21.01.2015 Views

12 cạnh tranh & người tiêu dùng

12 cạnh tranh & người tiêu dùng

12 cạnh tranh & người tiêu dùng

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

NAM NăM 2010<br />

Sự ra đời của Luật đánh dấu bước<br />

tiến quan trọng trong hoạt động bảo<br />

vệ người tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy<br />

nhiên, tính khả thi và hiệu quả của các<br />

quy định mới trong Luật phụ thuộc<br />

rất nhiều vào công tác triển khai Luật<br />

trong thời gian sắp tới. Cụ thể, hiện tại<br />

Bộ Công Thương – cơ quan quản lý<br />

cấp Nhà nước về bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng đang tiến hành xây<br />

dựng các văn bản dưới Luật nhằm<br />

quy định chi tiết và hướng dẫn thi<br />

hành Luật. Dự kiến thời gian triển khai<br />

các văn bản này sẽ song hành cùng<br />

thời điểm Luật có hiệu lực vào ngày<br />

01 tháng 7 năm 2011.<br />

Cùng với việc khẩn trương ban<br />

hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng, qua công tác nắm bắt tình hình<br />

địa phương về công tác quản lý nhà<br />

nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng, Bộ Công Thương nhận thấy,<br />

bên cạnh một số tỉnh thành thực hiện<br />

tốt các hoạt động bảo vệ người tiêu<br />

dùng thì còn tồn tại khá nhiều địa<br />

phương, thậm chí là một số thành<br />

phố lớn chưa thực sự hiểu và thực<br />

hiện đầy đủ các hoạt động bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng. Những<br />

hạn chế này xuất phát chủ yếu từ việc<br />

các cơ quan quản lý nhà nước cấp địa<br />

phương, cụ thể là các Sở Công<br />

Thương chưa cập nhật nội dung các<br />

văn bản pháp luật quy định trách<br />

nhiệm của họ trong lĩnh vực bảo vệ<br />

người tiêu dùng. Từ đó, gây khó khăn<br />

cho hoạt động của nhiều đối tượng<br />

khác, trong đó có các tổ chức xã hội<br />

trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía<br />

các cơ quan quản lý nhà nước. Từ thực<br />

tiễn này cho thấy, song song với việc<br />

hoàn thiện các quy định pháp luật thì<br />

công tác tuyên truyền, phổ biến pháp<br />

luật cũng hết sức quan trọng, không<br />

chỉ đối với người tiêu dùng, các tổ<br />

chức xã hội mà ngay cả với các cơ<br />

quan quản lý cấp nhà nước. Nhận<br />

thức được tầm quan trọng của vấn đề<br />

này, trong năm 2010, Cục Quản lý<br />

cạnh <strong>tranh</strong> – cơ quan nhà nước<br />

chuyên trách về bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng đã thực hiện nhiều<br />

