14.04.2019 Views

Nghiên cứu tách caffeine từ hạt cà phê bằng phương pháp trích ly dung môi có hỗ trợ vi sóng (2018)

https://app.box.com/s/luw7xovemoiswkxm2yr4zgfaii39bvc5

https://app.box.com/s/luw7xovemoiswkxm2yr4zgfaii39bvc5

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

-<br />

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM<br />

––––––––<br />

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP<br />

NGHIÊN CỨU TÁCH CAFFEINE TỪ HẠT CÀ PHÊ BẰNG<br />

PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY DUNG MÔI CÓ HỖ TRỢ VI SÓNG<br />

Giảng <strong>vi</strong>ên hướng dẫn: TS. Trần Quang Ngọc<br />

Sinh <strong>vi</strong>ên thực hiện: Đỗ Ngọc Sơn<br />

Mã số sinh <strong>vi</strong>ên: 56130338<br />

Khánh Hòa – <strong>2018</strong>


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM<br />

BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC<br />

––––––––<br />

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP<br />

NGHIÊN CỨU TÁCH CAFFEINE TỪ HẠT CÀ PHÊ BẰNG<br />

PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY DUNG MÔI CÓ HỖ TRỢ VI SÓNG<br />

Giảng <strong>vi</strong>ên hướng dẫn: TS. Trần Quang Ngọc<br />

Sinh <strong>vi</strong>ên thực hiện: Đỗ Ngọc Sơn<br />

Mã số sinh <strong>vi</strong>ên: 56130338<br />

Khánh Hòa, tháng 7/<strong>2018</strong>


LỜI CẢM ƠN<br />

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Bộ môn Kỹ thuật Hóa học - Khoa Công<br />

nghệ Thực phẩm trường Đại học Nha Trang đã quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu<br />

đáo để em <strong>có</strong> thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.<br />

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo TS. Trần Quang<br />

Ngọc đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này trong thời<br />

gian qua.<br />

Em cảm ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Nha Trang, Phòng Thí nghiệm khu<br />

Công Nghệ Cao, các Khoa Phòng Ban chức năng đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt<br />

quá trình học tập và nghiên <strong>cứu</strong> thực hiện đồ án tốt nghiệp.<br />

Em cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động <strong>vi</strong>ên, ủng hộ em trong suốt thời gian<br />

qua.<br />

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, đồ án tốt nghiệp này<br />

không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý<br />

kiến của các thầy cô để em <strong>có</strong> thêm kiến thức làm hành trang vững chắc trong tương lai.<br />

Em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Nha Trang lời chúc sức khỏe, thành<br />

công trên con đường giảng dạy.<br />

Nha Trang, ngày 01 tháng 07 năm <strong>2018</strong><br />

Sinh <strong>vi</strong>ên<br />

Đỗ Ngọc Sơn


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN<br />

––––––––<br />

..........................................................................................................................................................<br />

...................................................................................................................................................................<br />

...................................................................................................................................................................<br />

...................................................................................................................................................................<br />

...................................................................................................................................................................<br />

...................................................................................................................................................................<br />

...................................................................................................................................................................<br />

...................................................................................................................................................................<br />

...................................................................................................................................................................<br />

...................................................................................................................................................................<br />

...................................................................................................................................................................<br />

...................................................................................................................................................................<br />

...................................................................................................................................................................<br />

Nha Trang, ngày tháng năm <strong>2018</strong><br />

Giảng Viên Hướng Dẫn<br />

TS. Trần Quang Ngọc


MỤC LỤC<br />

Đề Mục<br />

Trang<br />

Trang bìa<br />

i<br />

Quyết định giao ĐA/KLTN<br />

ii<br />

Nhận xét của giảng <strong>vi</strong>ên hướng dẫn<br />

iii<br />

Lời cảm ơn<br />

iv<br />

Mục lục<br />

v<br />

Danh mục hình<br />

<strong>vi</strong><br />

Danh mục bảng<br />

<strong>vi</strong>i<br />

Danh mục <strong>vi</strong>ết tắt<br />

<strong>vi</strong>ii<br />

MỞ ĐẦU 1<br />

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3<br />

1.1. Giới thiệu về <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> 3<br />

1.1.1. Nguồn gốc cây <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> 3<br />

1.1.2. Đặc điểm các loại cây <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> phổ biến ở Việt Nam 3<br />

1.1.3. Đặc điểm và cấu tạo của <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> [29] 5<br />

1.2. Giới thiệu về <strong>caffeine</strong> 8<br />

1.2.1. Cấu trúc và tính chất 8<br />

1.2.2. Hoạt tính sinh học 9<br />

1.3. Cà <strong>phê</strong> Decaf 10<br />

1.3.1. Giới thiệu về <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf 10<br />

1.3.2. Thị trường sản xuất tiêu thụ 10<br />

1.3.3. Các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> sản xuất <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf 12<br />

1.4. Các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>tách</strong> chiết 15<br />

1.4.1. Cơ sở quá trình <strong>tách</strong> chiết 15


1.4.2. Một số <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>tách</strong> chiết 16<br />

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết 23<br />

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27<br />

2.1. Đối tượng nghiên <strong>cứu</strong> 27<br />

2.2. Dụng cụ - hóa chất – thiết bị 27<br />

2.2.1. Dụng cụ 27<br />

2.2.2. Thiết bị 27<br />

2.2.3. Hóa chất 28<br />

2.3. Phương <strong>pháp</strong> nghiên <strong>cứu</strong> 28<br />

2.3.1. Sơ đồ thực nghiệm 28<br />

2.3.2. Phương <strong>pháp</strong> xác định độ ẩm 33<br />

2.3.3. Phương <strong>pháp</strong> xác định hàm lượng tro 33<br />

2.3.4. Phương <strong>pháp</strong> xác định hàm lượng <strong>caffeine</strong> trong nguyên liệu 34<br />

2.3.5. Phương <strong>pháp</strong> tính hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> 35<br />

2.3.6. Phương <strong>pháp</strong> sắc ký bản mỏng (TLC) 35<br />

2.3.7. Phương <strong>pháp</strong> quang phổ hồng ngoại FTIR 36<br />

2.3.8. Phương <strong>pháp</strong> quang phổ hấp thụ UV-Vis 36<br />

2.3.9. Quy trình chế biến <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf 37<br />

2.3.10. Phương <strong>pháp</strong> đánh giá cảm quan 39<br />

2.3.11. Phương <strong>pháp</strong> xử lý số liệu 40<br />

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41<br />

3.1. Độ ẩm của nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> 41<br />

3.2. Hàm lượng tro của nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> 41


3.3. Hàm lượng <strong>caffeine</strong> trong nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> 41<br />

3.4. Ảnh hưởng của các điều kiện <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> 42<br />

3.4.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> 42<br />

3.4.2. Ảnh hưởng của công suất lò <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> 43<br />

3.4.3. Ảnh hưởng của thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> 45<br />

3.5. Phân tích <strong>caffeine</strong> 46<br />

3.5.1. Phương <strong>pháp</strong> sắc ký bản mỏng (TLC) 46<br />

3.5.2. Phương <strong>pháp</strong> quang phổ hồng ngoại FT-IR. 47<br />

3.5.3. Phương <strong>pháp</strong> quang phổ hấp thụ UV-Vis 48<br />

3.6. Chế biến thử nghiệm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf 49<br />

3.6.1. Quá trình <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> ra khỏi <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>. 49<br />

3.6.2. Quá trình rang xay 50<br />

3.6.3. Đánh giá cảm quan sản phẩm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf 51<br />

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52<br />

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53<br />

PHỤ LỤC 56


DANH MỤC HÌNH<br />

Hình 1. 1. Cây <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> ........................................................................................... 3<br />

Hình 1. 2. Công thức cấu tạo của <strong>caffeine</strong> ............................................................ 8<br />

Hình 1. 3. Quy trình khử <strong>caffeine</strong> <strong>bằng</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> .............................................. 13<br />

Hình 1. 4. Quy trình khử <strong>caffeine</strong> <strong>bằng</strong> nước ..................................................... 14<br />

Hình 1. 5. Quy trình khử <strong>caffeine</strong> <strong>bằng</strong> CO2 ...................................................... 15<br />

Hình 1. 6. Kỹ thuật chiết ngâm dầm ................................................................... 16<br />

Hình 1. 7. Kỹ thuật chiết ngấm kiệt .................................................................... 17<br />

Hình 1. 8. Hệ thống chiết soxhlet........................................................................ 18<br />

Hình 1. 9. Hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước ............................................... 19<br />

Hình 1. 10. Hệ thống chiết <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> siêu âm ..................................................... 20<br />

Hình 1. 11. Hệ thống chiết <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> ...................................................... 21<br />

Hình 1. 12. Hệ thống chiết <strong>bằng</strong> CO2 siêu tới hạn .............................................. 22<br />

Hình 2. 1. Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối .................................................................................... 27<br />

Hình 2. 2. Sơ đồ thực nghiệm ............................................................................. 29<br />

Hình 2. 3. Hệ thống <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> .................................................... 30<br />

Hình 2. 4. Chiết lỏng lỏng <strong>bằng</strong> chloroform ....................................................... 31<br />

Hình 2. 5. Làm khan ............................................................................................ 31<br />

Hình 2. 6. Hệ thống cô quay chân không ............................................................ 32<br />

Hình 2. 7. Caffeine tinh chế ................................................................................ 32<br />

Hình 2. 8. Quy trình chế biến <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf ........................................................ 37<br />

Hình 3. 1. Biểu đồ ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> đến hiệu suất<br />

<strong>trích</strong> <strong>ly</strong> ............................................................................................................................ 43<br />

Hình 3. 2. Biểu đồ ảnh hưởng của công suất lò <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> ... 44<br />

Hình 3. 3. Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> ........ 46<br />

Hình 3. 4. Sắc ký bản mỏng ................................................................................ 47<br />

Hình 3. 5. Phổ hồng ngoại FTIR ......................................................................... 48


Hình 3. 6. Phổ hấp thụ của <strong>caffeine</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> ........................................................ 49<br />

Hình 3. 7. Phổ hấp thụ của <strong>caffeine</strong> chuẩn ......................................................... 49<br />

Hình 3. 8. Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> đã <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> ................................................................ 50<br />

Hình 3. 9. Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> chưa <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> ............................................................ 50<br />

Hình 3. 10. Bột <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf .............................................................................. 50<br />

Hình PL. 1. Hệ thống <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> .................................................. 58<br />

Hình PL. 2. Hệ thống cô quay chân không ......................................................... 58<br />

Hình PL. 3. Máy quang phổ hồng ngoại khả kiến UV-Vis................................. 58<br />

Hình PL. 4. Hệ thống quang phổ hồng ngoại FTIR ............................................ 58


DANH MỤC BẢNG<br />

Bảng 1. 1. Thành phần hóa học của <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> ..................................................... 6<br />

Bảng 2. 1. Tính chất một số <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> hữu cơ .................................................... 28<br />

Bảng 2. 2. Các mức chất lượng ........................................................................... 40<br />

Bảng 3. 1. Độ ẩm của <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> ......................................................................... 41<br />

Bảng 3. 2. Hàm lượng tro của <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> ............................................................ 41<br />

Bảng 3. 3. Hàm lượng <strong>caffeine</strong> trong nguyên liệu .............................................. 42<br />

Bảng 3. 4. Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> .... 42<br />

Bảng 3. 5. Ảnh hưởng của công suất lò <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> ............... 44<br />

Bảng 3. 6. Ảnh hưởng của thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> .................... 45<br />

Bảng 3. 7. Kết quả đánh giá cảm quan ............................................................... 51<br />

Bảng PL. 1. Đánh giá cảm quan sản phẩm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf theo <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> cho<br />

điểm TCVN 3215-79 ...................................................................................................... 56


Decaf<br />

DNA<br />

SFE<br />

SCF<br />

TLC<br />

FTIR<br />

TCVN<br />

HSTL<br />

HPLC<br />

DANH MỤC VIẾT TẮT<br />

Decaffeinated coffee<br />

Deoxyribucleic acid<br />

Supercritical Fluid Extraction<br />

Super Critical Fluid<br />

Thin Tayer Chromatography<br />

Fourrier Transformation InfraRed<br />

Tiêu chuẩn Việt Nam<br />

Hệ số trọng lượng<br />

High performance liquid chromatography


MỞ ĐẦU<br />

1. Tính cấp thiết của đề tài<br />

Cà <strong>phê</strong> là một đặc sản nhiệt đới <strong>có</strong> giá trị kinh tế trên thế giới, nó là mặt hàng đứng<br />

thứ hai trong số các mặt hàng giao thương trên thế giới chỉ sau dầu mỏ. Sản lượng <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

trung bình hằng năm trên thế giới khoảng 6 triệu tấn, lượng <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> giao dịch hằng năm<br />

khoảng 3 triệu tấn. [4]<br />

Nước ta <strong>có</strong> điều kiện khí hậu thiên nhiên thích hợp để phát triển loại cây cao cấp<br />

này. Nhiều vùng đất đỏ rất thích hợp để trồng <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>, điển hình là các tỉnh thuộc Tây<br />

Nguyên nước ta (Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông, Lâm Đồng,...), các tỉnh miền<br />

Trung (Quảng Trị, Hà Tĩnh,…).<br />

Caffeine trong <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> <strong>có</strong> những tác động sinh lý nhất định đến cơ thể con người.<br />

Nó là một chất kích thích nhẹ giúp tạo sự tỉnh táo trong công <strong>vi</strong>ệc hằng ngày. Trong y học,<br />

người ta còn dùng <strong>caffeine</strong> như chất <strong>trợ</strong> tim hoặc là thuốc lợi tiểu. Nhưng bên cạnh đó,<br />

<strong>caffeine</strong> cũng <strong>có</strong> một số tác dụng bất lợi đến với sức khỏe con người như gây mất ngủ, tăng<br />

huyết áp, tăng nhịp tim,…<br />

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của một bộ phần người tiêu dùng<br />

sử dụng <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> <strong>có</strong> hàm lượng <strong>caffeine</strong> thấp, hiện nay dòng sản phẩm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> <strong>có</strong> hàm lượng<br />

<strong>caffeine</strong> thấp (<strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf) đang được chú ý và nhu cầu thị trường ngày <strong>cà</strong>ng tăng. Cà <strong>phê</strong><br />

Decaf <strong>có</strong> hàm lượng <strong>caffeine</strong> thấp nhưng vẫn đảm bảo hương vị đặc trưng của sản phẩm <strong>cà</strong><br />

<strong>phê</strong>.<br />

Có nhiều <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> loại bỏ <strong>caffeine</strong> trong <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> đã được nghiên <strong>cứu</strong> và đưa<br />

vào sản xuất: <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>bằng</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong>, <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> sử dụng CO2 siêu tới hạn,<br />

<strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> sử dụng <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là nước. Trong đó, <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> sử dụng <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là nước<br />

<strong>có</strong> nhiều ưu điểm như không độc hại, <strong>có</strong> thể <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> được tối đa lượng <strong>caffeine</strong> mà vẫn giữ<br />

được hương vị của sản phẩm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>. Tuy nhiên, hạn chế của <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> này là thời gian<br />

kéo dài, điều kiện <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> ở nhiệt độ và áp suất cao.<br />

Với mục tiêu giải quyết những hạn chế trên, tôi chọn thực hiện đề tài: “<strong>Nghiên</strong> <strong>cứu</strong><br />

1


<strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> <strong>từ</strong> <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> <strong>bằng</strong> <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong>”.<br />

2. Mục tiêu<br />

Tách <strong>caffeine</strong> <strong>từ</strong> <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>.<br />

Thử nghiệm chế biến <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> chứa hàm lượng <strong>caffeine</strong> thấp (<strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf).<br />

3. Nội <strong>dung</strong> nghiên <strong>cứu</strong><br />

Quy trình <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> <strong>từ</strong> <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> <strong>bằng</strong> <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong><br />

