10.11.2020 Views

3273 06-11-2020

http://vietluan.com.au

http://vietluan.com.au

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

* TRANG 38 - SỐ <strong>3273</strong> - THỨ SÁU (Friday, November 6, <strong>2020</strong>)<br />

Đằng sau chuyến thăm Việt Nam<br />

của ông Mike Pompeo<br />

Nguyễn Quang Dy<br />

Người ta nói rằng tháng 10<br />

có nhiều bất ngờ (October<br />

surprise), không chỉ vì thông tin gây sốc<br />

trong laptop của Hunter Biden, mà còn<br />

chuyến thăm bất ngờ của Ngoại trưởng<br />

Mike Pompeo đến Việt Nam (29-30/10).<br />

Chuyến thăm này diễn ra trước ngày bầu<br />

cử Tổng thống Mỹ có vài ngày (3/<strong>11</strong>) và<br />

trước Đại Hội Đảng XIII của Việt Nam<br />

vài tháng (Quý I/2021). Trước các đồn<br />

đoán về chuyến thăm này, hãy thử lý giải<br />

ý nghĩa đằng sau sự kiện đó.<br />

Chuyến thăm Việt Nam có bất ngờ?<br />

Theo thông lệ ngoại giao, chuyến<br />

thăm chính thức của quan chức cấp cao<br />

(như ngoại trưởng) thường được thông<br />

báo trước hàng tháng. Chuyến thăm<br />

Châu Á của ông Mike Pompeo tới Ấn<br />

Độ, Sri Lanka, Maldives, và Indonesia<br />

(26-30/10), lúc đầu không có Việt Nam.<br />

Việc thăm chính thức Việt Nam chỉ<br />

được quyết định bổ sung thêm vào phút<br />

chót, khi Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ<br />

Dương-Thái Bình Dương (IPBF) được<br />

khai mạc tại Hà Nội (28/10).<br />

Cùng ngày 28/10, Bộ Ngoại giao Việt<br />

Nam mới thông báo về chuyến thăm của<br />

Ngoại trưởng Mike Pompeo (29-30/10)<br />

theo lời mời của Ngoại trưởng Phạm<br />

Bình Minh, để “kỷ niêm 25 năm bình<br />

thường hóa quan hệ Việt-Mỹ”. Ngày<br />

hôm sau (29/10), Bộ Ngoại giao Mỹ<br />

mới thông báo về chuyến thăm chính<br />

thức Việt Nam của Ngoại trưởng Mike<br />

Pompeo “nhằm ủng hộ một nước Việt<br />

Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc<br />

lập”, và nhấn mạnh Mỹ và Việt Nam<br />

cùng chung tầm nhìn về khu vực Ấn<br />

Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và<br />

Rộng mở.<br />

Dư luận bất ngờ về một chuyến thăm<br />

bất thường, chắc phải có lý do đặc biệt<br />

nào đó, trong khi bầu cử Tổng thống Mỹ<br />

đầy kịch tính chỉ còn vài ngày, cuộc họp<br />

thượng đỉnh Đông Á chỉ còn vài tuần, và<br />

Đại hội Đảng XIII của Việt Nam chỉ còn<br />

vài tháng. Trước tình hình Biển Đông<br />

và Biển Hoa Đông đang căng thẳng do<br />

thái độ hung hăng của Trung Quốc, bàn<br />

cờ địa chính trị “Indo-Pacific Tự do và<br />

Rộng mở” (FOIP) đang biến chuyển<br />

nhanh hơn.<br />

Đây có phải là chuyến thăm “đột xuất”<br />

hay nằm trong một kế hoạch từ trước,<br />

nhưng được giữ kín tới phút chót để Việt<br />

Nam tránh phản ứng của Trung Quốc?<br />

Chuyến thăm của Mike Pompeo tới năm<br />

nước Châu Á tiếp theo chuyến thăm của<br />

tân Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide tới<br />

Việt Nam và Indonesia (18-21/10), và<br />

cuộc họp ngoại trưởng Bộ tứ (Quad) tại<br />

Tokyo (6/10). Mỹ và Nhật chắc sẽ phối<br />

hợp thúc đẩy chiến lược FOIP và “Bộ Tứ<br />

