21.01.2015 Views

12 cạnh tranh & người tiêu dùng

12 cạnh tranh & người tiêu dùng

12 cạnh tranh & người tiêu dùng

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />

sử dụng các cơ chế linh hoạt cho phép<br />

nói trên làm đòn bẩy trong đàm phán<br />

giá. Việc sử dụng các cơ chế linh hoạt<br />

mà TRiPS cho phép đã được áp dụng<br />

chủ yếu với thuốc liên quan đến bệnh<br />

AiDS, đặc biệt là hội chứng suy giảm<br />

miễn dịch. Một ngoại lệ là trường hợp<br />

gần đây của Thái Lan, theo đó chính<br />

phủ đã tận dụng quyền ưu tiên sử<br />

dụng của mình để điều trị cho bệnh<br />

tim mạch và ung thư trong năm 2007.<br />

Tuy nhiên, phạm vi và khả năng<br />

của các quốc gia đang phát triển<br />

trong việc sử dụng các cơ chế linh<br />

hoạt mà TRiPS cho phép vẫn còn hạn<br />

chế ở một số mặt. Phản ứng của<br />

ngành dược với việc sử dụng các cơ<br />

chế linh hoạt này chỉ làm vấn đề trầm<br />

trọng thêm. Các điều khoản vượt lên<br />

trên quy định của TRiPS (TRiPS-plus)<br />

trong các thỏa thuận tự do hóa<br />

thương mại, trả đũa thương mại và áp<br />

lực chính trị đã cản trở nghiêm trọng<br />

việc tận dụng hết các cơ chế linh hoạt<br />

này.<br />

Quan hệ giao thoa giữa<br />

chính sách cạnh <strong>tranh</strong> và sở<br />

hữu trí tuệ<br />

Luật Cạnh <strong>tranh</strong> (LCT) và Quyền sở<br />

hữu trí tuệ (QSHTT) được ràng buộc<br />

với nhau bởi kinh tế học của sự sáng<br />

tạo và một màng lưới phức tạp của<br />

các quy tắc pháp lý, nhằm cân bằng<br />

phạm vi và hiệu quả của từng chính<br />

sách.<br />

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một<br />

công cụ chính sách hướng tới đẩy<br />

mạnh sáng tạo, làm lợi cho người tiêu<br />

dùng thông qua việc phát triển các<br />

sản phẩm và dịch vụ cải tiến mới, và<br />

thúc đẩy phát triển kinh tế. Nó cho<br />

phép người sáng chế có quyền loại trừ<br />

hợp pháp, trong một khoảng thời<br />

gian nhất định, các đối thủ khác khỏi<br />

các lợi ích có được từ kiến thức mới, và<br />

cụ thể hơn, khỏi việc sử dụng các sản<br />

phẩm và quy trình sáng tạo vì mục<br />

đích thương mại trên cơ sở kiến thức<br />

mới đó. Nói cách khác, người sáng chế<br />

hay người nắm quyền sở hữu trí tuệ<br />

theo luật có được đặc quyền độc<br />

quyền tạm thời để bù đắp các chi phí<br />

phát sinh trong quá trình nghiên cứu<br />

và sáng tạo. Do đó, họ kiếm được lợi<br />

nhuận hợp pháp và hợp lý, để họ có<br />

động lực để sáng tạo hơn nữa.<br />

Mặt khác, hầu hết mọi người vẫn<br />

luôn coi Luật Cạnh <strong>tranh</strong> là cần thiết<br />

trong việc hạn chế các hành vi bóp<br />

méo thị trường, xử lý các hành vi phản<br />

cạnh <strong>tranh</strong>, ngăn cản độc quyền và<br />

lạm dụng độc quyền, mang lại sự<br />

phân bổ tối ưu các nguồn lực và làm<br />

lợi cho người tiêu dùng với giá cả hợp<br />

lý, nhiều lựa chọn hơn và chất lượng<br />

tốt hơn. Do đó, Luật Cạnh <strong>tranh</strong> đảm<br />

bảo rằng sức mạnh độc quyền gắn với<br />

QSHTT không quá phức tạp hay được<br />

mở rộng và đẩy lên đến mức gây hại<br />

cho cạnh <strong>tranh</strong>. Bên cạnh đó, trong<br />

khi cố gắng bảo vệ cạnh <strong>tranh</strong> và quy<br />

trình cạnh <strong>tranh</strong>, do đó khuyến khích<br />

nhà sáng chế là người đầu tiên đem ra<br />

thị trường sản phẩm hay dịch vụ mới<br />

ở mức giá và chất lượng mà người tiêu<br />

dùng mong muốn, Luật Cạnh <strong>tranh</strong><br />

chú trọng đến tầm quan trọng của<br />

việc thúc đẩy sáng tạo như những giá<br />

trị đầu vào cho cạnh <strong>tranh</strong>, và trên cơ<br />

sở đó thúc đẩy lợi ích người tiêu dùng.<br />

Thực tế, mối quan hệ giữa QSHTT<br />

và Luật Cạnh <strong>tranh</strong> là một mối quan<br />

hệ phức tạp và còn gây nhiều <strong>tranh</strong><br />

luận. Đó không chỉ là việc cân bằng<br />

giữa các hệ thống nguyên tắc bổ sung<br />

hay đối lập nhau, mà còn là mối quan<br />

hệ giữa các mức điều tiết thị trường<br />

khác nhau. Các thiếu sót hay sai lệch<br />

có hệ thống trong việc giải thích và áp<br />

dụng các quy định của một chính<br />

sách có thể gây hại đến hiệu quả của<br />

