29.03.2014 Views

BẢO vệ NGƯời TiêU dùNG

BẢO vệ NGƯời TiêU dùNG

BẢO vệ NGƯời TiêU dùNG

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

BỘ CÔNG THƯƠNG<br />

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương<br />

có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,<br />

Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.<br />

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm<br />

2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả<br />

cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và<br />

người tiêu dùng.<br />

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng<br />

Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm<br />

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG<br />

CỤC QUẢN LÝ<br />

CẠNH TRANH<br />

Lãnh đạo Cục<br />

Ban Điều tra vụ việc<br />

hạn chế cạnh tranh<br />

Trung tâm Thông tin<br />

cạnh tranh<br />

Văn phòng<br />

Ban Giám sát và quản<br />

lý cạnh tranh<br />

Ban Điều tra và xử lý<br />

các hành vi cạnh tranh<br />

không lành mạnh<br />

Trung tâm Đào tạo<br />

điều tra viên<br />

Văn phòng đại diện<br />

tại TP. Hồ Chí Minh<br />

Văn phòng đại diện<br />

tại TP. Đà Nẵng<br />

Ban Bảo vệ người<br />

tiêu dùng<br />

Ban Xử lý chống bán<br />

phá giá, chống trợ cấp<br />

và tự vệ<br />

Ban<br />

Hợp tác quốc tế<br />

l Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả<br />

l Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước<br />

những hành vi hạn chế cạnh tranh<br />

l Chống các hành vi phản cạnh tranh<br />

l Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />

l Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ<br />

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.


BẢN TiN<br />

CẠNH TRANH & NGƯời TiêU dùNG<br />

Của Cục Quản lý cạnh tranh<br />

Giấy phép xuất bản số 10/GP-XBBT<br />

Cấp ngày 20/01/2011<br />

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng<br />

NGƯời CHịU TRáCH NHiệm xUẤT BẢN<br />

BẠCH VĂN MỪNG<br />

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương<br />

Thư Ban biên tập<br />

Luật Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng sẽ có hiệu lực từ ngày 01<br />

tháng 7 năm 2011. Trên cơ sở Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,<br />

các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật sẽ được ban hành<br />

trong thời gian tới, sẽ là khuôn khổ pháp lý căn bản để các cơ quan<br />

quản lý Nhà nước và cộng đồng xã hội đẩy mạnh công tác bảo vệ<br />

quyền và lợi ích của người tiêu dùng.<br />

Với chức năng là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương trong<br />

công tác quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, song song với<br />

việc đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật, Cục Quản lý cạnh tranh<br />

đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan triển khai các<br />

hoạt động tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức của người<br />

tiêu dùng.<br />

Bản tin “Cạnh tranh và Người tiêu dùng” số 27 với chủ đề bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin<br />

bài viết xoay quanh chủ đề về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng<br />

cũng như những tin tức về các hoạt động sự kiện liên quan tới công<br />

tác bảo vệ người tiêu dùng tại các địa phương trên cả nước nhằm<br />

hưởng ứng ngày Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực.<br />

BAN BiêN Tập<br />

BAN BiêN Tập<br />

NGUYỄN PHƯƠNG NAM, LÊ PHÚ CƯỜNG,<br />

NGUYỄN THàNH HẢi, ĐỖ VĂN HÙNG,<br />

NGUYỄN THỊ THÚY<br />

HỘi đồNG Cố vẤN<br />

TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN<br />

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại<br />

PGS. TS. LÊ DANH VĨNH<br />

Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />

GS. TS. HOàNG ĐỨC THÂN<br />

Đại học Kinh tế Quốc dân<br />

PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT<br />

Viện Nhà nước và Pháp luật<br />

TS. BÙi NGUYÊN KHÁNH<br />

Viện Nhà nước và Pháp luật<br />

Cộng tác viên ở nước ngoài<br />

LÊ THàNH ViNH<br />

Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật<br />

ĐH Monash, Australia<br />

DANiEL VANHOUTTE<br />

Đại học Tự do, Bỉ<br />

Tổ chức sản xuất và phát hành<br />

TRUNG TÂm THÔNG TiN CẠNH TRANH (CCid)<br />

25 Ngô Quyền - Hà Nội<br />

ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303<br />

Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />

đại diện tại Tp. Hồ Chí minh<br />

Tầng 6, số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TP. HCM<br />

phát hành tại<br />

Công ty phát hành báo chí Trung ương<br />

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chất<br />

lượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:<br />

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng<br />

25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội<br />

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: cncbulletin@moit.gov.vn


Trong số này<br />

BẢN TiN<br />

CẠNH TRANH & NGƯời TiêU dùNG<br />

5 BẢO<br />

vệ NGƯời TiêU dùNG<br />

24 pHáp LUậT vỀ CẠNH TRANH<br />

18 TiN<br />

TỨC - SỰ KiệN<br />

26 NGHiêN<br />

CỨU - TRAO đỔi<br />

20 TRANG<br />

QUốC TẾ<br />

30 TẢN<br />

mẠN<br />

23 HỎi<br />

đáp<br />

4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A


BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Cục Quản lý cạnh tranh chính<br />

thức trở thành hội viên của<br />

Mạng lưới thực thi và bảo vệ<br />

người tiêu dùng quốc tế (ICPEN)<br />

Mạng lưới thực thi và bảo vệ<br />

người tiêu dùng quốc tế (international<br />

Consumer Protection<br />

& Enforcement Network –<br />

iCPEN) là tổ chức quốc tế lớn nhất<br />

trên thế giới về bảo vệ người tiêu<br />

dùng (BVNTD).<br />

Đây là mạng lưới tập hợp đại<br />

diện của 41 cơ quan BVNTD trên thế<br />

giới như: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Hàn<br />

Quốc, Hà Lan…. và 03 tổ chức quốc<br />

tế làm quan sát viên bao gồm: Tổ<br />

chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế<br />

(OECD), Uỷ Ban Châu Âu (EC) và Hội<br />

nghị Liên hợp quốc về thương mại và<br />

phát triển kinh tế (UNCTAD). Mục tiêu<br />

chính của iCPEN là thúc đẩy các quốc<br />

gia đưa ra những biện pháp thực tiễn<br />

nhằm ngăn chặn các hành vi lừa gạt<br />

người tiêu dùng có yếu tố quốc tế<br />

(lừa đảo xuyên quốc gia).<br />

Trong thời gian gần đây, iCPEN đã<br />

đẩy mạnh các nỗ lực hợp tác để giải<br />

quyết các vấn đề về người tiêu dùng<br />

liên quan đến giao dịch xuyên quốc<br />

gia đối với hàng hoá và dịch vụ thông<br />

qua một loạt các hoạt động như:<br />

- Xây dựng website bảo vệ người<br />

tiêu dùng trong các giao dịch điện tử.<br />

Website www.econsumer.gov cung<br />

cấp các thông tin về công tác BVNTD<br />

ở các nước thành viên iCPEN, các bí<br />

quyết mua sắm trực tuyến hữu dụng<br />

và thông tin về cách thức giải quyết<br />

khiếu nại của khách hàng.<br />

- Tổ chức Ngày cùng hành động<br />

để phát hiện và loại bỏ các trang web<br />

có nguy cơ lừa gạt hoặc gian lận gây<br />

thiệt hại cho người tiêu dùng. Hàng<br />

năm, iCPEN sẽ lựa chọn một ngày để<br />

cùng hành động, rà soát các trang<br />

thông tin điện tử trong diện khả nghi.<br />

Tiếp đó, các trang được cho là gây hại<br />

cho NTD sẽ nhận được các tin nhắn<br />

qua email cảnh báo về những sai<br />

phạm của mình.<br />

- Tổ chức Tháng phòng Chống<br />

Gian Lận (FPM): theo đó, các thành<br />

viên iCPEN dành 1 tháng trong mỗi<br />

năm hoạt động của mình để tập hợp<br />

các thông tin và xây dựng dự án giáo<br />

dục người tiêu dùng để nâng cao<br />

nhận thức của người tiêu dùng.<br />

Thông thường, các nước thành viên<br />

sẽ lựa chọn trong một hoặc nhiều<br />

lĩnh vực cụ thể như mua sắm điện tử,<br />

gian lận trong xổ sổ…<br />

Ngoài ra, iCPEN còn là diễn đàn<br />

chia sẻ thông tin giữa các cơ quan<br />

BVNTD người tiêu dùng trên thế giới<br />

và khuyến khích hợp tác quốc tế giữa<br />

các cơ quan thực thi pháp luật.<br />

Sau 2 năm tham dự iCPEN với vai<br />

trò quan sát viên, vừa qua tại Hội nghị<br />

thường niên iCPEN diễn ra tại Hà Lan,<br />

Cục Quản lý cạnh tranh đã chính thức<br />

trở thành hội viên thứ 41 của Mạng<br />

lưới iCPEN.<br />

Tại Việt Nam, hành vi vi phạm<br />

quyền lợi người tiêu dùng đang có<br />

chiều hướng ngày càng gia tăng cả<br />

về số lượng và mức độ phức tạp.<br />

Nhiều hình thức giao dịch mới như<br />

bán hàng từ xa, tiếp thị qua điện<br />

thoại, lừa đảo qua internet… đã và<br />

đang trở nên phổ biến.<br />

Đứng trước yêu cầu đó, tại kỳ họp<br />

thứ 8 Quốc hội Khóa Xii diễn ra vào<br />

tháng 11 năm 2010, Quốc hội đã<br />

chính thức thông qua Luật Bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng của Việt<br />

Nam và Luật sẽ có hiệu lực kể từ<br />

tháng 7 năm 2011.<br />

Do đó, việc gia nhập iCPEN vào<br />

thời điểm hiện nay có ý nghĩa rất<br />

quan trọng trong bối cảnh Cục Quản<br />

lý cạnh tranh đang triển khai các<br />

bước chuẩn bị cho công tác thực thi<br />

luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />

của Việt Nam trong thới gian tới.<br />

Với tư cách là hội viên của iCPEN,<br />

Cục QLCT sẽ được tham gia vào các<br />

nhóm công tác chuyên môn để học<br />

hỏi kinh nghiệm về các lĩnh vực cụ<br />

thể như: quảng cáo gây nhầm lẫn tới<br />

người tiêu dùng, gian lận thương mại<br />

ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu<br />

dùng, bảo vệ người tiêu dùng trong<br />

các giao dịch điện tử… để từ đó áp<br />

dụng trong công tác thực thi pháp<br />

luật bảo vệ người tiêu dùng tại Việt<br />

Nam. Cục Quản lý cạnh tranh cũng sẽ<br />

tham gia dự án hợp tác giữa iCPEN và<br />

OECD với các hoạt động hỗ trợ như<br />

đào tạo, hội thảo, nghiên cứu…<br />

Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội<br />

để Cục tăng cường hình ảnh trên<br />

trường quốc tế và đẩy mạnh hợp tác<br />

song phương với các nước thành viên<br />

iCPEN, qua đó đóng góp một phần<br />

vào nỗ lực chung nhằm từng bước<br />

nâng cao quyền lợi của người tiêu<br />

dùng trên thế giới nói chung và<br />

người tiêu dùng Việt Nam nói riêng.<br />

Các thông tin về Mạng lưới iCPEN<br />

có thể xem chi tiết tại địa chỉ website:<br />

www.icpen.org<br />

THANH mAi<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 5<br />

Số 27 - 2011


BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Hội thảo “Bảo vệ Quyền lợi người<br />

tiêu dùng - Môi trường pháp lý và<br />

kinh nghiệm thực thi”<br />

Chào mừng sự kiện Luật Bảo vệ<br />

Quyền lợi người tiêu dùng<br />

chính thức có hiệu lực từ ngày<br />

01 tháng 7 năm 2011, trong khuôn<br />

khổ hợp tác với Cục Bảo vệ người tiêu<br />

dùng Hà Lan, ngày 12 tháng 7 năm<br />

2011, tại Trung tâm Hội nghị Ủy ban<br />

nhân dân Thành phố Hải Phòng, Cục<br />

Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với<br />

Sở Công thương Hải Phòng tổ chức<br />

hội thảo “Bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng – môi trường pháp lý và kinh<br />

nghiệm thực thi”.<br />

Tham dự buổi Hội thảo có Ông<br />

Bạch Văn Mừng – Cục trưởng Cục<br />

Quản lý cạnh tranh Việt Nam, Bà<br />

Bernadette van Buchem - Chủ tịch Cơ<br />

quan Bảo vệ người tiêu dùng Hà Lan<br />

(BVNTD) và các diễn giả khác tới từ Cơ<br />

quan BVNTD Hà Lan, Cục Quản lý<br />

cạnh tranh, Sở Công thương Hải<br />

Phòng và đông đảo các đại biểu đến<br />

từ các sở/ban/ngành, hiệp hội, các<br />

trường đại học, các doanh nghiệp<br />

cũng như người tiêu dùng không chỉ<br />

trên địa bàn thành phố Hải Phòng mà<br />

còn các địa phương lân cận khác.<br />

Tại buổi Hội thảo, các đại biểu đã<br />

được lắng nghe Bà Bernadette van<br />

Buchem- Chủ tịch Cơ quan Bảo vệ<br />

người tiêu dùng Hà Lan (BVNTD) trình<br />

bày về kinh nghiệm thực thi và tuyên<br />

truyền Luật BVNTD của Hà Lan. Tuy là<br />

một cơ quan còn non trẻ với số lượng<br />

nhân viên ít ỏi (45 người) nhưng Cục<br />

BVNTD Hà Lan đã đạt được những kết<br />

quả nhất định trong việc bảo vệ 17<br />

triệu người tiêu dùng mà chủ yếu là<br />

bằng phương pháp tuyên truyền trực<br />

tiếp hoặc gián tiếp về Luật, nâng cao<br />

quyền lợi của người tiêu dùng bằng<br />

việc cung cấp thông tin và hướng<br />

dẫn thông qua các dịch vụ hỗ trợ trực<br />

tuyến.<br />

Tiếp theo đó là bài phát biểu của<br />

đại diện Cục Quản lý cạnh tranh Việt<br />

Nam – Bà Vũ Thị Bạch Nga – Trưởng<br />

ban BVNTD về các nội dung chính<br />

của Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu<br />

dùng, các quyền của người tiêu dùng<br />

nhằm nâng cao hiểu biết của các tổ<br />

chức, doanh nghiệp, hiệp hội và<br />

người tiêu dùng về Luật BVNTD, về<br />

quyền lợi của bản thân họ, từ đó<br />

nâng cao ý thức bảo vệ người tiêu<br />

dùng của doanh nghiệp.<br />

Ông Nguyễn Bình Minh, Phó<br />

Giám đốc Sở Công thương Hải Phòng<br />

cũng có bài trình bày vắn tắt về thực<br />

trạng bảo vệ người tiêu dùng tại Hải<br />

Phòng trong thời gian qua, số vụ việc<br />

khiếu nại và xử lý, các vấn đề còn tồn<br />

tại và các cơ quan bảo vệ người tiêu<br />

dùng liên quan giúp người tiêu dùng<br />

có thể đến khiếu nại khi có vụ việc<br />

xảy ra. Từ những kinh nghiệm đó, ông<br />

cũng đưa ra các đề xuất nhằm nâng<br />

cao hiệu quả công tác bảo vệ người<br />

tiêu dùng.<br />

Kết thúc phần thuyết trình là bài<br />

phát biểu của Ông Bob Boelema- Ban<br />

chiến lược và hợp tác quốc tế, Cơ<br />

quan BVNTD Hà Lan. Ông Bob<br />

Boelema đã trao đổi những kinh<br />

nghiệm đạt được trong công tác bảo<br />

vệ người tiêu dùng của Hà Lan. Theo<br />

ông, những hiệu quả mà Hà Lan đạt<br />

được là nhờ các hoạt động tuyên<br />

truyền quảng bá tích cực, quảng cáo<br />

trực tuyến và hoạt động tăng cường<br />

đối thoại. Liên quan tới hoạt động<br />

tuyên truyền quảng bá, nguyên tắc<br />

của hoạt động tuyên truyền là tư vấn<br />

cho người tiêu dùng về quyền và<br />

nghĩa vụ của họ đồng thời phải hỗ<br />

trợ tư vấn cho người tiêu dùng và<br />

giám sát các cơ quan quản lý khác.<br />

Công cụ hữu hiệu nhất của Hà Lan<br />

trong hoạt động tuyên truyền đó là<br />

Cổng thông tin ConsuWijzer với 3 Cơ<br />

quan giám sát là Cơ quan BVNTD Hà<br />

Lan, Cơ quan cạnh tranh Hà Lan và Cơ<br />

quan Bưu chính viễn thông Hà Lan.<br />

Theo Cơ quan BVNTD Hà Lan, hỗ trợ<br />

người tiêu dùng, tức là giúp người<br />

tiêu dùng chủ động hành động.<br />

Quảng cáo trực tuyến cần phải hiển<br />

thị mục tiêu quảng cáo. Liên quan tới<br />

hoạt động tăng cường đối thoại, Cơ<br />

quan BVNTD Hà Lan đã có các chiến<br />

dịch hợp tác với các đơn vị truyền<br />

thông, tổ chức các hội chợ, hoạt<br />

động hợp tác thường xuyên… Đây<br />

thực sự là những kinh nghiệm quý<br />

báu trong việc thực thi pháp luật về<br />

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />

không chỉ đối với các quốc gia có hệ<br />

thống pháp luật bảo vệ người tiêu<br />

dùng khá hoàn thiện mà còn đối với<br />

những quốc gia đang trong quá trình<br />

hoàn thiện môi trường pháp luật.<br />

Hội thảo kết thúc với phần thảo<br />

luận sôi nổi giữa các đại biểu và diễn<br />

giả. Các đại biểu đã có dịp phát biểu<br />

những quan điểm, ý kiến, đề xuất của<br />

mình cũng như được giải đáp những<br />

thắc mắc tới cơ quan quản lý Trung<br />

ương, địa phương và Cơ quan Bảo vệ<br />

người tiêu dùng Hà Lan.<br />

Hội thảo đã góp phần nâng cao<br />

hiểu biết của người tiêu dùng, cộng<br />

đồng doanh nghiệp về các nội dung<br />

của Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu<br />

dùng Việt Nam, môi trường pháp lý<br />

về bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.<br />

Những kinh nghiệm thực thi luật của<br />

Cục Bảo vệ Người tiêu dùng Hà Lan<br />

là những thông tin hết sức quý giá<br />

đối với cơ quan quản lý của Việt Nam<br />

trong quá trình thực thi công tác bảo<br />

vệ người tiêu dùng. Hội thảo kết thúc<br />

thành công tốt đẹp và nhận được sự<br />

đánh giá cao của các đại biểu tới dự.<br />

Lê NGUyễN<br />

6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A


Hội thảo giới thiệu<br />

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />

tại Tiền Giang và Bến Tre<br />

Nhằm phổ biến Luật Bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng cho<br />

các cơ quan quản lý, doanh<br />

nghiệp và người tiêu dùng tại tỉnh<br />

Tiền Giang và Bến Tre, ngày 13 tháng<br />

4 năm 2011 tại nhà khách tỉnh ủy tỉnh<br />

Tiền Giang, dưới sự hỗ trợ của Cơ<br />

quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại<br />

Việt Nam (JiCA), – Bộ Công Thương<br />

đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh<br />

Tiền Giang tổ chức Hội thảo giới thiệu<br />

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng.<br />

Tham dự Hội thảo có Ông Nguyễn<br />

Trung Dũng - Phó Cục trưởng, Cục<br />

Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương,<br />

TS. Vũ Thị Bạch Nga - Trưởng Ban Bảo<br />

vệ người tiêu dùng, Ông Murooka<br />

Naomichi đại điện văn phòng Jica tại<br />

Việt Nam, Lãnh đạo Sở Công Thương,<br />

Hội Bảo vệ người tiêu dùng, khách<br />

mời từ các sở, ban, ngành, người tiêu<br />

dùng và cơ quan truyền thông đến<br />

đưa tin.<br />

Tại Hội thảo TS. Vũ Thị Bạch Nga<br />

đã giới thiệu những điểm mới trong<br />

luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />

về quyền trách nhiệm của người tiêu<br />

dùng; Trách nhiệm của doanh nghiệp<br />

sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch<br />

vụ đặc biệt là trách nhiệm bảo hành,<br />

thu hồi sản phẩm, trách nhiệm của<br />

bên thứ ba; Những quy định mới về<br />

tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng như khởi kiện vì<br />

quyền lợi người tiêu dùng, thực hiện<br />

nhiệm vụ được cơ quan nhà nước<br />

giao. Ngoài ra, bà Nga cũng giới thiệu<br />

về Dự thảo Nghị định quy định chi<br />

tiết và hướng dẫn thi hành luật bảo<br />

vệ quyền lợi người tiêu dùng, những<br />

vấn đề cần xin ý kiến trong Dự thảo<br />

Nghị định để Hội thảo đóng góp ý<br />

kiến.<br />

Đại diện sở Công Thương tỉnh<br />

Tiền Giang đã báo cáo về tình hình<br />

triển khai công tác bảo vệ người tiêu<br />

dùng trên địa bàn trong thời gian<br />

qua, khó khăn vướng mắc, kiến nghị<br />

và phương hướng hoạt động trong<br />

thời gian tới. Trong thời gian qua Sở<br />

Công Thương đã tích cực tổ chức các<br />

hội thảo chuyên đề phổ biến kiến<br />

thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng, chỉ đạo Hội Bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng thành lập<br />

các chi hội tại các huyện, cho đến nay<br />

trên toàn tỉnh đã có 8/10 huyện,<br />

thành phố, thị xã có chi hội, đồng thời<br />

thành lập được 37 tổ chức hòa giải tại<br />

các chợ, treo 99 bảng tuyên truyền về<br />

quyền và nghĩa vụ của người tiêu<br />

dùng tại các chợ, siêu thị. Trong thời<br />

gian qua Hội bảo vệ người tiêu dùng<br />

đã tiến hành hòa giải thành 23 vụ,<br />

còn lại 3 vụ đã hoàn tất hồ sơ chuyển<br />

sang tòa án để giải quyết. Tuy nhiên,<br />

vẫn tồn tại một số khó khăn trong<br />

thực hiện công tác bảo vệ người tiêu<br />

dùng ở tỉnh như: chưa có cơ chế phối<br />

hợp tốt giữa các sở ban ngành; Người<br />

tiêu dùng ngại tố cáo, khiếu nại; Các<br />

chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe;<br />

Hội bảo vệ người tiêu dùng chưa có<br />

kinh phí hoạt động thường xuyên. Để<br />

khắc phục những tồn tại trên, sở<br />

Công Thương Tiền Giang kiến nghị<br />

Bộ Công Thương sớm ban hành Nghị<br />

định hướng dẫn chi tiết luật bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng và hỗ trợ<br />

đào tạo cán bộ thực hiện công tác<br />

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở<br />

địa phương.<br />

Cũng cùng mục đích như trên,<br />

ngày 14 tháng 4 năm 2011 tại nhà<br />

khách tỉnh ủy tỉnh Bến Tre, Cục Quản<br />

lý cạnh tranh - Bộ Công Thương đã<br />

phối hợp với Sở Công Thương tỉnh<br />

Tiền Giang tổ chức Hội thảo giới thiệu<br />

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng.<br />

Sau bài phát biểu giới thiệu luật<br />

của TS. Vũ Thị Bạch Nga, Đại diện Sở<br />

Công Thương Bến tre đã báo cáo về<br />

tình hình thực hiện công tác bảo vệ<br />

người tiêu dùng trong thời gian qua<br />

đã đạt được kết quả đáng kể như:<br />

Phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền<br />

hình, Sở Y tế, Chi cục Đo lường Chất<br />

lượng và Hội Bảo vệ quyền lợi người<br />

tiêu dùng tổ chức tọa đàm, phổ biến<br />

kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền<br />

lợi người tiêu dùng; Chỉ đạo Chi cục<br />

Quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát<br />

và xử lý nghiêm các trường hợp vi<br />

phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm,<br />

chống gian lận trong kinh doanh<br />

xăng dầu, gian lận thương mại, niêm<br />

yết và bán theo giá niêm yết; Chỉ đạo<br />

Hội giải quyết kịp thời các đơn thư<br />

khiếu nại của người tiêu dùng. Tuy<br />

nhiên trong thời gian tới Sở Công<br />

Thương cần tập trung một số nhiệm<br />

vụ như: Tăng cường tuyên truyền cho<br />

người tiêu dùng biết những quyền<br />

của mình để người tiêu dùng lên<br />

tiếng khi quyền lợi bị vi phạm; Phối<br />

hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành<br />

trong tỉnh để triển khai hiệu quả<br />

công tác bảo vệ người tiêu dùng; Mở<br />

rộng mạng lưới tổ chức bảo vệ quyền<br />

lợi người tiêu dùng trên toàn tỉnh; Yêu<br />

cầu các doanh nghiệp thực hiện<br />

nghiêm trách nhiệm với người tiêu<br />

dùng. Đặc biệt trong năm nay sẽ đẩy<br />

mạnh tuyên truyền nội dung Luật<br />

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho<br />

cơ quan quản lý, các cá nhân, tổ chức<br />

hoạt động sản xuất kinh doanh và<br />

người tiêu dùng trong toàn tỉnh.<br />

Phát biểu tổng kết hội thảo Phó<br />

Cục trưởng Nguyễn Trung Dũng<br />

đánh giá cao nỗ lực của Sở Công<br />

Thương Tiền Giang và Bến Tre trong<br />

việc tuyên truyền phổ biến pháp luật<br />

về bảo vệ người tiêu dùng cũng như<br />

triển khai các biện pháp để phát triển<br />

hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,<br />

tổ chức hòa giải người tiêu dùng,<br />

đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp<br />

cho Dự thảo Nghị định quy định chi<br />

tiết và hướng dẫn thi hành luật Bảo<br />

vệ quyền lợi người tiêu dùng.<br />

đOàN QUANG đÔNG<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 7<br />

Số 27 - 2011


BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Hội thảo<br />

"Sữa với sức khỏe<br />

người tiêu dùng<br />

việt Nam"<br />

Kết quả đoàn khảo sát về<br />

bảo vệ quyền lợi người<br />

tiêu dùng tại Hà Lan<br />

Trong thời gian từ ngày 21 tháng<br />

5 đến ngày 31 tháng 5 năm<br />

2011, Đoàn công tác của Cục<br />

Quản lý cạnh tranh bao gồm: ông<br />

Nguyễn Phương Nam - Phó Cục<br />

trưởng Cục Quản lý cạnh tranh làm<br />

trưởng đoàn, cùng các cán bộ trong<br />

Cục Quản lý cạnh tranh như: Bà Vũ<br />

Thị Bạch Nga - Trưởng Ban Bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng, ông<br />

