14.07.2020 Views

Viet Luan 3256 10-7-2020

https://vietluan.com.au

https://vietluan.com.au

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

* TRANG 34 - SỐ <strong>3256</strong> - THỨ SÁU (Friday, July <strong>10</strong>, <strong>2020</strong>)<br />

Khi Úc đối đầu với Trung Quốc<br />

Phạm Đức Đồng Hùng<br />

Thay vì giận dữ, tức tối phản ứng<br />

với “Chiến lược phòng thủ <strong>2020</strong>”<br />

(<strong>2020</strong> Defence Strategy Update) mà<br />

Thủ tướng Scott Morrison công bố ngày<br />

1.7.<strong>2020</strong>, Trung Quốc chỉ… lên giọng<br />

đạo đức.<br />

Trước tin Úc tăng ngân sách quốc<br />

phòng lên 40% để xây dựng một lực<br />

lượng đủ sức đối phó với một Trung<br />

Quốc ngày càng hung hăng hơn tại khu<br />

vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, phát<br />

ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc<br />

Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đã không<br />

giữ phong thái “chiến lang” đặc trưng<br />

của mình điềm đạm khuyên răn: “Tất cả<br />

các quốc gia nên tránh né việc chạy đua<br />

vũ trang. Hãy kềm chế, đừng mua những<br />

thiết bị quân sự không cần thiết”.<br />

“Thối” như là bài giảng đạo đức của<br />

một tên đồ tể, khuyên người khác nên ăn<br />

chay để tránh việc… sát sinh.<br />

Trung Quốc không cay cú và giận dữ<br />

vì Úc đã bước qua lằn ranh đỏ từ lâu và<br />

chỉ mới đây còn có gan “vuốt râu hùm”<br />

khi thúc đẩy cuộc điều tra quốc tế về<br />

nguyên nhân phát sinh và truyền nhiễm<br />

của dịch Covid-19. Về chiến lược quốc<br />

phòng, Úc đã khiến Trung Quốc đùng<br />

đùng giận dữ cách đây những 11 năm<br />

với Bạch thư Quốc phòng “Defending<br />

Australia in the Asia Pacific Century:<br />

Force 2030” công bố năm 2009, chính<br />

thức xem Trung Quốc là mối đe dọa.<br />

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta<br />

cần ôn lại những khái niệm cốt lõi và căn<br />

bản trong chiến lược quốc phòng Úc.<br />

Chiến lược và lực lượng<br />

Việc xây dựng lực lượng quốc phòng<br />

- bao gồm tuyển mộ huấn luyện quân<br />

nhân, cấu trúc lực lượng và mua sắm<br />

trang bị vũ khí - tùy thuộc vào chiến<br />

lược phòng thủ. Và chiến lược này thì<br />

xây dựng trên nhận thức về “mối đe<br />

doạ” đối với nền an ninh quốc gia.<br />

Từ lâu nước Úc nhận thức rằng mối<br />

đe doạ lớn nhất của mình xuất phát từ<br />

phương Bắc. Để bảo vệ mình, Úc chủ<br />

trương củng cố quan hệ liên minh quân<br />

sự chặt chẽ với Mỹ, đều đặn gởi quân<br />

trong các chiến dịch quốc tế do Mỹ chủ<br />

xướng như một cách “đóng bảo hiểm<br />

quốc phòng”: Úc bị đe doạ thì Mỹ sẽ ra<br />

tay bảo vệ như một cách thanh toán tiền<br />

bảo hiểm.<br />

Nhưng không chỉ đơn thuần dựa vào<br />

Mỹ, Úc phải tự vệ và vấn đề đặt ra là sẽ<br />

tự vệ như thế nào.<br />

Rõ ràng, nếu muốn tấn công Úc, “mối<br />

