29.03.2014 Views

BẢO vệ NGƯời TiêU dùNG

BẢO vệ NGƯời TiêU dùNG

BẢO vệ NGƯời TiêU dùNG

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

mua. Kể cả trong các siêu thị, nơi lẽ ra<br />

việc kinh doanh mặt hàng này phải<br />

được quản lý chặt chẽ hơn cũng<br />

không hề có quy định về độ tuổi của<br />

người mua.<br />

Gần đây báo chí có nêu nhiều vụ<br />

việc về các đồ dùng cho trẻ em có thể<br />

có các tác động độc hại hoặc không<br />

an toàn khác, ví dụ như bình sữa nhựa<br />

trong có chứa chất BPA, các loại cốc<br />

nhựa, đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ<br />

Trung Quốc có thể gây ung thư hoặc<br />

vô sinh hiện đang có mặt tại thị<br />

trường Việt Nam. Một số các công ty<br />

sản xuất hoặc nhập khẩu các mặt<br />

hàng này có thể có thông cáo đăng<br />

tải tại nơi họ bán hàng, hay in trên sản<br />

phẩm về việc tuân thủ các tiêu chuẩn<br />

Âu, Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay thì<br />

trách nhiệm đảm bảo an toàn cho trẻ<br />

em trong khi sử dụng các mặt hàng<br />

này luôn thuộc về cha mẹ các em.<br />

Điều này, thực ra là đi ngược lại các<br />

nguyên tắc về trách nhiệm sản phẩm<br />

(product liability) trong bảo vệ NTD.<br />

Theo Luật Bảo vệ quyền lợi của NTD<br />

2010, trong trường hợp hàng hóa có<br />

khuyết tật (bao gồm việc không đảm<br />

bảo an toàn, có khả năng gây thiệt hại<br />

cho tính mạng, sức khỏe và tài sản<br />

của NTD), tổ chức cá nhân kinh doanh<br />

hàng hóa dịch vụ có trách nhiệm thu<br />

hồi các hàng hóa này và bồi thường<br />

thiệt hại. Tuy nhiên, cơ chế này, khi áp<br />

dụng đối với trường hợp NTD là trẻ<br />

em, thì chỉ có tác dụng sửa chữa (remedy)<br />

khi thiệt hại đã xảy ra.<br />

Liên minh Châu Âu yêu cầu tất cả<br />

các nhà sản xuất đồ chơi trẻ em phải<br />

đảm bảo các tiêu chuẩn cấp thiết<br />

nhất về an toàn trước khi được đưa<br />

hàng hóa của họ ra thị trường. Đây là<br />

mô hình mà việc tuân thủ pháp luật<br />

của các nhà sản xuất là ngầm định.<br />

Nhà sản xuất chứng thực việc các sản<br />

phẩm của họ tuân thủ với các quy<br />

định của pháp luật bằng cách dán<br />

nhãn “Cộng đồng Châu Âu” ('Communauté<br />

Européene' - CE) trên các đồ<br />

chơi. Liên minh Châu Âu có một chỉ<br />

thị quy định riêng về các tiêu chuẩn<br />

về an toàn cho tất cả các loại đồ chơi<br />

thiết kế cho trẻ em dưới 14 tuổi. Chỉ<br />

thị này đưa ra các nguyên tắc chung<br />

cũng như đề cập đến các hiểm nguy<br />

cụ thể như những tiêu chí mà theo đó<br />

độ an toàn của đồ chơi phải được so<br />

sánh. Ví dụ như đồ chơi và các bộ<br />

phận của đồ chơi, cũng như gói bọc<br />

để bán lẻ của chúng phải được kiểm<br />

nghiệm an toàn để không gây ngạt<br />

thở hoặc đột tử ở trẻ em. Đây là một<br />

mô hình có thể được nghiên cứu, học<br />

tập và áp dụng cho phù hợp với tình<br />

hình Việt Nam. Ngoài việc kiểm soát<br />

chặt chẽ hàng sản xuất trong nước,<br />

các tiêu chuẩn an toàn cũng cần được<br />

áp dụng với hàng hóa nhập khẩu<br />

chính thức, bên cạnh việc ngăn chặn<br />

sự lan tràn của hàng hóa nhập lậu.<br />

An toàn cho trẻ em với tư<br />

cách NTd tại các điểm kinh<br />

doanh dịch vụ vui chơi giải<br />

trí<br />

Cũng theo Luật về bảo vệ, chăm<br />

sóc và giáo dục trẻ em 2004, trẻ em<br />

có quyền được vui chơi giải trí lành<br />

mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ<br />

thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù<br />

hợp với lứa tuổi. Tuy nhiên, đến nay<br />

không có luật nào quy định nghĩa vụ<br />

của các nhà cung cấp dịch vụ đặc biệt<br />

là dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ<br />

riêng đối tượng trẻ em phải có nghĩa<br />

vụ đảm bảo an toàn như thế nào và<br />

phải chịu trách nhiệm ra sao trong<br />

trường hợp vi phạm pháp luật hoặc<br />

có thiệt hại xảy ra đối với trẻ em trong<br />

khi đang sử dụng các dịch vụ này với<br />

tư cách NTD. Một lần nữa như đã đề<br />

cập tới ở trên, chúng ta cần có các<br />