Nguyễn Văn Thành- Phó trưởng Ban<br />

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,<br />

ông Tạ Mạnh Cường - Chánh Văn<br />

Phòng Cục, ông Lê Phú Cường - Phó<br />

giám đốc Trung tâm thông tin, ông<br />

Đoàn Quang Đông - chuyên viên<br />

Ban Bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng, bà Vũ Thanh Mai - Chuyên viên<br />

Ban Hợp tác quốc tế và ông Lê<br />

Hoàng Tùng - Chuyên viên Vụ Kinh<br />

tế tổng hợp, Văn phòng Chính phủ<br />

đã sang Hà Lan để khảo sát kinh<br />

nghiệm thực thi công tác bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng của Hà<br />

Lan. Đợt khảo sát lần này Đoàn có cơ<br />

hội làm việc với các cơ quan như: Cơ<br />

quan giải quyết các khiếu nại của<br />

người tiêu dùng; Viện Kinh tế Asser,<br />

Cục Bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng Hà Lan; Hội Bảo vệ quyền lợi<br />

tiêu dùng Hà Lan, Tòa án Hague (bộ<br />

phận giải quyết các vụ việc liên quan<br />

đến người tiêu dùng), Bộ Kinh tế,<br />

nông nghiệp và cải cách Hà Lan. Kết<br />

quả của chuyến khảo sát đã thành<br />

công tốt đẹp với sự đón tiếp nhiệt<br />

tình từ các cơ quan tại Hà Lan, đồng<br />

thời được hiểu thêm rất nhiều về<br />

công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng, cũng như bộ máy tổ chức của<br />

các cơ quan bảo vệ quyền lợi người<br />

tiêu dùng tại Hà Lan.<br />

Qua chuyến khảo sát lần này<br />

Đoàn cũng đề xuất một số ý kiến<br />

như:<br />

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng là trách nhiệm chung của xã<br />

hội, tuy nhiên quyết định của cơ<br />

quan quản lý nhà nước mang tính<br />

định hướng và quyết định hiệu quả<br />

của hoạt động này, chính vì vậy cần<br />

có sự quan tâm hơn nữa của các cấp<br />

lãnh đạo với công tác bảo vệ quyền<br />

lợi người tiêu dùng.<br />

- Sớm ban hành một cơ chế giải<br />

quyết khiếu nại chuyên nghiệp, hiệu<br />

quả và tiện lợi để giải quyết có hiệu<br />

quả các khiếu nại của người tiêu<br />

dùng, có thể học tập mô hình Cơ<br />

quan giải quyết khiếu nại của Hà Lan.<br />

- Cần có một cơ chế phối hợp<br />

chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý<br />

nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng.<br />

Hà pHẠm<br />

Nhằm hưởng ứng Luật Bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng có hiệu lực (ngày 01<br />

tháng 7 năm 2011) và kỉ niệm 10 năm<br />

Ngày Gia đình Việt (28 tháng 6 năm 2001 – 28<br />

tháng 6 năm 2011), được sự đồng ý của Lãnh<br />

đạo Bộ Công Thương, 14h ngày 27 tháng 7<br />

năm 2011, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa<br />

nghệ thuật Việt Nam 02 Hoa Lư, Hà Nội Việt<br />

Nam, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công<br />

Thương đã phối hợp với Công ty cổ phần<br />

truyền thông Việt tổ chức Hội thảo “Sữa với<br />

sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam” nhằm<br />

tạo ra một diễn đàn cho nhà quản lý, nhà<br />

khoa học, các doanh nghiệp kinh doanh sữa<br />

và người tiêu dùng cùng trao đổi về cách<br />

thức lựa chọn, bảo quản và sử dụng sữa sao<br />

cho hiệu quả nhất.<br />

Tới dự Hội thảo có PGS.TS Lê Danh Vĩnh -<br />

Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương,<br />

GS.TS Nguyễn Công Khẩn – Cục trưởng Cục<br />

An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, Ông<br />

Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục<br />

Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, PGS.TS<br />

Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dĩnh<br />

dưỡng Quốc gia, cùng các doanh nghiệp<br />

hoạt động trong lĩnh vực sữa, người tiêu<br />

dùng và các cơ truyền thông đến đưa tin.<br />

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng<br />

Lê Danh Vĩnh đánh giá cao sáng kiến tổ chức<br />

Hội thảo “Sữa với sức khỏe người tiêu dùng<br />

Việt Nam”. Sữa là một mặt hàng có ý nghĩa<br />

quan trọng với đời sống người tiêu dùng Việt<br />

Nam đặc biệt là với người già và trẻ em,<br />

những đối tượng người tiêu dùng dễ bị “tổn<br />

thương” nhất. Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng<br />

sữa của người tiêu dùng ngày một tăng,<br />

người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các<br />

vấn đề về chất lượng sữa cũng như có nhiều<br />

sự lựa chọn hơn khi sử dụng sữa. Ngành kinh<br />

doanh sữa trở thành một ngành kinh doanh<br />

có khả năng đem lại lợi nhuận cao. Nhiều tổ<br />

chức, cá nhân kinh doanh đã tham gia vào<br />

quá trình sản xuất, nhập khẩu, phân phối mặt<br />

hàng này. Yêu cầu về an toàn vệ sinh thực<br />

phẩm, bảo quản, vận chuyển đối với các sản<br />

phẩm sữa là rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên,<br />

trong thời gian vừa qua đã có không ít doanh<br />

nghiệp không đáp ứng đủ yêu cầu trên thậm<br />

chí cố tình không thực hiện đúng và đầy đủ<br />

dẫn đến chất lượng sữa cung cấp đến tay<br />

người tiêu dùng không đảm bảo ảnh hưởng<br />

8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A


đến sức khỏe của người tiêu dùng.<br />

Tại hội thảo này, các tổ chức, cá<br />

nhân kinh doanh sữa, các chuyên<br />

gia dinh dưỡng, các nhà quản lý sẽ<br />

giải đáp các thắc mắc của người tiêu<br />

dùng đối với những vấn đề nói trên.<br />

GS.TS Nguyễn Công Khẩn cho<br />

biết Sữa là một mặt hàng đặc biệt,<br />

bởi sữa có nhiều chức năng có thể<br />

uống thay nước, cũng có thể là chất<br />

bổ sung dinh dưỡng nhưng việc sử<br />

dụng sữa như thế nào cho hiệu quả<br />

thì phần lớn người tiêu dùng Việt<br />

Nam chưa tìm hiểu kỹ, người già thì<br />

dùng loại sữa nào, em nhỏ thì sử<br />

dụng sữa ra sao, người bị loãng<br />

sương thì dùng loại sữa có chất gì<br />

để bổ sung can xi, các loại sữa này<br />

cần bảo quản tại môi trường và<br />

nhiệt độ bao nhiêu?. Trong những<br />

năm gần đây đời sống nhân dân đã<br />

được cải thiện, nhiều người tiêu<br />

dùng đã có điều kiện mua và sử<br />

dụng sữa, tuy nhiên người tiêu<br />

dùng thường nhầm lẫn giữa thông<br />

tin quảng cáo và hướng dẫn sử<br />

dụng. Việc sử dụng sữa từ trước đến<br />

nay vẫn theo phong trào, vì thế dù<br />

lượng sữa sử dụng trên đầu người<br />

hiện đã tăng gấp nhiều lần nhưng<br />

vẫn chưa hiệu quả. Thống kê của<br />

Viện Dinh dưỡng cho thấy, trẻ em<br />

dưới năm tuổi của nước ta vẫn còn<br />

17,2% số em bị suy dinh dưỡng<br />

thấp còi và gần 29,7% số suy dinh<br />

dưỡng thể nhẹ cân. Các chuyên gia<br />

dinh dưỡng cũng khuyến cáo, khi<br />

lựa chọn các sản phẩm sữa người<br />

tiêu dùng cần đọc các thông tin trên<br />

bao bì, thậm trí tư vấn bác sĩ để lựa<br />

chọn sữa phù hợp nhóm tuổi, tình<br />

trạng dinh dưỡng, theo điều kiện<br />

kinh tế.<br />

Dưới góc độ cơ quan quản lý<br />

nhà nước về bảo vệ quyền lợi người<br />

tiêu dùng, ông Nguyễn Văn Thành –<br />

Phó Trưởng ban Ban Bảo vệ người<br />

tiêu dùng Cục Quản lý cạnh tranh<br />

đã giới thiệu cho các vị đại biểu,<br />

doanh nghiệp và người tiêu dùng<br />

tham dự Hội thảo nội dung Luật Bảo<br />

vệ quyên lợi người tiêu dùng sẽ có<br />

hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm<br />

2011. Ông Thành đã chỉ rõ những<br />

quyền của người tiêu dùng được<br />

pháp luật bảo vệ, trong trường hợp<br />

quyền lợi đó bị vi phạm thì người<br />

tiêu dùng có thể đến đâu để khiếu<br />

nại. Ngoài ra, ông Thành cũng nhấn<br />

mạnh những điểm mới được quy<br />

định trong luật đối với trách nhiệm<br />

của các tổ chức cá nhân kinh doanh<br />

hàng hóa dịch như: trách nhiệm bảo<br />

hành, thu hồi sản phẩm lỗi, trách<br />

nhiệm của bên thứ ba trong việc<br />

cung cấp thông tin đến người tiêu<br />

dùng.<br />

Phát biểu kết thúc hội thảo Phó<br />

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh<br />

Nguyễn Phương Nam đánh giá cao<br />

sự tham gia và trao đổi thẳng thắn<br />

của các nhà quản lý nhà nước, nhà<br />

khoa học, các doanh nghiệp kinh<br />

doanh sữa và người tiêu dùng về<br />

các vấn đề liên quan đến lựa chọn,<br />

sử dụng và bảo quản các sản phẩm<br />

sữa sao cho đạt hiệu quả cao nhất.<br />

đại hội Lần iii<br />

Hội đo lường và<br />

Bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng<br />

Tp. Hải phòng<br />

Ngày 28 tháng 4 năm 2011, tại trụ sở Chi<br />

cục Tiêu chuẩn và Đo lường Tp. Hải<br />

Phòng – 240 Văn Cao đã diễn ra Đại hội<br />

lần iii Hội Đo lường và Bảo vệ quyền lợi người<br />

tiêu dùng Tp. Hải Phòng.<br />

Tham dự Đại hội có TS. Vũ Thị Bạch Nga-<br />

Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản<br />

lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, TS. Đoàn<br />

Phương – Chủ tịch Hội ViNASTAS, Ô. Vũ Văn<br />

Tạo - Phó Chủ tịch Uỷ ban mặt trận Tổ quốc<br />

Thành phố, TS. Trần Quang Uy - P. Chủ tịch<br />

kiêm TTK Hội Đo lường Việt Nam, KS. Trần<br />

Khắc Điền - Viện phó viện Đo lường Việt Nam,<br />

lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, doanh nghiệp và<br />

người tiêu dùng trên địa bàn đến tham dự.<br />

Đại hội lần thứ iii đã thông qua báo cáo<br />

hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ ii (2005-<br />

2010) và phương hướng nhiệm kỳ iii (2011 –<br />

2016); Thông qua điều lệ hội sửa đổi; Bầu lại<br />

Ban chấp hành khóa iii với 31 đại biểu. Tại đại<br />

hội lần này ông Nguyễn Bình Minh – Phó<br />

Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng được<br />

bầu làm chủ tịch Hội.<br />

Phát biểu tại đại hội, TS Vũ Thị Bạch Nga<br />

đánh giá cao kết quả của Hội Đo lường và Bảo<br />

vệ quyền lợi người tiêu dùng Tp. Hải Phòng đã<br />

làm được trong nhiệm kỳ ii như: Tuyên truyền<br />

phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người<br />

tiêu dùng; Giải quyết khiếu nại của người tiêu<br />

dùng với tỉ lệ giải quyết thành là 90%; Tham<br />

gia phản biện và đóng góp ý kiến xây dựng<br />

văn bản pháp luật với các cơ quan nhà Nước.<br />

Tuy nhiên, trong thời gian tới Hội Hội Đo<br />

lường và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tp.<br />

Hải Phòng cần đẩy mạnh hơn nữa mạng lưới<br />

Chi hội tại các quận, huyện đồng thời chuẩn<br />

bị điều kiện cần thiết để thực hiện những<br />

nhiệm vụ theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền<br />

lợi người tiêu dùng về khởi kiện tập thể vì<br />

quyền lợi người tiêu dùng, thực hiện một số<br />

nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao.<br />

Phát huy những thành tích đạt được trong<br />

nhiệm kỳ ii, hy vọng trong nhiệm kỳ iii Hội Đo<br />

lường và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tp.<br />

Hải Phòng sẽ đạt được nhiều thành tích hơn<br />

nữa trong công tác bảo vệ quyền lợi người<br />

tiêu dùng, xứng đáng là địa chỉ đáng tin cậy<br />

để người tiêu dùng Hải Phòng tìm đến.<br />

đOàN QUANG đÔNG<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

9


BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Thạch khoai môn New Choice chứa chất<br />

phụ gia DEHP gây ung thư<br />

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam,<br />

thạch rau câu hương vị khoai<br />

môn thương hiệu Taro bị phát<br />

hiện có sử dụng chất phụ gia DEHP có<br />

nguy cơ gây ung thư.<br />

DEHP (Bis(2-ethylhexyl) phathalate)<br />

là một loại hoá chất công nghiệp<br />

có trong các loại bao bì, thảm trải nhà,<br />

áo đi mưa bằng PVC, DBP (mỹ phẩm)...<br />

Đây là hóa chất chỉ được dùng trong<br />

sản xuất công nghiệp, tuy nhiên,<br />

nhiều nhà sản xuất vì lợi nhuận đã sử<br />

dụng nó vào trong chế biến thực<br />

phẩm.<br />

Thông thường, trong sản xuất<br />

thực phẩm như thạch rau câu, thạch<br />

dừa, sữa đậu nành, xirô cam chanh,<br />

nước ép hoa quả các loại, hạt trà sữa<br />

trân châu... nhà sản xuất đều có sử<br />

dụng chất tạo đục. Chất tạo đục trong<br />

thực phẩm được chế biến từ nguyên<br />

liệu tự nhiên như cùi chanh, cùi cam,<br />

vì vậy không ảnh hưởng đến sức<br />

khỏe. Nhưng thực tế, giá của chất tạo<br />

đục thông thường và chất tạo đục<br />

công nghiệp có một sự chênh lệch<br />

quá lớn, gấp 10 lần. Chính vì vậy, một<br />

số nhà sản xuất đã cố tình chọn chất<br />

tạo đục trong công nghiệp để cho vào<br />

thực phẩm.<br />

Theo các bác sĩ, DEHP nếu dùng<br />

trong thực phẩm có thể gây ung thư,<br />

phá vỡ tuyến nội tiết và làm thay đổi<br />

lượng hoócmôn trong cơ thể. Đối với<br />

nữ giới sẽ làm rối loạn hoócmôn sinh<br />

dục và giảm lượng tinh trùng đối với<br />

nam giới.<br />

Chất phụ gia này được Công ty<br />

New Choice Foods nhập về phục vụ<br />

cho việc sản xuất thạch rau câu chứ<br />

không bán lại cho công ty nào khác.<br />

Theo Công ty New Choice Foods,<br />

công ty này đã thu hồi xong toàn bộ<br />

3.688 thùng sản phẩm thạch rau câu<br />

hương vị khoai môn nhãn hiệu Taro từ<br />

75 đại lý và 307 siêu thị trong toàn<br />

quốc.<br />

Hiện, đoàn thanh tra liên ngành<br />

mới phát hiện việc sử dụng chất tạo<br />

đục chứa DEHP đối với loại sản phẩm<br />

thạch rau câu hương vị khoai môn<br />

nhãn hiệu Taro của Công ty New<br />

Choice Foods. Tuy nhiên, việc rà soát<br />

các sản phẩm có sử dụng chất tạo đục<br />

có DEHP vẫn tiếp tục được tiến hành<br />

thông qua duy trì liên hệ thông tin với<br />

cơ quan chức năng của Đài Loan và<br />

mạng lưới Quản lý An toàn Thực<br />

phẩm Quốc tế (iNFOSAN) thuộc Tổ<br />

chức Y tế Thế giới (WHO).<br />

Ngay cả khi thạch chưa phát hiện<br />

chất tạo đục, các bác sĩ và các chuyên<br />

gia dinh dưỡng cũng đã cảnh báo cha<br />

mẹ không nên cho con ăn quá nhiều<br />

thạch. Viện Dinh dưỡng khuyến cáo:<br />

Thạch hoa quả vốn không được làm<br />

từ quả tươi nguyên chất. Thành phần<br />

chủ yếu để làm thạch là carrageenanmột<br />

loại polymer sinh học được tách<br />

chiết từ cây rong sụn và một số loại<br />

rong khác, có những lợi ích nhất định<br />

đối với chức năng ruột, nhưng ăn quá<br />

nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thu<br />

chất khoáng và nước của cơ thể. Do<br />

đó, thay vì cho các con ăn thạch, cha<br />

mẹ nên cho con ăn nhiều trái cây hơn<br />

vì mức độ dinh dưỡng của trái cây bao<br />

giờ cũng gấp nhiều lần thạch hoa<br />

quả.<br />

Với những loại thạch có chứa chất<br />

tạo đục thì đã có bằng chứng là ăn<br />

quá nhiều có thể gây ung thư. Do đó,<br />

gia đình nên cảnh giác khi lựa chọn<br />

các sản phẩm thạch cho con. Không<br />

nên cho con ăn quá 1 gam<br />

thạch/ngày. Nếu thấy trẻ có biểu hiện<br />

buồn nôn, khó thở, đau bụng… cần<br />

đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được<br />

kiểm tra sớm.<br />

Nghiên cứu mới đây của Phó Giáo<br />

sư Liu Chunhong, Đại học Nông<br />

nghiệp Hoa Nam (Trung Quốc) cho<br />

thấy: Không chỉ thạch mà nhiều loại<br />

mì tôm dạng gói và bột ngũ cốc, túi<br />

nước sốt, túi gia vị… cũng chứa DEHP<br />

vượt mức cho phép (cao trên 50%).<br />

Ngoài DEHP thì hiện nay chất dẻo DBP<br />

và DiNP cũng là hoá chất độc hại có<br />

nhiều trong bao bì đóng gói sản<br />

phẩm. DBP khi tồn tại trong cơ thể<br />

gây dậy thì sớm ở bé gái, gây lệch lạc<br />

giới tính nam, dị dạng và teo nhỏ cơ<br />

quan sinh dục.<br />

Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm<br />

cũng khuyến cáo người tiêu dùng<br />

không nên hoang mang, lo lắng. Theo<br />

Cục ATVSTP, hiện nhiều mặt hàng<br />

thạch trên thị trường không có nhiều<br />

nguy cơ nhiễm các chất này vì hầu hết<br />

các loại thạch trên thị trường Việt Nam<br />

qua điều tra của Cục ATVSTP đều có<br />

xuất xứ từ châu Âu. Trong khi đó đối<br />

tượng bị tình nghi nhất là các sản<br />

phẩm thạch có xuất xứ từ Đài Loan,<br />

Trung Quốc.<br />

QUyẾT THắNG<br />

(tổng hợp)<br />

Thông tin liên quan đến chế độ bảo hành của Honda<br />

Cục Quản lý cạnh tranh với tư<br />

cách là cơ quan giúp Bộ<br />

trưởng Bộ Công Thương thực<br />

hiện chức năng quản lý nhà nước về<br />

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,<br />

trong thời gian qua đã kiểm tra<br />

thông tin quảng cáo của hãng<br />

Honda về chế độ bảo hành cho xe<br />

máy được treo trên trên xe với nội<br />

dung “Bảo hành 2 năm hoặc 20.000<br />

km cho cả động cơ và khung xe”.<br />

Với nội dung thông tin gây khó<br />

hiểu cho người tiêu dùng như vậy,<br />

ngày 28 tháng 3 năm 2011 Cục<br />

Quản lý cạnh tranh đã có công văn<br />

số 167/QLCT-BVNTD đề nghị công<br />

ty Honda Việt Nam làm rõ nội dung<br />

quảng cáo trên các sản phẩm xe<br />

máy Honda.<br />

Tại văn bản trả lời của công ty<br />

Honda Việt Nam đã cam kết chỉnh<br />

sửa những nội dung quảng cáo<br />

nhằm thông tin tới người tiêu dùng<br />

như sau:<br />

Về nội dung:<br />

Bảo hành 2 năm hoặc 20.000<br />

km thay cho “Bảo hành 2 năm hoặc<br />

20.000 km cho cả động cơ và khung<br />

xe”.<br />

Tài liệu sửa chữa:<br />

- Với quảng cáo báo: sẽ chỉnh<br />

sửa và áp dụng cho các số báo phát<br />

hành từ cuối tháng 5/2011.<br />

- Đối với nội dung quảng cáo<br />

treo trên xe tại các HEAD: sẽ thay nội<br />

dung mới, dự kiến hoàn tất việc in<br />

ấn và gửi đến các HEAD váo cuối<br />

tháng 6/2011.<br />

- Đối với các vật liệu quảng cáo<br />

khác tại các HEAD: Sẽ ngừng không<br />

sử dụng theo yêu cầu của Cục Quản<br />

lý cạnh tranh.<br />

Trên đây là những thông tin liên<br />

quan đến nội dung quảng cáo của<br />

công ty Honda Việt Nam đã sửa<br />

chữa, Cục Quản lý cạnh tranh thông<br />

báo để người tiêu dùng sử dụng xe<br />

máy Honda Việt Nam được biết.<br />

đOàN QUANG đÔNG<br />

10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A


Một số vấn<br />

đề về bảo vệ<br />

người tiêu<br />

dùng là<br />

trẻ em<br />

Trẻ em cấu thành một lực lượng<br />

đông đảo người tiêu dùng (NTD)<br />

các loại hàng hóa và dịch vụ trên<br />

thị trường. Trong số các thị trường<br />

phục vụ lực lượng NTD này, chúng ta<br />

có thể kể đến các loại hàng hóa, dịch<br />

vụ như đồ chơi, thức ăn nhanh, quần<br />

áo giày dép, và các loại hình vui chơi<br />

giải trí. Trẻ lớn có thể tự mua sắm<br />

hàng hóa dịch vụ bằng tiền tiết kiệm<br />

hoặc tiền kiếm được nhờ các công<br />

việc làm thêm. Ngoài ra, cha mẹ và<br />

người lớn cũng có thể nhờ trẻ em<br />

mua sắm một số hàng hóa, ví dụ các<br />

loại thực phẩm dùng cho bữa ăn gia<br />

đình. Kể cả trẻ nhỏ cũng có thể có tác<br />

động gián tiếp tới thị trường thông<br />

qua ảnh hưởng của chúng đối với cha<br />

mẹ và người lớn xung quanh.<br />

Trong khi một bộ phận trẻ lớn<br />

hơn có thể là những NTD khá hiểu<br />

biết, đại bộ phận các em, đặc biệt các<br />

em trong độ tuổi đến trường thường<br />

mua sắm và sử dụng dịch vụ một<br />

cách ngẫu nhiên và chịu ảnh hưởng<br />

rất mạnh của các biện pháp tiếp thị<br />

ráo riết của thương nhân (cá nhân, tổ<br />

chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa<br />

và dịch vụ).<br />

Rào cản lớn nhất ngăn cản trẻ em<br />

thực hiện các quyền của mình với tư<br />

cách là NTD chính là việc chúng<br />

thường không hề hay biết mình có<br />

các quyền đó. Kể cả khi trẻ em biết là<br />

mình có quyền, chúng cũng thường<br />

không biết làm thế nào để thực hiện<br />

các quyền đó, hoặc không đủ tự tin<br />

để khiếu nại đòi bồi thường/bảo vệ<br />

khi các quyền của chúng bị xâm<br />

phạm (điều này đúng cả với người<br />

lớn). Do đó, các cơ chế giải quyết<br />

khiếu nại của NTD cần phải được bổ<br />

sung bởi các tiêu chí đầu vào (regulatory<br />

requirements) đối với tổ chức, cá<br />

nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ<br />

và các chương trình giáo dục trẻ em.<br />

Luật Bảo vệ quyền lợi của NTD ra<br />

đời có quy định rõ về quyền và nghĩa<br />

vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm<br />

của tổ chức, cá nhân kinh doanh<br />

hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu<br />

dùng; cũng như vấn đề giải quyết<br />

tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ<br />

chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,<br />

dịch vụ; v.v. Luật này cũng đưa ra một<br />

định nghĩa rõ ràng về NTD (Khoản 1,<br />

Điều 3 – “Người tiêu dùng là người<br />

mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho<br />

mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá<br />

nhân, gia đình, tổ chức”). Tuy nhiên,<br />

không phân biệt giữa NTD lớn tuổi và<br />

NTD là trẻ em. Từ đó, có thể thấy, với<br />

tư cách là đối tượng được bảo vệ của<br />

luật này, trẻ em cũng có các quyền<br />

tương tự như người lớn, kể cả được<br />

tham gia giải quyết tranh chấp và bồi<br />

thường thiệt hại, bao gồm cả các<br />

trường hợp trẻ em cần có người đại<br />

diện về mặt pháp lý vì chưa đủ tuổi<br />

tham gia các vụ án dân sự. Tuy nhiên,<br />

do đặc thù về độ tuổi và hạn chế về<br />

hiểu biết, nhận thức và hành vi, công<br />

tác bảo vệ NTD là trẻ em cần được<br />

chú trọng đặc biệt ở một số lĩnh vực<br />

sau đây:<br />

Kinh doanh các loại hàng<br />

hóa có hại, nguy hiểm và<br />

không an toàn đối với trẻ em<br />

Khoản 3 và khoản 5 Điều 7 Luật về<br />

bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em<br />

2004 của Việt Nam nghiêm cấm “bán,<br />

cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá,<br />

chất kích thích khác có hại cho sức<br />

khoẻ;” và “Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ<br />

em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm<br />

kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao<br />

chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ<br />

văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản<br />

xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có<br />

hại cho sự phát triển lành mạnh của<br />

trẻ em”. Luật này áp dụng cho việc bảo<br />

vệ trẻ em dưới 16 tuổi, như vậy có<br />

nghĩa ít nhất thì người bán không thể<br />

bán các loại rượu bia hoặc chất kích<br />

thích cho trẻ em nếu không có bằng<br />

chứng cụ thể về tuổi. Tuy nhiên, thực<br />

tế ở Việt Nam hoàn toàn cho thấy điều<br />

ngược lại. Rượu bia được bày bán tự<br />

do trong tất cả các cửa hàng, các điểm<br />

kinh doanh tự phát hoặc các hàng<br />

quán rong cho mọi đối tượng người<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 11<br />

