13.07.2020 Views

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA TÊN CHUYÊN ĐỀ NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

https://app.box.com/s/y913l9oehof9ixqnxekzj5adz7eakiki

https://app.box.com/s/y913l9oehof9ixqnxekzj5adz7eakiki

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12

- Chủ yếu Al 2 O 3 được dùng để sản xuất nhôm.

- Một lượng nhỏ để điều chế đá quý nhân tạo trong suốt, lấp lánh và có màu rất đẹp được dùng làm

trang sức.

- Tinh thể Al 2 O 3 rất cứng khó bị ăn mòn cơ học nên dùng để chế tạo các chi tiết như chân kim đồng

hồ, dùng làm vật liệu mài. Ngoài ra, do tính chịu nhiệt cao Al 2 O 3 còn được dùng làm: chén nung,

ống nung và lớp lót trong các lò điện.

- Tinh thể Al 2 O 3 còn được dùng để chế tạo thiết bị phát tia laze,…do chúng có khả năng hấp thụ và

phát xạ năng lượng một cách đồng nhất.

- Trong y học, nhôm oxit tinh khiết còn được dùng làm ximăng trám răng.

7.2.2. Nhôm hidroxit Al(OH) 3 .

a. Tính chất.

- Là hợp chất màu trắng, kết tủa keo, không tan trong nước, không bền nhiệt.

- Dễ bị nhiệt phân thành nhôm oxit:

t

2Al(OH) o

3 ⎯⎯→ Al 2 O 3 + 3H 2 O

- Al(OH) 3 có tính lưỡng tính

Al(OH) 3 + 3HCl → AlCl 3 + 3H 2 O

(hay Al(OH) 3 + 3H + →Al 3+ + 3H 2 O)

Al(OH) 3 + NaOH → NaAlO 2 + 2H 2 O

(hay Al(OH) 3 + OH - → [Al(OH) 4 ] - )

Chú ý:Al 2 O 3 , Al(OH) 3 không tan trong dung dịch bazơ yếu như dung dịch NH 3 , không tan trong

dung dịch axit yếu như axit cacbonic. Vì vậy, để điều chế Al(OH) 3 người ta cho dung dịch muối

Al 3+ phản ứng với dung dịch NH 3 dư.

- Al(OH) 3 thể tính bazơ trội hơn tính axit. Do có tính axit rất yếu (yếu hơn cả axit H 2 CO 3 ) nên:

NaAlO 2 + CO 2 + 2H 2 O → Al(OH) 3 ↓ + NaHCO 3

b. Điều chế.

- Muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm (vừa đủ)

AlCl 3 + NaOH → Al(OH) 3 ↓+ NaCl

- Nếu dư kiềm: Al(OH) 3 + NaOH → NaAlO 2 + 2H 2 O

=> Bổ sung kiến thức.

- Dùng các muối thủy phân hoặc kiềm yếu

2AlCl 3 + 3Na 2 CO 3 + 3H 2 O → 2Al(OH) 3 ↓ + 6NaCl + 3CO 2 ↑

AlCl 3 + 3NH 3 + 3H 2 O → Al(OH) 3 ↓ + 3NH 4 Cl

- Từ muối NaAlO 2 và axit

2NaAlO 2 + CO 2 + 3H 2 O → 2 Al(OH) 3 ↓ + Na 2 CO 3

NaAlO 2 + HCl vừa đủ + H 2 O → Al(OH) 3 ↓ + NaCl

7.2.3. Muối của nhôm.

a. Muối (SO 4 2- ; NO 3 - ; Cl - ...) của nhôm:

- Nhôm sunfat Al 2 (SO 4 ) 3 là chất bột màu trắng, bị nhiệt phân trên 770 o C.

- K 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O: phèn nhôm (phèn chua, thủy phân trong nước tạo môi trường axit).

+ Phèn chua có dạng tinh thể, không màu, có vị hơi chua và chát, được dùng nhiều trong công

nghiệp giấy, nhuộm, thuộc da và làm sạch các kết tủa có trong nước.

KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O → K + + Al 3+ + 2SO 4 2- + 12H 2 O

Al 3+ + 3H 2 O → Al(OH) 3 ↓ + 3H +

+ Trong công nghiệp giấy, nhôm sunfat và phèn nhôm được cho vào bột giấy cùng với muối ăn.

=> Kiến thức bổ sung:Công thức tổng quát muối nhôm: Al x X 3

- Tính chất hóa học của muối nhôm còn phụ thuộc vào gốc axit X.

- Nếu Al x X 3 là muối tan thì có tính chất chung tác dụng với dung dịch kiềm:

5

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!