31.07.2015 Views

MỘT SỐ ÐẶ C ÐIỂM TIÊU BIỂU VỀ LÀNG VÀ QUAN HỆ ... - Trang chủ

MỘT SỐ ÐẶ C ÐIỂM TIÊU BIỂU VỀ LÀNG VÀ QUAN HỆ ... - Trang chủ

MỘT SỐ ÐẶ C ÐIỂM TIÊU BIỂU VỀ LÀNG VÀ QUAN HỆ ... - Trang chủ

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

mình từ Lisbon đến Ấn Độ (Goa, 1510) sang bán đảo Malaysia (Malacca, 1511), nối liền vớiTrung Quốc (Macao, 1557) rồi đến các đảo Nhật Bản (Hirado, Deshima ... từ sau năm 1543)Chỉ 1 năm sau khi cứ điểm ở Goa được xác lập, năm 1511 Bồ Đào Nha đã có thể loạibỏ vai trò của thương nhân Arập ở Malacca rồi nhanh chóng giành được thế độc quyền trongviệc trao đổi hương liệu tại khu vực biển Đông. Những cứ liệu lịch sử cho thấy, vào năm1517 thuyền buôn Bồ Đào Nha đã đến Trung Quốc. Mặc dù không được triều đình nhà Minhcho thiết lập quan hệ giao thương nhưng cuối cùng, sau nhiều nỗ lực bền bỉ, người Bồ cũngđã đặt được cơ sở ở Macao. Năm 1564, Tây Ban Nha cũng chiếm được Philippines và hainước đã dùng những địa bàn này để thâm nhập thị trường Đông Bắc Á.Do có tàu đi biển có trọng tải lớn, tốc độ nhanh và những thủ đoạn buôn bán tinh vimà thương nhân phương Tây đã phá vỡ được vai trò độc quyền của người Hoa trong hệ thốngbuôn bán ở biển Đông. Tính cạnh tranh cao của các đoàn thương thuyền châu Âu còn thể hiệnở khả năng cung cấp những loại hàng hoá sản xuất từ châu Âu và một số nước châu Á xa xôikhác. Những mặt hàng mà họ đem đến đã có sức hấp dẫn lớn, đáp ứng được nhu cầu tiêudùng, mục đích quân sự... của nhiều nước trong khu vực. Hơn thế, những chuyến tàu buônphương Tây đã nối liền thị trường Đông Nam Á với mạng lưới thương mại thế giới.Như vậy là, đến thế kỷ XVI hệ thống buôn bán ở khu vực biển Đông đã diễn ra nhữngbiến chuyển lớn. Sự tham gia của đồng thời nhiều nước phương Tây vào thị trường khu vựcđã làm cho đời sống kinh tế của không ít quốc gia trở nên phồn thịnh do xuất khẩu được cácsản phẩm hàng hoá vốn chỉ cung cấp cho thị trường nội địa. Do có lợi thế nằm cận kề ngaykhu vực cửa ngõ miền Nam Trung Hoa nên một số thương cảng Việt Nam thời kỳ này đã trởnên có vị trí nhất định trong hệ thống buôn bán quốc tế. Chính sách hải cấm (haichin) của nhàMinh rồi nhà Thanh cũng tạo nên những nhân tố khách quan thúc đẩy sự phát triển của nhiềuthương cảng trong khu vực.Trong bối cảnh đó, với vị trí nằm trên con đường buôn bán Đông - Tây, Việt Namcũng đón nhận được những cơ hội để có thể chấn hưng kinh tế thương mại. Là hai thươngcảng lớn nhất, Phố Hiến (Đàng Ngoài) và Hội An (Đàng Trong) đã là nơi qua lại, trao đổihàng hoá của nhiều đoàn thuyền buôn ngoại quốc. Đây cũng là nơi hình thành những khu cưtrú, thương điếm của thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh... Ở một mức độ nàođó, nhiều thương cảng của Việt Nam còn là đầu mối lưu thông hàng hoá cho các nước ĐôngNam Á lục địa vốn không thuận lợi về giao thương biển.Tuy nhiên, nếu như chúng ta tán đồng quan điểm của Anthony Reid về “Thời đạihoàng kim của hoạt động thương mại Đông Nam Á 1450 - 1680)” (18) thì cũng nên lưu ý đếnmột sự thực là thời đại đó ảnh hưởng đến Việt Nam tương đối muộn và có phần kém mạnhmẽ. Mặc dù, như đã trình bày ở trên, những bằng chứng về quan hệ giao lưu với bên ngoài đãcó từ rất sớm và khá liên tục. Có thể đưa ra một số nguyên nhân lý giải cho nhận định đónhưng rõ ràng là, trong trường hợp Phố Hiến, thương điếm Hà Lan chỉ được lập và đi vàohoạt động từ năm 1637 - 1700, của Anh 1672 - 1683, Pháp 1680. So với Nhật Bản, thươngđiếm Hà Lan được thiết lập từ năm 1609, thương điếm Anh 1613 và sau khi các thương cảngvùng Kyushu được mở ra thì Nhật Bản đã nhanh chóng chiếm giữ vị trí hết sức quan trọngtrong hệ thống buôn bán ở châu Á.Do là một thị trường lớn tiêu thụ tơ lụa và có kim loại quý (chủ yếu là bạc) để xuấtkhẩu nên Nhật Bản đã sớm trở thành một vùng đất hấp dẫn đối với thương nhân nhiều nước.Sau khi Nhật Bản thực hiện chủ trương toả quốc, do gần như nắm được độc quyền buôn bánnên lợi nhuận mà các đoàn tàu buôn Hà Lan thu được từ thị trường Nhật Bản luôn đạt trên

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!