31.07.2015 Views

ðối chiếu ngữ nghĩa từ ðịa phương với từ toàn dân: một ... - Trang chủ

ðối chiếu ngữ nghĩa từ ðịa phương với từ toàn dân: một ... - Trang chủ

ðối chiếu ngữ nghĩa từ ðịa phương với từ toàn dân: một ... - Trang chủ

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA TỪ ĐỊA PHƯƠNG VỚI TỪ TOÀN DÂN: MỘTTRỌNG TÂM, MỘT HƯỚNG CẦN ĐÀO SÂU KHẢO SÁT TRONGNGHIÊN CỨU PHƯƠNG NGỮHoàng Trọng Canh 11. Trải qua một chặng đường dài phát triển, phạm vi, bình diện, nội dung nghiên cứu và ứngdụng của ngôn ngữ học đối chiếu càng ngày càng mở rộng, bắt nhịp với sự phát triển của ngônngữ học hiện đại. Ngôn ngữ học đối chiếu không chỉ nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ ở bình diệncấu trúc hệ thống mà còn về giao tiếp, gắn với những nhân tố văn hóa – dân tộc –xã hội. Tácđộng và hệ quả của phương pháp nghiên cứu đối chiếu là rất rộng lớn, không dừng lại ở đích chỉra các đặc điểm giống nhau, nhấn mạnh điểm khác nhau giữa các ngôn ngữ mà còn được ứngdụng vào thực tiễn dạy – học ngoại ngữ. Cũng vậy, mặc dù đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữhọc đối chiếu là từ hai ngôn ngữ trở lên xét về đồng đại, còn phương ngữ và ngôn ngữ dân tộckhông phải là hai ngôn ngữ nhưng phương pháp của chuyên ngành ngôn ngữ học này lại có thểáp dụng để nghiên cứu phương ngữ của một ngôn ngữ.Phương ngữ là hệ thống biến thể của ngôn ngữ dân tộc nên nghiên cứu phương ngữ phảiluôn đặt đối tượng trong sự so sánh đối chiếu với ngôn ngữ toàn dân về mặt lịch đại cũng nhưmặt đồng đại. Ở một mức độ nhất định, có thể vận dụng phương pháp so sánh lịch sử để nghiêncứu phương ngữ, chỉ ra quy luật biến đổi ngữ âm trong lịch sử của ngôn ngữ dân tộc, xác định lainguyên của các đơn vị ngữ âm,… và cũng có thể vận dụng phương pháp nghiên cứu đối chiếu đểnghiên cứu đối chiếu các nội dung của phương ngữ trong sự đối sánh với ngôn ngữ toàn dân, chỉra những điểm tương đồng, và khác biệt giữa chúng. Vì thế có thể nói, nghiên cứu đối chiếuphương ngữ là một dạng nghiên cứu đối chiếu đặc biệt. Sự đối chiếu so sánh giữa phương ngữ vàngôn ngữ toàn dân có thể tiến hành trên các phương diện về cấu trúc nhưng cũng có thể về ngữdụng – giao tiếp. Bài viết của chúng tôi đối chiếu so sánh ngữ nghĩa của từ phương ngữ với từcủa ngôn ngữ toàn dân.Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa của từ địa phương với từ toàn dân là yêu cầu có tínhkhách quan đối với nghiên cứu phương ngữ và là một trọng tâm với nhiều hữu ích. Song nghiêncứu đối chiếu ngữ nghĩa của phương ngữ không giống như các đối chiếu ngôn ngữ khác mà cónét đặc thù; bởi đây là đối chiếu từ giữa hai hệ thống (phương ngữ và toàn dân) nhưng là trongmột ngôn ngữ. Cho nên, tuy mục đích đối chiếu cũng là chỉ ra điểm giống và khác về ngữ nghĩanhưng vì cùng nằm trong một ngôn ngữ, chung một mã (code) nên điểm giống nhau về nghĩagiữa từ địa phương và từ toàn dân là đại thể vì thế những điểm khác nhau sẽ không nhiều và rấtkhó phát hiện. Song đấy chính là điểm khác nhau tinh tế giúp ta lý giải vai trò, sức