12.05.2015 Views

Firmament - Le Cercle Littéraire - Thế Hữu Văn Đàn - The Literary ...

Firmament - Le Cercle Littéraire - Thế Hữu Văn Đàn - The Literary ...

Firmament - Le Cercle Littéraire - Thế Hữu Văn Đàn - The Literary ...

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 1<br />

<strong>The</strong><br />

<strong>Firmament</strong><br />

<strong>Literary</strong> Journal<br />

Th‰ H»u Væn ñàn<br />

July 2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 2<br />

Contents<br />

To <strong>The</strong> Reader 5<br />

Martin Wasserman. <strong>The</strong> Confucian Wisdom of Franz Kafka 6<br />

Ðàm Trung Pháp. Những Chuỗi Liệt Kê Trong Thơ Jacques Prévert và Nguyên Sa 16<br />

Sóng Việt Ðàm Giang. Thăm Viếng Paris, Pháp: Các Quán Cà Phê 19<br />

Phạm Trọng Lệ. Ý Nghĩa Tự Do Trong Ðoạn Trường Tân Thanh 24<br />

Bính Hữu Phạm. “Chúc Quí Vị Nhiều May Mắn!” 29<br />

Guy de Maupassant. Deux Amis 35<br />

Minh Thu. (tr.). Ðôi Bạn 39<br />

TMCS. Khóc Dương Khuê – Mourning Yang Kuei 44<br />

Dã Thảo. Elizabeth II: Một Ðịnh Mệnh Vĩ Ðại 48<br />

David Lý Lãng Nhân. <strong>The</strong> Mosquito <strong>Le</strong>gend 53<br />

Thanh Trà Tiên Tử. Ðôi Nhạn... 54<br />

Poetry Corner 58<br />

Dã Thảo. Duyên Văn Nghệ 58<br />

Sóng Việt Ðàm Giang. Gặp Lại Bạn Xưa 59<br />

Sóng Việt Ðàm Giang. Ban Mai 59<br />

Sóng Việt Ðàm Giang. Quán Cà Phê Nho Nhỏ 60<br />

David Lý Lãng Nhân. Cỏ Thơm Xuân Mới 60<br />

David Lý Lãng Nhân. Mừng Bạn Có Cháu 61<br />

David Lý Lãng Nhân. Xoài Chin Cây 61<br />

David Lý Lãng Nhân. Trận Cuồng Phong 62<br />

Minh Thu. Sao Em Ốm 63<br />

Nguyễn Ngọc Cảnh. Lời Người Con Gái Quảng 63<br />

Jacques Prévert. <strong>Le</strong>s Feuilles Mortes 64<br />

Hoàng Tâm. Lá Mùa Thu 64<br />

Johnny Mercer. Autumn <strong>Le</strong>aves 65<br />

Hoàng Tâm. Lá Mùa Thu 65<br />

Hoàng Tâm. Ngày Tốt Nghiệp 65<br />

Hoàng Tâm. <strong>The</strong> Graduation Day 65<br />

Ðàm Trung Pháp. Khi Phương Tây Ái Mộ Phương Ðông 67<br />

David Lý Lãng Nhân. Sugar and Rum 73<br />

Phí Minh Tâm. Nhạn Bay Qua Hồ 75<br />

Haiku Poetry 78<br />

Kim Châu. Nẻo Về 78<br />

Kim Châu. Cuốn Trôi 78<br />

Kim Châu. Mình Em 79<br />

Kim Châu. Cuồng Phong 79<br />

Kim Châu. Tim Chủ 80<br />

Kim Châu. Chia Sẻ 80<br />

Minh Thu. Tinh Mất 81<br />

Minh Thu. Dè Dặt 81<br />

Nguyễn Ðức Vinh. Ngoảnh Lại Cuộc Ðời 82<br />

Sóng Việt Ðàm Giang. Paris: Những Chiếc Cầu Của Paris 129<br />

Molière. L'Avare 136<br />

Minh Thu. (tr.). Người Hà Tiện 181


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 3<br />

Sóng Việt Ðàm Giang. Paris: Place de l'Opéra 209<br />

Fiona Moorhead. Every Town Has One 212<br />

Minh Thu. (tr.). Tỉnh Nào Cũng Có Người Như Vậy 215<br />

Minh Thu. Vùng Trung Bộ Ðất Ðỏ Ở Úc Châu 220<br />

Dã Thảo. Tinh Của Cỏ 235<br />

Viễn Vọng 236<br />

Không 236<br />

Phi Châu Vọng Tưởng 237<br />

Æsop. Fables : 238<br />

<strong>The</strong> Horse and the Groom 238<br />

<strong>The</strong> Wolf and the Lamb 238<br />

<strong>The</strong> Peacock and the Crane 238<br />

Franz Kafka. <strong>The</strong> Metamorphosis (Part I and Part II) 239<br />

David Lý Lãng Nhân. (tr.). Hoá Thân (Phần I và Phần II) 256<br />

Sóng Việt Ðàm Giang. (tr.). Một Mai Em Không Còn Trẻ (Sheet Music) 273<br />

Sóng Việt. Tuổi Đời. 274


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 4<br />

<strong>Le</strong>da and the Swan


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 5<br />

To <strong>The</strong> Reader<br />

Dear Friend and Reader,<br />

You have heard clichés and stereotypes about the fascination or mistrust that the Western world<br />

and the Orient hold of each other. East is East; West is West; the twain shall never meet? Reserve your<br />

judgment until you have read Wasserman's thesis that Franz Kafka's thoughts have certain affinities<br />

with Confucian wisdom, and see if you agree with Rudyard Kipling (forget the rest of his ballad).<br />

Speaking of East and West, why not listen to what Ðàm Trung Pháp has to say about how the<br />

well-known poet Nguyên Sa used the same technique of poetry as his French idol Jacques Prévert?<br />

What a coincidence it is when two Ðường (Tang) poets, Do Fou and Li Po are discussed by<br />

TMCS and Ðàm Trung Pháp. Both earned fame as the best loved of all Ðường poets.<br />

When it comes to fame, what Vietnamese poet can overshadow Nguyễn Du, whose revered<br />

masterpiece, Ðoạn Trường Tân Thanh, deals much more than with the conflict between talent and fate?<br />

Phạm Trọng Lệ undertakes the laborious task of uncovering the three kinds of freedom that permeate<br />

this work and showing that these freedoms are woven into its narrative fabric.<br />

Bính Hữu Phạm continues his story of luck, this time in Vietnamese, with the same captivating<br />

flair of an accomplished story teller.<br />

Just like Marcel Proust, whenever David Lý Lãng Nhân sips a taste of his rum-laced glass he<br />

takes you back in time to his native village, where rum was made down the road from the sugar factory<br />

fed by the sugar cane brought in by local farmers.<br />

Ah, Paris! Its bridges, its cafés, its Opéra Garnier! Our indefatigable traveler Sóng Việt Ðàm<br />

Giang must have visited twenty-two cultural venues of this city on the Seine, nay, a hundred and<br />

twenty-two countries and cities around the world, to be so attuned to the heartbeat of romance that stirs<br />

the irrepressible urge deep within our bosom to set out with a song on our lips.<br />

Minh Thu, the tireless writer-poet-translator brings us Two Friends by Guy de Maupassant But<br />

for a portrait of a tightwad, a Scrooge par excellence, none can rival L'Avare that Molière painted with<br />

masterly verve. And who else but Minh Thu can we trust to transmit Molière's talent of creating sidesplitting<br />

scenes of penetrating realism into an equally adept Vietnamese monument? In addition, this<br />

Australian by choice depicted a vast panorama of the Australian outback, where the red landscape<br />

reminds you of the great deserts of the American West.<br />

Our poetry corner is enlivened with the verses of Sóng Việt Ðàm Giang, David Lý Lãng Nhân,<br />

Minh Thu, Dã Thảo, Hoàng Tâm, Phí Minh Tâm, Thanh Trà Tiên Tử, Nguyễn Ngọc Cảnh, each<br />

looking at life from an inimitable perspective.<br />

For the first time you will be treated to a long memoir of Nguyễn Ðức Vinh, whose story runs<br />

through decades of the thirty-year war in Vietnam.<br />

<strong>The</strong> recent tsunami and natural disasters that struck around the world inspired Kim Châu's and<br />

Minh Thu's heart-breaking lines of Haiku.<br />

Moved by the marriage of Prince William and his bride Kate this spring, Dã Thảo painted an<br />

endearing profile of Great Britain's Queen Elizabeth II, the most photographed reigning monarch ever.<br />

This summer you may be in for one of the hottest seasons on record, but you won't know it<br />

because <strong>Firmament</strong>'s refreshing breeze is there to soothe your heart and soul for months to come. ■<br />

Thomas D. <strong>Le</strong><br />

July 2011<br />

To join Thế Hữu Vǎn Ðàn, please link to: http://groups.yahoo.com/group/thehuuvandan/join<br />

Thế Hữu Vǎn Ðàn web site: http://thehuuvandan.org.<br />

Send comments and submissions to: thomasle22@yahoo.com.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 6<br />

<strong>The</strong> Confucian Wisdom of Franz Kafka<br />

by Martin Wasserman<br />

Franz Kafka (1883-1924) has been recognized as one of the most significant writers of the twentieth<br />

century. One way to appreciate Kafka’s importance is to consider what some of his fellow Germanlanguage<br />

authors thought about his work. Here is a sample of their opinions, all of which were written<br />

before Kafka’s death in 1924.<br />

Herman Hesse, “Kafka is a writer with a rare intensity of vision.”<br />

Franz Werfel, “Right now I consider Kafka to be the greatest German author.”<br />

Rainer Maria Rilke, “ I try to keep posted on anything new by Franz Kafka. I can assure you<br />

that I am one of his most devoted readers.”<br />

Bertolt Brecht, “Kafka’s personal gift is that, at the same time as the collective intellect is<br />

clouded over, the language in his writings becomes tremendously lucid to anyone who cares to listen to<br />

him.”<br />

<strong>The</strong> purpose of this present work, following Brecht’s recommendation, is to listen to Kafka as<br />

he transmits Confucian wisdom through his writings. I accomplished this task by first finding sayings<br />

from Kafka’s letters, diary jottings, and conversations which fit into a Confucian framework, and then<br />

by writing down these sayings in a poetic format. I made the decision to use poetry, based upon W.H.<br />

Auden’s definition of a poem being “the best example of memorable speech.” It seems to me that one<br />

could certainly make the claim that select passages in Kafka’s autobiographical writings are indicative<br />

of Auden’s poetry definition.<br />

<strong>The</strong> question remains, however, as to what exactly is “Confucian wisdom.” Simply stated, it<br />

refers to a distinct type of knowledge disseminated by Confucius (551-470 B.C.E.) and his followers,<br />

with much of that knowledge being articulated in the form of sayings. However, these sayings were<br />

not merely an exercise in eloquence but, rather, they were reflections on the cosmic order and on the<br />

ways of the world. <strong>The</strong>y represented an intellectual enterprise concerning the art of life and a<br />

reexamined relationship between oneself and nature, society, moral systems and transcendent powers.<br />

In short, the goals of Confucian wisdom thinking were to teach persons how to attain a better life and<br />

how to make enriching connections with the external world.<br />

<strong>The</strong>se sayings of Franz Kafka were translated from two sources. <strong>The</strong> first was Gesprache mit<br />

Kafka: Aufzeichnungen und Erinnerungen or, in English, Conversations with Kafka: Notes and<br />

Remembrances. <strong>The</strong> second work was Das Kafka Buch: Eine Innere Biographie in Selbstzeugnissen<br />

or, in translation, <strong>The</strong> Kafka Book: An Interior Biography in Self-Testimony.<br />

And now, if I have aroused any curiosity at all for my proposal linking Kafka’s sayings to<br />

Confucian wisdom, it is time for you, the reader, to just take the plunge and read on! It is my hope that<br />

at least a few of these sayings by Kafka which you will find on the next few pages are capable of<br />

generating some insightful Confucian-like moments that might prove to be useful in a perplexing<br />

world.<br />

*<br />

Joy is food<br />

for the human soul;<br />

without it,<br />

life is only<br />

a form of dying.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 7<br />

*<br />

Sometimes<br />

you have to go<br />

abroad<br />

in order to find<br />

the home<br />

you have left<br />

behind.<br />

*<br />

Quietness<br />

is indeed<br />

a sign of strength,<br />

but quietness<br />

may also help you<br />

to achieve strength--<br />

that is the law of opposites.<br />

*<br />

<strong>The</strong> ordinary itself<br />

is a miracle,<br />

it is filled with bright rays<br />

of sunlight;<br />

yet most people<br />

close their eyes<br />

and see so little.<br />

*<br />

We live life<br />

in a straight line,<br />

yet every person<br />

is in fact<br />

a labyrinth.<br />

*<br />

Anyone<br />

who keeps the ability<br />

to see beauty<br />

never grows old.<br />

*<br />

Reality<br />

is never more<br />

accessible<br />

than in<br />

the immediate moment<br />

of your own life.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 8<br />

*<br />

<strong>The</strong> truth is always an abyss;<br />

one must dare to dive<br />

from the springboard<br />

of everyday events,<br />

go down into the depths,<br />

in order to rise again<br />

to the now doubly illuminated<br />

surface of things.<br />

*<br />

Only this moment counts,<br />

for it surely determines<br />

the rest of our life.<br />

*<br />

To follow the phrase<br />

“use your head”<br />

is often<br />

the easiest way<br />

to actually lose it.<br />

*<br />

<strong>The</strong> only darkness<br />

which won’t pass away<br />

is that of yesterday’s guilt–<br />

it is like<br />

the shadow beneath<br />

never-ending<br />

drops<br />

of water.<br />

*<br />

Passion is not<br />

the expression of love<br />

but only its power of attraction;<br />

it is the door and the way<br />

to love’s content.<br />

*<br />

Persons<br />

can never avoid<br />

the ghosts<br />

they have called into this world,<br />

since trouble<br />

always returns


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 9<br />

to its point of origin.<br />

*<br />

Nothing<br />

is finally settled<br />

unless<br />

it is justly<br />

settled.<br />

*<br />

Everyday life<br />

is the greatest<br />

detective story<br />

ever written;<br />

it is filled<br />

with vast mystery<br />

and surprises<br />

which no one<br />

can completely<br />

explain.<br />

*<br />

In love–<br />

as in all forms<br />

of delight–<br />

everything<br />

can depend<br />

upon one single word.<br />

*<br />

<strong>The</strong> path from appearance<br />

to reality<br />

can be<br />

extremely long;<br />

and, unfortunately,<br />

most people on it<br />

are very poor travelers.<br />

*<br />

<strong>The</strong> only<br />

truly universal<br />

meaning of life<br />

is that<br />

it ends.<br />

*<br />

<strong>The</strong> barriers


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 10<br />

of the fear-ridden<br />

can only be surmounted<br />

by constant acts of kindness.<br />

*<br />

When suffering<br />

seems like an enchantment,<br />

it is then<br />

that death<br />

can become an ingredient<br />

in the sweetness of life.<br />

*<br />

We only know<br />

the rightness or wrongness<br />

of the road<br />

when we have finally<br />

reached our goal–<br />

and there’s no better time<br />

to get started<br />

than right now!<br />

*<br />

A blow at the world<br />

is always a blow at oneself;<br />

for that reason<br />

every concrete wall<br />

is just an illusion<br />

which sooner or later<br />

crumbles away.<br />

*<br />

Love is everything<br />

which enhances, widens, or enriches<br />

our life,<br />

both in its heights<br />

and its depths;<br />

indeed,<br />

love has a few problems<br />

as an automobile:<br />

those problems being<br />

the driver,<br />

the passenger,<br />

and the road.<br />

*<br />

<strong>The</strong> only difficult


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 11<br />

and insoluble problems<br />

are those<br />

which we cannot formulate,<br />

because they have<br />

the difficulties<br />

of life itself<br />

as their content.<br />

*<br />

A lifelong challenge–<br />

to not give voice to silence,<br />

but to just accept<br />

those great elusive<br />

sounds of silence<br />

which exist<br />

all around us.<br />

*<br />

Everything<br />

which has<br />

any real and lasting value<br />

is always a gift<br />

from within.<br />

*<br />

We struggle to achieve values<br />

which are not really<br />

values at all<br />

in order to destroy things<br />

on which our entire existence<br />

as human beings<br />

depends.<br />

*<br />

Don’t let your real life<br />

become a reflection<br />

of the dreams of others!<br />

*<br />

<strong>The</strong>re are no road maps<br />

on the way to finding the truth;<br />

the only thing that counts<br />

is to make the journey<br />

with total dedication.<br />

*<br />

From a certain point


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 12<br />

onwards<br />

there is<br />

no turning back;<br />

that is the point<br />

which must be reached.<br />

*<br />

We attempt to set<br />

our narrow world<br />

above the infinite,<br />

thereby disturbing<br />

the rhythm of things–<br />

this is our greatest<br />

misjudgment.<br />

*<br />

It is good<br />

to be silent<br />

during those times<br />

when it’s not possible<br />

to provide<br />

any help.<br />

*<br />

<strong>The</strong>re is nothing worse<br />

than pretense,<br />

for it transforms<br />

every impression<br />

into its opposite.<br />

*<br />

<strong>The</strong> root of personal guilt<br />

is that we prefer<br />

the evil<br />

which lies so temptingly<br />

close at hand,<br />

rather than<br />

those exemplary values<br />

which seem so far<br />

in the distance.<br />

*<br />

A lie is often<br />

the expression of a fear<br />

that you, personally,<br />

might be<br />

crushed


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 13<br />

by some overwhelming truth.<br />

*<br />

Inner and Outer<br />

belong to each other;<br />

divided,<br />

they become<br />

two bewildering aspects<br />

of a mystery<br />

which we must endure<br />

but can never solve.<br />

*<br />

We can oppress<br />

our neighbors<br />

much better<br />

if we don’t know them.<br />

*<br />

Is there a direct route<br />

anywhere at all<br />

for us?<br />

Perhaps a direct route<br />

is just a myth<br />

which leads only<br />

to an error.<br />

*<br />

<strong>The</strong> tension<br />

between the subjective world<br />

of the “I”<br />

and the objective<br />

external world<br />

is the fundamental problem<br />

of all life.<br />

*<br />

Patience<br />

is the only<br />

true foundation<br />

which can help us<br />

to make<br />

peace<br />

with ourselves,<br />

as well as with<br />

each other.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 14<br />

*<br />

<strong>The</strong>re’s no such thing<br />

as bending or breaking;<br />

it’s a question only<br />

of overcoming,<br />

which often begins<br />

with the overcoming<br />

of one’s self.<br />

*<br />

<strong>The</strong> dream reveals reality,<br />

but the fulfillment of the dream<br />

lags far behind;<br />

this is the challenge of life<br />

and the struggle of art.<br />

*<br />

Persons become guilt-ridden<br />

because they speak and act<br />

without foreseeing the results<br />

of their words<br />

and deeds–<br />

the truth of the matter is<br />

that we are sleepwalkers<br />

in the world,<br />

not evildoers.<br />

*<br />

<strong>The</strong> struggle against chance<br />

is a struggle<br />

against ourselves<br />

which we can<br />

never entirely win.<br />

*<br />

Life is magical,<br />

which we can only hope<br />

to discover<br />

through the narrow lens<br />

of our own experiences;<br />

be sure, then,<br />

that you always<br />

stay vigilant<br />

and that you always keep<br />

your viewing-lens clear.<br />

*


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 15<br />

Always start<br />

with what is right,<br />

rather than with<br />

what is acceptable.<br />

*<br />

<strong>Le</strong>t worry and unpleasantness<br />

pass over you–<br />

do not try to avoid them–<br />

on the contrary,<br />

observe them carefully;<br />

then let quiet understanding<br />

take the place of reflex irritation,<br />

and, by doing so,<br />

you will go beyond<br />

any need<br />

for despair. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 16<br />

Nh»ng Chu‡i LiŒt Kê Trong ThÖ<br />

Jacques Prévert Và Nguyên Sa<br />

ñàm Trung Pháp<br />

Hai nhà thơ cận đại mà tôi ái mộ là Jacques Prévert (1900-1977) và Nguyên Sa (1932-1998). Hai thi sĩ<br />

này giống nhau ở chỗ họ sử dụng tài tình những chuỗi liệt kê (énumérations) trong thơ để làm sáng tỏ<br />

tối đa nội dung. Đó là lối viết lớp lang trong trật tự, điển hình như trong câu ca dao quen thuộc “một<br />

thương tóc bỏ đuôi gà, hai thương ăn nói mặn mà có duyên, ba thương má lúm đồng tiền” của chúng ta.<br />

Tôi võ đoán Prévert đã ảnh hưởng không ít đến Nguyên Sa khi nhà thơ này du học tại Paris vào những<br />

năm đầu thập niên 1950. Nếu những bài thơ tình dễ đọc và dễ cảm thông như những lời nói thường<br />

ngày khiến Prévert lẫy lừng danh tiếng bên Pháp thì những bài thơ tình trinh nguyên đẹp như mơ của<br />

Nguyên Sa cũng đã mang lại cho ông rất nhiều người ái mộ tại Việt Nam.<br />

Một trong những bài thơ Prévert mà tôi thích nhất là bài rất ngắn mang tên PARIS AT NIGHT<br />

(vâng, đề tài bài thơ tiếng Pháp này lại là tiếng Anh). Bài thơ ấy gọn và chính xác như một lệnh hành<br />

quân, thứ tự lớp lang đâu vào đấy khiến người đọc không còn phải thắc mắc gì nữa về nội dung của nó.<br />

Vai trò của ba que diêm lần lượt được nhà thơ đốt lên trong bài thơ nói về cuộc sống ban đêm ở Paris<br />

rõ rệt lắm. Que thứ nhất để ta nhìn mặt em trọn vẹn, que thứ hai để ta chiêm ngưỡng đôi mắt em, và<br />

que chót để ta ngắm miệng em. Sau đó là bóng tối hoàn toàn để ta nhớ lại tất cả những điều ấy trong<br />

khi ta ôm chặt em trong vòng tay ân ái. Với dàn bài là một tràng kể lể, ngôn ngữ dân gian, cú pháp đơn<br />

giản, và ý thơ khiêu khích, PARIS AT NIGHT không những chỉ là một tuyệt tác, mà theo tôi (một nhà<br />

giáo ngôn ngữ thuộc loại méo mó nghề nghiệp) còn là một tài liệu giáo khoa thượng thặng cho những<br />

ai muốn trau giồi tiếng Pháp:<br />

Trois allumettes une à une allumées dans la nuit<br />

La première pour voir ton visage tout entier<br />

La seconde pour voir tes yeux<br />

La dernière pour voir ta bouche<br />

Et l’obscurité tout entière pour me rappeler tout cela<br />

En te serrant dans mes bras<br />

Nguyên Sa cũng có những bài thơ kể lể trong lớp lang như Prévert vậy, chẳng hạn như bài<br />

NĂM NGÓN TAY ngộ nghĩnh, với ngôn từ và cú pháp giản dị tối đa và lời kết là một hờn mát dành<br />

cho chủ nhân của bàn tay ngà nào đó:<br />

Trên bàn tay năm ngón<br />

Có ngón dài, ngón ngắn<br />

Có ngón chỉ đường đi<br />

Có ngón tay đeo nhẫn<br />

Ngón tay tô môi<br />

Ngón tay đánh phấn<br />

Ngón tay chải đầu<br />

Ngón tay đếm tiền<br />

Ngón tay lái xe<br />

Ngón tay thử coóc-sê


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 17<br />

Ngón tay cài khuy áo<br />

Em còn ngón tay nào<br />

Để giữ lấy tay anh?<br />

Vẫn dùng phương thức liệt kê, trong bài ALICANTE Prévert tổng kết những chi tiết buổi ái ân<br />

với một kiều nữ như sau: một trái cam trên bàn, quần áo nàng trên thảm, nàng trên giường ta, quà tặng<br />

ngọt ngào cho hiện tại, rượi mát ban đêm, nóng bỏng đời ta. Người đọc tinh ý sẽ thấy câu thơ số 4 là<br />

một cách “nói nhịu” (contrepèterie) tài tình cắt nghĩa câu thơ số 1, câu 5 cắt nghĩa câu 2, và câu 6 cắt<br />

nghĩa câu 3:<br />

Une orange sur la table<br />

Ta robe sur le tapis<br />

Et toi dans mon lit<br />

Doux présent du présent<br />

Fraicheur de la nuit<br />

Chaleur de ma vie<br />

Một chuỗi liệt kê những câu phức hợp bắt đầu bằng những mệnh đề phụ chỉ điều kiện, đi đôi<br />

với ngôn từ khuếch đại, làm cho bài GỌI EM của Nguyên Sa thực khó quên. Đây là những lời thi nhân<br />

cuống quít muốn nói với cô bạn gái mà “một buổi sáng tỉnh dậy” chàng đã thấy ra khỏi vòng tay mình:<br />

Tôi bảo rằng: em phải về ngay.<br />

Nếu em là gió tôi sẽ làm trăng.<br />

Em là trăng tôi sẽ là mây.<br />

Nếu em là mây tôi sẽ làm gió thổi.<br />

Còn nếu em là chân trời xa tôi sẽ làm<br />

cánh chim bằng rong ruổi.<br />

Em là mặt trời thì ở trên đường xích đạo<br />

tôi sẽ muôn đời làm một kiếp hướng dương.<br />

Ngoài chủ đề tình ái quen thuộc như đã trình bầy ở trên, Prévert và Nguyên Sa còn làm thơ để<br />

châm biếm các quy ước xã hội hoặc nhắc nhở đến những vấn đề nhân sinh, trong đó cái vô lý của chiến<br />

tranh là một mối quan tâm lớn, với lời thơ nhuốm một nỗi sầu man mác và vẫn dùng phương thức kể lể<br />

độc đáo của họ. Bài thơ BARBARA lẫy lừng của Prévert (đã được phổ nhạc để hát trong các quán rượu<br />

và khiêu vũ trường) có thể làm người đọc rơi lệ thương cảm cho mối tình mới chớm nở đã bị chiến<br />

tranh cướp mất giữa nàng Barbara và một chàng trai thời loạn. Là chứng nhân của mối tình ấy, Prévert<br />

trìu mến nhớ lại lúc cặp tình nhân gặp nhau dưới làn mưa hạnh phúc, khi Barbara vội chạy vào trong<br />

vòng tay người yêu, đầm đìa nước mưa, mừng vui, hớn hở. Trong ba câu dưới đây, Prévert đã thực hiện<br />

các liệt kê này: câu (1) và (3) chứa hai động tác cuống cuồng của một phụ nữ đang yêu (“chạy vội” về<br />

phía người yêu và “ném mình” vào trong vòng tay chàng), câu (2) kê ra ba tính từ rất đẹp để tả người<br />

phụ nữ đang yêu dưới mưa ấy (đầm đìa, mừng vui, hớn hở):<br />

Et tu as couru vers lui sous la pluie<br />

Ruisselante ravie épanouie<br />

Et tu t’es jetée dans ses bras<br />

Nhưng dưới trận mưa sắt, lửa, thép, và máu của chiến tranh ngu xuẩn, em bây giờ ra sao, hỡi


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 18<br />

Barbara, và cái anh chàng đã ôm em đắm đuối trong vòng tay bây giờ thế nào -- chết, mất tích, hay còn<br />

sống ? Những kể lể ấy làm cho đoạn thơ kế tiếp thêm xót xa, ái ngại:<br />

Quelle connerie la guerre<br />

Qu’es-tu devenue maintenant<br />

Sous cette pluie de fer<br />

De feu d’acier de sang<br />

Et celui qui te serrait dans ses bras<br />

Amoureusement<br />

Est-il mort disparu ou bien encore vivant<br />

CẮT TÓC ĂN TẾT của Nguyên Sa là một thác nước kể lể thần sầu đánh mạnh vào tâm tư<br />

người đọc như một lời kinh xin giải tội cho một đất nước đang băng hoại đạo đức trong cơn khói lửa.<br />

Ngày nay đọc lại bài ấy, tôi không khỏi buồn man mác và nuối tiếc vì lời nguyện cầu của nhà thơ ưu<br />

thời mẫn thế đó đã không được ông Trời chấp nhận cho. Xin được kết thúc bài viết này bằng một vài<br />

đoạn đặc sắc trong bài thơ sầu bi ấy :<br />

Cắt cho ta, hãy cắt cho ta<br />

Cắt cho ta sợi dài<br />

Cắt cho ta sợi ngắn<br />

Cắt cái sợi ăn gian<br />

Cắt cái sợi nói dối<br />

Sợi ăn cắp trên đầu<br />

Sợi vu oan dưới gáy<br />

Sợi bè phái đâm ngang<br />

Sợi ghen tuông đứng dọc<br />

Sợi xích chiến xa, sợi giây thòng lọng<br />

Sợi hưu chiến mỏng manh, sợi hận thù buộc chặt<br />

……………<br />

Cắt cho ta<br />

Cắt cho ta, hãy cắt cho ta<br />

Sợi Hà-Nội khóc trong mưa<br />

Sợi Sài-Gòn buồn trong nắng<br />

Sợi dạy học chán phè<br />

Sợi làm thơ thiểu não<br />

……………<br />

Cắt cho ta<br />

Sợi mệt mỏi sau những tháng ngày hoan hô đả đảo<br />

Sợi cháy đen như rừng núi Chu-Prong<br />

Sợi thở dài trong đêm cúp điện tối om<br />

Sợi sát vào nhau đánh sáp lá cà<br />

Sợi cắt non sông thành Bắc Nam, thành khu chiến. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 19<br />

Thæm vi‰ng Paris, Pháp: Các Quán Café<br />

Sóng ViŒt ñàm Giang<br />

Paris với từng vùng chia thành những quận (Q) đặt tên theo thứ sự số , cấu trúc xoắn hình chôn ốc,<br />

bắt đầu từ quận 1 và quận 2 (Q1+2) là vùng Opéra đến <strong>Le</strong>s Halles, quận 3 và 4 gồm vùng Marais và<br />

bên phía đông của Q 1+2. Q 1,2,3 4 nằm hữu ngạn (bên phải/phía bắc) sông Seine. Quận 5 vùng Latin<br />

Quarter, quận 6 vùng St-Germain-des-Prés và Odeon, quận 7 là vùng phiá tây của trung tâm. Q 5,6,7<br />

nằm tả ngạn (bên trái/ phía nam) của sông Seine, rồi quận 8 vùng Champs-Elysées, rối quận 9 là vùng<br />

Montmartre và Pigalle, rối cứ thế tiếp tục vòng xoắn đến quận 10, 11, v.v….<br />

Những hình ảnh du lịch không nhất thiết chỉ giới hạn trong phạm vi một vùng mà liên tục với<br />

nhau vì di tích lịch sử nối liền từ quận này sang quận khác.<br />

Quận 1 và Quận 2 có Nhà thờ Madeleine, <strong>Le</strong>s Halles, Vườn Tuileries, có nhiều Bảo tàng Viện<br />

nổi tiếng như Louvre, Orangerie, Art Decoratifs, có Place de La Concorde, Place Vendôme, Palais<br />

Royal, có Jeu de Paume, có phố nổi tiếng Rivoli, có đại lộ Haussmann, có quán Café de la Paix, Café<br />

de la Ville, có đại thương xá Galeries Lafayette, Printemps, và nhiều nữa.<br />

Quận 3 có Trung tâm Pompidou.<br />

Quận 5 là Latin Quarter, có đại học Paris, có đại học Sorbonne, có Clony, có Pantheon, có nhà<br />

thờ St Severin, có công trường St Mitchel,và nhiều nữa.<br />

Quận 6 có nhà thờ St-Germain-des-Prés, St Sulpice, có những quán café nổi tiếng, trường<br />

Beaux Arts, có vườn Luxembourg, có Musée d’ Orsay, và nhiều nữa.<br />

Quận 7 có Ecole Militaire, Hotel des Invalides, Assemblée Nationale, Bảo tàng Rodin, có<br />

Champs De Mars, Eiffel Tower<br />

Quận 8 có Arc de Triomphe, đại lộ Champs Elysées, Petit Palais, Grand Palais, điện Chaillot,<br />

v.v…<br />

Quận 9 có Opéra Garnier, có Sacré Coeur de Montmartre, có Moulin Rouge, có Pigalle, v.v…<br />

Café Paris<br />

Trước khi nói đến những quán café nổi tiếng của quận 6, phải nói đến nhà thờ St.- Germain.<br />

Nhà thờ Saint-Germain<br />

Khu phố cổ Saint-Germain-des-Prés ở bên trái sông Seine, đã có từ thế kỷ thứ 9, với tu viện cao cấp<br />

dòng thánh Benoit nổi tiếng nhất của Pháp, nay là nơi có rất nhiều quán cà phê văn học, tiệm sách và<br />

các nhà trưng bày nghệ thuật. Ở giữa tu viện là nhà thờ Saint-Germain.<br />

Đây là nhà thờ kiến trúc La mã và cổ nhất Paris. Nhà thờ Saint-Germain-des-Prés, nằm trên<br />

đường Saint-Germain, đã được xây cất vào thế kỷ thứ XI trên nền tảng của một điện thờ đã được dựng<br />

lên vào năm 542. Nhà thờ được đặt tên theo vị giám mục Saint-Germain (chết năm 576), và sau khi<br />

được đổi tên hai lần thì vì được xây dựng giữa một đồng cỏ nên được mang tên là Nhà Thờ Saint–<br />

Germain-des-Prés. Sau khi bị tàn phá bởi chiến tranh, vào năm 1000, nhà thờ được tái xây dựng theo<br />

kiểu La mã.Tháp chuông nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ XI là tháp chuông cổ nhất của thành phố<br />

Paris. Cuối thế kỷ 18, tu viện được biến thành nhà tù và nhà thờ trở thành nhà kho.<br />

Qua thế kỷ 19, tu viện được trả lại làm nơi thờ phụng. Nhà thờ được trùng tu với công lao chính của<br />

Victor Hugo đã cổ động mọi giới công tư chức đóng góp nhân lực và phí tổn.<br />

Trong nhà thờ có mộ của René Descarte, nhà tư tưởng, nhà toán học và ông tổ của nền triết học


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 20<br />

hiện đại. Ngoài mộ Descarte, còn có mộ của Jean-Casimir, vua của Ba Lan, thoái vị năm 1668 để trở<br />

thành tu viện trưởng của Nhà Thờ Saint-Germain-des-Prés vào năm 1669.<br />

Đại lộ Saint-Germain.<br />

Đại lộ Saint-Germain đã được nam tước Haussmann tạo dựng vào thế kỷ XIX, dài 3 km, chạy xuyên<br />

qua 3 quận của Paris. từ khu phố Saint-Germain-des-Prés đến tận Quartier de L’Odéon. Một chút chi<br />

tiết hơn, đại lộ này chạy xuyên qua một phần của tả ngạn (phía trái) sông Seine, nằm gần sông Seine và<br />

nối liền Pont de La Concorde với Pont de Sully.<br />

Quán Café Paris<br />

Ngay đối diện với ngôi nhà thờ là tiệm cà phê nổi tiếng Café de Flore và <strong>Le</strong>s Deux-Magots.<br />

Quán Café de Flore, 172 đại lộ Saint Germain đã được mở cửa từ năm 1887. Vào khoảng năm<br />

1913, Guillaume Apollinaire và André Salmon đầu tư vào quán café này và biến tầng một thành toà<br />

soạn cho tờ Tạp chí <strong>Le</strong>s Soirées de Paris. Năm 1939, Paul Boubal mua lại và những năm sau đó Breton,<br />

J.P. Sartre, Simone de Beauvoir, Jacques Prévert, Salvador Dali thường hiện diện ở quán này, có người<br />

tới hàng ngày và viết thơ văn tại đó.<br />

Ngoài Café de Flore, còn Café de Deux-Magots tại 9 Place St-Germain-des-Prés. Verlaine,<br />

Rimbaud, Gide, Picasso, Hemingway, Saint-Exupéry, Oscar Wilde, André Bréton và nhiều nữa thường<br />

có mặt tại địa điểm này. Café <strong>Le</strong>s Deux Magots cũng là nơi Picasso gặp gỡ và làm quen Dora Maar<br />

vào mùa đông năm 1935, khởi đầu cho một cuộc tình với nhiều tác phẩm Picasso vẽ Dora Maar với<br />

chân dung hai khuôn mặt trong nhiều bức họa. Năm 1983, quán café lại đổi chủ một lần nữa nhưng<br />

quán vẫn tiếp tục là điểm hẹn của những tên tuổi lớn, đặc biệt là giới văn nhân, điện ảnh của khắp thế<br />

giới.<br />

Vì những địa điểm như quán café, hay hộp đêm ở những con đuờng nhỏ bao quanh đại lộ Saint-<br />

Germain có nhiều văn, sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ tụ họp mà Saint-Germain des-Prés đuợc xem như là biểu<br />

tượng cho đời sống trí thức của Paris.<br />

Lịch sử quán Café de Flore<br />

Vào năm 1913, Apollinaire đầu tư vào quán. Cùng với Salmon, họ biến tầng thứ nhất thành văn phòng<br />

làm báo <strong>Le</strong>s Soirées de Paris. Chiến tranh không thay đổi quán bao nhiêu, Apollinaire vẫn dung nơi đây<br />

làm văn phòng. Vào một ngày Xuân năm 1917, ông giới thiệu Philippe Soupault với André Breton, và<br />

qua một thời gian ngắn, họ đã phát triển phong trào dada (Dadaist movement) và siêu thực (surrealism)<br />

rộng rãi hơn.<br />

Dada là một trào lưu văn hoá bắt nguồn từ Zurich, Thuỵ sĩ,trong Đệ Nhất thế chiến (WW I) và<br />

lên tột đỉnh trong khoảng 1916-1922. Trào lưu dada trước tiên liên quan đến visual arts, văn , chương<br />

(thơ, lý thuyết về thơ,v.v..), kịch nghệ, graphic design, và chính trị phản đối chiến tranh qua nghệ thuật<br />

tranh ảnh, dada cũng chống lại trưởng giả. Dada sau đó có ảnh hưởng đến những trào lưu kế tiếp, đáng<br />

kể nhất phải nói đến siêu thực, Tân hiện thực, pop art. Apollinaire chết vào năm 1918.<br />

Thời kỳ 1930-1939<br />

Trong thời kỳ kế tiếp những nhà trí thức, họa sĩ, nhà xuất bản, nhà làm phim ảnh thường dùng nơi này<br />

làm chỗ gặp gỡ. Ngay cả chính trị gia như Trotsky hay Chou En Lai cũng đã có mặt tại nơi này. Nếu<br />

nói về nhóm thi sĩ, nhạc sĩ thì phải kể nhóm của Jacques Prévert.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 21<br />

Thời kỳ 1939-1945<br />

Năm 1939, Paul Boubal mua lại Café de Flore. Đây là thời gian của Jean-Paul Sartre và Simone de<br />

Beauvoir. Họ gặp nhau thường trực ở đó (và cả ở tại <strong>Le</strong>s Deux Magots), và theo Sartre thì trong bốn<br />

năm đóng đô tại quán café, họ không hề gặp người Đức nào và Sartre gọi nơi này là con đường Tự do<br />

dẫn đến con đường Hòa bình. Sartre là cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh (Sartrean existentialism).<br />

Thời kỳ này, quán giống như một câu lạc bộ của Anh, với khách hàng quen thuộc ngồi tụ từng<br />

nhóm cả chục người. Họ có thể thuộc nhóm khác nhau như nhóm Prévert, nhóm Jean-Paul Sartre,<br />

nhóm thân cộng sản, nhưng không làm phiền nhau. Nữ tài tử Pháp Simone Signoret cho biết trong<br />

cuốn hồi ký, bà được sinh ra vào một buổi tối tháng Ba năm 1941, trên một tấm ghế ngồi tại quán Café<br />

de Flore.<br />

Thời kỳ sau chiến tranh<br />

Sau chiến tranh nơi đây có nhiều khuôn mặt thuộc phái hiện thực. Thời kỳ những năm 1960s, coi như<br />

nổi bật nhất là những năm của phái làm phim ảnh Christian Vadim, Jane Fonda, Jane Seberg, Roman<br />

Polansky, Marcel Carné. Brigitte Bardot, Alain Delon, Losey, Belmondo, v.v… Cũng là nơi tụ họp của<br />

những nhà vẽ kiểu quấn áo như Yves Saint-Laurent and Pierre Bergé, Rochas, Gunnar Larsen,<br />

Givenchy, Lagerfeld, Paco Rabanne, Guy Laroche , v.v…<br />

Những năm 1980s cho đến hiện tại thì quán Café de Flore vẫn là nơi gặp gỡ ưa thích của những<br />

văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ, tài tử màn ảnh, truyền hình v.v..kể cả một số chính trị gia.<br />

Phải đến quán Café de Flore, ngồi ăn sáng, đi thăm khắp quán, nhìn thấy những hình ảnh những<br />

nhân vật nổi tiếng đã có mặt ở quán qua các thời đại mới thấy đuợc quán Café de Flore đã đi sâu vào<br />

lịch sử và văn hóa Pháp đến mức nào.<br />

Chén cà phê tiệm Flore.<br />

Không phải vì cà phê ngon có tiếng mà quán Flore nổi tiếng. Nó nổi tiếng vì địa điểm và thời thế đã<br />

tạo nên. Đi bộ trên đại lộ St-Germain, ghé thăm nhà thờ St-Germain, rồi ngồi uống café tại quán Flore,<br />

nhìn người qua lại hay đọc sách thật vô cùng thú vị. Những người hầu bàn là những người đàn ông<br />

mặc quần mầu đậm, mặc áo trắng, khoác tấm tablier dài màu trắng, mặc áo gilet đen, cổ thắt nơ đen, họ<br />

rất nghề nghiệp, rất quan tâm đến khách hàng, lấy order ghi cẩn thận, và sắp chén đĩa rất gọn gàng. Họ<br />

không niềm nở hay cười nói hay làm thân với khách nhưng họ làm việc rất nghiêm túc và chu đáo.<br />

Quán Flore có bàn phía trong tiệm, có bàn phía ngoài tiệm nhưng trong dãy hành lang có kính, và có<br />

bàn lộ thiên bày ngoài lề đường.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 22<br />

Nhà thờ St-Germain<br />

Café de Flore trong hành lang kính<br />

Trong tiệm<br />

Café de Flore với bàn ghế trên lề đường<br />

Bên kia đuờng từ Café de Flore và <strong>Le</strong>s Deux Magots là quán Brasserie Lip, nơi mà nhà văn<br />

Hemingway đã viết cuốn tiểu thuyết “A Farewell to Arms”.<br />

Nói đến quán cà phê của Paris thì nhiều vô cùng, có sách ước lượng cỡ 12,000 tiệm.<br />

Quán Café <strong>Le</strong> Procope.<br />

Quán Procope do Francesco Procopio mở vào năm 1686 ở trên đường L’Ancienne-Comédie. Có thể nói


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 23<br />

đây là nhà hàng cũ nhất vẫn còn tiếp tục mở và là nơi đầu tiên của Ấu châu cho khách thưởng thức café<br />

nhập cảng từ văn hóa Hồi giáo. Vào những năm 1700s, Café Procope là điểm hẹn của Voltaire, của<br />

Rousseau, rồi một số nhà cách mạng như Danton, Robespierre, Marat. Nay quán cà phê trở thành một<br />

tiệm ăn rất có tiếng.<br />

Quán Café de la Paix nằm ở góc đường giữa Place de l’Opéra và Blvd des Capucines.<br />

<strong>Le</strong>s Deux Magots<br />

Café de la Paix<br />

Kết luận<br />

Với hơn 12 ngàn tiệm café tại Paris, nếu mỗi ngày uống ở một tiệm thì hơn một bốn chục năm chắc gì<br />

một người có thể đi thăm hết được ? Câu chuyện café không thể nào chấm dứt trên một vài trang giấy.<br />

Uống café có bạn tâm đầu ý hiệp mới là điều đáng quý, đáng trân tàng. Và có một cặp danh tài văn<br />

chương triết học như Jean-Paul Sartre cùng Simone de Beauvoir liên kết với Café de Flore và <strong>Le</strong>s Deux<br />

Magots tại Paris, Pháp là độc nhất có một không hai của đầu thế kỷ thứ 20. ■<br />

Sóng Việt Đàm Giang<br />

Photo Sóng Việt<br />

May 10, 2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 24<br />

Ðọc lại truyện Kiều<br />

Ý Nghïa T¿ Do Trong ñoån TrÜ©ng Tân Thanh<br />

Phåm Tr†ng LŒ<br />

Hơn sáu chục năm nay Truyện Kiều được dẫn giải và bình luận rất nhiều. Ngày xưa phe Phạm Quỳnh<br />

bênh Kiều nói rằng: “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn.” Phe Ngô Ðức Kế<br />

dựa trên luân lý cho truyện Kiều là một “dâm thư.” Người ta thường nói: “Ðàn ông chớ kể Phan Trần;<br />

đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều.” Nay đọc lại truyện Kiều để xem tác giả quan niệm thế nào là “tự<br />

do” theo quan niệm nhân bản; hệ thống tín ngưỡng của xã hội Kiều (Khổng, Phật, Lão) ảnh hưởng đến<br />

đời Kiều thế nào, và Nguyễn Du mượn Ðoạn Trường Tân Thanh để bày tỏ thế nào là ý nghĩa tự do của<br />

con người về ba khía cạnh: cá nhân, nghệ thuật và xã hội.<br />

Cũng xin dè dặt: việc phê phán tác giả qua cốt truyện chỉ có giá trị tương đối, vì Nguyễn Du<br />

mượn tạm cốt truyện Tàu của Thanh Tâm Tài Nhân để viết nên Ðoạn Trường Tân Thanh, cũng như<br />

kịch tác gia Shakespeare mượn tạm cốt truyện xưa để viết nên những kịch phẩm La Mã bất hủ.<br />

Trước hết, chúng tôi đồng ý phần nào với Vân Hạc Lê Văn Hòe rằng “Truyện Kiều giá trị<br />

không ở tư tưởng đạo đức, luân lý hay triết lý, cũng không ở cốt truyện, hay cách bố cục kết cấu, tình<br />

tiết. Cái giá trị tuyệt đối của Truyện Kiểu là ở văn chương…” Chúng tôi muốn chứng minh rằng qua<br />

những nhân vật chính như Kiều, Từ Hải, Kim, Thúc, v.v…Nguyễn Du hàm ẩn một quan niệm về tự do<br />

rằng: con người đầy đủ phải là con người biết rung động chân thành, có lý trí, biết hòa hợp với thiên<br />

nhiên, ghét nỗi bất công trong xã hội, nghĩa là một con người nghệ thuật và tự do.<br />

A. Quan niệm của Nguyễn Du về Tự do<br />

Nguyễn Du viết Ðoạn Trường Tân Thanh (ÐTTT) để chứng minh thuyết Tài Mệnh Tương Ðố bằng<br />

cuộc đời Thuý Kiều? Ðể khuyên người đời giữ thiện tâm ? Ðể gửi gấm tâm sự của một « hàng thần »?<br />

Ðây cũng là lập luận của một số nhà phê bình từ trước đến nay. Ðoạn mở đầu và đoạn cuối của Truyện<br />

Kiều khiến ai đọc cũng tin là chủ đích của Nguyễn Du là để chứng minh thuyết Tài Mệnh Tương Ðố :<br />

Trăm năm trong cõi người ta,<br />

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau...<br />

Bắt phong trần phải phong trần,<br />

Cho thanh tao mới được phần thanh tao.<br />

Phạm Quí Thích (1760-1825) cùng thời với Nguyễn Du (1765-1820) trong bài “Tổng vịnh Truyện<br />

Kiều” viết rằng:<br />

Cho hay những kẻ tài tình lắm,<br />

Trời bắt làm gương để thế gian.<br />

Chu Mạnh Trinh (1862-1905) cũng viết:<br />

Cung oán nỉ non đàn bạc mệnh,<br />

Duyên may dun dủi lưới Tiền Ðường.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 25<br />

Bùi Kỷ, trong bài Truy điệu Tiên Ðiền năm 1927 cho biết một phần tâm sự Nguyễn Du:<br />

Gặp cơn Lê thị suy vi,<br />

Kinh thành muốn lở, thăng trì muốn vơi.<br />

…<br />

Giang hồ lăng miếu một thân,<br />

Ðật dân bỗng hóa hàng thần lạ thay!<br />

Há chẳng biết cao bay xa chạy,<br />

Cái công danh là bẫy trên đời,<br />

Song le con tạo trêu ngươi,<br />

Buộc nhau chỉ một chữ thời mà đau.<br />

...<br />

Muốn động đến cửu toàn linh thính,<br />

Hỏi bao giờ tài mệnh không ghen.<br />

<strong>The</strong>o thiển ý, khi viết ÐTTT, Nguyễn Du rất khéo léo: ngài không chỉ có ý chứng minh thuyết<br />

Tài Mệnh Tương Ðố, mà cũng không viết ÐTTT chỉ với mục đích đem Kiều ra làm gương cho đời như<br />

những nhà phê bình đứng trên bình diện luân lý đã nhận xét. Nguyễn Du dường như có một tâm sự<br />

mâu thuẫn: một mặt thì không nỡ đả phá những hệ thống sẵn có của một xã hội Khổng, Phật, Lão ở<br />

Việt Nam vào cuối thế kỷ 19. Nhưng ngài muốn ẩn tàng một ý niệm tự do của con người trong một thời<br />

đại mà những lễ nghi, tôn giáo, chính trị đang thay đổi. Cũng cần biết là cuối thế 18 đầu thế kỷ 19 là<br />

một giai-đoạn có nhiều biến chuyển về khoa học có ảnh hưởng đến những quan niệm về triết lý, thần<br />

quyền và quân quyền. Nguyễn Du vốn là người lịch duyệt, từng đi sứ sang Tàu, chắc hẳn biết những<br />

những phát triển về khoa học và triết lý chẳng những trong thời đại ngài mà cả những thời đại trước.<br />

Xin lược qua: ngay từ thế kỷ thứ hai cho đến thời Phục Hưng (từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 16),<br />

quan niệm cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ (Ptolemaic system) không còn được chấp nhận nữa. Sau<br />

đó có những khám phá về hàng hải như năm 1512 Magellan đi vòng quanh trái đất; năm 1543 nhà thiên<br />

văn học Copernicus chứng tỏ rằng mặt trời, chứ không phải là trái đất, là trung tâm hành tinh hệ;<br />

Galileo chế ra viễn-vọng-kính năm 1609; Newton khám phá ra luật hấp dẫn lực vào thế kỷ 17;<br />

Lavoisier (1743-1797) hệ thống hóa môn phân tích định lượng hoá học. Về mặt chính trị thì Rousseau<br />

viết cuốn Xã Ước (Du Contrat Social) năm 1762 chủ trương dân quyền, chống lại quan niệm vương<br />

quyền của Hobbes (tác giả cuốn <strong>Le</strong>viathan) viết năm 1651 cho rằng con người ở trạng thái tiền xã hội<br />

rất man dã và vị kỷ nên tự nguyện chuyển nhượng những quyền thiên nhiên (natural rights) của mình<br />

cho một vị vua để đổi lại được hoà bình và an ninh. John Locke, triết gia người Anh, cũng nói rằng con<br />

người ở trạng thái tự nhiên khi chưa có xã hội thì đã có luật thiên nhiên (natural law) trong đó con<br />

người có quyền sống, tự do và có tài sản (Second Treatise on Government, 1688). Năm 1776 Thomas<br />

Jefferson khi viết ý này trong bản Tuyên ngôn Ðộc lập Hoa-Kỳ, trong đoạn đầu, có nói rằng:<br />

«... Mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng con người được Thượng Ðế ban cho quyền bất khả<br />

nhượng là quyền sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc, rằng để thực hiện và bảo đảm những<br />

quyền này con người mới thành lập ra chính phủ và cho chính phủ những quyền chính đáng đặt trên<br />

sự thoả thuận của người dân...rằng bất cứ khi nào một hình thức chính phủ trở nên huỷ hoại đối với<br />

những cứu cánh trên thì người dân có quyền thay đổi hay huỷ bỏ chính phủ đó và thiết lập một<br />

chính phủ khác đặt trên nền tảng những nguyên tắc sao cho có thể đem lại cho dân an ninh và hạnh<br />

phúc. » (Xem Declaration of Independence)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 26<br />

Tóm lại, con người ngay từ thời Phục Hưng đã bắt đầu nghi ngờ về thuyết tiền định khi thấy<br />

thiên văn tạo vật cũng thay đổi chứ không hoàn toàn bất biến. (Trong ÐTTT Kim Trong cũng an ủi<br />

Kiều rằng «Xưa ngay nhân định thắng thiên cũng nhiều.») Con người với tư tưởng của Locke, Rouseau<br />

và Jefferson, không còn tin tưởng vào quân quyền nữa. Trong văn chương con người đã trở thành chủ<br />

điểm. Những nhà văn lãng mạn bắt đầu mô tả con người với những dục tình mãnh liệt. Khi Nguyễn Du<br />

còn trẻ, chắc ngài đã biết những thành quả của Nguyễn Huệ cùng sự xâm nhập của nước ngoài vào Việt<br />

Nam. Khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789 (cũng là năm cách mạng Pháp bùng nổ) thì<br />

Nguyễn Du đã 24 tuổi. <strong>The</strong>o sử gia Trần Trọng Kim thì người ngoại quốc đã đến Việt Nam ngay từ đầu<br />

thế kỷ 17. Năm 1614 đời chúa Sãi có người Bồ Ðào Nha tên Jean de La Croix đến lập lò đúc súng tại<br />

Thuận Hoá, năm 1637 người Hoà Lan được chúa Trịnh cho phép mở cửa hàng buôn bán ở Phố Hiến<br />

thuộc Hưng Yên đông đến « 1,000 nóc nhà, làm thành ra chỗ vui vẻ lắm », cho nên tục ngữ bấy giờ có<br />

câu rằng:« Thứ nhất Kinh-kỳ, thứ nhì phố Hiến. » (Việt Nam Sử Lược, quyển nhì, trang 96).<br />

B. Những Tự do trong Truyện Kiều<br />

Nếu chấp nhận giả thuyết rằng Nguyễn Du cũng am hiểu không nhiều thì ít những biến đổi của thời đại<br />

ông, và ông có suy nghĩ, diễn đạt vào những nhân vật trong truyện Kiều một ý-niệm tự do nhân bản<br />

rằng con người đầy đủ là con người biết rung động, có lý trí, có tín ngưỡng; lòng thành có thể động đến<br />

quỉ thần (« Kiều rằng những đấng tài hoa/Thác là thể phách còn là tinh anh »); yêu tự do, ghét bất<br />

công (« Anh hùng tiếng đã gọi rằng/Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha... Phong trần mài một lưỡi<br />

gươm/Những phường giá áo túi cơm xá gì.») v.v.. thì có thể tóm tắt ý niệm tự do của ngài vào khía<br />

cạnh: tự do cá nhân, tự do nghệ thuật và tự do xã hội.<br />

Ngay từ đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết: «Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.» Ðiều<br />

đó chứng tỏ kinh nghiệm sống của tác giả cũng có phần nào ảnh hưởng đến truyện Kiều. Trong bài<br />

« Tế Thập Loại Chúng Sinh » ngài cũng nói « Ðau đớn thay phận đàn bà. » Ngài ắt hẳn thấy số phận<br />

của người đàn bà nói riêng, hay số phận của người nghệ sĩ nói chung, trong một xã hội đầy khuôn mẫu<br />

gò bó. Mà vượt ra khỏi những khuôn mẫu đó là một đòi hỏi của tự do cá nhân. Nếu không chấp nhận<br />

tiền đề này thì khó có thể hiểu tại sao Nguyễn Du tạo cho nhân vật Kiều vượt ra ngoài khuôn mẫu đạo<br />

đức của một xã hội Khổng, Mạnh. Trong một xã hội phong kiến, với những khắt khe của đạo đức, Kiều<br />

đã được theo học như nam giới, thi hoạ cầm kỳ, để có thể đối ẩm với nam giới. Kiều lại còn tự ý gắn bó<br />

với người yêu đang khi cha mẹ đi vắng, lẻn sang nhà trai tình tự (« Săm săm băng lối vườn khuya một<br />

mình...Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa/Bây giờ tỏ mặt đôi ta /Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm<br />

bao. ») Hơn nữa, khi đã đi lấy Mã Giám Sinh, Kiều còn dám nhờ cha lo dùm chuyện Kim Trọng (« Lạy<br />

thôi nàng lại rén chuyền/Nhờ cha trả được nghĩa chàng cho xuôi. »)<br />

Nhưng nếu nhân vật Kiều biểu tượng cho tự do cá nhân thì cái tự do này cũng đi đôi với lý trí.<br />

Hãy xem như khi Kim Trọng có ý lơi lả, Kiều đã biết ngưng lại :<br />

Ðã cho vào bậc bố kinh.<br />

Ðạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.<br />

Ra tuồng trên bộc trong dâu,<br />

Thì con người ấy ai cầu làm chi.<br />

....<br />

Vội chi ép liễu hoa nài,<br />

Còn thân còn một đền bồi có khi.<br />

Quyết định thứ hai của Kiều, theo thiển ý, là một quyết định tự do, ấy là khi Kim Kiều tái hợp,<br />

Kiều xin đổi tình vợ chồng ra tình bạn bè. Nếu cho rằng một hành động tự do là một hành động mà


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 27<br />

người hành xử không bị cưỡng chế, ở trong một hoàn cảnh thuận lợi, và biết rõ về hậu quả về hành<br />

động của mình thì khi quyết định như vậy, Kiều đã hành động như một con người tự do, có lý trí,<br />

ngược lại sự năn nỉ của Kim và sự khuyến dụ của gia đình. Mà tự do cá nhân chẳng qua là căn bản của<br />

tự do nghệ thuật. Trong Truyện Kiều không thiếu những cảnh đáng bị « kiểm duyệt. » Thí dụ như cảnh<br />

Tú Bà dạy Kiều cách tiếp khách: Nghề chơi cũng lắm công phu.<br />

Hay cảnh Kiều tắm:<br />

Buồng the gặp buổi thong dong,<br />

Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa.<br />

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,<br />

Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên.<br />

Trong cái tình huống ấy, Thúc sinh như một nghệ sĩ tài hoa, làm một bài thơ vịnh cảnh Kiểu<br />

tắm: “Ngụ tình tay thảo một thiên luật Ðường,” và được khen là “Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm<br />

thêu” Nếu Thuý Kiều và tài sắc của nàng biểu tượng cho một tự do cá nhân thì đó cũng là đối tượng<br />

của người nghệ sĩ. “Văn sĩ, giai nhân,” Chu Mạnh Trinh, trong “Bài Tựa Truyện Kiều,” đã bảo là<br />

“cùng kiếp hoa nghiêm nặng nợ,” và nhận là “ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu” (bản dịch của<br />

Ðoàn Quì). Tiên Phong Mộng Liên Ðường chủ nhân trong bài tựa Truyện Kiều cũng viết rằng: Thuý<br />

Kiều khóc Ðạm Tiên, Tố Như Tử làm truyện Thuý Kiều, việc tuy khác nhau mà lòng thì là một; người<br />

đời sau thương người đời nay; người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái<br />

thông luỵ của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa và nay vậy.” (bài Tựa Truyện Kiều của<br />

Tiên Phong Mộng Liên Ðường Chủ nhân làm tháng hai niên hiệu Minh Mệnh, in lại trong Truyện Thúy<br />

Kiều, do Bùi Kỷ và Trần trọng Kim hiệu đính (Saigon: Tân Việt, 1968) in lần thứ tám, tr. XLVIII.<br />

Khía cạnh thứ ba của tự do là khía cạnh xã hội. Qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du dường như hé<br />

cho ta thấy một xã hội bất công, và một nghi vấn về tính cách hợp pháp của một chế độ quân chủ<br />

chuyên chế. <strong>The</strong>o truyện Tàu thì Từ là một tướng giặc, nhưng suốt trong truyện không thấy Nguyễn Du<br />

tả Từ như một tướng giặc, mà là một nghệ sĩ, “gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.” Từ cách ăn<br />

nói, đến cử chỉ và diện mạo của Từ, và lời thưa gửi lễ phép của Kiều, Từ là một người khí phách:<br />

Lại đây xem mặt cho gần,<br />

Phỏng tin được một vài phần hay không.<br />

Thưa rằng lượng cả bao dung,<br />

Tấn dương được thấy mây rồng có phen.<br />

Tính cách “đế vương” của Từ Hải được diễn tả qua những chiến công hiển hách của nhân vật này:<br />

Thừa cơ trúc chẻ ngói tan,<br />

Binh uy từ đấy sấm vang trong ngoài.<br />

Triều đình riêng một góc trời,<br />

Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà,<br />

Ðòi cơn gió quét mưa sa<br />

Huyện thành đạp đổ năm toà cõi nam.<br />

Từ không phải là hạng võ dũng vô mưu. Khi Hồ Tôn Hiến dụ hàng, Từ đã nghi ngờ:<br />

Một tay gây dựng cơ đồ<br />

Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 28<br />

Bó thân về với triều đình,<br />

Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu!<br />

Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,<br />

Vào luồn ra cúi công hầu mà chi!<br />

Sao bằng riêng một biên thuỳ,<br />

Sức này đã dễ làm gì được nhau.<br />

Thật là khẩu khí của một người làm chúa một biên thuỳ, chẳng phải là lời một tên giặc! Ngay khi đã<br />

yên rồi mà dư âm còn âm ỉ: “Sóng yên Phúc Kiến lửa tàn Triết Giang.” Nếu không phải là người ham<br />

muốn tự do chắc không thể chấp nhận để cho nhân vật Từ nói lên những lời bằng những từ ngữ dành<br />

cho bậc vua chuá.<br />

Tuy nhiên, như đã trình bầy ở trên, Nguyễn Du rất khéo: ngài tôn trọng cốt truyện để Từ phải chết.<br />

Dầu chết mà phí phách vẫn phi thường:<br />

Khí thiêng khi đã về thần,<br />

Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng.<br />

Nguyễn Du không thể để Từ thắng triều đình nhà Minh (tuy đã tả là “gồm hai văn võ vạch đôi<br />

sơn hà”) vì như vậy là đảo lộn trật tự xã hội trong đó trật tự quân thần chỉ là một hình ảnh của<br />

trật tự thiên nhiên và vũ trụ theo như quan niệm quân chủ xưa. (E.M.W.Tillyard, <strong>The</strong> Elizabethan<br />

World Picture, 1943). Cũng như Shakespeare, Nguyễn Du không tán thành sự nổi loạn. Ngài chỉ hé mở<br />

cho ta thấy một nghi vấn về tính cách hợp pháp của một nền quân chủ chuyên chế. Trong một xứ rộng<br />

lớn như Trung Hoa, dầu nhà vua được tả là “Rằng ơn thánh đế dồi dào/Tưới ra đã khắp, thấm vào đã<br />

sâu” mà những mục nát, bất công đầy rẫy (“Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”); buôn người về làm<br />

ca nương, con quan Lại bộ thượng thư mà trong nhà nuôi bọn tôi tớ giao cho cả việc bắt cóc người về<br />

hành hạ. Một xã hội được tả là “Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng” mà một vị tướng giặc<br />

như Từ Hải có thể “Năm năm hùng cứ một phương hải tần” và có thể sai hai đạo quân đi bắt người về<br />

để trả ân oán “Ðạo ra Vô Tích đạo vào Lâm Truy” thật dễ dàng thì đủ hiểu uy-quyền của trung ương<br />

lỏng lẻo đến mức nào!<br />

C. Kết luận<br />

Tóm lại, nếu câu nói của Buffon đọc trước hàn lâm viện Pháp năm 1753, rằng “qua văn phong ta có thể<br />

biết chính người viết vậy,” (<strong>Le</strong> style, c’est l’homme même) có phần nào đúng thì ta có thể kết luận là<br />

khi viết ÐTTT, Nguyễn Du không chỉ muốn chứng minh thuyết Tài Mệnh Tương Ðố hay dùng gương<br />

Kiều để người đời soi chung mà thôi. Viết Truyện Kiều, phải chăng Nguyễn Du đã sử dụng nhiều khía<br />

cạnh khác nhau của nhiều nhân vật khác nhau để hé mở cho độc giả thấy một ý niệm tự do. Với tâm<br />

hồn nghệ sĩ, với kinh nghiệm của một người đi và sống nhiều, thấy cảnh nước loạn dân khổ--từ khi chia<br />

đôi Nam Bắc với Trịnh-Nguyễn phân tranh đến hết thời Nguyễn Huệ tới thời Gia Long, Việt Nam luôn<br />

luôn có chiến tranh, hoặc trong nước hoặc chinh phạt nước ngoài-- ngài ắt hiểu những lẽ biến chuyển<br />

của tạo hoá và chính trị đương thời nên đã cho ta thấy ba khía cạnh chính của một ý niệm tự do nhân<br />

bản: ấy là tự do cá nhân, tự do nghệ thuật và tự do xã hội. ■<br />

(Viết xong tại Fairfax, Virginia 1979; sửa lại 5/30/11--PTL)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 29<br />

"Chúc Quí VÎ NhiŠu May M¡n!"<br />

"Good Luck to You, Ladies and Gentlemen."<br />

By Bính H»u Phåm<br />

Một chiếc xe hơi Mercedes-Benz đang vùn vụt chạy trên đường xa-lộ về hướng Atlantic City. Trong<br />

xe, hai người đàn ông và hai người đàn bà đang vui vẻ chuyện trò.<br />

Bà Lý quay qua hỏi bà Hoàng: “Lần trước chị được hay thua?”<br />

Bà Hoàng nói ỡm ờ: “Dạ cũng trung bình.”<br />

Bà Lý mỉm cười: “Trung bình nghĩa là hòa, không được, không thua, phải không? Như thế là<br />

chị giỏi lắm đó. Đánh liền hai ngày mà không thua là hay lắm.”<br />

Ông Hoàng chen vào giải thích: “Nhà tôi nói ‘trung bình’ có nghĩa là ‘thua trung bình’, tức là<br />

thua khoảng bốn, năm trăm đô-la thôi”<br />

Bà Lý bây giờ mới hiểu: “Thua bốn, năm trăm đô-la cũng là nhiều lắm chứ; sao anh lại nói<br />

‘bốn, năm trăm đô-la thôi’. Thế chắc là anh Hoàng còn thua nhiều hơn nữa, phải không?”<br />

Ông Hoàng vui vẻ trả lời ngay; “Dạ không. Tôi không đánh chác gì, nên chả bao giờ thua. Tôi<br />

chỉ đi cùng bà xã ra Atlantic City cho vui thôi. Tôi thích ra đi bộ trên boardwalk, ngắm cảnh, ngắm<br />

người, mua vài cái vé xổ số thôi. Một người thua thì còn chịu được, chứ cả hai vợ chồng cùng đánh, rồi<br />

cùng thua thì mấy hồi mà sạt nghiệp hở chị?”<br />

Bà Hoàng thấy chạm lòng tự ái và cảm thấy cần phản công lại: “Có lần em thua; nhưng cũng có<br />

lần em được chứ! Anh không nhớ năm ngoái em được hai ngàn hay sao? Và mới tháng trước em rút số<br />

được mười lăm ngàn. Chứ anh cứ mua sổ số đều đều, mấy chục năm nay mà em có thấy anh được lần<br />

nào đâu. Mỗi tuần anh mua ít ra cũng mười đô-la sổ số; một năm là 520 đô-la; mười năm là 5,200 đôla;<br />

như vậy ba mươi năm nay ở Hoa-Kỳ, anh tiêu ít ra là 15,600 đô-la vào sổ số. Nếu số tiền đó để vào<br />

ngân hàng với lãi xuất bốn phần trăm, thì cũng thành gấp đôi rồi, tức là hơn 30,000. đô-la rồi.”<br />

Thấy tình hình có vẻ đến hồi căng thẳng, bà Lý chen vào để chuyển đầu đề câu chuyện: “Chị<br />

đánh mà được như vậy thì cũng giỏi đấy; nhưng cô Xuân, em anh Lý còn hay hơn nữa là chưa đánh mà<br />

đã được.”<br />

Bà Hoàng tò mò hỏi: “Chưa đánh mà đã được, là làm sao?”<br />

Bà Lý mỉm cười kể: “Hôm đó, vợ chồng cô Xuân đi casino với anh Lý và em. Buổi tối, trước<br />

khi đi ngủ, cô ấy cẩn thận cất tất cả tiền nong vào tủ sắt ở trong phòng khách sạn. Sáng sớm hôm sau,<br />

cô ấy muốn lấy tiền xuống chơi slot machines, nhưng ngại mở tủ sắt, e tiếng lạch cạch làm mất giấc<br />

ngủ của chồng. Cô ấy thấy ví tiền của chồng còn để ngay trên bàn, nên mở ra lấy mấy tờ hai mươi đô-la<br />

xuống chơi. Cô ấy chọn một máy 25 xu, bỏ vào một tờ 20 đô-la. Máy bắt đầu nhả ra tiền quarters. Cô<br />

ấy tính nhẩm: 20 đô-la thì máy sẽ nhả ra 80 quarters; nhưng đủ 80 quarters rồi, mà máy cứ tiếp tục nhả<br />

ra nhiều quarters nữa. Cô ấy giật mình, không biết có phải cô ấy đã bỏ chập hai tờ 20 đô-la vào máy<br />

chăng? Nếu vậy thì máy sẽ nhả ra 160 quarters. Nhưng đến 160 quarters mà máy vẫn không ngừng; rồi<br />

đến 200 quarters, máy vẫn không ngừng; rồi 300, 350 máy vẫn tiếp tục nhả ra nhiều tiền nữa. Đến khi<br />

máy ngưng lại thì cô ấy nhìn thấy con số 400 ở trên máy. Cô ấy sung sướng lắm. Thế là mới bỏ vào 20<br />

đô-la; chưa đánh chác gì mà đã thành 100 đô-la. Muốn ăn chắc, cô ấy thu tất cả chỗ bạc cắc, mang ra<br />

đổi lại thành bạc giấy và mang lên phòng để cất đi. Thấy ông chồng đã dậy, cô ấy hớn hở khoe liền và<br />

kể lại sự việc đã xảy ra. Ông chồng suy nghĩ một phút rồi hỏi: ‘Em có lấy tiền trong ví anh ra chơi<br />

không? Anh có để một tờ 100 đô-la cùng một ngăn với những tờ 20 đô-la đó.’ Lúc bấy giờ cô Xuân<br />

mới nghĩ ra. Thì ra cô ấy đã bỏ nhầm tờ 100 đô-la vào máy mà cứ tưởng là đã bỏ vào 20 đô-la thôi”<br />

Nghe đến đây, ông Hoàng thấy cũng cần phải đóng góp vào cho vui câu chuyện:


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 30<br />

“Tôi vừa nói với anh chị là tôi ra chơi Atlantic City mà không bao giờ đánh bạc. Sở dĩ như vậy là vì<br />

một sự việc xảy ra đã hơn 30 năm về trước. Ngày đó tôi mới tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành<br />

Chánh và được bổ nhiệm làm Phó Tỉnh Trưởng Phan Thiết. Tôi cùng bốn người bạn độc thân thuê một<br />

căn nhà cách tòa tỉnh trưởng độ hai cây số. Bà chủ nhà biết chúng tôi làm việc ở tòa tỉnh thì cứ gọi<br />

chúng tôi là “Các Quan”. Tôi nghe thấy hơi chướng tai, nên yêu cầu bà ấy cứ gọi chúng tôi là ‘Các<br />

Ông’ như bà ấy gọi mọi người khác; nhưng bà ấy quen miệng rồi, không làm sao thay đổi được. Thế là<br />

chúng tôi đành chịu nhận lấy cái danh hiệu ‘Các Quan’. Cái danh hiệu này làm tôi mỉm cười vì ngày tôi<br />

ra đời, bố tôi đã đi lấy số tử vi cho tôi và ông kể lại là ông rất sung sướng khi thày bói tử vi nói số tôi<br />

sau này sẽ làm quan.<br />

Một ngày Chủ Nhật trời mưa gió, không ai muốn ra khỏi nhà. Đọc sách báo mãi cũng chán, tôi<br />

hỏi đùa mấy anh bạn, ‘Bây giờ các quan muốn làm gì đây?’ Một anh bạn như nghĩ ra điều gì lý thú lắm,<br />

mỉm cười nói: ‘Em có cỗ bài xì đây, các quan có muốn chơi xì phé không?’<br />

Không đợi anh bạn phải hỏi đến lần thứ hai, chúng tôi ngồi ngay vào bàn chơi.<br />

Lúc đầu góp rất nhỏ, được thua chẳng bao nhiêu, nhưng cũng rất hào hứng; chúng tôi chơi đến quá nửa<br />

đêm mới đi ngủ. Rồi từ đó, chẳng những Thứ Bảy, Chủ Nhật, mà hầu như tối nào chúng tôi cũng quay<br />

quần lại quanh bàn xì phé cho đến nửa đêm và càng ngày càng ăn thua lớn hơn.<br />

Một buổi sáng, mở cửa ra đi làm, tôi giật mình thấy một biểu ngữ lớn treo ngay trước cửa tiệm,<br />

đối diện với căn nhà chúng tôi ở, trên có hàng chữ đỏ rực: ‘CỜ BẠC LÀ BÁC THẰNG BẦN’. Tôi<br />

giận lắm, chắc là người chủ tiệm đã có ý xỏ xiên, bêu riếu chúng tôi với hàng xóm láng giềng. Buổi<br />

chiều khi đi làm về, tôi rẽ vào nói chuyện với người chủ tiệm. Tôi hỏi ngay:’Có phải anh định nói xa<br />

gần gì chúng tôi với cái biểu ngữ kia không?’ Người chủ tiệm hoảng hốt hỏi lại tôi: ‘Biểu ngữ nào? Có<br />

phải ông nói cái biểu ngữ mới treo trước cửa tiệm nhà tôi kia không? Mấy hôm trước, có người do ông<br />

tỉnh trưởng sai đến, yêu cầu chúng tôi để họ treo một biểu ngữ lên ở chỗ đó. Chúng tôi đâu có dám trái<br />

lệnh ông tỉnh trưởng, cứ để họ làm gì thì làm. Tôi cũng không để ý xem biểu ngữ nói gì nữa.’ Tôi tái<br />

mặt đi. Thế này là chết bỏ mẹ rồi. Có người đã báo cáo cho ông tỉnh trưởng biết những tác phong của<br />

chúng tôi ngoài giờ làm việc. Tôi còn nhớ ngay buổi họp đầu tiên khi tôi đến nhận việc, ông tỉnh<br />

trưởng đã nhấn mạnh nhiều lần: ‘Là người lãnh đạo, chúng ta phải làm gương tốt cho thuộc cấp cũng<br />

như cho dân chúng, không phải chỉ trong khi làm việc, mà cả ngoài lúc làm việc nữa.’ Thế là từ đó tôi<br />

thề không bao giờ chơi cờ bạc nữa. Dần dần thành quen, tôi không còn ham cờ bạc nữa.”<br />

Ông Lý quay qua ông Hoàng, mỉm cười: “Thế tức là trong cung tử vi của anh không có số đánh<br />

bạc. Tôi vẫn tin rằng tất cả là do số mệnh. Anh được làm ‘quan’ cũng là do số mệnh; anh không đánh<br />

bạc cũng là do số mệnh. Tôi kể chuyện này cho anh nghe rồi anh sẽ tin tôi.” Rồi ông Lý thủng thẳng<br />

bắt đầu:<br />

“Câu chuyện xảy ra ở tiểu bang Illinois, cách đây vài năm. Một nữ sinh tên là Alice vừa tốt<br />

nghiệp trung học và kiếm được việc làm tạm thời ở một tiệm Seven-Eleven. Ngày đầu cô bé này nhận<br />

việc, ông chủ tiệm giao cho việc bán sổ số. Ngày hôm đó lô độc đắc MegaMillion đã lên tới 60 triệu<br />

đô-la, nên vừa sáng sớm mà đã năm sáu người đứng sắp hàng chờ mua sổ số. Đứng đầu hàng là một bà<br />

mà ai cũng gọi là Helen. Bà này đưa cho Alice một đô-la và một mẫu in trên đó bà ta đã tô đậm những<br />

con số mà bà ta chọn sẵn. Alice cho mẫu in đó vào máy bán sổ số. Thường thì máy cần năm hay mười<br />

giây để đọc những con số mà khách hàng đã chọn. Nhưng sáng nay không hiểu vì lý do gì mà máy<br />

chạy chậm hơn mọi khi. Alice thấy máy đã nhả mẫu in ra mà không in vé số ra ngay thì nóng ruột. Cô<br />

bé tưởng máy chưa đọc được mẫu in, nên nó cầm lấy mẫu in đưa vào máy một lần nữa. Máy vẫn không<br />

in vé ra. Nó sốt ruột hơn, cầm mẫu in đưa qua máy luôn ba lần nữa. Bấy giờ máy mới in vé ra; nhưng<br />

lại in liền 5 vé vì Alice đã cho mẫu in chạy qua máy tất cả 5 lần. Alice hoảng hốt nhận ra lỗi lầm của<br />

nó, quay ra năn nỉ với bà Helen: ‘Cái này là lỗi tại tôi, nhưng cũng có thể là số bà may mắn lắm đấy,<br />

hay là bà lấy cả năm vé cho hên.’ Bà Helen nghe cũng bùi tai; nhưng khi nhìn đến vé số, thì cả 5 vé đều<br />

có những số giống y hệt nhau, vì cùng do một mẫu in mà ra. Bà ta lắc đầu nói: ‘Nếu là năm vé với


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 31<br />

những con số khác nhau thì tôi cũng có thể mua cho có thêm hy vọng. Còn 5 vé giống hệt như nhau, thì<br />

tôi mua làm gì cho tốn thêm tiền. Nếu tôi trúng thì một vé hay năm vé cũng vậy thôi.’ Nói rồi bà ấy chỉ<br />

cầm lấy một vé và bỏ đi. Alice hiểu bà ta nói có lý. Nó đành bỏ 4 vé còn lại vào túi áo và lấy ra 4 đô-la<br />

tiền riêng của nó để trả vào cho tiệm.<br />

Sáng sớm hôm sau, bà Helen lấy báo ra dò sổ số và mừng quýnh thấy mình đã trúng lô độc đắc.<br />

Bảng kết quả sổ số cũng nói thêm là có 5 vé trúng lô độc đắc. Bà giật mình, thôi chết rồi, 5 vé này là 5<br />

vé mà cô bé bán sổ số đã năn nỉ bà mua hộ. Bà đã chỉ lấy một vé, còn 4 vé kia…. bây giờ ở đâu. Bà<br />

nghĩ giờ này còn sớm, có thể cô bán sổ số chưa dò kết quả sổ số và chưa biết những vé kia là vé trúng.<br />

Bà liền vội vàng đến tiệm Seven-Eleven. Cô bé kia có mặt ở tiệm. Thế tức là nó chưa biết gì. Bà tươi<br />

cười nói: ‘Hôm qua tôi mua sổ số ở đây. Cô bấm nhầm vào máy và máy in ra 5 vé trong khi tôi chỉ có<br />

tiền mua 1 vé thôi. Về nhà nghĩ lại, tôi thấy như vậy thật thiệt thòi cho cô quá. Làm thế này lương có<br />

được bao nhiêu mà phải lấy tiền túi ra trả bù cho tiệm. Thôi thì để tôi mua dùm cả 4 vé kia cho.’ Alice<br />

cảm động về tấm lòng tốt của bà khách hàng này, vội vàng đưa tay vào túi áo để lấy mấy vé số ra đưa<br />

cho bà khách hàng. Nhưng tìm mãi mà không thấy vé số đâu. Bấy giờ nó mới nghĩ ra rằng sáng nay nó<br />

mặc áo khác đi làm. Vé số còn nằm trong túi áo kia ở nhà. Nó quay qua giải thích cho bà khách hàng<br />

như vậy và nói thêm: ‘Hay là bà trở lại đây vào giờ ăn trưa. Em sẽ có thì giờ về nhà lấy vé số cho bà.’<br />

Nhưng bà khách hàng cứ nằng nặc dục nó về nhà ngay bây giờ: ‘Sao cô không nói với ông chủ là cô có<br />

chuyện khẩn cấp phải về nhà một chút rồi trở lại ngay. Tiệm lúc này chưa đông khách, chắc là ông ấy<br />

chịu để cho cô đi đấy.’ Alice bắt đầu thắc mắc tại sao mà bà khách hàng này lại cần mấy vé số kia gấp<br />

như vậy… hay là… vé trúng lớn rồi. Nó nói với ông chủ tiệm là nó có việc khẩn cấp phải về nhà ngay,<br />

rồi mua một tờ báo và đi cửa sau về nhà. để mặc bà Helen đứng chờ trong tiệm. Chờ mãi không thấy<br />

Alice trở lại, bà ta biết Alice đã khám phá ra kết quả sổ số. Bà ta ức lắm, đi tìm luật sư để kiện, đòi<br />

Alice phải chia một nửa số tiền trúng số cho bà ta với lý luận là bà ta là người đã chọn những con số<br />

trúng. Nhưng tòa án bác bỏ lý luận này và để Alice hưởng trọn số tiền 48 triệu.”<br />

Nói đến đây, ông Lý dừng lại chờ xem phản ứng của mọi người. Bà Hoàng gật đầu nói: “Đúng<br />

như anh nói, thế thật là có số mệnh cả. Cô Alice không có ý định mua sổ số mà rồi tình cờ đã bị dồn<br />

vào thế phải mua sổ số; có vé trúng rồi, suýt nữa quên mất mà lại có người đến nhắc cho. Như vậy thì<br />

tôi phải tin là có số mệnh. Nhưng đã nói đến số mệnh thì tôi xin kể để anh chị nghe một chuyện còn ly<br />

kỳ hơn, về một nhà thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam vào giữa thế kỷ thứ 19, cụ Nguyễn Công Trứ.<br />

Những ai đã học trung học ở Việt Nam trước năm 1975 đều thuộc lòng những bài thơ về chí khí người<br />

thanh niên của cụ mà cho đến ngày nay khi đọc lên còn làm cho bao nhiêu chàng trai bừng lên với<br />

dũng khí anh hùng. Nhưng cũng như những người tài ba khác, cụ Nguyễn Công Trứ có nhiều cái đam<br />

mê, nhất là mê uống rượu, mê đàn bà đẹp, và mê cờ bạc. Chắc các anh chị còn nhớ giai thoại khi cụ 73<br />

tuổi mà còn cưới một người vợ lẽ 20 tuổi. Đêm tân hôn, cô vợ trẻ này hỏi chú rể năm nay bao nhiêu<br />

tuổi và cụ trả lời rằng 50 năm trước cụ mới có 23 tuổi ‘Tân nhân dục vấn lang niên kỷ. Ngũ thập niên<br />

tiền, nhị thập tam.’<br />

Cụ con nhà giàu. Khi cụ 24 tuổi thì cha mẹ qua đời, để lại cho cụ một gia tài khá lớn. Có lần<br />

chơi cờ bạc, cụ thua hết luôn cả sản nghiệp. Buồn quá, cụ đi ra con sông lớn gần đó, định nhẩy xuống<br />

sông tự tử cho rồi. Nhưng khi tới bờ sông, thấy nước sông chảy lững lờ, thì cụ biết cụ sẽ không thể tự<br />

tử ở chỗ ấy được. Một người bơi giỏi như cụ mà nhảy xuống dòng nước lững lờ thì sẽ bơi vào bờ chứ<br />

làm sao mà chìm được. Cụ đi dọc theo bờ sông, để xem có chỗ nào nước chảy xiết hơn không. Đi một<br />

hồi, cụ thấy một chiếc thuyền lớn, trên có cắm nhiều cờ hiệu, đang bỏ neo dừng lại. Đọc những chữ<br />

trên cờ hiệu, cụ hiểu rằng đây là thuyền quan thượng thư, vâng lệnh vua đi kinh lý vùng này. Có lẽ đến<br />

chỗ này, gặp phong cảnh hữu tình, nên dừng lại để thưởng ngoạn. Nguyễn Công Trứ nấp vào sau một<br />

gốc cây để quan sát. Một lúc sau, chàng thấy một thiếu nữ diễm kiều, từ trong khoang bước ra, say sưa<br />

đứng ngắm cảnh một hồi, rồi lại thướt tha nhẹ bước trở vào trong khoang. Chàng mê mẩn tâm thần và<br />

quyết tâm tìm gặp người đẹp trên thuyền mà chàng yên chí là ái nữ quan thượng thư. Chờ cho mặt trời


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 32<br />

vừa lặn là chàng bơi ra và bám vào dây thừng neo thuyền mà trèo lên. Nhưng quân canh trông thấy, hô<br />

hoán lên và đổ sô lại bắt trói Nguyễn Công Trứ đem đến trình cho quan thượng thư. Quan thượng thư<br />

lớn tiếng hỏi ‘Nhà ngươi lẻn vào thuyền của ta với mục đích gì?’ Nguyễn Công Trứ bình tĩnh trả lời<br />

‘Bẩm quan lớn, chiều nay con đang tò mò nhìn lên thuyền quan lớn, thì thấy tiểu thư bước ra, sắc đẹp<br />

lộng lẫy, dáng người thướt tha. Con quá say mê nên muốn tìm gặp tiểu thư để tỏ vài lời ngưỡng mộ.’<br />

Quan thượng thư tái mặt đi. Ở cái thời buổi mà chữ trinh, chữ tiết là tất cả giá trị của người con gái mà<br />

tên này dám nói trước mặt đám lính là nó mò lên thuyền để tìm gặp con gái quí của quan, thì ôi thôi,<br />

còn gì là danh dự nữa, mặc dù nó chưa được sơ múi gì. Còn ai sẽ dám đến hỏi con gái quan về làm vợ<br />

nữa,. Quan thượng thư nhìn lại Nguyễn Công Trứ và thấy anh chàng vạm vỡ, mặt mày sáng sủa, ăn nói<br />

khôn ngoan. Quan đổi giọng hỏi ‘Anh con cái nhà ai? Và làm nghề gì?’ Nguyễn Công Trứ thong thả kể<br />

chuyện gia đình cũng như cuộc đời thư sinh của mình; nhưng không nhắc đến chuyện vừa thua bạc hết<br />

cả sản nghiệp. Quan thượng thư nói tiếp: ‘Anh nói anh là thư sinh; vậy anh hãy làm một bài thơ cho ta<br />

xem tài cán anh được chừng nào.’ Nguyễn Công Trứ lấy giọng và đọc ngay:<br />

‘Trót sinh ra ở trong trời đất,<br />

Phải có danh gì với núi sông.’<br />

Mới đọc đến đây là quan thượng thư đã vỗ tay khen: ‘Hay! Hay lắm! Anh quả thật là người có<br />

tài. Bây giờ ta nhận ra rồi. Thân phụ anh khi còn sinh thời là bạn chí thân với ta. Có lần ông đã nói với<br />

ta nếu ông có được con trai và ta có con gái thì sẽ cho hai người kết duyên với nhau (chỗ này hình như<br />

quan thượng thư đã phịa ra) Như vậy thật quả là duyên số mà anh đã tìm đến gặp ta hôm nay.’ Rồi quan<br />

sai quân hầu mang quần áo mới cho Nguyễn Công Trứ thay và đưa chàng về kinh đô làm hôn lễ cùng aí<br />

nữ của quan.<br />

Câu chuyện truyền ra trong dân chúng. Rồi người ta đặt tên cho chuyện này là ‘Đen Bạc, Đỏ<br />

Tình’ và từ đó người ta dùng câu tục ngữ này để an ủi những người thua bạc.”<br />

Nghe đến đây, bà Lý nói chen vào để góp ý kiến: “<strong>The</strong>o tôi nghĩ, việc Nguyễn Công Trứ bơi ra<br />

thuyền của quan thượng thư để mong được gặp cô gái đẹp kia cũng chỉ là đánh bạc. Nhưng lần này<br />

chàng ta may mắn hơn thôi. Các anh chị thử nghĩ coi: Khi Nguyễn Công Trứ lội xuống sông, nếu gặp<br />

chỗ nước chảy xiết, có thể mất mạng như không. Hoặc khi quân lính trông thấy Nguyễn Công Trứ bám<br />

vào giây thừng leo lên thuyền lại lấy súng hay cung tên ra bắn thì Nguyễn Công Trứ bỏ mạng rồi. Hoặc<br />

khi quân lính đã bắt trói mang đến trình quan thượng thư, quan thượng thư không thèm hỏi han gì, chỉ<br />

ra lệnh cho lính đánh cho Nguyễn Công Trứ một trận nhừ tử rồi đem ném lại trên bờ sông, thì có phải<br />

là Nguyễn Công Trứ đã thua lỗ lớn không? Như vậy thì nói rằng Nguyễn Công Trứ đã đánh bạc và<br />

đưọc vợ thì cũng không phải là không đúng.”<br />

Bà Hoàng thắc mắc: “Chị nói như vậy thì hầu như làm việc gì cũng có thể coi là đánh bạc hay<br />

sao? Tôi mua nhà cũng là đánh bạc; người ta lấy vợ, lấy chồng cũng là đánh bạc, có phải ý chị muốn<br />

nói thế không?”<br />

Bà Lý trả lời ngay, không một chút ngần ngại: “Vâng. Đúng như thế. Chị cũng như rất nhiều<br />

người mua nhà và mong giá nhà càng ngày càng lên cao hơn; rồi khi cần thì bán nhà đi để được lời lớn.<br />

Nhưng giá nhà lên xuống thình lình; nếu có người được lời lớn thì cũng đã có nhiều người bị lỗ lã, bị<br />

ngân hàng tịch thu nhà luôn, mất cả vốn lẫn lời. Thế thì có khác gì đánh bạc đâu? Lấy vợ, lấy chồng<br />

cũng thế; có ai chắc gì tương lai sẽ ra sao đâu? Như cậu em tôi, đi học ở đại học, gặp một cô bạn cùng<br />

lớp, xinh đẹp, duyên dáng. Hai người lấy nhau, tưởng như trai tài, gái sắc, hạnh phúc tràn trề. Nào ngờ<br />

đâu, chỉ hai năm sau, cô ấy đòi ly dị để lấy một người đàn ông khác. Như vậy lấy vợ, lấy chồng thì<br />

cũng có khác gì đánh bạc đâu? May mắn thì được êm đẹp, hạnh phúc; sui sẻo thì tan cửa, nát nhà. <strong>The</strong>o<br />

tôi nghĩ, mỗi khi chúng ta phải quyết định một việc gì mà không có đủ dữ kiện, hay không thể lường<br />

trước được hậu quả thì kể như là đánh bạc. Có khi chắc ăn 99 phần trăm rồi mà thua sạch sành sanh; có<br />

khi khác, tưởng thua là cái chắc thì lại ăn lớn. Tôi xin đưa ra một thí dụ: Vợ chồng Chị Bích, bạn thân<br />

với chúng tôi, có một tiệm phở mang tên là Phở Bắc Hà Nội. Khách hàng ai cũng khen ngon; tiệm lúc


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 33<br />

nào cũng đông nghẹt. Phấn khởi, vợ chồng chị ấy sang một cửa tiệm lớn ở trung tâm thành phố để mở<br />

thêm một tiệm thứ hai mang tên là Phở Bắc Hà-Nội 2. Nhưng sau một năm mà khách chỉ lèo tèo năm<br />

ba người. Lỗ lã quá, vợ chồng chị ấy phải sang lại cho người khác. Chị ấy cứ nói với tôi là làm ăn buôn<br />

bán cũng như đánh bạc. Khi vận may, thì khấm khá; gặp hồi sui sẻo thì thua lỗ.”<br />

Bà Hoàng vẫn chưa chịu: “Chị nói như thế thì cả thế giới này là một sòng bạc hay sao? Và tất<br />

cả chúng ta đều là những con bạc hay sao?”<br />

Bà Lý mỉm cười: “Chị nói sao giống như thi sĩ Shakespeare vậy. Chị còn nhớ trong lớp Văn<br />

Chương Anh chị và tôi học ở Đại Học Văn Khoa, giáo sư Chazal đã nhiều lần trích dẫn câu ‘Thế giới là<br />

một sân khấu và mỗi người chúng ta là một diễn viên’ trong một tác phẩm của Shakespeare không?<br />

Bây giờ chị nói cả thế giới này là một sòng bạc và mỗi người là một con bạc cũng rất chí lý. Chị coi có<br />

sòng bạc nào lớn bằng Thị Trường Chứng Khóan(<strong>The</strong> Stock Market) không? Người ta mua bán cổ<br />

phần là người ta đánh cá rằng cổ phần đó sẽ lên giá hay xuống giá. Người mua thì cá là cổ phần đó sẽ<br />

lên giá; người bán thì cá là cổ phần đó sẽ xuống giá. Người nào cá trúng thì thắng; người nào cá sai thì<br />

thua liểng siểng. Đã có bao nhiêu người trở thành giàu sang, phú quí nhờ vào thị trường chướng khoán<br />

và cũng đã có bao nhiêu người sạt nghiệp vì thị trường chứng khoán, chị có biết không? Ở đất Hoa Kỳ<br />

này, ai mà không dính dáng nhiều ít vào thị trường chứng khoán? Những ai đi làm và có đóng góp vào<br />

quĩ hưu bổng cũng đều biết rằng người ta đem số tiền của mọi người đóng góp vào để đầu tư dưới hình<br />

thức này hay hình thức khác trong thị trường chứng khoán. Như vậy chị nói mỗi chúng ta là một con<br />

bạc là rất đúng.”<br />

Bà Lý còn đang muốn nói nữa, nhưng ông Hoàng đã nói chen vào: “Chị nói rằng làm gì cũng là<br />

đánh bạc. Thế thì tôi lái xe thế này cũng là đánh bạc hay sao?”<br />

Bà Lý suy nghĩ một giây, rồi nói tiếp: “Vâng, anh nói đúng. Nếu anh lái xe đúng theo luật định,<br />

giữ đúng tốc lực và theo đúng bảng chỉ đường thì anh không đánh bạc; nhưng nếu anh muốn vượt giới<br />

hạn tốc lực để đi nhanh hơn, tới sớm hơn; hay anh rẽ ngang, rẽ dọc, bất chấp bảng chỉ đường thì là anh<br />

đánh bạc vì anh có thể bị cảnh sát phạt nặng hay anh có thể gây ra tai nạn. Anh thử nghĩ coi: Nếu tốc<br />

lực hạn định là 55 miles mà cho xe chạy đến 75 miles thì một giờ nhanh được thêm độ 20 miles. Từ<br />

Washington, DC ra Atlantic City khoảng 200 miles. Người lái với tốc lực 75 miles sẽ đến sớm hơn<br />

được một giờ. Nhưng nếu bị cảnh sát bắt quả tang, thì bị phạt cả mấy trăm đô-la; rồi tiền đóng bảo<br />

hiểm hàng năm cũng tăng lên bội phần. Chưa kể là lái xe nhanh quá tốc lực hạn định dễ gây ra tai nạn<br />

cho chính mình cũng như cho người khác. Như vậy có phải là một cách đánh bạc và có thể thua nặng<br />

không? Đánh bạc như vậy là rất dại”<br />

Ông Hoàng không chịu; “Sự đời không có giản dị như vậy đâu, chị ơi! Mọi người chúng ta ai<br />

cũng biết những kinh nghiệm hãi hùng của bao nhiêu người Việt Nam vượt trùng dương đi tìm tự do.<br />

Ai cũng hy vọng đến được vùng đất hứa, được tự do, được no ấm. Và ai cũng biết cái nguy cơ của sóng<br />

gió trên mặt đại dương, cái hiểm nghèo khi bị làm mồi cho hải tặc. Vậy mà cả triệu người đã mang<br />

mạng sống của chính mình và gia đình mình ra đánh bạc. Ai dám nói là họ dại? Nhưng những người<br />

thuyền nhânViệt Nam không phải là những người đầu tiên đã dám đánh bạc như thế. Từ khi khám phá<br />

ra Mỹ Châu đến nay, bao nhiêu người đã liều mạng để tìm đến đây. Bao nhiêu người đã thiệt thân.<br />

Nhưng những người tới nơi được đã tìm thấy tự do và một cuộc sống mới thoải mái hơn. Chính nhờ<br />

những người dám đánh bạc này mà Mỹ Châu, nhất là Hoa Kỳ, đã phát triển vượt bực hơn bất cứ xứ nào<br />

trên thế giới. Như vậy, chị nói họ là những người đánh bạc khôn hay dại? Rồi còn những người mạo<br />

hiểm lên Bắc Cực hay xuống Nam Cực, lên không gian hay lặn sâu xuống lòng biển. Họ cũng là những<br />

người đánh bạc theo những hình thức khác. Chính vì có những người dám đánh bạc như vậy, mà nhân<br />

loại đã tiến lên được.”<br />

Ông Lý bây giờ mới lên tiếng thắc mắc: “Thế còn những người không đánh bạc, hay không<br />

dám đánh bạc thì sao?”<br />

Ông Hoàng lơ đãng trả lời: “Họ vẫn còn ôm lấy mảnh đất hương hỏa ông cha để lại, vẫn còn


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 34<br />

cày sâu, cuốc bẫm. Có người chưa bao giờ dám đi ra khỏi nơi chôn rau, cắt rốn đến 20 dặm.”<br />

Bỗng ông Hoàng giật mình nhìn vào kính hậu nói; “Thôi chết tôi rồi, có xe cảnh sát chiếu đèn<br />

rọi đang đuổi theo xe mình. Từ nẫy đến giờ, mải nói chuyện, không để ý đến đồng hồ tốc lực, có lẽ đã<br />

đi quá tốc lực giới hạn rồi.”<br />

Ngay lập tức, ông cho xe chạy táp vào lề và từ từ ngưng lại. Xe cảnh sát cũng ngưng lại sau xe<br />

ông Hoàng vài thước. Người cảnh sát mở cửa xe bước xuống và tiến đến trước cửa xe ông Hoàng:<br />

“Ông làm ơn cho tôi xem bằng lái xe.”<br />

Ông Hoàng lấy ngay bằng lái xe đưa ra và nói: “Chắc tôi đã sơ ý chạy quá tốc lực hạn định đôi<br />

chút. Xin ông bỏ qua cho.”<br />

Người cảnh sát nói: “Ông có biết tốc lực giới hạn ở quãng đường này là 55 miles không? Máy<br />

đo của tôi đã ghi là xe ông chạy tới 88 miles. Tôi rất tiếc phải cho ông giấy phạt. Nhưng ông nên cám<br />

ơn tôi vì thực ra tôi muốn cứu mạng ông và mạng nhiều người khác. Tôi hy vọng ông sẽ học được một<br />

bài học và sẽ lái xe cẩn thận hơn. Số tiền phạt là $895. Tôi cũng phải phạt ông 3 chấm vì ông đã lái xe<br />

quá liều lĩnh mà chúng tôi quen gọi là reckless driving.”<br />

Rồi người cảnh sát đưa tay lên ngang mày, chào theo kiểu nhà binh và mỉm cười lễ độ nói:<br />

“Chúc quí vị đi chơi nhiều may mắn.” ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 35<br />

Deux amis<br />

Par Guy de Maupassant<br />

Paris était bloqué, affamé et râlant. <strong>Le</strong>s moineaux se faisaient bien rares sur les toits, et les égouts se<br />

dépeuplaient. On mangeait n'importe quoi.<br />

Comme il se promenait tristement par un clair matin de janvier le long du boulevard extérieur,<br />

les mains dans les poches de sa culotte d'uniforme et le ventre vide, M. Morissot, horloger de son état<br />

et pantouflard par occasion, s'arrêta net devant un confrère qu'il reconnut pour un ami. C'était M.<br />

Sauvage, une connaissance du bord de l'eau.<br />

Chaque dimanche, avant la guerre, Morissot partait dès l'aurore, une canne en bambou d'une<br />

main, une boîte en fer-blanc sur le dos. Il prenait le chemin de fer d'Argenteuil, descendait à Colombes,<br />

puis gagnait à pied l'île Marante. A peine arrivé en ce lieu de ses rêves, il se mettait à pêcher; il péchait<br />

jusqu'à la nuit.<br />

Chaque dimanche, il rencontrait là un petit homme replet et jovial, M. Sauvage, mercier, rue<br />

Notre-Dame-de-Lorette, autre pêcheur fanatique. Ils passaient souvent une demi-journée côte à côte, la<br />

ligne à la main et les pieds ballants au-dessus du courant; et ils s'étaient pris d'amitié l'un pour l'autre.<br />

En certains jours, ils ne parlaient pas. Quelquefois ils causaient; mais ils s'entendaient<br />

admirablement sans rien dire, ayant des goûts semblables et des sensations identiques.<br />

Au printemps, le matin, vers dix heures, quand le soleil rajeuni faisait flotter sur le fleuve tranquille<br />

cette petite buée qui coule avec l'eau, et versait dans le dos des deux enragés pêcheurs une bonne<br />

chaleur de saison nouvelle, Morissot parfois disait à son voisin: «Hein! quelle douceur!» et M. Sauvage<br />

répondait: «Je ne connais rien de meilleur.» Et cela leur suffisait pour se comprendre et s'estimer.<br />

A l'automne, vers la fin du jour, quand le ciel, ensanglanté par le soleil couchant, jetait dans<br />

l'eau des figures de nuages écarlates, empourprait le fleuve entier, enflammait l'horizon, faisait rouges<br />

comme du feu les deux amis, et dorait les arbres roussis déjà, frémissants d'un frisson d'hiver, M.<br />

Sauvage regardait en souriant Morissot et prononçait: «Quel spectacle!» Et Morissot émerveillé<br />

répondait, sans quitter des yeux son flotteur: «Cela vaut mieux que le boulevard, hein?»<br />

Dès qu'ils se furent reconnus, ils se serrèrent les mains énergiquement, tout émus de se retrouver<br />

en des circonstances si différentes. M. Sauvage, poussant un soupir, murmura: «En voilà des<br />

événements!» Morissot, très morne, gémit: «Et quel temps! C'est aujourd'hui le premier beau jour de<br />

l'année.»<br />

<strong>Le</strong> ciel était, en effet, tout bleu et plein de lumière.<br />

Ils se mirent à marcher côte à côte, rêveurs et tristes. Morissot reprit: «Et la pêche? hein! quel<br />

bon souvenir!»<br />

M. Sauvage demanda: «Quand y retournerons-nous?»<br />

Ils entrèrent dans un petit café et burent ensemble une absinthe; puis ils se remirent à se<br />

promener sur les trottoirs.<br />

Morissot s'arrêta soudain: «Une seconde verte, hein?» M. Sauvage y consentit: «A votre<br />

disposition.» Et ils pénétrèrent chez un autre marchand de vins.<br />

Ils étaient fort étourdis en sortant, troublés comme des gens à jeun dont le ventre est plein<br />

d'alcool. Il faisait doux. Une brise caressante leur chatouillait le visage.<br />

M. Sauvage, que l'air tiède achevait de griser, s'arrêta: «Si on y allait?»<br />

—Où ça?


