07.12.2020 Views

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CÁC CHUYÊN ĐỀ SINH LÝ ĐỘNG VẬT, MÔN SINH HỌC LỚP 11 THÔNG QUA DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ TIM MẠCH

https://app.box.com/s/ia8hj78tmpe1djwdvj439gz2gx6u4w1s

https://app.box.com/s/ia8hj78tmpe1djwdvj439gz2gx6u4w1s

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

S Á N G K I Ế N K I N H N G H I Ệ M

M Ô N S I N H H Ọ C

vectorstock.com/10212094

Ths Nguyễn Thanh Tú

eBook Collection

DẠY KÈM QUY NHƠN EBOOK

PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CÁC CHUYÊN

ĐỀ SINH LÝ ĐỘNG VẬT, MÔN SINH HỌC LỚP 11

THÔNG QUA DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ TIM MẠCH

WORD VERSION | 2021 EDITION

ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL

TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo

Phát triển kênh bởi

Ths Nguyễn Thanh Tú

Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :

Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến

Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon

Mobi/Zalo 0905779594


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC

Đề tài:

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC

CÁC CHUYÊN ĐỀ SINH LÝ ĐỘNG VẬT, MÔN SINH HỌC LỚP 11

THÔNG QUA DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ TIM MẠCH

Người thực hiện: PHAN TRỌNG ĐÔNG

Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị: trường THPT Diễn Châu 2 – Nghệ An

Điện thoại:

Email:

Diễn Châu, tháng 4 năm 2018

-----


MỤC LỤC

Trang

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1

Phần II. NỘI DUNG .............................................................................................. 3

A. THỰC TRẠNG DẠY HỌC SINH HỌC ........................................................ 3

B. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CỐT LÕI VỀ TIM MẠCH .................................. 3

I. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM ........................................................... 3

1. Cấu tạo của tim ................................................................................................ 3

2. Các đặc tính sinh lí của cơ tim ............................................................................ 8

3. Chu kì hoạt động của tim .................................................................................... 9

4. Thể tích tâm thu và lưu lượng tim .................................................................... 10

II. HỆ MẠCH....................................................................................................... 10

1. Cấu tạo của hệ mạch ......................................................................................... 10

2. Đặc tính sinh lí của hệ mạch ............................................................................. 13

3. Huyết áp ........................................................................................................... 14

4.Vận tốc máu ...................................................................................................... 15

5.Nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch..................................................................... 15

6.Trao đổi chất trong mao mạch ........................................................................... 15

III. SỰ ĐIỀU HÒA TIM MẠCH ......................................................................... 16

1. Sự điều hòa hoạt động của tim.......................................................................... 16

2. Sự điều hòa hoạt động mạch ............................................................................. 19

3. Bệnh và sai lệch về tim mạch ........................................................................... 21

C. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TỪ HỆ THỐNG KIẾN THỨC CỐT

LÕI VỀ TIM MẠCH............................................................................................ 23


I. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG TRIỂN NĂNG LỰC

TỰ HỌC .............................................................................................................. 23

1. Hoạt động dạy học 1: Cấu tạo và hoạt động của tim ..................................... 23

2. Hoạt động dạy học 2: Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch ............................. 28

3. Hoạt động dạy học 3: Sự điều hòa tim mạch ................................................. 33

II. CÂU HỎI - BÀI TẬP TỰ HỌC ...................................................................... 38

D. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI................................................................. 41

Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..................................................................... 43

1.Kết luận ............................................................................................................. 43

2. Kiến nghị .......................................................................................................... 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 44


Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước ta đang chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện

hội nhập khu vực và quốc tế. Để đáp ứng được vấn đề đó thì như cầu nguồn nhân

lực chất lượng cao được coi là một trong những yếu tố quyết định sự thành công

của công cuộc hiện đại hóa đất nước. Muốn vậy giáo dục phải đi trước một bước

trong việc tạo ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra việc đào tạo học sinh phải ngày càng nâng cao

theo hướng phát huy năng lực tự học và tự phát hiện vấn đề trong việc lĩnh hội

kiến thức.

Một trong những khâu để nâng cao chất lượng học sinh THPT đó là việc đổi

mới phương pháp dạy học thông qua việc hướng dẫn học sinh cách hệ thống kiến

thức, hệ thống câu hỏi ôn tập, kỹ năng làm bài tập và vận dụng kiến thức. Trong

khi đó, việc học và ôn luyện của học sinh còn mang tính chất thụ động chỉ dựa vào

nội dung trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, nên hiệu quả chưa cao. Chính

vì vậy, giáo viên cần xây dựng những chuyên đề vừa đảm bảo tính hệ thống, vừa

mang tính chuyên sâu để giúp các em dễ dàng học tập và nghiên cứu. Đồng thời,

cũng giúp giáo viên phát hiện năng khiếu của từng học sinh để nâng cao hiệu quả

bồi dưỡng học sinh giỏi.

Sinh lí động vật là một trong những phân môn của Sinh học. Sinh lí động vật

nói chung, chuyên đề tim mạch nói riêng là phần kiến thức tổng hợp có liên quan

tới các bộ môn như hình thái, giải phẫu, các hiện tượng hóa – lí,... Phần kiến thức

này mang nặng lý thuyết, khá khó học, nhưng lại rất nhiều tình huống ứng dụng

trong thực tiễn cuộc sống, sức khỏe con người. Đây cũng là phần phân hóa điểm

thi trong các đề thi học sinh giỏi các cấp môn Sinh học.

Từ thực tiễn dạy học môn Sinh học, tôi đã xây dựng đề tài sáng kiến kinh

nghiệm “Phát triển năng lực tự học các chuyên đề sinh lý động vật, môn Sinh

học lớp 11 thông qua dạy học chuyên đề Tim Mạch” hy vọng sẽ giúp các thầy, cô

1


giáo và các em học sinh yêu thích môn sinh học, có thêm tư liệu tham khảo phục

vụ cho việc dạy và học; đồng thời hình thành phương pháp tự học đối với các

chuyên đề về sinh lý động vật.

2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Xây dựng hệ thống kiến thức cốt lõi về tim mạch.

Phát triển năng lực tự học từ hệ thống kiến thức cốt lõi về tim mạch.

Thông qua chuyên đề “Tim mạch” hình thành tư duy sáng tạo trong việc sử

dụng tài liệu chuyên đề tham khảo, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Thông qua chuyên đề “Tim mạch” tạo hứng thú và niềm yêu thích với Sinh

học, làm quen và có thể nghiên cứu khoa học ở mức độ phù hợp với trình độ nhận

thức và hình thành phương pháp tự học đối với các chuyên đề về sinh lý động vật.

2


Phần II. NỘI DUNG

A. THỰC TRẠNG DẠY HỌC SINH HỌC

Những khó khăn đối với giáo viên khi dạy học các chuyên đề sinh lý động

vật môn Sinh học lớp 11: Một lượng kiến thức lớn, thời gian có hạn, giáo viên phải

lựa chọn kiến thức gì để dạy và dạy như thế nào để học sinh nắm bắt kiến thức

nhanh, có kết quả tốt.

Những khó khăn đối với học sinh khi tự học chuyên đề sinh lý động vật môn

Sinh học lớp 11: chưa biết lựa chọn những thông tin khi đọc sách, chưa biết cách

hệ thống kiến thức, khi trả lời câu hỏi còn tham kiến thức, thiếu trọng tâm. Để

tránh bỏ sót kiến thức nên phân phối thời gian làm bài không hợp lý.

Bên cạnh đó, tài liệu tham khảo về Tim Mạch tuy nhiều nhưng tính hệ thống

chưa cao, đa số các tài liệu đều không có hệ thống câu hỏi ôn tập chuyên sâu.

Trong các đề thi học sinh giỏi, phần này được khai thác rất sâu và rộng để phân

hóa điểm thi của học sinh. Vì vậy, nhiều giáo viên và học sinh đều gặp khó khăn

khi ôn tập phần này.

B. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CỐT LÕI VỀ TIM MẠCH

I. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

Tim có chức năng như một cái bơm hút và đẩy máu chảy trong hệ tuần hoàn.

Tim là động lực chính vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn.

1. Cấu tạo của tim

3


Hình 1. Cấu tạo tim người

Tim là một khối cơ rỗng, làm thành hai cái bơm riêng biệt

ở hai nửa trái và

phải của tim, áp sát nhau qua một cái vách dọc. Tim người nằm trong lồng ngực

được bao bởi bao tim. Gốc tim nằm phía trên, ở khoảng giữa xương ức. Mỏm tim

thon lại nằm phía dưới, lệch về phía trái khoảng 40 0 so với trục cơ ơ thể.

Mỗi nửa tim có hai ngăn: một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Thành

tim gồm ba lớp. Ngoài cùng là màng liên kết, ở giữa là lớp cơ ơ dày, trong cùng là

lớp nội mô gồm các tế bào dẹt.

Thành tâm nhĩ mỏng hơn nhiều so với thành tâm thất. t. Thành của hai tâm

thất cũng không hoàn toàn giống nhau. Thành tâm thất t trái dày hơn thành của tâm

thất phải.

Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất (nửa trái là van hai lá, nửa phải là

van ba lá). Giữa tâm thất t và động mạch chủ, động mạch phổi có van tổ chim (van

bán nguyệt hay van thất t động). Chức năng của các van là đảm bảo cho máu đi một

chiều.

Hình 2. Các loại van tim

4


Chất bao ngoài van tim có bản chất là mucoprotein. Van tim có cấu tạo bởi

mô liên kết, không có mạch máu, một đầu gắn cố định vào mấu lồi cơ ở thành

trong của tâm thất bằng các dây chằng, một đầu gắn với bờ ngăn tâm nhĩ với tâm

thất của tim.

Tim được bao bọc bởi màng tim (màng bao tim). Trong màng có một ít dịch

giúp giảm ma sát khi tim co bóp.

Tim có hệ thống các mạch máu cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng đến

nuôi các tế bào cơ tim.

1.1. Cơ tim

Mô cơ tim được biệt hóa một cách rất đặc biệt để phù hợp với chức năng co

bóp của tim và chiếm gần 50% khối lượng của tim.