<strong>vi</strong> <strong>sóng</strong>.<br />

Đánh giá hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong>.<br />

Xác định điều kiện <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> tối ưu.<br />

Phân tích hóa lý <strong>caffeine</strong>.<br />

Chế biến thử nghiệm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf.<br />

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài<br />

Ý nghĩa khoa học: Đưa ra quy trình <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> <strong>từ</strong> <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> <strong>bằng</strong> <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong><br />

<strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong>.<br />

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên <strong>cứu</strong> đề tài <strong>có</strong> thể ứng dụng để thử nghiệm chế<br />

biến <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf với quy trình hiệu quả và kinh tế hơn.<br />

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN<br />

1.1. Giới thiệu về <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

1.1.1. Nguồn gốc cây <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

Cà <strong>phê</strong> mọc hoang dại và được biết<br />

đến vào khoảng thế kỷ thứ 13 -14 ở cao<br />

nguyên Ê-ti-ô-pi-a và ở vùng biên giới giáp<br />

cao nguyên Boma ở Sudan. Sau đó, cây <strong>cà</strong><br />

<strong>phê</strong> được trồng một cách <strong>có</strong> hệ thống đầu<br />

tiên vào khoảng thế kỷ 15 tại các khu vườn<br />

miền Nam Yemen. Từ giữa thế kỷ 17,<br />

người Ả Rập mất vị trí độc tôn trong <strong>vi</strong>ệc<br />

Hình 1. 1. Cây <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

trồng cây <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> và cây <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> đã lan<br />

[37]<br />

rộng trên khắp thế giới, <strong>từ</strong> Ceynon sang Java tới Nam Mỹ. Hiện nay cây <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được trồng<br />

tập trung chủ yếu ở Braxil, Colombia, Mexico và các nước Trung Phi. [2]<br />

Lần đầu tiên, <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được đưa vào Việt Nam vào năm 1875, giống Arabica được<br />

người Pháp mang <strong>từ</strong> đảo Bourton sang trồng ở phía Bắc sau đó lan rộng ra các tỉnh miền<br />

Trung như Quảng Trị, Quảng Bình,…Sau thu hoạch chế biến dưới thương hiệu “Arabica<br />

du Tonkin”, <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được nhập khẩu về Pháp. Ở nước ta, người Pháp thành lập các đồn điền<br />

<strong>cà</strong> <strong>phê</strong> như Chinê, Xuân Mai, Sơn Tây, tuy nhiên <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được trồng theo <strong>phương</strong> thức du<br />

canh du cư nên năng suất thấp, giảm <strong>từ</strong> 400 – 500 kg/ha những năm đầu và giảm xuống còn<br />

100 – 150 kg/ha khi <strong>cà</strong>ng về sau. Để cải thiện tình hình, Pháp du nhập vào nước ta hai giống<br />

mới là <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối và <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> mít vào năm 1908, các đồn điền mới lại mọc lên ở phía Bắc<br />

như ở Hà Tĩnh (1910), Thanh Hóa (1911), Nghệ An (1915). Thời điểm lớn nhất (1946 –<br />

1966) đạt 13.000 ha. [6]<br />

1.1.2. Đặc điểm các loại cây <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> phổ biến ở Việt Nam<br />

Trên thế giới <strong>có</strong> trên 100 loại <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> khác nhau. Tuy nhiên, số loại <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> <strong>có</strong> giá trị<br />

kinh tế cao thì không nhiều. Hiện nay, <strong>có</strong> ba giống <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được trồng chủ yếu trên thế giới<br />

cũng như ở Việt Nam là giống <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> chè (coffea arabica), <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối (coffea canephora)<br />

và giống <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> mít (coffea liberica).<br />

3


-<br />

Phân loại khoa học các giống <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> như sau: [34]<br />

Giới<br />

Plantae<br />

Ngành<br />

Lớp<br />

Bộ<br />

Họ<br />

Chi<br />

Loài<br />

Mangnoliophyta<br />

Mangnoliopsida<br />

Gentianales<br />

Rubiaceae<br />

Coffea<br />

Coffea arabica - <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> chè<br />

Coffea canephora - <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối<br />

Coffea liberica - <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> mít<br />

Đặc tính của các giống <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> như sau: [3]<br />

- Giống <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> chè (coffea arabica)<br />

Xuất xứ ở cao nguyên Ê-ti-ô-pi-a <strong>có</strong> đặc điểm là cây nhỏ, lá mỏng và nhỏ, hoa màu<br />

trắng <strong>có</strong> hương thơm, <strong>có</strong> khả năng chịu lạnh (ở nhiệt độ 15 – 20 o C), nhân hình tròn, nhỏ <strong>có</strong><br />

mùi hương và mùi thơm hơn các loại <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> khác. Hàm lượng <strong>caffeine</strong> khoảng 1 – 2%. Ở<br />

Việt Nam được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc nơi <strong>có</strong> điều kiện thời tiết lạnh, thời gian thu<br />

hoạch <strong>từ</strong> tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.<br />

- Giống <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối (coffea canephora)<br />

Xuất xứ ở Công Gô <strong>có</strong> đặc điểm là dễ trồng, chịu được điều kiện vùng đất xấu, chịu<br />

hạn tốt hơn, cho năng suất cao hơn giống <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> chè nhưng không chịu được lạnh và gió<br />

mạnh. Nhân hình trứng, to. Hàm lượng <strong>caffeine</strong> khoảng 2 – 4%. Loại này phù hợp cho sản<br />

xuất <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> hòa tan, thời gian thu hoạch <strong>từ</strong> tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.<br />

- Giống <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> mít (coffea liberica)<br />

Có đặc điểm là cây cao tới 8 – 10 m, lá to, quả mọng, năng suất cao, <strong>có</strong> khả năng<br />

sinh trưởng ở vùng đất xấu, chịu hạn tốt, chịu ẩm tốt nhưng hương thơm kém và <strong>có</strong> vị đắng<br />

4


mạnh. Hàm lượng <strong>caffeine</strong> khoảng 0,8 – 1,2%. Thời gian thu hoạch <strong>từ</strong> tháng 5 đến tháng 8<br />

năm sau.<br />

1.1.3. Đặc điểm và cấu tạo của <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> [29]<br />

1.1.3.1. Cấu tạo<br />

Quả <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> bao gồm các phần như sau: lớp vỏ quả, lớp vỏ thịt, vỏ trấu, lớp vỏ lụa và<br />

nhân <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>.<br />

- Lớp vỏ quả: là lớp vỏ ngoài cùng, <strong>có</strong> màu đỏ, đỏ sẫm hoặc vàng tùy loại, mềm. Cà<br />

<strong>phê</strong> chè mềm hơn <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối và <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> mít.<br />

- Lớp vỏ thịt (lớp nhớt): nằm dưới lớp vỏ quả, mềm. Vỏ thịt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối và <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> chè<br />

mềm, ngọt, mỏng, dễ bong tróc khi xay xát hơn <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> mít.<br />

- Vỏ trấu: là một lớp vỏ cứng bao bọc nhân, cấu tạo chủ yếu là cellulose. Vỏ trấu <strong>cà</strong><br />

<strong>phê</strong> chè mỏng hơn, dễ vỡ hơn <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối và <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> mít.<br />

- Vỏ lụa: nằm dưới lớp vỏ trấu, mỏng, mềm, <strong>có</strong> màu sắc tùy loại.<br />

- Nhân <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>: lớp tế bào phần ngoài của nhân cứng, <strong>có</strong> những tế bào nhỏ, trong <strong>có</strong><br />

chứa những chất dầu. Phía trong <strong>có</strong> những tế bào lớn và mềm hơn. Một quả <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> thường<br />

<strong>có</strong> một, hai hoặc ba nhân. Thông thường chỉ <strong>có</strong> 2 nhân. Trong nhân <strong>có</strong> phôi mầm.<br />

1.1.3.2. Thành phần hóa học<br />

- Vỏ quả: <strong>có</strong> màu đỏ do chất anthocyanin và các vết alkaloid, trong vỏ chứa 21,5 –<br />

30% chất khô (tanin, <strong>caffeine</strong>, các enzyme,…)<br />

- Vỏ thịt: là những tế bào mềm chứa nhiều đường và pectine, ngoài ra còn <strong>có</strong> enzyme<br />

pectinase phân giải pectine trong quá trình lên men và lên men đường làm pH dao động<br />

trong khoảng 5,6 – 6,4.<br />

- Vỏ trấu: chứa chủ yếu là cellulose, một ít <strong>caffeine</strong> (0,4%) do khuếch tán <strong>từ</strong> vỏ trong<br />

lúc phơi khô hoặc lên men.<br />

- Nhân: nước chiếm 10 – 12%, protein chiếm 9 – 11%, lipid chiếm 10 – 13%, các loại<br />

đường chiếm 5 – 10%, tinh bột chiếm 3 – 5%. Ngoài ra còn <strong>có</strong> một số chất thơm, khoáng<br />

và alkaloid.<br />

5


Thành phần hóa học của <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>:<br />

Bảng 1. 1. Thành phần hóa học của <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

Thành phần hóa học Hàm lượng (%)<br />

Nước 8 – 12<br />

Chất béo 4 – 8<br />

Đạm 1,8 – 2,5<br />

Protein 9 - 16<br />

Caffeine 0,8 – 4<br />

Tanin 2<br />

Acid Caffeic 8 -9<br />

Pantosan 5<br />

Tinh bột 5 – 23<br />

Dextrin 0,85<br />

Đường 5 – 10<br />

Cellulose 10- 20<br />

Hemillulose 20<br />

Lignin 4<br />

Vai trò của một số thành phần hóa học đến chất lượng <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>:<br />

- Carbohydrate: Hàm lượng carbohydrate trong <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> khô khoảng 60%. Phần lớn là<br />

các po<strong>ly</strong>saccharide hòa tan hoặc không hòa tan trong nước và một phần nhỏ là các đường<br />

saccharose, glucose,…Trong quá trình rang các carbohydrate biến đổi nhiều, chúng <strong>có</strong> thể<br />

phân hủy thành các hợp chất khác nhau hoặc biến mất hoàn toàn như các chất đường đã nói<br />

trên. Các đường khử tham gia một số phản ứng tạo màu và mùi cho <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> rang. Các<br />

6


po<strong>ly</strong>saccharide không hòa tan trong nước, chúng tạo nên những thành tế bào của <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

và sau khi pha trở thành bã <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>.<br />

- Chất béo: Trong <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> nhân tổng hàm lượng chất béo chiếm khoảng 13%. Trong<br />

quá trình rang các hợp chất béo mất đi 1 – 2%. Các chất béo chủ yếu tạo thành dầu <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

là trigliceride và diterpene, là dạng este của acid bão hòa, nhất là panmitic, behenic,<br />

arachidic. Các diterpene này rất nhạy với acid, nhiệt và ánh sáng. Hàm lượng diterpene<br />

giảm đi trong quá trình bảo quản cũng như quá trình rang <strong>có</strong> thể là do tạo thành các terpnene<br />

bay hơi, naphtalene và quinoline.<br />

- Các acid: Đại diện quan trọng nhất của nhóm acid là các loại acid chlorogenic. Đây<br />

là những loại acid đặc trưng đối với <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>. Trong quá trình rang chúng bị phân hủy 30 –<br />

70%, sau khi rang <strong>có</strong> sự hình thành một số acid dễ bay hơi. Tất cả các acid này đều góp<br />

phần tạo vị chua của <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>.<br />

- Các protein: Hầu như không <strong>có</strong> mặt trong <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> rang, do rang ở nhệt độ cao nên<br />

một phần bị phân hủy, phần còn lại kết hợp với carbohydrate và các acid chlorogenic tạo<br />

thành những chất màu nâu. Bằng <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> thủy phân, người ta thấy trong thành phần<br />

protein của <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> <strong>có</strong> những acid amin sau: cysteine, alanine, phenylalanine, histidine,<br />

leucine, <strong>ly</strong>sine,…Các acid amin này ít thấy ở trạng thái tự do, chúng thường ở dạng liên<br />

kết. Khi gia nhiệt, các mạch po<strong>ly</strong>peptide bị phân cắt, các acid amin được giải phóng ra tác<br />

dụng với nhau hoặc tác dụng với những chất tạo mùi và vị cho <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> rang. Trong số các<br />

acid amin kể trên đáng chú ý nhất là những acid amin <strong>có</strong> chứa lưu huỳnh như cystein,<br />

methionine và proline, chúng góp phần tạo nên hương vị đặc trưng của <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> sau khi<br />

rang. Đặc biệt, methionine và proline <strong>có</strong> tác dụng làm giảm tốc độ oxi hóa các chất thơm,<br />

làm cho <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> rang giữ được mùi vị khi bảo quản. Trong quá trình chế biến chỉ <strong>có</strong> một<br />

phần protein bị phân giải thành acid amin, còn phần lớn bị biến thành hợp chất không tan.<br />

- Các alkaloid: Trong quá trình rang, hàm lượng <strong>caffeine</strong> hầu như không thay đổi.<br />

Trigoneline giảm khoảng 75%, tạo thành các sản phẩm gồm acid nicotinic, nicitinamide và<br />

các chất thơm bay hơi như pyrine và pyrol. Trong đó đáng chú ý nhất là niacin, trong cơ<br />

thể con người <strong>có</strong> tác dụng như một loại <strong>vi</strong>tamine. Trong thành phần của các hợp chất thơm<br />

<strong>có</strong> khoảng 50% aldehyde, 20% ketone, 8% ester, 7% heterocylic, 2% dimethyl sulfide, một<br />

7


lượng ít hơn là các sulfide hữu cơ khác, còn <strong>có</strong> một lượng nhỏ nitrile, alcohol hoặc các<br />

hydrocarbon đã bão hòa và chưa bão hòa <strong>có</strong> trọng lượng phân tử thấp như isoprene.<br />

- Các chất khoáng: Hàm lượng chất khoáng trong <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> khoảng 3 – 5%, chủ yếu là<br />

kali, nitơ magie, photpho, clo. Ngoài ra còn thấy nhôm, sắt, đồng, iod, lưu huỳnh,… những<br />

chất này ảnh hưởng không tốt đến mùi vị <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>. Chất lượng <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> cao khi hàm lượng chất<br />

khoáng <strong>cà</strong>ng thấp và ngược lại.<br />

1.2. Giới thiệu về <strong>caffeine</strong><br />

1.2.1. Cấu trúc và tính chất<br />

vật.<br />

Caffeiene là một hợp chất tự nhiên <strong>có</strong> mặt trong lá, <strong>hạt</strong> và quả của hơn 60 loài thực<br />

Caffeine nằm trong nhóm hợp chất alkaloid (là những hợp chất vòng <strong>có</strong> chứa nitơ<br />

trong phân tử).<br />

Công thức phân tử: C8H10N4O2.<br />

Tên phổ biến: <strong>caffeine</strong><br />

Danh <strong>pháp</strong> quốc tế: 3,7-dihydro-1,3,7-trimethyl-1H-purine-2,6-dione. [33]<br />

Hình 1. 2. Công thức cấu tạo của <strong>caffeine</strong> [36]<br />

- Tính chất của <strong>caffeine</strong>: [36]<br />

- Khối lượng mol: 194,19g/mol.<br />

- Trạng thái: rắn.<br />

- Đặc điểm: dạng tinh thể, không màu, không mùi, vị đắng.<br />

- Nhiệt độ thăng hoa: 178oC.<br />

- Nhiệt độ nóng chảy: 238oC.<br />

- Hòa tan: tan nhiều trong nước nóng và chloroform.<br />

8


1.2.2. Hoạt tính sinh học<br />

Caffeine là một hoạt chất <strong>có</strong> dược tính. Tùy thuộc vào liều lượng, nó <strong>có</strong> thể kích<br />

thích nhẹ đối với hệ thần kinh trung tâm. Bất kì tác động dược lý nào của <strong>caffeine</strong> đều nhất<br />

thời, thông thường tác dụng này sẽ ngưng sau vài giờ. Caffeine không tích tụ trong cơ thể<br />

theo thời gian sử dụng. Nó thường bài tiết và thải ra ngoài sau vài giờ sử dụng.<br />

