30.07.2015 Views

ÐẶC ÐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ CỦA ÐỊA DANH CÓ ... - Trang chủ

ÐẶC ÐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ CỦA ÐỊA DANH CÓ ... - Trang chủ

ÐẶC ÐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ CỦA ÐỊA DANH CÓ ... - Trang chủ

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA <strong>DANH</strong> CÓ NGUỒN GỐC TIẾNG CƠTU Ở THỪA THIÊN HUẾTrần Văn Sáng 11. DẪN NHẬP1.1. Ở Việt Nam, vấn đề địa danh từ lâu đã được rất nhiều nhà ngôn ngữ học, dân tộc học,địa lý học quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu về địa danh từ những góc độ khác nhau củacác tác giả tiêu biểu như Hoàng Thị Châu, Trần Trí Dõi, Đinh Xuân Vịnh, Nguyễn Văn Âu, LêTrung Hoa,... đã có những đóng góp nhất định trong việc hệ thống tri thức địa danh học ViệtNam. Đặc biệt, đã có một số luận án tiến sĩ ngôn ngữ học nghiên cứu về địa danh 2 . Đây lànhững công trình nghiên cứu có những đóng góp đáng trân trọng khi tiếp cận địa danh học dướiánh sáng của ngôn ngữ học. Tuy nhiên, nghiên cứu địa danh dân tộc từ góc nhìn ngôn ngữ họcvẫn là một khoảng trống trong các công trình địa danh học. Cho đến nay, ngoài các bài viết gầnđây của chúng tôi 3 , chưa có một công trình nào đề cập đến các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữdân tộc thiểu số ở Thừa Thiên Huế một cách hệ thống.1.2. Nghiên cứu địa danh ở Thừa Thiên Huế nói chung, địa danh có nguồn gốc ngôn ngữdân tộc thiểu số nói riêng, là một hướng tiếp cận liên ngành ngôn ngữ-văn hoá về một vùng địalý hội tụ nhiều lớp, nhiều tầng văn hóa có sự giao thoa, tiếp biến giữa các dân tộc chung sốngtrên địa bàn cư trú (Kinh, Chăm, Cơtu, Pacô-Taôi). Trong quá trình hình thành và chuyển biến,địa danh không chỉ chịu tác động bởi các yếu tố ngôn ngữ mà còn cả các yếu tố ngoài ngôn ngữ.Các yếu tố này làm cho địa danh trở thành những “trầm tích sống” bằng ngôn ngữ, ký thác nhiềuthông tin tư liệu quý giá đối với các ngành khoa học hữu quan: ngôn ngữ học, dân tộc học, vănhoá học, lịch sử và khảo cổ học.1.3. Tiếp cận hệ thống địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu ở Thừa Thiên Huế từ góc nhìn ngônngữ học, chúng ta có thể xem xét trên các phương diện: 1) Xem xét các địa danh về mặt ngữ âm(chỉ ra qui luật phiên chuyển các địa danh tiếng dân tộc ra chữ quốc ngữ); 2) Xem xét về mặtcấu tạo các địa danh tiếng dân tộc; 3) Xem xét về mặt ngữ nghĩa các địa danh tiếng dân tộc trênđịa bàn khảo sát, qua đó chỉ ra các đặc trưng văn hoá tộc người được ký thác qua mỗi địa danh.Do khuôn khổ của một bài báo, chúng tôi chỉ đề cập đến đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ý nghĩa vàđặc điểm văn hoá của các địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu ở Thừa Thiên Huế. Vấn đề phiênchuyển địa danh từ tiếng Cơtu sang tiếng Việt sẽ được chúng tôi đề cập trong một bài viết khác.1 Đại học Phú Xuân – HuếEmail: sangloandhpx@gmail.com2 Các luận án tiến sĩ đã bảo vệ: “Những đặc điểm chính của địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh”(1990) của Lê Trung Hoa;“Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (sơ bộ so sánh với một số vùng khác)”(1996) của Nguyễn Kiên Trường;“Nghiên cứu địa danh Quảng Trị”(2003) của Từ Thu Mai; “Những đặc điểm chính của địa danh Đak Lăk”(2005) của TrầnVăn Dũng; “Khảo sát các địa danh ở Nghệ An”(2006) của Phan Xuân Đạm.3Xem thêm các bi vit v a danh ca chúng tôi: Trn Vn Sáng(2008), Bc u tìm hiu c im cu tov ý ngha các a danh có ngun gc ngôn ng dân tc thiu s huyn A Li, Tha Thiên Hu, Báo cáo Hitho Ng hc ton quc ln th nht, Hi Ngôn ng hc Vit Nam, Cn Th, ngy 18-4; Trn Vn Sáng(2009),Cách phiên chuyn a danh t ting Pa-cô Ta-ôi Tha Thiên Hu sang ting Vit, Báo cáo Hi tho Ngôn nghc ton ton, Vin Ngôn ng hc Vit Nam, tháng 11, H Ni; Trn Vn Sáng (2008), Các phng din vn hoáca a danh Tha Thiên Hu, Hi tho quc t Vit Nam-Trung Quc, Trng i hc Khoa hc Xã hi vNhân vn, i hc Quc gia H Ni, tháng 11, H Ni; Trn Vn Sáng(2010), Giá tr phn ánh hin thc caa danh có ngun gc ngôn ng dân tc thiu s Tha Thiên Hu, Tp chí Vn hoá dân gian, s 5(131); TrnVn Sáng(2011), c im cu to v ý ngha các a danh có ngun gc ngôn ng Pacô-Taôi huyn ALi(Tha Thiên Hu), Tp chí Ngôn ng, s 1(260), tr. 66-76.


