30.07.2015 Views

185 TRAVELERS' NOTE IN THE HALF OF 20TH CENTURY AND ...

185 TRAVELERS' NOTE IN THE HALF OF 20TH CENTURY AND ...

185 TRAVELERS' NOTE IN THE HALF OF 20TH CENTURY AND ...

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

TRAVELERS’ <strong>NOTE</strong> <strong>IN</strong> <strong>THE</strong> <strong>HALF</strong> <strong>OF</strong> 20 TH <strong>CENTURY</strong><strong>AND</strong> <strong>THE</strong> L<strong>IN</strong>K WITH BUS<strong>IN</strong>ESS MANAGEMENTTravelers’ note is one kind of literature works related to the need of travelling.This rapidly developed in the half of 20 th century. Through the analysis of Travelers’notes during this period, the author withdrew experience related to the businessmanagement and organization in the tourism sector.THỂ TÀI DU KÝ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XXVÀ ĐÔI ĐIỀU VỀ BÀI HỌC QUẢN LÝ, K<strong>IN</strong>H DOANHNguyễn Hữu Sơn 11. Khi nói đến “thể tài du ký” cần nhấn mạnh hơn ở phía đề tài, phía nội dungvà cảm hứng nghệ thuật người viết, chứ không phải ở phía thể loại. Thu hút vào địahạt du ký có các sáng tác chủ yếu bằng bài văn xuôi theo phong cách ký, ký sự, ghichép, hồi ức về các chuyến du ngoạn, các điểm du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắngcảnh và còn liên quan tới nhiều phương diện văn hóa học, xã hội học, dân tộc học khácnữa… Tuy nhiên, trên thực tế, các tác phẩm du ký thường có sự đan xen, giao thoagiữa những quan sát, thưởng ngoạn trực tiếp với những phác thảo, tổng thuật, tườngthuật về các nhân vật, sự kiện lịch sử có liên quan; thường có cả những ghi chép vớinhững đoạn trữ tình ngoại đề, có cả văn xuôi và thơ ca, cả cảm xúc, hồi ức, kỷ niệm vànhững liên hệ, so sánh với các điểm di tích và các vùng miền văn hóa khác (1) … Cùngvới quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc nửa đầu thế kỷ XX, thể tài du ký cũngngày càng phát triển. Điều khác biệt so với nhiều thể tài và thể loại văn học khác là duký thường gắn với nhu cầu xê dịch ĐI và XEM, gắn với các chuyến du ngoạn, du lịchvà nghiêng hẳn về phía vị nghệ thuật, góp phần thỏa mãn nhu cầu giải trí, ham hiểu1 TS, Viện Văn học<strong>185</strong>


iết, ham chơi, ham vui của những người thuộc tầng lớp trên, nói chung là có của ăncủa để. Đọc qua các tác phẩm du ký nửa đầu thế kỷ XX có thể thấy được phần nàocách thức tổ chức, quản lý, kinh doanh của ngành “công nghiệp không khói” đang dầnđịnh hình và phát triển.2. Liên quan đến vấn đề tổ chức, kinh doanh và hoạt động du lịch nói chung hồiđầu thế kỷ có thể tìm hiểu trên ba phương diện chính: Tính mục đích của chủ thể cácchuyến du ngoạn – Cách thức tổ chức, quản lý, kinh doanh và những điều quan sát –Kết quả và những đánh giá của chủ thể du khách.2.1. Trên thực tế, các chuyến dã ngoại - du ngoạn - du lịch hồi đầu thế kỷ chưacó tính tổ chức và tính mục đích cao, chủ yếu xuất phát từ một cá nhân, một nhómngười kết hợp công việc sự vụ với việc thăm thú các di tích lịch sử, nơi danh lamthắng cảnh và khám phá những vùng đất mới.Trong vòng mấy năm, khi đã bước sang tuổi bốn mươi, nhà báo Tùng VânNguyễn Đôn Phục (1878-1954) có liền bốn bài du ký viết về các chuyến du ngoạn đếncác điểm di tích lịch sử và danh thắng vùng ngoại thành Hà Nội. Bài du ký thứ nhấtnhan đề Du Ngọc Tân ký viết về bến Ngọc Tân (nay thuộc xã Đông Ngạc, huyện TừLiêm, ngoại thành Hà Nội). Ở đoạn mở đầu, ký giả ghi lại cảm xúc trên đường đi quavùng Hồ Tây: “Ba giờ chiều ngày 30 tháng Mạnh Xuân năm Nhâm Tuất (1922), TùngVân cùng với năm ba người bạn thân hữu, tự thành Thăng Long lên chơi bến Ngạc, sựgì đâu, là ngẫu nhiên vô sự mà xui nên một cuộc du xuân vậy” (2) … Bài du ký thứ haicó nhan đề Du Tử Trầm sơn ký, Nguyễn Đôn Phục viết về chuyến thăm chùa Trầm vànúi Tử Trầm (nay thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, ngoại thành Hà Nội):“Năm Khải Định thứ bảy, đầu năm Nhâm Tuất (1922), tháng mộ Xuân, sau tiết Thanhminh, được buổi êm trời, chợt có người thân hữu lại rủ đi chơi núi Tử Trầm. Chao ôi!Núi Tử Trầm kia có xa gì đâu, nhà ta ở đối với núi Tử Trầm chỉ cách một cánh bãi,một con sông, một phía đồng, khi sớm ngày trở dậy mở cửa, trông ra phía tây nam, đãthấy sơn sắc mông lung ở đó; mà hang Tử Trầm kia, cũng vưỡn là cái hang ta mấynăm về trước ra vào thăm chơi; song ta cũng nhân vui lòng với thân hữu, mà miễncưỡng sắp cuốc sắp xe” (3) … Tác phẩm du ký thứ ba có tên Bài ký chơi Cổ Loa, TùngVân viết về một điểm di tích tối cổ ở ngoại thành Hà Nội. Trong cảm hứng du ngoạn“cái mục đích chỉ ở yêu mến lịch sử đấy mà thôi”, “đại khái là vì đường lịch sử mà đi186


chơi” vào đúng ngày trung thu và thể hiện tình nghĩa giữa những người làm báo HàNội – Sài Gòn, ký giả nêu rõ nguồn cơn:“Người đi chơi cũng có lắm hạng, mà cuộc đi chơi cũng lắm đường… Nhưngày rằm tháng tám năm Khải Định thứ chín, lịch Tây năm 1924 vừa rồi, tôi với ôngPhạm Quỳnh, ông Nguyễn Hữu Tiến, ông Nguyễn Háo Vĩnh, ông Phạm Văn Duyệt,cùng nhau đi chơi Cổ Loa thành, há vị gì đâu, cũng là vì chút cảm tình với lịch sử màđi chơi vậy.Cuộc đi chơi này, đã là cuộc đi chơi về lịch sử, thì cái lịch sử Loa thành này thếnào, chắc là phải có một đoạn sử bút khá dài, khá kì dị, khá ai oán, khá lâm ly, kí giảcũng không dám ngại phiền, xin tả rõ ra đây, để những khách hữu tình trong bạn đồngbang ta, cùng xem mà cùng cảm” (4) ...Bài du ký thứ tư có tên Cuộc đi chơi Sài Sơn, Tùng Vân nối tiếp Lê Đình Thắng(người đã viết Bài ký chơi chùa Thầy) lại có thêm chuyến đi mới với những điểm quansát mới, cách cảm nhận mới:«Năm lịch năm Khải Định thứ mười (1925), ngày mồng sáu tháng Ba, ký giảvới các ngài thân hữu tự Hà Nội qua cầu Hát Giang và huyện Thạch Thất, về phủQuốc Uy, lên núi Sài Sơn; đó là một cuộc hào hứng đi chơi trong buổi nhàn hạ...Núi Sài nguy nga khởi lên, ngọn cao cùng ngọn thấp, liên lạc với nhau, kể cósáu bảy ngọn. Đại khái chia ra có ba mặt. Một mặt giáp ngay ở phía chùa, thì có đườngđi lên chợ trời và vào hang Thánh Hóa. Một mặt ở về cuối làng Đa Phúc, thì lưngchừng núi có hang Cắc Cớ. Một mặt ở về đầu làng Thụy Khuê, thì trên núi có chùamột mái, có hang bụt mọc, có đỗng gió lùa. Núi Sài có nhiều phong cảnh lạ, người thìthích chỗ nọ, người thì thích chỗ kia. Khi lên núi, anh em đều tùy ý tự do. Ký giả mớibắt đầu tìm đường đi lên chợ trời.Chao ôi! Mình nguyên vẫn là một phái ít tiền mà nhiều sự muốn. Bấy lâu dìudặt ở trong cuộc đời, muốn mua danh không đủ tiền mà mua, muốn chuộc lợi cũngkhông đủ tiền mà chuộc. Âu cũng muốn lên trời một chút, để ngó xem cái đường danhlợi ở trên đó ra làm sao. Cho nên bấy lâu nghe cái tiếng «chợ trời», chẳng biết có quảlà trời, quả là chợ đấy hay không, nhưng lòng mình vẫn sẵn lòng hăm hở. Khi đó lópngóp mà trèo lên » (5) …187