Số 27 - 2011


BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

mua. Kể cả trong các siêu thị, nơi lẽ ra<br />

việc kinh doanh mặt hàng này phải<br />

được quản lý chặt chẽ hơn cũng<br />

không hề có quy định về độ tuổi của<br />

người mua.<br />

Gần đây báo chí có nêu nhiều vụ<br />

việc về các đồ dùng cho trẻ em có thể<br />

có các tác động độc hại hoặc không<br />

an toàn khác, ví dụ như bình sữa nhựa<br />

trong có chứa chất BPA, các loại cốc<br />

nhựa, đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ<br />

Trung Quốc có thể gây ung thư hoặc<br />

vô sinh hiện đang có mặt tại thị<br />

trường Việt Nam. Một số các công ty<br />

sản xuất hoặc nhập khẩu các mặt<br />

hàng này có thể có thông cáo đăng<br />

tải tại nơi họ bán hàng, hay in trên sản<br />

phẩm về việc tuân thủ các tiêu chuẩn<br />

Âu, Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay thì<br />

trách nhiệm đảm bảo an toàn cho trẻ<br />

em trong khi sử dụng các mặt hàng<br />

này luôn thuộc về cha mẹ các em.<br />

Điều này, thực ra là đi ngược lại các<br />

nguyên tắc về trách nhiệm sản phẩm<br />

(product liability) trong bảo vệ NTD.<br />

Theo Luật Bảo vệ quyền lợi của NTD<br />

2010, trong trường hợp hàng hóa có<br />

khuyết tật (bao gồm việc không đảm<br />

bảo an toàn, có khả năng gây thiệt hại<br />

cho tính mạng, sức khỏe và tài sản<br />

của NTD), tổ chức cá nhân kinh doanh<br />

hàng hóa dịch vụ có trách nhiệm thu<br />

hồi các hàng hóa này và bồi thường<br />

thiệt hại. Tuy nhiên, cơ chế này, khi áp<br />

dụng đối với trường hợp NTD là trẻ<br />

em, thì chỉ có tác dụng sửa chữa (remedy)<br />

khi thiệt hại đã xảy ra.<br />

Liên minh Châu Âu yêu cầu tất cả<br />

các nhà sản xuất đồ chơi trẻ em phải<br />

đảm bảo các tiêu chuẩn cấp thiết<br />

nhất về an toàn trước khi được đưa<br />

hàng hóa của họ ra thị trường. Đây là<br />

mô hình mà việc tuân thủ pháp luật<br />

của các nhà sản xuất là ngầm định.<br />

Nhà sản xuất chứng thực việc các sản<br />

phẩm của họ tuân thủ với các quy<br />

định của pháp luật bằng cách dán<br />

nhãn “Cộng đồng Châu Âu” ('Communauté<br />

Européene' - CE) trên các đồ<br />

chơi. Liên minh Châu Âu có một chỉ<br />

thị quy định riêng về các tiêu chuẩn<br />

về an toàn cho tất cả các loại đồ chơi<br />

thiết kế cho trẻ em dưới 14 tuổi. Chỉ<br />

thị này đưa ra các nguyên tắc chung<br />

cũng như đề cập đến các hiểm nguy<br />

cụ thể như những tiêu chí mà theo đó<br />

độ an toàn của đồ chơi phải được so<br />

sánh. Ví dụ như đồ chơi và các bộ<br />

phận của đồ chơi, cũng như gói bọc<br />

để bán lẻ của chúng phải được kiểm<br />

nghiệm an toàn để không gây ngạt<br />

thở hoặc đột tử ở trẻ em. Đây là một<br />

mô hình có thể được nghiên cứu, học<br />

tập và áp dụng cho phù hợp với tình<br />

hình Việt Nam. Ngoài việc kiểm soát<br />

chặt chẽ hàng sản xuất trong nước,<br />

các tiêu chuẩn an toàn cũng cần được<br />

áp dụng với hàng hóa nhập khẩu<br />

chính thức, bên cạnh việc ngăn chặn<br />

sự lan tràn của hàng hóa nhập lậu.<br />

An toàn cho trẻ em với tư<br />

cách NTd tại các điểm kinh<br />

doanh dịch vụ vui chơi giải<br />

trí<br />

Cũng theo Luật về bảo vệ, chăm<br />

sóc và giáo dục trẻ em 2004, trẻ em<br />

có quyền được vui chơi giải trí lành<br />

mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ<br />

thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù<br />

hợp với lứa tuổi. Tuy nhiên, đến nay<br />

không có luật nào quy định nghĩa vụ<br />

của các nhà cung cấp dịch vụ đặc biệt<br />

là dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ<br />

riêng đối tượng trẻ em phải có nghĩa<br />

vụ đảm bảo an toàn như thế nào và<br />

phải chịu trách nhiệm ra sao trong<br />

trường hợp vi phạm pháp luật hoặc<br />

có thiệt hại xảy ra đối với trẻ em trong<br />

khi đang sử dụng các dịch vụ này với<br />

tư cách NTD. Một lần nữa như đã đề<br />

cập tới ở trên, chúng ta cần có các<br />

quy định về tiêu chuẩn an toàn đặt ra<br />

từ trước khi các điểm kinh doanh dịch<br />

vụ này được cấp phép hoạt động để<br />

họ tuân thủ thì quyền lợi của trẻ em<br />

mới có thể được bảo vệ.<br />

Bảo vệ NTd là trẻ em đối<br />

với hàng hóa, dịch vụ là các<br />

phương tiện thông tin<br />

Trẻ em cũng là một bộ phận NTD<br />

trực tiếp và sôi động của các dịch vụ<br />

thông tin truyền hình, v.v. bao gồm cả<br />

tivi, báo, đài phát thanh và dịch vụ internet.<br />

Điều 29 Luật về bảo vệ, chăm<br />

sóc và giáo dục trẻ em 2004 của Việt<br />

Nam có quy định: “Trên xuất bản<br />

phẩm, đồ chơi, chương trình phát<br />

thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện<br />

ảnh nếu có nội dung không phù hợp<br />

với trẻ em thì phải thông báo hoặc<br />

ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không<br />

được sử dụng”. Tuy nhiên, đây là một<br />

điều khoản chỉ mang tính nguyên tắc<br />

mà chưa được cụ thể hóa trong thực<br />

thi. Ví dụ, ở nhiều quốc gia trên thế<br />

giới có các điều khoản cụ thể cấm<br />

phát các chương trình truyền hình<br />

hoặc phát thanh có nội dung không<br />

phù hợp với trẻ em vào thời gian mà<br />

thường có một số lượng lớn trẻ em<br />

tiếp cận với các phương tiện truyền<br />

thông này. Hay họ cũng quy định cụ<br />

thể về các dấu hiệu phải dán nhãn<br />

trên các văn hóa phẩm hoăc phát ở<br />

đầu các chương trình truyền hình<br />

không dành cho trẻ em. Ngoài ra,<br />

người bán còn bị cấm bán một số văn<br />

hóa phẩm không phù hợp cho trẻ em<br />

dưới độ tuổi quy định.<br />

vấn đề quảng cáo<br />

Trẻ em là bộ phận NTD có khả<br />

năng tiêu thụ lớn và có ảnh hưởng<br />

cao tới chi tiêu của các gia đình. Do<br />

vây, càng ngày các chương trình<br />

quảng cáo hoặc khuyến mại càng<br />

được thiết kế nhắm vào đối tượng trẻ<br />

em ở độ tuổi nhỏ hơn. Do vậy, đã xuất<br />

hiện không ít quan ngại của cộng<br />

đồng về tác động của các hoạt động<br />

quảng cáo với trẻ em. Một số nghiên<br />

cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng trẻ em<br />

dưới 7 tuổi không có khả năng phân<br />

biệt giữa các chương trình tivi, kể cả<br />

quảng cáo, với đời thực. Do vậy,<br />

chúng rất dễ bị dẫn dắt bởi các<br />

chương trình quảng cáo. Xét từ góc<br />

độ luật pháp bảo vệ NTD, cần có các<br />

quy định rõ ràng về các quảng cáo có<br />

khả năng dẫn dắt tới ấn tượng sai lệch<br />

về hàng hóa dịch vụ (misleading), các<br />

quảng cáo lừa đảo (deceptive), có tính<br />

chất so sánh (comparative) hoặc đưa<br />

thông tin không chính xác, đặc biệt<br />

khi tính đến ảnh hưởng của chúng lên<br />

trẻ em, và kể cả người lớn trong nhiều<br />

trường hợp.<br />

Trên đây là một số vấn đề liên<br />

quan đến bảo vệ quyền lợi NTD là trẻ<br />

em ở nước ta cũng như kinh nghiệm<br />

trên thế giới. Một cách vắn tắt, vấn đề<br />

bảo vệ NTD trẻ em liên quan chủ yếu<br />

đến các vấn đề về an toàn (thể chất<br />

cũng như tinh thần), trong khi cha mẹ<br />

các em là những người chịu thiệt hại<br />

về kinh tế. Quyền lợi của cha mẹ và<br />

trẻ em trong các trường hợp này cần<br />

được bảo vệ. Bên cạnh việc đưa ra các<br />

quy định về giải quyết tranh chấp có<br />

thể áp dụng được trong trường hợp<br />

NTD, người khiếu nại là trẻ em, chúng<br />

ta cũng cần xem xét lại toàn bộ hệ<br />

thống luật pháp có liên quan, đặc biệt<br />

là hệ thống tiêu chuẩn mà các cá<br />

nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa<br />

dịch vụ cần tuân thủ. Ngoài ra, việc<br />

đưa các nội dung liên quan đến bảo<br />

vệ NTD nói chung và bảo vệ trẻ em<br />

nói riêng vào chương trình giáo dục,<br />

hoặc các hoạt động ngoại khóa từ<br />

các bậc cơ sở cần được xem xét thực<br />

hiện, để đảm bảo giáo dục và thông<br />

tin cho các em về quyền của mình.<br />

QUẾ ANH<br />

12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A


Công tác bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng tại Hà Lan<br />

Nhằm tìm hiểu kinh nghiệm xây<br />

dựng luật, xây dựng mô hình<br />

cơ quan quản lý nhà nước, các<br />

tổ chức xã hội, mô hình các tổ chức<br />

giải quyết khiếu nại của người tiêu<br />

dùng của Hà Lan nhằm góp phần<br />

hoàn thiện các quy định pháp luật về<br />

bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam,<br />

từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 31<br />

tháng 5 năm 2011, Đoàn công tác<br />

của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công<br />

Thương do Phó Cục trưởng Nguyễn<br />

Phương Nam làm trưởng đoàn đã<br />

thăm và làm việc với các cơ quan<br />

quản lý nhà nước, cũng như các tổ<br />

chức xã hội, tòa án tham gia vào công<br />

tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />

Hà Lan. Sau đây là một số nét khái<br />

quát về mô hình các cơ quan về bảo<br />

vệ người tiêu dùng của Hà Lan:<br />

Cơ quan quản lý nhà<br />

nước về bảo vệ người tiêu<br />

dùng của Hà Lan<br />

Hà Lan là một quốc gia có nền<br />

kinh tế phát triển, với số dân là 16<br />

triệu người, thu nhập bình quân đầu<br />

Ban phụ<br />

trách thực<br />

thi<br />

Chiến lược và<br />

truyền thông<br />

Văn phòng<br />

đầu mối duy<br />

nhất với EU<br />

BỘ TRƯởNG<br />

Cục trưởng<br />

Ban pháp<br />

chế<br />

người là 48.000 đô-la, công tác bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng mới được<br />

các cơ quan Nhà nước quan tâm cách<br />

đây gần 20 năm, tuy nhiên, Cơ quan<br />

Bảo vệ người tiêu dùng mới được<br />

thành lập năm 2007.<br />

Cục Bảo vệ người tiêu dùng Hà<br />

Lan được thành lập năm 2007 theo<br />

quy định 2006/2004 của Châu Âu,<br />

trực thuộc Bộ Kinh tế, nông nghiệp và<br />

cải cách. Nhân sự của Cục là 50 người.<br />

Cơ cấu tổ chức (hình dưới)<br />

Nhiệm vụ chính của Cục bảo vệ<br />

người tiêu dùng<br />

- Giám sát và nâng cao việc tuân<br />

thủ pháp luật bảo vệ người tiêu<br />

dùng, và nếu cần tiến hành các biện<br />

pháp xử lý.<br />

- Hợp tác bảo vệ người tiêu dùng<br />

xuyên biên giới đòi hỏi sự hỗ trợ lẫn<br />

nhau trên cơ sở Quy định số<br />

2006/2004 (là cơ quan đầu mối duy<br />

nhất của Hà Lan).<br />

- Trao quyền cho người tiêu dùng<br />

bằng cách cung cấp cho họ thông tin<br />

và hướng dẫn thông qua trung tâm<br />

Ban thư ký<br />

Ban tiếp<br />

nhận vụ<br />

việc<br />

Trung tâm tư vấn<br />

người tiêudùng<br />

hỗ trợ người tiêu dùng (được gọi là<br />

ConsuWijzez), liên kết với NMA (Cơ<br />

quan cạnh tranh) và OPTa (Cơ quan<br />

truyền thông và bưu chính độc lập).<br />

Những văn bản pháp luật mà cơ<br />

quan bảo vệ người tiêu dùng Hà lan<br />

thực thi:<br />

- Hành vi hoạt động thương mại<br />

không lành mạnh; Quảng cáo gây<br />

nhầm lẫn;Thương mại điện tử; Giao<br />

dịch của người tiêu dùng; Điều<br />

khoản hợp đồng chung; Bán hàng từ<br />

xa; Timesharing; Du lịch trọn gói; Bán<br />

hàng tận cửa: Niêm yết giá; Luật về<br />

dịch vụ.<br />

Mối quan hệ giữa cơ quan bảo vệ<br />

người tiêu dùng và các cơ quan có<br />

liên quan khác:<br />

- Cơ quan hợp tác:<br />

+ Hội bảo vệ người tiêu dùng;<br />

+ Các cơ quan thực thi khác: NMA<br />

(Cơ quan cạnh tranh) và OPTa (Cơ<br />

quan truyền thông và bưu chính độc<br />

lập), NMA ( Cơ quan năng lượng).<br />

+ Hợp tác quốc tế (CPC, iCPEN).<br />

- Các lĩnh vực hợp tác:<br />

+ Chia sẻ thông tin;<br />

+ Hợp tác cùng điều tra trong<br />

lãnh thổ quốc gia và trong khu vực<br />

EU;<br />

+ Chuyển tiếp vụ việc;<br />

+ Các chiến dịch truyền thông.<br />

Hội Bảo vệ người tiêu dùng<br />

Hội Bảo vệ người tiêu dùng Hà<br />

Lan là một tổ chức phi lợi nhuận, có<br />

thu phí hội viên được thành lập để<br />

bảo vệ quyền lợi của người tiêu<br />

dùng.<br />

Hội có 250 nhân viên và 482.000<br />

hội viên trên cả nước. Kinh phí hoạt<br />

động của hội chủ yếu là từ thu phí<br />

hội viên (61 euro/năm), ngoài ra từ<br />

nguồn thu các tạp chí hướng dẫn<br />

tiêu dùng do hội phát hành. Hội<br />

không nhận bất cứ sự hỗ trợ kinh phí<br />

nào từ Chính phủ.<br />

Với những thành viên của hội khi<br />

có khiếu nại xảy ra, hội sẽ đứng ra<br />

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà<br />

không thu phí, còn những người tiêu<br />

dùng không phải là hội viên muốn<br />

hội bảo vệ thì sẽ phải chịu phí như<br />

thuê luật sư, phí khởi kiện.<br />

Tòa án Hague cơ quan<br />

giải quyết tranh chấp người<br />

tiêu dùng<br />

Tại Hà Lan có một bộ phận trong<br />

tòa án chuyên để giải quyết khiếu<br />

kiện của người tiêu dùng tại tòa án.<br />

Tòa xử kiện đối với những vụ có giá<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 13<br />

Số 27 - 2011


BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

trị nhỏ hơn 5000 euro dự kiến trong<br />

thời gian tới giá trị vụ kiện về người<br />

tiêu dùng sẽ lên đến 25000 euro.<br />

Hiện nay, đã có 10 quận trong tổng<br />

số 19 quận có tòa án bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng. Bình quân mỗi ngày<br />

tòa án giải quyết 250 vụ việc khiếu<br />

kiện của người tiêu dùng (tuy nhiên<br />

số vụ việc mà đầy đủ nguyên đơn và<br />

bị đơn cùng đến tòa chỉ có 20%). Tòa<br />

làm việc 4 ngày trong một tuần, phí<br />

cho mỗi vụ việc là 250 euro do bên<br />

thua kiện phải trả.<br />

Cơ quan giải quyết khiếu<br />

nại của người tiêu dùng Hà<br />

Lan<br />

Cơ quan giải quyết khiếu nại của<br />

người tiêu dùng Hà Lan là tổ chức phi<br />

lợi nhuận được thành lập để giải<br />

quyết các tranh chấp của người tiêu<br />

dùng với các doanh nghiệp, được<br />

thành lập từ năm 1970, thành phần<br />

gồm cơ quan quản lý nhà nước, đại<br />

diện của các hiệp hội doanh nghiệp,<br />

đại diện hội bảo vệ người tiêu dùng;<br />

kinh phí hoạt động được tài trợ của<br />

nhà nước là 15%, 85% là của các<br />

doanh nghiệp; các quyết định của Cơ<br />

quan giải quyết khiếu nại người tiêu<br />

dùng có tính bắt buộc và đảm bảo thi<br />

hành.<br />

Hiện nay, trên cả nước Hà Lan có<br />

50 Cơ quan giải quyết khiếu nại<br />

người tiêu dùng, trong mỗi Cơ quan<br />

đều có đại diện của cơ quan quản lý<br />

nhà nước, tổ chức xã hội về bảo vệ<br />

người tiêu dùng, hiệp hội doanh<br />

nghiệp, hoạt động trên hầu hết các<br />

lĩnh vực của nền kinh tế như: điện tử,<br />

điện, nước, giao thông vận tải, nhà ở,<br />

y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông,<br />

du lịch, phim ảnh… thậm chí cả bảo<br />

vệ người tiêu dùng trong mua bán<br />

động vật.<br />

Trình tự thủ tục giải<br />

quyết khiếu nại giữa người<br />

tiêu dùng và doanh nghiệp<br />

Người tiêu dùng gửi đơn khiếu<br />

nại lên Cơ quan giải quyết khiếu nại<br />

thông qua email, đồng thời nộp phí<br />

(từ 25 euro đến 125 euro). Phía doanh<br />

nghiệp bị khiếu nại phải nộp một<br />

khoản tiền đảm bảo thi hành.<br />

Cơ quan giải quyết khiếu nại đưa<br />

ra quyết định căn cứ trên: Nguyên tắc<br />

hợp lý và công bằng; Các văn bản<br />

pháp luật có liên quan của Hà Lan về<br />

vụ việc khiếu nại; Quan điểm của các<br />

bên; Chứng cứ các bên cung cấp;<br />

Điều tra của Cơ quan; Dựa trên đa số<br />

phiếu biểu quyết của Cơ quan giải<br />

quyết khiếu nại.<br />

Quyết định của Cơ quan là có tính<br />

bắt buộc thực hiện với cả hai bên:<br />

Trong trường hợp người tiêu dùng bị<br />

thua kiện có nghĩa doanh nghiệp<br />

không có lỗi, khi đó doanh nghiệp<br />

được lấy lại khoản tiền nộp tạm ứng<br />

đảm bảo thi hành quyết định của Cơ<br />

quan, còn trong trường hợp doanh<br />

nghiệp bị thua thì Cơ quan giải quyết<br />

khiếu nại trả số tiền mà doanh<br />

nghiệp nộp để đảm bảo thi hành<br />

quyết định thi hành của Cơ quan, nếu<br />

khoản tiền nộp tạm ứng không đủ<br />

doanh nghiệp phải nộp thêm, nếu<br />

doanh nghiệp không chịu nộp thì<br />

hiệp hội doanh nghiệp phải nộp thay<br />

sau đó thu lại doanh nghiệp.<br />

Tỉ lệ giải quyết khiếu nại của<br />

người tiêu dùng thông qua Cơ quan<br />

giải quyết khiếu nại này có tỉ lệ thành<br />

công là 90% bởi quyết định dựa trên<br />

hợp lý hóa quyền lợi và nghĩa vụ của<br />

các bên. Quá trình giải quyết vụ việc<br />

được số hóa, người tiêu dùng và<br />

doanh nghiệp có thể kiểm tra bất cứ<br />

lúc nào thông qua mật khẩu được<br />

cung cấp tại website của Cơ quan.<br />

Người tiêu dùng có thể lựa chọn<br />

Cơ quan giải quyết khiếu nại người<br />

tiêu dùng hoặc gửi đơn lên tòa án<br />

giải.<br />

Cơ quan giải quyết khiếu nại<br />

người tiêu dùng là một mô hình mới<br />

về giải quyết khiếu nại người tiêu<br />

dùng, Cơ quan này dung hòa được lợi<br />

ích các bên do thành phần trong Cơ<br />

quan có cả cơ quan quản lý nhà nước,<br />

tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu<br />

dùng, hiệp hội doanh nghiệp.<br />

Hà Lan là một nước có nền kinh<br />

tế phát triển, cơ quan bảo vệ người<br />

tiêu dùng mới được thành lập vào<br />

năm 2007, tuy nhiên hoạt động bảo<br />

vệ người tiêu dùng được tiến hành<br />

rất hiệu quả không chỉ từ các cơ quan<br />

nhà nước như Cục Bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng, tòa án Hague mà<br />

còn từ các tổ chức xã hội về bảo vệ<br />

người tiêu dùng, cũng như tổ chức<br />

độc lập có các thành viên là nhà<br />

nước, hội người tiêu dùng và hiệp hội<br />

doanh nghiệp đứng ra để bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng. Từ thực<br />

