31.07.2015 Views

MỘT SỐ ÐẶ C ÐIỂM TIÊU BIỂU VỀ LÀNG VÀ QUAN HỆ ... - Trang chủ

MỘT SỐ ÐẶ C ÐIỂM TIÊU BIỂU VỀ LÀNG VÀ QUAN HỆ ... - Trang chủ

MỘT SỐ ÐẶ C ÐIỂM TIÊU BIỂU VỀ LÀNG VÀ QUAN HỆ ... - Trang chủ

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TIÊU BIỂU VỀ LÀNG VÀ <strong>QUAN</strong> HỆLÀNG XÃ Ở NHẬT BẢN THỜI EDO - SO SÁNH VỚI LÀNG VIỆTPGS.TS Nguyễn Văn Kim1. Khác với các nước phương Tây, Nhật Bản bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá từ nền tảng nông nghiệp. Nông nghiệp Nhật Bản vừa mang những đặc tính chung củaxã hội canh tác lúa nước vừa có những đặc tính riêng của vùng khí hậu ôn đới hải đảo, ĐôngBắc Á. Khác với Việt Nam, về căn bản nông nghiệp Nhật Bản là nền kinh tế nông nghiệpthung lũng, khó cung cấp nước, đất gieo trồng hạn hẹp, thiếu những đồng bằng lớn và cũngrất không thuận lợi trong việc khai phá những vùng ven biển để có thể mở rộng không giansinh tồn. Nguyên nhân căn bản là, Nhật Bản có nhiều đồi núi, thiếu những dòng sông lớn,thuỷ lượng cao giàu đậm chất phù sa để có thể tạo nên những châu thổ phì nhiêu như đồngbằng sông Hồng phía Bắc hay Cửu Long giang (1) ở miền Nam nước Việt.Nằm lọt trong sự chi phối của Hệ sinh thái chuyên biệt (Specialized Ecosystem),không có được những thế mạnh của Hệ sinh thái phổ tạp nhiệt đới (General Ecosystem) vớikhả năng tái sinh nhanh và chỉ số đa dạng về giống, loài cao (2) , cư dân Nhật Bản từ xưa đãphải sống trong môi trường canh tác tương đối chật hẹp. Từ chỗ phải thích nghi với môitrường tự nhiên, bằng các hoạt động của mình người Nhật đã tác động vào môi trường, làmthay đổi môi trường, thay đổi các mối liên hệ trong hệ sinh thái. Những thửa ruộng bậc thangcao thấp hiện còn trên khắp lãnh thổ Nhật Bản chính là kết quả của quá trình lao động bền bỉbởi biết bao thế hệ để đưa cây lúa nước lên đồi.Là một dân tộc có cái nhìn hướng biển, sớm biết khai thác những tiềm năng của đạidương và có chỉ số duyên hải cao (nếu so sánh chỉ số ISCL của Nhật Bản là 13, Đông NamÁ: 5 và Trung Quốc là 500) (3) , nhưng nền tảng kinh tế căn bản của Nhật Bản vẫn là nôngnghiệp, làm nghề nông, trồng lúa nước. Trong tâm thức của người Nhật, lúa là giống câyngoại nhập. Lúa nước có thể được truyền qua bán đảo Triều Tiên, từ Giang Nam, bán đảoĐông Dương hoặc là những đảo ở Đông Nam Á (4) . Cũng có thuyết cho rằng người đem kỹthuật nông nghiệp trồng lúa đến Nhật Bản cách đây 2.000 năm chính là tổ tiên của người ViệtNam, chủ nhân của nền văn minh Đông Sơn, những người sử dụng đồng thau và điều hànhmột xã hội nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng châu thổ sông Hồng hơn 3.000 năm trước (5) .Đến thời văn hoá Yajoi lúa đã trở thành cây lương thực chính. Từ vùng Kyushu (cókhí hậu tương đối ấm), lúa đã phát triển dần lên miền Bắc (khô lạnh). Sự mở rộng diện tíchtrồng lúa của các nhóm cư dân Nhật Bản định cư ở phương Nam cũng đồng thời là quá trìnhdồn đẩy người Ainu, vốn chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, về phía Bắc. Đến thế kỷ XVII,nhiều vùng ở Bắc đảo Honshu, Hokkaido vẫn còn hoang dã. Việc mở ra những không giansống mới là một trong những thành tựu nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản thời Tokugawa. Dođẩy mạnh khai hoang mà diện tích đất trồng trọt được mở rộng. Nếu so sánh có thể thấy vàođầu thế kỷ X, đất canh tác mới chỉ đạt khoảng 860.000 ha, giữa thế kỷ XV: 950.000 ha,nhưng đến năm 1600 vượt lên khoảng 1.640.000 ha, năm 1720 đã tăng lên 2.970.000 ha vànăm 1874 đạt trên 3.050.000 ha. Có thể khẳng định rằng đất nông nghiệp ở Nhật Bản đã tănglên chủ yếu là trong khoảng giữa thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII. Sau thời gian đó, diện tíchđất mới khai phá có phần chựng lại nhưng người Nhật vẫn tiếp tục tiến về phía Bắc. Côngcuộc Bắc tiến đầy gian truân bởi sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên chứ không thuận lợinhư việc mở rộng địa bàn cư trú về phương Nam của người Việt. Nhờ đó, nông nghiệp Việt


Nam luôn có khả năng tự điều chỉnh với tính "đàn hồi" cao (6) và không phải sớm đương đầuvới tình trạng khủng hoảng do thiếu hụt đất đai như Nhật Bản.2. Là một nước nông nghiệp, trong suốt diễn trình lịch sử, ruộng đất và quyền sở hữuruộng đất ở Nhật Bản bao giờ cũng là vấn đề kinh tế, chính trị cốt yếu nhất. Thời trung đại,do xung đột về quyền sở hữu ruộng đất mà ở Nhật Bản đã hình thành nên chế độ kinh tếshoen (trang viên) tồn tại trên 7 thế kỷ. Sự xuất hiện của đẳng cấp samurai và quá trình vươnlên giành địa vị thống trị của đẳng cấp này suy cho đến cùng cũng là hệ quả của quá trình đấutranh gay gắt về quyền sở hữu ruộng đất (7) . Cũng là do vấn đề ruộng đất mà giữa các tậpđoàn võ sĩ (bushidan) và rồi giữa các lãnh chúa (daimyo) phong kiến cát cứ đã gây nên cuộcchiến tranh tiêu diệt lẫn nhau kéo dài hơn 100 năm. Nhưng đến cuối thế kỷ XVI, OdaNobunaga (1534 - 1582) và Toyotomi Hideyoshi (1536 - 1598), hai nhà chiến lược quân sựcó công thống nhất Nhật Bản, đã có ý thức sâu sắc về tình trạng cát cứ, phân tán ruộng đất vàmuốn cố gắng triệt thoái quyền quản lý ruộng đất của các lãnh chúa để xây dựng những cơ sởlâu bền của sự nghiệp thống nhất đất nước. Mặc dù chủ trương đó của Oda mới chỉ thu đượcmột số kết quả nhất định ở vùng Kinai nhưng các biện pháp mà ông thực hiện đã chuẩn bịnhững bước đi đầu tiên cho việc thiết lập chế độ kokudaka tức là chế độ đánh giá sản lượngnông nghiệp trên chất lượng của một đơn vị diện tích canh tác cụ thể. Đến thời Hideyoshi,ông đã thực hiện những biện pháp kiên quyết để giành lấy quyền ban cấp và sở hữu điền địa(chokkatsu-ryo hay kurairi-chi). Với cuộc điều tra về ruộng đất (Taiko no kenchi) kéo dài từnăm 1582 đến 1598, Hideyoshi đã đặt được những cơ sở quan trọng cho việc quản lý thốngnhất về mặt nhà nước về đất đai và chính ông thâu tóm một diện tích ruộng đất tương ứng với2.223.641 koku, tức là bằng khoảng 12% trong tổng thu nhập 18.509.143 koku của Nhật Bảnthời kỳ bấy giờ. Cuộc điều tra không chỉ nhằm đạt tới một đánh giá tổng quan về tình hìnhđất nông nghiệp Nhật Bản mà qua đó còn xác định rõ các loại hình ruộng đất, đề ra mức thuếthống nhất trên từng loại ruộng (gồm nhất đẳng điền, nhị đẳng điền và hạ đẳng điền) cũngnhư xác định rõ chủ sở hữu trên mỗi diện tích canh tác. Mặt khác, chính sách đó đã phân địnhcơ bản vị thế giữa các đẳng cấp xã hội, xác định rõ địa vị, trách nhiệm của mỗi tầng lớp, giảmthiểu tình trạng tranh cướp đất ở nông thôn. Những chính sách do Hideyoshi thực hiện như:Thống chế thân phận (về xã hội), điều tra ruộng đất (kinh tế) đã đặt nền cho việc hoàn thiệnhoá nhiều chủ trương kinh tế, xã hội của Nhật Bản thời Edo.Đến thế kỷ XVII, để tận thu thuế nông nghiệp trong những Han chịu sự quản chế trựctiếp, Mạc phủ đã cho tiến hành một số cuộc điều tra về ruộng đất, khẳng định rõ hơn nữa chếđộ kokudaka bằng việc đo lường, ghi chép kỹ lưỡng tên chủ đất canh tác, vị trí, diện tích,chất lượng ruộng đất, đất làm nhà, đất vườn, đất đồi, đất khai hoang, số lượng từng loại độngvật nuôi và địa giới cụ thể của mỗi làng. Tại các địa phương, phỏng theo cách làm của chínhquyền Edo, nhiều lãnh chúa cũng tiến hành đo đạc lại ruộng đất. Trên thực tế, chính sách đóđã tách phần lớn các võ sĩ (những người đứng đầu trong 4 đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương)ra khỏi cuộc sống thôn quê và biến họ thành chiến binh, viên chức chuyên nghiệp. Do đó,những liên kết xã hội ở nông thôn Nhật Bản chủ yếu là quan hệ giữa các bộ phận nông dân;giữa nông dân với phú nông, chủ đất chứ không phải mối quan hệ, chằng chéo, nhiều tầng,nhiều lớp, đồng thời hỗn chứa nhiều thành phần xã hội phức tạp như trong làng Việt (8) . Tâmlực, hoạt động của làng tập trung nhiều đến việc xử lý các quan hệ xã hội. Văn bia, hươngước, khoán ước được lập ra là để giữ lệ làng, duy trì thứ bậc trên dưới, bảo tồn tín ngưỡng,tôn giáo trong làng chứ ít đề cập đến vấn đề sở hữu, sản xuất, kỹ thuật canh tác (9) .3. Do có nhiều đồi núi, đất canh tác hạn hẹp (chỉ chiếm 15% tổng diện tích) lại chỉchủ yếu gieo trồng được một vụ lúa vì khí hậu lạnh, người Nhật đã sớm có ý thức sâu sắc vềđồng đất, sớm biết đến kỹ thuật thâm canh, triệt để tận dụng hiệu suất canh tác trên mỗi đơnvị gieo trồng. Óc tư hữu, luôn ước toán đến hiệu quả công việc, tính cần cù, ưa cụ thể, chính