Đến Nguyễn Tiến Lãng trong du ký Lại tới thần kinh đã nói rõ mình tới Huếđây là lần thứ tư với công việc làm báo. Cùng với những đoạn tả cảnh, tả việc, tảngười xứ Huế thì vẫn canh cánh trong ông những nhớ thương một thủa, bảng lảng nhưmất như còn, bâng khuâng thảng thốt: "Huế, cái tỉnh thật đúng với tên gọi là HUÊ, cáiđất khiến cho người phải yêu mê yêu mệt! Xưa kia được thấy Huế, đó là một điềumong ước cần nhất, quí nhất của khách này... Cùng em gặp gỡ, Huế ơi, lần đầu kể tớinay đã được bốn năm trời. Vì em, ta lúc ấy còn là học trò ban Triết học trường AllbertSarraut, bỏ cả học hành luôn mấy buổi; một thầy giáo cũ ở bên trường Bảo hộ, ôngFoulon, cùng ta làm bạn tìm em... Cùng em gặp gỡ, Huế ơi, lần thứ hai... Thần kinhđiểm nét mưa xuân, ta thăm vườn Tĩnh Tâm, thăm cung điện, miếu đền, ta mến cáiphong cảnh trong thành và những khắc giờ im lặng, cái thú vị sông Hương cùng cáchương thơm của sông Hương. Nhưng bao nhiêu cái đó ta cũng chỉ nếm biết một ly màthôi; dạ chưa thoả, đã lại phải xa em, xa em mà trong lòng còn tiếc bao nhiêu tình cảmchưa được hưởng... Ngày ngày, tháng tháng, năm năm, thấm thoát một lần thứ ba nữalại cùng em tương kiến... Bây giờ lại tới Thần kinh một lần thứ tư này, sẽ tới Thầnkinh do chuyến xe tốc hành đang vùn vụt chạy trong đêm rộng trời khuya này, khôngbiết khi tới thì có được xem cái vẻ mặt mới mẻ của kinh thành Huế ?" (6) ...Trong một trường hợp khác, Đào Hùng cùng nhóm phóng viên từ Sài Gòn raBắc du lãm những nơi danh sơn thắng tích và phỏng vấn ý kiến các nhà trí thức ởTrung Bắc kỳ đã viết bài Thăm cửa biển Thị Nại, lên núi Hoành Sơn, viếng mộ TâySơn và nhấn mạnh ý nghĩa của việc giới thiệu lại những chuyến đi: “Từ nay đườnggiao thông Bắc Nam tiện lợi, thì người trong ba xứ đi lại gặp gỡ nhau hằng ngày nhưtrong buổi chợ, tình thân ái liên lạc vì đó mà thêm khăng khít keo sơn, biết coi nhaunhư anh em một nhà, chớ không còn hững hờ chia rẽ nhau như mấy năm xưa nữa; vànói đến chuyện từ Nam ra Bắc hay từ Bắc vào Nam thì không phải là một việc mới lạnhư chuyện du lịch toàn cầu, qua Âu qua Mỹ, đáng cho người người chú ý muốn nghe.Vậy thuật lại cuộc hành trình của chúng tôi, tức là kể lại câu chuyện đã cũ, ai nấy đềubiết, song vì cuộc du lịch của chúng tôi đã có mục đích riêng là thăm viếng các nơidanh thắng có dấu vết cổ tích và lịch sử, để nhắc nhở lại những cuộc hưng vong thànhbại của tổ tiên, cũng là phỏng vấn các bậc trí thức hiện thời về mấy vấn đề cần ích cho188


ạn thiếu niên ta, bởi vậy nên chúng tôi chẳng ngại chi câu chuyện cũ mà viết bài kýthuật sau này một cách tường tận” (7) ...Điểm qua mấy ý kiến trên để thấy rõ hơn tính mục đích của những chuyến dungoạn bao giờ cũng gắn với việc Đi và XEM, đưa lại vốn kiến thức cũng như niềm vuicho mỗi tác giả - nhà du lịch. Chính tính mục đích của mỗi chuyến du ngoạn này sẽxác định cách đi, cách lựa chọn phương tiện, thời gian, mùa vụ, số người, điểm đến, sốngày lưu trú, cơ sở vật chất và các mối quan hệ xã hội khác. Cần nhấn mạnh thêm, cácchủ thể càng giảm bớt tính mục đích công việc, càng gia tăng tính “vị nghệ thuật” củacác chuyến du ngoạn thì họ càng có cơ trở thành một nhà du lịch đích thực.2.2. Trên cơ sở cách thức tổ chức và những điều quan sát, ghi chép qua cácchuyến đi có thể giúp hình dung được phần nào hoạt động du lịch đang định hình vàphát triển hồi đầu thế kỷ XX. Ở đây cần chú ý rằng, trong bước đi ban đầu, trong cảnước khi đó đã hình thành nhiều khu du lịch với qui mô, tính chất khác nhau như HạLong, Yên Tử, Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Huế, Bà Nà, Đà Lạt, Phú Quốc… Đặc trongtương quan chung, các tác phẩm du ký thường thiên về ghi chép các chuyến du ngoạnkết hợp với các mục đích khác nhiều hơn là những khách du lịch thuần thành; và vìthế, thể tài du ký cũng cần được nhìn nhận trong tính chất giao thoa, hỗn dung thể loạivà mức độ hạn chế các khả năng phản ánh hoạt động du lịch.Trở lại bài du ký của Tùng Vân nhan đề Du Ngọc Tân ký, ký giả dường nhưhứng thú hơn với mấy tiệc trà, cuộc hát ả đào và đi đến nhận xét về các biến thái củalối hát ả đào thanh lịch một thuở xa xưa:“Cô đào ở bến Ngạc này, xét ra mọi vẻ thanh tao, mọi bề diễm lệ, còn kém xanhững nơi đại ấp danh đô, nhưng khen thay cũng có một vẻ đặc sắc!Cô đào bến Ngạc, rặt những cô đào ở nhà quê gia thế trong giáo phường, ngườithì qua tỉnh Hà Đông, kẻ thì sang đò Nhị Thủy mà lại đây; còn có vẻ thật thà, có nềnmộc mạc; chưa biết cái chi chi là cái chông chênh, cái ngoa ngoắt, cái suồng sã, cái éole; mà nghề ca nghề vũ đều biết nghề cả, tuy chưa có chị nào hay lắm khéo lắm, nhưngcũng không có chị nào đến nỗi đớn lắm mà mang tiếng giả danh; xét kỹ ra cũng cóphong cách, có chế độ, có tính tình…189


