14.07.2020 Views

Viet Luan 3256 10-7-2020

https://vietluan.com.au

https://vietluan.com.au

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

* TRANG 48 - SỐ <strong>3256</strong> - THỨ SÁU (Friday, July <strong>10</strong>, <strong>2020</strong>)<br />

Những bước chân khất thực<br />

hiện giờ ở phố Cabramatta NSW<br />

Lời tòa soạn: Những quan điểm<br />

trong bài viết là quan điểm của tác giả,<br />

không phải là quan điểm của Việt Luận<br />

Tháng 6 mùa đông ở Úc Châu nầy<br />

cũng khá lạnh, nhứt là miền Tây<br />

Sydney của thành phố Cabramatta thì<br />

vào buổi sáng có khi nhiệt độ ở khoảng<br />

4-8 độ C là thường. Vậy mà chừng 4<br />

năm nay, chúng ta đã thấy có rất nhiều<br />

ông thầy chùa ôm Bình Bát đi khất thực.<br />

Họ đi riêng lẻ cũng có, đi thành đoàn ba<br />

bốn người cũng có. Nhưng tuyệt nhiên<br />

trong chiếc Bình Bát không có thức ăn.<br />

Không biết họ xin gì. Vì thỉnh thoảng tôi<br />

đã thấy, nếu người nào mà cúng dường<br />

nhiều, họ móc cùi giấy trong túi áo ra<br />

ghi, rồi dặn đến mùa khai thuế thì cứ<br />

việc đi khai lấy lại …<br />

Chớ theo tục lệ thông thường cũng<br />

như hồi nhỏ tôi đã thấy thì những vị khất<br />

sĩ nầy đi chưn không, ai cho gì thì hoan<br />

hỉ nấy, bất kể là đồ mặn hay đồ chay. Vì<br />

khi được đàn na thí chủ bố thí, thì bỏ vào<br />

trong chiếc Bình Bát rồi họ cũng không<br />

cần biết cái đó là thứ gì, có giá trị hay<br />

không, bởi lúc đó họ thường nhắm mắt<br />

lại để nhiếp tâm niệm Phật. Khi mặt trời<br />

vừa lên tới đỉnh đầu, lúc đó độ khoảng<br />

giờ Ngọ 12 giờ trưa thì họ quay trở về<br />

chùa. Vì người đi tu họ không có đeo<br />

đồng hồ, có lẽ vì sợ thời giờ sẽ làm cho<br />

họ phải lo toan. Bởi tâm trí người đi tu,<br />

thì thường hay buông xả …<br />

Nếu ngày nào đi về không kịp, thì họ<br />

liền ngồi vào dưới gốc cây hay bất cứ<br />

chỗ nào, miễn là thanh tịnh. (Rồi họ bày<br />

đồ ăn xin của thập phương ra Cúng Phật<br />

cũng ở trong Bình bát, sau đó họ chia ra<br />

làm 4 phần: Một phần nhường lại cho<br />

các bạn đồng tu, nếu ngày hôm đó người<br />

đó được tín chủ đàn na cúng thí ít. Một<br />

phần thứ 2 họ chia sẻ cho những người<br />

nghèo. Phần thứ 3 là dành lại cho chúng<br />

sanh {phần nầy không phải là người,<br />

nhưng sống chung với người} “có lẽ<br />

đó là vong hồn của người chết chăng”.<br />

Cuối cùng phần còn lại là phần mình<br />

dùng, nhưng phải ăn cho hết, nếu đổ bỏ<br />

thì mang tội. Ngày hôm nay tại một số<br />

quốc gia theo truyền thống Phật Giáo<br />

Nam Tông như: Tích Lan, Cao Miên,<br />

Miến Điện, Thái Lan và một phần của<br />

miền Nam Việt Nam thì chư tăng vẫn<br />

còn cái lệ đi khất thực hằng năm, còn<br />

Phật Giáo Nhựt Bổn, Triều Tiên, Trung<br />

