CN - ) mg/l 0,01<br />

12 Phenol mg/l 0,001<br />

13 Asen (As) mg/l 0,05<br />

14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005<br />

15 Chì (Pb) mg/l 0,01<br />

16 Crom VI (Cr 6+ ) mg/l 0,05<br />

17 Đồng (Cu) mg/l 1,0<br />

18 Kẽm (Zn) mg/l 3,0<br />

19 Mangan (Mn) mg/l 0,5<br />

20 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001<br />

21 Sắt (Fe) mg/l 5<br />

22 Selen (Se) mg/l 0,01<br />

23 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1<br />

24 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0<br />

25 E.Coli MPN/100ml<br />

không phát hiện<br />

thấy<br />

26 Coliform MPN/100ml 3

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!