30.06.2013 Views

Firmament - The Huu Van Dan Home

Firmament - The Huu Van Dan Home

Firmament - The Huu Van Dan Home

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 1<br />

<strong>The</strong><br />

<strong>Firmament</strong><br />

Literary Journal<br />

Th‰ H»u Væn ñàn<br />

January 2011


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 2<br />

Contents<br />

To <strong>The</strong> Reader 5<br />

Sóng Việt Ðàm Giang. Franz Kafka: Một Nhà Văn Khác Đời? 6<br />

Đàm Trung Pháp. Đọc Lại Truyện Kiều Để Yêu Thêm Tiếng Việt 15<br />

Phạm Trọng Lệ. Vì Em Sống Mãi Trong Tình Thơ Ta 22<br />

LệMai-Thanh Trà Tiên Tử. Chén Trà Thu Hay Nhàn Đàm Chữ Tín 26<br />

Dã Thảo. Trở Về Phố Học Quartier Latin 29<br />

Phí Minh Tâm. Bá Nha Tử Kỳ 33<br />

Guy de Maupassant. Marroca 37<br />

Minh Thu (tr.). Marroca 42<br />

Petrarch. Sonnets. A.S. Kline, Translator 46<br />

David Lý Lãng Nhân. (tr.). Tình Ca 46<br />

Sonnet 15 - Tình Ca 15 48<br />

Sonnet 18 - Tình Ca 18 49<br />

Sonnet 19 - Tình Ca 19 49<br />

Sonnet 20 - Tình Ca 20 50<br />

Sonnet 22 - Tình Ca 22 50<br />

Bính Hữu Phạm. Chi (Vietnamese Version) 52<br />

Franz Kafka. <strong>The</strong> Metamorphosis. David Wyllie, Translator 58<br />

David Lý Lãng Nhân (tr.). Hoá Thân, Phần I 85<br />

Sóng Việt Ðàm Giang. Du Thuyền Oasis of the Seas 94<br />

Guy de Maupassant. Une aventure parisienne 101<br />

Minh Thu. (tr.). Cuộc Phiêu Lưu Ở Paris 105<br />

Poetry Corner 110<br />

Minh Thu. Hai Vùng Trời Một Tâm Sự 110<br />

Minh Thu. Hải Đảo Buồn 111<br />

Minh Thu. Trăng Hải Đảo 111<br />

Robert Frost. Fire and Ice 112<br />

David Lý Lãng Nhân (tr.). Lửa Hồng Và Băng Giá 112<br />

William Blake. <strong>The</strong> Tyger 113<br />

David Lý Lãng Nhân (tr.). Con Hổ 114<br />

LệMai-Thanh Trà Tiên Tử. Tinh Sử Đoá Hoa Thu 115<br />

TMCS (tr.). An Autumn Love Story 116<br />

LệMai-Thanh Trà Tiên Tử. Tinh Là Huyễn Mộng 117<br />

Sóng Việt Ðàm Giang. Từ Lúc Xa 118<br />

Sóng Việt Ðàm Giang. Nhớ Không Anh/Em 119<br />

Dã Thảo. Trở Về Phố Học 120<br />

Nguyên Sa. Đợi Khách 122<br />

Diệp Trung Hà (tr.). Waiting for Customers 122<br />

Diệp Trung Hà. Nhớ Bạn Xưa 123<br />

Xuân-Linh Trần. Thôn Vĩ Dạ 124<br />

David Lý Lãng Nhân. <strong>The</strong> Man from the Plantation 125<br />

Haiku Poetry 128<br />

Kim Châu. Nhớ Miền Đông 128<br />

Kim Châu. Băng Tuyết 128<br />

Kim Châu. Hừng Đông 129


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 3<br />

Kim Châu. Tĩnh Lặng 129<br />

Kim Châu. Núi Non Bộ 130<br />

Kim Châu. Hương Trà 130<br />

Minh Thu. Giả Từ 131<br />

Minh Thu. Sầu Đông 131<br />

Diệp Trung Hà. A thought, once 132<br />

Diệp Trung Hà. Longing 132<br />

David Lý Lãng Nhân. Haiku Mùa Đông 133<br />

Chân Tịnh Nhãn – Nguyễn Văn Kỷ Cương. <strong>The</strong> Loving Hug 134<br />

Hoàng Tâm (tr.). <strong>The</strong> Loving Hug 134<br />

Sóng Việt Ðàm Giang. Thần Mercury-Thần Hermes 136<br />

Kim Châu. Chuyện Cổ Tich: Người Tiều Phu Hoá Nai 142<br />

David Lý Lãng Nhân. <strong>The</strong> Magic Dot 144<br />

Molière. Le Misanthrope (Actes I et II) 147<br />

Minh Thu (tr.). Kẻ Yếm Thế (Màn I và II) 185<br />

TMCS. Paris soir-Chiều Paris (Sheet Music) 206<br />

Guy de Maupassant. Réveil 207<br />

Minh Thu (tr.). Bừng Tỉnh 209<br />

Dã Thảo. Frédéric Chopin: Một Định Mệnh Siêu Phàm, Một Luồng Gió Lãng Mạn 213<br />

David Lý Lãng Nhân. <strong>The</strong> Seeds of Time 218<br />

Minh Thu. Án Mạng Thứ Bảy Mưa Dầm 219<br />

Minh Thu. Murder on a Wet Saturday 223<br />

Dã Thảo. Tinh Của Cỏ 228<br />

Cho Con 24 Tuổi 228<br />

Một Lần Sang Sông 229<br />

Æsop. Fables : 231<br />

<strong>The</strong> Fox and the Grapes 231<br />

<strong>The</strong> Goose that Laid the Golden Eggs 231<br />

<strong>The</strong> Cat and the Mice 231<br />

Thomas D. Le. Greek Tragedy:<strong>The</strong> Role of the House of <strong>The</strong>bes 232


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 4<br />

Gustave Moreau—Oedipus and the Sphinx


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 5<br />

To <strong>The</strong> Reader<br />

Dear Friend and Reader,<br />

When Gregor Samsa woke up in the morning, he found himself transformed into a monstrous<br />

vermin. Thus began a novella by Franz Kafka which, along with some of his other short novels, has<br />

added the term Kafkaesque to the language of literature. Sóng Việt Ðàm Giang shows you what some<br />

people think about <strong>The</strong> Metamorphosis, and David Lý Lãng Nhân gave a Vietnamese translation of<br />

Part I. You, of course, may interpret it any way you want, for the beauty of literature resides in the<br />

well-worn adage that a work of fiction is never finished as long as there are readers.<br />

A masterpiece of Vietnamese literature, Truyện Kiều by Nguyễn Du is cherished by everyone<br />

for the beauty of its language and its exposition of the conflict between talent and fate, which defines<br />

the human condition. Đàm Trung Pháp exhorts us to peruse this narrative to gain a deeper appreciation<br />

of the genius of the Vietnamese language.<br />

For those who like lyric poetry, Petrarch's sonnets still reverberate with charm, tenderness, and<br />

delicacy of feelings. In lieu of an analysis, David Lý Lãng Nhân makes a selection of these canzioneri<br />

that he hopes will enchant you in the coming months.<br />

Phạm Trọng Lệ studies the metaphors in the verses of poets across the centuries, and<br />

complements them with those that animate the contemporary poet Du Tử Lê, whose lyrics have been<br />

set to music.<br />

Our conteurs continue to amaze and delight: Bính Hữu Phạm with his Vietnamese version of<br />

Chi, Minh Thu with a murder story, David Lý Lãng Nhân with a heart-warming story of a violin, Kim<br />

Châu with a fairy tale, Hoàng Tâm with a story of a hug. Minh Thu adds French flavor to short fiction<br />

with her translations of the delightful vignettes of Guy de Maupassant.<br />

Dã Thảo peers into the love life of George Sand, this time with the romantic Frédéric Chopin,<br />

whose grave site at Père Lachaise Cemetery is perennially adorned with fresh flowers while that of her<br />

other lover Alfred de Musset languishes in obscurity near the graveyard's entrance. As a Parisian of<br />

long standing, she takes us on a brief tour through the Quartier Latin of her younger days. She wistfully<br />

sings of this effervescent district of learning in the heart of the city which she calls home.<br />

Our scholar of Chinese classics, Phí Minh Tâm recounts the famous tale of friendship of Bá<br />

Nha and Tử Kỳ while his colleague LệMai delves into the meaning of the term loyalty.<br />

For the first time, comedy enters the world of <strong>Firmament</strong>. Alceste is livid because his erstwhile<br />

friend Philinte does not even know the name of the man he has just showered with all manner of<br />

fawning professions of friendship. <strong>The</strong> unabashed Philinte ought to die of pure shame, Alceste decrees.<br />

And so you are embarked on an adventure you'll never forget. Trust Minh Thu to bring Molière's <strong>The</strong><br />

Misanthrope to life with her Vietnamese version, and to fill you with bittersweet laughter.<br />

Our Poetry Corner and Haiku space resound again with the works of Minh Thu, Dã Thảo, Sóng<br />

Việt Ðàm Giang, David Lý Lãng Nhân, Kim Châu, Xuân-Linh Trần, LệMai, and Diệp Trung Hà. Let<br />

your heart fill with feelings and nostalgia, for love and for bygone days.<br />

In keeping with the introduction of drama, Thomas Le discusses the House of <strong>The</strong>bes and its<br />

role in Greek legends and theater.<br />

At the dawn of the New Year, we wish you and our contributors prosperity, health, and<br />

happiness. And remember to distribute <strong>Firmament</strong> as a prized gift to all. ■<br />

Thomas D. Le<br />

January 2011<br />

To join Thế Hữu Vǎn Ðàn, please link to: http://groups.yahoo.com/group/thehuuvandan/join<br />

Thế Hữu Vǎn Ðàn's web site: http://thehuuvandan.org.<br />

Send comments and contributions to thomasle22@yahoo.com.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 6<br />

Franz Kafka: Mt Nhà Væn Khác ñ©i?<br />

Sóng ViŒt ñàm Giang<br />

Franz Kafka (1883-1924) Nhà bảo tàng Franz Kafka tại Prague<br />

Trong dịp đi Đông Âu mùa hè 2010, người viết có dịp thăm viếng thành phố Prague, Tiệp, nơi sinh<br />

của nhà văn Franz Kafka và thăm viếng vài địa danh liên quan đến Kafka như di tích lịch sử viện bảo<br />

tàng Kafka, hình tượng ông do Jaroslay Rona điêu khắc.<br />

Văn phẩm trên thế giới viết về Kafka như là một hiện tượng lạ. Kafka được biết như một nhà<br />

văn viết tiếng Đức gốc người Tiệp với nhiều tác phẩm mà lúc ông còn sống không được xuất bản. Một<br />

số tác phẩm của Kafka, được phát hành ngoài ý nguyện của ông, chứa những tư tưởng lạ kỳ của một<br />

nguời đàn ông sinh vào thế kỷ 20. Kafka cũng thường đau ốm bệnh tật liên miên và nhiều khi bị suy<br />

sụp tinh thần nặng nề. Điều này có ảnh hưởng rõ rệt trong nhiều tác phẩm của ông. Một trong những<br />

tác phẩm được biết đến nhiều nhất "Die Verwandlung" (1915) và được dịch sang Anh ngữ là <strong>The</strong><br />

Metamorphosis.<br />

Franz Kafka là ai?<br />

Franz Kafka sinh trưởng ở thành phố Prague nay thuộc Cộng Hoà Tiệp, nhưng ngày trước là thuộc một<br />

phần của Austro-Hungarian Empire (sụp đổ 1918 và Prague trở thành thủ đô của Czechoslovakia độc<br />

lập). Bố mẹ của Kafka thuộc thành phần khá giả. Mẹ Kafka là một người trong dòng dõi Do thái nói<br />

tiếng Đức và ảnh hưởng văn hóa Đức ở Prague. <strong>The</strong>o một vài tài liệu, bố Kafka, Herman được mô tả<br />

như một người độc đoán thường có nhiều xung khắc với người con trai duy nhất. Kafka có ba người chị<br />

em gái đều sau này chết trong trại tập trung Đức quốc xã.<br />

Kafka lớn lên trong bầu không khí có nhiều bất hòa trong gia đình và sự ruồng bỏ của xã hội mà<br />

Kafka đã có kinh nghiệm vì thuộc thành phần thiểu số Do-thái ở Prague. Khi còn trẻ, thái độ của Kafka<br />

với nguồn gốc Do-thái rất mơ hồ và Kafka đã bày tỏ ý nghĩa trong cuốn nhật ký của ông rằng ông


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 7<br />

không có điểm nào chung với cộng đồng Do-thái. Kafka học trường học Đức từ nhỏ đến lớn. Trong<br />

thời gian làm việc cho hãng bảo hiểm, Kafka bắt đầu viết tường trình về tai nạn kỹ nghệ cùng nguy<br />

hiểm cho sức khoẻ trong lúc làm việc, cùng viết chuyện ngoài giờ làm việc. Hầu hết chuyện của Kafka<br />

đều có một kết cuộc nửa vời để người đọc tự suy ngẫm và kết luận.<br />

Kafka làm việc trong ngành bảo hiểm (1907-1923) bắt đầu từ vị trí nhân viên văn phòng ở chi<br />

nhánh Prague của một công ty của Ý và sau đó làm cho Viện Bảo hiểm tai nạn cho công nhân của<br />

thành phố Prague.<br />

Trong cuộc sống tình cảm, Kafka thay đổi nhiều bạn gái, có nhiều cuộc tình, ba lần đính hôn rồi<br />

lại hủy bỏ. Năm 1912 Kafka làm bạn với một người đàn bà 24 tuổi mang tên Felice Bauer, cuộc tình<br />

kéo dài năm năm. Thời gian này là thời gian Kafka viết chuyện <strong>The</strong> Metamorphosis (Die<br />

Verwandlung). Felice sau đó sang Mỹ sinh sống và chết năm 1960.<br />

Đại chiến thứ nhất đã làm Kafka ngưng viết chuyện ngắn và tiểu thuyết nhưng vẫn tiếp tục viết<br />

thư và nhật ký.<br />

Felice Bauer Julie<br />

Milena Dora<br />

Năm 1914 Kafka viết cuốn chuyện thứ hai Der Prozess (<strong>The</strong> Trial) và chuyện ngắn In der<br />

Strafkolonie, chuyện ngắn này là một trong những chuyện đã đuợc phát hành khi Kafka còn sống. <strong>The</strong><br />

Trial viết về sự xử án một nhân vật mang tên Josef K. dù K chẳng mang tội gì. Chuyện ngắn In der<br />

Strafkolonies nói sự thật là chức năng của dụng cụ tra tấn, một máy đã giết nạn nhân bằng cách viết<br />

bản cáo trạng lên thân thể nạn nhân.<br />

Cũng giống như chuyện <strong>The</strong> Metamorphosis ngay câu mở đầu cho hay một ngày thức giấc<br />

Gregor thấy mình biến thành con bọ thì trong <strong>The</strong> Trial Kafka cũng bắt đầu bằng một câu như Josep K


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 8<br />

bị bắt giữ một buổi sáng dù Josep K không làm chi sai trái.<br />

Năm 1917 Kafka khám phá ra mình bị bệnh lao phổi, trong thời gian chữa trị Kafka làm bạn với<br />

Milena Jesensk, một văn sĩ trẻ. Không lâu sau đó, Milena rời Kafka. Sau khi chia tay với Kafka, Milena<br />

hoạt động chính trị, trở nên một nữ anh hùng Kháng chiến và sau đó chết trong trại tập trung vào năm<br />

1944. Tài liệu cho rằng Kafka đã chia tay với Milena vì Kafka có vấn đề trong chuyện ân ái (sợ hãi tình<br />

dục).<br />

Sau khi Kafka chết, Milena đã viết một bài phúng điếu nói rằng Kafka là một người nhìn quá rõ,<br />

sống quá khôn, và quá yếu đuối để chống trả, ông đã bị kết tội phải nhìn thế giới qua một cái nhìn bưng<br />

bít rõ ràng mà ông ta không chịu nổi nữa đến nỗi phải tự hủy diệt đến chết.<br />

Sau khi cuộc tình với Milena tan vỡ, Kafka viết cuốn tiểu thuyết chót <strong>The</strong> Castle.<br />

Kafka về hưu năm 1922 và sống đạm bạc với tiền hưu trí và trợ giúp đôi khi của bố mẹ. Năm<br />

1923 Kafka gặp Dora Dymant một người đàn bà 25 tuổi, thuộc Do thái Cơ đốc làm việc trong bếp một<br />

trại lễ. Năm 1924 sức khoẻ và tài chính suy sụp, Kafka dọn đến nhà dưỡng Kierling ở ngoài thành<br />

Vienna và sống với Dora.<br />

Kafka chết ngày 3 tháng 6, 1924. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng viết dở dang được phát hành năm<br />

1927 với đề tựa America.<br />

Thành phố Prague tuyên dương và vinh danh Kafka với một tượng điêu khắc bằng đồng, đó là tượng<br />

một người đàn ông đang đi bộ không có đầu với Kafka ngồi trên vai. Tượng do Jarolav Rona sáng tạo<br />

phỏng theo ý của câu chuyện Description of a Struggle. Tượng được đặt ở một con viên nhỏ nằm giữa<br />

Spanish Synagogue và nhà thờ Holy Spirit. Tượng được bảo trợ bởi Franz Kafka Society, một hiệp hội<br />

đuợc thành lập sau sự sụp đổ của chế độ Cộng sản năm 1989 với mục đích cổ võ di tặng của Kafka và<br />

những nhà văn Do-thái và Đức ở Prague.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 9<br />

Franz Kafka sống tại the House at the Có thời gian Kafka sống ở căn nhà phía sau<br />

Minute, gần Old Town Square, từ 1889 đến 1896. Nhà thờ Our Lady of Tyn<br />

Tấm bảng đồng đen ghi dấu nơi Franz Kafka ra đời ngày 3 tháng 7, 1883 (phía trên nơi bán rượu<br />

Batalion Schapps nằm tại góc phố Maislova và Kaprova, Prague). Căn nhà này đã bị phá bỏ vào năm<br />

1897-98, chỉ còn lại mặt tiền cửa chính như trong hình. Hình dưới bên trái là cầu Charles (xây năm<br />

1357), một cầu đi bộ nối liền Old Town với Lesser Town, thường được Kafka nhắc đến trong chuyện,<br />

thư, nhật ký của ông.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 10<br />

Cầu Charles nhìn xuống sông Vltava và biển quảng cáo Museum Kafka.<br />

Niên đại ký (Chronology) cuộc đời Kafka.<br />

1883 Franz Kafka ra đời ở Prague ngày 3 July (Czechoslovakia)<br />

1889-1895 Học trường tiểu học Đức.<br />

1893-1901 <strong>The</strong>o học trường prep school German State Gymnasium. Bắt đầu viết văn.<br />

1901-1906. Bắt đầu nghiên cứu văn chương Đức và Luật tại Đại học Ferdinand Kart ở Prague<br />

1902. Quen với Max Brod<br />

1904-1905: Viết Description of a Struggle<br />

1905-1906. Làm việc ở toà án về Criminal và Civil Law tại Prague<br />

1907-1908: Viết Wedding Preparations in the Country<br />

1908: Làm việc với Công ty bảo hiểm Tai nạn cho nhân viên làm việc<br />

1909: xuất bản hai phần cuốn Description of a Struggle<br />

1910 : Bắt đầu viết nhật ký và viết sơ khởi Amerika cùng đi du lịch Berlin và Pháp.<br />

1911: Nghiên cứu văn hoá Do thái và du lịch Thụy sĩ, Italy, và Pháp với Max Brod.<br />

1912: Quen biết và bắt đầu viết thường xuyên cho Felice Bauer ở Đức. Kafka viết <strong>The</strong> Judgement, <strong>The</strong><br />

Metamorphosis, và 7 chương đầu của Amerika.<br />

1913: Xuất bản sách đầu tiên Meditation, và sau đó <strong>The</strong> Stocker và <strong>The</strong> Judgement. Kafka đi Berlin<br />

thăm Felice Bauer, và du lịch Vienna, và Italy.<br />

1914: Viết Memoirs of the Kalda Railroad, và In the Penal Colony. Bắt đầu viết <strong>The</strong> Trial. Kafka đính<br />

hôn và rồi huỷ bỏ đính hôn với Felice Bauer trong cùng một năm 1914. Sau đó Kafka rời nhà bố mẹ,<br />

gặp Grete Bloch, và đi du lịch Germany.<br />

1915: Hoà giải với Felice Bauer, tiếp tục viết <strong>The</strong> Trial, nhận giải Fontane cho cuốn <strong>The</strong> Stocker. <strong>The</strong><br />

Metamorphosis được cho xuất bản, Kafka viết <strong>The</strong> Village Schoolmaster. Greta Bloch viết chuyện kể<br />

rằng có sanh một con trai với Kafka mà Kafka không hề hay biết.<br />

1917: Kafka và Bauer đính hôn lần thứ hai, nhưng sau 5 tháng lại hủy bỏ. Sau khi biết là bị bệnh lao<br />

phổi, Kafka nghỉ làm, dọn về quê sống với cô em tên Ottla một thời gian và viết nhiều chuyện ngắn<br />

1918: viết <strong>The</strong> Bucket -Rider. Trở về Prague, làm bán thời gian cho hãng bảo hiểm. Kafka gặp Julie<br />

Wohryzek. Do sức khoẻ suy thoái, Kafka phải dọn vào nhà dưỡng bệnh nhiều lần.<br />

1919: Kafka đính hôn với July Wohryzek nhưng rồi lại hủy bỏ vào cuối năm 1919. Viết Letter to His<br />

father, In the Penal Colony, A Country Doctor.<br />

1920: Nghỉ làm việc, gặp và yêu Milena Jesenská-Pollak, một nhà văn người Tiệp. Bắt đầu viết nháp<br />

<strong>The</strong> Castle.<br />

1921: Làm việc trở lại và xuất bản <strong>The</strong> Bucket Rider.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 11<br />

1922: Về hưu hoàn toàn và yêu cầu Max Brod hủy bỏ những công trình sáng tạo của mình sau khi chết.<br />

Kafka tiếp tục hoàn tất <strong>The</strong> Castle, viết A Hunger Artist, Investigations of a Dog, và On Parables.<br />

Kafka cắt đứt liên hệ với Milena.<br />

1923 Kafka về Berlin sống với người bạn gái mới Dora Dymant. Kafka viết <strong>The</strong> Burrow và Josephine<br />

the Singer.<br />

1924: Kafka trở về Prague. Chết ngày 3 tháng Sáu tại nhà dưỡng bệnh Kierling gần Vienna. Mộ chôn<br />

ngày 11 June trong nghĩa địa Do Thái ở Prague. Cuốn chuyện ngắn A Hunger Artist đuợc xuất bản sau<br />

khi Kafka chết.<br />

Hóa Thân (<strong>The</strong> Metamorphosis)<br />

Franz Kafka<br />

Ngoài bìa cuốn sách <strong>The</strong> Metamorphosis xuất bản lần thứ nhất vào năm 1916 là một hình minh họa của<br />

Ottoman Starke. Khi Kafka nghe nói Starke sắp vẽ hình bìa cho cuốn sách Kafka đã có yêu cầu: “Con<br />

bọ này không thể được vẽ nên hình. Nó không thể hoàn toàn được phô nhìn, ngay cả dù nhìn từ phía<br />

xa”. Chính vì lời yêu cần này mà Starke đã vẽ hình một người đàn ông đứng trước cửa phòng của nhân<br />

vật đã biến dạng thành con bọ. Người đàn ông này là Herr, người bố của nhân vật chính trong chuyện.<br />

“Khi Gregor Samsa thức giấc sau một giấc ngủ với những giấc mơ xáo trộn hắn nhận ra mình<br />

đã biến dạng thành một con bọ quái dị đang nằm trên giường.”<br />

Nhân vật chính<br />

Gregor Samsa- Người cung cấp tài chính cho gia đình, nhưng một ngày thức giấc thấy mình biến thành<br />

một con bọ quái dị có nhiều chân, lưng cứng, bụng to màu nâu.<br />

Grete Samsa- Người em gái đã chăm sóc và lo thức ăn cho Gregor.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 12<br />

Herr Samsa- Người cha đã ném trái táo rớt lên lưng người thành bọ Gregor và trở lại làm việc sau khi<br />

mất nguồn lợi tức của người con.<br />

Frau Samsa- Người mẹ lo lắng cho thân phận đứa con Gregor người thành bọ nhưng bất lực không thể<br />

giúp được chi.<br />

Nhân vật phụ<br />

Người chủ công ty mà Gregor làm việc.<br />

Những kẻ ở thuê tại nhà của gia đình Samsa.<br />

Người đàn bà giúp việc khám phá ra Gregor người thành bọ đã chết.<br />

Bối cảnh<br />

Phòng của Gregor- Gregor sau biến thành con bọ thì bị nhốt trong phòng và không được phép rời<br />

phòng để ra ngoài.<br />

Phòng ăn là nơi cả gia đình thường tụ tập để nói chuyện và ăn uống.<br />

Cốt chuyện<br />

Câu chuyện bắt đầu với Gregor Samsa thức giấc và nhận thấy thân mình anh trở thành một loài bọ quái<br />

dị. Mặc dù nhận thức mình là một con bọ nhưng Gregor nghĩ mình vẫn có thể dậy đi làm. Tuy nhiên<br />

khi anh ta gặp khó khăn ra khỏi giường và mở cửa phòng thì anh ta biết là mình không thể đi làm đuợc.<br />

Vì Gregor không có mặt ở sở nên ông chủ đã đến tận nhà tìm anh ta và bỏ đi khi thấy tình trạng quái dị<br />

của anh ta. Cả gia đình trước đây sống từ nguồn tài chánh của Gregor nay phải xoay sở để sống. Gia<br />

đình tạm thời có thể sống với số tiền bố Gregor đã dành dụm, rối bố Gregor tìm được việc làm ở ngân<br />

hàng, mẹ Gregor, Hau làm việc ở xưởng dệt, em gái Gregor, Grete tìm được việc làm thư ký một tiệp<br />

tạp hóa. Mọi người đều bận rộn, Gregor bị nhốt trong phòng và chỉ có Grete còn vào thăm viếng<br />

Gregor ngày hai lần. Khi gia đình Samsa nhận cho ba người thuê phòng ở nhà họ thì trong một tối khi<br />

Gregor lẻn ra ngoài phòng ăn để nghe Grete chơi violin, làm ba người ở mướn nhìn thấy và vô cùng<br />

khiếp đảm. Gregor bị bố lùa về phòng và ba người ở trọ tuyên bố không trả tiền phòng nữa . Sáng hôm<br />

sau người dọn nhà đến dọn dẹp nhà và thấy Gregor đã chết. Bà ta báo cho cả nhà biết. Ông bố Herr yêu<br />

cầu ba người mướn phòng rời khỏi nhà họ. Cả gia đình viết thư xin phép chủ nhân của họ cho phép<br />

nghỉ một ngày để thư giãn. Cả nhà Samsa gồm Herr, Hau và Grete khởi hành một chuyến đi xe điện và<br />

bố mẹ Grete nhận thấy đã đến lúc Grete cần lấy chồng.<br />

Một chút bàn luận về chuyện <strong>The</strong> Metamorphosis<br />

Kafka là một hiện tượng, là một nhà văn có những tác phẩm dù không nhiều, đôi khi chưa hoàn tất<br />

nhưng đã để lại cho hậu thế những tư tưởng khác biệt về nhân sinh quan khiến mọi người phải suy nghĩ<br />

và bàn luận, đã bàn luận, đang bàn luận và sẽ còn bàn luận. Một chuyện được bàn luận nhiều nhất là<br />

chuyện Hoá Thân/Biến Dạng (<strong>The</strong> Metamorphosis).<br />

<strong>The</strong>o Royal Pascal: “Chuyện Hóa Thân được viết theo lối kể chuyện khách quan. Chính lối viết<br />

khách quan này đã giải tỏa được cái căng thẳng của câu chuyện cùng lúc mang lại cho người đọc<br />

những cảm giác mơ hồ kỳ lạ tuồng như chính họ cũng đã hiện diện trong cốt chuyện”. (Trong Haugen,<br />

2002, tr. 37). Trừ một số ngoại cảnh ở vài trang chót, độc giả biết đuợc câu chuyện qua tiềm thức của<br />

nhân vật Gregor Samsa. Người kể chuyện này tự nhận mình như chính là Gregor, từ cái nhìn, tai nghe,<br />

và bắt buộc chấp nhận sự thật mình chính là nạn nhân của câu chuyện. Người thuật chuyện đã dựng lên


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 13<br />

một bối cảnh, thêm vào dần dần từng chi tiết làm người đọc càng đọc càng căng thẳng càng hỏi đó chỉ<br />

là một giấc mơ hay sự thật. Sự kích thích dẫn đến một kết cuộc không phải tròn trịa, không phải đọc<br />

xong mà gấp trang sách lại mà là để suy ngẫm tự tìm một đáp số.<br />

Gregor có phải là một sinh vật ăn bám không?<br />

Nhân vật chính Gregor đang là một người có công việc làm bình thường, bỗng một sáng thức dậy thấy<br />

mình biến dạng hóa thân thành một con bọ quái dị, và từ đó phải sống bám vào gia đình. Sư hóa thân<br />

hiểu theo nghĩa bóng có phải chăng là một biến chuyển của sự xung đột nội tâm không có lối nào khác<br />

hơn để diễn tả. <strong>The</strong>o Thomas F. Barry (trong Haugen, 2002, tr. 45) thì: Kafka có một cuộc sống bị ảnh<br />

hưởng nặng nề từ một người cha độc đoán, là một người sống nhờ vào bố, và những người đàn bà làm<br />

bạn với Kafka hình như không thật sự có ảnh hưởng mà chỉ để Kafka có thể duy trì cuộc sống bằng<br />

xương bằng thịt và tâm linh. Với tiềm thức của người có suy nghĩ giam hãm trong một cơ thể con bọ<br />

dị hợm đáng ghét, Gregor đã đe dọa sự an ổn của cả gia đình. Sự hóa thân là dấu hiệu của sự xung khắc<br />

nội tâm không giải tỏa được và làm Gregor thấy mình là một ăn bám vô nghĩa không có lối thoát<br />

(không tìm đuợc thức ăn mình muốn). Phải chăng cái thức ăn mà Gregor mòn mỏi trông tìm chính là<br />

những tiếng nhạc của Grete, cô em gái trình diễn đàn violin cho ba người khách ở mướn nghe.<br />

Gregor đã dần dần bị bỏ quên, gia đình không ai muốn nhìn đến vì họ đều bận rộn mưu sinh,<br />

cuối cùng anh chết trong cô đơn tuyệt vọng như một con bọ đáng kinh tởm, người đàn bà giúp việc báo<br />

tin anh chết và cả nhà như trút đi một gánh nợ. Không ai biết người đàn bà giúp việc đã vứt bỏ con bọ<br />

ra sao, và chẳng ai quan tâm hỏi han hay thương xót. Và sau khi anh chết thì cuộc sống của gia đình trở<br />

lại bình thường nhanh chóng với những hy vọng hướng về tương lai và quan tâm đến cô em gái của<br />

Gregor.<br />

Chúng ta cũng thấy trong chuyện Hóa Thân là sự tự vong thân của Gregor đối với thế giới<br />

chung quanh, hay là sự xa cách đến độ lạ lùng của Kafka với xã hội ông sống. Sinh ra ở Tiệp, theo đuổi<br />

nền giáo dục Đức, nói tiếng Đức nhiều hơn nói tiếng Tiệp, sống trong môi trường nhiều áp lực của cha,<br />

lớn lên giữa hai nguồn văn hóa khác biệt đã làm Kafka có nhiều giằng xé, nhiều dằn vặt. Văn của ông<br />

như cho thấy ông luôn luôn đi tìm một thứ thức ăn, một thức ăn mà Kafka tìm hoài không thấy cho nên<br />

cả đời ông vẫn chỉ là một kẻ không căn cước, một kẻ mang bản án lưu đày. Nhân vật trong thế giới<br />

chuyện ngắn, nhật ký, thư của ông hầu như đều mang cá tính cô đơn, không danh tính, không diện mạo<br />

rõ rệt. Như trong Hóa Thân, Gregor biến dạng thành con bọ quái dị có nhiều chân, một con bọ lớn đủ<br />

để có thể cố gắng mở đuợc cánh cửa phòng, có thể nhỏ vừa lọt xuống gầm ghế sofa, bò trên tường và<br />

trần nhà, v.v…<br />

Kafka không hòa đồng với dân Tiệp vì ông theo học trường Đức, và quen thuộc với văn hóa<br />

Đức, nhưng với người Đức thì ông bị họ lạnh nhạt vì ông là ngưòi Do-thái.<br />

Và nói về phương diện tâm lý thì chuyện Hóa Thân mở cánh cửa cho thấy cảm tưởng của<br />

Kafka đối với người cha, với vấn đề xã hội và chính trị.<br />

Qua chuyện Hóa Thân, Kafka cho thấy cái nhìn hiện thực của ông về sự bế tắc của đời sống, về<br />

sự bủa vây không lối thoát của xã hội bao quanh, về sự thoái hóa của con người đương thời, về sự đói<br />

khát cho một thức ăn tinh thần đã tàn phá con ngưòi cho đến chết.<br />

Kafka có những ưu tư, đau khổ, dằn vặt, trắc trở về gia đình, bệnh tật, xã hội và chính trị. Chính<br />

vì thế mà văn của Kafka có một sắc thái riêng biệt và đặc biệt. Nếu Kafka đã có một thân thề cường<br />

tráng, một cuộc sống bình thường và một môi trường xã hội khác biệt liệu Kafka có thể có đuợc những<br />

tư tưởng khác biệt lưu truyền cho đến tận bây giờ không? Hỏi tức là có câu trả lời. Và đây là một điểm<br />

chúng ta có thể quả quyết là không sai.<br />

Vài câu nói của Kafka.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 14<br />

"To die would mean nothing else than to surrender a nothing to the nothing, but that would be<br />

impossible to conceive, for how could a person, even only as a nothing, consciously surrender himself<br />

to the nothing, and not merely to an empty nothing but rather to a roaring nothing whose nothingness<br />

consists only in its incomprehensibility." Franz Kafka - December 4, 1913. (Chết không có nghĩa gì<br />

hơn là đầu hàng một cái không đến một cái không, nhưng thật ra không thể nhận thức như thế, vì làm<br />

sao mà một người, dù chỉ là không, tự ý thức đầu hàng cho cái không, và không phải chỉ trút bỏ cái<br />

không trống rỗng, mà là một cái không ầm ĩ, một cái không gồm toàn những cái không thể hiểu nổi.)<br />

"By believing passionately in something that still does not exist, we create it." Franz Kafka.<br />

(Bởi tin tưởng một cách say mê vào một điều gì đó chưa hiện hữu, ta có thể sáng tạo ra nó.)<br />

"In science one tries to tell people, in such a way as to be understood by everyone, something<br />

that no one ever knew before. But in poetry, it's the exact opposite." (Trong khoa học người ta có thể<br />

báo cho mọi người một điều mà chưa ai từng biết với cách thức mà ai cũng có thể hiểu được. Nhưng<br />

trong thi văn, thì lại là một điều hoàn toàn trái ngược.)<br />

Sóng Việt Đàm Giang<br />

11 November 2010<br />

Tài liệu tham khảo<br />

Alder, J. (2001). Franz Kafka. Woodstock & New York, NY: Overlook Press.<br />

Haugen, H. M. (ed). (2002). Reading on <strong>The</strong> Metamorphosis. San Diego, CA: Greenhaven Press, Inc.<br />

Neugrochel J. (trans) (2000). Franz Kafka. <strong>The</strong> Metamorphosis, In <strong>The</strong> PenalColony, and Other<br />

Stories. Simon & Schuster.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 15<br />

ñ†c Låi TruyŒn KiŠu<br />

ñ‹ Yêu Thêm Ti‰ng ViŒt<br />

ñàm Trung Pháp<br />

Thi hào Nguyễn Du ra đời trong hậu bán thế kỷ 18. Tôi thường tự hỏi có phải trong thời điểm<br />

ấy Thượng Đế đã nổi hứng rộng lượng và công bình mà ban cho nhân loại những thiên tài văn chương<br />

xuất chúng chăng? Như Goethe sinh năm 1749 tại Đức Quốc, Nguyễn Du sinh năm 1765 tại đất nước<br />

chúng ta, Chateaubriand sinh năm 1768 tại Pháp Quốc, và Wordsworth sinh năm 1770 tại Anh Quốc.<br />

Goethe, đệ nhất văn hào dân tộc Đức, năm mới 25 tuổi đã viết cuốn truyện tình bi đát mang tên DIE<br />

LEIDEN DES JUNGEN WERTHERS (Những nỗi ưu sầu của chàng trai trẻ Werther) để nói về mối ưu<br />

sầu thực sự của chính ông: Goethe đã gặp và yêu say đắm trong tuyệt vọng một phụ nữ đã đính hôn với<br />

người khác. Câu chuyện lãng mạn và bi thảm ấy khiến ông lẫy lừng danh tiếng khắp Âu Châu và cũng<br />

làm cho một vài giai nhân đa sầu đa cảm đang thất tình giống người trong truyện nhảy xuống hồ tự tử<br />

mà trong tay còn nắm chặt cuốn tiểu thuyết kia! Chateaubriand có thể được coi là nhà văn tiên khởi của<br />

trào lưu văn chương lãng mạn nước Pháp qua cuốn tiểu thuyết ATALA, một câu chuyện vừa buồn vừa<br />

mãnh liệt đam mê trong khung cảnh thiên nhiên rực rỡ của rừng núi Bắc Mỹ, một nơi mà<br />

Chateaubriand chưa từng thăm viếng và chỉ được làm quen với các sắc dân da đỏ qua sách vở. Và<br />

Wordsworth, đệ nhất thi nhân bên trời Anh Quốc, năm chưa đến 30 tuổi đã cùng Coleridge xuất bản<br />

tập thơ LYRICAL BALLADS, mở đầu cho thời đại thi ca lãng mạn trong văn học quốc gia ấy.<br />

Wordsworth say mê thiên nhiên và có biệt tài dùng ngôn ngữ bình dị dễ hiểu để diễn tả những cảm xúc<br />

tràn bờ trước vẻ đẹp của rừng, của núi, của giai nhân. Tôi nhớ mãi những câu thơ sau đây của<br />

Wordsworth để tả một kiều nữ bí mật sống giữa thiên nhiên mang tên Lucy mà thi nhân ví như một<br />

bông hoa đổng thảo:<br />

A violet by a mossy stone<br />

Half-hidden from the eye<br />

Fair as a star, when only one<br />

Is shining in the sky<br />

Thế còn Nguyễn Du của chúng ta thì sao? Hãy nghe lời người ngoại quốc ca ngợi thi hào họ<br />

Nguyễn trước đã. Thi sĩ lẫy lừng người Ấn Độ chuyên làm thơ bằng tiếng Anh mang tên Rabindranath<br />

Tagore (giải Nobel văn chương 1913) khi viếng thăm Việt Nam năm 1929 đã coi Nguyễn Du là vị thi sĩ<br />

đứng thứ 3 trong hàng ngũ những thi sĩ muôn thuở, chỉ sau Lý Bạch và Victor Hugo (theo học giả Thái<br />

Văn Kiểm). Văn sĩ Pháp René Crayssac đã dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp và cho rằng áng văn kiệt<br />

tác của Nguyễn Du có thể so sánh mà không sợ kém các văn chương kiệt tác, vô luận ở thời nào và ở<br />

xứ nào (theo học giả Đào Duy Anh). Như vậy thì thiên tài thi ca họ Nguyễn của chúng ta khi đứng<br />

cạnh những đại danh văn chương của nhân loại cũng ngang ngửa với họ, cũng đều “mười phân vẹn<br />

mười” cả, nhưng riêng đối với tôi thì đọc thơ Nguyễn Du thích thú gấp bội phần đọc các tác phẩm của<br />

các vị ngoại quốc kia, vì tôi là người cùng một ngôn ngữ và văn hóa với Nguyễn Du.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 16<br />

Nguyễn Du (ND) sinh năm 1765 trong một danh gia vọng tộc. Cha là hoàng giáp Nguyễn<br />

Nghiễm, người Hà Tĩnh, làm thủ tướng triều Lê. Mẹ là Trần Thị Tần, người Bắc Ninh, kém chồng 32<br />

tuổi. ND mồ côi cha năm 11 tuổi và mồ côi mẹ năm 13 tuổi. Anh cả là tiến sĩ Nguyễn Khản, thượng thư<br />

bộ Lại, anh thứ hai là Nguyễn Điều từng làm trấn thủ Sơn Tây. Năm 1783, lúc 18 tuổi, ND đậu tam<br />

trường (tú tài); cùng năm này, một người anh tên là Nguyễn Đề đậu thủ khoa kỳ thi hương (cử nhân).<br />

Tình hình chính trị lúc ấy thực bất ổn. Năm 1788 Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh; Nguyễn Huệ<br />

lên ngôi hoàng đế ở Huế. Năm 1789 Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Năm 1802 Gia Long diệt Tây<br />

Sơn, bắt đầu triều Nguyễn; ND làm tri huyện Phù Dung (thuộc Hưng Yên ngày nay), mấy tháng sau<br />

thăng tri phủ Thường Tín (thuộc Hà Tây ngày nay). Năm 1809 ND làm cai bạ ở Quảng Bình. Năm<br />

1813 ND thăng cần chánh điện học sĩ, chánh sứ sang nhà Thanh. Năm sau đi sứ về, thăng tham tri bộ<br />

Lễ. Năm 1820 Gia Long mất, Minh Mệnh nối ngôi. ND được cử chánh sứ sang Tàu báo tang và cầu<br />

phong, nhưng chưa kịp lên đường thì bị bệnh và qua đời, thọ 56 tuổi.<br />

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết rõ là khi nào ND viết Truyện Kiều (Đoạn Trường Tân<br />

Thanh) trước hay sau khi đi sứ sang Trung Quốc năm 1813. <strong>The</strong>o Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim thì<br />

Truyện Kiều (TK) bắt nguồn từ một tiểu thuyết Tàu của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân, văn chương tầm<br />

thường, về một người đàn bà tài sắc, có lòng trung, hiếu, tiết nghĩa, mà đời bị bèo giạt hoa trôi. ND bỏ<br />

bớt những chỗ rườm rà, thô lỗ, dơ bẩn. So với tiểu thuyết Tàu thì TK của ND thanh nhã và văn vẻ hơn<br />

nhiều. Hà Như Chi, khi so sánh TK với tiểu thuyết Tàu nguyên thủy, nhận định TK là một công trình<br />

nghệ thuật cân đối hoàn hảo, kết cấu chặt chẽ, tình ý đậm đà khéo léo, văn chương tươi đẹp, thắm<br />

đượm màu sắc Việt Nam và dẫy đầy thi vị.<br />

Vẫn theo Hà Như Chi, một nàng Kiều tài hoa duyên dáng như thế lại là nạn nhân của một số<br />

mệnh vô cùng khắt khe đã đánh mạnh vào tâm hồn ND và thúc giục cụ viết nên TK để hả hê những<br />

mối cảm tình đối với một người đã được cụ xem như đồng hội đồng thuyền với mình: ND phải quên<br />

nhà Lê mà ra làm quan với nhà Nguyễn thì có khác chi, vì chữ “mệnh” oái oăm, nàng Kiều phải bỏ<br />

Kim Trọng mà chịu bước giang hồ? Đúng là:<br />

Vui là vui gượng kẻo là,<br />

Ai tri âm đó mặn mà với ai?<br />

Nội dung TK gồm 3254 câu thơ lục-bát có thể chia làm 3 phần: (1) Thúy Kiều và Kim Trọng<br />

gặp gỡ và gắn bó với nhau; (2) Những nỗi khổ của Thúy Kiều trên bước đường luân lạc; và (3) Kim-<br />

Kiều tái ngộ. TK còn là một tác phẩm chứng minh cho định luật “tài mệnh tương đố”: Kiều là kẻ tài<br />

hoa nên phải mệnh bạc. Trong phần kết, may thay, ND cũng cho chúng ta tin tưởng rằng thiện tâm có<br />

thể cải hóa được số mệnh:<br />

Thiện căn ở tại lòng ta<br />

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài<br />

Những phân đoạn chính trong TK như sau: Phần (1): (a) Xác định thuyết tài mệnh tương đố ,<br />

(b) Kiều gặp Kim Trọng, (c) Kiều và Kim Trọng thề thốt gắn bó. Phần (2): (a) Gia biến nàng Kiều, (b)<br />

Mã Giám Sinh mua Kiều, (c) Kiều phó thác tâm sự cho


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 17<br />

em, (d) Mắc tay Tú Bà, (e) Đi trốn với Sở Khanh, (f) Kiều tiếp khách trong lầu xanh, (g) Kiều được<br />

Thúc Sinh chuộc ra, (h) Mắc tay Hoạn Thư, (i) Đi trốn, (j) Giác Duyên sợ liên lụy, gửi Kiều cho Bạc<br />

Bà, (k) Bạc Bà lừa dối, Kiều lại bị bán vào lầu xanh, (l) Được Từ Hải chuộc ra, (m) Kiều báo ân báo<br />

oán, (n) Mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, (o) Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường, (p) Giác<br />

Duyên vớt Kiều. Phần (3): (a) Kim Trọng trở lại vườn Thúy, (b) Lấy Thúy Vân, (c) Làm quan ở Lâm<br />

Tri , (d) Tìm Kiều ở Hàng Châu, (e) Giác Duyên đưa đến gặp Kiều, (f) Kim-Kiều xem nhau như bạn,<br />

(g) Kiều đánh đàn kết liễu đời bạc mệnh, (h) Kết thúc: Thiện tâm sửa được số mệnh.<br />

Chúng ta đã nghe người ngoại quốc ca tụng TK trên đây, và bây giờ chúng ta tìm hiểu xem các<br />

nhà phê bình văn chương người Việt nghĩ gì về tuyệt tác phẩm này của Nguyễn Du. Tôi xin đóng góp<br />

trong phần này này bằng cách tóm lược một số nhận định về giá trị TK của các nhà phê bình tên tuổi từ<br />

trước đến nay để chúng ta có một cái nhìn bao quát.<br />

PHẠM QUỲNH: Sau khi cho rằng TK của ND hay hơn cả văn chương của Khuất Nguyên bên<br />

Tàu và văn chương của Racine và Bossuet bên Tây, Phạm Quỳnh trong ngày giỗ ND năm 1924 tại Hà<br />

Nội đã thề trước anh linh thi hào họ Nguyễn rằng “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta<br />

còn, còn non còn nước còn dài, chúng tôi là kẻ hậu sinh xin dầu lòng dốc chí cố gia công trau chuốt lấy<br />

tiếng quốc âm nhà, cho quốc hoa ngày một rực rỡ, quốc hồn ngày một tỉnh táo, quốc vận ngày một vẻ<br />

vang, ngõ hầu khỏi phụ cái chí hoài bão của tiên sinh, ngậm cười chín suối cũng còn thơm lây” (Tạp<br />

chí Nam Phong, tháng 8, 1924). Vì những lời này mà Phạm Quỳnh bị hai cụ nghè Ngô Đức Kế và<br />

Huỳnh Thúc Kháng xỉ vả thậm tệ (tôi sẽ nói tiếp về vụ này ở một đoạn sau).<br />

NGUYỄN TƯỜNG TAM: Nhà văn thủ lãnh của Tự Lực Văn Đoàn viết trong Tạp chí Nam<br />

Phong năm 1924: “Cái làn sóng thơ Kiều hình như lai láng khắp cõi Nam. Trừ những câu ca dao ra,<br />

thật không có quyển truyện nào phổ thông trong đám dân gian bằng Truyện Kiều. Vì văn Kiều hay quá,<br />

nên những người nhà quê không có học thức cũng thích xem và thích ngâm nga. Nhưng nói đến cái hay<br />

của văn Kiều thì chưa biết thế nào mà kể được... Tôi xin nói quyết một lời rằng MONG ĐƯỢC MỘT<br />

QUYỂN TRUYỆN NÀO HAY HƠN TRUYỆN KIỀU LÀ MỘNG TƯỞNG. Cái trình độ thơ quốc ngữ<br />

đến như thế là tuyệt đích rồi.” Nhận định về câu thơ thuộc loại văn hữu dư ba là câu “Lơ thơ tơ liễu<br />

buông mành,” Nguyễn Tường Tam thấy ba chữ “lơ thơ tơ” nghe rất êm tai, hay về phần tưởng tượng ít<br />

mà hay về phần âm điệu êm ái nhiều hơn. Và câu “Nách tường bông liễu bay ngang trước mành” ông<br />

thấy rất hay về cảnh sắc. Ông cũng thấy trong TK nhiều chỗ cảnh và người có liên lạc, đúng như:<br />

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu<br />

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ<br />

Như lúc Thúc Sinh trở về với Kiều, trông ra cảnh vật cũng hình như chia vui với mình:<br />

Long lanh đáy nước in trời<br />

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng<br />

Và khi Kiều và Kim gặp nhau lần đầu, lúc từ giã, cô Kiều còn trông theo, nhưng nào thấy gì đâu, chỉ<br />

thấy:


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 18<br />

Dưới cầu nước chảy trong veo<br />

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha<br />

Hai câu đệm ấy vào thật là tả rõ được cái buồn, cái nhớ của cô Kiều mà hình như cảnh vật cũng âu<br />

sầu!<br />

VŨ ĐÌNH LONG: Lấy âm nhạc làm ẩn dụ để lượng giá TK, phê bình gia Vũ Đình Long viết<br />

trong Tạp chí Nam Phong năm 1924 rằng “TK thực là một cây đàn tuyệt quý không phím không dây.<br />

Tác giả lấy đầu lưỡi mà nẩy lên tiếng, mỗi đoạn văn là một cung, mỗi câu văn là một điệu, mỗi chữ là<br />

một tay nỉ non thánh thót, réo rắt tiêu tao, đêm khuya canh tĩnh mà nghe người tốt giọng ngâm Kiều thì<br />

còn đàn nào hay bằng nữa ... Cụ ND không phải là nhà thi sĩ, cụ chính là THẦN THƠ vậy!” <strong>The</strong>o Vũ<br />

Đình Long, những câu Kiều nói với chàng Kim thật hay thật tình, như :<br />

Thưa rằng đừng lấy làm chơi<br />

Rẽ cho thưa hết một lời đã nao<br />

Chữ “rẽ” dùng có thần tình không? Ta thấy hình như nàng Kiều lấy tay gạt chàng Kim ra vậy! Năm lần<br />

láy chữ “còn” trong hai câu thơ sau đây là một tuyệt chiêu, như thể một lời thề nguyền vĩnh cửu:<br />

Còn non, còn nước, còn dài<br />

Còn về còn nhớ đến người hôm nay<br />

Tình nhân tương tư nhau là những cảnh não nùng mà ND tả rất khéo. Chàng Kim nỗi lòng canh cánh<br />

luôn nghĩ đến người đẹp đã gặp trong ngày hội Đạp Thanh:<br />

Sầu đong càng lắc càng đầy<br />

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!<br />

Đêm không ngủ được, vẩn vơ ngọn đèn tàn:<br />

Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao<br />

Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng<br />

Cậu đồ đã mang nặng gánh tương tư thì còn thiết gì đến sách, đến bút, đến đàn:<br />

Phòng văn hơi giá như đồng<br />

Trúc xe ngọn thỏ, tơ chùng phím loan<br />

Ngồi nghe tiếng gió đập vào mành cũng nhớ đến ai – vì nhớ nhung mà trà mất ngon, mùi hương kém<br />

ngát:<br />

Mành tương phân phất gió đàn<br />

Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 19<br />

LƯU TRỌNG LƯ: Để đáp lễ lời cụ nghè Ngô Đức Kế cho rằng TK “chỉ là một thứ văn<br />

chương ngâm vịnh chơi bời, để lúc thanh nhàn mà đọc đôi câu cho tiêu khiển, chứ không phải là một<br />

thứ văn chương chính đại theo đường chính học, mà đem ra dạy đời được đâu” (báo Hữu Thanh, tháng<br />

9 năm 1924) và nhất là lời kết tội gay gắt của cụ nghè Huỳnh Thúc Kháng rằng “Truyện Kiều là một<br />

thứ dâm thư, rõ không ích mà có hại ... Hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những tuồng thương phong,<br />

bại tục kia, cái giống độc con đĩ Kiều gieo vào trong cõi tư tưởng không phải là ít...” (báo Tiếng Dân,<br />

tháng 9 năm 1930), Lưu Trọng Lư viết trong tuần báo Phụ Nữ Thời Đàm vào cuối năm 1933: “Ai muốn<br />

làm thánh hiền thì đi đọc Ngũ Kinh, Tứ Thư. Hãy để Truyện Kiều lại cho bọn chúng tôi là hạng người<br />

trong những phút mệt nhọc, buồn rầu, chán nản, cần phải ngâm nga những câu như:<br />

Dưới cầu nước chảy trong veo<br />

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”<br />

ĐÀO DUY ANH: Để kết luận tập “Khảo Luận về Kim Vân Kiều” xuất bản năm 1943, học giả<br />

Đào Duy Anh khẳng định “Nguyễn Du đã gieo trong lòng ta một mối tin chắc chắn, một mối hy vọng<br />

dồi dào với tiếng nói của ta.” Cũng theo ông, ở thời Lê mạt, ta đã thấy có những tác phẩm có giá trị như<br />

Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm, Phan Trần Truyện, Hoa Tiên Ký ... viết bằng quốc âm,<br />

nhưng lời văn điêu trác, hay dùng điển cố, cho nên chỉ được các hạng thượng lưu trí thức thưởng lãm,<br />

mà không phổ cập trong dân gian. Duy Truyện Kiều văn chương đủ tính nghiêm trang, đường hoàng,<br />

điêu luyện, đủ khiến cho kẻ học thức phải khâm phục và yêu mến, mà lại đủ cả tính giản dị, phổ thông<br />

để khiến cho bình dân hiểu được mà thưởng thức.<br />

TRẦN TRỌNG KIM: Trong cuốn “Truyện Thúy Kiều” do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu<br />

khảo xuất bản năm 1925, học giả Trần Trọng Kim viết: “ND khéo dùng lối hoạt họa, chọn cái hình<br />

dáng nào rõ thật nổi, rồi tìm một vài chữ thật đúng mà tả ra, hễ đọc qua là nhận ngay được chân tướng:<br />

Kim Trọng:<br />

Phong tư tài mạo tuyệt vời<br />

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa<br />

Mã Giám Sinh:<br />

Quá niên trạc ngoại tứ tuần<br />

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao<br />

Tú Bà:<br />

Thoắt trông nhờn nhợt màu da<br />

Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao<br />

Sở Khanh:<br />

Một chàng vừa trạc thanh xuân<br />

Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 20<br />

Từ Hải:<br />

Râu hùm hàm én mày ngài<br />

Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”<br />

HOÀI THANH: <strong>The</strong>o bài viết “Quyền Sống Của Con Người Trong Truyện Kiều” của nhà phê<br />

bình Hoài Thanh năm 1949, nếu nói về mức độ say Truyện Kiều thì không ai bằng ông nghè Chu Mạnh<br />

Trinh (một con người hào hoa phong nhã kiểu Kim Trọng). Nhà thơ lãng mạn này không phải chỉ say<br />

văn chương Truyện Kiều mà lại còn say luôn cả nàng Kiều như say một giai nhân có thực, đến nỗi đã<br />

nói đến những chuyện si tình như thêu tên Kiều vào tay áo, mơ tưởng dựng một ngôi nhà vàng cho<br />

Kiều ở, mượn cỏ thơm gọi hồn Kiều về, và thấy như Kiều về thật! Chuyện lạ đời này cũng có thể hiểu<br />

được, vì theo Hoài Thanh, “ND có thể dạy cho ta biết ghét, biết yêu. Ghét những cái bất lương trong<br />

xã hội. Yêu những cảnh sống đáng yêu và nhân đó tránh cuộc sống tẻ nhạt, hiu hắt, cuộc sống của cỏ<br />

cây... Những cử chỉ uể oải, những câu nói thiếu lòng tin, những cái nhìn hời hợt, những tâm tư mệt<br />

nhọc hình như đương chờ đợi một cơn gió nào ... TK ngay giờ đây vẫn còn khả năng cải tử hoàn sinh,<br />

vẫn có thể gieo chất nồng say vào cuộc sống...”<br />

NGUYỄN LỘC: Trong cuốn sách “Văn Học Việt Nam Nửa Cuối Thế Kỷ 18” xuất bản năm<br />

1997 tại Hà Nội, nhà biên khảo Nguyễn Lộc có những nhận xét tinh tế về cách sử dụng ca dao, tục ngữ<br />

trong TK, mà tôi xin tóm lược trong những đoạn dưới đây: Có thể nói trong TK có hàng mấy chục câu<br />

thơ ND trực tiếp rút ra từ ca dao. Rất có thể hai câu:<br />

là rút ra từ câu ca dao:<br />

Vầng trăng ai xẻ làm đôi<br />

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường<br />

Tiễn đưa một chén rượu nồng<br />

Vầng trăng xẻ nửa tơ lòng đứt đôi<br />

Ca dao trong TK được ND sử dụng như một thứ chất liệu nghệ thuật, chứ không như những trích dẫn.<br />

Không có câu nào ND dùng lại nguyên vẹn, mà tất cả đều nhào nặn lại cho phù hợp với phong cách<br />

chung của nhà thơ trong tác phẩm. TK có những câu thơ không thấy dấu vết cụ thể của ca dao, mà ai<br />

cũng nhận ra ảnh hưởng của ca dao, như :<br />

ND cũng dùng rất nhiều tục ngữ, như :<br />

Xót thay huyên cỗi xuân già<br />

Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi<br />

Chốc đà mười mấy năm trời<br />

Còn ra khi đã da mồi tóc sương


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 21<br />

hoặc:<br />

Ra tuồng mèo mả gà đồng<br />

Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào<br />

Bề ngoài thơn thớt nói cười<br />

Mà trong nham hiểm giết người không dao<br />

Ngôn ngữ TK vừa súc tích chính xác, đồng thời lại vừa giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu. ND có thể bằng<br />

một vài câu thơ khắc họa lên sắc nét chân dung ngoại hình của một nhân vật, hay miêu tả một biến cố,<br />

một cảnh ngộ. Một học trò giỏi đi thi bị rớt có thể tự an ủi bằng cách lẩy hai câu thơ súc tích, hợp tình<br />

hợp cảnh của TK:<br />

Có tài mà cậy chi tài<br />

Chữ tài liền với chữ tai một vần<br />

Tả một chàng đẹp trai hào hoa phong nhã thì ta có thể mượn ngay hai câu ND tả Kim Trọng:<br />

Hai câu:<br />

Phong tư tài mạo tuyệt vời<br />

Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa<br />

Gìn vàng giữ ngọc cho hay<br />

Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời<br />

thực tuyệt đẹp và chí tình để một chàng trai thiết tha căn dặn người yêu khi giã từ. Và khi giấc mơ ấp ủ<br />

từ lâu nay mới thành sự thực, ta vội kêu lên:<br />

Đến bây giờ mới thấy đây<br />

Mà lòng đã chắc những ngày một hai<br />

Qua những nhận định kể trên của các văn nhân lỗi lạc ngoại quốc và Việt Nam về tuyệt tác<br />

phẩm TRUYỆN KIỀU thì thiên tài Nguyễn Du đã chứng minh một cách hùng hồn rằng tiếng Việt là<br />

một ngôn ngữ tuyệt vời cho thi ca. Chúng ta còn chờ đợi gì nữa mà không đọc lại Truyện Kiều thật kỹ<br />

càng để yêu thêm tiếng Việt của chúng ta? ■


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 22<br />

Vì em sÓng mãi trong tình thÖ ta:<br />

Vài nét vŠ Än dø trong thÖ Du Tº Lê<br />

[Bài nói chuyện trong đại hội “Thu DC và Kỷ Niệm” tại Ernst Community Cultural Center NOVA,<br />

Annandale Campus, 10/31/10, nhân dịp nhà thơ Du Tử Lê sang thăm miền Ðông]<br />

Phåm Tr†ng LŒ<br />

Thơ không những làm cái đẹp bất tử, mà còn gợi lại những kỷ niệm khó phai. Xin kể hầu quí vị một<br />

câu chuyện. Có một cô gái mơn mởn đào tơ, đang kén chồng. Có ba chàng trai cùng nhắm cô.<br />

Chàng thứ nhất ví rằng:<br />

Ước gì anh hóa kiến vàng,<br />

Bò lên bò xuống má nàng ngắm chơi.<br />

Cô suy nghĩ lung lắm: chọn con kiến, cần kiệm, có óc tổ chức, chăm chỉ, siêng năng, có thể đem<br />

lại cho mình một cuộc đời no ấm.<br />

Còn chàng trai ví mình như con kiến cũng khéo lắm: Còn có vị trí nào hấp dẫn hơn: anh đứng trên má<br />

nàng, nhìn đôi mắt nàng, gò má cao, sống mũi dọc dừa, làn môi mọng đỏ, chiếc cầm nhọn, mái tóc<br />

dài…Mà anh cũng khá can đảm: bò trên má nàng; rủi nàng thấy ngứa, bàn tay búp măng đập mạnh vào<br />

má, “Cái con kiến này, ở đâu mà dám leo lên tận đây đứng…?”<br />

Tình yêu làm người ta bạo dạn, liều lĩnh.<br />

Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/thất bát giang cũng lội, tam thập lục đèo cũng qua.<br />

Trong lúc cô gái nghe và có vẻ xiêu lòng, thì anh thứ hai đọc:<br />

Ước anh hóa ra dơi,<br />

Bay lên đáp xuống giữa nơi nàng nằm.<br />

Con dơi tượng trưng sức mạnh. Dù không nhìn thấy gì trong đêm tối mà vì nó có một hệ thống<br />

ra-đa nên biết trước mặt có bức tường nào chắn không. Nó bay vào phòng riêng của nàng là nơi nàng<br />

thấy thoải mái nhất. Nó lại biết đậu dốc đầu xuống đất để nhìn thân hình kiều mị của nàng từ một góc<br />

cạnh đặc biệt như một nhà nhiếp ảnh nghệ thuật.<br />

Cô chọn chàng gymnast này chăng?<br />

Anh thứ ba ngâm rằng:<br />

Ước gì anh hóa ra tằm,<br />

Nhả tơ dệt lụa đêm nằm... mí em<br />

Quí vị, nếu có dịp ở nhà quê Bắc Việt, thì thấy bên ngoài đê có những cánh đồng dâu chạy dọc<br />

theo đê. Trồng dâu để nuôi tằm. Những con ngài kết hợp với nhau, rồi đẻ ra nhiều trứng. Trứng đó nở


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 23<br />

thành những con tằm nhỏ. Người trồng dâu phải rắc dâu thái nhỏ lên những cái nong, tằm ăn dâu rồi<br />

leo lên trên, người trồng dâu phải thay dâu mới (“ăn như tằm ăn rỗi”). Tằm lớn dần, người trồng dâu<br />

đem tằm ra những khung tre có rắc rơm để những con tằm bắt đầu kéo kén. Lúc đầu cái kén còn mỏng,<br />

sau dần dần dầy và có màu vàng óng. Người nuôi tằm nhặt những con kén bỏ vào rổ, đem thả vào nồi<br />

nước sôi, dùng đũa dài kéo sợi, và cuộn thành cuộn sợi lụa. Sau đó người dệt vải mới dệt lụa đó thành<br />

những tấm lụa để may áo, thứ tơ mỏng, mềm, mịn, và mượt. Thử tưởng tượng từ lúc tằm nhả tơ thành<br />

lụa dệt áo, may áo cho người con gái, người con gái mặc chiếc áo mỏng; thế thì có phải lúc đó chàng<br />

trai—hay nói đúng hơn là con tằm—đã nhả hết tơ để dệt thành lụa. Dù chết rồi mà vẫn còn được gần<br />

người đẹp, nghe tiếng tim nàng thổn thức….Nhà thơ cũng như con tằm nhả tơ. “Vắt não làm thơ cống<br />

hiến đời/Nhưng đời nào hiểu tưởng trò chơi.” (1)<br />

Cách đây hơn 400 năm có một thi sĩ cũng ví người đẹp trong một bài tình thi:<br />

Em có muốn ta ví em như mùa hạ chăng? Không, em đẹp và dịu hiền hơn nhiều. Những cơn gió<br />

mạnh tháng năm làm rung những nụ hoa đáng yêu. Và mùa hạ thì ngắn ngủi quá. Ðôi lúc mặt trời nóng<br />

quá, rồi bị mây che đi; và mọi vật xinh đẹp rồi cũng tàn vì rủi ro hay vì định mệnh thiên nhiên an bài.<br />

Nhưng vẻ thanh xuân của em không bao giờ phai nhạt. Em cũng chẳng bao giờ mất vẻ đẹp vĩnh cửu em<br />

có. Mà thần chết chẳng thể khoe khoang sẽ đưa em vào bóng tối của nó, vì những giòng thơ bất<br />

tử của ta sẽ làm em sống mãi. Ngày nào con người còn thở, mắt còn trông được, ngày nào bài thơ<br />

này còn thì ngày đó vẻ đẹp của em mà ta mô tả sẽ mãi mãi nằm trong đó và em sẽ sống mãi. Ðó<br />

là bài thứ 18 trong tập Sonnets 154 bài của nhà thơ Anh William Shakespeare. Tôi xin đọc hầu quí vị<br />

bài thơ đó và chuyển sang văn vần:<br />

Sonnet 18<br />

Shall I compare thee to a summer’s day?<br />

Thou art more lovely and more temperate:<br />

Rough winds do shake the darling buds of May,<br />

And summer’s lease hath all too short a date:<br />

Sometime too hot the eye of heaven shines<br />

And often is his gold complexion dimm’d;<br />

And every fair from fair sometimes declines,<br />

By chance or nature’s changing course untrimm’d;<br />

By thy eternal summer shall not fade,<br />

Nor lose possession of that fair thou ow’st;<br />

Nor shall Death brag thou wander’st in his shade,<br />

When in eternal lines to time thou grow’st:<br />

So long as men can breathe or eyes can see,<br />

So long lives this and this gives life to thee.<br />

Muốn ta ví em như ngày hạ?<br />

Vẻ xinh tươi óng ả khôn tầy.<br />

Gió ào rung nụ hây hây<br />

Ngày hè ngắn ngủi không đầy vốc tay.<br />

Cũng có buổi gặp ngày nắng gắt,<br />

Ánh nắng vàng mây hắt mờ đi<br />

Vẻ tươi nhưng cũng có thì,<br />

Vận trời thay đổi không di chẳng dời<br />

Nhưng mùa hạ nơi em bất diệt,<br />

Vẻ mĩ miều tuyệt đẹp tuyệt xinh.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 24<br />

Tử thần chắng dám dụ mình<br />

Vì em sống mãi trong tình thơ ta<br />

Còn người còn kẻ ngâm nga,<br />

Vần thơ trác tuyệt nét hoa ngàn đời.<br />

Khoảng năm 1969, hay 1970, có người con gái được mô tả trong bài Khúc Thuỵ Du của nhà thơ<br />

Du Tử Lê do Anh Bằng phổ nhạc, hay sau này trong bài Trên Ngọn Tình Sầu (mà tựa đề gốc là 67<br />

Khúc thêm cho Huyền Châu) do Từ Công Phụng phổ nhạc—qua 40 năm, bây giờ mỗi khi nghe lại,<br />

thính giả vẫn thấy nỗi da diết của một tình yêu không trọn vẹn. Như vậy, có thể qua những vần thơ,<br />

người con gái không già, sẽ sống mãi. Vì mỗi khi người đọc đọc lại vần thơ, nghe lại nhiều lần, hay—<br />

lát nữa đây—nghe ca sĩ Ý Lan hát bài nhạc, ta cảm thấy một khao khát, nỗi xúc động trong tâm trí như<br />

muốn sống lại kinh nghiệm thể xác và trí tuệ của câu thơ.<br />

Ẩn dụ:<br />

tôi là chim Bói Cá<br />

em là ánh trăng ngà<br />

chỉ cách một mặt hồ<br />

mà muôn trùng chia xa<br />

(Khúc Thuỵ Du—Anh Bằng phổ thơ DTL)<br />

Nhà nhạc sĩ dùng ý thơ của thi sĩ, cùng một lúc, tả hai hình ảnh: một hình ảnh động là chim Bói<br />

Cá, một hình ảnh tĩnh là ánh trăng ngà tương phản để cực tả sự xa cách tâm lý và vật lý của hai người.<br />

Chim Bói cá : Chim sống ở gần nước, mỏ dài, lông xanh cánh cam, ngực nâu, hay nhào xuống<br />

nước để bắt cá. (kingfisher)<br />

Ánh trăng ngà: mầu ngà, ngà voi; cổ tay em trắng như ngà / con mắt em liếc như là dao cau.<br />

Ðoạn kế phổ từ bài thơ 5 câu dùng 7 ẩn dụ.<br />

Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngát tạnh<br />

Con dế buồn tự tử giữa đêm sương<br />

Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ<br />

Em ở đó bờ sông còn ấm cát<br />

Con sóng tình vỗ mãi một âm quên.<br />

(Trên ngọn tình sầu--Từ Công Phụng phổ thơ DTL)<br />

Hắt hiu, trong bài thơ gốc là hiu hắt: yếu ớt mong manh, mờ nhạt, buồn man mác, vắng lặng.<br />

Như trong câu «Ngọn đèn dầu hiu hắt giữa đêm khuya.» Nghe hai âm /h/ phát ra nhè nhẹ lập lại... ta có<br />

cảm giác gì? hắt hiu: 2 âm đầu lập lại alliteration; lặng lẽ, điệp âm đầu.<br />

Ngát tạnh: Ngát tả mùi thơm. Thơm ngát. Tạnh: Như trong khóm từ Trời quang mây tạnh.<br />

Tạnh: ngừng hoặc dứt hẳn<br />

Có gợi cho ta chữ lạnh ngắt? Ngát tạnh, chữ thứ nhất dùng dấu cao nhất (dấu sắc), chữ thứ hai<br />

dùng dấu nặng (dấu thấp nhất) có cho ngưòi đọc kinh nghiệm những phút sung sướng (điểm cao nhất)<br />

và nỗi chua sót (nốt thấp nhất)-- của tình yêu ? Người nhạc sĩ, và người ca sĩ diễn tả bao nhiêu ý trong<br />

bài thơ ? Có làm bài thơ dễ hiểu hơn không?


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 25<br />

Mỗi từ hay nhóm chữ dùng—mà ở đây có ít nhất 7 ẩn dụ---như một tảng mầu của một họa sĩ<br />

siêu thực. Nhà phê bình Ðỗ Quí Toàn nói: những từ ngữ «đứng một mình có một nghĩa thường dễ hiểu,<br />

khi để gần nhau cho người đọc một ý nghĩa khác, một ấn tượng khác, một cảm xúc khác. » Ông cũng<br />

hỏi « Ngát tạnh » là xúc giác hay thính giác?<br />

Em ở đó bờ sông còn ấm át<br />

Con sóng tình vỗ mãi một âm quên.<br />

Nhân vật nam muốn quên mà tình cũ còn khắc khoải chăng. Hay nhân vật nam hỏi nhân vật nữ<br />

có nhớ kỷ niệm hai chúng ta ngồi bên bờ sông...Mới đây thôi... cát còn ấm trong khi nỗi nhung nhớ của<br />

mối sầu tương tư cứ dào dạt dâng lên như những cơn sóng vỗ vào vách đá.<br />

con dế mèn: hát sẩm không tiền/nên nghèo xác xơ. Tuổi thơ không còn nữa. Tiếng dế kêu<br />

tượng trưng gì?<br />

Plato tả những nữ thi thần khi có những bài ca thì mê hát quên cả ăn bị đói lả mà chết; khi chết<br />

hồn thành nhũng con dế mèn. Họ đem những lời ca cho đời trước khi chết.<br />

5 câu thơ trên gợi những hình ảnh và âm thanh mà cảm xúc của thính giác, xúc giác và khứu<br />

giác làm sống lại ký ức của hai kẻ một thời yêu nhau.<br />

Tôi bắt đầu câu chuyện bằng ba chàng trai cùng yêu một người đẹp. Chàng nào sẽ được nàng<br />

chọn? Tôi thấy không cần biết. Chỉ biết theo lời thơ của bài tình thi, người thơ ngụ ý «vì em sống mãi<br />

trong tình thơ ta »-- in my poem you are immortal. Những lời bàn về ẩn dụ (metaphors)-- tôi thấy trở<br />

nên khô khan-- nhưng lát nữa đây, nhờ giọng ca của các ca sĩ hữu danh, quí vị sẽ thấy những lời thơ<br />

phổ nhạc thấm vào lòng mình nhanh hơn--dẫu rằng, lúc bình thường, dùng lý trí để phân tích bằng lời<br />

những ẩn dụ xem ra khó hiểu cũng là một việc cần thiết cho việc tìm hiểu bài thơ. ■<br />

PTL<br />

(1) Trong bài « Tâm Trạng Thi Nhân » của Tô Giang Tử, trong Tuyển Tập Thi Phẩm. McLean, VA,<br />

USA, 1989, p. 50.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 26<br />

Chén Trà Thu hay Nhàn ñàm Ch» Tín<br />

LŒMai - Thanh Trà Tiên Tº<br />

(Tặng một người bạn thân)<br />

Một chiều thu trước, dường nh ư cây lá trong Mộc Lan Viên còn đang lưu luyến tiễ n chân ngày.<br />

Hoàng hôn âu yếm rắc những ánh nửa vàng nửa tím lên lòa xòa những cành dương liễu. Gió đung đư a<br />

tinh nghịch rót tiếp những giọt nắng ấy qua k ẽ lá xuống một bàn trà. Thục Nhi nhấc bình nướ c nóng lên<br />

cao, rót nước vào chiếc ấm trà nh ỏ, miệng thì thầm: "Cao sơn trường thủy, trướ c tiên ta tráng trà". Nàng<br />

nhấc ấm trà lên chắt lọc đi lượt nước đầu. Sau đó, Thục Nhi nhấc bình nước nóng lên, lần này nàng hạ<br />

tay thấp rót vào ấm trà: "H ạ sơn nhập thủy". Nước đã đầy, nhưng Thục Nhi vẫn tiếp tục rót cho nhữ ng<br />

bọt trà trào ra ngoài miệng ấm. Lúc này, nước trong ấm rất trong và khiết. Những cánh trà t ừ t ừ n ở ra.<br />

Thục Nhi đậy nắp và tiếp tục rót nước đều lên ấm. Nàng lại nh ẹ nhàng gắp những chén trà ngâm nướ c<br />

nóng trong trà thuyền đặt lên khay. Cạnh nàng là một người đàn ông đứng tuổi, tóc mai chừng đ ã<br />

chớm hoa râm.<br />

-Mời cữu cữu dùng trà. Thục Nhi nâng hai khuỷu lên, tay trái đỡ tay phải, chụm ba ngón tay phả i<br />

tam long giá ngọc dâng trà.<br />

Người đàn ông đỡ ly trà, đưa lên nhấp, hồi lâu không nói. Thục Nhi rụt rè hỏi: -Cữu cữu, trà ngon không?<br />

-San Tuyết ướp Bạch Liên, ngon. Nhưng sao ta ch ỉ thấy được v ị thơm đậm chát của San Tuyế t,<br />

mà không hưởng được hương Bạch Liên?<br />

Thục Nhi đưa tay phải nhấc ly trà lên xoay vòng, tay trái ôm che tay phải. Nàng chầm chậm đư a<br />

ly trà ngang miệng “Du Sơn Lâm Thủy”, mắt nhìn theo ngắm sắc trà. Đoạn nàng nh ẹ khép mi thưở ng<br />

hương trà. Sau khi nhấp v ị trà, nàng kh ẽ nói:<br />

-San Tuyết Trà hái t ừ những cây trà c ổ th ụ trên núi cao, hấp th ụ tinh hoa của trời đất đã hàng thập k ỷ ,<br />

th ế k ỷ. Cữu cữu phong trần trải bao năm sương tuyết, cảm được v ị trà. Bạch Liên hươ ng thanh tao,<br />

phải tĩnh tâm, dùng thiền khí mới cảm nhận được. Chẳng hay hôm nay cữu cữu có tâm s ự chi?<br />

-Thục Nhi con quá hiểu lòng ta. Cữu cữu th ở dài, đoạn nói tiếp. - Ta làm c ố vấn văn hóa cho sở<br />

cánh sát tiểu bang đã nhiều năm. Bao công phu n ỗ lực, than ôi. Tây phương và Đông phương có lẽ


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 27<br />

không bao gi ờ hiểu được<br />

nhau!<br />

Cũng nh ư nhiều lần trước, cữu cữu chia s ẻ chút ưu t ư t ừ công việc với Thục Nhi. Lầ n này xem ra<br />

cữu cữu đang giải một v ụ án liên quan đến nhiều ch ủ hụi người Việt. Cảnh sát Tây phương thấ y vô<br />

cùng khó hiểu làm sao người Việt có th ể giao tiền nhận tiền không cần giấy t ờ hợp pháp.<br />

- Đó là ch ữ Tín, con hiểu không Thục Nhi. Ch ữ Tín đối với người Việt ta vô cùng quan trọ ng,<br />

mất ch ữ tín là mất quan h ệ, còn nói gì đến làm ăn thương mại. T ừ chiều đó, lời tâm s ự và ngụm trà thơm mà thiếu v ị Bạch Liên của cữu cữu c ứ làm Thụ c Nhi<br />

suy ngẫm mãi. Ch ữ Tín viết th ế nào và có nghĩa là gì?<br />

***<br />

Ch ữ Tín 信 được ghép t ừ b ộ th ủ nhân, ch ữ nhân đứng tức là ngườ i, và chữ ngôn 言 tức là nói, hay lời<br />

nói (ngôn từ). Chữ ngôn theo cách viết ngày nay 言 có th ể nhìn nh ư bốn dòng ch ữ ch ỉ những lờ i nói,<br />

phát ra t ừ ch ữ khẩ u 口 là miệng. Vậy ch ữ Tín là ngôn t ừ phát ra t ừ miệng con người, mới đ áng tin<br />

tưởng. Ch ữ nhân đứng là ch ủ đạo, đặt trước ch ữ ngôn, thành ch ữ Tín. Thiếu đi ch ữ Nhân thì ch ỉ còn là<br />

ch ữ ngôn, những lời nói (suông) mà thôi, không đáng tin! Trong Tu Thân của Khổng giáo, Tín là mộ t<br />

trong ng ũ thường: Nhân, Nghĩa, L ễ, Trí, Tín. Không T ử dạ y 人而無信, 不知其可也 - Nhân nhi vô tín,<br />

bất tri k ỳ kh ả dã. Nhân là người, nhi là h ư t ừ "mà", tri là biết, k ỳ là h ư t ừ " đó, ấy" tức là ngườ i mà<br />

không (trọng) tín, (thì) không biết người đó có th ể (kh ả năng) làm được gì nữa. Hơn nữa, là người, mộ t<br />

khi đã phát ra lời thì phải biết gi ữ lời nói của mình, có vậy mới gi ữ được ch ữ Tín. Nhất ngôn ký xuất tứ<br />

mã nan truy là do vậ y. Nhất s ự bất tín, vạn s ự bất tin cũng là vì th ế.<br />

Một lần Thục Nhi và một đồng nghiệp phải cùng làm một báo cáo gấp. Người này hứa s ẽ hoàn tấ t<br />

phần báo cáo của anh ta cho Thục Nhi để nàng ráp lại trong phần báo cáo chung. Đến hẹn đị nh mà<br />

chưa thấy tin tức, Thục Nhi lo lắng hỏi hai n ữ đồng nghiệp. Một người trách: "Trong công việc phả i<br />

luôn luôn gi ữ th ư t ừ làm bằng chứng, hẹn suông ch ỉ là lời nói gió bay." Người kia hỏi: "Ai hẹn vớ i<br />

muội?" Nghe xong, t ỷ ấy nói: "Ta biết người này, ch ỉ cần một lời nói của huynh ấy là muội c ứ yên<br />

tâm". Qu ả nhiên, chiều đó Thục Nhi nhận được phần báo cáo của anh ta. V ị s ư t ỷ người phương Tây đ ó<br />

phán xét việc này bắt đầu t ừ ch ữ nhân, xem ra không xa với ch ữ Tín của phương Đông.<br />

Trong kiếm hiệp võ lâm, thương mại, công việc hay trong đời sống hàng ngày, ch ữ Tín thậ t vô<br />

cùng quan trọng. C ứ xem trong th ế giới của Kim Dung, đâu cần phải soạn hợp đồng văn bản, ngườ i ta<br />

ch ỉ cần một lời nói của chính nhân quân t ử. Lời cam kết của Quách, Dương nh ị đại hiệp (cha củ a<br />

Quách Tĩnh, Dương Khang), lời giao hẹn của Giang Nam thất hiệp và Khưu X ứ C ơ, Lệnh H ồ Xung khi<br />

cận k ề cái chết cũng không chịu phản bội phái Hoa Sơn gia nhập Thiếu Lâm học Dịch Cân Kinh để cứ u<br />

mình, và còn biết bao anh hùng khiến chúng ta cảm kích nh ư th ế nữa. Nam<br />

t ử hán đại trượng phu, nhấ t<br />

ngôn cửu đỉnh, lời nói ngàn cân, coi thường tính mạng, gi ữ gìn ch ữ Tín, là vậy đó.<br />

Ngày nay, xã hội đề ra biết bao luật pháp, luật quốc t ế, luật thương mại, luật hôn nhân, luậ t hình<br />

s ự, biết bao là lĩnh vực của luật, lại thêm trăm ngàn nguyên tắc và vô vàn hãng luật soạn thảo văn bả n<br />

hợp đồng cho chặt ch ẽ, và t ư vấn kiện tụng cho thân ch ủ. Phầ n Ngôn 言 trong ch ữ Tín 信 dường như<br />

lấn át ch ữ Nhân vốn là phần ch ủ đạo - là b ộ th ủ đứng trước - là phần dẫn dắt ch ữ Tín.<br />

Khổng tiên sinh, chén trà này Thục Nhi hậu bối xin kính dâng tiền bối. Khấp, bất thành thanh!<br />

***<br />

Đêm rằm đầu tiên của mùa thu năm nay, Thục Nhi ngồi lặng l ẽ bên khay trà, lắng lòng nghe nhữ ng<br />

thanh âm khuya khoắt. Tiếng d ế, tiếng côn trùng r ỉ r ả, tiếng những cành dương liễu lao xao đ an nhau.<br />

Nghe đâu t ừ xa lắm lắm, vọng tới tiếng th ở dài của một tri âm tri k ỷ phương xa:<br />

- Cõi đời này, khó biết ai tốt ai không tốt, Người đáng tin hay K ẻ bất tín, thời gian s ẽ tr ả lời...! ■<br />

Minh Nguyệt D ạ, LệMai - Thanh Trà Tiên T ử cảm bút!


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 28<br />

Chú thích:<br />

* Cữu – cậu. ** Trà San Tuyết thường được gọi Trà Shan Tuyết. ***- Cõi đời này, khó biết ai tốt ai không tốt, Người đáng tin hay K ẻ bất tín, thời gian s ẽ tr ả lờ i...!<br />

phỏng dịch theo status của một người bạn đúng vào đêm rằm đầu tiên của mùa Thu năm nay.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 29<br />

Trª VŠ PhÓ H†c Quartier Latin<br />

Dã Thäo<br />

« Ôi muà thu Paris<br />

Lá vàng theo lối đi<br />

Đưa em về xóm học<br />

Nặng mãi khối tình si »<br />

Trưa hôm nay, nắng không hanh lắm, dường như ngọn gió thu đầu muà cũng chỉ vừa đủ hôn lên má<br />

thiếu nữ, phơn phớt làm se lạnh một chút thôi lên tim khách lãng du. . Dã-Thảo xin rủ các bạn hãy<br />

khoác nhẹ một chiếc áo lạnh, và đi cùng với Dã-Thảo đến viếng cái « phố học » nổi tiếng nhất Paris,<br />

còn được gọi là « Quartier Latin », mà bất cứ người khách lạ nào, khi đã đặt chân tới đây, cũng đều<br />

muốn được trầm mình trong cái bầu không khí vui nhộn và vô cùng lãng mạn nầy, ngớ ngẩn đi bộ, hoà<br />

mình theo làn sóng người tấp nập, và thả hồn<br />

để cảm nhận tất cả những rung cảm tuyệt vời<br />

theo những bước chân học trò của người….và<br />

của chính ta, một thời nào đó xa xưa….<br />

Thật sự ra, «Quartier Latin », trái tim<br />

của « Xóm học », không phải chỉ là một nơi<br />

dừng chân của các sinh viên thường lang<br />

thang để thưởng thức một bánh pizza rẻ tiền,<br />

mà chính thật, « Quartier Latin » đã ăn sâu<br />

trong sử học nhờ còn trông thấy được một<br />

cách rõ ràng những cảnh vật đa dạng của nó,<br />

với những vết tích còn được gìn giữ của<br />

Les <strong>The</strong>rmes de Cluny<br />

những thời đại « Galô-La Mã » (Gallo-romaine) và thời « Trung Cổ » (Moyen Âge), ví dụ « nhà tắm<br />

công cộng Cluny » (les thermes de Cluny). Rồi còn có Hôtel de<br />

Cluny, đựơc xây dựng lên trên nhà tắm công cộng của La Mã vào thế<br />

kỷ thứ ba. Những phòng to rộng đồ sộ, đã chứng dẫn cho chúng ta<br />

thấy tầm quan trọng của dân La Mã, đã gắn bó như thế nào với<br />

những sự chăm sóc thân thể của họ vào thời ấy.<br />

Hôtel de Cluny với kiến trúc gothique tỏa tia (style gothique<br />

rayonnant), rất phổ biến ở Châu Âu vào thế kỷ 12 – 16, được xây cất<br />

lại vào thế kỷ 15 cho Jacques d’Amboise. Công trình nầy là một<br />

trong những kiến trúc dân sự hiếm hoi còn sót lại theo phong cách<br />

trên, tại Paris. Nhà nầy đựơc dùng lúc khởi đầu, làm nơi nghỉ chân<br />

cho dân Paris và cho những giáo sĩ thuộc tu viện Bourgogne (Abbaye<br />

Bourguignonne de Cluny), từ đó mới có tên gọi.<br />

Hôtel de Cluny cũng bao gồm cạnh đó Bảo Tàng Viện thời<br />

Trung Đại (Musée du Moyen-Âge), cũng như nhà thờ Saint-Julienle-Pauvre<br />

(Eglise Saint-Julien-le-Pauvre), nhà thờ nhỏ nhất và cổ<br />

nhất Paris. Giáo đường nầy đã là nơi trú ẩn cho khách hành hương<br />

Eglise Saint-Julien-le-Pauvre


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 30<br />

cũng như những người đi đường, và được xử dụng cho những nghi lễ công giáo, theo nghi thức Hy<br />

Lạp.<br />

Sau đó, chúng ta hãy bước sang con đường Galande (la rue Galande), một con đường rất được<br />

nhiều họa sĩ lui tới, và đa số những căn nhà nơi đây đều thuộc thời Trung cổ. Từ con đường nầy, chúng<br />

ta hãy tiếp tục thả bộ sang con đường Saint-Jacques, một con đường rất dài, rất trù phú thương mại với<br />

những hiệu ăn, tiệm càphê , và đó cũng là con đường cổ nhất<br />

Paris. Ngày xưa, những người sắp đi hành hương về Saint-<br />

Jacques de Compostelle, thường mượn con đường nầy để khởi<br />

hành.<br />

Từ đường Saint Jacques, chúng ta hãy ghé qua thăm giáo<br />

đường Saint Séverin và công viên nhỏ của nó, (Eglise Saint Séverin<br />

et son square) . Nhà thờ nầy tập hợp lại những kiểu kiến trúc khác<br />

nhau và đã được xây cất vào năm 1230, để tưởng niệm thánh<br />

Séverin. Nhưng với sự tăng trưởng đều đặn về dân số, giáo đường<br />

đã được mở rộng ra cho đến thế kỷ thứ 15. <strong>The</strong>o dòng chảy của<br />

những thế kỷ đi qua, chúng ta có thể nhận thấy những đa dạng về<br />

các phong cách kiến trúc nầy càng làm tăng thêm tầm quan trọng<br />

của nhà thờ.. Cạnh bên giáo đường là một khu vườn trung cổ<br />

(jardin médiéval), được sáng tạo ra trước kia, vừa là nơi giải trí của<br />

Eglise Saint-Séverin<br />

những cư dân của Hôtel de Cluny, và cũng vưà để chu cấp cho họ thức ăn với khoảng vườn trồng rau,<br />

và cũng để chữa trị cho họ những lúc đau yếu với những dược thảo được trồng ngay đấy. Đến năm<br />

2000, một khu vườn kiểu thời trung đại đã được gợi ý từ đó để được tái tạo trở lại…<br />

Trước khi chúng ta rời khỏi khu Quartier Latin, Dã Thảo cũng xin mời các bạn hãy dừng bước<br />

tại trường Quốc Học Pháp (Collège de France) mà có<br />

lẽ ít ai đã biết đến. Trường Quốc Học nầy đã cất giữ<br />

dưới chân nó những nhà tắm công cộng của thời đại<br />

Galô-La Mã. Thể chế của trường nầy được sáng lập<br />

Collège de France<br />

vào năm 1530 bởi vua François 1 er . Ngày nay, trường<br />

Quốc Học trở thành một trung tâm nghiên cứu và<br />

giảng dạy, mở rộng ra cho mọi người với lối giáo dục<br />

tự do, không ràng buộc bởi cấp bằng. Ai thích khảo<br />

sát về một vấn đề nào đó (được ghi sẵn trong chương<br />

trình), đều có thể ghi tên vào nghe diễn thuyết.<br />

Tóm tắt lại, tất cả tính đa dạng kiến trúc của Quartier Latin đã tạo thành nét độc đáo đơn<br />

phương cho khu phố học nầy, và biến nó thành một nơi hoàn toàn khác dạng thông thường với những<br />

quận lân cận khác của Paris, để trở về sau, chúng ta sẽ không còn nhìn Quartier Latin với một cung<br />

cách hoặc dưới một lăng kính như trước đây nữa. Ôi, cái phố học muôn thuở trữ tình, hoa nắng mãi còn<br />

lung linh trong đôi mắt xanh biếc của em, những tiếng cười rộn ràng, những môi hôn vôi vã, những<br />

bước chân thoăn thoắt như đang rượt đuổi theo những chuyện tình chớp nhoáng, vụng dại của tuổi<br />

thanh xuân….


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 31<br />

Bây giờ, chúng ta hãy cố gắng tiếp tục chuyến viếng thăm của chúng ta, lấy métro từ Saint<br />

Michel để về Auber. Ra khỏi trạm nầy là chúng ta sẽ tới Place de l’Opéra. Còn một tháng nữa là đến<br />

Giáng Sinh, vùng nầy tấp nập những du khách bốn phương và dân bản xứ, đi xem và sắm sửa, vì nơi<br />

đây, tất cả các thương hiệu lớn và nổi tiếng nhất Paris đều tập trung vào đấy. Ắt hẳn ai cũng đều nghe<br />

và biết đến các cửa hàng lớn nhu Galeries Lafayette, Printemps, Monoprix…Max and Spencer, H &<br />

M… C&A….Còn nhiều và nhiều lắm…Chưa chi mà các loại đèn đuốc đã trang điểm sặc sỡ đường<br />

phố, cây cỏ, các tiệm tùng đã chưng bày rực rỡ những hàng hóa Giáng sinh, và đến đây, chúng ta cứ<br />

ngỡ như đang lạc lối về cõi thiên thai vô cùng diễm ảo nào đó….Nhưng chúng mình hãy tạm gác lại<br />

những thú vui trần cảnh nầy để đi vào Opéra, một di tích có một không hai trên thế giới, mà bỏ lở cơ<br />

hội độc đáo nầy thì thật vô cùng đáng tiếc.<br />

Opéra, còn được gọi là Lâu Đài Garnier (le Palais Garnier), là một kiệt tác của nghệ thuật. Khởi<br />

đầu, lâu đài Garnier là nơi<br />

biểu diễn Opéra thứ mười ba<br />

ở Paris, từ khi sáng lập thể<br />

chế nầy bởi vua Louis XIV<br />

năm 1669. Công trình xây<br />

dựng Palais Garnier nầy, được<br />

ra đời do ý muốn của<br />

Napoléon III, trong khuôn<br />

khổ canh tân lại các kiến trúc<br />

to lớn của thủ đô, dưới sự<br />

điều hành khéo léo của Nam<br />

tước Haussmann (Baron<br />

Haussmann), và theo chỉ thị<br />

của Napoléon III . Opéra<br />

được đưa ra để thi tuyển, và<br />

Charles Garnier, một kiến<br />

Le Palais Garnier (Opéra Garnier)-Le Grand Foyer<br />

trúc sư trẻ, vô danh, ba mươi lăm tuổi, đoạt giải qua sự thử nghiệm nầy. Công trình đã kéo dài suốt<br />

mười lăm năm, từ năm 1860 đến 1875 mới hoàn thành, bị ngưng lại nhiều lần bởi có nhiều đột biến đã<br />

xảy ra, như chiến tranh năm1870, sự sụp đổ của đế chế và Công Xã Pháp, (la guerre de 1870, la chute<br />

du régime impérial et la Commune). Palais Garnier đã được khai trương ngày mười lăm tháng Giêng<br />

năm 1875.<br />

Phải nhìn nhận rằng kiến trúc của Opéra rất chọn lọc, mà kiểu ba-rốc (style baroque), với phong<br />

cách rườm rà hoa mỹ của nửa sau thế kỷ 16 – 18 đã chiếm ưu thế., và vì có thần cảm với nhiều chiều<br />

hướng khác, đặc biệt trong số ấy là nhà hát lớn của Bordeaux (Grand Théâtre de Bordeaux) của Victor<br />

Louis, nên từ căn nguyên nầy, công trình xây dựng đều thể hiện toàn bộ theo phong cách Đế Chế thứ II<br />

(Second Empire).<br />

Tất cả những vật liệu rất khác biệt đã được mang ra để khai thác cái « điện thờ nghệ thuật »<br />

nầy, như : các loại đá, chất giả cẩm thạch, đá hoa, sắt, thạch cao…… Tính đa dạng về màu sắc của mặt<br />

ngoài, tương phản với lối đơn điệu buồn tẻ của kiểu kiến trúc Haussmannien chung quanh. Ở bên trong,<br />

dường như tất cả nghệ thuật được cô động lại để phô diễn cho thị giác trước khi chiêu đãi thính giác,<br />

như cái trần nhà nổi tiếng với bức họa trang trí trần của Chagall năm 1964, đã gây ra bao nhiêu chứng<br />

vẹo cổ (torticolis) cho du khách, khi phải nguấy đầu lên để thưởng thức.<br />

Rồi còn một giai thoại, cái truyền thuyết về một hồ bí mật dưới địa đạo Opéra, đã được duy trì<br />

bởi một trường thiên tiểu thuyết nổi tiếng của Gaston Deroux, mà ai ai cũng có lần nghe và đọc qua


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 32<br />

«Bóng ma của nhà hát Opéra » (le fantôme de l’Opéra). Thật sự ra, vẫn có sự hiện hữu của một cái bể<br />

chứa nước, được xây cất phía dưới công trình nầy, dùng để gia cố rắn chắc các nền móng, và cũng là hồ<br />

dự trữ nước để xử dụng trong các trường hợp có hỏa hoạn.<br />

Tóm tắt lại, mặt chính của Toà nhà Opéra đã được hoàn toàn tân trang lại vào năm 2000. Nó đã<br />

tìm lại được tính nhiều màu của thuở khởi thủy, với những mảnh vàng được quy định cho nó.<br />

Tới đây, Dã Thảo xin chia tay với các bạn. Mong rằng tình yêu với một thành phố là những âm<br />

thanh, tiếng thì thào của những con đường, những độ dốc của những mái nhà, màu sắc của những phiến<br />

đá….và còn những con người tốt, vui vẻ, hồn nhiên, niềm nở….trong số ấy, xin các bạn đừng quên là<br />

có Dã-Thảo, người « hướng dẫn viên » đang đưa các bạn thưởng ngoạn vài nơi tại thành phố Paris trữ<br />

tình nầy…. Ngoài những thứ ấy ra, nét quyến rũ của Paris vẫn là lối sống, cái tính chất vô cùng độc đáo<br />

của người dân Pháp, cái đám đông dân chúng ở ngoài, ở trên đường, những quán càphê, trên những bờ<br />

kè, không khí luôn luôn vui nhộn, hào hứng như lễ hội, mãi mãi có tính năng động nhưng không đánh<br />

mất linh hồn của nó….■<br />

Paris. Dã Thảo 28/11/2010<br />

(Riêng tặng anh Lê Duy Tâm, người bạn mà tâm hồn rất nặng tình với thành phố nhiều kỷ niệm nầy).


