10.11.2020 Views

3273 06-11-2020

http://vietluan.com.au

http://vietluan.com.au

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

* TRANG 50 - SỐ <strong>3273</strong> - THỨ SÁU (Friday, November 6, <strong>2020</strong>)<br />

Mùa dịch, đọc “Đi, Đọc và<br />

Viết” của Phạm Xuân Đài<br />

Lê Hữu<br />

“<br />

Đi đâu? Đọc gì? Viết gì?” người<br />

đọc chắc sẽ tự hỏi vậy khi cầm trên<br />

tay tác phẩm mới nhất của nhà văn Phạm<br />

Xuân Đài.<br />

Đi, Đọc và Viết (*), nghe như khẩu<br />

hiệu giục giã hay tiếng gọi lên đường.<br />

“Đi với tôi đến chốn trời xa!…”<br />

“Chốn trời xa” ấy là Paris, là Rome,<br />

là Tokyo, Amsterdam, Mạc Tư Khoa<br />

hay Bắc Kinh… những xứ sở, những<br />

địa danh nào nhà văn từng đặt chân tới.<br />

Trong tuyển tập này ông chỉ ghi xuống<br />

vài chuyến đi trong số ấy và chừng đó<br />

cũng đủ lấy hết một nửa bề dày cuốn<br />

sách ngót 400 trang. Tuyển tập gồm ba<br />

phần, ngoài phần đầu “Du Ký” ấy, hai<br />

phần còn lại là “Giới Thiệu Tác Phẩm –<br />

Tác Giả” và “Tạp Bút”.<br />

Trên hết, vẫn là “đi”. Chỉ vì “đọc”,<br />

trong một nghĩa nào đó cũng là “đi”,<br />

cũng là “những cuộc thám hiểm những<br />

cái mà mình chưa biết”, nói như tác giả<br />

trong “Lời nói đầu” sách này. “Đọc” là<br />

đi vào thế giới của tác phẩm, tác giả ấy.<br />

Nhà văn từng có những chuyến đi theo<br />

cách ấy, như đã từng “Theo chân Phạm<br />

Duy một đoạn đường” hay từng “Cùng<br />

Đinh Cường đi vào cõi tạo hình”, là<br />

những bài nhận định về âm nhạc và hội<br />

họa của ông (tác giả không đưa vào sách<br />

này). “Đi” hay “đọc”, cách nào thì cũng<br />

là đi. Những chuyến đi như thế được ông<br />

ghi xuống những trang sách, đặc biệt lôi<br />

cuốn theo cách kể của một người kể<br />

chuyện có duyên.<br />

Quê người quê nhà, phố cũ hè xưa<br />

Những du ký vẫn thường có sức thu<br />

hút, nhất là được viết từ tác giả Hà Nội<br />

Trong Mắt Tôi, từng được nhiều người<br />

đọc yêu thích. Tác phẩm ấy vừa là tùy<br />

bút vừa là du ký, hai thể loại văn học vốn<br />

là sở trường và thế mạnh của nhà văn.<br />

Du ký có lẽ vì vậy được tác giả đưa lên<br />

phần đầu sách với chuyến du hành đầu<br />

tiên là “Đi Tây”.<br />

Những ai đi Tây đều có quyền tự<br />

hào rằng mình đã từng… đi Tây, từng<br />

đặt chân đến kinh đô ánh sáng hay kinh<br />

thành hoa lệ của xứ sở văn minh, con<br />

người lịch lãm, chỉ vì theo quan niệm<br />

“truyền thống” của người Việt mình, như<br />

tác giả cho biết, đi nước ngoài thường<br />

được hiểu là đi Tây đi Tàu, tưởng như<br />

chỉ cần đặt chân được lên hai nước ấy là<br />

đủ để thỏa mãn giấc mộng hải hồ.<br />

“Lần đầu tiên đến đất Pháp,” tác giả<br />

viết, “tôi gặp Paris với một nỗi sung<br />

sướng trẻ thơ và lãng mạn. Với chuyến<br />

đi này, tôi bắt đầu cuộc hành trình vào<br />

niềm mơ ước có từ thời ngồi trên ghế<br />

nhà trường của tôi.”<br />

Thử đọc một, hai đoạn “Paris trong<br />

mắt tôi”:<br />

Paris đã bày ra trước mắt tôi hơn<br />

là những gì tôi tưởng tượng rất nhiều,<br />

uy nghi hơn, rực rỡ hơn và cũng thâm<br />

trầm hơn…Tôi đã sững sờ với kiến trúc<br />

của Paris. Đó là vẻ đẹp. Đó là hình ảnh<br />

của tư tưởng và tinh thần lớn lao, hoành<br />

tráng. Nhìn kiến trúc ấy mình thấy như<br />

đứng trước cái thăm thẳm của thời gian<br />

và lịch sử con người với các thành tựu<br />

to lớn cũng như các nỗi niềm mơ mộng<br />