sống của từđịa phương về mặt hành chức và những vấn đề đặt ra đối với việc thu thập, giải thích nghĩa từ địaphương trong từ điển ngôn ngữ dân tộc và vấn đề chuẩn hóa, giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ.2. Điểm qua các công trình chủ yếu nghiên cứu về phương ngữ tiếng Việt, có thể thấy, chuyênkhảo của Trần Thị Ngọc Lang về Phương ngữ Nam Bộ: những khác biệt về từ vựng – ngữ nghĩaso với phương ngữ Bắc Bộ [9] và chuyên khảo của chúng tôi về Từ địa phương Nghệ Tĩnh: vềmột khía cạnh ngôn ngữ - văn hóa [1] là chú ý nhiều đến ngữ nghĩa của từ địa phương thì cácnghiên cứu khác về phương ngữ tiếng Việt từ trước đến nay, ngoài một số bài viết bàn về phân1PGS.TS, Đại học VinhEmail: hoangtrongcanh@gmail.com


loại các vùng phương ngữ, phần nhiều là tập trung miêu tả ngữ âm [3; 5; 6; 7; 10; 16;…]. Đốichiếu ngữ nghĩa của từ địa phương chưa được chú ý nhiều cũng do nhiều nguyên nhân. Thực tếcho thấy, xét về đồng đại, sự khác biệt chủ yếu và dễ thấy nhất, có tính chất trên bề mặt, giữaphương ngữ với ngôn ngữ toàn dân là về ngữ âm. Nếu như sự khác nhau biểu hiện ở ngữ âm, ítnhiều có tính chất tường minh, dễ thấy thì sự khác nhau về ngữ nghĩa của từ phương ngữ là ở bềsâu, không hiện hữu, rất khó nắm bắt. Đây có lẽ cũng là một nguyên nhân làm cho ngữ nghĩa củatừ địa phương ít được đào sâu. “Đối chiếu ngữ nghĩa là một nội dung lí thú nhất, nhưng khó nhấtbởi nghĩa của từ là một vấn đề phức tạp, trừu tượng,… là tổng hợp của nhận thức thế giới kháchquan…” [8, 6] của một cộng đồng, gắn với tư duy văn hóa, tâm lý – xã hội của người dùng.Cũng là đối chiếu ngữ nghĩa nhưng đối chiếu ngữ nghĩa của từ địa phương với từ toàn dân khóxác lập kiểu loại tương đương, tương ứng một cách hệ thống như đối chiếu ngữ nghĩa giữa cácngôn ngữ. Đối chiếu nghĩa từ địa phương còn có cái khó nữa, nếu không phải là người sinh ralớn lên có thói quen sử dụng từ ngữ địa phương trong vùng phương ngữ đó thì khó cảm nhậnđược những nét khác biệt tinh tế của từ. Cho nên có thể nói, đối chiếu nghĩa của từ địa phươngcó nét đặc thù.3. Về đối tượng, phạm vi đối chiếu ngữ nghĩa từ địa phương là đối chiếu trên những lớp loại,phạm vi, phương diện nào? Vấn đề thoảng nhìn thì có thể trả lời không khó nhưng đi vào thực tếđối chiếu ngữ nghĩa từ địa phương mới thấy phức tạp. Tính phức tạp của đối chiếu ngữ nghĩa từđịa phương trước hết là do thuộc tính của đối tượng. Phương ngữ là hệ thống biến thể của ngônngữ toàn dân nhưng nếu như sự biến đổi ngữ âm của phương ngữ là có tính hệ thống mang tínhquy luật thì sự biến đổi từ vựng ngữ nghĩa lại không tạo thành lớp loại rõ ràng. Người ta có thểlập thành hệ thống các dãy tương ứng ngữ âm (về âm đầu, âm cuối, vần, thanh điệu) giữaphương ngữ với ngôn ngữ toàn dân nhưng về nghĩa lại không thể tiến hành như vậy. Như đã nói,nói tới nghĩa là nói tới cái thuộc tinh thần, liên quan tới các nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ nhưnhận thức, tâm lý, văn hóa, thói quen xã hội của cộng đồng ngôn ngữ. Nói như vậy không phải làkhông thể