21.01.2015 Views

12 cạnh tranh & người tiêu dùng

12 cạnh tranh & người tiêu dùng

12 cạnh tranh & người tiêu dùng

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

người tiêu dùng<br />

người tiêu dùng càng được quan tâm.<br />

Chính vì lẽ đó mà trong những năm<br />

trở lại đây Nhà nước đã có nhiều chủ<br />

trương, chính sách thể hiện sự quan<br />

tâm đối với công tác này. Tuy nhiên,<br />

nhận thức của xã hội nói chung, của<br />

cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và<br />

của chính người tiêu dùng về công<br />

tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />

vẫn còn hạn chế. Ngay cả với các cơ<br />

quan nhà nước, thậm chí là các cơ<br />

quan nhà nước được giao nhiệm vụ<br />

thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng đối với vấn đề bảo vệ<br />

người tiêu dùng nói chung và vai trò<br />

của các tổ chức bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng nói riêng vẫn còn<br />

nhiều bất cập. Điều này gây ra khó<br />

khăn đáng kể trong quá trình hoạt<br />

động của các tổ chức bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng. Ngay cả với Hội Kiên<br />

Giang, mặc dù rất chủ động và nhận<br />

được sự hợp tác chặt chẽ từ một số cơ<br />

quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể,<br />

tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sự<br />

phối hợp của Hội đối với các cơ quan,<br />

tổ chức này vẫn còn nhiều khó khăn,<br />

hạn chế. Đặc biệt, do sức ép từ quá<br />

trình kinh doanh nên nhiều tổ chức,<br />

cá nhân kinh doanh vì lợi nhuận mà<br />

coi thường vấn đề bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng. Ngay cả người tiêu<br />

dùng cũng chưa có ý thức tự bảo vệ<br />

mình trước những hành vi vi phạm.<br />

Đây là một khó khăn của hoạt động<br />

bảo vệ người tiêu dùng của các tổ<br />

chức xã hội tại Việt Nam nói chung và<br />

của Kiên Giang nói riêng.<br />

3. Khó khăn về phương hướng<br />

hoạt động;<br />

Các hoạt động của Hội Kiên<br />

Giang, như đã đề cập ở trên, mặc dù<br />

đã mang lại những kết quả nhất định,<br />

tuy nhiên, nhìn chung vẫn mang<br />

nhiều yếu tố tự phát mà thiếu tính tổ<br />

chức cũng như thiếu sự chỉ đạo thống<br />

nhất nên các hoạt động chưa phát<br />

huy được hiệu quả như mong muốn.<br />

Mặc dù hiện nay Hội Tiêu chuẩn và<br />

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt<br />

Nam (Vinastas), với tư cách là tổ chức<br />

hoạt động trên phạm vi cả nước,<br />

được coi như là “Hội Trung ương” và<br />

Hội Kiên Giang cũng là thành viên, tuy<br />

nhiên, Vinastas hầu như không có sự<br />

chỉ đạo về phương hướng hoạt động<br />

cũng như những hỗ trợ khác cho hoạt<br />

động của Hội Kiên Giang. Những hoạt<br />

động của Hội Kiên Giang đã thực hiện<br />

là kết quả của thực tiễn sáng tạo của<br />

Hội cũng như những kinh nghiệm mà<br />

Hội học tập từ các Hội khác và kinh<br />

nghiệm quốc tế. Điều này cho thấy<br />

hiện nay việc định hướng cho các<br />

hoạt động của Hội còn rất nhiều hạn<br />

chế. Một số địa phương đã thành lập<br />

Hội nhưng hầu như thiếu sự hướng<br />

dẫn, định hướng trong hoạt động<br />

nên hoạt động manh mún, không có<br />

hiệu quả.<br />

4. Khó khăn về phạm vi thẩm<br />

quyền theo quy định của pháp luật<br />

Mặc dù Pháp lệnh Bảo vệ quyền<br />

lợi người tiêu dùng, Nghị định số<br />

55/2008/NĐ-CP có đề cập đến vai trò<br />

của các tổ chức bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng. Bên cạnh đó, pháp<br />

luật về Hội cũng đã tạo một hành<br />

lang pháp lý để các tổ chức xã hội nói<br />

chung và các tổ chức bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng nói riêng hoạt động.<br />

