28.03.2014 Views

Việt Nam - Kulturzentrum Faust eV

Việt Nam - Kulturzentrum Faust eV

Việt Nam - Kulturzentrum Faust eV

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

THÔNG TIN 65 TRANG 24<br />

đường 7 và 8 sang Lào. Ở Quảng <strong>Nam</strong>,<br />

có đường thuận tiện đi lên Tây Nguyên,<br />

qua Cam Bốt..<br />

Tài nguyên khóang sản VN phân bố rải<br />

rác khắp nước, từ than, apatít, bauxít,<br />

titan, đất hiếm,tới vàng, chì – kẽm, thiếc,<br />

vonfram, sắt, đồng, antimon, fluorít, cát<br />

thuỷ tinh, cao lanh, graphít, mangan,<br />

barít, niken, fenspat, điatomit,<br />

bentônít,……phần lớn được khai thác<br />

bởi các công ty và công nhân Hoa.<br />

Theo bài "NHỮNG ĐIỂM NÓNG MÔI<br />

TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG<br />

KHAI THÁC MỎ Ở VIỆT NAM" (11)<br />

Các khoáng sản được khai thác chủ yếu<br />

là than, quặng sắt, titan, đồng; đá cát<br />

sỏi làm vật liệu xây dựng; nguyên liệu<br />

hoá chất, công nghiệp như apatit,<br />

pyrit,… Số lượng mỏ đang được khai<br />

thác một số khoáng sản chủ yếu bao<br />

gồm: than (53), than bùn (21), sắt (22),<br />

thiếc (12), vàng (11), mangan (10), chì<br />

kẽm (8), titan (17), đá vật liệu xây dựng<br />

thông thường (433), đá xi măng (37), đá<br />

ốp lát (27), đá phụ gia xi măng (5), sét<br />

gạch ngói (88), cát, sỏi xây dựng (81),<br />

sét xi măng (13), đôlômít (8), cao lanh<br />

(14),…<br />

và câu hỏi cấp bách là con số người và<br />

ảnh hưởng của Trung Quốc trong những<br />

vùng này trầm trọng tới mức nào? Có<br />

bao nhiêu tiếng kêu báo động của người<br />

dân đã tắt nghỉm như trường hợp đất Sa<br />

Vĩ, địa đầu tổ quốc, bị công ty Hoa thuê<br />

50 năm làm sân Golf?<br />

Ông Dương Văn Cơ, Phó Chủ tịch<br />

Thường trực Thành phố Móng Cái nhẩm<br />

tính, trên địa bàn đã có 25 dự án đầu tư<br />

nước ngoài, số vốn đạt gần 300 triệu<br />

USD. Trong đó, có tới 3/4 là dự án này<br />

của các nhà đầu tư Trung Quốc, còn lại<br />

là hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư<br />

Trung Quốc và doanh nghiệp tại địa<br />

phương.<br />

Mạng lưới Liên Bang Nga<br />

Cho tới cuối năm 1991 Việt <strong>Nam</strong> luôn<br />

coi sự có mặt của Liên Xô là đối trọng<br />

chống lại mọi đe dọa tiềm tàng từ phía<br />

Trung Quốc. Sau khi Liên Xô tan rã ,<br />

Liên Bang Nga đã phải trải qua nhiều<br />

giai đoạn khủng hỏang chính trị ,và nền<br />

kinh tế suy thoái không cho phép Nga<br />

duy trì ảnh hưởng cũ tại những nước<br />

đàn em .Tại VN đã có một sự cắt giảm<br />

quân đội cụ thể và năm 2002 thì Nga rút<br />

nốt số quân ít ỏi còn lại tại vịnh Cam<br />

Ranh.<br />

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.<br />

Putin, Nga đã tạm đi vào ổn định, phục<br />

hồi và trên đường phát triển. Với nhãn<br />

quan chính trị chiến lược, với kinh<br />

nghiệm dày dặn của một cựu sĩ quan<br />

tình báo KGB, Putin đẩy mạnh tham<br />

vọng lấy lại vị thế và tiếng nói của Liên<br />

Bang Nga trong khu vực và cao hơn nữa<br />

có thể là việc trở lại vị thế của Liên<br />

Bang Xô viết trong một hoàn cảnh hoàn<br />

toàn mới.<br />

Gần đây Putin công khai tuyên bố ưu<br />

tiên thể hiện vai trò của Nga trong khu<br />

vực phát triển năng động của châu Á-<br />

Thái bình Dương .Đồng thời Phó Thủ<br />

tướng Dmitry Rogozin tin tưởng sự phát<br />

triển của ngành công nghiệp quốc phòng<br />

sẽ đưa Nga trở lại vị thế của một nước<br />

công nghiệp hàng đầu.(12)<br />

Tham vọng của Putin rất phù hợp với<br />

ước mơ của VN trở lại thế tam giác<br />

Việt-Trung Quốc-Liên Xô ngày xưa và<br />

trong bối cảnh hiểm nghèo hiện nay của<br />

giấc mơ bá quyền Trung quốc, Việt <strong>Nam</strong><br />

đã mừng rỡ chào đón Nga với hàng loạt<br />

hợp đồng lớn mua vũ khí (13) và trở<br />

thành khách hàng lớn thứ 3 trên thế giới<br />

của Nga, sau Ấn Độ và Venezuela.<br />

Đầu năm 2009, Nga đã ký với Việt <strong>Nam</strong><br />

hợp đồng trị giá gần 400 triệu USD cung<br />

cấp 8 máy bay chiến đấu đa năng Su-<br />

30MK2 không có vũ khí kèm theo.<br />

Tháng 2/2010, hai bên ký hợp đồng thứ<br />

hai cung cấp 12 Su-30MK2 kèm theo vũ<br />

khí hàng không, trị giá gần 1 tỷ USD.<br />

Hợp đồng này còn cung cấp vũ khí hàng<br />

không và phụ tùng cho lô Su-30MK2<br />

đầu tiên đặt hàng năm 2009. Cuối năm<br />

2009 trong chuyến thăm chính thức của<br />

