10.11.2020 Views

3273 06-11-2020

http://vietluan.com.au

http://vietluan.com.au

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

* TRANG 48 - SỐ <strong>3273</strong> - THỨ SÁU (Friday, November 6, <strong>2020</strong>)<br />

Đọc lại “Đôi Bạn” của Nhất Linh<br />

Nguyễn Công Khanh<br />

Để nhớ Nhật Thịnh<br />

Trong thời niên thiếu, anh cũng<br />

như một số bạn đều mê đọc tiểu<br />

thuyết, đọc thơ của các văn thi sĩ tiền<br />

chiến. Trong các nhóm nhà văn đó thì<br />

nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã ảnh hưởng<br />

đến anh nhiều nhất. Văn của họ nhẹ<br />

nhàng, trong sáng, với những truyện<br />

tình lãng mạn lồng trong khung cảnh<br />

quê hương đơn sơ và lúc nào cũng man<br />

mác tình yêu. Truyện của họ, không lúc<br />

nào thiếu trong tủ sách gia đình của anh.<br />

Trong nhóm đó, Nhất Linh được anh<br />

coi như một mẫu người lý tưởng, một<br />

nhà văn, một chiến sĩ cách mạng. Nhiều<br />

nhân vật trong truyện đã in sâu vào ký<br />

ức anh. Họ không những đã trở thành<br />

một phần đời sống của anh mà đôi khi<br />

lại là những giấc mộng không thành.<br />

Trong những năm cuối cuộc đời, ông xa<br />

lánh cảnh trần tục, như một tiên ông quy<br />

ẩn bên dòng suối Đa Mê của rừng lan<br />

Đà Lạt.<br />

Anh thích đọc truyện của Nhất Linh,<br />

vì theo nhà văn Nhật Thịnh, trong cuốn<br />

“Chân Dung Nhất Linh”, một cuốn sách<br />

biên khảo dầy trên 200 trang, chữ nhỏ,<br />

in trước năm 1975, với nhiều tài liệu mà<br />

anh cho là một trong những cuốn sách<br />

đầy đủ nhất về Nhất Linh. Nhật Thịnh<br />

viết, Nhất Linh thường nói tới “Những<br />

con người bị dìm sâu xuống, muốn vươn<br />

lên, và những khúc mắc của tâm hồn<br />

mỗi con người”. Nhất là quyển “Đôi<br />

Bạn”, anh đã đọc đi, đọc lại nhiều lần,<br />

có hình ảnh Dũng và Loan trong đó. Họ<br />

cùng hiểu nhau, cùng yêu nhau, tình yêu<br />

của họ lúc xa, lúc gần dù cho tới một<br />

buổi chiều cuối cùng chia tay trên đồi<br />

cỏ may, hai người vẫn thấy tình yêu của<br />

họ sao mà nghiêm trọng đến nổi không<br />

ai dám nói cho nhau biết. Dù Dũng biết<br />

rằng đây có thể là lần cuối, chàng có thể<br />

ngồi cạnh Loan bên bờ giếng khơi, có<br />

thể ngửi được mùi quê hương nồng ấm<br />

trong cơn gió đưa thoảng lên từ dưới<br />

cánh đồng lúa chín xa, có thể nhìn thấy<br />

những con châu chấu xanh, những con<br />

cào cào cánh xanh đỏ của thời thơ ấu bay<br />

qua trước mặt rồi lẫn vào đám cỏ xanh.<br />

Ngay cả đến Loan, nàng cũng biết rằng<br />

sắp phải xa Dũng, dù biết rằng Dũng ra<br />

đi chắc gì đã thoát được như một số bạn<br />

của chàng. Dù biết rằng, chắc gì đã có<br />

ngày gặp nhau, và ngày mai thì Dũng<br />

đã ở một nơi nào đó mà nàng chỉ có thể<br />

tưởng tượng nghe tiếng vó ngựa mơ hồ<br />

và hình ảnh Dũng bạt vào cảnh núi rừng<br />

biên giới mịt mù xa xăm...<br />

Anh nhớ lại một buổi sáng, tuần<br />

trước. Anh lái xe thẳng đến một quán cà<br />

