02.06.2015 Views

THÔNG TIN NỘI BỘ - Tín Nghĩa

THÔNG TIN NỘI BỘ - Tín Nghĩa

THÔNG TIN NỘI BỘ - Tín Nghĩa

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

Đồng thời xác định theo thứ tự những phẩm chất,<br />

đạo đức cần ưu tiên hơn cả đối với phụ nữ Việt Nam<br />

trong giai đoạn hiện nay là: Hiếu thảo, thủy chung,<br />

có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; yêu nước,<br />

đảm đang, nhân hậu, có ý chí, nghị lực, năng động,<br />

có lối sống văn hóa, trung thực, cần kiệm, tự tin, sáng<br />

tạo, vị tha, thẳng thắn, cương trực 1.<br />

Bên cạnh đó, Hội cũng đã lấy ý kiến các chuyên<br />

gia, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu 2. Kết<br />

quả lấy ý kiến 31 chuyên gia cho thấy: Các chuyên<br />

gia đồng tình với việc nghiên cứu để có định hướng<br />

tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ,<br />

đồng thời liệt kê ra những phẩm chất đạo đức truyền<br />

thống cần được tiếp tục duy trì, phát huy; trong đó<br />

các phẩm chất đạo đức được nhiều chuyên gia lựa<br />

chọn hơn cả là: Tự tin, tự tôn, bản lĩnh, quyết đoán,<br />

khẳng định, mạnh mẽ; ham học, yêu nghề, có chí<br />

tiến thủ; năng động, nhạy bén, tích cực, chủ động<br />

tham gia các hoạt động xã hội; Đảm đang, chăm chỉ,<br />

cần cù, chịu thương, chịu khó, tổ chức cuộc sống<br />

hài hòa, hợp lý; đổi mới, sáng tạo; nhân hậu, nhân<br />

ái, khoan dung, nhường nhịn; Thủy chung, nuôi dạy<br />

con tốt, hướng nghiệp cho con; Có tri thức, hiểu biết,<br />

trình độ học vấn cao.<br />

Kết quả khảo sát, nghiên cứu cho thấy dù cách<br />

diễn đạt khác nhau, thứ tự ưu tiên đối với các phẩm<br />

chất đạo đức cũng không giống nhau, nhưng nhìn<br />

chung có sự đồng thuận của xã hội về việc lựa chọn<br />

những phẩm chất đạo đức cần có ở người phụ nữ để<br />

đáp ứng yêu cầu của thời kì CNH, HĐH đất nước. Tuy<br />

nhiên, đây là vấn đề lớn, có ý nghĩa quan trọng đối<br />

với bản thân mỗi người, mỗi gia đình và cả xã hội,<br />

đồng thời sẽ được triển khai cho hội viên, phụ nữ<br />

học tập, làm theo, do đó, cần phải có sự thống nhất,<br />

tích hợp giữa các phẩm chất đạo đức để bảo đảm<br />

các tiêu chí: ngắn gọn, súc tích, mang tính khái quát<br />

cao, đáp ứng tính cấp thiết trong hoàn cảnh hiện<br />

nay và được xã hội chấp nhận. Chẳng hạn như, dù<br />

trong kết quả khảo sát không có từ tự trọng nhưng<br />

có nhiều nội dung nói về phẩm chất đạo đức liên<br />

quan tới tự trọng như: lối sống văn hoá, tự tôn, liêm<br />

chính…Đồng thời, thực tế cuộc sống cho thấy, hiện<br />

nay, trước những tác động đa chiều, phức tạp của<br />

cuộc sống hiện đại, con người, nhất là người phụ nữ<br />

rất cần có lòng tự trọng để bảo vệ nhân cách, phẩm<br />

giá của mình; cũng là để bảo vệ, giữ gìn giá trị phẩm<br />

chất cao đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc<br />

Việt Nam.<br />

Mặt khác, cũng cần xác định được nội hàm khái<br />

niệm phẩm chất đạo đức để có sự thống nhất trong<br />

lựa chọn chuẩn mực phẩm chất đạo đức. Xét theo<br />

nghĩa chung, phẩm chất đạo đức là những chuẩn<br />

mực hành vi làm nên giá trị của một con người. Dựa<br />

vào khung chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá<br />

các hành vi của con người tốt hay xấu, lợi hay hại,<br />

về những điều được khuyến khích, cấm kị, hoặc về<br />

nghĩa vụ của mỗi con người. Trong phạm vi Đề án<br />

Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ,<br />

khái niệm phẩm chất đạo đức được hiểu theo nghĩa<br />

rộng, bao gồm cả phẩm chất và đạo đức; là một<br />

thang giá trị để đánh giá con người, là văn hóa đạo<br />

đức, là giá trị đạo đức, bao gồm các chuẩn mực về<br />

phẩm chất, các quy tắc ứng xử liên quan tới đạo đức<br />

được con người đánh giá, lựa chọn, cũng như ý nghĩa<br />

tích cực của những quan niệm, chuẩn mực, quy tắc<br />

ứng xử đó đối với con người và đời sống xã hội. Xét<br />

phẩm chất đạo đức của một con người là xét cả hai<br />

phương diện: mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức<br />

với phẩm chất năng lực, bao gồm đức và tài, hồng<br />

và chuyên, hay nói gọn lại là quan hệ giữa đức và tài<br />

như Bác Hồ đã từng khẳng định: “Có tài mà không có<br />

Thông tin nội bộ số 09/2013 41

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!