Ở Thừa Thiên Huế, các tộc người thiểu số chủ yếu cư trú ở huyện Nam Đông và A Lưới,ngoài ra còn có một số nhỏ sinh sống ở các huyện Phú Lộc, Hương Trà và Phong Điền. Pacô-Taôi, Cơtu, Bru-Vân Kiều là ba tộc người thiểu số sống tựa vào sơn hệ Trường Sơn, tạo thànhmột bộ phận gắn kết lâu đời trong bức tranh dân cư Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu bình diệnngôn ngữ-văn hoá của địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu trên địa bàn là một cánh cửa rộng mởcho việc tiếp cận bước đầu bức tranh văn hoá-tộc người đầy sinh động và giàu màu sắc trong đờisống của các dân tộc thiểu số định cư trên dải Trường Sơn Bắc này.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC ĐỊA <strong>DANH</strong> CÓ NGUỒN GỐCTIẾNG CƠTU2.1. Khảo sát, thống kê 2.248 địa danh ở Thừa Thiên Huế, chúng tôi tiến hành phân loại chúngtheo hai tiêu chí sau:Căn cứ vào ngôn ngữ tạo địa danh, các địa danh ở Thừa Thiên Huế được phân thành hainhóm chính: a) Nhóm các địa danh tiếng Việt, bao gồm Hán Việt và thuần Việt(1763 địa danh);b) Nhóm các địa danh tiếng dân tộc thiểu số (485 địa danh).Căn cứ vào đối tượng địa lí mà địa danh phản ánh, chúng tôi chia địa danh Thừa ThiênHuế thành ba nhóm chính: a) Nhóm các địa danh hành chính-cư trú (1327 địa danh, chiếm59%); b) Nhóm các địa danh công trình xây dựng (382 địa danh, chiếm 17%); c)Nhóm các địadanh chỉ đối tượng địa hình tự nhiên (539 địa danh, chiếm 24%).Trong số 485 địa danh dân tộc thiểu số thu thập được, nhóm địa danh có nguồn gốc tiếngPacô- Taôi và Cơtu chiếm đa số; nhóm các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc khác nhưBru-Vân Kiều, Chăm cổ chiếm một phần nhỏ và một số địa danh hiện vẫn chưa xác định đượcrõ ràng nguồn gốc ngôn ngữ tạo nên chúng.Địa danh tiếng Cơtu ở Thừa Thiên Huế chủ yếu được phân bố ở huyện Nam Đông vàmột số xã của huyện A Lưới có dân tộc Cơtu sinh sống như Hương Lâm, Hương Nguyên, HồngHạ.Sự có mặt đầy đủ các loại hình địa danh và sự phong phú về ngôn ngữ tạo địa danh quasố liệu thống kê ở trên cho thấy rõ: Thừa Thiên Huế là một vùng đất có bề dày lịch sử văn hoávà giàu bản sắc. Bức tranh ngôn ngữ văn hoá tộc người giàu bản sắc ấy, trước hết, được thể hiệnqua hệ thống địa danh. Mỗi địa danh là một “vật dẫn văn hoá” về vùng đất mà nó chào đời.2.2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu2.2.1. Các địa danh tiếng Cơtu có cấu tạo đơnKiểu cấu tạo đơn trong địa danh là kiểu cấu tạo chỉ có một từ đơn (đơn tiết hoặc đa tiết).Do vậy, các địa danh đơn có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số Cơtu được cấu tạo từ hai nhómchính:a) Các địa danh có cấu tạo bằng từ đơn đơn tiết:Địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu mang một âm tiết chiếm một tỉ lệ khiêm tốn trong hệthống địa danh dân tộc trên địa bàn. Ví dụ: Các địa danh Cơtu trên địa bàn huyện A Lưới: núiOng(ong: tên người anh hùng trong làng), sông Dòng(joóng: nai rừng), khe Dong(yong: mộtloại chim sáo), thôn Nghĩa(Ngeaq: tên một nhân vật trong làng), núi Re(hare: nương rẫy), núiCho(chóh: cắm mốc). Các địa danh Cơtu trên địa bàn huyện Nam Đông: núi Cùi(guy: cái gùicủa người Cơtu mang đi rẫy), núi Lấp(gọi theo thôn Lập: ăn rồi), đông Yếp(yep), …Số lượng các địa danh được cấu tạo bằng một âm tiết chủ yếu rơi vào nhóm địa danhhành chính-cư trú. Điều này phản ánh rõ nét sự khác biệt và nét đặc trưng của các địa danh gốcCơtu so với các địa danh đơn tiết thuần Việt cùng một địa bàn nghiên cứu. Trong địa danh tiếngViệt, loại cấu tạo đơn tiết thuần Việt có nghĩa, đồng thời là một từ đơn thường chiếm ưu thế như


: làng Sình, làng Sam, thị trấn Sịa, thôn Đông, núi Truồi, xóm Thượng, xóm Hạ, cầu Truồi, làngChuồn, chơ Nọ, chợ Dinh,...(Thừa Thiên Huế).b) Các địa danh có cấu tạo bằng từ đơn đa tiết:Phần lớn các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc Cơtu có cấu tạo bằng từ đơn đatiết, trong đó, nhóm địa danh cấu tạo bằng từ đơn song tiết chiếm đa số. Ví dụ: Các địa danhCơtu thuộc huyện A Lưới: núi Bơ Lạch(parleech: điểm cuối ), khe Ba Tang(patang: bằngphẳng), đèo Tà Lương(talơang: làm vỡ đôi, ý nói cong keo), núi A Hô(ahóq: há miệng), núi ALa(ala: chiếc lá), sông Tà Hàm(taham: làm cho máu chảy), sông Pa Nôn(panông: cái cầu),…Các địa danh Cơtu phân bố ở Nam Đông có cấu tạo bằng từ đơn song tiết: núi Atine(atin: ládong gói bánh), núi Ca Năng(kanăm: bóng tối), núi Chà Tàng(chitang: một loại nứa mọc ởtừng), thôn Ra Rang(rirang; cây tầm vông), thôn Ap Rung(aprung: cái bẫy, tên dòng họ kiêngvật tổ là cái bẫy cung), thôn Ta Vác(tivac: cây Tà vạt, tức cây đoác), thôn A Răng(aroong: mộtloại cá trê),…Khảo sát các địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu có đặc điểm cấu tạo đơn(tương đương vớimột từ đơn), chúng ta có thể suy luận đến những khác biệt của địa danh có nguồn gốc ngôn ngữdân tộc thiểu số thuộc nhóm Katuic(Pacô-Taôi, Bru-Vân Kiều, Cơtu) ở Thừa Thừa Thiên Huếso với địa danh tiếng Việt(thuần Việt, Hán Việt) qua mấy đặc điểm sau:1) Địa danh có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số thuộc nhóm Katuic, những ngôn ngữthuộc ngữ hệ Môn-Khơme, có loại hình đơn lập không triệt để nên từ đơn đa tiết chiếm ưu thếtrong cấu tạo các địa danh. Điều này đã phản ánh đúng đặc điểm cấu tạo từ trong ngôn ngữ này(Pacô-Taôi, Cơtu): Trong vỏ ngữ âm của từ (từ ngữ âm-âm vị học) còn tồn tại nhiều cấu trúc đatiết, trong đó âm tiết cuối từ (còn gọi là âm tiết chính) là âm tiết mang trọng âm từ. Ví dụ: núi AHô(ahốq: há miệng, “a” là một tiền âm tiết, “hốq” là âm tiết chính), núi A La(ala: chiếc lá, “a” làmột tiền âm tiết, “la” là âm tiết chính), núi A Vi(aviq: cơm, gạo, lúa, trong đó “a” là tiền âm tiết,“viq’ là âm tiết chính),…2) Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số nhóm Katuic (tiếng Pacô-Taôi,Cơtu) trên địa bàn Thừa Thiên Huế hầu hết đã được Việt hóa, Hán Việt hoá theo phiên âm quốcngữ nên hiện tượng những âm tiết tồn tại độc lập, vô nghĩa trong địa danh trở nên phổ biến. Quátrình quốc ngữ hoá các địa danh tiếng dân tộc ở đây chủ yếu là song tiết hoá, đáng chú ý hơn cảlà quá trình âm tiết hoá các tổ hợp phụ âm đầu trong các địa danh. Qua khảo sát chúng tôi nhậnthấy hầu hết các tổ hợp phụ âm có trong địa danh Cơtu đều được song tiết hoá bằng các âmthuần Việt hoặc Hán Việt. Chẳng hạn, thôn Ga Hinh(grahing: tên dòng họ), thôn ApRung(aprung: cái bẫy cung, tên dòng họ), khe Vi Linh(vleenh: trêu chọc, đùa giỡn), núi A PiLát(aplat: hình dạng lép không bình thường),…Đặc điểm này cũng tìm thấy phổ biến ở các địa danh tiếng Pacô-Taôi: thác Ra Ka (ơrka:một loại cá suối), suối Lơ Tin (ltưng: theo dòng chảy), núi Ba Ràng ( prang: đến tận nơi), suốiPa Leng (pleng: thiêng liêng), sông Kà Luông (kluông: chiếc đùi), thôn Cô Lênh (kléng: ngọtngào),…Quả thật, nếu không có sự hiểu biết sâu sắc về đặc điểm ngữ pháp-ngữ nghĩa ngôn ngữdân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu(Cơtu, Bru-Vân Kiều, Pacô-Taôi) thì rất khó có thể biếtrõ được các âm tiết có mối quan hệ ngữ pháp hay ngữ nghĩa gì với nhau trong mỗi địa danh đatiết. Đây cũng là những khó khăn thường gặp phải khi tìm hiểu mối quan hệ ngữ pháp-ngữ nghĩagiữa các yếu tố trong cấu tạo các địa danh phức. Từ đó cho thấy việc nghiên cứu địa danh khôngthể không bắt bầu bằng con đương ngôn ngữ học.2.2.2. Các địa danh tiếng Cơtu có cấu tạo phứcKiểu cấu tạo phức được thể hiện trong các địa danh có nguồn gốc tiếng dân tộc Cơtu ởThừa Thiên Huế là những địa danh tồn tại ở dạng cấu trúc một từ ghép hoặc một cụm từ. Trong


