14.07.2020 Views

Viet Luan 3256 10-7-2020

https://vietluan.com.au

https://vietluan.com.au

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

* TRANG 44 - SỐ <strong>3256</strong> - THỨ SÁU (Friday, July <strong>10</strong>, <strong>2020</strong>)<br />

Ngọn Lửa Hận Thù “Cuốn Theo Chiều Gió”<br />

Vương Trùng Dương<br />

Theo dòng thời gian, từ trước công<br />

nguyên cho đến nay, nhiều nước<br />

trên thế giới đã từng xảy ra nội chiến<br />

(civil war - chiến tranh trong nước),<br />

những cuộc nội chiến đó trong quá khứ<br />

thường được nhắc đến trong những bài<br />

học lịch sử.<br />

Lịch sử nước ta thời Đại Việt cũng<br />

trải qua vài giai đoạn như nội chiến Nam<br />

Bắc triều (1533-1677) giữa nhà Mạc<br />

và nhà Hậu Lê. Thời kỳ Trịnh Nguyễn<br />

phân tranh (1627-1775) giữa chúa Trịnh<br />

ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài)<br />

và chúa Nguyễn ở miền Nam (Đàng<br />

Trong). Chiến tranh Tây Sơn - Chúa<br />

Nguyễn (1771-1785 và 1787-1802).<br />

Nguyễn Huệ (1753-1792) đánh Nam<br />

dẹp Bắc, lên ngôi Quang Trung Đại Đế<br />

nhưng chết khi còn trẻ, nhà Tây Sơn suy<br />

yếu, Nguyễn Phúc Ánh (1762-1820),<br />

tiến hành cuộc chiến, thống nhất sơn hà,<br />

năm 1802, lên ngôi Gia Long Hoàng Đế,<br />

quốc hiệu Việt Nam, chấm dứt cuộc nội<br />

chiến tranh kéo dài gần 270 năm.<br />

Nội chiến Hoa Kỳ (American Civil<br />

War 1861-1865), còn gọi là cuộc chiến<br />

tranh Bắc-Nam giữa chính phủ liên bang<br />

miền Bắc (Union) sau khi Abraham<br />

Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử<br />

tổng thống Hoa Kỳ năm 1860 và liên<br />

bang phía Nam (Confederate States of<br />

America) với 11 tiểu bang theo chế độ<br />

nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ đã tuyên bố<br />

ly khai khỏi Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.<br />

Cuộc chiến khốc liệt đãm máu kéo dài<br />

4 năm, bắt đầu vào ngày 12 tháng 4 năm<br />

1861 và chấm dứt ngày 9 tháng 4 năm<br />

1865, chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng<br />

pháp luật trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.<br />

Vị tướng tư lệnh miền Bắc Tướng<br />

George B. McClellan ra lệnh nghiêm<br />

cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc<br />

không được tỏ ra bất cứ hành động nào<br />

vô lễ với vị tướng tư lệnh miền Nam<br />

Tướng Robert Lee<br />

Theo quy luật chiến tranh thời đó,<br />

quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ<br />

khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê<br />

cũ như các dân thường. Tướng R. Lee<br />

đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau<br />

cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được<br />

giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem<br />

ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu.<br />

Tướng Ulysses S. Grant thỏa hiệp là sẽ<br />

không sửa chữa chính thức trên văn bản<br />

nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền<br />

Nam đem lừa ngựa về nhà xây dựng<br />

lại nông trại. Ngay sau khi chiến tranh<br />

chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, ai<br />

về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương.<br />

Cuộc gặp gỡ của họ tại Appomattox,<br />

tiểu bang Virginia là khoảnh khắc tuyệt<br />

vời nhất của lịch sử nước Mỹ. Hình ảnh<br />

Tướng R. Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp<br />

mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào<br />

đón. Khi Tướng Lee ký tên xong ra đi<br />

được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn<br />

đưa và vẫy tay chào. Hình ảnh đó lưu lại<br />

ngày nay với tượng đài thể hiện sự trân<br />

trọng sau cuộc chiến.<br />

Với người đã hy sinh trên chiến trận,<br />

nghĩa trang quốc gia Arlington, của<br />

người miền Bắc trong trận chiến Bắc<br />

