12.07.2015 Views

Firmament - Le Cercle Littéraire - Thế Hữu Văn Đàn - The Literary ...

Firmament - Le Cercle Littéraire - Thế Hữu Văn Đàn - The Literary ...

Firmament - Le Cercle Littéraire - Thế Hữu Văn Đàn - The Literary ...

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 1<strong>The</strong><strong>Firmament</strong><strong>Literary</strong> JournalTh‰ H»u Væn ñànApril 2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 3Haiku Poetry 138Kim Châu. Líu Lo 138Kim Châu. Xuân 139Kim Châu. Hoa Xuân 139Kim Châu. Chú Tiểu 140Kim Châu. Hào Hùng 140Kim Châu. Cờ Lau 141Kim Châu. Đò Ngang 141Minh Thu. Lũ Lụt 142Minh Thu. Hạ Buồn 142Minh Thu. Xuân Thi 143Minh Thu. <strong>Le</strong> Misanthrope (Acte III à la fin) 144Minh Thu. Kẻ Yếm Thế (Màn III cho đến hết) 189Nguyễn Vinh. Dòng Thơ (Sheet Music) 212Sóng Việt Ðàm Giang. Du Lịch Ðông Âu: Poland, Hungary, Austria, Czech Republic, vàGermany 214John Wyndham. Compassion Circuit 226Minh Thu. Người Máy Có Từ Tâm 231TMCS. L'Écriture d'un prisonnier condamné à mort 239TMCS. Handwriting of a Prisoner Condemned to Death 242Dã Thảo. Một Điểm Hẹn Cho Mùa Thu: Thành Phố Angers, Thủ Phủ Vùng Anjou 246Dã Thảo. Tinh Của Cỏ 252Thơ Sinh Nhật Cho Con 253Còn Gọi Cuộc Đời 254Æsop. Fables : 255<strong>The</strong> Mischievous Dog 255<strong>The</strong> Charcoal-Burner and the Fuller 255<strong>The</strong> Dog and the Sow 255Dã Thảo. Một Ngày Trong Nỗi Nhớ 256Thomas D. <strong>Le</strong>. A Study of Oedipus the Man in Sophocles' Oedipus Tyrannus 257


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 4Oedipus Facing the Sphinx (Hermes on the left) - Louvre


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 5To <strong>The</strong> ReaderDear Friend and Reader,On Professor Trần Ngọc Ninh's erudite treatise Cơ Cấu Việt Ngữ (<strong>The</strong> Structure of Vietnamese)Professor Đàm Trung Pháp, in his review, brings to bear the most up-to-date thinking on the universalprinciples governing language structure and linguistic theory. It is a pleasure to read about thescientific study of language discussed with such scholarly rigor.<strong>The</strong> wistful refrain Mais où sont les neiges d'antan?, which reverberates since the Renaissance,and has the Romantics claim François Villon as a precursor, is examined at some depth by Phạm TrọngLệ in a very readable analysis of this highly educated man, who fell on hard times before leaving man'sken without a trace.To change pace, Phí Minh Tâm discusses in detail versification rules of Đường (T'ang) poetryfor Sino-Vietnamese classicists. Don't miss this thorough and informative treatment.I know of no one who has traveled as extensively to all continents as Sóng Việt Ðàm Giang.<strong>The</strong>refore, trust her to bring you the salty air of Baltic Poland and land-locked Hungary sitting on theblue Danube, which Vienna's favorite son Johann Strauss rhapsodized in a timeless waltz. And if youstill hunger for foreign climes, follow Minh Thu to the Venice of the North, the pearl called Amsterdam(she did not forget to mention the red-light district close by the Old Church), or Dã Thảo to la douceurangevine that fills Joachim du Bellay's nostalgic Regrets.Bính Hữu Phạm, as usual, is ravishing, this time by his stories of chance and luck. If you are ofa mathematical bent, get into probability and have fun, but woe to any man who thinks he can beat theodds in gambling. He is fairly warned by our conteur.Kathie Phạm delves into the purity of incipient love between two simple souls in a rustic settingwith the exquisite skill of a keen observer.Have you ever asked how a medieval trade fair at Scarborough became involved in an anti-warsong during the Viet Nam War? Who else but our researcher Sóng Việt Ðàm Giang, whose curiositywas piqued, who undertook to shed light on this unlikely link!And if you want to be enchanted by songs of happiness, let Dã Thảo introduce you to LuisMariano. While she does not guarantee happiness, she can say you will be charmed by his voice.Our Poetry Corner, a favorite hangout for lovers of beauty, is populated with the sweetness andfragrance from the lines of Kim Châu, Hoàng Tâm, David Lý Lãng Nhân, Nguyễn Ngọc Cảnh. MinhThu, André Lưu, Sóng Việt Ðàm Giang, Tương Mai Cư Sĩ, and Thanh Trà Tiên Tử. Several of thesame names appear again in our tersest of all poetry, the Haiku, with Kim Châu leading the procession.Remember how Alceste was disgusted with mankind? Come with Minh Thu as she gives youthe last three acts of <strong>The</strong> Misanthrope along with her translations of Australian authors.To music lovers, Nguyễn Vinh offers the scores of his song Dòng Thơ and a YouTube link toenjoy the music. Soothing for the nerves and calming for the soul.Finally, Thomas <strong>Le</strong> examines the myth of Oedipus and tries to make sense of his struggleagainst fate and the oracle of the gods. Is Oedipus an existentialist?Now that spring is in the air, and Demeter smiles again, for Persephone is finally at her sideafter a long imprisonment in the dark Tartarus, why don't you devote some quality time to theincomparable adventure that only <strong>Firmament</strong> can bring you? ■Thomas D. <strong>Le</strong>April 2011To join Thế Hữu Vǎn Ðàn, please link to: http://groups.yahoo.com/group/thehuuvandan/joinThế Hữu Vǎn Ðàn's web site: http://thehuuvandan.org.Send comments and submissions to thomasle22@yahoo.com.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 6ñi‹m SáchCÖ-CÃu ViŒt-Ng» (Quy‹n I)(xuÃt bän lÀn thÙ hai, có sºa ch»a)cûa Giáo SÜ TrÀn Ng†c Ninhñàm Trung Pháp<strong>The</strong>o tác giả Trần Ngọc Ninh thì CƠ-CẤU VIỆT-NGỮ (Quyển I) đã ra đời hơn 40 năm tại quê nhà,mới đây được cập nhật hóa và tái xuất bản tại Mỹ với sự trợ lực của anh chị em trong Viện Việt Học(VVH), nhất là ông Vương Huê. Đây là cuốn đầu tiên (chủ đề: Sự thụ đắc ngôn ngữ) trong toàn bộ gồmbảy quyển. Quyển II (Từ N (danh từ) và các dạng vị phụ thuộc tiền-N: dạng vị q) cũng đã được VVHtái xuất bản năm 2009. Quyển III (Từ V (diễn thuật từ) và các dạng s, t, đ phụ thuộc tiền-V) đang đượcVVH chuẩn bị tái xuất bản. Được biết cơ quan văn hóa này cũng có dự định xuất bản các quyển còn lạitrong tương lai, gồm Quyển IV (Từ A (cận từ): AA, AV, và AA), Quyển V (Từ PRO-X (đại từ): PRO-N,PRO-V, và PRO-A), Quyển VI (Đoạn dạng u, v, x, y, z), và Quyển VII (Cú pháp học).Vừa mở cuốn sách ra, tôi ngạc nhiên thấy 4 trang đầu tiên, trước cả các phần cảm tạ và lời mởđầu, là bảng liệt kê các danh (terms) và ký hiệu (symbols) dùng trong sách tương ứng với các danh vàký hiệu quốc tế. Nhưng sự sắp xếp có vẻ phá lệ này thực ra có lý và ích lợi cho những người như tôivốn quen biết với những danh từ và ký hiệu trong giới ngữ học tây phương qua tiếng Anh và tiếngPháp. Tác giả hẳn đã thấy rõ tầm quan trọng của danh từ chuyên môn nên đã cho danh sách của chúngvào ưu tiên một! Thú thực, tôi đã đọc kỹ bảng liệt kê này trước tiên, trở lại với nó nhiều lần trong khinghiền ngẫm cuốn sách, và mãn nguyện được làm quen với các danh từ Việt tương đương với các danhtừ Anh và Pháp, chẳng hạn như thành phần diễn thuật chính là verb phrase (VP) trong tiếng Anh vàsyntagme verbal trong tiếng Pháp, hoặc từ Việt tân tạo của tác giả như AN (cận từ của N) chính làhiện thân của adjective trong tiếng Anh và adjectif trong tiếng Pháp. Tác giả đã dùng những danh vàký hiệu này một cách nghiêm chỉnh và nhất quán trong suốt cuốn sách. Ông cũng dùng ít danh từ tântạo, đúng như chủ trương của ông là “trong tập khảo luận này, tôi hết sức cố gắng không dùng nhữngdanh từ quá khó và nhất là những danh tân tạo.” Chính Noam Chomsky cũng hành động như thế khiông viết cuốn sách lịch sử mang tên Syntactic Structures năm 1957, trong đó những ký hiệu trong cáccông thức đều dễ nhận ra, như S = sentence, N = noun, V = verb, NP = noun phrase, VP = verb phrase,Aux = auxiliary, Prt = particle, vân vân.Mỗi khi viết về ngôn ngữ học bằng tiếng Việt, tôi thường lúng túng với danh từ chuyên môntrong tiếng mẹ đẻ, chẳng hạn như cho đến nay tôi vẫn chưa biết gọi hai từ input và output trong khoangữ học giáo dục là gì cho chuẩn trong tiếng Việt. Vì vậy tôi càng quý công lao của tác giả CƠ-CẤUVIỆT-NGỮ đã cung cấp những danh từ chuyên môn này qua bảng liệt kê nêu trên cũng như qua mụcLời Mở Đầu (trang vii-xxx), và nhất là qua mục Từ-Vựng Chọn Lọc Có Giải Nghĩa (trang 173-195)ở phần cuối sách. Những giải nghĩa súc tích này phản ánh kiến thức đương đại của khoa ngữ học vàgiúp người đọc hiểu thêm những ý niệm căn bản trình bầy trong sách. Lời giải thích của tác giả về NgữPháp Hoàn Vũ (Universal Grammar, UG) sau đây (trang 186) chứng tỏ điều ấy: “<strong>The</strong>o thuyết củaChomsky, UG là cái ngữ pháp nội tàng (có tính cách sinh học đặc loại) chung cho tất cả mọi người vàmỗi người (tính cách cá nhân) mỗi có, gồm những nguyên-lí căn bản (fundamental principles) của ngônngữ nội tàng (I-language), với những bàng kế (parameters) đặc thù đã được cố định bởi kinh nghiệmcủa cộng đồng trong lịch sử. Nhà ngữ-lí-học phải tìm ra những nguyên-lí và bàng kế của UG, tức làtrong cốt tủy, những bộ phận (modules) của cú pháp tạo tác ra (generate) vô cùng tận những cấu trúctrừu tượng nổi (S-structures) được biểu hiện bởi một hình thức logic (L-Form) và một hình thức ngữ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 7âm (P-Form).”Chương I của cuốn sách bàn về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ con. Đề cập đến sự tiên thiên(innateness) của cơ cấu não bộ và sự thâu nhận ngôn ngữ ở trẻ con, tác giả khiêm tốn cho biết ông chỉ“trình bày những ý kiến và công trình khảo cứu của các học giả tây phương ở một trình độ phổ thông.Vì vậy những sách dẫn chứng cũng rất chọn lọc” (trang 3). Độc giả nào có con hoặc cháu sơ sinh chắcsẽ thích thú đọc những đoạn ông trình bầy về tiếng đầu tiên của chúng (thường chỉ là tiếng một, rất giảndị), từ loại trong ngôn ngữ đồng ấu (hình như danh từ là loại từ được dùng trước tiên bởi đứa nhỏ mớitập nói, sau đó là động từ, rồi đến những phụ danh từ), về số tiếng mà đứa trẻ sử dụng (tăng lên dầndần, vào khoảng 2 tuổi thì nó có chừng 50 đến 100 tiếng). Nếu người đọc e dè vì những sách dẫn chứngđã khá cũ – thí dụ như bản dịch sang Anh văn năm 1948 từ cuốn Kindersprache, Aphasie undallegemeine Lautgesetze (1942) của R. Jakobson, hoặc cuốn Infant Speech: A Study of theBeginnings of Language xuất bản năm 1936 của M. <strong>Le</strong>wis – thì tôi xin thưa là những lý giải, nhận xétcủa tác giả Trần Ngọc Ninh vẫn còn khả tín khi so với những công trình nghiên cứu mới đây của cácnhà tâm lý ngữ học đương thời. Đó là các ngữ học gia S. Pinker, tác giả của <strong>The</strong> Language Instinct(1994); P. Lightbown & N. Spada, tác giả của How Languages Are <strong>Le</strong>arned (2006); S. Brown & S.Attardo, tác giả của Understanding Language Structure, Interaction and Variation (2009); và F.Parker & K. Riley, tác giả của Linguistics for Non-Linguists (2010). Hai tác giả cuốn sách sau cùngđồng thanh khí với tác giả Trần Ngọc Ninh: họ cũng rất ái mộ Chomsky, như họ đã khẳng định tronglời tựa cuốn sách: “No one can study an academic field without developing a particular view of thatfield, and certainly we are no exceptions. For example, our own views of the field are biased toward theperspective of generative grammar, a view of language that was originally developed by the linguistNoam Chomsky and that views the capacity for language as innate and uniquely human” (trang ix).Bàn về khả năng thụ đắc ngôn ngữ một cách tự nhiên và dễ dàng của trẻ thơ, tác giả có mộtnhận định sắc bén mang một giá trị sư phạm thực tiễn không thể không nhắc đến, khi ông “đồng ý rằngcó một khả năng ngôn ngữ mà con người mang sẵn trong những cơ cấu sinh-lí khi ra đời,” nhưng ông“cũng nghĩ rằng vấn đề phải được phân tích kĩ hơn, vì ảnh hưởng của cái chung quanh rất là to lớn”(trang 13). <strong>The</strong>o tôi, nếu cái “khả năng ngôn ngữ mà con người mang sẵn trong những cơ cấu sinh-lí”ấy được Chomsky mệnh danh là language acquisition device (thường được gọi tắt là LAD) trong cuốnAspects of the <strong>The</strong>ory of Syntax (1965, trang 32) thì cái “ảnh hưởng của cái chung quanh rất là tolớn” ấy đồng nghĩa với ý niệm language acquisition support system (được gọi tắt là LASS trong mộttrò chơi chữ ngoạn mục với LAD) của J. Bruner từng dạy tâm lý học tại Harvard và Oxford và là tácgiả cuốn sách <strong>The</strong> Culture of Education (1996). Đối với nhà giáo ngôn ngữ chúng tôi thì LAD là sựđóng góp trời cho, thuộc thiên nhiên (nature) và LASS là công lao dưỡng dục (nurture) của phụ huynh,của nhà trường, của xã hội vậy. Không thể coi nhẹ vai trò của LASS đi song song với LAD, vì LASScó thể thăng hoa hoặc làm trì trệ việc phát triển ngôn ngữ của trẻ thơ.Vì ảnh hưởng sâu đậm của Chomsky trong tư duy của tác giả họ Trần đã rõ rệt ngay từ mụcĐường Vào Ngữ-Pháp (trang 17) của Chương I cho đến hết cuốn sách, tôi thấy cần phải nói qua vềkhảo hướng của lý thuyết ngữ học Chomsky đã phát triển như thế nào trong vòng nửa thế kỷ qua, lấytên những cuốn sách đã trở thành kinh điển của ông để mệnh danh các giai đoạn. Trong giai đoạnSyntactic Structures (1957), Chomsky chú tâm đến việc mô tả ngữ pháp (grammatical description).Sự đóng góp chính trong thời điểm này là Chomsky cho người ta thấy ngữ pháp trí tuệ (mentalisticgrammar) có thể được mang một hình thức khoa học qua các công thức minh bạch và nghiêm khắc(explicit and rigorous – “nghiêm khắc” được hiểu là các câu được công thức tạo ra đều phải có ngữpháp tính) được gọi chung là ngữ pháp tạo tác (generative grammar). Cơ cấu thành phần có tôn ti(hierarchical phrase structure) được mô tả qua các quy luật viết lại (rewrite rules, tượng trưng bởi mũitên →) có thể nới rộng một yếu tố sang thành những yếu tố khác, như Chomsky đã cho thí dụ dưới đây,để sau cùng dẫn đến những câu lõi (kernel sentences) như “<strong>The</strong> man hit the ball” chẳng hạn:


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 8Sentence → NP + VPNP → T + NVP → Verb + NPT → theN → man, ball, etc.Verb → hit, took, etc.Tuy nhiên, những quy luật viết lại nói trên cũng cần phải được tăng cường bằng những biến cải(transformations) để có thể biến các câu lõi trở thành các câu thụ động (<strong>The</strong> ball was hit by the man)hay các câu nghi vấn (Did the man hit the ball?), vân vân. Trong giai đoạn Aspects of the <strong>The</strong>ory ofSyntax (1965), Chomsky đã đề cập đến hai ý niệm kiệt xuất là cơ cấu chìm (deep structure) và cơ cấunổi (surface structure) trong ngôn ngữ. <strong>The</strong>o ông, tất cả các câu đều do các cơ cấu chìm đã biến hóa trởthành các cơ cấu nổi sau cùng. Hai ý niệm quan yếu nữa là tiềm năng (competence) và diễn năng(performance) trong ngôn ngữ cũng được Chomsky phân biệt. Và cũng chính trong giai đoạn này, cơquan ngôn ngữ (the language organ) trong trí não mang danh LAD đã được Chomsky bàn tới. Tronggiai đoạn <strong>Le</strong>ctures on Government and Binding (1981), Chomsky cho rằng ngữ pháp gồm nhữngnguyên lý (principles) trừu tượng bất biến giữa các ngôn ngữ và những bàng kế (parameters) cho thấysự khác biệt giữa các ngôn ngữ. Trong khảo hướng mới này, D-structure cung cấp hình thức ngữ phápthuần túy, và S-structure được nối với D-structure qua sự di động (movement), nay là phương thứcbiến cải duy nhất mà Chomsky chấp nhận. PF (phonetic form) cung cấp âm thanh và LF (logical form)cung cấp ý nghĩa ngữ pháp cho câu để chuyển S-structure thành một câu có cơ cấu nổi. Cú pháp(syntax) mang tên X-BAR <strong>The</strong>ory được căn cứ trên các nguyên lý tổng quát của ngôn ngữ nói chung.Một điều nữa rất đáng ghi nhận là trong giai đoạn khảo cứu này, Chomsky (và các đồng nghiệp tánthưởng lý thuyết của ông) đã lấy các thí dụ minh chứng cho lập luận của họ từ nhiều thứ tiếng trên thếgiới, càng làm sáng tỏ hơn cho quan niệm ngữ pháp hoàn vũ. Sau hết, trong giai đoạn <strong>The</strong> MinimalistProgram (1995), Chomsky đã thiết lập những đặc tính rộng rãi hơn cho ngôn ngữ, được mô tả bằngphương thức giản dị và tổng quát tối đa, và coi sự thụ đắc một ngôn ngữ là tiến trình thụ đắc ngữ vựng(lexical entries) cùng với nỗ lực chọn lựa bàng kế thích hợp (parameter setting) cho ngôn ngữ ấy. Lúcnày, Chomsky đã bãi bỏ ý niệm D-structure và S-structure của giai đoạn trước, và chỉ chú tâm đến mốiliên hệ phức tạp giữa hai cấu phần LF và PF trong câu mà thôi.Xin trở lại với mục Đường Vào Ngữ-Pháp trong Chương I của cuốn sách đang điểm. Mục nàycó các đoạn giải thích về câu tối thiểu, hai loại từ căn bản N và V, phân tích thành phần trực tiếp củacâu, và liên hệ cơ năng và chức vụ. Tất cả được giải thích rõ ràng với các thí dụ phù hợp. Thí dụ, saukhi cho kết hợp công thức (1) N – V (mẹ bồng) và công thức (2) V – N (bồng con) thành công thức (3)N1 – V – N2 (mẹ bồng con), và rồi dùng phương thức giao hoán cho các yếu tố của (3) để từ đó có cáccâu dài hơn nhưng vẫn cùng cơ cấu -- người cha nâng niu đứa con / bà lão hôn hít cháu -- tác giả gọicông thức (3) là “câu tối thiểu bổ túc, và là một công thức căn bản trong ngữ pháp của Việt ngữ” (trang21). Công thức cho câu tối thiểu bổ túc này có thể được ghi lại thành NP1 – VP – NP2, và là mô thứccủa những câu sau đây: ông hỏi ai / anh lại đây / chúng ta học ngữ-pháp. Nói về liên hệ cơ năng vàchức vụ trong công thức câu tối thiểu bổ túc, tác giả cho biết mối liên hệ giữa NP1 và VP (tượng trưngbằng mũi tên có hai đầu) là liên hệ từng lớp thứ nhất, và mối liên hệ giữa VP và NP2 (tượng trưngbằng mũi tên chỉ về hướng trái) là liên hệ từng lớp thứ hai. Đây là một cách diễn tả độc đáo của tácgiả mà tôi chưa hề thấy trong các tài liệu khác. Tác giả cũng gọi liên hệ thứ nhất là liên hệ chủ tử -diễn tử có tính cách hỗ tương và liên hệ thứ hai là liên hệ diễn tử - bổ tử có tính cách chọn lựa. [Chủtử còn được gọi là chủ ngữ (subject), diễn tử là vị ngữ (predicate), và bổ tử là bổ ngữ (complement)hoặc tân ngữ (object) trong tài liệu của một số tác giả khác]. Dưới đây là các vai trò thông thường và


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 9đặc biệt của bổ tử trong tiếng Việt, theo tác giả Trần Ngọc Ninh:Bổ tử chỉ thụ nhân:NP1 V NP2Cha bế béHai người yêu nhauBổ tử chỉ tác nhân:Nó bị bảHai người yêu nhauBổ tử chỉ cái phần đặc biệt chịu tác dụng của sử trình:Nó mất lòngAnh khỏe tayBổ tử đặc biệt:Ông ta làm luật sưNó như cái con khỉTrong phần nói về các mô hình ước lệ của câu trong ngôn ngữ [sách giáo khoa gọi là word-ordertypology, một bàng kế quan trọng trong ngôn ngữ, sắp xếp thứ tự xuất hiện của các yếu tố S (subject),V (verb), và O (object) trong câu] tác giả coi mô hình NP1 - V - NP2 (mà giáo giới chúng tôi gọi làSVO, được thấy trong khoảng 40% tiếng nói loài người) “là mô hình ước lệ của câu Việt ngữ trongngôn từ bình thường.” Ông cũng đưa ra những thí dụ khá thuyết phục để chứng minh rằng “mô hìnhnày không phải là mô hình cú pháp độc nhất” trong tiếng Việt, vì ta còn thấy các mô hình sau đây:NP1 – NP2 –V(SOV, mô hình của tiếng Nhật và cũng của khoảng 40% ngôn ngữ thế giới khác nữa), như trong câu:Ông ta tiền nhiều.NP2 – NP1 – V (OSV, một mô hình tồn tại trong rất ít ngôn ngữ nhân loại), như trong câu:Danh vọng nó có.Bàn về mô hình NP2 – NP1 - V, tác giả chí lý khi nhận định rằng “bổ từ NP2 ‘danh vọng’ được dùnglàm đầu đề của câu” (trang 32). [Trong trường hợp này, tôi thường gọi tắt đầu đề NP2 là đề hoặc topic,và phần còn lại NP1 – V là thuyết hoặc comment. Cấu trúc này thường được gọi là cấu trúc đề-thuyếthay topic-comment]. Mặc dù tác giả cho rằng “Việt ngữ không dùng cách nói này thường xuyên, vàchỉ dùng khi muốn nhấn về cái được chỉ từ N bổ vụ” (trang 32), tôi vẫn nghĩ đề - thuyết là một lối nóirất thông thường trong tiếng Việt.Phần kết luận Chương I của tác giả phản ánh tính chất tiên thiên (innateness) của khả năng thụ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 10đắc ngôn ngữ của trẻ thơ trong bất cứ xã hội nào: “Nhập tâm được mô hình căn bản của câu tối thiểucũng chưa phải là làm chủ được ngôn ngữ. Đứa trẻ còn phải thu nhận nhiều mô hình câu khác và dựavào những mô hình ấy, phải có thể cấu tạo được những câu mới mà mô hình chưa bao giờ được sửdụng bởi chính nó hay bất cứ ai gần nó” (trang 34-35).Chương II là một “sơ giải” về cú pháp Việt Nam qua các thí dụ kỳ thú lấy từ tiếng “trẻ con hát, trẻ conchơi” từ hàng ngàn năm nay, như các câu “Bụt ngồi, Bụt khóc”, “Con cóc nhảy ra, con ma thập thò”,“Củ khoai chấm mật”, vân vân. Dựa vào lý thuyết tâm lý ngữ học đương thời, tôi tin chắc rằng các bàihát ấy là hình thức tối hảo của comprehensible input (mẫu ngôn ngữ dễ lĩnh hội) là thứ nhiên liệu bắtbuộc phải có để cho cái LAD trong não bộ hoạt động. Vì vậy, tôi rất tâm đắc nhận định có giá trị sưphạm cao của tác giả rằng “Chính những bài hát nhỏ của bọn trẻ con truyền cho nhau, giản dị trong lời,ngây thơ trong ý, là những cái khuôn, để trẻ theo đó mà đúc thành những câu khác, ban đầu giống thế,và về sau càng ngày càng phức tạp, uẩn súc hơn, theo những quy luật của ngữ pháp tạo tác” (trang 44).Tôi cũng nghĩ quan sát ngôn từ con nít để tìm hiểu sự phát triển ngôn ngữ tự nhiên là một cao kiến, nhưChomsky từng nói trong cuốn Language and Mind (1968) mà tác giả Trần Ngọc Ninh thuật lại là“Ngữ pháp của một ngôn ngữ phải được khám phá ra bởi đứa trẻ, từ những điều mà nó đã thụ đắc”(trang 17).Sử dụng các câu hát trẻ thơ đầy tình tự dân tộc để biểu hiện các khuôn cú pháp căn bản như tácgiả đã làm trong chương này là một khảo hướng tân kỳ, một luồng gió mới rất hấp dẫn. Các khuôn đóđược tóm lược như sau:Khuôn I:Bụt ngồi. Bụt khóc. Con cóc nhảy ra. Con gà ú ụTác giả cho biết khuôn này, với công thức NP – VP, là “câu tối thiểu mà cơ cấu dễ hiểu nhất” với lý do“việc được kể ra chỉ có một và liên hệ đến một người (hay một sự vật) mà thôi” (trang 44). Thành phầnNP có thể là từ đơn (Bụt) hoặc từ N hai tiếng (con cóc). Từ hai tiếng “con cóc” có cơ cấu “n2 – n1”,trong đó n2 được gọi là loại danh và n1 là biệt danh. Thành phần VP cũng có thể là từ đơn (ngồi) hoặccũng có cấu tạo hai tiếng (nhảy ra). Từ hai tiếng “nhảy ra” có cấu tạo “v2 – v1”, trong đó v2 được tácgiả gọi là diễn thuật từ miêu tả, và v1 là diễn thuật từ chiều hướng. Đến đây, qua thí dụ “con cócnhảy ra”, tác giả cũng cho độc giả thưởng thức một chút hương vị Chomsky về cơ cấu chìm và cơ cấunổi:Nổi:Chìm:S: Con cóc nhảy raSa: Con - nhảy raSb: Con - là con cócCâu Sb đã được cài vào trong nội bộ của câu Sa để trở thành: Con (con là con cóc) nhảy ra, theo môthức n2 (n2 là (n2 – n1)) – VP. Biểu đồ cây (tree diagram) dưới đây càng làm sáng tỏ mối liên hệ này:


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 11Hiển nhiên, theo tôi, Khuôn I chỉ áp dụng khi VP của nó là một diễn thuật từ không đòi hỏi một bổ từ,tức là khi VP ấy là một động từ nội động (intransitive verb, thường gọi tắt là Vi). Hoặc nói cách khác,chúng ta có thể viết lại VP trong Khuôn I như sau:Khuôn II:VP → Vi.Củ khoai chấm mật. Tao ném hòn sành.Công thức của khuôn này là NP – V - N, trong đó tác giả minh định “những từ V này có thể gọi là từ Vchuyển tác (transitif)” tức là chúng “đều nói về một sử trình được tác động vào một cái được nói ra sautừ V bởi một thành phần NP gọi là bổ-tử hay từ N bổ-vụ” (trang 53). [Từ V chuyển tác ở đây đồngnghĩa với động từ ngoại động (transitive verb) trong danh mục cổ truyền].Khuôn III:Nhà mụ thổi xôi. Nhà tôi nấu chè.Khuôn này vẫn theo mô hình NP1 – VP – NP2 , nhưng trong đó NP1 (nhà mụ, nhà tôi) là một nhómphức tạp, khác với cấu tạo của “con cóc, củ khoai” vì “nhà mụ, nhà tôi” là hai từ N liên kết, chứ khôngphải là một từ hai-tiếng. Tác giả đưa bằng chứng là giữa “nhà” và “mụ” ta có thể đặt thêm một haynhiều tiếng khác (nhà của mụ, cái nhà êm ấm của mụ), trong khi đó “con cóc” là từ một khối, khôngcho phép nói “con của cóc” (trang 58). Tác giả cũng gọi “mụ” là bổ-tử (complement) của “nhà.”Khuôn IV:Hai chân trước đi trước. Hai chân sau đi sau.Vẫn theo mô hình căn bản S → NP – VP, trong đó NP là “Hai chân trước/Hai chân sau” và VP là “đitrước/đi sau”, khuôn sau cùng này được tác giả giới thiệu minh bạch bằng cách cho mỗi từ trong câutương ứng với vai trò của nó qua một ký hiệu viết tắt, như dưới đây:Hai chân trước đi trước.Hai chân sau đi sau.q N AN V AVCác ký hiệu viết tắt ở trên có nghĩa như sau: q = quantifier, dạng q (lượng số dạng); N = noun, danh từ;AN = adjective, cận từ của N; V = verb, diễn thuật từ; AV = adverb, cận từ của V.Chương III được dành để thảo luận về cơ cấu dạng vị học trong tiếng Việt. Đây là chương dài nhấttrong sách, chứa đựng nhiều nhận định sắc bén và độc đáo có thể làm độc giả ngạc nhiên thích thú vìtính cách mới lạ của chúng. Trong phần mở đầu, tác giả nói qua về ý niệm tiềm năng (competence) vàdiễn năng (performance) của Chomsky. Tác giả cắt nghĩa ý niệm competence của Chomsky thỏa đángnhư sau: “Một câu, nói ra hoặc viết ra, được coi là có ngữ pháp tính (grammaticalité) khi tất cả mọingười trong cộng đồng ngôn ngữ ấy cùng hiểu; lí do là vì mọi người đều nhận thấy câu ấy hợp với cái


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 12tiềm năng (competence) ngôn ngữ của mình. Tiêu chuẩn này do Chomsky đặt ra, tuy bề ngoài chỉ cótính cách thực hành và thực tiễn, nhưng đã được coi như dĩ nhiên trong các giảng đường” (trang 69).Tôi xin được nói thêm rằng “nhất là trong các giảng đường sư phạm nước Mỹ ngày nay khi giáo giớiđược huấn luyện về những phương thức giúp học trò thụ đắc một sinh ngữ thứ hai” vì competencechính là điều giáo giới phải giúp học trò đạt được. Mức competence của học trò đạt được thường đượclượng giá qua diễn năng (performance) cụ thể của họ, tức là khả năng thực sự của học trò khi viết vànói thứ tiếng họ đang cố gắng chinh phục. Ý niệm thành phần trực tiếp (immediate constituent), mộtnguyên lý trong ngữ pháp đại đồng, mà tác giả diễn đạt là “sự khả phân của câu ít nhất là hai khúc”cũng được soi sáng. Áp dụng sự phân tích này vào một câu hạch tâm, ta sẽ thấy hai khúc liên hệ vớinhau là NP và VP. Khúc NP có đơn vị chủ chốt (head) là từ N và có thể giảm thiểu đến mức chỉ còn từN này mà thôi. VP cũng có một đơn vị chủ chốt là từ V và cũng có thể giảm thiểu đến mức chỉ còn cótừ một từ V này mà thôi, với điều kiện là từ V này có thể đứng một mình. Hai thí dụ được tác giả đưara:Mây / bay.Kẻ trộm và người mua đồ ăn trộm / đều bị bắt.Tuy tác giả không minh định, tôi hiểu chữ từ của ông tương đương với chữ word trong tiếng Anh, vìđịnh nghĩa từ của ông dựa trên định nghĩa word của Bloomfield (1933): “Từ là hình-thức cú-phápcách-biệt tối-thiểu trong ngôn-ngữ” (trang 80). <strong>The</strong>o ông, “Một từ có thể là một dạng-vị như lúa, gạo,đi, nói …; một từ cũng có thể được làm thành bởi hai hay nhiều dạng-vị như cái cưa, cò cưa, lê la, lậplòe …” (trang 80). <strong>The</strong>o ông, nếu ngữ pháp cổ truyền đã được xây dựng hoàn toàn trên căn bản ý niệmthì khuynh hướng hiện tại của ngữ lý học là ngữ pháp hình thức. Và ông sẽ dùng những tiêu chuẩn hìnhthức theo cú pháp để định loại các từ trong tiếng Việt. Những tiêu chuẩn hình thức đó, trước hết, gồmsự khảo sát các tính cách phân phối (distributive features) và sự định đoạt từ bằng phép giao hoán(substitution) của một loại từ. Khi sự khảo sát các tính cách phân phối của một loại từ đã đầy đủ thì tứclà loại từ đó đã được định theo tiêu chuẩn khoa học. Và khi áp dụng tiêu chuẩn giao hoán, “những từkhả dĩ giao hoán được với nhau trong một đồng văn và có cùng một số nét cú pháp là những từ đồngloại và đồng trị” (trang 98). Như vậy, trong câu “Bông hoa đẹp quá”, cấu tạo của từ “bông hoa” là (N2– N1), và tất cả những khúc ngữ lý có thể giao hoán được với “bông hoa” sẽ đều có thể coi là từ Nđược: cô bé, hòn đá, bức họa, pho tượng … Tuy nhiên, trong xây dựng “Cô bé hỏi mẹ” thì cô bé, bônghoa, hòn đá không hoàn toàn giao hoán với nhau được, vì “giữa cô bé, bông hoa, hòn đá chỉ có sự đồngloại mà không có sự đồng trị” (trang 99). [Trong phần từ vựng chọn lọc ở cuối sách, tác giả dịch đồngloại là homo-categorial và đồng trị là equivalent sang tiếng Anh (trang 181)]. Hình thức thứ ba đểđịnh loại các từ trong một ngôn ngữ là sự kết hợp thường xuyên của mỗi loại từ với một số tiếng (haydạng-vị) đặc biệt. Chẳng hạn, “ngủ, ăn, uống …” đều có thể đứng sau “sẽ, đang, đã …” và đứng trước“rồi, lắm, mãi …” Như vậy tất cả những từ cư xử giống như “ngủ, ăn, uống …” có thể được xếp vàoloại từ N. Đồng thời, các tiếng “sẽ, đang, đã” được gọi là hiệu-kí tiền-V, và các tiếng “lắm, rồi, mãi” làhiệu-kí hậu-V. Tác giả cũng đề cập đến cách dùng các chứng tự (mots témoins) của ngữ học gia LêVăn Lý (1948) và các tiếng chỉ điểm (indicators) của ngữ học gia P. Honey (1956) để định loại các từtrong tiếng Việt. Và vì thấy hai lối này có vài khuyết điểm, nhất là về các hư tự, tác giả minh định“trong sách này sự định loại các từ sẽ không dựa hoàn toàn vào phương pháp hiệu-kí.” Tác giả nóithêm, “Sự phân tích thành phần có mục tiêu là xác định sự phân phối của các từ theo cơ năng cú phápmà mỗi từ có thể có trong cấu tạo của câu. Vì tính cách đặc biệt của Việt ngữ, sự phân tích này đã đượcnhận là phương pháp khảo sát sơ khởi chính yếu” (trang 107). Sau hết, sự định loại các từ còn có thểthực hiện được bằng cách phân tích cấu tạo dạng vị của từ. Đối với một ngôn ngữ uyển biến(inflectional) như tiếng Anh, tiếng Pháp thì đây là một công việc dĩ nhiên và dễ dàng, chẳng hạn từ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 13“action” được phân tích thành /act-/ + /-ion/ và sẽ được coi là danh từ. Rồi tác giả đưa ra một câu hỏiquan trọng: “Nhưng đối với Việt ngữ thì có thể dùng cách này được không?” và ông tự trả lời một cáchtích cực: “Đó là một điều mà sách này trả lời là đôi khi có” (trang 108). Bảng 6 (trang 108) liệt kê cácloại từ chính đã được tác giả nhận diện trong Việt ngữ, tương ứng với các từ loại của ngữ pháp hoàn vũ.<strong>The</strong>o đó, thành phần danh (NP) của một câu (S) gồm các yếu tố [Tiền-N q (quantifier) - N (danh từ) -Hậu-N] và thành phần diễn thuật (VP) gồm các yếu tố [Tiền-V đ, s, t - V (diễn thuật từ) - Hậu-V].Tiền-N q có các dạng K (ước dạng), L (lượng dạng), M (số dạng), và LM (số lượng dạng). Hậu-N códạng AN (cận danh từ, adjective). Tiền-V có các dạng đ (định chế, morpheme of status), s (sắc thái,aspect), t (thời gian, time) thực hiện bởi V aux (V phụ, auxiliary verb), V mod (V thức, modal verb).Hậu-V có dạng AV (cận diễn từ, adverb). Tiếc thay, các loại từ chính trong NP và VP nói trên được sắpxếp lớp lang như vậy mà tác giả không cho các thí dụ cụ thể đi kèm. Đây là một sơ sót đáng tiếc khiếnngười đọc khó theo dõi phần rất quan trọng này của chương sách. Có lẽ phần hấp dẫn nhất của ChươngIII là mục Dạng-Vị của Việt-Ngữ (trang 114-129) và mục Biến-Dạng của Dạng-Vị (trang 130-138) vìmột số phát hiện và lý giải độc đáo và sâu sắc của tác giả có thể làm người đọc ngạc nhiên trong thíchthú. Sự kiện tiếng Việt vẫn được coi là một ngôn ngữ cách thể (isolating language), trong đó từ làdạng-vị và dạng-vị cũng là từ, đã khiến các ngữ học gia Việt Nam và tây phương kết luận rằng “tươngquan vị trí là hình thức ngữ pháp độc nhất được dùng trong ngôn ngữ Việt Nam” là một nhận định xácđáng của tác giả. Nhận định này khiến tôi nhớ lại những lời sau đây của ngữ học gia Nguyễn Đình Hòatrong cuốn Vietnamese/Tiếng Việt Không Son Phấn (1997, trang 17) của ông: “Comparativelinguistics, focusing on the characteristics of the word, would label Vietnamese as an ‘isolatinglanguage’, that is, one in which all the words are invariable and grammatical relations are primarilyshown by word order.” Khi nói về dạng vị trong ngôn ngữ cách thể thì hầu như không ai tin là cónhững hình thức ở dưới từng-lớp từ, điển hình là nhận xét của ngữ học gia A. Radford trong cuốnLinguistics: An Introduction (1999, trang 180): “<strong>The</strong>se [isolating] languages have few, if any, boundmorphemes. Thus in Vietnamese, there is no morpheme corresponding to English –er in driver, thisconcept being conveyed by a compound with roughly the structure drive + person.” Nhưng tác giả TrầnNgọc Ninh đã nêu ra một chuỗi câu hỏi kiệt xuất, thuộc loại research questions trong môi trường hànlâm, đó là “Trong ngữ-pháp của Việt-ngữ, có hay không có những hình-thức ở dưới từng-lớp từ? Nếucó thì những hình-thức nào có thể gọi là dạng-vị được? Những dạng-vị nào có tính-cách hiệu-kí ngữpháp?Đến mức-độ nào ta có thể nhận được Việt-ngữ là một ngôn-ngữ cách-thể?” (trang 114). Và trongniềm tin “đã đến lúc chúng ta phải khảo-sát Việt-ngữ ở ngoài mọi tiên-kiến và nếu cần, chấp nhận rằngcó thể có những nét cơ-cấu đặc-thù bất-ngờ trong hệ-thống của Việt-ngữ” (trang 115), ông đã tự trả lờinhững câu hỏi đó một cách hùng hồn, mạch lạc, với các thí dụ chứng minh có nhiều tính cách thuyếtphục. Chẳng hạn, theo ông, tiếng Việt có những dạng-vị buộc (bound morphemes) như /đàn/ của cáctừ đàn ông, đàn bà, đàn anh, đàn chị, đàn con; ý nghĩa của dạng-vị /đàn/ là một nhóm cách-biệt trong tổchức của một cộng đồng sơ thủy, nhưng ý nghĩa ấy nay đã mất. Dạng-vị đặc biệt trong trong từ vộivànglà /-àng/ mà ta còn thấy trong dễ-d/àng, dịu-d/àng, rõ-r/àng, vẻ-v/ang, ngổn-ng/ang … Tác giảthấy dạng-vị buộc /-ang/ “có một nội dung kéo dài và nặng tính-chất cảm-xúc hơn từ đơn (vội, dễ …”và nó “thực sự có một hiệu-quả ngữ-pháp giống như các dạng-vị tiếp-vĩ (suffix) trong hầu hết cácngôn-ngữ khác trên thế-giới” (trang 119). Ngoài ra còn có những dạng-vị buộc tiếp-trung-phần(infix) và tiếp-đầu-phần (prefix), với dạng-vị tiếp-trung điển hình nhất là /-âp/ trong những từ V/Anhư ấp-úng (phụ âm đầu không có), l/-ập-lòe, ch/-ập-chờn, b/-ập-bẹ, th/-ấp-thoáng … Tuy khó nhậndiện, dạng-vị tiếp-đầu cũng hiện hữu, như các dạng-vị buộc /-k/ trong loại /cái/ có “cây, cỏ”; trongloại /con/ có “cá, cua, cáy.” Ngoài ra còn có dạng-vị buộc /đ-/ và /s-/ liên hệ đến thời gian trong các từ“đã, đang, sắp, sẽ”, cũng như dạng-vị buộc liên hệ đến dạng-vị định-chế như /ch-/ trong các từ “chẳng,chả, chớ, chỉ, chưa” hoặc /đ-/ trong “đâu, đếch, đừng.” Nhận định sắc bén này của tác giả về dạng-vịtiếp-đầu Việt ngữ khiến tôi nhớ lại ý niệm phonetic-semantic resemblance trong Anh ngữ được nêu


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 14lên trong cuốn sách Language (1933, trang 244) đã trở thành kinh điển của <strong>Le</strong>onard Bloomfield, mộtnúi Thái Sơn của trào lưu ngữ pháp cơ cấu Hoa Kỳ. Bloomfield đã nêu lên các dạng-vị buộc /n-/ trongcác từ “not, neither, no, never”; /fl-/ trong các từ “flash, flicker, flame, flare”; và /sn-/ trong các từ“sniff, snort, snore.” Trong mục Biến-Dạng của Dạng-Vị, tác giả cũng chia xẻ với người đọc một sốnhận xét độc đáo. <strong>The</strong>o ông thì “ảnh hưởng của đồng-văn có thể làm thay đổi cái nội-dung của dạng-vịđi, trong một vài giới-hạn.” [Đồng-văn hay context, được tác giả định nghĩa là “cái chung-quanh lâncậncủa một yếu-tố ngữ-lí (âm-vị, dạng-vị, từ, câu) trong một bản văn” (trang 181)]. Thí dụ: nhữngtiếng bắt đầu bằng âm [v-] như vơ, vật, vất, văng, vấn “chỉ những động-tác mà người ta thường làmbằng tay” nhưng những tiếng bắt đầu bằng âm [kw-] như quơ, quật, quất, quăng, quấn “chỉ nhữngđộng-tác mà người ta thường làm với một dụng-cụ, một cái roi, một sợi dây, hay vật gì đó” (trang 130).Vài thí dụ độc đáo nữa về biến dạng của dạng-vị liên hệ đến các số 1, 5, và 10: Dạng-vị /một/ có haibiến thể là /một, mốt/; dạng-vị /năm/ có các biến thể /lăm, nhăm, răm, rằm/; và dạng-vị /mười/ có cácbiến thể /mười, mươi/ và biến thể đặc biệt /-m/ như trong “bă-m lăm.” Tưởng cũng nên biết sự sử dụngcác biến thể dạng-vị tùy theo đồng văn này được gọi là morphologically-conditioned alternationtrong sách giáo khoa đương đại.CƠ-CẤU VIỆT-NGỮ (Quyển I) là nỗ lực tiên phong nghiêm túc để tìm hiểu cơ cấu tiếng Việtqua khảo hướng ngữ pháp hoàn vũ của Noam Chomsky, một việc làm, như tác giả Trần Ngọc Ninh chobiết trong Lời Mở Đầu, “gần như không có một công-trình tương-tự nào để hướng dẫn” khiến cho “cácquan-niệm mới phải dựng lên quá nhiều, đến nỗi rằng sự khảo-sát đã luôn-luôn ở bờ của sự phiêu-lưutư-tưởng.” Bất chấp những thử thách ấy, ông đã thành công và tôi chia xẻ niềm sung sướng của ông khiông nhận thấy rằng “trong căn-bản, ngôn-ngữ của chúng ta cũng không ra ngoài cái mẫu chung của cácngôn-ngữ được dùng trong loài người, mà cơ-cấu-pháp đã làm sáng tỏ.” Ông đã thành thực và khiêmcung khi minh định cuốn sách này “không phải là một sách giáo-khoa, theo nghĩa thông-thường củadanh-từ này”, nhưng tôi phải nói ngay đây là một nguồn tài liệu hiếm quý cho những người muốn tìmhiểu cơ cấu tiếng Việt qua lăng kính ngữ pháp tạo tác và ngữ pháp biến cải, gồm chính bản thân tôi.Nhìn vào những chủ đề trong sáu cuốn sách kế tiếp (như đã nêu ở phần đầu bài điểm sách này), tôi thấyông đã thiết lập một “blueprint” chí lý cho công trình nghiên cứu lớn lao này. Tôi mong đợi được đọctrọn bộ, nhất là cuốn sau cùng dành cho cú pháp học.Cuốn sách được in ấn rất chuyên nghiệp với sự trợ giúp hết lòng của ban kỹ thuật Viện ViệtHọc. Tuy nhiên vẫn còn một số những lỗi đánh máy mà tôi liệt kê dưới đây để tác giả cho sửa lại trongấn bản tương lai: (Trang 3) trong phần danh và kí-hiệu ở đầu sách, hai mũi tên diễn tả liên hệ chọn lựaphải chỉ hai chiều khác nhau. (Trang 6) trong phần cước chú, sửa “F. C. Skinner” thành “B. F. Skinner.”(Trang 19) trong phần cước chú, sửa “với từ N bế” thành “với từ V bế.” (Trang 32) trong công thức (4),sửa “N2” thành “NP2.” (Trang 110) dòng 11, sửa “tiền-B” thành “tiền-V.” (Trang 111) trong công thứcở dòng 8, sửa “NP2” thành “PP.” (Trang 122) dòng 17, sửa “morphem” thành “morpheme.” (Trang126) dòng đầu mục 7.4, sửa “ambigu” thành “ambiguity.” Tôi cũng muốn thấy tác phẩm này có thêmphần thư tịch đầy đủ ở cuối sách, như trong bất cứ một văn kiện hàn lâm nào. ■*Viện Việt Học xuất bản năm 2007, 255 trang, ấn phí 20 Mỹ kim.Tài liệu tham khảoBloomfield, <strong>Le</strong>onard (1933). Language. New York: Holt, Rinehart, & Winston.Brown, Steve & Attardo, Salvatore (2005). Understanding Language Structure, Interaction, andVariation. Ann Arbor: <strong>The</strong> University of Michigan Press.Bruner, Jerome (1996). <strong>The</strong> Culture of Education. Cambridge: Harvard University Press.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 15Chomsky, Noam (1957). Syntactic Structures. <strong>The</strong> Hague: Mouton.Chomsky, Noam (1965). Aspects of the <strong>The</strong>ory of Syntax. Cambridge: <strong>The</strong> MIT Press.Chomsky, Noam (1986). Barriers. Cambridge: <strong>The</strong> MIT Press.Chomsky, Noam (1988). Language and Problems of Knowledge. Cambridge: <strong>The</strong> MIT Press.Chomsky, Noam (1993). Language and Thought. London: Moyer Bell.Comrie, Bernard (1989). Language Universals and Linguistic Typology: Syntax and Morphology.Oxford, UK: Basil Blackwell.Cook, Vivian & Newson, Mark (1996). Chomsky’s Universal Grammar. Oxford, UK: BlackwellPublishers.Lightbown, Patsy & Spada, Nina (2006). How Languages Are <strong>Le</strong>arned. Oxford, UK: OxfordUniversity Press.Lê, Văn Lý (1948). <strong>Le</strong> parler vietnamien. Paris: Hương Anh.Nguyễn, Đình Hòa (1997). Vietnamese / Tiếng Việt Không Son Phấn. Amsterdam/Philadelphia: JohnBenjamins Publishing Company.Parker, Frank & Riley, Kathryn (2010). Linguistics for Non-Linguists. Boston: Allyn & Bacon.Pinker, Steven (1994). <strong>The</strong> Language Instinct. New York: Harper Collins.Radford, Andrew (1997). Syntax: A Minimalist Introduction. Cambridge, UK: Cambridge UniversityPress.Radford, Andrew (1999). Linguistics: An Introduction. Cambridge, UK: Cambridge University Press.Webelhuth, Gert (Editor, 1995). Government and Binding <strong>The</strong>ory and the Minimalist Program. Oxford,UK: Blackwell.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 16


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 17Mais où sont les neiges d’antan?Tìm đâu những Áng tuyết xưa :Ðọc lại ca khúc của VillonVài Dòng Tiểu Sử Villon:Phåm Tr†ng LŒ sưu khảo và dịchFrançois Villon, thi-sĩ Pháp, tên thật là François de Montcorbier hay François Des Loges, sinh năm1431, vào cuối thời Trung Cổ, không rõ chết nămnào, được coi như một nhà thơ trữ tình lãng du nổitiếng. Ông lấy họ Villon là họ người bảo trợ, một vịviện trưởng một tu viện. Khi còn là sinh viên, ônghọc hành xuất sắc; chưa tới 21 tuổi đã đậu bằngMaster of Arts ở đại học Sorbonne (nên còn được gọilà Master Villon). Nhưng vào thời đó, các trường đạihọc ở Paris còn dưới quyền điều khiển của các nhà tusĩ, và sinh viên, nếu có tội, thì chỉ bị xử trước toà ánđạo chứ không bị xử bởi toà án đời. Villon theo đòiđời sống trụy lạc của sinh viên, bạn bè với nhữngphường vô lại, đánh nhau, có lần giết một nhà tu,năm ông 24 tuổi. Rồi từ đó vào tù ra khám, hay bị điđày, vì ăn trộm ăn cướp, và có những hành độngphạm pháp khác.Figure 1. François VillonNhững Biến Cố Lịch Sử trong Thời Villon.1415: Henry V vua Anh đánh nhau với Pháp. Trong trận Agincourt, quân bộ Anh nhờ có nhữngnỏ dài nên bắn xa, tên xuyên thủng áo giáp và thắng các hiệp sĩ Pháp. Quận công Burgundy hoàhiệp liên minh với Anh. Miền Burgundy lúc đó gồm phía Bắc nước Pháp, Bỉ, Lục Xâm Bảo và HàLan bây giờ.1428: Quân Anh vây Orléans, trên sông Loire, Joan of Arc (Jeanne d’Arc) được vua PhápCharles VII cho cầm đầu 2,000 quân sĩ, đánh lui quân Anh, rồi đưa vua về nhà thờ Reims để đăngquang. Năm 1430, Joan of Arc bị bắt ở Compiègne, bị bán cho quân Anh, bị đưa ra toà, kết tội tàgiáo và phù thuỷ, và bị đốt sống năm 1431. Năm đó Villon ra đời.1455: Quân Pháp có trọng pháo do Jacques Coeur mua, đẩy lui quân Anh về Calais.1449: Villon (tên lúc đó là Montcorbier) đỗ bằng Bachelor of Arts.1452: Villon tốt nghiệp Master of Arts.1456: đêm Giáng sinh, Villon vào đại học College of Navarre ăn trộm; bị tù.1461: được vua tha.1461: viết tập Testament.1462: bị tù vì tội trộm, bị kết tội xử giảo. Xin ân xá lên viện dân biểu.1463: án xử giảo được bác, nhưng Villon bị đầy khỏi Paris. Ði đâu, ở đâu, chết ở đâu, không


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 18thấy nói rõ.Tác Phẩm:Năm 25 tuổi, ông viết tập PETIT TESTAMENT, là một tập ca khúc laïs, hay gọi là “legacies”,trong đó ông kể chuyện ông bỏ Paris, để lại một ít đồ đạc rẻ tiền cho bạn bè. Nhưng phải chờ đến năm1461, ông viết tập GRAND TESTAMENT, một bài thơ dài 2 ngàn câu, giọng buồn, kể lại cuộc đờimình. một tên ăn xin, ăn trộm, châm biếm đời sống lúc đó, thì tài của Villon mới được công nhận.Trong tập này có mấy ca khúc (ballades) mà ca khúc nổi tiếng nhất là “Ballade des dames du tempsjadis” mà nhà thơ Anh Dante Gabriel Rossetti, một nhà thơ lãng mạn thời Victoria, đã dịch sang tiếngAnh.Năm 1462, ông đánh nhau ngoài phố, gây nên án mạng, và bị kết tội xử giảo. Ông viết bài ca“ballade des pendus” (“Ballad of the hanged men” “Ca khúc của tử tội bị xử giảo”) trong đó ông viếtlời cho mộ bia của chính mình, trách con người bất công và xin Thượng đế tha thứ. Nhờ bạn ông canthiệp, án giảo đưoc đổi sang án đầy. Và sau đó không ai nghe nói đến ông nữa. Bốn trăm năm sau, vàothế kỷ 19, ông được các thi sĩ Rossetti và Swinburne dịch thơ ông và trong thế kỷ 20, truyện đời ôngđưọc đưa vào mấy vở kịch và phim. Thơ của ông được nhà soạn nhạc và chơi đàn guitar GeorgesBrassens phổ nhạc (xem đoạn cuối).Thời Villon ở PhápKhi Villon còn sống, thành phố Paris vẫn còn bị quân Anh chiếm; sông Loire, chứ không phảisông Seine, là trục giao thông chính. Vào thời này, Paris chưa phải là kinh dô của văn vật. Thời đó,những vùng nổi tiếng là Ghent, Brussels, Antwerp hay Dijon. Paris lúc đó là một thành phố nghèo.Tại đại học Paris, nơi đào tạo ra những học giả như Abélard và Peter Lombard, sinh viên họcnăm môn văn khoa tự do. Giáo sư giảng lớn tiếng, sinh viên nghe, ghi chú, thầy trò chỉ có vài cuốnsách. Văn bằng đầu tiên là baccalauréat/baccalaureate, sau đó, nếu sinh viên muốn học thêm, thì soạnthi “licence/license” để đi dạy, và sau đó là bằng như Master of Arts bây giờ. Ðỗ bằng này có thể lênhọc các phân khoa gọi là “facultés/faculties” chuyên môn: thần học, triết học, giáo luật, nhưng chưa cócác môn như luật và y khoa. Danh từ “université” lúc đó chỉ một nhóm người đồng mục tiêu học hỏinhư các phường công nghệ (guilds), một tổ hợp giữa giáo sư và sinh viên dưới quyền toà thánh.Thành phố Paris vào năm 1438, sau một trăm năm chiến tranh với quân Anh, bị đói khổ. Mùađông không có lò sưởi, dân chết đói, chết rét, lại thêm nạn dịch đậu mùa, hàng ngàn dân chết. Trongthành phố, gái giang hồ sống trong các tửu quán, ai có tiền sẽ được chiêu đãi. Và Villon cũng lang chạtrong các tửu quán này. Cuối thời Trung cổ, trong cảnh loạn lạc mà con người vẫn giữ được lòng yêuđời “joie de vivre”.Bài thơ bất hủ: Các Mỹ nhân ngày xưaBallade des dames du Temps JadisDictes moy ou, n’en quel pays,Est Flora, la belle Romaine,Archipiades, ne Thaïs,Qui fut sa cousine germaine,Echo parlant quant bruyt on maineDessus riviere ou sus estan,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 19Qui beaulté ot trop plus qu’humaine?Mais ou sont les neiges d’antan?Ou est la tres sage Helloïs,Pour qui fut chastré et puis moynePierre Esbaillart a Saint Denis?Pour son amour ot ceste essoyne.Semblablement, ou est la royneQui commanda que BuridanFust geté en ung sac en SeineMais ou sont les neiges d’antan?La royne Blanche comme lysQui chantoit a voix de seraine,Berte au grant pié, Bietris, Alis,Haremburgis qui tint le Maine,Et Jehanne la bonne LorraineQu’Englois brulerent a Rouan;Ou sont ilz, ou, Vierge souvraine?Mais ou sont les neiges d’antan?ENVOIPrince, n’enquerez de sepmaineOu elles sont, ne de cest an,Que ce reffrain ne vous remaine:Mais ou sont les neiges d’antan?Figure 2. Héloïse et AbélardFRANÇOIS VILLONChú thích về các nhân danh trong bài thơ trênChữ FRANÇOIS có đuôi dưới chữ c. Chữ « OU » tiếng Pháp thời Trung cổ không có dấu huyềntrên chữ « u » như tiếng Pháp thời nay. Chữ THAÏS có hai dấu chấm trên chữ « i ». Trong bài thơ trêncó nhiều tiếng Pháp cổ viết hơi khác tiếng Pháp ngày nay.FLORA: gái giang hồ thượng lưu thành La Mã, bạn của Juvenal. Nhưng Flora cũng là tên nàngtiên của các loài hoa và mùa xuân trong thần thoại La-mã. Vì vậy mà danh từ « flora » trong thực vậthọc, nay chỉ tất cả những loài thảo mộc trong một vùng nào.ARCHIPIADES: có lẽ Villon ám chỉ cô gái giang hồ Hy Lạp Hipparchia hay người tình củaSophocles tên là Archippa, vợ của nhà hiền triết Hy lạp Crates, sống ở thế kỷ thứ 3 truớc công nguyên.Có thể là nàng Alchibiades mà Boetius đã ca tụng nhan sắc.THAÏS [có hai dấu chấm tên chữ i] có thể là tên cô gái giang hồ, người theo tướng Alexanderđại đế trong các cuộc viễn chinh sang Á Châu. Sau này nhà văn Pháp Anatole France cũng thần tượnghóa nàng Thais trong một tác phẩm cùng tên.ECHO: tiên nữ trong thần thoại Hy Lạp, khao khát yêu chàng Narcissus, đến mực thân thể tiêutan hết, chỉ còn giọng vang mà thôi. Cũng có tích kể rằng vị sơn thần Pan yêu nàng, nhưng nàng từkhước nên vì ghen tuông, Pan dụ cho bọn chăn cừu giết nàng, xé xác thành từng mảnh, chỉ còn tiếngvang.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 20HÉLOÏSE và ABÉLARD: [có 2 dấu chấm trên chữ i trong Héloïse] chuyện tình rất đẹp nhưngbi thảm, nàng Héloïse một phụ nữ thông thái (1101-1164), yêu vị thầy dạy kèm và hơn nàng 22 tuổi làESBAILLART (Pierre Abélard, 1079-1142), một nhà triết học và thần học nổi tiếng tại nhà thờ ÐứcBà. Tổ ấm nơi hai người kín đáo thành hôn và gặp nhau là căn nhà số 9 đường Quai du Fleurs. Khinghe tin nàng có thai, người chú nàng lúc đó đang làm lớn ở nhà thờ Ðức Bà, cho người bắt Abélard,thiến mất « của quí » của chàng. Sau khi bị hoạn, ước vọng trở thành giám mục tan thành mây khói,chàng trở vào tu viện, còn nàng thành nữ tu. Tập thư tình của hai người thành nòng cốt cho một truyệntình ngang trái. Chữ « dule and teen » trong bản dịch của Rossetti bài thơ của Villon có nghĩa là“thương nhớ và đau xót».BURIDAN: Jean Buridan (1292-1363) giáo sư viện trưởng đại học Paris cùng đồ đệ, khi còntrẻ, theo chuyện kể lại, mê bà hoàng Marguerite of Burgundy (Marguerite de Bourgogne) ở trong lâuđài Tour de Nesle. Hàng ngày, từ lâu đài nhìn xuống, bà hoàng đa tình này quyến rũ các chàng trai trẻ,nhất là các sinh viên. Sau khi thoả mãn, để ém nhẹm, bà hoàng, vợ vua Louis X, đem bỏ những ngườitình một đêm vào bị vải, cho người ném xuống sông Seine. Nhưng giáo sư Buridan khôn ngoan, cho đồđệ chở một chiếc thuyền đầy rơm, chờ sẵn dưới sông; khi bà hoàng ném ông xuống, sau khi cùng ôngân ái, ông rớt trên thuyền rơm nên thoát chết. Sau chuyện tìnhtới tai vua, bà hoàng Marguerite bị kết tội ngoại tình và xử tửngày 14 tháng 8, 1315.BLANCHE: bà hoàng Blanche of Castille, mẹ của vuaLouis IX ở Pháp.BERTE AU GRANT PIÉ: Nàng Berte có bàn chân thôkệch, trời sinh có thân hình hộ pháp, vợ Pépin le Bref, và là mẹđẻ ra Charlemagne (724-814) sau này là vua của người Franksvà hoàng đế phía Tây xứ Pháp (742-834). Xem thêm Chansonde Roland.BIETRIS và ALIS: Trong tập thơ Chanson de Geste củaHenri de Metz, Bietris là vợ Henri de Metz, Alis là mẹ củaHenri.HAREMBURGIS: là Arembour, vợ quận công Anjou, chếtnăm 1126.JEHANNE: đó là Jeanne d’Arc, liệt nữ xứ Lorraine, mộquân chống quân Anh, sau bị đốt chết năm 1431.Figure 3. Joan of ArcNgười Pháp phong cho bà làm thánh tử đạo.Chú thích về các nhân vật trong đoạn trên và bài dịch của Rossetti lấy từ M.H. Abrams, et al. <strong>The</strong>Norton Anthology of English Literature (Revised), vol. I, (New York: W.W. Norton, 1968), p.377.Bài dịch sang tiếng Anh:<strong>The</strong> Ballad of Dead LadiesDo Dante Gabriel Rossetti (1828-1882) dịchTell me now in what hidden ways isLady Flora the lovely Roman?


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 21Where’s Hipparchia, and where is Thais,Neither of them the fairer woman?Where is Echo, beheld of no man,Only heard on river and mere—She whose beauty was more than human?...But where are the snows of yesteryear?Where’s Héloise, the learned nun,For whose sake, Abeillard, I ween,Lost manhood and put priesthood on?(From Love he won such dule and teen!)And where, I pray you, is the QueenWho willed that Buridan should steerSewed in a sack’s mouth down the Seine?...But where are the snows of yesteryear?White Queen Blanche, like a queen of lilies,With a voice like any mermaidén—Bertha Broadfoot, Beatrice, Alice,And Ermengarde, the lady of Maine…And that good Joan whom EnglishmenAt Rouen doomed and burned her there—Mother of god, where are they then?...But where are the snows of yesteryear?Nay, never ask this week, fair lordWhere they are gone, nor yet this year,Except with this for an overword…“But where are the snows of yesteryear?”Dịch nguyên vănHãy cho ta biết, ở xứ nào, nàng Flora, tiên nữ trong thần thoại La Mã, nàng Archipiades và nàngThais là em gái họ của nàng, nàng Echo người khi thốt lên là những lời sóng vọng gần sông hay hồ,người có vẻ đẹp hơn người. Nhưng tìm đâu những áng tuyết năm xưa?Bây giờ thì nàng Hellois thông thái ở đâu, mà vì nàng mà chàng Peter Abelard bị hoạn và phảithành một tu sĩ ở tu viện Saint Denis—chàng chịu nỗi hoạn nạn chỉ vì yêu nàng? Cảnh ngộ tương tự,bây giờ còn đâu bà hoàng người đã ra lệnh bỏ chàng Buridan vào bị và ném xuống sông Seine? Nhưngtìm đâu những áng tuyết năm xưa?Hoàng hậu Blanche, trắng như bông huệ, người hát với giọng quyến rũ của nữ thủy thần, nàngBertha trời sinh có đôi bàn chân thô kệch, nàng Beatrice, nàng Alice, nàng Haremburgis ngự trị vùngMaine, và nàng Jeanne, người thiếu nữ chân thiện vùng Lorraine, mà quân Anh đem đốt sống ở Rouen—các nàng đó nay ở đâu? Họ nay ở đâu, thưa thánh nữ Ðồng trinh? Nhưng tìm đâu những áng tuyếtnăm xưa?ÐIỆP KHÚCXin Ðức Chúa con trời, trong tuần này xin đừng tìm xem họ ở đâu, trong năm nay cũng đừng tìmxem họ ở đâu. Xin dâng ngài điệp khúc này: Nhưng tìm đâu những áng tuyết năm xưa?


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 22Lạm BìnhTóm lại, trong bài ca bất hủ của Villon, mà câu láy lại “Mais où sont les neiges d’antan,” “Tìm đâunhưng áng tuyết năm xưa,” câu hỏi như lời thương tiếc những vẻ đẹp của những người đàn bà nổi tiếngmột thời, ngoài đời cũng như trong thần thoại: những kiều nữ, liệt nữ, dị nhân, những nữ thần mà nhansắc từng làm say mê các chàng trai, cùng những nhà thông thái, một trang anh thư như Jeanne d’Arctừng đánh bại quân Anh xâm lược; những người đàn bà đa tình, hay đa tài mà bạc mệnh đó nay cònđâu?Những lời than tiếc đó, dành cho những vẻ đẹp đã mất, là biểu tượng của những hình ảnh của tự docá nhân trong một thời mà thần quyền và quân quyền còn gò bó con người tài nghệ.Những truyện về các kiều nữ, kỳ nữ, liệt nữ trong bài thơ, có thật hay không, chắc không cần biết,chỉ cần biết là những hình ảnh của những người đẹp này đã là chất liệu cho nhà nghệ sĩ Villon, mà giữavăn sĩ và gia nhân, như Chu Mạnh Trinh đã viết, vốn “cùng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ,” nên mớinhận là cùng một “nòi tình, thương người đồng điệu.” (“Bài tựa Truyện Kiều,” bản dịch của Ðoàn Quì),khiến ta là người sau đọc vần thơ cũ của người xưa, không khỏi ngậm ngùi, “việc tuy khác nhau màlòng thì là một; người đời sau thương người đời nay; người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tàitình thật là một cái thông lụy của của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cà xưa và nay vậy.” (“ Bàitựa Truyện Kiều” của Tiên Phong Mộng Liên Ðường chủ nhân, làm tháng hai niên hiệu Minh Mệnh, inlại trong TRUYỆN THÚY KIỀU, do Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ hiệu đính) (Saigon: Tân Việt, 1968, tr.XLVII).Phong-tuyết chủ nhân Thập-thanh-thị viết năm mậu tí niên hiệu Minh Mệnh, rằng: “Ai đọc truyệnKiều mà hiểu được…thì cái người mà ta gọi là Thúy Kiều có thể sớm tối lúc nào cũng gặp được vậy.”(Sách vừa dẫn, tr. LII). Nếu hiểu và yêu những lời thơ trữ tình trong bài La Ballade des dames du tempsjadis với điệp khúc, “Mais où sont les neiges d’antan?” “But where are the snows of yesteryear?” “Tìmđâu những áng tuyết xưa?” của Villon thì những hình ảnh của các nàng kiều nữ như nàng Hélloïs, bàhoàng khát tình Marguerite, tiên thần Echo (vì yêu mà thân xác tàn tạ), tiên nữ Flora của các loài thảomộc, dù cách xa ta hàng trăm hàng ngàn năm, nhưng biết đâu có thể, như người xưa đã nói, “sớm tốilúc nào cũng gặp được vậy.” ■Tài liệu tham khảo:Robert Anacker. FRANCOIS VILLON. New York: Twayne Publications, 1968.David A. Fein. FRANCOIS VILLON AND HIS READER, Detroit: Wayne University Press, 1989.John Payne, trans. POEMS BY FRANCOIS VILLON. New York: <strong>The</strong> Modern Library, 1918.Pierre le Gentil. VILLON (Connaissance des <strong>Le</strong>ttres). Paris: Hatier, 1967.Ðể tìm hiểu thêm:=>Nghe bài thơ này của Villon do Georges Brassens phổ nhạc và hát bằng cách vào Google đánhmáy hàng chữ “La Ballade des dames du temps jadis brassens” hay vàohttp://www.youtube.com/watch?v=87g34eZoAuQ,=>Mở link http://thehuuvandan.org/lit.html#villon để xem thêm tiểu sử Villon, bài dịch sang thơViệt của David Lý Lãng Nhân, và bài dịch sang thơ Anh của Thomas D. <strong>Le</strong>.Phạm Trọng Lệ, Virginia 10/1/1993; sửa lại 2/27/2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 23LuÆt ThÖ ñÜ©ngPhí Minh Tâm biên soånMục lục:1. Thơ Cổ Phong Hay Cổ Thể1.1 Vần1.2 Số Chữ Trong Câu1.3 Số Câu2. Thơ Luật hay Thơ Đường Luật2.1 Luật Bằng Trắc2.1.1 Thanh2.1.2 Luật2.1.2.1 Luật Bằng Vần Trắc2.1.2.2 Luật Bằng Vần Bằng2.1.2.3 Luật Trắc Vần Bằng2.1.2.4 Luật Trắc Vần Trắc2.1.3 Niêm2.1.4 Vận2.1.5 Biệt Lệ2.2 Cấu Trúc Của TNBC2.2.1 Cấu Trúc2.2.2 Đối Xứng2.3 Phân Tích Một Bài TNBC2.3.1 Đề2.3.2 Thực2.3.3 Luận2.3.4 Kết3. Luật Thơ Ngũ Ngôn Bát Cú3.1 Luật Bằng Trắc3.1.1 Luật Trắc Vần Trắc3.1.2 Luật Trắc Vần Bằng3.1.3 Luật Bằng Vần Bằng3.1.4 Luật Bằng Vần Trắc3.2 Phân Tích Một Bài NNBC3.2.1 Niêm3.2.2 Vận3.2.3 Cấu Trúc4. Luật Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt4.1 Luật Bằng Trắc4.1.1 Luật Bằng Vần Trắc4.1.2 Luật Bằng Vần Bằng


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 244.1.3 Luật Trắc Vần Bằng4.1.4 Luật Trắc Vần Trắc4.2 Cấu Trúc Của TNTT4.2.1 Đề4.2.2 Thực hay trạng4.2.3 Luận4.2.4 Kết5. Luật Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt5.1 Luật Trắc Vần Trắc5.2 Luật Trắc Vần Bằng5.3 Luật Bằng Vần Bằng5.4 Luật Bằng Vần Trắcñọc, ngâm, dịch, họa, thậm chí làm thơ Đường của Trung Hoa là một thú tiêu khiển tao nhã củangười Việt Nam và vài dân tộc khác trên thế giới. Nhưng đối với người Việt thơ Đường gần gũi hơnlà mới nhìn thoáng qua. Thơ Đường hay Đường Thi ( 唐 詩 ) là thơ được sáng tác vào thời nhàĐường (618-907 Tây lịch) gần 1100 năm về trước. Do đó khi nói làm thơ Đường có lẽ ta nói đếnlàm một thể thơ theo luật thơ của nhà Đường. Phải gọi thể thơ đó là thơ Luật (luật thi 律 詩 ) hay thơĐường Luật đúng hơn là thơ Đường.<strong>The</strong>o cách phân chia các chương mục trong Đường Thi Tam Bách Thủ của Hàng Đường Thoái Sĩ,ta có thể nhận ra 6 thể thơ Đường chia làm 2 nhóm: thơ Cổ phong hay Cổ thể và thơ Luật hay thơĐường Luật.Cổ phong hay Cổ thể gồm 2 thể:• Cổ phong ngũ ngôn• Cổ phong thất ngônThơ Luật hay thơ Đường Luật gồm 4 thể:• Ngũ ngôn bát cú - 5 chữ 8 câu• Thất ngôn bát cú - 7 chữ 8 câu• Ngủ ngôn tuyệt cú - 5 chữ 4 câu• Thất ngôn tuyệt cú - 7 chữ 4 câu1. Thơ Cổ Phong Hay Cổ ThểThơ Cổ phong hay Cổ thể là thơ có từ nhiều thời đại trước đời nhà Đường. Thơ Cổ phong khác vớithơ Đường Luật ở một điểm chính là chỉ cần vần chứ không phải tuân thủ theo luật bằng trắc và cácquy định khác của thơ Đường Luật.1.1 VầnThơ Cổ phong khá tự do về vần. Bài thơ có thể có nhiều vần hay chỉ có 1 vần. Bài Xuân Tứ củaLý Bạch chỉ có 1 vần.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 25春 思 - 李 白燕 草 如 碧 絲秦 桑 低 綠 枝當 君 懷 歸 日是 妾 斷 腸 時春 風 不 相 識何 事 入 羅 幃Xuân Tứ - Lý BạchYên thảo như bích tiTần tang đê lục chiĐương quân hoài quy nhậtThị thiếp đoạn trường thXuân phong bất tương thứcHà sự nhập la vi?Dịch thơ: Ý XuânCỏ Yên mịn như tơDâu Tần xanh phủ bờAnh mong ngày trở lạiĐứt ruột em đợi chờGió Xuân 1 nào quen biếtCớ sao lay màn tơ.1. Gió Xuân: Gió đâu lại lẻn vào phòng the hay đây là lòng rạo rực của người phụ nữ hay tin chồngđi xa sắp về.1.2 Số Chữ Trong CâuThơ Cổ phong ngũ ngôn có 5 chữ trong câu và thơ Cổ phong thất ngôn có 7 chữ trong câu. Tuy nóilà ngũ ngôn hay thất ngôn, thơ Cổ phong có thể có nhiều hơn hay ít hơn số chữ quy định. Bài HànhLộ Nan của Lý Bạch có 2 câu 6 chữ.行 路 難 李 白金 樽 清 酒 斗 十 千玉 盤 珍 羞 值 萬 錢停 杯 投 箸 不 能 食拔 劍 四 顧 心 茫 然欲 渡 黃 河 冰 塞 川將 登 太 行 雪 暗 天閑 來 垂 釣 碧 溪 上忽 復 乘 舟 夢 日 邊行 路 難 行 路 難多 歧 路 今 安 在長 風 破 浪 會 有 時直 挂 雲 帆 濟 滄 海Hành Lộ Nan - Lý BạchKim tôn thanh tửu đấu thập thiênNgọc bàn trân tu trị vạn tiềnĐình bôi đầu trợ bất năng thựcBạt kiếm tứ cố tâm mang nhiên 1Dục độ Hoàng Hà băng tắc xuyênTương đăng Thái Hàng tuyết ám thiênNhàn lai thủy điếu 2 tọa khê thượngHốt phục thừa chu mộng nhật biên 3Hành lộ nan hành lộ nanĐa kỳ lộ kim an tạiTrường phong phá lãng 4 hôi hữu thìTrực quải vân phàm tế thượng hải.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 26Dịch thơ: Ðường Ði Khó KhănRượu thơm chén quý đáng mười ngànMón ngon mâm ngọc giá muôn vàngChén đũa buông rơi nhai khó nuốtTuốt kiếm tứ bề dạ ngổn ngangMuốn vượt Hoàng Hà băng ngăn chặn<strong>Le</strong>o núi Thái Hàng tuyết chưa tanNhàn rỗi thả câu trên suối lạnhMơ thấy lướt thuyền hướng thiên sanÐường đi khăn khó khăn khó quáBao nhiêu lối rẽ lối nào anCởi gió rẽ mây rồi có lúcCăng buồm vượt biển dễ từ nan.1. Bốn câu đầu nói lên nỗi niềm u uất vì không có đường tiến thân.2. Nhắc đến điển tích Lã Vọng đời Chu, 80 tuổi vẫn ngồi câu cá 10 năm ở sông Vị chờ gặp vua hiền.3. Hướng về mặt trời, hướng về kinh đô nơi vua ở, nơi có danh vọng cao sang.4. Nguyên văn "trường phong phá lãng" chỉ người có hoài bão lớn.1.3 Số CâuThơ Cổ phong không quy định số câu trong bài. Đoản thiên có 4, 6 hoặc 8 câu. Trường thiên cónhiều câu hơn, có từng phần mạch lạc và cấu trúc hợp lý. Bài Tây Thi Vịnh của Vương Duy dướiđây có 14 câu 5 chữ. Bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị có 88 câu 7 chữ.西 施 咏 - 王 维艳 色 天 下 重西 施 宁 久 微朝 仍 越 溪 女暮 作 吴 宫 妃贱 日 岂 殊 众贵 来 方 悟 稀邀 人 傅 香 粉不 自 著 罗 衣君 宠 益 娇 态君 怜 无 是 非当 时 浣 纱 伴莫 得 同 车 归持 谢 邻 家 子效 颦 安 可 希Tây Thi Vịnh - Vương DuyDiễm sắc thiên hạ trọngTây Thi trữ cửu viTriêu nhưng Việt khê nữMộ tác Ngô cung phiTiện nhật khởi thù chúngQuý lai phương ngộ hiYêu nhân phó hương phấnBất tự trứ la yQuân sủng ích kiều tháiQuân liên vô thị phiĐương thì hoán sa bạnMạc đắc đồng xa quyTrì tạ lân gia tửHiệu tần an khả hy.Dịch thơ: Vịnh Tây ThiThiên hạ trọng nhan sắcTây Thi 1 chịu kém chiSáng đang gái nước ViệtChiều đã là Ngô phiNhư người trong nghèo khóCao sang ai sánh bìSai hầu tô son phấnTì nữ cởi xiêm yVua yêu thêm kênh kiệuVua chiều lại thị phiNhững bạn cùng giặt lụaCùng xe chẳng được điNhắn bảo ả hàng xómChau mày ăn thua gì 2 .1. Tây Thi lúc hàn vi giặt lụa bên suối nên được gọi là "Việt khê nữ". Việt Vương Câu Tiễn nhờ sắcđẹp của Tây Thi làm vua Ngô là Phù Sai say đắm,bỏ bê việc nước nên mất nước vào tay Việt Câu


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 27Tiễn.2. Tây Thi đẹp khi bị đau chau mày càng thêm đẹp. Có cô hàng xóm xấu xí bắt chước chau màycàng thêm xấu.2. Thơ Luật hay Thơ Đường Luật<strong>The</strong>o luật của thơ Đường Luật, một bài thơ phải đáp ứng được các yêu cầu về luật bằng trắc, niêmvận, cấu trúc và đối xứng của bài thơ. Giá trị của bài thơ, ngoài ý tứ, được dựa chặt chẽ vào các quiđịnh này. Thể Thất Ngôn Bát Cú (TNBC) có nhiều chữ nhất được giải thích ở đây vì phức tạp hơnhết. Dựa trên các hiểu biết về luật của thơ TNBC, luật của thơ Ngũ Ngôn Bát Cú (NNBC), ThấtNgôn Tứ Tuyệt (TNTT) và Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt (NNTT) sẽ được trình bày bằng cách làm đơn giảnhay bớt đi các yêu cầu của thể TNBC.2.1 Luật Bằng TrắcLuật Bằng Trắc gồm có: Thanh, Luật, Niêm và Vận2.1.1 ThanhGồm 2 Thanh Bằng và Thanh Trắc.2.1.1.1 Thanh Bằng (B) là những tiếng hay chữ không có dấu như: hoa, âm, thanh... và những tiếnghay chữ có dấu huyền ( `) như: hòa, người, trời...2.1.1.2 Thanh Trắc (T) là những tiếng hay chữ có dấu sắc ( ' ), dấu hỏi ( ? ), dấu ngã ( ~ ), và dấunặng ( . ). Ví dụ: lá, đáo, tưởng, đỉnh, cũ, vĩ, tự, lộ...2.1.2 LuậtLuật của bài thơ TNBC được căn cứ vào chữ thứ 2 của câu đầu. TNBC làm theo Luật Bằng nếu chữthứ 2 ở câu đầu thuộc thanh bằng và Luật Trắc nếu chữ thứ 2 ở câu đầu thuộc thanh trắc. Căn cứ vàothanh của chữ cuối câu đầu, bài thơ còn thuộc Vần Bằng hay Vần Trắc. Từ 2 luật và 2 vần, ta có 4dạng thơ TNBC. Mỗi dạng thơ có những đòi hỏi về thanh của các chữ trong câu và niêm vận khácnhau. Các ký hiệu dùng dưới đây có ý nghĩa như sau:Lưu ý:B : thanh bằng bất luận (xem đoạn 2.1.5)B : thanh bằng phân minh và/hoặc niêm (xem đoạn 2.1.3)B : thanh bằng vần (xem đoạn 2.1.4)T : thanh trắc bất luậnT : thanh trắc phân minh và/hoặc niêma. Vì có rất ít các bài thơ làm theo đúng 100% luật bằng trắc, các bài thơ đưa làm ví dụ chỉ có tínhcách minh họa và ứng dụng biệt lệ nêu ở mục 2.1.5.b. Một số các bài thơ được dịch theo thơ Đường Luật, nhưng không nhất thiết theo dạng của bài thơnguyên thủy.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 282.1.2.1 Luật Bằng Vần Trắc:1. B B T T B B T2. T T B B T T B (V)3. T T B B B T T4. B B T T T B B (V)5. B B T T B B T6. T T B B T T B (V)7. T T B B B T T8. B B T T T B B (V)客 至 - 杜 甫舍 南 舍 北 皆 春 水但 見 群 鷗 日 日 來花 徑 不 曾 緣 客 掃蓬 門 今 始 為 君 開盤 飧 市 遠 無 兼 味樽 酒 家 貧 只 舊 醅肯 與 鄰 翁 相 對 飲隔 籬 呼 取 盡 餘 杯2.1.2.2 Luật Bằng Vần Bằng:1. B B T T B B B (V)2. T T B B T T B (V)3. T T B B B T T4. B B T T T B B (V)5. B B T T B B T6. T T B B T T B (V)7. T T B B B T T8. B B T T T B B (V)Khách Chí - Đỗ Phủ1. Xá nam xá bắc giai xuân thủy2. Ðản kiến quần âu nhật nhật lai3. Hoa kiến bất tằng duyên khách tảo4. Bồng môn kim thủy vị quân khai5. Bàn tôn thị viễn vô kiêm vị6. Tôn tửu gia bần chỉ cựu phôi7. Khẳng dữ lãng ông tương đối ẩm8. Cách ly hô thủ tận dư bôi.Dịch thơ: Khách ĐếnPhía Bắc phía Nam đẫm nước xuânChim âu hằng bữa viếng tưng bừngLối hoa không dọn vì không kháchCó bạn hôm nay mở cổng mừngXa chợ thức ăn đành thiếu vịNhà nghèo rượu ẩm có không chừngMời ông hàng xóm cùng nâng chénÐem hết ra đây rượu đã lưng.Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng ĐàiLý Bạch1. Phượng Hoàng đài thượng phượng hoàng du2. Phượng khứ đài không giang tự lưu3. Ngô cung hoa thảo mai u kính4. Tấn đại y quan thành cổ khâu5. Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại6. Nhị thuỷ trung phân Bạch Lộ châu7. Tổng vị phù vân năng tế nhật8. Trường An bất kiến sử nhân sầu.登 金 陵 鳳 凰 台李 白Dịch thơ:Lên Đài Phượng Hoàng Ở Kim Lăng


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 29鳳 凰 台 上 鳳 凰 游鳳 去 台 空 江 自 流吳 宮 花 草 埋 幽 徑晉 代 衣 冠 成 古 邱三 台 半 落 青 山 外二 水 中 分 白 鷺 洲總 為 浮 雲 能 蔽 日長 安 不 見 使 人 愁Phượng hoàng đến viếng phượng đài 1Phượng đi đài vắng sông dài vẩn trôiCỏ hoa phủ lối cung NgôCân đai đời Tấn thành mồ cỏ xanhNửa trời ba giải thiên thanh 2Cù lao Bạch Lộ nước quanh hai đường 3Mây trôi che ánh thái dươngTrường An chẳng thấy sầu vương bao tình.1. Phượng hoàng đài xây đời nhà Tống ở nơi có chim ngũ sắc đến đậu mà người ta cholà chimphượng hoàng.2. Tam sơn ở Tây nam Kim Lăng gồm 3 ngọn núi cao, trên đỉnh có thể nhìn thấy bốn bề.3. Bạch lộ là vùng đất suối Tần Hoài chia hai dòng chảy qua.2.1.2.3 Luật Trắc Vần Bằng:1. T T B B T T B (V)2. B B T T T B B (V)3. B B T T B B T4. T T B B T T B (V)5. T T B B B T T6. B B T T T B B (V)7. B B T T B B T8. T T B B T T B (V)積 雨 輞 川 莊 作 王 維積 雨 空 林 煙 火 遲蒸 藜 炊 黍 餉 東 菑漠 漠 水 田 飛 白 鷺陰 陰 夏 木 囀 黃 鸝山 中 習 靜 觀 朝 槿松 下 清 齋 折 露 葵野 老 與 人 爭 席 罷海 鷗 何 事 更 相 疑Tích Vũ Võng Xuyên Trang TácVương Duy1. Tích vũ không lâm yên hỏa trì2. Chung lê xuy thử hướng đông ti3. Mạc mạc thủy điền phi bạch lộ4. Âm âm hạ mộc chuyển hoàng ly5. Sơn trung tập tĩnh quan triêu cẩn 16. Tùng hạ thanh trai chiết lộ quỳ7. Dã lão dữ nhân tranh tịch 2 bãi8. Hải âu 3 hà sự cánh tương nghi.Dịch thơ:Làm Lúc Mưa Ở Trang Võng XuyênMưa nhiều lửa củi cháy không nhanhCơm nếp canh rau nấu đã sànhRuộng nước bao la cò trắng lượnUm tùm cây cỏ tiếng hoàng oanhTịnh tâm trong núi nhìn hoa sớmSoạn bữa dưới thông bẻ cải xanhLão có cùng ai ham đấu chấpHải âu cớ sự ngợ lòng thành!1. Hoa cẩn là một loài hoa sớm nở tối tàn.2. Tranh tịch: tranh chiếu ngồi, tranh dành địa vị.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 303. Hải âu: Sách Liệt tử có viết chuyện một người rất gần gủi với chim hải âu. Ngày nọ nghe lời chabắt một con chim. Ngày hôm sau tất cả chim đều lánh xa.2.1.2.4 Luật Trắc Vần Trắc:1. T T B B T T T2. B B T T T B B (V)3. B B T T B B T4. T T B B T T B (V)5. T T B B B T T6. B B T T T B B (V)7. B B T T B B T8. T T B B T T B (V)遣 悲 懹 - 元 稹昔 日 戲 言 身 後 意今 朝 皆 到 眼 歬 來衣 裳 已 施 行 着 侭針 綫 猶 存 未 忍 開尚 想 舊 情 憐 婢 僕也 曾 因 夢 送 錢 財誠 知 此 恨 人 人 有貧 賤 夫 妻 佰 事 偯Khiển Bi Hoài Kỳ Nhị - Nguyên Chẩn1. Tích nhật hý ngôn thân hậu ý2. Kim triêu giai đáo nhãn tiền lai3. Y thường dĩ phóng hành khán tận4. Châm tuyến do tồn vị nhẫn khai5. Thượng tưởng cựu tình liên tỳ bộc6. Dã tằng nhân mộng tống tiền tài7. Thành tri thử hận nhân nhân hữu8. Bần tiện phu thê bách sự ai.Dịch thơ: Gợi Niềm Sầu NhớNgày xưa vui nói chuyện qua đờiTrước mắt hôm nay xảy tới nơiCho hết áo quần không giữ ngắmChỉ kim còn đó sầu chưa vơiNghĩ tình xưa cũ thương người ởĐốt tặng nàng tiền mơ đến chơiNỗi khổ tâm này ai cũng cóVợ chồng nghèo khó cảnh chơi vơi.2.1.3 NiêmNiêm đòi hỏi 2 chữ ở cùng vị trí trong 2 câu khác nhau phải cùng thanh bằng hoặc thanh trắc. Ví dụdưới đây là của bài thơ Luật Bằng Vần Bằng:1 B B T T B B B (V)2. T T B B T T B (V)3. T T B B B T T4. B B T T T B B (V)5. B B T T B B T6. T T B B T T B (V)7. T T B B B T T8. B B T T T B B (V)2.1.3.1 Chữ 2 và chữ 6 trong câu 1 niêm với chữ 2 và chữ 6 trong câu 8 (các chữ màu đỏ).2.1.3.2 Chữ 2 và chữ 6 trong câu 2 niêm với chữ 2 và chữ 6 trong câu 3 (các chữ màu xanh lá cây).