quy định về tiêu chuẩn an toàn đặt ra<br />

từ trước khi các điểm kinh doanh dịch<br />

vụ này được cấp phép hoạt động để<br />

họ tuân thủ thì quyền lợi của trẻ em<br />

mới có thể được bảo vệ.<br />

Bảo vệ NTd là trẻ em đối<br />

với hàng hóa, dịch vụ là các<br />

phương tiện thông tin<br />

Trẻ em cũng là một bộ phận NTD<br />

trực tiếp và sôi động của các dịch vụ<br />

thông tin truyền hình, v.v. bao gồm cả<br />

tivi, báo, đài phát thanh và dịch vụ internet.<br />

Điều 29 Luật về bảo vệ, chăm<br />

sóc và giáo dục trẻ em 2004 của Việt<br />

Nam có quy định: “Trên xuất bản<br />

phẩm, đồ chơi, chương trình phát<br />

thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện<br />

ảnh nếu có nội dung không phù hợp<br />

với trẻ em thì phải thông báo hoặc<br />

ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không<br />

được sử dụng”. Tuy nhiên, đây là một<br />

điều khoản chỉ mang tính nguyên tắc<br />

mà chưa được cụ thể hóa trong thực<br />

thi. Ví dụ, ở nhiều quốc gia trên thế<br />

giới có các điều khoản cụ thể cấm<br />

phát các chương trình truyền hình<br />

hoặc phát thanh có nội dung không<br />

phù hợp với trẻ em vào thời gian mà<br />

thường có một số lượng lớn trẻ em<br />

tiếp cận với các phương tiện truyền<br />

thông này. Hay họ cũng quy định cụ<br />

thể về các dấu hiệu phải dán nhãn<br />

trên các văn hóa phẩm hoăc phát ở<br />

đầu các chương trình truyền hình<br />

không dành cho trẻ em. Ngoài ra,<br />

người bán còn bị cấm bán một số văn<br />

hóa phẩm không phù hợp cho trẻ em<br />

dưới độ tuổi quy định.<br />

vấn đề quảng cáo<br />

Trẻ em là bộ phận NTD có khả<br />

năng tiêu thụ lớn và có ảnh hưởng<br />

cao tới chi tiêu của các gia đình. Do<br />

vây, càng ngày các chương trình<br />

quảng cáo hoặc khuyến mại càng<br />

được thiết kế nhắm vào đối tượng trẻ<br />

em ở độ tuổi nhỏ hơn. Do vậy, đã xuất<br />

hiện không ít quan ngại của cộng<br />

đồng về tác động của các hoạt động<br />

quảng cáo với trẻ em. Một số nghiên<br />

cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng trẻ em<br />

dưới 7 tuổi không có khả năng phân<br />

biệt giữa các chương trình tivi, kể cả<br />

quảng cáo, với đời thực. Do vậy,<br />

chúng rất dễ bị dẫn dắt bởi các<br />

chương trình quảng cáo. Xét từ góc<br />

độ luật pháp bảo vệ NTD, cần có các<br />

quy định rõ ràng về các quảng cáo có<br />

khả năng dẫn dắt tới ấn tượng sai lệch<br />

về hàng hóa dịch vụ (misleading), các<br />

quảng cáo lừa đảo (deceptive), có tính<br />

chất so sánh (comparative) hoặc đưa<br />

thông tin không chính xác, đặc biệt<br />

khi tính đến ảnh hưởng của chúng lên<br />

trẻ em, và kể cả người lớn trong nhiều<br />

trường hợp.<br />

Trên đây là một số vấn đề liên<br />

quan đến bảo vệ quyền lợi NTD là trẻ<br />

em ở nước ta cũng như kinh nghiệm<br />

trên thế giới. Một cách vắn tắt, vấn đề<br />

bảo vệ NTD trẻ em liên quan chủ yếu<br />

đến các vấn đề về an toàn (thể chất<br />

cũng như tinh thần), trong khi cha mẹ<br />

các em là những người chịu thiệt hại<br />

về kinh tế. Quyền lợi của cha mẹ và<br />

trẻ em trong các trường hợp này cần<br />

được bảo vệ. Bên cạnh việc đưa ra các<br />

quy định về giải quyết tranh chấp có<br />

thể áp dụng được trong trường hợp<br />

NTD, người khiếu nại là trẻ em, chúng<br />

ta cũng cần xem xét lại toàn bộ hệ<br />

thống luật pháp có liên quan, đặc biệt<br />

là hệ thống tiêu chuẩn mà các cá<br />

nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa<br />

dịch vụ cần tuân thủ. Ngoài ra, việc<br />

đưa các nội dung liên quan đến bảo<br />

vệ NTD nói chung và bảo vệ trẻ em<br />

nói riêng vào chương trình giáo dục,<br />

hoặc các hoạt động ngoại khóa từ<br />

các bậc cơ sở cần được xem xét thực<br />

hiện, để đảm bảo giáo dục và thông<br />

tin cho các em về quyền của mình.<br />

QUẾ ANH<br />

12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 27 - 2011<br />

v C<br />

A

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!