Tuy nhiên, có thể thấy rằng các quy<br />

định của pháp luật hiện hành chưa<br />

tính đến yếu tố đặc thù của các tổ<br />

chức bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng nên chưa có những quy định<br />

phù hợp, tạo điều kiện cho các tổ<br />

chức này hoạt động [1] . Ví dụ, trước<br />

đây, khi Luật Bảo vệ quyền lợi người<br />

tiêu dùng chưa được ban hành thì các<br />

tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng chỉ được khởi kiện khi có hành<br />

vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng<br />

bị phát hiện. Đây có thể coi là một cản<br />

trở đối với hoạt động của Hội. Bởi vì,<br />

trong nhiều vụ việc, từng hành vi vi<br />

phạm đối với từng người tiêu dùng là<br />

không đáng kể nên người tiêu dùng<br />

không tiến hành việc khởi kiện cũng<br />

như không uỷ quyền cho Hội khởi<br />

kiện trong khi thiệt hại cho xã hội là<br />

rất lớn như vụ xăng pha aceton, vụ<br />

nước tương nhiễm 3-MCPD, vụ gian<br />

lận trong kinh doanh xăng dầu...<br />

Chính vì vậy, các tổ chức bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng không thể<br />

tự nhân danh mình để khởi kiện các<br />

vụ việc này để bảo vệ quyền lợi người<br />

tiêu dùng cũng như bảo vệ lợi ích cho<br />

toàn xã hội. Bên cạnh đó, các quy<br />

định của pháp luật cũng chưa thực sự<br />

có hiệu quả trong việc tạo cơ chế hỗ<br />

trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước<br />

cho các hoạt động của tổ chức bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng với tư cách<br />

là một “tổ chức xã hội đặc biệt”…<br />

vi. KẾT LUậN<br />

Có thể khẳng định rằng, Hội Kiên<br />

Giang là một trong những tổ chức<br />

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng<br />

hoạt động có hiệu quả nhất tại Việt<br />

Nam hiện nay. Các hoạt động của Hội<br />

Kiên Giang đã thể hiện được vai trò, vị<br />

trí của tổ chức xã hội trong công tác<br />

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và<br />

thực sự đã trở thành một địa chỉ tin<br />

cậy đối với người tiêu dùng trên địa<br />

bàn tỉnh Kiên Giang. Mặc dù còn<br />

nhiều khó khăn, thử thách cũng như<br />

những han chế trong quá trình hoạt<br />

động nhưng những bài học kinh<br />

nghiệm từ quá trình hoạt động của<br />

Hội Kiên Giang rất đáng được biểu<br />

dương và cần được nhân rộng trên cả<br />

nước. Với những kết quả hoạt động<br />

đáng ghi nhận như vậy, năm 2008,<br />

Hội Kiên Giang đã vinh dự được nhận<br />

bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công<br />

Thương về những thành tích trong<br />

công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng. Hy vọng rằng, trong thời gian<br />

tới, với sự ra đời của Luật Bảo vệ<br />

quyền lợi người tiêu dùng, sự quan<br />

tâm của Nhà nước và của toàn xã hội,<br />

các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi<br />

người tiêu dùng nói chung và Hội<br />

Kiên Giang nói riêng sẽ tiếp tục có<br />

nhiều đóng góp cho phong trào bảo<br />

vệ người tiêu dùng tại Việt Nam.<br />

văN THàNH<br />

[1] Theo Quyết định của Thủ tướng Chính<br />

phủ số 68/2010/QĐ-TTg về Hội có tính chất đặc<br />

thù thì các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu<br />

dùng không thuộc một trong 28 Hội có tính<br />

chất đặc thù<br />

v C A<br />

CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG 23<br />

Số 26 - 2011

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!