xác định đối tượng và phạm vi đối chiếu từ vựng - ngữ nghĩa. Theo chúng tôi, đặt từđịa phương trong sự đối sánh với từ toàn dân về âm và nghĩa, có thể có hai cấp độ và mức độphạm vi đối chiếu ngữ nghĩa từ địa phương. Đối chiếu nghĩa của từ địa phương với từ toàn dântheo các lớp loại và đối chiếu nghĩa của từ địa phương với từ toàn dân theo từng đơn vị tách rời.Cũng nhằm chỉ ra điểm giống và điểm khác biệt giữa từ địa phương và từ toàn dân nhưng haicách đối chiếu vừa nêu có mục đích và cách thức tiến hành riêng.3.1. Đối chiếu ngữ nghĩa từ địa phương theo các lớp loạiĐối chiếu ngữ nghĩa từ địa phương với từ toàn dân là đối chiếu từ vựng – ngữ nghĩa. Chonên, về lý thuyết, có thể đối chiếu ngữ nghĩa từ địa phương theo các lớp loại khác nhau tùy theotiêu chí tập hợp các lớp, nhóm từ vựng đó. Có thể đối chiếu ngữ nghĩa của từ theo nhóm phạm vibiểu nghĩa, theo trường từ vựng ngữ nghĩa, theo quan hệ ngữ nghĩa (đa nghĩa, đồng nghĩa, tráinghĩa,…), theo loại cấu tạo,… Đỗ Hữu Châu, trong Giáo trình Việt ngữ - tập II (Từ hội học)(1961), chia từ địa phương thành 4 loại, về sau trong giáo trình Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt(1981), ông lại gộp thành 3 loại (a) Những đơn vị từ vựng chỉ những hiện tượng, những sựvật…trong đời sống bình thường. b) Những đơn vị từ vựng có ý nghĩa khác nhau nhiều hay ítkèm theo sự khác nhau về ngữ âm nhiều hay ít. c) Các từ địa phương có hình thức ngữ âm khácnhau nhưng nghĩa có bộ phận giống nhau, có bộ phận khác nhau). Về cách phân loại, như Giáosư nói: “Trên đây là những loại từ địa phương chính do đối chiếu từng từ một riêng rẽ mà thấy”[2, 262]. Một cách làm khác, đối lập từ địa phương và từ toàn dân về âm và nghĩa có thể đốichiếu ngữ nghĩa từ địa phương theo các lớp loại từ vựng. Theo cách làm này, trong giáo trình Từ


vựng học tiếng Việt (1998), Nguyễn Thiện Giáp chia từ địa phương thành 2 loại lớn: 1) Từ địaphương không có sự đối lập với từ vựng toàn dân. 2) Từ vựng địa phương có sự đối lập với từvựng toàn dân. Căn cứ vào hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của chúng, ông chia loại thứ hai thành 2loại nhỏ là: a) Từ ngữ địa phương đối lập về mặt ý nghĩa, và b) Từ ngữ địa phương có sự đối lậpvề ngữ âm [4, 257 - 259 ]. Trần Thị Ngọc Lang hướng tới sự phân chia triệt để, rạch ròi nên tuycũng dựa vào âm và nghĩa nhưng mỗi mặt như thế tác giả lại căn cứ vào 3 tiêu chí cụ thể hơn(khác âm/nghĩa, gần âm/nghĩa, giống âm/nghĩa), nên đã phân từ địa phương thành 8 kiểu: Kiểu I:Những từ khác âm khác nghĩa; Kiểu II: Hai từ khác âm nhưng gần nghĩa; Kiểu III: Hai từ khácâm nhưng đồng nghĩa; Kiểu IV: Hai từ gần âm nhưng khác nghĩa; Kiểu V: Hai từ gần âm và gầnnghĩa; Kiểu VI: Một trong hai từ là biến thể ngữ âm của từ kia; Kiểu VII: Hai từ đồng âm khácnghĩa; Kiểu VIII: Hai từ giống âm nhưng chỉ gần nghĩa [9]. Tác giả đã chia từ địa phương thànhcác loại nhỏ như vậy nên có thể giúp nghiên cứu nghĩa của từ địa phương thành hệ thống hơn.Song, do không phân biệt hiện tượng biến thể ngữ âm của từ (tạo