08.07.2020 Views

Viet Luan 3255 - 03-06-2020

https://vietluan.com.au

https://vietluan.com.au

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

* TRANG 42 - SỐ <strong>3255</strong> - THỨ SÁU (Friday, July 3, <strong>2020</strong>)<br />

Vài suy nghĩ về báo chí người Việt<br />

ở Úc nhân tờ Việt Luận tái bản<br />

Lời tòa soạn: Một số quan điểm trong<br />

bài viết là quan điểm riêng của tác giả<br />

không hẳn là quan điểm của Việt Luận.<br />

Hơn ba tháng nay ngành báo chí<br />

tiếng Việt của cộng đồng người<br />

Việt đang định cư trên nước Úc Đại Lợi<br />

dường như bị tê liệt do đại dịch Covid-19<br />

hoành hành, chánh phủ Morrison áp<br />

dụng nhiều luật giới hạn và giản cách<br />

xã hội (social distangcing) là 1m50 để<br />

tránh lây lan trong dân chúng. Đó là một<br />

biện pháp phòng ngừa tối ưu, mà cả thế<br />

giới đang áp dụng…<br />

Bao nhiêu sắc lịnh đã được ban hành,<br />

cho nên có rất nhiều tờ báo phải đành<br />

đóng của, trong đó có tờ tuần báo Việt<br />

Luận. Một tờ báo có trên 40 tuổi nghề,<br />

điều đó làm cho rất nhiều độc giả nhớ<br />

thương, mà ở trong đó có tôi đã nhiều<br />

lần đi xuống chợ Cabramatta rồi nhìn<br />

lên mấy shop báo mà tiếc thương.<br />

Một tờ báo lâu năm nó đã bén rễ ăn<br />

sâu vào văn hóa của nhiều gia đình đang<br />

sinh sống ở đây. Mặc dầu ở tại tiểu bang<br />

NSW thành phố Sydney nầy, chúng ta<br />

cũng còn mấy tờ báo nữa, nhưng khẫu<br />

vị mỗi tờ mỗi khác, vì vậy một khi đã<br />

làm quen với tờ báo Việt Luận rồi, thì<br />

chúng ta cũng khó lòng mà thay thế tờ<br />

báo khác. Nói như vậy cũng không có<br />

nghĩa là tờ Việt Luận nó hay, nó giỏi, bài<br />

vở nó tốt hơn mấy tờ báo kia. Nhưng đã<br />

nói là thức ăn tinh thần, thì nó phải hợp<br />

với khẫu vị thì mới mong tồn tại.<br />

Kể từ ngày tờ báo Việt Luận đình bản<br />

tới giờ, tôi có cảm tưởng như là trong<br />

bữa ăn mà thiếu dĩa nước mắm có xắt<br />

vài lát ớt sừng trâu, hay dĩa rau muống<br />

luộc mà thiếu tô nước luộc có dầm một<br />

trái cà chua chín mộng nổi lều bều trong<br />

đó. Bây giờ ở đây, nhà nào cũng có cái<br />

computer, cái điện thoại thông minh, hễ<br />

mở ra coi thì thứ gì cũng có.<br />

Ngay như một anh chàng tội phạm<br />

da đen tên là George Floyd đã từng vào<br />

tù ra khám. Vào ngày 25/5/<strong>2020</strong> dùng<br />

bạc giả $20 mua gói thuốc và bị cảnh<br />

sát da trắng Derek Chauvin đè đầu gối<br />

chẹn cổ chết. Người cảnh sát kia đã bị<br />

trừng phạt thích đáng. Đó là luật pháp<br />

của xứ Hoa Kỳ, hay xứ nào thì cũng vậy<br />

thôi, da màu hay da trắng gì cũng vậy,<br />

không ai có quyền đứng trên luật pháp.<br />

Vậy mà người da đen đó, đã được một<br />

số người có quyền lực chánh trị tuyên<br />

dương như một anh hùng. Tại sao vậy?<br />

hay có chuyện gì đang ẩn nấp phía sau.<br />

Ngày đưa George Floyd ra nghĩa<br />

địa, đã được một cổ xe song mả với hai<br />