Một số người <strong>có</strong> thể bị mất ngủ do <strong>caffeine</strong>. Tuy nhiên, các kết quả nghiên <strong>cứu</strong> cho<br />

thấy rằng những người tiêu thụ <strong>caffeine</strong> <strong>có</strong> trí nhớ tăng và cải thiện khả năng tranh luận. Và<br />

những người này <strong>có</strong> thành tích cao trong khả năng vận động, cải thiện khả năng luyện tập<br />

thính giác, thị giác.<br />

Caffeine còn <strong>có</strong> tác dụng giảm đau đầu, giúp con người cảm thấy năng động. Kích<br />

thích hệ thần kinh trung ương, làm tinh thần minh mẫn, tăng hiệu suất làm <strong>vi</strong>ệc.<br />

Caffeine cũng <strong>có</strong> thể làm tăng hiệu quả diệt tế bào ung thư của thuốc chống ung thư.<br />

Các chất gây phá hủy DNA và <strong>có</strong> thể <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> trong <strong>vi</strong>ệc khắc phục kháng thuốc tự nhiên [23] .<br />

Bức xạ ion hóa và các tác nhân alkyl hóa làm tăng hiệu lực độc của <strong>caffeine</strong> đối với các tác<br />

nhân phá hoại DNA. Tác nhân chống ung thư của <strong>caffeine</strong> <strong>có</strong> thể liên quan đến khả năng<br />

ức chế sự tạo liên kết các chất chuyển hóa hoạt động của các chất gây ung thư đối với chuỗi<br />

DNA tế bào [20] . Do đó <strong>caffeine</strong> <strong>có</strong> thể được sử dụng trong <strong>vi</strong>ệc điều chỉnh hoạt tính của các<br />

loại thuốc thêm vào trong cơ thể. Sự kết hợp của <strong>caffeine</strong> với adrinamycin (một loại thuốc<br />

chống ung thư) <strong>có</strong> thể làm tăng đáng kể hoạt tính kháng u trong cơ thể mà không làm tăng<br />

tác dụng phụ của nó. Caffeine ức chế các hoạt chất gây ung thư trong khói thuốc lá, nhưng<br />

<strong>vi</strong>ệc sử dụng đồng thời chất <strong>caffeine</strong> và thuốc lá cũng tạo thành một mối nguy hại đối với<br />

thai nhi đang phát triển [8] .<br />

Ngoài ra, <strong>caffeine</strong> làm giảm lượng paracetamol do đó làm giảm độc tính cho gan.<br />

Caffeine cũng làm tăng epinephirine trong huyết tương, tăng tiêu thụ oxy và chuyển hóa<br />

carbonhydrate trong khi giảm quá trình chuyển hóa lipid. Caffeine làm thay đổi hoạt động<br />

tim mạch <strong>bằng</strong> cách gia tăng động mạch huyết áp. [19]<br />

Tùy theo hàm lượng hấp thu, <strong>caffeine</strong> <strong>có</strong> thể gây kích thích nhẹ. Đôi khi nó cũng<br />

dẫn đến <strong>vi</strong>ệc gây nghiện ở một số người, triệu chứng thường thấy nhất là đau đầu, mệt lả<br />

9


hoặc trạng thái mơ màng. Với quá nhiều hàm lượng <strong>caffeine</strong> <strong>có</strong> thể gây ngộ độc với một số<br />

biểu hiện như sau: nóng tính, thường xuyên rơi vào tình trạng bị kích động, gây tiểu khó,<br />

gây mất ngủ, huyết áp tăng nhanh, các bệnh lý về đường ruột và thỉnh thoảng lại bị rơi vào<br />

ảo giác. Đối với người lớn, ước tính khoảng 13 – 19 gam <strong>caffeine</strong> <strong>có</strong> thể gây chết người. [1]<br />

1.3. Cà <strong>phê</strong> Decaf<br />

1.3.1. Giới thiệu về <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf<br />

Để đáp ứng nhu cầu của một số bộ phận người tiêu dùng bị ảnh hưởng tiêu cực <strong>từ</strong><br />

hoạt tính sinh học của <strong>caffeine</strong> trong <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> như gây mất ngủ, tăng huyết áp và nhịp<br />

tim,…Cà <strong>phê</strong> Decaf đã ra đời để đáp ứng nhu cầu trên.<br />

Cà <strong>phê</strong> Decaf cũng giống như các loại <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> thông thường, ngoại trừ khoảng 97%<br />

hàm lượng <strong>caffeine</strong> đã được loại bỏ trong thành phần <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>. Mặc dù đã loại bỏ phần<br />

lớn <strong>caffeine</strong> khỏi <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> nhưng <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf vẫn <strong>có</strong> những giá trị dinh dưỡng tương tự<br />

<strong>cà</strong> <strong>phê</strong> thông thường. Nó vẫn <strong>có</strong> những hoạt chất chống oxy hóa như axit hydrocinnamic<br />

và po<strong>ly</strong>phenol giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, tiểu đường và tim mạch [12] . Ngoài ra, mỗi<br />

cốc <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf còn cung cấp 2,4% lượng magie cần thiết hàng ngày, 4,8% kali và 25%<br />

niacin (còn gọi là <strong>vi</strong>tamin B3) [10] . Nó còn giúp làm giảm triệu chứng ợ nóng, trào ngược<br />

axit trong thực quản so với <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> thông thường. Uống 2 <strong>ly</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf mỗi ngày sẽ giúp<br />

giảm nguy cơ ung thư trực tràng đến 48% [21] .<br />

1.3.2. Thị trường sản xuất tiêu thụ<br />

Trên thế giới:<br />

Nhu cầu tiêu thụ <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> trên thế giới rất lớn. Hàng năm, lượng tiêu thụ trên thế giới<br />

ước tính vào khoảng 94,5 triệu bao <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> nhân (khoảng 5,6 triệu tấn). Có thể chia các nước<br />

tiêu dùng <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> thành 4 nhóm chính theo khu vực địa lý như sau:<br />

Nhóm các nước Tây Bắc Âu và Nam Âu.<br />

Nhóm các nước Bắc Mỹ: Trong đó thị trường Mỹ là lớn nhất với nhu cầu hằng năm<br />

khoảng 4kg/người/năm.<br />

10


Nhóm các nước châu Á- Thái Bình Dương: Trong đó thị trường tiêu biểu là Hàn<br />

Quốc và Nhật Bản.<br />

Nhóm các nước Đông Âu và Nga: Đây là thị trường mới nổi với rất nhiều sản phẩm<br />

tiềm năng về <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>.<br />

Trong số hơn 80 thành <strong>vi</strong>ên của tổ chức <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> quốc tế (ICO), <strong>có</strong> tới hơn 40 nước xuất<br />

khẩu <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>. Các nước này <strong>có</strong> thể vừa trồng vừa xuất khẩu hoặc chỉ kinh doanh <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> xuất<br />

khẩu. Tuy nhiên các nước sản xuất <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> lớn trên thế giới đều là những nước vừa sản xuất<br />

vừa xuất khẩu. Điển hình là các nước như: Braxin, Colombia, Việt Nam, Uganda, Bờ Biển<br />

Nga, Ê-ti-ô-pi-a, Ấn Độ,...Trong đó Braxin và Colombia là các nước sản xuất và xuất khẩu<br />

<strong>cà</strong> <strong>phê</strong> chè chủ yếu trên thế giới, các nước còn lại của Châu Á và Châu Phi là các nước xuất<br />

khẩu <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối lớn của thế giới. [31]<br />

Ngày nay với mối quan tâm về sức khỏe và những loại thực phẩm <strong>có</strong> liên quan về sức<br />

khỏe ngày <strong>cà</strong>ng gia tăng. Do đó, khi hoạt tính của <strong>caffeine</strong> trong <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được biết đến rộng<br />

rãi thì một bộ phận lớn người tiêu dùng chuyển sang các loại đồ uống <strong>có</strong> ít hoặc không <strong>có</strong><br />

<strong>caffeine</strong>. Tại Mỹ và Tây Âu <strong>có</strong> khoảng 8 – 10% lượng <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> nhân nhập khẩu hàng năm<br />

được xử lý để loại <strong>caffeine</strong>.<br />

Trong nước:<br />

Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> đứng thứ 2 trên thế giới. Sản lượng<br />

tiêu thụ <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> rang xay của Việt Nam trong niên vụ 2016/17 ước đạt 2,5 triệu bao và sẽ<br />

tăng nhẹ lên khoảng 2,55 triệu bao trong niên vụ 2017/18 do sự phát triển nhanh chóng của<br />

các cửa hàng <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>. Các thực khách sử dụng <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> tại Việt Nam thích <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> rang xay do<br />

chúng vẫn giữ nguyên được <strong>hạt</strong> và hương vị nguyên chất. Thị trường <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> nội địa tiếp tục<br />

nóng lên với sự cạnh tranh gay gắt <strong>từ</strong> các thương hiệu <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> nước ngoài nổi tiếng như<br />

Dunkin Donuts, Coffee Beans & Tea Leaves, Gloria Jeans, My Life Coffee, McCafe và<br />

PJ’s với một số chuỗi <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Hàn Quốc như Coffee Bene và The Coffee House. [32]<br />

Tuy nhiên, các chuỗi cửa hàng nội địa lâu đời như Trung Nguyên, Phúc Long,<br />

Highlands và các chuỗi cửa hàng mới như Passio, Thục, Cộng đã tìm thấy những thức uống<br />

riêng của mình <strong>từ</strong> đó giúp họ <strong>có</strong> thể sống sót trên thị trường <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Việt Nam đầy tính cạnh<br />

11


tranh. Thị trường <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> nội địa Việt Nam được dự báo sẽ <strong>có</strong> mức tăng trưởng nhẹ do thị<br />

trường nước ta còn cần nhiều sản phẩm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> với chất lượng cao để phát triển và mở rộng.<br />

Thói quen sử dụng <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> thông thường <strong>có</strong> hàm lượng <strong>caffeine</strong> cao đang chiếm ưu thế<br />

thị phần trên thị trường trong nước nhưng vấn đề sức khỏe và sức khỏe trong thực phẩm<br />

ngày <strong>cà</strong>ng được quan tâm tại Việt Nam cùng với sự cạnh tranh <strong>từ</strong> các thương hiệu <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

ngoại nhập. Chắc hẳn thị trường <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> chứa hàm lượng <strong>caffeine</strong> thấp đang hứa hẹn <strong>có</strong> một<br />

tiềm năng phát triển vô cùng lớn tại Việt Nam.<br />

1.3.3. Các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> sản xuất <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf [33]<br />

Quy trình sản xuất <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf thành công được thương mại hóa đầu tiên bởi phát<br />

minh của thương nhân <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> người Đức <strong>có</strong> tên là Ludwig Roselius vào năm 1903 và được<br />

cấp <strong>bằng</strong> sáng chế vào năm 1906. Việc nghiên <strong>cứu</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> đã <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> của ông được<br />

thúc đẩy bởi ông cho rằng cha của ông vì uống <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> quá nhiều đã bị ngộ độc.<br />

“Quy trình Roslius” được thực hiện <strong>bằng</strong> cách chưng cất <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> với <strong>dung</strong> dịch<br />

nước muối và sau đó sử dụng hợp chất hóa học hữu cơ benzen làm <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> để <strong>tách</strong><br />

<strong>caffeine</strong>. Tuy nhiên, quá trình này không còn được sử dụng do thực tế là benzen được biết<br />

là chất gây ung thư.<br />

Ngày nay để sản xuất <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf thì người ta thường sử dụng ba <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong><br />

chính để <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> ra khỏi <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>:<br />

Phương <strong>pháp</strong> khử <strong>caffeine</strong> <strong>bằng</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> (solvent decaffeination)<br />

Đây là <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> cổ nhất dùng để <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> ra khỏi <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>. Ở <strong>phương</strong><br />

<strong>pháp</strong> này, nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được làm mềm <strong>bằng</strong> các ngâm với hơi nước nóng. Sau đó<br />

<strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được rửa liên tục trong một <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>có</strong> khả năng hòa tan <strong>caffeine</strong>, cuối cùng<br />

<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> chứa <strong>caffeine</strong> sẽ được rút đi và <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được ngâm lại với hơi nước để loại bỏ<br />

<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> dư còn sót lại.<br />

Các <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> hữu cơ thường sử dụng trong <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> này là: methylen choloride<br />

và ethyl acetate.<br />

12


Phương <strong>pháp</strong> này <strong>có</strong> nhược điểm không thể loại bỏ hoàn toàn lượng <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> hữu<br />

cơ còn lại trong <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> do đó người ta hạn chế sử dụng <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> này.<br />

Hình 1. 3. Quy trình khử <strong>caffeine</strong> <strong>bằng</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> [33]<br />

Phương <strong>pháp</strong> khử <strong>caffeine</strong> <strong>bằng</strong> nước (water decaffeination)<br />

Phương <strong>pháp</strong> khử <strong>caffeine</strong> <strong>bằng</strong> nước được phát minh đầu tiên ở Thụy Sĩ vào năm<br />

1933 và được phát triển như một <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>có</strong> khả năng thương mại hóa bởi Coffex S.A<br />

vào năm 1980.<br />

Trong <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> này, nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được ngâm trong nước nóng để hòa<br />

tan <strong>caffeine</strong>. Dịch chiết sau đó được lọc qua một bộ lọc than hoạt tính, độ xốp của bộ lọc<br />

này <strong>có</strong> kích thước chỉ giữ được các phân tử <strong>caffeine</strong> đồng thời cho phép các phân tử hương<br />

vị đi qua nó. Sau quá trình lọc ta sẽ thu được <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> không chứa <strong>caffeine</strong> và dịch chứa<br />

hương vị sẽ nằm ở một bể khác.<br />

Các <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> không chứa <strong>caffeine</strong> và hương vị sẽ bị loại bỏ, còn tại bể <strong>có</strong> dịch chứa<br />

hương vị thì một mẻ <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> mới sẽ được đưa vào. Tại đây dịch chiết đã được bão hòa với<br />

các thành phần hương vị nên hương vị trong mẻ <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> mới sẽ không bị hòa tan mà chỉ <strong>có</strong><br />

thành phần <strong>caffeine</strong> trong <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> sẽ bị <strong>trích</strong> xuất ra dịch chiết. Kết thúc quá trình khử<br />

<strong>caffeine</strong>, <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vẫn đảm bảo được thành phần hương vị của nó.<br />

Phương <strong>pháp</strong> khử <strong>caffeine</strong> <strong>bằng</strong> nước được sử dụng rộng rãi bởi nó chỉ sử dụng một<br />

13


loại <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> duy nhất là nước mà không dùng thêm bất cứ chất hóa học nào khác, giúp<br />

bảo vệ <strong>môi</strong> trường và sản phẩm <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> không chứa chất gây hại đến sức khỏe con người.<br />

Hình 1. 4. Quy trình khử <strong>caffeine</strong> <strong>bằng</strong> nước [33]<br />

Phương <strong>pháp</strong> khử <strong>caffeine</strong> <strong>bằng</strong> CO2 siêu tới hạn (supercritical carbon<br />

dioxdide decaffeination)<br />

Phương <strong>pháp</strong> khử <strong>caffeine</strong> <strong>bằng</strong> CO2 là <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> mới nhất. Nó được phát triển<br />

bởi Kurt Zosel, một nhà khoa học của Viện Max Plank. Phương <strong>pháp</strong> này sử dụng chất lỏng<br />

CO2 thay cho <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> hóa học.<br />

Ở <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> này, <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> ngâm nước được đặt trong một bình chứa <strong>bằng</strong> thép<br />

không gỉ được gọi là bình chiết. Hệ thống chiết sau đó được đóng kín và CO2 lỏng được<br />

bơm vào trong <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> ở áp suất khoảng 70 atm để <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> ra khỏi <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>. CO2 hoạt<br />