đe dọa phương Bắc” chỉ có thể tấn công<br />

hay tiến quân bằng đường hàng không<br />

hay đường biển, do đó Úc tập trung tài<br />

nguyên vào việc xây dựng hải quân và<br />

không quân để chặn đứng mối đe dọa<br />

này từ xa. Quan niệm này thống trị chính<br />

sách quốc phòng Úc hầu như suốt cả thế<br />

kỷ 20 nên suốt thời gia đó lục quân chỉ<br />

được “chia phần” khoảng 15% ngân<br />

sách quốc phòng.<br />

Nhưng trên thực tế thì từ Đệ Nhị Thế<br />

Chiến đến nay, hải quân và không quân<br />

Úc hầu như chỉ để làm cảnh trong khi<br />

lục quân liên miên đụng trận. Từ Triều<br />

Tiên đến Papua New Guinea, Malaysia,<br />

Việt Nam rồi Irap, Afghanistan. Gần đây<br />

trong cuộc chiến chống IS tại Syria và<br />

Iraq, Úc chỉ đưa không quân tham chiến,<br />

lục quân thì chỉ cử cố vấn đến huấn luyện.<br />

Hàng chục năm qua Úc chỉ đem lục<br />

quân sang “bình định” các vùng đệm bên<br />

ngoài “chu vi phòng thủ” của mình, hay<br />

xa hơn là Việt Nam, Aghanistan hay Iraq<br />

như một cách đóng bảo hiểm an ninh<br />

cho Mỹ. Lục quân Úc được chia phần<br />

không bao nhiêu nhưng phải đánh nhau<br />

thật là nhiều trong khi hai quân chủng<br />

con cưng là hải quân và không quân hầu<br />

như chỉ ngồi chơi xơi nước, tham gia các<br />

chiến trường trên theo lối công tử bột.<br />

Bởi vậy sau chiến dịch Đông Timor<br />

vào năm 1999, chính phủ John Howard<br />

mới bắt đầu xét lại vai trò của lục quân<br />

trong Bạch thư quốc phòng 2000. Vấn<br />

đề đặt ra là: bất cứ xáo trộn nào của khu<br />

vực cũng ảnh hưởng đến quyền lợi và<br />

nền an ninh của Úc. Để bảo vệ an ninh<br />

và quyền lợi của mình, Úc phải tích cực<br />

đưa quân sang các quốc gia láng giềng<br />

để củng cố sự ổn định của khu vực.<br />

Sau vụ khủng bố ngày 11.9.2001 thì<br />

tầm đe doạ còn được nhìn trong một<br />

phối cảnh mới: chủ nghĩa khủng bố là<br />

mối đe doạ toàn cầu và Úc phải tham gia<br />

vào nỗ lực chặn đứng. Điều này ngụ ý là<br />

“ở đâu có khủng bố, ở đó có quân Úc”<br />

và trách nhiệm này phải đặt trên vai lục<br />

quân, đặc biệt là lực lượng biệt kích.<br />

Lúc này giới hoạch định chiến lược<br />

tại Bộ Quốc phòng cho rằng xác suất về<br />

“mối đe dọa phương Bắc” rất thấp trong<br />

khi những năm qua Úc chỉ đối mặt với<br />

những đe dọa gián tiếp qua những bất ổn<br />

của khu vực. Như vậy thì trong khi tiếp<br />

tục củng cố khả năng phòng thủ bằng<br />

đường biển và đường không, Úc cần phải<br />

tái định hướng đường hướng quốc phòng<br />

để có một sự đầu tư hợp lý cho lục quân.<br />

Điều này dẫn đến chủ trương ưu tiên<br />

xây dựng lực lượng viễn chinh và những<br />

đơn vị biệt kích để có thể phản ứng<br />

nhanh tại bất cứ điểm nóng nào trên thế<br />

giới. Làm như thế, Úc sẽ trở thành một<br />

thành viên tích cực của cộng đồng thế<br />