Nam. Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang<br />

miền Nam có hàng ngàn nghĩa trang lớn<br />

nhỏ chôn cất tử sĩ của phe bại trận.<br />

Năm 1900, mở đầu cho giai đoạn hòa<br />

giải dân tộc và năm 1991 thì các tử sĩ<br />

miền Nam được cải táng đưa vào một<br />

khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington<br />

gọi là Confederate Section. Tổng cộng<br />

gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh<br />

một tượng đài do nhà tạc tượng danh<br />

tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel<br />

thực hiện.<br />

Trước khi chết, TT Lincoln đã nói:<br />

“Người ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng<br />

không ai từ bỏ được lịch sử. Trước sau<br />

gì, lịch sử của bậc anh hùng sẽ phải<br />

được dựng lại ở chính nơi mà những con<br />

người vĩ đại đã ngã xuống”.<br />

(Cũng thời điểm tháng Tư kết thúc<br />

cuộc chiến tại Việt Nam, nhiều người<br />

cho rằng, nếu khi Cộng Sản cưỡng<br />

chiếm miền Nam Việt Nam mà học<br />

được bài học lịch sử nầy của Hoa Kỳ,<br />

xóa bỏ hận thù, xử dụng nhân tài và chất<br />

xám, cùng nhau chung tay xây dựng đất<br />

nước, bảo vệ giang sơn, chống quân xâm<br />

lược Trung Cộng thì ngày nay Việt Nam<br />

không bị lệ thuộc hoàn toàn dưới ách<br />

thống trị dã man của Trung Cộng).<br />

70 năm sau, cuộc nội chiến Hoa Kỳ<br />

được phác họa qua tác phẩm Gone with<br />

the Wind (Cuốn Theo Chiều Gió) của<br />

nhà văn Margaret Mitchell (1900-1949),<br />

ấn hành vào tháng 7 năm 1936, dày hơn<br />

1,000 trang. Tác phẩm dựa vào bối cảnh<br />

và lịch sử cuộc chiến, tác giả dày công<br />

sưu tầm tài liệu, ròng rã trong <strong>10</strong> năm<br />

để hoàn thành. Không phải là tác phẩm<br />

lịch sử mà viết theo cách kể chuyện tự<br />

sự, tuy có hư cấu nhưng theo dòng sử<br />

liệu trong bối cảnh xã hội như chứng<br />

nhân của giai đoạn đương thời. Với các<br />

mối tình xảy ra chung quanh vài nhân<br />

vật ngang trái, éo le, cuồng nhiệt và hờ<br />

hững… lôi cuốn người đọc… Tác phẩm<br />

phẩm Gone with the Wind vừa ra mắt<br />

đã thành công, trong vòng 6 tháng, hơn<br />

1 triệu ấn bản đã được bán hết với sức<br />

mua là 50,000 cuốn mỗi ngày vào thời<br />

điểm đó, ngoài sự tưởng tượng của tác<br />

giả và nhà xuất bản. Tác phẩm đoạt<br />

Giải Thưởng Pulitzer năm 1937 vì vậy<br />

giới đện ảnh Hollywood quan tâm và<br />

sách được nhà sản xuất phim David O.<br />

Selznick mua lại với giá 50.000 USD để<br />

được dựng thành phim cùng tên.<br />

Đây cũng là tác phẩm kinh điển của<br />

văn học Hoa Kỳ có số lượng cao nhất<br />

trong lịch sử xuất bản của Hoa Kỳ, của<br />

mọi thời đại đã vượt qua kỷ lục 12 triệu<br />

cuốn vào năm 1965, được dịch sang hơn<br />

30 ngôn ngữ khác nhau và phổ biến trên<br />

40 quốc gia.<br />

Margaret M. Mitchell sinh tại thành<br />

phố Atlanta, tiểu bang Georgia, sau bậc<br />

trung học, theo học tại Smith College<br />

nhưng năm 1918, không theo đuổi con<br />

đường học vấn, trở về Atlanta để lo công<br />

việc gia đình bà mẹ qua đời vì bệnh cúm.<br />

Sau đó không lâu, cô tham gia vào ban<br />

biên tập của tờ nhật báo Atlanta Journal,<br />

viết bài cho ấn bản ngày Chủ Nhật .<br />

Trong tai nạn bị gãy mắt cá chân,<br />

Margaret ở nhà điều trị, thời gia nầy cô<br />

tìm lại tài liệu về cuộc Nội Chiến Nam<br />

Bắc xảy ra trên quê hương.<br />

Năm 1929, khi vết thương đã lành và<br />

cuốn truyện đã được viết xong nhưng<br />

trước đó các truyện ngắn của cô không<br />

được quan tâm nên cũng nghĩ quyển<br />

sách nầy cũng mang số phận như vậy.<br />

Năm 1935, ông Howard Latham, phó<br />

giám đốc của nhà xuất bản MacMillan<br />

tới Atlanta để tìm kiếm các nhà văn<br />

mới của miền Nam Hoa Kỳ. Cơ hội<br />

cho Margaret Mitchell gặp ông Howard<br />

Latham để trao bản thảo Gone with the<br />