Hiện nay mới có sáu trò hát, cái hình thức ở bề ngoài, xem ra cũng chưa có gì;nhưng xét cái tinh thần ở bề trong, thời những cô đào ở bến Ngạc nay, chắc đã có kinhqua con đường giáo dục, con đường pháp độ của các nhà tư tưởng, các nhà chính trịtrong quý hương rồi đây chăng? Thôi thôi, ta không phải nghi ngờ chi nữa”…Bởi lẽ nếu chuyến du ngoạn mà không có trò vui thì người ta thà ngồi nhà, bấttất phải đi đâu!?Trên phương diện nhìn nhận, đánh giá việc tổ chức lễ hội chùa Hương, học giảThượng Chi (Phạm Quỳnh) trong bài Trẩy chùa Hương đã tường thuật lại chi tiếtquang cảnh ngày lễ hội, tỏ ý phê phán mạnh mẽ cái lối giành giật xô bồ ngay từ nơixuống đò đến nơi lễ bái: “Thật trông cái cảnh tượng nơi bến đò đó mà thảm thay…Thật là hỗn độn cẩu thả, không có lề luật phép tắc gì cả […]. Các đám đông nước mìnhthật là không có kỷ luật, không có trật tự gì cả, rất tạp đạp, rất hỗn độn, dầu ở nơi lễbái kính trọng cũng kẻ đi người lại, kẻ đứng người ngồi, nói nói cười cười, kêu kêu gọigọi, ồn ào lộn xộn, khó mà nghiệm cho được cái tâm lý những người ngẫu hợp lại đó”;rồi sau khi đề xuất các phương án tổ chức, ông nhấn mạnh: “Nói rút lại cốt nhất là phảisắp đặt thế nào cho vừa tiện cho hành khách mà lợi cho dân làng. Hành khách được lợithời dầu mất hơn tiền ra cũng không mấy người quản, mà khéo chiều khach, khéo sắpđặt thời làng càng được lợi nhiều! Nhưng người mình đã không có tài gì, mà cái thuậtkinh tế kiếm tiền cũng ít có, còn mong chi?” (8) … Đã qua ngót trăm năm kể từ ngàyông Thượng Chi cảnh báo sự nhốn nháo của lễ hội chùa Hương, đến nay con cháu đãtiến bộ được bao xa?Tác giả Mẫu Sơn Mục N.X.H có bài du ký trường thiên Lược ký đi đường bộ từHà Nội vào Sài Gòn kể chuyện tác giả đi chơi bằng ô tô từ Hà Nội qua Huế, NhaTrang, vào Sài Gòn, lên Đà Lạt rồi ngược trở ra Hà Nội… Đoạn viết về xứ Bình Địnhmới chỉ là những quan sát bước đầu, phác thảo toàn cảnh ngắn gọn:“Khi chửa đến tỉnh Bình Định, tôi nghĩ tỉnh này nghèo, cho nên Tây Sơn khởisự dễ, thành ra không phải, tỉnh này lại là tỉnh trù phú hơn cả trong Trung Kỳ. Tỉnhnày nghề võ và nghề hát tuồng có tiếng, chắc cũng là cái di phong thượng võ hào hiệpcủa nhà Tây Sơn còn lại chăng? Tôi tiếc không được đến thăm miếu Tây Sơn.190


Đường thì đi qua ngoài thành phố Bình Định, không trông thấy nhà cửa, thànhnày tức là tích “Tượng kỳ khí xa”. Qua Bình Định một lát thì đến Quy Nhơn. QuyNhơn là một cái thành phố ở bờ bể. Sau lưng và ở giữa bể đằng trước mặt đều có núi,phong cảnh cũng đẹp; phố xá buôn bán cũng vui, có nhiều hiệu khách to, họ thu yếnsào và vây cá. Nhiều chú lấy vợ người Bình Định, cũng ngồi bán hàng. Ở Bình Địnhvà Quy Nhơn đã bắt đầu có những tháp của người Hời còn di tích lại. Người Hời làdân cũ Chiêm Thành bị nước ta lấn dần, nay còn một số ít người, rút vào miền PhanRang và Phan Rí (thuộc tỉnh Bình Thuận). Chúng tôi ngủ ở Quy Nhơn một tối” (9) …Từ đây tác giả đã mô tả, nhận xét và nhấn mạnh tính hiện đại và sự mới mẻ củahoạt động du lịch từ sự xuất hiện những điểm nghỉ mát, khách sạn cho đến yêu cầu cầnđổi mới tư duy phục vụ du khách ở Nha Trang:“Nha Trang là một cái bãi bể, nơi nghỉ mát, và là đầu đường xe hỏa vào NamKỳ. Thành phố mới lập, đẹp đẽ, vui vẻ. Có sở thí nghiệm việc đánh cá, có một chiếctầu và một người Tây làm nghề ấy.Chúng tôi trọ ở bun-ga-lô (Bungalow). Bun-ga-lô là cái nhà khách sạn của Nhànước làm ra cho người Tây mở hàng cơm, để tiện hành khách đi lại trú ngụ. Từ ĐồngHới trở vào, tỉnh to đều có. Cái bun-ga-lô ở Nha Trang này to và đẹp lắm.Những khách sạn Trung – Nam Kỳ phần nhiều dùng người Khách làm bồi, coibộ chững chạc đứng đắn lắm. Người mình ở lẫn với người Tây nửa thế kỷ rồi, mà làmbồi cũng kém người Tàu là thứ người không trông thấy người Tây mấy khi, thì cũngchán thực!Lại nói đến khách sạn cũng đã có nhiều người mình mở, có cái nhà cửa cũng to,đồ đạc cũng tốt, nhưng mà sự bày biện, sự trông nom của chủ, sự hầu hạ của bồi, và sựsạch sẽ còn kém người Tây quá. Hay là những nghề này cũng phải bọn du học vềmới làm nổi” (NHS nhấn mạnh)…Những điều trăn trở của tác giả còn nối dài mãi đến ngày nay.Trong tác phẩm Banà du ký, nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa (1896-1982) kể lạinhững điều mắt thấy tai nghe qua suốt nửa tháng du lịch – du chơi – điều dưỡng trênnúi Bà Nà (theo cách đọc, cách viết ngày nay). Với phụ đề Mấy ngày đăng sơn lênthăm núi “Chúa”, nữ sĩ nêu lý do cuộc du ngoạn cũng như các cách gọi tên và việc núi191