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 36<br />

—A la pêche, donc.<br />

—Mais où?<br />

—Mais à notre île. <strong>Le</strong>s avant-postes français sont auprès de Colombes. Je connais le colonel<br />

Dumoulin; on nous laissera passer facilement.»<br />

Morissot frémit de désir: «C'est dit. J'en suis.» Et ils se séparèrent pour prendre leurs instruments.<br />

Une heure après, ils marchaient côte à côte sur la grand'route. Puis ils gagnèrent la villa<br />

qu'occupait le colonel. Il sourit de leur demande et consentit à leur fantaisie. Ils se remirent en marche,<br />

munis d'un laisser-passer.<br />

Bientôt ils franchirent les avant-postes, traversèrent Colombes abandonné, et se trouvèrent au<br />

bord des petits champs de vigne qui descendent vers la Seine. Il était environ onze heures.<br />

En face, le village d'Argenteuil semblait mort. <strong>Le</strong>s hauteurs d'Orgemont et de Sannois<br />

dominaient tout le pays. La grande plaine qui va jusqu'à Nanterre était vide, toute vide, avec ses<br />

pommiers nus et ses terres grises.<br />

M. Sauvage, montrant du doigt les sommets, murmura: «<strong>Le</strong>s Prussiens sont là haut!» Et une<br />

inquiétude paralysait les deux amis devant ce pays désert.<br />

«<strong>Le</strong>s Prussiens!» Ils n'en avaient jamais aperçu, mais ils les sentaient là depuis des mois, autour<br />

de Paris, ruinant la France, pillant, massacrant, affamant, invisibles et tout-puissants. Et une sorte de<br />

terreur superstitieuse s'ajoutait à la haine qu'ils avaient pour ce peuple inconnu et victorieux.<br />

Morissot balbutia: «Hein! si nous allions en rencontrer?»<br />

M. Sauvage répondit, avec cette gouaillerie parisienne reparaissant malgré tout:<br />

«Nous leur offririons une friture.»<br />

Mais ils hésitaient à s'aventurer dans la campagne, intimidés par le silence de tout l'horizon.<br />

A la fin, M. Sauvage se décida: «Allons, en route! mais avec précaution.» Et ils descendirent<br />

dans un champ de vigne, courbés en deux, rampant, profitant des buissons pour se couvrir, l'oeil<br />

inquiet, l'oreille tendue.<br />

Une bande de terre nue restait à traverser pour gagner le bord du fleuve. Ils se mirent à courir; et<br />

dès qu'ils eurent atteint la berge, ils se blottirent dans les roseaux secs.<br />

Morissot colla sa joue par terre pour écouter si on ne marchait pas dans les environs. Il<br />

n'entendit rien. Ils étaient bien seuls, tout seuls.<br />

Ils se rassurèrent et se mirent à pêcher.<br />

En face d'eux l'île Marante abandonnée les cachait à l'autre berge. La petite maison du<br />

restaurant était close, semblait délaissée depuis des années.<br />

M. Sauvage prit le premier goujon, Morissot attrapa le second, et d'instant en instant ils levaient<br />

leurs lignes avec une petite bête argentée frétillant au bout du fil: Une vraie pêche miraculeuse.<br />

Ils introduisaient délicatement les poissons dans une poche de filet à mailles très serrées, qui<br />

trempait à leurs pieds. Et une joie délicieuse les pénétrait, cette joie qui vous saisit quand on retrouve<br />

un plaisir aimé dont on est privé depuis longtemps.<br />

<strong>Le</strong> bon soleil leur coulait sa chaleur entre les épaules; ils n'écoutaient plus rien; ils ne pensaient<br />

plus à rien; ils ignoraient le reste du monde; ils péchaient.<br />

Mais soudain un bruit sourd qui semblait venir de sous terre fit trembler le sol. <strong>Le</strong> canon se<br />

remettait à tonner.<br />

Morissot tourna la tête, et par-dessus la berge il aperçut, là-bas, sur la gauche, la grand<br />

silhouette du Mont-Valérien, qui portait au front une aigrette blanche, une buée de poudre qu'il venait


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 37<br />

de cracher.<br />

Et aussitôt un second jet de fumée partit du sommet de la forteresse; et quelques instants après<br />

une nouvelle détonation gronda.<br />

Puis d'autres suivirent, et de moment en moment, la montagne jetait son baleine de mort,<br />

soufflait ses vapeurs laiteuses qui s'élevaient lentement dans le ciel calme, faisaient un nuage au-dessus<br />

d'elle.<br />

M. Sauvage haussa les épaules: «Voilà qu'ils recommencent,» dit-il.<br />

Morissot, qui regardait anxieusement plonger coup sur coup la plume de son flotteur, fut pris<br />

soudain d'une colère d'homme paisible contre ces enragés qui se battaient ainsi, et il grommela: «Faut-il<br />

être stupide pour se tuer comme ça.»<br />

M. Sauvage reprit: «C'est pis que des bêtes.»<br />

Et Morissot, qui venait de saisir une ablette, déclara: «Et dire que ce sera toujours ainsi tant qu'il<br />

y aura des gouvernements.»<br />

M. Sauvage l'arrêta: «La République n'aurait pas déclaré la guerre....«<br />

Morissot l'interrompit: «Avec les rois on a la guerre au dehors; avec la République on a la<br />

guerre au dedans.»<br />

Et tranquillement ils se mirent à discuter, débrouillant les grands problèmes politiques avec une<br />

raison saine d'hommes doux et bornés, tombant d'accord sur ce point, qu'on ne serait jamais libres. Et le<br />

Mont-Valérien tonnait sans repos, démolissant à coups de boulet des maisons françaises, broyant des<br />

vies, écrasant des êtres, mettant fin à bien des rêves, à bien des joies attendues, à bien des bonheurs<br />

espérés, ouvrant en des coeurs de femmes, en des coeurs de filles, en des coeurs de mères, là-bas, en<br />

d'autres pays, des souffrances qui ne finiraient plus.<br />

«C'est la vie,» déclara M. Sauvage.<br />

«Dites plutôt que c'est la mort,» reprit en riant Morissot.<br />

Mais ils tressaillirent effarés, sentant bien qu'on venait de marcher derrière eux; et ayant tourné<br />

les yeux, ils aperçurent, debout contre leurs épaules, quatre hommes, quatre grands hommes armés et<br />

barbus, vêtus comme des domestiques en livrée et coiffés de casquettes plates, les tenant enjoué au bout<br />

de leurs fusils.<br />

<strong>Le</strong>s deux lignes s'échappèrent de leurs mains et se mirent à descendre la rivière.<br />

En quelques secondes, ils furent saisis, attachés, emportés, jetés dans une barque et passés dans<br />

l'île.<br />

Et derrière la maison qu'ils avaient crue abandonnée, ils aperçurent une vingtaine de soldats<br />

allemands.<br />

Une sorte de géant velu, qui fumait, à cheval sur une chaise, une grande pipe de porcelaine, leur<br />

demanda, en excellent français: «Eh bien, messieurs, avez-vous fait bonne pêche?»<br />

Alors un soldat déposa aux pieds de l'officier le filet plein de poissons, qu'il avait eu soin<br />

d'emporter. <strong>Le</strong> Prussien sourit: «Eh! eh! je vois que ça n'allait pas mal. Mais il s'agit d'autre chose.<br />

Écoutez-moi et ne vous troublez pas.<br />

«Pour moi, vous êtes deux espions envoyés pour me guetter. Je vous prends et je vous fusille.<br />

Vous faisiez semblant de pêcher, afin de mieux dissimuler vos projets. Vous êtes tombés entre mes<br />

mains, tant pis pour vous; c'est la guerre.<br />

«Mais comme vous êtes sortis par les avant-postes, vous avez assurément un mot d'ordre pour<br />

rentrer. Donnez-moi ce mot d'ordre et je vous fais grâce.»


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 38<br />

<strong>Le</strong>s deux amis, livides, côte à côte, les mains agitées d'un léger tremblement nerveux, se<br />

taisaient.<br />

L'officier reprit: «Personne ne le saura jamais, vous rentrerez paisiblement. <strong>Le</strong> secret disparaîtra<br />

avec vous. Si vous refusez, c'est la mort, et tout de suite. Choisissez.»<br />

Ils demeuraient immobiles sans ouvrir la bouche.<br />

<strong>Le</strong> Prussien, toujours calme, reprit en étendant la main vers la rivière: «Songez que dans cinq<br />

minutes vous serez au fond de cette eau. Dans cinq minutes! Vous devez avoir des parents?»<br />

<strong>Le</strong> Mont-Valérien tonnait toujours.<br />

<strong>Le</strong>s deux pêcheurs restaient debout et silencieux. L'Allemand donna des ordres dans sa langue.<br />

Puis il changea sa chaise de place pour ne pas se trouver trop près des prisonniers; et douze hommes<br />

vinrent se placer à vingt pas, le fusil au pied.<br />

L'officier reprit: «Je vous donne une minute, pas deux secondes de plus.»<br />

Puis il se leva brusquement, s'approcha des deux Français, prit Morissot sous le bras, l'entraîna<br />

plus loin, lui dit à voix basse: «Vite, ce mot d'ordre? Votre camarade ne saura rien, j'aurai l'air de<br />

m'attendrir.»<br />

Morissot ne répondit rien.<br />

<strong>Le</strong> Prussien entraîna alors M. Sauvage et lui posa la même question.<br />

M. Sauvage ne répondit pas.<br />

Ils se retrouvèrent côte à côte.<br />

Et l'officier se mit à commander. <strong>Le</strong>s soldats élevèrent leurs armes.<br />

Alors le regard de Morissot tomba par hasard sur le filet plein de goujons, resté dans l'herbe, à<br />

quelques pas de lui.<br />

Un rayon de soleil faisait briller le tas de poissons qui s'agitaient encore. Et une défaillance<br />

l'envahit. Malgré ses efforts, ses yeux s'emplirent de larmes.<br />

Il balbutia: «Adieu, monsieur Sauvage.»<br />

M. Sauvage répondit: «Adieu, monsieur Morissot.»<br />

Ils se serrèrent la main, secoués des pieds à la tête par d'invincibles tremblements.<br />

L'officier cria: Feu!<br />

<strong>Le</strong>s douze coups n'en firent qu'un.<br />

M. Sauvage tomba d'un bloc sur le nez. Morissot, plus grand, oscilla, pivota et s'abattit en<br />

travers sur son camarade, le visage au ciel, tandis que des bouillons de sang s'échappaient de sa tunique<br />

crevée à la poitrine.<br />

L'Allemand donna de nouveaux ordres.<br />

Ses hommes se dispersèrent, puis revinrent avec des cordes et des pierres qu'ils attachèrent aux<br />

pieds des deux morts; puis ils les portèrent sur la berge.<br />

<strong>Le</strong> Mont-Valérien ne cessait pas de gronder, coiffé maintenant d'une montagne de fumée.<br />

Deux soldats prirent Morissot par la tête et par les jambes; deux autres saisirent M. Sauvage de<br />

la même façon. <strong>Le</strong>s corps, un instant balancés avec force, furent lancés au loin, décrivirent une courbe,<br />

puis plongèrent, debout, dans le fleuve, les pierres entraînant les pieds d'abord.<br />

L'eau rejaillit, bouillonna, frissonna, puis se calma, tandis que de toutes petites vagues s'en<br />

venaient jusqu'aux rives.<br />

Un peu de sang flottait.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 39<br />

L'officier, toujours serein, dit à mi-voix: «C'est le tour des poissons maintenant.»<br />

Puis il revint vers la maison.<br />

Et soudain il aperçut le filet aux goujons dans l'herbe. Il le ramassa, l'examina, sourit, cria:<br />

«Wilhelm!»<br />

Un soldat accourut, en tablier blanc. Et le Prussien, lui jetant la pêche des deux fusillés,<br />

commanda: «Fais-moi frire tout de suite ces petits animaux-là pendant qu'ils sont encore vivants. Ce<br />

sera délicieux.»<br />

Puis il se remit à fumer sa pipe. ■<br />

&<br />

ñôi Bån<br />

Minh Thu chuy‹n ng»<br />

Paris bị phong tỏa, đói khát và rẫy chết. Chim sẻ rất ít khi thấy xuất hiện trên các nóc nhà, và lòng<br />

cống cũng ít bóng chuột. Ấy là vì người ta tìm ăn bất cứ thức gì.<br />

Trong một sáng tháng Giêng trời trong xanh, ông Morrisot, người làm nghề sửa đồng hồ và đôi khi<br />

nằm khàn ở nhà, hai tay thọc túi quần,với dạ dầy trống rỗng, đang chán nản tản bộ dọc theo đại lộ phía<br />

trong , đã ngưng ngay lại trước một người được ông coi như một người bạn. Đó là ông Sauvage, người<br />

ông đã quen biết bên bờ sông.<br />

***<br />

Trước thời chiến, thì mỗi sáng chủ nhật, Morissot lại lên đường lúc rạng đông , một tay cầm chiếc cần<br />

câu bằng tre, trên lưng mang chiếc hộp sắt trắng, lấy xe lửa ở Argenteuil, xuống Colombes, rồi đi bộ<br />

đến Marante. Vừa đến nơi đất thần tiên xây mộng của mình, là ông bắt đầu câu cá cho đến lúc đêm<br />

xuống.<br />

Cứ mỗi chủ nhật ông lại gặp tại đó một ngư phủ cuồng tín khác, ông Sauvage, một người đàn<br />

ông dáng vóc nhỏ bé, bụng phệ, vui tính, có cửa hàng tạp hóa trên đường Đức Bà Lorette. Họ thường ở<br />

bên nhau nửa ngày, tay thả dây câu, chân quét qua lại trên mặt nước, rồi họ trở thành đôi bạn.<br />

Có những ngày nào đó họ chẳng nói năng gì cả. Đôi khi họ trò chuyện, nhưng vì cùng có sở<br />

thích như nhau và những cảm giác y hệt nhau, họ hợp tính nhau một cách lạ lùng khiến chẳng cần nói<br />

năng.<br />

Vào mùa Xuân, khoảng mười giờ sáng, khi mặt trời như ...trẻ lại, chiếu soi làn khói mỏng tỏa<br />

xuôi trên làn nước của giòng sông êm lặng, trải lên lưng hai ngư phủ cương quyết kia làn hơi nồng ấm<br />

của mùa Xuân mới, thì Morissot nói với bạn câu ngồi bên cạnh: “Êm đềm biết bao, bạn hả?”, và ông<br />

Sauvage đáp : “Tôi không còn biết có cái gì tuyệt vời hơn nữa.” Và như thế là đủ để họ hiểu nhau và<br />

quý mến nhau.<br />

Vào mùa Thu, trong cảnh hoàng hôn, lúc bầu trời nhuốm đỏ, khi mặt trời lặn ném lên mặt nước<br />

những hình dạng của những cụm mây tím, nhuộm tím trọn giòng sông, làm bừng cháy chân trời và


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 40<br />

chiếu như đỏ lửa mình hai người bạn, những cây cối lá vốn đã chuyển mầu thu đỏ ối, như được thiếp<br />

thêm vàng, xào xạc cái run rét của mùa đông tới, thì ông Sauvage miệng cười, nhìn ông Morissot và<br />

nói : “Cảnh sắc tuyệt vời thay!” và với lòng thán phục, tuy mắt không rời khỏi chiếc phao của mình<br />

trên mặt nước, Morissot đáp : “Cảnh này còn đẹp hơn là đại lộ ấy chứ, bạn hả.”<br />

***<br />

Ngay khi họ nhận ra nhau, họ siết chặt tay nhau, đầy xúc động tìm thấy nhau trong những tình huống<br />

khác biệt hẳn. Ông Sauvage buông tiếng thở dài, nói nhỏ: “Đầy rẫy những biến chuyển!” Rất buồn<br />

thảm Morissot than: “Và vào lúc nào chứ! Hôm nay là ngày đẹp đầu tiên trong năm đấy.”<br />

Đúng thế, bầu trời đều mang một mầu xanh lơ và tràn đầy ánh sáng. Họ bước đi bên nhau, nghĩ<br />

ngợi và rầu rĩ, Morissot nói tiếp: “Này, thế còn chuyện câu cá thì sao đây hả? Kỷ niệm đẹp biết bao!”<br />

Ông Sauvage hỏi: “Chừng nào thì chúng mình trở lại nơi câu cá đây?”<br />

Họ vào một tiệm cà phê nhỏ cùng uống rượu áp-xanh, và rồi họ tiếp tục tản bộ trên vỉa hè.<br />

Đột nhiên Morissot ngưng lại: “Làm một ly nữa nhé, hả bạn?” Ông Sauvage bằng lòng ngay:<br />

“Xin theo ý bạn.” Và họ vào một tiệm rượu khác. Họ đã thật sự say xỉn khi ra khỏi tiệm, đầu óc đặc xịt<br />

như những người đói ăn mà bụng thì đầy rượu. Trời dịu mát. Một làn gió mơn man đùa trên mặt họ.<br />

Làn gió ấm làm ông Sauvage ngây ngất hơi men, ông dừng bước: “Nếu chúng ta đến đó thì sao<br />

nhỉ?”<br />

- Đến đâu chứ?<br />

- Thì đến chỗ câu cá đó.<br />

- Nhưng ở đâu mới được chứ?<br />

- Thì đến hòn đảo của chúnh mình đó. Những tiền đồn của Pháp thì nằm gần Colombes.Tôi biết<br />

đại tá Dumoulin; họ sẽ để tụi mình đi qua dễ dàng thôi!<br />

Morissot run run với lòng thèm ước : “Được rồi, tôi đồng lòng đi đấy.” Thế là họ tạm biệt để về nhà lấy<br />

đồ nghề đi câu của họ.<br />

Một giờ sau đó, họ bước đi bên nhau trên con đường lớn. Rồi họ tới ngôi biệt thự mà đại tá kia<br />

cư ngụ. Vị đại tá tươi cười trước yêu cầu của họ và bằng lòng cho phép họ đi thực hiện ý thích của họ.<br />

Thế là đôi bạn lên đường mang theo một giấy thông hành.<br />

Không lâu sau đó họ vượt qua những tiền đồn, đi qua Colombes hoang phế, và tự thấy họ bên<br />

bờ những ruộng nho nhỏ nằm xoai xoải xuôi xuống sông Seine.<br />

Lúc đó là gần 11 giờ sáng.<br />

Ở phía trước, ngôi làng Argenteuil trông có vẻ như chết. Những triền cao của các ngọn<br />

Orgemont và Sannois chế ngự trọn vùng này. Vùng đồng bằng rộng lớn trải dài tới Nanterre thì vắng<br />

lặng với những vườn táo trơ trụi và mặt đất xám xịt.<br />

Lấy ngón tay chỉ lên các đỉnh núi, ông Sauvage thì thầm: “Tụi Phổ ở trên đó đó!” Và một nỗi lo<br />

lắng làm đôi bạn tê dại trước cái quang cảnh khô cằn này. “Tụi Phổ!” Họ chẳng bao giờ nhìn thấy<br />

chúng. Nhưng họ cảm thấy chúng từ hàng tháng nay, quanh Paris, tàn phá nước Pháp, cướp bóc, tàn<br />

sát, gây đói khổ; lũ vô hình và đầy uy quyền.<br />

Ngoài sự thù ghét của họ đối với lớp người xa lạ và đắc thắng nảy, còn có một nỗi kinh hãi có<br />

tính cách dị đoan nữa.<br />

Morissot lắp bắp: “Bạn hả, nếu mình chạm trán tụi nó thì sao?”<br />

Với lối đùa bỡn sẵn có của người dân Paris trong bất cứ tình trạng nào, ông Sauvage trả lời:<br />

“Thì chúng mình mời họ miếng cá rán!”<br />

Nhưng đôi bạn do dự trước việc mạo hiểm vào vùng đồng quê, nhút nhát e ngại trước sự lặng<br />

im của trọn chân trời.<br />

Sau cùng ông Sauvage quyết định: “Nào chúng ta lên đường, nhưng phải cẩn trọng.” Và họ đi<br />

xuống một ruộng nho, khòm lưng xuống, bò xoài nhờ những bụi rậm che phủ, mắt lo ngại, dỏng tai


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 41<br />

nghe ngóng.<br />

Còn phải đi qua một dải đất trống mới đến được bờ sông. Đôi bạn kéo nhau chạy, và ngay khi<br />

họ đến được bờ sâu của giòng sông, thi họ nằm gọn mình trong những đám sậy khô.<br />

Morissot dán tai lên mặt đấy nghe ngóng xem có ai bước đây đó quanh vùng chăng. Ông ta không nghe<br />

thấy gì. Họ thật tình có hai người thôi. Chỉ có họ thôi.<br />

Họ tự trấn an và bắt đầu câu cá.<br />

Trước mặt họ, đảo Marante hoang phế che dấu họ với bờ bên kia sông. Căn nhà nhỏ mở tiệm ăn<br />

thì cửa đóng then cài có vẻ như đã bị bỏ hoang từ nhiền năm nay.<br />

Ông Sauvage câu được con cá đầu tiên; Morissot câu được con thứ nhì. Và tuần tự họ giật cần câu lên<br />

với một con cá bạc nhỏ vùng vẫy mắc ở đầu dây câu : thật là một cuộc đi câu kỳ thú.<br />

Họ cẩn thận đặt cá vào cái túi lưới, với mắt lưới rất sát, và đặt túi xuống nước, dưới chân họ.<br />

Một niềm vui thú ngon lành xâm chiếm họ: cái niềm vui bạn hưởng được khi bạn tìm lại cái thú yêu<br />

quý bạn đã không được hưởng từ lâu nay.<br />

Mặt trời tốt đẹp truyền hơi ấm chảy dài giữa đôi vai họ. Họ không nghe thấy gì nữa; không nghĩ ngợi gì<br />

nữa; họ làm ngơ thế giới còn lại, họ đang câu cá.<br />

Nhưng bỗng dưng một tiếng động ngầm, mà có vẻ xuất phát từ dưới mặt đất, làm đất rung chuyển.<br />

Súng đại bác lại đã nổ.<br />

Morissot quay đầu lại, và phía trên bờ sông, ông ta thấy ở đàng xa về phía bên trái, cái bóng lớn<br />

tướng của ngọn đồi Valérien, với mặt triền phía trước có xây một con cò trắng, một đám bụi tung lên do<br />

đạn đại bác gây ra.<br />

Và ngay sau đó là một giải khói thứ nhì xuất phát từ đỉnh pháo đài, rồi vài dây sau đó một tiếng<br />

nổ mới phát ra tiếp theo bằng những tiếng nổ khác; và rồi cứ tuần tự, ngọn núi tỏa ra cái hơi hướm chết<br />

chóc của nó, thải ra những làn hơi kinh tởm đang từ từ bốc lên bầu trời êm ả, tạo ra bên dưới bầu trời<br />

một đám khói mây.<br />

Ông Sauvage nhún vai rồi nói: “Kìa họ lại bắt đầu.”<br />

Đang chăm chú nhìn chiếc phao của mình phập phồng trên mặt nước, đột nhiên Morissot cảm<br />

thấy niềm giận dữ của một con người ưa ôn hòa trước những kẻ hung hăng đang đánh nhau kia, và ông<br />

cằn nhằn: “Người ta có nên ngu đần để cứ giết nhau như thế chăng?”<br />

Ông Sauvage đáp: “Còn tệ hơn súc vật.”<br />

Và Morissot, vửa mới câu được con cá lép, nhìn lên trời: “Chả nhẽ cuộc đời sẽ cứ mãi mãi như<br />

vầy chừng nào còn có những chính phủ.”<br />

Ông Sauvage chặn lời Morissot: “Cộng hòa sẽ không bao giờ tuyên chiến…”<br />

Morissot ngắt lời: “Với các vua chúa thì chiến tranh xẩy ra phía ngoài; còn cộng hòa thì chiến<br />

tranh là ở bên trong.”<br />

Và với vẻ bình thản, đôi bạn thảo luận, giải quyết những vấn nạn chính trị to lớn bằng một lý lẽ<br />

minh mẫn của những con người hiền hòa và có định giới, để đồng ý về một điểm là người ta không bao<br />

giờ được tự do. Và súng cứ nổ không ngừng trên ngọn Valérien, với những đạn đại bác phá tan những<br />

nhà cửa của người dân Pháp, làm tan nát những cuộc đời, nghiền nát những con người, chấm dứt những<br />

mộng tưởng của họ, những mong đợi của họ cho niềm vui, những hạnh phúc họ hy vọng hưởng, khiến<br />

cho những trái tim của những người vợ, của các cô gái, của các bà mẹ, ở nơi kia, tại những nước khác,<br />

phải hứng lấy những khổ đau bất tận.<br />

“Đời là thế!” Ông Sauvage phát biểu.<br />

“Nói chết là thế thì đúng hơn.” Morissot vừa cười vừa nói.<br />

Nhưng đôi bạn bắt đầu lo sợ, khi cảm thấy rõ là có người vừa bước tới sau lưng mình, và sau<br />

khi đưa mắt nhìn lại phía sau, họ thấy đứng ngay trước phía trên vai họ, bốn người đàn ông, bốn người<br />

đàn ông cao lớn, râu ria và võ trang, ăn mặc như những đầy tớ với áo dấu và mũ kết phẳng, đang hườm<br />

súng nhắm vào họ.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 42<br />

Hai dây câu rời khỏi tay họ và trôi xuôi theo giòng nước.<br />

Vài dây đồng hồ sau, họ bị bắt, bị trói gô, bị kéo đi và bị ném xuống chiếc thuyền đưa lên đảo.<br />

Và đằng sau căn nhà họ tưởng bị bỏ trống, họ nhìn thấy khoảng 20 tên lính Đức.<br />

Một người lông lá thuộc loại khổng lồ đang hút thuốc, ngồi chàng hảng trên chiếc ghế, tay cầm một<br />

ống điếu lớn bằng sứ, hỏi họ bằng thứ tiếng Pháp hoàn hảo: “Thế nào, quý ông, có câu được nhiều cá<br />

không?”<br />

Lập tức một người lính đặt dưới chân viên sĩ quan chiếc túi lưới đựng đầy cá, mà hắn đã cẩn<br />

thận cầm theo về. Tên Phổ cười : “Hê! Hê! Tôi thấy cuộc đi câu này tốt đẹp đấy chứ! Nhưng đây là<br />

chuyện khác kia. Hãy nghe lời tôi thì các người sẽ không bị rắc rối. Như tôi thấy thì các người là hai<br />

tên gián điệp được cử đến đây để theo dõi tôi. Tôi bắt các người và tôi sẽ bắn các người. Các người giả<br />

đò đi câu cá để cố che đậy chương trình của mình. Các người đã rơi vào tay tôi, không may cho các<br />

người : chiến tranh là vậy. Nhưng vì các người đến được đây từ phía tiền đồn, thì chắc chắn các người<br />

phải có mật khẩu để trở về. Hãy cho tôi biết mật khẩu đó và tôi sẽ tha cho các người.”<br />

Mặt bạc nhược, đôi bạn im lìm đứng cạnh nhau, đôi tay run run động đậy vì bị lo ra.<br />

Viên sĩ quan nói tiếp : “Không ai sẽ hề biết điều gì hết đâu. Các người sẽ bình yên trở về. Bí mật này sẽ<br />

biến theo các người. Nếu các người từ chối thì là cái chết ngay tức khắc. Hãy chọn đi.”<br />

Đôi bạn vẫn cứ đứng im lìm.<br />

Tên Phổ, luôn luôn bình tĩnh, nói tiếp, tay chỉ ra phía sông : “Hãy nghĩ rằng năm phút nữa các<br />

người sẽ nằm dưới làn nước sâu kia. Trong năm phút nữa. Các người có cha mẹ chứ?”<br />

Súng vẫn nổ trên ngọn Valérien.<br />

Hai ngư phủ cứ im lìm đứng. Tên Đức ra lệnh bằng ngôn ngữ của hắn. Rồi hắn ta nhấc chiếc<br />

ghế của hắn ra một chỗ khác để khỏi phải ngồi quá gần hai người tù; và 12 người lính ra xếp thành<br />

hàng ngang cách xa 20 bước, với súng dựng bên chân.<br />

Viên sĩ quan nói: “Tôi cho các người một phút, không thêm hai dây đâu.”<br />

Rồi hắn ta bất thần đứng lên, tiến tới bên hai người Pháp, khoác cánh tay Morissot, dẫn ông ta<br />

ra xa hơn, rồi nói nhỏ: “Nhanh lên, mật khẩu là gì? Bạn ông sẽ không bíết gì hết. Tôi đang ra cái vẻ<br />

mình mềm lòng đây.”<br />

Morissot không trả lời gì hết.<br />

Thế là tên Phổ lại kéo ông Sauvage đi và hỏi y như thế.<br />

Ông Sauvage không trả lời.<br />

Đôi bạn lại tìm thấy mình đứng cạnh nhau. Và viên sĩ quan ra lệnh. Các binh sĩ nhấc súng lên.<br />

Khi đó, mắt Morissot tình cờ nhìn tới chiếc túi lưới đựng đầy cá đang nằm trên cỏ, cách ông ta<br />

vài bước. Một sợi nắng dọi sáng những con cá vẫn còn đang quẫy. Và một thái độ bất cần đời xâm<br />

chíếm ông. Nhưng mặc dù ông cố gắng, thì mắt ông vẫn tràn đầy lệ.<br />

Ông lắp bắp: “Vĩnh biệt ông Sauvage!”<br />

Ông Sauvage đáp lễ: “Vĩnh biệt ông Morissot!”<br />

Họ nắm chặt tay nhau, từ đầu đến chân lẩy bẩy, vì những run rẩy không cưỡng lại được.<br />

Viên sĩ quan hô: “Bắn.”<br />

12 phát súng bắn ra nghe như chỉ một tiếng nổ.<br />

Ông Sauvage ngã xấp ngay xuống. Morissot, to con hơn, thì nhũn xuống rối xoay người và ngã<br />

ngửa lên lưng bạn mình, mặt ngẩng nhìn trời, trong khi những bọt máu phọt ra trên ngực áo lỗ chỗ vết<br />

đạn của ông.<br />

Tên Đức ra thêm lệnh mới.<br />

Quân của hắn tan hàng, rồi trở lại với dây thừng và những phiến đá, được chúng buộc vào chân<br />

của hai xác chết, rồi khiêng ra bờ sông.<br />

Ngọn Valérien không ngừng tiếng súng, thì nay được phủ bằng một núi khói.<br />

Hai binh sĩ, người cầm đầu, kẻ cầm chân Morissot. Hai người khác cũng khiêng Ông Sauvage


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 43<br />

như vậy.<br />

Hai xác người được đu đưa bằng sức mạnh trước khi bị quẳng ra xa, làm thành nửa vòng, trước<br />

khi thẳng đứng nhào xuống giòng sông, vì những phiến đá kéo chân họ xuống trước.<br />

Nước lại trào lên, lăn tăn rồi phẳng lặng, đồng thời những đợt sóng rất nhẹ lan trở vào bờ. Một<br />

ít máu trồi lên lan trên mặt nước.<br />

Viên sĩ quan, lúc nào cũng bình tĩnh, nói nhẹ nhàng : “Giờ thì đến lượt lũ cá.”<br />

Rồi hắn ta trở vào nhà và bỗng nhiên hắn trông thấy túi lưới đựng cá trên cỏ. Hắn nhặt nó lên, xem xét,<br />

cười rồi gọi: “Wilhem!”<br />

Một tên lính, mặc tạp dề trắng, chạy tới, tên Phổ ném túi cá của hai người bị bắn, rồi ra lệnh:<br />

“Rán ngay cho ta những sinh vật nhỏ bé này trong khi chúng còn sống. Hẳn là sẽ ngon lắm.”<br />

Rồi hắn tiếp tục hút thuốc. ■<br />

Minh Thu<br />

Melbourne, 01/2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 44<br />

Khóc DÜÖng Khuê - Mourning Yang Kuei<br />

By TMCS<br />

DO FOU – un poète chinois de la dynastie de<br />

Tang - a écrit : Depuis toujours il y a<br />

rarement de personnes qui peuvent atteindre<br />

l’âge de 70. J’ai surpassé cet âge depuis assez<br />

longtemps, aujourd’hui je me souviens de<br />

mes chers disparus qui étaient mes anciens<br />

amis de mon enfance, de ma jeunesse…<br />

Soudain je pense à Nguyen Khuyen - un<br />

grand poète vietnamien avec son poème très<br />

bien connu « Pleurer Duong Khue » écrit à<br />

l’occasion de la mort de son ami Duong<br />

Khue. J’espère qu’un jour aux tous coins du<br />

monde, on pourra comprendre bien le grand<br />

talent et la profonde amitié de Nguyen<br />

Khuyen, c’est pourquoi j’ai traduit ce poème<br />

en anglais.<br />

Ce poème a été écrit par Nguyen Khuyen en<br />

caractères chinois puis traduit en vietnamien<br />

(Nôm) par lui-même comme ci-dessous.<br />

Đỗ Phủ - một nhà thơ Trung hoa đời nhà<br />

Đường đã viết: Nhân sinh thất thập cổ lai<br />

hy- người 70 tuổi xưa nay hiếm. Tôi đã<br />

vượt qua ngưỡng tuổi này khá lâu, hôm<br />

nay nhớ lại những người thân đã khuất vốn<br />

là những bạn bè cũ từ tuổi ấu thơ và thời<br />

trai trẻ, bất giác tôi nghĩ đến Nguyễn<br />

Khuyến – một nhà thơ lớn của Việt<br />

nam với bài Khóc Dương Khuê rất nổi<br />

tiếng được viết vào dịp Dương Khuê người<br />

bạn thân của ông qua đời. Tôi mong rằng<br />

sẽ có ngày ở khắp nơi trên thế gian này<br />

thiên hạ được biết đến thi tài lớn lao và<br />

tình bạn sâu sắc của Nguyễn Khuyến, đó là<br />

lý do vì sao tôi dịch áng thơ này ra thơ<br />

Anh.<br />

Nguyễn Khuyến đã viết bài thơ này bằng<br />

chữ Hán -Vãn đồng niên Vân đình tiến sĩ<br />

Dương thượng thư-sau đó chính ông đã<br />

dịch sang thơ Nôm như sau.<br />

KHÓC DƯƠNG KHUÊ<br />

(Thơ Nguyễn Khuyến)<br />

Bác Dương thôi đã thôi rồi<br />

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.<br />

Nhớ từ thưở đăng khoa ngày trước<br />

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau<br />

Kính yêu từ trước đến sau<br />

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời<br />

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách<br />

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo<br />

Có khi tầng gác cheo leo<br />

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang<br />

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp<br />

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.<br />

Có khi bàn soạn câu văn<br />

Biết bao đông bích điển phần trước sau,<br />

Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn<br />

Phận đẩu thăng chẳng dám than trời.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 45<br />

Bác già tôi cũng già rồi<br />

Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!<br />

Muốn đi lại tuổi già thêm nhác<br />

Trước ba năm gặp bác một lần<br />

Cầm tay hỏi hết xa gần<br />

Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can,<br />

Kể tuổi, tôi còn hơn tuổi bác<br />

Tôi lại đau trước bác mấy ngày.<br />

Làm sao bác vội về ngay<br />

Chợt nghe tôi những chân tay rụng rời.<br />

Ai chả biết chán đời là phải<br />

Sao vội vàng đã mải lên tiên.<br />

Rượu ngon không có bạn hiền<br />

Không mua không phải không tiền không mua.<br />

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,<br />

Viết cho ai, ai biết mà đưa.<br />

Giường kia treo để hững hờ<br />

Đàn kia gảy những ngẩn ngơ tiếng đàn.<br />

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,<br />

Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương.<br />

Tuổi già giọt lệ như sương<br />

Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan.<br />

La traduction en anglais (ANH THI)<br />

MOURNING YANG KUEI<br />

(Poem by Nguyen Khuyen, Translation by TMCS)<br />

Oh! Dear Yang Kuei, my intimate friend,<br />

It seems to me, everything is put to an end!<br />

This mournfulness is as immense as the sky and ocean.<br />

Since our graduation,<br />

Every day and always<br />

With the deepest affection and admiration<br />

We together worked and played.<br />

To my thinking<br />

All of our meetings were arranged by the Heaven.<br />

On one day<br />

We had an excursion in the mountains<br />

Where on the pass the stream was babbling.<br />

On another day<br />

In a small room of an upper storey<br />

We enjoyed ourselves listening<br />

To the golden voice of a young lady<br />

<strong>The</strong>n we enjoyed ourselves at the party,<br />

Our glasses were full of best brandy.<br />

We had many interesting literary discussions.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 46<br />

In our life, we overcame many difficulties<br />

But we complained never about destiny.<br />

We became old men<br />

And because of our old age<br />

Only every three years, we had a meeting.<br />

I was glad to see you being so well.<br />

I was more aged<br />

And was ill several days earlier<br />

You passed away suddenly<br />

What terrible news for me.<br />

It’s known that this world is not so interesting to live<br />

But there’s any reason to leave it soon for Fairyland.<br />

Because of your eternal absence<br />

I’ll not buy the best wine<br />

(Not because I’ve not enough money)<br />

My poems will be written never,<br />

To whom? Who will help me them to transfer?<br />

Nobody will come to sit on my carved bed<br />

Which will hang over forever.<br />

My guitar lost its intimate listener<br />

And it will be more and more bewildered.<br />

You didn’t stay in this world, I couldn’t ask for...<br />

I don’t know how to do it, but only missing you.<br />

At my age, the tear of mine is like the morning dew,<br />

It’s difficult to sob with tearful eyes.<br />

<strong>Le</strong> but de cette traduction est exprimé par les vers suivants:<br />

(Mục đích của việc dịch này được thể hiện qua mấy câu lục bát sau:)<br />

Traduction en anglais (Dịch ra Thơ Anh)<br />

GỬI CỤ NGUYỄN KHUYẾN<br />

(TMCS)<br />

Tam nguyên Yên đổ, Người ơi!<br />

Chút lòng hậu thế muôn lời tri ân:<br />

Anh thi tâm huyết mấy vần<br />

Rước Người đến với xa gần năm châu!<br />

TO HONORABLE SIR NGUYEN KHUYEN (TMCS)<br />

<strong>The</strong> Doctor of Yen Do village, Honourable Sir,<br />

Thanks million from posterity for your literary career,<br />

You will be escorted by your verses translated into English<br />

From continent to continent forever.<br />

Dưới đây là nguyên văn bài Vãn đồng niên Vân đình tiến sĩ Dương thượng thư bằng chữ Hán và phiên<br />

âm Hán Việt:


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 47<br />

已 矣 楊 大 年<br />

雲 樹 心 懸 懸<br />

回 憶 登 科 後<br />

與 君 晨 夕 聯<br />

相 敬 且 相 愛<br />

遭 逢 如 夙 緣<br />

有 時 出 京 路<br />

空 山 聞 落 泉<br />

有 時 上 高 閣<br />

歌 兒 鳴 素 絃<br />

有 時 對 君 飲<br />

大 白 浮 八 延<br />

有 時 與 論 文<br />

東 壁 羅 簡 編<br />

厄 運 逢 陽 九<br />

斗 升 非 貪 天<br />

予 老 公 亦 老<br />

解 組 歸 田 圓<br />

往 來 不 數 得<br />

一 遇 三 年 前<br />

執 手 問 衰 健<br />

語 言 殊 未 愆<br />

公 年 少 予 歲<br />

予 病 疑 公 先<br />

忽 聞 公 訃 至<br />

驚 起 皇 皇 然<br />

予 豈 不 厭 世<br />

而 公 爭 上 仙<br />

有 酒 為 誰 買<br />

不 買 非 無 錢<br />

有 詩 為 誰 寫<br />

不 寫 為 無 箋<br />

陳 蕃 榻 不 下<br />

伯 牙 琴 亦 然<br />

公 既 棄 予 去<br />

予 亦 不 公 憐<br />

老 人 哭 無 淚<br />

河 必 強 而 漣<br />

Dĩ hĩ Dương đại niên<br />

Vân thụ tâm huyền huyền<br />

Hồi ức đăng khoa hậu<br />

Dữ quân thần tịch liên<br />

Tương kính thả tương ái<br />

Tao phùng như túc duyên<br />

Hữu thời xuất kinh lộ<br />

Không san văn lạc tuyền<br />

Hữu thời thượng cao các<br />

Ca nhi minh tố huyền<br />

Hữu thời đối quân ẩm<br />

Đại bạch phù bát duyên<br />

Hữu thời dữ luận văn<br />

Đông bích la giản biên<br />

Ách vận phùng dương cửu<br />

Đẩu thăng phi tham thiên<br />

Dư lão công diệc lão<br />

Giải tổ quy điền viên<br />

Vãng lai bất sổ đắc<br />

Nhất ngộ tam niên tiền<br />

Chấp thủ vấn suy kiện<br />

Ngữ ngôn thù vị khiên<br />

Công niên thiểu dư tuế<br />

Dư bệnh nghi công tiên<br />

Hốt văn công phó chí<br />

Kinh khởi hoàng hoàng nhiên<br />

Dư khởi bất yếm thế<br />

Nhi công tranh thượng tiên<br />

Hữu tửu vi thùy mãi<br />

Bất mãi phi vô tiền<br />

Hữu thi vi thùy tả<br />

Bất tả vi vô tiên<br />

Trần Phồn tháp bất hạ<br />

Bá Nha cầm diệc nhiên<br />

Công ký khí dư khứ<br />

Dư diệc bất công liên<br />

Lão nhân khốc vô lệ<br />

Hà tất cưỡng nhi liên. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 48<br />

Elizabeth II : Mt ñÎnh MŒnh Vï ñåi<br />

Dã Thäo<br />

Ngày 21 tháng 4, Nữ Hoàng Anh Quốc sẽ tổ chức lần sinh nhật thứ tám mưoi lăm của chính mình, và<br />

tám ngày sau đó, lễ kết hôn của cậu cháu nội William của bà, người có thể được chỉ định một ngày nào<br />

đó, thưà kế ngôi vua.<br />

Vì thế, nên hôm nay Dã Thảo muốn giới thiệu đến các bạn về cái ĐỊNH MỆNH SIÊU PHÀM<br />

đó của một người đàn bà có một không hai nầy. Đó là HOÀNG HẬU ELIZABETH II của ANH<br />

QUỐC, một con người cho đến giờ phút nầy vẫn trung thành với ngôi vị của mình.<br />

Queen Elizabeth II (Wikipedia)<br />

Nói đến ELIZABETH II, có lẽ chẳng một ai là không biết, nên bài viết nầy của Dã Thảo có thể<br />

là hơi dư thừa, nhưng vì những tính thời sự nóng bỏng đang phát sóng hàng ngày trên các kênh truyền<br />

hình cũng như báo chí nói về hôn lễ của William và Kate MIDDLETON, một vị hoàng tử quý phái<br />

vọng tộc, cưới một cô gái thuộc hàng dân giả, eo ôi, câu chuyện đó mới đẹp và hấp dân làm sao, phải<br />

thế không các bạn ? Giữa thời buổi kinh tế ảm đạm và đầy cả vô thường nầy, con người cần có Mộng<br />

để sống, để ước mơ, để ấp ủ….các cô gái cũng có thể tưởng tượng ra, biết đâu ngày mai của mình<br />

chẳng có thể là một Kate MIDDLETON các bạn nhỉ ? Và vì muốn cho Cõi Mộng đó thành một thứ ân<br />

huệ nhẹ nhàng ru ngủ con tim mệt mỏi của chúng ta một tí, nên Dã Thảo lại tiếp tục kể truyện cho các<br />

bạn nghe….những điều đã biết, cũng như những gì chưa biết về cái cuộc đời rất là vĩ đại của<br />

ELIZABETH II.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 49<br />

Sau đây, Dã Thảo xin tóm lược những năm trọng đại nhất của triều đại ELIZABETH II :<br />

- Năm 1926, sự ra đời tại Luân Đôn của Elizabeth WINDSOR, trưởng nữ của Albert, quận công<br />

YORK và phu nhân, Lady Elizabeth BOWES-LYON.<br />

- Năm 1947, Đám cưới ở Luân Đôn với Philip, quận công EDIMBOURG, chắt trai của vua<br />

Edouard VII.<br />

- Năm 1953, lễ đăng quang tại tu viện WESTMINSTER. Elizabeth kế nghiệp thân phụ của bà,<br />

vua George VI.<br />

- Năm 1992, ba người con của bà : công chúa Anne, hoàng tử Andrew và Charles, cả ba đều ly<br />

hôn. Đó là một năm khủng khiếp nhất của bà, « annus horribilis » !<br />

- Năm 2002, lễ kỷ niệm năm mươi năm trị vì của bà. Nữ Hoàng đi ngang qua thủ đô Luân Đôn<br />

bằng xe ngựa bốn bánh có mui của ngày lễ đăng quang, trong sự hân hoan vui mừng của đám<br />

đông.<br />

- Năm 2011, sinh nhật thứ tám mươi lăm của bà, và cũng là lễ thành hôn của cậu cháu nội<br />

William với Kate MIDDLETON.<br />

Bây giờ thì chúng ta hãy trở về câu chuyện kỳ thú của chúng ta nhé. Khi nàng Elizabeth sinh ra đời vào<br />

ngày 21/04/1926, dường như mặt trời không bao giờ lặn xuống trên đế quốc ANH. Từ Luân Đôn đến<br />

New Delhi, từ Wellington đến Nairobi, từ Ottawa đến Hồng Kông, ngọn cờ của vương quốc liên minh<br />

Union Jack, phất phới tung bay trong gió một cách ngạo nghễ, trên vòm trời của năm đại lục. Tám<br />

mươi lăm năm sau, trật tự của thế giới đã bị đảo lộn toàn bộ, mọi sự đều biến đổi. Tuy nhiên, chế độ<br />

quân chủ Anh Quốc, dường như bất biến. Ai đã có thể là hiện thân tốt đẹp hơn là người đại diện tối cao<br />

của nó - Nữ Hoàng ELIZABETH II - tượng trưng cho một sự liên tục và truyền thống lâu đời ? Những<br />

nghi thức, vương quyền, những nón mũ, những con ngựa, những cổ xe, những chiếc Rolls Royce,<br />

những đội binh đổi phiên gác ở điện Buckingham, những kèn túi…dường như chẳng có gì động đậy,<br />

giống như thời gian đang dậm chân tại chỗ theo những đồng hồ của cung điện. Rất có khả năng về sau,<br />

với người thừa kế Elizabeth - trưởng nam Charles hay cậu cháu nội William của bà - chế độ quân chủ<br />

nầy sẽ thay đổi, về dáng vẻ cũng như về phong cách. Nhưng hiện giờ chúng ta chưa ở giai đoạn đó phải<br />

thế không các bạn ! Lời tuyên thệ được phát âm ra trong ngày lễ đăng quang cấm chỉ việc thoái vị, và<br />

đừng quên rằng những người đàn bà trong giòng họ WINDSOR rất rắn rỏi ! Mặc dù từ năm năm nay,<br />

nữ hoàng đã làm nhẹ bớt thời khóa biểu của mình, nhưng không có vấn đề về hưu. Nghĩa vụ là trên<br />

hết ! Đa số những tổ tiên của bà đều chấp nhận cái khẩu hiệu rất cao quý : « Tôi sẵn sàng phụng sự »<br />

(Plusieurs de ses ancêtres avaient adopté cette noble devise : « Je sers »).<br />

Bổn phận….Đó chắc chắn là từ ngữ chính trong cuộc đời hoàng hậu của bà. Một từ ngữ mà bà<br />

đã cân nhắc một cách trịnh trọng trong một ngày của năm 1936 – Bà vừa được mười tuổi – khi ông bác<br />

của bà là Edouard VIII thoái vị, vì đã thích chọn lựa tình yêu của nàng Wallis SIMPSON, một thiếu<br />

phụ Mỹ Quốc đã ly hôn, hơn là cái số mệnh vương giả của mình. Bất chợt như thế ấy, thân phụ của<br />

Elizabeth, quận công YORK, đành chấp nhận ngôi vua – và bất đắc dĩ – làm cho trưởng nữ của ông,<br />

không có anh em trai, là người được chỉ định vào sự kế thừa ngôi vị của ông về sau nầy. Hoàng hậu<br />

tương lai ! Sự giáo huấn của Elizabeth được ký thác cho những giáo sư riêng đã được tuyển chọn kỹ<br />

lưỡng : Hiệu trưởng của trường Quốc học ETON và Đức Tổng Giám Mục CANTERBURY. Thân mẫu<br />

của bà, một người rất ngoan cố, tiếp tục công việc giáo dục đó để hàng ngày đập vào lỗ tai non trẻ kia<br />

cái lý lẽ tồn tại của giòng họ WINDSOR : Đó là việc phụng sự dân tộc.<br />

Thế nhưng, Elizabeth-Alexandra-Mary, chắt chắt của nữ hoàng Victoria, thì lại rất thích mơ<br />

mộng và lãng mạn. Năm mười ba tuổi ở DARTMOUTH, miền nam nước Anh, Bà đã gặp mặt một anh<br />

em họ xa, lớn hơn bà sáu tuổi, Philip Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg (von), học viên<br />

trường sĩ quan Hải quân, sinh tại CORFOU, con trai của André de GRÈCE và Công chúa Alice DE


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 50<br />

BATTENBERG, giống như Elizabeth, cũng là hậu duệ của nữ hoàng Victoria. Về sau nầy, Elizabeth<br />

thừa nhận bà đã bị cú sét ái tình với người thanh niên to lớn, đẹp trai và lịch sự, có cặp mắt xanh biếc<br />

của bầu trời và mái tóc rất vàng óng ánh, khiến bà đã quyết định được thành hôn với chàng ngay lập<br />

tức. Ý tưởng đó được phát xuất từ một lòng nhiệt tình vô hạn hơn là vì cái giòng máu quyền quí…..Và<br />

tương lai đã cho bà là có lý.<br />

Chiến tranh bùng nổ. Luân Đôn dưới bom đạn do quyết định của HITLER. Thủ Tướng Winston<br />

CHURCHILL chỉ có thể hứa hẹn được với thần dân của ông « máu, mồ hôi và những giòng nước<br />

mắt », (du sang, de la sueur et des larmes). Nữ Hoàng tương lai rời Luân Đôn, còn cha mẹ của bà - vì<br />

tình đoàn kết với những đau thương của dân tộc Anh – đã từ chối rời bỏ kinh đô - để tìm về thôn quê ẩn<br />

náu. Năm 1942, lúc mười sáu tuổi, Elizabeth được bổ nhiệm làm đại tá chỉ huy đội quân vệ quốc tinh<br />

nhuệ và dẫn dắt họ làm một cuộc duyệt binh đầu tiên. Một ít lâu sau đó, bà tình nguyện đầu quân làm<br />

tài xế cứu thương lưu động và thợ máy : bà trở thành trung úy Elizabeth WINDSOR.<br />

Hoà bình trở về, bà gặp lại Philip : lễ đính hôn của hai người đã được chính thức công bố. Tuy<br />

nhiên, phụ thân bà không mấy vui thích với cái viễn ảnh kết hợp nầy. Gia đình của Philip đã khánh tận.<br />

Cha của ông là một kẻ sở khanh lẳng lơ mà ai ai cũng biết, còn bà mẹ thì đã trở thành một nữ tu chính<br />

giáo (religieuse orthodoxe) ….nhưng Elizabeth thì rất bướng bỉnh, kiên trì và si tình ; bà đã dọa cha bà<br />

là sẽ từ bỏ ngai vàng nếu bà phải lià xa chàng hoàng tử thanh nhã và lịch sự nầy. Lại một sự thoái vị<br />

nữa chăng ? Không thể nào tiếp tục xảy ra được cho cái triều đại Windsor !<br />

Cuộc hôn nhân nầy đã bảo đảm cho Philip một đời sống sung túc, tốt đẹp về tài chánh. – vì<br />

hoàng gia Anh Quốc là một trong những gia đình giàu có nhất trên thế giới – Philip đành từ bỏ cái tôn<br />

giáo gốc đã có từ khi ra đời và quốc tịch Hy Lạp của ông. Ông ấy có thật là kẻ si tình hơn bà vợ của<br />

ông không ? Không chắc lắm. Dù sao thì cuộc hôn nhân nầy đã được diễn tiến vào ngày 20/11/1947 ở<br />

tu viện Westminster. Năm 1950 và 1951, dôi vợ chồng son sống ở đảo MALTE, nơi mà Elizabeth thụ<br />

hưởng được hoàn toàn (hay gần như) cái cuộc đời bình thường của một người vợ sĩ quan Hải Quân.<br />

<strong>The</strong>o như số đông các quan sát viên, thời gian nầy là những năm tháng hạnh phúc nhất của đời bà. Đó<br />

cũng là lần đầu tiên và đáng buồn thay, cũng là lần sau cùng bà đã cảm nhận được cái quý giá nhất của<br />

một đời sống không bị ràng buộc, và thực sự tự do thoải mái.<br />

Đến tháng hai năm 1952, Elizabeth, công chúa thừa kế ngôi vua, và Philip, quận công<br />

Edimbourg, có mặt tại KENYA và tạm lưu lại đó, tưởng chừng như một cuộc hưởng tuần trăng mật nối<br />

tiếp hơn là một chuyến du hành chính thức về công vụ. Họ để hai đứa con nhỏ Charles và Anne ở lại<br />

Luân Đôn, để tận hưởng cái quang cảnh hoang dã của núi rừng Phi Châu. Nhưng vào sáng sớm ngày 7<br />

tây, một thư tín đến tay họ : Vua George VI đã từ trần trong đêm. Ông đã quỵ xuống bởi chứng tắt<br />

nghẽn mạch máu ở tuổi năm mươi sáu.<br />

Elizabeth tức tốc trở về Luân Đôn. Bà được tiếp đón tại phi trường bởi Thủ Tướng Winston<br />

CHURCHILL và rất nhiều nhân vật quyền lực cao nhất của lãnh thổ. Ngày hôm sau, lúc 11 giờ 15,<br />

Elizabeth được tôn xưng vừa là nguyên thủ quốc gia, cũng như thủ lĩnh Giáo Hội Anh và khối<br />

COMMONWEALTH, căn cứ theo truyền thống. Anh Quốc không có thứ hiến pháp ghi lại theo văn<br />

bản mà chỉ dựa vào sự xử dụng theo tập quán và án lệ (jurisprudence). Bà tuyên bố : « Xin Thượng Đế<br />

hãy giúp tôi thực hiện một cách xứng đáng cái nhiệm vụ nặng nề đã chia phần cho tôi quá sớm trong<br />

cuộc đời ! » (Que Dieu m’aide à remplir dignement cette lourde tâche qui m’échoit si tôt dans la vie ) !<br />

Chung quanh nhà táng của vị vua quá cố, trong những y phục tang chế và trùm đầu bằng các khăn voan<br />

đen dài, ba nữ hoàng cùng tụ họp lại, đó là Elizabeth, hai mươi lăm tuổi, thân mẫu của bà, Queen Mum<br />

(bà vua mẹ), và bà nội của bà, hoàng hậu Mary. Đối với thế giới và trứơc tiên đối với dân tộc Anh<br />

Quốc, hình ảnh ấy tiêu biểu cho một sự liên tục của một triều đại trị vì. Mười sáu năm sau đó, ngày<br />

2/6/1953, Elizabeth II chính thức đăng quang tại tu viện Westminster. Bà là người phụ nữ đầu tiên được<br />

leo lên ngai vàng từ sau thời hoàng hậu Victoria. Nghi lễ ấy được trực tiếp phát sóng qua các đài truyền<br />

hình : phải nói đó là một sự kiện quan trọng đầu tiên có được ! (une grande première) ! Noi gương theo


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 51<br />

cái khuôn mẫu mà bà đã chọn lựa, đó là Hoàng Hậu Victoria, Elizabeth, một phụ nữ rất sùng đạo, cân<br />

nhắc cái chức vụ của mình như một thiên chức tuyệt diệu. Đối với bà, hơn hẳn chỉ là một sự tuyên thệ<br />

suông, lễ đăng quang nầy thực sự biểu hiện một nghi thức tôn giáo rất quan trọng.<br />

Từ nay trở về sau, quận công Philip không còn được sánh vai đi ngang hàng với vợ, mà phải bắt<br />

buộc lùi ba bước sau lưng bà, để tỏ ra sự kính trọng. Đó không phải duy nhất chỉ là một vấn đề của một<br />

sự bắt buộc có tính chất hình thể, vì khi đã trở thành Hoàng Hậu, Elizabeth có bổn phận phải để một<br />

khoảng cách giữa bà và thế giới còn lại, kể cả đức lang quân. Và bà đã thực hiện điều ấy, còn đi xa hơn<br />

những gì truyền thống yêu cầu. Như thế, bà không mang họ chồng và đã từ chối, trái với thông lệ,<br />

không để người ta truyền đạt đến tay Philip những tài liệu bí mật do Thủ Tướng chuyển giao tới, (đó là<br />

những hộp đỏ mà người ta thường nói tới nhiều – les fameuses Red Boxes). Để phòng giữ cái thể chế<br />

quân chủ, cặp vợ chồng nầy luôn luôn bày ra cho mọi người thấy cái hình ảnh của một lứa đôi rất ổn<br />

định, rất đồng tình yêu thương. Nhưng, với những năm tháng qua đi, Philip càng gia tăng những<br />

chuyến du lịch, những cuộc vui lẩn trốn, những sự tằng tịu tình ái lăng nhăng… « Nữ Hoàng, với nước<br />

da như sứ » (la reine au teint de porcelaine), vẫn tạo cho mọi người trông thấy cái hình ảnh của một<br />

phụ nữ hiền dịu, an bình, hoàn toàn thấm nhuần phong cách trang nghiêm trong chức vụ của mình, sẵn<br />

sàng hy sinh, không để lộ ra ngoài vô số những buộc ràng về cái gánh nặng đang mang.. Bà cũng biết<br />

tỏ lộ sự cứng rắn của mình : Elizabeth luôn luôn từ chối tiếp đón công tước phu nhân WINDSOR, mà<br />

bà đánh gíá là một con người phi đạo đức, và bà gần như đã đi đến sự phá vỡ cái dục vọng điên cuồng<br />

về tình cảm nảy sinh ra giữa cô em gái Margaret với một anh chàng thuộc lớp bình dân, Peter<br />

TOWNSEND, người hùng của không quân Anh Quốc, và cựu quan giám mã của vua George VI.<br />

Sau Charles và Anne, hai đứa con khác tiếp nối gia nhập vào hộ gia đình : đó là Andrew sinh năm 1960<br />

và Edward năm 1964. Nhưng làm sao có thể làm Mẹ được khi đã là hoàng hậu ? và đã được luyện tập<br />

để thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong chức vụ của mình thì phải xóa đi những cảm xúc cá nhân. Các<br />

con được giao phó cho những quản gia trông nom. Ở triều đình, người ta tôn trọng những luật lệ về<br />

nghi thức hơn là những nhiệt tình của con tim. Chứng thực điều nầy, có một ảnh chụp rất nổi tiếng của<br />

Charles, một cậu bé nhỏ, đứng xếp hàng giữa những triều thần của vương quốc, để chờ tới lượt mình<br />

đến bắt tay mẹ khi bà trở về sau một chuyến du lịch sáu tháng xa con cái…..<br />

Nơi xứ của Nữ Hoàng, câu hỏi về thừa kế làm khuấy động tất cả sự quan tâm của mọi người.<br />

Vậy thì ai là người sẽ kế nghiệp Hoàng Hậu Elizabeth khi mà tất cả những quan sát viên đều nhất trí<br />

nghĩ rằng, bà sẽ còn tiếp tục ngồi trên ngai vàng cho đến hết đời, bởi vì một quốc vương Anh không<br />

bao giờ nộp trả lại cái uy quyền của mình ? Tất nhiên là Charles, theo chủ nghĩa chính thống, những<br />

người trong giòng họ WINDSOR rất tôn trọng thứ tự thưà kế trực hệ. Nhưng, lúc ấy Charles đã lớn<br />

tuổi : nếu như Elizabeth được hưởng lộc cái tuổi thọ của thân mẫu cuả bà (tạ thế lúc một trăm lẻ hai<br />

tuổi), thì ông ấy sẽ trở thành Charles III năm tám mươi tuổi. Tất nhiên, William, rất gắn bó với bà nội,<br />

tương lai của hoàng gia Anh sẽ tựa vào hai vai của cậu, để rồi từ đó thực thụ khởi sự một sự hội nhập<br />

vào trong thế kỷ hai mươi mốt. Chế độ quân chủ Anh, hóa thân bởi Elizabeth II từ gần sáu mươi năm,<br />

đang ở vào bước ngoặc hàng đầu của một giòng lịch sử thật dài và sáng chói nhất. GOD SAVE THE<br />

QUEEN ! (Xin Chúa hãy bảo vệ Nữ Hoàng).<br />

Chuyện kể của Dã Thảo đến đây là kết thúc. Mong rằng các bạn sẽ hài lòng với một câu chuyện<br />

dù đã được nghe, đã được đọc rất nhiều lần, nhưng đôi khi vẫn như cảm thấy chưa được đầy đủ, hoàn<br />

chỉnh cho lắm, vẫn còn chút gì hơi thiếu thiếu….và muốn tò mò biết thêm. Dã Thảo vì rất thích những<br />

chuyện thần thoại, những câu chuyện ông hoàng, bà chúa, nên, có xem đi xem lại thì vẫn không chán,<br />

vì thật sự ra cũng còn nhiều điều rất thiếu sót mà mình chưa biết đến bao giờ. Vì thế nên Dã Thảo xin<br />

phép đặt vài câu hỏi với các bạn. Thế thì các bạn có biết là :<br />

- Nữ Hoàng Elizabeth II cũng như cô em gái Margaret của bà, được thụ thai bằng thụ tinh nhân


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 52<br />

tạo không ?<br />

- Nghi thức cấm đoán bất cứ ai đụng chạm đến Hoàng Hậu. Thế mà năm 1972, Tổng Thống<br />

Georges Pompidou của Pháp đã nắm Elizabeth nơi khuỷu tay, và năm 2004, Tổng Thống<br />

Jacques Chirac đã tự cho phép mình đặt tay xuống nơi lưng bà; nên ngày hôm sau của sự kiện<br />

gây phẩn nộ nầy, tờ báo <strong>The</strong> Daily Mail đã chạy hàng tựa lớn : HANDS OFF (Bas les pattes –<br />

Không được đụng vào) ?<br />

- Bà là kẻ thù của sự phí phạm và rất tiết kiệm với chính đồng tiền của mình, Nữ Hoàng có thói<br />

quen yêu cầu giảm giá với những nhà cung cấp vật dụng cho bà ?<br />

- Cách đây năm năm, nhân dịp lần sinh nhật thứ tám mươi của bà, Elizabeth II đã quyết định<br />

giảm bớt gánh nặng công việc của mình xuống ba mươi giờ một tuần ở Buckingham Palace, và<br />

dành thời gian còn lại để sống tại lâu đài Windsor ?<br />

- Tháng mười hai năm 2000, Hoàng Hậu đã hủy bỏ lễ Giáng Sinh của toàn bộ nhân viên trong<br />

những nơi ở rải rác của bà (tổng cộng là 1.200 người….) ?<br />

Đó là những câu đố của Dã Thảo. Nếu các bạn nào đã biết hết những điều nầy thì thật là hoan nghênh<br />

và các bạn không cần phải đọc câu chuyện củ rích nầy nữa nhé. Thân chào và cám ơn các bạn. ■<br />

Dã Thảo<br />

Paris – 29/4/2011 – Nhân dịp hôn lễ của William và Kate Middleton


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 53<br />

<strong>The</strong> Mosquito <strong>Le</strong>gend<br />

by David Lý Lãng Nhân<br />

As in any other culture around the world, Viet Nam has its own folklore and legends. <strong>The</strong>se legends<br />

seem to stem from the Vietnamese people’s unconscious minds, usually from their deeply rooted beliefs<br />

and their moral principles. <strong>The</strong> story of the mosquito – a dangerous, pestilent nuisance which<br />

unfortunately continues to infest Viet Nam swamps and waterways, is one such legend.<br />

Once upon a time, there was a fisherman named Tran Hoan who loved his wife very much. She<br />

was exceptionally beautiful; and she played the Dan Tranh, a 16-string traditional guitar, and sang<br />

beautifully. Both wife and husband lived on a small boat and spent most of their days fishing along the<br />

river. <strong>The</strong> husband was happy and content, but the wife – Ai Nuong - was secretly longing to be rich<br />

and famous some day. <strong>The</strong>n one day, she died from a mysterious disease.<br />

Devastated and overwhelmed with grief, the husband refused to accept her death. He took Ai<br />

Nuong’s body to a renowned priest and begged him to resurrect her. Deeply moved by the fisherman’s<br />

love, the priest tried something he had not done before. He took seven drops of blood from the<br />

fisherman and mixed it with his secret potion for life. He then said a great prayer–a prayer he had<br />

never before said with such intensity and fervor, and he told the fisherman to give the life mixture to<br />

his wife. As the potion passed the lips of the woman, a miracle happened. She opened her eyes, and<br />

her heart beat again. <strong>The</strong> priest, who probably could see the future, said to the wife: “Beautiful<br />

woman, remember that you live again because of your husband’s love and devotion. Now, go in peace<br />

and be happy.”<br />

Life in the fishing boat continued as usual until the day a handsome Prince happened to pass by<br />

the river and saw the fisherman’s beautiful wife. He fell in love with her beauty and talent and offered<br />

to marry her if she agreed to divorce her husband. She agreed to do this. In fairness to the husband,<br />

the Prince offered him a great fortune so he could quit his profession and start a new and more<br />

comfortable life.<br />

<strong>The</strong> husband said to the Prince: “Your Highness, since my wife no longer loves me and wants<br />

to leave me, it is her decision. Although I deeply appreciate your generous offer, I must respectfully<br />

decline it because I think I don’t deserve such compensation. I just need her to return the seven drops<br />

of blood that I gave her once as a token of my love and devotion. <strong>The</strong>n, I will be just fine.”<br />

<strong>The</strong> wife agreed to her husband’s request. But a strange thing happened. When the sharp<br />

needle had entered her finger, and the seventh drop of blood had been counted, Ai Nuong collapsed and<br />

rendered her last breath in front of the very eye of the desperate Prince. <strong>The</strong> fisherman silently<br />

departed, his heart aching.<br />

But then something else happened. <strong>The</strong> soul of the fisherman’s beautiful wife transformed itself<br />

into a very strange, ugly, small, flying insect, which pursued the fisherman wherever he went.<br />

Especially at nightfall, she whispered into his ears, begging for his forgiveness. Deciding eventually<br />

that she had little hope for forgiveness, she then forced herself upon him, stabbed him with her needle<br />

mouth, and avidly sucked out his blood. She hoped that one day she would have enough to replace the<br />

seven drops, and she might live again as a person. ■<br />

Madison, May 29, 2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 54<br />

ñôi Nhån...<br />

Thanh Trà Tiên Tº<br />

Trên nóc nhà ai, có một khu vườn nho nhỏ, những nhánh cỏ xanh biếc bay bay<br />

trong gió. Vườn cỏ trên mái nhà, nghe lạ ư, thế gian này còn nhiều chuyện lạ hơn<br />

đấy, như câu chuyện sau đây chẳng hạn….<br />

~<br />

Chủ nhân của khu vườn kỳ lạ đó là mội đôi nhạn. Quách Linh Nhạn di trú tới từ phương Bắc buốt giá.<br />

Chàng gặp Hoàng Phi Nhạn – một cô nhạn sinh ra và lớn lên tại vùng trời Nam ấm áp. Một ngày tháng<br />

mười, Quách Linh và Hoàng Phi vô tình cùng nép cánh trú mưa bên chiếc ống khói trên nóc nhà nọ. Và<br />

cơn mưa ‘duyên kỳ ngộ’ đó đã cho họ biết thế nào là tiếng sét ái tình!<br />

Kể từ đó, ngày ngày Quách Linh và Hoàng Phi đều bay tới nóc nhà nọ hẹn hò và nhìn ngắm đôi<br />

vợ chồng chủ nhà cùng cha mẹ con cái họ tưới cây, trồng hoa, đọc sách và vui chơi. Tình người ấm áp<br />

nhem nhóm trong đôi chim mộng ước gia đình. Đôi uyên ương chọn nóc nhà đó xây tổ ấm. Ngày ngày<br />

cùng đón ánh mặt trời, đêm đêm cùng thưởng ánh trăng thanh. Tiếng hót líu lo ríu rít như khúc nhạc<br />

tình yêu êm ái đắm say…<br />

Rồi mấy năm trời hạn hán, mặt đất nứt nẻ, hoa héo cỏ khô. Vợ chồng chủ nhà đành nhổ hết lớp<br />

cỏ nay không còn xanh nữa và trải lên đó một vuông cỏ giả để giữ lại màu xanh cho mảnh vườn xinh<br />

xắn. Hoàng Phi buồn lắm, tuy chuyền cành thoăn thoắt nhưng nàng lại đặc biệt yêu thích thảm cỏ xanh<br />

rờn khi xưa, lúc ánh ban mai soi óng ánh những giọt sương li ti nom như ngàn ánh sao sa. Nàng gọi đó<br />

là lưu ảnh của ban đêm. Thế là Quách Linh nhặt nhạnh những hạt cỏ còn vương lại, gom tha những<br />

mẩu đất trên lối đi, và đem lên mái nhà. Đôi nhạn trồng một vườn cỏ xanh mơn mởn trên nóc nhà, dọc<br />

theo chiếc ống máng hứng nước mưa dùng làm nước tưới cho khu vườn treo Babylon nho nhỏ của<br />

chúng.<br />

Ngờ đâu tai bay vạ gió bất kỳ. Một cơn bão thu tràn tới, gió lộng cuồng thét, bụi cuốn mịt mù,<br />

sấm sét kinh hoàng, rồi mưa đá văng tới tấp tàn phá tan hoang mảnh vườn trên nóc nhà. Vợ chồng<br />

Quách Linh Hoàng Phi giang những đôi cánh nhỏ bé chở che cho những mầm cỏ mới nhú. Khi cuồng<br />

phong dứt cơn, bão tan mưa tạnh, cũng là lúc Hoàng Phi trút hơi thở cuối cùng bên Quách Linh. Trong<br />

Quách Linh, mưa bão không bao giờ ngừng thét!<br />

Mảnh vườn không còn nữa, còn đâu tiếng hót líu lo khi xưa. Người qua đường thường lạ lùng<br />

chỉ trỏ một gã nhạn gầy nhom bên những thùng rác, lượm vỏ chai, tìm cặn rượu bã bia, và khàn khàn<br />

nấc những tiếng cô đơn thống thiết – “Cuồng ca thống ẩm, Lai phóng nhạn khâu xứ”*<br />

Một đêm thu lạnh, Quách Linh chếnh choáng, lảo đảo đậu trên nóc nhà xưa. Trước mắt chàng<br />

lung linh mờ ảo bóng hình Hoàng Phi. Hoàng Phi Nhạn bé nhỏ vươn cánh bay theo những vì sao. Nàng<br />

mỉm cười: - Quách huynh nhớ nhé, lưu ảnh của ban đêm… Quách Linh tung mình sải cánh đáp –<br />

Hoàng muội thương!<br />

Thế gian hỡi, chữ Tình ai biết<br />

Lời hẹn xưa sống chết chẳng thay,<br />

Trời Nam đất Bắc tung bay<br />

Chồn chân mỏi cánh, nhớ ngày bên nhau.<br />

Khi hoan hỷ, lúc sầu đau khổ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 55<br />

Đều si mê nhung nhớ một người<br />

Lời yêu ai nói một thời<br />

Nay xa tắp... mấy tầng trời cao xanh<br />

Ngước lên ngọn Thiên San chiều tuyết<br />

Bóng hình ai đơn chiếc đâu rồi<br />

Ngang sông Phần phút đơn côi<br />

Dường trong tịch mịch vọng hồi trống xưa<br />

Khói hoang bốc tựa vừa bình Sở<br />

Khúc chiêu hồn quân Sở còn vang<br />

Gió mưa vẳng tiếng quỷ than<br />

Trời gieo oan nghiệt, bàng hoàng tin sao!<br />

Bao oanh nhạn tan vào lòng đất<br />

Vạn cổ sầu lưu bút tao nhân<br />

Tìm đâu gò nhạn mồ hoang<br />

Ca cuồng loạn khúc, rượu tan nát lòng!*<br />

Hoè An Các - Mộc Lan Viên<br />

Thanh Trà Tiên Tử khốc nhạn cảm tác!<br />

* Thanh Trà Tiên Tử cảm dịch từ bài Mô ngư nhi - Nhạn khâu – của Nguyên Hiếu Vấn (1190-1257),<br />

một nhà thơ Trung Quốc. Nguyên Hiếu Vấn một lần đi qua sông Phần, chôn một con chim nhạn chết<br />

đuối và gọi nơi đó là Nhạn Khâu (gò nhạn). Năm sau quay lại và làm bài thơ sau. Trong Thần Điêu<br />

Hiệp Lữ (Kim Dung), Xích luyện tiên tử Lý Mạc Sầu thường hát mấy câu đầu của bài này.<br />

摸 魚 兒 - 雁 丘 –<br />

元 好 問<br />

問 世 間 情 是 何 物<br />

直 教 生 死 相 許<br />

天 南 地 北 雙 飛 客<br />

老 翅 幾 回 寒 暑<br />

歡 樂 趣<br />

離 別 苦<br />

就 中 更 有 痴 兒 女<br />

君 應 有 語<br />

渺 萬 里 層 雲<br />

千 山 暮 雪<br />

隻 影 向 誰 去<br />

橫 汾 路<br />

寂 寞 當 年 蕭 鼓<br />

荒 煙 依 舊 平 楚<br />

招 魂 楚 些 何 嗟 及<br />

山 鬼 暗 啼 風 雨<br />

Mô ngư nhi - Nhạn khâu –<br />

Nguyên Hiếu Vấn<br />

Vấn thế gian tình thị hà vật<br />

Trực giáo sinh tử tương hứa.<br />

Thiên Nam địa Bắc song phi khách<br />

Lão sí kỷ hồi hàn thử.<br />

Hoan lạc thú<br />

Ly biệt khổ<br />

Tựu trung cánh hữu si nhi nữ.<br />

Quân ứng hữu ngữ<br />

Điểu vạn lý tằng vân.<br />

Thiên sơn mộ tuyết<br />

Chích ảnh hướng thuỳ khứ<br />

Hoành Phần lộ<br />

Tịch mịch đương niên tiêu cổ<br />

Hoang yên y cựu bình Sở<br />

Chiêu hồn Sở ta hà ta cập<br />

Sơn quỷ ám đề phong vũ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 56<br />

天 也 妒<br />

未 信 與<br />

鶯 兒 燕 子 俱 黃 土<br />

千 愁 萬 古<br />

為 留 待 騷 人<br />

狂 歌 痛 飲<br />

來 訪 雁 丘 處<br />

Thiên dã đố<br />

Vị tín dữ<br />

Oanh nhi yên tử câu hoàng thổ<br />

Thiên sầu vạn cổ<br />

Vi lưu đãi tao nhân<br />

Cuồng ca thống ẩm<br />

Lai phóng nhạn khâu xứ<br />

P.S. “Vấn thế gian tình thị hà vật..?”<br />

(viết cho các bạn của tôi)<br />

Trong Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh viết vào đầu nhà Thanh có truyện Tân Thập Tứ<br />

Nương kể về tình yêu của một Hồ Ly Tinh và anh học trò tên là Phùng Sinh. Mấy năm trước, cốt truyện<br />

này được phát triển thêm và đưa vào bộ phim Liêu Trai Tứ Đại Kỳ Nữ. Thập Tứ Nương là một hồ ly<br />

tinh đẹp mê hồn (hồ ly tinh mà lại!) nhưng lại có ngàn năm đạo hạnh, tu nhân tích đức, chuyên giúp đỡ<br />

người nghèo và diệt trừ lũ sói lang. Nàng không mơ màng đến yêu đương mà chỉ ao ước tu luyện thành<br />

tiên. Nghe quận quân sư phụ dạy rằng nếu chỉ tu nhân tích đức thôi thì chưa đủ, con phải thấu hiểu<br />

Tình Yêu nữa. Thập Tứ Nương bèn hỏi Phùng Sinh: Hãy nói cho muội biết, thế nào là Tình, thế nào là<br />

Yêu? Phùng sinh vốn đã đem lòng yêu dấu Thập Tứ Nương nên cảm thấy vừa thẹn thùng vừa ngạc<br />

nhiên. Chàng dẫn nàng tới một vùng hoa cỏ đẹp vô ngần và bảo: Cô nương rất thích những bông hoa<br />

này phải không, rồi từ đây cô sẽ mở lòng mình và có tình cảm với chúng, muốn những điều tốt cho<br />

chúng. Đó là Tình. Nếu một ngày có kẻ đến tàn phá những bông hoa này, cô sẽ đau buồn và đem lòng<br />

mình sức mình ra bảo vệ chúng. Đó là Yêu. Xem phim xong, mình rất thích, và cũng băn khoăn hay là<br />

mình chưa thấu hiểu Tình là gì và Yêu là gì vậy! Thế là mình mất công tra khảo hai chữ này.<br />

Chữ Tình 情 . Ngoài ghép chữ theo cấu trúc hội ý như mình nói chuyện kỳ trước về chữ Tín,<br />

Hán tự còn vài cấu trúc khác nữa. Phần lớn chữ Hán được cấu tạo theo kiểu hình thanh. Chữ Tình 情<br />

cũng là một Hán tự được cấu tạo theo dạng này. Bên trái - bên hình lấy nghĩa - là bộ tâm 忄 tượng trưng<br />

cho những gì trong tim, trong tấm lòng. Bên phải - bên thanh lấy âm - là chữ Thanh 青 tức là màu<br />

xanh, để lấy âm ing. Trong tiếng Hán thì chữ 青 đọc là qīng mang âm ing. Hai chữ này ghép lại thành<br />

chữ Tình. Đó là những gì từ trong trái tim, trong lòng mình.<br />

Chữ Ái 愛 (phồn thể) thì được cấu tạo theo cấu trúc hội ý. Phần trên cùng là chữ Trảo 爪 , tức là<br />

móng vuốt (cầm thú) tượng trưng cho nguy hiểm. Bạn nào yêu thích truyện của Kim Dung chắc đều<br />

rùng mình khi nghe đến các chưởng pháp chiêu thức Cửu âm bạch cốt trảo hay Long trảo thủ! Dưới đó<br />

là chữ Mịch 冖 tức là khăn – một hình tượng che đậy che chở. Dưới chữ Mịch là bộ Tâm 心 , tức là<br />

dùng tấm lòng để bảo vệ. Còn dưới cùng là hai bàn tay phải giao nhau tức là chữ Hữu 友 - bạn bè bằng<br />

hữu tay trong tay - một tay đưa ra, một tay đón lấy. Tức là dùng tấm lòng của mình để bảo vệ cho bạn<br />

bè, cho người mình thương, có tình. Chữ Hữu ở dưới nhắc ta hãy lấy người mình yêu thương, tình<br />

người trao nhau, làm gốc rễ. Còn chữ Tâm đặt ở giữa nhắc ta lấy lòng mình, tình cảm mình với người,<br />

làm chính mà hành sự. Chắc các bạn còn nhớ truyện Trái Tim Đankô của Maxim Gorky chứ! Đankô<br />

với tinh thần Bác Ái đã xé toang lồng ngực lấy trái tim rực cháy của mình dẫn đoàn người tìm lối thoát<br />

trong khu rừng khi màn đêm dày đặc bao phủ. Đó là chữ Tâm nằm chính giữa chữ Ái đấy, phải không<br />

các bạn!<br />

Chữ Ái giản thể 爱 bị mất đi chữ Tâm, nên sang bộ Trảo, và nhấn mạnh chữ Hữu (bạn bè). Tuy<br />

như vậy đơn giản, nhưng mình thích giữ chữ Tâm trong chữ Ái hơn! Chữ Tâm hiện hữu trong Tình (và)<br />

Yêu. "Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai mặt một lời song song... Nửa vành trăng khuyết ba


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 57<br />

sao giữa trời." (Nguyễn Du)<br />

Mời các bạn xem thư pháp của Tương Mai Cư Sĩ nhé.<br />

Ái<br />

Tình<br />

Về sau, Thập Tứ Nương thấu Tình, biết nghe lòng mình, và biết Yêu, biết che chở bảo vệ cho<br />

người mình yêu. Tình Yêu nàng còn rộng lớn hơn hạnh phúc riêng tư khi nàng đã hy sinh thân mình để<br />

cứu cả dân làng, đó cũng là Nhân Ái, Bác Ái. Nếu như chữ Tình gắn với những gì ta cảm nhận trong<br />

tim, thì chữ Ái còn gắn cả với sự che chở và bổn phận với những người ta đã đem lòng yêu!<br />

Chào các bạn nhé! ■<br />

Thanh Trà Tiên Tử cẩn bút!


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 58<br />

Duyên Væn NghŒ<br />

Dã Thäo<br />

Có những DÒNG THƠ như hoa hồng trôi suối<br />

Như tiếng lòng mang hư thực ướp trầm hương<br />

Đưa nhẹ bàn tay, nâng cánh mộng vấn vương<br />

Em đã nghe tình yêu xưa len lén đến<br />

Từng giọt nhạc dìu cơn mê theo vào bến<br />

Thời gian có dừng trên đau đớn ly tan ?<br />

Ôm vào hồn ngàn vết nứt rạn mủ vàng<br />

Bóng ai đó chập chờn, hao gầy thương nhớ<br />

Thơ quyện nhạc theo chuyện tình buồn vô cớ<br />

Gieo tim em dư hương man dại một thời<br />

Lòng vỡ vụn, giọng ca trầm ấm chơi vơi<br />

Sao cứ mãi phiền ưu, nặng đời quá khứ<br />

Cám ơn Anh dắt em ngược về cố xứ<br />

<strong>The</strong>o âm thanh xuôi miền ký ức êm đềm<br />

Thầm thì giấc mộng, ngàn sao lạc lối lênh đênh<br />

Đêm tỉnh lặng trong cõi vô cùng ngục tối<br />

Ôi tiếng nhạc, nhẹ hương phấn bay giăng lối<br />

Tưởng như mùa xuân hoa ngào ngạt thơm nồng<br />

Vẽ lên mắt môi tia nắng đọng mi cong<br />

Rót vào đời nhau niềm khát khao ngây ngất<br />

Thuyền no gió lạnh, rải bụi mưa lất phất<br />

Ảo mộng thiên đường như giấc ngủ chiêm bao<br />

PARIS tình sử, dấu tích còn nặng trĩu cơn đau<br />

Phần năm thế kỷ hãy vỗ về bọt sóng<br />

DÒNG THƠ kia trả lại em thời vang bóng


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 59<br />

Thời xuân xanh lặng nghe mưa gió giao hoan<br />

Thuở tóc bay thoảng mùi dạ lý ngút ngàn<br />

Gửi lại Anh chút duyên văn nghệ gắn bó. ■<br />

Dã Thảo<br />

Paris, 4/4/2011<br />

<br />

G¥p Låi Bån XÜa<br />

Sóng ViŒt ñàm Giang<br />

Thành tôi tháng trước bạn qua chơi<br />

Hơn bốn mươi năm chẳng thấy vơi<br />

Kể chuyện ngày xưa cười chẳng dứt<br />

Thao thao chuyện mới nói không ngơi<br />

Nào đằng nào tớ trêu bằng thích<br />

Này bác này tôi mặc kệ đời<br />

Gặp bạn phen này vui thỏa thích<br />

Tương phùng phen nữa phải nhờ trời! ■<br />

May 06, 2011<br />

&<br />

Ban Mai<br />

Sóng ViŒt ñàm Giang<br />

Ban mai thức giấc ngước nhìn trời<br />

Vạt nắng lung linh chiếu sáng ngời<br />

Thềm cỏ chờn vờn mơn gió gọi<br />

Đỉnh cây xào xạt rủ sương vời<br />

Lăng xăng chú bướm khoe đôi cánh<br />

Liến thoắng cô oanh hót một hồi<br />

Nức cảnh nôn nao kìa bạn hỡi<br />

Tiếng xuân rộn rã khắp muôn nơi. ■<br />

May 05, 2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 60<br />

Quán Cà Phê Nho NhÕ<br />

Sóng ViŒt ñàm Giang<br />

Quán Cà phê nơi đây<br />

Nho nhỏ và xinh xinh<br />

Mang một tên quen thuộc<br />

Nơi mình vẫn hẹn nhau<br />

Chia xẻ chuyện vui buồn<br />

Nói hoài không hết chuyện.<br />

Chén cà phê nơi đây<br />

Không là Café de Flore<br />

Không là <strong>Le</strong>s Deux Magots<br />

Cũng không trên đại lộ Saint-Germain<br />

Sao mình uống thấy ngon<br />

Uống hoài vẫn còn muốn.<br />

Chén cà phê thân thiết<br />

Kết nhau làm tri kỷ<br />

Sao đậm đà muôn vị<br />

Như tình bạn chúng mình. ■<br />

<br />

CÕ ThÖm Xuân M§i<br />

David Lš Lãng Nhân<br />

Ngày nào Xuân mới ghé thăm nhau<br />

Hương cỏ thanh thanh ngát tiếng chào<br />

Ủa lạ ! Huynh đài sang sớm nhỉ ?<br />

Tháng Giêng mai nở cũng còn lâu…


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 61<br />

Thời tiết nào ai biết chắc đâu<br />

Dỗi hờn là lệ của mưa Ngâu<br />

Nếu nhở Huynh đài sinh lẫn lộ<br />

Hoa nầy kễ lễ hộ nông sâu. ■<br />

Madison, AL, 20 January 2011<br />

&<br />

MØng Bån Có Cháu<br />

David Lš Lãng Nhân<br />

Việt hồn Lạc quốc trứng rồng đây<br />

Mừng bạn tri âm có cháu trai<br />

Nối chí ông cha gây nghiệp lớn<br />

Công thành vinh hạnh rạng anh tài. ■<br />

Madison, AL, November, 2010<br />

&<br />

Xoài Chín Cây<br />

David Lš Lãng Nhân<br />

Tháng Tư oi ả sa mưa giông<br />

Bầy trẻ mình trần tắm chạy rông<br />

Quanh gốc xoài già um lá biếc<br />

Rơi thùm một trái chín tươi hồng…


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 62<br />

Ngày đó sao mà vui quá thôi !<br />

Mưa sa… mát mặt, mát hồn tôi<br />

Xoài chín hương quê còn phảng phất<br />

Niềm xưa trọn kiếp luống bồi hồi…■<br />

Madison, AL, April, 2011<br />

&<br />

TrÆn CuÒng Phong<br />

David Lš Lãng Nhân<br />

Cuồng phong đã qua đây, ác liệt !<br />

Cửa nhà phút chốc khói mây bay…<br />

Sống sót trở vế người tìm bới đống cây<br />

Con chó nhỏ ngước nhìn kêu thảm thiết<br />

Trong tai ương tình láng giềng thắm thiết<br />

Chuyền tay nhau bầu nước, bánh lạt khô<br />

Mặn mà chi ! cơm nóng cá kho tô<br />

Hồn cô lữ…ớt dầm cay khóe mắt! ■<br />

Madison, AL, April, 2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 63<br />

Sao em Óm?<br />

Nghe tin em đi chơi về bị ốm,<br />

Ốm vì sao hay ngán cảnh tiêu sơ,(*)<br />

Hay em chán chuyện lắm chàng dòm ngó,<br />

Khiến em đi mà lòng dạ thẫn thờ.<br />

Thôi em nhé, tuổi đâu còn hơ hớ,<br />

Mà để lòng tơ tưởng chuyện vấn vương,<br />

Biết tuổi nào em vẫn có người thương,<br />

Nhưng phải liệu sức mình sao kham nổi!<br />

Giờ đây về em đau đứng, ốm ngồi,<br />

Để cho ai cứ một mình lo lắng,<br />

Nhưng em vẫn âm thầm trong im lặng,<br />

Mặc ai buồn nhìn lá rụng, mưa chan!!<br />

Đi tìm em trong nắng sớm sương tan,<br />

Đi tìm em trong ánh nắng chiều tàn!! ■<br />

Minh Thu<br />

Melbourne, 04/2010<br />

(*) Tác giả ngụ ý cảnh nghèo của đa số dân ở trong nước.<br />

<br />

L©i NgÜ©i Con Gái Quäng<br />

NguyÍn Ng†c Cänh<br />

Đất Quảng em chí rộng hơn trời<br />

Trải năm tháng tơi bời mưa gió<br />

Sắn khoai bửa no bửa đói<br />

Lấp biển vá trời nào khó đâu anh.<br />

Lụt mỗi năm không phải trời hành<br />

Nung chí lớn tang bồng hồ thỉ.<br />

Nắng hạ Trường sơn hùng vĩ<br />

Dân xứ thân gầy có thủy có chung<br />

Ngũ Hành Sơn nuôi chí anh hùng<br />

Sông Cẩm Lệ mênh mung tình nghĩa.<br />

Chiến chinh hận thù rức tỉa<br />

Dĩ vãng xa rồi, oán nữa chi anh!


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 64<br />

Về cùng em bên túp lều tranh<br />

Ta sẽ ngắm biển xanh cát trắng<br />

Rồi khi chiều về nhạt nắng<br />

Vai lại kề vai hái tặng cho nhau<br />

Bông lúa vàng chín màu đất mẹ<br />

Hoa sen hồng tỏa nhẹ hương xưa<br />

Khóm tre đầu ngõ đong đưa<br />

Hoa cau phảng phất, đêm vừa tròn trăng<br />

Ngắm trời xanh em thấy sao băng<br />

Thiên thai đẹp cũng bằng thế thôi!<br />

Em ngồi ru trẻ trong nôi<br />

Nhớ tình xua ấy đã trôi về ngàn<br />

Mẹ thương con ru hết canh tàn<br />

Tình mẫu tử mênh mang biển rộng<br />

Ước mong con mình dệt mộng<br />

Khanh tướng công hầu cờ rộn bốn phương.<br />

Về đây anh trăm nhớ nghìin thương<br />

Nghe trong gió còn vương thề cũ<br />

Làm sao thương nhau cho đủ<br />

Để thức tình yêu còn ngủ trong tim? ■<br />

Nguyễn Ngọc Cảnh, 2004<br />

<br />

<strong>Le</strong>s Feuilles Mortes<br />

Jacques Prévert – 1945<br />

Lá Mùa Thu<br />

Hoàng-Tâm chuy‹n ng» (Ç‹ hát)<br />

Oh ! je voudrais tant que tu te souviennes<br />

Des jours heureux où nous étions amis.<br />

En ce temps-là la vie était plus belle,<br />

Et le soleil plus brûlant qu'aujourd'hui.<br />

<strong>Le</strong>s feuilles mortes se ramassent à la pelle.<br />

Tu vois, je n'ai pas oublié...<br />

<strong>Le</strong>s feuilles mortes se ramassent à la pelle,<br />

<strong>Le</strong>s souvenirs et les regrets aussi<br />

Et le vent du nord les emporte<br />

Dans la nuit froide de l'oubli.<br />

Tu vois, je n'ai pas oublié<br />

Ôi, ngày nào mình bên nhau anh còn nhớ gì không anh?<br />

Ngày đó chúng mình sống trong hạnh phúc tình yêu.<br />

Thuở ấy cuộc đời sao tuyệt đẹp hơn bây giờ nhiều<br />

Và ánh mặt trời cũng nồng cháy hơn ngày nay.<br />

Những chiếc lá vàng rơi khắp đường chất thành khóm cao.<br />

Người ơi, có bao giờ em quên nỗi.<br />

Những chiếc lá vàng rơi khắp đường chất thành ``đống kìa<br />

Như kỷ niệm mình, như những tiếc nuối cuộc đời<br />

Và ngọn gió phương Bắc cuốn đi cả rồi,<br />

một đêm đông giá của lãng quên.<br />

Anh hỡi, có bao giờ em quên nỗi


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 65<br />

La chanson que tu me chantais.<br />

[Refrain:]<br />

C'est une chanson<br />

qui nous ressemble.<br />

Toi, tu m'aimais<br />

et je t'aimais<br />

Et nous vivions<br />

tous deux ensemble,<br />

Toi qui m'aimais,<br />

moi qui t'aimais.<br />

Mais la vie sépare<br />

ceux qui s'aiment,<br />

Tout doucement,<br />

sans faire de bruit.<br />

Et la mer efface sur le sable<br />

<strong>Le</strong>s pas des amants désunis. ■<br />

Bài hát xưa anh vẫn thường ca…<br />

Bài ca thuở ấy<br />

Là chuyện tình đôi ta<br />

Mình yêu nhau mãi<br />

Nguyện chẳng rời xa<br />

Cùng nhau chung sống<br />

Lều tranh là mái ấm<br />

Mình yêu nhau lắm<br />

Muôn kiếp mặn nồng.<br />

Dòng đời sao vội chia<br />

Những người yêu nhau<br />

Âm thầm lặng lẽ<br />

Chẳng biết do đâu.<br />

Và những vết chân yêu hôm nào trên cát trắng<br />

Làn sóng đã cuốn đi, chẳng còn chi…■<br />

Autumn <strong>Le</strong>aves<br />

(English lyrics by Johnny Mercer,<br />

Music by Joseph Kosma)<br />

<strong>The</strong> falling leaves drift by the window<br />

<strong>The</strong> autumn leaves of red and gold<br />

I see your lips, the summer kisses<br />

<strong>The</strong> sun-burned hands I used to hold<br />

Since you went away the days grow long<br />

And soon I'll hear old winter's song<br />

But I miss you most of all my darling<br />

When autumn leaves start to fall… ■<br />

Lá mùa thu<br />

Hoàng-Tâm chuy‹n ng» (Ç‹ hát)<br />

Mùa thu lá đổ, vèo rơi bên cửa sổ<br />

Trời thu lá úa, nhuộm màu vàng mơ<br />

Hoài nhớ môi anh, nụ hôn ngày nắng ấm<br />

Bàn tay sạm nâu, ngày xưa em cầm<br />

Từ hồi anh bỏ đi, tháng ngày lê thê<br />

Em ngỡ mình nghe điệu hát đêm đông<br />

Làm sao nói hết được nổi lòng em nhớ anh<br />

Mỗi khi thu về lá vàng rơi…■<br />

Thơ song ngữ:<br />

Thơ song ngữ:<br />

Ngày TÓt NghiŒp<br />

Bốn năm trời, con đi xa đời mẹ<br />

Đại học: trường đời lò luyện tuổi xanh<br />

Mỗi tháng năm qua con mỗi trưởng thành<br />

Con thơ dại nay là người bạn trẻ<br />

<strong>The</strong> Graduation Day<br />

Four long years ago you moved far away<br />

College: a school of life to mold the green years<br />

With each passing month you grow more mature<br />

My little boy is now my young friend.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 66<br />

Ngày tốt nghiệp mẹ nôn nao vô kể<br />

Bốn năm nhọc nhằn, kết quả là đây<br />

Về trường con bao hãnh diện chất đầy<br />

Áo mũ đó có thua gì vương miện.<br />

Nắng sân trường chiếu lung linh ẩn hiện<br />

Ngời mắt con, rực mắt mẹ muôn đời<br />

Diễn văn, đáp từ, ngàn người chờ đợi<br />

Mẹ ngồi nhìn, chỉ nghĩ đến con yêu. ■<br />

Hoàng-Tâm<br />

(Ngày Sam tốt nghiệp Harvard 5/94)<br />

On graduation day I was all excited<br />

Four years of toil brought today’s result<br />

At your school I beamed with pride<br />

Your cap and gown were no different from a crown.<br />

Through the trees on the campus yard the sun was dancing<br />

Shining on your eyes and brightening mine forever<br />

Speeches, responses, thousands were listening and waiting<br />

I sat there watching, thinking only of you, my dear son. ■<br />

Hoàng-Tâm<br />

(On Sam’s Harvard graduation day 5-94)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 67<br />

Khi PhÜÖng Tây Ái M PhÜÖng ñông:<br />

ThÖ Lš Båch Trong Tâm TÜ NgÜ©i Âu-MÏ<br />

ñàm Trung Pháp<br />

LỜI PHI LỘ: Vì lý do thực tế, những đoạn trích dẫn thơ Lý Bạch trong bài viết này sẽ được ghi theo<br />

lối phát âm Hán Việt quen thuộc của chúng ta, thay vì bằng phương thức “pinyin” (phanh âm) để ghi<br />

âm quan thoại. Đây cũng là một điều lợi, vì lối phát âm Hán Việt vốn gần gũi với lối phát âm chữ Hán<br />

đời Đường. Để thêm hứng thú cho độc giả, xen kẽ vào giữa các bài hoặc đoạn thơ trích dẫn của Lý<br />

Bạch và phần chuyển sang tiếng Anh là những bài hoặc đoạn chuyển sang tiếng Việt của các dịch giả<br />

lừng danh. Người Âu-Mỹ thường chỉ đọc thơ Trung Quốc qua các bản dịch sang ngôn ngữ của họ.<br />

*****<br />

Trong số các thi hào Trung Quốc, có lẽ Lý Bạch (701-762) đời nhà Đường là người được các dịch giả<br />

Anh-Mỹ chiếu cố đến nhiều nhất. Lý do chính của sự thiên tư này rất có thể là vì thơ họ Lý không<br />

mang nặng bản chất uyên bác với nhiều điển tích lòng thòng phức tạp. Thực vậy, “giản dị” và “dễ cảm<br />

thông” là hai đặc trưng nổi bật nhất trong thơ Lý Bạch, theo nhận định của giáo sư James Hargett, hiện<br />

dạy văn chương Á châu tại State University of New York . Trong bài “<strong>The</strong> Poetry of Li Bo” trong cuốn<br />

GREAT LITERATURE OF THE EASTERN WORLD (Ian McGreal hiệu đính, Harper Collins xuất<br />

bản năm 1996), Hargett trích bài tuyệt cú “Tĩnh Dạ Tứ”, do Arthur Cooper bên Anh Quốc chuyển ngữ<br />

năm 1973, để chứng minh nhận định ấy:<br />

Sàng tiền khán nguyệt quang,<br />

Nghi thị địa thượng sương.<br />

Cử đầu vọng minh nguyệt,<br />

Đê đầu tư cố hương.<br />

Đầu giường chợt thấy bóng trăng,<br />

Mập mờ trên đất, ngỡ rằng sương sa.<br />

Ngửng đầu trông vẻ gương nga,<br />

Cúi đầu luống những nhớ nhà băn khoăn.<br />

(Dịch giả Trần Trọng Kim)<br />

Before my bed there is bright moonlight<br />

So that it seems like frost on the ground:<br />

Lifting my head I watch the bright moon,<br />

Lowering my head I dream that I’m home.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 68<br />

Hai đặc trưng dễ mến ấy cộng thêm những ý niệm cận kề với con tim nhân loại (như khi cô đơn,<br />

ta hiểu thế nào là yên tĩnh; đôi khi ta ân hận đã xa nhà và những người thân yêu; và thế giới đổi thay,<br />

tiền tài danh vọng có nghĩa gì đâu, tại sao không tận hưởng ngày xuân nhỉ) đã khiến Hargett và nhiều<br />

người khác bên trời Âu-Mỹ mến mộ thơ Lý Bạch. Giáo sư Stephen Owen hiện dạy văn chương Trung<br />

Quốc tại Harvard và đã dịch nhiều thơ Tàu sang Anh ngữ rất chuộng bài “Tương Tiến Tửu” của họ Lý<br />

mà trong đó luận đề “carpe diem” (tương đương với “xuân bất tái lai”) vốn không xa lạ gì với người<br />

phương tây, được ngợi ca tuyệt vời. Trong một tuyển tập đồ sộ các tuyệt tác phẩm văn học hoàn cầu<br />

đang được dùng trong nhiều đại học Hoa Kỳ mang danh THE NORTON ANTHOLOGY OF WORLD<br />

MASTERPIECES (Volume I, do Maynard Mack hiệu đính, Norton xuất bản năm 1995), Owen đã dịch<br />

đoạn đầu của bài thơ theo thể nhạc phủ hào phóng và tráng lệ ấy (“Bring in the Wine”) như sau:<br />

Quân bất kiến<br />

Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai,<br />

Bôn lưu đáo hải bất phục hồi.<br />

Quân bất kiến<br />

Cao đường minh kính bi bạch phát,<br />

Triêu như thanh ty mộ thành tuyết.<br />

Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,<br />

Mạc sử kim tôn không đối nguyệt ....<br />

Thấy chăng ai:<br />

Nước sông Hoàng xuống tự trời kia,<br />

Chảy mau ra biển, chẳng quay về.<br />

Thấy chăng ai:<br />

Gương sáng nhà cao, thương tóc bạc,<br />

Sớm tựa tơ xanh, chiều thành tuyết.<br />

Ở đời đắc ý cứ vui chơi,<br />

Chớ để chén vàng trơ dưới nguyệt ...<br />

(Dịch giả Trần Trọng San)<br />

Look there !<br />

<strong>The</strong> waters of the Yellow River,<br />

coming down from Heaven,<br />

rush in their flow to the sea,<br />

never turn back again.<br />

Look there !<br />

Bright in the mirrors of mighty halls<br />

a grieving for white hair,<br />

this morning blue-black strands of silk,<br />

now turned to snow with evening.<br />

For satisfaction in this life


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 69<br />

taste pleasure to the limit,<br />

And never let a goblet of gold<br />

face the bright moon empty ....<br />

Một bài nhạc phủ nữa rất được phương tây ngợi ca là bài “Thục Đạo Nan” trong đó Lý Bạch<br />

dùng ngôn từ khuếch đại và giọng văn khẩn trương để dựng lên một cảnh trí cực kỳ sinh động khiến<br />

người đọc phải choáng váng, theo nhận định của Hargett. Quả thực, trong cảnh trí ấy – với những con<br />

đường cheo leo nguy hiểm chỉ có chim mới bay qua nổi, đất lở, núi xụp, thác chảy, ban mai phải lánh<br />

cọp dữ, buổi chiều phải tránh rắn dài – người đọc không thể không đồng ý với thi bá họ Lý rằng:<br />

Y hu hy, nguy hồ, cao tai,<br />

Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên !<br />

Nay xét lại cho kỹ, Lý Bạch chẳng ngoa chút nào, vì con đường từ Trường An (Changan) kinh<br />

đô văn vật đời Đường, nay gọi Tây An (Xian) thuộc tỉnh Thiểm Tây (Shaanxi), sang đất Thục nay là<br />

tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan), phải vượt dẫy núi Tần Lĩnh (Qinling) hiểm trở. Ngày nay muốn vào thủ phủ<br />

của Tứ Xuyên là Thành Đô (Chengdu), du khách phải vượt đoạn đường chông gai dài hơn 400 dặm<br />

với trên 300 đường hầm xuyên núi và gần 1000 cây cầu cheo leo ! Cô ký giả Shirley Sun trong cuốn<br />

JOURNEY INTO CHINA (do National Geographic Society xuất bản năm 1982) đã dịch dùm du<br />

khách tây phương hai câu thơ lẫy lừng nêu trên của Lý Bạch như thế này:<br />

Eheu ! How dangerous, how high !<br />

It would be easier to climb to Heaven<br />

Than walk the Sichuan Road !<br />

Kể từ khi dịch giả Arthur Waley cho ra đời cuốn sách ONE HUNDRED AND SEVENTY<br />

CHINESE POEMS vào năm 1918 tại Luân Đôn, phương tây bắt đầu chú ý đến những đại danh như Lý<br />

Bạch, Đỗ Phủ, Mạnh Hạo Nhiên, Bạch Cư Dị. Những bài thơ dịch xuất sắc của Waley đã ảnh hưởng<br />

đến một số thi nhân Âu-Mỹ, nhất là hai tên tuổi lớn William Butler Yeats và Ezra Pound. Gần đây hơn,<br />

năm 1987, dịch giả Greg Whincup người Gia Nã Đại đã cho ra mắt cuốn THE HEART OF CHINESE<br />

POETRY (nhà xuất bản Anchor Books), trong đó có 10 bài thơ Lý Bạch. Trong lời nói đầu của cuốn<br />

sách chứa đựng 57 bài thơ dịch, Whincup thiết tha tâm sự : “Thi ca được coi là nữ hoàng của nghệ<br />

thuật cổ truyền Trung Hoa, và những thi nhân tài hoa nhất mọi thời đại đều vang rền tên tuổi. Vì chúng<br />

ta là thành phần của cùng một nhân loại, văn hóa Trung Hoa cũng là văn hóa chúng ta. Trái tim thi ca<br />

Trung Hoa cũng đập trong lòng chúng ta nữa ....”<br />

Người phương tây muốn học chữ Hán qua thi ca chắc chắn sẽ hài lòng với cuốn sách của<br />

Whincup. Ngoài các bài dịch sang Anh ngữ rất chỉnh, cuốn sách còn cho các bài thơ ấy hiện lên bằng<br />

chữ Hán phồn thể, cộng với lối phát âm quan thoại (theo ký hiệu phiên âm của Đại học Yale), và nhất là<br />

những lời chú giải khá hấp dẫn của dịch giả. Mười bài thơ họ Lý được Whincup cho vào tuyển tập là<br />

các bài “Sơn Trung Vấn Đáp”, “Tống Hữu Nhân”, “Tặng Mạnh Hạo Nhiên”, “Tống Mạnh Hạo Nhiên<br />

Chi Quảng Lăng”, “Hoành Giang Từ”, “Tự Khiển”, “Tảo Phát Bạch Đế Thành”, “Xuân Tứ”, “Ngọc


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 70<br />

Giai Oán”, và “Thính Thục Tăng Tuấn Đàn Cầm.”<br />

<strong>The</strong>o Whincup, Lý Bạch là người tài hoa trác tuyệt nhất trong các thi nhân Trung Quốc, có thể<br />

ví như một thần linh, một động lực của thiên nhiên không chấp nhận một bó buộc nào của nhân sinh<br />

mà chỉ thích làm thơ, uống rượu, vui với trăng sao và bè bạn. Whincup đã khéo lựa những bài tuyệt tác<br />

của Lý Bạch để minh chứng cho nhận định của mình về thi ca vị thần thơ ấy. Dưới con mắt Whincup,<br />

bài ngũ ngôn bát cú “Tống Hữu Nhân” thực kiệt xuất về cả hình thức lẫn nội dung:<br />