phê ở phố chợ, tìm một chổ sát khung<br />

cửa, ngồi nhìn xuống cả một vũng biển<br />

bao la. Sáng sớm quán còn vắng người.<br />

Trong cái yên lặng của mặt biển mùa<br />

thu, anh nhấm một chút cà phê và giở<br />

đoạn cuối cuốn truyện ra đọc. Anh có<br />

thói quen khi đọc những cuốn mà anh<br />

thích, anh thường đọc từng chữ và từ<br />

từ để từng ý thấm vào hồn. Trong tất cả<br />

những truyện thời đó, “Đôi Bạn” đã cho<br />

anh thấy một cái gì khác biệt hơn các<br />

tiểu thuyết thường tình. Có lẽ là một cái<br />

gì rất mơ hồ về sự áp bức và cách mạng,<br />

về sự ra đi và hành động.<br />

Anh đọc hết trang cuối, từ từ gấp sách<br />

lại. Đầu óc anh vẫn còn theo dõi hình<br />

ảnh của Dũng và Trúc đang ngồi trong<br />

một bản thổ heo hút chờ người đến đón<br />

để hôm sau cùng vượt biên giới Hoa Việt<br />

trốn sang Tàu.<br />

Anh nhìn ra ngoài trời, màn sương<br />

lạnh vẫn chưa tan trên vùng biển, rặng<br />

núi xám phía xa vẫn còn mờ ảo và chiếc<br />

phà đưa người sang đảo chỉ còn là một<br />

cái bóng nhỏ mờ lẫn trong sương. Anh<br />

nhớ đến nổi vui vô vọng của Dũng trước<br />

giờ lao vào cuộc đời gió bụi. “Có lẻ<br />

Dũng nghĩ đến cái vui sướng một ngày<br />

kia, một ngày xa xôi lắm và không chắc<br />

có còn không, lại gặp được Loan, người<br />

của quê hương cũ, người của tuổi thơ mà<br />

chàng biết không bao giờ có thể quên”.<br />

Anh nghĩ đến những người thanh niên<br />

yêu nước như Dũng, như các bạn Dũng<br />

hồi đó đã phải ẩn nấp tìm đường ra hải<br />

ngoại hoạt động để mong có một ngày<br />

về lật đổ được ách gông cùm của thực<br />

dân Pháp và phong kiến. Đã bao nhiêu<br />

người đã bị bắt lại trên chặng đường<br />

biên giới đó và chắc gì Dũng đã dễ dàng<br />

thoát được...<br />

Anh lại nhớ đến bộ truyện dài cuối<br />

cùng của ông “Dòng Sông Thanh Thủy”,<br />

có “Ba Người Bộ Hành”, có “Chi Bộ<br />

Hai Người” và có tấm lòng “Vọng<br />

Quốc” mà Nhất Linh đã viết 24 năm sau<br />

quyển “Đôi Bạn”. Ông viết về những<br />

cảnh tàn sát lẫn nhau giữa Việt Minh và<br />

Việt Quốc, họ cùng làm cách mạng lưu<br />

vong trên đất Tầu. Có bao nhiêu chiến sĩ<br />

hải ngoại ao ước như lời Thanh nói với<br />

Ngọc: “Chúng mình về biên giới. Anh ạ,<br />

xa nước bao lâu tôi chỉ mơ ước về được<br />

tới biên giới. Nếu về nước nguy hiểm thì<br />

tôi chỉ cốt đưa bàn chân sang bên kia<br />

mốc, hoặc cúi xuống lấy<br />

tay sờ bãi cỏ của nước nhà.<br />

Chắc là bãi cỏ nước nhà sờ<br />

vào mát tay lắm và mát cả<br />

hồn nữa...”<br />

Đã có bao nhiêu thanh<br />

niên đã trở về được qua<br />

cái lằn ranh đó, đến với<br />

quê hương yêu dấu mà họ<br />

đã vượt qua những năm<br />

xa trước. Hay trải qua<br />

bao nhiêu năm, nằm phục<br />

tại đất Tàu, những người<br />

thanh niên “Việt Quốc”,<br />

“Việt Cách” đó trên đường<br />

về đã bị người anh em thù<br />

nghịch “Việt Minh” sát hại<br />

không nương tay. Cũng<br />

như Ngọc và Thanh đã bị<br />

họ bắn gục bên dòng sông<br />