Bà Nà được vinh danh là núi Chúa: “Đương khi lửa hạ nấu nung, ở giữa chỗ bụi lầmxe ngựa, cái thú nước biếc non xanh dễ ai không mơ ước. Chiều chiều đứng trên bờbiển Đà Hải, nhìn làn sóng lao xao, ngọn trào xô đẩy, ngoảnh trông về phía tây núi nontrùng điệp, đối ngọn Hoành Sơn, thấy một trái núi cao ngất mấy tầng, chót núi nhưđụng mây xanh, chung quanh thì núi nhỏ xúm xít như đàn con chầu mẹ; núi này đạidanh là núi “Chúa”, vì núi “Chúa” có nhiều thắng cảnh và thời tiết khí hậu lại có phầnđặc biệt lắm. Mùa đông mây ủ như tuyết sa băng đóng, mùa hè mát mẻ êm đềm nhưxuân phong hòa khí, cảnh sắc tuyệt trần, không nơi nào sánh kịp” (10) ...Gián cách với đời sống phố phường đô hội, nữ sĩ tả lại cảm giác thú vị khi ngủtrên giường tầng trong gian nhà nhỏ tựa như ca – bin tàu thủy, trong đêm gió thổi àoào, tưởng như mình đang bồng bềnh trên mặt biển. Rồi nữ sĩ tái hiện lại quang cảnh vàsự phát triển khá sôi động, qui mô của khu nghỉ mát dưới thời thực dân cách ngày nayvừa tròn tám mươi năm:“Mấy hôm đầu vì lạ phong thổ, cho nên tinh thần không được thanh thản, sauquen rồi mạnh mẽ, ăn ngon ngủ kỹ. Nhà tôi vì hết phép nghỉ, nên phải về trước, còn tôiở lại, ngồi rỗi dắt lũ trẻ đi chơi trong núi, đi chỗ nào cũng có đường sạch sẽ, sườn núixắn làm đường, bạt đỉnh núi làm nhà, thật có công phu của Nhà nước mới làm đượcvậy, tô điểm cho vẻ thiên nhiên thêm xinh đẹp, cây cối mọc dưới đường đi, như đi trênngọn cây tòng bá trúc mai vậy. Kể người Pháp lên ở đây khởi đầu từ Sở Kiểm lâm lênlàm trụ sở mới năm 1915, rồi sau các công sở mới làm nhà mát tiếp lên đông đúc nhưbây giờ, song những người ở đây duy có người Pháp, còn người Nam chỉ phục dịch màthôi. Đỉnh núi chia ra từng cụm, cụm nào cũng nhà cửa nguy nga lộng lẫy, đó là biệtthự của các quan chức Đại Pháp, các tòa sở như Khâm sứ, Đốc lý, Thương chánh, Bưuđiện, Y tế; lại còn đồn lính Lê dương, có nhà giam tù quốc phạm, v.v… Việc cai trị AnNam thì có viên Bang tá, coi việc tuần phòng dân phu. Mỗi năm đến mùa hè thì cácquan chức người Pháp lần lượt lên nghỉ mát cho đến tháng Octobre (tháng 10 – NHSchú) mới thôi, sở nào cũng có nhà riêng; còn như tư gia thì ít lắm, duy có đôi nhà tưbản và thương mại Pháp – Trung Hoa thì có một sở của người Compradore Ngân hàngmà thôi, còn người Việt Nam ta thì từ nhà quyền quí cho đến nhà tư bản cũng tuyệtnhiên không ai có sở nhà nào cả; không rõ vì khó xin đất, hay là sợ tốn tiền và hủ bại,không biết thưởng thức phong cảnh thiên nhiên và di dưỡng thân thể tinh thần, thì thật192


là đáng lấy làm thương tiếc cho họ lắm. Còn về sự thương mại ở đây có hãng Morinfrères là đắc thể hơn hết, nhà hôtel hai tầng làm trên đỉnh núi cao chót vót, đứng trêntrông được khắp mọi nơi. Trong hàng có cơm ăn, có phòng trọ, có chớp bóng, có thểthao, đủ các cuộc tiêu khiển, lại bao cả việc vận tải thơ từ hàng hóa và kiêm việc mướnkiệu thuê xe nữa. Vì thế cho nên hễ ai muốn lên ngoạn cảnh cũng phải nhờ hãng Morinthuê mướn xe kiệu cho, còn giá tiền cho thuê phòng ở, cơm ăn rất đắt, mỗi ngày mộtngười phải mất từ tám chín đồng trở lên mới đủ. Vậy nên chỉ tiện cho người Phápdùng, còn người Nam thì rất khó. Thiết tưởng Chánh phủ mà muốn ra ơn cho đượctiện lợi cả hai đằng, thì trong các sở chỗ nào còn dư đất, Chánh phủ cho làm thêm mộtsở nhà riêng tùng tiệm cho các viên chức tòng sự liêu thuộc người An Nam, ai đau ốmmệt nhọc được lên đấy có chỗ nghỉ ngơi điều dưỡng, thì ơn của Chánh phủ ai màchẳng cảm bội”...Trong bài viết Nam du đến Ngũ Hành Sơn in liền hai kỳ trên tạp chí NamPhong, nhà văn Nguyễn Trọng Thuật (1883-1940) kể về chuyến đi xe lửa đến đất ĐàNẵng: “Hết phận núi Hải Vân là vào địa hạt Quảng Nam. Vùng này sản mít, vườntrong làng trồng nhiều (…). Đồng điền thì gần núi với bãi cát cũng không được tốt,nhưng cấy lúc nào cũng được ăn. Bấy giờ mới tháng hai ta mà có ruộng thì đang rỗ,ruộng thì mới cấy. Bãi cát vùng này thấp liền với bờ bể, cũng bát ngát nhiều lắm, cũngtrồng nhiều cây dương. Qua mấy ga Lăng Cô, Linh Điểu, Dũng Thùng, Nam Ổ… thìđến Cửa Hàn.Cửa Hàn là cái cửa bể ở Quảng Nam vốn tên là Chu Hàn Tấn, nên lại gọi làCửa Hàn. Dịch âm ra tiếng pháp là Tourane. Xe gần ga Tourane đã có bồi của công tyHào Hưng khách sạn lên tận xe mời và đón khách. Đến ga chúng tôi cho bồi manghành lý vào nhà Hào Hưng” (11) …Đến đây, Nguyễn Trọng Thuật mô tả chi tiết cung cách đón rước khách, việclàm và thái độ phục vụ của công ty du lịch Hào Hưng với rất nhiều thiện cảm:“Vào nhà Hào Hưng, gặp ông phán Chánh người Bắc là chủ coi công ty đó, nênsự hỏi han đường lối càng dễ. Ông ở nhà riêng phố khác, ân cần mời chúng tôi lại nghỉở nhà riêng của ông, chúng tôi có lại thăm ông và nói chuyện rồi cảm ơn mà về nghỉ ởkhách sạn.193