của nó…<br />

Nước Pháp là một nước nghệ sĩ, và<br />

Paris là nơi kết tinh nghệ sĩ cao độ.<br />

Cả Paris như một ngôi đền thiêng thờ<br />

phụng từ cái đẹp rất thượng giới của tư<br />

tưởng sau các bức tường đại học đến cái<br />

đẹp trần thế của một cô gái đứng đường,<br />

từ các tác phẩm bất hủ cổ kim trong điện<br />

Louvre đến các bức vẽ của những nghệ<br />

sĩ vô danh bên bờ sông Seine.<br />

Tương tự, những Bắc Kinh hay Mạc<br />

Tư Khoa “trong mắt tôi” được ghi chép<br />

từ óc quan sát thật tinh tường, từ trực giác<br />

thật tinh tế và những cảm xúc dạt dào.<br />

Điều bất ngờ, đan xen vào những dòng<br />

bút ký ấy thỉnh thoảng lại hiện lên những<br />

địa danh Huế, Sài Gòn, Hà Nội và những<br />

góc phố, những tên đường quen thuộc.<br />

Đi giữa lòng phố xá Paris mà ngỡ<br />

như đang thả bộ trên những đường phố<br />

lớn Sài Gòn. Đứng giữa lòng cố đô<br />

Petersburg mà ngỡ như về lại với kinh<br />

thành Huế. Thật lạ, một chiều mưa dừng<br />

chân đốt thuốc ở một góc khuất bên hè<br />

phố bất chợt thấy mình đang đứng ở một<br />

nơi chốn nào rất quen thuộc. Quá khứ<br />

dội về như một ánh chớp trong màn mưa<br />

nhạt nhòa.<br />

Đây là “mưa Sài Gòn, mưa Paris”:<br />

Buổi chiều mưa hôm ấy tôi đã gặp lại<br />

Sài Gòn ở giữa Paris. Thì ra tôi cũng<br />

chưa mất hẳn Sài Gòn trên đời này. Tôi<br />

đã sống ở Sài Gòn bao nhiêu mùa mưa<br />

nhỉ? Chẳng còn nhớ là bao nhiêu, nhưng<br />

hình ảnh Sài Gòn dưới cơn mưa rạt rào<br />

thì ai đã sống ở Sài Gòn khó lòng quên<br />

được. Thời còn trọ học, trên căn gác học<br />

trò nhìn mưa rơi phơi phới trên những<br />

mái tôn, lòng dịu lại với không khí mát<br />

lạnh, nhớ xa xôi đến một khuôn mặt, một<br />

mái tóc… (Đi Tây)<br />

Còn đây là “mưa Sài Gòn, mưa Mạc<br />

Tư Khoa”, mưa dầm dề như “mưa trên<br />

phố Huế”, mưa lất phất như mưa trên núi<br />

đồi Đà Lạt.<br />

Tự nhiên tôi có cảm tưởng đây là một<br />

cảnh mình đã trải qua, lâu rồi. Ở đâu<br />

nhỉ, phải chăng tôi đã đứng dưới một<br />

mái hiên như thế này một ngày mưa dầm<br />

ở Huế khi còn ở tuổi học trò, hay trong<br />

cơn mưa rào rạt tại một tỉnh miền Tây,<br />

Cần Thơ hay Châu Đốc, và chắc chắn<br />

nhiều lần trước cửa cà phê Tùng ở Đà<br />

Lạt nhìn mưa bay mé đồi bên kia… (Đến<br />

Với Nước Nga).<br />

Nhà văn nhìn đâu đâu cũng thấy<br />

những phố cũ hè xưa, những nơi chốn<br />

thân quen, từ thành phố đến ngoại ô<br />

xa vắng. Những hình bóng xa xăm của<br />

đường xưa lối cũ nằm ở một góc khuất<br />

nào trong tiềm thức, chỉ chực chờ cơ hội<br />

là xuất đầu lộ diện.<br />

Nơi đây không những tôi bắt gặp Sài<br />

Gòn mà còn bắt gặp chính tôi, gã thiếu<br />

niên của cuối thập niên 50, chàng thanh<br />

niên của thập niên 60, trong một buổi<br />

chiều mưa, đứng giữa Sài Gòn, đã nhìn<br />

thấy hàng cây lá bên đường ướt nước,<br />

mặt nhựa tung bọt trắng, người qua lại<br />

trong lớp áo mưa, và bên kia đường,<br />

chỗ gần tòa Đô Chánh, có tiệm may Aux<br />

Ciseaux d’Art. Tôi của buổi chiều nay<br />

giữa Paris trong cơn xuất thần của tâm<br />

cảm đang về thăm lại Sài Gòn và nhìn<br />

thấy tôi của ba thập niên trước đang<br />

đứng trước quán La Pagode... (Đi Tây)<br />

Nhìn mưa phương này nhớ mưa<br />

phương nào. Những cơn mưa chiều nơi<br />

xứ lạ đánh thức những nhớ thương dịu<br />

dàng và những ngày vui mơ hồ trong trí<br />

tưởng. Du ký của Phạm Xuân Đài mang<br />