ra các từ có sự tương ứng ngữâm) với các hiện tượng các từ gần âm, khác âm (không do biến thể ngữ âm theo quy luật, giữachúng không có quan hệ ngữ âm) cũng như không có sự phân định khái niệm gần nghĩa, đồngnghĩa, khác nghĩa nên nhiều lớp từ tác giả phân loại cũng như các từ được tác giả chọn phân tíchtrong chuyên khảo làm cho người đọc thấy chúng chồng xếp vào nhau. Ví dụ, nếu xét về âm vànghĩa thì các từ tác giả dẫn ra như vào và vô (kiểu II: khác âm, gần nghĩa), kính và kiếng (kiểuIV: gần âm, khác nghĩa), bìa và rìa, hoãn và hưỡn (kiểu V: gần âm, gần nghĩa), chánh và chính(kiểu VI: biến thể ngữ âm),… thực chất, về âm, các cặp từ trên có quan hệ tương ứng ngữ âm vìchúng là biến thể ngữ âm của nhau; về nghĩa, trừ chánh và chính, có sự phân li về nghĩa chưacao (chánh/ chính văn phòng) thì các cặp từ kiểu II, IV, V đều vừa có nét đồng nhất vừa có nétkhác biệt về nghĩa.Cũng dựa vào sự đối lập về âm và nghĩa giữa từ địa phương với từ toàn dân nhưng về âm,chúng tôi cố gắng phân biệt hiện tượng các từ là biến thể ngữ âm có quan hệ tương ứng và hiệntượng các từ không có quan hệ tương ứng ngữ âm. Về nghĩa, căn cứ theo tính đồng nhất và khácbiệt về nghĩa và dựa theo mức độ tương đồng về nghĩa giữa các từ có tương ứng ngữ âm haykhông có quan hệ ngữ âm, mặt khác còn dựa vào phạm vi biểu nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩacủa từ đa nghĩa, kết hợp với các tiêu chí ngữ âm, chúng tôi chia từ địa phương thành 6 kiểu loại.Kiểu 1: Những từ vừa có sự tương ứng về âm vừa có sự tương đồng về nghĩa. Ví dụ: lặt –nhặt, nác – nước, lả - lửa. Các từ địa phương kiểu này được tạo ra là do kết quả biến đổi ngữ âmcủa từ tiếng Việt nên giữa từ địa phương và từ toàn dân có quan hệ tương ứng ngữ âm; về nghĩa,giữa chúng căn bản có sự đồng nhất, sự khác biệt chỉ là ở sắc thái nghĩa mới, nghĩa bóng lâmthời, hay sắc thái văn chương, do khả năng kết hợp và ngữ cảnh dùng của từ toàn dân rộng hơn.Kiểu 2: Những từ có sự tương ứng về ngữ âm và có biến đổi ít nhiều về nghĩa. Lớp từđịa phương thuộc kiểu này cũng là kết quả biến đổi ngữ âm của từ tiếng Việt như lớp từ kiểu 1,giữa từ địa phương và từ toàn dân có quan hệ tương ứng ngữ âm; song về nghĩa, bên cạnh nghĩađồng nhất, giữa từ địa phương và toàn dân khác nhau trên những nghĩa nhất định. Ví dụ, lanhtrong phương ngữ Nghệ Tĩnh, ngoài nghĩa như nhanh còn có thêm nghĩa “siêng năng, chăm chỉ”;gấy trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, ngoài nghĩa như gái (người thuộc nữ tính) còn có nghĩa “vợ”;ló ngoài nghĩa như lúa (chỉ cây) còn có nghĩa chỉ thóc (hạt). Bên cạnh mặt đồng nhất, giữa từ địaphương và từ toàn dân có sự khác biệt nghĩa như vậy, có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng theochúng tôi, nguyên nhân chính là do sự phát triển nghĩa của từ. Từ được dùng trong hai hệ thốngkhác nhau, nằm trong sự đối lập từ vựng không như nhau, thói quen sử dụng và liên tưởngchuyển nghĩa với từng từ có thể khác nhau, dẫn tới sự chuyển nghĩa khác nhau, nên giữa các từcó sự phân li về nghĩa.