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 312.1.3.3 Chữ 2 và chữ 6 trong câu 4 niêm với chữ 2 và chữ 6 trong câu 5 (các chữ màu xanh dương).2.1.3.4 Chữ 2 và chữ 6 trong câu 6 niêm với chữ 2 và chữ 6 trong câu 7 (các chữ màu xanh là cây).Thật ra do luật bằng trắc đòi hỏi, một bài thơ đúng niêm các câu 1, 4, 5, và 8 niêm với nhau và cáccâu 2, 3, 6 và 7 niêm với nhau.Các dạng thơ Luật Bằng Vần Trắc, Luật Trắc Vần Bằng và Luật Trắc Vần Trắc cũng niêm như thơLuật Bằng Vần Bằng.2.1.4 VậnVận hay vần của bài thơ là vần của những chữ cuối câu.2.1.4.1 Trong bài thơ Vần Bằng, các chữ cuối câu 1, câu 2, câu 4, câu 6 và câu 8 phải là thanh bằngvà cùng vần.2.1.4.2 Trong bài thơ Vần Trắc, các chữ cuối câu 2, câu 4, câu 6 và câu 8 phải là thanh bằng và cùngvần.2.1.5 Biệt LệBài thơ đúng luật không bị thất niêm (không đúng niêm) hay lạc vận (sai vần). Luật bằng trắc đượcáp dụng chật chẻ trong thi cử thời xưa. Luật bằng trắc rất khó tuân thủ 100% nên trong sáng tác bìnhthường có thể vận dụng biệt lệ "Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhị Tứ Lục phân minh". Nhị tứ lục phânminh có nghĩa là chữ 2, 4 và 6 trong mỗi câu phải theo đúng quy định bằng trắc của dạng bài thơ(phần 2.1.2 Luật). Nhất tam ngũ bất luận có nghĩa là các chữ 1, 3 và 5 xài thanh bằng hay trắc cũngđược. Sự nới rộng nầy trong luật thơ Đường làm cho việc dịch và làm thơ Đường Luật có phần dễdàng hơn.<strong>The</strong>o Lê Nguyễn Lưu trong Đường Thi Tuyển Dịch, luật thơ trong cung đình khoa cử đòi hỏi:V. bài thơ luật trắc vần bằng (2.1.2b) có câu 1 như sau: B B T T T B BVI. bai thơ luật bằng vần trắc (2.1.2d) có câu 1 như sau: T T B B B T TNhờ có biệt lệ "nhất tam ngũ bất luận", nên dạng thơ TNBC có thể được trình bày đơn giản để cáccâu từ 1 đến 8 của bài thơ luật trắc giống nhau, dù là bài vần trắc hay bài vần bằng, trừ chữ cuối củacâu 1 phải thuộc thanh trắc hay thanh bằng. Các bài thơ luật bằng cũng giống nhau như thế. Tóm lại4 dạng thơ trong đoạn 2.1.2 có thể gộp lại làm 2 dạng luật trắc hay luật bằng, mỗi dạng có vần trắchay bằng.Xem ví dụ dưới đây về một bài thơ luật trắc áp dụng "Nhất Tam Ngũ bất luận". Bài Lệ của LýThương Ẫn rất chỉnh về niêm vận. Câu 1, câu 3, câu 4, câu 6, câu 7 và câu 8 từng chữ theo đúngluật bằng trắc. Tuy nhiên, chữ 3 câu 2, chữ 1 và 3 câu 5 (các chữ được gạch đít)đã xử dụng "NhấtTam Ngũ bất luận".


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 32Lệ - Lý Thương Ẩn1. T T B B T T B (V)2. B B T T T B B (V)3. B B T T B B T4. T T B B T T B (V)5. T T B B B T T6. B B T T T B B (V)7. B B T T B B T8. T T B B T T B (V)淚 - 李 商 隐永 巷 長 年 怨 綺 羅离 情 終 日 思 風 波湘 江 竹 上 痕 無 限峴 首 碑 前 洒 几 多人 去 紫 台 秋 入 塞兵 殘 楚 帳 夜 聞 歌朝 來 灞 水 橋 邊 問未 抵 青 袍 送 玉 珂1. Vĩnh hạng trường niên oán ỷ la2. Ly tình chung nhật tứ phong ba3. Tương giang trúc thượng ngân vô hạn4. Nghiễn thủ bi tiền sái kỷ đa5. Nhân khứ Tử đài thu nhập tái6. Binh tàn Sở trướng dạ văn ca7. Triêu lai Bá thuỷ kiều biên liễu8. Vị để thanh bào tống ngọc kha.Dịch thơ: Nước MắtNgõ vắng quanh năm oán lụa làHận tình ly biệt nhớ phong baSông Tương trúc thấm bao hằn vết 1Núi Nghiễn 2 trước bia lệ ướt nhoàGác tía 3 người rời thu đến ảiSở quân tan rả 4 tối nghe caSớm mai viếng liễu cầu sông BáChưa chạm áo bào tiễn Ngọc Kha 5 .1. Bên bờ sông Tương có mọc loại tre vệt đốm như giọt nước mắt gọi là Tương phi trúc. Tục truyềnsau khi vua Thuấn mất, hai người vợ của vua Thuấn là Nga Hoàng và Nữ Anh tìm đến bên bờ sôngTương khóc và trầm mình. Nước mắt hai người khóc thấm vào những cây trúc mọc bên bờ sông, từđó trên thân trúc lốm đốm vết.2. Núi Nghiễn là nơi có bia Dương Hỗ đời Tấn. Dương Hỗ là một vị quan liêm chính được dânchúng thương mến. Khi ông mất, người ta dựng tấm bia trên núi Nghiễn, là nơi ông thường đếnngắm cảnh, để ca ngợi công đức của ông. Sau nầy, người đến thăm tấm bia này thường tưởng nhớông mà khóc, vì vậy có người gọi là Trụy lệ bi (bia rơi lệ).3. Tử Đài (gác tiá) là cung đẹp đời nhà Hán nơi Vương Chiêu Quân ở trước khi bị đi cống Hồ vìkhông đút lót cho bọn quan tham ô.4. Thời Hán Sở tranh hùng, Lưu Bang vây Hạng Võ ở Cai Hạ. Trương Lương, mưu sĩ của Lưu Bang,thổi sáo ai oán và sai quân Hán hát những bài ca nước Sở làm tan rã tinh thần quân Sở. Sỡ quân chánnản, bỏ trốn gần hết. Hạng Võ thua làm bài Cai Hạ Ca rất bi tráng, uống rượu và hát với vợ là NguCơ. Ngu Cơ dùng gươm tự sát, Hạng Võ chạy đến sông Ô rồi cũng tự tử.5. Ngọc kha là một thứ đá giống như ngọc, còn gọi là bạch mã não, người xưa dùng để trang sức đồngựa. Ngọc Kha cũng có thể là tên một người con gái.2.2 Cấu Trúc Của TNBCNgoài hình thức chặt chẻ của luật bằng trắc nói ở đoạn 2.1, một bài TNBC, gồm 56 chữ chia làm 8câu mỗi câu 7 chữ, phải nói lên trọn vẹn một câu chuyện với một cấu trúc và đối xứng nhất định.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 332.2.1 Cấu TrúcNội dung câu chuyện phải diễn tả theo trình tự 4 phần:2.2.1.1 ĐềĐề ấn định bối cảnh cho câu chuyện sẽ được kể ra và gồm có hai phần:Phá đề gồm câu 1 mở đầu hoặc giới thiệu câu chuyện.Thừa đề gồm câu 2 nối tiếp ý cho biết thời điểm, nơi chốn...2.2.1.2 ThựcThực hoặc trạng gồm câu 3 và câu 4 nói lên ý định, nội dung bài thơ.2.2.1.3 LuậnLuận gồm câu 5 và câu 6 bàn luận rộng thêm về nội dung, tả cảnh hoặc tình cảm.2.2.1.4 KếtKết gồm câu 7 và câu 8 chuyển ý và tóm tắt, hoặc có ý mới gây xúc cảm hay tạo suy nghĩ thêm.2.2.2 Đối XứngCác câu đối với nhau phải chỉnh về tình, đối về ý, âm thanh và thể loại từ ngữ... Âm thanh như trắcđối với bằng hoặc bằng đối với trắc. Thể loại từ ngữ có nghĩa là danh từ phải đối với danh từ, tính từphải đối với tính từ, động từ phải đối với động từ, cụm từ phải đối với cụm từ...2.2.2.1 Câu 3 và câu 4 phải đối nhau về ý và về từ ngữ.2.2.2.2 Câu 5 và câu 6 phải đối nhau như câu 3 và câu 4.2.2.2.3 Câu 1 và câu 2 cũng như câu 7 và câu 8 không phải đối nhau về ý và từ ngữ, nhưng phải đốinhau về bằng trắc.2.3 Phân Tích Một Bài TNBCĐề hiểu rõ cấu trúc và nguyên tắc đối xứng của một bài thơ luật TNBC không gì bằng phân tích mộtbài thơ hay như bài Thu Hứng của Đỗ Phủ.秋 興 - 杜 甫玉 露 凋 傷 楓 樹 林巫 山 巫 峽 氣 蕭 森江 間 波 浪 兼 天 湧塞 上 風 雲 接 地 陰叢 菊 兩 開 他 日 淚Thu Hứng - Đỗ Phủ1. Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm2. Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm3. Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng4. Tái thượng phong vân tiếp địa âm5. Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 34孤 舟 一 繫 故 園 心寒 夜 處 處 催 刀 尺白 帝 城 高 急 暮 砧6. Cô chu nhất hệ cố viên tâm7. Hàn y xứ xứ thôi đao xích8. Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.Dịch thơ: Hứng ThuRừng phong sương trắng cảnh tiêu điềuHiểm trở ngàn non thu hắt hiuSóng vọt lưng trời sông cuộn cuộnMây sà mặt đất ải cô liêuHai lần khóm cúc khơi nguồn lệMột lượt con thuyền trói dấu yêuDao thước rộn ràng may áo lạnhChày vang thành Bạch bóng về chiều.Bài Thu Hứng theo luật trắc (chữ lộ trong câu 1 thanh trắc) và vần bằng (chữ lâm trong câu 1 thanhbằng). Niêm rất chặt chẻ. Các câu 1, 2, 4, 6 và 8 có chữ cuối đều vần âm thanh bằng.2.3.1 ĐềPhá đề: Câu 1Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâmRừng phong sương trắng cảnh tiêu điềuTả cảnh rừng cây phong mùa thu bị tiêu điều vì sương tuyết trắng.Thừa đề: Câu 2: Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâmHiểm trở ngàn non thu hắt hiuPhát triển bối cảnh không gian của mùa thu. Vùng Vu Sơn Vu Giáp ở thượng lưu sông Trường Gianglà vùng núi non hiểm trở và hùng vĩ. Mùa thu ảm đạm hiu hắt với khí hơi mù mịt khắp nơi.2.3.2 ThựcCâu 3 và câu 4: Giang gian ba lãng kiêm thiên dũngTái thượng phong vân tiếp địa âmSóng vọt lưng trời sông cuộn cuộnMây sà mặt đất ải cô liêuTả mùa thu trên sông, nước chảy băng băng, sóng nhỏ nhưng vọt lên tới lưng trời. Nước chảy quavùng núi sông quanh co nhỏ hẹp lại. Trong khi đó trên cửa ải, mây sa đến sát mặt đất làm trời tối sầmlại. Mây không lơ lửng trên không trung như trong những ngày quang đảng.Về đối, rất chỉnh về ý, về từ ngữ, cũng như về bắng trắc: giang gian đối với tái thượng, ba lãng đốivới phong vân, kiêm thiên dũng đối với tiếp địa âm.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 352.3.3 LuậnCâu 5 và câu 6: Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệCô chu nhất hệ cố viên tâmHai lần khóm cúc khơi nguồn lệMột lượt con thuyền trói dấu yêuGói ghém tâm sự của thi nhân trước canh mùa thu, đã xa quê hương 2 năm, đã từng khóc vì nhớ quênhà. Hôm nay trên đường về quê, thuyền lại không đi được, bị cột chặt một chỗ và trói buộc lòngnhớ quê hương theo thuyền.Về đối, tùng cúc đối với cô chu, lưỡng khai đối với nhất hệ, tha nhật lệ đối với cố viên tâm.2.3.4 KếtCâu 7 và câu 8: Hàn y xứ xứ thôi đao xíchBạch Đế thành cao cấp mộ châmDao thước rộn ràng may áo lạnhChày vang thành Bạch bóng về chiều.Chuyển ý và tóm lượt, mùa thu buồn không phải chỉ riêng cho tác giả vì chưa về được quê hương.Thời nhà Đường là thời chiến tranh triền miên. Dấu hiệu của sự nhớ nhung vì xa cách ở khắp nơinơi: kéo thước rộn ràng, chày giặt áo quần dội vang trong thành. Người ta may, giặt áo lạnh để kịpthời gởi ra biên thùy cho chồng, cho con, cho người thương yêu mặc vào mùa đông lạnh sắp đến.3. Luật Thơ Ngũ Ngôn Bát CúLuật cho thơ NNBC cũng giống như luật cho thơ TNBC về bằng trắc, niêm, vận, cấu trúc và đốixứng. Bỏ yêu cầu dành cho 2 chữ đầu của mỗi câu trong một bài TNBC, ta sẽ có quy định dành chothơ NNBC.Biệt lệ cho luật bằng trắc trở thành "Nhất Tam bất luận, Nhị Tứ phân minh". Nhị tứ phân minh cónghĩa là chữ 2 và 4 trong mỗi câu phải theo đúng quy định bằng trắc của dạng bài thơ. Nhất tam bấtluận có nghĩa là càc chữ 1 và 3 xài thanh bằng hay trắc cũng được.Niêm ở chữ 2 và 4 áp dụng cho các cặp 2 câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7.Vần ở chữ cuối câu 1, 2, 4, 6 và 8 cho thơ vần bằng và ở các câu 2, 4, 6 và 8 cho thơ vần trắc.Cấu trúc bài thơ gồm 4 phần như thơ TNBC: đề, thực, luận và kết.Hai câu 3 và 4 cũng như hai câu 5 và 6 phải đối nhau về ý, về từ hay cụm từ và về bằng trắc.3.1 Luật Bằng Trắc


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 363.1.1 Luật Trắc Vần Trắc:1. B B T T B B T2. T T B B T T B (V)3. T T B B B T T4. B B T T T B B (V)5. B B T T B B T6. T T B B T T B (V)7. T T B B B T T8. B B T T T B B (V)旅 宿 - 杜 牧旅 館 無 良 伴凝 情 自 悄 然寒 燈 思 舊 事斷 雁 警 愁 眠遠 夢 歸 侵 曉家 書 到 隔 年滄 江 好 煙 月門 繫 釣 魚 船Lữ Túc - Ðỗ Mục1. Lữ quán vô lương bạn2. Ngưng tình tự tiễu nhiên3. Hàn đăng tư cựu sự4. Đoạn nhạn cảnh sầu miên5. Viễn mộng qui xâm hiểu6. Gia thư đáo cách niên7. Thương giang hảo yên nguyệt8. Môn hệ điếu ngư thuyềnDịch thơ: Ðêm Nơi Quán TrọQuán trọ đìu hiu thiếu bạn hiềnTâm tư khép chặt nỗi niềm riêngBên đèn leo lét ôn sầu cũTiếng nhạn kêu tan giấc ngủ yênTỉnh giấc hoài hương trời chập sángHơn năm nhận được thư nhà biênTrên sông rét lạnh trăng mờ tỏaNgoài cửa quán đêm một khách thuyền.3.1.2 Luật Trắc Vần Bằng:1. T T B B B (V)2. B B T T B (V)3. B B B T T4. T T T B B (V)5. T T B B T6. B B T T B (V)7. B B B T T8. T T T B B (V)月 夜 憶 舍 弟 - 杜 甫戍 鼓 斷 人 行秋 邊 一 雁 聲Nguyệt Dạ Xá Ức Đệ - Đỗ Phủ1. Thú cổ đoạn nhân hành2. Thu biên nhất nhạn thanh3. Lộ tòng kim dạ bạch4. Nguyệt thị cố hương minh5. Hữu đệ giai phân tán6. Vô gia vãn tử sinh7. Ký thư trường bất đạt8. Huống nãi vị hưu binh.Ðêm Trăng Nhớ EmTrống dồn dứt vết chân điNhạn thu một tiếng biên thùy bi ai


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 37露 從 今 夜 白月 是 故 鄉 明有 弟 皆 分 散無 家 問 死 生寄 書 長 不 達況 乃 未 休 兵Ðêm nay sương trắng đã rơiQuê xưa giờ vẫn sáng ngời bóng trăngCó em, đều đã chia tan 1Không nhà mà đến hỏi thăm mất cònGửi thư, chẳng biết tới luônHuống chi chinh chiến nay còn chưa thôi.Bản dịch: Trần Trọng San1. Đỗ Phủ có 2 người em, một sống ở đất Hứa, một ở tận Tề.3.1.3 Luật Bằng Vần Bằng:1. B B T T B (V)2. T T T B B (V)3. T T B B T4. B B T T B (V)5. B B B T T6. T T T B B (V)7. T T B B T8. B B T T B (V)Phong vũ - Lý Thương Ẩn1. Thê lương Bảo Kiếm thiên2. Ky bạc dục cùng niên3. Hoàng diệp nhưng phong vũ4. Thanh lâu tự quản huyền5. Tân tri tao bạc tục6. Cựu hảo cách lương duyên7. Tâm đoạn tân phong tửu8. Tiêu sầu đấu kỷ thiên.風 雨 - 李 商 隱Dịch thơ: Mưa Gió淒 涼 寶 劍 篇羈 泊 欲 窮 年黃 葉 仍 風 雨青 樓 自 管 絃新 知 遭 薄 俗舊 好 隔 良 緣心 斷 新 豐 酒銷 愁 斗 幾 千Văn nghiệp quả thê lương 1Cuối năm lắm đoạn trườngLá vàng bay lác đácĐàn sáo vẫn như thường.Bạc bẽo nay đà biếtNgười xưa tốt nhớ thươngRượu nồng lòng hứa đoạnNgàn chén hết sầu vương1. Trần Uyển Tuấn chú: Quách Chấn theo chỉ thị của Võ hậu bảo làm văn, dâng bài Bảo kiếm. Câunày ý nói nghiệp văn chương thật thảm thương.3.1.4 Luật Bắng Vần Trắc:1. B B T T T2. T T T B B (V)Quá Hương Tích Tự - Vương Duy1. Bất tri Hương Tích tự2. Sổ lý nhập vân phong


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 383. T T B B T4. B B T T B (V)5. B B B T T6. T T T B B (V)7. T T B B T8. B B T T B (V)過 香 積 寺 - 王 維不 知 香 積 寺數 里 入 雲 峰古 木 無 人 徑深 山 何 處 鐘泉 聲 咽 危 石日 色 冷 青 松薄 暮 空 潭 曲安 禪 制 毒 龍3. Cổ mộc vô nhân kính4. Thâm sơn hà xứ chung5. Tuyền thanh yết nguy thạch6. Nhật sắc lãnh thanh tùng7. Bạc mộ không đàm khúc8. An thiền chế độc long.Qua Chùa Hương TíchNào biết ở đâu Chùa Hương Tích 1Ði qua mấy đỉnh sương mù mịtNgười không bóng dáng toàn cây cổVăng vẳng hồi chuông soi tĩnh mịchRóc rách suối reo trên thềm đáBóng ngày đem lạnh tùng xanh rịtHoàng hôn phủ xuống khuỷu đầm vắngTinh tấn hành thiền tam độc tịt 2 .1. Chùa Hương Tích ở hang Tý Ngọ, phía nam Trường An tỉnh Thiểm Tây.2. Độc long tượng trưng cho những đam mê ham muốn. <strong>The</strong>o Phật pháp, tam độc: tham, sân và singăn cản con người trên con đường tu tập và thiền định đem lại trí huệ giải thoát, khắc phục đượcđộc long.3.2 Phân Tích Một Bài NNBC終 南 別 業王 維中 歲 頗 好 道晚 家 南 山 陲興 來 每 獨 往勝 事 空 自 知行 到 水 窮 處坐 看 雲 起 時偶 然 值 林 叟談 笑 無 還 期Chung Nam Biệt NghiệpVương DuyTrung tuế phã hảo đạoVãn gia nam san thùyHưng lai mỹ độc vãngThắng sự không tự triHành đáo thủy cùng xứTọa khán vân khởi thìNgẫu nhiên trực lâm tẩuÐàm tiếu vô hoàn kỳ.Sống Một Mình Ở Núi Chung NamThấy đạo tuổi trung niênNam Sơn nhà kế hiên


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 39Thanh nhàn thích dạo cảnhSự nghiệp tự biết riêngNgược dòng đến nguồn suốiNgồi ngắm mây thanh thiênNẻo vắng gặp tiều lãoCười nói như bạn hiền.Bài Chung Nam Biệt Nghiệp với nhiều màu sắc tôn giáo là một trong những tuyệt phẩm củaVương Duy.3.2.1 NiêmĐúng theo niêm luật, chữ 2 và 4 câu 1 phải niêm với chữ 2 và 4 câu 8. Chữ 2 và 4 câu 2 phải niêmvới chữ 2 và 4 câu 3. Chữ 2 và 4 câu 4 phải niêm với chữ 2 và 4 câu 5. Chữ 2 và 4 câu 6 phải niêmvới chữ 2 và 4 câu 7. Ở đây, bài thơ vẫn hay dù một số câu không niêm nhau chặt chẻ như luật đòihỏi.3.2.2 VậnChữ cuối câu 1 là vần trắc, nên chỉ cần chữ cuối câu 2, 4, 6 và 8 cùng vần là thùy, tri, thì và kỳ.3.2.3 Cấu TrúcCấu trúc bài thơ luật 8 câu gồm 4 phần: đề, thực hoặc trạng, luận và kết.3.2.3.1 ĐềÐề, gồm phá đề là câu 1 và thừa đề là câu 2, ấn định bối cảnh cho câu chuyện sẽ được kể ra.Trung tuế phã hảo đạoVãn gia nam san thùyỞ đây bối cảnh là thời gian và không gian. Phá đề xác định thời lúc Vương Duy gặp được đạo tốt.Thừa đề nhân câu 1 mà chuyển qua một ý khác làm bối cảnh được rõ ràng hơn. Vị trí là nhà ở nơithanh tịnh dưới chân núi Chung Nam.3.2.3.2. ThựcThực hoặc trạng gồm câu 3 và câu 4 nói lên ý định, nội dung bài thơ. Hai câu phải đối nhau về âm, ývà chữ.Hưng lai mỗi độc vãngThắng sự không tự triKhi hứng thú đi dạo và thưởng thức thắng cảnh. Hoặc suy tư về sự thành bại của cuộc đời và chorằng tất cả là rỗng không. Xét thấy: hưng lai đối với thắng sự, mỗi đối với không, độc vãng đối với


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 40tự tri. Ðây không chỉ là cách đặt chữ, mà đối ý làm cho nghĩa nổi bật ra.3.2.3.3 LuậnLuận gồm câu 5 và câu 6 bàn luận rộng thêm về nội dung, tả cảnh hoặc tình cảm. Hai câu nầy cũngphải đối nhau về âm, ý và nghĩa cũng như hai câu 3 và 4.Hành đáo thủy cùng xứTọa khán vân khởi thìÐi cho đến chỗ nước cùng hoặc ngồi nhìn mây bay. Ðặt hai câu đối nhau cho người đọc có ý niệm đingắm và ngồi nhìn cũng thanh nhàn như nhau. Vương Duy thưởng thức cảnh thanh nhàn và nói lênsự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.3.2.3.4 KếtKết gồm câu 7 và câu 8 chuyển ý và tóm tắt, hoặc có ý mới gây xúc cảm hay tạo suy nghĩ thêm. Haicâu nâỳ không nhất thiết phải đối nhau như các câu trên, nhưng cũng phải tuân theo luật bằng trắc.Ngẫu nhiên trực lâm tẩuÐàm tiếu vô hoàn kỳ.Tình cờ gặp nhau mà nói chuyện vui vẻ đến quên giờ về. Người không chủ tâm, sống hồn nhiên,giản dị thường tâm đầu ý hợp dù không quen nhau lâu. Vương Duy nói đến và khuyến khích sự hòahợp giữa người và người.4. Luật Thơ Thất Ngôn Tứ TuyệtThơ Tứ tuyệt còn được gọi là thơ Tuyệt cú. TNTT có 4 câu 7 chữ. Luật cho TNTT giống y như luậtáp dụng cho 4 câu đầu hay 4 câu cuối của TNBC, giống nhau về luật bằng trắc, về niêm, về vận.Tuy nhiên ta không thể ngắt một bài TNBC ra làm 2 bài TNTT. Ngược lại cũng không thể lấy 2 bàiTNTT ráp lại thành một bài TNBC dù vần có phù hợp. Thơ TNTT có cấu trúc giống như TNBC, có4 phần: đề, thực, luận và kết rõ ràng. Đối xứng không bắt buộc.4.1 Luật Bằng Trắc4.1.1 Luật Bằng Vần Trắc:1. B B T T B B T2. T T B B T T B (V)3. T T B B B T T4. B B T T T B B (V)红 鹦 鹉 - 白 居 易Hồng Anh Vũ - Bạch Cư Dị1. An Nam viễn tiến hồng anh vũ2. Sắc tự đào hoa ngữ tự nhân3. Văn chương biện tuệ giai như thử4. Lung hạm hà niên xuất đắc thân.Dịch thơ: Con Vẹt Đỏ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 41安 南 远 进 红 鹦 鹉色 似 桃 花 语 似 人文 章 辩 慧 皆 如 此笼 槛 何 年 出 得 身Nước Nam 1 triều cống vẹt màu hồngLông tợ hoa đào tiếng nói trongLý luận nghĩ suy như đó vậyBao giờ biết cách thoát ngoài lồng 2 .1. Nước Nam ta lệ thuộc nước Tàu vào đời Nhà Đường và hàng năm phải triều cống. Năm 679,Đường Cao Tông đổi tên đất Giao Châu thành An Nam Đô Hộ Phủ.2. Câu thơ của Bạch Cư Dị là một thách thức và cũng là một lời tiên đoán cho nền tự chủ của ViệtNam đối với Trung Hoa.4.1.2 Luật Bằng Vần Bằng:1. B B T T B B B (V)2. T T B B T T B (V)3. T T B B B T T4. B B T T T B B (V)泊 秦 淮 - 杜 牧煙 籠 寒 水 月 籠 沙夜 泊 秦 淮 近 酒 家商 女 不 知 亡 國 恨隔 江 猶 唱 後 庭 花Bạc Tần Hoài - Đỗ Mục1. Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa2. Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia3. Thương nữ bất tri vong quốc hận4. Cách giang do xướng Hậu Đình HoaDịch thơ: Đậu Bến Tần HoàiKhói mờ trên nước cát trăng hòaÐậu bến Tần Hoài 1 cạnh tửu giaCô ả biết đâu hờn mất nướcBên sông còn hát khúc Ðình Hoa 2 .1. Tần Hoài: tên con sông từ tỉnh Giang Tô chảy lên phía Bắc vào sông Trường Giang.2. Hậu Đình Hoa: tên khúc hát lãng mạn đồi trụy làm trong một buổi tiệc của vua Trần Hậu Chủ vàVương Quý Phi thời Nam Bắc triều.4.1.3 Luật Trắc Vần Bằng:1. T T B B T T B (V)2. B B T T T B B (V)3. B B T T B B T4. T T B B T T B (V)楓 橋 夜 泊 - 張 繼月 落 烏 啼 霜 滿 天江 楓 漁 火 對 愁 眠Phong Kiều Da Bạc - Trương Kế1. Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên2. Giang phong ngư hỏa đối sầu miên3. Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự4. Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.Dịch thơ: Tối Đậu Bến Phong Kiều 1Trăng lặng quạ kêu sương phủ mờÐèn chài leo lét rặng phong mơ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 42姑 蘇 城 外 寒 山 寺夜 半 鐘 聲 到 客 船Chuông chùa 2 văng vẳng khuya vọng lạiĐến tận thuyền ai 3 gợi ý thơ.1. Phong kiều ở phía Tây thành Cô Tô (Tô Châu) tỉnh Giang Tô.2. Chùa Hàn San ở phía Đông Phong Kiều ngoài thành Cô Tô.3. Thuyền khách đây là thuyền của thi nhân với tâm trạng buồn vì vừa thì hỏng, trên đường trở vềnhà ghé bên Phong Kiều ngủ đêm.4.1.4 Luật Trắc Vần Trắc:1. T T B B T T T2. B B T T T B B (V)3. B B T T B B T4. T T B B T T B (V)絕 句 - 杜 甫兩 個 黃 鸝 鳴 翠 柳一 行 白 鷺 上 青 天窗 含 西 嶺 千 秋 雪門 泊 東 吳 萬 里 船Tuyệt Cú - Đỗ PhủLưỡng cá hoàng ly minh thúy liễuNhất hàng bạch lộ thướng thanh thiênSong hàm Tây Lĩnh 1 thiên thu tuyếtMôn bạc Đông Ngô 2 vạn lý thuyền.Dịch thơ: Tuyệt CúLiễu thắm chim vàng đôi sánh hótTrời xanh cò trắng một hàng bayNghìn thu tuyết lạnh núi 1 che phủVạn chiếc thuyền Ngô 2 sông đậu đầy.1. Tây Lĩnh: còn gọi là núi Mân, có nơi còn nói là núi Nga Mi ở phía tây đất Thục.2. Đông Ngô: nước của Tôn Quyền trong thời Tam Quốc4.2 Cấu Trúc Của TNTTNội dung của TNTT được gói ghém trong 4 câu 7 chữ cũng phải diễn tả theo trình tự 4 phần:4.2.1 Đề: gồm câu 1Đề giới thiệu ấn định bối cảnh cho câu chuyện sẽ được kể ra : thời điểm, nơichốn...4.2.2 Thực hay trạng: gồm câu 2Thực nói lên ý định, nội dung bài thơ...4.2.3 Luận: gồm câu 3Luận bàn luận rộng thêm về nội dung, tả cảnh hoặc tình cảm.4.2.4 Kết: gồm câu 4Kết chuyển ý và tóm tắt, hoặc có ý mới gây xúc cảm hay tạo suy nghĩ thêm.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 435. Luật Thơ Ngũ Ngôn Tứ TuyệtThơ NNTT có quy định về bằng trắc, niêm, vận giống 4 câu đầu hay 4 câu cuối của thơ NNBC. Vềcấu trúc, NNTT cũng giống như TNTT. Với 4 câu 5 chữ, một bài NNTT phải kể một câu chuyệnđầy đủ lớp lan.5.1 Luật Trắc Vần Trắc:1. T T B B T2. B B T T B (V)3. B B B T T4. T T T B B (V)魯 中 都 東 樓 醉李 白昨 日 東 樓 醉還 應 倒 接 籬阿 誰 扶 上 馬不 省 下 樓 時Lỗ Trung Đô Đông Lâu TúyLý Bạch1. Tạc nhật đông lâu túy2. Hoàn ưng đảo tiếp ly 13. A thùy phù thượng mã4. Bất tỉnh hạ lâu thì.Dịch thơ:Say Rượu Ở Lầu ĐôngSay ở lầu Ðông đêm tối quaVề nằm vắt vẻo bên rào nhàKềm cương lên ngựa ai người giúpGiờ lúc xuống lầu nhớ chẳng ra.1. Dị bản có câu 2 "Quy lai đảo tiếp ly" với nghĩa: Về đến nhà mới biết đội khăn mũ ngược. Ly ( 四 /离 ) cổ ngữ nghĩa như khăn quấn đầu.5.2 Luật Trắc Vần Bằng:1. T T B B B (V)2. B B T T B (V)3. B B B T T4. T T T B B (V)春 怨 - 金 昌 緒打 起 黃 鶯 兒莫 教 枝 上 啼啼 時 驚 妾 夢不 得 到 遼 西Xuân Oán - Kim Xương Tự1. Đả khởi hoàng oanh nhi2. Mạc giao chi thượng đê3, Đê thì kinh thiếp mộng,4. Bất đắc đáo Liêu Tây 1 .Dịch thơ: Oán XuânHoàng oanh ơi hãy bay điVéo von ca hát vui gì xuân sangLàm ta tỉnh giấc mơ màngLiêu Tây 1 muốn tới gặp chàng bấy lâu.1. Liêu Tây là một đồn đời Tần. Thiếu phụ muốn mơ đến gặp chồng nên trách con chim đã đánhthức mình.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 445.3 Luật Bằng Vần Bằng:1. B B T T B (V)2. T T T B B (V)3. T T B B T4. B B T T B (V)汾 上 惊 秋 - 苏 挺北 风 吹 白 云万 里 渡 河 汾心 绪 逢 摇 落秋 声 不 可 闻Phần Thượng Kinh Thu - Tô Đĩnh1. Bắc phong xuy bạch vân2. Vạn lý độ hà Phần3. Tâm tự phùng dao lạc4. Thu thanh bất khả văn.Dịch thơ: Ngại Thu Trên Sông PhầnGió Bắc thổi mây trắngVạn dặm trên sông Phần 1Tâm tư đang trĩu nặngTiếng thu chẳng ân cần.1. Sông Phần ở Thiểm Tây.5.4 Luật Bằng Vần Trắc:1. B B T T T2. T T T B B (V)3. T T B B T4. B B T T B (V)送 別 - 王 維山 中 相 送 罷日 暮 掩 柴 扉春 草 明 年 綠王 孫 歸 不 歸Tống Biệt - Vương Duy1. Sơn trung tương tống bãi2. Nhựt mộ yểm sài phi 13. Xuân thảo minh niên lục4. Vương tôn qui bất quiDịch thơ: Tiễn BiệtTiễn biệt giữa núi đồiKhép cửa 1 đã tối trờiCỏ xuân xanh trở lạiVề không với núi đồi.1. Sài phi: cửa nhỏ làm bằng củi gổ của nhà nghèo. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 45Du LÎch ñông Âu: HungarySóng ViŒt ñàm Giang biên soånChuyến du lịch Đông Âu (Estern Europe) gồm các quốc gia Poland, Hungary, Austria, CzechRepublic, và Germany là một chuyến du lịch đầy hào hứng và rất hay. Hình ảnh và kỷ niệm của từngquốc gia đi thăm nằm trong những bài viết riêng biệt.Bài viết này nói về Budapest, Hungary. Những địa danh được viết bằng Việt, Anh ngữ hay từngữ của quốc gia thăm viếng. Trừ những ghi chú về nguồn gốc tấm hình, những hình ảnh còn lại thuộcbộ hình riêng của người viết.Budapest, HungaryHungary hay Cộng hòa Hungary (tiếng Hungary: Magyar Köztársaság) hay Hung Gia Lợi là mộtquốc gia thuộc khu vực Trung Âu. Nước này tiếp giáp với Slovakia về phía bắc, Austria về phía tây,Slovenia về phía tây nam, Croatia và Serbia về phía nam, Romania về phía đông và Ukraine về phíađông bắc. Thành phố Budapest là thủ đô của Hungary. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Hungary, hay còngọi là tiếng Magyar.Bản đồ Đông ÂuTiếp sau thời kỳ Celtic (sau năm 450 TCN) và thời kỳ La Mã (9 SCN - thế kỉ 4), Hungary đãđược thành lập vào cuối thế kỷ thứ 9 dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh người Magyar tên là Ápád.Năm 1000, người chắt trai của Arpád là vua István I đã đăng quang với chiếc vương miện được Giáo


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 46hoàng Sylvester II gửi đến từ La-mã. Trong suốt 946 năm sau đó, Vương quốc Hungary đã tồn tại vàphát triển qua nhiều thời kỳ và được coi là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của phươngTây. Hungary có rất nhiều quyền lực cho đến cuối cuộc Đại Chiến I thì Hung mất mát rất nhiều lãnhthổ. Quốc vương sau đó được chuyển sang thời kỳ Cộng sản từ năm 1947. Hungary chính thức trởthành 1 quốc gia cộng sản vào năm 1949, khi nền Đệ nhị Cộng hòa bị chấm dứt, Đảng Cộng sản lêncầm quyền và đổi tên nước thành Cộng hòa Nhân dân Hungary.Cuộc Cách mạng năm 1956 chống lại chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân từ 23 tháng 10 đến 10tháng 11 năm 1956 thất bại và dân chúng bị cấm nhắc đến cuộc Cách mạng này trong hơn 30 năm.Năm 1989 bước tiến mở biên giới với Áo vào năm 1989 dẫn đến sự sụp đổ Xã hội chủ nghĩaĐông Âu, và Đệ Tam Cộng hòa Hungary chính thức ra đời ngày 23 tháng 10 năm 1989.Ghi chú. Chữ Đông Âu trong những chuyến du lịch mang tên du lịch Đông Âu chỉ có nghĩa là nhữngnước phía tây của Nga. Tất cả những nước gọi chung là Đông Âu này đều thuộc Trung Âu. Bài viết nàychỉ thu gọn trong những địa danh thăm viếng ngắn ngủi.Thủ đô của Hungary là Budapest nằm bên bờ sông Danube (Duna). Thủ đô Budapest đã chính thức trởthành một thành phố duy nhất vào ngày 17 tháng 11, năm 1873 do sự hợp lại của thành Buda và Óbuda(phần Buda cổ) ở bờ bên phía đông với thành Pest ở bờ bên phía tây của sông Danube..Hình sông Danube chụp từ thành Fishermen của Buda nhìn xuốngBuda bên phía tây là vùng đất cao nguyên với đồi núi, thành quách, cung điện của nhiều triềuđại vua chúa ngày xưa. Nếu kể dọc theo từ Bắc xuống nam thì bên Buda có những địa điểm thăm viếngnhư Fishermen’s Bastion, Thánh đường Matthias, nhà thờ St Michael, viện bảo tàng Dược Arany Sas,Royal Palace, tượng đài thánh Gellért, đồi Gellért, Citadel, Tượng Nữ Thần Tự do, khách sạn có nhàtắm nổi tiếng Gellert,v.v…Bên đông của Danube là vùng bình nguyên thành phố Pest với nhiều tòa nhà cổ kính thời Trungcổ. <strong>The</strong>o lịch sử thì những bộ lạc đầu tiên của Hungary đã định cư tại vùng đồng bằng phía Đông sôngDanube, sau đó họ di cư và khai phá dựng nghiệp bên phía Tây do địa thế đồi núi bảo đảm sự vữngbền và an toàn hơn cho Hungary. Vào thế kỷ thứ 13, Buda trở thành nơi tọa lạc của triều đình Hungry.Và thành phố Pest trở thành nơi của dân giả. Buda và Pest được nối với nhau bằng nhiều cầu lưu thông


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 47và một cây cầu dành cho xe điện.Và nếu cũng kể từ bắc đi xuôi nam dọc theo Danube bắt đầu từ cầuMargaret thì bên thành Pest có Tòa nhà Quốc hội, quảng trường tượng đài Kossuth, tượng Imre Nagyđứng giữa cầu trước toà nhà Quốc hội, bức đá đen Ngọn lửa Cách mạng và vô số dinh thự huy hoàngdọc theo bờ sông, có nhà thờ Belvarosi Plebaniatemplom ngay chân cầu Elizabeth bên phía Pest,trường Đại Học Kinh tế, v.v..Budapest là thành phố có chứa nhiều di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Mộtcon đường chính có vô số cửa tiệm nổi tiếng là đuờng Andrássy, tận cùng con đường Andrássy làQuảng trường Anh Hùng. Quảng trường Anh Hùng nằm giữa hai tòa nhà văn hóa là Art Gallery vàMuseum of Fine Arts.Tượng đài Anh Hùng gồm một đài kỷ niệm Thiên Niên Kỷ và hai đài cong cong nửa vòng cungbao bọc phía với nhiều tượng danh nhân trong lịch sử Hungary.Budapest, bên thành Pest có ba nhà ga xe điện, trong đó có hai nhà ga cổ rất đẹp, nổi tiếng hơnlà nhà ga phía Tây (West Station/Nyugati Pályaudvar), nhà ga xe lửa này do công ty Eiffel ở Paris,Pháp vẽ kiểu và xây cất vào năm 1877.Hai thành phố Buda và Pest nối liền nhau bằng rất nhiều cầu. Những cây cầu nổi tiếng nhất nốiBuda và Pest với nhau là cầu Xích (Chain bridge) hay còn gọi là cầu Sư tử, cầu Elizabeth (cầu trắng) vàcầu Tự do Liberty (mầu xanh lá cây đậm). Ngoài ra còn tuyến tàu chạy ngầm dưới đất (dưới đại lộchính Andrássy) khởi đầu hoạt động vào năm 1896, vẫn hoạt động cho đến ngày nay.Tuyến tàu chạy ngầm này nối liền hai thành qua sông Danube từ quảng trường Batthyány gần nhà thờSt Ann (thành Buda) sang quảng trưòng Kossuth (tòa Quốc hội bên thành Pest).Một chút chi tiết về những địa danh và hình ảnh.1. Nhà thờ Matthias đã hiện diện từ năm 1255, nhưng trải qua nhiều thế kỷ cho đến tận 1895-1903mới hoàn tất như hiện tại. Nhà thờ mang tên Vua Matthias Corvinus, nhà vua có danh lớn nhất củaHungary. Kiểu vẽ và mái ngói có mầu sắc rực rỡ dạng hình thoi do Frigyes Schulek thực hiện. Một tòatháp chuông mang tên Matthias cao 60m cũng đuợc vua Matthias cho dựng lên trên đỉnh có tượngtrưng coat of arms là một con quạ mỏ ngậm một nhẫn vàng.2. Thành của Những người đánh cá (Fishermen's Bastion/Halászbástya) chỉ bắt đầu xây và hoàn tấtvào thời gian năm 1895-1902. Thành Fishermen cũng do kiến trúc sư Frigyes Schulek thực hiện. Mangtiếng là thành có mục đích để phòng thủ nhưng nơi này thật ra chỉ có lý do trang hoàng mà thôi. Thànhcó 7 tòa tháp tượng trưng cho 7 thủ lĩnh bộ lạc đã có công lập quốc khi họ quyết định lập nghiệp bên bờsông Danube trong vùng Lòng chảo Carpathian vào năm 896. Từ những toà tháp nhỏ, sân lát và nhiềucầu thang này nhìn xuống sông Danube và thành Pest bên kia bờ sông với nhiều tòa nhà nhất là tòa nhàParliament rất đẹp. Phía dưới thành là một hệ thống hang động ngầm dài 12 cây số.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 48Nhà thờ MatthiasFishermen’s Bastion3. Tượng vua Stephen ở gần Thành của những người đánh cá.3 44. Dược phòng cổ xưa Arany Sas (Golden Eagle), đây là một trong những dược phòng cổ nhất củakhu vực Castle (Castle District) , mở cửa từ năm 1745, chứa đồ đạc nguyên thủy cổ, sự tích dượcphòng và những dụng cụ bào chế ngày xưa (photo by Torok Ferenc)5. Tượng đài thánh GellértTượng đài Gellért nhìn ban đêm rất đẹp, nằm thẳng từ cầu Elizabeth nhìn lên gần đỉnh đồi Gellért.Tượng do Gyula Jankovits kiến trúc và dựng vào năm 1904 để vinh danh thánh Gellért, vị thánh đã cócông truyền Kitô giáo cho người Magyars từ thế kỷ thứ X. Dưới chân tượng có một thác nước nhân tạo.Chuyện kể rằng Gellért đã bị những nguời không tín ngưỡng bắt nhốt vào một thùng tròn (barrel) rồicho đẩy lăn xuống đồi để rơi xuống sông Danube.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 496. Đồi Géllert có Citadella và Tượng đài Nữ thầnTự doTượng đài Tự Do (Szabadsag Szobor) nằm trên đỉnh đồi Gellért do Zsigmond Kisfaludi dựng vào năm1947 để kỷ niệm ngày bại trận của Đức Quốc Xã. Tượng cao 14 m cho thấy Nữ Thần Tự do trong thếđứng vươn hai tay cao cầm một lá cọ dài. Và Citadel (Citadella) nằm trên đỉnh đồi hiện nay có bảotàng viện ngoài trời và nhà hàng cùng cả một khách sạn.7. Nhà Quốc Hội (Parliament)6 7<strong>The</strong> Hungarian Parliament Building (Hungarian: Országház), là một trong những nhà Quốc hội nổitiếng nhất và lớn thứ hai của Âu Châu Tòa nhà này, khởi sự xây cất từ năm 1885, đuợc khánh thành kỷniệm 1000 năm của Hungary (1896) nhưng phải đến năm 1904 mới hoàn tất, nằm ở quảng trườngLajos Kossuth, bên phía đông bờ sông Danube. Tòa nhà, xây cất kiểu Gothic giống như điệnWestminster của London, trải rộng 268 m chiều ngang, 123 m bề sâu và cao 96 m. Con số 96 m kỷniệm một ngàn năm của Hung (1896) và chiến thắng lập quốc của triều đại Hungary vào năm 896. Tòanhà này là một trong hai tòa nhà cao nhất của Hung, tòa thứ hai là Đại Thánh đuờng Saint Stephen.Parliament nhìn ra sông Danube<strong>The</strong>o luật Hungary thì không một cao ốc nàođuợc phép xây cất cao hơn 96 m của hai địa điểm lịch sửnày. Mặt tiền của Parliament nhìn ra sông Danube,nhưng cửa chính vào Quốc hội nằm ở mặt trong đối diệnquảng trường Lajos Kossuth. Trước Quốc hội xế bênphải có một bức đá màu đen dựng lên vào năm 1996 đểkỷ niệm 40 năm Ngọn lửa Cách Mạng 1956 củaHungary (Flame of Revolution). Và cũng trong quảng trường này có tượng kỷ niệm Kossuth và tượngFrancis II Rákóczi cưỡi ngựa. Bên hông Quốc hội có tượng nhà thơ nổi tiếng người Hung Attila Józsefđang ngồi như ông đã kể trong bài thơ By the Danube. Không xa đó là Quảng trường Martyrs(Vértanúk tere) với tượng Imre Nagy (1896-1958) đứng trên cầu nhìn sang Quốc hội.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 50Quốc hội nhìn từ Quảng trường Kossuth và tấm đá đen Ngọn Lửa Cách MạngNhà thơ Attila József (Photo Internet)Tượng Imre Nagy tại Vértanúk tere (Martyrs' square) nhìn sang tòa Quốc Hội


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 51Những cây cầu nổi tiếng nối liền Buda với Pest.Cầu Chain (Széchenyi lánchíd). Cây cầu đầu tiên nối liền Buda và Pest là cây cầu treo XíchSzéchenyi khánh thành vào năm 1849. Cầu bắt đầu từ thành Pest ở công trường Roosevelt cạnh trườngđại học Khoa học và đi qua sông Danube đến công trường Adam Clark gần mốc có tấm đá điêu khắcZero Kilometer và toa kéo máy (funicular) đưa lên đồi Castle. Cầu Xích đuợc đặt tên theo IstvánSzéchenyi, người đã quyết chí dựng một cây cầu qua sông Danube. Cầu do nhà kỹ sư người AnhWilliam Tierney Clark thiết kế với sự hợp tác của kỹ sư người Scott tên Adam Clark (trùng họ nhưngkhông liên hệ). Cầu này mang những đặc tính, nhưng trên bình diện lớn hơn, của cây cầu Marlow bắcngang sông Thames ở Marlow, England-một cây cầu của chính W.T. Clark thiết kế. Hai đôi sư sử ở haichân cầu được thêm vào vào năm 1852. Trải qua nhiều thăng trầm biến đổi, cầu được mang tên cầuXích từ năm 1898. Cầu bị hư hại nhiều qua hai đại chiến, nhưng sau cùng đã đuợc tu bổ, xây dựng lạivào năm 1947 và lưu thông trở lại vào năm 1949. Adam Clark cũng cho đào một đường hầm dưới đồiCastle để cho tiện viện giao thông. Con đuờng hầm dưới đồi Castle dài bằng đúng như chiều dài củacây cầu Xích.Zero Kilometer Đường hầm dưới Castle (photo Internet)Vì khúc sông Danube này quá rộng nên cần phải xây một cầu treo. Hai cột vòm bắc ngang sôngchịu đựng cho cây cầu sắt này nặng gần 5,200 tấn. Cầu Xích dài 275 m, rộng 16 m. Hai cặp sư tử nằmnhìn thẳng vào hai thành phố trấn giữ hai đầu cầu.<strong>The</strong>o truyền thuyết thì nhà điêu khắc Marschalko János, người dựng hai cặp sư tử này đã chotạc tượng sư tử không nhìn thấy lưỡi. Khi bị một người học nghề tìm tòi và chất vấn và rồi mọi ngườibàn tán xôn xao về sư tử không lưỡi thì János đã phải nghiên cứu lại kỹ lưỡng và trả lời qua một cuộcđánh cá rằng nếu ai có thể thấy lưỡi của một chú sư tử ngồi trong thế mà János tạc thì János sẽ thua vàchấp nhận là tượng có khuyết điểm, Thế rồi quả thật là không ai có thể thấy lưỡi sư tử khi nằm và mởmiệng như thế nên Járos đã thắng cuộc. Truyền thuyết vẫn không hề tắt và có khi còn đuợc kể nhưJároz đã quá phiền muộn nên nhảy từ trên cầu xuống sông Danube tự tử. Lẽ dĩ nhiên là sư tử có lưỡichứ, và họ nói rằng phải leo lên và nhìn từ trên đầu sư tử xuống!


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 52Cầu Chain SzéchenyiCầu Margaret (Margit híd) là cây cầu cổ thứ hai nối liền Bud và Pest sau cây cầu Xích. Cầudo hãng thầu có kỹ sư người Pháp Ernest Goüin xây dựng vào khoảng giữa 1872-1876 (hơn 20 nămsau khi khánh thành cầu Xích). Cầu này có dạng chữ Y mở rộng 165 độ, có phần giữa nối vào đảoMargaret. Cầu dài hơn 637 m, rộng 25 m. Trong đại chiến thứ II, cầu bị quân đội Đức phá hủy nặng nềvào cuối năm 1944 và đầu năm 1945. Cầu được xây cất lại vào năm 1948. Những cột chân cầu có gắnhình tượng điêu khác mang từ Pháp sang.Cầu Margaret (hình Internet)Đảo Margaret, một đảo nhỏ nằm giữa giòng sông Danube thời xưa là nơi săn bắn của vuachúa. Vào thế kỷ thứ 13, Hungary bị quân Mongols tấn công nhiều và thiệt hại nặng nề, vua Béla IVbèn cho xây một tu viện cho các bà phước trên đảo và có lời nguyện là nếu nhà vua có thể xây dựng lạiđược sứ sở đã bị tàn phá bởi Mongols thì ông sẽ gửi con gái vào tu viện. Mặc dù sau đó Mongols tựđộng rút lui và Béla IV đã có thể gây dựng lại đất nuớc, nhưng để giữ trọn lời nguyện, Béla IV đã gửicông chúa Margaret lúc đó mới 11 tuổi vào tu viện, và từ đó đảo mang tên vị nữ tu Margeret đã sốngsuốt đời trên đảo.Cầu Elisabeth (Erzsébet híd) là cây cầu mới hơn nối liền Buda và Pest qua sông Danube. Cầudài 290 m, mang tên Hoàng hậu Elizabeth của Austria-Hungary, bà là người đã bị ám sát chết năm1898.Cầu Liberty (Szabadság híd) hay cầu Freedom là cây cầu cổ thứ ba nối liền Buda với Pest.Cây cầu này là cây cầu ở phía nam của Trung tâm thành phố. Cầu xây cất vào khoảng năm 1894-1896.Cầu dài hơn 333 m, rộng 20m, Trên đỉnh bốn trụ sắt của cầu có tượng đồng hình con chim Turul, mộtloại chim ưng trong thần thoại Hungary.Ba cây cầu Chain Széchenyi, Elizabeth, và Liberty đôi khi đuợc gọi giản dị là cầu Xích, cầu Trắng, cầu


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 53Xanh.Cầu Elizabeth Cầu LibertyQuảng trường Anh HùngHősök tere ("Heroes' Square") Quảng trường Anh Hùng là một quảng trường quan trọng của Budapestvới nhiều hàm xúc chính trị và lịch sử. Nó nằm cuối đại lộ Andrássy cạnh Công viên đô thị (City Park).Quảng trường Anh Hùng nằm giữa hai tòa nhà văn hóa là Hall of Art và Museum of Fine Arts.Tượng đài Anh Hùng gồm một đài kỷ niệm Thiên Niên Kỷ (Millennium Memorial) và hai đài cong nửavòng cung bao bọc phía sau với nhiều tượng danh nhân trong lịch sử Hungary.Tượng đài Thiên Niên Kỷ bắt đầu xây từ năm 1896 kỷ niệm 1000 năm của Hungary nhưng mãiđến năm 1900 mới hoàn tất.Phía trước cột Thiên Niên Kỷ là một tấm bia đề chữ “Để kỷ niệm những vị anh hùng đã hy sinhcho Tự Do Dân Tộc và Độc Lập Quốc Gia”. Sau tấm bia là cột trên đỉnh cột là tượng thượng đẳngThiên sứ (archangel) Gabriel tay phải cầm Vương miện của vị vua đầu tiên của Hungary là SaintStephen (István), tay trái cầm một chữ thập hai thanh ngang Tông đồ giáo chỉ (two barred apostoliccross), một biểu tượng do Đức Giáo Hoàng Sylvester II đã ban cho vua Stephen để ghi nhận công ơncủa vua Stephen đã nỗ lực truyền bá Thiên chúa giáo đến người dân Hung. Chân cột là tượng của bẩylãnh tụ của bẩy bộ lạc Magyar đã hướng dẫn dân Hung đến lập nghiệp ở vùng Lòng chậu Carpathian.Người đứng giữa dẫn đầu là Arpád, cha đẻ của quốc gia Hungary.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 54Phía sau đài Thiên Niên Kỷ là hai dẫy cột vòng cung cân xứng với nhau, mỗi cột có 7 tượng danh nhânlãnh tụ Hung.Quảng trường Anh Hùng


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 55Chiến tranh Hòa bìnhTrên đỉnh vòng cung dẫy cột bên trái, phía ngoài là tượng một người đàn ông cầm một lưỡi hái(scythe) và một người đàn bà đang reo hạt tượng trưng cho Lao động và Thịnh vượng. Phía đối diện thìcó người đàn ông cầm một bức tượng và người đàn bà cầm một lá cọ tượng trưng cho Kiến Thức vàVinh Quang. Trên đỉnh phía bên trong của hai dẫy tượng, bên trái có người đàn ông lái một xe ngựadùng con Rắn như một cái roi, tượng trưng cho Chiến tranh, và bên phải hình tượng người đàn bà cầmlá cọ biểu hiệu cho Hoà bình.Lao động_Thịnh Vượng_Chiến tranh--------------Hòa bình_Kiến Thức_Vinh QuangTrong số những lãnh tụ có tên trên hai dẫy cột này phải kể đến Lajos Kossuth ở phía ngoài cùngbên dẫy bên phải. Kossuth là luật gia, chính trị gia, Tổng thống Hungary năm 1849; ông rất nổi tiếngtrong việc tranh đấu cho Tự do của Hungary; ông có tên đường, tượng đài tại quảng trường Kossuth,Budapest và nhiều thành phố khác của Hungary và ngay cả bên Mỹ (New York City, NY, USA).


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 56Kossuth, New York City, USAHeroes’ SquareBudapest có ba trạm xe điện. Lớn nhất là West Station/Nyugati Pályaudvar). Nhà ga này cấutrúc với kính và sắt, do August de Serres và công ty Eiffel của Pháp (công ty đã vẽ Eiffel Tower) vẽkiểu và xây cất từ năm 1874 đến 1877. Tại nhà ga này đặc biệt có nhà hàng McDonalds’ rất rộng chứađuợc 250 chỗ ngồi với trang trí Tân nghệ thuật trong một ngôi nhà kiến trúc rất cổ giả.Nếu nhắc đến nhà thờ thì nổi tiếng nhất ở Budapest phải kể đến Đại Giáo đường St StephenĐệ Nhất của Hungary với Bàn tay phải của thánh St Stephen. Giống như toà nhà Quốc hội, Đại Giáođường này cũng có chiều cao 96m. Nhà thờ bắt đầy xây từ năm 1851 và hoàn tất vào năm 1905.Phải mất hơn 50 năm và ba nhà kiến trúc sư mới hoàn tất nổi Đại Giáo đuờng này. Trong thờigian xây cất đã có nhiểu rủi ro gây trở ngại việc hoàn tất. Năm 1845 József Hild bắt đầu vẽ kiểu nhưngvì cuộc chiến tranh 1848/49 nên đến năm 1851 mới khởi sự. Sau khi Hild chết thì Miklós Ybl đảmtrách việc xây cất. Năm 1868 tòa vòm sụp và Ybl phải bắt đầu lại. Ybl chết năm 1891 và JózsefKrauser là người thứ ba đảm trách việc xây cất. Sau cùng Đại Giáo đường cũng được hoàn tất vào năm1905/06. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, nhà thờ bị hư hại nặng. Việc tu sửa được bắt đầu vào những năm1980s và mới hoàn tất gần đây. Nếu đứng trên lầu hai của Giáo đường thì có thể nhìn thành phốBudapest rõ. Trên tòa tháp bên phải có cái chuông rất lớn nặng trên 9 tons.Ngoài ngày lễ Quốc Khánh 23 tháng 10 hàng năm, ngày lễ St Stephen 20 tháng Tám hàng nămcũng đuợc coi như là một ngày lễ chính thức quan trọng của Hungary kể từ năm 1771 và đuợc coi nhưlà một ngày Quốc khánh kỷ niệm vị vua lập quốc Hungary Thánh Stephen hay Thánh István Đệ nhất.Thánh Stephen, khi chào đời mang tênVajk, đã được làm lễ rửa tội khi lên mười và mang tênLatin là “Stephanus” (Hungary: “István”). Sau khi Stephen chiến thắng và thống nhất đuợc các bộ lạc,ông trở nên vị vua đầu tiên của Hungary. Đức Giáo Hoàng Sylvester II đã trao tặng ông vương miện để


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 57cảm ơn ông đã truyền bá Thiên chúa giáo. Sau khi Stephen chết và đến năm 1083, Đức Giáo HoàngGregory VII đã tuyên danh ông hiển thánh và từ đó ông đuợc gọi là Thánh Stephen của Hungary. Khimồ ông đuợc khai quật để tuyên danh Thánh thì người ta thấy bàn tay phải của ông còn nguyên vẹn.Ngày nay bàn tay phải của Thánh Stephen đuợc coi như một báu vật của Thiên chúa giáo. Trong ngàyThánh Stephen 20 tháng Tám hàng năm, Bàn Tay Phải Thánh Stephen được lễ rước long trọng chungquanh Đại Giáo đường St Stephen.Đại Thánh đuờng St. Stephen Central MarketMột chút âm nhạcNói đến Hungary mà không kể đến ngành âm nhạc của Hungary thì là một thiếu sót lớn. Bài viết vềvăn hóa nghệ thuật nằm trong một đề tài riêng biệt. Những nhà soạn nhạc danh tiếng của Hungary thìtạm thời phải có đôi giòng về Franz Liszt và Bartók Béla.Franz Liszt (1811-1886) quê quán ở Hungary nhưng đã sống ở nhiều quốc gia như Pháp, Nga,Italy v.v… Franz Liszt đuợc biết trong thời kỳ ở Paris, Pháp, là bạn của nữ văn sĩ Pháp George Sand.Béla Viktor János Bartók (1881-1945) là một nhà soạn nhạc nổi tiếng của thế kỷ 20. Bartóksoạn nhiều nhạc dân giả Hungary và đuợc coi như là một trong những người sáng lập ra nhạc NhânChủng Học.Và cũng không thể không viết về nhạc sĩ Rezső Seress và bài nhạc Gloomy Sunday của ông.Rezső Seress, một nhạc sĩ gốc Do thái - Hungary đã soạn bản nhạc "Gloomy Sunday" vào năm 1933cho lời một bài thơ của László Jávor, nguyên tác tựa đề là "Szomorú vasárnap" trong đó tác giả kể lểnhững kinh hoàng của văn hóa đương thời. Bản nhạc rất buồn này đã tạo nên một loạt những tin đồn vềnhững cuộc tự tử sau khi thính giả nghe xong bản nhạc. Những tin đồn này đã được Nữu Ứớc Thời Báonhắc đến khi ông chết và cho rằng hầu hết không có căn cứ đích xác dù sau cùng chính Seress cũng đãnhẩy lầu cửa sổ tự tử nhưng không chết mà lại chết vì ông tự thắt cổ khi nằm điều trị trong bệnh việnvào tháng 1 năm 1968.Cuộc đời của Rezső Seress thật buồn thảm, ông sống suốt đời trong nghèo khó. Ngày còn nhỏ,trong Đệ Nhị Thế Chiến, ông bị Đức quốc xã giam tù vì là người Do thái. Sống sót ra khỏi trại tậptrung ông làm việc cho một gánh xiệc, và sau khi bị thương ông tự học đàn dương cầm và viết nhạc đểmưu sinh. Bản nhạc nổi tiếng Szomorú Vasárnap (Gloomy Sunday) đã gặp nhiều khó khăn ban đầu khiphát hành vì nội dung buồn bã ảm đạm của nó.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 58Vài đặc sản của HungaryFish soup (Hungarian: halászlé) một loại soup nấu với cá nước ngọt, đặc biệt cho cách nấu củangười vùng đồng bằng Pannonia và Balkia và đặc biệt ở những vùng quanh sông Danube. Món nàyxuất phát từ Slavic. Hiện nay nhiều nhà hàng vẫn mang cho khách ăn soup đã nấu và đặt trong nồi nhỏ.Bánh Kürtőskalács hay kürtős kalács của Hungary đuợc gọi là bánh ống lò sưởi. Bánh là mộtống hình trụ rỗng làm bằng bột cuốn quanh ống kim loại và được nướng trên lửa. Bánh khởi thủy từvùng Transylvania. Bánh Kürtőskalács được bán ở khắp nơi ngay cả ở các tiệm bán bánh dạo ở gócphố.Rượu vang Tokaji. (Hungarian: of Tokaj) Tokaji là tên rượu vang vùng Tokaj-Hegyalja củaHungary. Rượu có vị ngọt làm bằng nho trong vùng đã cố tình làm cho bị nhiễm nấm xám Botrytis đểtạo nên hương vị đặc biệt của nó.Gan béo (foie gras) của Hungary là sản phẩm được biết nhiều trên thế giới. Gan ngỗng béo(goose foie gras) là libamaj, gan vịt béo (duck foie gras) là kacsamaj-Và ớt, các loại ớt paprika đủ loại cũng nổi tiếng không kém. Những đặc sản kể trên đều thấy bày bántại Central Market (Központi Vásárcsarnok).Soup cá halászlé Bánh Kürtőskalács Rượu vang Tokaji(Hình truy cập từ Internet)Kết thúcSông Danube thật là thơ mộng chảy dài bắt nguồn từ Germany, qua Austria, Slovakia, Hungary,Croatia, Serbia, Bulgaria, Romania, Moldova và Ukraine, cuối cùng đổ ra Hắc Hải.Không, sông Danube không phải của riêng Áo quốc với bản nhạc bất hủ <strong>The</strong> Blue Danube củanhà soạn nhạc tài hoa người Áo Johann Strauss II. Vâng, có rất nhiều bài hát khác ca tụng dòng sôngDanube lắm chứ.Và ở Budapest đi du thuyền trên sông Danube, nhìn nắng chiều tỏa rộng trong không gian nângniu chiếu sáng những toà nhà cổ kính bên sông dội lên một mầu vàng rực rỡ vui tươi, quấn quýt nhữngtầng tháp cao uy nghi diễm lệ, phản chiếu trên mặt nước lung linh như một tấm thảm kim cương kiêusa vương giả thật không bút nào tả xiết cảm giác tuyệt vời lâng lâng mãi mãi lưu lại trong tâm hồnngười viết.Nghe như có âm nhạc vang vọng đâu đây…■Sóng Việt Ðàm Giang19 August 2010


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 59Ghi chú:Tài liệu và một số hình truy cập từ những trang Du lịch và trên Wikipedia, the free encyclopedia. Tácgiả xin có lời cảm ơn chủ nhân những tấm hình, những bài viết, và nhân viên hãng du lịch AV Travel đãgiúp bổ túc nhiều chi tiết trong bài viết.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 60Hạnh phúc ví như một nụ hôn,muốn thưởng thức phải san sẻBernard MelzerPetrarch’s SonnetsEnglish translationByA.S. KLINETình Ca PetrarchTuyển chọn và dịch thuât bởiDAVID LÝ LÃNG NHÂNCHÚ THÍCH:Francesco Petrarch (1304-1374) là một văn học sĩ người Ý. Hồi còn trẻ ông gặp nàng Laura de Noves,một thiếu phụ nhan sắc tuyệt trần và đã yêu nàng đắm đuối. Đây là mối tình tuyệt vọng đối với chàngvà chàng không hề một lần hé môi để tõ tình, vì nàng đã có chồng. Laura qua đời khi nàng mới 38tuổi.Petrarch viết tất cả là 366 bài sonnets (canzoniere) để ca ngợi sắc dep của Laura và để ký thácnổi lòng mình cho hậu thế, Dịch giả mạo muội tuyển chọn 3 bài sonnets đặc sắc của thi sĩ Petrarch đểdịch thuật và để nhắc lại một thiên tình sử bất hủ dưới trời Âu.DAVID LÝ LÃNG NHÂN – Madison, AL, USA – April 2011.SONNET 1You who hear the sound, in scattered rhymes,of those sighs on which I fed my heart,in my first vagrant youthfulness,when I was partly other than I am,I hope to find pity, and forgiveness,for all the modes in which I talk and weep,between vain hope and vain sadness,in those who understand love through its trialsYet I see clearly now I have becomean old tale amongst all these people, so thatit often makes me ashamed of myself;TÌNH CA 1Ai có nghe trong vần thơ lả tảTiếng thở dài nuôi dưỡng quả tim tôiQuảng thiếu niên phiêu lãng gót xuân thờiKhi tôi chỉ là tôi chừng nửa độ.Hy vọng đuợc xót thương và tha thứBao nỗi niềm lụy ứa tạo nên lờiNếm khồ sầu và vô vọng, người ơiMới thấu hiểu cảnh tình yêu ngang trái.Tôi thấy mình thành chuyện xưa thần thoaiGiữa những người chung cảnh ngộ với nhauĐã từng nghe tủi hận chất nghẹn ngào.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 61and shame is the fruit of my vanities,and remorse, and the clearest knowledgeof how the world's delight is a brief dream. ■SONNET 3It was on that day when the sun's raywas darkened in pity for its Maker,that I was captured, and did not defend myself,because your lovely eyes had bound me, Lady.It did not seem to me to be a time to guard myselfagainst Love's blows: so I went onconfident, unsuspecting; from that, my troublesstarted, amongst the public sorrows.Love discovered me all weaponless,and opened the way to the heart through the eyes,which are made the passageways and doors oftears:Tủi nhục là trái đắng niềm kiêu hãnhHối tiếc để cho tôi thấu nghĩa đờiRằng hạnh phúc cõi trần giấc mộng thôi. ■TÌNH CA 3Ngày ấy, ánh mặt trời như sẩm lạiVì xót thuơng nghịch cảnh của Hóa côngKhi thấy tôi bị bắt, chẳng vẫy vùngTrói chặt bởi Giai nhân, đôi mắt đẹpPhút bất ngờ tôi trở tay không kịpĐể Tình Yêu đâm suốt; cứ hồn nhìênMãi tự tin, nào biết nỗi ưu phiềnĐã khởi sự diễn trình trang bi sửThần Ái Tình biết tôi không tự vệMở tim mình xuyên khóe mắt mà thôiMắt là đèo cao, cửa ngõ lệ rơiso that it seems to me it does him little honour Tình Yêu đã thắng, thắng không danh dựto wound me with his arrow, in that state, Bắn lén người trong lúc bất bình thuờng:he not showing his bow at all to you who are armedDấu cung mình, chờ địch thủ buông thương ■■SONNET 11I have not seen you, lady,leave off your veil in sun or shadow,since you knew that great desire in myselfthat all other wishes in the heart desert me.While I held the lovely thoughts concealed,that make the mind desire death,I saw your face adorned with pity:but when Love made you wary of me,TÌNH CA 11Tuy chưa thấy Nàng rời khăn choàng mặtLúc mặt trời soi sáng, hoăc bóng râmNàng đã hay điều tôi muốn âm thầmTrên tất cả ước nguyền trong tâm tríTôi giữ kín ý tình xinh đẹp ấyTrong hồn tôi tha thiết đến lìa trầnKhuôn mặt nàng dù đầy vẻ từ tâmTình Yêu đó khiến nàng thêm cẩn trọngthen blonde hair was veiled,Mái tóc vàng nay đã choàng phủ kínand loving glances gathered to themselves. Tia mắt nhìn âu yếm cũng thu vềThat which I most desired in you is taken from me: Thôi hết rồi, điều ước vọng cuồng mêthe veil so governs methat to my death, and by heat and cold,the sweet light of your lovely eyes is shadowed. ■Khăn chòang ấy trên đời tôi ngự trịĐến lâm chung, qua lửa đốt, hàn băngĐôi mắt đẹp ánh dịu hiền khuất bóng ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 62"Good Luck to You, Ladies and Gentlemen."By Bính H»u PhåmOn the Atlantic City Express Way, a Mercedes Benz was traveling at a high speed eastward to AtlanticCity. In the car, two men and two women were talking joyously.“How did you make out the last time you played at the casinos?” asked Mrs. Ly.“About average,” responded ambiguously Mrs. Hoang“Really!” rejoined Mrs. Ly, “You just broke even, eh? That’s actually marvelous. You played fortwo days and two nights and did not lose a cent. You must consider yourself lucky.”“When my wife says ‘About average’,” explained Mr. Hoang, “She means she lost the usualamount, that is, only about four to five hundred dollars.”It suddenly dawned on Mrs. Ly: “Oh, I see. But four or five hundred dollars seems like a lot ofmoney to lose. Why did you say only four or five hundred dollars? I figure you lost even a lot morethan that. Am I right?”“Oh, no,” Mr. Hoang replied “I don’t gamble these days and so I never lose anything. I onlyaccompany my wife to Atlantic City and have some fun myself. I enjoy strolling on the boardwalk,watching people and the scenery, buying a few lottery tickets. One member of the family who gamblesand loses is enough. If both of us gamble, the chances of our going bankrupt will increaseexponentially.”Feeling hurt, Mrs. Hoang retorted: “Well, sometimes I lose and sometimes I win. I won overtwo thousand dollars last year. Do you remember? And last month I hit a jackpot of fifteen thousanddollars while you, my dear, never win anything playing the lottery. You’ve been buying lottery ticketsquite regularly for three decades now and I don’t remember you’ve ever won anything at all. You spentat least ten dollars a week on lottery tickets, that is, $520 a year. We’ve been in America for over 30years now, so you’ve spent no less than $15,000 playing the lottery. If you had placed that amount ofmoney in a savings account at the bank, at three percent interest, it would have become twice as muchby now.”Sensing the tenseness of the situation, Mrs. Ly decided to change the subject. “You played andwon. You were lucky. But I know someone who won even before she played. Isn’t that amazing?”Mrs. Hoang could not hide her curiosity. “How can it be that someone wins at the casinosbefore playing?” exclaimed Mrs. Hoang.Knowing she had aroused the interest of her audience, Mrs. Ly began: “Once, my sister Loanand her husband Thai went to the casinos with us. Before going to bed that night, she put all her moneyin the safe deposit box in their hotel room. Early the following morning, she wanted to get the moneyout to come down and play the slot machines; but she was reluctant to open the safe deposit box forfear that the noise would interrupt Thai’s sleep. She decided to take a few bills from Thai’s walletwhich was lying on the bedside table. She went to the casino and sat down at a 25-cent slot machine.She put in one of the paper bills. She looked intensely at the number on the machine as the quartersdropped down. She figured that the slot machine would spit out 80 quarters for the $20-dollar bill. Butthe number did not stop at 80 and the quarters kept coming down. She startled and wondered if she hadput in two sticky twenty-dollar bills. If so, the machine would stop at 160. But the machine kept ongoing 180, 200 then 350, and still it kept on dropping more quarters. When it finally stopped, she sawthe number 400 on the small lighted window of the machine. She was all excited. So, that was it. Shejust put in a twenty-dollar bill and before playing anything, she already made one hundred dollars. Shewas really lucky today. She collected all the quarters and took them to the cashier’s window and had


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 63them changed into a hundred-dollar bill. <strong>The</strong>n she went back to her hotel room to show off to herhusband who had been awake by then. She told him what had happened. Thai scratched his head,thinking for a moment.”Did you take money from my wallet to play?’ Thai inquired, ‘I had a one-hundred-dollar billamong the twenties in my wallet.”So the mystery was solved. Loan had mistakenly put the one-hundred-dollar bill in the machine.On hearing the conclusion of the story, Mr. Hoang decided he must entertain his friends with astory of his own.“I just told you that I did not go to Atlantic City to play the casinos.” began Mr. Hoang. “It wasall because of what had happened 35 years ago. I had just graduated from the National Institute ofAdministration and was assigned as a deputy to the Chief of the Province of Phan Thiet. I and fourfriends of mine, who were all single, rented a house within walking distance of our offices. <strong>The</strong>landlady learned that I worked for the Chief of the Province. She thought it was appropriate for her toaddress me as ‘Honorable’ which to me was outrageous. I told her to address me just as Mister Dang.But she got so used to calling me Honorable that she just could not change. <strong>The</strong> title Honorable mademe laugh as I recalled what my Dad told me. When I was born, my Dad consulted a fortune teller aboutmy future. <strong>The</strong> fortune teller said I would become an official at the Royal Court (Vietnam was underthe monarchy then). Needless to say my Dad was all excited.One Sunday the weather was so bad, we could not go anywhere. We all got bored of readingand listening to music. ”Do the Dignitaries want to play poker?” one of my fellow tenants jokinglyasked. Without waiting for him to repeat the question, we all pulled our chairs around a game table andbegan to play. <strong>The</strong> stakes were small at first, but we enjoyed the game and played until past midnight.From then on, we played almost every night, weekdays and weekends. We also increased the stakesgradually and the poker game became more and more exciting.As I was leaving for work one morning, I saw a large banner hanging above the front porch ofthe bookstore across the street. On the banner was the slogan Gambling is the Father of Bankruptcy. Iwas furious. I believed the store owner had intentionally poked insults at us. On my way back from theoffice, I stopped in the bookstore to talk to the owner. He was surprised when I mentioned the sloganon the banner. He told me the day before a team of workers from the office of the Chief of Provincehad come and asked for his permission to hang the banner. He had no reason to refuse the request andhe did not bother to see what slogan was on the banner. On hearing this, I shuddered with shame.Obviously, someone had reported our activities to the Chief of Province. I recalled that on the very firstday I reported to work, the Chief had emphasized in a speech to me and my colleagues that as leaders,we have to set good examples to both our subordinates and the people at large, not only while working,but also in our private lives. So I swore to myself that I would never gamble again. Soon I got used tonot gambling and feel quite comfortable without it.”“That means your horoscope does not identify you as a gambler.” interjected Mr. Ly. “I believeevery thing is predetermined by fate. Fate meant for you to become a high government official just asfate did not intend for you to be a gambler. I’m going to tell you this story and you’ll believe as I dothat fate determines every thing in our lives.” <strong>The</strong>n Mr. Ly began: “This story takes place in the state ofIllinois a few years ago. Alice, a newly high school graduate, found a part time job at a Seven-Elevenstore. Her duties included the selling of lottery tickets.On that particular day, the jackpot for the Mega Million Lottery had reached an estimate of$66,000,000. People lined up to buy tickets. A woman by the name of Nancy gave Alice a one-dollarbill and a Mega Million form which she had already filled out. Alice ran the form through the lotterymachine. Usually the machine would take just a few seconds to print out the tickets. This time,however, the machine did not seem to move at all. Believing the machine had not been able to read the


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 64form, Alice ran the form through the machine again. Still there were no movements on the machine.Impatient and nervous, Alice pushed the form through the machine three more times. <strong>The</strong> machinehummed and then spat out five tickets, as Alice had ran the form through it five times all together.Realizing her mistakes, Alice pleaded with Nancy to take all five tickets. “This is all my mistakes, butmaybe this is a sign of good luck for you” she said.Nancy was about to reach for more money in her pocket to pay for four more tickets when shesaw that all five tickets bore exactly the same numbers as they had come from the same form. “Well,”said Nancy, “why should I buy five tickets with the same number? If I hit the jackpot, one ticket wouldbe as good as five. Why should I spend more money for nothing?”<strong>The</strong>re was nothing Alice could say to that. She gave Nancy one ticket and reluctantly put thefour others in her own pocket. She took four dollars from her wallet and put them in the cash register topay for the tickets.Early the following morning, Nancy checked the lottery results on the daily newspaper and wasoverwhelmed when she saw that she had hit the jackpot. <strong>The</strong> results of the lottery also indicated thatthere were five winning tickets. “Five! My God” exclaimed Nancy, “the five tickets that the sale girlhad pleaded with me to take! I’ve got just one ticket. Where are the other four?” It was still early in themorning, Nancy thought. <strong>The</strong> girl may not have had time to check the lottery results. Nancy hurried tothe Seven Eleven store. She saw Alice there. Clearly the girl had no idea of the lottery results.“I bought a lottery ticket here yesterday” said Nancy to Alice, “you made a mistake and themachine spat out five tickets. I had just a dollar then and could only take one ticket. On second thought,I believe I should have taken all five tickets. It does not seem fair for you, working on minimum wages,to have to pay four dollars for a small mistake like that. <strong>Le</strong>t me take all the other four tickets now”.Alice was quite moved by Nancy’s kindness. She reached into her blouse pocket to get thelottery tickets to give to Nancy, but she did not find any there. Alice realized that she had changedclothes before going to work today and the tickets were still in the pocket of the blouse at home. Sheexplained to Nancy what had happened. “Can you stop by at noon time?” said Alice apologetically,“I’ll run home to get them for you, then.” But Nancy insisted that Alice get the tickets for her now.“<strong>The</strong>re aren’t that many customers this early in the morning” said Nancy, “You just tell the boss youhave an emergency and need to run home for a moment. I don’t think he’d mind.”Alice began to notice that there was something strange about Nancy’s behavior. Why would shewant those tickets so urgently? Maybe…..maybe.. ..those tickets were the winning ones. Alice told herboss she needed to run home for an emergency. <strong>The</strong>n she bought a newspaper and went home throughthe back door, leaving Nancy to wait in the store to no avail. When it finally dawned on Nancy thatAlice would never give her the tickets, Nancy was furious. She had a lawyer file a lawsuit demandingthat Alice split the winnings with her, arguing that she, Nancy, was the one who had picked the winningnumbers, and therefore was entitled to half the proceeds. <strong>The</strong> court, however, dismissed that line ofargument and let Alice keep all her winning.”Mr. Ly stopped to wait for the reactions from his listeners.“Just as you said” commented Mrs. Hoang, “It is fate. Alice did not want to buy lottery ticketsand yet found herself in a situation where she had no choice but buy the tickets. She almost forgot toclaim her winnings. <strong>The</strong>n Nancy’s action brought the results of the lottery to her mind. I cannot helpbut believe that there is fate.Since you are talking about fate, let me tell you an even stranger story that proves its existence.This story is about one of the most famous poets in Vietnamese history, Nguyen Cong Tru, who lived inthe 19 th century. His poetry extols the spirit of youth, the determination to make a name for oneself inthis world by achieving feats of heroism and the enjoyment in one’s retirement. Nguyen Cong Tru wasalso known for his womanizing. In one poem, he related that at age seventy-three, he took a twenty-


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 65year-old concubine. On the nuptial night, the bride asked him how old he was. He replied that fiftyyears before he was twenty-three.His parents passed away when he was twenty-four years old. <strong>The</strong> only son of a well off familyand an addicted gambler, he lost all his inheritance in one game of chance. Ashamed and remorseful, hedecided to commit suicide. He walked to a nearby river, intending to drown himself. When he saw theslow moving water of the river, however, he knew he would not be able to drown himself there. A goodswimmer like him would most likely swim to the bank in that water. Discouraged, he walked along theriver bank, trying to find a place where the water whirled more dangerously.At a bend in the river, he saw a huge boat. From the flags flying on its mast, Nguyen Cong Truknew that the Prime Minister, at the King’s order, was sailing to inspect the area. It appeared that theboat was stopping at this bend for the dignitaries to enjoy the beautiful scenery. Nguyen Cong Trustood behind a tree to observe. Momentarily, a young and very pretty lady walked out onto the deck.She seemed to be fascinated with the landscape. After a while, she graciously walked back into theinside of the boat. Nguyen Cong Tru was love struck. He was sure the young lady was the PrimeMinister’s daughter. He made up his mind to find his way onto the boat to confess his love for her. Hewaited until the sun had set; then he swam to the boat and climbed up the anchor cable to get onto thedeck. But he was seen by the sailors on guard who quickly arrested him and took him to the PrimeMinister.“What’s your purpose of climbing onto my boat?” angrily inquired the Prime Minister.“Your Excellency” respectfully replied Nguyen Cong Tru, “I was standing on the bank of theriver this afternoon when your daughter walked out onto the deck. I was totally struck by hermagnificent beauty. I decided to climb up onto the boat to confess my love for her.”<strong>The</strong> Prime Minister’s face changed color. It was at a time when a girl’s entire value wasdetermined by her chastity. And here, this nobody had dared to announce, in the full presence of theentire entourage of the Prime Minister, his intention to declare his love for the Prime Minister’sbeloved daughter. What audacity! What shame! Even though this scoundrel had not come near thePrime Minister’s daughter, the word surely would go out about the incident. Who would want to comeand ask for her hand? She’d be, for all practical purposes, worthless, if not dead! <strong>The</strong> Prime Ministergazed at the man kneeling on the deck before him. He noticed that the man looked very handsome, tall,robust and sharp. Immediately, the Prime Minister changed his tune.“Tell me about your family and your occupation.” intoned the Prime Minister.Nguyen Cong Tru deliberately related his family line and his own student life. Naturally, he didnot say a word about his gambling habits and the loss of his family fortune.Still unbelieving, the Prime Minister said, “You claim you’re a student. I want you to prove tome your skill at poetry.”Spontaneously Nguyen Cong Tru improvized:“By destiny, I was born into this universe,By determination I will create a name for myself on this land.”<strong>The</strong> Prime Minister did not wait for Nguyen Cong Tru to go any further. He clapped his hands andexclaimed: “Wonderful! Marvelous! You are truly talented. Now I recall that your Dad and I were closefriends in our youth. Once we made a promise that if your Dad had a son and I had a daughter, wewould want them to wed each other. So, destiny has led you here today.” (It appears that the PrimeMinister made all this up).<strong>The</strong>reupon, the Prime Minister ordered new clothes be brought for Nguyen Cong Tru andappointed him an assistant. Nguyen Cong Tru was also allowed to accompany the Prime Minister to thecapital city to be wed to his daughter in a formal ceremony.This story was soon spread among the populace and took on the title ‘Unlucky in games, lucky


