29.08.2020 Views

Giáo án công nghệ 7 HKI phát triển năng lực soạn 5 hoạt động Giáo viên Đoàn Kim Tùng Trang Năm học 2019-2020

https://app.box.com/s/zdjwfbm2ao6714bjlxl79yugwd3nm999

https://app.box.com/s/zdjwfbm2ao6714bjlxl79yugwd3nm999

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

G I Á O Á N C Ô N G N G H Ệ P H Á T

T R I Ể N N Ă N G L Ự C

vectorstock.com/20031438

Ths Nguyễn Thanh Tú

eBook Collection

DẠY KÈM QUY NHƠN LESSON PLAN

PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

Giáo án công nghệ 7 HKI phát triển năng lực

soạn 5 hoạt động Giáo viên Đoàn Kim Tùng

Trang Năm học 2019-2020

WORD VERSION | 2021 EDITION

ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL

TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo

Phát triển kênh bởi

Ths Nguyễn Thanh Tú

Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :

Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến

Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon

Mobi/Zalo 0905779594


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TRƯỜNG THCS BÌNH HẢI Ngày 24 tháng 8 năm 2019

Môn : CÔNG NGHỆ 7 – Tiết: 1 – Tuần: 1

Tên bài dạy: Bài 1

Họ và tên giáo viên soạn: Đoàn Kim Tùng

Phần I: TRỒNG TRỌT.

Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT.

Bài 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Học sinh biết được vai trò, nhiệm vụ của ngành trồng trọt.

b. Kỹ năng:

- Quan sát, liên hệ với thực tế để nhận biết.

- Hợp tác, ứng xử, lắng nghe.

- Thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát hình ảnh về vai trò, nhiệm

vụ của nghành trồng trọt.

c. Thái độ:

Hình thành ý thức tình cảm với người lao động, với nghề trồng trọt.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

3. Phương pháp kĩ thuật dạy học:

a. PPDH: - Động não, vấn đáp, tìm – tòi, trực quan, dạy học nhóm, vấn – đáp.

b. KTDH: Kĩ thuật khăn trải bàn, KT động não.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: Tranh phóng to hình 1, hình 7, h.8 SGK, sơ đồ, bảng phụ

2. HS: Chuẩn bị bài mới.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10p)

* Mục tiêu: Liên hệ thực tiễn trong đời sống nhằm tạo mâu thuẫn/nhu cầu

nhận thức.

* Sản phẩm: Nội dung bảng thông tin, câu hỏi/vấn đề cần giải quyết.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật hoạt động nhóm. Quan sát/thảo

luận/điền kết quả, báo cáo kết quả. Quá trình trình bày và thảo luận làm xuất

hiện mâu thuẫn/nhu cầu nhận thức.

* Ổn định lớp: (1p)

* Tiến hành:

GV: Giới thiệu chung sơ lược nội dung chương trình (1p):

Đây là lĩnh vực mới của bộ môn công nghệ. Năm học trước các em đã tiếp

xúc với một lĩnh vực của môn công nghệ đó là kinh tế gia đình.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 1 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

GV: Yêu HS xem một số hình ảnh về các trang trại chăn nuôi, vườn rau,

trồng rừng...

HS: Quan sát

GV: Đặt câu hỏi

1. Hình ảnh thể hiện nội dung gì?

2. Gia đình em đang sản xuất theo hình thức nào?

HS: Trả lời

GV: Năm nay CN 7 các em sẽ đi tìm hiểu những gì rất gần gũi xung quanh

chúng ta, đó là nông, lâm, ngư, nghiệp. Trong đó có 4 phần: Trồng trọt, lâm

nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Phần đầu tiên gồm có hai chương và chúng ta đi tìm

hiểu chương đầu tiên.

GV: Nước ta là một nước nông nghiệp hay công nghiệp

HS: Nông nghiệp

GV: Trồng trọt góp phần phát triển kinh tế cho gia đình em như thế nào?

HS: Cung cấp lương thực, bán sản phẩm thu tiền để phục vụ cho cuộc sống

hằng ngày.

GV: Nước ta là nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn, 70%

lao động làm việc trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Vì vậy trồng trọt có

vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò đó là gì? Bài học

này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó, ta đi vào tìm hiểu bài.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trò của trồng trọt.(10p)

*Mục tiêu: Biết được vai trò của trồng trọt.

* Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập của HS.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật hoạt động nhóm, kỹ thuật động não.

Hoạt động của GV và HS

GV: Giới thiệu hình 1 SGK

HS: Lắng nghe và trả lời:

GV: Quan sát vào hình vẽ trong sgk em hãy

cho biết hình vẽ mô tả gì? Qua đó cho biết

trồng trọt có vai trò gì?

- HS lắng nghe và trả lời:

Vai trò của trồng trọt là:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con

người. (hình a)

+ Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.

(hình b)

+ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công

nghiệp. (hình c)

+ Cung cấp nông sản xuất khẩu. (hình d)

GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm, chia lớp

làm 3 nhóm:

? Thế nào là cây lương thực, cây thực phẩm,

cây nguyên liệu cho công nghiệp?

HS: Thảo luận trả lời

Nội dung

I/ Vai trò của trồng trọt:

Cung cấp:

- Lương thực, thực phẩm cho con

người.

- Thức ăn cho chăn nuôi.

- Nguyên liệu cho công nghiệp.

- Nông sản để xuất khẩu.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 2 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

+ Cây lương thực là cây trồng cho chất bột

như: lúa, ngô, khoai, sắn…

+ Cây thực phẩm như: rau, quả,….

+ Cây công nghiệp là cây cho sản phẩm làm

nguyên liệu trong công nghiệp chế biến như:

mía, bông, cà phê, chè,…..

- Các nhóm nhận xét kết quả của nhau.

GV: Nhận xét, tuyên dương nhóm trả lời

đúng và khuyến kích các nhóm còn lại.

- Giáo viên nhận xét, ghi bảng.

GDMT: Ngoài ra trồng trọt còn có vai trò gì

đối với môi trường?

Điều hòa không khí, cải tạo môi trường.

GV: Chốt kiến thức

Hoạt động 2:Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt. (7p)

* Mục tiêu: Biết được nhiệm vụ của trồng trọt.

* Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập của HS.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não.

GV: Yêu cầu HS chia nhóm và tiến hành thảo

luận để xác định nhiệm vụ nào là nhiệm vụ

trồng trọt ?

HS chia nhóm, thảo luận và trả lời:

Đó là các nhiệm vụ 1,2,4,6.

GV: Tại sao nhiện vụ 3,5 không phải là nhiệm

vụ trồng trọt ?

HS: Vì trồng trọt không cung cấp được những

sản phẩm đó:

+ Nhiệm vụ 3: Thuộc lĩnh vực chăn nuôi.

+ Nhiệm vụ 5: Thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.

GV: Ngoài những nhiệm vụ trên thì trồng trọt

còn góp phần bảo vệ môi trường như thế

nào?

Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và

PCTT

HS: Ngoài những nhiệm vụ trên thì trồng trọt

còn góp phần tạo ra môi trường xanh, phủ kín

đất trồng, đất hoang, chống xóa mòn đất, góp

phần làm sạch không khí theo cơ chế của quá

trình quang hợp (thu giữ khí co 2 , giải phóng

oxi. Ngoài ra trồng các loại cây họ đậu( rễ có

khả năng cố định nitơ) còn góp phần làm

giàu dinh dưỡng cho đất…để ứng phó với

biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

II/ Nhiệm vụ trồng trọt:

Sản xuất đảm bảo lương thực và

thực phẩm cho tiêu dùng trong nước

và xuất khẩu.

Hoạt động 3:Tìm hiểu biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.(7p)

* Mục tiêu: Biết được nhiệm vụ của trồng trọt.

* Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập của HS.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 3 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

GV: Yêu cầu HS theo nhóm cũ, quan sát bảng III/ Biện pháp thực hiện nhiệm vụ

và hoàn thành bảng.

của trồng trọt:

- HS thảo luận nhóm và hoàn thành bảng. Tăng diện tích canh tác, tăng số vụ

Một số biện pháp:

gieo trồng và dùng biện pháp kĩ

+ Khai hoang, lấn biển: Tăng diện tích đất thuật tiên tiến.

canh tác.

+ Tăng vụ trên đơn vị diện tích: Tăng sản

lượng nông sản.

+ Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt:

Tăng năng suất cây trồng.

GV: Sử dụng các biện pháp trên có ý nghĩa

gì?

HS: Có ý nghĩa là sản xuất ra nhiều nông sản

cung cấp cho tiêu dùng.

GV: Có phải bất kỳ vùng nào cũng sử dụng

các biện pháp đó không? Vì sao?

HS: Không phải vùng nào ta cũng sử dụng 3

biện pháp đó vì mỗi vùng có điều kiện khác

nhau.

GDMT:

GV: Đối với biện pháp khai hoang, lấn biển

cần lưu điều gì?

HS: Đối với biện pháp khai hoang, lấn biển

chúng ta lưu ý cần phải vừa phát triển trồng

trọt, tăng sản lượng nông sản, vừa bảo vệ

tránh làm mất cân bằng sinh thái môi trường

biển và vùng ven biển.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (5phút)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

1. Ngành trồng trọt có mấy vai trò:

A. 2 B. 3

C. 4 D. 5

2. Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là:

A. vai trò của trồng trọt

B. Nhiệm vụ của trồng trọt

C. Chức năng của trồng trọt

D. ý nghĩa của trồng trọt.

3. Hãy kể một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa

phương?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (5 phút)

* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức và liên hệ với thực tế để giải thích vai trò của

phần rắn trong đất.

* Sản phẩm: Bản báo cáo

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu qua tài liệu/mạng/thực

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 4 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

1. Em hãy cho biết trồng trọt thường gặp những khó khăn gì?

2. GV: Ở Quảng ngãi có các nhà máy thu mua nguyên liệu trồng trọt và xuất

khẩu những loại nông sản nào?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: (1’)

- Trả lời câu hỏi 1, 2, ở SGK.

- Tìm hiểu đất trồng ở địa phương.

- Xem trước bài 2: khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng.

- Soạn trước nội dung các câu hỏi trong bài học.

Người soạn

(Ký tên)

Đoàn Kim Tùng

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 5 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TRƯỜNG THCS BÌNH HẢI Ngày 24 tháng 8 năm 2019

Môn : CÔNG NGHỆ 7 – Tiết: 2 – Tuần: 1

Tên bài dạy: Bài 2

Họ và tên giáo viên soạn: Đoàn Kim Tùng

Bài 2: KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA

ĐẤT TRỒNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Biết được khái niệm đất trồng, thành phần của đất trồng.

- Giải thích vai trò của đất đối với cây trồng.

- Phân biệt được các thành phần của đất về mặt trạng thái nguồn gốc và vai trò

đối với cây trồng

b. Kĩ năng:

- Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát hình ảnh, mẫu vật

đất, đá.

c.Thái độ:

Có ý thức sử dụng và bảo vệ đất trồng.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

3. Phương pháp kĩ thuật dạy học:

a. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp

b. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật động não.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: Tranh phóng to hình 2, sơ đồ, bảng phụ, mẫu vật: đất, đá.

2. HS: Chuẩn bị bài mới.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

* Mục tiêu: Liên hệ thực tiễn trong đời sống nhằm tạo mâu thuẫn/nhu cầu

nhận thức.

* Sản phẩm: Nội dung bảng thông tin, câu hỏi/vấn đề cần giải quyết.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật hoạt động nhóm. Quan sát/thảo

luận/điền kết quả, báo cáo kết quả. Quá trình trình bày và thảo luận làm xuất

hiện mâu thuẫn/nhu cầu nhận thức.

* Ổn định tổ chức: (1’)

GV: Đặt câu hỏi:

H. Ở địa phương em tạo ra những sản phẩm nào của ngành trồng trọt ?

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 6 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

HS: Liệt kê những sản phẩm trồng trọt của địa phương.

GV: Nhận xét câu trả lời.

GV: Đưa ra mẫu vật một mẫu đất và một mẫu đá, yêu cầu hs quan sát và đặt câu

hỏi:

H. Khi gieo hạt vào đất và đá thì theo em hạt giống sẽ nảy mầm ở mẫu nào? Vì

sao?

HS: Trình bày ý kiến của mình.

=> GV: Nhận xét và dẫn dắt vào bài học.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Khái niệm về đất trồng.(14’)

* Mục tiêu: Biết được khái niệm và vai trò của đất trồng.

* Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập của HS.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật hoạt động nhóm kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: đưa mẫu vật đá và đất cho học sinh quan

sát và cần nắm.

GV: Dựa vào thực tế em thấy đất có đặc điểm

gì ?

HS: Tơi xốp.

GV: Vậy khi sống trên đất cây trồng có khả

năng sống và tạo ra được sản phẩm hay không ?

HS: Có.

GV: Vậy đất trồng là gì ?

HS: Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái

Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và

sản xuất ra sản phẩm.

GV: Đất được tạo ra như thế nào ?

HS: Được tạo ra do biến đổi của đá dưới tác

động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con

người.

GV: Theo em đá và đất có gì khác nhau ?

HS: Đất có độ phì nhiêu.

GV: Vậy để thấy được vai trò của đất gv cho hs

quan sát hình 2 sgk và thảo luận nhóm.

H1. Khi trồng cây trong môi trường đất và môi

trường nước có đặc điểm gì giống và khác

nhau?

H2. Đất có vai trò gì đối với đời sống cây

trồng?

HS: quan sát, thảo luận và trả lời.

H1:

- Giống: trồng cây trong môi trường nước và

đất điều cung cấp cho cây chất dinh dưỡng,

ôxi, nước.

- Khác: Trồng cây ở môi trường nước cây đứng

Nội dung

I. Khái niệm về đất trồng.

1. Đất trồng là gì?

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp

của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật

có khả năng sinh sống và sản xuất

ra sản phẩm.

2.Vai trò của đất trồng:

Đất trồng là môi trường cung cấp

nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho

cây và giữ cho cây không bị đỗ.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 7 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

vững được cần có giá đỡ, trồng cây trong môi

trường đất cây có thể đứng vững.

H2: Đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh

dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

GV: gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, bổ sung.

GV: hướng dẫn cho học sinh quan sát hình vẽ:

Vai trò của đất đối với cây trồng.

GV: tổng hợp ý kiến rút ra kết luận.cho hs ghi

bài.

GV: Hiện nay thực trạng đất trồng của nước ta

như thế nào ?

HS: Dựa vào thực tế để trả lời.

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

BĐKH thiên tai gây ra mưa lớn, lũ quét làm

rửa trôi lớp đất bề mặt giàu chất dinh dưỡng

gây hiện tượng xóa mòn đất làm cho đất làm

cho đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng gây thiệt

hại cho sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại con

người và tài sản.

Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần của đất (15’)

* Mục tiêu: Biết được các thành phần của đất trồng.

* Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập của HS.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kĩ thuật khăn trãi bàn, kĩ thuật động não.

GV: giới thiệu sơ đồ thành phần của đất

trồng.

GV: Đất trồng gồm những thành phần nào ?

HS: Phần khí, lỏng, rắn.

GV cho học sinh thảo luận nhóm theo hình

thức khăn trãi bàn.

H1: Phần khí, phần rắn, phần lỏng có những

thành phần nào ?

H2: Phần khí và phần rắn, phần lỏng có vai

trò như thế nào đối với cây trồng ?

HS: thảo luận và trả lời.

H1:

- Phần khí: là không khí có ở trong các khe

hở của đất như oxi, ni tơ, cacbonic…

- Phần rắn của đất bao gồm thành phần vô cơ

và hữu cơ.

- Phần lỏng: là nước có trong đất.

H2:

- Phần khí: cung cấp oxi cho cây hô hấp.

- Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng và giữ

II.Thành phần của đất trồng.

Gồm ba thành phần chính phần khí,

phần lỏng và phần rắn.

- Phần khí: Là không khí trong môi

trường đất như ôxi, nitơ, cácbônic,

cung cấp ôxi cho cây hô hấp và

cácbônic cho cây quang hợp.

- Phần rắn: Là phần quan trọng nhất

của đất gồm chất vô cơ và hữu cơ.

Cung cấp chất dinh dưỡng và giúp

cây đứng vững.

- Phần lỏng: Là nước trong đất, cung

cấp nước cho cây hòa tan các chất

dinh dưỡng trong đất giúp cây dễ hấp

thụ.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 8 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

cho cây đứng vững.

- Phần lỏng: cung cấp nước và hòa tan, vận

chuyển chất dinh dưỡng cho cây.

GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: Nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, chốt lại.

GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm từng

đôi.

GV: Tại sao tỉ lệ ôxi trong đất thấp hơn trong

không khí và cácbônic trong đất lại cao hơn

trong không khí ?

HS: Vì trên mặt đất cây quang hợp nhã ra khí

oxi nên lượng oxi trên mặt đất cao hơn so với

trong đất. Trong lòng đất các sinh vật và cây

hô hấp lấy oxi và thải ra khí cacbonic nên

lượng khí cacbonic trong đất cao hơn so với

trong không khí.

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

Nhiệt độ môi trường tăng cao làm cho hệ vi

sinh vật trong đất hoạt động mạnh, thúc đẩy

quá trình khoáng hóa, phân giải chất hưu cơ

làm cho quá trình giải phóng khí cacbonic

vào bầu khí quyển diễn ra nhanh hơn. Nhiệt

độ thay đổi quá cao hoắc quá thấp cũng làm

ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (8’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

Câu 1: Chọn câu đúng trong số các câu sau:

A. Đất trồng chỉ là lớp vỏ tơi xốp của vỏ Trái Đất.

B. Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả

năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

C. Đất trồng là sản phẩm biến đổi của khí hậu, sinh vật và con người.

D. Đất trồng do con người tạo ra để giúp thực vật có khả năng sinh sống và

sản xuất ra sản phẩm.

Câu 2: Đất trồng có ba thành phần chính:

A. Phần khí, phần hữu cơ, phần lỏng .

B. Phần lỏng, phần khí, phần vô cơ.

C. Phần khí, phần rắn, phần lỏng.

D. Phần khí, phần rắn, phần vô cơ.

Câu 3: Trong thực tế đất là do đá tạo ra dưới tác động của các yếu tố khí hậu,

sinh vật con người nhưng tại sao cây trồng không có khả sống trên đá ?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (6’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 9 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

Câu 1: Trong các thành phần của đất trồng theo em thành phần nào quan trọng

nhất ? Vì sao?

Câu 2: Tại sao trong thực tế cây trồng trong đất có khả năng đứng vững nhưng

cây trồng trong nước không đứng vững ?

Câu 3: Trong thực tế đất điều có ba thành phần nhưng tại sao lại có đất phì nhiêu,

đất nghèo dinh dưỡng ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: (1’)

- Trả lời câu hỏi 1, 2, ở SGK.

- Làm thí nghiệm để chứng minh đất có ba thành phần, phần lỏng, phần rắn, phần

khí

- Tìm hiểu các loại đất có ở địa phương.

- Xem trước bài 3: Một số tính chất của đất trồng.

- Soạn trước nội dung các câu hỏi trong bài học.

Người soạn

(Ký tên)

Đoàn Kim Tùng

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 10 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TRƯỜNG THCS BÌNH HẢI Ngày 31 tháng 8 năm 2019

Môn : CÔNG NGHỆ 7 – Tiết: 3 – Tuần: 2

Tên bài dạy: Bài 3

Họ và tên giáo viên soạn: Đoàn Kim Tùng

Bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

Biết được một số tính chất của đất trồng.

b. Kĩ năng:

Nhận dạng được đất cát, đất thịt, đất sét qua quan sát.

c. Thái độ

Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

3. Phương pháp kĩ thuật dạy học:

a. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp.

b. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ

thuật động não.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: Một số mẫu đất, giấy đo độ pH, bảng phụ.

2. HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

1.1. Ổn định tổ chức: (1’)

1.2. Đặt vấn đề và giới thiệu bài mới: (5’)

GV: đặt câu hỏi:

H. Đất trồng là gì ? Vai trò của đất trồng đối với trồng trọt ?

H. Tại sao trong thực tế có loại đất cây trồng phát triển rất tốt nhưng có loại đất

cây trồng phát triển kém ?

HS: suy nghĩ trả lời, nhận xét.

GV: nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.

Như chúng ta đã biết đất trồng có vai trò rất quan trọng đối với trồng trọt. Nhưng

thực tế có loại đất có độ phì nhiêu cao, có loại đất kém phì nhiêu và còn chứa

nhiều chất độc có hại cho cây trồng. Vậy trong đất có những thành cơ giới nào ?

Tại sao đất lại có độ chua, độ kiềm ? Để hiểu rõ điều đó chúng ta cùng tìm hiểu

bài 3 “Một số tính chất chính của đất trồng”.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Thành phần cơ giới của đất là gì ? (6’)

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 11 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Mục tiêu: Biết được thành phần cơ giới của đất.

* Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập của HS.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: chia nhóm và cho hs quan sát các ba loại

đất đã chuẩn (đất cát, đất thịt, đất sét)

HS: quan sát.

GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.

H1: Các cấp hạt trong ba loại đất như thế nào ?

H2: Thành phần cơ giới là gì ?

H3: Dựa vào thành phần cơ giới đất được chia

thành những loại đất chính nào?

HS: thảo luận trả lời.

H1:

- Đất cát có nhiều hạt cát.

- Đất thịt chứa nhiều bột, bụi (hạt limon).

- Đất sét chứa nhiều hạt sét.

H2: Là tỉ lệ % các hạt cát, hạt limon, và sét.

H3: Thành 3 loại, đất sét, đất thịt, đất cát.

GV: yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

Thành phần cơ giới của đất chính là phần rắn có

trong đất, phần vô cơ trong đất có các cấp hạt có

đường kính khác nhau. Tỉ lệ của các cấp hạt này

gọi là thành phần cơ giới của đất. Dựa vào tỉ lệ

các hạt này có trong đất người ta chia đất thành

ba loại chính.

GV: Ngoài những loại đất chính trên thực tế

còn có những loại đất nào nữa ?

HS: Đất thịt pha cát, đất cát pha thịt...

GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, giải thích thêm.

Kiến thức cần đạt

I.Thành phần cơ giới của đất là

gì ?

- Là tỉ lệ % các hạt cát, hạt limon,

và sét.

- Dựa vào thành phần cơ giới của

đất chia đất thành ba loại chính:

+ Đất cát.

+ Đất thịt.

+ Đất sét.

Hoạt động 2: Độ chua, độ kiềm của đất. (10’)

* Mục tiêu: Biết được độ chua, độ kiềm của đất.

* Sản phẩm: Kết quả câu trả lời và sản phẩm của hs.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật hoạt động mảnh ghép, kỹ thuật

động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV giới thiệu : Để có kế hoạch sử dụng và cải

tạo đất người ta xác định độ của đất bằng cách sử

dụng thước đo pH.

GV: cho học sinh quan sát thước đo pH.

Kiến thức cần đạt

II. Độ chua, độ kiềm của đất.

- Độ chua, độ kiềm của đất được đo

bằng độ PH.

- Dựa vào độ PH chia đất thành ba

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 12 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

GV: yêu cầu học sinh làm việc các đọc thông tin

kết hợp quan sát trả lời các câu hỏi sau.

H1. Quan sát và cho biết trị số pH dao động

trong khoảng nào ?

H2. Với giá trị nào của PH thì đất được gọi là đất

chua, đất kiềm và trung tính ?

HS: quan sát, đọc thông tin và trả lời.

H1: Dao động từ 0 đến 14

H2: Đất chua có độ pH < 6,5, đất kiềm có độ pH

> 7,5, đất trung tính có độ pH = 6,6 – 7,5.

GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét.

GV: chia lớp thành 6 nhóm.

Hai nhóm thực hành một loại đất để xác định

được độ chua, kiềm, trung tính của đất.

HS: thực hành và ghi kết quả.

GV: yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và nhận

xét cho nhau.

HS: báo cáo và nhận xét.

GV: nhận xét.

GV: Thực tế người ta xác đinh độ pH của đất

nhằm mục đích gì ?

HS: Để có kế hoạch và sử dụng và cải tạo đất

hợp lí.

GV: hs nhận xét

GV: kết luận.

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

BĐKH, thiên tai làm gia tăng các hiện tượng bão,

lũ quét, sạt lở đất, xói mòn đất, rửa trôi kiềm

trong đất cùng với nguyên nhân khác làm cho đất

bị chua. Cần có những biện pháp cải tạo đất chua

thường xuyên như bón vôi, thau chua, canh tác

hợp lí.

loại:

+ Đất chua.

+ Đất kiềm.

+ Đất trung tính.

Hoạt động 3: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.(8p)

* Mục tiêu: Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng trong đất.

* Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập của HS.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật động

não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: cho học sinh tìm hiểu mục III SGK. Làm

việc cá nhân trả lời các câu hỏi sau.

H1: Đất có khả năng giữ nước và chất dinh

dưỡng không ? Vì sao ?

H2: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của

Kiến thức cần đạt

III. Khả năng giữ nước và chất

dinh dưỡng của đất.

- Nhờ các hạt cát, limon, sét và

chất mùn, đất giữ được nước và

chất dinh dưỡng

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 13 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

các loại đất như thế nào.

HS: tìm hiểu và trả lời, nhận xét bổ sung cho

nhau.

H1: Có. Vì trong đất có chứa nhiều hạt có kích

thước nhỏ bé.

H2: Mỗi loại đất có khả năng giữ nước và chất

dinh dưỡng khác nhau.

GV: nhận xét

GV: treo bảng phụ cho học sinh làm bài tập

trang 9 sgk.

GV: cho hs làm bài tập theo cặp đôi.

GV: gọi 2-3 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận

xét.

HS: đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.

GV: nhận xét, khái quát lại.

- Đất chứa nhiều hạt càng bé và

chứa nhiều mùn thì khả năng giữ

nước và chất dinh

dưỡng tốt nhất.

Hoạt động 4: Độ phì nhiêu của đất là gì ?(5’)

* Mục tiêu: Biết được độ phì nhiêu của đất.

* Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập của HS.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin và làm

việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau

H1: Độ phì nhiêu của đất là gì ?

H2: Trong thực tế muốn tăng độ phì nhiêu của đất

chúng ta cần phải làm gì ?

HS: tìm hiểu và trả lời.

H1: Là khả năng đất cung cấp chất nước, ôxi và

chất dinh dưỡng cho cây.

H2: Bón phân hữu cơ, hạn chế bón phân hóa học

và sử dụng thuốc trừ sâu.

GV: nhận xét, giải thích thêm.

GV: Ở những vùng đất nào cây trồng sinh trưởng

và phát triển càng mạnh thì người ta gọi đất đó phì

nhiêu.

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai

BĐKH, thiên tai đã thúc đẩy hiện tượng xói mòn,

rửa trôi đất, thậm chí mất đất ở các vùng ven biển,

cửa sông do lũ lụt, ngập úng. Do vậy để nâng cao

độ phì nhiêu cho đất bằng các biện pháp: làm đất

đúng kĩ thuật, chống xóa mòn, bón nhiều phân

hữu cơ và bón đúng loại phân, đúng cách.

Kiến thức cần đạt

IV. Độ phì nhiêu của đất là gì ?

Độ phì nhiêu của đất là khả năng

của đất cung cấp đủ nước, oxi và

chất dinh dưỡng cần thiết cho cây

trồng sinh trưởng tốt, đạt năng

suất cao đồng thời không chứa

chất có hại cho cây.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (4’)

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 14 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất.

Căn cứ vào tỉ lệ các hạt chứa trong đất người ta chia đất thành mấy loại chính ?

A. 1 B.2 C. 3 D. 4

Câu 2: Theo em các loại đất sau có độ PH như thê nào ?

Đất Độ pH Đất Độ pH Đất Độ pH

Đất chua Đất trung tính Đất kiềm

Câu 3: Trong trồng trọt ta nên trồng ở loại đất nào ? Vì sao ?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

Câu 1: Các loại đất sau cần cải tạo như thế nào để nâng độ phì nhiêu cho đất ?

Loại đất

Biện pháp cải tạo

Đất chua

Đất mặn

Đất bạc màu

Câu 2: Trong một lần Nam theo ba đi làm đất để chuẩn bị gieo trồng, Nam thấy

ba rắc vôi bột cho đất. Ba nói là để cải tạo đất tốt hơn. Theo em, vôi có tác dụng

đối với đất như thế nào mà người ta rắc vôi bột để cải tạo đất ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

? Địa phương em có những loại đất nào ? Em hãy đề ra biện pháp sử dụng và

bảo vệ các loại đất đó hợp lí nhất ?

* Chuẩn bị nội dung cho bài sau

- Về nhà học bài theo phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi cuối bài.

- Chuẩn bị mẫu vật tiết sau thực hành: Lấy 3 mẫu đất khác nhau ( bằng nắm tay)

đất phải khô(hơi ẩm) sạch cỏ, đá...đựng trong túi nilon. Ghi rõ mẫu đất số...ngày

lấy, nơi lấy, người lấy mẫu.

Người soạn

(Ký tên)

Đoàn Kim Tùng

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 15 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TRƯỜNG THCS BÌNH HẢI Ngày 31 tháng 8 năm 2019

Môn : CÔNG NGHỆ 7 – Tiết: 4 – Tuần: 2

Tên bài dạy: Bài 4

Họ và tên giáo viên soạn: Đoàn Kim Tùng

THỰC HÀNH:

BÀI 4: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG

PHÁP ĐƠN GIẢN (vê tay).

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

Biết được qui trình xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn

giản (vê tay).

b. Kỹ năng:

Xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay).

c. Thái độ:

Có ý bảo vệ tài nguyên, môi trường đất.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

3. Phương pháp kĩ thuật dạy học:

a. Phương pháp dạy học: Hoạt động thực hành nhóm, trực quan, vấn đáp.

b. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ

thuật động não.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: Ống hút nước, mẫu đất, thước đo.

2. HS: Chuẩn bị các vật mẫu như: Mẫu đất, ống nước.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

1.1. Ổn định tổ chức: (1’)

1.2. Đặt vấn đề và giới thiệu bài mới: (4’)

GV: đặt câu hỏi:

H. Thành phần cơ giới của đất là gì ?

HS: trả lời và nhận xét.

GV: nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới.

Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ % của các hạt cát, limon, và sét trong đất,

chính tỉ lệ của các hạt này đã hình thành nên các loại đất khác nhau. Để xác định

rõ hơn thành phần cơ giới của đất trong tự nhiên một cách chính xác ta làm bằng

cách nào ? Bài học thực hành hôm nay sẽ giúp các em làm được điều này.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. (7’)

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 16 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Mục tiêu: Biết được các vật liệu và dụng cụ để thực hành.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: cho hs quan sát những vật liệu và dụng cụ

của bài thực hành.

HS: quan sát.

GV: yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau.

H1: Để tiến hành thực hành ta cần những vật liệu

và dụng cụ nào ?

H2: GV: Đất cần phải ghi cụ thể như thế nào ?

Tại sao phải làm như vậy ?

HS: trả lời và nhận xét bổ sung.

H1: Đất, lọ đựng nước, ống hút nước, thước đo.

H2: ghi rõ mẫu đất số, ngày lấy, nơi lấy, người

lấy mẫu. Để biết rõ được người lấy và khu vực

đất đó có tính chất nào của đất.

GV: nhận xét, khái quát lại.

Kiến thức cần đạt

I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.

- Đất lấy ba mẫu với ba địa điểm

khác nhau.

- Lọ đựng nước và một ống hút

nước.

- Thước đo.

Hoạt động 2: Qui trình thực hành. (20’)

* Mục tiêu: Nắm được qui trình và thực hành được các loại đất bằng phương

pháp vê tay.

* Sản phẩm: Sản phẩm thực hành của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng phương pháp bàn tay nặng bột, kỹ thuật

mãnh ghép, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: giới thiệu cách chọn mẫu đất phải sạch cỏ,

ráo hơi ẩm. Nếu đất khô cho thêm nước cho đủ

ẩm.

HS: lắng nghe.

GV: treo tranh yêu cầu hs quan sát hình vẽ trên

bảng về qui trinh thực hành các bước thao tác.

HS: quan sát.

GV: Trình bày qui trình thực hiện xác định

thành phần cơ giới bằng phương pháp vê tay ?

