30.04.2020 Views

Đề tài Nghiên cứu hấp phụ một số thuốc nhuộm trên đá ong biến tính Tác giả Nguyễn Thị Linh Trang

https://app.box.com/s/a84jydflo22x85cwj0bnqgxcb43yhch0

https://app.box.com/s/a84jydflo22x85cwj0bnqgxcb43yhch0

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Ngoài sử dụng các chất hoạt động bề mặt như SDS hay HTMA làm tác nhân

biến tính vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như đá ong, bentonit các nhà nghiên cứu còn

sử dụng các tác nhân này để biến tính nhôm oxit hoặc nhôm oxit nano, sau đó sử

dụng các vật liệu đã được biến tính để xử lý các chất ô nhiễm trong môi trường nước.

Theo hướng nghiên cứu này, tác giả Trần Thị Thủy, Lê Vân Anh và Phạm Tiến Đức

đã nghiên cứu khả năng hấp phụ kháng sinh oxytetracylin trong môi trường nước của

vật liệu nhôm oxit biến tính bằng SDS. Các điều kiện tối ưu cho quá trình hấp phụ

kháng sinh oxytetracylin trên vật liệu đã được nghiên cứu. Đó là: pH 4; thời gian đạt

cân bằng hấp phụ 180 phút; tỉ lệ khối lượng vật liệu là 50,0 g/L. Với điều kiện tối ưu

này, hiệu suất hấp phụ oxytetracylin trên vật liệu đạt trên 97% [33].

Tác giả Chu Thi Minh Phuong và cộng sự đã nghiên cứu khả năng hấp phụ

Rhodamin B trên nhôm oxit anno biến tính bằng SDS. Các đặc tính của vật liệu đã

được nghiên cứu bằng phương pháp TEM, BET, XRD, FTIR. Các điều kiện tối ưu

cho quá trình hấp phụ Rhodamin B trên vật liệu đã được nghiên cứu. Đó là: pH 4;

thời gian 120 phút; tỉ lệ khối lượng vật liệu là 5,0 g/L. Hiệu suất hấp phụ Rhodamin B

đạt 100% với dung lượng hấp phụ là 165,0 mg/g. Sau 4 lần sử dụng, hiệu suất hấp

phụ Rhodamin B vẫn đạt trên 86% [31].

Asok Adak và các cộng sự đã tiến hành biến tính nhôm bằng chất hoạt động bề

mặt để loại bỏ tím tinh thể ra khỏi môi trường nước bằng cột hấp phụ với đường kính

2cm, chiều dài 55cm. Vật liệu được nhồi với chiều dày khác nhau 10cm, 20cm và

30cm, tốc độ dòng là 8,5mL/phút. Nồng độ tím tinh thể ban đầu khoảng 200mg/L, họ

đã xác định được hiệu suất loại bỏ tím tinh thể ra khỏi môi trường nước qua 3 cột có

chiều dày vật liệu khác nhau như trên lần lượt là 92,4; 97,6 và 96,65% [17].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

http://lrc.tnu.edu.vn

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!