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 66in love’ which today is used as a consolation to those who lost heavily at games of chance.”“In my opinion,” interjected Mrs. Ly, “when Nguyen Cong Tru climbed onto the PrimeMinister’s boat, attempting to meet the young lady, he was gambling. But this time he was luckier thanthe time before. Just imagine, if he had swum into a fast current, he could have drowned. Or if he hadbeen seen climbing up the rope of the anchor by the guards, he could have been shot and killed there.Or if the Prime Minister had not bothered to question him and instead just ordered him to be given afew lashes and thrown back to land, then Nguyen Cong Tru could have lost his life and every thingwith it. So, it is not an overstatement to say that Nguyen Cong Tru had gambled and won a wife, a verybig prize, indeed.”“<strong>The</strong> way you put it, every thing we do may be considered gambling.” Intoned Mrs. Hoang,“Buying a house is gambling, getting married is gambling, is that what you mean?”“Yes, just that.” Retorted Mrs. Ly, “Many people buy houses as an investment, expecting theirreal properties to appreciate year after year, bringing them huge capital gains, only to find the price oftheir houses come down. A lot of people have lost heavily. Isn’t it just like gambling? <strong>The</strong> same thingmay be said about marriage. Who can be sure what the future holds for us? My own brother is a goodexample. He met a pretty and charming classmate. <strong>The</strong> two of them fell deeply in love. Soon they weremarried. Everyone thought they would make a happy and lovely couple. Barely, a year later, his wifeleft him for another guy. Isn’t it just like gambling when one gets married? In my opinion, we gamblewhenever we make a decision without having complete control of the situation. Sometimes we thinkwe have a ninety-nine percent chance of winning only to find ourselves in complete ruin. At othertimes, we think we are going to lose everything and find ourselves winning big instead. Here’s anexample. A close friend of mine, Bich, and her husband owned a restaurant in a suburb of Philadelphia.<strong>The</strong> customers really liked the food. <strong>The</strong>re was always a long line waiting at the door. Encouraged,Bich and her husband decided to open a second restaurant downtown. After a year the clientele was someager that they had to close, losing hundreds of thousand of dollars in the process. Bich confided tome once that doing business was just like gambling. Sometimes you win and sometimes you lose.”“Do you mean to say that the whole world is a casino and each one of us is a gambler?”wondered aloud Mrs. Hoang.“Yes,” responded Mrs. Ly, smiling, “you just paraphrased Shakespeare so well. <strong>The</strong> wholeworld is a stage and each of us is an actor. Now you can say the whole world is a casino and each ofus is a gambler. It has been said that the stock market is the largest casino in the world. Those who buyshares of stocks are betting that the shares are going to appreciate. Those who sell are betting that thesame shares of stock are going to go down in value. Whoever guesses correctly will win. Whoeverguesses incorrectly will lose. Many have won big but many have lost fortunes on the stock market. InAmerica today, who isn’t involved in the stock market one way or another? If you work, yourcontributions to the pension fund are most likely invested in the stock market in one form or another.So if you say that each of us is a gambler, you certainly do not exaggerate.”Here Mrs. Ly was interrupted by Mr. Hoang: “You said that we gambled every time we didsome thing. I am driving, am I gambling, too?”Mrs. Ly thought for a second: “If you are in complete compliance with the law when you drive,then you do not gamble. But if you ignore road signs and do not observe speed limits in order to arriveearlier, then you are gambling. <strong>Le</strong>t’s consider this: <strong>The</strong> distance from Washington, DC to Atlantic Cityis around 200 miles. <strong>The</strong> speed limit is 65 miles per hour. It takes you roughly 3 hours to drive fromWashington, DC to Atlantic City if you observe the speed limits. If you drive at 80 miles per hour, ittakes you 2 hours and 30 minutes. You gain half an hour. But if you’re caught by the police and finedfor speeding, you’ll have to pay about $400. Plus, your insurance premium will be jacked up for at least3 years. Speeding may also cause accidents with injuries and even fatalities. <strong>The</strong>n it is fair to say that


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 67careless driving is gambling, a very stupid form of gambling if you compare what you may win to whatyou may lose.”“Well, life is not that simple” commented Mr. Hoang, “We are all aware of the horrors that theboat people went through. <strong>The</strong>y all hoped to arrive at the promise land, to find freedom and abundance.<strong>The</strong>y were also aware of the perils of the seas and the menace of pirates. Yet, thousands and thousandsof them were willing to risk their lives and the lives of their loved ones in hope of making it toAmerica. In other words, they gambled with their lives. Yet, who dares to say that it was a foolish formof gambling? Nor were the Vietnamese boat people the first ones to take such a risk. Since thediscovery of America, millions and millions of people from all over the world have risked their lives tocome to this land. Many underwent perils, but those who succeeded have been well rewarded withfreedom and prosperity. It was the willingness to gamble, to take risk by these immigrants that helpedto make the United States the most developed country in the world. Can you say that it is a form offoolish gambling? <strong>The</strong>n there were those who risked their lives to explore outer space or the sea. <strong>The</strong>y,too, were gamblers in a different form. Thanks to their risk-taking spirit or gambling mankind hasadvanced to where it is now.”“How about those who do not gamble, or dare not gamble?” interjected Mr. Ly.“Well,” replied Mr. Hoang nonchalantly, “<strong>The</strong>y still cling to the land that they inherited fromtheir ancestors. Many have not even ventured more than twenty miles from where they were born.”Suddenly Mr. Hoang became alarmed. “My God,” exclaimed Mr. Hoang, looking into therearview mirror, “A police car is chasing after us. I was too busy talking to look at the speedometer. Imust have been speeding.”Immediately Mr. Hoang pulled over to the shoulder and stopped. <strong>The</strong> police car stopped a shortdistance behind him. An officer got out of the police car and walked deliberately to the driver side ofMr. Hoang’s car.“Can I see your driver’s license?” said the officer.Mr. Hoang handed his driver’s license over to the officer and said, “I must have inadvertentlysped over the limits. I’m really sorry.”“Do you know that the speed limit at this section of the road is 55 miles per hour?” inquired theofficer, “I clocked you at 88 miles. I have no choice but to give you a ticket. <strong>The</strong> fine is $895 plus threepoints because you were driving so recklessly. But you should thank me because I am simply trying tosave lives, yours and others. I hope this will be a lesson for you. You will learn to drive more carefullynext time.”<strong>The</strong> officer handed the ticket to Mr. Hoang. <strong>The</strong>n he stood up straight and raised his right handto his temple in a salute, smiled and politely said, “Good luck to you, ladies and gentlemen.” ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 68GiÃc Mng Xuân!Thanh Trà Tiên TºMộc Lan Viên vào Xuân. Gió chỉ ngập ngừng và nắng chừng e ấp. Phía Bắc khu vườn nhỏ bé đó có bacây Hòe hớn hở khoe những chồi non mới nhú. Phía Tây là một hàng lê cảnh trổ những chùm hoa trắngnom xôm xốp như tuyết đọng cành. Giữa một khung cảnh như vậy mà đọc sách và thưởng trà thì thậtthơ mộng biết bao.Chiều nay là một chiều thơ mộng như thế. Bên ấm trà Bích Loa Xuân, ta thả hồn phiêu lãng vào nhữngáng Đường Thi. Hoàng hôn chưa tắt, mà lòng người dường như khẽ chạm vào giấc chiêm bao...Tiếng sen sẽ động giấc hòe,Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.Bâng khuâng đỉnh Giáp non Thần,Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)~~~Đầu Xuân một năm nào đó thuộc thế kỷ thứ tám, đời Đường. Tả Dịch viên, một khu vườn đẹp, có lẽ là


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 69vườn thượng uyển, hiện lên giữa chập chờn hư ảo. Trong vườn, giữa mờ sương buốt giá, cây cối nhưđang còn ngái ngủ, xem chừng chúng chưa muốn thức giấc đông. Lác đác chỉ thấy mấy chồi non hémắt trên những cành đại thụ. Kìa, hình như thoáng bóng ai bên những "cành lê trắng điểm một vài bônghoa"*. Người ấy ngây ngất ngắm những bông lê trắng xinh, tinh khiết. Những bông hoa ấy còn đẹp mộtvẻ kiêu sa và thách thức trước dư ảnh lạnh lẽo của băng tuyết mùa đông. Hoa lê thơm ngát cành lê,hương đọng trên cành và hương sẽ rời cành quyến luyến theo nếp áo người qua. Người ấy đưa mắt nhìnvề phía một điện ngọc xa xa, nghĩ về ai mà tâm hồn bâng khuâng xao xuyến... Một làn gió tinh nghịchthổi bay phất phơ tà áo người ta. Gió Xuân cứ nhởn nhơ như chẳng hề hữu ý. Ấy thế mà sao hươngthơm lại thầm lan tới bên thềm ngọc kia...~~~Là vài cánh hoa lê rơi trên má, hay do sương chiều se lạnh bờ vai, ta ngỡ ngàng như tỉnh mộng, đưa taygom những cánh hoa lê trên trang sách. Mắt như còn say theo những dòng cổ thi...Tả Dịch Lê HoaLãnh diệm toàn khi tuyết,Dư hương sạ nhập y.Xuân phong thả mạc địnhXuy hướng ngọc giai phi.Khâu Vi**Dịch nghĩa:Vẻ đẹp lạnh lùng hoàn toàn khinh nhẹ tuyếtDư hương bất chợt nhập vào áoGió Xuân cứ (như) không (chủ) địnhThổi hướng thềm ngọc bayDịch thơ:Hoa Lê vườn Tả DịchXem thường tuyết, đẹp kiêu sa,Hương ngan ngát.. chợt vương tà áo bay,Gió Xuân như thể chẳng hayHướng thềm ngọc gửi lòng này tới ai!Thanh Trà Tiên Tử, mộng trung cảm dịch!~Gió Xuân lại thổi bay những cánh hoa lê, hương thơm ngây ngất giăng... Ta đang mộng, phải không?Hoa lê bay như là bông tuyết trắng,Hương ngập ngừng, thơm sáng giấc mộng trinh... ■Xuân mộng trung bút lục,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 70Thanh Trà Tiên Tử!Chú thích:*"cành lê trắng điểm một vài bông hoa" Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du**左 掖 梨 花冷 豔 全 欺 雪餘 香 乍 入 衣春 風 且 莫 定吹 向 玉 階 飛丘 為“Khâu Vi 丘 為 (709-804), người Gia Hưng 嘉 興 , Tô Châu 蘇 州 , đỗ tiến sĩ năm Thiên Bảo đời Đường(742), làm quan đến Thái tử tả thứ tử, bạn cùng Lưu Trường Khanh 劉 長 卿 , Vương Duy 王 維 ”Nguồn: http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=703


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 71Ghi vi chuy‰n Çi AmsterdamMinh ThuVì một chuyến đi chớp nhoáng không định trước sang Amsterdam, chủ ý thăm viếng gia đình mộtngười bạn thân mới sang định cư ở thủ đô Hòa Lan, nên hôm nay Minh Thu xin có bài nói qua về thànhphố tương đối cổ kính này tại Âu Châu.Được bao quanh bởi những kinh đào, và rực rỡ mầu sắc, Amsterdam là một thành phố của xeđạp, của những vườn hoa uất kim hương bao la, bát ngát và của 800 năm lịch sử. Nói đến khu vựctrồng hoa uất kim hương thì mới thoạt nhìn du khách tưởng đó là một em bé khổng lồ, với hộp bút mầuđã vẽ ra một phong cảnh loạn xà ngầu mầu sắc. Nào là những đường ngang, nét dọc mang mầu tím,vàng, đỏ, cam, hồng, và xanh lá cây làm thành một bức chấm phá mầu sắc huy hoàng. Nhưng thưa đólà miền Bắc Hòa Lan giữa mùa hoa uất kim hương tưng bừng đua nở. Với hai mươi lăm ngàn mẫuchuyên trồng loại hoa mảnh mai này. quang cảnh Hỏa Lan vào tháng Năm là một kính vạn hoa mầu sắcgây chóng mặt du khách khi hoa uất kim hương tưng bừng đua nở. Củ hoa được gieo trồng vào cuốitháng Mười và đầu tháng Mười một, rồi những bông hoa mầu sắc này được gặt hái, bó lại để bán chocác tiệm hoa và những sìêu thị. Hàng năm hơn ba tỉ hoa uất kim hương đã được trồng tỉa, và hai phầnba số này được xuất cảng sang Hoa kỳ và Đức.Hình 1.- Hoa uất kim hương trong vườn.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 72<strong>The</strong>o nhận xét của người viết, thì trong cái thủ phủ thuộc thế kỷ thứ 13 này, người ta thấy thủ đôồn ào, huyên náo này của Hòa Lan sống động muôn mầu, từ sắc đỏ và vàng của những bông uất kimhương được trồng trước những ngôi nhà bên các con kinh, cho đến mầu nâu nhạt của những con đườngbộ hành, vòng vèo giữa các ngôi nhà. Nhìn gần hơn một chút du khách sẽ thấy đầy rẫy mầu cam sángrỡ tiêu biểu cho hoàng gia Hòa Lan, mầu vàng rộ của những cửa hàng bầy đầy ắp phó mát của thànhphố, mầu nâu nung vàng và những ánh hổ phách sáng ngời được đa số họa sĩ Hòa Lan như Vincent vanGogh và Rembrandt van Rijn ưa xử dụng trong những họa phẩm của hai vị.Có một thời Amsterdam chỉ có hai mầu chế ngự: đó là mầu xanh lá mạ của những ngọn đồithoai thoải và mầu xanh đá băng của dòng sông Amstel. Tám trăm năm trước, ngư dân đã đắp đập xâycầu trên dòng sông, để rồi thành phố được mang tên Amsterdam như ta biết ngày nay, và khởi đầu sựchuyển hóa từ một ngôi làng bến cảng nhỏ bé thành trung tâm thương mại và văn hóa quan trọng trênhoàn cầu. Amsterdam đã phải chịu đựng sự cai trị của các lãnh chúa phong kiến và những vị vua Tâyban nha, rồi rộ nở như một trung tâm nghệ thuật và tài chánh, nhưng rồi gặp đại họa dịch hạch do chuộtgây ra cùng là cảnh kinh hoàng dưới thời quốc xã. Nhưng một chuyến thăm thú Amsterdam ngày naycho thấy thành phố này là một thành phố được tăng lực để tái sinh, tuy duy trì vẻ duyên dáng của thờitrung cổ của mình nhưng vẫn phát triển thành một trong những thủ đô có tinh thần cầu tiến với mầu sắctươi thắm nhất châu Âu.Hình 2.- Những căn nhà với kiến trúc điển hình của Hòa Lan.Người viết chỉ dự tính lưu lại Amsterdam có ba ngày rồi sẽ phải trở về Úc có việc gấp, nên sángngày đầu tiên ở thủ đô Hòa Lan, người viết phải cố gắng chuồn mình ra khỏi chiếc giường nệm êm gốiấm, khi nắng sớm ấm áp vừa kịp lén chiếu vô phòng, để còn kịp đi lo giấy tờ cho gia đình bạn, và sauđó mới tới việc đi ngắm phố phường xem khác với hơn một chục năm trước ra sao. Khách sạn <strong>The</strong>Dylan, với nhân viên phục dịch chiều khách đúng như lời đồn đại xa gần về tính vô cùng hiếu kháchnói chung của người dân Hòa Lan. Đi qua chiếc sân lát đá của khách sạn du khách thấy ngay kinhKeizersgracht, con kinh rộng nhất và đẹp nhất trong số các con kinh ở Amsterdam. Tên gọi này cónghĩa là Vương Kinh hay là con kinh của nhà vua thì cũng thế.Vương Kinh, một tên gọi thích đáng khiến du khách từ con kinh bước đi với cảm nghĩ vươngchút …quý tộc khi đặt chân vào tiệm bánh ngọt Paul Année, một tiệm bánh ấm cúng, làm bánh bằng


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 73những nguyên liệu hữu cơ, với những khay bánh thơm phức, bầy la liệt. Du khách đang phân vânkhông biết chọn mua gì: bánh mì, bánh ngọt hay thỏi kẹo nhỉ? Như biết được sự bất định của du khách,cô bán hàng bèn chỉ tới chiếc khay còn lại có mỗi một chiếc bánh mầu vàng, rồi nói: “Chiếc cuối cùngđó! Thưa bà.” Đó là chiếc bánh nhân táo, và chà là. Mới nếm một miếng thôi du khách biết ngay tại saomới chin giờ sáng mà bánh đã hết veo!Hình 3. Bánh ngọt nhân táo và chà là ở tiệm Paul Annéesố 25 Runstraat. Amsterdam.Bước ra khỏi tiệm bánh ngọt nổi tiếng này ởAmsterdam, du khách đụng ngay Nine Streets, trungtâm điểm của thủ đô Hòa Lan. Những con phố này nằmvắt ngang bốn con kinh, và là nơi ngự trị của những cửatiệm hàng nhãn hiệu thời trang nổi tiếng, những tiệm ănsang trọng, nhưng lại cũng có cả vài tiệm bán hàng đãdùng rồi, tuy rằng vẫn là những hàng hiệu có giá.Tiếp đó, sau cuộc viếng thăm tiệm bách hoá thờitrang SPRMRKT trên Rozengracht, gần đấy, nơi trướckia là một siêu thị nhưng rồi đã cho rơi những nguyênâm và lương thực để đón lấy những lối trang phục hậuhiện đại cùng những kiểu tóc lệch lạc, người viết thấymình bước ra khỏi tiệm với bộ quần áo …hậu hiện đại,không giống ai trên người, và cũng vì thế nên khôngdám trưng bức hình chụp mình với bộ đồ kỳ khôi và đầutóc chải cắt sát bên này, dềnh dàng bên kia e rằng bạn bè sẽ từ hết!Với lối phục sức như vậy người viềt tự nghĩ cũng nên ghé tiệm kẹo tìm mua mấy viên kẹo nhấmnháp một chút cho vui, nên du khách bèn ghé vào tiệm Old Dutch Candy và cố giữ kỷ luật để làm ngơtrước những thỏi xúc-cù-là hấp dẫn chi là hấp dẫn, và chỉ dám mua vài thỏi kẹo dẻo đen huyền đượctẩm chất kem mầu cát tiếng địa phương gọi là salmiak; mắt nhắm lại, du khách cắn một miếng nhỏnghe ngóng để thú vị thấy rằng hai chất mằn mặn và ngòn ngọt quyện vào nhau của miếng kẹo thật làngon tuyệt trần gian , tức là tuyệt cú mèo đó, thưa chư vị.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 74Hình 4.- Tiệm kẹo Old Dutch Candy 2, Egelantierdwarsstraat. Amsterdam.Để cuộc thăm thú Amsterdam có phần nghiêm chỉnh du khách không thể nào quên tới viếngngôi nhà Anne FRANK gần đấy. Người người xếp hàng rồng rắn quanh tòa nhà cao vài tầng, nhưng vìngười viết đã mua vé trên mạng nên được phép vô nhà ngay. Song song với sự bảo trì tuyệt hảo căn gácxép bí mật mà cô bé Anne FRANK cùng gia đình cô ẩn náu trong hai năm, căn nhà bảo tàng còn trưngbầy cả những tài liệu chứng tích về sự ruồng bắt và kỳ thị quanh châu Âu đối với lớp người Do Thái.Những lời trích dẫn giòng nhật ký của cô bé 13 tuổi đời đươc trưng đầy khắp mặt tường, nhắc nhở mọingười không phải bao giờ Amsterdam cũng đẹp đẽ như ngày nay!Hình 5.- Du khách viếng ngôi nhà Anne FRANK ở Prinsengracht. Amsterdam.Đến đây thiết tưởng du khách không thể quên đề cập đến chợ phó mát của Hòa Lan trước khigiới thiệu thêm những nơi đáng tới ở Amsterdam. Chợ phó mát Alkmaar có thể được coi là thiên đường


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 75của những mặt hàng sản xuất từ sữa. Những dân ở Wisconsin rất có thể tự nhận cái danh hiệu đứng đầungành làm phó mát, nhưng chính người Hòa Lan mới thực sự được dành cho danh hiệu đó, và không cónơi nào tốt để khách đến nếm món hàng này của họ hơn là tại chợ phó mát Alkmaar. Nằm cáchAmsterdam một quãng đường xe hơi ngắn, Alkmaar là một thị trấn êm đềm nhỏ, được nổi tiếng vì chợphó mát mà thị trấn này tổ chức từ hơn bốn trăm năm nay. Hàng năm, cứ mỗi thứ sáu trong mùa mởchợ từ tháng tư cho đến tháng chín, là những nam nhân trong quần áo trắng bóc phẳng phiu, đẩy nhữngchiếc xe gỗ thấp, trên xếp đầy những bành phó mát tới công trường thị trấn. Những bành phó mát mầuvàng tròn dẹp được bầy ra theo những hàng dọc dài, y như từng được làm như thế trong thời 1600, khinhững lái buôn từ Âu châu vượt biển sang tranh nhau mua những bành phó mát. Ngày nay chợ phó mátAlkmaar chỉ tổ chức làm cảnh để đón du khách, nhưng du khách vẫn có thể mua những bánh phó mátedam va gouda nhỏ ở những quầy hàng quanh quảng trường.Hình 6.- Chợ phó mát Alkmaar trong một trong những ngày thứ sáu của mùa mở chợ từ tháng tư đếntháng chín hàng năm.Trở lại Amsterdam vào giữa ngày thứ nhì thăm viếng thủ đô Hòa Lan, du khách nhập gia tùytục, nên cũng lang thang ra đường bằng loại xe hai bánh chạy bằng sức người, để đẹp lòng, vui dạngười địa phương. Dạ thưa quý vị đoán trúng phóc, đó là Minh Thu dùng chiếc xe đạp làm phương tiệndi chuyển vừa nhanh, vừa rẻ. Amsterdam, thành phố tiên phong trong chương trình cho dân chúng …mượn xe đạp miễn phí, tiếc thay đã hủy bỏ chương trình này, nên du khách đành phải mướn xe đạp ởrất nhiều tiệm cho thuê trong thành phố. Đạp xe lang thang tới hướng trung tâm thành phố, du kháchnhận ra là vì sao 30 phần trăm thị dân Amsterdam chỉ dùng xe đạp di chuyển – giản dị chỉ vì nhanh hơnnhững phương tiện khác. Ngay sau đó thì du khách đã tới Oude Kerk, giáo đường cổ kính nhất của thủđô Hòa Lan. Được ban phước vào năm 1306, trong 700 năm qua, giáo đường này đã được sửa đổi,trùng tu hàng chục lần, nhưng chiếc tháp bằng gỗ, cổ nhất ở Âu Châu, vẫn vươn lên vững vàng chắcchắn, trơ gan cùng tuế nguyệt một cách đáng ca ngợi. Ngắm nghía với lòng ngưỡng mộ vô song trướccái can trường của chiếc tháp giáo đường, rồi ngưởi viết quành xe thong dong đạp và, bỗng nhiên,người viết giật mình khi thấy mình đã lạc đến ngay giữa khu đèn đỏ De Wallen nổi tiếng mà nay cóphần mờ nhạt, bớt vẻ … xầm uất; vì sợ rằng … xứ người thân gái… lạc đường lỡ nguy, nên Minh Thuvội vàng còng lưng …già đạp phóng trối chết ra khỏi vùng … hương phấn bán buôn này!


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 76Hình 7.- Giáo đường Oude Kerk với chiếc tháp bằng gỗ cổ nhất Âu Châu, đứng trơ gan cùng tuếnguyệt từ năm 1306.Sẵn sàng tìm hiểu văn hóa và nghệ thuật của Hòa Lan, người viết tiến tới Museumplein, quậnbảo tàng viện của Amsterdam, trong đó bạn phải tìm tới Rijksmuseum ( số 42, Stadhouderskade) đểđược thấy những họa phẩm thế kỷ thứ 17 của các họa sĩ Hòa Lan vĩ đại như Vermeer và Rembrandt.Rồi rẽ qua xem những họa phẩm hơi hiện đại hơn trong Bảo tàng viện Van Gogh (số 7, PaulusPotterstraat) cách đó chừng 200 bước, nơi gìn giữ hơn 700 họa phẩm của Van Gogh kể cả bức ông đặcbiệt ưa thích, <strong>The</strong> Potato Eaters (tạm dịch là “Những người ăn khoai tây”), và những họa phẩm tĩnh vậtvề các loài hoa mà có thể thừa đủ để xếp đầy một vườn hoa rộng lớn.Ngoài ra Amsterdam còn có một lô viện bảo tàng kỳ thú. Không thiếu gì những thành phố trênthế giới hãnh diện về những bảo tàng viện nghệ thuật và lịch sử của họ, nhưng chẳng mấy nơi lại lậpviện bảo tàng về mèo, về những chiếc ví nhỏ và về đời sống trên sông bên trong tầu, thuyền. Nhà bảotàng KattenKabinet là một căn nhà thế kỷ thứ 17 nằm trên kinh, được sửa đổi thành một ngôi đền dànhcho giống mèo, có đầy đủ cả họa phẩm và những bài thơ tất nhiên là về mèo. Cách đó vài phố là mộtngôi nhà khang trang khác nằm trên kinh, được chuyển thành nhà bảo tàng cho ví tay và ví nhỏ, chứađến 4 ngàn loại ví. Sau cùng nằm ngay trên kinh Prinsengracht ở khu Jordaan bạn sẽ thấy bảo tàng việncủa những gia cư trên tầu, thuyền (House Boats) mời mọc du khách ghé vào xem cuộc sống trên sôngnước ra sao.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 77Hình 8.- Chiếc tầu bảo tàng cho thấy đời sống trên sông trên kinh Prinsengracht.Sau khi trả xe đạp lại cho tiệm, du khách lững thững thả bộ về khách sạn, không quên dừngchân ở Envy, một tiệm ăn với ánh đèn mờ ảo, nhìn ra đại lộ huy hoàng Prinsengracht Canal. Bước chânvào tiệm bạn tức thời nhận thấy mấy tay đầu bếp nhẩy tíu ta tíu tít từ lò nướng đến chỗ đặt mấy cỗ thớtcắt chặt thịt thà, và chỗ chậu rửa chén đĩa đặt ngay phía trước tiệm. Cứ ngồi nhìn mấy ông đầu bếp đầutắt mặt tối như thế du khách càng cảm thấy đói bụng hơn, và sau cùng thì một đĩa thịt bê với nấm rơmvà rau cải hoa rưới chút crème cũng giúp làm dịu cơn đói của bạn.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 78Hình 9.- Tiệm Envy, số 381, Prinsengracht. Amsterdam.Trước khi trở về khách sạn bạn hãy cùng Minh Thu làm một vòng nhỏ tới <strong>Le</strong>idseplein, mộtquảng trường thường có đông người tới, và dược nhiều quán rượu, tiệm ăn, và các hội quán bao quanh,nơi bạn có thể nhấm nháp một vài loại rượu bia trước khi thật sự về khách sạn đánh một giấc cho đếnsáng.Hình 10.- Quảng trường <strong>Le</strong>idseplein, lúc chiều tà, nằm giữa Weteringschans, Marnixstraat và<strong>Le</strong>idsestraat. Amsterdam.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 79Vì sáng hôm sau phải lên đường sớm nên người viết đành dọn đến một chỗ ở hơi lạ cho tiện xecộ bạn bè đến đón, đó là Seven Bridges Hotel, nhìn ra con kinh Reguliersgracht có bẩy cây cầu vớihình vòm vắt ngang hết sức ấn tượng đáng để du khách tới thưởng lãm. Và xe của mấy người bạn đangbấm còi gọi nên người viết xin mạn phép quý vị dừng bút nơi đây chấm dứt bài ghi vội về chuyếnviếng thăm ngắn ngủi Amsterdam, thủ đô Hòa Lan náo nhiệt mà vẫn hiền hòa, mầu sắc mà vẫn biết baothanh nhã và hẹn sẽ trở lại đây một ngày rất gần. ■Hình 11.- Seven Bridges Hotel, 31 Reguliersgracht. Amsterdam.Minh ThuNhớ lại và viết ở Melbourne 01/2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 80Xuân MngSóng ViŒt ñàm GiangNắng vàng len lén ghé qua songCô gái xuân tươi trộm giấc nồngỬng nét hây hây kề sóng mũiDáng huyền mươn mướt giải triền sôngLâng lâng cánh bướm du vầng mộngThanh thoát cành mai thoảng cõi khôngÊm ả đâu đây vừa chợt độngThơ ngây hé nở nụ hoa hồng. ■&


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 81Stock Market Dance by Virginia ErdieTTCK Ngày Mùng Mt (*)Sóng ViŒt ñàm GiangThị trường mở cửa đón chàng Mèo (**)Kẻ bán người mua hối hả theoKim quý vừa lên giàu mấy chốcBạc vàng xuống giá hóa thành nghèoHàng dùng, dầu hỏa trơn như mỡĐiện tử, sòng bài mượt chẳng nheoBỏ mặc một ngày nhiều bức xứcChiều về hưởng chút gió heo heo. ■(*) TTCK: Thị Trường Chứng Khoán(**) Mèo: năm mới âm lịch Tân MãoMùng hai Tết Tân Mão04 February 2011&


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 82Tranh Christian AsuhTình H«iSóng ViŒt ñàm GiangKìa người tình hỡi có nghe gió đêm vềBuồn man mác nhớ em nhớ ngày quaMái tóc rối bay, mắt sũng yêu muôn vànTình đã trao thoáng như em còn đâyKìa người tình hỡi có hay biết đêm nàyMình tôi đứng nhớ em giấc mộng xuânNhớ lúc có nhau, nhớ những đêm trăng vàngCùng ước mong nắm tay chung niềm vuiMột ngày đầy nắng bướm khoe sắc yêu kiềuNgồi đây ngóng tiếng xưa giữa rừng hoangCó suối nước reo, gió cũng vun hoa cườiMình đã yêu đắm say quên ngày maiBuồn một chiều vắng dáng em đã xa rồiMình tôi nhấp, chén trà nóng đượm hươngVẫn cứ ngỡ em tóc xõa ôi thiên thầnTình đã trao có mấy khi nhạt phai. ■24 February 2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 83Råt RàoRõi về phía trước đám đôngAnh nhìn Em giữa chập trùng nhân gian,Mênh mang đồng lúa mênh mangAnh nhìn Em giữa mênh mang lúa đồng.Mỗi phen vượt núi băng sôngLại sâu thăm thẳm cõi lòng khổ đau,Qua bao cười khóc bể dâuRa vào nước lửa dãi dầu phong baVà bao đông tới hè quaQuanh năm ngày tháng vẫn là thấy Em,Trong ngôi nhà nhỏ êm đềmAnh ngồi lặng ngắm dáng Em nơi nàyVà trong siết chặt vòng tayAnh nhìn Em đó... lòng say say lòng...Cả trong những giấc mơ hồngVẫn là Em để anh nồng nàn yêu.Lòng anh thầm nhủ một điều:Chẳng bao giờ nữa dại liều xa Em. ■Tương Mai cư sĩ cảm dịch từ bài Air vif củaPaul ÉluardAIR VIFJ’ai regardé devant moiDans la foule je t’ai vueParmi les blés je t’ai vueSous un arbre je t’ai vueAu bout de tous mes voyagesAu fond de tous mes tourmentsAu tournant de tous les riresSortant de l’eau et du feuL’été l’hiver je t’ai vueDans ma maison je t’ai vueEntre mes bras je t’ai vueDans mes rêves je t’ai vueJe ne te quitterai plus. ■Paul Éluard(Eugène Émile Paul Grindel (1895 –1952)&


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 84L©i Hát Ru TaThời gian như một dòng sôngTa như thuyền nhỏ mênh mông vô bờ,Khúc cuồn cuộn, khúc lững lờ<strong>The</strong>o dòng chảy… biết bao giờ ngừng trôi…Tháng ngày khao khát gió khơiThuyền nghe háo hức chân trời mới xa,Rong buồm thách thức phong ba -Thời gian cuộn sóng dội va mạn thuyền!Và rồi những lúc trăng lênThuyền thao thức phút bình yên qua rồi,Lòng dâng sóng vỗ à ơi,Ru con thuyền bé đơn côi đêm trường…■Thanh Trà Tiên Tº


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 85D¿ng Låi Cuc ñ©iNước tràn dâng ào ào như thác lũCon khóc, cha thét gào, mẹ kêu vanCó ai đâu nghe thấu tiếng rên than,Nước cứ tràn lan trên khắp nẻo đường.Người với vật cuốn trôi theo một hướng,Mặc gió gào, sóng dội, với mưa chanBao hàng cây gẫy đổ, cảnh hoang tànBao nhà cửa phút tan tành, vỡ vụn!Tầu với xe đắm chìm trong nước lụt,Mẹ cùng con đành bị cuốn theo giòng,Cha níu tay không chống được giòng sông :Nước chẩy xiết kéo chìm bao ước vọng!Ôi! Tha thiết lòng muôn người thầm mộng:Nước ngừng dâng, sông lặng, sóng êm đềm,Bình minh tới vầng dương sưởi ấm êm,Nắm tay nhau cuộc đời ta dựng lại. ■Minh Thuchia sẻ nỗi đau và niềm hy vọng với các nạn nhân lũ lụtở tiểu bang Queensland (Úc) .Melbourne, 01/2011&Mãi Mãi Trong EmThấm thoắt hai năm anh rời dương thế,Em chẳng còn gì : hương khói vây quanh,Di ảnh nhìn : em mắt lệ long lanh,Nơi tiên cảnh, có thấy em quạnh quẽ!?Cứ một mình trong cuộc đời đơn lẻ,Vẫn chưa quen cuộc sống vắng anh thương,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 86Vẫn giữ tàn y tưởng nhớ mùi hương,(*)Vẫn như nghe tiếng anh hoài văng vẳng!Cứ một mình lang thang khu đường vắng:Những con đường từng in bước chân anh,Anh đi rồi tình vẫn cứ mông mênh,Anh không chết, trong em anh sống mãi!Đi tìm anh trong nắng sớm sương mai,Đi tìm anh trong vạt nắng chiều tàn.Dẫu ngày này anh vắng bóng hai năm,Nhưng không chết : trong em còn mãi mãi…■Minh ThuĐể tưởng niệm hai năm ngày giỗ chồng.Melbourne 15/02/2011(*)” Đập cổ kính ra tìm lấy bóngGiữ tàn y lại để dành hương.”Vua Tự Đức khóc Bằng phi(Cám ơn Dã Thảo đã cung cấp tài liệu này)&Tình TuTình rất đẹp là tình không gian dối,Tình rất yêu phải chia sẻ vỗ về,Lòng rất buồn khi tình chết tái tê,Người rất tủi khi câu thề không giữ!Tình như thế người ơi đừng tức tửi,Có chi đâu phải tiếc nuối than thầm,Cứ cuời lên khi tình đã lặng câm,Đời như thế nên tình yêu là thế!Yêu lần đầu còn tin lời ước lệ,Yêu lần sau tình gửi gió theo mây,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 87Coi tình yêu nhẹ như cánh chim bay,Lòng đã trải tim đâu còn thổn thức!Tim chai đá chôn đi niềm ẩn ức,Miệng vẫn cười vui ngạo với nhân gian;Rồi ta tìm nguồn an ủi bình an,Trong thinh lặng ta an thần tĩnh tọa.Bỗng tôi thấy trong tôi niềm cảm tạ,Dâng cao lên trong ánh sáng chan hòa,Lòng trào dâng yêu hết cả quanh ta,Rồi cứ thế ta đi vào thiền quán.Trong ánh sáng bừng lên nghe tiếng phán,Hỡi con yêu, đời con lắm thương đau,Nhưng từ nay, nơi ta, con nương náu,Đem tình người đi rải khắp mười phương!Rồi từ đó tôi tìm đuợc con đường,Và không còn trăn trở với con tim,Ở trong tôi chỉ còn có lòng tin :Người ta sống để nuôi tình Nhân Ái. ■Minh ThuMelbourne 05/2010&


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 88Freedom or LoveNow I know,You’re someone without time or towWho’s as free as a birdas free as the air we breathe.No love, however great the love may be,can ever get hold of youcan ever keep you from reachingthe horizon you’ve set your eyes to.I wish you the greatest freedom that can bethat no one can cloud your eyesby showing you the meaning of lovethen taking away the freedom light!Yes, just be free as the waves of the seabut however free the waves arethere still lay the shoresto restrict the waves from roaming free…Just like the way we aresooner or laterthe unbridled freedom will be held backby the love of someoneby the love for someone…<strong>The</strong>n you’ll be surroundedby time and spaceto just look at Lovesquarely at its face!Freedom no more once you’re in love. ■Minh ThuMelbourne, one Spring 1992


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 89ñÃt HÒng Khói Bi‰cDavid Lš Lãng NhânXứ Úc lãng du mộng hải hồĐất hồng hỏa diệm, ánh trăng thuRập rình sóng vỗ, thuyền xa bếnNước cũ chiều sương khói bíếc mù. ■Madison, AL, October 2010&Quét Lá ThuDavid Lš Lãng NhânQuét lá thu nay chiếc chổi tànÁo dầy anh mặc đở thân hànBâng khuâng tiếng sáo chiều thu cũ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 90Buồn ngẩng nhìn theo chiếc lá vàng. ■Madison, AL, November 2010&ñÜ©ng Tôi ñi...David Lš Lãng NhânĐường tôi đi có lúa thơm, trái lạXuyên rừng Tràm, xanh lá, lắm chông gaiĐường tôi đi vượt núi biếc, sông dàiTìm đất hứa : miền Tự Do nắng ấmĐường tôi đi đầy Tin Yêu, quả cảmHạ lửa nồng, Đông ảm đạm lạnh lùngNợ sinh tồn vay trả, trả chưa xongHồn Nước Việt một dòng sông ra biểnMới nằm nôi, đã trải mùi chinh chiếnLệ phân kỳ theo quốc biến giao tranhTình Hoài Hương vạn lý mộng chưa thành


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 91Con đường đó, chung đời ghi nhớ mãiDĩ vãng đi, di tích xưa tồn tạiTừ Nam Quan suốt một giải Trường SơnBiết bao lần tranh chấp lẽ thiệt hơnCòn hơi thở chim Việt còn nhớ tổSử nước tôi thăng trầm xưa mấy độKhúc Thịnh-suy Vinh-nhục nối liền nhauDa thịt nào dao cắt chẳng biết đauĐem thành bại luận anh hùng thêm hổBờ biển Đông một chiều nghe sóng vỗNhớ Phù sa miền châu thổ Cửu LongNghìn năm sau mong con Lạc cháu HồngMãi thịnh đạt vẻ vang dân tộc ViệtĐường tôi đi theo dấu xưa mải miếtSóng xô càng mãnh liệt, chí càng nungĐể thế hệ mai sau dưới nắng hồngCòn vươn mãi hạt anh hùng bất khuất. ■Madison, AL, January 2011&Hạnh phúc ví như một nụ hôn,muốn thưởng thức phải san sẻBernard MelzerChuÓc Chén Anh ñàoDavid Lš Lãng NhânĐầu năm ăn Tết ở nhàNgắm bông tuyết trắng, nhìn hoa lửa hồngAnh đào chuốc chén rượu nồngAi vui năm mới, ta mừng cố nhân


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 92Cạn ly trút sạch phong trầnNgẩng trăng đầu núi, nghe xuân rộn ràngCỏ vàng như hết xốn xangTiếng ca du tử ngâp tràn ái ân. ■Madison, AL, January, 2011&NightingalesRobert Bridges(1844-1930)Beautiful must be the mountains whence ye come,And bright in the fruitful valleys the streams, wherefromYe learn your song;Where are those starry woods? O might I wander there,Among the flowers, which is that heavenly airBloom the year long!Nay, barren are those mountains and spent the streams;Our song is the voice of desire, the haunts our dreams,A throe of the heart,Whose pining visions dim, forbidden hopes profound,No dying cadence nor long sigh can sound,For all our art.Alone, aloud in the raptured ear of menWe pour our dark nocturnal secret; and then,As night is withdrawnFrom these sweet-springing meads and bursting boughs of May,Dream, while the innumerable choir of dayWelcome the dawn. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 93&Chim H†a Mi<strong>The</strong> NightingalesBản Dịch Việt Ngữdo David Lš Lãng NhânĐồi núi đẹp từ nơi mô vổ cánhSuối rạng ngời, thung lũng trĩu trái câyHọa Mi học hát nơi nầy ;Rừng đầy sao ! Xin cho ta thơ thẩnGiữa ngàn hoa mùi hương tỏa ngất ngâyHoa tiên nở suốt năm dài !Trơ núi đá, suối lòng ta khô cạnTiếng ca nồng ước muốn, mộng cuồng mêTrái tim ôi, đau đớn não nềHy vọng phai tàn, rã rời ảo mộngCơn hấp hối, tiếng thở dài đồng vọngNghệ thuật đong đầy nỗi khổ đau.Tiếng gào thét cô đơn chưa vừa ýTrút nguồn tâm sự trắng đêm đenBóng đêm bay nhẹ lướt qua thềmCành trĩu tháng Năm, đồng xuân ngọt mậtTa mơ hát bài hợp ca chất ngấtĐón mừng tia nắng chớm bình minh. ■VÎnh Tú XÜÖngNguyÍn Ng†c CänhSách có câu học tài thi phậnTài thì nhiều mà phận hẩm hiuThi bao nhiêu trược đủ bấy nhiêu


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 94Đi xem bản buồn thiu giấy trắng!Tớ quay về tìm bầu rượu đắngChuốc vài chung chờ đặng kỳ sau;Tửu nhập vào trời đất quay mauChưa tỉnh giấc kỳ sau đã tới!Thôi cũng lều cũng võng thi chơiNhỡ không đỗ số trời chịu vây.Đành bỏ Nho đi học tiếng TâyBỏ ông nghè làm thầy tham phánTối ả đào sam banh suốt sángTỉnh giấc nồng thanh thản sữa bò.Nóí ngông chơi, thân phận học tròNghiệp khoa bản còn do thiên mệnh.Cầu hoàng thiên hữu nhãn lấy hênĐốt nhan đèn dâng lên Bắc đẩuNhờ ơn trên lượng tình xả xấuĐể phen này tớ đậu thủ khoaTận kinh kỳ nỗi tiếng gần xaBậc nam tử hào hoa nhất thếBỗng phú quí giàu sang bốn bểLúa thóc đầy kho để khắp nơiKhoái làm sao khi gặp được thờiCho mẹ đĩ hết đời tần tảo!Trước bệ rồng hài nhung áo mãoTớ cuối đầu bá cáo thiên vươngBần nhân đây có tự Tú XươngHọc dư chữ thi hương thi hộiNhưng chưa đỗ chỉ vì cái tộiSớm trà, chiều rượu, tối đàn bà"Ba cái lăng nhăn nó quấy ta"Có chăng chừa được trà với rượuNhưng chừa rồi mất toi bằng hữuVì đàn ông vô tửu vô phong!Ối còn gì đâu nữa mà mongChỉ còn lại trong lòng tiếc nuốiNăm tháng chất chồng đè nặng tuổiSống làm gì vô tửu vô tràThà cho ba cái nó quấy taĐời vắng bóng đàn bà sao sốngThà làm hàn sĩ để nói ngôngTiếu ngộ giang hồ không biết chánThà giữ nàng thơ ai nỡ bánTớ nào dám phụ bạn trăm năm;Rượu với thơ như thuở trăng rằmCòn thơ rượu cõi phàm vui tếtVui như Lý Bạch chết ôm trăngVui như tớ lăng nhăn ba thú


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 95Say sưa vẫn đậu làm ông TúSống ngông nghên nếm đủ mọi mùi!Có gì phải tính tới tính luiTính chẳng qua số xuôi lận đận.Chẳng trách câu học tài thi phậnXin thiên vương đừng giận tớ nhờ! ■Chicago, 2004


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 96Hai Bài thÖ Nhi ñÒng thÆt xÜa(ch®t nh§ låi)Kim ChâuPhäi QuÿHôm qua chủ nhật nghỉ nhà,Em đi theo mẹ về bà ngoại chơiTung tăng, chạy nhẩy khắp nơiMải vui đùa nghịch, tiếng cưởi ròn tanBà cho ăn bánh bông lanRồi bà kể chuyện Cô Nàng Lọ <strong>Le</strong>m.Tối về nhà đã lên đènĂn xong buồn ngủ, em quên học bài.Sáng ngày cô giáo gọi: “Mai!”Chết chưa em có thuộc bài gì đâuĐứng lên đọc được một câuRồi em ấp úng, cúi đầu đứng im…Tố Nga với lại Thúy KimSì sào bên cạnh nhắc em, nhắc hoàiNào ngờ cô giáo thính taiCho em ‘quả trứng’, bảo “Mai, lên quỳ”Vòng quanh nước mắt trên mi,Chị ơi, em biết nói gì nữa đâyThôi em xin hứa từ nayVề nhà phải nhớ học bài thuộc trơn! ■(1953)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 97Mách MeMe ơi, con muốn thưa me,Anh Danh cậy lớn, hăm he con hoài…Về nhà anh chẳng học bài,Chỉ lo rình bắn chim ngoài cây đa.Hôm nọ leo lên tường hoa,Thế nào đánh đổ của bà sàng cau!Trèo cây rách áo len nâu,Đá banh lại trúng vào đầu người ta.Thế mà con bảo mách ba,Anh Danh con mắng con là “nhãi con”Me xem, con vẫn ngoan hơn,Bài nào con cũng thuộc trơn làu làu. ■(1953)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 98ThÜÖng VŠ XÙ Hu‰Hoàng-TâmQuê tôi miền Trung xứ HuếMơ màng như tóc thùy dươngQuanh năm hai mùa mưa nắngDân nghèo nên lắm phong sươngTôi yêu rất nhiều xứ HuếNhững chiều nắng vướng đồi simNắng rơi trên cành hoa khếNắng loang mấy nhịp Tràng TiềnĐường lên Ngự Bình đất đỏChân trời tím ngát màu hoaNgon sao bánh bèo núi NgựNgọt ngào sim mọng đường xaNhớ thương về thôn Vĩ DạSáo diều trầm bỗng vu viHàng cau bên vườn hoa nởBắp non, cà, mía xanh rìXinh xinh ngôi trường Đồng KhánhPhượng về rợp mái mùa thiTôi thương người em gái HuếBuồn mơ ngập cả bờ miE ấp đôi tà áo trắngNghiêng nghiêng chiếc nón bài thơTóc huyền lung linh trong nắngThẹn thùng em khẽ nhìn ngơNhững ngày sương mờ Thương BạcBóng ai trăng trắng qua cầuDòng sông Hương buồn man mácThuyền xuôi gác mái về đâu?Vợi vời chuông chùa Thiên MụU hoài Diệu Đế ngân ngaNgười ơi đời là bể khổVui gì cuộc sống phù hoa?Huế tôi là bài thơ đẹpLà tranh tươi thắm muôn màu


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 99Người ơi có về quê cũCho tôi nhắn gởi vài câu... ■H. T.Nh§ VŠ Quê ChaNhớ quá Thanh Lương đất cố hươngVới lũy tre xanh khắp nẻo đườngVịt bầy nhốn nháo trên hồ cạnTrâu đàn chậm chạp dưới đồng sâuMệ già bên chái ngồi một chỗCon trẻ ngoài sân chạy khắp phươngLàng cha quê cũ xa vời quáĐất người muốn cạn chén hồ trường. ■Hoàng-Tâm4-29-2010Chén Chè Ngày XÜaTặng Thượng, người nấu chèChè ñÆu Xanh ñánhĂn chén chè đậu xanh đánhNhớ những ngày Đồng Khánh xưaThuở làm học trò ranh mãnhMua chè ở lại buổi trưa.Chè Bà Cai ngon chi lạMấy chục năm chừ còn mơAi ngờ đi ngày quán niệmLại được ăn chè ngày thơ. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 100Chè ñÆu Ng¿Lâu lắm được ăn chè đậu ngựHạt mềm, nước trong thật thanh taoNấu nồi chè khó nhọc biết baoCả trời Huế thu vào trong chén đậu. ■Hoàng-TâmLàng TôiNhåc & l©i: Chung QuânLàng tôi có cây đa cao ngất từng xanhCó sông sâulờ lững vờn quanh êm xuôi về NamLàng tôi bao mái tranh san sát kề nhauBóng tre ru bên mấy hàng cauĐồng quê mơ màng!Nhưng than ôi! Có một chiều thu lá thu rơi…Có một chiều thu lá thu rơi…Ôm súng chiều quê tôi thầm mơ bóng ngày vềMơ trong bóng ngày vềQuê tôi chìm chân trời mơ sươngQuê tôi là bao nguồn yêu thươngQuê tôi là bao nhớ nhung se buồnLà bao vấn vương tâm hồnNgười bốn phương. ■My VillageTranslated (to sing) by Hoàng-TâmMy village has a sky-high banyanSurrounded by a river flowing to the SouthMy village with warm thatch-roof clustersBamboos rustling lullabiesSweet countryside!But alas! One autumn day with leaves falling...One autumn day with leaves falling...Holding a gun I dream of the day I’ll return<strong>The</strong> day of my dreamMy home in far horizonMy home, a source of boundless loveMy home, I’m missing you so muchWith all sweet memoriesAway from home. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 101Hue, Viet Nam - Supreme Peace Palace. (Wikipedia)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 102HomeHome,Reminds me...Of rice fields wide enough forflocks of storks to span their wings across,Of rice stalks swaying in the wind like waves of the sea,Of battles forever fought between wind and rain,Of the sweet scent of lotus tea,Of the tranquil rings of the pagoda bells,Of busy bartering boats bustling in lakes,And of the forgotten memories myancestors lost long ago...In a single day, allwas lost with the fallof a single city,<strong>The</strong> last wallcrumbling, pieceby piece,plungingdown...down...downto theground,imprisoningbeneaththe soilhopes ofrevivingthe past.But blood alonecannot quenchmy thirst for the landWhose fields never turn brown,Whose seas never turn black,Whose cities are always lively,And whose people are always bright.Nothing could ever replacethis land, the landI call myHome.■André Lưu1/2/2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 103Bän Nhåc Hi Ch® ScarboroughMt MÓi Tình HuyŠn Ho¥c?Sóng ViŒt ñàm GiangHội chợ Scarborough là đề tựa của một bản nhạc đã trở thành nổi tiếng từ sau năm 1966, sau khi hainhạc sĩ Paul Simon và Art Garfunkel đã thêm vào lời của bài thơ nhạc nguyên thủy với những ca từ gợihình ảnh của một cuộc chiến đương thời, cùng bản nhạc được dùng làm nhạc đệm cho cuộn phim <strong>The</strong>Graduate (1968).Nội dung bản nhạc Scarborough Fair đã gây thắc mắc không ít về nguồn gốc và tình tiết.Người viết thử tìm hiểu vài bối cảnh qua những tài liệu thu thập được trên mạng lưới vi tính.I. Chuyện tình Hội chợ Scarborough.Trong đoản văn này, người viết muốn dàn dựng bối cảnh như một chuyện tình khó tưởng của một thanhniên mơ về người chàng đã từng yêu thắm thiết.Vào một năm nào đó, tại đại hội ở tỉnh Scarborough, một hội chợ buôn bán kéo dài cả tháng đến45 ngày, có một chàng thanh niên gặp gỡ và yêu thương một cô gái địa phương. Hai người đã yêu nhauthắm thiết, nhưng rồi sau những ngày hội chợ, chàng thanh niên đã phải giã từ thành phố Scarborough.Thời gian trôi qua, vì đường xá xa xôi hay vì lý do nào đó làm chàng không thể liên lạc hay tìmlại được người yêu xưa. Nay chàng hỏi có bạn nào đi hội chợ thì cho chàng gửi lời nhắn.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 104Hội chợ thành phố ScarboroughHội chợ thành phố Scarborough bạn có điNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngXin nhắc về tôi với một nàng sống nơi đóLà nàng đã là người tôi thật yêuXin nhắn nàng hãy may cho tôi tấm áo vải lángNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngKhông được có mũi kim cũng chẳng có đường mayThì nàng sẽ là người tôi thật yêuRằng nàng tìm cho tôi một mẫu đấtNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngGiữa nước mặn và biển xanh dươngThì nàng sẽ là người tôi thật yêuRằng nàng hãy gặt hái với lưỡi liềm daNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngGom hết vào một chùm thạch thảoThì nàng sẽ là người mà tôi thật yêuHội chợ thành phố Scarborough bạn có điNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngXin nhắc về tôi với một nàng sống nơi đóLà nàng đã là người tôi thật yêu.Sóng Việt phỏng dịch


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 105Scarborough FairAre you going to Scarborough Fair?Parsley, sage, rosemary and thyme.Remember me to one who lives there.She once was a true love of mine.Tell her to make me a cambric shirt,Parsley, sage, rosemary and thyme;Without a seam nor needle work,<strong>The</strong>n she'll be a true love of mine.Tell her to find me an acre of land,Parsley, sage, rosemary and thyme;Between the salt water and the sea strand,<strong>The</strong>n she'll be a true love of mine.Tell her to reap it with a sickle of leather,Parsley, sage, rosemary and thyme;And gather it all in a bunch of heather,<strong>The</strong>n she'll be a true love of mine.Are you going to Scarborough Fair?Parsley, sage, rosemary and thyme.Remember me to one who lives there.She once was a true love of mine.Làm sao mà nàng có thể làm được những công việc như thế?-Nào là may cho chàng một chiếc áo bằng một loại vải cambric, một loại vải đặc biệt chỉ được dệt ởtỉnh Cambrai bên Pháp, và lại phải không có mũi kim khâu hay đường chỉ ?-Nào là phải tìm cho chàng một mẫu đất giữa nước mặn và đại dương xanh thẳm.-Chỉ đuợc gieo một hát giống.-Và lại phải dùng lưỡi liềm bằng da để gặt hái và gom lại vào một bó thạch thảo ?


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 106-Chỉ có sau khi làm được như thế thì chàng mới hứa sẽ yêu nàng chân thật.Hãy đọc lời bài thơ, và chú ý đến sự lập lại của điệp khúc (câu hai) trong mỗi đoạn thơ. Sự lậplại này làm câu thơ thứ hai như là lối mà chàng thanh niên đã đặt để gọi cô gái không tên. Câu một nốinghĩa với câu ba, và câu bốn trong đoản đầu và đoản kết là lời xác nhận đã yêu, cùng trong những đoảncủa thân bài lời hứa sẽ yêu nàng nếu những đòi hỏi của chàng được hoàn tất.Sự mơ hồ về tung tích của nàng qua những diễn tả kể lể của lời bản nhạc, khiến độc giả có thểnghĩ rằng phải chăng người yêu của chàng là người không có thực, một thiếu nữ liêu trai, một cô gái cóphép thuật biến hóa như phù thủy, hay một nàng tiên?Vậy nàng là ai?Nàng trong đoản văn trên có thể là một cô gái đã hết yêu thương chàng trai sau khi chàng rờiScarborough, và vì thế dù chàng rất thật lòng muốn nối lại duyên cũ, nhưng biết rằng nàng không baogiờ chấp nhận nên đã đặt ra những yêu cầu oái ăm không thực hiện được để chàng đỡ bị dày vò trongmối tình một chiều?Hoặc giả nàng đã ra qua đời và lòng thương nhớ mãnh liệt đã làm chàng cầu mong nàng có thểdùng một quyền hành huyền bí nào đó để chàng có thể được đoàn tụ với nàng?Hay bài hát này đã được những người hát dạo luân truyền khắp nơi để ngầm phản đối sự khekhắt của giáo hội thời bấy giờ đã gây tử vong cho một số người bị kết tội là phù thủy, nhất là chuyệnmột nhà quý tộc đem lòng thương yêu một cô gái dân giả bị kết tội là phù thủy và bị án tử hình thiêusống?II. Giả thuyết Câu ĐốCó một bản khác đặt giả thuyết lời bản nhạc dựa theo những câu đố hóc búa (riddles) tạo những côngviệc khó khăn để thách thức khi trai gái mới quen nhau.Sau khi đọc kỹ lời bài nhạc của Simon và Garfunkel hát thì chúng ta thấy hơi khó hiểu vì cócách quãng, thiếu một đoạn giữa mẫu đất và gặt hái. Bản dưới đây giải thích rõ ràng hơn và đầy đủ hơnso với bản nhạc của Simon & Garfunkel.Version này được viết như do đối đáp của một cặp trai gái.Hội chợ thành phố Scarborough(Cả hai giọng nam và nữ đều hát)Hội chợ thành phố Scarborough bạn có điNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngXin nhắc về tôi với một người sống nơi đóRằng nàng là người mà tôi đã thật yêu(Giọng nam hát)Xin nhắn nàng hãy may cho tôi tấm áo vải lángNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngKhông được có mũi kim cũng chẳng có đường mayThì nàng sẽ là người tôi thật yêuNói nàng hãy giặt áo đó trong giếng khô đằng kiaNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngMà nước suối hay mưa chưa hề rớt vào


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 107Thì nàng sẽ là người tôi thật yêuRồi bảo nàng hãy phơi áo lên cành gai xa đóNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngMà cây chưa hề trổ bông từ ngày Adam ra đờiThì nàng sẽ là người tôi thật yêuXin nàng hãy thực hiện những đòi hỏi đóNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngVà hỏi nàng muốn tôi làm chi đáp lạiThì nàng sẽ là người tôi thật yêu(Cả hai đều hát)Hội chợ thành phố Scarborough bạn có điNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngXin nhắc về tôi với một người sống nơi đóRằng chàng là người mà tôi đã thật yêu(Giọng nữ đáp lại)Hãy hỏi chàng tìm cho tôi một mẫu đấtNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngGiữa nước mặn và biển xanh dươngThì chàng sẽ là người tôi thật yêuRằng xin chàng hãy cầy đất đó với sừng cừuNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngRồi gieo đất với một hạt tiêuThì chàng sẽ là người tôi thật yêuRằng xin chàng hãy gặt hái với lưỡi liềm daNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngGom hết vào cột bằng một giây thạch thảoThì chàng sẽ là người mà tôi thật yêuKhi chàng đã thực hiện xong những việc nàyNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngNói chàng hãy đến đây đển nhận tấm áo lanhVà chàng sẽ là người tôi thật yêu(Nam nữ đồng ca)Nếu người nói không làm được thì tôi sẽ trả lờiNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngHãy cho tôi biết ít nhất người sẽ cố gắngHay người sẽ không bao giờ là người được tôi thật lòng yêu


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 108DuetBothAre you going to Scarborough Fair?Parsley, sage, rosemary and thyme,Remember me to one who lives there,For she once was a true love of mine.ManTell her to make me a cambric shirt,Parsley, sage, rosemary and thyme,Without no seam nor fine needlework,And then she'll be a true love of mine.Tell her to wash it in yonder dry well,Parsley, sage, rosemary and thyme,Which never sprung water nor rain ever fell,And then she'll be a true love of mine.Tell her to dry it on yonder thorn,Parsley, sage, rosemary and thyme,Which never bore blossom since Adam was born,And then she'll be a true love of mine.Ask her to do me this courtesy,Parsley, sage, rosemary and thyme,And ask for a like favor from me,And then she'll be a true love of mine.BothHave you been to Scarborough Fair?Parsley, sage, rosemary and thyme,Remember me from one who lives there,For he once was a true love of mine.WomanAsk him to find me an acre of land,Parsley, sage, rosemary and thyme,Between the salt water and the sea-sand,For then he'll be a true love of mine.Ask him to plow it with a sheep's horn,Parsley, sage, rosemary and thyme,And sow it all over with one peppercorn,For then he'll be a true love of mine.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 109Ask him to reap it with a sickle of leather,Parsley, sage, rosemary and thyme,And gather it up with a rope made of heather,For then he'll be a true love of mine.When he has done and finished his work,Parsley, sage, rosemary and thyme,Ask him to come for his cambric shirt,For then he'll be a true love of mine.BothIf you say that you can't, then I shall reply,Parsley, sage, rosemary and thyme,Oh, <strong>Le</strong>t me know that at least you will try,Or you'll never be a true love of mine.Ghi chú.- Nghe bản nhạc Scarborough Fair của Paul Simon và Art Garkunfel (không có phần Canticle):http://www.youtube.com/watch?v=Dau2_Lt8pbM&feature=fvwrel- Bản nhạc này có lời Việt với đề tựa Giàn Thiên Lý do Nhạc Sĩ Phạm Duy viết.- Vải lanh cambric là một loại vải rất mịn được dệt rất chặt tay rồi sau đó được ủi (là) với ống lăn nóngnhiều lần đến khi bóng láng. Một loại vải khác tên chambray cũng dùng kỹ thuật này. Vải Cambric cólẽ đuợc chế tạo vào cỡ năm 1595 tại Cambrai, Pháp và từ đó mang tên vải Cambric. Vải Cambric hồiđó rất cứng do ủi là nhiều lần đến bóng láng, những cổ áo xếp Elizabethan được làm bằng vải cambric.Vải cambric cũng được dùng để thêu thùa và viền ren vào.- Trong một bản lưu truyền khác có tám hàng thơ chót hơi khác:Love imposes impossible tasks,Parsley, sage, rosemary and thyme,Though not more than any heart asks,And I must know she's a true love of mine.Dear, when thou hast finished thy task,Parsley, sage, rosemary and thyme,Come to me, my hand for to ask,For then thou art a true love of mine.Tình yêu đặt ra nhiều điều không thực hiện đượcNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngMặc dù chẳng nhiều chi hơn một trái tim đòi hỏiNhưng tôi cần biết nàng có đúng thật lòng yêu tôi


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 110Nàng ơi, khi nàng hoàn tất được những việc làm đóNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngHãy đến với tôi, bàn tay tôi đang chờ nàng cầu cạnhVà như thế nàng đúng là tình yêu thật sự của tôi.- Điệp khúc “Ngò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hương” với bốn loại thảo mộc quen thuộc trong thứcăn ở đây được coi như tượng trưng cho một “Liều thuốc tình” có nhiều ẩn ý tốt. Câu một nối kết vớicâu ba trong mỗi đoạn mang lại ý nghĩa liên tục.- Có tài liệu cho rằng bốn loại rau thơm “Ngò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hương” đã được dùngthời xưa để tẩm ướp người chết, và áo không có mũi chỉ đường may được xem như là áo để mặc chongười chết.III. Bản Nhạc Scarborough FairHội chợ Scarborough bắt đầu thành hình vào thế kỷ thứ 13 (Vua Henry III của Anh quốc cho phép tổchức hội chợ bắt đầu từ năm 1253) tại thành phố Scarborough. Đây là một hội chợ thương mại nhằmlôi cuốn tất cả những thương gia trên thế giới đến để buôn bán, bàn luận, và giải trí. Địa danhScarborough Fair được dùng để làm đề tựa cho một bản nhạc.Bản nhạc Scarborough Fair nói về một bài nhạc có lời đã được luân chuyển từ thời trung cổ chođến hiện tại. Nội dung và lời viết của bản nhạc vẫn còn là một đề tài được bàn luận với nhiều giả thuyếtkhác nhau. Bài nhạc có từ lâu đời Scarborough Fair này đã được Paul Simon và Art Garfunkel pháthành năm 1966 trong cuộn album mang tên “Parsley, Sage, Rosemary and Thyme”, và bản nhạc trở nênnổi tiếng sau khi được dùng làm nhạc đệm cho cuộn phim “<strong>The</strong> Graduate” vào năm 1968.Trở về thời giữa những năm 1960s, Paul Simon trong dịp đi lưu diễn ở bên Anh đã nghe đuợcMartin Carthy trình bày bản này. Dùng cách dàn xếp một phần bài nhạc của Martin Carthy, Simon đãtạo nên bản nhạc Scarborough Fair, nhưng không ghi nhận Carthy trên giấy tờ. Việc này đã gây hiềmkhích giữa hai nhạc sĩ trong một thời gian, nhưng sau cùng Simon lên tiếng ghi nhận Carthy và đã mờiCarthy cùng hát với Simon vào năm 2000 tại buổi hoà nhạc London.Hãy đọc lời bản nhạc với lời dàn soạn của Simon khi phối hợp với bài Canticle. Với version cólời trong ngoặc mà khi nghe Simon cùng Garfunkel trình bày trong thời gian cuộc chiến tranh ở ViệtNam đang thời khốc liệt, người thời đó đã cho rằng bài nhạc này là bài nhạc phản chiến chống chiếntranh Việt-Nam.Scarborough FairAre you going to Scarborough Fair?Parsley, sage, rosemary and thyme.Remember me to one who lives there.She once was a true love of mine.Tell her to make me a cambric shirt,(on a hill in the deep forest green)Parsley, sage, rosemary and thyme;(tracing of sparrow on snow-crested brown)Without no seams nor needle work,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 111(blankets and bedclothes the child of the mountain)<strong>The</strong>n she'll be a true love of mine.(sleeps unaware of the clarion call)Tell her to find me an acre of land,(on the side of a hill a sprinkling of leaves)Parsley, sage, rosemary and thyme;(washes the grave with silvery tears)Between the salt water and the sea strand,(a soldier cleans and polishes a gun)<strong>The</strong>n she'll be a true love of mine.(sleeps unaware of the clarion call)Tell her to reap it with a sickle of leather,(war bellows blazing in scarlet battalions)Parsley, sage, rosemary and thyme;(generals order their soldiers to kill)And gather it all in a bunch of heather,(and to fight for a cause they've long ago forgotten)<strong>The</strong>n she'll be a true love of mine.Are you going to Scarborough Fair?Parsley, sage, rosemary and thyme.Remember me to one who lives there.She once was a true love of mine.Hội chợ thành phố ScarboroughHội chợ thành phố Scarborough bạn có điNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngXin nhắc về tôi với một nàng sống nơi đóLà nàng đã là người tôi thật yêuXin nhắn nàng hãy may cho tôi tấm áo vải láng(trên một sườn đồi giữa rừng sâu xanh thẳm)Ngò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hương(có dấu vết chú sẻ nâu với mào đội tuyết)Không được có mũi kim cũng chẳng có đường may(chăn mền và áo phủ choàng đứa trẻ của núi rừng)Thì nàng sẽ là người tôi thật yêu(ngủ say sưa chẳng màng tiếng còi thúc báo)Rằng nàng tìm cho tôi một mẫu đất(trên sườn đồi một đám lá rơi lả chả)Ngò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hương(rửa sạch ngôi mồ với giòng lệ bạc lấp lánh)Giữa nước mặn và biển đại dương


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 112(một người lính với khẩu súng chùi sạch nhẵn bóng)Thì nàng sẽ là người tôi thật yêu(ngủ mê man như chẳng nghe tiếng kèn vang gọi)Rằng nàng hãy gặt hái với lưỡi liềm da(chiến tranh phía dưới chân đồi tàn khốc với những đoàn quân áo đỏ)Ngò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hương(tướng chỉ huy ra lệnh lính họ phải giết)Gom hết vào một chùm thạch thảo(và chiến đấu cho một lý do mà họ đã quyên lãng từ lâu.)Thì nàng sẽ là người mà tôi thật yêuHội chợ thành phố Scarborough bạn có điNgò tây, xô thơm, hương thảo và xạ hươngXin nhắc về tôi với một nàng sống nơi đóLà nàng đã là người tôi thật yêu.Tổng hợp phần Canticle:On the side of a hill in the deep forest green.Tracing of sparrow on snow-crested brown.Blankets and bedclothes the child of the mountainSleeps unaware of the clarion call.On the side of a hill a sprinkling of leaves.Washes the grave with silvery tears.A soldier cleans and polishes a gun.Sleeps unaware of the clarion call.War bellows blazing in scarlet battalions.Generals order their soldiers to kill.And to fight for a cause they've long ago forgotten.Trên một sườn đồi giữa rừng sâu xanh thẳmCó dấu vết chú sẻ nâu với mào đội tuyếtchăn mền và áo phủ choàng đứa trẻ của núi rừngNgủ say sưa dường chẳng màng tiếng còi thúc báoTrên sườn đồi một đám lá rơi lả chảRửa sạch ngôi mồ với giòng lệ bạc lấp lánhMột người lính với khẩu súng chùi sạch nhẵn bóngNgủ mê man như chẳng nghe tiếng kèn vang gọiChiến tranh phía dưới chân đồi với những đoàn quân áo đỏTướng chỉ huy ra lệnh lính họ phải giếtVà chiến đấu cho một lý do mà họ đã quyên lãng từ lâu.Sóng Việt phỏng dịchPhần Canticle trên của bài hát được viết phỏng theo một phần của một bài hát mà Paul Simon viết cho


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 113album Songbook.On <strong>The</strong> Side Of A HillOn the side of a hill in a land called somewhereA little boy lies asleep in the earthWhile down in the valley a cruel war ragesAnd people forget what a child’s life is worthOn the side of a hill, a little cloud weepsAnd waters the grave with its silent tearsWhile a soldier cleans and polishes a gunThat ended a life at the age of seven yearsAnd the war rages on in a land called somewhereAnd generals order their men to killAnd to fight for a cause they’ve long ago forgottenWhile a little cloud weeps on the side of a hillTrên Sườn Một Ngọn ĐồiTrên sườn một ngọn đồi mang tên nơi nào đóMột đứa trẻ nhỏ đang ngủ trên mặt đấtTrong khi dưới thung lũng chiến tranh đang tàn khốc sôi độngVà người ta quyên mất cuộc đời của đứa trẻ có nghĩa gìTrên sườn một ngọn đồi có đám mây nhỏ đang khócTưới nấm mồ với những giọt lệ lặng lẽTrong khi người lính chùi lau khẩu súngĐã kết liễu một cuộc đời khi vừa bẩy tuổiVà chiến tranh đang nổi giận trên mảnh đất mang tên nơi nào đóVà tướng chỉ huy ra lệnh cho lính chém giếtVà chiến đấu cho một nguyên do họ quên lãng từ lâuTrong khi đám mây nhỏ đang mưa lả chả trên sườn đồiBài nhạc có thể nghe qua sự trình bày của Paul Simon, Art Garfunkel, và Andy Williams tại link:http://www.youtube.com/watch?v=pWyPhQkZNLw&feature=related.Tạm kếtBài viết ngắn trên đây chỉ đề cập đến một số giả thuyết có thể hoàn toàn giả tưởng để thi vị hoá nhữngca từ trong bản nhạc cổ. Trong những bản rất cũ thì điệp khúc bốn loại rau không có mà thay vào đó lànhững lời khác biệt.Bỏ ngoài chuyện một thời bản nhạc do Simon soạn gắn liền với chiến cuộc, bài nhạc hiện tạivới sắc thái một bản nhạc tình cảm, mơ hồ có chút huyền bí, có chút ma lực, có chút thương tiếc man


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 114mác, v.v.. đã và vẫn còn làm hàng triệu người trên thế giới ưa chuộng và ca hát hay trình diễn khắp nơi.■Sóng Việt Đàm Giang19 February 2011Luis Mariano : Gi†ng Ca Cûa Hånh PhúcDã ThäoChiều nay, mồng một Tết, nàng Xuân đang ngập ngừng trước cửa, giữa những cánh vàng rực rỡ củanhững hoa liên kiều (forsythia), trời Paris như còn giận dỗi với những cơn lạnh thất thường vừa qua,nên màu ảm đạm vẫn còn in sâu trên không gian đục xám của một mùa đông quá nghiệt ngã và vô cùngrét mướt. Tết ở đây, cũng là một ngày như bao nhiêu ngày tháng khác, những sáng đã qua, những chiềusẽ tới, và, có lẽ cứ như thế cho đến cuối cùng của một cuộc đời, có gì lạ hơn đâu phải không các bạn ?Chẳng có những bước chân rộn ràng của bạn bè, của người thân trước ngõ, đến nhà để chúc mừngnhau, cũng không có tiếng chạy nhảy của đám con nít khoe áo mới, nhộn nhịp ngoài đường, chỉ còn sựim lặng của bốn bức tường từ lâu câm nín và cái tâm linh nặng trĩu của chính mình….Ở trong nhà, một mâm cơm chay đạm bạc đang bày giữa bàn , vài tách trà, một đĩa ngũ quả,một đĩa bánh chưng và một lọ hoa đào hồng thắm, nổi bật giữa cái thời gian rất linh thiêng nầy khi ôngbà đang kề cận trở về thăm con cháu. Một nén hương thơm đang sắp lụi tàn…Và bữa cơm cũng đangchấm dứt…Mấy hôm nay, với những “tập tục” khá phiền toái nầy, nhưng vẫn không thể nào làm ngơ được,Dã Thảo cũng hơi mệt. Sau cái công việc dẹp dọn, Dã Thảo buông mình xuống ghế dài và lâng lâng thảhồn nghe lại một bản nhạc, phải, một bản nhạc rất quay cuồng, rất sống động và đắc ý nhất của mộtngười bạn thân thường hát, đó là giọng ca Cao Thái. Cao Thái đã nổi tiếng với bản MEXICO với chữi…..kéo dài…kéo dài…bất tận….và từ đó, Dã Thảo liên tưởng đến MARIANO, giọng ca bất hủ củaLUIS MARIANO mà Dã Thảo vẫn gọi thầm đó là TIẾNG HÁT CỦA HẠNH PHÚC. Vậy thì, nhân dịpđầu Xuân, người người đều chúc tụng HẠNH PHÚC cho nhau, Dã Thảo cũng mạn phép được gửi đếncác bạn một chút « Hạnh Phúc » qua những chuyện bên lề về cái giọng ca có một không hai của anhchàng tinh nghịch Luis Mariano nầy. Nếu đã tin là mỗi một con người mang sẵn cái số phận hay địnhmệnh theo mình, thì quả thật, Luis Mariano đã có một định mệnh rất là phi thường. Một con người của600 bản nhạc, hiện thân cho tất cả sự lạc quan trong cuộc sống và một sự hoan hỉ tận cùng. Bốn mưoinăm, sau sự biến đi của ông, cái ma thuật thần dịu của tiếng hát quyến rũ ấy vẫn còn tác động tronglòng mọi người cho đến ngày hôm nay…..


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 115Xin thưa trước với các bạn là Dã Thảo không có thì giờ đi khảo cứu về cái gọi là «tiểu sử conngười », nên ắt hẳn bài nầy sẽ có rất nhiều thiếu sót, chỉ là một lần có đọc qua một câu chuyện vui vềLuis Mariano, nên xin phép được kể lại và chia xẻ với các bạn như một món quà đầu năm nầy.Luis Mariano, với công chúng, ông ta có thể tặng làm quà những lâu đài không tưởng của xứTây Ban Nha, nơi ấy những kẻ đi chăn cừu sánh duyên cùng các công chúa, nơi ấy những đau khổkhông có mặt và những vật vã, tội hình, biến thành hạnh phúc, bởi ân huệ của một bài ca. Với mộtgiọng hát mềm mại như nhung, nụ cười rạng rỡ, một niềm hân hoan thích thú được sống và được hát,ông ấy là hoàng tử của loại ca sĩ thuộc nhạc trữ tình, những nghệ sĩ mà nhiệm vụ có thể nói, gần như làmột sự bắt buộc phải biếu tặng những mộng tưởng cho người nghe, dù là phái nam hay phái nữ.Và những giấc mộng vàng ấy, vào thời điểm cuối năm 1940, đã chứng kiến sự thành công rựcrỡ của một giọng hát nam cao vút. Người dân Pháp đang có cái nhu cầu ấy sau năm năm dài đầy ácmộng mà họ vừa mới sống qua. ! Mariano : người cung cấp ảo mộng chăng ? Còn khá hơn thế nữa : đólà người cung cấp HẠNH PHÚC ! Một thứ hạnh phúc nhẹ nhàng, một thứ hạnh phúc giả tạo, đôi khiđó cũng là một thứ hạnh phúc… của ca nhạc kịch trường (bonheur… d’opérette). Nhưng có sao đâu,miễn là Hạnh Phúc, thế đã đủ rồi ! Trong cái gùi đựng hạnh phúc của Mariano, người ta đã tìm thấy gìtrong ấy ? Có phải chăng đó là một người chinh phục một thế giới mới, (un conquistador) đang biếuxén một thuyền buồm bằng vàng, (la caravelle d’or), một mặt trời của MEXICO, (un soleil de Mexico),mà dưới cái thiên thể ấy, người ta sẽ bỏ quên hết tất cả (sous lequel on oublie tout), một thiên đàng củanhững con tim và của Tình Yêu (un paradis des cœurs et de l’amour), một lễ hội ở Séville (fête àSéville), một Maria Luisa mà người ta càng tôn thờ và cầu khẩn mỗi ngày (qu’on adore et qu’onimplore encore chaque jour), một người mẹ đẹp nhất thế giới (une maman qui est la plus belle dumonde), những khu vườn mà nơi ấy mọc lên những hoa violettes vương giả (violettes impériales),những nơi chốn thần kỳ mà thời gian dường như quá ngắn để có thể tận hưởng hạnh phúc của mỗingày, (le temps paraît trop court pour goûter au bonheur de chaque jour), và cũng nơi ấy, con tim nhưcây vĩ cầm (le cœur est un violon )….Hạnh Phúc và giấc mộng thừa thãi….bạn có muốn không, và nhưthế….nhiều vô kể…. « chi-ca, chi-ca, chi, ay ! ay ! ay ! ».Cho cái người ban hạnh phúc nầy, điều đó ắt hẳn phải có một truyền thuyết. Hắn cũng đã tự tayviết lấy một phần cái truyền thuyết đó, đẻo gọt lại sự thật theo đúng kích thước riêng của hắn. Hắn quảquyết được sinh ra năm 1920 và có thể nhìn thấy được định mệnh của chính mình, cột chặt giữa những


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 116ruộng đồng, trong muà hái nho, hắn đã kể như thế : « Năm 1945, người ta đã đưa tôi cùng với một đámnam nhi cùng lứa tuổi, đi cắt nho gần tỉnh lỵ Bordeaux, nơi mà tôi đã đi học. Tôi cảm thấy rất mệt mỏikhi phải không ngừng cúi mình xuống, nên bỗng nhiên tôi cất tiếng hát ». (En 1945, on m’avait envoyéavec des garçons de mon âge couper du raisin près de Bordeaux, où je faisais mes études. Je trouvaisfatigant de me baisser et je me suis mis à chanter ». Bị quyến rũ bởi giọng ca ấy, những thiếu nữ bèn đềnghị làm hết công việc cho hắn với điều kiện là hắn phải tiếp tục hát. Thế là có một người chỉ huy hợpxướng đi ngang qua, xúc động bởi năng khiếu của hắn, bèn thuyết phục cha mẹ của cậu trai trẻ nầy, bảorằng họ đã có một đứa con thần đồng, và sau đó cho hắn tập sự vào nghề. Một câu chuyện rất đẹp, rấthi hữu….nhưng đồng thời cũng đã biết đến vài biến thể…Sự thật thì hơi khác một chút. Hắn tên là Mariano Eusebio Gonzalez Garcia, ra đời năm 1914tại IRUN, ở Tây Ban Nha. (Cha mẹ hắn đã thay đổi ngày sinh tháng đẻ để hoãn lại ngày nhập ngũ củahắn). Đến năm mười sáu tuổi, vì đã có dự kiến trở thành kiến trúc sư, nên hắn khởi đầu sự học tập ởtrường Mỹ Thuật nơi thành phố quê hương của hắn. Nhưng đến năm 1937, nội chiến đã bắt buộc giađình Mariano đi sang Pháp lánh nạn, và cư ngụ tại tỉnh Bordeaux. Ở đây, cha anh làm việc trong mộtxưởng sửa xe ôtô. Anh chàng Luis Mariano tương lai, phát hiện ra được cái giọng hát thiên phú củamình, nên ghi tên vào học viện quốc gia cao đẳng âm nhạc. Sau đó, thì anh ta đi thử thời vận của mìnhtại Paris, và đến tháng mười hai năm 1943, anh ta được đưa vào hát vai Ernesto trong vở Don Pesquale,nhạc kịch ôpéra của Donizetti. Thế là anh bước lên khán đài diễn xuất. Quần chúng hoan hô, làng phêbình văn học chú ý. Những sự kiện từ đấy bắt đầu nối lớp với nhau. Đúng là một truyện thần thoạinhưng chuyện nầy thật sự hiện hữu.Sự thắng lợi cá nhân đầu tiên của anh, nhân vật từ nay đã tự chọn cho mình cái tên gọi là LuisMariano đó, được nhận thấy rõ ràng tài năng năm 1945 trên sân khấu A.B.C. trong « tạp kịch chiếnthắng » (Revue de la Victoire), mà anh ta đã thủ vai Espania mia, bên cạnh Françoise Rosay và JacquesDufilho. Sự đón tiếp đầy nhiệt tình của khán giả và của làng phê bình, đã thúc đẩy cho giám đốc điềuhành của hí viện, phải cải biến những tờ quảng cáo, trên đó cái tên Mariano xuất hiện bằng chữ tongang hàng với cái tên của Françoise Rosay… làm nổi lên cơn thịnh nộ của cô nầy.Kế tới là sự thành công rực rỡ với vở « la Belle de Cadix », một ca nhạc kịch vui , đã bảo đảmdứt khoát cho danh tiếng của Luis Mariano cùng với tiếng tăm của nhà soạn nhạc Francis Lopez . Bàihát mở màn vừa mới tung ra bởi cái giọng nam cao vút đó trên sân khấu Casino Montparnasse ở Paris,thì sự thắng lợi đã biến sang thành cuồng loạn. « Ngay ngày hôm sau của buổi sáng lập loại ca nhạckịch vui ấy, thì sự giữ chỗ trước, khởi động như tên bắn. <strong>The</strong>o khả năng bộ nhớ của vị giám đốc điềuhành hí viện, chưa bao giờ một cảnh tượng như thế đã xảy ra. Mỗi ngày, người ta phải diễn tuồng vớiquầy bán vé khoá kín lại, và với mười một buổi trình diễn cho mỗi tuần ». (Dès le lendemain de lacréation de l’opérette, la location partit en flèche. De mémoire du directeur de théâtre, on n’avaitjamais vu ça. On jouait chaque jour à guichets fermés, avec onze représentations par semaine ». LuisMariano đã chứng thực điều ấy. Một sự thành công thật choáng váng đã đóng góp cho việc đẩy mạnhloại opérêt (ca nhạc kịch vui) nầy. Đĩa nhạc được bán ra rất nhanh đến 1.250.000 bản, một con số rấtquan trọng đáng kể, đã bắt buộc tập đoàn Pathé-Marconi phải xử dụng cả một bộ máy chế tạo các điãhát, để trọn vẹn dành riêng cho duy nhất đĩa của Luis Mariano. Đó cũng là một việc chưa từng thấy !Chỉ vỏn vẹn trong mấy ngày, anh ta đã trở thành thần tượng. Và chưa đầy một năm, cái hội hâm mộcuồng nhiệt của Mariano đã lên đến 800.000 người tôn sùng anh ấy, nhất là phái nữ….Cũng như Mariano, « anh thợ thủ công phi thường » tạo ra sự thành công to tát nầy không aikhác hơn là nhà soạn nhạc Francis Lopez. Vốn là một nha sĩ sinh ra ở xứ Basque, anh ta đã bố trí mộtcây dương cầm đặt trong một phòng sát bên phòng làm việc của mình tại Paris, và mỗi khi nhàn rỗi,liền đổi cái khoan răng để lấy nốt fa thăng, (troque la fraise pour le Fa dièse). Francis Lopez cũng haysáng tác đặc biệt cho Georges Guétary và André Dassary. Lúc gặp Luis Mariano vào năm 1945, anh tađã cố thuyết phục Luis, hãy từ bỏ loại nhạc kịch opéra để chuyển về loại ca nhạc kịch vui opérêt. « Với


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 117thể hình và giọng ca của anh, thật không nên do dự, chần chừ » ! (Avec ton physique et ta voix, il n’y apas à hésiter), Françis nói với Luis như thế. Đột nhiên, thật đúng lúc : hai tác giả, Marc Cab vàRaymond Vincy vừa đặt mua với Francis phần nhạc đệm của bộ nhạc kịch vui opérêt mà hai ông nầyđã hoàn tất phần kịch bản. Tựa đề là « người đẹp thành Budapest » (La Belle de Budapest), thoạt đầu làmột câu chuyện Hung Gia Lợi, nhưng dần dần, người đẹp nầy lại từ giã các bờ sông Danube để tìm ánhnắng của Andalousie và trở thành « người đẹp thành Cadix », (La Belle de Cadix). Cặp bè đôi Mariano-Lopez, một phép lạ kỳ diệu của tánh bổ xung, còn được biết đến nhiều vinh dự khác với vở Andalousienăm 1947, rồi đến « người ca sĩ của Mexico » (le chanteur de Mexico) hai năm sau đó.Chúng ta hãy dừng lại một khoảnh khắc để nhắc thêm về cái màn ca nhạc kịch vui opérết nầy.Tất cả trong vở « người ca sĩ thành Mexico » (le Chanteur de Mexico), là hình ảnh thể hiện cho sựthành công của Mariano : thật là vượt bực ! Chẳng còn chi đẹp hơn thế nữa cho vở kịch, đã được sángtạo và đưa diễn lần đầu tiên ngày mười lăm tháng mười hai năm 1951, tại nhà hát Châtelet, xây cất mộtthể loại theo kiểu « điện thờ » và cũng là sân khấu lớn nhất Paris với ba mươi lăm thước bề sâu, có thểtiếp đón nếu có cơ hội, cho một sự phân phối vai tuồng của hai mươi bảy nghệ sĩ, không kể những diễnviên phụ và vũ công. ! Luis Mariano, người ca sĩ, Francis Lopez, nhà soạn nhạc, và Raymond Vincy,người viết lời, cả ba biếu tặng cho khán giả những gì đã dẫn dắt họ tới đây để tìm kiếm : một cảnh vậtthần tiên, một sự thay đổi hoàn toàn cái môi trường quen thuộc mà họ đang sống, một ngoặc đơn củaHạnh Phúc. Báo chí hân hoan. <strong>The</strong>o sự miêu tả của báo <strong>Le</strong> Figaro : « Đó là một sự biểu diễn nghệthuật có chất lượng ưu việt. Mariano hát một cách tuyệt vời, thúc đẩy nốt nhạc đến mức làm ngây ngấttất cả khán giả nữ ». (Un spectacle d’une qualité supérieure. Mariano chante à ravir, poussant la notejusqu’à faire se pâmer les spectatrices ). Với « người ca sĩ thành Mexico », (le chanteur de Mexico),Mariano đã đạt tới sự tột đỉnh của nghệ thuật cũng như sự được lòng ưu ái của khán giả của anh, támnăm sau những bước đầu của mình. Còn về chữ « i » rất nổi bật và được giữ vững, kéo dài theo chữ« Mexììììico », có thần cảm như tiếng gọi vọng về từ cổ họng, anh ta đã thừa sức đóng góp cho sựthành công của loại ca vũ nhạc kịch vui nầy. Sáu chục năm sau, còn ai mà không biết đến ?Ngôi sao thần tượng của phái nữ, thế mà Luis Mariano đã biết đến nhiều kinh nghiệm cay đắngtrong tình trường hơn là hạnh phúc. Đặc biệt nhất là bởi vì….một người đàn bà : mẹ của anh ấy. Nhânvật không thể lẩn tránh được, cái bà Gregoria Gonzalez nầy, người mà Luis Mariano đã hiến dâng mộtlòng hiếu thảo vô độ, chuyên nhất, và sự chi phối của người mẹ trên người anh ta thật là đáng kể ! Bàấy là một người mẹ rất thích chiếm hữu độc quyền và yêu thương con mình một cách say mê cuồngnhiệt. Quá đáng phải không ? Bà ta rất sợ mất đứa con mà bà vô cùng hãnh diện….Đến độ bà ấy đặtchồng và đứa con gái lớn Maria Luisa, như những kẻ thuê bao nhà vắng mặt, và đề bạt người con traiduy nhất nầy vào hàng thủ lĩnh, chủ nhân của gia đinh. Một phần lớn vì lỗi của bà Grégoria mà Luis đãhủy bỏ hôn ước của mình với một giai nhân tên là Martine Carol, mà anh ta quen biết năm 1949 khicùng quay phim « Anh chỉ yêu Em » (Je n’aime que toi). Xin chú ý là trong phim nầy, Luis Marianođóng vai Tarzan, hát trong tư thế ăn mặc nửa trần truồng trong rừng, theo một điệu samba quay cuồngquỷ quái….Thật là một cảnh tượng khó quên ! Mối quan hệ với Martine Carol kéo dài một năm, đôitình nhân thường ẩn náu sang xứ Basque mà cả hai đều là người bản xứ. Nhưng bà mẹ Grégoria chămchú theo dõi, còn bị thay phiên canh gác bởi cái tiểu đoàn người nữ tôn sùng chàng ca sĩ nầy. Nghe đồnvề cái quan hệ tình ái của anh, họ đã lên tiếng công khai bảo rằng không thể nguôi ngoai được, về mốidiễm tình nầy của thần tượng của họ. Và sau đó, bản tình ca đành đứt đoạn một cách đau đớn. Rồi thìLuis Mariano lại một lần nữa si tình Carmen Sevilla, trong lúc hai người đóng chung với nhau phimAndalousie. Một mối quan hệ vô cùng say đắm để tiếp theo đó là một sự cầu hôn, nhưng « người mẹ »nầy lại một lần nữa gác đêm, canh chừng gạo thóc của mình..Lại thêm một sự đổ vỡ !Luis Mariano là một mục tiêu sùng bái mà ngày hôm nay người ta khó lòng tưởng tượng rađược, việc nầy không khỏi gợi lại những gì mà Rudolf Valentino cũng đã từng nếm qua bốn mươi nămtrước. Cái tiểu đoàn người nữ hâm mộ - mà một số cũng đã ngất xỉu khi Luis ký tặng bút tích - tất cả


