10.11.2020 Views

3273 06-11-2020

http://vietluan.com.au

http://vietluan.com.au

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

* TRANG 36 - SỐ <strong>3273</strong> - THỨ SÁU (Friday, November 6, <strong>2020</strong>)<br />

Sau vụ chặt đầu giáo viên Samuel<br />

Paty vào ngày 16 tháng Mười tại<br />

vùng ngoại ô Conflans-Sainte-Honorine<br />

của Paris thì chưa đầy hai tuần sau<br />

(29.10.<strong>2020</strong>) lại xảy ra vụ tấn công tại<br />

thành phố du lịch Nice ở miền nam nước<br />

Pháp, khiến ít nhất 3 người thiệt mạng.<br />

Cuộc khủng hoảng này phát sinh từ<br />

những bức biếm họa ra đời năm 2005,<br />

bùng nổ thành cuộc khủng hoảng toàn<br />

cầu năm 20<strong>06</strong>, đến năm 2015 lại nổi lên<br />

với vụ tấn công khủng bố tại Paris và<br />

nay thì tái diễn.<br />

Nước Pháp đang bị thế giới Hồi giáo<br />

tẩy chay nhưng được cả khối Liên Âu<br />

đứng chung chiến hào, bày tỏ sự ủng hộ;<br />

phải chăng đây là cuộc xung đột giữa hai<br />

nền văn minh? Để hiểu tận gốc vấn đề,<br />

chúng ta hãy trở lại với căn gốc của vấn<br />

đề: những thế lực độc tài, toàn trị và giáo<br />

điều luôn sợ bị chế giễu!<br />

Phản ứng từ sự sợ hãi<br />

Cuộc khủng hoảng hiện tại phát sinh<br />

năm 2005. Lúc đó nhà văn chuyên về đề<br />

tài thiếu nhi Đan Mạch Kare Bluitgen<br />

soạn một tập truyện hình về cuộc đời<br />

của Mohammed nhưng không tìm đâu ra<br />

người minh hoạ.<br />

Nhưng đạo Hồi lại cấm vẽ chân dung<br />

giáo chủ của mình, cũng như Cựu Ước<br />

của Thiên Chúa Giáo cấm thờ ảnh tượng<br />

trong 10 điều răn của Moses. Giữa lúc<br />

cuộc chiến chống khủng bố đang căng<br />

thẳng và các nhóm khủng bố Hồi giáo<br />

ở Âu châu có thể dụ dỗ những thiếu nữ<br />

Bỉ hoàn toàn da trắng tham gia đội quân<br />

đánh bom tự sát ở Iraq, các họa sĩ minh<br />

họa chuyên nghiệp không dám nhận lời.<br />

Thấy vậy nhà báo Flemming Rose<br />

- chủ biên mục văn hoá của nhật báo<br />

Jyllands-Posten- mới bực mình, muốn<br />

làm cái gì đó phá tan sự sợ hãi. Ông liên<br />

lạc với giới hoạ sĩ biếm hoạ đang và đã<br />

từng cộng tác với mình để đặt hàng và<br />

thu nhận sự cộng tác của 40 hoạ sĩ cộng<br />

tác viên. Đến tháng 9 năm 2005 ông đã<br />

chọn và cho đăng 12 bức biếm họa xem<br />

là “hay” nhất về Mohammad.<br />

Trong 12 bức này, có bức diễn tả<br />

Đấng Tiên Tri vĩ đại với cái khăn quấn<br />

theo hình trái bom đã châm ngòi trên<br />

đầu. Có bức diễn tả Đấng Tiên Tri<br />

ló mặt ra từ một đám mây ở trên trời,<br />

nói vọng xuống dưới như nhắn gởi với<br />

lũ tín đồ đang lăm le “tử vì đạo”, tạm<br />

dịch: “Stop, stop, stop. Trên này hết gái<br />

trinh rồi”. Như vậy bức biếm hoạ này<br />

đã nhại theo một “huyền thoại” của Tổ<br />

chức khủng bố al-Qaede của bin Laden,<br />

theo đó những chiến sĩ tử đạo sẽ được<br />