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 33<br />

Bá Nha Tº Kÿ<br />

Phí Minh Tâm<br />

子 期 遺 恨 身 先 去<br />

伯 牙 摔 琴 謝 知 音<br />

Tử Kỳ di hận thân tiên khứ<br />

Bá Nha suất cầm tạ tri âm<br />

Bá Nha và Tử Kỳ là hai người bạn tri âm thời Xuân Thu Chiến Quốc. Sách Lã Thị Xuân Thu có chép:<br />

“Bá Nha gảy đàn, Tử Kỳ ở ngoài nghe trộm”. Tử Kỳ còn khen tiếng đàn của Bá Nha lúc thì “nguy<br />

nguy hồ chí tại cao sơn", lúc thì "dương dương hồ chí tại lưu thủy”.<br />

Bá Nha, họ Du tên Thụy, là người nước Sở, nhưng làm quan Thượng Ðại Phu nước Tấn. Bá<br />

Nha nổi tiếng là một khách phong lưu văn mặc, lại có ngón đàn tuyệt diệu nhất đời và không bao giờ<br />

rời cây Dao cầm yêu quý của mình.<br />

Tử Kỳ, họ Chung tên Huy, là một danh sĩ ẩn dật làm nghề đốn củi để báo hiếu cha mẹ tuổi già<br />

nua, nhà tại Tập Hiền Thôn, gần núi Mã Yên, ở cửa sông Hán Dương.<br />

Phần I<br />

Năm đó, Bá Nha phụng chỉ vua Tấn đi sứ qua nước Sở. Trên đường về, khi thuyền đến cửa sông Hán<br />

Dương, nhằm đêm Trung Thu sáng trăng, phong cảnh hữu tình, Bá Nha cho lịnh cắm thuyền dưới chân<br />

núi Mã Yên để thưởng ngoạn. Cảm thấy hứng thú, muốn dạo chơi một vài khúc đàn, Bá Nha sai quân<br />

hầu lấy chiếc lư ra, đốt hương trầm, xông cây dao cầm đặt trên án. Bá Nha trịnh trọng nâng đàn, so dây<br />

vặn trục. Sau đó đặt hết tâm hồn đàn lên một khúc réo rắt âm thanh, quyện vào khói trầm. Chưa dứt<br />

bài, đàn bỗng đứt dây.<br />

Bá Nha giựt mình tự nghĩ, dây đàn bỗng đứt thế này ắt có người nghe lén tiếng đàn, bèn sai<br />

quân hầu lên bờ tìm xem có ai là người nghe đàn mà không lộ mặt. Quân hầu lãnh lịnh lên bờ thì bỗng<br />

có người từ trên bờ lên tiếng:<br />

- Xin đại nhân thứ lỗi cho, tiểu dân này đi kiếm củi về muộn, đi ngang qua đây, nghe tiếng đàn<br />

tuyệt diệu quá, nên cất bước đi không đành!<br />

Bá Nha cười lớn bảo:<br />

- Người tiều phu nào đó dám nói hai tiếng nghe đàn với ta?<br />

Tiếng nói từ trên núi lại đáp lại:<br />

- Đại nhân nói vậy, kẻ hèn này trộm nghĩ là không đúng. Há đại nhân không nhớ câu nói của<br />

người xưa: "Thập nhất chi ấp tất hữu trung tín" (Trong một ấp có mười nhà ắt có người trung tín). Hễ<br />

trong nhà có quân tử thì ngoài cửa ắt có người quân tử đến... Nếu đại nhân khinh chỗ quê mùa không<br />

người biết nghe đàn, thì cũng không nên khảy lên khúc đàn tuyệt diệu làm gì.<br />

Bá Nha có vẻ ngượng khi nghe câu nói của người tiều phu. Biết mình lỡ lời, liền tiến sát đến<br />

mũi thuyền dịu giọng nói:


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 34<br />

rằng:<br />

- Người quân tử ở trên bờ, nếu thực biết nghe đàn, biết vừa rồi ta khảy khúc gì không?<br />

- Khúc đàn đại nhân vừa tấu đó là: Ðức Khổng Tử khóc thầy Nhan Hồi, phổ vào tiếng đàn, lời<br />

Khả tích Nhan Hồi mệnh tảo vong<br />

Giáo nhân tư tưởng mấn như sương<br />

Chỉ nhân lậu hạng đan biều lạc<br />

- Hồi nãy, đại nhân đang đàn thì đứt dây, nên còn thiếu mất câu bốn là:<br />

Lưu đắc hiền danh vạn cổ dương.<br />

可惜顏回命早亡<br />

教人思想鬓如霜<br />

衹因陋巷簞瓢樂<br />

留得賢名萬古揚<br />

Tạm dịch thơ:<br />

Nhan Hồi mất sớm thật đau thương,<br />

Tư tưởng dạy người tóc bạc sương.<br />

Ngõ hẹp nước bầu cơm giỏ hẩm (1)<br />

<strong>Dan</strong>h hiền lưu mãi cỏi trần dương.<br />

(1) Nhan Hồi vui trong cảnh khốn khổ, sống trong ngõ hẹp chỉ với giỏ cơm và bầu nước.<br />

Phần II<br />

Tử Kỳ tinh thông nhạc lý, tinh tường Dao cầm, thấu rõ lòng Bá Nha qua tiếng đàn, lúc cao vòi vọi, chí<br />

tại non cao, lúc thì mênh mông trời nước bao la, ý như nước chảy. Bá Nha vô cùng bái phục và xin kết<br />

nghĩa anh em. Trước khi chia tay, hai người hẹn gặp lại năm sau cũng tại chốn này.<br />

Mùa thu năm sau, khi Bá Nha trở lại Mã Yên thì Tử Kỳ, vì bệnh, mới chết mộ còn chưa xanh<br />

cỏ. Chung lão, thân phụ của Tử Kỳ đưa Bá Nha đến mộ. Bên phần mộ Tử Kỳ, Bá Nha lạy và khóc nức<br />

nở rằng: Hiền đệ ơi, lúc sống anh tuấn tuyệt vời, nay chết, khí thiêng còn phảng phất, xin chứng giám<br />

cho ngu huynh một lạy ngàn thu vĩnh biệt.<br />

Lạy xong, Bá Nha gọi đem Dao cầm tới, đặt lên phiến đá trước mộ, ngồi xếp bằng trên mặt đất<br />

một cách nghiêm trang, so dây tấu khúc "Thiên thu trương hận", tiễn người tri âm tài hoa yểu mạng.<br />

Tiếng đàn đang réo rắt bỗng trầm hẳn xuống. Gió rừng thổi mạnh, mây đen kéo lại, u ám bầu trời, hồi<br />

lâu mới tan. Bá Nha ngưng đàn. Gió ngừng rít, trời trong sáng trở lại, chim ai oán lặng tiếng. Bá Nha<br />

nhìn Chung lão thưa:<br />

- Tử Kỳ đã về đây chứng giám cho lòng thành của tiểu sinh. Cháu vừa đàn khúc đoản ca để<br />

viếng người tri âm tài hoa mệnh yểu, và xin đọc thành thơ đoản ca này:<br />

憶昔去年秋<br />

江邊曾會君<br />

今日重來訪<br />

不見知音人<br />

但見一杯土<br />

慘然傷我心<br />

傷心傷心復<br />

Ức tích khứ niên thu<br />

Giang biên tằng hội quân<br />

Kim nhật trùng lai phỏng<br />

Bất kiến tri âm nhân<br />

Đãn kiến nhất bôi thổ<br />

Thảm nhiên thương ngã tâm<br />

Thương tâm thương tâm phục


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 35<br />

不忍淚紛紛<br />

來歡去何苦<br />

江畔起愁雲<br />

子期子期兮<br />

你我千金義<br />

曆儘天涯無足語<br />

此曲終兮不復彈<br />

三尺瑤琴為君死<br />

Dịch nghĩa:<br />

Nhớ đến mùa thu năm trước<br />

Từng gặp bạn bên bờ sông<br />

Hôm nay trở lại tìm<br />

Không thấy người tri âm<br />

Chỉ thấy một nấm mộ đất<br />

Thảm thiết đau thương lòng ta<br />

Ôi thương tâm! Lại thương tâm!<br />

Không cầm được nước mắt ròng ròng<br />

Vui đến rồi đi, còn lại đau khổ<br />

Mây sầu trổi lên bên ven sông<br />

Tử Kỳ hởi! Tử Kỳ ơi!<br />

Em và anh có nghĩa ngàn vàng<br />

Dù đến tận vô bến bờ cũng không nói hết lời<br />

Vậy khúc nhạc này cũng dứt không đàn nữa<br />

Dao cầm ba thước chết luôn theo em.<br />

Bất nhẫn lệ phân phân<br />

Lai hoan khứ hà khổ<br />

Giang bạn khởi sầu vân<br />

Tử kỳ tử kỳ hề<br />

Nhĩ ngã thiên kim nghĩa<br />

Lịch tận thiên nhai vô túc ngữ<br />

Thử khúc chung hề bất phúc đàn<br />

Tam xích dao cầm vị quân tử.<br />

Dịch thơ:<br />

Từ nhớ đến mùa thu năm trước<br />

Bến trường giang gặp bạn cố nhân<br />

Năm nay lại đến Giang Tân<br />

Giòng sông lạnh ngắt cố nhân đâu rồi<br />

Buồn chỉ thấy nấm mồ bên núi<br />

Cõi ngàn năm chia cắt đau lòng<br />

Ôi thương tâm, ôi thương tâm<br />

Sụt sùi lai láng bao hàng lệ rơi<br />

Mây sầu thấp thoáng chân trời<br />

Đêm vui đổi lấy một đời khổ đau<br />

Tử Kỳ ơi, Tử Kỳ ơi<br />

Ngàn vàng khôn chuộc được bầu tâm can<br />

Thôi từ nay, thôi phím đàn<br />

Ngàn thu thôi hết mơ mòng cố nhân...<br />

Khuyết <strong>Dan</strong>h


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 36<br />

Phần III<br />

Lời thơ vừa dứt, Bá Nha vái cây Dao cầm một vái, tay nâng Dao cầm lên cao, đập mạnh xuống tảng<br />

đá. Dao cầm vỡ tan nát tung từng mảnh, trụ ngọc, phím vàng rơi lả tả.<br />

Chung lão không kịp ngăn, hoảng kinh hỏi rằng:<br />

- Sao đại nhân lại đập vỡ đàn quí giá này?<br />

Bá Nha đáp lời bằng bài thơ tứ tuyệt:<br />

Suất toái dao cầm phượng vĩ hàn<br />

Tử Kỳ dĩ thệ hướng thùy đàn<br />

Đại thiên thế giới giai bằng hữu<br />

Dục mịch tri âm nan thượng nan!<br />

摔碎瑤琴鳳尾寒<br />

子期已逝向誰彈<br />

大千世界皆朋友<br />

欲覓知音難上難<br />

Tạm dịch thơ:<br />

Đập nát Dao cầm đau xót phượng (1)<br />

Tử Kỳ không có đàn cho ai<br />

Bốn phương trời đất bao bè bạn<br />

Tìm được tri âm khó lắm thay!<br />

Dao cầm được làm từ phần gổ tốt nhất của cây ngô đồng. Khi xưa vua Phục Hy thấy 5 vì sao rơi vào cây ngô đồng, rồi có<br />

chim phượng hoàng đến đậu. Biết là gỗ quí, hấp thụ tinh hoa Trời Ðất, nên vua bảo thợ khéo lấy gổ chế làm nhạc khí<br />

gọi là Dao cầm, bắt chước nhạc khí ở Cung Dao Trì. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 37<br />

Marroca<br />

Par Guy de Maupassant<br />

Mon ami, tu m'as demandé de t'envoyer mes impressions, mes aventures, et surtout mes histoires<br />

d'amour sur cette terre d'Afrique qui m'attirait depuis si longtemps. Tu riais beaucoup, d'avance, de mes<br />

tendresses noires, comme tu disais; et, tu me voyais déjà revenir suivi d'une grande femme en ébène,<br />

coiffée d'un foulard jaune, et ballottante en des vêtements éclatants.<br />

Le tour des Mauricaudes viendra sans doute, car j'en ai vu déjà plusieurs qui m'ont donné<br />

quelque envie de me tremper en cette encre; mais je suis tombé pour mon début sur quelque chose de<br />

mieux et de singulièrement original.<br />

Tu m'as écrit, dans ta dernière lettre: «Quand je sais comment on aime dans un pays, je connais<br />

ce pays à le décrire, bien que ne l'ayant jamais vu.» Sache qu'ici on aime furieusement. On sent, dès les<br />

premiers jours, une sorte d'ardeur frémissante, un soulèvement, une brusque tension des désirs, un<br />

énervement courant au bout des doigts, qui surexcitent à les exaspérer nos puissances amoureuses et<br />

toutes nos facultés de sensation physique, depuis le simple contact des mains jusqu'à cet innommable<br />

besoin qui nous fait commettre tant de sottises.<br />

Entendons-nous bien. Je ne sais si ce que vous appelez l'amour du coeur, l'amour des âmes, si<br />

l'idéalisme sentimental, le platonisme enfin, peut exister sous ce ciel; j'en doute même. Mais l'autre<br />

amour, celui des sens, qui a, du bon, et beaucoup de bon, est véritablement terrible en ce climat. La<br />

chaleur, cette constante brûlure de l'air qui vous enfièvre, ces souffles suffocants du Sud, ces marées de<br />

feu venues du grand désert si proche, ce lourd siroco, plus ravageant, plus desséchant que la flamme, ce<br />

perpétuel incendie d'un continent tout entier brûlé jusqu'aux pierres par un énorme et dévorant soleil,<br />

embrasent le sang, affolent la chair, embestialisent.<br />

Mais j'arrive à mon histoire. Je ne te dis rien de mes premiers temps de séjour en Algérie. Après<br />

avoir visité Bône, Constantine, Biskra et Sétif, je suis venu à Bougie par les gorges du Chabet, et une<br />

incomparable route au milieu des forêts kabyles, qui suit la mer en la dominant de deux cents mètres, et<br />

serpente selon les testons de la haute montagne, jusqu'à ce merveilleux golfe de Bougie aussi beau que<br />

celui de Naples, que celui d'Ajaccio et que celui de Douarnenez, les plus admirables que je connaisse.<br />

J'excepte dans ma comparaison cette invraisemblable baie de Porto, ceinte de granit rouge, et habitée<br />

par les fantastiques et sanglants géants de pierre qu'on appelle les «Calanche» de Piana, sur les côtes<br />

Ouest de la Corse.<br />

De loin, de très loin, avant de contourner le grand bassin où dort l'eau pacifique, on aperçoit<br />

Bougie. Elle est bâtie sur les flancs rapides d'un mont très élevé et couronné par des bois. C'est une<br />

tache blanche dans cette pente verte; on dirait l'écume d'une cascade tombant à la mer.<br />

Dès que j'eus mis le pied dans cette toute petite et ravissante ville, je compris que j'allais y rester<br />

longtemps. De partout l'oeil embrasse un vaste cercle de sommets crochus, dentelés, cornus et bizarres,<br />

tellement formé qu'on découvre à peine la pleine mer, et que le golfe a l'air d'un lac. L'eau bleue, d'un<br />

bleu laiteux, est d'une transparence admirable; et le ciel d'azur, d'un azur épais, comme s'il avait reçu<br />

deux couches de couleur, étale au-dessus sa surprenante beauté. Ils semblent se mirer l'un dans l'autre et<br />

se renvoyer leurs reflets.<br />

Bougie est la ville des ruines. Sur le quai, en arrivant, on rencontre un débris si magnifique,<br />

qu'on le dirait d'opéra. C'est la vieille porte Sarrasine, envahie de lierre. Et dans les bois montueux<br />

autour de la cité, partout des ruines, des pans de murailles romaines, des morceaux de monuments<br />

sarrasins, des restes de constructions arabes.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 38<br />

J'avais loué dans la ville haute une petite maison mauresque. Tu connais ces demeures si<br />

souvent décrites. Elles ne possèdent point de fenêtres en dehors; mais une cour intérieure les éclaire du<br />

haut en bas. Elles ont, au premier, une grande salle fraîche où l'on passe les jours, et tout en haut une<br />

terrasse où l'on passe les nuits.<br />

Je me mis tout de suite aux coutumes des pays chauds, c'est-à-dire à faire la sieste après mon<br />

déjeuner. C'est l'heure étouffante d'Afrique, l'heure où l'on ne respire plus, l'heure où les rues, les<br />

plaines, les longues routes aveuglantes sont désertes, où tout le monde dort, essaye au moins de dormir,<br />

avec aussi peu de vêtements que possible.<br />

J'avais installé dans ma salle à colonnettes d'architecture arabe un grand divan moelleux,<br />

couvert de tapis du Djebel-Amour. Je m'étendais là-dessus à peu près dans le costume d'Assan, mais je<br />

n'y pouvais guère reposer, torturé par ma continence.<br />

Oh! mon ami, il est deux supplices de cette terre que je ne te souhaite pas de connaître: le<br />

manque d'eau et le manque de femmes. Lequel est le plus affreux? Je ne sais. <strong>Dan</strong>s le désert, on<br />

commettrait toutes les infamies pour un verre d'eau claire et froide. Que ne ferait-on pas en certaines<br />

villes du littoral pour une belle fille fraîche et saine? Car elles ne manquent pas, les filles, en Afrique!<br />

Elles foisonnent, au contraire; mais, pour continuer ma comparaison, elles y sont toutes aussi<br />

malfaisantes et pourries que le liquide fangeux des puits sahariens.<br />

Or, voici qu'un jour, plus énervé que de coutume, je tentai, mais en vain, de fermer les yeux.<br />

Mes jambes vibraient comme piquées en dedans; une angoisse inquiète me retournait à tout moment<br />

sur mes tapis. Enfin, n'y tenant plus, je me levai et je sortis.<br />

C'était en juillet, par une après-midi torride. Les pavés des rues étaient chauds à cuire du pain; la<br />

chemise, tout de suite trempée, collait au corps; et, par tout l'horizon, flottait une petite vapeur blanche,<br />

cette buée ardente du siroco, qui semble de la chaleur palpable.<br />

Je descendis près de la mer; et, contournant le port, je me mis à suivre la berge le long de la<br />

jolie baie où sont les bains. La montagne escarpée, couverte de taillis, de hautes plantes aromatiques<br />

aux senteurs puissantes, s'arrondit en cercle autour de cette crique où trempent, tout le long du bord, de<br />

gros rochers bruns.<br />

Personne dehors; rien ne remuait; pas un cri de bête, un vol d'oiseau, pas un bruit, pas même un<br />

clapotement, tant la mer immobile paraissait engourdie sous le soleil. Mais dans l'air cuisant, je croyais<br />

saisir une sorte de bourdonnement de feu.<br />

Soudain, derrière une de ces roches à demi noyées dans l'onde silencieuse, je devinai un léger<br />

mouvement; et, m'étant retourné, j'aperçus, prenant son bain, se croyant bien seule à cette heure<br />

brûlante, une grande fille nue, enfoncée jusqu'aux seins. Elle tournait la tête vers la pleine mer, et<br />

sautillait doucement sans me voir.<br />

Rien de plus étonnant que ce tableau: cette belle femme dans cette eau transparente comme un<br />

verre, sous cette lumière aveuglante. Car elle était belle merveilleusement, cette femme, grande,<br />

modelée en statue.<br />

Elle se retourna, poussa un cri, et, moitié nageant, moitié marchant, se cacha tout à fait derrière<br />

sa roche.<br />

Comme il fallait bien qu'elle sortît, je m'assis sur la berge et j'attendis. Alors elle montra tout<br />

doucement sa tête surchargée de cheveux noirs liés à la diable. Sa bouche était large, aux lèvres<br />

retroussées comme des bourrelets, ses yeux énormes, effrontés, et toute sa chair un peu brunie par le<br />

climat semblait une chair d'ivoire ancien, dure et douce, de belle race blanche teintée par le soleil des<br />

nègres.<br />

Elle me cria: «Allez-vous-en.» Et sa voix pleine, un peu forte comme toute sa personne, avait<br />

un accent guttural. Je ne bougeai point. Elle ajouta: «Ça n'est pas bien de rester là, monsieur.» Les r,<br />

dans sa bouche, roulaient comme des chariots. Je ne remuai pas davantage. La tête disparut.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 39<br />

Dix minutes s'écoulèrent; et les cheveux, puis le front, puis les yeux se remontrèrent avec<br />

lenteur et prudence, comme font les enfants qui jouent à cache-cache pour observer celui qui les<br />

cherche.<br />

Cette fois, elle eut l'air furieux; elle cria: «Vous allez me faire attraper mal. Je ne partirai pas<br />

tant que vous serez là.» Alors je me levai et m'en allai, non sans me retourner souvent. Quand elle me<br />

jugea assez loin, elle sortit de l'eau, à demi courbée, me tournant ses reins; et elle disparut dans un<br />

creux du roc, derrière une jupe suspendue à l'entrée.<br />

Je revins le lendemain. Elle était encore au bain, mais vêtue d'un costume entier. Elle se mit à<br />

rire en me montrant ses dents luisantes.<br />

Huit jours après, nous étions amis. Huit jours de plus, et nous le devenions encore davantage.<br />

Elle s'appelait Marroca, d'un surnom sans doute, et prononçait ce mot comme s'il eût contenu<br />

quinze r. Fille de colons espagnols, elle avait épousé un Français nommé Pontabèze. Son mari était<br />

employé de l'État. Je n'ai jamais su bien au juste quelles fonctions il remplissait. Je constatai qu'il était<br />

fort occupé, et je n'en demandai pas plus long.<br />

Alors, changeant l'heure de son bain, elle vint chaque jour après mon déjeuner faire la sieste en<br />

ma maison. Quelle sieste! Si c'est là se reposer!<br />

C'était vraiment une admirable fille, d'un type un peu bestial, mais superbe. Ses yeux semblaient<br />

toujours luisants de passion; sa bouche entr'ouverte, ses dents pointues, son sourire même avaient<br />

quelque chose de férocement sensuel; et ses seins étranges, allongés et droits, aigus comme des poires<br />

de chair, élastiques comme s'ils eussent renfermé des ressorts d'acier, donnaient à son corps quelque<br />

chose d'animal, faisaient d'elle une sorte d'être inférieur et magnifique, de créature destinée à l'amour<br />

désordonné, éveillaient en moi l'idée des obscènes divinités antiques dont les tendresses libres<br />

s'étalaient au milieu des herbes et des feuilles.<br />

Et jamais femme ne porta dans ses flancs de plus inapaisables désirs. Ses ardeurs acharnées et<br />

ses hurlantes étreintes, avec des grincements de dents, des convulsions et des morsures, étaient suivies<br />

presque aussitôt d'assoupissements profonds comme une mort. Mais elle se réveillait brusquement en<br />

mes bras, toute prête à des enlacements nouveaux, la gorge gonflée de baisers.<br />

Son esprit, d'ailleurs, était simple comme deux et deux font quatre, et un rire sonore lui tenait<br />

lieu de pensée.<br />

Fière par instinct de sa beauté, elle avait en horreur les voiles les plus légers; et elle circulait,<br />

courait, gambadait dans ma maison avec une impudeur inconsciente et hardie. Quand elle était enfin<br />

repue d'amour, épuisée de cris et de mouvement, elle dormait à mes côtés, sur le divan, d'un sommeil<br />

fort et paisible; tandis que l'accablante chaleur faisait pointer sur sa peau brunie de minuscules gouttes<br />

de sueur, dégageait d'elle, de ses bras relevés sous sa tête, de tous ses replis secrets, cette odeur fauve<br />

qui plaît aux mâles.<br />

Quelquefois elle revenait le soir, son mari étant de service je ne sais où. Nous nous étendions<br />

alors sur la terrasse, à peine enveloppés en de fins et flottants tissus d'Orient.<br />

Quand la grande lune illuminante des pays chauds s'étalait en plein dans le ciel, éclairant la ville<br />

et le golfe avec son cadre arrondi de montagnes, nous apercevions alors sur toutes les autres terrasses<br />

comme une armée de silencieux fantômes étendus qui parfois se levaient, changeaient de place, et se<br />

recouchaient sous la tiédeur langoureuse du ciel apaisé.<br />

Malgré l'éclat de ces soirées d'Afrique, Marroca s'obstinait à se mettre nue encore sous les clairs<br />

rayons de la lune; elle ne s'inquiétait guère de tous ceux qui nous pouvaient voir, et souvent elle<br />

poussait par la nuit, malgré mes craintes et mes prières, de longs cris vibrants, qui faisaient au loin<br />

hurler les chiens.<br />

Comme je sommeillais un soir, sous le large firmament tout barbouillé d'étoiles, elle vint<br />

s'agenouiller sur mon tapis, et approchant de ma bouche ses grandes lèvres retournées:


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 40<br />

«Il faut, dit-elle, que tu viennes dormir chez moi.»<br />

Je ne comprenais pas, «Comment, chez toi?»<br />

—Oui, quand mon mari sera parti, tu viendras dormir à sa place.»<br />

Je ne pus m'empêcher de rire.<br />

«Pourquoi ça, puisque tu viens ici?»<br />

Elle reprit, en me parlant dans la bouche, me jetant son haleine chaude au fond de la gorge,<br />

mouillant ma moustache de son souffle:—«C'est pour me faire un souvenir.»—Et l'r de souvenir traîna<br />

longtemps avec un fracas de torrent sur des roches.<br />

Je ne saisissais point son idée. Elle passa ses bras à mon cou.—«Quand tu ne seras plus là, j'y<br />

penserai. Et quand j'embrasserai mon mari, il me semblera que ce sera toi.»<br />

Et les rrrai et les rrra prenaient en sa voix des grondements de tonnerres familiers.<br />

Je murmurai attendri et très égayé:<br />

«Mais tu es folle. J'aime mieux rester chez moi.»<br />

Je n'ai, en effet, aucun goût pour les rendez-vous sous un toit conjugal; ce sont là des souricières<br />

où sont toujours pris les imbéciles. Mais elle me pria, me supplia, pleura même, ajoutant:—«Tu verras<br />

comme je t'aimerrrai.» T'aimerrrai retentissait à la façon d'un roulement de tambour battant la charge.<br />

Son désir me semblait tellement singulier que je ne me l'expliquais point; puis, en y songeant, je<br />

crus démêler quelque haine profonde contre son mari, une de ces vengeances secrètes de femme qui<br />

trompe avec délices l'homme abhorré, et le veut encore tromper chez lui, dans ses meubles, dans ses<br />

draps.<br />

Je lui dis:—«Ton mari est très méchant pour toi?»<br />

Elle prit un air fâché.—«Oh non, très bon.<br />

—Mais tu ne l'aimes pas, toi?»<br />

Elle me fixa avec ses larges yeux étonnés.<br />

«Si, je l'aime beaucoup, au contraire, beaucoup, beaucoup, mais pas tant que toi, mon coeurrr,»<br />

Je ne comprenais plus du tout, et comme je cherchais à deviner, elle appuya sur ma bouche une<br />

de ces caresses dont elle connaissait le pouvoir, puis elle murmura:—«Tu viendrras, dis?»<br />

Je résistai cependant. Alors elle s'habilla tout de suite et s'en alla.<br />

Elle fut huit jours sans se montrer. Le neuvième jour elle reparut, s'arrêta gravement sur le seuil<br />

de ma chambre et demanda:—«Viendras-tu ce soir dorrrmirrr chez moi? Si tu ne viens pas, je m'en<br />

vais.»<br />

Huit jours, c'est long, mon ami, et, en Afrique, ces huit jours-là valaient bien un mois: Je criai:<br />

—«Oui» et j'ouvris les bras. Elle s'y jeta.<br />

Elle m'attendit, à la nuit, dans une rue voisine, et me guida.<br />

Ils habitaient près du port une petite maison basse. Je traversai d'abord une cuisine où le ménage<br />

prenait ses repas, et je pénétrai dans la chambre blanchie à la chaux, propre, avec des photographies de<br />

parents le long des murs et des fleurs de papier sous des globes. Marroca semblait folle de joie; elle<br />

sautait, répétant:—«Te voilà chez nous, te voilà chez toi.»<br />

J'agis, en effet, comme chez moi.<br />

J'étais un peu gêné, je l'avoue, même inquiet. Comme j'hésitais, dans cette demeure inconnue, à<br />

me séparer de certain vêtement sans lequel un homme surpris devient aussi gauche que ridicule, et<br />

incapable de toute action, elle me l'arracha de force et l'emporta dans la pièce voisine, avec toutes mes<br />

autres hardes.<br />

Je repris enfin mon assurance et je le lui prouvai de tout mon pouvoir, si bien qu'au bout de<br />

deux heures nous ne songions guère encore au repos, quand des coups violents frappés soudain contre<br />

la porte nous firent tressaillir; et une voix forte d'homme cria:—«Marroca, c'est moi.»<br />

Elle fit un bond:—«Mon mari! Vite, cache-toi sous le lit.» Je cherchais éperdument mon


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 41<br />

pantalon; mais elle me poussa, haletante:—«Va donc, va donc.»<br />

Je m'étendis à plat ventre et me glissai sans murmurer sous ce lit, sur lequel j'étais si bien.<br />

Alors elle passa dans la cuisine. Je l'entendis ouvrir une armoire, la fermer, puis elle revint,<br />

apportant un objet que je n'aperçus pas, mais qu'elle posa vivement quelque part; et, comme son mari<br />

perdait patience, elle répondit d'un voix forte et calme:—«Je ne trrrouve pas les allumettes;» puis<br />

soudain:—«Les voilà, je t'ouvrrre.»; Et elle ouvrit.<br />

L'homme entra. Je ne vis que ses pieds, des pieds énormes. Si le reste se trouvait en proportion,<br />

il devait être un colosse.<br />

J'entendis des baisers, une tape sur de la chair nue, un rire; puis il dit avec un accent marseillais:<br />

—«Zé oublié ma bourse, té, il a fallu revenir. Autrement, je crois que tu dormais de bon coeur.» Il alla,<br />

vers la commode, chercha longtemps ce qu'il lui fallait; puis Marroca s'étant étendue sur le lit comme<br />

accablée de fatigue, il revint à elle, et sans doute il essayait de la caresser, car elle lui envoya, en<br />

phrases irritées, une mitraille d'_r furieux.<br />

Les pieds étaient si près de moi qu'une envie folle, stupide, inexplicable, me saisit de les toucher<br />

tout doucement. Je me retins.<br />

Comme il ne réussissait pas en ses projets, il se vexa.—«Tu es bien méçante aujourd'hui», dit-il.<br />

Mais il en prit son parti.—«Adieu, petite.» Un nouveau baiser sonna; puis les gros pieds se<br />

retournèrent, me firent voir leurs clous en s'éloignant, passèrent dans la pièce voisine; et la porte de la<br />

rue se referma.<br />

J'étais sauvé!<br />

Je sortis lentement de ma retraite, humble et piteux, et tandis que Marroca, toujours nue, dansait<br />

une gigue autour de moi en riant aux éclats et battant des mains, je me laissai tomber lourdement sur<br />

une chaise. Mais je me relevai d'un bond; une chose froide gisait sous moi, et comme je n'étais pas plus<br />

vêtu que ma complice, le contact m'avait saisi. Je me retournai.<br />

Je venais de m'asseoir sur une petite hachette à fendre le bois, aiguisée comme un couteau.<br />

Comment était-elle venue à cette place! Je ne l'avais pas aperçue en entrant.<br />

Marroca, voyant mon sursaut, étouffait de gaîté, poussait des cris, toussait, les deux mains sur<br />

son ventre.<br />

Je trouvai cette joie déplacée, inconvenante. Nous avions joué notre vie stupidement; j'en avais<br />

encore froid dans le dos, et ces rires fous me blessaient un peu.<br />

«Et si ton mari m'avait vu», lui demandai-je.<br />

Elle répondit:—«Pas de danger.<br />

—Comment! pas de danger. Elle est raide celle-là! Il lui suffisait de se baisser pour me trouver.»<br />

Elle ne riait plus; elle souriait seulement en me regardant de ses grands yeux fixes, où germaient<br />

de nouveaux désirs.<br />

«Il ne se serait pas baissé.»<br />

J'insistai.—«Par exemple! S'il avait seulement laissé tomber son chapeau, il aurait bien fallu le<br />

ramasser, alors... j'étais propre, moi, dans ce costume.»<br />

Elle posa sur mes épaules ses bras ronds et vigoureux, et, baissant le ton, comme si elle m'eût<br />

dit:—«Je t'adorrre», elle murmura:—«Alorrrs, il ne se serait pas relevé.»<br />

Je ne comprenais point:<br />

«Pourquoi ça?»<br />

Elle cligna de l'oeil avec malice, allongea sa main vers la chaise où je venais de m'asseoir; et<br />

son doigt tendu, le pli de sa joue, ses lèvres entr'ouvertes, ses dents pointues, claires et féroces, tout cela<br />

me montrait la petite hachette à fendre le bois, dont le tranchant aigu luisait.<br />

Elle fit le geste de la prendre; puis, m'attirant du bras gauche tout contre elle, serrant sa hanche à<br />

la mienne, du bras droit elle esquissa le mouvement qui décapite un homme à genoux!...


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 42<br />

Et voilà, mon cher, comment on comprend ici les devoirs conjugaux, l'amour et l'hospitalité! ■<br />

<br />

Marroca<br />

Guy de Maupassant<br />

Minh Thu chuy‹n ng»<br />

Bạn ta ơi, cậu đòi mình gửi cho cậu những cảm tưởng của mình, những cuộc phiêu lưu của mình, và<br />

trên hết là những cuộc tình của mình ở vùng đất châu Phi nơi từ lâu vẫn thu hút mình. Trước tiên thì<br />

như cậu nói, cậu đã cười nhiều về những cuộc tình da đen của mình; và chưa chi mà cậu đã nhìn thấy<br />

mình trở về, theo sau là một phụ nữ da đen to lớn, đầu choàng một chiếc khăn mầu vàng, và mặc bộ đồ<br />

sặc sỡ rộng thùng thình .<br />

Chắc hẳn rồi sẽ tới lượt những người Mauricaude đấy, bởi vì mình đã nhìn thấy nhiều trường<br />

hợp khiến tạo cho mình cái thèm muốn tự đắm mình trong làn mực đen đó; nhưng với mình thì ngay từ<br />

đầu mình đã ngã vào vòng tay một người hơn thế và đặc biệt khác thường.<br />

Trong lá thư mới đây nhất của cậu, cậu viết cho mình: “Khi tao biết được ở xứ đó người ta yêu<br />

như thế nào, thì tao có thể biết để miêu tả xứ đó, dẫu cho tao chưa hề nhìn thấy xứ đó.” Hãy biết rằng ở<br />

đây họ yêu một cách mãnh liệt. Ngay những ngày đầu, người ta đã cảm thấy cái rung động nóng hổi,<br />

một dâng trào, một thăng hoa đột ngột của những ham muốn, một luồng xuy nhược trên đầu những<br />

ngón tay mà những sức mạnh của tình yêu và mọi giác quan của chúng ta về cảm giác xác thịt bị hưng<br />

phấn quá độ, gây khó chịu, kể từ sự va chạm giản dị của những bàn tay cho tới những đòi hỏi xấu xa<br />

khiến chúng ta làm biết bao hành động kỳ khôi.<br />

Chúng ta hãy đồng ý rõ ràng với nhau nhé. Mình không rõ là điều gọi là tình yêu của trái tim,<br />

của tâm hồn, liệu cái tình cảm lý tưởng,<br />

sau hết là tình yêu trong sáng có thể hiện<br />

diện duới bầu trời này không, mình hồ<br />

nghi cả điều này đấy. Nhưng cái tình yêu<br />

kia, tình yêu của các giác quan, mà là điểu<br />

tốt, và nhiều cái hay, thì thật sự là ghê gớm<br />

trong cái khí hậu này. Cái nóng nực, cái<br />

không khí rát bỏng thường xuyên này làm<br />

người ta phát sốt, những luồng gió nam<br />

ngột ngạt, những đợt sóng lửa thổi về từ sa<br />

mạc bao la cận kề, làn gió đông nam nặng<br />

nề, thì tàn phá hơn, đốt cháy hơn là ngọn<br />

lửa, cái cháy bỏng thường xuyên của hết<br />

trọn một lục địa bị mặt trời lớn và hủy<br />

diệt, đốt cháy tới cả sỏi đá, khiến máu sôi<br />

bỏng, mê đắm thịt da, thú hóa con người.<br />

Nhưng mình xin kể chuyện của<br />

Figure 1. Calanque de Piana<br />

Note: Retrieved from http://en.wikipedia.org/wiki/Calanques_de_Piana


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 43<br />

mình đây. Mình không kể gì với cậu về thời gian đầu mình ở Algérie. Sau khi đã thăm viếng Bône,<br />

Constantine, Biska và Sétif, mình tới Bougie qua những eo Chabet, và một con đường không so sánh<br />

được giữa những cánh rừng vùng kabyle chạy theo bờ biển cả hai trăm mét ở phía trên, và vòng vèo<br />

theo những đỉnh núi cao, cho tới vịnh Bougie tuyệt vời đẹp chẳng kém gì vịnh Naples, hay vịnh<br />

Ajaccio và vịnh Douarnenez, những vịnh đáng ca ngợi nhất mà mình biết. Sự so sánh này của mình,<br />

mình không thể gồm cả vịnh Porto, với vòng đai đá hoa cương đỏ, với những phiến đá khổng lồ mầu<br />

máu dị kỳ của những hình thể đá làm thành thung lũng hẹp ven biển của thành phố Piana goi là<br />

“Calanche de Piana”, bên duyên hải phía Tây đảo Corse.<br />

Từ xa, từ rất xa, trước khi phác họa lòng chảo rộng lớn nơi nước thái bình lặng lờ chảy, thì<br />

người ta trông thấy Bougie. Vịnh này nằm trên những triền cao thẳng của một ngọn núi rất cao được<br />

những cánh rừng bao phủ. Đó là một chiếc bàn trắng trong triền cỏ xanh; người ta có thể tưởng đó là<br />

một thác nước đổ xuống biển.<br />

Ngay khi vừa đặt chân tới cái tỉnh thật nhỏ bé và dễ thương này, mình đã biết là mình sẽ lưu lại<br />

đó lâu sau này. Từ khắp nơi mắt người nhìn ôm vòng trọn những đỉnh núi cong, lởm chởm, vuông<br />

cạnh, và kỳ dị, chồng chất làm người ta khó nhìn nhận được phần nào biển cả, và khiến cho vịnh này có<br />

vẻ như một biển hồ. Nước xanh, một mầu xanh xấu, thì lại trong vắt thật đẹp; và trời thì mang mầu<br />

xanh da trời, một mầu xanh da trời dầy, tưởng như được sơn đến hai lớp sơn, uể oải trải phía trên cái<br />

sắc đẹp khác thường của nó. Chúng cho cảm tưởng như biển và trời phản chiếu nhau tạo ra những sắc<br />

mầu như thế.<br />

Bougie là một tỉnh hoang tàn đổ nát. Khi đến nơi, trên bến tầu, người ta thấy một tàn tích nguy<br />

nga mà khiến người ta cho đó là của màn ca kịch. Đó là cổng Sarracen cổ, bị giây trường xuân quấn<br />

phủ. Và trong những cánh rừng núi non quanh thành phố, nơi nào cũng có cảnh hoang tàn, những đoạn<br />

tường la mã, những mẩu tượng đài kiến trúc sarracen, và những tàn tích của kiến trúc ả rập.<br />

Mình đã thuê được một căn nhà nhỏ của người mô-rơ trên phố cao. Cậu biết những căn nhà<br />

thường thấy được mô tả này chứ. Những căn nhà này không có cửa sổ mở ra phía ngoài; mà một sân<br />

nằm bên trong chiếu sáng những căn nhà đó từ trên xuống dưới. Ở tầng nhất là một phòng rộng lớn mát<br />

mẻ người ta ở lúc ban ngày, và tuốt phía trên là một sân thượng, nơi người ta ở ban đêm.<br />

Mình đã quen ngay với những tập quán của những xứ nóng, tức là ngủ trưa sau bữa ăn. Đó là<br />

cái thời giờ ngột ngạt của châu Phi, thời gian mà người ta không thở nữa, thời gian mà các đường phố,<br />

các đồng bằng, những con đường dài đều vắng vẻ, nơi ai nấy đều ngủ, hay cố ngủ, với, ngoài ra, càng ít<br />

áo quần càng tốt.<br />

Trong phòng của mình kiểu kiến trúc ả rập với những chiếc cột nhỏ, mình kê một chiếc giường<br />

lớn êm ái, phủ một tấm thảm Djebel-Amour. Mình nằm trên giường trong bộ đồ ít ỏi kiểu Assan, nhưng<br />

mình không ngủ nghê gì được, vì bị sự tiết dục của mình tra tấn.<br />

Ôi! Bạn mình ơi, có hai sự hành hạ trên trái đất này mà mình chẳng hề mong cậu gặp phải: đó là<br />

thiếu nước và thiếu đàn bà. Cái nào khổ hơn? Mình chẳng biết. Trong sa mạc, người ta sẽ phạm mọi<br />

điều hèn hạ để có được một ly nước lạnh và trong. Người ta liệu sẽ có không làm gì tại những tỉnh nào<br />

đó ở miền duyên hải để có được một em gái tươi mát và khỏe mạnh? Bởi vì châu Phi không thiếu gì<br />

con gái! Ngược lại, các em đầy dẫy ra đó, nhưng để tiếp tục chuyện so sánh của mình, thì tất cả các em<br />

đó đều cũng ranh ma và hôi thối như nước đục ngầu trong những giếng nước ở sa mạc Sahara vậy.<br />

Nhưng, rồi hôm đó, bị khó chịu hơn thường lệ, mình cố ru giấc ngủ, nhưng vô ích. Đôi cẳng<br />

chân mình run lên như bị kim châm từ bên trong; một nỗi bất ổn đáng ngại làm mình cứ luôn luôn trở<br />

mình trên tấm thảm của mình. Sau cùng, không chịu nổi nữa, mình ra khỏi giường và đi ra phố.<br />

Khi đó là tháng bẩy, và trong một xế trưa nóng bỏng. Hè đường ngoài phố thì nóng đến có thể<br />

nướng bánh trên đó được; áo sơ mi thì tức thời ướt sũng, dán chặt vào người; khắp nơi ở chân trời, lơ<br />

lửng trôi một làn hơi khói trắng, cái hơi nóng bỏng đó của làn gió đông nam, làm người ta tưởng có thể<br />

sờ được cái hơi nồng nực đó.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 44<br />

Mình đi xuống gần biển; và bọc quanh cảng, mình đi dọc theo bờ vịnh đẹp đẽ nơi có những bãi<br />

tắm. Núi non triền sâu được cỏ cây bao phủ, những cây cao nồng hương, mọc thành vòng, quanh cái<br />

lạch nước nơi những tảng đá nâu lớn trầm mình dọc theo bờ lạch.<br />

Không ai ra ngoài; không gì chuyển động; không cả một tiếng thú kêu, không một cánh chim<br />

bay, không một tiếng động, ngay không cả một gợn sóng, vì mặt biển im lìm dường như tê liệt dưới ánh<br />

mặt trời. Nhưng trong cái không khí sôi bỏng đó, mình có cảm tưởng nắm bắt được tiếng lửa reo nào<br />

đó.<br />

Đột nhiên, mình như nghe ra một chuyển động nhẹ, đằng sau một trong những tảng đá nước<br />

ngập nửa chừng trong luồng sóng yên ắng; sau khi quay lại, mình trông thấy, một người con gái to lớn<br />

trần truồng, nước ngập ngang ngực, đang tưởng là chỉ có mình cô ở vào cái giờ giấc sôi bỏng này. Cô ta<br />

quay mặt ra biển cả, và nhè nhẹ chạy nhẩy trong nước mà không trông thấy mình.<br />

Không gì ngạc nhiên hơn là cái khung ảnh này: người phụ nữ đep đẽ kia trong làn nước trong<br />

vắt như một cái ly ấy, dưới cái ánh sáng chói chang này. Bởi vì nàng đẹp tuyệt vời, người đàn bà ấy, to<br />

lớn, tựa như một bức tượng.<br />

Cô ta quay lại, thốt ra một tiếng kêu, và, nửa như lội, nửa như bước, nàng ẩn trốn đàng sau một<br />

tảng đá.<br />

Biết là rồi nàng ta sẽ phải đi ra, nên mình cứ ngồi trên bờ và chờ đợi. Thế rồi nàng nhẹ ngẩng<br />

đầu với bộ tóc đen kết bím dữ dằn. Nàng có cái miệng rộng, với đôi môi mọng cong như những độn<br />

bông, mắt nàng thật là to, không mắc cỡ, và khắp nơi da nàng được khí hậu làm cho hơi nâu tựa như<br />

mầu da ngà cổ xưa, cứng và dịu, thuộc sắc da trắng đẹp được nhuộm bởi ánh nắng vùng đất người da<br />

đen.<br />

Nàng kêu lên với tôi: “Ông đi đi chứ.” Giọng nói nàng, đầy ắp và hơi mạnh giống như toàn thân<br />

nàng, thì là giọng nói từ cổ họng. Tôi cứ ngồi ì ra. Nàng ta nói thêm: “Thật không có hay gì để ông cứ<br />

ngồi ì ra như thế đâu ông.” Những tiếng e-rờ ròn trong miệng nàng được tuôn ra như bánh xe ngựa<br />

chạy. Mình lại càng cứ ì ra. Thế là cái đầu biến mất.<br />

Mười phút trôi qua; rồi bộ tóc, rồi cái trán, rồi đôi mắt trồi trở lên chầm chậm và thận trọng, y<br />

như những đứa trẻ chơi đi trốn đi tìm thường làm khi quan sát đứa đang đi tìm chúng.<br />

Lần này thì nàng tức giận, và la lên: “Ông làm tôi bị cảm lạnh bây giờ đấy.Tôi sẽ không bước ra<br />

đâu, chừng nào ông còn ngồi đó.” Khi đó thì mình mới đứng lên và bỏ đi nhưng cứ thường ngoái đầu<br />

nhìn lại. Khi nàng thấy mình đã đi đủ xa, thì nàng bước từ nước lên, cúi gặp mình xuống, xoay lưng lại<br />

phía mình; rồi biến vào một hốc đá, được chiếc váy chăng lên che kín.<br />

Ngày hôm sau mình lại tới. Nàng còn đang tắm, nhưng mặc đầy đủ áo tắm đàng hoàng. Nàng<br />

cười với mình cho mình thấy hàm răng trắng bóc.<br />

Tám ngày sau đó, chúng tôi trở thành bạn, sau thêm tám ngày nữa, chúng tôi trở thành bạn thân<br />

hơn nữa.<br />

Tên nàng là Marroca, chắc là tên gọi đùa, và nàng nói tên này lên cứ như là nó có mang đến<br />

mười lăm chữ e-rờ trong đó. Con gái của thực dân Tây ban nha, lấy một người chồng Pháp tên là<br />

Pontabèze. Chồng nàng là công chức nhà nước. Mình chẳng hề biết rõ anh ta giữ chức vụ gì nữa. Mình<br />

được biết anh ta khá bận rộn, và mình chẳng buồn hỏi han gì thêm nữa về công việc của anh ta.<br />

Thế rồi nàng đổi giờ đi tắm biển, hằng ngày, sau khi mình ăn xong bữa cơm trưa, nàng đến nhà<br />

mình để ngủ trưa. Còn giấc ngủ trưa nào hơn! Nếu ta có thể gọi đó là sự nghỉ ngơi!<br />

Nàng thật là người con gái dễ nể, một loại người hơi có thú tính, nhưng rực rỡ. Đôi mắt nàng<br />

mang cái vẻ luôn luôn long lanh niềm say mê; miệng hé mở, với những chiếc răng nhọn, và ngay nụ<br />

cười của nàng đều có một cái gì đó của sự khoái lạc mạnh mẽ; và nàng có cặp vú kỳ lạ, kéo dài và<br />

thẳng đuỗn, nhọn như những trái táo bằng da, rung rinh như bên trong có những chiếc lò xo bằng sắt,<br />

khiến cho thân nàng có một cái gì của một con thú, làm cho nàng như là một người kém thế tráng lệ,<br />

một sinh vật dành cho thứ tình yêu hỗn độn, làm dậy lên trong mình ý tưởng của những sự tục tĩu thần


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 45<br />

thánh cổ đại mà những sự âu yếm tự do được phơi trải giữa thảm cỏ lá rơi.<br />

Và chưa bao giờ có người đàn bà nào lại có những ham muốn không thể rập tắt hơn thế ở trong<br />

lòng. Sự đam mê khoái lạc của nàng và những ghì ôm rên siết của nàng, với những tiếng nghiến răng,<br />

những run rẩy và những vết cắn được theo sau gần như ngay sau đó bằng những giấc ngủ say như một<br />

người chết. Nhưng rồi nàng lại đột ngột tỉnh dậy trong cánh tay mình. Sẵn sàng cho những ôm ấp mới,<br />

cổ họng phồng căng những chiếc hôn. Ngoài ra tâm trí nàng thì giản đơn như hai với hai là bốn và thay<br />

cho ý nghĩ thì là tiếng cười ròn tan.<br />

Kiêu ngạo tự nhiên về sắc đẹp của mình, nàng rất ghê sợ những hàng voan dù là loại nhẹ nhất;<br />

vì thế nên nàng tha thẩn, chạy, nhẩy trong nhà mình với sự phóng túng vô tư và táo bạo. Khi nàng đã<br />

hưởng thụ ái tình đầy đủ, rên rỉ, động tác rã rời, thì sau cùng nàng nằm ngủ trên giuờng bên mình, một<br />

giấc ngủ say, yên bình; trong khi cái oi nồng ngột ngạt làm nổi trên làn da nâu của nàng những giọt mồ<br />

hôi nhỏ xíu, và từ da thịt nàng, với đôi cánh tay nàng vươn đặt dưới gáy, với từ khắp những nếp gấp<br />

thầm kín của nàng, tỏa ra cái mùi hăng hắc ấy của thú hoang gây thỏa mãn cho giống đực.<br />

Đôi khi nàng trở lại ban chiều khi chồng nàng bận công việc gì đó mình cũng chẳng biết nữa.<br />

Khi đó thì chúng tôi nằm trên sân thượng, mình mẩy đắp sơ sài hàng Đông phương mảnh dẻ phất phơ.<br />

Khi mặt trăng lớn dọi xuống những vùng đất nóng trải ra trên bầu trời, chiếu sáng thành phố và<br />

vịnh được núi non bao quanh, thì khi đó chúng tôi trông thấy trên khắp các sân thượng, cảnh tượng như<br />

một đạo quân ma lặng lẽ nằm dài, đôi khi họ dậy, đổi chỗ cho nhau rồi lại nằm xuống dưới cái hơi nóng<br />

bớt đi của bầu không khí đã dịu xuống.<br />

Mặc dầu có những bầu không khí buổi chiều như thế ở châu Phi thì Marroca nhất định vẫn cứ<br />

thích ở trần dưới ánh sáng trăng; nàng chẳng ngại ngần gì về việc tất cả mọi người có thể nhìn thấy<br />

chúng tôi, và thường khi trong đêm, mặc những lo ngại và lời cầu khẩn của mình, nàng cứ kêu rên dài<br />

lớn tiếng làm cho những con chó ở nơi xa hú vang.<br />

Một tối khi mình đang lơ mơ ngủ, dưới bầu trời bao la trải đầy sao, thì nàng tới quỳ gối trên tấm<br />

thảm của mình, ghé đôi môi cong dầy, mọng của nàng lên miệng mình.<br />

Nàng nói : “Anh phải đến ngủ ở nhà em.”<br />

Mình chẳng hiểu gì cả. “Cái gì chứ, ở nhà em à?”<br />

“Vâng, khi chồng em đi, thì anh đến ngủ thay chỗ hắn.”<br />

Mình không sao nhịn được cười.<br />

“Tại sao phải thế chứ, vì em đến đây rồi mà?”<br />

Nàng tiếp, nói lên trong miệng mình, ném đưa cái hơi thở nồng của nàng vào cổ họng mình, hơi<br />

thở của nàng làm ẩm bộ ria của mình: “Để lưu lại cho em một kỷ niệm.” Và cái tiếng e-rờ của chữ kỷ<br />

niệm kéo dài ra rồi đập mạnh vào những tảng đá.<br />

Mình chẳng nắm được cái ý tưởng đó của nàng. Nàng choàng hai cánh tay quanh cổ mình: “Khi<br />

anh không có đó nữa, em sẽ nghĩ đến anh. Và khi em hôn chồng em, em sẽ tưởng như em đang hôn anh<br />

vậy đó.”<br />

Và những tiềng e-rờ trong câu nói của nàng làm mình nghe thấy những tiếng sấm sét rầm rầm<br />

quen thuộc.<br />

Xúc động, và rất vui vẻ, mình thì thào:<br />

“Nhưng em điên à. Anh thích ở nhà anh hơn.”<br />

Nói thật tình thì mình không hề thích có cuộc hẹn hò dưới mái nhà của một cặp vợ chồng; chính<br />

nơi đó là những cái bẫy mà những kẻ ngu đần luôn bị vướng mắc. Nhưng nàng cầu khẩn, van nài và<br />

ngay cả khóc lóc khi nàng nói: “Anh sẽ thấy em yêu anh biết bao.” Lại cái tiếng e-rờ vang lên như<br />

tiếng trống rồn hối thúc lúc xuất quân.<br />

Mình thấy sự ham muốn của nàng có vẻ thật đặc biệt mà mình chẳng thấy cần giải thích làm gì;<br />

thế rồi suy nghĩ về điều đó thì mình cảm thấy khám phá ra nàng có một sự thù ghét sâu xa chồng nàng,<br />

một trong những sự trả thù bí mật của phụ nữ lừa dối, với niềm hoan lạc, người đàn ông mà họ khinh


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 46<br />

tởm, và còn muốn lừa dối hắn ngay trong nhà hắn, trên giường hắn, giữa những tấm khăn trải giường<br />

của hắn.<br />

Mình hỏi nàng: “Bộ chồng em ác với em lắm sao?”<br />

Nàng làm mặt giận: “Ồ,không, hắn rất tốt.”<br />

“Thế bộ em không yêu chồng em à?”<br />

Nàng ngạc nhiên nhìn sững mình với đôi mắt to.<br />

“Có chứ, ngược lại, em yêu chồng em lắm, nhiều lắm lắm, nhưng không nhiều bằng yêu anh,<br />

trái tim của em.”<br />

Mình chẳng còn hiểu gì nữa, và trong khi mình đang moi óc để tìm hiểu tình trạng thì nàng đã<br />

đè lên miệng mình một trong những mơn trớn mà nàng biết là có sức mạnh đối với mình, rồi nàng thì<br />

thầm: “Anh sẽ tới nhé, anh nhé.”<br />

Tuy nhiên mình vẫn cưỡng lại. Thế là nàng tức thì mặc quần áo vào và bỏ đi.<br />

Xuốt tám ngày nàng không tới. Đến ngày thứ chín thì nàng lại xuất hiện và nghiêm trang đứng lại nơi<br />

nguỡng cửa phòng mình và hỏi: “Anh có đến ngủ ở nhà em tối nay không?Nếu anh không tới thì em đi<br />

về đây.”<br />

Bạn ta ơi, tám ngày thì dài đấy, và ở châu Phi tám ngày đó thì dài bằng một tháng chứ không<br />

ngắn đâu. Mình kêu lên: “Ừ” rồi dang rộng hai cánh tay và nàng xà ngay vào vòng tay mình.<br />

Đến tối, nàng chờ mình tại một con phố bên cạnh, và dẫn mình về nhà nàng.<br />

Họ sống trong một căn nhà nhỏ ở phía thấp gần bến cảng. Trước tiên thì mình đi qua một nhà<br />

bếp, nơi người làm ngồi, và rồi mình bước vào cái phòng sơn vôi trắng, sạch sẽ, dọc trên tường treo<br />

những bức hình cha mẹ, và dưới những bóng tròn là những bông hoa giấy. Marroca như điên lên vì vui<br />

mừng, nàng nhẩy cẫng và liên tục nói: “Thế là anh đang ở nhà chúng ta, thế là anh đang ở nhà của anh.<br />

Quả thực mìng cũng đang hành động như trong chính nhà mình vậy.<br />

Thú thực thì mình hơi bối rối ngay cả lo lắng nữa. Trong khi mình còn do dự trong căn nhà<br />

không quen này, để trút bỏ nội y mà nếu không mặc nó thì một người đàn ông bị bắt quả tang sẽ trở nên<br />

vừa vụng về vừa lố bịch, chẳng thể có phản ứng nào hết, thì nàng đã dùng sức lột nó ra, và đem nó sang<br />

phòng bên cạnh cùng với những quần áo khác của mình.<br />

Sau cùng mình đã lấy lại được sự tự tin và chứng tỏ tất cả sức lực của mình với nàng tốt đến nỗi sau hai<br />

tiếng đồng hồ mà chúng tôi đã chẳng buồn nghĩ đến chuyện nghỉ giải lao, thì bỗng có những tiếng đập<br />

cửa mạnh làm chúng tôi giật nẩy mình; và một giọng đàn ông khỏe gọi: “Anh đây, Marroca.”<br />

Nàng nhẩy dựng lên: “Chồng em! Nhanh lên anh, hãy trốn xuống gầm giường.” Mình mê tơi<br />

lên tìm cái quần, nhưng nàng đã thở hổn hển đẩy mình: “Vào gầm giường đi. Vào đi.”<br />

Mình bèn nằm sát bụng xuống và không thì thào gì cả, luồn người vào gầm chiếc giường mà lúc trước<br />

mình đã hạnh phúc nằm lên.<br />

Thế rồi nàng đi qua nhà bếp. Mình nghe thấy nàng mở ngăn kéo, đóng nó lại, rồi nàng trở vào<br />

phòng mang theo một vật gì đó mà mình không trông thấy, nhưng được nàng đặt vội vàng đâu đó; và vì<br />

chồng nàng mất kiên nhẫn, nên nàng trả lời bằng một giọng nói khỏe và bình tĩnh: “Em không tìm thấy<br />

hộp quẹt” rồi bỗng nhiên: “À đây rồi, em tìm thấy rồi.” Và nàng mở cửa.<br />

Người đàn ông bước vào. Mình chỉ trông thấy có chân anh ta, đôi chân to tướng. Nếu cơ thể còn<br />

lại của anh ta cũng cùng một kích cỡ như thế thì anh ta là người khổng lồ.<br />

Mình nghe thấy những chiếc hôn, một cái đập tay chắc nịch lên làn da trần, tiếng cười; và rồi<br />

anh ta nói với cái giọng của người ở Marseille: “Anh quên mất ví, nên phải quay về. Hơn nữa anh cứ<br />

tưởng em đang ngủ say.” Rồi anh ta bước tới tủ com mốt, tìm kiếm hồi lâu cái anh ta muốn kiếm; rồi<br />

Marroca nằm dựa lên giường như rũ ra vì mệt, anh ta trở lại bên vợ, và hẳn là định mơn trớn nàng, vì<br />

nàng đuổi hắn đi khi nói một câu nóng nẩy với một tràng tiếng e-rờ như súng liên thanh.<br />

Đôi chân hắn gần mình đến nỗi mình bị lôi cuốn bởi cái thèm điên rồ, ngu xuẩn, không giải<br />

thích được, để sờ nhẹ vào chúng. Nhưng mình cưỡng lại ý muốn này.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 47<br />

Vì anh ta không thực hiện được ý đồ nên anh ta giận, và anh ta nói: “Tối nay em dữ lắm nhé.”<br />

Nhưng rồi anh ta đi khi nói: “Chào em bé.” Và hôn chóc một cái, và đôi chân to tướng quay gót cho<br />

mình thấy đế có đóng đinh khi bước đi sang phòng bên cạnh, và cửa ra đường được đóng lại.<br />

Thế là mình thoát.<br />

Tủi hổ và buồn lòng, mình từ từ chui ra khỏi nơi ẩn trốn, trong khi Marroca, vẫn trần truồng,<br />

nhẩy nhót quanh mình, vỗ tay, miệng cười khanh khách, thì mình để mình buông rơi nặng nề xuống<br />

một chiếc ghế. Nhưng mình vội đứng bật dậy; vì dưới mông mình có một vật gì lạnh nằm đó, và vì<br />

cũng trần như nhộng y như Marroca, nên mịnh cảm ngay được sự va chạm này. Mình quay lại.<br />

Mình vừa mới ngồi lên một cái dìu nhỏ để chặt gỗ, sắc như một con dao. Làm sao mà cái dìu lại<br />

nằm ở đó. Mình đâu có nhìn thấy nó lúc mới vào phòng.<br />

Trông thấy mình nhẩy dựng lên thì Marroca, bị niềm vui làm cho sặc sụa, kêu lên một tiếng, rồi<br />

ho, hai tay đặt trên bụng nàng.<br />

Mình thấy cái niềm vui đó không đúng lúc, không hợp cảnh. Chúng tôi đã mang mạng sống của<br />

mình ra chơi trò ngu xuẩn; mình hãy còn thấy ớn xương sống, và những tíếng cười đùa của nàng làm<br />

mình hơi bị thương tổn.<br />

Mình hỏi nàng: “Thế nếu chồng em nhìn thấy anh thì sao?”<br />

Em trả lời: “Không có gì nguy hiểm.”<br />

“Sao! Không có gì nguy hiểm. Bộ em này quá đáng đấy nhé! Chỉ cần anh ta đánh rơi chiếc mũ<br />

và cúi xuống để nhặt là thấy anh ngay.”<br />

Nàng không còn cười nữa mà chỉ mỉm cười khi nhìn thẳng mình với đôi mắt mở to mà đang<br />

nhen nhúm những ham muốn mới.<br />

“Anh ta sẽ không cúi xuống đâu.”<br />

Mình nói cố “Ví dụ. Nếu anh ta chỉ đánh rơi cái mũ, thì anh ta hẳn là phải nhặt lên.. khi đó<br />

trong bộ vó khỏa thân của anh đây, thì anh chết một cửa tứ chứ còn gì nữa.”<br />

Nàng đặt lên vai mình hai cánh tay tròn và khỏe mạnh của nàng, và hạ thấp giọng như khi nàng<br />

nói với mình: “Em yêu quý anh.” Nàng thì thầm: “Lúc đó thì anh ta sẽ không đứng lên nữa.”<br />

Mình chẳng hiểu gì cả:<br />

“Tại sao vậy?”<br />

Ranh ma, nàng nháy mắt, dang tay tới cái ghế, nơi mình ngồi lúc nãy, với ngón tay giơ ra, vệt<br />

nhăn trên má nàng, cặp môi nàng hé mở, những chiếc răng nhọn của nàng, bóng và dữ dằn, tất cả giơ<br />

cho mình thấy cái dìu nhỏ chặt gỗ, lưỡi dìu sắc sáng loáng.<br />

Nàng làm cái động tác cầm lấy cây dìu; rồi với cánh tay trái kéo mình sát vào mình nàng, háng<br />

nàng cọ sát vào háng mình, và cánh tay phải của nàng hoàn tất động tác chặt đầu người đàn ông đang<br />

quỳ gối!...<br />

Và thế đó, bạn thân ơi, đó là cung cách mà ở đây người ta hiểu được những bổn phận gia cang,<br />

tình yêu và sự hiếu khách. ■<br />

Minh Thu<br />

Melbourne, 05/2010


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 48<br />

Hạnh phúc ví như một nụ hôn,<br />

muốn thưởng thức phải san sẻ<br />

Bernard Melzer<br />

CHÚ THÍCH:<br />

Petrarch’s Sonnets<br />

English translation<br />

By<br />

A.S. KLINE<br />

Tình Ca Petrarch<br />

Tuyển chọn và dịch thuât bởi<br />

DAVID LÝ LÃNG NHÂN<br />

Francesco Petrarch (1304-1374) là một văn học sĩ ngừơi Ý. Hồi còn trẻ ông gặp nàng Laura de Noves, một<br />

thiếu phụ nhan sắc tuyệt trần và đã yêu nàng đắm đuối. Đây là mối tình tuyệt vọng đối với chàng và chàng<br />

không hề một lần hé môi để tõ tình, vì nàng đã có chồng. Laura qua đời khi nàng mới 38 tuổi.<br />

Petrarch viết tất cả là 366 bài sonnets (canzoniere) để ca ngợi sắc dep của Laura và để ký thác nổi lòng<br />

mình cho hậu thế, Dịch giả mạo muội tuyển chọn 8 bài sonnets đặc sắc của thi sĩ Petrarch để dịch thuật và để<br />

nhắc lại một thiên tình sử bất hủ dứơi trời Âu.<br />

DAVID LÝ LÃNG NHÂN – Madison, AL,USA – September 2010<br />

SONNET 15<br />

I turn back at every step I take<br />

with weary body that has borne great pain,<br />

and take comfort then from your aspect<br />

that make me go on, saying: Ah me!<br />

<strong>The</strong>n thinking of the sweet good I leave,<br />

of the long road, and of my brief life,<br />

I halt my steps, dismayed and pale,<br />

and lower my eyes weeping to the ground.<br />

Sometimes a doubt assails me in the midst<br />

of sad tears: how can these limbs<br />

live separated from their spirit?<br />

But Love replies: Do you not remember<br />

TÌNH CA 15<br />

Mỗi bước tới, tôi quày đầu trông ngóng<br />

Thân hình sao nghe đau đớn ê chề<br />

Chỉ mong sao niềm an ủi, vỗ về<br />

Dìu tôi khỏi cơn đau thương nhức nhối!<br />

Hồi tưởng lại phút ngọt ngào nếm trải<br />

Dọc đường dài, trong kiếp sống phù vân<br />

Tôi dừng chân, nghe tê tái tâm thần<br />

Mắt cúi xuống, lệ chan hòa mặt đất<br />

Một nghi vấn chợt về trong tiếng ngấc<br />

Hình hài nầy, xương thịt ấy, chân tay<br />

Sống thế nào riêng rẻ khỏi hồn ai?<br />

Tình Yêu đáp: Người ơi, sao chẳng nhớ


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 49<br />

that this is the privilege of lovers,<br />

freed from every other human tie? ■<br />

SONNET 18<br />

When I have turned my eyes to that place<br />

where my lady's lovely face shines,<br />

and that light leaves me not a thought<br />

while I burn and melt away inside,<br />

I fear lest my heart parts from my self,<br />

and seeing the end of my light nearing,<br />

I go like a blind man, without light,<br />

who knows no way to go, but must depart.<br />

I receive so many deadly blows<br />

I flee: but not so quickly that desire<br />

does not come with me as is his wont.<br />

I go silently, since one deadly word<br />

would make men weep: and I desire<br />

that my tears might be shed alone. ■<br />

SONNET 19<br />

<strong>The</strong>re are creatures in the world with such other<br />

vision that it is protected from the full sun:<br />

yet others, because the great light offends them<br />

cannot move around until the evening falls:<br />

and others with mad desire, that hope<br />

perhaps to delight in fire, because it gleams,<br />

prove the other power, that which burns:<br />

alas, and my place is with these last.<br />

I am not strong enough to gaze at the light Không đủ lực để nhìn tia sáng chói<br />

of that lady, and do not know how to make a screen của giai nhân; và chẳng biết che thân<br />

from shadowy places, or the late hour:<br />

Sau lùm cây, hoặc chờ bóng tối dần:<br />

yet, with weeping and infirm eyes, my fate<br />

leads me to look on her: and well I know<br />

I wish to go beyond the fire that burns me. ■<br />

Rằng đặc ân của những kẽ yêu nhau<br />

Đâu ràng buộc bởi giây tơ trần thế? ■<br />

TÌNH CA 18<br />

Đoái nhìn lại chốn xưa khi gặp gở<br />

Khuôn mặt Nàng rạng rỡ nét tuyệt trần<br />

Ánh hào quang làm ngơ ngẫn tâm thần<br />

Lửa thiêu đốt hồn tôi mềm lụn chảy<br />

Tôi luống sợ tim mình rời thần trí<br />

Trước khi nhìn ánh sáng phút cuối cùng<br />

Như người mù trong bóng tối mịt mùng<br />

Nào biết ngõ đi về, chân vẫn bước<br />

Mang thương tìch nặng nề , thân đau buốt<br />

Tôi cố thoát thân; nhưng chẳng kịp thời<br />

Ước muốn kia đà khóa chặt hồn tôi<br />

Lặng lẽ bước âm thầm, lời câm nín<br />

E thốt ra sẽ làm lệ người rơi<br />

Ước mong rằng lệ ấy chỉ riêng tôi. ■<br />

TÌNH CA 19<br />

Mắt sinh vật cõi trần đều che chở<br />

Khỏi ánh sáng mặt trời lúc chói chang<br />

Nhưng cũng còn vài lọai thiếu an tòan<br />

Phải di chuyển trong bóng đêm tịch mịch<br />

Có sinh vật lại cực kỳ ưa thích<br />

Ánh lửa hồng, tia chớp sáng lập lòe<br />

Uy lực nầy sức thiêu đốt gớm ghê<br />

Ôi, hình thể ta biến thành tro bụi<br />

Mắt tàn tật, khóc òa theo định mệnh<br />

Từng bước đi chiêm ngưỡng bóng hình nàng<br />

Ước mong thầm thân khỏi cháy thành than. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 50<br />

SONNET 20<br />

Ashamed sometimes that your beauty,<br />

lady, is still silent in my verses,<br />

I recall that time when I first saw it,<br />

such that nothing else could ever please me.<br />

But I find the weight too great for my shoulder,<br />

a work not to be polished by my skill:<br />

the more my wit exercises its force<br />

the more its whole action grows cold.<br />

Many times my lips have opened to speak,<br />

but my voice is stilled in my chest:<br />

who is he who could climb so high?<br />

Many times I've begun to scribble verses:<br />

but the pen, the hand, and the intellect<br />

fell back defeated at their first attempt. ■<br />

SONNET 22<br />

<strong>The</strong> time to labour, for every animal<br />

that inhabits earth, is when it is still day,<br />

except for those to whom the sun is hateful:<br />

but then when heaven sets fire to its stars,<br />

some turn for home and some nestle in the woods<br />

to find some rest before the dawn.<br />

And I may not cease to sigh with the sun,<br />

from when dawn begins to scatter<br />

the shadows from around the Earth,<br />

waking the animals in every woodland:<br />

yet when I see the flaming of the stars<br />

I go weeping, and desire the day.<br />

When the evening drives out daylight's clarity,<br />

and our shadow makes another's dawn,<br />

I gaze pensively at cruel stars,<br />

that have created me of sentient earth:<br />

and I curse the day I saw the sun, :<br />

TÌNH CA 20<br />

Có những lúc tôi thấy mình hổ thẹn<br />

Vì lặng thinh chưa gieo nổi câu vần<br />

Để tôn vinh nhan sắc đẹp tuyệt trần<br />

Tôi được thấy một lần trong hạnh phúc<br />

Tôi đã hiểu mình vô tài kém sức<br />

Cho công trình mỹ thuật lắm công phu<br />

Càng nhiệt tâm trong ước muốn đấp bù<br />

Càng xa cách mức thành công toại ý<br />

Bao nhiêu lần hé môi đôi lời nghĩ<br />

Âm vang như tắt thở, cổ nghẹn ngào<br />

Hỏi ai còn nức nở được lời nào?<br />

Bao nhiêu lần câu thơ tôi muốn viết<br />

Bút cạn khô, tay mõi, ý thơ mòn<br />

Thất bại về đầy ngao ngán chán chường. ■<br />

TÌNH CA 22<br />

Giờ sinh vật cần lao trên mặt đất<br />

Là phút giây còn ánh sáng ban ngày<br />

Ngọai trừ trong thế giới một hai loài<br />

Phải đợi lúc bầu trời đầy sao sáng<br />

Quay về hang, hay tổ ấm trên cành<br />

Tìm yên nghỉ chờ bình minh ló dạng<br />

Không ngưng đuợc tiếng thở dài trong nắng<br />

Từ ban mai, lúc trời rạng tia hồng<br />

Màn đêm còn lãng đãng khắp non rừng<br />

Nhẹ báo thức muôn loài còn ngái ngủ<br />

Mỗi khi thấy bầu trời đầy tinh tú<br />

Lệ tuôn tràn, tôi muốn trở lại ngày<br />

Hoàng hôn xuống đuổi xô ngày sáng tỏ<br />

Bóng đêm dài tái tạo buổi bình minh<br />

Mắt đăm chiêu nhìn vô số thiên tinh<br />

Đã tạo dựng cõi trần hòan tri thức<br />

Lời nguyền xưa bỗng về trong ký ức:


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 51<br />

that makes me in aspect like a wild man of the<br />

woods.<br />

I do not think that any creature so harsh<br />

grazed the woods, either by night or day,<br />

as she, through whom I weep in sun or shade:<br />

and I am not wearied by first sleep or dawn:<br />

for though I am mortal body of this earth,<br />

my fixed desire comes from the stars.<br />

Might I see pity in her, for one day,<br />

before I return to you, bright stars,<br />

or turning back into cherished woodland,<br />

leave my body changed to dry earth,<br />

it would restore many years, and before dawn<br />

enrich me at the setting of the sun.<br />

May I be with her when the sun departs,<br />

and seen by no one but the stars,<br />

for one sole night, and may there be no dawn:<br />

and may she not be changed to green woodland,<br />

issuing from my arms, as on the day<br />

when Apollo pursued her down here on earth.<br />

But I will be beneath the wood's dry earth,<br />

and daylight will be full of little stars,<br />

before the sun achieves so sweet a dawn. ■<br />

Hãy sống tròn kiếp hoang dại, người ơi<br />

Tôi không nhớ thú rừng nào thô bạo<br />

Gặm cỏ cây, không ngửng nghỉ đêm ngày<br />

Không như tôi, luôn than khóc đọa đày<br />

Qua giấc ngủ đêm thâu hay ngày sáng<br />

Tôi hằng nghĩ dẫu thân nầy phân tán<br />

Ước vọng còn mãi mãi với trăng sao<br />

Nét từ tâm xin cho thấy ngày nào<br />

Trước khi tôi nhập diệt vào sao sáng<br />

Gửi hình hài cho ngàn cây thanh thản<br />

Cát bụi nầy hòan lại đất khô cắn<br />

Sẽ phục hồi tất cả những tháng năm<br />

Mang hạnh phúc tràn đầy khi chiều xuống<br />

<strong>The</strong>o gót Nàng lúc ánh tà khuất bóng<br />

Xa mắt trần, kề tinh tú lung linh<br />

Chỉ một đêm, không có ánh bình minh<br />

Nàng không thể biến thành xanh cây cỏ<br />

Nới vòng tay như cõi trần ngày đó<br />

Thái Dương thần theo đuổi bóng giai nhân<br />

Lòng đất khô, tôi cằn cỗi chiếc thân<br />

Trời ban mai đầy sao sáng rưng rưng<br />

Chờ hòa tấu khúc bình minh mật ngọt. ■<br />

<br />

Madison, AL, September 2010


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 52<br />

Chi<br />

By Bính H»u Phåm<br />

(<strong>The</strong> English version of this story appeared in <strong>Firmament</strong> October 2010.)<br />

Washington, DC, một ngày Chủ Nhật đẹp trời giữa tháng 9 năm 1977. Du khách lũ lượt đi chơi trong<br />

công viên <strong>The</strong> National Mall, nơi có những viện bảo tàng nổi tiếng như Bảo Tàng Viện Không Gian và<br />

Phi Hành, Bảo Tàng Viện Lịch Sử Thiên Nhiên, v..v…<br />

Chi đưa chiếc máy ảnh lên nhằm vào người chồng đang bồng đứa con trai đứng gần một pho<br />

tượng lớn và bấm lia lịa. Những tia sáng lóe ra từ flash của máy ảnh làm đứa nhỏ khoái trí cười lên<br />

khanh khách. Người chồng cũng cười theo. Một lúc sau, người chồng đưa đứa nhỏ cho Chi và nói: “Em<br />

bế con đứng vào chỗ bụi hoa kia để anh chụp cho.”<br />

Bỗng có tiếng gọi: “Chị Chi! Chị Chi!” Chi quay lại và thấy một người đàn bà từ trên lề đường<br />

chạy lại, hớn hở nói: “Chị có nhận ra em không? Em là Hường, em chị Quyên là bạn thân của chị đó.”<br />

Chi vui cười đáp: “Trời ơi! Em lớn lên nhiều làm sao chị nhận ra ngay được. Bây giờ em nói thì<br />

chị nhận ra rồi. Thế chị Quyên thì sao? Có đi được không?”<br />

“Dạ, chị em có đi được, nhưng theo gia đình chồng sang Pháp. Để rồi em sẽ cho chị điện thoại<br />

và địa chỉ của chị Quyên để chị liên lạc.” Hường vừa trả lời vừa đưa mắt nhìn về hướng đứa nhỏ. Chi<br />

chiềng tay về phía chồng và con, giới thiệu: “Đây là anh Khoa, chồng chị và cháu Văn, con trai đầu<br />

lòng của anh Khoa và chị đấy.”<br />

Hường cúi đầu chào Khoa và mỉm cười nhìn đứa nhỏ: “Cháu kháu khỉnh quá. Cháu được mấy<br />

tuổi rồi chị? Mà bây giờ chị làm gì?”<br />

“Cháu được 18 tháng, mới biết đi và đang tập nói. Sang đây chị mới sinh cháu. Bây giờ thì còn<br />

phải gửi cháu cho bà nội trông. Anh Khoa kiếm được việc ở bưu điện; còn chị thì làm cashier cho một<br />

supermarket. Chị muốn tìm việc khác mà chưa tìm được.”<br />

“Vậy hả chị? Ngày trước chị tốt nghiệp Sư-Phạm thực hành và chị cũng thạo tiếng Anh nữa vì<br />

chị đã học ở Hội Việt Mỹ. Chị có muốn trở lại nghề dạy học không?<br />

“Chị muốn lắm chứ. Nhưng chị nghe nói muốn làm giáo viên ở đây phải có chứng chỉ hành<br />

nghề dạy học mà chị không có thì làm sao? Tiền đâu mà đi học lại để lấy chứng chỉ?”<br />

“Chị ơi, bây giờ các trường học cần nhiều giáo viên lắm, nhất là giáo viên nói thạo tiếng Việt, vì<br />

có nhiều học sinh Việt Nam mới tới. Em làm thư ký cho một trường tiểu học trong khu em ở. Ông<br />

Hiệu-Trưởng ngày nào cũng nhắc em tìm giáo viên người Việt cho ông ấy. Ông ấy nói ông ấy có nhiều<br />

cách để giúp giáo viên lấy chứng chỉ hành nghề. Nếu chị muốn thì em có thể giới thiệu chị với ông<br />

Hiệu Trưởng và nói rõ chị đã dạy học nhiều năm ở Việt Nam. Chắc là ông ấy sẽ mừng lắm.”<br />

Nghe thế, Chi mừng ra mặt: “Nếu vậy thì chị cám ơn em lắm. Em cho chị địa chỉ và điện thoại<br />

của em đi.”<br />

Hường lấy giấy ghi tên, địa chỉ, điện thoại đưa cho Chi và ân cần nói: “Nếu tiện thì ngày mai<br />

chị đến nhà em sớm và em sẽ đưa chị đến trường giới thiệu với ông Hiệu Trưởng.”<br />

Chi hồi hộp bước vào văn phòng ông Hiệu Trưởng ngày hôm sau; nhưng chỉ trong chốc lát, nét<br />

mặt nhã nhặn, giọng nói ân cần của ông Hiệu Trưởng đã làm tan biến đi những lo âu lúc ban đầu. Sau<br />

khi xem kỹ những giấy chứng chỉ của Chi, Ông Hiệu Trưởng cho Chi biết ông ấy sẽ yêu cầu phòng<br />

nhân viên làm thủ tục bổ dụng Chi làm giáo viên tạm thời, đầy đủ lương bổng và quyền lợi với điều<br />

kiện là trong vòng hai năm Chi sẽ phải hoàn tất 6 tín chỉ về phương pháp giáo dục các trẻ nhi đồng và<br />

về tâm lý trẻ em. Những tín chỉ này Chi có thể học trong kỳ nghỉ hè hay vào buổi tối ở các đại học gần<br />

đây. Ngoài ra ông Hiệu Trưởng cũng nói trong vài tháng đầu ông ấy muốn Chi dạy chung một lớp mẫu<br />

giáo với một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm tên là Jennifer Petersen để Chi có dịp làm quen với


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 53<br />

lớp học và cách dạy học ở Hoa Kỳ.<br />

Mọi việc trôi chảy ngoài sức tưởng tượng của Chi. Ông Hiệu Trưởng cũng bảo Hường đưa Chi<br />

đi giới thiệu với các nhân viên nhà trường và đến gặp cô giáo Jennifer Petersen để hai người bàn luận<br />

về lớp học.<br />

Việc đầu tiên của Chi khi đến nhận việc là làm quen với các em ở trong lớp mẫu giáo này. Các<br />

em thuộc nhiều chủng tộc: có trẻ em Nam Mỹ, trẻ em da đen, da trắng và trẻ em Á Đông trong đó có 4<br />

em là người Việt. Mấy em này thấy có cô giáo nói được tiếng Việt thì mừng rỡ và mạnh dạn, tự tin hẳn<br />

lên. Các trẻ em trong lớp đều tò mò về cô giáo mới và tìm mọi cớ để lại nói chuyện với Chi: “Cô Chi<br />

làm ơn buộc lại dây giầy cho em.”, “Cô Chi cài hộ em nút áo.” Chi sung sướng chiều lòng các em và<br />

lợi dụng những lúc gần gũi này để chuyện trò, tìm hiểu từng em.<br />

Một điều Chi nhận thấy rõ là các trẻ em ở đây mạnh dạn và thân mật với các cô giáo. Các em<br />

nói năng tự nhiên và tự lập trong cách suy nghĩ. Trong giờ tập làm toán, một hôm cô Jennifer hỏi các<br />

em: “Nếu cô cho em hai con thỏ; rồi cô Chi lại cho em hai con thỏ nữa thì em có tất cả mấy con thỏ?”<br />

Các em xòe bàn tay ra đếm trên mấy ngón tay rồi dơ 4 ngón tay lên để trả lời. Riêng có em Clara xòe<br />

cả bàn tay 5 ngón lên trả lời. Cô Jennifer hỏi Clara: “Em có thể cho cô biết làm sao em có được 5 con<br />

thỏ không?” Clara nói: “Cô nói cô cho em 2 con thỏ; rồi cô Chi lại cho em 2 con thỏ nữa, thế là 4 con;<br />

với lại ở nhà em có một con rồi, thế là em có tất cả 5 con thỏ.” Cô Jennifer đành chịu thua, cười và ôn<br />

tồn nói: “Em nói như thế là đúng.”<br />

Chi cũng nhận ra ngay là hai em người Á Đông tên Kimberly và Katy và môt em da đen tên<br />

Alisha đều là con nuôi vì ngày nào cũng có phụ huynh người da trăng đến đón. Các em rõ ràng là được<br />

bố mẹ nuôi cưng chiều. Quần áo ngày nào cũng thay đổi, hợp thời trang và sạch sẽ, tươm tất, riêm rúa.<br />

Hai em Kimberly và Katy cũng được bố mẹ đón sớm hơn để còn kịp đi học piano ngày Thứ Hai, học<br />

vũ ballet ngày Thứ Ba, học ice skating ngày Thứ Năm. Chi thầm nghĩ những đứa trẻ này thật là may<br />

mắn. Nếu như các em này còn sống với cha mẹ ruột nơi quê hương bản sứ thì chắc chắn còn sống trong<br />

cảnh nghèo nàn, đói rách, bệnh tật và thất học. Những cha mẹ nào đã phải cho con đi chắc cũng đau<br />

lòng, sót ruột khi phải chia ly với con; nhưng nếu họ biết giờ này con họ đang sống sung sướng với cha<br />

mẹ nuôi thì chắc họ cũng được an ủi đôi phần. Họ sẽ biết rằng việc họ quyết định cho đứa con đi khi họ<br />

không thể nuôi nó là một quyết định khôn ngoan và đầy tình thương.<br />

Chi cũng chú ý đến một em trai tóc vàng óng ánh tên là John Kriege. Có một cái gì từ con người<br />

John như thu hút lấy Chi. Một hôm, Chi thấy John ngồi thừ mặt ra, không chuyện trò với ai. Chi tiến<br />

lại, định hỏi xem John có cần Chi giúp gì không; nhưng John xua tay nói: “Đừng lại gần em! Đừng lại<br />

gần em!” Chi không biết làm sao. Cô giáo Jennifer bước lại gần Chi và ghé tai nói thầm: “Chắc là em<br />

đó ỉa đùn hay đái dầm và không muốn ai biết đấy!” Chi thong thả đến gần em đó và dịu dàng nói: “Em<br />

lỡ làm ướt quần phải không? Không sao đâu. Để cô giúp em thay quần áo khác.” Lúc bấy giờ John mới<br />

chịu đi theo Chi ra phòng tắm. Khi thay quần cho John, Chi nhận thấy một vết đỏ thẫm bằng đầu ngón<br />

tay cái ở trên mông phải John. Chi chăm chú nhìn kỹ. Vết đỏ như đã ăn sâu vào da John. Chi băn<br />

khoăn, nghĩ ngợi. Chi lấy ngón tay ấn nhẹ vào vết đỏ, nhưng John không tỏ ra đau đớn gì. Chi đưa John<br />

trở lại lớp rồi gọi điện thoại cho bà Kriege nói rõ về vết đỏ mà Chi vừa thấy trên mông John. Bà Kriege<br />

cười và nói: “Cháu đã có vết đỏ đó trên mông từ ngày cháu ra đời.’ Từ hôm đó trở đi, Chi càng để ý đặc<br />

biệt đến John hơn.<br />

Bố John là ông Gary Kriege, người da trắng, cao lớn, vạm vỡ, cũng có tóc vàng óng ánh như<br />

John, thường tự nguyện đến trường buổi chiều ngày Thứ Năm để giúp kiểm điểm, chỉnh trang các máy<br />

computers. Mẹ em cũng là người da trắng, mảnh khảnh, thon thả. Cả hai người cùng rất dịu dàng, lịch<br />

thiệp.<br />

Là phụ giáo, Chi có nhiệm vụ giúp riêng từng em một khi cần. Nhưng lần nào đến chỗ John,<br />

Chi cũng đứng lại lâu hơn. Ở trong lớp học Chi phải giữ ý tứ, không được ôm ấp học trò nào; nhưng<br />

Chi ước ao làm sao Chi có thể ôm John vào lòng âu yếm, như Chi ôm bé Văn ở nhà, để lấy hơi nóng


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 54<br />

của mình truyền cho John và được cảm thấy hơi nóng từ thân thể John thấm vào cơ thể của mình. John<br />

hình như cũng cảm thấy sự âu yếm của cô giáo và tỏ ra ân cần, gần gũi với Chi hơn bất cứ học sinh nào<br />

khác. Sáng đến là John chạy lại ôm chầm lấy Chi, cười khanh khách. Khi ra về John cũng hai ba lần từ<br />

biệt Chi rồi mới bước ra khỏi lớp.<br />

Một buổi sáng John đem đến đưa cho Chi một cái kẹo sô-cô-la, rồi mỉm cười nói: “Mẹ em cho<br />

em kẹo này để ăn sau bữa trưa; nhưng em muốn cho cô.” Chi lắc đầu: “Kẹo này mẹ em cho em để ăn<br />

trưa. Em phải giữ để ăn sau bữa trưa. Em không được cho đi. Cô cám ơn em; nhưng cô không ăn kẹo<br />

được vì cô sợ mập.” John tỏ ra hơi buồn. Một hôm khác khi được mẹ đưa đến lớp học, John mang theo<br />

một con gấu nhồi bông đến đưa cho Chi và nói: “Đây là con gấu mà em thích nhất; nhưng em muốn<br />

cho cô. Em đã hỏi mẹ em và mẹ em nói được.” Bà mẹ John mỉm cười ghé tai Chi nói nhỏ: “Cô cứ nhận<br />

cho cháu vui lòng. Nó mến cô lắm, cứ luôn miệng nhắc đến cô Chi” Chi cũng ghé tai bà mẹ nói nhỏ:<br />

“Tôi cứ giữ con gấu ở đây và sẽ bỏ vào một túi plastic. Chiều nay bà lại đón cháu, nhớ mang về cho<br />

cháu.”<br />

Những ngày đi dạy mẫu giáo bây giờ là những ngày thần tiên đối với Chi. Khoa cũng thấy rõ vẻ<br />

sung sướng, yêu đời của vợ. Một buổi sáng trước khi đi làm, Khoa nói với Chi: “Anh thấy rõ là em yêu<br />

nghề dạy học hơn bất cứ việc gì khác.” Chi đồng ý ngay: “Anh nói đúng. Em được trở lại với nghề cũ<br />

thế này là may mắn lắm. Ở trường ai cũng quí mến em. Mình thật là có phúc lắm anh ơi!”<br />

Một buổi sáng Thứ Sáu cách đó ít lâu sau, cả hai vợ chồng ông Gary Kriege cùng đưa con đến<br />

lớp. Bà Kriege nói với cô Jennifer và Chi: “Cuối tuần này chúng tôi sẽ dọn đến căn nhà mới xây xong<br />

của chúng tôi cách đây 20 miles. Chúng tôi sẽ phải cho cháu John chuyển đến một lớp mẫu giáo gần<br />

nhà mới. Hôm nay là buổi học cuối cùng của cháu ở đây. Chúng tôi đến từ biệt hai cô và cám ơn hai cô<br />

rất nhiều về tất cả những điều tốt đẹp hai cô đã làm cho cháu.”<br />

Chi cảm thấy như có tiếng sét đánh ngang tai, đứng lặng người đi, không nói năng đưọc một<br />

câu. Cả bầu trời như tối rầm hẳn lại. Có đến năm bảy phút sau Chi mới lấy lại được bình tĩnh và vội<br />

nói: “Tôi mến em John lắm. Em thật dễ thương. Nếu ông bà cho phép thì thỉnh thoảng tôi sẽ rẽ qua<br />

thăm em.” Ông Kriege cười vui vẻ: “Nếu thế thì quí lắm. Xin cô cứ tự nhiên.”<br />

Khi John vẫy tay chào Chi để ra về ngày hôm đó, nó vẫn vui tươi như không có gì khác lạ hơn<br />

mọi khi. Chi cố mỉm cười nhìn theo nó.<br />

Chi đến trường ngày Thứ Hai tuần sau, uể oải, mệt nhọc như người thiếu ngủ. Giờ khắc trôi qua<br />

nặng nề. Chi vẫn đi quanh lớp đến từng em để quan sát, chuyện trò, chỉ bảo, giúp đỡ; nhưng mỗi lần<br />

đến chỗ ngồi cũ của John là Chi bước vội đi. Ngày Thứ Ba cũng trôi qua nặng nề, chậm chạp. Chi<br />

không ngờ Chi lại nhớ John đến thế. Hay là chiều nay về Chi sẽ gọi điện thoại thăm hỏi nó. Ồ, không<br />

được; như vậy có vẻ vội vã quá. Có lẽ phải đợi đến cuối tuần thì hợp lý hơn. Ngày Thứ Tư cô Jennifer<br />

vắng mặt, Chi phải đảm nhiệm tất cả mọi việc trong lớp, đọc truyện cho từng nhóm, săn sóc, giảng giải<br />

cho từng em. Em này ho và nóng đầu phải gọi điện thoại cho phụ huynh đến đón về sớm; em kia ỉa đùn<br />

phải thay quần áo cho em. Chi bận túi bụi và quên đi sự vắng mặt của John cho đến giờ tan học. Không<br />

còn tiếng chào từ biệt “bye bye Cô Chi”, không còn cái vẫy tay mềm mại luyến tiếc của John. Thế là<br />

những ngày thần tiên đã tàn tạ<br />

Ngày Thứ Năm Chi mệt mỏi đến trường. Vừa bước vào hành lang đi ngang qua văn phòng<br />

chính, Chi nghe rõ ràng có tiếng gọi của John: “Cô Chi! Cô Chi!” Quay đầu lại, Chi thấy vợ chồng ông<br />

Gary Kriege đang dắt tay John đi vào văn phòng. Chi mừng quýnh, chưa kịp hỏi lý do, thì bà Kriege đã<br />

nhanh nhẹn giải thích: “Cháu sang trường mới, lạ thày, lạ bạn, cháu chẳng chịu học hành gì; cả ngày<br />

chỉ ngồi một mình buồn thiu. Chúng tôi tưởng một hai hôm rồi cháu sẽ quen đi. Nhưng đến hôm qua<br />

thì cháu lại càng buồn hơn, bỏ cả ăn, nằm ngủ li bì. Cho nên chúng tôi xin cho cháu trở lại học ở đây<br />

với cô Jennifer và cô . Chúng tôi sẽ phải lái xe đưa cháu đi học xa hơn một chút thôi.”<br />

Bao nhiêu buồn phiền bỗng tan biến hết, Chi lại thấy khung cảnh trường rạng rỡ, tươi vui, lớp<br />

học đầy hứng thú.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 55<br />

Ông hiệu trưởng nghe tin một học sinh gia đình đã dọn nhà đi xa mà còn xin trở lại học thì<br />

mừng lắm. Đối với ông đây là bằng chứng hiển nhiên rằng những giáo viên trong trường này đã tận<br />

tâm và khéo léo trong việc giáo dục trẻ em. Ông loan tin đó cho tờ báo Gazette ở địa phương. Một tuần<br />

sau, hình hai cô giáo Jennifer và Chi tươi cười đứng chung với gia đình John đã được in trên trang nhất<br />

tờ Gazette dưới tiêu đế “Những Điểm Son Trong Địa Phương.” Bài báo kể lại chuyện John nhớ trường<br />

và nhớ cô giáo ra sao với kết luận là trường tiểu học Eastern Elementary, dưới sự điều khiển của ông<br />

hiệu trưởng Michael Dix, đã rất thành công trong việc giáo dục trẻ em. Phóng viên tờ báo cũng nhận<br />

xét rằng em John đã mến cô giáo Chi đến độ em đã bắt chước cả dáng đi và nụ cười của cô giáo. Bài<br />

báo cũng nhấn mạnh đến kinh nghiệm dạy học và sự tận tâm của hai cô giáo, nhất là Chi., một giáo<br />

viên từ Việt Nam mới tới đây. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, số đơn xin nhập học vào lớp mẫu giáo ở<br />

trường Eastern Elementary đã tăng lên bội phần. Ông hiệu trưởng phải dự trù mở thêm hai lớp nữa.<br />

Chi lại đi dạy học với một niềm hân hoan, hãnh diện. Chi vẫn săn sóc từng em học sinh trong<br />

lớp và vẫn gần gũi với John hơn bất cứ học sinh nào khác. Nhưng Chi nhận thấy rõ ràng là John không<br />

nhanh nhẹn, hăng hái như lúc trước. John có vẻ mệt mỏi, đờ đẫn. Một hôm cầm tay John, Chi thấy đẫm<br />

những mồ hôi. Trán John hâm hẩm nóng. Chi bàn với cô giáo Jennifer rồi gọi điện thoại cho mẹ John.<br />

Nửa giờ sau bà Kriege đến đón con về đưa đi bác sĩ.<br />

Ngày hôm sau, John không đến học. Chi đoán John bi cảm, cần nghỉ ở nhà và không băn khoăn<br />

gì. Ngày hôm sau nữa, John vẫn vắng mặt, Chi cũng không thắc mắc gì. Nhưng khi John vắng mặt liền<br />

ba hôm nữa, thì Chi lo âu ra mặt. Cuối tuần đó Chi gọi điện thoại lại nhà John để hỏi thăm. Bà Kriege<br />

trả lời điện thoại và cho Chi biết John vẫn còn sốt; nhưng bác sĩ chưa biết rõ John bệnh gì. Bác sĩ đã lấy<br />

máu để thử nghiệm và hai ngày nữa mới có kết quả.” Chi ngỏ lời muốn đến thăm John và bà Kriege ân<br />

cần mời Chi đến ngay hôm đó.<br />

Nhà của ông bà Kriege ở trong một khu biệt thự mới xây, mỗi nhà một kiểu riêng biệt. Nhà nào<br />

cũng lớn với vườn tược rộng rãi có trồng cây cảnh và sân cỏ xanh tươi bao quanh. Bà Kriege đã đứng<br />

sẵn ở cửa để đón Chi. Bà đã không cho John ra cửa đón cô giáo vì sợ gió lạnh; nhưng John đã ra đứng<br />

sẵn ở đầu cầu thang. Khi thấy cô giáo lên đến nơi là nó ôm chầm lấy. Chi cúi xuống ôm lấy John và<br />

bồng nó lên rồi đi theo bà Kriege vào phòng ngủ của John. Chi thấy rõ ràng John gầy và xanh hẳn đi,<br />

hơi thở nóng hổi, vẻ mệt mỏi hiện ngay trên nét mặt. John nằm ngay xuống giường, đưa mắt nhìn mẹ<br />

và cô giáo. Chi lấy ra một con gấu nhồi bông, cúi xuống đưa cho John. rồi mỉm cười nói: “Cô biết em<br />

thích gấu nhồi bông. Cô có cái này làm quà cho em đây.” John đỡ lấy con gấu ôm vào lòng và nói khe<br />

khẽ: “Cám ơn cô.” rồi mệt mỏi nhắm mắt lại ngủ. Chi đứng nhìn John vài phút rồi từ biệt bà Krieger ra<br />

về. Ra đến cửa bà Kriege nói khe khẽ: “Cám ơn cô nhiều lắm. Nhưng nếu lần sau cô có đến thăm cháu,<br />

xin cô đừng mua quà cho cháu. Cháu có nhiều đồ chơi lắm rồi.”<br />

Ngày Thứ Hai, John vẫn vắng mật. Chi nóng lòng, gọi điện thoại lại nhà John; nhưng không có<br />

ai trả lời. Chi đoán chừng ông bà Kriege đã đưa con đi bác sĩ. Buổi chiều, vừa về tới nhà là Chi lại gọi<br />

điện thoại đến nhà John; nhưng vẫn không có ai trả lời.<br />

Sau khi ăn cơm tối xong, Chi lại gọi điện thoại nữa thì có tiếng ông Kriege trả lời. Ông Kriege<br />

cho Chi biết bác sĩ nói là John bị ung thư máu và phải ở trong bệnh viện để bác sĩ thử nghiệm thêm và<br />

chữa trị. Chi hớt hải muốn vào thăm John ngay; nhưng ông Kriege nói giờ thăm bệnh nhân đã chấm<br />

rứt. Chi đành hỏi số điện thoại ở nhà thương và số phòng của John để đi thăm ngày hôm sau. Chi quay<br />

qua nói với Khoa: “Ngày mai em sẽ đón bé Văn và cho nó ăn uống rồi anh chịu khó ở nhà trông con để<br />

em vào nhà thương thăm một học sinh đang đau nặng.”<br />

Khi đến nhà thương ngày hôm sau, Chi thấy John đang ngủ li bì và bà Kriege đang ngồi bên<br />

giường cầm tay con. Bà Krieger ra hiệu cho Chi giữ yên lặng rồi thong thả đứng lên đưa Chi ra bên<br />

ngoài cửa phòng và ghé tai Chi nói nhỏ: “Bác sĩ nói cháu bị ung thư máu thuộc loại rất nguy hiểm.<br />

Cháu sẽ phải làm chemotherapy ngay ngày mai. Bác sĩ còn phải chờ kết quả cách chữa bằng<br />

chemotherapy rồi mới theo đó mà quyết định những phuơng pháp trị liệu kế tiếp.”


