28.03.2014 Views

Việt Nam - Kulturzentrum Faust eV

Việt Nam - Kulturzentrum Faust eV

Việt Nam - Kulturzentrum Faust eV

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

THÔNG TIN 65 TRANG 40<br />

từ khi ngồi trên ghế tiểu học với những Đó là nấm mồ thời gian, đang chôn kín<br />

Thơ<br />

bài học lịch sử dài đằng đẵng. Bao nhiêu khao khát của cả một dân tộc bởi ám ảnh<br />

xương máu đã đổ xuống mảnh đất này quyền bính của một nhóm người…<br />

Nguyễn Đắc Kiên nhưng đến bây giờ vẫn chưa ngừng đổ.<br />

Tuy có ít hơn, có âm thầm hơn nhưng Chuyến tàu đêm<br />

vẫn là máu. Máu của người mất đất, của<br />

những tiếng nói đòi được nói. Máu rơi từ<br />

những lên tiếng kêu gào đòi tự do, điều<br />

mà hàng trăm năm cả dân tộc bị vùi dập<br />

vì thiếu thốn. Máu rơi nhưng quá ít<br />

người để ý, quá ít người quan tâm. Cuộc<br />

sống vẫn trôi như không có gì xảy ra. Cả<br />

cuộc sống đang ngủ vùi như chưa bao<br />

giờ được ngủ. Bài thơ lay lắt gọi, thảng<br />

thốt đánh thức những trái tim gần như<br />

lạnh giá.<br />

Mặc Lâm<br />

Vì khó khăn và bị bao vây như vậy nên<br />

bài viết của Nguyễn Đắc Kiên trở thành<br />

một trận sóng thần thông tin khi một nhà<br />

báo trẻ, đã vượt lên sợ hãi công khai viết<br />

một bài viết phản bác lại tuyên bố của<br />

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông<br />

này đi ngược lại mọi quy chuẩn chính trị<br />

cáo buộc nhóm kiến nghị 72 là suy thoái<br />

đạo đức, khi họ đòi hỏi phải bỏ Điều 4<br />

Hiến pháp, phải tam quyền phân lập và<br />

phi chính trị hóa quân đội.<br />

Bài viết của Nguyễn Đắc Kiên đã phá<br />

sản tận cốt lõi lập luận và thói quen áp<br />

đặt dư luận của Đảng Cộng sản Việt<br />

<strong>Nam</strong>, đặc biệt là những lãnh đạo chóp<br />

bu. Sau bài viết nảy lửa này anh trở lại<br />

đời sống âm thầm của một người cầm<br />

viết tự do vì đã chính thức bị cho thôi<br />

việc tại tờ báo mà anh cộng tác.<br />

Nguyễn Đắc Kiên không những là một<br />

nhà báo giỏi, can trường mà anh còn là<br />

một nhà thơ tài năng. Góc nhìn của<br />

Nguyễn Đắc Kiên trong tập thơ mang<br />

tên “Những số không vòng trắng”<br />

khiến chúng ta có dịp hiểu thêm về thái<br />

độ của anh trước thời cuộc hiện nay.<br />

Anh làm thơ không để thưởng thức một<br />

cách bình thản, với trà ngon với hương<br />

đồng gió nội hay bên khói hương trầm<br />

đọc thơ như thói quen của những người<br />

muôn năm cũ. Thơ của Kiên xoắn sâu<br />

vào lòng người, bẻ gãy sự vô cảm đang<br />

ăn mòn từng tế bào xã hội, bắt người<br />

đọc phải chọn thái độ mặc dù chỉ là một<br />

suy tư, và hơn hết chúng mang đến cho<br />

người đọc những thông tin đến trái tim<br />

chứ không phải khối óc.<br />

Tập thơ mỏng chưa tới trăm trang với 13<br />

bài thơ được tác giả cho là thơ lẻ và một<br />

bài kịch thơ 4 hồi. Những bài thơ được<br />

gọi là lẻ ấy có bài như một phán xét<br />

nghiêm khắc, có bài như nỗi đắng cay<br />

tràn qua mi mắt. Lại có bài vừa đọc lên<br />

thấy lâng lâng hạnh phúc nhưng tới cuối<br />

bài thì trở thành hụt hẫng, xót xa.<br />

Thơ Nguyễn Đắc Kiên không có chỗ<br />

trống cho người đọc trú chân, anh buộc<br />

khách đọc thơ anh phải đồng hành, bỏ<br />

dép lê chân trên con đường đầy sạn sỏi.<br />

Những viên sỏi ấy làm khách khập<br />

khiễng đã đành, chúng còn bắt người<br />

dẫm lên chúng phải cúi xuống nhìn cái<br />

tác nhân gây ra đau đớn ấy.<br />

Bài thơ “Vì người ta cần ánh mặt trời”<br />

của anh khiến không ít người giật mình.<br />

Con đường mà nhà thơ dẫn chúng ta đi<br />

sao quen thuộc quá. Chúng ta đã gặp nó<br />

Vì người ta cần ánh<br />

mặt trời<br />

tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,<br />

bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.<br />

hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc<br />

thực dân,<br />

hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần<br />

chủ nghĩa.<br />

bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.<br />

chuyên chế dã man đục rỗng chí con<br />

người.<br />

cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.<br />

tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.<br />

không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,<br />

lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,<br />

khủng bố dã man, reo rắc những kinh<br />

hoàng,<br />

biến lẽ sống thành châm ngôn “mày<br />

phải sợ”.<br />

mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,<br />

sợ nữa đi có sợ mãi được không,<br />

cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,<br />

mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.<br />

bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,<br />

lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,<br />

còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,<br />

sống cho xứng danh xưng con người<br />

trên mặt đất.<br />

tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,<br />

cũng chưa thấy có ngày mai nào không<br />

thể.<br />

vì người ta cần ánh mặt trời,<br />

tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!<br />

Nguyễn Đắc Kiên mời người đọc cùng<br />

anh tiếp tục hành trình tìm về cội nguồn<br />

của đất. Đất mẹ của chúng ta qua<br />

“Chuyến tàu đêm” hiện lên toàn bộ<br />

những gì mà đất nước hôm nay phải<br />

chịu đựng. Đó là những nấm mồ bê tông<br />

dành cho những kẻ đặc quyền trốn tránh<br />

sự phán xét của nhân dân. Đó là lăng<br />

tẩm của lãnh tụ vẫn được bề tôi sử dụng<br />

như một tấm khiên che chắn mọi sai lầm<br />

hủy diệt.<br />

tôi đi qua cánh đồng lúa chín,<br />

qua những nấm mồ, nặng trịch bê tông.<br />

chẳng ai chết rồi đội mồ sống lại,<br />

sao phải bê tông gạch ngói làm chi.<br />

chẳng ai chết rồi đội mồ sống lại,<br />

mà lũ kia đi lấy lời người đã chết tụng<br />

xưng.<br />

lúa chín là lúa sắp tàn,<br />

mưu ma cùng cực là đến hồi mạt vận.<br />

tôi đi qua, qua những nấm mồ,<br />

những mồ đất loe hoe bên khung cửa.<br />

đất se se, đỏ quạnh máu cha ông,<br />

dựng thịt da chôn côn trùng, cây cỏ,<br />

máu hôm qua chảy ngược đến hôm nay,<br />

ôm nấm mồ thời gian trắng xoá,<br />

như tóc bà bạc hong trước hiên nhà,<br />

như xương trắng cha ông mặt mòi muối<br />

mắt.<br />

tôi đi qua, qua những lỗ châu mai,<br />

những lỗ đen, đen ngòm hôm qua,<br />

hướng họng súng đến hôm nay đe doạ,<br />

thè lưỡi răng cắn xé đất quê hương,<br />

đất quê hương mỗi người có một,<br />

đừng hỏi tôi ai bạn ai thù.<br />

đất quê tôi không có kẻ thù,<br />

cả những kẻ hôm nay thè lưỡi nanh ngấu<br />

nghiến,<br />

cũng sẽ được thứ tha,<br />

bởi lịch sử vốn bao dung.<br />

đất quê tôi chưa biết hận bao giờ,<br />

vậy tôi xin những người hôm nay,<br />

tự kết tội mình, ngay khi còn đương<br />

sống.<br />

đất quê tôi bao đời đổ máu hồng,<br />

phơi xương trắng,<br />

mặn mòi nước mắt,<br />

vẫn chỉ mong một buổi phục sinh,<br />

không phải hỏi bạn thù, không phải lo<br />

diễn biến.<br />

đất quê tôi chưa thù hận bao giờ,<br />

đừng rày xéo nữa,<br />

những người kia trên đất mẹ.<br />

Không phải bỗng dưng mà tác giả chọn<br />

bài “Những số không vòng trắng” làm<br />

tựa cho tập thơ. Qua vài câu, người đọc<br />

thấy ngay hàm ý của tác giả: nỗi điêu<br />

linh của người dân vẫn còn đó sau khi<br />

hai cuộc chiến tranh kết thúc. Phạm Tiến<br />

Duật từng viết:<br />

bom nổ trên trời hiện lên những vòng<br />

đen<br />

nhưng mặt đất lại sinh bao vòng trắng…<br />

Những vòng trắng ấy được viết năm<br />

1974 lúc hai miền <strong>Nam</strong> Bắc vẫn còn<br />

chia đôi. Vậy mà gần bốn mươi năm<br />

sau, những chiếc vòng trắng hình số<br />

không ấy vẫn bay lởn vởn trên khắp đất

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!