09.01.2019 Views

Cau hoi DA Cau Thep

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

khoảng cách giữa các cột lan can đúng không ạ?<br />

Ý 1:<br />

Dầm ngang (hoặc hệ liên kết ngang) có các tác dụng chính:<br />

- Trong giai đoạn thi công nó có tác dụng liên kết các dầm chủ lại với nhau tạo thành một<br />

hệ không gian hoàn chỉnh, giằng giữ dầm chủ đảm bảo cho dầm không bị mất ổn định<br />

tổng thể.<br />

- Trong giai đoạn khai thác, nó có tác dụng tăng cường độ cứng ngang cho kết cấu nhịp,<br />

phân bố tải trọng đều hơn cho các dầm chủ (em lập 1 file tính hệ số phân bố ngang, sau<br />

đó em thay đổi các phương án bố trí hệ liên kết ngang, tham số Jn sẽ thay đổi theo, quan<br />

sát sự thay đổi giá trị hệ số phân bố ngang tính được, em sẽ hiểu rõ hơn); ngoài ra dầm<br />

ngang có tác dụng truyền các tải trong ngang từ dầm biên lên các dầm chính.<br />

- Riêng dầm ngang tại gối ngoài các tác dụng trên còn có thêm tác dụng làm nơi để đặt hệ<br />

kích nâng hạ kết cấu nhịp dùng để sữa chữa, thay gối cầu khi cần thiết.<br />

Nhờ các thầy và các anh chị cho em hỏi khi kiểm toán thì số dư phần trăm của các<br />

kiểm toán như thế nào thì hợp lý ạ. Mong các thầy chỉ rỏ cho em từng phần kiểm<br />

toán ạ.<br />

Quy trình 22TCN 272.05 không thấy quy định về vấn đề này, như vậy về nguyên tắc<br />

chúng ta chỉ cần thiết kế sao cho: “sức kháng của cấu kiện > hiệu ứng của tải trọng ngoài<br />

tác dụng lên cấu kiện” là được. Nhưng nếu cứ hiểu cứng nhắc như trên, lại gặp người kỹ<br />

sư thiếu trách nhiệm rất có khả năng dẫn đến sự thiết kế dư thừa vô tội vạ, lãng phí. Vậy<br />

thiết kế cho “sức kháng của cấu kiện” dư ra bao nhiêu là được? - đây là một câu hỏi rất<br />

có ý nghĩa đối với người kỹ sư thiết kế cũng như quản lý công trình.<br />

Thông thường kết cấu phần dưới (ví dụ hệ móng cọc chẳng hạn) khi nâng cấp cải<br />

tạo chúng ta thường gặp nhiều khó khăn hơn, nên trong thực tế khi thiết kế kết cấu<br />

phần dưới người ta thiết kế dư khoảng 25-:-35%, thiết kế kết cấu phần trên dư<br />

khoảng 5-:-15%.<br />

Tóm lại, trong TKMH Cầu thép này chúng ta thống nhất như sau: Không được thiết kế<br />

dư quá 15%. Đối với kết cấu dầm các em chỉ lưu ý chỉ tiêu momen (lực cắt dư bao nhiêu<br />

cũng được), đối với thanh chịu kéo-nén các em chỉ lưu ý chỉ tiêu lực dọc, đối với mối nối<br />

liên kết thì tùy theo cách tính em có thể dựa vào chỉ tiêu số hượng bu lông/ hoặc sức<br />

kháng của 1 bu lông.<br />

Sau này ra thực tế làm việc, các em cố gắng giảm % thiết kế dư này xuống chừng 5% là<br />

OK!<br />

Chào thầy, các anh chị và các bạn!<br />

Em có mọt thắc mắc trong việc tính hệ số In trong nén lệch tâm, Thầy có thể nói<br />

nguyên tắc cách tính hệ só này được không ạ, hoặc là phần này tài liệu nào viết kỹ?

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!