động như <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> hòa tan và <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> ra khỏi <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>, để lại thành phần hương<br />

vị. Sau đó, <strong>caffeine</strong> chứa CO2 được chuyển sang một buồng chứa khác gọi là buồng hấp<br />

thụ. Ở đây áp lực được giải phóng và CO2 quay trở lại trạng thái khí của nó, để lại<br />

<strong>caffeine</strong>. Khí CO2 không chứa caffein được bơm trở lại vào bình chứa <strong>có</strong> áp suất để tái sử<br />

dụng.<br />

Đây là một <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> thân thiện với <strong>môi</strong> trường vì CO2 dư thừa <strong>có</strong> thể được thải<br />

ra ngoài không khí một cách an toàn và không làm hại đến <strong>môi</strong> trường. Hơn nữa, nếu điều<br />

chỉnh đúng cách, <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> này sẽ giúp ta giữ được hương vị của <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> hầu như nguyên<br />

14


vẹn. Phương <strong>pháp</strong> này không để lại những thành phần hóa chất độc hại trong sản phẩm <strong>cà</strong><br />

<strong>phê</strong> gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhưng bên cạnh đó, chi phí vận hành của<br />

<strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> cao vì <strong>vi</strong>ệc tạo áp suất cao đòi hỏi máy móc và thiết bị phức tạp.<br />

Hình 1. 5. Quy trình khử <strong>caffeine</strong> <strong>bằng</strong> CO2 [33]<br />

1.4. Các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>tách</strong> chiết<br />

1.4.1. Cơ sở quá trình <strong>tách</strong> chiết<br />

Quá trình <strong>tách</strong> chiết là quá trình <strong>tách</strong> các chất hữu cơ hòa tan ra khỏi nguyên liệu<br />

nhưng vẫn giữ được đầy đủ thành phần và bản chất của nó. Trong quá trình <strong>tách</strong> chiết sẽ<br />

xảy ra 3 quá trình là: quá trình hòa tan, quá trình thẩm thấu và quá trình khuếch tán. Đầu<br />

tiên <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> thấm ướt lên bề mặt nguyên liệu sau đó thấm vào bên trong do quá trình thẩm<br />

thấu tạo ra <strong>dung</strong> dịch chứa các hợp chất. Tiếp theo <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> hòa tan các chất trên bề mặt<br />

<strong>bằng</strong> cách đẩy các bọt khí chiếm đầy trong các khe vách trống của tế bào. Sau đó <strong>dung</strong> <strong>môi</strong><br />

tiếp tục hòa tan các hoạt chất trong ống mao dẫn của nguyên liệu nhờ vào <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> đã thấm<br />

sâu vào các lớp bên trong. Ba quá trình này thực hiện liên tục cho đến khi quá trình chiết<br />

kết thúc. Nguyên liệu phải được xay nhỏ để <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>có</strong> thể dễ dàng tiếp xúc với thành tế<br />

bào, thúc đẩy quá trình chiết xảy ra nhanh chóng và hiệu quả. [11]<br />

15


1.4.2. Một số <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>tách</strong> chiết<br />

Phương <strong>pháp</strong> ngâm dầm<br />

Trong <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> ngâm<br />

dầm, mẫu được ngâm trong một<br />

bình chứa thủy tinh hoặc thép không<br />

rỉ <strong>có</strong> nắp đậy, cho mẫu ngập đầy<br />

trong <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> và để ở nhiệt độ<br />

phòng. Dung <strong>môi</strong> sẽ ngấm dần vào<br />

nguyên liệu để hòa tan các hợp chất<br />

tự nhiên, <strong>có</strong> thể gia tăng hiệu quả<br />

chiết <strong>bằng</strong> cách khuấy hoặc lắc nhẹ<br />

<strong>hỗ</strong>n hợp chiết.<br />

Hình 1. 6. Kỹ thuật chiết ngâm dầm [5]<br />

Phương <strong>pháp</strong> này cũng là một <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> đơn giản, không cần trang thiết bị hiện<br />

đại và kỹ thuật cao. Nhưng song song bên cạnh đó nó vẫn <strong>có</strong> nhược điểm là tốn thời gian<br />

và hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> không cao.<br />

Với <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> ngâm dầm, Wentao Bi và cộng sự đã thu được hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

<strong>caffeine</strong> là 54,6% <strong>bằng</strong> quy trình <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> <strong>từ</strong> <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> đã rang xay với <strong>dung</strong> <strong>môi</strong><br />

methanol ở nhiệt độ 20 o C trong thời gian 3 giờ với tỉ lệ nguyên liệu và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là 1:20<br />

(g/ml). [25]<br />

Phương <strong>pháp</strong> ngấm kiệt<br />

Phương <strong>pháp</strong> ngấm kiệt hay còn gọi là <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> ngâm nhỏ giọt là quá trình chiết<br />

liên tục, <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> mới luôn được thêm vào để thay cho lớp <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> cũ đã hòa tan được<br />

dược chất. Lớp <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> mới <strong>có</strong> nhiệm vụ hòa tan các hoạt chất còn lại trong tế bào. Quá<br />

trình tiếp diễn cho đến khi không thêm <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> nữa. Như vậy, dược liệu luôn được tiếp<br />

xúc với lớp <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> mới nên <strong>có</strong> thể chiết kiệt hoạt chất [16] .<br />

16


Hình 1. 7. Kỹ thuật chiết ngấm kiệt [5]<br />

Phương <strong>pháp</strong> này là một trong những <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> đơn giản và phổ biến nhất hiện<br />

nay, vì nó không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật và công nghệ. Nhưng <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> trên <strong>có</strong> nhược<br />

điểm là tốn thời gian, tốn <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> nhưng hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> lại thấp.<br />

Với <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> ngấm kiệt, Ramalakshmi và các cộng sự đã <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> <strong>từ</strong> <strong>hạt</strong><br />

<strong>cà</strong> <strong>phê</strong> với <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> ethyl acetate ở nhiệt độ 27 o C trong 14 giờ với tỉ lệ nguyên liệu và <strong>dung</strong><br />

<strong>môi</strong> là 1:5 (g/mL) thu được hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> là 44%. [18]<br />

Phương <strong>pháp</strong> chiết soxhlet<br />

Chiết Soxhlet là một kiểu chiết liên tục, được thực hiện nhờ cấu tạo đặc biệt của<br />

dụng cụ chiết. Kiểu chiết này cũng như là kiểu chiết lỏng – lỏng nên về bản chất của quá<br />

trình tuân theo quy luật phân bố chất trong hai pha không trộn lẫn vào nhau. Trong đó pha<br />

rắn nằm trong mẫu sẽ được hòa tan bởi pha lỏng (<strong>dung</strong> <strong>môi</strong>).<br />

17


Hình 1. 8. Hệ thống chiết soxhlet [5]<br />

Phương <strong>pháp</strong> này tiết kiệm được <strong>dung</strong> <strong>môi</strong>, chỉ một ít lượng <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> mà đã chiết<br />

kiệt được nguyên liệu, không cần tốn công lọc hay châm <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> mới. Không tốn các thao<br />

tác lọc và châm <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> mới như các kỹ thuật khác. Hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> cao. Tuy nhiên,<br />

kích thước của dụng cụ chiết Soxhlet làm hạn chế lượng nguyên liệu ta cần chiết, vì vậy<br />

muốn chiết lượng lớn thì phải lặp đi lặp lại nhiều lần chiết, gây mất nhiều thời gian [12]<br />

R. Shinde và cộng sự đã sử dụng <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> soxhlet <strong>bằng</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong><br />

acetone trong thời gian 2 giờ với tỉ lệ nguyên liệu và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là 1:15 (g/ml) thì đã thu<br />

được hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> là 56,70%. [17]<br />

Phương <strong>pháp</strong> chưng cất lôi cuốn hơi nước<br />

Đây là <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> đặc biệt để <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> tinh dầu và những hợp chất dễ bay hơi <strong>có</strong><br />

trong nguyên liệu.<br />

18


Hình 1. 9. Hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước [5]<br />

Dụng cụ gồm một bình cầu lớn để cung cấp hơi nước. Sau đó, hơi nước sẽ được dẫn<br />

sục vào bình chứa <strong>có</strong> mẫu, hơi nước xuyên thấm qua màng tế bào nguyên liệu và lôi theo<br />

những cấu tử dễ bay hơi, hơi nước tiếp tục bay hơi và ngưng tụ bởi một ống sinh hàn, ta<br />

thu được hợp chất tinh dầu. Dùng ete dầu hỏa hoặc ether ethylic để <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> tinh dầu ra khỏi<br />

<strong>hỗ</strong>n hợp trên hoặc để yên một thời gian trong bình sẽ <strong>có</strong> sự phân <strong>tách</strong> giữa hai pha tinh dầu<br />

và nước.<br />

Phương <strong>pháp</strong> chiết <strong>có</strong> sự <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> của <strong>sóng</strong> siêu âm (Ultrasound - assisted<br />

extraction)<br />

Siêu âm là <strong>sóng</strong> cơ học hình thành do sự lan truyền dao động của các phân tử trong<br />

không gian <strong>có</strong> tần số lớn hơn giới hạn trên ngưỡng nghe của con người (16 – 20KHz).<br />

Ngoài ra <strong>sóng</strong> siêu âm <strong>có</strong> bản chất là <strong>sóng</strong> dọc hay <strong>sóng</strong> nén, nghĩa là trong trường siêu âm<br />

các phần tử dao động theo <strong>phương</strong> cùng với <strong>phương</strong> truyền <strong>sóng</strong>.<br />

Trong quá trình chiết xuất, <strong>sóng</strong> siêu âm được áp dụng để tăng hiệu quả chiết nhờ<br />

tác dụng phá vỡ cấu trúc tế bào, tăng cường khả năng tiếp xúc giữa <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> và các chất<br />

tan <strong>có</strong> trong nguyên liệu, làm tăng sự hòa tan của chất tan vào <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> và tăng quá trình<br />

19


khuếch tán chất tan. Sóng siêu âm thường được dùng trong chiết xuất <strong>có</strong> tần số <strong>từ</strong> 20 KHz<br />

đến 100 MHz.<br />

Hình 1. 10. Hệ thống chiết <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> siêu âm [5]<br />

Ưu điểm của <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> chiết xuất với sự <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> của <strong>sóng</strong> siêu âm là rút ngắn thời<br />

gian chiết, <strong>có</strong> thể áp dụng được hầu hết các loại <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>có</strong> độ phân cực khác nhau, lượng<br />

<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> sử dụng ít, chi phí thấp và giảm ô nhiễm <strong>môi</strong> trường. Phương <strong>pháp</strong> này không áp<br />

dụng được với những hợp chất dễ bị phân hủy hoặc <strong>có</strong> hoạt tính không ổn định dưới tác<br />

dụng của <strong>sóng</strong> siêu âm. [26]<br />

Wentao Bi và các cộng sự đã sử dụng <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> chiết <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> của <strong>sóng</strong> siêu âm<br />

<strong>bằng</strong> cách <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> <strong>từ</strong> <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> với <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> methanol <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>sóng</strong> siêu âm ở<br />

nhiệt độ 20 o C trong thời gian 3 giờ với tỉ lệ nguyên liệu và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là 1:20 (g/ml) thì hiệu<br />

suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> thu được đã đạt tới 79,10%. [25]<br />

Phương <strong>pháp</strong> chiết sử dụng năng lượng <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> (Microwave – assisted<br />

extraction)<br />

Là những nguồn <strong>sóng</strong> <strong>có</strong> chiều dài bước <strong>sóng</strong> <strong>từ</strong> 1 mm đến 1 m, hoặc tần số 300<br />

MHz đến 300 GHz, chiết <strong>bằng</strong> <strong>sóng</strong> siêu âm dựa vào nguồn năng lượng hấp thụ bởi các<br />

phân tử hóa học <strong>có</strong> cực.<br />

20


Hình 1. 11. Hệ thống chiết <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> [5]<br />

Hiệu quả của <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> sử dụng <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> phụ thuộc vào các yếu tố :<br />

- Tính chất <strong>dung</strong> <strong>môi</strong><br />

- Vật liệu mẫu<br />

- Thành phần được chiết<br />

Trong chiết xuất, chiếu xạ <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> vào <strong>hỗ</strong>n hợp chiết (nguyên liệu <strong>có</strong> chứa hoạt chất<br />

sinh học và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> phân cực), các phân tử <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> và các chất phân cực sẽ dao động<br />

và nóng lên nhanh chóng làm tăng khả năng hòa tan của các chất vào <strong>dung</strong> <strong>môi</strong>. Thêm vào<br />

đó, <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> cũng phá vỡ cấu trúc vách tế bào nguyên liệu làm các chất tan giải phóng trực<br />

tiếp vào <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> chiết làm cho quá trình chiết chuyển thành hòa tan đơn giản. Điều này<br />

làm cho <strong>vi</strong>ệc chiết xuất hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian và chi phí hơn nhưng chỉ áp<br />

dụng được cho các nguyên liệu <strong>có</strong> tuyến dịch chiết nằm ngay sát bề mặt lá vì năng lượng<br />

chiếu xạ lớn sẽ làm cho một số cấu phần trong dịch chiết phân hủy. [15]<br />

Chiết <strong>bằng</strong> chất lỏng siêu tới hạn (Supercritical fluid extraction)<br />

Chiết <strong>bằng</strong> chất lỏng siêu tới hạn (SFE) được xem như là một <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> chiết<br />

hữu hiệu để thay thế các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> thông thường sử dụng <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> hữu cơ.<br />

Phương <strong>pháp</strong> SFE xảy ra nhanh chóng, tự động, <strong>có</strong> chọn lọc, không gây cháy nổ và<br />

tránh <strong>vi</strong>ệc sử dụng một số lượng lớn các <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> độc hại. Siêu chất lỏng dễ dàng <strong>tách</strong> các<br />

21


chất cần thiết do <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> thay đổi thuộc tính nhanh chóng chỉ với các biến đổi áp lực nhẹ.<br />

Chất lỏng siêu tới hạn (SCF) đang ngày <strong>cà</strong>ng thay thế <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> hữu cơ như n-hexane,<br />

dichloromethan, chloroform và những <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> khác thường sử dụng trong chiết công<br />

nghiệp, lọc, vì quy định và sức ép <strong>môi</strong> trường về các hợp chất hữu cơ và khí thải [15] .<br />

Hình 1. 12. Hệ thống chiết <strong>bằng</strong> CO2 siêu tới hạn [5]<br />

Phương <strong>pháp</strong> này <strong>có</strong> một số ưu nhược điểm như sau:<br />

Ưu điểm:<br />

- Chất lỏng siêu tới hạn <strong>có</strong> thể khuếch tán thấm vào bên trong mẫu chiết nhiều hơn<br />

so với chiết <strong>bằng</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> với các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> khác.<br />

- Có độ nhớt thấp, <strong>có</strong> áp suất hơi cao hơn so với bất kỳ <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> lỏng thông dụng<br />

nào.<br />

- Có sự chọn lọc cao đối với các loại hợp chất cần muốn chiết ra khỏi cây cỏ, vì thế<br />

thu được chất chiết tương đối sạch, ít lẫn các hợp chất khác mà phần nghiên <strong>cứu</strong><br />

không quan tâm đến.<br />

22


- Tính chất kém phân cực của CO2 <strong>có</strong> thể bổ sung bởi chất thêm vào.<br />

- Phù hợp với các loại chất nhạy với nhiệt độ.<br />

- Phương <strong>pháp</strong> thân thiện với <strong>môi</strong> trường.<br />

Khuyết điểm:<br />

- Phải mua sắm thiết bị chuyên dụng và chi phí cao.<br />

- Sự hiện diện của nước trong mẫu chiết thường gây khó khăn cho quá trình chiết.<br />

