10.11.2020 Views

3273 06-11-2020

http://vietluan.com.au

http://vietluan.com.au

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

* TRANG 40 - SỐ <strong>3273</strong> - THỨ SÁU (Friday, November 6, <strong>2020</strong>)<br />

Về một bài phỏng vấn đăng trên Việt Luận<br />

Trong Việt Luận số 3265 ra ngày Thứ<br />

Sáu <strong>11</strong>/9/<strong>2020</strong> có đăng một bài “Phỏng<br />

vấn giáo sư Trần Ngọc Vương: Tôi sốc<br />

khi đọc được cẩm nang thủ đoạn chính<br />

trị của Trung Quốc”.<br />

Chúng ta bỏ qua ý hướng chính<br />

trị của nhà cầm quyền Cộng Sản<br />

khi cho phát tán một cuộc phỏng vấn<br />

với nhiều yếu tố chống Trung Cộng.<br />

Hãy so sánh với việc trước đây không<br />

bao lâu, hơi nói động đến “nước lạ” là<br />

bị bắt bớ tù đầy. Có lẽ tình hình đã thay<br />

đổi, nên chính quyền Cộng Sản ném đá<br />

dò đường, vừa đo phản ứng của Trung<br />

Cộng, vừa xem lòng dân đối với Trung<br />

Cộng cũng như đối với Đảng CSVN.<br />

Qua những câu hỏi của phóng viên,<br />

ta thấy rõ người hỏi và người đáp đều<br />

muốn nói lên tham vọng trống trị thế<br />

giới của Trung Cộng, cùng thủ đoạn<br />

chính trị truyền thống được bí truyền<br />

cho những người lãnh đạo quốc gia. Kẻ<br />

tung người hứng đều muốn nêu bật tham<br />

vọng và cá tính tàn nhẫn của lớp cầm<br />

quyền: “Căn tính của người Trung Quốc<br />

là căn tính sói - một loài ranh mãnh, thủ<br />

đoạn, độc ác nhất trên cả thảo nguyên,<br />

bình nguyên và cao nguyên.”<br />

Trần Ngọc Vương nói rõ thời gian mà<br />

các lãnh đạo Trung Cộng cho phát tán tư<br />

tưởng gọi là “long đồ đằng” (sói totem)<br />

và “Trung Quốc mộng” để vực dậy tinh<br />

thần mới của dân Trung Cộng: “Bấy<br />

giờ họ đang muốn tuyên truyền một tinh<br />

thần khác, một không khí khác, đó là<br />

tính chiến đấu với tinh thần quật cường<br />

của người dân nước họ”.<br />

Nói như thế thì cái tinh thần trước<br />

đó của người dân là gì? Hẳn là họ đã<br />

thâm nhiễm cái tinh thần Cộng sản mà<br />

ngay từ khi làm chủ cả Trung Hoa lục<br />

địa, Mao Trạch Đông đã muốn uốn nắn<br />

tinh thần dân chúng qua sự chỉ đạo của<br />

ông đối với các văn nghệ sĩ: “Cuộc đại<br />

cách mạng văn hoá nhằm mục đích cách<br />

mạng hoá tư tưởng con người. Công tác<br />

của chúng ta do hàng ngàn quy tắc chi<br />

phối, xét cho cùng, có thể tóm tắt vào<br />

một câu: biến cải tâm hồn con người và<br />

quét sạch ảnh hưởng của ý thức hệ các<br />

từng lớp bóc lột trong đầu óc con người,<br />

nhờ tư tưởng Mao Trạch Đông.”<br />

Lâm Bưu phát triển thêm: “ Nhiệm vụ<br />

chính yếu của cuộc Đại cách mạng vô<br />

sản chúng ta là làm sao dân chúng hết<br />

sức rộng rãi thấm nhuần tư tưởng Mao<br />

Trạch Đông.”<br />

Và Vệ binh đỏ được giao cho nhiệm<br />

vụ đi khắp nơi đem theo một tập sách<br />

đỏ, truyền bá tư tưởng Mao Trạch Đông<br />