xác của người Nhật chắc hẳn cũng là bắt nguồn từ lối suy nghĩ giàu lý trí của giới võ sĩ vàmôi cảnh sống ngặt nghèo đó. Trong điều kiện canh tác khác biệt, nhìn chung được thiênnhiên ưu đãi và có thể phát huy thế mạnh đa canh (polyculture), nông nghiệp Việt Nam hưngvong chủ yếu là do chính sách của các triều đại. Hơn thế, trước mỗi đợt áp lực về dân số (vínhư thế kỷ XV, XVIII) nông dân Việt Nam luôn tạo lập được những vùng canh tác mới. Bêncạnh những giá trị tích cực thì khả năng giãn nở của nông nghiệp Việt Nam cũng hàm chứahậu quả tiêu cực. Theo tôi, đặc tính sâu đậm nhất là tâm lý chủ quan, tự thoả mãn. Đồng đấtsinh sôi níu kéo mãi người nông dân trong vòng kinh tế tiểu nông.Trong phạm vi đất đai chật hẹp (rất khó xâm canh) lại đa dạng về địa hình, để có thểcanh tác nông dân Nhật trước hết phải tìm lo nguồn nước tưới. Đời sống sản xuất nôngnghiệp cũng như nhu cầu cần phải có một sự điều hành thống nhất trong việc xây đắp, sửdụng các nguồn nước đã thắt chặt tính cộng đồng làng xã. Môi trường canh tác lúa nước đãchia làng ra thành các hộ riêng lẻ nhưng cũng chính điều kiện khắt khe của nghề trồng lúa đãcố kết các hộ tiểu nông thành cộng đồng làng. Độ phẳng tuyệt đối của ruộng lúa nước cũngnhư yêu cầu cao của nguồn nước tưới (theo Viện nghiên cứu giống lúa quốc tế, để có 1kgthóc phải cần đến 5.000l nước) buộc các hộ nông dân phải liên kết với nhau. Ở Nhật Bản, đểđưa nước vào các ruộng bậc thang đòi hỏi năng lực lao động rất cao. Nước trở thành nhân tốthường trực thắt chặt mối quan hệ giữa hai hay nhiều làng trong cùng một địa vực. Nhưngcũng chính nguồn nước tưới, đặc biệt là vào những năm hạn hán, lại chứa đựng nguy cơ tiềmẩn dễ dẫn đến những xung đột nhiều khi đổ máu. Qua những cuộc tranh chấp quyết liệt đó,các bộ phận cư dân càng ý thức rõ rệt hơn về chủ quyền lãnh thổ, về xây dựng và bảo vệnguồn nước tưới như nhân tố sống còn cho sự tồn tại của mỗi làng. Tâm lý hướng vào cộngđồng, coi trọng trách nhiệm đối với cộng đồng cũng đã dần được hình thành từ đó.Trong môi cảnh sống tự nhiên của các thung lũng, nông dân Nhật Bản cùng chia sẻmột nền tảng chung về tập quán canh tác, về phương cách giao cảm giữa các thành viên trongmỗi nhóm, giữa trong và ngoài nhóm (10) và giữa con người với thế giới tự nhiên. Nhưng, sựtrải dài của lãnh thổ Nhật Bản từ Bắc xuống Nam, tính cách trở giữa các địa vực đã làm chođặc tính văn hoá, quan hệ xã hội ở mỗi vùng có nhiều nét riêng biệt. Trong sự phát triểntương đối độc lập của các lãnh chúa thời Edo, làng là điểm nút cuối cùng của hệ thống quảnchế đồng thời cũng là nơi biểu hiện tập trung nhất những quan hệ làng xã. Làng Nhật nhìnchung không là một thực thể của nước hay đối diện với nước. Thế giới của làng khuôn trongmối quan hệ thường xuyên với những làng lân cận cùng có chung hệ thống thuỷ nông, cùngchịu sự quản chế, điều hành của một lãnh chúa. Lãnh chúa địa phương chính là người cóquyền uy lớn nhất đối với dân làng, là người cấp đất, bảo đảm an ninh cho làng. Do đó, mọithành viên trong làng phải có trách nhiệm dâng nạp thuế, phục tùng tuyệt đối mọi mệnh lệnhmà lãnh chúa ban ra.Thời Tokugawa, Nhật Bản có khoảng 63.000 làng. Quy mô của các làng rất khác nhautuỳ theo thời gian và khu vực địa lý nhưng làng thường có từ 50-70 hộ với chừng 400 khẩu,thu nhập bình quân 400 koku. Thời Edo, làng là đối tượng quản chế trực tiếp của các lãnhchúa nhưng chính quyền không bao giờ (và hẳn là không thể) can thiệp quá sâu vào cơ chế tựquản vốn có của làng. Do đó, hoạt động trong làng chủ yếu là được điều hành bởi 3 cấp chứcdịch mà người ta gọi là Jikata hay Sanyaku. Người đứng đầu làng là Nanushi (ở miền Đông),Shoya hoặc Kimoiri (ở miền Tây). Thứ đến là các trưởng "giáp": Kumi-gashira, Toshiyorihay Otona-byakusho và cuối cùng là Hyakushodai (đại diện dân làng). Để giải quyết việclàng, mỗi làng đều đặt ra quy ước hay luật lệ riêng, thành văn hay không thành văn nhưngphải được hội nghị dân làng chấp thuận. Những ai vi phạm các luật tục đó sẽ bị làng phạt.Biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất là bị loại trừ ra khỏi cộng đồng làng. Người vi phạmkhông được phép tham gia vào bất cứ tổ chức hay hoạt động cộng đồng nào trừ khi trong làng