- Phương <strong>pháp</strong> chiết siêu tới hạn không thích hợp với mẫu chiết dạng lỏng, vì rất<br />

khó giữ ổn định một lúc hai pha ở áp suất cao.<br />

- Khó lường được <strong>vi</strong>ệc chiết một mẫu mới, cần phải <strong>có</strong> nhiều nghiên <strong>cứu</strong> mới <strong>có</strong><br />

thể tìm được các thông số tối ưu để chiết thành công. Có một vài trường hợp<br />

không phù hợp để áp dụng <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> này.<br />

Với <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> sử dụng CO2 siêu tới hạn, Gehring M. cùng các cộng sự<br />

đã thu được hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là 85% <strong>từ</strong> <strong>vi</strong>ệc <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> <strong>từ</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> xanh trong 2 giờ với<br />

áp suất 250 atm ở nhiệt độ 60 o C với lưu lượng dòng chảy CO2 là 24 kg/h. [9]<br />

Saul N. Katz và các cộng sử đã thực hiện quá trình <strong>tách</strong> 0,45 kg <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được làm<br />

ẩm 50% <strong>bằng</strong> hơi nước, sau đó cho tiếp xúc trực tiếp với propan lỏng trong bình áp suất ở<br />

80 o C và áp suất là 300 atm cùng tốc độ dòng là 38 kg/h, quá trình được thực hiện liên tục<br />

trong 16 giờ. Tiếp đó, dịch chiết được đưa đến một bể lọc <strong>bằng</strong> than hoạt tính để <strong>tách</strong><br />

<strong>caffeine</strong> khỏi dịch chiết và dịch chiết tiếp tục được bơm tuần hoàn lại bình áp suất ban đầu.<br />

<strong>Nghiên</strong> <strong>cứu</strong> này đã cho hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> đến 97,20%. [13]<br />

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết<br />

Trong suốt quá trình chiết, hiệu suất và chất lượng chiết của mẫu nguyên liệu chịu<br />

ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> chiết, thời gian chiết, nhiệt độ chiết, độ mịn của<br />

nguyên liệu, tỉ lệ nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong>, độ ẩm nguyên liệu… [20]<br />

- Dung <strong>môi</strong> chiết<br />

Dung <strong>môi</strong> là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu suất của quá trình<br />

chiết. Qua nhiều nghiên <strong>cứu</strong> cho thấy, khi chiết những hợp chất khác nhau thì ta cần chọn<br />

23


những loại <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> chiết khác nhau cho phù hợp với đặc điểm và tính chất của hợp chất<br />

đó. Các yếu tố của <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> ảnh hưởng đến quá trình chiết là:<br />

Độ phân cực: Dung <strong>môi</strong> ít hoặc không phân cực dễ hòa tan các chất không phân cực<br />

và khó hòa tan các chất phân cực. Ngược lại, <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> phân cực thì dễ hòa tan các chất<br />

phân cực và khó hòa tan các chất không phân cực.<br />

Độ nhớt và sức căng bề mặt: Dung <strong>môi</strong> <strong>có</strong> độ nhớt và sức căng bề mặt <strong>cà</strong>ng thấp thì<br />

<strong>cà</strong>ng dễ thấm vào dược liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chiết xuất và ngược lại.<br />

- Nhiệt độ chiết<br />

Theo công thức tính hệ số khuếch tán của Einstein, khi nhiệt độ chiết tăng thì hệ số<br />

khuếch tán tăng, lượng chất khuếch tán cũng tăng lên. Mặc khác khi nhiệt độ chiết tăng thì<br />

độ nhớt của <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> giảm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chiết. Tuy nhiên, khi nhiệt<br />

độ tăng sẽ gây bất lợi cho quá trình chiết xuất trong các trường hợp sau:<br />

Đối với những hợp chất kém bền ở nhiệt độ cao: nhiệt độ tăng cao sẽ gây phá hủy<br />

một số hoạt chất như <strong>vi</strong>tamin, alkaloids…<br />

Đối với tạp chất: Khi nhiệt độ tăng, độ tan của tạp chất tăng, dẫn tới dịch chiết sẽ bị<br />

lẫn nhiều tạp chất. Nhất là đối với một số tạp chất như gôm, chất nhầy…khi nhiệt độ tăng<br />

sẽ bị trương nở, tinh bột bị hồ hóa, độ nhớt của dịch chiết sẽ bị tăng gây khó khăn trong<br />

quá trình chiết xuất, tinh chế.<br />

Đối với <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> dễ bay hơi <strong>có</strong> nhiệt độ sôi thấp: Khi tăng nhiệt độ thì <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> dễ<br />

bị hao hụt.<br />

Đối với một số chất đặc biệt <strong>có</strong> quá trình hòa tan tỏa nhiệt: Khi nhiệt độ tăng, độ tan<br />

của chúng giảm. Do đó để tăng độ tan thì cần giảm nhiệt độ.<br />

Vì vậy, tùy <strong>từ</strong>ng trường hợp mà ta lựa chọn nhiệt độ chiết cho phù hợp để đạt được<br />

hiệu suất chiết là cao nhất.<br />

- Thời gian chiết<br />

Khi bắt đầu chiết, các chất <strong>có</strong> phân tử lượng nhỏ thường là hoạt chất sẽ được hòa tan<br />

và khuếch tán vào <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> trước, sau đó mới đến các chất <strong>có</strong> phân tử lượng lớn như các<br />

24


tạp chất. Do đó, nếu thời gian chiết ngắn thì dược liệu sẽ không kịp hòa tan hết vào <strong>dung</strong><br />

<strong>môi</strong>, nhưng nếu thời gian chiết quá dài thì dịch chiết sẽ bị lẫn nhiều tạp, gây bất lợi cho quá<br />

trình tinh chế và bảo quản. Tóm lại cần phải lựa chọn thời gian chiết xuất sao cho phù hợp<br />

với thành phần dược liệu, <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> và <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> chiết xuất…<br />

- Kích thước nguyên liệu<br />

Khi kích thước nguyên liệu thô quá lớn, <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> khó thấm ướt vào nguyên liệu,<br />

hoạt chất khó hòa tan vào <strong>dung</strong> <strong>môi</strong>. Khi độ mịn nguyên liệu tăng lên, bề mặt tiếp xúc giữa<br />

nguyên liệu và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> tăng lên, theo định luật Fick, lượng chất khuếch tán vào <strong>dung</strong> <strong>môi</strong><br />

sẽ tăng lên, do đó thời gian chiết xuất sẽ nhanh hơn.<br />

Tuy nhiên, trong thực tế nếu xay nguyên liệu quá mịn sẽ gây ra bất lợi cho quá trình<br />

chiết như:<br />

Bột nguyên liệu sẽ bị dính bết với nhau khi ngâm vào <strong>dung</strong> <strong>môi</strong>, tạo thành dạng bột<br />

nhão, vón cục nên khi rút dịch chiết, dịch chiết bị chảy chậm hoặc không chảy.<br />

Khi bột dược liệu quá mịn, nhiều tế bào thực vật bị phá hủy, dịch chiết bị lẫn nhiều<br />

tạp chất, gây khó khăn cho quá trình tinh chế, bảo quản.<br />

Vì vậy tùy <strong>từ</strong>ng trường hợp, tùy vào nguyên liệu, <strong>dung</strong> <strong>môi</strong>, <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> chiết<br />

xuất…mà ta chọn độ mịn nguyên liệu sao cho phù hợp:<br />

Đối với nguyên liệu mỏng như hoa, lá, cây cỏ… hoặc đối với những nguyên liệu<br />

chứa nhiều chất nhầy, chất nhựa, chất keo…thì không nên xay nguyên liệu quá mịn. Đối<br />

với nguyên liệu rắn chắc như: <strong>hạt</strong>, rễ, thân gỗ…cần phải xay mịn hơn.<br />

Nếu dùng <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> dễ hòa tan tạp chất thì không nên xay nguyên liệu quá mịn.<br />

Đối với trường hợp chiết xuất ở nhiệt độ cao, cũng không nên xay mịn để tránh đưa<br />

nhiều tạp chất vào dịch chiết.<br />

- Tỉ lệ nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong><br />

Tỉ lệ nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>có</strong> ảnh hưởng đến điều kiện khuếch tán các chất <strong>từ</strong> trong<br />

tế bào ra ngoài <strong>dung</strong> <strong>môi</strong>. Nếu tỉ lệ nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> thấp thì tốc độ khuếch tán của<br />

các chất nhanh nhưng hiệu suất chiết chậm. Ngược lại, thì hiệu suất chiết cao nhưng sẽ gặp<br />

25


khó khăn trong quá trình thu hồi <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> và tốn <strong>dung</strong> <strong>môi</strong>.<br />

- Độ ẩm nguyên liệu<br />

Nếu độ ẩm trong nguyên liệu cao thì phần nước trong nguyên liệu sẽ tác dụng với<br />

các protein háo nước khác, ngăn cản sự dịch chuyển của <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> thấm sâu vào tế bào<br />

nguyên liệu làm cho sự khuếch tán diễn ra chậm, <strong>từ</strong> đó làm chậm quá trình chiết <strong>tách</strong>.<br />

26


CHƯƠNG 2:<br />

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />

2.1. Đối tượng nghiên <strong>cứu</strong><br />

Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối (coffea canephora) <strong>có</strong> nguồn gốc <strong>từ</strong> Đắc Lắc.<br />

Hình 2. 1. Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối<br />

2.2. Dụng cụ - hóa chất – thiết bị<br />

2.2.1. Dụng cụ<br />

- Bình cầu Isolab, Đức.<br />

- Cốc thủy tinh.<br />

- Phễu thủy tinh.<br />

- Phễu chiết Isolab, Đức.<br />

- Bản mỏng silicagel.<br />

- Ống mao quản.<br />

- Cuvet thủy tinh.<br />

2.2.2. Thiết bị<br />

- Hệ thống <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong>, NN-ST651M, Trung Quốc.<br />

- Máy cô quay chân không, IKARV 10 Digital V, Trung Quốc.<br />

- Cân phân tích, Ohaus Pioneer 410g, d = 1mg.<br />

27


- Máy lắc ngang, Unitwist 400, Đức.<br />

- Lò nung 30-3000 o C, Nabertherm, Đức.<br />

- Máy quang phổ hồng ngoại, Bruker Alpha, Đức.<br />

- Máy quang phổ tử ngoại khả kiến UV-Vis DR6000, Mỹ.<br />

- Bếp điện.<br />

2.2.3. Hóa chất<br />

- Chloroform, Việt Nam.<br />

- Ethyl acetate, Việt Nam.<br />

- Natri sulfat, Xilong.<br />

- Kali bromua, Merck.<br />

- Caffeine, Himedia.<br />

Bảng 2. 1. Tính chất một số <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> hữu cơ [21]<br />

Dung <strong>môi</strong> CTPT KLPT<br />

Nhiệt<br />

độ sôi<br />

( o C)<br />

Điểm<br />

nóng<br />

chảy<br />

( o C)<br />

Tỉ trọng<br />

(g/mL)<br />

Độ hòa<br />

tan<br />

trong<br />

nước<br />

(g/100g)<br />

Acetone C3H6O 58,08 56,2 -94,3 0,786 Có thể<br />

trộn lẫn<br />

Chloroform CHCl3 119,38 61,7 -63,7 1,498 0,795<br />

Ethanol C2H5OH 46,07 78,5 -114,1 0,789 Có thể<br />

trộn lẫn<br />

Ethylacetate C4H8O2 88,11 77 -83,6 0,895 8,7<br />

Methylene<br />

chloride<br />

CH2Cl2 84,93 39,8 -96,7 1,326 1,32<br />

Nước H2O 18,02 100 0 0,998 --<br />

2.3. Phương <strong>pháp</strong> nghiên <strong>cứu</strong><br />

2.3.1. Sơ đồ thực nghiệm<br />

28


Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

Trích <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong><br />

Lọc thu dịch chiết<br />

Chiết lỏng lỏng<br />

Làm khan<br />

Cô quay thu hồi <strong>dung</strong> <strong>môi</strong><br />

Caffeine thô<br />

Tinh chế<br />

CAFFEINE<br />

Hình 2. 2. Sơ đồ thực nghiệm<br />

Thuyết minh quy trình<br />

(1) Xử lý nguyên liệu<br />

Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối được thu mua tại Đắc Lắc, các <strong>hạt</strong> được chọn lựa <strong>có</strong> kích thước đồng<br />

đều, chiều dài khoảng 1 cm và chiều rộng 0,7 cm. Sau đó được phơi nắng 4 giờ và bảo quản<br />

ở nơi thoáng mát.<br />

(2) Trích <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong><br />

Nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> được cho vào bình cầu đặt trong hệ thống <strong>trích</strong><br />

<strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> và thực hiện khảo sát các điều kiện <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> như dưới đây:<br />

29


Dung <strong>môi</strong>: Nước và Ethyl acetate.<br />

Tỉ lệ nguyên liệu và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là 1:15; 1:20; 1:25 và 1:30 (g/ml).<br />

Công suất của hệ thống <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong>: 400W; 600W và 800W.<br />

Thời gian: 20 phút, 30 phút và 40 phút (thời gian bức xạ là 15 giây, khoảng<br />

cách giữa các lần bức xạ là 45 giây).<br />

Hình 2. 3. Hệ thống <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong><br />

(3) Chiết lỏng – lỏng<br />

Sau khi <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>bằng</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong>, ta thực hiện chiết lỏng lỏng để <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> ra khỏi<br />

dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong>.<br />

Đối với dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> <strong>bằng</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là nước thì tiếp tục được chiết<br />

lỏng lỏng với chloroform với tỉ lệ chloroform : dịch chiết là 1:1 (v/v) để <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> khỏi<br />

dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong>.<br />

Đối với dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> <strong>bằng</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là ethyl acetate không thực<br />

hiện chiết lỏng lỏng với chloroform mà tiếp tục thực hiện đến bước cô quay thu hồi <strong>dung</strong><br />

<strong>môi</strong>.<br />

30


(4) Làm khan<br />

Hình 2. 4. Chiết lỏng lỏng <strong>bằng</strong> chloroform<br />

Dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> sau khi được chiết lỏng lỏng với chloroform tiếp tục được làm khan<br />

<strong>bằng</strong> Na2SO4 để loại bỏ lượng nước còn lại trong dịch chiết.<br />

Hình 2. 5. Làm khan<br />

(5) Cô quay thu hồi <strong>dung</strong> <strong>môi</strong><br />

Dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> sau khi làm khan với Na2SO4 được cô quay để loại bỏ <strong>dung</strong> <strong>môi</strong>.<br />

Đối với dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> của <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> <strong>bằng</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là nước thì cô quay ở điều<br />

kiện áp suất là 115 mbar, số vòng quay là 50 rpm ở nhiệt độ 45 o C.<br />

31


Đối với dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> của <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> <strong>bằng</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là ethyl acetate thì cô quay<br />

ở điều kiện áp suất là 115 mbar, số vòng quay là 40 rpm ở nhiệt độ là 40 o C.<br />

(6) Tinh chế <strong>caffeine</strong><br />

Hình 2. 6. Hệ thống cô quay chân không<br />

Caffeine được tinh chế <strong>bằng</strong> <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> kết tinh trong <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> ethyl acetate.<br />

Caffeine thô được hòa tan hoàn toàn trong <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> ethyl acetate. Sau đó <strong>dung</strong> dịch được<br />

làm nguội <strong>từ</strong> <strong>từ</strong> thì <strong>caffeine</strong> sẽ kết tinh, tiếp đó lọc để thu tinh thể. Cuối cùng sấy <strong>caffeine</strong><br />

tinh thể ở 40 o C đến khối lượng không đổi thì ta thu được <strong>caffeine</strong> tinh chế.<br />

Hình 2. 7. Caffeine tinh chế<br />

32


2.3.2. Phương <strong>pháp</strong> xác định độ ẩm<br />

Nguyên tắc: Dùng nhiệt làm bay hơi nước <strong>có</strong> trong nguyên liệu. Từ chênh lệch khối<br />

lượng của mẫu lúc trước và sau khi sấy tính được độ ẩm của nguyên liệu.<br />

Cách tiến hành: Lấy cốc sứ sạch đem sấy ở 105 o C cho đến khi khối lượng không<br />