HS: trả lời và nhận xét.

Bước 1. Lấy 1 ít đất bằng viên bi cho vào lòng

bàn tay.

Bước 2. Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm.

Bước 3. Dùng 2 bàn tay vê đất thành thỏi có

đường kính 3mm

Bước 4. Uốn thỏi đất thành vòng có đường kính

khoảng 3cm.

GV: nhận xét, bổ sung.

GV: chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1,2 thực

Kiến thức cần đạt

II. Quy trình thực hành.

Bước 1. Lấy 1 ít đất bằng viên bi cho

vào lòng bàn tay.

Bước 2. Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm.

Bước 3. Dùng 2 bàn tay vê đất thành

thỏi có đường kính 3mm.

Bước 4. Uốn thỏi đất thành vòng có

đường kính khoảng 3cm.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 17 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

hiện mẫu đất 1,2,3. Nhóm 3,4 thực hiện mẫu đất

4,5,6.

GV: giao dụng cụ và vật liệu để học sinh tiến

hành thực hành và treo bảng chuẩn phân cấp đất

để học sinh phân biệt được các loại đất.

HS: nhận dụng cụ và vật liệu.

GV: yêu cầu các nhóm thực hành và ghi kết quả

thực hành vào bảng sau.

Trạng thái Loại đất xác

Mẫu đất

Số 1

Số 2

Số 3

Số 4

Số 5

Số 6

đất sau khi vê

...

...

...

...

...

...

định

...

...

...

...

...

...

GV: Quan sát bao quát lớp và hướng dẫn các

nhóm gặp khó khăn trrong quá trình thực hành.

Hướng dẫn học sinh quan sát đối chiếu với

chuẩn phân cấp đất ở bảng 1 SGK.

GV: nhắc nhỡ các nhóm trong quá trình thực

hành giữ vệ sinh lớp học.

HS: cần giữ vệ sinh lớp học

GV: sau khi hs thực hành xong gv yêu cầu học

sinh nạp sản phẩm trên bàn đã qui định và tiến

hành nhận xét, đánh giá.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (7’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

GV: yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình và nêu những khó khăn

gặp phải trong quá trình thực hành.

HS: đại diện nhóm trình bày.

GV: có thể cho mời các nhóm nêu hướng khắc phục những khó khăn trong quá

trình thực hành.

HS: nêu các biện pháp khắc phục.

GV: cho hs đánh giá kết quả lẫn nhau dựa vào tiêu chí sau.

+ Sự chuẩn bị

+ Thực hiện quy trình

+ An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

+ Kết quả thực hành.

+ Thu dọn dụng cụ, mẫu đất, vệ sinh khu vực thực hành.

GV:

- Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của học sinh, giáo viên đánh giá chấm điểm.

- Đánh giá nhận xét giờ thực hành

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 18 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

? Bạn Huy làm thí nghiệm xác địnhthành phần cơ giới của các loại đất ở địa

phương bằng phương pháp vê tay và thu được kết quả như sau. Em hãy giúp bạn

Huy điền vào các chỗ trống (.....) để xác định tên của các loại đất đó.

Trạng thái của đất sau khi vê

Vê được thành thỏi nhưng khi uống có vết

nứt.

Vê được thành thỏi nhưng khi uốn bị đứt

đoạn.

Vê được thành thỏi nhưng khi uốn không

có vết nứt.

Không vê được

Vê được thành thỏi nhưng đứt đoạn

Không vê được thành thỏi, chỉ vê được

thành viên rời rạc

Loại đất tương ứng

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

? Về nhà em hãy lấy các mẫu đất ở địa phương tiến hành thực hành để xác định ở

địa phương mình có những loại đất nào? Hãy đề ra biện pháp sử dụng và bảo vệ

các loại đất đó hợp lí nhất ?

* Chuẩn bị nội dung cho bài sau

- Về nhà xem lại bài một số tính chất của đất trồng để tiết sau thực hành.

- Chuẩn bị một số mẫu đất để tiêt sau xác định độ pH của đất.

Người soạn

(Ký tên)

Đoàn Kim Tùng

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 19 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TRƯỜNG THCS BÌNH HẢI Ngày 07 tháng 9 năm 2019

Môn : CÔNG NGHỆ 7 – Tiết: 5 – Tuần: 3

Tên bài dạy: Bài 5

Họ và tên giáo viên soạn: Đoàn Kim Tùng

THỰC HÀNH:

BÀI 5: XÁC ĐỊNH ĐỘ pH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

Biết được qui trình xác độ pH bằng phương pháp đơn giản (so màu).

b. Kỹ năng:

Xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (so

màu).

c. Thái độ:

Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

3. Phương pháp kĩ thuật dạy học:

a. Phương pháp dạy học: Hoạt động thực hành nhóm, trực quan, vấn đáp.

b. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ

thuật động não.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: Ống hút nước, thang màu pH, chất chỉ thị màu. Mẫu đất.

2. HS: Chuẩn bị các vật mẫu như: Mẫu đất, ống nước, thước đo.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’)

GV: đặt câu hỏi:

H. Dựa vào đâu người ta xác định được đất chua, đất kiềm, đất trung tính ? Nhằm

mục đích gì ?

HS: trả lời và nhận xét.

GV: nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. Để cải tạo được đất, loại bỏ những chất

có hại cho cây trồng trong đất ta phải xác định được độ chua, độ kiềm của đất.

Vậy xácđịnh như thế nào bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em làm được điều

này. Bài 5 “ Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu”

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Dụng cụ vật liệu và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.(5p)

* Mục tiêu: Biết được các vật liệu và dụng cụ để thực hành.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 20 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: cho hs quan sát những vật liệu và dụng cụ

của bài thực hành.

HS: quan sát.

GV: yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời

các câu hỏi sau.

H1: Để tiến hành thực hành ta cần những vật

liệu và dụng cụ nào ?

H2: GV: Đất cần phải ghi cụ thể như thế nào ?

Tại sao phải làm như vậy ?

HS: trả lời và nhận xét bổ sung.

H1: Đất, thìa nhỏ, thang độ pH, chất chỉ thị

màu.

H2: ghi rõ mẫu đất số, ngày lấy, nơi lấy, người

lấy mẫu. Để biết rõ được người lấy và khu vực

đất đó có tính chất nào của đất.

GV: nhận xét, khái quát lại

GV: kiểm tra dụng cụ và mẫu vật của học sinh.

HS: trưng bày dụng cụ cho giáo viên kiểm tra.

GV: phân công công việc cho từng nhóm học

sinh.

HS: về nhóm mình được phân.

Kiến thức cần đạt

I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

- Các loại mẫu đất.

- Thang màu pH, chất chỉ thị màu.

Hoạt động 2: Qui trình thực hành.(12p)

* Mục tiêu: Nắm được qui trình và thực hành, xác định được độ pH của đất bằng

phương pháp so màu.

* Sản phẩm: Sản phẩm thực hành của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng phương pháp bàn tay nặng bột, kỹ thuật mảnh

ghép, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: treo tranh về qui trình xác định độ pH

bằng phương pháp so màu.

HS: quan sát.

GV: yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời

câu hỏi sau.

H1: Để xác định pH của đất ta tiến hành như

thế nào ?

H2: Đất chua, đất trung tính, đất kiềm chất chỉ

thị màu chuyển màu như thế nào ?

HS: trả lời, nhận xét.

H1:

Bước 1: Lấy một lượng đất bằng hạt ngô cho

vào thìa.

Bước 2: Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp

vào mẫu đất cho đến khi dư thừa một giọt.

Bước 3: Sau 1 phút, nghiêng thìa cho chất chỉ

Kiến thức cần đạt

II. Quy trình thực hành.

Bước 1: Lấy một lượng đất bằng hạt

ngô cho vào thìa.

Bước 2: Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu

tổng hợp vào mẫu đấtcho đến khi dư

thừa một giọt.

Bước 3: Sau 1 phút, nghiêng thìa cho

chất chỉ thị màu chảy ra và so màu

với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng

màu nào có độ pH tương đương với

độ pH của màu đó.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 21 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

thị màu chảy ra và so màu với thang màu pH

chuẩn. Nếu trùng màu nào có độ pH tương

đương với độ pH của màu đó.

H2: Đất chua chất chỉ thị màu chuyển sang màu

đỏ, đất kiềm chất chỉ thị màu chuyển sang màu

xanh, đất trung tính chất chị màu không chuyển

màu.

GV: nhận xét và khái quát lại.

Đất càng chua thì chất chị màu chuyển sang

mau càng đỏ, đất càng kiềm chất chỉ màu

chuyển sang màu xanh càng đậm.

GV: yêu cầu các nhóm thực hành.

HS: các nhóm tiến hành thực hành và ghi kết

quả vào bảng sau:

Mẫu đất Độ pH Đất chua,

kiềm,

trung

tính

Mẫu số1.

So màu lần1.

So màu lần 2.

So màu lần 3

Trung bình

Mẫu số 2

So màu lần1.

So màu lần 2.

So màu lần 3

Trung bình

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

GV: Quan sát bao quát lớp và hướng dẫn các

nhóm gặp khó khăn trrong quá trình thực hành.

Hướng dẫn học sinh quan sát đối chiếu với

thang màu pH.

GV: nhắc nhỡ các nhóm trong quá trình thực

hành giữ vệ sinh lớp học.

HS: cần giữ vệ sinh lớp học

GV: sau khi hs thực hành xong gv yêu cầu học

sinh nạp sản phẩm trên bàn đã qui định và tiến

hành nhận xét, đánh giá.

III.Thực hành

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (7’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

GV: yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình và nêu những khó khăn

gặp phải trong quá trình thực hành.

HS: đại diện nhóm trình bày.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 22 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

GV: có thể cho mời các nhóm nêu hướng khắc phục những khó khăn trong quá

trình thực hành.

HS: nêu các biện pháp khắc phục.

GV: cho hs đánh giá kết quả lẫn nhau dựa vào tiêu chí sau.

+ Sự chuẩn bị

+ Thực hiện quy trình

+ An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

+ Kết quả thực hành.

+ Thu dọn dụng cụ, mẫu đất, vệ sinh khu vực thực hành.

GV:

- Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của học sinh, giáo viên đánh giá chấm điểm.

- Đánh giá nhận xét giờ thực hành

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

? Bạn Nam làm thí nghiệm xác định độ pH của các loại đất ở địa phương bằng

phương pháp so màu và thu được kết quả như sau. Em hãy giúp bạn Nam xác

định các loại đất sau thuộc đất chua, đất kiềm hay đất trung tính.

Mẫu đất Độ pH Loại đất tương ứng

Mẫu 1 4,5

Mẫu 2 6,5

Mẫu 3 7,7

Mẫu 4 8,0

Mẫu 5 3,9

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

? Về nhà em hãy lấy các mẫu đất ở địa phương tiến hành thực hành xác định độ

pH để biết được ở địa phương mình đất thuộc đất chua, đất kiềm hay đất trung

tính ? Hãy đề ra biện pháp cải tạo và bảo vệ các loại đất đó hợp lí nhất ?

* Chuẩn bị nội dung cho bài sau

- Về nhà học bài, đọc và xem trước bài 6 ( SGK ). Tìm hiểu bài 6: Biện pháp sử

dụng, cải tạo và bảo vệ đất.

Người soạn

(Ký tên)

Đoàn Kim Tùng

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 23 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TRƯỜNG THCS BÌNH HẢI Ngày 07 tháng 9 năm 2019

Môn : CÔNG NGHỆ 7 – Tiết: 6 – Tuần: 3

Tên bài dạy: Bài 6

Họ và tên giáo viên soạn: Đoàn Kim Tùng

Bài 6: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất

đất trồng.

b. Kĩ năng:

Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất đúng kĩ thuật.

c.Thái độ:

Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

3. Phương pháp kĩ thuật dạy học:

a. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp.

b. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ

thuật động não.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: Hình 3, 4, 5 SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

2. HS: Đọc SGK, tìm hiểu biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất ở địa

phương.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (6’)

GV: đặt câu hỏi:

H.Vì sao mỗi loại đất khác nhau thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng khác

nhau ?

HS: trả lời và nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới.

Các em đã biết đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt thì đất có

độ phì nhiêu càng lớn. Nhưng trong thực tế không phải đất nào cũng có độ phì

nhiêu tốt, mà muốn cho đất luôn có độ phì nhiêu ngoài việc sử dụng, chúng ta

phải biết cải tạo và bảo vệ đất . Vậy phải cải tạo, bảo vệ đất như thế nào là hợp lí,

là tốt nhất chúng ta đi vào bài 6 “ Các biện pháp sử dụng , cải tạo và bảo vệ đất”

để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Vì sao phải sử dụng đất hợp lí ?(13’)

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 24 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Mục tiêu: Biết được vì sao cần sử dụng đất hợp lí.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: cho HS đọc nội dung sgk và trả lời câu

hỏi.

H1: Tình trạng đất trồng ở nước ta hiện nay

như thế nào ?

H2: Vì sao phải sử dụng đất hợp lí ?

GV gọi hs trả lời

HS: trả lời.

H1: Đất bị thoái hóa nhiều: đất bạc màu, đất

chua, đất mặn..

H2: Dân số tăng nhưng diện tích đất chỉ cố

định.

GV: gọi hs nhận xét bổ sung.

GV bổ sung: Dân số tăng nhanh làm cho nhu

cầu lương thực thực phẩm tăng cao, đồng thời

quá trình đô thị hoá ngày càng thu hẹp diện tích

đất trồng.

- Do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng

tăng mà diện tích đất trồng trọt có hạn ...

Bổ sung: Bên cạnh việc sử dụng đất hợp lí để

đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm chúng

ta phải có ý thức về việc thực hiện kế hoạch

hoá gia đình tạo sự cân bằng trong cuộc sống.

GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi.

GV treo bảng phụ đây là một số biện pháp sử

dụng đất hợp lí em hãy cho biết mục đích?

Biện ph p sử

dụng đất

- Thâm canh tăng

vụ.

- Không bỏ đất

hoang.

- Chọn cây trồng

phù hợp với đất.

- Vừa s dụng

đất, vừa cải tạo.

Mục đích

............................

...........................

...........................

........ .................

GV: gọi đại diện hs trả lời, nhận xét, bổ sung.

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

- Thâm canh tăng vụ là đầu tư theo chiều sâu

bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên

tiến. Tăng vụ là tăng số lần giep trồng trên một

năm.

Kiến thức cần đạt

I.Vì sao phải sử dụng đất hợp lí:

1.Lí do:

Do nhu cầu lương thực, thực phẩm

ngày càng tăng mà diện tích đất

trồng có hạn vì vậy phải sử dụng

đất trồng hợp lí.

2. Biện pháp:

- Thâm canh tăng vụ.

- Không bỏ đất hoang.

- Chọn cây trồng phù hợp.

- Vừa sử dụng vừa cải tạo đất.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 25 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

- Thâm canh tăng vụ nhằm mục đích: Tăng sản

lượng nông sản.

- Không bỏ đất hoang nhằm mục đích tận dụng

diện tích đất chưa được sử dụng để khai hoang

đưa vào trồng trọt.

- Chọn cây trồng phù hợp nhằm cây sinh

trưởng phát triển tốt cho năng suất cao.

- Vừa sử dụng vừa cải tạo đất là biện pháp

thường sử dụng với những vùng đất mới khai

thác hoặc vùng đất xấu nhằm sớm cho thu

hoạch và làm cho đất tốt hơn.

GV: chốt lại vấn đề.

Bổ sung: Ở nước ta diện tích đất rất nhiều như

đất cát, đất xói mòn, do lũ lụt vì vậy cần kết

hợp cải tạo và trồng cây hợp lí.

*Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

Với hiện tượng nóng lên toàn cầu do BĐKH

ước tính sẽ có 17-19 triệu người Việt Nam sẽ

mất đất ở, một phần lớn đất trồng trọt cũng bị

ngập dưới mực nước biển. Như vậy, nguy cơ

mất đất canh tác kể cả đất ở nước ta đã hiện

hữu, nhất là đất ở vùng ven biển, đồng bằng

sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Hoạt động 2: Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. (15’)

* Mục tiêu: Biết được các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ mảnh ghép, kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ

thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: Giới thiệu một số loại đất cần cải tạo ở

nước ta. Đất xám bạc màu, đất mặn, đất phèn...

Ở nước ta ngoài đồng bằng sông cửu long và

đồng bằng sông hồng là đất phù sa màu mở còn

lại hầu hết diện tích đất mang tính chất xấu đặc

biệt là miền núi, trung du: Ba tơ, Trà bồng, ...

GV: yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời các

câu hỏi sau:

H1: Có phải đất ở mọi nơi đều tốt ? Đất ở địa

phương em là đất gì ? Tốt hay xấu ?

H2: Nêu lí do phải cải tạo và bảo vệ đất ?

HS: trả lời nhận xét, bổ sung.

H1: Học sinh dựa vào thực tế địa phương để trả

lời

H2: Vì đất nước ta có những tính chất xấu nên

cần được cải tạo.

THẢO LUẬN NHÓM:

Chia lớp thành 6 nhóm.Nhóm 1,2 quan sát hình

Kiến thức cần đạt

II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ

đất.

1. Lí do:

Đất trồng ở nước ta có nhiều tính

chất xấu như xói mòn, bạc màu ....

nên phải cải tạo và bảo vệ đất.

2. Biện pháp:

Tùy từng tính chất của từng loại đất

mà có biện pháp cải tạo và bảo vệ

hợp lí:

- Đất bạc màu: cày sâu kết hợp với

bón phân hữu cơ.

- Đất dốc: làm ruộng bậc thang,

trồng xen cây nông nghiệp giũa các

băng cây phân xanh.

- Đất chua: bón vôi.

- Đất mặn, đất phèn: cày nông, bừa

sục, giữ nước thường xuyên, thay

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 26 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

3, nhóm 3,4 quan sát hình 4, nhóm 5,6 quan sát

hình 5. Các nhóm quan sát và trả lời các câu

hỏi sau.

H1. Nêu tên biện pháp được mô tả trong hình ?

H2. Mục đích của các biện pháp đó là gì ?

H3. Biện pháp đó được dùng cho loại đất nào ?

HS: thảo luận nhóm ghi vào phiếu học tập và

trả lời.

Biện pháp cải Mục đích Áp dụng cho

tạo đất

Cày sâu bừa

kĩ, bón phân

hữu cơ

Làm ruộng

bậc thang

Trồng xen

cây nông

nghiệp giữa

các cây phân

xanh

Tăng bề dày

cho tầng đất

canh t c,

tăng độ phì

nhiêu

Hạn chế

dòng chảy

chống xói

mòn

Tăng độ che

phủ hạn chế

xói mòn rữa

trôi

loại đất

Đất xám bạc

màu đất

hoang

Đất dốc ở

miền núi.

Đất dốc,

miền núi

nước liên tục.

Cày nông, Rữa chua rữa Đất chua ,

bừa sục, thay phèn đất phèn

nước liên tục

giữ nước

thường xuyên

Bó vôi Cải tạo đất Đất chua

chua

GV: gọi đại diện các nhóm nhận xét bổ sung

GV: nhận xét, khái quát lại.

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

Các biện pháp sử dụng và cải tạo đất một cách

hợp lí: biện pháp canh tác, thủy lợi, bón phân...

nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi,

đáp ứng đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu

dùng trong nước và xuất khẩu là biện pháp

quan trọng góp phần ứng pho với BĐKH, giảm

thiểu tác động thiên tai.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (5’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 27 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất.

Loại đất có địa hình dốc sử dụng biện pháp nào sau đây để bảo vệ chống xóa

mòn ?

A. Làm ruộng bật thang.

B. Cày sâu, bữa kĩ.

C. Cày nông, bừa sục.

D. Bón vôi

Câu 2: Hãy tìm các biện pháp để cải tạo các loại đất sau:

1. Đất bạc màu.

2. Đất chua.

3. Đất mặn.

4. Đất phèn

Loại đất

Biện pháp cải tạo

............................................

.............................................

..............................................

............................................

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

Câu 1: Ở địa phương em cải tạo đất bằng phương pháp nào ?

Câu 2: Một đám ruộng có hiện tượng nổi lên những mãn vàng trên mặt nước,

bạn Trung nói loại đất này bị nhiễm phèn cần phải cày nông, bừa sục, giữ nước

liên tục, thay nước thường xuyên. Nhưng bạn Ba lại cho rằng loại đất này nên

cày sâu và thay nước là được. Theo em bạn nào đưa ra ý kiến đúng ? Vì sao ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: (2’)

? Về nhà tìm hiểu các loại đất có ở địa phương, em hãy đề ra biện pháp sử dụng

và cải tạo cho từng loại đất có ở địa phương ?

* Chuẩn bị nội dung cho bài sau.

- Về nhà học bài theo phần ghi nhớ và câu hỏi SGK.

- Tìm hiểu các loại phân bón thường được sử dụng.

- Đọc trước bài mới “ Tác dụng của phân bón trong trồng trọt”

Người soạn

(Ký tên)

Đoàn Kim Tùng

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 28 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TRƯỜNG THCS BÌNH HẢI Ngày 14 tháng 9 năm 2019

Môn : CÔNG NGHỆ 7 – Tiết: 7 – Tuần: 4

Tên bài dạy: Bài 7

Họ và tên giáo viên soạn: Đoàn Kim Tùng

Bài 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

Biết được một số loại phân bón và tác dụng của chúng đối với cây trồng.

b. Kĩ năng:

Phân biệt được các loại phân bón thông thường.

c. Thái độ:

Có ý thức tiết kiệm, tận dụng các loại phân bón và bảo vệ môi trường.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

3. Phương pháp kĩ thuật dạy học:

a. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

b. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi,

kỹ thuật động não.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: Bảng phụ, hình 6 SGK, phiếu học tập.

2. HS: Tìm hiểu biện pháp sử dụng phân bón ở địa phương.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (4’)

H. Ở địa phương em tình trạng đất trồng trọt hiện nay như thế nào ? Em hãy nêu

các biện pháp cải tạo các loại đất đó ?

HS: trả lời và nhận xét bổ sung.

GV: nhận xét và đặt vấn đề: Đất trồng trọt ở nước ta đa số mang những tính chất

xấu nên cần được cải tạo. Phân bón đóng một vai trò quan trọng trong việc cải

tạo đất để nâng cao năng suất cây trồng. Chính vì vậy từ xa xưa ông cha ta đã nói

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu tục ngữ này phần nào nói lên tầm

quan trọng của phân bón trong trồng trọt. Để hiểu rõ hơn vai trò của phân bón

trong trồng trọt chúng ta cùng tìm hiểu bài mới “ Tác dụng của phân bón trong

trồng trọt”.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Phân bón là gì ?(17’)

* Mục tiêu: Biết được phân bón là gì và các loại phân bón trong trồng trọt.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não, kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi,

kỹ thuật tia chớp.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 29 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK sau

đó mỗi cá nhân trả lời các câu hỏi sau:

H1: Trong sản xuất trồng trọt ở gia đình địa

phương em thường sử dụng những loại phân

nào ?

H2: Trong những loại phân sử dụng đó có

chứa những chất dinh dưỡng nào ?

H3: Phân bón là gì ?

HS: làm việc cá nhân trả lời nhận xét, bổ

sung cho nhau.

H1: phân chuồng, phân urê, kali...

H2: Đạm, lân, kali...

H3: Phân bón là “thức ăn” do con người bổ

sung cho cây trồng.

GV: nhận xét, bổ sung

Ở trong rừng lá cây, xác động thực vật phân

huỷ lâu ngày tạo thành mùn, chất hữu cơ

giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt

nhưng đó không phải là phân bón vì nó

không do con người cung cấp.

GV: Treo kết hợp treo sơ đồ + bảng phụ +

bài tập cho học sinh thảo luận nhóm.

THẢO LUẬN NHÓM:

Chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm thảo luận

và trả lời các câu hỏi:

H1. Phân hoá học được chia làm mấy loại ?

H2. Yêu cầu hs kể tên một số loại phân hữu

cơ, vô cơ,vi sinh mà em biết ?

HS: thảo luận nhóm

GV: Yêu cầu các nhóm trả lời.

H1. Phân bón được chia làm ba loại: Phân

hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh vật.

H2: Phân hữu cơ như: Phân bò, phân trâu,

phân xanh, phân bắc...

- Phân hóa học như: Phân lân. Phân kali.

Phân lân. Phân NPK....

- Phân vi sinh: Như phân chuyển hóa đạm.

Phân chuyển hóa lân.

GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

GV: yêu cầu làm việc cá nhân làm bài tập

nhanh sau. Thu 5 bài tập nhanh nhất.

GV: bảng phụ để làm bài tập trang 16 sgk.

HS: làm bài tập.

GV: gọi học sinh lên bảng.

Kiến thức cần đạt

I. Phân bón là gì?

1. Khái niệm:

Phân bón là “thức ăn” do con người

cung cấp cho cây trồng.

2. Phân loại:

- Gồm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân

hoá học và phân vi sinh.

+ Phân hữu cơ: phân xanh, phân chuồng,

phân rác, than bùn, khô dầu đậu....

+ Phân hoá học: phân NPK, urê, kali,

đạm...

+ Phân vi sinh: phân có chứa vi sinh vật

chuyển hoá đạm, vi sinh vật chuyển hoá

lân...

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 30 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

HS: làm và đưa ra kết quả.

- Phân hữu cơ: a, b, e, g, k, l, m.

- Phân hóa học: c, d, h, n.

- Phân vi sinh: i.

GV: nhận xét, ghi điểm cho những học sinh

làm nhanh nhất.

Hoạt động 2: Tác dụng của phân bón.(13’)

* Mục tiêu: Biết được tác dụng của phân bón trong trồng trọt.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: treo hình vẽ 6 sgk phóng to yêu cầu

học sinh quan sát tranh phóng to hình 6

SGK thảo luận nhóm và trả lời câu lời.

H1. Hình vẽ mô tả gì ?

H2. Làm rõ các mũi tên được vẽ trên hình ?

H3. Phân bón có ảnh hưởng như thế nào

đến đất, năng suất và chất lượng nông sản ?

HS: thảo luận nhóm.

GV: yêu cầu các nhóm trả lời.

HS: các nhóm trả lời.

Hình a. cây ngô nhỏ sinh trưởng và phát

triển chậm, vì đất kém phì nhiêu. Khi được

bón phân đất phì nhiêu cây ngô sinh trưởng

và phát triển tốt.

Hình b. Cây ngô cho năng suất thấp vì

không có phân bón khi có phân bón cây ngô

cho năng suất cao.

Hình c. Hàm lượng protein thấp vì không

có phân bón khi bón phân làm hàm lượng

prôtêin tăng lên rất nhiều.

- Giải thích mũi tên: Bón phân vào đất góp

phần cải tạo đất làm tăng năng suất cây

trồng và chất lượng nông sản.

=> Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất,

làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng

nông sản.

GV: nhận xét, chốt lại vấn đề và cần lưu ý

bón phân đúng cách, đúng liều lượng và

đúng thời điểm.

Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

Phân bón có tác dụng tăng độ phì nhiêu của

đất, tăng năng suất cây trồng. Nhưng nếu

không sử dụng đúng cách các loại phân bón

thì sẽ làm giảm năng xuất và chất lượng cây

trồng, đồng thời làm gia tăng sự biến đổi

khí hậu. Cụ thể giảm khí thải nitơ oxit phát

Kiến thức cần đạt

II. Tác dụng của phân bón.

- Tăng độ phì nhiêu của đất..

- Tăng năng suất cây trồng.

- Tăng chất lượng nông sản.

* Chú ý: Bón phân phải đảm bảo hợp lí

cho cây trồng đúng liều lượng, đúng

chủng loại và điều kiện thời tiết cụ thể.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 31 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

ra từ phân đạm, xử lí phân chuồng để giảm

khí mêtan, cacbonic...

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (5’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

* Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Phân bón được chia thành mấy nhóm chính?

A. 2 B. 3 C.4 D.5

Câu 2: Loại phân nào sau đây thuộc phân hữu cơ ?

A. Phân bắc, phân đạm

B. Phân trâu, than mùn.

C. Phân kali, phân bèo dâu.

D. Phân lợn, phân supe lân.

Câu 2: Hãy phân loại các loại phân sau:

Tên phân bón

- Phân lợn, phân kali, bèo hoa dâu,

azozin, cây cộng sản, amoni clorua,

xianamit canxi, rhidafo, phân dê.

- Phân hữu cơ:

- Phân hóa học:

- Phân vi sinh

Nhóm phân bón

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

Câu 1:Tại sao khi trời đang nắng ta không nên bón các loại phân hóa học cho

cây trồng?

Câu 2: Một lần đi làm đất với ba Bảo thấy ba bón phân chuồng hoai mục trước

khi gieo trồng. Bảo thấy và nói “ tại sao ba không bón phân học như phân ure

hay kali cho cây phát triển nhanh mà bón phân chuồng vậy ba”. Em hãy giải câu

trả hỏi của Bảo giúp cho ba Bảo ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: (2’)

? Về nhà em hãy tìm hiểu thêm tên các loại phân bón hiện nay được dùng trên

thị trường ? Nêu ra ưu và nhược điểm của các loại phân đó ?

* Chuẩn bị nội dung cho bài sau.

- Về nhà học bài theo câu hỏi SGK và phần ghi nhớ SGK.

- Đọc và xem trước bài 9 SGK, tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản các loại phân

bón. và chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm.

Người soạn

(Ký tên)

Đoàn Kim Tùng

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 32 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TRƯỜNG THCS BÌNH HẢI Ngày 14 tháng 9 năm 2019

Môn : CÔNG NGHỆ 7 – Tiết: 8 – Tuần: 4

Tên bài dạy: Bài 9

Họ và tên giáo viên soạn: Đoàn Kim Tùng

Bài 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN

THÔNG THƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

Biết được các cách bón phân và sử dụng, bảo quản một số loại phân bón thông

thường.

b. Kĩ năng:

Phân biệt được các cách bón phân.

c. Thái độ:

Có ý thức tiết kiệm, tận dụng các loại phân bón và bảo vệ môi trường.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

3. Phương pháp kĩ thuật dạy học:

a. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

b. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi,

kỹ thuật động não, kỹ thuật tia chớp.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: Hình 7, 8, 9, 10 SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

2. HS: Sưu tầm tranh ảnh các cách bón phân.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’)

H. Phân bón là gì ? Kể một số loại phân hữư cơ, vô cơ ở địa phương em thường

sử dụng?

HS: trả lời và nhận xét.

GV: nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới: Ở bài học trước các em đã biết phân bón

có tác dụng vô cùng to lớn đối với sản xuất và trồng trọt. Như vậy để phát huy

hết những tác dụng của phân bón ta phải sử dụng và bảo quản phân bón đúng kĩ

thuật. Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta đi vào tìm hiểu bài mớí. Bài 9 “ Cách sử dụng

và bảo quản các loại phân bón thông thường”

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bón phân.(12’)

* Mục tiêu: Biết được các cách bón phân cho cây trồng.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 33 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não, kỹ thuật kỹ thuật khăn trải

bàn.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Kiến thức cần đạt

GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk làm I. Cách bón phân:

việc cá và trả lời các câu hỏi sau:

1. Thời kì bón:

H1: Mụch đích của bón phân là gì ?

a. Bón lót: là bón phân vào đất trước

H2: Bằng thực tế gia đình và địa phương em khi gieo trồng nhằm cung cấp chất

thường bón phân vào thời kì nào ?

dinh dưỡng ngay từ đầu cho cây.

H3: Bón phân vào đất trước khi gieo trồng gọi b. Bón thúc: là bón trong thời kì sinh

là gì ? Thường bón những loại phân nào? trưởng của cây nhằm đáp ưng kịp

H4: Bón lót. Thường bón phân hữu cơ, lân tự thời nhu cầu dinh dưỡng cho cây.

nhiên.Bón sau khi gieo trồng gọi là bón gì ? 2. Hình thức bón.

Thường bón những loại phân nào ?

Tùy từng loại cây trồng mà chọn

HS: làm việc cá nhân và trả lời các câu hỏi. hình thức bón cho phù hợp.

H1: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. - Bón vãi.

H2: Trước và sau khi gieo trồng.