Thanh sơn hoành bắc quách,<br />

Bạch thủy nhiễu đông thành.<br />

Thử địa nhất vi biệt,<br />

Cô bồng vạn lý chinh.<br />

Phù vân du tử ý,<br />

Lạc nhật cố nhân tình.<br />

Huy thủ tự tư khứ,<br />

Tiêu tiêu ban mã minh.<br />

Chạy dài cõi Bắc non xanh<br />

Thành Đông nước chảy quanh thành trắng phau.<br />

Nước non này chỗ đưa nhau<br />

Một xa muôn dặm biết đâu cánh bồng.<br />

Chia phôi khác cả mối lòng<br />

Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà,<br />

Vẫy tay thôi đã rời xa<br />

Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo!<br />

(Dịch giả Tản Đà)<br />

Green mountains<br />

Lie across the northern outskirts<br />

Of the city.<br />

White water<br />

Winds around the eastern<br />

City wall.<br />

Once we make our parting<br />

Here in this place,<br />

Like a solitary tumbleweed<br />

You will go<br />

Ten thousand miles.<br />

Floating clouds<br />

Are the thoughts of the wanderer.<br />

Setting sun<br />

Is the mood of his old friend.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 71<br />

With a wave of the hand<br />

Now you go from here.<br />

Your horse gives a whinny<br />

As it departs.<br />

Yếu tố cân đối song hành (parallelism), vốn hiếm thấy trong thi ca tây phương, làm cho bài thơ<br />

rực sáng, chẳng hạn mỗi chữ trong câu 1 có một chữ đối ứng hoàn mỹ trong câu 2:<br />

Thanh (Green) // Bạch (White)<br />

Sơn (Mountains) // Thủy (Water)<br />

Hoành (Lie across) // Nhiễu (Winds around)<br />

Bắc (Northern) // Đông (Eastern)<br />

Quách (Outskirts) // Thành (City wall)<br />

Những hình ảnh chất ngất cảm xúc đối ứng nhau trong câu 5 và 6 (Phù vân // Lạc nhật) chính là<br />

trái tim của bài thơ, và hai câu chót dẫn người đọc chơi vơi đến phút chia tay.<br />

Giáo sư Stephen Owen trong cuốn sách AN ANTHOLOGY OF CHINESE LITERATURE:<br />

BEGINNING TO 1911 (do chính ông hiệu đính và dịch thuật, Norton xuất bản năm 1996) đã nhận định<br />

Lý Bạch như “một nghệ sĩ với những cử chỉ và khoa trương lớn hơn cả đời sống” (“a performer whose<br />

gestures and claims were larger than life”). Những nền văn minh lớn thường được xây dựng trên sự tiết<br />

chế của người dân, và do đó, như thể để được đền bù, họ dễ bị thu hút bởi những bậc tài danh đứng<br />

ngoài vòng kiềm tỏa của quy ước xã hội. <strong>The</strong>o Owen, cái cử chỉ “đứng ngoài vòng” rất ngông ấy của<br />

họ Lý, phản ánh trong thơ như một chân dung tự họa, đã khiến thơ Lý Bạch càng thêm hấp dẫn. Điển<br />

hình là bài “Nguyệt Hạ Độc Chước” (“Drinking Alone by Moonlight”) mà Owen chuyển ngữ dưới đây:<br />

Hoa gian nhất hồ tửu,<br />

Độc chước vô tương thân.<br />

Cử bôi yêu minh nguyệt,<br />

Đối ảnh thành tam nhân.<br />

Nguyệt ký bất giải ẩm,<br />

Ảnh đồ tùy ngã thân.<br />

Tạm bạn nguyệt tương ảnh,<br />

Hành lạc tu cập xuân.<br />

Ngã ca nguyệt bồi hồi,<br />

Ngã vũ ảnh linh loạn.<br />

Tinh thời đồng giao hoan,<br />

Túy hậu các phân tán.<br />

Vĩnh kết vô tình du,<br />

Tương kỳ mạc Vân Hán.<br />

Trong hoa rượu ngọt một bầu,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 72<br />

Một mình chuốc chén có đâu bạn bè.<br />

Mời trăng cất chén kè nhè,<br />

Thân ta, bóng ấy, trăng kia, ba người.<br />

Trăng thì tiếp rượu không nguôi,<br />

Bóng ta theo mãi không rời thân ta.<br />

Bạn cùng trăng bóng vẩn vơ,<br />

Vui chơi khuây khỏa để chờ ngày xuân.<br />

Ta ca trăng cũng băn khoăn,<br />

Khi ta nhảy múa, bóng lăn lộn hoài.<br />

Cùng nhau khi tỉnh vui cười,<br />

Say rồi nghiêng ngửa, mọi nơi rạc rời.<br />

Vô tình giao kết chơi bời,<br />

Hẹn nhau ở chỗ xa khơi cõi trời.<br />

(Dịch giả Trần Trọng Kim)<br />

Here among flowers one flask of wine,<br />

with no close friends, I pour it alone.<br />

I lift cup to bright moon, beg its company,<br />

then facing my shadow, we became three.<br />

<strong>The</strong> moon has never known how to drink;<br />

my shadow does nothing but follow me.<br />

But with moon and shadow as companions the while,<br />

this joy I find must catch spring while it’s here.<br />

I sing, and the moon just lingers on;<br />

I dance, and my shadow flails wildly.<br />

When still sober we share friendship and pleasure,<br />

then, utterly drunk, each goes his own way –<br />

<strong>Le</strong>t us join to roam beyond human cares<br />

and plan to meet far in the river of stars.<br />

Và rồi sau cùng, cả đến cái chết ôm trăng của Lý Trích Tiên, tuy huyễn hoặc, nhưng cũng nên thơ<br />

làm sao trong tâm tư người phương tây ! Quả vậy, theo lời giáo sư James Hargett, một Lý Bạch lịch sử<br />

và một Lý Bạch huyền sử sẽ muôn đời là một, và điều này chỉ làm gia tăng mức hấp dẫn cho vị thi<br />

thánh ấy mà thôi. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 73<br />

Sugar And Rum<br />

By David Lý Lãng Nhân<br />

My grandparents were farmers. Like most farmers in South Vietnam before 1940, they planted<br />

additional crops besides rice to meet their special needs. One of the side crops was sugar cane. When I<br />

was twelve, my grandfather allowed me to accompany him on his trip to the local sugar mill to have<br />

our own sugar “made.” We loaded our buffalo cart with sugar canes freshly cut from the field that<br />

afternoon and started the trip at sundown. When it got dark, my grandfather lit a torch, and we<br />

continued on the trail.<br />

“Grandpa, why don’t we have our sugar made during the daytime?” I asked.<br />

He answered, “Because everybody is busy working in the field during the day. This sugar mill<br />

is not open until the evening.”<br />

After an hour or so on the trail, we reached the sugar mill. This was a traditional, rudimentary<br />

one, and the owners processed only local customers’ sugar cane into a dark brown molasses for a small<br />

fee. To transform that putty-like molasses into regular granulated brown sugar, the wait would be<br />

longer and the charge a little more at another sugar mill. Anyhow, when we parked our cart at the yard<br />

and released the buffalo so they could have a chew of hay, I spotted two waiting customers who had<br />

been there before us. <strong>The</strong>y were smoking tobacco, talking, and laughing with each other. While<br />

waiting for our turn, I watched the other kids running around having fun in the bright moonlight.<br />

In the center of the large thatch barn, a buffalo was moving around the floor, a yoke harnessed<br />

over his neck and connected to a strong shaft, which was attached to a large cylindrical wooden press.<br />

Sitting high on the outer end of the shaft was a young boy with a small stick in his hand. He<br />

encouraged the buffalo by talking to him, and occasionally he tapped the buffalo’s rear lightly with his<br />

stick to keep the pace steady. While the two cylinders turned continuously, powered by the buffalo, a<br />

man was sitting low close to the cylinders, feeding the turning press with sugar canes. <strong>The</strong> juice<br />

coming from the canes ran down into an earthen container, a very large jar, buried in the ground at the<br />

right spot. When several canes were pressed and juice filled the jar, the man called out to stop the<br />

buffalo’s circling movement. <strong>The</strong>n using a special long-handled scoop, he scooped out the cane juice<br />

from the jar, filled up a pail, and handed it over to another man, the “cook.” This cook poured the juice<br />

into a large wok placed over a strong fire.<br />

<strong>The</strong>re were a total of three large cooking woks. <strong>The</strong> first one was filled with the juice freshly<br />

pressed, and when it was brought to boil, its foam and other impurities were skimmed off. After a<br />

while, the content of the first wok was transferred into the second wok where it continued to simmer<br />

until it was scooped into the third wok at the right time. This last wok was a tad smaller and had to be<br />

stirred constantly. <strong>The</strong> cook was sweating, and he looked tired because of the heat and because at this<br />

stage, the molasses was thick and difficult to stir. When it was right, the final product, a dark brown<br />

heavy syrup, was poured into the customer’s containers.<br />

On the spot, my grandfather cooked a rice marmalade, and the fresh brown sugar was added in<br />

with some thin sliced ginger. I was given a small bowl of that delicious sweet stuff to enjoy, and that<br />

was the best part of my trip. Anyhow, the strong smell of the molasses, the strange squeaking noise of<br />

the press, and the vivid image of the bare-chested cook working his three huge woks over an intense<br />

fire left a strong impression in my memory.<br />

Many years after that, in the middle of World War II, my school temporarily closed, and I went<br />

to work for a French sugar factory–a much more sophisticated outfit that processed sugar cane into<br />

regular white granulated sugar. <strong>The</strong> factory employed several hundred workers, and I was hired as a


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 74<br />

warehouse night clerk. During the daytime, I walked through the factory and had the opportunity to<br />

familiarize myself with the industrial aspect of the factory. I noted the great difference between<br />

traditional and industrialized methods.<br />

This French factory was built on the side of the Waico River. Farmers brought their sugar cane<br />

on buffalo carts or on sampans and got paid by the kilo. <strong>The</strong>re was a crane which moved the cane<br />

bundles around, weighted them, and placed them on a large conveyor belt. This conveyor brought the<br />

canes up high onto the cutting machine, which automatically cut the canes into small, thin slices. <strong>The</strong>n<br />

water was sprayed onto them to facilitate the next operation–the extraction or pressing operation.<br />

Huge underground tanks were located under the power press to receive the cane juice. <strong>The</strong><br />

tanks were also equipped with strong electric pumps that circulated the liquid through the filter system<br />

and into several large stainless steel boiling devices with glass windows, which let you see what was<br />

boiling inside. White lime and yellow sulfur were added during the process at the boiling tanks to<br />

accelerate the chemical reaction. <strong>The</strong>n the raw molasses was released and transported into special<br />

turbines where the centrifuge action separated the molasses syrup from the granulated white sugar, the<br />

final product. <strong>The</strong> white sugar was then dried inside a big dryer machine, and finally it was bagged and<br />

stored in the warehouse.<br />

<strong>The</strong> residual dark molasses syrup was channeled into special tanks and transported by barge into<br />

another factory, 50 miles away down the Waico River, where it would be distilled into brown rum<br />

liquor. I didn’t get to see this distillery, which belonged to the same French company; but sugar and<br />

rum were offered at a discount price for employees. I must say that these are special products that can<br />

greatly enhance our lives if we know how to use them with moderation.<br />

Just like wine is great for cooking certain dishes, sugar and rum are perfect for adding a special<br />

touch and flavor to special cakes, candies, and fruits desserts. <strong>The</strong>y enhance the flavor of black coffee,<br />

and rum certainly give a very distinct, exotic, and nice aroma to most fruits and citrus punches.<br />

In Huntsville, Alabama, at the traditional Cotton Ball celebrated in September every year, a<br />

large crowd of people, wearing tuxedos and gowns, get together for a special social dinner dance. <strong>The</strong>y<br />

are always anxious to enjoy their favorite dessert–Cherries Jubilee! When the light has dimmed and<br />

the waiter ignites that sensational blue flame over the special cherry cheesecake, there is always a<br />

clapping of hands. One can smell that slight aroma of rum in the air. It makes the night a little more<br />

special and memorable.<br />

It is even more special for me anytime I smell and taste the brown sugar and the rum. <strong>The</strong>y<br />

bring back sweet memories of yesteryear. ■<br />

Madison, AL, May 29, 2011.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 75<br />

Nhån Bay Qua HÒ<br />

Phí Minh Tâm<br />

Hơn 10 năm qua, hầu như chiều thứ bảy nào tôi cũng đi chùa Phật Giáo ở Berkeley, California<br />

( Berkeley Buddhist Monastary) để tụng kinh và sau đó nghe giảng kinh. Trên đường đến chùa, tôi phải<br />

lái xe vào xa lộ Interstate 80 và ra University Avenue. Khi xe lên cầu băng qua I-80, bên trái là nhà<br />

hàng Spengler và bên phải là hãng rượu Sake. Nhưng điều mà tôi nhớ hơn cả là bên phải sát đường có<br />

một bảng quảng cáo với dòng chữ mà tôi học thuộc lòng: "<strong>The</strong> geese had no thought to cast their<br />

images on the lake and the water had no mind to retain their reflections.” Thấy câu này ẩn chút thiền ý<br />

và mang tư tưởng Á Đông không mấy phù hợp với ngoại cảnh trên đường, tôi cố ý tìm xem câu này có<br />

phải xuất xứ từ một bài cổ thi chăng. 10 năm trôi qua, tấm bảng có lẽ được làm từ vật liệu nhẹ nên đã<br />

rách nát và được thay thế bằng một bảng quáng cáo khác không ăn nhập gì đến câu <strong>The</strong> geese....<br />

Vào đầu năm 2008, anh Lê viết Dự khóa 1 Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao kêu gọi và<br />

nhận lãnh việc quyên góp tiền để trùng tu chùa Hương Nghiêm ở Bến Tre. Khi anh Dự hỏi ý kiến anh<br />

em về việc sử dụng số tiền đã thu được, anh Hồ Phùng có phúc đáp và ghi chú: ”<strong>The</strong>o ý kiến của tôi,<br />

anh em đóng góp được bao nhiêu trong đợt vừa rồi thì nên giao hết cho Chùa tùy nghi sử dụng. Hãy<br />

tin tưởng nơi nhà Chùa. Về phần chúng ta, hãy coi việc yểm trợ như cánh Nhạn bay ngang mặt hồ,<br />

không để lại bóng chim, và mặt hồ cũng chẳng buồn gợn sóng.”<br />

Thấy ý anh Phùng viết phù hợp với câu tiếng Anh mà tôi có ghi bên trên, tôi liền viết riêng cho<br />

anh Phùng: “Tôi rất đồng ý với ý kiến của anh về cách sử dụng số tiền quyên góp được. Nhân đây<br />

cũng hỏi anh có biết câu “Nhạn bay ngang mặt hồ, không để lại bóng chim, và mặt hồ cũng không<br />

buồn gợn sóng” được dùng trong bài thơ nào không? Tôi tìm mãi chưa được dù có biết câu dịch ra<br />

tiếng Anh.”<br />

Anh Phùng chép thư của tôi và gởi cho anh Dự. Ngay trong ngày hôm đó, anh Dự viết cho anh<br />

Phùng và tôi: “Đêm qua (sáng ở VN) tôi điện thoại thăm chị Hà (Sư cô Thuần Đức trụ trì chùa Hương<br />

Nghiêm trước là bạn học cùng lớp với anh Dự), có đọc câu này cho chị Hà nghe. Chị đọc lại cho tôi<br />

hai câu rất ngắn (dường như Hán Việt?) cũng diễn đạt ý như câu "Nhạn bay ngang mặt hồ..." Rất tiếc<br />

là tôi nghe xong thì lại không nhớ. Vừa rồi tôi gọi lại cho chị Hà định để ghi chép gởi 2 anh, nhưng<br />

không có ai trả lời. Tôi sẽ điện thoại nữa...trừ khi 2 anh đã biết”.<br />

Với thật nhiều hy vọng, tôi lại email cho 2 anh Dự và Phùng: “Đúng là có nhân duyên nếu Sư<br />

Cô Thuần Đức biết câu Hán Việt nói về điển tích “Nhạn bay qua hồ” mà tôi đã cố tâm tìm kiếm từ<br />

nhiều năm nay”.<br />

Ngày hôm sau anh Dự email cho chúng tôi: "Tôi vừa nói chuyện điện thoại với Ni Sư Thuần<br />

Đức và xin được 4 câu thơ cho 2 anh:<br />

Nhạn quá trường không<br />

Ảnh trầm hàn thủy<br />

Nhạn vô lưu tích chi ý<br />

Thủy vô lưu ảnh chi tâm<br />

Tác giả bài thơ này là một vị Thiền sư Việt Nam mà Ni Sư Thuần Đức đã quên tên. Sau khi xuất gia, Ni<br />

Sư đọc thấy bài thơ này trong một quyển sách viết về tiểu sử các vị thiền sư. Vì thấy bài thơ hay quá<br />

nên học thuộc lòng và nhớ mãi đến giờ."<br />

Thế là sau hơn 10 năm, tung tích bài thơ đã bắt đầu hé lộ. Tuy nhiên, tôi vẫn còn một thắc mắc<br />

lớn. Nếu bài thơ là của một thiền sư Việt Nam, thì làm sao lại được dịch ra Anh ngữ và phô bày nơi<br />

công cộng như thế. Người Việt mới bắt đầu định cư nhiều tại Hoa Kỳ sau năm 1975 chưa quá 10 năm


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 76<br />

kể từ ngày tôi gặp câu chữ Anh bên trên.<br />

Câu chuyện sau đây về bài thơ được Lê Quý Đôn ghi trong tập Kiến Văn Tiểu Lục. Vua Lê Dụ<br />

Tông mời Thiền sư Hương Hải (1628 – 1715) vào cung lập đàn cầu tự và hỏi Phật Pháp. Khi vua hỏi<br />

“Thế nào là ý của Phật?", Sư đáp bằng bài kệ dưới đây:<br />

Dịch :<br />

Nhạn quá trường không<br />

Ảnh trầm hàn thủy<br />

Nhạn vô di tích chi ý<br />

Thủy vô lưu ảnh chi tâm<br />

Nhạn vượt không trung<br />

Ảnh chìm đáy lạnh<br />

Nhạn không ý để dấu tích<br />

Nước không tâm giữ ảnh hình.<br />

Thật ra bài kệ này Thiền sư Hương Hải chỉ đọc lại cho vua nghe, chứ không phải là tác giả. Bài<br />

kệ nguyên thủy được chép trong tập Thiên Y Nghĩa Hoài Thiền Sư Ngữ Yếu và có khác bài kệ trên vài<br />

chữ trong câu 3. Thiền sư Thiên Y Nghĩa Hoài ( 天 衣 义 怀 989-1060) đời nhà Tống bên Trung Quốc<br />

sống trước Thiền sư Hương Hải hơn 600 năm.<br />

Nhạn quá trường không<br />

Ảnh trầm hàn thủy<br />

Nhạn tuyệt di tung chi ý<br />

Thủy vô lưu ảnh chi tâm<br />

雁 过 长 空<br />

影 沉 寒 水<br />

雁 绝 遗 踪 之 意<br />

水 无 留 影 之 心<br />

Lê Quý Đôn là một tác giả rất cẩn thận sao lại có thể nhầm lẫn như thế. Bài kệ nầy của Thiên Y<br />

Nghĩa Hoài cùng một số bài kệ của các thiền sư khác được học trò của Thiền sư Hương Hải chép vào<br />

Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục. Lê Quý Đôn chắc không có dịp đọc các bộ chính sử thiền tông Trung<br />

Quốc nên không biết. <strong>The</strong>o Lê Mạnh Thát, "... Lê Quý Đôn, với tư cách là một Phật tử, có thể đã quá<br />

tin tưởng vào bản in Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục, nghĩ rằng các thơ kệ và ngữ lục trong đó là đúng<br />

của Minh Châu Hương Hải, vì chúng đã được môn đồ của vị thiền sư này cho khắc in, nên đã không<br />

tiến hành kiểm tra, tìm hiểu và so sánh".<br />

Trên Internet cón có một bài thơ khác ngắn gọn hơn cũng được ghi chép là của Thiền sư Thiên<br />

Y Nghĩa Hoài:<br />

Nhạn quá trường không<br />

Ảnh lạc lưu thủy<br />

Nhạn bất lưu tích<br />

Ảnh bất lưu thủy<br />

雁 过 长 空<br />

影 落 留 水<br />

雁 不 留 迹<br />

影 不 留 水<br />

Dịch:<br />

Nhạn bay trên không<br />

Bóng chìm nước chảy<br />

Nhạn không để dấu<br />

Nước chẳng giữ hình


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 77<br />

“<strong>The</strong> birds were flying above in the sky,<br />

and their shadows were in the river.<br />

<strong>The</strong> birds did not leave footprints,<br />

and their shadows were no more."<br />

Bài thơ ngắn gọn này không được phổ biến mấy có lẽ vì đã mất đi hai chữ CHI Ý và CHI TÂM<br />

ở hai câu cuối. CHI Ý và CHI TÂM làm cho bài thơ đậm thêm thiền ý. Ý và TÂM là nhân và là quả<br />

của lẫn nhau. Có ý mới có tâm. Có tâm mới có ý. Không ý thì không tâm. Không tâm thì không ý. Học<br />

được như nhạn không ý hoặc như nước không tâm là khỏe cuộc đời, là tự giải thoát khỏi mọi khổ đau,<br />

diệt trừ mọi phiền não.<br />

Hơn 53 năm qua từ ngày tốt nghiệp, tôi không có dịp gặp lại hoặc nói chuyện với Sư Cô Thuần<br />

Đức. Ngày 3 tháng 5, 2011 vừa qua, tôi có dịp đến viếng chùa Hương Nghiêm ở Bến Tre với vài người<br />

bạn. Khi còn ngồi trên xe trước khi đến chùa, tôi có bảo các bạn đừng giới thiệu tôi là ai. Nếu Sư Cô<br />

Thuần Đức không nhớ mặt tôi, cũng là chuyện bình thường sau một thời gian dài như thế, tôi chỉ cần<br />

đọc một bài thơ Sư Cô sẽ nhớ tôi là ai. Đúng là Sư Cô không nhớ ra tôi. Khi tôi đọc: Nhạn quá trường<br />

không, Ảnh trầm hàn thủy… chưa bắt đầu câu thứ 3, Sư Cô Thuần Đức đã biết đúng tên tôi. ■<br />

3/6/2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 78<br />

ThÖ Haiku Kim-Châu<br />

NÈo VŠ<br />

Không gian một khoảng hẹp<br />

Thời gian thầm lặng, dài lê thê<br />

Khi nao đến nẻo về?<br />

Về được miền vĩnh cửu<br />

Không còn không gian, không thời gian<br />

Chỉ có sự bình an…■<br />

(4/2011)<br />

CuÓn Trôi<br />

Từng đợt rồi từng đợt<br />

Ào ạt dâng lên quá bất thần<br />

Cuốn trôi như đìên cuồng…■<br />

(5/2011)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 79<br />

Mình Em<br />

Sóng thần cuốn hết rồi<br />

Nhà cửa, mẹ cha, anh và chị<br />

Còn lại mình em thôi! ■<br />

(5/2011)<br />

CuÒng Phong<br />

Luồng gió lốc<br />

Xoáy mãnh liệt ngút ngàn<br />

Thật tàn khốc! ■<br />

(5/2011)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 80<br />

Tìm Chû<br />

Chỉ còn cảnh nát tan<br />

Thiên tai reo rắc nỗi kinh hoàng<br />

Tìm chủ, đi lang thang …■<br />

(5/2011)<br />

Chia SÈ<br />

Trong hoàn cảnh đau thương<br />

Hãy cùng rộng mở tâm từ ái<br />

Chia sẻ nỗi đoạn trường. ■<br />

(5/2011)<br />

Kim-Châu


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 81<br />

Tình MÃt<br />

Hạ đến tình còn đẹp<br />

Thu sang tình cất cánh bay xa<br />

Đông về mắt lệ nhòa! ■<br />

Minh Thu<br />

Melbourne, 04/2011<br />

Dè D¥t<br />

Đường đời lắm chông gai<br />

Như mái chèo khi khoan lúc nhặt<br />

Từng bước chân dè dặt…■<br />

Minh Thu<br />

Melbourne, 04/2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 82<br />

Ngoänh Låi Cuc ñ©i<br />

HỒI KÝ<br />

NGUYỄN ĐỨC VINH<br />

24 Décembre 2008 – Villeurbanne - FRANCE<br />

www.nguyenvinh.net<br />

KỶ NIỆM NGÀY GIỖ MẸ<br />

THỨ BA MƯƠI BA<br />

Viết cho những người con và cháu gái về cuộc đời của một người cha, người cậu thiếu may mắn<br />

nhưng can trường, suốt đời hy sinh bản thân mình để giữ thăng bằng cho gia đình yên vui hạnh<br />

phúc .


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 83<br />

MỤC LỤC<br />

Lời phi lộ<br />

Phần 1 Thời niên thiếu – Cha Mẹ tôi<br />

Phần 2 Tha phương thụ nghiệp và niềm say<br />

mê âm nhạc - Mối duyên hạnh ngộ<br />

và những ân sư<br />

Phần 3 Nhớ nước non xứ Lào – Biến cố<br />

Phần 4 Vạn sự khởi đầu nan –<br />

Mạnh thường quân<br />

Phần 5 “Hoài mong” – Bài hát đầu tiên<br />

dâng Mẹ vào tuổi 15<br />

Phần 6 Tình đầu sét đánh ngang trời –<br />

Lắng tâm tư xây dựng cuộc đời<br />

Phần 7 Mai Thanh… Lâm – Người bạn đời<br />

Phần 8 Xuôi buồm thuận mái hiển vinh<br />

Phần 9 “Nén Hương Lòng” –<br />

Bài hát cuối cùng tưởng niệm Mẹ<br />

Phần 10 Lại một lần tha phương – Pháp quốc<br />

đất kinh doanh- Như diều gặp gió<br />

Phần 11 Cơn sóng gió tan vỡ cuộc tình<br />

“Tiễn Em” bài tình ca ly biệt<br />

Phần 12 Âm nhạc, người bạn đồng hành<br />

tâm đắc trong đời tôi.<br />

Lời bạt Nhân sinh nhược đại mộng<br />

- Thế sự tựa phù vân<br />

LỜI PHI LỘ<br />

Từ ngày về hưu trí ,tôi mới có được thời gian rảnh rỗi. Đời sống cảm thấy nhẹ nhàng thảnh thơi. Tôi<br />

thật vui mừng vì không còn phải lo lắng về công ăn việc làm, chuyện cơm áo gạo tiền trong cuộc sống<br />

thường nhật, cũng chẳng phải bận bịu chuyện con cái. Thật vậy, các con tôi đã lớn khôn, người nào<br />

cũng có mái ấm gia đình, con cái đầy đủ. Lâu lâu tôi gặp cháu chắt nội, ngoại, nhìn các cháu nhỏ ngây


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 84<br />

thơ sống sung sướng hạnh phúc mà lòng tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Các con tôi, may mắn thay, người<br />

nào cũng có một cuộc sống sung túc khá khắm, công việc vị trí xã hội ổn định nhờ có ăn học, bằng cấp.<br />

Tôi cảm thấy hãnh diện tự hào cho các con tôi.<br />

Đôi khi, ngồi ngẩm lại, nhìn các con, các cháu, tôi cảm thấy bọn nó thật may mắn, vì được giáo<br />

dục nên người, được ưu hưởng cảnh thanh bình trong một xứ sở phồn vinh tự do và ổn định, không như<br />

tôi ngày truớc, sống trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh loạn lạc của những năm 40, cuộc sống nay<br />

đây mai đó, gia đình ly tán cảm giác vận mạng chẳng phải ở trong tay. Bởi thế tôi đâu may mắn được<br />

nuôi ăn học như bọn trẻ bây giờ, bước đường học vấn của tôi thật gian lao, cho dù ham học nhưng<br />

không có điều kiện nên học hành cũng chẳng tới đâu, ngay cả bằng tiểu học cũng không. Người ta nói,<br />

xưa nay nhân định thắng thiên, với lòng quyết tâm, những gì tôi học được bắt nguồn từ cuộc sống hàng<br />

ngày, gần như tất cả đều là tự học, từng bước một. Ấy thế mà tôi đã thành công, cho đến ngày hôm nay.<br />

Có người hỏi tôi tại sao lại viết hồi ký. Tôi nghĩ, nếu như không có gì để kể thì lẽ ra không nên<br />

viết làm gì. Mặt khác tôi nghĩ viết cho chính mình và cho những người thân. Viết cho chính mình, một<br />

dịp để nhìn lại những gì đã trải qua trong đời, có cái được cái mất, cuộc đời đâu phải lúc nào cũng vẹn<br />

toàn như ý muốn, không kiêu ngạo khi thành công, biết chấp nhận khi mất mát, còn sống thì còn phải<br />

cố gắng phấn đấu và học hỏi, đó là điều tôi muốn nói.<br />

Viết cho những người thân, trên hết là bố mẹ tôi, những người đã khuất. Một dịp để tôi hồi<br />

tưởng lại hình ảnh của bố mẹ, công ơn sinh thành và dưỡng dục thật to lớn Vì thế cuốn hồi ký này, đầu<br />

tiên sẽ dâng lên bố mẹ tôi , với niềm tự hào và hãnh diện về Người. Đại thi hào Nguyễn Du có viết<br />

" Bất tri tam bách dư niên hậu.<br />

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như"<br />

tạm dịch là " Ba trăm năm sau, có ai là người khóc ta (Tố Như) chăng ?"<br />

Một con người chỉ mất đi vĩnh viễn khi không còn ai nhớ đến. Hồi tưởng về bố mẹ tôi và cả<br />

những người khác đã khuất mà tôi may mắn được quen biết trong cuộc đời, với lòng tri ân chân thành<br />

sâu sắc, tôi hy vọng họ vẫn sống mãi với thời gian.<br />

Và sau cùng tôi viết cho các con tôi và những bạn trẻ, những ai muốn hiểu thêm về cuộc sống<br />

thời của tôi, với hy vọng cống hiến thêm chút kinh nghiệm vốn sống cho kho tàng tri thức của họ.<br />

PHẦN MỘT<br />

Thời niên thiếu – Cha Mẹ tôi<br />

Thời đó, tôi mới vào đời tuy chỉ là một công nhân bình thường với cuộc sống cực kỳ vất vả và khổ<br />

cực, nhưng tôi cảm thấy thật là hạnh phúc được sống bên cạnh mẹ cùng, các chị, các em. Nhưng kỷ<br />

niệm in dấu thuở ấu thơ mà tôi còn lưu giữ lại là những kỷ niệm gia đình hạnh phúc và êm đẹp chứ<br />

không phải là sự nghèo túng trong hoàn cảnh loạn lạc . Có lẽ tôi thiên về duy tâm, với những giá trị<br />

tinh thần là nguồn vui chở che cho nỗi đau về vật chất, cũng có thể thời đó tôi nào biết giàu sang ăn<br />

sung mặc sướng là gì nên làm gì có sự so sánh mà than cho cái khổ cực của bản thân mình . Người ta<br />

nói đời người như dòng sông khúc cạn khúc sâu, khi một người chưa hề được nếm cảnh ung dung lội<br />

qua khúc sông cạn thì làm sao cảm nhận được cái khổ khi bơi qua con sông sâu nước chảy xiết. Bởi<br />

vậy tôi đã sớm chấp nhận cuộc sống thiếu thốn về vật chất như một sự hiển nhiên. Tôi đã cảm thấy thật<br />

hạnh phúc trong vòng tay của gia đình.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 85<br />

Kỷ niệm đầu tiên mà tôi còn giữ là người cha, đó là sự hãnh diện về người cha trí thức và trên<br />

hết tôi nghe người ta nói cha tôi là một người yêu nước. Với trí óc trẻ thơ tôi nào có biết sự yêu nước là<br />

gì, nhưng tôi xem như đó là một lời khen, đối với tôi, theo suy nghĩ của một cậu bé thì yêu nước có<br />

nghĩa là yêu làng xóm, yêu ngôi nhà và giúp đỡ mọi người. Tôi thật tự hào có một người cha như vậy.<br />

Tôi sống gần cha được mấy năm, tuy gọi là ngắn ngủi, nhưng những hình ảnh đẹp về cha vẫn in sâu<br />

trong tri nhớ.<br />

Năm tôi lên ba tuổi, thời đó gia đình tôi có mặt cha tôi, với sự khéo léo của ông, gia đình tôi vẫn<br />

thuộc về gia đình sung túc trong làng.<br />

Một hôm chị người giúp việc, đưa tôi đi dạo mát dọc theo con đường làng, ngày xưa đường<br />

không có xe nhiều, đa số người ta đi bộ, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe hơi chạy ngang, hôm đó có<br />

ông lái bò đi trên đường, hai con bò ông lái buộc chung với nhau, bất ngờ có tiếng động làm hai con bò<br />

hoảng sợ bỏ chạy. Ông lái bò hoảng hốt la lên:<br />

- Cô ơi làm ơn chặn chúng lại giùm !<br />

Chị ấy thấy thế vội vã kéo tay tôi cùng chị ra đứng giữa đường, để giúp ông lái bò chặn lại. Rủi<br />

thay, hai con bò thấy chúng tôi thì mỗi con né ra một bên, thế là dây thừng ngoặc vào cổ tôi kéo đi<br />

khoảng sáu bảy thước, thế mà tôi vẫn sống sót sau tai nạn đó.<br />

Đó là tai nạn đầu tiên đáng nhớ trong cuộc đời tôi, từ ngày tai nạn , tôi thường hay nhõng nhẽo<br />

nên được cha tôi chiều chuộng săn sóc gần gũi với ông hơn.<br />

Cha tôi, ngày xưa ông thường di chuyển bằng xe ngựa. quản lý mấy lò nung gạch, bên cạnh đó<br />

còn điều hành trường học của làng, cứ mỗi lần ông đi đến lò nung gạch của ông, hoặc đến mấy trường<br />

học để xem xét, ông thường cho tôi theo, vì vậy mà tôi biết nhiều về ông. Cha tôi vốn là một nhà nho<br />

thâm học, có bằng tú tài. Thời đó, người Pháp dùng chính sách ngu dân, cho nên những trường học<br />

thật là hiếm hoi hạn chế, học lên đến tú tài là cực kỳ vất vả.<br />

Cha tôi là một người ngoại giao rộng, ông có dáng dấp sang trọng. Khi ở nhà, ông thường mặc<br />

quần áo lụa màu ngà, đi giày hạ. Mỗi khi có lễ Tết, hay tiếp khách, ông vận quốc phục, áo dài chự thọ<br />

trông rất oai phong. Trong thực tế, theo văn hóa thời xưa, người Việt mình, nam cũng như nữ, mặc áo<br />

dài không nhất thiết là trong ngày lễ, ngày hội. Những khi khách đến nhà, theo thông lệ, chủ nhà phải<br />

mặc áo dài để tiếp. Người bán chè rong cũng mặc áo dài, phụ nữ đi chợ hàng ngày cũng mặc áo dài...<br />

Ngay cả khi có việc khẩn cấp, phải ra đường, thì như một phản xạ, người thuộc lứa tuổi 30, 40 ngay lập<br />

tức vơ lấy chiếc áo dài treo sẵn ở cửa buồng, vừa chạy vừa mặc.<br />

Những năm 40, quân Nhật chiếm đóng xứ Lào, Tôi còn nhớ không biết vào năm nào, quân đội<br />

Nhật vào đóng ở làng tôi. Có những đêm mấy ông tướng Nhật hội họp tại nhà tôi. Cha tôi là người<br />

được tín nhiệm, giao phó trách nhiệm ngọai giao thay mặt cho dân làng, vả lại nhà tôi rộng, trang trí<br />

sang trọng, những bàn tủ trang trí trong nhà, đều thuê người vẻ kiểu, món nào cũng điêu khắc, chạm trổ<br />

rất cầu kỳ...<br />

Trên một tấm phản màu gụ, rộng lớn, những ông tướng Nhật, ngồi mỗi người trước mặt là một<br />

cái tráp với giấy mực, viết xong rồi trao tay cho nhau đọc, tôi thấy mấy ông có khi gật đầu có khi lắc<br />

đầu, cứ như thế cho đến khuya. Khoảng hai tuần lễ sau thì quân đội Nhật rút quân rời khỏi làng. Sau<br />

này mẹ tôi kể lại cho biết, cha tôi vốn là đảng viên Quốc dân đảng sau đó trong cuộc kháng chiến<br />

chống Nhật thì làm việc cho Việt Minh. Mẹ tôi không biết nhiều về chính trị nên không kể tiếp rõ công<br />

việc của ông. Mẹ cho biết thêm năm xưa, cha tôi là một cậu ấm của môt gia đình rất giàu có ở tỉnh<br />

Vinh miền Trung Việt Nam, nhà bề thế, khi con đi học đã có vợ do gia đình cưới, có ba người con đầu.<br />

Sau đó cha tôi rời khỏi nhà để ngao du khắp mọi nơi. (Truyền bá khuyến ngữ) tình cờ do duyên phận<br />

ông gặp mẹ tôi, hai nguoi sống chung, anh chị tôi và tôi lần lượt ra đời. Sau mấy năm thì mẹ cả cũng<br />

theo sang sống chung mang theo ba người con trước. Người con gái đầu đã lập gia đình, con thứ hai và<br />

thứ ba thì lớn hơn anh chị tôi một vài tuổi. Kể từ đấy người ta gọi mẹ tôi bằng dì theo danh phận. Thời<br />

đó có lần tôi hỏi mẹ :


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 86<br />

- Vậy mẹ có buồn không ?<br />

Mẹ tôi đáp:<br />

- Có gi mà buồn hả con, khi cha con lấy mẹ đã nói hết, thật lòng không giấu giếm chi. Vả lại<br />

thời buổi bây giờ trai ba thê, bảy thiếp, là chuyện thường, biết làm sao.<br />

Mẹ tôi nói tiếp:<br />

- Miễn là biết nhường nhịn nhau một chút là êm vui thôi con à.<br />

Cha tôi thu xếp cho mẹ cả ở xóm dưới, cũng gần với nhà cùng một làng.<br />

Tôi phải kể thêm về làng tôi. Làng tên là làng Đồng Đản. Làng chia thành hai xóm, xóm trên<br />

và xóm dưới. Xóm trên có tên thêm là xóm Lèn. Làng tôi thuộc về tỉnh Xiêng Khoáng thuộc miền bắc,<br />

nước Ai-lao (nước Lào theo cách phiên âm thời đó) (1) . Làng tôi nằm bên cạnh quốc lộ trải dài từ tỉnh<br />

đi tới sân bay tên gọi là Cánh đồng Chum.<br />

Xóm dưới, người Việt mình đã định cư từ nhiều đời, nhà ở lưa thưa rải rác xa cách nhau, những con<br />

đường nhỏ hẹp chạy quanh co khắp làng, đi qua những mảnh ruộng ao vườn.<br />

Đa số nhà trong làng là nhà tranh, dân làng sống bằng nghề làm ruộng, làm vườn. Người trong<br />

làng định cư ở xóm dưới đông hơn xóm trên.<br />

Xóm trên đa phần nhà ở được xây dựng dọc theo đường lộ. Nhà hầu như được xây kiên cố và<br />

lợp ngói đàng hoàng .<br />

Xóm Lèn này tuơng đối đặc biệt, nằm giữa hai khung cảnh thiên nhiên khác nhau, một bên là đồng<br />

bằng bao la với những khoảnh trời xanh thâm thẫm bao phủ bởi đồi núi xa xa. Bên kia là núi rừng rậm<br />

với những cây cổ thụ to cao. Xen kẽ là những tảng đá to lớn đứng sừng sững chồng chất lên nhau, bao<br />

quang một lớp rêu phong xanh biếc như dấu ấn của thời gian trông thật hùng vĩ, và ngoạn mục.<br />

Dân làng ở xóm trên, lấy kế sinh nhai bằng việc lấy đá xanh nung thành vôi, rồi bán khắp nơi<br />

nên đa số có đời sống khá khắm hơn xóm dưới. Nhà nào cũng trồng cây chè hoặc cây hoa, bông bụt.<br />

Phần lớn các ngôi nhà được bao quanh bởi hàng rào làm bằng bụi tường vi, làm tôn thêm dáng vẻ cổ<br />

kính khang trang của ngôi nhà. Tôi nhận thấy mỗi nhà đều cố gắng có một mảnh vườn rộng hay nhỏ<br />

tùy theo khả năng để trồng cây ăn quả.<br />

Nhà tôi cũng có vườn cây, tôi còn nhớ mãi trong vườn có một cây quýt thật cao to năm nào<br />

cũng cho chúng tôi những quả quít ngọt lịm. Bố mẹ tôi dành riêng một khoảng đất tương đối rộng trong<br />

vườn để trồng dâu. Tôi thật kính phục kiến thức rộng lớn của mẹ tôi, bà biết trồng dâu, nuôi tằm, quay<br />

tơ, kéo vải. Bên cạnh đó, công việc của bà cũng cực nhọc và bận rộn như đa phần người phụ nữ trong<br />

làng thời đó, sáng dậy sớm nấu riêu, nuôi heo, lo lắng chăm sóc chồng con, làm việc quần quật suốt<br />

ngày cho đến tối mờ tối mịt.<br />

Trong Thế chiến thứ hai, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân<br />

Đồng Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập (2). Tháng 3 – 1946, thực dân Pháp<br />

quay trở lại xâm lược Lào (3). Nhân dân Lào đã kiên cường đứng dậy tiến hành cuộc kháng chiến<br />

chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đồng thời dân làng này cũng nổi dậy chống Pháp<br />

dữ dội. Được tin Pháp sẽ cho một toán quân người Mồng (4) , được trang bị vũ khí đầy đủ vào tàn sát<br />

dân làng. Ra lệnh cho thủ lĩnh toán quân hễ gặp thanh niên, đàn ông là giết, chỉ giữ lại đàn bà, con nít.<br />

Dân làng tôi người ít, không đủ khí giới đễ chống trả, đành phải di tản gấp rút.<br />

Về phần gia đình tôi, cha tôi quyết định, hai người anh và mẹ cả chạy lánh nạn theo cha. Ông<br />

nói :<br />

- Dì nó đảm đang, tôi nghĩ nên đưa mấy đứa nhỏ chạy lên tỉnh lánh nạn. Vả lại trên tỉnh có<br />

người quen của tôi, ở đó sẽ bảo đảm an toàn hơn.<br />

Mẹ tôi đưa hai người chị, một chị là con của mẹ cả và chị tôi thêm một người con út của mẹ cả<br />

cùng hai người em và tôi, tất cả cùng nhau di tản lên tỉnh Xiêng Khoáng.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 87<br />

Thương thay, những người còn ở lại trong làng, một phần do dự, tiếc của, phần kia do chậm<br />

chạp trong khi chạy loạn đều bị lính Mồng tàn sát, sau này tôi mới biết kể cả đàn bà, con nít lính Mồng<br />

cũng không tha một ai.<br />

Đoạn trên tôi kể sơ qua, đó là một phần trong đoạn đời ký ức của người con bên cạnh người cha đáng<br />

kính, sau ngày chia ly, đau buồn đó, tôi vừa đầy bảy tuổi. Từ đấy, chúng tôi mất liên lạc, cũng không<br />

hề nhận một chút tin tức về cha, mẹ cả và hai người anh. Mẹ và chúng tôi dắt díu nhau tới tỉnh Xiêng<br />

Khoáng. Ban đầu, chúng tôi trú tạm trong một căn chòi nhỏ của môt nhà giàu đã bỏ hoang từ lâu. Ngôi<br />

làng mới này . Người Việt gọi là làng An Lợi. Tôi thấy khung cảnh làng này thật đẹp, trước cổng làng<br />

có một cây đa cổ thụ cao lớn, vĩ đại, một chiếc cầu gạch cổ kính bắc ngang dòng sông nhỏ, uốn quanh<br />

làng. Nhìn từ xa, ngôi làng bé nhỏ với những hàng, tre xanh, những mái nhà tranh san sát gần nhau...<br />

Đó là nét đặc thù , bình dị như trong bài hát "Làng tôi "của nhạc Văn Cao.<br />

Vốn tài sản đã bỏ lại, giờ này chúng tôi tay trắng làm lại từ đầu. Gia đình tôi, một người mẹ<br />

nuôi sáu người con, con mình, con của chồng, bơ vơ nơi đất lạ. Me tôi là một người đàn bà can đảm.<br />

Bà xếp đặt mọi thứ, kể cả chỗ nằm cho các con. Căn chòi này vốn chỉ vừa để ngả lưng vì nhỏ và không<br />

có bếp lẫn bàn ghế. Rồi bà dăn dò mấy chị tôi :<br />

- Các con ở nhà, trông các em, để dì đi kiếm gì ăn.<br />

Thật là tội nghiệp mẹ tôi, ngày trước bà cũng lam lũ, làm việc, vất vả suốt ngày, bất quá cũng<br />

biết trước việc mình làm, thế nhưng bây giờ hoàn cảnh đổi thay, cái gì cũng mới lạ, không như trước.<br />

Làm gì, sẽ làm gì để mà có miếng cơm manh áo, sống sót nơi đất lạ ?<br />

Bà dặn bảo chúng tôi vài điều rồi khoác áo rời khỏi nhà. Thời đó không có hội từ thiện, họa<br />

chăng chỉ có những cá nhân thương cảm và giúp đỡ lẫn nhau với một tấm lòng bác ái. Đến chiều mẹ tôi<br />

quay trở lại, mang về chút thức ăn thanh đạm đủ để lót lòng. Ngày hôm sau, mẹ tôi ra đi vào buổi sớm<br />

tinh mơ, khi tôi thức dậy, không thấy mẹ, tôi hỏi mấy chị tôi, được biết mẹ tôi đã đi làm việc. Tôi thắc<br />

mắc hỏi lại các chị rẳng mẹ đi làm gì ? Các chị tôi không người nào biết. Thật ra ngày đó tôi vẫn còn<br />

nhỏ, tôi cảm thấy vắng và nhớ mẹ thì hỏi vậy thôi chứ không có khả năng và cũng không mấy bận tâm<br />

về việc đó, vốn là một đứa bé vô tư tôi chạy ra cánh đồng, tung tăng chạy nhảy với bạn bè, đến trưa tôi<br />

về nhà ăn cơm, lòng không vấn vương chi cả, cũng hoàn toàn ngây thơ không biết đến nỗi buồn, lo<br />

toan của mẹ.<br />

Chúng tôi định cư trong căn chòi này độ khoảng ba năm. Suốt ba năm trời, tôi sống một cách vô<br />

tư, đùa vui với bạn bè cùng các em, chạy nhảy trên những cánh đồng xanh ngát. Mãi cho đến năm<br />

mười tuổi, ý thức và cảm nhận về sự vật xung quanh phát triển, tôi mới biết mẹ tôi làm những gì để<br />

kiếm tiền nuôi nấng chúng tôi. Mẹ tôi dậy thật sớm, mua thịt heo, muối, đường, bánh kẹo, gồng gánh đi<br />

tới những làng mạc xa xôi, hẻo lánh của người Lào, bà dùng số hàng hóa đó để đổi lúa về, rồi đem giã<br />

thành gạo, sau đó đem lên chợ bán lại , lấy lợi tức. Nói trắng ra thì xem như bà lấy công giã gạo để<br />

kiếm sống. Các chị tôi cũng chăm lo giúp mẹ giã gạo có khi suốt cả đêm để cho kịp buổi chợ phiên<br />

ngày mai. Cũng nhờ sự khéo léo siêng năng và bền bỉ của mẹ cùng các chị tôi, dần dần ổn định được<br />

đời sống nơi đất khách quê người. Với sự cần kiệm, theo thời gian, chúng tôi cũng mua được một<br />

miếng đất nho nhỏ để cất nhà.<br />

Làng An Lợi này nổi tiếng là có nếp sống nhân nghĩa đạo đức, dân làng tương trợ và đùm bọc<br />

lẫn nhau. Các chuyện cưới hỏi ma chay hay cất nhà, từ việc nhỏ đến việc lớn đều có sự giúp đỡ tương<br />

trợ của dân làng. Khi mẹ tôi mua đất xong, bà tới trình với trưởng làng, sau đó mấy cụ có ảnh hưởng<br />

trong làng bàn tính . Mẹ tôi chỉ mua vật liệu xây dựng, rồi dân làng rủ nhau, mỗi người góp một tay, cất<br />

lên ngôi nhà. Mẹ tôi cũng muốn lo tiền cảm tạ công sức dân làng, nhưng người làng từ chối, nói rằng:<br />

- Nếu chị có lòng thì làm một buổi tiệc tạ ơn thôi. Còn nếu như không đủ tiền để làm bữa tiệc<br />

cũng không ai trách cứ gì cả.<br />

Bây giờ, sau bao nhiêu năm, tôi ngồi nghĩ lại tình nghĩa xóm làng thời đó sao thấy quý báu chi


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 88<br />

lạ.<br />

Mẹ tôi cũng có lòng nhân ái, trong làng nhiều người rất quý mến bà. Mẹ tôi biết hộ sinh, hể ai<br />

tới nhờ bà chuyện chi, bà có mặt ngay để giúp đỡ. Việc sinh đẻ, đau ốm, hay cảm cúm...gần như mọi<br />

chuyện đều có mẹ tôi góp tay, góp công vào. Bà không phải thầy lang hay thầy thuốc gì cả nhưng việc<br />

có thể làm, bà không ngần ngại góp tay, đôi khi sự hiện diện của bà là niềm an ủi cho người bị bệnh,<br />

vốn cần được chăm sóc chu đáo. Ngày xưa không ai nghĩ nhiều về tiền bạc, chỉ giúp nhau trong cái<br />

nồng thắm của tình người, không bao giờ nghĩ tới thù lao hay trả công như ngày nay.<br />

******************<br />

(1) Các thư tịch cổ Việt Nam trước đây gọi Lào là Ai Lao. Ai Lao là bộ phận cư dân nói tiếng<br />

Thái từ Nam Trung Quốc thiên di về thượng lưu sông Đà và sông Mã trong các thế kỉ 9 - 11. Ai Lao<br />

còn là tên gọi Tiểu quốc Nam Lào, phân biệt với "nước" Vạn Tượng và Nam Chưởng.<br />

(2) Lợi dụng thời cơ phát xít Nhật đầu hàng, từ ngày 23 – 8 – 1945, nhân dân Lào đã nổi dậy<br />

và thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày 12 – 10 – 1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn<br />

khởi nghĩa giành chính quyền, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và trịnh trọng tuyên bố trước thế giới<br />

nền độc lập của nước Lào.<br />

(3) Năm 1949 quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của vua Sisavang Vong và mang tên Vương<br />

quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp ước Genève, công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ<br />

của Lào.<br />

(4) Người H’Mông, còn gọi là người Hmông, người Mông, người Hơ-mông, người Miêu (ở<br />

Trung Quốc), người Mèo (ở Việt Nam), người Mẹo (ở Lào) (tiếng Trung Quốc: 苗 Miáo; tiếng Thái:<br />

แมว Maew hay มง Mông), là một dân tộc ở châu Á nói tiếng H'Mông; quê hương của họ là những vùng<br />

núi cao ở phía nam Trung Quốc (đặc biệt là Quý Châu) cũng như các khu vực miền bắc của Đông<br />

Nam Á (bắc Việt Nam và Lào). Thuật ngữ “Miêu” (“Mèo” hay “Mẹo”) là một từ ngữ xúc phạm đối<br />

với một số người H’Mông. Ngày nay, họ tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 trong số 56 dân tộc được<br />

chính thức công nhận ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cũng là một trong 54 dân tộc Việt Nam.<br />

PHẦN HAI<br />

Tha phương thụ nghiệp và niềm say mê âm nhạc - Mối duyên hạnh ngộ và những ân sư.<br />

Trong cuộc đời của mỗi người, kể từ ngày lọt lòng mẹ, mở mắt chào đời, cho tới ngày được về hưu trí,<br />

được sống nhàn-hạ, ai cũng nhớ lại thời quá khứ của mình. Đó là sự hồi tưởng về những chặng đường<br />

mình đã đi qua, về những gì mình đã gặp, những việc đã làm, trong đó có cả những thành công lẫn thất<br />

bại. Cuộc đời ví như một dòng sông luôn chảy, từ đầu sông cho đến cuối sông có biết bao nhiêu khúc<br />

cạn, khúc sâu, khúc quanh, khúc dọc. Cũng như thời tiết, trời có khi nóng, khi lạnh, khi mưa gió, khi<br />

quang đãng. Đã là người, ai cũng có một thiên tiểu thuyết cho chính bản thân mình, nào là chuyện rủi<br />

may, chuyện vui buồn, nào là muôn trùng khó khăn trong kiếp sống. Mỗi người đều có cái hay, cái dở,<br />

một cách nhìn đời qua kinh nghiệm sống của bản thân. Người ta nói mỗi người mỗi cách sống là vì<br />

vậy.<br />

Riêng về phần cá nhân tôi, vốn có niềm say mê, người ta gọi là cái duyên, với âm nhạc từ khi<br />

còn bé.<br />

Ngày tôi lên tỉnh học nghề, chị tôi cho tôi một cái kèn khẩu cầm (harmonica), tôi rất mừng cám


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 89<br />

ơn chị tôi. Tôi học thổi những bài nhạc nghe được trong máy hát, quay bằng dây thiều, đây là một dạng<br />

máy nghe nhạc thời đó. Ngày xưa người ta gọi tân nhạc là nhạc cải cách. Tuổi còn thơ, tôi đã phải xa<br />

nhà, lên tỉnh, có những buổi chiều, lòng cảm thấy cô đơn, mang đậm một nỗi buồn nhớ nhà, tôi thường<br />

leo lên ngọn đồi nhỏ, ngồi một mình. Chiều chiều, trên ngọn đôi ấy, ngồi bơ vơ dưới hàng cây thông,<br />

tôi rút cây kèn harmonica ra thổi. Nhìn xuống thung lũng xa xa dưới kia, tôi tưởng tượng như được<br />

thấy mái nhà của mình, nơi đó có mẹ, có các chị và các em, không biết đang làm gì, vui hay buồn, có<br />

nhớ đến tôi hay chăng. Tôi để tâm tư chìm vào tiếng kèn cho vơi nỗi nhớ nhung.<br />

Thật ra trên thực tế làng không xa tỉnh lắm, nhưng thời gian không cho phép, vì mỗi lần trở về<br />

làng và từ làng ra tỉnh cũng mất cả tiếng đồng hồ, khoảng cách đó là quá xa đối với môt thằng bé ở<br />

tuổi tôi. Ngày xưa tỉnh này không có điện, cũng chẳng có đèn đường , cứ mỗi khi mặt trời khuất bóng,<br />

trời tối đen, chỉ còn ánh trăng huyền ảo chiếu mờ với những vì sao lấp lánh. Người trong thành nếu<br />

muốn di chuyển trong đêm, phải soi đèn rọi đuốc. Tôi nhớ những đêm trăng tròn, khung cảnh thật là<br />

đẹp tuyệt vời, dưới ánh trăng, đồi thông vi vu reo xào xạc như tiếng mẹ ru, như cô thôn nữ hát nhẹ bên<br />

đường, vầng trăng soi bóng in những hàng thông ngả nghiêng ru theo chiều gió, thật thơ mộng, gợi<br />

tình.<br />

Bên cạnh ngọn đồi là một bệnh viện cùng với một vài biệt thự của những người nhà giàu có<br />

quan hệ với Tây. Tôi may mắn quen được một anh sinh viên sau một vài tuần ngồi chơi trên đồi, anh ở<br />

trong một ngôi biệt thự, anh ra hỏi tôi:<br />

- Em bé làm gì mà chiều nào cũng ngồi một mình đây vậy ?<br />

Tôi đáp :<br />

- Dạ thưa anh, em học nghề ở trên này, em ra đây thổi kèn vì ở nhà không được thổi. Nhà em ở<br />

dưới thung lũng kia kià.<br />

Nói đoạn, tôi chỉ xuống mái nhà của mình. Anh sinh viên hỏi tiếp : - Vậy em có biết nốt nhạc<br />

hay không?<br />

Tôi đáp:<br />

- Dạ em không biết.<br />

Anh không nói gì thêm rồi anh bỏ đi. Tôi tưởng vì hiếu kỳ mà anh gặp tôi, không ngờ một tuần<br />

lễ sau anh lại tới bên tôi. Lần này, anh nói:<br />

- Em đi theo anh nghe.<br />

Tôi liu ríu theo, tới nhà anh, anh liền giới thiệu tôi với mẹ anh :<br />

- Thưa mẹ, đây là cậu bé mà con đã nói với mẹ mấy hôm trước. Đó là một mệnh phụ với kiểu<br />

ăn mặc toát lên cung cách sang trọng, bà vuốt tóc tôi và nói:<br />

- Tội nghiệp thằng bé con nhà ai mà trông dễ thương thế.<br />

Rồi bà nói với tôi rằng bà cho phép tôi tới chơi nhà sau này. Tôi thưa:<br />

- Dạ thưa bà, cảm ơn bà nhưng cháu không dám đâu, cháu sợ ông chủ thấy không có ở nhà lâu<br />

buổi tối thì la.<br />

Bà nói tiếp:<br />

- Đừng lo. Ngày mai bà sẽ xuống nói với ông chủ. Hết giờ làm việc thì tới nhà bà chơi, nhân<br />

tiện anh nó dạy đàn cho.<br />

Đúng như lời bà nói, hôm sau bà tới nhà ông chủ tôi và nói chuyện với ông. Buổi tối hôm đó<br />

ông chủ gọi tôi và nói :<br />

- Sáng nay bà ấy có tới gặp chú. Chú cho phép cháu đi, nhưng chỉ độ hai tiếng đồng hồ thôi<br />

nghe chưa, không được ở thêm làm phiền họ.<br />

Ông nói tiếp:<br />

- Như cháu thấy, chú rất thương cháu. Chú cho cháu nhiều đặc biệt. Ngoài học nghề, cháu<br />

không phải làm những việc nặng nhọc như mấy anh kia.<br />

Thật vậy, trong nhà có năm người học việc. Mấy anh kia ngoài giờ học nghề còn phải làm thêm


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 90<br />

những công việc nặng nhọc như rửa bát, gánh nước, quét nhà v.v. Đôi khi mấy anh ấy cũng phân bì với<br />

ông chủ tai sao tôi không phải làm gì cả. Tôi nghe ông chủ trả lời :<br />

- Các em coi nó kià, bàn tay nhỏ tí như vầy, làm sao mà làm việc nặng được.<br />

Sau này tôi mới biết, ông bà chủ đã từng thụ ân của gia đình tôi. Ngày ông bà tới xứ Lào lập<br />

nghiệp, cha mẹ tôi tận tình giúp đỡ. Hình như ông chủ có kể qua về thân thế gia đình tôi nên bà nhà<br />

giàu đối đãi tôi rất đặc biệt. Có những đêm mưa, bà ngỏ ý cho phép tôi ngụ lại nhà rồi sáng hôm sau về<br />

sớm. Nhưng thông thường tôi gửi lời cảm ơn và nhất định về đúng giờ dù cho trời mưa gió bên ngoài.<br />

Thời gian này tôi được anh ấy dạy chữ, tôi vốn không được đi học từ trước nên tôi viết chữ xấu<br />

và ngữ pháp không vững. Mỗi ngày anh dạy tôi viết chính tả, anh nói phải học chữ trước nhất, có giỏi<br />

chữ thì học nhạc mới hiểu nhanh hơn. Một thời gian sau, anh dạy thêm tôi kẻ những hàng nhạc và khóa<br />

Sol, anh dặn tôi kẻ thật thẳng và viết khóa Sol cho thật đẹp. Cứ như thế gần một năm trời, tôi được học<br />

kẻ trang nhạc, học chữ và học nhạc lý. Mãi đến khi tôi có những tiến bộ, anh mới cho tôi cầm đàn, anh<br />

hỏi tôi:<br />

- Trong hai loại đàn, em thích thứ nào?<br />

Anh giảng tiếp:<br />

- Đàn măng cầm (mandoline) thì dể học hơn, nhưng khi chơi mandoline phải nhờ nhạc khí khác<br />

đệm theo, còn đàn tây ban cầm (guitare) thì giàu âm hơn, có thể tự đệm để hát, không cần nhạc khí nào<br />

họa âm thêm, học khó hơn vì phải biết bấm hài âm (accords).<br />

Anh rất tận tình dạy và bắt tôi chép sang lại những bài nhạc anh mượn của bạn bè. Anh bảo tôi:<br />

- Em cố gắng chép thật nhiều bản nhạc, chép sao cho thật đúng, như vậy mới nhớ nhiều, rồi sẽ<br />

có lợi về sau này, mỗi bản nhạc đều khác nhau, khác từng gammes, khác từng tên gọi.<br />

Trong hai năm trời, tôi miệt mài học nghề, học chữ, học nhạc, học đàn. Thời cứ thế trôi qua,<br />

cho đến ngày bà và anh sinh viên phải rời khỏi xứ Lào, di dân về Pháp, trước khi chia tay anh nói với<br />

tôi:<br />

- Ráng cố gắng nha em, bây giờ em đã vững, hiểu thế nào là âm nhạc. Trước khi đi, anh tặng em<br />

cây đàn guitare này.<br />

Anh nói tiếp rằng anh phải đi về Pháp để học tiếp vì ở đây không có trường đại học, anh có<br />

người đỡ đầu ở bên Pháp, còn những người khác muốn học tiếp, cũng như anh đi Pháp hoặc về Hà Nội,<br />

Việt Nam<br />

Đây là một kỷ niệm đầu đời, tôi nghĩ, cha mẹ ở hiền thì con gặp lành, tôi cảm thấy mình thật<br />

may mắn.<br />

Hai năm học nghề, nhờ ông thầy tốt, ông trả lương tháng cho tôi để tôi có một tí tiền giúp mẹ.<br />

Bây giờ mỗi cuối tuần tôi được ông cho nghỉ vào ngày chủ nhật để về thăm gia đình. Thời gian trôi<br />

mau, ngoài giờ làm việc, tôi tiếp tục tự học đàn, vì anh sinh viên để lại cho tôi mấy tập sách học guitare<br />

bằng Pháp ngữ và những bản nhạc do tôi chép ngày trước. Tôi chăm chỉ học đi học lại, dần dà cũng có<br />

tiến bộ, tiếng đàn đánh ra nghe trôi chảy ngọt ngào hơn.<br />

Thời gian này theo quy định cứ mỗi người học thành nghề đều ra tự lập nghiệp, điều đó có nghĩa là<br />

không được ăn và ở trong nhà chủ như trước, có người thì ra đi làm nơi khác, người nào cũng có chí tự<br />

túc tự cường.<br />

Riêng về phần tôi cũng được đối xử đặc biệt hơn. Ông chủ gửi tôi tới ở nhà người vợ thứ hai<br />

của ông, vì bà ở có một mình, nhà rộng, không có con cái. Tôi được hưởng một cuộc sống tiện nghi<br />

hơn, ông bà chỉ lấy một ít tiền trọ tượng trưng thôi. Sân nhà sau, dưới hàng cây nhãn, có vài chiếc ghế,<br />

đó là nơi tôi ngày ngày ra ngồi học đàn mà không làm phiền ai cả. Trong ngôi nhà bà co mấy tủ sách<br />

truyện, đủ thể lọai, từ tiểu thuyết tình cảm cho đến truyện kiếm hiệp, trinh thám, lịch sử, của gia đình<br />

bà để lại, tuy nhiên bà chủ nhà không biết chữ để đọc mặc dù bà rất đam mê tìm hiểu truyện. Có hôm<br />

tôi lấy một cuốn sách đọc thử, ban đầu cũng có khó khăn, sau quen dần, tôi trở nên yêu thích đọc sách<br />

lúc nào không hay. Ngày đó cứ mỗi lần ngồi đọc sách, tôi thường hay đọc lớn, bà chủ nhà nghe giọng


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 91<br />

đọc của tôi, phát hiện ra tôi biết đọc sách, nên bà đề nghị cứ mỗi tối, tôi lại đọc cho bà nghe mấy trang<br />

sách rồi bà cho tiền. Tôi mừng rỡ nhận lời ngay. Trong tủ sách, có hai cuốn sách mà tôi mê nhất, một<br />

cuốn có tựa đề "Cái dũng của thánh nhân" và cuốn kia " Con người lịch sự", tôi đọc thật kỹ, như nuốt<br />

từng câu từng chữ, từng trang giấy. Nhờ hai cuốn sách này mà tôi bỏ được nhiều tật xấu, những trang<br />

sách tuy vô hồn nhưng hữu ý dạy tôi rèn luyện lòng can đảm, bớt tự ti mặc cảm, biết tự trọng, dần dần<br />

đã nung đúc nhân cách cũng như tính tình tôi. Những trang sách theo tôi như người thầy, người bạn quý<br />

suốt tuổi ấu thơ.<br />

Mỗi tối khi đi làm về tới nhà tắm rửa, cơm nước xong, tôi lấy sách truyện đọc khoảng nữa tiếng<br />

đồng hồ cho bà nghe, rồi tôi ra sân sau tập đàn một hồi trước khi sửa soạn đi ngủ.<br />

Vào thời này, người ta thường đi ngủ sớm vì không có đèn điện, thông thường bệnh viện hay công sở<br />

thắp đèn dầu, đời sống người trong thành đơn giản, không có nhiều trò giải trí về đêm như ngày nay.<br />

Thời gian trôi một cách êm đềm tĩnh lặn, mỗi cuối tuần tôi lại về thăm gia đình. Mẹ tôi cũng bớt cực<br />

nhọc lo toan vì hai chị tôi đã biết buôn bán. Cứ mỗi sáng thức dậy thật sớm, các chị ra ngoài đầu làng,<br />

đứng đón những người Lào, người Thượng, đem những rau, trái cây v.v mua sĩ, về chia ra từng món để<br />

bán lẻ. Thêm vào với tiền lương của tôi chúng tôi mới có đủ tiền để trả học phí cho mấy người em. Tôi<br />

thấy hạnh phúc quá, dù cho đời sống không giàu có chỉ đủ ăn, nhưng gia đình thật ấm cúng. Mẹ tôi thật<br />

tế nhị, quan tâm đến tôi, cứ mỗi chủ nhật về thăm nhà, mẹ vuốt tóc tôi rồi hỏi han đủ chuyện, mẹ hỏi<br />

trên tỉnh tôi có làm ai mất lòng không, có ai ăn hiếp tôi không và luôn dặn dò tôi:<br />

- Bây giờ con là anh cả trong nhà, con phải luôn luôn ,làm gương cho các em bắt chước.<br />

Mẹ kể tôi nghe về những cái đẹp của kiếp người cũng như những cái xấu của con người. Mẹ<br />

dạy tôi rằng làm người, đi đứng phải nghiêm trang. Mẹ cấm tôi không được ăn vặt ngoài đường và<br />

thường hay nhắc tới cha tôi. Bà nói:<br />

- Giá như cha con còn ở nhà thì con cũng cắp sách tới trường như mấy đứa khác trong làng.<br />

Nước mắt bà rưng rưng. Tôi trấn an mẹ:<br />

- Mẹ đừng lo con cũng học chữ hàng ngày và học đánh đàn nữa chứ mẹ. Rồi tôi hát cho mẹ<br />

nghe những bài hát tôi vừa mới học xong. Mẹ cười nói nhỏ:<br />

- Đúng là con nhà tông.<br />

Nếu thời gian có thể ngưng lại, để giử lại những khoảnh khắc và cuộc sống đó, để không gì thay<br />

đổi, thì đẹp biết bao. Với thời gian tôi sẽ lớn lên dần dần, sống một cuộc đời bình an tĩnh lặng, vẫn tiếp<br />

tục làm việc, học hành, dù cho sức học chỉ khiêm tốn thôi. Ở tỉnh nhỏ ít cạnh tranh đua đòi, mỗi người<br />

đều sống một cách giản dị, bình lặng. Thời điểm nhộn nhịp trong năm chỉ có dịp đám cưới, đám hỏi,<br />

hoặc mấy ngày hội hè, lễ Tết, như những giọt nước mưa rơi trên mặt hồ, khuấy động khung cảnh tĩnh<br />

mịch, rồi đâu lại vào đó. Cuộc sống giản dị tỉnh lẻ đã ăn sâu vào máu thịt của mỗi người ở đây, hình<br />

thành nên một phong cách, nếp sống đặc trưng. Tôi cũng như bao con người bình thường khác, không<br />

mong gì hơn, ước nguyện nhỏ nhoi đơn giản là được sống bình yên với niềm tin của mình, sẽ lớn lên<br />

khi tới tuổi trưởng thành thì lập gia đình, sinh con đẻ cái, phụng dưỡng mẹ già. Hạnh phúc trong sự<br />

bình dị đơn giản.<br />

PHẦN BA<br />

Nhớ nước non xứ Lào – Biến cố<br />

Tháng 3, 1945 người Nhật bắt giam tất cả viên chức chính quyền thực dân Pháp ở Lào, khuyến cáo vua<br />

Vong Sisavang tuyên bố Lào độc lập. Hoàng thân Phetsarath xây dựng đảng Lao Isalla (hay Lào tự do),<br />

và đứng ra thành lập tân chánh phủ vào tháng 10. Quân Pháp ra tay tấn công Luang Prabang, chiếm<br />

hoàng cung và ép vua Lào tuyên bố hủy bỏ độc lập và tước hết quyền của Phetsarath. Đảng Lào Isalla


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 92<br />

cầu cứu với Việt minh, cùng với nhóm H’mong để chống Pháp, thế là bộ đội Việt minh được chính thức<br />

mời vào lãnh thổ Lào cùng với một khối cư dân Việt. Việt minh lại còn tuyên bố Xieng Khoảng là một<br />

căn cứ của Việt-nam. Đảng Pathet Lào (Cộng sản Lào) được thành lập.<br />

Cuối năm 1950, quân Pháp không còn kiểm soát nổi vùng biên giới Việt-Hoa sau những trận<br />

đánh đẫm máu với Việt-minh. Việt-minh quyết làm chủ mạn bắc là cốt mở rộng đường bộ để dễ dàng<br />

tiếp nhận viện trợ vũ khí từ cộng sản Hoa lục, mà trước đây chỉ nhờ dân công chuyển qua đường rừng<br />

núi. Tháng 4 năm 1953, Việt minh và Pathet Lào phối hợp chia thành hai gọng kìm tấn công Sầm Nứa<br />

và Luang Prabang, đồng thời quyết chiếm tỉnh Xiêng Khoáng để làm thủ đô Lào cộng, để tiếp tế cho<br />

trận đánh Điện Biên Phủ nay mai, nên tấn công dữ dội. Người Pháp e ngại, vì lý do nhân đạo ra lệnh tất<br />

cả người Việt cư ngụ tại Lào, đa số là viên chức trong bộ máy hành chính của Pháp thiết lập trước đó<br />

để cai tri xứ Lào, được phép di tản. Mọi người sẽ được máy bay chở về thủ đô Vientiane để lánh nạn.<br />

Mẹ và gia đình tôi lại một lần nữa, bỏ hết tài sản, chạy về thủ đô Vạn Tượng (Vientiane) lánh nạn.<br />

Chúng tôi nhận được sự giúp đỡ trong vòng mấy tháng, lương thực và cả thuốc men, chúng tôi<br />

ban đầu sống trong trại tạm trú sau đó được cấp cho mỗi gia đình một khoảng đất nhỏ để cất nhà bên<br />

cạnh đường đê. Chúng tôi đặt tên làng là làng Xiêng-khoang.<br />

Hai năm sau, Pháp bị đại bại tại Điện biên phủ vào tháng 5 năm 1954, đưa đến hiệp định<br />

Geneve. Pháp rút lui dần khỏi địa bàn Đông dương. Việt nam bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến<br />

17. Quân Bắc Việt chỉ rút về một số, nhưng phần lớn ở lại Lào để gây dựng quân đội Lào cộng (Neo<br />

Lao Hak Sat), đưa đến việc tranh dành quyền lực với Hoàng gia Lào. 8 tháng sau quân đội Bắc Việt<br />

chiếm hết những tỉnh của Lào chạy dọc theo đường mòn Hồ-chí-Minh, và yểm trợ cho quân Lào cộng<br />

trong cuộc nội chiến. Hoa Kỳ hậu thuẩn phe Hoàng gia Lào..<br />

Nước Lào từ đây bị chia đôi. Tỉnh Xiêng Khoảng và mấy tỉnh ở miền bắc thuộc về Lào cộng.<br />

Vientiane và miền nam nước Lào thì thuộc về vương quốc Lào, hoàn cảnh nước Lào so với nước Việt<br />

cũng như nhau, bị chia cắt giữa hai ý thức hệ chính trị . Tôi còn nhớ, khi nước Lào lập chính phủ, tiền<br />

Đông Dương hết lưu hành, với sự đổi tiền Đông Dương sang tiền Kip Lào nhiều người giàu có cũng<br />

thiệt hại nặng.<br />

Sau một năm chính phủ Hoàng gia Lào ra lệnh giải tỏa làng chúng tôi để xây trụ sở cảnh sát. Chúng tôi<br />

bị bắt buộc phải gỡ nhà đi nơi khác, thời hạn trong vòng mấy tháng và không có bồi thường hay đền bù<br />

thiệt hại.<br />

Đồng thời chính phủ Lào ra lệnh tất cả ngoại kiều bao gồm người Việt, Tàu, Ấn Độ.. từ khoảng<br />

mười lăm cho đến sáu mươi tuổi, đều phải đóng thuế thân. Mỗi người 15 ngàn Kip cho một năm, bất kể<br />

nam hay nữ, có công ăn việc làm hay thất nghiệp, tất cả đều phải nộp thuế Chỉ khi nộp tiền, chúng tôi<br />

mới có giấy căn cước lưu hành. Khi nghe được tin này, tôi vừa đúng 16 tuổi, tôi vội về nói với mẹ tôi,<br />

bà bảo rằng tin này bà đã biết từ lâu rồi, đây là tin thật nhưng nhanh lắm cũng phải mất hai năm để áp<br />

dụng. Thật vậy, nước Lào khi còn nằm trong khối Đông Dương thuộc Pháp, những quan chức lớn nhỏ<br />

thừa hành trong bô máy cai trị của thực dân Pháp, đa số là người Việt mình. Người Lào chưa có nhiều<br />

nhân tài để đảm trách nhiệm vụ. Thời bấy giờ tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower cương quyết chận đứng<br />

sự lan tràn cộng sản ở Đông Nam Á nên gia tăng viện trợ mọi mặt và gởi cố vấn sang các nước Thái<br />

lan, Nam Việt và Lào. Hoạt động của CIA cũng gia tăng không ngừng trong vùng để khuynh đảo các<br />

chính quyền địa phương, do đó nhân viên hành chính người Lào đang được các nước phương Tây bắt<br />

đầu giúp đỡ đào tạo, việc thiếu nhân viên công chức để thừa hành áp dụng các luật lệ đặt ra là vấn đề<br />

hiển nhiên.<br />

Mẹ tôi nói:<br />

- Mình chưa phải đóng thuế bây giờ, mấy hôm trước, trưởng xóm thông báo cho mẹ biết là<br />

chính phủ đuổi nhà mình để lấy đất, đó là chuyện trước mắt, phải làm ngay, mẹ lo quá không biết làm<br />

sao. Chắc nhà mình phải đi thuê nhà ở tạm vậy.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 93<br />

Tôi thấy mẹ lo buồn nhiều lắm, dáng mẹ vốn đã gầy nay lại càng trông gầy hơn trước. Hết nỗi<br />

lo này lại đến nỗi lo toan khác, như cơn sóng thủy triều không ngừng vỗ vào vách đá trong biển trầm<br />

luân của kiếp người. Biết bao giờ chúng tôi mới có cuộc sống an bình ? Tôi thương mẹ quá.<br />

Hai người chị tôi bấy giờ đã lập gia đình, ra ở riêng. Trong nhà chỉ còn ba anh em chúng tôi.<br />

Để trấn an mẹ, tôi nói rằng tôi sẽ cố gắng đi tìm việc làm. Vài tháng sau, mẹ tôi cũng tìm thuê được<br />

nhà, ngay phía bên kia bờ đê, không xa, mẹ nói:<br />

- Thuê ở gần để tiện cho con đi làm việc.<br />

PHẦN BỐN<br />

Vạn sự khởi đầu nan – Mạnh thường quân<br />

Tuổi mười sáu nhiều mộng mơ, người thiếu niên tưởng mình đã lớn khôn, có đủ khả năng lo toan mọi<br />

sự một cách như ý muốn. Tôi chính là người thiếu niên đó, tôi đã nghĩ bước chân vào đời cũng dễ dàng<br />

thôi, cho đến khi tôi chạy đi mọi nơi để xin việc làm nhưng đều bị từ chối với lý do là tay nghề tôi còn<br />

kém, ở tỉnh lớn sự ăn mặc không giống như tỉnh nhỏ, thợ may tỉnh nhỏ làm sao có đủ kinh nghiệm để<br />

phục vụ cho xu hướng thời trang tỉnh lớn .. Tất cả đều trái ngược, tôi từ chỗ tràn trề hy vọng và tin<br />

tưởng cho đến chỗ thất vọng chán chường. Dẫu biết rằng vạn sự khởi đầu nan, giờ tôi mới thấy câu tục<br />

ngữ "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" thật thấm thía !<br />

Tôi đang buồn, không biết sẽ làm sao, tôi đã hứa với mẹ chắc chắn sẽ tìm được việc làm. Tôi<br />

biết trả lời sao với mẹ đây, tôi không muốn thêm một nỗi ưu phiền trên gương mặt mẹ, vốn đã in hằn<br />

nếp nhăn của những năm tháng lo toan.<br />

Cây đàn guitare thân yêu với vài nốt nhạc giúp tôi có cơ hội để làm quen, giao lưu với những<br />

người khác. Ngày mới tới đây lánh nạn, tôi quen được mấy người bạn cùng lứa tuổi, chúng tôi biết chơi<br />

đàn liền hẹn nhau cứ mỗi cuối tuần khi nào rảnh thì tới khu chợ công để hòa đàn với nhau. Các bạn tôi<br />

đánh đàn băng cầm ( Banjo ) và măng cầm ( mandoline ) nhưng khi phối nhạc với nhau lại không vững.<br />

Bạn tôi nghe đĩa hát rồi bắt chước theo, không có học nhạc lý (solfège ) như tôi. Phiên chợ này chỉ họp<br />

buổi sáng còn buổi chiều thì bỏ trống, cả khu nhà chợ đều có mái che mưa nắng, chúng tôi tập nhạc ở<br />

đây không làm phiền ai, đôi khi trong số vài người đi qua cũng có người dừng chân để nghe rồi vỗ tay<br />

khen thưởng. Điều đó khích lệ chúng tôi nhiều, chúng tôi cảm thấy vui hơn.<br />

Một hôm có một anh thanh niên đi ngang, anh dừng chân lại, ngồi thật lâu nghe chúng tôi hòa<br />

đàn, anh làm quen với bọn chúng tôi sau đó. Anh nói anh không biết đánh đàn nhưng rất thích nghe<br />

nhạc. Anh cho biết anh mới từ Việt Nam sang đây độ vài ba tháng trước, anh làm thợ cắt tóc ở gần đây.<br />

Tôi xin được mở ngoặc nói thêm rằng ngày xưa đa phần những người thợ giỏi đều được thuê từ bên<br />

Việt Nam minh sang. Ví dụ nhu thợ may áo lớn (vestons), những vũ trường lớn cũng thuê nhạc sĩ ở<br />

Việt Nam, họ ký hợp đồng vài ba năm, đến khi hết hợp đồng lại trở về nguyên quán. <strong>The</strong>o tôi thấy đa<br />

số người xuất xứ ở tỉnh này của Lào, đáng ngạc nhiên là hiếm hoặc không có thợ giỏi.<br />

Anh thanh niên dần dà có cảm tình nhiều với tôi hơn, tôi có nhiều tâm sự buồn và ít nói, mấy<br />

người bạn tôi toàn là con cái nhà giàu , học sinh cho nên hơi lên mặt, hách dịch, giữ khoảng cách, một<br />

tí. Nếu như tôi không giỏi nhạc, có lẽ họ cũng không nể và chơi với tôi, họ biết nhà tôi lợp tôn vách gỗ.<br />

Chúng tôi chỉ hợp đàn, đùa giỡn chút, tôi biết nếu tôi có tâm tình mà bày tỏ thì cũng không được thông<br />

cảm mà còn có thể bị chê cười.<br />

Hôm đó, tôi cảm thấy buồn trong lòng, tôi không muốn vội về nhà sớm nên nán lại nói chuyện<br />

rỗi với anh ấy, tôi trông anh cũng có vẻ hơi không được vui, hai anh em nói chuyện mới biết thêm về<br />

nhau. Anh ấy buồn vì nhớ nhà, tôi thì buồn vì nghề nghiệp, chuyện xin việc gặp khó khăn, chúng tôi<br />

mỗi người có một nỗi tâm sự riêng, kể cho nhau nghe, dần trở nên thân nhau, chúng tôi hẹn nhau cứ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 94<br />

mỗi chiều khi cơm nước xong thì lại gặp nhau để tâm sự. Tôi kể cho anh (tên anh là Học) nghe về nỗi<br />

gian truân khi đốî diện với sự thật phũ phàng là không xin được việc làm, anh hỏi tại sao, tôi bảo anh<br />

rằng nghề tôi kém. Tôi nói tôi thật lòng muốn đi làm để có tiền giúp mẹ trả tiền thuê nhà, vì nhà tôi<br />

đang bị chính phủ đuổi. Anh khuyên tôi:<br />

- Anh nên đi học lại.<br />

Tôi nói:<br />

- Dạ thưa anh, tôi cũng có thử xin học, nhưng mà ở những cửa hiệu lớn họ không nhận người<br />

học việc.<br />

Anh nhớ lại và cho tôi biết:<br />

- Ừ, tôi nhớ là hồi ở trên máy bay lúc tới đây, có quen một ông thợ may cũng được thuê hợp<br />

đồng cho một hiệu may sang trọng ở gần chỗ tôi làm, để tôi gặp ông ấy, sẽ hỏi coi có gì giúp được anh<br />

không.<br />

ôi rất mừng, nói:<br />

- Cảm ơn anh, thôi thì trăm sự nhờ anh.<br />

Ngày hôm sau, anh cho tôi biết:<br />

- Vinh nè, hôm qua tôi đã gặp qua ông thợ may, tôi đã nói hết hoàn cảnh của anh, tôi nghĩ ông<br />

thợ may cũng cảm động, ông hứa sẽ giúp anh, có lẽ chỉ đợi thêm một vài ngày thôi.<br />

Thật vậy, vài ngày sau ông thợ may gọi tôi đến gặp, và giúp tôi vào học việc, tôi không phải trả<br />

học phí, và được cho ăn 1 bữa cơm trưa. Tôi rất vui nên chạy về nhà nói với mẹ.<br />

- Dạ thưa mẹ, đầu tháng tới con đi làm.<br />

Thật ra lúc đó, tôi nói dối với mẹ là đi làm chứ không dám nói đi học, tôi đã hứa với mẹ là đi<br />

làm.<br />

Mẹ tôi vui lắm, mẹ cười mừng rỡ và mong tôi cố gắng làm việc chăm chỉ, không làm mất lòng<br />

ai.<br />

Từ đó, sáng đi, chiều về, ngày qua ngày tôi ra khỏi nhà đến chổ học việc chăm chỉ làm và học.<br />

Cứ như thế, một tuần trôi qua nhanh chóng, tôi bắt đầu lo lắng. Thời gian qua mau, thấm thoát,<br />

tôi tính rằng còn vài tuần nữa thì hết tháng, đôi với mẹ, xem như tôi đang đi làm kiếm tiền chứ không<br />

phải đi học việc, tôi nghĩ mình không có lương thì làm sao tìm ra tiền để giúp mẹ đây. Bởi hay lo nghĩ<br />

nên tôi trông có vẻ u buồn, ít nói ít cười hơn trước. Mẹ tưởng tôi làm việc vất vả, mẹ thấy tôi gầy đi<br />

nhiều, mỗi ngày đi chợ, bà quan tâm mua thêm thịt cá, cứ mỗi chiều về, ngồi trước bữa cơm chiều mẹ<br />

làm sẵn cho anh em chúng tôi mà lòng tôi nặng trĩu, bà hỏi tôi có ăn ngon miệng hay không. Anh em<br />

chúng tôi ngồi vào bàn ăn, mẹ tôi cũng ngồi chung nhưng bà chỉ ăn lấy lệ, có khi không ăn, bà nói khi<br />

nấu nếm bà đã ăn no rồi và khuyên tôi nên ăn nhiều hơn chút để có sức khỏe đi làm.<br />

Buổi chiều cứ mỗi khi ăn xong, người em trai áp út vội rời khỏi nhà đi học đánh trống, tôi biết<br />

thằng em tôi cũng có máu nghệ sĩ, mê âm nhạc như tôi. Mấy ngày trước, mẹ nói với tôi :<br />

- Chết rồi, thằng Tuynh nó khùng con ạ, không biết sao dạo này cứ thấy nó cầm hai cái que, cứ<br />

gõ đi gõ lại vào bàn, vào ghế suốt ngày.<br />

Tôi cười, cầm hai cái dùi trống mà mẹ kêu là hai cái que, tôi trả lời mẹ :<br />

- Hai cái que này người ta gọi là dùi trống, là linh hồn của âm nhạc đó mẹ.<br />

Rồi tôi nói tiếp cho mẹ biết là em tôi nó đang học đánh trống. Mẹ không hiểu tôi nói gì, nên mẹ<br />

không hỏi tiếp. Tôi không biết bà nghĩ sao, nhưng tôi thì lo sợ mẹ nghĩ rằng em tôi học để trở thành<br />

thằng mõ trong làng nên tôi cố gắng giải thích rằng đánh trống cũng là một dạng của âm nhạc, không<br />

thể thiếu trong ban nhạc lớn. Ngày xưa ở các làng phía Bắc nước ta nghề làm mõ trong làng cũng cầm<br />

hai cái que đi gõ, vị trí xã hội của người làm mõ là bét nhất làng, dù cho sáu mươi, bảy mươi tuổi con<br />

nít gặp vẫn goi là "thằng", bét đến nỗi mỗi khi có đám cỗ trong làng, "thằng" mõ được phép ăn riêng<br />

một mình một chiếu, không ai dám ngồi gần, sợ bị mất danh dự. Đó tôi xin được mở ngoặc nói thêm về<br />

phong tục định kiến xã hội khi xưa.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 95<br />

Mẹ tôi không nói gì có nghĩa là bà không cấm đoán. Em tôi cứ thế tập gõ trống trong nhà. May<br />

mắn là mấy người láng giềng, hàng xóm của chúng tôi, đều là người buôn bán ở ngoài phố, nên họ rời<br />

khỏi nhà sớm, đến tối khuya mới về, cho nên ở nhà, dẫu cho em tôi có đánh dùi trống ầm ĩ , cũng<br />

không ai biết mà nói gì.<br />

Sau này, em tôi thành nhạc sĩ nhà nghề, là một tay trống trong ban nhạc của một vũ trường lớn.<br />

Về phần đưa em út còn lại của chúng tôi thì còn nhỏ, ăn xong ra đùa giỡn với đám bạn cùng lứa.<br />

Thằng em út này của tôi, được mẹ thương và chìu nhiều hơn, bà nói giàu cùng con út, khổ cùng con út.<br />

Một hôm, sau khi tôi ăn cơm xong, như thường lệ, chào mẹ xong, tôi vác đàn rời khỏi nhà tới<br />

nơi hẹn với đám bạn để cùng hòa đàn với nhau. Nhưng bất ngờ khi đi tới nữa đường, tôi mới sực nhớ ra<br />

rằng mình để quên tập nhạc nên vội quay trở lại nhà để lấy. Khi tôi về bất chợt, thấy mẹ tôi đang ăn<br />

cơm, bà dấu cái bát không kịp, bà đặt bát xuống bàn, tôi thấy trong bát có hai trái cà muối mặn, và hình<br />

như mẹ tôi chan nước thêm. Tôi vội lấy tập nhạc đi ngay, nước mắt tự nhiên sao cứ tuôn ra.<br />

Tới đầu đường tôi không cầm lòng oà lên khóc nức nở :<br />

- Mẹ ơi sao mẹ khổ thế này, mẹ hy sinh cho đứa con cưng, đứa con này lại đang dang dối với<br />

mẹ.<br />

Khi viết những dòng này, lòng tôi chợt quặn đau, nhớ lại tình cảnh lúc đó, những cảnh tượng về<br />

mẹ tôi với bát cơm đạm bạc, hy sinh miếng ăn cho con hiện ra trước mắt tôi cứ như chuyện sảy ra ngày<br />

hôm qua. Tôi đã buồn đã nén tiếng khóc…khi nhớ về hình ảnh mẹ tôi hôm đó...những giọt nước mắt<br />

lăn trên đôi gò má trẻ thơ ngày ấy cũng nóng bỏng như những giọt nước mắt thấm ướt đôi gò má đã trải<br />

qua bao nỗi truân chuyên ngày hôm nay<br />

...Ôi lòng mẹ thương con vô bờ. Như môt nhạc sĩ đàn anh đi trước tôi đã viết<br />

« Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.<br />

Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào… »<br />

Hàng trăm...hàng ngàn...hàng triệu bà mẹ ở thế gian này...đều có một tấm lòng... có một trái tim " sống<br />

cho mình thì ít mà sống cho con cái thì nhiều "<br />

" con ngoan ngoãn... mẹ vui sướng...con bất hiếu…mẹ chỉ biết ngồi khóc một mình "<br />

Tôi mở bản nhạc " Lòng mẹ " nghe đi nghe lại nhiều lần...nước mắt vẫn tuôn rơi... Công cha như núi…<br />

Nghiã mẹ vô bờ...Lòng bao dung…thứ tha thật bao la…Ôi trái tìm…tấm lòng của mẹ như là những<br />

giọt nước mắt…" . Những Nước Mắt Yêu Thương Chỉ Chảy Xuống Chứ không Bao giờ Chảy Ngược<br />

Lên.<br />

Tôi vẫn bước đi mà nước mắt vẫn cứ tuôn rơi, tới nơi hẹn lúc nào không hay biết. Các bạn thấy<br />

tôi khóc, họ tưởng lầm là tôi bị thất tình. Thật ra mấy ngày trước tôi có nói với chúng bạn là tôi thương<br />

thầm một cô hàng xóm, tôi có nhờ chúng bạn dạy cách để tán tỉnh cô ấy. Thấy nước mắt tôi cứ tuôn<br />

trào, mấy người bạn bực mình cùng lúc họ nói với tôi :<br />

- Trên đời thiếu gì con gái, nếu cô này không được thì có cô khác, cậu làm như tận thế tới nơi<br />

vậy.<br />

- Hôm nay hết vui rồi, cậu ngồi đó mà khóc, nhưng xin đừng dại dột tự tử, chúng tôi không<br />

muốn tốn tiền mua vòng hoa phúng điếu cho một kẻ hèn.<br />

Nói rồi, chúng bạn bỏ đi còn lại một mình, được một lúc sau, anh Học đi ngang qua, anh thấy<br />

tôi ngồi một mình đầy nước mắt, anh cũng hiểu lầm, anh tưởng tôi vừa cãi lộn với các bạn xong. Tôi trả<br />

lời anh rằng không phải có chuyện cãi vã với đám bạn mà là do chuyện riêng tư. Anh Học lớn tuổi hơn<br />

tôi, anh có nhiều kinh nghiệm, anh không hỏi tôi rằng có chuyện gì, chỉ nói cậu muốn khóc thì cứ khóc,<br />

nếu khóc lớn cũng được cứ khóc. Đúng như anh ấy nói, sau cả tiếng đồng hồ ngồi khóc một mình, tôi<br />

lúc này cảm thấy bớt buồn nhiều và tôi có nhiều suy nghĩ cũng như nhìn nhận một cách chín chắn sự<br />

việc hơn. Tất cả những sự ưu lo của tôi xoay chung quanh việc làm cách nào để chia xẻ bớt gánh nặng<br />

cho mẹ tôi, làm cách nào để có tiền cuối tháng cũng như việc cố gắng học cho thành nghề sớm nhất.<br />

Chúng tôi từ giã nhau vì cũng tới giờ phải về. Trên đường về, tôi nghĩ, để gần cuối tháng mình


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 96<br />

tới thăm chị mình, có khi chị tôi sẽ có cách giúp đỡ.<br />

Sáng hôm sau tôi đi làm sớm hơn thường lệ, tôi không dám gặp mặt mẹ tôi vì mắt sưng sợ mẹ<br />

tôi biết.<br />

Đến chiều về nhà, tôi làm như đã không có chuyện gì, tôi gọi cậu em áp út, dặn nhỏ nó rằng tôi<br />

cấm nó không được ăn trước nếu mẹ dùng bữa với chúng tôi, Tôi còn một thằng em út, còn nhỏ tí, tôi<br />

kệ, không dặn nó vì thấy không cần thiết. Bữa ăn chiều hôm đó, hình như mẹ tôi biết trước nên ngồi ăn<br />

chung với chúng tôi và mẹ nói chuyện thật vui như thường.<br />

Hôm nay, trong lòng tôi cảm thấy vui, người thầy dạy may của tôi vừa cho biết rằng tôi khéo tay và có<br />

nhiều tiến bộ, với khả năng hiện nay của tôi nếu vẫn tiếp tục cố gắng thì chỉ ba tháng sau ông sẽ nói với<br />

chủ mua máy thêm để tôi có thể làm khoán từng cái. Thật ra tôi biết nghề tôi không tệ, chỉ ngặt vì tôi<br />

chưa có kinh nghiệm về các kiểu mẫu lẫn thời trang.<br />

Ngày cuối tháng đó, tôi nói với anh Học rằng chủ nhật này tôi phải đi thăm chị tôi, nhà chị ở<br />

xa, nhắn tôi tới chơi. Anh Học hẹn với tôi ngày thứ hai trước khi tôi phải đi, anh em rảnh rỗi sẽ gặp<br />

nhau, tôi y lời tới nơi hẹn, hai anh em tâm sự nói chuyện một hồi. Đến khi chia tay, anh đưa cho tôi một<br />

phong bì và nói tôi đưa về cho mẹ để trả tiền thuê nhà.<br />

Tôi thật là bất ngờ, đây là một sự việc không hề mong đợi đối với tôi nên tôi không dám nhận,<br />

anh cầm tay tôi và nói tiếp:<br />

- Cậu còn nhớ hồi trước, khi cậu nói với tôi muốn xin việc làm để có tiền cho mẹ thuê nhà<br />

không ? Hồi đó cậu muốn đi làm, mà tôi lại đề nghị cậu đi học vì lúc đó tôi nghĩ có thể giúp được. Khi<br />

trưa này, ông thợ khen cậu thông minh và siêng năng, ông nói chỉ trong ba tháng, cậu có thể được nhận<br />

làm ăn lương.<br />

- Thôi bây giờ, cậu cứ cầm tạm đi, khi nào được lương thì trả lại, xem như tôi cho cậu mượn,<br />

đâu dám cho cậu.<br />

Hôm sau, tôi đi làm mà lòng cảm thấy thanh thản như cất bớt một gánh nặng. Buổi chiều, về tới<br />

nhà, tôi làm ra vẻ như mới lãnh lương nên đưa tiền cho mẹ. Mẹ tôi đếm, bà tính toán và nói với tôi rằng<br />

sau khi trả tiền thuê nhà xong thì cũng còn dư tiền để mua gạo ăn tháng này. Lòng tôi cảm thấy vui khi<br />

thấy trán mẹ dãn ra, nhìn mẹ cười hiền hòa, yên tâm, bớt đi một chút âu lo phiền muộn, tôi thật sự là<br />

hạnh phúc biết bao.<br />

Cứ như thế, mỗi cuối tháng anh Học lại cho tôi mượn tiền để giúp tôi trang trải bớt gánh nặng<br />

cho mẹ tôi.<br />

Thời gian trôi qua mau, thấm thoát đã trọn ba tháng, ông chủ nhà may nhận tôi vào làm khoán<br />

ăn tiền từng món đồ làm ra.<br />

Vậy là cuối cùng sau bao ngày phấn đấu, tôi đã kiếm được một việc làm chân chính ở cái thành<br />

phố Vientiane mới mẻ này. Tôi cảm thấy trưởng thành chín chắn hơn trước, biết rằng kiếm được một<br />

việc làm không dễ dàng gì, một phần nhỏ do may mắn, phần kia do ý chí.<br />

Cổ nhân nói " Có công mài sắt, có ngày nên kim". Tôi hãnh diện vì mình đã bước đầu thành<br />

công trong sự nghiệp, đứng vững trên đôi chân của chính mình.<br />

Dẫu rằng chỉ là bước đầu, con đường chông gai còn ở phía trước, nhưng tôi không hề nản lòng.<br />

Mỗi lần nhìn những nếp nhăn trên vầng trán mẹ, tôi tự nhủ mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa cho<br />

xứng đáng với tấm lòng hy sinh của mẹ.<br />

PHẦN NĂM<br />

Hoài mong - Bài hát đầu tiên dâng Mẹ vào tuổi 15


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 97<br />

Thấm thoát, tôi làm ỏ tiệm này được hơn một năm. Chẳng bao lâu, chính quyền Lào thông báo lệnh<br />

kiểm kê tài sản đất đai ở những người giàu có. Ông chủ tôi vốn làm ăn chân chính, tôi nào có thấy ông<br />

tham gia chính trị bao giờ. Thế nhưng ông lại bị người khác tố cáo, quy tội và bị chụp mũ là cộng sản<br />

nằm vùng, ông bị bắt và bị đuổi đi biệt xứ. Người ta cướp đất và tài sản của ông để chia chác nhau.<br />

Suy cho cùng, chính trị nước Lào tùy thuộc tình hình diễn biến chính trị ở Việt Nam. Điều đó có<br />

nghĩa là chính trị thời đó có khuynh hướng chia thành hai phe, quốc gia và cộng sản, nước Lào tuy<br />

trung lập nhưng tình hình quốc nội bên trong xứ Lào lại bị ảnh hưởng bên ngoài, nói một cách đơn giản<br />

thì phe nào mạnh có nhiều ảnh hưởng thì người Lào ngả về phe đó. Ngày nước Lào tuyên bố trung lập,<br />

những phái đoàn các nước đều thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ, các nước lần lược lập sứ quán<br />

tại thủ đô Vientiane như Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Bắc Việt vốn là Việt<br />

Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và Nam Việt là Việt Nam Cộng Hoà. Vientiane nơi tôi ở là thủ đô xứ Lào đổi<br />

thay bộ mặt thật nhanh chóng. Dân cư tứ xứ nhộn nhịp tới định cư.<br />

Tiền viện trợ của các nước đưa vào xứ Lào làm thay đổi bộ mặt đất nước, cơ sở hành chính,<br />

cảnh sát, quốc hội, biệt thự mọc lên như nấm để cho người ngoại quốc thuê, người Lào đầu tư xây<br />

trường trung hoc quốc gia, công sở tài chánh, ngân hàng, xây khách sạn lớn. Do kinh tế dần thay đổi và<br />

phát triển nên công ăn việc làm nhiều, thu hút dân ở tỉnh nhỏ di cư tới ồ ạt. Ngày trước thủ đô<br />

Vientiane đất rộng, người thưa, sau chiến tranh người tứ xứ tới mỗi ngày, dân cư càng đông nên khu<br />

chợ sáng bị phá bỏ, di dời đi nơi khác, chính quyền xây chợ mới rộng gần gấp 10 lần, buôn bán sầm<br />

uất, các loại khách sạn hạng sang cũng mọc lên nhiều. Tôi nhớ trước đây, khi chúng tôi mới đến, chỉ có<br />

một rạp cinéma nhỏ, nhưng giờ có đến 4 rạp lớn được xây dựng lên để phục vụ giải trí người dân thành<br />

thị.<br />

Chúng tôi dần cũng ít họp mặt nhau, tuổi đã trưởng thành theo thời gian, bọn chúng tôi mỗi<br />

người một số phận, một chí hướng. Người thì vào quốc tịch lào để ra làm công chức, người thì đăng<br />

lính, phi công, phục vụ cho quân đôi Lào. Các bạn tôi, nếu là người Lào, đa số người giữ chức vụ lớn<br />

trong chính phủ. Người Việt mình vào quốc tịch, đổi tên, làm chức vụ nhỏ hơn một chút. Đời sống của<br />

họ cũng vương giả như thời Pháp thuộc. Bàn về quân đội Lào, chỉ có một vài ông tướng là người gốc<br />

Lào còn lại cấp tá trở xuống thì đa số là người Nùng, người Thái đậm, Thái trắng cựu quân nhân thời<br />

Pháp, mãi sau này mới có sĩ quan người Lào. Khi luật được ban ra và đưa vào áp dụng thực tế, ngoại<br />

kiều bắt đầu phải đóng thuế, việc nhập cảnh vào xứ dễ dàng, người nhập cảnh di cư ngày càng đông,<br />

nếu đóng thuế đầy đủ thì được ở lại. Xã hội dần nảy sinh ra những thành phần bất hảo, nhiều người vì<br />

miếng ăn trở nên không hiền lành nhân đạo như ngày trước, họ sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì miễn có<br />

tiền. Tôi được chứng kiến bao nhiêu chuyện thương tâm xẩy ra hàng ngày, thế nhưng trong cuộc đời<br />

cũng như xã hội, trong sự buồn cũng có sự vui nối tiếp nhau.<br />

Lớp người trẻ tuổi, thợ thuyền, người nào nhanh nhẹn có đầu<br />

óc, họ đua nhau đi học Anh văn. Trường học buổi tối mở nhiều nơi, nếu chịu khó học trong một thời<br />

gian cho đến khi nói và hiểu được tiếng Anh là được tuyển vào làm cho hãng xưởng của ngoại quốc, đa<br />

số người học xong ra đi làm với các hãng của Hoa Kỳ.<br />

Tôi theo mốt của thời đại, cũng đi học thêm buổi tối một thời gian, Pháp văn và Anh văn,<br />

nhưng lúc đó tôi không nghĩ sẽ đi làm việc cho hãng nước ngoài. Tuổi trẻ, tôi có mộng hão huyền sau<br />

này sẽ làm nhạc sĩ và ca sĩ trong phòng trà. Thời đó, tôi vừa mới viết xong một bài nhạc xem như bài<br />

đầu tiên trên bước đường nghệ thuật, với tựa đề là Hoài Mong, tôi liền đưa thỉnh ý bạn bè. Bài nhạc<br />

xem ra khá thành công vì nó được nhiều bạn bè khen ngợi. Sau, tôi có đưa cho anh Học nhờ một nhạc<br />

sĩ nhà nghề trong phòng trà xem và sửa giùm cho vài nốt, vị nhạc sĩ kia sau khi xem xong nói tôi viêt<br />

khá, lời văn chương đúng với nhạc, biết chia trường canh, hòa âm nghe được lắm. Bài nhạc này tôi đã<br />

có đề tài và cảm hứng ấp ủ từ lâu nên khi viết tôi không cảm thấy khó khăn cho lắm.<br />

Ngày tôi ở tỉnh nhỏ, tuổi tôi hồi đó mới gần 15, tôi làm việc trên tỉnh, mỗi cuối tuần về thăm mẹ<br />

một lần. Thông thường, cơm nước xong, hai mẹ con chuyện trò hồi lâu rồi đi ngủ. Hai người chị tôi và


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 98<br />

mẹ ngủ trong phòng trong, riêng tôi ngủ chung với hai em trai bên ngoài phòng khách, nhà chúng tôi<br />

đơn sơ, chỉ có một tấm phản lớn, một cái bàn và hai cái ghế dài. Ba anh em chúng tôi buổi tối ngủ trên<br />

tấm phản đó.<br />

Một đêm thu vắng lặng, ngoài trời mưa lâm râm, tôi nửa đêm choàng tỉnh giấc, tôi nhìn nghiêng<br />

thấy mẹ tôi chưa ngủ. Mẹ tôi ngồi kế bên cửa sổ, bóng mẹ gầy bên ánh đèn dầu phản chiếu lên vách với<br />

mái tóc dài lung linh ánh đèn. Bà mặc chiếc yếm màu nâu, quần đen, hai vai để trần với mái tóc đen dài<br />

hờ hững buông xõa sau lưng. Dáng mẹ thanh cao, gầy guộc, vừa vững chãi kiên nghị qua bao cơn sóng<br />

gió, vừa mỏng manh yếu đuối như cánh chim đơn độc, vừa đượm nét hiền thục dịu dàng. Tôi chưa<br />

bao giờ thấy mẹ đẹp như đêm nay. Hàng ngày mẹ tôi mặc áo cổ cao, tay dài, vấn tóc nên không ai thấy<br />

nét đẹp của mẹ. Tôi choàng dậy, bước xuống phản, đến bên mẹ tôi hỏi mẹ :<br />

- Thưa mẹ, sao mẹ chưa đi ngủ ?<br />

Bà trả lời :<br />

- Ừ mẹ vừa gội đầu xong chờ tóc khô rồi mẹ sẽ đi ngủ.<br />

Tôi nghĩ, chắc mẹ nhớ cha nhiều lắm, hai người xa cách nhau từ lâu không tin tức. Còn nỗi đau<br />

nào hơn nỗi đau ly biệt của chiến tranh. Cha tôi ra đi kháng chiến, mẹ ở nhà nuôi con vò võ ngóng<br />

trông. Tôi nhớ đến bài Chinh Phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn.<br />

"Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt<br />

Xếp bút nghiên theo việc đao cung ...<br />

Quân đưa chàng ruổi lên đường<br />

Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?...<br />

Chàng thì đi cõi xa mưa gió<br />

Thiếp lại về buồng cũ gối chăn ...<br />

Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai<br />

Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây<br />

Trong cửa này đã đành phận thiếp<br />

Ngoài mây kia há kiếp chàng vay? ...<br />

Buồn rầu nói chẳng nên lời<br />

Hoa đèn kia với bóng người khá thương! ...<br />

Non Yên dù chẳng tới miền<br />

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời ...<br />

Nương song luống ngẩn ngơ lòng<br />

Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai? …<br />

Xanh kia thăm thẳm từng trên,<br />

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?..."<br />

Đó nỗi nhớ nhung, lo âu mong đợi, thương xót và khát khao, đó là số phận của bao người phụ<br />

nữ, những áng văn chương khiến biết bao nhiêu thế hệ con người đã phải rơi lệ!<br />

Mẹ tôi không phải là một người phụ nữ tầm thường. Tôi cảm ơn nỗi chịu đựng hy sinh của bà<br />

nuôi chúng tôi khôn lớn. Tôi thầm hứa trong lòng khi nào tôi viết được nhạc tôi sẽ lấy đề tài này. Và rồi<br />

bài " Hoài Mong" đã ra đời như một bài ca dâng mẹ.<br />

« Mưa rơi ngoài hiên tí tách rơi triền-miên<br />

Như ru thời gian thiết tha buông tơ đàn<br />

Lan trong màn đêm gió khơi thêm<br />

Lá vàng rơi tràn hoà lẫn trong mưa rơi<br />

Như khơi lòng nhớ thương ai đầy-vơi


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 99<br />

Mưa rơi vẫn rơi biết ai nơi cơ phòng<br />

Riêng ai một bóng đứng ngóng trông<br />

Lệ tràn rơi đậm lòng, hỡi người ơi !<br />

Nhớ thu xưa, cùng ai sánh vai cùng bước<br />

Hứa vui ngày mai đắp xây cho đời nở hoa<br />

Nhưng hết rồi, thương tiếc cho đời<br />

Một cánh hoa rơi . Vì đâu cho người xa cách<br />

Cho tình tan nát, ôi bao đau thương<br />

Những đêm canh trường chờ mong<br />

Nhưng rồi hoài mong vẫn đứng trông chờ trông<br />

Trông theo thời gian, đoá hoa kia héo tàn<br />

Thôi đành chờ mong, xin kiếp sau lứa đôi xum vầy<br />

Nguyện cầu cho ngày mai sẽ chung vui … »<br />

PHẦN SÁU<br />

Tình đầu sét đánh ngang trời<br />

Lắng tâm tư xây dựng cuộc đời<br />

Ông chủ lớn của hiệu may nơi tôi làm bị đuổi biệt xứ, thầy dạy nghề tôi nói :<br />

- Tôi thấy mấy ông chủ mới không được lương thiện cho lắm, thôi để tôi mở hiệu rồi cháu tới<br />

làm chung.<br />

Một vài tháng sau, ông mở một hiệu nhỏ, chỉ hai thầy trò làm chung với nhau. Ông dạy tôi cách<br />

làm thêm áo lớn (veston) ngoài ra thầy tôi còn dạy tôi đo cắt, thầy nói với tôi:<br />

- Con chịu khó học, muốn tiến hơn, có tiền nhiều, thì tự mình làm chứ đừng làm thuê cho người<br />

ta, như vậy không ai bóc lột mình.<br />

Nhờ người thầy tốt, tận tình chỉ bảo, nên nghề tôi rất tiến bộ, tôi gần như biết hết mọi kĩ thuật<br />

trong nghề.<br />

Mấy năm sau, ông được tin buồn, giấy báo rằng người con trai yêu quý của ông đi quân dịch, bị<br />

tử nạn ở trại Quang Trung. Nghe nói anh nhảy dù xuống bị chết đuối. Thầy tôi vì còn bà vợ, ông cũng<br />

nản chí dẹp tiệm về luôn Sài Gòn sống với vợ.<br />

Đồng thời, bên cạnh đó, về vấn đề cá nhân, tôi cũng gặp chuyện buồn lòng. Tôi vừa chia tay với<br />

người yêu, mối tình đầu tan vỡ. Chuyện khó khăn sao cứ dồn dập mà đến, vừa xa người thầy kính mến,<br />

vừa bị mất việc do tiệm may đóng cửa, cộng với nỗi đau khổ vì thất tình, những chuyện ấy làm tôi mất<br />

thăng bằng, chán đời rồi sinh ra cảm giác buông xuôi theo số phận nổi trôi, mặc cho dòng đời đưa đẩy.<br />

Tôi không đi xin việc làm, âm nhạc cũng bỏ rơi, tôi trải qua bao nỗi đau khổ dày vò tâm can. Khi con<br />

người ta chán đời thi còn thiết tha gì với những sự việc vụn vặt, còn đâu là lòng can đảm, ý chí tiến thủ.<br />

Nhiều khi tôi bước đi lang thang mà chẳng biết mình đang đi tới đâu.<br />

Thủ đô Vientiane vẫn nhộn nhịp, con người vẫn vô tình theo nhịp sống của một xã hội chuyển<br />

mình thời hậu chiến.<br />

Thời này trai gái đua đòi đi nhảy dancing theo phong trào, lớp trẻ sống theo mốt mới, chủ nghĩa<br />

hiện thực hóa với cuộc sống vội vã, người ta gọi là " existentialisme" (chủ nghĩa hiện sinh).<br />

Các vũ trường lớn nhỏ mọc lên như nấm, gái hành nghề vũ nữ từ Việt Nam sang, đa số không<br />

nhảy giỏi cho nên mấy chủ phòng trà nhỏ thuê vũ sư để dạy kèm. Tôi có người bạn là con của một vũ<br />

sư người Tàu ở Đài Loan, vì vậy anh ta nhảy dance rất giỏi. Anh ký hợp đồng dạy mỗi buổi chiều từ 15<br />

giờ đến 17 giờ, khi phòng trà chưa mở cửa, trừ những ngày thứ bảy và chủ nhật. Anh bạn của tôi rủ tôi


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 100<br />

đi theo xem cho vui để lấp khoảng thời gian trống không biết làm gì. Ngày đó tôi không biết khiêu vũ,<br />

tôi liền nhận lời anh. Tôi nghĩ rằng đây cũng là việc có ích, đôi khi điều đó giúp tôi quên đi nỗi đau về<br />

tinh thần khi dấn thân vào một hoạt động văn hóa, mặt khác không lẽ cứ lang thang ngoài đường hoài<br />

cũng chán, vừa vô bổ, vừa phí phạm thời gian.<br />

Cũng may trong khoảng thời gian này, hai người em tôi đã dần trưởng thành, các em tôi tìm<br />

được việc làm thêm, kiếm ra chút tiền giúp nhà, cho nên mẹ tôi cũng không túng thiếu như xưa.<br />

Mẹ tôi biết rằng tôi đang thất nghiệp, mỗi cuối tháng bà tế nhị không hỏi chuyện tiền nong, bà<br />

sợ tôi buồn.<br />

Một hôm, mẹ tôi gọi tôi lại hỏi chuyện riêng.<br />

- Ngày lễ hỏi của hai con tính sao rồi, các con có tính chuyện ăn hỏi hay chưa ? Tôi không tìm<br />

được câu nào để trả lời mẹ, tôi đành im lặng. Bà nói tiếp : - Con không trả lời cũng không sao, chiều<br />

nay mẹ sẽ sang nhà cô giáo bàn chuyện đó, để mẹ tính cho các con.<br />

Người yêu của tôi là con thứ của một cô giáo. Chúng tôi quen biết nhau ngày còn ở tỉnh nhỏ.<br />

Hai gia đình đôi bên rất thân nhau. Hai đứa em tôi đều học ở trường do cô dạy. Chúng tôi quen và yêu<br />

nhau cũng một phần do hai bà xếp đặt.<br />

Khoảng hai ngày sau, trời còn sớm tinh mơ, tôi vừa ngủ dậy chuẩn bị ra ngoài, mẹ tôi gọi lại nói<br />

:<br />

- Hôm nay con ở nhà, mẹ có chuyện muốn nói.<br />

Bà chờ các em tôi đi làm hết, bà từ tốn hỏi tôi :<br />

- Tự nhiên sao mày trở chứng bỏ con S…?<br />

Bà hỏi mấy lần, tôi cũng im lặng. Bà thấy tôi không chịu trả lời, bà không hiểu tại sao, nghĩ<br />

rằng tôi lì lợm, bà nổi nóng nói tiếp :<br />

- Nhà mình nghèo, mà họ lại chịu gả con gái cho, mà mày còn làm bộ làm tịch. Cô giáo nói với<br />

tao, con S… nó không có lỗi gì với mày cả, vậy tại sao mày bỏ nó. Nó vừa tự tử mày có biết không ?<br />

Nó có mệnh hệ gì mày sẽ ân hận suốt đời. Đồ con hư đốn, mày tới mấy chỗ ăn chơi trác táng để làm gì,<br />

lại bỏ bê không chịu đi xin việc làm, thật là xấu hổ quá đi. Mày làm tao thất vọng quá con à.<br />

Bà vừa nói vừa khóc, tôi hết hồn, không biết người nào mách với mẹ tôi mà sao bà lại hay<br />

chuyện. Ngay cả anh Học, người bạn thân nhất của tôi cũng chưa biết.<br />

Tôi vẫn không trả lời mẹ tôi, chuyện tình dang dở của hai người chúng tôi, sau khi hai bà mẹ<br />

biết, đều đổ lỗi cho tôi. Một phần do định kiến về cách sống buông thả của tôi thời đó, gọi là đáng xấu<br />

hổ một cách ngẫu nhiên. Sau khi bị mất việc, nản chí, tôi đã thường xuyên lui tới mấy nơi ăn chơi, hai<br />

người mẹ nghĩ rằng vì tôi phụ tình, trụy lạc, chứ không hỏi nàng.<br />

Tôi nghĩ nếu có hỏi nàng thì cũng như tôi, không nhận được câu trả lời nào bằng sự im lặng. Đây là<br />

chuyện rủi ro đáng buồn của đời nàng, nàng cho rằng là chuyện xấu hổ, vì lòng tự trọng, nàng sợ khi<br />

cưới xong, cuộc sống chung sẽ mất đi hạnh phúc. Chuyện xảy ra thời đó tôi vẫn giữ im lặng cho đến<br />

ngày nay, khi ở tuổi thất thập cổ lai hy, khi cát bụi sẽ trở về với cát bụi, mọi sự trên đời xem ra cũng<br />

như không, tôi ngồi viết lại mà hồi tưởng buồn cho một số phận của con người.<br />

Số là một hôm chúng tôi gặp nhau, hẹn nhau ra công viên để bàn tính chuyện tương lai của hai<br />

người, định ngày lễ ăn hỏi. Hôm đó, nàng có vẻ buồn lắm, nàng nói :<br />

- Em sợ đám hỏi không thành, vì em phải đi xa, không biết bao giờ trở lại.<br />

Tôi hỏi :<br />

- Lý do nào em phải đi xa ?<br />

Nàng nói :<br />

- Em phải về Sài Gòn ở gần chị em, để giúp chị buôn bán.<br />

Tôi biết nàng có người chị, xuất giá theo chồng, hiện sinh sống ở Sài Gòn, tôi cũng không biết<br />

nói gì hơn nếu vì việc gia đình mà nàng bị bắt buộc phải đi xa, và rồi nàng xin chia tay.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 101<br />

Trên đường về, tôi hỏi nàng rất nhiều chuyện, nhưng nàng làm thinh không nói cũng chẳng trả<br />

lời tôi. Ngay tối hôm đó tôi nhận được tin nàng tự tử, gia đình đưa vào nhà thương cấp cứu. Suốt quãng<br />

thời gian nàng nằm viện, tôi chỉ một lần đến thăm. Khi xuất viện, nàng nhất định không chịu gặp tôi,<br />

cũng bởi vì vậy mà hai bà mẹ không hiểu kết tội tôi là kẻ bạc tình. Mấy tháng sau nàng rời về Việt<br />

Nam, sau này mấy người bạn gái thân của nàng cho tôi biết, nàng bị bọn lưu manh bỏ bùa ngải hại đời<br />

nàng.<br />

Tôi biết nếu tôi cứ cố gắng phân giải thì giờ này mẹ tôi cũng không tin, điều đó còn làm bà<br />

nóng giận thêm. Tôi sợ bà đánh đòn hơn là la hét, nếu quả thật tôi có lỗi thì mẹ tôi không tha thứ một<br />

cách dễ dàng. Tôi biết tính mẹ tôi, bà giận lâu lắm, muốn làm thân với bà cũng mất cả tháng mặt khác<br />

còn phải chứng minh cho mẹ tôi biết có tái phạm lần sau hay không. Trong đời tôi lần này là lần thứ<br />

hai. Nhớ lại năm tôi vừa 10 tuổi còn ở làng, có lần tôi nghịch ngợm theo mấy người bạn hái trộm trái<br />

mơ xanh để chấm muối ớt ăn chơi. Chẳng may bà láng giềng sang mắng vốn, mẹ tôi ghét nhất là thói<br />

ăn cắp vặt, ăn trộm. Hôm đó bà bắt tôi nằm xuống, tôi cũng không nhớ bà đánh tôi mấy roi, nhưng đau<br />

lắm, cái cảm giác đau vẫn còn làm tôi sợ hãi, rồi sau đó bà cấm tôi không được ra khỏi nhà cả tuần lễ.<br />

Tôi rút kinh nghiệm lần trước, khi mẹ tôi nổi giận thì không nên cãi lý, tôi giả vờ như đã biết lỗi, ngồi<br />

im<br />

lặng, không nói xen vào lẫn đính chính biện minh cho mình.<br />

Mẹ tôi sau không còn la hét nữa và bà ra lệnh cho tôi :<br />

- Từ nay trở đi tao cấm mày không được tới những nơi trụy lạc.<br />

Bà bắt tôi phải đi tìm việc làm và sống một cách đàng hoàng, tôi vâng dạ.<br />

Mẹ tôi la hét cũng đã lâu, bà xuống bếp nấu cơm, ngày hôm đó các em tôi không về ăn trưa<br />

chung với chúng tôi. Từ ngày thất nghiệp thì tôi thường về nhà ăn trưa với gia đình, việc riêng của tôi<br />

các em không hay biết, dần quan hệ giữa mẹ và tôi cũng trở nên bình thường. Khi bà mắng tôi, tôi có<br />

cảm giác bà chỉ giận vì tôi không chịu đi xin việc làm, và tới những nơi không đúng đắn, còn chuyện<br />

tình duyên cuả tôi, có lẽ mẹ tôi nghĩ là do số mạng.<br />

Công ăn việc làm thời này không thiếu, mặt khác tay nghề tôi rất khá, có nhiều người biết tôi<br />

làm veste và biết đo cắt, tôi được nhiều bạn đồng nghiệp thán phục. Cũng khoảng mấy tháng tôi không<br />

có đi làm, chẳng qua tự tôi không đi xin việc, hồi đó tôi có ấn tượng chủ mới không tốt. Sau nhờ mẹ tôi<br />

cho một bài học đích đáng, tôi mới tỉnh ngộ ra, hối hận và nghĩ rằng tại sao mình lại dễ chán nản buông<br />

xuôi một cách vô lý như vậy.<br />

Hôm đó tôi không ra khỏi nhà như những ngày trước, đến chiều ăn cơm xong, tôi đi ngủ sớm.<br />

Đối với mẹ tôi, tôi cố gắng chứng minh cho bà thấy rằng mình đã biết lỗi để làm thân với bà, nhưng<br />

trong lòng tôi vẫn ấm ức, mẹ tôi vẫn nghĩ rằng tôi là kẻ phụ tình nàng.<br />

Cũng bẵng đi một thời gian sau, tôi được tin, trong trại lính Pháp M.M.F cần người lo trang<br />

phục quân đội. Trại lính này xa thành phố khoảng 5 cây số, nếu muốn đi làm thì cần phải có xe đap<br />

hoặc xe gắn máy.<br />

Tôi xin được việc làm, khi về nhà tôi mừng nói với mẹ tôi :<br />

- Thưa mẹ, đầu tháng này con sẽ đi làm, trong sở chỉ làm có một buổi sáng. Bắt đầu từ 6 giờ<br />

sáng đên 13 giờ trưa.<br />

Tôi thấy mẹ tôi cười mừng cho tôi.<br />

Từ đó tôi đi làm hàng ngày, cứ mỗi chiều đi làm về, cơm nước xong, tôi lại lấy sách nhạc và cây<br />

đàn guitar ra tự học, ban đầu cũng có khó khăn vì tôi ngưng không tập đàn cũng đã lâu. Mẹ tôi thấy<br />

chiều nào tôi cũng ở nhà không ra ngoài dạo chơi, bà tưởng lầm, bà nói :<br />

- Mẹ cấm con lui tới mấy chỗ ăn chơi trụy lạc chứ mẹ đâu có cấm con đi dạo chơi hay giao<br />

thiệp.<br />

Tôi thưa mẹ :<br />

- Không phải thế, chẳng qua vì ý con muốn ở nhà để viết cho xong bản nhạc con đang viết dở.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 102<br />

Vài tháng sau tôi viết xong bài Bước Phiêu Linh.<br />

Thời gian này, tôi có thú vui đọc sách, tôi vừa mua được cuốn sách có tựa đề là " Để sáng tác<br />

những bài nhạc phổ thông " do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ soạn.<br />

Thời gian ngắn sau, cảm hứng sáng tác lại đến, tôi viết tiếp một bài nhạc " Nhớ dĩ vãng ", hoàn<br />

thành hai bài, tôi đem hát cho bạn bè nghe, nhiều người khen hay, có người khuyên tôi gửi cho nhà xuất<br />

bản, nhưng tôi không gửi, lúc đó tôi nghĩ rằng nhạc lý mình còn yếu, nên chờ khi mình thật khá rồi tính<br />

sau.<br />

Mẹ tôi thấy tôi chỉ chăm chú về sách về đàn, ít ra ngoài, không thấy tôi có bạn gái. Bà nghi hay<br />

tôi chán đời, bà tới nhà chị cả tôi ( vốn là con của mẹ cả ) để cầu cứu, bà nhờ chị tôi coi quen gia đình<br />

nào có con gái ngoan biết làm ăn buôn bán giỏi để mai mối hỏi vợ cho tôi.<br />

Chị tôi nghe lời mẹ tôi, để ý, tìm được mấy cô ưng ý, rồi bắt dẫn tôi đi xem mặt. Tôi sợ mẹ, nể<br />

chị, dù lòng không muốn nhưng tôi cũng đi theo. Chúng tôi gặp mấy cô gái con nhà khá giả, khôn<br />

ngoan, đẹp gái, mẹ tôi khen không ngớt cô này cô kia, bà khen một cô và nói :<br />

- Con nhỏ này, nghe nói có nhiều người trong tỉnh đã từng tới dạm hỏi, nhưng bị gia đình họ từ<br />

chối.<br />

Chị tôi phụ thêm :<br />

- Đúng vậy, chị quen biết buôn bán với họ lâu năm, họ biết rõ gia đình mình, thấy đàng hoàng<br />

tin tưởng, họ mới chịu.<br />

Một trong đám gồm mấy cô, mẹ tôi và chị tôi chấm cô hàng cá, ngoài phiên chợ sáng, dáng<br />

người tròn trịa, khỏe mạnh, mẹ nói với chị tôi :<br />

- Con nhìn xem, cô này năm một đó con.<br />

Chị tôi cười trả lời :<br />

- Dạ mẹ.<br />

Tôi không hiểu năm một là gì. Tôi ngờ nghệch hỏi nhỏ chị :<br />

- Mẹ nói năm một nghĩa là gì ?<br />

Chị giảng tôi điều đó có nghĩa là mỗi năm mẹ có thêm một cháu nội để bồng. Chị khuyên tôi<br />

nên nhanh chân tới nhà cô ấy làm quen. Tôi làm bộ gật đầu cho qua chuyện.<br />

Thành thật mà nói, từ bé đến lớn, tôi thấy trong xóm nhiều gia đình đông con, họ vất vả làm<br />

lụng khổ cực mà vẫn không đủ tiền để cho con cái tới trường học, bọn trẻ con thì quần áo rách rưới,<br />

bẩn thỉu không ai chăm sóc, tôi nghĩ tới cô này năm một, không biết chị tôi nghĩ sao chứ tôi sợ quá, nên<br />

sau cùng tôi kiếm đủ lý do bận bịu để không tới nhà cô ấy. Mấy tuần sau chị tôi biết tôi không tới, đem<br />

việc mách với mẹ, hai người khuyên bảo hù dọa thế nào tôi cũng không chịu, mẹ tôi và chị tôi đành bỏ<br />

cuộc chịu thua.<br />

PHẦN BẢY<br />

Mai Thanh… Lâm – Người bạn đời<br />

Anh bạn thân của tôi, anh Học, thỉnh thoảng ghé qua nhà thăm, tôi dạo này cũng ít khi có dịp gặp anh.<br />

Một phần là do từ khi kiếm được việc làm, tôi phải đi làm từ sáng sớm cho đến chiều về, khi về nhà tôi<br />

lại say mê đọc sách nhạc, cuộc sống không được rãnh rỗi như ngày xưa. Một hôm nhân dịp gặp gỡ, anh<br />

nói với tôi :<br />

- Có một cô vừa ở Sài Gòn tới học nghề uốn tóc ở chỗ tiệm tôi làm, cô tên là Mai Thanh.<br />

Lúc đó tôi lấy làm ngạc nhiên, không lẽ có tới hai cô Mai Thanh. Chuyện là cách đây mấy<br />

tháng, tôi có anh bạn đồng nghiệp, nhờ tôi viết một bức thư tình, gửi cho người cùng mang tên Mai<br />

Thanh. Tôi viết thư giùm anh ta, gửi tới người con gái mà tôi chưa từng gặp mặt bao giờ, chỉ qua tưởng


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 103<br />

tượng mà văn chương trở nên bóng bẩy, tán tỉnh cô gái. Anh bạn đồng nghiệp của tôi sau đó rất hài<br />

lòng, cảm ơn tôi và chạy đi gửi bức thư tình.<br />

Nay nghe anh Học kể bâng quơ tên cô gái, tôi trở nên hiếu kỳ, tôi nhờ anh Học tìm cách cho tôi<br />

gặp cô ấy. Anh nhìn tôi một lúc lâu rồi nói :<br />

- Ồ ! dễ thôi, nếu cậu muốn làm quen thì chiều thứ sáu khoảng gần trước bảy giờ tối, tới tiệm tôi<br />

làm, cậu chịu khó chờ một tí cho đến khi tiệm đóng cửa, tôi sẽ giới thiệu hai người để cậu làm quen.<br />

Đúng vào buổi chiều thứ sáu, tôi y hẹn tới tiệm cắt tóc, gặp anh Học và cô Mai Thanh trong<br />

tiệm vừa mới bước ra. Anh Học chưa kịp giới thiệu, cô gái đứng bên cạnh đã nói với anh Học :<br />

- Người này hình như em biết mặt, nhưng không biết tên.<br />

Anh Học trả lời :<br />

- Vinh<br />

Cô chào tôi rất vui vẻ và nói :<br />

- Mấy tuần trước đây, em thấy ông đánh đàn và hát giúp vui cho đám cưới bên cạnh nhà em.<br />

Tôi lấy làm ngạc nhiên, hỏi lại :<br />

- Vậy ... cô ngồi ở bàn nào ?<br />

- Dạ, em đứng xem ở ngoài bờ rào. Em mới tới, không quen biết, nên không được người ta mời.<br />

Có một công viên nhỏ, tôi đề nghị :<br />

- Đứng ngoài phố nói chuyện trông bất tiện, hay là ba người chúng ta vào công viên ngồi.<br />

Nhưng cô từ chối, cô nói phải về nhà nấu cơm :<br />

- Để dịp khác, hôm nào rảnh mời anh và ông tới nhà em chơi.<br />

Chúng tôi chia tay nhau. Anh Học nói:<br />

- Nhà cô ấy ở bên cạnh chợ sáng.<br />

Bây giờ tôi biết chỉ có một cô Mai Thanh duy nhất. Bẵng đi một thời gian, khoảng vài tuần lễ<br />

sau, tình cờ anh Học cho tôi biết rằng cha mẹ cô Mai Thanh mời anh tới nhà chơi và họ nhắn mời luôn<br />

tôi.<br />

Chiều Chủ Nhật chúng tôi tới nhà, hai ông bà thân sinh của cô rất lịch sự, đón tiếp chúng tôi rất<br />

niềm nở và cởi mở, cũng vì anh Học là người đồng nghiệp làm chung tiệm với con gái ông bà, tôi chỉ là<br />

người được mời thêm tham dự. Bàn ăn có hai ông bà, cô ấy và hai chúng tôi, các em của cô đã ăn<br />

trước, đùa giỡn trong phòng bên trong.<br />

Sau bữa cơm, khi chia tay hai ông bà nhắn nhủ chúng tôi :<br />

- Khi nào hai cháu rảnh thì cứ tới nhà chúng tôi chơi.<br />

Vì quý mến nên từ đó hàng tuần tôi ghé thăm ông bà, không có ý gì khác, tôi biết cô Mai Thanh<br />

và bạn đồng nghiệp của tôi đang yêu nhau thắm thiết, tôi không muốn can dự vào chuyện tình duyên<br />

của hai người. Cứ mỗi lần tôi tới thăm hỏi, chỉ ngồi năm mười phút rồi cáo từ, không bao giờ tôi dám<br />

ngồi lâu sợ làm phiền hai ông bà. Hai ông bà rất có cảm tình với tôi và khen ngợi tôi về cách cư xử lễ<br />

độ chừng mực.<br />

Thắm thoát anh Học cũng gần phải về Việt Nam, vì hết hạn kỳ, tiệm sẽ sang lại cho chủ mới.<br />

Anh Học trông vui lắm, nghĩ đến ngày được trở về đoàn tụ cùng gia đình. Tôi thì hơi buồn, biết rằng sẽ<br />

phải xa đi một người bạn tốt, nên lợi dụng những ngày còn lại bên anh, tôi thường tới tìm anh trò<br />

chuyện.<br />

Có đôi lần, chúng tôi đi chơi, mời cô Mai Thanh cùng đi chung cho vui. Dần dà, cô cũng không<br />

từ chối như những lần đầu. Một lần tôi hỏi cô :<br />

- Dạo này cô không phải về nhà sớm để nấu cơm sao ?<br />

Cô đỏ mặt bối rối trả lời :<br />

- Dạ, ngày trước em vội tới gặp bạn trai em, chứ không phải nấu cơm.<br />

Tôi hỏi :


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 104<br />

- Vậy bây giờ cô không có hẹn với bạn trai nữa sao ?<br />

Cô trả lời :<br />

- Chúng em chia tay rồi, cũng vì hai gia đình, mẹ anh ấy chê em là gái tân thời, không hợp với<br />

gia đình bà. Còn ba mẹ em thì chê anh ấy không được lịch thiệp.<br />

Cô kể tiếp :<br />

- Ngày em mới tới, em cũng từng có người yêu, đã làm đám hỏi và chỉ chờ ngày đám cưới.<br />

Nhưng anh ấy tự nhiên mất tích, biệt tăm cho đến tận bây giờ, không biết vì lý do gì. Anh ấy làm ông<br />

thông ký trong tòa Đại sứ Pháp. Ba mẹ em thương quý lắm. Anh ấy có học thức, lịch thiệp, thời đó em<br />

đã rất yêu và đau khổ khi anh ấy biệt tăm biệt tích. Còn anh này vì mới tìm hiểu nhau, khi chia tay cả<br />

hai đều buồn nhưng có lẽ em vượt qua được.<br />

Cô tâm sự với tôi :<br />

- Em không nghĩ sau này em sẽ lấy được người chồng giàu có, học thức em cũng không màng,<br />

vì em không được học nhiều. Em chỉ cần người đàn ông có ý thức sống và thương yêu em thật tình là<br />

đủ rồi.<br />

Tôi hỏi :<br />

- Cô nói người đàn ông có ý thức, điều đó theo cô phải như thế nào là đúng ?<br />

Cô tâm sự với tôi :<br />

- Đa số đàn ông thời này, họ thích con cái nhiều. Như ba mẹ em vì đông con nên làm lụng vất<br />

vả để nuôi bọn em ăn học, quên cả thân mình. Riêng em thì nghĩ, chỉ một hay hai đứa con thì đời sống<br />

mình chắc đỡ vất vả hơn và chăm sóc con cái kỹ càng hơn.<br />

Tôi thầm nghĩ cô bé Mai Thanh này hợp với mình nhiều điểm. Qua mấy cuộc chuyện trò, đôi<br />

lần gặp gỡ, tôi đề nghị :<br />

- Cô có thích hát thì đi tập hát song ca chung với tôi, cũng đến mùa cưới, gần có mấy đám cưới<br />

mới .<br />

Cô nói :<br />

- Để em về xin phép ba mẹ rồi trả lời anh.<br />

Hôm sau cô gặp tôi và nói ba mẹ cô đã cho phép, nói rằng ông bà muốn gặp tôi. Ngày đó tôi<br />

đam mê âm nhạc, muốn có người hát song ca, chứ thật ra chưa có ý gì với cô ấy, nên tôi rất mạnh dạn<br />

tới nhà cô. Hôm đó, tôi tới nhà chỉ gặp một mình mẹ của cô Thanh, bà rất vui vẻ tiếp đãi tôi, nói<br />

chuyện hồi lâu, tôi có đề cập đến việc xin cho cô Thanh đi hát chung, bà gật đầu cho phép.<br />

Tôi thưa thêm với bà :<br />

- Nhà tập hát không xa chỉ cách nhà khoảng 50 thước, anh chị này có người em chơi trong ban<br />

nhạc.<br />

Bà nói :<br />

- Ai chứ anh chị này tôi quen.<br />

Từ đó trở đi, chúng tôi tập hát song ca, giúp vui cho những tiệc cưới, dần trở nên quen biết mặt<br />

bởi nhiều người. Người ta gọi chúng tôi là cặp song ca ( Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết Vientiane ).<br />

Những việc đi hát chung làm chúng tôi gắn bó nhau theo thời gian, chúng tôi rất thân nhau, hay<br />

tâm sự với nhau, rồi trở nên yêu nhau.<br />

Sau giờ tập hát, đôi khi chúng tôi cũng rủ nhau đi ăn chung hoặc đi dạo phố, thường hay về trễ.<br />

Những lúc đó, tôi đưa nàng về, tôi cùng vào nhà xin lỗi ông bà vì lý do chính tôi mời nàng. Tôi thấy<br />

ông bà cũng dễ chịu, vui vẻ và tin tưởng nơi tôi.<br />

Dạo đó, đôi khi tôi cũng hỏi nàng :<br />

- Mỗi lần về trễ, ba mẹ em có rầy la gì không ?<br />

Nàng trả lời rằng không và nói tiếp :<br />

- Em nghe ba em nói với mẹ, trong đám thanh niên tới nhà, coi anh là được nhất.<br />

Thú thật lúc đó tôi thật mừng rỡ và hãnh diện.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 105<br />

Qua một thời gian, tôi ngỏ ý muốn cưới nàng, tôi mời nàng tới nhà thăm và giới thiệu với mẹ<br />

tôi.<br />

Chiều chủ nhật hôm đó, nàng vận bộ áo dài màu hoa cà, dáng nàng trông như một tiểu thơ con<br />

nhà giàu. Thời này mấy cô ở tỉnh ít ai mặc áo dài, họ chỉ mặc trong những dịp Tết nhất hay khi có lễ<br />

tiệc hội hè.<br />

Tôi giới thiệu với mẹ là bạn gái tôi. Mẹ tôi hơi ngạc nhiên, bà nghĩ là bạn thông thường cũng như mấy<br />

người bạn trước đây, nên vui vẻ tiếp đón hỏi han khách sáo, rồi đi vào phòng trong để chúng tôi trò<br />

chuyện riêng tư. Mẹ tôi rất tế nhị, cho dù bạn trai hay bạn gái, khi tôi mời về nhà, bà cũng cố ý tránh<br />

mặt để chúng tôi được tự do thoải mái chuyện trò. Tôi dạo đàn và hát một hồi, khi ra về nàng lễ phép<br />

chào mẹ tôi và cáo từ.<br />

Tối đến bà kín đáo hỏi dò tôi :<br />

- Cô ấy con nhà ai mà như con nhà giàu vậy ?<br />

Tôi cười trả lời :<br />

- Dạ cô ấy tên là Mai-Thanh, con của ông bà Y…. ở bên xóm chợ sáng.<br />

Tôi nói tiếp :<br />

- Con có định cưới cô ấy làm vợ.<br />

Mẹ tôi lo lắng trả lời :<br />

- Không được đâu con, con đừng trèo cao, nên mà liệu cơm gắp mắm.<br />

Tôi thầm nghĩ chắc là mẹ tôi thấy cô ấy mặc áo dài sang trọng, tôi liền hỏi mẹ chuyện đó.<br />

Bà ừ và đáp :<br />

- Chỉ có con nhà giàu mới ăn mặc như thế !<br />

Tôi nói :<br />

- Mẹ lầm rồi, cô ấy vừa mới tới định cư, vốn là người gốc ở Sài gòn bên Việt Nam mình, các cô<br />

khi ra đường thường mặc áo dài.<br />

Tôi tiếp :<br />

- Gia đình cô ấy cũng thường thôi, không giàu có như mẹ tưởng, chỉ hơn nhà mình một tí. Mẹ<br />

đừng lo.<br />

Tôi biết tính mẹ tôi, bà lo lắng thì lo lắng chứ không bao giờ cản trở việc hôn nhân của con cái.<br />

Bà cũng biết tính tôi gọi là quyết đoán theo ý mình. Mấy lần trước, với những người con gái khác, mẹ<br />

tôi và chị tôi đã chịu thua không thể áp đặt chuyện hôn nhân cho tôi. Cuối cùng bà nói :<br />

- Nếu con muốn lấy cô ấy, mẹ cũng không cản, nhưng với điều kiện là ý người ta ra sao con<br />

phải tự lo lấy. Khi nào mẹ biết chắc chắn họ chịu thì mẹ mới nhúng tay vào.<br />

Đời tôi vốn đã quen tự lập tự cường, tôi cam đoan với mẹ :<br />

- Mẹ yên tâm, khi nào chắc chắn, thì con nhờ mẹ chuyện ăn hỏi.<br />

Tôi đem chuyện tương lai nói với nàng, và mong nàng về thưa thật với ba mẹ, để xem thử ba<br />

mẹ nàng phản ứng ra sao. Tôi nói :<br />

- Hy vọng ba mẹ em không phản đối, chứ còn về phía mẹ anh thì không có vấn đề gì.<br />

Một vài hôm sau, nàng cho tôi biết rằng ba mẹ nàng đã đồng ý, và mong muốn gặp tôi. Tôi<br />

mừng rỡ thở phào như cất được gánh nặng trong tim và nói :<br />

- Em về nói với ba mẹ rằng chiều nay khoảng 20 giờ anh sẽ tới.<br />

Tối hôm đó, tôi ăn vận chỉnh tề, đứng đắn, hơn mọi ngày. Khi tôi tới nhà, lòng còn đang bối rối,<br />

chưa biết sẽ bắt đầu câu chuyện, ăn nói làm sao, ông bà thấy tôi bối rối, cười và trấn an tôi :<br />

- Chúng tôi đã biết từ lâu con Lâm ) với cháu thương nhau. (Bây giờ tôi mới biết, Mai Thanh<br />

chỉ là tên phụ)<br />

Ông tiếp lời :<br />

- Thấy cháu được, nên chúng tôi đồng ý. Cháu đưa mẹ tới gặp chúng tôi.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 106<br />

Tôi thật lòng không ngờ vì mọi sự được thông qua một cách dễ dàng như vậy, nên tôi mừng lắm<br />

thưa :<br />

- Dạ con sẽ mời mẹ con sang thăm hai bác bàn chuyện.<br />

Khi về tôi cho mẹ biết rằng mọi sự êm xuôi, và chờ tin mẹ tôi. Vài ngày sau, bà nhờ mấy ông<br />

bà cao niên, trọng vọng trong xóm cùng đi để ngỏ lời. Nhận được sự thông cảm từ hai phía, các ông bà<br />

bàn tính ngày làm đám hỏi đám cưới.<br />

Cứ như vậy, một tháng sau chúng tôi làm lễ hỏi. Rồi thời gian trôi nhanh, sau đó khoảng hai<br />

tháng, chúng tôi làm lễ thành hôn.<br />

Đám cưới của chúng tôi vào thời đó không lớn so với các đám cưới khác, nhưng đúng với lễ<br />

giáo phong tục, chúng tôi chỉ mời những người thân hữu họ hàng. Có câu là " Ma chê, cưới trách, làm<br />

lớn chỉ thêm mang nợ nần". Bên họ nhà gái, hai ông bà cho biết họ mới tới định cư bên sứ này không<br />

lâu nên không quen biết nhiều. Nếu tính cả bạn đồng nghiệp họ hàng , chúng tôi mời khoảng 20 gia<br />

đình.<br />

Chúng tôi được bên họ nhà gái giúp đỡ với các bằng hữu quyến thuộc cùng nhau lo tính toán<br />

làm bữa tiệc cưới một cách thịnh soạn nhưng lại tiết kiệm chi li, không tốn kém bao nhiêu, thức ăn mọi<br />

sự đều không bị thừa thãi phung phí.<br />

Đó là mối tình thứ hai của đời tôi. Gặp gỡ nhau như định mệnh, quen nhau, tìm hiểu nhau để khám phá<br />

ra những quan điểm tương đồng rồi đi đến quyết định hôn nhân. Chúng tôi đã thật lòng thương nhau,<br />

với tuổi trẻ hăng say cùng nhau xây mộng đẹp, cùng mơ tưởng sống chung đến đầu bạc răng long, cùng<br />

thề nguyền chung vai góp sức để xây dựng một gia đình hạnh phúc, lâu dài. Tuổi trẻ thật là đẹp.<br />

Tình yêu, gia đình đi đôi với bổn phận, thấm thoát đã ba năm từ khi chúng cưới nhau. Hồi đó<br />

trong đám cưới mọi người chúc tôi có một đàn con. Tôi thì nghĩ là: " Chỉ sinh hai đứa và cũng chỉ hai<br />

đứa thôi. Sinh nhiều khổ lắm!"<br />

Thế rồi chúng tôi có con. Cả hai họ đều mừng vui. Sinh đứa con trai đầu lòng sau đó tiếp thêm một gái.<br />

Mọi người đến chúc mừng, họ nói chúng tôi tốt phúc có cả nếp lẫn tẻ, đạt đúng điểm mười của bao<br />

người mơ ước mà trời không cho. Những chuỗi ngày hạnh phúc lứa đôi thật đẹp trong nếp sống gia<br />

đình đầm ấm vẫn luôn trong trí nhớ tôi, hạnh phúc thởi đó sao thật giản đơn.<br />

Ngoài sự công việc làm ăn, chúng tôi săn sóc con cái rất cẩn thận, sạch sẽ. Người ta nói " Đồng<br />

vợ đồng chồng tát biển Đông vẫn cạn" Mọi sự trôi qua êm ả thuận lợi. Thời gian còn lại trong ngày tôi<br />

dành cho việc nghỉ ngơi và thụ hưởng cái cảm giác êm đềm, ấm cúng, như những giọt mật mà cuộc<br />

sống đã ban tặng cho mỗi người. Tôi nghĩ những giọt mật này có lúc dài lúc ngắn, lúc đầy lúc vơi,<br />

nhưng tất cả là do bản thân mình quyết định, có ý thức được thế nào là hạnh phúc mới biết quý báu cái<br />

hạnh phúc trong tay.<br />

Nhưng trên đời mỗi người mỗi khác, có người nghĩ rằng hạnh phúc là do người khác mang lại,<br />

có người lại không cảm thấy đủ với cái hạnh phúc hiện tại nên cố gắng đấu tranh để tìm cái hạnh phúc<br />

tuyệt đối.<br />

Tôi thì cảm thấy hài lòng với cái hạnh phúc nhỏ nhoi của chính bản thân mình, tôi nói là nhỏ<br />

nhoi bởi vì tôi biết rằng còn có thể phấn đấu để đạt được hạnh phúc lớn hơn, do chính bản thân tôi tạo<br />

ra chứ không trông chờ bố thí ân huệ nơi người khác. Câu " Tận nhân lực tri thiên mạng" mà tôi đã đọc<br />

từ thuở nhỏ, giúp tôi rất nhiều mỗi khi có chuyện buồn hay vấp ngã trong đời.<br />

PHẦN TÁM


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 107<br />

Xuôi buồm thuận mái hiển vinh<br />

Một hôm tôi nhận được tin buồn từ gia đình, chị tôi có tai nạn. Chuyện đồn là chị tôi bị người chồng<br />

nghiện hút, thiếu tiền về tra khảo, hành hung.<br />

Thế là chị tôi qua đời để lại mấy người con nhỏ, bơ vơ côi cút chẳng hề được đoái hoài bởi<br />

người cha vô trách nhiệm. Mẹ tôi thương lũ cháu, thương bọn trẻ mồ côi nên bà đem chúng về nuôi.<br />

Trong thời gian này mấy chú em của tôi cũng đã lập gia đình, họ đều có con đông và đang gặp khó<br />

khăn nên không thể giúp được gì. Thế là người mẹ già cao quý của tôi lại một lần nữa phải làm lụng vất<br />

vả để nuôi đàn cháu. Tội nghiệp bà, bao nhiêu năm khổ cực nuôi đàn con thơ, giờ tuổi đã già, chưa<br />

một lần được rãnh rỗi mà hưởng phước. Tôi nghĩ mình là cậu ruột, lương tâm không cho phép làm ngơ.<br />

Tôi hứa với mẹ tôi rằng tôi sẽ nhận nuôi một đứa, còn một thì hai chú em cùng mẹ nuôi. Tôi đã<br />

suy nghĩ rất nhiều, nếu nuôi cháu, để chăm sóc cháu một cách đàng hoàng, thì phải làm cách nào tăng<br />

thu nhập, chứ không thể trông chờ vào mấy đồng lương tháng vốn chỉ đủ sống như trước.<br />

Thêm người, thêm miệng ăn, thêm việc, tôi lại sợ nàng vất vả thêm sẽ mất hạnh phúc. Suy đi<br />

tính lại, tôi nghĩ chắc phải tìm cách mở hiệu, may ra mới đủ thu nhập, đủ ăn. Thế nhưng vạn sự khởi<br />

đầu nan, để mở hiệu, điều đầu tiên quan trọng nhất đó là vốn liếng, sau là kinh nghiệm, cái đó tôi có đủ,<br />

nhưng chuyện tiền vốn ban đầu thì tôi lại không biết kiếm đâu ra. Tôi chợt nhớ tới mấy người bạn cùng<br />

là nhạc sĩ mới quen, tôi mới hỏi ý kiến họ về việc làm thêm, và đưa lời nhờ vả.<br />

Thật may mắn cho tôi, trong ban nhạc còn thiếu người đệm guitare, từ đó tôi nhận chơi guitare<br />

cho ban nhạc của bạn bè. Làm nhạc, lương tháng cao gấp ba lần lương thường. Tôi thầm nghĩ rằng<br />

mình làm sáu tháng cũng có thể để dành được một số vốn ban đầu rồi dần dà sẽ kiếm cách xoay xở<br />

thêm.<br />

Kể từ hôm đó tôi chăm chỉ làm việc với thời biểu đầy kín, buổi sáng, tôi đi làm từ 6 giờ tới 13<br />

giờ trưa ở sở Pháp, buổi chiều về chăm sóc vợ con sau đó tối đến đi làm nhạc ở phòng trà. Công việc<br />

thật nặng nhọc có lúc tưởng chừng như tôi không thể thở nổi, ấy thế mà đúng như dự định ban đầu, chỉ<br />

trong vòng sáu tháng, tôi đã có thể dành dụm được một số tiền để ra mở tiệm.<br />

Hai vợ chồng chúng tôi đều xin nghỉ việc làm để đồn thời gian lo cho cửa tiệm. Vợ tôi trông<br />

tiệm và săn sóc hai con và đứa cháu gái. Tôi thì đảm đương các công việc kỹ thuật và ngoại giao kiếm<br />

khách hàng<br />

Tiệm của chúng tôi nằm giữa trung tâm thành phố Vientiane, đây là khu đô thị sầm uất, bao<br />

người qua lại, đa số họ là người ngoại quốc. Với tiện nghi như vậy tôi nghĩ rằng trong tương lai cửa<br />

hiệu của tôi sẽ phát đạt. Về phần cạnh tranh trong hiện tại thì hơi khó, bởi vì gần hiệu của tôi có nhiều<br />

cửa hiệu rất nổi tiếng đã lâu.Tôi nghĩ và tự an ủi rằng mỗi người đều có chỗ sở trường sở đoản, cũng<br />

như mỗi hiệu may đều có phong cách khác nhau, cái goût của mỗi khách hàng đều khác nhau, có khi<br />

tôi sẽ được ưa thích bởi phong cách của tôi, vì vậy mà tôi rất hăng hái.<br />

Khi khai trương cửa hiệu, tôi nhờ sự quen biết khi còn làm việc trong sở đưa danh thiếp mời các<br />

bạn cùng sở làm việc cũ tới để ủng hộ chúng tôi.<br />

Thời gian đầu, do những mối quen biết đó mà tôi may mắn được ký một hợp đồng. Hiệu của<br />

chúng tôi được độc quyền may cho trại lính Pháp mỗi năm 500 bộ đồ đồng phục quân trang<br />

( uniformes militaires ) và 500 bộ đồ bảo hộ khi làm việc (tenues de travail ) từ cấp hạ sĩ quan tới cấp<br />

tá. Cũng chính vì hợp đồng lớn này, xem như khởi đầu được sự may mắn vững chắc cho nên tôi bớt lo<br />

sợ hơn cho tương lai của hiệu tôi.<br />

Với thời gian, tôi chăm chút đầu tư vào công việc, cửa hiệu, cũng nhờ sự đầu tư này, nhờ sự<br />

khéo léo cắt may của tôi, dần dần cửa hiệu tôi trở nên nổi tiếng được nhiều khách hàng biết đến. Chúng<br />

tôi có nhiều khách hàng nên có thêm nguồn thu nhập dồi dào, đời sống cũng cảm thấy thoải mái hơn.<br />

Từ đây vợ con và cháu của tôi sống một cách nhàn hạ tiện nghi hơn. Chỉ mình tôi bôn ba sớm chiều,<br />

tuy vất vả nhưng trong lòng cảm thấy mừng vui vì lo được cuộc sống thoải mái cho gia đình.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 108<br />

Ban đầu tôi nghĩ rằng năm bảy người thợ giúp việc thôi cũng đủ, nhưng không ngờ mỗi ngày ,<br />

càng đông khách hàng. Ban đầu phòng thợ nhỏ, tôi nới rộng thêm và thuê thêm thợ nhưng vẩn không<br />

kịp với số lượng khách hàng tăng như vậy. Nhiều khi tôì sợ trễ hẹn sẽ mất khách, nhớ lại ngày trước tôi<br />

làm ở sở, cứ mỗi lần phải làm thêm giờ thì được trả tiền gấp đôi, cho nên tôi đề nghị với anh em thợ<br />

rằng cứ hễ ai chịu làm thêm buổi tối sẽ được trả tiền gấp đôi. Tất cả anh em thợ đều đồng ý, cứ mỗi tối<br />

họ đều làm thêm giờ đễ tăng thêm thu nhập. Kế hoạch này có lợi cả hai bên chúng tôi và anh em thợ,<br />

tôi thì kịp thời giao hàng không bị trễ hẹn, có thêm lợi tức, phần bên anh em thì có tiền thêm, đời sống<br />

dễ thở hơn. Những người làm với tôi, có anh gia đình đông con cái, việc làm thêm này giúp giải quyết<br />

cảnh túng thiếu, còn mấy anh ít con hay độc thân, cố gắng làm thêm thì khoảng thời sau đều có cuộc<br />

sống dư dả, đều có mua xe gắn máy chạy hay dành dụm để riêng<br />

Tôi thì cũng mua một chiếc xe hơi, để đi giao thiệp với các giới chức đủ mọi cấp bậc. Càng<br />

ngày tôi càng có nhiều mối quan hệ giúp cho công việc làm ăn. Tôi quen biết với các chủ công sở ngoại<br />

quốc cho nên tham gia đấu thầu và giành được nhiều hợp đồng giúp cửa hiệu tôi càng lúc càng phát<br />

đạt. Giới thượng lưu, đại sứ quán hay lãnh sự ngoại quốc đều biết tôi có nghề tay trái là nhạc sĩ nên ưu<br />

tiên cho tôi thầu những đêm dạ vũ, hội tiệc.<br />

Ông bà thân sinh bên gia đình vợ tôi lâu lâu đến thăm chúng tôi, nhìn thấy cảnh gia đình ấm no,<br />

lòng rất vui và hãnh diện an tâm khi có một người con rể xứng đáng.<br />

Thời gian cứ thế mà trôi, cửa hiệu của tôi phát triển thịnh vượng. Chúng tôi làm viêc suốt tuần,<br />

chỉ đóng cửa chiều thứ bảy và trọn ngày chủ nhật. Những cửa hiệu khác thời đó thì có nơi bắt thợ làm<br />

việc không có ngày nghỉ, riêng tôi thì không như vậy. Xứ Lào này không có bảo hiểm xã hội như mấy<br />

nước tân tiến, tôi nghĩ tới những anh em thợ vất vả, tôi cũng cố gắng ưu đãi, đối xử tử tế với họ tối đa<br />

đến mức có thể. Tôi không bắt buộc họ làm liên tục suốt tuần, vả lại ngày nghỉ, như bao người khác là<br />

thời gian dành cho gia đình, chúng tôi cũng dành thời giờ đưa các con đi thăm gia đình hai họ nội,<br />

ngoại. Tôi nghĩ đó là nguyên tắc bất di, bất dịch, ngày chủ nhật là ngày của gia đình.<br />

Có nhiều người tìm thấy hạnh phúc trong sự giàu có, chiếm hữu tiền bạc không biết đến bao giờ<br />

mới đủ, họ làm ngày làm đêm không ngưng nghỉ. Tôi biết hạnh phúc đời người, không phải là sự giàu<br />

có tiền bạc, hạnh phúc được tìm thấy qua sự hy sinh, quan tâm và bảo vệ người vợ yêu thương cùng<br />

đàn con cháu của mình.<br />

Công việc của tôi êm buồm xuôi gió một cách thuận lợi, tôi ngày càng có nhiều mối quan hệ,<br />

được khách hàng quý mến, họ thường xuyên mời tôi tham dự những bữa hội tiệc, những đêm dạ vũ của<br />

giai cấp thượng lưu, nhằm mục đích quyên góp giúp đỡ cho các hội từ thiện, tổ chức nhân đạo xã hội.<br />

Những kinh nghiệm rút tỉa từ cuộc sống, người thân và sách vở mà tôi được đọc từ thuở nhỏ đã<br />

giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc làm ăn. Thời niên thiếu tôi gặp nhiều trở ngại, hoàn cảnh đã thúc<br />

đẩy tôi phải phấn đấu, trui rèn lòng cam chịu học hỏi đã quen. Bên cạnh đó tôi lại may mắn gặp nhiều<br />

thầy tốt, bạn tốt, lại được mẹ tôi dạy bảo cách ăn ngay, ở thẳng, không có lòng tham lam, buôn thừa bán<br />

thiếu, nên tôi tránh được nhiều sự phiền muộn nguy hiểm, trong sự làm ăn.<br />

Người ta nói " Không có việc gì không thẹn với lòng thì nửa đêm không sợ người gõ cửa " tôi<br />

làm ăn đường hoàng ngay thẳng nên sống cuộc đời chí thú làm ăn, không ưu tư phiền muộn vô cớ như<br />

những ông chủ kinh doanh khác thời bấy giờ.<br />

Thủ đô Vientiane của Lào ngày càng phát triển, gia đình tôi vẫn định cư nơi đây, hoàn cảnh gia<br />

đình ấm no, con cháu được chăm sóc tới nơi tới chốn, cửa hiệu phát triển thịnh vượng, tôi lòng thật<br />

hạnh phúc.<br />

Xét lại thì cuộc đời tôi tuy gian khổ từ tấm bé nhưng xem ra cũng gặp nhiều may mắn và trên<br />

hết cũng do chính bản thân mình mới có được ngày hôm nay.<br />

Thời gian dần trôi, thấm thoát các con và cháu của tôi cũng đã lớn hơn, độ tuổi chín, mười. Gia<br />

cảnh gia đình khá khắm, chúng tôi có đủ điều kiện sanh thêm một đứa con trai út. Người ngoài nhìn<br />

vào thấy gia đình chúng tôi hạnh phúc, sự nghiệp đang lên, họ thầm ngưỡng mộ khen ngợi lẫn ước ao.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 109<br />

Thế nhưng định mệnh trớ-trêu, đưa đẩy cuộc đời tôi sang lối rẽ khác ...<br />

PHẦN CHÍN<br />

Nén Hương Lòng<br />

Bài hát cuối cùng tưởng niệm Mẹ<br />

Ba mươi tháng tư, năm bảy mươi lăm (30 /04 / 1975 ) toàn miền Nam nước Việt, bị cộng sản Bắc Việt<br />

chiếm trọn. Nam Việt Nam sụp đổ, xứ Lào cũng theo sau, hoàn cảnh xứ lào cũng giống nhau, người<br />

người cùng nhau đi di tản, nhưng bớt thảm thương hơn, được cái là chiến tranh chấm dứt.<br />

Tôi chỉ là người buôn bán, làm ăn, phải lo kiếm hợp đồng ký kết nên thường lui tới mấy công sở<br />

ngoại quốc. Vậy mà Cộng sản Lào nghi tôi là gián điệp.<br />

Sau ngày 30 một vài tuần lễ, toà sứ quán cộng sản Hà Nội bây giờ trở thành đại diện của người<br />

Việt ở Lào, họ cho cán bộ tới mời tôi bảo rằng phải lên gặp mặt. Tôi biết không êm rồi, vì tình ngay, lý<br />

gian, với lại đối diện với những người có biết đến bao giờ là công việc kinh doanh, làm ăn ký kết<br />

contrat, tôi không biết phải giải thích làm sao cho họ hiểu. Vì vậy tôi bất đắc dĩ phải quyết định nhanh<br />

vì hạnh phúc và sự an toàn của gia đình.<br />

Ngay chiều hôm đó gia đình tôi làm ra vẻ như thường ngày cho các con đi dạo mát, chúng tôi<br />

tới bến đò (Thà Đừa ) giáp nối biên giới với Thái Lan, chúng tôi sang sông, lấy xe hỏa xa, đi suốt đêm.<br />

Sáng ngày hôm sau, chúng tôi tới thủ đô Thái Lan. Liền ngay tối hôm đó, chúng tôi lên máy bay đi<br />

Pháp, bằng lối du lịch.<br />

Một lần nữa vận mệnh khiến tôi phải bỏ lại hết tài sản sự nghiệp, tài sản đối với tôi tuy có giá trị<br />

nhưng tôi chấp nhận, nghĩ rằng tuy chỉ với hai bàn tay trắng hiện giờ, nhưng người tài, ở đâu cũng<br />

thành công. Điều làm tôi đau xót ngày ra đi với tháng năm, đó là nỗi buồn thương vì phải xa cách<br />

người mẹ hiền mà lúc đó tôi không biết đến bao giờ mới có thể gặp lại. Một năm, hai năm, mười năm<br />

hay là mãi mãi, nào ai biết trước được tương lai. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau của đứa con vì hoàn cảnh<br />

bắt buộc phải ra đi mà không có dịp ở bên cạnh phụng dưỡng mẹ khi tuổi già sức yếu.<br />

Khi tôi quyết định bỏ chạy, tôi có cho mẹ tôi biết, bà hiểu đó là do hoàn cảnh bắt buộc. Bà rất<br />

bình tĩnh, bà nói rằng chúng tôi cứ đi còn bà phải ở lại để mong ngày gặp được anh tôi<br />

Vậy mà mấy năm trôi qua thật nhanh, sự kiện 30 tháng tư xẩy ra, tôi bỏ chạy, sợ việc bất trắc như bao<br />

người kinh doanh làm ăn khác.<br />

Mẹ tôi ở lại với niềm mong mỏi duy nhất, chấp nhận khổ cực cũng chỉ hy vọng sẽ gặp lại anh<br />

tôi. Tội nghiệp bà, mỏi mòn chờ anh tôi, nhưng không thấy tăm tích.<br />

Anh tôi làm chức Tổng giám đốc, là cựu sĩ quan cao cấp trong hàng ngũ cộng sản. Tôi nghĩ<br />

không lẽ nghèo quá, vả lại đường bay từ hà Nội sang Lào chỉ 45 phút, đâu có xa xăm. Chỉ lòng muốn<br />

thì quan san vạn dặm cũng vượt qua. Nếu tình người nhạt nhẽo thì có ở bên cạnh nhà cũng chẳng đoái<br />

trông.<br />

Tôi ra đi mà lòng xót xa thương Mẹ và có linh tính là sẽ không bao giờ có ngày hội ngộ.<br />

Mẹ tôi chờ cho đến ngày 24 tháng 12 năm 1975, tức là nửa năm sau, mẹ tôi qua đời, thương<br />

thay cho số phận, làm tang lễ bà cũng không thấy đứa con trai đầu lòng của bà.<br />

Trong gia đình anh tôi là người có học, sao nỡ vô tình, vô nghĩa. Tôi tự hỏi hay anh đang say trong men<br />

rượu mừng chiến thắng mà quên đi người mẹ hiền đã đang mỏi mòn mong đợi.<br />

Tôi rời xa mẹ khoảng 5 tháng thì vội gửi tiền về giúp mẹ tôi, tiền chưa về tới thì than ôi mẹ tôi mất<br />

trước, lòng tôi xót đau vô hạn.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 110<br />

Đường về quá xa xôi, cấm đoán, tôi chỉ biết khóc cho sự bất hạnh của đời tôi, nỗi đớn đau của<br />

đời mẹ.Tội nghiệp mẹ nuôi con khôn lớn, khi lià đời, không có mặt người con thương yêu của mẹ.<br />

Tôi viết bài " Nén hương lòng" dâng lên mẹ để tưởng niệm bà.<br />

« Đêm giáng sinh nay nữa là thứ hai<br />

Hai năm mẹ đã xa rời đàn con<br />

Mỗi năm, đêm giáng sinh về<br />

Lòng con thương về, người mẹ kính yêu<br />

Năm xưa, tuổi ấu thơ, ngày nào nhỏ dại<br />

Bao gian lao, sớm khuya, lo cho đàn con<br />

Không than van<br />

Dẫu cho khó khăn nhọc nhằn<br />

Mong sao cho con mình nên người<br />

Mẹ ơi mái tóc bạc màu, màu sương gíó<br />

Nhuộm, tháng ngày, đến khi đàn con lớn khôn<br />

Ôi! Quê hương tang thương, đoãn trường<br />

Con ra đi, sinh biệt, tử ly<br />

Con nơi đây chốn quê người xa xôi<br />

Nơi quê hương, mẹ ngóng trông<br />

Trăm thương vấn vương lòng con<br />

Công ơn chưa đáp đền, nhớ thương mẹ hiền<br />

Mỗi năm, nén hương lòng này kính dâng ... »<br />

Mỗi năm vào ngày giổ mẹ tôi, tôi chỉ thắp một nén nhang và hát bài nén hương lòng, tôi không cúng lễ<br />

vật chi cả, nghĩ rằng ngày còn sống bên bà, mình đã biết ơn, cùng chia sẻ với bà nỗi nhọc nhằn, chưa<br />

làm bà buồn phiền. Vì một lời hứa ban đầu với mẹ tôi, nuôi đứa cháu gái nên người, gần suốt nửa đời<br />

người, tôi đã không ngại, vất vả, gian lao, nhọc nhằn, bương chảy để giữ thăng bằng trong gia đình cho<br />

cháu mình yên vui ăn học. Cháu ngoại của mẹ tôi nay đã có học vấn, có chồng và hai đứa con, cùng<br />

sống trong hạnh phúc tràn trề, thành đạt. Gần đây ngày 10/ 08/2008 cháu đã từ Mỹ, cùng cả gia đình<br />

sang thăm tôi tại Lyon, tôi cảm thấy hãnh diện vì đã giữ được lời hứa với mẹ tôi.<br />

PHẦN MƯỜI<br />

Lại một lần tha phương – Pháp quốc đất kinh doanh – Như diều gặp gió<br />

Gia đình tôi tới Paris ngày 18/5/1975, ban đầu chúng tôi ở nhờ nhà cậu em bên vợ, sang đây du học từ<br />

lâu. Một tuần lễ sau tôi nhận được tin có quyền tỵ nạn cho người Đông Dương, Việt, Miên, Lào. Tôi<br />

liền tới nộp đơn xin tỵ nạn chính trị. Chính quyền sở tại chấp nhận, khi đó tôi được cấp giấy tùy thân và<br />

có quyền làm việc.<br />

Trước khi rời khỏi xứ Lào, tôi có tới gặp mấy vị sĩ quan Pháp quen thân hỏi ý kiến và nhờ vả<br />

giới thiệu. Có mấy vị viết thư riêng gởi cho bạn cùng trại tìm cách giúp đỡ tôi.<br />

Sang tới Paris, sau khi có giấy tờ đầy đủ, tôi được nhận vào làm việc ngày 2 juin 1975, tại<br />

Brigade de Sapeurs-Pompiers MASSÉNA Paris 13 ème. Một tháng sau tôi thuê nhà, nhận tiền lương<br />

tháng, tính trả chi phí xong, chúng tôi chỉ vừa đủ sống.<br />

Trong thời gian đi làm công, ngoài giờ làm, tôi thường tản bộ qua các đường phố sầm uất của


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 111<br />

Paris để tìm hiểu cách làm ăn. Một vài lần, tôi có vào tiệm đo cắt may (tailleur sur mesure) làm ra vẻ<br />

muốn may bộ đồ. Lúc đó tôi vận bộ quần áo complet vải hạng sang, tưởng tôi là dân nhà giàu, ông thợ<br />

may niềm nở đưa cho tôi xem và chọn vải trong những tập mẫu nhỏ, không giống như bên nhà, phải có<br />

vải đầy tủ, đủ màu đủ marque. Tôi có hỏi giá cả, thấy giá khi đặt may đo cắt, đắt hơn gấp 4 lần so với<br />

bộ đồ hạng sang may sẵn.<br />

Trong sở tôi làm cũng có may "sur mesure", tôi thấy ông maître tailleur đo và thử cho những bộ<br />

đồ ( civil ) Khách hàng cũng chọn vải như ở tiệm ngoài phố.<br />

Sau, tôi hỏi mấy người thợ cùng sở, khi muốn may mấy bộ đồ veste để mặc không biết nên mua<br />

vải ở đâu. Mấy người thợ khuyên với tôi lên hỏi ông chef để mượn mấy tập mẫu để chọn, trong tập<br />

mẫu vải có số télephone và địa chỉ nơi bán.<br />

Tôi đi làm ở sở đúng bảy tháng thì tôi xin nghỉ việc. Ông maitre tailleur hỏi tôi tại sao, tôi trả lời<br />

ông rằng tôi muốn mở tiệm. Ông tốt bụng thành thật khuyên tôi không nên, nói rằng xứ Pháp nhiều luật<br />

lệ, không như bên xứ tôi.<br />

Đời đã cho kinh nghiệm. Hồi khi xin việc tôi chỉ trao thư giới thiệu xin việc làm, không chọn<br />

lựa công việc. Tôi biết hoàn cảnh của mình hồi đó bắt buộc phải đi làm để nuôi vợ con, nên tôi không<br />

khoe khoang, không buồn chán, lẽ tất nhiên ông chủ không biết đời tư quá khứ của tôi.<br />

Tôi đưa cho ông xem giấy chứng chỉ của tướng (Général de Brigade) A. KOPK, khen thưởng<br />

nghề nghiệp. Tôi nói tiếp rằng tôi cũng là maître tailleur như ông. Tôi đưa thiệp mời ông đến dự ngày<br />

khánh thành của tiệm.<br />

Tiệm tôi mới mở mang tên Dooley Tailor, cùng tên như tiệm cũ tôi có hồi còn ở bên Lào.<br />

Xem như tôi là người đầu tiên mở tiệm, cơ sở làm ăn riêng rẽ, trong số những người tỵ nạn đến<br />

từ Đông Dương. Nhờ có quảng cáo trong những báo chí người Việt tại Paris mà tôi may mắn kiếm<br />

được một số khách hàng người Việt kiều cũ ủng hộ. Đa số họ đều là người trí thức, giàu có, họ sang<br />

Pháp định cư từ những năm 1954 hay 1963.<br />

Phần lớn người Việt mình khổ người thấp và mập khó mua đồ may sẵn cho nên những người có<br />

khả năng về tài chính đa phần toàn may "sur mesure", nghĩ rằng thợ Việt có lẽ giá rẻ hơn, nên đến may<br />

thử ở tiệm của tôi.<br />

Tôi may khéo nên họ rất vừa lòng, tôi lại lấy giá cả phải chăng, nên ngày càng có nhiều vị rủ<br />

bạn bè tới ủng hộ. Mỗi tháng tính ra trừ chi phí thuế má xong, tôi cũng kiếm được trội hơn gấp ba lần<br />

tiền làm ở công sở. Nhờ vậy tôi có khả năng thuê nhà khác rộng rãi hơn, vì nhà tôi vốn đang ở nhỏ hẹp,<br />

lại ở tầng cao lầu bốn, mà không có thang máy, thiếu tiện nghi.<br />

Kể từ đấy, ngày ngày tôi làm việc thật vất vả, một mình.<br />

Ban đầu tôi chưa dám thuê thợ, tiệm vừa mới thành lập, tôi nghĩ mình chịu khó một thời gian<br />

cho ổn định có khách quen rồi sẽ tính sau. Được hơn một năm, tôi muốn kiếm thuê thợ may "sur<br />

mesure" nhưng lại kiếm không ra.<br />

Đa số những người thợ giỏi, đều xin vào làm trong các hãng xưởng lớn, ở đó lương khá và thoải<br />

mái hơn là làm cho chủ nhỏ.<br />

Tôi nghiên cứu tìm hiểu, thấy đồ may sẵn dễ thuê thợ, nhờ lao công của thợ, mình bớt mệt nhọc,<br />

dùng thời gian và trí óc để ngọai giao, có lẽ khá khắm hơn. Thế nhưng vấn đề được đặt ra là khi muốn<br />

làm đồ may sẵn tôi cần nhiều người làm do đó phải có phòng rộng.<br />

Thời gian sau tôi kiếm thuê một xưởng rộng và bắt đầu thuê thợ, cũng mười mấy người lúc<br />

khởi đầu. Sau này số thợ lên đến bốn mươi hai người.<br />

Tôi ký hợp đồng với một hãng lớn (LK) là hãng sản xuất thời trang cho phái nữ. Có hợp đồng<br />

làm ăn lâu dài với hãng lớn, tôi xem như đã bước thêm một bước thành công trên đất Pháp. Tôi sắm<br />

cho vợ chiếc xe sang trọng, còn tôi đi một chiếc xe thùng nhỏ chở hàng.<br />

Công xưởng lớn, theo luật chúng tôi phải nghỉ thứ bảy và chủ nhật, cũng bớt gánh nặng do giao trách<br />

nhiệm cho người làm nên tôi cũng thư thả rãnh rỗi vào dịp cuối tuần, gần vợ gần con, đi chơi đây đó.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 112<br />

Đó là những chuỗi ngày hạnh phúc tràn trề. Nhìn lại cuộc đời tôi, phiêu bạt theo định mệnh, từ<br />

Á sang Âu, từ khi tôi bắt đầu biết làm ăn, buôn bán đến giờ, đã trải qua bao cơn sóng gió, có khi tay<br />

trắng rồi tự mình gầy dựng lại với lòng can đảm vô biên và ý chí không lùi bước trước khó khăn thử<br />

thách, cuối cùng tôi đã cho gia đình một cuộc sống sang giả. Vợ và các con tôi không biết cái khổ là gì.<br />

Tôi biết, một hạnh phúc thật sự trong đời người, không phải tự nhiên mà có, cũng không phải<br />

do người khác đem cho, mà do chính mình tạo nên và biết bảo vệ hạnh phúc của mình.<br />

Có người khi nhìn vào gia đình tôi ấm no lại bảo do may mắn, tôi thì nghĩ rằng không phải<br />

chuyện gì cũng quy kết cho may<br />

mắn. Ví dụ như cơ hội, cơ hội như một sợi tóc bay ngang, dù cho đến trước mặt một cá nhân cũng phải<br />

biết nắm lấy mới được.<br />

Thành công nào mà không có cái giá phải trả, phải hy sinh, lúc được lúc mất. Trong mọi hoàn<br />

cảnh, tôi sẵn sàng hy sinh để vượt qua, sự cạnh tranh ngoài đời không có dễ dàng. Nhiều khi tranh đua<br />

thắng bại đến mức mạnh được yếu thua, vì hạnh phúc của gia đình và các con, tôi nào có sợ chi sóng<br />

gió.<br />

PHẦN MƯỜI MỘT<br />

Cơn sóng gió tan vỡ cuộc tình<br />

«Tiễn Em» .. bài tình ca ly biệt<br />

Ở đời có thịnh thì phải có suy, khoảng năm 86 nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế, tiền Franc mất giá,<br />

luật lệ khó khăn nên mấy hãng lớn đua nhau ra ngoại quốc Đông Âu hay Á châu, để kiếm nhân công rẻ.<br />

Các hãng nhỏ trong nước Pháp bị ảnh hưởng vi không có hợp đồng. Tôi cũng vậy, trong thế kẹt, việc<br />

thì ít, mà thợ thuyền lại đông, tiền chi phí trả thuế, trả lương lại nặng nề.<br />

Cuộc khủng hoảng năm đó khiến cửa hiệu tôi sau một thời gian đã phải đóng cửa. Cũng may,<br />

lúc đó mấy đứa con và đứa cháu nuôi đều đã trưởng thành, vào đại học ở riêng tự lập, trong nhà chỉ còn<br />

lại một đứa con út 13 tuổi.<br />

Khi công việc ở cửa hiệu xuống dốc, mức sống gia đình vốn phụ thuộc vào tôi nên lúc này tiền<br />

tiêu chi trong nhà bị hạn chế. Do đời sống khó khăn nên gia đình mất vẻ đầm ấm thuở ban đầu, thường<br />

xẩy vài lần cãi lộn.<br />

Ý thức nguy cơ, tôi muốn cứu vãn tình thế. Tôi tin vào kinh nghiệm làm ăn trong quá khứ và<br />

coi đây như một thử thách cũng như nhiều thử thách mà tôi đã chạm trán và đã vượt qua trong quá trình<br />

kinh doanh. Tôi hy vọng xây dựng lại cơ sở thương mại bằng những cố gắng giao tiếp chặt chẽ hơn và<br />

thường xuyên hơn với khách hàng có tiềm năng lớn và tìm mối hàng mới tại những nơi lui tới của<br />

những doanh nhân quan trọng, thường là những nơi ăn chơi, như tửu lầu, hí viện hay phòng trà ca hát<br />

giải trí sang trọng. Với kinh nghiệm tôi mong rằng sẽ tìm được một số giao kèo thương mại dễ dàng<br />

hơn với sách lược này nhờ sự giao thiệp rộng, tiếp cận thân mật để gây tin tưởng và nhiều dễ dàng<br />

trong quyết định làm ăn với giới doanh nhân quan trọng.<br />

Sách lược nói trên đòi hỏi nhiều cố gắng và đầu tư về cách ăn mặc sang, có vẻ phong lưu và<br />

nhất là thì giờ để lui tới thường xuyên những nơi giao tiếp nói trên. Và do đó tôi hay đi sớm về khuya<br />

và thường vắng nhà có thể nói là một cách bất bình thường trước mắt vợ tôi. Dù với nhiều nghị lực và<br />

can đảm tôi vẫn không đạt được kết quả mong muốn và càng làm trầm trọng thêm mối bất hoà giữa vợ<br />

chồng tôi.<br />

Về sau tôi nhận thức giai đoạn khó khăn này tương ứng với thời kỳ sơ khởi của hiện tượng toàn<br />

cầu hoá, có tác dụng kinh tế là di tán (délocalisation) càng ngày càng trầm trọng các cơ xưởng sản xuất<br />

quốc nội ra ngoại quốc, nơi nhân công và nguyên liệu rẻ tiền hơn. Hiện tượng này kết án và tiêu diệt


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 113<br />

dần những ngành công nghệ không phức tạp về kỹ thuật và cần nhiều nhân công như nghề của tôi là<br />

nghề may và do đó tôi ý thức sự khủng hoảng nghề nghiệp của tôi như vô phương cứu vãn.<br />

Trách tôi bỏ bê gia đình và nghĩ rằng tôi quẫn trí bê tha, vợ tôi giận bỏ đi thăm gia đình người<br />

em trai em nàng ở tỉnh Bordeaux. Vài tháng sau, tôi thu xếp dẹp tiệm, trả nhà, tôi theo xuống<br />

Bordeaux, tính chuyện sẽ đi làm công lại. Tôi nghĩ bây giờ chỉ còn hai vợ chồng với một đứa con nhỏ,<br />

tôi có thế lo toan dể gánh vác nuôi gia đình tạm, rồi liệu thời thế sẽ tính kế làm ăn sau.<br />

Tôi thuê nhà và nhận được việc làm tại nhà, (travail à domicile) làm nhiều giờ thì tiền khá hơn,<br />

không làm lớn thì thôi làm nhỏ. Dù gì đời tôi đã gặp nhiều lần tay trắng nơi đất lạ, đâu có điều gì có thể<br />

làm nản được lòng tôi. Đã tám năm lăn lộn trên đất Pháp tôi có đủ kinh nghiệm đối phó với những<br />

thăng trầm của cuộc sống xứ này.<br />

Trước tịnh trạng xuống dốc này, nàng buồn tình.. cũng ra ngoài giải khuây và do đó cũng tìm được một<br />

người tình mới.<br />

Tôi biết được điều này do sự đồn đãi cùa người chung quanh và nàng cũng không chối cãi, viện<br />

cớ tôi trác táng, lui tới những nơi ăn chơi và quả quyết là tôi cũng có tình nhân.<br />

Sự kiện này đối với tôi vô phương cứu vãn vì tôi rất tự ái và có một quan niệm cao quý về tình nghĩa<br />

vợ chồng và nhất là về sự chung thuỷ. Sự tin tưởng không còn nữa và tôi quyết định bỏ nhà ra đi.<br />

Tôi thật chỉ đau buồn và lo lắng cho đứa con trai út mới 13 tuổi, đang cần người cha che chở,<br />

khuyến khích. Thằng con út của tôi thuở đó học rất giỏi, luôn luôn xếp hạng nhất nhì trong lớp, lại là<br />

đương kim vô địch Judo (nhu đạo) vùng Aquitaine.<br />

Tôi nghĩ mình phải rời nhà đi ngay, ở lại sợ chịu nhục không nhịn nổi sẽ xẩy ra chuyện không hay.<br />

Tôi nghĩ đời mình còn dài, không vì một người đàn bà, mà lâm vào lối cụt ... Tôi tiếc rằng có lẽ<br />

vì quá tự ái đưa tới hiểu lầm, giận dỗi, vợ chồng tôi không có dịp ngồi lại với nhau, bình tĩnh bàn luận<br />

để hiểu nhau và tìm giải pháp êm đẹp.<br />

Ngay chiều hôm đó tôi mua một chiếc valise, rồi sáng sớm ngày hôm sau, tôi rời nhà ra đi, đáp<br />

chuyến xe lửa đi Marseille. Tôi ở tỉnh Marseille được hai tháng, lại lên đường tìm quên, đi thêm mấy<br />

tỉnh khác như tỉnh Clermont-Ferrand, Bourg en Bresse…<br />

Sau cùng lưu lạc tới Lyon, đến lúc này tôi nghĩ rằng mình phải làm lại cuộc đời.<br />

Ở đây tôi mở một cửa tiệm nhỏ để tìm sống và thực hiện giấc mơ ngày xưa bị bỏ dở dang, đó là sáng<br />

tác âm nhạc.<br />

Hai mươi năm bỏ quên, bây giờ ngón đàn hết hay, tôi phải học lại, tôi chỉ còn vốn liếng nhạc lý<br />

là không phai mòn, cũng vì ngày xưa tôi được học kỹ càng.<br />

Thế rồi một đêm ngồi suy ngẫm, nhìn lại cuộc đời, quá khứ và tương lai đan chéo vào nhau, vui<br />

buồn lẫn lộn. Tôi chợt nhận ra rằng cũng có lúc nên khép lại, quên đi quá khứ để hướng trọn vẹn về<br />

tương lai.<br />

Tôi viết bài Tiễn Em như một bài ca của giây phút đổi thay.<br />

…….<br />

Tiễn em đi anh về anh chép lại<br />

Khúc nhạc tình ngày trước viết cho em<br />

Đoãn tình đời ngày xưa anh chỉ viết,<br />

Viết cho em hát cho em, riêng một mình em<br />

Em đi rồi giờ đây anh chép lại<br />

Hát cho đời sầu nhớ khôn nguôi<br />

Vầng trăng xưa, hai đứa mình chung bước<br />

Ước mộng chi, cho hạnh phúc dài lâu<br />

Anh biết rằng tình đời nhiều đau khổ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 114<br />

Trên đường dài sẽ gặp lắm chông gai<br />

Em ra đi nhủ lòng không trở lại,<br />

Anh chỉ buồn nhưng không trách chi em<br />

Thôi thế đành tình anh rồi tan vỡ<br />

Kiếp tơ tằm, lại rút nốt đường tơ<br />

Tiễn em đi anh về anh ghi lại<br />

Chuỗi ngày dài mình vui sống bên nhau<br />

Em giờ này đã quên hay còn nhớ<br />

Những năm xưa, chốn quê nhà dưới mái nhà tranh<br />

Đôi ta nghèo, tình ta sao thắm đượm<br />

Thôi hết rồi, tình mình đã chia phôi!!!!!<br />

Một thời gian sau, nàng biết tôi mở tiệm ở Lyon. Tôi nhận được thư của luật sư, người ta mời tôi về<br />

Bordeaux, tới toà án xử về ly dị.<br />

Đúng ngày hẹn, tôi tới toà án Bordeaux ký nhận.<br />

Trên pháp lý thì tôi là người có lỗi, vì tự bỏ nhà ra đi, thiếu trách nhiệm với gia đình, nên phải<br />

cấp dưỡng cho vợ và con.<br />

Tôi không cãi, cũng không mướn luật sư. Tôi nghĩ rằng ngày xưa mình nuôi cả gia đình, bây<br />

giờ chỉ trích một phần nhỏ thì có đáng gì phải làm ra vẻ nhỏ nhen mà tranh cãi.<br />

Nhưng vợ tôi lại nghĩ khác, nàng mừng vì được tôi trở về ký nhận ly dị một cách dễ dàng không<br />

phản kháng chi cả, nên nàng nói với luật sư của nàng là không cần cấp trợ gì, ngay cả cho đứa con. Chờ<br />

ly dị xong nàng sẽ lấy chồng.<br />

Toà tuyên bố ly dị hợp pháp. Vậy là hai vợ chồng tôi đường ai nấy đi, tình nghĩa chỉ có thế thôi.<br />

Người Việt Nam mình gắn bó đời sống với những câu tục ngữ ca dao, tôi chợt nhớ đến môt câu<br />

ca dao mà tôi đã đọc được ở đâu đó :<br />

“Bạc tình chi lắm hỡi chim<br />

Bỏ nhành lê khô héo đi tìm nhành xanh.<br />

Bạn ham nơi kẻ dỗ người dành<br />

Cho nên bạn lại bỏ đành duyên ta.<br />

Cầm dao cắt đứt ruột ra<br />

Ruột đau cho mấy không bằng xa nghĩa chàng!”<br />

Mẹ tôi và vợ tôi, dù đều là hai người phụ nữ sinh ra trong thời loạn, nhưng là cả hai thế hệ khác nhau,<br />

hai luồng tư tưởng suy nghĩ thật quá đỗi khác biệt.<br />

Kể từ đây ngoài giờ làm việc, tôi dành hết thời gian cho nghệ thuật, âm nhạc, tôi học thêm về<br />

đàn dương cầm (piano). Tôi say mê viết nhạc cho đến ngày được về hưu trí.<br />

Ngày nay, nhìn lại tập bản thảo lên đến gần trăm bài nhạc và lời, tôi cảm thấy hãnh diện về quá<br />

trình đóng góp cho nghệ thuật của mình.<br />

Trước nhất, vì những bản nhạc này tôi cẩn thận sửa chữa sai sót, và in từng bản, rồi soạn hoà âm<br />

và tự hát lấy.<br />

Cũng sau gần 5 năm trời mới thực hiện xong 40 bài, đóng tập in thành 40 BÀI TÌNH CA, tác<br />

giả Nguyễn-Vinh.<br />

Tôi gửi đi khắp mọi nơi, tặng bạn bè, người thân. Tôi nhận được nhiều khen chê mang tính cách<br />

xây dựng, rồi khởi đăng trên site www.nguyenvinh.net


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 115<br />

Ban đầu chỉ là hoà âm và tiếng hát của tác giả, sau này tôi nhờ tới ca sĩ chuyên nghiệp hát.<br />

Hiện nay, tuổi tôi cũng đã về chiều, sức khoẻ cũng kém nhiều so với khi xưa. Dù vậy, lòng tôi<br />

vẫn hăng say, niềm đam mê âm nhạc khuyến khích bước tiếp trên con đường nghệ thuật, tôi vẫn luyện<br />

đàn, sáng tác, cho đến khi sức khoẻ không cho phép mới thôi.<br />

Tâm Đắc Trong Đời Tôi<br />

PHẦN MƯỜI HAI<br />

Âm Nhạc, Người Bạn Đồng Hành<br />

Hoàn cảnh sống khó khăn đã đưa đẩy tôi lìa gia đình vào lúc mười tuổi rưỡi, xa làng An Lợi nhỏ nhắn,<br />

nơi tôi sống với Mẹ và năm chị em sau cuộc sinh ly với Bố tôi, để lên tỉnh Xiêng Khoảng học nghề<br />

may, cách An Lợi độ sáu cây số.<br />

Vào lứa tuổi thơ ngây khi những đứa trẻ khác được diễm phúc cắp sách đến trường và nô đùa<br />

vô tư lự thì tôi ứa lệ, bắt buộc tha phương thụ nghiệp để tìm giải pháp mưu sinh, giúp đỡ gia đình..<br />

Cha tôi vì quốc sự ra đi khi tôi vừa bảy tuổi và tôi tận hưởng những ngày ấu thơ không phải là<br />

hoàn toàn vô tư lự cho đến lúc lên mười. Luôn mang trong tiềm thức hình ảnh của phụ thân, tôi linh<br />

cảm thừa hưởng huyết thống của một người cha có tầm vóc trí thức và quả cảm, đem tâm huyết đấu<br />

tranh cho đất nước. Còn tôi, sứ mệnh vạch sẵn là sẽ trở thành cột trụ của gia đình và phải tìm cách cho<br />

tôi, một con chim non, làm sao mau đủ lông cánh, càng sớm càng tốt, để săn mồi về tổ.<br />

Ngày tôi lên tỉnh học nghề, chị tôi sợ tôi quá buồn trong những lúc cô đơn nên có diệu ý tặng tôi<br />

một cái kèn khẩu cầm (harmonica) nhỏ, thật xinh xắn, mạ kền bóng loáng và tô điểm vài nét vẽ hoa hoè<br />

với màu sắc rất tươi thắm và tuyệt đẹp.<br />

Đây là một người bạn đồng hành nhỏ bé đầu tiên đã khai tâm đưa tôi đến niềm say mê âm nhạc,<br />

cho phép tôi tự khám phá những âm thanh kỳ diệu. Về sau, tôi thường so sánh kèn khẩu cầm này như<br />

một đàn dương cầm bỏ túi cho một thằng bé vỡ lòng âm nhạc như tôi, và thường mỉm cười tự nhủ, cho<br />

rằng đây là một nhạc khí thật "vĩ đại" đối với tôi vào lúc đó.<br />

Tuy khoảng cách An Lợi - Xiêng Khoảng không có là bao nhưng tôi không đủ phương tiện và<br />

thì giờ để về thăm nhà mỗi tuần. Trung bình cứ một tháng một lần tôi trở về thăm Mẹ và chị em rồi lưu<br />

luyến bịn rịn chia tay. Khi xa nhà, tôi cảm thấy luôn khắc sâu trong tâm tưởng hình ảnh thân yêu, đặc<br />

thù của ngôi làng bé nhỏ với những mái tranh và rặng tre xanh mà tôi gọi là "Làng tôi", hai tiếng vang<br />

kỳ diệu và trân quý trong tâm hồn tôi.<br />

Những buổi chiều cô đơn lặng lẽ sau một ngày học nghề, tôi đem chiếc khẩu cầm ra tập thổi,<br />

mò mẫm từng nốt nhạc để cố tìm lại những giai điệu mà tôi đã được nghe và yêu thích. Ngồi dựa lưng<br />

vào gốc cây thông giữa tiếng gió xào xạc của rừng thông, tôi nhắm mất đưa làn môi lướt trên những<br />

"phím trũng" của chiếc khẩu cầm, mò mẫm từng nốt nhạc để tiết tấu vài giai điệu quen thuộc rồi thầm<br />

thủ thỉ lời hát trong tâm tư, lòng bàng hoàng, nước mắt ràn rụa tự lúc nào có lẽ vì… nhớ nhà.<br />

Như đã kể lại trong phần 2 của hồi ký, trong giai đoạn này tôi có mối duyên hạnh ngộ trên đồi<br />

thông với một mạnh thường quân và ân sư để được truyền thụ những căn bản văn hoá và văn nghệ tối<br />

cần để chạm trán và tranh đấu mưu sinh trong suốt cuộc đời của tôi sau này. Ân sư này là một sinh viên<br />

trẻ mang tên Vu . Tôi còn nhớ chiều hôm đó anh đi dạo trên đồi thông, tình cờ gặp tôi, một thằng bé tí<br />

hon 10 tuổi rưỡi ngồi dưới gốc cây đang vụng về thổi harmonica theo lời ca dao "hỏi thăm cô Tú" nốt<br />

đúng nốt sai :


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 116<br />

"...Ai lên phố Cát Đại Đồng,<br />

Hỏi thăm cô Tú có chồng hay chưa ?<br />

Có chồng năm ngoái năm xưa,<br />

Năm nay chồng bỏ nên chưa có chồng.."<br />

chưa phải là nhạc cũng không hẳn là lời xuông với vẻ thảm não u buồn làm anh vừa bật cười vì cái dí<br />

dỏm của ca dao vừa thương hại cho cái vụng về của tôi.<br />

Anh hỏi han gia cảnh và sau đó đã quyết định truyền dạy cho tôi căn bản nhạc lý và chữ nghĩa. Suốt<br />

hơn hai năm trường, như trong một giấc mộng đẹp, tôi đã hấp thụ tinh hoa qua lời giáo huấn vàng ngọc.<br />

Mãi trong tâm tư, tôi không bao giờ quên được dáng dấp của anh, một thư sinh hơi ốm, dong dỏng cao<br />

và gương mặt tuấn tú hiền hoà, nhất là cặp mắt trong sáng qua làn kính cận với khung kính đen huyền.<br />

Có thể nói là trong suốt quãng thời gian từ 10 tuổi rưỡi đến 12 tuổi rưỡi, tôi được may mắn vừa<br />

được nội trú học nghề may vừa được khai tâm về nhạc lý và nhạc cụ guitare với anh Vu.<br />

Dưới sự chỉ dẫn và lời khuyên của anh tôi cũng đã tập viết, tập hành văn bằng cách đọc một số<br />

sách, chiều chiều sau giờ học nghề và nhất là chép lại thường xuyên một số nhạc bản có dòng kẻ với<br />

nốt nhạc. Công việc này có lẽ đã chuẩn bị và gieo mầm trong tiềm thức của tôi ý tưởng sáng tác nhạc<br />

sau này. Tôi được hưởng sự biệt đãi của ông Thất, thầy dạy nghề may, người trước đây đã thụ ân gia<br />

đình tôi, miễn cho những công tác làm lụng nặng nhọc sau giờ học để có thể trau giồi âm nhạc. Ông<br />

Thất cũng kể cho mẹ của anh Vu biết thêm về gia cảnh của tôi trước đây và có lẽ vì thế tôi được bà ân<br />

cần thương mến.Hai năm sau, khi anh Vu và mẹ anh di dân về Pháp và chia tay tôi thì tôi vẫn tiếp tục<br />

tự học với sách vở anh để lại cho đến lúc lớn khôn. Đến tuổi 15 tôi sử dụng khá nhuần một số nhạc khí<br />

nhất là đàn guitare và bắt đầu sáng tác. ..<br />

Xin nói thêm về sự gắn bó giữa tôi và chiếc khẩu cầm, nhạc khí tí hon nhưng "vĩ đại" chan hoà<br />

tình cảm, có giá trị « định mệnh » của tôi. Với sự chỉ dẫn nhạc lý của anh Vu, đến 12 tuổi rưỡi tôi nắm<br />

vững hơn kỹ thuật khẩu cầm và thổi khá hay hai bài "Làng Tôi " và "Thiên Thai" của Văn Cao. Sau này<br />

đến năm 17, 18 tuổi, tôi luyện thêm một số bài bản trong đó tôi rất thích bài "Làng Tôi" của Chung<br />

Quân, nhạc phẩm đoạt giải nhạc tuyển cho phim Kiếp Hoa (1953) khi tác giả vừa tròn 16 tuổi. Người<br />

nhạc sĩ tuổi trẻ tài cao này cho tôi niềm khích lệ trong ý định sáng tác nhạc.<br />

Những lời hát còn văng vẳng..<br />

Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh<br />

Có sông sâu lờ lững vờn quanh<br />

Êm xuôi về Nam...<br />

Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau<br />

Bóng tre ru bên mấy hàng cau<br />

Đồng quê mơ màng !<br />

…..Quê tôi chìm chân trời mờ sương<br />

Quê tôi là bao nguồn yêu thương<br />

Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn<br />

Là bao vấn vương tâm hồn... người bốn phương..<br />

Sáng tác đầu tiên có "giá trị lịch sử " trong đời tôi là bài "Hoài Mong" viết tặng Mẹ tôi vào tuổi 15,<br />

trong hoàn cảnh gây xúc động mà tôi đã ghi lại trong phần 5 của hồi ký. Nhạc bản " Mẹ ơi" của nhạc sĩ<br />

Trân Văn Lý đã gợi hứng cảm cho tôi trong sự sáng tác bài Hoài Mong này.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 117<br />

Mẹ ơi! đau đớn thay khi lìa con.<br />

Trước giờ biệt ly<br />

Con hiến thân vì non sông.<br />

Liều thân, nơi chiến chinh trong rừng thâm u.<br />

Nước non trời mây, Yêu quốc gia đâu hà chi….<br />

Vào tuổi 16, tôi bắt đầu vừa đi tìm việc làm trong nghề may vừa tập chơi nhạc với một số bạn bè. Tôi<br />

là nhạc công guitare trong nhóm và tương đối có căn bản nhạc lý vững hơn cả. Chúng tôi họp nhau tập<br />

hoà tấu tại nơi chợ phiên chỉ họp vào buổi sáng và chiều khi tan chợ có nhiều chỗ trống có mái che<br />

khỏi sợ mưa nắng. Nói chung tuy được nể vì nhờ kiến thức âm nhạc, tôi nhận thấy có một sự ngăn cách<br />

giai cấp và thái độ thiếu thân thiện, tự đại của một số thành viên trong nhóm, đa số là con cái thuộc gia<br />

đình giàu có.<br />

Tôi buồn vì chưa tìm được việc mà lại có điều bực mình với nhóm bạn nhạc. Trong hoàn cảnh<br />

này, như đã nhắc lại trong phần 4 của hồi ký, tôi được gặp một thanh niên tên Học, một mạnh thường<br />

quân, trở thành người bạn thân đã giúp tôi bằng lời khuyên sáng suốt và sự giứp đỡ vật chất thoát khỏi<br />

bước khó khăn này. Tôi tìm được việc làm ở Vientiane sau một thời gian ngắn tập sự bổ túc và có thì<br />

giờ tiếp tục …. sáng tác và chơi nhạc. Tôi có óc tìm tòi và tự học vì quen tháo vát nên tìm sách vở đọc<br />

thêm, trau giồi kiến thức sáng tác nhạc. Quyển sách đầu giường đầu tiên của tôi là " Tự học để sáng tác<br />

một bản nhạc phổ thông " của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.<br />

Trong suốt thời gian làm công nhân ở Vientiane, hoạt động văn nghệ là niềm vui duy nhất của<br />

tôi. Tôi tham gia làm nhạc công guitare và ca sĩ trong những buổi tổ chức liên hoan tư nhân (sinh nhật,<br />

tiệc cưới,…) từ 17 tuổi cho đến khi cưới vợ vào tuổi 24.<br />

Lập gia đình và có 2 con sau đó, những ràng buộc và bổn phận khiến tôi rất ít thì giờ rảnh nên tôi lấy<br />

quyết định tạm ngưng những hoạt động âm nhạc thường xuyên để chú tâm mưu sinh.<br />

Biến cố quan trọng và thảm cảnh của chị tôi mất đi để lại 2 cháu gái xảy ra vào năm tôi 28 tuổi và đã<br />

được hai con. Thương cháu và động lòng trắc ẩn, vợ chồng tôi, để đỡ gánh nặng cho toàn thể đại gia<br />

đình phải đùm bọc hai cháu mồ côi mẹ, đã lấy quyết định nhận một cháu gái làm con nuôi. Quyết định<br />

này đưa đến một thay đổi nghề nghiệp lớn của tôi và tôi nghĩ đến việc phải lập vốn mở tiệm may riêng,<br />

tự làm chủ mới có thể nuôi gia đình giờ đây đông người hơn.<br />

Sau 3 năm ngừng chơi nhạc, tôi lại khoác áo nghệ sĩ, dạo lại nhịp đàn và lui tới vũ trường làm<br />

nhạc công và ca sĩ trong suốt 6 tháng liền để kiếm tiền lập vốn mở tiệm may. Trong khoảng thời gian<br />

này, ban ngày từ sáng sớm cho đến trưa làm công nhân may cho sở Pháp, chiều về chăm sóc vợ con rồi<br />

tối đến đem đàn vào vũ trường làm việc cho đến 2 giờ sáng. Đây là khoảng thời gian nhọc nhằn mà tôi<br />

tìm lại, khắn khít trong mệt mỏi nhưng thanh thoát, người bạn đồng hành "âm nhạc" của tôi, đã từng<br />

cùng nhau gắn bó khi tôi còn bé bỏng. Âm nhạc vừa là niềm vui, vừa là phương tiện của một nghề tay<br />

trái đã giúp tôi qua khỏi lúc khó khăn này.<br />

Trong suốt giai đoạn kinh doanh tại Vientiane, làm chủ cơ sở may với thương hiệu là "Dooley"<br />

[tên một bác sĩ hải quân Hoa Kỳ, Thomas Anthony Dooley (1927 –1961) , tác giả quyển sách "Deliver<br />

Us From Evil " xuất bản năm 1956 tạm dịch là " Xin Cứu Chúng Tôi Ra Khỏi Sự Hung Dữ ", ân nhân<br />

giúp đồng bào và cô nhi di tản trên chuyến tàu USS Montague sau hiệp định Genève 1954), tôi tận<br />

dụng âm nhạc như một trong những khả năng giao tiếp để khuếch trương thương mại.<br />

Tôi ý thức là nghề chính của tôi vẫn là nghề may với châm ngôn " nhất nghệ tinh nhất thân<br />

vinh". Nếu sự thực hành ngoại ngữ tối thiểu và tối cần như Lào, Anh và Pháp giúp tôi thường nhật mở<br />

rộng lãnh vực giao tiếp hơn đối với một số đồng nghiệp thì với khả năng âm nhạc, thỉnh thoảng sự có<br />

mặt của tôi vào những cơ hội tiếp tân, những dạ hội nơi vũ trường mà tôi phụ trách phần tổ chức nhạc<br />

khiêu vũ và ca hát khiến tôi được giới thượng lưu để ý.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 118<br />

Vientiane Đêm từ thiện giúp Bangladesh 1972


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 119<br />

Ban nhạc trẻ năm 1959


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 120<br />

Nguyễn Vinh trình diễn cho dạ hội - Vientiane 1974


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 121<br />

Đêm dạ vũ loterie 1970 với hiền thê


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 122<br />

Vientiane - Dạ hội 1971<br />

Sự giao tiếp cởi mở trong khung cảnh trà dư tửu hậu vui tươi này dễ kết tình thân và âm nhạc, trong<br />

trường hờp này, có tác dụng xúc tác cho một số giao kết thương mại thành công.<br />

Nguyễn Vinh ( Vientiane - 35 tuổi)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 123<br />

Nguyễn Vinh ( Lyon - 2000 )<br />

Sau biến cố 1975, tôi rời Vientiane bỏ hết tài sản sự nghiệp di tản sang Pháp với gia đình riêng. Hưởng<br />

quy chế tị nạn, tôi tìm được một chỗ làm trong cơ sở Sapeur Pompiers ở Paris 13è và tiếp tục hành<br />

nghề may trong một thời gian ngắn độ 7 tháng tại đây.<br />

Nhờ óc tháo vát và phân tích thị trường như đã viết trong phần 10 của hồi ký, tôi thành công<br />

trong việc mở lại một cơ sở để tự làm chủ và tái lập lại thương hiệu "Dooley" của ngày xưa. Công<br />

việc làm ăn tiến triển thật tốt đẹp và tôi sống trong thịnh vượng và hạnh phúc với gia đình cùng vợ và<br />

ba con.<br />

Tìm lại phương tiện và thời giờ rảnh, tôi trở lại tiếp tục chơi nhạc và sáng tác trong những lúc


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 124<br />

trà dư tửu hậu.<br />

Mấy năm sau đời tôi gặp sóng gió trong thương nghiệp vì khó khăn kinh tế và tan vỡ gia đình<br />

khi tôi gần 50 tuổi như đã kể lại trong phần 11 của hồi ký.<br />

Tôi từ bỏ Paris xuống định cư tại Lyon vào năm 1986 và bắt đầu cuộc sống hưu trí tại đây. Âm<br />

nhạc lại trở về với tôi, không bao giờ lại khắn khít và gắn bó hơn lúc này vì tôi là người có nhiều tâm<br />

sự và nhiều rung động, dễ gây hứng cảm cho những dòng nhạc tuôn tràn tự đáy tâm tư.<br />

Mang niềm say mê âm nhạc như một nghiệp duyên, tôi sáng tác tuỳ theo cảm hứng vui buồn<br />

hay với mục đích chia sẻ, trao đổi với thân hữu mà không bao giờ nghĩ tới việc thương mại những nhạc<br />

phẩm này.<br />

Tôi cũng nhân thời gian rảnh rỗi tự trau giồi thêm về dương cầm vì về già bị bệnh yếu tim tôi<br />

bớt chơi guitare để tránh tận dụng những ngón tay bấm hợp âm (accords) trên phím đàn.<br />

Để tiến bộ trong sáng tác, tôi cũng tìm tòi và trau giồi thêm về kỹ thuật hoà âm hoặc nhờ một số<br />

nhạc sĩ Pháp quen biết chỉ giáo, hoặc tìm sách vở tự học. Một trong những quyển tôi hay dùng là "<br />

Traité d'Harmonie " của Théodore Dubois, xuất bản năm 1983.<br />

Tôi sáng tác với nhiều thể loại và thể điệu, khoảng 100 nhạc phẩm (hùng ca lúc mới sang Pháp,<br />

tình ca và nhạc thính phòng sau này ) và có mở riêng một site Web theo địa chỉ internet sau đây để phổ<br />

biến một số nhạc phẩm.<br />

http://www.nguyenvinh.net/nv1/index.html<br />

Ngoài ra tôi cũng thích chia sẻ với những thân hữu thi sĩ bằng cách phổ nhạc những bài thơ tâm<br />

đắc của họ ( Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Ngô Minh Hằng, Duy Tường, Nguyễn Duy Phước, Phạm<br />

Nhã, Song Châu, Dã Thảo...) hay hoà âm và tìm ca sĩ trình bày những nhạc phẩm của những nhạc sĩ<br />

quen biết ( Lý Lãng Nhân, Trần Tường...)<br />

Những nhạc phẩm tâm huyết nhất của tôi là Hoài Mong, Bước Phiêu Linh, Nén Hương Lòng,<br />

Tiễn Em, Nhớ Dĩ Vãng, Vientiane ... đánh dấu và biểu lộ những cảm xúc và hoài vọng, hân hoan, đau<br />

buồn hay thương tiếc trước những biến cố trong đời tôi.<br />

Như đã viết trong cuối phần 11 của hồi ký, tại Lyon tôi đã thực hiện trong vòng 5 năm một<br />

tuyển tập gồm 40 BÀI TÌNH CA Nguyễn Vinh, hiệu chính và hoà âm lại rồi bắt đầu phổ biến trên site<br />

Web qua giọng hát của tác giả và sau đó trình bày bởi những ca sĩ chuyên nghiệp.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 125<br />

Một đời yêu âm nhạc, khi thì nghe và thưởng thức, khi thì hứng cảm sáng tác, tôi cảm nhận âm<br />

nhạc qua những trạng thái thụ động và chủ động nhưng luôn luôn, âm nhạc có mãnh lực lôi cuốn tâm<br />

hồn tôi, nâng nhịp đập của trái tim tôi và tôi xin mượn những cảm nghĩ qua vài danh ngôn đẹp và ý nhị<br />

về âm nhạc sau đây để biểu lộ niềm say mê nhạc của chính tôi và đưa tha nhân đến sự say mê này.<br />

* Họa sĩ biến thơ thành tranh; nhạc sĩ biến tranh thành âm nhạc.<br />

<strong>The</strong> painter turns a poem into a painting; the musician sets a picture to music.<br />

* Nhiệm vụ cao quý của âm nhạc là chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm trong trái tim con người.<br />

It is music's lofty mission to shed light on the depths of the human heart.<br />

Robert Schumann<br />

* Tình yêu không thể hiện được ý niệm của âm nhạc, trong khi âm nhạc có thể cho ta ý niệm về tình<br />

yêu.<br />

Love cannot express the idea of music, while music may give an idea of love.<br />

Hecto Berlioz<br />

* Những người cùng nhau tạo ra âm nhạc không thể trở thành kẻ thù, ít nhất khi mà điệu nhạc chưa<br />

kết thúc.<br />

People who make music together cannot be enemies, at least while the music lasts.<br />

Paul Hindemith<br />

* Âm nhạc khơi ngọn lửa trong tim người đàn ông và dâng lệ lên mắt người phụ nữ.<br />

Music should strike fire from the heart of man, and bring tears form the eyes of woman.<br />

Beethoven<br />

****************<br />

Riêng tôi, tôi xem một nhạc phẩm hay như một khu vườn kỳ hoa dị thảo trong đó mỗi nốt nhạc là một<br />

cánh hoa và lời nhạc là hương hoa.<br />

Có một nhạc phẩm ngoại quốc mà tôi rất thích lời ca, đó là bản "J'ai deux amours ", sáng tác của<br />

Vincent Scotto năm 1930 và trình bày bởi Joséphine BAKER.<br />

J'ai deux amours...Mon pays et Paris...Par eux toujours...Mon coeur est ravi.<br />

Tôi có hai tình yêu...Quê hương tôi và Paris..Với hai niềm thương này..Tim tôi luôn vui rạng rỡ .<br />

Tôi cũng có hai tình yêu sâu đậm và thiết tha trong đời, đó là gia đình tôi và âm nhạc....Trong


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 126<br />

bóng hoàng hôn của đời tôi, « âm nhạc », người bạn đồng hành và tâm đắc đã đến với tôi từ thuở tôi<br />

còn bé bỏng, vẫn còn đó, vẫn trung thành, đồng thanh đồng khí, vẫn chia sẻ và dìu tôi ngụp lặn trong<br />

một thế giới âm thanh huyền diệu và riêng biệt của cõi dương trần trong khi chờ đợi tôi đi vào một thế<br />

giới tâm linh vĩnh hằng, chặng cuối của kiếp nhân sinh !<br />

Không biết người bạn đồng hành này có sẽ còn theo tôi chăng ?<br />

LỜI BẠT<br />

Nhân sinh nhược đại mộng<br />

Thế sự tựa phù vân<br />

Với một chút rảnh rỗi của tuổi xế chiều, tôi viết tập hồi ký này. Trước tiên, xin kính dâng lên hương<br />

hồn cha mẹ tôi với lòng biết ơn Hai Người đã cho tôi một hình hài tròn vẹn, khoẻ mạnh, can trường.<br />

Sau, xin để cảm ơn những ân nhân, thầy dạy nhạc, thầy dạy nghề, những bạn bè tốt bụng giúp đỡ tôi<br />

trong những ngày thơ ấu, cho tới tuổi trưởng thành. Những kỷ niệm lưu dấu trong tim mà tôi không bao<br />

giờ quên được.<br />

Cuộc đời như giấc mộng Nam Kha, có được có mất rồi cát bụi lại trở về với cát bụi theo triết lý<br />

của đạo Phật. Cuộc sống tuổi về hưu rảnh rỗi nơi xứ người cho tôi cơ hội nhìn nhận về những việc<br />

trong quá khứ, suy ngẫm về triết lý nhân sinh. Thay cho lời kết, tôi xin tạm lấy bài thơ Nhàn của cụ<br />

Nguyễn Bỉnh Khiêm làm cẩm nang sống cho đoạn cuối cuộc đời ..<br />

Một mai, một cuốc, một cần câu<br />

Thơ thẩn dù ai vui thú nào<br />

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ<br />

Người khôn người kiếm chốn lao xao<br />

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá<br />

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao<br />

Rượu đến cội cây ta sẽ uống<br />

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.<br />

Trong giấc mộng của cuộc đời, khi tỉnh dậy, vẫn còn lưu luyến hồi tưởng về bậc sinh thành,<br />

những thân bằng quyến hữu, và cả những người đã khuất, với lòng tri ân chân thành sâu sắc, tôi hy<br />

vọng họ vẫn sống mãi với thời gian. Với tấm lòng thành kính của tôi.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 127<br />

Đêm nay nhìn lên bầu trời mênh mông lấp lánh hằng hà sa số những vì sao, tôi nhớ lại hình như<br />

đã có lần nghe nói rằng số sao trên trời còn nhiều hơn số nhân loại trên trái đất và mỗi người đều có<br />

một vì sao của riêng mình. Tôi không biết vì sao của tôi hiện ở đâu trong dải Ngân Hà nhưng tôi chắc<br />

rằng đó là một vì sao cuối đời đang sáng chói mãnh liệt với cái tinh anh cuối cùng của nó trước khi tắt<br />

lịm... thầm nguyện để lại một lần chót, một vết sáng dù phù du, nhưng đó là dấu vết của tình yêu chân<br />

thật, của sự tri ân, của luyến lưu và hy vọng khi thầm ngoảnh nhìn lại cuộc đời đã qua. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 128<br />

Mùa đông Lyon năm 2008 - Nguyễn Đức Vinh.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 129<br />

Paris: Nh»ng Chi‰c CÀu Cûa Paris<br />

Sóng ViŒt ñàm Giang<br />

Một trong những cách thú vị để khám phá cái đáng yêu của Paris là đi tản bộ dọc theo sông Seine.<br />

Nhiều chiếc cầu trong số 37 chiếc cầu bắc ngang sông Seine của Paris không những chỉ đẹp, lãng mạn<br />

hay kiêu sa, mà lại còn kèm theo cả một lịch sử đặc sắc.<br />

Dưới đây là lịch sử và hình ảnh một số cây cầu trong 37 cây cầu của Paris bắc ngang dòng sông<br />

Seine mà người viết đã có dịp thăm viếng và chụp hình.<br />

Cầu đi bộ Simone de Beauvoir.<br />

Đây là cây cầu đi bộ mới thực hiện và khánh thành vào năm 2006 dẫn từ thư viện Quốc gia<br />

(Bibliothèque Nationale) đến công viên Bercy. Cầu dài 304 thước, rộng 12 m, mang tên Simone de<br />

Beauvoir, một nhà văn, nhà triết học và là người đầu tiên đề cao phụ nữ nhân quyền. Tưởng cũng nên<br />

nhắc, Simone de Beauvoir và Jean Paul Sartre (chủ nghĩa hiện thực) là một đôi nhân tình nổi tiếng<br />

thường xuyên có mặt tại Café de Flore.<br />

Cầu Bir-Hakeim.<br />

Cầu đi bộ Simone de Beauvoir<br />

Cầu này đuợc hoàn tất năm 1905 nối liền quận 15 và 16 ngang qua Đảo Thiên Nga ( Île des Cygnes).<br />

Trên cầu, tầng một là đường 6 métro Paris. Cầu này lúc đầu mang tên Cầu cạn Passy, nhưng đến năm<br />

1949 thì được đổi thành Bir-Hakeim để tưởng nhớ quân đội Pháp đã tranh đấu chống lại Ý và Đức<br />

trong trận chiến Bir-Hakeim vào năm 1942.<br />

Cầu Alexander III Cầu Iéna Cầu hai tầng Bir-Hakeim


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 130<br />

Cầu Grenelle<br />

Cầu Grenelle khá mới được xây năm 1966, cầu chạy ngang mỏm phía nam của đảo Thiên Nga. Nơi này<br />

có một bức tượng Nữ Thần Tự-do cao 9 m, một món quà của Hoa kỳ trao cho Pháp, làm dập khuôn<br />

theo tượng Nữ Thần nguyên bản mà Pháp đã tặng Mỹ.<br />

Cầu Concorde<br />

Ba cây cầu bắc ngang đảo Thiên Nga từ dưới lên cao Bir-Hakeim, Rouelle, Grenelle.<br />

Cầu xa hơn nữa (cầu thứ tư ) là cầu Mirabeau. (Hình chụp từ Toà Eiffel nhìn xuống)<br />

Cầu Comcorde nối liền công trường Concorde dẫn đến Hạ nghị viện của Pháp, Palais Bourbon. Cầu<br />

được dự tính xây từ năm 1725, nhưng phải mãi đến những năm từ 1787 đến 1791 mới hoàn tất. Cầu<br />

cũng được mở rộng gấp đôi vào năm 1932 vì giao thông qua cầu tăng quá mức.<br />

Cầu Concorde


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 131<br />

Cầu Alma<br />

Cầu mang tên trận chiến Alma, một trận chiến Phán đánh bại Đức. Đó là trận chiến đầu tiên có lính<br />

Zouave (lính bộ binh Algerie) tham dự. Vì thế nên có tượng một người lính Zouave đặt ở gầm cầu.<br />

Tượng lính Zouave này được dùng để đo lường mực nước của sông dâng lên. Nước dâng cao nhất<br />

trong lịch sử Paris là năm 1910, mực nước lên đến vai Zouave.<br />

Cầu Alma<br />

Zouave tại cầu Alma<br />

Với người dân Paris thì cầu Alma đuợc coi như là dụng cụ nhìn mực nước và là một cái đập<br />

đúng thời dể ngăn chặn lụt lội trên sông Seine do sự hiện diện của người lính Zouave. Lối đi bộ xuống<br />

bên hai bờ của sông Seine thường đóng lại mực nước sông lên đến chân của Zouave, và khi mực nước<br />

lên đến bắp chân của bức tượng thì chính quyền sẽ không cho phép tầu di chuyển trên sông nữa. Năm<br />

1910 khi sông Seine bị lụt nặng, mực nước lên đến vai bức tượng lính Zouave. Tuy nhiên đo luờng<br />

chính thức của Cơ quan Dân sự Pháp đã dung Cầu La Tournelle để làm mức đo lường chứ không dung<br />

cầu Alma.<br />

Người lính Zouave này là tác phẩm của Georges Diébolt được làm trong khoảng năm 1854-<br />

1856 (gồm 4 tượng) để đặt vào chiếc cầu Alma đầu tiên làm bằng đá. Đến năm 1970 thì cầu đá Alma<br />

được thay thế bằng cầu mới làm bằng thép, sau khi cầu hoàn tất vào năm 1974 thì một tượng lính<br />

zouave này lại được đặt lại tại chân một cột cầu, vị trí rất gần với mực nguyên thủy. Khi đi tầu/thuyền<br />

ngang qua cầu Alma, hầu hết du khách nếu biết chuyện đều nhìn ngắm pho tượng và mực nước ở chân<br />

bức tượng. Người viết hàng chữ này cũng không thể không nhìn và chụp hình.<br />

Vài chi tiết lụt cầu Alma:<br />

1910 là “năm lụt của thế kỷ” với mực nước lên 8.62m và nước lên tới vai bức tượng Zouave.<br />

1955 nước sông Seine lên cao 7.12m tới vòng eo (waist) bức tượng.2001 nước sông Seine lên<br />

đến đầu gối bức tượng<br />

Và ngày lụt gần nhất là ngày 27 tháng 12, năm 2010 khi mực nước sông Seine lên 3.78 m và tới<br />

gối tượng zouave thì hai bờ sông và hệ thống đường ngầm đều được đóng.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 132<br />

Ngọn lửa Tự do ở công trường Alma<br />

Hình ảnh lụt năm 1910 của lefildutemps.free,fr<br />

Đường hầm cầu Alma chạy ở dưới công trường Alma bên hữu ngạn sông Seine. Năm 1989 Hoa Kỳ đã<br />

đề nghị một đài kỷ niệm để ghi ơn Pháp đã giúp công việc bảo trì bức tượng Nữ Thần Tự Do nhân dịp<br />

kỷ niệm 100 năm. Món quà của Hoa kỳ, một ngọn đuốc lửa cao 3.5 m phỏng theo ngọc đuốc Nữ thần<br />

Tư do làm bằng đồng đã được đặt tại gần đuờng hầm Alma. Sau khi tai nạn xe hơi thảm khốc đã kết<br />

thúc cuộc đời của công chúa Diana, Anh quốc vào ngày 31 tháng Tám, năm 1997 tại đường hầm cầu<br />

này, đài ngọn đuốc Tự-do đã được rất nhiều người mang hoa, lưu niệm đặt vào và được coi như một<br />

nơi tuởng niệm công chúa Diana. Nơi này sau đó đã được bao quanh với dây xích để ngăn cản sự biến<br />

đổi nơi này thành đài tưởng niệm khác với ý nghĩa nguyên thủy.<br />

Cầu Sully.<br />

Ngọn lửa Tự-do ở công trường Alma<br />

Cầu Sully nối tả ngạn sông Seine ở mỏm phía đông của Đảo St Louis. Trước khi có cây cầu hiện nay<br />

xây vào năm 1876, thì đảo St Louis được nối với thành phố bằng hai cầu nhỏ (Damiette và<br />

Constantine).