đổi. Để nguội trong bình hút ẩm và cân khối lượng chính xác đến ±0,0001g. Sau đó cho<br />

vào cốc 3-5g mẫu. Cân tất cả trên cân phân tích với độ chính xác như trên. Cho cốc <strong>có</strong> chứa<br />

mẫu vào tủ sấy ở 105±2 o C, sấy cho đến khi khối lượng không đổi. Sấy xong, làm nguội<br />

trong bình hút ẩm và đem cân ở cân phân tích với độ chính xác như trên. Cho lại vào tủ sấy<br />

105±2 o C trong 30 phút, lấy ra và làm như trên tới khi khối lượng không đổi. Kết quả giữa<br />

ba lần cân liên tiếp không cách nhau quá 0,0005 g cho mỗi gam mẫu thử.<br />

Trong đó:<br />

Tính kết quả: X (%) = m 1−m 2<br />

m 1 −m 0<br />

* 100%<br />

X (%): Phần trăm độ ẩm của mẫu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>.<br />

mo: là khối lượng cốc cân (g).<br />

m1: khối lượng cốc cân và mẫu trước khi sấy (g)<br />

m2: khối lượng cốc cân và mẫu sau khi sấy (g)<br />

Sai lệch giữa ba lần xác định không được lớn hơn 0,5%.<br />

Kết quả cuối cùng là trung bình của ba lần xác định.<br />

Tính chính xác đến 0,01%.<br />

2.3.3. Phương <strong>pháp</strong> xác định hàm lượng tro<br />

Nguyên tắc: ở nhiệt độ 550 – 600 o C các chất hữu cơ trong mẫu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> nguyên<br />

liệu sau khi sấy bị phân hủy hoàn toàn thành tro (khoáng). Phần tro còn lại đem cân và tính<br />

ra phần trăm khối lượng của tro <strong>có</strong> trong mẫu nguyên liệu.<br />

33


Cách tiến hành: Nung chén sứ đã rửa sạch ở lò nung 550 – 600 o C đến khối lượng<br />

không đổi, để nguội trong bình hút ẩm và cân trên cân phân tích chính xác đến 0,0001 g.<br />

Cho vào chén sứ khoảng 5g mẫu. Cân tất cả <strong>bằng</strong> cân phân tích với độ chính xác như trên.<br />

Cho tất cả vào lò nung và nâng nhiệt độ <strong>từ</strong> <strong>từ</strong> cho đến 550 – 600 o C. Nung cho đến tro trắng<br />

xám n<strong>hạt</strong>, nghĩa là đã loại hết các chất hữu cơ. Để nguội trong bình hút ẩm và cân đến độ<br />

chính xác như trên. Tiếp tục nung thêm ở nhiệt độ trên trong 30 phút rồi để nguội trong<br />

bình hút ẩm và cân cho đến khối lượng không đổi.<br />

Tính kết quả: X (%) = G 2−G 0<br />

G 1 −G 0<br />

∗ 100%<br />

Trong đó:<br />

X: hàm lượng tro của nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> (%).<br />

Go: trọng lượng cốc sứ (g).<br />

G1: trọng lượng cốc và mẫu trước khi nung (g).<br />

G2: trọng lượng cốc và mẫu sau khi nung (g).<br />

Sai lệch giữa ba lần xác định không được lớn hơn 0,5%.<br />

Kết quả cuối cùng là trung bình của ba lần xác định.<br />

Tính chính xác đến 0,01%.<br />

2.3.4. Phương <strong>pháp</strong> xác định hàm lượng <strong>caffeine</strong> trong nguyên liệu<br />

Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được xay nhỏ và sau đó được <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>bằng</strong> nước cất với tỉ lệ nguyên liệu<br />

và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là 1:30 trong 9 giờ ở 100 o C. Dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> thu được sau đó được chiết lỏng<br />

lỏng với chloroform để <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> và tiếp tục được làm khan <strong>bằng</strong> Na2SO4. Sau đó, dịch<br />

chiết <strong>caffeine</strong> được cô quay chân không để thu <strong>caffeine</strong>. Cuối cùng mẫu <strong>caffeine</strong> được sấy<br />

40 o C đến khối lượng không đổi. Hàm lượng <strong>caffeine</strong> trong nguyên liệu được tính như sau:<br />

%<strong>caffeine</strong><br />

= m CF<br />

m NL<br />

∗ 100%<br />

34


Trong đó:<br />

%<strong>caffeine</strong> là hàm lượng <strong>caffeine</strong> trong nguyên liệu.<br />

mCF là khối lượng <strong>caffeine</strong> tinh chế thu được.<br />

mNL là khối lượng nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>.<br />

2.3.5. Phương <strong>pháp</strong> tính hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Các mẫu nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> sau khi được <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> với sự <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> của <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> ở các<br />

điều kiện khảo sát khác nhau thu được dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong>, sau đó được chiết lỏng lỏng với<br />

chloroform để <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> và tiếp tục được làm khan <strong>bằng</strong> Na2SO4. Dịch chiết <strong>caffeine</strong><br />

được cô quay chân không để thu <strong>caffeine</strong> Cuối cùng mẫu <strong>caffeine</strong> được sấy 40 o C đến khối<br />

lượng không đổi. Hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> được tính như sau:<br />

H =<br />

m<br />

m 0<br />

∗ 100%<br />

Trong đó:<br />

H là hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong>.<br />

m là khối lượng <strong>caffeine</strong> tinh chế sau <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> thu được.<br />

m0 là khối lượng <strong>caffeine</strong> trong nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>.<br />

2.3.6. Phương <strong>pháp</strong> sắc ký bản mỏng (TLC)<br />

Sắc ký bản mỏng (TLC) là sắc ký hấp phụ được tiến hành trên một bản mỏng, chất<br />

hấp phụ là silicagel. Bản mỏng chạy sắc ký (10 cm x 3 cm) kẻ mỗi đầu mút 0,5 cm.<br />

Đối với <strong>caffeine</strong>, <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> phù hợp để chạy sắc ký bản mỏng là hệ <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là<br />

Ethyl acetate: Ethanol 9:1 (v/v).<br />

Cách tiến hành: Dùng ống mao quản, hút một lượng mẫu rồi chấm lên bản mỏng,<br />

khoảng cách của vết chấm lên bờ dưới khoảng 0,5 cm, cách bờ hai bên bản mỏng 1 cm. Độ<br />

lớn của vết chấm <strong>cà</strong>ng nhỏ, sự <strong>tách</strong> <strong>cà</strong>ng tốt. Cafffeine được xác định dưới ánh sáng tia cực<br />

tím <strong>có</strong> bước <strong>sóng</strong> là 254 nm và sau đó xác định hệ số di chuyển Rf. [24]<br />

35


2.3.7. Phương <strong>pháp</strong> quang phổ hồng ngoại FTIR<br />

Nguyên lý: Phương <strong>pháp</strong> quang phổ hồng ngoại FTIR (Fourrier Transformation<br />

Infrared) hoạt động dựa trên sự hấp thụ bức xạ hồng ngoại của vật chất cần nghiên <strong>cứu</strong>.<br />

Chùm tia hồng ngoại phát ra <strong>từ</strong> nguồn được <strong>tách</strong> ra hai phần, một đi qua mẫu và một đi qua<br />

<strong>môi</strong> trường đo – tham chiếu (<strong>dung</strong> <strong>môi</strong>) rồi được bộ tạo đơn sắc <strong>tách</strong> thành <strong>từ</strong>ng bức xạ <strong>có</strong><br />

tần số khác nhau và chuyển đến detector. Detector sẽ so sánh cường độ hai chùm tia và<br />

chuyển thành tín hiệu điện <strong>có</strong> cường độ tỉ lệ với phần bức xạ đã bị hấp thu bởi mẫu. Dòng<br />

điện này <strong>có</strong> cường độ rất nhỏ nên phải nhờ bộ khuếch đại tăng lên nhiều lần trước khi<br />

chuyển sang bộ phận tự ghi vẽ lên bản phổ hoặc đưa vào máy tính xử lý số liệu rồi in ra<br />

phổ. [27] Cách tiến hành: Phổ hồng ngoại thu được <strong>bằng</strong> cách sử dụng phổ kế FTIR và chất<br />

mang là KBr. Quy trình thực hiện gồm nghiền mẫu <strong>caffeine</strong> tinh chế cùng với KBr, nén bột<br />

vào đĩa đo <strong>bằng</strong> máy nén. Mẫu được đặt trong đường dẫn ánh sáng với dãi quét được giữ<br />

<strong>từ</strong> 4000 cm -1 đến 400 cm -1 .<br />

2.3.8. Phương <strong>pháp</strong> quang phổ hấp thụ UV-Vis<br />

Nguyên lý: Phổ hấp thụ của vật chất chủ yếu là năng lượng ánh sáng của một số<br />

bước <strong>sóng</strong> cụ thể trong ánh sáng tới hấp thụ bởi các phân tử và nguyên tử trong vật chất và<br />

kết quả chuyển đổi của mức năng lượng rung động phân tử và sự chuyển tiếp của mức năng<br />

lượng electron đã xảy ra tương ứng. Sự hấp thụ năng lượng ánh sáng sẽ không giống nhau<br />

bởi vì các vật liệu khác nhau <strong>có</strong> cấu trúc phân tử khác nhau. Do đó, mỗi chất <strong>có</strong> đường cong<br />

phổ hấp thụ cố định duy nhất, <strong>có</strong> thể dựa trên phổ hấp thụ của một số bước <strong>sóng</strong> đặc trưng<br />

ở độ cao của độ hấp thụ để xác định hoặc xác định hàm lượng chất, là cơ sở của phân tích<br />

định tính và định lượng quang phổ. Phân tích quang phổ là một <strong>phương</strong> tiện hiệu quả để<br />

nghiên <strong>cứu</strong> thành phần, cấu trúc và sự tương tác giữa các chất theo phổ hấp thụ của các<br />

chất. [30]<br />

Cách tiến hành: Caffeine tinh chế được hòa tan <strong>bằng</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> chloroform. Phổ hấp<br />

thụ UV-Vis của <strong>caffeine</strong> pha trong chloroform nói trên được ghi trên thiết bị quang phổ tử<br />

36


ngoại khả kiến DR 6000 trong dải bước <strong>sóng</strong> 200 – 500nm, sử dụng cuvet thủy tinh và <strong>dung</strong><br />

<strong>môi</strong> chloroform tương ứng làm <strong>dung</strong> dịch mẫu trắng. [36]<br />

2.3.9. Quy trình chế biến <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf<br />

Quy trình sản xuất <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf được bố trí theo sơ đồ sau đây:<br />

Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

Trích <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong><br />

Lọc dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Hấp phụ với than hoạt tính<br />

Dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Thu dịch chiết<br />

Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

Trích <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong><br />

Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> đã <strong>tách</strong><br />

<strong>caffeine</strong><br />

Sấy khô<br />

Rang<br />

Xay<br />

Cà <strong>phê</strong> Decaf<br />

Hình 2. 8. Quy trình chế biến <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf<br />

37


Thuyết minh quy trình:<br />

(1) Nguyên liệu<br />

Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối được thu mua tại Đắc Lắc, các <strong>hạt</strong> được chọn lựa <strong>có</strong> kích thước đồng<br />

đều, chiều dài khoảng 1 cm và chiều rộng 0,7 cm. Sau đó được phơi nắng 4 giờ và bảo quản<br />

ở nơi thoáng mát.<br />

(2) Trích <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong><br />

Cho 20 gam <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> cùng với 500 ml nước cất vào bình cầu được đặt trong hệ<br />

thống <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong>, thực hiện <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> trong 40 phút ở công<br />

suất của lò <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> là 800 W.<br />

(3) Lọc dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Sau khi <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong>, tiến hành lọc thu dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> đó và loại bỏ <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong><br />

<strong>phê</strong> đã <strong>trích</strong> <strong>ly</strong>.<br />

(4) Hấp phụ với than hoạt tính<br />

Cho 6 gam than hoạt tính vào dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> và thực hiện lắc 200 vòng/ phút trong 30<br />

phút. Sau khi lắc với than hoạt tính, <strong>caffeine</strong> được được hấp phụ bởi than hoạt tính, dịch<br />

chiết chỉ còn chứa thành phần hương vị của <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>.<br />

(5) Lọc thu dịch<br />

Ta thực hiện lọc lấy dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> đã được <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong>.<br />

(6) Trích <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong><br />

Cho một mẻ <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> mới vào dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> không chứa <strong>caffeine</strong> nói trên và thực<br />

hiện <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> của <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> trong 40 phút ở công suất của lò <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> là 800 W với tỉ<br />

lệ nguyên liệu và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là 1:25(g/ml).<br />

Caffeine trong <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> sẽ được hòa tan trong dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> và các phân tử hương<br />

vị của <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> sẽ được giữ lại vì dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> đã bão hòa với các phân tử hương vị của<br />

<strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> lần <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> đầu.<br />

38


Dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> sẽ tiếp tục được đưa tuần hoàn quay về hấp thụ than hoạt tính để loại<br />

bỏ <strong>caffeine</strong> vừa <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> được ra khỏi dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong>. Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> sau quá trình <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> sẽ được<br />

tiếp tục tiến hành sấy khô.<br />

(7) Sấy khô<br />

Sau khi <strong>trích</strong> <strong>ly</strong>, <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được thu lại và phơi nắng để sấy khô trong 4 giờ. Sau đó,<br />

<strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được bảo quản nơi thoáng mát.<br />

(8) Rang<br />

Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> sau khi được sấy khô và bảo quản nơi thoáng mát tiếp tục được rang<br />

khoảng 5 phút ở nhiệt độ là 220 o C với tốc độ rang là 30 vòng/ phút.<br />

(9) Xay<br />

Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> sau khi rang được bảo quản kín khí trong 48 giờ để ổn định hương vị.<br />

Sau đó, <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được xay nhỏ <strong>bằng</strong> máy xay <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> chuyên dụng, ta thu được bột <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

Decaf.<br />

2.3.10. Phương <strong>pháp</strong> đánh giá cảm quan<br />

Đánh giá cảm quan sản phẩm ta tiến hành xây dựng thang điểm cho các chỉ tiêu của<br />

sản phẩm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf dựa theo: sản phẩm thực phẩm - phân tích cảm quan - <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong><br />

cho điểm theo tiêu chuẩn TCVN 3215 - 79. Theo tiêu chuẩn TCVN 3215 - 79 sử dụng hệ<br />

20 điểm dựa trên một thang thống nhất <strong>có</strong> 6 bậc (<strong>từ</strong> 0 tới 5) và điểm 5 cao nhất cho mỗi chỉ<br />

tiêu. Áp dụng để kiểm tra tất cả các chỉ tiêu cảm quan như màu sắc, mùi và vị của sản phẩm<br />

<strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf. Hội đồng đánh giá cảm quan gồm 5 người, các cảm quan <strong>vi</strong>ên điều <strong>có</strong> khả<br />

năng đánh giá cảm quan, <strong>có</strong> khả năng phân biệt cảm giác, kiến thức phân tích cảm quan và<br />

kiến thức chuyên môn tốt. Khi đánh giá mỗi cảm quan <strong>vi</strong>ên căn cứ kết quả ghi nhận được,<br />

đối chiếu với bản mô tả các chỉ tiêu và dùng số nguyên để cho điểm 0 tới 5. Điểm cảm quan<br />

tổng hợp được tính như sau:<br />

39


Trong đó:<br />

- Qi là điểm trung bình của chỉ tiêu i<br />

- Ki là hệ số quan trọng của chỉ tiêu thứ i<br />

Bảng 2. 2. Các mức chất lượng<br />

Mức<br />

Điểm<br />

Tốt 18,6 – 20,0<br />

Khá 15,2 – 18,5<br />

Trung bình 11,2 – 15,1<br />

Kém 7,2 – 11,3<br />

Rất kém 4,0 – 7,1<br />

Hỏng 0,0 – 3 , 9<br />

2.3.11. Phương <strong>pháp</strong> xử lý số liệu<br />

Mỗi thí nghiệm được thực hiện lặp lại ba lần. Kết quả của thí nghiệm được biểu diễn<br />