thưởng công bằng 72 trinh nữ xinh đẹp<br />

trên thiên đường.<br />

Dĩ nhiên những bức tranh này đã làm<br />

tín đồ Hồi giáo sống ở Ðan Mạch bầm<br />

gan tím ruột. Tuy nhiên câu chuyện có lẽ<br />

cũng sẽ đi dần vào quên lãng nếu không<br />

có một phái đoàn giáo sĩ đạo Hồi ở Ðan<br />

Mạch mang những hình ảnh này đi khắp<br />

nơi trên thế giới tố khổ, để nói với đạo<br />

hữu của mình: “Hãy xem đây, bọn tà<br />

đạo này đã báng bổ niềm tin của chúng<br />

ta như thế này đây!”<br />

Vớ được tin này, al-Qaida và quân<br />

Taliban cùng các phần tử Hồi giáo cực<br />

đoan khắp nơi đã khai thác ngay để kích<br />

động các vụ khủng bố và đánh bom tự<br />

sát. Đầu năm 20<strong>06</strong> thì những tranh biếm<br />

họa này thực sự biến thành “cuộc khủng<br />

hoảng toàn cầu”, khiến Liên hiệp quốc,<br />

Độc tài sợ biếm họa<br />

EU và Tổ chức hội nghị Hồi giáo cũng<br />

đã kêu gọi mọi người giữ bình tĩnh trong<br />

khi thế giới Hồi giáo tuyên bố tẩy chay<br />

hàng hóa Đan Mạch.<br />

Không nhượng bộ quyền tự do<br />

ngôn luận<br />

Lúc đó dường như chỉ có báo chí Pháp<br />

ngửng cao đầu với tinh thần tự do ngôn<br />

luận tuyệt đối, do đó bị xem là “tiếp tục<br />

gây hấn với cộng đồng Hồi giáo”.<br />

Nổi bật nhất là tạp chí trào phúng<br />

Charlie Hebdo, một tạp chí nêu cao<br />

quyền lực thế tục và không tiếc lời chỉ<br />

trích tôn giáo, từ cả Hồi giáo cực đoan<br />

lẫn Công giáo bảo thủ. Đầu năm 20<strong>06</strong>,<br />

giữa cao trào của cuộc khủng bố, tạp<br />

chí này đăng lại trọn bộ các tranh châm<br />

biếm nói trên.<br />

Ngay sau đó các nhân viên tạp chí<br />

liên miên bị dọa giết và năm 20<strong>11</strong> trụ<br />

sở tòa soạn bị phóng hỏa, cuối cùng là<br />

vụ tấn công chấn động năm 2015. Trưa<br />

ngày 7.1.2015 hai anh em người Pháp<br />

gốc Algeria, Saïd và Chérif Kouach tấn<br />

công vào đây, bắn chết 21 người, trong<br />

đó có nữ ký giả Elsa Cayat, tuy nhiên<br />

sau đó tha mạng cho một nữ ký giả khác,<br />

tuyên bố với cô rằng họ không giết phụ<br />

nữ. Sau cuộc truy lùng kéo dài hai ngày,<br />

hai tay súng đã bị bao vây ở một khu<br />

kỹ nghệ bên ngoài Paris và bị giết trong<br />

cuộc đấu súng với cảnh sát.<br />

Hành động này không chỉ bị xem là<br />

khủng bố mà là tấn công vào tự do ngôn<br />

luận. Sau các vụ tấn công, lễ tưởng niệm<br />

được tổ chức khắp nơi trên thế giới, với<br />

nhiều người sử dụng khẩu hiệu “Je suis<br />

Charlie” (Tôi là Charlie). Ngày 10 và <strong>11</strong><br />

sau đó các cuộc “Tuần hành Cộng hòa”<br />

diễn ra trên khắp nước Pháp nhằm vinh<br />

danh các nạn nhân và quyền tự do ngôn<br />

luận trên toàn quốc.<br />

Một cách để khẳng định quyền tự<br />

do ngôn luận là không để tạp chí chết.<br />

Charlie Hebdo vẫn tiếp tục lịch trình xuất<br />