con ngựa trắng kéo đi chầm chậm trên<br />

đường, còn cái hòm thì mạ vàng có giá<br />

trị trên $30,000 đô Mỹ trông rực rỡ như<br />

một vị vua. Người ta còn quyên góp cho<br />

gia đình ông ta hơn 13 triệu Mỹ kim,<br />

hoặc còn nhiều hơn con số đó nữa. Chết<br />

mà được khắc tên đường “Black Lives<br />

Matters” với nguyên một quảng trường<br />

đều khắc chữ vàng chói lọi. Cho đến lúc<br />

tôi viết bài nầy, thì trên nước Mỹ có hơn<br />

700 bức tượng của các vị anh hùng đã<br />

có công trong thời lập quốc, trong đó có<br />

tướng Robert Lee, đã bị người ta hăm he<br />

đập phá, mà họ đã đập phá rất nhiều rồi.<br />

Tại sao chỉ có một người tội phạm<br />

bị một người cảnh sát trong lúc thi<br />

hành phận sự lỡ tay làm chết mà xảy xa<br />

chuyện đó. Tại sao không để cho tòa án<br />

phân xử!<br />

Đó là chuyện nước Mỹ, còn nước Úc<br />

thì sao? Cũng đã có trên 60 ngàn người<br />

biểu tình ở ba tiểu bang: Queensland,<br />

NSW, Victoria, may là không cảnh đốt<br />

nhà hôi của. Nhưng trong số này có<br />

những người muốn bứng cái tượng của<br />

ông Captain Cook bỏ đi. Sao họ không<br />

nghĩ đến công lao của một người đã<br />

dong thuyền buồm đi tìm ra Châu Úc,<br />

cái thời xa xưa cách nay hơn 400 năm<br />

đó, nó khác với cái thời đại bây giờ.<br />

Ngày nay thời đại đã văn minh, chánh<br />

phủ, và những nhà làm chánh trị phải có<br />

kế hoạch để giúp đỡ cho người Thổ Dân<br />

hội nhập vào cuộc sống văn minh hiện<br />

giờ, chớ không thể mà ngồi đó để mà ghi<br />

chép, coi hằng năm có bao nhiêu người<br />

thổ dân bị chết ở trong đồn cảnh sát, để<br />

rồi sau đó phán xuống một câu “kỳ thị<br />

màu da”, rồi xách động biểu tình, phá<br />

hoại đất nước. Người da đen hay người<br />

da trắng, không ai có quyền đứng trên<br />

pháp luật, vậy mà chuyện đó đã xảy ra<br />

đều đều…<br />

Cũng trong lúc nầy tôi thèm được cầm<br />

một tờ báo giấy trên tay, đọc cho nó đã.<br />

Chớ còn báo mạng, hay chiếc điện thoại<br />

thông minh càng đọc thì càng bực mình.<br />

Mấy tuần nay, tuần nào tôi cũng thả bộ<br />

xuống chợ Cabramatta để nhìn lên sạp<br />

báo coi có tờ Việt Luận phát hành trở<br />

lại chưa. Vì từ ngày nó đình bản tới giờ,<br />

với riêng tôi nó là một món ăn tinh thần<br />

không thể thiếu…<br />

Tình cờ hôm tuần rồi (khoảng giữa<br />

tháng 6), tôi gặp ông Phạm Hoài Nam<br />

và nhà thơ Hư Vô rủ tôi đi ăn trưa. Trong<br />

bữa ăn ông Phạm Hoài Nam hỏi tôi:<br />

“Anh Phùng Nhân ơi, tờ Việt Luận sẽ<br />

tái bản vào đầu tháng Bảy nầy anh thấy<br />

có được hôn?” Tôi vừa mừng, vừa ngỡ<br />

ngàng hỏi lại. “Thiệt hôn?”<br />

Thế là chúng tôi vừa ăn vừa bàn tiếp<br />

những dự định tới cho tờ báo. Càng đi<br />

sâu vào vấn đề, tôi rất thương và rất tội<br />

nghiệp cho Phạm Hoài Nam. Làm báo<br />

trong lúc nầy là phải đương đầu với rất<br />

nhiều thử thách cam go.<br />

