31.07.2015 Views

ðối chiếu ngữ nghĩa từ ðịa phương với từ toàn dân: một ... - Trang chủ

ðối chiếu ngữ nghĩa từ ðịa phương với từ toàn dân: một ... - Trang chủ

ðối chiếu ngữ nghĩa từ ðịa phương với từ toàn dân: một ... - Trang chủ

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Kiểu 3: Những từ cùng âm nhưng có thay đổi ít nhiều về nghĩa. Đây là kiểu loại từ vừađược dùng trong ngôn ngữ toàn dân vừa được dùng trong phương ngữ nhưng khi dùng trongphương ngữ, ngoài nghĩa dùng như trong ngôn ngữ toàn dân, từ còn có nghĩa khác. Tạo nênnghĩa khác so với từ dùng trong ngôn ngữ toàn dân có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng theochúng tôi, chủ yếu là do sự phát triển nghĩa của từ; ngoài ra có thể là do thói quen, quan niệm xãhội, văn hóa của từng vùng; do từ địa phương lưu giữa nghĩa cũ, nghĩa cổ của tiếng Việt; do từnằm trong thế đối lập giữa các từ trong hai hệ thống khác nhau nên vì thế mà có sự phân côngnghĩa khác nhau,…Ví dụ: nóng dùng trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, ngoài những nghĩa dùng nhưtrong ngôn ngữ toàn dân còn có thêm nghĩa “có nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường”.Nghĩa phái sinh này được chuyển nghĩa từ nghĩa gốc của từ, dựa trên nét tương đồng: “có nhiệtđộ cao hơn mức bình thường” (với nhiệt độ cơ thể người hoặc nhiệt độ thời tiết). Với nghĩa đó,khi dùng trong phương ngữ, nóng có nghĩa như từ sốt trong ngôn ngữ toàn dân. Tương tự, từđâm khi được dùng trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, ngoài những nghĩa như dùng trong ngôn ngữtoàn dân còn có thêm nghĩa ứng với từ giã (đâu gấu – giã gạo).Ngoài những từ khi dùng trong phương ngữ có những nghĩa khác từ dùng trong ngôn ngữtoàn dân, do chuyển nghĩa như trên, trong kiểu loại III còn có tiểu nhóm từ vừa được dùng trongngôn ngữ toàn dân vừa dùng trong phương ngữ nhưng khi dùng trong phương ngữ, phạm vi biểubiểu vật (rộng /hẹp) của từ không giống như trong ngôn ngữ toàn dân. Số lượng từ thuộc tiểunhóm này khá nhiều, ví dụ, ngáy trong ngôn ngữ toàn dân là “thở ra thành tiếng trong khi ngủ”thì ngáy dùng trong phương ngữ là “ngủ” nói chung; nghĩa của dì trong ngôn ngữ toàn dân là“em gái mẹ”, dì trong phương ngữ Nghệ Tĩnh và phương ngữ Nam Bộ có nghĩa rộng hơn, chỉ“chị và em gái của mẹ” v.v…Kiểu 4: Những từ giống âm nhưng khác nghĩa. Đây là lớp từ đồng âm giữa từ địa phươngvới từ toàn dân cho nên sự khác nhau về nghĩa giữa chúng là đương nhiên. Phần lớn các từ địaphương đồng âm với từ toàn dân là do giống nhau ngẫu nhiên về âm; ví dụ, răng trong phươngngữ là đại từ nghi vấn có nghĩa như “sao”, còn răng trong ngôn ngữ toàn dân là danh từ có nghĩachỉ “phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn”.Có một số lượng từ đồng âm đáng kể, thế kỷ XVII về trước vốn là từ toàn dân (có mặttrong các từ điển như Từ điển Annam - Lusitan - Latinh (1651)), nay chỉ được dùng trongphương ngữ nên chúng đồng âm với từ toàn dân. Ví dụ các từ: ác (quạ) đồng âm với ác (gâyhoặc thích gây đâu khổ tai họa cho người khác) trong ngôn ngữ toàn dân, báng (húc bằng sừng)đồng âm với báng (bộ phận của súng) trong ngôn ngữ toàn dân; mô (đâu, nào) đồng âm với mô(khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh) trong ngôn ngữ toàn dân; chi (gì) đồng âmvới chi (bỏ tiền ra dùng vào việc gì đó) trong ngôn ngữ toàn dân; bức (vội) đồng âm với bức (vậthình tấm) trong ngôn ngữ toàn dân v.v.… Đáng chú ý, trong phương ngữ có một số từ đồng âmcùng gốc với từ toàn dân được tạo ra là do từ toàn dân được dùng trong phương ngữ có sự pháttriển nghĩa tới giới hạn, quan hệ nghĩa giữa các nghĩa bị mờ, đứt đoạn, từ tách thành hai từ đồngâm với nhau. Ví dụ, ngao ngán trong phương ngữ Nghệ Tĩnh có nghĩa chung như từ ngao ngántrong ngôn ngữ toàn dân, là “chán nản cao độ, không còn thấy thích thú gì nữa” nhưng hiện nayở phương ngữ, ngao ngán còn có nghĩa là “nhiều, đầy rẫy”. Với hai nghĩa đó ngao ngán đã táchthành hai từ đồng âm với nhau.Kiểu 5: Những từ khác âm nhưng tương đồng về nghĩa. Thuộc kiểu loại từ này là nhữngtừ ở phương ngữ và từ trong ngôn ngữ toàn dân tuy không có quan hệ tương ứng ngữ âm như từkiểu (1) và kiểu (2) nhưng lại tương đồng về nghĩa với nhau. Nói cách khác, đây là kiểu từ đồngnghĩa mà từ trong hai hệ thống là những tên gọi khác nhau về cùng một sự vật, khái niệm. Lớp từđồng nghĩa trong phương ngữ được tạo ra do nhiều nguyên nhân nên cũng có thể chia làm nhiều

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!