bản bình thường và ấn bản đầu tiên sau<br />

Phạm Đức Đồng Hùng<br />

vụ tấn công ra ngày 13.1.<strong>2020</strong> đã thể hiện<br />

thái độ thách thức khi tiếp tục sử dụng<br />

chân dung Mohammed làm trang bìa:<br />

nhà tiên tri khóc, tay cầm bích chương<br />

với hàng chữ “Tôi là Charlie”, trên đầu<br />

là hàng tít lớn “Tất cả đã được tha thứ”.<br />

Chỉ vài phút sau khi phát hành tòan<br />

bộ 3 triệu số báo đã được bán sạch tại<br />

toàn bộ các sạp báo ở Pháp. Nhà xuất<br />

bản h nâng số phát hành từ 3 triệu lên<br />

5 triệu và sau đó thêm 3 triệu nữa, tổng<br />

cộng có 8 triệu số báo bán ra. Số báo này<br />

còn được dịch ra năm thứ tiếng: Tây Ban<br />

Nha, Anh, Ả Rập cho ấn bản báo giấy,<br />

tiếng Ý và Thổ Nhĩ Kỳ cho ấn bản báo<br />

mạng, phát hành tại hơn 20 quốc gia.<br />

Lúc đó tại Úc nguyên Thủ tướng Tony<br />

Abbott đã lên tiếng ca ngợi tạp chí này.<br />

Phát biểu trên Đài phát thanh 3AW vào<br />

sáng hôm sau ông Abbott bày tỏ: “Bây<br />

giờ thì tôi khá là thích bức biếm họa này<br />

– Tôi không chắc là tôi thích tất cả những<br />

gì mà đã sản xuất – nhưng bức biếm họa<br />

với hình Nhà Tiên tri Mohammed với<br />

dòng nước mắt chảy trên khuôn mặt nói<br />

rằng tất cả đã được tha thứ. Tinh thần<br />

tha thứ đó là những gì chúng ta đang cần<br />

và cần nhiều hơn trong thế giới hiện đại<br />

đầy hận thù này.”<br />

Năm năm sau, tháng qua bức biếm<br />

họa này lại trở thành tâm bão với vụ chặt<br />

đầu giáo viên lịch sử Samuel Paty bên<br />

ngoài một trường học tại Pháp vào ngày<br />

16.10.<strong>2020</strong>, sau khi ông đưa ra trước các<br />

học sinh những tấm ảnh biếm họa nói<br />

trên trong một bài giảng về tự do ngôn<br />

luận. Ngay sau đó Tổng thống Pháp<br />

Emmanuel Macron gọi vụ tấn công này là<br />

“khủng bố”, tuyên bố đạo Hồi “đang gặp<br />

khủng hoảng” và đưa ra các biện pháp<br />

cứng rắn mới nhằm bảo vệ nước Pháp<br />

trước các phần tử Hồi giáo cực đoan.<br />

Phản ứng của kẻ thiếu viễn kiến?<br />

Bây giờ thì chưa nhưng có lẽ mai này<br />

những tín đồ Hồi giáo mới nhận ra cái<br />

sai của mình khi đã có phản ứng quá<br />

mức như vậy.<br />

Những bức tranh châm biếm trên có<br />

thể đã đi vào quên lãng nếu phái đoàn<br />

giáo sĩ đạo Hồi ở Ðan Mạch không làm<br />

lớn chuyện. Và nó sẽ không thành biểu<br />

tượng của quyền tự do ngôn luận nếu<br />

không có các vụ đốt nhà, tàn sát và chém<br />

đầu kể trên.<br />

Thứ nhất, là ngay trong thế giới Hồi<br />

giáo, trong khi bày tỏ sự phản đối của<br />

mình trước bức biếm hoạ, đa số những<br />

thành phần trí thức của thế giới Hồi giáo<br />

cũng lên tiếng phản đối và có giữ khoảng<br />

cách với làn sóng phản phản ứng mang<br />

tính bạo loạn của thế giơi Hồi giáo.<br />

Thứ hai, bằng các phản đối thái quá<br />