- Bón theo hàng.

H3: Bón lót như các loại phân chuồng, phân - Bón theo hốc.

xanh...

- Bón phun mưa.

H4: Bốn thúc như các loại phân hóa học, phân

vi lượng...

GV: gọi hs nhận xét bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

GV: treo hình 7.8.9.10 sgk phóng to cho học

sinh thảo luận nhóm.

H1. Hình vẽ mô tả các cách bón phân nào ?

H2. Ưu và nhược điểm của từng cách bón ?

H3. Cách bón phân nào là tốt nhất ?

GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.

HS: thảo luận nhóm.

GV: yêu cầu các nhóm trình bày.

HS: trình bày.

GV: nhận xét, khái quát lại

Hoạt động 2: Cách sử dụng các loại phân bón thông thường.(10’)

* Mục tiêu: Biết cách sử dụng các loại phân bón thông thường.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật khăn trải

bàn, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi để làm

bài tập sau:

Loại phân Đặc điểm chủ yếu

bón

Phân hữu

Thành phần có nhiều

chất dinh dưỡng. Các

chất dinh dưỡng ở

Dùng bón

lót h

bón thúc

Kiến thức cần đạt

II. Cách sử dụng các loại phân

bón thông thường.

Tuỳ từng đặc điểm từng loại phân

mà có cách sử dụng hợp lí.

- Phân khó tan phân huỷ chậm như

phân hữu cơ, lân tự nhiên thường

dùng để bón lót.

- Phân hoà tan nhanh như phân đạm,

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 34 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Phân đạm,

kali và

phân hỗn

hợp.

Phân lân

dạng khó tiêu, cây

không sử dụng được

ngay, phải có thời

gian phân hủy thành

các c ất hòa tan cây

mới sử dụng được.

Có tỉ lệ chất dinh

dư ng cao, dễ hòa

tan nên sử dụng được

ngay

Ít hoặc không hòa

tan.

HS: làm bài tập nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, bổ sung.

GV: yêu cầu học sinh thảo luận các câu hỏi sau:

H1: Vì sao người ta thường dùng phân chuồng

để bón lót và phân đạm, kali dùng để bón thúc ?

H2: Hãy khái quát lại cách bón phân ?

HS: thảo luận và trả lời.

H1 Phân chuồng khó tan cần có thời gian để

phân huỷ, vì vậy cần bón lót trước khi gieo trồng

để phân có thời gian phân huỷ biến thành chất dễ

tiêu. Phân đạm, kali là phân dễ tiêu, cây dễ hấp

thụ nếu bón lót phân sẽ phân huỷ trước khi cây

trồng hấp thu vậy sẽ lãng phí.

H2: Phân hữu cơ dùng để bón lót, các loại phân

hóa học thường dùng bón thúc.

GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

Khí mêtan là một loại khí nhà kính quan trọng,

vì nồng độ của nó tăng khá nhanh trong khí

quyển và nó cũng ảnh hưởng lớn đối với biến

đổi khí hậu. Khí mêtan được sinh ra chủ yếu từ

phân giải yếm khí cây cỏ trong đầm lầy, ruộng

lúa phân súc vật... Do vậy cần ủ phân hữu cơ

hoại mục thành chất dễ tiêu đồng thời giảm bốc

hơi khí amôniac trong phân hữu cơ. Bón phân

đạm vào lúc điều kiện thời tiết thích hợp để

tránh mất đạm, giảm lượng khí nitơ ôxit bay hơi

vào không khí.

kali, hỗn hợp, thường dùng để bón

thúc, nếu bón lót thì chỉ bón lượng

nhỏ.

Hoạt đông 3: Bảo quản các loại phân bón thông thường.(7’)

* Mục tiêu: Biết cách bảo quản các loại phân bón thông thường.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật động

não.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 35 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và trả lời

các câu hỏi sau:

H1: Nêu cách bảo quản các loại phân bón ?

H2: Hãy nêu cách bảo quản phân bón ở gia đình

em ?

HS: trả lời và nhận xét.

H1: Đựng trong chum vại, bao nilon để nơi

thoáng mát, khô ráo. Không để lẫn lộn các loại

phân với nhau.

H2: liên hệ cách bảo quản phân bón của gia đình

mình.

GV: nhận xét, bổ sung.

GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi trả lời các

câu hỏi sau:

H: Vì sao không để lẫn lộn các loại phân với

nhau ? Vì sao phải dùng bùn ao để phủ kín đống

phân ủ chuồng?

HS: thảo luận trả lời và nhận xét.

- Làm giảm chất lượng của phân bón, khó bón

cho cây trồng.

- Tránh mất đạm, bay hơi làm ô nhiễm môi

trường.

GV: nhận xét, chốt lại.

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

Bảo quản các loại phân hóa học nơi khô ráo,

thoáng mát, tránh ẩm ướt để tránh sự thất thoát

phân gây ô nhiễm môi trường,hoặc chuyển hóa

thành khí thải nhà kính, góp phần gây biến đổi

khí hậu.

Kiến thức cần đạt

III. Bảo quản các loại phân bón

thông thường.

Tuỳ từng loại phân bón mà có cách

bảo quản thích hợp:

- Đối với phân hoá học: Dựng trong

chum vại sành đậy kín hoặc bao

nilon để nơi khô ráo thoáng mát.

- Đối với phân chuồng có thể bảo

quản tại chuồng nuôi hoặc ủ thành

đống trát bùn ao bên ngoài.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (4’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

Câu 1: Hãy nêu ưu điểm và nhược điểm của các hình thức bón phân sau:

Các hình thức bón phân Ưu điểm Nhược điểm

Bón theo hành

Bón vải

Phun trên lá

Câu 2: Tại sao phân hữu cơ thường dùng để bón lót hay bón thúc ? Tai sao?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 36 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Câu 1: Tại sao đối với cây lúa người ta thường dùng hình thức bón vãi mà

không dùng hình thức bón theo hốc ?

Câu 2: Trong thực tế người ta thường bảo quản phân chuồng thành từng đống và

thường rãi một ít vôi. Người ta làm vậy nhằm mục đích gì ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: (2’)

? Về nhà em hãy lập bảng các loại cây trồng ở địa phương và mỗi loại cây trồng

em chọn hình thức bón cho phù hợp ?

- Trả lời câu hỏi cuối bài. Tìm hiểu trước bài 10.

Người soạn

(Ký tên)

Đoàn Kim Tùng

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 37 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TRƯỜNG THCS BÌNH HẢI Ngày 21 tháng 9 năm 2019

Môn : CÔNG NGHỆ 7 – Tiết: 9 – Tuần: 5

Tên bài dạy: Bài 10

Họ và tên giáo viên soạn: Đoàn Kim Tùng

Bài 10: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Biết được vai trò và các tiêu chí của một giống cây trồng.

- Biết được một số phương pháp chọn tạo giống cây trồng .

b. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng chọn ra những giống cây trồng đơn giản.

c. Thái độ:

Có ý thức bảo quản giống cây trồng.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

3. Phương pháp kĩ thuật dạy học:

a. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

b. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi,

kỹ thuật động não.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: Hình 11,12, 13, 14,SGK, Bảng phụ

2. HS: Tìm hiểu vai trò giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’)

H. Ở gia đình em thường chọn giống như thế nào để trồng trọt?

HS: trả lời và nhận xét.

HS: nhận xét và đặt vấn đề : Phân bón có vai trò quan trọng đối với năng suất

và chất lượng nông sản. Tuy nhiên giống cây trồng cũng đóng vai trò không hề

nhỏ. Chính vì thế ông bà xưa có câu “Cố công không bằng giống tốt” hay “Tốt

giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”. Cho ta thấy trong trồng trọt để đạt được hiệu quả

không chỉ đất trồng và phân bón mà giống đóng một vai trò rất quan trọng. Như

vậy giống có vai trò như thế nào và làm thế nào để tạo ra giống tốt. Hôm nay

chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 10: “Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo

giống cây trồng”.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1:Vai trò của giống cây trồng.(11’)

* Mục tiêu: Biết được vai trò của giống cây trồng.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 38 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não, kỹ thuật khăn trải bàn.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Kiến thức cần đạt

GV: treo tranh yêu cầu học sinh quan sát hình I. Vai trò của giống cây trồng.

11(Vai trò của giống cây trồng), sau đó thảo Giống tốt có tác dụng làm tăng năng

luận nhóm:

suất cây trồng, tăng chất lượng nông

H1. Thay giống cũ bằng giống mới năng suất sản, tăng vụ gieo trồng và thay đổi cơ

cao có tác dụng gì ?

cấu giống cây trồng.

H2. Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng

gì đến các vụ gieo trồng trong năm ?

H3. Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh

hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng ?

H4: Theo em giống cây trồng có vai trò như

thế nào trong trồng trọt ?

HS: thảo luận theo nhóm và trả lời.

H1.Hình a. Trước kia thiếu lương thực là do sử

dụng giống cũ năng suất thấp ngày nay nhờ

thay giống mới nước ta suất khẩu lúa, gạo cà

phê...

H2.Hình b. Giống cũ dai ngày một năm 2 vụ,

giống mới ngắn ngày 1 năm 3 vụ: giống tốt

tăng vụ/ năm.Trước kia giống lúa 5-6 tháng

mới thu hoạch, nay 3 tháng đã cho thu hoạch.

H3. Hình c. Giống cũ dài ngày 1 năm chỉ trồng

2 vụ lúa, giống mới ngắn ngày có thể trồng 2

vụ lúa một vụ hoa màu: Giống mới thay đổi cơ

cấu cây trồng hợp lý hơn tạo hàng hoá đa dạng

đáp ứng nhu cầu xã hội.

Trước kia chủ yếu là lúa nay có thêm dưa hấu,

ngô, đậu...( Đặc biệt dưa hấu kgồn hạt, ngon,

ngọt...)

H4: Giống tốt có tác dụng tăng năng suất cây

trồng, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ gieo

trồng trong một năm thay đổi cơ câu cây trồng.

GV: gọi đại diện các nhóm trả lời.

HS: đại diện các nhóm trả lời.

GV: gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

Hoạt động 2: Tiêu chí của giống cây tốt.(8’)

* Mục tiêu: Biết được các tiêu chí của giống cây trồng.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não, kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: treo bảng phụ về các tiêu chí.

GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi.

Kiến thức cần đạt

II. Tiêu chí của giống cây tốt.

- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 39 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

H1: Theo em một giống tốt cần đạt tiêu chí nào

?

H2: Gia đình hay địa phương em khi chọn

giống có dựa vào những tiêu chí này không ?

Vì sao ?

HS: thảo luận và trả lời.

H1: Tiêu chí 1, 3,4, 5.

H2: hs dựa vào thực tế gia đình, địa phương để

trả lời.

GV: gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét, giảng giải: giống có năng suất

cao nhưng không ổn định ổn định. Mùa trước

đạt mùa sau mất do tính di truyền không ổn

định thì không thể gọi là giống tốt.

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

BĐKH đã làm tăng cường độ xuất hiện các

thiên tai, làm cho thời tiết nóng, lạnh bất

thường, bão, lụt, hạn hán, nước biển dân cao

làm xâm nhập măn vào vùng đất canh tác, xuất

hiện nhiều bệnh dịch mới trong nông nghiệp,

môi trường ô nhiễm ... Do vậy, để thích ứng,

ngành trồng trọt cần phải chọn tạo các giống

cây trồng có khả năng chịu nóng, chịu lạnh,

chịu hạn, chống ô nhiễm, chống sâu bệnh, chịu

mặn để giảm thiểu tác hại do thiên tai gây ra.

hậu, đất đai và trình độ canh tác của

địa phương.

- Có chất lượng tốt.

- Có năng suất cao và ổn định.

- Chống chịu được sâu bệnh.

Hoạt động 3: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng.(13’)

* Mục tiêu: Biết được các tiêu chí của giống cây trồng.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não, kỹ thuật chia sẽ nhóm

đôi.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ:

phương pháp lai, phương pháp chọn lọc,

phương pháp gây đột biến.

GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.

H1: Em hãy nêu qui trình chọn tạo giống cây

trồng bằng phương pháp chọn lọc, phương

pháp lai, phương pháp gây đột biến? Lấy ví

dụ từng phương pháp ?

H2: Theo em phương pháp nào tạo giống cây

trồng có giá trị nhất ? Vì sao ?

HS: thảo luận và trả lời.

H1. Phương pháp chọn lọc: Từ giống khởi

Kiến thức cần đạt

III. Phương pháp chọn tạo

giống cây trồng.

Có rất nhiều phương pháp chọn

tạo giống cây trồng ?

- Phương pháp chọn lọc.

- Phương pháp lai.

- Phương pháp gây đột biến.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 40 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

đầu chọn 3 cá thể tốt vd: ngô chọn trái to hạt

đều đem gieo trồng so sánh với giống khởi

đầu và giống tiêu chuẩn nếu đạt ý muốn thi

nhân thành giống.

- Phương pháp lai: Lấy phấn hoa của cây

chọn làm bố thụ với nhuỵ của cây chọn làm

mẹ tạo hạt lai đem gieo hạt lai tạo cây lai rồi

chọn lọc và nhân thành giống lai. Ví dụ:

giống lúa lai NN1.

- Phương pháp gây đột biến: Dùng tia phóng

xạ hoặc chất hoá học xử lí lên các bộ phận

của cây để tạo ra đột biến rồi nhân thể đột

biến thành giống đột biến:

H2: Phương pháp lai. Vì nó đơn giản dễ làm

hơn phương pháp gây đột biến, thời gian tạo

giống nhanh hơn và cho nhiều giống tốt hơn.

GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, bổ sung.

Tùy theo điều kiện của từng địa phương mà

chọn phương pháp tạo giống mới cho phù

hợp.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (4’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

Câu 1: Hãy trình bày cách thực hiện các phương pháp chọn tạo giống cây trồng

sau:

Phương pháp chọn tạo giống cây trồng

Cách thực hiện

1. Phương pháp chọn lọc

2. Phương pháp lai tạo

3. Phương pháp gây đột biến.

Câu 2: Giống có vai trò:

A. Tăng năng suất, chất lượng nông sản.

B. Tăng năng suất, thay đổi cơ cấu cây trồng.

C. Thay đổi cơ cấu cây trồng, chống được bệnh hại cây trồng.

D. Tăng năng suất, chất lượng nông sản, thay đổi cơ cấu cây trồng.

Câu 3: Tại sao phương pháp gây đột biến tạo ra nhiều đột phá nhưng rất nguy

hiểm cho con người ?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 41 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Câu 1: Gia đình em thường sử dụng phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào?

Vì sao sử dụng phương pháp đó ?

Câu 2: Ngoài các phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp gây

đột biến. Em hãy trình bày một phương pháp tạo giống cây trồng mà em biết ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: (2’)

? Về nhà hãy tìm hiểu thêm những giống mới hiện nay để thấy được vai trò của

giống?

? Tìm hiểu các phương pháp tạo giống mới hiện nay thường áp dụng trong trồng

trọt?

* Hướng dẫn về nhà

- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.

- Đọc và xem trước bài 11 SGK sản xuất và bảo quản giống cây trồng.

- Tìm hiểu Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành theo trình tự nào ?

Người soạn

(Ký tên)

Đoàn Kim Tùng

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 42 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TRƯỜNG THCS BÌNH HẢI Ngày 21 tháng 9 năm 2019

Môn : CÔNG NGHỆ 7 – Tiết: 10 – Tuần: 5

Tên bài dạy: Bài 11

Họ và tên giáo viên soạn: Đoàn Kim Tùng

Bài 11: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Biết được quy trình sản xuất hạt giống và cách bảo quản hạt giống cây trồng.

- Biết được các phương pháp nhân giống vô tính.

b. Kĩ năng:

Kĩ năng sản xuất và bảo quản giống cây trồng.

c. Thái độ:

Có ý thức bảo quản giống cây trồng.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

3. Phương pháp kĩ thuật dạy học:

a. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

b. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ

thuật động não.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: Sơ đồ 3, hình 17 SGK, bảng phụ, phiếu học tập

2. HS: Tìm hiểu qui trình sản xuất giống cây trồng, cách bảo quản giống cây

trồng.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’)

* Mục tiêu: HS có hứng thú ban đầu với việc tìm hiểu sản xuất giống cây trồng.

* Sản phẩm: Câu trả lời của HS

* Cách thức thực hiện:

H. Gia đình em thường sản xuất giống cây trồng bằng phương pháp như thế

nào?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét đặt vấn đề bài mới: Chúng ta đã biết giống cây trồng là yếu tố

quan trọng quyết định năng suất chất lượng nông sản. Muốn có nhiều hạt giống

cây trồng tốt phục vụ sản xuất đại trà thì chúng ta phải biết qui trình sản xuất

giống và làm tốt công tác bảo quản giống cây trồng. Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta

đi vào tìm hiểu bài học hôm nay “Sản xuất và bảo quản giống cây trồng”.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Sản xuất giống cây trồng.(18’)

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 43 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Mục tiêu: Biết được sản xuất giống cây trồng bằng hạt và sản xuất cây trông

bằng nhân giống vô tính.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mãnh ghép,

kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời các câu

hỏi sau:

H1: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì

?

H2: Vì sao phải phục tráng giống ?

HS:làm việc trả lời, nhận xét bổ sung.

H1: Nhằm tạo ra nhiều giống cây con phục vụ

gieo trồng.

H2: Trong quá trình trồng trọt hạt giống dễ bị

lẫn tạp chất, sản lượng kém vì vậy phải phục

tráng giống bằng cách gieo trồng trong điều

kiện đặc biệt.

GV: nhận xét, khái quát lại.

a. Sản xuất gống cây trồng bằng hạt.

GV: treo tranh, hướng dẫn học sinh quan sát sơ

đồ sản xuất giống bằng hạt và đặt câu hỏi cho

học sinh thảo luận nhóm.

H1. Quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt

được tiến hành trong mấy năm ?

H2. Công việc của từng năm là gì ?

H3. Sản xuất giống cây bằng hạt áp dụng cho

những cây trồng nào ?

HS: thảo luận trả lời.

H1: Qui trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt

trải qua 4 năm tương ứng với 4 giai đoạn ( vì

hạt giống cần có thời gian nghỉ nên một năm

chỉ trồng một vụ)

H2: Nội dung từng năm:

Năm 1: Hạt giống được phục tráng đem gieo

thành dòng.

Năm 2; Sau đó chọn 3 dòng tốt nhất đem gieo

và chọn lọc tạo ra giống siêu nguyên chủng có

chất lượng rất tốt, độ thuần cao nhưng số lượng

ít.

Năm 3: Người ta gieo giống siêu nguyên chủng

thành giống nguyên chủng để tăng số lượng.

Năm 4: Nhân thành giống.

H3: Áp dụng đối với cây ngũ cốc, cây họ đậu.

GV: gọi đại diện các nhóm trả lời.

HS: đại diện các nhóm trả lời.

GV: nhận xét, chốt lại vấn đề.

Kiến thức cần đạt

I. Sản xuất giống cây.

1. Mục đích.

Sản xuất giống cây trồng nhằm tạo ra

nhiều hạt giống cây con giống tốt

phục vụ cho gieo trồng.

2. Biện pháp.

a. Sản xuất giống cây trồng bằng

hạt.

Được tiến hành trong 4 năm.

Năm 1: Hạt giống được phục tráng

đem gieo thành dòng.

Năm 2: Sau đó chọn những dòng tốt

nhất đem gieo và chọn lọc tạo ra

giống siêu nguyên chủng có chất

lượng rất tốt, độ thuần cao nhưng số

lượng ít.

Năm 3: Từ giống siêu nguyên chủng

nhân thành giống nguyên chủng.

Năm 4: Từ giống nguyên chủng

nhân thành giống sản xuất đại trà

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 44 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

GV: giải thích hạt giống siêu nguyên chủng,

nguyên chủng. giống siêu nguyên chủng có chất

lượng rất tốt, độ thuần cao nhưng số lượng ít.

b. Sản xuất giông cây trồng bằng phương

pháp nhân giống vô tính.

GV: cho hs làm việc nhóm đôi.

H1: Có những phương pháp nhân giống vô tính

nào ?

HS: trả lời nhận xét bổ sung.

Giâm cành, chiết cành, ghép mắt hoặc ghép

cành.

GV: nhận xét.

GV: cho học sinh quan sát hình nhân giống vô

tính ở cây trồng.

GV: yêu cầu hs thảo luận.

Nhóm 1,2 thảo luận hình 15. Nhóm 3,4 thảo

luận hình 16. nhóm 5,6 thảo luận hình 17.

H1: Hình 15, 16, 17 thể hiện phương pháp nhân

giống vô tính nào ?

H2: trình bày qui trình thực hiện phương pháp

nhân giống vô tính ở hình 15, 16, 17 ?

H3: Biện pháp này được áp dụng cho loại cây

trồng nào ?

HS: thảo luận nhóm và trả lời.

Nhóm 1,2. Giâm cành: Lấy một đoạn thân hoặc

cành tốy đem giâm vào đất ẩm cho đến khi ra rễ

đem ra ngoài trồng tạo thành cây con.

Áp dụng cho các cây dễ sống như : lang, mía,

mì...

Nhóm 3,4. Chiết cành: Chọn cành tốt bóc vỏ ở

vị trí thích hợp, lau sạch chất nhờn. Sau đó

dùng dung dịch chất mùn+phân lân+phân hữu

cơ cố định bằng bao nilon( có đục lỗ cho cây hô

hấp) có thể sử dụng chất kích thích ra rễ đặc

biệt phải chú ý tưới nước giữ độ ẩm cho cây

chiết.Khoảng hai tháng gốc chiết sẽ ra rễ lúc đó

có thể đem trồng tạo thành cây con.

Áp dụng: Cây hoa hồng, cây cam, chanh...

Nhóm 5,6. Ghép mắt: Chọn mắt ghép khoẻ

không bị bệnh, sâu hại.của giống này, loại này

đem ghép lên thân cành của giống khác cành

khác tạo nên cây lai.

Áp dụng: Ghép bưởi + cam, táo tròn + táo dài,

khoai tây + cà chua.

GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung

GV: nhận xét, kết luận.

b. Sản xuất giống cây trồng bằng

nhân giống vô tính.

- Giâm cành: như lang, mì, mía...

- Chiết cành: như bưởi, xoài chanh....

- Ghép mắt: như cam + quýt, cà chua

+ khoai tây.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 45 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Có nhiều phương pháp nhân giống vô tính, tùy

theo từng đặc điểm của cây trồng và ta chọn

phương pháp cho phù hợp.

Hoạt động 2: Bảo quản hạt giống cây trồng.(11’).

* Mục tiêu: Biết được các biện pháp bảo quản hạt giống.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu thảo luận nhóm.

H1: Mục đích của việc bảo quản hạt giống ?

H2: trình bày các hình thức bảo quản hạt giống

cây trồng ?

H3: Để đảm bảo hạt giống nảy mầm tốt cần đảm

bảo những điều kiện nào ?

HS: thảo luận trả lời.

H1: Duy trì chất lượng hạt giống.

H2:

- Bảo quản kín thường đựng trong chum vại

hoặc trong các phòng kín.

- Bảo quản lạnh: hạt giống được bảo quản trong

các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động.

H3:

- Hạt giống phải đạt chuẩn.

- Cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không

khí thấp, phải kín.

- Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm

tra để có biện pháp xử lí kịp thời.

GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, chốt lại.

GV: giảng giải cho học sinh hiểu nguyên nhân

gây ra hao hụt về số lượng, chất lượng hạt giống

trong quá trình bảo quản. Do hô hấp của hạt, sâu,

mọt, bị chuột ăn…

GV: yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời câu hỏi

sau:

H1: Tại sao hạt giống đem bảo quản phải sạch,

không lẫn tạp chất ?

H2: Nhà em thường bảo quản hạt giống như thế

nào ?

HS: trả lời, nhận xét bổ sung.

H1: Vì khi lẫn tạp với các giống khác khi đem

trồng rất khó chăm sóc và chất lượng nông sản

không cao.

H2: hs dựa vào thực tế gia đình mình bảo quản

để trả lời.

Kiến thức cần đạt

II. Bảo quản hạt giống cây trồng.

1. Mục đích.

Nhằm duy trì chất lượng hạt giống.

2. Điều kiện bảo quản.

- Hạt giống bảo quản: Khô, mẫy, đạt

chuẩn, không lẫn tạp chất, không sâu

bệnh.

- Nơi cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ,

độ ẩm không khí thấp.

- Thường xuyên kiểm tra để có biện

pháp xử lí kịp thời.

3. Phương pháp bảo quản.

- Bảo quản kín.

- Bảo quản lạnh.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 46 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

GV: nhận xét, khái quát lại.

* Ứng phó BĐKH và bảo vệ môi trường.

Sử dụng các phương pháp bảo quản hạt giống

cây trồng phù hợp với điều kiện BĐKH và các

thiên tai bất thường hiện nay để đáp ứng đủ

giống cho sản xuất nông nghiệp.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (5’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

* Chọn câu trả lời đúng nhât.

Câu 1: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành trong bao nhiêu năm ?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2: Trình bày những điều kiện cần thiết khi bảo quản hạt giống cây trồng ?

Câu 3: Tại sao khi chiết cành phải dùng ni lon bó kín bầu và phải chọc thủng túi

nilon khi bó bầu ?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

Câu 1: Em hãy so sánh ưu điểm và nhược điểm của phương pháp bảo quản hạt

giống kín và phương pháp bảo quản hạt giống lạnh ?

Câu 2: Em hãy giải thích vì sao những cây trồng như cam, quýt, bưởi người ta

có thể vừa nhân giống bằng hạt vừa có thể nhân giống vô tính ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM MỞ RỘNG: (2’)

? Về nhà hãy tìm hiểu thêm các phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng

phương pháp vô tính hiện đại mới.

? Tìm hiểu cách bảo quản hạt giống bằng phương pháp lạnh hiện nay mà các

nước áp dụng ?

* Hướng dẫn về nhà

- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Tìm hiểu thế nào là bệnh cây ? dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu ? thông qua

bài 12-13: Sâu, bệnh hại cây trồng – Phòng trừ sâu bệnh hại.

Người soạn

(Ký tên)

Đoàn Kim Tùng

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 47 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TRƯỜNG THCS BÌNH HẢI Ngày 28 tháng 9 năm 2019

Môn : CÔNG NGHỆ 7 – Tiết: 11 – Tuần: 6

Tên bài dạy: Bài 12,13

Họ và tên giáo viên soạn: Đoàn Kim Tùng

Bài 12 - 13: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG- PHÒNG TRỪ SÂU,

BỆNH HẠI.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Biết được khái niệm, tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng.

- Hiểu được các nguyên tắc, nội dung của một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh.

b. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng bằng những phương pháp đơn

giản.

c. Thái độ:

Có ý thức thực hiện an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

3. Phương pháp kĩ thuật dạy học:

a. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

b. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mãnh ghép, kỹ

thuật động não.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: Tranh hình 18, 19 về biến thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn.

Tranh hình 20 những dấu hiệu cây bị hại, tranh vẽ các biện pháp thủ công

(bẩy đèn), cách sử dụng thuốc hoá học trừ sâu bệnh.

2. HS: Tìm hiểu tác hại của sâu bệnh, tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh

hại ở địa phương.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’)

* Mục tiêu: HS có hứng thú ban đầu với việc phòng trừ sâu bệnh cho giống cây

trồng.

* Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm cặp đôi HS

* Cách thức thực hiện: GV phân 2 HS cùng bàn thảo luận cặp đôi trả lời câu

hỏi.

GV: cho hs quan sát hai mẫu vật: một số cây trồng bị sâu bệnh và một số cây

trồng không bị sâu bệnh.

HS: quan sát.

H. Em có nhận xét gì về hai nhóm cây trồng này ?

H. Sâu bệnh ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng ?

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 48 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

HS: trả lời, nhận xét.

GV: nhận xét vào bài mới.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Tác hại của sâu bệnh.(4’)

* Mục tiêu: Biết được tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi.

H1: Sâu bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến

đời sống cây trồng ?

H2: Hãy nêu một vài ví dụ về ảnh hưởng của

sâu, bệnh hại đến năng suất và chất lượng

nông sản ?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

H1: Sâu bệnh gây tác hại trực tiếp và gián

tiếp đến năng suất và chất lượng nông sản.

H2: dựa vào thực tế để trả lời như bệnh đạo

ôn ở lúa, sâu đục thân ở ngô…

GV: nhận xét, khái quát lại. Lấy một số ví dụ

sâu bệnh làm ảnh hưởng năng suất và chất

lượng nông sản.

- Bệnh đốm nâu trên thanh long: Gây thối

khô từng mảng, gây nám quả làm giảm giá trị

thương phẩm.

- Bệnh gié trên lúa: Tại vị trí gây hại, tụ tập

thành nhóm để cùng phát triển làm lúa trổ

không thoát, nghẹn đòng và toàn bộ hạt đen

lép. Có thể dẫn đến bệnh thối bẹ

Kiến thức cần đạt

I. Tác hại của sâu bệnh.

- Gây tác hại trực tiếp cây trồng mọi

luac mọi nơi làm tổn thương hoặc chết

cây.

- Gián tiếp gây hại cho con người làm

giảm năng suất, chất lượng nông sản,

tăng công sức và chi phí sản xuất.

Hoạt động 2: Khái niệm về côn trùng và bệnh cây.(11’)

* Mục tiêu: Biết được các khái niệm côn trùng và bệnh của cây.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật khăn trãi

bàn,k thuật tia chớp, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

1. Khái niệm về côn trùng.

GV: treo tranh, hướng dẫn hs quan sát.

GV: giới thiệu một số loại côn trùng thường

gặp: châu chấu, bướm…

GV: yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời các

câu hỏi sau:

H1: Côn trùng thuộc ngành động vật nào ? Cơ

thể cấu tạo ra sao ?

H2: Thế nào là vòng đời ? Thế nào là biếm

Kiến thức cần đạt

II. Khái niệm về côn trùng và bệnh

cây.

1. Khái niệm về côn trùng.

sâu là côn trùng gây hại được chia làm

hai loại.

- BTHT: trải qua 4 giai đoạn phát triển

biến đổi thay đổi hình thái hoàn toàn.

Phá hại bằng cách cắn phá.

- BTKHT: trải qua 3 giai đoạn, giữa

các giai đoanh phát triển hình thái

không thay đổi hoàn toàn. Phá hại

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 49 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

thái ?

H3: Trong vòng đời của côn trùng trải qua

giai đoạn sinh trưởng phát triển nào ?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

H1: Thuộc ngành động vật chân khớp. Cấu

tạo gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.

H2: Vòng đời là khoản thời gian từ giai đoạn

trứng đến giai đoạn trưởng thành đẻ trứng.

H3:Trong vòng đời của côn trùng trải qua các

giai đoạn phát triển khác nhau.

GV: nhận xét.

GV: treo tranh 18, 19 yêu cầu hs thảo luận

nhóm.

GV: Hãy quan sát hình 18,19 nêu điểm khác

nhau giữa biến thái hoàn toàn và biến thái

không hoàn toàn ?

- Biến thái trải qua mấy giai đoạn ?

- Vì sao gọi là biến thái hoàn toàn(BTHT) và

biến thái không hoàn toàn (BTKHH) ?

- Phá hoại ở giai đoạn nào mạnh nhất ?

- Phương thức cắn phá cây trồng chủ yếu ? ví

dụ ?

HS: quan sát, thảo luận nhóm và trả lời.

* Biến thái hoàn toàn:

- Vòng đời trải qua 4 giai đoạn: Trứng, sâu

non, nhộng, sâu trưởng thành.

- Gọi là BTHT vì: Giữa các giai đoạn trong

vòng đời phát triển hình thái biến đổi hoàn

toàn. Trứng khác sâu non khác nhộng khác

sâu trưởng thành.

- sâu phát triển theo kiểu biến thái này hủ yếu

cắn phá

- Ví dụ: Sâu đục thân, sâu keo, sâu cắn gié...

* Biến thái không hoàn toàn:

- Vòng đời chỉ trải qua 3 giai đoạn: Trứng

sâu non, sâu trưởng thành. Gọi là biến thái

không hoàn toàn vì: Giữa các giai đoạn phát

triển hình thái biến đổi không hoàn toàn.Đặc

biệt sâu non giống sâu trưởng thành về hình

thái chỉ khác nhau về kích thước.

