29.03.2014 Views

BẢO vệ NGƯời TiêU dùNG

BẢO vệ NGƯời TiêU dùNG

BẢO vệ NGƯời TiêU dùNG

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

quanh<br />

người tiêu dùng [*]<br />

các nguyên tắc tự do thỏa thuận, nguyên<br />

tắc bình đẳng, thiện chí và trung thực, tự<br />

chịu trách nhiệm, tôn trọng đạo đức tốt<br />

đẹp, tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự, tôn<br />

trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng,<br />

quyền và lợi ích hợp pháp của người<br />

khác, nguyên tắc tuân thủ pháp luật và<br />

nguyên tắc hòa giải (Điều 4/12. Bộ luật<br />

dân sự).<br />

Tuy nhiên, do tính chất xã hội của<br />

quan hệ tiêu dùng mà người tiêu dùng<br />

khó có thể có cơ hội trở thành tự do, bình<br />

đẳng vì họ buộc luôn phải tham gia vào<br />

mối quan hệ với đặc tính truyền kiếp là<br />

“thông tin bất cân xứng”. Bên cạnh sự bất<br />

cân xứng về thông tin, người tiêu dùng<br />

còn có thể phải rơi vào tình trạng mất<br />

khả năng mặc cả khi họ buộc phải sử<br />

dụng hàng hóa, dịch vụ của nhà cung<br />

cấp độc quyền.<br />

Đời là vậy, những kẻ có thế và lực<br />

mạnh hơn thường hành xử theo xu<br />

hướng lạm dụng quyền lực trong quan<br />

hệ với kẻ yếu. Thêm vào đó, nếu như cứ<br />

có 300% lợi nhuận thì các nhà “tư bản”<br />

sẵn sàng treo cổ mình lên và vì vậy, họ<br />

cũng sẵn sàng “khuyến mại” cho khách<br />

hàng và người tiêu dùng những cạm bẫy<br />

pháp lý và kỹ thuật và thậm chí còn cả<br />

những thứ độc hại. Vì lẽ đó, mọi hệ thống<br />

pháp luật nhân đạo đều phải ưu tiên bảo<br />

vệ kẻ yếu và như thế, pháp luật bảo vệ<br />

người tiêu dùng sẽ tựa hồ như một công<br />

cụ hỗ trợ từ bên ngoài quan hệ dân sự để<br />

khắc phục những lổ hổng về khả năng tự<br />

do và bình đẳng của người tiêu dùng<br />

trong quan hệ với nhà cung cấp để quan<br />

hệ dân sự có thể trở lại với đúng nguyên<br />

tắc của nó.<br />

Trên tinh thần đó, pháp luật bảo vệ<br />

người tiêu dùng là loại pháp luật mang<br />

tính can thiệp vào quyền tự do (do không<br />

nhận thức được quy luật) của các nhà<br />

cung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ và<br />

như thế, không có sự tự do và bình đẳng<br />

trong quan hệ pháp luật về bảo vệ người<br />

tiêu dùng.<br />

Cũng cần lưu ý rằng, các lĩnh vực<br />

pháp luật khác như pháp luật cạnh tranh,<br />

pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm,<br />

pháp luật về chất lượng sản phẩm và<br />

rộng ra là cả pháp luật dân sự, hình sự<br />

đều có thêm mục đích là bảo vệ người<br />

tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu như những<br />

pháp luật này bảo vệ người tiêu dùng<br />

theo phương pháp can thiệp vào hành vi<br />

của nhà sản xuất, kinh doanh, cung cấp<br />

sản phẩm hàng hóa dịch vụ thông qua<br />

những hạn chế hoặc cấm đoán hành vi<br />

thì pháp luật bảo vệ người tiêu dùng (với<br />

tính cách là một chế định pháp luật độc<br />

lập) lại xuất hiện ở phía người tiêu dùng.<br />

Theo đó, pháp luật bảo vệ người tiêu<br />

dùng sẽ tạo cho người tiêu dùng những<br />

khả năng và cơ hội thuận lợi hơn trong<br />

cơ chế điều chỉnh pháp luật quan hệ mua<br />

bán (theo luật dân sự) mà một chủ thể<br />

pháp luật dân sự thông thường sẽ không<br />

có được.<br />

2. Triết lý về ngoại lệ<br />

Nếu như trong xã hội không xuất<br />

hiện quan hệ tiêu dùng như đã trình<br />

bàytrên đây thì mọi quan hệ dân sự<br />

thông thường đều chỉ cần đến sự điều<br />

chỉnh của pháp luật dân sự truyền thống.<br />

Như thế, mọi vấn đề đều được diễn ra<br />

như theo những nguyên tắc truyền<br />

thống trong việc xem xét, đánh giá và xử<br />

lý các hành vi pháp lý.<br />

Tuy nhiên, xuất phát từ những phân<br />

tích trên đây, sản xuất hàng hóa dẫn đến<br />

những người cung cấp sản phẩm, hàng<br />