triệt hạ tất cả những kẻ chống với tư<br />

tưởng đó” (1)<br />

Như vậy “văn hoá Cộng sản” đã tạo<br />

nên tinh thần Cộng Sản nơi những người<br />

Trung Hoa gọi là mới, sống trong xã hội<br />

chủ nghĩa Trung Quốc. Hiển nhiên nó<br />

không còn tinh thần dân tộc. Khi những<br />

người lính Trung Cộng tham chiến ở<br />

trận chiến tranh Triều Tiên, họ được<br />

động viên như là “làm nghĩa vụ quốc<br />

tế”; cũng như sau này Việt Cộng đưa bộ<br />

đội sang Cambodia cũng dưới tinh thần<br />

“nghĩa vụ quốc tế”.<br />

Đã là những người Cộng sản thì hiển<br />

nhiên mộng của họ phải là xây dựng một<br />

xã hội Cộng sản, ở đấy không có cảnh<br />

người bóc lột người, làm theo khả năng<br />

hưởng theo nhu cầu. Một Thiên Đường<br />

cộng sản nơi hạ giới khác với quan niệm<br />

Thiên Đường viển vông duy tâm của tư<br />

sản. Nhưng quyển sách “Trung Quốc<br />

mộng” của Lưu Minh Phúc (một Đại tá<br />

trong quân đội và là một giáo sư Đại học<br />

Quốc phòng Bắc Kinh) xuất bản năm<br />

2009. Theo Gs. Trần Ngọc Vương thì:<br />

“Song viết Trung Quốc mộng, Lưu Minh<br />

Phúc mới chỉ tiếp cận một góc tham<br />

vọng của nhà cầm quyền. Đọc kỹ thì góc<br />

tuyên truyền của Lưu Minh Phúc là duy<br />

trì cảm hứng chủ đạo trong tư tưởng của<br />

Đặng Tiểu Bình “Thao quang dưỡng<br />

hối” và trổi dậy một cách hoà bình”.<br />

Ở đây, họ Trần đã lầm mục tiêu với<br />

chiến lược của các lãnh đạo Trung Cộng.<br />

“Thao quang dưỡng hối” chỉ là một giai<br />

đoạn mà ngay từ xưa, người Tàu đã dạy<br />

nhau khi muốn làm việc lớn. Xem trong<br />

Kinh Dịch, sách gối đầu giường của giới<br />

lãnh đạo. Đó không chỉ là một cuốn sách<br />

bói, mà là những yếu tố tiên liệu trước<br />

khi hành động. Chính sách “thao quang<br />

dưỡng hối” so sánh với Kinh Dịch phải<br />

là hào sơ cửu của quẻ Càn: “Tiềm long<br />

vật dụng” (phải ẩn náu trong bóng tối<br />

chưa nên vội ra mặt hành động.)<br />

Trong lịch sử Trung Hoa, ngay từ thời<br />

Xuân Thu Chiến Quốc, những kế khổ<br />

nhục, thao quang dưỡng hối đã được<br />

dùng rất nhiều, để thừa lúc địch khinh<br />

thường không ngờ, đã đoạt chiến thắng.<br />

Việt Vương Câu Tiễn đã dùng cả hai kế<br />

ấy mà diệt nước Ngô.<br />

Đặng Tiểu Bình thay thế Mao Trạch<br />

Đông đưa ra kế hoạch “thao quang<br />

dưỡng hối” để thay đổi Trung Cộng sang<br />

một thứ xã hội vẫn mang danh là Cộng<br />

hoà Xã hội, nhưng thực chất từ quan<br />

niệm đến chiến lược đã thay đổi theo cái<br />

gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã<br />

hội chủ nghĩa”. Vì vậy chỉ trong vòng 30<br />

năm, Trung Cộng đã tiến như phóng viên<br />

đặt câu hỏi với Trần Ngọc Vương: “Với<br />

xuất phát điểm không ít khó khăn, việc<br />

Trung Quốc vươn lên, trở thành quốc gia<br />

có nền kinh tế lớn thứ Hai thế giới thực<br />

sự là kỳ tích. Trong thiết kế của Đặng<br />

Tiểu Bình,”trổi dậy một cách hoà bình”<br />