- phá hoại theo phương thức chích hút.

- Ví dụ: Châu chấu, bọ xit...

GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại giảng giải cho học

sinh hiểu rõ hơn biến thái hoàn toàn và biến

thái không hoàn toàn.

bằng cách chích, hút.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 50 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

2. Khái niệm về bệnh cây.

GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi.

H1: Thế nào là bệnh cây ?

H2: Nguyên nhân gây ra các bệnh cây ? Lấy

ví dụ một số bệnh ở cây trồng mà em biết.

HS: thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung.

H1: Là dấu hiệu không bình thường của cây.

H2: Do điều kiện sống và vi sinh vật gây bệnh

gây ra. Ví dụ bệnh đạo ôn ở lúa, bệnh thúi rễ

ở cà chua…

GV: nhận xét, khái quát lại.

Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

BĐKH làm cho một số loài sâu bệnh có thể

tăng đặc tính phá hoại cây trồng khi nhiệt độ

môi trường tăng lên, vòng đời của chúng cũng

có thể thay đổi. Xuất hiện nhiều mới cho cây

trồng khi xảy ra lũ lụt. BĐKH diễn biến ngày

càng phức tạp, mức độ gây hại cao, trên diện

rộng, rất khó dự tính, dự báo chính xác, khó

kiểm soát dịch bệnh trong nông nghiệp.

3. Một số dấu hiệu khi cây bị sâu, bệnh phá

hại

GV: yêu cầu học sinh quan sát hình 20 và cho

hs làm bài tập nhanh dán những biểu hiện để

nhận biết một số sâu, bệnh phá hoại cây

trồng.

GV: yêu cầu hs nào làm nhanh lên dán trước.

HS: nhanh chóng làm để lên bảng dán, nhận

xét

GV: nhận xét.các dấu hiệu của khi cây trồng

bị sâu, bệnh như gãy cành, thủng lá, cây củ bị

thúi, quả chảy nhựa....

2. Khái niệm về bệnh của cây.

Bệnh của cây là trạng thái không bình

thường về chức năng, sinh lí, cấu tạo...

của cây dưới tác động của vi sinh vật

gây bệnh và điều kiện sống không

thuận lợi gây ra.

3. Một số dấu hiệu khi cây trồng bị

sâu bệnh hại.

Khi bị sâu bệnh phá hại cây trồng

thường thay đổi:

+ Cấu tạo, hình thái: Biến dạng lá, quả,

gãy cành, thối củ, thân cành sần sùi...

+ Màu sắc: Trên lá, quả, có đốm đen,

nâu vàng...

Hoạt động 3: Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại. (5’)

* Mục tiêu: Biết được nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: cho học sinh đọc các nguyên tắc phòng

trừ sâu bệnh hại ( SGK).

GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi.

H1: Phòng trừ sâu bệnh hại phải đảm bảo

những nguyên tắc nào ?

H2: Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để

phòng trừ sâu bệnh hại ?

HS: thảo luận trả lời, nhận xét.

Kiến thức cần đạt

III. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh

hại.

- Phòng là chính.

- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và

triệt để.

- Sử dụng tổng hợp các biện pháp

phònh trừ.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 51 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

H1:

- Phòng là chính.

- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để

- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phònh trừ.

H2: Vì phòng bệnh tốt sẽ giúp cây trồng phát

triển tốt, cho năng suất cao, ít tốt công chăm

sóc , đem lại hiệu quả kinh tế cao.

GV: nhận xét, kết luậnvà phân tích từng

nguyên tắc mỗi nguyên tắc lấy ví dụ cụ thể.

Hoạt động 4: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.(9’)

* Mục tiêu: Biết được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trãi bàn, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm.

H1: Có những biện pháp phòng trừ sâu

bệnh hại cây trồng ?

H2: Nêu ưu, nhược của từng phương pháp ?

H3: Địa phương em thường áp dụng những

biện pháp nào ?

HS: thảo luận nhóm trả lời.

H1:

- Biện pháp canh tác và sử dụng giống

chống sâu bệnh hại.

- Biện pháp thủ công.

- Biện pháp sinh hoá học.

- Biện pháp sinh học.

- Biện pháp kiểm dịch thực vật.

H2:

- Biện pháp canh tác và sử dụng giống

chống sâu bệnh hại.

+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện.

+ Nhược điểm: Tốn công

- Biện pháp thủ công.

+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện.

+ Nhược điểm: Tốn công.

- Biện pháp sinh hoá học.

+ Ưu điểm: Diệt sâu bệnh nhanh

+ Nhược điểm: Dễ gây ngộ độc cho người,

cây trồng, vật nuôi... ô nhiễm môi trường,

giết chết các sinh vật khác.

- Biện pháp sinh học:

+ Ưu điểm: Không độc hại cho môi trường.

- Biện pháp kiểm dịch thực vật.

+ Ưu điểm: Không cho bệnh xâm nhập, lan

rộng.

Kiến thức cần đạt

IV. Các biện pháp phòng trừ sâu

bệnh hại.

1.Biện pháp canh tác và sử dụng

giống chống sâu bệnh hại.

2. Biện pháp thủ công.

3.Biện pháp sinh hoá học.

4. Biện pháp sinh học.

5.Biện pháp kiểm dịch thực vật.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 52 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

+ Nhược điểm: Đòi hỏi phải có trình độ.

H3: hs dựa vào thực tế địa phương trả lời.

GV: các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

Tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức

cho người dân để họ có khả năng sử dụng

thuốc hóa học một cách hiệu quả, hạn chế

tổn thương do tác động thuốc hóa học đến

sức khỏe.

Cần phối hợp các biện pháp phòng trừ sâu

bệnh hại cây trồng để bảo vệ thiên địch, giữ

cân bằng sinh thái và góp phần bảo vệ môi

trường, hạn chế hiện tượng kháng thuốc của

sâu bệnh để tránh gây ra tác hại dịch sâu

bệnh cho cây trồng và con người.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (5’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

* Chọn câu trả lời đúng nhât.

Câu 1: Côn trùng có mấy kiểu biến thái ?

A. 1 B.2 C.3 D.4

Câu 2: Chọn từ ( bình thường, vi sinh vật, cấu tạo) thích hợp điền vào chỗ trống.

Bệnh cây là trạng thái không...... về chức năng sinh lí, ...... và hình thái của cây

dưới tác động của ........... gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi.

Câu 3: Theo em tại sao hiện nay người ta khuyến khích sử dụng biện pháp sinh

học để phòng trừ sâu bệnh hại ?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải thích

thực tế.

* Cách thức thực hiện: Tìm hiểu/giải thích

* Sản phẩm: Đáp án trả lời

Câu 1: Hãy kể tên một số bệnh ở cây trồng mà em biết ? Nêu dấu hiệu để nhận

biết và cách phòng chống bệnh ?

Câu 2: Trên đường đi học về Nam và Huy thấy một đám cải bị sâu bệnh cắn

phá. Huy nói “ nên dùng thuốc hóa học diệt sâu cho nhanh Nam nhỉ”. Nam trả

lời “ cải đã gần thu hoạch ta nên dùng biện pháp thủ công hoặc biện pháp sinh

học thì tốt hơn”. Theo em để bảo đảm an toàn thực phẩm và môi trường bạn nào

có ý kiến hợp lí hơn. Vì sao ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM MỞ RỘNG: (2’)

? Về nhà em hãy tìm hiểu tình hình sâu bệnh của các loại sâu bệnh ở địa phương

mình và đề ra các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tốt nhất.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 53 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

? Tìm hiểu các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hiện nay đảm bảo cho cây trồng và

môi trường.

* Hướng dẫn về nhà

- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Đọc và xem trước bài 8 và bài 14 và những dụng cụ vật liệu của bài để hôm sau

thực hành.

Người soạn

(Ký tên)

Đoàn Kim Tùng

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 54 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TRƯỜNG THCS BÌNH HẢI Ngày 28 tháng 9 năm 2019

Môn : CÔNG NGHỆ 7 – Tiết: 12 – Tuần: 6

Tên bài dạy: Bài 8,14

Họ và tên giáo viên soạn: Đoàn Kim Tùng

BÀI: 8-14: THỰC HÀNH - NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN

HOÁ HỌC THÔNG THƯỜNG VÀ NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI

THUỐC VÀ NHÃN THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Biết được một số loại phân bón .

- Biết được một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu bệnh.

b. Kỹ năng:

- Nhận dạng được một số loại phân vô cơ thường dùng bằng phương pháp hòa tan

trong nước và phương pháp đốt trên ngọn lửa đèn cồn.

- Nhận dạng được một số dạng thuốc và đọc được nhãn hiệu của thuốc trừ sâu,

bệnh

( màu sắc, hình dạng thuốc, tên độ độc, cách sử dụng )

c. Thái độ:

Có ý thức đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống gặp

phải.

3. Phương pháp kĩ thuật dạy học:

a. Phương pháp dạy học: thưc hành , trực quan,vấn đáp, thuyết trình.

b. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mãnh ghép, kỹ thuật

động não.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV:

+ Phân hóa học, đèn cồn, than củi, kẹp gắp thìa nhỏ, diêm, nước sạch.

+ Mẫu thuốc.

+ Tranh vẽ, nhãn hiệu, độ độc.

bài 13 SGK, chuẩn bị mẫu vật thực hành

2. HS: Đọc - Các loại phân thường dùng trong nông nghiệp.

III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (6’)

* Mục tiêu

- Tạo sự chú ý cho học sinh để vào bài mới.

- Tạo tình huống để học sinh tiếp cận với bản vẽ lắp.

* Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 55 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Phương thức tổ chức

GV: cho hs quan một số mẫu phân bón hóa học và một số nhãn thuốc phòng trừ

sâu bệnh hại.

HS: quan sát.

H. Dựa vào đâu em có thể nhận biết được các mẫu phân bón và các loại thuốc

này ?

H. Sâu bệnh ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng ?

HS: trả lời, nhận xét.

GV: nhận xét vào bài mới.

Ở bài học trước các em đã biết được các loại phân bón và cách phòng trừ sâu

bệnh hại. Nhưng để phân biệt được các loại phân hóa học trong cùng một nhóm

thì các em cần phải thí nghiệm để nhận biết. Mặc khác khi phòng trừ sâu bệnh

hại cho cây trồng ta hay dùng các loại thuốc để tiêu diệt sâu bệnh hại nhưng có

thể chưa phân biệt được các độ độc và các kí hiệu ghi trên nhãn thuốc. Để các em

làm được hai nội dung trên chúng ta đi vào tìm hiểu hai bài thực hành “ Nhận

biết một số loại phân bón hóa học thông thường – Nhận biết một số loại thuốc và

nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại”.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.(5’)

* Mục tiêu: Biết được các vật liệu và dụng cụ cần thiêt để thực hành.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Cách thức thực hiện: kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: cho hs quan sát những vật liệu và dụng cụ

của bài thực hành.

HS: quan sát.

GV: yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau.

H: Để tiến hành thực hành nhận biết các loại

phân bón và nhận biết một số nhãn thuốc ta cần

những vật liệu dụng cụ nào ?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

- Nhận biết một số phân bón cần các dụng cụ

phân hóa học thông thường, đèn cồn, than củi,

kẹp sắt, thìa nhỏ, diêm, nước sạch.

- Nhận biết các loại thuốc, nhãn hiệu thuốc cần

các dạng thuốc, và một số nhãn hiệu thuốc.

GV: nhận xét, khái quát lại.

GV: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

tranh vẽ , kí hiệu thuốc...

- Kiểm tra dụng cụ thực hành của học sinh, kẹp

gắp, thìa, diêm, nước...

HS: trưng bày cho giáo viên kiểm tra.

GV: chia nhóm thực hành và mẫu phân bón.

GV: phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm

phân biệt được các dạng thuốc và đọc nhãn hiệu

của thuốc.

HS: về nhóm thực hành.

Kiến thức cần đạt

I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.

1. Nhận biết một số loại phân bón

thường.

- Mẫu phân hóa học thường dùng.

- Đèn cồn, than củi, kẹp sắt, thìa

nhỏ, diêm, nước sạch.

2. Nhận biết các một số loại thuốc

và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu,

bệnh hại.

- Các mẫu thuốc: dạng bột, dạng

bột thấm nước, dạng hạt và dạng

sữa.

- Một số nhãn thuốc của ba nhóm

độc.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 56 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Hoạt động 2: Nhận biết một số loại phân hóa học thông thường.(13’)

* Mục tiêu: Biết được các loại phân hóa học thông thường bằng phương pháp

hòa tan, đốt, quan sát.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và các sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trãi bàn, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: cho hs quan hình ảnh của các bước phân biệt

các nhóm phân bón.

HS: quan sát.

GV: Hãy nêu các bước phân biệt các nhóm phân

bón ?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

* Nhóm phân bón hòa tan, ít tan và không tan.

- Bước 1: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô

cho vào ống nghiệm.

- Bước 2: Cho 10-15 ml nước sạch vào và lắc

mạnh trong 1 phút. Bước 3. Để lắng. quan sát mức

độ hoà tan

+ Nếu thấy hoà tan: phân đạm, kali.

+ Không hoặc ít hoà tan: phân lân và vôi Bước 3.

Để lắng quan sát mức độ hoà tan.

+ Nếu thấy hoà tan: phân đạm, kali.

+ Không hoặc ít hoà tan.

* Nhóm phân bón hòa tan.

Bước 1: Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi

nóng đỏ.

Bước 2: Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than

củi đã nóng đỏ.

- Nếu có mùi khai đó làm phân đạm.

- Phân không có mùi khai là phân kali.

GV: yêu cầu học sinh thực hành.

* Nhóm phân bón ít tan hoặc không tan.

Quan sát sắc:

- Nếu phân có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám

như xi măng, đó là phân lân.

- Nếu phân có màu trắng, dạng bột, đó là vôi.

GV: nhận xét.

GV: yêu cầu các nhóm tiền hành phân biệt ba

nhóm phân.

HS: thực hành và ghi kết quả vào mẫu.

Mẫu phân Có Đốt trên Màu Loại

hòa than củi sắc hân

tan nóng đỏ có gì

không mùi khai

không

Kiến thức cần đạt

II. Nhận biết một số loại phân

hóa học thông thường.

1. Phân biệt nhóm phân bón hoà

tan và nhóm ít hoặc không hoà

tan.

- Bước 1: Lấy một lượng phân bón

bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm.

- Bước 2: Cho 10-15 ml nước sạch

vào và lắc mạnh trong 1 phút.

- Bước 3. Để lắng. quan sát mức

độ hoà tan.

+ Nếu thấy hoà tan: phân đạm,

kali

+ Không hoặc ít hoà tan: phân lân

và vôi.

2. Phân biệt trong nhóm phân

bón hoà tan: phân đạm và phân

kali.

Bước 1: Đốt cục than củi trên đèn

cồn đến khi nóng đỏ.

Bước 2: Lấy một ít phân bón khô

rắc lên cục than củi đã nóng đỏ.

- Nếu có mùi khai đó làm phân

đạm.

- Phân không có mùi khai là phân

kali.

3. Phân biệt nhóm phân bón ít

hoặc không hoà tan: phân lân và

vôi .

Quan sát sắc:

- Nếu phân có màu nâu, nâu sẫm

hoặc trắng xám như xi măng, đó là

phân lân.

- Nếu phân có màu trắng, dạng

bột, đó là vôi.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 57 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Mẫu số 1

Mẫu số 2

Mẫu số 3

GV: trong quá trình thực hành giáo viên quan sát

nhắc nhở học sinh những thao tác khó.

GV: nhắc nhở học sinh cẩn thận với những dụng

cụ dễ gây thương tích.

GV: cho đáp án để học sinh tự đánh giá kết quả

theo mẫu của mình.

GV: yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm

mình.

HS: trình bày.

GV: nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3: Nhận biết một số nhãn thuốc trừ sâu, bệnh hai.(10’)

* Mục tiêu: Nhận biết được một số nhãn thuốc phòng trừ sâu bệnh hại.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và các sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trãi bàn, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: cho hs quan sát 6 nhãn thuốc trừ sâu độc hại.

GV: hướng dẫn hs quan sát để thực hành.

Bước 1: Đọc nhãn hiệu và phân biệt độ độc của

thuốc trừ sâu bệnh.

Bước 2: ghi tên sản phẩm hàm lượng chất tác

dụng, dạng thuốc, công dụng, cách sử dụng, các

qui định an toàn sử dụng.

HS: quan sát, lắng nghe.

GV: yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành nhận

biết nhãn thuốc trừ sâu bệnh.

HS: tiến hành thực hành nhóm và ghi kết quả vào

mẫu sau:

Tên

thuốc

Đặc điểm

......... .......... .......... ... ....

..

Kiến thức cần đạt

III. Nhận biết nhãn hiệu thuốc

trừ sâu bệnh hại.

a. Phân biệt độ độc.

b. Tên thuốc.

Độ độc

Hàm lượng,

.

chất tác dụng

Dạng thuốc

Công dụng

Cách sử dụng

Khối lượng

An toàn lao

động

GV: quan sát, giúp đỡ các nhóm trong quá trình

thực hành, lưu ý với chất độc của thuốc.

GV: yêu cầu học sinh trình bày kết quả của nhóm

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 58 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

mình.

HS: trình bày.

GV: yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, kết luận.

BĐKH và phòng chống thiên tai: Khi phân biệt

được độc của thuốc trừ sâu bệnh hại để hạn chế

việc lạm dụng sử dụng thuôc bừa bãi trong phòng

trừ sâu bệnh hại cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi

trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

2. Quan sát dạng thuốc. ( không học theo giảm tải

chương trình).

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (5’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức

* Nội dung, phương thức tổ chức:

- HS thực hiện điền vào bảng phụ

* Sản phẩm:

Học sinh trả lời câu hỏi

GV: yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình và nêu những khó

khăn gặp phải trong quá trình thực hành.

HS: đại diện nhóm trình bày.

GV: có thể cho mời các nhóm nêu hướng khắc phục những khó khăn trong quá

trình thực hành.

HS: nêu các biện pháp khắc phục.

GV: cho hs đánh giá kết quả lẫn nhau dựa vào tiêu chí sau.

+ Sự chuẩn bị.

+ Thực hiện quy trình

+ An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

+ Kết quả thực hành.

+ Thu dọn dụng cụ, các mẫu phân hóa học và thuốc trừu sâu, vệ sinh khu vực

thực hành.

GV:

- Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của học sinh, giáo viên đánh giá chấm điểm.

- Đánh giá nhận xét giờ thực hành

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu

- Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống

* Sản phẩm: HS vận dụng vào thực tế

* Phương thức tổ chức

Câu 1: Cho một số loại phân sau: Phân NPK, amoni sunphat, Phân Xianamit

canxi làm cách nào em nhận biết được các loại phân này ?

Câu 2: Cho các kí hiệu sau: WP, BTN, DF, SP, BHN, G, GH, EC, ND, SC. Em

hãy phân loại các dạng thuốc trên dựa vào những kí hiệu đó ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

* Mục tiêu

- Giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở thực tế cuộc sống.

* Sản phẩm

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 59 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

- HS vận dụng tìm tòi ở cuộc sống.

* Phương thức tổ chức

GV đưa ra yêu cầu từng cá nhân HS

? Về nhà em hãy tìm hiểu các loại phân bón hóa học được sử dụng phổ biến hiện

nay.

? Tìm hiểu các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại và tìm hiểu các loại thuốc này

phòng trừ được các loại bệnh nào của cây trồng ?

* Chuẩn bị nội dung cho bài sau

- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Đọc và ôn lại bài đã học, tiết sau ôn tập.

Người soạn

(Ký tên)

Đoàn Kim Tùng

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 60 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Tuần: 7 Ngày soạn: 2/10/2018

Tiết: 13 Ngày dạy: 4/10/2018

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT

Bài 15: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Hiểu được cơ sở khoa học, ý nghĩa thực tế của qui trình sản xuất và bảo vệ môi

trường trong trồng trọt.

2. Kĩ năng:

Làm đất bón phân lót đúng kĩ thuật.

3. Thái độ:

Tích cực vận dụng những kiến thức đã học vào sản xuất và bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống gặp

phải.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi, kỹ

thuật động não.

3. Kiểm tra đánh giá:

- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các

nhóm);

- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Hình 25, 26 SGK, phiếu học tập.

- HS: Tìm hiểu các công việc làm đất ở địa phương.

IV. HOẠT ĐỘNG HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’)

GV: Chiếu tranh cho hs quan sát một số công việc của làm đất.

HS: quan sát.

GV: Đặt vấn đề.

H. Đây là những công việc gì ? Trước khi gieo trồng gia đình em có thường làm

những công việc này không ?

H. Tại sao khi làm đất phải làm những công việc này ?

HS: trả lời, nhận xét.

GV: nhận xét và vào tìm hiểu bài mới. Làm đất, bón phân lót là khâu đầu tiên của

qui trình sản xuất cây trồng, làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát

triển tốt ngay từ khi mới gieo hạt. Để hiểu rõ hơn về các công việc của làm đất và

bón phân lót chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài mới: Bài 15 “ Làm đất và bón phân

lót”

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 61 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Hoạt động 1:Làm đất nhằm mục đích gì ? (5’)

* Mục tiêu: Biết được mục đích của việc làm đất.

* Sản phẩm: Câu trả lờicủa học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kĩ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: treo tranh có hai thửa ruộng , 1 thửa được

cày bừa, 1 thửa chưa được cày bừa.

HS: quan sát.

GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi.

H1: Em có nhận xét gì về hai thửa ruộng này ?

H2: Làm đất nhằm mục đích gì ?

HS: thảo luận trả lời.

H1: thửa ruộng thứ nhất được thu gom cỏ sạch

sẽ, bằng phẳng, đất được cày bừa tơi xốp.

Thửa ruộng thứ 2 cỏ còn đầy ruộng, đất cứng,

không bằng phẳng.

HS: Làm đất tới xốp, tăng khả năng giữ nước,

diệt được cỏ dại...

GV: gọi nhóm khác nhận xet, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, kết luận.

Mục đích làm đất: làm cho đất tơi xốp tăng khả

năng giữ nước chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và

mầm mống sâu bệnh ẩn nấp trong đất.

Kiến thức cần đạt

I. Làm đất

1. Làm đất nhằm mục đích gì ?

Mục đích làm đất: làm cho đất tơi

xốp tăng khả năng giữ nước chất

dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm

mống sâu bệnh ẩn nấp trong đất.

Hoạt động 2: Các công việc làm đất.(17’)

* Mục tiêu: Biết được các công việc làm đất.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kĩ thuậtt động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: treo tranh các công việc của làm đất.

HS: quan sát.

GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm.

H1: Nêu tên các công việc của làm đất.

H2: Các công việc này được thực hiện như thế

nào ? Dùng những dụng cụ nào ?

H3: Mục đích của từng công việc ?

GV: Làm đất bao gồm những công việc gì ?

HS: thảo luận, trả lời.

H1: Bao gồm công việc cày bừa, đập đất, lên

luống.

H2:

- Cày đất là xáo trộn lớp mặt đất ở độ sâu từ

20 dến 30cm . Dùng cày kết hợp với trâu bò

hoặc máy cày.

Kiến thức cần đạt

2. Các công việc làm đất:

a. Cày đất:

Xáo trộn lớp đất mặt làm cho đất

tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ

dại.

2. Bừa và đập đất.

Làm cho đất nhỏ và sang phẳng

mặt đất, thu gom cỏ dại.

3. Lên luống.

- Để dễ chăm sóc, chống ngập úng

và tạo tầng đất dày cho cây sinh

trưởng phát triển.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 62 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

- Bừa đập đất: Dùng trâu bò, hoặc máy để bừà.

Dùng cuốc hoặc dụng cụ khác để đập đất.

- Lên luống:

+ Xác định hướng luống.

+ Xác định khích thước luống.

+ Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.

+ Làm phẳng mặt luông.

H3: Mục đích.

- Cày đất: Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và

vùi lấp cỏ dại.

- Bừa và đập đất: Làm nhỏ đất, thu gom cỏ

dại, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.

- Lên luống: Dễ chăm sóc, chống ngập úng và

tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát

triển.

GV: yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, bổ sung.

- Công cụ truyền thống: cày, bừa,cuốc, dùng

trâu, bò để cày kéo: Tốn thời gian và công sức.

- Công cụ hiện đại: máy móc: Nhanh, cày sâu

nhưng tốn nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.

- Cây trồng nước: bừa đất, lên luống thấp.

- Cây trồng cạn: đập đất, lên luống cao.

- Qui trình lên luống: xác định hướng luống,

kích thước luống, đánh rãnh, làm phẳng luống.

GV: Địa phương em thường lên luống với

những loại cây trồng nào

HS: liên hệ với địa phương để trả lời, nhận xét.

GV: nhận xét.

Tùy từng loại cây trồng mà ta có thể lên luống

hoặc không lên luống. Kích thước luống cũng

khác nhau tùy từng loại cây trồng. Khoai lang

lên luống rộng, đậu lên luống nhỏ thấp.

- Các loại cây trồng lên luống như:

Ngô, khoai, rau, đậu, đỗ…

Hoạt động 3: Bón phân lót. (7’)

* Mục tiêu: Biết được qui trình bón phân lót.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuậtt động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu hs thảo luận cặp đôi với các câu

hỏi sau.

H1: Bón lót vào thời điểm nào? Nhằm mục

đích gì ?

H2: Nêu quy trình bón lót ?

HS: thảo luận trả lời.

H1: Trước khi gieo trồng. Cung cấp chất dinh

Kiến thức cần đạt

III. Bón phân lót.

1. Mục đích:

Cung cấp chất dinh dưỡng ngay từ

đầu cho cây trồng và cải tạo đất.

2. Qui trình.

- Rải phân trên mặt ruộng hay bón

theo hàng theo hốc.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 63 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

dưỡng ban đầu cho cây.

H2:

- Rải phân trên mặt luống hay theo hàng, theo

hốc.

- Cày bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.

GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, kết luận.

GV: Em hãy nêu cách bón lót phổ biến mà em

biết ?

HS: Dựa vào thực tế để trả lời.

GV: nhận xét.

ĐKH và phòng chống thiên tai: Trong quá

trình bón phân lót cho cây trồng chúng ta

thường dùng các phân hữu cơ đặc biệt là phân

chuồng, phân bắc … những loại phân này cần

được ủ hoai mục trước khi bón, không được

bón phân tươi nhằm tránh làm ảnh hưởng đến

môi trường. Tuy nhiên việc bón phân hữu cơ

đúng cách giữ các bon trong đất, phát triển hệ

vi sinh vật đất có khả năng phân hủy nhanh

chất hữu cơ và chất thải, làm cho đất thoáng

khí, giàu mùn, giữ nước, giữ chất dinh dưỡng

tốt.

Không nên đốt rơm rạ, tàn tích thực vật sẽ

thoát ra một lượng khí cácbôníc sẽ làm ảnh

hưởng đến BĐKH và tăng cường tác động của

thiên tai.

- Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân

xuống dưới.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức

* Nội dung, phương thức tổ chức:

- HS thực hiện điền vào bảng phụ

* Sản phẩm:

Học sinh trả lời câu hỏi

Câu 1: Hoàn thành bảng sau:

Công việc làm đất Cách thực hiện Mục đích

Cày đất

Bừa và đập đất

Lên Luống

Câu 2: Những cây trồng cạn và những cây trồng nước các công việc làm đất thực

hiện có giống nhau không và thực hiện như thế nào ?

Câu 3: Tại sao khi bón lót người ta phải vùi phân vào đất mà không để phân trên

mặt đất?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu

- Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 64 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Sản phẩm: HS vận dụng vào thực tế

* Phương thức tổ chức

Câu 1: Địa phương em làm đất bằng các dụng cụ nào ? Hãy nêu ưu và nhược điểm

của những dụng cụ đó ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

* Mục tiêu

- Giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở thực tế cuộc sống.

* Sản phẩm

- HS vận dụng tìm tòi ở cuộc sống.

* Phương thức tổ chức

? Về nhà tìm hiểu những dụng cụ, máy móc hiện đại phục vụ cho công việc làm

đất. Chỉ ra được những ưu và nhược điểm của những dụng cụ máy móc này.

? Tìm hiểu thêm cách làm đất của các nước có nên kinh tế phát triển hiện nay.

* Chuẩn bị nội dung cho bài sau

- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Đọc và tìm hiểu bài 16 “ Gieo trồng cây nông nghiệp

Người soạn

(Ký tên)

Đoàn Kim Tùng

Tuần 7 Ngày soạn: 6/10/2018

Tiết 14 Ngày dạy: 8/10/2018

Bài 16: GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm về thời vụ.

- Biết được những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng.

- Biết được mục đích kiểm tra, xử lí hạt giống .

2. Kĩ năng:

Phân biệt được các phương pháp gieo hạt: gieo vãi, gieo hàng, gieo hốc.

3. Thái độ:

Tích cực vận dụng những kiến thức đã học vào sản xuất và bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống gặp

phải.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 65 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mãnh ghép, kỹ thuật

động não.

3. Kiểm tra đánh giá:

- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các

nhóm);

- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Hình 27, 28 a, b SGK,bảng phụ, phiếu học tập.

- HS: Tìm hiểu các công việc làm đất ở địa phương.

IV. HOẠT ĐỘNG HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’)

* Mục tiêu:

- Tạo sự chú ý cho học sinh trong tiết học.

- Tạo tình huống để học sinh hứng thú tiếp cận với bài mới.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

* Phương thức tổ chức

GV: đưa ra tình huống. Trên đường đi học về Nam và Hùng đi ngang qua đồng

lúa.

Nam: Tại sao cứ vào tháng 11là mình thấy bố mẹ mình bắt đầu xạ lúa. Chắc là lúc

đó là thời vụ gieo trồng lúa Hùng nhỉ.

Hùng: thời vụ gieo trồng gì đâu, lúc đó có trời ít mưa nên người ta gieo trồng thôi.

GV: Theo em bạn nào trả lời đúng ? Vì sao ?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét và vào bài mới.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Thời vụ gieo trồng. (7’)

* Mục tiêu: Biết được thời vụ gieo trồng.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

H1: Thế nào là thời vụ gieo trồng ?

H2: Căn cứ vào những yếu tố nào để xác định

thời vụ gieo trồng ?

H3: Nước ta có những vụ gieo trồng chính nào?

HS: thảo luận và trả lời.

H1: Thời vụ là khoảng thời gian nhất định để

gieo trồng một loại cây

H2: Khí hậu

- Loại cây trồng

- Tình hình sâu bệnh ở mỗi địa phương.

H3: Vụ đông xuân, vụ hè thu, vụ mùa.

GV: yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, khái quát lại.

Lưu ý: Mỗi loại cây đều có thời vụ gieo trồng

thích hợp, cho học sinh phân tích 3 yếu tố trong

SGK để phân tích.

Kiến thức cần đạt

I. Thời vụ gieo trồng.

1. Khái niệm:

Thời vụ là khoảng thời gian nhất

định để gieo trồng một loại cây

2. Căn cứ để xác định thời vụ:

- Khí hậu

- Loại cây trồng

- Tình hình sâu bệnh ở mỗi địa

phương.

3. Các vụ gieo trồng:

- Vụ đông xuân: Từ tháng 11 đến

tháng 4; 5 năm sau trồng lúa, ngô,

đỗ, lạc, rau, khoai, cây ăn quả, cây

công nghiệp.

- Vụ hè thu: Từ tháng 4 đến tháng 7

trồng lúa, ngô, khoai.

- Vụ mùa: Từ tháng 6 đến tháng 11

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 66 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

GV: Người xưa có câu “ Tháng chạp là tháng

trồng khoai, tháng giêng trồng đậu tháng hai

trồng cà”

GV: Dựa vào đâu ông bà ta rút ra được kinh

nghiệm gieo trồng đó.

- Như vậy câu trả lời của bạn Nam là đúng.

GV: yêu cầu hs thảo luận cặp đôi làm bài tập

sau.