Cơ tim vừa có tính chất của cơ vân, vừa có tính chất của cơ trơn. Các sợi cơ

tim cũng có những vân ngang như sợi cơ vân, ngoài ra nhân không nằm ở gần

màng mà nằm ở giữa sợi cơ.

5


Hình 3. Cấu tạo của cơ tim

Sợi cơ tim ngắn (dài 50-100µm, đường kính 10-20µm) phân nhánh, dày để

chịu được áp lực cao khi bơm máu.

Ngoài ra trong sợi cơ tim có rất nhiều ti thể để cung cấp đủ năng lượng cho

sợi cơ khi hoạt động. Đặc biệt trong sợi cơ tim có Mioglobin để dự trữ oxi.

6


Dưới kính hiển vi điện tử thấy rõ các sợi cơ tim tiếp xúc với nhau nhờ các

đĩa nối, song không có sự liên kết màng giữa hai sợi cơ. Ở một số điểm nhất định

của đĩa nối, màng của hai tế bào áp sát nhau gọi là điểm liên hệ (nexuc). Điện trở

của vị trí này chỉ bằng 1/444 so với các vùng khác của màng. Qua các nexuc, hưng

phấn được truyền bằng con đường điện học, hóa học từ sợi cơ này sang sợi cơ khác.

Do có sự liên kết như vậy nên cơ tim hoạt động như một liên bào cả về cơ học và

điện học.

1.2. Hệ dẫn truyền hưng phấn của tim

Hình 4. Hệ dẫn truyền tim

Nút xoang: nằm ở chỗ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ phải. Trong nút có các

tế bào phát nhịp phân bố ở trung tâm và các tế bào chuyển tiếp phân bố ở ngoại vi.

Các sợi của nút xoang liên hệ với các sợi cơ của hai tâm nhĩ và nút nhĩ- thất. Do đó

điện thế hoạt động phát sinh trong nút xoang được dẫn truyền trực tiếp đến tâm nhĩ

và nút nhĩ- thất.

Nút nhĩ- thất: nằm dưới thành tâm nhĩ, trên nền vách nhĩ thất, bao gồm các

tế bào phát nhịp và các tế bào chuyển tiếp (số lượng các tế bào ở đây ít hơn nút

xoang).

7


Bó His: xuất phát từ nút nhĩ - thất tới vách liên thất thì chia thành hai nhánh

phải và trái chạy đến hai tâm thất. Tại đây, mỗi nhánh lại chia thành nhiều nhánh

nhỏ chạy giữa các sợi cơ tim, tạo thành mạng lưới Puốc – kin.

Nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất nhận các sợi thần kinh của dây giao cảm và

dây mê tẩu. Bó His chỉ nhận các sợi thần kinh của dây giao cảm.

2. Các đặc tính sinh lí của cơ tim

2.1.Tính hưng phấn

Là khả năng đáp ứng với kích thích của cơ tim, cụ thể là: khi hạch tự động

của tim phát ra các xung điện, các xung điện lan truyền đến các cơ tim làm tim co

lại.

Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không”: Khi kích thích dưới

ngưỡng thì các tế bào tim không co, khi kích thích bằng hoặc trên ngưỡng, thì mỗi

tế bào cơ tim đều đáp ứng tối đa để tạo ra sự co bóp cực đại.

(Đối với cơ vân: cường độ kích thích yếu thì số sợi cơ tham gia co ít, cường

độ kích thích tăng lên thì số sợi cơ tham gia co tăng dần).

2.2. Tính tự động của tim

Tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được nuôi

trong dung dịch sinh lí có đủ O 2 và nhiệt độ thích hợp. Khả năng tự động co dãn

nhịp nhàng theo chu kì gọi là tính tự động của tim.

Tính tự động của tim là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim (đây là một tập

hợp sợi đặc biệt trong thành tim). Hệ dẫn truyền tự động bao gồm: nút xoang nhĩ,

nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc – kin.

Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát ra xung điện (xung thần kinh). Cứ sau

một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra

khắp tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, bó His rồi theo mạng

Puốc-kin lan ra khắp tâm thất làm tâm thất co.

2.3.Tính trơ có chu kì

8


Nếu kích thích vào tim vào lúc tim đang co thì tim không đáp ứng (không trả

lời). Giai đoạn này tim không đáp ứng với bất kì kích thích nào gọi là giai đoạn trơ

tuyệt đối.

Nếu kích thích vào lúc tim đang dãn thì tim đáp ứng bằng một lần co bóp

phụ gọi là ngoại tâm thu. Sau đó là một thời gian dãn nghỉ dài hơn bình thường,

gọi là nghỉ bù.

Có thời gian nghỉ bù là do xung điện định kì phát ra từ nút xoang nhĩ lan đến

tâm thất rơi đúng vào giai đoạn trơ tuyệt đối nên không gây ra co cơ tim, phải đợi

cho đến đợt xung điện tiếp theo từ nút xoang nhĩ thì tim mới co lại bình thường.

Tim hoạt động có tính chu kì nên giai đoạn trơ cũng lặp lại theo chu kì. Nhờ

tính trơ trong giai đoạn tâm thu mà cơ tim không bị co cứng như cơ vân.

3. Chu kì hoạt động của tim

Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì, một chu kì tim bao gồm: pha co tâm nhĩ,

pha co tâm thất, và pha dãn chung.

- Giai đoạn tâm nhĩ co 0,1 giây, sau đó tâm nhĩ dãn suốt cả chu kì tim

- Giai đoạn tâm thất co (tâm thất thu), giai đoạn chia thành 2 thời kì:

+ Thời kì tăng áp: Tâm thất bắt đầu co, áp suất trong tâm thất cao hơn tâm

nhĩ làm van nhĩ - thất đóng, lúc náy áp suất trong tâm thất vẫn thấp hơn trong động

mạch nên van tổ chim vẫn chưa mở.

+ Thời kì tống máu: Tâm thất tiếp tục co làm cho P TT cao hơn P đmc và P đmp

làm cho van tổ chim mở ra, máu tống từ tâm thất vào động mạch. Thời gian tâm

thất co là 0,3 giây.

- Giai đoạn tâm trương toàn bộ: Sau khi co thì tâm thất bắt đầu dãn ra, trong

khi đó thì tâm nhĩ đang dãn, giai đoạn cả tâm thất và tâm nhĩ đều dãn gọi là giai

đoạn dãn chung, thời gian dãn chung là 0,4s.

9


a.Chu kì tim binh thường

b.Chu kì tim bị rối loạn

Hình 5. Chu kì tim

4. Thể tích tâm thu và lưu lượng tim

Thể tích tâm thu: Là lượng máu tâm thất trái hoặc tâm thất hải bơm một lần

vào mạch.

Thể tích tâm thu tăng lên ở những người thường xuyên luyện tập thể thao,

do đó những người này có nhịp tim thấp hơn những người bình thường.

Lưu lượng tim: là lượng máu tâm thất trái hoặc phải bơm vào động mạch

trong một phút. Lưu lượng tim trái bằng lưu lượng tim phải.

Lưu lượng tim kí hiệu là Q và tính theo công thức: Q = Q s x f

Q: là lưu lượng tim; Q s : là thể tích tâm thu; f: là tần số tim trong 1 phút.

II. HỆ MẠCH

1. Cấu tạo của hệ mạch

Hệ mạch bao gồm: hệ thống động mạch, mao mạch và tĩnh mạch:

10


Hình 6. Cấu tạo hệ mạch máu

1.1.Động mạch

thể.

lớp:

- Dẫn máu từ tim sang phổi và từ tim đến các cơ quan khác, các mô trong cơ

- Vì động mạch phải chịu áp lực cao nên có thành dày và được cấu tạo từ 3

+ Ngoài cùng là lớp sợi xốp có các sợi cơ đan lại với nhau làm tăng sức bền

động mạch

+ Ở giữa là lớp cơ trơn có cơ vòng ở ngoài, cơ dọc ở trong và các sợi đàn

hồi. Số lượng sợi đàn hồi ở các động mạch lớn nhiều hơn các tiểu động mạch, do

đó các động mạch lớn ở gần tim có tính đàn hồi cao hơn so với các động mạch ở

xa tim.

+ Trong cùng là lớp nội mô gồm các tế bào dẹt gắn trên màng liên kết mỏng

làm cho lòng động mạch trơn, nhẵn giúp giảm ma sát với dòng máu đồng thời có

tác dụng làm cho tiểu cầu không thể bám vào thành mạch tránh gây ra đông máu.

- Động mạch lớn có tính đàn hồi cao hơn động mạch nhỏ do có nhiều sợi

đàn hồi, ít sợi cơ trơn. Điều này làm cho máu chảy liên tục trong hệ mạch.

11


- Động mạch nhỏ có tính co thắt cao hơn động mạch lớn do có ít sợi đàn hồi,

nhiều sợi cơ trơn. Điều này giúp cho động mạch nhỏ có khả năng điều hòa lượng

máu đến mao mạch.

- Lòng động mạch thường nhỏ hơn lòng các tĩnh mạch tương đương do đó

tốc độ máu chảy trong động mạch nhanh hơn.

1.2.Tĩnh mạch

- Tĩnh mạch dẫn máu từ các mao mạch trở về tim. Hệ thống tĩnh mạch của

vòng tuần hoàn lớn thu nhận toàn bộ máu đỏ thẫm giàu CO 2 từ các mô trả về tâm

nhĩ phải, còn tĩnh mạch phổi thu nhận máu đỏ tươi giàu O 2 từ các phế nang trả về

tâm nhĩ trái.

- Lòng tĩnh mạch bao giờ cũng rộng hơn lòng của động mạch tương đương

nên tốc độ dòng máu trong tĩnh mạch chậm hơn trong động mạch và lượng máu

chứa trong hệ thống tĩnh mạch nhiều hơn lượng máu chứa trong hệ thống động

mạch, chiếm khoảng 70-85% tổng số máu của cơ thể.