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 118những việc ấy là một ác mộng cho kẻ đơn độc nầy : Anh ta tâm sự rằng « Điều ưu tư to lớn của tôi, làtôi tự phát hiện được một cảm giác rất là khó chịu giữa đám đông. Vì vậy, mà tôi chạy trốn khỏi Parisđể sống tại Vésinet, khi tôi không thể rút lui về bất động sản lớn Arcangues của tôi. Cũng vì nguyênnhân nầy, nên tôi luôn luôn tự cảm thấy rất lẻ loi khi đứng trên sân khấu để diễn xuất. Tôi thực sự chỉcó thể yêu khán giả của tôi, là khi nào họ ngồi đàng hoàng trong ghế bành của họ ». (Mon gros souci,expliquait-il, c’est que j’éprouve un malaise au milieu de la foule. C’est pour cela que je fuis Paris ethabite <strong>Le</strong> Vésinet, quand je ne peux pas me retirer dans ma propriété d’Arcangues. Pour la mêmeraison, je me sens toujours seul quand je suis en scène. Je n’aime vraiment le public que lorsqu’il estassis dans son fauteuil ».Trong căn nhà ở Vésinet - một nơi ở tuyệt vời trang hoàng với những bức tranh vải của các bậcthầy - gần Paris, mà anh đã tự tay sắp xếp trang trí theo ý riêng, và cho cha, mẹ và chị gái của anh vềtrú ngụ cùng. Luis cũng thường xông mình vào hỏa lò. Món đặc biệt của anh ư ? Đó là món cá tuyếtMariano (le colin de Mariano), được chế ra cho cửa hàng ăn nổi tiếng Lasserre….Lạ lùng thay, con đường sự nghiệp phi thường của Mariano – như ca nhạc kịch vui (opérettes),phim ảnh, đĩa hát….- đều được vận dụng ngược giòng thời trang. Bước đầu của những năm 1950, anhđã cưỡng lại làn sóng mới (nouvelle vague) của bản nhạc « tả ngạn con sông » (Rive gauche) củaGeorges Brassens, Juliette Gréco ; mười năm sau, Luis lại đương đầu một cách dũng cảm làn sóng vỡyé-yé (âm nhạc yé-yé), sự tăng vọt như tên bắn của những thần tượng trẻ, Johnny Hallyday, SylvieVartan hay Françoise Hardy không tác động đến doanh thu cuả những đĩa của anh. Và tiếp tục, anhcũng lại biết khống chế những sự tấn công ào ạt của những loại hài kịch có nhạc điệu, du nhập từ MỹQuốc, như « Câu chuyện bên bờ hướng tây » ( West Side Story).Lý do ? Tất nhiên nhờ vào cái tài năng nghệ sĩ vượt bực của anh, nhưng một phần, cũng donhững tư chất con người của Luis. Khả ái, giản dị, phong nhã và hào phóng. Tất cả những người đãtừng quen biết anh, đều có thể chứng thực cho cái tình người vô cùng sâu sắc nầy. Và cũng do cái tínhhài hước của Luis nữa : những kẻ đối tác cũng nhận thấy cái khiếu về khả năng khôi hài của anh. Vànhư thế, cứ vào mỗi ngày hai mươi lăm tháng mười hai, anh xuất hiện đột ngột trên sân khấu, phụctrang thành ông già Noel, cho dù bất cứ màn ca nhạc kịch vui nào. Chỉ đến khi thân mẫu anh qua đời,cái truyền thống đó mới kết thúc. Một ví dụ khác, trong cái bất động sản to lớn tại Arcangues của anh,ở xứ Basque, anh chăn nuôi những con bò sữa và đã đặt tên cho chúng nó, bằng những tên riêng củanhững cộng tác viên trên sân khấu, hay trên màn ảnh với anh : Martine (cho Martine Carol), Ludmilla(cho Ludmilla Tchérina), Annie (cho Annie Cordy), Maria (cho Maria Murano), và Carmen (choCarmen Sévilla)….Xuất thân từ một gia đình nghèo, suốt cuộc đời, nỗi ám ảnh to lớn nhất của Luis làsự thiếu thốn. Một mối e ngại thưà thãi đối với anh, thế nhưng ! Có một thời gian, Luis Mariano đã sởhữu hai chiếc xe Rolls-Royce. Khi được hỏi lý do, thì anh vỡ ra cười mà bảo rằng : “ Bởi vì tôi có haimông !” (Parce que j’ai deux fesses !).Năm 1970, hai mươi lăm năm sau những bước đầu, sự thành công của Luis Mariano không thểphủ định được mặc những thị hiếu đương thời và mặc thời gian có thay đổi. Sổ nhật ký nghề nghiệpcủa anh vẫn đầy cho ba năm tới, tại Pháp và cũng như ở những nước ngoài. Mỗi đêm, anh vẫn diễnxuất vở “Chiếc Thuyền Buồm Bằng Vàng” (La Caravelle d’Or) tại nhà hát Châtelet. Nhưng rồi mệtmỏi, Luis buộc lòng phải gián đoạn những buổi trình diễn. Một sự chẩn đoán viêm gan siêu vi tồi tệ,một sự mệt nhọc nặng nề, một sự thiếu năng mạch vành. Anh lịm dần và vĩnh viễn ra đi vào ngày mườibốn tháng bảy năm 1970. Ngày ấy, với vô số những người nữ ái mộ anh, một ngày quốc khánh thậtbuồn đến phát khóc.Nơi nghĩa trang nhỏ bé của phố thị Arcangues, vào lúc tang lễ, một đám đông vô cùng hỗn độnthật khó tả, những giòng nước mắt không thể kìm hãm được, và từ đó, ngôi mộ của chàng hoàng tửquyến rũ của ca nhạc kịch vui, lúc nào cũng không ngừng đầy hoa. Những bông hồng đỏ thắm, nhữngcành lys thơm ngát, những hoa tưởng nhớ (pensées) muôn màu, những nụ hoa “hãy đừng quên tôi”


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 119(myosotis) tím thẫm, và cố nhiên, những hoa violettes rưng rưng giọt sương….Tất cả các kỳ hoa dịthảo đều có mặt ở đây, ngạo nghễ, trang đài, vương giả….như cái giọng ca vượt thời gian để ban HạnhPhúc cho muôn loài…..Nếu các bạn có nhỏ một giọt lệ tiếc thương cho Luis Mariano, thì chắc chắn, ngàn cánh hoa trênnấm mộ đó sẽ mãi mãi nở rộ, bất tử…■Dã-Thảo, Paris, ngày 16/2/2011.:Lamb to the SlaughterBy Roald DahlIntroduction: Roald Dahl, born on 13 September 1916, was a British novelist, short story teller, fighterpilot and screenwriter. He was born in Llandaff, Cardiff, Wales to Norwegian parents and he served inthe Royal Air Force during the Second World War, in which he became a flying ace and rising to therank of Wing Commander. Dahl rose to prominence in the 1940’s with works for both children andadults, and became one of the world’s bestselling authors. His short stories are known for theirunexpected endings, among them was “Lamb to the slaughter” (1953) which Alfred Hitchkockpresented on television in 1958. Roald Dahl died on 23 November 1990 in Oxford, England, of ablood disease at the age of 74.***<strong>The</strong> room was warm and clean, the curtains drawn, the two table lamps alight – hers and the one bythe empty chair opposite. On the sideboard behind her, two tall glasses, soda water, whisky. Fresh icecubes in the thermos bucket.Mary Maloney was waiting for her husband to come home from work.Now and again she would glance up at the clock, but without anxiety, merely to please herselfwith the thought that each minute gone by made it nearer the time when he would come. <strong>The</strong>re was aslow smiling air about her, and about everything she did. <strong>The</strong> drop of the head as she bent over hersewing was curiously tranquil. Her skin – for this was her sixth month with child – had acquired awonderful translucent quality, the mouth was soft, and the eyes, with their new placid look, seemedlarger, darker than before.When the clock said ten minutes to five, she began to listen, and a few moments laterpunctually as always, she heard the tyres on the gravel outside and the car door slamming, thefootsteps passing the window, the key turning in the lock. She laid aside her sewing, stood up, and went


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 120forward to kiss him as he came in.“Hullo, darling, she said,”“Hullo,” he answered.She took his coat and hung it in the closet. <strong>The</strong>n she walked over and made the drinks, astrongish one for him, a weak one for herself, and soon she was back again in her chair with thesewing, and he in the other, opposite, holding the tall glass with both his hands, rocking it so the icecubes tinkled against the side.For her, this was always a blissful time of day. She knew he didn’t want to speak much until thefirst drink was finished and she, on her side, was content to sit quietly, enjoying his company after thelong hours alone in the house. She loved to luxuriate in the presence of this man, and to feel – almost asa sunbather feels the sun – that warm male glow that came out of him to her when they were alonetogether. She loved him for the way he sat loosely in a chair, for the way he came in a door, or movedslowly across the room with long strides. She loved the intent, far look in his eyes when they rested onher, the funny shape of the mouth, and especially the way he remained silent about his tiredness, sittingstill with himself until the whisky has taken some of it away.“Tired, darling?”“Yes, he said. “I’m tired.” And as he spoke, he did an unusual thing. He lifted his glass anddrained it in one swallow although there was still half of it, at least half of it, left. She wasn’t reallywatching him but she knew what he had done because she heard the ice cubes falling back against thebottom of the empty glass when he lowered his arm. He paused a moment, leaning forward in the chair,then he got up and went slowly over to fetch himself another.“I’ll get it!” she cried, jumping up.“Sit down,” he said.When he came back she noticed that the new drink was dark amber with the quantity of whiskyin it.“Darling, shall I get your slippers?”“No.”She watched him as he began to sip the dark yellow drink, and she could see little oily swirls inthe liquid, because it was so strong.“I think it’s a shame,” she said “that a policeman gets to be as senior as you, they keep himwalking about on his feet all day long.”He didn’t answer, so she bent her head over again and went on with her sewing; but each timehe lifted the drink to his lips, she heard the ice cubes clinking against the side of the glass.“Darling,” she said. “Would you like me to get you some cheese? I haven’t cooked any dinnerbecause it’s Thursday.”“No,” he said.“If you are too tired to eat out,” she went on, “it’s still not too late. <strong>The</strong>re’s plenty of meat andstuff in the freezer, and you can have it right here and not even move out of the chair.”Her eyes waited on him for an answer, a smile, a little nod, but he made no sign.“Anyway,” she went on, “I’ll get some cheese and crackers first.”“I don’t want it,” he said.She moved uneasily in her chair, the large eyes still watching his face. “But you must havedinner. I can easily do it here. I would like to do it, we can have lamb chops. Or pork. Anything youwant. Everything’s in the freezer.”“Forget it” He said.“But, darling, you must eat! I’ll fix it anyway, and then you can have it or not, as you like.”She stood up and placed her sewing on the table by the lamp.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 121“Sit down,” he said. “Sit down.”She lowered herself back slowly into the chair, watching him all the time with those large,bewildered eyes. He had finished the second drink and was staring down into the glass, frowning.“Listen,” he said. “I’ve got something to tell you.”“What is it, darling? What’s the matter?”He had become absolutely motionless and he kept his head down so that the light from the lampbeside him felt across the upper part of his face, leaving the chin and mouth in shadow. She noticedthere was a little muscle moving near the corner of his left eye.“This is going to be a bit of a shock to you, I’m afraid,” he said. “But I’ve thought about it agood deal and I’ve decided the only thing to do is tell you right away. I hope you won’t blame me toomuch.”And he told her. It didn’t take long, four or five minutes at most, and she sat very still through itall, watching him with a kind of dazed horror as he went further and further away from her with eachword.“So there it is,” he added. “And I know it’s kind of a bad time to be telling you, but there simplywasn’t any other way. Of course I’ll give you money and see you’re looked after. But there needn’treally be any fuss, I hope not anyway. It wouldn’t be very good for my job.”Her first instinct was not to believe any of it, to reject it all. It occurred to her that perhaps hehadn’t even spoken, that she herself had imagined the whole thing. Maybe, if she went about herbusiness and acted as though she hadn’t been listening, then later, when she sort of woke up again, shemight find none of it had ever happened.”“I’ll cook dinner,” she managed to whisper, and this time he didn’t stop her.When she walked across the room she couldn’t feel her feet touching the floor. She couldn’t feelanything at all – except a slight nausea and a desire to vomit. Everything was automatic now – downthe stairs to the cellar, the light switch, the deep freeze, the hand inside the cabinet taking hold of thefirst object it met. She lifted it out, and looked at it. It was wrapped in paper, so she took off the paperand looked at it again.A leg of lamb.All right then, they would have lamb for supper, she carried it upstairs, holding the thin boneendof it with both her hands, and as she went through the living-room, she saw him standing over bythe window with his back to her, and she stopped.“For God’s sake,” he said, hearing her, but not turning round, “Don’t make dinner for me, I’mgoing out.”At that point, Mary Maloney simply walked up behind him and without any pause she swungthe big frozen leg of lamb high in the air and brought it down as hard as she could on the back of hishead.She might just as well have hit him with a steel club.She stepped back a pace, waiting, and the funny thing was that he remained standing there for atleast four or five seconds, gently swaying. <strong>The</strong>n he crashed to the carpet.<strong>The</strong> violence of the crash, the noise, the small table overturning, helped bring her out of theshock. She came out slowly, feeling cold and surprised, and she stood for a while blinking at the body,still holding the ridiculous piece of meat tight with both hand.All right, she told herself. So I’ve killed him.It was extraordinary, now, how clear her mind became all of a sudden. She began thinking veryfast. As the wife of a detective, she knew quite well what the penalty would be. That was fine. It madeno difference to her. In fact, it would be a relief. On the other hand, what were the law about murdererswith unborn child? Did they kill them both – mother and child? Or did they wait until the tenth month?


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 122What did they do?Mary Maloney didn’t know. And she certainly wasn’t prepared to take a chance.She carried the meat into the kitchen, placed it in a pan, turned the oven on high, and shoved itinside. <strong>The</strong>n she washed her hands and ran upstairs to the bedroom. She sat down before the mirror,tidied her face, touched up her lips and face. She tried to smile. It came out rather peculiar. She triedagain.“Hullo Sam,” she said brightly, aloud.<strong>The</strong> voice sounded peculiar too.“I want some potatoes, please Sam. Yes, and I think a can of peas.”That was better. Both the smile and the voice were coming out better now. She rehearsed itseveral time more. <strong>The</strong>n she ran downstairs, took her coat, went out the back door, down the garden,into the street.It wasn’t six o’clock yet and the lights were still on in the grocery shop.“Hullo Sam,” she said brightly, smiling at the man behind the counter.“Why, good evening, Mrs. Maloney. How’re you?”“I want some potatoes please, Sam. Yes, and I think a can of peas.”<strong>The</strong> man turned and reached up behind him on the shelf for the peas.“My husband’s decided he’s tired and doesn’t want to eat out tonight,” she told him. “Weusually go out Thursdays, you know, and now he’s caught me without any vegetables in the house.”“<strong>The</strong>n how about meat, Mrs. Maloney?”“No. I have got meat, thanks. I got a nice leg of ham, from the freezer.”“Oh.”“I don’t much like cooking it frozen, Sam, but I’m taking a chance on it this time.You think it’ll be all right?”“Personally,” the grocer said, “I don’t believe it makes any difference. You want thesepotatoes?”“Oh, yes, that’ll be fine. Two of those.”“Anything else?” <strong>The</strong> grocer cocked his head on one side, looking at her pleasantly. “Howabout desert? What you going to give him for desert?”“Well – what would you suggest, Sam?”<strong>The</strong> man glanced around his shop, “How about a big slice of cheesecake? I know he likes it.”“Perfect.” She said. “He loves it.”And when it was all wrapped and she had paid, she put on her brightest smile and said, “Thankyou, Sam. Good night.”“Good night, Mrs, Maloney, and thank you.”And now she told herself as she hurried back¸ all she was doing now, she was returning home toher husband and he was waiting for his dinner; and she must cook it good, and make it as tasty aspossible because the poor man was tired; and if, when she entered the house, she happened to findanything unusual, or tragic¸ or terrible, then naturally it would be a shock and she’d become franticwith grief and horror. Mind you, she wasn’t expecting to find anything. She was just going home withthe vegetables. Mrs. Patrick Maloney going home with the vegetables on Thursday evening to cookdinner for her husband.That’s the way she told herself. Do everything right and natural. Keep things absolutely naturaland there’ll be no need for any acting at all.<strong>The</strong>refore, when she entered the kitchen by the back door, she was humming a little tune toherself and smiling.“Patrick!” she called. “How are you, darling?”


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 123She put the parcel down on the table and went through into the living-room, and when she sawhim lying there on the floor with his legs doubled up and one arm twisted back underneath his body, itreally was rather a shock. All the old love and longing for him welled up inside her, and she ran over tohim, knelt down beside him, and began to cry her heart out. It was easy. No acting was necessary.A few minutes later she got up and went to the phone. She knew the number of the policestation and when the man at the other end answered, she cried to him, “Quick! Come quick! Patrick’sdead!”“Who’s speaking?”“Mrs. Maloney. Mrs. Patrick Maloney.”“You mean Patrick Maloney’s dead?”“I think so,” she sobbed. “He’s lying on the floor and I think he’s dead.”“Be right over.” <strong>The</strong> man said.<strong>The</strong> car came very quickly, and when she opened the front door, two policemen walked in. Sheknew them both – she knew nearly all the men at the precinct – and she fell right into Jack Noonan’sarms, weeping hysterically. He put her gently into a chair, then went over to join the other one, whowas called O’Malley, kneeling by the body.“Is he dead?” she cried.“I’m afraid he is. What happened?”Briefly, she told her story about going out to the grocer and coming back to find him on thefloor. While she was talking, crying and talking, Noonan discovered a small patch of congealed bloodon the dead man’s head. He showed it to O’Malley who got up at once and hurried to the phone.Soon, other men began to come into the house. First a doctor, then two detectives, one of whomshe knew by name. Later, a police photographer arrived and took pictures, and another person tookfingerprints. <strong>The</strong>re was a great deal of whispering and muttering beside the corpse, and the detectiveskept asking her a lot of questions. But they always treated her kindly. She told her story again this timeright from the beginning when her husband just had come in, and she was sewing, and he was tired, sotired he hadn’t wanted to dine out. She told how she’d put the meat in the oven – “it’s there nowcooking” – and how she’d slipped out to the grocer for vegetables, and come back to find him lying onthe floor.“Which grocer?” one of the detectives asked.She told him, and he turned and whispered something to the other detective who immediatelywent outside into the street.In fifteen minutes he was back with a page of notes, and there was more whispering, andthrough her sobbing she heard a few of the whispered phrases –“… acted quite normal… verycheerful…wanted to give him a good dinner… peas,,, cheesecake… impossible that she…”After a while, the photographer and the doctor departed and two other men came in and took thecorpse away on a stretcher. <strong>The</strong>n the fingerprint man went away. <strong>The</strong> two detectives remained and sodid the two policemen. <strong>The</strong>y were exceptionally nice to her, and Jack Noonan asked if she wouldn’trather go somewhere else to her sister’s house perhaps, or to his own wife who would take care of herand put her up for the night.No, she said, she’d like to stay right where she was, in this chair. A little later perhaps, when shefelt better, she would move.So they left her there while they went about their business, searching the house. Occasionallyone of the detectives asked her another question. Sometimes Jack Noonan spoke to her gently as hepassed by. Her husband, he told her, had been killed by a blow on the back of the head administeredwith a heavy blunt instrument, almost certainly a large piece of metal. <strong>The</strong>y were looking for theweapon. <strong>The</strong> murderer may have taken it with him, but on the other hand he may’ve thrown it away or


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 124hidden it somewhere on the premises.“It’s the old story,” he said. “Get the weapon, and you’ve got the man.”Later, one of the detectives came up and sat beside her. Did she know, he asked, of anything inthe house that could’ve been used as the weapon? Would she mind having a look around to see ifanything was missing – a very big spanner, for example, or a heavy metal vase.<strong>The</strong>y didn’t have any heavy metal vases, she said.“Or a big spanner?”She didn’t think they had a big spanner. But there might be something like that in the garage.<strong>The</strong> search went on. She knew that there were other policemen in the garden all around thehouse. She could hear their footsteps on the gravel outside, and sometimes she saw the flash of a torchthrough a chink in the curtains. It began to get late, nearly nine she noticed by the clock on the mantel.<strong>The</strong> four men searching the rooms seemed to be growing weary, a trifle exasperated.“Jack,” she said, the next time Sergeant Noonan went by. “Would you mind giving me a drink?”“Sure I’ll give you a drink. You mean this whisky?”“Yes, please. But just a small one. It might make me feel better.”He handed her the glass.“Why don’t you have one yourself,” she said “You must be awfully tired. Please do.You’ve been very good to me.”“Well,” he answered. “It’s not strictly allowed, but I might take just a drop to keep me going.”One by one the others came in and were persuaded to take a little nip of whisky. <strong>The</strong>y stoodaround rather awkwardly with the drinks in their hand, uncomfortable in her presence, trying to sayconsoling things to her. Sergeant Noonan wandered into the kitchen, came out quickly and said, “Look,Mrs. Maloney. You know that oven of yours is still on and the meat still inside.”“Oh dear me!” she cried. “So it is.”“I better turn if off for you, hadn’t I?”“Will you do that, Jack. Thank you so much.”When the Sergeant returned the second time, she looked at him with her large, dark, tearfuleyes, “Jack Noonan,” she said.“Yes.”“Would you do me a small favor – you and the others?”“We can try, Mrs. Maloney.”“Well,” she said. “Here you all are, and good friends of my husband too, and helping to catchthe man who killed him. You must be terribly hungry by now because it’s long past your dinner time,and I know my husband would never forgive me, God bless his soul, if I allowed you to remain in hishouse without offering you decent hospitality. Why don’t you eat up that lamb that’s in the oven? It’llbe cooked just right by now.”“Wouldn’t dream of it,” Sergeant Noonan said.“Please,” she begged. “Please eat it. Personally, I couldn’t touch a thing, certainly not what’sbeen in the house when he was here. But it’s alright for you. It’d be a favor to me if you’d eat it up.<strong>The</strong>n you can go on with your work again afterwards.”<strong>The</strong>re was a good deal of hesitation among the four policemen, but they were clearly hungry,and in the end they were persuaded to go into the kitchen and help themselves. <strong>The</strong> woman stayedwhere she was, listening to them through the open door, and she could hear them speaking amongthemselves, their voices thick and sloppy because their mouths were full of meat.“Have some more, Charlie?”“No. Better not finish it.”“She wants us to finish it. She said so. Be doing her a favor.”


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 126cánh cửa xe đóng lại, tiếng chân bước ngoài cửa sổ và tiếng chìa khóa lách cách ở cửa. Nàng để đồkhâu sang một bên, đứng lên và tiến tới cửa để đón hôn chồng khi chàng vào nhà.“Có gì lạ không anh?” Nàng hỏi.“Bình thường.” Chàng đáp.Mary đỡ lấy áo khoác của chồng treo lên mắc áo, rồi quay lại pha rượu, một ly nhiều rượu chochàng, và một ly ít rượu cho nàng, rồi nàng trở ngay lại ngồi xuống ghế của mình bên giỏ khâu, cònchàng thì ngồi trên chiếc ghế đối diện, hai tay ôm chiếc ly cao, lắc lắc để những viên đá lạnh va vàothành ly làm thành những tiếng loong coong.Đối với Mary thì lúc này vẫn là giờ phút hạnh phúc trong ngày. Nàng biết là chàng không muốnnói nhiều cho đến khi ly rượu dần cạn, và riêng nàng thì hài lòng ngồi yên hưởng sự có mặt của chàngsau một ngày dài dặc ở nhà một mình. Nàng yêu chuộng thả hồn mình trong sự hiện diện của người đànông này và hầu như có cảm nghĩ của một người thích tắm ánh nắng đang được mặt trời rọi tới. Thật thế,nàng cảm thấy hơi ấm áp từ người đàn ông tỏa ra và thấm vào nàng khi hai người ngồi như thế vớinhau. Nàng yêu lối ngồi trễ nải của chàng trong chiếc ghế bành, cách chàng bước qua cửa, hay dichuyển qua căn phòng với những bước dài. Nàng yêu cái nhìn chăm chăm, thăm thẳm trong mắt chàngkhi đôi mắt đó nhìn nàng, cái miệng với hình nét kỳ thú, và nhất là lối chàng ngồi yên lặng như thấmnghe cái mệt mỏi của mình; chàng ngồi yên lặng cho đến khi rượu bắt đầu ngấm.“Mệt lắm không anh?”“Ờ mệt.” Chàng đáp.Khi nói chàng có một cử chỉ bất thường. Đó là chàng nâng ly dốc cạn một hơi, mặc dù trong lycòn đầy phân nửa rượu hay ít ra thì cũng là phân nửa. Mary không nhìn chàng chăm chăm nhưng nàngbiết chàng làm như vậy vì nàng nghe thấy tiếng những viên đá rơi loong coong trở lại lòng ly, khichàng hạ ly xuống. Chàng ngưng một thoáng, người rướn ra phía trước trong ghế, rồi đứng dậy vàthong thả lại bàn pha ly rượu thứ nhì.“Để em pha cho!” Nàng đứng bật dậy và nói to.“Ngồi xuống đi.” Chàng nói.Khi chàng xoay người trở lại, Mary nhận thấy ly rượu của chàng có mầu xẫm hơn vì có nhiềurượu mạnh hơn.“Anh có muốn em lấy cho anh đôi dép không?”“Không.”Mary nhìn chồng trong khi chàng bắt đầu uống ly rượu óng ánh vàng và nàng có thể nhìn thấylớp nước vành ánh lên vì nhiều rượu mạnh. Nàng nói :“Em thấy thật là đáng tiếc khi một cảnh sát viên lên tới chức cao như anh mà họ lại vẫn cứ đểanh phải đi bộ suốt ngày như thế.”Chàng không trả lời nên nàng lại nghiêng đầu trên đồ khâu và tiếp tục may; nhưng mỗi lầnchàng đưa ly lên môi là nàng lại nghe thấy tiếng những viiên đá chạm vào thành ly.“ Anh có muốn em lấy cho anh mấy miếng phó mát không? Em không nấu cơm chiều nay vì làthứ Năm.”“Không.” Chàng đáp.“Nếu anh mệt quá không đi ăn tiệm được,” nàng nói tiếp “thì bây giờ cũng chưa quá muộn. Cóđầy thịt trong tủ lạnh, và mình có thể ăn ngay ở nhà đây mà chẳng cần di chuyển tới một chiếc ghếnữa.”Đôi mắt nàng nhìn chàng chờ đợi một câu trả lời, một nụ cười, một cái gật đầu nhẹ, nhưngchảng chẳng có hành động nào.“Dù sao thi em vẫn cứ lấy cho anh ít phó mát và bánh lạt vậy.” Nàng nói tiếp.“Anh không muốn ăn.” Chàng nói.Nàng cử động ngượng ngùng trên ghế, đôi mắt to vẫn nhìn vào mặt chồng :


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 127“Nhưng anh phải ăn cơm tối chứ? Em có thể dễ dàng nấu ở nhà mà.Chúng ta có thể ăn sườncừu, hay thịt heo. Bất cứ thức gì anh muốn. Có đầy trong tủ ướp lạnh mà.”“Bỏ chuyện nấu nướng đó đi.” Chàng nói.“Nhưng anh phải ăn chứ! Em sẽ vẫn cứ nấu và anh có ăn hay không thì tùy ý.”Mary đứng lên và đặt đồ khâu lên bàn cạnh chiếc đèn.“Mary, ngồi xuống,” chàng nói “Ngồi xuống đây một phút thôi.”Mãi đến lúc đó nàng mới cảm thấy sợ hãi.“Ngồi xuống đi.” Chàng nói.Mary từ từ ngồi xuống, đôi mắt to, đen, hoang mang tiếp tục nhìn chồng. Chàng vừa uống hết lyrượu thứ nhì và đang nhìn vào đáy ly, đôi mày nhíu lại :“Em nghe đây, anh có chuyện này muốn nói với em.” Chàng nói.“Chuyện gì thế anh?”Chàng trở nên hoàn toàn bất động. và cứ cúi đầu xuống khiến ánh đèn bên cạnh chàng chiếuchếch lên phần phía trên mặt chàng, trong khi miệng và cầm của chàng chìm trong khoảng tối. Nàngnhận thấy một bắp thịt nhỏ giật giật gần đuôi mắt trái của chàng.“Chuyện này sẽ khiến em bị khá xúc động đấy.” Chàng nói “nhưng anh đã nghĩ kỹ rồi và anhquyết định rằng điều nên làm là phải nói với em ngay. Anh mong rằng em sẽ không trách anh nhiều.”Rồi chàng nói với nàng. Câu chuyện không dài, chỉ mất chừng bốn hay năm phút là nhiều nhấtvà nàng ngồi bất động qua suốt câu chuyện, nhìn chàng như qua một cơn mê kinh hoàng, trong khi mỗilời chàng nói cho nàng có cảm tưởng chàng một thêm xa nàng.“Chuyện là như thế đó.” Chàng nói tiếp “Và anh biết nói ra với em lúc nảy là thất sách, nhưngkhông còn giải pháp nào khác. Tất nhiên anh sẽ chu cấp tiền bạc và đoan chắc là em được đầy đủ.Nhưng quả thật không cần phải làm rùm beng, ít ra anh hy vọng là như thế. Vì nếu không sẽ chẳng tốtđẹp gì cho việc làm của anh.”Phản ứng trước tiên của Mary là không tin chuyện đó một chút nào, và bác bỏ hoàn toàn. Nàngcứ cho như có lẽ chàng chưa nói gì cả và chính nàng đã tưởng tượng ra trọn câu chuyện đó mà thôi. Cólẽ, nếu nàng cứ tiếp tục làm như không có gì xẩy ra và coi như nàng đã chưa nghe rõ chuyện, thì rồi sauđó nàng sẽ tỉnh dậy và rất ó thể thấy là chuyện đó không hề xẩy ra.“Em đi làm cơm nhé.” Nàng cố nói thì thào, và lần này chàng không cản nàng.Mary đứng lên và khi nàng bước đi qua gian phòng, nàng không cảm thấy chân mình chạm mặtsàn mà chỉ thấy một cảm giác buồn nôn. Mọi thứ đều có tính cách máy móc lúc này – đi thang lầuxuống nhà hầm, bật nút điện, mở máy ướp lạnh, thò tay vào tủ lạnh cầm lấy vật đầu tiên mà tay nàngchạm tới – Nàng cầm vật đó ra nhìn. Vật này được giấy bao lại, nàng xé giấy ra và nhìn nó lần nữa,Đó là một chiếc đùi cừu.Không sao, mình sẽ ăn cừu trong bữa cơm chiều nay. Mary cầm chiếc đùi cừu lên gác, hai taynắm đầu khúc xương mảnh, và khi đi ngang phòng khách, nàng thấy chồng đứng bên cửa sổ xây lưnglại phía nàng, nàng đứng lại :“Khổ quá,” chàng nói khi nghe tiếng chân Mary nhưng chàng không quay lại. “Đã bảo đừng cónấu nướng gì cho tôi mà, tôi ra phố đây.”Vào lúc đó Mary thản nhiên bước tới sau lưng chồng và không ngần ngại vung chiếc đùi cừulớn lên và giáng mạnh vào phía sau đầu chàng.Người ta có thể tưởng là nàng vừa dùng một chiếc gậy sắt đập vào đầu chồng.Nàng lùi lại một bước chờ đợi, và điều lạ lung là chàng vẫn tiếp tực đứng trong bốn, năm giây,mình hơi uốn nhũn xuống, rồi mới ngã xấp cái đùng trên thảm.Sức mạnh của thân người đổ xuống, tiếng động, và chiếc bàn nhỏ đổ nghiêng kéo nàng ra khỏisự bàng hoàng. Nàng tỉnh ra dần dần, cảm thấy ớn lạnh và ngạc nhiên, và nàng đứng đó một lúc, mắtchớp chớp trước xác chết, hai tay vẫn còn nắm chặt chiếc đùi cừu kệch cỡm.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 128Không sao, vậy là mình đã giết hắn. Mary thầm nhủ.Điều kỳ lạ hết sức là trí óc Mary lúc đó thật sáng suốt bất ngờ. Nàng bắt đấu nghĩ rất nhanh. Làvợ của một viên mật thám, nàng thừa biết hình phạt sẽ thế nào. Không sao, chẳng nghĩa lý gì vớinànng. Mà sự thật thì đó sẽ là một sự giải thoát. Nhưng ngược lại còn đứa bé thì sao? Luật pháp đối xửthế nào với những tên sát nhân có thai nghén.? Liệu họ có giết cả mẹ lẫn con chăng? Hay họ chờ đếntháng thứ mười? Họ làm thế nào nhỉ?Mary không biết. Và chắc chắn nàng không sẵn sàng ngồi đó chờ sự may rủi.Nàng mang chiếc đùi cừu vào bếp, đặt nó vào chiếc soong, đốt lò lên và đặt chiếc soong vào lò.Rồi nàng rửa tay và chạy lên cầu thang vào phòng ngủ. Nàng ngồi trước gương, sửa soạn lại phấn sáp.Nàng cố cười. Nụ cười nở một cách kỳ dị. Nàng thử lại lần nữa.“Chào bác Sam,” nàng vui vẻ nói thành tiếng.Giọng nói nghe cũng kỳ kỳ.“Tôi muốn mua một ít khoai tây và một hộp đậu.”À xem ra khá hơn. Cả nụ cười lẫn giọng nói lúc này có vẻ khá hơn. Mary lập lại nhiều lần nữa,Rồi nàng chạy xuống cầu thang, lấy áo choàng, đi ra cửa sau, xuống vuờn ra ngoài đường.“Chào bác Sam,” nàng nói, vui vẻ tươi cười với người đàn ông đứng sau quầy hàng.“Kìa, chào bà Maloney, bà mạnh chứ?”“Tôi muốn mua ít khoai gây, bác Sam ạ, và một hộp đậu nữa.”Người đàn ông quay đi và nghển lên lấy hộp đậu trên kệ.“Anh Patrick đi làm về mệt và không muốn đi ăn ngoài tối nay. Chúng tôi thường đi ăn tiệmchiều thứ năm, và bây giờ thì trong nhà tôi chẳng có cọng rau nào cả.”“Thế bà không mua thịt sao?”“Không, tôi có sẵn thịt rồi, cám ơn bác. Tôi có một đùi cừu thật ngon trong tủ ướp lạnh.”“Vậy sao.”“Tôi không thích nấu thịt bị đông lạnh cứng bác Sam ạ, nhưng lần này tôi đành phải làm liềuxem sao. Bác nghĩ thế nào?”“Riêng tôi thì tôi không thấy có gì khác biệt hết. Bà có muốn mua khoai tây Idaho không?”“Vâng bác cho tôi vài củ.”“Bà mua thêm gì nữa không?” người bán hàng nghiêng đầu nhìn bà khách rồi đề nghị - “bàmua đồ tráng miệng cho ông nhà nữa chứ. Đây bánh phó mát này ông vẫn ưa thích.”“Vâng được,bác gói dùm lại đi.”Khi mọi thứ được gói gọn gàng, Mary trả tiền và nở nụ cười thật tươi nàng chào bác Sam ra về.Và bây giờ nàng tự nhủ mình phải đi vội về nhà với chồng và chồng mình đang chờ ăn cơmchiều với mình, và mình phải nấu thật ngon cho chàng ăn vì chàng đang mệt mỏi; và nếu khi mìnhbước vào nhà, mà lại thấy mọi sự lộn xộn bất thường hay kinh khủng hoặc tang thuơng, thì tất nhiênđiều đó sẽ là một kinh hoàng cho mình và mình sẽ trở nên hoảng hốt vì đau thương và khiếp đảm. Ờ thìmình cứ cho là sẽ chẳng có gì khác thường đâu. Mình chỉ đang đi mua rau về nấu cơm cho chồng ănthôi mà.Mary tự nhủ như thế. Cứ làm mọi thứ tbật tự nhiên và đúng mực. Cứ giữ cho tự nhiên và mìnhsẽ không cần phải đóng kịch.Vì thế khi bước qua cửa sau vào bếp, nàng khe khẽ hát và mỉm cười, rồi cất tiếng gọi :“Patrick, anh sao rồi?”Mary đặt gói đồ lên bàn và bước vào phòng khách, và khi thấy chồng nằm trên sàn nhà, mộtcẳng chân co lên và một cánh tay quắp lại dưới mình chàng một cách kỳ cục, nàng thật sự bị bànghoàng. Trọn niềm yêu xưa và sự mong đợi chàng tràn ngập hồn nàng, và nàng chạy tới, quỳ xuống bênchàng, và bắt đầu khóc như mưa như gió. Thật là dễ dàng. Và không hề cần phải đóng kịch.Vài phút sau đó nàng đứng lên tới bên máy điện tboại. Nàng biết rõ số của trạm cảnh sát và khi


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 129có tiếng một người đàn ông trả lời ở đầu giây đằng kia, nàng bật khóc và nói :“Lại mau đi. Patrick chết rồi!”“Ai nói đó?”“Bà Maloney, Mary Maloney. Vợ Patrick dây.”“Chị muốn nói là anh Patrick chết rồi à?”“Tôi nghĩ là thế.” Mary thổn thức. “Anh ấy đang nằm trên sàn nhà và tôi nghĩ là anh ấy chếtrồi.”“Chúng tôi sẽ tới ngay.” Người đàn ông trả lời.Chiếc xe hơi tới thật nhanh, và khi nàng mở cửa trước, hai người cảnh binh bước vào. Nàngquen cả hai người – nàng bíết mặt hấu hết mọi người tại quận cảnh sát này – nàng ngã vào đôi cánh taycủa Jack Noonan rồi khóc như mưa. Jack nhẹ nhàng đưa nàng lại ngồi xuống chiếc ghế bành rồi cùngvới nhân viên kia đến quỳ bên xác chết.“Anh ấy chết rồi phải không?” Nàng hỏi.“Tôi e là thế. Chuyện gì đã xẩy ra vậy?”Mary vắn tắt kể cho họ nghe về việc nàng đi ra tiệm mua rau khi trở về nhà thì đã thấy Patricknằm trên sàn nhà. Trong khi nàng vừa nói vừa khóc thì Jack tìm thấy một vết máu nhỏ đông đặc trênđầu Patrick. Jack chỉ cho bạn đồng sự biết và người này tức thì ra gọi điện thọai.Ngay sau đó những người khác bước vào nhà. Trước hết là một bác sĩ, rồi hai thám tử, mộtngười trong số đó Mary biết tên. Sau đó một người chụp hình của cảnh sát tới và chụp nhiều hình, vàmột người lấy dấu tay. Có nhiều tiếng thì thầm bên cạnh xác chết và hai thám tử nói với Mary nhiềucâu. Nhưng họ luôn luôn đối xử tử tế với nàng. Nàng lại nói cho họ biết đầu đuôi câu chuyện : khiPatrick về đến nhà, nàng đang ngồi may, và chàng mệt mỏi, mệt đến nỗi không muốn đi ăn tiệm. Nàngcho biết nàng để đùi cừu vào nấu ra sao trong lò – thịt vẫn còn được nấu trong đó, và nàng đi tới tiệmrau mua như thế nào, và khi trở về thì thấy Patrick đã nằm đó.“Tiệm rau nào?” Một thám tử hỏi.Mary cho hắn ta bíêt, hắn ta ngoảnh sang nói nhỏ với người bạn và người này tức khắc đi raphố.Mười lăm phút sau người này trở về với tờ giấy ghi chép trên tay. Lại thêm những tiếng thìthầm, và xuyên qua tiếng thổn thức Mary nghe thấy họ nói tiếng được, tiếng mất…”mọi sự có vẻ nhưthường, rất vui vẻ… muốn nấu cho chồng một bữa cơm ngon… với đậu, bánh phó mát… khó có thể làbà ta đã…”Sau một hồi người chụp hình và viên bác sĩ ra về và hai người đàn ông vào mang xác Patrick đi.Người lấy dấu tay cũng ra về. Chỉ hai thám tử và hai cảnh binh là còn ở lại. Họ đặc biệt tử tế vớinàng… và Jack hỏi liệu nàng có muốn đi nơi nào khác, như đến nhà chị nàng chẳng hạn, hay lại ở vớivợ hắn và ngủ lại đó để vợ hắn trông nom cho.Mary không chịu. Nàng cảm thấy mình không thể di chuyển lấy một thước trong lúc này. Nàngxin được ngồi lại đó, trên chiếc ghế bành ngoài phòng khách, và họ đi lục soạn khắp nơi trong nhà,ngoài vườn. Thỉnh thoảng Jack đi qua chỗ nàng ngồi nói vài lời nhẹ nhàng an ủi và cho nàng biết làPatrick đã bị giết bằng một khí cụ nhẵn, nặng, đập vào đầu mà hầu như chắc chắn là một vật lớn bằngsắt. Tên sát nhân rất có thể mang theo võ khí đó đi với hắn, nhưng ngược lại hắn cũng rất có thể vứt khícụ đó đi hay giấu ở chỗ nào đó ngay trong nhà này.“Chuyện bao giờ cũng thế. Cứ tìm ra khí cụ là sẽ bắt được thủ phạm,” Jack nói.Sau đó một thám tử tới cạnh Mary và hỏi nàng là liệu trong nhà có vật gì khả dĩ dùng làm khígiới được không? Viên thám tử này yêu cầu nàng đi kiểm soát lại xem trong nhà có bị mất thức gìkhông? Một chiếc mỏ lết thật lớn chẳng hạn, hay là một chiếc bình hoa bằng sắt.Mary nói trong nhà không có những thứ như vậy.Tuy thế các nhân viên công lực vẫn tiếp tục tìm kiếm. Lâu dần họ cảm thấy mệt mỏi. Khi Jack


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 130trở vào lần nữa, Mary gọi hắn :“Anh Jack, anh làm ơn cho tôi chút gì uống được không?”“Được chứ, chị muốn uống rượu mạnh này chăng?”“Vâng, nhưng xin anh rót một chút xíu thôi. May ra ly rượu sẽ làm cho tôi cảm thấy dễ chịu.”Khi Jack trao cho Mary ly rượu, nàng nói : “Sao anh không uống một ly đi. Chắc là anh phảimệt lắm. Xin mời anh uống đi, anh thật là tử tế với tôi…”“Thật ra thì tôi khônbg được phép uống khi thi hành phận sự, nhưng thôi tôi uống tạm một hớpcho khỏe vậy.”Từng người một, từ ngoài vườn đi vào, và đều được mời uống ly rượu. Tất cả đứng xung quanhtay cầm ly rượu một cách ngượng ngùng, họ có vẻ thiếu tự nhiên trước mặt nàng và cố gắng nói nhữnglời an ủi. Jack tha thẩn đi vào bếp rồi chạy vội ra nói :“Chị Mary, chị có nhớ là lò vẫn còn cháy không và thịt vẫn còn trong đó.”“Ôi trời! Chết thật thôi!”“Có lẽ tôi nên tắt lò đi cho chị nhé?”“Vâng, cám ơn anh nhiều lắm.”Khi jack từ trong bếp trở ra lần thứ nhì, Mary nhìn Jack với đôi mắt to đen, đầy ngấn lệ và nói :“Anh làm ơn dùm tôi việc này được không anh Jack. Anh và các bạn anh.”“Chúng tôi sẵn sàng chị Mary à.”“Sự thể thế này, tất cả các anh đây đều là bạn của Patrick, và đang cố gắng tìm bắt kẻ giết anhấy. Chắc bây giờ các anh phải đói lắm rồi vì giờ ăn chiều đã qua từ lâu. Tôi biết là Patrick sẽ không thathứ cho tôi nếu tôi để các anh tới nhà mà không tiếp đón chu đáo. Vậy thì sao các anh không ăn cái đùicừu trong lò dùm tôi. Thịt chắc phải vừa chín tới rồi mà.“Chúng tôi không dám đâu,” Jack trả kời.“Xin mời các anh sơi dùm tôi mà, tôi chẳng thể nào nuốt trôi thức gì đâu, nhất là thức nấu khiPatrick còn sống. Nhưng với các anh thì không sao. Các anh hãy thương tôi mà ăn dùm đi. Sau đó cácanh lại có thể tiếp tục công tác mà.”Bốn người cảnh binh do dự mãi, nhưng rõ ràng là họ đang đói, nên sau cùng họ đành nhận lờivà kéo nhau vào bếp ăn. Người đàn bà ngồi lại trong phòng khách nghe ngóng tiếng động qua chiếccửa vào bếp được mở ngỏ, và nàng có thể nghe tiếng họ nói chuyện với nhau, giọng nói của họ khókhăn và nhồm nhoàm vì miệng họ đang đầy thịt.“Ăn thêm chút đi tụi bay.”“Thôi đừng có ăn hết cả chứ.”“Nhưng chị ấy mời tụi mình ăn hết mà. Mình ăn dùm là may cho chị ấy.”“Ừ, nếu thế cho tớ thêm chút nữa nào.”“Khí cụ mà tên sát nhân dùng giết anh Patrick hẳn phải lớn lắm.” Một người trong số lên tiếng.Bác sĩ cho biết sọ của Patrick bị vỡ nát như là bị đập bằng búa vậy.”“Ví thế khí cụ đó phải dễ được tìm ra chứ?”“Ừ, thì tôi cũng nói thế.”“Đứa nào giết anh Patrick sẽ không ngu gì để đem khí cụ đó bên mình lâu hơn là cân thiết”.Một người trong số ợ lên một tiếng.“<strong>The</strong>o tôi nghĩ thì khí cụ đó vẫn còn nằm chỗ nào đó, trong nhà này. Rất có thể là ở ngay trướcmắt chúng ta, anh Jack nhỉ?”Trong phòng khách Mary bắt đầu khẽ khúc khích cười…■Minh ThuMelbourne, 12/2010


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 131<strong>The</strong> Wooden CombKathie Pham<strong>The</strong>y called him Lé, meaning cross-eyed, even before the day Mr. Huan brought him back fromMaster Thuan’s farm on the other side of Deo Village about two years ago. By then, he was already inhis twenties. He didn’t know better than anybody else what his real name was, nor did he remember hisparents or how his eyes were crossed. Ever since he had known the world and had run with the waterbuffaloes and the village kids of the same age, “Lé” was what he was called even though his eyesweren’t terribly crossed. Only that his left eye had its own will, and sometimes it pointed to a differentdirection whence he looked on, which created an impression that his attention was diverting elsewhere.Yet, that was one of the many things he couldn’t control in his life. Slowly, he had learned to blinkseveral times for the stubborn eye to return to its proper position when he sensed its diversion. WhenMaster Thuan bought him from the rice merchant up North, he had been what he was, and Lé wasalready bound with him as one. He had labored on Master Thuan’s farm for some years before Mr.Huan took him as a debt settlement of Master Thuan, and now he worked in Mr. Huan’s farm,cultivating and fertilizing the brown earth with his sweats. He never knew or cared of anything otherthan having a rain shelter and a warm meal each day.He saw Coi for the very first time when Mr. Huan brought him back from from Master Thuan’sfarm. She was working on the farm then, and her hair was falling away along the shoulder, dampenedin sweat, dust, and dirt. He couldn’t see that she was limping then, but the way the wind took just partof her loosened hair and threw it across her face had reminded him of an image he had only seen in hisdreams. Perhaps it was of his mother’s. He couldn’t tell precisely for he never knew his mother. But theimage had haunted him long after they had reached the farmhouse and Mr. Huan had gone up to hisGrand House to rest. He slept in the shed behind the farmhouse that night, and he had dreamed of hismother’s hair again, only this time instead of his mother’s wraith it was Coi’s face. Her gaze pierced hisheart and shot a sudden jolt to his chest that he cried out in agony and awoke to the rooster’s crow ofthe early dawn. That was then that he determined in association that Coi was the main attribute to themysterious pain to his heart, and he was to stay as far away from her as possible.Lo and behold, he couldn’t avoid seeing her because they worked together on Mr. Huan’s farm,though just a few rice paddies away from one another. He tried keeping her at a distance, and thus healways had to keep an eye on her. He slowly learned from others that Coi was sold to a brothel in thecity by her step-mother, and she had tried to escape. When she was captured, the Madam broke her legsin a rage and she had limped since. When Coi wasn’t able to make any more money for her, theMadam then sold her to Mr. Huan as a laborer. Even though she heavily limped in each step, one legalways bearing more strength than the other, she wasn’t slow at all. She almost never smiled or talkedto anyone, just minding her own rows of crop, stooping and planting each rice grain, or reaping andgathering each bunch of young stalks one after another. Sometimes, when she stopped to wipe thesweats and hair off her forehead or to stretch her back, their eyes would meet and he felt once againthat shot of pain that tugged at his heart. He had to pretend to look away. At those moments, he wasgrateful of how his misbehaved eye could hide his watching her. Regardless, he remained firm that he


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 132needed to stay away from her because of the uncomfortable sudden drop in the pit of his stomach everytime their eyes met.It went like that for some time until Luom came to the farm. Luom was only a boy of 7 whenhis mother had brought him to Mr. Huan as a deposit for 5 bags of coarse rice. Before leaving with therice, his mother had pulled him aside and had promised to come back for him after the harvest moon.Luom tried not to cry then; he knew he had to work for Mr. Huan to pay off the five bags of rice for hismom and young siblings. He didn’t know much at first, was frail and slow at work so he was bullied byseveral older kids. <strong>The</strong>re were days that they robbed him of his spathe of rice portion and he had to stayhungry until dinner. Lé caught him sitting and crying a few times, until one noon he berated the olderkids and took back Luom’s spathe of rice for him. From then on, Luom always sat with him for lunch.But the planting was done, harvesting came and gone and Luom didn’t see his mother. Another seasonof cultivating, and a new harvesting was done but Luom’s mother had disappeared. Only then didLuom realize that his mother would never come back.That harvest moon, Mr. Huan’s farm had the best harvest in the region. He threw a big feast forhis tenants, guests, and laborers. Servants and peasants like <strong>Le</strong> himself, Coi, and Luom can only eat inthe back house, for they were not supposed to even be seen in the Grand House. <strong>Le</strong> got hold of twochicken drumsticks and a large chunk of sticky rice for himself and Luom but he couldn’t find Luomanywhere. As he found his way out to the earthen causeway where they usually had lunch, he caughtsight of Coi. When he also heard Luom’s weeping nearby, he had thought that Coi was bullying Luom.He darted toward them, but upon approaching, he realized that Luom was sobbing in Coi’s arms. Coiraised her teary eyes up to him and spoke softly, “He misses his mother.” Lé froze on his feetspeechless while Coi hugged, shushed and gently rocked the poor boy back and forth. <strong>The</strong> spatheholding the chunk of sticky rice and the two still warm drumsticks felt awkward in his hands. That wasthe first time he stood so close to Coi without feeling the tug of pain shooting through his heart or thedrop of his stomach.Since that day, Luom always pulled Coi in to have lunch with them on the earthen causeway.His heart skipped a beat and his hands shook when sitting next to Coi but the pain to his heart haddisappeared. He still stole glances at Coi when working on the rice paddies, but he had never dared toutter even half a sentence to her. Luom looked up to Coi as if she was his older sister; he hung aroundher all the time and talked incessantly. He even moved his few belongings and began to sleep over ather shed. <strong>The</strong>re was a time Lé caught a glimpse of Coi smiling with Luom. Just one smile but Lé wentback to his shed and was restless the whole night through. He laid grinning back to the image as if thesmile had been for him.====Mr. Huan was building another house wing for his concubine. Lé picked up a thrown away piece ofwood from the construction site and got to work on it night after night, carving and scoring. Luom hadcrept on closer and demanded to see what he was making, but he hid the object and shooed Luomaway. Nearly a month later, picking a moon night, he trod over to the shed where Coi and Luom nowlived together. He stood outside and softly called for Luom. After some time, Coi stepped out and said:“Master Huan wanted Luom in the Grand House playing ox for his son Hoang.”


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 133He stammered:“Well ... well then I want to speak with you.”Coi hesitated on the doorstep, “Luom is not here for you to speak to.”He moved closer to her and held out in his hand a wooden comb. <strong>The</strong> simple comb was only ahandful long; the slender rugged teeth that he had carved and scored meticulously the whole month laidtiny in his calloused palm.“I .. I just wanted to give you this. I ... I had made it for you ...”Coi reluctantly held her hand out to take the wooden comb. Trembling she stroked the combteeth as big as coarse toothpicks:“Not ever ... ever had anyone made anything for me. It’s beautiful ...”She choked in her words. Under the pale moonlight, he saw her eyes looking up at him as full of wateras the night he had seen her comforting Luom. Streams of tears began running down her cheeks,glistening in the moonlight. He stepped forward, held her in his arm, and kissed her forehead. Hereached for the comb from her hand and gently ran it through her hair; hair that was coarse and burnedunder the unforgiving sun, hair that weathered through the monsoon rain, hair that had labored with herin the rice paddies day in and day out. A few of the weak teeth got stuck in the tangle and broke offfrom the rustic comb. Coi held close to him and sobbed. Her tears soaked through his shirt and burnedon his chest. He held her hand and wrapped her closer to his heart:“Never mind ... I’ll make another comb for you, and another, and another ...”====A few weeks later after the new wing for the concubine was finished, taking the advantage that Mr.Huan was in a good mood, Lé asked for permission to approach him and respectfully said:“Master, I .. I would like to have your permission to take Coi as my wife. I have nothing much,but we promise to work hard to repay for your kindness to us. ... Please grant us your permission.”Mr. Huan watched him from the small slits of the eyes on the round and fat cheeks full ofvitality of his face. That was the first time that a servant had made such a request. Mr. Huan slowlytook a sip of tea, pretended to be thoughtful, and simply said:“Umm, I’ll think about it.”====A little past noon, Mr. Huan strolled along the earthen dike watching figures of the laborers bobbing upand down on the rice paddies. He spotted Lé knee-deep in a rice paddy at one end and Coi stooping onthe rice paddy of the other end. Both of them were at work; not once had they glanced at each other.Between them was a vast empty space, but Mr. Huan could see that even in each rhythmic movementthat they took, both are tied together by an invisible rope. No one could have seen it, but he was certainthat it was there, binding the two broken souls as one. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 134&Cái LÜ®c G‡Kathie PhamAi cũng gọi hắn là Lé ngay cả từ trước khi ông Cả Huấn mang hắn về từ nhà của ông chủ Thuần bênkia làng Đèo khoảng hai năm về trước. Lúc đó hắn đã tầm ngoài hai mươi. Mặc dù vậy, hắn chưa baogiờ biết được là hắn chính thức tên gì, bố mẹ hắn là ai, hay là vì sao mắt hắn bị lé. Từ khi hắn biết đượcthế giới này và chạy long nhong với bầy trâu và mấy thằng nhỏ cùng tuổi, "Lé" là cái tên hắn biết đượcgọi cho hắn mặc dù mắt hắn cũng không hẳn là lé cho lắm. Chỉ có con mắt bên trái của hắn thỉnhthoảng ngó vẹo sang một bên khi hắn nhìn thẳng và thường làm cho người đối diện có ấn tượng rằnghắn không để ý hoặc là đang ngó nghiêng sang hướng khác. Tuy nhiên, hắn không thể tự chủ được điềuđó. Dần dần lớn lên, hắn biết tự chớp chớp cho con mắt bướng bỉnh ấy trở lại đúng vị trí để người đốidiện không hiểu lầm là hắn đang ngó lơ. Khi ông chủ Thuần mua hắn từ một thương gia buôn gạo ởmiền Bắc, hắn đã là như vậy, và "thằng Lé" cũng đã dính liền với tên tuổi của hắn. Hắn làm ruộng choông chủ Thuần được vài năm trước khi ông Cả Huấn lấy hắn để trừ một khoảng nợ cho ông chủ Thuần,và bây giờ hắn sang làm ruộng cho ông Cả Huấn, canh nông, cày cấy và tưới mồ hôi trên từng luốngđất nâu. Hắn chưa bao giờ phải nghĩ nhiều hoặc để tâm đến điều gì khác hơn là có được một mái chòitrú mưa và một bữa cơm nóng mỗi ngày.Hắn nhìn thấy con Còi lần đầu tiên khi ông Cả Huấn mang hắn về từ điền trang của ông chủThuần. Lúc đó con Còi đang lui cui cấy mạ trên ruộng, mái tóc của nó buông lơi khỏi bờ vai ướt đẫmmồ hôi lẫn với cả đất bùn và bụi. Ngày hôm đó hắn chưa thấy được là con Còi bị khập khiễng, nhưngmột cơn gió vô tình hất tóc con Còi lòa xòa vào mặt nó làm hắn nhớ đến một hình ảnh quen thuộc màhắn chỉ thường thấy trong mơ. Có lẽ là hình ảnh của mẹ hắn; hắn không khẳng định được vì hắn thật sựchẳng nhớ được mẹ hắn là ai. Nhưng cái ấn tượng đó với con Còi đã đeo đuổi hắn day dắt suốt ngàyhôm ấy ngay cả sau khi ông Cả Huấn đã đưa hắn đến nhà sau và ông Cả Huấn đã lên nhà lớn nghỉ ngơi.Hắn ngủ trong căn chòi trống sau vườn đêm đó và hắn lại mơ thấy mẹ hắn, nhưng lần này thay vàobóng hình mơ hồ của mẹ hắn lại là con Còi. Ánh mắt con Còi chọc xuyên qua tim và làm ngực hắn đauđiếng. Hắn thản thốt la lên và giật mình tỉnh dậy cũng vừa đúng lúc con gà trống leo lên đầu chuồnggáy sáng. Kể từ đấy hắn cho rằng con Còi là phần tử chính liên quan đến mối đau tim bí ẩn của hắn vàkhẳng định là hắn phải tránh con Còi càng xa càng tốt.Khổ nỗi hắn không thể nào không thấy con Còi vì cả hai đều làm cho ông Cả Huấn trên cùngmột thửa ruộng, có chăng nữa thì cũng chỉ cách nhau được vài luống cày. Hắn cố gắng giữ một khoảngcách xa xa với con Còi, và để được như thế thì hắn lúc nào cũng phải để ý xem con Còi ở đâu. Hắn bắtđầu biết được từ những người làm chung rằng con Còi bị má ghẻ của nó đem bán cho một nhà chứatrên tỉnh nhưng con Còi bỏ trốn và đã bị mụ chủ đánh gãy chân. Khi con Còi chẳng còn làm ra tiềnđược nữa thì bị bán lại cho ông Cả Huấn để làm người làm. Tuy bị khập khiễng chân thấp chân caonhưng con Còi làm việc không chậm chạp tí nào. Con Còi hầu như chẳng nói chẳng rằng gì với ai, chỉquan tâm đến luống cày của nó, lúi cúi gieo từng hạt thóc hoặc bó từng bó mạ hết luống này đến luống


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 135khác. Thỉnh thoảng khi con Còi ngừng lại để lau những giọt mồ hôi bết tóc vào trán hoặc để vươnthẳng lưng cho đỡ mỏi, con Còi bắt gặp cặp mắt dòm chừng của hắn và hắn lại cảm thấy bị tưng tức ởngực. Hắn phải giả vờ ngó lơ chỗ khác. Những lúc ấy hắn cám ơn trời Phật vì con mắt trái có thể ngụytrang cái nhìn của hắn. Tuy nhiên hắn vẫn tự nhủ với bản thân là càng phải tránh xa con Còi hơn vì mỗikhi hắn bắt gặp ánh mắt của con Còi là bao tử của hắn lại bị trùng xuống.Mọi việc cứ như thế cho đến khi thằng Lượm đến. Thằng Lượm chỉ mới có 7 tuổi khi má nómang nó đến thế chân cho ông Cả Huấn để đổi lấy 5 bao gạo lứt. Trước khi ra về với mấy bao gạo, mánó kéo nó sang một bên rồi thủ thỉ hứa với nó là sẽ trở lại rước nó sau mùa thu hoạch. Thằng Lượm đãcố gắng không khóc tí nào lúc đó; nó hiểu được là nó phải ở lại làm thuê cho ông Cả Huấn để trả nợcho 5 bao gạo cho má nó và lũ em nheo nhóc. Mới đầu nó chẳng biết gì, mà lại ốm yếu và làm việcchậm chạp nên bị những đứa lớn khác ăn hiếp. Có bữa nó bị giật đi cả cái mo cau đựng cơm và đànhphải nhịn đói cho đến chiều. Hắn thấy nó bị đói và ngồi khóc thút thít vài lần nên đã lớn tiếng dọa nạtmấy đứa kia và giật lại cái mo cau cho nó. Từ đó nó ngồi ăn cơm mỗi trưa với hắn. Nhưng rồi cấy càyxong, mùa thu hoạch đến và đi mà thằng Lượm không thấy má nó đâu. Một mùa cấy nữa, rồi mùa thuhoạch mới cũng xong mà má nó vẫn biệt tăm. Từ lúc đó thằng Lượm mới hiểu ra được là má nó sẽkhông bao giờ trở lại.Mùa thu hoạch năm đó mấy mẫu ruộng ông Cả Huấn được mùa nhất trong vùng. Ông Cả Huấnmở tiệc đãi hết các tá điền, quan chức, và các người cày công. Các người ở và người làm không côngnhư hắn, con Còi, và thằng Lượm thì chỉ được ăn ở nhà sau, không được lén phén lên phía trước nhàlớn. Hắn canh me ở nhà bếp và thỉnh được hai cái đùi gà luộc và một nắm xôi lớn cho hắn và thằngLượm nhưng hắn tìm mãi không thấy thằng Lượm đâu. Hắn lò dò ra ngoài bờ đê nơi hắn và thằngLượm hay ngồi ăn trưa thì thấy bóng con Còi ngồi đó. Khi hắn nghe tiếng thằng Lượm thút thít, hắnnghĩ ngay là thằng Lượm đang bị con Còi ăn hiếp nên hộc tốc chạy tới gần. Tới nơi hắn mới thấy thằngLượm đang ôm con Còi khóc nước mắt ràn rụa. Con Còi ngước nhìn hắn với cặp mắt ngấn lệ và nói línhí, "Nó nhớ má nó." Hắn đứng trân người nhìn con Còi ôm lấy thằng Lượm vỗ về. Nắm xôi và hai cáiđùi gà còn nóng hổi trong cái mo cau vướng víu trong tay hắn. Đó là lần đầu tiên hắn đứng gần con Còimà không bị tức ngực hay bị đảo lộn ruột gan phèo phổi.Từ ngày hôm đó, thằng Lượm lúc nào cũng kéo thêm con Còi vào ngồi ăn trưa chung với hắntrên bờ đê. Tim hắn đập nhịp loạn xị và tay hắn run lên khi ngồi gần con Còi nhưng hắn không còn bịtức ngực nữa. Hắn vẫn len lén dòm con Còi trong khi làm ruộng nhưng chẳng bao giờ hắn dám nói vớicon Còi nửa câu. Thằng Lượm từ ngày có thêm con Còi thì như là có thêm người chị lớn; nó quấn quítbên con Còi suốt ngày, liến thoắng hết cái này đến cái kia. Nó còn dọn luôn mớ đồ đạc ít ỏi sang ngủluôn bên chòi của con Còi. Có lần hắn nhìn thấy con Còi nhoẻn miệng cười với thằng Lượm. Chỉ cómột chút thôi mà hắn về chòi nằm thao thức cả đêm, rồi cũng tự cười tủm tỉm một mình làm như là conCòi đã nhoẻn miệng cười với hắn.====Ông Cả Huấn xây thêm một gian nhà mới cho bà bé. Hắn nhặt được một miếng gỗ thừa từ chỗ xâydựng và hằng đêm hắn ngồi mài mài giũa giũa. Thằng Lượm mon men lại gần đòi xem, hắn giấu đi vàđuổi thằng Lượm đi chỗ khác. Gần một tháng sau, nhân một đêm sáng trăng hắn lần mò đi sang gian


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 136chòi con Còi và thằng Lượm ở. Hắn đứng ngoài và gọi khe khẽ tên thằng Lượm. Được một lúc thì conCòi bước ra:"Ông Cả Huấn bảo thằng Lượm lên nhà lớn làm trâu cho cậu Hoàng rồi."Hắn lắp bắp:"Vậy ... vậy Còi ra đây tui nói cái này."Con Còi lừng chừng ở cửa, "Thằng Lượm đâu có ở đây đâu mà nói."Hắn tiến tới gần con Còi và chìa ra trong tay một cái lược bằng gỗ. Cái lược đơn sơ chỉ dài khoảng mộtbàn tay; những chiếc răng lược thô sơ mỏng mảnh mà hắn đã ghì công mài giũa suốt cả tháng nằm gọntrong bàn tay chai cứng của hắn."Tui ... tui muốn cho Còi cái này. Tui ... tui làm cho Còi đó."Con Còi ngập ngừng cầm lấy cái lược gỗ. Nó đưa tay vuốt lên từng chiếc răng lược to như câytăm xỉa răng:"Nào giờ ... nào giờ hông có ai làm gì cho tui hết. Đẹp quá ..."Con Còi nghẹn lời. Dưới ánh trăng dìu dịu hắn thấy mắt con Còi ướt đẫm ngước lên nhìn hắnnhư cái đêm hắn nhìn thấy con Còi dỗ thằng Lượm. Hai dòng nước mắt chảy xuống dọc theo má conCòi, lấp lánh trong ánh trăng. Hắn bước tới và ôm con Còi vào lòng, tay hắn vuốt nhẹ lên tóc nó. Hắnvới tay cầm lấy cây lược từ tay con Còi và nhẹ nhàng chải lên mái tóc của nó. Mái tóc khô và cháy dầmmưa dãi nắng suốt ngày ngoài ruộng. Một vài chiếc răng lược yếu và thô vướng vào những sợi tóc rốivà gãy ra từ chiếc lược con. Con Còi nép vào người hắn và oà khóc, những giọt nước mắt thấm vào áo,vào da hắn nóng bỏng. Hắn cầm tay con Còi và ghì sát vào ngực hắn:"Không sao... anh sẽ làm cây lược khác cho em, và cây khác, và cây khác nữa ..."====Vài tuần sau khi gian nhà cho bà bé đã xây xong, nhân lúc ông Cả Huấn vui vẻ, hắn mon men lại gầnvà cúi đầu lễ phép:"Thưa Ông, con ... con muốn xin ông cho con cưới cái Còi ạ. Con không có gì nhiều nhưngchúng con sẽ cố gắng làm việc để không phụ lòng tốt của ông. ... Mong ông làm phước cho chúng conạ."Ông Cả Huấn quan sát hắn từ cặp mắt nhỏ ti hí trên khuôn mặt tròn trĩnh hồng hào đầy sứcsống. Lần đầu tiên có một kẻ người làm dám đặt ra một nguyện vọng như thế với ông. Ông Cả Huấnchậm rãi nhấp tách trà, làm ra vẻ trầm ngâm rồi chỉ nói:"Ừm, để tao coi."====Xế trưa, ông Cả Huấn thả bộ dọc theo bờ đê quan sát các người làm công nhấp nhô trên các mảnhruộng. Ông nhận ra được hắn đang lún chân trong thửa ruộng đầu bên này và con Còi đang lui cui bómạ ở thửa ruộng đầu bên kia. Cả hắn và con Còi đều chú tâm làm việc, không một lần đưa mắt tìmnhau. Giữa cả hai là một khoảng cách lớn, nhưng ông Cả Huấn cũng nhìn thấy rằng ngay cả từ trongcác cử chỉ cho đến hành động nhịp nhàng, cả hai đều như được đang buộc chung bởi một sợi dây vô


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 137hình. Không ai có thể nhìn thấy, nhưng ông Cả chắc chắn rằng sợi dây đó ở đó, cột chung hai mảnh vỡtâm hồn thành một. ■François-Xavier Fabre. Oedipus and the Sphinx (ca.1806-08)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 138ThÖ Haiku Kim-ChâuLíu LoTrời trong vắtChim líu lo khắp nơiXuân đến rồi. ■(12/3/2010)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 139XuânXuân vui tươiXuân ấm êm, đằm thắmXuân yêu đời! ■(14/2/2011)Hoa XuânTrắng nuốt màu ngọc ngàNhư cô gái xuân thì mơn mởnHương sắc đẹp kiêu sa. ■(21/2/2011)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 140Chú Ti‹uTuổi măng nonĐã có phước duyên lànhHọc đạo pháp. ■Hào HùngMới mười sáu tuổi hồngĐã bóp nát trái cam trong tayTỏ ý chí hào hùng. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 141C© LauThuở ấu thơChơi lấy lau làm cờTập trận giả. ■ñò NgangMỗi người một bến sôngNước non ngăn cách bạn đôi lòngChiều lại chiều chờ mongCô lái đò bé nhỏĐẩy sào đưa đón khách sang ngangGặp nhau đã muộn màng! ■(5/11/2008)Kim-Châu


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 142LÛ LøtLũ cuồn cuộn chẩy xiếtBao đắp xây bỗng nhiên tiêu diệtMang mang nỗi ngậm ngùi! ■Minh Thuchia sẻ niềm đau với các nạn nhân lũ lụtở Tiểu bang Queensland (Úc).Melbourne, 01/2011.Hå BuÒnTháng Hạ trời mưa mauQuét trôi đi: tiếc, nhớ, thương, đauTan tác mảnh tình sầu! ■Minh ThuMelbourne, 01/2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 143Xuân ThìMùa Xuân hoa đào nởTuổi xuân thì cô gái thẹn thòTình yêu vừa chớm nụ! ■Minh Thu


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 144<strong>Le</strong> Misanthrope (suite et fin)de Molière (1622-1673)ACTE III,Scène premièreCLITANDRE, ACASTE.CLITANDRECher Marquis, je te vois l'âme bien satisfaite:Toute chose t'égaye, et rien ne t'inquiète.En bonne foi, crois-tu, sans t'éblouir les yeux,Avoir de grands sujets de paraître joyeux?ACASTEParbleu! je ne vois pas, lorsque je m'examine,Où prendre aucun sujet d'avoir l'âme chagrine.J'ai du bien, je suis jeune, et sors d'une maisonQui se peut dire noble avec quelque raison;Et je crois, par le rang que me donne ma race,Qu'il est fort peu d'emplois dont je ne sois en passe.Pour le cœur, dont sur tout nous devons faire cas,On sait, sans vanité, que je n'en manque pas,Et l'on m'a vu pousser, dans le monde, une affaireD'une assez vigoureuse et gaillarde manière.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 145Pour de l'esprit, j'en ai sans doute, et du bon goûtÀ juger sans étude et raisonner de tout,À faire aux nouveautés, dont je suis idolâtre,Figure de savant sur les bancs du théâtre,Y décider en chef, et faire du fracasÀ tous les beaux endroits qui méritent des has.Je suis assez adroit; j'ai bon air, bonne mine,<strong>Le</strong>s dents belles surtout, et la taille fort fine.Quant à se mettre bien, je crois, sans me flatter,Qu'on serait mal venu de me le disputer.Je me vois dans l'estime autant qu'on y puisse être,Fort aimé du beau sexe, et bien auprès du maître.Je crois qu'avec cela, mon cher Marquis, je croiQu'on peut, par tout pays, être content de soi.CLITANDREOui; mais, trouvant ailleurs des conquêtes faciles,Pourquoi pousser ici des soupirs inutiles?ACASTEMoi? Parbleu! je ne suis de taille ni d'humeurÀ pouvoir d'une belle essuyer la froideur.C'est aux gens mal tournés, aux mérites vulgaires,À brûler constamment pour des beautés sévères,À languir à leurs pieds et souffrir leurs rigueurs,À chercher le secours des soupirs et des pleurs,Et tâcher, par des soins d'une très longue suite,D'obtenir ce qu'on nie à leur peu de mérite.Mais les gens de mon air, Marquis, ne sont pas faitsPour aimer à crédit, et faire tous les frais.Quelque rare que soit le mérite des belles,Je pense, Dieu merci! qu'on vaut son prix comme elles,Que pour se faire honneur d'un cœur comme le mien,Ce n'est pas la raison qu'il ne leur coûte rien,Et qu'au moins, à tout mettre en de justes balances,Il faut qu'à frais communs se fassent les avances.CLITANDRE


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 146Tu penses donc, Marquis, être fort bien ici?ACASTEJ'ai quelque lieu, Marquis, de le penser ainsi.CLITANDRECrois-moi, détache-toi de cette erreur extrême:Tu te flattes, mon cher, et t'aveugles toi-même.ACASTEIl est vrai, je me flatte et m'aveugle en effet.CLITANDREMais qui te fait juger ton bonheur si parfait?ACASTEJe me flatte.CLITANDRESur quoi fonder tes conjectures?ACASTEJe m'aveugle.CLITANDREEn as-tu des preuves qui soient sûres?ACASTEJe m'abuse, te dis-je.CLITANDRE


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 147Est-ce que de ses v?uxCélimène t'a fait quelques secrets aveux?ACASTENon, je suis maltraité.CLITANDRERéponds-moi, je te prie.ACASTEJe n'ai que des rebuts.CLITANDRELaissons la raillerie,Et me dis quel espoir on peut t'avoir donné.ACASTEJe suis le misérable, et toi le fortuné:On a pour ma personne une aversion grande,Et quelqu'un de ces jours il faut que je me pende.CLITANDREÔ çà, veux-tu, Marquis, pour ajuster nos v?ux,Que nous tombions d'accord d'une chose tous deux?Que qui pourra montrer une marque certaineD'avoir meilleure part au cœur de Célimène,L'autre ici fera place au vainqueur prétendu,Et le délivrera d'un rival assidu?ACASTEAh, parbleu! tu me plais avec un tel langage,Et du bon de mon cœur à cela je m'engage.Mais, chut!