Hoa thì họ đã bỏ cái lệ nầy từ lâu rồi …)<br />

Phần trên đã dẫn được trích trong bài<br />

nói về các vị Khất Sĩ, tức là những vị<br />

tu hành theo Phật Giáo Phái Nam Tông,<br />

với tựa là “Phật Giáo Khất Sĩ” trong<br />

trang Web Tạp Chí Thư Viện Hoa Sen.<br />

Cũng có năm, có Chùa họ tổ chức đi<br />

Khất Thực trong mùa an cư kiết hạ đúng<br />

3 tháng, hay đi thêm 3 tháng kiết đông để<br />

cầu an cho bá tánh. Khi đi thì phải chưn<br />

không, áo Cà Sa thì phải chỉnh tề, mắt<br />

ngó thẳng về phía trước. Không được<br />

liếc ngang liếc dọc như kẻ phàm phu,<br />

nhưng trong số thầy đi Khất Thực hiện<br />

nay mà tôi đã nhìn thấy, thì họ thường<br />

nhìn từ phía đàng trước còn xa. Nếu<br />

người nào mà thò tay vào túi quần móc<br />

bóp, thì họ dừng lại tươi cười chào hỏi,<br />

còn người nào phớt tỉnh ăng lê, thì họ<br />

cũng lạnh lùng như người đi trong gió<br />

rét. Như vậy thì không đúng với phẩm<br />

hạnh của ngày lễ Khất Thực, vì những<br />

người thầy khi đi khất thực thì chỉ đi xin<br />

đúng có 7 căn nhà mà thôi, bất luận giàu<br />

hay nghèo. Khi nhận vật thực của đàn<br />

na thí chủ cúng dâng, chỉ độ chừng nửa<br />

bình bát là đủ ăn trong một bữa. Sau đó<br />

họ đi vòng theo trục lộ để cầu an cho bá<br />

tánh, rồi về chùa tịnh dưỡng.<br />

Còn hôm nay, ngay tại thành phố<br />

Cabramatta nầy, được mệnh danh là cửa<br />

ngỏ của miền Tây, thủ phủ của cộng<br />

đồng người Việt Nam đang định cư trên<br />

nước Úc, có cả những hình tượng 12<br />

con giáp và cả hình tượng tứ linh như:<br />

Long, Lân, Quy, Phụng. Có một con heo<br />

nái với bầy heo con, một con bò cái với<br />

con nghé để ngụ ý phát tài, và 2 con sư<br />

tử đứng canh cửa trước cái nhà băng<br />

Commonwealth dường như là hai tên<br />

võ tướng. Nhờ vậy mà cái nhà băng nầy<br />

thân chủ rộn rịp suốt ngày, mấy cái máy<br />

rút tiền tự động ATM đặt ngay trước<br />

cửa. Người nào muốn vô Club sớm thì<br />

họ sẽ đến đây đút thẻ vào, với nét mặt<br />

vui tươi hớn hở. Khi chiều về thì vẽ mặt<br />

lại buồn so, âu đó cũng là một lẽ thường<br />

tình trong thú vui cờ bạc…<br />

Người Việt, người Hoa, người Miên,<br />

người Lào, người Thái… đều quy tụ<br />

về đây làm ăn buôn bán rất là sầm uất.<br />

Chùa chiềng đã mọc lên rất nhiều, chùa<br />

nầy cách chùa kia chẳng bao xa, nên đã<br />

đáp ứng đủ nhu cầu tâm linh của người<br />

sùng đạo. Cũng chính vì chùa mọc lên<br />

nhiều như vậy, nên mới có một sự cạnh<br />

tranh. Bởi chùa nào mà quy tụ được<br />

nhiều Phật tử thì kể như đã ăn nên làm<br />

ra. Vì trên thực tế các tài sản của nhà<br />

chùa, đều do của thập phương bá tánh<br />

mà ra, chớ từ xưa tới nay, đâu có ông<br />

Phùng Nhân<br />

thầy chùa nào mà đi làm mướn. Đành<br />