Kiểu 3: Những từ cùng âm nhưng có thay đổi ít nhiều về nghĩa. Đây là kiểu loại từ vừađược dùng trong ngôn ngữ toàn dân vừa được dùng trong phương ngữ nhưng khi dùng trongphương ngữ, ngoài nghĩa dùng như trong ngôn ngữ toàn dân, từ còn có nghĩa khác. Tạo nênnghĩa khác so với từ dùng trong ngôn ngữ toàn dân có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng theochúng tôi, chủ yếu là do sự phát triển nghĩa của từ; ngoài ra có thể là do thói quen, quan niệm xãhội, văn hóa của từng vùng; do từ địa phương lưu giữa nghĩa cũ, nghĩa cổ của tiếng Việt; do từnằm trong thế đối lập giữa các từ trong hai hệ thống khác nhau nên vì thế mà có sự phân côngnghĩa khác nhau,…Ví dụ: nóng dùng trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, ngoài những nghĩa dùng nhưtrong ngôn ngữ toàn dân còn có thêm nghĩa “có nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường”.Nghĩa phái sinh này được chuyển nghĩa từ nghĩa gốc của từ, dựa trên nét tương đồng: “có nhiệtđộ cao hơn mức bình thường” (với nhiệt độ cơ thể người hoặc nhiệt độ thời tiết). Với nghĩa đó,khi dùng trong phương ngữ, nóng có nghĩa như từ sốt trong ngôn ngữ toàn dân. Tương tự, từđâm khi được dùng trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, ngoài những nghĩa như dùng trong ngôn ngữtoàn dân còn có thêm nghĩa ứng với từ giã (đâu gấu – giã gạo).Ngoài những từ khi dùng trong phương ngữ có những nghĩa khác từ dùng trong ngôn ngữtoàn dân, do chuyển nghĩa như trên, trong kiểu loại III còn có tiểu nhóm từ vừa được dùng trongngôn ngữ toàn dân vừa dùng trong phương ngữ nhưng khi dùng trong phương ngữ, phạm vi biểubiểu vật (rộng /hẹp) của từ không giống như trong ngôn ngữ toàn dân. Số lượng từ thuộc tiểunhóm này khá nhiều, ví dụ, ngáy trong ngôn ngữ toàn dân là “thở ra thành tiếng trong khi ngủ”thì ngáy dùng trong phương ngữ là “ngủ” nói chung; nghĩa của dì trong ngôn ngữ toàn dân là“em gái mẹ”, dì trong phương ngữ Nghệ Tĩnh và phương ngữ Nam Bộ có nghĩa rộng hơn, chỉ“chị và em gái của mẹ” v.v…Kiểu 4: Những từ giống âm nhưng khác nghĩa. Đây là lớp từ đồng âm giữa từ địa phươngvới từ toàn dân cho nên sự khác nhau về nghĩa giữa chúng là đương nhiên. Phần lớn các từ địaphương đồng âm với từ toàn dân là do giống nhau ngẫu nhiên về âm; ví dụ, răng trong phươngngữ là đại từ nghi vấn có nghĩa như “sao”, còn răng trong ngôn ngữ toàn dân là danh từ có nghĩachỉ “phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn”.Có một số lượng từ đồng âm đáng kể, thế kỷ XVII về trước vốn là từ toàn dân (có mặttrong các từ điển như Từ điển Annam - Lusitan - Latinh (1651)), nay chỉ được dùng trongphương ngữ nên chúng đồng âm với từ toàn dân. Ví dụ các từ: ác (quạ) đồng âm với ác (gâyhoặc thích gây đâu khổ tai họa cho người khác) trong ngôn ngữ toàn dân, báng (húc bằng sừng)đồng âm với báng (bộ phận của súng) trong ngôn ngữ toàn dân; mô (đâu, nào) đồng âm với mô(khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh) trong ngôn ngữ toàn dân; chi (gì) đồng âmvới chi (bỏ tiền ra dùng vào việc gì đó) trong ngôn ngữ toàn dân; bức (vội) đồng âm với bức (vậthình tấm) trong ngôn ngữ toàn dân v.v.