14.07.2020 Views

Viet Luan 3256 10-7-2020

https://vietluan.com.au

https://vietluan.com.au

SHOW MORE
SHOW LESS
  • No tags were found...

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

* TRANG 42 - SỐ <strong>3256</strong> - THỨ SÁU (Friday, July <strong>10</strong>, <strong>2020</strong>)<br />

Tạp ghi<br />

Đâu chỉ là một cái tên!<br />

Đoàn Xuân Thu<br />

Chữ rằng: “Vật cố hữu hình,<br />

hình cố hữu danh”, có nghĩa<br />

là: “Vật thì có hình, hình thì có tên<br />

gọi”. Tên là duy nhứt dành cho chỉ<br />

một người nên nó quan trọng lắm đó<br />

nhe bà con!<br />

Ở Mỹ hoặc Úc, tên đi trước họ đi<br />

sau. Chen chính giữa là tên lót.<br />

Thân mật thì gọi tên. Quan cách<br />

thì gọi họ. Còn chữ lót thì ít ai xài.<br />

Đó là lúc còn sống, còn ăn còn<br />

nhậu; chớ lúc lên bàn thờ thì trong<br />

điếu văn tiễn biệt người ta mới dùng<br />

đầy đủ họ tên và chữ lót! Chẳng qua<br />

nếu sơ sài vắn tắt quá, những hồn<br />

ma, bóng quế khác trùng tên trùng<br />

họ, dẫu khác chữ lót, nó cũng đòi lên<br />

bàn thờ để ngắm gà khỏa thân thì lại<br />

giành nhau lôi thôi phiền phức lắm!<br />

***<br />

Thủ tướng Úc có cái tên lót là<br />

John. Nên để cúng cơm, tên của<br />

Thủ tướng Úc thứ 30 là: “Scott John<br />

Morrison”. Tổng thống Mỹ cũng có<br />

cái tên lót là John nữa. Thế nên tên<br />

để cúng cơm của Tổng thống Hoa<br />

Kỳ thứ 45 là: “Donald John Trump”.<br />

Chắc vì cùng tên lót là John; nên<br />

hai ông thần nầy thích nhau quá<br />

thể. Gặp nhau là bắn đại bác ầm<br />

ầm (nhưng hụt) rồi quốc yến, sơn<br />

hào hải vị, không hè, dù già trẻ cách<br />

nhau tới 21 năm.<br />

Tuy nhiên có một số nước Châu<br />

Á (trong đó có nước ta), họ trước<br />

tên sau. Như Chủ tịch Tàu Cộng<br />

Tập Cận Bình là họ Tập tên Cận<br />

Bình. Hoặc Thủ tướng CS Việt Nam<br />

Nguyễn Xuân Phúc là họ Nguyễn<br />

tên Xuân Phúc.<br />

Mà tên của Thủ tướng CS nầy<br />

cũng gây khó dễ cho Bộ Ngoại Giao<br />

Mỹ vì phải kiếm cách nào để Tổng<br />

thống phát âm cho nó trúng! Kẻo<br />

dân Mỹ tưởng Tổng thống của mình<br />

chửi Thủ tướng CS Việt Nam. Vậy<br />

là các nhà “phát âm học” bèn phiên<br />

âm chữ Phúc thành “Fook” trên máy<br />

nhắc tuồng cho Tổng thống Mỹ đọc<br />

diễn văn cho nó đúng.<br />

***<br />

Phải chi ông giảng viên dạy Toán<br />

của trường Cao đẳng Cộng đồng<br />

Laney, thành phố Peralta, tiểu bang<br />

California, Hoa Kỳ biết cách phát<br />

âm chữ Phúc theo kiểu “Fook” nầy<br />

thì đâu xảy ra nhiều lôi thôi rắc rối<br />

đến nỗi nhức cả cái đầu!<br />

Chẳng qua là: Laney College có<br />

hơn 17.000 sinh viên, gần 30% đến<br />

từ Châu Á. Vì cơn đại dịch Covid-19,<br />

các lớp học phải dạy trực tuyến trên<br />

mạng. Ngày thứ hai, giảng viên môn<br />

Toán Matthew Hubbard đã nằng<br />

nặc kêu nữ sinh viên năm thứ nhứt<br />

“Phuc Bui Diem Nguyen” phải “Mỹ<br />

hóa” tên của em. Vì cứ giữ nguyên<br />

cái tên của cha sanh mẹ đẻ khi gọi<br />

đến tên em, thầy nghe như là tiếng<br />

chữi thề thô tục trong ngôn ngữ của<br />

thầy.<br />

Cần phải nói ngay là vị giảng viên<br />

Toán nầy đã cố tình đổi thứ tự tên<br />