hóa, dịch vụ chuyên nghiệp và quan hệ<br />

tiêu dùng nhất định phải xuất hiện trong<br />

xã hội hiện đại. Vì vậy, do bản thân quan<br />

hệ tiêu dùng luôn tiềm ẩn những ngoại<br />

lệ của nguyên tắc dân sự truyền thống<br />

nên việc thiết kế cơ chế pháp lý bảo vệ<br />

người tiêu dùng phải tính đến việc thực<br />

thi những ngoại lệ trong quan hệ pháp<br />

luật dân sự về nội dung và hình thức. Hơn<br />

thế nữa, do chính pháp luật đã chứa<br />

trong mình sự bất công bằng (do phải<br />

dùng cùng một thước đo để áp dụng cho<br />

mọi hiện tượng cụ thể khác nhau trên<br />

thực tế) nên việc áp dụng những ngoại<br />

lệ của cơ chế áp dụng pháp luật dân sự<br />

đối với người tiêu dùng là xuất phát từ<br />

nhu cầu nội tại của chính hiện tượng<br />

pháp luật để thiết lập sự công bằng pháp<br />

lý trên thực tế. Điều này cũng từng được<br />

thể hiện trong quan hệ pháp luật lao<br />

động.<br />

Điều mà các nhà làm luật luôn phải<br />

tỉnh táo là, trong khi thiết lập các công cụ<br />

pháp lý để thiết lập sự công bằng này cần<br />

phải tính đến việc bảo vệ lợi ích của “phía<br />

bên kia” – những nhà sản xuất và cung<br />

cấp sản phẩm tiêu dùng. Bởi lẽ, nếu như<br />

giới tiêu dùng và giới kinh doanh có xung<br />

đột lợi ích với nhau thì sự xung đột đó<br />

phải được hiểu là “mâu thuẫn biện<br />

chứng”. Không thể bảo vệ người tiêu<br />

dùng mà dẫn đến triệt tiêu hay hạn chế<br />

kinh doanh trên phạm vi xã hội. Sẽ không<br />

thể tưởng tượng nổi nếu như giới tiêu<br />

dùng được trang bị những vũ khí sắc bén<br />

nhưng không có cơ hội sử dụng trên<br />

thực tế.<br />

Mặt khác cũng phải thấy rằng, trong<br />

khi pháp luật tạo cho người tiêu dùng<br />

những cơ hội tốt hơn, được coi là ngoại lệ<br />

của nguyên tắc dân sự thì bản thân người<br />

tiêu dùng cũng phải phấn đấu để trở<br />

thành những “nhà tiêu dùng thông thái”<br />

và để biết liên kết, tự bảo vệ mình, trước<br />

khi cần đến sự trợ giúp của pháp luật.<br />

Từ những điều trên đây cho thấy, việc<br />

áp dụng những hiện tượng điều chỉnh<br />

pháp luật mang tính đặc thù và ngoại lệ<br />

trong cơ chế điều chỉnh pháp luật bảo vệ<br />

người tiêu dùng là nhu cầu khách quan<br />

mà không chỉ là nhân đạo và điều này<br />

không làm “đổ vỡ nền tảng của pháp luật<br />

dân sự” – như đã có sự lo lắng. Điều này<br />

khẳng định được bởi lẽ, (i) thứ nhất là<br />

không có nguyên tắc nào mà không có<br />

ngoại lệ mà ngoại lệ này đã được luận<br />

chứng như trên và (ii) thứ hai là khi áp<br />

dụng những ngoại lệ pháp lý (về nội<br />

dung và hình thức trong cơ chế dân sự)<br />

thì những ngoại lệ này một mặt chỉ áp<br />

dụng trong quan hệ tiêu dùng và đối với<br />

người tiêu dùng và mặt khác, những vấn<br />

đề khác thuộc về pháp luật nội dung và<br />

hình thức trong lĩnh vực dân sự và những<br />

những lĩnh vực pháp khác (như đất đai,<br />

tài chính…) mà không được phát triển<br />

để trở thành “ngoại lệ” thì giữ nguyên giá<br />

trị điều chỉnh quan hệ tiêu dùng.<br />

Từ đây, rút ra hệ quả là,<br />

1. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người<br />

tiêu dùng, hiểu theo nghĩa tổng quát là<br />

một hệ thống pháp luật có liên quan đến<br />

nhau mà đạo luật riêng rẽ về bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng chỉ có giá trị<br />

tiên phong, và<br />

2. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng cần đến trách nhiệm của toàn xã<br />

hội, của Nhà nước, của giới doanh nghiệp<br />

và cả những nỗ lực, cố gắng của chính<br />

giới người tiêu dùng có tổ chức.<br />

pGS.TS NGUyễN NHƯ pHáT<br />

(Kỳ sau đăng tiếp)<br />

* Bài đăng tạp chí Nhà nước và Pháp luật,<br />

2/2010<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 17<br />

Số 27 - 2011

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!