tiễn Hà Lan, thiết nghĩ Việt Nam cần<br />

giành sự quan tâm hơn nữa với công<br />

tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />

để hoạt động người tiêu dùng từ<br />

trung ương đến địa phương hoạt<br />

động có hiệu quả hơn, người tiêu<br />

dùng được bảo vệ tốt hơn.<br />

đOàN QUANG đÔNG<br />

Người tiêu dùng<br />

ưu tiên dùng hàng<br />

dệt may trong nước<br />

Theo một kết quả nghiên cứu của Viện<br />

nghiên cứu dư luận xã hội – Ban Tuyên<br />

giáo Trung ương đưa ra trong hội nghị<br />

đánh giá tình triển khai thực hiện các nhiệm<br />

vụ năm 2011 của cuộc vận động “Người Việt<br />

Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì gần<br />

80% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên sử<br />

dụng hàng dệt may trong nước.<br />

Đây là một tín hiệu đáng khích lệ đối với<br />

các doanh nghiệp dệt may trong nước trong<br />

bối cảnh hàng năm có một lượng hàng<br />

ngoại khổng lồ, đặc biệt là các mặt hàng từ<br />

Trung Quốc nhập khẩu tràn vào thị trường<br />

Việt Nam. Chỉ trong 5 tháng đầu năm, tổng<br />

nhập siêu nước ta đã lên tới 6,5 tỉ USD.<br />

Cuộc vận động đã đưa ra nhiều giải pháp<br />

và thu được những kết quả tích cực. Cùng với<br />

mặt hàng dệt may, nhiều sản phẩm nội địa<br />

khác cũng đã chiếm được lòng tin của người<br />

tiêu dùng, như sản phẩm rau quả là 58%, các<br />

sản phẩm đồ gia dụng là 49%, vật liệu xây<br />

dựng, đồ nội thất là 38%, thuốc men, dược<br />

phẩm, dụng cụ y tế là 26%,... Các cửa hàng,<br />

hệ thống siêu thị cũng cho bày bán nhiều<br />

hơn các loại hàng hóa mang thương hiệu<br />

Việt, cá biệt tại một số siêu thị ở thành phố<br />

Hồ Chí Minh như Sài Gòn Co-op, hàng Việt<br />

Nam chiếm tới 98%.<br />

Các cơ quan ban ngành của Trung ương<br />

và địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp<br />

đang tích cực xúc tiến nhiều chương trình để<br />

nhằm hưởng ứng chủ trương của Bộ chính<br />

trị, nâng cao vị thế của hàng dệt may tại thị<br />

trường trong nước.<br />

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương<br />

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên<br />

dùng hàng Việt Nam” phó thủ tướng Hoàng<br />

14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A


Trung Hải cũng khẳng định, Chính phủ<br />

sẽ sớm ban hành các văn bản pháp<br />

luật để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt<br />

Nam trong việc đẩy mạnh phát triển<br />

sản xuất cũng như cạnh tranh với các<br />

mặt hàng ngoại trong đó có hàng dệt<br />

may trong nước.<br />

Bộ Công Thương đang phát triển<br />

việc xúc tiến các chương trình để hàng<br />

Việt thay thế hàng nhập khẩu, nâng<br />

cao việc sử dụng nguyên vật liệu nội<br />

địa. Trong đó có chương trình xúc tiến<br />

thương mại quốc gia với 22 đề án xúc<br />

tiến thương mại với kinh phí hổ trợ là<br />

55 tỉ đồng. Bộ cũng đưa ra đề án phát<br />

triển kinh tế vùng sâu vùng xa, biên<br />

giới hải đảo với kinh phí là 20,1 tỉ đồng.<br />

Các doanh nghiệp và hiệp hội<br />

cũng đã triển khai nhiều chương trình<br />

xây dựng hình ảnh và lòng tin đối với<br />

người tiêu dùng trong nước như:<br />

Chương trình "Đồng hành cùng doanh<br />

nghiệp dệt may Việt Nam vì đồng bào<br />

biển đảo của Tổ quốc" của các doanh<br />

nghiệp dệt may hàng đầu, chương<br />

trình xây dựng các quỹ hỗ trợ cho<br />

đồng bào miền núi và hải đảo, các<br />

chương trình từ thiện,.... Các chương<br />

trình này đã tạo hiệu ứng tích cực tới<br />

tâm lý người tiêu dùng, đặc biệt là các<br />

vùng sâu vùng xa nơi hàng ngoại,<br />

hàng Trung Quốc đang chiếm ưu thế.<br />

Tiềm năng để phát triển trong<br />

nước vẫn còn hết sức lớn, vì vậy ngoài<br />

công tác vận động, các doanh nghiệp<br />

dệt may trong nước phải tích cực chủ<br />

động sản xuất sản phẩm gắn với nhu<br />

cầu trong nước. Tuy nhiên, để duy trì<br />

được sự cạnh tranh cho hàng hóa Việt<br />

Nam ngoài việc nâng cao chất lượng<br />

sản phẩm, cần phải nâng cao "lòng tin"<br />

của người Việt với hàng Việt. Lòng tin<br />

chỉ có thể có được không chỉ qua khâu<br />

tuyên truyền, quảng bá và các hỗ trợ<br />

của cơ quan quản lý mà còn xuất phát<br />

từ chính nội lực của doanh nghiệp.<br />

Bên cạnh nhiều vấn đề bất cập mà<br />

hàng dệt may đang phải đối mặt thì<br />

việc tạo dựng kênh phân phối hiệu<br />

quả tới tay người tiêu dùng là vấn đề<br />

được doanh nghiệp đề cập khá nhiều.<br />

Hiện tại, chi phí cho khâu phân phối<br />

của các doanh nghiệp Việt Nam còn<br />

chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành.<br />

Điều này làm đẩy giá cả sản phẩm khi<br />

đưa ra thị trường và cũng làm giảm<br />

tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị<br />

trường nội địa.<br />

Vấn đề mẫu mã sản phẩm gần đây<br />

đã được cải thiện. Các công ty dệt may<br />

lớn trong nước đã chú trọng hơn trong<br />

khâu thiết kế, đặc biệt là sử dụng các<br />

chuyên gia thiết kế giỏi trong và ngoài<br />

nước. Tuy nhiên, nhìn chung mẫu mã<br />

sản phẩm trong nước còn chưa bắt kịp<br />

với thị hiếu người tiêu dùng. Điều này<br />

còn vì thực tế là hàng dệt may là hàng<br />

có thị hiếu mẫu mã thay đổi rất nhanh<br />

đòi hỏi doanh nghiệp phải thường<br />

xuyên thăm dò, cập nhật để nắm bắt<br />

được nhu cầu chung của các bộ phận<br />

và tầng lớp người tiêu dùng.<br />

Song song với các cuộc vận động,<br />

Nhà nước cần phải tăng cường công<br />

tác giám sát và quản lý hoạt động<br />

buôn bán, làm hàng giả. Thực trạng<br />

hàng dởm, hàng sản xuất tại Trung<br />

Quốc nhưng nhái mẫu mã và dán mác<br />

“Made in Vietnam” còn xuất hiện khá<br />

phổ biến. Những loại hàng này không<br />

chỉ thiệt hại cho doanh nghiệp dệt<br />

may Việt Nam mà còn cho cả thương<br />

hiệu hàng Việt Nam nói chung. Đặc<br />

biệt, càng đi sâu vào các vùng sâu<br />

vùng xa, hàng Trung Quốc và hàng<br />

Trung Quốc nhái hàng Việt Nam xuất<br />

hiện ngày càng nhiều và vẫn chiếm vị<br />

trí hoàn toàn áp đảo so với hàng dệt<br />

may trong nước.<br />

Nhìn tổng thể diễn biến của thị<br />

trường và tâm lý người tiêu dùng có<br />

thể thấy cuộc vận động “Người Việt<br />

Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã<br />

có tác động tích cực tới hàng Việt Nam<br />

nói chung và hàng dệt may tại thị<br />

trường trong nước. Vấn đề là Nhà nước<br />

cùng với doanh nghiệp và hiệp hội cần<br />

tiếp tục quan tâm, đầu tư thời gian và<br />

nhân lực để giữ vững nâng cao hơn<br />

nữa lòng tin của người tiêu dùng dành<br />

cho sản phẩm trong nước. Đây là vấn<br />

đề tiên quyết ảnh hưởng tới sức cạnh<br />

tranh của hàng Việt Nam và sự phát<br />

triển của ngành dệt may nói chung<br />

trên thị trường nội địa.<br />

Lê dUy<br />

Sơ kết cuộc vận động<br />

Người Việt Nam ưu tiên<br />

dùng hàng Việt Nam<br />

năm 2011<br />

Ngày 7 tháng 6 năm 2011, tại Hà Nội,<br />

Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận<br />

động "Người việt Nam ưu tiên dùng<br />

hàng việt Nam" tổ chức Hội nghị đánh<br />

giá tình hình triển khai thực hiện các<br />

nhiệm vụ năm 2011 của các Bộ, ban,<br />

ngành Trung ương và Ban chỉ đạo các<br />

địa phương theo kết luận của Hội nghị<br />

sơ kết 1 năm triển khai Cuộc vận động.<br />

Hội nghị đã nghe báo cáo và thảo luận<br />

tình hình triển khai thực hiện các<br />

nhiệm vụ năm 2011 của Cuộc vận<br />

động và những giải pháp đẩy mạnh Cuộc<br />

vận động trong 6 tháng cuối năm 2011 và<br />

trong thời gian tiếp theo.<br />

Theo đó, tính tới hết tháng 5 năm 2011,<br />

chương trình đưa hàng Việt về nông thôn<br />

năm 2011 đã triển khai được 5 tháng, tổ chức<br />

được 50 đợt bán hàng về nông thôn với hơn<br />

1.000 lượt doanh nghiệp tham gia. Theo kết<br />

quả thăm dò, có 58% người tiêu dùng nông<br />

thôn quan tâm và lựa chọn hàng Việt cho<br />

nhu cầu tiêu dùng của mình. Trong số 63 Ban<br />

chỉ đạo Cuộc vận động các tỉnh, thành phố<br />

trực thuộc Trung ương 21 Ban đã xây dựng<br />

kế hoạch triển khai Cuộc vận động. Các hoạt<br />

động này đã được diễn ra đều đặn tại các<br />

tỉnh, trung bình mỗi nơi 1 đợt/tháng. Đặc<br />

biệt, tại các tỉnh biên giới, hàng Việt không<br />

chỉ thu hút được người dân bản địa mà còn<br />

thu hút được đông đảo dân cư của các nước<br />

láng giềng như Lào, Campuchia, Trung<br />

Quốc...<br />

Trong đó, Ban chỉ đạo Cuộc vận động<br />

Thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động<br />

xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt đến với<br />

người tiêu dùng, trong đó tổ chức 53 điểm<br />

bán hàng giảm giá với sự tham gia của 23<br />

đơn vị; “Tuần bán hàng vì người tiêu dùng”;<br />

tổ chức 398 điểm bán hàng bình ổn giá, các<br />

phiên chợ hàng Việt. Cho đến nay, 29/29<br />

quận, huyện của thành phố Hà Nội đã thành<br />

lập được Ban chỉ đạo Cuộc vận động. Ban<br />

chỉ đạo Cuộc vận động TP. Hồ Chí Minh đã<br />

phối hợp với nhiều ngành tổ chức Giải báo<br />

chí “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”; Ban<br />

chỉ đạo Cuộc vận động TP Đà Nẵng cũng đã<br />

tổ chức được 8 phiên chợ hàng Việt tại vùng<br />

ngoại thành, khu công nhân...; Ban chỉ đạo<br />

Cuộc vận động tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp<br />

với ngành công thương, các doanh nghiệp<br />

tổ chức 3 hội chợ cấp tỉnh với chủ đề “Người<br />

Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 15<br />

Số 27 - 2011


BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

tổng số 260 đơn vị tham gia, gồm 470<br />

gian hàng, thu hút khoảng 85.000<br />

người tham quan, mua sắm.<br />

Báo cáo của Ban chỉ đạo Cuộc vận<br />

động cũng chỉ ra một số tồn tại trong<br />

quá trình triển khai như: Một số cấp<br />

ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp<br />

chưa quan tâm đúng mức đến công<br />

tác lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp đẩy<br />

mạnh Cuộc vận động; chưa huy động<br />

cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp<br />

và các tầng lớp nhân dân tham gia<br />

hưởng ứng. Bên cạnh đó, còn nhiều<br />

Bộ, Ban Ngành, đoàn thể ở Trung<br />

ương chưa chủ động xây dựng kế<br />

hoạch triển khai Cuộc vận động năm<br />

2011, các giải pháp đẩy mạnh Cuộc<br />

vận động vẫn còn mang tính chung<br />

chung, hô hào là chính, tiến hành<br />

theo tính "thời vụ". Từ sau dịp Tết Tân<br />

Mão và sau Hội nghị sơ kết đến nay,<br />

Cuộc vận động có chiều hướng lắng<br />

xuống. Công tác hướng dẫn, kiểm tra,<br />

đôn đốc thực hiện Cuộc vận động của<br />

Ban chỉ đạo ở một số địa phương còn<br />

lúng túng, chưa thật chủ động, linh<br />

hoạt, đến nay còn 42/63 tỉnh, thành<br />

phố chưa xây dựng kế hoạch triển<br />

khai thực hiện Cuộc vận động trong<br />

năm 2011. Do chưa có cơ chế về kinh<br />

phí và các điều kiện phục vụ việc triển<br />

khai Cuộc vận động nên trong triển<br />

khai công việc của Ban chỉ đạo các cấp<br />

còn nhiều khó khăn.<br />

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công<br />

Thương Hồ Thị Kim Thoa cũng đã báo<br />

cáo sơ kết tình hình triển khai Chương<br />

trình hành động của Bộ Công Thương<br />

hưởng ứng Cuộc vận động năm 2011.<br />

Theo đó, với mục tiêu tăng cường<br />

triển khai Cuộc vận động "Người Việt<br />

Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam",<br />

trong gần 6 tháng đầu năm 2011, Bộ<br />

Công Thương đã thực hiện đa dạng<br />

nhiều hoạt động thiết thực hưởng<br />

ứng trong toàn Ngành Công Thương.<br />

Thực hiện Chương trình hành động<br />

của Bộ Công Thương hưởng ứng<br />

Cuộc vận động và Kế hoạch tăng<br />

cường triển khai thực hiện Chương<br />

trình hành động của Bộ, Sở Công<br />

Thương các tỉnh, thành phố và các<br />

đơn vị trực thuộc Bộ đã bám sát chủ<br />

trương của Cuộc vận động, phối hợp<br />

chặt chẽ với các ban ngành, đơn vị<br />

liên quan triển khai tích cực bằng<br />

những biện pháp, kế hoạch cụ thể<br />

nhằm đưa Cuộc vận động thực sự trở<br />

thành phong trào mạnh mẽ, có phạm<br />

vi ảnh hưởng sâu rộng trong toàn<br />

Ngành và trên cả nước.<br />

Trong công tác tuyên truyền, Bộ<br />

đã tăng cường công tác kiểm tra,<br />

giám sát các đơn vị Ngành Công<br />

Thương triển khai Cuộc vận động và<br />

tham gia đoàn kiểm tra của Ban chỉ<br />

đạo Trung ương. Bộ Công Thương đã<br />

phối hợp với các ngành, địa phương<br />

và cơ quan truyền thông tăng cường<br />

công tác tuyên truyền về Cuộc vận<br />

động. Các cơ quan thông tin, truyền<br />

thông của Bộ Công Thương đã tích<br />

cực tham gia vào Cuộc vận động với<br />

trên 100 tin, bài được đăng tải và công<br />

bố trên các phương tiện thông tin; tổ<br />

chức tuyên truyền Cuộc vận động<br />

trong học sinh, sinh viên trong các<br />

trường trực thuộc Bộ và đẩy mạnh<br />

phong trào hưởng ứng Cuộc vận<br />

động "Người Việt Nam ưu tiên dùng<br />

hàng Việt Nam"; tổ chức các buổi tọa<br />

đàm, hội thảo, các chương trình tôn<br />

vinh các sản phẩm Việt, doanh nghiệp<br />

Việt tiêu biểu.<br />

Bộ Công Thương cũng đã rà soát,<br />

ban hành bổ sung luật pháp, cơ chế<br />

như thực hiện cải cách thủ tục hành<br />

chính, tạo điều kiện thuận lợi cho<br />

người dân và giảm gánh nặng chi phí<br />

cho doanh nghiệp; tổ chức nghiên<br />

cứu, đề xuất tiêu chuẩn chất lượng,<br />

quy chuẩn kỹ thuật đối với một số<br />

hàng hóa Việt Nam, hài hòa tiêu<br />

chuẩn quốc tế…<br />

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Uỷ<br />

ban Trung ương MTTQ Việt Nam<br />

Huỳnh Đảm biểu dương và đánh giá<br />

cao việc triển khai thực hiện Cuộc vận<br />

động của các cấp, các nghành trong<br />

thời gian qua, Cuộc vận động đã được<br />

triển khai dưới nhiều hình thức, đa<br />

dạng, phong phú, đã xuất hiện nhiều<br />

mô hình và điển hình tốt, tạo niềm tin<br />

và khẳng định Cuộc vận động sẽ đi<br />

vào đời sống và ngày càng hiệu quả.<br />

Những kết quả đã đạt được đã nâng<br />

cao nhận thức, thúc đẩy tích cực hoạt<br />

động sản xuất kinh doanh hàng hoá<br />

trong nước, góp phần trực tiếp vào<br />

việc thực hiện các mục tiêu quốc gia,<br />

vào thành tựu chung của đất nước.<br />

Chủ tịch cũng đề nghị các bộ, ban<br />

ngành, trung ương, địa phương tiếp<br />

tục tích cực thực hiện Cuộc vận động;<br />

Mặt trận tổ quốc các cấp cần gắn<br />

Cuộc vận động với CVĐ "Toàn dân<br />

đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở<br />

khu dân cư", phát huy truyền thống<br />

yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc,<br />

xây dựng văn hoá tiêu dùng hàng Việt<br />

Nam để Cuộc vận động thực sự ngày<br />

càng đi vào đời sống xã hội.<br />

Phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị,<br />

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng<br />

Trung Hải đánh giá cao sự chỉ đạo<br />

quyết liệt, sự quan tâm của Ban chỉ<br />

đạo Trung ương Cuộc vận động<br />

(Xem tiếp trang 28)<br />

Một số vấn đề lý luận xung<br />

Luật Bảo vệ quyền lợi<br />

Thực hiện Nghị quyết số 27/2008/NQ-<br />

QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của<br />

Quốc hội về Chương trình xây dựng luật,<br />

pháp lệnh năm 2009; Quyết định số 25/QĐ-<br />

TTg ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Thủ<br />

tướng Chính phủ về việc phân công Cơ quan<br />

chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh của<br />

Chính phủ năm 2009, Bộ Công Thương đã<br />

chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan<br />

xây dựng dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người<br />

tiêu dùng.<br />

Sau quá trình nghiên cứu rà soát hệ thống<br />

pháp luật Việt Nam, kết hợp khảo sát học tập<br />

kinh nghiệm một số nước trên thế giới, Bộ<br />

Công Thương đã tiến hành xây dựng Dự thảo<br />

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và lấy<br />

ý kiến rộng rãi cộng đồng đặc biệt là các<br />

nhóm đối tượng chịu sự tác động của Luật.<br />

Đây là một đạo luật chứa đựng nhiều vấn<br />

đề mới so với nhận thức pháp lý truyền thống<br />

và của số đông. Vì vậy, để tạo cơ sở cho việc<br />

nghiên cứu, góp ý, bài viết này nêu và làm rõ<br />

một số hiện tượng pháp lý được ghi nhận<br />

trong Dự luật.<br />

1. vị trí của pháp luật bảo vệ<br />

người tiêu dùng trong hệ thống<br />

pháp luật<br />

Quan hệ tiêu dùng là một loại quan hệ<br />

được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán,<br />

theo đó, người tiêu dùng mua và/ hoặc sử<br />

dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của người<br />

cung cấp mà không vì mục đích kinh doanh<br />

(bán lại). Như vậy, quan hệ tiêu dùng không<br />

phải là quan hệ thương mại, được điều chỉnh<br />

bởi Luật Thương mại mà chỉ có thể là quan hệ<br />

dân sự được điều chỉnh chung bởi Bộ luật dân<br />

sự. Là văn bản pháp luật gốc trong đời sống<br />

pháp lý dân sự, Bộ luật dân sự yêu cầu phải<br />

thiết lập các quan hệ pháp luật dân sự theo<br />

16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A


quanh<br />

người tiêu dùng [*]<br />

các nguyên tắc tự do thỏa thuận, nguyên<br />

tắc bình đẳng, thiện chí và trung thực, tự<br />

chịu trách nhiệm, tôn trọng đạo đức tốt<br />

đẹp, tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự, tôn<br />

trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng,<br />

quyền và lợi ích hợp pháp của người<br />

khác, nguyên tắc tuân thủ pháp luật và<br />

nguyên tắc hòa giải (Điều 4/12. Bộ luật<br />

dân sự).<br />

Tuy nhiên, do tính chất xã hội của<br />

quan hệ tiêu dùng mà người tiêu dùng<br />

khó có thể có cơ hội trở thành tự do, bình<br />

đẳng vì họ buộc luôn phải tham gia vào<br />

mối quan hệ với đặc tính truyền kiếp là<br />

“thông tin bất cân xứng”. Bên cạnh sự bất<br />

cân xứng về thông tin, người tiêu dùng<br />

còn có thể phải rơi vào tình trạng mất<br />

khả năng mặc cả khi họ buộc phải sử<br />

dụng hàng hóa, dịch vụ của nhà cung<br />

cấp độc quyền.<br />

Đời là vậy, những kẻ có thế và lực<br />

mạnh hơn thường hành xử theo xu<br />

hướng lạm dụng quyền lực trong quan<br />

hệ với kẻ yếu. Thêm vào đó, nếu như cứ<br />

có 300% lợi nhuận thì các nhà “tư bản”<br />

sẵn sàng treo cổ mình lên và vì vậy, họ<br />

cũng sẵn sàng “khuyến mại” cho khách<br />

hàng và người tiêu dùng những cạm bẫy<br />

pháp lý và kỹ thuật và thậm chí còn cả<br />

những thứ độc hại. Vì lẽ đó, mọi hệ thống<br />

pháp luật nhân đạo đều phải ưu tiên bảo<br />

vệ kẻ yếu và như thế, pháp luật bảo vệ<br />

người tiêu dùng sẽ tựa hồ như một công<br />

cụ hỗ trợ từ bên ngoài quan hệ dân sự để<br />

khắc phục những lổ hổng về khả năng tự<br />

do và bình đẳng của người tiêu dùng<br />

trong quan hệ với nhà cung cấp để quan<br />

hệ dân sự có thể trở lại với đúng nguyên<br />

tắc của nó.<br />

Trên tinh thần đó, pháp luật bảo vệ<br />

người tiêu dùng là loại pháp luật mang<br />

tính can thiệp vào quyền tự do (do không<br />

nhận thức được quy luật) của các nhà<br />

cung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ và<br />

như thế, không có sự tự do và bình đẳng<br />

trong quan hệ pháp luật về bảo vệ người<br />

tiêu dùng.<br />

Cũng cần lưu ý rằng, các lĩnh vực<br />

pháp luật khác như pháp luật cạnh tranh,<br />

pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm,<br />

pháp luật về chất lượng sản phẩm và<br />

rộng ra là cả pháp luật dân sự, hình sự<br />

đều có thêm mục đích là bảo vệ người<br />

tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu như những<br />

pháp luật này bảo vệ người tiêu dùng<br />

theo phương pháp can thiệp vào hành vi<br />

của nhà sản xuất, kinh doanh, cung cấp<br />

sản phẩm hàng hóa dịch vụ thông qua<br />

những hạn chế hoặc cấm đoán hành vi<br />

thì pháp luật bảo vệ người tiêu dùng (với<br />

tính cách là một chế định pháp luật độc<br />

lập) lại xuất hiện ở phía người tiêu dùng.<br />

Theo đó, pháp luật bảo vệ người tiêu<br />

dùng sẽ tạo cho người tiêu dùng những<br />

khả năng và cơ hội thuận lợi hơn trong<br />

cơ chế điều chỉnh pháp luật quan hệ mua<br />

bán (theo luật dân sự) mà một chủ thể<br />

pháp luật dân sự thông thường sẽ không<br />

có được.<br />

2. Triết lý về ngoại lệ<br />

Nếu như trong xã hội không xuất<br />

hiện quan hệ tiêu dùng như đã trình<br />

bàytrên đây thì mọi quan hệ dân sự<br />

thông thường đều chỉ cần đến sự điều<br />

chỉnh của pháp luật dân sự truyền thống.<br />

Như thế, mọi vấn đề đều được diễn ra<br />

như theo những nguyên tắc truyền<br />

thống trong việc xem xét, đánh giá và xử<br />

lý các hành vi pháp lý.<br />

Tuy nhiên, xuất phát từ những phân<br />

tích trên đây, sản xuất hàng hóa dẫn đến<br />

những người cung cấp sản phẩm, hàng<br />

hóa, dịch vụ chuyên nghiệp và quan hệ<br />

tiêu dùng nhất định phải xuất hiện trong<br />

xã hội hiện đại. Vì vậy, do bản thân quan<br />

hệ tiêu dùng luôn tiềm ẩn những ngoại<br />

lệ của nguyên tắc dân sự truyền thống<br />

nên việc thiết kế cơ chế pháp lý bảo vệ<br />

người tiêu dùng phải tính đến việc thực<br />

thi những ngoại lệ trong quan hệ pháp<br />

luật dân sự về nội dung và hình thức. Hơn<br />

thế nữa, do chính pháp luật đã chứa<br />

trong mình sự bất công bằng (do phải<br />

dùng cùng một thước đo để áp dụng cho<br />

mọi hiện tượng cụ thể khác nhau trên<br />

thực tế) nên việc áp dụng những ngoại<br />

lệ của cơ chế áp dụng pháp luật dân sự<br />

đối với người tiêu dùng là xuất phát từ<br />

nhu cầu nội tại của chính hiện tượng<br />

pháp luật để thiết lập sự công bằng pháp<br />

lý trên thực tế. Điều này cũng từng được<br />

thể hiện trong quan hệ pháp luật lao<br />

động.<br />

Điều mà các nhà làm luật luôn phải<br />

tỉnh táo là, trong khi thiết lập các công cụ<br />

pháp lý để thiết lập sự công bằng này cần<br />

phải tính đến việc bảo vệ lợi ích của “phía<br />

bên kia” – những nhà sản xuất và cung<br />

cấp sản phẩm tiêu dùng. Bởi lẽ, nếu như<br />

giới tiêu dùng và giới kinh doanh có xung<br />

đột lợi ích với nhau thì sự xung đột đó<br />

phải được hiểu là “mâu thuẫn biện<br />

chứng”. Không thể bảo vệ người tiêu<br />

dùng mà dẫn đến triệt tiêu hay hạn chế<br />

kinh doanh trên phạm vi xã hội. Sẽ không<br />

thể tưởng tượng nổi nếu như giới tiêu<br />

dùng được trang bị những vũ khí sắc bén<br />

nhưng không có cơ hội sử dụng trên<br />

thực tế.<br />

Mặt khác cũng phải thấy rằng, trong<br />

khi pháp luật tạo cho người tiêu dùng<br />

những cơ hội tốt hơn, được coi là ngoại lệ<br />

của nguyên tắc dân sự thì bản thân người<br />

tiêu dùng cũng phải phấn đấu để trở<br />

thành những “nhà tiêu dùng thông thái”<br />

và để biết liên kết, tự bảo vệ mình, trước<br />

khi cần đến sự trợ giúp của pháp luật.<br />

Từ những điều trên đây cho thấy, việc<br />

áp dụng những hiện tượng điều chỉnh<br />

pháp luật mang tính đặc thù và ngoại lệ<br />

trong cơ chế điều chỉnh pháp luật bảo vệ<br />

người tiêu dùng là nhu cầu khách quan<br />

mà không chỉ là nhân đạo và điều này<br />

không làm “đổ vỡ nền tảng của pháp luật<br />

dân sự” – như đã có sự lo lắng. Điều này<br />

khẳng định được bởi lẽ, (i) thứ nhất là<br />

không có nguyên tắc nào mà không có<br />

ngoại lệ mà ngoại lệ này đã được luận<br />

chứng như trên và (ii) thứ hai là khi áp<br />

dụng những ngoại lệ pháp lý (về nội<br />

dung và hình thức trong cơ chế dân sự)<br />

thì những ngoại lệ này một mặt chỉ áp<br />

dụng trong quan hệ tiêu dùng và đối với<br />

người tiêu dùng và mặt khác, những vấn<br />

đề khác thuộc về pháp luật nội dung và<br />

hình thức trong lĩnh vực dân sự và những<br />

những lĩnh vực pháp khác (như đất đai,<br />

tài chính…) mà không được phát triển<br />

để trở thành “ngoại lệ” thì giữ nguyên giá<br />

trị điều chỉnh quan hệ tiêu dùng.<br />

Từ đây, rút ra hệ quả là,<br />

1. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người<br />

tiêu dùng, hiểu theo nghĩa tổng quát là<br />

một hệ thống pháp luật có liên quan đến<br />

nhau mà đạo luật riêng rẽ về bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng chỉ có giá trị<br />