có tang hay hoả hoạn. Với những người phạm tội nhẹ hơn, tuỳ theo quy định từng làng mà họphải nộp tiền, thóc, rượu sake hay phải gác nước tưới, tuần đêm, trông coi chuồng ngựa. Làngcàng đông, hoạt động kinh tế càng phong phú thì vai trò của các tổ chức quản lý, xã hội tronglàng càng được đề cao. Tuy nhiên, tính đa dạng trong cơ cấu kinh tế - xã hội giữa các loạihình làng khiến cho xã hội nông thôn Nhật Bản luôn vận động trong thế đa cực. Luật phápcủa chính quyền rất khó thấu đạt đến mọi đơn vị làng xã, thích ứng được với từng hoàn cảnhcụ thể nên làng phải đặt ra hương ước, khoán ước để tự điều chỉnh các quan hệ xã hội (11) .Nhìn chung, làng Nhật vận hành trong cơ chế tự quản. Thông thường, hàng năm làngtổ chức một số cuộc họp nhưng hội nghị đầu năm bao giờ cũng có vai trò quan trọng nhất.Trong hội nghị đó, làng quyết định những công việc lớn cần phải giải quyết, cắt cử các chứcsắc, chấp nhận thành viên mới hay cấp thêm nước cho một hộ nông dân nào đó. Những cuộchọp như vậy chỉ có dân gốc (Hon-byakusho) mới được quyền tham gia. Tiếng nói của họ thaycho ý nguyện của toàn thể dân làng. Họ thường là con cháu của những người đầu tiên đến lậplàng, có nhiều công lao cho việc phát triển, bảo vệ làng. Trong làng, địa vị của dân chính cưđược khẳng định, chỉ có tầng lớp này mới có thể nắm giữ một cương vị nào đấy (thường làcha truyền con nối) trong bộ máy cai trị làng xã. Những Nhà (Ie) chính cư bao giờ cũngchiếm giữ những thửa ruộng tốt nhất, có điều kiện canh tác thuận lợi hơn hẳn ruộng của cáchộ ngoại cư.Nhằm quản lý chặt làng xã, chính quyền Mạc phủ cũng như lãnh chúa không chỉ nắmcác chức dịch trong làng mà còn đề cao vai trò của tổ chức gonin-gumi (thường là sự tập hợptheo địa vực của 5 đến 10 hộ). Vài kumi nhỏ có thể hợp lại thành kumi lớn gọi là o-gumi (12) .Để điều hành công việc nhanh chóng, hiệu quả, bảo đảm sự công bằng về trách nhiệm giữacác nhóm cư dân, làng thường phải nhờ cậy đến sự trợ giúp của gonin-gumi. Chức năng chủyếu của gonin-gumi là tăng cường trách nhiệm của mỗi hộ thành viên trong việc đóng thuế,phối hợp sản xuất, đắp đường, làm thuỷ lợi, truyền tin, thực hiện nghĩa vụ đóng góp với chínhquyền và duy trì an ninh, trật tự trong làng. Ngoài ra, gonin-gumi còn phải xác nhận cho nhauvề tình trạng hôn nhân, quyền thừa kế, di chúc, những thoả thuận mua bán, vay nợ. Nếu mộtthành viên phạm tội thì tất cả các hộ trong Gumi phải cùng gánh chịu trách nhiệm. Nói chung,gonin-gumi là một tổ chức đa chức năng, được lập ra để vừa giúp đỡ vừa kiểm soát lẫn nhau.Trên phương diện đó, gonin-gumi dường như có nhiều trùng hợp về chức năng với tổ chứcgiáp trong làng Việt truyền thống (13) . Ngoài gonin-gumi, nhiều làng còn lập ra những tổ chứcnhư: ko (hội trợ giúp), i-gumi (hội giếng), mizu-gumi (hội nước) để tương trợ nhau trong sảnxuất, đời sống hoặc những khi giáp hạt. Bên cạnh đó, hầu hết các làng còn có wakamonogumi(hội trai tân), thậm chí còn lập cả musume-gumi (hội thanh nữ), nhằm tập hợp tất cảthanh niên nam nữ trong làng, giúp làng gánh vác những việc công ích đòi hỏi sự xốc vác haytổ chức lễ hội, duy trì an ninh, phòng cháy v.v... "Bằng việc tham gia vào hoạt động của cáctổ chức này thanh niên nam, nữ đã tiếp nhận được kỹ thuật và tri thức cần thiết cho nghềnông, công việc và hoạt động thường ngày của làng xã. Các tổ chức này đã đóng vai trò đàotạo ra những thành viên tương lai cho làng xã, đem lại cho họ kinh nghiệm cần thiết để rồigánh vác trách nhiệm như những thành viên trưởng thành" (14) .4.Vào thế kỷ XVII, vai trò của các tổ chức xã hội, quản lý làng cũng được hoàn thiệnvà đề cao. Làng trở thành một đơn vị hành chính thấp nhất nhưng lại có trách nhiệm cụ thểnhất trong việc thu thuế, duy trì trật tự, an ninh trong sự quản chế trực tiếp của lãnh chúa.Làng Nhật, cũng như biết bao làng quê trong xã hội nông nghiệp châu Á không chỉđơn thuần là một đơn vị cư trú bao gồm nhiều hộ tiểu nông mà còn là một tổ chức sản xuấttrên cơ sở địa vực. Nhưng với điều kiện đất đai hạn hẹp, người Nhật luôn có ý thức sâu sắc vềquyền sở hữu trên địa bàn cư trú. Trong quá trình hình thành làng xã, tuy có những khác biệt


Những người đứng đầu các gia đình có thế lực nhất, hay những nhà samurai bị nông dân hoáluôn giữ cương vị cao nhất trong làng, chi phối mọi hoạt động của làng. Chính đặc tính nàyđã làm cho quan hệ cộng đồng trong xã hội nông thôn Nhật Bản mang kết cấu hình tháp (17) ,chứ không phải mô thức đa nguyên (18) và dường như có một truyền thống dân chủ (với sựhiện diện độc đáo của đình làng), truyền thống nữ quyền (19) như trong làng Việt.5. Thời Tokugawa, Mạc phủ đã dùng ruộng đất để ràng buộc các lãnh chúa phongkiến và lấy đó làm cơ sở thực hiện quyền lực của mình. Trải qua hơn 200 năm, làng Nhậtđược coi là đã phát triển đến độ chín muồi vào đầu thời Edo nhưng từ giữa thế kỷ XVIII trởđi, dưới tác động ngày càng mạnh mẽ của kinh tế hàng hoá, làng và quan hệ làng xã đã trảiqua những biến chuyển sâu sắc. Quá trình phân hoá và tình trạng bần cùng hoá trong nôngthôn ngày một sâu sắc. Nhiều nông dân phải cầm cố ruộng đất dài hạn hoặc bán đứt cho địachủ, thương nhân rồi trở thành tá điền. Mặc dù luật pháp cấm việc mua bán ruộng đất nhưngtừ giữa thế kỷ XVIII, trong nông thôn Nhật Bản đâu đâu cũng có chuyện gá nợ, chuyểnnhượng ruộng đất (20) . Do bị mất đất, không được kế thừa tài sản, để sống, hàng loạt nông dânđành phải bỏ làng quê vào làm thuê trong các xưởng thủ công, chuyển sang buôn bán hay kéovào thành thị kiếm sống. Một thị trường lao động hội tụ từ nguồn sức lao động dư thừa ởnông thôn đã xuất hiện ở Nhật Bản.Trong sự phát triển mang tính cạnh tranh giữa các lãnh chúa thời Edo, làng là điểmnút cuối cùng của hệ thống quản chế đồng thời cũng là thực thể quan trọng nhất để các cấpchính quyền có thể kiểm nghiệm tính thiết thực, hiệu quả của nhiều chính sách kinh tế, xãhội. Dưới tác động của kinh tế hàng hoá cùng những nhân tố xã hội mới, nông nghiệp NhậtBản đã cho thấy khả năng tự điều chỉnh cao và đạt được những phát triển nổi bật. Sự pháttriển đó trước hết được thể hiện ở mức tăng sản lượng lương thực: Năm 1600: 19,7 triệukoku, năm 1720 tăng lên gấp đôi và đến cuối thời kỳ Tokugawa là 48,6 triệu koku. Sản lượnglương thực gia tăng là nhân tố bảo đảm cho sự tăng trưởng dân số, bổ sung thêm nguồn nhânlực trong nông thôn. Nhờ đó, các lãnh chúa đã có thể thực hiện được nhiều kế hoạch pháttriển nông nghiệp với quy mô lớn. Đồng thời, mỗi hộ nông dân cũng có thêm sức lao độngcần thiết để tồn tại với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.Thời Edo, ngoài lúa là cây lương thực chính (và cũng là loại thương phẩm có giá trị)nhiều giống cây công nghiệp cũng được gieo trồng ở Nhật Bản. Sản phẩm thu được thườngđem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho chủ canh tác vì được miễn thuế hay chỉ bị đánh thuế nhẹ.Do nông sản được thương mại hoá mà ở nhiều vùng đời sống nông dân được nâng cao rõ rệt.Kết quả là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi, các khu chuyên canh xuất hiện ngày mộtnhiều để cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất thủ công. Sự phát triển của kinhtế nông nghiệp mang tính chất thương mại đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình tái sản xuất mởrộng ngay trong chính bản thân kinh tế nông nghiệp. Từ thế kỷ XVII, nông thôn Nhật Bảntrải qua một cuộc chuyển mình lớn. Với không gian kinh tế tương đối rộng mở, tiền tệ ngàycàng là nhân tố quan trọng trong đời sống nông dân. Trong điều kiện đó, nền nông nghiệpkiểu mẫu của Nhật Bản không còn cơ sở tồn tại, những điều kiện sinh hoạt kinh tế chật hẹpcủa nền nông nghiệp ấy cũng bị tan rã (21) . Thủ công nghiệp, thương nghiệp đã tách hẳn rakhỏi kinh tế nông nghiệp và trở thành hai ngành kinh tế độc lập. Nhiều nơi nông dân khôngsản xuất nông nghiệp nữa mà chuyển sang làm hàng thủ công hay chế biến những đặc sản nổitiếng của địa phương. Mối liên hệ giữa các thành phần kinh tế trong làng và giữa các làngnông nghiệp với làng thủ công nghiệp, làng buôn cũng như quan hệ giữa các làng buôn vớinhau không ngừng được củng cố để hình thành nên quan hệ "liên làng". Trên cơ sở đó, mạnglưới kinh tế vùng được thiết lập ở Nhật Bản. Các vùng kinh tế đã gắn kết nông thôn với thànhthị trong mạng lưới kinh tế thống nhất chung của cả nước. Tất cả những yếu tố trên đây đãtạo ra năng lực tập trung cho quá trình tích tụ tư bản, từng bước phá vỡ khuôn khổ nền kinh tế


