02.04.2013 Views

tại đây - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

tại đây - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

tại đây - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

* Giai đoạn hình thành các cơ quan<br />

Kết thúc giai đoạn phát triển phôi, tế bào các lá phôi tiếp tục phân chia nguyên<br />

phân kết hợp phân hóa chức năng thành các tế bào mô khác nhau. Những mô bào này<br />

phối hợp với nhau tổ chức thành các bộ phận đảm nhiệm những hoạt động sống khác<br />

nhau gọi là cơ quan. Quá trình này diễn ra rất phức tạp và có nhiều nét riêng cho từng<br />

nhóm động vật, tuy nhiên ta có thể nêu những nét chung nhất.<br />

Từ lá phôi ngoài sẽ hình thành lớp tế bào và các phần bọc ngoài cơ thể (tuyến da,<br />

vẩy, lông, tầng cuticun...), hệ thần kinh, giác quan, phần trước và phần sau ống tiêu<br />

hoá (thường gọi là ruột trước và ruột sau).<br />

Từ lá phôi trong hình thành ruột giữa, các lồi ruột và tuyến tiêu hoá có liên quan<br />

tới ruột giữa.<br />

Từ lá phôi giữa hình thành mô liên kết, bộ xương trong, thành mạch máu, cơ<br />

quan bài tiết, một số phần của hệ sinh dục.<br />

Tuỳ từng nhóm động vật phôi có thể biến đổi dần để cho trưởlllg thành (gọi là<br />

phát triển trực tiếp, ví dụ trứng gà nở thành gà con, trứng giun đốt nở thành giun đốt<br />

con) hoặc phải qua nhiều giai đoạn trung gian mới cho trưởng thành (gọi là phát triển<br />

qua biến thái, ví dụ trứng ếch nở thành nòng nọc, trứng muỗi nở thành bọ gậy, trứng<br />

bướm nở thành tằm. Nòng nọc, bọ gậy, tằm khác trưởng thành cả về hình thái và hoạt<br />

động sống). Nhiều nhóm động vật không xương sống phát triển qua biến thái với các<br />

giai đoạn ấu trùng đặc trưng riêng của nó.<br />

1.8. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT<br />

Nhiệm vụ của phân loại <strong>học</strong> là nghiên cứu tính đa dạng của động vật, xác lập mối<br />

quan hệ hệ thống giữa các đơn vị phân loại với nhau dựa trên sự nghiên cứu các dấu<br />

hiệu giống và khác nhau giữa các loài để xây dựng một hệ thống gồm các bậc phân<br />

loại từ thấp đến cao.<br />

Mục đích của phân loại <strong>học</strong> là xác định mối quan hệ họ hàng, cho ta biết sự<br />

tương đồng (homologie) hay là sự tương tự về nguồn gốc phát sinh (cùng nguồn) và sự<br />

tương ứng (analogie) hay là sự giống nhau về chức phận. Ví dụ: tay của người, chân<br />

trước của ếch, thú, cánh của chim … là những cơ quan tương đồng, rất giống nhau về<br />

cấu tạo cửa cơ xương, mạch máu, thần kinh… mặc dầu công dụng khác nhau. Ngược<br />

lại, cánh chim và cánh bướm cùng chức phận (cơ quan tương ứng), cả hai đều để bay,<br />

nhưng không giống nhau.<br />

Từ xa xưa việc sắp xếp và định cấp tính đa dạng phong phú của sinh vật trở thành<br />

nhu cầu không thể thiếu. Nhờ sự sắp xếp sinh vật thành hệ thống như Aristotte (384-<br />

322 trước Công <strong>Nguyên</strong>) và Linne (1707-1778) v.v… đã cố gắng thể hiện theo từng<br />

cấp độ giống nhau của sinh vật. Ngày nay, tuy có mở rộng hơn về đại lượng, số lượng<br />

cấp độ cũng như dạng khác nhau của sự xác định tính tương tự nhưng vẫn giữ nguyên<br />

14

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!