mở rộng” (Quad plus). Trong khi Nhật<br />

và Việt Nam thỏa thuận hợp tác quân sự<br />

và chuyển giao công nghệ quốc phòng,<br />

Mỹ và Việt Nam cũng thỏa thuận hợp tác<br />

về năng lượng và an ninh quốc phòng.<br />

Trong mấy năm qua, quan hệ Việt-<br />

Mỹ đã phát triển mạnh về cả kinh tế và<br />

an ninh quốc phòng, đưa hai nước đến<br />

gần nhau hơn như “đối tác chiến lược”<br />

trên thực tế (de facto), nhưng vẫn còn<br />

bất cập và rủi ro về thặng dư thương mại<br />

và về nhân quyền. Văn phòng Đại diện<br />

Thương mại (USTR) thông báo (2/10),<br />

theo lệnh của Tổng thống, họ đã mở<br />

điều tra (theo điều 301) về hai vấn đề là<br />

(1) có phải Việt Nam cố tình hạ giá tiền<br />

đồng, và (2) có phải mặt hàng gỗ xuất<br />

khẩu của Việt Nam dựa vào lượng gỗ<br />

nhập phi pháp. Trước chuyến thăm của<br />

Mike Pompeo, Việt Nam đã thả Michael<br />

Nguyễn (bị kết án 12 năm tù vào năm<br />

ngoái).<br />

Mục tiêu kép chống Trung Quốc và<br />

tranh cử<br />

Dù chuyến thăm Việt Nam bất ngờ<br />

hay đã được chuẩn bị từ trước, thì chắc<br />

ông Pompeo muốn kết thúc (wrap up)<br />

chuyến thăm Châu Á tại Việt Nam, nhằm<br />

vận động các nước này tham gia chống<br />

Trung Quốc, theo tầm nhìn Indo-Pacific.<br />

Tại các nước này, ông đã làm rõ chủ<br />

chương chống Trung Quốc của chính<br />

quyền Trump. Điều đó đã được Tổng<br />

thống Trump nhấn mạnh trong tranh cử<br />

với ông Joe Biden, khi chỉ ra điểm yếu<br />

của Joe Biden trước Trung Quốc, liên<br />

quan đến quan hệ của Hunter Biden với<br />

các doanh nghiệp Trung Quốc.<br />

Theo báo South China Morning<br />

Post (29/10), ông Pompeo hẳn đã nhận<br />

thức được rằng trong trường hợp Joe<br />

Biden trở thành tổng thống tiếp theo,<br />

thì Pompeo phải “củng cố di sản của<br />

Tổng thống Trump trong chính sách<br />

đối ngoại”, với trọng tâm là chiến lược<br />

Indo-Pacific. Ông muốn nhấn mạnh là<br />

Mỹ không bỏ rơi ASEAN và đặc biệt<br />

là Việt Nam (Chủ tịch ASEAN). Trước<br />

chuyến thăm Châu Á, Pompeo nói rằng<br />

ông sẽ thảo luận việc “làm thế nào để<br />

các quốc gia tự do có thể làm việc cùng<br />

nhau nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ<br />

Trung Quốc”.<br />

Theo ABC News, trước khi ông<br />

Pompeo đến Việt Nam, Bộ Ngoại giao<br />

Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc về “các<br />

hành động ác ý và gây bất ổn của Trung<br />

Quốc ở khu vực sông Mekong, bao gồm<br />

thao túng sông Mekong, làm ảnh hưởng<br />

tiêu cực đến hàng triệu người sống phụ<br />

thuộc vào dòng sông này” và Mỹ sẽ sát<br />

cánh với các đồng minh và đối tác ở<br />

Indo-Pacific để bảo vệ chủ quyền của họ<br />

đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi<br />

Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc<br />

tế. Trước cuộc hội đàm tại New Delhi,<br />

Chính quyền Trump đã thông báo cho<br />

Quốc hội kế hoạch bán hệ thống tên lửa<br />

Harpoon cho Đài Loan (trị giá 2,37 tỷ<br />

USD).<br />

Ngoại trưởng Mike Pompeo tại Hà Nội ngày 29/10/<strong>2020</strong> (Reuteurs)<br />