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Liên<br />

bang Nga ,Việt <strong>Nam</strong> đã đặt mua 6 tàu<br />

ngầm Kilo 636 với giá 2 tỷ USD. Đây<br />

là một trong những hợp đồng lớn nhất<br />

lịch sử xuất khẩu khí tài hải quân của<br />

Nga.<br />

Năm 2011, Việt <strong>Nam</strong> cũng lần lượt nhận<br />

2 tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và<br />

Lý Thái Tổ. Hợp đồng này trị giá 350<br />

triệu USD được ký vào năm 2006. Vào<br />

năm 2010 và 2011, Việt <strong>Nam</strong> đã nhận<br />

được 2 hệ thống tên lửa phòng thủ ven<br />

bờ tiên tiến K-300P Bastion-P.<br />

Nga đáp lại tấm thạnh tình của VN bằng<br />

lời hứa hẹn sẽ (14)<br />

"Ưu tiên đơn đặt hàng tàu ngầm của<br />

Việt <strong>Nam</strong>" . Chuyên gia quân sự Victor<br />

Litovkin, biên tập viên tờ "Quan sát<br />

quân sự độc lập" của Nga quảng cáo:<br />

“Thật khó đánh giá hết ý nghĩa của<br />

những tàu ngầm này đối với Việt <strong>Nam</strong>.<br />

Với sự tham gia của tàu ngầm Kilo, Việt<br />

<strong>Nam</strong> sẽ bảo vệ hiệu quả hơn nữa lãnh<br />

hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và<br />

giàn khoan ngoài khơi.<br />

và những ký kết giữa Tổng thống Putin<br />

và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang<br />

tháng 7/2012:<br />

... Hai Bên khẳng định sẽ tiếp tục tăng<br />

cường hợp tác trong lĩnh vực thăm dò<br />

khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt<br />

<strong>Nam</strong>, phù hợp với luật pháp quốc tế,<br />

trước hết là Công ước Liên Hợp quốc về<br />

Luật Biển năm 1982.Hai Bên ghi nhận<br />

rằng, hợp tác kỹ thuật quân sự và quan<br />

hệ đối tác trong lĩnh vực quốc phòng -<br />

an ninh không ngừng phát triển, phù<br />

hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật<br />

pháp quốc tế và góp phần cùng nhau đối<br />

phó với các thách thức và nguy cơ an<br />

ninh mới, vì hòa bình, ổn định và phát<br />

triển bền vững ở khu vực châu Á-Thái<br />

Bình Dương… xây dựng một trật tự thế<br />

giới mới, dựa trên các nguyên tắc đa<br />

phương, tính tối thượng của luật pháp<br />

quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của Hiến<br />

chương Liên Hợp Quốc, bao gồm tôn<br />

trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc<br />

gia và không can thiệp vào công việc nội<br />

bộ của các quốc gia...<br />

Chủ tịch nước Việt <strong>Nam</strong> Trương Tấn<br />

Sang tuyên bố ủng hộ đường lối chiến<br />

lược của Lãnh đạo Nga nhằm không<br />

ngừng củng cố vị thế của Liên bang Nga<br />

ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vì<br />

lợi ích hòa bình và phát triển bền vững ở<br />

khu vực này.<br />

Hai Bên ủng hộ việc thành lập ở khu vực<br />

châu Á-Thái Bình Dương một cấu trúc<br />

an ninh mở, minh bạch, bình đẳng và<br />

hợp tác, được xây dựng trên các quy<br />

định của luật pháp quốc tế, nguyên tắc<br />

không liên minh và tính đến lợi ích hợp<br />

pháp của tất cả các nước...<br />

Cách loan tin của bộ ngọai giao VN<br />

nhằm quảng bá tình hình giao thiệp<br />

"không ngừng được củng cố và phát<br />

triển tốt đẹp" giữa Việt <strong>Nam</strong> và Liên<br />

bang Nga, nhất là việc " nâng cấp quan<br />

hệ đối tác chiến lược toàn diện" đang cố<br />

gắng gây hiệu lực tuyên truyền mạnh lên<br />

niềm tin của người dân Việt vào sự sáng<br />

suốt của chính phủ VN trong đường lối<br />

và chính sách đối ngoại, đặc biệt liên<br />

quan đến khu vực châu Á-Thái Bình<br />

Dương.<br />

Điển hình cho hiệu lực tuyên truyền này<br />

là số lượng bài trên các báo lề phải cũng<br />

như lề trái và cả trên mạng loan tin về<br />

sức mạnh quân sự cũng như công nghiệp<br />

phòng không của Nga. Những bài về<br />

những tranh chấp khi xưa giữa Liên Xô<br />

và Trung Cộng cũng đang được chú tâm<br />

khai thác với dụng ý nêu cao sức mạnh<br />

quân sự của Nga vượt xa Trung Quốc.<br />

Để đi tới kết luận gián tiếp là sự có mặt<br />

của Nga tại VN trong mọi lãnh vực là<br />

một lọai bảo hiểm để đối đầu với sự tràn<br />

ngập VN của Trung Quốc .<br />

Nhưng đối diện với mộng bá quyền và<br />

ảnh hưởng kinh tế vũ bão của Trung<br />

Quốc trong thế giới, Việt <strong>Nam</strong> cần chấm<br />

dứt thái độ tự ru ngủ và tỉnh táo nhận<br />

định khả năng cùng thế đứng của Nga để<br />

kịp thời tìm lối thóat cuối cùng.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!