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 56<br />

Chi lặng người đi, không nói được một lời, chỉ biết nắm chặt lấy tay bà Kriege. Sau một hồi,<br />

Chi cố lấy lại bình tĩnh, nói nhỏ với bà Kriege: “Chắc bà cũng mệt lắm. Bà để tôi ở đây với cháu. Bà<br />

nên đi ăn uống và nghỉ ngơi một chút. Tôi có thể ở đây với cháu đến 9 giờ.” Bà Kriege cúi đầu nói:<br />

“Nếu vậy thì cám ơn cô lắm. Tôi chạy đi một lúc rồi sẽ trở lại ngay. Nhà tôi sẽ đến thay thế cho tôi lúc<br />

10 giờ. Nhà thương chỉ cho một người ở trong phòng để trông bệnh nhân thôi.”<br />

Bà Kriege đi rồi, Chi ngồi xuống chiếc ghế nhỏ bên giường, đưa tay nhè nhẹ cầm lấy tay John,<br />

nước mắt ứa ra chảy cả xuống má. Một lúc sau John cựa quậy rồi mở mắt ra. Thấy Chi, nó nở một nụ<br />

cười thật tươi. Chi sung sướng cúi xuống hôn lên má nó, hỏi khe khẽ: “Em mệt không?” John nói nhỏ:<br />

“Em mệt một chút thôi.” Chi cầm lấy một quyển truyện để ở cuối giường và hỏi John: “Em có muốn cô<br />

đọc cho em nghe một truyện không?” John đồng ý ngay: “Vâng, cô đọc cho em nghe một truyện.” Chi<br />

vừa đọc truyện vừa đưa mắt nhìn John. Chi mới đọc được hai trang thì John lim dim mắt lại và ngủ<br />

thiếp đi.<br />

Những ngày kế tiếp Chi đều đặn vào nhà thương tiếp tay bà Kriege trông nom John từ 7 giờ<br />

rưỡi đến 9 giờ tối mới về. Ông Hiệu Trưởng nghe tin một học sinh đau nặng và cô giáo Chi đã đến<br />

thăm em này hàng ngày thì cảm động lắm. Ông lại báo tin cho tờ báo Gazette. Một phóng viên đã tìm<br />

đến nhà thương để chụp hình John và cô giáo Chi. Một tuần sau trên trang nhất tờ Gazette có in một<br />

phóng sự dài dưới tiêu đề “MỘT CÔ GIÁO TẬN TÂM” với hình màu cô giáo Chi đang ngồi bên<br />

giường bệnh cầm tay John.<br />

Bệnh tình của John càng ngày càng nguy kịch hơn. Sau ba lần làm chemotherapy tóc John đã<br />

rụng hết. John hay nôn ọe, ăn rất ít và gầy dộc hẳn đi. Bác sĩ nói cho ông bà Kriege biết là ít có hy vọng<br />

gì John có thể qua khỏi được. Ông bà Kriege đã báo tin buồn này cho Chi. Cả ba người cùng đồng ý<br />

rằng số phận John đã như vậy thì buồn phiền, khóc than cũng chẳng ích gì. Cách tốt nhất là trong<br />

những ngày John còn ở đây, tất cả đều cố gắng đem lại cho John những phút thoải mái, sung sướng. Bà<br />

Kriege đã mua sẵn một bịch lớn những đồ chơi đưa cho Chi để Chi mỗi ngày mang lại cho John một<br />

món. John hình như đã quen với giờ giấc có cô giáo Chi đến thăm và thường cố thức để chờ Chi. Nó<br />

cười và đưa tay đỡ lấy món đồ chơi Chi mang đến và ôm chặt vào lòng. Chi cúi xuống ôm lấy nó và<br />

hôn lên má lên môi nó. John đưa tay ra cầm lấy tay Chi và nũng nịu: “Cô đọc một truyện cho em.” Rồi<br />

chỉ mấy phút sau là nó ngủ thiếp đi.<br />

John kêu đau đớn khắp người. Bác sĩ phải cho tiêm morphine để John khỏi cảm thấy đau;<br />

nhưng thuốc làm John ngủ li bì.<br />

Chi đoán chừng những ngày cuối cùng của John đã tới và xin phép nghỉ luôn ba ngày để ở trong<br />

nhà thương với John. Ông bà Kriege cũng được nhà thương nhân nhượng cho ở luôn bên giường với<br />

con. Một buổi sáng, bà Kriege đang bế John trong lòng thì thấy John mở mắt nhìn vòng chung quanh<br />

như thể để ghi nhận mọi người thân một lần cuối rồi thân thể John mềm rũ, hai mắt đờ ra và nhắm lại.<br />

Bà Kriege kêu lớn tiếng lên: “Con tôi! Con tôi đi rồi!” Bà òa lên khóc. Chi cũng òa lên khóc theo. Ông<br />

Kriege đưa tay lên chùi vội nước mắt đang dàn dụa chảy xuống má. Bác sĩ và y tá thường trực đến<br />

ngay và sau khi khám nghiệm đã xác nhận là John vừa qua đời.<br />

Lễ cầu nguyện và viếng xác bé John được tổ chức vào 5 giờ chiều ngày Thứ Sáu. Số người đến<br />

tham dự rất đông đảo. Người ta đến để chia buồn với gia đình Kriege; nhưng người ta cũng tò mò<br />

muốn biết mặt cô giáo Chi mà tờ báo Gazette đã có nhiều bài ca tụng. Chi ngồi khiêm nhượng ở hàng<br />

ghế gần cuối phòng. Khi mọi người sắp hàng để lên viếng quan tài, Chi cũng thong thả đi lên. Nhưng<br />

khi đến bên quan tài thì Chi không ngăn được nỗi súc động nữa. Chi cúi xuống ôm lấy quan tài và òa<br />

lên khóc làm cho ai nấy đều mủi lòng.<br />

Lễ cầu nguyện chấm dứt. Mục sư đọc lời cầu nguyện cuối cùng. Ông Kriege đứng lên nói vài<br />

lời cám ơn. Mọi người yên lặng ra về. Ông bà Kriege lùi lại sau chờ Chi để cùng đi ra. Khi đã ra ngoài,<br />

ông Kriege ân cần cám ơn Chi một lần nữa trước khi từ biệt. Bà Kriege đứng lại nhìn theo Chi rồi quay<br />

sang nói nhỏ với chồng: “Anh ra xe trước ngồi chờ em. Em muốn nói với cô Chi cái này một chút.”


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 57<br />

Ông Kriege bước ra xe. Bà Kriege gọi với theo Chi: “Cô Chi, cô Chi.” Nghe tiếng bà Kriege,<br />

Chi đứng lại, chờ đợi. Bà Kriege đến bên Chi, đưa hai tay nắm lấy tay Chi, rồi nhìn thẳng vào mắt Chi<br />

khe khẽ hỏi: “Cô là mẹ ruột John, phải không?” Chi biến sắc mặt, mở rộng mắt nhìn bà Kriege một hồi<br />

rồi gật đầu nói: “Vâng. Tôi cũng đoán chừng rồi bà sẽ nhận ra. Bây giờ bà đã biết rồi thì tôi cũng nói cả<br />

mọi chuyện để bà biết.”<br />

“ Vào năm 1971, tôi đang là giáo viên thì nghe tin chính phủ có chương trình gửi những giáo<br />

viên ưu tú và giỏi Anh Ngữ sang Hoa Kỳ tu nghiệp để về dạy ở trường Sư Phạm. Tôi muốn tìm đường<br />

tiến thân nên sau giờ dạy học, tôi đi học thêm Anh Ngữ ở Hội Việt Mỹ.<br />

Tôi thường đến lớp Anh Ngữ sớm và cùng một vài người bạn ngồi uống nước ở trong snack bar.<br />

Một hôm người bồi bàn bưng nước ra đã vấp vào chân ghế làm đổ cả mấy ly nước vào người tôi. Tôi<br />

còn đang lính quýnh chưa biết làm sao thì một sĩ quan Hoa Kỳ ngồi bàn gần đó đã nhanh nhẹn đem đến<br />

cho tôi một nắm khăn giấy để tôi lau người và quần áo. Ông ta nhìn tôi, thương hại và nói: ‘Tôi có xe<br />

Jeep. Nếu cô muốn thì tôi có thể chở cô về nhà thay quần áo rồi lại chở cô về đây cho kịp lớp học.’<br />

Không còn cách nào hơn, tôi bằng lòng làm theo lời ông ấy. Mấy ngày sau ông ấy lại vào snack bar khi<br />

chúng tôi đang ngồi uống nước ở đó. Ông ấy ngồi vào bàn nói chuyện với chúng tôi. Ông ấy tự giới<br />

thiệu là đại úy thủy quân lục chiến, tên là John Britta, có nhiệm vụ giữ an ninh cho Tòa Đại Sứ Hoa<br />

Kỳ. Chúng tôi vui mừng có dịp thực tập tiếng Anh và nhất là thấy ông ấy rất lịch sự.<br />

Cuối tuần sau đó John mời tôi đi ăn và đi khiêu vũ. Rồi chúng tôi yêu nhau tha thiết. John hứa<br />

sẽ đưa tôi về Hoa Kỳ vào kỳ nghỉ phép tới để giới thiệu tôi với cha mẹ John và rồi chúng tôi sẽ làm lễ<br />

thành hôn.<br />

Một hôm tôi đang dạy học thì nghe một tiếng nổ rất lớn làm rung chuyển cả cửa kính. Sau đó<br />

radio loan tin một chiếc xe vận tải đã ngừng lại trước Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ; người tài xế bỏ xe chạy và<br />

mấy phút sau thì bom trên xe đã nổ. Bom đã nổ mạnh đến nỗi làm sụp hẳn phía trước Tòa Đại Sứ. Tôi<br />

sợ hãi, gọi điện thoại cho John; nhưng lúc đó, mọi liên lạc truyền thông với Tòa Đại Sứ đã hoàn toàn<br />

ngưng đọng. Tôi nóng lòng chờ tin John; nhưng không thấy John gọi điện thoại cho tôi. Tôi biết có<br />

chuyện chẳng lành. Tôi tìm đến chỗ ở của John và một người lính canh cho tôi biết John đã tử nạn, xác<br />

đã được đưa ngay về Hoa Kỳ.<br />

Tôi khóc thương John biết là bao. Một tuần lễ sau thì tôi biết tôi đã có bầu. Tôi lo lắng cho đời<br />

tôi và nhất là cho đứa con đang còn nằm trong bụng tôi. Trong xã hội Việt Nam, một người đàn bà có<br />

con lai sẽ bị coi là thứ đàn bà hư hỏng. Tôi sẽ phải bỏ việc dạy học; mà rồi tôi có biết làm gì khác để<br />

sinh sống đâu. Đứa con lai của tôi sẽ bị dè bỉu, chế diễu, sẽ chẳng dám đến trường học. Rồi nó sẽ thành<br />

một đứa trẻ bụi đời, lang thang đầu đường, xó chợ. Càng nghĩ tôi càng thấy xót xa, đau đớn. Có lúc tôi<br />

đã nghĩ đến chuyện phá thai.<br />

Nhưng mẹ tôi đã khuyên bảo tôi phải tìm giải pháp khác. Mẹ tôi khuyên tôi xin nghỉ việc tạm<br />

một thời gian, lên ở với cô tôi ở Đà Lạt cho đến ngày sinh rồi nhờ các bà sơ tìm cha mẹ nuôi người da<br />

trắng cho con tôi. Tôi nghe lời mẹ tôi. Tôi đứt lòng đứt ruột khi phải cho nó đi. Nhưng nghĩ đến tương<br />

lai của nó, tôi đành chịu đau khổ một mình. Tôi chỉ xin các bà sơ đặt tên nó là John. Tôi nhìn kỹ mặt<br />

mũi và thân thể con tôi một lần cuối Tôi thấy một vết đỏ thẫm to gần bằng đầu ngón tay cái trên mông<br />

phải nó.<br />

Năm 1975, tôi theo gia đình di cư sang Hoa Kỳ. Tôi gặp chồng tôi bây giờ ở trong trại tị nạn<br />

Fort Chaffee và chúng tôi đã làm lễ cưới ngay trong trại. Chúng tôi được một con trai mười tám tháng.<br />

Tôi vẫn nghĩ đến đứa con mà tôi đã phải cho đi, băn khoăn không biết nó đã trôi dạt về đâu. Không ngờ<br />

trời run rủi, tôi được gặp lại nó. Tôi đã nhận ra những nét nó giống bố nó và nhất là vết đỏ trên mông<br />

nó. Tôi sung sướng như vừa tìm thấy thiên đàng. Tôi cám ơn ông bà đã thương yêu nó hết lòng. Thôi<br />

thì số trời cho nó được sống có bấy lâu. Nhưng nó đã mang lại bao nhiêu là tình thương cho ông bà và<br />

cho tôi. Tôi không có gì hối tiếc nữa. Cám ơn ông bà đã cho tôi được gần gũi với nó trong gần một năm<br />

nay.”


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 58<br />

Bà Kriege nghẹn ngào không nói được gì. Mãi một lúc sau, bà mới lấy lại được bình tĩnh, nắm<br />

chặt lấy tay Chi, nói: “Chúng tôi cũng cám ơn cô rất nhiều.”<br />

Hai người đàn bà bịn rịn như không muốn rời nhau ra. Hai người đàn bà đã gặp nhau vì tình yêu<br />

một đứa trẻ. Đứa trẻ đó không còn ở trên trần gian này nữa. Nhưng hai người còn quấn quyện với nhau<br />

trong một tình thương cho đứa trẻ đã ra đi.<br />

Phút từ biệt đã tới. Hai người mẹ bước đi, mỗi người một ngả. Được một quãng hai người quay<br />

đầu nhìn lại nhau một lần cuối, mỗi người mang theo một nỗi niềm riêng. ■<br />

<br />

<strong>The</strong> Metamorphosis<br />

by Franz Kafka (1883 – 1924)<br />

Translated by David Wyllie<br />

I<br />

One morning, when Gregor Samsa woke from troubled dreams, he found himself transformed in his<br />

bed into a horrible vermin. He lay on his armour-like back, and if he lifted his head a little he could see<br />

his brown belly, slightly domed and divided by arches into stiff sections. <strong>The</strong> bedding was hardly able<br />

to cover it and seemed ready to slide off any moment. His many legs, pitifully thin compared with the<br />

size of the rest of him, waved about helplessly as he looked.<br />

"What's happened to me?" he thought. It wasn't a dream. His room, a proper human room although a<br />

little too small, lay peacefully between its four familiar walls. A collection of textile samples lay spread<br />

out on the table - Samsa was a travelling salesman - and above it there hung a picture that he had<br />

recently cut out of an illustrated magazine and housed in a nice, gilded frame. It showed a lady fitted<br />

out with a fur hat and fur boa who sat upright, raising a heavy fur muff that covered the whole of her<br />

lower arm towards the viewer.<br />

Gregor then turned to look out the window at the dull weather. Drops of rain could be heard hitting the<br />

pane, which made him feel quite sad. "How about if I sleep a little bit longer and forget all this<br />

nonsense", he thought, but that was something he was unable to do because he was used to sleeping on<br />

his right, and in his present state couldn't get into that position. However hard he threw himself onto his<br />

right, he always rolled back to where he was. He must have tried it a hundred times, shut his eyes so<br />

that he wouldn't have to look at the floundering legs, and only stopped when he began to feel a mild,<br />

dull pain there that he had never felt before.<br />

"Oh, God", he thought, "what a strenuous career it is that I've chosen! Travelling day in and day out.<br />

Doing business like this takes much more effort than doing your own business at home, and on top of<br />

that there's the curse of travelling, worries about making train connections, bad and irregular food,<br />

contact with different people all the time so that you can never get to know anyone or become friendly<br />

with them. It can all go to Hell!" He felt a slight itch up on his belly; pushed himself slowly up on his<br />

back towards the headboard so that he could lift his head better; found where the itch was, and saw that<br />

it was covered with lots of little white spots which he didn't know what to make of; and when he tried<br />

to feel the place with one of his legs he drew it quickly back because as soon as he touched it he was


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 59<br />

overcome by a cold shudder.<br />

He slid back into his former position. "Getting up early all the time", he thought, "it makes you stupid.<br />

You've got to get enough sleep. Other travelling salesmen live a life of luxury. For instance, whenever I<br />

go back to the guest house during the morning to copy out the contract, these gentlemen are always still<br />

sitting there eating their breakfasts. I ought to just try that with my boss; I'd get kicked out on the spot.<br />

But who knows, maybe that would be the best thing for me. If I didn't have my parents to think about<br />

I'd have given in my notice a long time ago, I'd have gone up to the boss and told him just what I think,<br />

tell him everything I would, let him know just what I feel. He'd fall right off his desk! And it's a funny<br />

sort of business to be sitting up there at your desk, talking down at your subordinates from up there,<br />

especially when you have to go right up close because the boss is hard of hearing. Well, there's still<br />

some hope; once I've got the money together to pay off my parents' debt to him - another five or six<br />

years I suppose - that's definitely what I'll do. That's when I'll make the big change. First of all though,<br />

I've got to get up, my train leaves at five."<br />

And he looked over at the alarm clock, ticking on the chest of drawers. "God in Heaven!" he thought. It<br />

was half past six and the hands were quietly moving forwards, it was even later than half past, more<br />

like quarter to seven. Had the alarm clock not rung? He could see from the bed that it had been set for<br />

four o'clock as it should have been; it certainly must have rung. Yes, but was it possible to quietly sleep<br />

through that furniture-rattling noise? True, he had not slept peacefully, but probably all the more deeply<br />

because of that. What should he do now? <strong>The</strong> next train went at seven; if he were to catch that he<br />

would have to rush like mad and the collection of samples was still not packed, and he did not at all<br />

feel particularly fresh and lively. And even if he did catch the train he would not avoid his boss's anger<br />

as the office assistant would have been there to see the five o'clock train go, he would have put in his<br />

report about Gregor's not being there a long time ago. <strong>The</strong> office assistant was the boss's man,<br />

spineless, and with no understanding. What about if he reported sick? But that would be extremely<br />

strained and suspicious as in fifteen years of service Gregor had never once yet been ill. His boss would<br />

certainly come round with the doctor from the medical insurance company, accuse his parents of<br />

having a lazy son, and accept the doctor's recommendation not to make any claim as the doctor<br />

believed that no-one was ever ill but that many were workshy. And what's more, would he have been<br />

entirely wrong in this case? Gregor did in fact, apart from excessive sleepiness after sleeping for so<br />

long, feel completely well and even felt much hungrier than usual.<br />

He was still hurriedly thinking all this through, unable to decide to get out of the bed, when the clock<br />

struck quarter to seven. <strong>The</strong>re was a cautious knock at the door near his head. "Gregor", somebody<br />

called - it was his mother - "it's quarter to seven. Didn't you want to go somewhere?" That gentle voice!<br />

Gregor was shocked when he heard his own voice answering, it could hardly be recognised as the voice<br />

he had had before. As if from deep inside him, there was a painful and uncontrollable squeaking mixed<br />

in with it, the words could be made out at first but then there was a sort of echo which made them<br />

unclear, leaving the hearer unsure whether he had heard properly or not. Gregor had wanted to give a<br />

full answer and explain everything, but in the circumstances contented himself with saying: "Yes,<br />

mother, yes, thank-you, I'm getting up now." <strong>The</strong> change in Gregor's voice probably could not be<br />

noticed outside through the wooden door, as his mother was satisfied with this explanation and shuffled<br />

away. But this short conversation made the other members of the family aware that Gregor, against<br />

their expectations was still at home, and soon his father came knocking at one of the side doors, gently,<br />

but with his fist. "Gregor, Gregor", he called, "what's wrong?" And after a short while he called again<br />

with a warning deepness in his voice: "Gregor! Gregor!" At the other side door his sister came<br />

plaintively: "Gregor? Aren't you well? Do you need anything?" Gregor answered to both sides: "I'm<br />

ready, now", making an effort to remove all the strangeness from his voice by enunciating very


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 60<br />

carefully and putting long pauses between each, individual word. His father went back to his breakfast,<br />

but his sister whispered: "Gregor, open the door, I beg of you." Gregor, however, had no thought of<br />

opening the door, and instead congratulated himself for his cautious habit, acquired from his travelling,<br />

of locking all doors at night even when he was at home.<br />

<strong>The</strong> first thing he wanted to do was to get up in peace without being disturbed, to get dressed, and most<br />

of all to have his breakfast. Only then would he consider what to do next, as he was well aware that he<br />

would not bring his thoughts to any sensible conclusions by lying in bed. He remembered that he had<br />

often felt a slight pain in bed, perhaps caused by lying awkwardly, but that had always turned out to be<br />

pure imagination and he wondered how his imaginings would slowly resolve themselves today. He did<br />

not have the slightest doubt that the change in his voice was nothing more than the first sign of a<br />

serious cold, which was an occupational hazard for travelling salesmen.<br />

It was a simple matter to throw off the covers; he only had to blow himself up a little and they fell off<br />

by themselves. But it became difficult after that, especially as he was so exceptionally broad. He would<br />

have used his arms and his hands to push himself up; but instead of them he only had all those little<br />

legs continuously moving in different directions, and which he was moreover unable to control. If he<br />

wanted to bend one of them, then that was the first one that would stretch itself out; and if he finally<br />

managed to do what he wanted with that leg, all the others seemed to be set free and would move about<br />

painfully. "This is something that can't be done in bed", Gregor said to himself, "so don't keep trying to<br />

do it".<br />

<strong>The</strong> first thing he wanted to do was get the lower part of his body out of the bed, but he had never seen<br />

this lower part, and could not imagine what it looked like; it turned out to be too hard to move; it went<br />

so slowly; and finally, almost in a frenzy, when he carelessly shoved himself forwards with all the force<br />

he could gather, he chose the wrong direction, hit hard against the lower bedpost, and learned from the<br />

burning pain he felt that the lower part of his body might well, at present, be the most sensitive.<br />

So then he tried to get the top part of his body out of the bed first, carefully turning his head to the side.<br />

This he managed quite easily, and despite its breadth and its weight, the bulk of his body eventually<br />

followed slowly in the direction of the head. But when he had at last got his head out of the bed and<br />

into the fresh air it occurred to him that if he let himself fall it would be a miracle if his head were not<br />

injured, so he became afraid to carry on pushing himself forward the same way. And he could not<br />

knock himself out now at any price; better to stay in bed than lose consciousness.<br />

It took just as much effort to get back to where he had been earlier, but when he lay there sighing, and<br />

was once more watching his legs as they struggled against each other even harder than before, if that<br />

was possible, he could think of no way of bringing peace and order to this chaos. He told himself once<br />

more that it was not possible for him to stay in bed and that the most sensible thing to do would be to<br />

get free of it in whatever way he could at whatever sacrifice. At the same time, though, he did not<br />

forget to remind himself that calm consideration was much better than rushing to desperate<br />

conclusions. At times like this he would direct his eyes to the window and look out as clearly as he<br />

could, but unfortunately, even the other side of the narrow street was enveloped in morning fog and the<br />

view had little confidence or cheer to offer him. "Seven o'clock, already", he said to himself when the<br />

clock struck again, "seven o'clock, and there's still a fog like this." And he lay there quietly a while<br />

longer, breathing lightly as if he perhaps expected the total stillness to bring things back to their real<br />

and natural state.<br />

But then he said to himself: "Before it strikes quarter past seven I'll definitely have to have got properly<br />

out of bed. And by then somebody will have come round from work to ask what's happened to me as<br />

well, as they open up at work before seven o'clock." And so he set himself to the task of swinging the


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 61<br />

entire length of his body out of the bed all at the same time. If he succeeded in falling out of bed in this<br />

way and kept his head raised as he did so he could probably avoid injuring it. His back seemed to be<br />

quite hard, and probably nothing would happen to it falling onto the carpet. His main concern was for<br />

the loud noise he was bound to make, and which even through all the doors would probably raise<br />

concern if not alarm. But it was something that had to be risked.<br />

When Gregor was already sticking half way out of the bed - the new method was more of a game than<br />

an effort, all he had to do was rock back and forth - it occurred to him how simple everything would be<br />

if somebody came to help him. Two strong people - he had his father and the maid in mind - would<br />

have been more than enough; they would only have to push their arms under the dome of his back, peel<br />

him away from the bed, bend down with the load and then be patient and careful as he swang over onto<br />

the floor, where, hopefully, the little legs would find a use. Should he really call for help though, even<br />

apart from the fact that all the doors were locked? Despite all the difficulty he was in, he could not<br />

suppress a smile at this thought.<br />

After a while he had already moved so far across that it would have been hard for him to keep his<br />

balance if he rocked too hard. <strong>The</strong> time was now ten past seven and he would have to make a final<br />

decision very soon. <strong>The</strong>n there was a ring at the door of the flat. "That'll be someone from work", he<br />

said to himself, and froze very still, although his little legs only became all the more lively as they<br />

danced around. For a moment everything remained quiet. "<strong>The</strong>y're not opening the door", Gregor said<br />

to himself, caught in some nonsensical hope. But then of course, the maid's firm steps went to the door<br />

as ever and opened it. Gregor only needed to hear the visitor's first words of greeting and he knew who<br />

it was - the chief clerk himself. Why did Gregor have to be the only one condemned to work for a<br />

company where they immediately became highly suspicious at the slightest shortcoming? Were all<br />

employees, every one of them, louts, was there not one of them who was faithful and devoted who<br />

would go so mad with pangs of conscience that he couldn't get out of bed if he didn't spend at least a<br />

couple of hours in the morning on company business? Was it really not enough to let one of the trainees<br />

make enquiries - assuming enquiries were even necessary - did the chief clerk have to come himself,<br />

and did they have to show the whole, innocent family that this was so suspicious that only the chief<br />

clerk could be trusted to have the wisdom to investigate it? And more because these thoughts had made<br />

him upset than through any proper decision, he swang himself with all his force out of the bed. <strong>The</strong>re<br />

was a loud thump, but it wasn't really a loud noise. His fall was softened a little by the carpet, and<br />

Gregor's back was also more elastic than he had thought, which made the sound muffled and not too<br />

noticeable. He had not held his head carefully enough, though, and hit it as he fell; annoyed and in<br />

pain, he turned it and rubbed it against the carpet.<br />

"Something's fallen down in there", said the chief clerk in the room on the left. Gregor tried to imagine<br />

whether something of the sort that had happened to him today could ever happen to the chief clerk too;<br />

you had to concede that it was possible. But as if in gruff reply to this question, the chief clerk's firm<br />

footsteps in his highly polished boots could now be heard in the adjoining room. From the room on his<br />

right, Gregor's sister whispered to him to let him know: "Gregor, the chief clerk is here." "Yes, I know",<br />

said Gregor to himself; but without daring to raise his voice loud enough for his sister to hear him.<br />

"Gregor", said his father now from the room to his left, "the chief clerk has come round and wants to<br />

know why you didn't leave on the early train. We don't know what to say to him. And anyway, he wants<br />

to speak to you personally. So please open up this door. I'm sure he'll be good enough to forgive the<br />

untidiness of your room." <strong>The</strong>n the chief clerk called "Good morning, Mr. Samsa". "He isn't well", said<br />

his mother to the chief clerk, while his father continued to speak through the door. "He isn't well, please<br />

believe me. Why else would Gregor have missed a train! <strong>The</strong> lad only ever thinks about the business. It


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 62<br />

nearly makes me cross the way he never goes out in the evenings; he's been in town for a week now but<br />

stayed home every evening. He sits with us in the kitchen and just reads the paper or studies train<br />

timetables. His idea of relaxation is working with his fretsaw. He's made a little frame, for instance, it<br />

only took him two or three evenings, you'll be amazed how nice it is; it's hanging up in his room; you'll<br />

see it as soon as Gregor opens the door. Anyway, I'm glad you're here; we wouldn't have been able to<br />

get Gregor to open the door by ourselves; he's so stubborn; and I'm sure he isn't well, he said this<br />

morning that he is, but he isn't." "I'll be there in a moment", said Gregor slowly and thoughtfully, but<br />

without moving so that he would not miss any word of the conversation. "Well I can't think of any<br />

other way of explaining it, Mrs. Samsa", said the chief clerk, "I hope it's nothing serious. But on the<br />

other hand, I must say that if we people in commerce ever become slightly unwell then, fortunately or<br />

unfortunately as you like, we simply have to overcome it because of business considerations." "Can the<br />

chief clerk come in to see you now then?", asked his father impatiently, knocking at the door again.<br />

"No", said Gregor. In the room on his right there followed a painful silence; in the room on his left his<br />

sister began to cry.<br />

So why did his sister not go and join the others? She had probably only just got up and had not even<br />

begun to get dressed. And why was she crying? Was it because he had not got up, and had not let the<br />

chief clerk in, because he was in danger of losing his job and if that happened his boss would once<br />

more pursue their parents with the same demands as before? <strong>The</strong>re was no need to worry about things<br />

like that yet. Gregor was still there and had not the slightest intention of abandoning his family. For the<br />

time being he just lay there on the carpet, and no-one who knew the condition he was in would<br />

seriously have expected him to let the chief clerk in. It was only a minor discourtesy, and a suitable<br />

excuse could easily be found for it later on, it was not something for which Gregor could be sacked on<br />

the spot. And it seemed to Gregor much more sensible to leave him now in peace instead of disturbing<br />

him with talking at him and crying. But the others didn't know what was happening, they were worried,<br />

that would excuse their behaviour.<br />

<strong>The</strong> chief clerk now raised his voice, "Mr. Samsa", he called to him, "what is wrong? You barricade<br />

yourself in your room, give us no more than yes or no for an answer, you are causing serious and<br />

unnecessary concern to your parents and you fail - and I mention this just by the way - you fail to carry<br />

out your business duties in a way that is quite unheard of. I'm speaking here on behalf of your parents<br />

and of your employer, and really must request a clear and immediate explanation. I am astonished,<br />

quite astonished. I thought I knew you as a calm and sensible person, and now you suddenly seem to be<br />

showing off with peculiar whims. This morning, your employer did suggest a possible reason for your<br />

failure to appear, it's true - it had to do with the money that was recently entrusted to you - but I came<br />

near to giving him my word of honour that that could not be the right explanation. But now that I see<br />

your incomprehensible stubbornness I no longer feel any wish whatsoever to intercede on your behalf.<br />

And nor is your position all that secure. I had originally intended to say all this to you in private, but<br />

since you cause me to waste my time here for no good reason I don't see why your parents should not<br />

also learn of it. Your turnover has been very unsatisfactory of late; I grant you that it's not the time of<br />

year to do especially good business, we recognise that; but there simply is no time of year to do no<br />

business at all, Mr. Samsa, we cannot allow there to be."<br />

"But Sir", called Gregor, beside himself and forgetting all else in the excitement, "I'll open up<br />

immediately, just a moment. I'm slightly unwell, an attack of dizziness, I haven't been able to get up.<br />

I'm still in bed now. I'm quite fresh again now, though. I'm just getting out of bed. Just a moment. Be<br />

patient! It's not quite as easy as I'd thought. I'm quite alright now, though. It's shocking, what can<br />

suddenly happen to a person! I was quite alright last night, my parents know about it, perhaps better<br />

than me, I had a small symptom of it last night already. <strong>The</strong>y must have noticed it. I don't know why I


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 63<br />

didn't let you know at work! But you always think you can get over an illness without staying at home.<br />

Please, don't make my parents suffer! <strong>The</strong>re's no basis for any of the accusations you're making;<br />

nobody's ever said a word to me about any of these things. Maybe you haven't read the latest contracts I<br />

sent in. I'll set off with the eight o'clock train, as well, these few hours of rest have given me strength.<br />

You don't need to wait, sir; I'll be in the office soon after you, and please be so good as to tell that to the<br />

boss and recommend me to him!"<br />

And while Gregor gushed out these words, hardly knowing what he was saying, he made his way over<br />

to the chest of drawers - this was easily done, probably because of the practise he had already had in<br />

bed - where he now tried to get himself upright. He really did want to open the door, really did want to<br />

let them see him and to speak with the chief clerk; the others were being so insistent, and he was<br />

curious to learn what they would say when they caught sight of him. If they were shocked then it would<br />

no longer be Gregor's responsibility and he could rest. If, however, they took everything calmly he<br />

would still have no reason to be upset, and if he hurried he really could be at the station for eight<br />

o'clock. <strong>The</strong> first few times he tried to climb up on the smooth chest of drawers he just slid down again,<br />

but he finally gave himself one last swing and stood there upright; the lower part of his body was in<br />

serious pain but he no longer gave any attention to it. Now he let himself fall against the back of a<br />

nearby chair and held tightly to the edges of it with his little legs. By now he had also calmed down,<br />

and kept quiet so that he could listen to what the chief clerk was saying.<br />

"Did you understand a word of all that?" the chief clerk asked his parents, "surely he's not trying to<br />

make fools of us". "Oh, God!" called his mother, who was already in tears, "he could be seriously ill<br />

and we're making him suffer. Grete! Grete!" she then cried. "Mother?" his sister called from the other<br />

side. <strong>The</strong>y communicated across Gregor's room. "You'll have to go for the doctor straight away. Gregor<br />

is ill. Quick, get the doctor. Did you hear the way Gregor spoke just now?" "That was the voice of an<br />

animal", said the chief clerk, with a calmness that was in contrast with his mother's screams. "Anna!<br />

Anna!" his father called into the kitchen through the entrance hall, clapping his hands, "get a locksmith<br />

here, now!" And the two girls, their skirts swishing, immediately ran out through the hall, wrenching<br />

open the front door of the flat as they went. How had his sister managed to get dressed so quickly?<br />

<strong>The</strong>re was no sound of the door banging shut again; they must have left it open; people often do in<br />

homes where something awful has happened.<br />

Gregor, in contrast, had become much calmer. So they couldn't understand his words any more,<br />

although they seemed clear enough to him, clearer than before - perhaps his ears had become used to<br />

the sound. <strong>The</strong>y had realised, though, that there was something wrong with him, and were ready to<br />

help. <strong>The</strong> first response to his situation had been confident and wise, and that made him feel better. He<br />

felt that he had been drawn back in among people, and from the doctor and the locksmith he expected<br />

great and surprising achievements - although he did not really distinguish one from the other. Whatever<br />

was said next would be crucial, so, in order to make his voice as clear as possible, he coughed a little,<br />

but taking care to do this not too loudly as even this might well sound different from the way that a<br />

human coughs and he was no longer sure he could judge this for himself. Meanwhile, it had become<br />

very quiet in the next room. Perhaps his parents were sat at the table whispering with the chief clerk, or<br />

perhaps they were all pressed against the door and listening.<br />

Gregor slowly pushed his way over to the door with the chair. Once there he let go of it and threw<br />

himself onto the door, holding himself upright against it using the adhesive on the tips of his legs. He<br />

rested there a little while to recover from the effort involved and then set himself to the task of turning<br />

the key in the lock with his mouth. He seemed, unfortunately, to have no proper teeth - how was he,<br />

then, to grasp the key? - but the lack of teeth was, of course, made up for with a very strong jaw; using


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 64<br />

the jaw, he really was able to start the key turning, ignoring the fact that he must have been causing<br />

some kind of damage as a brown fluid came from his mouth, flowed over the key and dripped onto the<br />

floor. "Listen", said the chief clerk in the next room, "he's turning the key." Gregor was greatly<br />

encouraged by this; but they all should have been calling to him, his father and his mother too: "Well<br />

done, Gregor", they should have cried, "keep at it, keep hold of the lock!" And with the idea that they<br />

were all excitedly following his efforts, he bit on the key with all his strength, paying no attention to<br />

the pain he was causing himself. As the key turned round he turned around the lock with it, only<br />

holding himself upright with his mouth, and hung onto the key or pushed it down again with the whole<br />

weight of his body as needed. <strong>The</strong> clear sound of the lock as it snapped back was Gregor's sign that he<br />

could break his concentration, and as he regained his breath he said to himself: "So, I didn't need the<br />

locksmith after all". <strong>The</strong>n he lay his head on the handle of the door to open it completely.<br />

Because he had to open the door in this way, it was already wide open before he could be seen. He had<br />

first to slowly turn himself around one of the double doors, and he had to do it very carefully if he did<br />

not want to fall flat on his back before entering the room. He was still occupied with this difficult<br />

movement, unable to pay attention to anything else, when he heard the chief clerk exclaim a loud<br />

"Oh!", which sounded like the soughing of the wind. Now he also saw him - he was the nearest to the<br />

door - his hand pressed against his open mouth and slowly retreating as if driven by a steady and<br />

invisible force. Gregor's mother, her hair still dishevelled from bed despite the chief clerk's being there,<br />

looked at his father. <strong>The</strong>n she unfolded her arms, took two steps forward towards Gregor and sank<br />

down onto the floor into her skirts that spread themselves out around her as her head disappeared down<br />

onto her breast. His father looked hostile, and clenched his fists as if wanting to knock Gregor back into<br />

his room. <strong>The</strong>n he looked uncertainly round the living room, covered his eyes with his hands and wept<br />

so that his powerful chest shook.<br />

So Gregor did not go into the room, but leant against the inside of the other door which was still held<br />

bolted in place. In this way only half of his body could be seen, along with his head above it which he<br />

leant over to one side as he peered out at the others. Meanwhile the day had become much lighter; part<br />

of the endless, grey-black building on the other side of the street - which was a hospital - could be seen<br />

quite clearly with the austere and regular line of windows piercing its façade; the rain was still falling,<br />

now throwing down large, individual droplets which hit the ground one at a time. <strong>The</strong> washing up from<br />

breakfast lay on the table; there was so much of it because, for Gregor's father, breakfast was the most<br />

important meal of the day and he would stretch it out for several hours as he sat reading a number of<br />

different newspapers. On the wall exactly opposite there was photograph of Gregor when he was a<br />

lieutenant in the army, his sword in his hand and a carefree smile on his face as he called forth respect<br />

for his uniform and bearing. <strong>The</strong> door to the entrance hall was open and as the front door of the flat was<br />

also open he could see onto the landing and the stairs where they began their way down below.<br />

"Now, then", said Gregor, well aware that he was the only one to have kept calm, "I'll get dressed<br />

straight away now, pack up my samples and set off. Will you please just let me leave? You can see", he<br />

said to the chief clerk, "that I'm not stubborn and like I like to do my job; being a commercial traveller<br />

is arduous but without travelling I couldn't earn my living. So where are you going, in to the office?<br />

Yes? Will you report everything accurately, then? It's quite possible for someone to be temporarily<br />

unable to work, but that's just the right time to remember what's been achieved in the past and consider<br />

that later on, once the difficulty has been removed, he will certainly work with all the more diligence<br />

and concentration. You're well aware that I'm seriously in debt to our employer as well as having to<br />

look after my parents and my sister, so that I'm trapped in a difficult situation, but I will work my way<br />

out of it again. Please don't make things any harder for me than they are already, and don't take sides<br />

against me at the office. I know that nobody likes the travellers. <strong>The</strong>y think we earn an enormous wage


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 65<br />

as well as having a soft time of it. That's just prejudice but they have no particular reason to think better<br />

it. But you, sir, you have a better overview than the rest of the staff, in fact, if I can say this in<br />

confidence, a better overview than the boss himself - it's very easy for a businessman like him to make<br />

mistakes about his employees and judge them more harshly than he should. And you're also well aware<br />

that we travellers spend almost the whole year away from the office, so that we can very easily fall<br />

victim to gossip and chance and groundless complaints, and it's almost impossible to defend yourself<br />

from that sort of thing, we don't usually even hear about them, or if at all it's when we arrive back home<br />

exhausted from a trip, and that's when we feel the harmful effects of what's been going on without even<br />

knowing what caused them. Please, don't go away, at least first say something to show that you grant<br />

that I'm at least partly right!"<br />

But the chief clerk had turned away as soon as Gregor had started to speak, and, with protruding lips,<br />

only stared back at him over his trembling shoulders as he left. He did not keep still for a moment<br />

while Gregor was speaking, but moved steadily towards the door without taking his eyes off him. He<br />

moved very gradually, as if there had been some secret prohibition on leaving the room. It was only<br />

when he had reached the entrance hall that he made a sudden movement, drew his foot from the living<br />

room, and rushed forward in a panic. In the hall, he stretched his right hand far out towards the stairway<br />

as if out there, there were some supernatural force waiting to save him.<br />

Gregor realised that it was out of the question to let the chief clerk go away in this mood if his position<br />

in the firm was not to be put into extreme danger. That was something his parents did not understand<br />

very well; over the years, they had become convinced that this job would provide for Gregor for his<br />

entire life, and besides, they had so much to worry about at present that they had lost sight of any<br />

thought for the future. Gregor, though, did think about the future. <strong>The</strong> chief clerk had to be held back,<br />

calmed down, convinced and finally won over; the future of Gregor and his family depended on it! If<br />

only his sister were here! She was clever; she was already in tears while Gregor was still lying<br />

peacefully on his back. And the chief clerk was a lover of women, surely she could persuade him; she<br />

would close the front door in the entrance hall and talk him out of his shocked state. But his sister was<br />

not there, Gregor would have to do the job himself. And without considering that he still was not<br />

familiar with how well he could move about in his present state, or that his speech still might not - or<br />

probably would not - be understood, he let go of the door; pushed himself through the opening; tried to<br />

reach the chief clerk on the landing who, ridiculously, was holding on to the banister with both hands;<br />

but Gregor fell immediately over and, with a little scream as he sought something to hold onto, landed<br />

on his numerous little legs. Hardly had that happened than, for the first time that day, he began to feel<br />

alright with his body; the little legs had the solid ground under them; to his pleasure, they did exactly as<br />

he told them; they were even making the effort to carry him where he wanted to go; and he was soon<br />

believing that all his sorrows would soon be finally at an end. He held back the urge to move but<br />

swayed from side to side as he crouched there on the floor. His mother was not far away in front of him<br />

and seemed, at first, quite engrossed in herself, but then she suddenly jumped up with her arms<br />

outstretched and her fingers spread shouting: "Help, for pity's sake, Help!" <strong>The</strong> way she held her head<br />

suggested she wanted to see Gregor better, but the unthinking way she was hurrying backwards showed<br />

that she did not; she had forgotten that the table was behind her with all the breakfast things on it; when<br />

she reached the table she sat quickly down on it without knowing what she was doing; without even<br />

seeming to notice that the coffee pot had been knocked over and a gush of coffee was pouring down<br />

onto the carpet.<br />

"Mother, mother", said Gregor gently, looking up at her. He had completely forgotten the chief clerk for<br />

the moment, but could not help himself snapping in the air with his jaws at the sight of the flow of<br />

coffee. That set his mother screaming anew, she fled from the table and into the arms of his father as he


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 66<br />

rushed towards her. Gregor, though, had no time to spare for his parents now; the chief clerk had<br />

already reached the stairs; with his chin on the banister, he looked back for the last time. Gregor made a<br />

run for him; he wanted to be sure of reaching him; the chief clerk must have expected something, as he<br />

leapt down several steps at once and disappeared; his shouts resounding all around the staircase. <strong>The</strong><br />

flight of the chief clerk seemed, unfortunately, to put Gregor's father into a panic as well. Until then he<br />

had been relatively self controlled, but now, instead of running after the chief clerk himself, or at least<br />

not impeding Gregor as he ran after him, Gregor's father seized the chief clerk's stick in his right hand<br />

(the chief clerk had left it behind on a chair, along with his hat and overcoat), picked up a large<br />

newspaper from the table with his left, and used them to drive Gregor back into his room, stamping his<br />

foot at him as he went. Gregor's appeals to his father were of no help, his appeals were simply not<br />

understood, however much he humbly turned his head his father merely stamped his foot all the harder.<br />

Across the room, despite the chilly weather, Gregor's mother had pulled open a window, leant far out of<br />

it and pressed her hands to her face. A strong draught of air flew in from the street towards the stairway,<br />

the curtains flew up, the newspapers on the table fluttered and some of them were blown onto the floor.<br />

Nothing would stop Gregor's father as he drove him back, making hissing noises at him like a wild<br />

man. Gregor had never had any practice in moving backwards and was only able to go very slowly. If<br />

Gregor had only been allowed to turn round he would have been back in his room straight away, but he<br />

was afraid that if he took the time to do that his father would become impatient, and there was the<br />

threat of a lethal blow to his back or head from the stick in his father's hand any moment. Eventually,<br />

though, Gregor realised that he had no choice as he saw, to his disgust, that he was quite incapable of<br />

going backwards in a straight line; so he began, as quickly as possible and with frequent anxious<br />

glances at his father, to turn himself round. It went very slowly, but perhaps his father was able to see<br />

his good intentions as he did nothing to hinder him, in fact now and then he used the tip of his stick to<br />

give directions from a distance as to which way to turn. If only his father would stop that unbearable<br />

hissing! It was making Gregor quite confused. When he had nearly finished turning round, still<br />

listening to that hissing, he made a mistake and turned himself back a little the way he had just come.<br />

He was pleased when he finally had his head in front of the doorway, but then saw that it was too<br />

narrow, and his body was too broad to get through it without further difficulty. In his present mood, it<br />

obviously did not occur to his father to open the other of the double doors so that Gregor would have<br />

enough space to get through. He was merely fixed on the idea that Gregor should be got back into his<br />

room as quickly as possible. Nor would he ever have allowed Gregor the time to get himself upright as<br />

preparation for getting through the doorway. What he did, making more noise than ever, was to drive<br />

Gregor forwards all the harder as if there had been nothing in the way; it sounded to Gregor as if there<br />

was now more than one father behind him; it was not a pleasant experience, and Gregor pushed himself<br />

into the doorway without regard for what might happen. One side of his body lifted itself, he lay at an<br />

angle in the doorway, one flank scraped on the white door and was painfully injured, leaving vile<br />

brown flecks on it, soon he was stuck fast and would not have been able to move at all by himself, the<br />

little legs along one side hung quivering in the air while those on the other side were pressed painfully<br />

against the ground. <strong>The</strong>n his father gave him a hefty shove from behind which released him from where<br />

he was held and sent him flying, and heavily bleeding, deep into his room. <strong>The</strong> door was slammed shut<br />

with the stick, then, finally, all was quiet.<br />

II<br />

It was not until it was getting dark that evening that Gregor awoke from his deep and coma-like sleep.<br />

He would have woken soon afterwards anyway even if he hadn't been disturbed, as he had had enough<br />

sleep and felt fully rested. But he had the impression that some hurried steps and the sound of the door<br />

leading into the front room being carefully shut had woken him. <strong>The</strong> light from the electric street lamps


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 67<br />

shone palely here and there onto the ceiling and tops of the furniture, but down below, where Gregor<br />

was, it was dark. He pushed himself over to the door, feeling his way clumsily with his antennae - of<br />

which he was now beginning to learn the value - in order to see what had been happening there. <strong>The</strong><br />

whole of his left side seemed like one, painfully stretched scar, and he limped badly on his two rows of<br />

legs. One of the legs had been badly injured in the events of that morning - it was nearly a miracle that<br />

only one of them had been - and dragged along lifelessly.<br />

It was only when he had reached the door that he realised what it actually was that had drawn him over<br />

to it; it was the smell of something to eat. By the door there was a dish filled with sweetened milk with<br />

little pieces of white bread floating in it. He was so pleased he almost laughed, as he was even hungrier<br />

than he had been that morning, and immediately dipped his head into the milk, nearly covering his eyes<br />

with it. But he soon drew his head back again in disappointment; not only did the pain in his tender left<br />

side make it difficult to eat the food - he was only able to eat if his whole body worked together as a<br />

snuffling whole - but the milk did not taste at all nice. Milk like this was normally his favourite drink,<br />

and his sister had certainly left it there for him because of that, but he turned, almost against his own<br />

will, away from the dish and crawled back into the centre of the room.<br />

Through the crack in the door, Gregor could see that the gas had been lit in the living room. His father<br />

at this time would normally be sat with his evening paper, reading it out in a loud voice to Gregor's<br />

mother, and sometimes to his sister, but there was now not a sound to be heard. Gregor's sister would<br />

often write and tell him about this reading, but maybe his father had lost the habit in recent times. It<br />

was so quiet all around too, even though there must have been somebody in the flat. "What a quiet life<br />

it is the family lead", said Gregor to himself, and, gazing into the darkness, felt a great pride that he<br />

was able to provide a life like that in such a nice home for his sister and parents. But what now, if all<br />

this peace and wealth and comfort should come to a horrible and frightening end? That was something<br />

that Gregor did not want to think about too much, so he started to move about, crawling up and down<br />

the room.<br />

Once during that long evening, the door on one side of the room was opened very slightly and hurriedly<br />

closed again; later on the door on the other side did the same; it seemed that someone needed to enter<br />

the room but thought better of it. Gregor went and waited immediately by the door, resolved either to<br />

bring the timorous visitor into the room in some way or at least to find out who it was; but the door was<br />

opened no more that night and Gregor waited in vain. <strong>The</strong> previous morning while the doors were<br />

locked everyone had wanted to get in there to him, but now, now that he had opened up one of the<br />

doors and the other had clearly been unlocked some time during the day, no-one came, and the keys<br />

were in the other sides.<br />

It was not until late at night that the gaslight in the living room was put out, and now it was easy to see<br />

that parents and sister had stayed awake all that time, as they all could be distinctly heard as they went<br />

away together on tip-toe. It was clear that no-one would come into Gregor's room any more until<br />

morning; that gave him plenty of time to think undisturbed about how he would have to re-arrange his<br />

life. For some reason, the tall, empty room where he was forced to remain made him feel uneasy as he<br />

lay there flat on the floor, even though he had been living in it for five years. Hardly aware of what he<br />

was doing other than a slight feeling of shame, he hurried under the couch. It pressed down on his back<br />

a little, and he was no longer able to lift his head, but he nonetheless felt immediately at ease and his<br />

only regret was that his body was too broad to get it all underneath.<br />

He spent the whole night there. Some of the time he passed in a light sleep, although he frequently<br />

woke from it in alarm because of his hunger, and some of the time was spent in worries and vague<br />

hopes which, however, always led to the same conclusion: for the time being he must remain calm, he


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 68<br />

must show patience and the greatest consideration so that his family could bear the unpleasantness that<br />

he, in his present condition, was forced to impose on them.<br />

Gregor soon had the opportunity to test the strength of his decisions, as early the next morning, almost<br />

before the night had ended, his sister, nearly fully dressed, opened the door from the front room and<br />

looked anxiously in. She did not see him straight away, but when she did notice him under the couch -<br />

he had to be somewhere, for God's sake, he couldn't have flown away - she was so shocked that she lost<br />

control of herself and slammed the door shut again from outside. But she seemed to regret her<br />

behaviour, as she opened the door again straight away and came in on tip-toe as if entering the room of<br />

someone seriously ill or even of a stranger. Gregor had pushed his head forward, right to the edge of<br />

the couch, and watched her. Would she notice that he had left the milk as it was, realise that it was not<br />

from any lack of hunger and bring him in some other food that was more suitable? If she didn't do it<br />

herself he would rather go hungry than draw her attention to it, although he did feel a terrible urge to<br />

rush forward from under the couch, throw himself at his sister's feet and beg her for something good to<br />

eat. However, his sister noticed the full dish immediately and looked at it and the few drops of milk<br />

splashed around it with some surprise. She immediately picked it up - using a rag, not her bare hands -<br />

and carried it out. Gregor was extremely curious as to what she would bring in its place, imagining the<br />

wildest possibilities, but he never could have guessed what his sister, in her goodness, actually did<br />

bring. In order to test his taste, she brought him a whole selection of things, all spread out on an old<br />

newspaper. <strong>The</strong>re were old, half-rotten vegetables; bones from the evening meal, covered in white<br />

sauce that had gone hard; a few raisins and almonds; some cheese that Gregor had declared inedible<br />

two days before; a dry roll and some bread spread with butter and salt. As well as all that she had<br />

poured some water into the dish, which had probably been permanently set aside for Gregor's use, and<br />

placed it beside them. <strong>The</strong>n, out of consideration for Gregor's feelings, as she knew that he would not<br />

eat in front of her, she hurried out again and even turned the key in the lock so that Gregor would know<br />

he could make things as comfortable for himself as he liked. Gregor's little legs whirred, at last he<br />

could eat. What's more, his injuries must already have completely healed as he found no difficulty in<br />

moving. This amazed him, as more than a month earlier he had cut his finger slightly with a knife, he<br />

thought of how his finger had still hurt the day before yesterday. "Am I less sensitive than I used to be,<br />

then?", he thought, and was already sucking greedily at the cheese which had immediately, almost<br />

compellingly, attracted him much more than the other foods on the newspaper. Quickly one after<br />

another, his eyes watering with pleasure, he consumed the cheese, the vegetables and the sauce; the<br />

fresh foods, on the other hand, he didn't like at all, and even dragged the things he did want to eat a<br />

little way away from them because he couldn't stand the smell. Long after he had finished eating and<br />

lay lethargic in the same place, his sister slowly turned the key in the lock as a sign to him that he<br />

should withdraw. He was immediately startled, although he had been half asleep, and he hurried back<br />

under the couch. But he needed great self-control to stay there even for the short time that his sister was<br />

in the room, as eating so much food had rounded out his body a little and he could hardly breathe in<br />

that narrow space. Half suffocating, he watched with bulging eyes as his sister unselfconsciously took a<br />

broom and swept up the left-overs, mixing them in with the food he had not even touched at all as if it<br />

could not be used any more. She quickly dropped it all into a bin, closed it with its wooden lid, and<br />

carried everything out. She had hardly turned her back before Gregor came out again from under the<br />

couch and stretched himself.<br />

This was how Gregor received his food each day now, once in the morning while his parents and the<br />

maid were still asleep, and the second time after everyone had eaten their meal at midday as his parents<br />

would sleep for a little while then as well, and Gregor's sister would send the maid away on some<br />

errand. Gregor's father and mother certainly did not want him to starve either, but perhaps it would


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 69<br />

have been more than they could stand to have any more experience of his feeding than being told about<br />

it, and perhaps his sister wanted to spare them what distress she could as they were indeed suffering<br />

enough.<br />

It was impossible for Gregor to find out what they had told the doctor and the locksmith that first<br />

morning to get them out of the flat. As nobody could understand him, nobody, not even his sister,<br />

thought that he could understand them, so he had to be content to hear his sister's sighs and appeals to<br />

the saints as she moved about his room. It was only later, when she had become a little more used to<br />

everything - there was, of course, no question of her ever becoming fully used to the situation - that<br />

Gregor would sometimes catch a friendly comment, or at least a comment that could be construed as<br />

friendly. "He's enjoyed his dinner today", she might say when he had diligently cleared away all the<br />

food left for him, or if he left most of it, which slowly became more and more frequent, she would<br />

often say, sadly, "now everything's just been left there again".<br />

Although Gregor wasn't able to hear any news directly he did listen to much of what was said in the<br />

next rooms, and whenever he heard anyone speaking he would scurry straight to the appropriate door<br />

and press his whole body against it. <strong>The</strong>re was seldom any conversation, especially at first, that was not<br />

about him in some way, even if only in secret. For two whole days, all the talk at every mealtime was<br />

about what they should do now; but even between meals they spoke about the same subject as there<br />

were always at least two members of the family at home - nobody wanted to be at home by themselves<br />

and it was out of the question to leave the flat entirely empty. And on the very first day the maid had<br />

fallen to her knees and begged Gregor's mother to let her go without delay. It was not very clear how<br />

much she knew of what had happened but she left within a quarter of an hour, tearfully thanking<br />

Gregor's mother for her dismissal as if she had done her an enormous service. She even swore<br />

emphatically not to tell anyone the slightest about what had happened, even though no-one had asked<br />

that of her.<br />

Now Gregor's sister also had to help his mother with the cooking; although that was not so much bother<br />

as no-one ate very much. Gregor often heard how one of them would unsuccessfully urge another to<br />

eat, and receive no more answer than "no thanks, I've had enough" or something similar. No-one drank<br />

very much either. His sister would sometimes ask his father whether he would like a beer, hoping for<br />

the chance to go and fetch it herself. When his father then said nothing she would add, so that he would<br />

not feel selfish, that she could send the housekeeper for it, but then his father would close the matter<br />

with a big, loud "No", and no more would be said.<br />

Even before the first day had come to an end, his father had explained to Gregor's mother and sister<br />

what their finances and prospects were. Now and then he stood up from the table and took some receipt<br />

or document from the little cash box he had saved from his business when it had collapsed five years<br />

earlier. Gregor heard how he opened the complicated lock and then closed it again after he had taken<br />

the item he wanted. What he heard his father say was some of the first good news that Gregor heard<br />

since he had first been incarcerated in his room. He had thought that nothing at all remained from his<br />

father's business, at least he had never told him anything different, and Gregor had never asked him<br />

about it anyway. <strong>The</strong>ir business misfortune had reduced the family to a state of total despair, and<br />

Gregor's only concern at that time had been to arrange things so that they could all forget about it as<br />

quickly as possible. So then he started working especially hard, with a fiery vigour that raised him from<br />

a junior salesman to a travelling representative almost overnight, bringing with it the chance to earn<br />

money in quite different ways. Gregor converted his success at work straight into cash that he could lay<br />

on the table at home for the benefit of his astonished and delighted family. <strong>The</strong>y had been good times<br />

and they had never come again, at least not with the same splendour, even though Gregor had later


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 70<br />

earned so much that he was in a position to bear the costs of the whole family, and did bear them. <strong>The</strong>y<br />

had even got used to it, both Gregor and the family, they took the money with gratitude and he was glad<br />

to provide it, although there was no longer much warm affection given in return. Gregor only remained<br />

close to his sister now. Unlike him, she was very fond of music and a gifted and expressive violinist, it<br />

was his secret plan to send her to the conservatory next year even though it would cause great expense<br />

that would have to be made up for in some other way. During Gregor's short periods in town,<br />

conversation with his sister would often turn to the conservatory but it was only ever mentioned as a<br />

lovely dream that could never be realised. <strong>The</strong>ir parents did not like to hear this innocent talk, but<br />

Gregor thought about it quite hard and decided he would let them know what he planned with a grand<br />

announcement of it on Christmas day.<br />

That was the sort of totally pointless thing that went through his mind in his present state, pressed<br />

upright against the door and listening. <strong>The</strong>re were times when he simply became too tired to continue<br />

listening, when his head would fall wearily against the door and he would pull it up again with a start,<br />

as even the slightest noise he caused would be heard next door and they would all go silent. "What's<br />

that he's doing now", his father would say after a while, clearly having gone over to the door, and only<br />

then would the interrupted conversation slowly be taken up again.<br />

When explaining things, his father repeated himself several times, partly because it was a long time<br />

since he had been occupied with these matters himself and partly because Gregor's mother did not<br />

understand everything first time. From these repeated explanations Gregor learned, to his pleasure, that<br />

despite all their misfortunes there was still some money available from the old days. It was not a lot,<br />

but it had not been touched in the meantime and some interest had accumulated. Besides that, they had<br />

not been using up all the money that Gregor had been bringing home every month, keeping only a little<br />

for himself, so that that, too, had been accumulating. Behind the door, Gregor nodded with enthusiasm<br />

in his pleasure at this unexpected thrift and caution. He could actually have used this surplus money to<br />

reduce his father's debt to his boss, and the day when he could have freed himself from that job would<br />

have come much closer, but now it was certainly better the way his father had done things.<br />

This money, however, was certainly not enough to enable the family to live off the interest; it was<br />

enough to maintain them for, perhaps, one or two years, no more. That's to say, it was money that<br />

should not really be touched but set aside for emergencies; money to live on had to be earned. His<br />

father was healthy but old, and lacking in self confidence. During the five years that he had not been<br />

working - the first holiday in a life that had been full of strain and no success - he had put on a lot of<br />

weight and become very slow and clumsy. Would Gregor's elderly mother now have to go and earn<br />

money? She suffered from asthma and it was a strain for her just to move about the home, every other<br />

day would be spent struggling for breath on the sofa by the open window. Would his sister have to go<br />

and earn money? She was still a child of seventeen, her life up till then had been very enviable,<br />

consisting of wearing nice clothes, sleeping late, helping out in the business, joining in with a few<br />

modest pleasures and most of all playing the violin. Whenever they began to talk of the need to earn<br />

money, Gregor would always first let go of the door and then throw himself onto the cool, leather sofa<br />

next to it, as he became quite hot with shame and regret.<br />

He would often lie there the whole night through, not sleeping a wink but scratching at the leather for<br />

hours on end. Or he might go to all the effort of pushing a chair to the window, climbing up onto the<br />

sill and, propped up in the chair, leaning on the window to stare out of it. He had used to feel a great<br />

sense of freedom from doing this, but doing it now was obviously something more remembered than<br />

experienced, as what he actually saw in this way was becoming less distinct every day, even things that<br />

were quite near; he had used to curse the ever-present view of the hospital across the street, but now he


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 71<br />

could not see it at all, and if he had not known that he lived in Charlottenstrasse, which was a quiet<br />

street despite being in the middle of the city, he could have thought that he was looking out the window<br />

at a barren waste where the grey sky and the grey earth mingled inseparably. His observant sister only<br />

needed to notice the chair twice before she would always push it back to its exact position by the<br />

window after she had tidied up the room, and even left the inner pane of the window open from then<br />

on.<br />

If Gregor had only been able to speak to his sister and thank her for all that she had to do for him it<br />

would have been easier for him to bear it; but as it was it caused him pain. His sister, naturally, tried as<br />

far as possible to pretend there was nothing burdensome about it, and the longer it went on, of course,<br />

the better she was able to do so, but as time went by Gregor was also able to see through it all so much<br />

better. It had even become very unpleasant for him, now, whenever she entered the room. No sooner<br />

had she come in than she would quickly close the door as a precaution so that no-one would have to<br />

suffer the view into Gregor's room, then she would go straight to the window and pull it hurriedly open<br />

almost as if she were suffocating. Even if it was cold, she would stay at the window breathing deeply<br />

for a little while. She would alarm Gregor twice a day with this running about and noise making; he<br />

would stay under the couch shivering the whole while, knowing full well that she would certainly have<br />

liked to spare him this ordeal, but it was impossible for her to be in the same room with him with the<br />

windows closed.<br />

One day, about a month after Gregor's transformation when his sister no longer had any particular<br />

reason to be shocked at his appearance, she came into the room a little earlier than usual and found him<br />

still staring out the window, motionless, and just where he would be most horrible. In itself, his sister's<br />

not coming into the room would have been no surprise for Gregor as it would have been difficult for<br />

her to immediately open the window while he was still there, but not only did she not come in, she<br />

went straight back and closed the door behind her, a stranger would have thought he had threatened her<br />

and tried to bite her. Gregor went straight to hide himself under the couch, of course, but he had to wait<br />

until midday before his sister came back and she seemed much more uneasy than usual. It made him<br />

realise that she still found his appearance unbearable and would continue to do so, she probably even<br />

had to overcome the urge to flee when she saw the little bit of him that protruded from under the couch.<br />

One day, in order to spare her even this sight, he spent four hours carrying the bedsheet over to the<br />

couch on his back and arranged it so that he was completely covered and his sister would not be able to<br />

see him even if she bent down. If she did not think this sheet was necessary then all she had to do was<br />

take it off again, as it was clear enough that it was no pleasure for Gregor to cut himself off so<br />

completely. She left the sheet where it was. Gregor even thought he glimpsed a look of gratitude one<br />

time when he carefully looked out from under the sheet to see how his sister liked the new<br />

arrangement.<br />

For the first fourteen days, Gregor's parents could not bring themselves to come into the room to see<br />

him. He would often hear them say how they appreciated all the new work his sister was doing even<br />

though, before, they had seen her as a girl who was somewhat useless and frequently been annoyed<br />

with her. But now the two of them, father and mother, would often both wait outside the door of<br />

Gregor's room while his sister tidied up in there, and as soon as she went out again she would have to<br />

tell them exactly how everything looked, what Gregor had eaten, how he had behaved this time and<br />

whether, perhaps, any slight improvement could be seen. His mother also wanted to go in and visit<br />

Gregor relatively soon but his father and sister at first persuaded her against it. Gregor listened very<br />

closely to all this, and approved fully. Later, though, she had to be held back by force, which made her<br />

call out: "Let me go and see Gregor, he is my unfortunate son! Can't you understand I have to see<br />

him?", and Gregor would think to himself that maybe it would be better if his mother came in, not


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 72<br />

every day of course, but one day a week, perhaps; she could understand everything much better than<br />

his sister who, for all her courage, was still just a child after all, and really might not have had an<br />

adult's appreciation of the burdensome job she had taken on.<br />

Gregor's wish to see his mother was soon realised. Out of consideration for his parents, Gregor wanted<br />

to avoid being seen at the window during the day, the few square meters of the floor did not give him<br />

much room to crawl about, it was hard to just lie quietly through the night, his food soon stopped<br />

giving him any pleasure at all, and so, to entertain himself, he got into the habit of crawling up and<br />

down the walls and ceiling. He was especially fond of hanging from the ceiling; it was quite different<br />

from lying on the floor; he could breathe more freely; his body had a light swing to it; and up there,<br />

relaxed and almost happy, it might happen that he would surprise even himself by letting go of the<br />

ceiling and landing on the floor with a crash. But now, of course, he had far better control of his body<br />

than before and, even with a fall as great as that, caused himself no damage. Very soon his sister<br />

noticed Gregor's new way of entertaining himself - he had, after all, left traces of the adhesive from his<br />

feet as he crawled about - and got it into her head to make it as easy as possible for him by removing<br />

the furniture that got in his way, especially the chest of drawers and the desk. Now, this was not<br />

something that she would be able to do by herself; she did not dare to ask for help from her father; the<br />

sixteen year old maid had carried on bravely since the cook had left but she certainly would not have<br />

helped in this, she had even asked to be allowed to keep the kitchen locked at all times and never to<br />

have to open the door unless it was especially important; so his sister had no choice but to choose some<br />

time when Gregor's father was not there and fetch his mother to help her. As she approached the room,<br />

Gregor could hear his mother express her joy, but once at the door she went silent. First, of course, his<br />

sister came in and looked round to see that everything in the room was alright; and only then did she let<br />

her mother enter. Gregor had hurriedly pulled the sheet down lower over the couch and put more folds<br />

into it so that everything really looked as if it had just been thrown down by chance. Gregor also<br />

refrained, this time, from spying out from under the sheet; he gave up the chance to see his mother until<br />

later and was simply glad that she had come. "You can come in, he can't be seen", said his sister,<br />

obviously leading her in by the hand. <strong>The</strong> old chest of drawers was too heavy for a pair of feeble<br />

women to be heaving about, but Gregor listened as they pushed it from its place, his sister always<br />

taking on the heaviest part of the work for herself and ignoring her mother's warnings that she would<br />

strain herself. This lasted a very long time. After labouring at it for fifteen minutes or more his mother<br />

said it would be better to leave the chest where it was, for one thing it was too heavy for them to get the<br />

job finished before Gregor's father got home and leaving it in the middle of the room it would be in his<br />

way even more, and for another thing it wasn't even sure that taking the furniture away would really be<br />

any help to him. She thought just the opposite; the sight of the bare walls saddened her right to her<br />

heart; and why wouldn't Gregor feel the same way about it, he'd been used to this furniture in his room<br />

for a long time and it would make him feel abandoned to be in an empty room like that. <strong>The</strong>n, quietly,<br />

almost whispering as if wanting Gregor (whose whereabouts she did not know) to hear not even the<br />

tone of her voice, as she was convinced that he did not understand her words, she added "and by taking<br />

the furniture away, won't it seem like we're showing that we've given up all hope of improvement and<br />

we're abandoning him to cope for himself? I think it'd be best to leave the room exactly the way it was<br />

before so that when Gregor comes back to us again he'll find everything unchanged and he'll be able to<br />

forget the time in between all the easier".<br />

Hearing these words from his mother made Gregor realise that the lack of any direct human<br />

communication, along with the monotonous life led by the family during these two months, must have<br />

made him confused - he could think of no other way of explaining to himself why he had seriously<br />

wanted his room emptied out. Had he really wanted to transform his room into a cave, a warm room


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 73<br />

fitted out with the nice furniture he had inherited? That would have let him crawl around unimpeded in<br />

any direction, but it would also have let him quickly forget his past when he had still been human. He<br />

had come very close to forgetting, and it had only been the voice of his mother, unheard for so long,<br />

that had shaken him out of it. Nothing should be removed; everything had to stay; he could not do<br />

without the good influence the furniture had on his condition; and if the furniture made it difficult for<br />

him to crawl about mindlessly that was not a loss but a great advantage.<br />

His sister, unfortunately, did not agree; she had become used to the idea, not without reason, that she<br />

was Gregor's spokesman to his parents about the things that concerned him. This meant that his<br />

mother's advice now was sufficient reason for her to insist on removing not only the chest of drawers<br />

and the desk, as she had thought at first, but all the furniture apart from the all-important couch. It was<br />

more than childish perversity, of course, or the unexpected confidence she had recently acquired, that<br />

made her insist; she had indeed noticed that Gregor needed a lot of room to crawl about in, whereas the<br />

furniture, as far as anyone could see, was of no use to him at all. Girls of that age, though, do become<br />

enthusiastic about things and feel they must get their way whenever they can. Perhaps this was what<br />

tempted Grete to make Gregor's situation seem even more shocking than it was so that she could do<br />

even more for him. Grete would probably be the only one who would dare enter a room dominated by<br />

Gregor crawling about the bare walls by himself.<br />

So she refused to let her mother dissuade her. Gregor's mother already looked uneasy in his room, she<br />

soon stopped speaking and helped Gregor's sister to get the chest of drawers out with what strength she<br />

had. <strong>The</strong> chest of drawers was something that Gregor could do without if he had to, but the writing<br />

desk had to stay. Hardly had the two women pushed the chest of drawers, groaning, out of the room<br />

than Gregor poked his head out from under the couch to see what he could do about it. He meant to be<br />

as careful and considerate as he could, but, unfortunately, it was his mother who came back first while<br />

Grete in the next room had her arms round the chest, pushing and pulling at it from side to side by<br />

herself without, of course, moving it an inch. His mother was not used to the sight of Gregor, he might<br />

have made her ill, so Gregor hurried backwards to the far end of the couch. In his startlement, though,<br />

he was not able to prevent the sheet at its front from moving a little. It was enough to attract his<br />

mother's attention. She stood very still, remained there a moment, and then went back out to Grete.<br />

Gregor kept trying to assure himself that nothing unusual was happening, it was just a few pieces of<br />

furniture being moved after all, but he soon had to admit that the women going to and fro, their little<br />

calls to each other, the scraping of the furniture on the floor, all these things made him feel as if he were<br />

being assailed from all sides. With his head and legs pulled in against him and his body pressed to the<br />

floor, he was forced to admit to himself that he could not stand all of this much longer. <strong>The</strong>y were<br />

emptying his room out; taking away everything that was dear to him; they had already taken out the<br />

chest containing his fretsaw and other tools; now they threatened to remove the writing desk with its<br />

place clearly worn into the floor, the desk where he had done his homework as a business trainee, at<br />

high school, even while he had been at infant school - he really could not wait any longer to see<br />

whether the two women's intentions were good. He had nearly forgotten they were there anyway, as<br />

they were now too tired to say anything while they worked and he could only hear their feet as they<br />

stepped heavily on the floor.<br />

So, while the women were leant against the desk in the other room catching their breath, he sallied out,<br />

changed direction four times not knowing what he should save first before his attention was suddenly<br />

caught by the picture on the wall - which was already denuded of everything else that had been on it -<br />

of the lady dressed in copious fur. He hurried up onto the picture and pressed himself against its glass,<br />

it held him firmly and felt good on his hot belly. This picture at least, now totally covered by Gregor,


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 74<br />

would certainly be taken away by no-one. He turned his head to face the door into the living room so<br />

that he could watch the women when they came back.<br />

<strong>The</strong>y had not allowed themselves a long rest and came back quite soon; Grete had put her arm around<br />

her mother and was nearly carrying her. "What shall we take now, then?", said Grete and looked<br />

around. Her eyes met those of Gregor on the wall. Perhaps only because her mother was there, she<br />

remained calm, bent her face to her so that she would not look round and said, albeit hurriedly and with<br />

a tremor in her voice: "Come on, let's go back in the living room for a while?" Gregor could see what<br />

Grete had in mind, she wanted to take her mother somewhere safe and then chase him down from the<br />

wall. Well, she could certainly try it! He sat unyielding on his picture. He would rather jump at Grete's<br />

face.<br />

But Grete's words had made her mother quite worried, she stepped to one side, saw the enormous<br />

brown patch against the flowers of the wallpaper, and before she even realised it was Gregor that she<br />

saw screamed: "Oh God, oh God!" Arms outstretched, she fell onto the couch as if she had given up<br />

everything and stayed there immobile. "Gregor!" shouted his sister, glowering at him and shaking her<br />

fist. That was the first word she had spoken to him directly since his transformation. She ran into the<br />

other room to fetch some kind of smelling salts to bring her mother out of her faint; Gregor wanted to<br />

help too - he could save his picture later, although he stuck fast to the glass and had to pull himself off<br />

by force; then he, too, ran into the next room as if he could advise his sister like in the old days; but he<br />

had to just stand behind her doing nothing; she was looking into various bottles, he startled her when<br />

she turned round; a bottle fell to the ground and broke; a splinter cut Gregor's face, some kind of<br />

caustic medicine splashed all over him; now, without delaying any longer, Grete took hold of all the<br />

bottles she could and ran with them in to her mother; she slammed the door shut with her foot. So now<br />

Gregor was shut out from his mother, who, because of him, might be near to death; he could not open<br />

the door if he did not want to chase his sister away, and she had to stay with his mother; there was<br />

nothing for him to do but wait; and, oppressed with anxiety and self-reproach, he began to crawl about,<br />

he crawled over everything, walls, furniture, ceiling, and finally in his confusion as the whole room<br />

began to spin around him he fell down into the middle of the dinner table.<br />

He lay there for a while, numb and immobile, all around him it was quiet, maybe that was a good sign.<br />

<strong>The</strong>n there was someone at the door. <strong>The</strong> maid, of course, had locked herself in her kitchen so that<br />

Grete would have to go and answer it. His father had arrived home. "What's happened?" were his first<br />

words; Grete's appearance must have made everything clear to him. She answered him with subdued<br />

voice, and openly pressed her face into his chest: "Mother's fainted, but she's better now. Gregor got<br />

out." "Just as I expected", said his father, "just as I always said, but you women wouldn't listen, would<br />

you." It was clear to Gregor that Grete had not said enough and that his father took it to mean that<br />

something bad had happened, that he was responsible for some act of violence. That meant Gregor<br />

would now have to try to calm his father, as he did not have the time to explain things to him even if<br />

that had been possible. So he fled to the door of his room and pressed himself against it so that his<br />

father, when he came in from the hall, could see straight away that Gregor had the best intentions and<br />

would go back into his room without delay, that it would not be necessary to drive him back but that<br />

they had only to open the door and he would disappear.<br />

His father, though, was not in the mood to notice subtleties like that; "Ah!", he shouted as he came in,<br />

sounding as if he were both angry and glad at the same time. Gregor drew his head back from the door<br />

and lifted it towards his father. He really had not imagined his father the way he stood there now; of<br />

late, with his new habit of crawling about, he had neglected to pay attention to what was going on the<br />

rest of the flat the way he had done before. He really ought to have expected things to have changed,


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 75<br />

but still, still, was that really his father? <strong>The</strong> same tired man as used to be laying there entombed in his<br />

bed when Gregor came back from his business trips, who would receive him sitting in the armchair in<br />

his nightgown when he came back in the evenings; who was hardly even able to stand up but, as a sign<br />

of his pleasure, would just raise his arms and who, on the couple of times a year when they went for a<br />

walk together on a Sunday or public holiday wrapped up tightly in his overcoat between Gregor and his<br />

mother, would always labour his way forward a little more slowly than them, who were already<br />

walking slowly for his sake; who would place his stick down carefully and, if he wanted to say<br />

something would invariably stop and gather his companions around him. He was standing up straight<br />

enough now; dressed in a smart blue uniform with gold buttons, the sort worn by the employees at the<br />

banking institute; above the high, stiff collar of the coat his strong double-chin emerged; under the<br />

bushy eyebrows, his piercing, dark eyes looked out fresh and alert; his normally unkempt white hair<br />

was combed down painfully close to his scalp. He took his cap, with its gold monogram from,<br />

probably, some bank, and threw it in an arc right across the room onto the sofa, put his hands in his<br />

trouser pockets, pushing back the bottom of his long uniform coat, and, with look of determination,<br />

walked towards Gregor. He probably did not even know himself what he had in mind, but nonetheless<br />

lifted his feet unusually high. Gregor was amazed at the enormous size of the soles of his boots, but<br />

wasted no time with that - he knew full well, right from the first day of his new life, that his father<br />

thought it necessary to always be extremely strict with him. And so he ran up to his father, stopped<br />

when his father stopped, scurried forwards again when he moved, even slightly. In this way they went<br />

round the room several times without anything decisive happening, without even giving the impression<br />

of a chase as everything went so slowly. Gregor remained all this time on the floor, largely because he<br />

feared his father might see it as especially provoking if he fled onto the wall or ceiling. Whatever he<br />

did, Gregor had to admit that he certainly would not be able to keep up this running about for long, as<br />

for each step his father took he had to carry out countless movements. He became noticeably short of<br />

breath, even in his earlier life his lungs had not been very reliable. Now, as he lurched about in his<br />

efforts to muster all the strength he could for running he could hardly keep his eyes open; his thoughts<br />

became too slow for him to think of any other way of saving himself than running; he almost forgot<br />

that the walls were there for him to use although, here, they were concealed behind carefully carved<br />

furniture full of notches and protrusions - then, right beside him, lightly tossed, something flew down<br />

and rolled in front of him. It was an apple; then another one immediately flew at him; Gregor froze in<br />

shock; there was no longer any point in running as his father had decided to bombard him. He had<br />

filled his pockets with fruit from the bowl on the sideboard and now, without even taking the time for<br />

careful aim, threw one apple after another. <strong>The</strong>se little, red apples rolled about on the floor, knocking<br />

into each other as if they had electric motors. An apple thrown without much force glanced against<br />

Gregor's back and slid off without doing any harm. Another one however, immediately following it, hit<br />

squarely and lodged in his back; Gregor wanted to drag himself away, as if he could remove the<br />

surprising, the incredible pain by changing his position; but he felt as if nailed to the spot and spread<br />

himself out, all his senses in confusion. <strong>The</strong> last thing he saw was the door of his room being pulled<br />

open, his sister was screaming, his mother ran out in front of her in her blouse (as his sister had taken<br />

off some of her clothes after she had fainted to make it easier for her to breathe), she ran to his father,<br />

her skirts unfastened and sliding one after another to the ground, stumbling over the skirts she pushed<br />

herself to his father, her arms around him, uniting herself with him totally - now Gregor lost his ability<br />

to see anything - her hands behind his father's head begging him to spare Gregor's life.<br />

III<br />

No-one dared to remove the apple lodged in Gregor's flesh, so it remained there as a visible reminder of<br />

his injury. He had suffered it there for more than a month, and his condition seemed serious enough to


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 76<br />

remind even his father that Gregor, despite his current sad and revolting form, was a family member<br />

who could not be treated as an enemy. On the contrary, as a family there was a duty to swallow any<br />

revulsion for him and to be patient, just to be patient.<br />

Because of his injuries, Gregor had lost much of his mobility - probably permanently. He had been<br />

reduced to the condition of an ancient invalid and it took him long, long minutes to crawl across his<br />

room - crawling over the ceiling was out of the question - but this deterioration in his condition was<br />

fully (in his opinion) made up for by the door to the living room being left open every evening. He got<br />

into the habit of closely watching it for one or two hours before it was opened and then, lying in the<br />

darkness of his room where he could not be seen from the living room, he could watch the family in the<br />

light of the dinner table and listen to their conversation - with everyone's permission, in a way, and thus<br />

quite differently from before.<br />

<strong>The</strong>y no longer held the lively conversations of earlier times, of course, the ones that Gregor always<br />

thought about with longing when he was tired and getting into the damp bed in some small hotel room.<br />

All of them were usually very quiet nowadays. Soon after dinner, his father would go to sleep in his<br />

chair; his mother and sister would urge each other to be quiet; his mother, bent deeply under the lamp,<br />

would sew fancy underwear for a fashion shop; his sister, who had taken a sales job, learned shorthand<br />

and French in the evenings so that she might be able to get a better position later on. Sometimes his<br />

father would wake up and say to Gregor's mother "you're doing so much sewing again today!", as if he<br />

did not know that he had been dozing - and then he would go back to sleep again while mother and<br />

sister would exchange a tired grin.<br />

With a kind of stubbornness, Gregor's father refused to take his uniform off even at home; while his<br />

nightgown hung unused on its peg Gregor's father would slumber where he was, fully dressed, as if<br />

always ready to serve and expecting to hear the voice of his superior even here. <strong>The</strong> uniform had not<br />

been new to start with, but as a result of this it slowly became even shabbier despite the efforts of<br />

Gregor's mother and sister to look after it. Gregor would often spend the whole evening looking at all<br />

the stains on this coat, with its gold buttons always kept polished and shiny, while the old man in it<br />

would sleep, highly uncomfortable but peaceful.<br />

As soon as it struck ten, Gregor's mother would speak gently to his father to wake him and try to<br />

persuade him to go to bed, as he couldn't sleep properly where he was and he really had to get his sleep<br />

if he was to be up at six to get to work. But since he had been in work he had become more obstinate<br />

and would always insist on staying longer at the table, even though he regularly fell asleep and it was<br />

then harder than ever to persuade him to exchange the chair for his bed. <strong>The</strong>n, however much mother<br />

and sister would importune him with little reproaches and warnings he would keep slowly shaking his<br />

head for a quarter of an hour with his eyes closed and refusing to get up. Gregor's mother would tug at<br />

his sleeve, whisper endearments into his ear, Gregor's sister would leave her work to help her mother,<br />

but nothing would have any effect on him. He would just sink deeper into his chair. Only when the two<br />

women took him under the arms he would abruptly open his eyes, look at them one after the other and<br />

say: "What a life! This is what peace I get in my old age!" And supported by the two women he would<br />

lift himself up carefully as if he were carrying the greatest load himself, let the women take him to the<br />

door, send them off and carry on by himself while Gregor's mother would throw down her needle and<br />

his sister her pen so that they could run after his father and continue being of help to him.<br />

Who, in this tired and overworked family, would have had time to give more attention to Gregor than<br />

was absolutely necessary? <strong>The</strong> household budget became even smaller; so now the maid was<br />

dismissed; an enormous, thick-boned charwoman with white hair that flapped around her head came<br />

every morning and evening to do the heaviest work; everything else was looked after by Gregor's


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 77<br />

mother on top of the large amount of sewing work she did. Gregor even learned, listening to the<br />

evening conversation about what price they had hoped for, that several items of jewellery belonging to<br />

the family had been sold, even though both mother and sister had been very fond of wearing them at<br />

functions and celebrations. But the loudest complaint was that although the flat was much too big for<br />

their present circumstances, they could not move out of it, there was no imaginable way of transferring<br />

Gregor to the new address. He could see quite well, though, that there were more reasons than<br />

consideration for him that made it difficult for them to move, it would have been quite easy to transport<br />

him in any suitable crate with a few air holes in it; the main thing holding the family back from their<br />

decision to move was much more to do with their total despair, and the thought that they had been<br />

struck with a misfortune unlike anything experienced by anyone else they knew or were related to.<br />

<strong>The</strong>y carried out absolutely everything that the world expects from poor people, Gregor's father<br />

brought bank employees their breakfast, his mother sacrificed herself by washing clothes for strangers,<br />

his sister ran back and forth behind her desk at the behest of the customers, but they just did not have<br />

the strength to do any more. And the injury in Gregor's back began to hurt as much as when it was new.<br />

After they had come back from taking his father to bed Gregor's mother and sister would now leave<br />

their work where it was and sit close together, cheek to cheek; his mother would point to Gregor's room<br />

and say "Close that door, Grete", and then, when he was in the dark again, they would sit in the next<br />

room and their tears would mingle, or they would simply sit there staring dry-eyed at the table.<br />

Gregor hardly slept at all, either night or day. Sometimes he would think of taking over the family's<br />

affairs, just like before, the next time the door was opened; he had long forgotten about his boss and the<br />

chief clerk, but they would appear again in his thoughts, the salesmen and the apprentices, that stupid<br />

teaboy, two or three friends from other businesses, one of the chambermaids from a provincial hotel, a<br />

tender memory that appeared and disappeared again, a cashier from a hat shop for whom his attention<br />

had been serious but too slow, - all of them appeared to him, mixed together with strangers and others<br />

he had forgotten, but instead of helping him and his family they were all of them inaccessible, and he<br />

was glad when they disappeared. Other times he was not at all in the mood to look after his family, he<br />

was filled with simple rage about the lack of attention he was shown, and although he could think of<br />

nothing he would have wanted, he made plans of how he could get into the pantry where he could take<br />

all the things he was entitled to, even if he was not hungry. Gregor's sister no longer thought about how<br />

she could please him but would hurriedly push some food or other into his room with her foot before<br />

she rushed out to work in the morning and at midday, and in the evening she would sweep it away<br />

again with the broom, indifferent as to whether it had been eaten or - more often than not - had been<br />

left totally untouched. She still cleared up the room in the evening, but now she could not have been<br />

any quicker about it. Smears of dirt were left on the walls, here and there were little balls of dust and<br />

filth. At first, Gregor went into one of the worst of these places when his sister arrived as a reproach to<br />

her, but he could have stayed there for weeks without his sister doing anything about it; she could see<br />

the dirt as well as he could but she had simply decided to leave him to it. At the same time she became<br />

touchy in a way that was quite new for her and which everyone in the family understood - cleaning up<br />

Gregor's room was for her and her alone. Gregor's mother did once thoroughly clean his room, and<br />

needed to use several bucketfuls of water to do it - although that much dampness also made Gregor ill<br />

and he lay flat on the couch, bitter and immobile. But his mother was to be punished still more for what<br />

she had done, as hardly had his sister arrived home in the evening than she noticed the change in<br />

Gregor's room and, highly aggrieved, ran back into the living room where, despite her mothers raised<br />

and imploring hands, she broke into convulsive tears. Her father, of course, was startled out of his chair<br />

and the two parents looked on astonished and helpless; then they, too, became agitated; Gregor's father,<br />

standing to the right of his mother, accused her of not leaving the cleaning of Gregor's room to his<br />

sister; from her left, Gregor's sister screamed at her that she was never to clean Gregor's room again;


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 78<br />

while his mother tried to draw his father, who was beside himself with anger, into the bedroom; his<br />

sister, quaking with tears, thumped on the table with her small fists; and Gregor hissed in anger that noone<br />

had even thought of closing the door to save him the sight of this and all its noise.<br />

Gregor's sister was exhausted from going out to work, and looking after Gregor as she had done before<br />

was even more work for her, but even so his mother ought certainly not to have taken her place.<br />

Gregor, on the other hand, ought not to be neglected. Now, though, the charwoman was here. This<br />

elderly widow, with a robust bone structure that made her able to withstand the hardest of things in her<br />

long life, wasn't really repelled by Gregor. Just by chance one day, rather than any real curiosity, she<br />

opened the door to Gregor's room and found herself face to face with him. He was taken totally by<br />

surprise, no-one was chasing him but he began to rush to and fro while she just stood there in<br />

amazement with her hands crossed in front of her. From then on she never failed to open the door<br />

slightly every evening and morning and look briefly in on him. At first she would call to him as she did<br />

so with words that she probably considered friendly, such as "come on then, you old dung-beetle!", or<br />

"look at the old dung-beetle there!" Gregor never responded to being spoken to in that way, but just<br />

remained where he was without moving as if the door had never even been opened. If only they had<br />

told this charwoman to clean up his room every day instead of letting her disturb him for no reason<br />

whenever she felt like it! One day, early in the morning while a heavy rain struck the windowpanes,<br />

perhaps indicating that spring was coming, she began to speak to him in that way once again. Gregor<br />

was so resentful of it that he started to move toward her, he was slow and infirm, but it was like a kind<br />

of attack. Instead of being afraid, the charwoman just lifted up one of the chairs from near the door and<br />

stood there with her mouth open, clearly intending not to close her mouth until the chair in her hand<br />

had been slammed down into Gregor's back. "Aren't you coming any closer, then?", she asked when<br />