Trong chuyến công du chống<br />

Trung Quốc của Pompeo (anti-China<br />

roadshow) bắt đầu từ Ấn Độ cùng<br />

Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper,<br />

Pompeo tố cáo Trung Quốc chống dân<br />

chủ, pháp quyền, minh bạch, và tự do<br />

hàng hải. Tại Maldives, Pompeo lên án<br />

Trung Quốc vô pháp đe dọa hủy hoại<br />

môi trường, đưa các nước nhỏ vào bẫy<br />

nợ. Tại Sri Lanka, Pompeo nói Trung<br />

Quốc là kẻ cướp với các hợp đồng tồi<br />

tệ, vi phạm chủ quyền và luật pháp trên<br />

đất liền và biển. Tại Indonesia, Pompeo<br />

muốn triển khai máy bay trinh sát “P-8<br />

Poseidon”, nhưng Ngoại trưởng Retno<br />

Marsudi đã từ chối vì “không muốn mắc<br />

kẹt vào tranh chấp này”.<br />

Qua chuyến thăm Việt Nam của<br />

Pompeo, chắc Chính quyền Trump<br />

muốn chứng tỏ với cử tri rằng Mỹ đã<br />

buộc Việt Nam phải nhượng bộ và ký<br />

một loạt thỏa thuận thương mại có giá<br />

trị lớn nhằm làm giảm thiểu thặng dư<br />

thương mại giữa Việt Nam và Mỹ (44 tỷ<br />

USD năm vừa qua). Chính quyền Trump<br />

cũng muốn các công ty Mỹ đầu tư nhiều<br />

hơn vào Việt Nam. Tại Diễn đàn Doanh<br />

nghiệp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương<br />

tại Hà Nội (IPBF, 28-29/10), Mỹ và Việt<br />

Nam đã ký 7 thỏa thuận/bản ghi nhớ<br />

về hợp tác (tổng giá trị hơn <strong>11</strong> tỷ USD)<br />

trên nhiều lĩnh vực như hợp tác về năng<br />

lượng, truyền tải điện, chế biến, và nhập<br />

khẩu thịt lợn.<br />

Tầm nhìn Indo-Pacific và Bộ tứ mở<br />

rộng<br />

Mỹ đang cố gắng xây dựng một mạng<br />

lưới các nước đồng minh và đối tác trong<br />

khu vực để hỗ trợ Mỹ thực hiện chiến<br />

lược “Indo-Pacific Tự do và Rộng mở”<br />

(FOIP). Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives,<br />

Indonesia, và Việt Nam là những nước<br />

có vị trí chiến lược quan trọng ở khu<br />

vực. Bộ Tứ (Quad) gồm Mỹ, Nhật, Úc<br />

và Ấn Độ muốn tăng cường quan hệ<br />

chiến lược với Việt Nam và các nước<br />

ASEAN “cùng chí hướng” để xây dựng<br />

“Bộ tứ mở rộng”.<br />

Việt Nam là một trong “bốn nước tiền<br />

tuyến” của ASEAN có vị trí chiến lược<br />

tại Biển Đông. Thương mại song phương<br />

Việt-Mỹ đạt 75,7 tỷ USD (năm 2019),<br />

trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang<br />

Mỹ là 61,3 tỷ USD. Hiện nay, Mỹ là thị<br />

trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam<br />

(chiếm 23,2% tổng kim ngạch). Thặng<br />

dư thương mại quá lớn (44 tỷ USD)<br />

buộc Mỹ phải điều tra xem Việt Nam có<br />

thao túng tiền tệ không. Việt Nam phải<br />

thuyết phục được Mỹ là không thao túng<br />

tiền tệ, và hứa nhập khẩu nhiều hơn để<br />

giảm thiểu thặng dư.<br />

Chuyến thăm này của Pompeo tái<br />

khẳng định vị trí và vai trò của Việt Nam<br />

trong cấu trúc an ninh và phát triển khu<br />

vực, đặc biệt là việc triển khai chiến lược<br />

Indo-Pacific và Bộ Tứ mở rộng. Việt<br />

Nam chắc muốn xem sau ngày 3/<strong>11</strong>, ai<br />

sẽ đắc cử Tổng thống và đại diện cho<br />

Mỹ tới dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần<br />

thứ 15 (EAS-15), tổ chức tại Việt Nam<br />

trong tháng <strong>11</strong>. Theo giới phân tích, dù<br />

Trump đắc cử hay thất cử, thì ông vẫn<br />

có thể tới dự “EAS-15” như Tổng thống<br />

đương nhiệm (incumbent). Đây là một<br />

diễn đàn quan trọng gồm18 nước Đông<br />

Á. Nếu Trump tới dự thì ông sẽ là Tổng<br />

thống Mỹ duy nhất đến thăm Việt Nam<br />

tới ba lần.<br />

Giới phân tích cho rằng nếu Joe<br />

Biden thắng cử, thì chính quyền Biden<br />

có thể đưa ra một số thay đổi trong chính<br />

sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam<br />

Á, nhưng những thay đổi đó chủ yếu sẽ<br />

chỉ là hình thức chứ không phải là thực<br />

chất. Sự đồng thuận của cả hai đảng<br />

(bipartizen national consensus) cho rằng<br />

Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng<br />

nhất với Mỹ. Điều này sẽ đảm bảo duy<br />

trì chiến lược Indo-Pacific (FOIP) và Bộ<br />

Tứ mở rộng (Quad plus) làm hạt nhân<br />

cho một mạng lưới các đồng minh và đối<br />

tác trong khu vực này.<br />

Một trong những trở ngại chính khi<br />

Mỹ muốn xây dựng một mạng lưới các

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!