giới và của các liên minh phòng thủ mà<br />

mình là một thành viên, do đó khi Úc<br />

lâm sự thì các đồng minh của Úc sẽ chìa<br />

một bàn tay.<br />

Tuy nhiên sự trỗi dậy của Trung Quốc<br />

đã làm thay đổi hướng đi này. Từ Bạch<br />

thư Quốc phòng 2009 đến Bạch thư 2016<br />

và bản “Cập nhật chiến lược phòng thủ<br />

<strong>2020</strong>” mới đây, Úc chú ý nhiều hơn đến<br />

“mối đe dọa phương Bắc”, do đó càng<br />

nhấn mạnh đến chiến lược “hải không”<br />

và đầu tư nhiều hơn cho chiến tranh<br />

mạng.<br />

Mối đe dọa phương Bắc<br />

Suốt một thời gian dài “mối đe dọa”<br />

này được nhìn qua hình ảnh của láng<br />

giềng Indonesia và đến đầu thế kỷ 21 thì<br />

Úc bắt đầu “suy nghĩ” về sự sự trỗi dậy<br />

của Trung Quốc, tuy nhiên đến gần một<br />

thập niên năm sau, khi ông Kevin Rudd<br />

lên cầm quyền, Úc mới chính thức xem<br />

Trung Quốc là mối đe dọa.<br />

Tác giả Bạch thư Quốc phòng 2009<br />

là ông Michael Pezzullo, lúc đó là Phó<br />

Tổng thư ký Bộ Quốc phòng. Để thay<br />

đổi cái nhìn này, ông đã bác bỏ quan<br />

điểm của những giới chức tình báo cao<br />

cấp, lúc đó cho rằng sự bành trướng<br />

quân sự của Trung Quốc không hàm ý<br />

một sự đe doạ với nền an ninh của Úc<br />

trong tương lai lâu dài.<br />

Cuối năm 2008 ông Peter Varghese,<br />

nguyên Giám đốc Sở tình báo Quốc gia<br />

(Office of National Assessments: ONA),<br />

đã viết kiến nghị lên nguyên Thủ tướng<br />

Kevin Rudd bày tỏ sự lo ngại của mình<br />

trước đường lối quốc phòng của ông<br />

Pezzullo. Theo ông này thì quan niệm<br />

sai lầm của ông Varghese sẽ làm “lệch<br />

lạc” việc phân bổ tài nguyên mà quốc gia<br />

dành cho mục tiêu quốc phòng. Cần nói<br />

thêm là hiện ông Peter Varghese là Viện<br />

trưởng danh dự của Đại học Queensland,<br />

một đại học bị tố là “thân” nếu không<br />

nói là “nịnh” Trung Cộng. Hiện ông<br />

Varghese và Viện trưởng Peter Hoj và<br />

cả đại học Queensland đang bị sinh viên<br />

Drew Pavlou ủng hộ Hồng Kông kiện<br />

lên Tòa Thượng thẩm Queensland đòi<br />

bồi thường $3.5 triệu vì đã có hành động<br />

“xâm phạm hợp đồng”.<br />

Lúc đó, cuối năm 2008, ONA và Cục<br />

tình báo quốc phòng Úc (DIO) cho rằng<br />

Trung Quốc không phải là mối đe doạ<br />

trực tiếp của Úc, việc Trung Quốc củng<br />

cố quân đội chẳng qua là cách thức để<br />

phòng thủ trước sức mạnh của hải quân<br />

Mỹ tại Thái Bình Dương. Theo hai cơ<br />

quan tình báo này thì tới năm 2030 “môi<br />

trường chiến lực của Úc” sẽ đối mặt với<br />

hai thách thức rộng lớn. Thứ nhất là sự<br />

bất ổn của những quốc gia nằm trong<br />

vùng độn bên ngoài chu vi phòng thủ<br />

của Úc, từ East Timor cho đến các đảo<br />

quốc Thái Bình Dương như Vanuatu và<br />

Fiji. Thứ hai là các cuộc xung đột sâu<br />

hơn từ các lực lượng phiến loạn tại các<br />