? Em hãy kể tên các loại cây trồng tương ứng

với thời gian của các vụ gieo trồng ở địa phương

em theo mẫu bảng sau:

Vụ gieo trồng Thời gian Cây trồng

…………..

…………

………….

HS: Dựa vào thực tế để làm bài tập.

GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét.

* Ứng phó BĐKH và bảo vệ môi trường.

Xác định thời vụ gieo trồng phù hợp với điều

kiện khí hậu, loại cây trồng, tình hình sâu bệnh

ở địa phương.

trồng lúa, rau.

- Vụ đông: Từ tháng 9 đến tháng 12

trồng ngô, đỗ tương, khoai, rau.(các

tỉnh miền Bắc).

Hoạt động 2: Tìm hiểu kiểm tra xử lý hạt giống.(7’)

* Mục tiêu: Biết được cách kiểm tra và xử lí hạt giống.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm với các câu hỏi

sau:

H1: Kiểm tra và xử lí hạt giống nhằm mục đích

gì?

H2: Kiểm tra hạt giống theo những tiêu chí nào ?

H3: Trình bày các phương pháp xử lí hạt giống ?

HS: thảo luận và trả lời.

H1:

- Kiểm tra hạt giống nhằm đảm bảo hạt giống

đem trồng có chất lượng tốt.

- Xử lý hạt giống kích thích hạt giống nảy mầm,

diệt mầm bệnh.

H2: Tỉ lệ nảy mầm cao, không sâu bệnh, độ ẩm

thấp, không lẫn tạp cỏ dại, sức nảy mầm mạnh.

GV: Hạt giống sau khi thu hoạch thường lẫn tạp

chất, sâu bệnh...

H3: - Xử lí bằng nhiệt độ: ngâm hạt trong nước

Kiến thức cần đạt

II. Kiểm tra và xử lí hạt giống:

1. Kiểm tra hạt giống:

- Nhằm đảm bảo hạt giống có

chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn đem

gieo.

2. Tiêu chí kiểm tra:

- Tỉ lệ nảy mầm cao.

- Không sâu bệnh.

- Độ ẩm thấp.

- Không lẫn tạp cỏ dại, sâu bệnh.

- Sức nảy mầm mạnh.

3. Phương pháp xử lý hạt giống:

a. Mục đích:

Kích thích hạt giống nảy mầm

nhanh, diệt trừ sâu bệnh hại.

b. Phương pháp:

- Xử lí hạt giống bằng nhiệt độ.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 67 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

ấm ở nhiệt độ và thời gian thích hợp.

- Xử lí bằng hóa chất: trộn hạt với hóa chất hoặc

ngâm hạt trong dung dịch hóa chất với nồng độ

và tỉ lệ thích hợp với từng loại hạt giống.

HS: Xử lí bằng nhiệt độ và xử lí bằng hóa chất.

GV: yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

Tùy từng loại hạt giống mà chúng ta chọn

phương pháp xử lí với tỉ lệ và thời gian thích

hợp.

GV: yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời các câu

hỏi sau:

GV: Gia đình em trước khi gieo trồng thường xử

lí hạt giống như thế nào ?

HS: liên hệ thực tế để trả lời, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét.

Mỗi gia đình có các phương pháp xử lí hạt giống

khác nhau, tuy nhiên thường dùng phương pháp

xử lí bằng nhiệt. Vì đơn giản, dễ thực hiện nhưng

hiệu quả cao.

- Xử kí hạt giống bằng hoá chất

Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp gieo trồng.(15')

* Mục tiêu: Biết được các phương pháp gieo trồng.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật chia sẻ cặp đôi, kĩ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu hs làm việc cá nhân tìm hiểu thông

tin và trả lời câu hỏi sau:

H1: Để gieo trồng đúng kĩ thuật phải đảm bảo

những yêu cầu gì ?

H2: Mục đích của yêu cầu này ?

HS: làm việc cá nhân để trả lời.

H1: Đúng thời vụ, mật độ, khoảng cách, độ nông

sâu.

H2: Tránh sâu bệnh phá hại và điều kiện bất lợi

của môi tường.

- Tạo điệu kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển.

GV: treo hình 27 phóng to cho học sinh quan sát.

và yêu cầu hs làm việc cặp đôi để trả lời các câu

hỏi.

H1: Có các phương pháp chính gieo trồng nào ?

Mỗi phương pháp được áp dụng với các loại cây

trồng nào ?

HS: quan sát, trả lời.

Có hai phương pháp.

Kiến thức cần đạt

III. Phương pháp gieo trồng:

1. Yêu cầu:

Phải trồng đúng thời vụ, đúng

khoảng cách, mật độ và độ nông

sâu .

2. Biện pháp:

- Gieo hạt: tùy từng loại cây trồng

mà có cách gieo phù hợp: gieo vãi,

gieo theo hàng, gieo theo hốc.

- Trồng bằng cây con: Áp dụng với

một số cây trồng ngắn hạn như: lúa,

cà chua....và một số cây trông dài

ngày như cây cam, quýt...

- Ngoài ra còn gieo trồng bằng một

số phương pháp khác như: trồng

bằng củ

( gừng, nghệ...), trồng bằng thân (

mía, mì...)

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 68 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

- Gieo bằng hạt: áp dụng cho những cây trồng

ngắn ngày lúa, cải, đỗ…

- Trồng cây con: áp dụng cho những cây trồng

ngắn ngày và dài ngày như cà chua, bí, ổi, xoài…

GV: yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét.

GV: Ngoài hai phương pháp gieo trồng trên còn

có phương pháp gieo trồng nào nữa ?

HS: trả lời, nhận xét.

Phương pháp trồng bằng củ, bằng hom, bằng

cành...

GV: nhận xét, chốt lại vấn đề.

* Ứng phó BĐKH và bảo vệ môi trường.

Lựa chọn các giống cây trồng có phẩm chất tốt,

có khả năng chống chịu với nhứng điều kiện của

môi trường trong điều kiện BĐKH, thiên tai hiện

nay.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (5’)

* Mục tiêu: Biết được cách kiểm tra và xử lí hạt giống.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật động não.

Câu 1: Hãy nêu ưu và nhược điểm của các cách gieo hạt

Các cách gieo hạt Ưu điểm Nhược điểm

Gieo vãi

Gieo hang

Gieo hốc

Câu 2: Trong các căn cứ xác định thời vụ gieo trồng, theo em căn cứ nào quan

trọng nhất ? Vì sao ?

Câu 3: Hãy kể tên một số loại cây trồng ở địa phương em ? Những loại cây trồng

này được trồng trong khoảng thời gian nào ?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Biết vận dụng vào thực tế địa phương

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kĩ thuật động não

Câu 1: Theo em tại sao trong thực tế đối với các loại cây trồng như lúa, vừng

người ta không gieo theo hàng mà gieo thường gieo vãi, còn đối với các loại cây

trồng như ngô, các loại đậu người ta thường gieo theo hang hoặc theo hốc mà

không gieo vãi ?

Câu 2: Khi xử lí hạt giống bằng nước ấm giữa hạt ngô và hạt lúa hạt nào xử lí ở

nhiệt độ cao hơn và thời gian lâu hơn ? Vì sao ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

* Mục tiêu

- Giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở thực tế cuộc sống.

* Sản phẩm

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 69 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

- HS vận dụng tìm tòi ở cuộc sống.

* Phương thức tổ chức

? Về nhà tìm hiểu các vụ gieo trồng của địa phương , vào những khoảng thời

gian nào và trồng những loại cây trồng nào ?

? Tìm hiểu hiểu thêm về cách trồng cây nông nghiệp theo hình thức thủy canh

được trồng phổ biến hiện nay ?

* Chuẩn bị nội dung cho bài sau:

- Các em về nhà học bài cũ.

- Chuẩn bị hạt giống ( lúa, ngô) để tiết sau thực hành: Xử lí hạt giống bằng nước

ấm.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 70 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Tuần: 8 Ngày soạn: 07/10/2018

Tiết: 15 Ngày dạy: 11/10/2018

Bài 17: THỰC HÀNH

XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Hiểu được các cách xử lý hạt giống bằng nước ấm.

2. Kĩ năng:

Làm được các công việc xác định sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm và xử lí hạt

giống bằng nước ấm.

3. Thái độ:

Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất và bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp dạy học: thưc hành, trực quan,vấn đáp, thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuậ mãnh ghép, kỹ

thuật động não.

3. Kiểm tra đánh giá:

- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các

nhóm);

- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Mẫu hạt giống ngô, lúa mỗi loại 0,3- 0,5 kg/1nhóm, đĩa, khay, giấy thấm,

vải khô thấm nước, kẹp, nhiệt kế, tranh vẽ quá trình xử lý hạt giống, nước nóng,

chậu, xô đựng nước, rổ.

- HS: ngô, lúa mỗi loại 0,3- 0,5 kg/1nhóm, đĩa, khay, giấy thấm, vải khô thấm

nước, kẹp. nước nóng, chậu, xô đựng nước, rổ.

IV. HOẠT ĐỘNG HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’)

* Mục tiêu:

- Tạo sự chú ý cho học sinh trong tiết học.

- Tạo tình huống để học sinh hứng thú tiếp cận với bài mới.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra tình huống.

GV: cho hs qua sát một số hạt giống ( ngô, lúa, vừng) và yêu cầu hs trả lời.

H. Theo em những hạt giống này ta xử lí như thế nào trước khi gieo trồng ? Trình

bày cách thực hiện ?

HS: quan sát, trả lời câu hỏi.

GV: yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 71 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

HS: nhận xét, bổ sung.

Đặt vấn đề:(1p) Ở tiết học trước các em đã biết được muốn hạt giống nảy mầm tốt

cần phải biết cách xử lí hạt giống. Xử lí hạt giống bằng nước ấm là một phương

pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi đối nhiều loại cây trồng. Vậy phương pháp

này được thực hiện như thế nào ? Bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em làm được

điều này.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Dụng cụ vật liệu và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.(5’)

* Mục tiêu: Biết được các vật liệu và dụng cụ để thực hành.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: cho hs quan sát những vật liệu và dụng cụ

của bài thực hành.

HS: quan sát.

GV: yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời

các câu hỏi sau.

H1: Để tiến hành thực hành ta cần những vật

liệu và dụng cụ nào ?

HS: trả lời và nhận xét bổ sung.

- các hạt giống, nhiệt kế, phích nước nóng, chậu,

nước lã, rổ.

GV: nhận xét, khái quát lại.

GV: kiểm tra dụng cụ và mẫu vật của học sinh.

HS: trưng bày dụng cụ cho giáo viên kiểm tra.

GV: phân công công việc cho từng nhóm học

sinh.

HS: về nhóm mình được phân.

Kiến thức cần đạt

I. vật liệu và dụng cụ cần thiết.

- Các hạt giống: lúa, ngô.

- Nhiệt kế,

- Phích nước nóng, chậu, nước lã,

rổ.

Hoạt động 2: Xử lý hạt giống (lúa, ngô...) bằng nước ấm.(22’)

* Mục tiêu: Biết được qui trình và thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm.

* Sản phẩm: Sản phẩm thực hành của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời câu hoie

sau.

H. Xử lí hạt giống bằng nước ấm thực hiện như

thế nào ?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

- Bước 1: Cho hạt vào trong nước muối để loại

bỏ hạt lép, hạt lửng.

- Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm.

- Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt

kế trước khi ngâm hạt.

- Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm 54 0 C ( Lúa )

40 0 C ( ngô).

GV: nhận xét.

Kiến thức cần đạt

1. Xử lý hạt giống (lúa, ngô...)

bằng nước ấm.

- Bước 1: Cho hạt vào trong nước

muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.

- Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm.

- Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của

nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm

hạt.

- Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm

54 0 C ( Lúa ) 40 0 C ( ngô ).

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 72 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

GV: yêu cầu các nhóm thực hành.

HS: thực hành theo nhóm.

GV: theo dõi quy trình thực hành của các nhóm

để từ đó uốn nắn những sai sót của từng học sinh.

GV: lưu ý học sinh cẩn thận với nước sôi.

GV: yêu cầu các nhóm trình bày.

HS: trình bày.

GV: nhận xét, khái quát lại.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (7’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận xét, đánh giá đúng cách xử lí hạt giống bằng

nước ấm.

* Sản phẩm: học sinh nhận xét, đánh giá cách xử lí hạt giống bằng nước ấm.

* Nội dung, phương thức tổ chức:

GV: yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình và nêu những khó khăn

gặp phải trong quá trình thực hành.

HS: đại diện nhóm trình bày.

GV: có thể cho mời các nhóm nêu hướng khắc phục những khó khăn trong quá

trình thực hành.

HS: nêu các biện pháp khắc phục.

GV: cho hs đánh giá kết quả lẫn nhau dựa vào tiêu chí sau.

+ Sự chuẩn bị.

+ Thực hiện quy trình

+ An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

+ Kết quả thực hành.

+ Thu dọn dụng cụ, các mẫu phân hóa học và thuốc trừu sâu, vệ sinh khu vực thực

hành.

GV:

- Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của học sinh, giáo viên đánh giá chấm điểm.

- Đánh giá nhận xét giờ thực hành

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức để xử lí được các hạt giống cây

trồng bằng nước ấm.

* Sản phẩm: HS vận dụng tìm tòi cách xử lí bằng nước ấm với các hạt giống

cây trồng khác nhau.

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra câu hỏi, hs trả lời các câu hỏi.

Câu 1: Tại sao các hạt giống khác nhau phải xử lí với nhiệt độ khác nhau?

Câu 2: Trong thực tế đối với hạt rau muống, hạt cải trước khi gieo trồng ta xử lí

bằng nước ấm với nhiệt độ bao nhiêu và thời gia bao lâu ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở thực tế cuộc sống về các cách xử

lí hạt giống hiện nay trước khi gieo trồng.

* Sản phẩm: HS vận dụng tìm được các cách xử lí hạt giống trước khi gieo

trồng hiện nay .

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra yêu cầu từng cá nhân HS thực hiện.

? Về nhà em hãy tìm hiểu các cách xử lí hạt giống cây trồng hiện nay.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 73 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

? Liệt kê được từng loại hạt cây trồng và nêu cách xử lí tối ưu nhất đối với từng

loại hạt cây trồng đó.

* Chuẩn bị nội dung cho bài sau:

- Về nhà thực hành thành thạo, thao tác theo 4 bước đã học.

- Đọc và xem trước bài mới: Các biện pháp chăm sóc cây trồng.

- Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương em.

Tuần: 8 Ngày soạn: 12/10/2018

Tiết: 16 Ngày dạy: 15/10/2018

Bài 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Hiểu được nội mụch đích, nội dung của các biện pháp chăm sóc cây trồng.

2. Kỹ năng:

Kĩ năng chăm sóc cây trồng.

3.Thái độ:

Tích cực vận dụng những kiến thức đã học vào sản xuất và bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 74 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống gặp

phải.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ

thuật động não.

3. Kiểm tra đánh giá:

- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các

nhóm);

- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Tranh vẽ một số phương pháp tưới nước.

- HS: Tìm hiểu các phương pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương.

IV. HOẠT ĐỘNG HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

1.1. Ổn định tổ chức: (1’)

1.2. Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới: (4’)

* Mục tiêu:

- Tạo sự chú ý cho học sinh trong tiết học.

- Tạo tình huống để học sinh hứng thú tiếp cận với bài mới.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

* Phương thức tổ chức.

GV đưa ra tình huống yêu cầu HS trả lời.

H. Sau khi gieo trồng cây nông nghiệp, em cần làm gì để cây trồng sinh trưởng

phát triển tốt ?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét và vào bài mới.

Ông bà ta có câu “ Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” đã nói lên được

tầm quan trọng của việc chăm sóc cây trồng. Vậy chăm sóc cây trồng gồm những

công việc nào ? Mỗi công việc được thực hiện ra sao ? Bài học hôm nay sẽ giúp

các em hiểu được đều này. Bài 19 “ Các biện pháp chăm sóc cây trồng”.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Mục đích các biện pháp chăm sóc cây trồng.(10’)

* Mục tiêu: Biết được mục đích của các biện pháp chăm sóc cây trồng.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kĩ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời các

câu hỏi.

H1: Gia đình em trồng những cây trồng nào ?

Hằng ngày em làm gì để chăm sóc cây trồng

?

H2: Chăm sóc cây trồng bao gồm những

công việc gì ?

HS: trả lời, nhận xét.

Kiến thức cần đạt

1. Mục đích các biện pháp chăm sóc

cây trồng

Biện

pháp

1.Tỉa,

dặm cây

2.Làm cỏ

Mục đích

Đảm bảo khoảng cách,

mật độ.

Diệt cỏ dại

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 75 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

H1: dựa vào thực tế của gia đình mình để trả

lời.

H2: Tỉa, dặm, làm cỏ, vun xới, tưới tiêu

nước.

GV: nhận xét, bổ sung.

Tùy loại cây trồng mà có biện pháp chăm sóc

phù hợp như: uốn cây, tiêu diệt sâu bệnh,

bấm ngọn, tỉa cành...

Treo bảng phụ các biện pháp chăm sóc cây

trồng.

GV: treo bảng phụ và yêu cầu học sinh thảo

luận nhóm đôi. Hãy điền mục đích của từng

biện pháp cây trồng.

Biện pháp

Mục đích

1.Tỉa, dặm cây

2. Làm cỏ

3. Vun xới

4. Tưới nước

5.Tiêu nước

6. Bón thúc

HS: thảo luận, trả lời.

GV: yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhân xét, bổ sung.

GV: kết luận.

3. Vun

xới

4. Tưới

nước

5.Tiêu

nước

6.Bón

thúc

Làm cho đất tơi xốp,

hạn chế bốc hơi nước,

chống đổ.

Kịp thời cung cấp đủ

nước cho cây.

Chống ngập úng.

Kịp thời đáp ứng nhu

cầu dinh dưỡng của

cây.

Hoạt động 2: Nội dung các biện pháp chăm sóc cây trồng.(19’)

* Mục tiêu: Biết được các nội dung của biện pháp chăm sóc cây trồng.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn,kĩ thuật chia sẽ nhóm

đôi, kĩ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Kiến thức cần đạt

1.Tỉa dặm cây

2. Nội dung các biện pháp

GV: yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời các chăm sóc cây trồng.

câu hỏi sau.

H1:Tỉa dăm cây được tiến hành như thế nào? Biện Nội dung

H2: Tỉa dặm được tiến hành vào thời gian pháp

nào ?

1.Tỉa, Tỉa bỏ cây yếu, bị sâu

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

dặm bệnh, chỗ dày. Dặm cây

H1: Tỉa bỏ những cây bệnh hoặc yếu và dặm cây khỏe vào

những cây khỏe vào.

2.Làm Dùng tay, cuốc (cào)

H2: Vào khoảng 1-2 tuần sau khi gieo trồng. cỏ hoặc thuốc hóa học để

GV: kết luận.

diệt cỏ.

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai. 3. Dùng cuốc( cào) vừa xới

Tỉa loại bỏ những cây yếu, dặm những cây Vun đất vừa vun đất vào gốc

khỏe để đảm bảo cây trồng sinh trưởng phát xới cây

triển tốt, tăng khả năng chống chịu với những

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 76 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

điều kiện khí hậu khắc nghiệt như gió, bão,

khô hạn....

2. Làm cỏ.

GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi.

H1: Quan sát hình 29a cho biết người nông

dân làm cỏ, vun xới bằng dụng cụ gì ?

H2: Ngoài ra còn diệt cỏ bằng cách nào?

H3: Đối với những loại cây trồng nào ta vun

xới ? Khi vun xới cần lưu ý điều gì ?

HS: thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung.

H1: Dùng cuốc , cào để làm cỏ.

H2: Dùng thuốc hóa học.

H3: Ngô, đậu, khoai, mì... Không làm tổn

thương bộ rễ.

GV: kết luận.

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

Làm cỏ và vun xới để diệt cỏ dại, diệt sâu

hại, làm cho đất thoáng khí, hạn chế bốc hơi

nước.

4.Tưới nước.

GV: cho hs quan sát hình 30.

GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm câu hỏi sau.

H1: Có những phương pháp tưới nước nào?

Nêu ưu và nhược điểm của từng phương

pháp tươi nước đó ?

HS: quan sát, thảo luận nhóm trả lời.

Phương Ưu điểm Nhược

pháp

điểm

Tưới ngập Đơn giản, dễ Tốn nhiều

thực hiện nước, dễ

ngập úng

Tưới theo Tiết kiệm nước Tốn công,

hàng(tưới

xói đất, đổ

vào gốc)

cây

Tưới thấm Cây không bị Khó thực

tổn thương. hiện

Tưới phun Tạo bầu không Dụng cụ

mưa khí mát mẻ độ hiện đại

ẩm cao cây

sinh trưởng

phát triển tốt.

GV: yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét đưa ra đáp án trên bảng phụ.

Mở rộng: Hiện nay người ta dùng hệ thống

tưới thấm tự động, làm mưa nhân tạo bằng hệ

thống ống nước và máy bay tưới nước.

4.

Tưới

nước

5.Tiêu

nước

6.Bón

thúc

Có 4 biện pháp tưới:

Tưới vào gốc cây(tưới

theo hàng), tưới thấm,

tưới ngập, tưới phun

mưa.

Tùy loại cây trồng có thể

tát nước, bơm nước, đào

mương thoát nước hoặc

lên luống.

Dùng phân dễ hòa tan

bón trực tiếp vào đất

hoặc phun lên lá

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 77 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

Cần theo dõi thông tin thời tiết, khí tượng

thường xuyên để có chế độ tưới tiêu cho cây

trồng hợp lí, tiết kiệm chi phí tưới nước,

đồng thời hạn chế tối đa lượng nước bốc hơi

vào khí quyển.

5.Tiêu nước.

GV: yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời câu

hỏi sau:

H1: Tại sao phải tiêu nước cho cây ?

H2: Tiêu nước cho cây bằng cách nào ?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung

H1: Giúp cây khỏi ngập úng.

H2: Tát nước ra, dùng rảnh dẫn ra.

GV: nhận xét.

GV: Tùy loại cây, địa hình mà chọn cách tiêu

nước cho phù hợp.

6. Bón thúc

GV: yêu cầu hs thảo luận cặp đôi các câu hỏi

sau:

H1: Bón thúc nhằm mụch đích gì ?

H2: Sử dụng loại phân gì để bón thúc ? Bón

vào thời điểm nào ?

HS: thảo luận, trả lời, nhận xét, bổ sung

H1: Cung cấp kịp thời nhu cầu dinh dưỡng

của cây trồng.

H2: Dùng nhưng loại phân dễ tan để bón

thúc.Vào thời điểm sinh trưởng của cây.

GV: nhận xét, khái quát lại.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (5’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức các biện pháp chăm sóc cây trồng.

* Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

* Nội dung, phương thức tổ chức:

GV : treo bản phụ, yêu cầu hs trả lời các câu hỏi.

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

Câu 1: Hãy chon nội dung phù hợp nối vào cột biện pháp:

Biện pháp

Mục đích

1.Tỉa, dặm cây

a. Chống ngập úng.

2. Làm cỏ b. Diệt cỏ dại.

3. Vun xới c. Kịp thời đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của

cây.

4. Tưới nước d. Đảm bảo khoảng cách, mật độ.

5.Tiêu nước

e. Làm cho đất tơi xốp, hạn chế bốc hơi

nước, chống đỗ.

6. Bón thúc f. Kịp thời cung cấp đủ nước cho cây.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 78 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Câu 2: Theo em tại sao hiện naykhi tưới nước cho cây trồng cạn, người ta ưa

chuộng phương pháp tưới phun mưa ?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi các biện

pháp cây trồng.

* Sản phẩm: Các câu trả lời về các biện pháp cây trồng.

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra câu hỏi, hs trả lời các câu hỏi.

Câu 1: Cho những loại cây trồng sau: Lúa, ngô, khoai, sắn. Em hãy chọn phương

pháp tưới cho những loại cây trồng đó?

Câu 2: Hãy kể tên các loại phân bón thúc được sử dụng phổ biến hiện nay ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở thực tế cuộc sống về các biện

pháp chăm sóc cây trồng.

* Sản phẩm: Tìm ra được các biện pháp chăm sóc cây trồng hiện nay..

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra yêu cầu từng cá nhân học sinh thực hiện.

? Về nhà em hãy tìm hiểu những dụng cụ hiện đại hiện nay được sử dụng dùng để

chăm sóc cây trồng ?

? Tìm hiểu hiểu thêm cách chăm sóc cây trồng của các nước có nền nông nghiệp

phát triển hiện nay.

* Chuẩn bị nội dung cho bài sau:

- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK.

- Đọc và xem trước bài 20 SGK.

- Tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản ở địa phương.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

....................................

Tuần: 9 Ngày soạn: 14/10/2018

Tiết: 17 Ngày dạy: 18/10/2018

Bài 20: THU HOẠCH BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Hiểu được mụch đích yêu cầu, nội dung cảu các phương pháp thu hoạch, bảo

quản và chế biến nông sản.

2 Kỹ năng :

Kĩ năng thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

3.Thái độ:

Tích cực vận dụng những kiến thức đã học vào sản xuất và bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 79 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn

đề, sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật động não.

3. Kiểm tra đánh giá:

- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các

nhóm).

- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Chuẩn bị hình 31, 32 SGK.

- HS: Đọc SGK liên hệ các cách thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản ở địa

phương.

IV. HOẠT ĐỘNG HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (4’)

* Mục tiêu:

- Tạo sự chú ý cho học sinh trong tiết học.

- Tạo tình huống để học sinh hứng thú tiếp cận với bài mới.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

* Phương thức tổ chức.

GV đưa ra tình huống yêu cầu HS trả lời.

GV cho hs quan sát một số sản phẩm nông sản như ngô, lúa, khoai lang tươi.

GV: đặt câu hỏi.

H. Những nông sản này ta có để lâu được không ?

H. Muốn giữ cho những nông sản này được lâu em phải như thế nào ?

HS: quan sát, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét và dẫn dắt vào bài mới. Sau khi chăm sóc sóc cây trồng sinh

trưởng và phát triển tốt công đoạn cuối cùng trong quy trình là thu họach, chế

biến và bảo quản nông sản . Vậy phải thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản

như thế nào để đạt hiệu quả cao. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua

bài 20: “ Thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản”.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Tìm hiểu thu hoạch nông sản.(12’)

* Mục tiêu: Biết được mục đích và các phương pháp thu hoạch nông sản.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu hs làm việc cá nhân để trả lời câu

hỏi.

H: Để đảm bảo chất lượng nông sản khi thu

hoạch cần đảm bảo những yêu cầu gì ?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

Đúng độ chín, nhanh gọn, cẩn thận.

GV: nhận xét,giải thích thêm.

Kiến thức cần đạt

1. Thu hoạch:

a. Yêu cầu:

Thu hoạch đúng độ chín, nhanh cẩn

thận.

b. Phương pháp:

Tùy loại cây trồng mà có cách thu

hoạch phù hợp.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 80 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

- Đúng độ chín: Khi cây trồng cho năng suất và

chất lượng cao nhất. Thu hoạch sớm....thu

hoạch muộn...đều không tốt.

- Nhanh gọn và cẩn thận: Chống lãng phí do rơi

rụng, dập nát, và hư hỏng do vượt quá độ chín.

THẢO LUẬN NHÓM

Chia lớp thành 3 nhóm các nhóm quan sát hình

vẽ và trả lời các câu hỏi sau: thời gian 5 phút

H1: Có những phương pháp thu hoạch nào ?

H2: Cho ví dụ minh họa cho từng phương pháp

?

H3: Mỗi phương pháp có sử dụng những dụng

cụ gì ?

GV: yêu cầu các nhóm thảo luận.

HS: thảo luận, trả lời.

- Hái: Những cây lấy quả như: đậu, các loại cây

ăn quả...dùng tay, cây, lưới… để hái.

- Nhổ: các loại cây trồng có củ: củ mì, cà rốt,

lạc... dùng tay để nhổ.

- Đào: Cây có củ nhưng không nhổ được do đất

cứng cuốn mềm nhiều củ trên một cây như:

khoai lang, dùng cuốc để đào.

- Cắt: các loại cây thân mềm như lúa, các loại

hoa dùng kéo, dao để cắt.

GV: yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, kết luận.

GV: Ngoài ra còn dung phương pháp đốn như

mía.

- Công cụ thu hoạch thủ công như: dao,

cuốc...hiện đại như: máy cắt lúa, máy hái trà...

- Ưu: nhanh, ít tốn sức.

- Nhược: phụ thuộc địa hình và điều kiện thời

tiết và tốn tiền.

- Hái ( Đỗ, đậu, cam, quýt…)

- Nhổ ( Su hào, sắn…)

- Đào ( Khoai lang, khoai tây)

- Cắt ( Hoa, lúa, bắp cải).

Hoạt động 2: Tìm hiểu bảo quản nông sản.(10’)

* Mục tiêu: Biết được mục đích và các phương pháp bảo quản nông sản.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, kĩ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời câu

hỏi.

H1: Mục đích của việc bảo quản nông sản là

gì?

H2: Bảo quản nông sản tốt cần đảm bảo

những điều kiện nào ?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

Kiến thức cần đạt

2. Bảo quản:

a. Mục đích.

Hạn chế hao hụt về số lượng,

giảm sút chất lượng nông sản.

b. Các điều kiện để bảo quản tốt.

- Đối với các loại hạt phải được

phơi, sấy khô

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 81 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

H1: Hạn chế sự hao hụt về chất và lượng của

nông sản.

H2:

- Đối với các loại hạt phải được phơi, sấy khô

- Đối với rau quả phải sạch sẽ, không dập nát.

- Kho bảo quản phải khô ráo, thoáng khí có

hệ thống gió và được khử trùng mối mọt.

GV: kết luận

THẢO LUẬN NHÓM

Chia lớp thành 3 nhóm các nhóm quan sát

hình vẽ và trả lời các câu hỏi sau, thời gian 5

phút

H1: Có những phương pháp bảo quản nào?

H2: Thế nào là bảo quản thông thoáng, bảo

quản kín, bảo quản lạnh ?

H3: Cho ví dụ minh họa cho từng phương

pháp ?

HS: thảo luận ,trả lời.

H1: Bảo quản kín, bảo quản thông thoáng,

bảo quản lạnh.

H2,3: Bảo quản kín nông sản được để trong

kho hay các phương tiện kin không cho

không khí xâm nhâp vào như các loại trái

cây....

- Bảo quản thông thoáng: Để nông sản tiếp

xúc với môi trường bên ngoài như các hạt

giống, trái cây, rau...

- Bảo quản lạnh: Đưa nông sản vào các kho

lạnh ở nhiệt độ thấp như trái cây, rau,...

GV: yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: kết luận.

- Đối với rau quả phải sạch sẽ,

không dập nát.

- Kho bảo quản phải khô ráo,

thoáng khí có hệ thống gió và được

khử trùng mối mọt.

c. Phương pháp bảo quản.

- Bảo quản thông thoáng.

- Bảo quản kín.

- Bảo quản lạnh.

Hoạt động 3: Tìm hiểu chế biến nông sản.(8’)

* Mục tiêu: Biết được mục đích và các phương pháp chế biến nông sản.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng thảo luận nhóm, kĩ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu hs làm việc cá nhân để trả lời.

H: Mục đích của việc chế biến nông sản?

HS: trả lời, nhận xét.

Tăng giá trị dinh dưỡng và bảo quản nông sản lâu

dài.

GV: nhận xét.

GV: treo hình 32 phóng to.

THẢO LUẬN NHÓM

Chia lớp thành 3 nhóm các nhóm quan sát hình

Kiến thức cần đạt

3. Chế biến:

a. Mục đích:

Làm tăng giá trị của sản phẩm

và kéo dài thời gian bảo quản.

b. Phương pháp chế biến:

- Sấy khô, đóng hộp, muối

chua, chế biến thành bột mịn

hay tinh bột.

- Tùy loại nông sản và điều kiện

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 82 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

vẽ và trả lời các câu hỏi sau:thời gian 6 phút

H1: Có những phương pháp chế biến nào?

H2: Cho ví dụ minh họa cho từng phương pháp ?

H3: Mỗi phương pháp co sử dụng những dụng cụ

gì ?