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 148Scène IICÉLIMÈNE, ACASTE, CLITANDRE.CÉLIMÈNEEncore ici?CLITANDREL'amour retient nos pas.CÉLIMÈNEJe viens ouïr entrer un carrosse là-bas:Savez-vous qui c'est?CLITANDRENon.BASQUEArsinoé, Madame,Monte ici pour vous voir.CÉLIMÈNEQue me veut cette femme?BASQUEÉliante là-bas est à l'entretenir.CÉLIMÈNEDe quoi s'avise-t-elle et qui la fait venir?Scène IIIBASQUE, CÉLIMÈNE, ACASTE, CLITANDRE.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 149ACASTEPour prude consommée en tous lieux elle passe,Et l'ardeur de son zèle...CÉLIMÈNEOui, oui, franche grimace:Dans l'âme elle est du monde, et ses soins tentent toutPour accrocher quelqu'un, sans en venir à bout.Elle ne saurait voir qu'avec un ?il d'envie<strong>Le</strong>s amants déclarés dont une autre est suivie;Et son triste mérite, abandonné de tous,Contre le siècle aveugle est toujours en courroux.Elle tâche à couvrir d'un faux voile de prudeCe que chez elle on voit d'affreuse solitude;Et pour sauver l'honneur de ses faibles appas,Elle attache du crime au pouvoir qu'ils n'ont pas.Cependant un amant plairait fort à la dame,Et même pour Alceste elle a tendresse d'âmeCe qu'il me rend de soins outrage ses attraits,Elle veut que ce soit un vol que je lui fais;Et son jaloux dépit, qu'avec peine elle cache,En tous endroits, sous main, contre moi se détache.Enfin je n'ai rien vu de si sot à mon gré,Elle est impertinente au suprême degré,Et...Scène IVARSINOÉ, CÉLIMÈNE.CÉLIMÈNEAh! quel heureux sort en ce lieu vous amène?Madame, sans mentir, j'étais de vous en peine.ARSINOÉ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 150Je viens pour quelque avis que j'ai cru vous devoir.CÉLIMÈNEAh, mon Dieu! que je suis contente de vous voir!ARSINOÉ<strong>Le</strong>ur départ ne pouvait plus à propos se faire.CÉLIMÈNEVoulons-nous nous asseoir?ARSINOÉIl n'est pas nécessaire,Madame. L'amitié doit surtout éclaterAux choses qui le plus nous peuvent importer;Et comme il n'en est point de plus grande importanceQue celles de l'honneur et de la bienséance,Je viens, par un avis qui touche votre honneur,Témoigner l'amitié que pour vous a mon cœur.Hier j'étais chez des gens de vertu singulière,Où sur vous du discours on tourna la matière;Et là, votre conduite, avec ses grands éclats,Madame, eut le malheur qu'on ne la loua pas.Cette foule de gens dont vous souffrez visite,Votre galanterie, et les bruits qu'elle exciteTrouvèrent des censeurs plus qu'il n'aurait fallu,Et bien plus rigoureux que je n'eusse voulu.Vous pouvez bien penser quel parti je sus prendre:Je fis ce que je pus pour vous pouvoir défendre,Je vous excusai fort sur votre intention,Et voulus de votre âme être la caution.Mais vous savez qu'il est des choses dans la vieQu'on ne peut excuser, quoiqu'on en ait envie;Et je me vis contrainte à demeurer d'accordQue l'air dont vous vivez vous faisait un peu tort,Qu'il prenait dans le monde une méchante face,Qu'il n'est conte fâcheux que partout on n'en fasse,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 151Et que, si vous vouliez, tous vos déportementsPourraient moins donner prise aux mauvais jugements.Non que j'y croie, au fond, l'honnêteté blessée:Me préserve le Ciel d'en avoir la pensée!Mais aux ombres du crime on prête aisément foi,Et ce n'est pas assez de bien vivre pour soi.Madame, je vous crois l'âme trop raisonnable,Pour ne pas prendre bien cet avis profitable,Et pour l'attribuer qu'aux mouvements secretsD'un zèle qui m'attache à tous vos intérêts.CÉLIMÈNEMadame, j'ai beaucoup de grâces à vous rendre:Un tel avis m'oblige, et loin de le mal prendre,J'en prétends reconnaître, à l'instant, la faveur,Par un avis aussi qui touche votre honneur;Et comme je vous vois vous montrer mon amieEn m'apprenant les bruits que de moi l'on publie,Je veux suivre, à mon tour, un exemple si doux,En vous avertissant de ce qu'on dit de vous.En un lieu, l'autre jour, où je faisais visite,Je trouvai quelques gens d'un très rare mérite,Qui, parlant des vrais soins d'une âme qui vit bien,Firent tomber sur vous, Madame, l'entretien.Là, votre pruderie et vos éclats de zèleNe furent pas cités comme un fort bon modèle:Cette affectation d'un grave extérieur,Vos discours éternels de sagesse et d'honneur,Vos mines et vos cris aux ombres d'indécenceQue d'un mot ambigu peut avoir l'innocence,Cette hauteur d'estime où vous êtes de vous,Et ces yeux de pitié que vous jetez sur tous,Vos fréquentes leçons, et vos aigres censuresSur des choses qui sont innocentes et pures,Tout cela, si je puis vous parler franchement,Madame, fut blâmé d'un commun sentiment.À quoi bon, disaient-ils, cette mine modeste,Et ce sage dehors que dément tout le reste?Elle est à bien prier exacte au dernier point;Mais elle bat ses gens, et ne les paye point.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 152Dans tous les lieux dévots elle étale un grand zèle;Mais elle met du blanc et veut paraître belle.Elle fait des tableaux couvrir les nudités;Mais elle a de l'amour pour les réalités.Pour moi, contre chacun je pris votre défense,Et leur assurai fort que c'était médisance;Mais tous les sentiments combattirent le mien;Et leur conclusion fut que vous feriez bienDe prendre moins de soin des actions des autres,Et de vous mettre un peu plus en peine des vôtres;Qu'on doit se regarder soi-même un fort long temps,Avant que de songer à condamner les gens;Qu'il faut mettre le poids d'une vie exemplaireDans les corrections qu'aux autres on veut faire;Et qu'encor vaut-il mieux s'en remettre, au besoin,À ceux à qui le Ciel en a commis le soin.Madame, je vous crois aussi trop raisonnable,Pour ne pas prendre bien cet avis profitable,Et pour l'attribuer qu'aux mouvements secretsD'un zèle qui m'attache à tous vos intérêts.ARSINOÉÀ quoi qu'en reprenant on soit assujettie,Je ne m'attendais pas à cette répartie,Madame, et je vois bien, par ce qu'elle a d'aigreur,Que mon sincère avis vous a blessée au cœur.CÉLIMÈNEAu contraire, Madame; et si l'on était sage,Ces avis mutuels seraient mis en usage:On détruirait par là, traitant de bonne foi,Ce grand aveuglement où chacun est pour soi.Il ne tiendra qu'à vous qu'avec le même zèleNous ne continuions cet office fidèle,Et ne prenions grand soin de nous dire, entre nous,Ce que nous entendrons, vous de moi, moi de vous.ARSINOÉ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 153Ah! Madame, de vous je ne puis rien entendre:C'est en moi que l'on peut trouver fort à reprendre.CÉLIMÈNEMadame, on peut, je crois, louer et blâmer tout,Et chacun a raison suivant l'âge ou le goût.Il est une saison pour la galanterie;Il en est une aussi propre à la pruderie.On peut, par politique, en prendre le parti,Quand de nos jeunes ans l'éclat est amorti:Cela sert à couvrir de fâcheuses disgrâces.Je ne dis pas qu'un jour je ne suive vos traces:L'âge amènera tout, et ce n'est pas le temps,Madame, comme on sait, d'être prude à vingt ans.ARSINOÉCertes, vous vous targuez d'un bien faible avantage,Et vous faites sonner terriblement votre âge.Ce que de plus que vous on en pourrait avoirN'est pas un si grand cas pour s'en tant prévaloir;Et je ne sais pourquoi votre âme ainsi s'emporte,Madame, à me pousser de cette étrange sorte.CÉLIMÈNEEt moi, je ne sais pas, Madame, aussi pourquoiOn vous voit, en tous lieux, vous déchaîner sur moi.Faut-il de vos chagrins, sans cesse, à moi vous prendre?Et puis-je mais des soins qu'on ne va pas vous rendre?Si ma personne aux gens inspire de l'amour,Et si l'on continue à m'offrir chaque jourDes v?ux que votre cœur peut souhaiter qu'on m'ôte,Je n'y saurais que faire, et ce n'est pas ma faute:Vous avez le champ libre, et je n'empêche pasQue pour les attirer vous n'ayez des appas.ARSINOÉHélas! et croyez-vous que l'on se mette en peine


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 154De ce nombre d'amants dont vous faites la vaine,Et qu'il ne nous soit pas fort aisé de jugerÀ quel prix aujourd'hui l'on peut les engager?Pensez-vous faire croire, à voir comme tout roule,Que votre seul mérite attire cette foule?Qu'ils ne brûlent pour vous que d'un honnête amour,Et que pour vos vertus ils vous font tous la cour?On ne s'aveugle point par de vaines défaites,<strong>Le</strong> monde n'est point dupe; et j'en vois qui sont faitesÀ pouvoir inspirer de tendres sentiments,Qui chez elles pourtant ne fixent point d'amants;Et de là nous pouvons tirer des conséquences,Qu'on n'acquiert point leurs cours sans de grandes avances,Qu'aucun pour nos beaux yeux n'est notre soupirant,Et qu'il faut acheter tous les soins qu'on nous rend.Ne vous enflez donc point d'une si grande gloirePour les petits brillants d'une faible victoire;Et corrigez un peu l'orgueil de vos appas,De traiter pour cela les gens de haut en bas.Si nos yeux enviaient les conquêtes des vôtres,Je pense qu'on pourrait faire comme les autres,Ne se point ménager, et vous faire bien voirQue l'on a des amants quand on en veut avoir.CÉLIMÈNEAyez-en donc, Madame, et voyons cette affaire:Par ce rare secret efforcez-vous de plaire;Et sans...ARSINOÉBrisons, Madame, un pareil entretien:Il pousserait trop loin votre esprit et le mien;Et j'aurais pris déjà le congé qu'il faut prendre,Si mon carrosse encor ne m'obligeait d'attendre.CÉLIMÈNEAutant qu'il vous plaira vous pouvez arrêter,Madame, et là-dessus rien ne doit vous hâter;


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 155Mais, sans vous fatiguer de ma cérémonie,Je m'en vais vous donner meilleure compagnie;Et Monsieur, qu'à propos le hasard fait venir,Remplira mieux ma place à vous entretenir.Alceste, il faut que j'aille écrire un mot de lettre,Que, sans me faire tort, je ne saurais remettre.Soyez avec Madame: elle aura la bontéD'excuser aisément mon incivilité.ARSINOÉScène VALCESTE, ARSINOÉ.Vous voyez, elle veut que je vous entretienne,Attendant un moment que mon carrosse vienne;Et jamais tous ses soins ne pouvaient m'offrir rienQui me fût plus charmant qu'un pareil entretien.En vérité, les gens d'un mérite sublimeEntraînent de chacun et l'amour et l'estime;Et le vôtre, sans doute, a des charmes secretsQui font entrer mon cœur dans tous vos intérêts.Je voudrais que la cour, par un regard propice,À ce que vous valez rendît plus de justice:Vous avez à vous plaindre, et je suis en courroux,Quand je vois chaque jour qu'on ne fait rien pour vous.ALCESTEMoi, Madame! Et sur quoi pourrais-je en rien prétendre?Quel service à l'Etat est-ce qu'on m'a vu rendre?Qu'ai-je fait, s'il vous plaît, de si brillant de soi,Pour me plaindre à la cour qu'on ne fait rien pour moi?ARSINOÉTous ceux sur qui la cour jette des yeux propices,N'ont pas toujours rendu de ces fameux services.Il faut l'occasion, ainsi que le pouvoir;Et le mérite enfin que vous nous faites voir


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 156Devrait...ALCESTEMon Dieu! laissons mon mérite, de grâce;De quoi voulez-vous là que la cour s'embarrasse?Elle aurait fort à faire, et ses soins seraient grandsD'avoir à déterrer le mérite des gens.ARSINOÉUn mérite éclatant se déterre lui-même:Du vôtre, en bien des lieux, on fait un cas extrême;Et vous saurez de moi qu'en deux fort bons endroitsVous fûtes hier loué par des gens d'un grand poids.ALCESTEEh! Madame, l'on loue aujourd'hui tout le monde,Et le siècle par là n'a rien qu'on ne confonde:Tout est d'un grand mérite également doué,Ce n'est plus un honneur que de se voir loué;D'éloges on regorge, à la tête on les jette,Et mon valet de chambre est mis dans la Gazette.ARSINOÉPour moi, je voudrais bien que, pour vous montrer mieux,Une charge à la cour vous pût frapper les yeux.Pour peu que d'y songer vous nous fassiez les mines,On peut pour vous servir remuer des machines,Et j'ai des gens en main que j'emploierai pour vous,Qui vous feront à tout un chemin assez doux.ALCESTEEt que voudriez-vous, Madame, que j'y fisse?L'humeur dont je me sens veut que je m'en bannisse.<strong>Le</strong> Ciel ne m'a point fait, en me donnant le jour,Une âme compatible avec l'air de la cour;Je ne me trouve point les vertus nécessaires


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 157Pour y bien réussir et faire mes affaires.Être franc et sincère est mon plus grand talent;Je ne sais point jouer les hommes en parlant;Et qui n'a pas le don de cacher ce qu'il penseDoit faire en ce pays fort peu de résidence.Hors de la cour, sans doute, on n'a pas cet appui,Et ces titres d'honneur qu'elle donne aujourd'hui;Mais on n'a pas aussi, perdant ces avantages,<strong>Le</strong> chagrin de jouer de fort sots personnages:On n'a point à souffrir mille rebuts cruels,On n'a point à louer les vers de messieurs tels,À donner de l'encens à madame une telle,Et de nos francs marquis essuyer la cervelle.ARSINOÉLaissons, puisqu'il vous plaît, ce chapitre de cœur;Mais il faut que mon cœur vous plaigne en votre amour;Et pour vous découvrir là-dessus mes pensées,Je souhaiterais fort vos ardeurs mieux placées.Vous méritez, sans doute, un sort beaucoup plus doux,Et celle qui vous charme est indigne de vous.ALCESTEMais, en disant cela, songez-vous, je vous prie,Que cette personne est, Madame, votre amie?ARSINOÉOui; mais ma conscience est blessée en effetDe souffrir plus longtemps le tort que l'on vous fait;L'état où je vous vois afflige trop mon âme,Et je vous donne avis qu'on trahit votre flamme.ALCESTEC'est me montrer, Madame, un tendre mouvement,Et de pareils avis obligent un amant!ARSINOÉ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 158Oui, toute mon amie, elle est et je la nommeIndigne d'asservir le cœur d'un galant homme;Et le sien n'a pour vous que de feintes douceurs.ALCESTECela se peut, Madame: on ne voit pas les cours;Mais votre charité se serait bien passéeDe jeter dans le mien une telle pensée.ARSINOÉSi vous ne voulez pas être désabusé,Il faut ne vous rien dire, il est assez aisé.ALCESTENon; mais sur ce sujet quoi que l'on nous expose,<strong>Le</strong>s doutes sont fâcheux plus que tout autre chose;Et je voudrais, pour moi, qu'on ne me fît savoirQue ce qu'avec clarté l'on peut me faire voir.ARSINOÉHé bien! c'est assez dit; et sur cette matièreVous allez recevoir une pleine lumière.Oui, je veux que de tout vos yeux vous fassent foi:Donnez-moi seulement la main jusque chez moi;Là je vous ferai voir une preuve fidèleDe l'infidélité du cœur de votre belle;Et si pour d'autres yeux le vôtre peut brûler,On pourra vous offrir de quoi vous consoler.ACTE IV,Scène premièreÉLIANTE, PHILINTE.PHILINTE


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 159Non, l'on n'a point vu d'âme à manier si dure,Ni d'accommodement plus pénible à conclure:En vain de tous côtés on l'a voulu tourner,Hors de son sentiment on n'a pu l'entraîner;Et jamais différend si bizarre, je pense,N'avait de ces messieurs occupé la prudence."Non, Messieurs, disait-il je ne me dédis point,Et tomberai d'accord de tout, hors de ce point.De quoi s'offense-t-il? et que veut-il me dire?Y va-t-il de sa gloire à ne pas bien écrire?Que lui fait mon avis, qu'il a pris de travers?On peut être honnête homme et faire mal des vers:Ce n'est point à l'honneur que touchent ces matières;Je le tiens galant homme en toutes les manières,Homme de qualité, de mérite et de cœur,Tout ce qu'il vous plaira, mais fort méchant auteur.Je louerai, si l'on veut, son train et sa dépense,Son adresse à cheval, aux armes, à la danse;Mais pour louer ses vers, je suis son serviteur;Et lorsque d'en mieux faire on n'a pas le bonheur,On ne doit de rimer avoir aucune envie,Qu'on n'y soit condamné sur peine de la vie."Enfin toute la grâce et l'accommodementOù s'est, avec effort, plié son sentiment,C'est de dire, croyant adoucir bien son style:"Monsieur, je suis fâché d'être si difficile,Et pour l'amour de vous, je voudrais, de bon cœur,Avoir trouvé tantôt votre sonnet meilleur."Et dans une embrassade, on leur a, pour conclure,Fait vite envelopper toute la procédure.ÉLIANTEDans ses façons d'agir, il est fort singulier;Mais j'en fais, je l'avoue, un cas particulier,Et la sincérité dont son âme se piqueA quelque chose, en soi, de noble et d'héroïque.C'est une vertu rare au siècle d'aujourd'hui,Et je la voudrais voir partout comme chez lui.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 160PHILINTEPour moi, plus je le vois, plus surtout je m'étonneDe cette passion où son cœur s'abandonne:De l'humeur dont le Ciel a voulu le former,Je ne sais pas comment il s'avise d'aimer;Et je sais moins encor comment votre cousinePeut être la personne où son penchant l'incline.ÉLIANTECela fait assez voir que l'amour, dans les cours,N'est pas toujours produit par un rapport d'humeurs;Et toutes ces raisons de douces sympathiesDans cet exemple-ci se trouvent démenties.PHILINTEMais croyez-vous qu'on l'aime, aux choses qu'on peut voir?ÉLIANTEC'est un point qu'il n'est pas fort aisé de savoir.Comment pouvoir juger s'il est vrai qu'elle l'aime?Son cœur de ce qu'il sent n'est pas bien sûr lui-même;Il aime quelquefois sans qu'il le sache bien,Et croit aimer aussi parfois qu'il n'en est rien.PHILINTEJe crois que notre ami, près de cette cousine,Trouvera des chagrins plus qu'il ne s'imagine;Et s'il avait mon cœur, à dire vérité,Il tournerait ses v?ux tout d'un autre côté,Et par un choix plus juste, on le verrait, Madame,Profiter des bontés que lui montre votre âme.ÉLIANTEPour moi, je n'en fais point de façons, et je croiQu'on doit, sur de tels points, être de bonne foi:


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 161Je ne m'oppose point à toute sa tendresse;Au contraire, mon cœur pour elle s'intéresse;Et si c'était qu'à moi la chose pût tenir,Moi-même à ce qu'il aime on me verrait l'unir.Mais si dans un tel choix, comme tout se peut faire,Son amour éprouvait quelque destin contraire,S'il fallait que d'un autre on couronnât les feux,Je pourrais me résoudre à recevoir ses v?ux;Et le refus souffert, en pareille occurrence,Ne m'y ferait trouver aucune répugnance.PHILINTEEt moi, de mon côté, je ne m'oppose pas,Madame, à ces bontés qu'ont pour lui vos appas;Et lui-même, s'il veut, il peut bien vous instruireDe ce que là-dessus j'ai pris soin de lui dire.Mais si, par un hymen qui les joindrait eux deux,Vous étiez hors d'état de recevoir ses v?ux,Tous les miens tenteraient la faveur éclatanteQu'avec tant de bonté votre âme lui présente:Heureux si, quand son cœur s'y pourra dérober,Elle pouvait sur moi, Madame, retomber.ÉLIANTEVous vous divertissez, Philinte.PHILINTENon, Madame,Et je vous parle ici du meilleur de mon âme.J'attends l'occasion de m'offrir hautement,Et de tous mes souhaits j'en presse le moment.ALCESTEScène IIALCESTE, ÉLIANTE, PHILINTE.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 162Ah! faites-moi raison, Madame, d'une offenseQui vient de triompher de toute ma constance.ÉLIANTEQu'est-ce donc? Qu'avez-vous qui vous puisse émouvoir?ALCESTEJ'ai ce que sans mourir je ne puis concevoir;Et le déchaînement de toute la natureNe m'accablerait pas comme cette aventure.C'en est fait... Mon amour... Je ne saurais parler.ÉLIANTEQue votre esprit un peu tâche à se rappeler.ALCESTEÔ juste Ciel! faut-il qu'on joigne à tant de grâces<strong>Le</strong>s vices odieux des âmes les plus basses?ÉLIANTEMais encor qui vous peut...?ALCESTEAh! tout est ruiné;Je suis, je suis trahi, je suis assassiné:Célimène... Eût-on pu croire cette nouvelle?Célimène me trompe et n'est qu'une infidèle.ÉLIANTEAvez-vous, pour le croire, un juste fondement?PHILINTEPeut-être est-ce un soupçon conçu légèrement,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 163Et votre esprit jaloux prend parfois des chimères...ALCESTEAh, morbleu! mêlez-vous, Monsieur, de vos affaires.C'est de sa trahison n'être que trop certain,Que l'avoir, dans ma poche, écrite de sa main.Oui, Madame, une lettre écrite pour OronteA produit à mes yeux ma disgrâce et sa honte:Oronte, dont j'ai cru qu'elle fuyait les soins,Et que de mes rivaux je redoutais le moins.PHILINTEUne lettre peut bien tromper par l'apparence,Et n'est pas quelquefois si coupable qu'on pense.ALCESTEMonsieur, encore un coup, laissez-moi, s'il vous plaît,Et ne prenez souci que de votre intérêt.ÉLIANTEVous devez modérer vos transports, et l'outrage...ALCESTEMadame, c'est à vous qu'appartient cet ouvrage;C'est à vous que mon cœur a recours aujourd'huiPour pouvoir s'affranchir de son cuisant ennui.Vengez-moi d'une ingrate et perfide parente,Qui trahit lâchement une ardeur si constante;Vengez-moi de ce trait qui doit vous faire horreur.ÉLIANTEMoi, vous venger! Comment?ALCESTE


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 164En recevant mon cœur.Acceptez-le, Madame, au lieu de l'infidèle.C'est par là que je puis prendre vengeance d'elle,Et je la veux punir par les sincères v?ux,Par le profond amour, les soins respectueux,<strong>Le</strong>s devoirs empressés et l'assidu service,Dont ce cœur va vous faire un ardent sacrifice.ÉLIANTEJe compatis, sans doute, à ce que vous souffrez,Et ne méprise point le cœur que vous m'offrez;Mais peut-être le mal n'est pas si grand qu'on pense,Et vous pourrez quitter ce désir de vengeance.Lorsque l'injure part d'un objet plein d'appas,On fait force desseins qu'on n'exécute pas:On a beau voir, pour rompre, une raison puissante,Une coupable aimée est bientôt innocente;Tout le mal qu'on lui veut se dissipe aisément,Et l'on sait ce que c'est qu'un courroux d'un amant.ALCESTENon, non, Madame, non: l'offense est trop mortelle,Il n'est point de retour, et je romps avec elle;Rien ne saurait changer le dessein que j'en fais,Et je me punirais de l'estimer jamais.La voici. Mon courroux redouble à cette approche;Je vais de sa noirceur lui faire un vif reproche,Pleinement la confondre, et vous porter aprèsUn cœur tout dégagé de ses trompeurs attraits.Scène IIICÉLIMÈNE, ALCESTE.ALCESTE


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 165Ô Ciel! de mes transports puis-je être ici le maître?CÉLIMÈNEOuais! Quel est donc le trouble où je vous vois paraître?Et que me veulent dire et ces soupirs poussés,Et ces sombres regards que sur moi vous lancez?ALCESTEQue toutes les horreurs dont une âme est capableÀ vos déloyautés n'ont rien de comparable;Que le sort, les démons, et le Ciel en courrouxN'ont jamais rien produit de si méchant que vous.CÉLIMÈNEVoilà certainement des douceurs que j'admire.ALCESTEAh! ne plaisantez point, il n'est pas temps de rire:Rougissez bien plutôt, vous en avez raison;Et j'ai de sûrs témoins de votre trahison.Voilà ce que marquaient les troubles de mon âme:Ce n'était pas en vain que s'alarmait ma flamme;Par ces fréquents soupçons, qu'on trouvait odieux,Je cherchais le malheur qu'ont rencontré mes yeux;Et malgré tous vos soins et votre adresse à feindre,Mon astre me disait ce que j'avais à craindre.Mais ne présumez pas que, sans être vengé,Je souffre le dépit de me voir outragé.Je sais que sur les v?ux on n'a point de puissance,Que l'amour veut partout naître sans dépendance,Que jamais par la force on n'entra dans un cœur,Et que toute âme est libre à nommer son vainqueur.Aussi ne trouverais-je aucun sujet de plainte,Si pour moi votre bouche avait parlé sans feinte;Et, rejetant mes v?ux dès le premier abord,Mon cœur n'aurait eu droit de s'en prendre qu'au sort.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 166Mais d'un aveu trompeur voir ma flamme applaudie,C'est une trahison, c'est une perfidie,Qui ne saurait trouver de trop grands châtiments,Et je puis tout permettre à mes ressentiments.Oui, oui, redoutez tout après un tel outrage;Je ne suis plus à moi, je suis tout à la rage:Percé du coup mortel dont vous m'assassinez,Mes sens par la raison ne sont plus gouvernés,Je cède aux mouvements d'une juste colère,Et je ne réponds pas de ce que je puis faire.CÉLIMÈNED'où vient donc, je vous prie, un tel emportement?Avez-vous, dites-moi, perdu le jugement?ALCESTEOui, oui, je l'ai perdu, lorsque dans votre vueJ'ai pris, pour mon malheur, le poison qui me tue,Et que j'ai cru trouver quelque sincéritéDans les traîtres appas dont je fus enchanté.CÉLIMÈNEDe quelle trahison pouvez-vous donc vous plaindre?ALCESTEAh! que ce cœur est double et sait bien l'art de feindre!Mais pour le mettre à bout, j'ai des moyens tout prêts:Jetez ici les yeux, et connaissez vos traits;Ce billet découvert suffit pour vous confondre,Et contre ce témoin on n'a rien à répondre.CÉLIMÈNEVoilà donc le sujet qui vous trouble l'esprit?ALCESTE


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 167Vous ne rougissez pas en voyant cet écrit?CÉLIMÈNEEt par quelle raison faut-il que j'en rougisse?ALCESTEQuoi? vous joignez ici l'audace à l'artifice?<strong>Le</strong> désavouerez-vous, pour n'avoir point de seing?CÉLIMÈNEPourquoi désavouer un billet de ma main?ALCESTEEt vous pouvez le voir sans demeurer confuseDu crime dont vers moi son style vous accuse?CÉLIMÈNEVous êtes, sans mentir, un grand extravagant.ALCESTEQuoi? vous bravez ainsi ce témoin convaincant?Et ce qu'il m'a fait voir de douceur pour OronteN'a donc rien qui m'outrage, et qui vous fasse honte?CÉLIMÈNEOronte! Qui vous dit que la lettre est pour lui?ALCESTE<strong>Le</strong>s gens qui dans mes mains l'ont remise aujourd'hui.Mais je veux consentir qu'elle soit pour un autre:Mon cœur en a-t-il moins à se plaindre du vôtre?En serez-vous vers moi moins coupable en effet?


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 168CÉLIMÈNEMais si c'est une femme à qui va ce billet,En quoi vous blesse-t-il? et qu'a-t-il de coupable?ALCESTEAh! le détour est bon, et l'excuse admirable.Je ne m'attendais pas, je l'avoue, à ce trait,Et me voilà, par là, convaincu tout à fait.Osez-vous recourir à ces ruses grossières?Et croyez-vous les gens si privés de lumières?Voyons, voyons un peu par quel biais, de quel air,Vous voulez soutenir un mensonge si clair,Et comment vous pourrez tourner pour une femmeTous les mots d'un billet qui montre tant de flamme?Ajustez, pour couvrir un manquement de foi,Ce que je m'en vais lire...CÉLIMÈNEIl ne me plaît pas, moi.Je vous trouve plaisant d'user d'un tel empire,Et de me dire au nez ce que vous m'osez dire.ALCESTENon, non: sans s'emporter, prenez un peu souciDe me justifier les termes que voici.CÉLIMÈNENon, je n'en veux rien faire; et dans cette occurrence,Tout ce que vous croirez m'est de peu d'importance.ALCESTEDe grâce, montrez-moi, je serai satisfait,Qu'on peut pour une femme expliquer ce billet.CÉLIMÈNE


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 169Non, il est pour Oronte, et je veux qu'on le croie;Je reçois tous ses soins avec beaucoup de joie;J'admire ce qu'il dit, j'estime ce qu'il est,Et je tombe d'accord de tout ce qu'il vous plaît.Faites, prenez parti, que rien ne vous arrête,Et ne me rompez pas davantage la tête.ALCESTECiel! rien de plus cruel peut-il être inventé?Et jamais cœur fut-il de la sorte traité?Quoi? d'un juste courroux je suis ému contre elle,C'est moi qui me viens plaindre, et c'est moi qu'on querelle!On pousse ma douleur et mes soupçons à bout,On me laisse tout croire, on fait gloire de tout;Et cependant mon cœur est encore assez lâchePour ne pouvoir briser la chaîne qui l'attache,Et pour ne pas s'armer d'un généreux méprisContre l'ingrat objet dont il est trop épris!Ah! que vous savez bien ici, contre moi-même,Perfide, vous servir de ma faiblesse extrême,Et ménager pour vous l'excès prodigieuxDe ce fatal amour né de vos traîtres yeux!Défendez-vous au moins d'un crime qui m'accable,Et cessez d'affecter d'être envers moi coupable;Rendez-moi, s'il se peut, ce billet innocent:À vous prêter les mains ma tendresse consent;Efforcez-vous ici de paraître fidèle,Et je m'efforcerai, moi, de vous croire telle.CÉLIMÈNEAllez, vous êtes fou, dans vos transports jaloux,Et ne méritez pas l'amour qu'on a pour vous.Je voudrais bien savoir qui pourrait me contraindreÀ descendre pour vous aux bassesses de feindre,Et pourquoi, si mon cœur penchait d'autre côté,Je ne le dirais pas avec sincérité.Quoi? de mes sentiments l'obligeante assuranceContre tous vos soupçons ne prend pas ma défense?


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 170Auprès d'un tel garant, sont-ils de quelque poids?N'est-ce pas m'outrager que d'écouter leur voix?Et puisque notre cœur fait un effort extrêmeLorsqu'il peut se résoudre à confesser qu'il aime,Puisque l'honneur du sexe, ennemi de nos feux,S'oppose fortement à de pareils aveux,L'amant qui voit pour lui franchir un tel obstacleDoit-il impunément douter de cet oracle?Et n'est-il pas coupable en ne s'assurant pasÀ ce qu'on ne dit point qu'après de grands combats?Allez, de tels soupçons méritent ma colère,Et vous ne valez pas que l'on vous considère:Je suis sotte, et veux mal à ma simplicitéDe conserver encor pour vous quelque bonté;Je devrais autre part attacher mon estime,Et vous faire un sujet de plainte légitime.ALCESTEAh! traîtresse, mon faible est étrange pour vous!Vous me trompez sans doute avec des mots si doux;Mais il n'importe, il faut suivre ma destinée:À votre foi mon âme est toute abandonnée;Je veux voir, jusqu'au bout, quel sera votre cœur,Et si de me trahir il aura la noirceur.CÉLIMÈNENon, vous ne m'aimez point comme il faut que l'on aime.ALCESTEAh! rien n'est comparable à mon amour extrême;Et dans l'ardeur qu'il a de se montrer à tous,Il va jusqu'à former des souhaits contre vous.Oui, je voudrais qu'aucun ne vous trouvât aimable,Que vous fussiez réduite en un sort misérable,Que le Ciel, en naissant, ne vous eût donné rien,Que vous n'eussiez ni rang, ni naissance, ni bien,Afin que de mon cœur l'éclatant sacrificeVous pût d'un pareil sort réparer l'injustice,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 171Et que j'eusse la joie et la gloire, en ce jour,De vous voir tenir tout des mains de mon amour.CÉLIMÈNEC'est me vouloir du bien d'une étrange manière!Me préserve le Ciel que vous ayez matière...!Voici Monsieur Du Bois, plaisamment figuré.ALCESTEQue veut cet équipage, et cet air effaré?Qu'as-tu?DU BOISMonsieur...ALCESTEHé bien?DU BOISVoici bien des mystères.ALCESTEQu'est-ce?DU BOISNous sommes mal, Monsieur, dans nos affaires.ALCESTEQuoi?Scène IVDU BOIS, CÉLIMÈNE, ALCESTE.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 172DU BOISParlerai-je haut?ALCESTEOui, parle, et promptement.DU BOISN'est-il point là quelqu'un...?ALCESTEAh! que d'amusement!Veux-tu parler?DU BOISMonsieur, il faut faire retraite.ALCESTEComment?DU BOISIl faut d'ici déloger sans trompette.ALCESTEEt pourquoi?DU BOISJe vous dis qu'il faut quitter ce lieu.ALCESTELa cause?


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 173DU BOISIl faut partir, Monsieur, sans dire adieu.ALCESTEMais par quelle raison me tiens-tu ce langage?DU BOISPar la raison, Monsieur, qu'il faut plier bagage.ALCESTEAh! je te casserai la tête assurément,Si tu ne veux, maraud, t'expliquer autrement.DU BOISMonsieur, un homme noir et d'habit et de mineEst venu nous laisser, jusque dans la cuisine,Un papier griffonné d'une telle façon,Qu'il faudrait, pour le lire, être pis qu'un démon.C'est de votre procès, je n'en fais aucun doute;Mais le diable d'enfer, je crois, n'y verrait goutte.ALCESTEHé bien? quoi? ce papier, qu'a-t-il à démêler,Traître, avec le départ dont tu viens me parler?DU BOISC'est pour vous dire ici, Monsieur, qu'une heure ensuite,Un homme qui souvent vous vient rendre visiteEst venu vous chercher avec empressement,Et ne vous trouvant pas, m'a chargé doucement,Sachant que je vous sers avec beaucoup de zèle,De vous dire... Attendez, comme est-ce qu'il s'appelle?


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 174ALCESTELaisse là son nom, traître, et dis ce qu'il t'a dit.DU BOISC'est un de vos amis enfin, cela suffit.Il m'a dit que d'ici votre péril vous chasse,Et que d'être arrêté le sort vous y menace.ALCESTEMais quoi? n'a-t-il voulu te rien spécifier?DU BOISNon: il m'a demandé de l'encre et du papier,Et vous a fait un mot, où vous pourrez, je pense,Du fond de ce mystère avoir la connaissance.ALCESTEDonne-le donc.CÉLIMÈNEQue peut envelopper ceci?ALCESTEJe ne sais; mais j'aspire à m'en voir éclairci.Auras-tu bientôt fait, impertinent au diable?DU BOIS, après l'avoir longtemps cherché.Ma foi! je l'ai, Monsieur, laissé sur votre table.ALCESTEJe ne sais qui me tient...


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 175CÉLIMÈNENe vous emportez pas,Et courez démêler un pareil embarras.ALCESTEIl semble que le sort, quelque soin que je prenne,Ait juré d'empêcher que je vous entretienne;Mais pour en triompher, souffrez à mon amourDe vous revoir, Madame, avant la fin du jour.ACTE V,Scène premièreALCESTE, PHILINTE.ALCESTELa résolution en est prise, vous dis-je.PHILINTEMais, quel que soit ce coup, faut-il qu'il vous oblige...?ALCESTENon: vous avez beau faire et beau me raisonner,Rien de ce que je dis ne me peut détourner:Trop de perversité règne au siècle où nous sommes,Et je veux me tirer du commerce des hommes.Quoi? Contre ma partie on voit tout à la foisL'honneur, la probité, la pudeur, et les lois;On publie en tous lieux l'équité de ma cause;Sur la foi de mon droit mon âme se repose:Cependant je me vois trompé par le succès;J'ai pour moi la justice, et je perds mon procès!Un traître, dont on sait la scandaleuse histoire,Est sorti triomphant d'une fausseté noire!Toute la bonne foi cède à sa trahison!


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 176Il trouve, en m'égorgeant, moyen d'avoir raison!<strong>Le</strong> poids de sa grimace, où brille l'artifice,Renverse le bon droit, et tourne la justice!Il fait par un arrêt couronner son forfait!Et non content encor du tort que l'on me fait,Il court parmi le monde un livre abominable,Et de qui la lecture est même condamnable,Un livre à mériter la dernière rigueur,Dont le fourbe a le front de me faire l'auteur!Et là-dessus, on voit Oronte qui murmure,Et tâche méchamment d'appuyer l'imposture!Lui, qui d'un honnête homme à la cour tient le rang,À qui je n'ai rien fait qu'être sincère et franc,Qui me vient, malgré moi, d'une ardeur empressée,Sur des vers qu'il a faits demander ma pensée;Et parce que j'en use avec honnêteté,Et ne le veux trahir, lui ni la vérité,Il aide à m'accabler d'un crime imaginaire!<strong>Le</strong> voilà devenu mon plus grand adversaire!Et jamais de son cœur je n'aurai de pardon,Pour n'avoir pas trouvé que son sonnet fût bon!Et les hommes, morbleu! sont faits de cette sorte!C'est à ces actions que la gloire les porte!Voilà la bonne foi, le zèle vertueux,La justice et l'honneur que l'on trouve chez eux!Allons, c'est trop souffrir les chagrins qu'on nous forge:Tirons-nous de ce bois et de ce coupe-gorge.Puisque entre humains ainsi vous vivez en vrais loups,Traîtres, vous ne m'aurez de ma vie avec vous.PHILINTEJe trouve un peu bien prompt le dessein où vous êtes,Et tout le mal n'est pas si grand que vous le faites:Ce que votre partie ose vous imputerN'a point eu le crédit de vous faire arrêter;On voit son faux rapport lui-même se détruire,Et c'est une action qui pourrait bien lui nuire.ALCESTE


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 177Lui? de semblables tours il ne craint point l'éclat;Il a permission d'être franc scélérat;Et loin qu'à son crédit nuise cette aventure,On l'en verra demain en meilleure posture.PHILINTEEnfin il est constant qu'on n'a point trop donnéAu bruit que contre vous sa malice a tourné:De ce côté déjà vous n'avez rien à craindre;Et pour votre procès, dont vous pouvez vous plaindre,Il vous est en justice aisé d'y revenir,Et contre cet arrêt...ALCESTENon: je veux m'y tenir.Quelque sensible tort qu'un tel arrêt me fasse,Je me garderai bien de vouloir qu'on le casse:On y voit trop à plein le bon droit maltraité,Et je veux qu'il demeure à la postéritéComme une marque insigne, un fameux témoignageDe la méchanceté des hommes de notre âge.Ce sont vingt mille francs qu'il m'en pourra coûter;Mais, pour vingt mille francs, j'aurai droit de pesterContre l'iniquité de la nature humaine,Et de nourrir pour elle une immortelle haine.PHILINTEMais enfin...ALCESTEMais enfin, vos soins sont superflus:Que pouvez-vous, Monsieur, me dire là-dessus?Aurez-vous bien le front de me vouloir en faceExcuser les horreurs de tout ce qui se passe?PHILINTE


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 178Non: je tombe d'accord de tout ce qu'il vous plaît:Tout marche par cabale et par pur intérêt;Ce n'est plus que la ruse aujourd'hui qui l'emporte,Et les hommes devraient être faits d'autre sorte.Mais est-ce une raison que leur peu d'équitéPour vouloir se tirer de leur société?Tous ces défauts humains nous donnent dans la vieDes moyens d'exercer notre philosophie:C'est le plus bel emploi que trouve la vertu;Et si de probité tout était revêtu,Si tous les cours étaient francs, justes et dociles,La plupart des vertus nous seraient inutiles,Puisqu'on en met l'usage à pouvoir sans ennuiSupporter, dans nos droits, l'injustice d'autrui;Et de même qu'un cœur d'une vertu profonde...ALCESTEJe sais que vous parlez, Monsieur, le mieux du monde;En beaux raisonnements vous abondez toujours;Mais vous perdez le temps et tous vos beaux discours.La raison, pour mon bien, veut que je me retire:Je n'ai point sur ma langue un assez grand empire;De ce que je dirais je ne répondrais pas,Et je me jetterais cent choses sur les bras.Laissez-moi, sans dispute, attendre Célimène:Il faut qu'elle consente au dessein qui m'amène;Je vais voir si son cœur a de l'amour pour moi,Et c'est ce moment-ci qui doit m'en faire foi.PHILINTEMontons chez Éliante, attendant sa venue.ALCESTENon: de trop de souci je me sens l'âme émue.Allez-vous-en la voir, et me laissez enfinDans ce petit coin sombre, avec mon noir chagrin.PHILINTE


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 179C'est une compagnie étrange pour attendre,Et je vais obliger Éliante à descendre.Scène IIORONTE, CÉLIMÈNE, ALCESTE.ORONTEOui, c'est à vous de voir si par des n?uds si doux,Madame, vous voulez m'attacher tout à vous.Il me faut de votre âme une pleine assurance:Un amant là-dessus n'aime point qu'on balance.Si l'ardeur de mes feux a pu vous émouvoir,Vous ne devez point feindre à me le faire voir;Et la preuve, après tout, que je vous en demande,C'est de ne plus souffrir qu'Alceste vous prétende,De le sacrifier, Madame, à mon amour,Et de chez vous enfin le bannir dès ce jour.CÉLIMÈNEMais quel sujet si grand contre lui vous irrite,Vous à qui j'ai tant vu parler de son mérite?ORONTEMadame, il ne faut point ces éclaircissements;Il s'agit de savoir quels sont vos sentiments.Choisissez, s'il vous plaît, de garder l'un ou l'autre:Ma résolution n'attend rien que la vôtre.ALCESTE, sortant du coin où il s'était retiré.Oui, Monsieur a raison: Madame, il faut choisir,Et sa demande ici s'accorde à mon désir.Pareille ardeur me presse, et même soin m'amène;Mon amour veut du vôtre une marque certaine,<strong>Le</strong>s choses ne sont plus pour traîner en longueur,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 180Et voici le moment d'expliquer votre cœur.ORONTEJe ne veux point, Monsieur, d'une flamme importuneTroubler aucunement votre bonne fortune.ALCESTEJe ne veux point, Monsieur, jaloux ou non jaloux,Partager de son cœur rien du tout avec vous.ORONTESi votre amour au mien lui semble préférable...ALCESTESi du moindre penchant elle est pour vous capable...ORONTEJe jure de n'y rien prétendre désormais.ALCESTEJe jure hautement de ne la voir jamais.ORONTEMadame, c'est à vous de parler sans contrainte.ALCESTEMadame, vous pouvez vous expliquer sans crainte.ORONTEVous n'avez qu'à nous dire où s'attachent vos v?ux.ALCESTE


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 181Vous n'avez qu'à trancher, et choisir de nous deux.ORONTEQuoi? sur un pareil choix vous semblez être en peine!ALCESTEQuoi? votre âme balance et paraît incertaine!CÉLIMÈNEMon Dieu! que cette instance est là hors de saison,Et que vous témoignez, tous deux, peu de raison!Je sais prendre parti sur cette préférence,Et ce n'est pas mon cœur maintenant qui balance:Il n'est point suspendu, sans doute, entre vous deux,Et rien n'est si tôt fait que le choix de nos v?ux.Mais je souffre, à vrai dire, une gêne trop forteÀ prononcer en face un aveu de la sorte:Je trouve que ces mots qui sont désobligeantsNe se doivent point dire en présence des gens;Qu'un cœur de son penchant donne assez de lumière,Sans qu'on nous fasse aller jusqu'à rompre en visière;Et qu'il suffit enfin que de plus doux témoinsInstruisent un amant du malheur de ses soins.ORONTENon, non, un franc aveu n'a rien que j'appréhende:J'y consens pour ma part.ALCESTEEt moi, je le demande:C'est son éclat surtout qu'ici j'ose exiger,Et je ne prétends point vous voir rien ménager.Conserver tout le monde est votre grande étude;Mais plus d'amusement, et plus d'incertitude:Il faut vous expliquer nettement là-dessus,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 182Ou bien pour un arrêt je prends votre refus;Je saurai, de ma part, expliquer ce silence,Et me tiendrai pour dit tout le mal que j'en pense.ORONTEJe vous sais fort bon gré, Monsieur, de ce courroux,Et je lui dis ici même chose que vous.CÉLIMÈNEQue vous me fatiguez avec un tel caprice!Ce que vous demandez a-t-il de la justice?Et ne vous dis-je pas quel motif me retient?J'en vais prendre pour juge Éliante qui vient.Scène IIIÉLIANTE, ORONTE, PHILINTE, CÉLIMÈNE, ALCESTE.CÉLIMÈNEJe me vois, ma cousine, ici persécutéePar des gens dont l'humeur y paraît concertée.Ils veulent l'un et l'autre, avec même chaleur,Que je prononce entre eux le choix que fait mon cœur,Et que, par un arrêt qu'en face il me faut rendre,Je défende à l'un d'eux tous les soins qu'il peut prendre.Dites-moi si jamais cela se fait ainsi.ÉLIANTEN'allez point là-dessus me consulter ici:Peut-être y pourriez-vous être mal adressée,Et je suis pour les gens qui disent leur pensée.ORONTEMadame, c'est en vain que vous vous défendez.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 183ALCESTETous vos détours ici seront mal secondés.ORONTEIl faut, il faut parler, et lâcher la balance.ALCESTEIl ne faut que poursuivre à garder le silence.ORONTEJe ne veux qu'un seul mot pour finir nos débats.ALCESTEEt moi, je vous entends si vous ne parlez pas.Scène dernièreACASTE, CLITANDRE, ARSINOÉ, ÉLIANTE, ORONTE, PHILINTE, CÉLIMÈNE, ALCESTE.ACASTEMadame, nous venons tous deux, sans vous déplaire,Éclaircir avec vous une petite affaire.CLITANDREFort à propos, Messieurs, vous vous trouvez ici,Et vous êtes mêlés dans cette affaire aussi.ARSINOÉMadame, vous serez surprise de ma vue;Mais ce sont ces messieurs qui causent ma venue:Tous deux ils m'ont trouvée, et se sont plaints à moiD'un trait à qui mon cœur ne saurait prêter foi.J'ai du fond de votre âme une trop haute estime,Pour vous croire jamais capable d'un tel crime:Mes yeux ont démenti leurs témoins les plus forts;Et l'amitié passant sur de petits discords,J'ai bien voulu chez vous leur faire compagnie,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 184Pour vous voir vous laver de cette calomnie.ACASTEOui, Madame, voyons, d'un esprit adouci,Comment vous vous prendrez à soutenir ceci.Cette lettre par vous est écrite à Clitandre.CLITANDREVous avez pour Acaste écrit ce billet tendre?ACASTEMessieurs, ces traits pour vous n'ont point d'obscurité,Et je ne doute pas que sa civilitéÀ connaître sa main n'ait trop su vous instruire;Mais ceci vaut assez la peine de le lire.Vous êtes un étrange homme, Clitandre, de condamner mon enjouement, et de me reprocher que je n'aijamais tant de joie que lorsque je ne suis pas avec vous. Il n'y a rien de plus injuste; et si vous ne venezbien vite me demander pardon de cette offense, je ne vous le pardonnerai de ma vie. Notre grandflandrin de Vicomte...Il devrait être ici.Notre grand flandrin de Vicomte, par qui vous commencez vos plaintes, est un homme qui ne sauraitme revenir; et depuis que je l'ai vu, trois quarts d'heure durant, cracher dans un puits pour faire desronds, je n'ai pu jamais prendre bonne opinion de lui. Pour le petit Marquis...C'est moi-même, Messieurs, sans nulle vanité.Pour le petit Marquis, qui me tint hier longtemps la main, je trouve qu'il n'y a rien de si mince que toutesa personne; et ce sont de ces mérites qui n'ont que la cape et l'épée. Pour l'homme aux rubans verts...À vous le dé, Monsieur.Pour l'homme aux rubans verts, il me divertit quelquefois avec ses brusqueries et son chagrin bourru;mais al est cent moments où je le trouve le plus fâcheux du monde. Et pour l'homme au sonnet...Voici votre paquet.Et pour l'homme au sonnet, qui s'est jeté dans le bel esprit et veut être auteur malgré tout le monde, jene puis me donner la peine d'écouter ce qu'il dit; et sa prose me fatigue autant que ses vers. Mettezvousdonc en tête que je ne me divertis pas toujours si bien que vous pensez, que je vous trouve à direplus que je ne voudrais, dans toutes les parties où l'on m'entraîne, et que c'est un merveilleuxassaisonnement aux plaisirs qu'on goûte que la présence des gens qu'on aime.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 185CLITANDREMe voici maintenant moi.Votre Clitandre dont vous me parlez, et qui fait tant le doucereux, est le dernier des hommes pour quij'aurais de l'amitié. Il est extravagant de se persuader qu'on l'aime; et vous l'êtes de croire qu'on ne vousaime pas. Changez, pour être raisonnable, vos sentiments contre les siens; et voyez-moi le plus quevous pourrez, pour m'aider à porter le chagrin d'en être obsédée.D'un fort beau caractère on voit là le modèle,Madame, et vous savez comment cela s'appelle.Il suffit: nous allons l'un et l'autre en tous lieuxMontrer de votre cœur le portrait glorieux.ACASTEJ'aurais de quoi vous dire, et belle est la matière;Mais je ne vous tiens pas digne de ma colère;Et je vous ferai voir que les petits marquisOnt, pour se consoler, des cours de plus haut prix.ORONTEQuoi? de cette façon je vois qu'on me déchire,Après tout ce qu'à moi je vous ai vu m'écrire!Et votre cœur, paré de beaux semblants d'amour,À tout le genre humain se promet tour à tour!Allez, j'étais trop dupe, et je vais ne plus l'être.Vous me faites un bien, me faisant vous connaître:J'y profite d'un cœur qu'ainsi vous me rendez,Et trouve ma vengeance en ce que vous perdez.(à Alceste.)Monsieur, je ne fais plus d'obstacle à votre flamme,Et vous pouvez conclure affaire avec Madame.ARSINOÉCertes, voilà le trait du monde le plus noir;Je ne m'en saurais taire, et me sens émouvoir.Voit-on des procédés qui soient pareils aux vôtres?Je ne prends point de part aux intérêts des autres;Mais Monsieur, que chez vous fixait votre bonheur,Un homme comme lui, de mérite et d'honneur,Et qui vous chérissait avec idolâtrie,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 186Devait-il...?ALCESTELaissez-moi, Madame, je vous prie,Vuider mes intérêts moi-même là-dessus,Et ne vous chargez point de ces soins superflus.Mon cour a beau vous voir prendre ici sa querelle,Il n'est point en état de payer ce grand zèle;Et ce n'est pas à vous que je pourrai songer,Si par un autre choix je cherche à me venger.ARSINOÉHé! croyez-vous, Monsieur, qu'on ait cette pensée,Et que de vous avoir on soit tant empressée?Je vous trouve un esprit bien plein de vanité,Si de cette créance il peut s'être flatté.<strong>Le</strong> rebut de Madame est une marchandiseDont on aurait grand tort d'être si fort éprise.Détrompez-vous, de grâce, et portez-le moins haut:Ce ne sont pas des gens comme moi qu'il vous faut;Vous ferez bien encor de soupirer pour elle,Et je brûle de voir une union si belle.Elle se retire.ALCESTEHé bien! je me suis tu, malgré ce que je voi,Et j'ai laissé parler tout le monde avant moi:Ai-je pris sur moi-même un assez long empire,Et puis-je maintenant...?CÉLIMÈNEOui, vous pouvez tout dire:Vous en êtes en droit, lorsque vous vous plaindrez,Et de me reprocher tout ce que vous voudrez.J'ai tort, je le confesse, et mon âme confuseNe cherche à vous payer d'aucune vaine excuse.J'ai des autres ici méprisé le courroux,Mais je tombe d'accord de mon crime envers vous.Votre ressentiment, sans doute, est raisonnable:Je sais combien je dois vous paraître coupable,Que toute chose dit que j'ai pu vous trahir,Et qu'enfin vous avez sujet de me haïr.Faites-le, j'y consens.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 187ALCESTEHé! le puis-je, traîtresse?Puis-je ainsi triompher de toute ma tendresse?Et quoique avec ardeur je veuille vous haïr,Trouvé-je un cour en moi tout prêt à m'obéir?(à Éliante et Philinte.)Vous voyez ce que peut une indigne tendresse,Et je vous fais tous deux témoins de ma faiblesse.Mais, à vous dire vrai, ce n'est pas encor tout,Et vous allez me voir la pousser jusqu'au bout,Montrer que c'est à tort que sages on nous nomme,Et que dans tous les cours il est toujours de l'homme.Oui, je veux bien, perfide, oublier vos forfaits;J'en saurai, dans mon âme, excuser tous les traits,Et me les couvrirai du nom d'une faiblesseOù le vice du temps porte votre jeunesse,Pourvu que votre cour veuille donner les mainsAu dessein que j'ai fait de fuir tous les humains,Et que dans mon désert, où j'ai fait vou de vivre,Vous soyez, sans tarder, résolue à me suivre:C'est par là seulement que, dans tous les esprits,Vous pouvez réparer le mal de vos écrits,Et qu'après cet éclat, qu'un noble cour abhorre,Il peut m'être permis de vous aimer encore.CÉLIMÈNEMoi, renoncer au monde avant que de vieillir,Et dans votre désert aller m'ensevelir?ALCESTEEt s'il faut qu'à mes feux votre flamme réponde,Que vous doit importer tout le reste du monde?Vos désirs avec moi ne sont-ils pas contents?CÉLIMÈNELa solitude effraye une âme de vingt ans:Je ne sens point la mienne assez grande, assez forte,Pour me résoudre à prendre un dessein de la sorte.Si le don de ma main peut contenter vos vœux,Je pourrai me résoudre à serrer de tels nœuds;


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 188Et l'hymen...ALCESTENon: mon cour à présent vous déteste,Et ce refus lui seul fait plus que tout le reste.Puisque vous n'êtes point, en des liens si doux,Pour trouver tout en moi, comme moi tout en vous,Allez, je vous refuse, et ce sensible outrageDe vos indignes fers pour jamais me dégage.(Célimène se retire, et Alceste parle à Éliante.)Madame, cent vertus ornent votre beauté,Et je n'ai vu qu'en vous de la sincérité;De vous, depuis longtemps, je fais un cas extrême;Mais laissez-moi toujours vous estimer de même;Et souffrez que mon cour, dans ses troubles divers,Ne se présente point à l'honneur de vos fers:Je m'en sens trop indigne, et commence à connaîtreQue le Ciel pour ce n?ud ne m'avait point fait naître;Que ce serait pour vous un hommage trop basQue le rebut d'un cour qui ne vous valait pas;Et qu'enfin...ÉLIANTEVous pouvez suivre cette pensée:Ma main de se donner n'est pas embarrassée;Et voilà votre ami, sans trop m'inquiéter,Qui, si je l'en priois, la pourrait accepter.PHILINTEAh! cet honneur, Madame, est toute mon envie,Et j'y sacrifierais et mon sang et ma vie.ALCESTEPuissiez-vous, pour goûter de vrais contentements,L'un pour l'autre à jamais garder ces sentiments!Trahi de toutes parts, accablé d'injustices,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 189Je vais sortir d'un gouffre où triomphent les vices,Et chercher sur la terre un endroit écartéOù d'être homme d'honneur ont ait la liberté.PHILINTEAllons, Madame, allons employer toute chose,Pour rompre le dessein que son cœur se propose. ■FINHài KÎchKÈ Y‰m Th‰ (ti‰p theo và h‰t)Tác giä : Molière (1622-1673)DÎch giä : Minh ThuMÀN IIICẢNH ICLITANDRE, ACASTEClitandre : Thưa Hầu tước thân mến, như tôi thấy thì ông có vẻ vui lòng về mình lắm : mọi thứ đềulàm ông vui lòng, và chẳng có gì gây phiền toái cho ông. Nhưng cứ với lòng thành thực, mà không tựlừa phỉnh mình, thì ông có tin là ông có những lý do chính đáng để tỏ ra vui lòng đến thế chăng?Acaste : Ôi trời! Khi tôi tự nhìn mình thì tôi không thấy, hay cảm thấy có điều gì gây ưu phiền tronglòng. Tôi giầu có, trẻ trung, và sinh trưởng trong một gia đình mà có đôi lý do chính đáng để được gọilà thuộc giòng giõi quý phái; Và tôi tin tưởng, với cái đẳng cấp do gia đình truyền lại, thì chẳng có mấychức vị mà tôi lại không có thể đạt được. Về trí dũng, mà cần phải đặc biệt đặt giá trị, thì, - không phảilà nói ta đây đâu nhé - ai cũng biết là điều tôi không thiếu, và người ta đã thấy tôi xử lý những vụ liêncan đến danh dự với đủ mạnh mẽ và bằng một cung cách linh hoạt. Về trí tuệ thì chắc chắn tôi có chútthông minh; rồi tôi còn sở thích tao nhã và giám khảo mọi cái không cần nghiên cứu hay lý luận tạinhững buổi trình diễn đầu mùa mà tôi rất mến ưa, giữ vai nhà thông thái phê bình gia, trên hàng ghế tạirạp hát, đưa ra quan điểm trong tư cách giám khảo, để vỗ tay, và chỉ rõ những đoạn hay ho nhất bằng


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 190những tiếng hoan hô liên tục. Tôi còn là người khá khéo léo, từ điệu đàng hoàng, mặt mũi sáng sủa,nhất là hàm răng đều đặn, và vóc dáng thanh tao. Tôi tin tưởng, mà không tự xu nịnh, rằng nói về ănmặc thanh lịch, thì chẳng có mấy ai thắng được tôi. Tôi thấy tôi được đối đãi với mọi sự ưu ái khả dĩ,rất được phái yếu yêu chiều; và tôi hợp ý rất tốt với nhà vua. Với mọi lợi thế như vậy, thì theo thiển ý,thưa ngải hầu tước quý mến của tôi, mình tất phải hài lòng về mình ở bất cứ nơi đâu.Clitandre : Đúng thế. Nhưng dễ dàng gặt hái được những thành quả ở nơi khác như vậy, thì tại sao lạiphải đến đây để buông những tiếng thở dài vô vọng như vầy chứ?Acaste : Tôi? Trời đất quỷ thần! Tôi không mong và cũng không có ý chịu đựng sự thờ ơ của bất cứmột ngưởi đàn bà nào. Tôi để chuyện đó cho những kẻ vụng về, những phường tài cán xoàng xĩnh, đểthường xuyên nung nấu chờ đợi những cô nàng ác độc, để mòn mỏi dưới chân họ, và chiu đựng cái khóthương của họ, để phải cầu đảo tới những lời than van và những giọt nước mắt, và để cố gắng bằngnhững theo đuổi siêng năng, kiên trì, mà không đạt được cái chẳng mấy xứng đáng của các nàng. Cònnhững người có phong thái như tôi, thưa hầu tước, thì không sống để yêu bằng lòng tín nhiệm và khứngchịu lấy mọi tổn phí đâu. Dù cho sự xứng đáng của các nàng lớn đến đâu đi nữa thì tôi nghĩ, cám ơnTrời, rằng giới mày râu cũng có giá trị không kém gì họ. Và chiếm được trái tim tôi, mà họ lại khôngphải chịu phí tổn gì thì quả là điều không hợp lý, và rằng để cho mọi điều được cân xứng, thì những tỏbầy phải có đi có lại.Clitandre : Vậy là ông tin rằng ông đủ xứng đáng để có mặt nơi đây sao, thưa hầu tước?Acaste : Tôi có vài lý do để tin là vậy, thưa hầu tước.Clitandre : Hãy tin tôi đi, hãy tự tránh sự lầm lẫn lớn lao này đi: ông tự phỉnh ông đấy, ông bạn thâncủa tôi ơi, ông hoàn toàn tự gạt ông đấy.Acaste : Đúng đấy. Tôi tự nịnh mình, và thật sự, tôi hoàn toàn tự gạt tôi.Clitandre : Nhưng điều gì đã khiến ông thẩm định niềm hạnh phúc trọn vẹn của ông chứ?Acaste : Thì tôi tự nịnh mình mà.Clitandre : Căn cứ vào đâu mà ông có những phỏng chừng đó?Acaste : Thì tôi hoàn toàn tự gạt tôi thôi.Clitandre : Thế ông có bằng chứng chắc chắn nào không?Acaste : Tôi nói ông nghe tôi lầm lẫn thôi mà.Clitandre : Thế Célimène đã có lời thề ước bí mật nào cho khuynh hướng của nàng không?Acaste : Không, nàng ngược đãi tôi.Clitandre : Hãy trả lời tôi thật đi. Tôi van ông.Acaste : Tôi chẳng được gì cả, ngoài sự cự tuyệt.Clitandre : Chúng ta hãy ngưng trò chế giễu đi; và hãy nói cho tôi biết hy vọng nàng dành cho ông rasao?


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 191Acaste : Tôi là người bị từ khước, và ông là người may mắn. Nàng tránh né hẳn tôi, và một ngày nàođó tôi sẽ tự treo cổ cho xong.Clitandre : Nói chi bậy bạ. Nào thưa hầu tước, liệu chúng ta có thể chỉnh đốn những chuyện tình củachúng ta, để cùng nhau đạt đến một thỏa hiệp chăng? Bất cứ khi nào, một người trong hai chúng ta cóthể cho thấy một bằng chứng xác đáng là dành được phần lớn hơn của trái tim Célimène, thì người kiasẽ dành chọn đất dụng võ cho người giả tỉ thắng lợi, nghĩa là dẹp hẳn một tình địch kiên trì.Acaste : Trời, trời! Những lời nói làm tôi hài lòng, và từ đáy lòng tôi, tôi đồng ý với thỏa hiệp đó.Nhưng xụyt…CẢNH IICÉLIMÈNE. CLITANDRECélimène : Sao! Vẫn còn đây à?Clitandre : Tình yêu cầm chân chúng tôi.Célimène : Tôi nghe tiếng cỗ xe tới dưới kia. Quý ông có biết xe ai tới không?Clitandre : Thưa không.Basque : Thưa bà, Arisoné, lên đây để gặp bà ạ.Célimène : Bà ta muốn gì với tôi vậy cà?CẢNH IIICÉLIMÈNE. ACASTE, BASQUE, CLITANDREBasque : Éliante đang nói chuyện với bà ta ở dưới nhà.Célimène : Bà ta nghĩ gì thế và ai mời bà ta đến đây?Acaste : Nơi đâu bà ta cũng có tiếng là con người quá đạo mạo, và cái lòng nhiệt thành hăng hái của bàta…Célimène : Ờ, ờ, dóc tổ. Trong đáy tâm hồn bà ta, thì bà ta cũng thế tục như bất cứ ai; và những chủ ýcủa bà ta là nhắm bắt lấy một người nào đó, tuy nhiên bà ta không đạt được ý muốn này. Bà ta chỉ cóthể nhìn, với niềm thèm ước, những nhân tình đuợc chấp nhận của những người khác; và trong tìnhtrạng tồi tệ của mình, bị tất ca ruồng bỏ, bà ta luôn luôn mắng mỏ cái sự mù lòa của thế kỷ. Bà cố gắngche dấu sự cô đơn đáng sợ trong căn nhà của bà bằng lớp màn đạo mạo giả tạo; và để cứu vớt danh dựcho cái vô duyên của mình, bà gán cho tội đồ cái quyền lực giả tưởng. Vậy mà một tình nhân sẽ đượcbà hết sức ưu ái, và ngay cả với Alceste bà ta đã có tình cảm trìu mến, bà ta sẽ cho là tôi đã giành giựtmất của bà bất cứ sự quan tâm nào Alceste dành cho tôi, và là một sỉ nhục đối với những nét hấp dẫncủa bà ta; và sự ghen tuông hờn căm mà bà ta không thể che dấu được, được bộc phát đối với tôi trongbất cứ dịp nào một cách ám muội. Tóm lại, với ý thích của tôi, thì tôi chưa hề thấy cái cảnh nào ngu


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 192ngốc đến thế. Bà ta thật là hết sức xấc xược. Và…CẢNH IVARSINOÉ, CÉLIMÈNECélimène : Ấy! Dịp may hạnh phúc nào đã đưa bà đến đây vậy? Mà thưa bà, cứ thành thực thì tôi đanglo lắng về bà đấy.Arsisnoé : Tôi đến vì tôi nghĩ tôi cần phải nêu ra với bà vài ý kiến.Célimène : Ấy, Chúa tôi! Thật là tôi rất hài lòng gặp bà. (Clitandre và Acaste đi ra và cười)Arsisnoé : Họ bỏ đi vào lúc không thể nào thuận tiện hơn.Célimène : Nào, chúng ta ngồi xuống chứ?Arsisnoé : Không cần thiềt phải ngồi đâu. Thưa bà, tình bằng hữu nhất thiết phải cho thấy những điềucó ảnh hưởng đến chúng ta; và vì không có gì quan trọng hơn là danh dự và nghi lễ, tôi đến, vì một ýkiến liên hệ mật thiết với danh tiếng của bà, vì tình bạn mà tôi có với bà. Số là hôm qua tôi nói chuyệnvới một số người có đức hạnh đơn sơ, khi câu chuyện hướng tới bà; thì hạnh kiểm của bà, mà đã tạo ranhững tiếng vang, thì đáng buồn, mà thưa bà, thật không đáng được ca ngợi chút nào.Cái đám ngườimà bà quen biết và cho phép lui, tới; sự lịch thiệp của bà cùng những tai tiếng theo đó đã bị chỉ tríchkhá thẳng thừng, và mạnh mẽ hơn là tôi chờ đợi. Bà có thể dễ dàng tưởng tượng là tôi đã về phe ai.Tôi đã làm trong phạm vi có thể để bênh vực bà.Tôi đã bào chữa cho bà, và bảo đảm cho sự trong sạchcủa trái tim bà, cùng sự thành thực trong ý đồ của bà. Nhưng bà biết đấy có những chuyện trong đời màmình không thể nào bênh vực được, dù rằng mình rất muốn làm như thế; và tôi thấy tôi phải thú nhậnlà lối sống của bà quả có gây cho bà đôi điều không hay đấy, rằng đối với mọi người lối sống đó gây racái nhìn nghi hoặc, và có những chuyện bực mình người ta kể khắp nơi, và nếu bà muốn thì lối cư xửcủa bà sẽ bớt làm người ta đàm tiếu. Không phải tôi tin tưởng lễ nghi lịch sự, trong bất cứ đường lốinào, thì có tính cách xúc phạm đâu. Xin trời trừng trị nếu tôi lại nghĩ như thế! Nhưng con người lại sẵnsàng tin vào ám chỉ nhẹ nhất cho một tội đồ, và chính bản thân ai sống vô tội thì vẫn là chưa đủ. Thưabà, tôi tin bà là người có tâm hồn rất biết điều để mà lại không nhận lấy lời khuyên răn lợi ích này, chứkhông chỉ gán lời khuyên ấy cho những nhắc nhở thầm kín của một người có cảm tình chú ý đến phúchạnh của bà.Célìmène : Thưa bà, tôi xin đa tạ bà. Lời khuyên nhủ như vậy đặt tôi vào một sự cam kết; và vì tôichẳng thể nào bỏ qua, nên ngay lúc này đây, tôi có ý đáp lễ bà bằng một ý kiến mà cũng liên quan mậtthiết đến danh tiếng của bà; và vì tôi thấy bà đã chứng minh là bạn tôi để cho tôi biết những câu chuyệnloan truyền về tôi, thì dến lượt tôi xin theo cái gương dịu ngọt đó để nói cho bà biết điều họ nói về bà.Hôm vừa rồi, tại một ngôi nhà tôi đến thăm, tôi đã gặp một số người guơng mẫu xứng đáng, họ, trongkhi nói về những bổn phận thật sự của một đời sống tốt đẹp, đã chuyển đề tài đế nói đến bà đó, thưa bà.Trong câu chuyện thì sự đạo mạo của bà, và tính xiêng năng nhiệt thành của bà đã không hề được coi làcái gương tốt. Cái giả tạo này trong lối cư xử bề ngoài nghiêm trang, lối nói chuyện muôn đời của bàvề sự khôn ngoan và danh dự, những điệu bộ, những quan điểm của bà trước những ngụ ý sỗ sàng nhẹ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 193nhất, mà rất có thể được đưa ra qua một lời nói vô tình tuy là hàm hồ, sự kiêu hãnh của bà về niềm qúytrọng bà tự gán cho mình, và những cái nhìn ái ngại của bà cho mọi người, những lời lên lớp thườngxuyên của bà cùng những lời chỉ trích chát chua của bà đối với mọi sự có tính cách trong sạch và vôhại; mọi điều đó, nếu tôi được mạn phép để nói thẳng với bà, thì đã bị mọi người đồng thanh khiểntrách đó, thưa bà. Người ta nói cái vẻ giả bộ khiêm cung, cái khôn khéo ngoài mặt đó, che dấu đi mọisự thật thì có lợi ích gì đâu nhỉ? Bà đọc kinh với những lời kinh cầu chính xác nhất, nhưng bà lại đánhđập đầy tớ của bà và không trả cho họ đồng lương nào. Tại mọi nơi cần tới sự tận tụy bà phô bầy lòngnhiệt thành lớn lao, nhưng bà lại trang điểm phấn son, và muốn thấy mình là người đẹp đẽ. Trên nhữngbức họa, bà che dấu những nét lõa lổ, là điều ngoài đời bà lại yêu thích. Còn tôi, tôi đã bênh vực bàtrước tất cả mọi người, và bảo đảm chắc chắn với họ rằng chẳng có gì đúng cả ngoài tin đồn dèm phathôi, nhưng quan điểm chung của họ đã chống lại tôi, và họ đã đi đến kết luận là bà sẽ đạt được kết quảtốt đẹp khi bà ít quan tâm hơn đến những hành động của những người khác, và chú trọng hơn một chúttới những hành động của chính bà; rằng ta nên tự vắt tay lên trán tự vấn mình trước khi nghĩ đếnchuyện lên án những người khác; và rằng khi mình muốn sửa lỗi những người khác mình phải cho thấymình có một đời sống khuôn mẫu trước đã; và ngay cho cả khi đó thì điều tốt hơn là hãy để chuyện đócho những ai trời đã dành cho nhiệm vụ của họ. Thưa bà, tôi tin bà là người có tâm hồn rất biết điều đểmà lại không nhận lấy lời khuyên răn lợi ích này, chứ không chỉ gán lời khuyên ấy cho những nhắc nhởthầm kín của một người có cảm tình chú ý đến phúc hạnh của bà.Arisoné : Với bất cứ điều gì chúng ta có thể gặp phải khi chúng ta khiển trách, tôi không mong đợi lờiđối đáp bắt bẻ của bà, và qua những lời gay gắt ấy tôi thấy lời khuyên của tôi đã làm bà bị tổn thươngbiết bao!Célimène : Ấy, trái lại đấy, thưa bà; và nếu chúng ta biết điều, thì những lời khuyên bảo này sẽ trở nênchuyện thông thường thôi.Nếu qua sự thực hành này mà ta đạt đuợc sự thực thà, thì sẽ có thể triệt hạ đirất nhiều cái tư tưởng mình là con người hoàn hảo của mọi người đấy bà ạ. Chuyện này thì hoàn toàntuỳ thuộc vào bà để chúng ta tiếp tục chuyện thực thi đáng tin cậy này với lòng nhiệt thành tương xứng,và chuyện liệu chúng ta sẽ có đặt niềm quan tâm nhiều để nói cho nhau biết, giữa chúng ta, điều chúngta nghe được, bà nghe về tôi, tôi nghe về bà chăng?Arsinoé : Ấy, thưa bà tôi chẳng nghe thấy ai nói chi về bà hết. Thiên hạ chỉ thấy tôi là có nhiều điềuđáng khiển trách thôi.Célimène : Thưa bà, tôi tin rằng người ta có thể khiển trách hay tâng bốc mọi điều; và ai cũng có thểđúng tuỳ vào tuổi tác hay sở thích của họ. Có thời cho sự lịch lãm, cũng có thời cho sự đạo mạo. Ngườita có thể theo thời vì chính trị, khi những thu hút của thời trẻ đã nhạt nhòa : điều này giúp che dấu đinhững tàn phá phiền phức của thời gian. Tôi không nói rằng một ngày nào đó tôi lại không theo vếtchân bà : những điều đó thường đi đôi với tuổi già; nhưng như ai ai đều biết, tuổi đôi mươi không phảilà giai đoạn đóng vai trò đạo mạo.Arsinoé : Bà thật là tự hào về một lợi điểm rất nhỏ nhoi, và bà thổi phồng cái tuổi trẻ của bà một cáchdễ sợ. Dù sự chênh lệch tuổi tác của tôi với bà ra sao đi nữa, thì cũng chẳng có gì mà phải làm tochuyện; và tôi thật không hiểu nổi, thưa bà, vì sao mà bà lại giận đến thế chứ, và cái gì đã khiến bà đãkhích bác lạ lùng như thế.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 194Célimène : Còn tôi, thưa bà, tôi cũng không rõ không kém vì sao ở khắp nơi, người ta cứ nghe thấy bàchửi bới tôi cay chua. Bộ tôi cứ phải chịu khổ vì những khó chịu của bà sao chứ? Tôi biết làm sao đây,khi mọi người không chịu để ý đến bà chứ? Nếu đàn ông yêu tôi, và cứ hàng ngày nhất định dành chotôi những chú tâm đó của họ mà bà muốn tôi không được hưởng, tôi không thể thay đổi đuợc tình trạngvà không phải lỗi tại tôi. Tôi để bà tự do thao túng, và đâu có ngăn cản bà dùng cái duyên dáng của bàđể thu hút họ.Arsinoé : Than ôi! Bộ bà cho rằng tôi sẽ tự bận lòng với cái đám người tình mà bà tự hào như thế đó à,và ngày nay thật không phải là dễ dàng gì lắm để phán đoán là họ bị thu hút vì cái giá nào đâu nhé? Bộbà muốn làm cho người ta tin rằng, căn cứ vào những gì đang diễn tiến, thì cái sắc đẹp của bà khôngthôi đã thu hút cái đám đó sao; và rằng tình cảm của họ đối với bà thì hoàn toàn thành thực sao, vàkhông gì ngoài cái đức hạnh của bà khiến họ tất cả chạy theo tán tỉnh bà sao? Người ta không bị mùquáng về những giả tạo trống rỗng đó đâu nhé; thế giới không bị lừa bịp như vậy đâu; và tôi thấy nhiềubà có thể gợi hứng cho những tình cảm dịu dàng trìu mến, thì dù sao vẫn không thu hút được một đámcông tử bột, và từ xự kiện đó người ta có thể kết luận rằng những sự chinh phục đó không phải làkhông có những bước mời mọc trước; và rằng không ai buồn nhìn tới đôi mắt đẹp, và nét đẹp mà thôicủa chúng ta; và rằng những chú ý dành cho chúng ta, nói chung, đã được mua với giá đắt đỏ. Vì thế,hãy đừng tự nâng mình lên với thắng lợi tưởng là vẻ vang như thế cho những lợi thế phù phiếm củamột thắng lợi nhỏ nhoi; và hãy giảm bớt phần nào niềm tự hào về sắc đẹp của bà đi, thay cho cái nhìnkhinh khi đối với những ai kém sắc hơn bà. Nếu mắt chúng tôi thật thèm ước những cuộc chinh phụccủa bà thì tôi nghĩ mình cũng có thể làm như những người khác; cứ đừng dè dặt và vì thế cứ phô bầy vànhư vậy là ta có những nhân tình, khi nào ta muốn có.Célimène : Vâng, thưa bà, thì xin bà cứ có người yêu đi, và hãy để chúng tôi thấy bà thử nghiệm; cốgắng làm vui lòng với sự bí mật bất thường này; mà không…Arisoné : Chúng ta hãy ngưng câu chuyện này đi thưa bà, nó rất có thể gây quá nhiều khích động chomáu nóng của bà lẫn của tôi; và nhẽ ra tôi đã xin phép để ra về rồi, nếu tôi không phải chờ cỗ xe củatôi.Célimène : Xin bà cứ ở chơi lâu chừng nào bà muốn, thưa bà, và đừng vội vàng về chuyện xe cộ làmchi, thay vì làm bà mệt mỏi lâu hơn nữa về sự hiện diện của tôi, tôi sẽ để bà nói chuyện với ông đây,người vừa đến thật đúng lúc, ông ta sẽ thay thế tôi tốt hơn để giúp bà tiêu khiển thời giờ. Alceste à, tôiphải có chuyện viết vài chữ mà tôi không thể trì hoãn được, xin nhờ ông ngồi hầu chuyện bà đây, bà đãcó lòng dễ dãi thứ lỗi cho hành động bất lịch sự của tôi .CẢNH VALCESTE, ARSINOÉArsinoé : Ông thấy đó, bà ta muốn tôi ngồi lại đây trò chuyện với ông, trong khi chờ cỗ xe của tôi tới.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 195Bà ta không thể nghĩ ra một sự đối đãi nào dụ hoặc cho tôi hơn là một cuộc trò chuyện như vầy, thưaông. Thật thế, những con người có biệt tài thường thu hút sự quý trọng và sự yêu mến của mọi người;và những tài năng của ông chắc chắn có một sức quyến rũ làm cho tôi chú ý đến mọi chuyện của ông.Tôi muốn cầu mong rằng triều đình, với sự quý trọng thật sự đối với tài năng của ông, sẽ dành công lýnhiều hơn cho xứng đáng với ông. Ông có lý do để than phiền; và tôi cảm thấy bị mếch lòng khi thấyngày lại ngày qua đi mà không có gì đã đuợc thực hiện cho ông.Alceste : Cho tôi ư, thưa bà? Và lấy cái quyền gì mà tôi có thể ra cái điều đòi hỏi chứ? Tôi đã làmđược việc gì cho nhà nước? Xin bà cho biết, tôi đã làm được gì tự nó vẻ vang đến thế để mà khiếu nạivới triều đình làm điều gì đó cho tôi chứ?Arisoné : Không phải ai ai được nhà nước vui lòng ban thưởng đều đã có những công lao rõ ràng; phảicó cơ hội lẫn quyền lực; và những khả năng mà mạn phép ông, chúng tôi nhận định được thì phải…Alceste : Ôi, trời ơi, chúng ta hãy đừng nói gì thêm về những khả năng của tôi nữa, tôi cầu khẩn bà.Thế chứ bà muốn triều đình phải làm gì nào? Triều đình đã đủ đa đoan công chuyện rồi hơi sức đâu màcòn khám phá ra những tài năng của dân chúng cơ chứArisoné : Tài năng thật sự thì tự nó khám phá. Nhiều tài năng của ông đã đuợc khám phá ở những nơinào đó; và hãy để tôi nói ông hay là mới vừa hôm qua đây thôi, ông đã được những nhân vật có địa vịrất quan trọng nói đến hết sức vẻ vang ở hai hội quán xuất chúng.Alceste : Về chuyện đó thì thưa bà ngày nay ai ai cũng đều được khen tặng, và trong thời đại chúng ta,hiện không có mấy sự kỳ thị. Mọi thứ đều được coi ngang với tài năng lớn, vì thế chẳng còn là hânhạnh khi được ban thưởng nữa. Ca ngợi cứ đầy rẫy ra, sự khen thưởng tự tròng lên đầu người ta, ngaycả người hầu phòng của tôi cũng có tên đăng trên báo đấy.Arisoné : Còn phần tôi, tôi có thể cầu mong rằng, để giúp ông có đuợc sự chú ý nhiều hơn, thì một vịthế nơi triều đình có làm ông xiêu lòng chăng. Phải chi ông cho tôi một ám chỉ là ông thật sự suy nghĩvề điều này thì, để phục vụ ông, ta có thể làm guồng máy chuyển động, và tôi biết một vài người tôi cóthể xử dụng để giúp ông và họ có thể hành xử vụ này đủ êm thắm.Alceste : Vậy, thưa bà, bà muốn tôi sẽ phải làm gì khi tới đó, ý của riêng tôi thì muốn tôi tránh xachuyện này hơn. Ông trời khi cho tôi ra đời, đã không cho tôi cái trí óc phù hợp với bầu không khí củatriều đình. Tôi không có những đạo đức cần thiết để thành công, hay để đạt được sự giầu có tại nơi đó.Thẳng thắn và thành thực là tài năng lớn nhất của tôi, tôi không có được cái nghệ thuật nói năng lừa dốingười; và ai không có cái thiên phú dấu giếm những ý nghĩ của mình thì không thể tồn tại lâu ở nhữngnơi đó. Chắc chắn khi ở bên ngoài triều đình ta không có cái thế đó, và không đuợc hưởng những tướcvị vẻ vang mà triều đình ban thưởng ngày nay, nhưng mặt khác, ta không gặp sự phiền toái trong việcđóng vai chàng ngốc nghếch khờ khạo. Ta không phải chịu đựng ngàn lời cự tuyệt ác độc; và như thế,ta không bị buộc phải ca tụng những vần thơ của một ông nào đó, hay ngợi khen một bà nào đó, cùnglà chịu đựng tính chướng của một vài hầu tước khéo léo nào đó.Arsinóe : Thôi thì như ý ông muốn, chúng ta bỏ đề tài về triều đình : nhưng tôi không sao lại khôngbuồn lòng về chuyện tình của ông, và để đưa ra quan điểm của tôi về chuyện vừa mới đề cập đây thì tôinhiệt thành ước gì ông đặt tình yêu nồng nhiệt của ông vào nơi khá hơn. Chắc chắn ông đáng được


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 196hưởng một số phận hạnh phúc hơn nhiều, và người phụ nữ làm ông say mê thì không xứng đáng vớiông đâuAlceste : Nhưng khi nói như vậy thì tôi xin bà hãy nghĩ kỹ vì người đó, thưa bà, là bạn bà đấy ạ.Arsinoé : Vâng, nhưng lương tâm tôi thật sự bị thương tổn quá lâu rồi khi thấy sự bất công mà người tagây cho ông. Thấy ông trong tình trạng đó khiến lòng tôi rất sầu não, và tôi xin cho ông biết là người tađang phụ tình ông đóAlceste : Thưa bà, bà vừa cho tôi thấy một hành động đa cảm, và những lời cảnh báo như vậy làm chomột nhân tình biết ơn!Arsinoé: Vâng, Célimène là bạn tôi đấy, nhưng tôi sẽ không do dự để nói bà ta không đáng đạt đượctrái tim của một con người lịch thiệp; và trái tim của bà ta thì chỉ dành cho ông những sự dịu ngọt giảtạo.Alceste : Có thể là vậy, thưa bà : ta không nhìn được những trái tim; nhưng từ tâm của bà sẽ đượctruyền đạt tốt để đưa vào tâm tôi một ý nghĩ như thế.Arsinoé : Nếu ông không muốn tránh khỏi bị lừa dối, thì không gì dễ hơn là chẳng nên nói gì cho ôngbiết.Alceste : Thưa không đâu, nhưng về chuyện này thì dù cho họ công khai cho mình biết thì những hồnghi gây phiền lòng hơn bất cứ mọi chuyện nào; và với tôi, tôi muốn họ đừng cho tôi biết trừ phi họcho tôi thấy sự thật rõ ràng.Arsinoé : Rất tốt thôi! Như thế là đủ rồi đấy; tôi có thể làm sáng tỏ đầy đủ với ông về chuyện này. Tôisẽ cho ông thấy bằng chính mắt ông chứ chẳng phải tin xuông điều gì cả. Ông chỉ cần vui lòng cùng đivới tôi về nhà tôi không mấy xa đây; tôi sẽ cho ông bằng chứng không chối cãi được của sự phụ tìnhcủa bà bạn lòng của ông; và, nếu sau đó, ông có thể tìm những nét duyên dáng ở một ai khác, thì có lẽchúng tôi sẽ giúp ông tìm kiếm đôi niềm an ủi.MÀN IVCẢNH IPHILINTE, ELIANTEPhilinte : Thật tình, tôi chưa hề thấy ai lại có đầu óc bướng bỉnh như thế, hay khó khăn hơn thế trongviệc đạt đến một sự hòa giải. Thật vô ích khi người ta nói với Alceste về đủ mọi khía cạnh để làm anhta xiêu lòng, thì anh ta vẫn cứ duy trì quan điểm của mình, và tôi cho rằng chưa hề bao giờ một vụtranh chấp kỳ cục hơn lại có thể thu hút sự chú trọng của những ông này: “Không, thưa các ông, anh tanói, tôi sẽ không lấy lại lời nói đâu, và tôi sẽ đồng ý với các ông về mọi điểm, ngoại trừ điểm này. Đólà điều gì đã xúc phạm Oronte chứ? Và ông ta phiền trách tôi về cái gì chứ. Bộ thiếu tài viết lách ảnhhưởng đến vinh dự của ông ta à? Cái quan điểm của tôi về ông ta thì đã bị ông ta hoàn toàn giải thíchsai lầm. Người ta có thể là một người thành thực và viết những vần thơ dở ẹc, những điều đó chẳngliên can gì đến danh dự.Tôi thấy ông ta là một nam tử lịch thiệp về mọi mặt, một người có địa vị, có tài


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 197cán và dũng cảm, bất cứ cái gì mà quý vị muốn thấy, nhưng ông ta là một tác giả dở ẹc. Nếu quý vịmuốn, thì tôi sẽ ca tụng cung cách sống của ông ta, sự hoang phí của ông ta, tài cưỡi ngựa của ông ta,tài đánh kiếm, tài khiêu vũ; nhưng còn ca tụng những vần thơ của ông ta, thì tôi xin làm người hầukhiêm tốn của ông ta; và nếu ai không có tài viết lách khá hơn, thì người đó đừng mơ tưởng đến chuyệnlàm thơ, trừ phi bị kết án phải làm nếu không sẽ mất mạng.” Nói tóm lại, để sửa lại câu nói mà họ phảikhó khăn mới được anh ta bằng lòng, trong điều anh ta cho là một giọng nhẹ nhàng hơn “Xin lỗi ông,tôi rất phiền lòng đã quá khó tính, và vị tình với ông và từ trong lòng tôi, tôi muốn tìm thấy bài thơ củaông có phần nào khá hơn.” Và rồi họ ép buộc hai người giải quyết mau chóng vụ tranh chấp bằng cáchchoàng ôm lưng nhau.Éliante : Anh ta có những lối hành xử rất kỳ cục; nhưng tôi phải thú thực anh ta là một trường hợp đặcbiệt; và sự thật thà mà anh ta tự hào thì quả có một cái gì cao thượng và anh hùng tính trong đó. Đó làmột đức hạnh hiếm có ngày nay, và chính tôi, sẽ không cảm thấy phiền lòng khi gặp được cái đức hạnhđó ở khắp nơiPhilinte : Còn với tôi, thì tôi càng gặp anh ta tôi càng ngạc nhiên hơn hết về sự say mê đắm đuối đóđược anh ta đặt trọn tim mình vào. Tôi không thế nào hiểu nổi làm sao một người có quan niệm trờiphú cho như thế, mà còn để lòng ngả theo tình yêu cơ chứ; và tôi càng thấy là không thể hiểu nổi làmsao mà Célimène lại là người anh ta yêu thương.Éliante : Điều đó cho thấy không phải bao giờ tình yêu cũng là do hợp tính nhau, và trong trường hợpnày thì mọi lý thuyết của những tình cảm dịu dàng đều cho thấy là sai hết.Pilinte : Thế cô có cho là anh ta được yêu lại không, dựa theo những gì chúng ta thấy đó?Éliante : A, đó là một điểm không dễ để xét đoán đâu. Làm sao ta có thể quyết đoán là nàng thànhthực yêu chứ? Ngay chính trái tim của nàng cũng không mấy chắc chắn nữa là. Đôi khi trái tim yêu, màkhông hẳn nhận thức ra như thế, rồi những lúc khác trái tim tưởng là yêu nhưng lại chẳng có gì chắcchắn là như vậy.Philinte : Tôi thấy là anh bạn của chúng ta sẽ gặp rắc rối với Cèlimène nhiều hơn là anh ta có thể tưởngđấy; và cứ thực lòng nói với cô thì nếu Alceste nghĩ như tôi thì anh ta nên dành tình cảm đó cho ngườikhác; và với sự lựa chọn đúng hơn, thì thưa cô, chúng ta sẽ thấy anh ấy hưởng được những cảm tình tốtđẹp của cô.Éliante : Với tôi thì tôi không để chuyện này xọ vào chuyện kia, và tôi cho rằng trong những vụ nhưvầy ta phải hành động thành thực. Tôi không chống lại những tình cảm mến trìu của anh ấy đâu; ngượclại, tôi chú ý đến những tình cảm đó; và nếu chuyện này chỉ còn tùy thuộc vào tôi thì chính tôi sẽ giúptay để anh ấy đuợc đoàn tụ với Célimène. Nhưng nếu, như rất có thể xẩy ra trong những mối tình,khiến có sự nghĩ lại trong tình cảm của anh ấy, và nếu Célimène đáp lại mối tình của một ai khác, thìtôi sẽ sẵn sàng nghe Alceste tỏ tình, và sự từ khước anh ấy khứng chịu ở những vụ tỏ tình khác sẽkhông làm tôi thấy khó chịu gì hết.Philinte : Phần tôi thì riêng tôi đây , thưa cô, sẽ không phản đối gì trước những cảm tình trìu mến côdành cho Alceste, và chính Alceste, nếu anh ấy muốn, có thể nói với cô điều tôi đã bầy tỏ với anh ấy vềchuyện này. Nhưng nếu vì sự đoàn tụ của họ, khiến làm cho cô không nhận được sự chú ý của Alceste,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 198thì tất cả những sự chú ý của tôi sẽ cố công để đạt được cái ân huệ lớn lao là những tình cảm ưu ái côđã dành cho Alceste, thưa cô, tôi sẽ không còn gì sung sướng bằng được cô chuyển sang cho tôi, nếutrái tim anh ta không đáp ứng, thưa cô.Éliante : Chà, sao có tài nói giỡn thế, Philinte.Philinte : Không đâu, thưa cô, tôi đang nói về những cảm nghĩ từ đáy lòng tôi đấy. Tôi chỉ đang chờcơ hội thuận lợi để công khai bầy tỏ lòng mình mà thôi, và đang muốn tình thế đưa đẩy mau chóng nhờvào tất cả những lời cầu mong sốt sắng của tôiCẢNH IIALCESTE, ÉLIANTE, PHILINTEAlceste : Ôi, thưa cô, xin dành công lý cho tôi, trước sự lăng nhục đang đắc thắng trên trọn sự bền lòngcủa tôiÉliante : Có chuyện gì vậy chứ? Chuyện gì làm rộn ông vậy?Alceste : Điều làm tôi ưu phiền thì như là cái chết đối với tôi khi tôi nghĩ đến; và sự đảo lộn của trọntạo hóa sẽ không làm tôi bị ngột ngạt hơn là vụ này… với tôi thế là hết… Mối tình của tôi…Tôi khôngbiết nói sao.Éliante : Nào ông hãy cố bình tâm.Alceste : Ôi, hỡi trời công bằng ơi; làm sao mà những thói xấu khả ố của những tâm óc hèn hạ nhất lạiđược để cho đi đôi với sắc đẹp như vậy chứ?Éliante : Nhưng, một lần nữa, chuyện gì lại có thể…Alceste : Than ôi! Mọi sự đều sụp đổ rồi. Tôi bị! Tôi bị phản bội! Tôi bị ám hại! Célimène… có ai cóthể tin được chuyện này! Célimène lừa dối tôi và không chung tình.Éliante : Liệu ông có lý do vững chãi để tin như thế chăng?Philinte : Có thể đó là một sự hồ nghi được tưởng tượng một cách hồ đồ đó thôi; và cái tính ghen tuôngcủa anh đôi khi hàm chứa những chuyện hão huyền…Alceste : Ấy, chết tiệt, không ăn nhằm gì tới ông. (nói với Eliante) Sự lừa dối của bà ta thì quá chắcchắn rồi, vì trong túi tôi là lá thư do chính tay bà ta viết. Vâng thưa cô, một lá thư cho Oronte đã đưa ratrước mắt tôi sự thất sủng của tôi và sự xấu hổ của bà ta; Oronte, mà tôi cứ tưởng là người bà ấy lẩntránh những lời tỏ tình, và trong số những tình địch của tôi, tôi coi là kẻ không đáng sợ nhất.Philinte : Bề mặt của một lá thư có thể gây ra sự hiểu lầm đấy, và đôi khi không đáng tội như người tatưởng đâu.Alceste : Một lần nữa, mong ông để mặc tôi,và hãy lo lắng về những chuyện liên hệ đến ông thôi.Éliante : Ông nên giảm bớt sự nóng giận; và lời thóa mạ…


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 199Alceste : Cô phải là người sẽ làm chuyện đó, thưa cô, chính với cô mà trái tim tôi đã chạy tới hôm nayđể tự giải thoát khỏi niềm đau dao cắt này. Hãy phục hận giùm tôi cái người họ hàng vô ơn và phản bộiđã hèn hạ lừa dối một mối tình nồng bền vững. Hãy trả thù giùm tôi cho cái hành động mà hẳn khiến côghê tởm.Éliante : Tôi trả thù giùm ông ư. Bằng cách nào chứ?Alceste : Bằng cách nhận trái tim tôi. Hãy nhận lấy trái tim tôi đi, thưa cô, thay vì cái con người bộibạc kia; chính vì đường lối đó mà tôi có thể trả thù Célimène, và tôi muốn cho nàng bị trừng phạt bởisự quyến luyến thành thực, một tình yêu sâu xa, những lo lắng quý trọng, lòng tận tụy sốt sắng, nhữngchú trọng không ngừng mà trái tim này kể từ nay hiến dâng cho cô.Éliante : Tôi thật tình thông cảm với nỗi đau lòng của ông, và không hề coi nhẹ tình cảm ông trao gửi.Nhưng có thể chuyện này không đến nỗi ghê gớm như ta tưởng, và ông rất có thể sẽ bỏ ý tưởng trả thùđó. Khi một vết thương lòng do người mình yêu gây ra, thì ta nghĩ ra nhiều cách trả thù nhưng khôngbao giờ thực hiện; ta có thể tìm ra một lý do mạnh mẽ để cắt đứt sự liên lạc, người yêu bị coi là có tộibỗng tức thì trở thành vô tội; và mọi ý định gây hại cho nàng dễ dàng biến mất, và ta hiểu sự tức giậncủa một tình nhân ra sao.Alceste : Không, không, thưa cô, không đâu. Sự phạm tội này quá độc ác; không thể nào có chuyệnquay lại với nhau đâu, và tôi bỏ nàng. Không gì có thể thay đổi được quyết định của tôi, và tôi sẽ tựghét mình nếu có khi nào tôi lại yêu nàng lần nữa. Kìa nàng đang tới. Sự tức giận của tôi tăng lên khinàng bước tới. Tôi sẽ khiển trách nàng cái tội mờ ám của nàng, hoàn toàn làm nàng ta không chối cãiđược, và sau đó tôi sẽ hiến dâng cô trái tim hoàn toàn thoát khỏi những quyến rũ giả dối của nàng ta.CẢNH IIIALCESTE, CÉLIMÈNEAlceste : (nói một mình ) Xin trời giúp con kiềm giữ được cơn nóng giận.Célimène : Nào! Có chuyện gì mà tôi thấy làm phiền lòng ông vậy chứ? Và những tiếng thở dài thườnthượt đó là muốn nói gì với tôi đây. Rồi lại còn những cái nhìn tôi tức tối nữa kìa.Alceste : Dù một trái tim có thể làm mọi điều tàn ác thì cũng không thể so sánh nổi với sự phản bội củabà; và dù định mệnh, quỷ dữ hay ông trời có thịnh nộ đến đâu, cũng chẳng bao giờ làm điều gì ác độcđến như bà.Célimène : Đó thật là những lời khen tặng êm ái mà tôi rất thích đấy.Alceste : Này bà chớ có nói giỡn , đây không phải là lúc để đùa bỡn đâu : trái lại thì có lý do để bà phảixấu hổ đấy; vì tôi có bằng chứng chắc nịch về sự phụ tình của bà. Đây là những điều đã làm lòng tôirối bời, và là những điều có lý khiến mối tình tôi lo ngại; vì những hồ nghi liên tục đó về những điềukhả ố, tôi đang tìm hiểu sự bất hạnh mà mắt tôi nhìn thấy; và dù bà dùng mọi cách để che dấu, thì thiêntinh của tôi đã cho tôi rõ về điều tôi lắng lo. Nhưng hãy đừng tưởng là tôi sẽ không phục hận chuyện bịnhục mạ này đâu nhé. Tôi biết là ta không có quyền lực nào truớc những sự quyến rũ, và tình yêu bấtngờ rộ nở ở bất cứ đâu, và ta tự ý bước vào tình yêu, và rằng mọi tâm hồn đều tự do để nói ra tên người