Gregor turned round again, and she calmly put the chair back in the corner.<br />

Gregor had almost entirely stopped eating. Only if he happened to find himself next to the food that<br />

had been prepared for him he might take some of it into his mouth to play with it, leave it there a few<br />

hours and then, more often than not, spit it out again. At first he thought it was distress at the state of<br />

his room that stopped him eating, but he had soon got used to the changes made there. <strong>The</strong>y had got<br />

into the habit of putting things into this room that they had no room for anywhere else, and there were<br />

now many such things as one of the rooms in the flat had been rented out to three gentlemen. <strong>The</strong>se<br />

earnest gentlemen - all three of them had full beards, as Gregor learned peering through the crack in the<br />

door one day - were painfully insistent on things' being tidy. This meant not only in their own room but,<br />

since they had taken a room in this establishment, in the entire flat and especially in the kitchen.<br />

Unnecessary clutter was something they could not tolerate, especially if it was dirty. <strong>The</strong>y had<br />

moreover brought most of their own furnishings and equipment with them. For this reason, many<br />

things had become superfluous which, although they could not be sold, the family did not wish to<br />

discard. All these things found their way into Gregor's room. <strong>The</strong> dustbins from the kitchen found their<br />

way in there too. <strong>The</strong> charwoman was always in a hurry, and anything she couldn't use for the time<br />

being she would just chuck in there. He, fortunately, would usually see no more than the object and the<br />

hand that held it. <strong>The</strong> woman most likely meant to fetch the things back out again when she had time<br />

and the opportunity, or to throw everything out in one go, but what actually happened was that they<br />

were left where they landed when they had first been thrown unless Gregor made his way through the<br />

junk and moved it somewhere else. At first he moved it because, with no other room free where he<br />

could crawl about, he was forced to, but later on he came to enjoy it although moving about in the way<br />

left him sad and tired to death and he would remain immobile for hours afterwards.<br />

<strong>The</strong> gentlemen who rented the room would sometimes take their evening meal at home in the living<br />

room that was used by everyone, and so the door to this room was often kept closed in the evening. But


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 79<br />

Gregor found it easy to give up having the door open, he had, after all, often failed to make use of it<br />

when it was open and, without the family having noticed it, lain in his room in its darkest corner. One<br />

time, though, the charwoman left the door to the living room slightly open, and it remained open when<br />

the gentlemen who rented the room came in in the evening and the light was put on. <strong>The</strong>y sat up at the<br />

table where, formerly, Gregor had taken his meals with his father and mother, they unfolded the<br />

serviettes and picked up their knives and forks. Gregor's mother immediately appeared in the doorway<br />

with a dish of meat and soon behind her came his sister with a dish piled high with potatoes. <strong>The</strong> food<br />

was steaming, and filled the room with its smell. <strong>The</strong> gentlemen bent over the dishes set in front of<br />

them as if they wanted to test the food before eating it, and the gentleman in the middle, who seemed to<br />

count as an authority for the other two, did indeed cut off a piece of meat while it was still in its dish,<br />

clearly wishing to establish whether it was sufficiently cooked or whether it should be sent back to the<br />

kitchen. It was to his satisfaction, and Gregor's mother and sister, who had been looking on anxiously,<br />

began to breathe again and smiled.<br />

<strong>The</strong> family themselves ate in the kitchen. Nonetheless, Gregor's father came into the living room before<br />

he went into the kitchen, bowed once with his cap in his hand and did his round of the table. <strong>The</strong><br />

gentlemen stood as one, and mumbled something into their beards. <strong>The</strong>n, once they were alone, they<br />

ate in near perfect silence. It seemed remarkable to Gregor that above all the various noises of eating<br />

their chewing teeth could still be heard, as if they had wanted to Show Gregor that you need teeth in<br />

order to eat and it was not possible to perform anything with jaws that are toothless however nice they<br />

might be. "I'd like to eat something", said Gregor anxiously, "but not anything like they're eating. <strong>The</strong>y<br />

do feed themselves. And here I am, dying!"<br />

Throughout all this time, Gregor could not remember having heard the violin being played, but this<br />

evening it began to be heard from the kitchen. <strong>The</strong> three gentlemen had already finished their meal, the<br />

one in the middle had produced a newspaper, given a page to each of the others, and now they leant<br />

back in their chairs reading them and smoking. When the violin began playing they became attentive,<br />

stood up and went on tip-toe over to the door of the hallway where they stood pressed against each<br />

other. Someone must have heard them in the kitchen, as Gregor's father called out: "Is the playing<br />

perhaps unpleasant for the gentlemen? We can stop it straight away." "On the contrary", said the middle<br />

gentleman, "would the young lady not like to come in and play for us here in the room, where it is,<br />

after all, much more cosy and comfortable?" "Oh yes, we'd love to", called back Gregor's father as if he<br />

had been the violin player himself. <strong>The</strong> gentlemen stepped back into the room and waited. Gregor's<br />

father soon appeared with the music stand, his mother with the music and his sister with the violin. She<br />

calmly prepared everything for her to begin playing; his parents, who had never rented a room out<br />

before and therefore showed an exaggerated courtesy towards the three gentlemen, did not even dare to<br />

sit on their own chairs; his father leant against the door with his right hand pushed in between two<br />

buttons on his uniform coat; his mother, though, was offered a seat by one of the gentlemen and sat -<br />

leaving the chair where the gentleman happened to have placed it - out of the way in a corner.<br />

His sister began to play; father and mother paid close attention, one on each side, to the movements of<br />

her hands. Drawn in by the playing, Gregor had dared to come forward a little and already had his head<br />

in the living room. Before, he had taken great pride in how considerate he was but now it hardly<br />

occurred to him that he had become so thoughtless about the others. What's more, there was now all the<br />

more reason to keep himself hidden as he was covered in the dust that lay everywhere in his room and<br />

flew up at the slightest movement; he carried threads, hairs, and remains of food about on his back and<br />

sides; he was much too indifferent to everything now to lay on his back and wipe himself on the carpet<br />

like he had used to do several times a day. And despite this condition, he was not too shy to move<br />

forward a little onto the immaculate floor of the living room.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 80<br />

No-one noticed him, though. <strong>The</strong> family was totally preoccupied with the violin playing; at first, the<br />

three gentlemen had put their hands in their pockets and come up far too close behind the music stand<br />

to look at all the notes being played, and they must have disturbed Gregor's sister, but soon, in contrast<br />

with the family, they withdrew back to the window with their heads sunk and talking to each other at<br />

half volume, and they stayed by the window while Gregor's father observed them anxiously. It really<br />

now seemed very obvious that they had expected to hear some beautiful or entertaining violin playing<br />

but had been disappointed, that they had had enough of the whole performance and it was only now out<br />

of politeness that they allowed their peace to be disturbed. It was especially unnerving, the way they all<br />

blew the smoke from their cigarettes upwards from their mouth and noses. Yet Gregor's sister was<br />

playing so beautifully. Her face was leant to one side, following the lines of music with a careful and<br />

melancholy expression. Gregor crawled a little further forward, keeping his head close to the ground so<br />

that he could meet her eyes if the chance came. Was he an animal if music could captivate him so? It<br />

seemed to him that he was being shown the way to the unknown nourishment he had been yearning for.<br />

He was determined to make his way forward to his sister and tug at her skirt to show her she might<br />

come into his room with her violin, as no-one appreciated her playing here as much as he would. He<br />

never wanted to let her out of his room, not while he lived, anyway; his shocking appearance should,<br />

for once, be of some use to him; he wanted to be at every door of his room at once to hiss and spit at<br />

the attackers; his sister should not be forced to stay with him, though, but stay of her own free will; she<br />

would sit beside him on the couch with her ear bent down to him while he told her how he had always<br />

intended to send her to the conservatory, how he would have told everyone about it last Christmas - had<br />

Christmas really come and gone already? - if this misfortune hadn't got in the way, and refuse to let<br />

anyone dissuade him from it. On hearing all this, his sister would break out in tears of emotion, and<br />

Gregor would climb up to her shoulder and kiss her neck, which, since she had been going out to work,<br />

she had kept free without any necklace or collar.<br />

"Mr. Samsa!", shouted the middle gentleman to Gregor's father, pointing, without wasting any more<br />

words, with his forefinger at Gregor as he slowly moved forward. <strong>The</strong> violin went silent, the middle of<br />

the three gentlemen first smiled at his two friends, shaking his head, and then looked back at Gregor.<br />

His father seemed to think it more important to calm the three gentlemen before driving Gregor out,<br />

even though they were not at all upset and seemed to think Gregor was more entertaining that the violin<br />

playing had been. He rushed up to them with his arms spread out and attempted to drive them back into<br />

their room at the same time as trying to block their view of Gregor with his body. Now they did<br />

become a little annoyed, and it was not clear whether it was his father's behaviour that annoyed them or<br />

the dawning realisation that they had had a neighbour like Gregor in the next room without knowing it.<br />

<strong>The</strong>y asked Gregor's father for explanations, raised their arms like he had, tugged excitedly at their<br />

beards and moved back towards their room only very slowly. Meanwhile Gregor's sister had overcome<br />

the despair she had fallen into when her playing was suddenly interrupted. She had let her hands drop<br />

and let violin and bow hang limply for a while but continued to look at the music as if still playing, but<br />

then she suddenly pulled herself together, lay the instrument on her mother's lap who still sat<br />

laboriously struggling for breath where she was, and ran into the next room which, under pressure from<br />

her father, the three gentlemen were more quickly moving toward. Under his sister's experienced hand,<br />

the pillows and covers on the beds flew up and were put into order and she had already finished making<br />

the beds and slipped out again before the three gentlemen had reached the room. Gregor's father<br />

seemed so obsessed with what he was doing that he forgot all the respect he owed to his tenants. He<br />

urged them and pressed them until, when he was already at the door of the room, the middle of the<br />

three gentlemen shouted like thunder and stamped his foot and thereby brought Gregor's father to a<br />

halt. "I declare here and now", he said, raising his hand and glancing at Gregor's mother and sister to<br />

gain their attention too, "that with regard to the repugnant conditions that prevail in this flat and with


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 81<br />

this family" - here he looked briefly but decisively at the floor - "I give immediate notice on my room.<br />

For the days that I have been living here I will, of course, pay nothing at all, on the contrary I will<br />

consider whether to proceed with some kind of action for damages from you, and believe me it would<br />

be very easy to set out the grounds for such an action." He was silent and looked straight ahead as if<br />

waiting for something. And indeed, his two friends joined in with the words: "And we also give<br />

immediate notice." With that, he took hold of the door handle and slammed the door.<br />

Gregor's father staggered back to his seat, feeling his way with his hands, and fell into it; it looked as if<br />

he was stretching himself out for his usual evening nap but from the uncontrolled way his head kept<br />

nodding it could be seen that he was not sleeping at all. Throughout all this, Gregor had lain still where<br />

the three gentlemen had first seen him. His disappointment at the failure of his plan, and perhaps also<br />

because he was weak from hunger, made it impossible for him to move. He was sure that everyone<br />

would turn on him any moment, and he waited. He was not even startled out of this state when the<br />

violin on his mother's lap fell from her trembling fingers and landed loudly on the floor.<br />

"Father, Mother", said his sister, hitting the table with her hand as introduction, "we can't carry on like<br />

this. Maybe you can't see it, but I can. I don't want to call this monster my brother, all I can say is: we<br />

have to try and get rid of it. We've done all that's humanly possible to look after it and be patient, I don't<br />

think anyone could accuse us of doing anything wrong."<br />

"She's absolutely right", said Gregor's father to himself. His mother, who still had not had time to catch<br />

her breath, began to cough dully, her hand held out in front of her and a deranged expression in her<br />

eyes.<br />

Gregor's sister rushed to his mother and put her hand on her forehead. Her words seemed to give<br />

Gregor's father some more definite ideas. He sat upright, played with his uniform cap between the<br />

plates left by the three gentlemen after their meal, and occasionally looked down at Gregor as he lay<br />

there immobile.<br />

"We have to try and get rid of it", said Gregor's sister, now speaking only to her father, as her mother<br />

was too occupied with coughing to listen, "it'll be the death of both of you, I can see it coming. We can't<br />

all work as hard as we have to and then come home to be tortured like this, we can't endure it. I can't<br />

endure it any more." And she broke out so heavily in tears that they flowed down the face of her<br />

mother, and she wiped them away with mechanical hand movements.<br />

"My child", said her father with sympathy and obvious understanding, "what are we to do?"<br />

His sister just shrugged her shoulders as a sign of the helplessness and tears that had taken hold of her,<br />

displacing her earlier certainty.<br />

"If he could just understand us", said his father almost as a question; his sister shook her hand<br />

vigorously through her tears as a sign that of that there was no question.<br />

"If he could just understand us", repeated Gregor's father, closing his eyes in acceptance of his sister's<br />

certainty that that was quite impossible, "then perhaps we could come to some kind of arrangement<br />

with him. But as it is ..."<br />

"It's got to go", shouted his sister, "that's the only way, Father. You've got to get rid of the idea that<br />

that's Gregor. We've only harmed ourselves by believing it for so long. How can that be Gregor? If it<br />

were Gregor he would have seen long ago that it's not possible for human beings to live with an animal<br />

like that and he would have gone of his own free will. We wouldn't have a brother any more, then, but<br />

we could carry on with our lives and remember him with respect. As it is this animal is persecuting us,<br />

it's driven out our tenants, it obviously wants to take over the whole flat and force us to sleep on the


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 82<br />

streets. Father, look, just look", she suddenly screamed, "he's starting again!" In her alarm, which was<br />

totally beyond Gregor's comprehension, his sister even abandoned his mother as she pushed herself<br />

vigorously out of her chair as if more willing to sacrifice her own mother than stay anywhere near<br />

Gregor. She rushed over to behind her father, who had become excited merely because she was and<br />

stood up half raising his hands in front of Gregor's sister as if to protect her.<br />

But Gregor had had no intention of frightening anyone, least of all his sister. All he had done was begin<br />

to turn round so that he could go back into his room, although that was in itself quite startling as his<br />

pain-wracked condition meant that turning round required a great deal of effort and he was using his<br />

head to help himself do it, repeatedly raising it and striking it against the floor. He stopped and looked<br />

round. <strong>The</strong>y seemed to have realised his good intention and had only been alarmed briefly. Now they<br />

all looked at him in unhappy silence. His mother lay in her chair with her legs stretched out and pressed<br />

against each other, her eyes nearly closed with exhaustion; his sister sat next to his father with her arms<br />

around his neck.<br />

"Maybe now they'll let me turn round", thought Gregor and went back to work. He could not help<br />

panting loudly with the effort and had sometimes to stop and take a rest. No-one was making him rush<br />

any more, everything was left up to him. As soon as he had finally finished turning round he began to<br />

move straight ahead. He was amazed at the great distance that separated him from his room, and could<br />

not understand how he had covered that distance in his weak state a little while before and almost<br />

without noticing it. He concentrated on crawling as fast as he could and hardly noticed that there was<br />

not a word, not any cry, from his family to distract him. He did not turn his head until he had reached<br />

the doorway. He did not turn it all the way round as he felt his neck becoming stiff, but it was<br />

nonetheless enough to see that nothing behind him had changed, only his sister had stood up. With his<br />

last glance he saw that his mother had now fallen completely asleep.<br />

He was hardly inside his room before the door was hurriedly shut, bolted and locked. <strong>The</strong> sudden noise<br />

behind Gregor so startled him that his little legs collapsed under him. It was his sister who had been in<br />

so much of a rush. She had been standing there waiting and sprung forward lightly, Gregor had not<br />

heard her coming at all, and as she turned the key in the lock she said loudly to her parents "At last!".<br />

"What now, then?", Gregor asked himself as he looked round in the darkness. He soon made the<br />

discovery that he could no longer move at all. This was no surprise to him, it seemed rather that being<br />

able to actually move around on those spindly little legs until then was unnatural. He also felt relatively<br />

comfortable. It is true that his entire body was aching, but the pain seemed to be slowly getting weaker<br />

and weaker and would finally disappear altogether. He could already hardly feel the decayed apple in<br />

his back or the inflamed area around it, which was entirely covered in white dust. He thought back of<br />

his family with emotion and love. If it was possible, he felt that he must go away even more strongly<br />

than his sister. He remained in this state of empty and peaceful rumination until he heard the clock<br />

tower strike three in the morning. He watched as it slowly began to get light everywhere outside the<br />

window too. <strong>The</strong>n, without his willing it, his head sank down completely, and his last breath flowed<br />

weakly from his nostrils.<br />

When the cleaner came in early in the morning - they'd often asked her not to keep slamming the doors<br />

but with her strength and in her hurry she still did, so that everyone in the flat knew when she'd arrived<br />

and from then on it was impossible to sleep in peace - she made her usual brief look in on Gregor and<br />

at first found nothing special. She thought he was laying there so still on purpose, playing the martyr;<br />

she attributed all possible understanding to him. She happened to be holding the long broom in her<br />

hand, so she tried to tickle Gregor with it from the doorway. When she had no success with that she<br />

tried to make a nuisance of herself and poked at him a little, and only when she found she could shove


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 83<br />

him across the floor with no resistance at all did she start to pay attention. She soon realised what had<br />

really happened, opened her eyes wide, whistled to herself, but did not waste time to yank open the<br />

bedroom doors and shout loudly into the darkness of the bedrooms: "Come and 'ave a look at this, it's<br />

dead, just lying there, stone dead!"<br />

Mr. and Mrs. Samsa sat upright there in their marriage bed and had to make an effort to get over the<br />

shock caused by the cleaner before they could grasp what she was saying. But then, each from his own<br />

side, they hurried out of bed. Mr. Samsa threw the blanket over his shoulders, Mrs. Samsa just came<br />

out in her nightdress; and that is how they went into Gregor's room. On the way they opened the door<br />

to the living room where Grete had been sleeping since the three gentlemen had moved in; she was<br />

fully dressed as if she had never been asleep, and the paleness of her face seemed to confirm this.<br />

"Dead?", asked Mrs. Samsa, looking at the charwoman enquiringly, even though she could have<br />

checked for herself and could have known it even without checking. "That's what I said", replied the<br />

cleaner, and to prove it she gave Gregor's body another shove with the broom, sending it sideways<br />

across the floor. Mrs. Samsa made a movement as if she wanted to hold back the broom, but did not<br />

complete it. "Now then", said Mr. Samsa, "let's give thanks to God for that". He crossed himself, and<br />

the three women followed his example. Grete, who had not taken her eyes from the corpse, said: "Just<br />

look how thin he was. He didn't eat anything for so long. <strong>The</strong> food came out again just the same as<br />

when it went in". Gregor's body was indeed completely dried up and flat, they had not seen it until<br />

then, but now he was not lifted up on his little legs, nor did he do anything to make them look away.<br />

"Grete, come with us in here for a little while", said Mrs. Samsa with a pained smile, and Grete<br />

followed her parents into the bedroom but not without looking back at the body. <strong>The</strong> cleaner shut the<br />

door and opened the window wide. Although it was still early in the morning the fresh air had<br />

something of warmth mixed in with it. It was already the end of March, after all.<br />

<strong>The</strong> three gentlemen stepped out of their room and looked round in amazement for their breakfasts;<br />

they had been forgotten about. "Where is our breakfast?", the middle gentleman asked the cleaner<br />

irritably. She just put her finger on her lips and made a quick and silent sign to the men that they might<br />

like to come into Gregor's room. <strong>The</strong>y did so, and stood around Gregor's corpse with their hands in the<br />

pockets of their well-worn coats. It was now quite light in the room.<br />

<strong>The</strong>n the door of the bedroom opened and Mr. Samsa appeared in his uniform with his wife on one arm<br />

and his daughter on the other. All of them had been crying a little; Grete now and then pressed her face<br />

against her father's arm.<br />

"Leave my home. Now!", said Mr. Samsa, indicating the door and without letting the women from him.<br />

"What do you mean?", asked the middle of the three gentlemen somewhat disconcerted, and he smiled<br />

sweetly. <strong>The</strong> other two held their hands behind their backs and continually rubbed them together in<br />

gleeful anticipation of a loud quarrel which could only end in their favour. "I mean just what I said",<br />

answered Mr. Samsa, and, with his two companions, went in a straight line towards the man. At first, he<br />

stood there still, looking at the ground as if the contents of his head were rearranging themselves into<br />

new positions. "Alright, we'll go then", he said, and looked up at Mr. Samsa as if he had been suddenly<br />

overcome with humility and wanted permission again from Mr. Samsa for his decision. Mr. Samsa<br />

merely opened his eyes wide and briefly nodded to him several times. At that, and without delay, the<br />

man actually did take long strides into the front hallway; his two friends had stopped rubbing their<br />

hands some time before and had been listening to what was being said. Now they jumped off after their<br />

friend as if taken with a sudden fear that Mr. Samsa might go into the hallway in front of them and<br />

break the connection with their leader. Once there, all three took their hats from the stand, took their<br />

sticks from the holder, bowed without a word and left the premises. Mr. Samsa and the two women


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 84<br />

followed them out onto the landing; but they had had no reason to mistrust the men' intentions and as<br />

they leaned over the landing they saw how the three gentlemen made slow but steady progress down<br />

the many steps. As they turned the corner on each floor they disappeared and would reappear a few<br />

moments later; the further down they went, the more that the Samsa family lost interest in them; when<br />

a butcher's boy, proud of posture with his tray on his head, passed them on his way up and came nearer<br />

than they were, Mr. Samsa and the women came away from the landing and went, as if relieved, back<br />

into the flat.<br />

<strong>The</strong>y decided the best way to make use of that day was for relaxation and to go for a walk; not only had<br />

they earned a break from work but they were in serious need of it. So they sat at the table and wrote<br />

three letters of excusal, Mr. Samsa to his employers, Mrs. Samsa to her contractor and Grete to her<br />

principal. <strong>The</strong> cleaner came in while they were writing to tell them she was going, she'd finished her<br />

work for that morning. <strong>The</strong> three of them at first just nodded without looking up from what they were<br />

writing, and it was only when the cleaner still did not seem to want to leave that they looked up in<br />

irritation. "Well?", asked Mr. Samsa. <strong>The</strong> charwoman stood in the doorway with a smile on her face as<br />

if she had some tremendous good news to report, but would only do it if she was clearly asked to. <strong>The</strong><br />

almost vertical little ostrich feather on her hat, which had been source of irritation to Mr. Samsa all the<br />

time she had been working for them, swayed gently in all directions. "What is it you want then?", asked<br />

Mrs. Samsa, whom the cleaner had the most respect for. "Yes", she answered, and broke into a friendly<br />

laugh that made her unable to speak straight away, "well then, that thing in there, you needn't worry<br />

about how you're going to get rid of it. That's all been sorted out." Mrs. Samsa and Grete bent down<br />

over their letters as if intent on continuing with what they were writing; Mr. Samsa saw that the cleaner<br />

wanted to start describing everything in detail but, with outstretched hand, he made it quite clear that<br />

she was not to. So, as she was prevented from telling them all about it, she suddenly remembered what<br />

a hurry she was in and, clearly peeved, called out "Cheerio then, everyone", turned round sharply and<br />

left, slamming the door terribly as she went.<br />

"Tonight she gets sacked", said Mr. Samsa, but he received no reply from either his wife or his daughter<br />

as the charwoman seemed to have destroyed the peace they had only just gained. <strong>The</strong>y got up and went<br />

over to the window where they remained with their arms around each other. Mr. Samsa twisted round<br />

in his chair to look at them and sat there watching for a while. <strong>The</strong>n he called out: "Come here, then.<br />

Let's forget about all that old stuff, shall we. Come and give me a bit of attention". <strong>The</strong> two women<br />

immediately did as he said, hurrying over to him where they kissed him and hugged him and then they<br />

quickly finished their letters.<br />

After that, the three of them left the flat together, which was something they had not done for months,<br />

and took the tram out to the open country outside the town. <strong>The</strong>y had the tram, filled with warm<br />

sunshine, all to themselves. Leant back comfortably on their seats, they discussed their prospects and<br />

found that on closer examination they were not at all bad - until then they had never asked each other<br />

about their work but all three had jobs which were very good and held particularly good promise for the<br />

future. <strong>The</strong> greatest improvement for the time being, of course, would be achieved quite easily by<br />

moving house; what they needed now was a flat that was smaller and cheaper than the current one<br />

which had been chosen by Gregor, one that was in a better location and, most of all, more practical. All<br />

the time, Grete was becoming livelier. With all the worry they had been having of late her cheeks had<br />

become pale, but, while they were talking, Mr. and Mrs. Samsa were struck, almost simultaneously,<br />

with the thought of how their daughter was blossoming into a well built and beautiful young lady. <strong>The</strong>y<br />

became quieter. Just from each other's glance and almost without knowing it they agreed that it would<br />

soon be time to find a good man for her. And, as if in confirmation of their new dreams and good<br />

intentions, as soon as they reached their destination Grete was the first to get up and stretch out her


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 85<br />

young body. ■<br />

Copyright (C) 2002 by David Wyllie.<br />

End of the Project Gutenberg EBook of Metamorphosis, by Franz Kafka<br />

Translated by David Wyllie.<br />

<br />

Hóa Thân<br />

<strong>The</strong> Metamorphosis by Franz Kafka<br />

Bän dÎch ViŒt Ng» do David Lš Lãng Nhân<br />

I<br />

Một buổi sáng, khi Gregor Samsa sực tỉnh qua một cơn ác mộng, anh ta bổng thấy mình biến thành<br />

một con bọ gớm ghiếc trong giường ngủ của mình. Anh đang nằm ngữa lưng như trên một chiếc áo<br />

giáp sắt, và nếu anh ngấc đầu một tí anh có thể nhìn thấy chiếc bụng mình màu nâu, hơi vòng cầu và<br />

ráp nối liền nhau bởi những bộ phận hình cánh cung cứng còng. Chiếc chăn giường không phủ hết<br />

bụng anh nên nó có thể tụt ra lúc nào không biết. Anh lại có rất nhiều chân nhỏ tí xíu đáng thương hại<br />

so với tòan bộ con người anh, và đám chân ấy đang quờ quạng chới với một cách vô dụng trước mắt<br />

anh.<br />

“Việc gì đã xãy ra cho tôi?”anh ta suy nghĩ. Đó không phải là một giấc mơ. Phòng ngủ của anh<br />

ta là một phòng của “con người” bình thường, mặc dù hơi nhỏ hẹp, nằm yên tỉnh giữa bốn bức tường<br />

quen thuộc. Một lô hàng vãi mẫu nằm la liệt trên bàn – Samsa là một ngừơi bán hàng dạo – và trên<br />

tường có treo một bức hình anh mới cắt ra trong một tờ đặc san tranh ảnh, và lộng trong một chiếc<br />

khung mạ vàng khá đep. Bức hình cho thấy một thiếu phụ trang sức với chiếc mủ và khăn chòang lông<br />

thú, đang ngồi thẳng lưng, chìa cánh tay của cô ta có mang một chiếc vớ dầy làm bằng lông thú về phía<br />

ngừơi nhìn.<br />

Kế đó, Gregor xoay nhìn qua cửa sổ thì thấy thời tiết đang âm u. Những giọt mưa đập lên khung<br />

kính làm cho anh buồn ảm đạm. “Hay là ta kéo dài giấc ngủ thêm tí nữa và quên đi những điều phi lý<br />

nầy”, anh suy nghĩ, nhưng có một điều anh ta không làm được là anh đã quen ngủ nằm nghiêng bên<br />

phải, mà trong lúc này thì anh không thể xoay mình lại được. Mặc dù anh đã dùng hết sức tung mình<br />

vế phía tay phải, thân mình anh vẫn luôn luôn tụt vào vị thế cũ. Anh đã thữ hàng trăm lần như thế,<br />

nhắm nghiền mắt lại để khỏi phải thấy những cữ động chân tay vô vọng của mình, và chỉ dừng lại khi<br />

anh bắt đầu nghe hơi đau nhức ở một chỗ mà anh chưa từng cảm thấy trước đây bao giờ.<br />

“Chúa ơi”, anh nghĩ, “nghề nghiệp chi khổ sở mà tôi đã chọn như thế này! Di chuyển hết ngày<br />

nầy qua ngày nọ. Buôn bán như thế nầy còn khó nhọc hơn buôn bán tại gia, và còn hơn thế nữa, nghề<br />

chạy hàng rong lại còn mang theo cái nghiệp chướng lo lắng trễ chuyến xe lửa giao liên, ăn uống kém


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 86<br />

ngon và thất thường, liên lạc với khách mới luôn luôn, do đó không thể nào thật quen biết hoặc trở<br />

thành bạn thân với ai. Ôi, tất cả hãy về Âm phủ!” Anh ta cảm thấy hơi ngứa ở bụng; từ từ đẩy mình về<br />

phía đầu giường để ngẫng đầu lên; anh tìm thấy chỗ ngứa nổi đầy những chấm trắng khó hiểu; và khi<br />

anh dùng một chân của mình để thăm dò chỗ ấy thì anh phải thụt chân lại tức khắc vì khi chạm vào đó<br />

anh cảm thấy rùn mình ớn lạnh.<br />

Anh ta tụt lại vị thế cũ. “Thức dậy sớm thường xuyên”, anh nghĩ, “làm mình trở thành ngu đần.<br />

Ta phải ngủ đầy đủ. Những nguời buôn bán dạo khác sống một cách xa hoa.Ví dụ, mỗi khi tôi trở về<br />

phòng khách chung buổi sáng để sao lục khế ước, quí vị nầy luôn luôn ngồi đó ăn điểm tâm. Tôi phải<br />

thử làm như vậy với ông xếp tôi; tôi có thể bị đá văng ra đường. Nhưng biết đâu đó là điều tốt đẹp nhất<br />

cho tôi. Nếu tôi không cần nghĩ đến bố mẹ tôi, tôi đã gởi giấy thông báo nghỉ việc lâu rồi, tôi đã gặp<br />

xếp tôi và nói lên những gì tôi đả nghĩ, nói hết những điều tôi muốn nói, cho hắn biết những gì tôi cảm<br />

nhận. Hắn sẽ té nhào ra khỏi bàn giấy! Nghĩ cũng nực cười thay việc ngồi sau bàn giấy, miệt thị nhân<br />

viên thuộc hạ từ thế cao, đặc biệt nhất là lúc anh đến thật sát gần vì ông xếp bị lảng tai. Tuy thế, cũng<br />

còn hy vọng; khi tôi dành dum đủ số tiền để trả nợ cho hắn – chừng năm hay sáu năm nữa tôi đóan thế<br />

- tôi sẽ chắc chắn làm điều đó. Lúc ấy, tôi sẽ làm môt việc thay đổi lớn. Nhưng truớc hết, tôi phải thức<br />

dậy, chuyến xe lữa của tôi khởi hành vào lúc năm giờ.”<br />

Và anh nhìn lên chiếc đồng hồ reo trên tủ đang tích tắc . “Thánh Thượng ơi!” anh nghĩ. Đã sáu<br />

giờ rười và hai cây kim đang quay nhanh tới, bây giờ đã muộn hơn sáu giờ rưởi, hầu như bẫy giờ kém<br />

mừoi lăm. Đồng hồ không reo chăng? Từ giừong anh ta cũng có thể nhìn thấy đồng hồ đã vặn báo thức<br />

vào lúc bốn giờ như thường lệ, như vậy nó phải reo đúng. Phải, nhưng cũng có thể mình ngủ quên đi<br />

trong tiếng lạch cạch như bàn ghế bị khua động chăng? Đúng, anh đã không ngủ ngon giấc, nhưng có<br />

thể vì lý do đó nên thiếp đi. Bây giờ thì hắn phải làm gì? Chuyến xe lửa tới sẽ qua vào bãy giờ; Muốn<br />

bắt kịp chuyến nầy anh sẽ phải hối hả như điên và những hàng mẫu sẽ không được gói ghém, và anh<br />

cũng không được tươm tất và tuơi tắn. Cho dù anh bắt kịp chuyến xe anh cũng không tránh khỏi cơn<br />

thịnh nộ của ông xếp khi ông phụ tá văn phòng đã có mặt khi chuyến xe năm giờ chuyên bánh, và ông<br />

ta đã ghi trong tờ báo cáo rằng Gregor đã vắng mặt.. Ông phụ tá văn phòng là người bộ hạ tay chân<br />

của ông xếp, ông ta không có sống lưng “cứng rắn” và cũng không có tình cảm với ai cả. Hay là anh<br />

báo cáo bị ốm? Nhưng điều ấy lại còn kỳ quặc và đáng nghi hơn nữa vì trong suốt mười lăm năm làm<br />

việc Gregor chưa bị ốm môt lần nào cả. Ông xếp chắc chắn sẽ dến thăm cùng với viên bác sĩ của hảng<br />

bảo hiểm, buộc tội bố mẹ anh đã có một đứa con lười biếng và đồng ý không thưa kiện vì viên bác sĩ<br />

tin tửơng không ai bị đau ốm cả chỉ có nhiều người lười việc mà thôi. Hơn thế nữa, viên bác sĩ cũng<br />

không phải hòan tòan sai trong trường hơp nầy? Thực ra, ngoại trừ đã ngủ quá trớn, Gregor thấy<br />

mình hòan tòan phục sức và cảm thấy đói hơn thường lệ.<br />

Anh vẫn suy nghĩ gấp rút nhưng chưa quyết định ngồi dậy thì lúc ấy đồng hồ vừa điểm bãy giờ<br />

kém muòi lăm. Có một tiếng gõ nhẹ trên cánh cửa gần nơi đầu hắn. “Gregor”, rồi có tiếng ai gọi – đó là<br />

mẹ hắn – “ đã bãy giờ kém mươi lăm. Con có tính đi đâu không ?” Giọng nói êm dịu ấy! Gregor giật<br />

nẫy mình khi hắn nghe tiếng trả lời cũa chính mình, khó nhận ra so với giọng nói bình thường của hắn.<br />

Như từ trong sâu thẩm của người anh, có một tiếng the thé đau dớn không kìm hảm được hòa lẫn với<br />

thanh âm của từ ngữ tuy được phát âm nguyên thủy nhưng đã bị dư âm làm cho lu mờ đi, khiến cho<br />

người nghe không thể tin chắc rằng mình đã nghe đúng hay không. Gregor muốn trả lời đầy đủ và cắt<br />

nghĩa mọi sự, nhưng trong trường hợp nầy anh chỉ nói: “Vâng ạ, cám ơn mẹ, con thức dậy đây.” Sự<br />

thay đổi trong tiếng nói của Gregor có thể không thấy rỏ xuyên qua cửa gổ nên bà mẹ anh xem chừng<br />

cũng thỏa mãn về sự cắt nghĩa và bà nhẹ gót quay đi. Tuy nhiên câu chuyện vắn tắt đó cũng đủ làm<br />

cho mọi người trong gia đình biết rằng Gregor vẫn còn ở nhà, trái hẵn với sự chờ đợi cùa họ, và kế tiếp<br />

đó, là bố anh gõ vào cửa bên hông, và gõ nhè nhẹ với bàn tay nắm lại. “Gregor, Gregor”, ông ta bảo,<br />

“việc gì lôi thôi thế?” Và một khắc sau ông gọi lại bằng một giọng trầm trầm như thễ báo<br />

nguy:”Gregor! Gregor!” Từ phía cửa hông bên kia có tiếng cô em gái của hắn vang lên rên rĩ :


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 87<br />

“Gregor? Anh bị ốm phải không? Anh có cần gì không?” Gregor trả lời cho cả hai bên: “Tôi đã săn<br />

sàng rồi”, trong khi anh ta cố gắng sửa giọng nói cho bình thường bằng cách phát âm rất cẫn thận và<br />

ngừng giữa những từ ngữ. Bố anh đã trỏ lại ăn điểm tâm nhưng em gái anh thì thầm nói: “Gregor, mở<br />

cửa đi, tôi năn nỉ anh mà”. Tuy nhiên, Gregor không hề có ý định mở cửa, trái lại anh rất hài lòng đã<br />

có thói quen của ngừoi bán hàng dạo là khóa cửa ban đêm cho dù lúc ở nhà cũng vậy.<br />

Việc đầu tiên anh muốn làm là thức dậy yên ổn không bị quấy rầy, mặc quần áo, và ăn điểm<br />

tâm. Chỉ sau đó anh mới nghĩ dến công tác kế tiếp, như anh từng đã biết rõ rằng mình không thể nằm lỳ<br />

t rên giuờng để suy nghĩ ra một giãi pháp hữu dụng. Anh còn nhớ anh thường bị đau nhức nhẹ khi nằm<br />

trên giường, có lẽ vì nằm không ngay ngắn, nhưng điều đó chỉ là điều tưởng tượng và anh tự hỏi trí<br />

tưởng tựơng của anh hôm nay nó sẽ từ từ giãi quyết vấn đề ra sao. Anh không hề nghi ngờ chút nào về<br />

sự đổi thay trong tiếng nói của anh chỉ là sự báo hiệu dầu tiên cho một cơn cảm cúm nặng, một chứng<br />

bệnh kinh niên nghề nghiệp của những ngừoi buôn hàng dạo.<br />

Muốn nhẹ tung lớp chăn giường, anh chỉ cần thổi phồng nhẹ lên thân mình một tí thì lớp chăn<br />

mỏng sẽ tự nó tụt ra. Nhưng công việc kế đó sẽ trở thành khó khăn hơn, nhất là đối với tầm vóc người<br />

to rộng như anh. Anh phải dùng hai cánh tay lẫn bàn tay để chổi dậy; nhưng bây giờ thì anh chỉ có mấy<br />

chiếc chân nhỏ khẳng khiu cữ động tứ phía không kềm chế được. Nếu anh muốn co một chiếc chân nào<br />

đó thì chính nó sẽ tự bung ra; và cuối cùng nếu anh thành công với chiếc chân ấy thì tất cả những chân<br />

còn lại được tự do nhưng lại cữ động một cách đau đớn.”Công tác nầy không thể nào làm đuợc ở trên<br />

giường” Gregor tự nhủ, “ ta không nên tiếp tục thữ nữa”.<br />

Điều trước tiên anh muốn làm là rướn phần dưới của thân mình ra khỏi giường, nhưng anh chựa<br />

hề thấy nó bao giờ và cũng không thể tưởng tượng nó ra sao, hóa ra nó cữ động rât khó khăn và hết<br />

sức chậm chạp rồi cuối cùng trong một trạng thái hầu như cuồng loạn, trong lúc lơ đãng tung mình hết<br />

mức về phía trước và lạc hướng, anh đụng phải trụ chân giường và cảm thấy đau nhói ở phân dưới thân<br />

mình do đó nhận thây rằng đấy cũng là vùng nhạy cảm nhất trong người anh lúc nầy.<br />

Vì vậy anh thũ nhấc phần trên của thân mình anh ra khỏi giường trước và cẩn thận nghiêng đầu qua<br />

một bên. Anh làm công tác nầy dễ dàng; mặc dù hinh vóc và sức nặng của anh, phần to của thân thể sẽ<br />

từ từ di chuyển theo hướng của chiếc đầu anh. Tuy nhiên khi anh lấy được đầu ra khỏi giường vào<br />

trong không khí mát thì anh chợt nghĩ rằng nếu anh tự để mình rơi xuống sàn thì nếu chiếc đầu của anh<br />

không bi thuơng thì quả là một phép mầu; do đó anh lo sợ không dám tiếp tục nhũi mình tới nữa. Và<br />

bằng mọi giá, nếu anh không thể nào tư mình đả thương đến bất tỉnh; tốt hơn là cứ tiếp tục nằm trên<br />

giường hơn là nằm trong trạng thái hôn mê.<br />

Anh cũng tổn phí ngần ấy công sức để trở lai vị thế cũ, nhưng khi anh nằm đó thở dài thì nhận<br />

thấy một lần nữa rằng những bộ chân của anh vật lộn với nhau kịch liệt, anh nghĩ rằng không ai có thẻ<br />

đem lại an bình trật tụ cho sự hỗn lọan nầy đuợc . Một lần nữa anh tự bảo rằng không thể nằm lỳ trên<br />

giường và điều hợp lý nhất là tung ra khỏi giường bằng mọi cách. Anh cũng không quên rằng giữ khả<br />

năng bình tỉnh phân tích lúc nào cũng tốt hơn là vội vã nhảy vào kếr luận hồ đồ. Trong những lúc tương<br />

tợ anh quay mắt qua phía cửa sổ và nhin thực kỷ, nhưng rủi thay, thậm chí con đuờng hẹp bên kia cũng<br />

bị sương sáng che khuất nên quang cảnh lu mờ và kém vui đối với anh. “Đã bãy giờ rồi”, anh tự bảo<br />

mình khi nghe đồng hồ điểm lần nữa, “bãy giờ rồi mà vẫn còn sương mù như thế”. Và anh nằm đó yên<br />

lặng một lúc lâu, hơi thở nhẹ nhàng, như chờ đợi sự hòan tòan bất động sẽ mang trả lại trạng thái thực<br />

và tự nhiên của sự vật.<br />

Nhưng anh lại tự hỏi:”Trước khi đồng hồ điểm bãy giờ mười lăm mình nhất định sẽ phải ra<br />

khỏi giường. Lúc đó thì sẽ có người từ sở làm gởi tới để xem việc gì đã xãy ra cho mình vì sở mở cửa<br />

làm trước bãy giờ.” Kế đó, anh bắt đầu thi hành công tác đu mình theo chiều dọc đồng thời lách<br />

mình ra khỏi giuờng. Nếu anh thành công để rơi ra khỏi giường trong tư thế nầy với đàu ngóc lên cao<br />

thì sẽ tránh gây thuơng tích. Lưng anh xem chừng rất cứng rắn có thể an tòan vì rơi trên thảm. Anh chỉ<br />

lo ngại nhất là tiếng động anh sẽ tạo ra, măc dù xuyên qua cac cánh cửa, sẽ gây nên một sự lo lắng hoặc


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 88<br />

một sự báo động. Nhưng đìều đó cũng cần phải mạo hiểm.<br />

Khi Gregor đã thò nữa thân người ra khỏi giường – phương pháp mới nấy giống như một trò<br />

chơi hơn là một sự cố gắng, anh chỉ cần xích đu tới lui – anh chợt nhận thấy có lẽ mọi sự sẽ dãn dị nếu<br />

có ai đên giúp anh một tay. Chỉ cần hai ngừơi lực lưỡng – anh nghĩ đến bố anh và chị giúp việc – cũng<br />

thừa sức; họ chỉ cần luồn hai cánh tay dứoi chiếc lưng khum khum của anh, lôi nhẹ anh khỏi giường, hạ<br />

anh xuống một cách cẩn thận và kiên nhẫn đặt anh nằm sấp trên sàn nhà để may ra anh có thể sử dụng<br />

bộ chân nhỏ của anh. Anh có thực sự cần kêu cầu cứu không, dù rằng trong lúc nầy các cửa phòng đều<br />

khóa chặc? Tuy trong hòan cảnh khó khăn nầy, anh không ngăn được mình mĩm cười với ý nghĩ đó.<br />

Sau một lúc khá lâu anh đã di chuyển gần ra khỏi giường,đến độ anh khó lấy lại thăng bằng nếu<br />

anh lắc mình quá mạnh. Lúc ấy đã bãy giờ mười và anh thực sự cần lấy quyết dịnh cuối cùng.Kế đó là<br />

tiêng chuông reo phía trước cửa chính. “Đấy có lẽ là một nhân viên cùa sở làm”, anh tự bảo mình, thân<br />

thể anh bổng cứng lạnh như băng giá, mặc dù bộ chân nhỏ xíu của anh nhảy múa nhanh hơn gấp bội.<br />

Trong một khoảnh khắc tất cả đều yên lặng. “Họ sẽ không mở cửa phòng đâu”, Gregor tự bảo mình,<br />

như bị vướn mẳc trong tư tưởng vô vọng nào đó. Thế nhưng rồi những bước chân vững chắc của chị<br />

bồi phòng cứ tiến dần ra phía cửa chính như thường và chị ta mở cửa ra. Gregor chỉ cần nghe những<br />

tiếng chào hỏi đầu tiên là đã biết vị khách ấy là ai – ông tổng thư ký. Tại sao Gregor lại là người duy<br />

nhất bị tuyên án phải làm việc cho một hảng mà mỗi khuyết điểm nhỏ tức khắc trở thành nghi vấn?<br />

Một nơi mà nhân viên cả thảy không chừa một ai, đều cộc cằn thô lổ; không một ai trung thành và tận<br />

tâm đến độ mà, vì lương tâm cắn rứt, không rời khỏi giường nếu không lạm dụng được khỏan hai tiếng<br />

đồng hồ thì giờ của hảng cho việc riêng tư của mình buổi sáng? Như thế đã đủ lý do để cho một trong<br />

những tập sự viên mở cuộc thăm dò quan sát – ví như cuộc quan sát nầy cần thiết – thì sự có mặt của<br />

ông tổng thư ký có thực sự cần thiết không, liệu như họ cần tỏ ra với cả gia đình vô tội rằng việc nầy<br />

rất đáng nghi ngờ và chỉ ông tổng thư ký mới đáng tin cậy đủ tài trí để mở cuộc điều tra không? Những<br />

ý nghĩ ấy càng làm anh tức bực hơn những quyết định hợp lý, anh xoay mình một cách mạnh mẽ hết<br />

sức và tung ra khỏi giường. Chỉ có một tiếng đánh thịch, không thực sự là một tiếng động lớn. Khi anh<br />

rơi xuống thì tấm thảm đã hút giảm đi một phần tiếng động, và chiếc lưng của Gregor cũng đàn hồi khá<br />

hơn anh tưởng, do đó tiếng động đã được hảm thanh và khôngcòn rõ rệt lắm. Bởi anh không cẩn thận<br />

khéo giữ đầu của mình nên khi té xuống đầu anh bị va vào sàn nhà; làm anh đau điến và xửng vững,<br />

anh xoay đầu lại cọ xát nó vào tấm thảm.<br />

“Có vật gì vừa rơi xuống trong phòng đó”, ông tổng thư ký nói trong phòng bên trái. Gregor thữ<br />

tửong tuợng rằng những việc gì đã xãy ra cho anh cũng có thể xãy đến cho ông tổng thư ký; điều đó ta<br />

phải công nhận là có thể lắm chứ. Tuy nhiên, như để trả lời cộc lốc cho câu hỏi đó, những bước chân<br />

chắc nịch của ông tổng thư ký trong đôi giầy da ống cao đánh bóng đã nghe rõ trong phòng kế cận. Từ<br />

căn phòng bên phải, em gái của Gregor thì thào cho anh biết: “Gregor, ông tổng thư ký tới rôi.” “Có, tôi<br />

biết rồi”, Gregor thầm bảo mình; không dám lớn tiếng đến mức độ mà em gái anh nghe được.<br />

“Gregor”,bố anh gọi từ phòng bên trái, “ông tổng thư ký đã vòng qua đây và muốn biêt vì sao<br />

con không đáp chuyến xe lửa sớm. Chúng tao không biết nói thế nào với ông ấy. Vã lại ông ấy muốn<br />

nói chuyên riêng với con. Vậy con hãy mở cửa đi. Bố chắc ông tốt bụng lắm và sẽ tha thứ sự bừa bãi<br />

trong phòng con mà. “ Tiếp theo, ông tổng thư ký gọi:” Chào ông Samsa”. “Người nó không được<br />

khỏe, mẹ anh nói với ông tổng thư ký, trong lúc bố anh tiếp tục nói xuyên qua cánh cửa. “Người nó<br />

không được khỏe, xin tin tôi. Còn ly do nào mà Gregor phải trể xe lửa! Cậu thanh niên nầy lúc nào<br />

cũng nghĩ dến thương mại. Không như tôi, hầu như hắn không hề đi chơi vào buổi tối; hắn đã có mặt<br />

tại nhà một tuần nay rồi nhưng tối nào cũng ở nhà. Hắn quay quẩn trong nhà bêp, đọc báo hoặc nghiên<br />

cứu chương trình xe lửa. Ý tưởng giải trí của hắn là làm việc với một chiếc cưa lộng. Hắn chế tạo ra,<br />

nói ví dụ nhũng chiếc khung nhỏ, mất chừng hai, ba đêm, quí vị sẽ thấy xong một cái khung rất đẹp,<br />

treo lên tường trong phòng hắn; quí vị sẽ thấy nó ngay khi Gregor mở cửa. Nhưng thôi, tôi mừng thấy<br />

ông tới đây; chúng tôi đã vô phương làm thế nào cho Gregor mở cữa; hắn rất cứng đầu; và tôi chắc


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 89<br />

chắn hắn không được khỏe, hắn nói hồi sáng là hắn khỏe, nhưng không phải thế,” “ Tôi sẽ ra ngay bây<br />

giờ mà” Gregor nói một cách khoan thai rõ rệt nhưng vẫn không cữ động để khỏi mất một chữ nào của<br />

câu chuyện. “Đấy, tôi không còn nghĩ ra cách nào nữa để giãi thích việc ấy, bà Samsa ạ”, ông tổng thư<br />

ký nói, “Tôi hy vọng không có việc gì quan trọng. Tuy nhiên mặt trái của vấn đề tôi phải nói là nếu<br />

chúng ta trong ngành thương mại có chút gì bất bình thuờng trong sức khỏe thì trường hợp dù có đáng<br />

tiếc hay không theo ý mình, chúng ta cũng phải cố gắng vượt qua vì lý do nghề nghiệp bắt buộc.”<br />

“Nào bây giờ thì ông tổng thư ký có thể vào gặp con được chưa?”, bố anh mất kiên nhẫn vừa hỏi vừa<br />

gõ cửa lần nữa. “Không” Gregor nói. Một sự yên lặng nhức nhối tiếp diễn sau đó trong căn phòng phía<br />

mặt; bên phòng phía trái em gái hắn bắt đầu khóc.<br />

Nhưng tại sao em gái hắn không bước ra gia nhập với cả nhóm? Có thể cô ta vừa mới thức dậy<br />

và chưa kịp thay quần áo. Nhưng tại sao cô lại khóc? Có phải hắn không chổi dậy và không cho ông<br />

tổng thư ký vào phòng, tại vì hắn đang bị nguy cơ mất việc và nếu sự nầy xãy ra ông chủ của hắn sẽ<br />

theo đuổi một lần nữa những đòi hỏi tương tợ đối với cha mẹ hắn trước đây? Chưa đến lúc phải lo<br />

lắng đến những việc như thế. Gregor vẫn còn đó và không hề có ý nghĩ cỏn con gì về việc bỏ bê gia<br />

đình mình cả. Trong lúc nầy anh ta chỉ nằm trên thảm và không một ai nếu biết được tình trạng của anh<br />

lại có thể nghĩ rằng anh sẽ cho ông tổng thư ký vào phòng. Đấy chỉ là một cử chỉ bất lịch sự nhỏ mà<br />

sau nầy một lý do chính đáng sẽ được lựa chọn để cáo lỗi; đó không phải là sự kiện mà người ta có thể<br />

dựa vào để mạnh mẽ tấn công Gregor lúc nầy. <strong>The</strong>o ý Gregor thì hơp lý hơn cả là cứ để hắn yên ổn<br />

thay vì quấy rầy hỏi han hắn và than khóc. Nhưng nhóm người bên ngoài đâu biết việc gì đã xãy ra, họ<br />

lo lắng, và điều đó biện minh cho hành động và thái độ của họ.<br />

Ông tổng thư ký bây giờ lên giọng, “Ông Samsa ơi,” ông ta gọi, “việc gì lộn xộn thế?” Anh tấn<br />

chặt cửa phòng, chỉ trả lời có và không, anh đã gây ra một sự lo lắng vô ích cho bố mẹ anh – nhân tiện<br />

tôi cũng nhắc anh – rằng anh đã sơ xuất trong trách vụ thương mại của mình một cách chưa từng xảy<br />

ra. Tôi nói đây là thay mặt cho bố mẹ anh và chủ nhân anh, và thực sự đòi hỏi một sự cắc nghĩa rõ rệt<br />

và tức khắc. Tôi rất ngạc nhiên, hết sức ngạc nhiên. Tôi tưởng đã biết anh là một người khoan thai và<br />

điềm đạm, và bây giờ anh bỗng nhiên để lộ trần những nhược điểm cá nhân ra. Sáng nay, ông chủ có ý<br />

kiến anh không đến sở có thể vì lý do , thực vậy – là chương mục mới giao phó cho anh – nhưng tôi<br />

hầu như hứa danh dự với ông ta là lý do đó sai lầm. Nhưng bây giờ tôi đã thấy sự ngoan cố của anh tôi<br />

không còn ý muốn gì để can thiệp hộ anh. Và chức vụ của anh cũng không vững đâu. Tôi đã có ý định<br />

nói chuyện nầy riêng với anh, nhưng tại vì anh đã làm mất thì giờ vô ích nên tôi nhận thấy bố mẹ anh<br />

cũng cần nên biết. Phần dịch vụ thương mại do anh phụ trách lại hểt sức chậm trễ; dù rằng thời điểm<br />

trong năm bất lợi cho sự buôn bán phồn thịnh, chúng tôi công nhận, tuy nhiên, không có thời điểm nào<br />

trong năm để ngưng buôn bán làm ăn, ông Samsa ạ, chúng ta không thể nào chấp nhận chuyện đó.”<br />

“Nhưng thưa Ông”, Gregor lên tiếng, quên hẵn mình đang bối rối vì câu chuyện, “Tôi sẽ mở<br />

cửa ngay lập tức, một khắc thôi. Tôi chỉ khó chịu trong nguời một tí, bị một cơn chóng mặt, nên không<br />

ngồi dậy được. Tôi vẫn còn nằm trên giường. Tôi đã khỏe trở lại rồi. Tôi đang ra khỏi giường đây. Chỉ<br />

một khắc thôi. Xin kiên nhẫn! Thật ra không phải dễ như tôi tưởng. Nhưng tôi đã bình thường rồi. Thật<br />

hú vía, chuyện gì bất thần cũng có thể xãy ra cho một cá nhân! Đêm qua tôi rất bình thường, bố mẹ tôi<br />

đều biết đấy, có lẽ còn rõ ràng hơn tôi nữa. Tôi đã cảm nhận một triệu chứng nhỏ rồi. Bố mẹ tôi hẳn đã<br />

thấy điều đó. Tôi không rõ vì sao tôi không cho ông biết tại sở làm! Nhưng chúng ta luôn luôn nghĩ<br />

rằng mình có thể lướt qua một cơn bệnh mà khỏi cần nghỉ ở nhà. Xin ông vui lòng đừng làm cho bố mẹ<br />

tôi đau khổ! Những lời ông buộc tội đều vô căn cứ ; không một ai nói một lời nào cả với tôi về những<br />

điều ấy. Có thể ông chưa đọc những khế ước mới nhất mà tôi đã đệ trình. Rồi tôi sẽ đáp chuyến xe lửa<br />

tám giờ, những giờ nghỉ ngơi đã làm tôi khỏe lại rồi. Ông không cần chờ, thưa ông; tôi sẽ đến văn<br />

phòng ngay sau khi ông đến, và xin ông vui lòng thưa lại với ông chủ và gửi gấm tôi với ông ấy!”<br />

Trong lúc Gregor nói như nuớc tuôn xối xả, không biết rõ mình muốn nói gì thì anh ta đã tiến<br />

đến gần tủ quần áo – một cách dễ dàng, có lẽ nhờ anh đã thực tập trên giường – anh thữ đứng thẳng


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 90<br />

người dậy. Anh thực sự muốn mở cửa ra, thực sự muốn họ nhìn thấy anh và nói chuyện với ông tổng<br />

thư ký; những người đó đã tỏ ra cứng rắn, và anh tò mò muốn biết họ sẽ phản ứng ra sao nếu thấy anh.<br />

Nếu họ bị sững sốt thì sẽ không còn là trách nhiệm của anh nữa và anh có thể yên ổn. Còn nếu như họ<br />

giữ một thái độ an nhiên bình thãn thì anh không còn lý do gì để tức bực, và nếu anh gấp rút lên anh có<br />

thể đến nhà ga kịp chuyến xe lửa tám giờ. Những lần đầu tiên anh trèo lên tủ quần áo trơn láng thì bị tụt<br />

xuống, nhưng lần cuối cùng anh tung người đứng thẳng ; bán thân phía dưới đau đớn nhưng anh không<br />

thèm chú ý. Bây giờ anh ngả mình tựa vào lưng một chiếc ghế gần đó, ôm chặt lấy cạnh ghế bằng bộ<br />

chân bé nhỏ của mình. Lúc nầy thì anh đã bình tỉnh lại và vẫn giữ yên lặng để nghe ông tổng thư ký<br />

nói.<br />

“Các người có hiểu nổi một chữ nào hắn nói không?” ông tổng thư ký hỏi bố mẹ anh, “chắc<br />

chắn anh ấy không dối gạt gì chúng ta chứ”. “Thượng Đế ơi!” Mẹ hắn kêu lên, nước mắt ràn rụa, “nó<br />

có thể bị ốm nặng và chúng ta chỉ làm cho hắn đau đớn thêm. Grete! Grete! Bà òa lên khóc. “Mẹ ơi?”<br />

em gái hắn gọi từ phòng bên cạnh. Họ nói chuyện xuyên qua phòng Gregor. “Con phải gọi Bác sĩ đến<br />

ngay. Gregor bị ốm nặng Gấp lên, gọi Bác sĩ đến ngay. Con có nghe giọng nói Gregor không?” “Đó là<br />

giọng của một con thú”, ông tổng thư ký nói một cách bình tỉnh trái ngược hẵn với tiếng gào thét của<br />

bà mẹ. “ Anna! Anna!” ngưòi cha gọi hướng về hành lang bếp, vừa vỗ tay, hãy gọi anh thợ sửa ổ khóa<br />

đến ngay đây!” Và hai người con gái tức khắc chạy qua khỏi hành lang, tiếng váy của họ nghe xào xạc<br />

và ta nghe tiếng cửa chính kêu lớn khi họ thoát ra cửa. Làm thế nào mà cô em gái của hắn thay quần áo<br />

quá nhanh như thế? Không ai nghe tiếng cửa đóng sầm lại; chắc họ đã để cửa mở; người ta thường để<br />

cửa mở trong những căn nhà mà có chuyện bất thường xãy ra.<br />

Gregor trái lại đã bình tỉnh hơn. Thế là họ không còn hiểu tiếng nói của anh nữa mặc dù tiếng<br />

nói đó rõ ràng với anh, rõ ràng hơn trước – có lẽ tai anh đã quen với âm thanh đó . Tuy vậy, họ đã cảm<br />

thấy có một điều gì bất ổn trong anh và họ sẳn sàng muốn giúp anh. Phãn ứng đầu tiên trong trường<br />

hợp nầy đã đem lại sự tự tín và khôn ngoan làm cho anh cảm thấy dễ chịu hơn. Anh thấy mình được thu<br />

hút ngược lại với đám quần chúng, và từ ông Bác sĩ tới anh sửa khóa, anh ta chờ đợi nhiều thành quả<br />

tốt đẹp lạ thường – tuy anh chẳng biết ai sẽ mang tới. Bất cứ điều gì anh nói ra tiếp đó sẽ tối quan trọng<br />

cho nên giọng nói anh cần rõ ràng càng tốt, anh cất tiếng ho khúc khắc một chút, cẩn thận không làm to<br />

quá e rằng tiếng ho ấy nghe khác hẵn tiếng người, vì anh không còn chắc mình biết mình rõ rệt nữa.<br />

Trong lúc đó, phòng bên cạnh trở thành rất yên lặng Có lẽ bố mẹ anh đang ngồi cùng bàn với ông tổng<br />

thư ký thì thầm với nhau, hay tất cả đều dán tai vào cửa nghe ngóng.<br />

Gregor chầm chậm đẩy mình theo chiếc ghế trên sàn nhà lần tới phía cửa. Khi tới đó anh bỏ tay<br />

ra và phóng mình lên cánh cửa, đứng thẳng người vịn vào cửa nhờ chất nhựa tiết ra từ đầu các chân.<br />

Anh dừng lại đó nghỉ mệt một chốc, dưỡng sức để thi hành công tác xoay mở chìa khóa bằng mồm.<br />

Thảm thay bộ răng của anh không thích hợp tí nào – làm thế nào anh cắn lấy chìa khóa được? – tuy<br />

nhiên thay thế cho bộ răng anh lại có bộ quai hàm mạnh mẽ; sử dụng quai hàm, anh có thể xoay được<br />

chìa khóa, anh quên đi hiện trạng anh bị thương tích vì từ mồm anh chảy ra một chất nhờn màu nâu<br />

tràn qua chìa khóa và nhỏ giọt xuống sàn nhà. “Nghe đây,” ông tổng thư ký nói trong phòng kế cận,<br />

“anh ấy đang xoay chìa khóa.” Gregor rất phấn khởi; tất cả đáng lẽ phải hoan hô anh, kể cả bố mẹ anh:<br />

Giỏi quá, Gregor, đáng lẽ họ phải la lên. “Giữ chặt nó, kềm lấy chìa khóa!”. Và với ý nghĩ rằng họ đang<br />

say mê theo dõi sự cố gắng cũa anh, anh dùng hết sức mình cắn chiếc chìa khóa, không chú tâm đến sự<br />

đau đớn anh tự gây ra. Trong khi chìa khóa xoay tròn anh cũng xoay tròn ổ khóa, đứng thẳng người<br />

nhờ tựa vào mồm hoặc dùng toàn thể sức nặng thân mình khi cần để xoay chìa khóa. Tiếng kêu rõ rệt<br />

của ổ khóa khi bật mở là dấu hiệu cho Gregor biết anh có thề ngưng sự tập trung, tiếp tục thở lại và tự<br />

bảo mình: “Như vậy, mình cũng chả cần anh thợ sửa ổ khóa.” Rồi anh đặt đầu mình lên tay nắm để<br />

hoàn toàn mở cửa ra.<br />

Vì phải mở cách đó nên cửa đã mở toang mà không ai thấy hắn. Anh ta chầm chậm xoay mình<br />

theo một cánh cửa đôi cẩn thận để khỏi ngả ngữa khi trở vô phòng. Anh vẫn lay hoay với động tác khó


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 91<br />

khăn nầy, không để ý đến điều gì khác, đến khi anh nghe tiếng thốt lớn “Ối!” của ông tổng thư ký phát<br />

ra như một tiếng gió hú. Bây giờ thì anh thấy ông – ông ta đứng gần cửa nhất – bàn tay bịt miệng há<br />

hốc và từ từ thối lui như bị một sức mạnh vô hình lôi cuốn. Bà mẹ của Gregor đầu tóc vẫn còn rối mặc<br />

dù sự hiện diện của ông tổng thư ký thì sững nhìn bố anh. Đọan bà buông khoanh tay, bước tới hai<br />

bước về phía Gregor và sụng mình xuống sàn trong chiếc váy xòe tròn của bà và chiếc đầu của bà thụt<br />

vào trong ngực bà. Bố anh trông có vẻ tức tối, tay nắm lại như muốn đấm Gregor ngược về phòng.<br />

Nhưng rồi ông ta bối rối nhìn quanh phòng khách , lấy tay che mặt và khóc nức nở, lồng ngực to rung<br />

chuyển.<br />

Gregor không trở vô phòng, nhưng tựa mình vào phía trong của cánh cửa bên kia vẫn còn khóa.<br />

Như thế, chỉ có nữa người anh được để lộ ra với chiếc đầu quan sát đám người bên ngoài. Trong lúc ấy<br />

ngày đã sáng tỏ; một phần vô tận của tòa nhà màu xám đen bên kia đường – một bệnh viện – được lộ ra<br />

với những cửa sổ nghiêm trang trổ thẳng hàng trên mặt tiền kiến trúc; mưa vẫn rơi, hạt mưa to đập vào<br />

nền đất từng hạt một. Đồ ăn sáng vẫn thừa mứa trên bàn; vì theo bố Gregor, điểm tâm là bửa ăn quan<br />

trọng nhất trong ngày và ông kéo dài nhiều giờ, vừa ăn vừa đọc một số báo khác nhau. Đối diện, trên<br />

tường có treo một bức hình Gregor hồi còn là Trung Úy Lục Quân , tay cầm kiếm, nụ cười bất cần đời<br />

trên mặt, một thái độ làm người ta kính trọng bộ quân phục và tư cách. Cửa chính vô tòa nhà và cửa vô<br />

hành lang đều mở, ông ta nhìn thấy bực thềm và nơi cầu thang bắt đầu xa xa phía dưới.<br />

“Nào, bây giờ” Gregor nói, biết rằng chỉ còn mình hắn là giữ đuợc bình tỉnh, Tôi thay đồ ngay,<br />

gói các hàng mẫu và khời hành. Xin quí vị vui lòng cho tôi đi nhé? Ông thấy không” hắn nói với ông<br />

tổng thư ký, “tôi đâu có ngoan cố; tôi thích trách vụ của tôi; nghề buôn bán dạo như tôi rất là khó nhọc,<br />

nhưng không di chuyển luôn thì không mưu sinh đuợc. Thế thì ông đi đâu bây giờ, đến văn phòng<br />

chăng? Phải rồi, Ông sẽ báo cáo chính xác mọi sự chứ? Ai cũng có thể bị tạm thời đau yếu không làm<br />

việc được, nhưng đó cũng là lúc cần nên nhớ những thành quả đạt được trong quá khứ và cân nhắc sau<br />

nầy khi khó khăn trở ngại đã vượt qua, đương sự chắc chắn còn tập trung nổ lực và hăng hái làm việc<br />

hơn nữa. Ông đã biết rõ tôi còn món nợ lớn với ông chủ cũng như phải lo lắng bão trợ cho bố mẹ và em<br />

gái tôi, tôi tuy nằm trong thế kẹt nhưng tôi cũng sẽ thoát ra được. Xin ông vui lòng đừng làm khó khăn<br />

thêm, và đứng về phe chống đối tôi ở văn phòng. Tôi biết không ai ưa những người buôn dạo. Họ<br />

tưởng chúng tôi làm lương cao lắm và rất nhàn nhả. Đó là một sự kỳ thị; nhưng họ cũng không nghĩ ra<br />

được lý do nào để cãi thiện. Nhưng ông, thưa ông, ông có một nhãn quan rộng rãi hơn những người<br />

trong bộ tham mưu, thật ra tôi có thể nói một cách tự tín rằng nó còn khả quan hơn của ông chủ nữa kia<br />

–thật là dễ dàng cho một thương gia như ông ta để nhầm lẫn về nhân viên của mình và phê phán họ quá<br />

gắt gao. Và ông cũng biết rõ những người lái buôn như chúng tôi đều làm việc xa văn phòng cả năm,<br />

cho nên dễ thành nạn nhân dèm siểm và may rủi, cũng như những sự than phiền vô căn cứ, và hầu như<br />

vô phương chống đở đối với những trường hợp mà có khi mình còn không được biết nữa cơ, hoặc giã<br />

khi mình trở về nhà sau một chuyến hành trình mỏi mệt, để cảm thấy hậu quả tai hại của những gì đã<br />

xảy ra mà mình không hề biết nguyên do. Xin ông hãy vui lòng đừng đi vội, ít nữa nói cho tôi biết<br />

rằng ông công nhận tôi đã nói đúng một phần nào.”<br />

Nhưng ông tỗng thư ký đã quay mình ngay khi Gregor bắt đầu nói, và bĩu môi, mắt nhìn sững,<br />

vai rung rung ông bỏ đi. Ông không hề dừng lại giây nào trong lúc Gregor nói, nhưng tiếp tục di<br />

chuyển về phía cửa mắt vẫn nhìn hắn. Ông di chuyển từ từ như có một luật huyền bí nào cấm cản rời<br />

căn phòng. Chỉ khi ông ta đến hành lang thì ông mới làm một cữ động đột ngột, đưa chân ra khỏi<br />

phòng khách và vọt mình ra trước trong một cơn kinh hãi. Trong hành lang, ông rướn cánh tay phải về<br />

phía cầu thang xem như ngoài đó có một sức mạnh siêu nhiên đang chờ đợi cứu vớt ông.<br />

Gregor hiểu rằng không còn nghi ngờ gì nữa mà để cho ông tổng thư ký ra đi trong trạng thái<br />

nầy thì chức vụ của anh tại nhiệm sở sẽ ở trong tình trạng nguy hiểm vô cùng. Đó là điều mà bố mẹ hắn<br />

không biết rõ; qua nhiều năm, họ đã tự thuyết phục rằng chức vụ của Gregor sẽ bảo toàn ấm no suốt<br />

đời hắn, hơn thế nữa, họ đã có quá nhiều nổi lo lắng trong hiện tại nên quên mất ý nghĩ về tương lai.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 92<br />

Gregor trái lại suy nghĩ về tương lai. Ông Tổng thư ký phải đựợc kềm giữ lại, vỗ về an định, thuyết<br />

phục và tranh thủ ; tương lai của Gregor và gia đình anh tùy thuộc vào đó! Phải chi em gái hắn có mặt<br />

tại đây! Cô ấy thật khôn ngoan; cô đã khóc trong lúc Gregor còn yên tỉnh nằm ngữa lưng. Và ông tổng<br />

thư ký là người ưa thích phụ nữ, chắc chắn cô ta sẽ thuyết phục ông; cô ta sẽ đóng cửa hành lang lại và<br />

thay đổi trạng thái kinh hoảng của ông bằng lời lẽ ôn tồn. Nhưng cô ta không có ở đây, Gregor phải tự<br />

làm công tác nầy. Và không suy nghĩ gì đến việc vấn đề anh không quen di chuyển theo lối mới , hay<br />

lối phát âm của anh nghe hiểu được – có thể không hiểu được – anh ta buông cánh cửa; thò người qua<br />

khung cửa; cố níu lấy ông tổng thư ký trên bực thềm, hai tay ông đang nắm chặt lang cang một cách<br />

tức cười. Nhưng Gregor ngả bổ nhào tới và thét lên một tiếng nhỏ trong lúc tìm một vật gì đê vịn anh ta<br />

lấy thăng bằng trên bộ chân nhỏ bé của anh. Bỗng nhiên, lần đâu tiên trong ngày anh cảm thấy thoải<br />

mái trong con người của anh ; bộ chân nhỏ xíu đứng vững chải trên mặt đất; anh ta thích thú nhận thấy<br />

bộ chân đó cữ động y như ý muốn của anh; chúng nó còn cố gắng hết sức khênh thân người anh tới chỗ<br />

anh muốn tới; và anh tin tưởng rằng những nỗi khổ đau của anh cũng sớm chấm dứt. Anh tự kềm hảm<br />

ý muốn di chuyển nên chỉ lắc mình qua lại trên sàn nhà. Mẹ anh đứng đó không cách xa trước mặt anh,<br />

thọat đầu lúng túng, bỗng nhiên nhảy dựng lên, hai tay giăng ra, ngón tay xòe, miệng thét lớn: “Cứu tôi<br />

với, làm phước cứu tôi với!” Lối nghiêng đầu của bà làm ta nghĩ rằng bà muốn thấy Gregor khả quan<br />

hơn nhưng hành đông một cách vô ý thức, bà lại bước thụt lùi, chứng tỏ bà không muốn; bà quên chiếc<br />

bàn sau lưng đầy đồ ăn sáng; khi bà đụng chiếc bàn bà vội vàng ngồi lên nó một cách lơ đểnh, không<br />

nhân thấy răng bình cà-phê bị nghiêng đổ, nước cà-phê chảy ra lênh láng trên mặt thảm.<br />

“Mẹ ơi, mẹ ơi”,Gregor nhẹ nhàng nói và ngước mắt nhìn bà. Anh ta đã hoàn toàn quên ông tổng<br />

thư ký trong khoảnh khắc, nhưng không thể không búng quai hàm mình trong không khí khi nhìn thấy<br />

cà-phê chảy ra. Điều nầy làm cho mẹ Gregor thét lên lần nữa, bà chạy trốn vào vòng tay của bố Gregor<br />

khi ông chạy lại phía bà. Về phần Gregor anh không còn thì giờ nào cho bố mẹ mình; ông tổng thư ký<br />

đã vói được cầu thang; cầm ông gát lên lang cang, ông ngoáy nhìn lại lần chót. Gregor rượt theo ông;<br />

anh muốn bắt kịp ông; ông tổng thư ký nghi ngờ điều gì đó nên ông phóng nhanh xuống nhiều nấc<br />

thang một lượt và biến mất; tiếng hét của ông còn vang dội quanh cầu thang. Cuộc chạy trốn của ông<br />

tổng thư ký rủi thay làm cho bố Gregor kinh hoãng. Cho đến phút nầy ông ta hình như tương đối tự<br />

chủ, nhưng bây giờ thay vì rượt bắt ông tổng thư ký hay it nhất không ngăn trờ Gregor đuổi bắt, bố<br />

Gregor chộp lấy bằng tay mặt chiểc gậy (của ông tổng thư ký đã bỏ lại trên ghế với chiếc mũ và áo<br />

choàng), tay trái hốt lấy nột tờ báo to trên bàn và dùng chúng nó để xua đẩy Gregor ngược về phòng<br />

hắn vừa đi vừa dậm chân. Những lời năn nĩ khẫn cầu của Gregor đối với bố anh đều vô hiệu, lời khẫn<br />

cầu đó không đuợc hiểu, mặc cho anh tha thiết cúi đầu, bố anh vẫn cứ dậm chân mạnh hơn. Đối diện<br />

với căn phòng, mặc dù trời lạnh buốt bên ngoài, mẹ của Gregor đã kéo mở một cửa sổ, bà nghiêng<br />

mình ra ngoài hai tay bụm mặt. Một luồng gió mạnh từ ngoài đuờng thổi vào cầu thang, các bức màn<br />

bay lên, những tờ báo trên bàn rung lên phần phật và vài tờ bị thổi văng xuống sàn. Không có gì cản<br />

trở ông bố của Gregor xua đuổi hắn lui về phòng, mồm ông luôn huýt sáo như đối với một người man<br />

dã. Gregor chưa hề thực tập thụt lùi nên đi rất chậm. Nếu anh có cơ hội xoay vòng lại chắc anh đã đi<br />

thẳng vào phòng mình rồi, nhưng anh sợ rằng bỏ thì giờ làm như thể bố anh sẽ mất kiên nhẫn, và lúc<br />

nào hắn cũng e sợ một đòn gậy chí tử gây ra bởi cây gậy trong tay bố hắn giáng xuống lưng hoặc lên<br />

đầu hắn. Cuối cùng rồi Gregor nhận thấy một cách tức bực rằng anh không thể nào đi lui trên một lằn<br />

thẳng được; do đó anh khởi đầu gấp rút xoay mình lại, mắt thường xuyên ngó chừng bố hắn. Cử động<br />

nầy xảy ra chậm chạp, nhưng có thể bố anh đoán được ý đồ tốt đó nên không hành động gì để ngăn cản<br />

anh, thực ra, đôi khi ông còn dùng mủi chiếc gậy để chỉ hướng xoay cho anh. Phải chi ông ta ngừng<br />

tiếng huýt sáo rất khó chịu kia! Nó làm cho Gregor vô cùng bối rối. Khi anh xoay mình gần xong, tai<br />

vẫn còn nghe tiếng húyt sáo, anh đã xoay nhầm ngươc lại. Anh vui sướng khi thấy đầu mình ngay hàng<br />

với mặt cửa, nhưng cũng nhận thấy lổ cửa quá hẹp cho thân mình to lớn của anh chui lọt qua mà không<br />

găp khó khăn. Trong trạng thái tinh thần hiện tại bố anh Gregor không nghĩ tới việc mở cánh cửa đôi ra


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 93<br />

cho Gregor có đủ chỗ chui mình qua. Ông chỉ có trong đầu ý tưởng là đẩy Gregor trở về phòng càng<br />

sớm càng tốt. Ông cũng không cho Gregor có thì giờ đứng thẳng người dậy để lách mình qua cửa. Gây<br />

thêm tiếng động to hơn bao giờ hết, ông cố sức xua Gregor về trước xem như trước mặt hắn không có<br />

trở ngại nào cả; Gregor nghe tưởng chừng như có nhiều ông bố sau lưng hắn một lúc; một kinh nghiệm<br />

không tốt đẹp gì, và anh cố rưởn mình qua lổ hổng không cần biết hậu quả sẽ ra sao. Hắn dở hổng một<br />

phía hông người hắn, dựa sát vào lồ hổng cửa với một góc độ nghiêng, một bên sườn bị cào bởi khung<br />

cửa sổ sơn trắng đau đớn lắm và để lại dấu trầy xướt màu nâu, để rồi cả thân mình hắn bị kẹt cứng<br />

không cựa quậy được, bộ chân một bên thì lẩy bẩy run trong không khí, trong lúc bộ chân bên kia bị<br />

đè bẹp xuống sàn đau điếng. Bấy giờ bố của hắn đẩy mạnh phía sau mình hắn trượt qua chỗ kẹt một<br />

cách trơn tru, văng sâu trong phòng, mình mẩy máu me đầm đìa. Cửa phòng đóng sầm lại, then gài<br />

chặt, rồi tất cả đều yên lặng. ■<br />

(còn tiếp)


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 94<br />

Du ThuyŠn Oasis of the Seas<br />

Sóng ViŒt ñàm Giang<br />

Du thuyền Oasis of the Seas được quảng cáo là du thuyền lớn nhất trong kỹ nghệ du thuyền trên biển<br />

cả của đầu năm 2010. Bài viết này là một chút tìm hiểu về du thuyền qua kinh nghiệm của cá nhân<br />

người viết.<br />

(Ghi chú: đến cuối năm 2010 thì sẽ có thêm du thuyền Allure of the Seas đuợc coi như song sinh của<br />

du thuyền Oasis of the Seas).<br />

Departure Port : Port Everglades, Ft. Lauderdale, Florida<br />

Chiếc tầu du lịch lớn nhất thế giới của năm 2010 (Oasis of the Seas) cần một trạm cuối (terminal) của<br />

một hải cảng lớn để làm thủ tục đón du khách. Hải cảng mới tu bổ tốn cỡ 75 triệu dollars Port<br />

Everglades ở Fort Lauderdale, Florida đã được mở rộng gấp 3 lần kích thước cũ để thủ tục nhập du<br />

thuyền trở nên mau chóng chỉ trong vòng 15 phút.<br />

Du thuyền “Oasis of the Seas” của hãng Royal Caribbean - dài khoảng 360m và bề rộng<br />

khoảng 47m, trị giá khoảng 1,4 tỷ USD.<br />

Du thuyền “Oasis of the Seas” nặng 225,282 tấn, chở được hơn 2.000 thuyền viên cùng hơn<br />

5,400 du khách, trải rộng 16 decks, 2,700 phòng ngủ gồm 27 duplex theo kiểu New-York loft, phòng<br />

ngủ có balcony nhìn ra boardwalk hay công viên Central , có balcony nhìn ra biển, và chia làm 7 khu<br />

vực riêng rẽ.<br />

Du thuyền này có bốn hồ bơi, hai bức tường đá trèo, một sàn trượt tuyết, hai sân lướt ván nhân<br />

tạo, một zip line lơ lửng 9 decks, một sân khấu nước để trình diễn, một sân khấu chính thiết kế để trình<br />

diễn những show tầm vóc Broadway. Bẩy khu riêng rẽ gồm có một công viên mang tên Central Park,<br />

một Boardwalk loại Coney-Island, một đường đi bộ Royal Promenade, bốn hồ bơi và vùng thể thao,<br />

Spa và trung tâm thể thao, khu giải trí, và khu dành cho giới trẻ (Central Park, Boardwalk, Royal<br />

Promenade, Pool and Sports Zone, Vitality at Sea Spa và Fitness Center, Entertainment Place, và the<br />

Youth Zone.<br />

Tầu tuy rất lớn nhưng lối phân chia của tầu làm du khách không cảm thấy xa cách. Lầu 5 hay


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 95<br />

boong 5 là Promenade, deck 6 là Boardwalk, deck 8 là Central park. Promenade và Central nằm giữa<br />

tầu và Boardwalk nằm cuối đuôi tàu (Aft) dẫn đến Aqua <strong>The</strong>ater. Có rất nhiều cửa tiệm ở ba deck này.<br />

Boardwalk có candy shop, donut shop, seafood shop v.v…, Central park có Park Café, Giovanni, và có<br />

quán rượu nổi Rising Tide Bar.<br />

Rising Tide Bar Vòi phun nước từ sàn Rising Tide Bar<br />

Muốn nhìn Rising Tide Bar nổi lên ra sao thì phải đứng ở deck 5 Promenade, cảnh thật diễm lệ<br />

khi cái bar từ từ rời deck 5 Promenade để lên deck 8 Central Park , thì trên sàn của cái bar có những vòi<br />

phun nước màu tím, màu đỏ, màu cam v.v...phun lên. Tối đến nhìn đẹp gấp bội hơn ban ngày.<br />

Giải Trí<br />

Opal <strong>The</strong>ater<br />

Central Park Come Fly with Me<br />

Opal <strong>The</strong>ater là một nhà hát lớn với dàn dựng tối tân và vĩ đại với những shows biểu diễn cực kỳ linh<br />

động với diễn viên xuất hiện từ trên sân khấu có thể theo dây kéo tới balcony khác giả đang ngồi xem,<br />

hay từ trên cao hạ xuống rất bắt mắt.<br />

Opal <strong>The</strong>ater chứa được cỡ 1,350 khách. Trong mỗi chuyến du lịch (1 tuần) thường có 3 shows


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 96<br />

khác nhau trình diễn.<br />

Chuyến du lịch đầu tháng năm (May 01, 2010) gồm:<br />

Come Fly With Me: đây là một show rất công phu với những màn biểu diễn rất tuyệt vời của một<br />

nhóm ca múa hát đi trên tường, một nhóm nhào lộn bằng giây và giải lụa, màn múa hát dưới mưa,<br />

v.v…<br />

Show trình diễn 6 lần trong ngày 2, ngày 3 và ngày 4.<br />

Headliner Showtime: mỗi chuyến có thể có nghê sĩ khác nhau trình diễn, trong dịp này có Earl Turner<br />

trình diễn trong ngày 3 và ngày 4.<br />

Hairspray hay “<strong>The</strong> Corny Collins” show kể chuyện một cô gái trẻ vóc dáng khá nặng nhưng có ước<br />

vọng rất mạnh đã thắng giải trong một chương trình TV nhảy múa địa phương, và nhanh chóng trở nên<br />

một cô gái diễn xuất tuyệt vời.<br />

Những nghệ sĩ trình diễn được tuyển chọn từ bốn tỉnh London, New York, Chicago và Los<br />

Angeles, diễn xuất với trang phục như nguyên gốc của kịch bản, kể cà dàn dựng sân khấu, ánh sáng và<br />

âm thanh.<br />

Show trình diễn ba lần trong hai ngày chót, ngày 5 và ngày 6.<br />

Trong ngày đầu tiên vào buổi tối có một buổi trình diễn duy nhất của Paul Boland, Paul Boland hát giả<br />

giọng một số nam ca sĩ có tên tuổi rất hay và sống động.<br />

Hairspray Hairspray<br />

<strong>The</strong> Aqua<strong>The</strong>ater<br />

Aqua <strong>The</strong>ater có một pool có hình bán nguyệt ở giữa, hai bên là hai màn ảnh lớn. Aqua <strong>The</strong>ater trang bị<br />

một hệ thống máy móc cực kỳ tối tân có thể đóng lại để trở thành một sàn biểu diễn, và có thể mở ra<br />

ngay tức khắc để biến thành một hồ bơi sâu nhất của tất cả các du thuyền để trình diễn những màn nhào<br />

lộn, và ngụp lặn như biểu diễn trong thế vận hội Olympic. Ban ngày có nhiều shows music (fountain<br />

shows) với vòi nước tắt mở lên xuống tùy theo điệu nhạc (như ở Hotel Bellagio, Las Vegas), có chiếu<br />

movie mà mặc dù trời nắng chói chang, hình xem vẫn rõ.<br />

Hai bức tường đá leo trèo cũng nằm ở hai bên vách đối diện hồ bơi bán nguyệt này. Một zip line<br />

chạy ròng rọc cao có thể nhìn thấy đi ngang qua Boarwalk.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 97<br />

Day Show Aqua <strong>The</strong>ater<br />

Rock Climbing Wall Oasis of Dreams<br />

Show chính của Aqua <strong>The</strong>ater là Oasis of Dreams. Sân khấu này nằm ở đuôi tầu với sân khấu và hầu<br />

hết ghế ngồi lộ thiên. Ngồi xem những màn nghệ sĩ nhào lộn trong không khí, phóng mình xuống nước<br />

trong ánh đèn đêm màu sắc thay đổi thường xuyên, vòi nước phun lên xuống, làm khán giả phải xuýt<br />

xoa vỗ tay khen ngợi liên hồi. Những người trình diễn đều là những tay nhào lộn và ngụp lặn chuyên<br />

nghiệp trên khắp thế giới đã từng tham dự tranh giải Olympic và NCAA. Họ cũng biểu diễn những màn<br />

nhào lộn, bơi hoà hợp rất nguy hiểm làm khán giả hồi hộp vô cùng.<br />

Show Oasis of Dreams được trình diễn rất nhiều lần trong một tuần, ai ai cũng có thể đi xem khi<br />

thuận tiện.<br />

Studio B<br />

Studio B là một sàn trượt tuyết dàng cho show và cũng có thì giờ dành cho ai muốn đi trượt tuyết.<br />

Show chính là Frozen in Time<br />

Frozen in Time là show trình diễn trên ice những chuyện của Hans Christian Andersen, tác giả<br />

của những chuyện nổi tiếng cho trẻ em như “<strong>The</strong> Snow Queen,” “<strong>The</strong> Red Shoes,” “<strong>The</strong> Ugly<br />

Duckling,” “<strong>The</strong> Little Mermaid” và “<strong>The</strong> Emperor’s New Clothes” Show được trình diễn rất ngoạn<br />

mục bởi nhóm biểu diễn quốc tế <strong>The</strong> Oasis of the Seas International Ice Cast. Cũng như những show<br />

chính khác, show Frozen in Time đuợc trình diễn rất nhiều lần trong một tuần.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 98<br />

Frozen in Time<br />

Và sau cùng phải kể đến Comedy Live show, đây là một club với những chuyện kể dí dỏm, khôi<br />

hài dành cho người lớn do hai ba comedians đảm trách. Comedy Live club trang trí rất đặc biệt theo lối<br />

New York ngay từ ngoài cửa đến cảnh trí bên trong phòng. Những mục trình diễn này đuợc khán giả<br />

hưởng ứng cười ngang ngửa.<br />

Ngoài những giải trí trên tầu Oasis of <strong>The</strong> Seas còn có những festival parades vào ban đêm trên deck<br />

Royal Promenade như Disco Inferno Street Party, Royal Promenade Parade, v.v…<br />

Lời bàn<br />

Lần đầu tiên du khách có thể dự tính coi những show nào và giờ giấc ra sao bằng cách giữ chỗ trước ở<br />

nhà trước khi đi du thuyền bằng cách vào trang nhà của Royal Caribbean tại<br />

www.royalcaribbean.com. Những thông báo này được posted cỡ hai, ba tháng trước cho mỗi chuyến<br />

du lịch cho những shows ở the Opal <strong>The</strong>ater, Studio B ice-skating rink, Comedy Live và Aqua<strong>The</strong>ater.<br />

Sau khi “vé” đã được giữ chỗ trong thẻ gọi là card Seapass thì mỗi du khách đều an tâm là<br />

mình sẽ có chỗ ngồi khi lên tầu và có mặt ít nhất là 15 phút truớc khi show mở màn.<br />

Nếu không giữ chỗ trước ở nhà thì khi đến nơi sắp hàng đễ giữ chỗ cũng không có trở ngại.<br />

Du khách không cần có “vé” coi show, mà chỉ cần hiện diện, để người soát chỗ dùng máy<br />

scanner cầm tay để scan card Seapass là được vào ngay. Những người không có vé vẫn có thể vào xem<br />

nhưng phải sắp hàng cho đến khi những người có vé vào hết và họ sẽ đuợc vào cỡ 10 phút trước khi<br />

show bắt đầu.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 99<br />

Card Seapass cho mỗi du khách là một card có kích thước như một thẻ bằng lái xe, trên đó có<br />

ghi tên, số cabin, số bàn ngồi ăn tối (dinner sớm hay muộn), có hàng chữ đề Folio #, và Photo gallery<br />

#. Những con số này tương ứng với folder của từng cabin trữ trong photo gallery. Mỗi lần thơ chụp<br />

hình chụp hình ai thì họ sẽ scan seapass của khách, và tất cả hình ảnh sẽ nằm trong đó vào 24 hr sau<br />

đó. Tất cả hình ảnh sẽ đuợc nằm trong folder riêng biệt đó, bất cứ lúc nào photo gallery mở cửa là<br />

khách có thể vào mở ra xem và chọn lựa mà mua hình.<br />

Tiệm ăn<br />

Có rất nhiều tiệm ăn và có rất nhiều lựa chọn để ăn uống.<br />

Café Promenade Boardwalk: Johnny Rockets<br />

Sau đây là danh sách nhà hàng trên tàu:<br />

<strong>The</strong> Boardwalk<br />

· Seafood Shack: tiệm ăn với đồ ăn biển với tráng miệng rất nhiều và có nhiều nước giải khát pha chế,<br />

thức ăn có thể ăn tại tiệm hay mang ra ngoài.<br />

· Boardwalk Bar: đây là bar chính của Boardwalk có trái cây, salads, và sandwiches.<br />

· Boardwalk Donut Shop: bán donut và thức ăn nhâm nhi<br />

· Ice Cream Parlor: bán đủ loại Ice cream có trang trí rất mỹ thuật.<br />

· Johnny Rockets: tiệm ăn trang trí kiểu thời 50’s với những người bồi bàn làm trò giải trí du khách.<br />

Central Park<br />

· 150 Central Park: Tiệm ăn khá sang trọng với thực đơn và thức uống chọn lọc<br />

· Giovanni's Table: Tiệm ăn với thức ăn Italy cổ truyền<br />

· Park Café: Thức ăn ngon nhiều loại khác nhau.<br />

· Vintages: Quầy bán rượu có rất nhiều loại rượu vang ngon và thức ăn nhâm nhi với rượu.<br />

· Chops Grille: Tiệm ăn với thịt bò thượng hạng đặc biệt (Royal Caribbean’s signature steakhouse)<br />

nhìn ra Central Park.<br />

Royal Promenade<br />

· Mondo Café: mở suốt ngày đêm có thức ăn Italy, Spain và Cuba, thức uống, café,


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 100<br />

· Sorrento's Pizzeria: có pizza kiểu New York style pizza, có thể ăn tại chỗ hay mang đi ra ngoài.<br />

· Café Promenade: có café, nước trái cây nhiều loại, và sandwiches suốt ngày.<br />

· <strong>The</strong> Cupcake Cupboard: có cupcakes và nhiều thứ khác.<br />

Pool and Sports Zone<br />

· Solarium Bistro: ban ngày có thức ăn lành mạnh, ban đêm có nhạc để nhảy dưới bầu trời.<br />

· <strong>The</strong> Wipe Out Café: có thức ăn buffet đủ loại.<br />

· Izumi Asian Cuisine: bán thức ăn đặc biệt và sushi bar, và phải gọi trước giữ bàn.<br />

Vitality at Sea Spa and Fitness Center<br />

· <strong>The</strong> Vitality Café: nhà hàng này có thức ăn lành mạnh cho những người đến tập thể thao.<br />

<strong>The</strong> Classics, và lẽ dĩ nhiên trên tầu có những nhà hàng cổ điển như tất cả các tầu du lịch khác:<br />

· Opus Dining Room: Phòng ăn chính với 1920s Art Deco<br />

· Windjammer Marketplace: Tiệm ăn buffet mở cho ăn sáng , trưa, và chiều cho du khách muốn ăn mà<br />

không muốn ngồi ở phòng ăn Opus Dining.<br />

· In-Stateroom Service: và nếu có ngày lười biếng không muốn ra ngoài thì có room service.<br />

Royal Promenade


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 101<br />

Bài viết chỉ là một tóm lược những đề mục chính của du thuyền <strong>The</strong> Oasis of the Seas, ngoài ra còn rất<br />

nhiều những chi tiết khác đều có bình thường trên tất cả các du thuyền không được đề cập đến như<br />

sòng bạc, phòng hình ảnh, thư viện, v.v. ■<br />

11 May 2010<br />

Sóng Việt Đàm Giang<br />

<br />

Une aventure parisienne<br />

Par Guy de Maupassant<br />

Est-il un sentiment plus aigu que la curiosité chez la femme? Oh! savoir, connaître, toucher ce<br />

qu'on a rêvé! Que ne ferait-elle pas pour cela? Une femme, quand sa curiosité impatiente est en éveil,<br />

commettra toutes les folies, toutes les imprudences, aura toutes les audaces, ne reculera devant rien. Je<br />

parle des femmes vraiment femmes, douées de cet esprit à triple fond qui semble, à la surface,<br />

raisonnable et froid, mais dont les trois compartiments secrets sont remplis: l'un d'inquiétude féminine<br />

toujours agitée; l'autre, de ruse colorée en bonne foi, de cette ruse de dévots, sophistique et redoutable;<br />

le dernier enfin, de canaillerie charmante, de tromperie exquise, de délicieuse perfidie, de toutes ces<br />

perverses qualités qui poussent au suicide les amants imbécilement crédules, mais ravissent les autres.<br />

Celle dont je veux dire l'aventure était une petite provinciale, platement honnête jusque-là. Sa<br />

vie, calme en apparence, s'écoulait dans son ménage, entre un mari très occupé et deux enfants, qu'elle<br />

élevait en femme irréprochable. Mais son coeur frémissait d'une curiosité inassouvie, d'une<br />

démangeaison d'inconnu. Elle songeait à Paris, sans cesse, et lisait avidement les journaux mondains.<br />

Le récit des fêtes, des toilettes, des joies, faisait bouillonner ses désirs; mais elle était surtout<br />

mystérieusement troublée par les échos pleins de sous-entendus, par les voiles à demi soulevés en des<br />

phrases habiles, et qui laissent entrevoir des horizons de jouissances coupables et ravageantes.<br />

De là-bas elle apercevait Paris dans une apothéose de luxe magnifique et corrompu.<br />

Et pendant les longues nuits de rêve, bercée par le ronflement régulier de son mari qui dormait à<br />

ses côtés sur le dos, avec un foulard autour du crâne, elle songeait à ces hommes connus dont les noms<br />

apparaissent à la première page des journaux comme de grandes étoiles dans un ciel sombre; et elle se<br />

figurait leur vie affolante, avec de continuelles débauches, des orgies antiques épouvantablement<br />

voluptueuses et des raffinements de sensualité si compliqués qu'elle ne pouvait même se les figurer.<br />

Les boulevards lui semblaient être une sorte de gouffre des passions humaines; et toutes leurs<br />

maisons recelaient assurément des mystères d'amour prodigieux.<br />

Elle se sentait vieillir cependant. Elle vieillissait sans avoir rien connu de la vie, sinon ces<br />

occupations régulières, odieusement monotones et banales qui constituent, dit-on, le bonheur du foyer.<br />

Elle était jolie encore, conservée dans cette existence tranquille comme un fruit d'hiver dans une<br />

armoire close; mais rongée, ravagée, bouleversée d'ardeurs secrètes. Elle se demandait si elle mourrait<br />

sans avoir connu toutes ces ivresses damnantes, sans s'être jetée une fois, une seule fois, tout entière,<br />

dans ce flot des voluptés parisiennes.<br />

Avec une longue persévérance, elle prépara un voyage à Paris, inventa un prétexte, se fit inviter


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 102<br />

par des parents, et, son mari ne pouvant l'accompagner, partit seule.<br />

Sitôt arrivée, elle sut imaginer des raisons qui lui permettraient au besoin de s'absenter deux<br />

jours ou plutôt deux nuits, s'il le fallait, ayant retrouvé, disait-elle, des amis qui demeuraient dans la<br />

campagne suburbaine.<br />

Et elle chercha. Elle parcourut les boulevards sans rien voir, sinon le vice errant et numéroté.<br />

Elle sonda de l'oeil les grands cafés, lut attentivement la petite correspondance du Figaro, qui lui<br />

apparaissait chaque matin comme un tocsin, un rappel de l'amour.<br />

Et jamais rien ne la mettait sur la trace de ces grandes orgies d'artistes et d'actrices; rien ne lui<br />

révélait les temples de ces débauches qu'elle imaginait fermés par un mot magique, comme la caverne<br />

des Mille et une Nuits et ces catacombes de Rome, où s'accomplissaient secrètement les mystères d'une<br />

religion persécutée. Ses parents, petits bourgeois, ne pouvaient lui faire connaître aucun de ces hommes<br />

en vue dont les noms bourdonnaient dans sa tête; et, désespérée, elle songeait à s'en retourner, quand le<br />

hasard vint à son aide.<br />

Un jour, comme elle descendait la rue de la Chaussée-d'Antin, elle s'arrêta à contempler un<br />

magasin rempli de ces bibelots japonais si colorés qu'ils donnent aux yeux une sorte de gaieté. Elle<br />

considérait les mignons ivoires bouffons, les grandes potiches aux émaux flambants, les bronzes<br />

bizarres, quand elle entendit, à l'intérieur de la boutique, le patron qui, avec force révérences, montrait à<br />

un gros petit homme chauve de crâne, et gris de menton, un énorme magot ventru, pièce unique, disaitil.<br />

Et à chaque phrase du marchand, le nom de l'amateur, un nom célèbre, sonnait comme un appel<br />

de clairon. Les autres clients, des jeunes femmes, des messieurs élégants, contemplaient, d'un coup<br />

d'oeil furtif et rapide, d'un coup d'oeil comme il faut et manifestement respectueux, l'écrivain renommé<br />

qui, lui, regardait passionnément le magot de porcelaine. Ils étaient aussi laids l'un que l'autre, laids<br />

comme deux frères sortis du même flanc.<br />

Le marchand disait: «Pour vous, monsieur Jean Varin, je le laisserai à mille francs; c'est juste ce<br />

qu'il me coûte. Pour tout le monde ce serait quinze cents francs; mais je tiens à ma clientèle d'artistes et<br />

je lui fais des prix spéciaux. Ils viennent tous chez moi, monsieur Jean Varin. Hier, M. Busnach<br />

m'achetait une grande coupe ancienne. J'ai vendu l'autre jour deux flambeaux comme ça (sont-ils<br />

beaux, dites?) à M. Alexandre Dumas. Tenez, cette pièce que vous tenez là, si M. Zola la voyait, elle<br />

serait vendue, monsieur Varin.»<br />

L'écrivain très perplexe hésitait, sollicité par l'objet, mais songeant à la somme; et il ne<br />

s'occupait pas plus des regards que s'il eût été seul dans un désert.<br />

Elle était entrée tremblante, l'oeil fixé effrontément sur lui, et elle ne se demandait même pas s'il<br />

était beau, élégant ou jeune. C'était Jean Varin lui-même, Jean Varin!<br />

Après un long combat, une douloureuse hésitation, il reposa la potiche sur une table. «Non, c'est<br />

trop cher,» dit-il.<br />

Le marchand redoublait d'éloquence. «Oh! monsieur Jean Varin, trop cher? cela vaut deux mille<br />

francs comme un sou.»<br />

L'homme de lettres répliqua tristement en regardant toujours le bonhomme aux yeux d'émail:<br />

«Je ne dis pas non; mais c'est trop cher pour moi. »<br />

Alors, elle, saisie d'une audace affolée, s'avança: «Pour moi, dit-elle, combien ce bonhomme?»<br />

Le marchand, surpris, répliqua:<br />

«Quinze cents francs, madame. »<br />

«Je le prends.»<br />

L'écrivain, qui jusque-là ne l'avait pas même aperçue, se retourna brusquement, et il la regarda<br />

des pieds à la tête en observateur, l'oeil un peu fermé; puis, en connaisseur, il la détailla.<br />

Elle était charmante, animée, éclairée soudain par cette flamme qui jusque-là dormait en elle. Et


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 103<br />

puis une femme qui achète un bibelot de quinze cents francs n'est pas la première venue.<br />

Elle eut alors un mouvement de ravissante délicatesse; et se tournant vers lui, la voix<br />

tremblante: «Pardon, monsieur, j'ai été sans doute un peu vive; vous n'aviez peut-être pas dit votre<br />

dernier mot.»<br />

Il s'inclina: «Je l'avais dit, madame.»<br />

Mais elle, tout émue: «Enfin, monsieur, aujourd'hui ou plus tard, s'il vous convient de changer<br />

d'avis, ce bibelot est à vous. Je ne l'ai acheté que parce qu'il vous avait plu.»<br />

Il sourit, visiblement flatté. «Comment donc me connaissiez-vous?» dit-il.<br />

Alors elle lui parla de son admiration, lui cita ses oeuvres, fut éloquente.<br />

Pour causer, il s'était accoudé à un meuble, et plongeant en elle ses yeux aigus, il cherchait à la<br />

deviner.<br />

Quelquefois, le marchand, heureux de posséder cette réclame vivante, de nouveaux clients étant<br />

entrés, criait à l'autre bout du magasin: «Tenez, regardez ça, monsieur Jean Varin, est-ce beau?» Alors<br />

toutes les têtes se levaient, et elle frissonnait de plaisir à être vue ainsi causant intimement avec un<br />

Illustre.<br />

Grisée enfin, elle eut une audace suprême, comme les généraux qui vont donner l'assaut:<br />

«Monsieur, dit-elle, faites-moi un grand, un très grand plaisir. Permettez-moi de vous offrir ce<br />

magot comme souvenir d'une femme qui vous admire passionnément et que vous aurez vue dix<br />

minutes.»<br />

Il refusa. Elle insistait. Il résista, très amusé, riant de grand coeur.<br />

Elle, obstinée, lui dit: «Eh bien! je vais le porter chez vous tout de suite; où demeurez-vous?»<br />

Il refusa de donner son adresse; mais elle, l'ayant demandée au marchand, la connut, et, son<br />

acquisition payée, elle se sauva vers un fiacre. L'écrivain courut pour la rattraper, ne voulant point<br />

s'exposer à recevoir ce cadeau, qu'il ne saurait à qui rapporter. Il la joignit quand elle sautait en voiture,<br />

et il s'élança, tomba presque sur elle, culbuté par le fiacre qui se mettait en route; puis il s'assit à son<br />

côté, fort ennuyé.<br />

Il eut beau prier, insister, elle se montra intraitable. Comme ils arrivaient devant la porte, elle<br />

posa ses conditions:<br />

«Je consentirai, dit-elle, à ne point vous laisser cela, si vous accomplissez aujourd'hui toutes<br />

mes volontés.»<br />

La chose lui parut si drôle qu'il accepta.<br />

Elle demanda: «Que faites-vous ordinairement à cette heure-ci?»<br />

Après un peu d'hésitation: «Je me promène,» dit-il.<br />

Alors, d'une voix résolue, elle ordonna: «Au Bois!»<br />

Ils partirent.<br />

Il fallut qu'il lui nommât toutes les femmes connues, surtout les impures, avec des détails<br />

intimes sur elles, leur vie, leurs habitudes, leur intérieur, leurs vices.<br />

Le soir tomba. «Que faites-vous tous les jours à cette heure?» dit-elle.<br />

Il répondit en riant: «Je prends l'absinthe.»<br />

Alors, gravement, elle ajouta: «Alors, monsieur, allons prendre l'absinthe.»<br />

Ils entrèrent dans un grand café du boulevard qu'il fréquentait, et où il rencontra des confrères.<br />

Il les lui présenta tous. Elle était folle de joie. Et ce mot sonnait sans répit dans sa tête: «Enfin, enfin!»<br />

Le temps passait, elle demanda: «Est-ce l'heure de votre dîner?»<br />

Il répondit: «Oui, madame.»<br />

«Alors, monsieur, allons dîner.»<br />

En sortant du café Bignon: «Le soir, que faites-vous?» dit-elle.<br />

Il la regarda fixement: «Cela dépend; quelquefois je vais au théâtre.»


