13.10.2020 Views

Edit_2406_MIN 4

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

chí là người trong chính phủ… nhằm đem

lại cái nhìn tổng quan về những thế mạnh

cũng như thách thức hiện có của địa phương

đó.

Bước 2. Nhận diện những đặc trưng quan

trọng: thông qua hàng loạt những sự kiện và

hội thảo để khái quát những đặc trưng của

một địa phương và cách người dân ở đó nhìn

nhận về chính địa phương của mình.

Bước 3. Đo lường hình ảnh địa phương: có

thể thực hiện thông qua các cuộc khảo sát.

Ví dụ như đo lường dựa trên các điều tra

“Du khách sẽ nghĩ đến điều gì khi nghe tên

một địa danh nào đó?”, “Đâu là hình ảnh

đầu tiên gợi nhắc cho họ về địa danh?”, “Họ

có nhận ra địa danh đó không?”, “Những gì

hiện có tại địa phương đó có ý nghĩa gì cho

việc xây dựng thương hiệu địa phương?” v.v.

Bước 4. Xây dựng tầm nhìn của thành

phố, định hướng thành phố sẽ ở vị trí như

thế nào trong 5 hay 15 năm nữa? Những gì

thành phố có ngày hôm nay có phục vụ tầm

nhìn của nó trong tương lai không? và làm

thể nào để thành phố đó có thể tạo dựng và

củng cố vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực này?

Bước 5. Xây dựng chiến lược: bao gồm

những vị trí, nền tảng thương hiệu, bản

sắc, cách thức truyền thông và phương tiện

truyền thông nền tảng... Đây là những điều

bắt buộc trong một báo cáo chiến lược trước

khi chuyển sang bước tiếp theo.

Q: Nhiều người hay nhầm lẫn giữa

làm tiếp thị cho địa phương và xây

dựng thương hiệu địa phương, hay

đối với các điểm đến nói chung. Vậy

sự khác nhau giữa tiếp thị địa phương

với xây dựng thương hiệu địa phương

là gì?

A: Xây dựng thương hiệu địa phương và

tiếp thị địa phương là những khái niệm

thường được dùng để thay thế cho nhau

mặc dù chúng có những khác biệt. Xây

dựng thương hiệu địa phương sẽ tập trung

vào việc xây dựng hình ảnh và danh tiếng

của địa phương đó, còn làm marketing cho

địa phương sẽ tập trung vào truyền thông,

quảng cáo, đồng thời cũng hướng tới mục

tiêu phát triển kinh tế một cách cụ thể hơn.

Xây dựng thương hiệu địa phương sẽ bao

gồm cả tiếp thị và xây dựng thương hiệu.

Trong khi tiếp thị địa phương tập trung vào

việc thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư

của các doanh nghiệp trong và ngoài nước

thông qua các hoạt động quảng cáo thì xây

dựng thương hiệu địa phương lại bao gồm

toàn bộ những hoạt động truyền thông của

địa phương đó nhắm tới nhiều đối tượng

công chúng khác nhau, bao gồm cả chính

những người dân địa phương nhằm củng cố

niềm tin, niềm tự hào, sự quan tâm và yêu

thích của cả công chúng bên trong và bên

ngoài.

Q: Những địa phương nào cần xây

dựng thương hiệu?

A: Bất kì địa phương nào. Đó có thể là một

địa điểm nhỏ như môt khu

trung tâm thương mại, một dự án phát triển,

một khu đô thị, lớn hơn thì là một tỉnh, một

thành phố và thậm chí là một quốc gia.

Q: Sự khác nhau giữa xây dựng

10 www.makeitnoise.com

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!