31.07.2015 Views

MỘT SỐ ÐẶ C ÐIỂM TIÊU BIỂU VỀ LÀNG VÀ QUAN HỆ ... - Trang chủ

MỘT SỐ ÐẶ C ÐIỂM TIÊU BIỂU VỀ LÀNG VÀ QUAN HỆ ... - Trang chủ

MỘT SỐ ÐẶ C ÐIỂM TIÊU BIỂU VỀ LÀNG VÀ QUAN HỆ ... - Trang chủ

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

có tang hay hoả hoạn. Với những người phạm tội nhẹ hơn, tuỳ theo quy định từng làng mà họphải nộp tiền, thóc, rượu sake hay phải gác nước tưới, tuần đêm, trông coi chuồng ngựa. Làngcàng đông, hoạt động kinh tế càng phong phú thì vai trò của các tổ chức quản lý, xã hội tronglàng càng được đề cao. Tuy nhiên, tính đa dạng trong cơ cấu kinh tế - xã hội giữa các loạihình làng khiến cho xã hội nông thôn Nhật Bản luôn vận động trong thế đa cực. Luật phápcủa chính quyền rất khó thấu đạt đến mọi đơn vị làng xã, thích ứng được với từng hoàn cảnhcụ thể nên làng phải đặt ra hương ước, khoán ước để tự điều chỉnh các quan hệ xã hội (11) .Nhìn chung, làng Nhật vận hành trong cơ chế tự quản. Thông thường, hàng năm làngtổ chức một số cuộc họp nhưng hội nghị đầu năm bao giờ cũng có vai trò quan trọng nhất.Trong hội nghị đó, làng quyết định những công việc lớn cần phải giải quyết, cắt cử các chứcsắc, chấp nhận thành viên mới hay cấp thêm nước cho một hộ nông dân nào đó. Những cuộchọp như vậy chỉ có dân gốc (Hon-byakusho) mới được quyền tham gia. Tiếng nói của họ thaycho ý nguyện của toàn thể dân làng. Họ thường là con cháu của những người đầu tiên đến lậplàng, có nhiều công lao cho việc phát triển, bảo vệ làng. Trong làng, địa vị của dân chính cưđược khẳng định, chỉ có tầng lớp này mới có thể nắm giữ một cương vị nào đấy (thường làcha truyền con nối) trong bộ máy cai trị làng xã. Những Nhà (Ie) chính cư bao giờ cũngchiếm giữ những thửa ruộng tốt nhất, có điều kiện canh tác thuận lợi hơn hẳn ruộng của cáchộ ngoại cư.Nhằm quản lý chặt làng xã, chính quyền Mạc phủ cũng như lãnh chúa không chỉ nắmcác chức dịch trong làng mà còn đề cao vai trò của tổ chức gonin-gumi (thường là sự tập hợptheo địa vực của 5 đến 10 hộ). Vài kumi nhỏ có thể hợp lại thành kumi lớn gọi là o-gumi (12) .Để điều hành công việc nhanh chóng, hiệu quả, bảo đảm sự công bằng về trách nhiệm giữacác nhóm cư dân, làng thường phải nhờ cậy đến sự trợ giúp của gonin-gumi. Chức năng chủyếu của gonin-gumi là tăng cường trách nhiệm của mỗi hộ thành viên trong việc đóng thuế,phối hợp sản xuất, đắp đường, làm thuỷ lợi, truyền tin, thực hiện nghĩa vụ đóng góp với chínhquyền và duy trì an ninh, trật tự trong làng. Ngoài ra, gonin-gumi còn phải xác nhận cho nhauvề tình trạng hôn nhân, quyền thừa kế, di chúc, những thoả thuận mua bán, vay nợ. Nếu mộtthành viên phạm tội thì tất cả các hộ trong Gumi phải cùng gánh chịu trách nhiệm. Nói chung,gonin-gumi là một tổ chức đa chức năng, được lập ra để vừa giúp đỡ vừa kiểm soát lẫn nhau.Trên phương diện đó, gonin-gumi dường như có nhiều trùng hợp về chức năng với tổ chứcgiáp trong làng Việt truyền thống (13) . Ngoài gonin-gumi, nhiều làng còn lập ra những tổ chứcnhư: ko (hội trợ giúp), i-gumi (hội giếng), mizu-gumi (hội nước) để tương trợ nhau trong sảnxuất, đời sống hoặc những khi giáp hạt. Bên cạnh đó, hầu hết các làng còn có wakamonogumi(hội trai tân), thậm chí còn lập cả musume-gumi (hội thanh nữ), nhằm tập hợp tất cảthanh niên nam nữ trong làng, giúp làng gánh vác những việc công ích đòi hỏi sự xốc vác haytổ chức lễ hội, duy trì an ninh, phòng cháy v.v... "Bằng việc tham gia vào hoạt động của cáctổ chức này thanh niên nam, nữ đã tiếp nhận được kỹ thuật và tri thức cần thiết cho nghềnông, công việc và hoạt động thường ngày của làng xã. Các tổ chức này đã đóng vai trò đàotạo ra những thành viên tương lai cho làng xã, đem lại cho họ kinh nghiệm cần thiết để rồigánh vác trách nhiệm như những thành viên trưởng thành" (14) .4.Vào thế kỷ XVII, vai trò của các tổ chức xã hội, quản lý làng cũng được hoàn thiệnvà đề cao. Làng trở thành một đơn vị hành chính thấp nhất nhưng lại có trách nhiệm cụ thểnhất trong việc thu thuế, duy trì trật tự, an ninh trong sự quản chế trực tiếp của lãnh chúa.Làng Nhật, cũng như biết bao làng quê trong xã hội nông nghiệp châu Á không chỉđơn thuần là một đơn vị cư trú bao gồm nhiều hộ tiểu nông mà còn là một tổ chức sản xuấttrên cơ sở địa vực. Nhưng với điều kiện đất đai hạn hẹp, người Nhật luôn có ý thức sâu sắc vềquyền sở hữu trên địa bàn cư trú. Trong quá trình hình thành làng xã, tuy có những khác biệt

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!