Công ty này vừa có nhà cho khách trọ vừa có hãng ô tô đưa khách và hàng hóađi lại trên con đường từ Cửa Hàn đến Qui Nhơn, Nha Trang, chiếu liệu cho bà con laođộng ngoài Bắc vô làm ăn trong Nam những lúc đi về được nhiều việc. Bởi vì đườngxe lửa từ Hà Nội vô mới đi liền tới Cửa Hàn. Từ Cửa Hàn phải đi ô tô một quãng dàiđến Qui Nhơn – Nha Trang. Từ Nha Trang mới lại có xe hỏa vào Sài Gòn. Hành kháchtrong khi lên xuống ga hai đầu ấy có nhiều sự khó khăn về khuân vác và ngủ trọ, nhấtlà những bà con lao động. Công ty Hào Hưng bèn ra ứng biện chỗ đó, sở xe hỏa cũngvui lòng cùng liên lạc với công ty. Cửa Hàn với Nha Trang lập lại hai nhà khách sạnvà ga ô tô. Xe lửa đến gần ga hai nơi đó, có bồi của nhà Hào Hưng đeo dấu hiệu lênmời và nhận khuân vác hành lý. Lúc khách ra xe lửa, bồi đi lấy vé giúp từ trước vàkhuân vác hành lý lên đến xe. Lên xuống ô tô cũng thế. Trong nhà, phòng nằm, hạngnhất hạng nhì hạng ba thì đều có từng phòng riêng một, giá tiền khác nhau. Hạng tư thìkhông có phòng riêng, giường kê gần nhau trong một khuôn nhà, mỗi cái giường đềucó màn, chăn, giá tiền hạ nhất. Còn một hạng nữa thì không mất tiền, nằm những cáibậc dài nhưng cũng có chăn gối tử tế. Cơm ăn thì có bốn hạng: 0$50, 0$30, 0$20,0$10. Khách chỉ trọ mà không ăn cơm cũng được. Người trong nhà cùng bồi bếp tiếpkhách một cách ân cần lễ phép châu toàn. Cái chỗ giúp cho bà con lao động là cónhững nơi ăn nằm hạng rất tít tiền hoặc không mất tiền đó. Một chỗ ăn trọ của ngườinghèo ở nơi lữ thứ chốn thị thành mà có được như thế là yên ổn lắm. Chúng tôi cũngkhen một cách doanh nghiệp có cảm tình ấy, nên vì nghĩa công mà thuật ra đây. Cứchuyến ô tô Nam ra hay là xe lửa Bắc vô, khách trọ đông lắm. Chúng tôi trọ cái phònghạng nhất, ăn ba bữa cơm mỗi ngày 1$50. Dùng cơm trưa xong, bảo nhà hàng cho thuêmột cái ô tô đưa chúng tôi đi Ngũ Hành Sơn”...Mong sao những người làm du lịch hôm nay có được nhiều những ông chủphán Chánh, nhiều doanh nghiệp, công ty, hãng ô tô, khách sạn, nhà hàng và ngườilàm công cùng vươn đến tầm văn hóa “tiếp khách một cách ân cần lễ phép châu toàn”như công ty Hào Hưng tám mươi năm về trước…2.3. Chính thông qua các chuyến đi, các cuộc giao lưu mà mỗi người vừa tăngthêm nhận thức và niềm tự hào dân tộc, vừa chiêm nghiệm và chứng nghiệm đượcđầy đủ tình nghĩa đồng bào. Thượng Chi (Phạm Quỳnh) ghi lại trong bài Cùng cácphái viên Nam kỳ, nhân một chuyến tới thăm Hà Nội, ông Nguyễn Tử Thức là chủ194


út Nam trung nhựt báo ở Sài Gòn đã phát biểu: “Thiệt chúng tôi không ngờ giangsơn nước Nam ta cẩm tú như vầy. Là bởi xưa nay chưa đi khắp nên chưa biết, chưabiết bờ cõi nước ta to rộng, nhân dân nước ta đông đảo là dường nào. Tới nay mớibiết, càng biết mà cái cảm tình đối với tổ quốc càng chan chứa biết bao!... Khi tớiTourane, khi tới Hải Phòng, quanh mình toàn những người bổn quốc, cùng ăn bậnnhư mình, cùng nói năng như mình, nhận ra mới biết người với mình, mình vớingười, tuy ăn ở xa nhau mà cũng là người một nòi một giống, chớ đâu” (12) ...Trong ghi chép Hành trình mạn ngược từ Cao Bằng xuống Phú Thọ, ngài Huấnđạo trường Pháp - Việt Phú Thọ là Thái Phong Vũ Khắc Tiệp tường tả lý do chuyếnđi: “Tháng Octobre 1920 vừa rồi, ký giả mới ở Cao Bằng đổi về Phú Thọ. Ra về tựhôm 23 Décembre, đến hôm 26 thì tới nơi. Trong bốn hôm trời, từ mạn ngược về đàngxuôi, lịch duyệt không biết bao nhiêu là cảnh trí: nào núi cao rừng rậm, vực thẳm hangsâu; nào khoáng dã bình nguyên, danh lam cổ miếu; kìa nơi thành thị, nọ chốn thônquê; nước non này, phong cảnh ấy, thực là cảnh rất nên thơ; tưởng phải có cái tài cao,cái học rộng, cái con mắt tinh đời, cái tấc dạ như hoa thêu gấm dệt, cái tay khiến ngòibút như nước chảy mây bay, thời mới tả hết được cảnh thiên nhiên của tạo hóa, kỹ xảocủa nhân công, thắng tích của hàng trăm nghìn năm còn để lại. Như mà tiếc thay, bỉnhân đây, bấy lâu xa rời chữ nghĩa văn chương, quá ra thành sao nhãng đi ở nơi nonxanh nước biếc; mà muốn tả cho hết những quang cảnh đi đàng ấy, tưởng cũng khóthay, rất khó thay! Giờ tiếc chẳng có bộ máy chụp ảnh thời chụp cho hết con đàngnghìn dặm để làm kỷ niệm buổi du thì. Cái câu đó cũng chẳng qua là ảo tưởng củakhách si tình, chớ mong như thế có bao giờ lại được. Vậy xin cứ sự thực viết ra đây đểduyệt giả chư quân tử nhàn lãm” (13) ...Vào cuối thập niên thứ hai của thế kỷ XX, học giả Phạm Quỳnh (1892-1945)cũng đã đến Sài Gòn - Gia Định và để lại những trang du ký sinh động. Chuyến đi củaPhạm Quỳnh nhằm ngày 22-8-1918 theo đường tàu biển Hải Phòng, đến ngày thứ tưcập cảng sông Sài Gòn. Qua suốt hai tuần lễ đầu "chỉ chơi quanh ở Sài Gòn, GiaĐịnh", ông Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tạp chí Nam Phong ở tuổi 26 đã ghi lại cảm xúcvà nhận xét sâu sắc về thiên nhiên, con người và cuộc sống, từ con đường đến dinhthự, công sở, từ tác phong làm việc đến hoạt động kinh tế và văn hóa, đặc biệt nhấn195


mạnh sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Nam Kỳ. Trên mỗi lĩnh vực cụ thể, PhạmQuỳnh thường có những so sánh kỹ lưỡng với thực trạng ở Hà Nội và Bắc Kỳ.Vừa bước chân đến Sài Gòn, Phạm Quỳnh đã có nhận xét đầy thiện cảm vềphong cách nghiêm túc của những người phụ việc: "Quan cảnh sát lên kiểm giấy thônghành, ước một khắc đồng hồ thì cu ly mỗi đứa cái thẻ đồng ở tay ồ vào tranh nhaukhiêng đồ hành lý. Tuy vậy coi còn nghiêm hơn cu ly Hải Phòng, vì bọn đó chừngcó pháp luật riêng phải theo, không dám làm nhũng" (NHS nhấn mạnh) (14) …Chính nhờ đi nhiều nên Phạm Quỳnh có điều kiện so sánh, thấy rõ những sựtương đồng và cái khác biệt, nhấn mạnh cái mới ở vùng đất mới: "Người ta thường gọiSài Gòn là cái "hạt báu của Á Đông" (la perle de l'Extrême Orient)". Ông so sánhđường phố, công sở và kiến trúc hai phủ Toàn quyền Sài Gòn - Hà Nội: "Đẹp nhất, coitrang nghiêm nhất là con đường đi thẳng vào phủ Toàn quyền (người Sài Gòn thườnggọi là tòa Chánh soái). Hai bên có hai khu vườn trồng những cây lớn, tối trông như haiđám rừng nhỏ, ở giữa một con đường rộng chạy thẳng băng tự đầu tỉnh đằng kia chotới ngang cửa phủ. Coi thật là có bề thế, có vẻ tôn nghiêm, xứng đáng với một nơitướng phủ. Mà phủ Toàn quyền ở đây, qui mô cũng đẹp hơn ở Hà Nội. Phủ Toànquyền Hà Nội tựa hồ như một đống gạch xếp vuông, trông có vững vàng bền chặt mànặng nề biết bao nhiêu! Ở Sài Gòn thì như hình chữ đinh, nét ngang trên là chính dinh,nét sổ dưới là các tơ tào. Mặt trước ở gian giữa có bậc lên, hai bên hai con đường dốcquanh lại như hình bán nguyệt, trông ra cái vườn rộng thênh thang, giữa có bãi cỏphẳng lì như một tấm thảm xanh, trên chỉ trồng hai khóm trúc in nhau như hệt"...; sosánh hai dinh Đốc lý: "Nhưng đẹp nhất là nhà Thị Sảnh Sài Gòn (...). Kiểu đại kháicũng giống như các nhà thị sảnh bên Tây, trên có cái chòi vuông mấy từng cao chótvót (...). Chẳng bì với nhà Đốc lý Hà Nội ta, thật so sánh mà thẹn thay. Mà Hà Nội lạilà nơi thủ đô của Đông Dương (...). Xin các ông hội viên phải lưu tâm đến sự đó, thậtlà có quan hệ cho danh dự Hà Thành ta"...; so sánh hai nhà thờ: "Nhà thờ Sài Gòn tuykhông có cái nền đá cao như nhà thờ Hà Nội mà có hai cái tháp nhọn cao ngất trời,những khi trời sáng sủa đi tự ngoài Vũng Tàu (Cap Saint Jacques) cũng trông rõ"...; sosánh hai khu chợ: "Còn Chợ Mới Sài Gòn cũng có cái nhà chòi ở cửa giữa thật là vĩđại, vừa cao vừa vững vàng lực lưỡng, coi như một cái pháo đài vậy. Mà trong chợ thìrộng mênh mông, chợ Đồng Xuân Hà Nội chẳng thấm vào đâu"... Rồi Phạm Quỳnh196


