22.06.2018 Views

KINH NGHIỆM BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MÔN HÓA LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

https://app.box.com/s/snb37xy8uqfngd3ya2f92m0125le2tep

https://app.box.com/s/snb37xy8uqfngd3ya2f92m0125le2tep

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

II. PHẦN NỘI DUNG<br />

II.1. Cơ sở lý luận<br />

II.1.1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra<br />

Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:<br />

* Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra<br />

Biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc<br />

kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của<br />

học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.<br />

* Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra (kiểm tra 1 tiết hay học kì, dạng đề<br />

trắc nghiệm hay tự luận, số lượng câu hỏi), từ đó:<br />

- Tính trọng số các nội dung kiểm tra (tỉ lệ % các chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các<br />

cấp độ cần kiểm tra trong phạm vi kiểm tra).<br />

- Tính số câu hỏi (hoặc chuẩn kiến thức, kỹ năng) ở các cấp độ cho các chủ đề.<br />

* Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra<br />

Là bảng mô tả tiêu chí hai chiều của đề kiểm tra, một chiều là nội dung hay<br />

mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh<br />

theo các cấp độ: Nhận biết; Thông hiểu, Vận dụng và vận dụng cao.<br />

* Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận<br />

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi,<br />

số câu hỏi, nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định; mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm<br />

tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.<br />

* Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm<br />

- Nội dung: khoa học và chính xác.<br />

- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận<br />

đề kiểm tra.<br />

* Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra<br />

- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai<br />

sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần<br />

thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.<br />

- Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn<br />

cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số<br />

điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm<br />

bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến<br />

cho học sinh làm bài là phù hợp).<br />

- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.<br />

II.1.2. Xây dựng bảng trọng số<br />

Trọng số của một đề kiểm tra là tỉ lệ phần trăm thời gian dạy lí thuyết và<br />

thời gian vận dụng trong các chủ đề được quy định theo khung phân phối chương<br />

trình của môn học.<br />

Để xác định trọng số của mỗi chủ đề trong đề kiểm tra, giáo viên cần căn<br />

cứ vào mục tiêu cần đạt của các chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông,<br />

tầm quan trọng của chuẩn kiến thức, kỹ năng của nó được qui định trong chương<br />

trình giảng dạy.<br />

1. Lập bảng trọng số<br />

Dựa vào PPCT để lập bảng trọng số, số câu và điểm số của đề kiểm tra.<br />

Trang 3

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!