30.07.2015 Views

ÐẶC ÐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ CỦA ÐỊA DANH CÓ ... - Trang chủ

ÐẶC ÐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ CỦA ÐỊA DANH CÓ ... - Trang chủ

ÐẶC ÐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ CỦA ÐỊA DANH CÓ ... - Trang chủ

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

năng phản ánh hiện thực của mỗi địa danh. Bởi lẽ, địa danh không chỉ là những “khối ngôn ngữkí sinh” mà còn là những “tấm bia về lịch sử, văn hóa dân tộc”. Thông qua địa danh, chúng ta cóthể biết được lịch sử, văn hóa, đặc điểm tộc người, hình thái kinh tế xã hội, tâm lí của một haynhiều cộng đồng dân cư đã và đang sống ở tại vùng đất có chứa địa danh. Khảo sát địa danh cónguồn gốc ngôn ngữ Cơtu ở Thừa Thiên Huế, chúng ta có thể biết thêm nhiều điều thú vị vềnguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh, cũng như đặc điểm văn hoá của các dân tộc sống trênđịa bàn cư trú.4.2. Đặc điểm cấu tạo địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơtu ở Thừa Thiên Huế có những điểmkhác biệt, đặc trưng so với địa danh thuần Việt, địa danh Hán Việt nói chung và địa danh ngônngữ dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên hay địa danh Tày Nùng ở phía Bắc. Cũng giống với địadanh có nguồn gốc tiếng Pacô-Taôi, địa danh có nguồn gốc tiếng Cơtu rất ít dùng phương thứcchuyển hóa thành tố chung, danh từ chung(A) thành tên riêng(B), tức địa danh, như thường xảyra trong các địa danh dân tộc thiểu số ở các vùng khác. Mỗi tên núi, tên sông, tên làng,... lànhững cách định danh không lặp lại ở các yếu tố, ở các loại hình địa danh khác nhau. Chính đặcđiểm chế định ngôn ngữ tạo địa danh cũng như các lớp từ ngữ được dùng để đặt tên đã làm nêntính đặc trưng trong văn hoá địa danh tiếng Cơtu.4.3. Việc tìm hiểu ý nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực của các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữdân tộc thiểu số đi liền với việc chỉ ra các phương thức định danh của địa danh; đồng thời chỉ rađược những đặc điểm văn hoá tộc người thể hiện qua mỗi đơn vị địa danh. Ý nghĩa các địa danhdân tộc nơi đây không “chuyển tải” nhiều ước vọng cao xa, lí tưởng, khát vọng, những mĩ từtượng trưng ước lệ như trong các địa danh Hán Việt hay thuần Việt mà qua đó, thể hiện một lốitư duy dân dã, lối sống hoà hợp với thiên nhiên, cây cỏ, gắn liền với đời sống lao động cộngđồng bền chặt, thiêng liêng nhằm khắc hoạ những đặc trưng văn hoá tộc người Cơtu, cư dânMôn-Khơ Me bản địa của vùng cao nguyên Trường Sơn ở Thừa Thiên Huế.TÀI LIỆU THAM KHẢOA. Tiếng Việt1. Dương Văn An (2001), Ô châu cận lục, (Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc hiệu đính vàdịch chú), Nxb Thuận Hoá, Huế.2. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), tái bản, NxbGiáo dục, Hà Nội.3. Hoàng Thị Châu (1966), “Mối liên hệ về nguồn gốc cổ đại ở Đông Nam Á qua một vàitên sông”, Thông báo khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 2, Nxb Giáo dục.4. Trần Trí Dõi(1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội.5. Trần Trí Dõi(2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội, Nxb Văn hoá thông tin,Hà Nội.6. Phạm Đức Dương (2007), Bức tranh ngôn ngữ-văn hoá tộc người ở Việt Nam và ĐôngNam Á, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.7. Lê Quí Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.8. Lê Trung Hoa(2006), Địa danh học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.9. Quốc sử quán triều Nguyễn(1997), Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hoá, Huế.10. Trần Văn Sáng(2008), Bước đầu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa các địa danh cónguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, Báo cáo Hội thảo Ngữhọc toàn quốc lần thứ nhất, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Cần Thơ, ngày 18-4.

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!