hào hứng so sánh trên tổng thể: "Nói tóm lại, cái hình thức của thành phố Sài Gònsánh với thành phố Hà Nội còn hơn nhiều. Từ cách đặt đường phố cho đến cách dựngcửa nhà, từ cách thắp đèn điện cho đến cách đặt máy nước ở các nhà, cho đến cáchtuần phòng vệ sinh trong phố xá, nhất nhất đều có tiến bộ hơn Hà Thành ta cả. Ở SàiGòn thật là có cái cảm giác một nơi đô hội mới, nghĩa là một nơi đô hội theo lối Tây.Vào đến Chợ Lớn thì lại ra cái cảm giác một nơi đô hội theo lối Tàu. Còn các châuthành khác ở lục tỉnh thì những nơi quan sở là Tây mà chốn phố phường là Tàu, phầnAn Nam thật ít lắm. Xét về phương diện đó thì những đô hội Bắc Kỳ tuy coi cũ kỹ màcòn có cái vẻ An Nam hơn. Người khách ngoại quốc nào sang du lịch đây, nếu khôngcó cái chủ ý quan sát phong tục người dân thì ở Sài Gòn sướng tiện hơn, nếu muốnbiết cái chân tướng sự sinh hoạt dân An Nam thì cứ đi chơi qua phố phường Hà Nộicũng đủ làm một cái kho khảo cứu không cùng. Tuy vậy, các tỉnh thành khác khôngnói làm gì, mà Hà Nội đã là nơi thủ đô của Đông Dương thì về phần hình thức mớicũng không nên kém Sài Gòn mới là phải. Nếu cái hình thức mới cũng đủ mà cái đặcsắc cũ vẫn còn thì mới thật là xứng đáng vậy"...Đi sâu khảo sát thực địa và kiểm lại vốn tri thức lịch sử, Phạm Quỳnh lược tảđịa giới Sài Gòn - Gia Định: "Gần Sài Gòn có tỉnh lỵ Gia Định cách đô thành một câylô mét. Có con đường lớn đi vòng quanh... Nay có con đường xe lửa nhỏ, qua GiaĐịnh, Gò Vấp, tới Hóc Môn. Đất Gia Định là đất cổ nhất ở Nam Bộ, có quan hệ lịchsử bản triều nhiều lắm. Khi bản triều mới khai thác xứ Nam dựng cơ sở ở đấy. Rồi sauĐức Cao Hoàng ta hưng đế nghiệp, đánh Tây Sơn, đặt Nam trấn cũng ở đó. Cho nêntrước kia cái tên Gia Định thường dùng để chỉ chung cả đất Nam Kỳ vậy"... Đồng thờiPhạm Quỳnh miêu tả kỹ lưỡng vị trí và đặc điểm "hai cái cổ tích có tiếng" là LăngÔng (tức mộ và đền thờ Tả quân Lê Văn Duyệt) và Lăng Cha Cả (chỉ kiến trúc lăngmộ và bài văn bia Giám mục Bá - đa - lộc...Trong những ngày ở Sài Gòn, Phạm Quỳnh cảm thấy phấn chấn, tin tưởng:"Cho nên cái cảm giác của người mới bước chân tới đây là cái cảm giác vui, vui mà tincậy ở cái tương lai, chớ không phải buồn mà thương tiếc cho sự ký vãng"... Trước hếtlà niềm vui và sự tin cậy nơi con người, những bậc trí giả đầy năng lực, những đồngnghiệp cần mẫn, năng động, những người cùng chí hướng mới lần đầu gặp mặt mà nhưquen thân tự bao giờ. Trong khoảng một tháng, Phạm Quỳnh đã gặp các ông chủ bút197


Nam Kỳ tân báo (Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phú Khai), gặp cha con chính khách DiệpVăn Cương - Diệp Văn Kỳ và nhiều vị quan chức khác. Nhân thăm các bạn nhà báo,Phạm Quỳnh nêu rõ quan niệm và chức phận nghề làm báo cùng tình bằng hữu BắcNam: "Mấy bữa sau đi thăm các bạn "đồng nghiệp", tức là các anh em làm báo ở SàiGòn. Gặp ông nào cũng được chuyện trò vui vẻ lắm, mới biết kẻ Nam người Bắc tuy ítdịp gần nhau thân nhau, mà mỗi lần biết nhau, thật là dễ nên cái tình thân ái vậy. Chohay người một nước một nhà, dẫu xa cách mà cũng là anh em, miễn là đối với nhau lấylòng thành thực, đừng có cái thói ghẻ lạnh người thường, thì khó gì mà chẳng nên thânmật được? Huống bọn mình lại cùng theo đuổi một nghề, tức là cái nghề khua chuônggõ mõ trong quốc dân, đem những lời hay lẽ phải mà bàn bạc với bạn đồng bào, monggây lấy một mối tư tưởng cảm tình chung, mưu cho nước nhà giống nhà sau này đượccường mạnh vẻ vang, có ngày được mở mặt mở mày với thế giới, thì cái mục đích caoxa ấy há lại không đủ khiến cho ta đồng tâm hiệp lực mà cùng nhau đạt cho tới ru?"...Quan sát hoạt động báo chí, Phạm Quỳnh xác định: "Báo giới trong Nam Kỳ thạnhlắm, phát đạt hơn ngoài Bắc nhiều. Hiện có đến mười tờ báo bằng quốc ngữ (...). Cứlấy cái "lượng" (quantité) mà xét thì thật đủ khiến cho Bắc Kỳ, Trung Kỳ phải thẹn vớiNam Kỳ rằng về đường ngôn luận còn chậm kém xa quá"... Tiến thêm một bước,Phạm Quỳnh lý giải những khác biệt và ưu thế của vùng đất sách báo Nam Kỳ từchiều sâu đặc điểm cơ sở kinh tế - văn hóa và tâm lý xã hội: "Ta vừa nói nghề làmsách: nghề làm sách ở Nam Kỳ cũng thịnh lắm, có phần lại thịnh hơn nghề làm báonhiều. Tuy vài năm gần đây đã bớt đi nhiều mà trong khoảng năm năm mười năm vềtrước, cái số những sách quốc ngữ xuất bản ở Sài Gòn không biết bao nhiêu mà kể(...). Song có một điều nên chú ý, là báo nhiều như thế, sách nhiều như thế, mà bánđược chạy, có nhiều người mua, thời cũng là một cái chứng rằng dân Nam Kỳ có tínhham đọc sách và có tiền thừa mua sách. Như vậy là nếu có những báo thiệt tốt, sáchthiệt hay cho mà đọc thì ích lợi biết bao nhiêu. Chẳng bù với dân Bắc Kỳ, Trung Kỳ,trăm người chưa được một người đọc thông chữ quốc ngữ, mười người đọc thông chữquốc ngữ chưa được một người thích xem văn quốc ngữ, lại thêm dân nghèo, bỏ ramấy đồng bạc mua báo một năm đã lấy làm một món tiền nặng; đến những bậc sĩ phuthì phần nhiều những quẩn quanh trong vòng danh lợi mà sao nhãng những việc vănchương; nghề làm báo làm sách thật không được đủ điều tiện lợi như Nam Kỳ. Cho198