tự nhiên đồng thời làm biến đổi kết cấu xã hội trên cơ sở phân công lao động theo hướngchuyên môn hoá trong từng ngành nghề. Hệ quả là, một bộ phận không nhỏ cư dân nôngnghiệp đã thoát ra khỏi xã hội truyền thống để tham gia vào sản xuất, kinh doanh trong nhữnglĩnh vực kinh tế mới.Trong cùng thời điểm lịch sử đó, vào thế kỷ XVII - XVIII, tại Việt Nam những mầmmống kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy có những phát triển nhất định nhưng còn hết sức yếu ớt,chưa đủ sức tạo nên những chuyển biến đáng kể trong kết cấu kinh tế-xã hội (22) . Sản phẩmtrao đổi trên thương trường vẫn chủ yếu là nông phẩm. Đội ngũ thương nhân cơ bản là nôngdân kiêm nghiệp, hoạt động theo kiểu thời vụ, "lấy công làm lãi" trong hệ thống chợ làng. Dođó, khó có thể coi chợ làng Việt Nam là "một nhân tố củng cố mối liên hệ dân tộc". Hơn thế,chợ làng và hoạt động buôn bán ở làng quê đã cắt bớt một phần nhựa sống của thành thị,làm cho thành thị không thể phát triển (23) . "Chợ làng đã tồn tại hàng nghìn năm bên cạnh kinhtế tiểu nông, góp phần củng cố kinh tế tiểu nông" (24) . Đội ngũ tiểu thương sau một thời gianbuôn bán có vốn thường "chôn tiền" bằng cách về quê mua đất. Vì nhiều nguyên nhân, ViệtNam không có một đội ngũ thương nhân thị dân chuyên nghiệp, được tổ chức chặt chẽ có tíchluỹ vốn lớn như hiện tượng Mitsui, Konoikeya, Yodoya... ở Nhật Bản (25) . Thành thị cận đạiViệt Nam cũng không thể trở thành những thực thể phát triển độc lập, giữ vị trí trung tâmkinh tế, sản xuất có khả năng thu hút nguồn lao động dư thừa từ nông thôn. Do không có điềukiện tham gia vào các ngành kinh tế công - thương và trở thành thị dân như ở Nhật Bản, trướcsự bùng nổ dân số, nông dân Việt Nam phải bỏ làng đi phiêu tán hay chìm đắm trong cuộcsống khốn cùng ở thôn quê.Đó là hai hình ảnh chung nhất, hai mô hình diễn tiến của xã hội nông thôn Nhật Bản,Việt Nam thời cận thế.Chú thích:1. Bùi Huy Đáp - Nguyễn Điền, Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới, NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội,1996, Tr. 80.2. Hà Văn Tấn, Các hệ sinh thái Nhiệt đới với tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á. Tạp chí Khảo cổhọc, số 3, 1980.3. Sakurai Yumio, Thử phác dựng cấu trúc lịch sử Đông Nam Á (thông qua mối liên hệ giữa biển vàlục địa), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4. 1996.4. Watabe Tadaio, Con đường lúa gạo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988, Tr. 209.5. Nhật Bản tăng cường hiểu biết và hợp tác. NXB Giáo Dục, 1996, Tr. 198 - 199.6. Phan Đại Doãn, Làng Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế xã hội, NXB Khoa hoc Xã hội, Hà Nội,1992.7. Peter Duus, Feudalism in Japan, Stanford University Press, 1993.8. Viện sử học, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1978.9. Bùi Xuân Đính, Lệ làng phép nước. NXB Pháp lý, Hà Nội, 1985, Tr. 42. Có thể tham khảo thêmPhan Huy Lê - Vũ Minh Giang, Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay. Đề tài KX07-02, Hà Nội, 1996.


10. Chie Nakane, Japanese Society , Charles E. Tuttle Publishers, Tokyo 1992.11. Dan Fenno Henderson, Village "Contracts" in Tokugawa Japan, University of Washington, 1975.12. Tadashi Fukutake, Rural Society in Japan , University of Tokyo, 1980, p.89 - 9313. Trần Từ, Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984.14. Chie Nakane, Tokugawa Japan- The Social and Economic Antecedent of Modern Japan.University of Tokyo, 1990, p. 50.15. Harumi Befu, Village Autonomy and Articulation with the State; Studies in the InstitutionalHistory of Early Modern Japan, Princeton University, 1970, p. 301 - 314.16. Fukutake Tadashi: Cơ cấu xã hội Nhật Bản, Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lê-Nin và tư tưởngHồ Chí Minh, 1993, Tr. 25.17. Fukutake Tadashi, Cơ cấu xã hội Nhật Bản, Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lê-Nin và tư tưởngHồ Chí Minh, 1993, Tr. 29.18. Phan Đại Doãn, Làng Việt Nam - Đa nguyên và chặt, Tạp chí Dân tộc học, số 3, 1984.19. Insun Yu, Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994.20. Dan F. Henderson, Village "Contracts" in Tokugawa Japan, University of Washington, 1975.21. C. Mác-F.Ăng-Ghen-V.I. Lê-Nin, Bàn về các xã hội tiền tư bản, NXB Khoa học Xã hội, HàNội,1975, Tr.185.22. Phan Huy Lê: Về quá trình dân tộc của lịch sử Việt Nam. ĐH THHN, 1990, tr 45-46.23. Nguyễn Quang Ngọc, Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc bộ thế kỷ XVIII - XIX,. Hội Sử họcViệt Nam, Hà Nội, 1993, Tr. 247.24. Phan Đại Doãn, Mấy vấn đề về làng xã Việt Nam (Lý luận và thực tiễn), Nghiên cứu Lịch sử, số 1- 2, 1987.25. Charles David Sheldon, The Rise of the Merchant Class in Tokugawa Japan, 1600 - 1868. TheAssociation for Asian Studies, 1973.


VỊ TRÍ CỦA MỘT SỐ THƯƠNG CẢNG VIỆT NAMTRONG HỆ THỐNG BUÔN BÁN Ở BIỂN ĐÔNG THẾ KỶ XVI - XVII(Một cái nhìn từ điều kiện địa - nhân văn)PGS.TS Nguyễn Văn KimI. Nằm ở vùng chân núi Himalaya, trong khu vực châu Á gió mùa, Đông Nam Á đượccoi là một trong những trung tâm xuất hiện sớm của cây lúa nước (1) . Trong lịch sử, cây lúa đãtrở thành nguồn sống, là cơ sở kinh tế chủ yếu của người Việt.Mặc dù người Việt đã sớm có những truyền thuyết về nguồn gốc tổ tiên mang đậmyếu tố Nước, về cái nhìn cổ xưa với biển (2) , về truyền thống quai đê lấn biển, ý thức bảo vệchủ quyền trên biển và tài thao lược của thuỷ quân (3) ... Nhưng nhìn chung, cư dân Việt vẫndừng lại trước biển, sống ven biển nhưng vẫn xây lưng lại với biển, sống chết vẫn cố làmnông trong hiệu quả kinh tế không cao (4) .Với hơn 3.000 km bờ biển vậy mà người Việt vẫn ít có truyền thống khai thác biểnngoài việc đánh bắt nhuyễn thể và cá ven bờ. Việt Nam không có nền kinh tế thương mại vàhàng hải phát triển, không có nền văn hoá hải dương, khai phóng, hội nhập như cư dân cácnước khu vực Địa Trung Hải hay một vài quốc gia khác trên thế giới. Mối quan hệ kinh tếvăn hoá giữa Đại Việt với các nước Đông Nam Á, châu Á, ngoại trừ trường hợp Trung Quốc,không lấy gì làm sâu sắc và thường xuyên. Sự hiểu biết của người Việt về địa lý, lịch sử, kinhtế các nước trên thế giới cũng rất hạn hẹp cho dù đó là các quốc gia lân bang, láng giềng. Đóthật là vấn đề đáng suy nghĩ (5) .Từ thực tế lịch sử đó, tôi cho rằng cùng với tình trạng phát triển chậm chạp của nềnkinh tế sản xuất hàng hoá thì ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến tập tục, thói quen ứng xửvới tự nhiên của người Việt là những nguyên nhân trọng yếu khiến cho kinh tế ngoại thươngViệt Nam chưa từng đóng vai trò thực sự nổi bật trong hệ thống buôn bán ở Biển Đông quanhiều thời kỳ lịch sử.Có thể thấy, vào những thế kỷ sau công nguyên, mặc dù đã làm chủ được hầu khắpvùng đồng bằng sông Hồng và chinh phục được một số dải đất ven biển nhưng người Việt