<strong>bằng</strong> giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Đồ thị được vẽ <strong>bằng</strong> phần mềm Microsoft Excel<br />

2013.<br />

40


CHƯƠNG 3:<br />

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />

3.1. Độ ẩm của nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

Kết quả xác định độ ẩm của nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối được thể hiện ở bảng 3.1.<br />

Bảng 3. 1. Độ ẩm của <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

Mẫu Độ ẩm (%)<br />

1 7,03<br />

2 7,03<br />

3 6,86<br />

Độ ẩm trung bình 6,98 ± 0,10<br />

Hàm lượng nước chứa trong nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> thấp, dưới 10% tạo điều kiện<br />

thuận lợi cho <strong>vi</strong>ệc bảo quản và sử dụng làm nguyên liệu theo <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong><br />

<strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong>.<br />

3.2. Hàm lượng tro của nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

Kết quả xác hàm lượng tro (khoáng) của nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối được thể hiện ở<br />

bảng 3.2.<br />

Bảng 3. 2. Hàm lượng tro của <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

Mẫu Hàm lượng tro (%)<br />

1 3,84<br />

2 4,00<br />

3 3,74<br />

Độ ẩm trung bình 3,86 ± 0,13<br />

3.3. Hàm lượng <strong>caffeine</strong> trong nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong><br />

Kết quả hàm lượng tổng số <strong>caffeine</strong> của nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vối được thể hiện ở<br />

bảng 3.3.<br />

41


Bảng 3. 3. Hàm lượng <strong>caffeine</strong> trong nguyên liệu<br />

Khối lượng nguyên liệu<br />

<strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

(gam)<br />

Khối lượng <strong>caffeine</strong><br />

thu được<br />

(gam)<br />

Hàm lượng <strong>caffeine</strong> trong<br />

nguyên liệu<br />

(%)<br />

30,423 0,472 1,55<br />

3.4. Ảnh hưởng của các điều kiện <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

3.4.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Để khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> (w/v) đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong>,<br />

các quá trình <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> được thực hiện ở điều kiện cố định các thông số: công suất của lò <strong>vi</strong><br />

<strong>sóng</strong> là 800W và thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là 30 phút. Dung <strong>môi</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> được sử dụng là nước và<br />

ethyl acetate. Đây là hai <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> không độc hại, được phép sử dụng trong thực phẩm. Kết<br />

quả được thể hiện ở bảng 3.4. và hình 3.1.<br />

Bảng 3. 4. Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Tỉ lệ nguyên liệu/ <strong>dung</strong> <strong>môi</strong><br />

Hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> (%)<br />

(g/ml)<br />

Dung <strong>môi</strong> nước Dung <strong>môi</strong> ethyl acetate<br />

1:15 46,43% 9,00%<br />

1:20 67,19% 11,59%<br />

1:25 73,17% 16,10%<br />

1:30 67,57% 12,86%<br />

42


Hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> (%)<br />

90<br />

80<br />

70<br />

60<br />

50<br />

40<br />

30<br />

20<br />

10<br />

0<br />

67.19<br />

73.17<br />

67.57<br />

46.43<br />

9.00 11.59<br />

16.10<br />

12.86<br />

1:15 1:20 1:25 1:30<br />

Tỉ lệ nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> (g/ml)<br />

Dung <strong>môi</strong> nước<br />

Dung <strong>môi</strong> ethyl acetate<br />

Hình 3. 1. Biểu đồ ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> đến<br />

hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Kết quả thu được <strong>từ</strong> bảng 3.4 và hình 3.1 đã cho thấy khi <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>bằng</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong><br />

nước thì hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> cao hơn rất nhiều (khoảng 5 lần) so với <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> ethyl acetate.<br />

Kết quả này <strong>có</strong> thể được giải thích là do độ hòa tan của <strong>caffeine</strong> trong nước nóng tốt hơn<br />

trong <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> ethyl acetate. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên <strong>cứu</strong> được công bố<br />

bởi nhóm tác giả Ramalakshmi [18] . Tuy nhiên thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> được rút ngắn rất nhiều so<br />

với kết quả của nhóm nghiên <strong>cứu</strong> trên (30 phút so với 14 –16 giờ).<br />

Mặt khác, khi tăng tỉ lệ nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> thì hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> tăng. Ở tỉ lệ<br />

nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là 1:25 thì đạt hiệu suất tốt nhất. Đối với <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là nước<br />

<strong>có</strong> hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> là 73,17% và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là ethyl acetate <strong>có</strong> hiệu suất<br />

<strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> là 16,10%. Vì vậy tỉ lệ này được chọn để khảo sát ảnh hưởng của các yếu<br />

tố tiếp theo đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong>.<br />

3.4.2. Ảnh hưởng của công suất lò <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Để khảo sát ảnh hưởng của công suất lò <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong>, các quá trình<br />

<strong>trích</strong> <strong>ly</strong> được thực hiện cố định ở các thông số: tỉ lệ nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là 1:25 (g/ml) và<br />

thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là 30 phút. Dung <strong>môi</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> được sử dụng là nước và ethyl acetate. Kết<br />

43


Hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> (%)<br />

quả được thể hiện ở bảng 3.5. và hình 3.2.<br />

Bảng 3. 5. Ảnh hưởng của công suất lò <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Công suất<br />

Hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> (%)<br />

(W)<br />

Dung <strong>môi</strong> nước Dung <strong>môi</strong> ethyl acetate<br />

400 29,39% 10,96%<br />

600 62,35% 13,52%<br />

800 73,17% 16,10%<br />

90<br />

80<br />

70<br />

60<br />

50<br />

40<br />

30<br />

20<br />

10<br />

0<br />

73.17<br />

62.35<br />

29.39<br />

10.96 13.52 16.10<br />

400W 600W 800W<br />

Công suất (W)<br />

Dung <strong>môi</strong> nước<br />

Dung <strong>môi</strong> ethyl acetate<br />

Hình 3. 2. Biểu đồ ảnh hưởng của công suất lò <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Kết quả thu được <strong>từ</strong> bảng 3.5 và hình 3.2 đã cho thấy rằng khi công suất của lò <strong>vi</strong><br />

<strong>sóng</strong> tăng thì hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> cũng tăng đối với cả hai trường hợp <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>bằng</strong><br />

<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> nước và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> ethyl acetate.<br />

Khi công suất của lò <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> tăng thì khả năng phá vỡ các liên kết trong nguyên liệu<br />

tăng, làm cho quá trình khuếch tán của <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> vào trong nguyên liệu dễ dàng hơn. Do<br />

đó, hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> tăng.<br />

Ở công suất của lò <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> là 800 W cho hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> là tốt nhất. Đối<br />

với <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là nước <strong>có</strong> hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là 73,17% và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là ethyl<br />

44


acetate <strong>có</strong> hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là 16,10%. Ở công suất cao hơn 800 W <strong>có</strong> thể làm tăng hiệu<br />

suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong>. Tuy nhiên, ở công suất cao thì nhiệt độ tăng mạnh, điều này <strong>có</strong> thể dẫn đến sự<br />

phân hủy các hợp chất <strong>có</strong> giá trị trong <strong>dung</strong> dịch và làm một phần <strong>caffeine</strong> bị thăng hoa .<br />

Vì vậy, công suất 800 W là phù hợp cho các nghiên <strong>cứu</strong> tiếp theo.<br />

3.4.3. Ảnh hưởng của thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Để khảo sát ảnh hưởng của thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong>, các quá trình<br />

<strong>trích</strong> <strong>ly</strong> được thực hiện cố định ở các thông số: tỉ lệ nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là 1:25 (g/ml) và<br />

công suất của lò <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> là 800 W. Dung <strong>môi</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> được sử dụng là nước và ethyl acetate.<br />

Kết quả được thể hiện ở bảng 3.6. và hình 3.3.<br />

Bảng 3. 6. Ảnh hưởng của thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> (%)<br />

(phút)<br />

Dung <strong>môi</strong> nước Dung <strong>môi</strong> ethyl acetate<br />

20 45,88% 11,55%<br />

30 73,17% 16,10%<br />

40 83,87% 19,68%<br />

45


Hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> (%)<br />

100<br />

80<br />

73.17<br />

83.87<br />

60<br />

45.88<br />

40<br />

20<br />

11.55<br />

16.10<br />

19.68<br />

0<br />

20 phút 30 phút 40 phút<br />

Thời gian (phút)<br />

Dung <strong>môi</strong> nước<br />

Dung <strong>môi</strong> ethyl acetate<br />

Hình 3. 3. Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> đến hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Khi thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> tăng thì hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> tăng. Ở thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là<br />

40 phút cho hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là tốt nhất. Đối với <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là nước <strong>có</strong> hiệu suất<br />

<strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là 83,87% và <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là ethyl acetate <strong>có</strong> hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là 19,68%. Tuy<br />

nhiên không thể kéo dài thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> vì khi đó nhiệt độ tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến<br />

chất lượng sản phẩm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf. Vì vậy thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> 40 phút là phù hợp.<br />

3.5. Phân tích <strong>caffeine</strong><br />

Để xác định thành phần cấu trúc và mức độ tinh khiết của <strong>caffeine</strong> thu được sau quá<br />

trình <strong>trích</strong> <strong>ly</strong>, <strong>caffeine</strong> đã được tinh chế <strong>bằng</strong> <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> kết tinh trong <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> ethyl<br />

acetate và được phân tích đối chứng so với mẫu <strong>caffeine</strong> chuẩn (Himedia).<br />

3.5.1. Phương <strong>pháp</strong> sắc ký bản mỏng (TLC)<br />

Sử dụng hệ <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là Ethyl Acetate: Ethanol tỉ lệ 9:1 (v/v).<br />

Kết quả phân tích sắc ký bản mỏng của <strong>caffeine</strong> được thể hiện ở hình 3.4.<br />

46


Caffeine<br />

chuẩn<br />

Caffeine<br />

<strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Hình 3. 4. Sắc ký bản mỏng<br />

Caffeine được phát hiện dưới ánh sáng tia cực tím <strong>có</strong> bước <strong>sóng</strong> là 254 nm. Ta thu<br />

được hệ số di chuyển của hai mẫu cafffeine chuẩn và <strong>caffeine</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> giống nhau:<br />

R f = l<br />

l o<br />

= 4,6<br />

9 =0,51<br />

Kết quả phân tích cho thấy rằng, mẫu <strong>caffeine</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> và mẫu <strong>caffeine</strong> chuẩn đều <strong>có</strong><br />

giá trị hệ số di chuyển Rf như nhau. Ngoài ra, mẫu <strong>caffeine</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> chỉ hiển thị một vết trên<br />

bản mỏng silicagel. Kết quả này <strong>có</strong> thể cho phép nhận định mẫu <strong>caffeine</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> không <strong>có</strong><br />

lẫn tạp chất và <strong>có</strong> độ tinh khiết cao.<br />

3.5.2. Phương <strong>pháp</strong> quang phổ hồng ngoại FT-IR.<br />

3.5<br />

Kết quả phân tích mẫu <strong>caffeine</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>bằng</strong> phổ hồng ngoại được thể hiện ở hình<br />

47


Caffeine extraction<br />

Caffeine standard<br />

Hình 3. 5. Phổ hồng ngoại FTIR<br />

Từ kết quả ở hình 3.5 đã cho thấy phổ hồng ngoại FTIR của <strong>caffeine</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> hoàn<br />

toàn tương thích với phổ hồng ngoại của <strong>caffeine</strong> chuẩn. Trên phổ hồng ngoại xuất hiện<br />

các peak hấp thụ ở 2995cm -1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C-H trong nhóm<br />

N-CH3, 3114 cm -1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C-H trong nhóm -CH3, 1656<br />

cm -1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C=O trong nhóm cacbonyl liên kết với hai<br />

nguyên tử nito, 1634 cm -1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C=O trong nhóm<br />

cacbonyl liên kết với một nguyên tử nito và 1543 cm -1 đặc trưng cho dao động hóa trị của<br />

liên kết C=N.<br />

3.5.3. Phương <strong>pháp</strong> quang phổ hấp thụ UV-Vis<br />

Kết quả quang phổ hấp thụ UV-Vis của mẫu <strong>caffeine</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> và mẫu <strong>caffeine</strong> chuẩn<br />

được lần lượt thể hiện ở hình 3.6 và hình 3.7.<br />

48


Hình 3. 6. Phổ hấp thụ của <strong>caffeine</strong><br />

<strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

Hình 3. 7. Phổ hấp thụ của <strong>caffeine</strong><br />

chuẩn<br />

Từ kết quả của hình 3.6 và hình 3.7 đã cho thấy phổ hấp thụ của <strong>caffeine</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong><br />

bước <strong>sóng</strong> λmax = 293nm và phổ hấp thụ của <strong>caffeine</strong> chuẩn <strong>có</strong> bước <strong>sóng</strong> λmax = 296 nm.<br />

Kết quả trên đã cho thấy phổ hấp thụ của <strong>caffeine</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> giá trị tương đương phổ hấp<br />

thụ của <strong>caffeine</strong> chuẩn, <strong>caffeine</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> độ tinh khiết cao.<br />

3.6. Chế biến thử nghiệm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf<br />

3.6.1. Quá trình <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> ra khỏi <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>.<br />

Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> và nước cất được cho vào bình cầu đặt trong hệ thống <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong><br />

<strong>vi</strong> <strong>sóng</strong>. Thực hiện <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> <strong>từ</strong> <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> trong 40 phút ở công suất của lò <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong><br />

là 800 W với tỉ lệ nguyên liệu/<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là 1:25 (g/ml). Sau khi <strong>trích</strong> <strong>ly</strong>, dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> được<br />

lắc với than hoạt tính để hấp phụ <strong>caffeine</strong>. Sau đó tiếp tục lọc thu dịch thì ta được một <strong>dung</strong><br />

dịch chỉ chứa thành phần hương liệu của <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> mà không còn chứa <strong>caffeine</strong>.<br />

Dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> nói trên được tiếp tục cho vào bình cầu đặt trong hệ thống <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong><br />

<strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong> để <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>caffeine</strong> <strong>từ</strong> một mẻ <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> mới. Lúc này, dịch <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> đã được bão<br />

hòa với các thành phần hương vị của mẻ <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> đầu tiên nên hương vị trong mẻ <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> mới<br />

sẽ không bị hòa tan mà chỉ <strong>có</strong> thành phần <strong>caffeine</strong> trong <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> sẽ bị <strong>trích</strong> xuất ra dịch<br />

<strong>trích</strong> <strong>ly</strong>. Kết thúc quá trình, <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> vẫn đảm bảo được thành phần hương vị của nó. Thu<br />

<strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> đã <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> và phơi nắng để sấy khô trong 4 giờ, ta được nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong><br />

<strong>phê</strong> Decaf.<br />

49


Đánh giá và so sánh hai mẫu nguyên liệu của <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> đã <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> và <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong><br />

<strong>phê</strong> chưa <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> <strong>có</strong> đặc điểm tương đương nhau. Tuy <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> đã <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> <strong>có</strong><br />

màu đậm hơn <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> chưa <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> nhưng kích thước và mùi hương tương đương<br />

<strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> chưa <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong>.<br />

Hình 3. 8. Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> đã <strong>tách</strong><br />

<strong>caffeine</strong><br />

3.6.2. Quá trình rang xay<br />

Hình 3. 9. Hạt <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> chưa <strong>tách</strong><br />

<strong>caffeine</strong><br />

Nguyên liệu <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> đã <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> tiếp tục được rang khoảng 5 phút ở nhiệt độ<br />

là 220 o C với tốc độ quay là 30 vòng/ phút. Sau đó, <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> được bảo quản kín khí trong<br />