tiên phong, và<br />

2. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng cần đến trách nhiệm của toàn xã<br />

hội, của Nhà nước, của giới doanh nghiệp<br />

và cả những nỗ lực, cố gắng của chính<br />

giới người tiêu dùng có tổ chức.<br />

pGS.TS NGUyễN NHƯ pHáT<br />

(Kỳ sau đăng tiếp)<br />

* Bài đăng tạp chí Nhà nước và Pháp luật,<br />

2/2010<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 17<br />

Số 27 - 2011


TIN TỨC - SỰ KIỆN<br />

Cục Quản lý cạnh tranh<br />

ra mắt “Báo cáo hoạt<br />

động thường niên<br />

năm 2010”<br />

Trong giai đoạn 2009-2010, Cục Quản lý<br />

cạnh tranh đã triển khai tích cực các hoạt<br />

động thực thi Luật cạnh tranh nhằm góp<br />

phần xây dựng một môi trường cạnh tranh<br />

lành mạnh. Năm 2010, sau hơn 2 năm soạn<br />

thảo, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />

đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8<br />

đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá<br />

trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng và sẽ tạo bước đà để tăng<br />

cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng của Việt Nam trong thời gian tới. Năm<br />

2010 cũng là năm đánh dấu những tiến bộ<br />

đáng kể của Cục trong việc thực thi pháp luật<br />

về phòng vệ thương mại, lần đầu tiên Cục<br />

Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra áp<br />

dụng biện pháp tự vệ đối với một mặt hàng<br />

nhập khẩu vào Việt Nam.<br />

Bên cạnh việc triển khai các nhiệm vụ<br />

chính, Cục cũng đã tổ chức nhiều hoạt động<br />

nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ Cục<br />

thông qua các chương trình đào tạo, hợp tác<br />

trao đổi kinh nghiệm, phối hợp với các cơ<br />

quan trong và ngoài nước. Cục Quản lý cạnh<br />

tranh tiếp tục tư vấn, hỗ trợ công đồng doanh<br />

nghiệp ứng phó với các vụ kiện chống bán<br />

phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài<br />

cũng như tham gia tích cực vào các phiên giải<br />

quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ Tổ<br />

chức thương mại Thế giới (WTO).<br />

Với mục đích tổng hợp, đánh giá hiệu quả<br />

các hoạt động trong năm 2010 đồng thời đề<br />

ra phương hướng, kế hoạch hoạt động cho<br />

năm 2011, Cục Quản lý cạnh tranh đã xây<br />

dựng và hoàn thiện “Báo cáo hoạt động<br />

thường niên năm 2010” như một ấn phẩm về<br />

các hoạt động đã, đang và sẽ thực hiện trong<br />

tương lai để các đơn vị liên quan, các doanh<br />

nghiệp tiện theo dõi và phối hợp hoạt động.<br />

BAN Hợp TáC QUốC TẾ<br />

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />

Hội nghị tổng kết công tác quản lý<br />

hoạt động bán hàng đa cấp<br />

Ngày 01 tháng 7 năm<br />

2011, tại Thành phố Hồ<br />

Chí Minh, Cục Quản lý<br />

cạnh tranh tổ chức hội nghị<br />

tổng kết công tác quản lý bán<br />

hàng đa cấp. Tham dự hội nghị<br />

có đại diện đến từ các cơ quan<br />

trung ương và địa phương như<br />

Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính - Tổng<br />

Cục Thuế, Bộ Y tế, Lãnh đạo,<br />

chuyên viên của các Sở Công<br />

Thương trên cả nước, đại diện<br />

đến từ Hiệp hội chống hàng<br />

giả và bảo vệ thương hiệu Việt<br />

Nam, và Hiệp hội bán hàng đa<br />

cấp Việt Nam.<br />

Phát biểu khai mạc, Ông<br />

Bạch Văn Mừng – Cục trưởng<br />

Cục Quản lý cạnh tranh đã<br />

nhấn mạnh tính cần thiết tổ<br />

chức Hội nghị tổng kết công<br />

tác quản lý hoạt động bán<br />

hàng đa cấp và đề ra một số<br />

nội dung cần trao đổi, thảo<br />

luận tại hội nghị.<br />

Báo cáo tổng kết công tác<br />

quản lý hoạt động bán hàng<br />

đa cấp do ông Nguyễn Trung<br />

Dũng, Phó Cục trưởng Cục<br />

Quản lý cạnh tranh trình bày<br />

đã tóm lược quá trình hình<br />

thành và phát triển hoạt động<br />

bán hàng đa cấp tại Việt Nam,<br />

tổng kết những thành tựu<br />

trong hoạt động bán hàng đa<br />

cấp cũng như trong công tác<br />

quản lý nhà nước từ trung<br />

ương đến địa phương. Báo cáo<br />

đã nêu ra một số hạn chế<br />

nhược điểm của hoạt động<br />

bán hàng đa cấp tại Việt Nam<br />

trong thời gian qua và một số<br />

khó khăn trong công tác quản<br />

lý nhà nước đối với hoạt động<br />

này.<br />

Ông Trần Vinh Nhung, Phó<br />

Giám đốc Sở Công Thương<br />

thành phố Hồ Chí Minh đã<br />

tổng kết những thành quả đã<br />

đạt được trong công tác quản<br />

lý hoạt động bán hàng đa cấp<br />

tại thành phố Hồ Chí Minh.<br />

Theo đó, Sở đã cấp giấy đăng<br />

ký tổ chức bán hàng đa cấp<br />

cho 29 doanh nghiệp trên địa<br />

bàn, kết quả bán hàng đa cấp<br />

của doanh nghiệp này năm<br />

2010 đạt trên 1 290 tỷ đồng, tại<br />

Hồ Chí Minh đã có trên 442<br />

nghìn người tham gia các<br />

mạng lưới bán hàng đa cấp.<br />

Bên cạnh đó, Ông Nhung cũng<br />

chỉ ra một số vấn đề cần trao<br />

đổi xem xét như: Cơ sở lôi kéo<br />

mạng lưới nhà phân phối giữa<br />

các doanh nghiệp; Sử dụng<br />

mô hình trả thưởng bất chính,<br />

tinh vi; Áp dụng phương thức<br />

kinh doanh đa cấp trong lĩnh<br />

vực dịch vụ; Có sự “lách luật”<br />

hình thức kinh doanh bán<br />

hàng; Có sự “núp bóng đầu tư”<br />

của doanh nghiệp nước ngoài;<br />

Các doanh nghiệp hoạt động<br />

chưa giám sát được hoạt động<br />

của nhà phân phối…<br />

Tại Hội nghị, các đại biểu<br />

18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A


đến từ Sở Công Thương Hà Nội, Đà Nẵng,<br />

Cần Thơ, Đồng Nai… đã trình bày tham luận<br />

tổng kết công tác quản lý hoạt động bán<br />

hàng đa cấp tại địa phương trong thời gian<br />

qua, đa số các ý kiến cho rằng đây là một<br />

phương thức bán hàng có tính đặc thù,<br />

người tiêu dùng cũng có cơ hội tiếp cận và<br />

sử dụng các hàng hóa có chất lượng cao, đa<br />

dạng về mẫu mã và nhận được dịch vụ chăm<br />

sóc khách hàng khá tốt. Đối với xã hội,<br />

phương thức bán hàng đa cấp đã huy động<br />

được khá nhiều lực lượng lao động, góp<br />

phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao<br />

thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.<br />

Tuy nhiên, với đặc trưng là phương thức kinh<br />

doanh trực tiếp đến người tiêu dùng, trong<br />

đó việc lưu hành và phân phối sản phẩm<br />

được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng<br />

bao gồm những cá nhân riêng biệt, hoạt<br />

động độc lập; do vậy công tác quản lý nhà<br />

nước đối với hoạt động kinh doanh này trên<br />

thực tế cũng gặp nhiều khó khăn.<br />

Tiếp đến, bài tham luận của đại diện đến<br />

từ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế<br />

đã báo cáo về công tác quản lý nhà nước về<br />

an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh thực<br />

phẩm chức năng tại doanh nghiệp bán hàng<br />

đa cấp ở Việt Nam.<br />

Báo cáo của Bà Trương Thị Nhi, Chủ tịch<br />

Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam đã tóm<br />

tắt quá trình ra đời của Hiệp hội, tổng kết<br />

những việc Hiệp hội bán hàng đa cấp, các<br />

doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam<br />

đã làm được trong thời gian qua, đồng thời<br />

Bà Chủ tịch hiệp hội cũng đã đưa ra một số<br />

kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có<br />

thẩm quyền để thực hiện tốt công tác quản<br />

lý hoạt động bán hàng đa cấp trong thời<br />

gian tới, một mặt nâng cao hiệu quả công<br />

tác của cơ quan quản lý nhà nước, tạo môi<br />

trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng,<br />

đồng thời tạo điệu kiện để các doanh<br />

nghiệp trong hiệp hội phát triển để có thể<br />

đóng góp cho nền kinh tế, xã hội của đất<br />

nước.<br />

Kết thúc Hội nghị, Cục trưởng Bạch Văn<br />

Mừng đã cảm ơn những ý kiến trao đổi đóng<br />

góp của các đại biểu tham dự hội nghị, Ông<br />

Cục trưởng nhấn mạnh, bên cạnh những<br />

đóng góp của các doanh nghiệp bán hàng<br />

đa cấp như tạo công ăn việc làm và thu nhập<br />

cho gần 1 triệu người lao động, đóng góp<br />

vào ngân sách trên 1.200 tỷ đồng, hoạt động<br />

bán hàng đa cấp tại Việt Nam trong thời gian<br />

qua đã bộc lộ những hạn chế nhất định như<br />

bán hàng đa cấp bất chính, quảng cáo<br />

không đúng về tính năng công dụng của<br />

hàng hóa… do vậy, trong thời gian tới các<br />

cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tăng<br />

cường công tác quản lý cũng như tạo điều<br />

kiện để doanh nghiệp hoạt động theo đúng<br />

các quy định của pháp luật.<br />

TRUNG THƯớNG<br />

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) điều<br />

chỉnh mức thuế suất chống bán phá<br />

giá đối với 23 doanh nghiệp x uất khẩu<br />

Tôm của Việt Nam<br />

Ngày 14 tháng 5 năm 2011,<br />

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã<br />

đăng Công báo Liên bang<br />

thông báo về việc họ đã tiến hành<br />

rà soát lại mức thuế chống bán<br />

phá giá cho 23 doanh nghiệp xuất<br />

khẩu tôm của Việt Nam trong giai<br />

đoạn rà soát hành chính lần thứ 2<br />

(POR2) từ ngày 01 tháng 02 năm<br />

2006 đến ngày 31 tháng 01 năm<br />

2007. Quyết định này của DOC<br />

được tiến hành dựa trên lệnh của<br />

Tòa Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ<br />

(USCiT) ra ngày 17 tháng 6 năm<br />

2010 về việc yêu cầu DOC xem xét<br />

lại hồ sơ và thu thập thêm các<br />

thông tin nhằm tính toán lại mức<br />

thuế suất chống bán phá giá cho<br />

23 doanh nghiệp.<br />

Theo danh sách DOC đưa ra cả<br />

23 doanh nghiệp xuất khẩu tôm<br />

của Việt Nam đều được hưởng<br />

mức thuế 0,01% (de minimis). Nếu<br />

phán quyết của tòa không có<br />

kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm Liên<br />

bang Hoa Kỳ (CAFC), DOC sẽ tiến<br />

hành hướng dẫn Cơ quan Hải<br />

quan và Biên phòng Hoa Kỳ áp<br />

thuế chống bán phá giá cho các lô<br />

hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo<br />

mức thuế đã sửa.<br />

Danh sách 23 doanh nghiệp<br />

được điều chỉnh mức thuế suất:<br />

doanh nghiệp<br />

Biên độ thuế<br />

1 Amanda Foods (Vietnam) Ltd. 0,01 (de minimis)<br />

2 C.P. Vietnam Livestock Co. Ltd 0,01 (de minimis)<br />

3<br />

Cadovimex Seafood import-Export and Processing Joint<br />

Stock Company (CADOViMEX)<br />

0,01 (de minimis)<br />

4 Cafatex Fishery Joint Stock Corporation (“Cafatex Corp.”) 0,01 (de minimis)<br />

5<br />

Can Tho Agricultural and Animal Product import Export<br />

Company (“CATACO”)<br />

0,01 (de minimis)<br />

6 Coastal Fishery Development (Cofidec) 0,01 (de minimis)<br />

7 Cuulong Seaproducts Company (“Cuu Long Seapro”) 0,01 (de minimis)<br />

8<br />

Danang Seaproducts import Export Corporation<br />

(“Seaprodex Danang”)<br />

0,01 (de minimis)<br />

9 Frozen Seafoods Factory No. 32 0,01 (de minimis)<br />

10 investment Commerce Fisheries Corporation (“incomfish”) 0,01 (de minimis)<br />

11 Kim Anh Co., Ltd. 0,01 (de minimis)<br />

12<br />

Minh Hai Export Frozen Seafood Processing Joint Stock<br />

Company,<br />

0,01 (de minimis)<br />

13<br />

Minh Hai Joint-Stock Seafoods Processing Company<br />

(“Seaprodex Minh Hai”)<br />

0,01 (de minimis)<br />

14<br />

Minh Hai Sea Products import Export Company<br />

(Seaprimex Co)<br />

0,01 (de minimis)<br />

15 Ngoc Sinh Private Enterprise 0,01 (de minimis)<br />

16 Nha Trang Fisheries Joint Stock Company (Nha Trang Fisco) 0,01 (de minimis)<br />

17 Nha Trang Seaproduct Company (Nha Trang Seafoods) 0,01 (de minimis)<br />

18 Phu Cuong Seafood Processing and import-Export Co., Ltd 0,01 (de minimis)<br />

19 Phuong Nam Co. Ltd 0,01 (de minimis)<br />

20 Sao Ta Foods Joint Stock Company (Fimex VN) 0,01 (de minimis)<br />

21<br />

Soc Trang Aquatic Products and General import Export<br />

Company (“Stapimex”)<br />

0,01 (de minimis)<br />

22 UTXi Aquatic Products Processing Company 0,01 (de minimis)<br />

23 Viet Foods Co., Ltd. 0,01 (de minimis)<br />

(Ban phòng vệ thương mại – Cục Quản lý cạnh tranh)<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 19<br />