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 104<br />

«Eh bien, monsieur, allons au théâtre.»<br />

Ils entrèrent au Vaudeville, par faveur, grâce à lui, et, gloire suprême, elle fut vue par toute la<br />

salle à son côté, assise aux fauteuils de balcon.<br />

La représentation finie, il lui baisa galamment la main: «Il me reste, madame, à vous remercier<br />

de la journée délicieuse...» Elle l'interrompit.—«A cette heure-ci, que faites-vous toutes les nuits?»<br />

«Mais...mais... je rentre chez moi.»<br />

Elle se mit à rire, d'un rire tremblant.<br />

«Eh bien, monsieur... allons chez vous.»<br />

Et ils ne parlèrent plus. Elle frissonnait par instants, toute secouée des pieds à la tête, ayant des<br />

envies de fuir et des envies de rester, avec, tout au fond du coeur, une bien ferme volonté d'aller<br />

jusqu'au bout.<br />

<strong>Dan</strong>s l'escalier, elle se cramponnait à la rampe, tant son émotion devenait vive; et il montait<br />

devant, essoufflé, une allumette-bougie à la main.<br />

Dès qu'elle fut dans la chambre, elle se déshabilla bien vite et se glissa dans le lit sans<br />

prononcer une parole; et elle attendit blottie contre le mur.<br />

Mais elle était simple comme peut l'être l'épouse légitime d'un notaire de province, et lui plus<br />

exigeant qu'un pacha à trois queues. Ils ne se comprirent pas, pas du tout.<br />

Alors il s'endormit La nuit s'écoula, troublée seulement par le tic-tac de la pendule; et elle,<br />

immobile, songeait aux nuits conjugales; et sous les rayons jaunes d'une lanterne chinoise elle<br />

regardait, navrée, à son côté, ce petit homme sur le dos, tout rond, dont le ventre en boule soulevait le<br />

drap comme un ballon gonflé de gaz. Il ronflait avec un bruit de tuyau d'orgue, des renâclements<br />

prolongés, des étranglements comiques. Ses vingt cheveux profitaient de son repos pour se rebrousser<br />

étrangement, fatigués de leur longue station fixe sur ce crâne nu dont ils devaient voiler les ravages. Et<br />

un filet de salive coulait d'un coin de sa bouche entr'ouverte.<br />

L'aurore enfin glissa un peu de jour entre les rideaux fermés. Elle se leva, s'habilla sans bruit, et,<br />

déjà elle avait ouvert à moitié la porte, quand elle fit grincer la serrure et il s'éveilla en se frottant les<br />

yeux.<br />

Il demeura quelques secondes avant de reprendre entièrement ses sens, puis, quand toute<br />

l'aventure lui fut revenue, il demanda: «Eh bien, vous partez?»<br />

Elle restait debout, confuse. Elle balbutia: «Mais oui, voici le matin.»<br />

Il se mit sur son séant: «Voyons, dit-il, à mon tour, j'ai quelque chose à vous demander.»<br />

Elle ne répondait pas, il reprit: «Vous m'avez bigrement étonné depuis hier. Soyez franche,<br />

avouez-moi pourquoi vous avez fait tout ça; car je n'y comprends rien.»<br />

Elle se rapprocha doucement, rougissante comme une vierge. «J'ai voulu connaître... le... le<br />

vice... eh bien... eh bien, ce n'est pas drôle.»<br />

Et elle se sauva, descendit l'escalier, se jeta dans la rue.<br />

L'armée des Balayeurs balayait. Ils balayaient les trottoirs, les pavés, poussant toutes les ordures<br />

au ruisseau. Du même mouvement régulier, d'un mouvement de faucheurs dans les prairies, ils<br />

repoussaient les boues en demi-cercle devant eux; et, de rue en rue, elle les retrouvait comme des<br />

pantins montés, marchant automatiquement avec un ressort pareil.<br />

Et il lui semblait qu'en elle aussi on venait de balayer quelque chose, de pousser au ruisseau, à<br />

l'égout, ses rêves surexcités.<br />

Elle rentra, essoufflée, glacée, gardant seulement dans sa tête la sensation de ce mouvement des<br />

balais nettoyant Paris au matin.<br />

Et, dès qu'elle fut dans sa chambre, elle sanglota. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 105<br />

<br />

Cuc Phiêu LÜu Ÿ Paris<br />

Tác giä: Guy de Maupassant<br />

Minh Thu chuy‹n ng»<br />

Đối với phụ nữ còn có ý nghĩ nào sắc bén hơn là sự tò mò không nhỉ? Ờ! Muốn biết, muốn sờ được cái<br />

mình mơ ước! Để được như thế không có gì người phụ nữ lại không dám làm chứ? Khi sự tò mò nôn<br />

nóng của mình bùng lên, người phụ nữ sẽ làm mọi điều rồ dại, mọi chuyện thiếu khôn ngoan, nàng sẽ<br />

cho thấy mọi táo bạo, và không lùi bước trước bất cứ điều gì. Đây là tôi nói về những phụ nữ thật sự là<br />

đàn bà, thiên bẩm với cái tinh thần ba mặt ấy mà có vẻ như ở ngoài mặt thì biết điều và lạnh lùng,<br />

nhưng ba mặt bí mật kia thì gồm có: một mặt là sự lo lắng thường xuyên bị khuấy động của nữ giới,<br />

mặt thứ hai là mưu chước được tô mầu với niềm tin tưởng hảo ý, và cái mưu chước của những thành<br />

tâm, ngụy tạo và khả nghi, và mặt sau cùng là cái duyên dáng ác độc, sự lừa dối tuyệt tác, những phản<br />

bội thú vị của tât cả những phẩm chất đồi bại này mà xua đẩy những tình nhân ngu dại, ngỡ ngàng đến<br />

chỗ tự sát, nhưng lại làm những người khác thú vị.<br />

Người phụ nữ, mà tôi muốn nói về sự phiêu lưu của nàng đây, là một phụ nữ tỉnh lẻ cho đến lúc<br />

này thì còn thực thà một cách tẻ nhạt. Cứ nhìn bề ngoài thì đời nàng bình lặng, trôi đi trong cuộc hôn<br />

nhân, giữa một người chồng bận rộn và hai đứa con được nàng dậy dỗ trong cung cách một người phụ<br />

nữ không có gì chê trách được. Nhưng con tim nàng thì xôn xao một sự tò mò không được thỏa mãn,<br />

một sự ngứa ngáy tìm biết cái không biết. Nàng không ngừng nghĩ đến Paris, và cứ đọc ngấu nghiến<br />

những tờ báo về những sinh hoạt trên thế giới. Các bài viết về những hội hè, thời trang, những cuộc vui<br />

làm sôi sục những ham muốn của nàng: nhưng trên hết thì nàng bị khuấy động kỳ lạ về những tiếng<br />

vọng đầy ẩn ý, qua những mảnh voan che mặt được nâng lên nửa vời với những lời nói khôn khéo như<br />

mở ra những chân trời hưởng thụ những tội lỗi và những phá phách.<br />

Từ tỉnh lẻ nàng nhận định Paris như một đỉnh cao của sự sa hoa tráng lệ lẫn sự sa đọa. Và trong<br />

những đêm dài xây mộng, được ru ngủ bởi tiếng ngáy đều đều của ông chồng nằm ngửa bên cạnh,<br />

quanh đầu choàng kín chiếc khăn nỉ, nàng nghĩ đến những người đàn ông nổi tiếng mà tên tuổi được<br />

báo chí đăng trên trang nhất như những ngôi sao vĩ đại trên bầu trời tăm tối; và nàng hình dung cuộc<br />

đời hỗn loạn của họ với những màn trụy lạc liên tục, những cuộc ăn chơi sa đọa xưa với những khoái<br />

lạc và những nghệ thuật nhục thể phức tạp đến nỗi nàng không thể nào ngay cả hình dung ra được.<br />

Với nàng những đại lộ có vẻ như một hình thức vực thẳm cho những đắm say của con người, và<br />

tất cả những ngôi nhà trên các đại lộ đó chắc chắn là sē tiết lộ những bí mật yêu đương phi thường.<br />

Tuy nhiên, nàng cảm thấy mình đang già. Nàng già đi mà không biết gì về cuộc đời, ngoại trừ<br />

những bận rộn đều đặn, buồn nản và tầm thường một cách đáng ghét của nàng, mà như người đời nói,<br />

thì những điều đó tạo dựng nên hạnh phúc gia đình. Nàng hãy còn đẹp, đóng hộp trong cuộc sống bình<br />

lặng này như một trái cây mùa đông trong chiếc tủ đóng kín, nhưng bị những ham muốn bí mật làm<br />

trăn trở, rũ mòn và lũng đoạn.<br />

Nàng tự hỏi liệu nàng sẽ có chết mà chưa nếm được cái nồng say đáng gớm đó, không được<br />

một lần, một lần thôi đắm mình trong sự truy hoan hoang loạn của Paris.<br />

Với sự kiên quyết từ lâu, nàng xếp đặt cho một chuyến đi Paris, tạo ra chuyện cha mẹ nàng mời<br />

nàng lên chơi và vì chồng nàng không thể cùng đi được, nàng bèn một mình lên đường.<br />

Ngay khi vừa đến nơi, và sau khi đã tìm được, như nàng nói, những người bạn sống ở vùng<br />

ngọai ô đồng quê, nàng đã biết tướng tượng ra những lý do để khi nào cần, nàng có thể vắng mặt hai


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 106<br />

ngày, hay đúng ra là hai đêm.<br />

Và rồi nàng tìm kiếm. Nàng tản bộ trên các đại lộ mà chẳng tìm thấy gì, ngoại trừ tật xấu lang<br />

thang tức là những cô gái điếm được đánh số. Nàng đưa mắt dõi nhìn vào các tiệm cà phê lớn, đọc kỹ<br />

càng mục thư tín liên lạc nhỏ của tờ Figaro mà mỗi sáng như còi báo thức và một mời gọi yêu đương.<br />

Và chẳng có gì đã hề dẫn nàng vào dấu vết của những cuộc ăn chơi trác táng lớn của các nam<br />

nghệ sĩ với các nữ minh tinh màn bạc; chẳng có gì giúp nàng phát giác ra những đền thờ của sự trụy lạc<br />

đuợc nàng mường tượng đóng kín bằng một lời ma thuật thần kỳ, tựa như hang động của Nghìn lẻ một<br />

đêm, và những hầm mộ của Roma, nơi đã bí mật diễn ra những kỳ bí của một tôn giáo bị truy diệt. Cha<br />

mẹ nàng thuộc thành phần tiểu tư sản, đã không thể giúp nàng biết được những đấng mày râu, mà tên<br />

tuổi thì thầm trong đầu óc nàng, và tuyệt vọng nàng đã nghĩ trở về nhà cho xong, thì sự tình cờ đã đến<br />

cứu nàng.<br />

Hôm đó, khi nàng đang đi suôi con đường Chaussée d’Antin, nàng dừng lại để ngắm một cửa<br />

hàng bầy những đồ trang trí nhỏ của Nhật đầy mầu sắc vui mắt. Nàng đang chiêm nguỡng những chú<br />

hề nhỏ bằng ngà, những đồ sứ lớn tráng men bóng loáng, những hình tuợng đồng kỳ quái, thì nàng<br />

nghe thấy, từ bên trong cửa tiệm, người chủ tiệm, với sự cung kính hết sức, đang đưa cho một người<br />

đàn ông vóc dáng thấp, béo tròn, đỉnh đầu hói, với râu cầm xám, một hình tượng người kỳ quái, bụng<br />

ỏng, một món hàng đặc biệt, theo lời ông ta.<br />

Và cứ mỗi câu ông chủ tiệm nói, thì tên của con người sành điệu kia, một cái tên nổi tíếng, lại<br />

đã vang lên như hồi kèn đi săn vậy. Những khách hàng khác, những phụ nữ trẻ tuổi, các ông lịch lãm<br />

lén nhìn nhanh, một cái nhìn lịch sự cho thấy lòng quý trọng, đều đã trông thấy nhà văn danh tiếng,<br />

người khi đó đang say mê ngắm hình tượng sứ tráng men. Cả hình tượng lẫn ông ta đều xấu xí, xấu như<br />

hai anh em cùng thoát thai từ bụng một bà mẹ vậy.<br />

Viên chủ tiệm nói: “Với ông, thưa ông Jean Varin, tôi xin để ông mua món này với giá vốn một<br />

ngàn quan. Đối với mọi người khác thì phải là một ngàn rưởi, nhưng tôi quý các khách hàng nghệ sĩ<br />

của tôi và tôi bán cho ông với giá đặc biệt. Giới nghệ sĩ đều đến tiệm tôi, thưa ông Jean Varin. Mới hôm<br />

qua đây, Ông Busnach đã mua của tôi một chiếc ly lớn cổ đại. Hôm trước, tôi đã bán hai cây chân nến<br />

như vầy (ông trông chúng đẹp không) cho ông Alexandre Dumas. Còn hình tượng ông đang cầm đây,<br />

nếu ông Zola thấy thì ông ta sẽ mua ngay đó, thưa ông Varin.”<br />

Rất bối rối, nhà văn do dự, bị hình tượng mời mọc, lôi cuốn, nhưng nghĩ đến số tiền; và ông ta<br />

không quan tâm đến những người đang theo dõi gì hơn là ông ta đang đứng ở nơi sa mạc vậy<br />

Nàng lẩy bẩy bước vào cửa tiệm, mắt táo bạo chăm chú nhìn nhà văn, và nàng chẳng cần cả đòi<br />

hỏi xem ông ta có bảnh bao, lịch sự và trẻ trung không nữa. Đây là chính Jean Varin. Jean Varin chứ<br />

bộ…<br />

Sau một hồi lâu cưỡng lại, một sự do dự đau đớn, ông đặt hình tượng lên bàn: “Không, đắt<br />

quá!” Ông nói.<br />

Chủ tiệm tăng thêm tài hùng biện: “Ồ, quá đắt ư, ông Jean Varin. Cái này đáng giá hai ngàn<br />

quan không kém một xu.”<br />

Nhà văn buồn rầu đáp, mắt không rời bức tượng có đôi mắt sứ: “Tôi không nói là không phải<br />

thế; nhưng quá đắt đối với tôi.”<br />

Thế là bị lôi cuốn bởi một sự táo bạo cuồng si, nàng bước tới rồi nói: “Với tôi thì ông đòi bao<br />

nhiêu cho món đồ này?”<br />

“Một ngàn rưởi quan, thưa bà.”<br />

“Tôi chịu mua đó.”<br />

Nhà văn, mà cho đến lúc đó đã không cả nhìn thấy nàng, quay phắt lại, và nhìn nàng từ đầu đến<br />

chân bằng con mắt hé mở của nhà quan sát; rồi với cung cách một con người từng trải, ông phân tích<br />

nàng.<br />

Trông nàng duyên dáng, sống động, đột nhiên ngời rạng vì sự say mê đó mà đã ngủ kỹ trong


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 107<br />

nàng cho đến nay. Vả lại một phụ nữ lại mua một vật trang trí đến một ngàn rưởi quan thì không phải là<br />

chuyện thường.<br />

Khi đó thì nàng tỏ một hành động tế nhị thật duyên dáng khi nàng quay qua nhìn văn sĩ và nói<br />

với giọng hơi run: “Xin lỗi ông, có lẽ tôi đã quá vội vã; hẳn là ông chưa trả giá cuối cùng của ông chứ<br />

ạ?”<br />

Ông nghiêng mình: “Thưa bà, tôi đã trả giá xong rồi.”<br />

Nhưng hết sức xúc động, nàng nói; “Nói cho cùng, thì thưa ông, hôm nay, hoặc là sau này, nếu<br />

ông thấy muốn đổi ý, thì vật trang trí nay sẽ là của ông. Tôi đã chỉ mua nó vì ông thích nó mà thôi.”<br />

Ông cười, rõ rang thú vị được nịnh hót: “Làm sao mà bà biết tôi”<br />

Thế là nàng cho ông hay về sự ngưỡng mộ của mình, đọc vanh vách những tác phẩm của ông,<br />

thật là hoạt bát.<br />

Để trò chuyện, ông đứng dựa người vào một chiếc tủ, và đôi mắt sắc bén của ông nhìn nhấn sâu<br />

để xét đoán con người nàng.<br />

Đôi khi người chủ tiệm, vui mừng vì gặp được cái cảnh quảng cáo trực tiếp này, nên khi thấy<br />

những khách hàng khác vào tiệm, ông ta nói to từ cuối phía kia của cửa tiệm: “Đây này, thưa ông Jean<br />

Varin, mời ông xem cái này, đẹp không ông?” Thế là mọi cái đầu đều ngẩng lên, và nàng hơi ớn lạnh<br />

phiền lòng bị thấy đang đứng nói chuyện thân mật như thế với một con người tên tuổi.<br />

Sau cùng, như say men, nàng làm một hành động táo bạo tột độ như các viên tướng sắp ra lệnh<br />

tấn công. Nàng nói: “Xin ông cho tôi một niềm vui lớn, thật lớn. Cho phép tôi được tặng ông vật trang<br />

trí này như kỷ vật của một phụ nữ mê muội ngưỡng mộ ông mà ông gặp trong mươi phút.”<br />

Ông từ khước. Nàng cố thuyết phục. Ông cưỡng lại, cảm thấy rất thích thú và ông cười vang.<br />

Nàng bướng bỉnh nói với ông: “Vậy thì tôi sẽ mang nó đến nhà ông ngay bây giờ đây. Thế ông ở đâu?”<br />

Ông không chịu cho nàng địa chỉ của mình, nhưng nàng đã có sau khi hỏi người chủ tiệm, và trả<br />

tiền cho món đồ xong, nàng chạy ra lên một xe ngựa. Nhà văn chạy đuổi theo nàng vì không muốn ở<br />

trong cảnh nhận món quà biếu mà không biết phải trả lại cho ai. Ông bắt kịp nàng khi nàng vừa nhẩy<br />

lên xe, và ông phóng người lên xuýt ngã lên nàng, người lộn nhào vì xe ngựa bắt đầu chạy, rồi rất phiền<br />

lòng ông ngồi xuống cạnh nàng.<br />

Dù ông van xin, nài nỉ thì nàng vẫn tỏ ra không chịu. Vì họ đã tới cửa, nên nàng đặt ra những<br />

điều kiện của mình.<br />

Nàng nói: “Tôi sẽ bằng lòng không để lại vật này cho ông, nếu hôm nay ông chịu chiều theo<br />

mọi ý muốn bất thường của tôi.”<br />

Ông thấy sự thể thật kỳ khôi và ông nhận lời.<br />

Nàng hỏi: “Thường khi vào giờ này ông làm gì?”<br />

Sau một thoáng lưỡng lự, ông nói: “Tôi tản bộ đi chơi.”<br />

Thế là với một giọng nói cương quyết, nàng hạ lệnh cho người xà ích: “Đến Bois de Boulogne.”<br />

Thế là họ lên đường.<br />

Ông đã phải nêu ra tên tất cả những phụ nữ tên tuổi, nhất là những người hư hỏng, với những<br />

chi tiết thân mật của họ, đời sống của họ, những thói quen của họ, đời sống riêng tư của họ, những tất<br />

xấu của họ.<br />

Chiều xuống. Nàng hỏi: “Hàng ngày vào giờ này ông lảm gì?”<br />

Ông vừa cười vừa trả lời: “Tôi uống rượu áp-xanh.”<br />

Thế là, trang trọng nàng nói: “Vây thì, thưa ông, chúng ta đi uống áp-xanh.”<br />

Họ vào một tiệm cà phê lớn ông thường lui tới trên đại lộ, nơi ông gặp các đồng nghiệp của ông. Ông<br />

giới thiệu nàng với tất cả mọi người. Nàng điên lên vì vui mừng. Và câu: “Chung cuộc. Chung cuộc”<br />

dội vang không ngừng trong đầu nàng.<br />

Thì giờ trôi qua, nàng hỏi: “Có phải đến giờ cơm chiều của ông rồi không?”<br />

Ông đáp: “Thưa bà, phải.”


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 108<br />

Nàng nói: “Vậy thì, thưa ông, chúng ta đi ăn cơm chiều.”<br />

Khi ra khỏi tiệm cà phê Bignon, nàng hỏi: “Thế ban tối ông làm gì?”<br />

Ông nhìn nàng chăm chú: “Cái đó còn tùy, đôi khi tôi đi xem kịch.”<br />

“Vậy thì, thưa ông, chúng ta đi xem kịch.”<br />

Họ đến Vaudeville, nhờ ân huệ từ nơi ông, và nàng thấy vẻ vang tột độ khi cả rạp hát nhìn thấy<br />

nàng ngồi ghế bành bên ông trên hàng bao lơn.<br />

Khi vãn hát, ông hôn tay nàng: “Thưa bà, nay thì tôi xin cám ơn bà cho một ngày thú vị.” Nàng<br />

ngắt lời ông: “Hàng đêm vào giờ này ông làm gì?”<br />

“Thì… thì… tôi về nhà tôi.”<br />

“Vậy thì, thưa ông, chúng ta về nhà ông.”<br />

Và rồi họ không nói gì nữa. Có lúc nàng thấy rùng mình ớn lạnh, từ đầu đến chân run rẩy, vừa<br />

có ý muốn trốn chạy lẫn ý muốn ở lại, với tận đáy lòng nàng là một ý muốn rõ rệt sẽ đi đến cùng.<br />

Trên cầu thang, nàng bám vào thành cầu thang vì sự cảm xúc trở nên quá mạnh, còn ông thì<br />

bước lên phía trước, hổn hển thở, tay cầm cây quẹt soi đường.<br />

Khi vào trong buồng, nàng trút bỏ xiêm y rất nhanh và im lặng, luồn mình vào trong chăn trên<br />

giường, rồi nàng ngồi chờ, lưng tựa đầu giường.<br />

Nhưng nàng giản dị, có lẽ giống vợ một viên chưởng lý tỉnh lỵ, còn ông thì đòi hỏi quá đáng<br />

như một viên Tổng đốc Thổ nhĩ kỳ có ba đuôi vậy! Họ chẳng hiểu gì nhau. Chẳng hiểu nhau gì hết.<br />

Thế rồi ông ngủ. Đêm trôi dần giữa những tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường; còn nàng<br />

nằm bất động nghĩ đến những đêm đời sống vợ chồng; và dưới ánh đèn vàng vọt của một ngọn đèn<br />

Trung hoa, nàng đau buồn nhìn, bên cạnh nàng, người đàn ông nhỏ thó nằm ngửa, mình tròn xoe, với<br />

chiếc bụng tròn vo khiến chiếc chăn đắp như được hơi bơm phồng lên. Ông ta ngáy ra tiếng rè rè của<br />

ống đàn phong cầm, những tiếng khụt khịt kéo dài, những hơi ngáy nghẹn họng đến tức cười. Hai mươi<br />

sợi tóc của ông, vì mệt mỏi sau khi cứ phải nằm nguyên một chỗ trên đỉnh đầu hói của ông, để che dấu<br />

sự tàn phá, nay, lợi dụng lúc ông đang ngủ yên, đã tự chải chúng theo một kiểu kỳ dị. Một dòng nước<br />

dãi chảy dài từ khóe miệng hé mở của ông.<br />

Rạng đông sau cùng đã lọt chút ánh sáng giữa những chiếc màn che cửa. Nàng dậy, lặng lẽ mặc<br />

xiêm y. Và khi nàng đã mở cửa được nửa chừng, thì khóa cửa rít tạo ra tiếng động và ông dụi mắt tỉnh<br />

dậy.<br />

Ông yên lặng vài giây trước khi tỉnh hẳn, rồi sau khi nhớ lại trọn cuộc phiêu lưu, ông hỏi: “Thế<br />

vậy bà ra về à?”<br />

Nàng vẫn đứng, lòng hoang mang, rồi nàng lắp bắp: “À vâng, trời sáng rồi.”<br />

Ông ngồi dậy, rồi nói: “Nào, đến lượt tôi, tôi muốn hỏi bà vài điều.”<br />

Nàng không trả lời. Ông nói tiếp: “Kể từ hôm qua, bà đã làm tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Vậy bà<br />

hãy thẳng thắn khai ra với tôi, tại sao bà đã làm những chuyện như vậy¸bởi vì tôi không hiểu gì hết.”<br />

Nàng nhẹ nhàng bước tới, mặt đỏ bừng như một trinh nữ: “Tôi muốn biết cái… cái tật xấu…<br />

vậy đó, chẳng có gì kỳ cục.”<br />

Và rồi nàng chạy trốn, xuống cầu thang, xông ra đường.<br />

Đoàn người quét đường, đang quét dọn. Họ quét vỉa hè, bờ hè, tống khứ mọi rác rưởi bằng tia<br />

nước tới miệng cống. Cùng với động tác đều đặn, giống động tác của những người gặt hái tại các cánh<br />

đồng cỏ, họ dồn quét những đống rác ruởi thành một vòng cung phía trước mặt họ: và từ con đường<br />

này sang con đường khác, nàng lại thấy họ như những con rối treo cùng tự động bước đều trên một lò<br />

xo.<br />

Và dường như nàng cũng vậy, nàng vừa quét đi cái gì đó, bằng tia nước tới miệng cống, những<br />

giấc mơ siêu khích động của nàng.<br />

Nàng hổn hển về nhà, lạnh băng, chỉ còn giữ lại trong đầu nàng cái cảm giác của cái động tác<br />

đó của những cây chổi quét dọn đường phố Paris lúc tảng sáng.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 109<br />

Và khi nàng bước vào căn phòng của nàng, nàng nức nở khóc. ■<br />

Minh Thu<br />

Melbourne 05/2010


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 110<br />

Hai Vùng Tr©i Mt Tâm S¿<br />

Minh Thu<br />

Vùng trời nào đó, ai có ngẩng nhìn mây bay<br />

rồi nhắn gọi :<br />

Mây ơi, mây ơi, xin gửi đôi lời<br />

từ một phương trời xa xôi vời vợi,<br />

đến người tôi thương từ tuổi đôi mươi..<br />

Con đường nào đó ai có bước đi<br />

vang vang tiếng gọi :<br />

Người ơi,người ơi, tôi nhớ thương người<br />

tiếng cười, tiếng nói.<br />

Từ một phương trời nghe tiếng chân ai bước tới<br />

trên con đường nào ta cùng sánh gót<br />

một chiều vàng trôi.<br />

Thành phố nào đưa hồn ta vào mộng.<br />

Nước hồ nào trải rộng dưới đồi thông.<br />

Mái tóc nào hồng lên trong ánh mắt.<br />

Mùa Thu nào nồng ấm mảnh tình chung.<br />

Vùng trời bên này có tôi ngẩng nhìn mây bay<br />

rồi nhắn gửi :<br />

Mây ơi, mây ơi, xin đem tiếng nói<br />

Từ phương trời này rền vọng thiết tha<br />

Đến người tôi thương một đời trọn gói… ■<br />

Để nhớ những ngày ở LT (09/1992)<br />

&


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 111<br />

Häi ñäo BuÒn<br />

Minh Thu<br />

Em muốn trao anh<br />

những vần thơ yêu<br />

từ phương trời xa thăm thẳm,<br />

từ hải đảo buồn<br />

bao quanh bằng những triền cát trắng<br />

hoang vu!<br />

để tình chúng mình ngàn năm bền chặt,<br />

đừng mất nhau khi tình vừa chớm nụ,<br />

nghe anh!<br />

để tình chúng mình như hoa bất tử,<br />

tỏa hương yêu ngào ngạt mãi mai sau.<br />

để ảnh hình yêu muôn đời bất biến,<br />

cho chúng mình say âu yếm nâng niu.<br />

Người ta bảo :<br />

hải đảo phương nam không là nơi hoang địa.<br />

với em, vắng anh :<br />

hải đảo phương này chỉ là vùng hoang vắng,<br />

cô liêu!<br />

Người ta bảo :<br />

ở đây cũng có những đoàn người hăm hở vào đời,<br />

cũng có chim ca, hoa nở và tình người.<br />

với em, vắng anh :<br />

hải đảo này buồn như giấc miên trường<br />

vương mộng mị,<br />

với một màn đêm phủ kín khắp tâm tư!<br />

những ánh mắt chỉ trơ mầu hoang dại,<br />

Khong một bàn tay nắm trọn một bàn tay. ■<br />

Minh Thu<br />

Melbourne, mùa Thu Canh Tuất (1970)<br />

Træng Häi ñäo<br />

Minh Thu<br />

Đêm hải đảo em buồn nghe gió rít,<br />

&


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 112<br />

sóng biển gào xé nát mảnh gương trăng,<br />

em nghẹn ngào nghe tê tái trong lòng,<br />

muốn gào thét để vơi dần nỗi nhớ,<br />

trăng hải đảo cũng buồn nên trăng vỡ,<br />

đập tan tành trên ghềnh đá chơ vơ,<br />

em đứng nhìn trăng, một bóng thẫn thờ,<br />

hình hài đó, tâm tư xa vời vợi,<br />

hướng về anh, ngày tháng cũ xa xôi :<br />

xin còn đó để đừng là kỷ niệm!<br />

Hãy nói với em những lời yêu thương mầu nhiệm,<br />

để em đừng buồn như trăng hải đảo đêm nay. ■<br />

Melbourne, một đêm buồn tháng Tư 1992<br />

Minh Thu<br />

<br />

Fire and Ice<br />

Robert Frost<br />

(1874-1963)<br />

Some say the world will end in fire,<br />

Some say in ice,<br />

From what I’ve tasted of desire<br />

I hold with those who favor fire.<br />

But if I had to perish twice,<br />

I think I know enough of hate<br />

To say that for destruction ice<br />

Is also great<br />

And would suffice. ■<br />

&<br />

Lºa HÒng và Bæng Giá<br />

Bản dịch Việt Ngữ do<br />

David Lš Lãng Nhân<br />

Có người bảo tận thế chìm trong lửa<br />

Có người tin băng giá sẽ đầy trời<br />

Riêng theo tri nghiệm bản thân tôi<br />

Tôi xin đứng về phe chuộng lửa.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 113<br />

Nếu tôi phải chết thêm lần nữa<br />

Tôi cũng từng hiểu biết oán thù<br />

Để bảo rằng băng giá công phu<br />

Gây tàn phá<br />

Một lần cũng đủ. ■<br />

Madison, AL, October, 2010<br />

&<br />

<strong>The</strong> Tyger<br />

William Blake<br />

(1757 – 1827)<br />

Tyger, Tyger, burning bright<br />

In the forests of the night;<br />

What immortal hand or eye,<br />

Could frame thy fearful symmetry?<br />

In what distant deeps or skies<br />

Burnt the fire of thine eyes!<br />

On what wings dare he aspire?<br />

What the hand, dare seize the fire?<br />

And what shoulder, and what art?<br />

Could twist the sinews of thy heart?<br />

And when thy heart began to beat,<br />

What dread hand? and what dread feet?<br />

What the hammer? what the chain?<br />

In what furnace was thy brain?<br />

What the anvil? what dread grasp<br />

Dare its deadly terrors clasp?


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 114<br />

When the stars threw down their spears<br />

And water’d heaven with their tears:<br />

Did he smile his work to see?<br />

Did he who made the Lamb make thee?<br />

Tiger, Tiger, burning bright<br />

In the forests of the night;<br />

What immortal hand or eye,<br />

Could frame thy fearful symmetry? ■<br />

&<br />

Con H°<br />

Bản Dịch Việt Ngữ do:<br />

David Lš Lãng Nhân<br />

Hổ ơi, Hổ! Lửa hồng sáng rực<br />

Rừng đêm sâu tối mực, hãi hùng;<br />

Ôi, tay bất tử, mắt vô cùng,<br />

Ai sáng tạo hình dung kinh dị ?<br />

Trời thẩm, nước sâu, như vừa ý<br />

Mắt nhìn, tia lửa phóng tầm xa !<br />

Soải cánh nào tìm nghĩa thăng hoa ?<br />

Tay ai khéo điều hòa ngọn lửa ?<br />

Thân dũng mãnh, thuật nào tuyển lựa ?<br />

Vận hành khí lực tựa vô biên ?<br />

Để khi tim đập nhịp đầu tiên<br />

Khiếp đảm hiện hình tay móng vuốt ?<br />

Đâu búa lớn ? Xích xiềng trói buộc ?<br />

Đâu hỏa lò tinh luyện óc mi ?<br />

Nào đe to ! Kìm thép gớm ghê !<br />

Đố ai dám tranh tài khủng khiếp ?<br />

Tinh tú phóng lao trời điệp điệp<br />

Tưới Thiên đàng bằng lệ long lanh ;<br />

Ai mĩm cười, thỏa mãn công trình :<br />

Tạo Cừu non, còn sinh mi đó ?<br />

Hổ ơi, Hổ! Lửa hồng sáng rực<br />

Rừng đêm sâu tối mực, hãi hùng;


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 115<br />

Trà H oa<br />

Ôi, tay bất tử, mắt vô cùng,<br />

Ai sáng tạo hình dung kinh dị ? ■<br />

Madison, AL, September 2010<br />

<br />

Tình Sº ñóa Hoa Thu<br />

Mùa thu lạnh lẽo sắp trôi qua<br />

Rạng sáng ra vườn nhặt cánh hoa<br />

-Thắm sắc thơm hương đà chớm<br />

rụng<br />

Nồng nàn nỡ gởi gió lan xa?<br />

Hoa buồn nhỏ lệ, lá ôm sương:<br />

-Thục nữ thời xưa dạ vấn vương<br />

Quân tử tang bồng như cánh hạc<br />

Một thu sải cánh mịt mù phương.<br />

Mộng tựa mây tan tình dở dang<br />

Gió hiu nắng hắt mỗi thu sang,<br />

Hương phai sắc nhạt, rơi từng cánh...<br />

Nhung nhớ ngàn năm cánh hạc<br />

vàng.<br />

Oan nghiệp hồn hoa tội lắm thay,<br />

Nắng hong gió lượm sắc hương bay<br />

Gom nhờ mây trắng tìm hoàng hạc<br />

Trao chút tình duyên kẻ đắm say.<br />

Bút lưu tâm sự đóa hoa rơi<br />

Ái biệt ly thương trọn kiếp người<br />

Sống thác trinh nguyên tình một<br />

khối<br />

Dầu ai lòng nhẹ cánh chim trời! ■<br />

LŒ Mai - Thanh Trà Tiên Tº!<br />

Tiễn thu khán lạc hoa


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 116<br />

An Autumn Love Story<br />

(Translated from Tra Hoa by Fairy of Green Tea)<br />

<strong>The</strong> cold autumn will soon pass by<br />

This morning in the garden, I pick up some petals from the ground<br />

<strong>The</strong>y are pretty, fragrant and yet they've fallen down<br />

<strong>The</strong> wind has taken away their colour and perfume<br />

Are these dewdrops or tears of the flower?<br />

Suddenly I think of a pretty lady in the olden days<br />

Who was missing her lover dearly,<br />

As a golden crane in the classical poesy<br />

Forever had gone away the lover of the pretty lady.<br />

Her dream was shattered and her heart was broken<br />

Every year since then,<br />

the autumn comes with its fading sunlight and gentle breeze.<br />

<strong>The</strong> withered petals fall all over on the ground<br />

Yet the golden crane hasn't come back ever.<br />

How pitiful is the flower's soul!<br />

Its beauty and sweet scent are carried far by the wind and the sunlight<br />

Oh, silver clouds high in the sky<br />

Please help search for the golden crane<br />

And bestow her love on her lover!<br />

Having written down the flower's confidences.<br />

<strong>The</strong>re is no difference, I can see,<br />

Between the hearts in love when they're in separation pain<br />

Thousands of years pass by, the lover's love has always been so<br />

Even when the love of the beloved may be as light as a flying crane. ■<br />

Translated by TMCS


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 117<br />

Tình Là HuyÍn Mng<br />

LŒMai--Thanh Trà Tiên Tº<br />

Tháng chín qua rồi, anh quá xa<br />

Sương giăng, ngõ nhỏ bớt màu hoa<br />

Dường như xào xạc muôn ngàn lá<br />

Thầm thĩ chuyện mình thưở thiết tha ...<br />

Nắng rọi đôi bờ rủ liễu dương<br />

Muôn hoa tươi thắm rực bên đường,<br />

Tuổi hồng hai đứa lòng trinh trắng<br />

Bút mực nhờ thơ trao mến thương.<br />

Ngày tháng trôi qua tựa bóng câu<br />

Mực xanh đà cạn, rượu tiêu sầu,<br />

Uyên ương trời bắt thành ly biệt<br />

Tam đảo ngũ hồ cuộc bể dâu ...<br />

Dạo lối thu vàng nghe tiếc nuối<br />

Tình là huyễn mộng phải không anh ?! ■<br />

LệMai – Thanh Trà Tiên Tử!<br />

Melbourne, October 2005


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 118<br />

Parkway in Front of Castle Kammer at Lake Atter<br />

.<br />

Gustav Klimt<br />

TØ Lúc Xa<br />

Sóng ViŒt ñàm Giang<br />

Từ lúc xa/ nghe từng cơn trống trải,<br />

Buồn đời về/ kéo đến dệt vần thơ.<br />

Trang giấy cũ/ gọi tần ngần ngơ ngẩn,<br />

Qua mùa đông/ u ám tự bao giờ.<br />

Thoảng giây phút/ chợt đây rồi câm nín,<br />

Dường như thương/ chưa hề thốt nên lời.<br />

Gió đầu xuân/ cứ hồn nhiên xào xạc,<br />

Mặc tâm tư giao động/ xốn xang đời.<br />

Chợt khóc đấy/ rồi chợt cười như trẻ,<br />

Chuỗi tâm tư gào thét/ xé âm thanh.<br />

Có ai biết/ trong cội nguồn đơn lẻ,<br />

Tỉnh cơn mê/ người thoát một khúc quanh.<br />

Chén cà phê nay một mình ta nhấp,<br />

Tiễn đưa nào không mất một đoạn đường.<br />

Giã từ buồn cũng là ngày tỉnh ngộ,<br />

Nắng sớm mai óng ánh sợi tơ vương. ■<br />

Sóng Việt Đàm Giang


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 119<br />

Nh§ Không Anh/Em?<br />

Sóng ViŒt ñàm Giang<br />

<strong>The</strong> Tree of Life. Gustav Klimt<br />

Nhớ không anh/em khi bình minh vừa đến,<br />

Thái dương vương chiếu sáng xuyên áng mây.<br />

Nhớ không anh/em khi đêm vừa kề bến,<br />

Màn chiều buông khêu mộng ước đắm say.<br />

Trong quyến rũ của bóng chiều đồng cảm,<br />

Anh/Em có nghe tiếng vời gọi của rừng sâu,<br />

Tiếng thì thầm nhớ không: anh/em đang hỏi,<br />

Nhớ không anh/em vang vọng suốt đêm thâu.<br />

Cơ duyên xe, đôi ta chung chiều hướng,<br />

Dù buồn phiền dù ngày tháng viễn vông.<br />

Không biên giới như giòng sông vô tận,<br />

Không chia cách như biển rộng mênh mông.<br />

Nhớ không anh/em trong sương mai tươi mát,<br />

Anh/Em là nguồn suối ngọt chảy miên man.<br />

Là thác trong cuốn em/anh vào du mộng,<br />

Bềnh bồng trôi hay hối hả miệt mài.<br />

Khi Xuân đến giữa rừng già cằn cỗi,<br />

Hoa bừng lên khoe sắc cùng bướm oanh.<br />

Chim muông hót hợp ca muôn điệu nhạc,<br />

Tranh thiên nhiên toàn mỹ đón chúng mình...<br />

Nhớ không anh/em? ■<br />

Sóng Việt Đàm Giang<br />

28 April 2010


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 120<br />

Trª VŠ PhÓ H†c<br />

Dã Thäo<br />

Bao lâu rồi Em chưa về phố học<br />

Lá rụng đầy như vàng úa khăn Em<br />

Gió trái chiều đuà nhẹ thắp nắng lên<br />

Em bối rối giữa đoàn người qua lại.<br />

Bước chân học trò ngây ngô khờ dại<br />

Thuở nào đưa đón dào dạt yêu thương<br />

Mắt trong mắt lời mật ngọt vấn vương<br />

Kề bên vai Anh dịu dàng nói nhỏ.<br />

Tiếng « yêu Em » làm xanh xao hồn Cỏ<br />

Cho ngất ngây còn đọng mãi tim hồng<br />

Gửi an bình vào hạnh phúc duỗi rong<br />

Em chợt nghe tiếng Anh ca nồng ấm.<br />

Đã xa xôi thuở đất trời đằm thắm<br />

Môi xa môi nụ hôn cuối tan dần<br />

Cũng buổi chiều lá vàng rụng dưới chân<br />

Như hôm nay thu về trong cô độc.<br />

Quartier Latin, hởi người tình xóm học<br />

Trường Sorbonne từ buổi tiễn nhau về<br />

Để một đời trong trừ tịch u mê<br />

Người đi qua, cuộc tình không đáo hạn.<br />

Chiều thời gian như giòng sông khô cạn<br />

Chim líu lo, tóc Em đã nhuốm màu<br />

Tâm hồn nầy như hóa đá từ lâu


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 121<br />

Qua đời nhau, nỗi thăng trầm ghi dấu.<br />

Chuyến métro mang nỗi đau cào cấu<br />

Cuốn phim đời chợt ẩn hiện tái tê<br />

Trang sách mộng đã sạch những u mê<br />

Người yêu ơi, nghe chiêm bao hờn dỗi.<br />

Đời mấy nẻo chia tình ta trăm lối<br />

Lối bên Em, đêm rốc rách ngậm buồn<br />

Nơi Anh về chồi nẩy lộc tròn vuông<br />

Cánh vạc bay tiếng kêu sương thảm thiết.<br />

Paris trong thu, nắng luà vào mắt biếc<br />

Tóc Em bay đan từng lọn hững hờ<br />

Tự thuở nào Mộng và Thực vẩn vơ<br />

Ta về Ta, trả hoa tình theo gió.<br />

Lại chiều nay, chân lang thang đây đó<br />

Ngọn thu phong thổi lên má héo tàn<br />

Cỏ cây sầu thêm mục rửa tâm can.<br />

Quartier Latin ôm tình ta vùi ngủ….■<br />

Paris. Dã Thảo – hôm nay nhìn chiều thu trong mưa tuyết – 30/11/2010.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 122<br />

ñ®i Khách<br />

by Nguyên Sa<br />

Em đứng lẫn bên góc hè phố vắng<br />

Như loài hoa hoang dại trong rừng sâu<br />

Màu da tơ bóng tối ngã u sầu<br />

Đôi mắt đẹp từng cánh sao tắt lịm<br />

Em đứng đợi một người không hẹn đến<br />

Bán cho người tất cả những niềm vui<br />

Chút tình hoa còn lại thoáng hương phai<br />

Em dâng cả làn môi khô nước ngọt<br />

Trong đêm mỏi hàng mi mờ khẽ ướt<br />

Má phai duyên trên gối đẫm thẹn thùng<br />

Ấp mặt bên người lạ, lạnh mênh mông<br />

Bàn tay nhỏ thẫn thờ như lạc long<br />

Em đứng lẫn bên góc hè phố vắng<br />

Nghe đêm tàn làm lạc khách tìm vui<br />

Đôi tiếng giầy khua vắng tắt xa xôi<br />

Làm vỡ nốt cả đôi niềm tin tưởng<br />

Người khách lạ đêm lạc loài không chọn hướng<br />

Bước đảo say làm vỡ nát màu trăng<br />

Em chờ mong như đợi một âm thầm<br />

Tình sầu tủi pha chút men rượu cặn<br />

Đã lâu rồi vết thời gian trĩu nặng<br />

Từ lần đầu bàn tay trắng đàn mơ<br />

Nhận tiền cho bên nếp gối chăn thừa<br />

Em đã khóc, 122ong hoa sầu nát nhụy<br />

Đêm gần tàn em ơi người gái đĩ<br />

Đợi trong khuya, bến vắng ngủ say rồi<br />

Nhìn ánh đèn vương lại cửa nhà ai<br />

Rồi kéo vội khăn quàng trên vai lạnh…■<br />

Waiting for Customers<br />

Translated by DiŒp Trung Hà<br />

(<strong>The</strong> form of Nguyên Sa’s “Đợi khách”<br />

– the number of syllables in a line –<br />

is preserved in translation.)<br />

You stand on the bare street’s corner<br />

Like wild flowers in the dense woods<br />

<strong>The</strong> silken skin’s sad in darkness<br />

<strong>The</strong> stunning eyes dim all stars<br />

Waiting for someone, not a date,<br />

To sell him all delightfulness<br />

Remains of the fast spent flower<br />

Offering your lips dried of sweetness<br />

Tired in the night, moist blurry eyes<br />

<strong>The</strong> cheek on the pillow, ashamed,<br />

Face in the stranger, vastly cold,<br />

Small hands idle like being lost<br />

You stand on the bare street’s corner<br />

Johns are lost at twilight, you hear<br />

Footsteps waning at a distance<br />

Shattering all lingering hope<br />

<strong>The</strong> stranger’s lost his way in the night<br />

Walks woozily, shattering the moonlight<br />

You long for like a guarded thing<br />

A sad love in last drops of wine<br />

Time’s long weighed heavy since the time<br />

<strong>The</strong> bare hand trembling in a dream first<br />

Received dough for shared bed and board<br />

You cried, for the pistil was crushed<br />

<strong>The</strong> night’s waning, my dear hooker<br />

Waits in the night, the port’s asleep<br />

Eyes a home still lit, then hastens<br />

<strong>The</strong> scarf over the cold shoulders …■<br />

September 2010


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 123<br />

Nh§ bån xÜa<br />

DiŒp Trung Hà<br />

Tiết hàn đông băng giá phủ đầy<br />

Lò sưởi nóng củi thông rực cháy<br />

Rượu nồng không người cùng cạn chén<br />

Cờ tướng bụi thiếu người trận chiến<br />

Bạn tri kỷ khuất núi quê nhà<br />

Nơi quê người đưa đẩy mình ta<br />

Tuyết trắng không xóa nhòa hình ảnh<br />

Thông xanh vẫn mãi còn thông xanh. ■<br />

Tháng 11, năm 2010


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 124<br />

Thôn Vï Då<br />

Xuân-Linh TrÀn<br />

Ta đến Huế một ngày không vội vã<br />

Nhưng hồn ta sao rạo rực bôn ba<br />

Lời hứa quâng với bạn cũ thuở nào<br />

Luôn muốn giữ dù mình xa cách xa<br />

Vỹ cùng ta thuở áo trắng trao thơ<br />

Chép cho nhau lời lãng mạng mộng mơ<br />

Vỹ chép hoài bài thơ Hàn Mạc Tử<br />

Tiếc cuộc đời ngắn ngủi cảm lời thơ<br />

Vỹ thường rủ một ngày ấy cùng ta<br />

Ra xứ Huế ghé thăm thôn Vĩ Dạ<br />

Xem hàng cau che nắng áo theo mây<br />

Áo trắng xóa lẫn trong sương khói lã<br />

Mỗi mình ta đến Huế, vậy Vỹ đâu?<br />

Thôn Vĩ đó nhưng nào thấy hàng cau<br />

Dãy phố lầu che nắng tà áo trắng<br />

Khuất mờ sau khói bui xe máy dầu<br />

Đêm nay sao cảnh lai u mờ<br />

Thuyền bến Sông Trăng không kịp chở<br />

Trăng về đặng sáng đường thôn Vĩ<br />

Hay bởi lòng ta thiếu dạ thơ? ■<br />

11 November 2010


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 125<br />

<strong>The</strong> Man from the Plantation<br />

By David Lš Lãng Nhân<br />

He was a little shorter than the average Vietnamese, perhaps 5’2”, but huskily built. What<br />

struck me when I first saw him was his square jaw, an uncommon feature for a Vietnamese face. He<br />

had a rather dark complexion, and his hair was bushy, sticking out wildly, defying any combing. His<br />

eyes were narrow. <strong>The</strong>y seemed almost closed, except for an occasional gleam from behind the heavy<br />

lids. His voice was deep and harsh. He spoke sparingly, with single words or broken sentences, and<br />

breathed heavily. He scared me the first few weeks he came to live under my father’s roof. I was eight<br />

or nine years old at the time.<br />

“He is a man from the Plantation!” My mother’s maid, Chi Sau, told me with excitement.<br />

“D’you know he came from way up North? He just finished his three-year contract with the Plantation<br />

and decided to stay here. Your father sponsored him. He is our gardener now. In the morning, he gets<br />

water from the well and fills up all the big jars in the kitchen and in the bathhouse for me. From now<br />

on, he will also water the shrubs and take care of the vegetable garden to free me for other things. In<br />

the afternoon he’ll go out to cut firewood, bring it back, split it, and stack it in the shack. We will never<br />

run out of it! He is a strong man! He looks rough, but I think your parents like him very much.”<br />

Well, when I got to know him, I liked him too. I had never listened to a Northern Vietnamese<br />

heavy accent before, and it took me a while to understand his colloquial expressions. His name was Ba<br />

Sho. (Actually, that was his nickname. Nguyen <strong>Van</strong> So was his real name).<br />

It was around 1937, and Vietnam was part of the French empire called French Indochina.<br />

However, Vietnam was arbitrarily divided into three states by the French: North, South, and Central<br />

Vietnam. (A classic tactic: “divide and govern”). Central Vietnam was still ruled by the King of<br />

Vietnam, but all foreign affairs and major political decisions must be conducted by, or at least approved<br />

by, the French Authority.<br />

South Vietnam was under a special regime. It was a French Colony with all Legislative,<br />

Executive, and Judicial systems placed directly under French authority. But the South Vietnamese<br />

citizen was called a “French Subject” and was not legally bound to any obligation to the Vietnamese<br />

King. A French Subject, if well educated, wealthy, and respectable, could apply for French citizenship<br />

and be naturalized with all the rights and privileges of a French citizen. In a way, the South had been<br />

offered a tad more freedom under French rule - probably because the South had had a longer free<br />

exposure to French and European cultures more than 200 years earlier before the whole region had<br />

been totally dominated by the French. A proof of this is that the first Christian Bible was printed in a<br />

Vietnamese script derived from the Roman alphabet by the Portuguese missionary Alexander de<br />

Rhodes in the early 1800’s AD. Even today, the Vietnamese language is the only language in Asia that<br />

is written in Western alphabet.<br />

North Vietnam on the other hand, was under a strange political regime concocted by the French<br />

conquerors, called a “Protectorate.” <strong>The</strong> North Vietnamese were still the “King’s subjects,” but they<br />

were placed under the “Protective Laws” of the French governing authority. It was not easy to get a<br />

passport to travel from North or Central Vietnam to the South–let alone to relocate. <strong>The</strong> most common<br />

way at the time for a poor North Vietnamese to relocate was to sign a three-year contract to work for a<br />

French rubber plantation in the South; and when the contract was fulfilled, if the individual could find a<br />

“respectable citizen” to act as a sponsor, he or she would be allowed to stay. That’s what Ba Sho did.<br />

I liked to watch Ba Sho working. He seldom talked while working. Among other things, he<br />

rebuilt my father’s stable, fixed up the water well and put up a new wood shack. He normally bared


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 126<br />

himself to the waist, and it was fun to watch his muscles moving. He wore no hat and preferred to<br />

cover his head with a sweatband made out of an old towel. I never heard him sing, whistle, or hum like<br />

most workers. After lunch, he would pull out his bamboo water pipe and draw noisily as the smoke<br />

was filtered through the bamboo tube half-filled with water. He sat immobile for half a minute,<br />

exhaled the smoke, and seemed to enjoy his tobacco immensely. <strong>The</strong>n he took a nap, usually under the<br />

shade of a tree for an hour before resuming his work.<br />

When we got to know each other better, sometimes when splitting wood, Ba Sho opened up<br />

himself a little. One day, between two chops, he said: “Pearl, (Pearl was my nickname) you don’t<br />

know how lucky you are to live in the South. It was rough up North.”<br />

“How come?” I asked.<br />

“Really don’t know. Too many poor people. Not enough land available for crops. Have to<br />

farm two crops a year to get enough rice. When the Red River flooded, crops were ruined. People<br />

starved…Winter is cold…cold…”<br />

“D’you have family back there?”<br />

“Nope. My parents died. Long time ago. No relatives left.”<br />

“Will you go back someday?”<br />

“What for?”<br />

“D’you like it here?”<br />

“Yep. Your father, very kind… Now, go play. Let me work.”<br />

Once, Ba Sho and I took my father’s horse to the river to give him a bath. That was quite an<br />

experience for me. When we managed to get the horse in the water, soap him, and brush him, we were<br />

both soaking wet. On our way home, Ba Sho seemed to be in a good mood and started to relate to me<br />

some of his stories about life in a French Plantation.<br />

“Pearl, in the Plantation, you must wake up at four in the morning and start to work. It’s very<br />

dark under the rubber trees. You wear a headband lantern and move around the trees like ghosts. Must<br />

be careful. Can’t cut too much into the bark of the rubber tree. You ruin it. And get severely punished<br />

by the supervisor–the Corporal; he’s bad! And you have to work fast. Sap does not flow well when the<br />

sun’s up. <strong>The</strong>n you go back, collect all the white sap from the bowl, pour it into the bucket while it is<br />

still fluid. And load the shuttle truck. On time. <strong>The</strong>n during daylight, you have to tend the rubber<br />

trees. Thousands of them. You clear bushes and pull weeds. Plant new trees. Water them. But I like<br />

it better than working in the factory. It smells bad there, and your clothes get dirty, too.”<br />

“Did they pay you good money?” I asked.<br />

“Nope! <strong>The</strong>re were a lot of deductions from your monthly pay. For your housing, your rice,<br />

your dried fish, your fish sauce, oil, and soap. Have to be careful what you buy on credit. Otherwise,<br />

nothing is left from your pay to buy clothing or anything. But a lot of fools got in debt for gambling, or<br />

got into trouble drinking too much rice wine. Loan sharks in the campus; they are bad, too. Well, too<br />

many people just don’t care. As long I they can work, and close their eyes, they can stay in the<br />

Plantation until they die. But I made up my mind to get off. Glad I did.”<br />

Years later, as an Army Officer, I took part in a military maneuver in the vicinity of a French<br />

rubber plantation in Binh Duong. <strong>The</strong> plantation owner invited the Division’s staff officers to be his<br />

guests. Our French host was quite gracious and generous. We toured his plant after work hours, so I<br />

didn’t get to see much of the operations and the workers. But this was in the 60’s, and I guessed that<br />

working conditions must have been improved a lot. After the tour, we were ushered into the luxurious<br />

quarters where the host lived and entertained his guests. Champagne and Cognac flowed without<br />

interruption. <strong>The</strong> best cheeses and sausages from France were served. Also, the best local beef, pork,<br />

chicken, and shrimp. And the best tropical fruits and vegetables available. <strong>The</strong> plantation had its own


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 127<br />

power plant which powered the whole factory, a fairly large compound, and several huge freezers.<br />

Practically, one could live comfortably inside this plantation for years and still not miss anything. We<br />

listened to the latest fashion music from France, and some of the officers even got to dance the tango<br />

with the beautiful ladies who were guests at the party. <strong>The</strong>se French owners of the Plantation knew<br />

how to enjoy the best from life !<br />

Even now, when I wear a new pair of shoes with rubber soles, the smell of the rubber is so<br />

distinctive that I can’t help remembering Ba Sho’s stories about the French rubber plantation in<br />

Vietnam before the war. Actually, Ba Sho stayed with my family for only four years. He saved enough<br />

money and started his own life as a free person in the South around 1942 or 1943. My father gave him<br />

excellent recommendations, and he got a good job as a County roads maintenance worker. He married<br />

Chi Sau, my mom’s maid, and built his first house on my parents’ property. For years the couple were<br />

our extended family.<br />

<strong>The</strong>n Ba Sho quit his County job to open his own small sawmill business while his wife<br />

occupied herself with a concession at the County marketplace. <strong>The</strong>y bought a good piece of land, built<br />

a larger house, and enjoyed the fruits of their labor. <strong>The</strong>y didn’t have any children of their own, and<br />

when they reached their late forties, they adopted a son and later willed their business to him. But no<br />

matter how busy they were, never did they miss the traditional New Year’s visit to my parents.<br />

When Ba Sho reached his early sixties, he retired completely and did what many elderly<br />

Vietnamese did. He shaved his head and became a devoted monk. Instead of entering a temple or a<br />

monastery, he built his own small pagoda and dedicated himself to community religious service. He<br />

became 100% vegetarian. In 1972, when I saw him, he has lost a lot of weight. <strong>The</strong> once muscular<br />

man now was floating inside his maroon robe. His paces were a bit slow. His voice deepened a little<br />

more. He talked even less, but his whole personality exuded a great sense of humility and contentment.<br />

He greeted me warmly, “Pearl, haven’t see you a long time. How many kids you have now?”<br />

“Just two,” I answered. “Both High school boys now.”<br />

Ba Sho said pensively, “I’m glad… When you sow the seeds of virtue you’ll reap the fruits of<br />

blessing.”<br />

I didn’t fully understand what he meant, but accepted it as some sort of compliment. Or<br />

perhaps that was just his subtle way of expressing his gratitude and reasserting his belief that my<br />

father’s kindness was the cause of our family blessing (according to the Karma ?).<br />

<strong>The</strong> last time I came home to visit my mom in late 1974, my sister told me that Ba Sho’s<br />

pagoda had been hit by a Communist rocket one night during an attack on the town. “He died<br />

immediately in the explosion, she said.” My sister and my mom cried then. And I did, too. In our<br />

minds, we just didn’t have any logical explanation why such a wonderful man had to die in such a<br />

tragic way. Only, perhaps, because his death was so sudden that he really didn’t experience any<br />

suffering when God decided to call him home! ■<br />

Madison, AL, October 2010


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 128<br />

Thơ Haiku Kim-Châu<br />

Nhớ Miền Đông<br />

Nhớ Miền Đông<br />

Những ngày nhiều băng tuyết<br />

Lạnh chùng lòng… ■<br />

(10/2010)<br />

Băng Tuyết<br />

Tuyết đóng băng trong xuốt<br />

Như những miếng pha lê mỏng manh<br />

Đắp trên hoa, trên cành. ■<br />

(11/2009)


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 129<br />

Hừng Đông<br />

Mây trời chung<br />

Mênh mang cả hừng đông<br />

Một ngày mới. ■<br />

(10/2010)<br />

Tĩnh Lặng<br />

Mờ sương chiều<br />

Vạn vật đang đắm chìm<br />

Trong tĩnh lặng. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 130<br />

Núi Non Bộ<br />

Cũng núi non<br />

Xanh tươi ngay trước mắt<br />

Giả mà thật. ■<br />

Hương Trà<br />

Ngạt ngào hương<br />

Một tách trà thơm ngát<br />

Lòng nhẹ buông! ■<br />

(11/2010)


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 131<br />

Giä TØ<br />

Mắt biếc lệ trào mi<br />

Giã từ thổn thức lúc chia ly<br />

Tri kỷ xót xa lòng! ■<br />

Minh Thu<br />

Phi trườngTullamarine<br />

Melbourne, 29/09/2010.<br />

SÀu ñông<br />

Nhìn đông về xơ xác<br />

Sao còn vương nỗi sầu man mác<br />

Cành khô lá rụng rồi. ■<br />

Minh Thu


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 132<br />

A thought, once<br />

DiŒp Trung Hà<br />

… to the one who wrote "Éo le" in 2007<br />

<strong>The</strong>ir eyes met just once<br />

but her heart pounds when writing<br />

him, thinking of him.<br />

In an impasse: she<br />

much wants to love him but daren’t,<br />

to be close but can’t.<br />

A knot’s in her heart:<br />

goodbye, but still wanting him<br />

even it’s a dream. ■<br />

June 2009<br />

Longing<br />

DiŒp Trung Hà<br />

slow days and long nights<br />

awaiting the reunion<br />

soul-and-flesh union. ■<br />

July 2009


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 133<br />

Haiku Mùa ñông<br />

David Lš Lãng Nhân<br />

Đông về choàng tuyết trắng<br />

Khóc cành phượng vỹ chết ven sông<br />

Sa-kê nhúm lửa hồng. ■<br />

Madison, AL, Nov 2010


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 134<br />

<strong>The</strong> Loving Hug<br />

By Chân TÎnh Nhãn (NguyÍn Væn K›-CÜÖng)<br />

Translated by Hoàng-Tâm<br />

Every year, the private bilingual Toronto French School holds graduation ceremony for its students,<br />

attended by proud parents, administrators and faculty members, just as in other schools.<br />

This year, following the usual procedures, the program included one truly touching moment.<br />

When Professor Henry Ky Cuong, the school math team leader, was called to the podium, he stepped<br />

up, looked deeply to the audience, smiled and began to speak in French with a student translating into<br />

English:<br />

Distinguished parents and dear students,<br />

First I’d like to thank Mr. Director General for giving me this opportunity to give the final<br />

lesson to the graduating class this year. <strong>The</strong> title of the lesson is “Success and the Present Moment.”<br />

I’d like to tell you a personal story of mine. I grew up in a small town in South Vietnam. My<br />

father was a teacher. When I was 16 and passed the Baccalaureate Part I exam, I asked my parents to<br />

let me continue my studies in France because Vietnam was at war then. I remember clearly that my<br />

parents were really reluctant to let me go. Dad’s salary at that time was $120 a month while the ticket<br />

to France cost $800, not to mention something like $1,000 fees and bribes to get a passport. Dad<br />

thought I could just continue to study in Saigon but Mom resolutely supported my study overseas. She<br />

told Dad to take care of the paperwork, saying that she would handle the financial problems. I knew<br />

my parents would have to make many sacrifices for my trip and I promised myself to do my best to<br />

succeed quickly so I could show my gratitude to them and pay them back.<br />

In France, as soon as I passed the final exam each year, I would send home a letter with the<br />

word “Success” written on the corner of the envelope. Each time Mom received one of these letters,<br />

she would burst into tears of happiness, for two reasons: <strong>The</strong> time I was away from her had been<br />

shortened by another year, and my success would guarantee another year of scholarship. As for Dad,<br />

my news of success brought him great pride. He bragged all over town about his son Henri passing<br />

the Baccalaureate Part II, the freshman year in college, or whatever, year after year.<br />

One year I passed the final exam as always, but forgot to write the word “Success” on the<br />

envelope of the letter I sent home. In her reply, Mom told me: “When I got your letter without seeing<br />

that word, I started to tremble and worry terribly. Expecting a great disappointment, I didn’t dare to<br />

open the envelope. Your Dad was calmer and urged me to read what you had to say. It turned out that<br />

the word “Success” was clearly written on the top of the letter, not on the envelope. I then started to<br />

cry and laugh at the same time.” And Dad, as usual, went around happily bragging about me.<br />

I felt very bad upon reading my mother’s letter. Tears welled up in my eyes because I had<br />

unwittingly caused my parents to be worried, even if momentarily. So the conclusion of today’s first<br />

lesson is, my dear children, what do your parents expect from you when they make sacrifices for your<br />

studies? <strong>The</strong>y don’t expect you to bring home money, just the word “SUCCESS.” This word has a<br />

magical power to dispel all worries, nervousness and stress when they think about your future.<br />

Just as important as the word “success” is your love for your parents. Nobody denies the fact<br />

that your parents love you and you love them. However, sometimes that love is not clearly expressed.<br />

I’d like to suggest a way of expressing love through hugging meditation.” In the West, hugging is a<br />

friendly act without much meaning, so let me explain what hugging meditation is.<br />

It is important that when you hug someone, you do it with all sincerity and with deep feelings.<br />

When you stand face to face with the person you want to hug, put your hands together like a budding


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 135<br />

lotus flower, look directly at him (or her), smile and imagine that he or she has just come back to you<br />

after years of being away or has to leave you soon. <strong>The</strong>n you open your arms and of course the person<br />

in front of you will also open his arms to hug you back willingly. It comes naturally between parents<br />

and children.<br />

While hugging, remember:<br />

-Hold your mom or dad closely, imagining that her or his body becomes one with yours.<br />

-Breathe a little deeply and slowly, imagining your warmth and your parents’ blend together.<br />

-Whisper in their ears: “Dad! (or “Mom!”) Here and now, I love you so much!”<br />

After that, Professor Henry Ky Cuong and the student translator demonstrated hugging<br />

meditation to the audience. While hugging, the student whispered, “Henry, you’re my papa and I love<br />

you so much.”<br />

Mr. Ky Cuong then asked all students to rise, walk to their parents, stand face to face with one<br />

of them, put their hands together on their chests, and ask permission to hug their loved ones. Two by<br />

two, parents and their children hugged each other lovingly and sincerely, most with tears in their eyes.<br />

Afterwards, Mr. Ky Cuong added, “Do you know why we should say “here and now” while<br />

hugging? My dear children, you will soon go to college, leave your parents and send home the word<br />

“Success.” I really believe that. But you will certainly have very few opportunities to hug your father<br />

or mother again in your arms as lovingly as you did today. <strong>The</strong>refore you should remember to say,<br />

“<strong>The</strong> present moment, wonderful moment.”<br />

Professor Henry Ky Cuong slowly bowed to the audience and stepped down the stage. <strong>The</strong><br />

Director General walked to him, hands together in the lotus position and asked to hug him. One by<br />

one, parents and students approached him and asked to hug him too, while rounds of applause never<br />

seemed to end.<br />

<strong>The</strong> graduation ceremony ended in an atmosphere of happiness and love among parents and<br />

students. ■<br />

Translated by Hoang-Tam Hilton


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 136<br />

Lời mở đầu<br />

ThÀn Mercury, ThÀn Hermes<br />

Sóng ViŒt ñàm Giang<br />

Thần Mercury.<br />

Viện Bảo Tàng Louvre, Paris, Pháp<br />

Thần Mercury (La-mã) hay thần Hermes (Hy-lạp) đã đuợc biết đến qua nhiều hình ảnh; một tượng điêu<br />

khắc nổi tiếng phải kể đến là tượng một vị thần trẻ cầm thiên sứ trượng, một cây gậy có hai cánh và có<br />

hai con rắn cuốn chung quanh, một dấu hiệu đã được thấy rất thường trong ngành Y Dược, Khoa học<br />

và cả ngành Thương mại.<br />

Thần Mercury cũng mang mũ và dép hay đôi giầy có cánh, những biểu tượng này cũng mang<br />

nhiều ý nghĩa quan trọng và được chú ý rất nhiều trong ngành Thương mai.<br />

Vậy thần Merury hay Hermes là ai?<br />

Bài viết dùng cả hai tên Mercury và Hermes: ở đây tên thần Mercury được dùng vì sự thông<br />

dụng hơn, nhưng ý nghĩa và huyền thoại hầu hết liên quan đến Hermes trong thần thoại Hy-lạp.<br />

Thần Mercury<br />

Mercury là một sứ giả và thần buôn bán, con của Maia Maiesta và Jupiter trong thần thoại La-mã.<br />

Tên Mercury liên hệ đến từ Latin merx (merchandise, merchant, commerce, v.v..) và merces<br />

(lương bổng). Những đặc tính tiêu biểu và thần thoại của Mercury đều phản ảnh từ vị thần mang tên<br />

Hermes của thần thoại Hy-lạp.<br />

Mercury có nhiều nghĩa khác nhau, Mercury là một hành tinh nhỏ nhất trong hệ thống trái đất<br />

và mặt trời và cũng là hành tinh gần mặt trời nhất. Mercury cũng là tên một chất lỏng là chất mercury<br />

(thủy ngân). Và từ thay đổi nhanh chóng (mercurial) thường được dùng để chỉ vật thể hay nhân vật nào<br />

thay đổi rất nhanh hay bất ổn, cũng là do thoát nghĩa từ sự bay nhanh chóng của thần Mercury từ chỗ<br />

này đến chỗ khác.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 137<br />

<strong>The</strong>o thần thoại Hy-lạp: Hermes là thần biên giới và di chuyển, thần cừu và bò, thần trộm cắp,<br />

thần khách du lich xa, thần diễn thuyết và nhanh trí, thần văn chương và thi phú, thần thể thao, thần cân<br />

lường, thần phát minh, thần thương mại, và cả thần nói láo. Những biểu tượng liên hệ đến thần Hermes<br />

(Mercury) gồm mai rùa (tượng trưng kiên nhẫn, thời gian, lòng khôn ngoan?), con gà trống (biểu tượng<br />

mặt trời, thông minh nguyên thủy), đôi dép có cánh (có linh hồn, rõ ràng minh bạch) và biểu hiệu thiên<br />

sứ trượng với cây gậy có hình hai con rắn cuộn tréo nhau (1).<br />

<strong>The</strong>o thần thoại Hy-lạp, Hermes, con của thần Zeus và Maia, con gái của Atlas, ra đời trong một<br />

hang động ở núi Cyllene, Arcadia. Nằm trong nôi chăn cuốn ấm cúng của bà mẹ Maia, chỉ trong vòng<br />

vài giờ sau khi ra đời, Hermes đã lẻn trốn ra khỏi nôi, biến hoá cao lớn nhanh chóng, đi tới Pieiria và<br />

trộm vài con bò của Apollo, người anh khác mẹ cùa Hermes.<br />

Để tránh dấu vết chân để lại, Hermes đã ngụy trang đi dép và dùng lá cây che dấu vết chân bò,<br />

lùa bò đến Pylos rồi Hermes giết hai con bò và dấu kín số bò còn lại trong một hang gần đó. Hermes<br />

nấu ăn thịt một phần, mang da bò cắm vào đá và đốt cháy phần còn lại; cùng lúc đó Hermes hiến vật hy<br />

sinh cúng tế cho 12 vị thần và có lẽ vì thế mà Hermes đuợc xem như phát minh ra thờ phượng thần<br />

thánh và hy sinh vật để cúng tế lễ.<br />

Sau đó trên đường trở về Cyllene, Hermes thấy một con rùa ngay lối vào cửa hang có nôi của<br />

mình, chàng lấy mai con rùa, sỏ chỉ dây qua mai rùa và tạo nên cây đàn lia, sồ giây đàn, có sách nói 3<br />

có sách nói 7, được làm bằng ruột của bò hay trừu. Cũng có tài liệu nói Hermes sanh ra vào ban mai,<br />

đến trưa thì ra khỏi nôi bắt rùa sỏ dây làm đàn lia và đến chiều tối thì đi ăn trộm bò.<br />

Thần Apollo với thần lực đoán trước, ngay lúc đó đã khám phá ra kẻ trộm bò và đến ngay<br />

Cyllene để tố cáo việc làm của Hermes với mẹ của Hermes là Maia. Maia không tin và cho rằng<br />

Hermes chỉ là một đứa bé mới sinh còn nằm trong nôi thì làm sao có thể làm chuyện động trời như thế.<br />

Không thuyết phục được Maia, Apollo mang đứa bé đến khiếu nại với Zeus đòi hỏi Hermes phải trả lại<br />

đàn bò. Hermes lại cãi nhưng không ai tin cả, sau cùng phải Hermes nghe lời Zeus mà dẫn Apollo đến<br />

Pylos để nhận lại đàn bò. Trong lúc đó, Apollo nghe đuợc tiếng đàn lia của Hermes thì thích quá nên đề<br />

nghi tặng Hermes luôn đàn bò để đánh đổi lấy đàn lia. . Hai anh em trở nên hoà thuận. <strong>The</strong>o một ấn<br />

bản thì Hermes sau đó phát minh ra đàn ống sáo (syrinx) và Apollo lại cho Hermes cây gậy vàng chăn<br />

cừu để đổi lấy đàn syrinx, cùng chỉ dẫn Hermes che chở bầy gia súc, chim muông, và đồng cỏ nuôi súc<br />

vật, Apollo cũng dạy Hermes nghệ thuật nhìn trước tương lai bằng cách reo súc sắc. Thần vương Zeus<br />

sau đó lại ban cho Hermes chức làm người truyền tin cho Zeus, cùng liên lạc với thần ở thế giới bên<br />

dưới (âm phủ).<br />

Những cá tính của Hermes<br />

Hermes là truyền lệnh sứ của thần vương Zeus, chàng là thần khéo léo hùng biện trong ngôn ngữ, ngay<br />

từ khi vừa sinh ra đã biết biện luận sau khi Apollo khám phá ra là Hermes đã ăn trộm bò, đã biết dùng<br />

tài năng của mình để tạo giây liên hệ với mười hai vị thần trong vấn đề cúng tế lễ.<br />

Hermes có tài trong âm nhạc, là thần đã chế ra hai loại đàn lyre, và syrinx (theo một vài tài<br />

liệu), có tài trong ngôn ngữ, thiên văn, thể thao, trồng cây olive, đo lường và nhiều tài khác nữa.<br />

Như một truyền lệnh sứ và một sứ giả của các thần, Hermes di chuyển rất thường, và vì thế<br />

đuợc coi như là thần của đường lộ, có nhiệm vụ bảo vệ những người phải di chuyển thường xuyên và<br />

trừng phạt những kẻ làm hại họ. Như một thần thương mại Hermes giúp phát triển việc buôn bán và<br />

làm ăn phát đạt<br />

Hình ảnh của Hermes hiện diện trong những trò chơi thể thao của Hy-lạp cho thấy Hermes là<br />

giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động thể xác và có thể vì sự năng động của Hermes mà nghệ sĩ<br />

Hy-lạp đời sau đã thêm vẽ nhiều truyền kỳ về vị thần này.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 138<br />

Từ trái sang phải: Vase cổ (480-470BC) mang hình Hermes<br />

Tranh vẽ Hermes mang dép, đội mũ và cây gậy có đôi cánh cùng hai rắn<br />

Tượng điêu khắc nữ thi sĩ Sappho của Pradier có đàn lyre với mai rùa (Musée d’Orsay)<br />

Mũ và giầy có cánh.<br />

Hermes (Musée d’Orsay)<br />

Những vật được xem như liên hệ đến Hermes gồm một cây gậy thần, một đôi giầy hay dép hai quai có<br />

cánh, và nhiều hình ảnh với mũ có cánh.<br />

Đôi dép hay đôi giầy của Hermes đã đuợc thi vị hoá. Sự thêm đôi cánh như cánh chim để biến<br />

đổi từ bình thường thành một đôi dép/giầy thần giúp thần di chuyển qua biển cả và đất liền là một sáng<br />

kiến tuyệt vời của nghệ sĩ ngày xưa.<br />

Cái mũ và đôi giầy có cánh này được nhắc đến trong chuyện kể về Hermes và Perseus. Chuyện<br />

kể rằng đôi giầy có cánh đã giúp Perseus bay đi rất nhanh và mũ tàng hình như trong chuyện phim<br />

Clash of the Titans đã giúp Perseus theo dõi công chúa Andromedas đến tận đồng lầy của một chàng<br />

Calibos đẹp trai (con nữ thần <strong>The</strong>tis) nay bị Zeus phạt biến thành quái vật giống thần Dê.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 139<br />

Cây gậy của Hermes<br />

<strong>The</strong>o <strong>Home</strong>r thì cây gậy thần mà Hermes nhận được từ Apollo chỉ là một cây gậy đơn giản, và được coi<br />

như là cây gậy của sứ thần. Cây gậy này cũng có hình đuợc miêu tả như có hai dải lụa mà sau này nghệ<br />

sĩ đã thần thánh hóa mà biến thành hai con rắn cuốn chung quanh. Và sau nữa đôi cánh lại được thêm<br />

vào để diễn tả sự nhanh chóng mà sứ thần của các vị thần đã di chuyển . Có rất nhiều huyền thoại<br />

quanh chuyện cây gậy, một rắn, hai rắn cuốn quanh cây gậy và đôi cánh.<br />

Trong một bộ bách khoa từ điển chữ caduceus đuợc giải thích như sau:<br />

<strong>The</strong>o thần thoại Hy-lạp, cây gậy có cánh với hai con rắn cuốn chung quanh là cây gậy thần của<br />

Hermes. Một huy hiệu có hình cây gậy của Hermes đã được dùng như một biểu tượng cho nghề nghiệp<br />

y khoa. Cây gậy Hermes mang là một biểu tượng cho hòa bình, dùng để bảo vệ những sứ giả của Hylạp<br />

và La-mã ngày xưa. Có tài liệu nói rằng nguồn gốc miêu tả một cây gậy hay một cành olive với một<br />

dải lụa, sau này đuợc biến chế thành hai rắn với hai cánh để thích hợp với vai trò của Hermes. Còn cây<br />

gậy caduceus được chế biến thành một biểu tượng của ngành Y vì nó giống cây gậy của thần Y khoa<br />

Asclepius.<br />

<strong>The</strong>o một bộ từ điển khác thì caduceus là cây gậy có cánh một đầu và có hai con rắn cuốn<br />

chung quanh do Apollo tặng cho Hermes. Biểu tượng hai con rắn đã thấy có trong thời Babylon và có<br />

liên hệ đến biểu tượng con rắn khác của sinh sản, khôn ngoan, lành bệnh và của thần mặt trời. Từ năm<br />

1902, huy hiệu ngành Y của quân đội Hoa kỳ đã dùng biểu tượng cây gậy có cánh với hai con rắn cuốn<br />

quanh. Biểu tượng caduceus cũng đã được dùng nhiều nơi như một biểu tượng cho thương mai, và<br />

tượng trưng cho nhiều ngành khác.<br />

Một vài hình ảnh hiện đại thường thấy<br />

Nhãn hiệu của hãng làm lốp bánh xe Goodyear có hình một chiếc giày có cánh, hãng chuyên giao hoa<br />

đến tận địa điểm khách yêu cầu FTD cũng có hình một thanh niên mang giày và đội mũ có cánh, và có<br />

thể còn nhiều logo có hình giày và đôi cánh. Nguồn gốc của hình ảnh này liên quan đến thần Hermes<br />

trong thần thoại Hy-lạp hay Mercury trong thần thoại La-mã.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 140<br />

Hãng giao hoa FTD<br />

Vào ngày 18 tháng 8, 1910, mười lăm tiệm bán hoa đã đồng ý với nhau trao đổi chuyện giao hoa cho<br />

những khách hành ở ngoài thành phố của họ qua điện tín telegraph và đặt tên cho tổ hợp của họ là<br />

Florists' Telegraph Delivery. Năm 1914 công ty chấp thuận dùng nhãn hiệu Mercury Man để làm logo,<br />

mục đích nhấn mạnh đến tốc độ giao hoa của họ. Năm 1965 thì công ty bắt đầu dịch vụ giao hoa khắp<br />

mọi nơi trên thế giới và đổi tên công ty thành Florists' Transworld Delivery (2).<br />

Hãng làm lốp xe Goodyear<br />

Frank Seiberling, sáng lập viên và Chủ tịch Hội đồng công ty làm lốp xe Goodyear Tire & Rubber<br />

Company là người đã có sáng kiến dùng biểu tượng Chân có cánh (Wingfoot) để làm biểu hiệu cho<br />

công ty làm lốp xe của họ vào năm 1900. Trong căn nhà cũ của Seiberling tại Akron, Ihio, một tượng vị<br />

thần thoại nổi tiếng Mercury của La-mã hay Hermes của Hy-lạp đặt ở gần cầu thang đã gây chú ý của<br />

Seiberling. Sáng kiến dùng hình ảnh chiếc giầy có cánh để làm biểu hiệu cho hãng làm lốp xe của mình<br />

vì Mercury là thần trao đổi hàng hóa và thương mại, và cũng là sứ giả mang tin nhanh chóng cho tất cả<br />

các vị thần trong thần thoại, tưởng không còn gì thích hợp hơn. Hình chiếc giầy có cánh đặt giữa chữ<br />

Good và chữ year bắt đầu xuất hiện từ đó. Chiếc giầy lớn hơn chữ trong bảng hiệu nguyên thủy đã<br />

được biến dạng và thu nhỏ lại sau đó (3).<br />

Tượng trung cổ<br />

Tượng hình cũ nhất đuợc biết có hình hai con rắn cuốn quanh cây gậy là hình ghi trên một cái bình màu<br />

xanh (từ 2200-2025 trước Công nguyên) trưng trong Bảo tàng viện Louvre , đề tặng thần sanh sản<br />

Sumarian tên là Ningishzida (cũng đuợc coi như là thần của cây cối) (4).<br />

Mặc dù đuợc coi là một trong những hình ảnh cũ nhất ghi lại hai con rắn cuốn quanh cây gậy<br />

trước thời gian có cây gậy caduceus và gậy của Aslepius, và cây gậy của Moses cả ngàn năm, biểu<br />

tượng một rắn thần cuốn quanh cây gậy đã được biết đến từ thời tiền sử qua hình ảnh ghi trên giấy<br />

papyrus như là một Nữ Thần Rắn Tình Yêu của Hạ Ai Cập.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 141<br />

Hình hai rắn trên bình xanh Tranh họa của Aubin Louis Millin<br />

(Musée du Louvre)<br />

Bức họa của Aubin Louis Millin (Paris 1811] minh họa Mercury (Hermes) và một thương gia<br />

đang lại gần diện kiến Asclepius nhưng bị Asclepius nhìn một cách không vui, bàn tay phải nắm chặt<br />

lại và cánh tay như muốn tránh chạm vào người đang quỳ gối năn nỉ, với một thái độ quả quyết. Bức<br />

họa này đã cho thấy sự khác biệt giữa cây gậy caduceus của Hermes với cây gậy y của Asclepius.<br />

Caduceus của Hermes có hai con rắn, và gậy y của Asclepius có một con rắn (5).<br />

Kết luận<br />

Nói tóm lại hình ảnh thần Mercury/Hermes cầm cây gậy từ ngàn năm trước cho đến hiện đại vẫn là<br />

hình ảnh quen thuộc tượng trưng cho tốc độ, bền bỉ, nhanh nhẹn, khôn ngoan, ngoại giao, và nhất là<br />

biểu tượng cây gậy có cánh với hai con rắn cuốn quanh hoặc có đuôi dính nhau hay không dính nhau,<br />

từ lâu đã được xem như là một biểu tượng liên hệ đến ngành Nha Y Dược cùng Thương mại (6). ■<br />

Sóng Việt Đàm Giang<br />

9 November 2010<br />

Ghi chú:<br />

(1). Truy cập tại: http://wikicompany.org/wiki/911:Occult_symbolism_VII ngày 29 September, 2010.<br />

(2). Truy cập tại: http://www.ftdi.com/about.htm<br />

http://en.wikipedia.org/wiki/Florists'_Transworld_Delivery ngày 29 September, 2010.<br />

(3). Truy cập tại: http://www.goodyear.com/corporate/history/history_origin.html ngày 29 September,<br />

2010.<br />

(4). Truy cập tại: http://en.wikipedia.org/wiki/Serpent_(symbolism)<br />

http://en.wikipedia.org/wiki/Ningishzida ngày 29 September, 2010.<br />

(5). Truy cập tại: http://www.ams.ac.ir/aim/010131/0015.htm ngày 29 September, 2010.<br />

(6). Trịnh, N.G., Những Biểu Tượng Ngành Y. <strong>Firmament</strong> số July, 2009 (tr. 115):<br />

http://thehuuvandan.org/firmament.html.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 142<br />

ChuyŒn C° Tích<br />

Người Tiều Phu Hóa Nai<br />

Ngày xưa ở đất Cao Bằng<br />

Có bác tiều phu chân chất, hiền lành<br />

Mẹ đã già lại hay tật bệnh<br />

Nhưng bác là người con hiếu hạnh<br />

Hết lòng chăm sóc mẫu thân<br />

Có một thầy lang nổi tiếng ở gần<br />

Nói phải có sữa nai tẩm bổ<br />

Mới mong chữa bệnh được lành<br />

Bác tiều phu không quản khó khăn<br />

Mỗi ngày chăm chỉ vào rừng<br />

Quyết tâm tìm sữa nai cho mẹ.<br />

Nhưng đến gần nai đâu có dễ<br />

Thấy bóng người nai đã chạy ngay<br />

Biết làm sao lấy được sữa nai…<br />

Ở trong rừng xuốt cả một ngày<br />

Không được sữa, ngồi ôm mặt khóc<br />

Bỗng có một ông lão đầu bạc<br />

Chống gậy trúc lững thững hiện ra<br />

Nhẹ nhàng nói với bác tiều phu<br />

Mang lốt nai mới đến gần nai được<br />

Ông lão bèn cho một bộ da nai<br />

Bảo anh đem lốt khoác lên người<br />

Quả nhiên sau đó anh tới gần<br />

Được nai mẹ, vắt ra nhiều sữa<br />

Đem về chữa bệnh cho mẹ già<br />

Một hôm ông lão lại hiện ra<br />

Ngỏ lời khen anh có lòng hiếu thảo<br />

Truyền cho anh phép đạo thần tiên


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 143<br />

Anh học nằm lòng không cho ai biết<br />

Một thời gian sau mẹ đã qua đời<br />

Anh bỏ lên núi biệt tăm hơi<br />

Không còn thầy bóng dáng anh nữa<br />

****<br />

Rất lâu sau,<br />

Có người con của bác tiều phu<br />

Vào rừng kiếm củi<br />

Bỗng gặp con nai nói tiếng người<br />

“Cha đây, cha đã hóa thành nai<br />

Không trở lại thân người được nữa<br />

Cha cho con cái gạc nai này<br />

Con hãy buộc dây kéo về ngay<br />

Chỗ nào gạc vướng không đi được<br />

Lấy đất ấy khai khẩn làm ăn<br />

Mai sau rồi sẽ rất thành công…”<br />

Nói xong nai húc mạnh đầu mình<br />

Vào thân cây cho rụng gạc ra<br />

Rồi chạy vào rừng sâu biến mất.<br />

Người con trai theo lời cha dặn<br />

Quả nhiên được sung túc giàu sang<br />

Người đời sau, khi biết chuyện này<br />

Đã gọi người tiều phu hóa nai<br />

Là Lộc Giác Chân Nhân<br />

Cho rằng ông đã tu thành tiên. ■<br />

(27/1/2010)


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 144<br />

Photo Jonathan Lee<br />

<strong>The</strong> Magic Dot<br />

(Living Is Sharing)<br />

By David Lš Lãng Nhân<br />

All my life, I always wanted a violin. To me, everything about the violin is elegant: the size, the<br />

shape, the color, the way you play it. I also have been told that the violin is the most eloquent and<br />

expressive instrument. In the hands of a talented player, it can whisper or sob and move you deeply.<br />