48 giờ để ổn định hương vị rồi cuối cùng xay với máy xay <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> chuyên dụng ta được sản<br />

phẩm bột <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf.<br />

Hình 3. 10. Bột <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf<br />

50


3.6.3. Đánh giá cảm quan sản phẩm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf<br />

Cho khoảng 20 gam bột <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf vào phin <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>, tiếp tục cho 10 ml nước sôi<br />

lên <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> và đợi 30 giây cho <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> nở đều. Sau khi <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> đã nở đều, cho tiếp 40 ml nước<br />

sôi vào. Chờ <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> rơi xuống đến khi hết nước. Ta được sản phẩm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf và tiếp<br />

tục đánh giá cảm quan sản phẩm. Kết quả đánh giá cảm quan được thể hiện ở bảng 3.7.<br />

Bảng 3. 7. Kết quả đánh giá cảm quan<br />

Chỉ tiêu Cà <strong>phê</strong> Decaf Cà <strong>phê</strong> thông thường<br />

Màu (HSTL = 0,7) 4,6 4,8<br />

Mùi (HSTL = 1,3) 4,2 4,4<br />

Vị (HSTL = 2,0) 3,6 3,8<br />

Tổng điểm 15,88 16,68<br />

Xếp loại Khá Khá<br />

Từ kết quả của bảng 3.7 cho thấy kết quả đánh giá cảm quan của <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf và <strong>cà</strong><br />

<strong>phê</strong> thông thường <strong>có</strong> giá trị tương đương nhau. Cà <strong>phê</strong> Decaf <strong>có</strong> màu nâu cánh gián đậm,<br />

trong và sánh; <strong>có</strong> mùi thơm đặc trưng của sản phẩm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> nguyên chất; <strong>có</strong> cả vị đắng ít và<br />

chua của sản phẩm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> nguyên chất.<br />

51


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />

Kết luận<br />

Đồ án đã đạt được những kết quả sau:<br />

- Xây dựng quy trình <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> <strong>từ</strong> <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> <strong>bằng</strong> <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong>.<br />

- Đánh giá một số đặc tính của nguyên liệu: độ ẩm của nguyên liệu, hàm lượng<br />

tro và hàm lượng <strong>caffeine</strong> trong nguyên liệu.<br />

- Xác định điều kiện thích hợp cho quy trình <strong>tách</strong> <strong>caffeine</strong> <strong>từ</strong> <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> <strong>bằng</strong><br />

<strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong>: <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là nước, tỉ lệ nguyên liệu và<br />

<strong>dung</strong> <strong>môi</strong> là 1:25 (g/ml), thời gian <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là 40 phút và công suất của hệ thống <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là<br />

800W thì thu được hiệu suất <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> là 83,87%.<br />

- Phân tích hóa lý sản phẩm <strong>caffeine</strong> sau <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>bằng</strong> các <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> sau:<br />

<strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> sắc ký bản mỏng TLC, <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> quang phổ hồng ngoại FT-IR, <strong>phương</strong><br />

<strong>pháp</strong> quang phổ hấp thụ UV-Vis, cho thấy <strong>caffeine</strong> thu được sau <strong>trích</strong> <strong>ly</strong> <strong>có</strong> độ tinh khiết<br />

cao.<br />

- Thử nghiệm chế biến và đánh giá cảm quan sản phẩm Decaf. Sản phẩm được<br />

đánh giá xếp loại khá.<br />

Kiến nghị<br />

- Cần quy hoạch thực nghiệm để tối ưu hóa các yếu tố của quá trình <strong>trích</strong> <strong>ly</strong>.<br />

- Tiến hành nghiên <strong>cứu</strong> thêm hệ <strong>dung</strong> <strong>môi</strong> <strong>hỗ</strong>n hợp.<br />

- <strong>Nghiên</strong> <strong>cứu</strong> thêm quy trình tinh chế <strong>caffeine</strong> để thu <strong>caffeine</strong> tinh khiết vì đây<br />

là một sản phẩm <strong>có</strong> giá trị.<br />

- Ngoài đánh giá cảm quan sản phẩm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf thì cần tiếp tục đánh giá các<br />

thành phần dinh dưỡng còn lại trong <strong>hạt</strong> <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf.<br />

52


TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />

(1) Tài liệu tiếng Việt<br />

[1] Đoàn Thị Ngọc Bích, (2016), “Xác định đồng thời thành phần <strong>caffeine</strong>,<br />

theobromine và theophylline trong một số loại chè phân bố ở miền Bắc Việt Nam”, Đại<br />

học Khoa học tự nhiên, Hà Nội.<br />

[2] Nguyễn Thành Chương, (2015), “Nguồn gốc và một số giống <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> tại<br />

Việt Nam”, Trung tâm sản xuất và cung cấp giống cây trồng Eakamat.<br />

[3] Nguyễn Thị Hiền, (2010), “Công nghệ sản xuất ca cao, <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>, chè”, Nhà<br />

xuất bản Lao động.<br />

[4] Xuân Hiền, Hoàng Long, (<strong>2018</strong>), “Gia tăng giá trị cho sản phẩm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong>”,<br />

báo Nhân Dân.<br />

[5] Hoàng Thị Thu Thảo, (2016), “Tách chiết và tinh chế hợp chất thiên<br />

nhiên”, Đại học Nha Trang.<br />

[6] Hoàng Thanh Tiệm, (1999), “Cây <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Việt Nam” Nhà xuất bản Nông<br />

nghiệp, Hà Nội.<br />

(2) Tài liệu tiếng Anh<br />

[7] Abebe Belay, Kassahun Ture, Mesfin Redi, Araya Asfaw, (2008),<br />

“Measurement of <strong>caffeine</strong> in coffee beans with UV/<strong>vi</strong>s spectrometer”, Food Chemistry,<br />

108, pp.310 - 315.<br />

[8] Beaulac-Bailargeon, L. and Desrosiers, C., (1987), “Caffeine- Cigarette<br />

Interaction on Fetal Growth”. American Journal of Obstetrics & Gynecology, 157, pp.1236<br />

- 1240.<br />

[9] Gehring, M., Vitzthum, O., and Wienges, H., (1984), “Decaffeination of roast<br />

coffee”, German Federal Republic Patent Application.<br />

[10] George SE, Ramalakshmi K, Mohan Rao LJ., (2008), “A perception on health<br />

benefits of coffee”, Crit Rev Food Sci Nutr, 48 (5), pp.464-86.<br />

[11] Jan Rydberg, Michael Cox, Claude Musikas, (2004), “Solvent Extraction<br />

Principles and Practice, Re<strong>vi</strong>sed and Expanded”, CRC Press.<br />

[12] Jensen W.B., (2007), “The Origin of the Soxhlet Extractor” 84(12), pp.1913.<br />

53


[13] Katz, S. N., Spence, J. E., O’Brien, M. J., Skiff, R. H., Vogel, G. J., và Prasad,<br />

R., (1991). “Decaffeination of coffee”, General Foods Corporation.<br />

[14] Landete JM, (2012), “Updated knowledge about po<strong>ly</strong>phenols: functions,<br />

bioavailability, metabolism, and health.” Crit Rev Food Sci Nutr, 52 (10), pp.936-48.<br />

[15] McHugh M.A. và Krukonis V.J., (2013), “Supercritical Fluid Extraction<br />

(Second Edition)”, Butterworth-Heinemann, Boston.<br />

[16] Pan X., Niu G., và Liu H., (2003), “Microwave-assisted extraction of tea<br />

po<strong>ly</strong>phenols and tea <strong>caffeine</strong> from green tea leaves”. Chem Eng Process Process Intensif,<br />

42(2), pp.129–133.<br />

[17] R. Shinde, (2017), “Extraction of Caffeine from Coffee and preparation of<br />

Anacin drug”, International Journal of Engineering Research and Technology.<br />

[18] Ramalakshimi, K., Nagalakshimi, S., vaf Raghavan, B., (1996),<br />

“Decafffeination of coffee using ethyl acetate”. Central Food Technological Research<br />

Institute.<br />

[19] Sadzuka, Y., Iwwazaki, A., Miyagshima, Y., Nozawa, Y.and Hirota, S.J.,<br />

(1995), “Caffeine- Biochemcal Modulator of Axdriamycin”, Cancer Science, 86, pp.594-<br />

599.<br />

[20] Shoyab, M., (1979), “Caffeine Innhibits the Binding of<br />

Dimethybenz(a)anthracene to Murine Epidermal Cells DNA in Culture”. Archives of<br />

Biochemistry and Biophysics, 196, 307-310.<br />

[21] Sinha R, Cross AJ, Daniel CR, Graubard BI, Wu JW, Hollenbeck AR, Gunter<br />

MJ, Park Y, Freedman ND, (2012), “Caffeinated and decaffeinated coffee and tea intakes<br />

and risk of colorectal cancer in a large prospective study.” Am J Clin Nutr, 96 (2), pp.374-<br />

81.<br />

[22] Smallwood I.M., btv., (1996), “Handbook of Organic Solvent Properties”,<br />

Butterworth-Heinemann, Oxford.<br />

[23] Tomita, K. and Tsuchija, H., (1989), “Caffeine Enhancement of the Effect of<br />

Antcancer Angents on Human Sarcoma Cells”. Cancer Science, 80, pp.83-88.<br />

54


[24] Wagner H., Bladt S., (1996), “Plant drug ana<strong>ly</strong>sis: A thin layer<br />

chromatography atlas”. Berlin: Springer-Verlag<br />

[25] Wentao Bi, Jun Zhou, and Kyung Ho Row, (2009) “Decaffeination of coffee<br />

bean waste by solid-liquid extraction”, Department of Chemical Engineering, Inha<br />

University.<br />

[26] Zhou T., Xu D.-P., Lin S.-J., và cộng sự, (2017), “Ultrasound-Assisted<br />

Extraction and Identification of Natural Antioxidants from the Fruit of Melastoma<br />

sanguineum Sims”. Mol Basel Switz, 22(2).<br />

(3) Tài liệu Internet<br />

[27] http://biomedia.vn/re<strong>vi</strong>ew/may-quang-pho-hong-ngoai.html<br />

[28] http://hanacare.blogspot.com/2013/10/cafe-jacobs-su-<strong>dung</strong>-phuong-phapchiet.html<br />

[29] http://hiup.vn/ca-phe-voi-cac-phuong-phap-pha-che/cau-tao-va-thanh-phanhoa-hoc-cua-hat-ca-phe-267.html<br />

[30] http://vn.labequipmentsfactory.com/info/the-working-principle-of-uvspectrophotometer-20680656.html<br />

[31] http://voer.edu.vn/m/tinh-hinh-thi-truong-ca-phe-the-gioi-thoi-gianqua/5fbd73c6<br />

[32] http://www.brands<strong>vi</strong>etnam.com/1853-Tong-quan-thi-truong-ca-phe-Viet-<br />

Nam<br />

[33] http://www.chemspider.com/Chemical-Structure.2424.html<br />

[34] http://www.haihungthinh.com/?id_pnewsv=296&lg=vn&start=0<br />

[35] https://coffeeconfidential.org/health/decaffeination/<br />

[36] https://<strong>vi</strong>.wikipedia.org/wiki/Cafein<br />

[37] https://quantrimang.com/10-su-that-kho-tin-ve-thuc-pham-se-gay-an-tuongvoi-ban-131619<br />

55


PHỤ LỤC<br />

PHỤ LỤC 1: BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN CÀ PHÊ DECAF<br />

Bảng PL. 1. Đánh giá cảm quan sản phẩm <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> Decaf theo <strong>phương</strong> <strong>pháp</strong> cho điểm<br />

Các<br />

chỉ<br />

tiêu<br />

Hệ số<br />

trọng<br />

lượng<br />

TCVN 3215-79<br />

Điểm<br />

số<br />

Mô tả<br />

chất<br />

lượng<br />

5 Màu nâu cánh gián rất đậm, trong, sánh tự nhiên<br />

4 Màu nâu cánh gián đậm, trong, sánh<br />

Màu<br />

sắc<br />

0,7<br />

3 Màu nâu cánh gián, trong, ít sánh<br />

2 Màu nâu cánh gián nhẹ, hơi trong, ít sánh<br />

1 Màu nâu cánh gián rất nhẹ, ít <strong>có</strong> cặn, bẩn<br />

0 Màu vàng, nhiều cặn, bẩn<br />

5 Mùi thơm mạnh và bền, hấp dẫn, gây ấn tượng<br />

4 Thơm mùi mạnh nhưng không bền, gây ấn tượng<br />

Mùi 1,3<br />

3 Thơm mùi đặc trưng của sản phẩm<br />

2 Thơm mùi <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> nhẹ<br />

1 Mùi chua nhẹ, không <strong>có</strong> mùi lạ<br />

0 Mùi của sản phẩm hư, mùi lạ<br />

5 Vị đắng đặc trưng của sản phẩm, <strong>có</strong> sự hài hòa giữa vị<br />

chua và vị đắng.<br />

4 Vị đắng đặc trưng của sản phầm, <strong>có</strong> vị chua nhiều hơn<br />

Vị 2,0<br />

3 Vị đắng và vị chua giảm<br />

2 Sản phẩm mất vị đắng chỉ còn vị chua<br />

1 Sản phẩm mất cả vị đắng và chua, gây khó chịu<br />

0 Sản phẩm <strong>có</strong> vị lạ (vị đất, hoa cỏ,…)<br />

56


PHIẾU ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN<br />

Tên sản phẩm đánh giá:…………………………. Ngày tháng năm <strong>2018</strong><br />

Họ và tên người đánh giá:………………………….. Chữ ký:<br />

Các<br />

chỉ<br />

tiêu<br />

Điểm<br />

số<br />

chất<br />

lượng<br />

Mô tả 01 02<br />

5 Màu nâu cánh gián rất đậm, trong, sánh tự nhiên<br />

4 Màu nâu cánh gián đậm, trong, sánh<br />

Màu<br />

sắc<br />

3 Màu nâu cánh gián, trong, ít sánh<br />

2 Màu nâu cánh gián nhẹ, hơi trong, ít sánh<br />

1 Màu nâu cánh gián rất nhẹ, ít <strong>có</strong> cặn, bẩn<br />

0 Màu vàng, nhiều cặn, bẩn<br />

5 Mùi thơm mạnh và bền, hấp dẫn, gây ấn tượng<br />

4 Thơm mùi mạnh nhưng không bền, gây ấn tượng<br />

Mùi<br />

3 Thơm mùi đặc trưng của sản phẩm<br />

2 Thơm mùi <strong>cà</strong> <strong>phê</strong> nhẹ<br />

1 Mùi chua nhẹ, không <strong>có</strong> mùi lạ<br />

0 Mùi của sản phẩm hư, mùi lạ<br />

5 Vị đắng đặc trưng của sản phẩm, <strong>có</strong> sự hài hòa giữa vị<br />

chua và vị đắng.<br />

4 Vị đắng đặc trưng của sản phầm, <strong>có</strong> vị chua nhiều hơn<br />

Vị<br />

3 Vị đắng và vị chua giảm<br />

2 Sản phẩm mất vị đắng chỉ còn vị chua<br />

1 Sản phẩm mất cả vị đắng và chua, gây khó chịu<br />

0 Sản phẩm <strong>có</strong> vị lạ (vị đất, hoa cỏ,..)<br />

57


PHỤ LỤC 2: THIẾT BỊ ĐÃ SỬ DỤNG<br />

Hình PL. 1. Hệ thống <strong>trích</strong> <strong>ly</strong><br />

<strong>có</strong> <strong>hỗ</strong> <strong>trợ</strong> <strong>vi</strong> <strong>sóng</strong><br />

Hình PL. 2. Hệ thống cô quay chân không<br />

Hình PL. 3. Máy quang phổ tử ngoại<br />

khả kiến UV-Vis<br />

Hình PL. 4. Hệ thống quang phổ<br />

hồng ngoại FT-IR<br />

58

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!