chính sách còn lại. Thách thức đặt ra<br />

với cả hai chính sách là tìm ra sự cân<br />

bằng hợp lý của cạnh <strong>tranh</strong> và bảo hộ<br />

sở hữu trí tuệ.<br />

Do có mối liên hệ mật thiết với<br />

nhau, QSHTT và Luật Cạnh <strong>tranh</strong> có sự<br />

giao thoa đáng kể trong việc điều tiết<br />

các vấn đề trong thế giới kinh doanh.<br />

Nói ngắn gọn, sự giao thoa của chúng<br />

có thể được xét đến trên hai phương<br />

diện chủ yếu: (i) ảnh hưởng của<br />

QSHTT trong việc hình thành các hình<br />

thức xử lý của Luật Cạnh <strong>tranh</strong>, và (ii)<br />

áp dụng Luật Cạnh <strong>tranh</strong> đối với việc<br />

sử dụng quyền sở hữu trí tuệ sau khi<br />

được cấp phép.<br />

Chính sách về QSHTT có thể gây<br />

một số hạn chế với việc cấm những<br />

thỏa thuận hạn chế chiều dọc và<br />

chiều ngang đơn thuần của Luật Cạnh<br />

<strong>tranh</strong>, thường là dưới hình thức một<br />

miễn trừ. Xét từ góc độ kinh tế, khi sở<br />

hữu trí tuệ đóng vai trò trung tâm với<br />

các thỏa thuận tập thể hay các liên<br />

doanh trên thị trường sản phẩm, các<br />

nguyên tắc chống độc quyền chung<br />

sẽ phải nhường chỗ cho các cân nhắc<br />

khác như giảm thiểu chi phí giao dịch<br />

hay hợp tác tiền cạnh <strong>tranh</strong>. Xét từ<br />

góc độ này, chính sách về QSHTT<br />

đóng vai trò quy định một khung thể<br />

chế cho thị trường các vấn đề phi vật<br />

thể hoạt động đúng, và do đó được<br />

miễn trừ khỏi các biện pháp kiểm soát<br />

chống độc quyền. Do đó, Luật Cạnh<br />

<strong>tranh</strong> của hầu hết các quốc gia đều có<br />

quy định miễn trừ ngầm định hay cụ<br />

thể cho các độc quyền có được từ bảo<br />

hộ sở hữu trí tuệ do nhà nước cấp,<br />

được coi là biện minh cho những hạn<br />

chế mà thường thì sẽ chịu sự giám sát<br />

của luật chống độc quyền.<br />

Mặt khác, “vì cũng là một tài sản cá<br />

nhân, QSHTT hoàn toàn cũng phải<br />

chịu sự điều tiết của pháp luật về<br />

chống độc quyền, bởi những gì mà<br />

chủ sở hữu được hưởng chính là<br />

quyền tự chủ đưa ra quyết định trong<br />

cạnh <strong>tranh</strong> và quyền tự do ký kết theo<br />

sở thích cá nhân có được từ bất kỳ tài<br />

sản cá nhân nào, không kể đó là tài<br />

sản hữu hình hay vô hình, và đó là đối<br />

tượng và yếu tố kết nối để hạn chế<br />

cạnh <strong>tranh</strong>” [1] . Do đó, Luật Cạnh <strong>tranh</strong>,<br />

trong khi không có tác động gì đến sự<br />

tồn tại của QSHTT, phải giới hạn việc<br />

thực hiện các quyền này trong phạm<br />

vi và giới hạn thích hợp. Đó là khi<br />

chúng ta không còn chỉ xem xét các<br />

nguyên tắc cao cả và những mục tiêu<br />

được định hướng rộng rãi nữa mà<br />

phải đi vào thi hành thực tế, để xử lý<br />

những căng thẳng giữa hai chính sách<br />

này, khi việc thực hiện QSHTT làm gia<br />

tăng các quan ngại về cạnh <strong>tranh</strong>, vốn<br />

tiềm ẩn trong các quyền này. Nói<br />

chung, các vấn đề cạnh <strong>tranh</strong> liên<br />

quan đến QSHTT gồm có:<br />

l Các điều khoản loại trừ trong<br />

cấp phép Li-xăng QSHTT; đặc biệt là<br />

các hợp đồng cấp phép có điều khoản<br />

hạn chế như hạn chế khu vực, cưỡng<br />

chế cấp phép gói (package licensing),<br />

thỏa thuận độc quyền giao dịch, cấp<br />

phép kèm hay cấp phép ngược lại, các<br />

điều kiện ngăn chặn việc hiệu lực của<br />

các điều khoản có thể bị thách thức;<br />

l Sử dụng QSHTT để củng cố hay<br />

mở rộng vị trí thống lĩnh thị trường<br />

trái pháp luật;<br />

l QSHTT là một yếu tố của sáp<br />

nhập và các thỏa thuận hợp tác;<br />

l Từ chối giao dịch.<br />

(Kỳ sau đăng tiếp)<br />

QUẾ ANH<br />

[1] Ullrich (2001), Sở hữu trí tuệ, Tiếp cận<br />

thông tin , và Chống độc quyền: Hài hòa, Bất hòa<br />

và Hài hòa trên phạm vi Quốc tế, được xuất bản<br />

trong cuốn “Mở rộng những ranh giới của Sở<br />

hữu trí tuệ” do Dreyfuss, Zimmerman and First<br />

biên soạn,, Tin nhanh trường đại học Oxford,<br />

2001, trang 374<br />

28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />

Số 26 - 2011<br />

v C<br />

A

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!