vẫn không thể (và thực tế là không cần) vượt ra khỏi không gian kinh tế nông nghiệp truyềnthống để tiến ra biển. “Cái không gian sinh tồn cụ thể và độc đáo này đã đào luyện nên tínhcách hạ bạn, tâm lý hoá thân vào đồng đất và mở rộng cõi bờ với hướng chảy dọc theo cácđồng bằng ven biển” (6) .Để thích ứng với môi cảnh sống của Hệ sinh thái phổ tạp (General ecosystem) vùngnhiệt đới, từ thời tiền sử cư dân Đông Nam Á trong đó có người Việt cổ, đã phải săn bắt vàhái lượm theo phổ rộng (7) . Điều cần lưu ý là, trong các vùng sinh thái có trữ lượng thức ănphong phú đã chứa đựng nhiều điều kiện ngẫu nhiên có thể dẫn đến khả năng triệt tiêu nhữngbiến chuyển trong lối sống do ít phải đối diện với tình trạng suy kiệt về nguồn thực phẩm dựtrữ. Và chính K.Marx cũng từng nhận xét “Một thiên nhiên quá hào phóng sẽ dắt tay conngười đi như dắt tay một đứa trẻ mới tập đi. Nó không làm cho sự phát triển của con ngườithành một sự tất yếu tự nhiên...” (8) .Thực tế là, trong những thời điểm đứng trước cuộc khủng hoảng, cư dân nông nghiệpViệt Nam luôn có được khả năng tự điều chỉnh, tự mở được những môi trường canh tác mới.Sự bồi lấp phù sa của các dòng sông lớn cũng như khả năng mở rộng không gian canh tác vềphía Nam khiến cho nông nghiệp Việt Nam dường như không phải chịu sức ép cao về dân sốvà rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Đây chính là một đặc điểm quan trọng quy định nênưu thế trột vượt của nông nghiệp Việt Nam so với các ngành kinh tế khác.Tập quán sống định cư gắn chặt với đồng đất và nguồn cung cấp thực phẩm đa dạng,lượng thuỷ sản nước ngọt khá phong phú của một không gian địa - kinh tế ẩm, trũng miềnchân núi là nguyên nhân chính yếu làm kiềm toả sức vươn ra biển, nhu cầu muốn chinh phụcbiển khơi của người Việt. Biển là một thế giới quá mênh mông, mơ hồ và đầy hiểm nguytrong tâm thức của không ít người Việt. Các mô típ hình thuyền trên một số hiện vật thời đạiđồ đồng cũng như những con thuyền được mô tả trong các nguồn sử liệu văn bản viết ở cácthời kỳ lịch sử sau đó... mặc dù cho thấy cả một truyền thống sông nước của cư dân Việt cổnhư nhiều học giả đã luận bàn nhưng theo tôi đó chủ yếu là thuyền nước ngọt chứ chưa hẳn làthuyền nước mặn. Đó là thuyền đi trong sông, eo, vịnh... chứ chưa thực sự là thuyền đi biển,có thể vượt xa ra đại dương.Vào đầu thế kỷ XVII, nhà hàng hải người Ý, Cristophoro Borri đã đến xứ ĐàngTrong. Sau gần 5 năm đi nhiều vùng đất nước, tìm hiểu tình hình chính trị và kinh tế, phongtục và cảnh vật... Borri đã đưa ra một nhận xét khá xác đáng về quan hệ thương mại củangười Việt: “Xứ Đàng Trong có rất nhiều thứ thuận lợi cho sinh hoạt con người... Vì thế màdân xứ này không ưa và không có khuynh hướng đi đến các nơi khác để buôn bán, cũng nhưkhông bao giờ ra khơi quá xa đến độ không còn trông thấy bờ biển và lãnh thổ của tổ quốcyêu quý của họ” (9) .Thêm vào đó, do tác động của tư tưởng trọng nông, nên kinh tế công - thương nghiệp,trong đó có ngoại thương, luôn được coi là ngành kinh tế phụ, không căn bản. Ngay cả nhữnglàng, những vùng có truyền thống ngư nghiệp, buôn bán trên sông nước vẫn thường có vàluôn giữ một khoảnh đất để canh tác nông nghiệp, thờ phụng tổ tiên. Đặc tính đó thể hiện rõkhuynh hướng hướng nội là chủ yếu trong tư tưởng kinh tế và văn hoá truyền thống củangười Việt.Nếu như so sánh, ở vào một Hệ sinh thái chuyên biệt (Specialized ecosystem) ôn đớivới đặc trưng cơ bản là kinh tế nông nghiệp thung lũng, nông nghiệp Nhật Bản đã phải sớmđương đầu với tình trạng khủng hoảng do thiếu hụt đất đai. Hệ quả là, người Nhật đã phảisớm phát triển thâm canh, lường tính đến hiệu suất canh tác trên mỗi diện tích gieo trồng.


Trong điều kiện đất đai chật hẹp, ý thức tư hữu cũng sớm xuất hiện. Đồng thời, để tự bù lấpnhững thiếu hụt về tài nguyên và hàng hoá tiêu dùng trong nước họ cũng phải đẩy mạnhquan hệ thương mại với bên ngoài.II. Ở Việt Nam, những năm gần đây một số nhà nghiên cứu thường hay nhấn mạnhđến khái niệm "hội nhập" hay "sự hội nhập của châu Á". Do nội dung của bài viết, tôi khôngbàn đến nội hàm của khái niệm đó và việc sử dụng khái niệm "hội nhập" đã thoả đáng vàđúng với thực tế lịch sử của từng nước hay chưa. Nhưng, nếu như quá nhấn mạnh đến phongtrào cải cách ở châu Á thế kỷ XIX với tư cách là biểu hiện tiêu biểu của tiến trình giao lưu,tiếp xúc văn hoá Đông - Tây thì một mốc thời gian được đưa ra như vậy là tương đối muộn.Thực ra, sự giao lưu giữa các nền văn hoá thậm chí giữa các châu lục đã từng diễn ratrong lịch sử từ rất sớm. Người ta đã tìm thấy một số hiện vật được chế tác bằng đá, thuỷ tinhđặc biệt là thuỷ tinh gia dụng, đồng và gốm trong các di chỉ khảo cổ học ở Đông Nam Ákhông mang nguồn gốc bản địa. Hơn thế nữa, sự hiện diện của các công trình kiến trúc kỳ vĩnhư: Borobudur (Indonesia), Angkor (Campuchia) hay quần thể Shimhapura - Mĩ Sơn (ViệtNam) và nhiều công trình văn hoá khác là những minh chứng cho thấy quá trình tiếp giao vănhoá thường xuyên, lâu dài giữa các dân tộc.Khi viết về lịch sử thương mại quốc tế, nhà khoa học Nhật Bản, học giả Nhật BảnShigeru Ikuta đã cho rằng trong khoảng từ giữa thế kỷ thứ II TCN đến năm 450, các tuyếnbuôn bán nối liền Trung Quốc và Ấn Độ đã được thiết lập. Trong đó, mạng lưới giao thươngtrên biển đã trải dọc theo dải bờ biển vùng Đông Dương, qua bán đảo Mã Lai rồi tới ẤnĐộ (10) . Trên con đường buôn bán quốc tế đó, một số cảng thị đã xuất hiện và trở thành trungtâm kinh tế, chính trị quan trọng nhất của các quốc gia cổ Đông Nam Á.Như vậy là, trước thời Đường (618-907) các tuyến buôn bán quốc tế đã được xác lậpvà chúng đã đặt cơ sở cho sự hình thành "con đường tơ lụa trên biển" sau này. Các phát hiệnkhảo cổ học ở miền Nam Thái Lan, Óc Eo và Cù Lao Chàm (Việt Nam), những địa điểmđược coi là rất có ý nghĩa trên hệ thống buôn bán đó, càng tạo thêm những cơ sở chắc chắncho lý thuyết về một "con đường tơ lụa trên biển" chạy xuyên qua nhiều nước Đông Nam Á.Trong những hiện vật tìm được ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam, 1998 và 1999), ngoài gốm sứTrung Quốc và Islam, còn có một số mảnh thuỷ tinh đặc biệt quý hiếm có thể là từ Ai Cậpđưa tới có niên đại khoảng thế kỷ IX. Những phát hiện đó đã góp phần củng cố quan niệmcủa một số nhà khoa học về sự thay thế của các thương nhân khu vực Tây Á đối với ngườiẤn trong quan hệ thương mại với Trung Quốc và Đông Nam Á từ sau thế kỷ VI. Sự thay đổiđó, cùng với những nguyên nhân nội tại khác, khiến cho một số vương quốc như: Champa,Phù Nam, Srivijaya - Sailendra... mất dần đi vai trò trung tâm thương mại ở khu vực. Trongđó, có vương quốc đã từng đóng vai trò là "Trung tâm thương mại liên thế giới" và chiếm vịtrí nổi bật ở khu vực Đông Nam Á trước thế kỷ thứ X (11) .Cũng từ thế kỷ VIII, các thương nhân người Hoa bắt đầu thâm nhập mạnh đến khuvực thương mại Đông Nam Á và lại dần thay thế vai trò của các thương nhân Arập, Ba Tư.Tuy nhiên, do điều kiện hàng hải lúc đó, các thuyền mành Trung Hoa, dù muốn, cũng khótiến vào các thương cảng ven Ấn Độ Dương và thế giới Arập. Do đó, mặc nhiên Đông NamÁ với lợi thế của eo biển Malacca, đã trở thành trạm trung chuyển hàng hoá giữa hai khu vựcĐông Bắc Á và Tây - Nam Á. Rõ ràng là, quá trình thâm nhập thị trường trực tiếp đó củangười Hoa càng khiến cho vai trò thương mại của các quốc gia Đông Nam Á ở vị trí thứ yếuvà thụ động. Nhiều cảng thị thực tế chỉ là các trung tâm buôn bán địa phương, nơi lưu trú, thugom, cung cấp hàng hoá cho các thuyền buôn ngoại quốc do thương nhân Hoa kiều chi phối.


