30.04.2020 Views

Đề tài Nghiên cứu hấp phụ một số thuốc nhuộm trên đá ong biến tính Tác giả Nguyễn Thị Linh Trang

https://app.box.com/s/a84jydflo22x85cwj0bnqgxcb43yhch0

https://app.box.com/s/a84jydflo22x85cwj0bnqgxcb43yhch0

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là chủ

đề tập trung sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Một trong những vấn đề đặt ra

cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam là cải thiện môi trường ô nhiễm

từ các chất độc hại do nền công nghiệp tạo ra. Điển hình như các ngành công nghiệp

cao su, hóa chất, công nghiệp thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật…đặc biệt là ngành

dệt nhuộm đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về

kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do các khu công nghiệp

gây ra. Nước thải của phần lớn nhà máy, các khu chế xuất…chưa được xử lí hoặc xử

lí chưa triệt để là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước.

Thuốc nhuộm được sử dụng trong các ngành dệt may, cao su, giấy, mỹ phẩm…

Do tính tan cao, các thuốc nhuộm là các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước và hậu quả là

tác động xấu đến con người và các sinh vật sống. Khi thải vào nguồn nước như sông,

kênh rạch, các chất màu hữu cơ tạo màng nổi trên bề mặt, ngăn cản sự khuếch tán của

oxi, cũng như ánh sáng vào nước, gây nguy hại cho các loài thủy sinh. Do đó, việc tìm ra

phương pháp loại bỏ chúng ra khỏi môi trường nước có ý nghĩa hết sức to lớn.

Cho đến nay, đã có rất nhiều phương pháp xử lí nước thải nhằm loại bỏ các chất

màu ra khỏi nguồn nước. Trong số các phương pháp đó, phương pháp hấp phụ là một

trong những phương pháp được sử dụng phổ biến do có nhiều ưu điểm như vật liệu

chế tạo chất hấp phụ tương đối phong phú, chi phí thấp (nhất là các vật liệu có nguồn

gốc tự nhiên); quá trình xử lí đơn giản và không gây độc hại đến môi trường.

Đá ong là nguồn khoáng liệu rất phổ biến ở Việt Nam và có đặc tính hấp phụ.

Cho đến nay, việc nghiên cứu khả năng hấp phụ các chất màu hữu cơ của đá ong biến

tính bằng polime hoặc chất hoạt động bề mặt còn chưa đầy đủ. Trên cơ sở đó chúng

tôi chọn đề tài:

"Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số thuốc nhuộm trên đá ong biến tính" .

Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu các nội dung sau:

1. Nghiên cứu điều kiện tối ưu hấp phụ PSS trên đá ong tự nhiên (Điều kiện tối ưu để

biến tính đá ong thành vật liệu hấp phụ bằng polime PSS).

2. Xác định một số đặc trưng hóa lí của vật liệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

http://lrc.tnu.edu.vn

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!