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 133<br />

Cầu Mới (Pont Neuf)<br />

Mang tên là cầu mới nhưng ngộ thay, đây chính là cây cầu cũ nhất xây từ năm 1607 khi mà chung<br />

quanh cầu chưa có nhà cửa gì cả. Cầu này nối tả ngạn và hữu ngạn sông Seine qua mỏm phía tây của<br />

Île de la Cité, và là cây cầu nổi tiếng nhất cùng với cầu Alexander III đẹp nhất.<br />

Cầu Sully Cầu Mới (Pont Neuf)<br />

Cầu Mới chụp trên cầu (Tượng Henry III bên trái) và từ sông Seine nhìn lên cầu<br />

Vào giữa thế kỷ 16, sông Seine chỉ có hai cây cầu bắc ngang nối liền hai bờ thành phố Paris nên cầu<br />

luôn luôn bị hư hại vì quá đông. Năm 1578 vua Henry III quyết định xây một cây cầu mới, và dự án<br />

thật sự bắt đầu vào năm 1607. Cầu được hoàn thành và vua Henry IV đặt tên cầu là Pont Neuf. Sau khi<br />

vua Henry IV qua đời, một tượng vua Henry IV cưỡi ngựa được đặt ở công trường Pont Neuf. Tượng<br />

hiện tại là tượng sao chép lại tượng nguyên thủy đã bị đốt chảy trong cuộc Cách mạng Pháp, tượng sau<br />

này được làm lại vào năm 1818.<br />

Cầu Mới dài 232 m, rộng 22 m, khi xây đây là cây cầu đầu tiên không có nhà xây trên cầu. Cầu<br />

lại có những khoảng bán cầu gần lề đường nên cầu là nơi có rất nhiều người tụ tập để gặp gỡ hay hội<br />

họp. Vì cầu Mới nối hai bên Paris với Île de la Cité nên nó gồm hai phần với tất cả là 12 vòng cung<br />

gầm cầu.<br />

Nằm về phía tây Pont Neuf là cầu đi bộ Passerelle des Arts. Đây là chiếc cầu nhỏ có sàn làm<br />

bằng gỗ, từ Louvre qua sông Seine dẫn đến Institut de France.<br />

Passerelle Solférino (nay là Passerelle Senghor).


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 134<br />

Cầu này là một cầu đi bộ dài 106 m nối liền Viện bảo tàng Louvre với Viện bảo tàng Orsay qua Jardin<br />

des Tuileries và sông Seine.<br />

Passerelle des Arts<br />

Passerelle Solférino.<br />

Cầu Royal .<br />

Cầu Royal nối liền cánh tòa Flore của Viện Bảo Tàng Louvre bên hữu ngạn với bên tả ngạn<br />

sông Seine gần đường phố Bac. Cầu bằng đá có năm vòng cung. Đây là cây cầu cổ thứ ba sau pont<br />

Neuf và pont Marie.<br />

Cầu Mirabeau<br />

Đây là một cây cầu thép có cấu trúc khung vòm, nằm giữa quận 15 và quận 16, Paris, Ile de France do<br />

Jean Resal vẽ kiểu. Cầu có ba vòm, dài 173 mét, rộng 20 mét (đường xe đi rộng 12 m, vỉa hè hai bên<br />

mỗi bên rộng 4 m) được xây cất vào năm 1893 và hoàn thành năm1896. Vì cầu làm bằng thép nên vòm<br />

giữa đã nâng cao được gần 100m, một điều mà cầu đá không thể thực hiện được. Tổng thống Felix<br />

Faure khánh thành cầu ngày 11 tháng 4, năm 1897.<br />

Cầu có hai cột trụ lớn đặt sâu xuống lòng sông, ở thành lan can trên cầu nhìn xuống hai bên trụ<br />

này thì thấy có 4 tượng của Jean Antoine Injalbert như đứng ở mũi thuyền, mang tên "<strong>The</strong> City of<br />

Paris", "Abundance","Navigation", và "Commerce". Tượng mang tên "City of Paris" và "Abundance"<br />

quay mặt ra sông Seine, hai tượng mang tên "Navigation" và "Commerce" quay mặt vào cầu.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 135<br />

Nói đến cây cầu Mirabeau, và những quán café của Paris, không thể nào không nhắc đến bài thơ<br />

nổi tiếng của Apollinaire : “Cây cầu Mirabeau”.<br />

Cầu Mirabeau<br />

Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy<br />

Như tình chúng mình<br />

Có cần phải tự nhắc rằng<br />

Niềm vui nào có cũng sau buồn phiền đớn đau<br />

Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm<br />

Ngày cứ trôi mình tôi còn đây<br />

Hãy nắm tay nhau và giữ mặt đối nhau đây<br />

Trong cùng lúc này<br />

Dưới cầu tay chúng mình là<br />

Làn sóng mệt mỏi của ánh mắt nhìn thiên thu<br />

Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm<br />

Ngày cứ trôi mình tôi còn đây<br />

Tình qua đi chẳng khác chi giòng nước chảy miết<br />

Tình yêu qua đi<br />

Sao cuộc đời trôi chậm thế<br />

Và Hy-vọng sao mà lại mãnh liệt quá thay<br />

Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm<br />

Ngày cứ trôi mình tôi còn đây<br />

Hàng ngày trôi qua và hàng tuần cũng trôi qua<br />

Chẳng thời quá khứ<br />

Chẳng kỷ niệm tình trở lại<br />

Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine nước chảy<br />

Đêm cứ đến chuông giờ cứ điểm<br />

Ngày cứ trôi mình tôi còn đây. ■<br />

Sóng Việt phỏng dịch<br />

12 December 2009<br />

Bài viết về bài thơ “Cầu Mirabeau” do Sóng Việt viết có thể đọc tại link:<br />

http://chimviet.free.fr/truyenky/songviet/svdgn064_Paris_Mirabeau.htm<br />

hay:<br />

http://jsongviet.blogspot.com/2010/01/cau-mirabeau-paris-francesong-viet.html<br />

Sóng Việt Đàm Giang<br />

May 11, 2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 136<br />

L'Avare<br />

de Molière (1622-1673)<br />

Comédie (1667)<br />

PERSONNAGES ACTEURS<br />

Harpagon, père de Cléante et d'Élise,<br />

et amoureux de Mariane.<br />

Molière.<br />

Cléante, fils d'Harpagon, amant de Mariane. La Grange.<br />

Élise, fille d'Harpagon, amante de Valère. Mlle Molière.<br />

Valère, fils d'Anselme et amant d'Élise.<br />

Du Croisy.<br />

Mariane, amante de Cléante et aimée d'Harpagon. Mlle De Brie.<br />

Anselme, père de Valère et de Mariane.<br />

Frosine, femme d'intrigue.<br />

Magd. Béjart.<br />

Maître Simon, courtier.<br />

Maître Jacques, cuisinier et cocher d'Harpagon. Hubert.<br />

La Flèche, valet de Cléante.<br />

Béjart cadet.<br />

Dame Claude, servante d'Harpagon.<br />

Brindavoine,<br />

La Merluche, laquais d'Harpagon.<br />

Un commissaire et son clerc.<br />

La scène est à Paris, dans la maison d'Harpagon.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 137<br />

ACTE PREMIER<br />

Scène première. - Valère, Élise.<br />

- Valère -<br />

Hé quoi! charmante Élise, vous devenez mélancolique, après les obligeantes assurances que vous avez<br />

eu la bonté de me donner de votre foi? Je vous vois soupirer, hélas! au milieu de ma joie ! Est-ce du<br />

regret, dites-moi, de m'avoir fait heureux? et vous repentez-vous de cet engagement où mes feux ont pu<br />

vous contraindre?<br />

- Élise -<br />

Non, Valère, je ne puis pas me repentir de tout ce que je fais pour vous. Je m'y sens entraîner par une<br />

trop douce puissance, et je n'ai pas même la force de souhaiter que les choses ne fussent pas. Mais, a<br />

vous dire vrai, le succès me donne de l'inquiétude; et je crains fort de vous aimer un peu plus que je ne<br />

devrais.<br />

- Valère -<br />

Eh! que pouvez-vous craindre, Élise, dans les bontés que vous avez pour moi ?<br />

- Élise -<br />

Hélas ! cent choses à la fois : l'emportement d'un père, les reproches d'une famille, les censures du<br />

monde ; mais plus que tout, Valère, le changement de votre coeur, et cette froideur criminelle dont ceux<br />

de votre sexe payent le plus souvent les témoignages trop ardents d'un innocent amour.<br />

- Valère -<br />

Ah ! ne me faites pas ce tort, de juger de moi par les autres ! Soupçonnez-moi de tout, Élise, plutôt que<br />

de manquer à ce que je vous dois. Je vous aime trop pour cela ; et mon amour pour vous durera autant<br />

que ma vie.<br />

- Élise -<br />

Ah ! Valère, chacun tient les mêmes discours ! Tous les hommes sont semblables par les paroles ; et ce<br />

n'est que les actions qui les découvrent différents.<br />

- Valère -<br />

Puisque les seules actions font connaître ce que nous sommes, attendez donc, au moins, à juger de mon<br />

coeur par elles, et ne me cherchez point des crimes dans les injustes craintes d'une fâcheuse<br />

prévoyance. Ne m'assassinez point, je vous prie, par les sensibles coups d'un soupçon outrageux ; et<br />

donnez-moi le temps de vous convaincre, par mille et mille preuves, de l'honnêteté de mes feux.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 138<br />

- Élise -<br />

Hélas ! qu'avec facilité on se laisse persuader par les personnes que l'on aime ! Oui, Valère, je tiens<br />

votre coeur incapable de m'abuser. Je crois que vous m'aimez d'un véritable amour, et que vous me<br />

serez fidèle : je n'en veux point du tout douter, et je retranche mon chagrin aux appréhensions du blâme<br />

qu'on pourra me donner.<br />

- Valère -<br />

Mais pourquoi cette inquiétude ?<br />

- Élise -<br />

Je n'aurais rien à craindre si tout le monde vous voyait des yeux dont je vous vois ; et je trouve en votre<br />

personne de quoi avoir raison aux choses que je fais pour vous. Mon coeur, pour sa défense, a tout<br />

votre mérite, appuyé du secours d'une reconnaissance où le ciel m'engage envers vous. Je me représente<br />

à toute heure ce péril étonnant qui commença de nous offrir aux regards l'un de l'autre ; cette générosité<br />

surprenante qui vous fit risquer votre vie, pour dérober la mienne à la fureur des ondes ; ces soins<br />

pleins de tendresse que vous me fîtes éclater après m'avoir tirée de l'eau, et les hommages assidus de<br />

cet ardent amour que ni le temps ni les difficultés n'ont rebuté, et qui, vous faisant négliger et parents et<br />

patrie, arrête vos pas en ces lieux, y tient en ma faveur votre fortune déguisée, et vous a réduit, pour me<br />

voir, à vous revêtir de l'emploi de domestique de mon père. Tout cela fait chez moi, sans doute, un<br />

merveilleux effet ; et c'en est assez, à mes yeux, pour me justifier l'engagement où j'ai pu consentir ;<br />

mais ce n'est pas assez peut-être pour le justifier aux autres, et je ne suis pas sûre qu'on entre dans mes<br />

sentiments.<br />

- Valère -<br />

De tout ce que vous avez dit, ce n'est que par mon seul amour que je prétends auprès de vous mériter<br />

quelque chose ; et quant aux scrupules que vous avez, votre père lui-même ne prend que trop de soin de<br />

vous justifier à tout le monde, et l'excès de son avarice, et la manière austère dont il vit avec ses<br />

enfants, pourraient autoriser des choses plus étranges. Pardonnez-moi, charmante Élise, si j'en parle<br />

ainsi devant vous. Vous savez que, sur ce chapitre, on n'en peut pas dire de bien. Mais enfin, si je puis,<br />

comme je l'espère, retrouver mes parents, nous n'aurons pas beaucoup de peine à nous les rendre<br />

favorables. J'en attends des nouvelles avec impatience, et j'en irai chercher moi-même, si elles tardent à<br />

venir.<br />

- Élise -<br />

Ah! Valère, ne bougez d'ici, je vous prie, et songez seulement à vous bien mettre dans l'esprit de mon<br />

père.<br />

- Valère -<br />

Vous voyez comme je m'y prends, et les adroites complaisances qu'il m'a fallu mettre en usage pour<br />

m'introduire à son service ; sous quel masque de sympathie et de rapports de sentiments je me déguise<br />

pour lui plaire, et quel personnage je joue tous les jours avec lui, afin d'acquérir sa tendresse. J'y fais<br />

des progrès admirables ; et j'éprouve que, pour gagner les hommes, il n'est point de meilleure voie que


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 139<br />

de se parer à leurs yeux de leurs inclinations, que de donner dans leurs maximes, encenser leurs<br />

défauts, et applaudir à ce qu'ils font. On n'a que faire d'avoir peur de trop charger la complaisance ; et la<br />

manière dont on les joue a beau être visible, les plus fins toujours sont de grandes dupes du côté de la<br />

flatterie, et il n'y a rien de si impertinent et de si ridicule qu'on ne fasse avaler, lorsqu'on l'assaisonne en<br />

louanges. La sincérité souffre un peu au métier que je fais ; mais, quand on a besoin des hommes, il<br />

faut bien s'ajuster à eux, et puisqu'on ne saurait les gagner que par là, ce n'est pas la faute de ceux qui<br />

flattent, mais de ceux qui veulent être flattés.<br />

- Élise -<br />

Mais que ne tâchez-vous aussi de gagner l'appui de mon frère, en cas que la servante s'avisât de révéler<br />

notre secret ?<br />

- Valère -<br />

On ne peut pas ménager l'un et l'autre ; et l'esprit du père et celui du fils sont des choses si opposées,<br />

qu'il est difficile d'accommoder ces deux confidences ensemble. Mais vous, de votre part, agissez<br />

auprès de votre frère, et servez-vous de l'amitié qui est entre vous deux pour le jeter dans nos intérêts. Il<br />

vient. Je me retire. Prenez ce temps pour lui parler, et ne lui découvrez de notre affaire que ce que vous<br />

jugerez à propos.<br />

- Élise -<br />

Je ne sais si j'aurai la force de lui faire cette confidence.<br />

Scène II. - Cléante, Élise.<br />

- Cléante -<br />

Je suis bien aise de vous trouver seule, ma soeur ; et je brûlais de vous parler, pour m'ouvrir à vous d'un<br />

secret.<br />

- Élise -<br />

Me voilà prête à vous ouïr, mon frère. Qu'avez-vous à me dire ?<br />

- Cléante -<br />

Bien des choses, ma soeur, enveloppées dans un mot. J'aime.<br />

- Élise -<br />

Vous aimez ?<br />

- Cléante -


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 140<br />

Oui, j'aime. Mais, avant que d'aller plus loin, je sais que je dépends d'un père, et que le nom de fils me<br />

soumet à ses volontés ; que nous ne devons point engager notre foi sans le consentement de ceux dont<br />

nous tenons le jour ; que le ciel les a faits les maîtres de nos voeux, et qu'il nous est enjoint de n'en<br />

disposer que par leur conduite ; que, n'étant prévenus d'aucune folle ardeur, ils sont en état de se<br />

tromper bien moins que nous et de voir beaucoup mieux ce qui nous est propre ; qu'il en faut plutôt<br />

croire les lumières de leur prudence que l'aveuglement de notre passion ; et que l'emportement de la<br />

jeunesse nous entraîne le plus souvent dans des précipices fâcheux. Je vous dis tout cela, ma soeur, afin<br />

que vous ne vous donniez pas la peine de me le dire ? car enfin mon amour ne veut rien écouter, et je<br />

vous prie de ne me point faire de remontrances.<br />

- Élise -<br />

Vous êtes-vous engagé, mon frère, avec celle que vous aimez ?<br />

- Cléante -<br />

Non ; mais j'y suis résolu, et je vous conjure encore une fois de ne me point apporter de raisons pour<br />

m'en dissuader.<br />

- Élise -<br />

Suis-je, mon frère, une si étrange personne ?<br />

- Cléante -<br />

Non, ma soeur ; mais vous n'aimez pas ; vous ignorez la douce violence qu'un tendre amour fait sur nos<br />

coeurs, et j'appréhende votre sagesse.<br />

- Élise -<br />

Hélas ! mon frère, ne parlons point de ma sagesse : il n'est personne qui n'en manque, du moins une<br />

fois en sa vie ; et, si je vous ouvre mon coeur, peut-être serai-je à vos yeux bien moins sage que vous.<br />

- Cléante -<br />

Ah ! plût au ciel que votre âme, comme la mienne… !<br />

- Élise -<br />

Finissons auparavant votre affaire, et me dites qui est celle que vous aimez.<br />

- Cléante -<br />

Une jeune personne qui loge depuis peu en ces quartiers, et qui semble être faite pour donner de<br />

l'amour à tous ceux qui la voient. La nature, ma soeur, n'a rien formé de plus aimable ; et je me sentis<br />

transporté dès le moment que je la vis. Elle se nomme Mariane, et vit sous la conduite d'une bonne<br />

femme de mère qui est presque toujours malade, et pour qui cette aimable fille a des sentiments


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 141<br />

d'amitié qui ne sont pas imaginables. Elle la sert, la plaint et la console, avec une tendresse qui vous<br />

toucherait l'âme. Elle se prend d'un air le plus charmant du monde aux choses qu'elle fait ; et l'on voit<br />

briller mille grâces en toutes ses actions, une douceur pleine d'attraits, une bonté toute engageante, une<br />

honnêteté adorable, une… Ah ! ma soeur, je voudrais que vous l'eussiez vue !<br />

- Élise -<br />

J'en vois beaucoup, mon frère, dans les choses que vous me dites ; et, pour comprendre ce qu'elle est, il<br />

me suffit que vous l'aimez.<br />

- Cléante -<br />

J'ai découvert sous main qu'elles ne sont pas fort accommodées (1), et que leur discrète conduite a de la<br />

peine à étendre à tous leurs besoins le bien qu'elles peuvent avoir. Figurez-vous, ma soeur, quelle joie<br />

ce peut être que de relever la fortune d'une personne que l'on aime ; que de donner adroitement<br />

quelques petits secours aux modestes nécessités d'une vertueuse famille ; et concevez quel déplaisir ce<br />

m'est de voir que, par l'avarice d'un père, je sois dans l'impuissance de goûter cette joie, et de faire<br />

éclater à cette belle aucun témoignage de mon amour.<br />

- Élise -<br />

Oui, je conçois assez, mon frère, quel doit être votre chagrin.<br />

- Cléante -<br />

Ah ! ma soeur, il est plus grand qu'on ne peut croire. Car, enfin, peut-on rien voir de plus cruel que<br />

cette rigoureuse épargne qu'on exerce sur nous, que cette sécheresse étrange où l'on nous fait languir ?<br />

Hé ! que nous servira d'avoir du bien, s'il ne nous vient que dans le temps que nous ne serons plus dans<br />

le bel âge d'en jouir, et si, pour m'entretenir même, il faut que maintenant je m'engage de tous côtés ; si<br />

je suis réduit avec vous à chercher tous les jours le secours des marchands, pour avoir moyen de porter<br />

des habits raisonnables ? Enfin, j'ai voulu vous parler pour m'aider à sonder mon père sur les<br />

sentiments où je suis ; et, si je l'y trouve contraire, j'ai résolu d'aller en d'autres lieux, avec cette aimable<br />

personne, jouir de la fortune que le ciel voudra nous offrir. Je fais chercher partout, pour ce dessein, de<br />

l'argent à emprunter ; et, si vos affaires, ma soeur, sont semblables aux miennes, et qu'il faille que notre<br />

père s'oppose à nos désirs, nous le quitterons là tous deux, et nous affranchirons de cette tyrannie où<br />

nous tient depuis si longtemps son avarice insupportable.<br />

- Élise -<br />

Il est bien vrai que tous les jours il nous donne de plus en plus sujet de regretter la mort de notre mère,<br />

et que…<br />

- Cléante -<br />

J'entends sa voix. Eloignons-nous un peu pour achever notre confidence ; et nous joindrons après nos<br />

forces pour venir attaquer la dureté de son humeur.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 142<br />

Scène III. - Harpagon, La Flèche.<br />

- Harpagon -<br />

Hors d'ici tout à l'heure, et qu'on ne réplique pas. Allons, que l'on détale de chez moi, maître juré filou,<br />

vrai gibier de potence !<br />

- La Flèche -<br />

(à part.)<br />

Je n'ai jamais rien vu de si méchant que ce maudit vieillard, et je pense, sauf correction, qu'il a le diable<br />

au corps.<br />

- Harpagon -<br />

Tu murmures entre tes dents ?<br />

- La Flèche -<br />

Pourquoi me chassez-vous ?<br />

- Harpagon -<br />

C'est bien à toi, pendard, à me demander des raisons ! Sors vite, que je ne t'assomme.<br />

- La Flèche -<br />

Qu'est-ce que je vous ai fait ?<br />

- Harpagon -<br />

Tu m'as fait que je veux que tu sortes.<br />

- La Flèche -<br />

Mon maître, votre fils, m'a donné ordre de l'attendre.<br />

- Harpagon -<br />

Va-t'en l'attendre dans la rue, et ne sois point dans ma maison, planté tout droit comme un piquet à<br />

observer ce qui se passe, et faire ton profit de tout. Je ne veux point avoir sans cesse devant moi un<br />

espion de mes affaires, un traître dont les yeux maudits assiègent toutes mes actions, dévorent ce que je<br />

possède, et furettent de tous côtés pour voir s'il n'y a rien à voler.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 143<br />

- La Flèche -<br />

Comment diantre voulez-vous qu'on fasse pour vous voler ? Êtes-vous un homme volable, quand vous<br />

renfermez toutes choses, et faites sentinelle jour et nuit ?<br />

- Harpagon -<br />

Je veux renfermer ce que bon me semble, et faire sentinelle comme il me plaît. Ne voilà pas de mes<br />

mouchards (2), qui prennent garde à ce qu'on fait ?<br />

(Bas, à part.)<br />

Je tremble qu'il n'ait soupçonné quelque chose de mon argent.<br />

(Haut.)<br />

Ne serais-tu point homme à aller faire courir le bruit que j'ai chez moi de l'argent caché ?<br />

- La Flèche -<br />

Vous avez de l'argent caché ?<br />

- Harpagon -<br />

Non, coquin, je ne dis pas cela.<br />

(Bas.)<br />

J’enrage!<br />

(Haut.)<br />

Je demande si, malicieusement, tu n'irais point faire courir le bruit que j'en ai.<br />

- La Flèche -<br />

Hé ! que nous importe que vous en ayez, ou que vous n'en ayez pas, si c'est pour nous la même chose ?<br />

- Harpagon -<br />

(levant la main pour donner un soufflet à la Flèche.)<br />

Tu fais le raisonneur ! Je te baillerai de ce raisonnement-ci par les oreilles. Sors d'ici, encore une fois.<br />

- La Flèche -<br />

Eh bien, je sors.<br />

- Harpagon -<br />

Attends : ne m'emportes-tu rien ?<br />

- La Flèche -<br />

Que vous emporterais-je ?


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 144<br />

- Harpagon -<br />

Tiens, viens çà, que je voie. Montre-moi tes mains.<br />

- La Flèche -<br />

<strong>Le</strong>s voilà.<br />

- Harpagon -<br />

<strong>Le</strong>s autres.<br />

- La Flèche -<br />

<strong>Le</strong>s autres ?<br />

- Harpagon -<br />

Oui.<br />

- La Flèche -<br />

<strong>Le</strong>s voilà.<br />

- Harpagon -<br />

(Montrant les hauts-de-chausses de la Flèche.)<br />

N'as-tu rien mis ici dedans ?<br />

- La Flèche -<br />

Voyez vous-même.<br />

- Harpagon -<br />

(tâtant le bas des hauts-de-chausses de la Flèche.)<br />

Ces grands hauts-de-chausses sont propres à devenir les recéleurs des choses qu'on dérobe ; et je<br />

voudrais qu'on en eût fait pendre quelqu'un.<br />

- La Flèche -<br />

(à part.)<br />

Ah ! qu'un homme comme cela mériterait bien ce qu'il craint ! Et que j'aurais de joie à la voler !<br />

- Harpagon -<br />

Euh ?


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 145<br />

- La Flèche -<br />

Quoi ?<br />

- Harpagon -<br />

Qu'est-ce que tu parles de voler ?<br />

- La Flèche -<br />

Je vous dis que vous fouillez bien partout, pour voir si je vous ai volé.<br />

- Harpagon -<br />

C'est ce que je veux faire.<br />

(Harpagon fouille dans les poches de La Flèche.)<br />

- La Flèche -<br />

(à part.)<br />

La peste soit de l'avarice et des avaricieux !<br />

- Harpagon -<br />

Comment ? que dis-tu ?<br />

- La Flèche -<br />

Ce que je dis ?<br />

- Harpagon -<br />

Oui. Qu'est-ce que tu dis d'avarice et d'avaricieux ?<br />

- La Flèche -<br />

Je dis que la peste soit de l'avarice et des avaricieux !<br />

- Harpagon -<br />

De qui veux-tu parler ?<br />

- La Flèche -<br />

Des avaricieux.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 146<br />

- Harpagon -<br />

Et qui sont-ils, ces avaricieux ?<br />

- La Flèche -<br />

Des vilains et des ladres.<br />

- Harpagon -<br />

Mais qui est-ce que tu entends par là ?<br />

- La Flèche -<br />

De quoi vous mettez-vous en peine ?<br />

- Harpagon -<br />

Je me mets en peine de ce qu'il faut.<br />

- La Flèche -<br />

Est-ce que vous croyez que je veux parler de vous ?<br />

- Harpagon -<br />

Je crois ce que je crois ; mais je veux que tu me dises à qui tu parles quand tu dis cela.<br />

- La Flèche -<br />

Je parle… je parle à mon bonnet.<br />

- Harpagon -<br />

Et moi, je pourrais bien parler à ta barrette (3).<br />

- La Flèche -<br />

M'empêcherez-vous de maudire les avaricieux ?<br />

- Harpagon -<br />

Non ; mais je t'empêcherai de jaser et d'être insolent. Tais-toi.<br />

- La Flèche -<br />

Je ne nomme personne.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 147<br />

- Harpagon -<br />

Je te rosserai si tu parles.<br />

- La Flèche -<br />

Qui se sent morveux, qu'il se mouche.<br />

- Harpagon -<br />

Te tairas-tu ?<br />

- La Flèche -<br />

Oui, malgré moi.<br />

- Harpagon -<br />

Ah ! Ah !<br />

- La Flèche -<br />

(montrant à Harpagon une poches de son justaucorps.)<br />

Tenez, voilà encore une poche : êtes-vous satisfait ?<br />

- Harpagon -<br />

Allons, rends-le-moi sans te fouiller.<br />

- La Flèche -<br />

Quoi ?<br />

- Harpagon -<br />

Ce que tu m'as pris.<br />

- La Flèche -<br />

Je ne vous ai rien pris du tout.<br />

- Harpagon -<br />

Assurément ?<br />

- La Flèche -


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 148<br />

Assurément.<br />

- Harpagon -<br />

Adieu. Va-t-en à tous les diables !<br />

- La Flèche -<br />

Me voilà fort bien congédié.<br />

- Harpagon -<br />

Je te le mets sur ta conscience, au moins.<br />

Scène IV. - Harpagon.<br />

- Harpagon -<br />

Voilà un pendard de valet qui m'incommode fort ; et je ne me plais point à voir ce chien de boiteux-là.<br />

Certes, ce n'est pas une petite peine que de garder chez soi une grande somme d'argent ; et bienheureux<br />

qui a tout son fait bien placé, et ne conserve seulement que ce qu'il faut pour sa dépense ! On n'est pas<br />

peu embarrassé à inventer, dans toute une maison, une cache fidèle ; car pour moi, les coffres-forts me<br />

sont suspects, et je ne veux jamais m'y fier. Je les tiens justement une franche amorce à voleurs, et c'est<br />

toujours la première chose que l'on va attaquer.<br />

Scène V. - Harpagon ; Élise et Cléante, parlant ensemble, et restant dans le fond du théâtre.<br />

- Harpagon -<br />

(se croyant seul.)<br />

Cependant, je ne sais si j'aurai bien fait d'avoir enterré, dans mon jardin, dix mille écus qu'on me rendit<br />

hier. Dix mille écus en or, chez soi, est une somme assez…<br />

(À part, apercevant Élise et Cléante.)<br />

O ciel ! je me serai trahi moi-même ! la chaleur m'aura emporté, et je crois que j'ai parlé haut, en<br />

raisonnant tout seul.<br />

(À Cléante et Élise.)<br />

Qu'est-ce ?<br />

- Cléante -


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 149<br />

Rien, mon père.<br />

- Harpagon -<br />

Y a-t-il longtemps que vous êtes là ?<br />

- Élise -<br />

Nous ne venons que d'arriver.<br />

- Harpagon -<br />

Vous avez entendu…<br />

- Cléante -<br />

Quoi, mon père ?<br />

- Harpagon -<br />

Là…<br />

- Élise -<br />

Quoi ?<br />

- Harpagon -<br />

Ce que je viens de dire.<br />

- Cléante -<br />

Non.<br />

- Harpagon -<br />

Si fait, si fait.<br />

- Élise -<br />

Pardonnez-moi.<br />

- Harpagon -<br />

Je vois bien que vous en avez ouï quelques mots. C'est que je m'entretenais en moi-même de la peine<br />

qu'il y a aujourd'hui à trouver de l'argent, et je disais qu'il est bien heureux qui peut avoir dix mille écus<br />

chez soi.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 150<br />

- Cléante -<br />

Nous feignions à vous aborder, de peur de vous interrompre.<br />

- Harpagon -<br />

Je suis bien aise de vous dire cela, afin que vous n'alliez pas prendre les choses de travers, et vous<br />

imaginer que je dise que c'est moi qui ai dix mille écus.<br />

- Cléante -<br />

Nous n'entrons point dans vos affaires.<br />

- Harpagon -<br />

Plût à Dieu que je les eusse, dix mille écus !<br />

- Cléante -<br />

Je ne crois pas…<br />

- Harpagon -<br />

Ce serait une bonne affaire pour moi.<br />

- Élise -<br />

Ces sont des choses…<br />

- Harpagon -<br />

J'en aurais bon besoin.<br />

- Cléante -<br />

Je pense que…<br />

- Harpagon -<br />

Cela m'accommoderait fort.<br />

- Élise -<br />

Vous êtes…<br />

- Harpagon -


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 151<br />

Et je ne me plaindrais pas, comme je le fais, que le temps est misérable.<br />

- Cléante -<br />

Mon Dieu ! mon père, vous n'avez pas lieu de vous plaindre et l'on sait que vous avez assez de bien.<br />

- Harpagon -<br />

Comment, j'ai assez de bien ! Ceux qui le disent en ont menti. Il n'y a rien de plus faux ; et ce sont des<br />

coquins qui font courir tous ces bruits-là.<br />

- Élise -<br />

Ne vous mettez point en colère.<br />

- Harpagon -<br />

Cela est étrange que mes propres enfants me trahissent et deviennent mes ennemis.<br />

- Cléante -<br />

Est-ce être votre ennemi que de dire que vous avez du bien ?<br />

- Harpagon -<br />

Oui. De pareils discours, et les dépenses que vous faites, seront cause qu'un de ces jours on me viendra<br />

chez moi couper la gorge, dans la pensée que je suis tout cousu de pistoles.<br />

- Cléante -<br />

Quelle grande dépense est-ce que je fais ?<br />

- Harpagon -<br />

Quelle? Est-il rien de plus scandaleux que ce somptueux équipage que vous promenez par la ville ? Je<br />

querellais hier votre soeur ; mais c'est encore pis. Voilà qui crie vengeance au ciel ; et, à vous prendre<br />

depuis les pieds jusqu'à la tête, il y aurait là de quoi faire une bonne constitution. Je vous l'ai dit vingt<br />

fois, mon fils, toutes vos manières me déplaisent fort ; vous donnez furieusement dans le marquis ; et,<br />

pour aller ainsi vêtu, il faut bien que vous me dérobiez.<br />

- Cléante -<br />

Hé ! comment vous dérober ?<br />

- Harpagon -<br />

Que sais-je ? Où pouvez-vous donc prendre de quoi entretenir l'état que vous portez ?


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 152<br />

- Cléante -<br />

Moi, mon père ? C'est que je joue ; et, comme je suis fort heureux, je mets sur moi tout l'argent que je<br />

gagne.<br />

- Harpagon -<br />

C'est fort mal fait. Si vous êtes heureux au jeu, vous en devriez profiter, et mettre à honnête intérêt<br />

l'argent que vous gagnez, afin de le trouver un jour. Je voudrais bien savoir, sans parler du reste, à quoi<br />

servent tous ces rubans dont vous voilà lardé depuis les pieds jusqu'à la tête, et si une demi-douzaine<br />

d'aiguillettes ne suffit pas pour attacher un haut-de-chausses. Il est bien nécessaire d'employer de<br />

l'argent à des perruques, lorsque l'on peut porter des cheveux de son cru, qui ne coûtent rien ! Je vais<br />

gager qu'en perruques et rubans il y a du moins vingt pistoles ; et vingt pistoles rapportent par année<br />

dix-huit livres six sols huit deniers, à ne les placer qu'au denier douze (4).<br />

- Cléante -<br />

Vous avez raison.<br />

- Harpagon -<br />

Laissons cela, et parlons d'autre affaire. Euh ?<br />

(Apercevant Cléante et Élise qui se font des signes.)<br />

Hé !<br />

(Bas, à part.)<br />

Je crois qu'ils se font signe l'un à l'autre de me voler ma bourse.<br />

(Haut.)<br />

Que veulent dire ces gestes-là ?<br />

- Élise -<br />

Nous marchandons, mon frère et moi, à qui parlera le premier, et nous avons tous deux quelque chose à<br />

vous dire.<br />

- Harpagon -<br />

Et moi, j'ai quelque chose aussi à vous dire à tous deux.<br />

- Cléante -<br />

C'est de mariage, mon père, que nous désirons vous parler.<br />

- Harpagon -<br />

Et c'est de mariage aussi que je veux vous entretenir.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 153<br />

- Élise -<br />

Ah ! mon père !<br />

- Harpagon -<br />

Pourquoi ce cri ? Est-ce le mot, ma fille, ou la chose, qui vous fait peur ?<br />

- Cléante -<br />

<strong>Le</strong> mariage peut nous faire peur à tous deux, de la façon que vous pouvez l'entendre ; et nous craignons<br />

que nos sentiments ne soient pas d'accord avec votre choix.<br />

- Harpagon -<br />

Un peu de patience ; ne vous alarmez point. Je sais ce qu'il faut à tous deux, et vous n'aurez, ni l'un ni<br />

l'autre, aucun lieu de vous plaindre de tout ce que je prétends faire ; et, pour commencer par un bout,<br />

(À Cléante.)<br />

avez-vous vu, dites-moi, une jeune personne appelée Mariane, qui ne loge pas loin d'ici ?<br />

- Cléante -<br />

Oui, mon père.<br />

- Harpagon-<br />

Et vous ?<br />

- Élise -<br />

J'en ai ouï parler.<br />

- Harpagon -<br />

Comment, mon fils, trouvez-vous cette fille ?<br />

- Cléante -<br />

Une fort charmante personne.<br />

- Harpagon -<br />

Sa physionomie ?<br />

- Cléante -<br />

Tout honnête et pleine d'esprit.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 154<br />

- Harpagon -<br />

Son air et sa manière ?<br />

- Cléante -<br />

Admirables, sans doute.<br />

- Harpagon -<br />

Ne croyez-vous pas qu'une fille comme cela mériterait assez que l'on songeât à elle ?<br />

- Cléante -<br />

Oui, mon père.<br />

- Harpagon -<br />

Que ce serait un parti souhaitable ?<br />

- Cléante -<br />

Très souhaitable.<br />

- Harpagon -<br />

Qu'elle a toute la mine de faire un bon ménage ?<br />

- Cléante -<br />

Sans doute.<br />

- Harpagon -<br />

Et qu'un mari aurait satisfaction avec elle ?<br />

- Cléante -<br />

Assurément.<br />

- Harpagon -<br />

Il y a une petite difficulté : c'est que j'ai peur qu'il n'y ait pas, avec elle, tout le bien qu'on pourrait<br />

prétendre.<br />

- Cléante -


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 155<br />

Ah ! mon père, le bien n'est pas considérable, lorsqu'il est question d'épouser une honnête personne.<br />

- Harpagon -<br />

Pardonnez-moi, pardonnez-moi. Mais ce qu'il y a à dire, c'est que, si l'on n'y trouve pas tout le bien<br />

qu'on souhaite, on peut tâcher de regagner cela sur autre chose.<br />

- Cléante -<br />

Cela s'entend.<br />

- Harpagon -<br />

Enfin je suis bien aise de vous voir dans mes sentiments ; car son maintien honnête et sa douceur m'ont<br />

gagné l'âme, et je suis résolu de l'épouser, pourvu que j'y trouve quelque bien.<br />

- Cléante -<br />

Euh ?<br />

- Harpagon -<br />

Comment ?<br />

- Cléante -<br />

Vous êtes résolu, dites-vous… ?<br />

- Harpagon -<br />

D'épouser Mariane.<br />

- Cléante -<br />

Qui ? Vous, vous ?<br />

- Harpagon -<br />

Oui, moi, moi, moi. Que veut dire cela ?<br />

- Cléante -<br />

Il m'a pris tout à coup un éblouissement, et je me retire d'ici.<br />

- Harpagon -<br />

Cela ne sera rien. Allez vite boire dans la cuisine un grand verre d'eau claire.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 156<br />

Scène VI. - Harpagon, Élise.<br />

- Harpagon -<br />

Voilà de mes damoiseaux flouets (5), qui n'ont non plus de vigueur que des poules. C'est là, ma fille, ce<br />

que j'ai résolu pour moi. Quant à ton frère, je lui destine une certaine veuve dont, ce matin, on m'est<br />

venu parler ; et, pour toi, je te donne au seigneur Anselme.<br />

- Élise -<br />

Au seigneur Anselme ?<br />

- Harpagon -<br />

Oui, Un homme mûr, prudent et sage, qui n'a pas plus de cinquante ans, et dont on vante les grands<br />

biens.<br />

- Élise -<br />

(faisant une révérence.)<br />

Je ne veux point me marier, mon père, s'il vous plaît.<br />

- Harpagon -<br />

(contrefaisant Élise.)<br />

Et moi, ma petite fille, ma mie, je veux que vous vous mariiez, s'il vous plaît.<br />

- Élise -<br />

(faisant encore la révérence.)<br />

Je vous demande pardon, mon père.<br />

- Harpagon -<br />

(contrefaisant Élise.)<br />

Je vous demande pardon, ma fille.<br />

- Élise -<br />

Je suis très humble servante au seigneur Anselme ; mais,<br />

(Faisant encore la révérence.)<br />

avec votre permission, je ne l'épouserai point.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 157<br />

- Harpagon -<br />

Je suis votre très humble valet ; mais,<br />

(Contrefaisant Élise.)<br />

avec votre permission, vous l'épouserez dès ce soir.<br />

- Élise -<br />

Dès ce soir ?<br />

- Harpagon -<br />

Dès ce soir.<br />

- Élise -<br />

(faisant encore la révérence.)<br />

Cela ne sera pas, mon père.<br />

- Harpagon -<br />

(contrefaisant encore Élise.)<br />

Cela sera, ma fille.<br />

- Élise -<br />

Non.<br />

- Harpagon -<br />

Si.<br />

- Élise -<br />

Non, vous dis-je.<br />

- Harpagon -<br />

Si, vous dis-je.<br />

- Élise -<br />

C'est une chose où vous ne me réduirez point.<br />

- Harpagon -<br />

C'est une chose où je te réduirai.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 158<br />

- Élise -<br />

Je me tuerai plutôt que d'épouser un tel mari.<br />

- Harpagon -<br />

Tu ne te tueras point, et tu l'épouseras. Mais voyez quelle audace !<br />

A-t-on jamais vu une fille parler de la sorte à son père ?<br />

- Élise -<br />

Mais a-t-on jamais vu un père marier sa fille de la sorte ?<br />

- Harpagon -<br />

C'est un parti où il n'y a rien à redire ! et je gage que tout le monde approuvera mon choix.<br />

- Élise -<br />

Et moi, je gage qu'il ne saurait être approuvé d'aucune personne raisonnable.<br />

- Harpagon -<br />

(apercevant Valère de loin.)<br />

Voilà Valère. Veux-tu qu'entre nous deux nous le fassions juge de cette affaire ?<br />

- Élise -<br />

J'y consens.<br />

- Harpagon -<br />

Te rendras-tu à son jugement ?<br />

- Élise -<br />

Oui. J'en passerai par ce qu'il dira.<br />

- Harpagon -<br />

Voilà qui est fait.<br />

Scène VII. - Valère, Harpagon, Élise.<br />

- Harpagon -<br />

Ici, Valère. Nous t'avons élu pour nous dire qui a raison de ma fille ou de moi.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 159<br />

- Valère -<br />

C'est vous, monsieur, sans contredit.<br />

- Harpagon -<br />

Sais-tu bien de quoi nous parlons ?<br />

- Valère -<br />

Non ; mais vous ne sauriez avoir tort, et vous êtes toute raison.<br />

- Harpagon -<br />

Je veux ce soir lui donner pour époux un homme aussi riche que sage ; et la coquine me dit au nez<br />

qu'elle se moque de le prendre. Que dis-tu de cela ?<br />

- Valère -<br />

Ce que j'en dis ?<br />

- Harpagon -<br />

Oui.<br />

- Valère -<br />

Hé ! hé !<br />

- Harpagon -<br />

Quoi !<br />

- Valère -<br />

Je dis que, dans le fond, je suis de votre sentiment ; et vous ne pouvez pas que vous n'ayez raison (6).<br />

mais aussi n'a-t-elle pas tort tout à fait, et…<br />

- Harpagon -<br />

Comment ? <strong>Le</strong> seigneur Anselme est un parti considérable ; c'est un gentilhomme qui est noble, doux,<br />

posé, sage et fort accommodé, et auquel il ne reste aucun enfant de son premier mariage. Saurait-elle<br />

mieux rencontrer ?<br />

- Valère -<br />

Cela est vrai. Mais elle pourrait vous dire que c'est un peu précipiter les choses, et qu'il faudrait au<br />

moins quelque temps pour voir si son inclination pourra s'accommoder avec…


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 160<br />

- Harpagon -<br />

C'est une occasion qu'il faut prendre vite aux cheveux. Je trouve ici un avantage qu'ailleurs je ne<br />

trouverais pas ; et il s'engage à la prendre sans dot.<br />

- Valère -<br />

Sans dot ?<br />

- Harpagon -<br />

Oui.<br />

- Valère -<br />

Ah ! je ne dis plus rien. Voyez-vous ? voilà une raison tout à fait convaincante ; il se faut rendre à cela.<br />

- Harpagon -<br />

C'est pour moi une épargne considérable.<br />

- Valère -<br />

Assurément ; cela ne reçoit point de contradiction. Il est vrai que votre fille vous peut représenter que le<br />

mariage est une plus grande affaire qu'on ne peut croire ; qu'il y va d'être heureux ou malheureux toute<br />

sa vie ; et qu'un engagement qui doit durer jusqu'à la mort ne se doit jamais faire qu'avec de grandes<br />

précautions.<br />

- Harpagon -<br />

Sans dot !<br />

- Valère -<br />

Vous avez raison ! voilà qui décide tout ; cela s'entend. Il y a des gens qui pourraient vous dire qu'en de<br />

telles occasions l'inclination d'une fille est une chose, sans doute, où l'on doit avoir de l'égard ; et que<br />

cette grande inégalité d'âge, d'humeur et de sentiments, rend un mariage sujet à des accidents fâcheux.<br />

- Harpagon -<br />

Sans dot !<br />

- Valère -<br />

Ah ! il n'y a pas de réplique à cela ; on le sait bien ! Qui diantre peut aller là contre ? Ce n'est pas qu'il<br />

n'y ait quantité de pères qui aimeraient mieux ménager la satisfaction de leurs filles que l'argent qu'ils<br />

pourraient donner ; qui ne les voudraient point sacrifier à l'intérêt, et chercheraient, plus que toute autre<br />

chose, à mettre dans un mariage cette douce conformité qui sans cesse y maintient l'honneur, la


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 161<br />

tranquillité et la joie ; et que…<br />

- Harpagon -<br />

Sans dot !<br />

- Valère -<br />

Il est vrai ; cela ferme la bouche à tout. Sans dot ! <strong>Le</strong> moyen de résister à une raison comme celle-là !<br />

- Harpagon -<br />

(à part, regardant du côté le jardin.)<br />

Ouais ! Il me semble que j'entends un chien qui aboie. N'est-ce point qu'on en voudrait à mon argent ?<br />

(A Valère.)<br />

Ne bougez, je reviens tout à l'heure.<br />

Scène VIII. - Élise, Valère.<br />

- Élise -<br />

Vous moquez-vous, Valère, de lui parler comme vous faites ?<br />

− Valère -<br />

C'est pour ne point l'aigrir, et pour en venir mieux à bout. Heurter de front ses sentiments est le moyen<br />

de tout gâter ; et il y a de certains esprits qu'il ne faut prendre qu'en biaisant ; des tempéraments<br />

ennemis de toute résistance ; des naturels rétifs, que la vérité fait cabrer, qui toujours se raidissent<br />

contre le droit chemin de la raison, et qu'on ne mène qu'en tournant où l'on veut les conduire. Faites<br />

semblant de consentir à ce qu'il veut, vous en viendrez mieux à vos fins, et…<br />

- Élise -<br />

Mais ce mariage, Valère !<br />

- Valère -<br />

On cherchera des biais pour le rompre.<br />

- Élise -


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 162<br />

Mais quelle invention trouver, s'il se doit conclure ce soir ?<br />

- Valère -<br />

Il faut demander un délai, et feindre quelque maladie.<br />

- Élise -<br />

Mais on découvrira la feinte, si l'on appelle des médecins.<br />

- Valère -<br />

Vous moquez-vous ? Y connaissent-ils quelque chose ? Allez, allez, vous pourrez avec eux avoir quel<br />

mal il vous plaira, ils vous trouveront des raisons pour vous dire d'où cela vient.<br />

Scène IX. - Harpagon, Valère, Élise.<br />

- Harpagon -<br />

(à part, dans le fond du théâtre.)<br />

Ce n'est rien, Dieu merci.<br />

- Valère -<br />

(sans voir Harpagon.)<br />

Enfin notre dernier recours, c'est que la fuite nous peut mettre à couvert de tout ; et, si votre amour,<br />

belle Élise, est capable d'une fermeté…<br />

(Apercevant Harpagon.)<br />

Oui, il faut qu'une fille obéisse à son père. Il ne faut point qu'elle regarde comme un mari est fait ; et<br />

lorsque la grande raison de "sans dot" s'y rencontre, elle doit être prête à prendre tout ce qu'on lui<br />

donne.<br />

- Harpagon -<br />

Bon : voilà bien parlé, cela !<br />

- Valère -<br />

Monsieur, je vous demande pardon si je m'emporte un peu, et prends la hardiesse de lui parler comme<br />

je fais.<br />

- Harpagon -<br />

Comment ! j'en suis ravi, et je veux que tu prennes sur elle un pouvoir absolu.<br />

(A` Élise.)<br />

Oui, tu as beau fuir, je lui donne l'autorité que le ciel me donne sur toi, et j'entends que tu fasses tout ce


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 163<br />

qu'il te dira.<br />

- Valère -<br />

(A` Élise.)<br />

Après cela, résistez à mes remontrances.<br />

Scène X. - Harpagon, Valère.<br />

- Valère -<br />

Monsieur, je vais la suivre, pour continuer les leçons que je lui faisais.<br />

- Harpagon -<br />

Oui, tu m'obligeras. Certes…<br />

- Valère -<br />

Il est bon de lui tenir un peu la bride haute.<br />

- Harpagon -<br />

Cela est vrai. Il faut…<br />

- Valère -<br />

Ne vous mettez pas en peine, je crois que j'en viendrai à bout.<br />

- Harpagon -<br />

Fais, fais. Je m'en vais faire un petit tour en ville, et reviens tout à l'heure.<br />

- Valère -<br />

(adressant la parole à Élise, en s'en allant du côté par où elle est sortie.)<br />

Oui, l'argent est plus précieux que toutes les choses du monde, et vous devez rendre grâce au ciel de<br />

l'honnête homme de père qu'il vous a donné. Il sait ce que c'est que de vivre. Lorsqu'on s'offre de<br />

prendre une fille sans dot, on ne doit point regarder plus avant. Tout est renfermé là-dedans ; et "sans<br />

dot" tient lieu de beauté, de jeunesse, de naissance, d'honneur, de sagesse, et de probité.<br />

- Harpagon -<br />

Ah ! le brave garçon ! Voilà parlé comme un oracle. Heureux qui peut avoir un domestique de la sorte !


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 164<br />

ACTE SECOND.<br />

Scène première. - Cléante, La Flèche.<br />

- Cléante -<br />

Ah ! traître que tu es ! où t'es-tu donc allé fourrer ? Ne t'avais-je pas donné ordre… ?<br />

- La Flèche -<br />

Oui, Monsieur ; et je m'étais rendu ici pour vous attendre de pied ferme : mais monsieur votre père, le<br />

plus malgracieux des hommes, m'a chassé dehors malgré moi, et j'ai couru le risque d'être battu.<br />

- Cléante -<br />

Comment va notre affaire ? <strong>Le</strong>s choses pressent plus que jamais ; et, depuis que je t'ai vu, j'ai découvert<br />

que mon père est mon rival.<br />

- La Flèche -<br />

Votre père amoureux ?<br />

- Cléante -<br />

Oui ; et j'ai eu toutes les peines du monde à lui cacher le trouble où cette nouvelle m'a mis.<br />

- La Flèche -<br />

Lui, se mêler d'aimer ! De quoi diable s'avise-t-il ? Se moque-t-il du monde ? Et l'amour a-t-il été fait<br />

pour des gens bâtis comme lui ?<br />

- Cléante -<br />

Il a fallu, pour mes péchés, que cette passion lui soit venue en tête.<br />

- La Flèche -<br />

Mais par quelle raison lui faire un mystère de votre amour ?<br />

- Cléante -<br />

Pour lui donner moins de soupçon, et me conserver, au besoin, des ouvertures plus aisées pour<br />

détourner ce mariage. Quelle réponse t'a-t-on faite ?<br />

- La Flèche -<br />

Ma foi, Monsieur, ceux qui empruntent sont bien malheureux ; et il faut essuyer d'étranges choses,<br />

lorsqu'on en est réduit à passer, comme vous, par les mains des fesse-matthieux (7).


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 165<br />

- Cléante -<br />

L'affaire ne se fera point ?<br />

- La Flèche -<br />

Pardonnez-moi. Notre maître Simon, le courtier qu'on nous a donné, homme agissant et plein de zèle,<br />

dit qu'il a fait rage pour vous, et il assure que votre seule physionomie lui a gagné le coeur.<br />

- Cléante -<br />

J'aurai les quinze mille francs que je demande ?<br />

- La Flèche -<br />

Oui ; mais à quelques petites conditions qu'il faudra que vous acceptiez, si vous avez dessein que les<br />

choses se fassent.<br />

- Cléante -<br />

T'a-t-il fait parler à celui qui doit prêter l'argent ?<br />

- La Flèche -<br />

Ah ! vraiment, cela ne va pas de la sorte. Il apporte encore plus de soin à se cacher que vous ; et ce sont<br />

des mystères bien plus grands que vous ne pensez. On ne veut point du tout dire son nom ; et l'on doit<br />

aujourd'hui l'aboucher avec vous dans une maison empruntée, pour être instruit par votre bouche de<br />

votre bien et de votre famille ; et je ne doute point que le seul nom de votre père ne rende les choses<br />

faciles.<br />

- Cléante -<br />

Et principalement notre mère étant morte, dont on ne peut m'ôter le bien.<br />

- La Flèche -<br />

Voici quelques articles qu'il a dictés lui-même à notre entremetteur, pour vous être montrés avant que<br />

de rien faire :<br />

"Supposé que le prêteur voie toutes ses sûretés, et que l'emprunteur soit<br />

majeur et d'une famille où le bien soit ample, solide, assuré, clair, et net de<br />

tout embarras, on fera une bonne et exacte obligation par-devant un notaire,<br />

le plus honnête homme qu'il se pourra, et qui, pour cet effet sera choisi par<br />

le prêteur, auquel il importe le plus que l'acte soit dûment dressé."<br />

- Cléante -<br />

Il n'y a rien à dire à cela.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 166<br />

- La Flèche -<br />

"<strong>Le</strong> prêteur, pour ne charger Sa conscience d'aucun scrupule, prétend ne<br />

donner son argent qu'au denier dix-huit. (8)"<br />

- Cléante -<br />

Au denier dix-huit ? Parbleu, voilà qui est honnête ! Il n'y a pas lieu de se plaindre.<br />

- La Flèche -<br />

Cela est vrai.<br />

"Mais, comme ledit prêteur n'a pas chez lui la somme dont il est question,<br />

et que, pour faire plaisir à l'emprunteur il est contraint lui-même de<br />

l'emprunter d'un autre sur le pied du denier cinq (9), il conviendra que ledit<br />

premier emprunteur paye cet intérêt, sans préjudice du reste, attendu que ce<br />

n'est que pour l'obliger que ledit prêteur s'engage à cet emprunt."<br />

- Cléante -<br />

Comment diable ! Quel Juif, quel Arabe est-ce là ? C'est plus qu'au denier quatre (10).<br />

- La Flèche -<br />

Il est vrai ; c'est ce que j'ai dit. Vous avez à voir là-dessus.<br />

- Cléante -<br />

Que veux-tu que je voie ? J'ai besoin d'argent, et il faut bien que je consente à tout.<br />

- La Flèche -<br />

C'est la réponse que j'ai faite.<br />

- Cléante -<br />

Il y a encore quelque chose ?<br />

- La Flèche -<br />

Ce n'est plus qu'un petit article.<br />

"Des quinze mille francs qu'on demande, le prêteur ne pourra compter en<br />

argent que douze mille livres ; et, pour les mille écus restants, il faudra que<br />

l'emprunteur prenne les hardes, nippes, bijoux, dont s'ensuit le mémoire, et<br />

que ledit prêteur a mis, de bonne foi, au plus modique prix qu'il lui a été<br />

possible."


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 167<br />

- Cléante -<br />

Que veut dire cela ?<br />

- La Flèche -<br />

Ecoutez le mémoire :<br />

"Premièrement, un lit de quatre pieds à bandes de point de Hongrie,<br />

appliquées fort proprement sur un drap de couleur d'olive, avec six chaises<br />

et la courte-pointe de même : le tout bien conditionné, et doublé d'un petit<br />

taffetas changeant rouge et bleu. Plus, un pavillon à queue, d'une bonne<br />

serge d'Aumale rose sèche, avec le mollet et les franges de soie."<br />

- Cléante -<br />

Que veut-il que je fasse de cela ?<br />

- La Flèche -<br />

Attendez.<br />

"Plus une tenture de tapisserie des Amours de Gombaud<br />

et de Macée.<br />

Plus, une grande table de bois de noyer, à douze colonnes<br />

ou piliers tournés, qui se tire par les deux bouts, et<br />

garnie par le dessous de ses six escabelles."<br />

- Cléante -<br />

Qu'ai-je affaire, morbleu… ?<br />

- La Flèche -<br />

Donnez-vous patience.<br />

"Plus trois gros mousquets tout garnis de nacre de perle, avec les trois<br />

fourchettes assortissantes (11). Plus un fourneau de brique, avec deux<br />

cornues et trois récipients, fort utiles à ceux qui sont curieux de distiller."<br />

- Cléante -<br />

J'enrage !<br />

- La Flèche -<br />

Doucement.<br />

"Plus, un luth de Bologne, garni de toutes ses cordes,<br />

ou peu s'en faut.<br />

Plus, un trou-madame et un damier, avec un jeu de l'oie,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 168<br />

renouvelé des Grecs, fort propres à passer le temps<br />

lorsque l'on n'a que faire.<br />

Plus, une peau d'un lézard de trois pieds et demi, remplie<br />

de foin ; curiosité agréable pour pendre au plancher d'une<br />

chambre.<br />

<strong>Le</strong> tout, ci-dessus mentionné, valant loyalement plus de<br />

quatre mille cinq cents livres, et rabaissé à la valeur<br />

de mille écus par la discrétion du prêteur."<br />

- Cléante -<br />

Que la peste l'étouffe avec sa discrétion, le traître, le bourreau qu'il est ! A-t-on jamais parlé d'une usure<br />

semblable, et n'est-il pas content du furieux intérêt qu'il exige, sans vouloir encore m'obliger à prendre<br />

pour trois mille livres les vieux rogatons qu'il ramasse ? Je n'aurai pas deux cents écus de tout cela ; et<br />

cependant il faut bien me résoudre à consentir à ce qu'il veut : car il est en état de me faire tout<br />

accepter, et il me tient, le scélérat, le poignard sur la gorge.<br />

- La Flèche -<br />

Je vous vois, Monsieur, ne vous en déplaise, dans le grand chemin justement que tenait Panurge pour se<br />

ruiner, prenant argent d'avance, achetant cher, vendant à bon marché et mangeant son blé en herbe.<br />

- Cléante -<br />

Que veux-tu que j'y fasse ? Voilà où les jeunes gens sont réduits par la maudite avarice des pères ; et on<br />

s'étonne, après cela, que les fils souhaitent qu'ils meurent !<br />

- La Flèche -<br />

Il faut convenir que le vôtre animerait contre sa vilenie le plus posé homme du monde. Je n'ai pas, Dieu<br />

merci, les inclinations fort patibulaires ; et, parmi mes confrères que je vois se mêler de beaucoup de<br />

petits commerces, je sais tirer adroitement mon épingle du jeu, et me démêler prudemment de toutes les<br />

galanteries qui sentent tant soit peu l'échelle ; mais, à vous dire vrai, il me donnerait, par ses procédés,<br />

des tentations de le voler ; et je croirais, en le volant, faire une action méritoire.<br />

- Cléante -<br />

Donne-moi un peu ce mémoire, que je le voie encore.<br />

Scène II. - Harpagon, Maître Simon ; Cléante et La Flèche dans le fond du théâtre.<br />

- Maître Simon -<br />

Oui, Monsieur, c'est un jeune homme qui a besoin d'argent ; ses affaires le pressent d'en trouver, et il en<br />

passera par tout ce que vous en prescrirez.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 169<br />

- Harpagon -<br />

Mais croyez-vous, maître Simon, qu'il n'y ait rien à péricliter ? et savez-vous le nom, les biens et la<br />

famille de celui pour qui vous parlez ?<br />

- Maître Simon -<br />

Non. Je ne puis pas bien vous en instruire à fond ; et ce n'est que par aventure que l'on m'a adressé à<br />

lui ; mais vous serez de toutes choses éclairci par lui-même, et son homme m'a assuré que vous serez<br />

content quand vous le connaîtrez. Tout ce que je saurais vous dire, c'est que sa famille est fort riche,<br />

qu'il n'a plus de mère déjà, et qu'il s'obligera, si vous voulez, que son père mourra avant qu'il soit huit<br />

mois.<br />

- Harpagon -<br />

C'est quelque chose que cela. La charité, maître Simon, nous oblige à faire plaisir aux personnes,<br />

lorsque nous le pouvons.<br />

- Maître Simon -<br />

Cela s'entend.<br />

- La Flèche -<br />

(bas, à Cléante, reconnaissant maître Simon.)<br />

Que veut dire ceci ? Notre maître Simon qui parle à votre père !<br />

- Cléante -<br />

(bas, à La Flèche.)<br />

Lui aurait-on appris qui je suis ? et serais-tu pour nous trahir ?<br />

- Maître Simon -<br />

(à Cléante et à La Flèche.)<br />

Ah ! ah ! vous êtes bien pressés ! Qui vous a dit que c'était céans ?<br />

(À Harpagon.)<br />

Ce n'est pas moi, Monsieur, au moins, qui leur ai découvert votre nom et votre logis ; mais, à mon avis,<br />

il n'y a pas grand mal à cela : ce sont des personnes discrètes, et vous pouvez ici vous expliquer<br />

ensemble.<br />

- Harpagon -<br />

Comment ?<br />

- Maître Simon -


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 170<br />

(montrant Cléante.)<br />

Monsieur est la personne qui veut vous emprunter les quinze mille livres dont je vous ai parlé.<br />

- Harpagon -<br />

Comment, pendard ! c'est toi qui t'abandonnes à ces coupables extrémités !<br />

- Cléante -<br />

Comment ! mon père, c'est vous qui vous portez à ces honteuses actions !<br />

(Maître Simon s'enfuit, et La Flèche va se cacher.)<br />

Scène III. - Harpagon, Cléante.<br />

- Harpagon -<br />

C'est toi qui te veux ruiner par des emprunts si condamnables !<br />

- Cléante -<br />

C'est vous qui cherchez à vous enrichir par des usures si criminelles !<br />

- Harpagon -<br />

Oses-tu bien, après cela, paraître devant moi ?<br />

- Cléante -<br />

Osez-vous bien, après cela, vous présenter aux yeux du monde ?<br />

- Harpagon -<br />

N'as-tu point de honte, dis-moi, d'en venir à ces débauches-là, de te précipiter dans des dépenses<br />

effroyables, et de faire une honteuse dissipation du bien que tes parents t'ont amassé avec tant de sueurs<br />

?<br />

- Cléante -<br />

Ne rougissez-vous point de déshonorer votre condition par les commerces que vous faites ; de sacrifier<br />

gloire et réputation au désir insatiable d'entasser écu sur écu, et de renchérir, en fait d'intérêts, sur les<br />

plus infâmes subtilités qu'aient jamais inventées les plus célèbres usuriers ?<br />

- Harpagon -


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 171<br />

Ôte-toi de mes yeux, coquin ! ôte-toi de mes yeux !<br />

- Cléante -<br />

Qui est plus criminel, à votre avis, ou celui qui achète un argent dont il a besoin, ou bien celui qui vole<br />

un argent dont il n'a que faire ?<br />

- Harpagon -<br />

Retire-toi, te dis-je, et ne m'échauffe pas les oreilles.<br />

(Seul.)<br />

Je ne suis pas fâché de cette aventure ; et ce m'est un avis de tenir l'oeil plus que jamais sur toutes ses<br />

actions.<br />

Scène IV. - Frosine, Harpagon.<br />

- Frosine -<br />

Monsieur…<br />

- Harpagon -<br />

Attendez un moment ; Je vais revenir vous parler.<br />

(A part.)<br />

Il est à propos que je fasse un petit tour à mon argent.<br />

Scène V. - La Flèche, Frosine.<br />

- La Flèche -<br />

(sans voir Frosine.)<br />

L'aventure est tout à fait drôle ! Il faut bien qu'il ait quelque part un ample magasin de hardes, car nous<br />

n'avons rien reconnu au mémoire que nous avons.<br />

- Frosine -<br />

Hé ! c'est toi, mon pauvre la Flèche ! D'où vient cette rencontre ?<br />

- La Flèche -


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 172<br />

Ah ! ah ! c'est toi, Frosine ! Que viens-tu faire ici ?<br />

- Frosine -<br />

Ce que je fais partout ailleurs : m'entremettre d'affaires, me rendre serviable aux gens, et profiter, du<br />

mieux qu'il m'est possible, des petits talents que je puis avoir. Tu sais que dans ce monde, il faut vivre<br />

d'adresse, et qu'aux personnes comme moi le ciel n'a donné d'autres rentes que l'intrigue et que<br />

l'industrie.<br />

- La Flèche -<br />

As-tu quelque négoce avec le patron du logis ?<br />

- Frosine -<br />

Oui, je traite pour lui quelque petite affaire dont j'espère récompense.<br />

- La Flèche -<br />

De lui ? Ah ! ma foi, tu seras bien fine si tu en tires quelque chose, et je te donne avis que l'argent céans<br />

est fort cher.<br />

- Frosine -<br />

Il y a de certains services qui touchent merveilleusement.<br />

- La Flèche -<br />

Je suis votre valet ; et tu ne connais pas encore le seigneur Harpagon. <strong>Le</strong> seigneur Harpagon est de tous<br />

les humains l'humain le moins humain, le mortel de tous les mortels le plus dur et le plus serré. Il n'est<br />

point de service qui pousse sa reconnaissance jusqu'à lui faire ouvrir les mains. De la louange, de<br />

l'estime, de la bienveillance en paroles, et de l'amitié, tant qu'il vous plaira ; mais de l'argent, point<br />

d'affaires. Il n'est rien de plus sec et de plus aride que ses bonnes grâces et ses caresses ; et "donner" est<br />

un mot pour qui il a tant d'aversion, qu'il ne dit jamais, "Je vous donne", mais "Je vous prête le<br />

bonjour".<br />

- Frosine -<br />

Mon Dieu ! je sais l'art de traire les hommes ; j'ai le secret de m'ouvrir leur tendresse, de chatouiller<br />

leurs coeurs, de trouver les endroits par où ils sont sensibles.<br />

- La Flèche -<br />

Bagatelles ici. Je te défie d'attendrir du côté de l'argent l'homme dont il est question. Il est Turc làdessus,<br />

mais d'une turquerie à désespérer tout le monde ; et l'on pourrait crever, qu'il n'en branlerait pas.<br />

En un mot, il aime l'argent plus que réputation, qu'honneur, et que vertu ; et la vue d'un demandeur lui<br />

donne des convulsions : c'est le frapper par son endroit mortel, c'est lui percer le coeur, c'est lui arracher


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 173<br />

les entrailles ; et si… Mais il revient : je me retire.<br />

Scène VI. - Harpagon, Frosine.<br />

- Harpagon -<br />

(bas.)<br />

Tout va comme il faut.<br />

(Haut.)<br />

Hé bien ! qu'est-ce, Frosine ?<br />

- Frosine -<br />

Ah ! mon Dieu, que vous vous portez bien, et que vous avez là un vrai visage de santé !<br />

- Harpagon -<br />

Qui ? moi ?<br />

- Frosine -<br />

Jamais je ne vous vis un teint si frais et si gaillard.<br />

- Harpagon -<br />

Tout de bon ?<br />

- Frosine -<br />

Comment ! vous n'avez de votre vie été si jeune que vous êtes ; et je vois des gens de vingt-cinq ans qui<br />

sont plus vieux que vous.<br />

- Harpagon -<br />

Cependant, Frosine, j'en ai soixante bien comptés.<br />

- Frosine -<br />

Eh bien, qu'est-ce que cela, soixante ans ? Voilà bien de quoi ! C'est la fleur de l'âge, cela, et vous<br />

entrez maintenant dans la belle saison de l'homme.<br />

- Harpagon -


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 174<br />

Il est vrai ; mais vingt années de moins, pourtant, ne me feraient point de mal, que je crois.<br />

- Frosine -<br />

Vous moquez-vous ? Vous n'avez pas besoin de cela, et vous êtes d'une pâte à vivre jusques à cent ans.<br />

- Harpagon -<br />

Tu le crois ?<br />

- Frosine -<br />

Assurément. Vous en avez toutes les marques. Tenez-vous un peu. Oh ! que voilà bien là, entre vos<br />

deux yeux, un signe de longue vie !<br />

- Harpagon -<br />

Tu te connais à cela ?<br />

- Frosine -<br />

Sans doute. Montrez-moi votre main. Mon Dieu, quelle ligne de vie !<br />

- Harpagon -<br />

Comment ?<br />

- Frosine -<br />

Ne voyez-vous pas jusqu'où va cette ligne-là ?<br />

- Harpagon -<br />

Eh bien ! qu'est-ce que cela veut dire ?<br />

- Frosine -<br />

Par ma foi, je disais cent ans ; mais vous passerez les six-vingts.<br />

- Harpagon -<br />

Est-il possible ?<br />

- Frosine -<br />

II faudra vous assommer, vous dis-je ; et vous mettrez en terre et vos enfants, et les enfants de vos<br />

enfants.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 175<br />

- Harpagon -<br />

Tant mieux ! Comment va notre affaire ?<br />

- Frosine -<br />

Faut-il le demander ? et me voit-on mêler de rien dont je ne vienne à bout ? J'ai, surtout pour les<br />

mariages, un talent merveilleux. Il n'est point de partis au monde que je ne trouve en peu de temps le<br />

moyen d'accoupler ; et je crois, si je me l'étais mis en tête, que je marierais le Grand Turc avec la<br />

République de Venise. Il n'y avait pas, sans doute, de si grandes difficultés à cette affaire-ci. Comme j'ai<br />

commerce chez elles, je les ai à fond l'une et l'autre entretenues de vous ; et j'ai dit à la mère le dessein<br />

que vous aviez conçu pour Mariane, à la voir passer dans la rue et prendre l'air à sa fenêtre.<br />

- Harpagon -<br />

Qui a fait réponse…<br />

- Frosine -<br />

Elle a reçu la proposition avec joie ; et quand je lui ai témoigné que vous souhaitiez fort que sa fille<br />

assistât ce soir au contrat de mariage qui se doit faire de la vôtre, elle y a consenti sans peine, et me l'a<br />

confiée pour cela.<br />

- Harpagon -<br />

C'est que je suis obligé, Frosine, de donner à souper au seigneur<br />

Anselme ; et je serai bien aise qu'elle soit du régal.<br />

- Frosine -<br />

Vous avez raison. Elle doit, après dîner, rendre visite à votre fille, d'où elle fait son compte d'aller faire<br />

un tour à la foire, pour venir ensuite au souper.<br />

- Harpagon -<br />

Eh bien, elles iront ensemble dans mon carrosse, que je leur prêterai.<br />

- Frosine -<br />

Voilà justement son affaire.<br />

- Harpagon -<br />

Mais, Frosine, as-tu entretenu la mère touchant le bien qu'elle peut donner à sa fille ? Lui as-tu dit qu'il<br />

fallait qu'elle s'aidât un peu, qu'elle fît quelque effort, qu'elle se saignât pour une occasion comme celleci<br />

? Car encore n'épouse-t-on point une fille sans qu'elle apporte quelque chose.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 176<br />

- Frosine -<br />

Comment ! C'est une fille qui vous apportera douze mille livres de rente.<br />

- Harpagon -<br />

Douze mille livres de rente?<br />

- Frosine -<br />

Oui. Premièrement, elle est nourrie et élevée dans une grande épargne de bouche. C'est une fille<br />

accoutumée à vivre de salade, de lait, de fromage et de pommes, et à laquelle, par conséquent, il ne<br />

faudra ni table bien servie, ni consommés exquis, ni orges mondés perpétuels, ni les autres délicatesses<br />

qu'il faudrait pour une autre femme ; et cela ne va pas à si peu de chose, qu'il ne monte bien, tous les<br />

ans, à trois mille francs pour le moins. Outre cela, elle n'est curieuse que d'une propreté fort simple, et<br />

n'aime point les superbes habits, ni les riches bijoux, ni les meubles somptueux, où donnent ses<br />

pareilles avec tant de chaleur ; et cet article-là vaut plus de quatre mille livres par an. De plus, elle a<br />

une aversion horrible pour le jeu, ce qui n'est pas commun aux femmes d'aujourd'hui ; et j'en sais une<br />

de nos quartiers qui a perdu, à trente et quarante, vingt mille francs cette année. Mais n'en prenons rien<br />

que le quart. Cinq mille francs au jeu par an, et quatre mille francs en habits et bijoux, cela fait neuf<br />

mille livres, et mille écus que nous mettons pour la nourriture: ne voilà-t-il pas par année vos douze<br />

mille francs bien comptés ?<br />

- Harpagon -<br />

Oui ; cela n'est pas mal ; mais ce compte-là n'est rien de réel.<br />

- Frosine -<br />

Pardonnez-moi. N'est-ce pas quelque chose de réel que de vous apporter en mariage une grande<br />

sobriété, l'héritage d'un grand amour de simplicité de parure, et l'acquisition d'un grand fonds de haine<br />

pour le jeu ?<br />

- Harpagon -<br />

C'est une raillerie que de vouloir me constituer sa dot de toutes les dépenses qu'elle ne fera point. Je<br />

n'irai point donner quittance de ce que je ne reçois pas ; et il faut bien que je touche quelque chose.<br />

- Frosine -<br />

Mon Dieu ! vous toucherez assez ; et elles m'ont parlé d'un certain pays où elles ont du bien, dont vous<br />

serez le maître.<br />

- Harpagon -<br />

Il faudra voir cela. Mais Frosine, il y a encore une chose qui m'inquiète. La fille est jeune, comme tu<br />

vois, et les jeunes gens, d'ordinaire, n'aiment que leurs semblables, ne cherchent que leur compagnie :<br />

j'ai peur qu'un homme de mon âge ne soit pas de son goût, et que cela ne vienne à produire chez moi


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 177<br />

certains petits désordres qui ne m'accommoderaient pas.<br />

- Frosine -<br />

Ah ! que vous la connaissez mal ! C'est encore une particularité que j'avais à vous dire. Elle a une<br />

aversion épouvantable pour tous les jeunes gens, et n'a de l'amour que pour les vieillards.<br />

- Harpagon -<br />

Elle ?<br />

- Frosine -<br />

Oui, elle. Je voudrais que vous l'eussiez entendue parler là-dessus. Elle ne peut souffrir du tout la vue<br />

d'un jeune homme ; mais elle n'est point plus ravie, dit-elle, que lorsqu'elle peut voir un beau vieillard<br />

avec une barbe majestueuse. <strong>Le</strong>s plus vieux sont pour elle les plus charmants ; et je vous avertis de<br />

n'aller pas vous faire plus jeune que vous êtes. Elle veut tout au moins qu'on soit sexagénaire ; et il n'y a<br />

pas quatre mois encore qu'étant prête d'être mariée, elle rompit tout net le mariage, sur ce que son<br />

amant fit voir qu'il n'avait que cinquante-six ans, et qu'il ne prit point de lunettes pour signer le contrat.<br />

- Harpagon -<br />

Sur cela seulement ?<br />

- Frosine -<br />

Oui. Elle dit que ce n'est pas contentement pour elle que cinquante-six ans ; et surtout elle est pour les<br />

nez qui portent des lunettes.<br />

- Harpagon -<br />

Certes, tu me dis là une chose toute nouvelle.<br />

- Frosine -<br />

Cela va plus loin qu'on ne vous peut dire. On lui voit dans sa chambre quelques tableaux et quelques<br />

estampes ; mais que pensez-vous que ce soit ? Des Adonis, des Céphales, des Pâris, et des Apollons ?<br />

Non : de beaux portraits de Saturne, du roi Priam, du vieux Nestor, et du bon père Anchise, sur les<br />

épaules de son fils.<br />

- Harpagon -<br />

Cela est admirable. Voilà ce que je n'aurais jamais pensé, et je suis bien aise d'apprendre qu'elle est de<br />

cette humeur. En effet, si j'avais été femme, je n'aurais point aimé les jeunes hommes.<br />

- Frosine -


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 178<br />

Je le crois bien. Voilà de belles drogues que des jeunes gens, pour les aimer ! Ce sont de beaux<br />

morveux, de beaux godelureaux !<br />

- Harpagon -<br />

Pour moi, je n'y en comprends point, et je ne sais pas comment il y a des femmes qui les aiment tant.<br />

- Frosine -<br />

Il faut être folle fieffée. Trouver la jeunesse aimable, est-ce avoir le sens commun ? Sont-ce des<br />

hommes que de jeunes blondins, et peut-on s'attacher à ces animaux-là ?<br />

- Harpagon -<br />

C'est ce que je dis tous les jours : avec leur ton de poule laitée, et leurs trois petits brins de barbe<br />

relevés en barbe de chat, leurs perruques d'étoupes, leurs hauts-de-chausses tombants et leurs estomacs<br />

débraillés !<br />

- Frosine -<br />

Hé ! cela est bien bâti, auprès d'une personne comme vous ! Voilà un homme, cela ; il y a là de quoi<br />

satisfaire à la vue, et c'est ainsi qu'il faut être fait et vêtu pour donner de l'amour.<br />

- Harpagon -<br />

Tu me trouves bien ?<br />

- Frosine -<br />

Comment ! vous êtes à ravir, et votre figure est à peindre. Tournez-vous un peu, s'il vous plaît. Il ne se<br />

peut pas mieux. Que je vous voie marcher. Voilà un corps taillé, libre, et dégagé comme il faut, et qui<br />

ne marque aucune incommodité.<br />

- Harpagon -<br />

Je n'en ai pas de grandes, Dieu merci. Il n'y a que ma fluxion qui me prend de temps en temps.<br />

- Frosine -<br />

Cela n'est rien. Votre fluxion ne vous sied point mal, et vous avez grâce à tousser.<br />

- Harpagon -<br />

Dis-moi un peu : Mariane ne m'a-t-elle point encore vu ? N'a-t-elle point pris garde à moi en passant ?<br />

- Frosine -


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 179<br />

Non ; mais nous nous sommes fort entretenues de vous. Je lui ai fait un portrait de votre personne, et je<br />

n'ai pas manqué de lui vanter votre mérite et l'avantage que ce lui serait d'avoir un mari comme vous.<br />

- Harpagon -<br />

Tu as bien fait, et je t'en remercie.<br />

- Frosine -<br />

J'aurais, monsieur, une petite prière à vous faire. J'ai un procès que je suis sûr le point de perdre, faute<br />

d'un peu d'argent ;<br />

(Harpagon prend un air sérieux.)<br />

et vous pourriez facilement me procurer le gain de ce procès si vous aviez quelque bonté pour moi.<br />

Vous ne sauriez croire le plaisir qu'elle aura de vous voir.<br />

(Harpagon reprend un air gai.)<br />

Ah! que vous lui plairez, et que votre fraise à l'antique fera sur son esprit un effet admirable ! Mais<br />

surtout elle sera charmée de votre haut-de-chausses attaché au pourpoint avec des aiguillettes. C'est<br />

pour la rendre folle de vous ; et un amant aiguilleté sera pour elle un ragoût merveilleux.<br />

- Harpagon -<br />

Certes, tu me ravis de me dire cela.<br />

- Frosine -<br />

En vérité, Monsieur, ce procès m'est d'une conséquence tout a fait grande.<br />

(Harpagon reprend son air sérieux.)<br />

Je suis ruinée si je le perds, et quelque petite assistance me rétablirait mes affaires… Je voudrais que<br />

vous eussiez vu le ravissement où elle était à m'entendre parler de vous.<br />

(Harpagon reprend son air gai.)<br />

La joie éclatait dans ses yeux au récit de vos qualités, et je l'ai mise enfin dans une impatience extrême<br />

de voir ce mariage entièrement conclu.<br />

- Harpagon -<br />

Tu m'as fait grand plaisir, Frosine ; et je t'en ai, je te l'avoue, toutes les obligations du monde.<br />

- Frosine -<br />

Je vous prie, Monsieur, de me donner le petit secours que je vous demande.<br />

(Harpagon reprend encore un air sérieux.)<br />

Cela me remettra sur pied, et je vous en serai éternellement obligée.<br />

- Harpagon -


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 180<br />

Adieu, je vais achever mes dépêches.<br />

- Frosine -<br />

Je vous assure, Monsieur, que vous ne sauriez jamais me soulager dans un plus grand besoin.<br />

- Harpagon -<br />

Je mettrai ordre que mon carrosse soit tout prêt pour vous mener à la foire.<br />

- Frosine -<br />

Je ne vous importunerais pas si je ne m'y voyais forcée par la nécessité.<br />

- Harpagon -<br />

Et j'aurai soin qu'on soupe de bonne heure, pour ne vous point faire malades.<br />

- Frosine -<br />

Ne me refusez pas la grâce dont je vous sollicite. Vous ne sauriez croire, Monsieur, le plaisir que…<br />

- Harpagon -<br />

Je m'en vais. Voilà qu'on m'appelle. Jusqu'à tantôt.<br />

- Frosine -<br />

(seule.)<br />

Que la fièvre te serre, chien de vilain, à tous les diables ! <strong>Le</strong> ladre a été ferme à toutes mes attaques ;<br />

mais il ne me faut pas pourtant quitter la négociation ; et j'ai l'autre côté, en tout cas, d'où je suis<br />

assurée de tirer bonne récompense. ■<br />

(À suivre.)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 181<br />

Hài KÎch<br />

NgÜ©i Hà TiŒn (1667)<br />

Tác giä : Molière (1622-1673)<br />

DÎch giä : Minh Thu<br />

Các nhân vật:<br />

Harpagon, cha của Cléante và Élise và thầm thương yêu Mariane. Molière.<br />

Cléante, con trai cua Harpagon, người yêu của Mariane. La Grange.<br />

Élise, con gái của Harpagon, người yêu của Valère.<br />

Cô Molière.<br />

Valère, con trai của Anselme và người yêu của Élise.<br />

Du Croisy.<br />

Mariane, người yêu của Cléante và được Harpagon thầm thương yêu. Cô De Brie.<br />

Anselme, cha của Valère và Mariane.<br />

Frosine, người đàn bà mưu mô.<br />

Magd. Béjart.<br />

Chưởng khế Simon, người trung gian.<br />

Quản gia Jaques, đầu bếp và xà ích của Harpagon.<br />

Hubert.<br />

La Flèche, người hầu của Cléante.<br />

Béjart em.<br />

Mụ Claude, người hầu hạ Harpagon.<br />

Brindavoine.<br />

La Merlu^che, tay sai của Harpagon.<br />

Một ủy viên và thư ký của ông ta.<br />

Cảnh diễn ra ở Paris, tại nhà của Harpagon.<br />

MÀN ĐẦU<br />

CẢNH I.– Valère, Élise.<br />

Valère: Kìa, có chuyện gì thế? Em Élise duyên dáng ơi, sao em trở nên ưu sầu vậy, sau những lời trấn<br />

an ân cần em đã có hảo ý tự dành cho anh? Hỡi ơi! Lòng anh đang vui thì lại thấy em thở dài! Nói cho<br />

anh biết đi, có phải em hối tiếc đã làm anh sung sướng ư? Và em tiếc nuối lời nguyện ước mà tình cảm<br />

nồng nàn của anh đã có thể khuyến dụ được em ư?<br />

ÉLise: Không đâu anh, em không thể nào hối tiếc tất cả những điều em làm cho anh. Em cảm thấy một<br />

sức mạnh thật dịu ngọt cuốn hút em làm vậy, và em không có cả sức mạnh để mong ước những điều đó


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 182<br />

đừng diễn ra nữa là khác. Nhưng thú thực với anh thì mối tình cảm này có gây cho em đôi chút lo ngại;<br />

và em e rằng em đã yêu anh hơi nhiều hơn là cần thiết chăng?<br />

Valère: Sao, Élise em, cái gì có thể khiến em lo ngại về những hảo ý em dành cho anh chứ?<br />

Élise: Hỡi ôi! Cả trăm điều dồn lại : nào là lối cư xử của người cha, những trách móc của gia đình,<br />

những sự nghiêm khắc khắt khe của người đời; nhưng trên hết thì là sự đổi thay của lòng anh đó,<br />

Valère, và cái tội lạnh lùng đó mà những người cùng phái với anh xử sự thường xuyên nhất đối với<br />

những bằng chứng tình yêu quá nóng bỏng của một tình yêu non nớt, dại khờ.<br />

Valère: Ồ! Em đừng đổ cho anh cái tội đó, đừng dựa vào những người như thế để xét đoán anh chứ!<br />

Hồ nghi anh đủ mọi thứ đi Élise, nhưng đừng quên mất tình cảm anh dành cho em. Anh quá yêu em để<br />

làm như thế; và tình yêu của anh dành cho em sẽ còn chừng nào anh còn sống.<br />

Élise: Ấy, ai cũng nói những lời như vậy đó, Valère ơi! Tất cả đàn ông đều có những lời nói như nhau;<br />

và chỉ có những hành động mới để lộ ra là họ khác nhau thôi.<br />

Valère: Vì chỉ có những hành động mới cho thấy đàn ông các anh ra sao, thì ít ra em hãy chờ những<br />

hành động rồi hãy phán xét lòng anh, chứ đừng tìm ở nơi anh những tội lỗi do những lo sợ bất công<br />

xuất phát từ một tiên đoán gây mếch lòng. Anh van em hãy đừng giết anh bằng những cú đánh mạnh<br />

của một sự hồ nghi có tính cách xúc phạm; và hãy cho anh thời gian để thuyết phục em, bằng hàng<br />

ngàn bằng chứng cho sự thành thực của tình anh.<br />

Élise: Than ôi! Với lòng dễ dãi người ta để cho những người mà người ta yêu thuyết phục! Vâng,<br />

Valère ạ, em biết là anh không có lòng dạ nào lừa dối em đâu. Em tin là anh yêu em với một tình yêu<br />

chân thực, và anh sẽ trung thành với em : em không hề hồ nghi chuyện đó chút nào, và em kiềm chế<br />

nỗi âu sầu của em trước những lo sợ đối với sự khiển trách mà người đời có thể đổ lên em.<br />

Valère: Nhưng cớ sao mà lại có niềm lo lắng đó chứ?<br />

Élise: Em sẽ chẳng có gì phải sợ hãi nếu mọi người nhận xét anh như em nhận xét anh; và em tìm thấy<br />

ở anh điều tạo ra những lý do cho những chuyện em làm cho anh. Với sự che chở của lòng em cho trọn<br />

cung cách đáng quý trọng của anh, với sự biết ơn được nhấn mạnh vào vụ được anh cứu nạn mà trời đã<br />

cho em gặp được anh. Em thường xuyên nhớ lại cuộc hiểm nguy ly kỳ khởi đầu cho sự gặp gỡ của đôi<br />

ta; sự độ lượng lạ thường đó đã khiến anh xả thân mình để cứu em trước những con sóng dữ dằn;<br />

những săn sóc đầy trìu mến anh dành cho em sau khi đã cứu em khỏi chết đuối, cùng những sự quý<br />

trọng thường xuyên của mối tình nồng nàn ấy mà thời gian lẫn những khó khăn đã không làm nản, và<br />

khiến anh sao lãng mẹ cha và tổ quốc, cầm chân anh lại trong những chuyện đó, và vì thương em anh<br />

dấu sự giầu có của mình đi, và để được thấy mặt em hằng ngày, mối tình đó đã giáng anh xuống để anh<br />

chịu mặc y phục của kẻ tôi tớ hầu hạ cha em. Tất cả những điều đó chắc chắn gây được ảnh hưởng<br />

tuyệt vời với em. Và đối với em như thế là đủ để chứng minh chuyện em bằng lòng hứa hôn với anh;<br />

nhưng lại không đủ để chứng minh với những người khác, và em không chắc là họ hiểu được những<br />

tình cảm của em đâu.<br />

Valère: <strong>The</strong>o tất cả những gì em vừa mới nói, thì không phải chỉ có tình yêu của anh đối với em mà<br />

thôi là đáng được dành cho sự quý trọng nào đó: còn về những lo nghĩ của em thì chính cha em là<br />

người đặt quá nhiều chú trọng vào chuyện chứng minh em với mọi người, và chuyện ông hà tiện thái


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 183<br />

quá, và thái độ khe khắt của ông với con cái, thì có thể tạo ra những điều ly kỳ đấy. Hãy thứ lỗi cho<br />

anh, em Élise duyên dáng, nếu anh nói thẳng những điều này ra với em. Em biết đấy, về vấn đề này, thì<br />

chẳng ai có thể nói hay được. Nhưng sau rốt, thì nếu anh có thể, như anh hy vọng, tìm lại đuợc cha mẹ<br />

anh, thì gia đình anh sẽ không cần phải dài giòng gì để chứng tỏ được sự xứng đáng của mình đâu. Anh<br />

đang nôn nóng chờ những tin tức của cha mẹ anh, và anh sẽ đích thân đi tìm nếu tin tức cứ trễ tràng.<br />

Élise: Ấy, Valère, anh chớ đi khỏi đây, em van anh, và anh chỉ cần tự để mình chiều lòng cha em là<br />

được.<br />

Valère: Thì em thấy anh cũng tùy cơ ứng biến đấy chứ, và những sự sốt sắng ân cần khôn khéo anh<br />

phải xử dụng để tự giới thiệu mình vào việc phục vụ ổng; rồi làm ra vẻ mặt dễ thương cùng là những<br />

quan hệ tình cảm mà anh phải giả đò để làm ổng vui lòng, và cái con người hàng ngày anh phải đóng<br />

giả với ổng để đạt được sự thân ái tín cẩn của ổng. Trong chuyện đó anh đã đạt được tiến bộ đáng ngợi<br />

khen đó em; và anh chứng minh đuợc là để thu phục lòng người thì không có đường lối nào tốt đẹp<br />

hơn là cho họ thấy mình cùng có những ý hướng như họ, và cùng theo những cách ngôn của họ, ca<br />

ngợi những tật xấu của họ, và khen tặng những việc họ làm. Người ta chỉ việc không sợ đưa ra sự ca<br />

ngợi thái quá; và cái cách người ta xử dụng đường lối này phải sao cho thật tế nhị, những cách tế nhị<br />

nhất là những sự giả dối vĩ đại của phép nịnh hót, và không có gì xấc xược và khôi hài đến nỗi người ta<br />

lại không khứng chịu được, khi người ta được hưởng sự ngợi khen. Trong cái nghề của anh thì sự thực<br />

bị thương tổn đấy; nhưng khi ta cần họ thì ta phải thích nghi với họ, và vì ta chỉ biết làm thế để được<br />

lòng họ thôi, thì những nguời nịnh hót chẳng hề có lỗi, và những kẻ muốn được xu nịnh mới thật là có<br />

lỗi đấy thôi.<br />

Élise: Nhưng, thế anh có cố công để đạt được sự hậu thuẫn của anh hai em không, trong trường hợp cô<br />

người hầu muốn tiết lộ chuyện bí mật của chúng ta?<br />

Valère: Ta không thể giải quyết cả hai một lúc được đâu; vì tính tình của hai cha con khác nhau, nên<br />

khó mà gộp hai chuyện vào nhau được, nhưng về phía em thì em liệu nói chuyện với anh hai của em đi,<br />

và hãy xử dụng tình bạn giữa hai anh em để kéo anh ta về phe với tụi mình cho những quyền lợi của<br />

hai ta. A, anh ấy đang đến kìa. Anh về đây. Hãy dành thì giờ này mà nói với anh ấy, và chỉ tiết lộ<br />

chuyện tình của chúng ta khi em nhận thấy là thích hợp thôi nhé.<br />

Élise: Em không biết là mình sẽ có đủ nghị lực để nói đến chuyện đó với anh ấy không nữa.<br />

CẢNH II – Cléante, Élise.<br />

Cléante: Anh hài lòng thấy em có một mình, em gái; và anh nóng lòng muốn nói chuyện với em để cho<br />

em biết một bí mật.<br />

Élise: Em sẵn sàng nghe anh nói đây, anh hai. Nào anh có chuyện gì muốn nói cho em nghe thế?<br />

Cléante: Nhiều chuyện lắm em ơi, tất cả gộp trong ba tiếng. Anh đang yêu.<br />

Élise: Anh đang yêu à?<br />

Cléante: Đúng, anh đang yêu. Nhưng, trước khi đi xa hơn, thì anh biết là anh tuỳ thuộc vào cha, vì là<br />

con, anh phải chiều theo ý muốn của cha; rằng chúng ta không thể nào hứa hôn mà không có sự ưng


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 184<br />

thuận của những bậc sinh thành; rằng trời đã đặt để các bậc ấy làm những ông bà chủ của những ước<br />

vọng của chúng ta, rằng các bậc ấy thì trong trạng thái ít sai sót hơn chúng ta để nhận thấy rõ hơn hẳn<br />

chúng ta về những gì là đúng đắn cho chúng ta; rằng thà là nên tin tưởng vào sự khôn ngoan sáng suốt<br />

của các bậc ấy hơn là sự mù quáng của sự cuồng si của chúng ta, và rằnng sự lôi cuốn của tuổi trẻ<br />

thường kéo chúng ta vào những vực thẳm đáng tiếc. Em ơi, anh nói hết với em những điều này để cho<br />

em khỏi phải mất công nói với anh như thế. Bởi vì nói cho cùng thì tình yêu của anh không muốn nghe<br />

gì hết, và anh xin em đừng nói ngược ý anh.<br />

Élise: Thế bộ anh đã hứa hôn với người anh yêu rồi sao, anh hai?<br />

Cléante: Không, Nhưng anh quyết tâm làm như thế, và anh một lần nữa nói với em là đừng có đưa ra<br />

với anh những lý do để lảm nản lòng anh.<br />

Élise: Bộ anh hai cho em là một người xa lạ đến thế sao?<br />

Cléante: Không đâu, em gái; nhưng không yêu; em không biết được cái sức mạnh ngọt ngào mà một<br />

tình yêu dịu êm gây cho trái tim của con người, và anh lo ngại tính khôn ngoan của em.<br />

Élise: Than ôi! Anh hai ơi chúng ta hãy đừng nói đến sự khôn ngoan của em; chẳng có ai mà lại không<br />

thiếu khôn ngoan , ít ra một lần trong đời họ; và, nếu em mở lòng mình với anh hai, thì rất có thể anh<br />

hai sẽ thấy em cón thiếu khôn ngoan hơn anh hai nữa đấy.<br />

Cléante: Ôi! Xin trời rủ lòng thương cho tâm hồn em và cho cả tâm hồn anh…!<br />

Élise: Chúng ta hãy nói về chuyện tình của anh trước đã, vậy hãy nói cho em biết anh đang yêu cô nào.<br />