là một trong những cảm hứng chủ đạo.”<br />

Phải hiểu từ ngọn nguồn từ khi Mao<br />

Trạch Đông muốn tạo Trung Hoa thành<br />

Giáo sư Trần Ngọc Vượng<br />

một nước Cộng sản để mở rộng Đế quốc<br />

đỏ với Liên Xô. Cộng Sản buổi đầu nuôi<br />

mộng nhuộm đỏ cả thế giới. Mao Trạch<br />

Đông muốn duy tân Trung Hoa theo<br />

đường hướng mà ông nghĩ là hơn hẳn<br />

chủ nghĩa Dân chủ Tự do được Tưởng<br />

Giới Thạch lãnh đạo. Phe theo Cộng lúc<br />

ấy chỉ trông vào Nga Xô nghĩ rằng họ<br />

chống Tư bản, vốn là những nước đã xâu<br />

xé Trung Hoa. Họ theo Nga vì nghĩ rằng<br />

chủ nghĩa Cộng Sản là khắc tinh của Tư<br />

bản, và rõ ràng nhờ Cộng Sản nước Nga<br />

xem ra hùng mạnh hơn thời Nga Hoàng<br />

(Ít nhất cũng ở nghệ thuật tuyên truyền<br />

của Cộng Sản Nga).<br />

Nhìn về phương diện xã hội học,<br />

cuộc cách mạng nào cũng phải trải qua<br />

3 giai đoạn có tính chất biện chứng mà<br />

Hồ Hữu Tường, người ngày trước đã<br />

theo chủ thuyết Cộng sản Đệ Tứ phát<br />

biểu từ 1948 trong tác phẩm “Phi Lạc<br />

sang Tầu”: “Thời kỳ thứ nhất là thời<br />

kỳ “Tạo loạn”, tức là làm sao cho cái<br />

chánh phủ cũ phải bị lật đổ, chế độ cũ<br />

phải rung rinh. Trong thời kỳ này, phải<br />

dùng sức bất bình của dân chúng làm<br />

cái sức nổ vỡ lên, để tung nhào những<br />

cái khuôn khổ cũ. Vậy thì phải huy động<br />

dân chúng, bằng đình công, biểu tình,<br />

nổi loạn bạo động khởi nghĩa.<br />

Thời kỳ thứ hai là thời kỳ “Tạo trị”<br />

tức là làm sao đem một chính phủ mới<br />

mà đặt lên, một chế độ mới mà xây<br />

dựng. Trong thời kỳ này phải đem một<br />

cái khuôn mà tròng vào dân chúng.<br />

Không khác nào đem cái niềng kim cô<br />

mà đặt vào đầu Tôn Hành Giả vậy. Thế<br />

nên phải lấy một lực lượng có tổ chức<br />

sắt thép là lực lượng cảnh sát để xếp<br />

quần chúng đang loạn kia vào một trật<br />

tự mới, vào cái trị.<br />

Thời kỳ thứ ba là thời kỳ “Kiến thiết”.<br />

Một trật tự mới đã lập, cần xây dựng nền<br />

tảng kinh tế xã hội chính trị, văn hoá<br />

cho vững chãi để cho trật tự này đừng<br />

phá hoại mà trở lại cái cũ. Trong công<br />

việc này cần người khéo tổ chức, nhiều<br />

sáng kiến, có tài chỉ huy. Tóm một lời<br />

là những kẻ chuyên môn. Muốn cho họ<br />

làm việc được thì phải để cho họ cầm<br />

quyền. (2)<br />

Thực tế là Cộng Sản trên thế giới từ<br />

Nga cho đến thứ “tép riu” là Việt Nam<br />

đều không thể bước sang giai đoạn ba<br />

được vì sự bất lực và mâu thuẫn tâm lý<br />

ngay chính giai cấp cầm quyền. Mao<br />

Lê Văn Ngọc<br />

Trạch Đông khi đã diệt hết các thế lực<br />

phản động là trí thức, bằng cuộc cách<br />

mạng văn hoá long trời lở đất thì không<br />

sao kiến thiết được Trung Hoa. Lũ gọi<br />

là “quần chúng cách mạng” ngu dốt như<br />

một đàn cừu chỉ biết theo lệnh của con<br />

chó săn (cảnh sát) mà lao động.<br />