các địa danh có cấu tạo phức, giữa các yếu tố sẽ có mối quan hệ chủ yếu: quan hệ chính phụ,quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ vị. Tuy nhiên, qua dữ liệu hiện có, chúng tôi chưa tìm thấyquan hệ chủ vị trong cấu tạo địa danh.a) Về các địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ:Về số lượng địa danh: loại địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ trong địadanh có nguồn gốc tiếng dân tộc Cơtu chủ yếu rơi vào nhóm địa danh có sự kết hợp giữa tiếngViệt (bằng số) và tiếng dân tộc thiểu số (bằng chữ) như: thôn A Roàng 1, thôn A Roàng 2, thônA Roàng 3 (Aroang: tên một dòng họ kiêng ăn con trút); thôn A So 1, thôn A So 2 (Aso; đỏhồng); thôn Ka Nôn 1, thôn Ka Nôn 2(kanông: cái nôi màu hồng),…Trường hợp các địa danh có cấu tạo bằng các cụm từ chính phụ thuần tiếng Cơtu xuấthiện trong một vài lần khiêm tốn, chỉ xuất hiện trong trường hợp thành tố A(tiền từ chung) đượcchuyển hoá thành thành tố A(tên riêng, tức địa danh): núi Bol Drui, núi Bol Dol, núi Bol Prion,..trong đó, “bol” có nghĩa là đỉnh núi trong tiếng Cơtu; hay các địa danh: khe Tu Tôm(tu toóm:đầu ngọn suối), khe Tu Cấp(tu kơp: đầu nguồn của loài ếch), khe Tu Chùn(tu chưnh: ngọn núiđá), khe Tu Ba Lạch(tu parleenh: cuối ngọn),.. trong đó, yếu tố “tu” ở các địa danh trên trongtiếng Cơtu, Taôi đều mang nghĩa là “ngọn”.Chúng ta cũng có thể tìm thấy kiểu cấu tạo địa danh chính phụ thuần tiếng Pacô-Taôi trênđịa bàn huyện A Lưới, dù cũng xuất hiện rất hạn chế: sông Dak Krông(krong là sông, một từchung của các ngôn ngữ Đông Nam Á), suối Toom Rôn(toom:suối), đồi Tu Nơ Trong (tuNtrong: đầu của chiếc cầu), đồi Đon Pa Ni (dol parnis: cán chổi quét nhà),…Về vị trí các yếu tố: trong các địa danh có cấu tạo theo quan hệ chính phụ, yếu tố chínhvà yếu tố phụ dường như có sự ổn định khá bền vững: yếu tố chính thường đứng trước yếu tốphụ. Chẳng hạn, trong các địa danh: A Roàng 1, A Roàng 2, Ka Nôn 1, Ka Nôn 2, Aso 1, Aso 2,Nhâm 1, Nhâm 2, Dak Krông, Toom Rôn,… thì các yếu tố A Roàng, Ka Nôn, A so, Dak,Toom,… đảm nhận yếu tố chính, còn 1,2, Krông, Rôn,… đảm nhận yếu tố phụ, có chức năng hạnđịnh yếu tố chính.Đặc điểm vị trí này có sự tương đồng với các địa danh thuần Việt kiểu: thôn Cây Si, thônĐá Bàn, thôn Bến Mưng,...(ở Quảng Trị); thôn Bến Củi, thôn Hói Mít, thôn Rú Hóp, thôn KheSu,…(ở Thừa Thiên Huế) nhưng lại có vị trí ngược lại với đa số các địa danh Hán Việt, kiểunhư: làng Mỹ Xá, Đặng Xá, Thủy Điền, Tây Thành,... (ở Thừa Thiên Huế). Đặc biệt, kiểu cấu tạođịa danh theo quan hệ chính phụ với một số công thức điển hình như “X + Xá”, “Kẻ + X”, “Vạn+ X” thường gặp trong địa danh tiếng Việt, Hán Việt lại rất hiếm khi bắt gặp trong mô hình cấutạo các địa danh có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn Thừa Thiên Huế.b)Về các địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập:Các địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập chiếm một số lượng hạn chế trongcấu tạo địa danh có nguồn gốc tiếng dân tộc nói chung, tiếng Cơtu nói riêng. Theo quan hệ đẳnglập, các yếu tố có vai trò bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa cũng như việc tham gia vào các vịtrí trong địa danh. Đa số các địa danh có cấu tạo theo quan hệ đẳng lập đều rơi vào nhóm các địadanh hành chính Hán Việt: thôn Phú Xuân, thôn Phú Thượng, xã Hồng Hạ, xã Hồng Quảng,…Trường hợp địa danh Pacô-Taôi cấu tạo ghép đẳng lập kiểu như làng Quảng Mai ở xã A Ngodo hai làng Quảng Thọ và Karmai(cái vá) nhập làm một mà thành chỉ gặp đúng một lần.Địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Qua khảo sát,chúng tôi chỉ xác định được một số trường hợp, chẳng hạn, thôn Bá Tang do ghép thôn ChiTang(chitang: cây nứa bọp bọp) với thôn La Pa(lapar: lá trầu); thôn Ra Đàng do ghép thôn ARa(ara: một loại cá) với thôn Ba Đang(bhadang: cây lá lốt), thôn Rung Gềnh do ghép thôn TuKarung(ngọn sông) với thôn Gêêng(tên dòng họ), thôn Ga Hinh có cấu trúc bằng cách ghépthôn Grhing(tên dòng họ) với thôn Yahin(tên dòng họ).