Cléante: Một cô gái trẻ mới đến cư ngụ trong khu quận này, và cô ta hầu như được sinh ra để đem tình<br />

yêu tới cho tất cả những ai nhìn thấy cô ta. Em ạ, tạo hóa đã chưa tạo ra ai lại dễ thương hơn thế; và<br />

anh đã bị lôi cuốn ngay khi nhìn thấy nàng. Nàng tên là Mariane và sống dưới sự hướng dẫn của một<br />

bà mẹ tốt bụng mà luôn đau yếu, và cô con gái dễ thương này có một tình cảm bạn bè, không phải là<br />

không thể tưởng tượng được, với mẹ cô. Nàng săn sóc, thương cảm và an ủi mẹ với một sự trìu mến<br />

làm mủi lòng người. Nàng mang một cái vẻ duyên dáng nhất trên đời trong mọi việc nàng làm; và ta có<br />

thể nhìn thấy biết bao vẻ duyên dáng trong mọi hành động của nàng, một sự dịu dàng đầy những nét<br />

thanh lịch, một tấm lòng thật dễ gây cảm tình, một sự thành thực khả ái, một… Ôi! em ơi, anh muốn<br />

em được trông thấy nàng!<br />

Élise: Em nhìn thấy nhiều lắm đó, anh hai, trong những gì anh vừa nói với em; và, để hiểu nàng ra sao<br />

thì thấy anh yêu nàng là đủ cho em rồi.<br />

Cléante: Anh khám phá ra rằng hai mẹ con nàng không được sung túc gì lắm, và lối sống dung dị của<br />

họ gặp khó khăn trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ. Em hãy nghĩ xem, còn có niềm vui nào hơn<br />

là nâng cao cơ may cho người mình yêu; khéo léo trao tặng một vài sự giúp đỡ nhỏ nhoi cho nhu cầu<br />

khiêm tốn của một gia đình đức hạnh; và em hãy hình dung sự buồn bực của anh để thấy rằng vì sự hà<br />

tiện của một người cha, anh không làm sao được hưởng niềm vui như thế, ngõ hầu để biểu tỏ với người<br />

đẹp bất cứ một bằng chứng nào của mối tình của anh.<br />

Élise: Vâng, em hình dung ra được thừa đủ nỗi ưu phiền của anh, anh hai.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 185<br />

Cléante: Ôi! Em ơi, sự ưu phiền đó thì lớn lao hơn người ta tưởng. Bởi vì, nói cho cùng, ta không thể<br />

nhìn thấy điều gì ác độc hơn là cái sự tiết kiệm cứng ngắc mà chúng ta phải chịu, và sự khô khan kỳ dị<br />

mà chúng ta bị ám ảnh? Nào, có của mà chỉ được hưởng khi tuổi đời chúng ta không còn sung mãn thì<br />

có ích gì, và để tự lực cánh sinh, thì bây giờ đây anh phải chạy ngược, chạy xuôi; chả nhẽ anh em mình<br />

bị để lâm vào cái cảnh phải nhờ đến sự giúp đỡ của những con buôn, để có thể có được những bộ y<br />

phục khả trợ ư?Thôi thì anh muốn nói với em hãy giúp anh dò xét cha về chuyện tình cảm của anh; và<br />

nếu anh thấy là cha không ưng thuận chuyện đó, thì anh cương quyết tìm những đường lối khác, để<br />

cùng với con người khả ái kia hưởng dịp may mà trời muốn dành cho chúng tôi. Với kế hoạch này, anh<br />

sẽ tìm kiếm khắp nơi để vay mượn tiền bạc; và nếu chuyện tình của em cũng tương tự như của anh, và<br />

nếu cha chúng ta chống lại ý muốn của chúng ta, thì chúng mình cùng nhau bỏ ra đi, và chúng mình tự<br />

giải phóng khỏi sự bạo ngược là cái tật hà tiện khó chịu của ông mà chúng ta đã phải khứng chịu từ khá<br />

lâu nay.<br />

Élise: Quả thật là hàng ngày cha càng cho chúng ta thêm chuyện khiến chúng ta luyến tiếc sự qua đời<br />

của mẹ, và rằng…<br />

Cléante: Anh nghe thấy tiếng nói của ổng. Mình tránh xa ra một chút để đạt được sự bảo mật của<br />

chúng ta; và sau này mình sẽ hợp lực để đến tấn công cái tính cứng rắn của ổng.<br />

CẢNH III.- Harpagon, La Flèche.<br />

Harpagon: Biến khỏi đây ngay đi, và đừng có cãi lại ta. Nào, quân hầu cận trộm cắp kia, cái đồ đáng<br />

treo cổ kia, hãy biến ra khỏi nhà ta.<br />

La Flèche: (nói riêng với mình) Mình không hề thấy ai lại ác ôn như lão già trời đánh này, và trừ phi<br />

mình sai, thì mình thấy hẳn là lão ta bị quỷ ám.<br />

Harpagon: Mi lẩm bẩm gì thế hả?<br />

La Flèche: Vì cớ gì mà ông lại đuổi tôi đi?<br />

Harpagon: Cái đồ đáng treo cổ như mi mà lại còn dám hỏi lý do à! Biến đi ngay để ta khỏi cho mi cái<br />

bạt tai.<br />

La Flèche: Vậy chứ tôi đã làm gì ông?<br />

Harpagon: Chuyện mi làm với ta đó thì ta muốn mi biến đi.<br />

La Flèche: Thưa ông chủ của tôi, con trai ông đã ra lệnh cho tôi chờ cậu ấy.<br />

Harpagon: Đi ra ngoài đường mà chờ nó, chứ đừng ở trong nhà ta, đứng như trời trồng để quan sát<br />

mọi chuyện xung quanh, và gặt lấy lợi lộc. Ta không muốn thấy mi cứ đứng hoài trước mắt ta, một kẻ<br />

dò xét những công việc của ta, một kẻ phản bội mà đôi mắt trời đánh theo dõi mọi hành động của ta,<br />

ngấu nghiến những của cải của ta, và ngó ngàng ngang dọc để xem có gì có thể lấy cắp được chăng.<br />

La Flèche: Ối ông cố nội tôi, làm sao mà ông lại nghĩ người ta có thể lấy cắp của ông chứ? Ông đâu có


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 186<br />

là người mà người ta có thể lấy cắp được đồ của ông, khi cái gì cũng được ông khóa kỹ, và canh gác<br />

ngày đêm cơ chứ?<br />

Harpagon: Ta muốn khóa kỹ gì thì là chuyện của ta, và canh gác như ý ta thích. Thế chứ không phải là<br />

những kẻ canh chừng dò xét của ta đã phòng ngừa được trước chuyện trộm cắp hay sao?<br />

(Nói nhỏ một mình) Mình e là nó dám tính chuyện gì đối với tiền bạc của mình quá.<br />

(Nói to) Có phải mi chính là đứa đi rêu rao là ta có dấu tiền bạc trong nhà không?<br />

La Flèche: Bộ thế ông có dấu tiền bạc trong nhà sao?<br />

Harpagon: Không, cái đồ ba que xỏ lá, ta có nói thế đâu.<br />

(Nói nhỏ) Bực cả mình!<br />

(Nói to) Ta tự hỏi vì ác ý nên mi có rêu rao là ta có của như thế chăng.<br />

La Flèche: Hà, ông có của hay không có của thì có ăn nhằm gì tới tôi chứ?<br />

Harpagon: (giơ tay lên phát vào La Flèche) À mi lý luận hả! Ta xáng một cái bạt tai cho lý luận đó của<br />

mi. Một lần nữa, hãy ra khỏi nhà ta.<br />

La Flèche: Thì tôi đi, chớ sao.<br />

Harpagon: Chờ đã, mi có lấy theo cái gì của ta không đó?<br />

La Flèche: Tôi lấy theo cái gì của ông chứ?<br />

Harpagon: Này, lại đây để ta coi. Đưa tay ta xem nào.<br />

La Flèche: Này đây là tay tôi.<br />

Harpagon: Tay kia.<br />

La Flèche: Tay kia?<br />

Harpagon: Ờ.<br />

La Flèche: Thì đây.<br />

Harpagon: (chỉ vào quần soóc của La Flèche) Mi không bỏ gì trong đó chứ?<br />

La Flèche: Thì ông cứ khám đi.<br />

Harpagon: (lấy tay đập đập vào phía dưới quần soóc của La Flèche.) Những quần soóc rộng này dễ trở<br />

nên chỗ dấu những thức lấy cắp lắm; và ta muốn thấy họ treo cổ đứa làm như vậy.<br />

La Flèche: (nói riêng) Ậy, người như vầy đáng gặp phải chuyện hắn lo ngại lắm! Và hẳn là mình sẽ<br />

khoái chí tử lấy trộm được của hắn.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 187<br />

Harpagon: Hả?<br />

La Flèche: Chuyện chi?<br />

Harpagon: Mi vừa nói gì đến chuyện ăn trộm?<br />

La Flèche: Tôi nói với ông rằng ông đã lục soát kỹ để xem tôi có lấy trộm gì của ông.<br />

Harpagon: Đó là điều ta muốn làm đây. (Harpagon thò tay vào túi quần soóc của La Flèche.)<br />

La Flèche: (nói riêng) Tai hại thay là tật hà tiện và những kẻ hà tiện.<br />

Harpagon: Cái gi? Mi nói cái gì?<br />

La Flèche: Tôi nói gì à?<br />

Harpagon: Ừ. Mi nói gì đến tật hà tiện và những kẻ hà tiện.<br />

La Flèche: Tôi nói rằng tai hại thay là tật hà tiện và những kẻ hà tiện!<br />

Harpagon: Mi muốn ám chỉ ai vậy?<br />

La Flèche: Những kẻ hà tiện.<br />

Harpagon: Vậy ai là những kẻ hà tiện?<br />

La Flèche: Những kẻ xấu xa, những phường ti tiện.<br />

La Flèche: Cớ chi mà ông phải bận tâm thế chứ?<br />

Harpagon: Ta bận tâm đến điều cần bận tâm.<br />

La Flèche: Bộ ông tin là tôi ám chỉ ông sao?<br />

Harpagon: Ta muốn tin gi thì ta tin; nhưng ta muốn mi cho biết khi nói như thế thì mi nói với ai.<br />

La Flèche: Thì tôi nói… tôi nói với cái mũ tôi này.<br />

Harpagon: Còn ta, ta có thể nói ngay với cái xáng tay lên đầu mi đó.<br />

La Flèche: Bộ ông ngăn tôi nguyền rủa lũ hà tiện à?<br />

Harpagon: Không. Nhưng ta ngăn mi nói xàm và hỗn láo. Câm miệng lại.<br />

La Flèche: Tôi có nêu tên ai đâu.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 188<br />

Harpagon: Nếu mi nói thì ta sẽ đập mi.<br />

La Flèche: Kẻ nào có tật thì giật mình.<br />

Harpagon: Mi có câm đi không chứ?<br />

La Flèche: Câm thì câm, nhưng ngoài ý muốn của tôi.<br />

Harpagon: Ha! Ha!<br />

La Flèche: (chỉ cho Harpagon thấy cái túi áo ngắn của mình) Đây, còn một cái túi nữa: ông hài lòng<br />

chưa nào?<br />

Harpagon: Nào, hãy đưa trả lại ta đi mà ta không cần lục soát.<br />

La Flèche: Gì chứ?<br />

Harpagon: Cái gì mà mi đã lấy của ta đó.<br />

La Flèche: Mà tôi có lấy cái gì của ông đâu.<br />

Harpagon: Chắc không?<br />

La Flèche: Bảo đảm là chắc.<br />

Harpagon: Giã biệt. Biến mất dạng luôn đi!<br />

La Flèche: Thế là mình rõ ràng bị mất việc.<br />

Harpagon: Ít ra thì ta cũng để cho lương tâm của mi suy ngẫm về chuyện đó.<br />

CẢNH IV.- Harpagon<br />

Harpagon: Đó là tên hầu cận đáng bị treo cổ mà đã gây nhiều phiền toái cho mình; và mình chẳng mấy<br />

vui thấy con người có khuyết điểm đó.Thật thế chứ, giữ ở trong nhà một số tiền lớn có phải là chuyện<br />

lo nghĩ nhỏ đâu; và đáng mừng cho kẻ nào biết lo xa chuyện của mình và không phải chỉ gìn giữ đủ cho<br />

sự tiêu pha của chính mình mà thôi! Thật là chuyện khá bối rối để tìm ra trong nhà của mình một nơi<br />

dấu kín đáo; bởi vì đối với mình, những két sắt lớn đáng hồ nghi, và mình sẽ chẳng bao giờ tin tưởng<br />

vào chúng. Mình coi chúng chính là một mồi thu hút ngay những tên trộm cướp, và két sắt lớn vẫn là<br />

vật đầu tiên mà kẻ trộm tấn công.<br />

CẢNH V.- Harpagon, Élise và Cléante.<br />

Élise và Cléante đang nói chuyện với nhau và đứng sâu phía trong sân khấu.<br />

Harpagon: (tưởng mình đang có một mình) Tuy nhiên, mình không biết là chôn dấu trong vườn nhà<br />

mình mười ngàn ê-quy người ta mới trả mình hôm qua thì có phải là ý kiến hay hay không?Mười ngàn


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 189<br />

đồng ê-quy bằng vàng, ở trong nhà, là một số tiền khá… (nói riêng, khi nhìn thấy Élise và Cléante.) Ối<br />

trời! Mình vừa tự tiết lộ rồi! Cái nóng nực làm mình mất khôn, và có vẻ như mình đã nói to khi đang<br />

một mình suy luận. (Nói với Cléante và Élise.) Cái gì thế?<br />

Cléante: Thưa cha, có gì đâu ạ.<br />

Harpagon: Tụi bây đứng đó lâu chưa?<br />

Élise: Tụi con chỉ vừa mới tới thôi ạ.<br />

Harpagon: Tụi bay đã nghe thấy…<br />

Cléante: Chuyện gì vậy, thưa cha?<br />

Harpagon: Hà…<br />

Élise: Có gì vậy?<br />

Harpagon: Chuyện ta vừa mới nói đó.<br />

Cléante: Thưa không.<br />

Harpagon: Vậy thì được, vậy thì được.<br />

Élise: Con xin được thứ lỗi.<br />

Harpagon: Ta thấy rõ là tụi bay đã nghe thấy một vài câu. Số là ta tự tạo cho mình cái sự lo lắng rằng<br />

nếu hôm nay tìm được một số tiền nhỉ, và ta nói nếu ai có được mười ngàn ê-quy trong nhà thì thật là<br />

sung sướng.<br />

Cléante: Tụi con giả đò nghe thấy cha, vì sợ gây gián đoạn cho cha thôi.<br />

Harpagon: Ta rất thoải mái để nói với tụi bay như thế ngõ hấu tụi bay đừng hiểu nhầm, để tưởng rằng<br />

ta nói là chính ta có mười ngàn ê-quy.<br />

Cléante: Chúng con đâu có can dự vào chuyện của cha.<br />

Harpagon: Cầu trời thương để ta có được mười ngàn ê-quy.<br />

Cléante: Con không tin như vậy…<br />

Harpagon: Đó sẽ là vụ làm ăn tốt đẹp cho ta.<br />

Élise: Những điều đó thì…<br />

Harpagon: Là điều ta rất cần thiết.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 190<br />

Cléante: Con nghĩ rằng…<br />

Harpagon: Điều đó sẽ giúp ich cho ta nhiều.<br />

Élise: Bộ cha…<br />

Harpagon: Và ta sẽ không than phiền như than rằng thời buổi khó khăn khốn khổ.<br />

Cléante: Lạy chúa tôi! Thưa cha, cha chẳng có lý do để mà than phiền, và người ta biết là cha có thừa<br />

đủ tiền bạc mà.<br />

Harpagon: Cái gì, ta có thừa đủ tiền bạc à! Ai nói vậy là nói oan đấy. Chẳng có gì sai hơn thế; và đó<br />

chỉ là những phường vô lại tung ra những tin đồn như vậy.<br />

Élise: Xin cha chớ nên giận dữ.<br />

Harpagon: Thật là điều kỳ cục thấy chính con cái mình phản bội mình và trở thành kẻ thù của mình.<br />

Cléante: Thế nói rằng cha có của cải thì là kẻ thù của cha sao?<br />

Harpagon: Ừ. Cái lối nói như vậy, và những sự tiêu pha của mi sẽ là lý do cho một ngày kia người ta<br />

sẽ đến cắt cổ ta, vì người ta tưởng là ta có nhiều tiền.<br />

Cléante: Vậy chứ con đã tiêu pha cái gì nhiều đâu?<br />

Harpagon: Còn phải hỏi à? Chứ không phải là không gì tai tiếng bằng cỗ xe tráng lệ mà mi rong ruổi<br />

trong thành phố sao? Hôm qua ta đã cãi cọ với em gái mi; nhưng điều còn tệ hơn nữa. Vậy mà ai còn<br />

than trả thù với trời; và cứ nhìn mi từ chân lên đến đầu thì sẽ thấy cái gì làm nên tính chất tốt đấy. Ta đã<br />

nói với mi, con trai ạ, hai chục lần, rằng ta khó chịu không ít về tất cả những từ điệu của mi; mi phô<br />

trương ta đây một cách quá đáng; và để có thể trưng diện như thế hẳn là mi đã lấy cắp của ta.<br />

Cléante: Ấy, làm sao mà lấy cắp của cha được chứ?<br />

Harpagon: Làm sao mà ta biết được? Vậy chứ mi lấy tiền đâu để mà có cuộc sống như của mi chứ?<br />

Cléante: Con ấy à, thưa cha? Đó là vì con chơi bạc; và vì con rất may mắn và sung sướng nên con bỏ<br />

hết tiền được bạc của con ra để mua quần áo.<br />

Harpagon: Vậy là hết sức sai. Nếu mi may mắn được bạc thì mi phải lợi dụng để đầu tư tiền đó mà<br />

sinh lời một cách ngay thật, để còn có tiền mà tiêu về sau này. Không nói về những gì khác, ta muốn<br />

biết có ích gì đâu khi mi đính những chiếc nơ từ đầu đến chân như thế, và bộ nửa tá kim gút không đủ<br />

để cài giữ cái quần soóc hay sao. Có ích gì bỏ tiền ra mua những mớ tóc giả, trong khi cứ để đầu trần<br />

với chính tóc của mình mà lại không tốn một đồng nào! <strong>The</strong>o như ta tính toán thì những mớ tóc giả và<br />

lô nơ kia cũng phí tổn ít ra la 20 quan tiền; và 20 quan tiền đầu tư thì hàng năm sẽ sinh lời hơn 8 phần<br />

trăm đấy.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 191<br />

Cléante: Cha có lý.<br />

Harpagon: Thôi hãy bỏ qua chuyện đó đi và chúng ta nói đến chuyện khác, nhé? (Chợt thấy Cléante<br />

và Élise đang ra dấu gì với nhau.) Này! (Nói nhỏ riêng mình nghe.) Mình nghi là tụi nó ra dấu cho nhau<br />

để tính chuyện ăn cắp tiền của mình. (Nói to.) Tụi bay ra dấu cho nhau làm gì thế?<br />

Élise: Anh em con đang điều đình với nhau xem ai là người sẽ nói trước tiên, vì cả hai anh em con đều<br />

có chuyện muốn thưa với cha.<br />

Harpagon: Và ta, ta cũng có chuyện muốn nói với cả hai con.<br />

Cléante: Chuyện chúng con muốn thưa với cha là chuyện hôn nhân, thưa cha.<br />

Harpagon: Thì cũng chính chuyện hôn nhân mà ta muốn đề cập với hai con.<br />

Élise: Ơ! Vậy sao cha?<br />

Harpagon: Cớ chi mà phải kêu lên như thế? Con gái ta ơi, có phải là hai tiếng hôn nhân hay là chuyện<br />

hôn nhân làm con e sợ?<br />

Cléante: Chuyện hôn nhân có thể làm cả hai anh em con e ngại, theo như cung cách mà cha có thể<br />

nghe nói; và chúng con ngại rằng những tình cảm của chúng con sẽ không đồng điệu với sự chọn lựa<br />

của cha.<br />

Harpagon: Hãy kiên nhẫn một chút nào; đừng vội hoảng hốt. Ta biết phải tìm ai cho các con, và cả hai<br />

con sẽ không có lý do gì để than phiền về mọi chuyện mà cha dự tính làm; và để mở đầu câu chuyện thì<br />

(Nói vói Cléante.) Nói cho ta biết con có thấy một cô gái trẻ tên là Mariane, cư ngụ không mấy xa nhà<br />

ta chăng?<br />

Cléante: Thưa cha, con có thấy cô ta.<br />

Harpagon: Còn con thì sao?<br />

Élise: Con có nghe nói đến cô ta.<br />

Harpagon: Vậy, con trai ta, con nghĩ sao về cô ta?<br />

Cléante: Một con người rất duyên dáng.<br />

Harpagon: Thề về tính tình của cô ta thì sao?<br />

Cléante: Đầy chân thực và vui vẻ.<br />

Harpagon: Còn dáng dấp và từ điệu của cô ta thế nào?<br />

Cléante: Chắc chắn đáng ca tụng.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 192<br />

Harpagon: Vậy con có cho là một người con gái như thế thừa đủ đáng để người ta nghĩ đến cô không?<br />

Cléante: Thưa cha đúng thế.<br />

Harpagon: Vậy đó là một mối đáng cầu hôn không?<br />

Cléante: Rất đáng, thưa cha.<br />

Harpagon: Vậy cô ấy có đầy đủ đức hạnh để là một người vợ tốt chứ?<br />

Cléante: Chắc chắn là vậy.<br />

Harpagon: Và một người chồng sẽ hài lòng về cô ta chứ?<br />

Cléante: Bảo đảm là thế.<br />

Harpagon: Có một chút vấn đề! Đó là cha e rằng với cô ta thì không có được tiền của mà ta có thể đòi<br />

làm hồi môn.<br />

Cléante: Ôi! Cha ơi, tiền của là điều không đáng kể một khi vấn đề là cưới được một con người ngay<br />

thật.<br />

Harpagon: Cha xin lỗi, cha xin lỗi. Nhưng điều muốn nói là nếu ta không tìm thấy của cải mà ta mong<br />

muốn, thì ta có thể cố thu đạt chuyện đó qua thứ khác.<br />

Cléante: Tất nhiên là như thế.<br />

Harpagon: Vậy thì cha rất thoải mái thấy con hiều tình cảm của cha; bởi vì sự ngay thẳng của nàng<br />

cùng sự dịu dàng của nàng đã chinh phục được lòng cha, và cha cương quyết cưới cô ta, miễn là cha sẽ<br />

tìm được chút ít của cải qua cuộc hôn nhân này.<br />

Cléante: Ấy chết chửa?<br />

Harpagon: Làm sao?<br />

Cléante: Có phải cha nói, cha đã quyết định rồi không?<br />

Harpagon: Thành hôn với Mariane.<br />

Cléante: Ai cơ? Cha, cha?<br />

Harpagon: Ờ, cha, cha, cha. Muốn nói gì vậy chứ?<br />

Cléante: Bỗng dưng con bị choáng váng, và con xin ra khỏi nơi đây ngay.<br />

Harpagon: Không có sao đâu. Hãy vào bếp uống một ly nước trong lành lớn đi.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 193<br />

CẢNH VI.- Harpagon, Élise.<br />

Harpagon: Đấy là những công tử bột mảnh mai của ta mà sức mạnh chỉ bằng những con gà. Con gái<br />

ta, chuyện ta đã định cho ta. Còn về thằng anh của con, thì sáng nay ta đã định hứa nó cho một bà góa<br />

khả tín, mà đã tới nói chuyện với ta; còn cho con thì ta đã gả con cho ngài Anselme.<br />

Élise: Cho ngài Anselme?<br />

Harpagon: Phải, một người đàn ông già dặn, khôn khéo và hiền lương, người chưa ngoại ngũ tuần, mà<br />

lại có nhiều của cải.<br />

Élise: (Kính cẩn nhún gối xuống.) Thưa cha, con không hề muốn lấy chồng, nếu cha vui lòng.<br />

Harpagon: (Nhái theo Élise cũng nhún gối xuống.) Còn cha, con gái rượu của cha ơi, con thương, ta<br />

muốn con lấy chồng, nếu con vui lòng.<br />

Élise: (Lại kính cẩn nhún gối xuống.) Thưa cha, con xin cha thứ lỗi.<br />

Harpagon: (Nhái theo Élise.) Cha xin con thứ lỗi, con gái của cha.<br />

Élise: Con là kẻ hầu hạ rất khiêm tốn của ngài Anselme; nhưng (lại kính cẩn nhún gối xuống.) xin mạn<br />

phép cha, con sẽ không lấy ông ta đâu.<br />

Harpagon: Tôi là tên hầu rất khiêm tốn của cô nương; nhưng, (Nhái theo Élise.) mạn phép cô nương,<br />

cô nương sẽ lấy ông ta tính từ chiều nay.<br />

Élise: Tính từ chiều nay ư?<br />

Harpagon: Tính từ chiều nay.<br />

Élise: (Lại kính cẩn nhún gối xuống.) Thưa cha, chuyện đó sẽ không diễn ra đâu.<br />

Harpagon: (Nhái theo Élise.)Chuyện này sẽ diễn ra, con gái ạ.<br />

Élise: Không.<br />

Harpagon: Có.<br />

Élise: Con nói với cha là không.<br />

Harpagon: Cha nói với con là có.<br />

Élise: Đây là một chuyện mà cha sẽ không thể nào thuyết phục con.<br />

Harpagon: Đây là một chuyện mà cha sẽ thuyết phục được con.<br />

Élise: Con thà tự vẫn hơn là lấy một người chồng như thế.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 194<br />

Harpagon: Con sẽ không tự vẫn đâu, và con sẽ lấy ông ta. Nhưng coi kìa, thật là hỗn láo. Ai đời có ai<br />

lại thấy con gái dám nói xấc xược như vậy với cha cô ta không cơ chứ?<br />

Élise: Nhưng ai đời có ai lại thấy một người cha đem gả con gái như vậy không cơ chứ?<br />

Harpagon: Đây là một sự lựa chọn mà không có thể lấy lại lời được! Và cha dám chắc là mọi người<br />

đều ưng chuẩn sự lựa chọn của cha.<br />

Élise: Còn con, con dám chắc bất cứ một con người biết điều nào sẽ không ưng chuẩn chuyện đó.<br />

Harpagon: (Nhìn thấy Valère ở phía xa.) Valère tới kìa. Vậy con có muốn để cho anh ta phán xét bố<br />

con mình về chuyện này không?<br />

Élise: Con bằng lòng như vậy.<br />

Harpagon: Vậy con sẽ có nghe theo lời phán xét của anh ta chăng?<br />

Élise: Vâng. Con sẽ y thuận theo ý anh ấy.<br />

Harpagon: Vậy là xong.<br />

CẢNH VII.- Valère, Harpagon, Élise.<br />

Harpagon: Lại đây, Valère. Tụi ta đã chọn mi để nói cho con gái ta và ta là ai có lý.<br />

Valère: Thì là ông, thưa ông, chắc chắn không sai.<br />

Harpagon: Mà mi có biết tụi ta đang nói gì không chứ?<br />

Valère: Thưa không; nhưng ông không thể nào lại đã nhầm, vì khi nào ông cũng có lý hết mà.<br />

Harpagon: Ta muốn kiếm cho nó một người vừa giầu có lại vừa tử tế làm chống; vậy mà cái con ranh<br />

này dám nói thẳng vào mặt ta là nó không thèm lấy đấy. Vậy mi nói sao về chuyện này nào?<br />

Valère: Thưa, thì như tôi nói vừa rồi đó.<br />

Valère: Hề! Hề!<br />

Harpagon: Cái gì!<br />

Valère: Tôi nói rằng cứ sự thực thì tôi nghĩ như ông, nếu không có 1ý thì ông đâu có nói. Nhưng về<br />

phía cô đây thì cô cũng không hoàn toàn sai, và…<br />

Harpagon: Sao? Ngài Anselme là một mối đáng lựa chọn; đó là một con người lịch sư, quý phái, nhẹ<br />

nhàng, tỉnh táo, khôn khéo và rất thích nghi, và là người không có con trong cuộc hôn nhân trước của


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 195<br />

ông. Bộ cô ta còn hòng gặp được ai hay hơn thế chứ?<br />

Valère: Thưa thì đúng thế. Nhưng cô nhà có thể nói với ông rằng mọi chuyện có hơi vội vàng chăng, và<br />

ta nên chờ ít ra là ít lâu để xem liệu cô nhà có xiêu lòng chăng với …<br />

Harpagon: Đây là một dịp mình nên nắm ngay lấy. Ta thấy đây là một lợi thế mà ta sẽ không tìm được<br />

ở nơi khác; và ông ta còn chịu lấy nó mà không cần có hồi môn.<br />

Valère: Không hồi môn.<br />

Harpagon: Đúng thế.<br />

Valère: A, vậy thì tôi chẳng còn gì để nói nữa. Ông thấy đấy, đó là một lý do thật có tính cách thuyết<br />

phục; mình phải chịu thôi.<br />

Harpagon: Đó sẽ là một món tiết kiệm đáng kể cho ta.<br />

Valère: Đoan chắc là vậy; điều đó thì không thể chối cãi được. Điều chắc chắn là cô nhà có thể viện lẽ<br />

với ông rằng hôn nhân là một chuyện lớn nhất mà ta không thể tưởng tượng được; là chuyện cô nhà<br />

được hạnh phúc hay bất hạnh suốt đời; và một cuộc hôn nhân phải kéo dài cho đến chết thì bao giờ<br />

cũng phải xúc tiến với những sự thận trọng lớn lao.<br />

Harpagon: Không hồi môn.<br />

Valère: Thưa, ông có lý, điều này quyết định hết thẩy; đó là điều dễ hiểu. Có những người sẽ có thể nói<br />

với ông rằng trong những trường hợp như vậy thì ý muốn của cô con gái là một chuyện tất nhiên người<br />

ta phải để ý tới; và rằng cái vụ chênh lệch tuổi tác, tính khí và tình cảm, sẽ đưa một cuộc hôn nhân đến<br />

những tình huống tai hại.<br />

Harpagon: Không hồi môn.<br />

Valère: A! Không thể có giải đáp cho chuyện đó; ta biết rõ như thế! Có ông cố nội nào dám đi ngược<br />

lại chuyện này chứ? Nhưng không phải là không có những ông bố muốn xếp đặt cho sự hài lòng của<br />

những cô con gái của họ hơn là về số tiền mà họ có thể cho con làm của hồi môn; lại muốn hy sinh con<br />

cho lợi lộc, và tìm cách trên hết mọi sự, để cho cuộc hôn nhân có được sự đầm ấm liên tục trong đó<br />

danh dự, sự hài hòa , và niềm vui được luôn gìn giữ: và rằng…<br />

Harpagon: Không hồi môn.<br />

Valère: Đúng thế; điều này làm ai nấy đều nín thinh. Không hồi môn! Có cách nào để cưỡng lại được<br />

một lý do như thế chứ!<br />

Harpagon: (nói riêng, khi nhìn sang cạnh vườn.)Ừa! Ta nghe có vẻ như có chó sủa. Bộ có kẻ nào<br />

muốn lấy tiền của ta à? (Nói với Valère.) Đứng yên đây, lát nữa ta sẽ quay lại.<br />

CẢNH VIII.- Élise, Valère.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 196<br />

Élise: Bộ anh giỡn chơi hay sao, Valère, mà ăn nói như thế với ông cụ chứ?<br />

Valère: Chỉ là để ổng khỏi giận và như thế mình mới có cơ thành công hơn. Làm mất lòng ổng trước<br />

tức là làm hỏng việc hết; đối với những người nào đó ta cần phải nói quanh co; tính khí của kẻ thù thì<br />

đầy kình chống; những người có tính bướng bỉnh tự nhiên, mà sự thực làm họ khó chịu, và luôn luôn<br />

cưỡng chống lại con đường chính trực của lẽ phải, và ta chỉ có thể dẫn đưa họ theo ý ta muốn bằng<br />

cách nói vòng vo. Cứ giả đò chiều theo ý ổng rồi ta sẽ đạt đến mục đích của ta tốt đẹp hơn, và…<br />

Élise: Thế còn cuộc hôn nhân này thì anh nói sao chứ!<br />

Valère: Thì ta sẽ tìm những mưu mẹo làm ổng lo nghĩ.<br />

Élise: Nhưng ta phải tìm mưu mẹo ra sao nếu đám cưới diễn ra chiều nay?<br />

Valère: Thì phải yêu cầu một sự trì hoãn, và giả đò bị bệnh gì đó.<br />

Élise: Nhưng người ta sẽ tìm ra là mình giả vờ, nếu người ta mới bác sĩ đến khám bệnh.<br />

Valère: Bộ em giỡn chơi đấy à? Bác sĩ thì biết cái gì chứ? Nào, nào, với các bác sĩ ta có thể kể bất cứ<br />

bệnh gì ta muốn, thì là mấy ổng sẽ tìm ra lý do để cho biết vì sao bệnh đó tấy phát.<br />

CẢNH IX.- Harpagon, Valère, Élise.<br />

Harpagon: (Nói riêng ở cuối sân khấu.) Không có chuyện gì, may phước.<br />

Valère: (không trông thấy Harpagon.) Thôi thì giải pháp cuồi cùng của chúng ta là đi trốn thì sẽ che<br />

chở chúng ta trước mọi sự; và nếu tình yêu của em, Élise diễm kiều, có thể làm em cương quyết …<br />

(Khi trông thấy Harpagon.) Vâng, con gái thì phải tuân theo lời cha mình. Cô ta chẳng nên lưỡng lự khi<br />

một người chồng đã được chọn; và nhất là khi “không hồi môn” là lý do chính đáng thì cô ta phải sẵn<br />

sàng nhận lời làm đám cưới.<br />

Harpagon: Tốt; nói vậy là hay đấy!<br />

Valère: Thưa ông, tôi xin ông thứ lỗi nếu tôi hơi hàm hồ, táo bạo để nói với cô nhà như vậy.<br />

Harpagon: Sao chứ! Ta rất thú vị, và ta muốn cho mi quyền tuyệt đối để nói với Élise. (với Élise.) Ờ,<br />

con cứ bỏ trốn đi xem nào, ta cho hắn cái quyền mà trời đã cho ta, và ta muốn là con phải làm những gì<br />

Valère sẽ bảo.<br />

Valère: (với Élise.) Về sau này hãy cưỡng lại tất cả những gì anh bảo.<br />

CẢNH X.- Harpagon, Valère.<br />

Valère: Thưa ông, tôi sẽ đi theo cô nhà để tiếp tục những bài học mà tôi đã khuyên răn.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 197<br />

Harpagon: Ờ, đó là cam kết của mi với ta. Chắc chắn…<br />

Valère: Điều tốt là để cho cô nhà được làm theo ý cổ phần nào.<br />

Harpagon: Ờ đúng thế đấy. Ta cần…<br />

Valère: Ông đừng lo lắng, tôi tin là tôi sẽ làm tròn nhiệm vụ mà.<br />

Harpagon: Làm đi, làm đi. Ta đi ra làm một vòng dạo phố, và một lát sẽ trở về.<br />

Valère: (nói với Élise, khi buớc tới cạnh sân khấu mà Élise đã bước đi.)Vâng, tiền bạc là cái quý giá<br />

hơn tất cả mọi thứ trên đời, và cô phải cám ơn trời đã cho cô có được một người cha ngay thẳng. Ổng<br />

biết thế nào là sống. Khi người ta đề nghị lấy con gái mình không cần hồi môn thì không nên nhìn đâu<br />

xa nữa. Tất cả nằm trong chuyện đó; và “không hồi môn” thay thế cho sắc đẹp, tuổi xuân, giòng giõi,<br />

danh giá, tính khôn ngoan và sự trung trực.<br />

Harpagon: Chà! Cậu trai can trường! Nói như thế chẳng khác chi xấm truyền. May mắn thay cho ai có<br />

được một tên hầu như thế!<br />

MÀN II<br />

CẢNH I.- Cléante, La Flèche.<br />

Cléante: Chà! Cái quân phản trắc kia! Mi đi xông xáo nơi đâu thế hả? Thế ta đã chả ra lệnh cho mi…?<br />

La Flèche: Vâng đúng thế, thưa cậu, và tôi đã vội đến để cẩn thận hầu cậu đây; nhưng ông cụ của cậu,<br />

người vô phép tắc hơn ai hết, đã đuổi tôi ra khỏi nhà, ngoài ý muốn của tôi, và tôi phải nghe theo ổng<br />

để khỏi bị ổng đánh.<br />

Cléante: Thế còn chuyện của chúng ta ra sao? Những chuyện cấp bách hơn bao giờ hết; và từ khi ta<br />

thấy mi thì ta phát giác ra là ông cụ ta lại là tình địch của ta.<br />

La Flèche: Thế ông cụ cậu đang si tình à?<br />

Cléante: Phải; và ta đã phải cố hết sức mình để không cho ông ta thấy là cái tin đó làm ta bối rối đến<br />

như thế nào.<br />

La Flèche: Cụ ông, mà lại dính đến chuyện yêu đương! Quỷ ma nào đưa đường dẫn lối cho ông cụ<br />

vậy? Bộ ổng muốn giỡn với đời sao kìa? Và đâu có bao giờ tình yêu lại dành cho những người như ổng<br />

chứ?<br />

Cléante: Hẳn là những tội lỗi của ta đã tạo ra sự say đắm cho ông ta.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 198<br />

La Flèche: Nhưng cớ chi mà cậu lại phải giữ bí mật với ông cụ về mối tình của cậu chứ?<br />

Cléante: Để ông cụ bớt nghi ngờ, và để tự dành cho mình, ít ra, những mở đầu dễ dàng hơn hầu làm<br />

xoay chiều cuộc hôn nhân này. Vậy chứ mi có giải pháp gì chăng?<br />

La Flèche: Thật tình, thưa cậu, những người đi vay tiền thì thật là khốn khổ; và cần chịu đựng những<br />

điều kỳ cục khi người ta, như cậu đây, gặp phải cảnh ở trong tay những phường đồi bại.<br />

Cléante: Thế vụ đó bất thành hay sao?<br />

La Flèche: Xin cậu thứ lỗi cho. Quản gia Simon của chúng ta, người trung gian chúng ta được giới<br />

thiệu, người xoay xở và đầy nhiệt thành, nói rằng ông ta thích cậu, và ông ta trấn an rằng riêng diện<br />

mạo của cậu thôi đã làm ông ta hài lòng rồi.<br />

Cléante: Vậy ta sẽ có được mười lăm ngàn quan mà ta cần chứ?<br />

La Flèche: Vâng; nhưng cậu phải chấp nhận một số điều kiện nhỏ, nếu cậu có kế hoạch làm cho mọi<br />

việc trôi chảy.<br />

Cléante: Thế hắn có nói gì với mi về người cho vay không?<br />

La Flèche: Ấy a! Thật thì chuyện vay mượn không như thế đâu. Người cho vay còn để ý đến việc ẩn<br />

danh hơn cả cậu ấy chứ; và đó là những bí mật còn lớn hơn là cậu tưởng nữa cơ. Ngườt ta không hề<br />

muốn nói đến tên ông ta; và hôm nay người ta muốn có cuộc phỏng vấn cậu tại nhà mà người cho vay,<br />

mượn của ai đó, để được nghe rõ từ miệng cậu về của cải của cậu, và về gia thế cậu; và tôi tin chắc là<br />

riêng tên của ông cụ cậu thôi, sẽ không làm cho mọi chuyện được dễ dàng đâu.<br />

Cléante: Và nhất là vì bà cụ ta đã qua đời nên người ta không thể lấy đi của cải của ta.<br />

La Flèche: Đây là một vài điều khoản ông ta đã đích thân đọc cho người trung gian của chúng ta ghi<br />

xuống để đưa cậu coi trước khi xúc tiến:<br />

“Cứ giả dụ như người cho vay nhìn thấy hết những bảo đảm, và rằng người đi vay ở tuổi trưởng thành<br />

và thuộc một gia đình của cải đầy ắp, chắc nịch, bảo đảm, rõ ràng và hoàn toàn sở hữu, thì ta sẽ làm<br />

một bản khai tốt và chính xác trước mặt một biện lý ngay thẳng nhất được phó thác chứng nhận, và vì<br />

điều kiện này nên ông ta sẽ được lựa chọn bởi người cho vay, là người quan tâm nhất rằng bản điều<br />

khoản được soạn thảo thật đàng hoàng.”<br />

Cléante: Chuyện đó thì không có gì phải nói nữa.<br />

La Flèche: Để cho lương tâm hắn khỏi bị dằn vặt về bất cứ một hồ nghi nào, người cho vay định cho<br />

vay tiền của mình với phân lời năm phần trăm rưỡi.<br />

Cléante: Năm phẩn trăm rưỡi! A, tất nhiên, đấy là người ngay thẳng đấy! Chẳng có lý do để phải than<br />

phiền.<br />

La Flèche: Đúng thế.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 199<br />

“Nhưng, vì người cho vay kia không có đủ số tiền cho vay trong nhà ông ta, và rằng để làm hài lòng<br />

người đi vay, ông ta buộc phải vay số thiếu đó của một người khác với phân lời hai mươi phần trăm;<br />

như thế tức là người đi vay thứ nhất sẽ trả số lời này, không phương hại gì đến số còn lại, khi hiểu rằng<br />

chỉ vì muốn giúp mà người cho vay kia phải đứng ra mượn thêm số tiền đó.”<br />

Cléante: Ới quỷ thần ơi! Đó là cái tên Do Thái, cái tên Ả rập nào thế hả? Như vậy là hơn hai mươi lăm<br />

phần trăm cơ à.<br />

La Flèche: Đúng thế; như tôi đã nói đấy. Cậu đã nhìn thấy đó mà.<br />

Cléante: Mi muốn ta nhìn thấy cái gì chứ? Ta cần tiền, và ta đành phải bằng lòng tất cả.<br />

La Flèche: Thì tôi đã trả lời như vậy rồi.<br />

Cléante: Còn có điều gì nữa không?<br />

La Flèche: Chỉ là một điều khoản nhỏ nữa thôi:<br />

“Trong số mười lăm ngàn quan người vay cần, người cho vay sẽ chỉ có thể đếm ra bằng tiền là mười<br />

hai ngàn livre; và với một ngàn ê-quy còn lại, thì người đi vay phải lấy những quần áo cũ, nữ trang, và<br />

theo như trí nhớ người cho vay kia, với lòng thành của hắn, chỉ đưa ra cái giá khả dĩ rẻ nhất.”<br />

Cléante: Như vậy là thế nào?<br />

La Flèche: Cậu hãy nghe bản dự thảo:<br />

“Trước tiên, một chiếc giường bốn chân, với những giải thêu kiểu Hung gia lợi, được ép rất đâu đấy lên<br />

trên một khăn trải giường mầu xanh ô-liu, với sáu chiếc ghế bọc cùng một kiểu thêu : tất cả trong điều<br />

kiện tốt, cộng với một loại chăn lụa mỏng nhỏ mang hai mầu thay đổi xanh đỏ. Ngoài ra là một cái cờ<br />

có đuôi làm bằng thứ nỉ len Aumale hạng tốt mang mẩu hồng khô, với những cái tua lụa mềm mại.”<br />

Cléante: Hắn muốn ta làm gì với những thức đó?<br />

La Flèche: Cậu hãy chờ.<br />

“Rồi còn một thảm treo có dệt cảnh những người tình của Gombaud và của Macée. Rồi đến một cái<br />

bàn lớn bằng gỗ đuối, với mười hai chân hay cột quay, mà được kéo ra ở hai đầu bàn, và trang trí phía<br />

dưới bằng sáu nấc thang nhỏ.”<br />

Cléante: Ta đã làm gì nên tội, rõ đồ quỷ…?<br />

La Flèche: Cậu cần phải kiên nhẫn đấy.<br />

“Và ba khầu súng dài cẩn ngọc trai, với ba cái ngạc cùng kiểu để kê súng nhắm bắn. Rồi đến một lò<br />

nung gạch, với hai cái sừng và ba thùng chứa, rất hữu ích cho những ai tò mò muốn thanh lọc.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 200<br />

Cléante: Ta đang lộn tiết lên đây.<br />

La Flèche: Nhè nhẹ chứ cậu.<br />

“Rồi còn một chiếc sáo Bologne, có đủ các nốt, hay ít hơn cũng được đi. Rồi một chiếc bàn đánh cờ<br />

chơi trò con ngỗng, được người Hy Lạp canh tân, đáng để giải trí qua thì giờ khi không có gì làm.<br />

Thêm bộ da con rắn mối có ba chân rưỡi, được nhồi rơm; một tò mò dễ thương để treo lên tấm ván của<br />

một căn buồng. Tất cả những thứ vừa kể với cậu, trị giá thật sự hơn bốn ngàn năm trăm livre, và được<br />

người cho vay thận trọng giảm xuống ngang với một ngàn ê-quy.”<br />

Cléante: Để cho bệnh dịch làm hắn chết ngẹt đi với sự thận trọng của hắn, cái quân phản trắc, cái tên<br />

đao phủ, chính là hắn đấy! Có ai đời nào lại nói về phân lãi tương tự như thế, và sao mà hắn còn chưa<br />

hài lòng về phân lãi ghê gớm hắn đòi, mà lại còn muốn ta phải chịu hứng lấy những đồ rác rưởi hắn thu<br />

thập để đắp vào số tiền ba ngàn livre chứ?Với những thứ đó thì hai trăm ê-quy ta cũng chê; ấy vậy mà<br />

ta đành cứ phải chịu ưng thuận như ý hắn muốn : bởi vì hắn đứng ở vị thế khiến ta phải chấp nhận hết,<br />

và hắn nắm được ta, quân lừa đảo, với dao hắn kề cổ ta.<br />

La Flèche: Tôi hiểu cậu mà, thưa cậu, nhưng cậu đừng phiền lòng về chuyện này, trên đại lộ mà<br />

Panurge đã theo để rồi chính đáng tự hủy là lấy tiền trước, mua đắt, bán rẻ và ăn cỏ thay lúa mì của ông<br />

ta.<br />

Cléante: Chứ mi muốn ta phải làm gì trong vụ này? Đây là cái cảnh những con người trẻ bị cái tật hà<br />

tiện quỷ ám của những người cha làm giảm giá; vậy mà sau chuyện như thế, người ta lại ngạc nhiên khi<br />

thấy các con trai họ mong ước họ chết đi!<br />

La Flèche: Phải công nhận là nhóm người trẻ các ông sẽ khích động chống lại sự xấu xa đê tiện của<br />

người có danh tiếng nhất trần đời. May phước là tôi không có những khuynh hướng cho sự trả thù; và<br />

trong số những bạn đồng nghiệp của tôi mà tôi giao du liên hệ đến nhiều vụ làm ăn nhỏ, tôi biết cách<br />

khôn khéo thoát khỏi tình huống khó khăn, và khôn ngoan tránh né mọi nịnh bợ khó ngửi, dù trên bình<br />

diện nhỏ; nhưng cứ nói thật với cậu thì nhữmg vụ làm ăn như thế đã khiến tôi bị lôi cuốn vào chuyện<br />

muốn ăn cắp; và tôi tin rằng ăn cắp của người như vậy là một hành động đáng khen.<br />

Cléante: Đưa ta coi lại bản dự thảo xem nào.<br />

CẢNH II.- Harpagon, Chưởng khế Simon; với Cléante và La Flèche<br />

đứng ở cuối sân khấu.<br />

Chưởng khế Simon: Vâng, thưa ông, đây là người đàn ông trẻ cần tiền; công việc của ông ta khiến ông<br />

ta cần có tiền gấp, và ông ta chịu hết những điều kiện ông sẽ đề nghị cho vụ vay tiền này.<br />

Harpagon: Nhưng, chưởng khế Simon, ông có tin là sẽ không có gì gây phương hại chứ? Và ông có rõ<br />

về tên tuổi, của cải cùng gia đình của người ông đang đề cập chăng?<br />

Chưởng khế Simon: Thưa không. Tôi không thể biết để cho ông rõ cặn kẽ về ông ấy; và chỉ là dịp tình<br />

cờ mà người ta giới thiệu tôi với ông ấy; nhưng ông sẽ được chính ông ta cho biết rõ về những chi tiết<br />

đó, và người của ông ta đã trấn an tôi rằng ông sẽ hài lòng khi ông gặp ông ta. Tất cả mà tôi có thể nói<br />

với ông là gia đình ông ta rất giầu, ông ta không còn mẹ, và nếu ông muốn thì ông ta đoan chắc rằng bố


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 201<br />

ông ta sẽ qua đời trong vòng tám tháng nữa.<br />

Harpagon: Vậy à. Lòng từ thiện, chưởng lý Simon ạ, buộc chúng ta làm vừa lòng mọi người, khi nào<br />

chúng ta có thể làm.<br />

Chưởng khế Simon: Đúng là như thế.<br />

La Flèche: (nói nhỏ với Cléante, khi nhận ra chưởng khế Simon,) Chuyện gì thế này. Chưởng khế<br />

Simon của chúng ta đang nói với cụ ông của cậu kìa!<br />

Cléante: (nói nhỏ với La Flèche.) Thế ông ta không biết ta là ai sao chứ? Bộ mi có phản bội ta không<br />

đây?<br />

Chưởng khế Simon: (nói với Cléante và La Flèche.) Cha, chả! Các ông gấp gáp lắm mà! Ai nói với các<br />

ông là ở nhà này? (rồi nói với Harpagon.) Thưa ông, ít ra thì không phải tôi đã phát giác ra tên ông và<br />

nhà ông đâu; nhưng theo thiển ý, không có gì quá xấu trong vụ này: họ là những người kín đáo, và các<br />

ông có thể cùng giải thích với nhau tại đây thôi.<br />

Harpagon: Sao chứ?<br />

Chưởng khế Simon: (chỉ vào Cléante.) Ông đây là người tôi đã cho ông hay là muốn mượn mười lăm<br />

ngàn livre của ông đấy.<br />

Harpagon: Sao chứ, cái thằng đáng treo cổ kia! Chính mi lại chạy theo cái đám phạm pháp cùng cực<br />

này à!<br />

Cléante: Sao chứ! Cha của con, chính cha là người đã đưa con đến những hành động đáng hổ thẹn này<br />

đấy chứ!<br />

(Chưởng khế Simon chạy biến mất, và La Flèche thì đang đi trốn.)<br />

CẢNH III.- Harpagon, Cléante.<br />

Harpagon: Chính mi muốn những vụ vay tiền đáng lên án này làm mi bị khánh tận!<br />

Cléante: Chính cha tìm cách làm giầu bằng những phân lời thật phạm pháp!<br />

Harpagon: Sau vụ này mà mi còn dám xuất hiện trước mắt ta sao?<br />

Cléante: Sau vụ này, mà cha còn dám tự chường mặt ra với xã hội sao?<br />

Harpagon: Nói cho ta nghe bộ mi không thấy hổ thẹn đã đi đến những sa đọa này, tự đẩy mình vào<br />

những tiêu pha đáng sợ, và làm tiêu tan đáng xấu hổ của cải mà cha mẹ mi đã đổ biềt bao mồ hôi để<br />

xây đắp, thu thập.<br />

Cléante: Bộ cha không thấy đỏ mặt vì làm mất danh dự qua điều kiện của cha cho những thương vụ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 202<br />

của mình sao; hy sinh sự vẻ vang và danh tiếng cho sự thèm muốn không bao giờ giảm để thu thập<br />

từng đồng ê-quy một, và để làm giầu thêm bằng những phân lời qua những mưu chước đê hèn nhất mà<br />

những kẻ cho vay nặng lãi nổi tiếng nhất cũng không bao giờ áp dụng.<br />

Harpagon: Biến khỏi mắt ta, quân vô lại! Biến khỏi mắt ta!<br />

Cléante: Thế theo ý cha, ai là kẻ có tội, người cần vay tiền vì nhu cầu, hay người ăn chặn tiền mà<br />

chẳng phải làm gì cả?<br />

Harpagon: Đi ra khỏi nơi đây, ta bảo có nghe không, và đừng có làm tai ta nóng lên. (còn lại một<br />

mình) Mình chẳng giận gì cái vụ này; mà cần phải để mắt nhiều hơn bao giờ hết vào mọi hành động<br />

của nó.<br />

Frosine: Thưa ông…<br />

CẢNH IV.- Frosine, Harpagon.<br />

Harpagon: Chờ chút; Tôi sẽ trở lại nói chuyện với mụ. (nói riêng.) Đến lúc để mình làm một vòng nhỏ<br />

xem lại tiền bạc của mình.<br />

CẢNH V.- La Flèche, Frosine.<br />

La Flèche: (không trông thấy Frosine.) Câu chuyện thật là khôi hài! Chắc hẳn ông ta phải có một cửa<br />

hàng đầy quần áo cũ ở đâu đó, bởi vì mình chẳng thấy những thức ấy như ghi trong bản thảo cầm trong<br />

tay.<br />

Frosine: Kìa! Anh đấy à, anh La Flèche khốn khổ của tôi! Đến đây làm chi vậy chứ?<br />

La Flèche: Ơ kìa, Frosine đấy à! Làm gì mà đến đây vậy?<br />

Frosine: Thì như tôi làm ở khắp nơi vậy đó: can dự mình vào các chuyện, tự mình giúp đỡ mọi người,<br />

và lợi dụng tốt chừng nào mà mình có thể, với những tài vặt mà tôi có thể có ấy mà. Anh biết là trong<br />

cái xã hội này, phải sống bằng xảo kế, và với những người như tôi thì để kiếm tiền trời đã chỉ ban cho<br />

không gì khác hơn là mưu mô và kỹ xảo.<br />

La Flèche: Thế mụ có việc làm ăn gì với ông chủ nhà không?<br />

Frosine: Có đấy, tôi có giúp ông ta vài việc nhỏ mà tôi hy vọng sẽ được đền bù.<br />

La Flèche: Ông ấy đền bù à? A, thiệt tình, nếu mụ khều được của ông ấy chút tiền thì mụ sẽ là người<br />

thật là tài tình đấy, và tôi nói cho mụ biết là tiền bạc trong nhà này thì đắt giá lắm nhé.<br />

Frosine: Có những sự phục dịch nào đó nhận được thù lao tuyệt vời đấy.<br />

La Flèche: Tôi là người hầu cận ông ấy; và mụ chưa biềt ngài Harpagon đâu. Trong số những người có<br />

lòng nhân của nhân loại thì ngài Harpagon là người có ít lòng nhân nhất, người kinh rợn hơn tất cả<br />

những người kinh rợn, người khó khăn nhất, và người hà tiện nhất. Chẳng có sự phục vụ nào có thể


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 203<br />

đánh động sự biết ơn của ông ta để ông ta mở tay trả tiền đâu. Đối với ông ta là lời tâng bốc, sự quý<br />

mến, những lời nói thân thiện, và tình bạn, chừng nào mà bạn vừa lòng; nhưng tiền bạc thì đừng có<br />

hòng. Không có gì lại khô khan và vô bổ hơn là những ân huệ tử tế và những vuốt ve của ông ta; và<br />

“cho chác” là một từ ông hết sức tránh, đến nỗi không bao giờ ông nói “tôi cho bạn” mà chỉ nói “tôi để<br />

bạn mượn lời chào” mà thôi.<br />

Frosine: Chúa tôi! Tôi biết nghệ thuật chiều đàn ông mà; tôi có tài mật để làm họ tỏ bầy sự trìu mến, để<br />

cù lét tim họ, và tìm ra những chỗ nhậy cảm của họ.<br />

La Flèche: Những thứ đó là phù phiếm tại đây thôi. Tôi đố mụ đạt được chuyện tiền bạc với người đàn<br />

ông chúng ta đang đề cập tới. Hắn ta là dân Thổ nhĩ kỳ về chuyện này, nhưng là một loại Thổ làm mọi<br />

người tuyệt vọng; và người ta có thể chết thì hắn vẫn cứ trơ ra. Nói vắn tắt thì hắn thích tiền hơn cả<br />

danh tiếng, danh dự, và đạo đức; và hắn sẽ lên chứng động kinh khi thấy một người hỏi tiền hắn; chẳng<br />

khác gì hắn bị đánh vào chỗ trí mạng, tim bị đâm, hay lòng ruột bị kéo lôi ra; và nếu… Nhưng hắn ta<br />

về tới kìa: tôi biến đây.<br />

CẢNH VI.- Harpagon, Frosine.<br />

Harpagon: (nói nhỏ.) Mọi chuyện như ý muốn. (nói to.)Ấy kìa! Frosine đấy à?<br />

Frosine: Chúa tôi, trông ông khỏe khoắn ghê, và mặt ông có sắc diện thật khỏe mạnh!<br />

Harpagon: Ai cơ? Tôi ấy à?<br />

Frosine: Tôi chưa hề bao giờ lại thấy ông có cái vẻ tươi tắn và trẻ trung như vậy.<br />

Harpagon: Tốt vậy sao?<br />

Frosine: Sao chứ! Trong đời ông chưa bao giờ ông trông lại trẻ đến thế; và tôi thấy những nguời hai<br />

mươi lăm tuổi trông lại già hơn ông cơ đấy.<br />

Harpagon: Tuy vậy thì Frosine ạ, tôi đã được đúng sáu mươi tuổi rồi đấy.<br />

Frosine: Ôi dào, sáu mươi tuổi mà kể gì chứ? Cái điều là đó là tuổi hoa niên và ông đang đi vào cái<br />

thời tươi đẹp của người đàn ông.<br />

Harpagon: Đúng đấy; nhưng tuy vậy tôi tin rằng trẻ lại hai mươi tuổi sẽ không làm tôi phiền lòng gì<br />

hết.<br />

Frosine: Bộ ông nói giỡn sao? Ông đâu cần như thế, và ông có cấu chất để sống đến trăm tuổi chứ<br />

không ít.<br />

Harpagon: Mụ tin như thề à?<br />

Frosine: Bảo đảm mà. Ông có đủ các dấu hiệu. Đâu để tôi coi nào. Ồ, rõ ràng đây này, giữa đôi mắt<br />

ông là một dấu hiệu sống lâu!


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 204<br />

Harpagon: Bộ mụ biết xem tướng à?<br />

Frosine: Chắc chắn. Đâu ông đưa tay cho tôi coi. Chúa tôi, sinh lộ tốt quá!<br />

Harpagon: Sao cơ?<br />

Frosine: Thế ông không thấy sinh lộ của ông dài đến đâu à?<br />

Harpagon: Sao nào! Như thế là sao?<br />

Frosine: Như tôi tin, thì tôi đã nói là trăm tuổi; nhưng ông sẽ sống đến trăm hai mươi tuổi cơ đấy.<br />

Harpagon: Có thể như vậy sao?<br />

Frosine: Tôi nói ông nghe, nếu ông không bị đập thì ông sẽ chôn các con ông, các cháu ông ấy chứ.<br />

Harpagon: Càng tốt thôi! Thế còn công việc của chúng ta ra sao?<br />

Frosine: Còn phải hỏi à? Thế bộ ông không thấy là chuyện gì tôi đã nhận là tôi làm đến đến nơi đến<br />

chốn hay sao? Về những vấn đề hôn nhân thì tôi có một biệt tài tuyệt tác. Chẳng có mối nào trên đời<br />

này mà tôi lại không có thì giờ để làm chuyện mối lái; và tôi tin là nếu tôi đã có ý định thì tôi sẽ làm<br />

cho Ngài Thổ Vĩ Đại lấy Cộng hòa Venise ấy chứ. Quả là đã không có khó khăn lớn lao nào cho vụ của<br />

ông. Vì tôi làm việc ở nhà họ, nên tôi đã nói chuyện nhiều với họ về ông; và tôi đã nói với bà mẹ về ý<br />

định ông dành cho Mariane, vì ông nhìn thấy cô ta ngoài phố và khi cô ta đứng hóng gió ở cửa sổ.<br />

Harpagon: Thế ai đã trả lời…<br />

Frosine: Bà ta đã vui vẻ nhận đề nghị đó; và khi tôi chứng nhận với bà ta là ông rất mong chiều nay<br />

con gái bà sẽ giúp tay cho giao kèo cưới hỏi mà bà lập ra, thì bà ta đã vui lòng đồng ý, và đã giao cho<br />

tôi việc đó.<br />

Harpagon: Đó là vì Frosine ạ, tôi sẽ phải mời ngài Anselme sơi cơm tối; và tôi sẽ rất hài lòng thấy cô<br />

ấy mang dáng vẻ nguy nga, huy hoàng.<br />

Frosine: Đúng vậy. Sau khi dự tiệc, cô ta phải gặp con gái ông, rồi cô ta phải tính đi dạo một vòng hội<br />

chợ, để rồi sau đó đến ăn tối.<br />

Harpagon: Vậy thì họ có thể cùng đi trên cỗ xe của tôi mà tôi sẽ cho họ mượn.<br />

Frosine: Thì đó là chuyện hẳn rồi.<br />

Harpagon: Nhưng này Frosine, mụ đã có nói chuyện với bà ta về vấn đề của cải mà bà ta có thể cho<br />

con gái bà ta không? Mụ đã có nói với bà ta rằng bà ta nên giúp con gái một chút, rằng bà ta nên thực<br />

hiện một vài nỗ lực, rằng bà ta hãy chịu bỏ tiền ra cho một dịp như vậy chứ? Bởi vì người ta đâu có lấy<br />

một cô gái mà cô ấy lại chẳng đem theo được chút của cải nào.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 205<br />

Frosine: Gì chứ! Đó là một cô gái sẽ mang lại cho ông mười hai ngàn lợi tức hàng năm.<br />

Harpagon: Mười hai ngàn lợi tức hàng năm à?<br />

Frosine: Phải. Trước hết thì cô ta đã được nuôi nấng với sự tiết kiệm lớn thực phẩm. Đó là một cô gái<br />

quen ăn rau, uống sữa, ăn phó mát và những trái táo, và vì thế nên hậu quả là không cần dọn bàn đặt<br />

đầy thức ăn, không có những món ngon miệng, hay lúa đại mạch thường xuyên được lột vỏ, hoặc<br />

những cao lương mỹ vị khác mà một phụ nữ khác đòi hỏi; và chuyện này không phải là rẻ đâu nhé, vì<br />

hàng năm sẽ lên đến ít ra là ba ngàn quan. Ngoài ra cô ta chỉ muốn phục sức sạch sẽ giản dị, và chẳng<br />

ưa gì những trang phục đắt đỏ hay những nữ trang nhiều tiền, hay những đồ đạc lộng lẫy, và như thế là<br />

mỗi năm ông lại có thêm bốn ngàn livres. Rồi cô ta lại rất ghê tởm chuyện cờ bạc, mà là chuyện rất<br />

được các phụ nữ ngày nay ưa chuộng; và tôi biết được một trong những bà chơi bạc đã mất ba mươi,<br />

bốn mươi, hai mươi ngàn quan năm nay đấy. Nhưng thôi ta cứ tính một phần tư số đó thôi thì năm ngàn<br />

quan chơi bạc, bốn ngàn quan tiêu cho quần áo và nữ trang, như vậy đã là chín ngàn livre, và một ngàn<br />

ê-quy cho lương thực: như vậy chẳng là ông sẽ được muời hai ngàn quan mỗi năm là gì?<br />

Harpagon: Phải rồi; như vậy là cũng tốt; nhưng số đó đâu có phải là tiền nắm được trong tay.<br />

Frosine: Xin ông thứ lỗi. Thế chứ không phải là điều cầm chắc khi ông lấy được người có óc thăng<br />

bằng nghiêm chỉnh, thừa hưởng sự ưa thích lớn đời sống dung dị và nhận được sự thù ghét sâu xa của<br />

cô đối với tật cờ bạc sao?<br />

Harpagon: Đó là chuyện đùa bỡn để muốn cho tôi coi tất cả những gì cô ta không tiêu là hồi môn của<br />

cô ta. Tôi sẽ không chịu ký biên lai cho thứ tôi không nhận đuợc; và tôi rất cần sờ nắm được cái gì đó.<br />

Frosine: Chúa tôi ơi! Ông sẽ sờ nắm được thừa đủ đấy; và họ đã nói với tôi về một vùng quê nào đó<br />

nơi họ sở hữu tài sản mà ông sẽ được làm chủ.<br />

Harpagon: Cần phải được trông thấy mới tin. Nhưng Frosine này, còn một chuyện nữa làm tôi lo lắng.<br />

Cô gái này còn trẻ, như mụ thấy đấy, và những con người trẻ thường khi chỉ thích lớp người cùng lứa,<br />

và chỉ muốn gặp gỡ những người như vậy: tôi e là một người đàn ông cỡ tuổi tôi sẽ không hợp ý thích<br />

của cô ta, và điều này sẽ tạo cho tôi những băn khoăn nhỏ nào đó mà sẽ không thích đáng đối với tôi.<br />

Frosine: Ấy! Thật là ông không biết rõ cô ta đấy! Đây lại là một điểm đặc biệt nữa mà tôi nói cho ông<br />

hay, cô ta rất không ưa những con người trẻ, và chỉ có tình cho những ông lớn tuổi.<br />

Harpagon: Cô ta ấy ư?<br />

Frosine: Phải, cô ta đấy. Tôi muốn thấy ông nghe được người ta nói về chuyện này. Cô ta không khổ sở<br />

gì khi thấy một người đàn ông trẻ; nhưng cô ta nói cô ta sẽ khoái thấy một ông già đẹp lão với một bộ<br />

râu hàm uy nghi. Với cô ta thì những người càng già càng duyên dáng; và tôi xin cảnh giác ông là hãy<br />

đừng làm cho mình trẻ hơn là ông bây giờ. Cô ta muốn thấy người xấp xỉ thất tuần; và chỉ còn có bốn<br />

tháng cô ta sửa soạn lấy chồng, vậy mà cô ta nhất định từ hôn vì người cầu hôn cô cho thấy anh ta chỉ<br />

có năm mươi sáu tuổi, và anh ta đã không cần đeo kính để ký giao ước.<br />

Harpagon: Chỉ vì thế thôi sao?


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 206<br />

Frosine: Phải. Cô ta nói cô ta không hài lòng người đó có năm mươi sáu tuổi, và trên hết thì cô ta ưa<br />

những chiếc mũi hợp để đeo kính.<br />

Harpagon: Chắc chắn là mụ vừa cho tôi biết một tin tốt lành.<br />

Frosine: Chuyện còn đi xa hơn là tôi có thể kể với ông. Trong phòng của cô ta có vài bức tranh vẽ và<br />

vài ấn bản; nhưng ông nghĩ những tác phẩm đó là về gì? Về Adonis, Céphale, Paris và Apollon ư?<br />

Không đâu: mà là những bức vẽ Saturn, chân dung vua Priam, ông già Nestor, và cha lòng lành<br />

Anchise ở trên vai con trai ông ta.<br />

Harpagon: Như thế thật đáng phục. Đó là chuyện tôi chẳng bao giờ nghĩ đến, và tôi thật hài lòng khi<br />

biết cô có sở thích như vậy. Thật đấy, nếu tôi là phụ nữ, tôi sẽ chẳng hề thích những người đàn ông trẻ<br />

tuổi đâu.<br />

Frosine: Tôi tin chuyện đó. Để yêu thương những con người trẻ đó chẳng khác gì ma túy. Họ là những<br />

phường vô lại, những kẻ thật hợm mình, đầy tự phụ.<br />

Harpagon: Với tôi, tôi chẳng hiểu gì hết về họ và tôi không biết vì sao phụ nữ lại yêu họ đến thế.<br />

Frosine: Hẳn phải là điên quá đáng. Thật chẳng có trí khôn ngoan để cho là tuổi trẻ dễ thương. Những<br />

anh chàng trẻ tuổi tóc vàng đó có phải là đàn ông không chứ, và người ta có thể nào quyến luyến những<br />

con vật đó?<br />

Harpagon: Thì đó là điều tôi vẫn nói hàng ngày: họ, với cái giọng gà mái ghẹ với ba cái chòm râu<br />

nhọn vểnh lên như râu mèo, những bộ tóc giả, những chiếc quần soóc rộng thùng thình ôm lấy những<br />

chiếc bụng lép xẹp.<br />

Frosine: Hà! Còn người như ông thì thật là phương phi! Thế mới là đàn ông chứ; như thế nhìn mới đã<br />

con mắt, phải như thế cả hình hài lẫn cách trang phục mới cho thấy tình yêu chứ.<br />

Harpagon: Mụ thấy tôi trông được à?<br />

Frosine: Chứ gì nữa! Trông ông làm người ta say mê, và hình dáng đáng được vẽ họa ấy chứ. Nào ông<br />

vui lòng xoay xoay người chút xíu. Không thể nào hơn được nữa. Ông bước đi cho tôi coi xem nào.<br />

Đúng là một dáng vóc đáng tạc tượng, thong dong, và thật khoan thai mà lại không có một cái gì là bất<br />

lợi hết.<br />

Harpagon: Tôi không có gì to lớn, may phước, đôi khi chì vì sự sưng tấy làm tôi bị phù thôi.<br />

Frosine: Chuyện đó không sao đâu. Sự sưng tấy không làm ông xấu đi chút nào, và ông có lối hắng<br />

giọng dễ thương.<br />

Harpagon: Cho tôi hỏi một chút: Mariane đã có trông thấy tôi cbưa? Cô ta đã có nhìn thấy tôi đi qua<br />

chăng?<br />

Frosine: Chưa, nhưng chúng tôi luôn luôn đề cập đến ông. Tôi đã mô tả ông cho cô ấy nghe, và nhân<br />

dịp đó tôi đã không quên nói thêm về tài năng của ông, và lợi điểm của người có được một người


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 207<br />

chồng như ông đấy.<br />

Harpagon: Mụ đã giúp thật tốt, tôi cám ơn mụ về việc đó.<br />

Frosine: Thưa ông, tôi có một yêu cầu nhỏ với ông. Số là tôi đang lâm vào một vụ kiện cáo mà tôi sẽ<br />

thua, nếu không có chút tiền; (Harpagon đổi ra vẻ nghiêm trọng.) và ông sẽ có thể dễ dàng giúp tôi<br />

thắng kiện, nếu ông rủ chút lòng tốt giúp tôi. Ông sẽ không tin nổi nỗi vui mừng của cô ta khi cô ta gặp<br />

mặt ông. (Harpagon lại trở về với nét mặt tươi vui.) Chà! Ông sẽ làm cô ta hài lòng biết bao, và lối viền<br />

kiểu cổ điển cổ áo của ông sẽ tạo một ảnh hưởng ngưỡng phục nơi cô gái! Nhưng trên hết thì cô ta sẽ<br />

rất bị dụ hoặc vì chiếc quần soóc được những kim gút nhỏ cài lên áo ngắn của ông. Như thế là cô ta sẽ<br />

điên lên vì ông đấy; và một người tình trang phục như vậy sẽ là một thu hút duyên dáng tuyệt vời đối<br />

với cô.<br />

Harpagon: Những lời mụ nói làm lòng tôi vui sướng biết bao!<br />

Frosine: Cứ sự thực mà nói thì, thưa ông, vụ kiện này có một hậu quả vô cùng quan trọng cho tôi.<br />

(Harpagon lại có vẻ mặt nghiêm trọng.) Tôi sẽ khánh tận nếu tôi thua kiện, và một vài sự giúp đỡ nhỏ<br />

sẽ giúp tôi lập lại sự nghiệp…Tôi muốn thấy ông nhìn được sự vui mừng của cô ta như thế nào khi cô<br />

ta nghe tôi nói về ông. (Harpagon lại trở về với nét mặt tươi vui.) Niềm vui bừng lên trong mắt cô khi<br />

cô nghe về những khả năng của ông.<br />

Harpagon: Mụ đã cho tôi niềm hài lòng lớn lao, Frosine ạ; và tôi thú nhận với mụ là tôi chịu ơn mụ<br />

với tất cả lòng biết ơn trên đời này.<br />

Frosine: Tôi cầu khẩn ông, thưa ông, hãy cứu vớt tôi bằng chút giúp đỡ mà tôi đang xin ông đây.<br />

(Harpagon lại lấy lại cái vẻ nghiêm trọng.) Sự giúp đỡ đó sẽ giúp tôi lại trỗi dậy, và tôi sẽ suốt đời đội<br />

ơn ông.<br />

Harpagon: Tạm biệt mụ. Tôi phải đi kết thúc một văn kiện đây.<br />

Frosine: Tôi xin đoan chắc với ông, thưa ông, ông sẽ không bao giờ phải giúp tôi trong một tình huống<br />

với nhu cầu cấp bách lớn lao hơn nào nữa.<br />

Harpagon: Tôi đã ra lệnh để cỗ xe của tôi sẵn sàng chở mụ đến hội chợ rồi đấy.<br />

Frosine: Nếu không phải vì nhu cầu buộc tôi làm như vầy thì chẳng bao giờ tôi lại làm phiền ông như<br />

vậy đâu.<br />

Harpagon: Và tôi đã cẩn thận sửa soạn để ta ăn sớm ngõ hấu quý vị khỏi bị đau đấy.<br />

Frosine: Xin ông đừng khước từ lời yêu cầu của tôi. Ông không sao tin được đâu, thưa ông, niềm hài<br />

lòng mà…<br />

Harpagon: Tôi đi đây. Kìa họ đang gọi tôi. Sẽ gặp lại sau nhé.<br />

Frosine: (Còn có một mình.) Cho mi bị cơn sốt dầy vò đi, quân khốn nạn, cho quỷ giữ bắt mi đi! Cái<br />

đồ ti tiện cứ trơ ra trước mọi tấn công của ta; tuy thế thì ta không nên bỏ vụ mối lái này; và nói chung


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 208<br />

thì về phía bên kia có bảo đảm là ta sẽ thâu được sự đền bù mà. ■<br />

( Còn tiếp một kỳ nữa.)<br />

MINH THU<br />

Melbourne, 02/2011.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 209<br />

Paris: Place de l’Opéra<br />

Sóng ViŒt ñàm Giang biên soån<br />

Nhà Hát Lớn Garnier sang trọng do Charles Garnier vẽ kiểu xây cất cho Hoàng đế Napoleon III. Tòa<br />

nhà này là một biểu tượng quan trọng của Đệ Nhị Đế Quốc trong thế kỷ 19. Tòa nhà đuợc khởi sự xây<br />

cất vào năm 1862, nhưng phải 13 năm sau mới hoàn tất vào năm 1875 một phần vì lý do người ta tìm<br />

thấy một luồng nước ngầm/hồ nước ngầm trong lòng đất nơi tính xây cất. Cái hồ nhỏ này hiện nay vẫn<br />

còn dưới nhà nhà hát. Kịch bản nổi tiếng “Phantom of the Opera” của Gaston <strong>Le</strong>roux có nhân vật chính<br />

Phantom ẩn náu tại hồ này.<br />

<strong>The</strong> Phantom of the Opera của <strong>Le</strong>roux.<br />

Vào năm 1896, 21 năm sau khi nhà hát lớn Opéra được mở cửa, thì có một tai nạn làm một nhân viên<br />

chết do một trong những dụng cụ làm quân bình sức nặng của chiếc đèn bách đăng treo khổng lồ rơi<br />

xuống. Tai nạn này và những tin tức liên quan đến nhà hát Garnier như hồ nước ngầm, hầm trữ đồ ăn<br />

và rượu, công thêm những yếu tố nói về nhà hát lớn đã làm Gaston <strong>Le</strong>roux có hứng viết nên cuốn bản<br />

thảo nổi tiếng “<strong>The</strong> Phantom of the Opera” đăng trên tờ Gaulois từ tháng 9, 1909 đến tháng 1 năm<br />

1910. Cuốn sách “<strong>Le</strong> Fantôme de l’Opéra” ra đời sau đó, và sau này có rất nhiều kịch bản ra đời phỏng<br />

theo cốt chuyện của <strong>Le</strong>roux. Nổi tiếng từ năm 1986 cho đến hiện tại là tác phẩm ca hát kịch nghệ<br />

Broadway của Andrew Lloyd Webber “<strong>The</strong> Phantom of the Opera” đã được lưu diễn khắp nơi, và phá<br />

kỷ lục được trình diễn của kịch bản ca hát “Cats” vào tháng Giêng năm 2006 và đã được mang vào<br />

phim ảnh rất nhiều cuộn phim khác nhau.<br />

Tòa nhà Opéra Garnier từ trước cho đến năm 1989 đã được dùng để trình diễn những kịch bản<br />

và những kịch múa cổ điển. Sau năm 1989 thì nhạc kịch đã đuợc mang sang nhà Opéra de Paris<br />

Bastille, và hiện nay Opera Garnier chỉ cho trình diễn múa nhạc cổ điển. Và hiện nay, Opéra Garnier<br />

cũng đã đuợc chính thức đổi tên thành Palais Opéra.<br />

Tòa nhà chứa khoảng 1,600 chỗ ngồi nhưng đuợc coi như là một trong những nhà trình diễn lớn<br />

nhất thế giới vì sự lớn mênh mông của tòa nhà (dài 172m, rộng 152m, cao hơn 73m. Mặt tiền trang<br />

hoàng với đá cẩm thạch, cột trụ, trụ ngạch (friezes), điêu khắc, và hai tượng lớn mạ vàng trên nóc nhà.<br />

Trong nhà thì vô cùng lộng lẫy và mầu sắc rất tươi. Trong đại khán đường có cây đèn bách đăng treo<br />

khổng lồ nặng sáu tấn. Sân khấu phía sau khán đường cao 60m, và có thể chứa được 450 nghệ sĩ. Trần<br />

nhà rất rộng được họa sĩ Marc Chagall vẽ lại vào năm 1964. Trần nhà của Opera Garnier vẽ phủ lên tác


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 210<br />

phẩm nguyên thủy của Jules-Eugène <strong>Le</strong>nepveu. Để phản ảnh màu sắc lộng lẫy đỏ vàng trong tòa nhà<br />

của Kiến trúc sư Charles Garnier, Chagall đã vẽ những cảnh miêu tả sự sống động rất đặc biệt và trong<br />

sáng. Tuy nhiên, một số người chỉ trích sự dũng cảm của tranh Chagall không phù hợp với toàn thể nhà<br />

hát lớn là một điều không thể tránh được.<br />

Trần nhà tòa hát lớn Opéra Garnier<br />

Một phần chi tiết bức họa của Chagall<br />

Tòa nhà Opéra de Paris Garnier tọa lạc ở Công trường Opéra trong Quận chín, ngay phía bắc của quận<br />

hai.<br />

Mặt tiền Opéra Garnier Bậc thang mặt trước Tượng Charles Garnier<br />

Mô hình tòa nhà Garnier đã được rập theo để xây tại một số quốc gia trên thế giới, thí dụ như tại USA<br />

có tòa nhà Thomas Jefferson của Library of Congress tại Washington, D.C, Việt Nam có nhà hát lớn ở<br />

Hà Nội.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 211<br />

Nhà hát Lớn Hà Nội là một nhà hát của Hà Nội, Việt Nam tọa lạc ở công trường ngã 6 của đường<br />

Tràng Tiền, Phan Chu Trinh và Lý Thái Tổ-Lê Thánh Tông gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng lịch sử<br />

Việt Nam. Nhà hát này là một phiên bản nhỏ hơn của Opéra Garnier ở Paris và được chính quyền Pháp<br />

cho xây dựng từ 1901 đến 1911. Chiều dài Nhà hát mặt ngoài là 87m, rộng trung bình 30m, diện tích<br />

26.000m2, điểm cao nhất là 24m. Mặt trước của Nhà hát rất bề thế khang trang, có nhiều bậc trông ra<br />

quảng trường phía trước.<br />

Bên trong Nhà hát có sân khấu rộng và một khán đường chính có diện tích 24mx24m, chứa<br />

được 870 chỗ ngồi, tầng giữa có nhiều phòng nhỏ giành cho khán giả có vé riêng. So với dân số Hà Nội<br />

năm 1945 khoảng 20 vạn dân, thì quy mô kiến trúc Nhà hát thời điểm ấy là rất lớn.<br />

Nhà hát Lớn đuợc mở cửa vào năm 1911. Trong thời gian đầu, Nhà hát được dành cho những<br />

gánh hát từ phương Tây hằng năm sang diễn cho giới chức quan quyền Pháp xem. Những người<br />

thượng lưu Việt Nam cũng được tham dự, song muốn vào Nhà hát phải mặc lễ phục và trả giá vé đắt.<br />

Hiện tại, nhà hát Lớn Hà nội là một trong các trung tâm văn hóa của thủ đô Hà Nội, nơi diễn ra<br />

thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc, hòa nhạc, giao lưu... (Tài liệu<br />

và hình nhà Hát lớn Hà nội truy cập ngày 11 tháng 5, 2011, từ Wikipedia). ■<br />

Nhà hát Lớn Hà Nội đầu thế kỷ XX,<br />

nhìn từ phố Paul Bert (phố Tràng Tiền)<br />

Nhà hát lớn Hà-nội ngày nay<br />

Sóng Việt Đàm Giang<br />

Photo Sóng Việt<br />

11 May 2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 212<br />

Every Town Has One<br />

By Fiona Moorhead<br />

Mary Ellen Munro walked, as she usually did along the dusty road into town, at about a quarter to<br />

eleven. <strong>The</strong> milk must be got fresh every day. And the paper. She didn’t take in everything – the pet<br />

page, the deaths, the pictures. Modern newspapers were good about pictures.<br />

“Rubbish!” She kicked a shiny empty can, and her grey knitted socks fell closer round her<br />

ankles. <strong>The</strong> threadbare, nondescript coat has been maroon. A nice one in its day. She also had young<br />

thing: cats; dogs; flowers. Young things and old things.<br />

She was looking, as usual, for the road toll. <strong>The</strong>re was always something, a dead bird or a<br />

kangaroo rat, a possum or a rabbit, and, at times, even a wallaby. Her soft heart melted, inside many<br />

layers of bark, each day for the finished life of these young things. And she had developed hate. An<br />

emotion far too intense for her age. Crows! <strong>The</strong> slow, black, greasy birds strolled away from the meat<br />

when she was close. <strong>The</strong>y felt they didn’t have to go, they weren’t afraid. <strong>The</strong>y went from the meat<br />

only because they knew they could lazily return when she had passed. Arrogant, evil birds!<br />

“Ah ha. Agin! Agin!” She mumbled furiously. Sure enough, ahead, was the shiny black fire of<br />

crows pecking gluttonously into the dead bandicoot. <strong>The</strong>y observed and continued to peck. She was<br />

humiliated, and angry.<br />

“Git. Git out of it!” She shouted and hurried, waving her walking stick. <strong>The</strong> two boys, riding<br />

their bikes in the other direction, laughed. But that might have been a bird sound to her. Mary Ellen<br />

Munro continues hurrying, and the birds moved slowly, irritated and superior. She glared around at<br />

them as they clumsily reached the wire of the fence. She inspected the body. Almost unrecognisable,<br />

but a young bandicoot it was.<br />

“Yer gitting bigger. Bigger and bigger every day. Aren’t yer?” <strong>The</strong> sleepy, sharp, white eyes<br />

were impervious to her screaming. <strong>The</strong>y waited.<br />

“Yer know why? Yer getting fed, that’s why. Isn’t it, huh?” She was very mad. “Yer getting fed<br />

for nothing. Yer lazy bastards!” <strong>The</strong> hate had been building up, in the night, and over breakfast. Today<br />

she would confront them.<br />

Mary Ellen Munro was not bright and it had taken several days for her sympathy for the dead,<br />

harmless creatures on the road to be joined by the hate and blame of the big, black birds. For a long<br />

time she hadn’t even noted the significance of the dead things. This morning she’d convinced herself<br />

that crows were getting larger. Why, of course they were, they didn’t work for their food. <strong>The</strong>re it was,<br />

lying ready for them in the morning. Dew freshened and not old. You could tell by the way they flew<br />

that they weren’t fit birds. It stands to reason, she concluded as she washed her few plates, they’re<br />

getting bigger. <strong>The</strong>y’re not flying any of it off.<br />

<strong>The</strong> boys had stopped, their bikes between their legs, to stare. Shamelessly. But the little woman<br />

with the dark coat, knitted beret pulled tight over her wispy hair, bare legs and ankle socks, was also<br />

shameless. This morning the walk was a little more exciting – there was an enemy to be met. To abuse<br />

with a reason. <strong>The</strong>re was a strategy to be thought about.<br />

She turned on the boys: “<strong>The</strong>m black greasy crows is gitting bigger!”<br />

<strong>The</strong> boys from their safe distance, shrugged and rode off toward her shack.<br />

A group of women was scattered about the milkbar when Mary Ellen Munro plodded in,<br />

grumbing and swearing. <strong>The</strong>y shuffled away towards the biscuits corner, together, as she made her<br />

order. Listening for complaints and cries in the night had made Mary Ellen’s ears sharp. And she heard:<br />

“By the looks, the water’s not connected down ‘er way yet.”<br />

“<strong>The</strong>m swear words… she says ‘em so loud. That’s where the kids get ‘em from. I wouldn’t be


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 213<br />

surprised.” Mary Ellen wasn’t interested, she was prepared to meet the crows again.<br />

One particularly large bird stood proudly straddled over the furry carcasse of the bandicoot as<br />

Mary Ellen Munro approached it a second time. This bird made no sign of movement. It simply lifted<br />

its head and glared at her with its incongruously gold eyes. <strong>The</strong>y shone, she stared at them, transfixed,<br />

as if she were looking into two minute crystal balls.<br />

She clutched the milk bottle and the newspaper close and read the bird’s eyes. Before words came to<br />

describe it a car sped past and the crow lifted slowly off the ground to avoid being killed,<br />

“Cars!” Mary Ellen Munro followed the retreat of the sedan.<br />

“Cars! It’s them cars. It’s partly them cars. <strong>The</strong>y do the killing. And…<br />

Her thought were running too fast. She looked at the bird that’d flown no more than ten feet.<br />

“And you do the eatin’, Don’t yer?”<br />

<strong>The</strong> bird looked as if it could be quite intelligent on the subject but couldn’t be bothered using<br />

words.<br />

“Don’t yer?”<br />

<strong>The</strong> crow shrugged and lifted its great weight into the low air. Its wings tips curled up evilly.<br />

<strong>The</strong> sun caught the feather blue.<br />

Mary Ellen Munro grunted and continued walking home: “cars… crows… bastards… cars…<br />

crows… bastards…”<br />

Mary Ellen had always had a sense of destiny. Her own destiny. She stuck by her mistakes<br />

stubbornly believing that a crooked line of accidents would eventually lead to a great discovery on her<br />

part. This peculiar tenacity had let her to refuse helping hands and reject conformity. Had given her a<br />

strange vanity – she could do anything she wanted. And she did. <strong>The</strong> evidence that others could not, or<br />

did not, do as they wanted, convinced her that she was special. That there was something she alone<br />

would find out.<br />

A chorus of dogs’ barking welcomed her home, or rather through a brown wire gate and up a<br />

path overgrown with wild flowers, and other tangled plants ranged from roses to daisies. And into an<br />

unpainted, or de-painted, four-roomed cottage. Grey boards were on the floor, and there were three<br />

mats in all. Two small ones woven from wool naby years ago, and one larger with dyed straw. <strong>The</strong> two<br />

front rooms had a little square window each facing on to the verandah. For modesty the bedroom<br />

window had to uneven bits of faded material cover it. <strong>The</strong> other front room had one large brown couch,<br />

and two brown armchairs¸ all covered with hessian bags, and a small radiater, and miscellaneous<br />

rubbish round the walls.<br />

But the whole place was not depressing - there were always fresh flowers about and tail-wagging dogs,<br />

affectionate cats, a budgerigar and a tank of fish. And Mary Ellen loved to sing and chatter away to<br />

herself aloud.<br />

For one not so bright Mary Ellen had a lot to say, and dogs were excellent listeners, and cats<br />

will always let you know when you’re being ridiculous. Fish like jokes, and the budgerigar is far too<br />

easily hurt to be addressed in anything but your most cheerful and affectionate mood. Mary Ellen had<br />

long ago found that the best friends of her sad moments were the flowers. But not when they were<br />

tired. <strong>The</strong>y work so hard in high sun that it is cruel to bother them then. At dawn and dusk they have a<br />

mist of sympathetic melancholy that knows what it is to be alone.<br />

So it is not hard to understand that Mary Ellen Munro had communicated with the larger crow.<br />

She was afraid. He was the largest she’d seen yet, and had no intention of getting any smaller. In fact it<br />

had challenged her with his right to grow larger. And Mary Ellen had seen the possibility of a crow, or a<br />

flock of crows, as large as Ben, the Labrador. Or…<br />

She shivered as she sat wearily on her kitchen chair. She usually bustled about – there was so much to<br />

do and every live thing was calling out for her attention. But she sat and stared into space.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 214<br />

A dog gave a single bark. “Shsh,” she said quietly. “I’m thinkin’ on a problem… that I was born<br />

to solve.” <strong>The</strong> dog an overbred cocker spaniel, understood with his eyes, but also asked to shake paws.<br />

She responded absentmindedly.<br />

It did not occur to Mary Ellen to go back and test the truth of her original premise: whether or<br />

not the crows were growing larger. She simply felt a great responsibility to solve the problem<br />

immediately to hand: how to stop animals being killed by cars and feeding the crows. She saw it: that<br />

unless crows were forced to go back and fight for their food as nature had planned, they would grow<br />

and multiply more than the other things that do have to fight. And because they were not benign birds,<br />

this posed a threat to the rest of the world.<br />

It had started to drizzle outside. Mary Ellen smiled for the flowers were glad, and the smell of<br />

dampened dust was pungent in the breezy kitchen. Everything became magnified in her mind and in<br />

her senses. This was a period of inspiration for her – as if, eventually, her destiny had come. <strong>The</strong><br />

fluttering heart beat of the budgerigar became more important, as did the plight of an ant that may at<br />

this minute be suffocating in the middle of a raindrop. She wandered through her small house, looking,<br />

for the first time, closely at the inanimate things. <strong>The</strong> dirt. All that she had touched that day was<br />

recorded on the dust. <strong>The</strong>re was a copper vase that she had to pick up and blow on, feel, to identify. It<br />

had been her mother’s. In a flurry of activity she polished it and set it on the mantelpiece. And it gained<br />

extra significance from the fact that it stood against the filth of her other objects. <strong>The</strong> sun stretching<br />

through a gap in the clouds caught a mirror near the window and then rested gleaming on the vase.<br />

Mary Ellen Munro stared at the vase for a long time, for longer than she could stand up. She<br />

perched on the edge of an armchair. Every nerve in her old body was fluttering. She wished to cling to<br />

the feeling so she was still. <strong>The</strong> dogs were restless around her, being unused to this behaviour. And<br />

thoughts snowballed down the ravines of her mind, and rumbled as if that whole mountain range would<br />

collapse into an avalanche. She just sat.<br />

<strong>The</strong> problem had grown beyond small crow and cars. It has not a matter of action or lethargy in<br />

the face of the eminent destruction of the natural world. All her life she had promised herself action<br />

when the time came. That the time would come she was sure, but she had no idea it would be a spiritual<br />

thing, and all-pervading awareness. And a heaviness. A responsibility to lift the weight of one’s own<br />

life out of itself. And so she sat.<br />

Even the flowers that evening, drunk and sympathetic as they were after the rain, could not<br />

comfort her aloneness. She was mildly jealous of them, being rooted in the earth with no obligation to<br />

act. She fed the dogs and cats. Automatically without the words of love, and the affectionate abuse. Her<br />

mind was on a higher plane. A human plane. And the vase told her of the sun. What she was going to<br />

do was not clear. It would come suddenly, and she waited with a type of impatience for the spark which<br />

would light up the darkness and show her the way.<br />

Mary Ellen Munro had often been called insane: “An obviously eccentric old dear – every town<br />

has one.” <strong>The</strong> afternoon’s unprecedented mental activity had made Mary Ellen a little unsure of what<br />

was real and what was not. Even the familiar illusions had become unshackled and flew free about the<br />

mast-head. <strong>The</strong> need to tie down the ropes, to come back and understand, made her fairly panic. And<br />

when she did come close, the image of a huge crow would come and gleam at her with eyes as large as<br />

crystal balls.<br />

<strong>The</strong> world must be saved.<br />

<strong>The</strong> routine of her day had been thoroughly upset; all the dogs were well asleep and the night<br />

was deep and silent by the time she lifted herself from the couch and her mental sensations. <strong>The</strong> proper<br />

course of action had not revealed itself to her yet, but vaguely she felt she must go out into the night<br />

and protect the creatures that might otherwise die. She put on her dark coat and knitted beret very<br />

deliberately. First she would search for the ones that might have been killed already and bury them.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 215<br />

<strong>The</strong>n she would patrol up and down, hoping, in that way, to prevent the death of a few young things.<br />

She was out on the road bending over an oily rag when a car speeding along the wet road. <strong>The</strong><br />

driver braked when his long beam lights showed her, but the car slid on at much the same pace, turning<br />

as it hit her, throwing her into the trees, dead.<br />

<strong>The</strong> body of Mary Ellen Munro slipped through the long wet grass into the storm water ditch as<br />

the driver backed hurriedly out of trouble and drove off in the direction from which he had come. <strong>The</strong><br />

dogs, at home, somehow aware, panicked and howled and yelped in the darkness.<br />

Mary Ellen Munro died in the blind, important night of her idealism. <strong>The</strong> crows knew. <strong>The</strong>y<br />

gathered in the grey drizzled of dawn – a sentry guard at the gate of death – on the gravel where the<br />

tyre marks of a car in skid and those of its backing evidence a near accident. Half a dozen crows, in the<br />

thread-bare shrine of black, pranced up and down gleaming the evil triumph of mourners. ■<br />

&<br />

TÌnh Nào CÛng Có NgÜ©i NhÜ VÆy<br />

Minh Thu chuy‹n ng»<br />

Như thường lệ, vào khoảng mười một giờ kém mười lăm sáng, Mary Ellen Munro đi dọc trên con<br />

đường đất đầy bụi bậm để vào tỉnh. Cần phải có sữa thật tươi hàng ngày và tờ báo nữa. Không phải bà<br />

đọc hết những trang báo về chuyện chết chóc, và hình ảnh trên báo, dù là báo chí thời nay in tranh ảnh<br />

rất đẹp.<br />

- Rác với rưởi! Bà ta đá vào chiếc hộp sắt rỗng sáng loáng, và chíếc vớ len mầu nâu tụt gần<br />

thêm xuống cổ chân bà. Chiếc áo khoác bạc mầu, sờn chỉ, hồi còn mới mang mầu nâu đẹp đẽ. Bà ta<br />

cũng có những đồ vật tươi trẻ chẳng hạn như mèo, chó và hoa.<br />

Như thường lệ, Mary Ellen đang tìm kiếm những sinh vật chết ngoài đường. Một con chim chết<br />

hay một con đại thử loại nhỏ như chuột cống, một con thỏ và đôi khi một con chồn. Trong tấm thân già<br />

cằn cỗi, lòng từ tâm của bà khiến tim bà thổn thức, hàng ngày khi bà thấy sự chết chóc của những con<br />

vật non yểu này. Và sự thù hận của bà phát triển. Đó là một xúc cảm quá mạnh mẽ so với tuổi già của<br />

bà.<br />

Những con quạ, những con quạ lông đen nhánh nhẩy xa khỏi miếng mồi khi bà tới gần. Chúng<br />

cảm thấy không cần bay đi vì chúng chẳng sợ hãi gì. Chúng chỉ nhẩy xa miếng thịt vì chúng biết rằng<br />

chúng có thể thong thả trở lại ăn nốt khi bà Munro đã đi qua! Thật là những con chim quỷ quái, kiêu<br />

căng!<br />

- “A ha, nữa, nữa kìa!” Bà giận dữ lầm bầm. Vì đúng như vậy, trước mắt bà là toán quạ lông đen<br />

nhánh đang mổ ngon lành vào xác một con chồn. Chúng ngó bà và tíếp tục mổ. Bà cảm thấy nhục nhã<br />

và tức giận:<br />

- “Cút, cút hết đi!” Bà la lớn và vung chiếc gậy lên. Hai thằng nhỏ đang đạp xe đạp ở phía trước<br />

mặt lên tiếng cười khúc khích. Nhưng bà Munro thì lại tưởng như đó là tiếng quạ đang ré lên. Bà tiếp<br />

tục vung cây gậy lên và lũ quạ di động chậm chạp với vẻ khó nhọc và ta đây. Bà nhìn quanh chúng,<br />

trong khi chúng vụng về tiến tới hàng rào giây thép. Bà cúi xuống xem xét xác con vật hầu như không<br />

còn nguyên hình thể, nhưng đó quả là một con chồn non:<br />

-Tụi bay càng ngày càng mập ú ra phải không, lũ quạ kia?<br />

Những cặp mắt trắng, sắc bén, sụp xuống một cách khó dò xét của lũ quạ lạnh lùg trước những tiếng la<br />

hét của bà.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 216<br />

- “Chúng mày có biết không, chúng mày chỉ cần có thức ăn thôi mà.” Bà tức giận thêm.<br />

“Chúng mày được có thức ăn mà không phải làm gì mà. Đồ lười biếng khốn nạn!” Sự tức giận của bà<br />

tăng lên trong đêm qua và lúc ăn sáng khiến hôm nay bà có thể đương đầu với lũ quạ này.<br />

Mary Ellen Munro không mấy sáng trí và phải mất nhiều ngày mới khiến cho bà kịp liên hệ lòng<br />

thương đối với những loài vật vô tội bị chết trên đường cái kia với sự thù ghét và rủa xả lũ chim quạ<br />

đen to tướng.<br />

Từ lâu lắm bà đã không cả để ý đến tầm quan trọng của những sinh vật chết đó. Sáng nay thì bà<br />

biết chắc chắn là những con quạ ngày một thêm béo ra. Ờ, tất nhiên là chúng phải mập ú lên chứ;<br />

chúng có phải đi kiếm mồi gì đâu. Mỗi sáng, nằm trên đường kia là xác con vật sẵn sàng cho lũ chim<br />

ăn. Sương sớm giữ cho thịt tươi và không thiu thối. Nhìn chúng bay người ta có thể nói là chúng không<br />

phải là những con chim khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Và trong lúc đứng rửa vài ba chiếc bát đĩa bà Munro<br />

kết luận rằng chúng ngày một mập thêm vì chúng không phải bay lượn đi kiếm mồi để thân chúng bớt<br />

béo phì ra.<br />

Hai thằng nhỏ vừa dừng lại, hai chân chúng chàng hảng trên chiếc xe đạp và không ngượng<br />

ngùng chăm chăm nhìn bà Munro. Nhưng người đàn bà nhỏ bé mặc chiếc áo khoác xẫm mầu, chiếc mũ<br />

nồi bằng len đan gắn chặt trên mớ tóc rơm, với đôi cẳng chân trần vì vớ tuột xuống tới cổ chân, cũng<br />

không ngượng ngùng. Sáng nay cuộc đi bộ của bà hứng khởi hơn vì bà sẽ phải đương đầu với một kẻ<br />

thù, bà có lý do để mắng chửi và có một chiến lược cần được nghĩ và suy tính ra.<br />

Bà ngoảnh sang hai thằng nhỏ: “Này tụi bay có thấy lũ quạ kia ngày một mập ú lên không?<br />

Hai thằng nhỏ, đứng ở một khoảng cách an toàn, nhún vai rồi đạp xe tới phía căn nhà của bà.<br />

Một nhóm phụ nữ đứng rải rác trong cửa hàng giải khát khi bà bước vào, miệng còn lầm bầm<br />

chửi rủa. Họ cùng nhau lệt xệt bước tới quầy bán bánh quy khô trong khi bà đứng mua đồ. Nghe những<br />

tiếng kêu rên trong đêm tối khiến tai bà trở nên thính ra và bà nghe thấy tiếng người lào xào: “Trông bộ<br />

điệu bà ta thì có vẻ như họ chưa mắc ống dẫn nước tới nhà bà ta thì phải!”<br />

- Kìa hãy nghe những lời chửi thề, rủa xả của bà ta. Thật không còn lấy làm lạ là lũ con nít học<br />

được cách chửi thề của ai nữa.<br />

Bà Munro không thèm để ý đến những lời to nhỏ đó, vì bà còn đang chuẩn bị để đối phó với lũ<br />

quạ lần nữa.<br />

Một con quạ, đặc biệt lớn, đứng chàng hảng hai chân trên xác một con chồn khi bà Munro tiến<br />

tới lần thứ nhì. Con quạ không động đậy mà chỉ ngẩng đầu lên và ngó bà bằng cặp mắt vàng không hợp<br />

ý. Đôi mắt nó long lên, bà Munro trân trân ngó thẳng lại y như thể bà đang nhìn vào hai trái cầu pha lê<br />

nhỏ xíu vậy.<br />

Bà ôm chặt chai sữa với tờ báo vào ngực và nhìn vào đôi mắt con quạ. Trước khi bà có thể tả được ý<br />

nghĩ của đôi mắt đó thì một chiếc xe hơi phóng nhanh qua và con quạ thong thả cất cánh bay lên khỏi<br />

mặt đất để tránh bị xe cán.<br />

- Xe hơi! Bà ta thốt ra như thế khi nhìn theo hút chiếc xe trên đường. Ờ, xe hơi, chính những xe<br />

hơi đó, hay phần nào thì những xe hơi đó đã gây ra chết chóc…<br />

Những ý nghĩ nẩy ra quá nhanh trong trí bà. Bà nhìn con quạ vừa bay xa chưa đến ba thước:<br />

- Ờ còn mày thì mày chỉ có việc ăn thôi phải không nào?<br />

Dường như con quạ có vẻ hiểu được bà ta nói gì nhưng nó không thèm trả lời bà đó thôi.<br />

- Phải không hả? Bà hỏi tiếp.<br />

Con quạ lạnh lùng nhấc bổng thân mình nặng nề của nó bay lên. Hai đầu cánh của nó uốn lên<br />

thật quái quỷ. Ánh nắng mặt trời chiếu xanh bộ lông của nó.<br />

Bà Munro vừa tiếp tục đi về nhà miệng vừa lầm bầm theo nhịp chân bước:<br />

- Xa hơi… chim quạ… khốn nạn… Xe hơi… chim quạ… khốn nạn…<br />

Bà Munro luôn luôn có một cảm giác về định mệnh. Định mệnh của chính bà. Bà bướng bỉnh cố kết<br />

những lầm lẫn của mình với niềm tin tưởng rằng một loạt tai nạn sau cùng sẽ đưa đến cho bà một khám


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 217<br />

phá lớn lao. Sự ngoan cố đặc biệt này đã khiến bà không chịu nhận một sự giúp đỡ nào và bác bỏ<br />

những khuôn xáo, và gây cho bà một tính tự cao lạ kỳ; đó là bà có thể làm bất cứ việc gì bà muốn. Và<br />

sự thật đúng như vậy. Bằng chứng là những người khác không thể làm hay không làm theo ý họ được,<br />

đã khiến bà nhất định cho rằng bà là một con người đặc biệt. Và bà tin là có một cái gì đó mà chỉ có<br />

một mình bà mới tìm ra được.<br />

Một đàn chó sủa ran chào đón bà về tới nhà, hay đúng hơn là khi bà bước qua chiếc cổng chăng dây<br />

thép nâu, lên con đường nhỏ mọc đầy hoa cúc và những loại hoa khác chen chúc với nhau từ hoa hồng<br />

tới cúc dại, để tiến vào căn nhà gỗ bạc mầu sơn. Sàn nhà thì bằng gỗ mầu xám bên trên trải ba tấm<br />

thảm. Hai tấm nhỏ được dệt bằng len cách đây nhiều năm, và một tấm lớn hơn được nhuộm mầu vàng<br />

rơm. Hai phòng phía trước có một cửa sổ vuông nhỏ mở ra phía hàng hiên. Hai màn che không đều<br />

nhau trên cửa sổ giúp cho căn phòng có được chút kín đáo. Trong phòng thứ nhì ở phía trước thì có một<br />

chiếc ghế tràng kỷ mầu nâu, hai ghế bành mầu nâu, tất cả đều được bọc bằng loại vải dệt bằng dây đay,<br />

một lò sưởi điện nhỏ và ít đồ lặt vặt đặt quanh chân tường.<br />

Nhưng trọn căn nhà không làm người ta nản chí, vì luôn luôn có hoa tươi và đàn chó vẫy đuôi, lũ mèo<br />

thân thiện, có con két uyên ương và một bồn thả cá. Rồi bà Munro lại thích nói chuyện to tiếng một<br />

mình.<br />

Tuy là một người không mấy thông minh, thì bà Munro vẫn có nhiều điều muốn nói, và đàn chó<br />

lại chịu khó ngồi nghe chuyện của bà và lũ mèo thì luôn luôn cho bạn thấy rõ khi nào bạn kỳ khôi. Cá<br />

thì ưa nghe chuyện tiếu lâm, và con chim két thì lại dễ động lòng khiến khi bạn nói chuyện với nó, bạn<br />

phải có thái độ thương mến và vui vẻ nhất. Từ lâu rồi bà Munro đã nhận thấy những bông hoa là những<br />

người bạn tốt nhất của bà mỗi khi bà buồn bã. Nhưng những khi hoa bị nắng sói thì chúng cũng thấm<br />

mật để không có thể là bạn tốt. Chỉ khi rạng đông và lúc trời chiều, khi chúng được phủ bằng một lớp<br />

sương sầu muộn dễ thương hoa mới cho thấy rõ lẻ loi là như thế nào.<br />

Vì thế người ta không còn thấy là khó hiểu khi bà Munro nói chuyện với con quạ lớn. Bà ta thấy<br />

sợ hãi ví đó là con quạ lớn nhất bà chưa hề nhìn thấy và nó lại không có ý định nào muốn gầy đi. Thật<br />

thế nó lại còn thách thức bà về cái quyền được béo thêm ra của nó. Và bà Munro đã hình dung ra việc<br />

con quạ hay đàn quạ có thể sẽ to béo bằng con Ben, con chó labrador của bà.<br />