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 200đã chiếm được trái tim mình vậy thôi. Vì thế tôi sẽ chẳng có lý do gì để mà than tiếc nếu bà thẳng thắnnói cho tôi biết, và từ khước lời tỏ tình của tôi ngay từ buổi ban đầu; trái tim tôi khi đó có đủ lý do đểchỉ trách cứ cái số phận hẩm hiu mà thôi. Nhưng tình tôi được khơi thêm vì lời tỏ tình được bà giả đòưng thuận, hành động giả dối đó của bà là một sự phản bội, là một điều khả ố, mà không một sự trừngphạt ghê gớm nào lại bị coi là quá đáng; vì thế sự phẫn nộ của tôi cho phép tôi làm bất cứ chuyện gì.Vâng, vâng; sau một sự xúc phạm như thế, tôi hồ nghi tất cả; tôi không còn là tôi nữa, tôi tức điên lênvì giận: lý trí của tôi không còn hoạt động được nữa sau vết đâm chí tử của bà và như thế là bà đã giếttôi. Từ sự tức giận chính đáng đó nay tôi để những hành động tự bộc phát, và tôi không còn chịu tráchnhiệm cho bất cứ chuyện gì rất có thể xẩy ra.Célimène : Xin nói cho tôi hay ở đâu ra chuyện này vậy. Sao mà ông giận dữ như thế chứ? Nói đi! Bộông quẫn trí rồi sao?Alceste : Đúng thế, đúng thế, tôi bị quẫn trí khi vì sự bất hạnh của tôi, tôi gặp bà, tôi nhận lấy liều độcdược giết chết tôi, khi tôi tưởng tìm đuợc đôi chút thành tâm trong những nét duyên dáng đáng sợ màđã làm tôi mê mẩn.Célimène : Vậy chứ ông đang than phiền về sự phản bội nào thế?Alceste : Ôi! Cái lòng dạ này gian xảo biết bao và thật là biết rất hay cái nghệ thuật điêu ngoa. Nhưngtôi sẵn sàng có đủ phương cách để triệt bà ta tới cùng: hãy coi đây đi và có nhận ra tuồng chữ của bàchăng? Cái tờ giấy có lời ghi đây thì đủ phát giác để đối chứng với bà, và một bằng chứng như vậy thìkhó có thể chối cãi được đấy.Célimène :Té ra đây là nguyên nhân khiến ông nổi khùng lên vậy đó ư?Alceste : Thế bộ bà không xấu hổ khi nhìn thấy tuồng chữ đó à?Célimène : Thế lý do gì khiến tôi phải xấu hổ chứ?Alceste : Cái gì chứ! Bộ ngoài cái giả tạo bà lại còn thêm cả cái táo bạo nữa hay sao đây? Bộ bà muốnphủ nhận cái thư này vì nó không có chữ ký sao chứ?Célimène : Cớ chi mà tôi phải phủ nhận lá thư do chính tay tôi viết chứ?Alceste : Vậy bà có thể thấy lá thư mà không cảm thấy hoang mang trước cái tội mà lời viết cáo buộcbà sao?Célimène : Cứ thật tình mà nói thì ông quả là một con người hết sức kỳ cục.Alceste : Sao chứ? Như vậy là bà dám phủ nhận cái bằng chứng chắc mẻm này sao? Mà điều theo tôithấy là sự dịu ngọt dành cho Oronte chẳng có gì khiến tôi thấy bị sỉ nhục sao, và khiến bà hổ thẹn à?Célimène : Oronte! Ai nói với ông thư đó là cho ông ta?Alceste : Có mấy người đưa thư đó vào tay tôi hôm nay. Nhưng theo tôi dù cứ cho là thư đó gửi chomột người khác đi nữa, thì tim tôi có nên bớt phiền trách bà đi chăng, và liệu bà sẽ bớt có lỗi với tôitrong chuyện này không?Célimène : Nhưng nếu thư đó là cho một phụ nữ thì ông nghĩ sao? Và vì sao mà ông bị thương tổn, và


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 201cớ chi mà tôi mắc tội chứ?Alceste : Ôi! Liên lẹo thật hay, và gian dối tuyệt hảo. Tôi phải thú thật tôi không chờ thấy sự biếnchuyển này, trong khi, tôi, vừa đây bị khắc phục hoàn toàn. Liệu bà có lại dùng những mưu mô thôthiển đó nữa không đây? Bộ bà tưởng mọi người mù cả hay sao? Nào, nào, ta hãy xem liệu bằng mưumẹo gì, với điệu bộ nào, bà sẽ hỗ trợ cho một sự giả dối rõ như ban ngày; và làm sao mà bà lại trở quaphụ nữ để viết ra từng chữ tỏ bầy nhiều trìu mến như thế trong thư đó chứ! Hãy sửa chữa lại đi, để dấusự lừa bịp của bà, cho điều tôi sắp đọc…Célimène : Tôi không thích làm thế. Tôi thấy thật là kỳ khôi khi ông tự để mình vướng vào chuyệnlẩm cẩm như vậy. Hãy cứ nói thẳng vào mặt tôi đây những điều ông không dám nói với tôi.Alceste : Không, không : không có gì cần phải giận dữ mà bà chỉ cần vui lòng giãi bầy với tôi nhữnglời viết này thôi.Célimène : Không, tôi không muốn làm như thế; và trong chuyện này tất cả những gì ông muốn nghĩsao, thì tôi cũng mặc, không quan trọng gì với tôi hết.Alceste : Tôi xin bà mà, hãy cho tôi rõ, tôi sẽ hài lòng thôi, nếu lá thư này có thể được giải thích là gửicho một phụ nữ.Célimene : Hoàn toàn không đâu. Đó là cho Oronte đấy, và tôi muốn mọi người tin như vậy. Tôi rấtvui nhận được mọi sự săn sóc của ông ta; tôi thán phục điều ông ta nói, tôi quý trọng con người ông ta,và tôi đồng ý với tất cả những gì ông muốn. Hãy làm theo ý ông. Ông cứ việc về hùa, hãy đừng để bịngăn cản, và hãy đừng làm bận trí tôi thêm nữa.Alceste : (nói một mình) Trời hỡi trời! Còn có gì tàn ác hơn nữa không đây, có bao giờ trái tim nào bịngược đãi như trái tim này? Cớ sao chứ? Mình tức giận chính đáng với bà ta, mình đến để than trách thìlại gặp chuyện cãi lẩy. Niềm đau và những hồ nghi của mình bị kích động đến tột độ; người ta để mìnhtin mọi chuyện, trong khi bà ta khoác lác đủ thứ; vậy mà lòng mình vẫn cứ yếu hèn đến nỗi chẳng thểcắt đứt sự quyến luyến, và không thể tự đưa ra được một sự khinh khi mạnh mẽ chống lại kẻ vô tình màmình quá sức mê đắm! Ôi! mà quý vị biết đó mê đắm ngược lại chính ý tôi.(Nói với Célimène) Mụ đànbà khả ố, mụ rất biết cách lợi dụng sự nhu nhược tuyệt đối của ta để xử dụng cho mục đích của bảnthân, qua mối tình quá độ, lạ lùng, và giết người nhờ vào đôi mắt gian giảo của mụ. Ít ra mụ hãy tự bàochữa cho mình về tội trạng đang làm ta ngột ngạt này, và hãy ngưng giả đò là đối với ta mụ là người cótội đi. Nếu có thể mụ hãy cho ta thấy lá thư đó là vô tội đi; thì mối tình của ta sẽ còn đồng ý giúp tayvới mụ. Bằng mọi giá, hãy cố gắng tỏ ra chung tình, và ta sẽ dốc lòng tin như thế.Célimène : Thôi đi, ông điên rồi trong những cơn ghen tuông giận lẩy của ông, và ông không đángđược hưởng tình yêu tôi dành cho ông. Tôi thật tình muốn biết cớ chi mà tôi lại phải vì ông mà hạ mìnhgian dối, và vì sao, nếu lòng tôi ngả theo người khác, tôi lại không thành thực nói ra chứ? Gì chứ! Làmsao sự bảo đảm ưu ái tình cảm tôi dành cho ông lại chưa đủ để bào chữa cho tôi trước những hồ nghicủa ông chứ? Bộ những hồ nghi đó không thấy giá trị nào hết của một sự bảo đảm như thế sao? Ôngkhông thấy là chỉ nghe lời họ riêng thôi đã đủ là một sỉ nhục đối với tôi rồi không? Và vì chúng ta phảigiải quyết với khó khăn tột đỉnh để thú nhận tình yêu của mình, vì cái danh dự phái tính, kẻ thù của tìnhchúng ta, mạnh mẽ chống lại một sự thú nhận như thế, thì một người tình, nhìn thấy một chướng ngại


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 202như vậy được lấy đi giùm anh ta, anh ta có nghi ngờ lời thề nguyền của chúng ta bằng sự trừng phạtchăng? Và anh ta có đáng bị khiển trách nhiều, khi không tự trấn an về một sự thật mà đã chỉ được nóira sau một sự giằng co nghiêm trọng không? Đi đi thôi, những hồ nghi đó đáng làm cho tôi tức giận, vàông không xứng đáng với những giá trị người ta dành cho ông. Tôi khờ khạo, và tôi mếch lòng trướctính giản dị của tôi để vẫn còn dành cho ông vài ý nghĩ tốt lành; tôi nghĩ mình nên dành cảm tình củamình cho người khác, để ông có lý do chính đáng mà phiền trách.Alceste : Ấy, cái phường phản trắc! Cái nhu nhược của tôi kỳ lạ đối với bà! những lời ngọt ngào của bàhẳn là để lừa dối tôi thôi; nhưng không sao hết, tôi phải theo cái định mệnh của tôi; tâm hồn tôi trọnvẹn thuộc về bà; tôi sẽ theo đuổi đến cùng để xem trái tìm bà sẽ hành xử ra sao đối với tôi, và liệu tráitim đó có đủ xấu để lừa gạt tôi chăng?Célimène : Không , ông không yêu tôi như người ta yêu đâu.Alceste : Tất nhiên rồi. Không gì có thể so sánh với mối tình quá độ của tôi đâu, và sự nồng nàn củamối tình ấy muốn cho thế giới biết, đến nỗi tạo ra những mong cầu chống lại bà. Thật thế, tôi khôngmuốn cho ai thấy bà là người khả ái, và muốn thấy bà bị kéo vào một số phận khốn khó, và rằng khisinh ra trời không cho bà hưởng gì hết, không đẳng cấp, không quý tộc không của cải, để cho tôi có thểtrải lòng mình , và như vậy tôi có thể đền bù cho bà sự bất công của thượng đế; và rằng, cho chính ngàyhôm nay, tôi rất có thể có đuợc niềm vui và sự vẻ vang thấy bà nợ đủ thứ đối với mối tình của tôi.Célimène : Thật là một đuờng lối lạ kỳ chúc mừng sự tốt lành cho tôi! Cầu trời để ông không bao giờcó cơ hội … Nhưng kìa ông Dubois bỗng nhiên xuất hiện.CẢNH IVCÉLIMÈNE, ALCESTE, DUBOISAlceste : Cái gì mà ăn mặc kỳ cục vậy, rồi lại cái vẻ sợ sệt nữa? Có chuyện gì thế?Dubois : Thưa ngài,Alceste : Thì cái gì vậy?Dubois : Có chuyện kỳ bí nhất.Alceste : Chuyện gì nào?Dubois : Chuyện làm ăn của chúng ta chuyển biến xấu, thưa ngài.Alceste : Cái gì?Dubois : Tôi có thể nói thẳng ra không ạ?Alceste : Có, nói ngay mau đi.Dubois : Có ai khác ở đây không ạ?Alceste : Trời, rõ là lắm trò. Anh có nói không đây hả?Dubois : Thưa ngài, mình phải rút lui.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 203Alceste : Sao?Dubois : Ta phải lặng lẽ rời khỏi nơi đây.Alceste : Tại sao vậy chứ?Dubois : Thì tôi vừa nói với ngài mình phải đi khỏi đây.Alceste :Dubois :Alceste :Dubois :Alceste :hơn.Lý do?Thưa ngài, phải đi đi thôi mà không nói lời từ giã.Nhưng vì sao mà anh lại nói như thế chứ?Lý do, thưa ngài là mình phải thu xếp hành lý.Này, tôi chắc chắn phải đập anh đấy, tên ngốc kia, nếu anh không chịu giải thích rõ ràngDubois : Một người, mặc bộ đồ đen với cái nhìn thiếu thân thiện, vừa đến để trên bàn ngay trong nhàbếp, một mảnh giấy bên trên có ghi vội, với lối viết mà ngay quỷ cũng chẳng tài nào đọc nổi. Đó là vụkiện của ngài, tôi tin chắc như thế, nhưng tôi tin là chính quỷ dữ cũng chẳng biết đầu cua tai nheo nàomà dò.Alceste : Ờ, vậy thì sao chớ? Giấy tờ đó thì liên quan gì tới chuyện phải bỏ đi như anh vừa nói đó, cáiđồ vô lại ở đâu ấy.Dubois : Thì để tôi nói bây giờ đây, thưa ngài, số là một tiếng đồng hồ sau đó, một ông mà thường đếnthăm ông, tới tìm ông với vẻ vội vàng, và không thấy ông thì ông ta có nói nhỏ với tôi, vì biết tôi phụcvụ ngài với lòng sốt sắng, để nói lại với ngài rằng… nhưng xem nào, mà chẳng nhớ tên cái ông này làgì ấy nhỉ?Alceste : Mặc tên ông ta, đồ mắc dịch, nói xem ông ta dặn dò cái gì.Dubois : À là một trong những người bạn của ngài, vậy là đủ. Ông ta nói kể từ đây tai họa sẽ theo béngót ngài, và chuyện bị bắt là số phận đe dọa ngài đó.Alceste : Vậy là cái quái gì? Ông ta không muốn nói gì rõ rệt với anh sao?Dubois : Thưa không, ông ta hỏi cho giấy, mực, và viết lại cho ngài vài chữ, mà tôi cho là ngài sẽ cóthể biết được đầu đuôi chuyện bí mật này.Alceste : Thì đưa tờ giấy đó ra đây coi.Célimène : Có chuyện gì vậy?Alceste : Tôi không biết, nhưng tôi đang muốn tìm hiểu xem là chuyện gì đây. Nào tìm ra tờ giấy đóchưa, sao mà lâu lai vậy?Dubois : (sau khi đã tìm tòi khá lâu) Thiệt tình! Tôi có mà, thưa ngài, để nó ở trên bàn của ngài đó.Alceste : Tôi chẳng biết sao tôi cứ cố giữ kiên nhẫn như thế này…Célemène : Nào, ông đừng có nóng nẩy,và đi giải quyết vụ có phần rắc rối này cho xong đi.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 204Alceste : Có vẻ như, dù tôi làm gì đi chăng nữa, thì định mệnh đã thề ngăn cản tôi nói được một câuchuyện với bà hay sao ấy. Nhưng để thắng định mệnh, dù đau khổ trước mối tình của tôi, mong bà chophép tôi được tái ngộ bà tối nay.MÀN VCẢNH IALCESTE, PHILINTEAlceste : Tôi nói cho anh biết, tôi đã nhất quyết như thế rồi.Philinte : Nhưng dù cho cái cú đó ra sao, thì anh có bị ép buộc không chứ..?Alceste : Không. Anh muốn nói hay biện luận cách gì đi nữa, không gì làm tôi thay đổi lời tôi đã nóiđâu. Thế giới chúng ta đang sống đầy rẫy điều đồi bại, và tôi cương quyết rút khỏi những liên lạc xãhội với con người. Còn gì nữa đâu chứ? Khi danh dự, sự trung trực, sự đoan chính và những luật lệ;thẩy đều chống lại địch thủ của tôi; khi công lý cho cái quyền của tôi được khắp nơi công bố; với lòngtin cậy vào công lý cho cái lý lẽ của tôi, tâm trí tôi yên tâm ngơi nghỉ: ấy vậy mà tôi lại thấy tôi bịchính vụ này phản bội; công lý về phe tôi, nhưng tôi lại thất kiện! Một kẻ đốn mạt, mà ai cũng biết câuchuyện tai tiếng của hắn, lại thắng kiện vẻ vang nhờ vào một sự dối trá mờ ám nhất. Tất cả sự lươngthiện nhường bước cho sự phản bội của hắn! Hắn đã tìm được những phương tiện chứng minh hắnđúng trong khi hắn cắt cổ tôi! Sức mạnh của sự che đậy của hắn đầy xảo kế, lật đổ luật pháp lươngthiện và làm công lý xoay chiều! Hắn lại còn đạt được cả một án lệnh của tòa làm vương miện cho sựgian ác của hắn. Chưa hài lòng về sự bất công mà tôi phải hứng chịu, hắn còn đưa ra thế giới một cuốnsách ghê tởm mà sự giải thích trong đó còn đáng lên án, một cuốn sách đáng bị đọc với sự khắt khetuyệt đối, vậy mà tên vô lại đó còn trơ tráo rêu rao tôi là tác giả. Trong chuyện đó người ta thấy Oronteác độc cố gắng thì thầm hỗ trợ cho kẻ bịp bợm! Hắn, một người giữ một địa vị vinh dự trong triều, mộtngười tôi không làm gì ngoại trừ giữ mình thành thật và thẳng thắn, một người với sự hăng say hối hả,đến, dù tôi không muốn, hỏi ý kiến tôi về một vài vần thơ của hắn, và vì tôi thành thật với hắn ta, và sẽkhông phản bội hắn ta hay phản bội sự thật, hắn lại giúp đè bẹp tôi bằng một tội giả tưởng! Thế là hắnnay trở thành địch thủ lớn nhất của tôi! Và tôi sẽ chẳng bao giờ đạt được sự tha thứ thành thực của hắnđâu, chỉ vì tôi đã không cho bài thơ của hắn ta là hay. Trời đất quỷ thần, cứ nghĩ nhân loại gồm hạngngười như thế ư! Sự thèm khát danh vọng thúc đẩy họ hành động như vậy ư. Lòng tốt, sự sốt sắng đứcđộ, công lý và danh dự của họ là như thế đó! Chúng ta hãy ra đi đi, chúng ta đã chịu đựng quá nhiều sựđau buồn họ gây ra cho chúng ta; chúng ta hãy thoát ra khỏi cánh rừng này, cái hố cắt cổ này; và vì conngười đã đối xử với nhau thật sự như loài lang xói, những phường đê hèn, chừng nào tôi còn sống bạnsẽ không còn bao giờ nhìn thấy tôi nữa đâu.Philinte : Tôi thấy là anh hành động hơi vội vàng đấy; và sự ngược đãi anh không quá tệ như anh nghĩđâu: dù đối thủ của anh có quy tội cho anh thế nào đi nữa thì cũng không thể khiến anh bị bắt đâu.Người ta thấy những lời khai dối trá của hắn sẽ gặp thất bại thôi, và hành động đó tất phải gây phươnghại cho hắn hơn là cho anh đấy.Alceste : Hắn ấy à! Hắn đâu có ngại tai tiếng của những trò lừa bịp kiểu đó; hắn có giấy phép của một


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 205tên bịp bợm chạy việc được ủy thác mà; và vụ này, còn lâu vị thế của hắn mới gặp phương hại, trái lạicòn khiến hắn đạt được một chức vị khá hơn trong tương lai nữa kia.Philinte : Tóm lại thì chắc chắn là chẳng mấy ai để ý đến những tin ác ý hắn loan truyền về anh đâu: vềkhía cạnh này vốn đã không có gì phải e ngại; còn về vụ kiện tụng của anh, thì rõ ràng là anh có lý dođể khiếu nại, và muốn cho vụ này đuợc xử lại là chuyện dễ dàng với anh thôi, và về quyết định này…Alceste : Không, tôi cứ để sự vụ ở nguyên trạng. Dù án quyết có tạo ra những sai lầm ác đức ra sao đinữa, tôi sẽ đặc biệt lưu tâm để cho án quyết được giữ y nguyên. Chúng ta đã thấy quá rõ ràng lẽ phải đãbị ngược đãi ra sao trong án quyết đó, và tôi mong mỏi hậu thế sẽ coi đó như một chứng tích tai tiếngcủa sự ác đức của con người trong thời đại chúng ta. Chuyện này rất có thể khiến tôi tổn phí hai chụcngàn quan đấy, nhưng với cái giá hai chục ngàn quan, tôi sẽ được cái quyền nhạo báng sự bất công củatính nhân bản, và nuôi dưỡng được một sự thù ghét muôn đời đối với nó.Philinte : Nhưng tóm lại…Alceste : Nhưng tóm lại thì những niềm đau của ta tiêu tan đi: Nào thưa ông, ông có thể nói cho tôibiết gì về điều này không nào? Liệu ông sẽ có can đảm để, ngay trước mặt tôi đây, bào chữa cho nhữngsự gớm ghiếc của trọn vụ việc chăng?Philinte : Không đâu : tôi hoàn toàn đồng ý với những điều làm anh vừa lòng mà. Mọi sự đều nhờ vàomưu mô, và hoàn toàn dựa vào ảnh hưởng.Trong thời đại chúng ta mưu chước được áp dụng, và nhẽ racon người phải hành động khác đi mới đúng. Nhưng đâu phải vì thiếu chút ít công bằng là lý do để rútra khỏi xã hội của họ chứ? Tất cả những tệ đoan này của nhân loại cho chúng ta những phương tiệntrong đời để thực dụng những triết lý của chúng ta: đó là để đức độ được áp dụng tốt đẹp nhất; vì nếuvì sự chính trực mà tất cả được tu chính lại, nếu tất cả các toà án đều thẳng thắn, công bằng, và dễ dãithì phần lớn những đức độ sẽ là điều vô ích cho chúng ta, nghĩ vì những chức năng mà đức độ khôngphiền toái gánh chịu cái bất công của những người khác trong vụ án tốt đẹp của chúng ta; thì chẳngkhác gì một tấm lòng đầy đức độ vậy…Alceste : Tôi biết ông là một người nói năng lưu loát nhất. Tôi biết, thưa ông, lời ông nói hay nhất trênđời, và ông luôn luôn có đầy những lý lẽ tốt đẹp; nhưng tất cả những lời nói bóng bẩy của ông chỉ làmông mất thì giờ thôi. Lý lẽ bảo tôi rút đi cho phúc hạnh của riêng tôi: tôi không thể nào kiểm soát đượcđầy đủ lời nói của mình; Tôi không thể trả lời cho điều tôi rất có thể nói, mà hẳn sẽ có thể làm chính tôibị lâm vào hàng trăm cảnh éo le. Hãy để tôi chờ Célimène, trong khi không nói thêm lời nào nữa: nàngcần phải đồng ý với chương trình đã đưa tôi đến đây. Tôi sẽ tìm hiểu xem liệu trái tim của nàng có banchút tình nào cho tôi chăng; và chính lúc này đây sẽ chứng minh điều đó với tôiPhilinte : Vậy chúng ta hãy lên gác với Éliante để chờ nàng tới.Alceste : Không, tâm trí tôi đang có quá nhiều lo âu. Ông cứ lên gặp Éliante đi, và để tôi lại một mìnhtrong góc nhỏ tăm tối này với niềm âu sầu u uẩn của tôi.Philinte : Ai mà để anh lại chờ ở một nơi như thế, thôi để tôi đi mời Éliante xuống vậy.CẢNH II


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 206ORONTE, ALCESTE, CÉLIMÈNEOronte : Vâng, thưa bà, tùy bà thôi, vì với những ràng buộc ngọt ngào, bà cho biết bà muốn tôi hoàntoàn thuộc về bà, thì tôi phải biết rõ thật chắc chắn tình cảm của bà: vì một nhân tình không muốn ởtrong cảnh tình cảm lững lờ lửng lơ con cá vàng. Nếu tình cảm nồng hậu của tôi làm rung động lòngbà, bà không nên do dự cho tôi được biết; và tóm lại, cái bằng chứng tôi yêu cầu bà cho thấy đây là hãyđừng để Alceste chờ đợi bà lâu hơn nữa; hãy vì mối tình của tôi mà hy sinh ông ta đi, và tóm lại là từnay cấm ông ta đặt chân đến nhà bà.Célimène : Nhưng có chuyện gì ghê gớm khiến ông khó chịu với Alceste đến thế, vì ông là người tôithường thấy nói nhiều về tài cán của ông ta cơ mà?Oronte : Thưa bà, không cần gì đến những lời giải thích đó. Vấn đề ở đây là về tình cảm của bà. Xinbà vui lòng chọn lấy một trong hai người đi. Quyết định của tôi chỉ còn chờ bà định đoạt mà thôi.Aceste : (tiến ra từ góc tối của mình) . Vâng, ông đây có lý đó, thưa bà, bà cần phải lựa chọn, và lờiyêu cầu của ông đây thì hợp với ý muốn của tôi.Tôi cũng muốn biết như ông ấy, và chính sự lo lắngtương tự đã đưa tôi tới đây Tình yêu của tôi đòi hỏi một bằng chứng chắc chắn. Chuyện này không còncó thể kéo dài như vầy lâu hơn nữa, và đã tới lúc để bà giải tỏ tình cảm của bà.Otonte : Thưa ông, tôi không hề muốn gây rắc rối chút nào cho số phận may mắn của ông bằng mộttình cảm ép buộc.Alceste : Còn tôi, thưa ông, ghen tuông hay không, thì tôi không hề muốn chia sẻ trái tim bà ấy vớiông chút nào hết.Oronte : Nếu bà đây có vẻ ưa mối tình của ông hơn tìnhyêu của tôi…Alceste : Nếu bà đây cho thấy có thể nghiêng một chút về phía ông thôi…Oronte : Tôi thề kể từ nay sẽ không còn viện cớ gì nữa về chuyện này.Alceste : Còn tôi xin lớn tiếng thề sẽ không bao giờ gặp bà đây nữa.Oronte : Thưa bà, bà cứ tự do lên tiếng đi.Alceste : Thưa bà, bà có thể giãi bầy, không có gì phải hãi sợ đâu.Oronte : Bà chỉ cần cho chúng tôi biết trái tim bà thuộc về ai thôi.Alceste : Bà chỉ cần cương quyết, và chọn lựa giữa hai chúng tôi.Oronte : Sao vậy? Bà có vẻ thấy khó khăn trong việc lựa chọn này à?Alceste : Sao thế? Trái tim bà vẫn còn lưỡng lự, và có vẻ không chắc chắn à?Célimène : Trời ạ, cái vụ nài nỉ này thật là quá đáng, và chứng minh hai ông thật không biết điều chútnào hết! Tôi biết mình ưa ai chứ, và không phải tim tôi lưỡng lự lúc này đâu. Trái tim tôi chắc chắnkhông lưỡng lự giữa hai ông; và không gì có thể kiện toàn mau chóng hơn là sự lựa chọn tình cảm củatôi. Nhưng nói thật thì tôi đang gặp bối rối lớn trước việc công bố một lời thề ước như vậy trước mặthai ông: tôi cho rằng những lời thề ước không có tính cách cam kết đó chẳng nên nói ra trước mặt mọingười; rằng một trái tim có thể cho thấy đủ bằng chứng của sự quyến luyến của nó mà không đến nỗi


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 207phải nói toáng lên với mọi người; và những lời nói ra nhẹ nhàng sẽ đủ cho một người tình biết về sốphận không may của mối tình của anh ta.Oronte : Không đâu, không đâu, tôi không e sợ gì một lời thề ước thẳng thắn; về phần tôi tôi sẽ đồng ývới lời thề ước đó.Aleste : Còn tôi, tôi đòi hỏi việc này; chính chuyện công bố lời thề ước đó là điều tôi muốn đấy, và bàkhỏi lo tránh cho tôi sự phiền lòng. Tôi biết là bà luôn xử sự khéo léo để giữ mọi người lại với bà;nhưng khỏi còn đùa bỡn nữa, khỏi còn bất trắc nữa. Bà phải tự giãi bầy rõ ràng đi thôi, nếu không thìtôi sẽ coi như bà đã quyết định từ hôn tôi vậy; về phần tôi, tôi biết suy diễn sự yên lặng của bà, và sẽcoi đó như một xác nhận cho điều xấu nhất.Otonte : Xin cảm ơn ông thật nhiều, thưa ông, cho sự nóng giận này của ông, vì đó cũng là điều tôimuốn nói với bà ta nơi đây.Célimène : Các ông làm tôi mệt mỏi với cái tính chướng như thế! Thử hỏi điều các ông đòi hỏi tôi cócông bằng không? Thế chứ tôi đã có nói với các ông nguyên do nào ngăn cản tôi lên tiếng chưa nào?Tôi sẽ được Élitante phán đoán, và cô ta đang tới kìa.CẢNH IIIÉLIANTE, ORONTE, ALCESTE, CÉLIMÈNECélimène : Chào Éliante, mình đang bị những người có vẻ đồng lòng nhau tra khảo đây. Với sự nóngnẩy, cả hai ông đây đòi hỏi mình phải tuyên bố con tim mình chọn ai, và rằng với cái quyết định mìnhphải nói trước mặt họ, thì mình phải cấm một trong hai ông không được theo đuổi tán tỉnh mình nữa.Nào, em thấy một chuyện như vậy có bao giờ xẩy ra chưa?Éliante : Xin hãy đừng hỏi em về một chuyện như vậy đi. Chị rất có thể hỏi nhầm người đấy, vì cáitính em thì hoàn toàn ưa những người nói thẳng thôi.Oronte : Thưa cô, từ chối là điều vô ích thôi.Alceste : Mọi thoái thác ở đây sẽ không được hậu thuẫn tốt đẹp đâu.Oronte : Cô phải nói, phải nói, và đừng lưỡng lự nữa.Alceste : Chẳng nên cứ im tiếng đâu cô.Oronte : Tôi chỉ muốn một lời nói để chấm dứt vụ tranh cãi này.Alceste : Đối với tôi thì sự im lặng của cô bầy tỏ nhiều như lời nói đấy.CẢNH CHÓTACASTE, CLITANDRE, ARSINOÉ, ÉLIANTE, ORONTE, PHILINTE, CÉLIMÈNE, ALCESTE


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 208Acaste : (nói với Célimène) Thưa bà, hai chúng tôi mạn phép tới để làm sáng tỏ với bà một chuyệnnhỏ.Clitandre : (nói với Oronte và Alceste) Thật là điều may mắn hai ông có mặt ở đây vì chuyện này cũngliên hệ tới hai ông nữa.Arsinoé : (nói với Célimène) Hẳn là bà ngạc nhiên thấy tôi ở đây, thưa bà; nhưng chính mấy ông đâylà nguyên nhân sự có mặt của tôi đấy ạ. Cả hai ông tìm được tôi và than phiền với tôi về điều tôi khôngthể nào tin được. Tôi luôn có sự quý trọng tuyệt đỉnh lòng tốt của bà để mà có thể bao giờ lại tin rằngbà lại có thể phạm một tội lỗi như thế: mắt tôi còn đã không chịu tin là thực những chứng cớ mạnh mẽnhất, và bỏ qua những bất đồng không quan trọng thì vì tình bằng hữu của tôi, tôi bị họ dụ khuyến cùnghọ đến đây để nghe bà gột sạch vụ tai tiếng này.Acaste : Vâng, thưa bà, chúng ta hãy bình tĩnh xem xét để xem bà sẽ làm cách nào xử sự chuyện này.Đây là lá thư bà đã viết cho Clitandre.Clitandre : Bộ bà đã viết lá thư ngọt ngào này cho Acaste ư?Acaste : (nói với Oronte và Alceste) Thưa hai ông, nói chung thì tuồng chữ này không có gì xa lạ vớihai ông đâu, và tôi tin chắc là sự ưu ái của bà đây, trước kia, đã cho hai ông thấy nét chữ của bà. Nhưnglá thư này thì rất đáng được đọc đấy ạ. “Ông thật là một người kỳ lạ để lên án cái tinh thần hăng háicủa tôi, và phiền trách tôi là không bao giờ vui vẻ hơn là khi không có mặt ông. Không gì bất công hơnthế; và nếu ông không đến thật sớm để xin lỗi về sự xúc phạm này, thì chừng nào tôi còn sống tôi sẽkhông tha lỗi cho ông đâu. Ông Tử tước vĩ đại to con ngốc nghếch của chúng ta.” Nhẽ ra ông ta phảicó mặt ở đây. “Ông Tử tước vĩ đại to con ngốc nghếch của chúng ta, người mà ông bắt đầu ta thán, thìlà một người không xứng hợp với tôi chút nào; và kể từ khi tôi ngắm ông ta trong bốn mươi lăm phútđứng nhổ nước miếng xuống giếng để nước đánh thành vòng, thì tôi không sao có cảm tưởng tốt vềông ta được. Còn về cái ông Hầu tước bé nhỏ…” Đó là tôi đấy, thưa quý bà và quý ông, xin nói thế màkhông có một chút tự ái nhỏ nhoi nhất nào … “còn về cái ông hầu tước bé nhỏ, mà hôm qua đã cầmtay tôi một hồi lâu đó, tôi thấy không gì có thể nhỏ hơn là trọn con người ông ta, và cái đáng kể duynhất của ông ta chỉ là cái áo choàng và thanh kiếm. Còn cái ông thắt cái nơ xanh lá cây …” (nói vớiAlceste) Đây là đến lượt ông đấy, thưa ngài. “Còn cái ông thắt cái nơ xanh lá cây, ông ta làm tôi đôikhi thích thú với cái tính sỗ sàng và cách hành xử nóng nảy của ông ta; nhưng có hàng trăm lần tôithấy ông ta là người vô duyên nhất thế giới. Đối với cái ông có cái eo to phình…” (nói với Oronte).Đây là phần của ông đấy. “Đối với cái ông có cái eo to phình, người tự cho mình là một con người trítuệ, và muốn trở thành một tác giả bất kể mọi người muốn nghĩ ra sao đi nữa, thì tôi không thể cả chịukhó nghe chuyện ông ta nói; và văn xuôi lẫn văn vần của ông ta đều làm tôi chán ngấy. Hãy cho làchuyện dĩ nhiên rằng tôi không luôn vui thú lắm như ông nghĩ đâu nhé; và rằng tôi cầu mong có mặtông, hơn là lòng tôi muốn nói, trong số những cuộc hội họp vui chơi mà tôi bị lôi kéo vào; và rằng sựhiện diện của những người chúng ta yêu thương thì là một thi vị tuyệt hảo cho niềm vui thú của chúngta.”Clitandre : Nào, đến lượt tôi đây.“Còn Clitandre của ông, mà ông đề cập với tôi, người luôn có sẵn được khá nhiều lời bầy tỏ nhẹ nhàng


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 209thì là người đàn ông sau cùng mà tôi có thể thấy có đôi chút cảm tình. Ông ta hẳn hơi khùng khi tựthuyết phục mình rằng tôi yêu ông ấy; và chính ông nữa cũng tin là tôi không yêu ông đâu.. Để chohợp lý, hãy đổi tỉnh cảm của ông lấy cảm tình của hắn; và hãy đến thăm tôi thường xuyên hơn là ôngcó thể làm, để giúp tôi chịu đựng nổi nỗi khổ bị hắn phiền hà.Thưa bà, lá thư này cho thấy khuôn mẫu của một tính cách dễ mến; và tôi thấy chẳng cần nói với bàphải gọi tính cách đó là gì.Thế là đủ rồi. Cả hai ta sẽ rêu rao cái hình ảnh đáng ca ngợi này của trái timcủa bà cho mọi người ở khắp nơi nơi.Acaste : Tôi cũng muốn nói đôi điều, và đề tài có tính cách cám dỗ đấy; nhưng tôi cho là nó khôngđáng làm tôi tức giận, và tôi sẽ cho bà thấy là những chàng hầu tước bé nhỏ có thể tìm được những tráitim xứng đáng hơn để an ủi họ.Oronte : Cái gì đây? Bộ tôi bị xé nhỏ ra như thế à, sau tất cả những gì tôi thấy bà viết cho tôi! Và tráitim của bà có tất cả mọi điều tựa như tình yêu, đem hứa hẹn tất tật lần lượt cho tất cả mọi người! Chà,tôi là một anh chàng gặp phải cú lừa lớn, nhưng tôi sẽ không còn như vậy nữa đâu. Bà đã giúp tôi khilộ rõ chân tướng của bà: đó là tôi giầu có hơn khi lấy được trái tim bà trả lại cho tôi. Như thế là tôi đãtrả được mối thù trong khi bà bị thất bại. (nói với Alceste) Thưa ông, tôi không còn cản trở gì mối tìnhcủa ông nữa. Và ông có thể kết thúc cuộc tình với bà đây.Arsinoé : Thật là một trong những hành vi hèn hạ nhất tôi chưa từng thấy; tôi không thể nào im tiếngđược nữa và cảm thấy khá phiền lòng. Liệu đã bao giờ có ai thấy chuyện tương tự như của bà chăng?Tôi không tự mình quan tâm lắm đến chuyện của thiên hạ; nhưng ông đây ( chỉ Alsace) đã đặt trọnhạnh phúc của ông ta vào bà, một con người danh giá và tài giỏi, và tôn kính bà đến điên loạn, bộ ôngta phải…?Alceste : Xin hãy mặc tôi, thưa bà, tôi xin bà cứ để mặc tôi lo liệu chuyện của tôi. Và bà hãy đừng lotoan một cách không cần thiết cho tôi. Lòng tôi đã thấy bà bênh vực vô ích cho tôi.Tôi đã không thểđền đáp sự sốt sắng nhiệt thành đó của bà; và nếu có khi nào tôi muốn phục hận bằng cách chọn một aiđó, thì tôi sẽ không chọn bà đâu.Arsinoé : Ấy, thưa ông, ông tưởng là tôi có ý nghĩ đó à, và rằng tôi rất mong muốn chiếm được ông à?Ông thật là đầy tự cao tự đại, để tự nâng mình lên bằng một ý nghĩ như vậy.Sự khước từ của Célimènelà một món hàng mà chẳng ai cần phải tỏ ra mê đắm quá lố. Cầu mong ông thức tỉnh và đừng coi quátrọng mọi chuyện. Những người như tôi không phải để cho hạng người như ông. Thôi thì ông cứ việcđau khổ vì bà ta đi, và tôi mong được thấy một cặp xứng đôi vừa lứa!Alceste : Nào! Tôi đã im tiếng, bất kể những gì tôi đã thấy, và tôi đã để mọi người nói trước tôi : Nhưthế là tôi đã tự chế đủ lâu chưa?và bây giờ thì bà có cho phép tôi..Célimène : Vâng, ông muốn nói gì thì ông cứ nói, ông đã có lý khi ông than trách, và ông có thể khiểntrách tôi về bất cứ điều gì làm hài lòng ông. Tôi thú nhận là tôi đã lầm lỗi, và lòng ngột ngạt hoangmang tôi không nại cớ này nọ để bào chữa cho lỗi lầm của tôi.Tôi khinh khi sự tức giận của nhữngngười kia; nhưng với ông thì tôi nhận lỗi. Chắc chắn sự bực dọc của ông là chính đáng; tôi biết là trướcmắt ông tôi có lỗi lớn, và mọi điều đều cho thấy tôi phụ bạc ông¸và tóm lại, ông có lý do để ghét tôi.Hãy ghét tôi đi, tôi chấp thuận điều đó mà.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 210Alceste : Hả! Tôi có làm đuợc như thế chăng, hỡi kẻ phản trắc? Làm được như vậy thì liệu tôi có thấymình sung sướng gì hơn là sự trìu mến tôi dành cho bà không? Và dù cho lòng tôi hăng tiết muốn ghétbà đấy, nhưng tôi sẽ có tìm được trái tim chịu sẵn sàng tuân lệnh tôi chăng? (nói với Éliante vàPhilinte) Các bạn có thấy điều một tình cảm bất xứng có thể làm chưa, và tôi nhờ hai bạn làm chứngcho sự nhu nhược của tôi. Nhưng để nói thực với các bạn thì chuyện chưa hết đâu, và các bạn sẽ thấytôi theo đuổi chuyện này tới cùng, để các bạn thấy rằng coi chúng ta là khôn ngoan thì sai đấy, và rằngtrong mọi trái tim vẫn còn lại cái gì đó của con người. (nói với Célimène) Vâng, sinh vật khả ố ơi, tôisẵn sàng tha lỗi cho bà, tôi có thể tìm trong chính trái tim tôi sự tha thứ cho những chuyện bà đã phạm,và dấu chúng dưới danh nghĩa của sự nhu nhược khiến những tệ đoan thời đại đã lôi cuốn tuổi trẻ củabà vào sự lầm lỗi, với điều kiện con tim bà sẽ hỗ trợ cho chương trình mà tôi đã hoạch định đi sống xalánh hết thẩy con người, và rằng trong sa mạc của tôi bà cương quyết đi theo tôi ngay để sống ẩn dậttrong sự cô quạnh. <strong>The</strong>o ý thức của mọi người thì chỉ có cách đó bà mới có thể sửa lại những điều xấuxa bà đã viết, và rằng sau vụ tai tiếng mà mọi con tim hào hiệp đều phải ghê tởm, thì may ra tôi còn cóthể vẫn yêu bà.Célimène : Cái gì cơ! Tôi từ bỏ thế giới trước khi già à, và chôn vùi đời tôi trong vùng hoang địa củaông ư?Alceste : Nếu tình cảm của bà đáp lại tình yêu của tôi, thì cái thế giới còn lại có ý nghĩa gìvới bà chứ?Bộ một mình tôi thôi không đủ cho bà sao?Célimène : Sự cô quạnh là điều rất đáng sợ đối với một tâm hồn ở tuổi đôi mươi. Tôi thật không cảmthấy tâm trí tôi đủ lớn, đủ mạnh để làm tôi quyết tâm theo đuổi một chương trình như thế đâu ông ạ.Nếu tôi trao ông bàn tay tôi và ý nguyện của ông được thỏa mãn, thì tôi rất có thể được dẫn dụ để ràngbuộc với ông; và hôn nhân…Alceste : À không, nay thì trái tim tôi thù ghét bà, và riêng sự từ khước này không thôi, có tác dụnghơn tất cả những gì còn lại. Vì bà không khứng chịu những ràng buộc ngọt ngào đó, để bà hoàn toànthuộc về tôi, và tôi hoàn toàn thuộc về bà, thì thôi đi, tôi khước từ đề nghị của bà, và sự xúc phạmmạnh mẽ này giải thoát tôi khỏi cái luới bẫy bất xứng của bà mãi mãi. (Célimène đi vào hậu trường vàAlceste nói với Éliante)Thưa cô, nhan sắc của cô được điểm tô bằng một trăm đức hạnh, và tôi chỉ thấy ở nơi cô sự trung trực;từ lâu nay, tôi vẫn quý trọng cô như một con người cao quý; nhưng cô hãy cho phép tôi cứ mãi mãi quýtrọng cô như vậy, và để con tim tôi chịu đựng nhiều chuyện rắc rối của nó và không tự hiến dâng chocái vinh dự được cô chấp nhận. Tôi cảm thấy mình bất xứng và bắt đầu cảm nhận rằng ông trời khôngcó ý cho tôi bước vào hôn nhân; rằng lời tôn kính của một trái tim còn lại một phần của tôi thì quá thấphèn đối với cô và bất xứng với cô, và rằng tóm lại…Éliante : Ông có thể cứ tiếp tục ý nghĩ đó đi; tôi chẳng có gì bối rối để trao bàn tay tôi; và kìa đây làbạn ông, người không có rắc rối gì nhiều với tôi, sẽ rất có thể chấp nhận bàn tay tôi nếu tôi hỏi ông ta.Philinte : Ôi! Thưa cô, tôi không đòi hỏi gì hơn là cái vinh dự ấy, và tôi có thể hy sinh đời tôi, và linhhồn tôi để được bàn tay của cô.Alceste : Mong trời để hai bạn hưởng được niềm hài lòng thật sự, hãy mãi mãi giữ vững những tình


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 211cảm đó với nhau. Còn tôi, bị mọi phía lừa dối, ngột ngạt vì sự bất công, tôi sẽ thoát ra khỏi cái hố nơicác tệ đoan đắc thắng, và tìm ra một góc hiu quạnh nào đó trên trái đất, nơi một con người trung trực cóthể hưởng được sự tự do.Philinte : Nào, thưa cô, ta hãy cùng đi xử dụng mọi điều chưa được thử nghiệm để ngăn cản anh ta bỏcái chương trình anh ta đã quyết tâm theo đuổi đó đi. ■HẾT


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 212


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 213For performance, please link to:http://www.youtube.com/watch?v=EV5fhJzHjDQ&feature=mfu_in_order&list=UL


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 214Du LÎch ñông Âu:Poland, Hungary, Austria, Czech Republic, và GermanySóng ViŒt ñàm Giang biên soånChuyến du lịch Eastern Europe 14 ngày do AV Travel – California tổ chức là một chuyến du lịch đầyhào hứng và rất hay. Hình ảnh và kỷ niệm của từng quốc gia đi thăm nằm trong những bài viết riêngbiệt.Bài viết này nói về Warsaw, Poland. Những địa danh được viết bằng Việt, Anh ngữ hay từ ngữcủa quốc gia thăm viếng. Hình ảnh thuộc bộ hình riêng của người viết.PolandBa-lan là một trong năm quốc gia được thăm viếng trong chuyến du lịch Đông Âu và là quốc gia thămviếng đầu tiên theo chương trình đi từ Ba-lan, qua Hung Gia Lợi, rồi Austria, Tiệp và sau cùng làGermany. Chuyến du lịch qua Warsaw đầy hào hứng và rất phong phú về văn hóa và nghệ thuật.Cộng hòa Ba Lan là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Séc,Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic; dân số trên 38 triệu gần như thuần chủng người Ba Lan,đa phần (95%) theo đạo Công giáo La Mã do đạo được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiênhình thành vào thế kỷ thứ 10. Lãnh thổ Ba Lan trong lịch sử có nhiều thay đổi, biên giới hiện nay có từsau Thế chiến thứ hai theo Hội nghị Yalta vào đầu năm 1945 tại Cung điện Livadia gần thành phốYalta, miền nam Ukraine.Thăm viếng WarsawWarsaw (Warszawa) là thủ đô và cũng là đô thị lớn nhất của Ba-lan. Nó nằm bên sông Wisla (Vistula).Dân số theo thống kê năm 2009 thì cỡ hơn 1.7 triệu người.Công viên Lazienki với tượng đài kỷ niệm Fryderyk Chopin là nơi thăm viếng đầu tiên.Łazienki Królewskie (còn đuợc gọi là công viên tắm của Hoàng gia) là một hỗn hợp có suối nóng gồm75 mẫu đất vườn và nhiều tác phẩm lịch sử bắt đầu xây từ thế kỷ thứ 17. Sau khi Stanisław AugustPoniatowski trở thành vua Ba-lan vào năm 1764, ông đã dành nhiều thời gian để cho xây cất và mởrộng công viên.Khu công viên Lazienki rất xanh tươi mát mẻ, rất rộng và nên thơ. Trong đó có Dinh thựLazienki còn được gọi là “Dinh thự trên mặt nước” vì nó nằm trên một đảo giữa hồ. Công viên cũng cómột hí trường rộng mang tên “Nhà hát trên đảo” vì nơi khán giả ngồi cách sân khấu bằng một con kinhnhỏ.Buổi chiều hôm chúng tôi tới thăm có hòa nhạc trong công viên có tượng đài nhạc sĩ Chopinnên rất đông người. Nhưng sáng sớm hôm sau trở lại thì công viên có được cái yên tĩnh và tuyệt vờicủa thiên nhiên.Tượng đài Chopin được vẽ kiểu và xây dựng vào năm 1910 kỷ niệm một trăm năm sinh nhậtChopin nhưng vì trở ngại về kiểu và chiến tranh thứ I nên phải đến năm 1926 mới hoàn tất và đuợcdựng trong công viên.Ngày 31 tháng 5, 1940 Đức cho phá nổ hoàn toàn tượng đài Chopin. Tuy nhiên mô hình vẫncòn lưu trữ được và sau đó một bản khác được làm lại và hoàn tất vào năm 1958. Trong mùa hè mỗingày chủ nhật đều có buổi hòa nhạc ngoài trời ở tại tượng đài Chopin.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 215Tượng đài kỷ niệm Fryderyck ChopinNhững tượng kỷ niệm khác tại khu công viên Lazienki.Trong và ngoài công viên có nhiều tượng đài, và nhiều tượng điêu khắc rải rác quanh dinh Lazienki,Orangery mới và Orangery cũ.Joseph Pilsudski Henryk Adam SienkiewiczNgay cổng vào công viên Lazienki có đài kỷ niệm của Joseph Pilsudski nằm trước căn nhà cóvăn phòng làm việc của ông trong những ngày ông còn tại chức.Józef Klemens Piłsudski là Bộ trưởng Quốc phòng một thời, và sau đó giữ nhiều chức vụ quan


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 216trọng trong lãnh đạo Đệ nhị Cộng hòa Ba-lan. Ông là người có công mang lại độc lập cho Ba-lan vàonăm 1918, sau 123 năm Ba-lan đã bị chia rẽ lãnh thổ. Tượng ông có đặt tại nhiều đô thị khác nhau củaBa-lanHenryk Adam Sienkiewicz (1846-1916) còn được gọi là "Litwos", là một nhà báo Ba-lan vàđược giải thưởng Nobel văn chương vào năm 1905. Tượng ông đặt trong công viên Lazienki nằm giữamột khoảng rừng yên tịnh.Gần đài tưởng niệm Chopin có một ngôi nhà nho nhỏ mang tên Căn Nhà Trắng Nhỏ (BiałyDomek). Căn nhà này nguyên thủy được vua Ba-lan Stanisław August Poniatowski (1732-1798) choxây cất vào năm 1774-76 dành cho Elżbieta Szydłowska, người tình của ông.Tượng đài Fryderyck ChopinOrangery Dinh Lazienki


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 217Tượng Charles De GaullePeacock tại Lazienki Palace (Photo by Bicky)Tượng của Charles De Gaulle đặt ở một điểm tròn rẽ phố (roundabout) của Warsaw Tượng Charles DeGaulle đang bước nằm ở Rondo De Gaulle là món quà tặng của nước Pháp. De Gaulle sống ở Warsawtrong những năm 1920s và có công trong trận chiến Warsaw năm 1920. Ông chiến đấu hết lòng và sauđó đuợc phần thưởng tối cao quân đội Virtuti Militar của Balan. Bức tượng De Gaulle tại Warsaw làmột copy của tượng De Gaulle đi bộ của điêu khắc gia Pháp Jean Cardot đặt tại đại lộ Champs Elyséesở Paris,Pháp.Tượng Charles de Gaulle nhìn từ xe busNhà thờ St Anne


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 218Krakowskie Przedmiescie - Đường của nhà thờCon đường có lẽ nổi tiếng có nhiều nhà thờ và đẹp nhất của Warsaw là <strong>The</strong> Royal Route (TraktKrolewski), bắt đầu từ Castle Square, đi dọc theo Krakowskie Przedmiescie và Nowy Swiat. Đại lộKrakowskie Przedmiescie là con đường đã được vua, chúa, tổng thống, những nhân vật quan trọng trênthế giới, và những ngôi sao danh tiếng đi qua. Con đường có rất nhiều nhà thờ và đuợc dân Ba-lanmệnh danh là tại đại lộ Champs Elysées của Ba-lan.Nhà thờ St AnneNhà thờ St. Anna nguyên thủy có kiến trúc Gothic. Trải qua nhiều biến đổi lịch sử kiểu baroque đuợcthêm vào. Bên trong tranh vẽ trần nhà rất đẹp. St Anne đuợc coi như là nhà thờ của trường đại học Balanở Warsaw.Nhà thờ St JosephNhà thờ đuợc xây cất là hai giai đoạn, bắt đầu từ năm 1728-1733 rồi đến năm 1754 nới xây tiếp vàhoàn tất vào năm 1763. Nhà thờ này không hề bị phá hủy trong đệ nhị thế chiến. Trong nhà thờ cóchứa nhiều tác phẩm nghệ thuật duy trì lại được từ thế kỷ 18. Xế mặt tiền nhà thờ ở bên phải có bứctượng Cardinal Stefan WyszynskiNhà thờ St JosephCardinal Stefan Wyszynski“Đơn giản là mục đích cao nhất, có thể thực hiện được khi ta vượt qua được tất cả mọi trở ngại.”


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 219[ “Simplicity is the highest goal, achievable when you have overcome all difficulties.”]— FryderykChopin (1810-1849).Trên cửa tiền đình nhà thờ St. Joseph có treo một tấm bảng viết vài hàng cho hay là để vinhdanh người nhạc sĩ tài hoa Frederick Chopin vào tuổi 15 đã chơi đàn piano ở nhà thờ này khi còn là họctrò từ năm 1825 đến 1826, trước khi rời Ba-lan vĩnh viễn.Hồng Y Giáo Chủ Stefan Cardinal Wyszyński (1901-1981) là Tổng chủ giáo của Ba-lan. Trongthời kỳ Ba-lan còn là nước cộng sản, Cardinal Wyszyński đã thương lượng với chính quyền đệ đưọcphép điều hành Roman Catholic ở Ba-lan. Ông cũng giúp phân chia riêng biệt điều hành nhà thờ vớichính quyền. Ông cũng chống đối đảng cộng sản để giúp Ba-lan mời được Pope John Paul II sangthăm viếng và ban phép vào năm 1979.Nhà thờ Holy Cross.<strong>The</strong> Church of the Holy Cross là một nhà thờ Roman Catholic đã đuợc xây cất lâu đời từ thế kỷ 15,nguyên thủy là một nhà thờ nhỏ rồi dần dần qua biến đổi lịch sử và cho đến đầu thế kỷ 18, nhà thờ đãcó những cấu trúc gần như giống hiện đại. Vào đầu thế kỷ 19, nhà thờ có chút thay đổi và vào năm1882 một hũ đựng di cốt trái tim của nhạc sĩ Frederic Chopin được để vào một cột trụ tại trung bộ giáođường. Vài chục năm sau, một hũ cốt tương tự chứa trái tim của nhà văn được giải Nobel Văn chươngWładysław Reymont cũng được đặt trong nhà thờ này. Năm 1889 tại bậc thang lên cao dẫn vào giáođường được sửa lại và một tượng điêu khắc chúa Chris mang thánh giá của Pius Weloński đuợc thêmvào. Tại chân tượng mang hàng chữ Sursum Corda ("Lift Up Your Hearts"), biểu hiệu sự chịu đựng củangười Ba-lan dưới sự phân chia cai trị của người Nga. Trong nhà thờ còn nhiều ghi tạc trên mộ bia củamột số danh nhân Ba-lan.Hầu hết những nhân vật quan trọng trong chính quyền, nhạc sĩ, họa sĩ khi có tang chế, lễ lạc đềucử hành ở nhà thờ này.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 220Thánh giá trước nhà thờ Holy CrossCột có chứa trái tim Chopin trong nhà thờGhi chú: Nhà thờ Holy Cross nằm cách không bao xa căn nhà cũ của gia đình Chopin và đối diện vớikhu trường đại học Warsaw trên cùng một con đường Krakowskie Przedmiescie nổi tiếng này.Nhà Chopin Đại học WarsawNhà thờ St John nằm trong khu phố cổ Warsaw bên cạnh nhà thờ Jesuit. Có thể nhìn thấy hai nhà thờnày trong hình toàn diện khu Royal Square.Trong hình phía dưói từ trái qua phải là Cột tượng vua Sigmund III, ở giữa hình là nhà thờJesuit mái vòm màu xanh đằng xa, nhà thờ St John có mặt tiền phẳng , và bên phải là Royal Castle.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 221Cột Zygmunt hay Sigismund's Column (Kolumna Zygmunta), dựng lên vào năm 1644. Trênđỉnh của cột là tượng vua Zygmunt III Waza, vị vua đã quyết định rời thủ đô Ba-lan từ Krakow đếnWarsaw vào năm 1596. Cột cao 20 m, tượng cao gần 3 m.Royal Castle là một lâu đài để ở và là nơi cư ngụ chính thức cùa quân vương Ba-lan. Nó nắmngay ở quảng trường Lâu đài (Castle square) và trên đường dẫn đến Phố cổ của Warsaw.Nhà thờ St Casimir (St. Kazimierz) là một nhà thờ Roman Catholic . Nhà thờ này nằm trongkhu thành phố mới. Nhà thờ nguyên thủy là dinh Kotowski, sau đó biến thành nhà thờ. trong đệ nhị thếchiến được dùng làm bệnh viện và thường là mục tiêu bị quân Đức thả bom. Vào cuối tháng 8, 1944, cảngàn người người ẩn trú trong nhà thờ và 4 thầy tu, 36 bà sơ đều bị bỏ bom chết hết, nhà thơ bị phá hủyhoàn toàn, nhưng sau đó được xây cất lại vào thời kỳ 1947-1953.Maria Skłodowska-Curie Museum.Nữ bác học Marie Skłodowska Curie (7 November 1867 – 4 July 1934) sinh ra ở thủ đô Warszawa, BaLan trong thời kỳ Nga chiếm đóng Ba Lan. Curie là họ chồng bà mà bà thêm vào sau này.Năm 1903 bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng Pierre Curie vàHenri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Năm 1911 bà nhận giải Nobel hóa học trong việc khámphá ra hai nguyên tố hóa học Radium và Polonium. Bà là một trong hai người duy nhất đoạt hai giảiNobel (tuy có chia giải cùng khoa học gia khác) trong hai lĩnh vực khác nhau (người kia là LinusPauling).Bà sống và học ở Warsaw đến năm 1891 mới sang Paris, Pháp để tiếp tục học thêm. Bà đã dùngtên quê hương Ba-lan của bà để đặt cho nguyên tố Polonium. Bà là nữ Giáo sư dầu tiên dạy học tại đạihọc Paris (University of Paris.)Căn nhà bà ra đời ở Thành phố mới Warsaw, Ba-lan, hiện nay đuợc dùng làm một bảo tàng việnmang tên Maria Skłodowska-Curie Museum. Bà chết ở Pháp vào cuối mùa xuân năm 1934 sau khi vềthăm lại quê hương Ba-lan vì mắc bệnh thiếu máu có lẽ do vì bà làm việc và bị phơi nhiễm với nhữngchất phóng xạ. Bà đuợc chôn ở Sceaux. Sáu mươi năm sau (1995) thi hài của bà và chồng bà, ôngCurie đuợc chính phủ Pháp vinh danh và mang đặt vào điện Panthéon ở Pháp. Hình như cho đến hiệnnay, bà là người đàn bà duy nhât đuợc vinh danh ở điện Panthéon (tưởng cũng nhắc đến nữ văn sĩ


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 222George Sand mặc dù đuợc rất nhiều người can thiệp để mong mang hài cốt bà vào Panthéon, nhưngkhông thành công.)Maria Curie Museum. Warsaw. PolandPanthéon. Paris. FranceKrakowskie Przedmiescie – Phố của tượng kỷ niệmDọc theo Krakowskie Przedmieście có nhiều tượng đài kỷ niệm.Adam Mickiewicz Monument. Adam Mickiewicz (1798-1855) đuợc xem như là một nhà thơlãng mạn nổi tiếng của Ba-lan. Tác phẩm thơ văn có chiều dài của ông mang tên Pan Tadeusz. Nhà thơnày thường nói Lithuania là đất tổ của ông và thường tự cho mình là một người Lithuania. Bức tượngđược khánh thành kỷ niệm 100 ngày sinh nhật ông. Tương điêu khăc ông đang để tay phải trước ngực,ngửng lên nhìn trời với một phong thái bình thản nhàn nhã. Chân tượng có mang hành chữ “Gửi AdamMickiewicz, từ những người đồng hương”.Gần ngay đó trước dinh Tổng thống, có tượng Hoàng tử Jozef Poniatowski. Poniatowski, làmột tướng của Napoleon Bonaparte đã chết trong trận chiến <strong>Le</strong>ipzig và được dân Ba-lan xem như mộtvị anh hùng quốc gia. Vì thế bức tượng đã điêu khắc ông mặc một áo Cổ điển miêu tả ông là một vị anhhùng Cổ điển.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 223A. Mickiewicz Monument President's Palace, Prince Jozef Poniatowski MonumentTượng Cardinal Stefan Wyszynski đã nói đến ở trên đặt gần nhà thờ St JosephVà cũng trên Krakowskie Przedmiescie còn có một tượng của một danh nhân nổi tiếng trên thếgiới, đó là đài kỷ niệm Nicholas Copernicus. Nicolaus Copernicus (Polish: Mikołaj Kopernik) một nhàthiên văn học người Ba-lan. Tượng đài được dựng lên vào năm 1830 tại quảng trường Staszic, trước tòaHọc viện Khoa học. Tượng điêu khắc là sáng tác của Bertel Thorvaldsen vào năm 1822 cho thấyNicolaus cầm bên tay phải một compass và tay trái một trái cầu xem thiên văn (armillary sphere).Nicholaus Copernicus<strong>The</strong> Old Town Marketplace (Rynek Starego Miasta)Tại trung tâm phố cổ là quảng trường phố cổ Rynek Starego Miasta. Bốn bề của quảng trưòng cónhững căn nhà cao hơn ba bốn từng đủ màu sắc bao bọc. Tại quảng trường không khí sinh hoạt nhộn


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 224nhịp vui vẻ với những rạp lợp vải trắng bán thực phẩm, vật liệu hay thức ăn. Xe ngựa kéo và nghệ sĩtrình diễn ngoài trời trong quảng trưòng mang thêm sắc thái linh động.Nơi đây cũng có Viện Bảo tàng Lịch sử và nhà bảo tàng dành riêng cho nhà thơ AdamMickiewiczNằm chính giữa quảng trưòng là tượng Mermaid (Syrena Staromiejska) điêu khắc bởiKonstanty Hegel thực hiện năm 1855. Mermaid là biểu tượng cho Warsaw từ thế kỷ thứ 15. HìnhMermaid hiện diện trên coat of arms của Warsaw từ ngày đó đến giờ.Mermaid-Trung tâm Phố CổTruyền thuyết về Mermaid. <strong>The</strong>o truyền thuyết kể bởi Arthur Oppman thì hai người con gái củaTriton (con trai của thần Neptune), một thần có mình người đuôi cá (Merman), mở cuộc hành trình rabiển. Một mermaid quyết định ở lại dọc bờ Đan-Mạch và hiện nay có tượng nhìn thấy trên con đườngthủy vào hải cảng Copenhagen. Người mermaid thứ hai tới miệng sông Vistula thì trầm mình vào nướcvà tạm nghỉ tại một bãi biển gần làng Warszowa. Dân làng đến để chiêm ngưỡng sắc đẹp và giọng cacủa nàng. Một người nhà buôn tham lam đã tìm cách bắt đuợc mermaid. Một truyền thuyết khác kểrằng mermaid từ biển Baltic bơi tới Warsaw vì tình yêu với người hùng Griffin, một kẻ bảo vệ thànhphố và bị giết chết trong trận chiến với Thụy -điển vào thế kỷ thứ 17. Mermaid muốn trả thù cho ngườiyêu nên đã giữ vị trí phòng thủ Warsaw, và trở nên biểu tượng của thành phố này.Palace of Culture and Science. Ngoài những di tích và thắng cảnh trên, Warsaw còn có DinhVăn hoá và Khoa học. Dinh thự này đuợc coi như cao nhất ở Ba-lan (231m), và nếu đứng từ lầu 30,chúng ta có thể nhìn thấy hầu hết thành phố Warsaw. Lầu này cao 114 m từ mặt đất. Cũng vì nó là tòanhà cao nhất của Warsaw nên người ta thường nói đùa đó là nơi nhìn đẹp nhất của Warsaw và là nơiduy nhất của đô thị mà không thể thấy được khi đang đứng trên nó (giống như lời mà nhà văn PhápGuy de Maupassant nói về Eiffel Tower).Ngày nay tòa nhà này là một trung tâm đa dạng, gồm bảo tàng viện, khu thương mại, rạp chiếumovie, và phòng Congress Hall (Sala Kongresowa) rất lớn chứa được 3000 người. Lầu 11 và 12 là địađiểm của trường đại học Collegium Civitas. Mặc dù nơi đây được nhiều du khách thăm viếng, nhưngngười Ba-lan vẫn có một chút xa cách vì lý do toà nhà này do Nga sô xây cất và do Stalin ra lệnh làm.<strong>The</strong> Palace of Culture and Science (Pałac Kultury i Nauki) được viết tắt là PKiN.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 225Do từ chữ viết tắt (Pałac Kultury i Nauki) này mà người ta gọi đây là “tòa nhà Pekin”, hoặc còn gọi nólà “chiếc bánh cưới của Nga sô”, hay “ống chích của Stalin.” Tòa nhà này nguyên thủy mang tên dinhVăn hoá và Khoa học Joseph Stalin (Pałac Kultury i Nauki imienia Józefa Stalina), đuợc xây cất năm1952 và hoàn tất năm 1955, và là món quà của Nga tặng cho Ba-lan. Sau này chữ Stalin đuợc bôi xóađi.Tòa nhà Văn Hóa và Khoa Học ban đêm và ban ngàyNgay gần tòa nhà và quảng trường PKiN là một trung tâm thương mại mang tên Złote Tarasy (GoldenTerraces) nằm cạnh Trung tâm xe điện Warsaw.Golden Terraces là một khu thương mại có nhà vòm kính với nhiều văn phòng, tiệm buôn báncùng nhiều nhà hàng ăn uốngQuảng trường PKiN, Golden Terraces và Trung tâm trạm Xe điện tọa lạc ngay gần khách sạnMarriott trên đường Jerozolimski, nơi chúng tôi tạm nghỉ chân rất thoải mái hai tối đầu tiên. ■Sóng Việt Đàm Giang09 August 2010.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 226Compassion CircuitBy John WyndhamIntroduction : John Wyndham, an English author who died in 1969, at the age of 66, is regarded as oneof the great exponents of science fiction. His “Day of Triffids” is perhaps the best known British novelof this type since H.G. Wells. But Wyndham’s science fiction stories are chiefly about people and howscience affects their humanity. “Compassion circuit” can be considered as an interesting short story ofits kind with an unexpected ending.***By the time Janet had been five days in hospital she had become converted to the idea of a domesticrobot. It had taken her two days to discover that Nurse James was a robot, one day to get over thesurprise, and two more to realise what a comfort an attendant robot could be.<strong>The</strong> conversation was a relief. Practically every house she visited had a domestic robot: it wasthe family’s second or third most valuable possession – the women tended to rate it slightly higher thanthe car, the men slightly lower.Janet had been perfectly aware for some time that her friends regarded her as a nitwit or worse forwearing herself out with looking after the house which a robot would be able to keep spick and spanwithin a few hour’s work a day. She had also known that it irritated George to come home each eveningto a wife who had tired herself out by unnecessary work. But the prejudice had been firmly set.It was not the diehard attitude of people who refused to be served by robot. It was simply anuneasiness about them, and being left alone with one – and a disinclination to feel such an uneasinessin her own home.She herself attributed the feeling largely to the conservatism of her own home which had usedno house-robots. Other people, who had been brought up in homes run by robots, never seemed to havesuch a feeling at all.It irritated her to know that her husband thought she was afraid of them in a childish way. That,she had explained to George a number of times, was not so, and was not the point, either: what she diddislike was the idea of one intruding upon her personal domestic life, which was what the house-robotwas bound to do.<strong>The</strong> robot who was called Nurse Jeanne was, then, the first with which she had ever been inclose personal contact and she, or it came as an interesting revelation.Janet told the doctor of her enlightenment, and he looked relieved. She also told George whenhe looked in in the afternoon: he was delighted. <strong>The</strong> two of them conferred before he left the hospital.“Excellent,” said the doctor. “To tell you the truth I was afraid your wife was a neurotic case, and shecan never been strong and in the last few years she’s worn herself out running the house.”“I know” George agreed. “I tried hard to persuade her during the first two years we weremarried, but it only led to trouble so I had to drop it. This is really a culmination – she was rathershaken when she found that the reason she’d have to come here was partly because there was no robotat home to look after her.”“Well, there’s one thing certain, she can’t go on as she has been doing. If she tries to she’ll beback here inside a couple of months,” the doctor told him.“She won’t now. She’s really changed her mind.” George assured him. “Part of the trouble wasthat she’s never come across a really modern one. <strong>The</strong> newest that any of our friends has is 10 years


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 227old at least, and most of them are older than that. She’d never contemplate the idea of anything asadvanced as Nurse Jeanne. <strong>The</strong> question now is what pattern.”<strong>The</strong> doctor thought for a moment. “Frankly, Mr. Shand, your wife is going to need a lot of restand looking after, I’m afraid. What I’d really recommend for her is the type they have here.” It’ssomething pretty new this Nurse Jeanne model. A specially developed high-sensibility job with a quitenovel contra-balanced compassion-circuit – a very tricky bit of work that – any direct order which anormal robot would obey at once is evaluated by the circuit, it is weighed against the benefit or harm tothe patient, and unless it is beneficial, or at least harmless, to the patient, it is not obeyed. <strong>The</strong>y’veproved to be wonderful for nursing and looking after children – but there is a big demand for them, andI’m afraid they’re pretty expensive.”“How much?” asked George.<strong>The</strong> doctor’s round-figure price made him frown for a moment. <strong>The</strong>n he said:“It’ll make a hole, but after all, it’s mostly Janet’s economies and simple-living that’s built upthe savings. When do I get one?”“You don’t, not just like that.” the doctor told him “I shall have to throw a bit of weight aboutfor a priority, but in the circumstances I shall get it, all right. Now, you go and fix up the details ofappearance and so on with your wife. <strong>Le</strong>t me know how she wants it, and I’ll get busy.”“A proper one,” said Janet. “One that’ll look right in the house, I mean. I couldn’t do with oneof those levers – and –plastic box things that stare at you with lenses. As it got to look after me, too, soI think I’d rather it was a housemaid. It can have a black silk dress and a frilly white apron and a cap –and about five feet 10, and nice to look at, but not too beautiful. I don’t want to be jealous of it…”<strong>The</strong> doctor kept Janet ten days more in the hospital while the matter was settled. <strong>The</strong> robot hadrequired the addition of standard domestic pseudo-memory patterns to suit it for housework.It was delivered the day after she got back. Two severely functional robots carried the case upthe front path, and inquired whether they should unpack it. Janet thought not, as she would like Georgeto come home in the evening to open it.When George got back he wanted to open it at once. But Janet disagreed.“Supper first,” she decided. “A robot doesn’t mind waiting.”Nevertheless it was a brief meal. When it was over, George carried the dishes out and stackedthem in the sink.“No more washing-up.” He said with satisfaction.He went out to borrow the next-door robot to help him carry the case in. <strong>The</strong>n he found his endof it more than he could lift, and had to borrow from the house opposite, too. Presently the pair of themcarried it in and laid it on the kitchen floor as if it were featherweight, and left.George got out the screwdriver and drew the six large screws that held the lid down. Insidethere was a mass of shavings. He showed them out on the floor.Janet protested.“What’s the matter. We shan’t have to clear it up.” He said, happily.Inside there is another box with wood pulp, George rolled all the shavings out of the way and there,ready dressed in black frock and white apron, lay the robot.<strong>The</strong>y regarded it for some seconds, without speaking. It was remarkably lifelike. For somereason it made Janet feel a little queer to realise that it was her robot – a trifle nervous, and somehow, atrifle guilty.“Sleeping beauty,” remarked George, reaching for the instruction book on its chest.In point of fact the robot was not a beauty, Janet’s preference had been observed. It was pleasantand nice-looking without being striking, but the details were good.<strong>The</strong> platinum blond hair was quite enviable to Janet. <strong>The</strong> skin was distinguishable from


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 228real skin only by its perfection.Janet bent down beside the box, and touched the flawless complexion. It was quite, quite cold.She sat back, looking at it. Just a big doll, she told herself; a contraption, a very wonderful contraptionof metal, plastics, and electronic circuits, and made to look as it did because people, including herself,would find it harsh or grotesque if it should look any other way… And yet, to have it looking as it didwas a bit disturbing, too. For one thing, you couldn’t go o n thinking of it as “it” any more, and youneeded to give it a name, because with a name it would become still more of a person.“A battery-driven model,” George read out, “will normally require to be fitted with a newbattery every four days. Other models however are designed to conduct their own regeneration from themains when necessary. “<strong>Le</strong>t’s have her out.”He put his hands under the robot’s shoulders, and tried to lift it.“Phew!” he said “Must be about three times my weight.” He made another try. “Hell,”he said and referred to the book again, situated at the back, slightly above the waistline.’ “All right,maybe we can roll her over.”With an effort he succeeded in getting the robot on to its side and began to undo the buttons atthe back of her dress. Janet suddenly fell that to be an indelicacy.“I’ll do it” she said.Her husband glanced at her:“All right, it’s yours,” he told her.“She can’t be just ‘it, I’m going to call her Heather.”“All right, again,” he agreed.Janet undid the buttons and fumbled inside the dress. “I can’t find the knob, or anything,” shesaid. “Apparently, there’s a small panel that opens,” he told her.“Oh, no!” she said, in a slightly shocked tone.He regarded her again: “Darling, she is just a robot.”“I know,” said Janet, shortly. She felt about again, discovered the panel and opened it.“You give the upper knob a half-turn to the right and then close the panel to complete thecircuit,” instructed George, from the book,Janet did so, and then sat back again, watching.<strong>The</strong> robot stirred and turned. It sat up, then got to its feet. It stood before them, lookingthe very pattern of a restaurant waitress.“Good day, madam.” It said. “Good day, sir. I shall be happy to serve you.”“Thank you, Heather.” Janet said, as she leaned back against the cushion placed behind her.Not that it’s necessary to thank a robot, but she had a theory that if you did not practise politeness withrobots you soon forgot it with other people.And, anyway, Heather was no ordinary robot. She was not even dressed as a housemaid anymore. In four months she had become a friend, a tireless, attentive friend. From the first, Janet hadfound it difficult to believe that she was only a mechanism, and as the days passed she had becomemore and more a person.<strong>The</strong> fact that she consumed electricity instead of food came to seem little more than a foible.<strong>The</strong> time she couldn’t stop walking in a circle, and the other time when something went wrong withher vision so that she did everything a foot to the right of where she ought to have been doing it, thesethings were just indispositions such as anyone might have, and the robot-mechanic who came to adjusther paid his call much like any other doctor. Heather was not only a person, she was preferablecompany to many.“I suppose,” said Janet, setting back in her chair, “that you must think me a poor, weakthing?”