So với các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc, nhóm các địa danh làng xã Hán Việtcó cấu tạo theo kiểu ghép đẳng lập này lại là hiện tượng phổ biến trong lối định danh của địadanh Việt Nam nói chúng, ở Thừa Thiên Huế nói riêng: Phước Phú = Phước Tích+ Phú Xuân;Bình Điền = Bình lợi + Thuận Điền; Lại Lộc = Vĩnh Lại + Vĩnh Lộc, Bình Trị Thiên= QuảngBình+ Quảng Trị- Thừa Thiên Huế,…2.2.3. Điểm đáng lưu ý đối với các địa danh có nguồn gốc tiếng dân tộc ở Thừa Thiên Huế sovới địa danh dân tộc vùng Tây Nguyên hoặc cùng Tày Nùng đó là có sự khác biệt cơ bản trongcấu tạo địa danh. Trong địa danh vùng Tây Nguyên và vùng Tày Nùng, các thành tố chungA(thành tố chung) thường có sự chuyển hóa thành tên riêng B(địa danh), tạo nên những cấu trúcđịa danh trùng nghĩa nhau trong cách gọi. Chẳng hạn, suối Êa Tam (Êa:suối - Chăm, Ê Đê, GiaRai), sông Krông Nô (Krông:sông - Pa Na), làng Bòn Đung, Bòn Tô (Bòn: làng- Cơ Ho), làngBù Đốp (Bù: làng - Xtiêng), ... ở địa danh vùng Tây Nguyên 4 ; hay Bản Bo, Bản Chang, BảnNưa... (Bản: làng- Tày, Nùng, Thái), Bó Đảy, Bó Lài, Bó Tháy (Bó: nguồn nước - Tày, Nùng),Nặm Ngan, Nậm Chầy (Nậm, nặm: nước- Tày, Nùng, Thái),... trong địa danh Tày - Nùng 5 .Trong khi, địa danh có nguồn gốc tiếng dân tộc Pacô-Taôi ở A Lưới, theo khảo sát bước đầu củachúng tôi, chỉ có mấy trường hợp sau có cấu tạo theo phương thức chuyển hóa nói trên. Đó là:sông Dak Krông (dak: sông, nước- Cơtu, Taôi; krong: sông, từ chung của các ngôn ngữ ĐôngNam Á), suối Toom Rôn (toóm: suối- Pacô-Taôi), khe Tu Tôm (toóm: suối), núi Cô Ca Va Đụt(koóh: núi- Pacô-Taôi), núi Cô Ta Koong (koóh: núi- Pa cô-Taôi). Các địa danh có nguồn gốctiếng Cơtu có thành tố chung A chuyển hoá thành thành tố tên riêng B(tức địa danh) cũng khôngphải là hiện tượng phổ biến như đã dẫn ở trên: núi Bol Drui, núi Bol Dol, núi Bol Prion (“bol”có nghĩa là đỉnh núi trong tiếng Cơtu).Ở địa danh có nguồn gốc tiếng dân tộc ở Thừa Thiên Huế, kiểu cấu tạo chuyển hóa thànhtố chung (A) trở thành tên riêng (B) với nghĩa giống nhau như địa danh vùng Tây Nguyên hayvùng Tày Nùng hầu như bị triệt tiêu. Vì vậy, việc khảo sát địa danh dân tộc ở Thừa Thiên Huếchỉ tập trung vào yếu tố tên riêng (B), tức các địa danh, còn thành tố chung (A) đều được gọitheo tiếng Việt hoặc Hán Việt: sông, suối, ao, hồ, khe, làng, xã, thôn, bản. Việc các địa danh cónguồn gốc tiếng Cơtu có cấu trúc gồm thành tố chung A có nguồn gốc thuần Việt hoặc hoặc HánViệt(sông, suối, làng, thôn, xã, khe, động,..) kết hợp với thành tố tên riêng B(tức các địa danhđích thực) có nguồn gốc tiếng dân tộc cho thấy có sự đan xen, giao thoa văn hoá-ngôn ngữ giữacác dân tộc qua việc gọi tên các địa danh trên địa bàn cư trú.2.3.Đặc điểm ý nghĩa các địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu2.3.1. Địa danh là một bộ phận trong từ vựng. Nó được xuất phát từ vốn từ chung và mang theochức năng định danh. Chức năng định danh của địa danh là một dạng của chức năng biểu vật màmỗi từ mang trong nó. Về bản chất, địa danh là những từ ngữ lấy trong vốn từ vựng của ngônngữ, nó hoạt động và chịu tác động của qui luật ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của ngôn ngữ đó.Nghiên cứu của các yếu tố cấu tạo địa danh cũng là nghiên cứu mặt nghĩa của đơn vị từ. Vì thế,“khi tìm hiểu những đặc điểm về ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên địa danh phải bám chắc vàonghĩa của từng yếu tố, từng từ ngữ này và phải đặt chúng trong ngữ cảnh, hoàn cảnh mà địadanh xuất hiện”[Từ Thu Mai, 2004, tr.98]. Đối với các địa danh nói chung, nghĩa của địa danh4 Về địa danh Tây Nguyên, xem thêm: Nguyễn Tố Uyên, Hoàng Thị Châu, Khảo sát địa danh tiếng dân tộc thiểu số trên bảnđồ vùng Tây Nguyên, trong "Tiến tới chuẩn hóa cách viết tên riêng tiếng dân tộc thiểu số trong văn bản tiếng Việt", đề tài củaLiên hiệp các hội khoa học kĩ thuật Việt Nam, 2001; Trần Văn Dũng, Đặc điểm về cấu tạo của địa danh ở Dak Lăk, Tạp chíNgôn ngữ số 03, 2005, tr. 71-79; Lê Trung Hoa, Địa danh học Việt Nam, Nxb KHXH, TP. Hồ Chí Minh, 2006.5V a danh vùng Ty Nùng, xem thêm: Lê Trung Hoa, a danh hc Vit Nam, Nxb KHXH, TP. H Chí Minh,2006; Hong Vn Ma, V a danh vùng Ty Nùng, trong "Nhng vn ngôn ng hc", H Ni, Vin Ngôn nghc, 2002, tr. 202-213.