My dream came true seven years ago when my daughter-in-law gave me a violin on my<br />

birthday. She said, “It is a used one, but it has a very nice timbre. I hope you like it.” I was deeply<br />

touched.<br />

Last July, I religiously took it out of the case to practice, only to find that its bow hair was<br />

ruined by clothes moths. While sending my bow to be re-haired in Atlanta, I carefully cleaned the<br />

violin and set its case in the sun. For the first time I noticed the old label inside of the violin. <strong>The</strong><br />

inscription in Latin reads: “Antonius Stradivarius Cremonensis. Faciebat Anno 1713.” meaning in<br />

English “Antonio Stradivari of Cremona. Made in the year of 1713.” It does not say “replica” or<br />

“copy.” I was curious to know more.<br />

Well, the Internet gave me this preliminary information:<br />

“Antonio Stradivari, born in 1644. Established in Cremona, a city in North West Italy,<br />

population 80,000. Died in 1737 at the age of 94. Approximately 75 years of his life were devoted to<br />

making violins of which the quality of the tone and the beauty of the design have been unsurpassed for


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 145<br />

over 300 years. An estimated total of 1100 instruments were produced by the master, but only about<br />

650 violins are known to survive today. Since his death, thousands of copies of Stradivarius violins<br />

have been made in tribute to the master, first in Italy, then in Europe. Beginning in 1891, imported<br />

goods and instruments to the United States were required to bear a label indicating the country of their<br />

origin.”<br />

Wow! This means my violin could be 283 years old according to the label. And if it had been a<br />

copy made prior to 1891, my violin could be at least 105 years old, an interesting antique! But the fact<br />

that a label is found on the violin does not guarantee it’s a genuine antique, much less a genuine<br />

“Strad.” You need more proof, and only the experts can determine its authenticity.<br />

While my son Jonathan and I continued our research for the fun of it, a story in <strong>The</strong> Huntsville<br />

Times on November 17, 1996 added to our excitement. On the night of the 28 February 1936, the story<br />

says, a Stradivarius violin had been stolen from the Polish virtuoso Bronislaw Huberman during his<br />

tour in New York City. Fifty years later, on his deathbed, the thief-- Julian Atman-- also a violinist,<br />

confessed his perfect crime to his wife. This widow later contacted the Lloyd Insurance Company in<br />

London and returned the stolen violin for a finder’s fee of $263,000. <strong>The</strong> same violin was resold at the<br />

price of $1.2 million in 1987. <strong>The</strong> violin in question was a Stradivarius 1713. This model is known in<br />

Europe as the “Gibson” or the “Boissier”-- Boissier being the name of its first owner. My violin was<br />

labeled as made in 1713, and curiously does match most of the details of the “Boissier” design,<br />

material, and construction, according to the latest data available to us. We were excited. We have even<br />

considered putting our violin in a secured place before we called upon the experts for further<br />

investigation.<br />

<strong>The</strong>n three weeks ago, Jonathan brought home the prestigious book of William E. Hill, an<br />

authority on Strad violins. <strong>The</strong> book settled the score, based upon this small detail on the label inside<br />

of the violin.<br />

On all Stradivarius’ original labels, the fabrication date of the instrument normally has two preprinted<br />

digits if the violin was made before 1700. If it was made after 1700, the year on the label will<br />

only have one pre-printed digit. <strong>The</strong> remaining digits of the year would be hand written in by the<br />

master himself. But the most curious thing here is that the master always placed a neat and<br />

unmistakable dot on top of his number “1.” It is consistent with all his written documents. On my<br />

violin’s 1713 label, alas, that special dot was missing!<br />

Reluctantly, we concluded that my violin must be a<br />

copy of the 1713 Stradivarius. But I just could not help<br />

pondering why the master always placed a dot on his<br />

number “1.” Was it a common writing practice in Italy<br />

in the 1700s, as the common French practice was to<br />

write the number 7 with a bar across the down stroke;<br />

or, was it just his personal style? I venture to say that it<br />

may have been his personal style because it reveals the<br />

predominant character of the master. That is his love<br />

for innovation, for engineering precision, and for extra<br />

care in his workmanship.<br />

Anyhow, the missing dot discovery reminds me of<br />

my first lesson on technical drafting: a line is a<br />

connection between two dots. When the line is created, the dots are missing; they blend into the<br />

connection. You see, by association of thoughts, there is a certain parallel in my situation: a dot was<br />

missing, but a connection was made. A connection to a wondrous world of music and history, that is.<br />

Wonder # 1. I know now I own a Stradivarius copy and by all means it is an excellent copy,


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 146<br />

the Boissier copy! It is also nice to know that in those early days, many copies were produced by<br />

highly skilled instrument makers who were proud to place the master’s name on the label to claim that<br />

it was a faithful copy. This practice is described by researchers as an innocent practice back then to<br />

honor the master, and it was not intended as a fraud. Many copies are actually real jewels; such as the<br />

fine copies by Stainer in Germany, Lupot in France, and Dodd in England; but the best copies were the<br />

ones made by Geissenhof of Vienna.<br />

I still don’t know the origin of my violin, nor the name of the craftsman who built it. Perhaps I<br />

will never know. But I certainly want to praise his wonderful skill, which made such a work of art<br />

affordable to common folk.<br />

Wonder #2. <strong>The</strong> intensive research of the origin of my violin has given my son and me the<br />

thrill of re-discovering a fascinating piece of history. We felt as though we were transported back in<br />

time to the glorious epoch of the Renaissance where European architecture and music went through a<br />

marvelous revival. We’ve learned amazing details about the genius Stradivari and his fabulous life 300<br />

years ago. <strong>The</strong> master fascinates us with his incredible fertility of invention and his remarkable power<br />

of production into his nineties. He seemed to possess that magic ability to satisfy not just the<br />

demanding musicians and instrument connoisseurs of his time, but also to fill extravagant orders from<br />

eminent customers such as the King of Spain, the King of England, and in particular, the King of<br />

Poland. <strong>The</strong> latter King sent his Director of the Court of Music to Cremona in 1715 to stay there for<br />

three months waiting the completion of a set of 12 special-ordered violins.<br />

Stradivari’s keen knowledge of acoustic engineering paired with his superb design and his<br />

exceptional craftsmanship not only surpassed those of his contemporary rivals, they also challenge<br />

today’s technology. Critics of many generations have come to agree that a Stradivarius violin in the<br />

hand of a virtuoso most always produces an unequalled tone of richness and brilliancy that mesmerizes<br />

the audience and gives them incredible enjoyment.<br />

Wonder # 3. <strong>The</strong> missing dot no longer intrigues me as it first did. Instead, it inspires me with<br />

this thought: Each and every one of us as an individual is comparable to a single dot on a blank sheet<br />

of paper. Until the dots are connected, there is no form, no shape, and no meaning. People who are too<br />

wrapped up in themselves for some reason may be living more like a separate dot. Unconnected,<br />

uncommitted, they may have unknowingly excluded themselves from the marvelous experience of the<br />

human loving and sharing found only in genuine friendship and close-knit family love.<br />

As for me, I feel so blessed. Last year, when maple leaves turned orange and gold, that<br />

particular heart-warming color of the Stradivarius violin, I must confess that I could not find enough<br />

words to express my deep appreciation to my daughter-in-law, Sharon, for her thoughtful gift that has<br />

in a very special way enriched the Autumn days of my life beyond expectations. I came to realize that<br />

my dot has melted into a wonderful family connection and binding that grows strong every day in my<br />

heart and gives my life the best meaning of all. <strong>The</strong>refore, I can only say: Bless the magic dot! ■<br />

Madison, AL, 1997 - LLN<br />

THE INTRIGUING AND UNMISTAKABLE “DOT” ON ALL<br />

LABELS INSIDE OF AUTHENTIC STRADIVARIUS VIOLINS<br />

ARE SHOWN BELOW.<br />

MY VIOLON IS A COPY OF STRADIVARIUS MODEL 1713<br />

DOES NOT HAVE THE “DOT”.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 147<br />

Le Misanthrope<br />

de Molière (1622-1673)<br />

Comédie représentée pour la première fois à Paris sur le théâtre du Palais-Royal le 4 juin 1666 par la<br />

Troupe du Roi.<br />

ACTEURS<br />

ALCESTE, amant de Célimène.<br />

PHILINTE, ami d'Alceste.<br />

ORONTE, amant de Célimène.<br />

CÉLIMÈNE, amante d'Alceste.<br />

ELIANTE, cousine de Célimène.<br />

ARSINOÉ, amie de Célimène.<br />

ACASTE, marquis.<br />

CLITANDRE, marquis.<br />

BASQUE, valet de Célimène.<br />

UN GARDE de la Maréchaussée de France.<br />

DU BOIS, valet d'Alceste.<br />

La scène est à Paris.<br />

Acte Ier<br />

Acte II<br />

Acte III<br />

Acte IV<br />

Acte V


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 148<br />

ACTE I, Scène première<br />

PHILINTE, ALCESTE.<br />

PHILINTE<br />

Qu'est-ce donc? Qu'avez-vous?<br />

ALCESTE, assis.<br />

Laissez-moi, je vous prie.<br />

PHILINTE<br />

Mais encor dites-moi quelle bizarrerie...<br />

ALCESTE<br />

Laissez-moi là, vous dis-je, et courez vous cacher.<br />

PHILINTE<br />

Mais on entend les gens, au moins, sans se fâcher.<br />

ALCESTE<br />

Moi, je veux me fâcher, et ne veux point entendre.<br />

PHILINTE<br />

<strong>Dan</strong>s vos brusques chagrins je ne puis vous comprendre,<br />

Et quoique amis enfin, je suis tout des premiers...<br />

ALCESTE, se levant brusquement.<br />

Moi, votre ami? Rayez cela de vos papiers.<br />

J'ai fait jusques ici profession de l'être;<br />

Mais après ce qu'en vous je viens de voir paraître,<br />

Je vous déclare net que je ne le suis plus,<br />

Et ne veux nulle place en des coeurs corrompus.<br />

PHILINTE<br />

Je suis donc bien coupable, Alceste, à votre compte?<br />

ALCESTE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 149<br />

Allez, vous devriez mourir de pure honte;<br />

Une telle action ne saurait s'excuser,<br />

Et tout homme d'honneur s'en doit scandaliser.<br />

Je vous vois accabler un homme de caresses,<br />

Et témoigner pour lui les dernières tendresses;<br />

De protestations, d'offres et de serments,<br />

Vous chargez la fureur de vos embrassements;<br />

Et quand je vous demande après quel est cet homme,<br />

À peine pouvez-vous dire comme il se nomme;<br />

Votre chaleur pour lui tombe en vous séparant,<br />

Et vous me le traitez, à moi, d'indifférent.<br />

Morbleu! c'est une chose indigne, lâche, infâme,<br />

De s'abaisser ainsi jusqu'à trahir son âme;<br />

Et si, par un malheur, j'en avais fait autant,<br />

Je m'irais, de regret, pendre tout à l'instant.<br />

PHILINTE<br />

Je ne vois pas, pour moi, que le cas soit pendable,<br />

Et je vous supplierai d'avoir pour agréable<br />

Que je me fasse un peu grâce sur votre arrêt,<br />

Et ne me pende pas pour cela, s'il vous plaît.<br />

ALCESTE<br />

Que la plaisanterie est de mauvaise grâce!<br />

PHILINTE<br />

Mais, sérieusement, que voulez-vous qu'on fasse?<br />

ALCESTE<br />

Je veux qu'on soit sincère, et qu'en homme d'honneur,<br />

On ne lâche aucun mot qui ne parte du cœur.<br />

PHILINTE<br />

Lorsqu'un homme vous vient embrasser avec joie,<br />

Il faut bien le payer de la même monnoie,<br />

Répondre, comme on peut, à ses empressements,<br />

Et rendre offre pour offre, et serments pour serments.<br />

ALCESTE<br />

Non, je ne puis souffrir cette lâche méthode<br />

Qu'affectent la plupart de vos gens à la mode;


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 150<br />

Et je ne hais rien tant que les contorsions<br />

De tous ces grands faiseurs de protestations,<br />

Ces affables donneurs d'embrassades frivoles,<br />

Ces obligeants diseurs d'inutiles paroles,<br />

Qui de civilités avec tous font combat,<br />

Et traitent du même air l'honnête homme et le fat.<br />

Quel avantage a-t-on qu'un homme vous caresse,<br />

Vous jure amitié, foi, zèle, estime, tendresse,<br />

Et vous fasse de vous un éloge éclatant,<br />

Lorsque au premier faquin il court en faire autant?<br />

Non, non, il n'est point d'âme un peu bien située<br />

Qui veuille d'une estime ainsi prostituée.<br />

Et la plus glorieuse a des régals peu chers,<br />

Dès qu'on voit qu'on nous mêle avec tout l'univers:<br />

Sur quelque préférence une estime se fonde,<br />

Et c'est n'estimer rien qu'estimer tout le monde.<br />

Puisque vous y donnez, dans ces vices du temps,<br />

Morbleu! vous n'êtes pas pour être de mes gens;<br />

Je refuse d'un cœur la vaste complaisance<br />

Qui ne fait de mérite aucune différence;<br />

Je veux qu'on me distingue; et pour le trancher net,<br />

L'ami du genre humain n'est point du tout mon fait.<br />

PHILINTE<br />

Mais, quand on est du monde, il faut bien que l'on rende<br />

Quelques dehors civils que l'usage demande.<br />

ALCESTE<br />

Non, vous dis-je, on devrait châtier, sans pitié,<br />

Ce commerce honteux de semblants d'amitié.<br />

Je veux que l'on soit homme, et qu'en toute rencontre<br />

Le fond de notre cœur dans nos discours se montre,<br />

Que ce soit lui qui parle, et que nos sentiments<br />

Ne se masquent jamais sous de vains compliments.<br />

PHILINTE<br />

Il est bien des endroits où la pleine franchise<br />

Deviendrait ridicule et serait peu permise;<br />

Et parfois, n'en déplaise à votre austère honneur,<br />

Il est bon de cacher ce qu'on a dans le cœur.<br />

Serait-il à propos et de la bienséance<br />

De dire à mille gens tout ce que d'eux on pense?<br />

Et quand on a quelqu'un qu'on hait ou qui déplaît,<br />

Lui doit-on déclarer la chose comme elle est?


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 151<br />

ALCESTE<br />

Oui.<br />

PHILINTE<br />

Quoi? Vous iriez dire à la vieille milie<br />

Qu'à son âge il sied mal de faire la jolie,<br />

Et que le blanc qu'elle a scandalise chacun?<br />

ALCESTE<br />

Sans doute.<br />

PHILINTE<br />

À Dorilas, qu'il est trop importun,<br />

Et qu'il n'est, à la cour, oreille qu'il ne lasse<br />

À conter sa bravoure et l'éclat de sa race?<br />

ALCESTE<br />

Fort bien.<br />

PHILINTE<br />

Vous vous moquez.<br />

ALCESTE<br />

Je ne me moque point,<br />

Et je vais n'épargner personne sur ce point.<br />

Mes yeux sont trop blessés, et la cour et la ville<br />

Ne m'offrent rien qu'objets à m'échauffer la bile;<br />

J'entre en une humeur noire, en un chagrin profond,<br />

Quand je vois vivre entre eux les hommes comme ils font;<br />

Je ne trouve partout que lâche flatterie,<br />

Qu'injustice, intérêt, trahison, fourberie.<br />

Je n'y puis plus tenir, j'enrage, et mon dessein<br />

Est de rompre en visière à tout le genre humain.<br />

PHILINTE<br />

Ce chagrin philosophe est un peu trop sauvage,<br />

Je ris des noirs accès où je vous envisage,<br />

Et crois voir en nous deux, sous mêmes soins nourris,


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 152<br />

Ces deux frères que peint l’École des maris,<br />

Dont...<br />

ALCESTE<br />

Mon Dieu! Laissons là vos comparaisons fades.<br />

PHILINTE<br />

Non: tout de bon, quittez toutes ces incartades.<br />

Le monde par vos soins ne se changera pas;<br />

Et puisque la franchise a pour vous tant d'appas,<br />

Je vous dirai tout franc que cette maladie,<br />

Partout où vous allez, donne la comédie,<br />

Et qu'un si grand courroux contre les mœurs du temps<br />

Vous tourne en ridicule auprès de bien des gens.<br />

ALCESTE<br />

Tant mieux, morbleu! tant mieux, c'est ce que je demande;<br />

Ce m'est un fort bon signe, et ma joie en est grande:<br />

Tous les hommes me sont à tel point odieux,<br />

Que je serais fâché d'être sage à leurs yeux.<br />

PHILINTE<br />

Vous voulez un grand mal à la nature humaine!<br />

ALCESTE<br />

Oui, j'ai conçu pour elle une effroyable haine.<br />

PHILINTE<br />

Tous les pauvres mortels, sans nulle exception,<br />

Seront enveloppés dans cette aversion?<br />

Encore en est-il bien, dans le siècle où nous sommes...<br />

ALCESTE<br />

Non: elle est générale, et je hais tous les hommes:<br />

Les uns, parce qu'ils sont méchants et malfaisants,<br />

Et les autres, pour être aux méchants complaisants,<br />

Et n'avoir pas pour eux ces haines vigoureuses<br />

Que doit donner le vice aux âmes vertueuses.<br />

De cette complaisance on voit l'injuste excès<br />

Pour le franc scélérat avec qui j'ai procès:


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 153<br />

Au travers de son masque on voit à plein le traître;<br />

Partout il est connu pour tout ce qu'il peut être;<br />

Et ses roulements d'yeux et son ton radouci<br />

N'imposent qu'à des gens qui ne sont point d'ici.<br />

On sait que ce pied plat, digne qu'on le confonde,<br />

Par de sales emplois s'est poussé dans le monde,<br />

Et que par eux son sort de splendeur revêtu<br />

Fait gronder le mérite et rougir la vertu.<br />

Quelques titres honteux qu'en tous lieux on lui donne,<br />

Son misérable honneur ne voit pour lui personne;<br />

Nommez-le fourbe, infâme et scélérat maudit,<br />

Tout le monde en convient, et nul n'y contredit.<br />

Cependant sa grimace est partout bienvenue:<br />

On l'accueille, on lui rit, partout il s'insinue;<br />

Et s'il est, par la brigue, un rang à disputer,<br />

Sur le plus honnête homme on le voit l'emporter.<br />

Têtebleu! Ce me sont de mortelles blessures,<br />

De voir qu'avec le vice on garde des mesures;<br />

Et parfois il me prend des mouvements soudains<br />

De fuir dans un désert l'approche des humains.<br />

PHILINTE<br />

Mon Dieu, des mœurs du temps mettons-nous moins en peine,<br />

Et faisons un peu grâce à la nature humaine.<br />

Ne l'examinons point dans la grande rigueur,<br />

Et voyons ses défauts avec quelque douceur.<br />

Il faut, parmi le monde, une vertu traitable;<br />

À force de sagesse, on peut être blâmable;<br />

La parfaite raison fuit toute extrémité,<br />

Et veut que l'on soit sage avec sobriété.<br />

Cette grande raideur des vertus des vieux âges<br />

Heurte trop notre siècle et les communs usages;<br />

Elle veut aux mortels trop de perfection:<br />

Il faut fléchir au temps sans obstination;<br />

Et c'est une folie à nulle autre seconde<br />

De vouloir se mêler de corriger le monde.<br />

J'observe, comme vous, cent choses tous les jours,<br />

Qui pourraient mieux aller, prenant un autre cours;<br />

Mais quoi qu'à chaque pas je puisse voir paraître,<br />

En courroux, comme vous, on ne me voit point être;<br />

Je prends tout doucement les hommes comme ils sont,<br />

J'accoutume mon âme à souffrir ce qu'ils font;<br />

Et je crois qu'à la cour, de même qu'à la ville,<br />

Mon flegme est philosophe autant que votre bile.<br />

ALCESTE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 154<br />

Mais ce flegme, Monsieur, qui raisonnez si bien,<br />

Ce flegme pourra-t-il ne s'échauffer de rien?<br />

Et s'il faut par hasard qu'un ami vous trahisse,<br />

Que, pour avoir vos biens, on dresse un artifice,<br />

Ou qu'on tâche à semer de méchants bruits de vous,<br />

Verrez-vous tout cela sans vous mettre en courroux?<br />

PHILINTE<br />

Oui, je vois ces défauts dont votre âme murmure<br />

Comme vices unis à l'humaine nature;<br />

Et mon esprit enfin n'est pas plus offensé<br />

De voir un homme fourbe, injuste, intéressé,<br />

Que de voir des vautours affamés de carnage,<br />

Des singes malfaisants, et des loups pleins de rage.<br />

ALCESTE<br />

Je me verrai trahir, mettre en pièces, voler,<br />

Sans que je sois... Morbleu! je ne veux point parler,<br />

Tant ce raisonnement est plein d'impertinence.<br />

PHILINTE<br />

Ma foi! vous ferez bien de garder le silence.<br />

Contre votre partie éclatez un peu moins,<br />

Et donnez au procès une part de vos soins.<br />

ALCESTE<br />

Je n'en donnerai point, c'est une chose dite.<br />

PHILINTE<br />

Mais qui voulez-vous donc qui pour vous sollicite?<br />

ALCESTE<br />

Qui je veux? La raison, mon bon droit, l'équité.<br />

PHILINTE<br />

Aucun juge par vous ne sera visité?<br />

ALCESTE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 155<br />

Non. Est-ce que ma cause est injuste ou douteuse?<br />

PHILINTE<br />

J'en demeure d'accord; mais la brigue est fâcheuse,<br />

Et...<br />

ALCESTE<br />

Non: j'ai résolu de n'en pas faire un pas.<br />

J'ai tort, ou j'ai raison.<br />

PHILINTE<br />

Ne vous y fiez pas.<br />

ALCESTE<br />

Je ne remuerai point.<br />

PHILINTE<br />

Votre partie est forte,<br />

Et peut, par sa cabale, entraîner...<br />

ALCESTE<br />

Il n'importe.<br />

PHILINTE<br />

Vous vous tromperez.<br />

ALCESTE<br />

Soit. J'en veux voir le succès.<br />

PHILINTE<br />

Mais...<br />

ALCESTE<br />

J'aurai le plaisir de perdre mon procès.<br />

PHILINTE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 156<br />

Mais enfin...<br />

ALCESTE<br />

Je verrai, dans cette plaiderie,<br />

Si les hommes auront assez d'effronterie,<br />

Seront assez méchants, scélérats et pervers,<br />

Pour me faire injustice aux yeux de l'univers.<br />

PHILINTE<br />

Quel homme!<br />

ALCESTE<br />

Je voudrais, m'en coutât-il grand'chose,<br />

Pour la beauté du fait avoir perdu ma cause.<br />

PHILINTE<br />

On se rirait de vous, Alceste, tout de bon,<br />

Si l'on vous entendait parler de la façon.<br />

ALCESTE<br />

Tant pis pour qui rirait.<br />

PHILINTE<br />

Mais cette rectitude<br />

Que vous voulez en tout avec exactitude,<br />

Cette pleine droiture, où vous vous renfermez,<br />

La trouvez-vous ici dans ce que vous aimez?<br />

Je m'étonne, pour moi, qu'étant, comme il le semble,<br />

Vous et le genre humain si fort brouillés ensemble,<br />

Malgré tout ce qui peut vous le rendre odieux,<br />

Vous ayez pris chez lui ce qui charme vos yeux;<br />

Et ce qui me surprend encore davantage,<br />

C'est cet étrange choix où votre cœur s'engage.<br />

La sincère Éliante a du penchant pour vous,<br />

La prude Arsinoé vous voit d'un œil fort doux:<br />

Cependant à leurs vœux votre âme se refuse,<br />

Tandis qu'en ses liens Célimène l'amuse,<br />

De qui l'humeur coquette et l'esprit médisant<br />

Semblent si fort donner dans les mœurs d'à présent.<br />

D'où vient que, leur portant une haine mortelle,<br />

Vous pouvez bien souffrir ce qu'en tient cette belle?


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 157<br />

Ne sont-ce plus défauts dans un objet si doux?<br />

Ne les voyez-vous pas? ou les excusez-vous?<br />

ALCESTE<br />

Non, l'amour que je sens pour cette jeune veuve<br />

Ne ferme point mes yeux aux défauts qu'on lui treuve,<br />

Et je suis, quelque ardeur qu'elle m'ait pu donner,<br />

Le premier à les voir, comme à les condamner.<br />

Mais, avec tout cela, quoi que je puisse faire,<br />

Je confesse mon faible, elle a l'art de me plaire:<br />

J'ai beau voir ses défauts, et j'ai beau l'en blâmer,<br />

En dépit qu'on en ait, elle se fait aimer;<br />

Sa grâce est la plus forte; et sans doute ma flamme<br />

De ces vices du temps pourra purger son âme.<br />

PHILINTE<br />

Si vous faites cela, vous ne ferez pas peu.<br />

Vous croyez être donc aimé d'elle?<br />

ALCESTE<br />

Oui, parbleu!<br />

Je ne l'aimerais pas, si je ne croyais l'être.<br />

PHILINTE<br />

Mais si son amitié pour vous se fait paraître,<br />

D'où vient que vos rivaux vous causent de l'ennui?<br />

ALCESTE<br />

C'est qu'un cœur bien atteint veut qu'on soit tout à lui,<br />

Et je ne viens ici qu'à dessein de lui dire<br />

Tout ce que là-dessus ma passion m'inspire.<br />

PHILINTE<br />

Pour moi, si je n'avais qu'à former des désirs,<br />

Sa cousine Éliante aurait tous mes soupirs;<br />

Son cœur, qui vous estime, est solide et sincère,<br />

Et ce choix plus conforme était mieux votre affaire.<br />

ALCESTE<br />

Il est vrai: ma raison me le dit chaque jour;


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 158<br />

Mais la raison n'est pas ce qui règle l'amour.<br />

PHILINTE<br />

Je crains fort pour vos feux; et l'espoir où vous êtes<br />

Pourrait...<br />

Scène II<br />

ORONTE, ALCESTE, PHILINTE.<br />

ORONTE<br />

J'ai su là-bas que, pour quelques emplettes,<br />

Eliante est sortie, et Célimène aussi;<br />

Mais comme l'on m'a dit que vous étiez ici,<br />

J'ai monté pour vous dire, et d'un cœur véritable,<br />

Que j'ai conçu pour vous une estime incroyable,<br />

Et que, depuis longtemps, cette estime m'a mis<br />

<strong>Dan</strong>s un ardent désir d'être de vos amis.<br />

Oui, mon cœur au mérite aime à rendre justice,<br />

Et je brûle qu'un nœud d'amitié nous unisse:<br />

Je crois qu'un ami chaud, et de ma qualité,<br />

N'est pas assurément pour être rejeté.<br />

C'est à vous, s'il vous plaît, que ce discours s'adresse.<br />

En cet endroit Alceste paraît tout rêveur,<br />

Et semble n'entendre pas qu'Oronte lui parle.<br />

ALCESTE<br />

À moi, Monsieur?<br />

ORONTE<br />

À vous. Trouvez-vous qu'il vous blesse?<br />

ALCESTE<br />

Non pas; mais la surprise est fort grande pour moi,<br />

Et je n'attendais pas l'honneur que je reçoi.<br />

ORONTE<br />

L'estime où je vous tiens ne doit point vous surprendre,<br />

Et de tout l'univers vous la pouvez prétendre.<br />

ALCESTE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 159<br />

Monsieur...<br />

ORONTE<br />

L'Etat n'a rien qui ne soit au-dessous<br />

Du mérite éclatant que l'on découvre en vous.<br />

ALCESTE<br />

Monsieur...<br />

ORONTE<br />

Oui, de ma part, je vous tiens préférable<br />

À tout ce que j'y vois de plus considérable.<br />

ALCESTE<br />

Monsieur...<br />

ORONTE<br />

Sois-je du Ciel écrasé, si je mens!<br />

Et pour vous confirmer ici mes sentiments,<br />

Souffrez qu'à cœur ouvert, Monsieur, je vous embrasse,<br />

Et qu'en votre amitié je vous demande place.<br />

Touchez là, s'il vous plaît, vous me la promettez,<br />

Votre amitié?<br />

ALCESTE<br />

Monsieur...<br />

ORONTE<br />

Quoi? vous y résistez?<br />

ALCESTE<br />

Monsieur, c'est trop d'honneur que vous me voulez faire;<br />

Mais l'amitié demande un peu plus de mystère,<br />

Et c'est assurément en profaner le nom<br />

Que de vouloir le mettre à toute occasion.<br />

Avec lumière et choix cette union veut naître;<br />

Avant que nous lier, il faut nous mieux connaître,<br />

Et nous pourrions avoir telles complexions,


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 160<br />

Que tous deux du marché nous nous repentirions.<br />

ORONTE<br />

Parbleu! c'est là-dessus parler en homme sage,<br />

Et je vous en estime encore davantage:<br />

Souffrons donc que le temps forme des nœuds si doux;<br />

Mais, cependant, je m'offre entièrement à vous:<br />

S'il faut faire à la cour pour vous quelque ouverture,<br />

On sait qu'auprès du Roi je fais quelque figure;<br />

Il m'écoute; et dans tout, il en use, ma foi!<br />

Le plus honnêtement du monde avecque moi.<br />

Enfin je suis à vous de toutes les manières;<br />

Et comme votre esprit a de grandes lumières,<br />

Je viens, pour commencer entre nous ce beau nœud,<br />

Vous montrer un sonnet que j'ai fait depuis peu,<br />

Et savoir s'il est bon qu'au public je l'expose.<br />

ALCESTE<br />

Monsieur, je suis mal propre à décider la chose;<br />

Veuillez m'en dispenser.<br />

ORONTE<br />

Pourquoi?<br />

ALCESTE<br />

J'ai le défaut<br />

D'être un peu plus sincère en cela qu'il ne faut.<br />

ORONTE<br />

C'est ce que je demande, et j'aurais lieu de plainte,<br />

Si, m'exposant à vous pour me parler sans feinte,<br />

Vous alliez me trahir, et me déguiser rien.<br />

ALCESTE<br />

Puisqu'il vous plaît ainsi, Monsieur, je le veux bien.<br />

ORONTE<br />

Sonnet... C'est un sonnet. L'espoir... C'est une dame<br />

Qui de quelque espérance avait flatté ma flamme.<br />

L'espoir... Ce ne sont point de ces grands vers pompeux,


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 161<br />

Mais de petits vers doux, tendres et langoureux.<br />

à toutes ces interruptions il regarde Alceste.<br />

ALCESTE<br />

Nous verrons bien.<br />

ORONTE<br />

L'espoir... Je ne sais si le style<br />

Pourra vous en paraître assez net et facile,<br />

Et si du choix des mots vous vous contenterez.<br />

ALCESTE<br />

Nous allons voir, Monsieur.<br />

ORONTE<br />

Au reste, vous saurez<br />

Que je n'ai demeuré qu'un quart d'heure à le faire.<br />

ALCESTE<br />

Voyons, Monsieur; le temps ne fait rien à l'affaire.<br />

ORONTE<br />

L'espoir, il est vrai, nous soulage,<br />

Et nous berce un temps notre ennui;<br />

Mais, Philis, le triste avantage,<br />

Lorsque rien ne marche après lui!<br />

PHILINTE<br />

Je suis déjà charmé de ce petit morceau.<br />

ALCESTE, bas.<br />

Quoi? vous avez le front de trouver cela beau?<br />

ORONTE<br />

Vous eûtes de la complaisance;<br />

Mais vous en deviez moins avoir,<br />

Et ne vous pas mettre en dépense<br />

Pour ne me donner que l'espoir.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 162<br />

PHILINTE<br />

Ah! qu'en termes galants ces choses-là sont mises!<br />

ALCESTE, bas.<br />

Hé quoi! vil complaisant, vous louez des sottises?<br />

ORONTE<br />

S'il faut qu'une attente éternelle<br />

Pousse à bout l'ardeur de mon zèle,<br />

Le trépas sera mon recours.<br />

Vos soins ne m'en peuvent distraire:<br />

Belle Philis, on désespère,<br />

Alors qu'on espère toujours.<br />

PHILINTE<br />

La chute en est jolie, amoureuse, admirable.<br />

ALCESTE, bas.<br />

La peste de ta chute! Empoisonneur au diable,<br />

En eusses-tu fait une à te casser le nez!<br />

PHILINTE<br />

Je n'ai jamais ouï de vers si bien tournés.<br />

ALCESTE<br />

Morbleu!...<br />

ORONTE<br />

Vous me flattez, et vous croyez peut-être...<br />

PHILINTE<br />

Non, je ne flatte point.<br />

ALCESTE, bas.<br />

Et que fais-tu donc, traître?


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 163<br />

ORONTE<br />

Mais, pour vous, vous savez quel est notre traité:<br />

Parlez-moi, je vous prie, avec sincérité.<br />

ALCESTE<br />

Monsieur, cette matière est toujours délicate,<br />

Et sur le bel esprit nous aimons qu'on nous flatte.<br />

Mais un jour, à quelqu'un, dont je tairai le nom,<br />

Je disais, en voyant des vers de sa façon,<br />

Qu'il faut qu'un galant homme ait toujours grand empire<br />

Sur les démangeaisons qui nous prennent d'écrire,<br />

Qu'il doit tenir la bride aux grands empressements<br />

Qu'on a de faire éclat de tels amusements,<br />

Et que, par la chaleur de montrer ses ouvrages,<br />

On s'expose à jouer de mauvais personnages.<br />

ORONTE<br />

Est-ce que vous voulez me déclarer par là<br />

Que j'ai tort de vouloir...?<br />

ALCESTE<br />

Je ne dis pas cela;<br />

Mais je lui disais, moi, qu'un froid écrit assomme,<br />

Qu'il ne faut que ce faible à décrier un homme,<br />

Et qu'eût-on, d'autre part, cent belles qualités,<br />

On regarde les gens par leurs méchants côtés.<br />

ORONTE<br />

Est-ce qu'à mon sonnet vous trouvez à redire?<br />

ALCESTE<br />

Je ne dis pas cela; mais, pour ne point écrire,<br />

Je lui mettais aux yeux comme, dans notre temps,<br />

Cette soif a gâté de fort honnêtes gens.<br />

ORONTE<br />

Est-ce que j'écris mal? Et leur ressemblerais-je?<br />

ALCESTE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 164<br />

Je ne dis pas cela; mais enfin, lui disais-je,<br />

Quel besoin si pressant avez-vous de rimer?<br />

Et qui diantre vous pousse à vous faire imprimer?<br />

Si l'on peut pardonner l'essor d'un mauvais livre,<br />

Ce n'est qu'aux malheureux qui composent pour vivre.<br />

Croyez-moi, résistez à vos tentations,<br />

Dérobez au public ces occupations;<br />

Et n'allez point quitter, de quoi que l'on vous somme,<br />

Le nom que dans la cour vous avez d'honnête homme,<br />

Pour prendre, de la main d'un avide imprimeur,<br />

Celui de ridicule et misérable auteur.<br />

C'est ce que je tâchai de lui faire comprendre.<br />

ORONTE<br />

Voilà qui va fort bien, et je crois vous entendre.<br />

Mais ne puis-je savoir ce que dans mon sonnet...?<br />

ALCESTE<br />

Franchement, il est bon à mettre au cabinet.<br />

Vous vous êtes réglé sur de méchants modèles,<br />

Et vos expressions ne sont point naturelles.<br />

Qu'est-ce que Nous berce un temps notre ennui?<br />

Et que Rien ne marche après lui?<br />

Que Ne vous pas mettre en dépense,<br />

Pour ne me donner que l'espoir?<br />

Et que Philis, on désespère,<br />

Alors qu'on espère toujours?<br />

Ce style figuré, dont on fait vanité,<br />

Sort du bon caractère et de la vérité:<br />

Ce n'est que jeu de mots, qu'affectation pure,<br />

Et ce n'est point ainsi que parle la nature.<br />

Le méchant goût du siècle, en cela, me fait peur.<br />

Nos pères, tous grossiers, l'avaient beaucoup meilleur,<br />

Et je prise bien moins tout ce que l'on admire,<br />

Qu'une vieille chanson que je m'en vais vous dire:<br />

Si le Roi m'avait donné<br />

Paris, sa grand'ville,<br />

Et qu'il me fallût quitter<br />

L'amour de ma mie,<br />

Je dirais au roi Henri:<br />

"Reprenez votre Paris:<br />

J'aime mieux ma mie, au gué!<br />

J'aime mieux ma mie."


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 165<br />

La rime n'est pas riche, et le style en est vieux:<br />

Mais ne voyez-vous pas que cela vaut bien mieux<br />

Que ces colifichets, dont le bon sens murmure,<br />

Et que la passion parle là toute pure?<br />

Si le Roi m'avait donné<br />

Paris, sa grand'ville,<br />

Et qu'il me fallût quitter<br />

L'amour de ma mie,<br />

Je dirais au roi Henri:<br />

"Reprenez votre Paris:<br />

J'aime mieux ma mie, au gué!<br />

J'aime mieux ma mie."<br />

Voilà ce que peut dire un cœur vraiment épris.<br />

(à Philinte.)<br />

Oui, Monsieur le rieur, malgré vos beaux esprits,<br />

J'estime plus cela que la pompe fleurie<br />

De tous ces faux brillants, où chacun se récrie.<br />

ORONTE<br />

Et moi, je vous soutiens que mes vers sont fort bons.<br />

ALCESTE<br />

Pour les trouver ainsi vous avez vos raisons;<br />

Mais vous trouverez bon que j'en puisse avoir d'autres,<br />

Qui se dispenseront de se soumettre aux vôtres.<br />

ORONTE<br />

Il me suffit de voir que d'autres en font cas.<br />

ALCESTE<br />

C'est qu'ils ont l'art de feindre; et moi, je ne l'ai pas.<br />

ORONTE<br />

Croyez-vous donc avoir tant d'esprit en partage?<br />

ALCESTE<br />

Si je louais vos vers, j'en aurais davantage.<br />

ORONTE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 166<br />

Je me passerai fort que vous les approuviez.<br />

ALCESTE<br />

Il faut bien, s'il vous plaît, que vous vous en passiez.<br />

ORONTE<br />

Je voudrais bien, pour voir, que, de votre manière,<br />

Vous en composassiez sur la même matière.<br />

ALCESTE<br />

J'en pourrais, par malheur, faire d'aussi méchants;<br />

Mais je me garderais de les montrer aux gens.<br />

ORONTE<br />

Vous me parlez bien ferme, et cette suffisance...<br />

ALCESTE<br />

Autre part que chez moi cherchez qui vous encense.<br />

ORONTE<br />

Mais, mon petit Monsieur, prenez-le un peu moins haut.<br />

ALCESTE<br />

Ma foi! mon grand Monsieur, je le prends comme il faut.<br />

PHILINTE, se mettant entre deux.<br />

Eh! Messieurs, c'en est trop: laissez cela, de grâce.<br />

ORONTE<br />

Ah! j'ai tort, je l'avoue, et je quitte la place.<br />

Je suis votre valet, Monsieur, de tout mon cœur.<br />

ALCESTE<br />

Et moi, je suis, Monsieur, votre humble serviteur.<br />

Scène III


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 167<br />

PHILINTE, ALCESTE.<br />

PHILINTE<br />

Hé bien! vous le voyez: pour être trop sincère,<br />

Vous voilà sur les bras une fâcheuse affaire.<br />

Et j'ai bien vu qu'Oronte, afin d'être flatté...<br />

ALCESTE<br />

Ne me parlez pas.<br />

PHILINTE<br />

Mais...<br />

ALCESTE<br />

Plus de société.<br />

PHILINTE<br />

C'est trop...<br />

ALCESTE<br />

Laissez-moi là.<br />

PHILINTE<br />

Si je...<br />

ALCESTE<br />

Point de langage.<br />

PHILINTE<br />

Mais quoi...?<br />

ALCESTE<br />

Je n'entends rien.<br />

PHILINTE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 168<br />

Mais...<br />

ALCESTE<br />

Encor?<br />

PHILINTE<br />

On outrage...<br />

ALCESTE<br />

Ah, parbleu! c'en est trop; ne suivez point mes pas.<br />

PHILINTE<br />

Vous vous moquez de moi, je ne vous quitte pas.<br />

ACTE II, Scène première<br />

ALCESTE, CÉLIMÈNE.<br />

ALCESTE<br />

Madame, voulez-vous que je vous parle net?<br />

De vos façons d'agir je suis mal satisfait;<br />

Contre elles dans mon cœur trop de bile s'assemble,<br />

Et je sens qu'il faudra que nous rompions ensemble.<br />

Oui, je vous tromperais de parler autrement;<br />

Tôt ou tard nous romprons indubitablement;<br />

Et je vous promettrais mille fois le contraire,<br />

Que je ne serais pas en pouvoir de le faire.<br />

CÉLIMÈNE<br />

C'est pour me quereller donc, à ce que je voi,<br />

Que vous avez voulu me ramener chez moi?<br />

ALCESTE<br />

Je ne querelle point; mais votre humeur, Madame,<br />

Ouvre au premier venu trop d'accès dans votre âme:<br />

Vous avez trop d'amants qu'on voit vous obséder,<br />

Et mon cœur de cela ne peut s'accommoder.<br />

CÉLIMÈNE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 169<br />

Des amants que je fais me rendez-vous coupable?<br />

Puis-je empêcher les gens de me trouver aimable?<br />

Et lorsque pour me voir ils font de doux efforts,<br />

Dois-je prendre un bâton pour les mettre dehors?<br />

ALCESTE<br />

Non, ce n'est pas, Madame, un bâton qu'il faut prendre,<br />

Mais un cœur à leurs vœux moins facile et moins tendre.<br />

Je sais que vos appas vous suivent en tous lieux;<br />

Mais votre accueil retient ceux qu'attirent vos yeux;<br />

Et sa douceur offerte à qui vous rend les armes<br />

Achève sur les cours l'ouvrage de vos charmes.<br />

Le trop riant espoir que vous leur présentez<br />

Attache autour de vous leurs assiduités;<br />

Et votre complaisance un peu moins étendue<br />

De tant de soupirants chasserait la cohue.<br />

Mais au moins dites-moi, Madame, par quel sort<br />

Votre Clitandre a l'heur de vous plaire si fort?<br />

Sur quel fonds de mérite et de vertu sublime<br />

Appuyez-vous en lui l'honneur de votre estime?<br />

Est-ce par l'ongle long qu'il porte au petit doigt<br />

Qu'il s'est acquis chez vous l'estime où l'on le voit?<br />

Vous êtes-vous rendue, avec tout le beau monde,<br />

Au mérite éclatant de sa perruque blonde?<br />

Sont-ce ses grands canons qui vous le font aimer?<br />

L'amas de ses rubans a-t-il su vous charmer?<br />

Est-ce par les appas de sa vaste rhingrave<br />

Qu'il a gagné votre âme en faisant votre esclave?<br />

Ou sa façon de rire et son ton de fausset<br />

Ont-ils de vous toucher su trouver le secret?<br />

CÉLIMÈNE<br />

Qu'injustement de lui vous prenez de l'ombrage!<br />

Ne savez-vous pas bien pourquoi je le ménage,<br />

Et que dans mon procès, ainsi qu'il m'a promis,<br />

Il peut intéresser tout ce qu'il a d'amis?<br />

ALCESTE<br />

Perdez votre procès, Madame, avec constance,<br />

Et ne ménagez point un rival qui m'offense.<br />

CÉLIMÈNE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 170<br />

Mais de tout l'univers vous devenez jaloux.<br />

ALCESTE<br />

C'est que tout l'univers est bien reçu de vous.<br />

CÉLIMÈNE<br />

C'est ce qui doit rasseoir votre âme effarouchée,<br />

Puisque ma complaisance est sur tous épanchée;<br />

Et vous auriez plus lieu de vous en offenser,<br />

Si vous me la voyiez sur un seul ramasser.<br />

ALCESTE<br />

Mais moi, que vous blâmez de trop de jalousie,<br />

Qu'ai-je de plus qu'eux tous, Madame, je vous prie?<br />

CÉLIMÈNE<br />

Le bonheur de savoir que vous êtes aimé.<br />

ALCESTE<br />

Et quel lieu de le croire a mon cœur enflammé?<br />

CÉLIMÈNE<br />

Je pense qu'ayant pris le soin de vous le dire,<br />

Un aveu de la sorte a de quoi vous suffire.<br />

ALCESTE<br />

Mais qui m'assurera que, dans le même instant,<br />

Vous n'en disiez peut-être aux autres tout autant?<br />

CÉLIMÈNE<br />

Certes, pour un amant, la fleurette est mignonne,<br />

Et vous me traitez là de gentille personne.<br />

Hé bien! Pour vous ôter d'un semblable souci,<br />

De tout ce que j'ai dit je me dédis ici,<br />

Et rien ne saurait plus vous tromper que vous-même:<br />

Soyez content.<br />

ALCESTE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 171<br />

Morbleu! faut-il que je vous aime?<br />

Ah! que si de vos mains je rattrape mon cœur,<br />

Je bénirai le Ciel de ce rare bonheur!<br />

Je ne le cèle pas, je fais tout mon possible<br />

À rompre de ce cœur l'attachement terrible;<br />

Mais mes plus grands efforts n'ont rien fait jusqu'ici,<br />

Et c'est pour mes péchés que je vous aime ainsi.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Il est vrai, votre ardeur est pour moi sans seconde.<br />

ALCESTE<br />

Oui, je puis là-dessus défier tout le monde.<br />

Mon amour ne se peut concevoir, et jamais<br />

Personne n'a, Madame, aimé comme je fais.<br />

CÉLIMÈNE<br />

En effet, la méthode en est toute nouvelle,<br />

Car vous aimez les gens pour leur faire querelle;<br />

Ce n'est qu'en mots fâcheux qu'éclate votre ardeur,<br />

Et l'on n'a vu jamais un amant si grondeur.<br />

ALCESTE<br />

Mais il ne tient qu'à vous que son chagrin ne passe.<br />

À tous nos démêlés coupons chemin, de grâce,<br />

Parlons à cœur ouvert, et voyons d'arrêter...<br />

Scène II<br />

CÉLIMÈNE, ALCESTE, BASQUE.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Qu'est-ce?<br />

BASQUE<br />

Acaste est là-bas.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Hé bien! faites monter.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 172<br />

ALCESTE<br />

Quoi? l'on ne peut jamais vous parler tête à tête?<br />

À recevoir le monde on vous voit toujours prête?<br />

Et vous ne pouvez pas, un seul moment de tous,<br />

Vous résoudre à souffrir de n'être pas chez vous?<br />

CÉLIMÈNE<br />

Voulez-vous qu'avec lui je me fasse une affaire?<br />

ALCESTE<br />

Vous avez des égards qui ne sauraient me plaire.<br />

CÉLIMÈNE<br />

C'est un homme à jamais ne me le pardonner,<br />

S'il savait que sa vue eût pu m'importuner.<br />

ALCESTE<br />

Et que vous fait cela, pour vous gêner de sorte...?<br />

CÉLIMÈNE<br />

Mon Dieu! de ses pareils la bienveillance importe;<br />

Et ce sont de ces gens qui, je ne sais comment,<br />

Ont gagné dans la cour de parler hautement.<br />

<strong>Dan</strong>s tous les entretiens on les voit s'introduire;<br />

Ils ne sauraient servir, mais ils peuvent vous nuire;<br />

Et jamais, quelque appui qu'on puisse avoir d'ailleurs,<br />

On ne doit se brouiller avec ces grands brailleurs.<br />

ALCESTE<br />

Enfin, quoi qu'il en soit, et sur quoi qu'on se fonde,<br />

Vous trouvez des raisons pour souffrir tout le monde;<br />

Et les précautions de votre jugement...<br />

Scène III<br />

BASQUE, ALCESTE, CÉLIMÈNE.<br />

BASQUE<br />

Voici Clitandre encor, Madame.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 173<br />

ALCESTE. Il témoigne s'en vouloir aller.<br />

Justement.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Où courez-vous?<br />

ALCESTE<br />

Je sors.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Demeurez.<br />

ALCESTE<br />

Pourquoi faire?<br />

CÉLIMÈNE<br />

Demeurez.<br />

ALCESTE<br />

Je ne puis.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Je le veux.<br />

ALCESTE<br />

Point d'affaire.<br />

Ces conversations ne font que m'ennuyer,<br />

Et c'est trop que vouloir me les faire essuyer.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Je le veux, je le veux.<br />

ALCESTE<br />

Non, il m'est impossible.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 174<br />

CÉLIMÈNE<br />

Hé bien! allez, sortez, il vous est tout loisible.<br />

Scène IV<br />

ÉLIANTE, PHILINTE, ACASTE, CLITANDRE, ALCESTE, CÉLIMÈNE, BASQUE.<br />

ÉLIANTE<br />

Voici les deux marquis qui montent avec nous:<br />

Vous l'est-on venu dire?<br />

CÉLIMÈNE<br />

Oui. Des sièges pour tous.<br />

(à Alceste.)<br />

Vous n'êtes pas sorti?<br />

ALCESTE<br />

Non; mais je veux, Madame,<br />

Ou pour eux, ou pour moi, faire expliquer votre âme.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Taisez-vous.<br />

ALCESTE<br />

Aujourd'hui vous vous expliquerez.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Vous perdez le sens.<br />

ALCESTE<br />

Point. Vous vous déclarerez.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Ah!<br />

ALCESTE<br />

Vous prendrez parti.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 175<br />

CÉLIMÈNE<br />

Vous vous moquez, je pense.<br />

ALCESTE<br />

Non; mais vous choisirez: c'est trop de patience.<br />

CLITANDRE<br />

Parbleu! je viens du Louvre, où Cléonte, au levé,<br />

Madame, a bien paru ridicule achevé.<br />

N'a-t-il point quelque ami qui pût, sur ses manières,<br />

D'un charitable avis lui prêter les lumières?<br />

CÉLIMÈNE<br />

<strong>Dan</strong>s le monde, à vrai dire, il se barbouille fort;<br />

Partout il porte un air qui saute aux yeux d'abord;<br />

Et lorsqu'on le revoit après un peu d'absence,<br />

On le retrouve encor plus plein d'extravagance.<br />

ACASTE<br />

Parbleu! s'il faut parler des gens extravagants,<br />

Je viens d'en essuyer un des plus fatigants:<br />

Damon, le raisonneur, qui m'a, ne vous déplaise,<br />

Une heure, au grand soleil, tenu hors de ma chaise.<br />

CÉLIMÈNE<br />

C'est un parleur étrange, et qui trouve toujours<br />

L'art de ne vous rien dire avec de grands discours;<br />

<strong>Dan</strong>s les propos qu'il tient, on ne voit jamais goutte,<br />

Et ce n'est que du bruit que tout ce qu'on écoute.<br />

ÉLIANTE, à Philinte.<br />

Ce début n'est pas mal; et contre le prochain<br />

La conversation prend un assez bon train.<br />

CLITANDRE<br />

Timante encor, Madame, est un bon caractère.<br />

CÉLIMÈNE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 176<br />

C'est de la tête aux pieds un homme tout mystère,<br />

Qui vous jette en passant un coup d'œil égaré,<br />

Et, sans aucune affaire, est toujours affairé.<br />

Tout ce qu'il vous débite en grimaces abonde;<br />

À force de façons, il assomme le monde;<br />

Sans cesse il a, tout bas, pour rompre l'entretien,<br />

Un secret à vous dire, et ce secret n'est rien;<br />

De la moindre vétille il fait une merveille,<br />

Et jusques au bonjour, il dit tout à l'oreille.<br />

ACASTE<br />

Et Géralde, Madame?<br />

CÉLIMÈNE<br />

Ô l'ennuyeux conteur!<br />

Jamais on ne le voit sortir du grand seigneur;<br />

<strong>Dan</strong>s le brillant commerce il se mêle sans cesse,<br />

Et ne cite jamais que duc, prince ou princesse:<br />

La qualité l'entête; et tous ses entretiens<br />

Ne sont que de chevaux, d'équipage et de chiens;<br />

Il tutaye en parlant ceux du plus haut étage,<br />

Et le nom de Monsieur est chez lui hors d'usage.<br />

CLITANDRE<br />

On dit qu'avec Bélise il est du dernier bien.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Le pauvre esprit de femme, et le sec entretien!<br />

Lorsqu'elle vient me voir, je souffre le martyre:<br />

Il faut suer sans cesse à chercher que lui dire,<br />

Et la stérilité se son expression<br />

Fait mourir à tous coups la conversation.<br />

En vain, pour attaquer son stupide silence,<br />

De tous les lieux communs vous prenez l'assistance:<br />

Le beau temps et la pluie, et le froid et le chaud<br />

Sont des fonds qu'avec elle on épuise bientôt.<br />

Cependant sa visite, assez insupportable,<br />

Traîne en une longueur encore épouvantable;<br />

Et l'on demande l'heure, et l'on bâille vingt fois,<br />

Qu'elle s'émeut autant qu'une pièce de bois.<br />

ACASTE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 177<br />

Que vous semble d'Adraste?<br />

CÉLIMÈNE<br />

Ah! quel orgueil extrême!<br />

C'est un homme gonflé de l'amour de soi-même.<br />

Son mérite jamais n'est content de la cour:<br />

Contre elle il fait métier de pester chaque jour,<br />

Et l'on ne donne emploi, charge ni bénéfice,<br />

Qu'à tout ce qu'il se croit on ne fasse injustice.<br />

CLITANDRE<br />

Mais le jeune Cléon, chez qui vont aujourd'hui<br />

Nos plus honnêtes gens, que dites-vous de lui?<br />

CÉLIMÈNE<br />

Que de son cuisinier il s'est fait un mérite,<br />

Et que c'est à sa table à qui l'on rend visite.<br />

ÉLIANTE<br />

Il prend soin d'y servir des mets fort délicats.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Oui; mais je voudrais bien qu'il ne s'y servît pas:<br />

C'est un fort méchant plat que sa sotte personne,<br />

Et qui gâte, à mon goût, tous les repas qu'il donne.<br />

PHILINTE<br />

On fait assez de cas de son oncle Damis:<br />

Qu'en dites-vous, Madame?<br />

CÉLIMÈNE<br />

Il est de mes amis.<br />

PHILINTE<br />

Je le trouve honnête homme, et d'un air assez sage.<br />

CÉLIMÈNE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 178<br />

Oui; mais il veut avoir trop d'esprit, dont j'enrage;<br />

Il est guindé sans cesse; et dans tous ses propos,<br />

On voit qu'il se fatigue à dire de bons mots.<br />

Depuis que dans la tête il s'est mis d'être habile,<br />

Rien ne touche son goût, tant il est difficile;<br />

Il veut voir des défauts à tout ce qu'on écrit,<br />

Et pense que louer n'est pas d'un bel esprit,<br />

Que c'est être savant que trouver à redire,<br />

Qu'il n'appartient qu'aux sots d'admirer et de rire,<br />

Et qu'en n'approuvant rien des ouvrages du temps,<br />

Il se met au-dessus de tous les autres gens;<br />

Aux conversations même il trouve à reprendre:<br />

Ce sont propos trop bas pour y daigner descendre;<br />

Et les deux bras croisés, du haut de son esprit<br />

Il regarde en pitié tout ce que chacun dit.<br />

ACASTE<br />

Dieu me damne, voilà son portrait véritable.<br />

CLITANDRE<br />

Pour bien peindre les gens vous êtes admirable.<br />

ALCESTE<br />

Allons, ferme, poussez, mes bons amis de cœur;<br />

Vous n'en épargnez point, et chacun a son tour:<br />

Cependant aucun d'eux à vos yeux ne se montre,<br />

Qu'on ne vous voie, en hâte, aller à sa rencontre,<br />

Lui présenter la main, et d'un baiser flatteur<br />

Appuyer les serments d'être son serviteur.<br />

CLITANDRE<br />

Pourquoi s'en prendre à nous? Si ce qu'on dit vous blesse,<br />

Il faut que le reproche à Madame s'adresse.<br />

ALCESTE<br />

Non, morbleu! c'est à vous; et vos ris complaisants<br />

Tirent de son esprit tous ces traits médisants.<br />

Son humeur satirique est sans cesse nourrie<br />

Par le coupable encens de votre flatterie;<br />

Et son cœur à railler trouverait moins d'appas,<br />

S'il avait observé qu'on ne l'applaudît pas.<br />

C'est ainsi qu'aux flatteurs on doit partout se prendre


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 179<br />

Des vices où l'on voit les humains se répandre.<br />

PHILINTE<br />

Mais pourquoi pour ces gens un intérêt si grand,<br />

Vous qui condamneriez ce qu'en eux on reprend?<br />

CÉLIMÈNE<br />

Et ne faut-il pas bien que Monsieur contredise?<br />

À la commune voix veut-on qu'il se réduise,<br />

Et qu'il ne fasse pas éclater en tous lieux<br />

L'esprit contrariant qu'il a reçu des cieux?<br />

Le sentiment d'autrui n'est jamais pour lui plaire;<br />

Il prend toujours en main l'opinion contraire,<br />

Et penserait paraître un homme du commun,<br />

Si l'on voyait qu'il fût de l'avis de quelqu'un.<br />

L'honneur de contredire a pour lui tant de charmes,<br />

Qu'il prend contre lui-même assez souvent les armes;<br />

Et ses vrais sentiments sont combattus par lui,<br />

Aussitôt qu'il les voit dans la bouche d'autrui.<br />

ALCESTE<br />

Les rieurs sont pour vous, Madame, c'est tout dire,<br />

Et vous pouvez pousser contre moi la satire.<br />

PHILINTE<br />

Mais il est véritable aussi que votre esprit<br />

Se gendarme toujours contre tout ce qu'on dit,<br />

Et que, par un chagrin que lui-même il avoue,<br />

Il ne saurait souffrir qu'on blâme, ni qu'on loue.<br />

ALCESTE<br />

C'est que jamais, morbleu! les hommes n'ont raison,<br />

Que le chagrin contre eux est toujours de saison,<br />

Et que je vois qu'ils sont, sur toutes les affaires,<br />

Loueurs impertinents, ou censeurs téméraires.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Mais...<br />

ALCESTE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 180<br />

Non, Madame, non: quand j'en devrais mourir,<br />

Vous avez des plaisirs que je ne puis souffrir;<br />

Et l'on a tort ici de nourrir dans votre âme<br />

Ce grand attachement aux défauts qu'on y blâme.<br />

CLITANDRE<br />

Pour moi, je ne sais pas, mais j'avouerai tout haut<br />

Que j'ai cru jusqu'ici Madame sans défaut.<br />

ACASTE<br />

De grâces et d'attraits je vois qu'elle est pourvue;<br />

Mais les défauts qu'elle a ne frappent point ma vue.<br />

ALCESTE<br />

Ils frappent tous la mienne; et loin de m'en cacher,<br />

Elle sait que j'ai soin de les lui reprocher.<br />

Plus on aime quelqu'un, moins il faut qu'on le flatte;<br />

À ne rien pardonner le pur amour éclate;<br />

Et je bannirais, moi, tous ces lâches amants<br />

Que je verrais soumis à tous mes sentiments,<br />

Et dont, à tous propos, les molles complaisances<br />

Donneraient de l'encens à mes extravagances.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Enfin, s'il faut qu'à vous s'en rapportent les cours,<br />

On doit, pour bien aimer, renoncer aux douceurs,<br />

Et du parfait amour mettre l'honneur suprême<br />

À bien injurier les personnes qu'on aime.<br />

ÉLIANTE<br />

L'amour, pour l'ordinaire, est peu fait à ces lois,<br />

Et l'on voit les amants vanter toujours leur choix;<br />

Jamais leur passion n'y voit rien de blâmable,<br />

Et dans l'objet aimé tout leur devient aimable:<br />

Ils comptent les défauts pour des perfections,<br />

Et savent y donner de favorables noms.<br />

La pâle est aux jasmins en blancheur comparable;<br />

La noire à faire peur, une brune adorable;<br />

La maigre a de la taille et de la liberté;<br />

La grasse est dans son port pleine de majesté;<br />

La malpropre sur soi, de peu d'attraits chargée,<br />

Est mise sous le nom de beauté négligée;


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 181<br />

La géante paraît une déesse aux yeux;<br />

La naine, un abrégé des merveilles des cieux;<br />

L'orgueilleuse a le cœur digne d'une couronne;<br />

La fourbe a de l'esprit; la sotte est toute bonne;<br />

La trop grande parleuse est d'agréable humeur;<br />

Et la muette garde une honnête pudeur.<br />

C'est ainsi qu'un amant dont l'ardeur est extrême<br />

Aime jusqu'aux défauts des personnes qu'il aime.<br />

ALCESTE<br />

Et moi, je soutiens, moi...<br />

CÉLIMÈNE<br />

Brisons là ce discours,<br />

Et dans la galerie allons faire deux tours.<br />

Quoi? vous vous en allez, Messieurs?<br />

CLITANDRE et ACASTE<br />

Non pas, Madame.<br />

ALCESTE<br />

La peur de leur départ occupe fort votre âme.<br />

Sortez quand vous voudrez, Messieurs; mais j'avertis<br />

Que je ne sors qu'après que vous serez sortis.<br />

ACASTE<br />

À moins de voir Madame en être importunée,<br />

Rien ne m'appelle ailleurs de toute la journée.<br />

CLITANDRE<br />

Moi, pourvu que je puisse être au petit couché,<br />

Je n'ai point d'autre affaire où je sois attaché.<br />

CÉLIMÈNE<br />

C'est pour rire, je crois.<br />

ALCESTE<br />

Non, en aucune sorte:<br />

Nous verrons si c'est moi que vous voudrez qui sorte.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 182<br />

Scène V<br />

BASQUE, ALCESTE, CÉLIMÈNE, ÉLIANTE, ACASTE, PHILINTE, CLITANDRE.<br />

BASQUE<br />

Monsieur, un homme est là qui voudrait vous parler,<br />

Pour affaire, dit-il, qu'on ne peut reculer.<br />

ALCESTE<br />

Dis-lui que je n'ai point d'affaires si pressées.<br />

BASQUE<br />

Il porte une jaquette à grand'basques plissées,<br />

Avec du d'or dessus.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Allez voir ce que c'est,<br />

Ou bien faites-le entrer.<br />

ALCESTE<br />

Qu'est-ce donc qu'il vous plaît?<br />

Venez, Monsieur.<br />

Scène VI<br />

GARDE, ALCESTE, CÉLIMÈNE, PHILINTE, ÉLIANTE, ACASTE, CLITANDRE.<br />

GARDE<br />

Monsieur, j'ai deux mots à vous dire.<br />

ALCESTE<br />

Vous pouvez parler haut, Monsieur, pour m'en instruire.<br />

GARDE<br />

Messieurs les Maréchaux, dont j'ai commandement,<br />

Vous mandent de venir les trouver promptement,<br />

Monsieur.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 183<br />

ALCESTE<br />

Qui? moi, Monsieur?<br />

GARDE<br />

Vous-même.<br />

ALCESTE<br />

Et pourquoi faire?<br />

PHILINTE<br />

C'est d'Oronte et de vous la ridicule affaire.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Comment?<br />

PHILINTE<br />

Oronte et lui se sont tantôt bravés<br />

Sur certains petits vers, qu'il n'a pas approuvés;<br />

Et l'on veut assoupir la chose en sa naissance.<br />

ALCESTE<br />

Moi, je n'aurai jamais de lâche complaisance.<br />

PHILINTE<br />

Mais il faut suivre l'ordre: allons, disposez-vous...<br />

ALCESTE<br />

Quel accommodement veut-on faire entre nous?<br />

La voix de ces messieurs me condamnera-t-elle<br />

À trouver bons les vers qui font notre querelle?<br />

Je ne me dédis point de ce que j'en ai dit,<br />

Je les trouve méchants.<br />

PHILINTE<br />

Mais, d'un plus doux esprit...<br />

ALCESTE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 184<br />

Je n'en démordrai point: les vers sont exécrables.<br />

PHILINTE<br />

Vous devez faire voir des sentiments traitables.<br />

Allons, venez.<br />

ALCESTE<br />

J'irai; mais rien n'aura pouvoir<br />

De me faire dédire.<br />

PHILINTE<br />

Allons vous faire voir.<br />

ALCESTE<br />

Hors qu'un commandement exprès du Roi me vienne<br />

De trouver bons les vers dont on se met en peine,<br />

Je soutiendrai toujours, morbleu! Qu'ils sont mauvais,<br />

Et qu'un homme est pendable après les avoir faits.<br />

(à Clitandre et Acaste, qui rient.)<br />

Par la sangbleu! Messieurs, je ne croyais pas être<br />

Si plaisant que je suis.<br />

CÉLIMÈNE<br />

Allez vite paraître<br />

Où vous devez.<br />

ALCESTE<br />

J'y vais, Madame, et sur mes pas<br />

Je reviens en ce lieu, pour vuider nos débats. ■<br />

FIN DE L'ACTE II--À SUIVRE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 185<br />

Hài KÎch<br />

KÈ Y‰m Th‰<br />

Tác giä : Molière (1622-1673)<br />

DÎch giä : Minh Thu<br />

Hài kịch lần đầu tiên được Ban kịch Troupe du Roi trình diễn tại sân khấu Palais Royal ở Paris<br />

ngày 4/6/1666.<br />

Các vai trong vở kịch :<br />

Alceste, phải lòng Célimène.<br />

Plilinte, bạn Alceste.<br />

Oronte, phải lòng Célimène.<br />

Célimène, người yêu của Alceste,<br />

Eliante, chị em họ của Célimène.<br />

Arsinoé, bạn của Célimène.<br />

Acaste, hầu tước.<br />

Clitandre, hầu tước.<br />

Basque, người hầu cùa Célimène.<br />

Dubois, người hầu cùa Alceste.<br />

Một sĩ quan Maréchaussée (Hiến binh).<br />

Cảnh diễn là ở Paris<br />

Màn I<br />

Màn II<br />

Màn III<br />

Màn IV<br />

Màn V


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 186<br />

Cảnh trên sân khấu : Trong nhà của Célimène ở Paris.<br />

MÀN I<br />

CẢNH I<br />

PHILINTE, ALCESTE<br />

Philinte : Có chuyện gì thế? Cậu đang buồn chuyện gì vậy?<br />

Alceste (ngồi ghế): Yêu cầu anh để mặc tôi.<br />

Philinte : Nhưng thì cứ nói cho tôi biết cậu gặp chuyện gì vậy chứ?<br />

Alceste : Tôi đã bảo anh cứ mặc kệ tôi, và biến đi cho khuất mắt tôi.<br />

Philinte : Nhưng ít ra thì cậu nên nghe thiên hạ chứ và đừng giận dữ.<br />

Alceste : Tôi thích giận dữ chứ không chọn nghe thiên hạ.<br />

Philinte : Tôi không thể hiểu nổi bạn trong trạng thái bực dọc, cộc cằn này, và mặc dầu chúng ta là bạn,<br />

tôi là người đầu tiên…<br />

Alceste (đứng phắt dậy): Tôi, bạn anh ư? Này, đừng có tưởng bở như thế nhé. Cho đến nay thì tôi vẫn<br />

ngỡ là thế, nhưng sau khi mà tôi vừa nhận chân ra anh, thì tôi nói thẳng cho anh biết tôi không còn là<br />

bạn anh nữa; tôi không mong ước giữ một chỗ nào trong những trái tim đồi bại ấy.<br />

Philinte : Anh Alceste à, như vậy là theo anh nghĩ thì tôi là người thật sự đáng trách sao?<br />

Alceste : Đáng trách ư? Nhẽ ra anh phải chết đi vì quá hổ thẹn mới phải. Không thể có sự tha thứ nào<br />

cho hành vi như thế, và ai có danh dự thì đều phải ghê tởm cái hành vi như thế. Tôi trông thấy anh làm<br />

cho một người hầu như bị ngột ngạt vì những cái vuốt ve bầy tỏ cảm tình nồng hậu nhất của anh với<br />

anh ta, làm anh ta choáng ngợp với những cam kết, những đề nghị, và những thề ước của tình bằng<br />

hữu. Những nóng bỏng trìu mến của anh không còn biết bến bờ; vậy mà khi tôi hỏi anh người đó là ai<br />

thì anh lại không thể cho tôi biết ngay cả đến tên anh ta; những tình cảm của anh đối với anh ta tự nhiên<br />

lạnh tanh; lúc anh vừa xây lưng lại anh nói với tôi về anh ta một cách hết sức vô tình. Trời đất quỷ thần,<br />

tôi coi cung cách đó là không xứng đáng, hèn hạ và xấu xa, đến nỗi phải hạ mình như thế để đi ngược<br />

lại những cảm nghĩ của lòng mình, và nếu chẳng may mà tôi đã làm như vậy thì tôi sẽ tức thì treo cổ tự<br />

vẫn hoàn toàn chỉ vì bực mình.<br />

Philinte : Tôi không coi chuyện đó là một vấn đề phải treo cổ tự vẫn chút nào cả, và xin anh hãy đừng<br />

nghĩ là điều xấu nếu tôi xin anh mở lượng hải hà bởi tôi sẽ không tự treo cổ đâu anh.<br />

Alceste : Thật là một lời nói đùa vô duyên thậm.<br />

Philinte : Nhưng, nói đứng đắn thì anh muốn người ta phải như thế nào?<br />

Alceste : Tôi muốn con người phải thành thực, và rằng giống những người có danh dự, thì không bao<br />

giờ lại nói những lời không thật lòng.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 187<br />

Philinte : Khi người nào tới ôm hôn bạn thắm thiết, thì bạn phải đáp lại y như thế, đáp lại một cách tốt<br />

nhất mà bạn có thể làm đối với sự bầy tỏ cảm tình của hắn, mời mọc đáp lại mời mọc, thề ước đi đôi<br />

với thề ước.<br />

Alceste : Không đâu. Tôi không thể nào chịu được cái cung cách hèn hạ đó mà phần lớn những người<br />

cho là hợp thời của bạn áp dụng; tôi không ghét gì nhiều bằng những vòng vo cam kết của hạng người<br />

miệng lưỡi thượng thừa đó, những người hòa nhã ban phát những chiếc hôn vô nghĩa, những người sốt<br />

sắng nói ra những lời trống rỗng, mà đối xử với mọi người cùng chung một cung cách, đối với người<br />

đáng quý lẫn những kẻ vô bổ đều được đối đãi như nhau.Thử hỏi xem còn có gì đáng kể nữa đâu khi có<br />

người đặt để bao yêu thương vào anh, thề rằng hắn ta là bạn của anh, rằng hắn ta tin tưởng anh, đầy<br />

nhiệt tâm với anh, quý trọng và trìu mến anh, và hăng say khen tặng anh , để rồi hắn ta lại vội vàng làm<br />

đúng như vậy với tên vô lại đầu tiên mà hắn gặp? Không, không, không một tâm hồn nào có đôi chút tự<br />

trọng lại muốn một sự quý trọng đồi bại như thế; và sự quý trọng càng vẻ vang càng làm giảm những<br />

thích thú khi người ta nhận ra rằng mình đã bị chia xẻ với cả vũ trụ. Sự ưa thích hơn hết phải được căn<br />

cứ vào sự quý trọng, quý trọng tất cả mọi người tức là chẳng quý trọng ai hết.Vì anh đã tự buông thả<br />

anh theo những tệ nạn thời đại, thì Trời đất quỷ thần, anh không phải là loại người tôi ưa. Tôi khước từ<br />

sụ ưu ái quá lố phi kỳ thị này Tôi muốn được phân biệt; và tóm lại vấn đề là người nào là bạn của mọi<br />

người thì không phải là bạn của tôi.<br />

Philinte : Nhưng khi ta thuộc về thế giới , thì ta phải thích nghi với những lề lối mà phong tục đòi hỏi<br />

chứ.<br />

Alceste : Tôi không chịu như vậy. Ta cần phải trừng phạt không thương tiếc cái sự giả đò đáng hổ thẹn<br />

này của mối giao hảo bạn bè. Tôi muốn một con người phải là một con người, và trong mọi hoàn cảnh,<br />

phải cho thấy lòng chân thật của mình trong suốt cuộc chuyện trò. Hãy cứ nói điều muốn nói, và đừng<br />

bao giờ phải dấu giếm cảm nghĩ của mình bằng những lời khen tặng vô ích.<br />

Philinte : Có nhiều trường hợp nói năng thành thật sẽ trở nên lố bịch, và khó có thể được dung túng.<br />

Và với mọi thừa nhận đúng phép cho sự thẳng thắn không suy chuyển của anh thì đôi khi cũng phải<br />

dấu giếm những cảm nghĩ của mình. Liệu có phải là điều phải, hay là điều thích đáng để nói vói hàng<br />

ngàn người về điều ta nghĩ về họ chăng? Và khi ta gặp một ai đó mà ta ghét hay là người làm ta khó<br />

chịu, thì liệu ta có phải nói thẳng với họ như vậy chăng?<br />

Alceste : Nói chứ.<br />

Philinte : Cái gì! Thế liệu anh sẽ có nói với bà già Emilia rẳng phấn son bà ta dùng để trang điểm cho<br />

sắc đẹp ở tuổi của bà thì thật là chẳng hợp với bà ta chút nào mà còn khiến cho mọi người phát tởm<br />

chăng?<br />

Alceste : Tất nhiên.<br />

Philinte : Hoặc là nói với Dorilas rằng anh ta chán mớ đời, và chẳng có ai trong triều mà lại không<br />

chán ngấy chuyện anh ta khoác lác về sự can đảm của anh ta, và về cái sáng láng của ngôi nhà của anh<br />

ta?<br />

Alceste : Chắc chắn là phải nói.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 188<br />

Philinte : Anh nói giỡn đấy chứ?<br />

Alceste : Tôi không hề nói giỡn đâu và tôi sẽ không trừ một ai trong vần đề này đâu. Đôi mắt tôi đã bị<br />

xốn xang quá rồi; và ở trong tòa hay ngoài tỉnh, chẳng đem lại cho tôi được gì ngoài những đồ vật làm<br />

lá lách tôi sôi sục; tôi trở nên ưu buồn trong niềm phiền muộn sâu xa khi thấy con người xử sự với nhau<br />

xấu như thế. Đâu đâu tôi cũng chỉ thấy sự nịnh hót hèn hạ, sự bất công, tư lợi, lừa bịp, trò ba que xỏ lá.<br />

Tôi không còn thể chịu đựng được nữa; tôi căm giận; và ý định của tôi là đọan tuyệt với toàn thể nhân<br />

lọai.<br />

Philinte : Cái triết lý phiền muộn này thì hơi dữ dằn quá. Tôi không làm sao mà lại không cười khi thấy<br />

anh trong cái cảnh buồn sầu u tối như vầy, và lạ một cái là tôi hình dung ra hai đứa mình, được cùng<br />

nuôi nấng, như hai anh em được mô tả trong cuốn Trường học cho các ông chồng… mà…<br />

Alceste : Trời ơi! Hãy bỏ ngay những so sánh lạt lẽo đó của anh đi.<br />

Philinte : Không: hãy đứng đắn bỏ những lời mạ lỵ vô cảm đó đi. Cái thế giới này, anh có nhúng tay<br />

vào thì cũng chẳng thay đổi gì đâu. Và nếu ăn nói thật thà vô tư lại thu hút được anh như thế thì tôi nói<br />

thẳng để anh biết là lời than phiển kiểu đó của anh là một trò hề ở bất cứ nơi nào anh đến, và mọi lời<br />

mạ lỵ đối với cung cách hành xử hợp thời đại sẽ làm anh trở thành trò cười cho thiên hạ đấy.<br />

Alceste : Vậy thì càng hay, trời đất quỷ thần, vậy thì càng hay chứ sao. Đó đúng là điều tôi đòi hỏi; đó<br />

là một dấu hiệu tốt, và tôi thật vô cùng sung sướng: với tôi mọi con người đều khó thương và tôi sẽ<br />

giận nếu đối với con mắt họ tôi lại là một nhà hiền tríết.<br />

Philinte : Bộ anh muốn gây ra một tai hại lớn cho tính nhân bản hay sao đây?<br />

Alceste : Đúng thế, tôi quan niệm một sự thù ghét ghê gớm đối với tính nhân bản.<br />

Philinte : Thế không trừ một ai à, tất cả những con người hữu tử khốn khổ đều bị gộp trong quan niệm<br />

này à? Liệu trong thế kỷ chúng ta đang sống anh có trừ ai ra không?<br />

Alceste : Không, chuyện này là gộp chung hết và tôi thù ghét con người. Những người này, là bởi vì họ<br />

độc ác và gây hại, những người kia là vì họ dung túng những hành vi ác độc đó, và không có sự khinh<br />

bỉ triệt để thói hư tật xấu thi sẻ không giúp gợi hứng cho mọi tâm hồn đạo đức. Bạn có thể thấy sự bất<br />

công quá đáng biết bao mà lớp người dung túng đó dành cho tên lừa đảo mặt trơ trán bóng trong vụ xử<br />

án của tôi. Bạn có thể nhìn thấy rõ ràng tên phản trắc qua cái mặt nạ của hắn; đâu đâu người ta cũng<br />

đều nhận ra cái mặt thật của hắn; đôi mắt tráo trưng, và giọng nói đường mật của hắn chỉ lừa đuợc<br />

những người nào không biết hắn. Dân chúng nhận thức rằng cái con người hạ đẳng này, mà đáng bị đưa<br />

ra luận tội, thì với những công việc bẩn thỉu nhất, lại đã dẫn đưa hắn vào thế giới; và rằng cái địa vị<br />

tuyệt vời mà hắn đạt được đã khiến người có công trạng phải than vãn và nhà đạo đức đỏ mặt; và một<br />

vài điều đáng hổ thẹn người ta nói về hắn ở khắp nơi thì chẳng thấy ai lên tiếng bênh vực cái danh giá<br />

khốn kiếp đó của hắn. Cứ gọi hắn là một tên xỏ lá, đê hèn, và một tên vô lại đáng nguyền rủa thì mọi<br />

người dều đồng ý và không ai phản đối hết. Ấy vậy mà cái bộ mặt nham hiểm dấu giếm của hắn được<br />

khắp nơi chào đón: người ta đón chào hắn, cười cợt với hắn, đâu đâu hắn cũng tìm cách len lỏi, luồn<br />

cúi lọt vào mọi hình thái xã hội; và nếu một công việc gì đó cần phải xử dụng mưu mô mới đạt được thì<br />

hắn sẽ hành động như một con người trung thực nhất. Trời đất quỷ thần! Đó là những vết đâm chí tử<br />

đối với tôi để thấy là mình phải so đo kèn cựa với thói lưu manh; và đôi khi bỗng dưng tôi như muốn


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 189<br />

buông bỏ để chạy trốn vào vùng sa mạc cách biệt với lối sống của nhân lọai.<br />

Philinte : Trời ơi, hãy bớt tra tấn chúng ta về những tệ đoan của thời đại này đi, và hãy tỏ ra rộng<br />

lượng hơn đối với tính nhân bản. Chúng ta hãy đừng xét nét tính nhân bản một cách khắt khe quá đáng<br />

mà hãy xem xét những sai lầm của nó một cách độ lượng hơn. Trong xã hội, ta cần thấy đạo đức được<br />

co giãn hơn. Nếu ta quá khôn ngoan, thì ta rất có thể có lỗi không kém. Lý trí tránh mọi sự quá khích,<br />

và đòi hỏi ta phải hợp lý một cách tỉnh táo. Cái đạo đức bất khuất và cứng ngắc của những thời xưa gây<br />

quá nhiều khó khăn cho những phong tục tập quán bình thường của chúng ta ngày nay; và đòi hỏi ở<br />

những người hữu tử chúng ta sự hoàn hảo quá đáng; chúng ta nên ngả theo thời mà không quá buớng<br />

bỉnh; cứ cố tự bận rộn với việc sửa đối thế giới sẽ là điều rồ dại lớn. Tôi, cũng như bạn, hàng ngày nhận<br />

định ra hàng trăm điều mà nhẽ ra phải được giải quyết tốt hơn, nếu được áp dụng cách khác; nhưng bất<br />

cứ điểu gì tôi có thể phát giác vào bất cứ lúc nào, thì người ta sẽ không thấy tôi hành xử giận dữ như<br />

bạn. Tôi cứ nhẹ nhàng coi con người họ là như thế đó; tôi để trí óc tôi quen chịu đựng những gì họ làm,<br />

và tôi tin rằng trong triều đình , cũng như ở ngoài thành phố, sự phớt tỉnh của mình cũng có tính cách<br />

triết lý không kém gì sự tức giận của bạn đâu.<br />

Alceste : Nhưng cái sự phớt lờ, thưa ông anh, ông anh lý luận quá hay, có thể nào bị một điều gì đó<br />

khuấy động chăng? Và nếu chẳng may có người bạn phản bội anh, nếu hắn ta lập một mưu đồ khôn<br />

khéo lấy mất cái gì đó của anh; nếu có người tung ra những tin xấu về anh thì liệu anh sẽ có tùng phục<br />

khứng chịu mọi điều đó mà không nổi giận lên chăng?<br />

Philinte : Vâng, tôi thấy mọi sai hỏng bạn than phiền thì là những tật xấu liên hệ không tách biệt được<br />

với tính nhân bản; tóm lại trí óc tôi không sửng sốt gì khi nhìn thấy một con người là một tên xỏ lá, bất<br />

công, hay ích kỷ hơn là thấy những con kên kên khát khao chờ mồi, những con đười ươi ác ôn, hay<br />

những con chó sói lông xù hung hăng.<br />

Alceste : Tôi thấy tôi bị phản bội, tan nát, bị mất cắp, mà tôi lại không… Trời đất quỷ thần! Tôi không<br />

muốn nói nữa, vì lối lý luận này đầy rẫy sự láo lếu.<br />

Philinte : Thật tình! Nên giữ sự im lặng thì sẽ tốt cho bạn hơn. Hãy đả kích đối phương của bạn ít hơn,<br />

và chú trọng nhiều hơn một chút vào vụ thưa kiện của bạn.<br />

Alceste : Tôi không cần làm chuyện đó; chuyện đó đã được giải quyết từ lâu rồi.<br />

Philinte : Thế, vậy thì ai là người bạn được yêu cầu cãi chứ?<br />

Alceste : Ai à? Lẽ phải, cái quyền chính đáng của tôi, sự công bằng.<br />

Philinte : Thế anh không đến gặp một quan tòa nào à?<br />

Alceste : Không. Thế trường hợp của tôi có bất công hay đáng hồ nghi chăng?<br />

Philinte : Tôi đồng ý về điểm đó; nhưng bạn biết đấy, những mưu mô thường gây ra sự tai hại, và…<br />

Alceste : Không. Tôi nhất định không làm một bước nào. Một là tôi sai, hai là tôi đúng.<br />

Philinte : Đừng có tin là như thế.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 190<br />

Alceste : Tôi sẽ không thay đổi lập trường.<br />

Philinte : Đối phương của bạn mạnh thế đấy, và với lối làm việc ám muội của hắn ta rất có thể sẽ tạo<br />

ra…<br />

Alceste : Không sao đâu.<br />

Philinte : Bạn sẽ bị sai lầm đấy.<br />

Alceste : Thì đành thế. Tôi mong muốn thấy vụ này kết thúc.<br />

Philinte : Nhưng…<br />

Alceste : Tôi sẽ sung sướng được thua kiện.<br />

Philinte : Nhưng nói cho cùng...<br />

Alceste : Tôi sẽ tìm hiểu xem với vụ kiện này liệu con người có đủ muối mặt, có ác, có đê tiện, và đủ<br />

đồi bại để cho toàn thế giới thấy sự bất công đối với tôi chăng?<br />

Philinte : Quái lạ cái anh chàng này!<br />

Alceste : Tôi có thể muốn thấy, như là để làm chuyện vui thôi, cái giá có đắt lắm với tôi không nếu như<br />

tôi bị thua kiện.<br />

Philinte : Người ta sẽ thật tình cười anh đấy, anh Alceste ạ. Nếu người ta nghe anh nói về vụ này như<br />

thế.<br />

Alceste : Thây kệ kẻ nào cười.<br />

Philinte : Nhưng cái thái độ thẳng thừng này mà anh thường áp dụng chính xác một cách cẩn thận<br />

trong mỗi vụ kiện, cái trung trực tuyệt đối anh tự đóng khung mình vào ấy, thì anh có tìm thấy nó ở nơi<br />

người phụ nữ anh yêu không? Với tôi, thì tôi ngạc nhiên khi thấy anh dù như có vẻ gây chiến với trọn<br />

thể nhân loại, và dù đối với anh mọi sự đều khả ố, vậy mà anh còn nhận thấy ở nơi người phụ nữ đó<br />

điều làm anh mê hoặc. Và tôi còn ngạc nhiên hơn nữa là trái tim anh đã có sự chọn lựa kỳ lạ. Nào là<br />

nàng Eliante chân phương kia thích anh, rồi thì nàng Arisoné đoan chính nhìn anh với nhiều ưu ái: vậy<br />

mà trái tim anh đã không đáp lại sự mến thương của họ; trong khi đó anh lại chịu những giằng buộc của<br />

Célimène, người chế nhạo anh, và có óc hài hước trai lơ cùng trí thông minh tinh quái có chiều xứng<br />

hợp rất đúng với cung cách thời đại. Làm sao anh ghét những điều đó đến chết đi được như thế, mà anh<br />

lại khứng chịu chúng trong người đàn bà này chứ? Bộ những điều đó không còn tính cách lầm lỗi trong<br />

cái con người dịu ngọt như thế sao? Bộ anh không nhận thức ra chúng sao, hay nếu có thì anh có dung<br />

túng chúng không?<br />

Alceste : Không phải thế đâu. Tình yêu tôi dành cho góa phụ trẻ trung này không làm cho tôi không<br />

nhìn ra những lầm lỗi của nàng đâu, và dù rằng nàng đã gợi hứng nơi tôi sự nồng thắm thì tôi sẽ là<br />

người đầu tiên nhận thức cũng như lên án những sai lầm đó. Nhưng dù mọi sự là như thế, thì tôi sẽ vẫn<br />

làm theo ý tôi, tôi thừa nhận khuyết điểm của tôi, nàng có nghệ thuật làm tôi vui lòng. Có nhìn ra<br />

những lỗi lầm của nàng cũng là vô ích với tôi thôi; rất có thể tôi còn lên án những lỗi lầm đó; bất kể<br />

mọi điều đó, nàng làm tôi yêu nàng. Sự duyên dáng của nàng chinh phục hết mọi sự, và chắc chắn tình<br />

yêu chân thật của tôi sẽ thanh lọc những tệ đoan thời đại khỏi trái tim nàng.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 191<br />

Philinte : Nếu anh kiện toàn được điều này thì sẽ không phải là một chuyện nhỏ. Thế anh có tin là nàng<br />

yêu anh không?<br />

Alceste : Có chứ. Chắc chắn là có! Tôi sẽ chẳng hề yêu nàng nếu tôi nghĩ là nàng không yêu tôi.<br />

Philinte : Nhưng nếu tình yêu của nàng đối với anh đã hai năm rõ mười, thì làm sao mà những tình<br />

địch của anh lại gây cho anh nhiều sự khó chịu đến thế chứ?<br />

Alceste : Đó là vì một con tim say mê đắm đuối muốn chiếm giữ tất cả cho mình; tôi chỉ đến đây với<br />

dụng ý nói với nàng về điều những tình cảm của tôi ra lệnh cho tôi, trong chuyện này.<br />

Philinte : Nếu tôi phải lựa chọn, thì Eliante sẽ là người chiếm đuợc trọn mối tình của tôi. Trái tim của<br />

nàng, nhận chân được giá trị của anh, thì vững vàng và chân thật; và sự lựa chọn xứng hợp hơn này sẽ<br />

thuận với anh hơn đấy.<br />

Alceste ; Đúng như thế; lý trí của tôi nói với tôi như vậy mỗi ngày; nhưng lý trí không phải lúc nào<br />

cũng chi phối được tình yêu đâu anh ạ.<br />

Philinte : Tôi rất lo ngại cho tình cảm của anh; và niềm hy vọng anh nuôi dưỡng e có thể…<br />

CẢNH II<br />

ORONTE, ALCESTE, PHILINTE<br />

Oronte : Tôi được biết ở nơi nọ rằng Eliante và Célimène đã đi phố mua đồ.Nhưng vì nghe nói ông<br />

đang ở đây, nên tôi tới để nói ông biết, với niềm chân thực nhất, rằng tôi đã có sự quý trọng không thể<br />

tuởng tượng được đối với ông, và rằng, từ lâu rồi, sự quý trọng này đã gợi cho tôi một mong ước nồng<br />

hậu nhất để được coi như người bạn của ông. Vâng: lòng tôi ưa chuộng tài năng và công lý; và tôi hết<br />

sức mong mỏi rằng một cam kết của tình bằng hữu sẽ liên kết chúng ta. Tôi nghĩ rằng một người bạn<br />

nhiệt thành và ở vào địa vị tôi, sẽ không hoàn toàn bị từ khước. ( Suốt thời gian này Alceste cứ đứnng<br />

mơ màng ngẫm nghĩ, và có vẻ không biết là Oronte đang nói với mình. Alceste chỉ ngước lên khi<br />

Oronte nói với anh) _Ông cảm phiền vì chính ông là người tôi đang nói chuyện với đấy.<br />

Alceste : Với tôi ư, thưa ông?<br />

Oronte : Với ông đấy, liệu điều này có xúc phạm gì ông không ạ?<br />

Alceste : Không đâu ông, nhưng nỗi ngạc nhiên của tôi thì rất lớn; và tôi không chờ đợi cái hân hạnh<br />

này.<br />

Oronte : Sự quý trọng tôi dành cho ông nhẽ ra không làm ông ngạc nhiên mới phải, ông có thể đòi hỏi<br />

sự quý trọng này của trọn thế giới ấy chứ.<br />

Alceste : Thưa ông …<br />

Oronte : Trọn quốc gia chúng ta không có gì đứng trên cái tài năng sáng chói mà thiên hạ đã khám phá


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 192<br />

ra được ở nơi ông.<br />

Alceste : Thưa ông…<br />

Oronte : Vâng. Riêng với tôi, thì tôi cho rằng ông là người tối quan trọng của quốc gia.<br />

Alceste : Thưa ông…<br />

Oronte : Xin trời vật chết tôi đi, nếu tôi nói lời gian dối! Và để chứng minh ngay đây những tình cảm<br />

của tôi, xin cho tôi được ôm hôn ông với trọn trái tim tôi, và xin ông dành cho tôi một chỗ trong tình<br />

bạn của ông; xin ông hãy nắm bắt tay tôi. Ông có hứa dành cho tôi tình bạn của ông không?<br />

Alceste : Thưa ông …<br />

Oronte : Sao? Bộ ông từ khước yêu cầu của tôi sao chứ?<br />

Alceste : Thưa ông, ông đã dành cho tôi vinh dự quá lớn; nhưng tình bạn đòi hỏi một chút gì thiêng<br />

liêng hơn, và đem ban bố hoang phí tình bạn trong bất cứ dịp nào tức là chắc chắn có tính cách phạm<br />

thần tình bạn. Cần phải có sư xuy xét và lựa chọn trước một sự liên hệ như thế. Chúng ta cần phải biết<br />

nhau nhiều hơn trước khi ta làm bạn; và rất có thể xẩy ra chuyện chúng ta có những tánh tình mà cả hai<br />

sẽ ăn năn về khế ước này.<br />

Oronte : Thật là hay! Ông thật khôn ngoan; và tôi càng quý trọng ông hơn nữa. Vậy thì chúng ta hãy để<br />

thời gian sẽ thiết lập một mối giây thú vị; nhưng trong khi chờ đợi thì tôi hoàn toàn thuộc quyền xử<br />

dụng của ông. Nếu ông có chuyện gì với triều đình, thì ai cũng đều biết là tôi thân với nhà Vua như thế<br />

nào; Hoàng Thượng nghe theo ý tôi; và thật tình, nói chung Ngài xử sự với tôi trong mọi hoàn cảnh với<br />

niềm quý trọng thành tâm nhất. Tóm lại tôi là của ông trong mọi tình huống; và vì ông là một người trí<br />

tuệ sáng láng, nên, để ăn mừng tình bạn duyên dáng của chúng ta, tôi xin đọc ông nghe một bài thơ tôi<br />

làm cách đây ít lâu để ông xem nó có đủ hay để đăng chăng.<br />

Alceste : Ồ, thưa ông tôi không đủ khả năng để định đoạt chuyện đó đâu, vì vậy mong ông lượng thứ<br />

cho.<br />

Oronte : Sao vậy chứ?<br />

Alceste : Tôi có cái tật là hơi quá thành thật hơn là cần thiết trong những chuyện như vầy.<br />

Oronte : Thì đó chính là điều tôi mong mỏi; và tôi sẽ có lý do để than phiền, nếu tôi tự bầy tỏ thành<br />

thật với ông để mong ông cho tôi ý kiến thẳng thắn, mà ông lại làm tôi thất vọng khi dấu giếm tôi điều<br />

gì đó.<br />

Alceste : Thưa ông, nếu ý ông muốn vậy thì tôi xin hoàn toàn tuân theo.<br />

Oronte : Bài thơ… Đây là một bài thơ…Hy Vọng … Một bài thơ làm cho một bà đã đem lại đôi chút<br />

hy vọng cho mối cảm tình của tôi với bà. Hy Vọng… Bài thơ không dài dòng với những thi từ khoa<br />

trương, mà là những dòng thơ dịu dàng, nhẹ nhàng và gây xúc động lòng người. (Cứ mỗi lời mô tả đó<br />

ông ta lại ngó nhìn Alceste).<br />

Alceste : Để coi xem sao.<br />

Oronte : Hy Vọng…tôi không rõ liệu thể thơ sẽ cho ông thấy là đủ rõ nét và dễ dàng hoặc là liệu ông


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 193<br />

sẽ có ưng ý cách tôi chọn dùng những thi từ chăng.<br />

Alceste : Chúng ta sẽ được biết tức thì đấy mà, thưa ông.<br />

Otonte : Ngoài ra, ông cần được biết là bài thơ đã được tôi làm trong có mười lăm phút.<br />

Alceste : Chúng ta hãy nghe đi thưa ông, thời lượng không có ý nghĩa gì.<br />

Oronte : ( đọc)<br />

Đúng, hy vọng, thường ban niềm dịu lắng,<br />

Ru ngủ ta trong những lúc ưu tư;<br />

Nhưng, Phillis, đó chỉ là lợi nhỏ,<br />

Khi đã qua chỉ còn lại số không!<br />

Philinte : Tôi đã bị mấy câu thơ đó quyến rũ rồi đấy.<br />

Alceste : (nói nhỏ với Philinte) Gì chứ? Sao anh đã vội cho là mấy vần thơ đó hay hay sao vậy.<br />

Oronte :<br />

Em đã từng cho thấy sự ân cần;<br />

Nhưng ít đi thì sẽ thấy hay hơn,<br />

Em chẳng nên đi theo con đường đó<br />

Rồi chỉ ban cho tôi niềm hy vọng.<br />

Philinte : Những thi từ mô tả ý nghĩ hay biết bao!<br />

Alceste : Nào nào! Anh, kẻ nịnh hót ti tiện, làm sao anh khen tặng thứ rơm rác đó được chứ!<br />

Oronte :<br />

Nếu tôi phải đợi chờ lâu muôn kiếp,<br />

Mối tình tôi lôi cuốn đến tận cùng,<br />

Sẽ trôi nổi bay tìm về cõi chết.<br />

Ân cần dịu ngọt em không cản được.<br />

Người đẹp Phillis em, chúng ta vô vọng,<br />

Khi chúng ta phải hy vọng muôn đời<br />

Philinte : Kết thúc đẹp đấy, tình tứ, tuyệt diệu.<br />

Alceste : (nói nhỏ vời Philinte). Kết thúc là một tai họa! Tôi ước chi anh kết luận theo cách đập gẫy mũi<br />

anh đi, anh kẻ đầu độc quỷ thần!<br />

Philinte : Tôi chưa hề được nghe những lời thơ kỹ xảo hơn thế đấy.<br />

Alceste : (nói nhỏ). Trời đất quỷ thần!...