HS: thảo luận nhóm, trả lời.

- Sấy khô: như khoai lang, lúa, mì sử dụng ánh

nắng mặt trời, hoặc lò sấy.

- Đóng hộp: chuối, mít….

- Muối chua: các loại rau, ngâm trong dung dịch

muối.

- Chế biến thành tinh bột: như mì, củ

năng….dùng máy xay nhiễn thành bột.

GV: yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.

GV: gọi các nhóm trình bày.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, kết luận.

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

Thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn, cẩn thận,

phù hợp với từng loại nông sản. Theo dõi thường

xuyên hệ thống thông tin thời tiết để có kế hoạch

chủ bảo quản, chế biến, tận dụng lợi thế cảu nắng

nóng để phơi nông sản kịp thời, giảm sự hao hụt,

giữ được chất lượng nông sản.

mà có cách chế biến phù hợp

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (5’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức thu hoạch, bảo quản và chế biến

nông sản.

* Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.

* Nội dung, phương thức tổ chức:

GV : treo bảng phụ, yêu cầu hs trả lời các câu hỏi.

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

* Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Có các phương pháp thu hoạch nông sản nào ?

A. Hái, nhổ, đào. B. Hái, đào, cắt.

C. Đào, cuốc, nhổ, chặt, cắt. D. Hái, đào, cuốc, cắt

D. Sấy khô, muối chua, đóng hộp, chế biến thành tinh bột.

Câu 2: Ở địa phương em thu hoạch, bảo quản nông sản như thế nào ?

Câu 3: Em hãy trình bày qui trình chế biến một sản phẩm nông sản bằng

phương pháp muối chua mà em biết ?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi liên quan

đến biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

* Sản phẩm: Các câu trả lời về các biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế

biến nông sản.

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra câu hỏi, hs trả lời các câu hỏi.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 83 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Câu 1: Cho các sản phẩm nông sản: Lúa, ngô, sắn, chuối, cải bẹ. Em hãy chọn

phương pháp chế biến nông sản phù hợp ? Vì sao em lại chọn phương pháp chế

biến đó ?

Câu 2: Gia đình bạn Huy mới thu hoạch rất nhiều ngô. Bạn Nam nói “để bảo

bảo được lâu ta nên treo giàn bếp”. Bạn Huy lại nói “ Không. Với số lượng nhiều

như thế này ta nên phơi khô tách hạt sau đó cho vào bao bảo quản nơi khô ráo”.

Theo em bạn nào có cách bảo quản nông sản hợp lí hơn ? Vì sao ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở thực tế cuộc sống về các biện

pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

* Sản phẩm: Tìm ra được các biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến

nông sản. hiện nay..

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra yêu cầu từng cá nhân học sinh thực hiện.

? Về nhà em hãy tìm hiểu những qui trình bảo quản, chế biến nông sản được sử

dụng nhiều nhất hiện nay.

? Tìm hiểu hiểu thêm các máy móc hiện đại dùng để thu hoạch nông sản hiện

nay.

* Chuẩn bị nội dung cho bài sau:

- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK.

- Đọc và xem trước bài 21 SGK.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 84 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Tuần: 10 Ngày soạn: 18/10/2018

Tiết: 18 Ngày dạy: 22/10/2018

Bài 21: LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Biết được khái niệm, tác dụng của phương thúc luân canh, xen canh, tăng vụ.

2. Kỹ năng:

Phân biệt được các loại hình luân canh.

3.Thái độ:

Có ý thức bảo vệ và sử dụng triệt để, hợp lí lâu dài đất trồng.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn

đề, sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, kỹ thuật động não.

3. Kiểm tra đánh giá:

- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các

nhóm).

- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Hình 33 SGK, tranh sưu tầm một số hình thức luân canh, xen canh.

- HS: Đọc SGK liên hệ các cách thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản ở địa

phương.

IV. HOẠT ĐỘNG HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (4’)

* Mục tiêu:

- Tạo sự chú ý cho học sinh trong tiết học.

- Tạo tình huống để học sinh hứng thú tiếp cận với bài mới.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

* Phương thức tổ chức.

GV đưa ra tình huống yêu cầu HS trả lời.

GV treo một số hình thức luân canh yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu

hỏi.

H. Đây là hình thức canh tác nào ?

H. Người sử dụng hình thức canh tác này nhằm mục đích gì ?

HS: quan sát, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét và dẫn dắt vào bài mới. So với hình thức độc canh thì luân canh,

xen canh, tăng vụ là những phương thức canh tác có tác dụng hạn chế sâu bệnh,

tăng thêm độ phì nhiêu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vậy thế nào để luân canh,

xen canh, tăng vụ đúng kĩ thuật và phát huy được tác dụng của các phương thức

canh tác này. Ta đi vào tìm hiểu bài học hôm nay. Bài 21: “ Luân canh, xen canh,

tăng vụ”.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 85 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Tìm hiểu luân canh.(11’)

* Mục tiêu: Biết được khái niệm, các loại hình của hình thức luân canh.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: đưa ra các câu hỏi yêu cầu hs làm việc cá

nhân trả lời.

H1: Trên ruộng nhà em trồng cây gì ?

H2: Sau khi thu hoạch xong trồng tiếp cây gì?

GV: Thế nào là luân canh ? Cho ví dụ ?

HS:làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi, nhận

xét, bổ sung.

H1,2: học sinh dựa vào thực tế để trả lời.

H3: Là gieo luân phiên các loại cây trồng khác

nhau trên một đơn vị diện tích.

Ví dụ: Trong một năm, trồng ngô hoặc đỗ ( từ

tháng 1 đến tháng 5). Trồng lúa mùa chính vụ

(từ tháng 7 đến tháng 12)

GV: nhận xét, kết luận.

GV: yêu cầu hs làm việc cá nhân để trả lời các

câu hỏi.

H1: Có những hình thức luân canh chính nào ?

Lấy ví dụ ?

H2: Để xây dựng luân canh hợp lí cần chú ý

đến các yếu tố nào ?

HS: thảo luận cặp đôi trả lời.

H1:

- Luân canh giữa cây trồng cạn với nhau. Ví dụ

như ngô với đậu tương, mì với lạc.

- Luân canh giữu cây trồng nước với cây trồng

cạn.Ví dụ ngô, đỗ với lúa mùa.

H2: Cần chú ý đến mức độ tiêu thụ chất dinh

dưỡng, khả năng chống sâu bệnh của từng loại

cây trồng.

GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, bổ sung.

Ngoài ra có thể luân canh cây trồng nước với

nhau. Khi luân canh cần chú ý luân canh giữa

cây ăn đất với cây dưỡng đất, cây một lá mầm

với cây 2 lá mầm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu xen canh.(7’)

* Mục tiêu: Biết được khái niệm của hình thức xen canh.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não.

Kiến thức cần đạt

1. Luân canh:

a. Khái niệm:

Là tiến hành gieo trồng luân

phiên các loại cây trồng khác

nhau trên một đơn vị diện tích.

b. Các loại hình luân canh:

- Luân canh giữa các cây trồng

cạn với nhau.

- Luân canh giữa cây trên cạn và

cây dưới nước.

- Luân canh cây trồng nước với

nhau.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 86 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Kiến thức cần đạt

GV: treo hình 33 phóng to cho hs quan sát, yêu 2. Xen canh:

cầu hs thảo luận cặp đôi các câu hỏi sau: Trong một mùa vụ trên một đơn

H1: Hình vẽ mô tả gì ?

vị diện tích đất trồng, trồng xen

H2: Thế nào là xen canh ? Cho ví dụ về xen canh kẽ hai hoặc nhiều loại cây trồng

của các loại cây trồng mà em biết ?

khác nhau.

HS: quan sát, thảo luận và trả lời các câu hỏi.

H1: Hình vẽ mô tả trên đám ruộng người ta trồng

xen kẻ ngô và cây lạc.

H2: Xen canhl à trồng xen kẻ các loại cây trồng

khác nhau trên một đơn vị diện tích.

Ví dụ: trồng xen canh giữa ngô và đậu đỏ, ngô

khoai lang....

GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét.

- Ngoài ra còn hình thức gối vụ. Ví dụ trồng lang

ba tháng thu hoạch nhưng khi được hai tháng

rưỡi trên những luống lang ta trồng mì, ngô sau

khi ta thu hoạch lang thì sẽ có một đám mì hoặc

ngô.

- Tuy nhiên khi trồng xen canh ta nên trồng xen

canh giữa cây một lá mầm và cây hai lá mầm đặc

biệt nên trồng xen canh cây họ đậu để đảm bảo

độ phì nhiêu cho đất.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tăng vụ.(6’)

* Mục tiêu: Biết được khái niệm của hình thức tăng vụ.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Kiến thức cần đạt

GV: yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời các

câu hỏi sau:

H1: Trên một đám ruộng trước kia một năm ta

chỉ trồng đươc hai vụ (lúa + ngô ) nhưng sau này

người ta sủ dụng giống mới nên số vụ gieo trồng

tăng lên được ba vụ ( ngô + lúa + đậu ).Vậy so

với năm trước thì năm sau số vụ gieo trồng năm

sau như thế nào ?

H2: Vậy tăng vụ là gì ?

H3: Ở địa phương em thường trồng mấy vụ gieo

trồng trên một năm ?

HS: làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi.

H1: So với năm trước thì năm sau tăng lên một

vụ.

H2: Là tăng tổng số vụ gieo trồng trên một năm.

H3: học sinh dựa vào thực tế địa phương mình trả

lời.

3.Tăng vụ:

Tăng tổng số vụ gieo trồng trên

một đơn vị diện tích.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 87 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

Hiện nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật

tạo ra nhiều giống cây trồng mới nên thời gian

sinh trưởng được rút ngắn nên trồng được nhiều

vụ gieo trồng làm tăng sản lượng nông sản.

Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ.(7’)

* Mục tiêu: Biết được khái niệm, các loại hình của hình thức luân canh.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: treo bảng phụ cho hs làm bài tập trang 51

sgk.

* Em hãy chọn các nhóm từ trong ngoặc( độ phì

nhiêu, điều hòa dinh dưỡng, giảm sâu bệnh, sản

phẩm thu hoach, ánh sáng, đất) để điền vào chỗ

trống.

- Luân canh làm cho đất tăng...... và ..............

- Xen canh sử dụng hợp lí........và .............

- Tăng vụ góp phần tăng thêm..........

GV: yêu cầu hs quan sát và thảo luận nhóm trả

lời.

HS: quan sát, thảo luận trả lời.

- Luân canh làm cho đất tăng tăng độ phì nhiêu,

điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu bệnh.

- Xen canh sử dụng hợp lí ánh sáng hợp lí và điều

hòa chất dinh dưỡng trong đất.

- Tăng vụ góp phần tăng thêm tăng tổng sản

lượng nông sản.

GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, kết luận.

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

Phối hợp luân canh, xen canh, tăng vụ để tăng

hiệu suất canh tác, làm giàu nitơ cho đất ( luân

canh, xen canh với cây họ đậu ....) tăng hiệu suất

cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế.

Kiến thức cần đạt

II. Tác dụng của luân canh, xen

canh, tăng vụ.

- Luân canh tăng độ phì nhiêu,

điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu

bệnh.

- Xen canh sử dụng ánh sáng hợp

lí và điều hòa chất dinh dưỡng

trong đất.

- Tăng vụ tăng tổng sản lượng

nông sản.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về các hình thức luân canh, xen

canh, tăng vụ.

* Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.

* Nội dung, phương thức tổ chức:

GV : treo bảng phụ, yêu cầu hs trả lời các câu hỏi.

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

* Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Hoàn thành bảng sau:

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 88 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Các hình thức canh tác Khái niệm Tác dụng

Luân canh

Xen canh

Tăng vụ

Câu 2: Tại sao khi luân canh ta phải chú ý đến cây một lá mầm và cây hai lá

mầm ?

Câu 3: Hãy lấy ví dụ về xen canh, luân canh các loại cây trồng mà em biết ?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi liên quan

đến luân canh, xen canh, tăng vụ.

* Sản phẩm: Các câu trả lời về các liên quan đến luân canh, xen canh, tăng vụ.

* Phương thức tổ chức:

- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu trả lời.

- HS trả lời các câu hỏi, nhận xét.

Câu 1: Ở địa phương em áp dụng các phương thức canh tác luân canh, xen

canh, tăng vụ như thế nào ? Cho ví dụ minh họa ?

Câu 2: Ba Nam có một đám ruộng, ba Nam chia đôi diện tích đám ruộng thành

hai phần, một phần trồng ngô, một phần trồng lạc. Theo em có phải ba Nam thực

hiện hình thức xen canh không ? Vì sao ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở thực tế cuộc sống về phương

thức canh tác luân canh, xen canh, tăng vụ.

* Sản phẩm: Tìm ra được các phương thức canh tác luân canh, xen canh,

tăng vụ.

được sử dụng hiện nay..

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra yêu cầu từng cá nhân học sinh thực hiện.

? Về nhà hãy tìm hiểu và lập bảng luân canh, xen canh các loại cây trồng ở địa

phương em ?

? Tìm hiểu hiểu thêm các giống mới hiện nay để phục vụ cho phương thức canh

tác tăng vụ, nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương.

* Chuẩn bị nội dung cho bài sau:

- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Ôn tập lại chương II SGK.

- Đọc và xem trước phần ôn tập SGK.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 89 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Tuần: 11 Ngày soạn: 26/10/2018

Tiết: 19 Ngày dạy: 29/10/2018

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Thông qua giờ ôn tập nhằm giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức

đã học.

2. Kỹ năng:

Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất.

3. Thái độ:

Yêu thích ngành trồng trọt.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật nhóm, kỹ thuật động não.

3. Kiểm tra đánh giá:

- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm của học

sinh).

- Khả năng hoạt động học sinh và các sản phẩm của học sinh.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Sơ đồ, bảng phụ, một số tranh ảnh của ngành trồng trọt.

- HS: Đọc câu hỏi SGK chuẩn bị ôn tập.

IV. HOẠT ĐỘNG HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

1.1. Ổn định tổ chức: (1’)

1.2. Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới: (4’)

* Mục tiêu:

- Tạo sự chú ý cho học sinh trong tiết học.

- Tạo tình huống để học sinh hứng thú tiếp cận với bài mới.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

* Phương thức tổ chức.

GV đưa ra tình huống yêu cầu HS trả lời.

GV treo một số hình ảnh về vai trò, các công việc làm đất, chăm sóc và thu

hoạch nông sản của ngành trồng trọt.

H. Hình ảnh mô tả gì ?

H. Thông qua các hình ảnh nói lên được điều gì của ngành trồng trọt ?

HS: quan sát, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét và dẫn dắt vào bài mới. Chúng ta đã tìm hiểu xong một phần rất

quan trọng trong chương trọt trình công nghệ 7. Đó là “phần trồng trọt”, để giúp

các em hệ thống và nắm kiến thức phần trồng trồng trọt tốt hơn ta đi vào ôn tập.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 90 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức phần trồng trọt.(6’)

* Mục tiêu: Học sinh nắm được các nội dung chính của phần trồng trọt

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên

GV: treo bảng phụ về sơ đồ hệ thống kiến

thức cho học sinh quan sát.

GV: yêu cầu học sinh quan sát và làm việc cá

nhân trả lời câu hỏi sau.

H1: Phần trồng trọt bao gồm những chương

cơ bản nào ?

H2. Em hãy nhận xét và khái quát những nội

dung chính của phần trồng trọt trên sơ đồ.

GV: yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung

GV: nhận xét, chốt lại vấn đề.

Hoạt động của học sinh

HS: quan sát, làm việc cá nhân trả lời

câu hỏi.

HS:

- Đại cương về kĩ thuật trồng trọt.

- Qui trình sản xuất và bảo vệ môi

trường trồng trọt.

HS: nhận xét và nêu những nôi dung

chính của phần trồng trọt.

HS: nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi SGK.(22’)

* Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi của phần

trồng trọt

* Sản phẩm: Câu trả lời của các nhón học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, kĩ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên

THẢO LUẬN NHÓM.

GV: chia lớp thành 4 nhóm và thảo luận

các câu hỏi sau.

Câu 1: Nêu vai trò, nhiệm vụ của trồng

trọt ?

Câu 2: Đất trồng là gì ? Vì sao phải sử

dụng đất hợp lí ?

Câu 3: Tại sao lấy nguyên tắc phòng là

chính để phòng trừ sâu, bệnh hại ? Hãy

Hoạt động của học sinh

- Học sinh thảo luận nhóm và tìm ra câu

trả lời.

Câu1

- Vai trò của trồng trọt gồm 4 vai trò

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho

con người.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

+ Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy

chế biến nông sản.

+ Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu

- Nhiệm vụ:(4 nv)

Câu2

- Đất trồng: Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ

trái đất, trên đó thực vật có khả năng

sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

- Phải sử dụng đất hợp lí vì: nước ta có tỉ

lệ tăng dân số cao, nhu cầu về lương

thực, thực phẩm tăng, trong khi đó diện

tích đất trồng có hạn, vì vậy phải biết

cách sử dụng đất một cách hợp lí coá

hiệu quả.

Câu 3.

Nguyên tắc phòng là chính ít tốn công,

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 91 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

nêu rỏ các nguyên tắc đó ?

Câu 4: Nêu vai trò của giống và phương

pháp chọn tạo giống ? Điều kiện cần thiết

để bảo quản tốt hạt giống ?

Câu 5: Trình bày khái niệm về sâu bệnh

hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ ?

cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá

thành thấp.

Nguyên tắc: Phòng là chính,trừ sớm kịp

thời, nhanh chóng, triệt để, sử dụng tổng

hợp các biện pháp pjòng trừ.

Câu 4 Vai trò của giống cây trồng làm

tăng năng suất, tăng chất lượng nông

sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây

trồng.

- Giống cây trồng có thể nhân giống

bằng hạt vô tính.

- Có hạt giống tốt phải biết bảo quản

trong chum, vại bao túi kín hoặc trong

các kho lạnh.

- Phương pháp chọn tạo giống: Chọn

lọc, lai, gây đột biến, nuôi cấy mô.

Câu 5 Khái niệm về sâu bệnh hại côn

trùng là lớp động vật thuộc ngành động

vật chân khớp.

- Bệnh hại là chức năng không bình

thường về sinh lý…

- Các biện pháp phòng trừ: canh tác,Thủ

công, hoá học, sinh học, biện pháp kiểm

dịch, phòng trừ tổng hợp.

Câu 6: Em hãy giải thích tại sao biện pháp

canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh

để phòng trừ sâu bệnh, tốn ít công, chi phí

ít ?

Câu 7: Hãy nêu tác dụng của các biện

pháp làm đất và bón phân lót đối với cây

trồng ?

Câu 8: Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử

Câu 6:

- Biện pháp canh tác và sử dụng giống

chống sâu bệnh tốn ít công, dễ thực hiện,

chi phí ít vì canh tác có thể tránh được

những kỳ sâu bệnh phát triển cây phù

hợp với điều kiện sống, chống sâu, bệnh

hại.

Câu 7:

- Tác dụng của các biện pháp làm đất,

xáo chộn đất, làm nhỏ đất, thu gom, vùi

lấp cỏ dại, diệt sâu bệnh, dễ chăm sóc.

Câu 8:

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 92 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

lý hạt giống trươc khi gieo trồng cây nông

nghiệp ?

GV: gọi nhóm khác nhận xét bổ sung.

GV: Nhận xét, bổ sung.

Từ câu 9 đến câu 11 giáo viên yêu cầu

học sinh tự tìm câu trả lời.

GV: Hướng dẫn học sinh các câu hỏi từ

câu 6 đến câu 11 để học sinh về nhà làm.

Câu 9: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của

phương pháp gieo trồng bằng hạt và bằng

cây con?

Câu10: Em hãy nêu tác dụng của các công

việc chăm sóc cây trồng?

Câu 11: Hãy nêu tác dụng của việc thu

hoạch đúng thời vụ? Bảo quản và chế biến

nông sản? liên hệ ở địa phương em.

GV: Chốt lại lại điều cần lưu trong các

câu hỏi này để học sinh về nhà làm tốt.

Trước khi gieo trồng cây nông nghiệp

phải tiến hành kiểm tra xử lý hạt giống

để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao, không có

sâu bệnh hại, độ ẩm thấp, không lẫn tạp

và cỏ dại, sức nảy mầm mạnh.

- HS khác: Nhận xét bổ sung.

- HS: Lắng nghe để về nhà làm.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (5’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức của phần trồng trọt.

* Nội dung, phương thức tổ chức:

GV : treo bảng phụ, yêu cầu hs trả lời các câu hỏi.

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

* Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Loại phân nào sau đây thuộc phân hữu cơ ?

A. Phân bắc, phân đạm

B. Phân trâu, than mùn.

C. Phân kali, phân bèo dâu.

D. Phân lợn, phân supe lân.

Câu 2: : Hãy tìm các biện pháp để cải tạo các loại đất sau:

1. Đất bạc màu.

2. Đất chua.

3. Đất mặn.

4. Đất phèn

Loại đất

Biện pháp cải tạo

............................................

.............................................

..............................................

............................................

Câu 3: Ở địa phương em thu hoạch, bảo quản nông sản như thế nào ?

* Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (5’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên

quan đến trồng trọt.

* Sản phẩm: Các câu trả lời về các liên quan đến trồng trọt.

* Phương thức tổ chức:

- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu trả lời.

- HS trả lời các câu hỏi, nhận xét.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 93 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Câu 1: Địa phương em có những biện pháp gì để phát triển ngành trồng trọt ?

Câu 2: Gia đình em thường sử dụng phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào?

Vì sao sử dụng phương pháp đó ?

Câu 3: Gia đình bạn Quân mới thu hoạch rất nhiều ngô. Bạn Nam nói “để bảo

bảo được lâu ta nên treo giàn bếp”. Bạn Quân lại nói “ Không. Với số lượng

nhiều như thế này ta nên phơi khô tách hạt sau đó cho vào bao bảo quản nơi khô

ráo”. Theo em bạn nào có cách bảo quản nông sản hợp lí hơn ? Vì sao ?

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở thực tế cuộc sống liên quan đến

trồng trọt.

* Sản phẩm: Tìm ra được các kiến thức trong trồng trọt.

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra yêu cầu từng cá nhân học sinh thực hiện.

? Về nhà tìm hiểu các kiến thức liên quan đến đất trồng, giống, thời vụ, các

phương pháp trồng và chăm sóc, thu hoạch chế biến các sản phẩm trồng trọt để

phục cho gia đình.

? * Chuẩn bị nội dung cho bài sau:

- Về nhà ôn tập kĩ các kiến thức đã học, chuẩn bị giấy kiểm tra tiết sau kiểm tra

45 phút.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 94 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Tuần: 12 Ngày soạn: 30/10/2018

Tiết: 20 Ngày kiểm tra:

5/11/2018

KIỂM TRA MỘT TIẾT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức phần trồng trọt.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

2.Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng nhận biết, thông dụng, vận dụng .

3.Thái độ:

- Học sinh biết áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất ở địa phương

- Có ý thức tự giác trong kiểm tra.

4. Định hướng năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Quan sát, nhận biết trả lời các câu hỏi.

- Định hướng phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng kĩ năng liên hệ thực tế

để trả lời các câu hỏi.

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. PPDH: Sử dụng phương pháp vấn đáp. Trắc nghiệm kết hợp tự luận.

2. KTDH: Kĩ thuật động não.

3. KTĐG: Khả năng tự học của bản thân.

III. PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm

2. Học sinh: Chuẩn bị ôn tập các kiến thức đã học trong phần trồng trọt.

II. MA TRẬN ĐỀ:

Tên chủ đề

Đại cương về

kĩ thuật trồng

trọt

Nhận biết

Cấp độ tư duy

Thông hiểu

Cấp độ thấp

Vận dụng

Cấp độ cao

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

- Biết được vai

trò và nhiệm vụ

của ngành trồng

trọt.

- Biết được thành

phần phần và tính

chất của đất

trồng.

- Xác định

được các phân

bón hóa học.

- Giải thích

được tại sao lấy

nguyên tắc

phòng là chính.

Chọn được

phương pháp

chọn và tạo

giống cây

trồng phổ

biến nhất.

Giải thích được

tác dụng của

vôi trong cải

tạo đất

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

1

2,5

25%

1

0,5

5%

1

2

25%

1

0,5

5%

1

1

10%

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 95 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Quy trình sản

xuất và bảo vệ

môi trường

trong trồng

trọt

- Biết được các

phương pháp thu

hoạch nông sản

Tìm được

phương pháp

gieo trồng hợp

lí.

Giải thích

được vì sao

phân hữu cơ

dùng để bón

lót, phân hóa

học dùng để

bón thúc.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

4

4

40%

1

0,5

5%

3

3

30%

2

2

20%

1

1,5

15

%

1

1

10%

ĐỀ KIỂM TRA

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)

I. Chọn câu trả lời đúng: ( Mỗi ý đúng 0,5 điểm)

Câu 1: Đất trồng gồm những thành phần chính nào ?

A. Phần khí, phần lỏng, phần vô cơ. B. Phần lỏng, phần khí, phần hữu cơ.

C. Phần khí, phần rắn, phần hữu cơ. D. Phần lỏng, phần khí, phần rắn.

Câu 2: Đất chua là đất có độ pH từ:

A. 3 đến 6,5. B. < 6,5 C. = 6,5 . D. > 6,5.

Câu 3: Trong các phương pháp chọn và tạo giống cây trồng, phương pháp nào

đem lại hiệu quả cao, được ứng dụng phổ biến trong thực tế, dễ thực hiện ?

A. Phương pháp chọn lọc, nuôi cấy mô. B. Phương pháp lai.

C. Phương pháp gây đột biến, phương pháp lai. D. Phương pháp nuôi cấy mô

Câu 4: Cho các loại phân bón sau: Phân urê, phân lân, phân NPK. Những phân

bón trên thuộc nhóm phân bón nào ?

A. Phân vi sinh B. Phân hữu cơ

C. Phân hóa học D. Phân vi lượng

Câu 5: Khi trồng mía, mì người ta thường trồng bằng:

A. hạt. B. quả C. củ D. thân

Câu 6: Thu hoạch nông sản bằng những phương pháp nào?

A. Hái, đào, cắt, nhổ B. Hái, đào, cắt, chặt.

C. Đào, nhổ, đốn, hái D. Nhổ, đào, cắt, chặt.

B. PHẦN TỰ LUẬN:( 7 điểm)

Câu 7: (2,5 điểm).

Hãy nêu vai trò và nhiệm vụ của ngành trồng trọt ở nước ta ?

Câu 8: (2 điểm).

Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh hại ?

Câu 9: (1,5 điểm).

Theo em vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót, còn phân đạm, kali,

phân hỗn hợp thường dùng bón thúc ?

Câu 10: (1 điểm).

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 96 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Trong một lần Nam theo ba đi làm đất để chuẩn bị gieo trồng, Nam thấy ba rắc

vôi bột cho đất. Ba nói là để cải tạo đất tốt hơn. Theo em, vôi có tác dụng đối với

đất như thế nào mà người ta rắc vôi bột để cải tạo đất ? (1 điểm)

HƯƠNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

A. PHẦN TRẮC NGHỆM: (3 điểm)

I. Chọn câu trả lời đúng: ( Mỗi ý đúng 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án D B B C D A

B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm)

Câu 7:

- Vai trò của ngành trồng trọt.

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. (0,5 điểm)

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. (0,5 điểm)

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. (0,5 điểm)

+ Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.(0,5 điểm)

- Nhiệm vụ của ngành trồng trọt: Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho nhu cầu

trong nước và xuất khẩu. (0,5 điểm)

Câu 8:

- Vì khi phòng bệnh cây trồng sẽ ít bị bệnh, ít tốn công và kinh phí chăm sóc,

cây sâu bệnh ít sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cây trông cao. (1 điểm)

- Còn khi sâu bệnh tấn công dù trừ sớm, trừ kịp thời thì năng suất của cây trồng

cũng giảm, cây cũng kém chất lượng hơn so với lúc ban đầu, tốn công và kinh

phí chăm sóc. (1 điểm)

Câu 9:

- Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót vì: Các chất dinh dưỡng ở dạng khó

tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân hủy thành các chất

hòa tan cây mới sử dụng được. (0,75 điểm)

- Phân đạm, kali, phân hỗn hợp dùng bón thúc vì: tỉ lệ dinh dưỡng cao, phân dễ

hòa tan nên cây sử dụng được ngay.(0,75 điểm)

Câu 10:

- Vôi cung cấp canxi cho đất và làm tăng khả năng phát triển cho bộ rễ cây trồng.

(0,25 điểm)

- Vôi có tác dụng hạ phèn, khử chua, mặn, khử trùng và ức chế sự phát triển của

nấm bệnh trong đất. (0,25 điểm)

- Vôi giúp giữ chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, làm giảm ngộ độc hữu cơ ở đất

lúa. (0,25 điểm)

- Vôi giúp giữ đất chất mùn trong đất không bị rửa trôi. (0,25 điểm)

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 97 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Tuần: 13 Ngày soạn: 7/11/2018

Tiết: 21 Ngày dạy: 12/11/2018

CHƯƠNG I: KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG

BÀI 22: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ TRỒNG RỪNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Biết được vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng.

2. Kĩ năng:

Kĩ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế.

3. Thái độ:

Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc phát triển rừng bảo vệ môi trường sống.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, kỹ thuật động não.

3. Kiểm tra đánh giá:

- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các

nhóm).

- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh, phóng to hình 34, 35 trong sách giáo khoa, bảng phụ.

- HS: tìm hiểu bài học.

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’)

* Mục tiêu:

- Tạo sự chú ý cho học sinh trong tiết học.

- Tạo tình huống để học sinh hứng thú tiếp cận với bài mới.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

* Phương thức tổ chức.

GV đưa ra tình huống yêu cầu HS trả lời.

GV treo một số hình ảnh của biến đổi khí hậu.( băng tan, sạc lỡ, khí hậu nóng

lên…)

H. Em có nhận xét gì về những hiện tượng này ?

H. Nguyên nhân nào gây ra những hiện tượng trên ?

HS: quan sát trả lời, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét và dẫn dắt vào bài mới. Rừng có vai trò gì đối với sự sống và

rừng hiện nay đang bị tàn phá như thế nào ? Chúng ta phải có nhiệm vụ gì trong

việc bảo vệ rừng ? Đó là vấn đề hôm nay thầy cùng các em cùng tìm hiểu.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của rừng và trồng rừng.(18’)

* Mục tiêu: Biết được vai trò của rừng và trồng rừng.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 98 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Kiến thức cần đạt

GV giới thiệu: Rừng là tài nguyên quý giá của I. Vai trò của rừng và trồng

đất nước là bộ phận quan trọng của môi trường rừng.

sống ảnh hưởng tới đời sống sản xuất của xã hội, - Làm sạch môi trường không khí

GV: treo tranh hình 34 yêu cầu hs quan sát và hấp thu các loại khí độc hại, bụi

thảo luận nhóm.

không khí.

THẢO LUẬN NHÓM

- Phòng hộ: Chắn gió, cố định cát

GV: chia lớp thành 4 nhóm trả lời các câu hỏi ven biển, hạn chế tốc độ dòng chảy

sau.

và chống xoáy mòn đất đồi núi,

H1: Hình vẽ mô ta gì ? Thông qua hình vẽ cho chống lũ lụt.

biết được vai trò nào của rừng ?

- Cung cấp lâm sản cho gia đình,

H2: Vậy rừng có vai trò như thế nào đối với đời công sở giao thông, công cụ sản

sống và sản xuất? Lấy ví dụ thực tế để làm sáng xuất, nguyên liệu sản xuất, xuất

tỏ điều này ?

khẩu.

HS: thảo luận và trả lời.

- Nghiên cứu khoa học, sinh hoạt

H1:

văn hoá. Bảo tồn các hệ thống sinh

- Hình a. Vai trò của rừng là làm sạch không khí, thái rừng tự nhiên, các nguồn gen

giáo viên gọi một học sinh đọc phần có thể em động, thực vật, di tích lịch sử, tham

chưa biết để làm sáng tỏ điều này.

quan dưỡng bệnh.