em sinh viên nầy. Người Việt mình<br />

ai cũng biết tên em là: Nguyễn Bùi<br />

Diễm Phúc. Với Nguyễn là họ của<br />

Cha. Bùi là họ của mẹ. Diễm Phúc là<br />

tên của em. Ý nghĩa của cái tên nầy<br />

là họ Nguyễn kết hợp với họ Bùi,<br />

rồi sinh ra một bé gái; là một diễm<br />

phúc, một hồng ân của Thượng đế<br />

ban cho.<br />

Không hiểu được nền văn hóa của<br />

học trò mình mà vị giảng viên nầy cứ<br />

khăng buộc em phải đổi tên thì đâu<br />

có được nè.<br />

(Người Việt mình dù có căm thù<br />

thực dân Pháp nhưng cũng tôn trọng<br />

họ tên của kẻ thù. Như Toàn quyền<br />

Đông Dương (1897- 1902) Paul<br />

Doumer được đặt tên một cây cầu<br />

bắt qua sông Hồng, sau nầy là cầu<br />

Long Biên.<br />

Ông bà mình đâu có kêu tay thực<br />

dân Pháp hạng nặng nầy đổi tên<br />

đâu. Vì cứ để vậy, khi nói lên nghe<br />

nó sướng, nó đã cái lỗ tai, đã cái<br />

bụng căm thù quân cướp nước mà<br />

không bị lính mã tà bắt nhốt.)<br />

Em Diễm Phúc quyết định giữ<br />

hoàn toàn tên họ của em để cho mọi<br />

người biết rằng họ nên tự hào về cái<br />

tên của họ”<br />

Em Diễm Phúc nói trước đây thầy<br />

Hubbard chưa bao giờ gặp em để hỏi<br />

cách phát âm tên của em như thế<br />

nào? Mà lại yêu cầu em phải “Mỹ<br />

hoá” tên tiếng Việt của mình. Hành<br />

vi đó làm em cảm thấy minh không<br />

được tôn trọng, bị phân biệt đối xử.<br />

Em sẽ nộp đơn khiếu nại nếu thầy<br />

không gọi em bằng cái tên khai sinh<br />

của em.<br />

Sai rành rành ra đó mà ông giảng<br />

viên Toán nầy vẫn còn cố cãi chày<br />

cãi cối là: “Tên em đọc lên nghe<br />

giống như: “F *** Boy”<br />

“Nếu tôi sống ở Việt Nam và tên<br />

của tôi trong ngôn ngữ của em nghe<br />

giống như “Eat a D ***”, tôi sẽ thay<br />

đổi nó để tránh bối rối cho thiên hạ”<br />

Tôi cũng từng kêu em khác phải<br />

“Mỹ hóa” tên của mình, và em đó<br />

cũng làm. Tại sao em lại không?<br />

Người ta nói giận quá mất khôn.<br />

Hoặc đừng hành động trong cơn<br />

giận dữ vì làm như vậy giống như<br />

giong thuyền vào cơn bão tố.<br />

Hubbard tiếp tục chơi khăm,<br />

bằng cách gọi em Diễm Phúc là “P.<br />

Nguyen”. Ai cũng biết P. trong tiếng<br />

Anh là “Pee” nghĩa là đi “tè”.<br />

Rõ ràng là ông giảng viên dạy toán<br />

nầy muốn ăn thua đủ, muốn sĩ nhục<br />

đứa học trò mà ông cho là cứng đầu<br />

cứng cổ của mình.<br />

Ông quên rằng em lại là một nữ<br />

sinh thì phận làm thầy, mình không<br />

được quyền ăn nói thô lỗ, trây trúa<br />

như vậy chớ?<br />

***<br />

Công tâm mà nói: thời Trung học,<br />

em Diễm Phúc đã từng lấy tên là<br />

“May”; theo tiếng Việt cũng có nghĩa<br />

là may mắn, là Diễm Phúc. Cho dù<br />

“May” nầy đọc là /Mei/ theo tiếng<br />

Anh, có nghĩa là tháng Năm, để bạn<br />

bè đồng song dễ gọi.<br />

Rồi bước chân vào đại học, nơi<br />

môi trường giáo dục rộng mở, đầu<br />

óc thông thoáng hơn, em háo hức<br />

muốn lấy lại chính cái tên cha sanh<br />

mẹ đẻ đã cho mình. Nhưng nào ngờ!<br />

Ông giảng viên nầy thừa biết một<br />

bài Toán đưa ra, câu trả lời chỉ đúng<br />

hoặc sai. Sai thì mình xin lỗi. Hết<br />