Số 27 - 2011


TRANG QUỐC TẾ<br />

Sự phát triển của ngành<br />

công nghiệp bán hàng trực tiếp<br />

tại Vương Quốc Anh<br />

C<br />

hính<br />

phủ Anh rất coi trọng sự<br />

phát triển của ngành công<br />

nghiệp bán hàng trực tiếp.<br />

Vương quốc Anh mở rộng phạm vi<br />

của quảng cáo sản phẩm bán hàng<br />

trực tiếp. Trong điều kiện ở Vương<br />

quốc Anh, các nhà phân phối phải<br />

tuân theo pháp luật và các quy định<br />

về kinh doanh thương mại và pháp<br />

luật và các quy định về bảo vệ người<br />

tiêu dùng, đồng thời tuân theo quy<br />

định tương ứng về bán hàng trực tiếp<br />

và hướng dẫn về ngành công nghiệp<br />

với ngành công nghiệp tương ứng<br />

trong tổ chức.<br />

Bán hàng trực tiếp là phương thức<br />

tiếp thị mang tính cá nhân thông qua<br />

các tiếp thị viên trực tiếp nhằm đạt<br />

được kết quả bán lẻ cuối cùng, việc<br />

đặt hàng được trực tiếp thông qua<br />

giữa nhà phân phối với người tiêu<br />

dùng, hàng hóa thường được gửi trực<br />

tiếp đến nhà của người tiêu dùng.<br />

Khác biệt lớn nhất giữa bán hàng trực<br />

tiếp và bán hàng không qua cửa hàng<br />

(non-store sales) là trong bán hàng<br />

trực tiếp, việc đặt hàng đạt được<br />

thông qua gặp mặt trực tiếp, còn bán<br />

hàng không qua cửa hàng thì việc đặt<br />

hàng thường thông qua internet, các<br />

phương tiện truyền thông và các<br />

phương tiện truyền thông khác. Tại<br />

Anh, phương thức bán hàng trực tiếp<br />

sử dụng hệ thống cửa hàng bách hóa,<br />

hệ thống siêu thị giống như phương<br />

thức bán lẻ.<br />

Các loại sản phẩm của phương<br />

thức bán hàng trực tiếp và các sản<br />

phẩm bán trong các cửa hàng bách<br />

hóa là tương tự nhau, bao gồm cả<br />

hàng hóa cá nhân và hàng hóa dành<br />

cho hộ gia đình, đồ nội thất và đồ điện<br />

gia dụng… nhưng các sản phẩm<br />

trong bán hàng trực tiếp không bao<br />

gồm thực phẩm tươi sống. Nhìn từ sự<br />

phát triển theo thời gian của nhiều<br />

loại sản phẩm mới vào thị trường<br />

thông qua các kênh bán hàng trực<br />

tiếp. Hiện nay, trên thị trường việc bán<br />

máy hút bụi, máy giặt, hộp nhựa ăn<br />

trưa, cửa sổ kính kép, sản phẩm chăm<br />

sóc da đều được tung ra lần đầu tiên<br />

trên thị trường thông qua các kênh<br />

bán hàng trực tiếp.<br />

Chính phủ Anh coi trọng sự phát<br />

triển của ngành công nghiệp bán<br />

hàng trực tiếp. Đầu tháng 5 năm 1999,<br />

việc Thủ tướng Tony Blair thành lập<br />

Hiệp hội bán hàng trực tiếp (Direct-<br />

Selling Association, DSA) cho thấy vai<br />

trò ngày càng lớn của Đại Hội Đồng<br />

trong việc hỗ trợ cho sự phát triển của<br />

ngành công nghiệp bán hàng trực<br />

tiếp. Ông cho biết chính phủ Anh đã<br />

nhận ra vai trò quan trọng tạo ra của<br />

cải vật chất cho nền kinh tế của ngành<br />

công nghiệp bán hàng trực tiếp đối<br />

với nước Anh. Đối với phụ nữ, bán<br />

hàng trực tiếp có thể giúp họ hài hòa<br />

giữa công việc và gia đình, do đó sẽ<br />

mang đến những cơ hội tiềm năng<br />

lớn, và bởi vậy sẽ tác động tới nền<br />

kinh tế Anh và tác động tích cực tới thị<br />

trường lao động.<br />

Theo khảo sát ngành công nghiệp<br />

của Hiệp hội Bán hàng trực tiếp, năm<br />

2004, doanh thu của ngành công<br />

nghiệp bán hàng trực tiếp của Anh là<br />

2.355.900.000 £ (bao gồm cả thuế<br />

GTGT). Trong 10 năm qua, doanh số<br />

bán hàng của các Công ty thành viên<br />

của hiệp hội đã tăng gấp đôi, chiếm<br />

hơn 70% doanh số của tổng 109 nhà<br />

phân phối và chiếm 90% doanh số<br />

của toàn ngành công nghiệp bán<br />

hàng trực tiếp. Ngành công nghiệp<br />

bán hàng trực tiếp của Vương quốc<br />

Anh trong năm 2004 đã tạo ra tổng<br />

cộng 133 triệu giao dịch bán hàng<br />

trực tiếp, trung bình mỗi giao dịch<br />

bán lẻ lên đến 17,65 £, tổng số người<br />

tham gia mạng lưới phân phối là<br />

590.000 người, trong đó 95,1% số<br />

người tham gia thuộc loại kinh doanh<br />

bán thời gian.<br />

Thành lập năm 1959, Công ty mỹ<br />

phẩm AVON của Anh (Avon CosmeticsLtd.,)<br />

là nhà bán lẻ lớn nhất Anh, với<br />

160.000 đại diện bán hàng trực tiếp<br />

(Avon lady, AvonLady) phục vụ gần<br />

800 triệu khách hàng. Cứ mỗi 3 tuần<br />

các sản phẩm của Avon lại được cập<br />

nhật thông qua đại diện trực tiếp<br />

bằng cách trưng bày cho người tiêu<br />

dùng.<br />

Chủng loại sản phẩm bán hàng<br />

trực tiếp trực tiếp của Anh rất phong<br />

phú. Năm 2004, British Telecom và<br />

doanh thu bán trực tiếp các thiết bị<br />

của nó lên đến hơn 700 triệu £, chiếm<br />

đến gần 1/3 tổng doanh thu; doanh<br />

số bán hàng trực tiếp của mỹ phẩm,<br />

nước hoa, sản phẩm chăm sóc da, đồ<br />

trang sức và vật dụng cá nhân khác<br />

lên đến 651,1 triệu £ chiếm tới 27,6%.<br />

Trong các cách bán hàng trực tiếp,<br />

phương thức bán hàng gặp mặt trực<br />

tiếp là phương thức chủ đạo, doanh số<br />

thu được từ phương thức này lên đến<br />

91% tổng doanh số bán hàng trực<br />

tiếp.<br />

Vương Quốc Anh chưa xây dựng<br />

một luật riêng cụ thể cho bán hàng<br />

trực tiếp đơn lẻ. Tuy nhiên, hình thức<br />

bán hàng trực tiếp đa cấp (ví dụ như<br />

marketing mạng lưới, bán hàng hình<br />

tháp, marketing đa cấp) thì đã có quy<br />

định pháp luật cụ thể điều chỉnh.<br />

Nhưng ngoài các phương pháp bán<br />

hàng thông thương theo quy định,<br />

Vương quốc Anh nên áp dụng trong<br />

ngành công nghiệp bán hàng trực<br />

tiếp cả các điều khoản về bảo vệ<br />

người tiêu dùng và các quy định về<br />

thuế giá trị gia tăng.<br />

Thứ nhất, quyền trực tiếp được<br />

hủy bỏ các đơn đặt hàng. Ở Anh đã<br />

phát triển “Quy định Bảo vệ Người<br />

tiêu dùng năm 1997 (Hủy bỏ hợp<br />

đồng của các cơ sở không kinh<br />

doanh)”. Quy định này áp dụng đối<br />

với bất kỳ giao dịch không tự nguyện<br />

nào (unsolicited transaction) có giá trị<br />

từ 35 £ trở lên, người tiêu dùng phải<br />

được cung cấp các thông tin chi tiết,<br />

và có thể hủy bỏ đơn đặt hàng trong<br />

vòng 7 ngày, và được hoàn trả toàn<br />

bộ số tiền. Tuy nhiên, đối với phân<br />

phối viên, nếu thực hiện theo hướng<br />

dẫn điều khiển công việc kinh doanh<br />

khách hàng của Hiệp hội bán hàng<br />

trực tiếp Anh, nhà phân phối (Người<br />

tham gia bán hàng trực tiếp) có<br />

20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A


quyền trả lại hàng hóa trong vòng 14<br />

ngày, không phụ thuộc vào giá trị của<br />

giao dịch và không phụ thuộc vào<br />

giao dịch thuộc loại tự nguyện hay<br />

không tự nguyên.<br />

Thứ hai,về điều khoản bán hàng<br />

trực tiếp đa cấp. Nhà phân phối phải<br />

tuân theo “Đạo luật về kế hoạch kinh<br />

doanh năm 1996 ” và “Quy định về kế<br />

hoạch kinh doanh năm 1997”. Tháng<br />

6 năm 2005, Bộ Thương mại và Công<br />

nghiệp Anh đã ban hành “Hướng dẫn<br />

về kế hoạch kinh doanh trong thương<br />

mại và công nghiệp”, hướng dẫn chi<br />

tiết về 2 quy định trên. Cái gọi là kế<br />

hoạch kinh doanh (hay sơ đồ kinh<br />

doanh) được xây dựng dựa trên các<br />

dạng thức khác nhau của các phân<br />

phối viên bán hàng trực tiếp đa cấp.<br />

Những quy định về bán hàng trực tiếp<br />

đa cấp ở Anh, việc ký kết hợp đồng<br />

trong 7 ngày đầu tiên ngay sau khi<br />

mới đăng ký vào hệ thống bán hàng<br />

đa cấp, giá trị đầu tư không được quá<br />

200 £ để giúp ngăn chặn người mới<br />

tham gia bị ràng buộc quá sâu vào hệ<br />

thống bán hàng trực tiếp.<br />

Trong vòng 14 ngày sau khi ký kết<br />

hợp đồng, những người mới tham gia<br />

muốn rút khỏi hệ thống bán hàng đa<br />

trực tiếp đa cấp, nhà phân phối cung<br />

cấp bất kỳ hàng hóa gì đã bị hư hại bởi<br />

chính nhà phân phối để thực hiện<br />

nghĩa vụ chịu chi phí hoàn trả được<br />

tạo ra (trong hợp đồng cần cụ thể hóa<br />

vật hoàn trả và hoàn trả về địa chỉ tại<br />

nước Anh), để hủy bỏ bất kỳ dịch vụ<br />

nào đã được lên lịch, và có thể được<br />

hoàn trả toàn bộ số tiền.<br />

14 ngày sau khi ký hợp đồng,<br />

người mới tham gia trong mạng lưới<br />

phân phối đa cấp thông báo bằng văn<br />

bản tại bất kỳ thời gian nào sau 14<br />

ngày tham gia (hợp đồng quy định cụ<br />

thể việc chấm dứt bản tuyên bố hợp<br />

đồng) có thể chấm dứt hợp đồng, loại<br />

bỏ các nghĩa vụ liên quan. Trong 90<br />

ngày tiếp theo, được trả lại bất kỳ<br />

hàng hoá nào nhưng phải trả các chi<br />

phí liên quan, và sau đó mới được<br />

nhận tiền hoàn trả. Nếu những nhà<br />

phân phối đa cấp chấm dứt hợp đồng,<br />

khoản trả lại được tạo ra bởi các chi<br />

phí kết hợp có liên quan. Tuy nhiên,<br />

nhiều nhà phân phối giữ lại một<br />

quyền, quyền này không thuộc về<br />

những người không thể tham gia vào<br />

các hoạt động thương mại đa cấp<br />

cạnh tranh với các nhà phân phối, ví<br />

dụ như sự hình thành hay sự tham gia<br />

vào một tổ chức bán hàng đa cấp trực<br />

tiếp tương tự khác.<br />

(Xem tiếp trang 28)<br />

Gia tăng nguy cơ bị truy tố trách nhiệm<br />

hình sự trong các vụ việc chống bán phá<br />

giá và gian lận hải quan nhằm lẩn tránh<br />

thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ<br />

một vụ việc gần đây liên quan đến vấn đề lẩn tránh thuế chống<br />

bán phá giá đã cảnh báo về một thực tế rằng chính phủ Hoa Kỳ<br />

đang thực hiện chiến lược áp dụng các chế tài hình sự cho những<br />

vi phạm khi tham gia hoạt động thương mại. Từ trước đến nay<br />

chính phủ Hoa Kỳ thực thi pháp luật thương mại của mình thông<br />

qua các hình phạt dân sự, (ví dụ, theo quy định tại phần 1592 luật<br />

số 19, đạo luật Hoa Kỳ - Liên quan đến các quy định về chế tài khi<br />

vi phạm pháp luật về Hải quan) nhưng gần đây, Hoa Kỳ cũng đã<br />

bắt đầu áp dụng các chế tài hình sự cho những vi phạm luật<br />

thương mại có yếu tố liên quan đến hải quan.<br />

Ngày 05 tháng 05 năm 2011, hai<br />

đồng chủ sở hữu của các công<br />

ty kinh doanh sản phẩm hải<br />

sản đã bị phạt tù vì vi phạm 13 tội liên<br />

quan đến việc nhập khẩu trái phép và<br />

cố tình dán sai nhãn hiệu hàng hóa<br />

sản phẩm cá nhập khẩu từ nước<br />

ngoài và các sản phẩm hải sản khác.<br />

Trong vụ US v. Blyth, et al, (tại bang Alabama)<br />

các công tố viên thuộc Bộ Tư<br />

pháp đã buộc tội các bị đơn trong vụ<br />

này vì cố ý dãn nhãn hàng hóa sai<br />

theo Đạo luật Lacey và gắn nhãn hiệu<br />

giả theo Đạo luật về Thực phẩm,<br />

Dược phẩm và Mỹ phẩm. Vụ kiện này<br />

được tiến hành điều tra bởi một số cơ<br />

quan có liên quan bao gồm: Bộ An<br />

ninh Nội địa, Cơ quan Chấp pháp Di<br />

trú và Hải quan Mỹ, Cục Quản lý Đại<br />

dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ,<br />

Văn phòng Thi hành Luật pháp, và<br />

Đơn vị đặc biệt trực thuộc Bộ Quốc<br />

phòng….<br />

Cụ thể, các bị đơn trong vụ Blyth<br />

đã mua các sản phẩm cá da trơn được<br />

nuôi ở Việt Nam nhưng lại được khai<br />

báo là “cá bơn” nhằm trốn thuế chống<br />

bán phá giá của Hoa Kỳ đánh vào sản<br />

phẩm cá da trơn của Việt Nam từ năm<br />

2003. Với hành động này, các bị đơn<br />

trên đã trốn được xấp xỉ 145,000 đô la<br />

tiền thuế.<br />

Tiếp theo vụ Blyth này là một vụ<br />

kiện gần đây khác, vụ US v. Wolff, et<br />

al., cũng liên quan tới vấn đề thực thi<br />

thương mại. Các bị đơn của vụ việc<br />

này đã bị buộc tội với hàng loạt vi<br />

phạm hình sự, bao gồm việc cản trở<br />

thực thi pháp luật vì cố tình lẩn tránh<br />

thuế chống bán phá giá được áp cho<br />

sản phẩm mật ong nhập từ Trung<br />

Quốc. Trong khi các bị đơn của vụ<br />

Wolff bị buộc tội cản trở thực thi pháp<br />

luật và vi phạm thương mại, thì các bị<br />

đơn của vụ Blyth còn bị tuyên án theo<br />

hai điều khoản pháp luật hình sự cụ<br />

thể, đó là 18 U.S.C. § 542 và § 545, và<br />

theo các điều lệ về quản lý nhập khẩu<br />

khác, Đạo luật Lacey(16 U.S.C. §§<br />

3371–3378) và Đạo luật về Thực<br />

phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (21<br />

U.S.C. §§ 301 et seq.).<br />

Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ đã áp<br />

dụng nhiều chế tài dân sự khác nhau<br />

cho các vi phạm về thương mại, và có<br />

vẻ họ cũng đã sử dụng thêm cả các<br />

chế tài hình sự cho các vụ gian lận<br />

thương mại này. Hoa Kỳ cũng tuyên<br />

bố sẵn sàng bổ sung nguồn lực để<br />

đảm nhiệm vấn đề này (bao gồm đội<br />

ngũ điều tra viên từ các cơ quan và<br />

công tố viên từ các đơn vị khác nhau<br />

của Bộ Tư pháp). Với thực tế này, các<br />

nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và chủ thể liên<br />

quan khi nhập khẩu cần thận trọng<br />

hơn bao giờ hết để tuân thủ đúng các<br />

lệnh áp thuế chống bán phá giá, luật<br />

Hải quan, và các luật về thương mại<br />

khác của Hoa Kỳ.<br />

BAN pHòNG vệ THƯƠNG mẠi<br />

(Cục Quản lý cạnh tranh)<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 21<br />