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 229What one must not expect from Heather was euphemism.“Yes.” she said, directly. But then she added, “I think all humans are poor, weak things. It isthe way they are made. One must be sorry for them.”Janet had long ago given up thinking things like: “That’ll be the compassion-circuit speaking,” ortrying to imagine the computing, selecting, associating, and shunting that must be going on to producesuch a remark. She took as it might come from – well, say, some human being with no mechanisminvolved at all.She said: “Compared with robots we must seem so, I suppose. You are so strong and untiring.Heather, if you knew how I envy you that…”Heather said, matter of factly: “We were designed. You were just accidental. It is your misfortune, notyour fault.”“You’d rather be you than me?” Janet asked.“Certainly,” Heather told her “We are stronger. We don’t have to have frequent sleep torecuperate. We don’t have to carry an unreliable chemical factory inside us. We don’t have to grow oldand deteriorate. Human beings are so clumsy and fragile and so often unwell because something is notworking properly. If anything goes wrong with us, or is broken, it doesn’t hurt and easily replaced. Andyou have all kind of works like pain, and suffering, and unhappiness, and weariness that we have to betaught to understand, and they don’t seem to us to be useful things to have. I feel very sorry that youmust have these things and be so uncertain and fragile. It disturbs my compassion circuit.”“Uncertain and fragile.” Janet repeated. “Yes, that’s how I feel.”“Humans have to live so precariously.” Heather went on. “If my arm or leg should be crushed.I can have a new one in a few minutes, but a human would have agony for a long time, and not even anew limb at the end of it – just a faulty one, if he is lucky. This isn’t so bad as it used to be because indesigning us you learned how to make good arms and legs, much stronger and better than the old ones.People would be much more sensible to have a weak arm or leg replaced at once, but they don’t seemto want to if they can possibly keep the old ones.”“You mean they can be grafted on? I didn’t know that.” Janet said. “I wish it were only armsor legs that’s wrong with me. I don’t think I would hesitate…” She sighed. “<strong>The</strong> doctor wasn’tencouraging this morning, Heather. You heard what he said? I’ve been losing ground: must rest more. Idon’t believe he does expect me to get any stronger. He was just trying to cheer me up before… He hada funny sort of look after he’d examined me… But all he said was rest. What’s the good of being aliveif it’s only rest – rest- rest …”? And there’s poor George. What sort of a life is it for him, and he’s sopatient with me so sweet…I’d rather anything than go on feebly like this. I’d sooner die…”Janet went on talking, more to herself than to the patient Heather standing by. She talkedherself into tears. <strong>The</strong>n, presently, she looked up. “Oh, Heather, if you were human I couldn’t bear it; Ithink I’d hate you for being so strong - but I don’t, Heather. You’re so kind and so patient when I’msilly, like this, I believe you’d cry with me to keep me company if you could.”“I would if I could” the robot agreed, “My compassion circuit…”“Oh, no! Janet protested. “It can be just that. You have a heart somewhere, Heather. You musthave”“I expect it is more reliable than a heart,” said Heather.She stepped a little closer, stooped down, and lifted Janet up as if she weighed nothing at all.’“You’ve tired yourself out, Janet dear,” she told her. “I’ll take you upstairs: you’ll be able tosleep a little before he gets back.”Janet could feel the robot’s arms cold through her dress, but the coldness did not trouble herany more, she was aware only that they were strong, protective arms around her. She said : “Oh,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 230Heather, you are such a comfort, you know what I ought to do.” She paused, then she added miserably: “I know what he thinks – the doctor, I mean, I couldsee it. He just thinks I’m going to go on getting weaker until one day I’ll fade away and die… I said I’dsooner die… but I wouldn’t, Heather, I don’t want to die.”<strong>The</strong> robot rocked her a little, as if she were a child: “<strong>The</strong>re, there, dear. It’s not as bad as that – nothinglike,” she told her…“You mustn’t think about dying. And you mustn’t cry any more, it’s not good foryou, you know. Besides, you don’t want him to see you’ve been crying.”“I’ll try not to,” agreed Janet obediently, as Heather carried her out of the room and up thestairs.<strong>The</strong> hospital reception-robot looked up from the desk.“My wife,” George said, “I rang you up about an hour ago.”<strong>The</strong> robot’s face took an impeccable expression of professional sympathy: “Yes, Mr. Shand.I’m afraid it has been a shock for you, but as I told you, your house-robot did quite the right thing tosend her here at once.”“I’ve tried to get on to her doctor, but he’s away,” George told her.“You don’t have to worry about that, Mr. Shand. She has been examined, and we have had allher records sent over from the hospital she was in before. <strong>The</strong> operation has been provisionally fixedfor tomorrow, but of course we shall need your consent.”George hesitated. “May I see the doctor in charge of her?”“He isn’t in the hospital at the moment, I’m afraid.”“Is it … absolutely necessary?” George asked after a pause.<strong>The</strong> robot looked at him steadily, and nodded: “She must have been growing steadilyweaker for some months now,” she said.George nodded.“<strong>The</strong> only alternative is that she will grow weaker still, and have more pain before the end,”she told him.George stared at the wall blankly for some seconds: “I see,” he said bleakly.He picked up a pen in a shaky hand and signed the form that she put before him. He gazed atit a while without seeing it: “She will … she’ll have… a good chance?” he asked.“Yes,” the robot told him “<strong>The</strong>re is never complete absence of risk, of course, but she has abetter than seventy-per –cent likelihood of complete success.George sighed, and nodded: “I’d like to see her,” he said.<strong>The</strong> robot pressed a bell-push: “You may see her,” she said “But I must ask you not to disturbher. She’s asleep now, and it’s better for her not to be woken.”George had to be satisfied with that, but he left the hospital feeling a little better for the sightof the quiet smile on Janet’s lips as she slept.<strong>The</strong> hospital called him at the office the following afternoon. <strong>The</strong>y were reassuring. <strong>The</strong>operation appeared to have been a complete success. Everyone was quite confident of the outcome.<strong>The</strong>re was no need to worry. <strong>The</strong> doctors were perfectly satisfied. No, it would not be wise to allow anyvisitors for a few days yet. But there was nothing to worry about. Nothing at all.George rang up each day just before he left, in the hope that he would be allowed to visit. <strong>The</strong>hospital was kindly and heartening, but adamant about visits. And then, on the fifth day, they suddenlytold him she had left on her way home. George was staggered: he had been prepared to find it a matterof weeks. He dashed out, bought a bunch of roses, and left half a dozen traffic regulations in fragmentsbehind him.“Where is she?” he demanded of Heather as she opened the door.“She’s in bed, I thought it might be better if…” Heather began, but he lost the rest of the


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 231sentence as he bounded up the stairs.Janet was lying in the bed. Only her head was visible, cut off by the line of the sheet, andthere is a bandage round her neck. George put the flowers down on the bedside table. He stooped overJanet and kissed her gently. She looked up at him from anxious eyes: “Oh George dear. Has she toldyou?”“Has who told me what?” he asked sitting down on the side of the bed.“Heather, she said she would. Oh, George I didn’t mean it, at least I didn’t think I meant it…She sent me, George, I was so weak and wretched. I wanted to be strong, I don’t think I reallyunderstood. Heather said …”“Take it easy, darling. Take it easy.” George suggested with a smile.“What’s on earth all this about?”He felt under the bedclothes and found her hand.“But, George,” she began. He interrupted her: “I say, darling, your hand’s dreadfully cold. It’salmost like…” His fingers slid further up her arm. His eyes widened at her, incredulously. He jumpedup suddenly from the bed and flung back the covers. He put his hand on the thin nightdress, over herheart… and then snatched it away as if he had been stung.“God… NO!” … he said, staring at her.“But George, George, darling…” said Janet’s head on the pillows.“NO! … NO!.. “ cried George, almost in a shriek. He turned and ran blindly from the room.In the darkness on the landing he missed the top step of the stairs, and went headlong downthe whole flights.Heather found him lying in a huddle at the end of the stairs. She bent down and gentlyexplored the damage. <strong>The</strong> extent of it, and the fragility of the frame that had suffered, it disturbed hercompassion-circuit very greatly. She did not try to move him, but went to the telephone and dialled.“Emergency?” she asked, and gave the name and address. “Yes, at once.” She told them.“<strong>The</strong>re might not be a lot of time. Several compound fractures, and I think his back is broken, poorman. No. <strong>The</strong>re appears to be no damage to his head. Yes, much better. He’d be crippled for life. Yes,better send the form of consent with the ambulance so that it can be signed at once… Oh, yes, that’ll bequite all right. His wife will sign it.” ■&NgÜ©i Máy Có TØ TâmMinh Thu chuy‹n ng»Giới thiệu tác giả : Văn sĩ người Anh John Wyndham, qua đời năm 1966, hưởng thọ 66 tuổi, được coilà một trong những nhà viết chuyện khoa học giả tưởng tên tuổi. Cuốn “Day of the Triffids” có thểđược coi như cuốn chuyện hay nhất thuộc loại này của Anh quốc, kể từ sau H.G. Wells. Nhưng phầnlớn những chuyện giả tưởng của Wyndham là về con người và về vấn đề khoa học ảnh hưởng thế nàođến lòng nhân đạo của họ. Trong số đó chuyện “Người máy có từ tâm” được coi là một tác phẩm hayvới kết thúc bất ngờ.***


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 232Khi Janet nằm ở nhà thương được năm ngày thì nàng đã đổi ý về chuyện có một người máy giúp việctrong nhà.Phải mất hai ngày Janet mới biết cô y tá Jeanne là một người máy, và trọn một ngày nữa nàngmới hết ngạc nhiên, và thêm hai ngày nữa để nàng kịp nhận thức ra rằng một người máy có thể làmcông việc săn sóc bệnh nhân tốt đẹp đến như thế nào.Nói chuyện với người máy thật là dễ chịu, thoải mái. Trước khi Janet nhập viện thì hầu như nhànào nàng đến chơi đều có một người máy giúp việc; người máy là vật sở hữu thứ nhì, hay thứ ba quýgiá nhất của mỗi gia đình. Bà chủ nhà coi người máy đáng giá hơn chiếc xe hơi một chút, còn ông chủnhà thì coi người máy kém giá hơn chiếc xe hơi một tí.Từ ít lâu nay, Janet thừa biết là các bạn nàng cho nàng là ngu dại khi tiêu hao sức lực vào việcdọn dẹp nhà cửa, trong khi đáng nhẽ mua một người máy về thì công việc dọn dẹp chỉ mất vài tiếngmỗi ngày thôi. Janet cũng biết là George cũng bực mình lắm, khi mỗi chiều về nhà thấy vợ mệt đừ vìlàm những việc không cần thiết. Nhưng thiên kiến của Janet đối với người máy thì như đã in sâu vào tríóc nàng.Không phải Janet có thái độ không thể bỏ được của những người không muốn được người máyhầu hạ, mà nàng chỉ có vẻ ngại ngùng về họ, nhất là khi phải đứng một mình với người máy, và sự ngạingùng khi có sự hiện diện của chính người máy trong chính nhà mình.Chính Janet thì đã quy phần lớn sự ngại ngùng này vào sự bảo thủ của gia đình nàng mà khônghợp với việc dùng người máy. Những người khác, đã từng được dậy dỗ trong những gia đình dùngngười máy, thì không bao giờ có cảm nghĩ ngại ngùng đó.Nàng bực mình khi biết là George cho là nàng sợ người máy giống như con nít vậy. Janet đãnhiều lần giải thích cho George biết là không phải nàng sợ gì người máy mà chỉ vì nàng không thích cóai xâm nhập vào đời sống nội trợ riêng tư của nàng, và một người máy làm việc trong nhà, tất nhiênkhông tránh khỏi điều này.Vì thế y tá Jeanne là người máy đầu tiên Janet có sự tiếp xúc mật thiết, và đối với Janet thì đó làmột khám phá hay ho. Janet nói với bác sĩ về sự sáng tỏ đó của nàng và viên bác sĩ thấy nhẹ cả người.Janet cũng nói với George như thế khi chàng vào thăm nàng chiều hôm đó. George nghe thế cũngmừng rơn. Rồi George và viên bác sĩ bàn bạc trước khi George ra về. Viên bác sĩ nói :“Tốt quá rồi. Nói thật với ông chứ tôi cứ ngại là bà nhà khó chịu khi thấy y tá là người máy.Nhất là bà nhà lại yếu thần kinh nữa. Tôi thấy bà nhà không bao giờ có thề hoàn toàn khỏe mạnh được,vả lại trong mấy năm vừa qua bà nhà đã hao mòn sức lực nhiều quá vào công việc nhà.“Vâng, tôi biết lắm,” George nói: “và tôi đã cố thuyết phục nhà tôi trong hai năm đầu lấy nhau,nhưng chỉ đưa đến chuyện cãi vã thành thử tôi đành thôi không bảo nhà tôi đừng làm nhiều việc nhànữa. Nhưng bây giờ thì không tránh được nữa, chính nhà tôi cũng hoảng khi biết lý do bà ấy phải vàonằm ở đây là chỉ vì bà ấy không chịu mua người máy về giúp việc nhà.Viên bác sĩ gật gù: “Thôi điều chắc chắn là bà nhà sẽ không tiếp tục như trước nữa. Nếu bà nhàkhông nhận định ra như thế thì thể nào bà nhà cũng sẽ phải trở lại bệnh viện này trong vòng hai thángnữa đấy, ông ạ.”George nói trấn an ông bác sĩ: “Không đâu bác sĩ ạ, nhà tôi đã thật sự thay đổi quan niệm rồi.Trước kia một phần nhà tôi không ưa người máy là vì nhà tôi chưa hề gặp một người máy hoàn toàn tốitân. Người máy kiểu mới nhất, mà một người bạn chúng tôi có, cũng đã được ít nhất 10 năm rồi, và đasố còn lại còn cũ hơn nữa. Nhà tôi chưa hề nghĩ tới một người máy tân kỳ như nữ y tá Jeanne. Vấn đềbây giờ chỉ còn là đặt mua kiểu người máy nào mà thôi.Viên bác sĩ nghĩ ngợi một thoáng rồi nói: “Thành thực mà nói thì tôi thấy bà nhà sẽ cần đượcnghỉ ngơi và săn sóc nhiều. Tôi thấy kiểu người máy mà tôi có thể đề nghị để ông bà mua là loại giốngnữ y tá Jeanne . Kiểu người máy lọai y tá Jeanne này khá mới. Một loại người máy rất bén nhậy và phát


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 233triển với một hệ thống điện trở quân bình giúp người máy có từ tâm. Đó là một sáng chế rất tinh xảo –bất cứ một lệnh nào mà một người máy bình thường sẽ tức khắc tuân theo, thì bộ phận điện của ngườimáy tối tân này lại cân nhắc xem lệnh đó có lợi hay có hại cho bệnh nhân. Nếu lệnh đó có hại cho bệnhnhân thì người máy sẽ không chịu tuân theo. Loại người máy kiểu này rất thích hợp cho ngành điềudưỡng và trông nom trẻ em, và được nhiều người mua, nhưng tôi e là lọai máy này khá đắt giá.“Độ chừng bao nhiêu, thưa bác sĩ?”Con số viên bác sĩ đưa ra khiến George hơi ngần ngừ; rồi chàng nói:“Như thế là ngân sách gia đình sẽ bị một lỗ hổng, nhưng thôi,phần lớn là tiền để dành của nhàtôi, và lối sống thanh đạm của chúng tôi đã giúp có được số tiền đó. Vậy chừng nào thì chúng tôi cóđược người máy đó?“Cũng phải mất thì giờ chứ, khó được dành ưu tiên lắm. Nhưng tôi sẽ cố gắng nhờ chỗ này chỗnọ họ giúp và chắc cũng phải mất vài ba tuần. Thôi bây giờ ông vào thăm bà nhà đi và bàn với bà nhàxem sao, xem bà nhà muốn có người máy như thế nào.”Trong phòng Janet thích thú nói: “Phải là một người máy thật đàng hoàng mới được. Một ngườimáy thật hợp với căn nhà mình. Em không thể chịu nổi loại người máy có mắc đầy những cần này, mócnọ, với hộp pờ-lát tích và với cặp mắt lồi ra sáng loáng nhìn mình chòng chọc đâu. Em thấy là vì ngườimáy này phải làm việc trong nhà thì mình nên chọn một người trông không khác gì một chị người làmlà hay nhất.”“Hay là một anh bếp, nếu em muốn” George nói.“Không,” Janet lắc đầu quầy quậy. Không, vì người máy này còn phải săn sóc em nữa nên emnghĩ cứ chọn người nào trông giống một chị người làm thì tốt. Em có thể cho người máy mặc áo lụađen với cái tạp dề trắng viền đăng ten và một cái mũ trắng, và phải cao chừng hơn thước sáu, mặt mũixinh xắn nhưng đừng quá đẹp, vì em không muốn phải ghen với người máy đâu…***Viên bác sĩ giữ Janet ở nhà thương trong mười ngày trong khi việc mua người máy giúp việc nhà đượctiến hành ổn thỏa. Người máy này được lắp thêm bộ phận ghi rõ những công việc làm trong nhà để phùhợp với công tác.Người máy được hãng gửi đến một ngày sau khi Janet từ nhà thương về. Hai người máy khỏe như vâm,khiêng chiếc thùng vào nhà để xe hơi và hỏi Janet có muốn họ mở thùng ra không. Janet vội lắc đầu vìnàng muốn để chiều George về hãy mở và nàng bảo họ cứ để thùng ở đó. Khi George về, chàng muốnmở ngay thùng đựng người máy, nhưng Janet giục chồng ăn cơm trước đã, vì nàng cho rằng người máysẽ không khó chịu vì phải chờ đợi đâu.Nhưng hai người cũng ăn cơm thật nhanh và sau bữa ăn George đem bát đĩa vào để bừa trongchậu rửa bát và hài lòng nói: “Thế là chúng ta khỏi phải rửa bát.”George sang nhà hàng xóm mượn người máy về khiêng giùm chiếc thùng lên nhà, nhưngGeorge không nhấc nổi đầu thùng phía chàng, và chàng phải chạy sang nhà đối diện để mượn thêm mộtngười máy nữa sang giúp. Hai người máy khiêng chiếc thùng để vào nhà bếp một cách nhẹ nhàng ynhư thể chiếc thùng đựng người máy kia nhẹ như chiếc lông gà vậy. Sau đó hai người máy ra về.George lấy đồ dùng vặn mở sáu con ốc lớn ra khỏi thùng và mở nắp thùng ra. Bên trong có đầymạt cưa. George vứt mạt cưa bừa bãi ra sàn bếp trong khi Janet lên tiếng hỏi sao anh lại bầy bừa ra thế.George thú vị đáp: “Việc gì mà em phải lo nữa chứ? Chúng mình đã có người máy hầu rồi mà.”Bên trong còn một chiếc hộp nữa với vỏ bào bọc quanh. George hăng hái gát bỏ những vỏ bàonhét phía trong hộp ra. Janet và chồng thấy một chị người làm bằng máy mặc áo đen với tạp dề trắngnằm trong lòng thùng. Hai người im lặng nhìn chăm chăm vào người máy một lúc.Trông người máy cứ y như người thật vậy. Vì một lý do nào đó Janet bỗng cảm thấy rờn rợn khi


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 234nhận định ra đó là người máy của nàng, và nàng cảm thấy bối rối và phần nào ngượng ngập nữa.“Công chúa ngủ trong rừng,” George nói đùa, và với tay lấy cuốn chỉ dẫn đặt trên ngực ngườimáy.Thực ra thì người máy không có sắc nước hương trời gì, và như thế là nhà hàng đã theo đúng ýmuốn của Janet. Nhưng trông người máy sạch sẽ, ngộ nghĩnh tuy rằng không đẹp tuyệt trần. Ngườimáy có bộ tóc bạck kim làm bằng sợi ny- long khiến Janet trông thấy phát thèm. Da của người máytrông khác da người ta chỉ vì nó quá hoàn hảo, mịn màng.Janet quỳ xuống bên chiếc hộp và dơ tay sờ mó vào lớp da trắng mịn của người máy, nàng cảmthấy đầu ngón tay nàng lạnh ngắt khi chạm vào lớp da mặt người máy.Janet ngồi thẳng người lại và nhìn sững người máy. Thì chỉ là một con búp bê lớn thôi đấy mà,nàng tự nhủ: chỉ là một sự phối hợp thật hoàn bị của kim khí, chất pờ-lát-tích và giòng điện tử. Và nhàhàng phải chế tạo người máy như người thật chỉ vì các khách hàng, kể cả Janet, sẽ cảm thấy người máykệch cỡm nếu người máy trông không giống người thật. Nhưng dù sao thì khi thấy người máy giốnghệt người thật cũng làm cho mình thấy rờn rợn. Janet nghĩ: trước hết mình không thể nào tiếp tục coingười máy là vật vô tri và cứ gọi là “nó” được. Dù có thích người máy hay không thì mình cũng phảiđặt cho nó một tên gì, như vậy nó sẽ trở thành một con người hơn.“À, đây là một lọai người máy chạy bằng bình điện.” George đọc to những lời trong cuốn chỉdẫn. “Một người máy chạy bằng bình điện thông thường, và cứ bốn ngày một lần, sẽ phải được nạpthêm điện. Những loại khác thì có thể tự nạp thêm điện từ bộ phận chính khi nào cần. À, nào chúngmình hãy lôi chị người máy này ra xem sao.”Hai tay chàng ôm xuống phía sau vai người máy cố nâng người máy ra khỏi thùng.“Chà, nặng đến gấp ba sức nặng của anh. em ạ.” Chàng nói, và cố thử lần nữa. Trời ơi, nặngquá!” Và chàng lại phải đọc thêm trong cuốn chỉ dẫn. “Những nút kiểm soát nằm ỏ sau lưng ngay phíatrên thắt lưng một chút. À, may ra mình có thể xoay lật người chị ta sang một bên.”Loay hoay và ráng sức một lúc thì George xoay lật được chị người máy sang một bên và bắt đầuluồn tay vào lưng chị ta. Janet vội lên tiếng:“Ấy, không được, bất tiện quá, anh để em làm cho.”George cười, nhìn vợ: “Ừ, thì em làm đi, chị ta là của em mà.”“À, em vừa đặt cho chị ta một cái tên rồi. Từ nay chúng ta sẽ gọi chị ấy là Heather”.“Ờ được lắm,” George biểu đồng tình.Janet luồn tay vào sau lưng áo Heather rồi nói: “Sao em không tìm thấy nắm xoáy nào hếtkìa?”“Hình như phải có một cánh cửa nhỏ và nắm xoáy nằm bên trong đó” George nói với vợ.“À, chắc không phải vậy đâu anh à” Janot thốt lên, hơi sửng sốt. Geroge ngó vợ. “Ơ hay, thì nólà một người máy mà em!”“Vâng, thì em biết rồi.” Tiếp đó nàng lại luồn tay vào lưng áo Heather và tìm ra cánh cửa nhỏ.Janet mở cánh cửa đó ra. George chúi đầu vào cuốn chỉ dẫn và đọc: “Bây giờ xoay nắm xoáy nửa vòngsang bên phải để mở điện rồi đóng cửa lại”Janet làm theo lời chồng rồi nàng vội ngồi lại dáng cũ và chăm chú nhìn người máy. Người máychuyển động và lật người nằm ngửa trở lại, ngồi dậy rồi đứng lên. Người máy đứng trước mặt vợchồng George trông đúng tác phong của một chị hầu bàn ở nhà hàng..“Xin chào ông bà chủ, tôi sẽ sung sướng được hầu hạ ông bà” Người máy nói.“Cám ơn Heather” Janet trả lời khi nàng dựa lưng vào chiếc gối ôm được đặt sau lưng nàngtrong ghế bành.Không phải là người ta cần phải cám ơn một người máy, mà chỉ vì Janet nghĩ rằng nếu người takhông áp dụng sự lễ độ với người máy, thì chẳng mấy chốc người ta sẽ quên cả phép lịch sự, xã giaovới nhau.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 235Vả lại dù sao thì Heather không phải là một người máy thông thường. Bây giờ thì chị khôngmặc y phục như kiểu người làm công nữa. Sau bốn tháng, chị đã trở nên một người bạn không bao giờmệt mỏi và luôn luôn săn sóc Janet. Trong tháng đầu thì Janet thấy khó mà nghĩ Heather là một ngườimáy, và ngày tháng trôi qua Janet thấy Heather càng trở nên người hơn.Vấn đề Heather phải tiêu thụ điện thay vì thực phấm có vẻ là một nhược điểm. Chẳng hạn cólần chị cứ đi vòng vòng mà không sao đứng lại được, và lần khác thì có lẽ bộ phận về thị giác của chịsai lệch sao đó khiến chị làm gì cũng bị lệch một tấc sang bên phải. Nhưng những cái đó cũng chẳngkhác gì lúc người ta bị khó ở, và thay vì gọi bác sĩ thì Heather được một bác thợ tới sửa chữa là chị tứcthời lấy lại phong độ cũ. Heather không phải chỉ là một người, mà chị còn là một bạn tâm tình lý tưởngcho nhiều người nữa.Một hôm Janet ngồi trò chuyện với Heather: “Heather này, chắc chị cho tôi là một con ngườiyếu ớt, tội nghiệp lắm nhỉ?Chắc chắn người ta không thể chờ đợi Heather dùng lối uyển ngữ, nói năng rườm rà được vì chịthẳng thắn trả lời: “Vâng, đúng vậy,” nhưng chị nói tiếp “tôi thấy mọi con người đều yếu ớt và đáng tộinghiệp hết. Nhưng đó là vì họ bị cấu tạo ra như thế. Kể ra cũng đáng ái ngại cho họ.”Từ lâu Janet đã bỏ những ý nghĩ theo lối cho rằng những lời nói từ tâm đó là do bộ phận điệntrong người máy thốt ra, hoặc là cố tưởng tượng ra là máy tính trong người máy lựa chọn, phối hợp,lọc, loại để rồi đưa ra câu trả lời đó. Bây giờ thì Janet coi lời nói của Heather như của một người nào đóvậy và chẳng dính dáng gì đến máy móc. Janet nói: “So với những người máy thì con người chúng tôiquả là thật mảnh dẻ, yếu ớt. Heather à, chị thật là khỏe mạnh và không biết mệt là gì. Chị có biết tôithèm ước được như chị đến như thế nào không?”Heather trả lời rất tự nhiên: “À thì chúng tôi được chế tạo ra còn con người như bà thì là một sựrủi ro. Đó là sự bất hạnh của bà nhưng không phải là lỗi của bà.”“Thế chị muốn là chị hơn là tôi à?” Janet hỏi Heather.“Chắc chắn là thế. “Heather trả lời Janet rồi nói tiếp: “Chúng tôi khỏe mạnh hơn. Chúng tôi đâucần ngủ dài dài để lại sức. Chúng tôi không phải mang theo trong người một xưởng hóa học khó tin cậyđược.Chúng tôi không bị già và bị mòn mỏi đi. Con người thì vụng về, mảnh dẻ, yếu ớt và thường bịđau ốm vì một bộ phận nào đó trong người không hoạt động hoàn hảo. Còn những người máy chúng tôithì nếu có gì hỏng hay gẫy rập, thì chúng tôi cũng chẳng bị đau đớn và dễ dàng được thay thế. Rồi conngười lại còn những danh từ như đau đớn, khổ sở, bất hạnh và lo sợ mà chúng tôi phải được dậy mớibiết, và đối với chúng tôi thì những xúc cảm đó chẳng có lợi ích gì.“Bất trắc và mảnh dẻ.” Janet trả lời: ‘Ờ mà đúng là tôi cảm thấy thế.”“Con người phải sống một cách thật là tạm thời, không chắc chắn.” Heather nói tiếp. “Nếu cánhtay hay cẳng chân tôi bị rập, tôi có thể thay bằng cái mới ngay trong vài phút, nhưng một con ngườitrong cảnh đó thì sẽ đau đớn khắc khoải lâu dài, và chung cuộc cũng chẳng có được lại cánh tay haycẳng chân mới, - mà chỉ là những cái khiếm khuyết. Điều này thì không tệ gì hơn trước kia vì khi chếtạo chúng tôi, con người đã học được cách làm ra những cánh tay và cẳng chân tốt, khỏe hơn là nhữngcái cũ.”“Chị muốn nói là có thể ghép chúng à? Tôi không biết thế.” Janet nói “Tôi hy vọng chỉ cócẳng chân hay cánh tay tôi bị thôi. Tôi không nghĩ là tôi sẽ do dự…” Janet thở dài. “Sáng nay bác sĩkhông có vẻ khuyến khích lắm, Heather ạ. Chị đã nghe bác sĩ nói đấy. Tôi đang mỗi lúc một yếu đi :phải nghỉ ngơi nhiều hơn. Tôi không tin là ông ta cho rằng tôi sẽ khỏe hơn được thêm chút nào. Ông tađã chỉ cố làm tôi lên tinh thần trước khi…Ông ta có cái vẻ kỳ kỳ sau khi khám cho tôi… nhưng ông tachỉ nói nên nghỉ ngơi. Thật chẳng có nghĩa lý gì khi sống mà chỉ cứ nghỉ ngơi, nghỉ ngơi, nghỉ ngơi…?Rồi còn George khốn khổ kia nữa chứ. Cuộc sống của anh ấy sẽ ra sao, và anh ấy thì thật là ngọt ngào.Thà rằng tôi chết đi hơn là cứ yếu ớt như vầy. Thà rằng tôi chết sớm đi…”Janet cứ tiếp tục nói như tự nói với mình hơn là với Heather vẫn kiên nhẫn đứng bên. Nàng nói


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 236cho đến khi nước mắt rơi lã chã. Rồi thì nàng ngước nhìn lên :“Ôi, Heather ơi, nếu chị là người thì tôi không khứng chịu được đâu; tôi nghĩ là tôi sẽ ghét chịvì sự khỏe mạnh của chị - nhưng tôi lại không ghét chị đâu, Heather ạ. Chị thật là tử tế và thật kiênnhẫn trong khi tôi thì lẩm cẩm như vầy. Tôi tin rằng chị sẽ khóc với tôi để cùng tôi bầu bạn nếu chị cóthể.”“Nếu có thể thì tôi sẽ khóc chứ.” Người máy đồng tình trả lời. “mạch điện từ tâm của tôi …”“Ô, KHÔNG!’ Janet phản đối “Không chỉ có thế thôi đâu. Chị có trái tim ở đâu đó đấy Heather.Chị phải có cái gì đó.”“Tôi mong mỏi là cái gì đó thì đáng được tin cậy hơn là trái tim.” Heather nói.Heather bước tới gần hơn một chút, cúi xuống và nhấc bổng Janet lên y như thể người Janet nhẹtênh.“Janet thương, bà đang làm bà mệt thêm đấy.” Heather nói với Janet “Tôi sẽ bế bà lên gác; bà sẽcó thể ngủ được một chốc trước khi ông nhà về.”Janet có thể cảm thấy đôi cánh tay lạnh ngắt của người máy qua lớp áo của mình, nhưng cái lạnh khôngcòn làm nàng lo lắng nữa, nàng chỉ còn nhận thức rằng đó là đôi cánh tay khỏe mạnh, đang ôm ấpbảo vệ nàng. Nàng nói: “Ôi, Heather, chị thật làm tôi dễ chịu, chị biết tôi cần phải làm gì.” Nàng ngưngnói, rồi nàng khổ sở nói tiếp: “Tôi biết bác sĩ nghĩ gì, ý tôi muốn nói là tôi có thể nhìn thấy ý nghĩ củaông ta. Ông ta nghĩ là tôi sẽ tiếp tục mỗi lúc một suy yếu thêm cho đến một ngày kia tôi sẽ suy xụp dầnvà chết… Tôi vừa nói là thà rằng tôi chết sớm đi… nhưng tôi đâu muốn thế, Heather ạ. Tôi khôngmuốn chết…”Chị người máy đong đưa nhẹ Janet y như thể nàng là một đứa trẻ. “Nào, nào, bà thương. Đâu cóđến nông nỗi đó – không tệ đến thế đâu.” Chị nói với Janet “Bà phải không được nghĩ đến chuyện chếtchóc. Và bà phải đừng khóc nữa. Vả lại bà không muốn cho ông nhà thấy là bà vừa mới khóc chứ.”“Tôi sẽ cố không khóc,” Janet ngoan ngoãn đồng ý, trong khi chị người máy bế nàng ra khỏiphòng để lên gác.* * *Cô người máy tiếp viên của bệnh viện từ bàn làm việc của mình ngẩng đầu lên. George nói : “Vợ tôi,tôi gọi giây nói đến cách đây khoảng một tiếng.” Nét mặt của người máy mang cái vẻ ái ngại chuyênnghiệp không chê trách được. “Vâng, thưa ông Shand. Tôi e rằng tin đã làm ông bàng hoàng,nhưng như tôi đã nói với ông, chị người máy giúp việc nhà ông đã làm đúng khi đưa ngay bà nhà đếnđây.” George nói với cô người máy tiếp viên: “Tôi đã cố gọi chính bác sĩ của vợ tôi, nhưng ông ta đivắng.”“Ông không cần phải lo lắng về chuyện gọi bác sĩ đâu, thưa ông Shand. Bà nhà đã được khámnghiệm, và chúng tôi đã có đầy đủ hồ sơ bệnh sử của bà nhà chuyển đến từ bệnh viện bà nhà nằm lúctrước. Vụ giải phẫu thì đã được tạm định vào ngày mai, nhưng tất nhiên chúng tôi cần sự đồng ý củaông.”George do dự: “Tôi có thể gặp bác sĩ chạy chữa cho vợ tôi được không, thưa cô?”“Tôi e rằng ông ta không có mặt trong bệnh viện lúc này.”Sau một lát George hỏi: “Cuộc giải phẫu đó – có tuyệt đối cần thiết chăng?”Cô người máy nghiêm trang nhìn George rồi gật đầu: “Bà nhà hẳn đã ngày một yếu đi từ vàitháng nay.” Cô nói.George gật đầu. Cô nói tiếp: “Không mổ thì tình trạng khác duy nhất là bà nhà sẽ càng ngàycàng yếu thêm, và bị đau đớn thêm trước khi lâm chung.”George nhìn mông lung lên tường vài giây, và nói: “Vậy à.” Rồi tay chàng run run cầm cây viết lên kývào tờ giấy cô người máy đặt trước mặt chàng. Chàng nhìn ngây tờ giấy mà không trông thấy gì. Chàng


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 237hỏi: “Nhà tôi sẽ… nhà tôi sẽ có… được cơ may tốt chứ?”“Có chứ.” Cô người máy trả lời: “Tất nhiên không bao giờ lại hoàn toàn không có rủi ro, nhưngbà nhà có đến 70 phần trăm cơ may cho một cuộc giải phẫu thành công.”George thở dài, gật đầu rồi nói: “Tôi muốn thăm nhà tôi.” Cô người máy bấm một nút chuông. “Ông cóthể thăm bà nhà,” cô nói: “Nhưng tôi phải cảnh báo ông chớ nên gây động tĩnh vì bà nhà đang ngủ vàđiều tốt cho bà nhà là đừng bị đánh thức.”George đành phải làm theo như thế, và chàng rời khỏi bệnh viện, lòng cảm thấy khá hơn mộtchút vì nhìn thấy môi Janet mỉm cười trong giấc ngủ của nàng. Xế trưa hôm sau bệnh viện gọi trấn anchàng. Có vẻ như cuộc giải phẫu đã là một sự thành công trọn vẹn. Ai nấy đều tin tưởng kết quả củacuộc giải phẫu. Các bác sĩ hoàn toàn hài lòng. Và người ta sẽ thiếu khôn ngoan nếu không cấm sựviếng thăm trong vài ngày là ít. Nhưng không có gì đáng lo ngại cả. Không có gi hết.Hàng ngày, trước khi đi làm, George điện thoại với hy vọng là chàng sẽ được phép vào thăm vợ.Bệnh viện luôn tử tế và sốt sắng nhưng nhất định cấm thăm viếng. Và rồi sang ngày thứ năm thì độtnhiên bệnh viện cho George hay là Janet đã rời bệnh viện về nhà. George bị chao đảo, vì chàng đã tựnhủ phải sẵn sàng chờ đến hàng tuần lễ vợ mới về. Chàng chạy vội đi mua một bó hoa hồng và lái xechẳng quan tâm vi phạm đến nửa tá luật lệ công lộ.Khi Heather mở cửa, chàng hỏi: “Nàng đâu?” Cô bắt đầu trả lời: “Bà nhà đang nằm nghỉ trêngiường. Tôi nghĩ rất có thể tốt hơn nên …” nhưng George chẳng nghe thấy phần sau của câu cô nói khichàng chạy nhanh lên cầu thang.Janet nằm trên giường. Chỉ có mặt nàng đuợc để hở với chiếc mền đắp kín và cổ có quấn băng .Georges đặt bó hoa trên chiếc bàn ở đầu giường. Chàng cúi xuống nhẹ hôn lên má vợ. Cặp mắt nàng longại ngước nhìn chàng .“Ôi, George ơi, Cô ta đã nói với anh chưa?” -“Ai nói gì với anh chứ?” Chàng hỏi khi ngồixuống cạnh giường.“Heather, cô ta nói cô ta sẽ mà. Ôi, George, em không có ý muốn thế đâu, ít ra thì em khôngnghĩ là em muốn thế. Cô ta đưa em đến. Em yếu quá và khổ sở, và muốn được khỏe. Em không cho làem đã thật sự hiểu, Heather nói …”“Cứ từ từ nào, em yêu, cứ từ từ.” George đề nghị với nụ cười trên môi: “Thế có chuyện gìvậy nào?”Chàng cho tay vào trong chăn và tìm thấy bàn tay vợ. “Nhưng, George à,” nàng bắt đầu. Nhưngchàng ngắt lời nàng:“Em yêu, sao anh thấy tay em lạnh ngắt như đồng vậy. Nó hầu như là…” Những ngón taychàng lần lên trên cánh tay vợ. Không thể tin được, mắt chàng mở lớn nhìn vợ. Đột nhiên chàng nhẩybật dậy khỏi cạnh giường và lật tung chăn đắp ra. Chàng đặt tay lên chỗ ngực nàng qua làn lụa mỏngcủa chiếc áo ngủ… và co giật ngay tay lại y như thể vừa bị ong chích.“Chúa ơi.., KHÔNG…, Chàng nói, mắt chăm chăm nhìn vợ. -“Nhưng George, George anhyêu…” cái đầu Janet đặt trên gối nói. -“KHÔNG!... KHÔNG!... George kêu lên gần như tiếng gào.Chàng quay lưng và chạy quáng quàng ra khỏi phòng. Trong bóng tối trên đầu cầu thang, chànglỡ trượt chân khỏi bậc thang đầu khiến chàng ngã xuống mình va đập lăn tròn suôi suốt cầu thang.Heather tìm thấy George nằm một đống ở chân cầu thang. Cô cúi xuống nhẹ nhàng xem xétthương tích. Mức thương tích, và cái mảnh dẻ của khung xương con người bị bầm rập đã khiến chomạch điện từ tâm của Heather bị ảnh hưởng mạnh. Cô không cố di chuyển George mà đến bên máyđiện thoại quay số.“Cấp cứu phải không?” Cô hỏi và cho biết tên cùng địa chỉ. “Vâng, đến gấp tức khắc,” cô nóivới họ “Không có mấy thời gian đâu. Chấn thương rập nát nhiều chỗ. Tôi nghĩ là xương sống ông ta bịgẫy, tội nghiệp ông ta. Không. Có vẻ như đầu ông ta không sao hết. Vâng, tốt hơn nhiều. Ông ta sẽ bịtàn tật suốt đời thôi. Vâng, nên để xe cứu thương mang cả đơn đồng ý theo để có thể được ký ngay tức


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 238khắc… À, vâng, chuyện đó không khó khăn. Vợ ông ta sẽ ký giấy đồng ý.” ■Minh ThuMelbourne, 01/2011


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 239L’Écriture d'un prisonnier condamné àmortUn Conte écrit en vers d’après L’écho et les images d’une époque par Nguyen Tuan.par TMCSNguyen Tuan est un écrivain bien connu du XXe siècle au Vietnam. Il a écrit “Vang bóng một thời” –l’écho et les images d’une époque, y se trouve le conte de L’écriture (la calligraphie) d’un prisonniercondamné à mort. À mon enfance, on m’a expliqué que le personnage Huan Cao dans ce conte est CaoBa Quat - un homme lettré et en même temps un héro d’une insurrection contre le pouvoir féodalVietnamien du 19ème siècle. À mon avis, c’est à cause des vers suivants qu’on a considéré Cao BaQuat comme l’auteur:<strong>Le</strong>s sons du tam-tam préparent le tombeau pour moiUn coup de l’épée terminera ma vie.(Ba hồi trống dục mồ cha kiếp,Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.)On croyait que Cao Ba Quat a été tué au lieu de l’exécution. <strong>Le</strong> conte ci-dessus par Nguyen Tuan arenforcé cette conviction. Récemment les documents de l’histoire ont démontré que Cao Ba Quat a ététué sur le champ de bataille. Dans sa vie, Cao Bá Quát a été condamné à mort parce que quand il atravaillé comme un examinateur il a corrigé les compositions de quelque candidats qui ont écrit desnoms interdits. Mais enfin le roi a décidé de remettre à peine de mort à lui.Malgré cela, comme tous les lecteurs Vietnamiens, j’aime bien Nguyen Tuan et son personnageHuan Cao. J’admire tous les deux. C’est pourquoi j’ai décidé de composer un conte écrit en vers sousle même titre du conte écrit par Nguyen Tuan. Au Vietnam, depuis longtemps beaucoup des contesécrits en vers sous forme des poèmes populaires de mètre de six-huit ont été devenus des berceusespour des grandes mères, mères et sœurs de génération à génération. C’est aussi mon grand espoir pource tout petit conte écrit en vers.Ch» NgÜ©i Tº TùMột bản diễn ca theo “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân.TMCSNguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng ở Việt nam vào thế kỉ 20. Ông đã viết “Vang bóng một thời”trong đó có truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Từ hồi nhỏ , tôi đã được giải thich rằng nhân vật chính,Huấn Cao, trong truyện chính là Cao Bá Quát – một danh sĩ kiêm một vị anh hùng của cuộc khởi nghĩachống chính quyền phong kiến tại Viêt nam hồi thế kỉ 19. <strong>The</strong>o thiển nghĩ của tôi, do mấy câu thơ dướiđây được cho là của Cao Bá Quát:


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 240Ba hồi trống dục mồ cha kiếp,Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời,mà người ta tin là Cao Bá Quát đã bị xử trảm tại pháp trường. Truyện ngắn của Nguyễn Tuân đã càngcủng cố cho niềm tin đó. Nhưng một số tài liệu lịch sử gần đây đã chứng minh rằng Cao bá Quát đã tửtrận trên chiến trường. Trong đời mình đã có lần Cao Bá Quát bị kết tội xử trảm vì trong khi làm giámkhảo ông đã chữa bài cho một số thí sinh phạm húy, nhưng rốt cuộc ông đã được nhà vua miễn tội chết.Dù vậy, tôi cũng như bao độc giả Việt nam, vẫn rất yêu Nguyễn Tuân và nhân vật Huấn Cao củaông. Tôi đem lòng ngưỡng mộ cả hai! Đó là lý do tại sao tôi đã soạn diễn ca có cùng nhan đề với tácphẩm của Nguyễn Tuân. Ở Việt nam, từ rất lâu nhiều bài diễn ca dưới hình thức vè lục bát dân gian đãtrở thành những bài hát ru của các bà, các mẹ, các chị thuộc nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Đây cũng làniềm hy vọng lớn của tôi vào bài diễn ca nhỏ xíu này!1. NHẬN LỆNH.Xem xong trát mới gửi vềNgục quan bèn hỏi thày đề đứng bên:“Cứ theo như lệnh quan trênTa sắp phải nhận sáu tên tử tù,Ta già , lú lẫn tù mù,Tên cầm đầu đám tử tù – Huấn Cao ?Vùng này đồn đại xôn xaoHuấn Cao văn võ tài cao tuyệt vời,Đường gươm nét bút ngời ngời,Cả thiên hạ phục con người hào hoa “Thày đề tiếp trát ê a,Rồi bẩm quan ngục : Chính là Huấn Cao!Ngục quan hạ giọng thì thào:“Phòng giam chắc nhất... Huấn Cao... nhốt vào,Kẻo y vượt ngục thì sao...”Thày đề chép miệng : “Tài cao phí hoài,Nếu tôi, đao phủ có tài,Chắc không nỡ bước lên đài khai đao !Huấn Cao, Ơi hỡi Huấn Cao !”Ngục quan đưa mắt : “ Im nào, vạ lây!Thày về lo cắt gác ngay,Tên nào lơ đễnh mai ngày phạt luôn !”2. NHẬN TÙLính trên áp giải sáu người,Đi đầu : Khuấy nước , chọc trời- Huấn Cao.Chiếc gông sáu lỗ kẹp vàoSáu người chung nặng, khổ nào khổ hơn,Cổ và vai đỏ như son,Gông cứa, rệp đốt, gầy mòn trơ xương.Huấn Cao sức vẫn phi thường,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 241Cúi người đập mạnh tưởng chừng gãy gông.Cơ man là rệp sẫm hồngĐã rơi lả tả từ gông xuống sàn.Ngục quan kí nhận cả đoàn.Lính trên nhắc nhở đầu đàn: Huấn Cao !Phải cần giám sát sát sao,Văn hay võ giỏi biết nào sợ ai!Ngục quan nén tiếng thở dài :“Việc quan, phép nước đừng hoài nhắc ta “Thế rồi tháng lại ngày qua,Đêm đêm rượu thịt đem ra đãi tù,Rồi quan ngục rất hiền từ,Đêm thanh vắng bảo tử tù Huấn Cao:“Biết Ngài là đấng anh hào,Cần gì xin dạy, tôi nào tiếc chi...”Huấn Cao quát: “Ngươi muốn gì,Định mua chuộc hả? Xéo đi, đừng vào...!”Ngục quan theo ý Huấn CaoLui ra chẳng dám thêm vào nửa câu.Huấn Cao cảm thấy lạ saoCả năm chiến hữu đêm nào cũng say!Ngục quan trông ngóng từng ngàyĐợi khi thích hợp gặp ngài Huấn Cao,Sẽ là tốt phúc làm sao,Xin được ít chữ về treo ở nhà.Chỉ lo nấn ná, kề cà ...Có lệnh hành quyết thì là công toi.Một hôm hỏa tốc trát đòi’Bộ Hình lệnh : phải giải người vô KinhĐể vào trong đó gia hình,Sớm mai đã phải trẩy kinh kịp thời.Ngục quan thất đảm rụng rời,Với thày đề vội ngỏ lời tâm can.Thày đề bẩm với ngục quan:“Tôi gặp ngài Huấn là bàn xong ngay,Con người nghĩa khí như ngàiViệc này với giở bàn tay khác gì!”3. XIN CHỮThày đề to nhỏ vân vi,Huấn Cao cười mỉm: Ta nghi oan rồi!Chữ ta quý nhất trên đời,Bao nhiêu báu vật ta thời cũng khinh,Nhưng ta trân trọng tấm tìnhCủa thày quản ngục biết mình, biết ta...


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 242Ghi chú :4. CHO CHỮThế là từng nét chữ hoaTrên tấm lụa trắng nõn nà hiện ra.Huấn Cao trổ hết tài ba,Cứ xong mỗi chữ lại là dừng tay,Quan ngục tiền kẽm cất ngay,Thày đề khép nép lại bày bút nghiên,Bút thần thoăn thoắt xuống lên,Từng hàng chữ đẹp liền liền hiện ra.-“Mực thơm, lụa trắng nõn nà,Ta ban mấy chữ gọi là từ tâmHuấn Cao nhủ tiếp ân cần –Chốn này đâu để dung thân lâu ngày,Kíp thời cao lánh xa bay,Về quê tá túc đợi ngày lập thân!”Ngục quan sụp lạy: “Đại nhân!Con xin nhận chữ, tu thân suốt đời”Vầng dương hửng đỏ chân trời,Ngục quan bái biệt sáu người hùng anh!5. KẾTCư sĩ già, mắt long lanh:Đêm nay ta đã hoàn thành diễn ca,Quê mùa, chất phác, nôm naChuyện xưa chép lại để mà truyền lưu.1-Ngày xưa , các cụ viết chữ Nho dùng đồng tiền kẽm để dánh dấu vị trí các chữ trên tấm lụa.ANH THI:Handwriting of a Prisoner Condemned to DeathI. Receiving the order(A Story In Verse by TMCS)Inspired by “<strong>The</strong> echo and images of an epoch” by Nguyen TuanAfter reading the official letter from superior authority,<strong>The</strong> head of JH (jailhouse) told his secretary:“By this order, we’ll have to receive six prisonersWho have been condemned to death.Oh! My memory now is so bad,


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 243Are they headed by Huan Cao?In this region, rumour has it that he has been very famousFor his fighting arts and literature,He’s been admired by people as the best sword man and calligrapher.<strong>The</strong> secretary read the order then said:“Exactly, He is Huan Cao, Sir.”<strong>The</strong> head of JH whispered:“He must be held in the maximum security prison cellTo prevent his breaking free from jail.”_Oh! <strong>The</strong> great talent Huan Cao, said the secretary,If I was an excellent executionerIn this case, I would refuse to be a killer.”Casting a glance at him, the head of JH said:“Quiet! An unexpected misfortune would come to you!Immediately arrange the watch,Always keep the watchful eyes on these six prisonersAnd punish seriously the lazy soldiers!”II. Receiving the prisoners<strong>The</strong> soldiers escorted six prisoners to the jailhouse.Going ahead was haughty and proud Huan Cao.A heavy yoke was for six prisoners!<strong>The</strong>y were so skinny with their red necks and shoulders.All of them were ill treated by the heavy yoke and teeming of bedbugs!Huan Cao was the strongest among them,He strongly bent down to beat the yoke on the floor,Plenty of red bedbugs fell down from the yoke...<strong>The</strong> head of JH received six prisoners from the soldiersWho told him: “Pay your attention to Huan Cao!”He is the most dangerous prisoner,With his fighting arts and literatureHe is afraid of someone never!<strong>The</strong> head of JH helped his sighing:“I know well. Please, no repeating!”<strong>The</strong>n the time passed by,Best food and alcohol were brought to the six prisoners every night.One day at night, the gentle head of JH came to Huan Cao jail cell.“You are a hero, Sir - he said - I know well,I’ll do my best to satisfy you...”Huan Cao stormed at him: “Go away immediately,You can never induce me!”<strong>The</strong> head of JH went out right away,He didn’t dare speak any more that night.Huan Cao was very surprised:Why do we have copious meals every night?<strong>The</strong> head of JH patiently waited for a good time


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 244To come again to Huan Cao to require<strong>The</strong> Han characters for hanging at home.He thought: It would be very sorryIf Huan Cao is not able to give meHis Han characters with the best calligraphy.Just at the moment, came from the capital<strong>The</strong> order of the Justice Ministry:Next early morning, all six prisonersWill be escorted to the capital immediately.<strong>The</strong> execution will be carried out there.<strong>The</strong>n he told his secretary in that confidence.<strong>The</strong> secretary said, “It’s too easyBecause I know well, Huan Cao is a man of integrity...”III. Asking for characters.After listening to the secretaryHuan Cao kept his smilingAnd said, “Oh! My misunderstanding!My handwriting-My most precious thing,Nothing could be comparable!But I respect your boss’s willing...”IV. Giving the charactersEach of Huan Cao’s charactersAppeared on the white silk as a pretty flower.Huan Cao tried to write with all his skills.Each time, when he finished a character,<strong>The</strong> head of JH took away a coin(Which was to mark the character position on the silk.)One character after another,Line after line of charactersAppeared on the white silk (instead of the paper)...After writing, Huan Cao told the head of JH solicitously:“It’s better for you to leave here immediatelyAnd wait for the suitable opportunityTo find yourself a new career!”<strong>The</strong> head of JH prostrated and said:“Sir, Your teaching I’ll remember forever!’At daybreak he said farewell to six heroic prisoners.V. ConclusionSatisfyingly murmured,<strong>The</strong> author of this story in verse, an old scholar,“Tonight I’ve just finished this story in verse


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 245Which is so rustic and popular,I do hope it will be read by plenty of readersAnd handed down forever.” ■Van Gogh, Starry Night over the Rhone


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 246Mt ñi‹m HËn Cho Mùa Thu :Thành PhÓ Angers, Thû Phû Vùng AnjouDã ThäoParis cuối thu, tuy có ướt át, điểm một chút buồn bã với những chiếc lá rách nát, xào xạc dưới chân,những cơn gió đi qua mang tất cả những rét buốt, cũng thấm vào con tim nhạy cảm của mình, làm gợilên trong lòng cả một hoài niệm về tuổi thơ, về những ngày nhiều tiếng cười hơn tiếng khóc, tay hái hưvô đặt lên đại lộ thời gian bất tận của cuộc đời. Thuở ấy, Hạnh Phúc tràn đầy, niềm vui mãi trải dài theosự sống,Tình yêu đã quên đi điểm bắt đầu, nói chi đến kết thúc, phải, thuở ấy dường như chẳng có dấuvết của thời gian lẫn không gian. Cứ như thế mà bốn muà trôi qua….Tâm hồn hoan lạc, hồn nhiên thổiphồng lên hai buồng phổi, và cứ thế mà ta hát : “Hãy cứ vui chơi cuôc đời, đừng cuồng điên mơ trămnăm sau….” (nhạc Trịnh Công Sơn).Và bây giờ thì chúng ta cũng nên “đừng cuồng điên mơ trăm năm sau” nữa các bạn nhé, để đitheo Dã Thảo làm một chuyến “lẩn trốn” những phiền toái của cái ngày qua ngày, chỉ cần ba hôm thôi,chứ không nhiêù, một phạm vi giới hạn cho một chuyến “đi mây về gió” để viếng thăm thành phốAngers, thủ phủ của vùng Anjou, rồi các bạn sẽ cám ơn Dã Thảo đã dẫn dắt các bạn về cái vùng trời vôcùng thích thú, kỳ diệu, đầy cả kinh ngạc, sửng sốt, mà chắc chắn sau chuyến rong chơi nầy, nó sẽ lưulại trong lòng các bạn những kỷ niệm khó quên.Angers là một thành phố của nghệ thuật và lịch sử, cách xa Paris khoảng ba trăm cây số về phíatây nam. Nó thuộc về một trong những đô thị thừa kế một quá khứ mà tất cả đều hài hoà, cân đối, đểkhi đối diện, nó tạo cho ta một nỗi thán phục, cho dù ta có là một khách lữ hành chỉ đi dạo chơi khôngmục đich, hay là kẻ đi tìm tòi những di tích lịch sử, thì gia sản và văn hóa kia đồng hợp lại, để chochúng ta một nỗi xúc động khôn cùng.Figure 1. <strong>Le</strong> Château d’AngersThành phố nầy mà Joachim Du Bellay đã ca ngợi một cách tuyệt vời qua những bài hát, vẫn còn giữđược cho đến ngày nay tất cả nét quyến rũ, vĩ đại, cũng như vị dịu ngọt của cuộc sống. Nhờ vào cái quákhứ phong phú, hiện nay Angers đã sở hữu một di sản vô cùng to tát. Thực sự ra, vào thế kỷ thứ mười


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 247hai, triều đại Plantagenets với Henri 2 vua nước Anh, và bà Aliénor D’Aquitaine, đã đặt để đô thị nầyvào con tim của một đế chế. Về sau, vua Saint-Louis và bà Blanche De Castille cho thiết lập pháo đàiAngers vào thế kỷ thứ mười ba, gây ấn tượng rất mạnh.Nhân nói đến Joachim Du Bellay dưới đây Dã Thảo xin trích dẫn một bài thơ sonnet nổi tiếngcủa ông, viết trong thời gian làm thư ký cho một giám mục đại sứ Pháp ở Italie, vì nhớ nhà nên ca tụngnơi chôn nhau cắt rún.Heureux qui, comme Ulysse...From <strong>Le</strong>s Regrets, Joachim du Bellay (1522-1560)Heureux qui, comme Ulysse, a fait un beau voyage,Ou comme celui-là qui conquit la Toison,Et puis est retourné, plein d’usage et raison,Vivre entre ses parents le reste de son âge !Quand reverrai-je, hélas, de mon petit villageFumer la cheminée, et en quelle saisonReverrai-je le clos de ma pauvre maison,Qui m’est une province et beaucoup davantage ?Plus me plaît le séjour qu’ont bâti mes aïeux,Que des palais romains le front audacieux ;Plus que le marbre dur me plaît l’ardoise fine,Plus mon Loire gaulois que le Tibre latin,Plus mon petit Liré que le mont Palatin,Et plus que l’air marin la douceur angevine. ■Vui sướng như Uy-LịchVui sướng như Uy-Lịch về chốn cũÁo cừu vàng dũng sĩ đã đoạt rồiVề quê xưa với kinh nghiệm đầy vơiBên mẹ cha sống những ngày thơ thớiÔi, làng cũ bao giờ tôi trở lạiKhói mù bay, nào thấy mái nhà xưaNhà tuy nghèo, rào dậu dẫu lưa thưaTrong tâm khảm còn sang hơn tỉnh lỵTôi vẫn mến phòng khách xưa cũ kỷHơn lâu đài chạm trổ kiểu Rô-manhCẩm thạch đẹp sao bằng mái ngói thanhYêu sông Loa hơn sông Tiếp La-tinĐồi Lý-lê còn hơn núi Pha-tinGió biển dịu sao bằng tình quê Mẹ. ■Traduit par Lý Lãng NhânMadison, AL., 20 May 2004Happy He Who, Like Ulysses...Happy he who, like Ulysses, explored the earth,Or he who had conquered the Golden Fleece,And who had now come home wise of the worldTo live his life among his own in bliss.Alas, when will I see of my village again<strong>The</strong> chimney smoke, and in what season of the yearBehold the croft of yon my humble home and dear,To me a kingdom great and yet a great deal more?Sweeter to me my forefathers' abodeThan great Rome's palaces' bold brassy front,My fine slate roof than its hard granite build,My Gallic Loire than its Tiber Latin,My small Liré than its Palatine Hill,My sweet Anjou than its salt air marine. ■Translated by Thomas D. <strong>Le</strong>22 December 2004


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 248Thành trì nầy bao gồm mười bảy tháp kiểm soát, bằng đá phiến (de schiste) và túp đá phấn (detuffeau), nhô cao trên sông Maine, nên đã trở thành một vị trí phòng thủ thiên nhiên hiếm có. Sự hiểnhách, uy nghi của pháo đài, phô bày một toàn cảnh kỳ dị, hùng vĩ khác thường trên giòng sông và thànhphố. Vào năm 1246, thành lũy nầy đã niêm phong lối đi vào của tất cả tỉnh lỵ trong cơ nghiệp củahoàng gia Pháp. Nơi đây, cũng là chỗ ở của những quận công d’Anjou vào thế kỷ mười bốn và mườilăm. Lâu đài được trang hoàng với những công trình kiến trúc và vườn tược tuyệt vời. Vào thời của vuaRené, lại còn có chỗ cho một chuồng thú.Thành phố Angers cũng đã từng tiếp đón vua Henri IV vào thời gian chiến tranh tôn giáo , rồidưới thời vua Louis XIV, viên tổng giám sát Fouquet cũng đã bị tống giam trong pháo đài nầy, và bịcanh giữ bởi anh chàng mousquetaire nổi tiếng d’Artagnan.Trong lúc tham quan, các bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khám phá ra là pháo đài nầy, còn ẩn giấumột tấm thảm treo tường rất ngoại lệ, mô tả quyển sách khải huyền, đó là cuốn sách cuối cùng của TânƯớc, do Thánh Jean l’Évangéliste viết, (tenture de l’Apocalypse), một tổng hợp những thảm dệt tay củathời trung cổ, trải dài ra cả một trăm lẻ sáu thước. Bức trướng nầy được đặt thêu bởi vua Louis 1erd’Anjou vào cuối thế kỷ mười bốn, khoảng năm 1375. Bởi những kích thước quá khổ, sự “thâm niên”,và cái chất lượng hài hoà của nó, không chối cãi được, tấm thảm ấy là một trong những tác phẩm đẹpvà quý giá nhất của thời trung đại, còn sót lại cho đến ngày hôm nay.Figure 2: Tapisserie de l''Apocalypse. (Wikipedia)Tấm thảm Apocalypse vĩ đại nầy là một tác phẩm được dệt thêu tay, độc nhất trên thế giới,trong ấy chú giải nguyên văn của sách khải huyền, do Thánh Saint Jean viết vào cuối thế kỷ thứ nhấtcủa kỷ nguyên chúng ta, nó phản chiếu những biến loạn đương thời từ thuở sáng lập ra nó. (Chiến tranhmột trăm năm, La guerre de Cent Ans). Từ nguyên thủy, trướng nầy được làm ra thành sáu mảnh vớibảy mươi bốn lớp cảnh. Thiết lập bởi một chiều dài ngoại lệ, (khoảng một trăm thước còn được bảo


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 249quản). Màn trướng được trưng bày trong một thể tích mà Khoa Bảo Tàng đã dự kiến sẵn cho nó.Năm 2009, thành phố Angers ăn mừng lễ sinh nhật sáu trăm năm của vua Bon Roi René, vịquận công cuối cùng của thủ phủ Anjou. Đó là một vị vua tốt, rất gần gũi cư dân của ông, và đặc biệt,rất uyên bác. Ông nói được nhiều ngôn ngữ và thực tập nhiều môn khoa học tự nhiên và toán học.Ngoài ra, ông vô cùng say mê hệ thực vật và hệ động vật, rượu ngon, hội họa, văn chương và thi phú.Ông đã sống một phần lớn cuộc đời mình tại Angers, và đã đóng góp rất mạnh mẽ cho việc triển khaivà làm đẹp thành phố.Nhân cơ hội nầy, một triển lãm về cái thư viện của Vua René được trưng bày (la bibliothèque duRoi René). Nhờ vào những sự vay mượn đặc biệt, tất cả những quyển sách đẹp nhất và những sách cổ,hào nhoáng chép tay của vua René, đã bị phân tán cùng khắp thế giới, lần nầy được thu gom về tronglâu đài của ông, đặt trước bức trướng Apocalypse. Nhiều kiệt tác lần đầu tiên mới được xuất trình ra tạiPháp, do các xứ Đức Quốc, Áo, Bỉ, Mỹ, Bồ Đào Nha, Anh, Nga và Thụy Sĩ cho mượn. Như thế, ThưViện của Vua được dịp tái tạo lại, và tìm lại được những màu sắc của nó, vạch trần ra lịch sử của nó, từsự thiết lập chậm rãi của nó, cho đến những bất ngờ đã khiến xảy ra sự phân tán đáng tiếc cái gia sảnngàn vàng nầy.Bây giờ, chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta để tới một điểm hẹn khác, khôngkém phần thú vị, chắc chắn các bạn nam nhi sẽ không phản đối. Đấy là đi viếng nhà rượu Cointreau(Maison Cointreau), mà ai nấy, dù không biết uống rượu, cũng đã từng nghe qua. Nằm giữa trung tâmvùng Anjou, hãy bước vào cái gọi là nhà Carré Cointreau, để khám phá tất cả sự kỳ bí của một nơi chếbiến độc nhất thứ rượu vang ngọt nổi tiếng nầy. Nhà rượu nầy đã cómặt từ hơn một trăm năm mươi năm, bốn thế hệ tài năng đã say mê làmviệc, để tạo cho tên Cointreau trở thành một thương hiệu rất vẻ vang,được cả triệu người trên thế giới mến chuộng. Sau buổi tham quan nhàmáy rượu, các bạn sẽ được mời nếm thử vị ngọt của Cointreau và có thểmua nhiều đặc sản liên quan tới rượu để lưu niệm.Ngày mai, các bạn nhớ thức giậy sớm để chúng ta cùng nhauchuẩn bị đi về Saint Nazaire. Dã Thảo sẽ dắt các bạn đi khám phá mộtcảnh quan của « Escal’Atlantique, đó là một triển lãm gần như hoangđường trên những chiếc tàu chở hành khách, một chuyến du lịch « giảvờ » trong cái thế giới thả nổi khổng lồ của nó.Độc nhất ở Châu Âu, Escal’Atlantique, trên cái diện tích banghìn năm trăm thước vuông, tái tạo lại những không gian và môitrường của những chiếc tàu truyền thuyết, làm gợi lại sự tráng lệ xa hoaquá đáng của nó. Cái ảo giác đó thật hoàn hảo, và khách tham quan trởthành hành khách, thời gian của một chuyến du hành bằng đường biểntrong tưởng tượng.. Xin các bạn hãy chọn cabin của mình trên tàu, hãyhít thở gió của biển khơi khi đi tản bộ trên boong tàu, hãy chìm ngậpFigure 3. <strong>Le</strong> Château d'Angerstrong hơi nóng và tiếng động của buồng máy, và sau đó, đi tới quầy rượu mà thưởng thức một ly« cocktail »… để rồi cuối cùng, sửa soạn cho cái đoạn cuối cuộc hành trình sôi nổi đầy náo nhiệt nầy !.Sau khi rời khỏi Escal’Atlantique, mời các bạn lên xe để hướng về Nantes, thủ đô lịch sử củanhững vị quận công Bretagne. Chúng ta sẽ cùng nhau đi viếng lâu đài của những vị công tước ấy, cũngvừa được trùng tu, và một sự khám phá kỳ thú của bảo tàng viện nơi nầy, sẽ kể lại cho các bạn lịch sửcủa thành phố Nantes : từ những nguồn gốc galô-La Mã cho đến việc đóng cửa những công xưởng


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 250đóng tàu, không quên nhắc đến chuyện về bà Anne De Bretagne với sự buôn bán nô lệ da đen, tất cảnhững chủ đề chính xác về cái quá khứ của Nantes sẽ được đề cập tới.Các bạn đã mỏi chân chưa ? Dã Thảo xin mời các bạn hãy dừng gót lại ở một quán giải khát rấtnổi tiếng gọi là « la Brasserie La Cigale », đó là một vị trí địa hình mang tính biểu tượng cho văn hoáNantaise. Quán nầy được mở ra từ năm 1895, Brasserie La Cigale đã trở thành một nơi cao cấp về cáivị giác mỹ quan thời thượng, với những món ăn rất đặc biệt cũng như cái gọi là phép xử thế lịch sựtrong truyền thống của những nhà hàng lớn nhất của Pháp thời thế kỷ mười chín. Chúng ta hãy thưởngthức một giải khát nóng cho ấm cổ, và một mẫu bánh ngọt ngạt ngào hương vị cho khứu giác chúng ta.Nếu chưa quá mệt mỏi thì Dã Thảo cũng hướng dẫn tiếp các bạn, đi bách bộ một vòng để chiêmngưỡng đại giáo đường của thành phố, một biểu hiệu thật xúc tích cho cái nghệ thuật kiến trúc gôtic lòeloẹt (art gothique flamboyant) của thế kỷ mười sáu, những con đường nhỏ Bouffay là khu phố thờitrung đại của Nantes, quảng trường hoàng gia (Place Royale) hay là một lối đi qua lại nổi tiếng, gọi làPommeraye (le célèbre passage Pommeraye). Còn một chút thì giờ rảnh rỗi, chúng ta hãy đi khám pháchợ Noël của Nantes, với những kiosques bán hàng nhỏ, đặc trưng cho những muà đông sắp tới củaPháp.Xin các bạn đừng trì trệ trong những sự buôn bánnầy để chúng ta còn phải quay trở về Angers cho kịp lúc,vì tối nay, Dã Thảo sẽ đưa các bạn đến một hiệu ăn rấtđặc biệt và vô cùng ngoạn mục, gọi là AubergeAngevine, để thưởng thức một đêm dạ hội thời trung cổrất ngoại lệ. Trong thực tế, nhà hàng nầy nằm trong mộtkhung cảnh vĩ đại : đấy là một nhà thờ cổ gôtic củanhững nữ tỳ, lễ ban thánh thể Angers. (Chapellegothique des servantes du très Saint Sacrementd’Angers).Ở đây, những kính ghép màu có bút ký củaTruffier và Martin (1875), với một chất lượng và một vẻđẹp ngoại lệ, dị thường. Nó mô tả lại những bí ẩn đadạng cuộc đời của Chúa Jésus. Tối nay, Dã Thảo đề nghịvới các bạn làm một chuyến du lịch trong thời gian, vàtrở về thế kỷ thứ mười lăm để dự một yến tiệc lớn, kiểuquý tộc, mang lại sinh khí bởi những nhà thơ trữ tìnhphương nam (les troubadours), và những nhà thơ trữ tìnhphương bắc (les trouvères), của thế kỷ thứ mười hai,mười ba ở Pháp.Các bạn sẽ được trang phục với những quần áocủa thời đại, và sẽ khám phá những món ăn rất đặc thùcủa thế kỷ thứ mười lăm, như loại bánh đa nướng(fougasses), thịt lợn (cochonailles), rượu quế (hypocras)Figure 3. <strong>Le</strong> Puy du Fou. (Wikipedia)….và suốt buổi dạ tiệc đó, những chàng nghệ sĩ hát rong (jongleurs), những người đàn và hát rong(ménestrels) của thời trung cổ, tiếp nối nhau bao vây quanh bạn, và giúp các bạn đi qua một buổi tốithần diệu, khó quên !!! Nửa đêm rồi, tiệc cũng tàn, chúng ta đi về thôi. Tối nay chúc các bạn ngủ sayvới những giấc mộng trong tưởng nhớ…về những ngày kế tiếp.Phải, cái ngày hôm sau nầy đúng là cái đinh của chương trình du ngoạn sắp kết thúc của chúng


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 251ta. Dã Thảo mời các bạn di về <strong>Le</strong> Puy Du Fou, để dự một cuộctrình diễn có một không hai, gọi là« Điều huyền bí của đêm Giáng Sinh » (<strong>Le</strong> Mystère De Noel).Trong cái khung cảnh kỳ diệu của một trường thao diễn ngựa vĩ đại, (le Grand Carrousel), lePuy du Fou tạm dịch là « Hội Văn thời trung cổ của kẻ loạn trí », đề nghị các bạn hãy dự một chươngtrình biểu diễn hoà tấu, trong thời gian một tiếng mười lăm phút, ngập tràn màu sắc với những điệu vũvà âm nhạc. Các bạn sẽ chìm đắm trong một thế giới Giáng Sinh thần tiên !Dàn nhạc giao hưởng (Orchestre Philharmonique) với những đoàn hợp xướng của thành phốPrague, diễn tấu trực tiếp tất cả những bản nhạc trọng đại nhất cũng như những khúc ca Giáng Sinh.Trong một cảnh trí sân khấu khổng lồ, những diễn viên, vũ công, những tài tử chuyên diễn các tiết mụcnhào lộn nguy hiểm, đưa các bạn vào một chuyến du lịch độc đáo xuyên qua thời gian. Từ xứ AI CẬPcủa các vua Pharaons thời cổ đại, đến những trận đánh khốc liệt về sự xâm chiếm của quân La Mã,những phô trương siêu thực của đoàn đạo sĩ phương Đông khi đến viếng Chúa Giêsu lúc mới sinh, kèmtheo những điệu vũ ngoại lai…Tất cả cuộc phiêu lưu huyển tưởng nầy, sẽ chở các bạn đi ngược lại vềhai ngàn năm trước, câu chuyện của một Giáng Sinh kỳ ảo….Và sau khi rời khỏi cái đại sân khấu nầy với một tâm trạng lâng lâng khó tả, âm hưởng cuả buổitrình diễn vẫn còn đó, chắc chắn là như thế, chúng ta sẽ tự thết đãi cho nhau một bữa ăn « rất đặc biệtGiáng Sinh », mặc dù ta đang ở cuối thu, ở một nhà hàng ngay tại Puy Du Fou, với một thực đơn gồmbốn món rất thịnh soạn, kèm theo những thứ rượu vang, càphê và nước trắng. Các bạn có đồng ý nhưthế chăng ?Thế là ba ngày rong chơi của chúng ta đã rất đầy đủ rồi phải không các bạn ? Chúng ta hãy lênxe để trở về nhà, Paris đang chờ đợi chúng ta. Trước khi rời khỏi cái thủ phủ Anjou, trên đường đi, DãThảo mời các bạn hãy ngừng lại một chốc, ở một vùng gọi là « những đồi nho Layon » ( les coteaux duLayon), nổi tiếng bởi những rượu vang trắng nhẹ, rất dịu ngọt. Các bạn sẽ được tiếp đón bởi một ngườitrồng nho, và họ sẽ dẫn dắt các bạn đi tham quan những hầm rượu của họ, và cố nhiên, các bạn sẽ đượcmời thưởng thức những loại rượu nho tốt nhất của vùng nầy.Trên cuộc đời nầy chẳng có một cuộc vui nào là không tàn cả, chẳng có một cuộc tình nào mãimãi không phai mộng ảo, phải thế không các bạn ? Dã Thảo mong rằng các bạn sẽ không quá thất vọngvới cái chuyến đi « như chạy giặc nầy », để Dã Thảo còn tiếp tục nghiên cứu dùm các bạn những nơichốn nhiều hấp dẫn hơn của vùng Âu Châu nói chung và Pháp nói riêng, và cái vòng tay lớn của ThếHữu Văn Đàn sẽ càng ngày càng mở rộng ra thêm về số lượng bạn bè, và sẽ nồng nàn ấm áp hơn trongcái tình bằng hữu văn học. Dã Thảo xin giã từ các bạn tại đây, et à la prochaine, j’espère. ■Dã Thảo, Paris, 27/2/2011.(Viết cho một chuyến đi đã thực hiện ngày 4/12/2009)


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 252Tình Cûa CÕDã ThäoRa m¡t låi cùng các Çc giä


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 253ThÖ Sinh NhÆt Cho ConLại thêm một năm cho tuổi đời chồng chấtLại thêm những ngày cho mộng ước bồng phiêuLại thêm một tuổi cho dày dặn cao siêuCho con đầy ấp cả lòng yêu của MẹHai mươi lăm tuổi cho mây trôi nhè nhẹTrăng cũ thêm tròn lên đỉnh ngọn thơ ngâyGiòng tóc buông lơi cho rối sợi đường mâyHãng ngoan nhé, ngủ bình yên lên nhung gấmHai mươi lăm tuổi vòng tay ôm Mẹ vẫn ấmCho con về gửi gấm giấc mộng kiêu sangChôn thất vọng khi chân mỏi bước lang thangBình an đó, một đời con còn cần thiếtHai mươi lăm tuổi thêm bao buồn vui mải miếtBụi phong trần đừng mắc vướng bước chân naiKhói trần gian không làm xám mộng đắm sayThảm cỏ đời chẳng êm mát như con nghĩHai mươi lăm tuổi bao nhiêu lần rồi con nhỉ ?Mẹ âm thầm xa xót nhìn con lớn mauTừng sáng mưa, từng đêm lạnh Mẹ lao đaoNằm thao thức bên con yêu, lòng giá rétĐời Mẹ buồn như ngọn nến vàng leo létNỗi nghịch lòng rồi biết than thở cùng ai ?Nhìn thu đi nghe ngày chết qua tayĐếm lá úa chờ đông về qua ngưỡng cửaHai mươi lăm năm đã phơi tình lên ngọn lửaTim khô héo dần từng cánh nhỏ cô đơnNgán ngao thế sự rủ bỏ nỗi thiệt hơnÔm ấp con yêu mà quên dần phiền muộnHai mươi lăm năm còn chờ đợi ai yêu chuộng ?Con lớn rồi chấp cánh biếc bay điQua hoàng hôn, Mẹ ngồi ngóng cánh chim diLòng thầm hỏi đời con yêu hoài hạnh phúc ?Ngày hôm nay lại mừng con bài “Thơ Chúc”Chúc con mình tâm thơm ngát cánh “Đàm Hoa”Cho mắt nai còn ngơ ngẩn ánh trăng xaThêu nắng sớm lên màu hồng môi, má thắm


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 254Hai mươi lăm Xuân, đường con đi vàng hoa gấmHai mươi lăm Hạ, cho tóc nhánh áo thơ ngâyHai mươi lăm Thu, lòng man mác gió heo mayĐừng khóc lên hai mươi lăm Đông thêm giá buốtCười đi con ngón tay mềm Mẹ vuốtTô chút tình cho nồng ấm những đêm thâuNgủ cho say, Mẹ ru khẽ, mộng dài lâuBình yên nhé, hỡi con yêu, bình yên nhé…■Dã-Thảo, Paris (TÌNH CỦA CỎ)(Cho Đàm Hoa, con gái yêu của Mẹ - 24/8/1989)Còn G†i Cuc ñ©iGọi gió, gió im hơi lặng tiếngGọi tình, tình vất vưởng bâng khuângGọi mưa, mưa mù mịt phân vânGọi buồn, buồn rong chơi đơn lẻGọi nhau, giữ đời nhau tươi trẻGọi muà, cho muà khoác áo điGọi vui, tình hát khúc lâm lyGọi tiếc, chiều cuối tuần hoang vắngGọi Xuân, má Xuân hồng da thắmGọi Hè, nắng Hạ chớm muà lênGọi Thu, Thu vàng lá chưa quênGọi Đông, Đông nhẹ nhàng đi tớiGọi nhớ, nhớ tình mình vẫn mớiGọi sầu, sầu dã dượi buồng timGọi thương, thương kỷ niệm bình yênGọi khóc, lệ đong đưa lên mắtGọi mây, cho bốn muà hiu hắtQuên tình, để tình ngủ giấc imNgậm ngùi cho rừng nhớ chân chimGọi mãi khung trời buồn giông bão. ■Dã-Thảo, Paris ( TÌNH CỦA CỎ) – 1989


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 255FablesÆsop (Sixth century B.C.)A NEW TRANSLATION BYS. VERNON JONESTHE MISCHIEVOUS DOG<strong>The</strong>re was once a Dog who used to snap at people and bite them without any provocation, and who wasa great nuisance to every one who came to his master's house. So his master fastened a bell round hisneck to warn people of his presence. <strong>The</strong> Dog was very proud of the bell, and strutted about tinkling itwith immense satisfaction. But an old dog came up to him and said, "<strong>The</strong> fewer airs you give yourselfthe better, my friend. You don't think, do you, that your bell was given you as a reward of merit? On thecontrary, it is a badge of disgrace."Notoriety is often mistaken for fame. ■&THE CHARCOAL-BURNER AND THE FULLER<strong>The</strong>re was once a Charcoal-burner who lived and worked by himself. A Fuller, however, happened tocome and settle in the same neighbourhood; and the Charcoal-burner, having made his acquaintanceand finding he was an agreeable sort of fellow, asked him if he would come and share his house: "Weshall get to know one another better that way," he said, "and, beside, our household expenses will bediminished." <strong>The</strong> Fuller thanked him, but replied, "I couldn't think of it, sir: why, everything I take suchpains to whiten would be blackened in no time by your charcoal." ■&THE DOG AND THE SOWA Dog and a Sow were arguing and each claimed that its own young ones were finer than those of anyother animal. "Well," said the Sow at last, "mine can see, at any rate, when they come into the world:but yours are born blind." ■


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 256Mt Này Trong N‡i Nh§Dã ThäoTháng Giêng hai mươi bảy là ngày gì Anh nhỉ ?Để Em chờ cánh hồng thắm gửi từ xaTrời thả mây mượn gió nhắn nỗi thiết thaThơ Anh đến mang nắng xuân vờn Cỏ biếcNhững vần thơ đọng yêu thương niềm tha thiếtCho mỗi năm chồi lá mới, ủ hương nồngTưới mát hồn người, nàng Xuân nhẹ gót chânAnh vẫn nhớ như một ngày trong hẹn ướcNgôn ngữ nào đã diù Em đi từng bướcTừ buồn vui trong tiếng thở nặng ưu phiềnNghe dỗi hờn qua đêm lạnh mộng ngả nghiêngTiếng cười nhau nhuộm tóc Em lên màu nắngLại hai mươi bảy, tháng Giêng về trong hoang vắngThêm một năm đếm xác lá thóang ngỡ ngàngChiều không người, thương ai ngàn dặm xốn xangNhớ ai đó, thành phố hôn mê sương xuốngNghìn năm đã hẹn dù phong ba lốc cuốnMột kiếp nào mộng đan mộng , vẫy thuyền hoaTay nắm tay chân du tử lạc chốn xaKhung trời ấy, lòng phiêu diêu, tình vô hạnHồn thi sĩ, chữ ghét-yêu hoài nông cạnNghĩa bóng-đen như sáng nắng trốn mưa chiều« Cỏ trầm hương thơm Xuân mới » mộng chắt chiuChút nhớ đó, cám ơn Anh, ngày hai mươi bảy. ■Dã-Thảo, Paris, 27/01/2011.Cảm tác thơ Lý Lãng Nhân « Cỏ Thơm Xuân Mới »Và riêng tặng cho một người không bao giờ trễ hẹn ngày 27


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 257A Study of Oedipus the Man inSophocles’ Oedipus TyrannusBy Thomas D. <strong>Le</strong>Sophocles’ tragedy Oedipus Tyrannus (in Latin Oedipus Rex, in English Oedipus the King, in FrenchŒdipe Roi) is considered a crowning achievement of this famous poet-dramaturge of fifth-century BCGreece. Not only is it the best-known of Greek tragedies, but it is considered the tragedy parexcellence, and Aristotle in his Poetics analyzed it as such, holding it as the epitome of tragedy. It isscarcely necessary to observe the important role played by the Oedipus myth in philosophy,psychology, psychoanalysis, literature and literary criticism of our time. In this myth lie the sins ofpatricide and incest, the futility of human intentions, the defeat of free will, the irreversible and ironcladgrip of fate, the injustice of the gods, and the recurrent theme of moral responsibility. Is Oedipusguilty of the dreaded crimes of regicide, patricide and incest, or is he a mere pawn of fate? Does hehave the freedom of the will to act otherwise, or is each of his actions determined by his character, byfate, or by the will of the gods? We will examine these issues, and exonerate him from the unfairpunishment to which fate condemned him. My previous article, “Greek Tragedy: <strong>The</strong> role of the Houseof <strong>The</strong>bes,” which appeared in the <strong>Firmament</strong> issue of January 2011, provides an appropriate prelude tothe present discussion.In this essay, I discuss the varied aspects and motifs of the Oedipus legend, and show thatOedipus is a tragic hero who struggles against impossible odds, who is destroyed by the superior forcesof fate, yet who retains to the end the dignity and courage of a man facing his guilt, fallibility, andresponsibility.Sophocles and His TimeOf the three masters of Greek tragedy, Aeschylus, Sophocles, and Euripides, Sophocles is the mostawarded, and his works are the most influential. Because many of the details of Sophocles’ life, as wellas those of other poets of his time, are shrouded in a veil of uncertainty, what is known is sketchy andmust be taken with caution. Born in the village of Colonus, Attica, about a mile northwest of Athens,Sophocles came from a wealthy family. His father Sophilos was a manufacturer of armor and aninfluential member of his deme (land community, of which there were 139 in Attica). Sophoclesreceived an excellent education befitting the family’s status. Owing to his skills in music and dancing,he was selected, at age sixteen, to lead a boys’ choir in performing a paean to celebrate the sea victoryat Salamis over the Persians. Besides writing plays for the annual City Dionysia competition at the<strong>The</strong>ater of Dionysus, he also performed as actor in some of his early plays. But his weak voiceeventually forced him to abandon acting. Sophocles was a prominent citizen, as he participated inpublic service to his city. In 443 he was appointed a treasurer of Athena as part of a committee chargedwith the administration of the Delian <strong>Le</strong>ague finances. During the Samian rebellion of 441, he wasnamed one of the ten strategoi (generals) serving with Pericles to stamp it out He was credited withsetting up an altar in his house for the healing god Aesclepius’ image after the god’s worship had beenintroduced into Athens. Late in his life he was appointed a commissioner, in 413, to deal with theaftermath of the destruction of the Athenian expeditionary force in Syracuse. It is his plays, however,that sealed his fame for posterity.<strong>The</strong> entire fifth century, known as the Golden Age of Athens, which was virtually spanned bySophocles’ long life of about ninety years (c. 496/5-c. 406/5 BC), ended with the fall of this exceptional


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 258city. Embedded in it, the half century (479-429) called the Age of Pericles, which stretched from theend of the Persian War until the latter’s death, saw the polis reach its apogee of power and affluence,largely under Pericles’ leadership. An aristocrat, orator, statesman, and general (strategos) ofconsiderable wealth and talent, Pericles built the Parthenon and other major projects on the Acropolisthat exist in ruins today, befriended philosophers such as Protagoras, Zeno of Elea, and Anaxagoras,and, for the first time in history, advocated democracy against the aristocracy, whose power wasensconced in the Areopagus. Greek democracy was a direct form of popular government of the affairsof the city, in which even the lower class participated thanks to Pericles’ reform. <strong>The</strong> defeat of thePersian invasion elevated the prestige of Periclean Athens, which at the head of the Delian <strong>Le</strong>ague nowcommanded a mighty fleet of triremes projecting power to the Aegean islands and cities in Ionia. Itsport of Piraeus became the hub of a thriving international trade of merchandise coming from all cornersof the Mediterranean basin. This intense commercial development and the tributes paid partly undercoercion by its allies transformed Athens into a financial powerhouse. Resting on its economic clout,the polis showcased its glory during annual City Dionysias, when, from across the entire Hellenizedworld, Greeks from the city states, resident aliens (the metics), and foreigners were dazzled by adisplay of wealth, splendor, and culture. Before dramatic competition began, the contributions of theallies were exhibited in the orchestra (the dancing place) in full view of an audience of up to 16,000.Under Pericles, Athens’ imperial visions became a reality. <strong>The</strong> Athenian Empire did not hesitate tomount foreign wars against the Persians in Egypt or punitive wars against Miletus, Erythrae, and finallySamos, which chafed under Athenian high-handedness. Athens’ power and imperial conduct alarmedSparta and its allies, sowing the seeds for a series of conflicts known as the Peloponnesian War, whichbroke out in 431 BC. Pericles led Athenian forces during the first two years of the war until his deathin 429 of the plague that had started to devastate Athens in 430. This calamity must have been verymuch on Sophocles’ mind when he wrote Oedipus Tyrannus. Athens during Sophocles’ lifetime wasnever equaled in intellectual achievements by any other city-states.Athens’ cultural superiority in arts, architecture, philosophy, science, and literature continued todominate the Greek world even after its defeat at the hands of Sparta in 404 ending the PeloponnesianWar (431-404), when the city lost its political, economic, and military pre-eminence. <strong>The</strong> intellectualachievement of Athens continued to radiate throughout the Greek world, which looked to it for ideas,innovation, and enlightenment. Toward the end of his life, Sophocles witnessed the decline of theAthenian Empire: the fiasco of the Sicilian expedition, and the bloodshed and setbacks of thePeloponnesian War. However, Sophocles was spared the pain of witnessing his polis come underSpartan occupation, for he had died a year or so before. During his productive life Sophocles createdthe most plays, 123 according to the encyclopedia Suda of the tenth century AD, only seven of whichsurvived intact: Ajax, Antigone, Trachinian Women, Oedipus Tyrannus, Electra, Philoctetes andOedipus at Colonus, probably written in that order. <strong>The</strong>se tragedies, an incomplete satyr play anddozens of fragments testified to the variety of topics that occupied Sophocles’ fertile mind. At around28 years of age (468 BC) Sophocles scored his first win, snatching first prize over the better-knownmaster poet Aeschylus. Over the next 60 years he led a respectable life both in public service and in thecreation of plays based on a rich tradition of myths which had been handed down from generation togeneration, to serve as an inexhaustible source which all dramatists drew upon for their tragedies. <strong>The</strong>only exception is <strong>The</strong> Persians by Aeschylus, who was inspired by events of the Persian War, in whichhe participated in his younger days. In 30 annual dramatic competitions he entered at City Dionysia,Sophocles won 18 first prizes as compared to the 14 victories gained by the older Aeschylus and 4 bythe younger Euripides. When he lost, he was never below second place. In addition, he might havewon six lesser festivals of the <strong>Le</strong>naea. His innovations in drama gave the genre greater flexibility andforce. His introduction of a third actor augmented the dramatist’s ability to effect the psychological


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 259development of character with greater subtlety and depth, and increased the complexity of plot. He alsoadded three members to the chorus to bring it up to fifteen. Finally he introduced the paintedbackground scenery. As the most successful of dramatists of the fifth century, Sophocles greatlycontributed to the glory of Athens’ remarkable intellectual achievement.Tragedy as a genre did not survive the fifth century BC. With the eclipse of Athens went itsinnovation in the political experiment with democracy, and tragedy too went into its twilight zone. Asno new plays of any stature were written on any topic, later generations merely recycled the oldmasterpieces until Christianity took hold in the fourth century, and the art stayed alive in the Hellenisticworld only as efforts to rekindle old glory without further innovation. It was not until the Middle Agesthat mystery plays and morality plays emerged to teach Christian canons to the populace, and theyeventually led to the revival of drama as a literary genre. Modern drama owes its birth to those seminaltimes of some 2,500 years ago, and the tragedies of this epoch still speak to us with a modern voice, forthe issues raised by the myths and treated by the Greek tragedians are the very same issues facinghumankind of the twenty-first century. On this note we now examine the Oedipus myth.<strong>The</strong> Versions of the Myth<strong>The</strong> Oedipus Myth<strong>The</strong> literary sources of Greek tragedy lie in myths. <strong>The</strong> story of Oedipus is part of a larger complex oflegends that originates with the founding of <strong>The</strong>bes by Cadmus, who ventured into Greece fromPhoenicia at the behest of his father Agenor to search for his sister Europa, who had been abducted byZeus, with the injunction never to return without her. Since no mortal could oppose Zeus’ actions orwill, Agenor’s order virtually amounted to a command to migrate. <strong>The</strong> founding of <strong>The</strong>bes was aidedby the prophecy of Apollo and the protection of the goddess Athena. <strong>The</strong> god of wine and intoxicationDionysus, Cadmus’ grandson, in whose honor the annual Dionysia festivals were held, provided avenue and occasion for religious celebration, dithyrambic contests, and dramatic contests during whichthe best tragic poet with his work was selected winner. Though Aristotle was the only one to advocatethe dithyramb as the origin of tragedy, it would likely take a convergence of worship practices, cult ofthe death, cult of the hero, mystery religion, the Dionysian festivals, and an evolutionary process for asong of praise to become a full-fledged literary composition of tremendous psychological and dramaticdepth and power like the tragedy. Without the body of myths which was handed down orally from onegeneration to the next before being fixed in written form, Greek tragedy would probably never haveseen the light of day, or flourished as it did during the fifth century.More than one version of the Oedipus legend exists in Greek antiquity. Although the Oedipusmyth in its essence (prophecy, child exposure, fate, the gods, patricide, incest, guilt, punishment) wasfamiliar to the audiences of the Greek Classical period so that the plot of Sophocles’ tragedy held littlesurprise, the version of the myth in the tragedy of Sophocles discussed here differs from other versions.Ancient Greek poets, while dipping into age-old myths for their source materials, Homer’s Odyssey andIliad, Hesiod’s <strong>The</strong>ogony, the Epic Cycle (to which the 9 th century AD scholar Photius thought theOdyssey and the Iliad belong), the Oedipodea, the <strong>The</strong>baid (both long poems from the <strong>The</strong>ban Cycle),all but the first three of which are either lost or come down only in fragments and references in otherworks, took the liberties to choose among the versions available and added to their sources materialsthat fit their purposes. In the Odyssey (Book 11, v.307-17), Odysseus went down to Hades and foundEpicaste (Jocasta elsewhere), Oedipus’ mother among others. Oedipus killed his father, married hismother Epicaste, but after the gods proclaimed his deeds to the world, continued to rule over <strong>The</strong>bes ingrief while Epicaste hanged herself in Hades. In the Iliad, only a verse (Book 23, v. 756) imply that


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 260Oedipus died in a battle for <strong>The</strong>bes and was honored in funeral games. Sophocles’ Oedipus Tyrannusopened with the plague, which to all appearances is a reflection of the real plague that gripped Athensbetween 430/1 and 436 not found in the legend.In fragments of the <strong>The</strong>ban Cycle, Oedipodea, Pausanias says Jocasta killed herselfimmediately after the marriage and her discovery of incest, and Oedipus’ four children were born ofanother woman, Euryganeia, daughter of Hyperphas. A fragment of the <strong>The</strong>baid recounts that Oedipuswas angry with both his sons when Polyneices set for him a silver table and serve him drinks from agolden cup. Seeing such treasures of Cadmus he cursed his sons and prayed they might never dividetheir father’s legacy in peace, but would fight each other trying to do so. Another <strong>The</strong>baid fragment,Laurentian scholia on Sophocles’ Oedipus at Colonus, describes how Oedipus in wrath at seeing hissons serving him a haunch of meat instead of the shoulder threw it on the ground, and prayed to Zeusand other gods that they would each kill the other.Of Aeschylus’ Oedipus trilogy, Laius, Oedipus, and Seven Against <strong>The</strong>bes, and the satyr play<strong>The</strong> Sphinx, only Seven Against <strong>The</strong>bes survived. Euripides’ Oedipus is also lost. However, in thescholia on Euripides’ Phoenissae, Laius married Eurykleia, Ekphas’ daughter, who bore Oidipous(Oedipus). Oedipus was not exiled but stayed in <strong>The</strong>bes. Another variant says Laius married bothEurykleia and Iokaste (Jocasta), who is Oedipus’ mother. Hera was angry with Laius for lovingChrysippus and abducting him, homosexuality being reserved only for the gods. So she sent Oedipusto kill Laius.In Euripides’ Phoenissae, both Laius and Oedipus were going to Delphi, the former to inquirewhether his exposed baby son had died, the latter to know who his parents were so he could evade theprophecy; neither got there for at the crossroads at Daulis, Laius’ charioteer ordered Oedipus to yieldthe way. <strong>The</strong> impulsive and arrogant Oedipus refused. <strong>The</strong> chariot ran over Oedipus’ feet, causingthem to bleed. Enraged, Oedipus killed Laius and all but one of his retinue. In the play, Jocasta did notkill herself upon discovering incest (She opened the play with a prologue that tells the story from theprophecy before Oedipus was born till Oedipus’ self-blinding and Polyneices’ siege of <strong>The</strong>bes with sixother princes.). Oedipus was kept in the palace as a prisoner and cursed his sons with death at eachother’s hands for mistreating him. Both Oedipus and Jocasta remained in the palace until after theirsons Eteocles and Polyneices slew each other. Jocasta then killed herself over their bodies. Only thendid Antigone lead her father into exile. Thus a wide difference in events and chronology existsbetween Euripides’ Phoenissae and Sophocles’ Oedipus Tyrannus.<strong>The</strong> Motifs of the Myth<strong>The</strong> motif of child abandonment and exposure finds parallels in the legends of many lands.Besides Sophocles’ version of the exposure of Oedipus on Mount Cithaeron, another version hasOidipous thrown into the sea in a chest, which landed at Sikyon, where he was rescued and raised byPolibus’ wife Periboia, who was washing her clothes on the shore. This version has echoes in thelegends of the birth of the hero of other peoples. <strong>The</strong> Babylonian myth (around 2800 BC) of the birth ofKing Sargon has him when a baby placed in a boat made of reeds, floated down the river, and rescuedby the water carrier Akki. <strong>The</strong> Hebrews have a similar myth, wherein Moses was hidden by theriverbank in an ark made of bulrushes for fear of the Pharaoh’s decree to kill all Israelite male babies.<strong>The</strong> baby was found by the Pharoah’s daughter, who took pity on it, gave it to its mother to nurse, andlater adopted it as her son. Several similar legends of child abandonment and exposure, sometimesresulting in incest, appear in the Bible also. <strong>Le</strong>gends of child exposure are found elsewhere in Greekmythology. Paris, who brought on the destruction of Troy by his abduction of Helen, was exposed onorder of his father Priam, but later raised by the same shepherd who had received order to abandon him


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 261in the mountains. Other Greek heroes like Telephus, who was exposed on Mount Parthenon, andPerseus, who was thrown in the sea but was rescued, are among familiar mythological figuresresponding to the motif. Thus, the Oedipus legend, though tragic in its outcome, illustrates a fairlycommon theme of child exposure across cultures.<strong>The</strong> Myth’s ProgenyBeyond Greek antiquity, in the first century AD, the Roman Seneca and Julius Caesar wrotetheir versions of Oedipus. In the seventeenth century, Corneille’s Oedipus avoided the scenes ofviolence such as the hanging of Jocasta and Oedipus’ gouging out of his eyes in deference to thesensitivities of the ladies, who made up a large part of his audience. Voltaire’s Oedipus introducedPhiloctetes as Jocasta’s lover, not Oedipus or Laius. John Dryden also wrote a version of Oedipus.Hugo von Hoffmansthal wrote Oedipus und die Sphinx in 1906. Using Sophocles play as source, JeanCocteau wrote a play titled Infernal Machine and an Oedipus Rex libretto in French (1927), for whichIgor Stravinsky composed an opera-oratorio. André Gide came out with his version of Oedipus in 1931.Several operas and films were also produced over the years, well into the twentieth century, on the<strong>The</strong>ban king legend.<strong>The</strong> plethora of works based on the Oedipus story from antiquity to the present testifies to thepower of the myth to grip the imagination of men, to intrigue and to inspire them in their creation ofgreat art. <strong>The</strong>re is little doubt that the myth will continue to motivate further literary and artisticcreations in the future. <strong>The</strong> present discussion centers on Sophocles’ tragedy, examines the work, andattempts to draw a portrait of Oedipus as a tragic hero.A Plot Summary of Oedipus Tyrannus by SophoclesThis plot summary uses the version of the play in the DiYanni text. <strong>The</strong> play, first produced ca. 429BC at the <strong>The</strong>ater of Dionysus in Athens, opens with the prologue at the critical point of the myth ofOedipus when <strong>The</strong>bes is struck with a plague, and King Oedipus tries to learn from <strong>The</strong>ban suppliantsat his feet why they have come to his palace. <strong>The</strong>y came to implore him, an elderly priest of Zeus tellshim, to save the city and its citizens from the plague that is destroying crops, making women sterile,and killing the people. <strong>The</strong> proactive and intelligent Oedipus now at the apex of prestige and power,who had gained the kingship of <strong>The</strong>bes by ridding it of the curse of the Sphinx many years earlier, hasalready sent Creon, Queen Jocasta’s brother, to consult the oracle of Delphi. Presently Creon comesback with the injunction from Apollo to expunge the city of the pollution that afflicted its life: and thatis to find the murderer of previous King Laius and banish or kill him in order to save the city. Step bystep Oedipus learns from Creon of the details of the death of King Laius, who is reported to have beenkilled by a band of robbers on his pilgrimage to Delphi. He also learns that the reason the investigationof the king’s death went no further was the presence of a quite deadly danger: the riddling Sphinx, whodevoured anyone unable to answer her riddle.<strong>The</strong> chorus enters singing the parodos, and expounds on the plague that is afflicting <strong>The</strong>bes, andrendering land and women sterile. It prays for help from Phoibos Apollo, Artemis, and Bacchus.In the opening scene, Oedipus facing the chorus announces that he will find the culprit andbring him to justice, then asks the elderly priest to summon the people of <strong>The</strong>bes. Addressing theassembled <strong>The</strong>bans, he sternly forbids them to receive the murderer, and enjoins them to reveal themurderer, if they know him, and reap a reward. To the culprit he promises clemency in the form ofbanishment. But to anyone who conceals the murderer he gives no quarter. <strong>The</strong>n he declares himselfto be on the late king’s side to pursue the culprit as if he were Laius’ own son! (This is the first instance