chính là nghĩa của từng yếu tố cấu tạo địa danh đó. Mỗi tên riêng “tạo nên trong trí óc ta sự liênhệ đến một thực thể. Đó là chức năng ý nghĩa của tên riêng"[Nguyễn Kiên Trường, 1996, tr.90].Như vậy, nghiên cứu đặc điểm ý nghĩa các địa danh chính là chỉ ra các phương thức địnhdanh và giá trị phản ánh hiện thực của các địa danh. Bởi lẽ, phương thức định danh là cách thứcđặt tên cho đối tượng địa lí; còn đặc điểm phản ánh hiện thực chính là nói tới ý nghĩa của cácthành tố, của từng địa danh và hệ thống các địa danh.2.3.2. Đặc điểm định danh và ý nghĩa các địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtua) Địa danh được đặt theo tên các loại thực vật có trên địa bàn:Chẳng hạn, khe Ta Ra (taraq: bồ kết); thôn Ky Ré (kire: cây mây); động Kam (kăm: môntía); khe A Ro (aroq: môn đỏ); núi A Vi (aviq: cơm); núi Chà Tang (chitang: cây nứa), thôn RaRang(rirang: cây tầm vông), thôn Ta Vac(tivac: cây đoác), thôn Ka Zăng(kadăng: tên một loạicây ăn đắng, chữa đau bụng), thôn A Xách(axắt: cây mây lợp nhà Rông), thôn KaĐong(kađoong: một loại tre làm giấy), thôn A Răng(aroong: câu lau cây lách),…b) Địa danh được đặt theo tên các loại động vật có trên địa bàn:Ví dụ: sông Dòng (joóng: một loại nai), khe Dong (yong: một loại chim sáo); núi Tà Lu(tilu: con thằn lằn nhỏ); thôn Ka Dong (kajoong: con kì nhông), núi Cọp(hacop: con rùa), núiTou Trouêin(atuq trên: con thạch sùng), khe Ka Rách(kajach: cá cơm), …c) Địa danh được đặt theo tên các vật dụng trong gia đình:Ví dụ: động Ha Te(hatéeh: cái gùi), động Rập(đrập: cái bẫy chuột), thôn Ap Rung(prung:hầm bẫy chông), …d) Địa danh được đặt theo tên các dòng họ tiêu biểu:Các địa danh phản ánh các dòng họ của tộc người Cơ Tu: thôn Mù Nú (munuq: tên mộtdòng họ kiênng ăn con trút); thôn Ap Rung (aprung: dòng họ kiêng vật tổ là cái bẫy cung;aprung: cái hố đặt bẫy hầm chông), thôn Ka Chê(kichê: tên dòng họ), …e) Địa danh được đặt theo tên người:Ví dụ: núi Ong(tên người anh hùng ở làng Hương Nguyên-A Lưới), sông A Páo (Apaoq:tên nhân vật anh hùng trong làng Đông Sơn- A Lưới), thôn Nghĩa(Nghiaq: tên nhân vật nổitiếng trong làng Hương Nguyên- A Lưới), thôn A Lốt(aloóch: tên người đàn ông hung dữ ở làngHương Sơn- Nam Đông, chuyên cướp vợ người khác), thôn La Hia(lahiêr: tên người đàn ônghiền hậu nổi tiếng trong làng Hương Sơn- Nam Đông), thôn A Chiếu(tên người đàn ông hay điđâm người, gan dạ, không sợ chết ở Thượng Long- Nam Đông),…f) Địa danh được đặt tên dựa vào các đặc điểm của chính bản thân đối tượngĐịa danh gọi theo hình dáng của đối tượng: núi A Sáp (asap: hình ảnh như tổ ong), núi AHô(ahốq: há miệng), núi A La(ala: núi hình chiếc lá), núi Ka Lương(kalóang: núi có hình dạngnhư cái đầu hói), núi Muen(Mooqơơn: núi có hình tròn trịa), núi Cha Vung(chagung, chibhung:cong queo, quắp), núi Tre Gong(chagong: nhô mặt phía trước).Địa danh gọi theo kích thước của đối tượng: khe Ba Tang(patang: rộng, bằng phẳng),núi A Tây Luật(atilượt: vượt quá, đi quá), …Địa danh gọi theo tính chất và màu sắc của đối tượng: núi Bò Kỳ Hạ(pók: màu trắng),thôn Poi Ting(poiring: một cách thấu đáo), thôn A So(aso: đỏ hồng), thôn Ka Nôn(kanông: cáinôi màu hồng), núi Ka Năm(kanăm; bóng tối do cây che phủ), đèo La Hi(lahi lapar: không cóchi hết, mất hết),…Địa danh gọi theo vị trí, địa điểm hình thành đối tượng:Ví dụ: Núi Bơ Lạch(parleech: điểm cuối), đồi Cha Lét(charlét: điểm đi qua), khe TuTôm(tu: ngọn, điểm bắt đầu), núi Cho(chóh: điểm cắm mốc), núi A Rum Cà Lưng(arum karrứm:dưới mặt trăng), …