… Đáng chú ý, trong phương ngữ có một số từ đồng âmcùng gốc với từ toàn dân được tạo ra là do từ toàn dân được dùng trong phương ngữ có sự pháttriển nghĩa tới giới hạn, quan hệ nghĩa giữa các nghĩa bị mờ, đứt đoạn, từ tách thành hai từ đồngâm với nhau. Ví dụ, ngao ngán trong phương ngữ Nghệ Tĩnh có nghĩa chung như từ ngao ngántrong ngôn ngữ toàn dân, là “chán nản cao độ, không còn thấy thích thú gì nữa” nhưng hiện nayở phương ngữ, ngao ngán còn có nghĩa là “nhiều, đầy rẫy”. Với hai nghĩa đó ngao ngán đã táchthành hai từ đồng âm với nhau.Kiểu 5: Những từ khác âm nhưng tương đồng về nghĩa. Thuộc kiểu loại từ này là nhữngtừ ở phương ngữ và từ trong ngôn ngữ toàn dân tuy không có quan hệ tương ứng ngữ âm như từkiểu (1) và kiểu (2) nhưng lại tương đồng về nghĩa với nhau. Nói cách khác, đây là kiểu từ đồngnghĩa mà từ trong hai hệ thống là những tên gọi khác nhau về cùng một sự vật, khái niệm. Lớp từđồng nghĩa trong phương ngữ được tạo ra do nhiều nguyên nhân nên cũng có thể chia làm nhiều


tiểu nhóm. Chẳng hạn, có những từ do phương ngữ lưu dùng từ cổ, từ cũ tiếng Việt nên trở thànhđồng nghĩa với từ toàn dân. Ví dụ: cươi (gươi) – sân, mần – làm, mun – tro,… Có những từ đồngnghĩa được tạo nên do phương ngữ sử dụng một trong hai yếu tố trong từ ghép hợp nghĩa tiếngViệt. Ví dụ: nhởi – chơi, nhơ – nhớp, nhìn – ngó, sụp – đổ, mốc – meo, lười – nhác,… Có nhữngtừ đồng nghĩa được tạo ra do từ địa phương và từ toàn dân khác nhau về phương thức định danh,phản ánh sự chia cắt thực tại khác nhau. Ví dụ: bánh khô, bánh tráng – bánh đa, cay mọi (nhỏ) –cay chỉ thiên, mít ướt- mít mật, mít dai – mít ráo,... Mức độ đồng nhất và khác biệt về nghĩa giữacác từ cũng như các nhóm từ là không như nhau. Vì thế, khi phân tích từ phương ngữ trong sựđối lập đồng nghĩa với từ toàn dân, cần phải đi đến chỉ ra những nét khác biệt về nghĩa giữachúng.Kiểu 6: Những từ khác âm khác nghĩa. Đây là kiểu từ trong phương ngữ chỉ sản vật, lịchsử, phong tục tập quán riêng của vùng phương ngữ nên không có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữtoàn dân. Ví dụ: cu đơ (một loại kẹo lạc có bánh đa ở mặt ngoài), chẻo (một loại thức ăn đượclàm từ lạc, mắm tôm, gia vị), tắt (một giống quýt, quả nhỏ) trong phương ngữ Nghệ Tĩnh; chômchôm, măng cụt, sầu riêng, bánh xèo,… trong phương ngữ Nam Bộ. Kiểu loại từ này nếu đượcdùng phổ biến thì gia nhập vào vốn từ toàn dân.3.2. Đối chiếu ngữ nghĩa giữa từ địa phương với từ toàn dân theo nghĩa từng từQua 6 kiểu loại từ nêu trên, chúng ta thấy, để tiến hành đối chiếu ngữ nghĩa từ vựngphương ngữ một cách hệ thống nhằm chỉ ra được các đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa thì phải đốichiếu theo từng lớp loại từ dựa trên kết quả phân loại từ địa phương rạch ròi. Song như đã thấy,việc phân loại từ địa phương như vậy cũng chỉ là dừng lại trên bình diện khái quát, rất khó triệtđể, do vậy muốn chỉ ra được sự khác nhau về nghĩa giữ các từ một cách cụ thể, tinh tế thì đồngthời phải kết hợp đối chiếu nghĩa trên từng từ. Bởi như đã nói, nghĩa của từ là một hiện tượngphức tạp, trong từng tình huống giao tiếp, nghĩa của từ biểu hiện thường rất khác nhau. Hơn nữa,từ địa phương vừa có quan hệ trong nội bộ vốn từ phương ngữ lại vừa chịu sự tác động của vốntừ toàn dân nên nhiều khi sự phát triển biến đổi ngữ nghĩa của các từ tương ứng trong hai hệthống cũng không song hành. Mặt khác, việc sử dụng ngôn ngữ là thói quen tâm lí và tác độngcủa văn hóa cộng đồng, gắn với từng môi trường giao tiếp cụ thể nên việc phân tích nghĩa của từđịa phương được tiến hành nếu chỉ dừng lại trên bình diện khái quát, thuần ngôn ngữ học, nếukhông chú ý cả những nhân tố ngoài cấu trúc thì không dễ phân biệt được sự khác nhau