02.10.2022 Views

SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “HÔ HẤP Ở THỰC VẬT” - SINH HỌC 11

https://app.box.com/s/9jb7lmm6vrgj10fl38lncvsll9ot40i4

https://app.box.com/s/9jb7lmm6vrgj10fl38lncvsll9ot40i4

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

Phần 2. NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận

1.1. Sơ lược về đánh giá năng lực

Đánh giá năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học

trong một bối cảnh có ý nghĩa. Cụ thể là đánh giá khả năng của HS vận dụng các

kiến thức, kĩ năng đã được học vào giải quyết các tình huống trong học tập hoặc

trong cuộc sống hàng ngày. Nhằm chứng minh người học có năng lực ở mức độ

nào thì cần phải tạo ra bối cảnh, cơ hội, tình huống, nhiệm vụ,... để người học

vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cùng với các kinh nghiệm của bản thân để

giải quyết. Thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, có thể

đánh giá được khả năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm

của người học. Đánh giá năng lực có sự khác biệt so với đánh giá kiến thức, kĩ

năng. Đánh giá kiến thức, kĩ năng là đánh giá xem xét việc đạt kiến thức kĩ năng

của học sinh theo mục tiêu của chương trình giáo dục, gắn với nội dung được

học trong nhà trường và kết quả đánh giá phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm

vụ hay bài tập đã hoàn thành về đơn vị kiến thức, kĩ năng. Còn đánh giá năng

lực là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào giải quyết

vấn đề trong học tập hoặc trong thực tiễn cuộc sống của học sinh và kết quả

đánh giá người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ và bài tập đã hoàn thành

theo các mức độ khác nhau. Thang đo trong đánh giá năng lực được xác định

theo các mức độ phát triển năng lực của người học, chứ không phải có đạt hay

không một nội dung đã được học. [1]

1.2. Quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo

định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm

chất, năng lực học sinh chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự

tiến bộ của học sinh và vì sự tiến bộ của học sinh, từ đó điều chỉnh và tự điều

chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Quan

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

điểm này thể hiện rõ, coi mỗi hoạt động đánh giá như là một hoạt động học tập

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!