j) Các địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu còn được đặt theo phương thức chuyển hoá.Đặc điểm này phản ánh nét phổ biến và dễ thấy trong cách định danh của các địa danh củanhững vùng miền khác nhau. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các địa danh thường đượcchuyển hoá theo các phương thức sau:* Chuyển hoá giữa các địa danh thuộc cùng một loại hình địa danh, chẳng hạn, núi BơLạch(parleech)- khe Bơ Lạch(parleech); đồi Cha Lét(charlét)- đầm Cha Lét(charlét); núi TreLinh(charléenh)- sông Che Linh(charléenh),…* Chuyển hoá giữa các địa danh khác loại hình địa danh với nhau. Phương thức chuyểnhóa này thường là từ địa danh chỉ đối tượng địa lí tự nhiên chuyển hóa thành địa danh cư trúhànhchính. Chẳng hạn, núi A Sáp - thôn A Sáp; đồi A So- thôn A So, núi Ba Lạch- thôn BaLạch, núi Ta Lu- thôn Ta Lu; núi A Tin- thôn A Tin; khe Ta Rình- thôn Ta Rinh;…* Chuyển hoá từ thành tố chung A(danh từ chung) thành thành tố B(tên riêng, tức địadanh). Phương thức này phổ biến ở địa danh Hán Việt và thuần Việt, cũng như địa danh tiếngdân tộc khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc. Chúng tôi nhận thấy các địa danh có nguồn gốc tiếngdân tộc ở Thừa Thiên Huế nói chung, tiếng Cơtu nói riêng ít được hình thành bằng lối định danhchuyển hoá này, chỉ bắt gặp ở một vài trường hợp tiêu biểu, chẳng hạn, thành tố chung Cô(cóoh:núi, đồi), Tôm(toom: suối, khe) được chuyển hoá thành tên riêng trong các địa danh tiếng Pacô-Taôi như: suối Toom Rôn, khe Tu Tôm, núi Cô Ca Va Đụt, núi Cô Ta Koong. Trong địa danh cónguồn gốc tiếng Cơtu, chúng tôi chỉ tìm thấy một trường hợp danh từ chung Bol(núi, đỉnh)chuyển hoá thành tên riêng(địa danh) như: núi Bol Drui, núi Bol Dol, núi Bol Prion.3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA ĐỊA <strong>DANH</strong> CÓ NGUỒN GỐCTIẾNG CƠTU3.1. Địa danh, trước hết, là một hiện tượng ngôn ngữ. Nó là những “khối ngôn ngữ kí sinh”được dùng để định danh các đối tượng địa lí. Nhưng địa danh được sinh ra cùng văn hoá, pháttriển cùng văn hoá, do vậy, nó cũng là một hiện tượng văn hoá. Địa danh không chỉ thực hiệnchức năng cơ bản là định danh sự vật, cá thể hoá đối tượng mà còn thực hiện chức năng phảnánh. Mỗi địa danh đều ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nên nó phản ánh nhiều mặt xãhội xung quanh. Đây cũng có thể quan niệm là chức năng xã hội của địa danh. Ngoài ra, địadanh còn biểu hiện đặc điểm văn hoá ngôn ngữ của cộng đồng. Mỗi địa danh hay một lớp địadanh đều gắn với văn hoá của cộng đồng hay từng khu vực cụ thể. Nói như A.V.Superanskaja,nhà địa danh học người Nga, địa danh chính là “những tấm bia bằng ngôn ngữ độc đáo về thờiđại của mình” 6 . Theo đó, nghiên cứu địa danh tiếng Cơtu, chúng ta biết thêm về các đặc điểmvăn hoá của tộc người Cơtu trên địa bàn Thừa Thiên Huế trên cả ba phương diện: không gianvăn hoá, thời gian văn hoá và chủ thể văn hoá của vùng đất mà địa danh chào đời.3.2. Không gian văn hoá của địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu ở Thừa Thiên Huế thể hiệnqua các phương diện: đặc điểm địa hình tự nhiên, thế giới thực vật, thế giới động vật gắn vớivùng đất chứa địa danh.Về đặc điểm địa hình tự nhiên, địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu phản ánh qua cách địnhdanh theo đặc điểm địa thế, hình dáng, vị trí riêng của một vùng đất. Qua các địa danh, chúng tabiết thêm về những thông tin thú vị về địa lí tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt vùng caonguyên Trung Trường Sơn. Cư dân các dân tộc thiểu số chủ yếu định cư ở miền Tây Thừa ThiênHuế, với đặc điểm địa hình núi non hiểm trở, nhiều đèo nhiều suối nằm chênh vênh giữa núirừng heo hút. Đặc điểm địa lí tự nhiên nổi bật này được phản ánh rõ nét qua nghĩa của các địa6Dn theo: Lê Trung Hoa(2006), a danh hc Vit Nam, Nxb Khoa hc xã hi, H Ni, tr.52.


danh. Những từ ngữ được chọn dùng để đặt tên núi tên sông trong địa danh Cơtu đã phản ánhmột cách hiện thức nhất đặc điểm địa hình ở đây: ngọn núi hình tổ ong(núi A Sáp), hói đầu(núiKa Lương), há miệng(núi A Hô), nhô lên phía trước(núi Tre Gong), cong queo(núi Cha Vung),đầu ngọn suối(khe Tu Tôm), dưới mặt trăng(núi A Rum Cà Lưng),…Về thế giới thực vật, việc dùng tên cây cỏ để đặt địa danh là một hiện tượng phổ biến bởithực vật là yếu tố tự nhiên gần gũi với con người, trực quan và thường được nhận biết sớm. Thếgiới thực vật được phản ánh một cách phong phú nhất qua địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu đãtạo nên một nét văn hoá thực vật trong lối định danh của cư dân bản địa về vùng đất mà mìnhsinh sống. Đó phần lớn là những loại cây cỏ hết sức đặc trưng cho vùng đất mà tộc người Cơ Tucư trú được chọn để gọi tên các đối tượng địa lí có trên địa bàn: cây bồ kết (taraq), câymây(kire), môn tía(kăm: môn tía), cơm gạo(Aviq), cây nứa(Chitang), cây tầm vông(rirang), câyđoác(tivac),… Những loại cây cỏ này đều đã được hoá thân thành địa danh, tạo nên những trầmtích văn hoá đặc sắc về một vùng cao nguyên miền Trung.Về thế giới động vật, các địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu phản ánh văn hoá dân dã vềlối ứng xử với môi trường tự nhiên qua thế giới loài vật. Dân tộc Cơtu đã biết lựa chọn nhữngđộng vật quen thuộc, gắn với đời sống sinh hoạt của cộng đồng để đặt tên cho sông, núi, khe,suối, thôn bản của mình như: nai rừng(joóng), chim sáo(yong), thằn lằn (tilu), kỳnhông(kajoong), con rùa(hacop), con thạch sùng(atuq trên),…Như vậy, môi trường tự nhiên hội đủ các đặc điểm về tính chất và địa hình vùng đất, mộtthế giới động-thực vật phong phú gắn với đặc trưng vùng cao nguyên miền Trung, tất cả đềuđược “hoá thân” thành địa danh, qua đó khắc hoạ rõ nét nhất một không gian văn hoá của cáctộc người ở Thừa Thiên Huế giàu bản sắc. Sinh tụ trên dạng môi trường đặc thù, các dân tộc ítngười nơi đây đều xem rừng núi, cây cỏ, sông suối như bà mẹ lớn, không chỉ nơi cung cấp thứcăn, thức uống, nguyên liệu làm nhà mà còn là chốn nuôi dưỡng đời sống tâm linh, tinh thần,khởi nguồn cho mạch sống văn hoá. Con người và rừng gắn chặt với nhau, hoà quyện vào nhau,và sức sống và âm vang của núi rừng đã tạo nên một không gian văn hoá đầy sinh khí.3.3. Thời gian văn hoá tộc người Cơtu ở Thừa Thiên Huế được phản ánh qua địa danh mộtcách rõ nét. Mỗi địa danh ra đời trong một hoàn cảnh xã hội và lịch sử nhất định. Do vậy, cácđịa danh ngôn ngữ dân tộc ở Thừa Thiên Huế là một trong những nguồn tài liệu có thể giúp cácnhà sử học, dân tộc học nghiên cứu về quá trình di trú của một hay nhiều tộc người trong lịchsử. Thừa Thiên Huế, trước khi trở thành vùng đất kinh sư của Triều Nguyễn, xét về lịch sử hìnhthành và phát triển, nó được biết đến là vùng đất “phên dậu”, “biên viễn xa xôi”, nơi cư trú củatộc người Chăm, và cư dân Môn-Khơ Me bản địa. Nhiều địa danh còn bảo lưu những “dấu vết”của dân tộc Chăm(Chàm) và các cuộc di dân của người Kinh(Việt) trong tiến trình lịch sử vănhoá vùng Thuận Hoá. Tên các địa danh như Sình, Sam, Nong, Sịa, Truồi, Lồi, Ô Lâu ở vùngđồng bằng hiện nay đều có vết chân của cư dân nói ngôn ngữ Chăm và cư dân nhóm ngôn ngữKatuic bản địa như Pacô-Taôi, Cơtu, Bru-Vân Kiều sinh sống.Địa danh là một phạm trù lịch sử, mang những dấu vết của thời điểm mà nó chào đời. Nóđược xem là “đài kỷ niệm” hay là “tấm bia bằng ngôn ngữ độc đáo về thời đại của mình”. Vìvậy, địa danh ở Thừa Thiên Huế còn cho chúng ta biết được các biến cố- sự kiện lịch sử đã xảyra trên một vùng đất. Nhắc đến đồi A Bia thuộc huyện A Lưới, chúng ta liên tưởng ngay đếnnhững trận đánh khốc liệt trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Đồi A Bia được gọi là “Đồi thịtbăm” cũng do tính khốc liệt nói trên, mặc dù theo nguồn gốc tiếng Cơ Tu, A Bia là cách Việthoá của “Abiah”, nghĩa là một loại sóc có ở chốn này. Hiện nay, địa danh này trở thành di tíchlịch sử chiến tranh nổi tiếng và là nơi hàng trăm du khách ghé thăm mỗi lần lên vùng cao ALưới. Mỗi ngọn núi, dòng sông, con suối, những cái tên động A So-A Túc, A Bia, động TiênCông, sân bay A So, A Sầu, A Lưới, đèo La Hi, đèo Tà Lương,… tất cả những địa danh lịch sử