Thanh Thủy, vùng Ma-lipố<br />

bên Tàu, khi về tới sát<br />

quê hương. Cuộc tương tàn<br />

đó vẫn tiếp diễn không biết<br />

ngày nào mới chấm dứt.<br />

Anh nhớ đến những<br />

người đã trở về được,<br />

trong đó có người cậu của<br />

anh, Ngô Kim Cương, một<br />

đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng.<br />

Tưởng rằng ách thực dân sụp đổ, sẽ có<br />

ngày thênh thang ra sức tô điểm sơn hà.<br />

Nhưng họ đã bị gạt ra ngoài, bắt bớ, cô<br />

lập, thủ tiêu và sau bị dồn về cố thủ tại<br />

Yên Bái. Cuối cùng họ bị vây hãm, bị<br />

sát hại tan hoang, tại chính cái chiến khu<br />

mà mấy chục năm trước, những chiến<br />

sĩ đàn anh đã khởi nghĩa lần đầu chống<br />

Pháp. Cũng chính tại nơi đó, những đàn<br />

anh của họ đã hô lên một lần cuối “Việt<br />

Nam Vạn Tuế” trước khi hồn họ, thân<br />

thể họ, vĩnh viễn hòa lẫn vào khí thiêng<br />

của sông núi.<br />

Thương nhất là những người mẹ già<br />

như bà ngoại của anh, bà mong nhớ<br />

người con trai duy nhất từng ngày, từ khi<br />

con lẩn lút ra đi, đến lúc vừa được tin<br />

con trở về, thì lại có tin con bị bắt trong<br />

ngày Tổng Khởi Nghĩa Tháng Tám của<br />

Việt Minh. Anh nhớ đến bà ngoại anh,<br />

sau ngày Yên Bái thất thủ lần cuối, vẫn<br />

hy vọng con mình còn sống. Suốt mấy<br />

chục năm sau, mỗi lần gặp được các<br />

người bạn của con, đều đưa ra tấm hình<br />

cậu Cương hồi còn đi học trường Bưởi<br />

chụp chung với cả lớp để họ nhận diện.<br />

Họ đều chỉ đúng, nhưng sống chết thì<br />

họ không thể biết. Nếu cậu không bị sát<br />

hại trong chiến khu, thì cũng khó thoát<br />

khỏi cái màn lưới bao la hiểm nghèo của<br />

rừng núi Bắc Việt, và nếu có thoát được<br />

cùng với một số anh em thì chắc chỉ còn<br />

cách trốn lại sang Tàu. Không hiểu sao,<br />

chính anh cũng tin tưởng cậu anh vẫn<br />

còn sống. Ngay cả đến khi đã trưởng<br />

thành, đôi lần có dịp đi công cán tại Đài<br />

Bắc, anh đều cố dò hỏi, tìm đến những<br />

người “Việt Quốc” cuối cùng. Họ cũng<br />

đều trả lời như trên. Anh nhìn những<br />

người chiến sĩ già đó; họ lặng lẽ, âm<br />

thầm sống một cuộc đời lưu vong. Tự<br />

nhiên anh nhớ lại nỗi vui được trở về của<br />

họ ngày trước, chắc cũng chẳng khác gì<br />

nổi vui của Dũng trước giờ ra đi, lao vào<br />

cách mạng: “Một ngày kia, một ngày xa<br />

xôi lắm và không chắc có còn không, lại<br />

gặp được Loan, người của quê hương<br />

cũ, người của tuổi thơ mà chàng biết<br />

không bao giờ có thể quên”, thì ngày đó<br />

chắc chẳng bao giờ còn nữa...<br />

Cho dù cậu anh có còn sống, như một<br />

số người khác, trong cái tuổi già thấm<br />

mệt, chắc thế nào cũng có lúc nhìn lại<br />

quãng đời của mình, quãng đời của các<br />

đồng chí mình trong cuộc tương tàn<br />

Quốc Cộng. Họ chắc cũng chẳng khỏi<br />

ngậm ngùi vì những thất bại chua cay:<br />

1945, mất dịp cầm quyền. 1954, mất nửa<br />

đất nước. 1975, lại thấy những người em<br />

