02.06.2015 Views

THÔNG TIN NỘI BỘ - Tín Nghĩa

THÔNG TIN NỘI BỘ - Tín Nghĩa

THÔNG TIN NỘI BỘ - Tín Nghĩa

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

tất nhiên là các hình thức khen thưởng cũng phải cụ<br />

thể, tương xứng (bằng khen, cộng điểm thi đua,…)<br />

với những gì mà họ đã thể hiện. Như vậy, mọi nhân<br />

viên trong công ty sẽ nhận thức được rằng tại đơn<br />

vị đã và đang thay đổi theo hướng tích cực nên phải<br />

báo cáo kết quả làm việc theo khung đánh giá mà<br />

ban giám đốc đã đưa ra. Nhờ đó, họ sẽ tập trung sự<br />

chú ý vào công việc và làm hài lòng các khách hàng<br />

hơn. Qua đó sẽ cho tất cả mọi thành viên trong công<br />

ty biết những phần việc nào là quan trọng, còn các<br />

phần thưởng giúp họ tập trung giải quyết công việc<br />

nhanh chóng hơn.<br />

Khi thấy bất an, các nhân viên hay phỏng đoán<br />

công ty sắp giảm biên chế. Tốt nhất bộ phận nhân<br />

sự nên xây dựng đường dây “nóng” hoặc các kênh<br />

trao đổi để giải toả những nghi vấn này. Nên công bố<br />

số điện thoại trực tiếp để mọi người gọi đến phòng<br />

nhân sự. Hiện nay các công ty con đều có hệ thống<br />

mạng Internet nội bộ. Chính vì thế mà bộ phận nhân<br />

sự có thể liên hệ với phòng IT để triển khai hệ thống<br />

tiếp nhận Email (Không cần phải để tên) để nhân<br />

viên có thể thoải mái đặt các câu hỏi và nhận được<br />

câu trả lời nhằm giải tỏa nghi vấn, hạn chế tối thiểu<br />

các Tin đồn có thể gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần<br />

làm việc của nhân viên.<br />

Tiến hành thăm dò lấy ý kiến các nhân viên<br />

nòng cốt trong công ty để xác định các vấn đề đang<br />

diễn ra thực tế tại các phòng ban và mối quan tâm<br />

hàng đầu của họ. Sử dụng các thông tin đã tìm hiểu<br />

được để phát triển phương pháp đối thoại và khích<br />

lệ thích hợp.<br />

Sau khi tổng hợp được các ý kiến thăm dò của<br />

bộ phận nhân viên chủ chốt tại các phòng ban. Ban<br />

giám đốc có thể tận dụng các mối quan hệ từ các<br />

công ty bạn, đối tác trong và ngoài nước có kinh<br />

nghiệm trong vấn đề Nhân sự. Hãy nhờ họ giúp đỡ,<br />

cho ý kiến để quản lý tốt quá trình giảm biên chế<br />

của mình.<br />

Khi các mức chi phí đã tăng vượt quá khả năng,<br />

công ty buộc phải hành động ngay để giảm thiểu<br />

tác động xấu lên khách hàng. Hãy lên kế hoạch giảm<br />

biên chế ngay từ trước, đừng đợi đến lúc “nước đến<br />

chân mới nhảy”. Khi thời điểm đến, hãy quyết định<br />

nhanh chóng ai phải ra đi và giải quyết dứt điểm<br />

trong thời gian nhanh nhất có thể. Nên nhớ rằng,<br />

phải lập kế hoạch cụ thể, tiến hành đánh giá lại chất<br />

lượng nhân sự cho từng vị trí, sắp xếp lại cho hợp lý<br />

rồi tiến hành cắt giảm.<br />

Trước và sau giai đoạn giảm biên chế, một số<br />

người sẽ cố gắng làm việc để mong không bị sa<br />

thải. Ban giám đốc và chuyên viên nhân sự cần phải<br />

biết cách quản lý hiệu năng làm việc, những sai lầm,<br />

tai nạn nghề nghiệp… tránh xảy ra những vấn đề<br />

không cần thiết và quá tải cho nhân viên.<br />

Công Đoàn là một bộ phận không tách rời khi<br />

chúng ta tiến hành cắt giảm biên chế. Hãy phối hợp<br />

cùng Công Đoàn khi tiến hành bất cứ hành động nào<br />

để tránh bàn tán và gây bất ổn cho nhân viên. Đây<br />

cũng là cơ hội tốt để tăng tính Đoàn kết và thống<br />

nhất trong mối quan hệ khăng khít giữa lãnh đạo<br />

công ty và Công đoàn công ty.<br />

Nguyễn Văn Cường – UVBCH ĐCS<br />

Thông tin nội bộ số 08/2013 117

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!