đó đều gắn liền với những chiến tích oai hùng, khốc liệt của bao thế hệ cán bộ chiến sĩ, đồng bàođã chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.3.4. Mỗi địa danh đều được ra đời và hình thành gắn liền với đặc điểm văn hoá của chủ thể tạonên chúng. Do vậy, địa danh có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin về văn hoá-tâm lícủa một tộc người, cũng như nguồn gốc dân cư với tư cách là những chủ thể của một vùng vănhoá, chủ thể tạo nên các địa danh.Đối với các địa danh thuần Việt và Hán Việt, chúng phản ánh tên các dòng họ có côngkhai canh khai khẩn lập làng. Sự có mặt tên các dòng họ qua địa danh đã để lại những “dấutích” về thời điểm lịch sử hình thành làng xã của cư dân trên địa bàn cư trú: Văn Xá, Lê Xá, CaoXá, Võ Xá, Lê Xá Đông, Lê Xá Tây, Cao Xá Hạ, Cao Xá Thượng,…Theo các nhà nghiên cứu,loại địa danh “X + Xá” 7 có thể hình thành từ một trong hai lí do sau: một dòng họ chiếm địa vịđộc tôn hoặc đa số trong một khu dân cư; hoặc một dòng họ vốn nổi tiếng nhất trong khu vựcấy. Đối với các địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu ở Thừa Thiên Huế, nhờ các địa danh mà tênmột số dòng họ của người Cơtu đã đổi theo họ người Kinh nhưng vẫn còn được bảo lưu cho đếntận ngày nay. Chẳng hạn, tên thôn được đặt theo một dòng họ kiêng ăn thịt con trút: thôn MùNú(munuq), dòng họ có vật tổ phải kiêng là cái bẫy hầm chông: thôn Ap Rung(aprung),…Rõ ràng,mỗi dòng họ đều thờ những vật tổ của mình và đó cũng là những con vật kiêng đối với cả cộngđồng thôn bản. Mỗi địa danh mang tên dòng họ đều ký thác trong mình những câu chuyện cổtích mang đậm dấu ấn văn hoá của dân tộc mình.Bên cạnh đó, địa danh dân tộc thiểu số được đặt theo tên người đã góp phần phản ánh đặcđiểm văn hoá của chủ thể văn hoá là cư dân Môn-Khơ Me sống trên mảnh đất Thừa Thiên Huế.Phần lớn các địa danh dân tộc đặt theo tên những vị anh hùng của cộng đồng, là nhân vật trongcác truyền thuyết, sử thi hay những người có công khai phá làng bản thôn xóm. Chẳng hạn, cácđịa danh Pacô-Taôi: đồi Pơ Rok (Prók: tên một nhân vật tiêu biểu trong làng ở xã A Đớt), núiQuỳnh Trên (Koonh Trên: tên nhà cách mạng, nhà lãnh đạo huyện A Lưới), thôn A Lưới(Alơaiq: nhân vật anh hùng của cộng đồng trong sử thi), thác A Nô (Anôr: nhân vật lịch sử trongsử thi). Địa danh Cơtu đặt theo tên người cũng phản ánh rõ nét đặc điểm văn hóa của tộc ngườiCơtu trong cách đặt tên. Dân tộc Cơtu không chỉ ghi nhớ những người tốt, có công lao với thônbản như: núi Ong(tên người anh hùng ở làng Hương Nguyên-A Lưới), sông A Páo (Apaoq: tênnhân vật anh hùng trong làng Đông Sơn- A Lưới), thôn Nghĩa(Nghiaq: tên nhân vật nổi tiếngtrong làng Hương Nguyên- A Lưới) thôn La Hia(lahiêr: tên người đàn ông hiền hậu nổi tiếngtrong làng Hương Sơn- Nam Đông) mà còn lấy tên những người bị coi là xấu để lưu giữ nhữngsự kiện đã xảy ra trong đời sống văn hoá của mình, chẳng hạn như: thôn A Chiếu(tên người đànông hay đi đâm người, gan dạ, không sợ chết ở Thượng Long- Nam Đông),…), thôn ALốt(aloóch: tên người đàn ông hung dữ ở làng Hương Sơn- Nam Đông, chuyên cướp vợ ngườikhác). Mỗi địa danh là những bài học ngắn gọn viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộcmình. Đặc biệt, địa danh gắn với danh nhân là những người được sinh ra trên mảnh đất ThừaThiên Huế sẽ mãi là “tấm gương”, “đài tưởng niệm” cho thế hệ con cháu ở địa phương noi theo.4. KẾT LUẬN4.1. Các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số Cơtu ở Thừa Thiên Huế phần lớn cóthể giải thích được nguồn gốc và ý nghĩa nếu chúng ta căn cứ nguồn gốc ngữ nguyên của các địadanh. Tuy nhiên, vấn đề các địa danh mang nghĩa gì phải được lí giải trong mối liện hệ với chức7Mô hình a danh “X + Xá” l mt kiu t a danh mang c trng cho quá trình t c lp lng ca ngiVit t Tha Thiên Hu tr ra. Xem thêm: Lê Trung Hoa(2006), a danh hc Vit Nam, Nxb Khoa hc xã hi, HNi;