Phải có bài viết mới, phải<br />

có quảng cáo để nuôi sống<br />

tờ báo, còn nếu không thì<br />

phải vở nợ!<br />

Nhưng Phạm Hoài Nam<br />

vẫn cương quyết, như một<br />

con tằm bắt buộc phải nhả<br />

sợi tơ, cho cuộc đời dệt<br />

thành tấm lụa. Từ đó tôi bắt<br />

đầu thấm thía tới nghiệp<br />

dĩ của mình. Một bài báo<br />

viết ra. Một cuốn sách, hay<br />

cuốn tiểu thuyết, truyện<br />

ngắn, truyện dài được nhà<br />

xuất bản in ra... đều có<br />

người khen, người chê. Nếu chẳng mai<br />

gặp một người nào đó cục bộ, không viết<br />

theo ý muốn của họ, thì bị họ đã kích<br />

đến thậm tệ. Vậy mà người cầm viết,<br />

vẫn cam tâm cặm cụi ngồi thức dưới<br />

ngọn đèn khuya. Hôm nay thì Phạm<br />

Hoài Nam nầy cũng vậy, bởi làm một<br />

người chủ báo đâu có sướng ích gì. Biết<br />

bao nhiêu bài vở từ bốn phương gởi tới.<br />

Bài nào có tên có tuổi của người viết nổi<br />

tiếng thì dễ chọn, còn bài nào chưa quen<br />

phải đọc tới đọc lui. Vì đó là một món ăn<br />

tinh thần cho đọc giả, mà người đầu bếp<br />

phải có tài ba để nêm nếm thức ăn cho<br />

hợp khẩu vị với mọi người. Nhưng tôi<br />

rất mừng để nhìn lại một quảng đường<br />

mà tờ báo Việt Luận vừa mới đi qua, kể<br />

khi Phạm Hoài Nam đứng lên làm chủ<br />

nhiệm thì tờ báo có cải thiện rõ rệt, từ<br />

phần layout artwork, cho tới bài vở trang<br />

trong. Nhứt nhứt điều thận trọng, chỉ có<br />

một điều là tờ báo nghèo quá thiếu vốn<br />

điều hành, thiếu người phụ trách, nên có<br />

khi sai lỗi chính tả ở trang bìa. Nhờ độc<br />

giả thương tình rồi thông cảm …<br />

Ông Phạm Hoài Nam đã dành sẵn<br />

một trang báo để đăng sinh hoạt của<br />

cộng đồng, và những Hội Đoàn, Đoàn<br />

Thể đang sinh hoạt tại Úc Châu không<br />

thâu tiền lệ phí. Đó là một sự hy sinh quá<br />

lớn mà chưa có một tờ báo nào làm được<br />

ở đây, điều đó đã nói lên tâm nguyện của<br />

người chủ báo Phạm Hoài Nam. Ông ta<br />

không có hoài bão để làm giàu, mà ông<br />

ta chỉ có sở thích làm theo ý nguyện (đó<br />

là nghề làm báo).<br />

Một cái nghề bên ngoài coi nó cũng<br />

oai, đi tới đâu cũng được người ta niềm<br />

nỡ. Vì đó là nghề báo. Không hà tất gì<br />

trong cộng đồng người Việt của mình,<br />

mà bất cứ ở đâu, khi ông chủ báo đi tới<br />

đâu, thì cũng có nhiều người săn đón.<br />

Nhưng ông Phạm Hoài Nam thì ngược<br />

lại, trong những lần ông tham dự, như<br />

tham dự phát hành sách của các anh em<br />

văn nghệ sĩ ở đây, hay hằng năm đều<br />

có cuộc phát hành cuốn tập san Nghiên<br />

Cứu Văn Hóa Đồng Nai Cữu Long, tôi<br />

đều thấy ông Phạm Hoài Nam ngồi ở<br />

dưới ghế tận hàng sau điều đó làm cho<br />

tôi cảm động.<br />

Một người chủ báo có tánh khiêm<br />

nhường, biết kính trên nhường dưới.<br />

Ở đâu cũng xuề xòa, chưa bao giờ tôi<br />

nhìn thấy chiếc cà vạt trên cổ áo, mà<br />

mỗi lần gặp nhau ông ta chỉ hỏi “Anh<br />