của mình, những người con của mình đã<br />

làm mất nửa phần đất cuối cùng, lại bắt<br />

đầu một cuộc ra đi vượt biên khác, không<br />

biết đến ngày nào mới có dịp trở về...<br />

Anh có dịp đọc được nhiều bản phản<br />

tỉnh của người quốc gia phân tích những<br />

thất bại, không phải chỉ thất bại với<br />

những kẻ thù nghịch mà thất bại ngay<br />

chính cả với những người anh em cùng<br />

chiến tuyến.<br />

Trong cuốn “Chân Dung Nhất Linh”,<br />

Nhật Thịnh đã viết về con người lý tưởng<br />

của anh, viết về một lãnh tụ Việt Quốc<br />

nòng cốt và cái chết của ông: “Ông hoạt<br />

động chính trị nhưng lập trường vẫn<br />

không “rõ rệt”. Hoàng Đạo chết, ông<br />

ngưng làm chính trị, đang chơi lan, viết<br />

sách ở Đà Lạt lại nhẩy về Saigon làm<br />

đảo chính, thất bại bị xử án, lại uống<br />

thuốc độc tự tử. Ông làm chính trị mà<br />

không xóa hẳn được cái bản chất lãng<br />

mạn của một nhà văn. Ông nhiều lúc đã<br />

để cho tình cảm chi phối lý trí. Bởi vậy,<br />

dù đứng ở địa vị lãnh tụ nhưng ông đã<br />

thiếu những đức tính của một nhà lãnh<br />

tụ và vai trò chính trị của ông đã làm<br />

rắc rối cuộc đời văn chương của ông.<br />

Sự thật, ông chọn sự siêu thoát là ông đã<br />

chọn cái thái độ của người quân tử: Làm<br />

điều phải, thủ tiết. Gặp lúc phải chết<br />

thì chết. Chết sao cho đúng lúc. Có thể<br />

nói, ông đã thành công trong cái chết.<br />

Nếu ông sống, ông không tiếp tục tranh<br />

đấu, chỉ giữ một thái độ tiêu cực, ông sẽ<br />

chết già, cái chết đó sẽ không ai nói tới.<br />

Đằng nầy ông chết lúc mọi người còn<br />

đặt vào ông ở nhiều tin tưởng, cái chết<br />

của ông đã không khác nào một giò lan<br />

rụng xuống mà hương thơm còn phảng<br />

phất, làm mọi người phải nuối tiếc.”<br />

Anh lại nhớ đến bộ truyện dài “Dòng<br />

Sông Thanh Thủy”, trong đó có Ngọc,<br />

người liên lạc viên Việt quốc, sau khi<br />

kể lại đời lưu lạc của mình cho Thanh,<br />

người mình yêu đã bị Thanh phê bình:<br />

“Anh thì làm cách mạng theo lối tài tử,<br />

như một nghệ sĩ...”. Không hiểu lúc viết<br />

ra câu đó, Nhất Linh có nghĩ đã dùng<br />

Thanh để nói ra câu đó cốt ám chỉ cho<br />

các đảng viên của ông hay cho cả chính<br />

ông, một nhà văn lãng mạn làm chính<br />

trị nữa hay không. Lúc Ngọc và Thanh<br />

đều bị thương, lần này, ông không nỡ để<br />

tình yêu của họ xa xa gần gần như những<br />

truyện ông viết ngày xưa nữa, trong giây<br />

phút đó ông đã để họ bộc lộ và nói những<br />

lời yêu thương thắm thiết.<br />

Tự nhiên anh muốn ngừng suy nghĩ,<br />

muốn mình ngừng lại, không muốn bị<br />

quá khứ ám ảnh. Anh châm thuốc hút,<br />

nhìn những sợi khói dài dần dần tan<br />

loãng trong phòng. Tự nhiên anh thấy lại<br />

bao nhiêu cuộc đời đã hy sinh, bao nhiêu<br />

“nội lực”, bao nhiêu “vũ khí” mình có<br />

trong đầu, mình có trong tay đã bị tiêu<br />

hao dần lúc nào không hay! Bao nhiêu

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!