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 262of irony which abounds in the play.) Without further delay, Oedipus decides on a massive manhunt forKing Laius’ murderer, for he cares deeply about his city and people. He goes so far as to bring a curseupon the one that murdered his predecessor (again another irony).<strong>The</strong> choregos suggests calling on the prophet Teiresias, whose knowledge of past and future isunfailing, but Oedipus has already sent for him. Teiresias arrives, and Oedipus earnestly begs him forhelp. Blind Teiresias, who knows the truth, refuses to speak, and merely asks to go home. “…there isno help in truth!” (l. 102, p. 967), he says. Teiresias simply wants Oedipus and himself each to bear hisown fate, and leave it at that, for once he reveals the truth, his misery will become Oedipus’. Thisevasive speech so strongly displeases Oedipus that he loses all patience and wildly accuses Teiresias ofbeing the murderer for having planned Laius’ demise. This burst of thoughtless rage forces Teiresias’hand, who shoots back, “You yourself are the pollution of this country.” (l. 135, p. 969). <strong>The</strong>incredulous Oedipus enjoins the seer to repeat his accusation. On hearing it a second time, Oedipusgoes on the offensive. After berating Teiresias in vehement terms for being mad, he turns his suspicionon Creon, whom he accuses, again without evidence, of conspiring with the prophet to destroy him.This slander prompts Teiresias to let all the truth out, that Oedipus is guilty of both patricide and incest,and that someday Oedipus will leave <strong>The</strong>bes a blind and penniless man. <strong>The</strong>n he retires in disgust.Creon comes in front of the <strong>The</strong>bans to complain about Oedipus’ accusations (Scene II, ll. 1-4,p. 972). Soon Oedipus arrives, and Creon confronts Oedipus about his slanderous allegations ofconspiracy to usurp the throne. Creon patiently explains that since he now enjoys all the royalprerogatives of Oedipus without the worry, he is a fool to want to become king. He asks rhetorically,“Should I exchange this ease for that anxiety?” (l. 83, p. 974). <strong>The</strong> choregos takes Creon’s side bycautioning Oedipus not to jump to conclusions. Instead of listening to reason, Oedipus seethes withanger, loses all restraints, and wants nothing less than Creon’s death (l. 106, p. 974), calling Creon “evilincarnate” (l. 111, p. 975). <strong>The</strong> noisy altercation between the two men brings Jocasta out from thepalace. She castigates both men for being foolish and petty while the city is suffering. But Oedipusbrazenly tells Jocasta that “I have caught him squarely / Plotting against my life” (ll. 125-6, p. 975), towhich Creon retorts with an oath that he should be killed if he had meant to harm Oedipus. Jocastaimplores Oedipus to believe the oath for the sake of the city and herself (l. 130, p. 975). Even thechoregos chimes in with a word of support. Oedipus finally relents, but only after issuing ratherominous words, “<strong>The</strong>n, let him [Creon] go. And let me die, if I must, / Or be driven by him in shamefrom the land of <strong>The</strong>bes” (l. 146, p. 976). After Creon left, Oedipus confides to Jocasta that Creon hascharged him with the murder of King Laius. However, he clarifies that the murder charge does notcome from Creon himself but from the “damnable soothsayer” (l. 180, p. 977) he brought in. Jocastareassures him that she has no trust in soothsayers because they are proven wrong. As evidence, shetells Oedipus how a prophecy by a priest of Apollo that Laius and she would produce a son who wouldkill his father. But Laius was killed by a group of highwaymen at the spot where three roads meet, notby his son, whose ankles Laius pierced before he was three days old, and whom he ordered to be left todie in the mountains. (ll. 190-4, p. 977). She concludes that “…Apollo never caused that child / To killhis father, and it was not Laios’s fate / To die at the hands of his son, as he had feared” (ll. 195-7, p.977). Far from being reassured by Jocasta’s account, Oedipus begins to worry. This is the firstmoment in the play when recognition haltingly emerges. Mention of the place where three roads meetbrings back a disturbing memory to Oedipus. He presses on, when did this happen? he asks. Justbefore Oedipus came to <strong>The</strong>bes and became its king! Jocasta says. Some pieces of the mystery havejust begun to fall into place. With this revelation a clear chronology of events is taking shape. Heinquires about Laius’ appearance and age. Jocasta’s description fits his recollection, and Oedipus lookslike Laius. <strong>The</strong> first shock of recognition has registered when Oedipus says, “I think that I myself maybe accurst / By my own ignorant edict.” (ll. 216-7, p. 978). Jocasta is alarmed at the strange words. To


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 263confirm his presentiment, he asks about Laius’ retinue. Jocasta describes it as a single chariot escortedby five men, one of whom was the herald. Every detail matches. But one man of the traveling partyescaped to run back and report the carnage. Shortly afterward, Jocasta continues, she approved thesurvivor’s request to tend the royal sheep as far away from the palace as possible the moment he sawthe new king. Oedipus’ foreboding now becomes intense, so he asks to see the servant (l. 239, p. 978).Jocasta consents, but protests that she too must share in his confidence. <strong>The</strong>n comes a long monologue(ll. 242-307, p. 978-80), in which Oedipus discloses his past in a quick flashback to fill in the gaps. Heis the son of King Polybus and Queen Merope of Corinth. One day at a banquet a drunken man tauntedhim for not being his father’s son. So he questioned his royal parents, who denounced the man as aslanderous fool. <strong>The</strong>ir reply set his mind at ease for a while; but to make sure, he left alone to Delphito consult the oracle about his parentage. <strong>The</strong> god did not answer his question, but said somethingdreadful to the effect that he would murder his father and lie with his mother to sire children everyonewould avoid. On hearing this prophecy, he decides to leave Corinth for good and move as far from itand his parents as possible. “… I wandered farther and farther away on my way / To a land where Ishould never see the evil / Sung by the oracle” (ll. 272-4, p. 979). On the way to <strong>The</strong>bes he comesupon a party of men at the place where three roads meet. <strong>The</strong> charioteer rudely pushes him aside tomake way for the chariot, and the old man in the chariot hits him. Enraged at being treated brutally, hestrikes back. “I killed them all,” (l. 287, p. 979). He does not know there is a survivor. Now helaments that if the old man riding the chariot, who answers to Jocasta’s description, were Laius, then heOedipus must be the most wretched man alive, the most hated by the gods, for he has killed his fatherand touched his mother with the same hands (ll. 295-6, p. 980). He curses himself with the maledictionthat “[c]itizen and alien alike / Must never shelter me or speak to me-- / I must be shunned by all” (ll.291-3, p. 979-80). Prophetic words indeed. He inveighs against the gods for dooming him to ahorrible fate. “Who could deny the savagery of the gods?” (l. 303, p. 980). He would rather die thanknow the abomination to which he is destined (ll. 305-6, p. 980). His side of the story thus laid bare,there is only one hope left, as the choregos also agrees. And that hope is pinned on the survivingshepherd. If the latter’s story squares with Jocasta’s, then Oedipus is cleared because Jocasta mentions“marauders” and not a single marauder. Otherwise, all evidence points to him. Jocasta assuresOedipus that the shepherd’s eyewitness account of an attack by a group of robbers was heard by thewhole city, and he cannot change his story now. But even if he should change his story, he cannotprove that Apollo’s prophecy has been fulfilled, for according to the prophecy her son would be the onecommitting the murder; yet, her poor son had died before Laius was killed on the road. Jocastaconcludes that from then on she would not waste time listening to oracles any more. <strong>The</strong>y both exitinto the palace.<strong>The</strong> chorus takes over to deplore, in Ode II, the hubris exhibited by Oedipus and Jocasta.Referring to Oedipus the chorus warns, “[t]he tyrant is the child of Pride / Who drinks from his greatsickening cup / Recklessness and vanity / Until from his high crest headlong / He plummets to the dustof hope (ll. 11-5, p. 981). <strong>The</strong> chorus sees nothing but pain as a result of disrespect of the gods’ power,for “[h]aughtiness and the high hand of disdain / Tempt and outrage God’s holy law” (ll. 21-2, p. 981).As for contempt of oracles, the chorus seems less dire in its approach, asks rhetorically, “Shall we losefaith in Delphi’s obscurities, / We who have heard the world’s core / Discredited and the sacred word /of Zeus at Elis praised no more?” (ll. 34-7, p. 982), and is resigned to the simple observation that “[o]urmasters call the oracle / Words on the winds and the Delphic vision blind! / <strong>The</strong>ir hearts no longerknow Apollo, / And reverence for the gods has died away” (ll. 44-6, p. 982).Scene III opens with Jocasta telling the princes of <strong>The</strong>bes that Oedipus is being afflicted withanxiety and that in his current state of mind he is impervious to counsel. <strong>The</strong>refore, she is here to praybefore the altar to Apollo for deliverance from defilement. At this point a messenger from Corinth


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 264arrives and asks the assembled <strong>The</strong>bans for directions to the king’s palace. <strong>The</strong>y direct him to Jocastapraying nearby. He informs her that he is bringing the good news from Corinth that may be sad newstoo because the people of Corinth want Oedipus to become their king and because King Polybus isdead. Jocasta hastens to send for Oedipus. As soon as Oedipus arrives, Jocasta points to themessenger, who informs Oedipus of his father’s death. Oedipus is elated because his father Polybusdid not die at his hands. Both Jocasta and Oedipus agree that oracles are just empty words. YetOedipus keeps worrying because his mother is still alive. Jocasta tries to calm him down with soothingwords, “Why should anyone in the world be afraid, / Since Fate rules us and nothing can be foreseen? /A man should live only for the present day.” (ll. 64-6, p. 984). <strong>The</strong>n to clinch it all, she utters areassurance, “Have no more fear of sleeping with your mother; / How many men, in dreams, have lainwith their mothers! / No reasonable man is troubled by such things.”(ll. 67-9, p. 984). But Oedipus stillfears, to the puzzlement of the messenger. He explains to the messenger that because he dreads thefulfillment of the prophecy that he would kill his father and marry his mother, he will never go near hisparents again. If this is Oedipus’ worry, then, the messenger assures him, there is no ground for fearsince Polybus was not any more Oedipus’ father than the Corinthian man himself is, nor is Merope hismother. He proceeds to explain how he got the baby Oedipus. At that time he was a shepherd tendinghis flocks on Mount Cithaeron (Kithairon). <strong>The</strong> <strong>The</strong>ban shepherd gave him the baby, and he untied thebaby’s swollen ankles before presenting him to the then king of Corinth. This is how the baby got itsname (Oedipus, i.e., Swollen-Feet). <strong>The</strong> messenger says he does not know who tied the baby’s ankles,but suggests that the old shepherd from Laius’ house should. Oedipus, who knows of his deformity,wants to see the <strong>The</strong>ban shepherd to clear things up, but the choregos tells him it is the same man hehas already sent for. At this point Jocasta sees all the truth. But when Oedipus asks if she knows theshepherd that the messenger is talking about, she tries to deflect the question and tells Oedipus to“[f]orget this herdsman. Forget it all.” (l. 137, p. 985). Oedipus will not desist now that he senses howclose he is to unraveling the mystery of his birth. Jocasta is frantic, “For God’s love, let us have nomore questioning!” (l. 140, p. 985). <strong>The</strong> more Jocasta tries to dissuade Oedipus, the firmer he is to findout the truth, against her protestations that she has only his own good at heart. He misinterpretsJocasta’s desperate attempt to stop the investigation as a sign of her fear of knowing the low status ofhis birth, to which Jocasta retorts, “You are fatally wrong! May you never learn who you are!” (l. 149,p. 986). He concludes erroneously that Jocasta is afraid to learn that he is the son of a slave, and letsher keep her high status to herself. She leaves for the palace with ominous words, “Ah, miserable! /That is the only word I have for you now. / That is the only word I can ever have.” (ll. 152-4, p. 986).To the choregos’s fear for the worst, the uncomprehending Oedipus opposes dogged determination. Hecannot be stopped now. He plunges headlong toward the climax. He is a “child of luck,” he says.“Luck is my mother; the passing months, my brothers, / Have seen me rich and poor.” (l. 161-3, p.986). <strong>Le</strong>t the truth out. And come what may.Oedipus sees the shepherd coming at the beginning of Scene IV, and asks the Corinthianmessenger if this is the shepherd he knew. <strong>The</strong> messenger responds in the affirmative, but the <strong>The</strong>banshepherd does not recognize him because so many years have passed. To refresh the shepherd’smemory (ll. 20-26, p. 987), the messenger tells him they spent three seasons together on Cithaeronfrom March to September. He had one flock and the Laius man had two. Each autumn they wouldreturn to their respective sheepfolds. <strong>The</strong>n he asks the shepherd if he remembers giving a baby boy tohim to raise as his own. In lieu of an answer, the shepherd merely asks what if he did. <strong>The</strong> messengerthen points to Oedipus and says the king was that baby. On hearing this the <strong>The</strong>ban shepherd cursesangrily, telling the messenger to hold his tongue. But Oedipus intervenes with a threat of torture if theman does not answer the questions directly. Fearing personal harm, in rapid succession, the shepherddiscloses the entire truth: the child was Laius’; Jocasta gave it to him to get rid of because of a


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 265prophecy; but he pitied the baby and gave it to the Corinthian man to take back to his country. Heconcludes that if King Oedipus is who the messenger says he is, then no man is more wretched thanOedipus (l. 67, p. 988). <strong>The</strong> whole truth is now brought to light. Oedipus utters a loud exclamation:“Ah God! / It was true! All the prophecies! –Now, / O Light, may I look on you for the last time! / I,Oedipus, / damned in his birth, in his marriage damned, / Damned in the blood he shed with his ownhand!” (ll. 68-73, p. 988-9), then rushes into the palace.<strong>The</strong> chorus sang the last ode. In the exodos, a messenger from the palace rushes in to report thehorrible news of the queen’s suicide. Oedipus in a fit of rage lowers Jocasta’s body from the cord withwhich she hanged herself and curses the wife whose womb carried his children and himself. With thegold brooches of her gown, Oedipus repeatedly stabs his eyes screaming, “No more, / No more shallyou look on the misery about me, / <strong>The</strong> horrors of my own doing!” (ll. 45-7, p. 991). Blinded, Oedipusis led in. <strong>The</strong> sight of Oedipus thus maimed horrified the choregos, who cannot bear seeing a man ofgood fortune so suddenly ruined by his own hands though God has so decreed. Oedipus talks to thechoregos about his fate. It is Apollo who brought this fate on him, but he himself is the agent of hisblinding (l. 113, p. 993). Oedipus reviews his life of sin and remorse. He wishes death to the man whounbounded his feet and delivered him to life, but what a life! one of patricide and incest (l. 125, p. 993).Burdened with monstrous sin he cannot look anyone in the eye. He would want his whole body shutoff from the world, impervious to both sight and sound. He blames Cithaeron for having sheltered him,the crossroads where his hands were dipped in his own father’s blood, the marriage that involved himas son and husband, all horrible reminders of his sin. When Creon arrives, Oedipus begs to bebanished from <strong>The</strong>bes to “a place where no human voice can ever greet me” (l. 208, p. 995). ButCreon defers to the will of God, which is not yet revealed to him. He begs Creon to take care of histwo daughters, for they are still too young, unlike the two sons, who can take care of themselves.Creon has the girls, Antigone and Ismene, brought in. Oedipus hugs them, and fears for their future, asit is tainted by their incestuous birth. <strong>The</strong>y would lead an unmarried life, for no man would marrythem. Creon interrupts Oedipus to urge him to go in the palace. But Oedipus tries to extract a promisefrom Creon to send him from <strong>The</strong>bes. Again Creon defers to God. <strong>The</strong>n when Creon tells Oedipus toleave the children, he protests. Creon has to remind Oedipus that he is no longer in charge. <strong>The</strong>y allleave for the palace.<strong>The</strong> chorus remains to address the audience. <strong>Le</strong>t no man presume having good fortune until athis death he finds no painful memory.Thinking about Myths and the Oedipus Myth<strong>The</strong> issues raised by Sophocles in Oedipus Tyrannus have been debated at length in philosophical andliterary writings. Overthrowing one’s father is a familiar motif in Greek mythology: the son kills orgets rid of the father to supplant him. In Hesiod’s <strong>The</strong>ogony, on creation myths, Uranus, the sky-god,and Gaia, the earth-goddess, his wife-mother, had six sons and six daughters, called the Titans,representing the various manifestations of nature. <strong>The</strong> pairings of these offspring through necessaryincestuous relationship create over generations all the progeny of the universe. Hating all his children,as each one was born, Uranus hid it in the earth (Gaia or Ge) and did not allow them to see daylight.<strong>The</strong>ir distressed mother conspired with their youngest son, “the wily Cronus,” to castrate his fatherwith a large sickle while he lay with her. Cronus flung his father’s genitals in the sea; drops of bloodspilling on the earth (Gaia) gave birth to the Erynies and a new race, the Giants. <strong>The</strong> sea foam formedby Uranus’ vital flesh gave birth to Aphrodite. Cronus (now the sky god, whom the Romans calledSaturn) trying to stave off the prophecy that his son would visit on him what he did to his own father,swallowed all his children at birth. <strong>The</strong>ir aggrieved mother Rhea (the second-generation earth-


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 266goddess), when she was pregnant with the future Zeus (the Roman Jupiter), turned to her parentsUranus and Gaia for help. Gaia hid baby Zeus in Crete and brought him up. When he grew up, Zeusoverthrew his father Cronus, forced him to regurgitate all his children, and presided over all theOlympian gods. It took three generations of sacred marriage (hieros gamos) for the forces of nature toestablish cosmic order, and create all the immortals of Olympus under Zeus, the father of gods andmen. Thus in the origin myth, which was racked with filial violence against the patriarch, incest wasnot yet considered a sin, but a necessity for a new generation to be procreated. Zeus himself marriedhis sister Hera and a limited number of goddesses, and united with more than a hundred mortals to sireoffspring that populate the vast pantheon of deities of nature and heroes according to Hesiod’stheogony although many names are mere personifications or, should we say, deifications of abstractconcepts such as love, discord, fate, sleep, death, forgetfulness, dispute, and so on.<strong>The</strong> anthropomorphized gods, though human in the many emotions they experience in love,hate, jealousy, or anger, command the humans’ respect and worship for their power, their immortality,their embodiment of the forces of nature, and their control of the cosmic order. If they are worshipedas deities to satisfy the spiritual and metaphysical yearnings of mankind, they are also a part of man’setiological quest to explain the universe. Much in awe of the gods as it might be, the Greek mindconceived of them as not perfect, omnipotent, omniscient, moral, or even just. Zeus, the supreme rulerof a pantheon of Olympian gods and goddesses, was subject to the pangs and sufferings of love (i.e.,under the inexorable diktats of Aphrodite, as almost all gods and goddesses were), to the decrees of fate(the Moira), to the implacable nagging jealousy of his sister-consort Hera. He was outwitted by hiswife, and by Prometheus, friend of man, who defied him by stealing fire for mankind and paid withbeing chained to a rock and having his self-rejuvenating liver eaten by a vulture to eternity. Zeus wasonce tied up by other gods at the instigation of Hera and had to be rescued by Briareus. This system ofchecks and balances in Greek mythology is unique and complex. It seems as if the Greeks werereluctant to concede unrestrained power to their gods. Yet they erected grand temples to them,dissected their oracular pronouncements, and honored them with worshipful devotion and sacrifices.<strong>The</strong> splendor and majesty of Greek temples to Zeus, to Athena, to Apollo, the most quintessential ofwhich being the Parthenon, though now lying in ruins, still inspire awe and wonder in modern man. Atthe same time, they recognized the gods’ supremacy over human life, for their anger was so terrifyingand devastating that no apotropaic supplications availed, and no action taken by the most intelligent ofhumans could propitiate or thwart. This is the lot of Oedipus, the gods’ instrument of retribution, whomthey predestined to commit the most horrendous crimes of which a man is capable.Is Oedipus guilty of patricide and incest or is his just a pawn of the gods and therefore notguilty? Is Oedipus morally responsible for his heinous acts and should be punished, or should he beexonerated for being a cog in a mechanical universe? <strong>The</strong> ancient Greeks believed in fate, aninexorable fate (moira or aisa) before which even Zeus had to submit, he who could not save his ownson Sarpedon from death during the Trojan War because fate had so ordained. Being the father of godsand men, Zeus could not alter fate for fear of unraveling the cosmic order, which he must maintain.Given the Greeks’ belief in fatalism, a sort of determinism which nothing could counter regardless ofactions or circumstances brought on by chance, randomness, or free will, how are we to react toOedipus’ plight? It is easy to accept the verdict of fate and write Oedipus off as a victim of destiny. Itis also facile to simply pity or blame Oedipus for his downfall and slip back into our moral slumberswith a clear conscience. This attitude would negate Oedipus Tyrannus as tragedy since tragedyinvolves the tragic hero’s actions that are at least partly responsible for his own suffering or downfall.To portray Oedipus as a tragic hero is to question the very claim that fatalism rules human affairs andrestore the dignity of man as a causing agent, who lives and dies by his actions and not by the whims offate. Yet looking further into the Oedipus case opens a line of inquiry into philosophical questions of


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 267freedom of the will and determinism. A fairly lengthy discussion of this topic is contained in my article“Freedom and Determinism,” which appeared in the <strong>Firmament</strong> issue of October 2010. <strong>The</strong> reader isreferred to this article for more detail.Perhaps the most famously significant interpretation of the Oedipus myth was made bySigmund Freud, father of psychoanalysis, who regarded it not as just another legend, but thearticulation of a deep-seated psychic phenomenon that exists in human development. In his influentialtreatise, <strong>The</strong> Interpretation of Dreams, Freud traces the psychological development of a child that theOedipus story exactly explains. In the following terms, Freud (1994) expounds how modern manrecognizes himself in Oedipus in his tribulations:<strong>The</strong>re must be a factor corresponding to this inner voice in the story of King Oedipus. His fatemoves us only for the reasons that it might have been ours, for the oracle has put the samecurse upon us before our birth as upon him. Perhaps we are all destined to direct our firstsexual impulses towards our mothers, and our first hatred and violent wishes towards ourfathers; our dreams convince us of it. King Oedipus, who has struck his father Laius dead andhas married his mother Jocasta, is nothing but the realized wish of our childhood (p. 228).But we, unlike Oedipus, are able to avoid his monstrous crimes because we know how torepress our desire as a result of education in respect of social values and sanctions. But thoughrepressed the impulses still remain. Jocasta herself reminds Oedipus of that impulse but reassures himthat he should not entertain any fear of sleeping with his mother: “How many men, in dreams, have lainwith their mothers! / No reasonable man is troubled by such things.”(ll. 67-9, p. 984). In other words,grown men are no longer under the sway of childish fears or wishes because society makes sure thatimmoral impulses should not have an occasion to be enacted. This reassurance is not enough to avertthe crime, however, for once the gods get involved by putting a curse on humans, to the force of fatethey add their divine power.Freud extended the application of the Oedipus complex to Hamlet. Why did Hamlet wait solong before avenging his father’s death? On more than one occasion he had a chance to kill Claudius,the murderer of his father, the spouse of his mother, the usurper. Once Claudius was in prayer alonewith his back turned to Hamlet. It would be easy to dispatch the man. But Hamlet did not act because,as Freud explains, Claudius carried out exactly Hamlet’s unconscious wish to get rid his father to gainhis mother’s affection. This, more than anything else, accounts for the fact that Hamlet let the play goon almost to the end before extracting revenge. Because of Hamlet’s indecision more people died whowould probably have lived. Hamlet’s surrender to his Oedipus wish ultimately caused his own demise.Oedipus and the ProphecyMost Greek prophecies were issued at the Apollo temple situated northwest of Athens, in the famedcity of Delphi, internationally known in its days as the navel (omphalos) of the world. According tolegend, Zeus had two eagles released and fly toward each other from opposite sides of the world. <strong>The</strong>ymet at Delphi, the midway point. In the temple’s sanctuary, the oracle called Pythia (from Python, theserpent that was killed at the site by the unerring arrows of far-reaching Apollo), who was the priestessof Apollo, would sit on a tripod, inhale the hydrocarbon gasses from a volcanic chasm in the ground,get into a trance, and pronounce incomprehensible words (which Christian today would recognize asinstances of speaking in tongues) before fainting which a priest would interpret in ordinary language.Since the question had to be submitted several days beforehand, the priests had time to research thetopic. Besides, predictions are so vague they could easily be interpreted as true ex post facto. <strong>The</strong>re is


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 268no shortage of stories of priests being bribed or nurturing their own political agendas while interpretingthe Pythia’s ambiguous prophecies being doled out to consulting dignitaries. Modern archaeologists donot seem to have found any chasm at the present site of the temple of Delphi.Apollo’s priestess (the Pythia) was consulted by Greek and foreign dignitaries, kings, generals,and the general public for centuries until the advent of Christianity made it obsolete. Delphi being themost popular site, long lines of supplicants formed to submit questions. Wealthy individuals had tobribe the priests to move to the head of the line. Pythia was not the only oracle in antiquity, but shewas the most consulted and trusted. Other gods and even mortals were also endowed with the power orgift of prophecy. For instance, the sea-god Proteus, who was wont to change shapes at will (hence, theterm “protean”), could also prophesy the future. <strong>The</strong> Trojan princess Cassandra, as legend has it, wasgiven the gift of prophecy by Apollo; but when she rejected his advances, he spat in her mouth andrendered her prophecies ineffectual because no one believed them. <strong>The</strong> oracle of Delphi remainedabout the only one that legends and myths frequently mentioned.<strong>The</strong>se prophecies were always so ambiguous that users could reinterpret any way they wanted.<strong>The</strong> most famous example is the case of King Croesus of Lydia (595 BC– ca. 547 BC). Because of hisfabulous wealth, Croesus’ name has entered the common language to designate a very rich man. Hiskingdom was traversed by the river Pactolus, in which King Midas washed his hand to divest himselfof the Bacchic gift of the golden touch. <strong>The</strong> river henceforth carried particles of gold in its waters. Hisdominion covered the Greeks of Ionia, and he was friendly to the Hellenes. But he faced the growingpower of Persia to the east. His kingdom stood as an obstacle to the Persian King Cyrus the Great inhis designs to extend dominion into Europe. King Croesus, allied to Sparta and Athens, moved by thePersian king’s ambitions, was planning a campaign against the Persians as a preemptive strike. Beforeundertaking the war efforts, Croesus sent emissaries to Delphi to consult the oracle. Croesus had sentrich gifts of gold to the temple of Delphi before. Herodotus in his Histories recorded that the king alsodispatched messengers to other Greek oracles in Dodona, Amphiaraus, Trophonius, and to Ammon inLibya, for a total of seven places to test their accuracy. He trusted the Delphi oracle the most becauseof its correct version of what he was doing at the time (cooking a stew of lamb and turtle). <strong>The</strong> oracleof Delphi said that if Croesus attacked the Persians, he would destroy a mighty empire. Elated by theprediction, Croesus marched against Cyrus, but was defeated and captured by the Persian king.Croesus had misinterpreted “the mighty empire” as his enemy’s. <strong>The</strong> ambiguity of the oracle is just aslegendary as the prophecy itself.In the Oedipus legend, King Laius married Menoeceus’ daughter called Epicaste by Homer andJocasta by other poets. An oracle had warned Laius not to have a son, for he would grow up to kill hisfather. Such was Zeus’ decree because of the curse of Pelops, whose son Chrysippus Laius had raped.<strong>The</strong> oracle’s prophecy is conditional for Aeschylus and Euripides, but not for Sophocles. If Laiusshould have a baby boy, that son will kill his father. To avoid having any children, Laius abstains fromsex. But in a drinking bout he had intercourse with his wife. So when his son was just three days old,King Laius had his feet pinned together and ordered a servant to take him to Mount Cithaeron andexpose him there. For this deformity the baby later received the name Oedipus (“Swollen-Feet”). <strong>The</strong>servant, who was also a shepherd, took pity on the infant, and gave him to the shepherd from Corinth,with whom he spent three seasons together on the mountain with their flocks. He hoped by giving thebaby to a shepherd from another state far away that the dire prediction of the oracle would not cometrue. It did because the prophecy is just a statement of the fate that befalls the house of Laius and hisdescendents. In Greek mythology, no one, not even the gods, was able to thwart the decrees of fate.Whether conditional or not, the prophecy triggered a chain of events that Sophocles wove into afascinating detective story in which the investigator finally found the culprit: himself.Croesus is not the only one who misinterprets the prophecy. Oedipus, too, misinterprets the


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 269terms “father” and “mother” in the Delphic prediction as King Polybus and Queen Merope, who are theonly father and mother he ever knew. To the question of who are his parents, the oracle does notrespond. Instead, Oedipus gets the prediction that he is fated to kill his father and marry his mother.Being kept in the dark as to his true lineage, Oedipus tries to thwart the prophecy by leaving Corinth,which he always takes as his own country. After receiving the oracle from Delphi, he heads in theopposite direction, for <strong>The</strong>bes. It is a frequent motif in Greek tragedy that efforts to avoid fateineluctably lead to its fulfillment.<strong>The</strong> first instance of skepticism about prophecies in Sophocles’ play is uttered by Jocasta. Whenthe Corinthian messenger reports the news of King Polybus’ death of old age, she rejoices that theprophecy is false, since it is clear that Oedipus living in <strong>The</strong>bes could not have any role in his father’sdeath in Corinth by natural causes. Furthermore, her husband Laius was reported to have been killednot by one but by a group of highwaymen. Her son, on order of her late husband, was exposed onMount Cithaeron to die when he was only three days old, and could not possibly have killed his father.This logic should lift the burden off Oedipus’ mind. Yet his memory tells him he did kill an old man ata crossroads that fit Jocasta’s description. Putting that aside, he knows right now that his mother(Merope) is still alive, so he tells the messenger he will never set foot on Corinth for fear of fulfillingthe second part of the prophecy. On hearing this, the messenger cheerfully reveals that the widowedQueen Merope is not Oedipus’ mother. <strong>The</strong>refore, Oedipus should not worry. Instead of allayingOedipus’ fear, the revelation stokes this darkest premonition. If Polybus and Merope are not hisparents, then who are his parents? One can imagine what is going through the minds of Jocasta andOedipus almost simultaneously at this time. Reviewing the sequence of events, Jocasta must see: Herhusband was reportedly slain by a group of highwaymen, shortly before a young riddle solver, wholooks so much like her deceased husband, showed up to be crowned King of <strong>The</strong>bes and become herhusband. Oedipus has admitted having killed an old man at the crossroads she mentions. Now theCorinthian messenger confirms he is the one who received the baby from Laius’ shepherd, and thatbaby is now the king to whom he came to inform of Polybus’ death. He had untied the baby’s feet,which now still bear the deformity. <strong>The</strong> baby did not die as she had thought. To Jocasta the truth isplain. In a desperate attempt to stop Oedipus from investigating any further, she begged, “For God’slove, let us have no more questioning!” But it is too late. <strong>The</strong> prophecy has been fulfilled giving the lieto Jocasta’s disbelief. Mortals disbelieve the gods’ prophecies at their own peril. And no one can defythe gods with impunity.In the scholia to Euripides’ Phoenissae, the Oedipus prophecy is the curse placed on King Laiusof <strong>The</strong>bes by Hera for having abducted and raped Chrysippus, son of King Pelops of Pisa in thePeloponnesus. As a young man, Laius took refuge in Pelops’ court because the kingdom of <strong>The</strong>bes wasusurped by Amphion and Zethus. King Pelops extended a most gracious hospitality to young Laius,and made him tutor of his son Chrysippus. Laius was charged with teaching Chrysippus how toconduct a chariot. But Laius breached the fiduciary trust and violated Pelops’ hospitality by carryingChrysippus off to <strong>The</strong>bes and violated him. One story has it that Chrysippus committed suicide out ofshame. For that crime, Laius paid with his life. And the unwitting instrument of punishment was noother than his own son Oedipus, as willed by Hera. <strong>The</strong> first part of the prophecy is thus fulfilled.On this view of Laius’ infraction, it seems there is no justice in the punishment, since it extendsto Laius’ future wife Jocasta and future son Oedipus. Why should innocent parties such as Jocasta andOedipus, who should be strangers to Laius’ deeds, be doomed even before they were involved in thesinner’s life? This leads us to hypothesizing a curse that must have been laid on the House of <strong>The</strong>besgenerations earlier. One original sin was Cadmus’ slaying of the dragon sacred to the god of war Ares.But he already paid for that act with eight years of servitude for the god. Besides, Cadmus received theassistance of the goddess Athena in his battle against the dragon, who had slain his companions, and


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 270she should share responsibility in the deed. At the least, her involvement should be an extenuatingcircumstance in favor of Cadmus. On his release from slavery, he was awarded the fair Harmonia,daughter of Aphrodite and Ares, in a matrimony which the gods sanctioned. <strong>The</strong> wedding was attendedby the gods and took place in Cadmeia, the city Cadmus built with the support of the goddess Athena.All these good offices should signify that Cadmus had expiated his crime and now had regained thegods’ favors. Hephaestus, Aphrodite’s husband, might have had a grudge because he was not the fatherof the bride, but he got his revenge from the wedding gift of a necklace he gave to Harmonia. Thisnecklace caused misfortune to all, mostly innocent parties, who owned it, which is another injustice.Another version of the myth mentioned a robe (peplos) instead of a necklace. In either case, there islittle justice in using Oedipus as the instrument of divine will, for the misfortune was visited oninnocent, unsuspecting persons. <strong>The</strong>se are examples of the kind of forces Oedipus is up against.Oedipus and the Sphinx<strong>The</strong> Egyptian Sphinx, a mythological creature generally represented by the body of a lioness with ahuman head, is generally a male one. First appearing in the fourth dynasty (2723-2563 BC), it depictedQueen Hetepheres as the head. <strong>The</strong> best known model of an Egyptian Sphinx is one guarding the greatpyramids of Giza, carved from rock found at the site, and measuring 20 meters in height. <strong>The</strong> GreekSphinx (meaning “strangler”) is a transmogrified version with the body and feet of a lioness, awoman’s head and breast, eagle wings and a serpent-headed tail. In Greek mythology, the Sphinx is afemale monster. According to Apollodorus’ <strong>The</strong> Library, she is the offspring of Typhon and Echidna,the father and mother of all monsters. Typhon was so fearful even the gods fled in fright. Zeus alonestood his ground to fight Typhon, who hurled mountains in Thrace at Zeus. With thunderbolts Zeussent the mountains back to strike Typhon, who fled to Sicily and continued fighting. With a barrage ofwell-aimed thunderbolts Zeus struck Mount Etna, which fell back and entombed Typhon. Lying underthe volcano, the monster is still belching fire, smoke, and lava to this day. Typhon’s offspring theSphinx was sent by Hera to <strong>The</strong>bes as punishment for Laius’ guilt. <strong>The</strong> monster had learned the riddlefrom the Muses, and sat on Mount Phicium to propound her riddle. She would devour anyone not ableto solve the riddle. Among those she killed was Haemon, Creon’s son.Before the beginning of Sophocles’ play the Sphinx had devastated <strong>The</strong>bes by posing a riddlethat all travelers had to answer. Her riddle was not unique, had several versions, and appeared in manyother cultures as well: “What creature goes on four legs in the morning, on two legs at mid-day, and onthree legs in the evening?” It reflects a recurring theme of the beginning, the middle, and the end oflife.<strong>The</strong> Sphinx would sit on a rock on a well-traveled road to <strong>The</strong>bes, and ask everyone the samequestion. If the traveler was unable to answer the riddle, she would devour him. If the answer wascorrect, she would fly off the rock and plunge to her death. So many had been killed that the <strong>The</strong>banregent, Creon, the widowed Queen Jocasta’s brother, announced that the first man who solved theenigma and rid the country of the Sphinx would inherit the kingdom of <strong>The</strong>bes, and marry the Queen.<strong>The</strong> Sphinx was such a deadly bane that all the kingdom’s effort was directed toward eliminating herrather than toward investigating the recent death of King Laius.Fleeing what he considers his birthplace, Corinth, and the cruel fate that the oracle of Delphisaid would be his, young Oedipus now directs his steps in the opposite direction, toward <strong>The</strong>bes, notknowing that he is actually going home. Oedipus confronts the Sphinx, gives the answer to her riddleas “Man,” who in his early childhood crawls on all four limbs, walks upright during adulthood, andwalks with a stick in old age. <strong>The</strong> Sphinx flies off her perch and kills herself. <strong>The</strong>bes rejoices andwelcomes Oedipus as the new king while Queen Jocasta now has a new husband. It must have seemed


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 271to Oedipus that he has effectively escaped his fate because he is now in <strong>The</strong>bes, far away from his“native” Corinth, where his parents King Polybus and Queen Merope still reign. At the time Oedipuskills Laius at the crossroads and at the time he marries Jocasta in <strong>The</strong>bes, he has no idea that theprophecy he is fleeing from is being fulfilled.Why did the gods send the Sphinx to <strong>The</strong>bes? One version of the myth says she was sent to<strong>The</strong>bes from her home in Ethiopia to punish Laius for his abduction and rape of Chrysippus in hisyounger days. If the gods did that, we have the right to question their sense of justice. Punishing anentire population of a city for the sin of one man, albeit its leader, seems out of proportion to thegravity of the crime. Besides, the people of <strong>The</strong>bes has nothing to do with Laius’ culpability. Whyshould the innocents suffer? And by what principle is an indiscriminate application of superior powerjustified? Divine justice, so it seems, is indiscriminate.We can speculate on the role of the Sphinx in Sophocles’ play, however. And that is to showthat Oedipus is an eminently intelligent man who can solve a riddle that no one was able to solvebefore. If Oedipus were portrayed as an ordinary young man, a simple fugitive from fate, there wouldbe no tragedy. Ordinary men suffer every day, and their suffering does not qualify as tragic. Thus,Oedipus has to be a notch above common humanity. In fact, in his Corinthian home at the court ofKing Polybus, he was a man of high standing. Without the Sphinx to conquer, there is no way todistinguish now-homeless Oedipus from then-princely Oedipus. Besides, there are no other incidentsin the play to place Oedipus at the pinnacle of power at all. And this power and the fall from it are asine qua non of the tragic quality of Oedipus the man and of Oedipus Tyrannus the play.<strong>The</strong>re is an ancillary question of why the <strong>The</strong>bans did not simply kill the Sphinx with arrowsinstead of submitting to her savagery. Such a question should be easy to dismiss, when we rememberthat the Sphinx was sent to <strong>The</strong>bes by Hera to punish Laius, and no man can do anything about itexcept to accept the conditions laid down by the Sphinx, and behind her, presumably by the gods:answer the riddle. Trying to kill the Sphinx by any other means, besides defying the gods, is beyondhuman capacity. And we know what happens to a mortal who defies the gods.Oedipus a Tyrant or a King?Although Sophocles’ play bears the title Oedipus Tyrannus, it was translated in Latin as Oedipus Rex,in English as Oedipus the King, and in French as Œdipe Roi. Encyclopedia Britannica Online (2010)defines the term tyrant thus: “A tyrant, Greek Tyrannos, a cruel and oppressive ruler or, in ancientGreece, a ruler who seized power unconstitutionally or inherited such power. In the 10th and 9thcenturies BC, monarchy had been the usual form of government in the Greek states; the aristocraticregimes that had replaced monarchy were by the 7th century BC themselves unpopular. Thus theopportunity arose for ambitious men to seize power in the name of the oppressed.” It is worth notingthat by the time of Sophocles, monarchy as a political institution no longer existed in Athens, whichnow had a new system called democracy, and tyranny was a recent memory, so that it would beanachronistic to name the play Oedipus Basileus (Oedipus the King).A tyrant in ancient Greece was a man who rode waves of popular support (of the demes) topolitical power of a polis and ruled ostensibly in the interest of the masses in opposition to thearistocracy. A tyrant at first could be good or bad. But toward the sixth century, the term took on thepejorative meaning of a despotic, demagogic ruler who placed his own interests or those of anoligarchy above those of the people because many tyrants had already acted as cruel despots whoperpetuated their power through their descendants. <strong>The</strong> early tyrants were good rulers. <strong>The</strong> first tyrantof Corinth, Cepselus, was a popular tyrant who increased trade with colonies in Italy and Sicily, and theAthenian tyrant Pisistratus was also popular. Under his rule, Homer’s Odyssey and Iliad were copied


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 272and archived, the dithyramb and tragedy were introduced, Athens was beautified, the PanathenaicFestival was instituted, and taxes were cut for the lower class. Oedipus does not fit any of thedefinitions of a tyrant found in Encyclopedia Britannica. This does not mean Oedipus is immune fromhubris, which turns him into a haughty, suspicious ruler who is quick to find reasons where they do notexist to accuse Teiresias and Creon of conspiracy against him. Nor is he above resorting to threat offorce to extract the truth from a reluctant but loyal elderly servant, whose only reason for reticence is tosave him from certain downfall if the truth is revealed. But it does seem to indicate that Oedipus doesnot fit the mold of a tyrant. However, if the chorus’ assessment is to be reckoned with, “[t]he tyrant isthe child of Pride / Who drinks from his great sickening cup / Recklessness and vanity / Until from hishigh crest headlong / He plummets to the dust of hope (ll. 11-5, p. 981), then Oedipus’ behavior attimes seems to respond to that dire depiction, for he is prideful.Is Oedipus a tyrant because he does not have the appropriate pedigree? This is not the case.Oedipus certainly came to the throne of <strong>The</strong>bes as a “stranger,” but he is a Corinthian prince who isfleeing from a terrible prophecy that he learned from the oracle at Delphi, after hearing at a banquet hewas not the son of King Polybus, the only father he ever knew. Furthermore, he is the biological son ofKing Laius and Queen Jocasta, although he never knew his lineage until it was too late. In every senseof the word, Oedipus belongs to a royal blood line going back to the founder Cadmus of <strong>The</strong>bes. At acrucial moment, when he is near discovery of his identity, he calls himself a “child of luck” (or chanceor fortune). <strong>Le</strong>t’s not forget he makes himself with his own ability; he faces down the Sphinx andcauses her demise; and he saves <strong>The</strong>bes with his eminent intellect. By fleeing from a prophecy, he runsinto the clutches of the Sphinx, whom the gods charged with destroying the Cadmeans. He alonedefeats the instrument of destruction embodied in the offspring of the ferocious monster Typhon, whohimself terrified the gods enough to send them fleeing to their temporary refuge in Egypt. Oedipus isneither a child of luck nor a tyrant. His success at eliminating the Sphinx is not due to luck, but toability. He is the savior of <strong>The</strong>bes.Nor is Oedipus a usurper. <strong>The</strong>bes has no king after Laius dies, though unwittingly by his ownhands. In other words, <strong>The</strong>bes has no king to overthrow. <strong>The</strong> regent Creon of <strong>The</strong>bes has never beenoverthrown by Oedipus. One could argue that by killing the traveling King Laius and succeeding himas king, Oedipus is guilty of usurpation. But usurpation as a crime must be committed with intention orwith premeditation. Yet, Oedipus never intends to become king of <strong>The</strong>bes or tries to kill her king totake his place. Besides, the regent Creon willingly yields his interim royal power to Oedipus, as he haspromised to all the people of <strong>The</strong>bes. <strong>The</strong> scepter is handed to him in gratitude for his exploit. In short,Oedipus becomes King of <strong>The</strong>bes by a perfectly legitimate means, by exercising his superior mentalfaculty. He saves <strong>The</strong>bes from the scourge of the Sphinx; he causes the Sphinx’s demise; and he meetsthe conditions imposed by the legitimate interim ruler Creon. All men of <strong>The</strong>bes have had an equalopportunity to deliver <strong>The</strong>bes from the Sphinx. Yet none succeed, and many perish. EverythingOedipus does to gain kingship is above board, ethical, and legal. Oedipus scrupulously plays by therule, wins by the rule, and is therefore without reproach. He is the one who solves the Sphinx’s riddle,a feat at which no one else before him succeeded. He liberates the entire state from the bane imposedby the gods. By any standards Oedipus is a hero of <strong>The</strong>bes.Is Oedipus a cruel and oppressive ruler? <strong>The</strong>re is little evidence in the play for cruelty anddespotism in Oedipus’ governance although certain of his tendencies are disturbing. For example, inScene I, when under duress Teiresias tells all the truth he would rather withhold (that Oedipus is Laius’murderer), Oedipus becomes furious and defensive, and accuses the clairvoyant of conspiring withCreon to destroy him. Worse yet, he accuses Teiresias of being the murderer of the late king. He blurtsout allegations without thinking and, what is indefensible, without evidence. Although Teiresias’revelation is quite unexpected and shocking to Oedipus, his tendency to rush to conclusions and to be


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 273protective of his kingly status shows impetuosity and a certain lust for power. His allegations aregroundless, precipitous, and untenable, very much at odds with what one would expect of a manendowed with uncommon intelligence. By characterizing the truth as slander and by slandering inresponse to truth, Oedipus confuses the issue and shows stubbornness, if not blindness. Responding titfor tat while not in control of facts is indicative of pettiness and small-mindedness. Oedipus shouldhave challenged Teiresias about how the latter arrives at his conclusion. This would open the matter tofurther scrutiny and perhaps help to clarify the situation without the recriminations. Unfortunately, thisrational approach may not be how a prophet works, and surprisingly, not how a man of Oedipus’intelligence behaves in this circumstance. As things stand, Oedipus has the potential to abandon reasonfor the wrong reason. This flaw tends to diminish his stature as a great king. But it does not diminishhim as a caring and loyal ruler of his city and his people. Nor does it necessarily cause his governanceto be tyrannical, oppressive, cruel, or despotic although some aspects of his behavior may be describedas verging on tyranny. No <strong>The</strong>ban citizens suffer grievously under his rule. No one is deprived of life,limb, or property by him as an arbitrary ruler. No one is summarily jailed for any reason. He has neverissued any edict that curtails the freedom of his people or deprives them of the fruit of their labor. Nordoes he enrich himself at the expense of his people. He does not ride to power by demagoguery or falsepromises. He does not command an army to seize power in a coup d'état. If the entire city is afflictedby the pollution that taints his reign and calls down the gods’ punishment in the form of the plague, it isbecause of his sin, committed in innocence, and not because of his tyranny.One more redeeming value counts in Oedipus’ favor. In ridding <strong>The</strong>bes of the Sphinx, he is incompetition with the gods and risks their wrath. Yet even here, he plays by the rule of the gods, whodemand a correct answer to the Sphinx’s enigma on pain of death. He enters the contest, or ratheraccepts the challenge, on the Sphinx’s (i.e., the gods’) terms, puts his life on the line, and emergesvictorious.Oedipus is a complex character, indeed. He is a leader who is loyal to his country and hispeople, and who is motivated by the desire to do good by committing himself to an unswerving andselfless pursuit of justice. Thus, although his impetuosity and arrogance are indefensible, a king he is, atyrant he is not.Oedipus the Seeker of TruthBy instigating a systematic investigation into the murder of Laius, Oedipus is sometimes said to be thefirst detective and Oedipus Tyrannus the first detective story in history. At the beginning of the play, hemeets the assembled <strong>The</strong>bans in public and promises to do whatever he can to save his state from thedevastation of the plague. Unrelenting in his search for the remedy, Oedipus takes the initiative to sendCreon to Delphi to seek advice. When Creon comes back, Oedipus wants him to share his knowledgein public rather than in private. He wants <strong>The</strong>bans to know that he cares, and that what afflicts themindividually, affects him many times more. Creon reports the mixed news from Apollo that salvation iscontingent on removing the pollution that distresses the city. That pollution is the killer of the lateking. He must be found, and killed, or banished. And the murderer is still in <strong>The</strong>bes. This presents achallenge to Oedipus, for the trail has become cold with the passage of time.To help find the murderer he summons the blind seer Teiresias to ask for advice, again anothersign of his genuine concern. He leaves no stones unturned in an attempt to save his city. He goes sofar as to bring a curse upon the one that murdered his predecessor, whom, ironically, he considers hisown father though he never knew him. Unbeknownst to him, but known to the audience (and to us),the seeing Oedipus is so blind as not to see that he himself is the one he so mercilessly pursues. <strong>The</strong>blind Teiresias, who knows the truth, refuses to speak, and merely asks to go home. <strong>The</strong> seer withholds


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 274the truth for fear of unintended consequences, until his hand is forced by Oedipus’ allegations oftreason. Teiresias would rather leave things alone and Oedipus in the dark than risk aggravating thesituation of a city in distress. But Oedipus will have none of those scruples. A volley of unfoundedallegations from Oedipus finally persuades Teiresias to yield and tell the truth. Instead of shockingOedipus into recognition, the revelation only stokes the flame of anger in him, for he cannot bringhimself to believe Teiresias. After unleashing a torrent of venomous diatribe against prophets ingeneral, he accuses Teiresias of plotting with Creon to overthrow him. It is ironic that an eagerinvestigator, reputed for his intellect, should be so blind to the truth when it is menacing to his sense ofhimself. However, we must understand that Teiresias offers no details that a rational person finds easyto accept.When Creon confronts Oedipus on his allegations of treason, the two men entered a heatedargument, in which Oedipus fails to show his rationality. Creon emerges as the reasonable party, andOedipus as the emotional one.Yet, Oedipus does not relent in his search for the culprit. Whatever his feelings are towardTeiresias and Creon, he continues his investigation wherever the occasion arises. This happens when,disturbed by the noisy altercation between Creon and himself, Jocasta intervenes, separates the arguers,shames them both, but also reveals her distrust of prophets. Oedipus seizes the opportunity to questionJocasta about details of the past. In the process, he learns increasingly disturbing things about hisjourney into <strong>The</strong>bes, his fatal encounter with a party of travelers, the location of the deadly incident(the place where three roads meet), and most importantly the survival of one eyewitness. When hehears mention of the crossroads, his memory returns, and he recounts the details of his battle with agroup of travelers all but one of whom he killed. <strong>The</strong> fateful crossroads becomes the first detail thatleads to the resolution of the murder mystery. When he hears that the sole survivor is still in the employof the palace, he sends for him. A bad premonition overtakes him now. He recalls the fight in all itsgory detail and tells all to Jocasta, who has herself begun to suspect the unthinkable has happened.This is Oedipus, the man who pursues the truth to the bitter end, even though the closer he comes to it,the more damningly it implicates him. To Jocasta the story still has loose ends. Her son, a baby, haddied a long time before Laius’ trip, she reasons, and could not possibly be the killer in Oedipus’recollected account. She reveals that because of the prophecy, when her baby was born, its feet werepinned together, and it was given to a shepherd to expose on Mount Cithaeron to die. But Oedipus isnot so sure. At this point, Oedipus should check his feet since he has had swollen feet since that time.Yet he does not. This omission, improbable as it may be, has to be suffered for Oedipus’ character todevelop further.In the midst of uncertainty, a messenger comes from Corinth to announce the death of KingPolybus and the Corinthians’ desire for Oedipus to be their king. <strong>The</strong> news gives Oedipus relief, itbeing proof that he did not kill his father, who died of old age in Corinth while he is in <strong>The</strong>bes.However, his mind is still not at peace since his mother, the widowed queen, is still alive. Oedipus’relief is indeed short-lived when the Corinthian messenger confirms it is he who received the babyfrom a servant of Laius’ and gave it to the childless King Polybus and Queen Merope, who adopted it.<strong>The</strong> messenger describes the baby as having its feet pinned together when he received it from the<strong>The</strong>ban shepherd. As proof he says Oedipus can establish that truth for himself.<strong>The</strong> baby is no other than the now-king Oedipus, and the servant no other than the sole survivorof the killing incident Oedipus so vividly related earlier. And he is on his way to the palace. At thispoint, and perhaps even earlier, Jocasta has pieced together the entire story, and, fearing the worstrepercussions, she desperately begs Oedipus to stop the investigation, but to no avail. Oedipus is soclose to learning the truth about his identity that nothing can stop him.Now almost all the pieces of the puzzle have come together; the only detail remaining to


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 275confirm is the story from the Laius’ servant. Jocasta does not need the confirmation, for she alreadyknows the truth. She goes into the palace and hangs herself, leaving Oedipus alone to deal with thetruth he has pursued unswervingly from the beginning.Alone Oedipus arrives at the final recognition (anagnorisis according to Aristotle) of who he isand of what he has done. Now he discovers that the party guilty of patricide and incest whom hespends all his tireless energy to pursue is himself. And this is soon to be followed by a reversal(peripeteia) of fortune. He is about to mete out his own punishment, the most horrible punishmentworse than death that he could think of. By blinding himself, he takes responsibility of his doublecrime of patricide and incest. He acts on his own volition, he says on emerging from the palace, wherehe found his dead wife. His hands, the very same that spilled his father’s blood and touched his mother,he used them to gouge out his eyes in order that he should never again see the world of his monstrouscrimes, odious to the gods, hateful to men.In all his persistent effort to ferret out every detail of the past, Oedipus is a tragic figure, forwhom the truth is worth pursuing at all costs. <strong>The</strong> solver of riddles has found his identity the greatestriddle of all. He could at any point call off the search, but then it would be out of his character to doso. He is too committed to the welfare of his people to eschew his responsibility as their king. Hegrapples with the dire prediction that burdens his heart and soul, and prompts him to leave Corinth,which is the only land he knew as his birthplace. But when <strong>The</strong>bes received him with such hospitalityand gratitude, he gives his heart and mind to this new land and its people, now his people, althoughthere is no way for him to know that the city he dwells in is his native city, the land is that of hisancestors, and the people is his own. He has come home, only to unwittingly fulfill the dreadedprophecy from which he fervently sought to escape. Every action he takes during his life, he takes it ofhis own free will. Yet the gods’ plan for him remains the only thing he cannot alter.<strong>The</strong> tragic element in the play, the tragic aspect of Oedipus’ life may be defined as the conflictbetween fate and freedom of action. Oedipus struggles against the prophecy all his life by seizingevery moment to act of his own free will and making decisions that conform to his sense of himself as acausing agent, from voluntarily leaving his “parents” in Corinth as an exile in the “foreign” country of<strong>The</strong>bes to acceding to the <strong>The</strong>ban throne to marrying Jocasta. He fights the gods: Apollo, who foretoldhis patricide and incest, and Hera, who sent the Sphinx to destroy Laius and the Cadmeans. In all hischoices he remains true to his principle of living and dying as a human with all his flaws. As a superiorman, Oedipus faces his destiny with fortitude, knowing that for every error he makes he pays withsuffering and pain. For every action that he takes he could have acted otherwise. Instead of trying tofind out his true lineage, he could have ignored the prophecy. Instead of leaving Corinth he could havestayed in the King’s court and lived in princely comfort amidst his loving royal parents. <strong>The</strong>sedecisions would have completely thwarted Apollo and Hera. But he did what he did, in search of self,thereby bringing his downfall upon himself. His success in the quest becomes his failure. <strong>The</strong> manwho wants to find out his true identity learns it at his own peril. <strong>The</strong> fearless searcher for truthsuccumbs to it when he succeeds. His unswerving devotion to truth to the bitter end raises him abovethe common rung of humanity. This is the Oedipus whose heroism is achieved through actions, and inthe end, by inflicting on himself a punishment that his actions warrant.In a sense Oedipus is on a quest of the noblest sort. Next to the question, “Why am I here?”ranks “Who am I?” This is probably one of the most profound questions a man can ask. For a youngprince who left home early in life, Oedipus is vexed by the question of self-identity. At Delphi he asksthe god Apollo for clarification, but gets none; instead he is given a prophecy he does not seek. Nowhe is enmeshed further and resolves that the mystery of his birth has to be lifted for him to takeappropriate action concerning the prediction. <strong>The</strong> gods are of no help in this new situation. So he endsup in <strong>The</strong>bes, which is the next city on his search for self-discovery. But the Sphinx postpones his


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 276project long enough for the gods to accomplish their purpose. It is the plague that brings Oedipus backon the search for his identity again. Oedipus devotes all his energy as king to find out, for on hisidentity hangs not just the question of his guilt or innocence, but his essence. He exercises full freedomin the quest, and rejects being determined by fate. Unfortunately, the moment of self-discovery is alsothe moment of realization of the massive guilt for crimes he perpetrated out of the very ignorance hewilled to dispel. It is also the moment of punishment. <strong>The</strong> question, “Who am I?” is now balanced bythe question, “What do I deserve as punishment?” Oedipus accepts full responsibility and blames noone; not Jocasta, who tried to stop his investigation; not Creon, who stayed generally aloof fromOedipus’ project; not the gods, who set him up for sin; and not fate, which stacked the cards againsthim. With courage Oedipus disregards consequences to himself in his search for his own identity.Oedipus and the GodsOedipus Tyrannus occurs in a setting where the gods are never far away. Without the gods interfering inhuman affairs, there would be no Oedipus tragedy. Before Laius had any children, Apollo’s prophecyweighs heavily on his consciousness. If he has a son, so goes the prediction, he will perish at the handof his offspring. For a time Laius abstains from sexual relations with his wife, but after a drinking bouthe succumbs to desire. Overcome by fear of the fulfillment of the prophecy, he pierces the newborn’sfeet, pins them together, and has him abandoned on Mount Cithaeron to die. But the servant whocarries out King Laius’ order disobeys and gives the baby to a Corinthian shepherd. When theCorinthian shepherd presents baby Oedipus to the King and Queen of Corinth, he sets off anirreversible chain of events the outcome of which no one concerned wants to see happen. <strong>The</strong> oracle isbound to become reality as if everyone involved is rushed toward a train wreck by an irresistible force.Laius has to abandon his baby to die, yet the baby has to survive. When he grows up, Oedipus has tofind out who his biological parents are. When the god Apollo, through the oracle, refuses to tell himwho they are, but tells him he will kill his father and marry his mother, he is already set up to do justthat. Oedipus is now left to face his own fear and anxiety alone. With nowhere to turn, he uses theonly tool at his disposal, which is his intelligence. Alone, a homeless vagrant fallen from the highstatus he was in just the day before, he flees from the prophecy, but unwittingly heads toward thedestiny that awaits him. On the road he has the first taste of the gods’ power as a fugitive from divinewill. Unbeknownst to him, he carries out this will by slaying an old man his father’s age and all butone of his retinue. It is probably not an uncommon occurrence in the days when travel was laden withlethal risks and robbers preyed on travelers. But unfailingly the gods have just used Oedipus’ hand toextract punishment on Laius for the sin he had committed in his youth. At <strong>The</strong>bes, to him a strangecountry far away from his native land, Oedipus runs into the Sphinx, whom Hera dispatched to punishLaius and his people. In rapid succession, he overcomes the Sphinx, mounts the throne of <strong>The</strong>bes, andmarries his mother, all in conformity with the divine plan. Without a hitch the gods’ will was donewhile Oedipus exercised his freedom of choice for every decision he made. It seems as if the gods donot need to pull all the strings to get their wish; and by allowing the illusion of freedom of the will toflourish, they are protected from accusations of tyranny.If the gods’ hand is visible everywhere, it may not be so apparent to Oedipus, whose attitudetoward the gods is less than reverential. Like all men, Oedipus fears them, and it is this fear and thehorror of the sin predicted that pushed him to flee. When he learns from Jocasta the details of the deathof the previous king, Oedipus’ recollection of the events of that fateful date revives to give him a darkforeboding. For the first time, it dawns on him that the murderer he is seeking may be the one whoseeks. And if so, then woe is Oedipus, who, realizing the futility of his efforts, exclaims, “[w]ho coulddeny the savagery of the gods?” (l. 303, p. 980). Nothing could be more wrong, more horrifying than


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 277condemning an innocent son to commit patricide as divine punishment of a father whom his son neverhad a chance to learn to love. It is as if the gods figured having a stranger take Laius’ life does notengender as much fear and terror as having him die at his own son’s hand. This is probably whyOedipus is so bitter about divine justice.Faith in the gods is never manifest in Oedipus’ life. Except for consultations of the oracle,which was common practice in public and even private affairs, Oedipus never seeks divine advice, hebeing the man who characterizes the gods’ punishment as savagery. His relationship to the gods is notone of devotion but one of suspicious dread, for he is ever conscious of their power to punish anddestroy. Since Greek gods are impersonal deities that distribute justice indiscriminately to guilty andinnocent alike, it would be hard for Oedipus the independent thinker to develop a loving relationshipwith them. Greek gods are not personal gods in the sense in which the God of the Judeo-Christiantradition is. In his forensic investigation, he avoids considering divine guidance, but follows every leadin a methodical, logical way of his own design. He tries to find the truth by using the power ofreasoning of which he is capable. <strong>The</strong>re is no role for the gods in his public and private life.Oedipus and HubrisIn Greek tragedies, hubris, the excessive pride that motivates human behavior, is a cardinal sin. <strong>The</strong>gods deal harshly with mortals who act with hubris. <strong>The</strong>y do not tolerate mortals who surpass them, orthink they do, in some respect, and boast about it. <strong>The</strong> story of Niobe should give us pause. Niobe,daughter of Tantalus and Dione, had seven beautiful daughters and seven beautiful sons. She was sooverly proud of her children that she boasted during a celebration in <strong>The</strong>bes in honor of the goddess<strong>Le</strong>to that she should be the one to be honored and not <strong>Le</strong>to because the goddess had only a pair oftwins, Apollo and Artemis, whereas she had seven times as many. <strong>The</strong> gods would not let sucharrogance stand. With poisoned arrows Artemis killed her daughters one by one, and Apollo killed allbut one of her sons. Disconsolate, Niobe fled to Mount Sipylus, where she turned to stone, butcontinued to weep. Her tears poured as water from her petrified form. Niobe is mentioned in literature(Homer’s Iliad, Sappho’s poems), and appeared in art, on vase painting and in sculpture. Hubris isnever tolerated by the gods.Before the beginning of the play, Oedipus was prophesied to commit parricide and incest. ButOedipus does not know of the oracle until he tries to find out the identity of his true parents. As soonas he learns from the oracle the dire fate to which he is condemned, he voluntarily leaves his home inCorinth to put as much distance between him and his parents as possible although life on the lam isfraught with danger and uncertainty. At the fateful crossroads he responds to a threatening situationwith lethal force in self-defense. Use of excessive force on the road may not necessarily showoverweening arrogance, the mitigating reason being that Oedipus has to make split-second decisions tosurvive. In such cases, instinct takes over, not hubris. If all reasonable assumptions are overlooked,one may make the case that hubris is involved when he unwittingly kills his biological father Laius andhis retinue over the right of way, thus bringing about the fulfillment of the first part of the prophecy.He allows his short temper and self-pride to get the better of him, and impel him to take actions thatlead directly to disaster. <strong>The</strong> irony is that he brings about the very result he works so hard to avoid,which is a common theme in Greek worldview. However, while Oedipus’ excessive use of force maybe abhorrent, we must think of the danger he is facing at the crossroads, being outnumbered one to six.Oedipus’ actions raise questions. Since he knows he is fated to kill his father, why did he not tryto avoid conflicts that involve an old man of his father's age? Also why did he marry a woman oldenough to be his mother? We could say that this is all due to the mysterious working of fate, i.e., do ashe likes, he’ll end up exactly where fate wants him to be. However, this would trivialize individual


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 278freedom of choice. As we see throughout the play, Oedipus makes his own decisions every time. Thusby sheer inner strength and wits, the fugitive from divine will ends up on the throne of <strong>The</strong>bes andrightfully claims possession of the late king’s wife. Oedipus may say he is the child of fortune, butthere is no doubt he creates himself by seizing every opportunity he can find. His self-confidence andintelligence are the only attributes at his disposal. And it is not hubris when he wins by availinghimself of his own creative power, making the right choice, and bearing responsibility for the outcomeof his actions.At the beginning of the play, he announces to the <strong>The</strong>ban suppliants he will find the remedy tothe city’s affliction. He sends Creon to Delphi to consult the oracle. When he hears Creon’s report thatApollo wants him to find the murderer of Laius, he places a curse on the culprit, a curse that he laterregrets, for the malediction he invokes ultimately falls upon himself. Such all too familiar rashnessdiminishes him as a cool-headed investigator. He interrogates Teiresias to learn about what to do tosave <strong>The</strong>bes. Yet when Teiresias told him the truth, he refuses to believe it, and accuses Teiresias andCreon of treason without a sliver of evidence. Worse yet, he invents allegations, “I have caught himsquarely / Plotting against my life” (ll. 125-6, p. 975). When confronted by Creon, Oedipus threatensto put him to death for conspiracy. Instead of gathering and examining evidence, he allows hisemotions to cloud his judgment. This is most certainly a case where Oedipus’ intelligence and wisdomfail him, and his behavior is hubristic. Boastful about his superior knowledge, Oedipus falls short ofexpectations in his ranting. He has yet to learn how to deal with his emotions when circumstancesforce him against his will to embrace the truth.In another instance of hubris he threatens the old servant of Laius’ with torture in order toextract from the old man a direct answer to the Corinthian messenger’s question. Investigation bythreat of torture sinks below the norm of decency. And Oedipus could sink that low when his wishesare not met.It is fair to say that Oedipus is not a perfect man or a perfect ruler. His most successful action,however, comes early when, as a stateless vagabond, he confronts the Sphinx, and emerges victoriousas the savior of his own country. He kills the Sphinx by the sheer force of his intelligence and thwartsthe will of the gods who sent the monster as a nemesis. On balance, this exploit alone should at least inpart erase the taint of hubris into which he later develops the propensity to fall.Oedipus and HamartiaHamartia is a concept introduced by Aristotle in his Poetics; but since he never defined the term, it hasbeen translated as tragic flaw, character flaw, tragic error, error of judgment, fatal flaw, etc. Untiltoday, there is no consensus as to its meaning. We are left with approximations, theories, andarguments. Hamartia may imply a flaw in the protagonist’s character that leads to actions directlyresponsible for the hero’s death or downfall. But hamartia can also be an error in judgment committedin ignorance of the nature of things that starts a causal chain which ends in disaster. We are not hereconcerned with arguments over the meaning of hamartia, whether it means missing the mark, error ofjudgment, tragic error, tragic flaw, offense, or even sin, we simply understand hamartia as that in thehero’s intellectual or moral fiber which causes actions that inevitably bring about disastrous outcomefor himself and others, leading to his fall from an erstwhile exalted status to perdition, ruination, ordeath.In spite of his unimpeachable courage and superior mental faculty, Oedipus is not perfect. It ispossible to point to Oedipus’ short temper and impetuosity as a character flaw which leads to a disputeover the right of way with Laius’ domestic escort and the ensuing carnage. He should learn to dealwith provocation without resort to violence. Clearly Oedipus’ rash behavior contributes to his


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 279downfall. As Teiresias prophetically says early in the play, Oedipus will leave <strong>The</strong>bes blind andpenniless, presumably as punishment for his monstrous sins. When at the crossroads he unwittinglykills his father, he is not forced to do so by the gods or fate, but acts on his own free will. As saidbefore, he could have done otherwise. Since he did not, he becomes an unconscious tool of the gods ora helpless victim of fate instead of being a conscious causing agent. His ignorance of who he is may bea mitigating factor in judging his parricide and incest, but he still has the freedom to act in an intelligentmanner. In both crimes, his intelligence fails him. Yet when he confronts the Sphinx, he is in fullcontrol of his wits and intellect and makes the right decision that raises him to the pinnacle of powerand prestige. At the same time, his accession to the <strong>The</strong>ban throne and the concomitant marriage withhis mother may be seen as a mixed bag of good and bad judgment. Since he knew beforehand theoracle’s prophecy, why did he not take precaution to avoid older men and older women? Even afterthe bloody encounter at the crossroads, he can still have a chance to stave off the second part of theprophecy by simply be king but not husband of the widowed queen. Oedipus’ failure to seize thatopportunity illustrates once again the limits of human effort and judgment, which ought to be whathamartia is all about.His lot causes pity and fear in our hearts, as Aristotle would have us understand, for we see inhim a superior man who tries to do good, but falls short at the crucial test of humane treatment ofothers. His ability to make decisions in words and in deeds turns out to be a mixed blessing; it is adouble-edged sword that cuts both ways: it both elevates him to heights of achievement and sinks himto depths of loathsome sin. His successful encounter with the Sphinx and his slaying of Laius illustratethis paradoxical personality split. When Oedipus’ murder of his father and marrying of his mother arefinally revealed, Jocasta hangs herself, and in a fury of rage Oedipus puts out his eyes, the horribledimension of the tragedy is manifestly exhibited. This display of terrifying outcome at the end of theplay brings about the purgation (catharsis) of the spectator’s emotions of pity and fear, which is part ofthe pleasure of tragedy. <strong>The</strong> audience leave having experienced emotional release, and with a sensethat their emotional balance has been restored.Oedipus and FateOf all motifs of Greek tragedy none is more pervasive, more pernicious, and more destructive thanfate. Even the Olympians are not above fate. We already know in the Iliad how Zeus could not savehis own son Sarpedon by Laodamia, who was fighting for Troy, and whom Patroclus slay. Zeus haddebated whether to save his son, who was fated to die, when Hera reminded him that other gods’ sonstoo were fated to die, and that his attempt to save his son would upend the cosmic order, for other godswould defy fate as well. Knowing this worldview, we can see that Oedipus is doomed.Oedipus too knows the odds, but takes matters into his own hands. He does what a man of hismettle would do. He creates his own world of safety by putting as much distance between him and hisparents as possible, and venturing into the unknown. Yesterday he was a prince; today he is a statelesswanderer in search of a new life free from the clutches of prophecy. Homeless, penniless, Oedipusfaces an uncertain future. Still he presses on, trying to thwart a cruel fate to which the gods condemnedhim. He must be fearful of the gods, but surrender he will not. He does what he can. <strong>The</strong> road to<strong>The</strong>bes should lead him to salvation, but in retrospect leads him to perdition. At the crossroads, heconfronts his fate for the first time: he kills an elderly man and his entourage, without giving a thoughtto the prophecy that hangs by a hair over his head like the sword of Damocles. His steps lead himfarther and farther away from what he thinks is his native land of Corinth, smack into the fateful<strong>The</strong>bes of his birth. When he meets the Sphinx, he is unwittingly confronting fate again. Without theSphinx he would never have a chance of acceding to the throne of <strong>The</strong>bes and gaining the hand of


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 280Jocasta. Looking in from an omniscient point of view, we puzzle over why Oedipus is so oblivious ofthe risk he is running when he kills a man old enough to be his father and marries a woman old enoughto be his mother. <strong>The</strong>se are precisely the two heinous acts that the oracle predicted, and which he isconsciously trying to avert. However, this omniscience is denied Oedipus. If we consider his probableage in the late teens, or early twenties, at the time he leaves Corinth, which would put his parents’ agein the forties or early fifties, the age discrepancies may not be at all so obvious. Oedipus’ decision toflout the dictates of fate is consonant with his will to create himself. Oedipus lives life on his ownterms, not on those of prophecies or of fate.At every step in his journey, Oedipus is his own man, freely making decisions to fight againstfate in the face of overwhelming odds. If fate is so powerful as to control even the gods, why doesOedipus defy fate? He is not so obtuse as to be ignorant of the risks of defiance; but he is no wimp.Unlike him, Jocasta believes that fate rules humans, and nothing can be foreseen. Unlike Jocasta,Oedipus chooses to resist, to annul the decrees of fate because he has the will to deny fate its triumph.This fortitude, far from being born of despair, is a calculated move dictated by his own sense of himselfas a free man. And if he should go down, he will do so fighting the injustice of it all.His reign as King of <strong>The</strong>bes, for lack of contrary evidence, seems peaceful and prosperous, untilhis city is struck by the plague. Once again, Oedipus takes the lead in trying to find relief for his city,whose citizens love and depend on him as much as he loves and cares for them. Upon learning of thedefilement under which <strong>The</strong>bes suffers, he leads the investigation and takes all possible measures todiscover the murderer of his predecessor. His pursuit of the culprit is relentless, thorough, and intense.By his personal involvement, he sets the wheel of justice in motion. Even after inferring fromrecollected events that he might just be the murderer he is seeking, Oedipus does not cease theinvestigation, but continues it to the bitter end, after brushing aside Jocasta’s supplication that he stoplearning of his own identity. Such display of courage is not hubris or stubbornness, but decency andintegrity, for Oedipus will not shun the truth, and will not bend before fate or even the gods. Only thetruth satisfies him. When he finally found the culprit, who is himself, he does not try to offer excusesand shift the blame to fate or the gods. He may have assailed the “savagery” of the gods who send himtumbling down from the lofty position he built for himself, but he is decent enough to acceptresponsibility. He does not flinch from imposing the punishment that he deems commensurate with theenormity of his crime, nor does he allow any outside authority to dictate the terms of punishment. Tillthe end, he retains his dignity as a man in control of his own destiny, from self-blinding to requests tobe exiled and to be with his daughters. Creon has to remind him that he has fallen, and is no longer incharge. Oedipus’ failure to change the course of history points only to the limits of human intentionsand will, but not to the fear of their weaknesses. He is not one to bow to fate. By being accountablefor his defeat by fate, Oedipus rises above his own condition and manifests the indomitable spirit of thehuman person.Oedipus and ExistentialismJean-Paul Sartre, in his massive essay Being and Nothingness, distinguishes two regions of being, thebeing-in-itself (l’en-soi), which is unconscious of itself and of its existence, like a tree or an object, andthe being-for-itself, (le pour-soi), who is conscious of being aware of his own existence, aware of thebeing-in-itself, and conscious of being conscious of anything outside of himself. <strong>The</strong> being-in-itself isobjective, in the sense that it is not conscious of itself whereas the being-for-itself is subjective in thesense that it is conscious of itself as being, and conscious of others outside of himself. <strong>The</strong> being-foritselfis aware of the gap between the for-itself and the in-itself. Of the being-for-itself Sartre saystersely, it is what it is not, and it is not what it is. This statement is understood in terms of anotheraphorism, existence precedes essence. <strong>The</strong> being-for-itself exists (is) first; but it has no essence, i.e., it


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 281is nothing (is not). To be a human being is to be a conscious being, a subjectivity of the CartesianCogito, a being-for-itself who is conscious of himself and conscious of what-he-is- not, i.e., the beingin-itselfwhich is not conscious of its own existence. <strong>The</strong>n being aware of itself and aware of the worldaround, the being-for-itself, out of nothing (is not), creates itself (is). It is the project that the being-foritselfundertakes to make himself that constitutes his essence. Because the being-for-itself is notcausally determined, he is free to make himself. By contrast, the being-in-itself is withoutconsciousness, is causally determined, and has no freedom.Sartre argues that the concept of nothingness arises in relation to the being of the being-foritself.To be is to be aware of nothingness. <strong>The</strong> concept of nothingness is crucial, for it is the very thingthat makes freedom for the conscious being. <strong>The</strong> for-itself brings nothingness into the world by itsawareness of the gap between itself and its objects, its consciousness of its lack, its awareness ofpossibilities, its questioning, its doubt, all of which being acts that involve nothingness, acts that negateand annihilate. A conscious being is conscious of the difference between himself (le pour-soi) and itsobjects (the things-in-themselves, l’en-soi); and consciousness is empty until it is conscious ofsomething. A for-itself is a conscious being, who creates nothingness when it is conscious of beingwhat it is not, and what it is not are the things it lacks, its possibilities, its desires, its doubt, its capacityto question and to negate, its future. Thus a conscious being has the power to be what it is not and notto be what it is. And this power is nothing but freedom. <strong>The</strong>refore, a human being, as a consciousbeing, is free and cannot be but free. As Sartre famously puts it, men are “condemned to be free.” Inshort, man has the capacity to create himself and to negate the world. This capacity is the freedom toact and make choices, and to bear full responsibility.How does man make choices? Like Nietzsche, Sartre asserts that God is dead, meaning thefaith in God is dead. Without God, on what principles, on what foundation does man depend to makethe right decision? Existentialist ethics does not recognize any general principles on which decisionsmay rest. And since God is dead, man has no reasons to look beyond himself for sources of right andwrong. Later commentators see this view as nihilism. Existentialism destroys faith in universal valuesor principles by which decisions may be made and judged. It upholds freedom of action as the ultimatevalue in conscious beings, but provides no guidance. This austere ethics, born during the darkest daysof World War II France, has been criticized as being bankrupt of any universal values or immutabletruths by which man’s actions are evaluated and on which man’s actions are grounded. Sartre himselfknew of the shortcomings of such an ethics. Later in life Sartre found an ideology that he believedcould serve as justification for the existentialist ethics. But this need not retain our attention here. Onthe adamant view of existentialism, man is a free causing agent, and is not a causally determinedobject. His action justifies itself. A man makes the best choice he can under the circumstances andbears the consequences.When Oedipus is born (thrown into the world), he is nothing and has nothing. His pedigreecounts for nothing, because other than his body everything that he is depends on what he makes ofhimself. He, like all of us, has no essence, and has to create himself. <strong>The</strong> first step in that direction istaken when he inquires about his true parents after being taunted over his lineage by a drunken guestduring a court banquet. When the oracle of Delphi tells him nothing about his parents, but foretells thathe is going to kill his father and marry his mother, Oedipus is conscious of this dread prediction; hetakes immediate action, and decides to flee from home. By leaving home, Oedipus makes a newhistory for himself, without the guidance of anything beyond his very existence. His journey to <strong>The</strong>besis one of self-discovery, for it culminates in Oedipus finding the answer to the question, “Who am I?”That discovery proves to be the unraveling of a lifetime of self-creation. He makes choices of his ownfree will, and bears the responsibility for their success or failure.Facing an uncertain future with total freedom to turn whichever way he chooses, Oedipus must


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 282feel great anguish, for the burden of responsibility rests squarely on his shoulders with no excuses andno support from any sources. <strong>The</strong> total freedom, from which he cannot escape, gives Oedipus thepower to say no, the power to negate, the power to annul. By leaving home and heading toward<strong>The</strong>bes, Oedipus negates the oracle and knows that by doing so he is accountable for the outcome.Refusing to bow to the gods’ will, Oedipus rejects fate and determinism, as a being-for-itself ought to,and thereby chooses a project that creates a new set of situations, i.e., charts a course for his future. Heentertains no self-deception, is true to himself, exercises his freedom of action, and acceptsresponsibility. He does not pretend that he is not free, nor does he shirk responsibility. Contrary tocertain types of people who pretend that they are not free, like the beings-in-themselves that have noconsciousness, because of being causally determined by circumstances, in short, those who accept noresponsibility for their actions, those who act in bad faith, Oedipus lives in authenticity. That does notrelieve him from feeling anxiety about his own identity and about life, however.Oedipus is without a doubt the result of his own making. Throughout the play, every action hetakes comes from his own volition, has an internal cause, and is not controlled by whim, chance, orluck. When he killed his father or married his mother, Oedipus acts as a causing agent, not as a tool ofthe gods. Similarly, upon learning of his true identity and the pollution he brought to his state, Oedipusagain acts freely to inflict the punishment worse than death on himself using his own hands. He isthoroughly conscious of his own action and that consciousness is an act of his creative will. Thisautonomy of action, this freedom of the will, is what distinguishes a man who makes himself from aman who is molded by forces outside of him, a being-for-itself from a being-in-itself. When Oedipusacts on his volition, he turns his existence into his essence, i.e., he takes charge of his future. By actingon his own volition while shackled by fate, which he rejects, Oedipus proves his dignity. By makinghis own decisions and bearing the consequences, he exhibits courage. By being his own man whilethere is nowhere to turn for guidance, Oedipus shows his true worth as a human being.Oedipus the Tragic HeroA tragic hero in the Aristotelian sense is a prosperous man occupying a position of prestige who,through an error of judgment or a character flaw (hamartia), brings about his own downfall. <strong>The</strong> tragichero is certainly not perfect, has an overweening sense of himself, and behaves with excessivearrogance (hubris). Hamartia and hubris when conjoined in the hero is a devastating force thatoverthrows any man, no matter how great he may be. Often the punishment suffered by the tragic herois out of proportion to the sin or crime he committed. Such punishment creates in the audience pityand fear, emotions that are purged by catharsis when the play ends. On this view, only Sophocles’Oedipus may be a paradigm of a tragic hero. In other versions of the legend, by their differentperspectives and with different emphases, the portrait of Oedipus emerges as far from being tragic. Inthe Iliad, Oedipus dies as a king fighting for his city of <strong>The</strong>bes while in the Odyssey he continues torule <strong>The</strong>bes, and the gods did nothing about his parricide or incest other than proclaiming that they didoccur. It is a measure of Sophocles’ masterful art and firm grasp of the psychological dimensions ofthe legend to have created a narrative so compelling that after some two thousand four hundred yearsthe myth still occupies the thoughts and fascinates the imagination of men.Whether as prince of Corinth or as King of <strong>The</strong>bes, Oedipus is a high-born man. As king he isin an exalted status, and enjoys fame, fortune, and the love and respect of the <strong>The</strong>bans, to say nothingof the love of his mother-wife Jocasta. <strong>The</strong> <strong>The</strong>bans come to him for relief from the effects of theplague. When Creon carries the message back from Delphi, he wants the public to hear it too to showthat he cares because the plague afflicts every citizen of the state. Clearly, Oedipus is held in highesteem by his subjects. However, his impetuosity and quickness to react with excessive force inchallenging situations at least in part account for the parricide he never intended to commit. If he had


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 283gotten out of the way of the party at the junction of three roads, he could have averted bloodshed, andat the same time thwarted the gods’ plan. But this should not be allowed since the cosmic order mustbe maintained, the gods’ will must be done, and humans must acquiesce to their condition and theirlimitations. To Oedipus the slaying of his father remains shrouded in mystery, but Freudianpsychoanalysis interprets it as the enactment of the instinctive father-son rivalry, which is normallyrepressed to the unconscious. Even though in the creation myth parricide occurs, and incestuousrelationship is a necessity rather than an anomaly, by the time of Sophocles both have become taboos.Since he commits the sins out of ignorance of his parentage, the fatal error should be pardonable.However, he accepts full responsibility for his offenses, blinds himself in punishment, and asks to bebanished from his native <strong>The</strong>bes. Just as Teiresias said prophetically at the beginning, Oedipus ends upleaving <strong>The</strong>bes a blind and penniless man. But already Sophocles has prepared a far more favorableverdict for his hero, with whom he must have conceived a certain sympathy. We feel pity for Oedipus,whom the gods treated unfairly, and are ready to accept his old age to be more pleasant than that of anold homeless beggar. This occurs in Sophocles’ sequel, Oedipus at Colonus, in which the elderlyoutcast dies in peace at Colonus under the protection of the king of Athens, <strong>The</strong>seus.ConclusionSophocles’ tragedy Oedipus Tyrannus is a masterpiece of poetry, drama, and psychology. Enlarging onthe traditional myth he creates a work of literature that has not only stood the test of time, but givenprominence to the Oedipus complex, a central theme in modern psychoanalysis. In his work Poetics,Aristotle cites the drama as the epitome of tragic art and uses it to develop his theory of tragedy. Wefind in Sophocles’ version of the Oedipus legend a fecund source of discussion on human freedom ofaction and fate, on the crimes of parricide and incest, and on the relationship between men and thegods. We view Oedipus as a sympathetic but tragic figure whom the gods destined for a life ofundeserved misery. Oedipus is vulnerable to hubris, as most intelligent men are prone to be, and thecrimes he committed are preordained by fate with the gods’ acquiescence. Yet he maintains his dignityby rejecting fate’s power to control his life, and tries his best to thwart fate, and create a world of hisown making. As an existentialist, he faces the challenges of life by making decisions without supportor guidance from any sources. He challenges fate and refuses to submit to its dictates. Hisinvestigation is a response to the profound question of existence, “Who am I?” By pushing theinvestigation of his own identity to the farthest extent possible, Oedipus succeeds in his journey of selfdiscoveryand finds himself to be a morally bankrupt man who was unable to redeem himself withgood intentions. In the process, Oedipus learns the limits of his ability, his intelligence, and his will.By seeking the truth at all costs, Oedipus shows the courage of a man to whom, as Socrates later said,“an unexamined life is not worth living.” He has the integrity and fortitude to accept responsibility forhis acts, and does not shrink from inflicting punishment upon himself for his failure. This act itself isindicative of an attitude of defiance, for he will not suffer a superior, impersonal force to imposesanctions on him. In his defeat and the ignominy of punishment, he retains the dignity of a free man,who shapes his own life. and deals with the world on his own terms. And this is a paradigm of thenobility of the human spirit. ■Thomas D. <strong>Le</strong>31 March 2011.


<strong>Firmament</strong> Volume 4, No. 1, April 2011 284BibliographyApollororus. (n.d.). <strong>The</strong> Library. Retrieved March 29, 2011, fromhttp://www.theoi.com/Text/Apollodorus1.html.Cumming, R. D. (Ed.). (1965). <strong>The</strong> philosophy of Jean-Paul Sartre. New York, NY: Vintage Books.DiYanni, R. (2008). Literature: Approaches to fiction, poetry, and drama (2 nd ed.). Boston, MA:McGraw-Hill.Freud, S. (1994). <strong>The</strong> Interpretation of dreams. (A.A. Brill., Trans.). New York, NY: Barnes & Noble.Kar, F & Hanakian, L. (Eds.). (1974). <strong>The</strong> existential mind. Greenwich, CT: Fawcett Publications.Lavine, T.Z. (1989). From Socrates to Sartre: <strong>The</strong> philosophic quest. New York, NY: Bantam Books.Morford, M.P.O. & <strong>Le</strong>nardon, R. J. (2003). Classical mythology. New York, NY: Oxford UniversityPress.Robbins, F. & Jelliffe, S. E. (Trans.). (1914). <strong>The</strong> myth of the birth of the hero. Retrieved March 12,2011, from Internet Sacred Text Archive, http://www.sacred-texts.com/download.htm.Rougier, M.-R. (Trans.) (2007). Oedipe roi. Paris, France: Hachette Livre.Smith, W. (ed.). (1882). A smaller classical mythology, 7 th ed. London, UK: John Murray.Sophocles. (n.d.). Oedipus Rex. (D. Fitts & R. Fitzgerald , Trans.). In DiYanni, R. (2008). Literature:Approaches to fiction, poetry, and drama (2 nd ed.) (pp. 959-998). Boston, MA: McGraw-Hill.Tyrant. (2010). In Encyclopædia Britannica. Retrieved December 4, 2010, from EncyclopædiaBritannica Online: http://www.britannica.com/EBchecked/topic/611899/tyrant

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!