rằng mỗi cái đám ma, nếu có ai rước thì<br />

cũng có cúng dường, nhưng thân chủ<br />

của chùa nào, thì chùa đó hưởng. Đó là<br />

luật lệ bất thành văn, bởi lẻ người Phật<br />

tử khi đi chùa nào, thì họ có nguyện<br />

vọng khi chết được để tấm di ảnh trong<br />

ngôi chùa đó cho con cháu sau nầy dễ bề<br />

thăm viếng.<br />

Những người già cả, không cần đi<br />

đâu xa. Từ ga xe lửa Cabramatta nếu<br />

đôi chưn còn khỏe thì đi bộ cũng tới<br />

mấy chùa, còn người nào yếu đuối thì<br />

đón xe Bus đi chừng vài ba trạm. Đó là<br />

tôi chỉ nói đi lễ Phật, chùa nào cũng là<br />

chùa, còn nếu muốn lựa chùa nào vừa<br />

ý thì phải đi xa. Chắc có lẻ vì vậy mà<br />

mấy ông thầy thường lập chùa ở những<br />

chỗ gần nơi công cộng, chớ không phải<br />

như ngày xưa, chùa thì phải xây cất trên<br />

rừng, những nơi thâm sơn cùng cốc, để<br />

cho mấy chú tiểu, ni cô, họ không có dịp<br />

nhìn thấy chuyện đời trần tục mà giao<br />

động tinh thần, nên việc tu hành ở vào<br />

thời đó rất nghiêm. Nếu có người nào<br />

muốn hoàn tục, thì phải được sư phụ xả<br />

ấn, rồi mới được nhập thế xuống trần.<br />

Chớ không phải như bây giờ, có nhiều<br />

ông thầy chùa mua chiếc điện thoại<br />

thông minh, rồi chơi Facebook giao lưu<br />

cùng thiên hạ. Có một ông thầy chùa còn<br />

ở trong nước, pháp danh Thích Thanh<br />

Cường rất chịu chơi. Khi ông ta lấy tiền<br />

của bá tánh cúng dường, rồi order một<br />

chiếc iphone loại xịn. Sau đó ông ta<br />

trịnh trọng, làm lễ đập hộp để tiếp nhận<br />

cái phone, mà ông ta đã quên rằng mình<br />

là một thầy tu, đang ở trong chùa với cái<br />

đầu trọc lóc. Chính vì những điều sa đọa<br />

đó, nó bay tới tai Giáo Hội Phật Giáo<br />

Việt Nam nên ông ta đã bị dũa tơi bời<br />

và còn giáng chức, sau đó cuộc đời khổ<br />

hạnh tu hành của ông ta không biết đi về<br />

đâu nữa.<br />

Trong khi tôi ngồi viết bài nầy, thì<br />

cũng có một nguồn tin, nói rằng khứa<br />

Thích Thanh Cường nầy đã từng mặc<br />

quần sọt, đội nón cối ôm súng AK 47<br />

ngồi dưới tàu tuần cảnh của hải quân<br />

Cộng Sản mà đi ra tuốt ngoài hai quần<br />

đảo Hoàng – Trường Sa trong oai phong<br />

như một người chiến sĩ, như vậy chắc<br />

khứa là một đảng viên đội lốt tu hành.<br />

Rồi cũng có một nguồn tin, nói rằng<br />

hiện nay khứa nầy đang ở Mỹ, để xâm<br />

nhập vào hàng giáo phẩm của Phật Giáo<br />

Việt Nam Hải Ngoại. Nghe vậy thì hay<br />

vậy, chớ tôi cũng không để ý làm gì. Vì<br />

bài viết nầy không có mục đích nhắm tới<br />

ông ta, mà tôi muốn nêu lên tình trạng<br />

hiện nay thầy chùa ở đâu mà nhiều quá.<br />

Như vậy thì ai là thầy chùa thiệt, còn ai<br />

là thầy chùa giả đây?<br />

Bao nhiêu sự bê tha đó, nó làm cho<br />

đạo Phật mang tiếng quá nhiều. Như ở<br />