Bà rùng mình khi bà mệt mỏi ngồi trên chiếc ghế trong nhà bếp.Thường ra thì bà xông xáo<br />

quanh nhà vì có nhiều việc phải làm. Nhưng bà lại cứ ngồi ngó mông lung vào khoảng không.<br />

Một con chó sủa lên một tiếng.<br />

-Xuỵt, bà Munro lặng lẽ lên tiếng : “Tao đang phải suy nghĩ về một vấn đề mà tao đã ra đời để<br />

giãi quyết đây! Con chó chỉ nhìn bà với vẻ thông cảm nhưng lại đòi bà phải bắt tay nó. Bà Munro lơ<br />

đãng chiều ý con chó.<br />

Bà không nghĩ đến việc quay trở lại để thử sxem tiêu đề lúc đầu của bà đúng hay sai: liệu lũ quạ<br />

có thật ngày một thêm béo mập ra không? Bà chỉ cảm thấy có một trách nhiệm lớn lao phải giải quyết<br />

vấn đề cấp bách này. Đó là làm sao ngăn cho xe hơi khỏi cán chết những giống vật và cho chim quạ<br />

khỏi ăn thịt những giống vật này. Bà thấy rằng nếu không buộc lũ quạ quay trở lại đời sống đi tìm lấy<br />

thực phẩm như tạo hóa đã định, thì chúng sẽ cứ lớn lên và sẽ gia tăng nhiều hơn là những loài khác<br />

phải vất vả đi kiếm mồi. Và vì quạ không phải là loài chim hiền lành nên điều này gây ra một hiểm họa<br />

cho toàn thể thế giới.<br />

Bên ngoài trời bắt đầu mưa giăng giăng, bà Munro nở nụ cười vì những đóa hoa ngoài vườn đang sung<br />

sướng. Mùi bụi đất ẩm nồng lên trong nhà bếp thoáng gió. Mọi thứ đuợc trở thành phóng đại trong trí<br />

óc và ý nghĩ của bà. Đây là giai đoạn khiến bà hứng trí như thể là sau cùng định mệnh.đã tới với bà.<br />

Tiếng tim đập rộn ràng trong lồng ngực con chim két uyên ương trở nên có tính cách rất quan trọng<br />

cũng như một con kiến mà rất có thể, trong chính phút giây này, đang bị ngột ngạt giữa lòng một giọt<br />

mưa.<br />

Bà tha thẩn bước quanh trong căn nhà nhỏ, ngắm nghía gần gặn, vào lần đầu tiên, những đồ vật bất


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 218<br />

động, vô hồn. Bụi bậm. Mọi thứ bà rờ tay tới ngày hôm đó thì bị bám đầy bụi. Bà cầm một bình hoa<br />

bằng đồng lên và thổi bụi đi, bà phải rờ mó nó để nhận định. Chiếc bình hoa này là của mẹ bà và với<br />

động tác bấn loạn bà đánh bóng chiếc bình hoa và đặt nó trên mặt lò sưởi. Chiếc bình có vẻ quan trọng<br />

thêm vì nó sạch hơn hẳn những đồ vật khác của bà bám đầy bụi. Ánh nắng, chiếu qua một khoảng trời<br />

không bị mây che, rọi thẳng tới cửa kính và rối chiếu sáng lóa trên chiếc bình.<br />

Bà Munro ngó trân vào chiếc bình một hồi lâu, lâu hơn là bà có thể đứng, nên bà phải tựa người<br />

lên cạnh chiếc ghế bành. Mọi thần kinh trong cơ thể cằn cỗi của bà đang bấn loạn. Bà mong mỏi bám<br />

víu vào cái cảm giác này nên bà đứng thật lặng người đi. Quanh bà đàn chó chạy tung tăng vì chúng<br />

không quen với hành động này của bà. Và những ý nghĩ dồn dập nẩy ra rơi xuống những vực thẳm của<br />

trí óc bà, rền vang y như thể trọn rặng núi xụp đổ trong một vụ đất lở vậy. Bà Munro lặng người ngồi<br />

yên.<br />

Vấn đề đã vượt ra hẳn những con quạ nhỏ và những chiếc xe hơi phóng nhanh. Bây giờ là vấn<br />

đề phải hành động hay biếng nhác trước sự hủy diệt không tránh khỏi của môi trường thiên nhiên. Suốt<br />

đời bà bà đã tự hứa là sẽ hành động đúng lúc. Và bây giờ thì bà tin chắc đã đến lúc phải hành động,<br />

nhưng bà không ngờ đó lại là một vấn đề tâm linh, một nhận thức hoàn toàn mạnh mẽ xâm chiếm tâm<br />

hồn bà. Một ý thức nặng nề. Một trách nhiệm có thể nguy đến tính mạng. Và vì thế bà ngồi trầm ngâm<br />

suy nghĩ.<br />

Cho tới những bông hoa chiều đó, hứng đầy nước và dễ thương sau khi trời mưa, cũng chẳng<br />

thể an ủi bà trong nỗi đơn côi của bà. Bà hơi ghen với chúng vì chúng bắt rễ xuống đất và không có<br />

nhiệm vụ gì phải thi hành. Bà cho chó mèo ăn một cách tự động và không thốt ra lời thương mến hay<br />

mắng yêu nào. Tâm trí bà đang đặt vảo một bình diện khác. Bình diện của nhân bản. Và chiếc bình hoa<br />

nhắc bà đến mặt trời. Bà chưa rõ bà sẽ phải làm gì. Tư tưởng sẽ tới bất chợt, và bà chờ đợi, với một sự<br />

nôn nóng, cho một tia sáng nào sẽ rọi vào sự tăm tối và soi đuờng cho bà tiến bước.<br />

Bà Munro thường bị coi là lẩm cẩm. “Rõ ràng là một bà già khác đời mà tỉnh nào cũng có,” như<br />

người ta thường nói. Đầu óc xáo trộn, chưa từng xẩy ra trước kia, trong buổi xế trưa hôm đó, đã khiến<br />

bà Munro không còn biết đâu là hư, đâu là thực. Ngay cả những ảo tưởng quen thuộc cũng trở nên<br />

buông thả chạy rong trong trí óc bà. Tư tưởng phải kiềm chế ý nghĩ để quay về với thực tại, và tìm hiểu<br />

thực tại khiến bà khá hoảng sợ. Và khi bà tỉnh táo, hình ảnh của một con quạ khổng lồ hiện ra và soi<br />

mói nhìn bà bằng cặp mắt lớn như hai trái cầu thủy tinh vậy.<br />

Cần phải cứu vớt môi trường thiên nhiên.<br />

Công việc hàng ngày của bà đã hoàn toàn bị xáo trộn, tất cả đàn chó đều yên ngủ và đêm trường<br />

thật tĩnh mịch và sâu lắng khi bà Munro đứng lên từ chiếc ghế bành và từ những cảm nghĩ tâm linh của<br />

bà. Bà chưa biết rõ đường hướng hợp lý mà bà phải theo đuổi, nhưng bà thông cảm thấy là mình phải<br />

xông pha vào đêm tối và bảo vệ những sinh vật, vì nếu không chúng sẽ chết. Bà mặc chiếc áo khoác<br />

mầu xẫm và cương quyết đội chiếc mũ nồi bằng len đan. Trước hết bà sẽ tìm những con vật nào bị chết<br />

rồi và chôn chúng. Tiếp đó bà sẽ đi tuần qua lại trên đường cái với hy vọng là như vậy bà sẽ giúp cho<br />

một vài con vật nhỏ bé khỏi bị chết.<br />

Bà ra đến ngoài đường và đang khom mình nhìn một miếng vải thấm vết dầu thì một chiếc xe<br />

hơi phóng nhanh tới trên con đường ướt át. Người lái xe đạp thắng khi ngọn đèn pha của xe hắn chiếu<br />

thấy bà, nhưng chiếc xe hơi trơn trượt đi với tộc độ không ngừng và quay ngoặt lại khi đụng phải bà<br />

khiến bà bị tung lên lớp cây nhỏ, và từ trần.<br />

Xác bà Munro trơn trượt theo lớp cỏ cao ướt át xuống một hố nước chảy xiết, và người lái xe<br />

vội vàng lùi chiếc xe ra khỏi chỗ chúng tích tai nạn và lái trở lại hướng hắn vừa đến. Không hiểu sao<br />

đàn chó ở nhà bà Munro bỗng nhiên hoảng sợ tru lên va sủa vang trong đêm tối.<br />

Bà Munro đã chết trong cái đêm tăm tối nhưng quan trọng của lý tưởng của bà. Những con quạ<br />

biết rõ lý do. Chúng tụ tập trong màn mưa xám buổi tinh sương, như những tên lính canh nơi cổng tử<br />

thần, trên chỗ đường đá dăm, vết bánh xe còn hằn in gần chỗ xẩy ra tai nạn. Chừng năm, sáu con quạ,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 219<br />

mang mầu đen sáng loáng, bay lên, xuống, chíếu ra cái thắng thế ác hiểm của loài đi đưa đám. ■<br />

MINH THU<br />

Melbourne, 03/2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 220<br />

Vùng Trung B ñÃt ñÕ Ÿ Úc Châu<br />

Minh Thu biên soån<br />

Lời mở đầu : Dù đã ở Úc nửa thế kỷ và viết lách cũng đã lâu, nhưng Minh Thu chưa hề viết bài đề<br />

cập tới những thắng cảnh của nước Úc, một quốc gia hiền hòa mà bạn bè từ các nước khác sang chơi<br />

đều không ngớt ca ngợi cuộc sống sung túc dễ chịu, hài hòa của phần lớn người Việt đến định cư ở đất<br />

nước may mắn (the lucky country) này nằm ở miệt dưới địa cầu. Vì thế trong bài viết hôm nay, Minh<br />

Thu xin giới thiệu với độc giả xa gần vùng nội địa đất đỏ của Úc, và những đặc tính bất hủ của vùng -<br />

một nơi khác hẳn những thành phố huy hoàng tráng lệ, với những kỳ quan kiến trúc có một không hai,<br />

ví dụ như một tòa hý viện (Sydney Opera House) với những mái vòm mà kiến trúc sư Đan Mạch Jorn<br />

Utzon đã vẽ kiểu tiêu biểu cho những cánh buồm qua lại hải cảng Sydney (<strong>The</strong> Sydney Harbour) mà<br />

lớp người Việt mới định cư sau này từ năm 1975 cứ gọi là Nhà hát con sò, chỉ vì thấy mấy mái vòm<br />

giống hình vỏ sò; hay cây cầu một nhịp nổi tiếng duy nhất trên thế giới, nằm vắt ngang hải cảng<br />

Sydney (<strong>The</strong> Sydney Harbour Bridge).<br />

* * *<br />

Hình 1.- Hý viện Sydney (<strong>The</strong> Sydney Opera House)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 221<br />

Hình 2.- Cây cầu hải cảng Sydney một nhịp nổi tiếng. (<strong>The</strong> Sydney Harbour Bridge).<br />

VÙNG NỘI ĐỊA ĐẤT ĐỎ<br />

Nhưng trong bài viết hôm nay Minh Thu mạn phép đưa quý vị đến một nơi khác hẳn ở Úc mà đã được<br />

nhóm du khách Mỹ, do cô Oprah mời tháp tùng sang Úc cách đây vài tháng, coi là thiên đàng địa giới.<br />

Đó là vùng trung bộ đất đỏ, một cảng quang có tính cách biểu trưng của xứ căng-gu-ru. Nơi đây những<br />

sa mạc bao la, cùng những rặng núi non lởm chởm chế ngự chân trời, và hằng hà sa số những cảnh sắc<br />

bắt mắt, được tắm trong ánh nắng rực rỡ thường xuyên làm thay đổi định tính của vùng.<br />

Vùng trung bộ đất đỏ, bao quanh thành phố Alice Springs nổi danh trong nội địa Úc, thì trải dài từ các<br />

biên giới của hai tiểu bang Tây Úc và Queensland xuống tới biên giới tiểu bang Nam Úc. Vùng này<br />

cũng gộp cả công viên quốc gia Uluru-Kata Tjuta và sa mạc Simpson.<br />

ALICE SPRINGS VÀ PHONG CẢNH XUNG QUANH<br />

Alice Springs nằm ẩn mình giữa hai triền Đông Tây ngoạn mục của rặng MacDonnell dài 223 ki-lômét,<br />

một rặng núi trải xa chừng nào mắt người có thể nhìn thấy ở hai bên Alice Springs. Nơi đây quả là<br />

một cứ điểm tốt để từ đó du khách tỏa ra đi thăm thú khám phá những kỳ quan thiên nhiên lạ mắt nằm<br />

xung quanh thành phố. Ngay chính Alice Springs cũng vượt hẳn những chờ đợi của đa số du khách vì<br />

thành phố này bao gồm sự hiểu biết sâu xa cái lịch sử nội địa của nó lẫn mọi tiện nghi hiện đại. Trên<br />

hết thì cái cá tính dung dị nhưng vẫn sống động của Alice Springs đã để lại một ấn tượng lâu dài trong<br />

lòng du khách.<br />

Tâm điểm của trung bộ Úc thì gồm những ghềnh núi đầy những hang động, vô số cảnh quang sa mạc<br />

bao la, những cộng đồng thổ dân Aborigène hẻo lánh và một lịch sử tiên phong hấp dẫn.<br />

Alice Springs đã được những nhà thám hiểm hồi đầu thiết lập và tiếp tục là trung tâm sinh hoạt trong<br />

vùng. Kể từ hồi đầu những năm 1900, vùng sa mạc bao la của trung bộ Úc đã được khai thám vì những<br />

hứa hẹn của vùng về đá hồng ngọc và vàng. Ngày nay vùng phía Bắc Alice Springs là một đích điểm


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 222<br />

cho một cuộc du lịch thám hiểm, nơi du khách vẫn còn có thể tự tay đào xới tìm kiếm những loại đá<br />

quý, cùng là thám hiểm vùng sa mạc Úc qua đi bộ từng đoàn trên đường mòn, cắm trại, hay bằng xe<br />

gắn máy bốn bánh lớn hoặc bằng lạc đà.<br />

Ở tây bắc Alice, dọc theo đường mòn Tanami, và về hướng nam Alice, trong sa mạc Simpson, những<br />

phái hội họa và những câu chuyện của thổ dân Aborigène cho du khách biết ý nghĩa của những phong<br />

cảnh xung quanh.<br />

Nằm giữa những rặng núi MacDonnell và một cảnh quang sa mạc mãnh liệt, thành phố Alice Springs,<br />

từng được dân bộ lạc Arremte, chủ nhân truyền thống của tỉnh, gọi là Mpwante, thì nằm có 200 ki-lômét<br />

về hướng nam của trung tâm điểm Úc, và được thiết lập như một trạm truyền tin chuyển tiếp dọc<br />

đường dây thép xuyên địa.<br />

Với sự du nhập của lạc đà, sự phát triển kỹ nghệ đồng cỏ và việc khám phá ra vàng vụn, cộng với địa<br />

điểm hẻo lánh của tỉnh, đã dẫn đến sự tạo lập ra một cộng đồng đồng nhất vô song, với những lễ hội có<br />

phần lập dị nhưng không kém thu hút du khách.<br />

PHONG CẢNH, VÀ THÚ VẬT ĐỊA PHƯƠNG<br />

Khí hậu cùng phong cảnh sa mạc ở nơi đây khuyến khích sinh hoạt khỏe mạnh ngoài trời và tạo ra một<br />

quang cảnh thích hợp cho sự thám hiểm vùng nội địa. Alice Springs là trái tim của vùng nội địa Úc. Dù<br />

được bao quanh bởi một biển cát rộng bằng diện tích của Âu Châu, nhưng khi biết được quang cảnh sa<br />

mạc nội địa ở quanh tỉnh, du khách sẽ khám phá là nơi đây chẳng cằn cỗi chút nào.<br />

Thật thế viếng thăm công viên sa mạc Alice Springs (Alice Springs Desert Park) du khách sẽ thấy nơi<br />

đây cung ứng sự hiểu biết làm du khách say mê đời sống môi sinh ở những nơi hang ổ vùng khô cằn,<br />

nơi du khách có thể tự tay cho thằn lằn ăn, hay ôm vuốt những con trăn tại trung tâm loài bò sát của<br />

Alice Springs (Alice Springs Reptile Centre) là nơi trưng bầy lớn nhất loài bò sát của Lãnh thổ Bắc Úc.<br />

Hình 3.- Quay phim trăn o-liu.<br />

Hình 4.- Để trăn quấn cổ cả nhà.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 223<br />

Hình 5.- Những chú rồng có râu (Bearded dragons).<br />

Hình 6.- Một chú đại thử (căng-gu-ru) hiền nhu.<br />

Hình 7.- Một anh chàng thằn lằn da gai góc trông dễ sợ.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 224<br />

Hình 7b.- Và một cô nhỏ thằn lằn da mềm dễ thương.<br />

Hình 8.- Một cô nàng cú vọ thách thức ngó lại du khách!<br />

Những thắng cảnh thu hút khác thì gồm cả đường mòn Larapinta, một trong những đường mòn được<br />

thế giới biết đến nhiều nhất, trải vắt lên sườn phía tây của rặng MacDonnell và được chia thành 12<br />

đoạn cho những chuyến đi dễ dàng lúc ban ngày hay những cuốc đi bộ cam go lúc ban đêm. Và tất<br />

nhiên du khách không thể quên ngắm những mầu sắc lửa đỏ của thắng cảnh Standley Chasm hay<br />

những vũng ao bơi lội ngoạn mục ở các ghềnh như Elley Creek Big Hole, Ormiston Gorge, Glen Helen<br />

Gorge và Redbank Gorge.<br />

Nằm dọc trên đường Mereenie Loop, cách Alice Spings 130 ki-lô-mét về hướng tây nam là<br />

Cộng đồng thổ dân Hermannsburg. Đây là một địa danh mang một cái tên Đức do những thầy dòng<br />

chọn khi họ thiết lập một cơ sở truyền giáo nhỏ cho thổ dân bộ lạc Arremte ở đó trong những năm<br />

1880. Nơi đây được nổi tiếng vì là quê quán của họa sĩ thổ dân danh tiếng Albert Namatjira, mà ngôi<br />

nhà ở cách Hermannsburg 3 ki-lô-mét về hướng tây và ngày nay được mở cho du khách viếng thăm.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 225<br />

Hình 9.- Một nhóm thổ dân bộ tộc Arremte đang nắm tay nhau để chuẩn bị trình diễn một màn vũ.<br />

NHỮNG DỊCH VỤ CỘNG ĐỒNG CÔNG ÍCH<br />

Ngay trong thành phố Alice Springs còn có Dịch vụ Y tế bằng phi cơ (Royal Flying Doctor Service)<br />

cung ứng một dịch vụ y tế qua phi vụ cho các cư dân trong vùng nội địa bao la. Dịch vụ này là một<br />

biểu trưng của Úc và là dịch vụ đầu tiên như thế trên thế giới. Với sự giúp tay của máy vô tuyến đạp<br />

bằng chân của Alf Traegers, và lới cố vấn của một trong những phi công tiên phong nổi tiếng nhất của<br />

Úc, Hudson Fysh, chiếc phi cơ của phi vụ y tế của Mục sư Flynn bắt đầu cất cánh vào ngày mồng 5<br />

tháng 5 năm 1928, bay đi chạy chữa cho những người tiên phong vào nội địa, bị thương hay đau ốm.<br />

Dịch vụ (Royal Flying Doctor Service) này ngày nay phục vụ cho một khu vực rộng hơn 7.150.000 kilô-mét<br />

vuông, cung ứng một mạng lưới an toàn (Mantle of Safety) cho một vùng rộng lớn hơn Tây Âu.<br />

Dịcu vụ này nay có tất cả 27căn cứ trên toàn vùng, và có 52 phi cơ phục dịch.<br />

Một cuộc viếng thăm căn cứ ở Alice Springs, khởi thủy được thiết lập vào năm 1939, sẽ cung ứng cho<br />

du khách sự hiếu biết về dịch vụ độc nhất này của Úc. Du khách sẽ được xem sự trình giải về thính thị,<br />

tiếp theo bằng một vòng thăm thú phòng liên lạc vô tuyến của căn cứ.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 226<br />

Hỉnh 10.- Dịch vụ y tế bằng phi vụ của Mục sư Flynn.<br />

Ngoài ra một dịch vụ có một không hai ở nội địa Úc là Lớp học qua Vô tuyến (School of the<br />

Air), cung ứng công tác phát tuyến những bài học tới các em học sinh ở những trang trại hẻo lánh xa<br />

xôi, trên một vùng rộng lớn hơn là vủng nhiều nước họp lại ở Châu Âu.<br />

Một chuyến đi khác thăm lớp học lớn nhất thế giới (<strong>The</strong> World’s Largest Classroom) sẽ rọi sáng và gợi<br />

hứng du khách không ít. Phim chiếu và những lời dẫn giải cho du khách biết về những câu chuyện của<br />

lớp học và của các em học sinh… văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình, nhưng cùng nhau chia sẻ một lịch sử<br />

đặc biệt, sinh hoạt ở nội địa và những sáng tạo nổi tiếng về trường học vô song này của Úc với những<br />

phương pháp giáo dục duy nhất trên thế giới. Một lợi điểm là học sinh của lớp học này khỏi còn lo gặp<br />

cảnh bị bạn học …cao bồi bắt nạt!!<br />

Alice Springs School of the Air


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 227<br />

Hình 11 và 12.- Trường học qua Vô tuyến điện ở Alice Springs .<br />

SA MẠC SIMPSON<br />

Sa mạc Simpson trải dài từ phía Nam Alice tới biên giới tiểu bang Nam Úc. Nhiều thắng cảnh nằm bên<br />

dìa sa mạc cho du khách thấy những kỳ quan thiên nhiên, có tính cách văn hóa và lịch sử. Thung lũng<br />

Cầu vòng (Rainbow Valley), ẩn trong rặng James, là một bờ giốc đá cát ngoạn mục với những cầu vòng<br />

mà tốt nhất là được nhìn thấy lúc có nắng xế chiều hay sau khi trời mưa lớn. Trên đường đi du khách có<br />

thể tạm dừng xe để đến cứ điểm nổi tiếng của Chambers Pillar là vùng bảo tồn hang động có khắc ghi<br />

những họa tích của thổ dân (Ewaninga Rock Carvings Conservation Reserve), nơi tổ tiên thổ dân<br />

Arremte đã ghi khắc tài liệu của nhiều tín ngưỡng quan trọng của bộ tộc địa phương này.<br />

Hình 13 và 14.- Những bức họa thổ dân khắc lên vách hang động trong vùng.<br />

Du khách cũng có thể đến những cộng đồng thổ dân hẻo lánh trong sa mạc Simpson như Santa<br />

<strong>The</strong>resa và Titjikala, nơi du khách có thể có cơ hội nghe những câu chuyện đầu tay về đời sống nơi sa<br />

mạc cùng là đầu tư vào những họa phẩm và những mặt hàng tiểu công của thổ dân.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 228<br />

Hình 15 và 16.- Một cô du khách đang hóng chuyện một họa sĩ thổ dân, còn cặp du khách thì đang<br />

chiêm ngưỡng những họa phẩm thổ dân ở phỏng triển lãm.<br />

VĂN HÓA NGHỆ THUẬT THỔ DÂN<br />

Nghệ thuật hội họa đương đại của thổ dân là một ngành đang rộ nở, nhưng hình thức của nghệ thuật<br />

này lại là một trong những ngành sinh họa truyền thống lâu đời nhất trên thế giới. Vùng trung bộ đất đỏ<br />

của Lãnh thổ Bắc Úc là quê hương của những họa sĩ thổ dân danh tiếng nhất như Barbara Weir, Minnie<br />

Pwerle và danh họa nổi tiếng trên thế giới Albert Namatjira.<br />

Du khách đến thăm thú những phòng triển lãm ở Alice Springs, nơi gìn giữ các họa phẩm đương đại<br />

quý giá của thổ dân, hoặc đi xem phong cảnh sa mạc mầu sắc huy hoàng tại một trung tâm nghệ thuật<br />

cộng đồng để khám phá sự chuyển hướng từ lối vẽ bằng cát trên những vỏ cây được đập rập, sang lối<br />

vẽ trên những khung vải đương thời, chịu ảnh hưởng của giai đoạn định cư hồi đầu của người Âu.<br />

Suốt năm luôn có những lễ hội như Desert Mob Festival giúp những người hâm mộ nghệ thuật<br />

hội họa của thổ dân có dịp mua một số tranh ảnh của vùng trung bộ Úc với giá hời, mà đôi khi giúp du<br />

khách khám phá những kỳ bí của sa mạc, và cho thấy ý nghĩa của vẻ đẹp của họa phẩm, mà nếu không<br />

thì du khách khó lòng thấu hiểu được.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 229<br />

Hình 17.- Một thổ dân bộ tộc Anangu đang chỉ dẫn cho du khách cách ném cây boomerang (loại<br />

nhỏ)mà họ dùng chơi thể thao (loại lớn và dài thì dùng săn bắt thú vật).<br />

Aboriginal Desert Art Gallery<br />

Hình 18, 19 và 20.- Phòng triển lãm họa phẩm của các họa sĩ thổ dân ở Alice Springs.<br />

THIÊN NHIÊN VÀ NHỮNG PHƯƠNG TIỆN CHUYÊN CHỞ NGỌAN CẢNH


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 230<br />

Trong khi thoạt nhìn thì cảnh quang trung bộ đất đỏ có vẻ cằn cỗi, nhưng khi nhìn kỹ hơn du khách sẽ<br />

thấy một hệ thống môi sinh phức tạp làm sống động một số thảo mộc và sinh vật độc nhất vô song trên<br />

mặt địa cầu. Nhiều loại hang ổ, những hoa lá và loài vật hiếm hoi, những phong cảnh ngoạn mục của<br />

trung bộ Úc thì không thể thấy ở bất cứ nơi nào khác trong một chuyến đi thám hiểm khung cảnh thiên<br />

nhiên. Cuộc thăm thú một thung lũng, nơi những kỳ hoa dị thảo đẹp mắt nhất, cùng chim chóc phong<br />

phú sắc mầu, trường tồn hàng thế kỷ nay, sẽ làm du khách ngẩn ngơ, sững sờ trong niềm thích thú.<br />

Hình 21, 22 và 23.- Du khách đang lũ lượt vào thăm Alice Desert Park để xem những kỳ hoa dị thảo.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 231<br />

Một cuộc đi dạo qua Thung lũng cây dừa thì chẳng khác gì như ta đi trở lại thời lạc vào một khu<br />

vườn bách thảo xa xưa giữa một phong cảnh gần như ở …ngoài không gian vậy. Nhưng chỉ tiếc là<br />

người viết đã không may (hay đã may mắn) nên chẳng gặp được một anh chàng mình xanh xanh, đầu<br />

nho nhỏ, mắt to đùng, trên đầu mọc hai cột thiên tuyến ngắn…Nếu có thì hẳn Minh Thu đã chẳng còn<br />

đây để viết hầu quý vị…mà biết đâu đấy, rất có thể quý vị cũng mong như thế lắm, phải không ạ?!<br />

Còn nơi nào có thể làm tăng sự hài lòng, sung sướng về tinh thần lẫn thể xác du khách hơn là thực hiện<br />

một cuộc lãng du dọc trên con đường mòn vòng vèo nằm trên đỉnh bờ vực thẳm của Kings Canyon.<br />

Nơi đây trông tựa như địa cầu đã tách mở ra cho du khách thấy một thế giới khác, cổ xưa hơn là bề mặt<br />

cho thấy. Cũng như không có gì làm du khách thích thú hơn là thấy mình đứng trong khinh khí cầu lơ<br />

lửng phía trên những chú đại thử (căng-gu-ru) đang nhẩy cẫng qua vùng đồng bằng dưới kia vào một sa<br />

mạc dưới nắng lụa ban mai dịu tỏa. Không có tiếng động cơ, không có cô chiêu đãi viên nào hỏi han<br />

quấy rầy, mà chỉ có gió nhẹ đong đưa, và phong cảnh tuyệt vời vây quanh khinh khí cầu khiến du<br />

khách cảm nhận được cái bao la bất tận của vùng nội địa.<br />

Hình 24.- Du khách trên khinh khí cầu du ngoạn trên vùng sa mạc Simpson.<br />

Tinh thần phiêu lưu tiếp tục thật sự sống mạnh trong vùng trung bộ đất đỏ này. Thật thế nhiều<br />

phương tiện ngoạn cảnh có tính cách mạo hiểm được du khách ưa chuộng như cưỡi lạc đà vượt qua sa<br />

mạc cát đỏ vào buổi xế chiều, cắm trại để hưởng một bữa ăn tối nơi sa mạc với muôn ngàn vì sao lấp<br />

lánh lung linh trên bầu trời tím nhạt mượt mà. Tất nhiên một phương tiện nữa cho du khách xử dụng để<br />

ngoạn cảnh là phi cơ trực thăng.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 232<br />

Hình 25.- Du khách cưỡi lạc đà trong sa mạc.<br />

Hình 26.- Cô du khách đang ngồi trực thăng chụp hình ngọn núi độc hòn Uluru.<br />

Xe gắn máy bốn bánh là một phương tiện giao thông tuyệt hảo độc nhất khác hợp với những<br />

điều kiện của vùng nội địa Úc. Du khách có thể cưỡi xe gắn máy này chạy dọc trên những đường rừng<br />

thưa, bên cạnh những rặng núi và băng qua những lòng sông cát cạn nước.<br />

Hình 27.- Du khách cưỡi xe máy dầu bốn bánh chạy trên đường mòn.<br />

Tại công viên quốc gia Uluru-Kata Tjuta (Uluru-Kata Tjuta National Park) du khách sẽ thấy<br />

chứng tích của các nhà thám hiểm hồi đầu, nhìn thấy những hồ muối bao la, nơi 500 triệu năm trước là


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 233<br />

những đại dương nội địa, và khám phá những vật hóa thạch của thời cổ đại. Nằm ngay trung tâm địa lý<br />

và tâm linh của vùng nội địa Úc, công viên quốc gia này là một khu vực linh thiêng sâu xa đối với bộ<br />

tộc thổ dân Anangu, là bộ tộc trong khu vực, giữ vai trò bảo tồn, mà đã ở vùng này từ 22.000 năm, và<br />

ngày nay vẫn giữ những sắc thái sinh hoạt truyền thống của họ.<br />

Uluru, nằm 440 ki-lô-mét về hướng tây nam Alice Springs, thì có sức thu hút và gợi hứng cho<br />

du khách từ khắp nơi trên thế giới. Và bộ lạc Anangu, sở hữu khu vực, muốn mọi người hãy đừng trèo<br />

lên ngọn núi này vì Uluru là một nơi linh thiêng, nên ngày nay nhiều du khách chọn đi bộ trên những<br />

đường mòn quanh Uluru.<br />

Hình 28.- Uluru, ngọn núi đá độc hòn mà trong một ngày có thể đổi mầu theo bẩy sắc cầu vòng tùy<br />

theo ánh nắng mặt trời chiếu rọi từng lúc.<br />

Để có được kinh nghiệm đầu tay về những tín ngưỡng, phong tục và quan hệ tâm linh của linh<br />

địa này, bạn hãy theo một tua của một người dẫn đường địa phương thuộc bộ tộc Anangu, và bạn sẽ<br />

được cho biết về những kỹ thuật săn bắt thú vật và thu thập thực phẩm của tổ tiên họ, cùng là thưởng<br />

thức một bữa ăn với những món đặc sản của vùng như trứng kiến, sâu mòng, thằn làn, rắn, rết v..v..<br />

Ngoài ra du khách cũng được tham gia những trò thể thao lạ lẫm như một cuộc … đua thuyền …dưới<br />

đáy đầy cát của một con sông cạn nước. Hay theo những truyền thống dị kỳ của Alice Springs để theo<br />

dõi một cuộc đua lạc đà có sức thu hút khách viếng thăm từ khắp nơi trên thế giới.<br />

Những ngày sáng láng đầy nắng đẹp, mà vùng công viên quốc gia Uluru-Kata Tjuta được<br />

hưởng hầu như suốt năm, giúp du khách có những cuộc vui thú ngoài trời cho một kinh nghiệm thăm<br />

thú cảnh thiên nhiên khó lòng quên được. Mọi thứ quanh bạn chìm trong cái im lắng an bình, trong khi<br />

những tia mặt trời mầu cam sáng lạng rọi trải dài trên những phong cảnh, với những cụm mây trắng<br />

trên trời điểm những vệt hồng, và đỏ cùng ánh mặt trời tỏa trên những ghềnh đá phong phú mầu sắc<br />

của rặng núi, du khách chẳng còn thấy cảnh nào đẹp hơn thế để cảm thấy mình có phúc hạnh biết bao<br />

đã đến nơi đây, vùng nội địa đất đỏ vô song của nước Úc hiền hòa. Một niềm hạnh phúc được thể hiện<br />

qua bức hình chót của cặp du khách dưới đây khiến cho Minh Thu, khi chấm dứt bài viết, mà cảm thấy<br />

lòng còn mang mang lưu luyến. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 234<br />

Minh Thu<br />

Melbourne, 04/2011<br />

Tài liệu truy cập : Bài này được viết dựa một phần theo tài liệu của Totaltravel với đa số hình do Minh<br />

Thu chụp và vài hình truy cập trên Internet.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 235<br />

Tình Cûa CÕ<br />

Dã Thäo<br />

Ra m¡t låi cùng các Çc giä


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 236<br />

ViÍn V†ng<br />

Thương nhớ làm gì thương nhớ ơi !<br />

Nghìn năm tơ tưởng bỗngchơi vơi<br />

Một sớm ai về qua ánh mắt<br />

Để buồn, để nhớ mãi không thôi….<br />

Từ đấy lòng tôi nặng trĩu buồn<br />

Bên nầy, bên nớ luống đau thương<br />

Về đâu tình nghiã luôn toàn vẹn ?<br />

Sáng đến, chiều đi buồn lại buồn<br />

Lồng son đỏ thắm những vết đau<br />

Hận sầu chồng chất những đêm thâu<br />

Cánh hồng tơi tả theo cơn gió<br />

Bụi cuốn, mưa bay, thoáng úa màu<br />

Gặp gỡ nhau chi để bận lòng<br />

Đôi bờ ngăn cách mãi ngóng trông<br />

Kẻ bên đầu ải, người cuối bến<br />

Thương nhớ bao giờ hết viển vông…. ? ■<br />

Dã-Thảo / Paris (TÌNH CỦA CỎ) - 1980<br />

Không<br />

Đã quyết không, không có một ngày<br />

Cùng Anh hẹn ước mối duyên say<br />

Đời tôi như cánh thuyền trôi dạt<br />

Không bến, chẳng bờ, mãi đắng cay<br />

Đã mấy năm qua, có như không<br />

Thực hư, hư thực, cảnh long đong<br />

Hồn tôi tan nát, thân tôi lạnh<br />

Quên cả đêm dài, chết chờ mong<br />

Bỗng một chiều kia, Anh tới đây<br />

Cuồng phong, bão tố, ôm đầy tay<br />

Hỏi han, han hỏi làm chi nhỉ ?<br />

Người đã đi rồi, tôi vẫn say


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 237<br />

Chiều qua, đêm đến, ngóng bâng khuâng<br />

Đón đưa, đưa đón, đã bao lần<br />

Khóc than, than khóc đời cô lữ<br />

Thương nhớ làm gì, mộng phù vân !<br />

Từ buổi yêu nhau thế là xong<br />

Anh đi, tôi mãi khóc trong lòng<br />

Tình ta chia rẽ đời đôi ngã<br />

Quên nhé, xa rồi những ước mong. ■<br />

Dã-Thảo / Paris (TÌNH CỦA CỎ) – 17/3/1980<br />

Phi Châu V†ng Tܪng<br />

Sáng nay thức dậy thấy bâng khuâng<br />

Vô ra, mòn mỏi ngóng từng lần<br />

Chờ ai ? Ai đợi ? Nào hay biết ?<br />

Cô đơn như thánh giá giữa không<br />

Con đường hun hút nắng với mây<br />

Đất khô cằn cỗi, chẳng bóng cây<br />

Trời chi đày ải người cô lữ<br />

Dun rủi cho ta đến chốn nầy<br />

Không tình, không bạn chẳng người thương<br />

Cố quên dĩ vãng mãi vấn vương<br />

Đêm đêm ôm gối, ngờ ai đó<br />

Tay buồn quờ quạng dấu yêu đương<br />

Chiều tà, bụi cuốn mờ phố chợ<br />

Nắng gắt hanh vàng chết hồn thơ<br />

Người đen như tượng đồng sáng bóng<br />

Tìm ta trong đám chỉ bơ vơ<br />

Ngồi đây tự hỏi nơi xa ấy<br />

Vui buồn, người tưởng nhớ ai đây ?<br />

Chỉ một muà thu đời đã chết<br />

Kỷ niệm đành gửi áng mây bay. ■<br />

Dã-Thảo / Paris (TÌNH CỦA CỎ) – 27/12/1980


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 238<br />

Fables<br />

Æsop (Sixth century B.C.)<br />

A NEW TRANSLATION BY<br />

S. VERNON JONES<br />

THE HORSE AND THE GROOM<br />

<strong>The</strong>re was once a Groom who used to spend long hours clipping and combing the Horse of which he<br />

had charge, but who daily stole a portion of his allowance of oats, and sold it for his own profit. <strong>The</strong><br />

Horse gradually got into worse and worse condition, and at last cried to the Groom, "If you really want<br />

me to look sleek and well, you must comb me less and feed me more." ■<br />

&<br />

THE WOLF AND THE LAMB<br />

A Wolf came upon a Lamb straying from the flock, and felt some compunction about taking the life of<br />

so helpless a creature without some plausible excuse; so he cast about for a grievance and said at last,<br />

"Last year, sirrah, you grossly insulted me." "That is impossible, sir," bleated the Lamb, "for I wasn't<br />

born then." "Well," retorted the Wolf, "you feed in my pastures." "That cannot be," replied the Lamb,<br />

"for I have never yet tasted grass." "You drink from my spring, then," continued the Wolf. "Indeed,<br />

sir," said the poor Lamb, "I have never yet drunk anything but my mother's milk." "Well, anyhow,"<br />

said the Wolf, "I'm not going without my dinner": and he sprang upon the Lamb and devoured it<br />

without more ado. ■<br />

&<br />

THE PEACOCK AND THE CRANE<br />

A Peacock taunted a Crane with the dullness of her plumage. "Look at my brilliant colours," said she,<br />

"and see how much finer they are than your poor feathers." "I am not denying," replied the Crane, "that<br />

yours are far gayer than mine; but when it comes to flying I can soar into the clouds, whereas you are<br />

confined to the earth like any dunghill cock." ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 239<br />

Metamorphosis<br />

By Franz Kafka<br />

Translated by David Wyllie<br />

(First two parts republished to support the translation that follows.)<br />

I<br />

One morning, when Gregor Samsa woke from troubled dreams, he found himself transformed in his<br />

bed into a horrible vermin. He lay on his armour-like back, and if he lifted his head a little he could see<br />

his brown belly, slightly domed and divided by arches into stiff sections. <strong>The</strong> bedding was hardly able<br />

to cover it and seemed ready to slide off any moment. His many legs, pitifully thin compared with the<br />

size of the rest of him, waved about helplessly as he looked.<br />

"What's happened to me?" he thought. It wasn't a dream. His room, a proper human room<br />

although a little too small, lay peacefully between its four familiar walls. A collection of textile samples<br />

lay spread out on the table - Samsa was a travelling salesman - and above it there hung a picture that he<br />

had recently cut out of an illustrated magazine and housed in a nice, gilded frame. It showed a lady<br />

fitted out with a fur hat and fur boa who sat upright, raising a heavy fur muff that covered the whole of<br />

her lower arm towards the viewer.<br />

Gregor then turned to look out the window at the dull weather. Drops of rain could be heard<br />

hitting the pane, which made him feel quite sad. "How about if I sleep a little bit longer and forget all<br />

this nonsense", he thought, but that was something he was unable to do because he was used to<br />

sleeping on his right, and in his present state couldn't get into that position. However hard he threw<br />

himself onto his right, he always rolled back to where he was. He must have tried it a hundred times,<br />

shut his eyes so that he wouldn't have to look at the floundering legs, and only stopped when he began<br />

to feel a mild, dull pain there that he had never felt before.<br />

"Oh, God", he thought, "what a strenuous career it is that I've chosen! Travelling day in and day<br />

out. Doing business like this takes much more effort than doing your own business at home, and on top<br />

of that there's the curse of travelling, worries about making train connections, bad and irregular food,<br />

contact with different people all the time so that you can never get to know anyone or become friendly<br />

with them. It can all go to Hell!" He felt a slight itch up on his belly; pushed himself slowly up on his<br />

back towards the headboard so that he could lift his head better; found where the itch was, and saw that<br />

it was covered with lots of little white spots which he didn't know what to make of; and when he tried<br />

to feel the place with one of his legs he drew it quickly back because as soon as he touched it he was<br />

overcome by a cold shudder.<br />

He slid back into his former position. "Getting up early all the time", he thought, "it makes you<br />

stupid. You've got to get enough sleep. Other travelling salesmen live a life of luxury. For instance,<br />

whenever I go back to the guest house during the morning to copy out the contract, these gentlemen are<br />

always still sitting there eating their breakfasts. I ought to just try that with my boss; I'd get kicked out<br />

on the spot. But who knows, maybe that would be the best thing for me. If I didn't have my parents to<br />

think about I'd have given in my notice a long time ago, I'd have gone up to the boss and told him just<br />

what I think, tell him everything I would, let him know just what I feel. He'd fall right off his desk! And<br />

it's a funny sort of business to be sitting up there at your desk, talking down at your subordinates from<br />

up there, especially when you have to go right up close because the boss is hard of hearing. Well,<br />

there's still some hope; once I've got the money together to pay off my parents' debt to him - another<br />

five or six years I suppose - that's definitely what I'll do. That's when I'll make the big change. First of


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 240<br />

all though, I've got to get up, my train leaves at five."<br />

And he looked over at the alarm clock, ticking on the chest of drawers. "God in Heaven!" he<br />

thought. It was half past six and the hands were quietly moving forwards, it was even later than half<br />

past, more like quarter to seven. Had the alarm clock not rung? He could see from the bed that it had<br />

been set for four o'clock as it should have been; it certainly must have rung. Yes, but was it possible to<br />

quietly sleep through that furniture-rattling noise? True, he had not slept peacefully, but probably all the<br />

more deeply because of that. What should he do now? <strong>The</strong> next train went at seven; if he were to catch<br />

that he would have to rush like mad and the collection of samples was still not packed, and he did not at<br />

all feel particularly fresh and lively. And even if he did catch the train he would not avoid his boss's<br />

anger as the office assistant would have been there to see the five o'clock train go, he would have put in<br />

his report about Gregor's not being there a long time ago. <strong>The</strong> office assistant was the boss's man,<br />

spineless, and with no understanding. What about if he reported sick? But that would be extremely<br />

strained and suspicious as in fifteen years of service Gregor had never once yet been ill. His boss would<br />

certainly come round with the doctor from the medical insurance company, accuse his parents of<br />

having a lazy son, and accept the doctor's recommendation not to make any claim as the doctor<br />

believed that no-one was ever ill but that many were workshy. And what's more, would he have been<br />

entirely wrong in this case? Gregor did in fact, apart from excessive sleepiness after sleeping for so<br />

long, feel completely well and even felt much hungrier than usual.<br />

He was still hurriedly thinking all this through, unable to decide to get out of the bed, when the<br />

clock struck quarter to seven. <strong>The</strong>re was a cautious knock at the door near his head. "Gregor",<br />

somebody called - it was his mother - "it's quarter to seven. Didn't you want to go somewhere?" That<br />

gentle voice! Gregor was shocked when he heard his own voice answering, it could hardly be<br />

recognised as the voice he had had before. As if from deep inside him, there was a painful and<br />

uncontrollable squeaking mixed in with it, the words could be made out at first but then there was a sort<br />

of echo which made them unclear, leaving the hearer unsure whether he had heard properly or not.<br />

Gregor had wanted to give a full answer and explain everything, but in the circumstances contented<br />

himself with saying: "Yes, mother, yes, thank-you, I'm getting up now." <strong>The</strong> change in Gregor's voice<br />

probably could not be noticed outside through the wooden door, as his mother was satisfied with this<br />

explanation and shuffled away. But this short conversation made the other members of the family<br />

aware that Gregor, against their expectations was still at home, and soon his father came knocking at<br />

one of the side doors, gently, but with his fist. "Gregor, Gregor", he called, "what's wrong?" And after a<br />

short while he called again with a warning deepness in his voice: "Gregor! Gregor!" At the other side<br />

door his sister came plaintively: "Gregor? Aren't you well? Do you need anything?" Gregor answered<br />

to both sides: "I'm ready, now", making an effort to remove all the strangeness from his voice by<br />

enunciating very carefully and putting long pauses between each, individual word. His father went back<br />

to his breakfast, but his sister whispered: "Gregor, open the door, I beg of you." Gregor, however, had<br />

no thought of opening the door, and instead congratulated himself for his cautious habit, acquired from<br />

his travelling, of locking all doors at night even when he was at home.<br />

<strong>The</strong> first thing he wanted to do was to get up in peace without being disturbed, to get dressed,<br />

and most of all to have his breakfast. Only then would he consider what to do next, as he was well<br />

aware that he would not bring his thoughts to any sensible conclusions by lying in bed. He remembered<br />

that he had often felt a slight pain in bed, perhaps caused by lying awkwardly, but that had always<br />

turned out to be pure imagination and he wondered how his imaginings would slowly resolve<br />

themselves today. He did not have the slightest doubt that the change in his voice was nothing more<br />

than the first sign of a serious cold, which was an occupational hazard for travelling salesmen.<br />

It was a simple matter to throw off the covers; he only had to blow himself up a little and they fell off<br />

by themselves. But it became difficult after that, especially as he was so exceptionally broad. He would


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 241<br />

have used his arms and his hands to push himself up; but instead of them he only had all those little<br />

legs continuously moving in different directions, and which he was moreover unable to control. If he<br />

wanted to bend one of them, then that was the first one that would stretch itself out; and if he finally<br />

managed to do what he wanted with that leg, all the others seemed to be set free and would move about<br />

painfully. "This is something that can't be done in bed", Gregor said to himself, "so don't keep trying to<br />

do it".<br />

<strong>The</strong> first thing he wanted to do was get the lower part of his body out of the bed, but he had<br />

never seen this lower part, and could not imagine what it looked like; it turned out to be too hard to<br />

move; it went so slowly; and finally, almost in a frenzy, when he carelessly shoved himself forwards<br />

with all the force he could gather, he chose the wrong direction, hit hard against the lower bedpost, and<br />

learned from the burning pain he felt that the lower part of his body might well, at present, be the most<br />

sensitive.<br />

So then he tried to get the top part of his body out of the bed first, carefully turning his head to<br />

the side. This he managed quite easily, and despite its breadth and its weight, the bulk of his body<br />

eventually followed slowly in the direction of the head. But when he had at last got his head out of the<br />

bed and into the fresh air it occurred to him that if he let himself fall it would be a miracle if his head<br />

were not injured, so he became afraid to carry on pushing himself forward the same way. And he could<br />

not knock himself out now at any price; better to stay in bed than lose consciousness.<br />

It took just as much effort to get back to where he had been earlier, but when he lay there sighing, and<br />

was once more watching his legs as they struggled against each other even harder than before, if that<br />

was possible, he could think of no way of bringing peace and order to this chaos. He told himself once<br />

more that it was not possible for him to stay in bed and that the most sensible thing to do would be to<br />

get free of it in whatever way he could at whatever sacrifice. At the same time, though, he did not<br />

forget to remind himself that calm consideration was much better than rushing to desperate<br />

conclusions. At times like this he would direct his eyes to the window and look out as clearly as he<br />

could, but unfortunately, even the other side of the narrow street was enveloped in morning fog and the<br />

view had little confidence or cheer to offer him. "Seven o'clock, already", he said to himself when the<br />

clock struck again, "seven o'clock, and there's still a fog like this." And he lay there quietly a while<br />

longer, breathing lightly as if he perhaps expected the total stillness to bring things back to their real<br />

and natural state.<br />

But then he said to himself: "Before it strikes quarter past seven I'll definitely have to have got<br />

properly out of bed. And by then somebody will have come round from work to ask what's happened to<br />

me as well, as they open up at work before seven o'clock." And so he set himself to the task of<br />

swinging the entire length of his body out of the bed all at the same time. If he succeeded in falling out<br />

of bed in this way and kept his head raised as he did so he could probably avoid injuring it. His back<br />

seemed to be quite hard, and probably nothing would happen to it falling onto the carpet. His main<br />

concern was for the loud noise he was bound to make, and which even through all the doors would<br />

probably raise concern if not alarm. But it was something that had to be risked.<br />

When Gregor was already sticking half way out of the bed - the new method was more of a<br />

game than an effort, all he had to do was rock back and forth - it occurred to him how simple<br />

everything would be if somebody came to help him. Two strong people - he had his father and the maid<br />

in mind - would have been more than enough; they would only have to push their arms under the dome<br />

of his back, peel him away from the bed, bend down with the load and then be patient and careful as he<br />

swang over onto the floor, where, hopefully, the little legs would find a use. Should he really call for<br />

help though, even apart from the fact that all the doors were locked? Despite all the difficulty he was in,<br />

he could not suppress a smile at this thought.<br />

After a while he had already moved so far across that it would have been hard for him to keep


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 242<br />

his balance if he rocked too hard. <strong>The</strong> time was now ten past seven and he would have to make a final<br />

decision very soon. <strong>The</strong>n there was a ring at the door of the flat. "That'll be someone from work", he<br />

said to himself, and froze very still, although his little legs only became all the more lively as they<br />

danced around. For a moment everything remained quiet. "<strong>The</strong>y're not opening the door", Gregor said<br />

to himself, caught in some nonsensical hope. But then of course, the maid's firm steps went to the door<br />

as ever and opened it. Gregor only needed to hear the visitor's first words of greeting and he knew who<br />

it was - the chief clerk himself. Why did Gregor have to be the only one condemned to work for a<br />

company where they immediately became highly suspicious at the slightest shortcoming? Were all<br />

employees, every one of them, louts, was there not one of them who was faithful and devoted who<br />

would go so mad with pangs of conscience that he couldn't get out of bed if he didn't spend at least a<br />

couple of hours in the morning on company business? Was it really not enough to let one of the trainees<br />

make enquiries - assuming enquiries were even necessary - did the chief clerk have to come himself,<br />

and did they have to show the whole, innocent family that this was so suspicious that only the chief<br />

clerk could be trusted to have the wisdom to investigate it? And more because these thoughts had made<br />

him upset than through any proper decision, he swang himself with all his force out of the bed. <strong>The</strong>re<br />

was a loud thump, but it wasn't really a loud noise. His fall was softened a little by the carpet, and<br />

Gregor's back was also more elastic than he had thought, which made the sound muffled and not too<br />

noticeable. He had not held his head carefully enough, though, and hit it as he fell; annoyed and in<br />

pain, he turned it and rubbed it against the carpet.<br />

"Something's fallen down in there", said the chief clerk in the room on the left. Gregor tried to<br />

imagine whether something of the sort that had happened to him today could ever happen to the chief<br />

clerk too; you had to concede that it was possible. But as if in gruff reply to this question, the chief<br />

clerk's firm footsteps in his highly polished boots could now be heard in the adjoining room. From the<br />

room on his right, Gregor's sister whispered to him to let him know: "Gregor, the chief clerk is here."<br />

"Yes, I know", said Gregor to himself; but without daring to raise his voice loud enough for his sister to<br />

hear him.<br />

"Gregor", said his father now from the room to his left, "the chief clerk has come round and<br />

wants to know why you didn't leave on the early train. We don't know what to say to him. And anyway,<br />

he wants to speak to you personally. So please open up this door. I'm sure he'll be good enough to<br />

forgive the untidiness of your room." <strong>The</strong>n the chief clerk called "Good morning, Mr. Samsa". "He isn't<br />

well", said his mother to the chief clerk, while his father continued to speak through the door. "He isn't<br />

well, please believe me. Why else would Gregor have missed a train! <strong>The</strong> lad only ever thinks about<br />

the business. It nearly makes me cross the way he never goes out in the evenings; he's been in town for<br />

a week now but stayed home every evening. He sits with us in the kitchen and just reads the paper or<br />

studies train timetables. His idea of relaxation is working with his fretsaw. He's made a little frame, for<br />

instance, it only took him two or three evenings, you'll be amazed how nice it is; it's hanging up in his<br />

room; you'll see it as soon as Gregor opens the door. Anyway, I'm glad you're here; we wouldn't have<br />

been able to get Gregor to open the door by ourselves; he's so stubborn; and I'm sure he isn't well, he<br />

said this morning that he is, but he isn't." "I'll be there in a moment", said Gregor slowly and<br />

thoughtfully, but without moving so that he would not miss any word of the conversation. "Well I can't<br />

think of any other way of explaining it, Mrs. Samsa", said the chief clerk, "I hope it's nothing serious.<br />

But on the other hand, I must say that if we people in commerce ever become slightly unwell then,<br />

fortunately or unfortunately as you like, we simply have to overcome it because of business<br />

considerations." "Can the chief clerk come in to see you now then?", asked his father impatiently,<br />

knocking at the door again. "No", said Gregor. In the room on his right there followed a painful silence;<br />

in the room on his left his sister began to cry.<br />

So why did his sister not go and join the others? She had probably only just got up and had not


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 243<br />

even begun to get dressed. And why was she crying? Was it because he had not got up, and had not let<br />

the chief clerk in, because he was in danger of losing his job and if that happened his boss would once<br />

more pursue their parents with the same demands as before? <strong>The</strong>re was no need to worry about things<br />

like that yet. Gregor was still there and had not the slightest intention of abandoning his family. For the<br />

time being he just lay there on the carpet, and no-one who knew the condition he was in would<br />

seriously have expected him to let the chief clerk in. It was only a minor discourtesy, and a suitable<br />

excuse could easily be found for it later on, it was not something for which Gregor could be sacked on<br />

the spot. And it seemed to Gregor much more sensible to leave him now in peace instead of disturbing<br />

him with talking at him and crying. But the others didn't know what was happening, they were worried,<br />

that would excuse their behaviour.<br />

<strong>The</strong> chief clerk now raised his voice, "Mr. Samsa", he called to him, "what is wrong? You<br />

barricade yourself in your room, give us no more than yes or no for an answer, you are causing serious<br />

and unnecessary concern to your parents and you fail - and I mention this just by the way - you fail to<br />

carry out your business duties in a way that is quite unheard of. I'm speaking here on behalf of your<br />

parents and of your employer, and really must request a clear and immediate explanation. I am<br />

astonished, quite astonished. I thought I knew you as a calm and sensible person, and now you<br />

suddenly seem to be showing off with peculiar whims. This morning, your employer did suggest a<br />

possible reason for your failure to appear, it's true - it had to do with the money that was recently<br />

entrusted to you - but I came near to giving him my word of honour that that could not be the right<br />

explanation. But now that I see your incomprehensible stubbornness I no longer feel any wish<br />

whatsoever to intercede on your behalf. And nor is your position all that secure. I had originally<br />

intended to say all this to you in private, but since you cause me to waste my time here for no good<br />

reason I don't see why your parents should not also learn of it. Your turnover has been very<br />

unsatisfactory of late; I grant you that it's not the time of year to do especially good business, we<br />

recognise that; but there simply is no time of year to do no business at all, Mr. Samsa, we cannot allow<br />

there to be."<br />

"But Sir", called Gregor, beside himself and forgetting all else in the excitement, "I'll open up<br />

immediately, just a moment. I'm slightly unwell, an attack of dizziness, I haven't been able to get up.<br />

I'm still in bed now. I'm quite fresh again now, though. I'm just getting out of bed. Just a moment. Be<br />

patient! It's not quite as easy as I'd thought. I'm quite alright now, though. It's shocking, what can<br />

suddenly happen to a person! I was quite alright last night, my parents know about it, perhaps better<br />

than me, I had a small symptom of it last night already. <strong>The</strong>y must have noticed it. I don't know why I<br />

didn't let you know at work! But you always think you can get over an illness without staying at home.<br />

Please, don't make my parents suffer! <strong>The</strong>re's no basis for any of the accusations you're making;<br />

nobody's ever said a word to me about any of these things. Maybe you haven't read the latest contracts I<br />

sent in. I'll set off with the eight o'clock train, as well, these few hours of rest have given me strength.<br />

You don't need to wait, sir; I'll be in the office soon after you, and please be so good as to tell that to the<br />

boss and recommend me to him!"<br />

And while Gregor gushed out these words, hardly knowing what he was saying, he made his<br />

way over to the chest of drawers - this was easily done, probably because of the practise he had already<br />

had in bed - where he now tried to get himself upright. He really did want to open the door, really did<br />

want to let them see him and to speak with the chief clerk; the others were being so insistent, and he<br />

was curious to learn what they would say when they caught sight of him. If they were shocked then it<br />

would no longer be Gregor's responsibility and he could rest. If, however, they took everything calmly<br />

he would still have no reason to be upset, and if he hurried he really could be at the station for eight<br />

o'clock. <strong>The</strong> first few times he tried to climb up on the smooth chest of drawers he just slid down again,<br />

but he finally gave himself one last swing and stood there upright; the lower part of his body was in


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 244<br />

serious pain but he no longer gave any attention to it. Now he let himself fall against the back of a<br />

nearby chair and held tightly to the edges of it with his little legs. By now he had also calmed down,<br />

and kept quiet so that he could listen to what the chief clerk was saying.<br />

"Did you understand a word of all that?" the chief clerk asked his parents, "surely he's not trying<br />

to make fools of us". "Oh, God!" called his mother, who was already in tears, "he could be seriously ill<br />

and we're making him suffer. Grete! Grete!" she then cried. "Mother?" his sister called from the other<br />

side. <strong>The</strong>y communicated across Gregor's room. "You'll have to go for the doctor straight away. Gregor<br />

is ill. Quick, get the doctor. Did you hear the way Gregor spoke just now?" "That was the voice of an<br />

animal", said the chief clerk, with a calmness that was in contrast with his mother's screams. "Anna!<br />

Anna!" his father called into the kitchen through the entrance hall, clapping his hands, "get a locksmith<br />

here, now!" And the two girls, their skirts swishing, immediately ran out through the hall, wrenching<br />

open the front door of the flat as they went. How had his sister managed to get dressed so quickly?<br />

<strong>The</strong>re was no sound of the door banging shut again; they must have left it open; people often do in<br />

homes where something awful has happened.<br />

Gregor, in contrast, had become much calmer. So they couldn't understand his words any more,<br />

although they seemed clear enough to him, clearer than before - perhaps his ears had become used to<br />

the sound. <strong>The</strong>y had realised, though, that there was something wrong with him, and were ready to<br />

help. <strong>The</strong> first response to his situation had been confident and wise, and that made him feel better. He<br />

felt that he had been drawn back in among people, and from the doctor and the locksmith he expected<br />

great and surprising achievements - although he did not really distinguish one from the other. Whatever<br />

was said next would be crucial, so, in order to make his voice as clear as possible, he coughed a little,<br />

but taking care to do this not too loudly as even this might well sound different from the way that a<br />

human coughs and he was no longer sure he could judge this for himself. Meanwhile, it had become<br />

very quiet in the next room. Perhaps his parents were sat at the table whispering with the chief clerk, or<br />

perhaps they were all pressed against the door and listening.<br />

Gregor slowly pushed his way over to the door with the chair. Once there he let go of it and<br />

threw himself onto the door, holding himself upright against it using the adhesive on the tips of his<br />

legs. He rested there a little while to recover from the effort involved and then set himself to the task of<br />

turning the key in the lock with his mouth. He seemed, unfortunately, to have no proper teeth - how<br />

was he, then, to grasp the key? - but the lack of teeth was, of course, made up for with a very strong<br />

jaw; using the jaw, he really was able to start the key turning, ignoring the fact that he must have been<br />

causing some kind of damage as a brown fluid came from his mouth, flowed over the key and dripped<br />

onto the floor. "Listen", said the chief clerk in the next room, "he's turning the key." Gregor was greatly<br />

encouraged by this; but they all should have been calling to him, his father and his mother too: "Well<br />

done, Gregor", they should have cried, "keep at it, keep hold of the lock!" And with the idea that they<br />

were all excitedly following his efforts, he bit on the key with all his strength, paying no attention to<br />

the pain he was causing himself. As the key turned round he turned around the lock with it, only<br />

holding himself upright with his mouth, and hung onto the key or pushed it down again with the whole<br />

weight of his body as needed. <strong>The</strong> clear sound of the lock as it snapped back was Gregor's sign that he<br />

could break his concentration, and as he regained his breath he said to himself: "So, I didn't need the<br />

locksmith after all". <strong>The</strong>n he lay his head on the handle of the door to open it completely.<br />

Because he had to open the door in this way, it was already wide open before he could be seen.<br />

He had first to slowly turn himself around one of the double doors, and he had to do it very carefully if<br />

he did not want to fall flat on his back before entering the room. He was still occupied with this<br />

difficult movement, unable to pay attention to anything else, when he heard the chief clerk exclaim a<br />

loud "Oh!", which sounded like the soughing of the wind. Now he also saw him - he was the nearest to<br />

the door - his hand pressed against his open mouth and slowly retreating as if driven by a steady and


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 245<br />

invisible force. Gregor's mother, her hair still dishevelled from bed despite the chief clerk's being there,<br />

looked at his father. <strong>The</strong>n she unfolded her arms, took two steps forward towards Gregor and sank<br />

down onto the floor into her skirts that spread themselves out around her as her head disappeared down<br />

onto her breast. His father looked hostile, and clenched his fists as if wanting to knock Gregor back into<br />

his room. <strong>The</strong>n he looked uncertainly round the living room, covered his eyes with his hands and wept<br />

so that his powerful chest shook.<br />

So Gregor did not go into the room, but leant against the inside of the other door which was still<br />

held bolted in place. In this way only half of his body could be seen, along with his head above it which<br />

he leant over to one side as he peered out at the others. Meanwhile the day had become much lighter;<br />

part of the endless, grey-black building on the other side of the street - which was a hospital - could be<br />

seen quite clearly with the austere and regular line of windows piercing its façade; the rain was still<br />

falling, now throwing down large, individual droplets which hit the ground one at a time. <strong>The</strong> washing<br />

up from breakfast lay on the table; there was so much of it because, for Gregor's father, breakfast was<br />

the most important meal of the day and he would stretch it out for several hours as he sat reading a<br />

number of different newspapers. On the wall exactly opposite there was photograph of Gregor when he<br />

was a lieutenant in the army, his sword in his hand and a carefree smile on his face as he called forth<br />

respect for his uniform and bearing. <strong>The</strong> door to the entrance hall was open and as the front door of the<br />

flat was also open he could see onto the landing and the stairs where they began their way down below.<br />

"Now, then", said Gregor, well aware that he was the only one to have kept calm, "I'll get dressed<br />

straight away now, pack up my samples and set off. Will you please just let me leave? You can see", he<br />

said to the chief clerk, "that I'm not stubborn and like I like to do my job; being a commercial traveller<br />

is arduous but without travelling I couldn't earn my living. So where are you going, in to the office?<br />

Yes? Will you report everything accurately, then? It's quite possible for someone to be temporarily<br />

unable to work, but that's just the right time to remember what's been achieved in the past and consider<br />

that later on, once the difficulty has been removed, he will certainly work with all the more diligence<br />

and concentration. You're well aware that I'm seriously in debt to our employer as well as having to<br />

look after my parents and my sister, so that I'm trapped in a difficult situation, but I will work my way<br />

out of it again. Please don't make things any harder for me than they are already, and don't take sides<br />

against me at the office. I know that nobody likes the travellers. <strong>The</strong>y think we earn an enormous wage<br />

as well as having a soft time of it. That's just prejudice but they have no particular reason to think better<br />

it. But you, sir, you have a better overview than the rest of the staff, in fact, if I can say this in<br />

confidence, a better overview than the boss himself - it's very easy for a businessman like him to make<br />

mistakes about his employees and judge them more harshly than he should. And you're also well aware<br />

that we travellers spend almost the whole year away from the office, so that we can very easily fall<br />

victim to gossip and chance and groundless complaints, and it's almost impossible to defend yourself<br />

from that sort of thing, we don't usually even hear about them, or if at all it's when we arrive back home<br />

exhausted from a trip, and that's when we feel the harmful effects of what's been going on without even<br />

knowing what caused them. Please, don't go away, at least first say something to show that you grant<br />

that I'm at least partly right!"<br />

But the chief clerk had turned away as soon as Gregor had started to speak, and, with protruding<br />

lips, only stared back at him over his trembling shoulders as he left. He did not keep still for a moment<br />

while Gregor was speaking, but moved steadily towards the door without taking his eyes off him. He<br />

moved very gradually, as if there had been some secret prohibition on leaving the room. It was only<br />

when he had reached the entrance hall that he made a sudden movement, drew his foot from the living<br />

room, and rushed forward in a panic. In the hall, he stretched his right hand far out towards the stairway<br />

as if out there, there were some supernatural force waiting to save him.<br />

Gregor realised that it was out of the question to let the chief clerk go away in this mood if his


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 246<br />

position in the firm was not to be put into extreme danger. That was something his parents did not<br />

understand very well; over the years, they had become convinced that this job would provide for<br />

Gregor for his entire life, and besides, they had so much to worry about at present that they had lost<br />

sight of any thought for the future. Gregor, though, did think about the future. <strong>The</strong> chief clerk had to be<br />

held back, calmed down, convinced and finally won over; the future of Gregor and his family depended<br />

on it! If only his sister were here! She was clever; she was already in tears while Gregor was still lying<br />

peacefully on his back. And the chief clerk was a lover of women, surely she could persuade him; she<br />

would close the front door in the entrance hall and talk him out of his shocked state. But his sister was<br />

not there, Gregor would have to do the job himself. And without considering that he still was not<br />

familiar with how well he could move about in his present state, or that his speech still might not - or<br />

probably would not - be understood, he let go of the door; pushed himself through the opening; tried to<br />

reach the chief clerk on the landing who, ridiculously, was holding on to the banister with both hands;<br />

but Gregor fell immediately over and, with a little scream as he sought something to hold onto, landed<br />

on his numerous little legs. Hardly had that happened than, for the first time that day, he began to feel<br />

alright with his body; the little legs had the solid ground under them; to his pleasure, they did exactly as<br />

he told them; they were even making the effort to carry him where he wanted to go; and he was soon<br />

believing that all his sorrows would soon be finally at an end. He held back the urge to move but<br />

swayed from side to side as he crouched there on the floor. His mother was not far away in front of him<br />

and seemed, at first, quite engrossed in herself, but then she suddenly jumped up with her arms<br />

outstretched and her fingers spread shouting: "Help, for pity's sake, Help!" <strong>The</strong> way she held her head<br />

suggested she wanted to see Gregor better, but the unthinking way she was hurrying backwards showed<br />

that she did not; she had forgotten that the table was behind her with all the breakfast things on it; when<br />

she reached the table she sat quickly down on it without knowing what she was doing; without even<br />

seeming to notice that the coffee pot had been knocked over and a gush of coffee was pouring down<br />

onto the carpet.<br />

"Mother, mother", said Gregor gently, looking up at her. He had completely forgotten the chief<br />

clerk for the moment, but could not help himself snapping in the air with his jaws at the sight of the<br />

flow of coffee. That set his mother screaming anew, she fled from the table and into the arms of his<br />

father as he rushed towards her. Gregor, though, had no time to spare for his parents now; the chief<br />

clerk had already reached the stairs; with his chin on the banister, he looked back for the last time.<br />

Gregor made a run for him; he wanted to be sure of reaching him; the chief clerk must have expected<br />

something, as he leapt down several steps at once and disappeared; his shouts resounding all around the<br />

staircase. <strong>The</strong> flight of the chief clerk seemed, unfortunately, to put Gregor's father into a panic as well.<br />

Until then he had been relatively self controlled, but now, instead of running after the chief clerk<br />

himself, or at least not impeding Gregor as he ran after him, Gregor's father seized the chief clerk's<br />

stick in his right hand (the chief clerk had left it behind on a chair, along with his hat and overcoat),<br />

picked up a large newspaper from the table with his left, and used them to drive Gregor back into his<br />

room, stamping his foot at him as he went. Gregor's appeals to his father were of no help, his appeals<br />

were simply not understood, however much he humbly turned his head his father merely stamped his<br />

foot all the harder. Across the room, despite the chilly weather, Gregor's mother had pulled open a<br />

window, leant far out of it and pressed her hands to her face. A strong draught of air flew in from the<br />

street towards the stairway, the curtains flew up, the newspapers on the table fluttered and some of<br />

them were blown onto the floor. Nothing would stop Gregor's father as he drove him back, making<br />

hissing noises at him like a wild man. Gregor had never had any practice in moving backwards and was<br />

only able to go very slowly. If Gregor had only been allowed to turn round he would have been back in<br />

his room straight away, but he was afraid that if he took the time to do that his father would become<br />

impatient, and there was the threat of a lethal blow to his back or head from the stick in his father's


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 247<br />

hand any moment. Eventually, though, Gregor realised that he had no choice as he saw, to his disgust,<br />

that he was quite incapable of going backwards in a straight line; so he began, as quickly as possible<br />

and with frequent anxious glances at his father, to turn himself round. It went very slowly, but perhaps<br />

his father was able to see his good intentions as he did nothing to hinder him, in fact now and then he<br />

used the tip of his stick to give directions from a distance as to which way to turn. If only his father<br />

would stop that unbearable hissing! It was making Gregor quite confused. When he had nearly finished<br />

turning round, still listening to that hissing, he made a mistake and turned himself back a little the way<br />

he had just come. He was pleased when he finally had his head in front of the doorway, but then saw<br />

that it was too narrow, and his body was too broad to get through it without further difficulty. In his<br />

present mood, it obviously did not occur to his father to open the other of the double doors so that<br />

Gregor would have enough space to get through. He was merely fixed on the idea that Gregor should<br />

be got back into his room as quickly as possible. Nor would he ever have allowed Gregor the time to<br />

get himself upright as preparation for getting through the doorway. What he did, making more noise<br />

than ever, was to drive Gregor forwards all the harder as if there had been nothing in the way; it<br />

sounded to Gregor as if there was now more than one father behind him; it was not a pleasant<br />

experience, and Gregor pushed himself into the doorway without regard for what might happen. One<br />

side of his body lifted itself, he lay at an angle in the doorway, one flank scraped on the white door and<br />

was painfully injured, leaving vile brown flecks on it, soon he was stuck fast and would not have been<br />

able to move at all by himself, the little legs along one side hung quivering in the air while those on the<br />

other side were pressed painfully against the ground. <strong>The</strong>n his father gave him a hefty shove from<br />

behind which released him from where he was held and sent him flying, and heavily bleeding, deep<br />

into his room. <strong>The</strong> door was slammed shut with the stick, then, finally, all was quiet.<br />

II<br />

It was not until it was getting dark that evening that Gregor awoke from his deep and coma-like sleep.<br />

He would have woken soon afterwards anyway even if he hadn't been disturbed, as he had had enough<br />

sleep and felt fully rested. But he had the impression that some hurried steps and the sound of the door<br />

leading into the front room being carefully shut had woken him. <strong>The</strong> light from the electric street lamps<br />

shone palely here and there onto the ceiling and tops of the furniture, but down below, where Gregor<br />

was, it was dark. He pushed himself over to the door, feeling his way clumsily with his antennae - of<br />

which he was now beginning to learn the value - in order to see what had been happening there. <strong>The</strong><br />

whole of his left side seemed like one, painfully stretched scar, and he limped badly on his two rows of<br />

legs. One of the legs had been badly injured in the events of that morning - it was nearly a miracle that<br />

only one of them had been - and dragged along lifelessly.<br />

It was only when he had reached the door that he realised what it actually was that had drawn<br />

him over to it; it was the smell of something to eat. By the door there was a dish filled with sweetened<br />

milk with little pieces of white bread floating in it. He was so pleased he almost laughed, as he was<br />

even hungrier than he had been that morning, and immediately dipped his head into the milk, nearly<br />

covering his eyes with it. But he soon drew his head back again in disappointment; not only did the<br />

pain in his tender left side make it difficult to eat the food - he was only able to eat if his whole body<br />

worked together as a snuffling whole - but the milk did not taste at all nice. Milk like this was normally<br />

his favourite drink, and his sister had certainly left it there for him because of that, but he turned,<br />

almost against his own will, away from the dish and crawled back into the centre of the room.<br />

Through the crack in the door, Gregor could see that the gas had been lit in the living room. His<br />

father at this time would normally be sat with his evening paper, reading it out in a loud voice to<br />

Gregor's mother, and sometimes to his sister, but there was now not a sound to be heard. Gregor's sister


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 248<br />

would often write and tell him about this reading, but maybe his father had lost the habit in recent<br />

times. It was so quiet all around too, even though there must have been somebody in the flat. "What a<br />

quiet life it is the family lead", said Gregor to himself, and, gazing into the darkness, felt a great pride<br />

that he was able to provide a life like that in such a nice home for his sister and parents. But what now,<br />

if all this peace and wealth and comfort should come to a horrible and frightening end? That was<br />

something that Gregor did not want to think about too much, so he started to move about, crawling up<br />

and down the room.<br />

Once during that long evening, the door on one side of the room was opened very slightly and<br />

hurriedly closed again; later on the door on the other side did the same; it seemed that someone needed<br />

to enter the room but thought better of it. Gregor went and waited immediately by the door, resolved<br />

either to bring the timorous visitor into the room in some way or at least to find out who it was; but the<br />

door was opened no more that night and Gregor waited in vain. <strong>The</strong> previous morning while the doors<br />

were locked everyone had wanted to get in there to him, but now, now that he had opened up one of the<br />

doors and the other had clearly been unlocked some time during the day, no-one came, and the keys<br />

were in the other sides.<br />

It was not until late at night that the gaslight in the living room was put out, and now it was easy<br />

to see that parents and sister had stayed awake all that time, as they all could be distinctly heard as they<br />

went away together on tip-toe. It was clear that no-one would come into Gregor's room any more until<br />

morning; that gave him plenty of time to think undisturbed about how he would have to re-arrange his<br />

life. For some reason, the tall, empty room where he was forced to remain made him feel uneasy as he<br />

lay there flat on the floor, even though he had been living in it for five years. Hardly aware of what he<br />

was doing other than a slight feeling of shame, he hurried under the couch. It pressed down on his back<br />

a little, and he was no longer able to lift his head, but he nonetheless felt immediately at ease and his<br />

only regret was that his body was too broad to get it all underneath.<br />

He spent the whole night there. Some of the time he passed in a light sleep, although he<br />

frequently woke from it in alarm because of his hunger, and some of the time was spent in worries and<br />

vague hopes which, however, always led to the same conclusion: for the time being he must remain<br />

calm, he must show patience and the greatest consideration so that his family could bear the<br />

unpleasantness that he, in his present condition, was forced to impose on them.<br />

Gregor soon had the opportunity to test the strength of his decisions, as early the next morning,<br />

almost before the night had ended, his sister, nearly fully dressed, opened the door from the front room<br />

and looked anxiously in. She did not see him straight away, but when she did notice him under the<br />

couch - he had to be somewhere, for God's sake, he couldn't have flown away - she was so shocked that<br />

she lost control of herself and slammed the door shut again from outside. But she seemed to regret her<br />

behaviour, as she opened the door again straight away and came in on tip-toe as if entering the room of<br />

someone seriously ill or even of a stranger. Gregor had pushed his head forward, right to the edge of<br />

the couch, and watched her. Would she notice that he had left the milk as it was, realise that it was not<br />

from any lack of hunger and bring him in some other food that was more suitable? If she didn't do it<br />

herself he would rather go hungry than draw her attention to it, although he did feel a terrible urge to<br />

rush forward from under the couch, throw himself at his sister's feet and beg her for something good to<br />

eat. However, his sister noticed the full dish immediately and looked at it and the few drops of milk<br />

splashed around it with some surprise. She immediately picked it up - using a rag, not her bare hands -<br />

and carried it out. Gregor was extremely curious as to what she would bring in its place, imagining the<br />

wildest possibilities, but he never could have guessed what his sister, in her goodness, actually did<br />

bring. In order to test his taste, she brought him a whole selection of things, all spread out on an old<br />

newspaper. <strong>The</strong>re were old, half-rotten vegetables; bones from the evening meal, covered in white<br />

sauce that had gone hard; a few raisins and almonds; some cheese that Gregor had declared inedible


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 249<br />

two days before; a dry roll and some bread spread with butter and salt. As well as all that she had<br />

poured some water into the dish, which had probably been permanently set aside for Gregor's use, and<br />

placed it beside them. <strong>The</strong>n, out of consideration for Gregor's feelings, as she knew that he would not<br />

eat in front of her, she hurried out again and even turned the key in the lock so that Gregor would know<br />

he could make things as comfortable for himself as he liked. Gregor's little legs whirred, at last he<br />

could eat. What's more, his injuries must already have completely healed as he found no difficulty in<br />

moving. This amazed him, as more than a month earlier he had cut his finger slightly with a knife, he<br />

thought of how his finger had still hurt the day before yesterday. "Am I less sensitive than I used to be,<br />

then?", he thought, and was already sucking greedily at the cheese which had immediately, almost<br />

compellingly, attracted him much more than the other foods on the newspaper. Quickly one after<br />

another, his eyes watering with pleasure, he consumed the cheese, the vegetables and the sauce; the<br />

fresh foods, on the other hand, he didn't like at all, and even dragged the things he did want to eat a<br />

little way away from them because he couldn't stand the smell. Long after he had finished eating and<br />

lay lethargic in the same place, his sister slowly turned the key in the lock as a sign to him that he<br />

should withdraw. He was immediately startled, although he had been half asleep, and he hurried back<br />

under the couch. But he needed great self-control to stay there even for the short time that his sister was<br />

in the room, as eating so much food had rounded out his body a little and he could hardly breathe in<br />

that narrow space. Half suffocating, he watched with bulging eyes as his sister unselfconsciously took a<br />

broom and swept up the left-overs, mixing them in with the food he had not even touched at all as if it<br />

could not be used any more. She quickly dropped it all into a bin, closed it with its wooden lid, and<br />

carried everything out. She had hardly turned her back before Gregor came out again from under the<br />

couch and stretched himself.<br />

This was how Gregor received his food each day now, once in the morning while his parents<br />

and the maid were still asleep, and the second time after everyone had eaten their meal at midday as his<br />

parents would sleep for a little while then as well, and Gregor's sister would send the maid away on<br />

some errand. Gregor's father and mother certainly did not want him to starve either, but perhaps it<br />

would have been more than they could stand to have any more experience of his feeding than being<br />

told about it, and perhaps his sister wanted to spare them what distress she could as they were indeed<br />

suffering enough.<br />

I t was impossible for Gregor to find out what they had told the doctor and the locksmith that first<br />

morning to get them out of the flat. As nobody could understand him, nobody, not even his sister,<br />

thought that he could understand them, so he had to be content to hear his sister's sighs and appeals to<br />

the saints as she moved about his room. It was only later, when she had become a little more used to<br />

everything - there was, of course, no question of her ever becoming fully used to the situation - that<br />

Gregor would sometimes catch a friendly comment, or at least a comment that could be construed as<br />

friendly. "He's enjoyed his dinner today", she might say when he had diligently cleared away all the<br />

food left for him, or if he left most of it, which slowly became more and more frequent, she would<br />

often say, sadly, "now everything's just been left there again".<br />

Although Gregor wasn't able to hear any news directly he did listen to much of what was said in<br />

the next rooms, and whenever he heard anyone speaking he would scurry straight to the appropriate<br />

door and press his whole body against it. <strong>The</strong>re was seldom any conversation, especially at first, that<br />

was not about him in some way, even if only in secret. For two whole days, all the talk at every<br />

mealtime was about what they should do now; but even between meals they spoke about the same<br />

subject as there were always at least two members of the family at home - nobody wanted to be at<br />

home by themselves and it was out of the question to leave the flat entirely empty. And on the very first<br />

day the maid had fallen to her knees and begged Gregor's mother to let her go without delay. It was not<br />

very clear how much she knew of what had happened but she left within a quarter of an hour, tearfully


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 250<br />

thanking Gregor's mother for her dismissal as if she had done her an enormous service. She even swore<br />

emphatically not to tell anyone the slightest about what had happened, even though no-one had asked<br />

that of her.<br />

Now Gregor's sister also had to help his mother with the cooking; although that was not so<br />

much bother as no-one ate very much. Gregor often heard how one of them would unsuccessfully urge<br />

another to eat, and receive no more answer than "no thanks, I've had enough" or something similar. Noone<br />

drank very much either. His sister would sometimes ask his father whether he would like a beer,<br />

hoping for the chance to go and fetch it herself. When his father then said nothing she would add, so<br />

that he would not feel selfish, that she could send the housekeeper for it, but then his father would close<br />

the matter with a big, loud "No", and no more would be said.<br />

Even before the first day had come to an end, his father had explained to Gregor's mother and<br />

sister what their finances and prospects were. Now and then he stood up from the table and took some<br />

receipt or document from the little cash box he had saved from his business when it had collapsed five<br />

years earlier. Gregor heard how he opened the complicated lock and then closed it again after he had<br />

taken the item he wanted. What he heard his father say was some of the first good news that Gregor<br />

heard since he had first been incarcerated in his room. He had thought that nothing at all remained from<br />

his father's business, at least he had never told him anything different, and Gregor had never asked him<br />

about it anyway. <strong>The</strong>ir business misfortune had reduced the family to a state of total despair, and<br />

Gregor's only concern at that time had been to arrange things so that they could all forget about it as<br />

quickly as possible. So then he started working especially hard, with a fiery vigour that raised him from<br />

a junior salesman to a travelling representative almost overnight, bringing with it the chance to earn<br />

money in quite different ways. Gregor converted his success at work straight into cash that he could lay<br />

on the table at home for the benefit of his astonished and delighted family. <strong>The</strong>y had been good times<br />

and they had never come again, at least not with the same splendour, even though Gregor had later<br />

earned so much that he was in a position to bear the costs of the whole family, and did bear them. <strong>The</strong>y<br />

had even got used to it, both Gregor and the family, they took the money with gratitude and he was glad<br />

to provide it, although there was no longer much warm affection given in return. Gregor only remained<br />

close to his sister now. Unlike him, she was very fond of music and a gifted and expressive violinist, it<br />

was his secret plan to send her to the conservatory next year even though it would cause great expense<br />

that would have to be made up for in some other way. During Gregor's short periods in town,<br />

conversation with his sister would often turn to the conservatory but it was only ever mentioned as a<br />

lovely dream that could never be realised. <strong>The</strong>ir parents did not like to hear this innocent talk, but<br />

Gregor thought about it quite hard and decided he would let them know what he planned with a grand<br />

announcement of it on Christmas day.<br />

That was the sort of totally pointless thing that went through his mind in his present state,<br />

pressed upright against the door and listening. <strong>The</strong>re were times when he simply became too tired to<br />

continue listening, when his head would fall wearily against the door and he would pull it up again with<br />

a start, as even the slightest noise he caused would be heard next door and they would all go silent.<br />

"What's that he's doing now", his father would say after a while, clearly having gone over to the door,<br />

and only then would the interrupted conversation slowly be taken up again.<br />

When explaining things, his father repeated himself several times, partly because it was a long<br />

time since he had been occupied with these matters himself and partly because Gregor's mother did not<br />

understand everything first time. From these repeated explanations Gregor learned, to his pleasure, that<br />

despite all their misfortunes there was still some money available from the old days. It was not a lot,<br />

but it had not been touched in the meantime and some interest had accumulated. Besides that, they had<br />

not been using up all the money that Gregor had been bringing home every month, keeping only a little<br />

for himself, so that that, too, had been accumulating. Behind the door, Gregor nodded with enthusiasm


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 251<br />

in his pleasure at this unexpected thrift and caution. He could actually have used this surplus money to<br />

reduce his father's debt to his boss, and the day when he could have freed himself from that job would<br />

have come much closer, but now it was certainly better the way his father had done things.<br />

This money, however, was certainly not enough to enable the family to live off the interest; it<br />

was enough to maintain them for, perhaps, one or two years, no more. That's to say, it was money that<br />

should not really be touched but set aside for emergencies; money to live on had to be earned. His<br />

father was healthy but old, and lacking in self confidence. During the five years that he had not been<br />

working - the first holiday in a life that had been full of strain and no success - he had put on a lot of<br />

weight and become very slow and clumsy. Would Gregor's elderly mother now have to go and earn<br />

money? She suffered from asthma and it was a strain for her just to move about the home, every other<br />

day would be spent struggling for breath on the sofa by the open window. Would his sister have to go<br />

and earn money? She was still a child of seventeen, her life up till then had been very enviable,<br />

consisting of wearing nice clothes, sleeping late, helping out in the business, joining in with a few<br />

modest pleasures and most of all playing the violin. Whenever they began to talk of the need to earn<br />

money, Gregor would always first let go of the door and then throw himself onto the cool, leather sofa<br />

next to it, as he became quite hot with shame and regret.<br />

He would often lie there the whole night through, not sleeping a wink but scratching at the<br />

leather for hours on end. Or he might go to all the effort of pushing a chair to the window, climbing up<br />

onto the sill and, propped up in the chair, leaning on the window to stare out of it. He had used to feel a<br />

great sense of freedom from doing this, but doing it now was obviously something more remembered<br />

than experienced, as what he actually saw in this way was becoming less distinct every day, even things<br />

that were quite near; he had used to curse the ever-present view of the hospital across the street, but<br />

now he could not see it at all, and if he had not known that he lived in Charlottenstrasse, which was a<br />

quiet street despite being in the middle of the city, he could have thought that he was looking out the<br />

window at a barren waste where the grey sky and the grey earth mingled inseparably. His observant<br />

sister only needed to notice the chair twice before she would always push it back to its exact position<br />

by the window after she had tidied up the room, and even left the inner pane of the window open from<br />

then on.<br />

If Gregor had only been able to speak to his sister and thank her for all that she had to do for<br />

him it would have been easier for him to bear it; but as it was it caused him pain. His sister, naturally,<br />

tried as far as possible to pretend there was nothing burdensome about it, and the longer it went on, of<br />

course, the better she was able to do so, but as time went by Gregor was also able to see through it all<br />

so much better. It had even become very unpleasant for him, now, whenever she entered the room. No<br />

sooner had she come in than she would quickly close the door as a precaution so that no-one would<br />

have to suffer the view into Gregor's room, then she would go straight to the window and pull it<br />

hurriedly open almost as if she were suffocating. Even if it was cold, she would stay at the window<br />

breathing deeply for a little while. She would alarm Gregor twice a day with this running about and<br />

noise making; he would stay under the couch shivering the whole while, knowing full well that she<br />

would certainly have liked to spare him this ordeal, but it was impossible for her to be in the same<br />

room with him with the windows closed.<br />

One day, about a month after Gregor's transformation when his sister no longer had any<br />

particular reason to be shocked at his appearance, she came into the room a little earlier than usual and<br />

found him still staring out the window, motionless, and just where he would be most horrible. In itself,<br />

his sister's not coming into the room would have been no surprise for Gregor as it would have been<br />

difficult for her to immediately open the window while he was still there, but not only did she not come<br />

in, she went straight back and closed the door behind her, a stranger would have thought he had<br />

threatened her and tried to bite her. Gregor went straight to hide himself under the couch, of course, but


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 252<br />

he had to wait until midday before his sister came back and she seemed much more uneasy than usual.<br />

It made him realise that she still found his appearance unbearable and would continue to do so, she<br />

probably even had to overcome the urge to flee when she saw the little bit of him that protruded from<br />

under the couch. One day, in order to spare her even this sight, he spent four hours carrying the<br />

bedsheet over to the couch on his back and arranged it so that he was completely covered and his sister<br />

would not be able to see him even if she bent down. If she did not think this sheet was necessary then<br />

all she had to do was take it off again, as it was clear enough that it was no pleasure for Gregor to cut<br />

himself off so completely. She left the sheet where it was. Gregor even thought he glimpsed a look of<br />

gratitude one time when he carefully looked out from under the sheet to see how his sister liked the<br />

new arrangement.<br />

For the first fourteen days, Gregor's parents could not bring themselves to come into the room to<br />

see him. He would often hear them say how they appreciated all the new work his sister was doing<br />

even though, before, they had seen her as a girl who was somewhat useless and frequently been<br />

annoyed with her. But now the two of them, father and mother, would often both wait outside the door<br />

of Gregor's room while his sister tidied up in there, and as soon as she went out again she would have<br />

to tell them exactly how everything looked, what Gregor had eaten, how he had behaved this time and<br />

whether, perhaps, any slight improvement could be seen. His mother also wanted to go in and visit<br />

Gregor relatively soon but his father and sister at first persuaded her against it. Gregor listened very<br />

closely to all this, and approved fully. Later, though, she had to be held back by force, which made her<br />

call out: "<strong>Le</strong>t me go and see Gregor, he is my unfortunate son! Can't you understand I have to see<br />

him?", and Gregor would think to himself that maybe it would be better if his mother came in, not<br />

every day of course, but one day a week, perhaps; she could understand everything much better than<br />

his sister who, for all her courage, was still just a child after all, and really might not have had an<br />

adult's appreciation of the burdensome job she had taken on.<br />

Gregor's wish to see his mother was soon realised. Out of consideration for his parents, Gregor<br />

wanted to avoid being seen at the window during the day, the few square meters of the floor did not<br />

give him much room to crawl about, it was hard to just lie quietly through the night, his food soon<br />

stopped giving him any pleasure at all, and so, to entertain himself, he got into the habit of crawling up<br />

and down the walls and ceiling. He was especially fond of hanging from the ceiling; it was quite<br />

different from lying on the floor; he could breathe more freely; his body had a light swing to it; and up<br />

there, relaxed and almost happy, it might happen that he would surprise even himself by letting go of<br />

the ceiling and landing on the floor with a crash. But now, of course, he had far better control of his<br />

body than before and, even with a fall as great as that, caused himself no damage. Very soon his sister<br />

noticed Gregor's new way of entertaining himself - he had, after all, left traces of the adhesive from his<br />

feet as he crawled about - and got it into her head to make it as easy as possible for him by removing<br />

the furniture that got in his way, especially the chest of drawers and the desk. Now, this was not<br />

something that she would be able to do by herself; she did not dare to ask for help from her father; the<br />

sixteen year old maid had carried on bravely since the cook had left but she certainly would not have<br />

helped in this, she had even asked to be allowed to keep the kitchen locked at all times and never to<br />

have to open the door unless it was especially important; so his sister had no choice but to choose some<br />

time when Gregor's father was not there and fetch his mother to help her. As she approached the room,<br />

Gregor could hear his mother express her joy, but once at the door she went silent. First, of course, his<br />

sister came in and looked round to see that everything in the room was alright; and only then did she let<br />

her mother enter. Gregor had hurriedly pulled the sheet down lower over the couch and put more folds<br />

into it so that everything really looked as if it had just been thrown down by chance. Gregor also<br />

refrained, this time, from spying out from under the sheet; he gave up the chance to see his mother until<br />

later and was simply glad that she had come. "You can come in, he can't be seen", said his sister,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 253<br />

obviously leading her in by the hand. <strong>The</strong> old chest of drawers was too heavy for a pair of feeble<br />

women to be heaving about, but Gregor listened as they pushed it from its place, his sister always<br />

taking on the heaviest part of the work for herself and ignoring her mother's warnings that she would<br />

strain herself. This lasted a very long time. After labouring at it for fifteen minutes or more his mother<br />

said it would be better to leave the chest where it was, for one thing it was too heavy for them to get the<br />

job finished before Gregor's father got home and leaving it in the middle of the room it would be in his<br />

way even more, and for another thing it wasn't even sure that taking the furniture away would really be<br />

any help to him. She thought just the opposite; the sight of the bare walls saddened her right to her<br />

heart; and why wouldn't Gregor feel the same way about it, he'd been used to this furniture in his room<br />

for a long time and it would make him feel abandoned to be in an empty room like that. <strong>The</strong>n, quietly,<br />

almost whispering as if wanting Gregor (whose whereabouts she did not know) to hear not even the<br />

tone of her voice, as she was convinced that he did not understand her words, she added "and by taking<br />

the furniture away, won't it seem like we're showing that we've given up all hope of improvement and<br />

we're abandoning him to cope for himself? I think it'd be best to leave the room exactly the way it was<br />

before so that when Gregor comes back to us again he'll find everything unchanged and he'll be able to<br />

forget the time in between all the easier".<br />

Hearing these words from his mother made Gregor realise that the lack of any direct human<br />

communication, along with the monotonous life led by the family during these two months, must have<br />

made him confused - he could think of no other way of explaining to himself why he had seriously<br />

wanted his room emptied out. Had he really wanted to transform his room into a cave, a warm room<br />

fitted out with the nice furniture he had inherited? That would have let him crawl around unimpeded in<br />

any direction, but it would also have let him quickly forget his past when he had still been human. He<br />

had come very close to forgetting, and it had only been the voice of his mother, unheard for so long,<br />

that had shaken him out of it. Nothing should be removed; everything had to stay; he could not do<br />

without the good influence the furniture had on his condition; and if the furniture made it difficult for<br />

him to crawl about mindlessly that was not a loss but a great advantage.<br />

His sister, unfortunately, did not agree; she had become used to the idea, not without reason,<br />

that she was Gregor's spokesman to his parents about the things that concerned him. This meant that his<br />

mother's advice now was sufficient reason for her to insist on removing not only the chest of drawers<br />

and the desk, as she had thought at first, but all the furniture apart from the all-important couch. It was<br />

more than childish perversity, of course, or the unexpected confidence she had recently acquired, that<br />

made her insist; she had indeed noticed that Gregor needed a lot of room to crawl about in, whereas the<br />

furniture, as far as anyone could see, was of no use to him at all. Girls of that age, though, do become<br />

enthusiastic about things and feel they must get their way whenever they can. Perhaps this was what<br />

tempted Grete to make Gregor's situation seem even more shocking than it was so that she could do<br />

even more for him. Grete would probably be the only one who would dare enter a room dominated by<br />

Gregor crawling about the bare walls by himself.<br />

So she refused to let her mother dissuade her. Gregor's mother already looked uneasy in his<br />

room, she soon stopped speaking and helped Gregor's sister to get the chest of drawers out with what<br />

strength she had. <strong>The</strong> chest of drawers was something that Gregor could do without if he had to, but the<br />

writing desk had to stay. Hardly had the two women pushed the chest of drawers, groaning, out of the<br />

room than Gregor poked his head out from under the couch to see what he could do about it. He meant<br />

to be as careful and considerate as he could, but, unfortunately, it was his mother who came back first<br />

while Grete in the next room had her arms round the chest, pushing and pulling at it from side to side<br />

by herself without, of course, moving it an inch. His mother was not used to the sight of Gregor, he<br />

might have made her ill, so Gregor hurried backwards to the far end of the couch. In his startlement,<br />

though, he was not able to prevent the sheet at its front from moving a little. It was enough to attract his


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 254<br />

mother's attention. She stood very still, remained there a moment, and then went back out to Grete.<br />

Gregor kept trying to assure himself that nothing unusual was happening, it was just a few<br />

pieces of furniture being moved after all, but he soon had to admit that the women going to and fro,<br />

their little calls to each other, the scraping of the furniture on the floor, all these things made him feel as<br />

if he were being assailed from all sides. With his head and legs pulled in against him and his body<br />

pressed to the floor, he was forced to admit to himself that he could not stand all of this much longer.<br />

<strong>The</strong>y were emptying his room out; taking away everything that was dear to him; they had already taken<br />

out the chest containing his fretsaw and other tools; now they threatened to remove the writing desk<br />

with its place clearly worn into the floor, the desk where he had done his homework as a business<br />

trainee, at high school, even while he had been at infant school - he really could not wait any longer to<br />

see whether the two women's intentions were good. He had nearly forgotten they were there anyway, as<br />

they were now too tired to say anything while they worked and he could only hear their feet as they<br />

stepped heavily on the floor.<br />

So, while the women were leant against the desk in the other room catching their breath, he<br />

sallied out, changed direction four times not knowing what he should save first before his attention was<br />

suddenly caught by the picture on the wall - which was already denuded of everything else that had<br />

been on it - of the lady dressed in copious fur. He hurried up onto the picture and pressed himself<br />

against its glass, it held him firmly and felt good on his hot belly. This picture at least, now totally<br />

covered by Gregor, would certainly be taken away by no-one. He turned his head to face the door into<br />

the living room so that he could watch the women when they came back.<br />

<strong>The</strong>y had not allowed themselves a long rest and came back quite soon; Grete had put her arm<br />

around her mother and was nearly carrying her. "What shall we take now, then?", said Grete and looked<br />

around. Her eyes met those of Gregor on the wall. Perhaps only because her mother was there, she<br />

remained calm, bent her face to her so that she would not look round and said, albeit hurriedly and with<br />

a tremor in her voice: "Come on, let's go back in the living room for a while?" Gregor could see what<br />

Grete had in mind, she wanted to take her mother somewhere safe and then chase him down from the<br />

wall. Well, she could certainly try it! He sat unyielding on his picture. He would rather jump at Grete's<br />

face.<br />

But Grete's words had made her mother quite worried, she stepped to one side, saw the<br />

enormous brown patch against the flowers of the wallpaper, and before she even realised it was Gregor<br />

that she saw screamed: "Oh God, oh God!" Arms outstretched, she fell onto the couch as if she had<br />

given up everything and stayed there immobile. "Gregor!" shouted his sister, glowering at him and<br />

shaking her fist. That was the first word she had spoken to him directly since his transformation. She<br />

ran into the other room to fetch some kind of smelling salts to bring her mother out of her faint; Gregor<br />

wanted to help too - he could save his picture later, although he stuck fast to the glass and had to pull<br />

himself off by force; then he, too, ran into the next room as if he could advise his sister like in the old<br />

days; but he had to just stand behind her doing nothing; she was looking into various bottles, he startled<br />

her when she turned round; a bottle fell to the ground and broke; a splinter cut Gregor's face, some kind<br />

of caustic medicine splashed all over him; now, without delaying any longer, Grete took hold of all the<br />

bottles she could and ran with them in to her mother; she slammed the door shut with her foot. So now<br />

Gregor was shut out from his mother, who, because of him, might be near to death; he could not open<br />

the door if he did not want to chase his sister away, and she had to stay with his mother; there was<br />

nothing for him to do but wait; and, oppressed with anxiety and self-reproach, he began to crawl about,<br />

he crawled over everything, walls, furniture, ceiling, and finally in his confusion as the whole room<br />

began to spin around him he fell down into the middle of the dinner table.<br />

He lay there for a while, numb and immobile, all around him it was quiet, maybe that was a<br />

good sign. <strong>The</strong>n there was someone at the door. <strong>The</strong> maid, of course, had locked herself in her kitchen


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 255<br />

so that Grete would have to go and answer it. His father had arrived home. "What's happened?" were<br />

his first words; Grete's appearance must have made everything clear to him. She answered him with<br />

subdued voice, and openly pressed her face into his chest: "Mother's fainted, but she's better now.<br />

Gregor got out." "Just as I expected", said his father, "just as I always said, but you women wouldn't<br />

listen, would you." It was clear to Gregor that Grete had not said enough and that his father took it to<br />

mean that something bad had happened, that he was responsible for some act of violence. That meant<br />

Gregor would now have to try to calm his father, as he did not have the time to explain things to him<br />

even if that had been possible. So he fled to the door of his room and pressed himself against it so that<br />

his father, when he came in from the hall, could see straight away that Gregor had the best intentions<br />

and would go back into his room without delay, that it would not be necessary to drive him back but<br />

that they had only to open the door and he would disappear.<br />

His father, though, was not in the mood to notice subtleties like that; "Ah!", he shouted as he<br />

came in, sounding as if he were both angry and glad at the same time. Gregor drew his head back from<br />

the door and lifted it towards his father. He really had not imagined his father the way he stood there<br />

now; of late, with his new habit of crawling about, he had neglected to pay attention to what was going<br />

on the rest of the flat the way he had done before. He really ought to have expected things to have<br />

changed, but still, still, was that really his father? <strong>The</strong> same tired man as used to be laying there<br />

entombed in his bed when Gregor came back from his business trips, who would receive him sitting in<br />

the armchair in his nightgown when he came back in the evenings; who was hardly even able to stand<br />

up but, as a sign of his pleasure, would just raise his arms and who, on the couple of times a year when<br />

they went for a walk together on a Sunday or public holiday wrapped up tightly in his overcoat between<br />

Gregor and his mother, would always labour his way forward a little more slowly than them, who were<br />

already walking slowly for his sake; who would place his stick down carefully and, if he wanted to say<br />

something would invariably stop and gather his companions around him. He was standing up straight<br />

enough now; dressed in a smart blue uniform with gold buttons, the sort worn by the employees at the<br />

banking institute; above the high, stiff collar of the coat his strong double-chin emerged; under the<br />

bushy eyebrows, his piercing, dark eyes looked out fresh and alert; his normally unkempt white hair<br />

was combed down painfully close to his scalp. He took his cap, with its gold monogram from,<br />

probably, some bank, and threw it in an arc right across the room onto the sofa, put his hands in his<br />

trouser pockets, pushing back the bottom of his long uniform coat, and, with look of determination,<br />

walked towards Gregor. He probably did not even know himself what he had in mind, but nonetheless<br />

lifted his feet unusually high. Gregor was amazed at the enormous size of the soles of his boots, but<br />

wasted no time with that - he knew full well, right from the first day of his new life, that his father<br />

thought it necessary to always be extremely strict with him. And so he ran up to his father, stopped<br />

when his father stopped, scurried forwards again when he moved, even slightly. In this way they went<br />

round the room several times without anything decisive happening, without even giving the impression<br />

of a chase as everything went so slowly. Gregor remained all this time on the floor, largely because he<br />

feared his father might see it as especially provoking if he fled onto the wall or ceiling. Whatever he<br />

did, Gregor had to admit that he certainly would not be able to keep up this running about for long, as<br />

for each step his father took he had to carry out countless movements. He became noticeably short of<br />

breath, even in his earlier life his lungs had not been very reliable. Now, as he lurched about in his<br />

efforts to muster all the strength he could for running he could hardly keep his eyes open; his thoughts<br />

became too slow for him to think of any other way of saving himself than running; he almost forgot<br />

that the walls were there for him to use although, here, they were concealed behind carefully carved<br />

furniture full of notches and protrusions - then, right beside him, lightly tossed, something flew down<br />

and rolled in front of him. It was an apple; then another one immediately flew at him; Gregor froze in<br />

shock; there was no longer any point in running as his father had decided to bombard him. He had


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 256<br />

filled his pockets with fruit from the bowl on the sideboard and now, without even taking the time for<br />

careful aim, threw one apple after another. <strong>The</strong>se little, red apples rolled about on the floor, knocking<br />

into each other as if they had electric motors. An apple thrown without much force glanced against<br />

Gregor's back and slid off without doing any harm. Another one however, immediately following it, hit<br />

squarely and lodged in his back; Gregor wanted to drag himself away, as if he could remove the<br />

surprising, the incredible pain by changing his position; but he felt as if nailed to the spot and spread<br />

himself out, all his senses in confusion. <strong>The</strong> last thing he saw was the door of his room being pulled<br />

open, his sister was screaming, his mother ran out in front of her in her blouse (as his sister had taken<br />

off some of her clothes after she had fainted to make it easier for her to breathe), she ran to his father,<br />

her skirts unfastened and sliding one after another to the ground, stumbling over the skirts she pushed<br />

herself to his father, her arms around him, uniting herself with him totally - now Gregor lost his ability<br />

to see anything - her hands behind his father's head begging him to spare Gregor's life. ■<br />

(Part III to appear in the next issue.)<br />

End of the Project Gutenberg EBook of Metamorphosis, Parts I and II, by Franz Kafka<br />

Translated by David Wyllie.<br />

&<br />

Hóa Thân<br />

(<strong>The</strong> Metamorphosis)<br />

Bän dÎch ViŒt Ng» do David Lš Lãng Nhân<br />

(Phần I đã đăng January 2011, được đăng lại đây để bổ túc cho bản dịch Phần II tiếp sau đó.)<br />