nên khá tiếc thay cho những bậc trí thức trong Lục châu không biết khéo lợi dụng cáicơ hội tốt ấy mà đặt để ra những sách vở hay có ích cho phong hóa, nỡ để cho cái lòngham đọc sách của người dân ấy ngập vào những sách vở hoặc vô vị, hoặc tầm bậykhông ra gì, thật uổng quá"...Không chỉ ở Sài Gòn - Gia Định, Phạm Quỳnh còn hăng hái đi thăm mấy tỉnhmiền tây, trải khắp Mỹ Tho, Cái Bè, Vĩnh Long, Sa Đéc, Long Xuyên, Cần Thơ vàthức nhận biết bao điều mới mẻ về đời sống xã hội, cảnh quan, cư dân, ngôn ngữ,phong tục, tập quán con người nơi đây... Sau cuộc du ngoạn, sau tất cả những điều tainghe mắt thấy và trở về xứ Bắc, nhà văn hóa Phạm Quỳnh đi đến đoạn kết như một lờiước nguyện: "Tôi càng đi du lịch trong Nam Kỳ lại càng thấy cái cảm giác rõ ràngrằng người Nam người Bắc thật là con một nhà, nếu biết đồng tâm hiệp lực thì cái tiềnđồ của nước Nam ta không thể nào hạn lượng cho được. Tôi xin đốt lửa thắp hươngmà cầu nguyện cho cái mối đồng tâm ấy ngày một bền chặt, thật là may mắn cho nướcnhà lắm lắm"...Lại nói như bài Cảnh vật Hà Tiên do Đông Hồ và Nguyễn Văn Kiểm sao lụcđã mở đầu bằng niềm tự hào: “Tỉnh Hà Tiên có nhiều cảnh đẹp, có bãi dài biểnrộng, hồ trong núi biếc, mỗi cảnh đều có vẻ đẹp thiên nhiên của tạo hoá... Cảnh bãibiển thì kiêm cả màu trời sắc nước, bãi cát mênh mông, gió nam mát mẻ. Cảnh núinhư Thạch Động có các kỳ quan quái thạch, núi Bình San, núi Tô thì có cỏ đẹp hoathơm” (15) … Niềm tự hào trước vẻ đẹp quê hương xứ sở của tác giả cũng đồng điệuvới tấm lòng người chủ báo qua mấy dòng đề tựa đầy ý nghĩa: “Muốn cho con trẻyêu mến nước nhà thì phải cho con trẻ thông thuộc nước nhà, hiểu biết cả lịch sử,địa lý, lễ giáo, phong tục; nhỏ từ cách sinh hoạt trong dân gian; lớn đến các kỷcương về đạo lý, ngõ hầu mới có lòng thiết tha đến nơi quê hương tổ quốc củamình. Lại trước khi biết đến cái tổ quốc lớn là toàn thể quốc gia, phải biết cái tổquốc nhỏ là nơi địa phương mình sinh trưởng đã”...Vào chặng cuối nửa đầu thế kỷ XX, Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng (1899-1974) với bài Hà Nội ngày nay không như Hà Nội dưới mắt nhà học giả Trương VĩnhKý đã đi sâu tìm hiểu, nhận xét, đối chiếu cảnh quan Hà Nội đương thời so với nhữngghi chép của học giả Trương Vĩnh Ký khoảng bảy mươi năm về trước. Sau đoạn trích199


dẫn, Nguyễn Tường Phượng nhấn mạnh những sự còn mất, đổi thay qua hai phần bathế kỷ:“Thì ra trong khi ông Trương Vĩnh Ký ở Hà Nội đã đi xem khắp cả kinh thành.Theo đoạn trên, ông đã xem chùa Quan Thượng, Thành cũ, Cột Cờ, đền Trấn Vũ vàchùa Một Cột.Từ năm 1876 đến nay, nghĩa là trong khoảng gần 70 năm, Hà Nội đã thay đổinhững gì?Ta thử nghĩ xem có đúng như câu chuyện của Trương Vĩnh Ký đã kể?Chùa Quan Thượng? Nay là Phòng Thương mại, nhà Địa ốc! Di tích của chùacòn trơ một cái Hòa Phong tháp sừng sững ở ven hồ. Mà xung quanh chùa khi xưa lànước, thì nay lại đường phố, sạch sẽ, giải dựa, lại thêm tàu điện, xe cộ đi lại như mắccửi, có chăng còn lại câu truyền miệng: Trước đền Quan Thượng, sau hồ HoànGươm” (16) ...Rõ ràng là vượt qua những áp đặt tuyên truyền tư tưởng chính trị “Pháp -Việt đề huề” và hạn chế lịch sử không tránh khỏi, song phải ghi nhận các trang duký trên Tạp chí Nam phong đã tiếp nối được tinh thần yêu nước và niềm tự hào dântộc từ cội nguồn văn học ông cha. Trong một chừng mực nhất định, nhiều trí thứccựu học và tân học đã biết lợi dụng diễn đàn công khai để khơi gợi và giáo dục tìnhcảm yêu nước, nhắc nhớ lại truyền thống đấu tranh anh dũng ngàn năm thông quaviệc du ngoạn, thăm viếng, tưởng niệm các danh nhân đất nước (An Dương Vương,Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung...) và các di tíchlịch sử (Cổ Loa, đền Lý Bát Đế, hồ Hoàn Kiếm, Hoa Lư, lăng điện xứ Huế, danhthắng Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Sài Gòn, Tây Đô, Phú Quốc, Thạch Động, Hà Tiên)...3. Lời kết mởTrên cơ sở giao thông từng bước phát triển mà nhu cầu hiểu biết, giao lưuvăn hoá ngày càng mở rộng từ Bắc vào Nam, từ nơi đồng bằng đến miền núi, từvùng sâu vùng xa tới thị thành, từ trong nước cho tới nước ngoài. Không phải ngẫunhiên mà cảm hứng được đi xa nhờ các phương tiện ô tô, xe lửa, tàu thuỷ, tàu bayvốn gắn liền với kỹ nghệ thời hiện đại đã đem lại cho người viết biết bao nhữngcảm xúc mới lạ, hấp dẫn. Nhu cầu ĐI (kể cả thời gian, cách thức và phương tiện) và200