Trong bối cảnh đó, từ thời Lý - Trần các thương cảng Việt Nam như Vân Đồn (QuảngNinh), Lạch Bạng (Thanh Hoá), cửa Cờn (Nghệ An)... đã đón nhận thuyền buôn từ các nướcTrung Quốc, Chà Và hay Trảo Oa (Java), Tam Phật Tề (Palembang) Thất Lợi Phật Thệ(Grivijaya) Xích Mã Tích (Smatik thuộc Malaysia), Lộ Lạc (Thái Lan)... đến buôn bán.Sau khi trang Vân Đồn được vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) khai mở vào tháng 2năm 1149 (12) , thuyền buôn từ nhiều nước Đông Nam Á đã đến trao đổi hàng hoá, dâng cácvật lạ và đề nghị mở quan hệ ngoại giao. Rất tiếc là, cho đến nay theo một số nhà nghiên cứuNhật Bản, những hiện vật gốm sứ, sành hiện còn xuất lộ khá nhiều trên các đảo (vốn được coilà các bến cảng) ở khu vực Vân Đồn lại cho thấy một niên đại khá muộn, phần lớn là đượcchế tác khoảng thế kỷ XV - XVII. Đành rằng gốm sứ không thể là tiêu chí duy nhất để địnhtuổi của một thương cảng nhưng sự hiện diện của những hiện vật gốm tiêu biểu thời Lý -Trần và vị trí chính yếu của Vân Đồn thời kỳ này vẫn là đối tượng kiếm tìm của nhiều nhàkhoa học.Tuy nhiên, cho đến giữa thế kỷ XVI “việc buôn bán giữa Việt Nam với các nướctrong khu vực vẫn chưa thực sự phát triển vì nền kinh tế hàng hoá của Việt Nam cũng nhưcủa các nước láng giềng chưa cao, tính tự cấp, tự túc còn nặng nề. Riêng ở Việt Nam thì cácvua chúa phong kiến lại “trọng nông ức thương” nên ngoại thương cũng chỉ cầm chừng để hỗtrợ cho quan hệ ngoại giao mà thôi” (13) . Hoạt động thương mại trên biển chỉ tập trung trongphạm vi buôn bán nội địa. Và ngay ở giữa các thời đại được coi là “khai phóng” nhất thìchính quyền phong kiến cũng chỉ chủ yếu là mở cửa đón nhận thương thuyền từ các nước đếnbuôn bán mà thôi chứ chưa thực sự chủ động cử thương thuyền đi buôn bán trực tiếp vớinước ngoài.Với tư cách là một bộ phận hợp thành của lãnh thổ Việt Nam, ở vùng Nam - Trungbộ, qua đèo Ngang là hoạt động của cả một hệ cảng thuộc vương quốc Champa vốn được coilà vương quốc biển. Khác với người Việt, là cư dân sinh sống ở vùng khô và có thể do thiếuđất canh tác nông nghiệp nên “Người Chăm có cái nhìn về biển đúng đắn, biết tham dự vàdấn thân tích cực vào luồng thương mại quốc tế trên biển” (14) . Các thương cảng thuộc “biểnChampa“ hẳn là đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thương quốc tế thế kỷ VII - IX.Nhưng, sau một thời kỳ hưng thịnh, vì nhiều nguyên nhân, hệ cảng miền Trung đã bị mất dầnđi vai trò là những trạm trung chuyển giữa thế giới Arập, Ấn Độ với thị trường rộng lớnTrung Hoa.Sự thiết lập quyền lực chính trị của nhà Nguyễn ở Đàng Trong đã đem lại một diệnmạo mới cho vùng đất này (15) . Với những chính sách kinh tế tương đối tích cực, các chúaNguyễn đã khuyến khích người nước ngoài đến buôn bán. Vào đầu thế kỷ XVII, thuyền buônNhật Bản đến giao thương với Đàng Trong đã vượt xa số thương thuyền được cử tới Siam,Campuchia đồng thời các cảng miền Trung cũng là nơi đón nhận nhiều thuyền buôn nướcngoài đến trao đổi hàng hoá (16) . Có thể nói, “Thế kỷ XVII là thời phục hưng các cảng thị miềnTrung, các cảng này đã chuyển hoá từ cảng Chàm sang cảng Việt” (17) .III. Những cuộc phát kiến địa lý đã dẫn đến sự chuyển biến sâu sắc trong đời sốngchính trị và kinh tế thế giới. Sau sự xuất hiện của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, các cường quốcchâu Âu khác như: Hà Lan, Anh, Pháp... cũng lần lượt tìm đến phương Đông.Năm 1498, Bồ Đào Nha đã đến Ấn Độ và sự kiện này được coi là điểm mốc đặc biệtquan trọng mở đường cho quá trình xâm nhập của người Âu vào mạng lưới buôn bán truyềnthống của các nước châu Á. Đối với Bồ Đào Nha, họ đã nối dài được hành lang buôn bán của