- Hình b. Rừng che phủ chống xóa mòn, đất, cát

bay... có những vùng biển khi có gió lớn thường

cuốn theo cát. Nhờ có rừng nó như một tấm lá

chắn để chống cát bay bảo vệ làng mạc, mùa

màn...

- Hình c. Rừng cung cấp gỗ cho sản xuất và xuất

khẩu.

- Hình d. Rừng là để hình thành những khu du

lịch sinh thái.

- Hình e, g. Rừng là nơi để các nhà khoa học

nghiên cứu hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và

bảo vệ những loài sinh vật quí hiếm.

H2:

- Làm sạch và điều hòa không khí.Ví dụ: lá cây

có khả năng bám bụi, cây quang hợp nhã khí

ôxi.

- Phòng hộ. Ví dụ Chắn gió, cố định cát ven

biển, hạn chế tốc độ dòng chảy và chống xoáy

mòn đất đồi núi, chống lũ lụt.

- Cung cấp lâm sản. Ví dụ như gỗ để dùng trong

xây dựng, trang trí các vật dụng gia đình như

giường, tủ, bàn, ghế…

- Nghiên cứu và du lịch.Ví dụ như các khu du

lịch nổi tiếng như rừng Cúc Phương, vườn quốc

gia Cát Bà, vườn quốc gia Cát Tiên…

GV: gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 99 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

* Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

Rừng hấp thu khí cácbônic hấp thu bụi, ngăn cản

nước mưa, điều tiết lượng nước ngầm và dòng

chảy, giải phóng khí ôxi có vai trò điều hòa khí

hậu. Dùng lâm sản làm nhiên liệu sinh học (

ethannol) thay thế các nhiên liệu hóa thạch góp

phần giảm thiểu các khí hậu nhà kính.

GV: giải thích thêm.

Rừng có vai trò rất quan trọng ngoài những vai

trò trên, rừng còn là nơi ẩn nấu bảo vệ bộ đội và

nhân dân ta khi có chiến tranh. Rừng là kho

dược liệu quí giúp cho con người chữa trị nhiều

loại bệnh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.(11’)

* Mục tiêu: Biết được nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: treo sơ đồ phóng to SGK.

HS: quan sát.

GV: yêu cầu học sinh quan sat, liên hệ thực tế để

trả lời các câu hỏi sau.

H1: Em có nhận xét gì về diện tích rừng và độ

che phủ của rừng ở nước ta hiện nay ?

H2: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này ?

H3: Hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi ?

HS: trả lời.

H1: Diện tích rừng tự nhiên và độ che phủ của

rừng bị giảm sút nghiêm trọng, diện tích đồi trọc

tăng lên đáng kể.

H2: Khai thác rừng bừa bãi, phá rừng làm nương

rẫy, cháy rừng, chiến tranh.

H3: Lũ lụt, hạn hán, sạt lỡ, khí hậu nóng lên, ...

GV: gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, bổ sung.

GV: yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời

các câu hỏi sau.

H1: Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta trong

thời gian tới là gì ?

H2: Chúng ta cần phải trồng những loại rừng

nào?

HS: làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi.

H1: Trồng phủ xanh 19,8 triệu héc ta đất lâm

nghiệp.

Kiến thức cần đạt

II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở

nước ta.

1. Tình hình rừng ở nước ta.

- Rừng ở nước ta bị tàn phá

nghiêm trọng diện tích và độ che

phủ của rừng giảm mạnh.

- Diện tích đất hoang đồi trọc

ngày càng tăng.

- Nguyên nhân:

Do khai thác lâm sản tự do, bừa

bãi khai thác kiệt không trồng

thay thế, đốt rừng làm nương.

2. Nhiệm vụ.

Toàn dân phải tích cực trồng cây

gây rừng phủ xanh 19,8 triệu hec

ta đất lâm nghiệp.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 100 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

H2: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc

dụng.

GV: gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

Ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai.

Trồng rừng góp phần tích lũy cácbon trong gỗ

lâu dài, do vậy góp phần cải thiện các yếu tố gây

BĐKH, giảm thiểu thiên tai. Trồng rừng chắn

cát, chống gió bão, chắn sóng để thu giữ cacbon,

đồng thời hạn chế tác hại do thủy triều nước biển

dâng.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (5’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về vai trò, nhiệm vụ của rừng và

trồng rừng.

* Nội dung, phương thức tổ chức:

GV : treo bảng phụ, yêu cầu hs trả lời các câu hỏi.

* Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Rừng có vai trò như thế nào đối với kinh tế và đời sống của con người.

A. Cung cấp lâm sản, du lịch, xuất khẩu.

B. Chống sạc lỡ, xóa mòn, lâm sản.

C. Làm sạch không khí, phòng hộ, lâm sản,nghiên cứu, du lịch.

D. Cung cấp lâm sản, du lịch, chống sạc lỡ, xóa mòn, cát bay.

Câu 2: Nhiệm vụ của trồng rừng phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp, trong

đó trồng các loại rừng:

A. Rừng sản xuất, rừng chắn cát, rừng đặc dụng.

B. Rừng sản xuất, rừng chắn gió, rừng đặc dụng.

C. Rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn.

D. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Câu 3: Tại sao nói rừng là “lá phổi xanh” của thế giới ?

Câu 4: Hãy lấy ví dụ tác hại của phá rừng ?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét.

* Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi liên quan

đến vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng.

* Phương thức tổ chức:

- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu trả lời.

- HS trả lời các câu hỏi, nhận xét.

Câu 1: Kể tên các khu rừng sinh thái mà em biết ? Những khu rừng này có vai

trò gì đối với nền kinh tế và sinh thái của đất nước ?

Câu 2: Em có nhận xét gì về rừng ở địa phương em ? Là một học sinh em sẽ

tuyên truyền như thế nào để mọi người bảo vệ rừng ?

* Sản phẩm: Các câu trả lời về các liên quan đến vai trò của rừng và nhiệm vụ

của trồng rừng.

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 101 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở thực tế cuộc sống về vai trò và

nhiệm vụ của rừng nơi các em đang sống.

* Sản phẩm: Tìm ra được các kiến thức về rừng

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra yêu cầu từng cá nhân học sinh thực hiện.

? Về nhà hãy tìm hiểu về thực trạng rừng của địa phương và tuyên truyền mọi

người thấy được tầm quan trọng của rừng và hậu quả của việc phá rừng để mọi

người góp phần chung tay bảo vệ rừng.

* Hoạt động nối tiếp.

- Về nhà học bài cũ.

- Đọc và xem trước bài mới: Làm đất gieo ươm cây rừng.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 102 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Tuần: 14 Ngày dạy: 17/11/2018

Tiết: 22 Ngày soạn: 19/11/2018

BÀI 23: LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY TRỒNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Biết được qui trình gieo ươm cây rừng: lập vườn ươm, làm đất gieo ươm cây

rừng.

2. Kĩ năng:

Làm được một số công việc trong qui trình làm đất gieo ươm cây rừng.

3. Thái độ:

Tham gia tích cực vào việc trồng, chăm sóc bảo vệ cây rừng và môi trường

sinh thái.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác.

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật nhóm, kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật

động não.

3. Kiểm tra đánh giá:

- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các

nhóm).

- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh, phóng to hình 36, sơ đồ 5 trong sách giáo khoa.

- HS: tìm hiểu bài học.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’)

* Mục tiêu:

- Tạo sự chú ý cho học sinh trong tiết học.

- Tạo tình huống để học sinh hứng thú tiếp cận với bài mới.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

* Phương thức tổ chức.

GV đưa ra tình huống yêu cầu HS trả lời.

GV treo một số hình ảnh về vườn ươm cây rừng.

H. Đây là gì ?

H. Tại sao người ta phải lập các vườn ươm cây rừng trước khi gieo trồng ?

HS: quan sát trả lời, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét và dẫn dắt vào bài mới. Lập vườn ươm là khâu đâu tiên trong qui

trình trồng và chăm sóc cây rừng. Vậy lập vườn ươm như thế nào là đúng kĩ

thuật ? Qui trình làm đất gieo ươm cây rừng được tiến hành như thế nào ? Bài

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 103 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

học hôm nay giúp em hiểu được điều này. Bài 23 “ Làm đất gieo ươm cây

rừng”.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lập vườn ươm cây rừng.(14’)

* Mục tiêu: Biết được cách lập vườn gieo ươm cây rừng.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, kỹ thuật chia sẽ

nhóm đôi.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

1. Điều kiện lập vườn gieo ươm.

GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi các câu

hỏi sau.

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI.

H1: Mục đích của việc lập vườn gieo ươm cây

rừng ?

H2: Nơi đặt vườn gieo ươm cần có những điều

kiện gì ?

HS: thảo luận cặp đôi và trả lời.

H1: Để cây có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt.

H2:

- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ.

- Đất có độ PH từ 6- 7.

- Mặt đất ít dốc gần nguồn nước

GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, và giải thích thêm.

Khi xác định vườn ươm cần thỏa mãn hai điêì

kiện.

+ Điều kiện tự nhiên tốt đảm bảo cây sinh trưởng

thuận lợi.

+ Điều kiện kinh tế: giảm công vận chuyển, nước

tưới, vận chuyển cây con đến cây trồng.

2. Phân chia đất trong vườn gieo ươm.

GV: treo sơ đồ 5 SGK.

HS: quan sát.

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu học

sinh thảo luận nhóm.

THẢO LUẬN NHÓM.

H1: Vườn ươm nên phân chia thành các khu vực

như thế nào ? Vì sao phải làm như vậy ?

H2: Hãy chỉ mục đích của các mũi tên trong sơ

đồ ?

H3: Theo em xung quanh vườn gieo ươm có thể

dùng biện pháp nào để ngăn chặn sự phá hoại của

gia súc ?

HS: thảo luận và trả lời.

H1: Chia làm bốn khu vực: khu gieo hạt, khu cấy

Kiến thức cần đạt

I. Lập vườn ươm cây rừng.

1. Điều kiện lập vườn gieo ươm.

- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ,

không có ổ sâu bệnh hại.

- Độ PH từ 6 đến 7 ( Trung tính, ít

chua).

- Mặt đất bằng hay hơi dốc ( từ 2-

4 o ).

- Gần nguồn nước và nơi trồng

rừng.

2.Phân chia đất trong vừơn gieo

ươm.

Để tiện cho viêc chăc sóc và quản lí

nên chia đất vườn ươm cây rừng

thành các khu vực sau:

- Khu gieo hạt.

- Khu cấy cây.

- Khu đất dự trữ.

- Khu kho nơi chứa vật liệu và

dụng cụ.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 104 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

cây, khu đất dự trữ, khu kho nơi chứa dụng cụ và

vật liệu. Vì phân chia như vậy giúp ta thuận tiện

trong việc quản lí và chăm sóc.

H2: Các mũi tên trong sơ đồ thể hiện sự tương

tác qua lại giữa các khu vực trong vườn ươm.

H3: Rào cây xung quanh vườn ươm.

GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm đất gieo ươm cây rừng. (16’)

* Mục tiêu: Biết được cách làm đất gieo ươm cây rừng.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm , kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp

theo quy trình kỹ thuật.

(Không học theo giảm tải chương trình.)

GV:giới thiệu về qui trình dọn cây hoang dại

và làm đất tơi xốp và yêu cầu hs về nhà tìm

hiểu thêm.

HS: lắng nghe và về đọc.

2.Tạo nền đất gieo ươm cây rừng.

GV: yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời

câu hỏi sau.

H1. Tạo nền đất gieo ươm cây rừng có mấy

cách đó là những cách nào ?

H2: Ở địa phương em lên luống đất bằng

phương tiện nào ?

H1: Có hai cách: lên luống hoặc bầu đất.

H2: Học sinh dựa vào thực tế trả lời.

GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

* BĐKH phòng chống thiên tai: Cơ giới hóa

việc làm đất, gieo ươm cây rừng phục vụ cho

sản xuất lâm nghiệp nhưng ảnh hưởng đến

môi trường.

GV: treo hình 36 SGK phóng to để học sinh

quan sát.

HS: quan sát.

Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học

sinh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau.

THẢO LUẬN NHÓM.

H1: Khi lên luống vườn ươm cần lên luống có

kích thước và hướng luống như thế nào ?

H2: Khi bón phân vào luống cần bón những

loại phân nào ? tỉ lệ ra sao ?

Kiến thức cần đạt

II. Làm đất gieo ươm cây rừng.

1. Dọn cây hoang dại và làm đất

tơi xốp theo quy trình kỹ thuật.

Không học theo giảm tải chương

trình.

2.Tạo nền đất gieo ươm cây rừng.

a. Luống đất:

- Kích thước: Rộng 0,8- 1m, cao

0,15 - 0,2m, dài 10-15m, khoảng

cách giữa các luống 0,5m.

- Bón phân lót: Hỗn hợp phân hữu

cơ và phân vô cơ.

- Hướng luống: Nam – Bắc.

b. Bầu đất.

- Vỏ bầu hình ống hở hai đầu làm

bằng nilông sẫm màu.

- Ruột bầu chứa 80-89% đất mặt tơi

xốp với 10% phân hữu cơ và từ 1

đến 2% phân supe lân.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 105 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

H3: Bầu đất có hình dạng, kích cỡ và chứa

những thành phần nào ?

HS: thảo luận, trả lời.

H1: Chiều dày từ 0,15 – 0,2m, chiều dài từ 10-

15m, rộng 0,8 – 1m, khoảng cách giữa các

luống 0,5m. Theo hướng Bắc – Nam.

H2: Phân vô cơ 4- 5 kg/m 2 supe lân 40 –

100g/ m 2 .

H3:

- Hình dạng ống. Đường kính bầu từ 8-10cm,

hoặc 6cm, chiều cao của bầu từ 11 – 15cm.

- Ruột bầu chứa 80 – 90% đất mặt tới xốp,

10% phân hữu cơ hoai mục, 1- 2% phân hữu

cơ.

GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

GV: Ở địa phương em, vỏ bầu còn được làm

bằng nguyên liệu nào khác ? Tại sao ruột bầu

phải hở hai đầu.

HS: dựa vào thực tế địa phương trả lời.

- Để ruột bầu dễ thoát nước khi lượng nước dư

thừa trong ruột bầu.

GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về kĩ thuật làm đất gieo ươm cây

rừng.

* Nội dung, phương thức tổ chức:

GV : treo bảng phụ, yêu cầu hs trả lời các câu hỏi.

* Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Đất để chọn làm vườn ươm thường là:

A. Đất cát pha, đất thịt nhẹ. B. Đất thịt, đất thịt nhẹ.

C. Đất cát pha, đất cát. D. Đất pha sét, đất thịt

Câu 2: Khi chọn hướng luống nên chọn hướng nào để cây nhận nhiều ánh sánh

nhất ?

A. Hướng Đông – Tây B. Hướng Tây – Nam

C. Hướng Bắc – Nam D. Hướng Đông – Bắc

Câu 3: Theo em vì sao khi lập vườn ươm nên lập ở những nơi gần nguồn nước

và nơi trồng rừng ?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét.

* Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi liên quan

đến kĩ thuật làm đất gieo ươm cây rừng.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 106 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Phương thức tổ chức:

- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu trả lời.

- HS trả lời các câu hỏi, nhận xét.

Câu 1: Tại sao khi làm luống người ta phải chia luống nhỏ có kích thước từ 0,8-

1m và khoảng cách các luống 05,m mà không nên chia luống để tiết kiệm đất

vườn ươm ?

Câu 2: Theo em vì sao hiện nay người ta thường trồng cây vào bầu đất nhiều hơn

gieo trên luống ?

* Sản phẩm: Các câu trả lời về các liên quan đến làm đất gieo trồng cây rừng.

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở thực tế cuộc sống về kĩ thuật làm

đất gieo ươm cây rừng.

* Sản phẩm: Tìm ra được các kiến thức của cuộc sống liên quan đến kĩ thuật

làm đất gieo ươm cây rừng.

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra yêu cầu từng cá nhân học sinh thực hiện.

? Về nhà hãy tìm hiểu cách lập vườn ươm và cách tạo nền luống gieo ươm cây

rừng ở địa phương em .

* Hoạt động nối tiếp.

- Về nhà học bài cũ.

- Đọc và xem trước bài mới: Làm đất gieo ươm cây rừng.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 107 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Tuần: 15 Ngày soạn: 22/11/2018

Tiết: 23 Ngày dạy: 26/ 11/2018

BÀI 24: GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết được qui trình gieo ươm: Kích thích hạt giống, gieo hạt, chăm sóc vườn

gieo ươm cây rừng.

2. Kĩ năng:

Làm được các công việc chăm sóc chủ yếu ở vườn gieo ươm cây rừng.

3. Thái độ:

Tham gia tích cực trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây rừng và môi trường

sinh thái.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác.

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật động não.

3. Kiểm tra đánh giá:

- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các

nhóm).

- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Phóng to sơ đồ hình 37,38 SGK, một số hạt cây rừng.

- HS: Đọc và nghiên cứu nội dung bài 24, tìm hiểu công việc gieo hạt ở địa

phương.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’)

* Mục tiêu:

- Tạo sự chú ý cho học sinh trong tiết học.

- Tạo tình huống để học sinh hứng thú tiếp cận với bài mới.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

* Phương thức tổ chức.

GV đưa ra tình huống yêu cầu HS trả lời.

GV treo một số hình ảnh về chăm sóc vườn ươm cây rừng.

H. Em hãy kể tên các công việc chăm sóc cây rừng ?

H. Em có nhận xét gì cách chăm sóc vườn ươm và chăm sóc cây nông nghiệp

có gì khác nhau ?

HS: quan sát trả lời, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét và dẫn dắt vào bài mới. Muốn có được cây giống tốt phục vụ cho

trồng rừng không chỉ phụ thuộc vào làm đất vườn ươm đúng kỹ thuật mà còn

phải biết gieo hạt và chăm sóc. Vậy gieo hạt và chăm sóc như thế nào là đúng kỹ

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 108 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

thuật, giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt ? chúng ta cùng đi vào rìm hiểu

nội dung của bài học hôm nay.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm. (10’)

* Mục tiêu: Biết được các cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Kiến thức cần đạt

GV: Đối với hạt cây nông nghiệp để hạt nảy

mầm tốt cần dùng những biện pháp kích thích

nào ?

HS: Kích thích bằng nước ấm, bằng hóa chất.

GV: treo tranh một số biện pháp kích hạt giống

cây rừng nảy mầm.

HS: quan sát.

GV: yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau.

H1: Đối với cây lâm nghiệp để hạt nảy mầm

tốt phải kích thích hạt bằng cách nào ?

H2: Tại sao đối với hạt cây lâm nghiệp phải

đốt hoặc tác động bằng lực ?

H3: Mục đích của những biện pháp này là gì ?

Cách thực hiện ra sao ?

HS: trả lời các câu hỏi.

H1: Đốt hạt, tác động lực, ngâm nước ấm.

H2: Vì vỏ hạt dày, cứng.

- Mục đích của các biện pháp này là kích thích

hạt cây rừng nảy mầm tốt nhất.

- Biện pháp thực hiện.

+ Đốt hạt: đối những hạt cây có vỏ dày và

cứng. Khi đốt không làm hạt bị cháy, sau khi

đốt trộn hạt với tro để ủ, hàng ngày vẩy nước

cho hạt ẩm.

+ Tác động lực: Áp dụng với những hạt vỏ

dày, khó thấm nước. Khi tác động lực lên hạt

nhưng không làm hại phôi: gõ hoặc khía cho

nứt vỏ, chặt một đầu hạt sau ủ trong tro hay cát

ẩm.

+ Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm: áp

dụng hạt cho nhiều loại hạt. Cách thực hiện

giống như cây nông nghiệp.

GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách gieo hạt. (10’)

* Mục tiêu: Biết được thời vụ và qui trình gieo hạt cây rừng.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

I. Kích thích hạt giống cây rừng

nảy mầm.

Tùy từng loại hạt giống cây rừng mà

có cách kích thích hạt nảy mầm cho

hù hợp.

1. Đốt hạt.

Đối với một số hạt vỏ dày và cứng

như: hạt cây lim, dẻ, trám...

2. Tác động bằng lực.

Đối với hạt vỏ dày khó thấm nước

như hạt cây trẩu, lim, trám...

3. Kích thích hạt nảy mầm bằng

nước ấm.

Đối những hạt có lớp vỏ mỏng,

phương pháp này áp dụng nhiều loại

hạt cây rừng.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 109 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu học sinh làm việc cá nhân lần

lượt trả lời các câu hỏi sau.

GV: Thực tế ở địa phương em trồng rừng vào

những tháng nào trong năm ?

HS:Vào những tháng mùa mưa.

GV: yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau.

H1: Ở miền Bắc, miền Nam, miền Trung trồng

rừng vào những tháng nào trong năm ?

H2: Người ta thực hiện qui trình gieo hạt như

thế nào?

H3: Ở địa phương em trồng rừng có thực hiện

qui trình gieo hạt như vậy không ?

HS: thảo luận để trả lời các câu hỏi.

H1: Miền Bắc từ tháng 11 đến tháng 2 năm

sau. Miền Nam trồng từ tháng 2- 3 trong năm.

Miền Trung trồng vào tháng 1- 2 trong năm.

H2: gieo hạt => lấp đất => che phủ => tưới

nước => bảo vệ.

H3: Dựa vào thực tế để trả lời.

GV: gọi các HS nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, bổ sung.

Tùy theo từng địa phương mà chọn cách gieo

hạt cho phù hợp.

Kiến thức cần đạt

II. Gieo hạt.

1.Thời vụ gieo hạt.

- Gieo hạt đúng thời vụ để giảm công

chăm sóc và tỷ lệ nảy mầm cao.

- Miền Bắc từ tháng 11 đến tháng 2

năm sau. Miền Nam trồng từ tháng

2- 3 trong năm. Miền Trung trồng

vào tháng 1- 2 trong năm.

2. Quy trình gieo hạt.

- Gieo hạt => lấp đất => che phủ =>

tưới nước, phun thuốc trừ sâu,bệnh

=> bảo vệ luống gieo.

Hoạt động 3: Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng. (10’)

* Mục tiêu: Biết được các công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Kiến thức cần đạt

GV: Chăm sóc cây rừng nhằm mục đích gì

HS: Tạo điều kiện cây sinh trưởng phát triển

tốt.

GV: Treo hình phóng to lên bảng yêu cầu học

sinh quan sát và thảo luận nhóm.

THẢO LUẬN NHÓM.

GV: chia lớp thành 4 nhóm và trả lời các câu

hỏi sau.

H1. Chăm sóc vườn ươm cây rừng có những

công việc nào ?

H2. Mục đích của từng công việc ?

H3: Theo em, cần phải có các biện pháp nào

nữa ?

HS: thảo luận trả lời.

H1,2:

III. Chăm sóc vườn gieo ươm cây

rừng.

1. Mục đích:

Tạo điều kiện cho hạt nảy mầm nhanh,

khỏe, cây sinh trưởng tốt.

2. Kĩ thuật:

Gồm các công việc sau:

Che phủ, tưới nước, phun thuốc trừ

sâu, tỉa dặm, làm cỏ, bón phân, bảo

vệ.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 110 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

H.a : làm dàn che: nhằm che mưa, nắng cho

cây con.

H.b: Tưới nước: nhằm cung cấp nước kịp thời

cho cây non.

H.c: Phun tuốc trừ sâu: phòng trừ sâu bệnh

cho cây con.

H.d: làm cỏ, bón phân: Giúp cho cây con sinh

trưởng phát triển tốt.

H3: Tỉa dặm cây, làm hàng rào bảo vệ.

GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: các nhóm nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về gieo hạt và chăm sóc vườn

gieo ươm cây rừng.

* Nội dung, phương thức tổ chức:

GV : treo bảng phụ, yêu cầu hs trả lời các câu hỏi.

* Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Kích thích hạt giống cây rừng gồm các biện pháp ?

A. Đốt hạt, tác động lực, cắt hạt. B. Đốt hạt, tác động lực, bằng

nước ấm.

C. Tác động lực, bằng nước ấm, đập hạt D. Tác động lực, bằng nước ấm,

cắt hạt.

Câu 2: Thời vụ gieo hạt cây rừng các tỉnh miền Trung thường tiến hành vào:

A. tháng 1 đến tháng 2 B. tháng 2 đến tháng 3

C. tháng 3 đến 4 D. tháng 4 đến tháng 5

Câu 3: Hạt giống nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nảy mầm thấp, em có thể cho

biết do những nguyên nhân nào ?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét.

* Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi liên quan

đến kĩ thuật kích thích hạt nảy mầm và gieo hạt cây rừng.

* Phương thức tổ chức:

- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu trả lời.

- HS trả lời các câu hỏi, nhận xét.

Câu 1: Cho các hạt cây rừng sau: hạt keo, hạt trẩu, hạt lim. Em hãy chọn biện

pháp kích thích hạt nảy mầm phù hợp ? Vì sao em chọn biện pháp đó ?

Câu 2: Em hãy giải thích tại sao các vùng miền thời vụ gieo hạt cây rừng thường

không giống nhau ?

* Sản phẩm: Các câu trả lời về các liên quan đến kĩ thuật kích thích hạt nảy

mầm và gieo hạt cây rừng.

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở thực tế cuộc sống về kích thích

hạt nảy mầm, gieo hạt và chăm sóc vườn ươm cây rừng.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 111 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Sản phẩm: Tìm ra được các kiến thức của cuộc sống liên quan đến kích thích

hạt nảy mầm, gieo hạt và chăm sóc vườn ươm cây rừng.

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra yêu cầu từng cá nhân học sinh thực hiện.

? Về nhà chọn phương pháp kích hạt giống cây rừng nảy mầm phù hợp với cây

rừng trồng ở địa phương.

? Tìm hiểu cách gieo hạt và chăm sóc vườn ươm cây rừng phù hợp với địa

phương.

* Hoạt động nối tiếp.

- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.

- Đọc và xem trước bài 25 SGK chuẩn bị hạt giống, đất màu, phân bón, túi bầu

để giờ sau thực hành

Tuần: 15 Ngày soạn: 27/11/2018

Tiết: 24 Ngày dạy: 29/11/2018

BÀI 25: THỰC HÀNH: GIEO HẠT VÀ CẤY CÂY VÀO BẦU ĐẤT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Làm được các kỹ thuật gieo hạt và cấy cây vào bầu đất.

2. Kĩ năng:

Gieo được hạt và cấy cây đúng kĩ thuật.

3. Thái độ:

Tham gia tích cực trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây rừng và môi trường

sinh thái.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp dạy học: Thực hành nhóm, trực quan, vấn đáp.

2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật nhóm, kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật

động não.

3. Kiểm tra đánh giá:

- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các

nhóm);

- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: Túi ni lông, bầu đất, phân bón, xẻng, hạt giống, bình tưới nước.

- HS: Túi ni lông, bầu đất, phân bón, xẻng, hạt giống, bình tưới nước, tìm hiểu

trước bài thực hành.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’)

* Mục tiêu:

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 112 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

- Tạo sự chú ý cho học sinh trong tiết học.

- Tạo tình huống để học sinh hứng thú tiếp cận với bài mới.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra câu hỏi yêu cầu HS trả lời:

GV: treo hai bức tranh về qui trình gieo hạt vào bầu đất. Một bức tranh thể hiện

đúng qui trình, một bức tranh không đúng qui trình và đặt câu hỏi.

H. Em hãy nhận xét bức tranh nào thể hiện đúng qui trình gieo hạt vào bầu đất ?

Vì sao?

HS: quan sát, trả lời.

GV: gọi hs khác nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. Các em đã tìm hiểu các thao tác kỹ thuật

gieo hạt và cấy cây vào bầu qua lí thuyết. Để hiểu biết hơn chúng ta đi vào thực

tiễn, thực hành các thao tác này qua bài 25.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Dụng cụ vật liệu và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.(5’)

* Mục tiêu: Biết được các vật liệu và dụng cụ để thực hành.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: cho hs quan sát những vật liệu và dụng cụ

của bài thực hành.

HS: quan sát.

GV: yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời

các câu hỏi sau.

H1: Để tiến hành thực hành ta cần những vật

liệu nào ?

H2: Để tiến hành thực hành ta cần những dụng

cụ nào ?

HS: làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi.

H1:

- Túi bầu bằng ni lông, đất làm ruột bầu, phân

bón, hạt giống.

- Vật liệu che phủ: rơm khô mục, cành lá tươi.

H2: Dụng cụ: cuốc, xẻng, dao cấy cây, bình

tưới hoa sen.

GV: gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

HS: sinh nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại

GV: kiểm tra dụng cụ và mẫu vật của học sinh.

HS: trưng bày dụng cụ cho giáo viên kiểm tra.

GV: nhận xét, nêu mục tiêu của bài thực hành.

- Phân công công việc cho từng nhóm học

sinh.

HS: về nhóm mình được phân.

Hoạt động 2: Qui trình thực hành.(8’)

Kiến thức cần đạt

I. Vật liệu và dụng cụ:

- Túi bầu bằng ni lông.

- Đất làm ruột bầu, phân bón, hạt

giống.

- Vật liệu che phủ: rơm khô mục,

cành lá tươi.

- Dụng cụ: cuốc, xẻng, dao cấy cây,

bình tưới hoa sen.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 113 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Mục tiêu: Nắm được qui trình và thực hành gieo hạt và cấy cây vào bầu đất.

* Sản phẩm: Sản phẩm thực hành của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành.

GV: treo hình 39, 40 về qui trình gieo hạt và

cấy cây vào bầu đất.

HS: quan sát.

Bước 1: Tạo đất ruột bầu.

GV: yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời

các câu hỏi sau.

H. Em hãy so sánh qui trình gieo hạt vào bầu

đất và cấy cây vào bầu đất.

HS: thảo luận và trả lời.

- Giống nhau:

+ Đều được thực hiện 4 bước.

+ Bước 1 và bước 2 thực hiện giống nhau.

- Khác nhau:

Gieo hạt vào bầu đất:

+ Bước 3: Gieo hạt ở giữa bầu đất gieo từ 2-

3 hạt, lấp đất mịn với độ dày từ 2 đến 3 lần

kích thước hạt.

+ Bước 4: Che phủ luống bằng rơm, rác mục,

lá tươi, phun thuốc trừ sâu bảo vệ luống.

Cây cây vào bầu đất.

+ Bước 3: Dùng dao tạo hốc giữa bầu đất, độ

sâu, sâu hơn dễ, đặt bộ rễ thẳng đứng vào hốc,

ép kín cổ rễ.

+ Bước 4: Che phủ bằng giàn, cành lá tươi,

cắm trên luống.

GV: gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét và giải thích những bước học

sinh cần lưu ý dễ mắc lỗi khi thực hành.

Kiến thức cần đạt

II. Quy trình thực hành.

1. Gieo hạt vào bầu đất.

Bước 1: Trộn đất với phân bón tỉ lệ

88- 89% đất mặt. 10% phân hữu cơ ủ

hoại và 1-2 % supe lân.

Bước 2: Cho hỗn hợp đất, phân vào

bầu, nén chặt xếp thành hàng.

Bước 3: Gieo hạt vào bầu ( 2 -3 hạt)

vào giữa bầu, lấp kín.

Bước 4: Che phủ bằng rơm, rác mục,

cắm cành lá tươi, tưới nước, phun

thuốc.

2. Thực hành cấy cây con vào bầu

đất.

Bước 1, bước 2: thực hiện giống qui

trình gieo hạt.

Bước 3: Dùng dao tạo hốc giữa bầu

đất, độ sâu, sâu hơn dễ, đặt bộ rễ

thẳng đứng vào hốc, ép kín cổ rễ.

Bước 4: Che phủ bằng giàn, cành lá

tươi, cắm trên luống, tưới ẩm bằng

hoa sen.

Hoạt động 2: Thực hành.(14’)

* Mục tiêu: Học sinh thực hành được gieo hạt và cấy cây vào bầu đất.

* Sản phẩm: Sản phẩm thực hành của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật thực hành nhóm, kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Hoạt động 3: Tổ chức thực hành.(14p)

GV: yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành.

Mỗi nhóm thực hiện gieo hạt và cấy cây vào

bầu đất 10 đến 15 bầu theo quy trình trên.