Số 27 - 2011


TRANG QUỐC TẾ<br />

Samsung bị kết tội thông đồng ấn định<br />

giá ti vi LCD trong vụ kiện BrandsMart USA<br />

Samsung bị kết tội thông đồng ấn<br />

định giá ti vi LCD trong vụ kiện<br />

BrandsMart USA.<br />

Công ty Điện tử Samsung, nhà sản<br />

xuất tivi và bảng màn hình phẳng lớn<br />

nhất thế giới, đã bị kết tội về việc<br />

thông đồng tăng giá một cách giả tạo<br />

màn hành tinh thể lỏng do Tập đoàn<br />

BrandsMart USA- nhà bán lẻ sản phẩm<br />

điện tử đệ đơn khởi kiện.<br />

Các công ty lập thành một “cartel<br />

quốc tế” để hạn chế việc sản xuất các<br />

bảng LCD sử dụng trong tivi, điện<br />

thoại di động và các màn hình máy<br />

tính từ năm 1996 đến 2006, theo như<br />

khiếu kiện của Tập đoàn interbond<br />

của Hoa Kỳ, tập đoàn cũng kinh doanh<br />

giống như BrandsMart USA.<br />

“Sự thông đồng này đã làm ảnh<br />

hưởng đến hàng tỷ đôla thương mại<br />

trong cả nước Mỹ”, interbond cho biết<br />

trong đơn kiện gửi ngày 3 tháng 6<br />

năm 2011 lên Tòa Liên bang ở Fort<br />

Lauderdale, Florida.<br />

15 công ty, cộng thêm cả các cơ sở<br />

của một số công ty này, là bị đơn của<br />

vụ kiện do Tập đoàn interbond tại Hollywood-<br />

có trụ sở ở Florida khởi kiện.<br />

Bộ Tư pháp cho biết ít nhất 22 giám<br />

đốc của ngành sản xuất màn hình đã bị<br />

kết tội hình sự trong một vụ điều tra của<br />

Mỹ đối với việc ấn định giá LCD. 8 công<br />

ty cũng đã bị kết tội trong vụ điều tra<br />

đem lại hơn 890 triệu đôla Mỹ tiền phạt.<br />

Các nhà sản xuất LCD đã tổ chức<br />

hàng tháng và đôi khi là hàng quý “các<br />

cuộc họp về tinh thể” giữa các giám<br />

đốc cao và trung cấp, tại các cuộc họp<br />

này họ đồng ý kiểm soát giá và nguồn<br />

cung, theo như khiếu kiện của interbond.<br />

Các công ty Nhật Bản đã khởi<br />

xướng ra các cuộc họp này và sau đó<br />

đưa các nhà sản xuất Hàn Quốc và Đài<br />

Loan vào vụ thông đồng khi họ tham<br />

gia thị trường, interbond cho biết.<br />

Brandsmart điều hành 11 cửa<br />

hàng điện tử giảm giá theo kiểu nhà<br />

kho ở Florida và Georgia.<br />

QUyẾT THắNG<br />

Hàn Quốc gia hạn thuế chống bán phá giá<br />

áp đối với sản phẩm gạch men Trung Quốc<br />

Ngày 26 tháng 5 năm 2011, Ủy ban<br />

Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã<br />

quyết định gia hạn lệnh áp thuế<br />

chống bán phá giá đối với sản phẩm<br />

gạch men từ Trung Quốc thêm 3 năm<br />

sau khi kết luận rằng sản phẩm này bị<br />

phá giá tại thị trường Hàn Quốc.<br />

Mức thuế chống bán phá giá từ<br />

9,14% đến 29,41% sẽ bị áp đối với sản<br />

phẩm nhập khẩu, Ủy ban Thương mại<br />

Hàn Quốc cho biết sau khi rà soát các<br />

khiếu kiện do 4 nhà sản xuất nội địa gửi,<br />

Seoul đã áp mức thuế từ 2,76% đến<br />

29,41% vào tháng 12 năm 2005 sau khi<br />

số lượng sản phẩm gạch men nhập<br />

khẩu từ Trung Quốc đã tăng mạnh từ<br />

năm 2001 đến 2005.<br />

Gạch men được sử dụng chủ yếu<br />

trong lĩnh vực xây dựng. Thị trường Hàn<br />

Quốc đã đạt mức 600 tỷ won ($545,7<br />

triệu) doanh số trong năm 2009.<br />

Ủy ban Thương mại Hàn Quốc, cũng<br />

cho biết họ đã rà soát yêu cầu do các<br />

công ty Hàn Quốc gia hạn lệnh áp thuế<br />

chống bán phá giá hiện tại đối với sản<br />

phẩm phim polyethylene-terephthalate<br />

từ Trung Quốc và Ấn Độ, và sẽ bắt đầu<br />

một đợt rà soát những hành vi không<br />

lành mạnh có thể xảy ra.<br />

Các biện pháp trừng phạt đối với sản<br />

phẩm phim PET đã có hiệu lực từ tháng<br />

10 năm 2008 nhưng sản lượng nhập<br />

khẩu mặc dù đã giảm mạnh trong năm<br />

2009 đã bắt đầu tăng trở lại vào năm<br />

ngoái. Diễn biến như vậy có thể dẫn đến<br />

những tổn hại nghiêm trong đối với các<br />

công ty nội địa nếu lệnh thuế chống bán<br />

phá giá được dỡ bỏ.<br />

PET được sử dụng để làm giấy gói<br />

đồ ăn sẵn và kính màu. Thị trường nội<br />

địa đạt 1,1 nghìn tỷ won năm ngoái. Ủy<br />

ban Thương mại Hàn Quốc cũng sẽ bắt<br />

đầu điều tra đối với sản phẩm giấy kraft<br />

nhập từ Nga, Hoa Kỳ, indonesia, Trung<br />

Quốc và Canada.<br />

Do có những khiếu nại bởi các công<br />

ty như Công ty giấy Ssangyong nên phải<br />

điều tra chính thức KTC cho biết.<br />

Thị trường giấy kraft của Hàn Quốc<br />

đạt khoảng 150 tỷ won trong năm 2010<br />

sau khi có lệnh áp thuế chống bán phá<br />

giá đối với sản phẩm giấy kraft vào cuối<br />

năm 2008.<br />

QUyẾT THắNG<br />

(Nguồn: Antidumping publishing)<br />

Ebay mua<br />

chương trình<br />

thương mại<br />

điện tử mã<br />

mở Magento<br />

Ngày 6 tháng 6 năm<br />

2011Tập đoàn Ebay cho<br />

biết họ đang mua Tập<br />

đoàn Magento- công ty sáng lập<br />

ra chương trình thương mại điện<br />

tử mã nguồn mở. Đây là một<br />

phần của hoạt động đẩy mạnh<br />

thị trường online của công ty<br />

này để cung cấp các nguồn<br />

công nghệ cho những công ty<br />

kinh doanh và công ty bán lẻ.<br />

EBay đã mua một phần nhỏ<br />

cổ phiếu của Magento vào năm<br />

ngoái và sẽ mua hết phần cổ<br />

phiếu còn lại của công ty Magento.<br />

Công ty này cho biết phi<br />

vụ này sẽ không ảnh hưởng đến<br />

các kết quả của năm tài chính<br />

hiện tại của công ty.<br />

Các điều khoản của phi vụ<br />

đã không được tiết lộ.<br />

EBay cho biết Magento có<br />

thể giúp cho những nỗ lực của<br />

nhóm X.Commerce mới được<br />

thiết lập gần đây của EBay.<br />

Đây là phi vụ gần đây nhất<br />

trong một loạt các vụ sáp nhập<br />

của EBay năm nay. Vào tháng 4,<br />

EBay đã mua công ty quảng cáo<br />

Where, và trong tháng 3, EBay<br />

cho biết họ có thể mua Tập đoàn<br />

Thương mại GSi chuyên cung<br />

cấp dịch vụ thương mại điện tử<br />

với giá 2 tỷ đôla Mỹ (1 tỷ bảng<br />

Anh).<br />

QUyẾT THắNG<br />

(Nguồn Reuters)<br />

22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A


HỎI ĐÁP<br />

>> Câu hỏi 1: Tiêu chuẩn<br />

về chất lượng hàng hóa<br />

được pháp luật quy định<br />

như thế nào?<br />

✓ Trả lời<br />

Nghị định số 132/2008/NĐ-CP<br />

ngày 31 tháng 12 năm 2008 của<br />

Chính phủ quy định quản lý nhà<br />

nước về chất lượng sản phẩm, hàng<br />

hóa quy định:<br />

Tiêu chuẩn, chất lượng sản<br />

phẩm, hàng hóa là văn bản kỹ thuật<br />

quy định đặc tính, yêu cầu kỹ thuật<br />

đối với sản phẩm, hàng hóa, phương<br />

pháp thử các đặc tính, yêu cầu về<br />

bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo<br />

quản sản phẩm, hàng hóa, các yêu<br />

cầu đối với hệ thống quản lý chất<br />

lượng và các vấn đề khác có liên<br />

quan đến chất lượng sản phẩm,<br />

hàng hóa (trách nhiệm đối với người<br />

tiêu dùng, tiết kiệm tài nguyên, bảo<br />

vệ môi trường….)<br />

Tiêu chuẩn và chất lượng sản<br />

phẩm, hàng hóa do Thủ trưởng các<br />

cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban<br />

hành theo thủ tục xác định. Tiêu<br />

chuẩn được xây dựng dựa trên thành<br />

tựu khoa học, công nghệ và tham<br />

khảo tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và<br />

nước ngoài, có tính đến điều kiện<br />

kinh tế- xã hội thực tế của Việt Nam.<br />

Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm,<br />

hàng hóa phải thường xuyên được<br />

soát xết, điều chỉnh cho phù hợp với<br />

sự phát triển của khoa học, công<br />

nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế.<br />

>> Câu hỏi 2: Những hành<br />

vi sản xuất, kinh doanh nào<br />

bị coi là vi phạm quyền lợi<br />

người tiêu dùng và bị pháp<br />

luật nghiêm cấm?<br />

✓ Trả lời<br />

Những hành vi sản xuất, kinh<br />

doanh sau đây bị coi là vi phạm<br />

quyền lợi người tiêu dùng và bị pháp<br />

luật nghiêm cấm:<br />

- Không đăng ký, công bố tiêu<br />

chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ<br />

theo quy định của pháp luật đối với<br />

trường hợp pháp luật yêu cầu phải<br />

đăng ký;<br />

- Không thực hiện đúng cam kết<br />

với người tiêu dùng;<br />

- Không thường xuyên kiểm tra<br />

về an toàn, chất lượng hàng hóa, dịch<br />

vụ, thực hiện việc cân, đo, đếm chính<br />

xác.<br />

- Không thông tin, quảng cáo<br />

chính xác và trung thực về hàng hóa,<br />

dịch vụ;<br />

- Không niêm yết giá hàng hóa,<br />

dịch vụ;<br />

- Không công bố điều kiện, thời<br />

hạn, địa điểm bảo hành và hướng<br />

dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ của<br />

mình cho người tiêu dùng.<br />

- Không giải quyết kịp thời mọi<br />

khiếu nại của người tiêu dùng về<br />

hàng hóa, dịch vụ của mình không<br />

đúng tiêu chuẩn chất lượng, số<br />

lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp<br />

đồng đã giao kết;<br />

- Không bồi hoàn, bồi thường<br />

thiệt hại cho người tiêu dùng theo<br />

quy định của pháp luật.<br />

>> Câu hỏi 3: pháp luật<br />

quy định như thế nào đối<br />

với hành vi bán hàng đa cấp<br />

bất chính?<br />

✓ Trả lời<br />

Khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh<br />

2004 quy định: bán hàng đa cấp<br />

được hiểu là phương thức tiếp thị<br />

để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều<br />

kiện sau:<br />

- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa<br />

được thực hiện thông qua mạng lưới<br />

người tham gia bán hàng đa cấp<br />

gồm nhiều cấp nhiều nhánh khác<br />

nhau;<br />

- Hàng hóa được người tham gia<br />

bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp<br />

cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi<br />

làm việc của người tiêu dùng hoặc<br />

địa điểm khác không phải là địa<br />

điểm bán lẻ thường xuyên của<br />

doanh nghiệp hoặc của người tham<br />

gia;<br />

- Người tham gia bán hàng đa<br />

cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền<br />

thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ<br />

kết quả tiếp thị bán hàng của mình<br />

và của người tham gia bán hàng đa<br />

cấp cấp dưới trong mạng lưới do<br />

mình tổ chức và mạng lưới đó được<br />

doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp<br />

thuận.<br />

Theo quy định tại Điều 48 Luật<br />

Cạnh tranh, doanh nghiệp bị cấm<br />

thực hiện các hành vi sau đây nhằm<br />

thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng<br />

người tham gia mạng lưới bán hàng<br />

đa cấp:<br />

- Yêu cầu người muốn tham gia<br />

phải đặt cọc, phải mua một số lượng<br />

hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một<br />

khoản tiền để được quyền tham gia<br />

mạng lưới bán hàng đa cấp;<br />

- Không cam kết mua lại với mức<br />

giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã<br />

bán cho người tham gia để bán lại;<br />

- Cho người tham gia nhận tiền<br />

hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế<br />

khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người<br />

khác tham gia mạng lưới bán hàng<br />

đa cấp;<br />

- Cung cấp thông tin gian dối về<br />

lợi ích của việc tham gia mạng lưới<br />

bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch<br />

về tính chất, công dụng của hàng<br />

hóa để dụ dỗ người khác tham gia.<br />

Hà pHẠm<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 23<br />

Số 27 - 2011


VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH<br />

Từ 01/06, chỉ được nhập<br />

điện thoại, mỹ phẩm và<br />

rượu qua 03 cảng biển<br />

Ngày 06/05/2011, Bộ Công Thương<br />

đã ra Thông báo số 197/TB-BCT về việc<br />

nhập khẩu rượu, mỹ phẩm, điện thoại<br />

di động nhằm bảo vệ quyền lợi và sức<br />

khỏe người tiêu dùng, chống việc nhập<br />

khẩu hàng giả, hàng kém chất lượng<br />

và tăng cường chống gian lận thương<br />

mại<br />

Theo đó, các mặt hàng rượu, mỹ<br />

phẩm, điện thoại di động (trừ hành lý<br />

mang theo người của khách nhập<br />

cảnh) chỉ được làm thủ tục nhập<br />

khẩu, thông quan tại 03 cảng biển<br />

quốc tế là: Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.<br />

HCM.<br />

Cũng theo Thông báo này, ngoài<br />

các chứng từ xuất trình cho cơ quan<br />

hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu<br />

theo quy định hiện hành, thương<br />

nhân còn phải xuất trình thêm Giấy<br />

chỉ định hoặc ủy quyền là nhà phân<br />

phối, nhà nhập khẩu của chính hãng<br />

sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng<br />

đại lý của chính hãng sản xuất, kinh<br />

doanh mặt hàng đó. Các giấy tờ này<br />

được cơ quan đại diện ngoại giao Việt<br />

Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa<br />

lãnh sự theo quy định của pháp luật.<br />

Theo ý kiến của một số doanh<br />

nghiệp trong ngành, quy định mới<br />

này sẽ khiến họ khó khăn hơn khi làm<br />

thủ tục nhập khẩu, vì trước đây, các<br />

mặt hàng này đều chủ yếu nhập khẩu<br />

qua đường bộ và đường hàng không,<br />

việc vận chuyển qua đường biển sẽ<br />

làm thủ tục kéo dài, thời gian vận<br />

chuyển về Việt Nam cũng lâu hơn,<br />

chất lượng cũng bị ảnh hưởng. Bên<br />

cạnh đó, khi nhập khẩu còn phải có<br />

giấy xác nhận của đại diện ngoại giao<br />

Việt Nam ở nước ngoài như vậy chi<br />

phí sẽ cao lên, không loại trừ khả<br />

năng biến động về giá các mặt hàng<br />

này trong thời gian tới.<br />

Một số chuyên gia nhận định, việc<br />

ban hành quy định này nhằm hạn<br />

chế tình trạng nhập siêu theo chủ<br />

trương của Chính phủ, tuy nhiên Thứ<br />

trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn<br />

Thành Biên lý giải việc quy định này<br />

không nhằm mục đích hạn chế nhập<br />

siêu mà nhằm hạn chế gian lận<br />

thương mại...<br />

Thời hạn thực hiện các hướng<br />

dẫn, thủ tục nêu trên kể từ ngày<br />

01/06/2011.<br />

Không được khuyến mại<br />

giảm giá cước viễn thông<br />

dưới khung<br />

Ngày 06/04/2011, Chính phủ đã<br />

ban hành Nghị định số 25/2011/NĐ-CP<br />

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành<br />

một số điều của Luật Viễn thông, trong<br />

đó Chính phủ đặc biệt chú trọng đến<br />

các quy định về khuyến mại dịch vụ<br />

viễn thông và hàng hóa viễn thông<br />

chuyên dùng<br />

Cụ thể, doanh nghiệp viễn thông<br />

không được khuyến mại nhằm mục<br />

đích cạnh tranh không lành mạnh<br />

trên thị trường viễn thông, bán phá<br />

giá dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn<br />

thông chuyên dùng; không được<br />

khuyến mại bằng việc giảm giá cước<br />

dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn<br />

thông chuyên dùng xuống thấp hơn<br />

mức giá cụ thể được Nhà nước quy<br />

định; không được giảm giá xuống<br />

thấp hơn mức tối thiểu đối với dịch<br />

vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông<br />

chuyên dùng do Nhà nước quy định<br />

khung giá hoặc giá tối thiểu.<br />

Mức giá trị vật chất dùng để<br />

khuyến mại cho một đơn vị dịch vụ,<br />

hàng hóa viễn thông chuyên dùng<br />

không được vượt quá 50% giá của<br />

đơn vị dịch vụ, hàng hóa viễn thông<br />

chuyên dùng được khuyến mại đó trừ<br />

các trường hợp khuyến mại dùng thử,<br />

cung cấp dịch vụ hoặc tặng hàng<br />

không thu tiền, chương trình khuyến<br />

mại mang tính may rủi…<br />

Đáng chú ý là quy định: Một tổ<br />

chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn<br />

điều lệ hoặc cổ phần trong một<br />

doanh nghiệp viễn thông thì không<br />

được sở hữu trên 20% vốn điều lệ<br />

hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn<br />

thông khác cùng kinh doanh trong<br />

một thị trường viễn thông thuộc<br />

Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ<br />

Thông tin và Truyền thông quy định.<br />

Được biết, chủ trương này sẽ ảnh<br />

hưởng không nhỏ tới cơ cấu vốn góp<br />

và mô hình tổ chức của một số doanh<br />

nghiệp Nhà nước trong ngành viễn<br />

thông, đặc biệt là VNPT vì doanh<br />

nghiệp này hiện đang nắm giữ 100%<br />

vốn trong 02 mạng di động lớn là<br />

MobiFone và VinaPhone.<br />

Cũng theo Nghị định này, doanh<br />

nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ<br />

viễn thông phải đảm bảo mức vốn<br />

pháp định theo quy định. Trong đó,<br />

doanh nghiệp thiết lập mạng viễn<br />

thông di động mặt đất có sử dụng<br />

kênh tần số vô tuyến điện phải đáp<br />

ứng mức vốn pháp định là 20 tỷ<br />

đồng, mức cam kết đầu tư ít nhất 60<br />

tỷ đồng, thiết lập mạng viễn thông di<br />

động ảo thì phải có vốn pháp định là<br />

300 tỷ đồng và mức cam kết đầu tư ít<br />

nhất 1000 tỷ đồng trong 3 năm đầu<br />

tiên…<br />

Nghị định này có hiệu lực thi hành<br />

kể từ ngày 01/06/2011 và thay thế<br />

Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày<br />

03/09/2004, các quy định về đầu tư<br />

viễn thông trong Nghị định<br />

121/2008/NĐ-CP ngày 03/12/2008 và<br />

các quy định về viễn thông trong<br />

Nghị định 97/2009/NĐ-CP về quản lý<br />

dịch vụ internet, quản lý nội dung<br />

thông tin trên internet.<br />

Kể từ ngày 01/06/2013, doanh<br />

nghiệp đã được cấp giấy phép viễn<br />

thông không phù hợp với quy định<br />

của Nghị định này phải làm thủ tục<br />

đề nghị cấp, đổi giấy phép theo<br />

hướng dẫn của Bộ Thông tin và<br />

Truyền thông.<br />

Lấy mẫu kiểm tra vệ sinh<br />

an toàn thực phẩm đối<br />

với 21 nhóm sản phẩm<br />

Ngày 01/04/2011, Bộ Y tế ban hành<br />

Thông tư số 14/2011/TT-BYT hướng<br />

dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục<br />

vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ<br />

sinh an toàn thực phẩm.<br />

Theo đó, tổ chức, cá nhân tiến<br />

hành các thao tác kỹ thuật nhằm thu<br />

được một lượng thực phẩm nhất định<br />

đại diện và đồng nhất phục vụ cho<br />

việc phân tích, đánh giá chất lượng,<br />

vệ sinh an toàn thực phẩm.<br />

Người lấy mẫu phải đáp ứng đầy<br />

đủ 04 yêu cầu khi tiến hành lấy mẫu<br />

để kiểm tra, bao gồm: Là thành viên<br />

của đoàn thanh tra, kiểm tra; Được<br />

đào tạo và có chứng chỉ về kỹ thuật<br />

lấy mẫu thực phẩm; Phải trực tiếp lấy<br />

mẫu tại cơ sở hoặc theo chỉ định của<br />

24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A


đoàn thanh tra và Phải tiến hành lập<br />

Biên bản lấy mẫu, Biên bản bàn giao<br />

mẫu và dán tem niêm phong theo<br />

mẫu được quy định.<br />

Thông tư quy định lượng lấy mẫu<br />

để tiến hành kiểm tra đối với 21 sản<br />

phẩm, trong đó lượng lấy mẫu phục<br />

vụ kiểm tra đối với sản phẩm sữa là từ<br />

100g (ml) đến 1,5kg (lít); đồ uống là<br />

từ 500ml (g) đến 6lít (kg); thịt và sản<br />

phẩm thịt từ 150g đến 1,0kg; thực<br />

phẩm chức năng từ 100g đến 1,5kg...<br />

Lượng mẫu tối thiểu là lượng<br />

mẫu đủ để kiểm nghiệm một chỉ tiêu<br />

của sản phẩm; tùy thuộc vào mục<br />

đích của quá trình thanh tra, kiểm tra<br />

lượng mẫu lấy có thể được tăng hay<br />

giảm và loại sản phẩm không có<br />

trong mục trên có thể được lấy theo<br />

quyết định của trưởng đoàn thanh<br />

tra, kiểm tra phù hợp với yêu cầu<br />

thanh tra, kiểm tra.<br />

Sau khi kết thúc quá trình lấy<br />

mẫu, mẫu kiểm nghiệm phải được<br />

bàn giao ngay cho đơn vị kiểm<br />

nghiệm trong thời gian sớm nhất.<br />

Quá trình vận chuyển, bàn giao và lưu<br />

mẫu, các điều kiện về bảo quản và<br />

thời gian lưu mẫu phải phù hợp với<br />

các yêu cầu do nhà sản xuất công bố.<br />

Thông tư này có hiệu lực từ ngày<br />

01/06/2011.<br />

Từ 01/06, điều chỉnh giá<br />

bán điện theo cơ chế thị<br />

trường<br />

Thủ tướng Chính phủ đã ký<br />

Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày<br />

15 tháng 04 năm 2011 về điều chỉnh<br />

giá bán điện theo cơ chế thị trường,<br />

theo đó, thời gian điều chỉnh giá bán<br />

điện giữa 02 lần liên tiếp tối thiểu là<br />

03 tháng thay vì 01 năm như quy<br />

định hiện hành; việc điều chỉnh giá<br />

bán điện theo cơ chế thị trường phải<br />

được thực hiện công khai, minh bạch.<br />

Giá bán điện chỉ được điều chỉnh<br />

khi thông số đầu vào cơ bản biến<br />

động so với thông số đã được sử<br />

dụng để xác định giá bán điện hiện<br />

hành. Các thông số đầu vào khác của<br />

giá bán điện chỉ được xem xét để điều<br />

chỉnh giá bán điện sau khi có báo cáo<br />

quyết toán, kiểm toán theo quy định.<br />

Trường hợp giá nhiên liệu, tỷ giá<br />

ngoại tệ tại thời điểm tính toán biến<br />

động so với thông số đã được sử<br />

dụng để xác định giá bán điện hiện<br />

hành và cơ cấu sản lượng điện phát<br />

thay đổi so với kế hoạch phát điện<br />

được phê duyệt làm giá bán điện tại<br />

thời điểm tính toán giảm từ 5% trở<br />

lên so với giá bán điện hiện hành thì<br />

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)<br />

quyết định điều chỉnh giảm giá bán<br />

điện tương ứng.<br />

Trường hợp giá nhiên liệu, tỷ giá<br />

ngoại tệ tại thời điểm tính toán biến<br />

động so với thông số đã được sử<br />

dụng để xác định giá bán điện hiện<br />

hành và cơ cấu sản lượng điện phát<br />

thay đổi so với kế hoạch phát điện đã<br />

được phê duyệt làm giá bán điện tại<br />

thời điểm tính toán so với giá bán<br />

điện hiện hành tăng tới mức 5% thì<br />

EVN được phép điều chỉnh tăng giá<br />

bán điện ở mức tương ứng sau khi<br />

đăng ký và được Bộ Công Thương<br />

chấp thuận.<br />

Chênh lệch trên 5% thì EVN báo<br />

cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài<br />

chính để thẩm định, Thủ tướng xem<br />

xét, phê duyệt. Sau 15 ngày làm việc,<br />

kể từ ngày Bộ Công Thương trình Thủ<br />

tướng Chính phủ mà chưa có ý kiến<br />

trả lời, cho phép EVN được điều chỉnh<br />

giá bán điện ở mức 5%.<br />

Với quyết định này, “nút thắt” về<br />

giá điện từ bấy lâu nay vẫn tồn tại<br />

trong nền kinh tế đã được tháo gỡ vì<br />

nó giải quyết được nhiều vấn đề cùng<br />

một lúc như: Giải quyết được căn bản<br />

những nguyên nhân tồn tại như thu<br />

hút vốn đầu tư, thiếu điện, tổn thất,<br />

lãng phí điện năng, giải phóng mặt<br />

bằng, sự chậm trễ trong đầu tư các dự<br />

án điện…<br />

Quyết định này có hiệu lực thi<br />

hành kể từ ngày 01/06/2011.<br />

Thành phố Hà Nội sẽ quản<br />

lý chặt chẽ hơn hoạt động<br />

bán hàng đa cấp. đây là<br />

nội dung của Quyết định<br />

số 16/2011/Qđ-UBNd về<br />

quy chế phối hợp quản lý<br />

hàng đa cấp.<br />

Quy chế này quy định những<br />

nguyên tắc, trách nhiệm và quan hệ<br />

phối hợp hoạt động giữa các cơ quan<br />

quản lý nhà nước của Thành phố Hà<br />

Nội (dưới đây gọi tắt là các cơ quan)<br />

trong công tác quản lý nhà nước về<br />

hoạt động bán hàng đa cấp trên địa<br />

bàn thành phố Hà Nội; bao gồm việc<br />

cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy<br />

đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp,<br />

kiểm tra, hướng dẫn, giám sát hoạt<br />

động kinh doanh bán hàng đa cấp,<br />

phát hiện, xử lý vi phạm và thu hồi<br />

Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa<br />

cấp (dưới đây gọi tắt là Giấy đăng ký)<br />

theo quy định của pháp luật đối với<br />

các doanh nghiệp hoạt động bán<br />

hàng đa cấp trên địa bàn Thành phố.<br />

Theo đó, các hoạt động phối hợp<br />

quản lý gồm: việc cấp, cấp lại, sửa đổi,<br />

bổ sung giấy đăng ký tổ chức bán<br />

hàng đa cấp; kiểm tra, hướng dẫn,<br />

giám sát hoạt động kinh doanh bán<br />

hàng đa cấp; phát hiện, xử lý vi phạm<br />

và thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán<br />

hàng đa cấp. Chi cục Quản lý thị<br />

trường, Công an thành phố Hà Nội sẽ<br />

phối hợp với các cơ quan chức năng<br />

tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động<br />

bán hàng đa cấp trên địa bàn; ngăn<br />

chặn, xử lý hành vi vi phạm quy định<br />

của pháp luật về hoạt động bán hàng<br />

đa cấp. Hoạt động bán hàng đa cấp<br />

sẽ được kiểm tra thường xuyên hoặc<br />

đột ngột để ngăn chặn các sai phạm.<br />

Lê dUy<br />

(Tổng hợp)<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 25<br />

Số 27 - 2011


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />

Cấp phép LI-XĂNG bắt buộc<br />

và hệ quả phản cạnh tranh của<br />

các bằng sang chế dược phẩm<br />

(Tiếp kỳ trước)<br />

Cấp phép li-xăng bắt buộc<br />

QSHTT như một phương thức<br />

chống độc quyền<br />

“Cấp phép li-xăng bắt buộc là một<br />

hợp đồng không tự nguyện giữa<br />

người mua tự nguyện và một người<br />

bán không tự nguyện do nhà nước áp<br />

đặt và thực thi... Khảo sát Luật Sở hữu<br />

trí tuệ quốc tế cho thấy ba (3) điều<br />

khoản cấp phép li-xăng bắt buộc phổ<br />

biến nhất được áp dụng khi một bằng<br />

sáng chế phụ thuộc bị chặn, khi một<br />

bằng sáng chế không được đưa vào<br />

thực hiện, hay khi một phát minh liên<br />

quan đến thực phẩm hay thuốc. Hơn<br />

nữa, cấp phép li-xăng bắt buộc có thể<br />

được coi là một biện pháp khắc phục<br />

hậu quả của các vụ án độc quyền hay<br />

các trường hợp sử dụng sai mục đích,<br />

khi sáng chế có ý nghĩa quan trọng<br />

đến an ninh quốc gia hay khi chủ thể<br />

có được cấp phép li-xăng bắt buộc là<br />

các quốc gia chủ quyền”. [1] Trong các<br />

trường hợp này, lợi ích của công<br />

chúng trong việc tiếp cận rộng hơn<br />

với những phát minh được cấp bằng<br />

sáng chế được đặt lên trên lợi ích cá<br />

nhân của người giữ quyền để tận<br />

dụng triệt để độc quyền của mình.<br />

Bên được chỉ định mua các li-xăng bắt<br />

buộc thông thường sẽ phải bồi hoàn<br />

thích hợp về tài chính cho người giữ<br />

bằng sáng chế. Kể cả sau khi sáng chế<br />

đã được cấp phép li-xăng bắt buộc,<br />

người chủ ban đầu của sáng chế vẫn<br />

có quyền được chống lại các bên<br />

không được cấp phép sử dụng sáng<br />

chế đó.<br />

Liên quan đến sự giao thoa giữa<br />

QSHTT/LCT, việc cấp phép li-xăng bắt<br />

buộc có thể được thực hiện trên cơ sở<br />

sự tồn tại của: (i) việc từ chối cấp phép<br />

và (ii) các hành vi phản cạnh tranh có<br />

liên quan đến QSHTT của người giữ<br />

bằng sáng chế.<br />

Từ chối giao dịch là căn cứ đảm<br />

bảo cấp phép li-xăng bắt buộc đã<br />

được quy định trong luật nhiều quốc<br />

gia, như luật về sáng chế của Trung<br />

Quốc, Ác-hen-ti-na và i-xa-ren.<br />

Một căn cứ được chấp nhận rộng<br />

rãi của Luật SHTT đó là người giữ<br />

QSHTT không có nghĩa vụ phải cấp<br />

phép các vấn đề đã được bảo hộ cho<br />

người khác. Nguyên tắc này thường<br />

được coi là đúng ngay cả khi một<br />

công ty sở hữu vị trí độc quyền trên<br />

một thị trường do nó sở hữu tài sản trí<br />

tuệ. Một phán quyết trước đó của Tòa<br />

án tối cao Mỹ cho rằng khả năng loại<br />

trừ các đối thủ khác khỏi việc sử dụng<br />

một bằng sáng chế mới ‘có thể coi là<br />

cần thiết của quyền được thụ hưởng<br />

của bằng sáng chế bởi đó là đặc<br />

quyền của bất kỳ chủ sở hữu tài sản<br />

nào về việc có sử dụng hay không sử<br />

dụng tài sản mà không bị đặt dấu hỏi<br />

về động cơ thực hiện.’ [2] Mặt khác, xét<br />

từ góc độ sự giao thoa của Luật<br />

SHTT/LCT, người ta có thể đặt câu hỏi<br />

liệu nghĩa vụ đó có tồn tại.<br />

Các tòa án tại Liên minh châu Âu<br />