- Thành tĩnh mạch cũng có cấu tạo tương tự như thành động mạch nhưng

mỏng hơn. Điểm khác nhau cơ bản giữa tĩnh mạch và động mạch là lớp giữa của

động mạch rất dày còn lớp giữa của tĩnh mạch có cấu tạo rất đơn sơ, mỏng mảnh

nên hầu như không có khả năng co bóp và khả năng đàn hồi cũng rất kém. Với cấu

tạo lòng mạch rộng và thành mạch mỏng giúp tĩnh mạch thu hồi máu dễ dàng.

- Trong lòng các tĩnh mạch lớn mà máu chảy ngược chiều trọng lực có các

van tổ chim bám vào thành tĩnh mạch. Các van này ngăn cản không cho máu chảy

ngược trở lại, đảm bảo cho máu chảy một chiều từ tĩnh mạch về tim.

1.3.Mao mạch

- Mao mạch vận chuyển, trao đổi các chất giữa máu và dịch kẽ diễn ra qua

thành mỏng của mao mạch.

12


- Là những mạch máu nhỏ nhất, dài khoảng 0,3 mm và lòng của chúng hẹp

đến mức chỉ vừa đủ để cho một hồng cầu đi qua nên mắt thường không nhìn thấy

được. Đường kính trung bình khoảng 8 µm.

- Thành mỏng (chỉ dày 0,2 µm) chỉ được cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu bì

dẹt xếp không khít nhau. Trên thành mao mạch có nhiều lỗ nhỏ và các túi ẩm bào

nên quá trình trao đổi chất có thể diễn ra rất dễ dàng. Thành mao mạch như một

màng thấm chọn lọc các chất.

- Do có tổng tiết diện lớn nhất nên tốc độ máu chảy qua mao mạch là chậm

nhất (0,5 mm/giây) thuận lợi cho trao đổi chất ở mao mạch diễn ra được hiệu quả.

Tùy mức độ trao đổi chất của từng cơ quan mà số lượng, hình dáng, kích thước

mao mạch có sự khác nhau. Ví dụ số mao mạch trên 1mm 2 trong cơ tim nhiều hơn

trong cơ vân 2 lần.

- Mao mạch có hệ thống cơ thắt tiền mao mạch có tác dụng điều hòa lượng

máu chảy qua mao mạch. Bình thường ở người chỉ có khoảng 5% tổng mao mạch

là có máu chảy qua

2. Đặc tính sinh lí của hệ mạch

2.1. Tính đàn hồi

Động mạch có tính đàn hồi là do động mạch được cấu tạo từ các sợi cơ trơn

và các sợi đàn hồi.

Trong kì tâm thu, tim tống máu vào động mạch làm động mạch dãn rộng ra,

tạo cho động mạch một thế năng. Khi tim dãn, nhờ tính đàn hồi, động mạch co lại

thế năng của động mạch chuyển thành động năng đẩy máu chảy trong động mạch.

Vì vậy, mặc dù tim bơm vào động mạch theo từng đợt nhưng máu vẫn chảy trong

động mạch thành dòng liên tục.

2.2. Tính co thắt

Là khả năng co lại của mạch máu làm cho lòng mạch hẹp lại, giảm lượng

máu đi qua, các động mạch nhỏ có nhiều sợi cơ trơn nên tính co thắt cao.

13


3. Huyết áp

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch.

Tim bơm máu vào mạch từng đợt gây ra huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa)

và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu).

Sự biến động huyết áp trong hệ mạch:

Hình 7. Sự biến động huyết áp trong hệ mạch

Sự biến động huyết áp là do các yếu tố:

Nhịp tim và lực co tim (tim đập nhanh làm huyết áp tăng, tim đập chậm làm

huyết áp giảm.

Sức cản của mạch máu (do lòng thành mạch hẹp lại do thành mạch máu bị

xơ vữa, làm huyết áp tăng hoặc thành mạch kém đàn hồi khi tuổi già gây bệnh cao

huyết áp).

Khối lượng máu và độ quánh của máu.

14


Ví dụ khi mất máu thì huyết áp giảm, hoặc ăn mặn thường xuyên làm tăng

thể tích máu gây bệnh cao huyết áp.

4.Vận tốc máu

Là tốc độ máu chảy trong một giây.

Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ (500mm/s) đến

tiểu động mạch, vận tốc máu thấp nhất trong mao mạch(0.5mm/s) và tăng dần từ

tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ (200-250mm/s).

Biến động của vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến tiết diện mạch máu

và huyết áp. Vận tốc máu trong các đoạn mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của

mạch và tỉ lệ thuận với chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch. (Hình 3)

5.Nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch

Máu chảy trong tĩnh mạch và trở về tim là do các yếu tố sau:

Sức bơm của tim.

Sức hút của tim.

Áp suất âm của lồng ngực.

Hoạt động của các cơ xương và van tĩnh mạch.

Ảnh hưởng của trọng lực.

6.Trao đổi chất trong mao mạch

Ở đoạn đầu mao mạch, nơi tiếp xúc với tiểu động mạch, áp lực thủy tĩnh

(huyết áp) đẩy dịch ra khỏi mạch là 36-39mmHg. Trong khi đó áp suất keo (lực

kéo dịch vào lòng mạch do protein huyết tương tạo ra) là 25-28mmHg nước và

các chất hòa tan (các ion, glucozo, axit amin,…) di chuyển từ lòng mạch ra dịch kẽ.

Ở cuối mao mạch, nơi tiếp giáp với tiểu tĩnh mạch, áp lực đẩy dịch ra khỏi

lòng mạch là 15-18 mmHg, trong khi đó áp suất keo là 25-28 mmHg. Như vậy,

chênh lệch giữa lực hút và lực đẩy dịch là 10mmHg, nước và chất hòa tan di

chuyển từ dịch kẽ vào trong mao mạch.

15


Ngoài ra còn có các hình thức vận chuyển tích cực, ẩm bào và khuếch tán.

III. SỰ ĐIỀU HÒA TIM MẠCH

1. Sự điều hòa hoạt động của tim

1.1. Cơ chế tự điều hoà: cơ chế Frank – Starling (hay định luật Starling).

Nội dung định luật Frank – Starling như sau: Nếu cơ tim càng bị kéo dãn

căng thì lực co cơ tim càng mạnh. Chính nhờ khả năng này mà tim có thể tự thay

đổi lực tâm thu theo từng điều kiện của cơ thể. Chẳng hạn, ở giai đoạn tâm trương,

nếu máu trở về tim nhiều làm tim dãn rộng, thì ở giai đoạn tâm thu, tim co bóp

mạnh hơn đẩy máu vào động mạch. Điều này làm tăng lưu lượng tim, tránh ứ đọng

máu trong tim.

Lượng máu từ các tĩnh mạch ngoại vi về tim -> thay đổi lực co của tâm thất

theo nguyên tắc máu về tim bằng máu đi khỏi tim.

Hiện tượng Frank – Starlinh: Máu về tâm thất -> tim giãn -> sợi cơ tim bị

kéo dài -> co nhanh hơn.

1.2. Sự điều hòa thần kinh

Hệ thần kinh tham gia hoạt động của tim là hệ thần kinh thực vật gồm thần

kinh giao cảm và phó giao cảm.

Trung khu thần kinh giao cảm điều khiển tim nằm ở sừng bên chất xám của

đoạn tủy sống ngực 1 – 5. Các sợi giao cảm này chạy đến hạch sao (hạch sao do

hạch giao cảm của đốt ngực (lưng) một và hạch giao cảm cổ dưới tạo thành). Từ

hạch giao cảm cổ trên, cổ giữa và hạch sao, các sợi giao cảm sau hạch chạy đến

tim. Các sợi giao cảm sau hạch phía phải cơ thể chủ yếu chạy đến hạch xoang nhĩ,

điều hòa hạch này và phần tâm nhĩ. Còn các sợi giao cảm sau hạch phía trái cơ thể

chủ yếu chạy đến hạch nhĩ thất và tâm thất để điều hòa phần này.

Tác dụng của thần kinh giao cảm đối với tim là:

+ Tăng hưng phấn cơ tim

+ Tăng tốc độ dẫn truyền hưng phấn trong tim

16


+ Tăng tần số co tim, làm tim hoạt động nhanh hơn

+ Tăng cường độ co tim, làm cho tim hoạt động mạnh hơn

Trung khu thần kinh phó giao cảm điều hòa hoạt động của tim nằm trong

hành tủy, nhân dây số X. Các nhánh phó giao cảm tách khỏi nhân chung của dây số

X ở vùng cổ rồi chạy qua đám rối tim, đến các hạch trên tim. Phần lớn các sợi của

nhánh dây số X bên phải chạy đến hạch xoang nhĩ, một phần nhỏ chạy đến hạch

nhĩ thất. Ngược lại, phần lớn các sợi của nhánh dây số X bên trái chạy đến hạch

nhĩ thất, một phần nhỏ chạy đến hạch xoang. Ở trên tim, sợi giao cảm và phó giao

cảm đi chung với nhau.

Tác dụng của thần kinh phó giao cảm đối với tim là:

+ Giảm hưng phấn cơ tim

+ Giảm dẫn truyền hưng phấn trong tim

+ Giảm cường độ co tim

+ Giảm nhịp tim

Nếu dùng dòng điện cảm ứng kích thích trực tiếp vào dây giao cảm, trên đồ

thị ghi sẽ thấy cả tần số và biên độ co tim đều tăng. Khi kích thích vào dây phó

giao cảm, tim đập chậm lại, yếu dần và ngưng hẳn ở giai đoạn tâm trương.

1.3. Sự điều hòa thể dịch

Cơ chế tác động của thần kinh giao cảm và phó giao cảm là thông qua các

chất hóa học trung gian tại nơi nó tiếp xúc (synap) là adrenalin và acetylcholin với

cơ quan mà nó điều khiển.

Bình thường, thần kinh giao cảm và phó giao cảm đều có một trương lực

nhất định. Tác dụng sinh lí của chúng lại đối lập nhau nhằm duy trì sự hoạt động

của cơ quan luôn luôn ở thế cân bằng. Đó cũng là cơ chế tự điều hòa của các cơ

quan trong cơ thể.

