02.04.2013 Views

tại đây - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

tại đây - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

tại đây - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

và bất kỳ mặt phẳng nào qua tâm đối xứng cũng chia cơ thể ra hai nửa lương đương<br />

nhau.<br />

1.5.2. Đối xứng toả tròn<br />

Cơ thể có một trục đối xứng vuông góc với mặt phẳng của cơ thể và bất kỳ mặt<br />

phẳng nào đi qua trục đối xứng cũng chia cơ thể thành hai nửa giống nhau về thành<br />

phần bên ngoài cũng như bên trong. Kiểu đối xứng này gặp ở Ruột túi, Sứa lược và Da<br />

gai. Các động vật với kiểu đối xứng này có các cơ quan được phân bố đều xung quanh<br />

trục đối xứng; ở chúng không phân biệt được đầu đuôi, phải trái nhưng đã phân biệt<br />

được phía trên (mặt lưng) và phía dưới (mặt bụng). Kiểu đối xứng này thích ứng với<br />

các động vật có lối sống di động thụ động (nhờ gió, dòng nước đẩy đi) hoặc sống cố<br />

định.<br />

1. 5.3. Đối xứng hai bên<br />

Cơ thể chỉ có một mặt phẳng đối xứng đi qua trục cơ thể và chia cơ thể thành hai<br />

nửa giống nhau. Hầu hết các động vật đều có kiểu đối xứng này. Các động vật đối<br />

xứng hai bên đã phân biệt được phía trước- phía sau, bên trái- bên phải và mặt lưng-<br />

bụng, như vậy về vị trí trong không gian, ở chúng đã có hình dáng xác định. Trong cơ<br />

thể, các cơ quan chẵn được xếp ở hai bên và các cơ quan lẻ được xếp trên trục đối<br />

xứng của cơ thể. Kiểu đối xứng này thuận lợi cho quá trình vận động tích cực của<br />

động vật và chúng tồn <strong>tại</strong> ở hầu hết các ngành động vật.<br />

Ngoài ba kiểu đối xứng trên, ở nhóm động vật thuộc ngành thân mềm (lớp chân<br />

bụng - Gastropoda), cấu tạo cơ thể hoàn toàn không có tính đối xứng, do cơ thể bị<br />

xoắn vặn. Sự mất tính đối xứng là do sự biến đổi hình thái cơ thể để thích ứng với cấu<br />

tạo và hoạt động sống của chúng.<br />

1. 6. SƠ BỘ VỀ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT<br />

Sinh sản không chỉ là quá trình gia tăng số lượng cá thể mà còn là quá trình đổi<br />

mới chất liệu cá thể (chất lượng bộ NST). Chúng ta phân biệt sinh sản vô tính<br />

(vegetative reproduction) với sinh sản hữu tính (generative reprođuction). Dù theo<br />

hình thức sinh sản nào thì bộ NST cũng có các giai đoạn biến đổi: phân ly cặp NST<br />

tương đồng, nhân đôi NST, phân ly NST kép, tái tổ hợp cặp NST tương đồng.<br />

1. 6.1. Sự sinh sản vô tính (Vegctative reproduction)<br />

Sinh sản vô tính có thực chất là quá trình phân bào nguyên nhiễm. Cá thể con<br />

cháu có hình thái, hoạt động và nhất là chất liệu di truyền giống hệt cá thể xuất phát.<br />

Đặc điểm của phương thức sinh sản này là chỉ một cá thể (không phân biệt đực hay<br />

cái) tham gia vào quá trình sinh sản; kết thúc quá trình này cá thể ban đầu không tồn<br />

<strong>tại</strong> nữa và số lượng cá thể mới được tạo ra bao giờ cũng tăng lên (ít nhất là gấp đôi).<br />

Tuỳ theo đặc điểm về cơ chế diễn biến của quá trình, cách thức phân chia và theo số<br />

lượng cá thể được hình thành người ta phân biệt những kiểu sinh sản vô tính dưới <strong>đây</strong>.<br />

8

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!