quốc gia trong giai đoạn chuyển tiếp như<br />

Afghanistan.<br />

Bây giờ, chúng ta đã thấy rõ là ONA<br />

và DIO hoàn toàn thiếu viễn kiến trong<br />

khi ông Rudd và Pezzullo thực sự có<br />

tầm nhìn xa. Lúc đó ông Rudd và ông<br />

Pezzullo đều dự đoán rằng cuối cùng<br />

thì sẽ đến lúc Trung Quốc ra mặt thách<br />

thức uy quyền quân sự mà Mỹ đang cầm<br />

giữ tại vùng Đông Á, do đó Úc phải tính<br />

trước chuyện đường dài. Dĩ nhiên, Bạch<br />

thư Quốc phòng này không trực tiếp nên<br />

tên Trung Quốc, nhưng rõ ràng lúc này<br />

cụm từ “mối đe doạ từ phưong Bắc” đã<br />

ám chỉ nước này.<br />

Ngày 2.5.2029 Bộ quốc phòng Úc đã<br />

công bố bạch thư dày 140 trang mang<br />

tên “Defending Australia in the Asia<br />

Pacific Century: Force 2030” (Tạm<br />

dịch: Phòng thủ nước Úc trong Thế kỷ<br />

Á Châu - Thái Bình Dương: Lực lượng<br />

tới năm 2030).<br />

Bạch thư thừa nhận rằng Mỹ vẫn là<br />

đồng minh không thể thiếu của Úc, tuy<br />

nhiên Úc cần phải tự lực cánh sinh nhiều<br />

hơn nữa. Chính vì thế nên bất kể tình<br />

hình kinh tế đang suy thoái, chính phủ<br />

đã tăng ngân sách quốc phòng.<br />

Lúc đó ngân sách quốc phòng là $22.1<br />

tỷ một năm và chính phủ sẽ tăng lên 3%<br />

trong giai đoạn từ 2017 đến 2018 và tăng<br />

2.2% từ 2018 đến 2030. Phần tăng này<br />

để trang bị thêm cho sức mạnh của hải<br />

lực và không lực với nhiều tàu ngầm<br />

mới, trực thăng chiến đấu trên biển, các<br />

khu trục hạm và tuần dương hạm, các<br />

chiến đấu cơ mới với các hệ thống hỗ<br />

trợ và vũ khí. Tóm lại, lúc này Úc nhắm<br />

đến mục tiêu, thứ nhât là xây dựng một<br />

lực lượng hải quân có khả năng làm chủ<br />

vùng biển cách bờ ít nhất là 1,000 hải lý;<br />

thứ hai là xây dựng một lực lượng không<br />

quân đủ sức để phối hợp với các hạm đội<br />

Úc trên vùng biển rộng lớn này.<br />

Trung Quốc đã cực kỳ giận dữ trước<br />

bạch thư này nhưng thoạt đầu cố giữ im<br />

lặng vì sợ gây tác dụng ngược. Lúc đó<br />

Trung Quốc mong đợi chính phủ Úc phê<br />

chuẩn dự án đầu tư $19.5 tỷ của Tổng<br />

công ty nhôm quốc doanh (Chialco) vào<br />

công ty hầm mỏ Rino Tinto, bất cứ lời<br />

qua tiếng lại nào cũng sẽ gây bất lợi cho<br />

nỗ lực trên. Nhưng hai tháng sau, khi dự<br />

án này bị bác, Trung Quốc lập tức trả<br />

thù, vừa ra lệnh bắt giam toán nhân viên<br />

bốn người của Tổ hợp hầm mỏ Rio Tinto<br />

ở Thượng Hải với cáo buộc gián điệp,<br />

trong đó có một công dân Úc gốc Hoa<br />

tên Hu Shitai (Hồ Sư Thái), và ba nhân<br />

viên quốc tịch Trung Hoa.<br />

Lúc đó một nhà ngoại giao Trung<br />

Quốc phát biểu với tờ The Age: “Như là<br />

người nói thạo tiếng Trung Quốc, Thủ<br />

tướng Kevin Rudd là cái cầu nối giữa<br />

Trung Quốc và Mỹ. Thế nhưng trên thực

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!