HS: tiến hành thực hành nhóm tiến hành trộn

đất và cho đất vào bầu gieo hạt và cấy cây

con.

Kiến thức cần đạt

III. Thưc hành.

Mỗi nhóm thực hiện gieo hạt và cấy

cây vào bầu đất từ 10 đến 15 bầu

theo quy trình trên.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 114 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

GV: Đối với cấy cây con vào bầu mỗi học

sinh cấy được một cây vào bầu đất, ghi tên

đeo vào gốc cây để theo dõi cây của mình

trồng.

GV: cần quan sát bao quát lớp hướng dẫn

những nhóm, học sinh làm chưa tốt.

GV: nhắc nhỡ học sinh cẩn thận với những

dụng cụ dễ gây sát thương và giữ vệ sinh

trong quá trình thực hành.

HS: thực hành xong để sản phẩm của mình

theo qui định của giáo viên.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (7’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận xét, đánh giá đúng kĩ thuật gieo hạt và cấy cây

vào bầu đất.

* Nội dung, phương thức tổ chức:

GV: yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình và nêu những khó khăn

gặp phải trong quá trình thực hành.

HS: đại diện nhóm trình bày.

GV: có thể cho mời các nhóm nêu hướng khắc phục những khó khăn trong quá

trình thực hành.

HS: nêu các biện pháp khắc phục.

GV: cho hs đánh giá kết quả lẫn nhau dựa vào tiêu chí sau.

+ Sự chuẩn bị của học sinh.

+ Thực hiện quy trình.

+ An toàn lao động và vệ sinh môi trường.

+ Kết quả thực hành.

+ Thu dọn dụng cụ, vệ sinh khu vực thực hành.

GV:

- Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của học sinh, giáo viên đánh giá chấm điểm.

- Đánh giá nhận xét giờ thực hành.

* Sản phẩm: nhận xét, đánh giá và sản phẩm của học sinh.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng để kiến thức để giải thích ở thực tế cuộc

sống liên quan đến kĩ thuật gieo hạt và cấy cây rừng vào bầu đất.

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra câu hỏi, hs trả lời các câu hỏi.

Câu 1: Em hãy so sánh qui trình gieo hạt cây nông nghiệp và cây qui trình gieo

hạt cây rừng ?

Câu 2: Tại sao khi làm đất trộn bầu người ta dùng phân hữu cơ hoai mục và ít

dùng phân hóa học làm bầu đất ?

HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, bổ sung

* Sản phẩm: HS vận dụng tìm tòi câu trả lời thực tế cuộc sống liên quan đến kĩ

thuật gieo hạt và cấy cây rừng vào bầu đất.

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở thực tế cuộc sống về kĩ thuật gieo

hạt và cấy cây rừng vào bầu đất.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 115 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra yêu cầu từng cá nhân HS thực hiện.

? Về nhà em hãy tìm hiểu kĩ thuật gieo hạt và cấy cây vào bầu đất ở địa phương

và trên internet đối với từng hạt cây rừng.

* Sản phẩm: HS vận dụng tìm tòi, tìm hiểu kĩ thuật gieo hạt và cấy cây rừng vào

bầu đất ở địa phương.

* Hoạt động nối tiếp:

- Đọc và xem trước bài 26: trồng cây rừng.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 116 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Tuần: 16 Ngày soạn: 4/12/2018

Tiết: 25 Ngày dạy: 6/12/2018

Bài 26: TRỒNG CÂY RỪNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết được qui trình trồng cây con: Thời vụ, làm đất trồng cây, trồng rừng bằng

cây con.

2. Kĩ năng:

Trồng cây con đúng kĩ thuật.

3. Thái độ:

Tham gia tích cực trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây rừng và môi trường

sinh thái.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác.

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật nhóm, kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật

động não.

3. Kiểm tra đánh giá:

- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các

nhóm).

- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, phóng to hình vẽ 41, 42, 43 SGK.

- HS: Chuẩn bị bài mới.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’)

* Mục tiêu:

- Tạo sự chú ý cho học sinh trong tiết học.

- Tạo tình huống để học sinh hứng thú tiếp cận với bài mới.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

* Phương thức tổ chức.

GV đưa ra tình huống yêu cầu HS trả lời.

H1: Hãy kể các hoạt động trồng cây mà em đã tham gia ( thời gian trồng, mục

đích, loại cây trồng) ?

H2: Hãy mô tả các công việc cần phải làm khi trồng cây rừng ?

HS: trả lời các câu hỏi.

GV: gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

HS: quan sát trả lời, nhận xét, bổ sung.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 117 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

GV: nhận xét và dẫn dắt vào bài mới. Sau khi một thời gian trồng và chăm sóc cây

con ở vườn ươm khi cây con đã sinh trưởng và phát triển tốt ta sẽ tiến hành trồng

rừng. Vậy trồng cây rừng vào thời gian nào là thích hợp nhất ? Qui trình trồng rừng

ra sao ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều này.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Tìm hiểu thời vụ trồng rừng.(5’)

* Mục tiêu: Biết được thời vụ trồng cây rừng.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV: yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời

các câu hỏi sau.

H1: Ở địa phương em trồng rừng vào mùa nào

trong năm ? Vì sao ?

H3: Có phải các vùng miền trên cả nước điều

trồng rừng vào một mùa nhất định ?

H3: Miền Bắc, miền Nam, miền Trung trồng

rừng vào mùa nào trong năm ?

HS: làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi.

H1: Mùa mưa. Vì khí hậu mát mẽ, cây rừng có

khả năng sống cao.

H2: không phải.

H3: Miền Bắc trồng rừng vào mùa xuân và nùa

thu. Miền Nam, miền Trung trồng vào mùa

mưa.

GV:gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại.

Kiến thức cần đạt

I. Thời vụ trồng rừng.

- Thời vụ gieo trồng thay đổi theo

vùng khí hậu. Do đó mùa trồng rừng

chính là:

- Miền Bắc: Mùa xuân, mùa thu.

- Miền trung và Miền nam: là mùa

mưa.

Hoạt động 2: Tiến hành làm đất trồng cây. (10’)

* Mục tiêu: Biết được kích thước hố và kĩ thuật đào hố trồng cây rừng.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật động não,

Hoạt động của giáo viên và học sinh

1. Kích thước hố.

GV: giới thiệu kích thước hố cây rừng, dựa trên

hình vẽ trình bày các công việc đào hố trồng

cây nơi đất hoang hoá.

HS: quan sát.

GV: yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời

câu hỏi.

H: Hố đào để trồng cây rừng có kích thước như

thế nào ?

HS: trả lời.

Sâu x rộng x dài bằng 30 cm hoặc 40 cm.

GV:gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, khái quát lại. Tùy theo vào từng

Kiến thức cần đạt

II. Làm đất trồng cây.

1. Kích thước hố.

Kích thước hố

Loại

(cm )

C. dài C.rộng C. sâu

1 30 30 30

2 40 40 40

2. Kỹ thuật đào hố.

- Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để

riêng nơi miệng hố rồi đào theo kích

thước qui định.

- Để lớp đất mặt riêng được làm nhỏ

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 118 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

loại cây và từng loại đất mà ta đào hố có kích

thước cho phù hợp kĩ thuật đào hố.

2. Kĩ thuật đào hố.

GV: treo hình 41 phóng to.

HS: quan sát.

GV: yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau.

H1: Quan sát hình 41. Em hãy trình bày qui

trình đào hố trồng cây rừng ?

H2: Phân bón trộn với đất đen trên mặt hố theo

tỉ lệ như thế nào ?

H3: Khi lấp đất tại sao phải đưa lớp đất có trộn

phân xuống trước ?

HS: thảo luận trả lời.

H1:

- Vạc cỏ và đào hố, lấy lớp đất màu để riêng

trên miệng hố.

- Lấy lớp đất màu đen trộn với phân bón sau đó

lấp xuống hố.

- Cuốc thêm đất sạch ở xung quanh rồi lấp đầy

miệng hố.

H2: 1kg phân hữu cơ hoai mục + 100g supe

lân+ 100g NPK cho một hố.

H3: Vì lớp đất này tơi xốp + phân cung cấp

được chất dinh dưỡng ngay từ đầu cho cây con.

GV: gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, giải thích thêm.

Đất hoang thường là đất kém màu mở nhiều

cây hoang dại và ẩn chứa nhiều mầm bệnh. Vì

vậy để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và

phát triển ta phải phát cây dại và vạc lớp cỏ ở

lớp đất mặt.

và trộn điều với phân và lấp xuống

hố.

- Cuốc thêm đất sạch ở xung quanh

rồi lấp đầy miệng hố.

Hoạt động 3: Tìm hiểu trồng rừng bằng cây con. (15’)

* Mục tiêu: Biết được qui trình trồng rừng bằng cây con có bầu và cây con rễ

trần.

* Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm nhóm của học sinh.

* Cách thức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, kỹ thuật chia sẽ nhóm

đôi.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

1. Trồng cây con có bầu.

GV: treo tranh 42 phóng to học sinh quan sát.

HS: quan sát.

THẢO LUẬN NHÓM

GV: chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu học sinh

thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau.

H1. Nêu qui trình trồng rừng bằng cây con có

bầu? Cho ví dụ ?

Kiến thức cần đạt

III. Trồng rừng bằng cây con.

1.Trồng cây con có bầu.

- Tạo lỗ trong hố có độ sâu lớn hơn

chiều cao bầu.

- Rạch bỏ vỏ bầu.

- Đặt bầu vào lỗ trong hố.

- Lấp và nén đất1.

- Lấp và nén đất 2.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 119 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

H2: Tại sao khi trồng cây con có bầu phải rọc

vỏ bầu ?

H3: Lấp và nén đất nhằm mục đích gì ?

HS: thảo luận và trả lời các câu hỏi.

H1: Qui trình trồng cây con có bầu: Tạo lỗ

trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu

đất, rạch bỏ vỏ bầu, đặt bầu vào lỗ trong hố, lấp

và nén đất lần 1, lấp và nén đất lần 2, vun

gốc.Ví dụ như cây keo, cây bạch đàn...

H2: Để cây dễ phát triển rễ.

H3: Giúp cây đứng vững.

GV: gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, giải thích thêm.

2. Trồng cây con rễ trần.

GV: treo tranh 43 phóng to học sinh quan sát.

HS: quan sát.

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI.

H1. Nêu qui trình trồng rừng bằng cây con rễ

trần ? Cho ví dụ ?

H2: Tại sao khi lấp đất ta thường kéo nhẹ cây

lên ?

HS: thảo luận nhóm.

H1: Qui trình trồng cây con rễ trần: Tạo lỗ

trong hố đất, đặt cây vào lỗ trong hố, lấp đất kín

gốc cây, nén đất, vun gốc.Ví dụ như cây phi

lao, cây tràm...

H2: Để rễ cây được thẳng không bị gấp.

GV: gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, giải thích thêm. Trong quá trình

trồng cây khi lấp đất và nén đất các rễ cây bị

gấp nhất là các cây có rễ cọc. Do đó trồng xong

ta kéo nhẹ cây lên là giúp rễ cây được thẳng

không bị gấp. Do đó rễ cây không bị tổn

thương.

BĐKH và phòng chống thiên tai.

GV: yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời

câu hỏi sau.

H: Ta nên chọn những cây rừng có đặc điểm

như thế nào để trồng nhằm phù hợp với tình

hình môi trường hiện nay ?

HS: trả lời.

Tuyển chọn những cây thích nghi với đất khô

hạn, đất ngập mặn, đất nhiễm chua và có khả

năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi

trường.

- Vun gốc.

2.Trồng cây con rễ trần.

- Tạo lỗ trong hố.

- Đặt cây con vào trong hố.

- Lấp đất vào hố.

- Nén chặt đất.

- Vun gốc.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 120 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, liên hệ với thực tế.

Ở Ninh Thuận người ta đã chống sa mạc hóa

bằng cách trồng cây Neem (cây xoan chịu được

hạn) trên đất pha cát nghèo dinh dưỡng.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố những kiến thức về trồng cây rừng.

* Nội dung, phương thức tổ chức:

GV : treo bảng phụ, yêu cầu hs trả lời các câu hỏi.

* Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Miền Bắc thường trồng cây rừng vào mùa:

A. mùa xuân, mùa hè B. mùa hè, mùa thu

C. mùa xuân, mùa thu D. mùa thu, mùa đông

Câu 2: Chiều dài, chiều rộng và chiều sâu của một hố trồng cây rừng là :

A. 30x30x30 B. 30x30x40

C. 30x40x40 D. 30x40x50

Câu 3: Trồng cây con rễ trần thường áp dụng với những cây có bộ rễ như thế nào

?

A. Rễ cọc B. Rễ chùm

C. Rễ khỏe, phục hồi nhanh. D. Rễ không bị sâu bệnh.

HS: trả lời.

GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, bổ sung.

* Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi liên quan

đến kĩ thuật kích thích hạt nảy mầm và gieo hạt cây rừng.

* Phương thức tổ chức:

- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu trả lời.

Câu 1: Theo em khi trồng rừng bằng cây con có bầu và trồng cây con rễ trần

cách nào ưu điểm hơn ? Vì sao?

Câu 2: Em hãy giải thích tại sao các vùng miền thời vụ trồng cây rừng thường

không giống nhau ?

HS trả lời các câu hỏi.

GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, bổ sung

* Sản phẩm: Các câu trả lời về các liên quan đến kĩ thuật kích thích hạt nảy

mầm và gieo hạt cây rừng.

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở thực tế cuộc sống về kích thích hạt

nảy mầm, gieo hạt và chăm sóc vườn ươm cây rừng.

* Sản phẩm: Tìm ra được các kiến thức của cuộc sống liên quan đến kích thích

hạt nảy mầm, gieo hạt và chăm sóc vườn ươm cây rừng.

* Phương thức tổ chức:

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 121 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

GV đưa ra yêu cầu từng cá nhân học sinh thực hiện.

? Về nhà tìm hiểu thêm về kĩ thuật trồng cây rừng của địa phương .

? Về nhà tự trồng thêm cây quanh nhà hoặc khu vực sinh sống theo kĩ thuật đã

học được.

* Hoạt động nối tiếp.

- Học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK.

- Về nhà ôn tập tất cả các bài đã học để tiết sau ôn tập.

Tuần 17 Ngày soạn: 11/12/2018

Tiết 26 Ngày dạy : 13/11/2018

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Qua tiết ôn tập học sinh củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học. Trên cơ

sở đó học sinh có khả năng vận dụng vào thực tế sản xuất.

2. Kỹ năng:

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 122 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Củng cố những kỹ năng thực hiện những quy trình sản xuất và bảo vệ môi

trường trong trồng trọt.

3. Thái độ:

Có ý thức vận dụng vào trong thực tế sản xuất.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề,

sáng tạo, hợp tác.

- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống

gặp phải.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

2. Kĩ thuật dạy học: Sử dụng kỹ thuật nhóm, kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi, kỹ thuật

động não.

3. Kiểm tra đánh giá:

- Khả năng giao tiếp (trình bày sản phẩm, trình bày ý kiến với sản phẩm các

nhóm).

- Khả năng hoạt động nhóm và các sản phẩm của nhóm.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Giáo án, Bảng phụ, Sơ đồ 4 SGK trang 52.

- HS: Chuẩn bị bài mới.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (4’)

* Mục tiêu:

- Tạo sự chú ý cho học sinh trong tiết học.

- Tạo tình huống để học sinh hứng thú tiếp cận với bài mới.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

* Phương thức tổ chức.

(?) Phần công nghệ 7 học kì I chúng ta đã tìm hiểu những nội dung nào?

HS: Tìm hiểu, suy nghĩ.

HS: Trả lời, các bạn nhận xét.

GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.

Chúng ta đã tìm hiểu xong 2 phần kiến thức đó là phần trồng trọt và phần lâm

nghiệp. Hôm nay cô cùng các em hệ thống hóa lại kiến thức đã học để một lần

nữa các em được nắm vững kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì I.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của GV và HS

* Hoạt động 1: Vai trò và nhiệm vụ của

trồng trọt. (7 phút)

Hoạt động nhóm

Chia lớp thành 4 nhóm, thời gian thảo luận 3

phút.

(?) Trồng trọt có vai trò và nhiệm vụ như thế

nào?

HS: Tìm hiểu, suy nghĩ.

HS: Trả lời, các bạn nhận xét.

GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận

NỘI DUNG

I. Vai trò và nhiệm vụ của trồng

trọt:

1. Vai trò:

2. Nhiệm vụ:

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 123 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

- Vai trò:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con

người.

+ Cung cấp thức ăn cho gia súc.

+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công

nghiệp.

+ Cung cấp nông sản để xuất khẩu.

Nhiệm vụ: đảm bảo lương thực, thực phẩm

cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

* Hoạt động 2: Đại cương về kỹ thuật

trồng trọt: (8 phút)

Hoạt động cá nhân:

(?) Đất trồng là gì?

HS: Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ

Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh

sống và sản xuất ra sản phẩm.

(?) Hãy trình bày thành phần và tính chất

chính của đất trồng?

HS: Thành phần của đất trồng: có 3 thành

phần:

+ Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng.

+ Phần khí: Cung cấp oxi cho cây quang

hợp.

+ Phần lỏng: Cung cấp nước cho cây.

( ?) Phân bón là gì?

HS: Phân bón là thức ăn do con người bổ

sung cho cây.

( ?) Nêu tác dụng của phân bón.

HS: Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất,

làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng

nông sản.

( ?) Nêu cách sử dụng phân bón trong sản

xuất nông nghiệp.

HS: Tuỳ theo từng thời kì mà người ta có

cách sử dụng phân bón khác nhau:

(?) Giống cây trồng có vai trò như thế nào?

Và kể tên các phương pháp chọn tạo giống.

HS: Giống cây trồng tốt có tác dụng làm

tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng vụ

và thay đổi cơ cấu cây trồng.

(?) Trình bày khái niệm sâu, bệnh hại và các

biện pháp phòng trừ phòng trừ?

HS: Khái niệm về sâu, bệnh hại:

II. Đại cương về kỹ thuật trồng trọt:

1. Đất trồng:

- Thành phần của đất trồng.

- Tính chất của đất trồng.

- Biện pháp sử dụng và cải tạo đất.

2. Phân bón:

- Tác dụng của phân bón.

- Cách sử dụng và bảo quản các loại

phân bón.

3. Giống cây trồng:

- Vai trò của giống và phương pháp

chọn tạo giống cây trồng.

- Sản xuất và bảo quản hạt giống.

4. Sâu, bệnh hại:

- Tác hại của sâu, bệnh hại.

- Khái niệm về sâu, bệnh hại.

- Các phương pháp phòng trừ.

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 124 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

- Côn trùng là động vậtkhông xương sống

thuộc ngành Chân khớp, cơ thể chia làm 3

phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi

chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có một

đôi râu.

- Bệnh cây là trạng thái không bình thường

về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của

cây dưới tác dụng của các tác nhân gây bệnh

và điều kiện sống không thuận lợi.

* Hoạt động 3: Quy trình sản xuất và bảo

vệ môi trường trong trồng trọt.

(8 phút)

Hoạt động cá nhân:

(?) Làm đất, bón phân lót có tác dụng gì đối

với cây trồng?

(?) Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lí hạt

giống trước khi gieo trồng cây nông nghiệp?

HS: Kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo

trồng giúp chúng ta phát hiện ra mầm mống

sâu bệnh có trong hạt hay giống có lẫn hạt

khác hoặc cỏ dại không, đồng thời kiểm tra

được sức nẩy mầm của hạt từ đó tuỳ theo

mức độ mà xử lí và cân nhắc xem hạt giống

đó đem gieo trồng có được hay không.

(?) Em hãy nêu lên ưu, nhược điểm của các

cách gieo trồng bằng hạt?

(?) Hãy kể tên các biện pháp chăm sóc cây

trồng ? Nêu tác dụng của từng biện pháp.

HS: Các biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống

chống chịu sâu bệnh.

+ Biện pháp thủ công.

+ Biện pháp hoá học.

+ Biện pháp sinh học.

+ Biện pháp kiểm dịch thực vật.

III. Quy trình sản xuất và bảo vệ

môi trường trong trồng trọt:

1. Làm đất và bón phân lót:

- Cày

- Bừa và đập đất.

- Lên luống.

- Bón phân lót.

2. Gieo trồng cây nông nghiệp:

- Kiểm tra và xử lí hạt giống.

- Thời vụ.

- Phương pháp gieo giống

3. Chăm sóc:

- Tỉa, dặm cây

- Làm cỏ, vun xới

- Tưới, tiêu nước

- Bón phân thúc

(cho điểm học sinh)

_ Giáo viên chốt lại và hỏi tiếp:

+ Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng

thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với

nông sản.

+ Hãy nêu tác hại của thuốc hóa học trừ sâu,

bệnh đối với môi trường, con người và các

4. Thu hoạch, bảo quản, chế biến:

- Thu hoạch

- Bảo quản

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 125 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

sinh vật khác.

- Chế biến

* Hoạt động 4: Kỹ thuật gieo trồng và

chăm sóc cây rừng: (9 phút)

(?) Hãy nêu vai trò của rừng và nhiệm vụ

của trồng rừng?

HS: Trả lời

(?) Nêu các công việc làm đất gieo ươm cây

rừng?

HS: Làm đất gieo ươm cây rừng.

- Dọn cây hoang dại

- Tạo nền đất gieo ươm cây rừng.

(?) Nêu quy trình gieo hạt?

HS: Gồm có:

- Gieo hạt.

- Lấp đất.

- Che phủ.

- Tưới nước.

- Phun thuốc trừ sâu bệnh.

- Bảo vệ luống gieo.

(?) Nêu mục đích và công việc chăm sóc

vườn gieo ươm cây rừng?

HS:

- Mục đích: Chăm sóc vườn gieo ươm nhằm

tạo hoàn cảnh sống thích hợp để hạt nẩy

mầm nhanh và cây sinh trưởng tốt.

- Công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây

rừng gồm: che mưa, che nắng, tưới nước,

bón phân, làm cỏ, xới đất, phòng trừ sâu

bệnh, tỉa cây để điều chỉnh mật độ.

(?) Nêu quy trình trồng rừng?

IV. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc

cây rừng:

1. Vai trò của trồng rừng:

- Làm sạch môi trường và không khí.

- Che phủ đất, điều hòa

dòng chảy, chắn gió….

- Cung cấp lâm sản để

sản xuất và xuất khẩu.

- Nghiên cứu khoa học và bảo vệ các

hệ sinh thái, tham quan, nghĩ dưỡng...

*. Nhiệm vụ của trồng rừng:

Toàn dân phải tích cực trồng cây gây

rừng, thường xuyên phủ xanh 19,8

triệu ha đất lâm nghiệp.

- Trồng rừng sản xuất.

- Trồng rừng phòng hộ.

- Trồng rừng đặc dụng.

2. Làm đất gieo ươm cây rừng:

- Dọn cây hoang dại

- Tạo nền đất gieo ươm cây rừng.

3. Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo

ươm cây rừng:

* Quy trình gieo hạt:

Gồm có:

- Gieo hạt.

- Lấp đất.

- Che phủ.

- Tưới nước.

- Phun thuốc trừ sâu bệnh.

- Bảo vệ luống gieo.

* Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng:

- Mục đích: Chăm sóc vườn gieo ươm

nhằm tạo hoàn cảnh sống thích hợp để

hạt nẩy mầm nhanh và cây sinh

trưởng tốt.

- Công việc chăm sóc vườn gieo ươm

cây rừng gồm:che mưa, che nắng, tưới

nước, bón phân, làm cỏ, xới đất,

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 126 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

HS: - Xác định thời vụ

- Làm đất trồng rừng

- Trồng rừng bằng cây con.

phòng trừ sâu bệnh, tỉa cây để điều

chỉnh mật độ.

4. Trồng rừng:

- Xác định thời vụ

- Làm đất trồng rừng

- Trồng rừng bằng cây con.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (4’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố những kiến thức về trồng cây rừng.

* Nội dung, phương thức tổ chức:

(?) Rừng có vai trò như thế nào? Em làm gì để bảo vệ rừng?

HS: Tìm hiểu, suy nghĩ.

HS: Trả lời, các bạn nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (3’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi liên quan

đến kĩ thuật kích thích hạt nảy mầm và gieo hạt cây rừng.

* Phương thức tổ chức:

GV đưa ra câu hỏi yêu cầu trả lời.

(?) Em hãy nêu quy trình trồng cây Keo ở địa phương em?

HS trả lời các câu hỏi.

GV: gọi hs nhận xét, bổ sung.

HS: nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, bổ sung

* Sản phẩm: Các câu trả lời về kĩ thuật trồng cây Keo.

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:( 2’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức ở thực tế cuộc sống.

* Sản phẩm: Tìm ra được các kiến thức của cuộc sống liên quan đến các nội

dung đã học.

* Phương thức tổ chức:

- Về nhà sưu tầm các kĩ thuật bón phân, trồng cây rừng ở địa phương em.

* Hoạt động nối tiếp.

- Học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK.

- Về nhà ôn tập tất cả các bài đã học để tiết sau kiểm tra học kì I.

PHÒNG GD-ĐT SƠN TÂY

TRƯỜNG PTDTBTTHCS SƠN MÀU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Năm học : 2018- 2019

Môn : Công nghệ 7

Thời gian : 45 phút

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức phần trồng trọt.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

2.Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng nhận biết, thông dụng, vận dụng .

3.Thái độ:

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 127 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

- Học sinh biết áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất ở địa phương

- Có ý thức tự giác trong kiểm tra.

4. Định hướng năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Quan sát, nhận biết trả lời các câu hỏi.

- Định hướng phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng kĩ năng liên hệ thực tế

để trả lời các câu hỏi.

II. Hình thức:Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận

III. Lập ma trận đề :

Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng

cộng

Nội TN TL TN TL TN TL TN TL

Dung

Một số

tính

chất

của đất

trồng

Sốcâu

Sốđiểm

Tỉ lệ %

Cách sử

dụng và

bảo vệ

các loại

phân

bón

thông

thường

Số câu

Sốđiểm

Tỉ lệ %

Vai trò

của

giống

phương

pháp

chọn

giống

cây

trồng

Số câu

Sốđiểm

Tỉ lệ %

Sản

xuất và

bảo

- Nêu được tính

chất của các loại

đất.

1

0,5

5

Nêu được vai trò

của giống cây

trồng.

1

0,5

5

- Hiểu được các

cách bón phân

và một số

phương pháp

bón phân ở địa

phương.

1

2

20

. - Vai trò của

giống trong

việc tăng mùa

vụ cây trồng

1

0,5

5

- Vận dụng

và trình bày

được quy sử

- Vận dụng và trả

lời được phương

pháp chiết cành,

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 128 Năm học: 2019-2020

1

0,5

5

1

2

20

2

1

10


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

quản

giống

cây

trồng.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

trồng và bảo

quản sản

phẩm cây

sắn.

1

1,5

15

giâm cành phù

hợp với loại cây

nào

1

0,5

5

2

2

20

Sâu

bệnh

hại cây

trồng

Số câu

Sốđiểm

Tỉ lệ %

Phòng

trừ sâu

bệnh

hại

Số câu

Sốđiểm

Tỉ lệ %

Gieo

trồng

cây

nông

nghiệp

Số câu

Sốđiểm

Tỉ lệ %

Thu

hoạch ,

bảo

quản và

chế biến

nông

sản

Số câu

Sốđiểm

Tỉ lệ %

Tổng số

câu

Tổng số

điểm

Nêu các phương

pháp phòng trừ

sâu,bệnh hại

1

2,5

25

Hiểu được vòng

đời phát triển

của sâu

1

0,5

5

Hiểu được quy

trình làm đất

trông rau

1

0,5

5

Quan sát tranh và

trả lời các phương

pháp thu hoạch.

2 1 2 1 1 1 1 1 10

3,5 3,0 2,0 1,5

1

1

10

1

0,5

5

1

2,5

25

1

0,5

1

1

1

10

Tổng tỉ 35% 30% 35% 100%

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 129 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

lệ %

IV. Đề

I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Vai trò của giống cây trồng là:

A. Tăng năng suất cây trồng

B. Tăng chất lượng nông sản

C. Tăng năng suất, chất lượng nông sản

D. Tăng năng suất, chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng.

Câu 2: Các giai đoạn biến thái hoàn toàn của côn trùng gồm:

A. Trứng – Sâu non – Sâu trưởng thành – Nhộng.

B. Trứng – Nhộng – Sâu non – Sâu trưởng thành.

C. Trứng – Sâu non – Nhộng – Sâu trưởng thành.

D. Sâu non – Sâu trưởng thành – Nhộng – Trứng

Câu 3: Quy trình làm đất trồng rau:

A. Đập đất → Cày đất → Lên luống C. Lên luống → Cày đất → Đập đất

B. Cày đất → Lên luống → Đập đất D. Lên luống → Đập đất → Cày đất

Câu 4: Phương pháp chiết cành; ghép cành (ghép mắt) thường áp dụng cho loại

cây nào:

A. Cây lương thực: Lúa; ngô; khoai; sắn... C. Cây dây leo: mướp; bầu; bí...

B. Cây ăn quả; cây cảnh; cây hoa D. Cây rau

Câu 5: Đất chua là đất có độ pH:

A. pH = 6,6- 7,5 B. pH > 7,5 C. pH = 7,5 D. pH < 6,5

Câu 6: Nếu dùng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì?

A. Tăng vụ gieo trồng trong năm B. Giảm vụ gieo trồng trong năm

C. Không tăng cũng không giảm. D. Xen canh

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 7: Ghi vào tờ giấy thi tên các phương pháp thu hoạch nông sản: (1 điểm)

Câu 8: Để phòng chống sâu, bệnh hại cây trồng thì người ta hay dùng phương

pháp thủ công: (2,5 điểm)

a. Nêu đặc điểm của phương pháp này

b. Hãy nêu ưu điểm và nhược điểm của phương pháp.

Câu 9: Thế nào là bón lót, bón thúc? Nêu một số cách bón phân mà em biết? Ở

địa phương em thường áp dụng cách bón phân nào? Cho loại cây gì? (2 điểm)

Câu 10: Trình bày quy trình sản xuất (từ khi còn là cây giống đến khi thu hoạch)

cây Sắn ( cây Mì). (1,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án D C B B D A

II. Tự luận: (7 điểm)

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 130 Năm học: 2019-2020


Trường THCS Bình Hải Giáo án Công Nghệ 7

Câu Đáp án Biểu

điểm

7 ( 1đ) Hình 1- phương pháp hái

Hình 2- phương pháp nhổ

Hình 3- phương pháp cắt

Hình 4- phương pháp đào

0,25

0,25

0,25

0,25

8 ( 2,5đ) - Phương pháp thủ công:

+ Dùng tay bắt sâu; ngắt bỏ những cành lá bị sâu bệnh.

+ Cũng có thể dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu

bệnh.

- Phương pháp thủ công:

*Ưu điểm: Không gây ô nhiễm môi trường; tiết kiệm

kinh tế.

*Nhược điểm:

- Mất thời gian, công sức

- Nếu trồng trọt nhiều thì làm không đảm bảo.

- Diệt sâu bệnh chậm

0,5

0,5

0,5

1,0

9 ( 2đ) - Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng.

- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của

cây. - Bón phân có bón vãi, bón theo hàng, theo hốc hoặc

phun trên lá.

- Ở địa phương em thường bón vãi cho Lúa, bón theo hốc

đối với cây Mì, bón theo hàng đối với Ngô, ...

10 ( 1,5

điểm)

Các bước trồng cây sắn đến khi thu hoạch và bảo

quản.

- Làm đất: Cày, bổ hố, bón phân lót, trồng (đặt hom).

- Chăm sóc: Nhổ cỏ, vun xới, bón phân thúc khi cây đang

sinh trưởng và phát triển

- Thu hoạch: Nhổ

- Chế biến: Xắt lát, tinh bột...

- Bảo quản: Cất nơi khô ráo.

0,5

0,5

0,5

0,5

0.25

0,5

0,25

0,25

0,25

Giáo viên: Đoàn Kim Tùng Trang - 131 Năm học: 2019-2020

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!