một phong cách riêng, nhiều cảm xúc,<br />

nhiều thi vị của những hoài niệm đẹp và<br />

người đọc dễ chia sẻ cùng ông một mối<br />

cảm hoài.<br />

Tấm ảnh tác giả ngồi lặng lẽ nơi hàng<br />

hiên của một quán cà-phê vỉa hè ở Paris<br />

nhìn người qua lại trên đường phố với<br />

đôi mắt mơ màng như thả hồn về những<br />

phố cũ hè xưa là một ảnh đẹp.<br />

Không hẳn “chốn quê hương là đẹp<br />

hơn cả”, thế nhưng dẫu có đi khắp<br />

năm châu bốn bể, có phiêu bạt mãi tận<br />

phương trời nào thì cái tâm tình của<br />

nhà văn, người từng có bề dày kỷ niệm<br />

của biết bao năm với nơi chốn ấy, cũng<br />

không khác nào “Hạt bụi nghiêng mình<br />

nhớ đất quê” trong câu thơ Sơn Nam.<br />

Những đoạn hay nhất trong loạt du ký<br />

của Phạm Xuân Đài, theo nhận xét của<br />

riêng tôi, là những đoạn “tức cảnh sinh<br />

tình”. Những đoạn này mang phong vị<br />

văn chương riêng biệt tạo nhiều hứng<br />

thú, gieo vào lòng người đọc nhiều cảm<br />

xúc hơn hết và cũng định hình phong<br />

cách, tâm hồn con người nhà văn.<br />

Duới tàn cây cổ thụ trong cánh rừng<br />

thưa, tác giả đứng lặng yên bên nấm mộ<br />

của văn hào Léon Tolstoï. Nấm mộ thấp<br />

nhỏ, tầm thường, chỉ là “sè sè nấm đất<br />

bên đường”, cũng chẳng có tấm mộ bia<br />

nào ghi tên tuổi người nằm dưới lòng đất<br />

ấy. Tác giả viết:<br />

Đứng bên mộ Tolstoi tôi cảm thấy<br />

lòng thanh thản như đối diện với một<br />

cái gì lớn lao mà giản dị, như kiểu gần<br />

một vị chân tu. Dưới tàn cây gió thổi bên<br />

cạnh nấm đất mộc mạc, tôi như tiếp xúc<br />

được toàn bộ tính chất sâu xa, khoan<br />

dung, hồn hậu của Tolstoi cũng như bao<br />

tác giả Nga khác, họ đã sinh ra, viết<br />

lách trên mảnh đất này mà tác phẩm của<br />

họ gần gũi với cả nhân loại. Đó là một<br />

khoảnh khắc lạ lùng nhất trong đời tôi.<br />

Một khoảnh khắc thiên thu… (Đến Với<br />

Nước Nga)<br />

Biết bao người sẵn lòng đánh đổi tất<br />

cả để có được cái “khoảnh khắc thiên<br />

thu” ấy. Tolstoï, nhà văn lớn lao dường<br />

ấy mà còn mộc mạc, đơn sơ đến vậy há<br />

người phàm bé mọn, dung tục lại còn<br />

mải mê chuyện được mất, hơn thua.<br />

Một đoạn “tức cảnh sinh tình” khác,<br />

trong chuyến “Đi Tàu” nhà văn tìm đến<br />

ngôi cổ tự Hàn San ở Tô Châu chỉ vì<br />

cảm khái câu thơ nổi tiếng trong bài thơ<br />

“Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế,<br />

“Thuyền ai đậu bến Cô Tô / Nửa đêm<br />

nghe tiếng chuông chùa Hàn San”.<br />

Lạ lùng làm sao, một ngày đầu thế<br />

kỷ 21, tôi, một người Việt Nam đã đến<br />

đây, đã cung kính cầm cái chày vồ cũ<br />

kỹ giộng nên mấy tiếng chuông. Tiếng<br />

chuông tôi đánh giữa một buổi chiều<br />

trong cái thành phố Tô Châu đang tấp<br />

nập xe cộ và người buôn bán chắc sẽ<br />

chẳng vang đi xa, nhất là chẳng vào<br />

thẳng cõi lòng ai như tiếng chuông lúc<br />

nửa đêm bay đến chiếc thuyền đang neo<br />

ở bến Phong Kiều cách đây mười ba thế<br />

kỷ. Nhưng dù sao tôi cũng đã có duyên<br />

nghe nó, và hơn nữa, tạo nên nó, cũng<br />

như tôi đã có duyên đứng sau chùa nhìn<br />

ra con sông lững lờ trôi như vẫn trôi từ<br />

nghìn xưa đến giờ…<br />

Gióng lên tiếng chuông của ngày nay<br />

cũng là chỉ để nghe lại âm thanh của ngày<br />

xưa. Nhìn dòng sông, nhìn cây cầu cũng<br />

là để từ đó tưởng tượng ra hình bóng

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!