14.07.2020 Views

Viet Luan 3256 10-7-2020

https://vietluan.com.au

https://vietluan.com.au

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

* TRANG 24 - SỐ <strong>3256</strong> - THỨ SÁU (Friday, July <strong>10</strong>, <strong>2020</strong>)<br />

* TRANG 24 - <strong>3256</strong> THỨ SÁU (Friday, July <strong>10</strong>, <strong>2020</strong>)<br />

Tư lệnh lục quân Ấn Độ, tướng<br />

M.M. Naravane, đã cảnh cáo nguy<br />

cơ phối hợp giữa Trung Quốc và Pakistan<br />

để chống lại Ấn Độ, có thể dẫn đến cuộc<br />

chiến ở cả hai mặt trận. Tờ India Today<br />

nói rằng quan chức quân đội, tình báo Ấn<br />

Độ đang họp liên tục để thảo luận về các<br />

mối đe dọa.<br />

Trước đó, ngày 1.7.<strong>2020</strong> India Today<br />

dẫn các nguồn tin nói rằng Pakistan đã<br />

di chuyển gần 20,000 binh sĩ tới Gilgit-<br />

Baltistan và Kashmir, giáp biên giới Ấn<br />

Độ, để phối hợp với việc khai triển quân<br />

của Trung Quốc. India Today cũng cho<br />

hay Cục tình báo quân sự Pakistan (ISI)<br />

và quân đội đã bắt đầu “khai triển những<br />

kẻ khủng bố cứng đầu”, thậm chí lên kế<br />

hoạch các chiến dịch chống lại binh sĩ<br />

Ấn Độ.<br />

Truyền thông Ấn Độ cũng cáo buộc<br />

Pakistan có thể tổ chức phá hoại nội bộ<br />

với gần <strong>10</strong>0 chiến binh được Pakistan<br />

hậu thuẫn bên trong lãnh thổ Jammu và<br />

Kashmir. Pakistan có thể kích động các<br />

cuộc tấn công chống lại quân nhân Ấn Độ<br />

được khai triển trong khu vực này.<br />

Tuy nhiên Quân đội Pakistan bác bỏ<br />

cáo buộc của truyền thông Ấn Độ rằng họ<br />

đã khai triển thêm lực lượng tại Kashmir<br />

trong bối cảnh căng thẳng Ấn -Trung<br />

Quốc hay cho phép Bắc Kinh sử dụng căn<br />

cứ không quân quan trọng trong khu vực.<br />

Trong khi đó thì Bộ Ngoại giao Trung<br />

Quốc cho hay ngày 4.7.<strong>2020</strong> Ngoại<br />

trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã điện<br />

đàm với Ngoại trưởng Pakistan Shah<br />

Mahmood Qureshi để thảo luận về nhiều<br />

vấn đề, bao gồm căng thẳng khu vực với<br />

Ấn Độ. Ông Vương nói rằng Trung Quốc<br />

và Pakistan nên “hợp tác để giải quyết<br />

các rào cản, bảo vệ lợi ích chung cũng<br />

như hòa bình, ổn định khu vực”.<br />

“Ổn định khu vực” với Trung Quốc<br />

có nghĩa là Ấn Độ phải giao toàn bộ các<br />

Mỹ - Trung tranh hùng: mẫu<br />

hạm và hỏa tiễn diệt hạm<br />

Hải quân Mỹ vừa tung đòn “phản<br />

công” sau khi Global Times, tờ<br />

báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn<br />

luận của đảng Cộng sản Trung Quốc,<br />

đăng bài phân tích cho rằng Trung Quốc<br />

vùng đất tranh chấp cho mình.<br />

Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông<br />

Qureshi, theo đó Pakistan sẵn sàng tăng<br />

cường phối hợp và hợp tác với Trung<br />

Quốc để duy trì sự ổn định khu vực, đồng<br />

thời khẳng định Hong Kong là vấn đề<br />

nội bộ của Trung Quốc và Pakistan kiên<br />

quyết phản đối bất kỳ sự can thiệp nào<br />

của nước ngoài.<br />

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan gia<br />

tăng từ tháng 8.2019 sau khi New Delhi<br />

tước vị thế đặc biệt vùng tự trị hành chính<br />

của Jammu và Kashmir. Quân đội hai<br />

nước cũng xảy ra đấu súng ở biên giới<br />