tinh tếnghĩa của các từ. Do vậy, theo chúng tôi, nghiên cứu ngữ nghĩa từ địa phương, ngoài cách đốichiếu ngữ nghĩa với từ toàn dân theo các lớp loại có tính hệ thống như trên còn phải có thao táckết hợp đối chiếu ngữ nghĩa từng từ cụ thể. Chẳng hạn, khi đối chiếu nghĩa của từ năn nỉ thuộckiểu loại từ 3 nói trên (cùng một từ nhưng dùng ở phương ngữ và trong ngôn ngữ toàn dân cónhững nghĩa khác), trong ngôn ngữ toàn dân có nghĩa là “nói khẩn khoản để nài xin” [11, 639],trong phương ngữ Nam Bộ có nghĩa là “xin” [9, 43], không có sắc thái nài nì, van xin. Khi đốichiếu nghĩa của từ dì và cậu dùng trong phương ngữ Bắc Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ,không chỉ dừng lại ở chỗ chỉ ra dì và cậu có nghĩa rộng hơn dì và cậu dùng trong ngôn ngữ toàndân về phạm vi biểu vật, như đã phân tích ở trên mà còn phải thấy sự khác nhau về nghĩa đó đãphản ánh sự khác nhau trong văn hóa ứng xử đối với gia đình, họ tộc. So sánh nghĩa của từ dạtrong phương ngữ Nghệ Tĩnh với dạ trong ngôn ngữ toàn dân, nếu ở ngôn ngữ toàn dân, dạ làtiếng đáp lại lời gọi (gọi dạ bảo vâng) thì ở phương ngữ Nghệ Tĩnh, ngoài nghĩa này, dạ còn cónghĩa như vâng. Sự khác biệt này không phải là ngẫu nhiên mà nó phản ánh sự phân biệt sắc tháibiểu cảm giữa dạ và vâng. Đối với người Nghệ Tĩnh, nếu dùng vâng để đáp lại lời của người caotuổi thì họ cảm nhận là vô lễ, không thiện cảm. Trong trường hợp này phải dùng dạ thì mới thểhiện được sắc thái tôn trọng, lễ phép. Có thể phân tích thêm một số từ thuộc tiểu loại từ khác.


Ví dụ: so sánh nghĩa của từ nhậu và ăn; đối với người Nam Bộ đã là nhậu thì không phảilà ăn bình thường mà ăn nặng về uống (rượu, bia), uống với nhau (nhiều ngườì), thân mật, thântình [15 ,912]. Tương tự, nếu hiểu miệt theo Từ điển tiếng Việt là “vùng, miền không lớn lắm”[11, 611] thì chưa hết nghĩa của miệt; bởi trong phương ngữ Nam Bộ, miệt còn có nghĩa “miền,vùng nào đó ở nông thôn”. Do có nghĩa như vậy nên từ phái sinh miệt vườn, ngoài nghĩa chỉvùng cao ráo ở nông thôn có vườn cây ăn quả, còn được dùng với nghĩa “chỉ chung vùng quê,thiếu văn minh, thiếu sự hiểu biết, từ dùng có hàm ý coi thường, khinh miệt” [15, 828], tương tựnhư từ quê dùng trong ngôn ngữ toàn dân với nghĩa “có tính chất quá mộc mạc, kém vẻ thanhlịch [11,781].4. Trên đây bài viết đã chỉ ra sự khác nhau giữa từ địa phương và từ toàn dân về ngữ nghĩa thểhiện với những mức độ khác nhau, theo các lớp từ vựng và trên những từ cụ thể. Nếu như đốichiếu ngữ nghĩa trên các lớp loại từ vựng cho ta thấy sự khác biệt ngữ nghĩa là có tính chấtchung, khái quát thì sự đối chiếu, so sánh ngữ nghĩa của từng từ giúp ta nhận ra sự khác biệtnghĩa tinh tế, nhận cảm được các sắc thái biểu cảm, văn hóa – xã hội của vùng miền phản ánhtrong nghĩa của từ. Sự khác nhau về nghĩa của các loại từ địa phương như vậy, ngoài nguyênnhân ngôn ngữ học, ít nhiều còn có thể vì yếu tố tâm lí, văn hóa – xã hội đã tác động, tạo thànhthói quen, tâm thức khác nhau đối với cộng đồng cư dân sử dụng từ ngữ.Bên cạnh sự khác nhau về nghĩa tinh tế, giữa các từ có thể còn có sự phân biệt về biểucảm, thái độ đánh giá, sắc thái văn hóa, những nét đã hằn sâu trong tâm thức người dùng. Điềuđó giải thích vì sao nhiều từ địa phương cứ tồn tại, song hành bên từ toàn dân. Cho nên, côngviệc chuẩn hóa phát âm đã khó, chuẩn hóa đối với việc dùng từ địa phương còn khó hơn nhiều.Các từ địa phương có sự phân biệt tinh tế về nghĩa, biểu cảm so với từ toàn dân như vậy, nếuđược thu thập vào từ điển tiếng Việt với sự chú giải đầy đủ, theo thiển nghĩ của chúng tôi, điềuđó rất hữu ích.Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa của từ địa phương với từ toàn dân cho ta thấy sự khácbiệt giữa phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân có tính bề sâu, phức tạp, khó thấy. Bên cạnh cácnghiên cứu trên bình diện ngữ âm, ngữ pháp, cần nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ địa phươngđể làm cho bức tranh phương ngữ hiện lên đầy đủ, toàn diện hơn. Có thể xem nghiên cứu đốichiếu ngữ nghĩa từ địa phương với từ toàn dân như là một dạng đối chiếu đặc thù và là một trongtâm của nghiên cứu phương ngữ.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hoàng Trọng Canh (2009), Từ địa phương Nghệ Tĩnh - về một khía cạnh ngôn ngữ - vănhóa, Nxb KHXH.2. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD.3. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội.4. Nguyễn Thiện Giáp (tái bản lần 1,1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb GD.5. Phạm Văn Hảo (1999), “Thử xem xét các phương ngữ Việt theo lí thuyết “Làn sóng ngônngữ””, Ngữ học trẻ 99, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb Nghệ An, tr. 34 – 36.6. Cao Xuân Hạo (1998), “Số phận các vần có nguyên âm hẹp qua các phương ngữ lớn củaViệt Nam”, Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb GD, tr.116 –119.


7. Haudricourt (1991), “Vị trí của tiếng Việt trong các ngôn ngữ Đông Nam Á”, Ngôn ngữ,số 1, tr.19 – 22.8. Nguyễn Văn Khang (2010), “Đối chiếu Hán –Việt: Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn”,Ngôn ngữ & đời sống, số 10, tr.1 – 11.9. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ - những khác biệt về từ vựng – ngữnghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ, Nxb KHXH.10. Nguyễn Văn Nguyên (2002), Miêu tả đặc trưng ngữ âm phương ngữ Nghệ Tĩnh, Luận ánTiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh.11. Hoàng Phê (chủ biên) (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb KHXH – TTTĐ H.12. A. de. Rhodes (1991), Từ điển An Nam – Lusitan – Latinh (thường gọi là Từ điển Việt –Bồ - La), Nxb KHXH (Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính dịch).13. Trương Văn Sinh (1976), “Điểm qua tình hình nghiên cứu phương ngôn tiếng Việt trongthời gian qua”, Ngôn ngữ, số 3, tr. 52 – 60.14. Lê Quang Thiêm (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học & Trung họcchuyên nghiệp.15. Huỳnh Công Tín (2007), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, Nxb KHXH.16. Võ Xuân <strong>Trang</strong> (1997), Phương ngữ Bình Trị Thiên, Nxb KHXH.SUMMARYSemantic contrast of dialect words with common words:A focus, a direction need deep survey in dialect researchHoang Trong CanhUniversity of VinhArticle highlights the role and the need for semantic contrast of dialect words to indicate thedifference between dialect and common language and explain the existence of dialect. The vastdifference in semantics between dialect words and common words is complicated. It iscomplicated because of multiple levels and many reasons. Therefore, we should contrast thesemantic content of dialect words according to classes in combination with the meaning of eachword and paying attention to linguistic factors as well as cultural- social factors.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!