Phùng Nhân mạnh hả?, thấy tờ báo của<br />

mình dạo nầy ra sao. Ráng phụ viết với<br />

tôi nghen anh”. Tôi cười xòa “hãy tận<br />

nhân lực mới có thêm đọc giả”. Ngày<br />

hôm nay trong lúc ngồi viết bài báo nầy.<br />

Tôi vừa mừng, vừa lo sợ, vì tôi dám viết<br />

lên những ý nghĩ của mình, liệu có húy<br />

kỵ với ai không, nhưng đã vào nghề, thì<br />

cũng phải đành chấp nhận cái nghiệp…<br />

Trong bài viết nầy, người thật, viết<br />

thật, chớ không vì Phạm Hoài Nam là<br />

chủ báo, còn tôi là người viết thuê, mà<br />

đây là những giây phút tâm tình, khi tờ<br />

báo bị đình bản hơn ba tháng qua, ngày<br />

hôm nay mới được tái bản…<br />

Rồi tôi tự hỏi? Nếu trong cộng động<br />

của người Việt ở NSW nầy mà thiếu tờ<br />

báo Việt Luận thì sẽ ra sao? Bao nhiêu<br />

thông báo và sinh hoạt của cộng đồng lấy<br />

ở đâu mà phổ biến. Ngay như việc quan,<br />

hôn, tang, tế rồi phải làm sao. Đành rằng<br />

hiện nay chúng ta còn có tờ nhựt báo<br />

Chiêu Dương hôm nay xuống trở thành<br />

tuần báo. Nhưng theo tôi thì cũng không<br />

thể nào đăng cho hết tin tức thông tin,<br />

nghị luận hiện giờ. Như vậy thì chúng ta<br />

rất cần thêm tờ Việt Luận. Muốn cho nó<br />

được mạnh giỏi, phong phú về mặt tinh<br />

thần cũng như thể xác, thì chúng ta phải<br />

chung tay nuôi dưỡng nó.<br />

Hôm nay tôi ngồi viết bài nầy, trước<br />

là để thông báo với bà con, sau nữa là<br />

thông báo tới tất cả bạn bè cầm viết.<br />

Chúng ta hãy viết bài đóng góp cho tờ<br />

Việt Luận, cũng như chúng ta đóng góp<br />

cho cộng đồng. Có làm được điều đó thì<br />

cộng đồng chúng ta mới phát triển.<br />

Trong lúc tôi ngồi viết bài nầy mà<br />

trong dạ lại phập phòng, không biết<br />

ông Phạm Hoài Nam có kham nổi hay<br />

không, hay là tới đầu tháng Bảy nầy<br />

lại để cho tôi trông ngóng. Không phải<br />

riêng một mình tôi trông ngóng tờ Việt<br />

Luận tái bản lại đâu, mà còn rất nhiều<br />

người nữa. Bởi người nào mà đọc báo<br />

giấy đã quen rồi, thì họ không thể đọc tờ<br />

báo mạng. Bởi lẽ rất dễ hiểu, ờ báo giấy<br />

nằm võng đọc cũng được, ngồi dưới gốc<br />

cây cũng được. Còn tờ báo mạng thì sao,<br />

nó chỉ là hồn Trương Ba còn da thì hàng<br />

thịt. Nếu 15 năm về trước, nó có mặt rất<br />

ồn ào, ngày hôm nay thì lại khác. Mấy tờ<br />

báo giấy ngày hôm nay có bị ảnh hưởng<br />

đến tài chánh hay không, là do mấy đài<br />

truyền hình, truyền thanh, Youtuber,<br />

Facebooker, chớ còn mấy tờ báo mạng<br />

bây giờ thì rất ế. Bởi lẽ mấy cây viết tên<br />

tuổi họ cũng rất bực mình, ngồi còng<br />

lưng viết chết mẹ chết cha. Vậy mà khi<br />

bỏ lên trên NET mạnh thằng nào nấy<br />

rước, không bao giờ có một tiếng cám<br />

ơn, chớ đừng nói chi tới đồng tiền nhuận<br />

bút. Thật là một thời đại @ khó nói.../-<br />

Phùng Nhân<br />

Tháng 6/<strong>2020</strong><br />

Phùng Nhân

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!