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 194<br />

Oronte : (nói với Philinte). Ông nịnh hót tôi; và có lẽ ông tưởng là …<br />

Philinte : Không, tôi không hề nịnh ông đâu.<br />

Alceste : (nói nhỏ). Không nịnh thì còn là gì nữa chứ? Cái đồ mắc dịch!<br />

Oronte : (nói vói Alceste). Nhưng còn ông, ông biết chúng ta đã đồng ý như thế nào rồi. Xin hãy thành<br />

thực nói cho tôi biết đi ông.<br />

Alceste : Thưa ông, những vấn đề này thì luôn luôn tế nhị, và ai cũng thích trí thông minh của mình<br />

được ca tụng. Nhưng, mới hôm rồi đây, tôi có nói với một người mà tôi xin dấu tên, khi ông ta cho tôi<br />

đọc một vài bài thơ của ông ta, rằng bất cứ lúc nào một nam tử lịch thiệp nên áp dụng sự tự chế lớn lao<br />

đối với chuyện thích viết lách của mình mà đôi khi nó tấn công chúng ta, và nên áp dụng sự kìm hãm<br />

chặt chẽ đối với những khuynh hướng mạnh mẽ khiến ta phải phô ra những thú tiêu khiển như vậy; và<br />

rằng trong niềm mong mỏi phô trương những tác phẩm của mình, người ta thường tự thấy mình đóng<br />

một vai trò rất chi là khờ dại.<br />

Oronte : Bộ ông muốn tỏ cho tôi hay là tôi đã lầm trong việc muốn…<br />

Alceste : Thưa, tôi không thật sự muốn nói như vậy. Nhưng tôi nói với ông ta rằng viết lách không có<br />

hồn sẽ trở nên buồn nản; và chỉ cần nhược điểm đó là một người bị mất đi cái thế của mình; rằng mặt<br />

khác, ngay cả những người có hàng trăm phẩm giá tốt đẹp, chúng ta vẫn nhìn họ dựa vào những khía<br />

cạnh xấu nhất của họ.<br />

Oronte : Vậy ông có nhận thấy điều gì đáng trách trong bài thơ của tôi không?<br />

Alceste : Thưa, tôi không nói vậy. Nhưng để ông ta đừng viết nữa, tôi trưng ra ví dụ cho ông ta thấy,<br />

trong thời đại chúng ta, sự mong muốn viết lách này đã làm hoen ố thanh danh của rất nhiều người khả<br />

kính.<br />

Oronte : Vậy tôi viết có dở không? Tôi có giống họ không? Thưa ông.<br />

Alceste : Thưa, Tôi không nói vậy. Nhưng tóm lại tôi hỏi ông ta: có sự hối thúc cấp thiết nào khiến ông<br />

phải làm thơ không? Và có ma quỷ nào thúc đẩy ông phải in ấn những bài thơ đó không? Nếu chúng ta<br />

có thể tha thứ chuyện một cuốn sách dở như hạch được tung ra thế giới, thì đó chỉ là với những người<br />

không may phải dùng ngòi bút làm kế sinh nhai mà thôi. Ông hãy tin tôi đi, hãy cố cưỡng lại sự quyến<br />

rũ, tránh tràn lan ra công chúng những sự chiếm cứ đó, và xin hãy đừng, dẫu cho ông được người ta cầu<br />

khẩn đến đâu đi nữa, bỏ mất cái thanh danh ông đang hưởng nơi triều đình như một người trung trực để<br />

hứng lấy, từ tay một nhà xuất bản tham lam, tiếng xấu của một tác giả mắc dịch nực cười. Thưa, đó là<br />

điều tôi giải thích với ông ta.<br />

Oronte : Mọi điều ông nói đều thật là hay ho, và có vẻ như tôi hiểu ông muốn nói gì, Nhưng liệu ông<br />

có thể cho tôi biết trong bài thơ của tôi, có điểm gì khiến ông…<br />

Alceste : Nói thẳng thắn ra thì ông nên cất bài thơ đó vào trong tủ. Ông đã chạy theo những mẫu mực<br />

xấu; và những biểu tỏ của ông không được tự nhiên chút nào hết. Cái gì mà :Ru ngủ ta trong nhưng lúc<br />

ưu tư; khi đã qua chỉ còn lại số không. Em chẳng nên đi theo con đường đó; rồi chỉ ban cho tôi niềm<br />

hy vọng. Rồi lại còn: Người đẹp Phillis em, chúng ta vô vọng; khi chúng ta phải hy vọng muôn đời. Cái<br />

lối hành văn nghĩa bóng đó, mà người ta phù phiếm xử dụng, dù cho xuất phát từ tính cách tốt và là sự


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 195<br />

thật, nhưng nó lại chỉ là thuật chơi chữ, trò giả bộ hoàn toàn, vì thế không phải tiếng nói tự nhiên. Cái<br />

sở thích đồi trụy của thời đại là điều tôi không ưa. Ông, cha chúng ta, dẫu họ thiếu bóng bẩy, có sở<br />

thích tốt đẹp hơn hẳn và tôi không coi là giá trị những gì người đời mến mộ hiện nay hơn là một bài hát<br />

xưa mà tôi sẽ hát cho các ông nghe :<br />

“Nếu đại đế của chúng ta ban cho anh<br />

Paris bao la và tráng lệ của Ngài<br />

mà, nhận lời, thì tức thời anh phải xa em<br />

tình yêu chân thực của lòng anh.<br />

thì anh sẽ đáp: Tâu Quốc Vương Hal, hạ thần xin Ngài<br />

lấy lại Paris tráng lệ của Ngài.<br />

vì anh yêu em nhiều hơn hẳn, em ơi, anh nghĩ<br />

vì anh yêu em nhiều hơn hẳn, em ơi.”<br />

Tiết tấu bài hát này không có gi súc tích, và lối hành văn thì cổ xưa, nhưng các ông có thấy là nó hay<br />

hơn hẳn những ca, thi từ bóng bẩy phù phíếm mà lý trí nổi loạn, và rằng trong bài hát này, tình yêu<br />

được nói lên từ chính con tim không nào?<br />

“Nếu đại đế của chúng ta ban cho anh<br />

Paris bao la và tráng lệ của Ngài<br />

mà, nhận lời, thì tức thời anh phải xa em<br />

tình yêu chân thực của lòng anh.<br />

thì anh sẽ đáp: Tâu Quốc Vương Hal, hạ thần xin Ngài<br />

lấy lại Paris tráng lệ của Ngài.<br />

vì anh yêu em nhiều hơn hẳn, em ơi, anh nghĩ<br />

vì anh yêu em nhiều hơn hẳn, em ơi.”<br />

Đó là điều mà một trái tim yêu đuơng thật tình sẽ nói. (Alceste nói với Philinte là người đang rũ ra<br />

cười)Vâng, thưa anh hề, dù với tất cả trí thông minh của anh, tôi thích bài hát này hơn tất cả những<br />

phèn la, chiêng trống và cái sáng láng giả tạo mà ai nấy đều ưa chuộng ngày nay.<br />

Oronte : Còn tôi, thì tôi vẫn cứ cho là những vần thơ của tôi rất hay.<br />

Alceste : Tất nhiên ông có lý do của ông để nghĩ như thế cho những vần thơ của ông, nhưng hãy cho<br />

phép tôi có quan điểm của tôi, mà mạn phép ông, sẽ tiếp tục là quan điểm độc lập.<br />

Oronte : Với tôi thì cứ những người khác khen tặng những bài thơ đó là đủ rồi.<br />

Alceste : Thưa vâng. Đó là vì họ có tài che đậy còn tôi thì không.<br />

Oronte : Vậy ông có thật sự tin rằng ông có được ban cho trí thông minh nhiều đến thế chăng?


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 196<br />

Alceste : Nếu tôi ca tụng thơ ông, thì tôi sẽ còn có đuợc nhiều hơn đấy.<br />

Oronte : Tôi sẽ đạt được kết quả tốt mà không cần sự tán thành của ông.<br />

Alceste : Để vừa ý ông thì ông cần phải được tán thành mà không có ý kiến của tôi.<br />

Oronte : Tôi thật muốn được thấy ông viết bài thơ với cùng đề tài, chỉ để có đuợc một bản mẫu lối<br />

hành văn của ông.<br />

Alceste : Tôi rất có thể, không may, làm bài thơ cũng không hay như thế; nhưng tôi sẽ cẩn thận giữ để<br />

không cho ai phải đọc nó.<br />

Oronte : Ông đã nói với tôi thật cứng rắn; và điều này quá đủ để…<br />

Alceste : Xin ông hãy tìm người khác để xu nịnh ông, và chớ tìm tôi.<br />

Oronte : Nào nào, ông bé nhỏ của tôi ơi, hãy bỏ cái giọng tự cao tư đại đó đi.<br />

Alceste : Nói thực thì ông lớn của tôi ơi, tôi sẽ làm điều tôi thích.<br />

Philinte : (tiến vào đứng giữa hai người). Ngưng lại đi, hai ông. Như vậy là chuyện đi quá lố rồi đó.<br />

Xin các ông ngưng lại đi thôi.<br />

Oronte : Ô, tôi lầm, tôi thú nhận; và tôi xin rời nơi đây. Tôi là người hầu của ông, thưa ông, bằng trọn<br />

tấm lòng tôi.<br />

Alceste : Và tôi, thưa ông, là người hầu hạ khiêm nhường của ông.<br />

CẢNH III<br />

PHILINTE, ALCESTE<br />

Philinte : Này bạn! Anh đã thấy chưa: vì tỏ ra quá thành thực, giờ đây anh lâm vào một vụ rắc rối. Và<br />

tôi nhìn rõ là Oronte, một khi muốn được xu nịnh thì…<br />

Alceste : Thôi, đừng nói với tôi nữa.<br />

Philinte : Nhưng…<br />

Alceste : Không nói chuyện xã hội nữa.<br />

Philinte : Thật là quá đáng…<br />

Alceste : Cứ để mặc tôi.<br />

Philinte : Nếu tôi…<br />

Alceste : Đừng nói thêm nữa.<br />

Philinte : Nhưng thế là thế nào chứ?<br />

Alceste : Tôi không muốn nghe thêm nữa.<br />

Philinte : Nhưng…


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 197<br />

Alceste : Gì nữa đây?<br />

Philinte : Người ta nhục mạ…<br />

Alceste : Trời đất quỷ thần! Thế này thì quá đáng quá. Đừng có theo gót tôi.<br />

Philinte : Anh giỡn với tôi hay sao, tôi không rời anh ra đâu.<br />

MÀN II<br />

CẢNH I<br />

ALCESTE, CÉLIMÈNE<br />

Alceste : Thưa bà, bà có muốn nghe tôi nói thẳng, nói thật không? Vậy thì tôi rất thất vọng về cách<br />

hành xử của bà. Tôi rất bực mình khi nghĩ đến điều đó, và tôi thấy là mình sẽ phải bỏ nhau thôi. Vâng,<br />

tôi sẽ chỉ lừa dối khi lại nói khác đi. Sớm, muộn chuyện mình bỏ nhau là điều không tránh khỏi; và nếu<br />

tôi lại hứa với bà một ngàn lần chuyện ngược lại, thì tôi sẽ không sao giữ lời đuợc đâu.<br />

Célimène : Thì ra vì muốn cãi lẩy với tôi mà ông mới chịu đưa tôi về nhà đấy à?<br />

Alceste : Tôi không cãi nhau. Nhưng chuyện bà cứ dễ dãi sẵn sàng mở rộng tấm lòng bà cho bất cứ kẻ<br />

đầu tiên nào bước tới, rồi bà có quá nhiều nhân tình, vì thế trái tim tôi không thể khứng chịu được nữa.<br />

Célimène : Thế bộ tôi đáng trách là đã có quá nhiều người mến mộ tôi sao? Làm sao tôi có thể ngăn<br />

cản những người thấy tôi dễ thương. Và vì muốn gặp tôi họ đã có những nỗ lực mến trìu, bộ tôi phải<br />

dùng cây gậy xua đuổi họ đi à?<br />

Alceste : Không, thưa bà, bà không cần dùng cây gậy, mà là một trái tim ít dễ dãi và bớt dịu ngọt đi<br />

trước những lời tán tỉnh yêu đương của họ. Tôi biết là sắc đẹp của bà dẫn đưa bà đến được khắp nơi.<br />

Nhưng sự chào đón của bà chiếm lĩnh những ai được mắt bà thu hút. Và sự chào đón dịu dàng được<br />

ban cho những ai đưa cánh tay cho bà khoác, khiến tim họ rộn ràng vì sự duyên dáng lúc đầu của bà.<br />

Hy vọng quá thoải mái bà ban phát làm tăng sự sốt sắng của họ đối với bà; và nếu bà bớt cho thấy sự tự<br />

mãn của mình, thì sẽ xua đuổi được cái đám quá đông người sủng ái bà đấy. Nhưng ít ra, thì bà hãy nói<br />

cho tôi biết, vì sự may mắn nào mà anh chàng Clitandre lại được cái diễm phúc làm vui lòng bà nhiều<br />

đến thế chứ? Dựa vào cái công trạng gì hay vào cái đạo đức tuyệt vời nào để mà bà đã ban phát cho hắn<br />

sự quý mến của bà. Có phải cái móng tay dài trên ngón út của hắn đã đoạt được sự quý trọng của bà?<br />

Hoặc là giống như toàn thể cái thế giới hiện đại, bà cũng đã bị cái bộ tóc giả mầu vàng chói sáng của<br />

hắn mê hoặc chăng? Bộ những lọn tóc lớn của hắn đã làm bà yêu hắn ư? Bộ cái lô ru-băng của hắn mê<br />

hoặc bà sao? Có phải cái quần cụt lớn kiểu Đức hắn mặc đã thu hút và chinh phục được trái tim bà<br />

chăng, trong khi hắn lại giả bộ đóng vai kẻ nô lệ của bà. Hay là cái lối mỉm cười của hắn, cái giọng nói<br />

ỏn ẻn của hắn đã tìm được sự bí mật làm trái tim của bà rung động?<br />

Célimène : Thật là bất công để ông hồ nghi anh ta. Bộ ông không biết tại sao tôi ban ân huệ cho hắn, và<br />

hắn đã hứa sẽ thu hút hết bạn bè hắn cho vụ kiện tụng của tôi.<br />

Alceste : Hãy thua kiện đi bà ạ, với sự kiên trì, và hãy đừng ban ân huệ cho tình địch mà tôi khinh ghét.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 198<br />

Célimène : Nhưng bộ ông nổi ghen với toàn thế giới hay sao đây?<br />

Alceste : Đó chỉ vì toàn thế giới cứ ân cần tiếp đón bà.<br />

Célimène : Thì đó là đỉều duy nhất để làm dịu cái trí tuệ dễ sợ của ông, vì cái thiện chí của tôi đã được<br />

phân phát chung chung: ông sẽ có nhiều lý do hơn để cảm thấy bị xúc phạm nếu ông thấy tôi hoàn toàn<br />

chú trọng vào riêng một người mà thôi.<br />

Alceste : Nhưng còn tôi, người bị bà cáo buộc là ghen tuông thái quá, tôi có được gì hơn bất cứ ai trong<br />

số họ không, mong bà cho biết?<br />

Célimène : Cái hạnh phúc biết rẳng ông được yêu.<br />

Alceste : Vậy căn cứ vào đâu để cho trái tim tương tư của tôi tin được điều đó?<br />

Célimène : Tôi nghĩ rằng tôi đã có lòng nói cho ông biết thế thì một sự thú nhận như vậy hẳn phải làm<br />

ông hài lòng rồi chứ?<br />

Alceste : Nhưng ai có thể bảo đảm với tôi rằng bà sẽ khônbg đồng lúc có thể nói đúng như vậy với mọi<br />

người khác?<br />

Célimène : Chắc chắn đối với một người tình, thì đây là một lời nói yêu đương dễ thương, và ông đã<br />

coi tôi như một phụ nữ dễ mến. Vậy để loại bỏ một sự hồ nghi như thế, ngay bây giờ đây tôi lấy lại<br />

những điều tôi vừa mới nói; và không ai khác ngoài ông, trong tương lai, sẽ tự kỷ ám thị. Hãy hài lòng<br />

đi nào.<br />

Alceste : Trời đất quỷ thần! Sao mà tôi lại yêu bà quá đỗi vậy kìa! Ôi! Phải chi tôi lấy lại được trái tim<br />

tôi từ đôi tay bà thì tôi sẽ tôn vinh Trời cho cái diễm phúc híếm hoi này! Tôi sẽ không nhượng nó đâu,<br />

và tôi sẽ làm hết sức mình để cho tim tôi thoát ra khỏi sự quyến luyến ghê gớm này; nhưng những cố<br />

gắng mạnh nhất của tôi cho đến nay đã chẳng đạt được gì; và chính vì những tội lỗi của tôi mà tôi đã<br />

yêu bà như thế.<br />

Célimène : Đúng như thế, tình cảm nồng nàn của ông đối với tôi có một không hai.<br />

Alceste : Vâng, về điểm này thì tôi có thể thách thức cả thế giới. Tình yêu của tôi với bà thì không thể<br />

tưởng tượng được; và không bao giờ đâu, bà ạ, bất cứ một người nào lại đã yêu như tôi.<br />

Célimène : Tuy nhiên, cung cách yêu của ông thì hoàn toàn mới mẻ, vì ông yêu người chỉ để mà cãi lẩy<br />

với họ; chỉ có những lời giận dữ mới phát xuất đươc tình cảm nồng nàn của ông, và người ta chưa từng<br />

thấy một người tình nào cằn nhằn như thế.<br />

Alceste : Nhưng chỉ còn tuỳ vào bà mà thôi để làm tan biến niềm phiền muộn của hắn ta. Để cho yên<br />

ổn chúng ta hãy chấm dứt mọi sự cãi lộn này để công khai giải quyết với nhau, và cố gắng làm<br />

ngưng…<br />

Célìmène : Có chuyện gì?<br />

CẢNH II<br />

CÉLIMÈNE, ALCESTE, BASQUE


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 199<br />

Basque : Acaste đang chờ dưới nhà..<br />

Célìmène : Thì mời ông ta lên đi.<br />

Alceste : Cái gì? Bộ người ta không bao giờ có thể nói chuyện riêng mặt giáp mặt với bà được à? Đón<br />

tiếp mọi ngưới thì lúc nảo bà cũng sẵn sàng sao? Và bà không thể, có một lúc nào, quyết định là bà<br />

“không có nhà” được sao?<br />

Célimène : Bộ ông muốn tôi gây lộn với Acaste hay sao đây?<br />

Alceste : Bà có cái lòng quý trọng mà tôi thật sự không ưa.<br />

Célimène : Anh ta là người sẽ không bao giờ tha lỗi cho tôi, nếu anh ta biết rằng sự hiện diện của anh ta<br />

sẽ có thể gây phiền toái cho tôi.<br />

Alceste : Thế còn với bà thì sao, tự gây phiền cho mình như vậy …<br />

Célimène : Nhưng, trời cao đất dầy ơi! Tình bằng hữu của một người quan trọng như thế, họ là một loại<br />

người mà, tôi không hiểu làm sao lại đạt được cái quyền được triều đình nghe. Họ tham dự vào mọi<br />

cuộc chuyện trò; họ không thể làm điều gì tốt cho bạn, nhưng họ rất có thể hại bạn; và dù bạn có thể<br />

tìm được sự hậu thuẫn ở nơi nào khác đi nữa, thì chẳng nên có mối giao hảo không tốt với những con<br />

người ồn ào đó.<br />

Alceste : Tóm lại, bất cứ điều gì người ta nói hay làm, bà luôn luôn tìm được lý do để chịu đựng với bất<br />

cứ ai; và sự xét đoán rất thận trọng của bà…<br />

CẢNH III<br />

BASQUE, ALCESTE, CÉLIMÈNE<br />

Basque : Và đây lại cả Clitandre nữa, thưa bà.<br />

Alceste : Thì đúng là thế rồi. (muốn bỏ đi)<br />

Célimène : Anh chạy đi đâu thế hả?<br />

Alceste : Tôi đi về đây.<br />

Célimène : Ở lại đi.<br />

Alceste : Để làm gì cơ chứ?<br />

Célimène : Ở lại đi.<br />

Alceste : Tôi không thể.<br />

Célimène : Tôi muốn ông ở lại.<br />

Alceste : Tôi sẽ không ở lại. Những cuộc chuyện trò đó chỉ làm tôi mệt mỏi, và bà thật xấu bụng muốn<br />

tôi phải chịu đựng chúng.<br />

Célimène : Tôi muốn thế. Tôi muốn thế.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 200<br />

Alceste : Không. Tôi không thể ở lại được.<br />

Célimène : Vậy thì được rồi, đi đi, về đi; ông có thể làm theo ý ông mà.<br />

CẢNH IV<br />

ÉLIANTE, PHILINTE, ACASTE, CLITANDRE, ALCESTE, CÉLIMÈNE, BASQUE<br />

Éliante : (nói với Célimène) Đây là hai hầu tước cùng lên chơi với chúng ta. Có ai nói cho bà hay<br />

chưa?<br />

Célimène : Có ạ (nói với Basque) Hãy kéo ghế mời mọi người ngồi đi. (Basque kéo ghế mời rồi đi ra).<br />

Célimène nói vói Alceste : Bộ ông chưa bỏ về sao?<br />

Alceste : Chưa, nhưng thưa bà, tôi muốn, bà hãy giãi bầy tấm lòng bà, hoặc là với họ hay là với tôi.<br />

Célimène : Anh im đi có được không nào?<br />

Alceste : Trong chính ngày hôm nay bà hãy giãi bầy đi.<br />

Célimène : Bộ anh mất trí rồi sao?<br />

Alceste : Hoàn toàn không. Bà sẽ phải tự giải tỏ.<br />

Célimène : Thật tình!<br />

Alceste : Bà phải bầy tỏ lập trường của mình.<br />

Célimène : Ôi trời!<br />

Alceste : Bà cần nói rõ bà về phe ai.<br />

Célimène : Ông nói giỡn đó chứ, phải không nào?<br />

Alceste : Không đâu, nhưng bà sẽ lựa chọn; tôi kiên nhẫn quá lâu rồi.<br />

Clitande : Trời ạ! Tôi vừa đến từ viện bảo tàng Louvre, nơi sáng nay Cléonte đã cư xử hết sức kỳ cục.<br />

Bộ hắn ta không có người bạn nào có thể mở từ tâm chỉ dậy cho hắn phép lịch sự sao?<br />

Célimène : Sự thực thì hắn tự liên lụy mình rất nhiều vào xã hội; đâu đâu hắn cũng tự mang một cái vẻ<br />

mà mới đầu được người ta chú ý, và rồi sau một dạo ngắn vắng mặt, bạn gặp lại hắn, thì hắn lại còn có<br />

thái độ phi lý hơn bao giờ.<br />

Acaste : Trời ơi! Nếu phải nói về những con người phi lý, thì mới đây thôi, một trong những người vô<br />

duyên nhất đã làm phiền tôi. Anh chàng lý luận Damon đã nắm được tôi trọn một tiếng đồng hồ dưới<br />

ánh nắng nóng bỏng, xa chiếc ghế Sedan của tôi, chắc quý vị cảm phiền.<br />

Célimène : Anh ta là một người nói năng kỳ cục, và là một trong những người luôn tìm được cách nói<br />

vòng vo tam quốc với bạn mà chẳng mang lại ý nghĩa gì. Chẳng có ý nghĩa gì trong những lòi nói lanh<br />

cha lanh chanh của anh ta, và tất cả mình có thể nghe chỉ là tiếng động.<br />

Eliante (nói vói Philinte): Sự khởi đầu này hay đấy; và câu chuyện chuyển theo một chiều hướng đủ<br />

thoải mái nói về xóm giềng của chúng ta.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 201<br />

Clitandre : Timante nữa, thưa bà, là một con người có tư cách đấy chứ.<br />

Célimène : Đó là một con người huyền bí từ đầu đến chân mà khi đi ngang bạn, sẽ ném cái nhìn bối<br />

rối, và là người dủ chẳng làm gì hết, nhưng lúc nào lại cũng bận rộn. Bất cừ điều gì anh ta thốt ra đều<br />

kèm theo những nét nhăn nhó, những điệu đàng của anh ta làm mọi người bị khá ngộp thở. Để gây gián<br />

đoạn cho một câu chuyện, anh ta luôn luôn có một bí mật để thì thầm vào tai bạn, và điều bật mí ấy té<br />

ra lại chẳng có gì là bí mật cả. Từ chuyện bé tí anh ta xé ra to, và cứ thầm thì mọi chuyện vào tai bạn,<br />

ngay cả khi chỉ là lời chào “chúc một ngày tốt đẹp”.<br />

Acaste : Vậy còn Geralde thì sao, thưa bà.<br />

Célimène : Cái anh chàng kể chuyện chán ngấy! Anh ta chẳng khi nào bước xuống khỏi cái bục con<br />

người quý phái của mình; anh ta tiếp tục trà trộn với xã hội bán buôn thượng đẳng, và không bao giờ<br />

trích lời ai ở dưới đẳng cấp Quận công, Hoàng tử hay Công chúa. Đẳng cấp là sở thích của anh ta và<br />

những câu chuyện của anh ta thì không gì ngoài những chú ngựa, những cỗ xe, và những con chó. Anh<br />

ta nói chuyện xưng anh, anh, tôi, tôi với những người ở đẳng cấp tối cao, và tiếng Ngài thì có tính cách<br />

hoàn toàn lỗi thời đối với anh ta.<br />

Clitandre : Nghe nói anh ta có mối giao hảo tốt với Bélise?<br />

Célimène : Một phụ nữ khù khờ tội nghiêp, và viếng khách nhàm chán nhất. Khi bà ta đến thăm tôi, tôi<br />

đau khổ như người phải tội: tôi cứ luôn luôn phải cố moi óc xem nên nói gì với bà ta, và vì bà ta<br />

khônbg sao bầy tỏ nổi những cảm nghĩ của bà ta nên câu chuyện cứ ngưng lại ngang xương. Dù bạn cố<br />

gắng vượt qua sự im lặng ngốc nghếch của bà ta bằng cách giúp đề cập đến nhữmg đề tài tào lao nhất<br />

thì cũng vô ích thôi: ngay cả những đề tài về thời tiết như trời đẹp, trời mưa, trời nóng và trời lạnh cũng<br />

thế, với bà ta thì cũng mau chóng tới hồi kết thúc. Đã thế, nhữmg lần thăm víếng của bà ta tuy đã là<br />

một cực hình, mà lại còn bị kéo dài đến không thể chịu đựng nổi; và bạn rất có thể nhìn đồng hồ hay<br />

ngáp hai mươi lần, thì bà ta vẫn cứ ngồi trơ ra như khúc củi vậy.<br />

Arcaste : Thế còn Adraste thì sao?<br />

Célimène : Ôi chao! Còn sự kiêu ngạo tuyệt đối nào hơn nữa đây! Ông này đúng là một con người đầy<br />

tự cao tự đại, công trạng của ông ta với triều đình không bao giờ được ông ta coi là được ban thưởng<br />

thỏa đáng, và hàng ngày ông ta cứ than van với triều đình về chuyện này, và bất cứ khi nào có một<br />

chức vị, một chỗ, hay một ân huệ được ban phát cho ai, là chắc chắn ông ta nghĩ là mình đã bị ngược<br />

đãi bất công.<br />

Clitandre : Nhưng còn chàng trai trẻ Cléon mà những người quý trọng thường đến gặp thì bà nghĩ sao?<br />

Célimène : Ấy chính nhờ anh bếp của anh ta mà anh ta mới được mọi người chú ý đấy chứ, và người ta<br />

đến là vì cái bàn ăn của anh ta thôi.<br />

Éliante : Anh ta rất cố gắng cung ứng những món ăn thanh nhã, khoái khẩu.<br />

Célimène : Đúng, nhưng tôi sẽ sung sướng thấy anh ta đừng ra mặt phục dịch , con người khờ khạo<br />

của anh ta là một món dở ẹc, mà theo ý tôi làm hư mọi bữa tiệc anh ta khoản đãi.<br />

Philinte : Ông chú Damis của anh ta thì rất được người ta nhắc tới, thế bà nghĩ sao về ông này, thưa bà.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 202<br />

Célimène : Ông ta là một trong những người bạn của tôi.<br />

Philinte : Tôi thấy ông ta là một con người hoàn toàn trung trực với một phong thái khôn ngoan.<br />

Célimène : Đúng vậy. Nhưng ông ta tự cho mình quá nhiều trí tuệ khiến tôi khó chịu; ông ta luôn luôn<br />

khoa trương, và trong hết thẩy những cuộc chuyện trò của ông ta, người ta có thể thấy ông ta cố gắng<br />

để nói những lời thông thái. Vì ông ta cứ tự coi mình là người thông mẫn nên rất khó mà làm ông ta hài<br />

lòng, và chẳng có gì hợp với sở thích của ông ta. Ông ta cần tìm ra những sai lầm trong những tác<br />

phẩm của bạn, và cho rằng đưa ra lời khen tặng thì không phải là người có kiến thức, rằng vạch ra<br />

những sai lầm mới là người thông thái, rằng chỉ có kẻ khờ mới ngưỡng mộ chuyện nực cười, và rằng<br />

bằng cách không chấp nhận bất cứ điều gì trong những tác phẩm đương đại, ông ta đứng trên tất cả mọi<br />

người khác. Ngay cả trong những cuộc trò chuyện, ông ta cũng tìm thấy đìều gì đó để chê bai: đó là<br />

những đề tài quá tầm thường ông không hạ mình để đề cập, và với đôi cánh tay khoanh trước ngực, từ<br />

đỉnh cao trí tuệ của mình, ông nhìn xuống với lòng thương hại đối với bất cứ điều gì mỗi người bầy tỏ.<br />

Acaste : Xin Chúa trừng phạt con, nhưng đó đúng là hình ảnh của ông ta!<br />

Clitandre : Bà quả là có tài mô tả trúng phóc từng người.<br />

Alceste : Nào nào, thúc đẩy mạnh đi, các bạn tâm giao của tôi ơi; các bạn chẳng tha một ai, và ai cũng<br />

tới lượt hết. Ấy vậy mà, cứ để bất cứ ai trong số người đó xuất hiện, là sẽ thấy các bạn nhào tới để gặp,<br />

đưa tay ra chào đón, với một nụ hôn nịnh bợ, nhấn mạnh cho những lời thề của mình để làm đầy tớ cho<br />

họ.<br />

Clitandre : Tại sao lại nhắm vào chúng tôi chứ? Nếu những gì vừa nói ra đã xúc phạm bạn, thì sự trách<br />

móc phải nhắm vào bà đây chứ!<br />

Alceste : Trời đất quỷ thần! Không đâu, lời trách cứ là cho quý vị đấy, vì những tiếng cười thích thú của<br />

quý vị đã làm bà ta rút tỉa từ trí óc của mình để đưa ra những lời nhận xét dèm pha vu khống kia. Cái<br />

óc trào phúng của bà ấy đã được sự nịnh hót tội lỗi của quý vị không ngừng nuôi dưỡng, và trí óc bà ấy<br />

sẽ bớt những lời chế diễu nếu bà ta thấy chẳng có ai hưởng ứng. Vì thế chúng ta phải quy tội những tật<br />

xấu của những phường xu nịnh ở khắp nơi mà đã gieo rắc trong nhân loại.<br />

Philinte : Nhưng hà cớ chi mà anh lại quan tâm nhiều như thế đến những con người đó chứ, vì anh lên<br />

án chính những điều mà họ đang bị quy lỗi cơ mà?<br />

Célimène : Phải chăng ông ta đây có ý nói ngược lại; quý vị có muốn đưa ý của ông ta ra trước công<br />

luận, và để ông ta truyền bá ra khắp nơi cái tinh thần phản đối trời đã ban cho ông ta chăng? Cảm nghĩ<br />

của người khác không bao giờ làm ông ta hài lòng; ông ta luôn luôn có sẵn quan điểm trái ngược, và<br />

ông ta cứ cho mình là thuộc về lớp bình dân, nếu ông ta bị quan sát là theo quan điểm của ai đó thì<br />

cái vinh dự của việc nói ngược lại có tính cách rất thu hút đối với ông đến nỗi ông đã tự mâu thuẫn:<br />

ông sẽ tự chống lại quan điểm của chính mình ngay khi ông nghe thấy những quan diểm đó được nói ra<br />

từ miệng một người khác.<br />

Alceste : Nói gọn lại thì thưa bà, những người cười cợt kia là thuộc phe bà, và bà có thể đẩy đưa trò<br />

trào phúng chống lại tôi đấy.<br />

Philinte : Nhưng quả có đúng là trí óc anh luôn canh chừng để chống lại mọi điều người ngoài nói, và


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 203<br />

rằng vì một niềm ưu uất đươc anh tự thú nên anh không khứng chịu người ta khen hay chê.<br />

Alceste : Trời đất quỷ thần! Đó là vì không bao giờ con người lại đúng, niềm ưu uất chống lại nhân loại<br />

là điều ta làm lúc thích nghi, và theo cái nhìn của tôi thì con người không đúng trong mọi vấn đề, hoặc<br />

họ là những người ca tụng không đúng lúc hay những người chê bai táo tợn.<br />

Célimène : Nhưng…<br />

Alceste : Không, thưa bà, không, dẫu cho tôi phải chết đi nữa về chuyện này, thì bà có những thú tiêu<br />

khiển tôi không thể nào dung túng được,và người ta thật hết sức lầm lẫn để cứ nuôi dưỡng trong lòng<br />

bà sự quyến luyến lớn lao ấy đối với chính những sai lầm mà họ trách cứ.<br />

Clitandre : Còn riêng tôi thì tôi không biết, nhưng tôi phải công khai thừa nhận rằng, cho đến nay thì<br />

tôi thấy bà đây không có lỗi gì hết.<br />

Acaste : Tôi thì thấy bà ta đầy duyên dáng cùng những nét quyến rũ; còn những sai lầm mà bà ta có thì<br />

tôi không nhìn thấy.<br />

Alceste : Với tôi thì tôi càng thấy rõ những sai lầm đó, và tôi không dấu giếm , bà ta biết là tôi quan<br />

tâm tới chuyện trách cứ bà ta về những điều đó. Càng yêu ai, ta càng ít ca tụng người đó. Tình yêu chân<br />

thực là cho thấy không bỏ qua, tha thứ điều gì. Và nếu tôi là một phụ nữ thì tôi sẽ cấm cửa tất cà những<br />

tình nhân hèn hạ nào chịu phép trước mọi quan điểm của tôi, và những sự phụ họa yếu ớt của họ bất cứ<br />

lúc nào sẽ tạo ra lời nịnh hót những sự phí phạm của tôi.<br />

Célimène : Tóm lại, nếu áp dụng những điều ông nói cho những cuộc tình, thì muốn yêu cho tốt, phải<br />

từ bỏ những mến trìu, và tình yêu tuyệt hảo đặt danh dự tối thượng vào hành động gây hấn cho những<br />

người mình yêu.<br />

Éliante : Tình yêu, nói chung, thì thật là không theo những quy tắc này. Và ta thấy những nhân tình<br />

luôn ca ngợi người họ chọn; tình yêu của họ chẳng bao giờ thấy điều cần trách móc, và chỉ thấy ở<br />

người mình yêu những điều đáng yêu; họ lại coi những khuyết điểm là những ưu điểm, và dành cho<br />

những ưu điểm này những danh từ mỹ miều : nét xanh xao được ví với mầu trắng của hoa nhài; da đen<br />

như củ súng, trông phát hoảng, thì lại gọi là da nâu dễ mến; người gầy như con mắm trở thành mình<br />

thanh mảnh nhẹ nhàng; em to béo bồ tượng thì thành người có dáng vóc trang nghiêm; người dơ dáy,<br />

chẳng có gì duyên dáng, được gọi là sắc đẹp hoang dại; nàng khổng lồ đối với mắt họ trở thành nữ<br />

thần; người lùn trở thành toát yếu của mọi kỳ quan của hóa công; người tự ái có một tâm hồn đáng đeo<br />

vương miện; nàng nghệ sĩ thì đầy trí tuệ; kẻ kỳ cục thì được coi là rất tốt tính; cô lắm miệng là người<br />

cởi mở dễ thương. và nàng ít lời là người khiêm tốn và kín đáo. Cứ như thế những tình nhân yêu ngay<br />

cả những khuyết điểm của nguời họ đang say mê.<br />

Alceste : và tôi vẫn duy trì là …<br />

Célimène : Thôi chúng ta hãy bỏ đề tài này đi, và cùng nhau đánh một vòng đi thăm phòng triển lãm<br />

đi. Sao? Các ông về à?<br />

Clitandre và Acaste : Thưa bà, không.<br />

Alceste : Nỗi sợ họ bỏ về bận lòng bà lắm nhỉ; khi nào muốn thì mời các ông cứ ra về, nhưng tôi xin<br />

cảnh báo trước là tôi sẽ chỉ đi sau khi các ông đã về mà thôi.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 204<br />

Acaste : Trừ phi điều đó gây phiền cho bà đây, thì tôi chẳng có chuyện gì phải đi đâu hết trọn hôm nay.<br />

Clitandre : Còn tôi, trừ phi tôi phải có mặt khi nhà Vua mãn triều để đi nghỉ, thì tôi không có việc gì<br />

phải đi đâu cả.<br />

Célimène (nói với Alceste): Tôi đoán là ông chỉ nói giỡn thôi đấy chư.<br />

Alceste : Hoàn toàn không đâu. Chúng ta sẽ chờ xem liệu có phải tôi là người bà muốn thấy biến đi<br />

chăng?<br />

CẢNH V<br />

BASQUE, ALCESTE, CÉLIMÈNE.<br />

Basque : (nói với Alceste) Thưa ông, có một ông muốn được nói chuyện với ông về vấn đề mà ông ta<br />

nói không thể trì hoãn được.<br />

Alceste : Nói với ông ta là tôi chẳng có chuyện gì gấp rút như vậy cả.<br />

Basque : Ông ta mặc một áo vét với chiềc váy rộng, xếp gấp, thêu chỉ vàng.<br />

Célimène (với Alceste): Thì ông ra xem có chuỵện gì, hoặc là mời ông ta vào.<br />

Alceste : (đi gặp người khách) Có chuyện gì vậy thưa ông, mời ông vào.<br />

CẢNH VI<br />

GARDE, ALCESTE, CÉLIMÈNE, PHILINTE, ÉLIANTE, ACASTE, CLITANDRE.<br />

Garde : Thưa ông, tôi có đôi lời muốn nói với ông.<br />

Alceste : Thưa ông, ông có thể cứ nói lớn tiếng cho tôi biết.<br />

Garde : Các vị Thống Chế tài phán, giao cho tôi trọng trách đòi ông đến gặp các vị đó ngay, thưa ông.<br />

Alceste : Ai? Tôi à, thưa ông?<br />

Garde : Thưa, chính ông.<br />

Alceste : Mà để làm gì mới được chứ?<br />

Philinte : Thì là Oronte với anh qua chuyện nực cười đó chứ gì nữa.<br />

Célimène : Chuyện gì thế?<br />

Philinte : Oronte và Alceste đã nhục mạ nhau hồi mới đây về mấy câu thơ vớ vẩn mà Alceste không<br />

thích; và các vị Thống chế tài phán muốn rập tắt vụ này trong trứng nước đấy mà.<br />

Alceste : Tôi ấy à, tôi sẽ không hèn hạ làm vừa lòng ai đâu nhé.<br />

Philinte : Nhưng anh phải tuân theo trát tòa : thôi, sửa soạn đi đi.<br />

Alceste : Họ sẽ làm cách nào để hòa giải giữa chúng tôi? Liệu quan điểm của các ông này có buộc tôi<br />

phải chấp nhận những vần thơ đã gây ra cuộc cãi lộn giữa chúng tôi chăng? Tôi sẽ không lấy lại những<br />

gì tôi đã nói đâu : tôi thấy những câu thơ đó đáng ghét.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 205<br />

Philinte : Nhưng với một giọng điệu ôn hòa hơn…<br />

Alceste : Tôi sẽ không nhượng bộ đâu; những câu thơ đó đáng ghét.<br />

Philinte : Anh cần phải cho thấy một tinh thần thích nghi hơn. Thôi đi đi.<br />

Alceste : Thì tôi đi, nhưng không có gì dụ được tôi lấy lại lời đã nói đâu.<br />

Philinte : Thì đi bầy tỏ với họ đi.<br />

Alceste : Trừ phi một khẩn lệnh của chính quân vương bắt tôi chấp thuận những câu thơ đã gây ra trọn<br />

vụ rắc rối này, thì tôi sẽ suốt đời duy trỉ, trời đất ạ, rằng những vần thơ đó dở ẹc, và người viết những<br />

vần thơ đó đáng bị treo cổ. (Với Clitandre và Acaste mà đang rũ ra cười) Cái gì thế kia! Nào, quý ông,<br />

tôi không nghĩ tôi là trò tiêu khiển đến thế cho các ông đâu nhé.<br />

Célimène : Thôi thì ông hãy đi lẹ đến nơi ông phải tới đi.<br />

Alceste : Tôi đi đây, thưa bà, nhưng rồi tôi sẽ trờ về để tiếp tục cuộc thảo luận của chúng ta. ■<br />

HẾT MÀN II—CÒN TIẾP KỲ SAU


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 206


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 207<br />

Réveil<br />

Par Guy de Maupassant<br />

Depuis trois ans qu'elle était mariée, elle n'avait point quitté le val de Ciré, où son mari possédait<br />

deux filatures. Elle vivait tranquille, sans enfants, heureuse dans sa maison cachée sous les arbres, et<br />

que les ouvriers appelaient «le château».<br />

M. Vasseur, bien plus vieux qu'elle, était bon. Elle l'aimait; et jamais une pensée coupable<br />

n'avait pénétré dans son coeur. Sa mère venait passer tous les étés à Ciré, puis retournait s'installer à<br />

Paris pour l'hiver, dès que les feuilles commençaient à tomber.<br />

Chaque automne Jeanne toussait un peu. La vallée étroite où serpentait la rivière s'embrumait<br />

alors pendant cinq mois. Des brouillards légers flottaient d'abord sur les prairies, rendant tous les fonds<br />

pareils à un grand étang d'où émergeaient les toits des maisons. Puis cette nuée blanche, montant<br />

comme une marée, enveloppait tout, faisait de ce vallon un pays de fantômes où les hommes glissaient<br />

comme des ombres sans se reconnaître à dix pas. Les arbres, drapés de vapeurs, se dressaient, moisis<br />

dans cette humidité.<br />

Mais les gens qui passaient sur les côtes voisines, et qui regardaient le trou blanc de la vallée,<br />

voyaient surgir au-dessus des brumes accumulées au niveau des collines, les deux cheminées géantes<br />

des établissements de M. Vasseur, qui vomissaient nuit et jour à travers le ciel deux serpents de fumée<br />

noire.<br />

Cela seul indiquait qu'on vivait dans ce creux qui semblait rempli d'un nuage de coton.<br />

Or, cette année-là, quand revint octobre, le médecin conseilla à la jeune femme d'aller passer<br />

l'hiver à Paris chez sa mère, l'air du vallon devenant dangereux pour sa poitrine.<br />

Elle partit.<br />

Pendant les premiers mois elle pensa sans cesse à la maison abandonnée où s'étaient enracinées<br />

ses habitudes, dont elle aimait les meubles familiers et l'allure tranquille. Puis elle s'accoutuma à sa vie<br />

nouvelle et prit goût aux fêtes, aux dîners, aux soirées, à la danse.<br />

Elle avait conservé jusque-là ses manières de jeune fille, quelque chose d'indécis et d'endormi,<br />

une marche un peu traînante, un sourire un peu las. Elle devint vive, gaie, toujours prête aux plaisirs.<br />

Des hommes lui firent la cour. Elle s'amusait de leurs bavardages, jouait avec leurs galanteries, sûre de<br />

sa résistance, un peu dégoûtée de l'amour par ce qu'elle en avait appris dans le mariage.<br />

La pensée de livrer son corps aux grossières caresses de ces êtres barbus la faisait rire de pitié et<br />

frissonner un peu de répugnance. Elle se demandait avec stupeur comment des femmes pouvaient<br />

consentir à ces contacts dégradants avec des étrangers, alors qu'elles y étaient déjà contraintes avec<br />

l'époux légitime. Elle eût aimé plus tendrement son mari s'ils avaient vécu comme deux amis, s'en<br />

tenant aux chastes baisers qui sont les caresses des âmes.<br />

Mais elle s'amusait beaucoup des compliments, des désirs apparus dans les yeux et qu'elle ne<br />

partageait point, des attaques directes, des déclarations jetées dans l'oreille quand on repassait au salon<br />

après les fins dîners, des paroles balbutiées si bas qu'il les fallait presque deviner, et qui lui laissaient la<br />

chair froide, le coeur tranquille, tout en chatouillant sa coquetterie inconsciente, en allumant au fond<br />

d'elle une flamme de contentement, en faisant s'épanouir sa lèvre, briller son regard, frissonner son âme<br />

de femme à qui les adorations sont dues.<br />

Elle aimait ces tête-à-tête des soirs tombants, au coin du feu, dans le salon déjà sombre, alors<br />

que l'homme devient pressant, balbutie, tremble et tombe à genoux. C'était pour elle une joie exquise et<br />

nouvelle de sentir cette passion qui ne l'effleurait pas, de dire non de la tête et des lèvres, de retirer ses<br />

mains, de se lever, et de sonner avec sang-froid pour demander les lampes, et de voir se redresser<br />

confus et rageant, en entendant venir le valet, celui qui tremblait à ses pieds.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 208<br />

Elle avait des rires secs qui glaçaient les paroles brûlantes, des mots durs tombant comme un<br />

jet d'eau glacée sur les protestations ardentes, des intonations à faire se tuer celui qui l'eût adorée<br />

éperdument.<br />

Deux jeunes gens surtout la poursuivaient avec obstination. Ils ne se ressemblaient guère.<br />

L'un, M. Paul Péronel, était un grand garçon mondain, galant et hardi, homme à bonnes<br />

fortunes, qui savait attendre et choisir ses heures.<br />

L'autre, M. d'Avancelle, frémissait en l'approchant, osait à peine deviner sa tendresse, mais la<br />

suivait comme son ombre, disant son désir désespéré par des regards éperdus et par l'assiduité de sa<br />

présence auprès d'elle.<br />

Elle appelait le premier le «Capitaine Fracasse» et le second «Mouton Fidèle»; elle finit par<br />

faire de celui-ci une sorte d'esclave attaché à ses pas, dont elle usait comme d'un domestique.<br />

Elle eût bien ri si on lui eût dit qu'elle l'aimerait.<br />

Elle l'aima pourtant d'une singulière façon. Comme elle le voyait sans cesse, elle avait pris<br />

l'habitude de sa voix, de ses gestes, de toute l'allure de sa personne, comme on prend l'habitude de ceux<br />

près de qui on vit continuellement.<br />

Bien souvent en ses rêves son visage la hantait; elle le revoyait tel qu'il était dans la vie, doux,<br />

délicat, humblement passionné; et elle s'éveillait obsédée du souvenir de ces songes, croyant l'entendre<br />

encore, et le sentir près d'elle. Or, une nuit (elle avait la fièvre peut-être), elle se vit seule avec lui, dans<br />

un petit bois, assis tous deux sur l'herbe.<br />

Il lui disait des choses charmantes en lui pressant les mains et les baisant. Elle sentait la chaleur<br />

de sa peau et le souffle de son haleine; et, d'une façon naturelle, elle lui caressait les cheveux.<br />

On est, dans le rêve, tout autre que dans la vie. Elle se sentait pleine de tendresse pour lui, d'une<br />

tendresse calme et profonde, heureuse de toucher son front et de le tenir contre elle.<br />

Peu à peu il l'enlaçait de ses bras, lui baisait les joues et les yeux sans qu'elle fit rien pour lui<br />

échapper, et leurs lèvres se rencontrèrent. Elle s'abandonna.<br />

Ce fut (la réalité n'a pas de ces extases), ce fut une seconde d'un bonheur suraigu et surhumain,<br />

idéal et charnel, affolant, inoubliable.<br />

Elle s'éveilla, vibrante, éperdue, et ne put se rendormir, tant elle se sentait obsédée, possédée<br />

toujours par lui.<br />

Et quand elle le revit, ignorant du trouble qu'il avait produit, elle se sentit rougir; et pendant<br />

qu'il lui parlait timidement de son amour, elle se rappelait sans cesse, sans pouvoir rejeter cette pensée,<br />

elle se rappelait l'enlacement délicieux de son rêve.<br />

Elle l'aima, elle l'aima d'une étrange tendresse, raffinée et sensuelle, faite surtout du souvenir de<br />

ce songe, bien qu'elle redoutât l'accomplissement du désir qui s'était éveillé dans son âme.<br />

Il s'en aperçut enfin. Et elle lui dit tout, jusqu'à la peur qu'elle avait de ses baisers. Elle lui fit<br />

jurer qu'il la respecterait.<br />

Il la respecta. Ils passaient ensemble de longues heures d'amour exalté, où les âmes seules<br />

s'étreignaient. Et ils se séparaient ensuite énervés, défaillants, enfiévrés.<br />

Leurs lèvres parfois se joignaient; et, fermant les yeux, ils savouraient cette caresse longue,<br />

mais chaste quand même.<br />

Elle comprit qu'elle ne résisterait plus longtemps; et, comme elle ne voulait pas faillir, elle<br />

écrivit à son mari qu'elle désirait retourner près de lui et reprendre sa vie tranquille et solitaire.<br />

Il répondit une lettre excellente, en la dissuadant de revenir en plein hiver, de s'exposer à ce<br />

brusque dépaysement, aux brumes glaciales de la vallée.<br />

Elle fut altérée et indignée contre cet homme confiant, qui ne comprenait pas, qui ne devinait<br />

pas les luttes de son coeur.<br />

Février était clair et doux, et bien qu'elle évitât maintenant de se trouver longtemps seule avec


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 209<br />

Mouton Fidèle, elle acceptait parfois de faire en voiture, avec lui, une promenade autour du lac, au<br />

crépuscule.<br />

On eût dit ce soir-là que toutes les sèves s'éveillaient, tant les souffles de l'air étaient tièdes. Le<br />

petit coupé allait au pas; la nuit tombait; ils se tenaient les mains, serrés l'un contre l'autre. Elle se<br />

disait: «C'est fini, c'est fini, je suis perdue», sentant en elle un soulèvement de désirs, l'impérieux<br />

besoin de cette suprême étreinte qu'elle avait ressentie si complète en un rêve. Leurs bouches à tout<br />

instant se cherchaient, s'attachaient l'une à l'autre, et se repoussaient pour se retrouver aussitôt.<br />

Il n'osa pas la reconduire chez elle, et la laissa sur sa porte, affolée et défaillante.<br />

M. Paul Péronel l'attendait dans le petit salon sans lumière.<br />

En lui touchant la main, il sentit qu'une fièvre la brûlait. Il se mit à causer à mi-voix, tendre et<br />

galant, berçant cette âme épuisée au charme de paroles amoureuses. Elle l'écoutait sans répondre,<br />

pensant à l'autre, croyant entendre l'autre, croyant le sentir contre elle, dans une sorte d'hallucination.<br />

Elle ne voyait que lui, ne se rappelait plus qu'il existait un autre homme au monde; et quand son oreille<br />

tressaillait à ces trois syllabes: «Je vous aime», c'était lui, l'autre, qui les disait, qui baisait ses doigts,<br />

c'était lui qui serrait sa poitrine comme tout à l'heure dans le coupé, c'était lui qui jetait sur ses lèvres<br />

ces caresses victorieuses, c'était lui qu'elle étreignait, qu'elle enlaçait, qu'elle appelait de tout l'élan de<br />

son coeur, de toute l'ardeur exaspérée de son corps.<br />

Quand elle s'éveilla de ce songe, elle poussa un cri épouvantable.<br />

Le capitaine Fracasse, à genoux près d'elle, la remerciait passionnément en couvrant de baisers<br />

ses cheveux dénoués. Elle cria: «Allez-vous-en, allez-vous-en, allez-vous-en!»<br />

Et comme il ne comprenait pas et cherchait à ressaisir sa taille, elle se tordit en bégayant:<br />

«Vous êtes infâme, je vous hais, vous m'avez volée, allez-vous-en.»<br />

Il se releva, abasourdi, prit son chapeau et s'en alla.<br />

Le lendemain, elle retournait au Val de Ciré. Son mari, surpris, lui reprocha ce coup de tête. «Je<br />

ne pouvais plus vivre loin de toi», dit-elle.<br />

Il la trouva changée de caractère, plus triste qu'autrefois; et quand il lui demandait: «Qu'as-tu<br />

donc? Tu sembles malheureuse. Que désires-tu?» Elle répondait: «Rien. Il n'y a que les rêves de bons<br />

dans la vie.»<br />

Mouton Fidèle vint la voir l'été suivant.<br />

Elle le reçut sans trouble et sans regrets, comprenant soudain qu'elle ne l'avait jamais aimé qu'en<br />

un songe dont Paul Péronel l'avait brutalement réveillée.<br />

Mais le jeune homme, qui l'adorait toujours, pensait en s'en retournant: «Les femmes sont<br />

vraiment bien bizarres, compliquées et inexplicables.» ■<br />

&<br />

BØng TÌnh<br />

Tác giä: Guy de Maupassant<br />

Minh Thu chuy‹n ng»<br />

Từ khi lấy chồng được ba năm nay, nàng không hề rời khỏi thung lũng Ciré, nơi chồng nàng sở hữu<br />

hai nhà máy sợi. Nàng sống bình lặng, không con cái, hạnh phúc trong ngôi nhà của nàng ẩn dưới hàng<br />

cây được những người thợ gọi là “tòa lâu đài”.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 210<br />

Ông Vasseur, lớn tuổi hơn nàng nhiều, thì là một con người tốt bụng. Nàng yêu chồng, và không<br />

một tư tưởng tội lỗi nào đã hề lén đi vào tâm tư nàng. Cứ Hè đến là mẹ nàng tới Ciré để rồi lại trở về<br />

sống ở Paris vào mùa Đông khi lá vàng bắt đẩu rơi rụng.<br />

Cứ Thu tới là Jeanne lại húng hắng ho. Cái thung lũng hẹp, nơi con sông vòng vèo uốn khúc thì<br />

bị sương mù phủ trong năm tháng. Những lớp sương mù nhẹ lan tỏa trước hết trên những cánh đồng cỏ<br />

khiến lòng thung lũng trông tựa một đầm nước lớn với những mái nhà trồi nổi lên. Rồi cái lớp sương<br />

trắng đó như thủy triều lan tỏa, trùm phủ lên tất cả khiến thung lũng trông tựa một ma thôn, nơi người<br />

ta lướt đi như những chiếc bóng không nhận diện được từ khoảng cách mươi bước chân. Cây cối bị hơi<br />

sương bao trùm trở nên ẩm ướt rêu phong trong cái không khí ẩm thấp đó.<br />

Nhưng những ai đi ở phía bên kia đồi nhìn thung lũng như cái lỗ phủ mây trắng, thì trông thấy,<br />

phía trên những lớp sương mù tụ hợp trên các ngọn đồi, trồi lên hai ống khói khổng lồ của cơ xưởng<br />

của ông Vasseur, ngày đêm tuôn lên trời hai cuộn khói đen.<br />

Cảnh tượng duy nhất này cho thấy có người ta sinh sống trong cái khoảng rỗng mà có vẻ như<br />

chứa đầy một đám mây trắng như bông gòn.<br />

Vì thế năm đó, khi tháng mười tới, viên y sĩ đã khuyên người phụ nữ trẻ hãy đi nghỉ ở nhà mẹ<br />

nàng tại Paris, vì không khí ở thung lũng trở nên nguy hiểm cho buồng phồi của nàng.<br />

Nàng ra di.<br />

Trong mấy tháng đầu nàng đã không ngừng nghĩ đến ngôi nhà bị bỏ lại, nơi những thói quen<br />

của nàng đã ăn mầm mọc rễ khiến nàng yêu mến những đồ đạc quen thuộc và lối sống bình lặng.<br />

Rồi thì nàng cũng quen với đời sống mới của nàng, và thích thú hội hè, những bữa cơm chiều cùng<br />

những buổi tối trò chuyện và khiêu vũ.<br />

Cho đến khi đó thì nàng vẫn giữ những điệu đàng của cô gái trẻ, một vẻ gì đó bất định và mơ<br />

màng, với bước đi hơi lê gót, một nụ cười hơi mệt mỏi.<br />

Rồi nàng trở nên sống động, luôn luôn sẵn sàng cho những thú giải trí. Những anh đàn ông tán<br />

tỉnh nàng. Nàng tiêu khiển đùa vui với những câu chuyện của họ. bỡn cợt với những lời tâng bốc của<br />

họ, tự tin về sự tự chủ của mình, hơi chán chường chuyện yêu đương vì nàng vốn đã được biết chuyện<br />

đó trong hôn nhân rồi.<br />

Ý nghĩ để những anh chàng râu ria kia bờm xơm ve vuốt làm nàng phì cười và hơi rùng mình<br />

góm ghiếc.<br />

Nàng sững sờ tự hỏi làm sao mà phụ nữ lại có thể bằng lòng chịu đựng những va chạm làm<br />

giảm giá họ với những con người xa lạ, trong khi nàng thì vốn đã cảm thấy bị ép buộc làm như thế với<br />

người chồng hợp pháp của mình. Nàng hẳn sẽ yêu chồng trìu mến hơn nếu họ sống như những người<br />

bạn, bằng lòng với những chiếc hôn trong sáng, mà là những mơn trớn vuốt ve của tâm hồn.<br />

Nhưng nàng rất vui với những lời tán tụng, những ham muốn trong những cặp mắt mà nàng không hề<br />

tham gia, những lời tán tỉnh thẳng thừng, những lời tỏ tình ném vào bên tai khi người ta tiến sang<br />

phòng khách sau những bữa cơm tối thịnh soạn, những lời nói thì thầm quá nhỏ khiến hầu như người<br />

nghe phải cố đoán ra; tất cả vẫn làm da thịt nàng lạnh tanh, trái tim bình thản dù rằng đã chọc ghẹo tính<br />

lẳng lơ vô tình vô ý của nàng, nhúm lên trong đáy lòng nàng một ngọn lửa mãn nguyện, khiến môi<br />

nàng bóng mỡ, mắt rực sáng, làm rung động cái tâm hồn phụ nữ của nàng mà đáng được hưởng những<br />

sự sủng ái đó.<br />

Nàng ưa thích những buổi chiều ngồi đối diện, bên lò sưởi, trong phòng khách ánh đèn mờ ảo,<br />

khi anh đàn ông cấp bách, lắp bắp, run rẩy và quỳ gối dưới chân nàng. Đối với nàng đó là một niềm vui<br />

tuyệt diệu và mới mẻ khi cảm thấy niềm si mê đó không chạm được tới nàng, khi nàng khước từ bằng<br />

cái lắc đầu hay bằng lời nói, và rút bàn tay của mình lại, rồi đứng lên lạnh lùng rung chuông gọi người<br />

hầu mang cây đèn tới, và thấy cái anh chàng đang run rẩy dưới chân nàng kia hoang mang tức tối đứng<br />

dậy, trong khi người hầu bước tới.<br />

Nàng cất tiếng cười khan làm băng giá những lời nói nóng bỏng, và lời nói cứng cỏi của nàng


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 211<br />

bắn ra như một tia nước lạnh ngắt vào những lời phản đối nồng nhiệt, giọng nói lạnh tanh của nàng làm<br />

những chàng si mê nàng phải nghĩ đến chuyện tự vẫn cho rồi.<br />

Trên hết thì có hai chàng trẻ tuổi đã quyết tâm theo đuổi nàng. Họ hoàn toàn tương phản nhau.<br />

Người thứ nhất là Paul Peronel, một anh chàng lịch lãm cao ráo, lịch thiệp và táo bạo, có tiền của, lại<br />

biết chờ thời cơ của mình.<br />

Người kia M. d’Avancelle, thì cứ lẩy bẩy tiến đến bên nàng, chẳng hề dám tưởng tượng đến sự<br />

trìu mến của nàng, nhưng lại cứ bám lấy nàng như bóng với hình, bầy tỏ niềm si mê vô vọng của mình<br />

bằng những cái nhìn mê muội và bằng sự hiện diện chăm chỉ của mình bên nàng.<br />

Nàng gọi chàng thứ nhất là “Đại úy om xòm” và chàng thứ nhì là “Con cừu trung thành”. Sau<br />

cùng thì nàng coi anh chàng này như một thứ nô lệ theo bén gót nàng, để nàng xử dụng như một tên<br />

đầy tớ.<br />

Nàng hẳn sẽ cười nhiều đấy nếu người ta nói với nàng rằng nàng sẽ yêu anh ta.<br />

Tuy vậy thì nàng đã yêu anh ta theo một cung cách riêng. Vì thường xuyên gặp anh ta nên nàng bén<br />

tiếng nói của anh ta, những cử chỉ của anh ta, trọn dáng dấp của anh ta y như người ta quen hơi bén<br />

tiếng với những ai người ta thường xuyên gặp mặt.<br />

Thường khi trong những giấc mơ của nàng, khuôn mặt anh ta đã ám ảnh nàng; nàng đã trông<br />

thấy lại anh ta : dịu dàng, nhẹ nhàng, khiêm cung si đắm như nàng đã thấy anh ta ở ngoài đời; và nàng<br />

tỉnh dậy bị ám ảnh bởi kỷ niệm của những giấc mơ, tưởng như còn nghe tiếng anh ta, và cảm thấy anh<br />

ta ở bên nàng.Rồi một đêm kia (có thể là nàng bị một cơn sốt), nàng thấy nàng có một mình ở bên anh<br />

ta trong một cánh rừng thưa, cùng nhau ngồi trên thảm cỏ.<br />

Anh ta nói với nàng những lời duyên dáng, quyến rũ, đồng lúc siết tay nàng và hôn tay nàng.<br />

Nàng cảm thấy hơi ấm từ da thịt anh ta, hơi thở của anh ta, và với một cử chỉ đương nhiên nàng mơn<br />

trớn vuốt ve mái tóc anh ta.<br />

Họ đang trong giấc mơ khác hẳn với ngoài đời. Nàng cảm thấy đầy sự trìu mến đối với anh ta,<br />

một sự trìu mến thầm lắng và sâu xa, sung sướng vuốt trán anh ta và ôm đầu anh ta vào ngực.<br />

Dần dần anh ta ôm riết nàng, hôn lên má lên mắt nàng mà nàng chẳng có hành động gì để tránh né, rồi<br />

đôi môi họ gặp nhau và nàng tự buông thả.<br />

Đó là (sự thực thì không có những si mê như thế đâu) đó là phút giây của một niềm hạnh phúc<br />

siêu sâu sắc và siêu phàm, vừa lý tưởng, vừa thú dục, đắm đuối khó quên.<br />

Nàng tỉnh giấc, dao động, mơ màng và không sao ngủ lại được vì nàng cảm thấy luôn luôn hết<br />

sức bị anh ta ám ảnh, sở hữu. Và khi nàng gặp lại anh ta, người chẳng hề biết về những gì mình gây ra,<br />

thì mặt nàng ửng hồng, và trong khi anh ta nhút nhát tỏ tình với nàng thì nàng cứ nhớ lại, mà không sao<br />

dứt bỏ được ý nghĩ đó, nàng cứ tự nhớ lại lần ôm ấp thú vị trong giấc mơ của nàng.<br />

Nàng đã yêu anh ta, nàng đã yêu anh ta với sự trìu mến kỳ lạ, tao nhã lẫn thú dục, trên hết do kỷ<br />

niệm của giấc mơ tạo ra, dẫu rằng nàng thực sự hồ nghi chuyện thể hiện toàn vẹn niềm ham muốn đã<br />

bùng dậy trong lòng nàng.<br />

Sau cùng thì anh ta đã nhận ra, và nàng kể hết cho anh ta nghe, kể cả nỗi sợ hãi của nàng trước<br />

những nụ hôn của anh ta. Nàng bắt anh ta thề sẽ tôn trọng nàng.<br />

Anh ta đã tôn trọng nàng. Họ đã cùng nhau trải qua hàng giờ đắm đuối trong tình yêu nơi chỉ có<br />

hai tâm hồn quấn quyện để rồi sau đó rời nhau ra trong suy nhược, mệt lả, say sưa.<br />

Đôi khi môi họ quấn lấy nhau, và họ nhắm mắt tận hưởng cái mơn trớn kéo dài mà dù sao thì<br />

vẫn trong sáng.<br />

Nàng hiểu rằng nàng không còn cưỡng lại được lâu nữa, và vì nàng không muốn sa ngã, nàng<br />

viết cho chồng rằng nàng muốn trở về sống bên ông để trở lại cuộc sống bình lặng và hiu quạnh của<br />

nàng.<br />

Chồng nàng trả lời bằng một lá thư tuyệt hảo cố thuyết phục nàng đừng trở về vào lúc trọng<br />

Đông với những màn sương giá lạnh của thung lũng.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 212<br />

Nàng khó chịu và phẫn uất trước cái con người cả tin kia mà chẳng hiểu gì cả, chẳng đoán ra được<br />

những phấn đấu trong lòng nàng.<br />

Tháng Hai trời trong và dịu, và dù nàng cố tránh cảnh có một mình với “con cừu trung thành”<br />

thì đôi khi nàng đã nhận lời đi dạo xe hơi một vòng quanh hồ với anh ta vào lúc chiều xuống.<br />

Người ta có thể nói chiều hôm đó tất cả nhữmg cây cối đều sống dậy và những ngọn gió thì thật<br />

là dịu ấm. Chiếc xe hơi bỏ mui, hai chỗ ngồi, chạy chầm chậm; màn đêm buông xuống, họ cầm tay<br />

nhau, siết lấy nhau. Nàng tự nhủ :”Thật là hết. thật là hết. Mình chịu thua rồi.” khi cảm thấy trong lòng<br />

nàng dâng lên những ham muốn, sự cần thiết khẩn cấp cái ôm ấp tối thượng ấy mà nàng đã cảm thấy<br />

thật trọn vẹn trong một giấc mơ. Môi họ luôn tìm nhau, quyện lấy nhau, và rời nhau ra để lại tức khắc<br />

tìm lại nhau.<br />

Anh ta không dám đưa nàng vào nhà và để nàng ở ngưỡng cửa trong trạng thái say đắm cuồng<br />

si.<br />

Trong gian phòng khách nhỏ tối mò, Paul Petronel đang chờ nàng.<br />

Khi sờ tay nàng hắn cảm thấy nàng như đang trong cơn sốt. Hắn bèn nói thủ thỉ tỉ tê những lời<br />

tán tỉnh, ru ngủ cái tâm hồn rã rời kia bằng những lời nói yêu đương. Nàng im lặng nghe hắn nói vì<br />

nàng đang nghĩ đến anh kia, tưởng như đang nghe anh kia, tưởng như anh kia đang ôm nàng. Trong<br />

một trạng thái hoang tưởng nàng chỉ thấy anh kia, không nhận thức ra rằng trên đời này còn một người<br />

đàn ông khác, và khi tai nàng nghe thấy ba tiếng :”Anh yêu em”, thì là anh kia, người đã nói thế, đã<br />

hôn những ngón tay nàng, chính là anh kia đã ôm sát ngực nàng như vừa rồi trong xe hơi, chính là anh<br />

kia đã gắn lên cặp môi nàng những chiếc hôn đắc thắng, chính là anh kia mà nàng đang siết chặt, ôm<br />

ấp, mời gọi với tất cả sự vồ vập của con tim, với tất cả sự nồng nàn từ cơ thể nàng.<br />

Rồi khi nàng bừng tỉnh từ giấc mộng này, nàng thốt lên một tiếng kêu hãi hùng.<br />

“Đại úy om xòm”, đang quỳ gối bên nàng say sưa cám ơn nàng bằng những chiếc hôn lên mớ<br />

tóc xõa tung của nàng.<br />

Nàng la lên :”Hãy cút đi! Hãy cút đi! Hãy cút đi!”<br />

Và vì hắn không hiểu gì và đang lại muốn ôm eo nàng, nên nàng cứng người lại và lắp bắp:<br />

“Ông là đồ khốn kiếp. Tôi ghét ông. Ông đã xâm phạm tôi. Hãy cút đi.”<br />

Hắn ngỡ ngàng đứng lên, cầm lấy chiếc mũ và ra về.<br />

Ngày hôm sau nàng trở lại thung lũng Ciré. Chồng nàng ngạc nhiên và trách nàng sao trở về bất<br />

tử trong một hành động nhất thời như thế. Nàng nói : “Em không còn có thể sống xa anh lâu hơn nữa.”<br />

Chồng nàng thấy tính tình nàng thay đổi, buồn bã hơn trước, và khi ông hỏi nàng : “Em sao thế? Em có<br />

vẻ khổ sở. Em muốn gì nào?” thì nàng trả lời : “Không gì hết. Chỉ có những giấc mộng là đẹp trong<br />

đời.”<br />

“Con cừu trung thành” đến thăm nàng mùa Hè tiếp đó.<br />

Nàng tiếp anh ta không khó khăn và không luyến tiếc. Bỗng nhiên nàng hiểu ra rằng nàng<br />

không hề yêu anh ta hơn gì một giấc mộng mà Paul Petronel đã tàn nhẫn làm nàng bừng tỉnh.<br />

Nhưng anh đàn ông trẻ mà còn mãi si mê sủng ái nàng thì quay gót ra đi và băn khoăn : “Đàn bà<br />

thật là kỳ cục, phức tạp, chẳng biết đàng nào mà lần.” ■<br />

Minh Thu<br />

Melbourne, 04/2010


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 213<br />

Frédéric Chopin :<br />

Mt ñÎnh MŒnh Siêu Phàm - Mt LuÒng Gió Lãng Mån<br />

Dã Thäo<br />

Nhiều người đã viết về Frédéric CHOPIN, viết rất hay, soạn rất đầy đủ, chi tiết, bài nầy của Dã Thảo<br />

chỉ là « những hạt bụi bên đường nhè nhẹ rơi bên cạnh cuộc đời của một bậc anh tài, đã một thời<br />

mang đến nguồn cảm hứng lãng mạn vào nghệ thuật của dương cầm và âm nhạc ở thế kỷ 19, cũng như<br />

một ít lượm lặt góp phần thêm hương hoa cho một mối tình bất hủ CHOPIN/GEORGE SAND, để mãi<br />

mãi về sau, văn học sẽ còn luôn luôn nhắc tới… » Ở đây, Dã Thảo không có tham vọng làm một<br />

chuyện sưu tầm về Chopin, nhưng hãy cứ xem như là một chuyện kể….kể về Sand, về Chopin, hai<br />

thiên tài, vĩnh viễn liên kết với nhau bởi một thứ tình yêu gần như hoang tưởng.<br />

Frédéric Chopin, một công tử bột, thích làm đỏm, tình tứ, giàu lòng yêu nước, giống như Frantz<br />

Liszt, một người bạn của ông, siêu sao của thế kỷ 19, Chopin đã chào đời 200 năm trước tại Balan, đã<br />

cách mạng hóa nghệ thuật của dương cầm và đã bổ sung vào đó thêm một phần linh hồn cốt lõi cho<br />

âm nhạc…Người nghệ sĩ Balan, bạn của Delacroix, Liszt, Hugo, tuy sống một phần lớn đời mình trên<br />

đất Pháp, nhưng vẫn gắn bó sâu sắc với quê hương của chính mình.<br />

« Chip Chip » đưa cặp mắt nhìn vào khoảng không vô định, bàn tay dài lướt nhẹ lên bàn<br />

phím, trong khi đó một nếp nhăn âu lo như chắn ngang lên vầng trán rộng. Frédéric Chopin đang thả<br />

hồn về Balan. Từ khi ẩn náu ở Nohant, giáp giới với La Châtre, thuộc vùng Berry, chàng như tự trang<br />

bị bấy nhiêu nốt móc và nốt trắng của mình tương đương với những đạn đại bác để chống đối lại người<br />

Nga đang chiếm đóng quê huơng của chàng. Ở phòng kế bên, nghiêng mình lên tráp bút mực, George<br />

Sand lắng nghe sự ra đời của một điệu nhạc mới, làm nền tảng cho điệu vũ dân tộc Balan (các bản<br />

polonaises của Chopin), như chứa đựng cả một sự ham muốn cuồng nhiệt về tự do.. Chính người đàn<br />

bà nầy đã đặt cái biệt danh Chip Chip cho người bạn tình của mình, hầu làm dịu bớt tính bi kịch của<br />

không khí, đôi khi rất nặng nề ngột ngạt đang bao quanh người nhạc sĩ tài hoa đa cảm, mà trong đó,<br />

mỗi sáng tạo như bềnh bồng phất phới về nơi bờ cõi của hai nền văn hóa. Lúc ấy, chàng cũng đang<br />

chống chọi mỗi ngày với bịnh lao phổi đã cướp chàng đi vài năm sau đó….<br />

Trở lại về cuộc đời của Frédéric Chopin. Sự xuất hiện của một thiên tài trong cõi tạm nầy lắm<br />

khi chỉ dính dáng với rất ít việc. Năm 1795, Nicolas Chopin, một chàng trai trẻ thuộc vùng Lorraine,<br />

cư ngụ ở Balan từ tám năm qua, đang chuẩn bị leo lên xe ngựa để trở về Pháp sau khi bị thương trong<br />

một cuộc nổi loạn bất thành ở Varsovie, để chống đối lại đội quân của Nga đang chiếm đóng thành<br />

phố. Nhưng rủi thay, một cơn bịnh phổi đột ngột buộc ông phải ở lại. Từ đó, ông trở thành giáo sư<br />

riêng cho những gia đình quý tộc bản xứ.<br />

Năm 1806, Nicolas Chopin thành hôn với một cô gái Balan, Justyna, và từ hôn nhân ấy, ngày<br />

hai mươi hai tháng hai năm 1810 được sinh ra ở Zelazowa Wola, một lãnh địa của Varsovie, đứa con<br />

thứ hai trong bốn người con, đó là Fryderjk Franciszek, được mọi người biết nhiều hơn dưới tên riêng<br />

là Frédéric, và kể từ ngày ấy, truyền thuyết bắt đầu….<br />

Lên năm, cậu bé Frédéric lặp lại theo bản năng những giai điệu mà mẹ cậu đã diễn tấu trên cây<br />

đàn dương cầm gia tộc. Lúc bảy tuổi, Frédéric soạn tác phẩm đầu tiên : « một điệu vũ dân tộc Ba Lan »<br />

nốt gam thứ, (polonaise en sol mineur). Cậu chơi đàn cho quận công Constantin, anh của sa hoàng<br />

Nicolas 1 er . Hoàng đế như bị mê hoặc, lắng nghe cậu bé suốt nhiều giờ và còn bắt đội vệ binh hoàng<br />

gia diễn hành theo nhạc âm, một điệu hành quân, sáng tác bởi Frédéric. Với nửa thế kỷ khoảng cách,<br />

người ta đã so sánh Frédéric với Mozart. Nhưng Nicolas Chopin, với đầu óc vững vàng, sáng suốt, cố<br />

bảo vệ tối đa con mình khỏi những sự tán tỉnh quá trớn.<br />

Khi mười chín tuổi, Frédéric Chopin đã trở thành một thanh niên có ngoại hình thanh lịch, lại


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 214<br />

ham thích kịch nghệ và sử học, sẵn trời phú cho óc hài hước châm chọc một cách chua cay và cũng là<br />

một nhạc công dương cầm điêu luyện, thế mà từ tuổi ấu thơ, Frédéric đã có một thể tạng yếu ớt, khiến<br />

cha mẹ cậu phải gửi cậu đi hè về gia đình bên ngoại ở đồng quê, trong vùng Mazovie, vài dặm cách<br />

Varsovie để nghỉ ngơi. Nơi ấy, cậu quan tâm đến nhạc điệu mazurkas, nguồn gốc từ Balan, một điệu<br />

nhảy với âm nhạc nhịp nhàng cuả tỉnh lỵ, mà Frédéric đã làm say mê mọi người qua những sáng tác<br />

của cậu.<br />

Năm 1830, ở Vienne cũng như ở Varsovie, thiên hạ chen chúc nhau đến dự những buổi hoà tấu<br />

của Frédéric. Đến tháng ba năm ấy, ở sân khấu quốc gia, cậu đã trình diễn bài « Fantaisie sur des airs<br />

polonais » trước mặt tám trăm công chúng đầy nhiệt tình. Josef Elsner, thầy của Chopin, đã khóc vì<br />

vui sướng, các báo chí đều nhất trí bảo « đây là tên dị giáo của dương cầm ». (Voilà, dit-elle, le<br />

Paganini du piano ).<br />

Nhưng những đám mây nặng nề chồng chất lên bầu trời Varsovie. Sự căng thẳng giữa những<br />

người Balan chủ trương giành độc lập và những người Nga đang chiếm đóng đất nước, càng lúc càng<br />

mạnh mẽ hơn. Chopin là một người yêu nước. Khi Nga Hoàng Nicolas 1 er đến Varsovie tháng tư năm<br />

1830, cậu không chịu chơi nhạc trước sự hiện diện của Nga Hoàng và còn tệ hại hơn, Chopin còn từ<br />

chối tước vị « nhà dương cầm của Hoàng Đế », một vị trí được nhiều người ao ước. Những sự lựa<br />

chọn đó kết hợp với sự nổi loạn đang ầm ỉ cháy, bắt buộc Chopin tự xử lý cho mình bằng con đường<br />

lưu vong. Nhưng rồi cậu lưỡng lự : « hình như nếu tôi rời Varsovie, tôi sẽ chẳng còn bao giờ nhìn lại<br />

căn nhà nầy nữa », cậu đã viết như thế, « tôi nghĩ là tôi sẽ bỏ xác ở nơi xa ». Và ngày hai tháng mười<br />

một năm 1830, chiếc xe ngựa đã mang Chopin đi về Áo Quốc cùng với những tác phẩm của mình.<br />

Cuộc khởi nghĩa Balan nổ bùng vào tháng mười hai . Chopin vì nóng lòng muốn đầu quân đi<br />

đánh người Nga nên có ý định quay trở về, nhưng cha mẹ ông can gián và giải thích : « sứ mạng của<br />

con là phụng sự tổ quốc bằng ngã âm nhạc ». Ở Vienne, Frédéric không cảm thấy thoải mái. Nước Áo<br />

đã chọn lựa chính sách thân Nga, còn quần chúng thì thích những điệu valses của Strauss hơn những<br />

điệu mazurkas của Chopin (nguồn gốc từ Balan). Hơn nữa, chàng thanh niên nầy còn mắc phải bịnh<br />

hoa liễu sau một sự tằng tịu bất cẩn. Tất cả những thứ ấy khiến chàng lấy quyết định ra đi. Đó là cuộc<br />

hành trình về Paris, được mệnh danh là thành phố hải đăng của những nhà dương cầm, qua ngã Đức<br />

Quốc.<br />

Ở Stuttgart, Chopin nhận được hung tin về sự hàng ước của Balan. Chàng như suy sụp, không<br />

còn tin tức của gia đình. « Cha, Mẹ, con cái, tất cả những gì thân yêu nhất của tôi, các người ở đâu ?<br />

Hay là đã chết ? » (Père, mère, enfants, tout ce qui m’est le plus cher, où êtes vous ? Morts, peutêtre<br />

?). Chopin than van trong tập nhật ký của mình. Thật sự ra, mọi người trong gia đình chàng đều an<br />

ổn, nhưng sự kiềm chế của quân Nga chẳng có rủ lòng chẳng có rủ lòng thương tí nào. Tám chục<br />

nghìn người Balan buộc phải đi làm những công việc khổ sai ở Sibérie. Những ngày bi đát ấy đã gợi<br />

cảm hứng cho Frédéric qua hai tác phẩm nổi tiếng nhất, đó là khúc luyện gọi là Révolutionnaire (tạm<br />

dịch là khúc luyện Cách mạng) và Prélude N° 24 (khúc dạo đầu của nhạc số 24), hai bài nầy hoà hợp<br />

cả bạo lực và tuyệt vọng, để kết thành sự tuyệt đỉnh của cái hay.<br />

Tới Paris vào cuối tháng chín, Chopin cư ngụ trong một căn phòng khiêm tốn ở tầng thứ năm<br />

của số 27 Boulevard Poissonnière. “Paris là tất cả những gì người ta muốn có”, (Paris c’est tout ce que<br />

l’on veut). Chopin kêu lên một cách hân hoan. Điều cần biết là ở thủ đô nầy, sự giàu sang phú quý và<br />

sự túng thiếu sát cánh liên tục bên nhau, nhưng người ta vẫn cười, vẫn đùa vui. Người ta có thể vưà<br />

quát tháo, vưà phản kháng, và như thế, dân Pháp, như cũng đã oán giận vua Louis Philippe của họ đã<br />

không trợ lực ủng hộ Balan và Chopin rất mến chuộng “cái tiếng nói hăm dọa của một dân tộc đang<br />

nổi dậy” (la voix menaçante du people soulevé).<br />

Trang bị với bao nhiêu văn thư gửi gấm , Chopin đã đến Câu Lạc Bộ có uy tín của những người<br />

Balan nhập cư, và liên kết nhanh chóng với những đại nhạc công dương cầm của thời ấy như<br />

Kalkbrenner và nhất là Franz Liszt, người thanh niên đầy năng khiếu, gốc Hung Gia Lợi, mà sau nầy


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 215<br />

đồng thời vưà là người bạn thiết và cũng là đối thủ của Chopin. Một buổi hoà tấu trong những phòng<br />

khách hoà nhạc Pleyel vào năm 1832, đã khai khẩn cho Chopin những ân huệ và chiếu cố của giới báo<br />

chí. Cùng vào năm ấy, chàng đã làm cho giai cấp đại trưởng giả của Paris thán phục, nhân một buổi<br />

tiếp tân nơi nhà Nam Tước James de Rothschild. Từ đó, chàng trở thành người giáo sư dương cầm<br />

được ưa chuộng và tìm kiếm nhất thủ đô. Với hai mươi quan vàng một giờ dạy học, Chopin bắt đầu<br />

một cuộc sống sung túc của một công tử bột và ông đã tận hưởng nó một cách trọn vẹn.<br />

Chopin được mời mọc cùng khắp và cũng không để bị lợi dụng. Ông đã viết cho một người bạn<br />

vào tháng giêng 1833 những gì người ta đã nghĩ và nói với ông. “Tiếc thay, anh sẽ có một khả năng<br />

trội hơn nếu như anh được khán thính giả ở Toà Đại Sứ Anh hoặc Áo Quốc thưởng thức ngón đàn của<br />

anh. Anh sẽ chơi giỏi hơn nếu như Công Chúa của Vaudémont bảo trợ cho anh”. (Tu as un talent plus<br />

grand si tu as été entendu à l’Ambassade d’Angleterre ou à celle d’Autriche. Tu joues beaucoup mieux<br />

si la princesse de Vaudémont t’a protégé).<br />

Năm ấy, Frédéric Chopin được hai mươi ba tuổi. Trán cao và cái nhìn nóng bỏng, ăn mặc với<br />

mốt mới nhất, chàng đã phải trả rất đắt cho cái túi thủng của mình. Chopin đã làm mê hồn các cô gái<br />

trẻ qua tiếng nói có pha lẫn chút âm điệu nhẹ nhàng của giọng slave của ông, cũng như qua những<br />

ngón chơi kỳ tình trên phím đàn. Franz Liszt đã phải thốt lên một cách thán phục “Chopin làm cho<br />

dương cầm hát” hoặc có thể nói một cách khác là “cây dương cầm đang hát với Chopin” (Chopin fait<br />

chanter le piano). Chàng vẫn không ngưng tiếp tục sáng tác vì hiểu được rằng tác phẩm của mình phải<br />

hoàn toàn đồng nhất hóa với khí cụ, và đó chính là ma lực tác động nhiều nhất nơi thính giả. Và<br />

Chopin đã tự mình sáng chế một kiểu chơi mới mẻ mà những nhà dương cầm cho đến ngày nay vẫn<br />

còn áp dụng. Liszt vẫn nói rằng : “Tôi phải cho bốn năm sống của tôi để có thể trở thành tác giả của<br />

khúc luyện số 3” ! (J’aurais donné quatre ans de ma vie pour être l’auteur de l’Etude N° 3) !<br />

Năm 1836, Chopin viết thư về cho cha mẹ ở Balan và khoe rằng : « Con đã làm quen với một<br />

danh nhân, bà Dudevant, mà ai cũng biết dưới cái tên George Sand ». ( J’ai fait connaissance d’une<br />

grande célébrité, Madame Dudevant, connue sous le nom de George Sand) . Thật sự ra, mọi chuyện<br />

lúc đầu cũng không diễn tiến một cách tốt đẹp giữa hai nhân vật nầy. Sand vưà mới ly thân với chồng,<br />

Nam Tước Casimir Dudevant mà bà đã có hai con. Người đàn bà tự do ba mươi bốn tuổi ấy là một tiểu<br />

thuyết gia được thưà nhận bởi những bạn bè như Balzac, Delacroix, Hugo, Musset. Thoạt tiên, Chopin<br />

đã có một cảm giác rất khó chịu vơí những quần aó kiểu nam giới mà Sand thường mặc, và chàng hay<br />

viết một cách bất thiện ý, tự hỏi xem bà ấy có đúng là một nữ nhân hay không, nhưng hai năm sau đó,<br />

Chopin đã để cho sự đam mê xâm chiếm với người đàn bà Nohant. Eugène Delacroix đã từng vẽ hai<br />

người chung với nhau tại xưởng làm việc ở đường Rue des Marais-Saint Germain. Dưới họa pháp của<br />

bậc thầy, Sand, điếu thuốc kẹp ở giữa những ngón tay, đang thả hồn nghe chăm chú tiếng dương cầm<br />

của Chopin….<br />

Sự mơ mộng vô cùng lãng mạn tay đôi đó đã không cho hậu thế thưởng thức một cách trọn vẹn<br />

một chuyện tình đã trở thành như huyền thoại. Năm 1874, một bàn tay vô danh đã tách đôi cặp tình<br />

nhân bằng cách cắt ra làm hai mảnh bức họa vải kia. George Sand ngày nay nằm trong bảo tàng viện ở<br />

Copenhague, còn Frédéric Chopin thì ở Louvre. Từ đó, Sand đã vưà là tình nhân, bạn thiết, chị em gái<br />

và là mẹ của nhà soạn nhạc mà tình trạng sức khỏe rất mỏng manh. Hai người đã sống chung muà hè<br />

1838 tại Paris, rồi thì nhà nữ sĩ bắt buộc phải dắt đứa con trai của mình là Maurice về một xứ nào đó<br />

có khí hậu nóng như Baléares, bèn đề nghị với Chopin đi cùng với nàng để chung sống qua muà<br />

đông….<br />

Khởi đầu nơi nghỉ ấy rất là quyến rũ với Chopin, hằng ngày tắm mình dưới nắng hanh vàng của<br />

vùng Palma de Majorque, rồi thì những trận mưa như thác lũ nổ bùng lên. Chàng ốm nặng và khạc ra<br />

máu. Bịnh lao phổi được chẩn đoán. Bị trục xuất ra khỏi vùng Palma bởi sợ bị truyền nhiễm, Sand ,<br />

các con nàng và Chopin tìm nơi ẩn náu trong một tu viện xưa cũ ở Valldemossa, được xây cất theo<br />

triền núi. Dù đã bị suy yếu, Frédéric vẫn làm việc không ngừng tay một cách say mê. Chàng đã hoàn


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 216<br />

tất trên cây dương cầm của tu viện một loạt hai mươi bốn khúc nhạc dạo đầu (série des Vingt-Quatre<br />

Préludes), như những khúc nhạc ngắn, diễn tả cả một khuôn thước những cảm xúc đã đi qua đời mình<br />

trong giai đoạn ấy. Nhưng sức khỏe của Chopin không cải tiến được và Sand đành mang « ba đứa<br />

con » của mình trở lại Pháp.<br />

Về đây, Chopin phát hiện một cách thích thú một nơi ở tuyệt vời của George Sand tại Nohant,<br />

trong vùng Berry. « Một vùng đồng quê thanh bình, đẹp đẽ, có chim họa mi, sơn ca líu lo cả ngày… ».<br />

(Joli campagne, rossignols, alouettes….) Chàng đã viết như thế. Tất nhiên đang bị cô đơn dày vò vì xa<br />

cách với những người thân của mình từ rất lâu, bỗng dưng chàng đã tìm lại được một mái ấm gia đình<br />

với những trẻ con chạy nhảy cùng khắp, và những bạn hữu được mời mọc tập hợp trong những buổi<br />

tối để cùng nhau cười đùa, chơi đóng kịch hay đàn hát. Chopin tự cảm thấy rất thoải mái như chính<br />

đang sống ở tại nhà của mình.<br />

Thêm một lần nữa, Chopin lại tiếp tục sáng tác những thể nhạc điệu mazurkas, quay cuồng hào<br />

hứng, gợi lại những lần nghỉ hè của tuổi ấu thơ của mình ở Mazovie, và như thế, cũng làm dịu đi trong<br />

khoảng thời gian nầy nỗi buồn xa xứ Balan. Nhưng đến tháng mười, chàng trở về Paris để tìm lại<br />

những học sinh và những giáo trình của mình. Đàng nào cũng phải tiếp tục một cuộc sống vui và đầy<br />

đủ, phong phú…. Nghĩ như thế, Chopin đã đảm đương cái nhiệm vụ giáo sư của mình một cách rất<br />

tâm thành, thích thú : với sự kiên nhẫn, chàng sửa chưã cho đúng những sai lầm của bàn tay trên phím<br />

đàn, uốn nắn những khuyết điểm trong cách đặt tay để chơi, dạy đi dạy lại cho học sinh những phương<br />

pháp để tiến triễn.<br />

Ngày hai mươi sáu tháng tư năm 1841, George Sand tổ chức cho Chopin một buổi trình diễn<br />

hoà nhạc ở những phòng khách thính Pleyel. Đấy là một sự thành công rực rỡ, một thắng lợi huy<br />

hoàng cho Chopin, mặc dù lòng vẫn cảm thấy một chút lo sợ làm nghẹn thở, mỗi khi nhà soạn nhạc<br />

phải chơi trong một thính phòng lớn như thế. « Anh ấy thường khiếp sợ vì bao nhiêu chuyện, nên tôi<br />

đề nghị anh ấy nên chơi đàn trong một phòng không cần nến và cũng không có thính giả, trên một<br />

chiếc dương cầm câm lặng », (Il est effrayé de tant de choses que je lui propose de jouer sans<br />

chandelles et sans auditeurs, sur un piano muet), George Sand nói một cách châm biếm như thế.<br />

Rồi muà hè trở lại, mọi người đều về Nohant. Nơi ấy, xa các học sinh và cuộc sống kích động<br />

của Paris, Chopin có thể soạn nhạc một cách nhàn nhã, thảnh thơi, viết lại mỗi động tác cho đến hoàn<br />

hảo. « ba hàng gạch xoá trên bốn, đó mới đích thực, đơn thuần là Chip Chip». (Trois lignes raturées<br />

sur quatre, voilà du vrai, du pur Chip Chip), Georges Sand đã viết như thế. Ban ngày, chàng tự giam<br />

mình trong phòng ngủ, nhưng đêm về, vào giờ cơm tối, Frédéric có thể, mặc dù với sức khỏe bấp<br />

bênh, trở lại thành một diễn viên hài của những năm tháng trung học : Với một cái nhăn mặt, chàng đã<br />

có thể biến dạng thành một con người hào hoa phong nhã Anh quốc, hiền lành nhu nhược, đang đương<br />

đầu với văn ngữ Pháp văn, làm cho những người bạn thường được mời mọc như Delacroix, Hugo hay<br />

Balzac có được những trận cười thích thú.<br />

Đến năm 1846, mọi chuyện đều thay đổi. Những sự va chạm xuất hiện đột ngột giữa cặp nầy.<br />

George Sand mệt mỏi để tiếp tục chơi cái trò vưà là y tá, vưà là hộ lý trông coi bệnh nhân, và cũng vưà<br />

là người bạn tâm tình. Sand sợ hãi bị gắn bó và giam hãm như tù binh đến trọn đời với một người đàn<br />

ông đau yếu, bệnh hoạn, cho dù hắn ta có là nhân tài lỗi lạc xuất chúng !<br />

Là một nữ văn sĩ, trước tiên Sand đã mô tả tình trạng nầy qua những nhân vật trong tiểu thuyết<br />

« Lucrezia Floriani » của nàng. Quyển sách của muà hè 1846 ấy, đã báo trước điểm cuối cùng của<br />

mối diễm tình thơ ngây, vô tội vạ nầy. Chopin trả lời lại bằng một bài « Polonaise-Fantaisie » (một<br />

điệu nhạc làm nền cho điệu vũ dân tộc Balan), với cả một tâm sự phiền muộn, sầu não rất lớn. Sự chia<br />

tay đã tác động vào năm sau đó, với một cớ hết sức nhỏ nhoi, để che giấu lý do thật sự, đó là hôn nhân<br />

của Solange, con gái của Sand với điêu khắc gia Clésinger. Nhà văn sĩ giận con gái của mình và<br />

Chopin thì bảo vệ cho cô ấy. Chỉ có chừng ấy nguyên do. Thế là chàng nhận được bức thư tuyệt giao<br />

của Sand vào tháng tám năm 1847 với một câu sau cùng : « Hãy thỉnh thoảng cho em tin tức của anh,


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 217<br />

ngoài ra, những chuyện còn lại chẳng cần phải nhắc tới ». (Donnez-moi quelquefois de vos nouvelles.<br />

Il est inutile de revenir sur le reste). Như thế, hai người chỉ gặp lại nhau một lần vào năm 1848, khi<br />

Chopin, vì còn giữ mối quan hệ tốt đẹp với Solange, đã báo tin cho George Sand sự chào đời của đứa<br />

cháu ngoại của nàng.<br />

Muà hè 1848, Chopin đi dạy học ở Luân Đôn, nơi đó, khói từ bụi than đá đã hành hạ những lá<br />

phổi của chàng. Vẫn mơ mộng đến một cuộc đời mới, nhưng vốn không ảo tưởng, chàng vẫn nói :<br />

« Giá như ta không còn khạc ra máu mỗi ngày…. » (Si seulement je ne crachais pas le sang tous les<br />

jours…) Ở Anh Quốc hay ở Ecosse, Chopin, dù sức khoẻ đã suy kiệt, nhưng vẫn tự trói buộc mình với<br />

những lớp học, những buổi dạ tiệc và những buổi độc tấu không ngừng. Trở lại Paris, chàng không còn<br />

sức để sáng tác nữa. Tháng sáu 1849, người ta đã phát hiện ra cái chặng đường cuối cùng của bệnh lao<br />

phổi của chàng nhạc sĩ tài hoa nầy. Và niềm hân hoan to lớn cuối đời của Chopin là còn nhìn lại được<br />

khuôn mặt thân yêu của người chị của mình, bà Ludwika, đã từ Balan nhanh chân chạy tới thăm cậu<br />

em thân yêu.<br />

Frédéric Chopin lịm dần và ra đi vào ngày mười bảy tháng mười năm 1849. Ở nghĩa trang Père<br />

Lachaise, nơi chàng an nghỉ, tấm bia trang trí trên nấm mộ đã có chứa đựng một ít bụi đất Balan. Con<br />

tim của nhà thiên tài đã từng một thời cách mạng hóa nghệ thuật dương cầm, được mang trả về Balan<br />

theo ý nguyện của chàng. Trái tim ấy đã được dấu kín trong những bức tường của giáo đường Sainte<br />

Croix ở Varsovie. Một đời người phù du đã đi qua, còn chăng, đấy là vô số những tác phẩm nghệ thuật<br />

để lại cho hậu thế, đã đưa Chopin về xếp hạng bên cạnh Mozart, Bach hay Beethoven. Và còn những<br />

lời của Sand đã gợi lại một cách tài tình cái âm hưởng về âm nhạc khi Chopin dạo đàn ở Nohant : « Và<br />

rồi nốt nhạc xanh vang âm, thế là chúng ta, trong cái màu da trời thuỷ tinh của màn đêm. Những áng<br />

mây nhẹ nhàng bùng lên ôm lấy tất cả những hình dạng độc đáo nhất, chúng lấp đầy bầu trời, chúng đã<br />

giục giã kéo tới ôm quanh chị Hằng khi chị ném trở lại những vầng trăng rộng màu trắng sữa, làm<br />

sống lại cái màu sắc như đã lừ đừ thiếp đi. Anh và em, chúng ta đã mơ ước một đêm hè và chúng ta<br />

chờ đợi chim họa mi. » (Et puis la note bleue résonne et nous voilà dans l’azur de la nuit<br />

transparente. Des nuages légers prennent toutes les formes de la fantaisie ; ils remplissent le ciel ; ils<br />

viennent se presser autour de la lune qui leur jette de grands disques d’opale et réveille la couleur<br />

endormie. Nous rêvons d’une nuit d’été : nous attendons le rossignol ). ■<br />

Dã -Thảo. Paris, ngày 14/11/2010.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 218<br />

<strong>The</strong> Seeds of Time<br />

By David Lš Lãng Nhân<br />

Four hundred years ago, Shakespeare wrote these puzzling lines in his famous play Macbeth:<br />

“If you can look into the seeds of time and say which grain will grow and which will not, speak<br />

then to me.”<br />

What a provocative thought! “If you can look into the seeds of time. . . .” But how can you?<br />

Time is something you cannot see, you cannot touch. Yet you know it’s there. It is a sure thing. Sure<br />

as the sunrise. It is inevitable. Inevitable as the golden leaves falling from the trees in the Autumn.<br />

Inevitable as the long and cold night of the Winter. And the re-birth of the Spring, when Life<br />

germinates and grows.<br />

“If you can look into the seeds of time and say which grain will grow. . . .” Yes, if time had<br />

seeds, it certainly would germinate and grow strong during the Spring. When you are young and full of<br />

life, of hopes and dreams, you are in the Spring of your time. As the diligent farmer plowing through<br />

the warm and sunny field during the Spring, you work hard to secure a sound knowledge for your soul.<br />

Your education, in other words, is the most important element for your seeds of time to grow. A Greek<br />

philosopher once said: “Only the educated is free.” Free in his choice of a meaningful profession.<br />

Free from prejudice, from fear and frustration. And free from his own prison of ignorance. Yes,<br />

education sets you free and helps you grow.<br />

But just like a well-prepared field, a well-prepared mind is not all you need for your seeds of<br />

time to grow. Failures, setbacks, and suffering are also necessary for your growth as rainwater is<br />

necessary for green pasture and trees. Yes, adversity is the April shower that irrigates the fields and<br />

helps the sap flow through the veins of the emerald green buds which will burst into the gorgeous<br />

blooms of May. If there is a time to celebrate your success, there is a time to mourn your defeat and let<br />

it sink in. <strong>The</strong>re is a time for the pain to pass; the sorrow to be hung up and dripped dry; the time to<br />

grow. Inside. Deep down. As roots are taking hold. As one is becoming a mature and refined<br />

individual.<br />

Oh yes, education broadens your knowledge and perception, but adversity breeds your character<br />

and personality. However, in order for your soul to reach its full bloom, you need the sunshine of love.<br />

<strong>The</strong> love from your family and the love from your friends. For without love, your knowledge, your<br />

fame, and your most prized material possessions will only make you a vain person. With no one to<br />

share, no one to care, your life would not be very meaningful and rewarding. Would it?<br />

“If you can look into the seeds of time. . . .” You cannot see time. But you can hear it ticking<br />

away. As punctual as a mysterious clock somewhere out there. As indifferent as the raindrops beating<br />

on your chimney in a cold and lonely night. And you can feel it dripping away for the good seeds to<br />

grow.<br />

Oh yes, time changes things and people. Slowly but surely. As the tide rises. And sometimes<br />

with amazing results. What was dull may become sharp. What was useless may become valuable.<br />

Time ages wine. Time matures man. Time changes things and people; yet true love never fades. It just<br />

gets sweeter.<br />

Last week, my wife and I finally cleaned up our garage. We found an old cardboard box with a<br />

few monetarily worthless things that were, however, emotionally invaluable to us: faded pictures and<br />

letters during our courting days, wedding ring receipts, and anniversary cards -- tokens of our shared<br />

dreams and commitment over 40 years. And there was a small Teddy bear. Old toys and souvenirs<br />

always conjure up nostalgic thoughts of earlier days. Yes, the last time we looked, we had two small


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 219<br />

children, a small dog, and a couple of squirrels in the back yard. <strong>The</strong> house was much smaller, but<br />

filled with laughter and love. Time flies. Now the children are grown up; the pets long gone: time<br />

changes things and people. Yet our love for our children just gets sweeter.<br />

“If you can look into the seeds of time and say which grain will grow and which will not, speak<br />

then to me.” My friends, I have looked into the seeds of my time and have no doubt in my mind that<br />

EDUCATION, ADVERSITY, and LOVE are the three key elements that definitely help our seeds of<br />

time to grow. Education sharpens our minds. Adversity strengthens our character. Love warms our<br />

hearts, frees our souls, and gives us the best reason to be living. Don’t you agree? ■<br />

Madison, AL, October 2010<br />

<br />

Án Mång ThÙ BÄy MÜa DÀm<br />

Tác giä: Minh Thu<br />

ñó là một ngày thứ bẩy, trời mưa dầm dề trong đầu tháng Chạp dương lịch tại Đà lạt. Họ đang bị cầm<br />

tù trong ngôi nhà nằm bò dài giữa những tiếng róc rách, và nhiều tiếng động hỗn tạp khác do mưa tạo<br />

ra. Họ đang ngồi trong phòng khách. Ngôi nhà tối tăm, ảm đạm với một lối kiến trúc coi hơi kỳ cục, thì<br />

tọa lạc gần trại Sim trong khu Du Sinh do cha Bửu Dưỡng tạo lập cho lớp giáo dân công giáo trú ngụ.<br />

Ngôi nhà không được chăm sóc này là nơi trú ẩn cần thiết cho ông Phiệt, một người ghét cả vợ<br />

lẫn con gái, và đứa con trai thô kệch của mình. Đời ông Phiệt là những buổi đi qua quận lỵ, khẽ nhấc<br />

mũ chào mọi người, miệng không nở nụ cười. Niềm sung sướng âm thầm của ông chỉ là nhớ lại những<br />

thoáng kỷ niệm của những mùa Hạ vô cùng xa xưa trong thời ấu thơ của ông.<br />

Nhưng nay thì cái vị thế danh giá của ông trong quận lỵ này, sự ưa mến không thể tả được của<br />

ông đối với ngôi nhà này đang bị đe dọa. Tất cả chỉ vì cái con Miên, đứa con gái quê mùa của ông. Cái<br />

con Miên khùng đó đã làm chuyện điên không thể tưởng tượng được.<br />

Ông Phiệt quay mặt đi, không buồn nhìn con vì thấy tởm lợm, và hướng tới vợ rồi nói : “Người<br />

ta sẽ đưa nó vào dưỡng trí viện mất thôi. Viện dưỡng trí cho những tội phạm đó, bà có biết không?<br />

Chúng ta sẽ phải dọn đi nơi khác. Chúng ta không thể nào để điều này xẩy ra được.”<br />

Miên bắt đầu run lên cầm cập : “Con sẽ tự tử.” Cô ả nói.<br />

“Im đi.” Ông Phiệt nói “chúng ta còn ít thì giờ lắm. Không phải là lúc để nói lăng nhăng. Tao<br />

phải giải quyết vụ này.”<br />

Ông lên tiếng gọi con trai trong lúc cậu ta đang đứng nhìn ra cửa sổ : “Duật, lại đây. Nào, mày<br />

học thuốc đến bậc nào thì bị người ta tống cổ ra khỏi trường vì quá dở thế hả?”<br />

“Thầy thừa biết rồi mà…” Duật trả lời.<br />

“Thế mày đã hiểu biết đủ chưa? Liệu người ta đã nhồi đủ vào óc mày để có thể biết là một bác<br />

sĩ kinh nghiệm sẽ có thể giải thích như thế nào về một vết thương như vậy không?”<br />

“À vết thương đó trông như bị hất ngã hay bị đập đó mà.”<br />

“Thế liệu người ta có nghĩ là vì một viên ngói từ mái nhà rơi xuống trúng phải không?”<br />

“À không hẳn thế đâu thầy.”<br />

“Thì liệu nói thế có được không?”