Một số chất có tác dụng đối với hoạt động tim:

17


- Các chất làm tăng hoạt động tim:

+ Các catecholamin do phần tủy tuyến trên thận tiết ra như adrenalin,

noradrenalin.

+ Glucagon của tuyến tụy nội tiết

+ Thyroxin của tuyến giáp

+ Ion Ca ++

+ Sự giảm nồng độ O 2 và tăng nồng độ CO 2

- Các chất làm giảm hoạt động tim:

+ Acetylcholin

+ Ion K +

Do vậy, trong nội dịch, tỉ lệ ion Ca ++ /K + phải luôn được duy trì ổn định.

1.4. Các phản xạ tăng và giảm áp

- Phản xạ Bainbridge: đây là một phản xạ tăng áp. Các thụ quan áp lực nằm

ở vùng xoang nhĩ, giữa hai lỗ tĩnh mạch chủ trên và dưới nơi tĩnh mạch vành đổ về

tâm nhĩ. Khi máu từ tĩnh mạch về tim làm tăng áp lực tâm nhĩ, kích thích các thụ

quan này, xung hướng tâm truyền về hành tủy làm giảm trương lực trung khu phó

giao cảm đồng thời làm tăng trương lực trung khu giao cảm, dẫn đến phản xạ tăng

cường hoạt động của tim để điều hòa lượng máu về tim và thể tích tâm thu.

- Phản xạ giảm áp qua thụ quan áp lực:

Ở vùng cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh, có thụ quan áp lực.

Khi huyết áp tăng sẽ kích thích vào các thụ quan này. Từ vùng cung động mạch

chủ, xung truyền về qua nhánh Cyon của dây số X còn từ xoang động mạch cảnh

thì theo nhánh Hering của dây số IX tới hành tủy. Xung truyền ra qua dây phó giao

cảm làm giảm sự hoạt động của tim, do đó làm giảm huyết áp.

- Phản xạ tăng áp qua thụ quan hóa học:

Ở vùng cung động mạch chủ và xoang mạch cảnh, còn có các thụ quan hóa

học. Khi nồng độ O 2 trong máu giảm hoặc nồng độ CO 2 tăng sẽ kích thích vào các

thụ quan này và phản xạ tăng cường hoạt động tim xảy ra.

18


Thụ quan áp lực và thụ quan hóa học cũng còn được phân bố rải rác ở thành

các mạch máu khác.

- Phản xạ Mắt – Tim (phản xạ Aschner): Khi hồi hộp, nhịp tim tăng, có thể

ấn nhẹ ngón tay lên hai nhãn cầu vài phút để gây ra phản xạ làm giảm nhịp tim

(qua dây số V và dây số X).

- Phản xạ Ruột – Tim (phản xạ Goltz): khi kích thích cơ học tác động mạnh

vào vùng bụng (dạ dày, ruột) sẽ làm cho tim đập chậm lại hoặc ngừng (qua đám rối

thái dương và dây X).

- Các kích thích vào gân, cơ, khớp, da và các cơ quan phân tích như thị giác,

thính giác…cũng gây ra các phản xạ đối với tim mà chủ yếu là tăng cường hoạt

động, tim đập nhanh.

1.5. Vai trò của vỏ não

Phần cao nhất của hệ thần kinh cũng có ảnh hưởng đối với hoạt động của

tim và hệ tuần hoàn. Tác dụng này nhằm tăng cường sự thích nghi của cơ thể với

môi trường bên ngoài.

- Các cảm xúc sợ hãi, vui, buồn, đau đớn, tức giận,… đều có ảnh hưởng đến

tim.

- Có thể gây các phản xạ có điều kiện đối với hoạt động tim (tự làm chậm

nhịp co tim).

2. Sự điều hòa hoạt động mạch

2.1. Sự điều hòa thần kinh

Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm tham gia trực tiếp điều hòa hoạt

động hệ mạch.

- Trung khu co mạch và trung khu giãn mạch nằm ở nhiều vị trí khác nhau.

+ Trung khu co mạch nằm trong sừng xám của tủy sống và phát các dây đến

các hạch giao cảm ở dọc sống lưng. Tại phần trên và bên bút lông của hành tủy

cũng có trung khu co mạch nằm.

+ Trung khu giãn mạch: nằm ở đáy não thất thứ IV của hành tủy. Một phần

ở sừng xám đoạn tủy sống cùng nơi phát xuất dây chậu.

19


- Phản xạ co mạch: năm 1825, Claude Bernard tách dây thần kinh giao cảm

ở cổ thỏ rồi kích thích thì thấy mạch tai thỏ co lại làm cho tai tái nhợt đi. Ngưng

kích thích hoặc cắt đứt dây giao cảm, máu dồn về tai làm cho tai hồng lên.

- Phản xạ giãn mạch: kích thích dây màng nhĩ (nhánh của dây số VII) làm

giãn mạch tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi

+ Khi kích thích dây số IX làm giãn mạch tuyến nước bọt mang tai.

+ Kích thích nhánh dây số X làm giãn mạch ở các cơ quan nội tạng.

+ Kích thích dây chậu làm giãn mạch cơ quan sinh dục và trực tràng.

- Các cấu trúc khác của não bộ như hypothalamus của não trung gian, hệ

viền và vỏ não đều gửi xung xuống trung khu vận mạch ở hành tủy, tham gia điều

hòa vận mạch.

2.2.Sự điều hòa thể dịch

Một số hormon và một số yếu tố tham gia điều hòa hệ mạch:

- Các chất gây co mạch:

+ Adrenalin của phần vỏ tuyến trên thận làm co mạch, gây tăng huyết áp.

+ Renin do quản cầu thận tiết ra gây co mạch.

+ Vasopressin (ADH) được giải phóng từ thùy sau tuyến yên gây co mạch.

- Các chất gây giãn mạch:

+ Acetylcholin gây giãn mạch.

+ Bradykinin gây giãn mạch.

+ Phân áp O 2 trong máu giảm gây giãn mạch.

+ Phân áp CO 2 trong máu tăng gây giãn mạch.

+ Nhiệt độ tăng gây giãn mạch.

+ Một số sản phẩm khác của quá trình chuyển hóa như acid lactic, ion Kali,

adenin, adenosin nucleotid, histamin cũng gây giãn mạch.

2.3.Điều hoà tuần hoàn tĩnh mạch

- Điều hoà sự co:

+ Adrenalin làm co tĩnh mạch.

20


+ Histamin làm co tĩnh mạch lớn

+ Nồng độ O 2 trong máu giảm sẽ làm co các tĩnh mạch nội tạng.

- Điều hoà dãn: nồng độ O 2 giảm và CO 2 gây dãn mạch ngoại vi.

2.4. Điều hoà tuần hoàn mao mạch

- Cơ chế thần kinh: thần kinh giao cảm gây co, phó giao cảm gây giãn

Mao mạch nhạy cảm với sự thay đổi nồng độ khí O 2 , CO 2 và pH máu. Khi

nồng độ O 2 giảm và CO 2 tăng gây dãn, tăng lượng máu chảy vào mao mạch.

- Cơ chế thể dịch: adrenalin, ADH gây co, histamin, prostaglandin,

bradykinin gây dãn.

- Histamin: do các mô trong cơ thể sản xuất ra. Histamin làm tăng tính thấm

của mao mạch, gây dãn mạch và giảm huyết áp.

3. Bệnh và sai lệch về tim mạch

3.1. Sốc tuần hoàn

Sốc tuần hoàn xảy ra khi dòng máu tới các mô bị giảm hẳn. Các chấn

thương ngoài hoặc trong gây chảy máu và làm giảm khối lượng máu chảy sẽ dẫn

tới sốc giảm khối lượng. Khối lượng máu có thể bị giảm 15 – 20% huyết áp hạ

nhanh, mạch đập yếu hẳn dẫn tới phá hủy nhiều chức năng của máu gây nguy hiểm

tính mạng.

Trong sốc quá mẫn do tác động của chất độc các mạch máu bị giãn ra, máu

tụ lại trong tĩnh mạch không đổ về tim được do đó làm giảm khối lượng máu bơm

tới các cơ quan.

3.2. Huyết áp cao

Huyết áp có thể tăng cao khi lao động nặng, khi nhiệt độ cao hoặc khi ta quá

cảm xúc, nhưng khi ta nghỉ ngơi thư giãn thì huyết áp sẽ trở lại bình thường. Trong

trường hợp huyết áp giữ mãi ở mức cao là ta đã bị huyết áp cao. Trên 90% trường

hợp huyết áp cao có nhiều nguyên nhân trong đó các nguyên nhân do di truyền và

môi trường cùng phối hợp tác động. Những người bị huyết áp cao được chữa trị

21


bằng chế độ ăn giảm natri, giảm chất béo, giảm trọng lượng cơ thể, không hút

thuốc, không uống rượu, tăng cường luyện tập thể dục, tránh các stress. Nếu bằng

các liệu pháp trên mà huyết áp không giảm thì cần chữa trị bằng thuốc thích hợp.

3.3. Colesterol và xơ cứng động mạch

Hàm lượng colesterol cao trong máu có liên quan đến các bệnh tim mạch.

Khi colesterol trong huyết tương cao hơn 200mg trong 100ml huyết tương thì

colesterol sẽ tích lại thành lớp phía mặt trong động mạch gây nguy hại cho sự tuần

hoàn máu bởi vì chúng làm hẹp lòng mạch, giảm thiểu dòng máu, tăng cao huyết

áp, thành mạch giảm tính đàn hồi, gây huyết áp cao và làm hỏng lớp biểu mô thành

mạch máu dẫn đến dễ dạng tạo các cục máu vón. Các cục máu có thể nong rộng

mạch làm cho mạch bị trương phồng, hoặc tách ra trôi theo mạch đến các mạch

máu bé gây ra hiện tượng tắc mạch làm ngưng trệ dòng máu và dẫn tới đột quỵ khi

xảy ra ở động mạch não hoặc động mạch vành tim.