Wind. NXB MacMillan đã edit trong 6<br />

tháng, tác phẩm được in xong vào ngày<br />

30 tháng 6 năm 1936.<br />

Với sự thành công của tác phẩm đầu<br />

tay của nhà văn Margarett Mitchell,<br />

danh vọng nổi tiếng nhưng bà vẫn tiếp<br />

tục sống trong ngôi nhà tại Atlanta,<br />

tiếp tục một cuộc sống giản dị. Năm<br />

49 tuổi, trong khi cùng chồng băng qua<br />

đường phố ở Atlanta, bị một chiếc xe<br />

tải đâm phải. Năm ngày sau bà qua đời,<br />

Margarett Mitchell vĩnh biệt cõi trần giữa<br />

muôn vàn thương tiếc của mọi người.<br />

Phim Gone with the Wind phỏng theo<br />

tiểu thuyết của Margaret Mitchell, phim<br />

được sản xuất bởi David O.Selznick,<br />

đạo diễn Victor Fleming và kịch bản gốc<br />

Sidney Howard. Bộ phim được quay ở<br />

miền Nam nước Mỹ (Atlanta, tiểu bang<br />

Georgia) trong thời gian xảy ra nội chiến.<br />

Các diễn viên chính bao gồm: Clark<br />

Gable (vai Rhett Butler), Vivien Leigh<br />

(Scarlett O’Hara), Leslie Howard<br />

(Ashley Wilkes), Thomas Mitchell<br />

(Gerald O’Hara), Barbara O’Neil<br />

(Ellen O’Hara), Evelyn Keyes (Suellen<br />

O’Hara), Ann Rutherford (Carreen<br />

O’Hara), Olivia de Havilland (Ilanie<br />

Hamilton), Hattie McDaniel (Mammy,<br />

vú nuôi da đen)…<br />

Phim dài 220 phút (thông thường chỉ<br />

1<strong>10</strong> phút) được ra mắt tại Atlanta ngày<br />

15 tháng 12 năm 1939, khi Đệ Nhị Thế<br />

Chiến bùng nổ.<br />

Năm 1940, giải Oscar lần thứ 12 (đầu<br />

tiên năm 1929) và cũng là lần đầu phim<br />

Gone with the Wind được 8 giải Oscar<br />

và phim màu đầu tiên.<br />

Phim được bình chọn là một trong vài<br />

bộ phim có nhiều khán giả nhất mọi thời<br />

đại kể từ khi được phát hành về doanh<br />

thu và rộng rãi khắp nơi trên thế giới.<br />

Đây là tác phẩm kinh điển của nền văn<br />

học và điện ảnh Hoa Kỳ, phim dàn dựng<br />

rất công phu của điện ảnh Hollywood<br />

được hàng tỷ người trên thế giới đọc và<br />

xem từ trước đến nay.<br />

Nhờ đó, mọi người mới hiểu được<br />

góc cạnh của cuộc nội chiến Nam-Bắc<br />

của Hoa Kỳ. Tình người với nhau để hàn<br />

gắn vết thương sau chiến tranh.<br />

Atlanta trước đây là thị trấn nông<br />

nghiệp trở thành trung tâm lịch sử với<br />

nhiểu bảo tàng, trong đó có ngôi nhà của<br />

Margaret Mitchell và phim Gone with<br />

the Wind… Ngôi nhà thời thơ ấu của<br />

MS Martin Luther King (1929-1968 ở<br />

Atlanta cùng các tòa nhà lân cận được<br />

công bố là di tích lịch sử Quốc Gia<br />

Martin Luther King, Jr.<br />

Ở Việt tác phẩm Cuốn Theo Chiều<br />

Gió được Vũ Kim Thư dịch từ đầu thập<br />

niên 50 (nay được tái bản nhiều lần và<br />

bản dịch của Dương Tường năm 2002).<br />

Phim Cuốn Theo Chiều Gió chiếu tại<br />

Sài Gòn và các thành phố lớn. Có lẽ cảm<br />

hứng từ cuốn phim, nhạc phẩm Cuốn<br />

Theo Chiều Gió của Anh Việt Thu sáng<br />

tác năm 1970.<br />

***<br />

Tác phẩm lấy bối cảnh miền Nam<br />

nước Mỹ trong cuộc nội chiến Bắc-<br />

Nam. Câu chuyện trải dài mối tình của<br />

nàng Scarlett với những nhân tình với<br />

“hỉ, nộ, ái, ố” say đắm, yêu thương, dang<br />

dở, hững hờ và phản bội.<br />

Tiểu thư Scarlett tuổi trăng tròn, con<br />

gái cưng của chủ đồn điền Tara, tuy<br />

không sắc sảo nhưng trông quyến rũ,<br />

dễ thương. Hình ảnh mà Nguyên Sa tơ<br />

tưởng “Em gầy như liễu trong thơ cổ,<br />

Anh bỏ trường thi lúc thịnh Đường”.<br />

Tương lai đang đón chào nhưng cuộc nội<br />

chiến xảy ra, Scarlett bị loạn lạc trong<br />

cơn lốc rồi lận đận trong tình trường như<br />

lời thơ Hữu Loan “Lấy chồng thời chiến<br />

binh. Mấy người đi trở lại”… và nếu có<br />

trở về thì duyên phận trớ trêu! Scarlett<br />

bao năm theo đuổi cuộc tình để rồi cuối<br />

cùng bẽ bàng trước câu nói “My dear,

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!