Bên Liên Xô, thế hệ thay thế Stalin là<br />

thế hệ bắt đầu có học và đối diện với sức<br />

cản của giai cấp lãnh đạo thủ cựu nên<br />

sinh ra sức bật “xét lại”. Hiển nhiên theo<br />

quy luật xã hội và tâm lý nó quay lại cái<br />

cũ, tức là quan niệm tích lũy tư hữu cá<br />

thể. Mao Trạch Đông không bắt được xu<br />

hướng lịch sử ấy, nên đã phản ứng lại<br />

bằng cách “giương cao ngọn cờ Cộng<br />

Sản” để muốn thay thế Nga lãnh đạo<br />

Cộng Sản thế giới. Quyết định ngu dốt<br />

này càng đẩy xã hội Trung Hoa xuống<br />

chỗ nghèo đói.<br />

Mỹ cũng như khối Âu châu đã giúp<br />

Trung Hoa kỹ thuật và chuyên viên để<br />

giải quyết giai đoạn ba của cách mạng<br />

và đưa Trung Quốc trở lại quan niệm Đế<br />

quốc Hán tộc. Nếu hiểu rõ nguyên ủy<br />

của việc hiện đại hoá Trung Hoa thì sẽ<br />

không ngạc nhiên và sẽ không đánh giá<br />

quá cao sự tiến bộ của Trung Cộng hiện<br />

đại: “Trung Quốc vươn lên trở thành<br />

quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế<br />

giới, thực sự là kỳ tích.” Vì để đạt được<br />

kỳ tích này, Trung Hoa phải trả giá đắt<br />

với sự tàn phá môi trường cùng cuộc<br />

sống nghèo khổ của đại chúng nhân dân,<br />

trừ giai cấp đảng viên Cộng sản.<br />

Về mặt xã hội, nó cũng làm vong<br />

thân người dân Trung Hoa. Nói gọn là<br />

mất văn hoá, mất bản sắc Trung Hoa<br />

truyền thống. Đó là điều mà Trần Ngọc<br />

Vương trả lời cho phóng viên báo Phụ<br />

Nữ T.P.HCM: “Đặc điểm nào của con<br />

người sống trên đất đó khiến ông nhớ<br />

nhất?” - “Con người ở đó không có ý<br />

thức về sinh mệnh hay thân phận. Cái<br />

gọi là “nhân thân” ở đây vô nghĩa.<br />

Không ai quan tâm, không ai muốn,<br />

không ai cần biết anh là ai: anh cũng<br />

chỉ như cái cây, ngọn cỏ ven đường. Họ<br />

chỉ cần biết người đó là da đen hay da<br />

trắng, là người giống họ hay không.”.<br />

Những “cá thể” gọi là “con người xã<br />

hội chủ nghĩa” ấy là kết quả của giai<br />

đoạn thứ hai của cách mạng, tức là:<br />

“đem một cái khuôn khổ mà tròng vào<br />

dân chúng,” bằng cách dùng lực lượng<br />

cảnh sát để xếp quần chúng đang loạn<br />

kia vào trật tự mới. Những cuộc cải cách<br />

ruộng đất long trời lở đất này cùng cuộc<br />

cách mạng văn hoá đã uốc toàn dân vào<br />

cái khuôn xã hội chủ nghĩa. Cá thể vật<br />

chất chỉ đo bằng sức lao động. Tinh thần<br />

thì mọi cảm xúc suy tư cá nhân phải<br />

chôn chặt đáy lòng, để khóc cười theo<br />

sự đạo diễn của cán bộ. Và chính những<br />

cán bộ cũng phải khóc cười theo chỉ đạo<br />

của các “anh lớn” ở Trung Ương.<br />

Cũng theo Trần Ngọc Vương thì: “Đó<br />

là lần đầu tiên tôi đến một cộng đồng mà<br />

cảm giác sự vô nghĩa của thân phận cá<br />

nhân rõ ràng đến vậy.”<br />

Theo hình chụp (vì không có chi tiết<br />

về tiểu sử của Gs Trần Ngọc Vương nên

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!