Xơ cứng động mạch là trường hợp vừa có tích lũy colesterol vừa giảm độ

đàn hồi của mạch. Thường lệ thì xơ cứng động mạch phát triển theo tuổi già nhưng

thật ra nó bắt đầu từ tuổi trẻ và phát triển từ từ cho tới suốt cuộc đời. Từ tuổi 30 đã

có nhiều người có biểu hiện xơ cứng động mạch trong đó nhân tố di truyền, hàm

lượng colesterol trong máu cao, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường, chế độ ăn quá

nhiều colesterol, nghiện thuốc,… là nguyên nhân.

3.4. Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim thể hiện khi dòng máu nuôi tim đột nhiên bị ngưng trệ.

Thiếu O 2 cơ tim sẽ chết, tim không đủ sức đẩy máu đi nuôi cơ thể. Nguyên nhân là

các động mạch vành tim tích lũy các lớp coleserol trở nên xơ cứng, tắc nghẽn

không cung cấp đủ máu nuôi cơ tim. Khi bị xơ cứng động mạch vành tim khi lao

động quá căng thẳng hoặc quá xúc cảm thường dẫn tới nhồi máu cơ tim thể hiện

đau thắt vùng ngực, cánh tay, cổ, hàm và đột tử. Để phòng tránh nhồi máu cơ tim

và đột tử phải dùng thuốc nitroglixerin có tác dụng làm giãn mạch vành tim, hoặc

dùng ống thông vào mạch vành để nong rộng mạch vành hoặc phẫu thuật cấy ghép

tĩnh mạch lấy từ đoạn tĩnh mạch chân ghép vào mạch vành tim.

22


C. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TỪ HỆ THỐNG KIẾN THỨC

CỐT LÕI VỀ TIM MẠCH

I. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG TRIỂN NĂNG

LỰC TỰ HỌC

1. Hoạt động dạy học 1: Cấu tạo và hoạt động của tim

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Trình chiếu hình 7

Bước 1: Quan sát hình 7

Bước 2:

Nhóm 1: quan sát và trình bày các

thành phần cấu tạo của tim.

Nhóm 2: quan sát và trình bày hoạt

động và chức năng của các

van tim.

Nhóm 3: quan sát và trình bày hoạt

động và chức năng của các bộ

Hình 7 – Cấu tạo tim

phận khác của tim.

Bước 2: Các em hãy quan sát hình vẽ và

Nhóm 4: quan sát và nhận xét và

cho biết tim được cấu tạo gồm những

đánh giá kết quả của các

bộ phận nào; các bộ phận giữ vai trò

nhóm trên.

chức năng hoạt động như thế nào?

Bước 3: Học sinh trình bày

Bước 3: tổ chức cho học sinh tìm hiểu,

thảo luận. Tùy vào đối tượng học sinh

giáo viên có thể nêu các câu hỏi mang

tính định hướng và gợi mở.

Bước 4: nhận xét, đánh giá và điều chỉnh

(nếu có) kết quả học tập của học sinh.

Hệ thống câu hỏi gợi mở của họat động 1

Giáo viên: Phân tích cấu tạo của cơ tim phù hợp với chức năng?

Gợi ý trả lời:

23


Cơ tim có cấu tạo giống cơ vân nên co bóp khoẻ đẩy máu vào động

mạch.

- Mô cơ tim là mô được biệt hoá, bao gồm các tế bào cơ tim phân nhánh và

nối với nhau bởi các đĩa nối tạo nên một mạng lưới liên kết với nhau dày đặc

xung thần kinh truyền qua tế bào nhanh, làm cho tim hoạt động theo quy luật “tất

cả hoặc không có gì”.

- Các tế bào cơ tim có giai đoạn trơ tuyệt đối dài đảm bảo cho các tế bào cơ

tim có một giai đoạn nghỉ nhất định để hồi sức co cho nhịp co tiếp theo làm

cho tim hoạt động suốt đời.

- Trong tế bào cơ tim có sắc tố miôglôbin có khả năng dự trữ O 2 cung cấp

cho hoạt động của tim khi lượng O 2 do máu cung cấp bị thiếu.

Giáo viên: Hãy giải thích tại sao hai nửa quả tim của người có cấu tạo

không giống nhau ở các buồng tim làm mất sự đối xứng?

Gợi ý trả lời:

Cấu tạo của hai nửa quả tim không đối xứng do:

- Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến hai lá phổi rồi trở về

tâm nhĩ trái của tim. Đoạn đường này tương đối ngắn nên áp lực đẩy máu của

tâm thất phải không cao chỉ khoảng 30mmHg, do đó thành tâm thất phải tương

đối mỏng.

- Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong

cơ thể. Đoạn đường này dài, cần một áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái

(khoảng 120mmHg), do đó thành tâm thất rất dày.

- Do cấu tạo không cân xứng giữa hai nửa quả tim, nhất là giữa hai tâm thất

nên khi tâm thất phải co làm cho tim vặn sang bên trái, hiện tượng này làm mất

sự cân xứng giữa hai nửa tim.

Giáo viên:

a. Cấu tạo của tim ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng máu đi nuôi cơ

24


thể?

b. Ở người, tim của một thai nhi có một lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất

phải. Trong một số trường hợp lỗ này không khép kín hoàn toàn trước khi sinh.

Nếu lỗ này đã không được phẫu thuật sửa lại thì nó ảnh hưởng tới nồng độ O 2

máu đi vào tuần hoàn hệ thống của tim như thế nào?

c. Nhân dân ta thường nói: “ Khớp đớp tim”. Em hãy giải thích cơ sở khoa

học của câu nói trên?

Gợi ý trả lời:

a.Cấu tạo của tim ảnh hưởng đến chất lượng máu: tim 3 ngăn ở lưỡng cư

máu pha nhiều, tim 3 ngăn một vách hụt ở bò sát máu pha ít, tim 4 ngăn ở

chim và thú máu không pha.

b.Nếu không được phẫu thuật sửa lại thì tim của em bé có lỗ giữa tâm thất

trái và tâm thất phải dẫn đến nồng độ O 2 trong máu đi vào tuần hoàn hệ thống có

thể thấp hơn bình thường vì một số máu thiếu O 2 qua tĩnh mạch trở về tâm thất

phải đã pha trộn với máu giàu O 2 ở tâm thất trái.

c.

- Vi khuẩn gây bệnh khớp có bản chất là mucoprotein.

- Chất bao ngoài van tim cũng có bản chất là mucosprotein.

- Ở những người bị bệnh khớp, khi cơ thể sản xuất kháng thể tấn công vi

khuẩn sẽ gây ảnh hưởng tới van tim, làm cho tim suy yếu (gây bệnh tự miễn).

Giáo viên: Trình bày sự hoạt động của của các van tim và chiều dịch

chuyển của dòng máu qua tim trong một chu kỳ tim?

Gợi ý trả lời:

Tâm nhĩ co Tâm nhĩ giãn Tâm thất co Tâm thất giãn

1. Thời gian 0,1s 0,7s 0,3s 0,4s

2. Van nhĩ

thất (cả van

2 lá và 3 lá)

Mở Mở Đóng Đóng

25


3.Van bán

nguyệt (cả

2 van)

3.Di chuyển

của máu

hoàn?

Giáo viên:

Đóng Đóng Mở Mở

- Máu từ tâm

nhĩ trái

chuyển xuống

tấm thất trái

- Máu từ tâm

nhĩ phải

chuyển xuống

tấm thất phải

- Máu từ xoang

tĩnh mạch chảy

vào tâm nhĩ

phải

- Máu từ tĩnh

mạch phổi

chảy vào tâm

nhĩ trái

26

- Máu từ tâm

thất trái được

tống vào động

mạch chủ.

- Máu từ tâm

thất phải được

tống vào động

mạch phổi.

- Máu từ tâm

nhĩ trái

chuyển xuống

tấm thất trái

- Máu từ tâm

nhĩ phải

chuyển xuống

tấm thất phải

a. Ở người khi van nhĩ thất hở ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tuần

b. Tại sao nút nhĩ – thất làm chậm sự truyền đạt xung điện từ nút xoang nhĩ

tới các tâm thất lại là vấn đề quan trọng?

Gợi ý trả lời:

a. Van nhĩ thất là van giữa tâm nhĩ và tâm thất. Nếu van bị hở khi tim co

bóp van này sẽ đóng không chặt một lượng máu nhỏ trở lên tâm nhĩ. Áp lực tim

yếu làm áp lực máu lên động mạch yếu, lưu lượng ít huyết áp giảm, vận tốc máu

chậm

b. Xung chậm khoảng 0,1 giây trước khi lan tỏa tiếp tới thành tâm thất. Sự

chậm lại này cho phép tâm nhĩ tống hết máu hoàn toàn trước khi tâm thất co

Câu 6. Nghiên cứu hoạt động tim của một người thanh niên cho thấy thời

gian tâm nhĩ co là 0,1s; thời gian tâm thất co là 0,3s; kì giãn chung là 0,4s; thể

tích tâm thu là 70ml. Tính lưu lượng tim của người thanh niên trên?

Gợi ý trả lời:

- Công thức tính lưu lượng tim là: Q = Q s × fc

Trong đó: Q là lưu lượng tim. Q s là thể tích tâm thu

fc là tần số co tim (số chu kỳ/phút)


Ta có:

- Chu kỳ tim (fc) = 60 : 0,8 = 75 nhịp/phút

- Lưu lượng tim là: Q = 70 × 75 = 5250 ml/phút.

Câu 7. Một bệnh nhân có lượng oxi tiêu thụ trong một phút là 250 ml, hàm

lượng oxi trong máu động mạch là 19 mol/100ml máu và trong tĩnh mạch là 14,5

ml/100 ml máu. Xác định lưu lượng tim của người đó?

Gợi ý trả lời:

Lưu lượng tim của người đó = (250ml x 100ml)/(19ml - 14,5ml) x 1000 =

5.555l/phút.

Câu 8. Ở một người khỏe mạnh, thể tích tâm thu là 70 ml, nhịp tim là 75

lần/phút. Cứ 100 ml máu thì vận chuyển được 20 ml oxi. Khi nghỉ ngơi, tim của

người này sẽ bơm được bao nhiêu lít oxi đi cung cấp cho các cơ quan trong cơ

thể trong vòng 5 phút?