đầu tuần này. Giới quan sát nhận định<br />

Pakistan, một đồng minh thân cận của<br />

Trung Quốc ở Nam Á, có thể đang tìm<br />

cách tạo thế “gọng kìm” với Ấn Độ trong<br />

lúc căng thẳng leo thang ở biên giới Ấn<br />

- Trung. Thông tin của Ấn Độ cho thấy<br />

trong xung đột biên giới Trung Quốc đã<br />

tung ra quân số đông gấp 6 lần Ấn Độ.<br />

Theo những nguồn tin này thì không<br />

những chỉ điều động binh lính tới Giới<br />

tuyến Kiểm soát Thực tế (LAC) với tốc<br />

độ nhanh chóng, Trung Quốc còn bố<br />

trí tại đây các hệ thống hỏa tiễn đất đối<br />

không hiện đại HQ-16 và HQ-9. Hỏa tiễn<br />

HQ-16 có tầm bắn 40 km còn HQ- 9 có<br />

thể tấn công cả các mục tiêu ở khoảng<br />

cách 200 km.<br />

Trung Quốc cũng bố trí ở khu vực<br />

Depsang gần giới tuyến LAC các hệ<br />

thống pháo hạng nặng, hỏa tiễn và súng<br />

phòng không cách Hồ Pangong không<br />

bao xa.<br />

Theo Times of India, từ đầu tháng<br />

5.<strong>2020</strong> các binh sĩ Trung Quốc đã xây<br />

dựng nhiều chiến hào, lều trại dựng sẵn,<br />

hầm ngầm và công sự sau khi chiếm giữ<br />

các khu vực từ Finger-4 tới Finger-8 ở<br />

phía Bắc hồ Pangong. Quân đội Trung<br />

Quốc cũng đã chiếm đóng các điểm cao<br />

gần đó để giữ quyền chi phối khu vực.<br />

đang sở hữu nhiều vũ khí có thể chống<br />

hàng không mẫu hạm như hỏa tiễn đạn<br />

đạo diệt hạm DF-21D và DF-26 (hỏa tiễn<br />

Đông Phong). Theo Hải quân Mỹ thì cái<br />

gọi là “sát thủ hàng không mẫu hạm” của<br />

Trung Quốc không thể đe dọa các chiến<br />

hạm của lực lượng này tại Biển Đông.<br />

Trước đó, tối 4.7.202 tài khoản Twitter<br />

của Global Times nối đường dẫn đến bài<br />

bình luận, trong có nội dung nhấn mạnh:<br />

“Biển Đông hoàn toàn nằm trong tầm<br />

kiểm soát của Quân Giải phóng Nhân dân<br />

(PLA), mọi hoạt động của hàng không<br />

mẫu hạm Mỹ trong khu vực đều nằm trong<br />

lòng bàn tay PLA, hiện có nhiều loại vũ<br />

khí sát thủ mẫu hạm DF-21D và DF-26”.<br />

Đáp lại, tài khoản của đơn vị phụ trách<br />

truyền thông hải quân Mỹ do chuẩn đô<br />

đốc Charlie Brown phụ trách lập tức dẫn<br />

lại dòng tweet của Global Times kèm<br />

thông điệp cho thấy hàng không mẫu hạm<br />

Mỹ “không sợ hãi” trước những lời đe<br />

dọa. Tối 5.7.<strong>2020</strong> Chuẩn Đô đốc Brown<br />

viết: “Bây giờ chúng đang ở đó. Hai<br />

hàng không mẫu hạm của hải quân Mỹ<br />

đang hoạt động ở vùng biển quốc tế trên<br />

Biển Đông. USS Nitmitz và USS Ronald<br />

Reagan không bị đe dọa”.<br />

Hai hàng không mẫu hạm Nitmitz và<br />

Reagan của hải quân Mỹ tập trận tại Biển<br />

Đông vào cuối tuần trước, cùng thời điểm<br />

Trung Quốc tập trận tại khu vực quần đảo<br />

Hoàng Sa của Việt Nam. Cuộc tập trận<br />

này nhằm phô diễn sức mạnh của hải quân<br />

Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với Trung<br />

Quốc leo thang trên nhiều lĩnh vực như<br />

thương mại, đại dịch Covid-19 và vấn đề<br />

Hong Kong.<br />

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng<br />

Mỹ “cố tình” điều hàng không mẫu hạm<br />

đến Biển Đông để “phô trương sức mạnh”<br />

và “tìm cách chia rẽ các nước trong khu<br />

vực”.<br />

Chuẩn đô đốc George Wikoff, chỉ huy<br />

nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm<br />

USS Ronald Reagan, cho biết cuộc tập<br />

trận không nhằm đáp trả cuộc tập trận<br />

của Trung Quốc, nhưng khẳng định việc<br />

Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự<br />

tại Biển Đông là “lý do chính đáng” để<br />

hải quân Mỹ hiện diện tại khu vực.<br />

Mỹ tìm cách thể hiện sức mạnh quân<br />

sự trong bối cảnh Trung Quốc gây áp<br />

lực lên các quốc gia và vùng lãnh thổ<br />

xung quanh giữa Covid-19. Trung Quốc<br />

nhiều lần điều máy bay quân sự áp sát<br />

đảo Đài Loan, đụng độ với Ấn Độ tại khu<br />

vực biên giới và thông qua luật an ninh<br />

Hong Kong.<br />

Trong những năm gần đây, Trung Quốc<br />

phô diễn sức mạnh tại Biển Đông vượt xa<br />

ranh giới truyền thống. Trung Quốc nêu<br />

Tin Thế Giới<br />

yêu sách phi lý với phần lớn diện tích<br />

khu vực Biển Đông, khai triển hỏa tiễn<br />

cùng thiết bị gây nhiễu trên các đảo nhân<br />

tạo bồi đắp trái phép, gây khó khăn cho<br />

hoạt động của Mỹ cùng các đồng minh<br />

trong khu vực.<br />

Giới bình luận Tây phương đã nói<br />

nhiều về hỏa tiễn diệt hạm Đông Phong<br />

(Dong Feng: DF) mà Trung Quốc vẫn nửa<br />

kín nửa hở khoe khoang, nào là DF-21D<br />

mệnh danh “Sát thủ diệt mẫu hạm”, nào<br />

là DF-26 mệnh danh “Sát thủ Guam”,<br />

loại hỏa tiễn có thể đưa đảo Guam của<br />

Mỹ trở lại thời kỳ đồ đá.<br />

Năm ngoái, ngày 2.7.2019 hai đài<br />

CNBC và NBC News dẫn lời giới chức<br />

Mỹ cho hay Trung Quốc đã phóng thử hỏa<br />

tiễn diệt hạm trong cuộc tập trận từ ngày<br />

29.6 đến 3.7.2019 tại vùng biển giữa hai<br />

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vẫn<br />

chưa rõ Trung Quốc đã bắn thử loại hỏa<br />

tiễn nào nhưng điều đáng chú ý là vụ tập<br />

trận và bắn thử diễn ra hầu như cùng lúc<br />

với Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật,<br />

chỉ vài tiếng trước khi Tập Cận Bình và<br />

Donald Trump gặp mặt bên lề.<br />

Vụ thử diễn ra một đòn dằn mặt khiến<br />

giới phân tích chú ý với những giả thuyết<br />

khác nhau.<br />

Thứ nhất, Trung Quốc đang gửi đi<br />

thông điệp rằng họ có thể tấn công các<br />

chiến hạm Mỹ tại Biển Đông không chỉ<br />

từ các “tiền đồn” trên Biển Đông mà từ<br />

cả đất liền. Như thế, đây là cách Trung<br />

Quốc đáp trả chiến dịnh “tự do hàng hải”<br />

mà Hải quân Mỹ và các đồng mình đều<br />

đặn tiến hành ở Biển Đông.<br />

Thứ hai, đây cũng có thể hiểu như một<br />

trò biểu dương sức mạnh. Nếu Mỹ tiến<br />

hành chiến dịch tự do hàng hải để khẳng<br />

định với các đồng minh vị thế dẫn đầu<br />

của mình, thì Trung Quốc muốn khẳng<br />

định rằng họ đã đủ mạnh và Mỹ không<br />

còn ở vị thế bất khả xâm phạm, qua đó<br />

là những đồng minh trông cậy vào Mỹ<br />

phải chùn bước.<br />

Với hai cái nhìn này, một số phân tích<br />

gia cho rằng diễn biến này đó làm gia tăng<br />

nguy cơ xung đột. Lâu nay hải quân các<br />

nước – trong đó có hải quân Úc – đã phải<br />

đối mặt với sự quấy nhiễu của lực lượng<br />

biển Trung Quốc, từ các tàu chiến chính<br />

quy đến các đơn vị phi quy ước như “dân<br />

quân biển”.<br />

Thứ ba, đó cũng có thể đó chỉ đơn thuần<br />

là một vụ… thử hỏa tiễn. Lâu nay các

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!