năng phản ánh hiện thực của mỗi địa danh. Bởi lẽ, địa danh không chỉ là những “khối ngôn ngữkí sinh” mà còn là những “tấm bia về lịch sử, văn hóa dân tộc”. Thông qua địa danh, chúng ta cóthể biết được lịch sử, văn hóa, đặc điểm tộc người, hình thái kinh tế xã hội, tâm lí của một haynhiều cộng đồng dân cư đã và đang sống ở tại vùng đất có chứa địa danh. Khảo sát địa danh cónguồn gốc ngôn ngữ Cơtu ở Thừa Thiên Huế, chúng ta có thể biết thêm nhiều điều thú vị vềnguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh, cũng như đặc điểm văn hoá của các dân tộc sống trênđịa bàn cư trú.4.2. Đặc điểm cấu tạo địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơtu ở Thừa Thiên Huế có những điểmkhác biệt, đặc trưng so với địa danh thuần Việt, địa danh Hán Việt nói chung và địa danh ngônngữ dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên hay địa danh Tày Nùng ở phía Bắc. Cũng giống với địadanh có nguồn gốc tiếng Pacô-Taôi, địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu rất ít dùng phương thứcchuyển hóa thành tố chung, danh từ chung(A) thành tên riêng(B), tức địa danh, như thường xảyra trong các địa danh dân tộc thiểu số ở các vùng khác. Mỗi tên núi, tên sông, tên làng,... lànhững cách định danh không lặp lại ở các yếu tố, ở các loại hình địa danh khác nhau. Chính đặcđiểm chế định ngôn ngữ tạo địa danh cũng như các lớp từ ngữ được dùng để đặt tên đã làm nêntính đặc trưng trong văn hoá địa danh tiếng Cơtu.4.3. Việc tìm hiểu ý nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực của các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữdân tộc thiểu số đi liền với việc chỉ ra các phương thức định danh của địa danh; đồng thời chỉ rađược những đặc điểm văn hoá tộc người thể hiện qua mỗi đơn vị địa danh. Ý nghĩa các địa danhdân tộc nơi đây không “chuyển tải” nhiều ước vọng cao xa, lí tưởng, khát vọng, những mĩ từtượng trưng ước lệ như trong các địa danh Hán Việt hay thuần Việt mà qua đó, thể hiện một lốitư duy dân dã, lối sống hoà hợp với thiên nhiên, cây cỏ, gắn liền với đời sống lao động cộngđồng bền chặt, thiêng liêng nhằm khắc hoạ những đặc trưng văn hoá tộc người Cơtu, cư dânMôn-Khơ Me bản địa của vùng cao nguyên Trường Sơn ở Thừa Thiên Huế.TÀI LIỆU THAM KHẢOA. Tiếng Việt1. Dương Văn An (2001), Ô châu cận lục, (Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc hiệu đính vàdịch chú), Nxb Thuận Hoá, Huế.2. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), tái bản, NxbGiáo dục, Hà Nội.3. Hoàng Thị Châu (1966), “Mối liên hệ về nguồn gốc cổ đại ở Đông Nam Á qua một vàitên sông”, Thông báo khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 2, Nxb Giáo dục.4. Trần Trí Dõi(1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội.5. Trần Trí Dõi(2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội, Nxb Văn hoá thông tin,Hà Nội.6. Phạm Đức Dương (2007), Bức tranh ngôn ngữ-văn hoá tộc người ở Việt Nam và ĐôngNam Á, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.7. Lê Quí Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.8. Lê Trung Hoa(2006), Địa danh học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.9. Quốc sử quán triều Nguyễn(1997), Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hoá, Huế.10. Trần Văn Sáng(2008), Bước đầu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa các địa danh cónguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, Báo cáo Hội thảo Ngữhọc toàn quốc lần thứ nhất, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Cần Thơ, ngày 18-4.


11. Trần Văn Sáng(2009), Cách phiên chuyển địa danh từ tiếng Pa-cô Ta-ôi ở Thừa ThiênHuế sang tiếng Việt, Báo cáo Hội thảo Ngôn ngữ học toàn toàn, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam,tháng 11, Hà Nội.12. Trần Văn Sáng(2009), Các phương diện văn hoá của địa danh ở Thừa Thiên Huế, Báocáo Hội thảo quốc tế Việt Nam- Trung Quốc về nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, tháng 11, Hà Nội.13. Trần Văn Sáng(2010), Giá trị phản ánh hiện thực của địa danh có nguồn gốc ngôn ngữdân tộc thiểu số ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 5(131).14. Trần Văn Sáng(2011), Đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữPacô-Taôi ở huyện A Lưới(Thừa Thiên Huế), Tạp chí Ngôn ngữ, số 1(260), tr. 66-76.15. Hoàng Sơn chủ biên (2007), Người Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế, Nxb Văn hoá dân tộc, HàNội.16. Ngô Đức Thọ (1997), Nghiên cứu chữ huý Việt Nam qua các triều đại, Nxb Văn hoá, HàNội.17. Nguyễn Hữu Thông chủ biên(2007), Katu, kẻ sống đầu ngọn nước, Nxb Thuận Hoá,Huế.18. Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam (2009), Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc ởViệt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.19. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế(2005), Địa chí Thừa Thiên Huế: phần tự nhiên, Nxb Khoahọc xã hội, Hà Nội.20. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế(2005), Địa chí Thừa Thiên Huế: phần lịch sử, Nxb Khoahọc xã hội, Hà Nội.B. Tiếng Anh1. Anderson, John. M (2007), The Grammar of Names, Oxford University Press, NewYork2. Trask.R.L, 1999, Key concepts in language and linguistics, Routledge, London andNew York.3. Mark J. Alves, 2006, A grammar of Pacoh:a Mon-Khmer language of the centralhighlands of Vietnam, Pacific Linguistics, Research School of Pacific and Asian Studies, TheAustralian National University.4. Paul Sidwell, 2006, A Mon- Khmer comparative dictionary, Pacific Linguistics,Research School of Pacific and Asian Studies, The Australian National University.5. Richart L. Watson(1969), “pacoh names”, Mon-Khmer Studies III, The LinguisticCircle of Saigon & The Summer Institute of Linguistic, 77-88.6. Watson K. (1964), “pacoh phonemics”, Mon-Khmer Studies I, The Linguistic Circle ofSaigon & The Summer Institute of Linguistic, 135-148.7. Wanllance J.M(1966), “Katu phonemes”, Mon-Khmer Studies I, The Linguistic Circleof Saigon & The Summer Institute of Linguistic, 55-68.SUMMARYThe language – culture characteristics of the place-names with the original Katu in ThuaThien HueTran Van SangUniversity of Phu Xuan - Hue


To study the characteristics of the language-culture place-names derived from the katu languagein Thua Thien Hue province, based on fieldwork resources in the area, we initially showed thefollowing characteristics: 1) Consider the location in terms of pronunciation (only the local lawsof the session moved into the nation's reputation script); 2) See terms of local structural units inthe nation's reputation; 3)Considering semantic units address national reputation in the areasurveyed and 4) Point out the ways that each culture places on deposit. In the framework ofscientific reports, we just mentioned structural features and characteristics of meaning, whichpoints out the cultural characteristics of ethnic groups through the identification of languagesites originating The languages of ethnic minorities from the province of Thua Thien Hue.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!