Gợi ý trả lời:

Lượng oxi bơm được trong 5 phút = [(70 x 75 x 20)/100] x 5 = 5,25 lít.

Giáo viên: So với người bình thường, khi nghỉ ngơi vận động viên thể thao

có nhịp tim và lưu lượng tim như thế nào? Tại sao?

Gợi ý trả lời: Nhịp tim giảm, lưu lượng tim vẫn như bình thường.

Giải thích: Cơ tim của vận động viên khỏe hơn nên thể tích tâm thu tăng.

Nhờ thể tích tâm thu tăng nên nhịp tim giảm đi vẫn đảm bảo được lưu lượng tim,

đảm bảo lượng máu cung cấp cho các cơ quan

Giáo viên:

a. Tại sao van nhĩ thất trong tim chỉ cho máu đi theo một chiều?

b. Vị trí của van 2 lá và 3 lá ở tim thú liên quan như thế nào đến chức năng

của chúng?

Gợi ý trả lời:

27


a. Van nhĩ thất trong tim chỉ cho máu đi theo một chiều vì:

- Khi tâm thất co, áp lực trong tâm thất tăng làm đóng van nhĩ thất. Van nhĩ

thất không bị đẩy lên tâm nhĩ là do có các dây chằng trong tâm thất giữ chặt.

Máu không đi ngược lên tâm nhĩ được.

- Khi tâm thất giãn, áp lực trong tâm thất thấp hơn áp lực trong tâm nhĩ nên

dây chằng tim co lại làm van nhĩ thất mở ra, máu đi từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

b. Vị trí của van 2 lá và 3 lá ở tim thú liên quan đến chức năng:

- Van 3 lá nằm phía của tim. Khả năng chịu áp lực khi đóng thấp phù hợp

với áp lực thấp khi tâm thất phải co.

- Van 2 lá nằm phía trái tim. Khả năng chịu áp lực khi đóng cao thấp phù

hợp với áp lực cao khi tâm thất trái co.

2. Hoạt động dạy học 2: Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

Bước 1: Trình chiếu hình 8

Hình 8 – Cấu tạo hệ mạch

Bước 2: Các em hãy quan sát hình vẽ và

cho biết, hệ mạch được cấu tạo và giữ

vai trò chức năng hoạt động như thế

nào?

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Quan sát hình 8

Bước 2: quan sát, thảo luận và trình

bày vào bản báo cáo chung

Nhóm 1: cấu tạo và hoạt động của

động mạch.

Nhóm 2: cấu tạo và hoạt động của

tĩnh mạch.

Nhóm 3: cấu tạo và hoạt động của

mao mạch.

Nhóm 4: quan sát và nhận xét và

đánh giá kết quả của các

nhóm trên.

Bước 3: Học sinh trình bày trên

28


Bước 3: tổ chức cho học sinh tìm hiểu, bảng

thảo luận. Tùy vào đối tượng học sinh

giáo viên có thể nêu các câu hỏi mang

tính định hướng và gợi mở.

Bước 4: nhận xét, đánh giá và điều chỉnh

(nếu có) kết quả học tập của học sinh.

Hệ thống câu hỏi gợi mở của họat động 2

Giáo viên: Nêu định nghĩa và nguyên nhân của mạch đập?

Gợi ý trả lời:

- Định nghĩa mạch đập: Là áp lực của máu tác động không đều lên thành

động mạch.

- Nguyên nhân của mạch đập: Do hoạt động bơm máu của tim và sự đàn hồi

của thành động mạch (tim co mạch dãn, tim dãn mạch co lại....) Quá trình co dãn

của thành mạch tạo thành làn sóng qua các phần mạch khác nhau.

Giáo viên: Sóng mạch là gì? Vì sao sóng mạch chỉ có ở động mạch mà

không có ở tĩnh mạch?

Gợi ý trả lời:

- Sóng mạch: nhờ thành động mạch có tính đàn hồi và sự co dãn của gốc chủ

động mạch (mỗi khi tâm thất co tống máu vào) sẽ được truyền đi dưới dạng sóng

gọi là sóng mạch.

- Sóng mạch còn gọi là mạch đập, phản ánh đúng hoạt động của tim. Sóng

mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch vì động mạch có nhiều sợi

đàn hồi còn tĩnh mạch thì ít sợi đàn hồi hơn.

Giáo viên: Động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch lại có van,

giải thích tại sao?

Gợi ý trả lời: Tĩnh mạch phần dưới cơ thể có van: do huyết áp trong tĩnh

mạch thâp, máu có xu hướng rơi xuống phía dưới. Van tĩnh mạch ngăn không

29


cho máu xuống phía dưới, chỉ cho máu đi theo một chiều về phía tim. Huyết áp

trong động mạch cao làm cho máu chảy trong mạch nên không cần van.

Giáo viên: Nêu đặc điểm, vị trí động mạch vành tim?

Gợi ý trả lời:

- Động mạch vành xuất phát từ gốc động mạch chủ, ngay trên van bán

nguyệt.

- Động mạch vành trái cung cấp máu cho tim trái (phía trước), động mạch

phải cung cấp máu cho tim phải và phía sau thất trái.

- Động mạch vành lớn nằm nổi trên bề mặt tim, động mạch vành nhỏ nằm

xuyên trong các khối cơ tim , sau đó phân nhánh hơn nữa mao mạch bao quanh

sợi cơ tim.

- Động mạch vành giúp mang máu đến nuôi dưỡng lấy sản phẩm trao đổi

tĩnh mạch vành về tâm nhĩ phải.

Giáo viên:

a. Một người trưởng thành có tần số tim là 75 nhịp/phút, thể tích tâm thu là

70ml. Sau một thời gian dài luyện tập thể thao, tần số tim của người đó là 60

nhịp/phút. Hãy xác định thời gian một chu kì tim, thời gian hoạt động và thời

gian nghỉ của tim trong 1 phút trong hai trường hợp (trước và sau luyện tập thể

thao).

b. Để tăng lưu lượng tim thì tăng nhịp tim hay tăng thể tích tâm thu có lợi

cho cơ thể hơn?

Gợi ý trả lời:

a.

- Khi chưa luyện tập thể thao:

+ Thời gian 1 chu kì tim: 60 : 75 = 0,8 (giây)

+ Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 (giây)

30


+ Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 (giây)

- Sau khi luyện tập thể thao:

+ Thời gian 1 chu kì tim: 60 : 60 = 1 (giây)

+ Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 60 = 24 (giây)

+ Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 60 - 24 = 36(giây)

b. Tăng thể tích tâm thu có lợi hơn.

- Nếu tăng nhịp tim, thời gian nghỉ của tim giảm → tim chóng mệt, dễ dẫn

đến suy tim.

Giáo viên: Giải thích tại sao huyết áp ở mao mạch phổi rất thấp (khoảng

10mmHg) nhỏ hơn huyết áp ở mao mạch các mô khác?

Gợi ý trả lời:

Huyết áp ở mao mạch phổi rất thấp (khoảng 10mmHg) nhỏ hơn huyết áp ở

mao mạch các mô khác vì:

- Do cấu tạo thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải

- Lượng máu bơm ra từ 2 tâm thất là như nhau

- Thành động mạch chủ dày hơn thành động mach phổi

- Áp lực cần thiết giữ cho máu chảy trong vòng tuần hoàn phổi khoảng 30

mmHg trong khi đó trong vòng tuần hoàn lớn khoảng 120 mmHg.

Giáo viên: Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng?

Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là

luôn có máu chảy qua?

Gợi ý trả lời:

- Đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng:

+ Mao mạch có đường kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế bào hồng cầu di

chuyển theo một hang nhằm tối đa hóa việc trao đổi các chất với dịch mô.

31


+ Mao mạch chỉ được cấu tạo tử một lớp tế bào không xếp sít nhau nhằm

giúp cho 1 số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao mạch nhằm thực

hiện chức năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể.

- Giải thích bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn

có máu chảy qua:

Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn nhưng chỉ cần khoảng 5%

số mao mạch có máu lưu thông là đủ, số còn lại có tác dụng điều tiết lượng máu

đến các cơ quan khác nhau theo các nhu cầu sinh lý của cơ thể nhờ cơ vòng ở

đầu các động mạch máu nhỏ trước khi tới mao mạch .

Giáo viên: Động mạch có những đặc tính sinh lý giúp nó thực hiện tốt

nhiệm vụ của mình?

Gợi ý trả lời:

Động mạch có những đặc tính sinh lý:

- Tính đàn hồi: Động mạch đàn hồi, dãn rộng ra khi tim co đẩy máu vào

động mạch. Động mạch co lại khi tim dãn.

+ Khi tim co đẩy máu vào động mạch, tạo cho động mạch 1 thế năng. Khi

tim dãn, nhờ tính đàn hồi động mạch co lại, thế năng của động mạch chuyển

thành động năng đẩy máu chảy tiếp.

+ Nhờ tính đàn hồi của động mạch mà máu chảy trong mạch thành dòng liên

tục mặc dù tim chỉ bơm máu vào động mạch thành từng đợt.

+ Động mạch lớn có tính đàn hồi cao hơn động mạch nhỏ do thành mạch có

nhiều sợi đàn hồi hơn.

- Tính co thắt: Là khả năng co lại của mạch máu.

+ Khi động mạch co thắt, lòng mạch hẹp lại làm giảm lượng máu đi qua.

Nhờ đặc tính này mà mạch máu có thể thay đổi tiết diện, điều hòa được lượng

máu đến các cơ quan.

32


+ Động mạch nhỏ có nhiều sợi cơ trơn ở thành mạch nên có tính co thắt cao.

Giáo viên: Trình bày sự vận chuyển của máu trong động mạch, tĩnh mạch và

mao mạch?

Gợi ý trả lời:

- Động mạch: Máu chảy giữa dòng và ở cạnh thành mạch máu, hồng cầu di

chuyển nhanh. Chiều máu chảy theo chiều phân nhánh và máu có màu đỏ tươi.