tỉnh Long An bây giờ, có một ông thầy<br />

xây một cái Tịnh Thất Bồng Lai, cũng<br />

có rất nhiều người sùng đạo đến đó làm<br />

công quả và cúng tiền, nhờ vậy mà chùa<br />

nầy càng thêm phát đạt. Nhưng ở trong<br />

cái Tịnh Thất Bồng lai nầy lại có rất<br />

nhiều chú tiểu. Có 2 chú tiểu ca hát nhạc<br />

trử tình rất hay, nên đã đi dự thi “Thách<br />

Thức Danh Hài” của nghệ sĩ Trấn<br />

Thành trên thành phố Sàigon, được Ban<br />

Giám Khảo chấm giải nhứt với giọng<br />

ca vàng, sau đó được một hãng dĩa mời<br />

để ký contract thâu băng. Cái cảnh giàu<br />

sang bắt đầu hiện ra trước mặt, nhưng<br />

đã bị Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam liếc<br />

mắt canh chừng. Vì cho rằng hai chú<br />

tiểu nầy khi đi thi mặc “đồ nâu”, do<br />

đó đã phạm tới Giáo Quy của luật nhà<br />

Phật. Chưa hết, tới lúc nầy thì dậu đổ<br />

bìm leo. Bao nhiêu nhà báo, Youtuber,<br />

Facebooker mới tìm tới nơi phỏng vấn,<br />

rồi chánh quyền sở tại vào cuộc. Họ đưa<br />

ra chứng cứ và khai sanh, là 2 chú tiểu<br />

nầy là con của ông thầy có bằng chứng<br />

rõ ràng không chối cãi …<br />

Vụ đó hôm nay đã tạm yên. Vì dư<br />

luận quần chúng chỉ nổi lên có một thời,<br />

chớ không ai ở không mà đi bới lông<br />

tìm vết. Đó là ở trong nước, còn ngoài<br />

nước thì sao? Đây là một câu hỏi lớn cho<br />

những vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại<br />

Đức và Ban Trị Sự tại các chùa… Chúng<br />

ta có công nhận một ông thầy có quyền<br />

sở hữu của cải riêng tư không? Hay ông<br />

thầy chỉ có bổn phận hoằng dương đạo<br />

pháp, để giáo hóa chúng sanh, không<br />

đi vào con đường mê lộ mà gây tội ác?<br />

Chính cái giềng mối của đạo Phật là từ<br />

xưa tới nay, cửa chùa rộng mở, ai cũng<br />

có thể bước vào. Người lỡ đường được<br />

chùa cho ăn một bữa cơm. Chớ không<br />

phải như ngày nay, ở trong nước, cũng<br />

như hải ngoại hiện giờ, mỗi bữa cơm<br />

phải có một cái vé kèm theo, giá cả thì<br />

tùy mỗi chùa ấn định.<br />

Riêng ở xứ Úc Châu nầy, kể từ khi<br />

đầu thập niên 1980, đã có mấy ông thầy<br />

đi vượt biển rồi được định cư trên cái xứ<br />

Úc Châu nầy. Lúc đầu chỉ lập nên Nhà<br />

Nguyện, sau đó mới lập Chùa. Không<br />

người thầy chùa nào có của cải riêng tư,<br />

mà chỉ có hai bàn tay trắng. Tất cả mấy<br />

chục ngôi chùa hiện nay, đều do bá tánh<br />

lập nên. Họ chỉ có công tu, rồi rao giảng<br />

giáo lý của nhà Phật cho quần chúng thức<br />

tỉnh để tu hành. Chớ không phải như bây<br />

giờ, mỗi ông thầy nào nếu có uy tín với<br />

Phật tử thì họ đều có ý làm chủ một ngôi<br />

chùa. Như vậy mới thường có cái cảnh<br />

nấu hủ tiếu chay, bánh canh chay, bún

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!