và Mỹ có lúc đã cho rằng việc từ chối<br />

cấp phép một bằng sáng chế vi phạm<br />

luật cạnh tranh. Tuy nhiên, dù các<br />

quốc gia và khu vực này là những<br />

định chế pháp lý tiên tiến nhất về luật<br />

SHTT và cạnh tranh, họ cũng không<br />

quy định cụ thể liệu việc từ chối giao<br />

dịch có phải là phản cạnh tranh<br />

không khi nó có liên quan đến sở hữu<br />

trí tuệ. Thực tế pháp lý ở EU đôi khi<br />

còn ủng hộ việc từ chối giao dịch trên<br />

cơ sở những lợi ích có thể kỳ vọng<br />

được từ sáng tạo. Một trường hợp có<br />

chút khác biệt là ở Brazil, khi Điều 21<br />

Luật Chống độc quyền quy định “việc<br />

không tận dụng hay sử dụng không<br />

đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ và công<br />

nghệ của một công ty” là một dấu<br />

hiệu rõ ràng cho thấy rằng các<br />

nguyên tắc cạnh tranh tự do đã bị vi<br />

phạm.<br />

Trong khi bản thân việc được nhà<br />

nước cấp bằng sáng chế mà không có<br />

gian lận là không vi phạm luật chống<br />

độc quyền; hay việc một ai đó tích lũy<br />

bằng sáng chế, mà không do gian lận<br />

hay có ý đồ xấu, cũng không phải là<br />

không hợp pháp; Luật Chống độc<br />

quyền cho rằng khi một bên tích cực<br />

tích lũy, không sử dụng, và thực thi<br />

QSHTT đối với các yếu tố đầu vào thiết<br />

yếu trên một thị trường nhất định với<br />

mục tiêu giết chết cạnh tranh trên thị<br />

[1] Arnold G.J (1993), Cấp phép li-xăng<br />

bắt buộc quốc tế: Cơ sở và thực tế, Quỹ<br />

nghiên cứu PTC của Trung tâm luật<br />

Franklin Pierce , iDEA: Tạp chí Luật và công<br />

nghệ<br />

[2] Vụ kiện giữa Công ty túi Continental<br />

với Công ty túi Eastern , 210. Mỹ 405 (1909)<br />

26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A


trường đó, họ sẽ phải chịu sự trừng<br />

phạt của luật chống độc quyền. Khi<br />

đó, người đó có nghĩa vụ phải cấp<br />

phép li-xăng các quyền SHTT này,<br />

hoặc biện pháp cấp phép li-xăng bắt<br />

buộc có thể được áp dụng để khắc<br />

phục vi phạm pháp luật nói trên.<br />

Tại Anh quốc và một số các quốc<br />

gia khác theo luật Anh (common law),<br />

việc từ chối giao dịch có thể dẫn tới<br />

việc biện pháp cấp phép li-xăng bắt<br />

buộc được áp dụng khi bên giữ bằng<br />

sáng chế không cung cấp cho thị<br />

trường xuất khẩu, khi việc thực hiện<br />

một phát minh được cấp bằng sáng<br />

chế nào có đóng góp quan trọng bị<br />

ngăn chặn hay cản trở, hay khi việc<br />

đưa ra và phát triển các hoạt động<br />

công nghiệp hay thương mại trong<br />

nước bị tổn hại một cách không công<br />

bằng. [3] Tương tự, ở Nam Phi, việc cấp<br />

phép li-xăng bắt buộc có thể được ấn<br />

định trong trường hợp bên giữ bằng<br />

sáng chế từ chối cấp phép dựa trên<br />

những điều khoản hợp lý, khi các<br />

ngành thương mại, công nghiệp hay<br />

nông nghiệp hay việc tạo lập một<br />

ngành thương mại hay công nghiệp<br />

mới trong nước bị ngăn trở, và khi việc<br />

cấp phép đó là vì lợi ích công cộng. [4]<br />

Liên quan đến các hành vi phản<br />

cạnh tranh, Luật Cạnh tranh Ca-na-đa<br />

trao quyền cho Tòa án Liên bang xóa<br />

bỏ thương hiệu, cấp phép li-xăng các<br />

sáng chế (bao gồm việc đặt ra tất cả<br />

các điều khoản và điều kiện), hủy bỏ<br />

giấy phép đang có hiệu lực và hạn chế<br />

hay vô hiệu hóa bằng sáng chế thông<br />

thường hay quyền thương hiệu khi<br />

thương hiệu hay bằng sáng chế đó<br />

được sử dụng để tác động tiêu cực<br />

đến kinh doanh hay thương mại hay<br />

mỨC đỘ<br />

GiAi đOẠN<br />

pHáT TRiểN<br />

Công<br />

nghiệp<br />

ngăn cản hay làm suy giảm cạnh<br />

tranh một cách đáng kể. [5]<br />

Sự tồn tại của các hành vi phản<br />

cạnh tranh cũng được coi là cơ sở để<br />

thực hiện cấp phép li-xăng bắt buộc<br />

trong luật của các quốc gia Chi-lê, [6]<br />

Ác-hen-ti-na, [7] và các quốc gia Cộng<br />

đồng Anh-điêng, [8] cũng như một số<br />

quốc gia khác. Luật về sáng chế của<br />

các quốc gia này thường bao gồm<br />

luôn các điều khoản liên quan đến các<br />

hành vi phản cạnh tranh, một lựa<br />

chọn có thể coi là thực tế hơn và<br />

thẳng thắn hơn trong trường hợp các<br />

quốc gia này không có LCT hay LCT<br />

còn yếu. Tuy nhiên, gần đầy không có<br />

trường hợp thực tiễn nào về việc áp<br />

dụng những điều khoản này. Tại Nam<br />

Phi, việc cấp phép li-xăng bắt buộc có<br />

thể được thực hiện nếu nhập khẩu có<br />

thể đáp ứng được nhu cầu đối với<br />

một sản phẩm được bảo hộ và mức<br />

giá do người được cấp bằng sáng chế<br />

đưa ra là “cao quá mức so với mức giá<br />

được tính trước đó tại các quốc gia<br />

sản xuất hàng hóa được bằng sáng<br />

chế bảo hộ, theo giấy phép của người<br />

giữ bằng sáng chế hay dưới danh<br />

nghĩa người thừa kế hay người tiền<br />

nhiệm của người đó”. [9]<br />

Những hệ quả phản cạnh<br />

tranh có thể có của các sáng<br />

chế về dược phẩm<br />

Ngành công nghiệp dược phẩm<br />

toàn cầu hiện tại được định giá ở mức<br />

xấp xỉ 400 tỷ đô la Mỹ. Mức tăng<br />

trưởng ở mỗi nước khác nhau, với các<br />

quốc gia đang phát triển như Nam<br />

Triều Tiên, Đài Loan, Ấn Độ, v.v. có<br />

mức tăng trưởng cao trong khoảng từ<br />

12-15% năm. Hầu hết các quốc gia có<br />

Số QUốC GiA<br />

đang phát triển<br />

Tổng<br />

5.<br />

Ngành công nghiệp<br />

dược đa dạng với cơ sở 10 Không có 10<br />

nghiên cứu đáng kể<br />

4. Có khả năng sáng tạo 12<br />

6<br />

(Ác-hen-ti-na, Bra-xin,<br />

Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn<br />

18<br />

Quốc và Mê-xi-cô)<br />

3.<br />

Các quốc gia sản xuất<br />

cả thành phần trị liệu 6 7 13<br />

và thuốc thành phẩm<br />

2.<br />

Các quốc gia chỉ sản<br />

xuất thành phẩm<br />

2 87 89<br />

1.<br />

Không có công nghiệp<br />

dược phẩm<br />

1 59 60<br />

Tổng 31 159 190<br />

thể được chia ra thành 5 nhóm, tùy<br />

theo trình độ phát triển của ngành<br />

dược phẩm của các quốc gia này. [10]<br />

Các nhóm này được thể hiện trong<br />

bảng sau:<br />

Cấu trúc ngành công nghiệp<br />

dược toàn cầu [11]<br />

Khu vực phát triển đa dạng và có<br />

cơ sở nghiên cứu của ngành công<br />

nghiệp dược toàn cầu chỉ tập trung ở<br />

một số ít quốc gia, đặc biệt là Mỹ, Anh,<br />

Đức, và Thụy Sỹ, với vài công ty lớn.<br />

Hiện nay, có chưa đến 40 công ty<br />

cạnh tranh trên thị trường thuốc có lợi<br />

nhuận rất cao. Ngành dược cho rằng<br />

việc bảo hộ bằng sáng chế lâu dài là<br />

cần thiết bởi nếu không các công ty<br />

thuốc sẽ không thể chi trả tài chính để<br />

phát triển các loại thuốc mới. Các<br />

công ty này kiếm được hầu hết lợi<br />

nhuận của họ từ một số lượng thuốc<br />

nhỏ. Trên thực tế, 75% lợi nhuận mà<br />

công ty thuốc thu được là từ 10% các<br />

loại thuốc. [12] Những con số này cho<br />

thấy một mức độ tập trung cao trong<br />

ngành công nghiệp dược toàn cầu,<br />

[3] Xem thêm Mục 48.3.d Luật về sáng<br />

chế Anh quốc, được sửa đổi năm 1977<br />

[4] Xem thêm 56(2)(d), Luật về sáng chế<br />

số 57, 1978 của Nam Phi<br />

[5] Xem thêm Mục 32 của Luật cạnh<br />

tranh Ca-na-đa, RSC 1985, c C-34, đã được<br />

sửa đổi<br />

[6] Xem thêm Luật Số 19.039 ban hành<br />

các quy tắc áp dụng với chức danh công<br />

nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ<br />

(ngày 24 tháng Giêng năm 1991) của Chi-lê<br />

[7] Xem thêm Luật Số 24.481 năm 1995<br />

về Bằng sáng chế và các mô hình tiện ích<br />

(được Luật Số 24.572 sửa đổi) (nội dung hợp<br />

nhất được Nghị định số 260/96 ngày 20<br />

tháng 3 năm 1996 thông qua) của Ác-henti-na<br />

[8] Xem thêm Điều 61-69 Quyết định 486<br />

năm 2000 của Cộng Đồng các quốc gia<br />

Anh-điêng về Quy định chung về sở hữu trí<br />

tuệ tại http://www.sice.oas.org/Trade/<br />

Junac/ Decisiones/DEC486be.asp<br />

[9] Xem thêm Mục 56(2)(e), Luật về sáng<br />

chế số 57, 1978 của Nam Phi<br />

[10] Theo như cách phân loại của Tổ chức<br />

thương mại Thế giới (WTO) và Diễn đàn<br />

Thương mại và phát triển Liên hợp quốc<br />

(UNCTAD), có tất cả 4 mức phát triển của<br />

ngành công nghiệp dược toàn cầu, tương<br />

tự như cách phân loại này.<br />

[11] Nguồn: R. Ballance, J. Progany & H.<br />

Forstener, UNiDO, Ngành công nghiệp dược<br />

thế giới: Quan điểm quốc tế về sáng tạo, cạnh<br />

tranh và chính sách (1992), theo như trích<br />

dẫn trong K. Balusubramaniam ,Tiếp cận<br />

Thuốc: Bằng sáng chế, giá cả và Chính sách<br />

công – Quan điểm của người tiêu dùng (2001)<br />

(bài viết được trình bày tại Hội thảo quốc tế<br />

Oxfam về Sở hữu trí tuệ và phát triển: Tương<br />

lai nào cho Hiệp định TRiPS của WTO?, Brucxen,<br />

ngày 20 tháng 3 năm 2001).<br />

[12] Nanda, Nitya và Ritu Lodha (2002),<br />

Giúp thuốc thiết yếu có mức giá hợp lý với<br />

người nghèo, Tạp chí Luật Quốc tế Wisconsin,<br />

Tập 20, Số 3.<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 27<br />

Số 27 - 2011


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />

mặc dù các thị trường trong nước<br />

tương ứng có thể được phân chia và<br />

phân đoạn. Các hoạt động sát nhập<br />

và mua lại (M&A) do các tập đoàn đa<br />

quốc gia (MNCs) thực hiện (bất kể<br />

chúng có trụ sở chính ở đâu hay giao<br />

dịch thực tế diễn ra ở đâu) do đó sẽ có<br />

ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình<br />

hình cạnh tranh ở mỗi nước.<br />

Bản thân độc quyền có được từ<br />

bảo hộ bằng sáng chế với các sản<br />

phẩm dược và cấu trúc tập trung của<br />

thị trường, như đã được đề cập ở trên,<br />

hoàn toàn không vi phạm Luật Cạnh<br />

tranh. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn có<br />

thể gây tác động phản cạnh tranh. Ví<br />

dụ, thông thường việc nắm giữ độc<br />

quyền cung cấp một hàng hóa hay<br />

dịch vụ nhất định luôn hấp dẫn với<br />

người nắm quyền và tiếp đó thường<br />

là việc lạm quyền. Sự lạm dụng này có<br />

thể diễn ra dưới một số cách thức, bao<br />

gồm định giá quá cao, cố ý hạn chế<br />

tiếp cận thị trường tạo điều kiện cho<br />

việc định giá cao và áp dụng các<br />

nguyên tắc tiếp thị có chọn lọc có<br />

thỏa hiệp đối với việc tiếp cận.<br />

Năm 2003, Ủy ban cạnh tranh<br />

Nam Phi đã phát hiện ra rằng hai công<br />

ty GlaxoSmithKline Nam Phi và<br />

Boehringer ingelheim đã vi phạm<br />

Luật Cạnh tranh 1998 của Nam Phi<br />

bằng cách lạm dụng vị trí thống lĩnh<br />

của mình trên thị trường thuốc điều<br />

trị hội chứng suy giảm miễn dịch<br />

(ARV). Cả hai công ty này đã từ chối<br />

cấp phép bằng sáng chế, dù được đề<br />

xuất một khoản tiền bản quyền hợp<br />

lý. Đặc biệt, Ủy ban đã phát hiện ra<br />

rằng hai công ty này đã từ chối cho<br />

đối thủ tiếp cận một cơ sở thiết yếu<br />

(essential facility), đặt mức giá quá<br />

cao, và tham gia vào hành vi loại bỏ<br />

đối thủ cạnh tranh. Cuối cùng, các<br />

công ty đã quyết định tự hòa giải, sau<br />

khi vụ việc được trình lên Tòa án cạnh<br />

tranh.<br />

Một ví dụ khác là vào năm 2007,<br />

một số công ty dược bán lẻ đã cáo<br />

buộc công ty sản xuất thuốc Abbott<br />

Laboratories đã lạm dụng vị trí độc<br />

quyền với bằng sáng chế thuốc HiV<br />

gọi là Norvir, để tăng giá thuốc tới gần<br />

400% trong vòng 4 năm để bù đắp lại<br />

những thiệt hại do cạnh tranh gia<br />

tăng với một loại thuốc liên quan đến<br />

HiV khác. Mặc dù Norvir có thể được<br />

sử dụng độc lập, nó thường là một<br />

loại thuốc thành phần được sử dụng<br />

để tăng cường hiệu quả của các thuốc<br />

hạn chế HiV khác, gồm có Kaletra, một<br />

nhãn hiệu khác của Abbott. Vài nhà<br />

sản xuất đối thủ sử dụng Norvir, là loại<br />

thuốc duy nhất thuộc loại này, để bổ<br />

sung các loại thuốc của họ. Khi các đối<br />

thủ của Kaletra bắt đầu chiếm được<br />

thị phần, Abbott tính giá cao hơn để<br />

bù đắp lại thiệt hại và lấy lại vị trí thị<br />

trường.<br />

Người nắm giữ bằng sáng chế<br />

cũng có thể lạm dụng quyền của<br />

mình để ngăn cản sáng tạo năng<br />

động hoặc sáng tạo ở tuyến dưới, hay<br />

các đối thủ sản xuất thuốc generic gia<br />

nhập thị trường. Ví dụ, tháng 6 năm<br />

2005, Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụng<br />

hình phạt 60 triệu eu-rô với công ty<br />

AstraZeneca vì đã sử dụng sai hệ<br />

thống sáng chế quốc gia và các quy<br />

trình trong nước về tiếp thị dược<br />

phẩm để ngăn cản hay trì hoãn các<br />

đối thủ sản xuất thuốc generic đối với<br />

thuốc chữa ung thư Losec của mình<br />

tham gia thị trường. Sau đó vào ngày<br />

15 tháng giêng năm 2008, EC đã<br />

tuyên bố rằng họ đã khởi động “một<br />

cuộc điều tra toàn ngành” đối với<br />

ngành công nghiệp dược phẩm, bao<br />

gồm cả những cuộc kiểm tra đột xuất<br />

(dawn raids). EC cho biết họ tiến hành<br />

cuộc điều tra toàn nghành bởi họ lo<br />

ngại rằng đang có ít loại thuốc mới<br />

hơn được tung ra thị trường, và rằng<br />

việc tham gia thị trường của các loại<br />

thuốc generic sẽ bị trì hoãn. EC cũng<br />

chỉ ra rằng dù hàng năm các công ty<br />

thuốc đưa ra thị trường 40 loại thuốc<br />

mới trong những năm từ 1995 đến<br />

năm 1999, sau đó trung bình giảm<br />

xuống 28 loại trong những năm từ<br />

2000 đến 2004. EC cũng cho biết Ủy<br />

ban đang xem xét một số vấn đề cạnh<br />

tranh tiềm ẩn: như thỏa thuận giữa<br />

các công ty dược, ví dụ thỏa thuận tại<br />

tòa án về sáng chế; hay như việc tạo<br />

lập các rào cản thị trường thông qua<br />

việc sử dụng sai quyền sáng chế, tạo<br />

lập các sáng chế ‘gây nhiễu’, và lạm<br />

dụng các quy định điều tiết kinh tế<br />

hay các cách thức khác.<br />

QUẾ ANH<br />

Sơ kết cuộc vận động...<br />

(Tiếp theo trang 15)<br />

"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".<br />

Phó Thủ tướng nhấn mạnh công tác tuyên<br />

truyền là một giải pháp quan trọng, cần phải<br />

thực hiện lâu dài, bền bỉ để Cuộc vận động<br />

"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đi<br />

sâu vào đời sống của nhân dân, góp phần xây<br />

dựng nếp văn hóa tiêu dùng lâu dài của người<br />

Việt. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo<br />

các doanh nghiệp có các giải pháp nâng cao chất<br />

lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa. Đồng thời,<br />

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ, ngành tăng<br />

cường công tác kiểm tra, kiểm soát tiêu chuẩn,<br />

chất lượng hàng hóa, giá cả sản phẩm, hàng hóa<br />

Việt Nam sản xuất và hàng ngoại nhập, xử lý<br />

nghiêm những hành vi vi phạm về chất lượng<br />

sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Phó Thủ tướng<br />

cũng nhất trí với đề xuất Ban chỉ đạo Cuộc vận<br />

động về việc biểu dương, khen thưởng cho các<br />

cá nhân và tập thể làm tốt công tác tuyên truyền,<br />

vận động, triển khai có hiệu quả cuộc vận động<br />

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.<br />

Lê dUy (Tổng hợp)<br />

Sự phát triển...<br />

(Tiếp theo trang 20)<br />

Hướng dẫn của Bộ Thương<br />

mại và Công nghiệp Anh về yêu<br />

cầu điều tiết chỉ tối thiểu hóa<br />

các tiêu chuẩn, những nhà phân<br />

phối đa cấp có thể cung cấp các<br />

điều khoản hợp đồng có lợi hơn<br />

để đảm bảo các quyền và nghĩa<br />

vụ của cả hai bên.<br />

Thứ ba, luật thuế giá trị gia<br />

tăng. Tại khu vực bán lẻ truyền<br />

thống của Anh, các công ty bán<br />

lẻ đã đăng ký kinh doanh hoặc<br />

cá nhân phải nộp thuế giá trị gia<br />

tăng. Nhưng theo các chỉ thị của<br />

Anh về bán hàng trực tiếp liên<br />

quan đến thuế giá trị gia tăng<br />

quy định người tiêu dùng cuối<br />

cùng trong chuỗi bán hàng đa<br />

cấp sẽ phải chịu thuế giá trị gia<br />

tăng đã gắn trong giá trị hàng<br />

hóa nếu nhà phân phối của đại<br />

diện công ty chưa thực hiện<br />

đăng ký kinh doanh.<br />

Ngoài các khu vực địa lý cụ<br />

thể bên ngoài (ví dụ như Đảo<br />

Man), các nhà phân phối ở<br />

Vương quốc Anh (các công ty<br />

hoặc cá nhân) không có quyền<br />

tham gia bán hàng trực tiếp. Tuy<br />

nhiên, nếu nhà phân phối tới<br />

các hộ gia đình, hoặc phân phối<br />

hàng hoá để nhận thanh toán,<br />

bạn cần phải được công nhận<br />

bởi các trạm cảnh sát địa<br />

phương.<br />

Ba cơ quan điều hành độc<br />

lập của Bộ Thương mại và công<br />

nghiệp Anh Văn phòng Thương<br />

mại công bằng (viết tắt là OFT)<br />

chịu trách nhiệm giám sát hàng<br />

ngày ngành công nghiệp bán<br />

hàng trực tiếp. Hiệp hội bán<br />

hàng trực tiếp chịu trách nhiệm<br />

về bán hàng trực tiếp tự quản lý<br />

và tự kỷ luật.<br />

HOàNG THị THU TRANG<br />

(Nguồn: http://howtocontrolchildren.com)<br />

28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A


HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI<br />

Hoạt động: Hội thảo quốc tế "Nâng cao năng<br />

lực cơ quan cạnh tranh các nước ASEAN<br />

Thời gian: 22-23/06/2011<br />

Nội dung: Trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về<br />

các vấn đề liên quan đến tái cơ cấu các cơ quan<br />

cạnh tranh, bài học thực tiễn của các nước ASEAN<br />

Thành phần: VCA, đại diện các cơ quan cạnh<br />

tranh ASEAN<br />

địa điểm: Jakarta, indonesia.<br />

Hoạt động: Hội thảo tuyên truyền<br />

về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng<br />

Thời gian: 08/7/2011<br />

Nội dung: Tuyên truyền Luật Bảo<br />

vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />

Thành phần: VCA, Sở Công<br />

thương Cần thơ<br />

địa điểm: Cần thơ<br />

Hoạt động: Hội thảo tuyên truyền<br />

về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />

Thời gian: 12/7/2011<br />

Nội dung: Giới thiệu về Luật bảo vệ<br />

người tiêu dùng Việt Nam và kế hoạch<br />

thực thi Luật trong thời gian tới<br />

Thành phần: Đại diện của Sở, Ban,<br />

Ngành, Doanh nghiệp.<br />

địa điểm: Hải Phòng.<br />

Hoạt động: Hội thảo quốc tế đặc biệt của<br />

Ủy ban về bảo vệ người tiêu dùng của các nước<br />

thành viên ASEAN (ACCP)<br />

Thời gian: 12-13/07/2011<br />

Nội dung: Rà soát hoạt động của Ủy ban<br />

bảo vệ người tiêu dung ASEAN trong thời gian<br />

vừa qua, thảo luận phương hướng hoạt động<br />

trong thời gian tới<br />

Thành phần: VCA, đại diện của các cơ quan<br />

bảo vệ người tiêu dùng trong khu vực ASEAN<br />

địa điểm: Philippin<br />

Hoạt động: Diễn đàn Châu Á về Chính sách người tiêu dùng<br />

Thời gian: 07-08/07/2011<br />

Nội dung: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng và thực thi chính sách bảo vệ<br />

người tiêu dùng của các nước trong khu vực<br />

Thành phần: VCA, đại diện của các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng<br />

trongkhu vực Châu Á<br />

địa điểm: Hàn Quốc<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 29<br />

Số 27 - 2011


TẢN MẠN<br />

Nhớ<br />

những cơn mưa đầu Hạ<br />

Mấy chục năm rồi, những tất niệm, những ký ức hồn nhiên, trong<br />

bật hối hả của đất thị thành trẻo của một thời… tắm mưa.<br />

khiến con người có thêm Quê tôi là một ngôi làng nhỏ nằm<br />

nhiều những mối lo toan. Nhưng khép mình bên những triền núi thấp<br />

không hiểu sao tôi vẫn luôn mong của miền đất trung du xứ Thanh. Quê<br />

nhớ có lại được khung cảnh và cảm nghèo và lam lũ, nhưng rất đỗi yên<br />

giác của một buổi chiều mưa mùa Hạ bình. Ký ức tuổi thơ tôi, dĩ nhiên có<br />

ngày xưa. Một buổi chiều với cơn mưa nhiều điều để nhớ. Một trong nhiều<br />

bất chợt và không nói với nhau bất cứ những kỷ niệm đó, có cả tiếng sấm<br />

lời nào, nhưng không hiểu sao buổi chớp của những cơn mưa đầu mùa.<br />

chiều mưa hôm đó tôi vẫn nhớ như in Thậm chí, tôi còn nhớ như in những<br />

đến tận hôm nay…<br />

kinh nghiệm dân gian mà ông cha tôi<br />

Cơn giông tới bất ngờ chân mây vẫn thường truyền khẩu cho đám con<br />

tím<br />

cháu chúng tôi mỗi khi có cơn giông<br />

Màn mưa chiều mở dấu lớp son đầu Hạ, như “cơn giông núi Nưa vác<br />

môi<br />

bừa mà chạy, cơn giông núi Là cứ tà<br />

Nét hoang vu hiu hắt đã lâu rồi tà mà đi”. Những kinh nghiệm dân<br />

Chiều lưng núi, nhớ em, mưa mùa gian đó, có lúc đúng lúc sai, nhưng về<br />

hạ…<br />

cơ bản là đúng và khi đã lớn lên, tôi<br />

(Thơ Bùi Thanh Tiên) hiểu nó đã được đúc kết qua rất nhiều<br />

Chớm hạ, “ông trời” thường trở đời. Chỉ tiếc là đám con cháu hiện nay,<br />

nên khó tính lạ. Bất chợt nắng, bất có được nghe lại những câu đại loại<br />

chợt mưa. Mua ồn ào sôi nổi chứ như thế, cũng không biết định hướng<br />

không lề rề sướt mướt. Mưa đến nỗi núi Nưa ở phía nào, núi Là ở hướng<br />

“… Mối nhỏ bay cao, mối già bay thấp. đâu. Bởi vì những ngọn núi thấp đó<br />

Ông mặt trời. Rối rít. Tìm nơi ẩn nấp” đã bị nạn khai thác đá san phẳng tự<br />

(thơ Trần Đăng Khoa). Mưa đấy, rồi lại khá lâu rồi.<br />

tạnh ngay, dù sấm chớp có thể vẫn Ngày ấy, cứ cuối Xuân đầu Hạ là<br />

ùng oàng rạch toác bầu trời...<br />

tôi rất thèm được ngắm mưa, được<br />

Chưa hẳn đã hoàn toàn giống tắm mưa và mong thật nhiều cơn<br />

nhau. Nhưng tôi đã lớn lên qua bao mưa. Mẹ từng bắt gặp tôi ngồi tư lự<br />

mùa mưa đầu Hạ như thế! Để giờ đây, bên hiên nhà cả tiếng đồng hồ, mặc<br />

mỗi khi bắt đầu có những cơn mưa cho những màn mưa quất ràn rạt vào<br />

rào báo hiệu mùa Hạ đã trở về, dù mặt. Bà bảo tôi là kẻ bị “trời đày”, rằng<br />

không được chạy ào ra tồng ngồng lớn lên đời con sẽ chẳng sung sướng<br />

tắm mưa, không được chạy đi nhặt gì đâu, vì ai lại cứ đi đâm đầu ra chỗ<br />

hoa gạo rơi để ăn đến đỏ cả môi, phong sương mưa gió? Lời mắng yêu<br />

không được mang đơm mang đó đi của đấng sinh thành có thể chưa hẳn<br />

bắt cá bắt ếch ngoài đồng… tôi vẫn đúng, nhưng lúc đó chính tôi cũng<br />

không thể nguôi ngoai những kỷ không cắt nghĩa nổi tại sao mình lại<br />

thích cắm mặt, đâm đầu ra chỗ mưa<br />

chỗ gió, chỗ mà đến ông mặt trời<br />

cũng phải vội vàng đi tìm nơi ẩn nấp<br />

như ý thơ của Trần Đăng Khoa!<br />

Một buổi chiều đúng giờ tan học<br />

thì cơn mưa giông ập đến. Tôi băng<br />

qua cánh đồng làng mặc cho lũ bạn í<br />

ới gọi ở lại trường trú mưa. Mưa gió<br />

ràn rạt quất liên hồi kỳ trận, khiến một<br />

thằng bé còm nhom như tôi cứ lảo<br />

đảo giữa cánh đồng. Mấy chú cá rô<br />

theo dòng nước chảy ngược đã rạch<br />

lên bờ mương. Đưa chiếc cặp sách<br />

vào trong bụng áo đã ướt sũng nước,<br />

tôi chỉ việc thò tay nhặt cá cho vào túi<br />

quần. Lúc hai túi quần đã đầy cá rô, ở<br />

rãnh nước từ ruộng cao chảy xuống<br />

ruộng thấp, có một khối cá chạch<br />

đang cuộn vào nhau lăn theo dòng<br />

nước cạn trông như quả bưởi (sau này<br />

tôi mới hiểu đó là hiện tượng giao<br />

phối của loài cá chạch). Đưa chiếc mê<br />

nón trên đầu ra, rất nhanh trí vừa chạy<br />

theo “quả bưởi” đó tôi vừa dùng hai<br />

hàm răng lập cập của mình cắn thủng<br />

một lỗ trên chóp nón và hứng trọn<br />

“quả bưởi” cá chạch chui vào. Nhưng<br />

vì lỗ thủng ở chóp nón quá nhỏ (tôi<br />

cắn thủng để có ý cho nước chảy ra và<br />

hứng lại cá), nước chưa chảy hết ra<br />

ngoài thì những con cá chạch dường<br />

như bừng tỉnh. Chúng nhảy toán loạn<br />

ra bên ngoài khiến tôi chỉ dùng tay<br />

kịp “be” lại được vài con. Đúng lúc đó,<br />

có một giọng cười khúc khích của cô<br />

bé cùng xóm, chắc chạy về trước tôi<br />

nhưng vẫn dính mưa và đang thu lu<br />

ngồi bên trong một chiếc cống cạn<br />

gần đó. Tôi chạy lại phía chiếc cống<br />

như một phản xạ hoàn toàn tự nhiên.<br />

Mặt tái mét và chân tay nhợt nhạt,<br />

nhưng vẫn cười rất vô tư kéo vạt áo cô<br />

bạn gái thuở thiếu thời ra và không<br />

cần biết bạn có đồng ý hay không, tôi<br />

lộn ngược một bên túi quần cho tất<br />

cả số cá rô vào đó rồi túm áo lại. Hai<br />

đứa cứ thu lu ngồi như thế mà lập cập<br />

run cho đến khi trời ngớt mưa…<br />

Mấy chục năm rồi, những tất bật<br />

hối hả của đất thị thành khiến con<br />

người có thêm nhiều những mối lo<br />

toan. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn<br />

luôn mong nhớ có lại được khung<br />

cảnh và cảm giác của một buổi chiều<br />

mưa mùa Hạ ngày xưa. Một buổi chiều<br />

với cơn mưa bất chợt và không nói với<br />

nhau bất cứ lời nào, nhưng không<br />

hiểu sao buổi chiều mưa hôm đó tôi<br />

vẫn nhớ như in đến tận hôm nay…<br />

Lê NGUyễN<br />

(Tổng hợp)<br />

30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A


CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH<br />

Luôn vượt sự mong đợi của bạn<br />

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, việt Nam<br />

Tel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: ccid@moit.gov.vn<br />

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công<br />

Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị định số 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.<br />

CHỨC NĂNG & NHiệm vỤ<br />

■ Chủ trì xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp<br />

dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ và bảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCA<br />

và các cơ quan có thẩm quyền khác xử lý để phục vụ cho công tác chuyên môn của VCA;<br />

■ Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, xây dựng pháp luật và<br />

hoạch định chính sách của VCA;<br />

■ Chủ động phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ<br />

chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng;<br />

■ Phối hợp với các đơn vị liên quan để biên tập và phát hành các ấn phẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyền về<br />

quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp<br />

tự vệ và các hoạt động khác của Cục;<br />

■ Xây dựng và duy trì Hệ thống Quản lý tri thức của VCA;<br />

■ Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin vụ việc<br />

theo chỉ đạo của Cục trưởng;<br />

■ Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi được phân công.<br />

CƠ CẤU TỔ CHỨC<br />

BỘ CÔNG THƯƠNG<br />

Cục Quản lý cạnh tranh (vCA)<br />

Trung tâm Thông tin cạnh tranh<br />

(CCid)<br />

phòng Tổng hợp (TH)<br />

phòng Thông tin và dữ liệu<br />

chuyên ngành (Aidd)<br />

phòng Công nghệ (iTd)<br />

phòng phát triển dịch vụ thông<br />

tin và dữ liệu chuyên ngành<br />

(idSd)


TRUNG TÂm đàO TẠO điỀU TRA viêN<br />

Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý<br />

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục<br />

trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ<br />

cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ<br />

cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.<br />

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn<br />

vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.<br />

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Training<br />

Center (CTC).<br />

Thông tin liên hệ:<br />

Trung tâm đào tạo điều tra viên (CTC)<br />

Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội<br />

Điện thoại: 04 - 2220 5010

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!