I<br />

Một buổi sáng, khi Gregor Samsa sực tỉnh qua một cơn ác mộng, anh ta bổng thấy mình biến thành<br />

một con bọ gớm ghiếc trong giường ngủ của mình. Anh đang nằm ngữa lưng như trên một chiếc áo<br />

giáp sắt, và nếu anh ngấc đầu một tí anh có thể nhìn thấy chiếc bụng mình màu nâu, hơi vòng cầu và<br />

ráp nối liền nhau bởi những bộ phận hình cánh cung cứng còng. Chiếc chăn giường không phủ hết<br />

bụng anh nên nó có thể tụt ra lúc nào không biết. Anh lại có rất nhiều chân nhỏ tí xíu đáng thương hại<br />

so với tòan bộ con người anh, và đám chân ấy đang quờ quạng chới với một cách vô dụng trước mắt<br />

anh.<br />

“Việc gì đã xãy ra cho tôi?”anh ta suy nghĩ. Đó không phải là một giấc mơ. Phòng ngủ của anh<br />

ta là một phòng của “con người” bình thường, mặc dù hơi nhỏ hẹp, nằm yên tỉnh giữa bốn bức tường<br />

quen thuộc. Một lô hàng vãi mẫu nằm la liệt trên bàn – Samsa là một ngừơi bán hàng dạo – và trên<br />

tường có treo một bức hình anh mới cắt ra trong một tờ đặc san tranh ảnh, và lộng trong một chiếc<br />

khung mạ vàng khá đep. Bức hình cho thấy một thiếu phụ trang sức với chiếc mủ và khăn chòang lông<br />

thú, đang ngồi thẳng lưng, chìa cánh tay của cô ta có mang một chiếc vớ dầy làm bằng lông thú về phía<br />

ngừơi nhìn.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 257<br />

Kế đó, Gregor xoay nhìn qua cửa sổ thì thấy thời tiết đang âm u. Những giọt mưa đập lên khung<br />

kính làm cho anh buồn ảm đạm. “Hay là ta kéo dài giấc ngủ thêm tí nữa và quên đi những điều phi lý<br />

nầy”, anh suy nghĩ, nhưng có một điêu anh ta không làm được là anh đã quen ngủ nằm nghiêng bên<br />

phải, mà trong lúc này thì anh không thể xoay mình lại được. Mặc dù anh đã dùng hết sức tung mình<br />

vế phía tay phải, thân mình anh vẫn luôn luôn tụt vào vị thế cũ. Anh đã thữ hàng trăm lần như thế,<br />

nhắm nghiền mắt lại để khỏi phải thấy những cữ động chân tay vô vọng của mình, và chỉ dừng lại khi<br />

anh bắt đầu nghe hơi đau nhức ở một chổ mà anh chưa từng cảm thấy trước đây bao giờ.<br />

“Chúa ơi”, anh nghĩ, “nghề nghiệp chi khổ sở mà tôi đã chọn như thế này! Di chuyển hết ngày<br />

nầy qua ngày nọ. Buôn bán như thế nầy còn khó nhọc hơn buôn bán tại gia, và còn hơn thế nữa, nghề<br />

chạy hàng rong lại còn mang theo cái nghiệp chướng lo lắng trể chuyến xe lửa giao liên, ăn uống kém<br />

ngon và thất thường, liên lạc với khách mới luôn luôn, do đó không thể nào thật quen biết hoặc trở<br />

thành bạn thân với ai. Ôi, tất cả hãy về Âm phủ!” Anh ta cảm thấy hơi ngứa ở bụng; từ từ đẩy mình về<br />

phía đầu giường để ngẫng đầu lên; anh tìm thấy chổ ngứa nôi đầy những chấm trắng khó hiểu; và khi<br />

anh dung một chân của mình để thăm dò chổ ấy thì anh phải thụt chân lại tức khắc vì khi chạm vào đó<br />

anh cảm thấy rùn mình ớn lạnh.<br />

Anh ta tụt lại vị thế cũ. “Thức dậy sớm thường xuyên”, anh nghĩ, “làm mình trở thành ngu đần.<br />

Ta phải ngủ đầy đủ. Những nguời buôn bán dạo khác sống một cách xa hoa.Ví dụ, mỗi khi tôi trở về<br />

phòng khách chung buổi sáng để sao lục khế ước, quí vị nầy luôn luôn ngồi đó ăn điểm tâm. Tôi phải<br />

thử làm như vậy với ông xếp tôi; tôi có thể bị đá văng ra đường. Nhưng biết đâu đó là điều tốt đẹp nhất<br />

cho tôi. Nếu tôi không cần nghĩ đến bố mẹ tôi, tôi đã gởi giấy thông báo nghỉ việc lâu rồi, tôi đã gặp<br />

xếp tôi và nói lên những gì tôi đả nghĩ, nói hết những điều tôi muốn nói, cho hắn biết những gì tôi cảm<br />

nhận. Hắn sẽ té nhào ra khỏi bàn giấy! Nghĩ cũng nực cười thay việc ngồi sau bàn giấy, miệt thị nhân<br />

viên thuộc hạ từ thế cao, đặc biệt nhất là lúc anh đến thật sát gần vì ông xếp bị lảng tai. Tuy thế, cũng<br />

còn hy vọng; khi tôi dành dum đủ số tiền để trả nợ cho hắn – chừng năm hay sáu năm nữa tôi đóan thế<br />

- tôi sẽ chắc chắn làm điều đó. Lúc ấy, tôi sẽ làm môt việc thay đổi lớn. Nhưng truớc hết, tôi phải thức<br />

dậy, chuyến xe lữa của tôi khởi hành vào lúc năm giờ.”<br />

Và anh nhìn lên chiếc đồng hồ reo trên tủ đang tích tắc . “Thánh Thượng ơi!” anh nghĩ. Đã sáu<br />

giờ rười và hai cây kim đang quay nhanh tới, bây giờ đã muộn hơn sáu giờ rưởi, hầu như bẫy giờ kém<br />

mừoi lăm. Đồng hồ không reo chăng? Từ giừong anh ta cũng có thể nhìn thấy đồng hồ đã vặn báo thức<br />

vào lúc bốn giờ như thường lệ, như vậy nó phải reo đúng. Phải, nhưng cũng có thể mình ngủ quên đi<br />

trong tiếng lạch cạch như bàn ghế bị khua động chăng? Đúng, anh đã không ngủ ngon giấc, nhưng có<br />

thể vì lý do đó nên thiếp đi. Bây giờ thì hắn phải làm gì? Chuyến xe lửa tới sẽ qua vào bãy giờ; Muốn<br />

bắt kịp chuyến nầy anh sẽ phải hối hả như điên và những hàng mẫu sẽ không được gói ghém, và anh<br />

cũng không được tươm tất và tuơi tắn. Cho dù anh bắt kịp chuyến xe anh cũng không tránh khỏi cơn<br />

thịnh nộ của ông xếp khi ông phụ tá văn phòng đã có mặt khi chuyến xe năm giờ chuyên bánh, và ông<br />

ta đã ghi trong tờ báo cáo rằng Gregor đã vắng mặt.. Ông phụ tá văn phòng là người bộ hạ tay chân<br />

của ông xếp, ông ta không có sống lưng “cứng rắn” và cũng không có tình cảm với ai cả. Hay là anh<br />

báo cáo bị ốm? Nhưng điều ấy lại còn kỳ quặc và đáng nghi hơn nữa vì trong suốt mười lăm năm làm<br />

việc Gregor chưa bị ốm môt lần nào cả. Ông xếp chắc chắn sẽ dến thăm cùng với viên bác sĩ của hảng<br />

bảo hiểm, buộc tội bố mẹ anh đã có một đứa con lười biếng và đồng ý không thưa kiện vì viên bác sĩ<br />

tin tửơng không ai bị đau ốm cả chỉ có nhiều người lười việc mà thôi. Hơn thế nữa, viên bác sĩ cũng<br />

không phải hòan tòan sai trong trường hơp nầy? Thực ra, ngoại trừ đã ngủ quá trớn, Gregor thấy<br />

mình hòan tòan phục sức và cảm thấy đói hơn thường lệ.<br />

Anh vẫn suy nghĩ gấp rút nhưng chưa quyết định ngồi dậy thì lúc ấy đồng hồ vừa điểm bãy giờ<br />

kém muòi lăm. Có một tiếng gõ nhẹ trên cánh cửa gần nơi đầu hắn. “Gregor”, rồi có tiếng ai gọi – đó là<br />

mẹ hắn – “ đã bãy giờ kém mươi lăm. Con có tính đi đâu không ?” Giọng nói êm dịu ấy! Gregor giật<br />

nẫy mình khi hắn nghe tiếng trả lời cũa chính mình, khó nhận ra so với giọng nói bình thường của hắn.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 258<br />

Như từ trong sâu thẩm của người anh, có một tiếng the thé đau dớn không kìm hảm được hòa lẫn với<br />

thanh âm của từ ngữ tuy được phát âm nguyên thủy nhưng đã bị dư âm làm cho lu mờ đi, khiến cho<br />

người nghe không thể tin chắc rằng mình đã nghe đúng hay không. Gregor muốn trả lời đầy đủ và cắt<br />

nghĩa mọi sự, nhưng trong trường hợp nầy anh chỉ nói: “Vâng ạ, cám ơn mẹ, con thức dậy đây.” Sự<br />

thay đổi trong tiếng nói của Gregor có thể không thấy rỏ xuyên qua cửa gổ nên bà mẹ anh xem chừng<br />

cũng thỏa mãn về sự cắt nghĩa và bà nhẹ gót quay đi. Tuy nhiên câu chuyện vắn tắt đó cũng đủ làm<br />

cho mọi người trong gia đình biết rằng Gregor vẫn còn ở nhà, trái hẵn với sự chờ đợi cùa họ, và kế tiếp<br />

đó, là bố anh gõ vào cửa bên hông, và gõ nhè nhẹ với bàn tay nắm lại. “Gregor, Gregor”, ông ta bảo,<br />

“việc gì lôi thôi thế?” Và một khắc sau ông gọi lại bằng một giọng trầm trầm như thễ báo<br />

nguy:”Gregor! Gregor!” Từ phía cửa hông bên kia có tiếng cô em gái của hắn vang lên rên rĩ :<br />

“Gregor? Anh bị ốm phải không? Anh có cần gì không?” Gregor trả lời cho cả hai bên: “Tôi đã săn<br />

sàng rồi”, trong khi anh ta cố gắng sửa giọng nói cho bình thường bằng cách phát âm rất cẫn thận và<br />

ngừng giữa những từ ngữ. Bố anh đã trỏ lại ăn điểm tâm nhưng em gái anh thì thầm nói: “Gregor, mở<br />

cửa đi, tôi năn nỉ anh mà”. Tuy nhiên, Gregor không hề có ý định mở cửa, trái lại anh rất hài lòng đã<br />

có thói quen của ngừoi bán hàng dạo là khóa cửa ban đêm cho dù lúc ở nhà cũng vậy.<br />

Việc đầu tiên anh muốn làm là thức dậy yên ổn không bị quấy rầy, mặc quần áo, và ăn điểm<br />

tâm. Chỉ sau đó anh mới nghĩ dến công tác kế tiếp, như anh từng đã biết rõ rằng mình không thể nằm lỳ<br />

t rên giuờng để suy nghĩ ra một giãi pháp hữu dụng. Anh còn nhớ anh thường bị đau nhức nhẹ khi nằm<br />

trên giường, có lẽ vì nằm không ngay ngắn, nhưng điều đó chỉ là điều tưởng tượng và anh tự hỏi trí<br />

tưởng tựơng của anh hôm nay nó sẽ từ từ giãi quyết vấn đề ra sao. Anh không hề nghi ngờ chút nào về<br />

sự đổi thay trong tiếng nói của anh chỉ là sự báo hiệu dầu tiên cho một cơn cảm cúm nặng, một chứng<br />

bệnh kinh niên nghề nghiệp của những ngừoi buôn hàng dạo.<br />

Muốn nhẹ tung lớp chăn giường, anh chỉ cần thổi phồng nhẹ lên thân mình một tí thì lớp chăn<br />

mỏng sẽ tự nó tụt ra. Nhưng công việc kế đó sẽ trở thành khó khăn hơn, nhất là đối với tầm vóc người<br />

to rộng như anh. Anh phải dùng hai cánh tay lẫn bàn tay để chổi dậy; nhưng bây giờ thì anh chỉ có mấy<br />

chiếc chân nhỏ khẳng khiu cữ động tứ phía không kềm chế được. Nếu anh muốn co một chiếc chân nào<br />

đó thì chính nó sẽ tự bung ra; và cuối cùng nếu anh thành công với chiếc chân ấy thì tất cả những chân<br />

còn lại được tự do nhưng lại cữ động một cách đau đớn.”Công tác nầy không thể nào làm đuợc ở trên<br />

giường” Gregor tự nhủ, “ ta không nên tiếp tục thữ nữa”.<br />

Điều trước tiên anh muốn làm là rướn phần dưới của thân mình ra khỏi giường, nhưng anh chựa<br />

hề thấy nó bao giờ và cũng không thể tưởng tượng nó ra sao, hóa ra nó cữ động rât khó khăn và hết<br />

sức chậm chạp rồi cuối cùng trong một trạng thái hầu như cuồng loạn, trong lúc lơ đãng tung mình hết<br />

mức về phía trước và lạc hướng, anh đụng phải trụ chân giường và cảm thấy đau nhói ở phân dưới thân<br />

mình do đó nhận thây rằng đấy cũng là vùng nhạy cảm nhất trong người anh lúc nầy.<br />

Vì vậy anh thũ nhấc phần trên của thân mình anh ra khỏi giường trước và cẩn thận nghiêng đầu qua<br />

một bên. Anh làm công tác nầy dễ dàng; mặc dù hinh vóc và sức nặng của anh, phần to của thân thể sẽ<br />

từ từ di chuyển theo hướng của chiếc đầu anh. Tuy nhiên khi anh lấy được đầu ra khỏi giường vào<br />

trong không khí mát thì anh chợt nghĩ rằng nếu anh tự để mình rơi xuống sàn thì nếu chiếc đầu của anh<br />

không bi thuơng thì quả là một phép mầu; do đó anh lo sợ không dám tiếp tục nhũi mình tới nữa. Và<br />

bằng mọi giá, nếu anh không thể nào tư mình đả thương đến bất tỉnh; tốt hơn là cứ tiếp tục nằm trên<br />

giường hơn là nằm trong trạng thái hôn mê.<br />

Anh cũng tổn phí ngần ấy công sức để trở lai vị thế cũ, nhưng khi anh nằm đó thở dài thì nhận<br />

thấy một lần nữa rằng những bộ chân của anh vật lộn với nhau kịch liệt, anh nghĩ rằng không ai có thẻ<br />

đem lại an bình trật tụ cho sự hỗn lọan nầy đuợc . Một lần nữa anh tự bảo rằng không thể nằm lỳ trên<br />

giường và điều hợp lý nhất là tung ra khỏi giường bằng mọi cách. Anh cũng không quên rằng giữ khả<br />

năng bình tỉnh phân tích lúc nào cũng tốt hơn là vội vã nhảy vào kếr luận hồ đồ. Trong những lúc tương<br />

tợ anh quay mắt qua phía cửa sổ và nhin thực kỷ, nhưng rủi thay, thậm chí con đuờng hẹp bên kia cũng


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 259<br />

bị sương sáng che khuất nên quang cảnh lu mờ và kém vui đối với anh. “Đã bãy giờ rồi”, anh tự bảo<br />

mình khi nghe đồng hồ điểm lần nữa, “bãy giờ rồi mà vẫn còn sương mù như thế”. Và anh nằm đó yên<br />

lặng một lúc lâu, hơi thở nhẹ nhàng, như chờ đợi sự hòan tòan bất động sẽ mang trả lại trạng thái thực<br />

và tự nhiên của sự vật.<br />

Nhưng anh lại tự hỏi:”Trước khi đồng hồ điểm bãy giờ mười lăm mình nhất định sẽ phải ra<br />

khỏi giường. Lúc đó thì sẽ có người từ sở làm gởi tới để xem việc gì đã xãy ra cho mình vì sở mở cửa<br />

làm trước bãy giờ.” Kế đó, anh bắt đầu thi hành công tác đu mình theo chiều dọc đồng thời lách<br />

mình ra khỏi giuờng. Nếu anh thành công để rơi ra khỏi giường trong tư thế nầy với đàu ngóc lên cao<br />

thì sẽ tránh gây thuơng tích. Lưng anh xem chừng rất cứng rắn có thể an tòan vì rơi trên thảm. Anh chỉ<br />

lo ngại nhất là tiếng động anh sẽ tạo ra, măc dù xuyên qua cac cánh cửa, sẽ gây nên một sự lo lắng hoặc<br />

một sự báo động. Nhưng đìều đó cũng cần phải mạo hiểm.<br />

Khi Gregor đã thò nữa thân người ra khỏi giường – phương pháp mới nấy giống như một trò<br />

chơi hơn là một sự cố gắng, anh chỉ cần xích đu tới lui – anh chợt nhận thấy có lẽ mọi sự sẽ dãn dị nếu<br />

có ai đên giúp anh một tay. Chỉ cần hai ngừơi lực lưỡng – anh nghĩ đến bố anh và chị giúp việc – cũng<br />

thừa sức; họ chỉ cần luồn hai cánh tay dứoi chiếc lưng khum khum của anh, lôi nhẹ anh khỏi giường, hạ<br />

anh xuống một cách cẩn thận và kiên nhẫn đặt anh nằm sấp trên sàn nhà để may ra anh có thể sử dụng<br />

bộ chân nhỏ của anh. Anh có thực sự cần kêu cầu cứu không, dù rằng trong lúc nầy các cửa phòng đều<br />

khóa chặc? Tuy trong hòan cảnh khó khăn nầy, anh không ngăn được mình mĩm cười với ý nghĩ đó.<br />

Sau một lúc khá lâu anh đã di chuyển gần ra khỏi giường,đến độ anh khó lấy lại thăng bằng nếu<br />

anh lắc mình quá mạnh. Lúc ấy đã bãy giờ mười và anh thực sự cần lấy quyết dịnh cuối cùng.Kế đó là<br />

tiêng chuông reo phía trước cửa chính. “Đấy có lẽ là một nhân viên cùa sở làm”, anh tự bảo mình, thân<br />

thể anh bổng cứng lạnh như băng giá, mặc dù bộ chân nhỏ xíu của anh nhảy múa nhanh hơn gấp bội.<br />

Trong một khỏanh khắc tất cả đều yên lặng. “Họ sẽ không mở cửa phòng đâu”, Gregor tự bảo mình,<br />

như bị vướn mẳc trong tư tửong vô vọng nào đó. Thế nhưng rồi những bước chân vững chắc của chị<br />

bồi phòng cứ tiến dần ra phía cửa chính như thừơng và chị ta mở cửa ra. Gregor chỉ cần nghe những<br />

tiếng chào hỏi đầu tiên là đã biết vị khách ấy là ai – ông tổng thư ký. Tại sao Gregor lại là ngừoi duy<br />

nhất bị tuyên án phải làm việc cho một hảng mà mỗi khuyết điểm nhỏ tức khắc trở thành nghi vấn?<br />

Một nơi mà nhân viên cả thảy không chừa một ai, đều cộc cằn thô lổ; không một ai trung thành và tận<br />

tâm đến độ mà, vì lương tâm cắn rứt, không rời khỏi giường nếu không lạm dụng được khỏan hai tiếng<br />

đồng hồ thì giờ của hảng cho việc riêng tư của mình buổi sáng? Như thế đã đủ lý do để cho một trong<br />

những tập sự viên mở cuộc thăm dò quan sát – ví như cuộc quan sát nầy cần thiết – thì sự có mặt của<br />

ông tổng thư ký có thực sự cần thiết không, liệu như họ cần tỏ ra với cả gia đình vô tội rằng việc nầy<br />

rất đáng nghi ngờ và chỉ ông tổng thư ký mới đáng tin cậy đủ tài trí để mở cuộc điều tra không? Những<br />

ý nghĩ ấy càng làm anh tức bực hơn những quyết định hợp lý, anh xoay mình một cách mạnh mẽ hết<br />

sức và tung ra khỏi giường. Chỉ có một tiếng đánh thịch, không thực sự là một tiếng động lớn. Khi anh<br />

rơi xuống thì tấm thảm đã hút giảm đi một phần tiếng động, và chiếc lưng của Gregor cũng đàn hồi khá<br />

hơn anh tưởng, do đó tiếng động đã được hảm thanh và khôngcòn rõ rệt lắm. Bởi anh không cẩn thận<br />

khéo giữ đầu của mình nên khi té xuống đầu anh bị va vào sàn nhà; làm anh đau điến và xửng vững,<br />

anh xoay đầu lại cọ xát nó vào tấm thảm.<br />

“Có vật gì vừa rơi xuống trong phòng đó”, ông tổng thư ký nói trong phòng bên trái. Gregor thữ<br />

tửong tuợng rằng những việc gì đã xãy ra cho anh cũng có thể xãy đến cho ông tổng thư ký; điều đó ta<br />

phải công nhận là có thể lắm chứ. Tuy nhiên, như để trả lời cộc lốc cho câu hỏi đó, những bước chân<br />

chắc nịch của ông tổng thư ký trong đôi giầy da ống cao đánh bóng đã nghe rõ trong phòng kế cận. Từ<br />

căn phòng bên phải, em gái của Gregor thì thào cho anh biết: “Gregor, ông tổng thư ký tới rôi.” “Có, tôi<br />

biết rồi”, Gregor thầm bảo mình; không dám lớn tiếng đến mức độ mà em gái anh nghe được.<br />

“Gregor”,bố anh gọi từ phòng bên trái, “ông tổng thư ký đã vòng qua đây và muốn biêt vì sao<br />

con không đáp chuyến xe lửa sớm. Chúng tao không biết nói thế nào với ông ấy. Vã lại ông ấy muốn


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 260<br />

nói chuyên riêng với con. Vậy con hãy mở cửa đi. Bố chắc ông tốt bụng lắm và sẽ tha thứ sự bừa bãi<br />

trong phòng con mà. “ Tiếp theo, ông tổng thư ký gọi:” Chào ông Samsa”. “Người nó không được<br />

khỏe, mẹ anh nói với ông tổng thư ký, trong lúc bố anh tiếp tục nói xuyên qua cánh cửa. “Người nó<br />

không được khỏe, xin tin tôi. Còn ly do nào mà Gregor phải trể xe lửa! Cậu thanh niên nầy lúc nào<br />

cũng nghĩ dến thương mại. Không như tôi, hầu như hắn không hề đi chơi vào buổi tối; hắn đã có mặt<br />

tại nhà một tuần nay rồi nhưng tối nào cũng ở nhà. Hắn quay quẩn trong nhà bêp, đọc báo hoặc nghiên<br />

cứu chương trình xe lửa. Ý tưởng giải trí của hắn là làm việc với một chiếc cưa lộng. Hắn chế tạo ra,<br />

nói ví dụ nhũng chiếc khung nhỏ, mất chừng hai, ba đêm, quí vị sẽ thấy xong một cái khung rất đẹp,<br />

treo lên tường trong phòng hắn; quí vị sẽ thấy nó ngay khi Gregor mở cửa. Nhưng thôi, tôi mừng thấy<br />

ông tới đây; chúng tôi đã vô phương làm thế nào cho Gregor mở cữa; hắn rất cứng đầu; và tôi chắc<br />

chắn hắn không được khỏe, hắn nói hồi sáng là hắn khỏe, nhưng không phải thế,” “ Tôi sẽ ra ngay bây<br />

giờ mà” Gregor nói một cách khoan thai rõ rệt nhưng vẫn không cữ động để khỏi mất một chữ nào của<br />

câu chuyện. “Đấy, tôi không còn nghĩ ra cách nào nữa để giãi thích việc ấy, bà Samsa ạ”, ông tổng thư<br />

ký nói, “Tôi hy vọng không có việc gì quan trọng. Tuy nhiên mặt trái của vấn đề tôi phải nói là nếu<br />

chúng ta trong ngành thương mại có chút gì bất bình thuờng trong sức khỏe thì trường hợp dù có đáng<br />

tiếc hay không theo ý mình, chúng ta cũng phải cố gắng vượt qua vì lý do nghề nghiệp bắt buộc.”<br />

“Nào bây giờ thì ông tổng thư ký có thể vào gặp con được chưa?”, bố anh mất kiên nhần vừa hỏi vừa<br />

gõ cửa lần nữa. “Không” Gregor nói. Một sự yên lặng nhức nhối tiếp diễn sau đó trong căn phòng phía<br />

mặt; bên phòng phía trái em gái hắn bẳt đầu khóc.<br />

Nhưng tại sao em gái hắn không bước ra gia nhập với cả nhóm? Có thể cô ta vừa mới thức dậy<br />

và chưa kịp thay quân áo. Nhưng tại sao cô lai khóc? Có phải hắn không chổi dậy và không cho ông<br />

tổng thư ký vào phòng, tại vì hắn đang bị nguy cơ mất việc và nếu sự nầy xãy ra ông chủ của hắn sẽ<br />

theo đuổi một lần nữa những đòi hỏi tương tợ đối với cha mẹ hắn trước đây? Chưa đến lúc phải lo<br />

lắng đến những việc như thế. Gregor vẫn còn đó và không hề có ý nghĩ cỏn con gì về việc bỏ bê gia<br />

đình mình cả. Trong lúc nầy anh ta chỉ nằm trên thảm và không một ai nếu biết được tình trạng của anh<br />

lại có thể nghĩ rằng anh sẽ cho ông tổng thư ký vào phòng. Đấy chỉ là một cữ chỉ bất lịch sự nhỏ mà<br />

sau nầy một lý do chính đáng sẽ được lựa chọn để cáo lỗi; đó không phải là sự kiện mà ngừoi ta có thể<br />

dựa vào để mạnh mẽ tấn công Gregor lúc nầy. <strong>The</strong>o ý Gregor thì hơp lý hơn cả là cứ để hắn yên ổn<br />

thay vì quấy rầy hỏi han hắn và than khóc. Nhưng nhóm người bên ngoài đâu biết việc gì đã xãy ra, họ<br />

lo lắng, và điều đó biện minh cho hành động và thái độ của họ.<br />

Ông tổng thư ký bây giờ lên giọng, “Ông Samsa ơi”ông ta gọi, “việc gì lộn xộn thế? Anh tấn<br />

chặt cửa phòng, chi trả lời có và không, anh đã gây ra một sự lo lắng vô ích cho bố mẹ anh – nhân tiện<br />

tôi cũng nhắc anh – rằng anh đã sơ xuất trong trách vụ thương mại của minh một cách chưa từng xãy<br />

ra. Tôi nói đây là thay mặt cho bố mẹ anh và chù nhân anh, và thực sự đòi hỏi một sự cắc nghĩa rõ rệt<br />

và tức khắc. Tôi rất ngạc nhiên, hết sức ngạc nhiên. Tôi tưởng đã biết anh là một người khoan thai và<br />

điềm đạm, và bây giờ anh bỗng nhiên để lộ trần những nhược điểm cá nhân ra. Sáng nay, ông chủ có ý<br />

kiến anh không đến sở có thể vì lý do , thực vậy – là chương mục mới giao phó cho anh- nhưng tôi hầu<br />

như hứa danh dự với ông ta là lý do đó sai lầm. Nhưng bây giờ tôi đã thấy sự ngoan cố của anh tôi<br />

không còn ý muốn gì để can thiệp hộ anh. Và chức vụ của anh cũng không vững đâu. Tôi đã có ý định<br />

nói chuyện nây riêng với anh, nhưng tại vì anh đã làm mất thì giờ vô ích nên tôi nhận thây bố me anh<br />

cũng cần nên biết. Phần dịch vụ thương mại do anh phụ trách lại hêt sức chậm trề; dù rằng thời điểm<br />

trong năm bất lợi cho sự buôn bán phồn thịnh, chúng tôi công nhận, tuy nhiên, không có thời diểm nào<br />

trong năm để ngưng buôn bán làm ăn, ông Samsa ạ, chúng ta không thể nào chấp nhận chuyện đó.”<br />

“Nhưng thưa Ông”, Gregor lên tiếng, quên hẵn mình đang bối rối vì câu chuyện, “Tôi sẽ mở<br />

cửa ngay lập tức, một khắc thôi. Tôi chỉ khó chịu trong nguời một tí, bị một cơn chóng mặt, nên không<br />

ngồi dậy được. Tôi vẫn còn nằm trên giường. Tôi đã khỏe trở lại rồi. Tôi đang ra khỏi giường đây. Chỉ<br />

một khắc thôi. Xin kiên nhẫn! Thật ra không phải dễ như tôi tưởng. Nhưng tôi đã bình thường rồi. Thật


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 261<br />

hú vía, chuyện gì bất thần cũng có thể xãy ra cho một cá nhân! Đêm qua tôi rất bình thường, bố mẹ tôi<br />

đều biết đấy, có lẽ còn rõ ràng hơn tôi nữa. Tôi đã cảm nhận một triệu chứng nhỏ rồi. Bố mẹ tôi hẳn đã<br />

thấy điều đó. Tôi không rõ vì sao tôi không cho ông biết tại sở làm! Nhưngchúng ta luôn luôn nghĩ rằng<br />

mình có thể lướt qua một cơn bệnh mà khỏi cần nghỉ ở nhà. Xin ông vui lòng đừng làm cho bố mẹ tôi<br />

đau khổ! Những lời ông buộc tội đều vô căn cứ ; không một ai nói một lời nào cả với tôi về những điều<br />

ấy. Có thể ông chưa đọc những khế ước mới nhất mà tôi đã đệ trình. Rồi tôi sẽ đáp chuyến xe lửa tám<br />

giờ, những giờ nghỉ ngơi đã làm tôi khỏe lại rồi. Ông không cần chờ, thưa ông; tôi sẽ đến văn phòng<br />

ngay sau khi ông đến, và xin ông vui lòng thưa lại với ông chủ và gửi gấm tôi với ông ấy!”<br />

Trong lúc Gregor nói như nuớc tuôn xối xả, không biết rõ mình muốn nói gì thì anh ta đã tiến<br />

đến gần tủ quần áo – một cách dễ dàng, có lẽ nhờ anh đã thực tập trên giường – anh thữ đứng thẳng<br />

người dậy. Anh thực sự muốn mở cửa ra, thực sự muốn họ nhìn thấy anh và nói chuyện với ông tổng<br />

thư ký; những người đó đã tỏ ra cứng rắn, và anh tò mò muốn biết họ sẽ phãn ứng ra sao nếu thấy anh.<br />

Nếu họ bị sững sốt thì sẽ không còn là trách nhiệm của anh nữa và anh có thể yên ổn. Còn nếu như họ<br />

giữ một thái độ an nhiên bình thãn thì anh không còn lý do gì đễ tức bực, và nếu anh gấp rút lên anh có<br />

thể đến nhà ga kịp chuyến xe lửa tám giờ. Những lân đầu tiên anh trèo lên tủ quần áo trơn láng thì bị tụt<br />

xuống, nhưng lần cuối cùng anh tung người đứng thẳng ; bán thân phía dưới đau đớn nhưng anh không<br />

thèm chú ý. Bây giờ anh ngả mình tựa vào lưng một chiếc ghế gần đó, ôm chặt lấy cạnh ghế bằng bộ<br />

chân bé nhỏ của mình. Lúc nầy thì anh đã bình tỉnh lại và vẫn giữ yên lặng để nghe ông tổng thư ký<br />

nói.<br />

“Các người có hiểu nổi một chữ nào hắn nói không?” ông tổng thư ký hỏi bố mẹ anh, “chắc<br />

chắn anh ấy không dối gạt gì chúng ta chứ”. “Thượng Đế ơi!”Mẹ hắn kêu lên, nước mắt ràn rụa, “nó có<br />

thể bị ốm nặng và chúng ta chỉ làm cho hắn đau đớn thêm. Grete! Grete! Bà òa lên khóc. “Mẹ ơi?” em<br />

gái hắn gọi từ phòng bên cạnh. Họ nói chuyện xuyên qua phòng Gregor. “”Con phải gọi Bác sĩ đến<br />

ngay. Gregor bị ốm nặng Gấp lên, gọi Bác sĩ đến ngay. Con có nghe giọng nói Gregor không? “ “Đó là<br />

giọng của một con thú”, ông tổng thư ký nói một cách bình tỉnh trái ngươc hản với tiếng gào thét của<br />

bà mẹ. “ Anna! Anna!” ngưòi cha gọi hướng về hành lang bếp, vừa vỗ tay, hãy gọi anh thợ sửa ổ khóa<br />

đến ngay đây!” Và hai người con gái tức khắc chạy qua khỏi hành lang, tiếng váy của họ nghe xào xạc<br />

và ta nghe tiếng cửa chính kêu lớn khi họ thóat ra cửa. Làm thế nào mà cô em gái của hắn thay quần áo<br />

quá nhanh như thế? Không ai nghe tiếng cửa đóng sầm lại; chắc họ đã để cửa mở; người ta thường để<br />

cửa mở trong những căn nhà mà có chuyện bất thường xãy ra.<br />

Gregor trái lại đã bình tỉnh hơn. Thế là họ không còn hiểu tiếng nói của anh nữa mặc dù tiếng<br />

nói đó rõ rang với anh, rõ ràng hơn trước – có lẽ tai anh đã quen với âm thanh đó . Tuy vậy, họ đã cảm<br />

thấy có một điều gì bất ổn trong anh và họ sẳn sàng muốn giúp anh. Phãn ứng đầu tiên trong trường<br />

hợp nầy đã đem lại sự tự tín và khôn ngoan làm cho anh cảm thấy dễ chịu hơn. Anh thấy mình được thu<br />

hút ngược lại với đám quần chúng, và từ ông Bác sĩ tới anh sửa khóa, anh ta chờ đợi nhiều thành quả<br />

tốt đẹp lạ thường – tuy anh chẳng biết ai sẽ mang tới. Bất cứ điều gì anh nói ra tiêp đó sẽ tối quan trọng<br />

cho nên giọng nói anh cần rõ ràng càng tốt, anh cất tiếng ho khúc khắc một chút, cẩn thận không làm to<br />

quá e rằng tiếng ho ấy nghe khác hẵn tiếng người, vì anh không còn chắc mình biết mình rõ rệt nữa.<br />

Trong lúc đó, phòng bên cạnh trở thành rất yên lặng Có lẽ bố mẹ anh đang ngồi cùng bàn với ông tổng<br />

thư ký thì thầm với nhau, hay tất cả đều dán tai vào cửa nghe ngóng.<br />

Gregor chầm chậm đẩy mình theo chiếc ghế trên sàn nhà lần tới phía cửa. Khi tới đó anh bỏ tay<br />

ra và phóng mình lên cành cửa, đứng thẳng ngừoi vịn vào cửa nhờ chất nhựa tiết ra từ đầu các chân.<br />

Anh dừng lại đó nghỉ mệt một chốc, dưỡng sức để thi hành công tác xoay mở chìa khóa bằng mồm.<br />

Thảm thay bộ răng của anh không thích hợp tí nào – làm thế nào anh cắn lấy chìa khóa được? – tuy<br />

nhiên thay thế cho bộ răng anh lại có bộ quai hàm mạnh mẽ; sử dụng quai hàm, anh có thể xoay được<br />

chìa khóa, anh quên đi hiện trạng anh bị thương tích vì từ mồm anh chảy ra một chất nhờn màu nâu<br />

tràn qua chìa khóa và nhỏ giọt xuống sàn nhà. “Nghe đây” ông tổng thư ký nói trong phòng kế cận,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 262<br />

“anh ấy đang xoay chìa khóa.” Gregor rất phấn khỏi; tất cả đáng lẽ phải hoan hô anh, kể cả bố mẹ anh:<br />

Giỏi quá, Gregor, đáng lẽ họ phải la lên. “Giữ chặt nó, kềm lấy chìa khóa!”. Và với ý nghĩ rằng họ đang<br />

say mê theo dõi sự cố gắng cũa anh, anh dùng hết sức mình cắn chiếc chía khóa, không chú tâm đến sự<br />

đau đớn anh tự gây ra. Trong khi chìa khóa xoay tròn anh cũng xoay tròn ổ khóa, đứng thẳng người<br />

nhờ tựa vào mồm hoặc dùng tòan thể sức nặng thân mình khi cần để xoay chìa khóa. Tiếng kêu rõ rệt<br />

của ổ khóa khi bật mở là dấu hiệu cho Gregor biết anh có thề ngưng sự tập trung, tiếp tục thở lại và tự<br />

bảo mình:”Như vậy, mình cũng chả cần anh thợ sửa ổ khóa” Rồi anh đặt đầu mình lên tay nắm để hòan<br />

tòan mở cửa ra.<br />

Vì phải mở cách đó nên cửa đã mở toang mà không ai thấy hắn. Anh ta chầm chậm xoay mình<br />

theo một cánh cửa đôi cẩn thận để khỏi ngả ngữa khi trở vô phòng. Anh vẫn lay hoay với động tác khó<br />

khăn nầy, không để ý đến điều gì khác, đến khi anh nghe tiếng thốt lớn “Ối!” của ông tổng thư ký phát<br />

ra như một tiếng gió hú. Bây giờ thì anh thây ông – ông ta đúng gần cửa nhất – bàn tay bịt miệng há<br />

hốc và từ từ thối lui như bị một sức mạnh vô hình lôi cuốn. Bà mẹ của Gregor đầu tóc vẫn còn rối mặc<br />

dù sự hiện diện của ông tổng thư ký thì sững nhìn bố anh. Đọan bà buông khoanh tay, bước tới hai<br />

bứoc về phía Gregor và sụng mình xuống sàn trong chiếc váy xòe tròn cùa bà và chiếc đầu cùa bà thụt<br />

vào trong ngực bà. Bố anh trông có vẻ tức tối, tay năm lại như muốn đấm Gregor ngược về phòng.<br />

Nhưng rồi ông ta bối rối nhìn quanh phòng khách , lấy tay che mặt và khóc nức nở, lồng ngục to rung<br />

chuyển.<br />

Gregor không trở vô phòng, nhưng tựa minh vào phía trong của cánh cửa bên kia vẫn còn khóa.<br />

Như thế, chỉ có nữa người anh được để lộ ra với chiếc đầu quan sát đám ngừoi bên ngòai. Trong lúc ấy<br />

ngày đã sáng tỏ; một phần vô tận của tòa nhà màu xám đen bên kia đường – một bệnh viện – được lộ ra<br />

với những cửa sổ nghiêm trang trổ thẳng hàng trên mặt tiền kiến trúc; mưa vẫn rơi, hạt mưa to đập vào<br />

nền đất từng hạt một. Đồ ăn sáng vẫn thừa mứa trên bàn; vì theo bố Gregor, điểm tâm là bửa ăn quan<br />

trọng nhất trong ngày và ông kéo dài nhiều giờ, vừa ăn vừa đọc một số báo khác nhau. Đối diện, trên<br />

tường có treo một bức hình Gregor hồi còn là Trung Úy Lục Quân , tay cầm kiếm, nụ cười bất cần đời<br />

trên mặt, một thái độ làm người ta kính trọng bộ quân phục và tư cách. Cửa chính vô tòa nhà và cửa vô<br />

hành lang đều mở, ông ta nhìn thấy bực thềm và nơi cầu thang bắt đầu xa xa phía dười.<br />

“Nào, bây giờ” Gregor nói, biết rằng chỉ còn mình hắn là giữ đuợc bình tỉnh, Tôi thay đồ ngay,<br />

gói các hàng mẫu và khời hành. Xin quí vị vui lòng cho tôi đi nhé? Ông thấy không” hắn nói với ông<br />

tổng thư ký, “tôi đâu có ngoan cố tôi thích trách vụ của tôi; nghề buôn bán dạo như tôi rất là khó nhọc,<br />

nhưng khong di chuyển luôn thì không mưu sinh đuợc. Thế thì ông đi đâu bây giờ, đến văn phòng<br />

chăng? Phải rồi, Ông sẽ báo cáo chính xác mọi sự chứ? Ai cũngcó thể bị tạm thời đau yếu không làm<br />

việc được, nhưng đó cũng là lúc cần nên nhớ những thành quả đạt được trong quá khứ và cân nhắc sau<br />

nầy khi khó khăn trở ngại đã vượt qua, đương sự chắc chắn còn tập trung nổ lực và hăng hái làm việc<br />

hơn nữa. Ông đã biết rõ tôi còn món nợ lớn với ông chủ cũng như phải lo lắng bão trợ cho bố mẹ và em<br />

gái tôi, tôi tuy nằm trong thế kẹt nhưng tôi cũng sẽ thóat ra được. Xin ông vui lòng đừng làm khó khăn<br />

thêm, và đứng về phe chống đối tôi ở văn phòng. Tôi biết không ai ưa những người buôn dạo. Họ<br />

tưởng chúng tôi làm lương cao lăm và rất nhàn nhả. Đó là một sự kỳ thị; nhưng họ cũng không nghĩ ra<br />

được lý do nào để cãi thiện. Nhưng ông, thưa ông, ông có một nhãn quan rộng rải hơn những người<br />

trong bộ tham mưu, thật ra tôi có thể nói một cách tự tín rằng nó còn khả quan hơn của ông chủ nữa kia<br />

–thật là dễ dàng cho một thương gia như ông ta để nhầm lẫn về nhân viên của mình và phê phán họ quá<br />

gắt gao. Và ông cũng biết rõ những người lái buôn như chúng tôi đều làm việc xa văn phòng cả năm,<br />

cho nên dễ thành nạn nhân dèm siểm và may rủi, củng như những sự than phiền vô căn cứ, và hầu như<br />

vô phương chống đở đối với những trường hợp mà có khi mình còn không được biết nữa cơ, hoặc giã<br />

khi mình trở về nhà sau một chuyến hành trình mõi mệt, để cảm thấy hậu quả tai hại của những gì đã<br />

xãy ra mà mình không hề biết nguyên do. Xin ông hãy vui lòng đừng đi vội, ít nữa nói cho tôi biết<br />

rằng ông công nhận tôi đã nói đúng một phần nào.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 263<br />

Nhưng ông tỗng thư ký đã quay mình ngay khi Gregor bắt đầu nói, và bĩu môi, mắt nhìn sững,<br />

vai rung rung ông bỏ đi. Ông không hề dừng lại giây nào trong lúc Gregor nói, nhưng tiếp tục di<br />

chuyển về phía cửa mắt vẫn nhìn hắn. Ông di chuyển từ từ như có một luật huyền bí nào cấm cản rời<br />

căn phòng. Chỉ khi ông ta đến hành lang thì ông mới làm một cữ động đột ngột, đưachân ra khỏi phòng<br />

khách và vọt mình ra trước trong một cơn kinh hãi. Trong hành lang, ông rướn cánh tay phải về phía<br />

cầu thang xem như ngòai đó có một sức mạnh siêu nhiên đang chờ đợi cứu vớt ông.<br />

Gregor hiểu rằng không còn nghi ngờ gì nữa mà để cho ông tổng thư ký ra đi trong trạng thái<br />

nầy thì chưc vụ của anh tại nhiệm sở sẽ ở trong tình trạng nguy hiểm vô cùng. Đó là diều ma bố mẹ hắn<br />

không biết rỏ; qua nhiều năm, họ đã tự thuyết phục rằng chức vụ của Gregor sẽ bảo toàn ấm no suốt<br />

đời hắn, hơn thế nữa, họ đã có quá nhiều nổi lo lắng trong hiện tại nên quên mất ý nghĩ về tương lai.<br />

Gregor trái lại suy nghĩ về tương lai. Ông Tổng thư ký phải đựoc kềm giữ lại, vỗ về an định, thuyết<br />

phục và tranh thủ ; tương lai của Gregor và gia đình anh tùy thuộc vào đó! Phải chi em gái hắn có mặt<br />

tại đây! Cô ấy thật khôn ngoan; cô đã khóc trong lúc Gregor còn yên tỉnh nằm ngữa lưng. Và ông tổng<br />

thư ký lả người ưa thích phụ nữ, chắc chắn cô ta sẽ thuyết phục ông; cô ta sẽ đóng cửa hành lang lại và<br />

thay đổi trạng thái kinh hỏang của ông bằng lời lẽ ôn tồn. Nhưng cô ta không có ở đây, Gregor phải tự<br />

làm công tác nầy. Và không suy nghĩ gì đến việc vấn đề anh không quen di chuyển theo lối mới , hay<br />

lối phát âm của anh nghe hỉểu được – có thể không hiểu được – anh ta buông cánh cửa; thò người qua<br />

khung cửa; cố níu lấy ông tổng thư ký trên bực thềm, hai tay ông đang nắm chặt lang cang một cách<br />

tức cười. Nhưng Gregor ngả bổ nhào tới và thét lên một tiếng nhỏ trong lúc tìm một vật gì đê vịn anh ta<br />

lấy thăng bằng trên bộ chân nhỏ bé của anh. Bổng nhiên, lần đâu tiên trong ngày anh cảm thấy thỏai<br />

mái trong con người của anh ; bộ chân nhỏ xíu đứng vững chải trên mặt đất; anh ta thích thú nhận thấy<br />

bộ chân đó cữ động y như ý muốn của anh; chúng nó còn cố gắng hết sức khênh thân người anh tới chổ<br />

anh muốn tới; và anh tin tưởng rằng những nỗi khổ đau của anh cũng sớm chấm dứt. Anh tự kềm hảm<br />

ý muốn di chuyển nên chỉ lắc mình qua lại trên sàn nhà. Mẹ anh đứng đó không cách xa trước mặt anh,<br />

thọat đầu lúng túng, bổng nhiên nhảy dựng lên, hai tay giăng ra, ngón tay xòe, miệng thét lớn: “Cứu tôi<br />

với, làm phước cứu tôi với!” Lối nghiêng đầu của bà làm ta nghĩ rằng bà muốn thấy Gregor khả quan<br />

hơn nhưng hành đông một cách vô ý thức, bà lại bước thụt lùi, chứng tỏ bà không muốn; bà quên chiếc<br />

bàn sau lưng đầy đồ ăn sáng; khi bà đụng chiếc bàn bà vội vàng ngồi lên nó một cách lơ đểnh, không<br />

nhân thấy răng bình cà-phê bị nghiêng đổ, nước cà-phê chảy ra lênh láng trên mặt thảm.<br />

“Mẹ ơi, mẹ ơi”,Gregor nhẹ nhàng nói va ngước mắt nhìn bà. Anh ta đã hòan toàn quên ông<br />

Tổng thư ký trong khỏanh khắc, nhưng không thể không búng quai hàm mình trong không khí khi<br />

nhìn thấy cà-phê chảy ra. Điều nầy làm cho mẹ Gregor thét lên lần nữa, bà chạy trốn vào vòng tay của<br />

bố Gregor khi ông chạy lại phía bà. Về phần Gregor anh không còn thì giờ nào cho bố mẹ mình; ông<br />

tỏng thư ký đã vói được cầu thang; cầm ông gát lên lang cang, ông ngóay nhìn lại lần chót. Gregor rượt<br />

theo ông; anh muốn bắt kịp ông; ông tổng thư ký nghi ngờ điều gì đó nên ông phóng nhanh xuống<br />

nhiều nấc thang một lượt và biến mất; tiếng hét của ông còn vang dội quanh cầu thang. Cuộc chạy trốn<br />

của ông tổng thư ký rủi thay làm cho bố Gregor kinh hõang. Cho đến phút nầy ông ta hình như tương<br />

đối tự chủ, nhưng bây giờ thay vì rượt bắt ông tổng thư ký hay it nhất không ngăn trờ Gregor đuổi bắt,<br />

bố Gregor chộp lấy bẳng tay mặt chiểc gậy (của ông tổng thư ký đã bỏ lại trên ghế với chiếc mũ và áo<br />

chòang), tay trái hốt lấy nột tờ báo to trên bàn và dùng chúng nó để xua đẩy Gregor ngược về phòng<br />

hắn vừa đi vừa dậm chân. Những lời năn nĩ khẫn cầu của Gregor đối với bố anh đều vô hiệu, lời khẫn<br />

cầu đó không đuợc hiều, mặc cho anh tha thiết cúi đầu, bố anh vẫn cứ dậm chân mạnh hơn. Đối diện<br />

với căn phòng, mặc dù trời lạnh buốt bên ngòai, mẹ của Gregor đã kéo mở một cửa sổ, bà nghiêng<br />

mình ra ngòai hai tay bụm mặt. Một luồng gió mạnh từ ngòai đuờng thổi vào cầu thang, các bức màn<br />

bay lên, những tờ báo trên bàn rung lên phần phật và vài tờ bị thổi văng xuống sàn. Không có gì cản<br />

trở ông bố của Gregor xua đuổi hắn lui về phòng, mồm ông luôn huýt sáo như đối với một người man<br />

dã. Gregor chưa hề thực tập thụt lùi nên đi rầt chậm. Nếu anh có cơ hội xoay vòng lại chắc anh đã đi


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 264<br />

thẳng vào phòng mình rồi, nhưng anh sợ rằng bỏ thì giờ làm như thê bố anh sẽ mất kiên nhẫn , và lúc<br />

nào hắn cũng e sợ một đòn gậy chí tử gây ra bởi cây gậy trong tay bố hắn giáng xuống lưng hoặc lên<br />

đầu hắn. Cuối cùng rồi Gregor nhận thấy một cách tức bực rằng anh không thể nào đi lui trên một lằn<br />

thẳng được; do đó anh khởi đầu gâp rút xoay mình lại, mắt thường xuyên ngó chừng bố hắn. Cữ động<br />

nầy xãy ra chậm chạp, nhưng có thể bố anh đóan được ý đồ tốt đó nên không hành động gì để ngăn cản<br />

anh, thực ra, đôi khi ông còn dùng mủi chiếc gậy để chỉ hướng xoay cho anh. Phải chi ông ta ngừng<br />

tiếng húyt sáo rất khó chịu kia! Nó làm cho Gregor vô cùng bối rối. Khi anh xoay mình gần xong, tai<br />

vẫn còn nghe tiếng húyt sáo, anh đã xoay nhầm ngươc lại. Anh vui sướng khi thấy đầu mình ngay hàng<br />

với mặt cửa, nhưng cũng nhận thấy lồ cửa quá hẹp cho thân mình to lớn của anh chui lọt qua mà không<br />

găp khó khăn. Trong trạng thái tinh thần hiện tại bố anh Gregor không nghĩ tới việc mở cánh cữa đôi ra<br />

cho Gregor có đủ chổ chui mình qua. Ông chỉ có trong đầu ý tưởng là đẩy Gregor trờ về phòng càng<br />

sớm càng tốt. Ông cũng không cho Gregor có thì giờ đứng thẳng người dậy để lách mình qua cửa. Gây<br />

thêm tiếng động to hơn bao giờ hết, ông cố sức xua Gregor về trước xem như trước mặt hắn không có<br />

trở ngại nào cả; Gregor nghe tưởng chừng như có nhiều ông bố sau lưng hắn một lúc; một kinh nghiệm<br />

không tốt đẹp gì, và anh cố rưởn mình qua lổ hổng không cần biết hậu quả sẽ ra sao. Hắn dở hổng một<br />

phia hông người hắn, dựa sát vào lồ hổng cửa với một góc độ nghiêng, một bên sườn bị cào bởi khung<br />

cửa sổ sơn trắng đau đớn lắm và để lại dấu trầy xướt màu nâu, để rồi cả thân mình hắn bị kẹt cứng<br />

không cựa quậy được, bộ chân một bên thì lẩy bẩy run trong không khí, trong lúc bộ chân bên kia bị<br />

đè bẹp xuống sàn đau điến. Bấy giờ bố của hắn đẩy mạnh phía sau mình hắn trượt qua chổ kẹt một<br />

cách trơn tru, văng sâu trong phòng, mình mẩy máu me đầm đìa. Cửa phòng đóng sầm lại, then gài<br />

chặt, rồi tất cả đều yên lặng.<br />

.<br />

II<br />

Mãi đến chiều tối hôm ấy Gregor mới hồi tỉnh giấc ngủ say gần như hôn mê. Có thể anh cũng tỉnh giấc<br />

ngay sau đó nếu anh không bị quấy rối, vì anh cũng ngủ đầy đủ và khỏe khoắn lại.Nhưng anh có cảm<br />

tửơng như tiếng bước đi hấp tấp và tiếng cửa phòng trước được cẫn thận đóng lại đã đánh thức anh dậy.<br />

Ánh sáng vảng vọt từ những ngọn đèn điện đường chiếu nhẹ lên trần nhà và trên mặt bàn ghế, nhưng<br />

dưới sàn chổ Gregor nằm vẫn tối đen. Anh rướn mình về phía cửa, quờ quạng với cặp râu – mà anh đã<br />

bắt đầu hiểu biết giá trị của nó – để cảm nhận việc gì đã xãy ra. Phân nửa người bên trái anh giống như<br />

một vết sẹo kéo dài đau buốt, anh phải bò khập khểnh trên hai hàng chân. Một chiếc chân bị thương<br />

quá nặng lúc sáng nay – thực là một phép mầu mà chỉ có một chiếc chân bị hư thôi – đuợc kéo lết theo<br />

tê liệt.<br />

Cho đến khi anh đến tận cửa bấy giờ anh mới nhận ra điều đã thu hút anh đến đó là mùi của<br />

thức ăn. Sát bên cửa có một dĩa đầy sữa ngọt với một ít mẩu bành mì trắng nổi lều bều. Anh thích chí<br />

quá hầu như muốn phá lên cừơi, và vì anh cảm thấy đói hơn sáng nay, anh lập tức gục đầu trong sữa<br />

gần ngập cả mắt. Nhưng anh thụt đầu lại một cách bất mãn; bởi vì phía bên trái thân anh bị đau đớn<br />

làm cho anh không ăn được – anh chỉ ăn được khi tòan bô thân thể anh hoạt động chung như môt ống<br />

hút - nhưng mùi vị sữa cũng kém ngon. Thông thường thì sữa như thế nầy anh rất ưa thích và em gái<br />

của anh chắc chắn để ra đó cho anh bởi lý do nầy, nhưng anh chối bỏ ý muốn đó và quay mình khỏi dĩa<br />

sữa anh bò trở lại giữa phòng.<br />

Xuyên vết nứt qua cửa, Gregor nhìn thấy ngọn đèn ga đã sáng trong phòng khách. Bố anh<br />

thuờng thì giờ nầy đang ngồi với tờ báo chiều và đọc lớn giọng cho mẹ anh và đôi khi em gái anh nghe,<br />

nhưng bây giờ thì không có một tiếng động gì cả. Em gái của Gregor thường hay viết cho Bố mình<br />

cảm tưởng về cách ông đọc, nhưng dạo nầy hình như ông đã mất thói quen ấy. Xung quanh đều yên<br />

lặng quá mức, mặc dù có ngừơi hiện diện trong giải phố. “Quả thật là một cuộc sống đầy yên tỉnh trong


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 265<br />

gia đình nầy”, Gregor tự bảo, và nhìn sửng vào bóng tối, anh ta cảm thấy một niềm hãnh diện to lớn<br />

rằng mình đã có khả năng trơ giúp bảo tòan cho gia đình anh gôm có bố mẹ và em gái dưới một mái<br />

nhà ấm cúng như thế. Nhưng giờ đây nếu sự ấm cúng và giàu có đó có thể chấm dứt một cách thê thảm<br />

hãi hùng thì sao? Điều đó thì Gregor không muốn nghĩ ngợi nhiều lắm, nên anh ta bắt đầu di chuyển,<br />

bò tới bò lui trong phòng.<br />

Có một lần trong đêm dài nầy, cánh cửa một bên phòng sịch hé mở và vội vàng đóng lại; một<br />

lúc lâu sau, cành cửa phía bên kia phòng cũng đóng mở y như thế; hình như có người muốn vô phòng<br />

nhưng lại đổi ý. Gregor bò đến sát cửa chờ đợi, định bụng sẽ bằng mọi cách mang người khách rụt rè<br />

đó vào trong phòng, hoặc giả ít nữa biết người đó là ai; nhưng cánh cửa không đươc mở lần nào nửa<br />

suốt trọn đêm và Gregor chờ đợi một cách vô vọng. Sáng bửa trước lúc cửa còn khóa chặt thì ai ai cũng<br />

muốn vào phòng gặp anh, giờ thì anh ta đã mở một cánh còn cánh kia đã mở khóa trong ngày, thì<br />

không mộr ai đến cả, và chìa khóa thì nằm phía ngòai cửa.<br />

Mãi đến gần khuya thì ngọn đèn ga trong phòng khách mới phụt tắt, và bây giờ người ta mới dễ<br />

dàng nhận ra là bố mẹ và em gái anh đã còn thức đến giờ đó, và ta nghe rõ rệr tiếng chân nhón gót của<br />

họ cùng rời phòng một lúc. Rõ ràng là không ai sẽ vào phòng Gregor cho đến sáng hôm sau, như thế<br />

anh sẽ có nhiều thì giờ suy nghĩ mà không bị quấy rầy để tìm một phương thức sắp xếp lại cuộc đời<br />

mình. Vì một lý do gì đó, phòng anh trông cao và trống rổng, nơi anh bị cưởng bách giam cầm nầy làm<br />

anh khó chịu trong lúc anh nằm ngữa lưng – mặc dù nơi nầy anh đã sống năm năm rồi. Không cảm<br />

nhận được điều gì khác lạ hơn là một chút hổ thẹn, anh ta bò ngay vào dưới gầm của chiếc ghế dài. Ghế<br />

này đè lên lưng của anh một tí, làm cho anh không còn cất đầu lên được, nhưng anh cảm thấy dể chịu<br />

tức khắc và chỉ tiếc có một điều là thân thể anh quá to nên không nằm trọn vẹn dưới ghế được.<br />

Anh ngủ suốt đêm tại đó. Đôi khi anh thiếp đi trong một cơn mê nhẹ nhàng, mặc dù anh bị đánh<br />

thức thường xuyên bởi cơn đói, và đôi khi vì nhiều lo lắng và hy vọng hảo huyền lúc nào cũng mang<br />

tới kết luận y như nhau: trong thời gian hiện tại anh phải trầm tỉnh, anh phải tỏ ra kiên nhẩn và biết<br />

điều để cho gia đình anh chịu đựng được những nỗi khổ tâm mà anh đã áp đăt lên họ trong tình trạng<br />

hiên hữu.<br />

Gregor sớm có dịp thữ thách nghị lực của mình trong những quyết định anh làm trong buổi sáng<br />

sớm hôm sau trước khi bóng tối tan biến, lúc em gái anh đã trang phục gần xong, mở cửa phòng anh và<br />

nhìn vào một cách lo lắng. Cô ta khong nhìn thấy anh ta ngay, nhưng khi cô ta thấy anh ở dưới ghế dài<br />

– anh phải có mặt ở đâu đó chứ, Chúa ơi, anh ta không thế nào bay mất được – cô ta kinh hãi rụng rời<br />

đóng sầm cửa lại từ phía ngòai. Cô hối tiếc hành động đó nên mở cửa lại và nhón gót đi vào như khi<br />

phải vào phòng người ốm nặng họăc phòng của một người xa lạ. Gregor ngẩng đầu tới truớc sát vào<br />

cạnh ghế dài và nhìn cô. Có thể cô đã thấy rằng anh không đá động gì đến sữa cả và cảm nhận rằng đó<br />

không phải vì không đói và sẽ chờ cô đem thức ăn khác thích hợp hơn? Nếu cô ta không làm như vậy<br />

có lẽ anh ta thà chịu đói chứ sẽ không lưu ý cô, mặc dù anh bị thúc đẩy bởi ý muốn mãnh liệt phóng<br />

nhanh ra khỏi ghế dài để nằm phục dưới chân nàng khẩn cầu nàng cho anh một vài món ăn hợp khẩu<br />

vị. Tuy nhiên, cô ta đã hơi ngạc nhiên nhận thức ngay là đĩa sữa hãy còn đầy với vài giọt sữa tung tóe<br />

trên vành đĩa. Cô lập tức bưng đĩa sữa lên – dùng nùi giẻ chứ không dùng tay không – để đưa đĩa sũa<br />

ra ngòai. Gregor hết sức tò mò muốn biết cô nàng sẽ đem thứ gì để thay thế, tưởng tượng hết mức<br />

trong tâm trí cũng không đóan nổi cô em gái tốt bụng sẽ thực sự mang đến vật gì.. Vì muốn thí nghiệm<br />

khẩu vị của anh, cô ta đem một lô đủ thứ đồ ăn sắp trên tờ báo củ. Nào là rau cải gần hư thúi; xương<br />

vụn từ bữa ăn chiều phủ một lớp sốt cũ đã đong đặc; vài hạt nho khô, hạnh nhân; bánh sữa phó-mách<br />

mà hai ngày trước đây Gregor đã tuyên bố là không thể nào nuốt được; và một mẫu bánh mì khô, có<br />

trét bơ và rắc muối. Với tất cả thức ăn đó, cô ta còn châm đầy nước trong chiếc dĩa cô để riêng ra một<br />

chổ cho Gregor dùng. Rồi để khỏi phải làm cho nguợng nghịu vì cô biết Gregor sẽ không ăn trước mặt<br />

cô, cô ta vội vàng bước ra khỏi phòng và vặn khóa cửa lại để Gregor tùy nghi sửa sọan cho thỏai mái.<br />

Bộ chân của Gregor cử động nhanh như máy, cuối cùng rồi anh ta cũng ăn đựoc. Hơn nữa, vết thương


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 266<br />

tích đã lành làm cho anh cữ động dễ dàng hơn. Việc nầy làm cho anh ngạc nhiên, vì cách đây một tháng<br />

anh bị đứt tay mà cho đến hôm qua ngón tay vẫn còn đau. “Có phải bây giờ mình đã trở thành chai<br />

cứng hơn trước hơn chăng?” anh nghĩ, và anh đã hút ngấu nghiến miếng bánh sữa mà mùi vị quyến rủ<br />

hơn tất cả những thức ăn bầy ra trên tờ báo. Anh tiêu thụ rất nhanh thức ăn hết món nầy sang món nọ<br />

một cách khóai trá đến chảy nước mắt, anh ăn hết bánh sữa phó-mách, rau cải với sốt; những thức ăn<br />

tươi trái lại anh không thích tí nào vi mùi của nó, và lôi những thứ anh thích cách xa chúng nó. Một<br />

khỏang thời gian khá lâu khi ăn xong anh vẫn còn nằm tại chổ lơ mơ thì em gái anh chầm chậm mở<br />

khóa cửa như báo tin rằng đã đến lúc anh rút lui. Anh ta giật mình vì đang thiu thiu ngủ, và vội vã chui<br />

xuống gậm ghế dài. Nhưng anh phải cố gắng hết sức để nằm yên đó dù trong thời gian ngắn em gái anh<br />

ở trong phòng, bởi vì ăn quá nhiều làm cho bụng anh căn to và khó thở trong chổ hẹp. Gần ngộp thở<br />

anh ta nhìn em mình hững hờ cầm chổi quét đồ ăn thừa đem trộn với đồ ăn mà anh chưa đụng tới xem<br />

như đồ thừa rồi. Cô ta trút tất cả vào một hộp, đậy lại bằng chiếc nắp gỗ và bưng ra ngòai. Cô ta vừa<br />

xoay mình ra thì Gregor đã chui ra khỏi gậm ghế dài và vươn vai.<br />

Kể từ bữa đó Gregor nhận đồ ăn hằng ngày của mình như thế, một lần buổi sáng khi bố mẹ cô<br />

và chị giúp việc còn ngủ, và lần thứ hai là lúc mọi người ăn xong bữa trưa và bố mẹ cô ngủ một tí, cô<br />

sai chị giúp việc chạy vài công chuyện lặt vặt. Bố mẹ Gregor cũng không muốn bỏ đói anh, nhưng có<br />

lẽ ông bà cũng không muốn có thêm kinh nghiệm về nỗi đau đớn của anh ta hơn là nghe thuật lại, và có<br />

thể em gái anh muốn tránh cho bố mẹ mình nỗi khốn khổ mà họ đã vừa trải qua.<br />

Gregor không thể nào biết được bố mẹ mình đã nói gì với viên Bác sĩ và anh thợ sửa ổ khóa<br />

buổi sáng đó để họ ra khỏi nhà. Vì lẽ không ai hiểu được anh, không một ai, kể cả em gái anh, nghĩ<br />

rằng anh hiểu được họ, cho nên anh phải bằng lòng nghe những tiếng thở dài và lời khấn vái chư vị<br />

Thánh thần mỗi lần cô đi qua phòng anh. Chỉ khi mãi về sau, lúc cô đã hơi quen với hiện trạng – lẽ dĩ<br />

nhiên không có vấn đề cô hòan tòan quen với tình trạng – thì Gregor mới bắt gặp một câu nhận xét thân<br />

mật, hay ít nhất một nhận xét có thể tạm gọi là thân mật. “Hôm nay anh ta ăn ngon miệng đấy chứ”, cô<br />

ta nói khi thấy anh ăn hết tất cả đồ ăn đã dọn ra nhanh chóng, hoặc giã khi anh chừa lại hầu hết đồ ăn,<br />

một điều thừờng xãy ra gần đây, cô ta buồn bả nói, “nào, mọi thứ vẫn còn nguyên”.<br />

Mặc dù Gregor không trực tiếp nghe được nhưng hầu hết việc gì được bàn luận trong phòng bên<br />

cạnh, và mỗi lần có ai lên tiếng thì anh di chuyển đến phia cánh cửa liên hệ và áp sát mình vào đó. Lúc<br />

đầu thì ít khi câu chuyện nào cũng không liên quan gì tới anh trực tiếp. Trọn hai ngày trong mỗi bữa ăn<br />

tất cả câu chuyện đều xoay quanh việc gì họ phải làm bây giờ; thậm chí, giữa hai bữa ăn, họ cũng bàn<br />

về vấn đề đó vì trong nhà lúc nào cũng có hai người – không ai muốn ở nhà một mình cả và hơn nữa<br />

không ai muốn để giải phố trống vắng hòan tòan. Và ngay ngày đầu tiên chị giúp việc đã quỳ gối năn nỉ<br />

mẹ của Gregor cho chị nghỉ việc ngay tức khắc. Không ai biết chị hiểu đựơc bao nhiêu điều đã xãy ra<br />

nhưng chị ta đã ra đi trong khỏang mười lăm phút sau đó, vừa khóc vừa cám ơn mẹ của Gregor như bà<br />

đã ban cho chị một đặc ân khi cho chị ta nghỉ việc. Chị ta còn thề thốt nặng nề sẽ không tiết lộ tí gì về<br />

mọi sự đã xãy ra, măc dù không ai hỏi đến cả.<br />

Bây giờ thì em gái của Gregor phải phụ giúp mẹ nấu ăn, mặc dù không ai nghỉ gì tới ăn uống<br />

bao nhiêu. Gregor thường nghe người nầy khuyên mời nguòi kia một cách vô hiệu, để rồi chỉ được câu<br />

trả lời “thôi, cám ơn, tôi đủ rồi” hay một câu tương tợ. Cũng không ai uống (rươu) nhiều. Đôi khi em<br />

gái của anh hỏi bố có muốn uống bia không, hy vọng nàng sẽ đươc dịp đi lấy rượu. Khi bố của cô<br />

không nói gì cả thì cô ta hỏi thêm rằng có cần nguời giúp việc làm công tác đó không, để ông ta không<br />

măc cảm là ích kỷ, nhưng bố cô chấm dứt vấn đề bằng một tiếng “Không” rất to, thì không ai nói gì<br />

thêm nữa.<br />

Mặc dù trước cuối ngày thứ nhất, Bố của Gregor đã cắc nghĩa cho mẹ và em gái hắn tình trạng<br />

tài chánh của họ và viễn ảnh như thế nào. Một đôi khi ông đứng dậy khỏi bàn, và lấy ra biên lai hoặc<br />

tài liệu từ chiếc hộp đựng tiền ông đã giữ lại sau khi cơ sở thương maị ông sụp đổ năm năm trước đây.<br />

Gregor nghe ông mở ổ khóa rắc rối rồi khóa lại sau khi ông lấy ra món đồ ông muốn. Gregor nghe bố


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 267<br />

mình nói về tin tốt trước kể từ khi anh bị nhốt trong phòng của mình. Anh tưởng rằng không còn gì cả<br />

sau sự sụp đô cơ sở thương mại của ông, ít nhất là bố anh cũng không tiết lộ sự gì khác hơn, và Gregor<br />

cũng không hề hỏi đến. Sự thiếu may mắn đó đã dồn gia đình Gregor vào một tình trạng khùng hỏang,<br />

và điều lo lắng duy nhất lúc bấy giờ là sắp xếp mọi sự để ai nấy đều sớm quên đi điều không tốt đã xãy<br />

ra. Bởi thế khi anh ta bắt đầu cố gắng đặc biệt làm việc với một nổ lực phi thường nó đã đưa anh từ địa<br />

vị người bán hàng phụ đến chức vụ đại diện thương mại rất nhanh chóng, đem đến nhiều cơ hội thu lợi<br />

khác nhau, Gregor đã biến chuyển sự thành công của mình thành tiền mặt mà anh trải lên bàn trước sự<br />

ngạc nhiên và thích thú của gia đình. Có những hồi hưng thịnh không bao giờ trở lại, ít nhất với sự huy<br />

hòang xưa, mặc dù Gregor đã làm ra được rất nhiều tiền để anh có thể đài thọ cho cả gia đình và đã làm<br />

như vậy. Cả Gregor lẫn gia đình đã có thói quen ấy rồi, gia đình thì nhận tiền với sự tri ân còn Gregor<br />

thì vui sướng ban phát, mặc dù tình yêu thương nồng nhiệt đã không còn như cũ. Gregor chì còn gần<br />

gụi với em gái mà thôi. Khác với anh, cô ta rất ưa thích âm nhạc và là một thiên tài về vỹ cầm, anh ta<br />

có một dự định bí mật là sẽ gửi cô đi học tại Viện Đại Học Âm Nhạc sang năm tới dù rằng rất tốn kém,<br />

điều mà anh phải tính tóan để chu tòan. Trong những thời gian ngắn ngủi mà Gregor có mặt tại thành<br />

phố của mình, anh thường nói chuyện với em mình về Viện Đại Học Âm Nhạc nhưng có vẻ như một<br />

giấc mơ đẹp không thế nào thực hiện được. Bố mẹ Gregor thì không thích nghe câu chuyện ngây thơ<br />

đó, nhưng Gregor đã suy nghĩ căn kẻ và quyết định sẽ trân trọng báo tin dự đinh của anh trong dịp Lễ<br />

Giáng Sinh.<br />

Đó thật là một diều hòan tòan vô ích đang hiện ra trong trí anh trong lúc nầy, khi anh đứng<br />

thẳng áp thân mình vào cánh cửa và lắng tay nghe. Có nhiều lúc anh ta quá mệt mõi để tiếp tục nghe<br />

khi chiếc đầu anh ngả gục xuống cửa và anh ngấc nó dậy, thì tiếng động cực kỳ nhỏ bé do anh gây ra<br />

cũng được nghe qua phòng bên cạnh và tất cả đều yên lặng. “Nó đang làm gì thế”, bố anh sẽ nói, sau<br />

khi đến gần cánh cửa và như thế ngưng ngang câu chuyện, để rồi dần dần tiếp tục lại.<br />

Khi cắc nghĩa việc gì, bố của Gregor hay lặp đi lặp lại nhiều lần, một phần vì ông ta đã làm<br />

những công tác đó và một phần tại vì mẹ của Gregor không hiểu hết câu chuyện khi nghe lần đầu tiên.<br />

Xuyên qua nhiều lần cắc nghĩa như thế Gregor khám phá một cách thích thú rằng mặc dù đã trải qua<br />

cuộc suy trầm họ cũng còn một số tiền còn lai. Số tiền đó cũng không nhiều nhưng cũng chưa hề động<br />

tới và đã đẽ lời kết tụ. Ngòai ra, họ cũng không tiêu xài hết tất cả số tiền Gregor đem về nhà hằng<br />

tháng, chỉ dành riêng một ít cho mình, và số tiền nầy cũng tăng trưởng. Đứng sau cánh cửa, Gregor gật<br />

gù tán thưởng sự cẩn thận và cần kiệm nầy. Anh cũng có thể dùng số tiền thặng dư nầy để giảm thiểu<br />

món nợ mà bố anh còn thiếu ông chủ, và ngày mà anh được tự do nghỉ việc sẽ xãy ra gần kề, nhưng<br />

bây giờ thì chắc chắn là bố anh đã hành động một cách tốt đẹp nhất.<br />

Số tiền đó tuy nhiên chắc chắn cũng không cho phép gia đình anh sống với tiền lời do hối xuất;<br />

nó chỉ đủ để bảo trì họ có lẽ một hay là hai năm, không hơn. Có thể nói là số tiền đó nên để dành riêng<br />

cho những sự khẩn cấp và không nên rớ tới, tiền để sinh sống hằng ngày phải được cung cấp bởi lương<br />

bổng thu đạt trong nghề nghiệp. Bố anh còn khỏe mạnh nhưng đã già và thiếu tự tin. Trong năm năm<br />

không làm việc – ngày nghỉ lễ đàu tiên trong cuộc đời đầy khó nhọc và thiếu thành công – ông ta đã<br />

lên cân nhiều và trở thành chậm chạp và vụng về. Có thể nào mẹ già của Gregor phải ra đi làm để kiếm<br />

tiền không? Bà bị bệnh hen suyễn và chỉ việc di chuyển trong nhà cũng đã khó nhọc rồi, hể cách một<br />

ngày thì bà phải nằm nghỉ trọn ngày để chiến đấu để thở, nằm trên chiếc ghế dài, cận cửa sổ mở toang.<br />

Có thể nào em gái của anh phải đi làm không? Cô chỉ là một đứa bé mới mười bãy tuổi đầu, cuộc đời<br />

cô cho đên giờ nầy rất đáng được ganh tỵ, chỉ biết mặc đẹp, ngủ dậy trễ, phụ giúp công việc buôn bán,<br />

tham gia những thú vui nhẹ nhàng và nhất là chơi vỹ cầm. Khi họ bắt đầu nói về nhu cầu đi làm kiếm<br />

tiền thì Gregor luôn luôn lìa cửa phòng và buông mình xuống chiếc ghế dài bằng da mát lạnh, đặt sát<br />

cửa, tỏ rằng anh đang bị nóng bức vì mắc cở và hối tiếc.<br />

Anh ta thường hay nằm đó suốt cả đêm không chợp mắt mà gãi mấy ngón tay trên nệm da hằng<br />

giờ. Hoặc giả anh đẩy một chiếc ghé sát vào khung cửa sổ rổi trèo lên đó ngồi và nghiêng mình nhìn ra


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 268<br />

ngòai. Anh thường nhận thức một cảm giác tự do rất mạnh mẽ, nhưng hành động đó lúc sau nầy lại chỉ<br />

làm cho anh dễ ghi nhớ hơn là cảm nhận, hầu như những gì anh thực sự dự kiến bị lu mờ dần mỗi ngày,<br />

dù rằng sự vật rất gần gủi; anh vẫn thường hay nguyền rủa sự hiện diện thường xuyên của bệnh viện<br />

nằm bên kia đường, nhưng bây giờ anh không còn trông thấy nó nữa, và nếu anh không biết trước rằng<br />

anh hiện cư ngụ tại Charlottenstrasse, một con đừơng yên tỉnh măc dù nằm giữa thành phố, anh có thể<br />

tưởng mình đang nhìn ra cửa sổ vào khung cảnh một khu đất trống đổ rác, nơi mà bầu trời xám xịt nối<br />

liền với mầu đất xám tro. Đứa em gái của anh chỉ cần nhận xét về chiếc ghế hai lần truớc khi cô luôn<br />

luôn đẩy nó vào vị trí cũ gần cửa sổ, khi cô dọn dẹp căn phòng, và cô cũng để nguyên cánh bên trong<br />

cửa sổ ở vị thế mở từ đó về sau.<br />

Nếu Gregor có thể nói với em gái mình được và cám ơn cô đã giúp anh thì câu chuyện sẽ nhẹ<br />

nhỏm cho anh biết mấy; đằng nầy nó tạo nên sự đau đớn cho anh. Lẽ dĩ nhiên cô em gái của anh cố hết<br />

sức mình tỏ ra như không có một gánh nặng gì cả, và càng về lâu cô càng dễ đảm trách công việc đó,<br />

nhưng với thời gian, Gregor cũng thấy rõ điều nầy khá tường tận. Anh cảm thấy rất bực mình khó chịu<br />

bây giờ mỗi khi cô vào phòng. Vừa bước vào cô lập tức đóng ngay cửa phòng lại như một biện pháp<br />

an tòan để khỏi ai có thể nhìn vào phòng Gregor, rồi cô đi thẳng lại cửa sổ mở nhanh ra hầu như cô bị<br />

ngợp thở. Mặc dù trời lạnh, cô ta vẫn đứng tại cửa sổ hít thở sâu một hồi lâu. Hai lần trong ngày, cô ta<br />

báo động Gregor về công tác thực tập ôn ào nầy; trong lúc đó anh nằm dưới gậm chiếc ghế dài run lập<br />

cập, biết rỏ rằng cô ta không hề muốn làm khổ anh như thế, nhưng cô không tài nào ở chung với anh<br />

một phòng với cửa sổ đóng kín.<br />

Một hôm, khỏang một tháng sau sự hóa thân của Gregor khi em gái của anh không còn lý do<br />

đặc biệt nào để sững sốt về hình dung của anh nữa, cô ta vào phòng anh hơi sớm hơn thường lệ thì cô ta<br />

chợt bắt gặp anh đang nhìn sững ra cửa sổ, bất động, đúng vào vị trí mà anh được xem là kinh khủng<br />

nhất. Sự kiện mà nếu cô em gái anh không bước vào phòng sẽ không làm cho anh ngạc nhiên vì cô sẽ<br />

gặp khó khăn để mở cửa sổ ra lập tức khi anh còn ở đó, nhưng chẳng những cô không đi vào phòng, cô<br />

thối lui lại và đóng cửa lại sau lưng cô, một người lạ có thể tưởng rằng anh cô đã dọa cắn cô ta. Gregor<br />

bò thẳng xuống gậm chiếc ghế dài, lẽ dĩ nhiên, nhưng anh phải chờ đến giữa trưa thì em gái anh mới<br />

trở lại và cô tỏ vẽ khó chịu hơn bình thường. Điều đó làm anh cảm nhận ra rằng cô ta vẫn không chịu<br />

nổi hình dung gớm ghiếc của anh và nếu sẽ tiếp tục như thế có thể phải tự kềm hảm động năng thúc<br />

đẩy chạy trốn khi nhìn thấy một phần nhỏ cơ thể anh ló ra khỏi gậm giường.<br />

Một hôm, vì muốn tránh cho cô khỏi nhìn thấy cảnh tượng ấy, anh ta bỏ ra bốn tiếng đồng hồ để<br />

mang chiếc khăn trải giường đến chiếc ghế dài bằng cách để trên lưng anh và sắp xếp nó để che khuất<br />

tòan thân anh ngỏ hầu em gái của anh có cúi xuống cũng không trông thấy anh. Nếu cô ta nghĩ rằng<br />

chiếc khăn trải giừơng đó không cần thiết thì cô ta chỉ mở nó ra, vì chính Gregor cũng chẳng thích thú<br />

gì để che dấu mình hoàn toàn. Cô ta để nguyên chiếc khăn tại chổ. Gregor nghĩ rằng mình có bắt gặp<br />

một tia nhìn biết ơn một lần anh cẫn thận hé nhìn qua chiếc khăn xem phãn ứng của cô về sự sắp xếp<br />

mới.<br />

Qua mười bốn ngày đầu bố mẹ Gregor không có can đảm vào phòng chàng để thăm. Anh ta có<br />

thể nghe họ tỏ lời cám ơn công khó mà em gái anh đã đãm trách mặc dù trước đó họ xem cô hầu như<br />

vô dụng và thường bị phiền phức. Nhưng bây giờ thì cả hai bố mẹ thường đứng chờ ngoài cửa Gregor<br />

trong lúc cô dọn dẹp bên trong, và khi cô ta đi ra cô phải trả lời rõ rang mọi sự, Gregor đã ăn những gì,<br />

anh ta đã hành động ra sao và có thể tiến triển gì không. Mẹ của anh cũng muốn viếng thăm anh sớm<br />

hơn nhưng bố và em gái khuyến cáo ngược lại. Gregor nghe phơn phớt qua câu chuyện nầy và cũng<br />

biểu đồng tình. Về sau nầy, bà phải bị ôm giữ lại và đã làm cho bà phải thét lên : “Buông tôi ra để tôi<br />

nhìn thấy Gregor, đứa con bất hạnh của tôi! Mấy người không hiểu tôi cần thấy mặt nó à?”, và Gregor<br />

nghĩ rằng có lẽ việc tốt nhất là để cho mẹ anh vào phòng, không phải mỗi ngày dĩ nhiên, mà là mỗi<br />

tuần một lần; như thế bà ta sẽ hiểu rõ mọi việc hơn cô em gái vì mặc dù cô rất can đảm, cô vẫn còn là


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 269<br />

đứa trẻ và có thể không thấu nhận hết nỗi cơ cực của công tác cô đảm trách bằng một người trưởng<br />

thành.<br />

Ước muốn của Gregor để gặp mẹ mình được thỏa nguyện sớm hơn. Thể theo ý bố mẹ mình,<br />

Gregor tránh vùng cửa sổ lúc ban ngày để khỏi bị thấy, vài thước vuông còn lại của sàn gổ không đủ<br />

chổ cho hắn ta bò quanh, thật khó cho anh nằm yên suốt đêm, các thức ăn không còn hấp dẫn nữa, cho<br />

nên anh ta giải trí mình bằng thói quen bò lên bò xuống trên vách và trần nhà. Anh rất thích treo mình<br />

trên trần nhà; nó hòan tòan khác biệt với nằm trên sàn nhà; anh thở thong thả hơn; thân thể anh nhip<br />

nhàng với hơi thở; và trên đó anh cảm thấy buông thả hầu như hạnh phúc, đến độ tự mình ngạc nhiên vì<br />

đã buông tay rớt khỏi trần đánh rầm xuống sàn nhà. Nhưng bây giờ lẽ dĩ nhiên anh đã tự chủ được thân<br />

thể anh khá hơn nhiều và mặc dù té nặng như thế anh cũng không bị thương tích gì. Nhanh hơn mình<br />

tưởng, em gái anh đã biết rõ thú tiêu khiễn mới của anh – anh ta để lại dấu tích bằng chất nhựa tiết ra từ<br />

những chân của anh khi bò ngang một chổ nào – điều đó khiến cô nghĩ có thể giúp anh làm việc dễ hơn<br />

bằng cách dời bàn ghế chừa trống con đường anh bò qua, đặc biệt là chiếc tủ đứng nhiều hộc và chiếc<br />

bàn giấy. Nhớ rằng đây là một việc mà cô ta không thể tự làm lấy một mình nổi; cô không dám nhờ bố<br />

cô phụ giúp; đứa tớ gái mười sáu tuổi phải đãm trách công việc nầy, vì người đầu bếp đã thôi việc, và<br />

vì cô được lệnh khóa chặt cửa nhà bêp ngày đêm chỉ mở mở ra khi có việc gì thật quan trọng; bởi thế<br />

cô em gái Gregor chỉ còn chọn đuợc một đường là chờ lúc nào bố Gregor vắng nhà thì nhờ mẹ mình<br />

giúp một tay. Khi bà đến gần phòng, Gregor nghe bà bày tỏ sự vui mừng của mình, nhưng khi bà tới<br />

trước cửa thì bà yên lặng. Trước hết lẽ dĩ nhiên cô em gái vô trong phòng trước quan sát để chắc rằng<br />

mọi việc đều tốt đẹp, bấy giờ cô mới cho mẹ cô vào . Gregor đã vội vàng kéo chiếc khăn trải giường<br />

thấp xuống chiếc ghế dài và xếp thêm nhiều lằn để mọi sự trông như bị quẵng bừa bải. Gregor cũng tự<br />

chế mình để không do thám mẹ anh lần nầy trong lúc hắn ta nằm dưới khăn giừờng; anh; anh bỏ qua<br />

cơ hội được nhìn thấy mẹ mình cho tới lần sau và chỉ dãn dị bằng lòng thấy bà viếng thăm “Mẹ cứ vào<br />

đi, anh ấy không thể gặp được”, cô ta nói, chắc hẳn là cô dắt tay bà. Chiếc tủ nhiều hộc cũ quá nặng<br />

cho hai vị phụ nữ ốm yếu để di chuyển, Gregor lắng tai nghe thì biết rằng cô em gái mình luôn luôn<br />

nhận phần nặng nề nhất và không lưu ý tới lời khuyến cáo của me rằng cô có thể bị trặc gân. Công tác<br />

nầy kéo dài rất lâu. Sau hơn mười lăm phut lao động nhọc nhằn, mẹ cô nói có lẻ nên để yên chiếc tủ tại<br />

chổ, vì một lẽ nó quá nặng để họ kịp di chuyển trước khi bố Gregor trở về, còn bỏ nó giữa phòng lại<br />

còn làm trở ngại thêm, lẽ thứ hai chưa chắc gì dời bàn ghế ra khỏi phòng sẽ giúp ích cho Gregor được<br />

gí. Bà nghĩ rằng có thể ngược lại; cảnh trí của những bức tường trống trơn gây cho bà một cảm tưởng<br />

buồn thảm trong tâm; tại sao Gregor lại không cảm nhận như vậy, anh đã quen thuôc với bàn ghế trong<br />

căn phòng nầy đã lâu rồi, anh sẽ cảm thấy bị bỏ rơi trong một căn phòng trống rỗng như thế . Rồi bà<br />

đổỉ giọng nhỏ hầu như thì thầm như thể muốn Gregor (mả bà không biết hiện ở đâu) không nghe được<br />

giọng nói của bà, vì bà chắc chắn anh không hiểu được tiếng nói của bà, bà nói thêm “và khi lấy bàn<br />

ghế đi hết tỏ rằng chúng ta há chẳng đã bỏ tất cả hy vọng tiến triễn và phó mặc cho anh tự đối phó lấy<br />

một mình? Tôi nghĩ rằng tốt hơn hết là cứ để nguyên căn phòng như cũ để khi Gregor trở lại với chúng<br />

ta anh sẽ thấy mọi sự đều không thay đổi và anh sẽ quên đi thời gian qua môt cách dễ dàng hơn”<br />

Nghe những lời cũa mẹ hắn nói lam cho Gregor hiểu rằng: khi khiếm khuyết một sự thông đạt<br />

trực tiêp giữa con nguời và đời sống tẻ nhạt của gia đình trong hai tháng qua đã làm cho anh bở ngỡ -<br />

anh không tìm ra được lý do nào khác để cắc nghĩa cho mình vì sao anh lại thực sự muốn căn phòng<br />

của anh dọn trống. Nếu quả thực sự anh muốn biến căn phòng thành một hang động, liệu một căn<br />

phòng ấm cúng với bàn ghế anh thừa huởng có thích ứng không? Anh sẽ bò thong thả không bị cản trở<br />

hướng nào cả, nó cũng làm cho anh quên mau chóng quá khứ con người anh trước kia. Anh gần như<br />

quên lãng điều đó nếu không nhờ tiếng nói của mẹ anh – mà anh đã vắng nghe khá lâu – đánh thức anh<br />

dậy. Không có gì phải chuyển đi; tất cả đều để nguyên; tình trạng anh không thể khá hơn nếu không có<br />

ảnh hưởng tốt của bàn ghế, và nếu bàn ghế làm trở ngại khi anh bò thơ thẩn thì đó không phải là một<br />

điều mất mát mà là một điều lợi ích lớn.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 270<br />

Rủi thay, em gái anh không đồng ý ; cô ta đã quen thuộc với ý tưởng, không phải vô lý, rằng cô<br />

là phát ngôn viên của Gregor đối với bố mẹ anh về những vấn đề liên quan tới anh. Có nghĩa là những<br />

lời khuyến cáo của bà mẹ cô đuợc xem như đủ lý do cho cô cũng cố cho ý tưởng rằng chẳng những di<br />

chuyển chiếc tủ và bàn viết như thoạt ý của cô, nhưng mà là tất cả bàn ghế, ngoại trừ chiếc ghế dài rất<br />

quan trọng. Đó còn hơn là một hành động bậy bạ trẻ con, lẽ dĩ nhiên, hoặc là một sự tự tín bất ngờ mà<br />

cô đã vừa mới thu tập, nó khiến cô khư khư giữ lấy ý kiến mình; cô ta thực sự nhận thấy Gregor cần<br />

chổ rộng hơn để di chuyển lanh quanh, chứ hắn ta không cần bàn ghế, như mọi người đều thấy rõ.. Con<br />

gái đến tuổi đó thường hay lạc quan phấn khởi về nhiều vấn đề, và muốn thực hành theo ý mình lúc nào<br />

thuận tiện nhất. Có thể lý do này khiến cô Grete muốn làm cho truờng hợp Gregor thêm bi thảm hơn để<br />

cô ta có thể trợ giúp anh nhiều hơn. Grete là người duy nhất dám vào phòng đang bị Gregor chế ngự<br />

khi hắn bò ngang dọc trên những bức tường trống.<br />

Do đó, cô từ chối không đề cho mẹ cô thuyết phục cô. Bà mẹ Gregor đã bị khó chịu khi phải ở<br />

trong phòng này, bà không nói chuyện nũa và lo phụ lực với đứa con gái bà di chuyển chiếc tủ với tất<br />

cả sức mình. Chiếc tủ nhiều hộc đó thì Gregor thực sự không cần nhưng chiếc bàn giấy thì phải giử lại.<br />

Khi hai vị phụ nữ đó vừa hì hục đẩy xong chiếc tủ ra khỏi phòng thì Gregor ló đàu mình ra khỏi chiếc<br />

khăn giường để xem mình có thể làm gì được. Anh dự tính sẽ rất dè dặr và cẫn thận, nhưng rủi thay, mẹ<br />

anh dã trở về phòng trước trong lúc Grete còn đang ở bên phòng bên cạnh, hai tay ôm lấy chiếc tủ và<br />

xô đẩy nó qua lại nhưng không nhúc nhích được một phân. Mẹ của Gregor không quen thấy hình dung<br />

của hắn nên có thể phát ốm vì kinh sợ, cho nên Gregor vội vàng thối lui vào phía trong chiếc ghế dài.<br />

Trong lúc cữ động anh không tránh được góc chăn giường lung lay nhẹ. Điều đó đủ làm bà mẹ đẻ ý. Bà<br />

đứng sững đó trong một khắc, rồi quay trở lại với Grete.<br />

Gregor thầm nhủ mình rằng chẳng có việc gì bất thường đã xãy ra; chung qui chỉ có một vài<br />

chiếc bàn ghế được dời đi thôi, nhưng anh sớm phát giác rằng công tác mà hai vị phụ nữ nầy sẽ hòan<br />

tất, xuyên qua câu chuyện họ trao đổi với nhau, về vết trầy do bàn ghế gây ra trên sàn, tất cả những<br />

chuyện ấy làm cho anh có cảm giác anh bị tấn công tứ phía. Với chiếc đầu và cả bộ chân thụt ép vào<br />

người và cả thân hình đè lên sàn nhà, anh bắt buộc phải công nhận vói mình rằng anh hết chịu thấu nữa.<br />

Họ đã dọn sạch phòng anh, lấy đi tất cả những đồ vật thân thiết của anh; họ đã lấy đi chiếc tủ đựng<br />

chiếc cưa lộng và những dụng cụ khác; bây giờ thì họ hâm dọa di chuyển chiếc bàn giấy đã lõm vào<br />

sàn gổ, chiếc bàn giấy mà trên đó anh đã làm bài khi còn là một tập sự viên thương mại, thời trung học,<br />

cũng như thời tiểu học - anh thực sự nóng lòng muốn biết hai vị phụ nữ nầy có thực tâm trong ý định<br />

của họ không. Anh hầu như quên lãng sự có mặt của họ ở đó, vì họ đã quá mõi mệt để nói chuyện trong<br />

lúc làm việc và anh chỉ còn nghe tiếng chân họ nặng nề trên sàn.<br />

Bởi thế, trong lúc hai vị phụ nữ hì hục tì sát người vào để lôi kéo chiếc bàn giấy trong phòng<br />

bên cạnh, anh vội thóat ra ngòai, đổi huớng bốn lần, không biết mình phải cầm giữ lại vật gì, bổng chợt<br />

thấy bức tranh trên vách – bức tranh đã bị lột trần hết những trang trí – chỉ còn hình dung của thiếu phụ<br />

trang phục với bộ mũ áo lông cừu lộng lẫy. Anh vội vã bò lên trên bức tranh, áp thân mình anh vào tấm<br />

kiếng thật chặt và thấy khóai cảm ấm rang nơi bụng mình. Bức tranh nầy ít nhất – phủ che trọn vẹn bởi<br />

Gregor, sẽ không thể nào bị bất cứ ai cưởng đọat được. Anh ngóay đầu nhìn về phía cửa phòng khách<br />

để trông chừng lúc hai vị phụ nữ trở lại.<br />

Họ không tự cho phép mình nghỉ ngơi quá lâu nên họ đã trở lại rất chóng.; Grete quàng cánh tay<br />

ôm mẹ như đở lấy bà. “Chúng ta lấy gì nào bây giờ?”- Grete vừa nói vừa nhìn quanh. Mắt nàng chạm<br />

phải mắt Gregor trên vách. Có thể tại vì mẹ nàng ở đó nên nàng vẫn bình tỉnh, nghiêng mặt về phía bà<br />

đê bà khỏi nhìn quanh và nói giọng hơi run run và gấp rút: “Thôi nào, mình hãy trở lại phòng khách<br />

nghỉ một chốc nhỉ” Gregor đã đọc thấy ý tưởng của Grete, cô ta muốn đưa mẹ cô đến một chổ an tòan<br />

rồi sẽ xua đuổi hắn xuống khỏi vách. Ừ, cô ta có thể thữ xem! Hắn thì nằm yên bất động trên bức hình.<br />

Hắn chẳng thà tấn công thẳng vào mặt nàng.<br />

Thế nhưng những lời nói của Grete làm cho mẹ nàng lo âu, bà bước qua môt bước, nhìn thấy


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 271<br />

một dấu to tướng màu nâu trên vách dán giấy hoa, và trước khi bà biết đấy là Gregor bà thét<br />

lên:”Thượng Đế ơi, Thượng Đế ơi!” Hai cánh tay bà xỏay ra,, bà ngã xuống chiếc ghế dài như lìa bỏ<br />

mọi sự và nằm đó bât động. “Gregor!” em gái của hắn thét lên, mặt phừng phừng lửa giận, tay nắm<br />

chặt run run. Đó lời nói đầu tiên nàng thốt ra trực tiếp với anh ta kể từ khi anh hóa thân. Nàng chạy vào<br />

phòng bên cạnh để tìm loại muối viêm cho mẹ nàng ngữi để hồi tỉnh; Gregor cũng muốn phụ giúp –<br />

anh có thể cứu vớt bức tranh sau nầy, măc dù anh bị dính chặt vào tấm kiếng và anh phải dùng sức<br />

mạnh tự gở mình ra; bấy giờ anh cũng chạy vào phòng bên cạnh để cố vấn em mình như ngày xưa;<br />

nhưng anh chỉ dừng lại sau lưng nàng, bất động; nàng thì lướt nhìn qua các chai lọ, nàng giật mình khi<br />

quay lại thấy anh; một chai rơi xuống sàn và vở tan; một miễn chai cắt vào mặt Gregor, một chất dược<br />

phẩm mạnh văng tung tóe lên mình anh; bây giờ thì Grete không chần chờ gì nũa, nàng hốt tất cả chai<br />

lọ nào hốt được, chạy về hướng mẹ nàng; đóng sầm cửa lại bằng chân mình. Thế là Gregor bị ngăn<br />

cách với mẹ mình, bà mẹ súyt chết vì anh; anh không thể mở cửa ra nếu không xua đuổi em mình đi, và<br />

cô ta phải ở gần bên bà mẹ; anh không thể làm gì khác hơn là chờ đợi; bức nén vì bồn chồn và hối hận,<br />

anh bắt đầu bò lanh quanh, bò trên mọi vật, vách tường, bàn ghế, trần nhà, và cuối cùng trong trạng thái<br />

xô bồ nội tâm và trong lúc tòan thể căn phòng bắt đầu xoay tròn chung quanh anh, anh rơi té xuống<br />

chính giữa chiếc bàn ăn.<br />

Anh nằm đó một lúc, tê dại và bất động, xung quanh yên lặng, có thể là một điềm tốt. Kế đó có<br />

tiếng ai ngòai cửa. Chị giúp việc, lẽ dĩ nhiên đã khóa cửa nhà bếp để cho Grete khỏi mở nếu có người<br />

gọi. Bố anh đã về nhà. “Việc gì đã xãy ra?” là lời nói dầu tiên của ông; dáng điêu của Grete đã làm ông<br />

thấu rõ ngay mọi sự. Cô ta trả lời ông với một giọng kềm chế, và áp mặt cô vào ngực ông: “Mẹ đã ngất<br />

xĩu, nhưng đã đở rôi. Gregor đã thóat ra.” “Y như tôi đoan”, ông nói, “y như tôi đã nói, nhưng mấy bà<br />

đâu có nghe, phải không.” Tình trạng rõ ràng cho Gregor thấy Grete chưa cắc nghĩa đủ nên bố anh hiểu<br />

lầm rằng có một sự gì sái quấy đã xãy ra, mà anh là người trách nhiệm về một hành động thô bạo nào<br />

đó. Đó có nghĩa là Gregor phải tìm cách xoa dịu bố mình ngay, trong lúc anh không có thì giờ tự mình<br />

giải thích cho mình những việc gì đã xãy ra, nếu quả điều ấy có thể làm được. Cho nên anh vội vã tiến<br />

đến cửa phòng, áp mình vào cánh cửa, để khi bố anh vào đến hành lang sẽ nhìn thấy rõ ràng rằng anh<br />

có thiện ý và anh sẽ trở về phòng mình lập tức, không cần phải xua đuổi, chỉ cần mở cửa ra là anh sẽ<br />

biến mất ngay.<br />

Nhưng bố anh lại không ở trong trạng thái cảm nhân đươc những diều tế nhị như thế : “A!” ông<br />

ta hét lớn và xông tới vừa giận dử vừa thích thú. Gregor thụt đầu mình khỏi cửa và hướng về phía bố<br />

anh. Anh không thể đóan nhận hành động của ông nơi ông đứng được; lúc sau nầy với thói quen bò,<br />

anh đã lãng quên không còn chú ý đến những gì xãy ra trong chung cư như trước. Đáng lẽ anh phải chờ<br />

đợi nhiều sự thay đổi , nhưng mà, nhưng mà, đó có phải thật là bố của anh không? Cũng con người<br />

mỏi mệt nằm lì trên giường như một nấm mộ khi Gregor trở về sau một chuyến buôn, người tiếp đón<br />

anh ngồi trong ghế bành to mình mặc áo ngủ dài khi anh trở về buổi tối; người đứng dậy một cách khó<br />

khăn nhưng chỉ giơ tay như một cử chỉ thích thú, và là người đã đôi lần trong năm trong lúc đi bộ<br />

chung với nhau vào một ngày chúa nhật hay lể công cộng mình mặc chiếc áo măn-tô, tay quàng chặt<br />

giữa Gregor và mẹ anh, bước đi hơi chậm hơn họ mặc dù họ đã cố ý chờ ông; người đã cẩn thận chống<br />

cây gậy của mình và nếu muốn nói một điều gì thì luôn luôn dừng lại và gom họ quanh mình ông. Bây<br />

giờ thì ông đang đứng thẳng người trong bộ đồng phục xanh lơ chững chạc với nút vàng, lọai đồng<br />

phục thuờng măc bởi nhân viên ngân hàng; bên trên chiếc cổ áo cứng chiếc cằm đôi của ông lộ hẳn ra;<br />

dưới đôi chân mày rậm, đôi mắt thẩm như xuyên thấu, tươi tắn và nhanh nhẹn; mớ tóc bạc cứng còng<br />

của ông đươc chải ép sát da đầu. Ông dở chiếc mủ có thêu dấu hiệu vàng có lẻ của một nhà băng, và<br />

ném vòng ngang phòng đến chiếc ghế dài, thò tay vào túi quần, kéo ngược thân sau áo dài đồng phục<br />

lên và với dáng điệu quyết tâm, ông tiến về phía Gregor. Ông có lẽ cũng không biết rõ mình muốn gì<br />

trong đầu, tuy nhiên ông dở chân lên cao hơn bình thường. Gregor rúng động khi nhìn thấy kích thước<br />

của gót giầy ủng to tuớng của ông nhưng không phí thì giờ nghĩ ngợi – anh biết rõ ngay từ khi anh bắt


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 272<br />

đầu sống cuộc đời mới rằng bố anh sẽ luôn luôn khắc nghiệt với anh. Thế cho nên anh bò đến gần ông,<br />

dừng lại khi ông dừng lại, tiến lên khi ông di chuyển dù chỉ chút ít. Cứ thế họ đi vòng quanh căn phòng<br />

nhiều lần không có một quyêt định nào chắc chắn xãy ra, không có vẽ giống một cuộc đuổi bắt vì mọi<br />

sự đều châm chạp. Gregor vẫn giữ vị thế nằm trên sàn suốt trong thời gian đó phần lớn vì anh sợ bố<br />

mình hiểu lầm rằng anh thách thức ông nếu anh bò lên vách hay trần nhà. Dù bằng cách nào chăng<br />

nữa, Gregor phải thú nhận rằng anh không thể tiếp tục cuộc chay đua lâu hơn vì cứ mỗi bước bố anh<br />

tiến tới anh phải làm vô số động tác đáp ứng. Anh muốn hụt hơi, hơn nữa khi anh bắt đầu hóa thân,<br />

phổi của anh cũng đã kém rồi. Bây giờ trong khi cố gắng hết sức mình để chạy thì anh khó có thể giư<br />

mắt mình mở ra mãi được; trí óc chậm lụt chỉ cho phép anh nghĩ cách thóat chết hơn là chạy nhanh;<br />

anh hầu như quên mất rằng anh có thể sử dụng những tấm vách, mặc dù bị che khuất bởi bàn ghế chạm<br />

trổ lồi lõm, thì sau lưng anh có một vât gì bay tới và lăn tròn trước mặt anh. Đó là một trái táo; rồi một<br />

trái nữa lập túc bay tới phía anh; Gregor tái người kinh hãi; không còn lý do gì nữa để chạy khi bố anh<br />

đã quyết định pháo kích anh. Ông ta đã nhét túi quần áo đầy những trái cây lấy từ mâm quả tử trên kệ<br />

và bây giờ không phí thì giờ nhắm mục tiêu, ông chọi táo tới tấp hết trái nầy đến trái nọ. Những trái táo<br />

đỏ nhỏ nhỏ lăn đầy sàn, va chạm nhau như có gắn máy diện. Một trái táo chọi đi không được mạnh<br />

đánh trúng vào lưng của Gregor và trượt đi không gây thương tích . Một trái khác tuy nhiên tiếp theo<br />

đó đánh trúng giũa lưng anh và lún sâu vào; Gregor muốn lết mình đi, mong rằng cơn đau dữ dội bất<br />

thình lình kia sẽ tan biến đi khi anh thay đổi vị trí; nhưng anh có cảm giác bị đóng đinh tại chổ và thân<br />

thể bị căn giảng ra, các giác quan bị xáo trộn. Hình ảnh cuối cùng anh nhận thấy là cửa phòng anh mở<br />

ra, cô em gái anh gào thét, mẹ anh chạy phía trước nàng, mình mặc áo “blouse” (em gái anh đã cởi bỏ<br />

nột số y phục khi bà bất tỉnh để bà thở dể hơn) , bà chạy đến bên ông, váy bà sút sổ xúông sàn, chân lấp<br />

vấp trên váy bà xốc tới ôm chầm lấy người ông, hòa hợp hòan tòan bà với ông – giờ đây thì Gregor đã<br />

mất hết khả năng trông thấy gì nữa – hai tay bà vòng sau đầu ông, bà năn nĩ xin ông tha mạng cho<br />

Gregor. ■<br />

(xin xem tíếp phần III kỳ tới)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 273


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 2, July 2011 274<br />

Tu°i ñ©i<br />

Tuổi đến hôm nay chẳng thấy thừa<br />

Cuộc đời chữ nghĩa vẫn như xưa<br />

Hè về sách vở khó mà chán<br />

Thu đến thi văn thật dễ ưa<br />

Non nước hữu tình chưa thấy đủ<br />

Trăng sao tri kỷ mấy cho vừa<br />

Trời cho mạnh khỏe thì vui sống<br />

Bỏ mặc ngoài song chuyện nắng mưa. ■<br />

Sóng Việt<br />

29 tháng Sáu 2011

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!