chuyện. Còn sai mà cứ khăng khăng<br />

áp bức người khác phải tuân theo cái<br />

ý của mình thì tuổi trẻ Hoa Kỳ nó<br />

đâu có chịu nè.<br />

Chị của Diễm Phúc cũng phẫn nộ<br />

về cách hành xử của ông giảng viên<br />

Toán nầy đối với em gái của mình.<br />

Một mặt nộp đơn khiếu nại với nhà<br />

trường. Một mặt đăng ảnh chụp các<br />

emails lên Instagram để dư luận<br />

phân xử ai đúng ai sai?<br />

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Viện<br />

trưởng, ngay cả Ban Đại diện sinh<br />

viên đều phản đối hành động của<br />

thầy Matthew Hubbard.<br />

“Chúng tôi không ủng hộ chủ<br />

nghĩa da trắng thượng đẳng, phải<br />

loại bỏ tệ phân biệt chủng tộc dưới<br />

bất kỳ hình thức ngấm ngầm nào.<br />

Chúng tôi không tán thành việc<br />

đàn áp về văn hóa và ngôn ngữ của<br />

các sắc dân khác bằng cách buộc<br />

mọi người phải theo tiêu chuẩn “da<br />

trắng””.<br />

***<br />

Bị dư luận chửi quá xá đến nỗi<br />

ông thầy phải đóng luôn trang mạng<br />

của mình. Rồi bị xếp lớn rầy rà, buộc<br />

đình chỉ giảng dạy để nhà trường mở<br />

cuộc điều tra cho tới nơi tới chốn.<br />

Sợ bể nồi cơm, nên thầy Matthew<br />

Hubbard đành bấm bụng thừa nhận<br />

hành vi của mình là không tế nhị,<br />

không phù hợp, đã gây ra nỗi buồn<br />

phiền và tức giận cho học trò và<br />

những người đọc emails của ông<br />

trên mạng internet.<br />

Tuy nhiên lời xin lỗi, vỏn vẹn có<br />

hai câu, làm chị của em Diễm Phúc<br />

cảm thấy ông thầy nầy chỉ làm cho<br />

lấy có. “Ông ấy không dám chịu<br />

trách nhiệm về hành động của mình!<br />

Tôi đã rất lấy làm kinh ngạc và thất<br />

vọng về sự thiếu hiểu biết của ông<br />

giảng viên ấy và của cả trường nầy.”<br />

***.<br />

Tuy nhiên vẫn có một số bà con<br />

mình cho rằng chuyện nhỏ như<br />

con thỏ. Chuyện bé xé ra to. Chỉ<br />

là “Storm in a teacup”, là cơn bão<br />

trong tách trà. Xong còn dạy đời<br />

thêm là: “Mình đến nước của người<br />

ta thì phải nhập gia tùy tục, nhập<br />

giang tùy khúc”.<br />

Nói hời hợt như vậy đâu có được<br />

nè. Đâu có cái luật nào bắt buộc<br />

mình phải đổi tên đâu; trừ trường<br />

hợp mình tự nguyện.<br />

Mấy năm trước, có ông Tiến sĩ<br />

bên Mỹ đã đưa vụ việc phải viết tên<br />

trước họ sau ra Tòa. Tên của xứ Mít<br />

quê mình họ trước tên sau, tui hổng<br />

đổi gì hết ráo á. Tòa xử ông thắng vì<br />

tên là của ông thì ông muốn làm gì<br />

thì ông làm.<br />

Quả vậy: Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp<br />

(2001-2003), Đinh Đồng Phụng<br />

Việt, Thiếu tướng Dù Lương Xuân<br />

Việt, rồi nhà văn Nguyễn Thanh Việt<br />

(giải Pulitzer năm 2016), cả ba ông<br />

đều giữ y chang tên “Việt” đó thấy<br />

hông?<br />

Ông giảng viên Toán nầy nếu có<br />

ngon đi kêu mấy “cây đa, cây đề”<br />

nầy đổi họ tên đi thì sẽ biết thế nào<br />

là lễ độ. Để từ đó, từ giả luôn cái thói<br />

kỳ thị chủng tộc. Da trắng thượng<br />

đẳng mà lại đi ăn hiếp phụ nữ tay<br />

yếu chân mềm thì kỳ quá xá hè!<br />

Đoàn Xuân Thu.<br />

Melbourne.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!