02.04.2013 Views

tại đây - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

tại đây - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

tại đây - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

không thể thiếu ở bào chất. Như vậy tuỳ theo sự thay đổi chất liệu di truyền ở đâu mà<br />

ta có thể phân biệt 3 kiểu sinh sản hữu tính: sự liên hợp, sự tiếp hợp và sự thụ tinh.<br />

* Sự liên hợp là kiểu sinh sản chỉ có sự trao đổi bào chất chứ không có biến đổi<br />

bộ NST trong hai cá thể ban đầu. Kiểu sinh sản này thấy ở những động vật nguyên<br />

sinh bậc thấp. Kết thúc quá trình sinh sản không tăng số lượng cá thể nhưng có thay<br />

đổi chất liệu li truyền ở bào chất và ở tương quan bào chất với bộ NST. Diễn biến sự<br />

liên hợp gồm các khâu: hai cá thể đơn bào (lưỡng bội) áp sát nhau, màng bào <strong>tại</strong> vùng<br />

áp sát tan biến, tế bào chất của hai cá thể trao đổi với nhau, hai cá thể tách rời nhau với<br />

chất liệu di truyền ở bào chất được đổi mới.<br />

* Sự tiếp hợp: Kiểu sinh sản hữu tính này không có sự trao đổi bào chất, cũng<br />

không có sự hình thành giao tử nhưng đã có sự giảm phân nhân lưỡng bội thành nhân<br />

đơn bội. Hơn thế nữa ở <strong>đây</strong> còn diễn ra sự kết hợp 2 nhân đơn bội thành nhân lưỡng<br />

bội ở cả 2 cá thể ban đầu. Sự kết hợp chéo này giữa hai nhân đơn bội dẫn đến sự đổi<br />

mới chất liệu di truyền ở bộ NST trong cả 2 cá thể đơn bào ban đầu. Cơ chế gồm các<br />

pha: hai cá thể áp sát nhau, màng bào nơi áp sát tan biến, nhân sinh dưỡng tan biến,<br />

nhân sinh sản lưỡng bội giảm phân thành 4 nhân đơn bội, 3 trong 4 nhân đơn bội tan<br />

biến, nhân đơn bội còn lại nguyên phân thành 1 nhân đơn bội bất động và 1 nhân đơn<br />

bội di động, hai cá thể trao đổi nhân đơn bội di động và có sự tổ hợp nhân di động và<br />

nhân bất động trong mỗi cá thể, hai cá thể rời nhau và phát triển thành 2 cá thể với sự<br />

đổi mới bộ NST (diễn ra duy nhất ở Trùng tơ).<br />

* Sự thụ giao: có bản chất là sự kết hợp giữa hai giao tử nguồn gốc khác nhau và<br />

tính dục không giống nhau. Tùy theo tương quan hình thái của hai giao tử mà phân<br />

biệt 3 dạng của kiểu sinh sản này là đồng giao (khác nhau về tính dục; giống nhau về<br />

hình thái, kích thước), là dị giao (khác nhau về tính dục, về kích thước nhưng giống<br />

nhau về hình tháp và là noãn giao (khác nhau về tính dục, hình thái và kích thước).<br />

Đối với dạng noãn giao ta thường gọi giao tử đực là tinh trùng (nhỏ, có đuôi để vận<br />

động, rất ít bào chất) và giao tử cái là noãn (quen gọi là trứng dù chưa được thụ tinh;<br />

lớn hơn, hình cầu hay hình quả trứng, không có khả năng vận động). Kiểu sinh sản này<br />

không có trao đổi bào chất nhưng có sự thay đổi chất liệu di truyền nhờ trải qua 2 quá<br />

trình: sự sinh giao tử và sự thụ tinh.<br />

+ Sự sinh giao tử là quá trình hình thành giao tử (đơn bội khác nhau về tính dục<br />

thông qua cơ chế giảm phân từ tế bào sinh dục nguyên thủy (lưỡng bội) của một cá thể<br />

(loài lưỡng tính biệt) hoặc của hai cá thể phân biệt giới tính (loài đơn tính dục).<br />

+ Sự thụ tinh là quá trình kết hợp của hai giao tử khác nhau về nguồn gốc và tính<br />

dục mà thực tế là sự tổ hợp hai nhân đơn bội thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội. Tuỳ<br />

theo lối sống của các loài, ta thấy ở động vật có hai hình thức thụ tinh phân biệt nhau<br />

rõ rệt là sự thụ tinh trong nay ngoài cơ thể.<br />

Sự thụ tinh ngoài phổ biến ở những loài sống trong nước. Kiểu thụ tinh này có<br />

10

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!