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 220<br />

“Không đâu, thưa thầy.”<br />

“Tại sao không?”<br />

“Thì bởi vì nó đập hắn ta nhiều lần.”<br />

“Tôi không chịu nổi nữa đâu.” Bà Phiệt nói.<br />

“Bà phải chịu chứ làm sao bây giờ.” Chồng bà nói. “Và bà hãy cố giữ cho giọng nói đừng xen<br />

lẫn sợ hãi. Phải nhớ là chúng ta chỉ đang nói về thời tiết mà thôi. Nào bây giờ mình phải diễn lại vụ đó.<br />

Nào, Miên…”<br />

“Thôi, thôi, con xin thầy.” Miên van nài bố nó.<br />

“Miên, mình phải diễn lại. Có thể là mày đã quên một chi tiết nào đó. Một chi tiết nhỏ xíu<br />

không đáng kể rất có thể lại cứu được cả nhà thoát khỏi tai tiếng đấy con ạ. Nhất là mày đó, Miên. Mày<br />

không muốn người ta nhốt mày vào dưỡng trí viện chứ? Hay là bị treo cổ? Ngươi ta có thể treo cổ mày<br />

đấy nhé, Miên! Đừng có run như cầy xấy nữa, và phải giữ cho giọng nói bình tĩnh. Nên nhớ là mình chỉ<br />

đang nói về thời tiết đấy thôi… Nào, nói đi nghe…”<br />

“Con chịu thôi, Thầy, con… con… xin Thầy mà.” Miên van lơn.<br />

“Nói đi, con kia, nói đi.” Ông Phiệt cao giọng.<br />

Ông đưa khuôn mặt dài và lạnh của ông tới sát mặt con gái. Ông cảm thấy ông đang ghê tởm nó. Hình<br />

thể con Miên dầy nình nịch, chiếc cầm nặng nề, cả thân hình nó đồ xộ đến phát tởm.<br />

“Trả lời tao đi.” Ông nói “Khi đó mày đang ở trong nhà kiếng ngoài vườn, phải không?”<br />

“Vâng.”<br />

“Khoan đã. Có ai biết là mày yêu thầy Uyển không?”<br />

“Không ai hết. Con không hề nói với ai…”<br />

“Thôi đi cô ơi.” Duật lên tiếng. “Cả cái quận khốn nạn này đều biết. người ta đã xì xầm về<br />

chuyện này trong quận cả ba năm nay rồi.”<br />

“Có thể lắm.” Ông Phiệt nói “Có thể lắm, thật là bẩn thỉu.” Tay ông cử động dường như để phủi<br />

vết bẩn gì đó trên mu bàn tay của ông. “Nào mình tiếp tục. Mày đang cất cái vồ phải không? “Vâng.”<br />

“Mày đặt cây vồ vào góc nhà kiếng.” “Vâng.” “Rồi mày nghe tiếng chân người bước ngoài sân?<br />

“Vâng.” “Đó là thầy Uyển.” Vâng.” “Thế mày gọi thầy ấy lại à?” “Vâng.” “Gọi có to không? Liệu có<br />

ai khác nghe thấy không?”<br />

“Không, thưa Thầy, con chắc chắn là không. Mà thật ra thì con không gọi. Anh ta trông thấy<br />

con khi con đi ra khỏi nhà kiếng. Anh ta giơ tay vẫy con, rồi bước tới.”<br />

“Thế rồi cả hai chúng mày vào nhà kiếng à?” “Vâng, vì trời mưa to quá.” Miên đáp.<br />

“Thế nó nói gì?” Miên nói : “Anh ấy chào con, và xin lỗi là đã vào cổng sau, nhưng anh ta cho<br />

biết là anh ta muốn đi qua sân nhà mình để đến nhà ông bà Lịch.” “Ờ, rồi sao nữa?” Ông Phiệt hỏi.<br />

“Rồi anh ta nói khi đi ngang qua công viên anh ta trông thấy nhà mình, và anh ta bất chợt nghĩ<br />

tới con, và anh ta thấy nên đến một vài phút để cho con biết một tin vui. Anh ta nói anh ta rất vui mừng<br />

và bắt đầu nói lắp bắp là anh ta sắp lấy vợ, và con cứ nghĩ là anh ta ám chỉ con.”<br />

“Đừng nói điều mày nghĩ với tao, mà hãy nhớ lại kỹ lời nó nói với mày.”<br />

“Trời ơi, khổ quá…” Miên rên rỉ. “Đừng khóc lóc nữa con ạ. Đó là điều mày không thể cho<br />

phép làm lúc này, mày có biết không? Nào câu chuyện tiếp tục ra sao?”<br />

“Anh ta nói rằng người anh ta định lấy là con Yến, và anh ta xin lỗi con. Chỉ có thế thôi và anh<br />

ta sắp sửa ra về.” Ông Phiệt hỏi : “Rồi sao nữa?”<br />

“Con điên tiết lên. Anh ta quay lưng lại, trong khi tay con nắm lấy cây vồ.”<br />

“Thế mày có la lối gì không lúc mày đập nó…” “Không, con chắc chắn là không.”<br />

“Thế nó có rên la gì không, nói cho tao biết…” “Thưa Thầy, không.”<br />

“Thế rồi sao nữa?” Miên đáp : “Con buông cây vồ xuống, rồi con lên thẳng nhà trên. Chỉ có thế<br />

thôi. Bây giờ thì con ước gì con chết đi cho xong!”<br />

“Này Duật,” ông Phiệt nói với con trai “có lẽ thằng đó nói với mọi người là nó đi sang nhà ông


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 221<br />

bà Lịch. Thế thì chắc chắn không ai biết là nó đã đến đây đâu. Nó rất có thể bị ai đánh trong rừng<br />

thông. Mình phải xét từng chi tiết. Hừm, một thầy giáo bị đập vỡ đầu.”<br />

“Thôi, Thầy đừng nói nữa.” Miên kêu lên.<br />

“Bộ mày muốn bị treo cổ sao chứ? Một thầy giáo đầu bị đập vỡ nằm trong rừng thông. Nào liệu<br />

có ai muốn giết thầy Uyền không nhỉ?”<br />

Đúng lúc đó có tiếng gõ cửa, và cửa mở ra tức thì. Đó là Đại úy Một, người không bao giờ theo phép<br />

lịch sự chờ người ta mời mới bước vào. “Ai muốn giết thầy giáo Uyển à.?” Đại úy hỏi rồi nói : “Tôi<br />

chứ còn ai, tôi sẽ sung sướng giết hắn. Xin chào bà Phiệt.”<br />

Miên rên lên : “Đại úy Một nghe tiếng thầy nói rồi!”<br />

“Con ơi, ai cũng có thể nói đùa một chút mà” Cha cô nói “Đừng giả đò sợ hãi nữa. Đây<br />

chỉ là vụ giết thầy giáo trên lý thuyết thôi. Này Đại úy, có phải thời nay người ta không nói chuyện gì<br />

khác ngoài những chuyện rùng rợn không nhỉ?”<br />

“Giết thầy Uyển,” Đại úy Một nói “Giết thầy Uyển. Thích đáng lắm chứ. Ờ hai bác có nghe<br />

nói về cô Yến không? Tôi sẽ bị thiên hạ cười cho thối óc mất thôi.”<br />

“Tại sao ông lại bị thiên hạ cười chứ?” Ông Phiệt hỏi Đại úy Một.<br />

“Vì tôi đã hỏi cưới cô ta, và cô ta đã nhận lời cầu hôn của tôi rồi! Bộ không ai nghe thấy<br />

chuyện gì sao? Cô ta có nói với hầu hết mọi người mà. Bây giờ thì dường như tôi bị cô ta cho rơi chỉ vì<br />

cái anh chàng thầy giáo trẻ hơn kia.”<br />

“Đáng buồn nhỉ?” Ông Phiệt nói. “Thật là không may vậy thôi.” Đại úy Một đáp.<br />

“Đại úy ngồi chơi đi” Ông Phiệt mời : “Nào bà và con Miên hãy an ủi Đại úy bằng những<br />

chuyện vui hay nhất đi. Tôi và thằng Duật phải lo một chuỵên này đã. Tụi tôi sẽ trở lại trong chốc lát<br />

Đại úy nhé. Nào,ta đi thôi, Duật.”<br />

Đúng năm phút sau thì ông Phiệt và Duật trở về : “A, Đại úy, mời ông xuống nhà kiếng với<br />

chúng tôi vài phút được không?” Ông Phiệt hỏi rồi nói tiếp “tôi muốn cho ông xem cái này hay lắm.”<br />

Ba người đàn ông đi xuống nhà kiếng. Đại úy Một bước vào trước nhất, kế đó là Duật, còn ông<br />

Phiệt bước vào sau chót. Trong khi đóng cửa ông Phiệt cầm lấy một khẩu súng hai nòng dựng ở đằng<br />

sau cánh cửa. Ông nói :<br />

“Này Đại úy, chúng ta xuống đây để bắn con chuột mà thằng Duật nghe thấy kêu chí chóe ở<br />

dưới gầm chiếc thùng tắm kia. Bây giờ ông hẵy nghe lời tôi nhé, nếu không ông sẽ bị bắn lầm phải đấy.<br />

Tôi không nói rỡn đâu nghe!<br />

Đại úy Một ngỡ ngàng ngó ông Phiệt : “Vâng, không sao, ông cứ nói tiếp đi.”<br />

“Một chuyện hết sức bi thảm đã xẩy ra xế trưa nay.” Ông Phiệt nói. “Chuyện này sẽ còn thảm<br />

thiết hơn nữa nếu không được giải quyết sao cho êm thấm.” “Vậy sao?” Đại úy Một hỏi.<br />

Ông Phiệt nói : “Ông đã nghe thấy chúng tôi hỏi nhau liệu có ai muốn giết chết thầy Uyển<br />

chăng? Và ông đã nghe được con Miên thốt ra một lời vô ý.”<br />

“Vâng, vậy thì sao chứ?” Đại úy Một ngớ ngẩn hỏi.<br />

“Cũng chẳng sao hết.” Ông Phiệt đáp “trừ phi ông nghe được tin là thầy Uyển đã gặp phải một<br />

cái chết đột ngột xế trưa nay. Và tin đó là tin ông đang nghe đây đấy ông bạn ạ!”<br />

“Bộ ông đã giết thầy ta đấy à?” Đại úy Một hốt hoảng hỏi. “Không, con Miên đó ông ạ.” Ông<br />

Phiệt trả lời. “Khốn nạn chưa kìa!” Đại úy Một thốt lên.<br />

“Vâng, thật là khốn nạn, và hẳn là ông sẽ nhớ lại và đoán ra chuyện giết người mất!”<br />

“Ơ, a.., rất có thể như thế” Một trả lời. “Ơ, mà có thể như thế lắm chứ.!”<br />

Ông Phiệt lên tiếng : “Chính vì vậy mà ông trở thành một vấn đề cho chúng tôi.”<br />

“Thế tại sao Miên nó lại giết thầy ta chứ?” Một hỏi.<br />

“Đó là một trong những chuyện đáng ghê tởm, và cũng đáng ái ngại nữa. Số là con Miên tự lừa<br />

dối nó rằng thầy Uyển yêu nó. Nhưng thầy Uyển lại bảo với nó là thầy ta sắp lấy con Yến.”<br />

“À ra thế.” Một nói. Ông Phiệt nói thêm : “Tôi không muốn thấy con Miên bị coi là khùng hay


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 222<br />

là kẻ sát nhân, vì tôi sẽ không thể nào tiếp tục sống ở quận lỵ này nữa.”<br />

“Vâng chắc chắn là vậy.” Một đáp. Ông Phiệt lạnh lùng nói : “Mặt khác Đại úy lại biết chuyện<br />

này.”<br />

“Vâng, và tôi tự hỏi liệu tôi có giữ kín miệng được chăng?” Một đáp. “Nhưng nếu tôi hứa …”<br />

Ông Phiệt nói : “Nhưng tôi tư hỏi liệu tôi có thể tin ông được không?” “Tôi hứa mà.” Một<br />

tuyệt vọng đáp.<br />

“Đó là nếu mọi sự trôi chẩy êm thấm” Ông Phiệt nói “Còn như nếu có sự nghi kỵ, hay có cuộc<br />

điều tra thì Đại úy hẳn sẽ e ngại vì bị coi là một đồng lõa, phải không nào? Vậy chúng ta phải làm gì<br />

bây giờ đây?”<br />

Đại úy một nói; “Tôi không thấy có cách nào khác ngoài việc ông nhận lời hứa giữ kín miệng<br />

của tôi. Vì nếu ông giết tôi đi thì thật là khờ dại. Làm sao mà ông dấu nổi hai xác chết chứ?”<br />

“Ấy vậy mà tôi lại cho là làm như vậy an tòan hơn đấy. Rất có thể đó là một tai nạn. Hay ông và<br />

thầy Uyển rất có thể cùng bị mất tích. Ờ chuyện đó có thể xẩy ra lắm chứ.”<br />

“Ông Phiệt, ông nghe đây ông không thể nào…”<br />

“Ông nghe tôi thì có, ông Một. May ra có lối thoát cho ông. Ồ, mà có lối thoát thật đấy, Một ạ,<br />

vì chính ông đã cho tôi ý tưởng đó lúc ông mới đến đây. Ông nói ông muốn giết thầy Uyển mà, bởi vì<br />

ông có lý do để làm như thế, phải không nào?”<br />

“À, đó là tôi nói đùa đấy chứ!” Một đáp.<br />

“Ồ, lúc nào mà ông chẳng nói đùa nhỉ? Ông nói đùa mãi khiến mọi người phải nghĩ là chắc phải<br />

có gì đằng sau những lời nói đùa đó chứ? Này, ông Một, nghe đây, tôi không thể nào tin ông được,<br />

nhưng ông thì phải tin lời tôi. Nếu không tôi sẽ giết ông tức khắc. Tôi không đùa đâu. Ông có thể chọn<br />

giữa cái sống và cái chết.<br />

Đại úy Một do dự nói : “Ông cứ nói tiếp để xem ý định của ông ra sao đã.” .<br />

“À, chỗ này có cái cống nước.” Ông Phiệt nói nhanh và hăng hái. “Đó là chỗ tôi sẽ dấu xác thầy<br />

Uyển. Không ai khác sẽ vào đây để kiếm xác hắn trừ phi Đại úy nói ra. Vì thế Đại úy phải cho tôi bằng<br />

chứng là Đại úy đã giết thầy Uyển.”<br />

“Ông nói chi lạ vậy?” Một hốt hoảng la lên.<br />

“Như thế tôi mới biết chắc là ông sẽ không bao giờ hé miệng về chuyện này.” Ông Phiệt nói.<br />

“Bằng chứng gì mới được chứ? Một lo sợ hỏi.<br />

“Duật, hãy đấm mạnh vào mặt Đại úy đi con” Ông Phiệt ra lệnh cho con trai.<br />

“Ối trời ơi! Một kêu lên.<br />

“Đấm nữa đi con, Duật, nhưng đừng mạnh quá đến nỗi những đốt ngón tay của con bị bầm rập<br />

nhé.” Ông Phiệt nói với con trai rồi hướng về phía Một :<br />

“Xin lỗi Đại úy nhé. Nhưng mà mình cần phải có dấu vết của một cuộc ẩu đả giữa ông và thầy<br />

Uyển. Như vậy để ông thấy là ông không thể nào tới bót cảnh sát mà lại không bị tình nghi…”<br />

“Bộ ông không tin được lời tôi hay sao?’ Một phẫn uất hỏi.<br />

“Có chứ, nhưng chỉ sau khi tôi đã dàn cảnh xong suôi mà thôi. Này Duật, cầm lấy chiếc vồ kia<br />

lại đây đưa cho Đại úy đi con, nhớ lót khăn tay vào để không có dấu tay của con nhé. Nào Đại úy Một,<br />

như tôi đã nói với Đại úy rồi đó, vậy Đại úy hãy nắm giùm hai tay vào cán của cây vồ này đi. Này, tôi<br />

sẽ bắn nếu Đại úy không làm theo lời tôi đấy nhé.”<br />

“Trời ơi, khổ quá.” Một vừa than vừa làm theo lời ông Phiệt. “Nào Duật,” ông Phiệt nhắc con, “<br />

hãy nhổ hai sợi tóc của Đại úy rồi làm như tao nói hồi nãy, dính chúng vào cán cây vồ đó, nhớ chưa?<br />

Bây giờ thì ông Một, ông làm ơn nhấc chiếc nắp cống này lên. Xác thầy Uyển nằm sau chiếc kệ kia,<br />

ông hãy kéo xác hắn và đặt xuống cống này giùm chút.”<br />

“Tôi không đụng tới xác hắn đâu.” Một mạnh mẽ phản đối. “Nào Duật, tránh ra con.” Ông Phiệt<br />

vừa nói vừa đỡ cây súng hai nòng lên và nhắm vào đầu Một.<br />

“Khoan đã, đừng, đừng bắn.” Một hốt hoảng la lên và miễn cưỡng làm theo lời ông Phiệt.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 223<br />

Ông Phiệt lấy tay quệt mồ hôi trên trán mình rồi nói : “Thế là mọi sự hoàn hảo lắm rồi. Nào<br />

chúng ta phải nhớ rằng không một ai biết là thầy Uyển đã tới đây. Ai cũng nghĩ là thầy ta tới nhà ông bà<br />

Lịch. Nghĩa là cách đây những năm cây số, và chẳng ai lại tìm kiếm xa đến tận đây đâu. Người ta sẽ<br />

không bao giờ mở ống cống nhà này lên để tìm kiếm đâu. Ông có thấy chúng mình được an toàn chưa<br />

nào?”<br />

“Có lẽ vậy.” Một đáp.<br />

“Thôi chúng ta lên nhà trên đi.” Ông Phiệt nói, rồi cả ba người ra khỏi nhà kiếng lên nhà trên<br />

vào phòng khách khi ông Phiệt nói với vợ :<br />

“Mình à tôi và thằng Duật đi xuống nhà kiếng để bắn con chuột ranh đó và thấy Đại úy Một ở đó.”<br />

“Thế Đại úy đi lối cổng sau tới hay sao?” Bà Phiệt ngây thơ hỏi Một.<br />

“Vâng, vâng, đúng thế.” Đại úy trả lời với vẻ hoang mang.<br />

“Kìa sao môi Đại úy lại bị chẩy máu thế kia?” Duật ân cần hỏi.<br />

“À tôi cắt phải khi cạo râu sáng nay đấy mà.”<br />

Đến lượt ông Phiệt nói : “Đại úy Một thật là tốt, mình ạ. Ông hiểu nỗi lo lắng của nhà mình.<br />

Chúng ta có thể tin vào lời Đại úy. Lời nói của Đại úy như đinh đóng cột.”<br />

“Thật vậy sao? Trời, đa tạ Đại úy. Ông là người tốt bụng.” Bà Phiệt nói với lòng tri ân.<br />

“Thôi, ông bạn không phải lo lắng gì nhé. Không ai tìm ra đâu mà sợ.” Ông Phiệt vừa nói vừa vỗ vai<br />

Đại úy Một.<br />

Sau đó Một ra về. Bà Phiệt ân cần cảm ơn ông ta lần nữa với đôi mắt rưng rưng. Cả ba người<br />

nhìn theo Đại úy bước đi trên con đường ra cổng. Rồi ông Phiệt vội vã thuật lại cho vợ biết chuyện gì<br />

đã xẩy ra ở nhà kiếng hồi nãy. Sau đó hai ông bà lên gác và lại nói lao xao với Miên một lúc. Ngay sau<br />

đó trời tạnh mưa. Ông Phiệt làm một vòng tản bộ xuống nhà kiếng.<br />

Khi trở lên nhà trên ông quay giây nói gọi bót cảnh sát quận lỵ : “A-lô, trạm cảnh sát đó phải<br />

không? Tôi là Phiệt ở gần trại Sim đây. Có chuyện khủng khiếp vừa xẩy ra ở đây! Trung sĩ có thể cử ai<br />

đến tức khắc để điều tra không? ■<br />

Minh Thu<br />

viết cuối Xuân<br />

Melbourne (11/1982 )<br />

(sửa , viết lại tháng 10/2010)<br />

Ghi chú : chuyện này đã được đăng phần tiếng Việt trong Nguyệt San QUÊ MẸ (Úc châu) số tháng<br />

3/1983 dưới bút danh TRẦM MẶC, một trong những bút danh khác của Minh Thu.<br />

&<br />

Murder on a Wet Saturday<br />

By Minh Thu<br />

It was one wet Saturday in early December in Dalat. In the sprawling house they were imprisoned by<br />

the swish and the gurgle and all the hundred sounds of rain. <strong>The</strong>y were in the drawing room. <strong>The</strong> house,<br />

damp and dark with a quaint look was situated near the Sim farm in the Du Sinh compound established<br />

by Father Bửu Dưỡng to house his congregation.<br />

This ill-kept house was necessary to Mr. Phiệt, who detested his wife, his daughter and his


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 224<br />

sulking son. His life is to walk through the district touching his hat not smiling when greeting<br />

acquaintances. His cold pleasure was to recapture snapshot memories of the remote summers of his<br />

childhood.<br />

But now his pride of position in the district, his passionate attachment to the house were<br />

threatened, and all because Miên, his clumsy daughter, had done this shocking and incredibly stupid<br />

thing. Mr. Phiệt turned from her with disgust and spoke to his wife.<br />

“<strong>The</strong>y’d send her to a lunatic asylum” he said. “A criminal lunatic asylum. We should have to<br />

move. It would be impossible.”<br />

His daughter began to shake. “I’ll kill myself,” she said.<br />

“Be quiet” said Mr. Phiệt. “We have very little time. No time for nonsense. I’ll deal with this.”<br />

He called out to his son, who stood looking out of the window. “ Duật, come here. Listen, how far did<br />

you get with your medicine before they threw you out as hopeless?”<br />

“You know well already…,” said Duật.<br />

“Do you know enough – did they drive enough into your head for you to be able to guess what a<br />

competent doctor could tell about such a wound?”<br />

“Well, it’s a … it’s a knock or blow.”<br />

“If a tile fell from the roof crashing down on … “<br />

“Well, dad, you see, it’s like this…”<br />

“Is it possible?”<br />

“No.”<br />

“Why not?”<br />

“Oh, because she hit him several times.”<br />

“I can’t stand it,” said Mrs. Phiệt.<br />

“You have got to stand it, my dear,” said her husband. “And keep that hysterical note out of<br />

your voice. It might be overheard. We’re only talking about the weather here. Well, now we must go<br />

over it again. Now, Miên…” said Mr. Phiệt.<br />

“No! No! I beg you…” Miên said.<br />

“Miên, we must go over it all again. Perhaps you have forgotten something. One tiny irrelevant<br />

detail may save or ruin us. Particularly you, Miên. You don’t want to be put in an asylum, do you? <strong>The</strong>y<br />

might hang you, Miên. You must stop that shaking. You must keep your voice quiet. We are only<br />

talking of the weather here. Now, Miên can you…”<br />

“I can’t, please Father, I beg you…I can’t…”<br />

“Speak child… tell me…”<br />

Mr. Phiệt put his long, cold face very near to his daughter’s. He found himself horribly<br />

revolting by her. Her features are thick, her jaw heavy, her whole figure repellently powerful.<br />

“Answer me,” he said. “You were in the green house in the garden?”<br />

“Yes.”<br />

“One moment, though. Who knew you were in love with Uyển?”<br />

“No one, I have never said a…”<br />

“Don’t worry,” said Duật. “<strong>The</strong> whole god-damned district knows. <strong>The</strong>y’ve been sniggering<br />

about in the district for three years past.”<br />

“Likely enough,” said Mr. Phiệt. “Likely enough. What filth!” He made as if to wipe something<br />

off the backs of his hands. “Well, now we continue. You were in the green house.” “Yes.”<br />

“You’re putting the garden mallet away.” “Yes.”<br />

“Your heard someone crossing the yard.” “Yes.”<br />

“It’s was teacher Uyển.” “Yes.” “So, you called him.” “Yes.”<br />

“Loudly? Did you call him loudly? Could any one have heard?”


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 225<br />

“No, Father. I’m sure not. By the way, I didn’t call him. He saw me as I went to the door. He<br />

just waved his hand and came over.”<br />

“So you both went into the green house?”<br />

“Yes. It was raining hard.”<br />

“What did he say?”<br />

He said “Hullo Miên.” And to excuse him coming in the back way, but he’d set out to walk over<br />

to Mr. and Mrs. Lịch’s place.”<br />

“Yes, then…”<br />

“And he said, passing the park, he’d seen the house and suddenly he thought of me and he<br />

thought he’d look in for a minute, just to tell me something. He said he was so happy to be getting<br />

married. And I thought he meant me.”<br />

“Don’t tell me what you thought. Exactly what he said. Nothing else.” “ Well…”<br />

“Don’t cry. It’s a luxury you cannot afford. Tell me.”<br />

“ He said no. It wasn’t me. It’s Yến. And he was sorry. <strong>The</strong>n he went to go.”<br />

“And then?”<br />

“I went mad. He turned his back. I took the mallet in my hand.”<br />

“Did you shout or scream? I mean as you hit him?”<br />

“No. I’m sure I didn’t.”<br />

“Did he? Come on. Tell me.”<br />

“No. Father.”<br />

“And then?”<br />

“I threw it down. I came straight into the house. That’s all. I wish I were dead.”<br />

“Duật, he probably told people he was going to the Lịch’s. Certainly, no one knows he came<br />

here. He might have been attacked in the woods. We must consider every detail…”<br />

“Don’t, Father.” Cried Miên.<br />

“Do you want to be hanged?” “Who would want to kill teacher Uyển?”<br />

<strong>The</strong>re was a tap on the door which opened immediately. It was Captain Một who just walked in<br />

without being invited in first.. “Who’d kill teacher Uyển?” said he “I would, with pleasure. How do<br />

you do Mrs. Phiệt.”<br />

‘He heard you, Father.” moaned Miên.<br />

“My dear, we can all have our little joke.” said her father. “Don’t pretend to be shocked. A little<br />

theoretical killing, Captain Một, in these days we talk nothing but thrillers.”<br />

“Killing teacher Uyển. Justifiable. Have you heard about Yến. I shall be laughed at yet.”<br />

“Why?” asked Mr. Phiệt “Why should you be laughed at?”<br />

“I asked her to marry me. Captain Một said, “She had said yes, too. Hadn’t you heard? She told<br />

most people. Now it’ll look as if I got turned down for that younger teacher.”<br />

“Too bad!” said Mr. Phiệt.<br />

“Sit down, Captain.” Said Mr. Phiệt. “Mother, Miên, console Captain Một with your best light<br />

conversation. Duật and I have something to look to. We shall be back in a minute or two. Come, Duật.”<br />

It was actually five minutes before Mr. Phiệt and his son returned.<br />

“Captain Một’ said Mr. Phiệt, “will you come round to the green house for a moment? <strong>The</strong>re’s<br />

something I want to show you.”<br />

<strong>The</strong>y went into the green house. Captain Một entered. Duật followed him. Mr. Phiệt entered<br />

last. As he closed the door he took up a gun which stood behind it. “Captain Một” said he, “we have<br />

come out to shoot a rat which Duật heard squeaking under that tub. Now, you must listen to me very<br />

carefully or you will be shot by accident. I mean that.”<br />

Captain Một looked at him. “Very well,” said he, “go on.”


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 226<br />

“A very tragic happening has taken place this afternoon,” said Mr. Phiệt. “It will be more tragic<br />

unless it is solved somewhat.”<br />

“Oh?” said Captain Một.<br />

“You heard me ask,” said Mr. Phiệt “who would kill teacher Uyển. You heard Miên make a<br />

comment, an unguarded comment.”<br />

“Well?” asked Captain Một incredulously “What of it?”<br />

“Very little,” said Mr. Phiệt. “Unless you heard that Uyển had met a violent end this very<br />

afternoon. And that my dear Captain, is what you are going to hear.”<br />

“Have you killed him?” asked Captain Một.<br />

“Miên has,” Mr. Phiệt answered.<br />

“Hell!” said Captain Một.<br />

“It is hell” said Mr. Phiệt. “You would have remembered – and guessed.”<br />

“Maybe,” said Một. “Yes, I suppose I should.”<br />

“<strong>The</strong>refore, you constitute a problem.” said Mr. Phiệt.<br />

“Why did she kill him?” asked Một.<br />

“She deluded herself that he was in love with her. And he told her about Yến. I have no wish<br />

that she should be proved either a lunatic or a murderess. I could hardly live here after that.”<br />

“I suppose not,” said Captain Một.<br />

“On the other hand, YOU know about it.”<br />

“Yes,” said Một. “I am wondering if I could keep my mouth shut. If I promise you…”<br />

“I am wondering if I could believe you,’ said Mr. Phiệt.<br />

“If I promise,” said Một.<br />

“If things went smoothly,” said Mr. Phiệt. “but not if there was any sort of suspicion, any<br />

questioning. You would be afraid of being an accessory.”<br />

“I don’t know,” said bewildered Một.<br />

“I do,” said Mr. Phiệt.<br />

“What are we going to do? I can’t see anything else.” Một said. “You’ll never be fool enough<br />

to do me in. You can’t get rid of two corpses.”<br />

“I regard it as a better risk than the other,” said Mr. Phiệt, “It could be an accident. Or you and<br />

Uyển could both disappear. <strong>The</strong>re are possibilities in that.”<br />

“Listen,” said Một, “you can’t…”<br />

“Listen,” said Mr. Phiệt, “<strong>The</strong>re may be a way out. <strong>The</strong>re IS a way out, Một. you yourself gave<br />

me the idea.”<br />

“Did I?” asked Một, “What?”<br />

“You said you would kill teacher Uyển. You have a motive.” said Mr. Phiệt.<br />

“I was joking,” said Một, desperately.<br />

“You are always joking,” said Mr. Phiệt, “People think there must be something behind it.<br />

“Listen, Một, I can’t trust you, but you must trust me. Or I will kill you now, in the next minute.<br />

I mean that. You can choose between dying and living.”<br />

“Go on.” Một hesitantly said.<br />

“<strong>The</strong>re is a sewer here,” Mr. Phiệt spoke fast and forcefully. “That is where I’m going to put<br />

Uyển’s body. No outsider knows that he has come up here this afternoon. You must give me evidence<br />

that you have murdered him.”<br />

“Why?” Asked Một.<br />

“So that I shall be dead sure that you will never open your lips on the matter,” said Mr. Phiệt.<br />

“What evidence?” asked Một fearfully.<br />

“Duật, hit him on the face hard.” Mr. Phiệt gave order to his son.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 227<br />

“Good God!” cried Một.<br />

“Again, and don’t bruise your knuckles.” Mr. Phiệt told his son and turned to Một, Mr. Phiệt<br />

said: “I’m sorry, but there must be traces of a struggle between you and Uyển. <strong>The</strong>n it will not be<br />

altogether safe for you to go to the police.”<br />

Một pleaded indignantly: “Why won’t you take my word?”<br />

‘I will when we’ve finished.” Mr. Phiệt said while ordering his son : “Duật, get that garden<br />

mallet. Take your handkerchief to it so that you don’t leave any of your fingerprints on it.<br />

“Now, Một just grasp the end of this mallet. I shall shoot you if you don’t.”<br />

“Oh, hell, all right.” Một reluctantly did it.<br />

Mr. Phiệt reminded his son : “Duật, pull two hairs out of his head, and remember what I told<br />

you to do with them, stick them on the handle of the mallet. Now Một, you raise the big flag stone,<br />

Uyển’s body is in the next stall. You’ve got to drag it through and dump it in.”<br />

“I won’t touch it” Một protested vehemently..<br />

“Duật, tránh ra” Mr. Phiệt said while raising his gun to aim at Một’s head.<br />

“Wait a minute, don’t shoot” panicky, cried Một “don’t shoot!.” And reluctantly did as he was<br />

told.<br />

Mr. Phiệt wiped his brow “Look here,” said he.”Everything is perfectly safe. Remember, no one<br />

knows that Uyển came here. Everyone thinks he walked over to the Lich’s place. That’s five kilometres<br />

of country to search. <strong>The</strong>y’ll never look in our sewer. Do you see how safe it is?”<br />

“I suppose it is,” said Một.<br />

“Now let’s come into the house.” Said Mr. Phiệt.<br />

<strong>The</strong>y went into the drawing room and Mr. Phiệt said to his wife : “See, my dear, we went to<br />

shoot a rat in the garden shed and we found Captain Một.”<br />

“You must have walked up the back drive,’ said Mrs. Phiệt innocently.<br />

“Yes, yes, that was it.” said Một somehow confused.<br />

“You cut your lip” said Duật with some concern.<br />

“Yes, I… I just cut it while shaving this morning. ”<br />

“Captain was very kind.” Said Mr Phiệt “He knows all our trouble. We can rely on him. We<br />

have his word.”<br />

“Oh have we, Captain Một, You are a good man.” Said Mrs.Phiệt with gratitude.<br />

“Don’t worry, old fellow, they will never find anything.” Her husband said.<br />

Pretty soon Một took his leave. Mrs. Phiệt pressed his hand very hard with tears in her eyes. All<br />

three of them watched him go down the drive. <strong>The</strong>n Mr. Phiệt spoke very earnestly to his wife for a few<br />

minutes about what happened in the green house a while back and the two of them went upstairs and<br />

spoke still more earnestly to Miên. Soon after the rain having ceased, Mr. Phiệt took a stroll around the<br />

green house.<br />

He came back to the house and went to the telephone : “ Hullo is that the police station? This is<br />

Mr. Phiệt near the Sim farm. I’m afraid something rather terrible has happened up here. Can you send<br />

someone at once to investigate.” ■


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 228<br />

Tình Cûa CÕ<br />

Dã Thäo<br />

Cho Con 24 Tu°i<br />

24 tuổi, tuổi hoa cài trên tóc<br />

Tuổi thì thầm nghe trăng gió xôn xao<br />

Tuổi vu vơ, tiếc ngày tháng qua mau<br />

Tuổi suy nghĩ để bước làm người lớn.<br />

Chớ vội bỏ những thơ ngây mơn mởn<br />

Đừng mong chờ tiếng réo gọi chân mây<br />

Mộng giang hồ nên xa khỏi tầm tay<br />

Đời chỉ ấm khi Mẹ còn ôm ấp.<br />

Con hãy sống trong ơn đền nghĩa đáp<br />

Người bạc tình như gỗ đá ngu ngơ<br />

Có nghĩa chi mang kiếp sống thờ ơ<br />

Tim héo hon chẳng mở lòng thương mến.<br />

Mẹ mong con nhìn tương lai đang đến<br />

Bằng nghĩ suy, bằng tình cảm chân tâm<br />

Cố vươn lên, sống với những sâu thâm<br />

Đời đạo hạnh vẫn là đời đáng sống.<br />

Xin vui thú thoát ra vòng vuốt móng<br />

Những tầm thường, hèn hạ của thế nhân<br />

Hãy mở rộng, ôm gọn những tình thân<br />

Hoa bình yên trồng lên đường Hạnh Phúc.<br />

Rồi một ngày ta ra đi vừa lúc<br />

Trả thế tình, trả luôn cả xác thân<br />

Đôi chim uyên hoà khúc hát ái ân<br />

Không nuối tiếc, con đường ta vưà dứt.<br />

24 tuổi, tuổi hoa mơ, hoa cúc<br />

Mẹ chợt buồn nhìn con đã lớn mau<br />

Chải tóc con, cài lên những vì sao<br />

Mà ước mơ đời con hằng đẹp mãi. ■<br />

(Tặng sinh nhật thứ 24 của Chouchou) – Paris 24/8/1988<br />

Dã Thảo. Paris (THƠ : TÌNH CỦA CỎ)


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 229<br />

Mt LÀn Sang Sông<br />

Em sang ngang chưa đầy hai mươi mốt tuổi<br />

Tuổi nhìn đời qua lăng kính thơ ngây<br />

Tuổi mắt tròn màu má đỏ hây hây<br />

Tuổi phong nhụy còn hờn ghen hoa bướm.<br />

Em ngơ ngác bỗng nhìn mình chuyển hướng<br />

Bỏ lại rồi thời thanh nữ xanh xao<br />

Mắt đã sầu từ khi đếm trăng sao<br />

Sao nào sáng để ta về nương náu.<br />

Lần sang sông với tim hồng rướm máu<br />

Chẳng nợ tình cũng không tiếc một ai<br />

Thật dửng dưng trong đáy vực cuồng quay<br />

Em lạnh ngắt bước chân vào đời mới.<br />

Yêu hay ghét cho tình mình phơi phới ?<br />

Buồn hay vui thêm hương vị cuộc đời ?<br />

Rồi hết ngày cũng hết tháng lại thôi<br />

Nghe lẳng lặng qua đi đời thiếu phụ.<br />

Những ngày chết theo bốn mùa vần vũ<br />

Những đêm buồn cùng năm tháng đi qua<br />

Nổi đồng sàng trong dị mộng yêu ma<br />

Ôi hạnh phúc như tiếng buồn một kiếp<br />

Rồi chuỗi sầu vẫn miệt mài nối tiếp<br />

Thấy đêm về miền chăn gối lạnh tanh<br />

Ta chết dần nỗi cảm xúc chênh vênh<br />

Để thân xác thành khối đồng giá buốt.<br />

Thương cho Em thèm bàn tay nhẹ vuốt<br />

Lưng cong vòng nằm co quắp buồn tênh<br />

Tội cho Anh trong giận dữ lênh đênh<br />

Nghe bất lực xây lầu vàng hạnh phúc.<br />

Rồi tình nghĩa như nhịp cầu gãy khúc<br />

Nợ ân tình nghe phẳng lặng vô duyên<br />

Chiếc lồng son không giữ nổi chim khuyên<br />

Tưởng như đó một đời dài tù ngục.<br />

Em thèm khát cảnh gió trời du mục<br />

Sợ vô cùng những chiếm đoạt bủa vây<br />

Có bao giờ ai nhốt áng mây bay<br />

Mà giữ đó làm chăn tình anh đắp ?


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 230<br />

Chớ oán nhau cho nến vàng ta thắp<br />

Khỏi tủi hờn thêm leo lét tình ta<br />

Xin oan khiên hãy nhẹ cánh buông tha<br />

Để em mãi tiếc thương người đã lấy.<br />

Bao thu rồi tình vui kia chưa thấy<br />

Núi cũng sầu nhìn biển rộng mông mênh<br />

Một đời thuyền như cánh lá lênh đênh<br />

Rồi hai đứa vẫn buồn ôm gối chiếc.<br />

Anh nào hiểu Em vẫn hoài tha thiết<br />

Quý Anh nhiều trong tình nghĩa sạch trong<br />

Không tình yêu nên tình mãi lưu vong<br />

Mang tên Anh mà sống đời đơn giá.<br />

Từng thu về Em ngậm ngùi đếm lá<br />

Mỗi lá vàng là chuỗi đắng ngày đen<br />

Gom bâng khuâng mà ngầy ngật hơi men<br />

Hoài chẳng hiểu chuyện đời mình vô lý. ■<br />

(Viết để ôn lại những phi lý của đời mình) – mùa Thu Paris 1988)<br />

Dã Thảo. Paris (THƠ – TÌNH CỦA CỎ)


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 231<br />

Fables<br />

Æsop (Sixth century B.C.)<br />

A NEW TRANSLATION BY<br />

V. S. VERNON JONES<br />

<strong>The</strong> Fox and the Grapes<br />

A hungry Fox saw some fine bunches of Grapes hanging from a vine that was trained along a high<br />

trellis, and did his best to reach them by jumping as high as he could into the air. But it was all in vain,<br />

for they were just out of reach: so he gave up trying, and walked away with an air of dignity and<br />

unconcern, remarking, "I thought those Grapes were ripe, but I see now they are quite sour." ■<br />

<br />

<strong>The</strong> Goose that Laid the Golden Eggs<br />

A Man and his Wife had the good fortune to possess a Goose which laid a Golden Egg every day.<br />

Lucky though they were, they soon began to think they were not getting rich fast enough, and,<br />

imagining the bird must be made of gold inside, they decided to kill it in order to secure the whole store<br />

of precious metal at once. But when they cut it open they found it was just like any other goose. Thus,<br />

they neither got rich all at once, as they had hoped, nor enjoyed any longer the daily addition to their<br />

wealth.<br />

Much wants more and loses all. ■<br />

<br />

<strong>The</strong> Cat and the Mice<br />

<strong>The</strong>re was once a house that was overrun with Mice. A Cat heard of this, and said to herself, "That's the<br />

place for me," and off she went and took up her quarters in the house, and caught the Mice one by one<br />

and ate them. At last the Mice could stand it no longer, and they determined to take to their holes and<br />

stay there. "That's awkward," said the Cat to herself: "the only thing to do is to coax them out by a<br />

trick." So she considered a while, and then climbed up the wall and let herself hang down by her hind<br />

legs from a peg, and pretended to be dead. By and by a Mouse peeped out and saw the Cat hanging<br />

there. "Aha!" it cried, "you're very clever, madam, no doubt: but you may turn yourself into a bag of<br />

meal hanging there, if you like, yet you won't catch us coming anywhere near you."<br />

If you are wise you won't be deceived by the innocent airs of those whom you have once found to be<br />

dangerous. ■


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 232<br />

Greek Tragedy: <strong>The</strong> Role of<br />

<strong>The</strong> House of <strong>The</strong>bes<br />

By Thomas D. Le<br />

Introduction<br />

In the age of cyberspace let us look back 2500-3000 years to see if we can find intellectual stimulus<br />

for modern man. What was there in those ages, when myths, legends, religion, politics, art, literature,<br />

philosophy, and what may be called science or proto-science were so integrated in the public and<br />

private lives of the Greeks that appeal to us today? I shall be brief in my response: a great deal. Not<br />

only do we find there a treasure trove of ideas and materials that animate modern scholarly pursuits in<br />

philosophy, politics, religion, law, psychology, art, literature, archaeology, anthropology, and more, but<br />

we cannot begin to appreciate and understand the plethora of works in our museums, our libraries,<br />

without a modicum of knowledge of those ideas that the Greeks had expounded and debated long<br />

before anybody had heard of Western civilization. Should we make a herculean effort to explore some<br />

of those topics that still tantalize modern scholars of all stripes? Or shall our titanic effort, no matter<br />

how heroic, prove in the end Sisyphean? And why do we treat with such reverence in schools and<br />

colleges what is known as the Socratic method? Each of the previous three questions makes sense<br />

only by referring to the seminal world of Greek antiquity. Don’t panic (Remember Pan?). <strong>The</strong> fact is<br />

that the ancient Greeks had left an indelible mark of their genius in our everyday language and way of<br />

thinking. We shall examine just one area of interest that the Greeks bequeathed, and limit this<br />

discussion to one small piece of it: a summary background of Greek tragedy and the role the House of<br />

<strong>The</strong>bes played in it.<br />

What does Greek tragedy teach us<br />

today? Why start a study of tragedy with the<br />

House of <strong>The</strong>bes? What about Athens since<br />

tragedy was first performed there, and we<br />

know that Greek tragedy was really Attic<br />

Greek, or more specifically Athenian? And<br />

why not start with the House of Atreus since it<br />

too contributed substantial material to the<br />

tragedies of Aeschylus, Sophocles, and<br />

Euripides? What about other royal houses? <strong>The</strong><br />

answer is simple: Dionysus, the god whose<br />

altar presided over tragedy performances in<br />

Athens and elsewhere, belonged genealogically<br />

to the House of <strong>The</strong>bes. Dionysus himself,<br />

according to legend, was a grandson of<br />

Cadmus, the founder of <strong>The</strong>bes.<br />

Figure 1. <strong>The</strong> Southern Part of Ancient Greece.<br />

Among Greek legends, perhaps none is better known and discussed than the legend of Oedipus.<br />

And among the Greek city-states, few played such a crucial role in the myths and legends of this<br />

ancient land of Greece as <strong>The</strong>bes, Athens, Corinth and Mycenaea excepted. If Miletus put Ionia on the


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 233<br />

map with its Pre-Socratic natural philosophers Thales, Anaximander and Anaximenes, and Athens<br />

made Attica shine with the illustrious names in Western philosophy of Socrates, Plato, and Aristotle,<br />

<strong>The</strong>bes brought Boeotia into prominence with the myths and legends of the House of <strong>The</strong>bes. Founded<br />

by Cadmus, the city of <strong>The</strong>bes with its associated myths has given inestimable inspiration to poets,<br />

playwrights, sculptors, and painters well into our century.<br />

<strong>The</strong> legends of Cadmus’s descendents permeated so much of the arts, literature, psychology,<br />

and philosophy across the centuries that it is almost impossible to underestimate their enduring role in<br />

modern time. Dionysus (Bacchus in Latin), whose cult in Athens offered a venue for the first Greek<br />

tragedies and satyr plays, illustrates a side of human nature which is associated with unbridled ecstasy,<br />

wild impulsiveness, and primitive spiritual experience. In his essay <strong>The</strong> Birth of Tragedy, Nietzsche<br />

distinguishes two aspects of art, the wild, exuberant, sensual Dionysian celebration of primitive nature<br />

and the rationality, order, light, and measured<br />

intellectual clarity of the Apollonian worldview, the<br />

two being in inseparable opposition with each other.<br />

On Nietzschean view, both of these aspects are<br />

entwined in a work of art, certainly in Greek tragedy.<br />

He associates the Apollonian with dreams and the<br />

Dionysian with music. <strong>The</strong> Oedipus myth central to<br />

Freudian psychoanalytical theory lives today as it did<br />

among the audiences watching Sophocles’s Oedipus<br />

Tyrannus from the theatron of the Dionysus <strong>The</strong>ater in<br />

Athens (Figure 2) some 2500 years ago. In Aristotle’s<br />

Poetics, the first known literary theory work,<br />

Sophocles’s tragedy serves as a paradigm of (Greek)<br />

Figure 2. <strong>The</strong>ater of Dionysus in Athens.<br />

tragedy, whose salutary role in the emotional release from pity and fear introduces the Bacchic concept<br />

of catharsis to the literary tradition of the Western world. Actaeon, the son of Cadmus’s daughter<br />

Autonoë, for accidentally surprising the naked goddess Artemis in her bath, was transformed into a stag<br />

by her splashes and was devoured by his own hunting dogs. Greek gods and goddesses could be so<br />

unjust at times. After the demise of Cadmus’s grandson Pentheus at the hands of the Maenads, among<br />

whom were Cadmus’s own daughters, the kingship of <strong>The</strong>bes passed to a grandson of Cadmus,<br />

Labdacus, whose son Laius was killed by his own son Oedipus. No man suffered so grievously one of<br />

the most horrifying fates that may befall a human. Such is the story of the great House of <strong>The</strong>bes,<br />

which rose to preeminence in the Greek world, only to crash in a most tragic manner.<br />

This brief study provides the background necessary to understand the myth of Oedipus and the<br />

advent of tragedy.<br />

<strong>The</strong> House of Cadmus and the Founding of <strong>The</strong>bes<br />

According to legend (in Smith, 1882, p. 191), <strong>The</strong>bes was founded by Cadmus, whose father Agenor,<br />

the Phoenician king of Tyre, and mother Telephassa, also had two other sons Phoenix and Cilix and a<br />

beautiful daughter, Europa, with whom Zeus fell in love. Agenor was the son of Poseidon and Libya.<br />

Although he was not the founder of the House of <strong>The</strong>bes, Agenor fathered Cadmus, whose descendents<br />

lived under a curse that resulted in its virtual destruction. <strong>The</strong> story of the House of <strong>The</strong>bes is the stuff<br />

of tragedy, a paradigmatic case that Aristotle utilized in his literary theory work <strong>The</strong> Poetics.<br />

<strong>The</strong> chart below (Figure 3) shows the genealogy of the House of <strong>The</strong>bes, which began with its<br />

legendary founder Cadmus. <strong>The</strong> central figure Cadmus married Harmonia, the daughter of Ares and


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 234<br />

Aphrodite. His daughter Semele was one of Zeus’s mortal consorts. <strong>The</strong>ir union gave birth to<br />

Dionysus, who started a religion known as the Dionysian Mysteries, from the practice of which<br />

evolved Greek drama. Another of Cadmus’s daughter, Agave, married Echion and had a son, Pentheus,<br />

whom she killed in a Bacchic frenzy. Pentheus’s son Menoeceus had two children, Creon and Jocasta.<br />

It is puzzling that the records did not show whom Menoeceus married. Jocasta married Laius, the<br />

grandson of Polydorus, who was Agave’s brother and the only son of Cadmus. From Laius and<br />

Jocasta, Oedipus was born. <strong>The</strong> union of Jocasta and her son Oedipus resulted in two sons Polyneices<br />

and Etiocles, and two daughters, Antigone and Ismene. Now we have all the major players in the<br />

Oedipus myth, which Sophocles immortalized in his tragedy Oedipus Tyrannus.<br />

Figure 3. Genealogy of the House of <strong>The</strong>bes. Names of spouses are in parentheses.<br />

We can start the <strong>The</strong>ban saga with the abduction of the beautiful Europa by Zeus. Disguised as<br />

a white bull, Zeus appeared in the meadow where Europa was picking flowers with other maidens. <strong>The</strong><br />

bull was gentle and attractive, and had friendly demeanor. Emboldened, Europa approached him,<br />

stroked him, and finally climbed on his back. As soon as Europa settled on his back, the bull slowly<br />

moved toward the water and soon took off with his precious charge to the island of Crete, where he<br />

revealed his divinity. She bore him three sons, Minos, Rhadamanthus, and Sarpedon. Both Minos and<br />

Rhadamanthus led virtuous enough lives so that when they died they became judges in Hades.<br />

Sarpedon died in the Trojan War at the hands of Patroclus. Even Zeus could not save his son Sarpedon<br />

from death, which had been decreed by fate.<br />

After Europa’s abduction, Agenor sent all his sons to look for their sister, commanding them not<br />

to return without her. Unsuccessful in their search, they never returned. Phoenix settled in Phoenicia,<br />

and Cilix gave his name to Cilicia in Asia Minor (now in Lebanon). Only Cadmus went farther afield<br />

and settled in Thrace. To continue his search he went to consult Apollo’s oracle at Delphi, who told<br />

him to cease his effort, and follow a heifer until she stopped. At that spot he was to build a city.<br />

Leaving Delphi Cadmus espied on the road in Phocis a heifer, which he followed to Boeotia. Here she


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 235<br />

collapsed with exhaustion. At the spot, Cadmus built the city of Cadmeia with the help of the Spartoi.<br />

Cadmeia later became <strong>The</strong>bes. He then wanted to sacrifice the cow to the goddess Athena, who had<br />

been helping him, but since he needed water for libation, he sent some of his companions to a nearby<br />

well to fetch it. <strong>The</strong> well was sacred to Ares, who had it guarded by his offspring a dragon. Upon<br />

seeing the men, the dragon pounced on them and devoured them all. When Cadmus went looking for<br />

his companions, he found the murderous dragon, which he killed with the aid of Athena. On her advice<br />

he sowed the dragon’s teeth in the ground. Immediately there sprang up a host of threatening armed<br />

men. Athena directed him to throw a stone at the men, whereupon they turned their weapons against<br />

one another until only five of them remained alive. Called Spartoi (sown men) they formed the five<br />

original noble families of <strong>The</strong>bes, who helped Cadmus build the city. For his slaying of the dragon<br />

Cadmus paid with eight years of servility to Ares. On regaining his freedom, he was given in marriage<br />

the beautiful Harmonia, daughter of Ares and Aphrodite. <strong>The</strong> wedding took place in the acropolis of<br />

Cadmeia, attended by all the gods. For gifts Harmonia received a necklace and a robe (peplos), which<br />

were to cause untold misery to all who came into their possession. Legend has it that Cadmus had<br />

brought the Greeks the gift of the Phoenician alphabet, which they adapted to create the Greek<br />

alphabet.<br />

Dionysus<br />

Cadmus and Harmonia had four daughters, Autonoë, Semele, Ino, and Agave, and one son, Polydorus.<br />

In one version of the legend, loved by Zeus, Semele was pregnant with child, when Zeus’s consort<br />

Hera, whose legendary jealousy over her husband’s<br />

infidelity is well known, disguised herself as her nurse<br />

Beroë and artfully convinced the mortal woman to see<br />

her lover in his full divine glory. <strong>The</strong> gullible Semele,<br />

tormented by doubt that her lover was a divinity, asked<br />

Zeus to grant her whatever she wished. In love Zeus<br />

swore by the River Styx that he would. But when<br />

Semele asked him to appear to her in all his divine<br />

splendor, Zeus warned Semele against such foolishness<br />

and tried to dissuade her from her desire. She<br />

persisted, and bound by his unbreakable vow to accede<br />

to her wishes, he reluctantly and sadly came to her as<br />

the father of gods and men. <strong>The</strong> overwhelming<br />

presence of his divinity with lightning and thunderbolt<br />

seared the poor mortal (Figure 4). Zeus rescued the<br />

fetus from her lifeless body, sewed it to his thigh, and<br />

carried it to term. Dionysus was thus a Sewed-in god<br />

(Eiraphiôtês), and the only god with a mortal mother.<br />

Dionysus was also called twice-born. Zeus then gave<br />

him to the nymphs of Nysa to be raised. He grew up<br />

amidst the solitude of the mountains and forests,<br />

competed with the beasts, and discovered the vine. His<br />

education was completed by the sage satyr Silenus, son<br />

Figure 4. Gustave Moreau-Zeus and Semele.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 236<br />

of Pan, who also became part of his entourage. As a satyr, Silenus was most of the time drunk, and was<br />

depicted as a fat old man riding a donkey. Once he was captured drunk while sleeping and brought to<br />

King Midas of legendary wealth, mythical founder of the Kingdom of Phrygia. King Midas had always<br />

wanted to capture Silenus to learn from his sagacity. <strong>The</strong> king treated him extremely well at his court.<br />

When asked by the king about the most blessed thing in life, the reluctant Silenus laughed out loud and<br />

asked the king why he wanted to know things that it was in his interest not to know. <strong>The</strong> satyr then said<br />

that the most blessed thing in life is never to have been born, and the second is to die soon. This<br />

statement is emblematic of a Greek sense of pessimism about life. To show appreciation for the king’s<br />

hospitality toward his preceptor, Dionysus granted King Midas one wish. <strong>The</strong> King asked for the power<br />

to transform everything he touched into gold. His wish was immediately granted to the delight of the<br />

avaricious king, who saw his wealth accumulate by a mere touch. His elation lasted only a short while<br />

until, gnawed by hunger and thirst, he found all his food and drink turn to gold. Realizing his mistake,<br />

he implored the god to take away his curse. Dionysus consented and told him to wash his hands in the<br />

Pactolus, a river in Lydia. <strong>The</strong> king’s golden touch dissolved in the water, which henceforth took on<br />

the color of gold. For many years Dionysus, god of agriculture and fertility of nature, and also god of<br />

wine and intoxication, traveled far and wide through Asia Minor and Egypt to spread his religion, the<br />

cultivation of grape and the making of wine. After his worship had been established in India, he came<br />

back to his supposed birthplace, <strong>The</strong>bes, to set up his worship.<br />

Dionysus appeared to be a fusion of two divinities, the Greek god of agriculture, who was<br />

hardly mentioned in the Iliad or the Odyssey, and a Phrygian or Thracian god with a vigorous religious<br />

worship. According to the <strong>Home</strong>ric Hymn to Dionysus, the god’s name came from Zeus (Dios) and the<br />

mountain Nysa, situated variously in Naxos, in Phoenicia, in Arabia, in Egypt, and even in India,<br />

farther still than Phoenicia, This shows him to be an imported god.<br />

Dionysus had a large following made up of<br />

Bacchantes, nymphs, satyrs (Figure 5), fauns,<br />

shepherds, shepherdesses, women, and even men.<br />

He led the march followed by his cortège<br />

screaming, singing, and dancing to the music of<br />

tambourines. <strong>The</strong> group each carried a thyrsus and<br />

wore ivy crowns and grape vines. Dionysiac<br />

worship is characterized by ecstatic frenzy through<br />

music and dance and the possession (atavistic<br />

possession) of adherents by the god. In their wild<br />

ritual orgies, they dismembered the sacrificial<br />

animal (sparagmos) and ate the raw flesh<br />

(omophagia). What happened to Pentheus in<br />

Euripides’s play in part reflected this ritual.<br />

Female devotees, called Maenads, Bacchae, and<br />

Bacchantes, were possessed by the god. <strong>The</strong>y<br />

dressed in fawn skins and carried a vine- or ivycovered<br />

staff, called thyrsus, surmounted by a pine<br />

Figure 5. A Satyr.<br />

cone, which they used as weapon or magic wand. <strong>The</strong>ir orgies or bacchanals took place in the woods<br />

and in the mountains among rocks. <strong>The</strong>ir male counterparts, closely associated with Dionysiac worship,<br />

were satyrs, half man half animal, who sported a goat’s head and beard or a horse’s tail, turned up noses


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 237<br />

and pointed ears. Gods of the wood and also companions of Pan, they loved to dance, made wine to<br />

drink, chased nymphs, and were constantly sexually aroused. Older satyrs are called Sileni. One of<br />

them, wise old Silenus, was Dionysus’s preceptor, as seen above. Mingling sex and religion Bacchic<br />

worship had popular appeal. <strong>The</strong> orgies of devotees of both sexes were notorious for their disorderly<br />

conduct. <strong>The</strong> term “Bacchanalia” arose to denote these wild festivals, and has now been extended to<br />

drunken revelry. Today a form of this cult is recognizable in spectacles of swooning and frenzied<br />

female audiences at rock concerts.<br />

To the emotional, ecstatic, and somewhat primitive nature of Bacchic worship was opposed its<br />

civilizing aspect, for wherever he went, Dionysus taught the cultivation of the vine, founded cities, and<br />

introduced civilized living by establishing a sociable and pleasant way of life, not the least of whose<br />

ingredients must be counted the tragedies, comedies and satyr plays of the Classical period.<br />

<strong>The</strong> god would move into a city to start up Bacchic worship and would severely punish anyone<br />

attempting to resist him. Lycurgus, King of Thrace, scattered the god’s terrified following, and drove<br />

him into the sea. This happened when the god was still young. Fortunately the sea goddess <strong>The</strong>tis<br />

rescued him. For his cruel impiety, Lycurgus was driven to insanity by the god. In his fit of madness<br />

the king killed his own son Dryas, mistaking him for a vine. <strong>The</strong> oracle decreed that Lycurgus’s land<br />

would never regain fertility until he was gone. His people, in desperation, seized him and took him to<br />

Mount Pangaeum, where he was torn to pieces by horses. In his play <strong>The</strong> Bacchae, written in the court<br />

of Macedon’s king Archelaus, Euripides described a Bacchus (Dionysus) sterner than the god who was<br />

worshipped in Athens. Dionysus had the greatest following among women, the maenads, who met in<br />

woods and became frenzied during their worship. Agave, the mother of the <strong>The</strong>ban King Pentheus and<br />

his aunts Autonoë and Ino were maenads. But the young, irreverent, and rash king, who was also the<br />

god’s cousin, refused to grant him his cult. Dionysus took his revenge by luring Pentheus to the forest,<br />

where he met a horrible death at the hands of the maenads. In their trance his mother and aunts<br />

mistook him for a lion and, with the extraordinary strength given by the god, tore him in pieces. Agave<br />

herself tore off her son’s head. It was only later when Agave regained her senses that she realized the<br />

enormity of her crime. <strong>The</strong> play illustrates the danger of sacrilege and blasphemy toward a god’s<br />

religion. This Dionysus is the god of religious zeal and ecstasy, which represent both the bestial and the<br />

sublime sides of human nature, and humans must learn to accommodate. After Pentheus’s death<br />

<strong>The</strong>ban monarchy passed to another descendent of Cadmus, Labdacus, whose offspring Laius and<br />

Pentheus’s grandchildren, Creon and Jocasta, were to play crucial roles in the development of the<br />

Oedipus myth.<br />

In another myth with clear connotations of a mystery religion, Dionysus, here known as<br />

Zagreus, was born of Zeus and his daughter Persephone, the queen of Hades. <strong>The</strong> jealous Hera sent the<br />

Titans to lure Zagreus to his death with toys. <strong>The</strong> Titans cut the infant into pieces and devoured the<br />

dismembered body. His heart, however, was saved by Athena or Demeter, who took it to Zeus. <strong>The</strong><br />

father of gods and men reconstituted his son from the heart and implanted him in Semele. In this<br />

version Dionysus Zagreus was also twice born. <strong>The</strong>re is a version by which, instead of the heart, it is<br />

the god’s phallus that survived. <strong>The</strong> angry Zeus killed all the Titans with his thunderbolt; from their<br />

ashes rose the race of humans. Thus, humans’ original sin stemmed from the crime of murder and<br />

anthropophagy committed by their creators. But this is part of anthropogony, with which we are not<br />

concerned here. In the Zagreus legend, Dionysus’s association with the Orphic cult and Demeter is<br />

clearly drawn. As can be seen, there are united in this account all religious elements of sin, death, life<br />

after death, resurrection, and immortality.<br />

In <strong>The</strong> <strong>Home</strong>ric Hymns to Dionysus VII, an account of his encounter with the pirates shows the<br />

god’s power over humans. While he was resting on the shore wearing a purple robe, his youthful godlike<br />

appearance in full splendor, and his long tresses flying in the wind, a pirate ship sailed by. <strong>The</strong>


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 238<br />

pirates beheld the handsome youth, and wanted to capture him to sell as a slave at the next port or to<br />

extract a ransom from his obviously high-born family. <strong>The</strong> pirates quickly hauled the god on board and<br />

tried to tie him up with strong bonds. But the bonds fell off in spite of the pirates’ effort to secure him.<br />

A smile in his eyes was Dionysus’s only response to the sailors. Quickly sizing up the situation, the<br />

wise helmsman was alarmed and warned the sailors of dire consequences, for this was no ordinary man<br />

but Zeus or Apollo or Poseidon. He urged them to set him free immediately. But the ship’s master<br />

gave orders to set sail. Soon strange things happened on the ship. A soft fragrant wine flowed<br />

throughout the ship; then from the tops of the mast a vine ran down in clusters, and ivy covered the<br />

mast with blossoms, berries, and garlands hanging everywhere. <strong>The</strong> frightened pirates begged their<br />

helmsman to head to shore. But the god transformed himself into a fierce lion roaring from the bow,<br />

with a bear snarling amidships, and a lion growling in the forepeak. <strong>The</strong> terrified sailors crowded<br />

around the helmsman at the stern for protection. Suddenly the lion leapt, seized the master, and tore<br />

him in pieces, whereupon the sailors one and all jumped overboard and were changed into dolphins.<br />

<strong>The</strong> helmsman was the only one spared by the god.<br />

Together, the god and the steersman sailed on to the island of Naxos, where the King of Crete’s<br />

daughter Ariadne, whom <strong>The</strong>seus had abandoned after she had helped him to escape from the labyrinth,<br />

lay friendless and forsaken on a deserted rock. Charmed by her beauty, Dionysus entreated her, and<br />

Ariadne consented to be his wife. In another version, however, it was Dionysus who persuaded<br />

<strong>The</strong>seus, who was happily married to Ariadne, to relinquish her to the god in accordance with the<br />

prophecy of Apollo.<br />

After establishing his religion in the east and in Greece, Dionysus went down to the realm of<br />

shades to retrieve his mother Semele, whom he took to Olympus, where she was made a goddess under<br />

the new name of Thyone.<br />

Perhaps due to his dual origin, Greek and Middle Eastern, Dionysus was depicted at an earlier<br />

time as a bearded man, with a grave and dignified countenance, dressed as an Eastern monarch, and<br />

riding in a chariot drawn by panthers, tigers, or lions. Later he was represented as a handsome<br />

androgynous youth with his head covered in ivy or vine and his hair falling in graceful curls over his<br />

well-shaped shoulders. He holds a thyrsus in one hand and a double-handled wine cup in the other.<br />

In Roman mythology, Dionysus is known as Bacchus, and the Roman god of vegetation Liber<br />

(freedom) is identified with Dionysus. <strong>The</strong> liberation in Bacchic cult probably resulted from ecstatic<br />

intoxication, a temporary relaxation of social restraints, and reversal of roles during the ceremonies,<br />

when celebrants shed inhibitions and indulged in licentious behavior, which would under normal<br />

circumstances be sanctioned by society.<br />

<strong>The</strong> Beginnings of Tragedy in Athens<br />

<strong>The</strong>re is no attempt here to systematically discuss the origins of tragedy, but in order to place tragedy<br />

and Sophocles’s Oedipus Tyrannus in their proper contexts, we provide a brief exposé of one view of<br />

how tragedy came into being. Since tragedies and satyr plays were first performed during the festivals<br />

of Dionysus, it is apposite to examine the religious practice that furnished the opportunity for the<br />

performance of tragedy. In Athens, Dionysus was worshipped in annual celebrations called Dionysia,<br />

of which there are two: the Rural or Lesser Dionysia, which took place in the month of Poseideon,<br />

which in the Attic calendar corresponds to December/January, and the City or Greater Dionysia, which<br />

took place about three months later in Elaphebolion, corresponding to March/April. <strong>The</strong>se festivals, in<br />

which Athenians and other Greeks outside Athens participated to honor the god Dionysus, are an<br />

essential part of Dionysian Mysteries.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 239<br />

Dionysian Mysteries<br />

Dionysian worship was a mystery religion. In the Greco-Roman world a mystery religion was a<br />

religious cult characterized by the secrecy of the initiation, ritual, and practice of their participants,<br />

which were hidden from all but the initiates. <strong>The</strong> most important and most ancient of them were the<br />

Eleusinian Mysteries, which originated in Eleusis, west of Athens, before the Greek Dark Ages, and<br />

were believed to date to the Mycenaean period (about1500 B.C.). <strong>The</strong>se ceremonies were held every<br />

year for the Lesser Mysteries and every five years for the Greater Mysteries in honor of the goddess of<br />

agriculture and fertility Demeter and her daughter Persephone. <strong>The</strong> myth of Demeter and Persephone,<br />

as in all vegetation cults, accounted for the annual cycle of death and rebirth of nature. For the four<br />

months of dry summer in Greece, when Persephone was kept as queen in Hades, Demeter was so<br />

distraught she caused plants to die of drought and become unproductive. When autumn came,<br />

Persephone returned to her mother, who, now joyful, allowed seeds to germinate with the first rains of<br />

fall, and produce crops again. Persephone’s return to earth is thus symbolic of the fertility of<br />

agriculture on Greek soil for eight months out of a year. <strong>The</strong> initiation rites of the Eleusinian cult held<br />

promises of union with the gods that was believed to confer divine power and rewards in the afterlife.<br />

This led to speculation of use by devotees of psychedelic or entheogenic agents in the cult, for in a state<br />

of trance induced by these agents, they felt possessed by the spirit of the god and hence endowed with<br />

the god’s power. In this respect, Eleusinian cult was akin to Dionysian cult, which also involved spirit<br />

possession like all vegetation cults.<br />

Parallel to Eleusinian Mysteries, Dionysian Mysteries involved intoxication by wine and<br />

primitive behavior facilitated by the relaxing effects of wine. <strong>The</strong> exact date at which Hellenic<br />

Dionysian cult appeared is not known, but it could be surmised to have entered Greece with the spread<br />

of viticulture from either the Zagros mountain region between Mesopotamia and Persia or from Libya,<br />

areas with known wine making dating to 6000 B.C. Dionysian rites still remain a secret, but their<br />

syncretism as an Orphic cult was supported by the possibility of their emergence from Phrygia, Thrace,<br />

Egypt, or other parts of Asia Minor, where local cults were absorbed into the cult. A fair case for the<br />

point of entry of what would become Dionysian Mysteries into Greece (around 1600 B.C., probably in<br />

<strong>The</strong>bes) could be made for Minoan Crete, which had imported wine and with it the wine cult from<br />

Egypt and Phoenicia, and spread it to the mainland Greeks, who would have propagated it to other<br />

parts of the Greek world. <strong>The</strong> question still remains open, however. Regardless of how the cult arrived,<br />

one could discern the evolution of the Dionysian rites from their beginning, when they were tied to the<br />

process of wine production, to a more sophisticated form it ultimately took, entailing a transformation<br />

of Dionysus himself from a chthonic deity to a loftier status, albeit not an Olympian one.<br />

<strong>The</strong> primitive Dionysian rites, especially those practiced by peasants in the mountain recesses<br />

of the Greek countryside, were atavistic in that followers were possessed by animal spirits, and not by<br />

Dionysus himself, which is the preferred form of possession. <strong>The</strong> main theme that ran through atavistic<br />

possession, and its consequent liberation, could be any or all of the relaxation of social norms of a<br />

civilized order, an escape from everyday life’s dreary repressions by saturnalian revelry, a role reversal<br />

in which the lowly had a chance to ridicule and talk back to the high-and-mighty, or a primal return to<br />

chthonic forces. This role inversion and breakdown of the social order, albeit for a short while, made<br />

the cult attractive to the other: the disenfranchised of Greek society, namely, the slave, the woman, the<br />

foreigner, who supplied its leadership from their ranks. Its egalitarianism sometimes horrified the<br />

main-stream establishment, who regarded the cult with hostility as too liberative and too subversive of<br />

the social order, especially in later Roman times. During the Roman Empire, the Senate attempted to<br />

ban the worship and limited its gatherings. Yet the Roman Bacchic cult tended to emphasize only the<br />

sexual aspects, and had no political overtones.


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 240<br />

Be that as it may, in the hands of the Greeks, Dionysian Mysteries reflected an evolutionary<br />

trajectory which, by assimilating foreign myths to domestic myths, ultimately culminated in the more<br />

civilized Dionysia festivals, and atavistic possession was gradually enacted with masks and acting,<br />

paving the way for Attic drama. Bacchic worship lasted beyond the Classical period, and spread to<br />

Rome, where it survived until the reign of Emperor Augustine (354-430 A.D.), two thousand years after<br />

its introduction to Greece.<br />

Dionysian Mysteries had two kinds of rites. <strong>The</strong> private rites, the initiation rites, of more recent<br />

development, were less known in detail. <strong>The</strong>y will not retain our attention. But the public rites were<br />

better known and consisted of two festivals.<br />

<strong>The</strong> Rural or Lesser Dionysia<br />

Of the two Dionysiac festivals, the Rural Dionysia (Dionysia ta kat' agrous) or Lesser Dionysia is the<br />

more ancient one. Since the festival took place in the villages of Attica on different days of the month<br />

of Poseideon (December/January), the celebrants and performers were able to participate in the<br />

proceedings at various locations. Note in passing that the Greeks’ lunar calendar with Greek month<br />

names was very unlike those of the Gregorian calendar in use today. <strong>The</strong> Rural Dionysia was a festival<br />

of vine growing, at the beginning of which a he-goat, which was sacred to the god, was sacrificed.<br />

<strong>The</strong> main event of Rural Dionysia consisted of the pompe or procession led by the phalloi<br />

carriers (phallophoroi), and followed by young basket bearers (kanephoroi) carrying figs, bread bearers<br />

(obeliaphoroi) carrying four-foot-long loaves, water bearers (hydriaphoroi) carrying water jugs, and<br />

wine bearers (askophoroi). It was fitting that a festival in honor of the god of fertility should include a<br />

procession of the phalloi.<br />

<strong>The</strong>n followed singing and dancing contests. <strong>The</strong> choregos (production sponsor) would lead his<br />

chorus in the singing of dithyrambs, which were choral songs in honor of Dionysus. During the revels,<br />

joyful celebrants became boisterous, and indulged in behavior they would normally shun. For<br />

example, they would mock anyone with authority. In some larger towns, there might be dramatic<br />

performances of plays that had been performed during the previous year’s City Dionysia.<br />

<strong>The</strong> City or Greater Dionysia (Dionysia ta en Astei)<br />

It is in the City Dionysia that Athens of the Classical period displayed its wealth, power, and artistic<br />

achievement to the other Greeks and to foreigners. <strong>The</strong> City Dionysia took place about three months<br />

after the Rural Dionysia in Elaphobolion (end of March to beginning of April, when winter storms were<br />

over). <strong>The</strong> original City Dionysia was celebrated in Eleutherae, a village in northern Attica bordering<br />

Boeotia. After the village chose to be part of Attica because it desired Athenian citizenship, the<br />

Dionysiac worship spread throughout Greece, but not before Athens having been punished with a<br />

plague by Dionysus for first rejecting him. Tradition attributed the Athenian Dionysia to the tyrant<br />

Pisistratus, who established it during the sixth century B.C., to showcase the achievement of his<br />

tyranny. Recall that the original term “tyranny” did not have the pejorative connotations it later<br />

acquired. A tyrant was generally a member of the aristocracy who rode popular support into power as<br />

an absolute ruler against other members of the aristocracy. He could do good or evil. But since<br />

absolute power sooner or later engendered absolute corruption, a populist tyrant could turn into a<br />

despot.<br />

As a city, therefore grand, version of the Rural Dionysia, the Great Dionysia was organized as<br />

much for political as for religious purposes, especially after the rout of the Persian forces. Athens of<br />

the mid-fifth century B.C. was at the pinnacle of power. A coalition with other great cities of the


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 241<br />

mainland and the Greek islands of the Aegean Sea in the Hellenic League had allowed Athens to<br />

spearhead the defeat of the mighty Persian army and navy, in the wake of which the Athenian Empire<br />

came into being. Now under Pericles Athens entered its golden age, when democracy ruled, and<br />

embarked on grandiose construction projects with the Parthenon as a supreme symbol of Athenian<br />

architectural genius. Thus, over and above its political, economic, military, and diplomatic ascendency,<br />

Athenian cultural brilliance radiated throughout the Greek world. In art, literature, sculpture,<br />

architecture, Athens dominated the Classical period. <strong>The</strong> four great dramatists, Aeschylus, Sophocles,<br />

Euripides, and Aristophanes, flourished during this era, adding glory and luster to the Athenian<br />

celebration of the festival. It is therefore not surprising that the City Dionysia was intended to dazzle<br />

spectators and attended not only by Attic Greeks, but by Greeks from other states, colonies, and<br />

tributaries as well as foreigners whose trade and diplomatic missions necessitated their presence in the<br />

polis. Even after the Peloponnesian War, the defeated Athens still retained their cultural superiority<br />

over their militaristic Spartan victors and other Greek cities.<br />

<strong>The</strong> City Dionysia was held under the aegis of the eponymous archon who had just been<br />

elected, not under the king (basileus). Assisted by a staff, he organized the festival, which lasted at least<br />

five or six days. He also supervised the contests. On the first day, participants consisting of citizens,<br />

foreigners called metics (alien residents) and representatives from colonies marched into the <strong>The</strong>ater of<br />

Dionysus located at the southern slope of the Acropolis, in a procession or pompe in which a wooden<br />

statue of Dionysus Eleutherus was carried, followed by phalloi bearers, basket bearers, bread bearers,<br />

offering bearers, water bearers, and wine bearers. As in the Rural Dionysia, the phalloi were made<br />

from fig wood, the fig being considered a sexual tree. In addition, a large phallus was pulled on a cart.<br />

During the pompe, a role reversal might take place in which members of the lower class could jeer the<br />

upper class, and women could insult her male relatives. After the pompe the richly dressed choregoi<br />

(production sponsors) and their choruses entered into competitive dithyrambic performances to the<br />

accompaniment of the aulos. <strong>The</strong> dithyrambs glorified Dionysus as the Lord of Indestructible Life<br />

(Zôê). Dionysus had been dismembered then resurrected, a parallel with the wine-making process<br />

during which the grapes were separated and crushed, and were reborn in the form of the potent wine.<br />

<strong>The</strong> bull in the procession, which was another animal sacred to Dionysus, was then sacrificed to<br />

provide viands for a communal feast. <strong>The</strong>n the contest preliminary (proagon) proceedings took place,<br />

at which the judges were selected by lot for the plays to be performed in competition over the next<br />

three days. Three to four judges had been proposed by each of the 10 tribes, but only one from each<br />

tribe was drawn by lot. <strong>The</strong>se 10 judges would cast votes for first, second, and third places. During the<br />

proagon, various public interest announcements were also made. A revel followed in the evening with<br />

much eating and drinking in the streets.<br />

<strong>The</strong> remaining three days were devoted to contests (agones), of which there were two: the<br />

dithyrambic contests and the dramatic contests. Some time before the festival, probably in June, the<br />

archon had chosen the poets/playwrights and assigned them choregoi and chorus members. <strong>The</strong><br />

choregos was a wealthy citizen who sponsored the play and paid all the expenses associated with<br />

rehearsal and production: masks, props, costumes for 3 actors, and for musicians, food. It was a costly<br />

proposition, at some three thousand drachmas. Each of the three days was devoted, for one poet and his<br />

chorus, to the performance of a trilogy of tragedies and a satyr play on the same topic, the whole<br />

amounting to a tetralogy, in the morning, and a comedy in the late afternoon. <strong>The</strong> earliest record of<br />

dramatic competition dated to 534 B.C., when the poet-actor <strong>The</strong>spis (actors are today called<br />

“<strong>The</strong>spians” in his honor) won the contest and was awarded a goat, an animal sacred to Dionysus. He<br />

was the first known actor performing as a character in a written play. By the time of Sophocles, there<br />

were 15 members in the chorus and 3 actors on stage wearing masks and playing all roles including<br />

women, who were not allowed to act. Each poet (for playwrights wrote plays in verse) authored three


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 242<br />

tragedies on a related topic called a trilogy and a satyr play, which was a tragicomedy on the same or<br />

similar mythical theme to provide comic relief with pranks, drunkenness, coarse tricks, horse play, and<br />

even sexuality.<br />

On the day of the contest the theater was purified by the sacrifice of a piglet before the<br />

performance began. <strong>The</strong> idol of Dionysus was already placed on the altar in the middle of the orchestra<br />

(dancing place), where the chorus would perform their songs, dances and dialogues with the actors. <strong>The</strong><br />

archon and judges occupied the front row. <strong>The</strong> most important plays were tragedies. <strong>The</strong> term<br />

“tragedy” (Greek τραγῳ<br />

δία)<br />

is said to have come from the Greek tragos+oidè (meaning he-goat song),<br />

but the true origin is still debatable. Tragedies depict human suffering yet give pleasure to spectators.<br />

According to Aristotle’s Poetics (335 B.C.), the end-result of tragedy is catharsis (purgation) of feelings<br />

of fear and pity which the play’s incidents elicited. On the sixth day, if there were one, five comedies<br />

(falling to three after the fall of the Athenian Empire) were performed. A comedy (κωμῳδία) typically<br />

had a happy ending. It made fun of human foibles, and it was an honor to win a comedic prize. Finally,<br />

the satyr play was an even older form of drama from which tragedy and comedy was said to derive;<br />

satyrs were the part of Dionysus retinue which was characterized by sexuality, unconventionality,<br />

irreverence, and even amorality. <strong>The</strong> structure of a satyr play follows that of a tragedy, but was of<br />

shorter length. Tragedies, comedies, and satyric drama covered a full range of human behavior. If<br />

tragedies by depicting human suffering elevate man above his condition and are thus optimistic, and<br />

comedies by laughing at human frailties lower his standing and are thus pessimistic, satyric drama by<br />

showing man’s bestiality recognizes his serious dignity and thus proffers a balanced view of what<br />

humans are really like. Dithyrambic contests preceded comedic contests when they occurred. A<br />

dithyramb is a hymn or song of an ecstatic nature in honor of Dionysus, and originally was a<br />

vehement dance, which over time became dignified. In the Classical period, Pindar and Bacchilydes<br />

were poets known to have written dithyrambs for choruses. <strong>The</strong> chorus, composed of up to 50 men<br />

originally dressed in satyr clothes, entered the orchestra (dancing area) and danced while singing to the<br />

aulos (double-reed pipe) of the musician, who positioned himself in the center of the orchestra on the<br />

steps of the altar to Dionysus. <strong>The</strong> chorus danced a Circle <strong>Dan</strong>ce around the altar. In his Poetics,<br />

Aristotle attributed the origin of Athenian tragedy to the dithyramb.<br />

After the contest the judges voted, and the herald announced the winner, who received an ivy<br />

crown from the archon. <strong>The</strong> winning choregos received a tripod, which he dedicated to Dionysus, and<br />

his poet was crowned with ivy and ribbons.<br />

.<br />

Conclusion<br />

This survey gave a succinct overview of the background of Greek tragedy, which in essence was Attic<br />

tragedy, and tied it to the illustrious but unfortunate legendary House of <strong>The</strong>bes. Zeus’s love of Europa<br />

led to the founding of the city of <strong>The</strong>bes, the emergence of the House of <strong>The</strong>bes from its Phoenician<br />

progenitor, and the birth of the god of wine and fertility Dionysus, who had an eclectic oriental origin.<br />

<strong>The</strong> complex god Dionysus established a mystery religion which spread internationally from India,<br />

where he was associated with Shiva, through Asia Minor to the far-flung Imperial capital of the Roman<br />

Empire, where he was identified with Liber. Designed as a celebration of the wine god, Dionysia rose<br />

from its grass-roots base in rural Attica to acquire a remarkable creative syncretism. From the frenzied<br />

song and dance written by lyric poets such as Pindar and Bacchilydes, and performed by a chorus to the<br />

music of the aulos, the dithyramb metamorphosed into a dignified form of expression. It should be no<br />

difficult task to transition from the chorus singing and dancing the dithyramb in a Dionysian contest to<br />

the chorus singing and dancing and dialoguing with the audience and actors in the tragedies of<br />

Sophocles. <strong>The</strong> half-man half-animal deities that form part of Dionysus’s train, the satyr (goat-man)


<strong>Firmament</strong> Volume 3, No. 4, January 2011 243<br />

and the silenos (horse-man), while embodying some of the primitive human instincts of sexuality,<br />

hedonism, and lust, also were endowed with a certain wisdom. Dionysus’s preceptor Silenus was a<br />

wise old satyr. <strong>The</strong> satyr play that at first was bawdy and rambunctious gradually acquired<br />

respectability and dignity to serve as a possible entry point to tragedy and comedy. Thus completes the<br />

sketchy picture that we tried to paint if not of the birth of Greek tragedy, at least of the backdrop<br />

against which the birth of tragedy could be tentatively drawn. It must be noted that current scholarship<br />

is still uncertain about the origin of tragedy in the Western world, and this in spite of centuries of<br />

research, study, exegesis, interpretation, speculation, and argument. Regardless, we did show that the<br />

House of <strong>The</strong>bes supplied crucial material to feed and sustain the vitality of Athenian tragedy. ■<br />

30 December 2010.<br />

Bibliography<br />

Berens, E. M. (n.d.). <strong>The</strong> myths and legends of ancient Greece and Rome. New York, NY: Maynard,<br />

Merrill, & Co. Retrieved from http://www.gutenberg.org/files/22381/22381-h/22381-h.htm<br />

<strong>The</strong> context of Ancient theater (Part 2): <strong>The</strong> festival of Dionysus. (n.d.). Retrieved from<br />

http://classics.uc.edu/~johnson/tragedy/festival.html<br />

Dionysian Meditations: <strong>The</strong> City Dionysia (January 24, 2007). Retrieved from<br />

http://web.eecs.utk.edu/~mclennan/BA/JO-CD.html<br />

Dionysian Meditations: <strong>The</strong> Rural Dionysia (January 24, 2007). Retrieved from<br />

http://web.eecs.utk.edu/~mclennan/BA/JO-RD.html<br />

DiYanni, R. (2008). Literature: Approaches to fiction, poetry, and drama. Boston, MA: McGraw-Hill.<br />

Edmonds, R. (1999, April). Tearing apart the Zagreus myth: A few disparaging remarks on Orphism<br />

and original sin. Classical Antiquity, 18 (1). pp. 36-73.<br />

Morford, M.P.O. & Lenardon, R. J. (2003). Classical mythology. New York, NY: Oxford University<br />

Press.<br />

Rougier, M.-R. (Trans.) (2007). Œdipe roi. Paris, France: Hachette Livre.<br />

Smith, W. (ed.). (1882). A smaller classical mythology, 7 th ed. London, UK: John Murray.<br />

Tyrant. (2010). In Encyclopædia Britannica. Retrieved December 04, 2010, from Encyclopædia<br />

Britannica Online: http://www.britannica.com/EBchecked/topic/611899/tyrant

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!