02.04.2013 Views

tại đây - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

tại đây - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

tại đây - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

5.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG<br />

Chương 5<br />

NGÀNH GIUN DẸP (PLATHELMINTHES)<br />

Giun dẹp là ngành động vật còn ở mức độ tổ chức thấp của động vật có đối xứng<br />

hai bên, có 3 lá phôi và chưa có thể xoang. Cơ thể dẹt theo hướng lưng bụng, có hình<br />

lá, hình. phiến hay hình dải. Tất cả các bộ phận cơ thể đối xứng qua một mặt phẳng<br />

(đối xứng hai bên). Kích thước của giun dẹp sống tự do dài từ vài tâm đến vài em,<br />

song ở dạng ký sinh có thể dài từ vài mm đến 20m (Taenia solium dài 8m ký sinh ở<br />

ruột lợn; Taenia saginata dài 4-12m ký sinh ở ruột bò). Chúng là ngành động vật 2 lá<br />

phôi, miệng nguyên thuỷ. Cơ thể chưa có xoang chính thức. Xoang cơ thể là xoang<br />

nguyên sinh có các nội quan và được lấp đầy bởi nhu mô (mô liên kết).<br />

Ống tiêu hoá đơn giản, chỉ có ruột trước nguồn gốc từ lá phôi ngoài, ruột giữa<br />

nguồn gốc từ lá phôi trong, chưa có ruột sau và hậu môn. Hệ tiêu hoá có thể tiêu giảm<br />

ở những loài sống ký sinh. Không có hệ tuần hoàn. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Bài tiết<br />

nhờ nguyên đơn thận phân bố chủ yếu phần sau mặt bụng. Hệ thần kinh gồm có đôi<br />

hạch não, từ đó xuất phát nhiều dây thần kinh, phát triển nhất là hai dây bên.<br />

Cơ thể lưỡng tính với hệ sinh dục cấu tạo phức tạp. Ngoài túi tinh và túi trứng<br />

còn có nhiều phần phụ sinh dục làm nhiệm vụ dẫn sản phẩm sinh dục vào túi giao cấu,<br />

cung cấp chất dinh dưỡng cho noãn (trứng đã thụ tinh) từ tuyến noãn hoàng và tạo vỏ<br />

bảo vệ từ tuyến tạo vỏ trước khi xả noãn ra môi trường.<br />

5.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO<br />

Thành cơ thể giun dẹp sống tự do: ngoài cùng có những tế bào biểu mô hình trụ,<br />

xếp xen kẽ trong lớp này có các thể hình que, dưới lớp biểu mô là "lớp đáy" tạo hình<br />

dáng và làm chỗ bám cho hệ tơ cơ phức tạp. Lớp ngoài cùng là tơ cơ dọc rồi đến tơ cơ<br />

chéo và tơ cơ vòng. Ba lớp này hợp với biểu mô tạo nên bao biểu mô cơ. Ngoài ra giun<br />

dẹp còn có các dải tơ cơ lưng, dải tơ cơ bụng đặc biệt tạo cho cơ thể có hình dẹp theo<br />

hướng lưng bụng, phía trong là xoang cơ thể (xoang nguyên sinh: không thông trực<br />

tiếp với môi trường và bao bọc các nội quan). Xoang nguyên sinh ở giun dẹp lấp đầy<br />

nhu mô, có tác dụng làm cơ thể giun dẹp chắc và dễ di chuyển. Đối với giun dẹp ký<br />

sinh thành cơ thể tương tự, nhưng chúng phát triển thêm tầng Cuticun ở ngoài cùng để<br />

bảo vệ.<br />

Hệ thần kinh dạng chùm dây gồm hạch thần kinh là nơi tập trung các tế bào thần<br />

kinh và nhiều dây thần kinh đến các phần cơ thể xuất phát từ đó. Dây thần kinh gồm<br />

các tế bào thần kinh nằm rải rác trên các sợi thần kinh, các dây thần kinh phân nhánh<br />

đi khắp cơ thể. Ngoài ra ở các giun dẹp sống tự do có các cơ quan cảm giác (Sán tơ có<br />

mắt và cơ quan thăng bằng), còn ở loài sống ký sinh lại tiêu giảm, có khi tiêu giảm<br />

hoàn toàn.<br />

44

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!