XEM (xem gì, khả năng chiều sâu nhận thức và hiểu biết, khám phá về xứ sở dulịch) đã kích thích mạnh mẽ tâm thức sáng tạo của các nhà du hành... Qua các trangdu ký có thể nhận diện được phần nào cảnh sắc thiên nhiên, hình ảnh con người vàcuộc sống xã hội ở mọi miền đất nước giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Điều chúng tôithu nhận được qua các trang du ký và đặc biệt nhấn mạnh là những bài học về tổ chức,quản lý, kinh doanh du lịch và sự tương đồng về quá trình giao lưu, phát triển và hộinhập giữa hai giai đoạn lịch sử, giữa ngày nay với những tháng năm thuộc nửa đầu thếkỷ XX…Điểm tương đồng trước hết là sự hình thành tư duy du ngoạn, du lịch, giải trí,khám phá, tìm đến những nơi danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa và nhữngvùng đất mới. Chính đây là điều kiện hình thành các công ty lữ hành, nhà nghỉ, kháchsạn, cơ sở điều dưỡng và các loại dịch vụ khác. Hơn nữa, tất cả các hình thức du lịchnày, cả phía các ông chủ và du khách, đều phát triển theo định hướng thương trường,nhưng bao giờ cũng cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của nhà nước.Thứ hai, quan niệm về du lịch, hình thức tổ chức và việc phát triển các cơ sởdịch vụ du lịch từng bước làm thay đổi nhận thức của du khách trong vai các nhà viếtdu ký, ký giả, trí thức. Điều này thể hiện đặc biệt rõ với những nơi có sự đầu tư mạnhmẽ như ở Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chàm, Nha Trang… và tạo nên sự đối sánhgiữa cách nhìn cũ và mới, truyền thống và hiện đại, hiện tại và tương lai, từ đó nêu lênước nguyện trong việc phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống và phát triểncác hình thức du lịch.Thứ ba, bản thân các tác phẩm du ký có ý nghĩa tích hợp kiến văn, thâu nạp cácgiá trị văn hóa, từ sưu tập truyện cổ, thơ ca dân gian, truyện danh nhân, các nguồn sửliệu, ghi chép câu đối, miêu tả cảnh quan, con người, cuộc sống đương thời và thêmvào đó là những bài thơ đề vịnh, bình luận trữ tình ngoại đề, mở rộng so sánh vùng nàyvới vùng khác, thời này với thời khác. Tất cả những điều đó tạo cho các thiên du ký inđậm sắc thái “vị nghệ thuật” độc đáo, vừa là những áng văn chương vừa chuyển tảiđược các giá trị lịch sử - văn hóa, vừa là những ghi chép tư liệu khách quan vừa bộc lộsắc nét nguồn cảm hứng và tiếng nói trữ tình tác giả. Trên một phương diện khác, cóthể coi các tác phẩm du ký này là những bảo tàng bằng ngôn từ nghệ thuật về một thờivà về từng điểm du lịch, từng vùng văn hóa, di tích lịch sử cụ thể trong cả nước.201


Thứ tư, khi đọc lại các trang du ký, người đọc hôm nay vừa có điều kiện nângcao vốn tri thức bởi được “ngồi một chỗ mà thấy ngoài muôn dặm”, vừa thỏa mãn tâmlý hoài cổ, đối chiếu những điều mắt thấy tai nghe hôm nay với câu chuyện một trămnăm trước. Nhìn rộng ra, giới nghiên cứu và các nhà quản lý sẽ có điều kiện khôi phục,chỉnh trang, tôn tạo lại di tích, cảnh quan theo nguyên mẫu đã được thế hệ cha anh ghichép lại; các nhà tổ chức và hướng dẫn viên các tour du lịch cũng nhờ các trang du kýmà có thêm sự hiểu biết, góp phần phục vụ du khách ngày càng hiệu quả hơn.______________(1)Tham khảo Nguyễn Hữu Sơn: Thể tài du ký trên Tạp chí Nam Phong. Nghiên cứu Vănhọc, số 4-2007, tr.21-38.(2)Tùng Vân: Du Ngọc Tân ký. Nam Phong, số 57, tháng 3-1922; Tuyển in trong Du kýViệt Nam – Tạp chí Nam Phong, 1917-1934, Tập III (Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, giớithiệu). NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2007, tr.322…(3)Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục: Du Tử Trầm sơn ký. Nam Phong, số 59, tháng 5-1922).Tuyển in trong Du ký Việt Nam – Tạp chí Nam Phong, 1917-1934, Tập I (NguyễnHữu Sơn sưu tầm, giới thiệu). NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2007, tr.365…(4)Tùng Vân: Bài ký chơi Cổ Loa. Nam Phong, số 87, tháng 9-1924; Du Tử Trầm sơn ký.Nam Phong, số 59, tháng 5-1922). Tuyển in trong Du ký Việt Nam – Tạp chí NamPhong, 1917-1934, Tập I. Sđd, tr.491…(5)Tùng Vân: Cuộc đi chơi Sài Sơn. Nam Phong, số 93, tháng 3-1925; Tuyển in trong Duký Việt Nam – Tạp chí Nam Phong, 1917-1934, Tập III. Sđd, tr.104-138.(6)Nguyễn Tiến Lãng: Lại tới thần kinh. Nam phong, số 200+204, tháng 7+9-1934). Tuyểnin trong Du ký Việt Nam – Tạp chí Nam Phong, 1917-1934, Tập III. Sđd, tr.104-138.(7)Đào Hùng: Thăm cửa biển Thị Nại, lên núi Hoành Sơn, viếng mộ Tây Sơn. Phụ nữ tânvăn, số 73, ra ngày 2-10-1930, tr.9-12.(8)Thượng Chi: Trẩy chùa Hương. Nam phong, số 23, tháng 5-1919; Tuyển in trong Du kýViệt Nam – Tạp chí Nam Phong, 1917-1934, Tập III. Sđd, tr.80-101.(9)Mẫu Sơn Mục N.X.H: Lược ký đi đường bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn. Nam Phong, số 129,tháng 5-1928. Tuyển in trong Du ký Việt Nam – Tạp chí Nam Phong, 1917-1934, TậpIII. Sđd, tr.31-32...(10)Huỳnh Thị Bảo Hòa: Banà du ký. Tạp chí Nam Phong, số 163, tháng 6-1931; Tuyển introng Du ký Việt Nam – Tạp chí Nam Phong, 1917-1934, Tập II (Nguyễn Hữu Sơnsưu tầm, giới thiệu). NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2007, tr.50…202


(11)Nguyễn Trọng Thuật: Nam du đến Ngũ Hành Sơn. Nam Phong, số 184-<strong>185</strong>, tháng 5+6-1933. Tuyển in trong Du ký Việt Nam – Tạp chí Nam Phong, 1917-1934, Tập III.Sđd, tr.178-223.(12) Thượng Chi: Cùng các phái viên Nam kỳ. Nam phong, số 32, tháng 2-1920, tr.126.(13)Thái Phong Vũ Khắc Tiệp: Hành trình mạn ngược từ Cao Bằng xuống Phú Thọ. Tạpchí Nam Phong, số 44, tháng 2- 1921, tr. 136-142; Tuyển in trong Du ký Việt Nam –Tạp chí Nam Phong, 1917-1934, Tập I. Sđd, tr.276-277…(14) Phạm Quỳnh: Một tháng ở Nam Kỳ. Tạp chí Nam phong, số 17, tháng 11-1918 và số19+ 20-1919; Tuyển in trong Du ký Việt Nam - Tạp chí Nam phong, 1917-1934, TậpII. Sđd, tr.158...(15)Đông Hồ và Nguyễn Văn Kiểm: Cảnh vật Hà Tiên. Nam phong, số 150, tháng 5-1930, tr.145...(16)Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng: Hà Nội ngày nay không như Hà Nội dưới mắt nhàhọc giả Trương Vĩnh Ký. Tri tân, số 4, tháng 6-1941; Tuyển in trong Tạp chí Tri tân(1941-1945) – Truyện và ký (Lại Nguyên Ân và Nguyễn Hữu Sơn sưu tập). Nxb. HộiNhà văn, H., 2000, tr.31-32.203

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!