chương trình hướng dẫn, đào tạo,<br />

phổ biến kiến thức bảo vệ người tiêu<br />

dùng cho các cán bộ công tác tại tỉnh<br />

thành, các tổ chức, hiệp hội, cộng<br />

đồng doanh nghiệp và người tiêu<br />

dùng trên cả nước. Nội dung tuyên<br />

truyền không chỉ làm rõ vai trò, trách<br />

nhiệm của từng đơn vị, tổ chức mà<br />

còn trang bị cho họ những kiến thức<br />

cơ bản, thực tế để thực hiện tốt công<br />

tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />

tại từng địa phương.<br />

Cùng với những nội dung cập<br />

nhật về hệ thống văn bản pháp luật<br />

và tình hình hoạt động tại các tỉnh<br />

thành, địa phương thì vai trò của Cục<br />

Quản lý cạnh <strong>tranh</strong> trong những năm<br />

gần đây ngày càng được khẳng định<br />

và có vị trí quan trọng trong công tác<br />

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên<br />

cạnh vai trò là cơ quan chủ trì xây<br />

dựng và thực thi Luật và các văn bản<br />

dưới Luật trong lĩnh vực bảo vệ người<br />

tiêu dùng, Cục đã trực tiếp tham gia<br />

và giải quyết thành công nhiều vụ<br />

việc liên quan đến quyền lợi người<br />

tiêu dùng. Điển hình trong số đó là vụ<br />

việc giữa Ngân hàng Gia Định (GDB)<br />

và Công ty Toyota Việt Nam liên quan<br />

đến chiếc xe Toyota Land Cruiser có<br />

mùi lạ khi chạy xe với tốc độ cao. Sự<br />

tham gia của Cục Quản lý cạnh <strong>tranh</strong><br />

đã hòa giải thành công mâu thuẫn<br />

giữa hai bên. Đồng thời, thể hiện vai<br />

trò của Cơ quan nhà nước trong việc<br />

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; cân<br />

bằng lợi ích xã hội, người tiêu dùng và<br />

doanh nghiệp. Cùng với đó, trong thời<br />

gian vừa qua Cục đã có sự phối hợp<br />

với các doanh nghiệp, tổ chức thực<br />

hiện các hoạt động bảo vệ người tiêu<br />

dùng, cụ thể: phối hợp với Ủy ban<br />

nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức<br />

kỷ niệm ngày Tiêu dùng quốc tế 15<br />

tháng 3 năm 2010 với chủ đề “Tiền<br />

của chúng ta - Quyền của chúng ta”;<br />

cập nhật thông tin các sản phẩm<br />

không an toàn trong tiêu dùng và ra<br />

các thông cáo báo chí nhằm truyền tải<br />

thông tin tới đông đảo người tiêu<br />

dùng về trường hợp một số sản phẩm<br />

đồ chơi trẻ em của hãng Mattel có<br />

tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ sử dụng;<br />

vụ việc lỗi chân ga trên một số dòng<br />

xe ô tô của hãng Toyota…<br />

Như vậy, nhìn từ cả hai khía cạnh:<br />

ban hành văn bản pháp luật và thực<br />

thi pháp luật thì Cục Quản lý cạnh<br />

<strong>tranh</strong> đang giữ vai trò chủ đạo trong<br />

công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm<br />

bảo hiệu quả và mở rộng phạm vi bảo<br />

vệ người tiêu dùng thì những nỗ lực<br />

của Cục là chưa đủ, mà bên cạnh đó<br />

rất cần có sự tham gia của các tổ chức<br />

xã hội. Với quan điểm định hướng như<br />

vậy, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng đã dành một chương để quy<br />

định về trách nhiệm của các tổ chức<br />

xã hội tham gia công tác bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời<br />

cũng sẽ đưa những quy định hướng<br />

dẫn chi tiết về đối tượng này vào<br />

trong các văn bản dưới Luật đang<br />

trong quá trình xây dựng. Các quy<br />

định này không chỉ làm rõ trách<br />

nhiệm của các đối tượng liên quan<br />

mà còn cụ thể quyền lợi của các tổ<br />

chức này khi tham gia thực hiện các<br />

hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng.<br />

Năm 2010 ghi nhận bức <strong>tranh</strong> bảo<br />

vệ người tiêu dùng với nhiều mảng<br />

màu sắc nổi bật. Từ phía người tiêu<br />

dùng, trong khi quyền lợi đang ngày<br />

càng bị vi phạm ở phạm vi rộng và<br />

mức độ ngày càng tinh vi thì ý thức<br />

tiêu dùng của người dân vẫn chưa<br />

thực sự được nâng cao, ít nhất là việc<br />

tự trang bị cho mình những kiến thức<br />

tiêu dùng an toàn. Từ phía cộng đồng<br />

doanh nghiệp, ý thức tuân thủ pháp<br />

luật bảo vệ người tiêu dùng vẫn còn<br />

bị bỏ ngỏ và gần như là mang tính đối<br />

phó, chỉ khi có cơ quan quản lý can<br />

thiệp mới thực hiện nghiêm túc<br />

nhưng cũng chỉ kéo dài trong một<br />

thời gian ngắn. Từ phía các cơ quan<br />

quản lý nhà nước, mặc dù có những<br />

cố gắng nổi bật nhưng kết quả chưa<br />

đạt được như kỳ vọng. Mặc dù bảo vệ<br />

người tiêu dùng là lĩnh vực mới và còn<br />

nhiều khó khăn tại Việt Nam, nhưng<br />

với vai trò quản lý nhà nước, các cơ<br />

quan quản lý cần nỗ lực hơn nữa để<br />

hỗ trợ và hướng dẫn người tiêu dùng,<br />

các tổ chức, các doanh nghiệp hiểu và<br />

có đủ khả năng thực hiện công tác<br />

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.<br />

TùNG BáCH<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 19<br />

Số 26 - 2011

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!