như vậy, cộng đồng Hồi giáo tại các<br />

nước Tây phương đã tự đồng hoá mình<br />

với những tín điều buồn cười như “tử<br />

đạo sẽ được thưởng 72 trinh nữ trên<br />

thiên đường”.<br />

Những phản ứng như thế sẽ làm<br />

người Hồi giáo bị nhìn với ánh mắt nghi<br />

kỵ. Lâu nay, người ta vẫn thừa biết rằng<br />

người Hồi giáo vẫn thường dạy dỗ con<br />

em rằng thế giới Tây phương là rác rưởi,<br />

là hạ cấp, là tà đạo, chỉ có niềm tin của<br />

họ mới là chân chính, là thượng đẳng.<br />

Chính vì vậy, bằng “cao trào” phản đối<br />

vừa qua, họ đã chứng minh một cách rất<br />

cụ thể là họ không thể nào hội nhập vào<br />

xã hội phương Tây và chắc chắn điều<br />

này sẽ càng khiến các chính quyền Tây<br />

phương lưu ý trong các chính sách di dân.<br />

Không phải là tín đồ Thiên chúa giáo<br />

không bị xúc phạm niềm tin, vấn đề là<br />

phản ứng của họ hoàn toàn khác.<br />

Năm 1997 khi Art Center ở Melbourne<br />

tổ chức triển lãm những tác phẩm của<br />

nhiếp ảnh gia Mỹ Andres Serrano,<br />

nguyên Tổng giám mục George Pell đã<br />

đưa trung tâm trên ra toà, đòi phải huỷ<br />

bỏ cuộc triển lãm. Lý do là trong số tác<br />

phẩm được trưng bày có Piss Chirst,<br />

chụp hình một thánh giá có tượng của<br />

Chúa Jesus ngâm trong lọ nước tiểu.<br />

Thế nhưng toà lại bảo vệ quyền “tự do<br />

ngôn luận” của Serrano và chỉ đến khi<br />

hai thanh niên tham dự cuộc triển lãm có<br />

hành động phá hoại, làm hư hại bức ảnh,<br />

nhà tổ chức mới rút bức tranh này đi.<br />

Dĩ nhiên là hành động của hai thanh<br />

niên này đáng trách thế nhưng so ra thì<br />

cũng chỉ là giọt nước so với biển của<br />

trước hành động của những tín đồ Hồi<br />

giáo cực đoan.<br />

Biếm họa và dân chủ<br />

Đây không phải là lần đầu tiên nền<br />

chính trị Pháp ồn ào với tranh biếm họa.<br />

Bức biếm hoạ nổi tiếng nhất trong<br />

lịch sử Pháp và có lẽ là cả nhân loại là<br />

bức biếm hoạ vẽ vua Louis-Philippe<br />

(1800-1862) của Pháp vào năm 1831.<br />

Ðây là giai đoạn mà nước Pháp trải qua<br />

nhiều xáo trộn: cuộc cách mạng dân<br />

quyền 1789-1799 và, sau giai đoạn làm<br />

mưa làm gió của Napoleon Bonaparte,<br />

đường phố Paris lại sục sôi với những<br />

khẩu hiệu cách mạng vào năm 1830,<br />

năm Louisi Philppe lên ngôi.<br />

Lúc đó một nhà báo kiêm hoạ sĩ<br />

Charles Philipon, chủ bút tạp chí La<br />

Caricature, đã diễn tả Louis-Philippe<br />

như một trái lê: trong tiếng Pháp, trái lê<br />

là “la poire” còn có nghĩa là “người đần<br />

độn” và điều này đã ảnh hưởng sang tiếng<br />

Anh khi diễn tả ai đó đần độn, người Anh<br />

có thể sử dụng từ ghép “pear-shaped”.<br />

Bức biếm họa này nhanh chóng trở<br />

thành biểu tượng của Louis-Philippe,<br />

một ông vua không mấy tài năng và

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!