mình từ Lisbon đến Ấn Độ (Goa, 1510) sang bán đảo Malaysia (Malacca, 1511), nối liền vớiTrung Quốc (Macao, 1557) rồi đến các đảo Nhật Bản (Hirado, Deshima ... từ sau năm 1543)Chỉ 1 năm sau khi cứ điểm ở Goa được xác lập, năm 1511 Bồ Đào Nha đã có thể loạibỏ vai trò của thương nhân Arập ở Malacca rồi nhanh chóng giành được thế độc quyền trongviệc trao đổi hương liệu tại khu vực biển Đông. Những cứ liệu lịch sử cho thấy, vào năm1517 thuyền buôn Bồ Đào Nha đã đến Trung Quốc. Mặc dù không được triều đình nhà Minhcho thiết lập quan hệ giao thương nhưng cuối cùng, sau nhiều nỗ lực bền bỉ, người Bồ cũngđã đặt được cơ sở ở Macao. Năm 1564, Tây Ban Nha cũng chiếm được Philippines và hainước đã dùng những địa bàn này để thâm nhập thị trường Đông Bắc Á.Do có tàu đi biển có trọng tải lớn, tốc độ nhanh và những thủ đoạn buôn bán tinh vimà thương nhân phương Tây đã phá vỡ được vai trò độc quyền của người Hoa trong hệ thốngbuôn bán ở biển Đông. Tính cạnh tranh cao của các đoàn thương thuyền châu Âu còn thể hiệnở khả năng cung cấp những loại hàng hoá sản xuất từ châu Âu và một số nước châu Á xa xôikhác. Những mặt hàng mà họ đem đến đã có sức hấp dẫn lớn, đáp ứng được nhu cầu tiêudùng, mục đích quân sự... của nhiều nước trong khu vực. Hơn thế, những chuyến tàu buônphương Tây đã nối liền thị trường Đông Nam Á với mạng lưới thương mại thế giới.Như vậy là, đến thế kỷ XVI hệ thống buôn bán ở khu vực biển Đông đã diễn ra nhữngbiến chuyển lớn. Sự tham gia của đồng thời nhiều nước phương Tây vào thị trường khu vựcđã làm cho đời sống kinh tế của không ít quốc gia trở nên phồn thịnh do xuất khẩu được cácsản phẩm hàng hoá vốn chỉ cung cấp cho thị trường nội địa. Do có lợi thế nằm cận kề ngaykhu vực cửa ngõ miền Nam Trung Hoa nên một số thương cảng Việt Nam thời kỳ này đã trởnên có vị trí nhất định trong hệ thống buôn bán quốc tế. Chính sách hải cấm (haichin) của nhàMinh rồi nhà Thanh cũng tạo nên những nhân tố khách quan thúc đẩy sự phát triển của nhiềuthương cảng trong khu vực.Trong bối cảnh đó, với vị trí nằm trên con đường buôn bán Đông - Tây, Việt Namcũng đón nhận được những cơ hội để có thể chấn hưng kinh tế thương mại. Là hai thươngcảng lớn nhất, Phố Hiến (Đàng Ngoài) và Hội An (Đàng Trong) đã là nơi qua lại, trao đổihàng hoá của nhiều đoàn thuyền buôn ngoại quốc. Đây cũng là nơi hình thành những khu cưtrú, thương điếm của thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh... Ở một mức độ nàođó, nhiều thương cảng của Việt Nam còn là đầu mối lưu thông hàng hoá cho các nước ĐôngNam Á lục địa vốn không thuận lợi về giao thương biển.Tuy nhiên, nếu như chúng ta tán đồng quan điểm của Anthony Reid về “Thời đạihoàng kim của hoạt động thương mại Đông Nam Á 1450 - 1680)” (18) thì cũng nên lưu ý đếnmột sự thực là thời đại đó ảnh hưởng đến Việt Nam tương đối muộn và có phần kém mạnhmẽ. Mặc dù, như đã trình bày ở trên, những bằng chứng về quan hệ giao lưu với bên ngoài đãcó từ rất sớm và khá liên tục. Có thể đưa ra một số nguyên nhân lý giải cho nhận định đónhưng rõ ràng là, trong trường hợp Phố Hiến, thương điếm Hà Lan chỉ được lập và đi vàohoạt động từ năm 1637 - 1700, của Anh 1672 - 1683, Pháp 1680. So với Nhật Bản, thươngđiếm Hà Lan được thiết lập từ năm 1609, thương điếm Anh 1613 và sau khi các thương cảngvùng Kyushu được mở ra thì Nhật Bản đã nhanh chóng chiếm giữ vị trí hết sức quan trọngtrong hệ thống buôn bán ở châu Á.Do là một thị trường lớn tiêu thụ tơ lụa và có kim loại quý (chủ yếu là bạc) để xuấtkhẩu nên Nhật Bản đã sớm trở thành một vùng đất hấp dẫn đối với thương nhân nhiều nước.Sau khi Nhật Bản thực hiện chủ trương toả quốc, do gần như nắm được độc quyền buôn bánnên lợi nhuận mà các đoàn tàu buôn Hà Lan thu được từ thị trường Nhật Bản luôn đạt trên


50% tổng giá trị thương mại với phương Đông. Ví dụ, từ năm 1641 đến 1649 là 49%, 1650 -1659: 68%, 1660 - 1669: 71%, 1670 - 1679: 75% và từ 1680 đến 1689 là 65%. Sự thành đạtnày vẫn tiếp tục kéo dài cho đến thế kỷ XVIII (19) .Các tài liệu từ phía Việt Nam không cho thấy rõ số lượng và thời gian tàu, thuyềnnước ngoài đến trao đổi, buôn bán. Nhưng điều may mắn là, những nguồn lưu trữ từ bênngoài ví như của Anh (Công ty Đông Ấn Anh) đã cho biết số thuyền nước ngoài đến và đi từPhố Hiến. Cụ thể, năm 1672 là 10 chiếc, 1673: 4, 1674: 7, 1675: 6, 1676: 5, 1677: 10, 1678:5, 1679: 7 và năm 1680 là 2 chiếc (20) .Như vậy là, trong 9 năm liên tục, có tất cả 56 chuyến tàu buôn ngoại quốc đến PhốHiến, trung bình 1 năm có 6,22 chuyến. Nếu so sánh ta thấy, trong 31 năm (1609-1640) chỉriêng tàu buôn Hà Lan đến Nhật Bản 1 năm là 6,129 chiếc. Và trong khoảng 16 năm 1624 -1640 có tổng cộng 55 chiếc tàu Bồ Đào Nha đến Nhật (21) , tức là mỗi năm có 3,437 chiếc cậpbến Nagasaki. Cũng có thể thấy, trong 16 năm đó số tàu buôn Hà Lan đến Nhật Bản là 117chiếc, trung bình 7,312 chiếc / năm tức là gấp 2,15 lần so với tàu Bồ Đào Nha. Trong 31 nămđó, tàu buôn Hà Lan đến Nhật Bản từ nhiều thương cảng châu Á khác nhau trong đó có 17thương cảng được xác định chắc chắn với số lượng 151 tàu xuất phát từ các cảng này. Trongđó, số tàu xuất phát và lúc về có ghé qua Tonkin (Đàng Ngoài) là 6, ghé qua Quinam (QuảngNam, Đàng Trong) là 11 chiếc. Nhưng, chỉ riêng Batavia đã là điểm xuất phát của 97/151chuyến tàu, chiếm tỷ lệ 57%. Qua đó có thể thấy vai trò hết sức khiêm nhường của 2 thươngcảng tiêu biểu ở Việt Nam và tầm quan trọng của Batavia đối với người Hà Lan cũng như vịthế của nó trong hệ thống thương mại Biển Đông thế kỷ XVII (22) .Sau hơn một thế kỷ với nhiều biểu hiện phát triển, từ cuối thế kỷ XVII hoạt động củacác thương cảng Việt Nam bắt đầu suy giảm. Một số chuyên gia về địa lý và lịch sử đã đưa ranhững phân tích thuyết phục về sự tàn lụi của Phố Hiến (23) , Hội An (24) và cả một hệ thốngthương cảng Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX. Ngoài những lý do nội tại về sự biến chuyển tựnhiên và tác nhân xã hội - chính trị thì đây cũng là thời kỳ suy thoái của các hoạt động buônbán quốc tế nói chung. Tuy vậy, đối với thương mại Việt Nam thế kỷ XVI - XVII, theo tôicũng rất nên chú ý đến nhận định của Shigeru Ikuta khi ông cho rằng “Việt Nam thiếu cácmặt hàng buôn bán có giá trị quốc tế” (25) .Năm 1695, khi đến Đàng Trong, thương nhân người Anh Bowyear đã viết: “Cácthuyền mua (đem đến Đường trong) từ Quảng-đông: tiền đúc được lãi rất nhiều, cũng nhưnhững hàng tơ lụa hoa các kiểu, lĩnh, lụa, đồ gốm Trung Quốc, chè, kẽm, thuỷ ngân, nhânsâm, long não và các vị thuốc khác; từ Xiêm: lá trầu không, gỗ đỏ (dùng để nhuộm), sơn, xàcừ, ngà voi, thiếc, chì, gạo; từ Cam-pu-chia: Thư hoàng (dùng làm thuốc vẽ), cánh kiến trắng,sa nhân, sáp, sơn, xà cừ, gỗ đỏ, nhựa thông, da trâu, da và gân hươu, ngà voi, sừng tê v.v...; từBa-ta-vi-a: bạc, bạch đàn, trầu không, vải cát bá đỏ và trắng, thuốc màu đỏ; từ Ma-ni: bạc,diêm sinh, gỗ đỏ, vỏ sò, thuốc hút, sáp, gân hươu. Còn “Đường Trong bán ra: vàng, sắt, tơ vàhàng tơ dệt như lĩnh, lụa... kỳ nam, trầm hương, đường, đường phèn,... yến sào, hạt tiêu,bông...” (26) .Có nhà nghiên cứu cho rằng thông tin trên đây của Bowyear cho thấy sự phong phúcủa các loại hàng hoá bán - mua và mức độ nhộn nhịp của thương mại Đàng Trong. Nếu miêutả trên đây của Bowyear là chính xác thì theo tôi đó là vấn đề cần suy nghĩ. Vì rằng, các mặthàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào thế kỷ XVI - XVII, là tơ lụa, gốm sứ... và nhiềuloại lâm thổ sản. Trong khi đó, Việt Nam vẫn phải nhập về những sản phẩm tương tự từ nướcngoài. Qua đó, chúng ta có thể đưa ra ba giả định:


1. Những mặt hàng đó được đem đến Đàng Trong là do chính nhu cầu tiêu dùng củathị trường ở đây?2. Đàng Trong chỉ đóng vai trò trung chuyển hàng hoá sau đó hàng lại được tái xuất đinơi khác?3. Nhiều sản vật kể trên là không có hoặc quá hiếm để có thể đáp ứng nhu cầu tiêudùng của thị trường nội địa hoặc xuất khẩu?Nếu một trong ba (hoặc cả ba) giả định trên là đúng thì chúng ta có thể đánh giá vềkhả năng khai thác và tiềm năng “rừng vàng, biển bạc” của Việt Nam, về sự lệ thuộc vào tựnhiên trong các hoạt động kinh tế đặc biệt là kinh tế đối ngoại. Thêm vào đó, chất lượng củamột số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam rõ ràng là chưa thể và chưa đủ đáp ứng được nhucầu tiêu thụ của thị trường thế giới thời bấy giờ.Chắt lọc mọi thông tin từ lịch sử là cách nghiên cứu tối ưu nhưng sự phê phán nhữngthông tin đó cũng là điều cần thiết. Mô tả về tình hình buôn bán ở hai xứ Thuận Hoá, QuảngNam, qua vấn hỏi một thương nhân Trung Hoa, Lê Quý Đôn (1726 - 1784) viết: “Nhữngthuyền tự Sơn-nam về thì chỉ mua được một thứ củ nâu, thuyền từ Thuận-hoá về thì cũng chỉcó một thứ hồ tiêu; còn từ Quảng-nam về thì các hàng không món gì không có, các nướcphiên không kịp được” Và, “Trước đây hàng hoá nhiều lắm, dù trăm chiếc tàu to chở cùngmột lúc cũng không hết được” (27) .Một số tác giả hay viện dẫn câu này để chứng minh cho sự trù phú và vai trò thươngmại đặc biệt quan trọng của Hội An. Nhưng có lẽ theo tôi mô tả trên của tác giả Phủ biên tạplục, qua một thương nhân nước ngoài, dường như chưa thật sát với thực tế. Hàng trao đổi củamột số thương cảng ngoài Hội An có thể kém phong phú nhưng không đến mức đơn điệu nhưvậy. Những phát hiện khảo cổ học trong các năm gần đây cho thấy sứ Hizen (Nhật Bản) đượctìm thấy nhiều ở các cảng và di chỉ miền Trung nhưng tương đối hiếm gặp ở khu vực phíaBắc. Nguyên nhân có thể là: Khu vực châu thổ Bắc Bộ là một trung tâm sản xuất gốm sứ lớndo vậy gốm sứ nước ngoài, trong đó có sứ Hizen, khó có thể thâm nhập vì giá cao. Ngoài vịtrí là một trung tâm sản xuất tơ lụa và các sản vật khác, Bắc Bộ còn là nơi cung cấp nguồngốm sứ xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Nhiều hiện vật tìm được trong các tàu đắm dọcven biển miền Trung, Nam Bộ cũng cho thấy một số lượng đáng kể gốm sứ được chế tạo từhệ lò miền Bắc thế kỷ XV - XVII (28) .Tuy nhiên, thực trạng của một nền kinh tế sản xuất ít có khả năng tạo ra những sảnphẩm hàng hoá có chất lượng cao, ổn định với số lượng phong phú... là một trong nhữngnguyên nhân căn bản lý giải cho sự tăng trưởng chậm chạp và tính lệ thuộc của kinh tếthương mại Việt Nam. Nền kinh tế trong nước chưa tạo được những cơ sở thiết yếu cho sựphát triển của ngoại thương và ngược lại kinh tế đối ngoại cũng chưa trở thành động lựcthúc đẩy mạnh mẽ đối với kinh tế trong nước. Thêm vào đó, những diễn biến chính trị phứctạp ở Việt Nam đặc biệt là cục diện phân cát về lãnh thổ kéo dài từ thế kỷ XVI đến hết thế kỷXVIII là một trong những căn nguyên chính yếu khiến cho nhiều nhân tố kinh tế - xã hội mớikhông có được điều kiện cần thiết để phát triển. Chỗ dựa kinh tế căn bản của đất nước vẫn lànông nghiệp. Do đó, “cho đến trước khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược vào thế kỷXIX, những mầm mống tư bản chủ nghĩa còn rất yếu ớt và chưa đủ sức tạo nên những chuyểnbiến đáng kể trong kết cấu kinh tế - xã hội của xã hội Việt Nam cổ truyền” (29) .Vì vậy, kinh tế thương mại Việt Nam thế kỷ XVI - XVII không thể nằm ngoài sự chiphối của bối cảnh tự nhiên, lịch sử nói trên.


Chú thích:1. Watabe Tadao, Con đường lúa gạo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988, Tr. 83 - 90.2. Trần Quốc Vượng, Mấy nét khái quát lịch sử cổ xưa về cái nhìn về biển của Việt Nam, Biển vớingười Việt cổ, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, NXB Văn Hoá Thông tin, Hà Nội, 1996, Tr. 6 - 42.3. Nguyễn Việt - Vũ Minh Giang - Nguyễn Mạnh Hùng, Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm,NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1983.4. Diệp Đình Hoa, Thực tiễn và triết lý sinh thái nhân văn của người Việt trong nông nghiệp, Tạp chíNghiên cứu Lịch sử, số 1, 1992.5. Phan Đại Doãn, Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế xã hội, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội - NXBMũi Cà Mau 1992, Tr. 115.6. Chử Văn Tần, Những đặc trưng cơ bản của văn minh Việt Nam thời khai sinh, Tạp chí Khảo cổhọc, số 2, 1994.7. Hà Văn Tấn: Các hệ sinh thái nhiệt đới với tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á, Tạp chí Khảo cổ học,số 3, 1994.8. Dẫn theo Đặng Thế Phi, Mác và cây búng báng, Tạp chí Xưa & Nay, số 51, tháng 5 - 1998 (Mác -Ăng-ghen toàn tập, Tập 23, Tr.725).9. Cristophori Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1998, Tr. 88.10. Shigeru Ikuta, Vai trò của các cảng thị vùng ven biển Đông Nam Á từ đầu thế kỷ thứ II đến đầuthế kỷ XIX; Đô thị cổ Hội An, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991, Tr. 248.11. Sakurai Yumio, Thử phác dựng cấu trúc lịch sử của khu vực Đông Nam Á (Thông qua mối liên hệgiữa biển và lục điạ). Bài viết trình bày tại Đại hội các nhà nghiên cứu ĐNA toàn Nhật Bản, 1996;Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, 1996.12. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993, Tr. 317.13. Hồng Thái, Vài nét về quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong lịch sử, Tạp chíNghiên cứu Lịch sử, số 3, 1988, Tr. 66.14. Trần Quốc Vượng, Mấy nét khái quát lịch sử cổ xưa về cái nhìn về biển của Việt Nam, Biển vớingười Việt cổ, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, NXB Văn Hoá Thông tin, Hà Nội, 1996, Tr. 14.15. Li Tana, The Inner Region: A Social and Economic History of Nguyen Vietnam in the XVIIth andXVIIIth Centuries, Thesis Doctor, Australian National University, Sep. 1992.16. Vũ Minh Giang, Người Nhật, phố Nhật và di tích Nhật Bản ở Hội An, Đô thị cổ Hội An, NXBKhoa học Xã hội, Hà Nội, 1991, Tr. 206 - 207.17. Trần Quốc Vượng, Về một nền văn hoá cảng thị ở miền Trung, Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá Nghệthuật, số 9, 1995.18. Anthony Reid, Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Yale University, 1988.


19. Grand K. Goodman, Japan - The Duch Experience, The University of Cambridge, London 1986,p. 240.20. Anthony Farrington, English East India Company documents relating to Hien and Tonkin, PhoHien - The Centre of International Commerce in the XVIth - XVIIIth Centuries, The Gioi Publishers,Ha Noi 1994, p. 155 - 157.21. C.R. Boxer, Portuguese Merchant and Missionaries in Fuedal Japan, 1543 - 1640, VariorumReprints, Lodon 1968, Chapter III, p. 76 - 77.22. W.Z. Muler, Hollanders in Hirado, Fibula-Van Dishoeck-Haarlem, ISB No. 90 (228-38897), p.263 - 301.23. Phan Đại Doãn - Trương Hữu Quýnh, Về sự suy tàn của phố Hiến, và Lê Bá Thảo, Những khíacạnh địa lý của vấn đề Phố Hiến, Phố Hiến - Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Sở Văn hoá TT -TT HảiHưng, 1994, Tr.30 - 35.24. Vũ Văn Phái, Đặng Văn Bào, Đặc điểm, địa mạo khu vực Hội An và lân cận (Vùng cửa sông ThuBồn), Đô thị cổ Hội An, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991, Tr. 87 - 100.25. Shigeru Ikuta: Vai trò của các cảng thị ở vùng ven biển Đông Nam Á từ đầu thế kỷ II TCN đếnđầu thế kỷ XIX, Đô thị cổ Hội An, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991, 1991, Tr. 251.26. Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX, NXB Sử học, Hà Nội,1961, Tr. 227.27. Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977, Tr. 234.28. Phạm Quốc Quân, Kết quả khai quật tàu cổ đắm ở vùng Cù lao Chàm (1997 - 2000), Tạp chí Xưa& Nay, Hội Sử học Việt Nam, số 76 tháng 6 - 2000, Tr. 20 - 22.29. Phan Huy Lê, Về quá trình dân tộc của lịch sử Việt Nam, ĐH Tổng hợp Hà Nội 1990, Tr. 45 - 46.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!