- Tĩnh mạch: Hồng cầu di chuyển chậm và ở cạnh thành mạch không thấy.

Chiều máu chảy theo hướng tập trung và máu có màu nhạt hơn (ngả về màu da

cam).

- Mao mạch: Hồng cầu di chuyển theo hàng một, tế bào hồng cầu có màu rất

nhạt, một vài mao mạch nằm giữa 2 đầu thông với mao mạch khác nên có lúc

hồng cầu dừng lại hoặc đổi chiều một quãng rồi mới chảy xuôi chiều.

3. Hoạt động dạy học 3: Sự điều hòa tim mạch

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh

nghiên cứu tài liệu phần “Sự điều hòa tim

mạch”.

Bước 2: Các em hãy cho biết cơ chế điều

hòa tim mạch như thế nào? Hãy kể tên và

nêu triệu chứng một số bệnh liên quan

đến tim mạch?

Bước 3: tổ chức cho học sinh tìm hiểu, thảo

luận. Tùy vào đối tượng học sinh giáo

viên có thể nêu các câu hỏi mang tính

định hướng và gợi mở.

Bước 4: nhận xét, đánh giá và điều chỉnh

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu

Bước 2: thảo luận và trình bày

vào bản báo cáo chung

Nhóm 1: Sự điều hòa hoạt động

của tim, mạch.

Nhóm 2: nhận xét và đánh giá kết

quả của các nhóm 1.

Nhóm 3: kể tên và nêu đặc điểm

(triệu chứng) một số bệnh

về tim mạch

Nhóm 4: nhận xét và đánh giá kết

quả của nhóm 2.

33


(nếu có) kết quả học tập của học sinh.

Hệ thống câu hỏi gợi mở của họat động 3

Giáo viên:

a. Cấu tạo của tim ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng máu đi nuôi cơ

thể?

b. Ở người, tim của một thai nhi có một lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải.

Trong một số trường hợp lỗ này không khép kín hoàn toàn trước khi sinh. Nếu lỗ

này đã không được phẫu thuật sửa lại thì nó ảnh hưởng tới nồng độ O 2 máu đi

vào tuần hoàn hệ thống của tim như thế nào?

c.Nhân dân ta thường nói: “ Khớp đớp tim”. Em hãy giải thích cơ sở khoa

học của câu nói trên?

Gợi ý trả lời:

a. Cấu tạo của tim ảnh hưởng đến chất lượng máu: tim 3 ngăn ở lưỡng cư

máu pha nhiều, tim 3 ngăn một vách hụt ở bò sát máu pha ít, tim 4 ngăn ở

chim và thú máu không pha.

b. Nếu không được phẫu thuật sửa lại thì tim của em bé có lỗ giữa tâm thất

trái và tâm thất phải dẫn đến nồng độ O 2 trong máu đi vào tuần hoàn hệ thống có

thể thấp hơn bình thường vì một số máu thiếu O 2 qua tĩnh mạch trở về tâm thất

phải đã pha trộn với máu giàu O 2 ở tâm thất trái.

c.

- Vi khuẩn gây bệnh khớp có bản chất là mucoprotein.

- Chất bao ngoài van tim cũng có bản chất là mucosprotein.

- Ở những người bị bệnh khớp, khi cơ thể sản xuất kháng thể tấn công vi

khuẩn sẽ gây ảnh hưởng tới van tim, làm cho tim suy yếu (gây bệnh tự miễn).

Giáo viên:

a. Ở người khi van nhĩ thất hở ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tuần

34


hoàn?

b. Tại sao nút nhĩ – thất làm chậm sự truyền đạt xung điện từ nút xoang nhĩ

tới các tâm thất lại là vấn đề quan trọng?

Gợi ý trả lời:

a. Van nhĩ thất là van giữa tâm nhĩ và tâm thất. Nếu van bị hở khi tim co bóp

van này sẽ đóng không chặt một lượng máu nhỏ trở lên tâm nhĩ. Áp lực tim yếu

làm áp lực máu lên động mạch yếu, lưu lượng ít huyết áp giảm, vận tốc máu

chậm

b. Xung chậm khoảng 0,1 giây trước khi lan tỏa tiếp tới thành tâm thất. Sự

chậm lại này cho phép tâm nhĩ tống hết máu hoàn toàn trước khi tâm thất co

Giáo viên: Ở một người khỏe mạnh, thể tích tâm thu là 70 ml, nhịp tim là 75

lần/phút. Cứ 100 ml máu thì vận chuyển được 20 ml oxi. Khi nghỉ ngơi, tim của

người này sẽ bơm được bao nhiêu lít oxi đi cung cấp cho các cơ quan trong cơ

thể trong vòng 5 phút?

Gợi ý trả lời:

Lượng oxi bơm được trong 5 phút = [(70 x 75 x 20)/100] x 5 = 5,25 lít.

Giáo viên: Khi nghiên cứu sự vận chuyển máu trong hệ mạch, người ta vẽ

được đồ thị về mối quan hệ giữa huyết áp, vận tốc máu và đường kính chung của

A

B

C

hệ mạch như sau:

a b c

35


Xác định các đường cong A,B,C trên đồ thị và các đoạn a,b,c trên trục hoành

biểu thị gì? Giải thích sự thay đổi trong các đường cong đó?

Gợi ý trả lời:

- Xác định các đường cong:

A: đồ thị biểu diễn huyết áp

B: đồ thị biểu diễn vận tốc máu

C: tương quan nghịch với tiết diện các mạch

a: động mạch

b: mao mạch

c: tĩnh mạch

- Giải thích sự thay đổi trong các đường cong:

Huyết áp giảm dần từ động mạch mao mạch tĩnh mạch do ma sát:

+ Giữa máu với thành mạch

+ Giữa các phân tử máu với nhau

Vận tốc máu:

+ Nhanh nhất ở động mạch. Tác dụng: đưa máu kịp thời đến các cơ quan,

chuyển nhanh các sản phẩm của hoạt động tế bào đến các nơi cần hoặc đến cơ

quan bài tiết.

+ Chậm nhất ở mao mạch. Tác dụng: tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất

với tế bào.

Vận tốc máu phụ thuộc:

+Tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.(tiết diện nhỏ và

chênh lệch huyết áp lớn → máu chảy nhanh và ngược lại.)

+ Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.

Giáo viên: Khi truyền một lượng lớn dung dịch sinh lí theo đường tĩnh mạch

ở người thì mạch đập mạnh lên. Tại sao?

Gợi ý trả lời:

Khi truyền một lượng lớn dung dịch sinh lí theo đường tĩnh mạch ở người thì

36


mạch đập mạnh lên vì tiếp dịch sinh lí theo đường tĩnh mạch làm tăng lượng máu

về tim, gây tăng áp lực ở tâm nhĩ phải.

Thụ thể áp lực ở tâm nhĩ phải gửi thông tin về trung khu điều hòa tim mạch.

Từ đây xung thần kinh theo dây giao cảm đến tim làm tim đập nhanh và mạnh

lên dẫn đến mạch đập mạnh lên.

37


II. CÂU HỎI - BÀI TẬP TỰ HỌC

Câu 1. Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ

động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên, đối với cơ tim thì

ngược lại, nó nhận được nhiều máu hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít máu hơn

khi tâm thất co. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?

Câu 2. Kiểm tra huyết áp của một người phụ nữ thấy huyết áp ở tâm thất trái

lúc tâm thất co là 170mmHg, huyết áp ở động mạch chủ khi tâm thất co là

110mmHg. Qua kiểm tra sơ bộ phát hiện người phụ nữ này bị bất thường về van

tim. Hãy cho biết bất thường đó là gì? Giải thích?

Câu 3. Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở

van nhĩ thất (van nhĩ thất đóng không kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim có thay

đổi không? Giải thích?

Câu 4. Nếu sử dụng một tác nhân kích thích tới ngưỡng kích thích vào giai

đoạn cơ tim đang co và giai đoạn cơ tim đang giãn. Ở mỗi giai đoạn nêu trên, cơ

tim sẽ phản ứng lại kích thích đó như thế nào? Nêu ý nghĩa sinh học của hiện

tượng trên?

Câu 5. Sự thay đổi của tuần hoàn máu và hậu quả của sự thay đổi đó trong

các trường hợp:

a. Van ba lá bị hẹp?

b. Van ba lá bị hở?

c. Van hai lá bị hẹp?

Câu 6. Cho biết sự tuần hoàn của máu sẽ thay đổi như thế nào và gây hậu

quả gì cho cơ thể con người trong mỗi trường hợp sau:

a. Van bán nguyệt giữa tâm thất trái và động mạch chủ bị hẹp?

b. Van bán nguyệt giữa tâm thất trái và động mạch chủ bị hở?

Câu 7. Ở một bệnh nhân, khi tâm thất giãn thì áp lực trong tâm nhĩ trái là 20

mmHg và trong tâm thất trái là 5 mmHg. Giải thích?

Câu 8. Một bệnh nhân bị hở van tim hai lá. Hãy cho biết:

- Nhịp tim của bệnh nhân đó có thay đổi không? Tại sao?

- Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim (thể tích tâm

thu) có thay đổi không? Tại sao?

- Huyết áp động mạch có thay đổi không? Tại sao?

- Tim của bệnh nhân trên bị ảnh hưởng như thế nào?

Câu 9. Một loài cá thuộc họ Channichthyidae sống ở vùng cực Trái Đất,

nhiệt độ nước quanh năm là -1,9 o C và nước giàu oxi. Loài cá này không có

38


hemoglobin và mioglobin (vì vậy chúng còn được gọi là cá máu trắng) nên đã có

một số điều chỉnh cốt lõi giúp chúng thích nghi với điều kiện sống trong nước lạnh.

a. Hãy dự đoán có những điều chỉnh nào về lượng máu tuần hoàn, đường

kính các mạch máu nhỏ và kích thước tim so với các loài cá có cùng kích cỡ khác

không sống ở vùng cực Trái Đất. Những điều chỉnh đó có tác dụng gì?

b. Tại sao loài cá này có tốc độ chuyển hóa thấp và máu hòa tan nhiều oxi?

