31.07.2015 Views

MỘT SỐ ÐẶ C ÐIỂM TIÊU BIỂU VỀ LÀNG VÀ QUAN HỆ ... - Trang chủ

MỘT SỐ ÐẶ C ÐIỂM TIÊU BIỂU VỀ LÀNG VÀ QUAN HỆ ... - Trang chủ

MỘT SỐ ÐẶ C ÐIỂM TIÊU BIỂU VỀ LÀNG VÀ QUAN HỆ ... - Trang chủ

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Nam luôn có khả năng tự điều chỉnh với tính "đàn hồi" cao (6) và không phải sớm đương đầuvới tình trạng khủng hoảng do thiếu hụt đất đai như Nhật Bản.2. Là một nước nông nghiệp, trong suốt diễn trình lịch sử, ruộng đất và quyền sở hữuruộng đất ở Nhật Bản bao giờ cũng là vấn đề kinh tế, chính trị cốt yếu nhất. Thời trung đại,do xung đột về quyền sở hữu ruộng đất mà ở Nhật Bản đã hình thành nên chế độ kinh tếshoen (trang viên) tồn tại trên 7 thế kỷ. Sự xuất hiện của đẳng cấp samurai và quá trình vươnlên giành địa vị thống trị của đẳng cấp này suy cho đến cùng cũng là hệ quả của quá trình đấutranh gay gắt về quyền sở hữu ruộng đất (7) . Cũng là do vấn đề ruộng đất mà giữa các tậpđoàn võ sĩ (bushidan) và rồi giữa các lãnh chúa (daimyo) phong kiến cát cứ đã gây nên cuộcchiến tranh tiêu diệt lẫn nhau kéo dài hơn 100 năm. Nhưng đến cuối thế kỷ XVI, OdaNobunaga (1534 - 1582) và Toyotomi Hideyoshi (1536 - 1598), hai nhà chiến lược quân sựcó công thống nhất Nhật Bản, đã có ý thức sâu sắc về tình trạng cát cứ, phân tán ruộng đất vàmuốn cố gắng triệt thoái quyền quản lý ruộng đất của các lãnh chúa để xây dựng những cơ sởlâu bền của sự nghiệp thống nhất đất nước. Mặc dù chủ trương đó của Oda mới chỉ thu đượcmột số kết quả nhất định ở vùng Kinai nhưng các biện pháp mà ông thực hiện đã chuẩn bịnhững bước đi đầu tiên cho việc thiết lập chế độ kokudaka tức là chế độ đánh giá sản lượngnông nghiệp trên chất lượng của một đơn vị diện tích canh tác cụ thể. Đến thời Hideyoshi,ông đã thực hiện những biện pháp kiên quyết để giành lấy quyền ban cấp và sở hữu điền địa(chokkatsu-ryo hay kurairi-chi). Với cuộc điều tra về ruộng đất (Taiko no kenchi) kéo dài từnăm 1582 đến 1598, Hideyoshi đã đặt được những cơ sở quan trọng cho việc quản lý thốngnhất về mặt nhà nước về đất đai và chính ông thâu tóm một diện tích ruộng đất tương ứng với2.223.641 koku, tức là bằng khoảng 12% trong tổng thu nhập 18.509.143 koku của Nhật Bảnthời kỳ bấy giờ. Cuộc điều tra không chỉ nhằm đạt tới một đánh giá tổng quan về tình hìnhđất nông nghiệp Nhật Bản mà qua đó còn xác định rõ các loại hình ruộng đất, đề ra mức thuếthống nhất trên từng loại ruộng (gồm nhất đẳng điền, nhị đẳng điền và hạ đẳng điền) cũngnhư xác định rõ chủ sở hữu trên mỗi diện tích canh tác. Mặt khác, chính sách đó đã phân địnhcơ bản vị thế giữa các đẳng cấp xã hội, xác định rõ địa vị, trách nhiệm của mỗi tầng lớp, giảmthiểu tình trạng tranh cướp đất ở nông thôn. Những chính sách do Hideyoshi thực hiện như:Thống chế thân phận (về xã hội), điều tra ruộng đất (kinh tế) đã đặt nền cho việc hoàn thiệnhoá nhiều chủ trương kinh tế, xã hội của Nhật Bản thời Edo.Đến thế kỷ XVII, để tận thu thuế nông nghiệp trong những Han chịu sự quản chế trựctiếp, Mạc phủ đã cho tiến hành một số cuộc điều tra về ruộng đất, khẳng định rõ hơn nữa chếđộ kokudaka bằng việc đo lường, ghi chép kỹ lưỡng tên chủ đất canh tác, vị trí, diện tích,chất lượng ruộng đất, đất làm nhà, đất vườn, đất đồi, đất khai hoang, số lượng từng loại độngvật nuôi và địa giới cụ thể của mỗi làng. Tại các địa phương, phỏng theo cách làm của chínhquyền Edo, nhiều lãnh chúa cũng tiến hành đo đạc lại ruộng đất. Trên thực tế, chính sách đóđã tách phần lớn các võ sĩ (những người đứng đầu trong 4 đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương)ra khỏi cuộc sống thôn quê và biến họ thành chiến binh, viên chức chuyên nghiệp. Do đó,những liên kết xã hội ở nông thôn Nhật Bản chủ yếu là quan hệ giữa các bộ phận nông dân;giữa nông dân với phú nông, chủ đất chứ không phải mối quan hệ, chằng chéo, nhiều tầng,nhiều lớp, đồng thời hỗn chứa nhiều thành phần xã hội phức tạp như trong làng Việt (8) . Tâmlực, hoạt động của làng tập trung nhiều đến việc xử lý các quan hệ xã hội. Văn bia, hươngước, khoán ước được lập ra là để giữ lệ làng, duy trì thứ bậc trên dưới, bảo tồn tín ngưỡng,tôn giáo trong làng chứ ít đề cập đến vấn đề sở hữu, sản xuất, kỹ thuật canh tác (9) .3. Do có nhiều đồi núi, đất canh tác hạn hẹp (chỉ chiếm 15% tổng diện tích) lại chỉchủ yếu gieo trồng được một vụ lúa vì khí hậu lạnh, người Nhật đã sớm có ý thức sâu sắc vềđồng đất, sớm biết đến kỹ thuật thâm canh, triệt để tận dụng hiệu suất canh tác trên mỗi đơnvị gieo trồng. Óc tư hữu, luôn ước toán đến hiệu quả công việc, tính cần cù, ưa cụ thể, chính

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!