Câu 10.

a. Một bệnh nhân bị đau ngực đi khám bệnh, kết quả đo hoạt động tim mạch

cho thấy lúc tim co đẩy máu lên động mạch chủ, có sự giãn rộng độ cách biệt của

huyết áp: huyết áp tâm trương giảm rõ, huyết áp tâm thu tăng. Khả năng người này

bị bệnh gì ở tim? Giải thích?

b. Thực hiện thí nghiệm sau:

Bước 1: Tách một đoạn mạch máu nhỏ từ động vật và đưa vào dung dịch có

axetincolin, kết quả cho thấy mạch máu đó giãn rộng ra.

Bước 1: Loại bỏ lớp tế bào lót mạch máu (lớp nội mạc), rồi cho đoạn mạch

đó vào dung dịch có axetincolin thì thấy mạch máu không giãn rộng ra nữa. Tại

sao?

Câu 11. Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu dẫn đến

huyết áp giảm. Hãy cho biết cơ chế sinh lí chủ yếu làm tăng huyết áp trở lại?

Câu 12. Khi truyền một lượng lớn dung dịch sinh lí theo đường tĩnh mạch ở

người thì mạch đập mạnh lên. Tại sao?

Câu 13. Các động lực gây nên sự chuyển động của máu trong vòng tuần

hoàn? Động lực này của người tập luyện thể thao thường xuyên khác với người

bình thường như thế nào?

Câu 14. Ở người, tim của một thai nhi có một lỗ giữa tâm thất trái và tâm

thất phải. Trong một số trường hợp lỗ này không khép kín hoàn toàn trước khi sinh.

Nếu lỗ này đã không được phẫu thuật sửa lại thì nó ảnh hưởng tới nồng độ O 2 máu

đi vào tuần hoàn hệ thống của tim như thế nào?

Câu 15. Đặc điểm tuần hoàn máu của thai nhi có gì khác với trẻ em bình

thường sau khi được sinh ra?

đây

Câu 16. Hãy chọn một phương án đúng nhất trong các phương án trả lời sau

1. Tăng áp lực trong tâm thất của tim ở động vật có vú dẫn đến việc:

A. đóng tất cả các van tim B. đóng các van bán nguyệt

C. mở van hai là và ba lá D. mở các van bán nguyệt

39


2. Sau khi luyện tập thể dục thể thao một cách tích cực, huyết tương của máu

chảy trong loại mạch nào sau đây sẽ chứa nhiều ion bicacbonat nhất?

chim

A. Tĩnh mạch phổi B. Tĩnh mạch chủ

C. Động mạch cửa gan D. Động mạch thận

3. Từ tâm nhĩ phải sang tâm thát phải của tim, máu phải đi qua

A. van động mạch phổi B. van 3 lá

C. van 2 lá D. van động mạch chủ

4. Sợi đàn hồi trong thành động mạch chủ có tác dụng:

A. điều hòa dung lượng máu chảy trong mạch

B. làm cho dòng máu chảy liên tục

C. làm cho máu chảy mạnh và nhanh hơn

D. làm tăng huyết áp khi tim bơm máu vào động mạch

5. Cơ tim không co cứng vì nó có:

A. hệ dẫn truyền tự động B. thời gian trơ tuyệt đối dài

C. xi náp điện D. hô hấp hiếu khí

6. Thành của mạch máu nào chỉ có một lớp tế bào?

A. Động mạch lớn B. Động mạch nhỏ

C. Tĩnh mạch D. Mao mạch

7. Trong các câu sau, câu nào sai

Bình thường trong cơ thể, máu chảy theo chiều:

A. từ tĩnh mạch về tâm nhĩ B. từ tâm nhĩ xuống tâm thất

C. từ tâm thất vào động mạch D. từ động mạch về tâm nhĩ

8. Máu chảy trong động mạch nhờ yếu tố nào?

A. Sức đẩy của tim B. Tác dụng của trọng lực

C. Sức hút của lồng ngực D.Tác dụng của các van tổ

9. Cơ tim có đặc điểm nào?

A. Nguyên sinh chất có vân ngang B. Nhân nằm giữa sợi cơ

C. Giữa các sợi cơ có cầu nối D. Cả ba đặc điểm trên

10. Các số đo sau đây thu được từ một bệnh nhân nam:

Nhịp tim = 70 lần/phút

40


Tĩnh mạch phổi chứa 0,24 ml O 2 /ml

Động mạch phổi chứa 0,16 ml O 2 /ml

Lượng oxi tiêu thụ bởi toàn cơ thể = 500 ml/phút

Lưu lượng máu do tim bệnh nhân đó tạo ra là bao nhiêu?

A. 1,65 lít/phút B. 4,55 lít/phút C. 5,0 lít/phút D. 6,25 lít/phút

11. Phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Tất cả các tĩnh mạch mang máu chảy về tim

B. Tất cả các tĩnh mạch mang máu bão hòa oxi

C. Tất cả các tĩnh mạch mang máu đã khử oxi

D. Các động mạch lớn hơn các tĩnh mạch tương ứng

12. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng:

A. Tĩnh mạch có đường kính lớn hơn động mạch tương ứng.

B. Do mao mạch có tiết diện nhỏ nên tốc độ máu chảy trong mao mạch cao

hơn các mạch máu khác.

C. Thành động mạch có tính đàn hồi giúp cho máu chảy thành dòng liên tục.

D. Tĩnh mạch chứa nhiều máu hơn so với các loại mạch máu khác.

D. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Trên cơ sở xây dựng hệ thống kiến thức cốt lõi về “Tim Mạch”, việc thực

hiện dạy học cho nhóm đối tượng học sinh khá giỏi trở nên dễ hơn, tạo được hứng

thú và ham mê môn sinh học được tăng lên; công tác dạy bồi dưỡng học sinh dự thi

học sinh giỏi môn Sinh học cấp THPT ở các trường áp dụng đã đạt được một số

kết quả đáng ghi nhận, các em rất hứng thú, tìm ra được phương pháp nghiên cứu,

chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức ở các phân môn khác nhau như: di truyền, sinh lí

thực vật, sinh lí động vật, vi sinh, tế bào, đồng thời tìm được mối quan hệ móc xích

giữa các phân môn, vận dụng được các kiến thức lí thuyết vào lí giải các quá trình

sinh lí của cơ thể sống, có kinh nghiệm tự đặt câu hỏi và tìm câu trả lời với mọi

vấn đề của Sinh học. Các em học sinh đội tuyển có khả năng tham dự tốt các kỳ thi

học sinh giỏi môn Sinh học cấp THPT, cụ thể đã đạt được:

Đơn vị

Năm học

2015-2016 2016-2017 2017-2018

Điểm

TB

Xếp

thứ

Điểm

TB

Xếp

thứ

Điểm

TB

THPT Diễn Châu 2 10,67 41 11,67 32 14,7

THPT Diễn Châu 3 12,58 19 10,67 46 16,04

THPT Đô Lương 1 12,25 23 13,92 6 17,33

41

Xếp

thứ

Không

xếp

thứ


THPT Đô Lương 4 10,88 36 13,51 8 15,37

42


Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Kiến thức về sinh lí động vật nói chung, chuyên đề Tim Mạch nói riêng rất

phong phú, phức tạp, có mối liên quan chặt chẽ giữa giải phẫu và sinh lí với thực

tiễn sức khỏe con người. Do vậy người học gặp khó khăn trong việc tự lĩnh hội nội

dung cốt lõi và vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tiễn.

Việc xây dựng hệ thống kiến thức cốt lõi về tim mạch đã giúp cho học sinh

nâng cao năng lực tự học, hình thành khả năng tư duy sáng tạo trong việc sử dụng

tài liệu chuyên đề tham khảo, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn. Qua đó học

sinh học sinh đã tiếp cận được với phương pháp tự phân tích, giải thích, chứng

minh, tổng hợp, khái quát hoá những vấn đề được trình bày trong tài liệu sách giáo

khoa và tài liệu tham khảo, vận dụng ở mức độ cao trong giải quyết các vấn đề

thực tiễn. Tăng hứng thú và niềm yêu thích với các môn học đặc biệt là Sinh họ,

làm quen và có thể nghiên cứu khoa học ở mức độ phù hợp với trình độ nhận thức.

Bằng cách xây dựng hệ thống kiến thức cốt lõi về tim mạch trong quá trình

bồi dưỡng đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học cấp THPT, tôi đã

có thể đánh giá được năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết

vấn đề, năng lực tính toán, năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học, từ đó phát

hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu dự thi học sinh giỏi môn Sinh học và

bước đầu cũng đã góp phần nâng cao thành tích của đội tuyển dự thi học sinh giỏi

các cấp môn Sinh học.

2. Kiến nghị

Từ hệ thống kiến thức cốt lõi về tim mạch, tiếp tục đầu tư nghiên cứu để

biên soạn xây dựng các các chuyên đề về sinh lý động vật ngày càng hoàn thiện

hơn của các phân môn Sinh học để tiếp tục nâng cao chất lượng bồi dưỡng học

sinh giỏi môn Sinh học.

Sáng kiến kinh nghiệm: “Phát triển năng lực tự học các chuyên đề sinh lý

động vật, môn Sinh học lớp 11 thông qua dạy học chuyên đề Tim Mạch” tuy thể

43


hiện niềm đam mê của tác giả nhưng vẫn mang sắc thái chủ quan. Tác giả rất mong

nhận được sự góp ý, chia sẻ của các thầy cô và đồng nghiệp để có thể hoàn thiện

hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phan Trọng Đông

1. Sách giáo khoa sinh học lớp 11.

2. Lê Đình Tuấn; “Tài liệu giáo khoa chuyên Sinh học trung học phổ thông –

Sinh lí học động vật”; NXB Giáo dục, 2009.

3. Nguyễn Quang Vinh; “Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học trung học phổ thông

– Sinh lí học động vật”; NXB Giáo dục, 2011.

4. Campbell – Reece; “Sinh học”; NXB Giáo dục, 2012.

5. Một số đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học cấp THPT.

6. Một số đề thi học sinh giỏi tỉnh Sinh học cấp THPT.

44

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!