28.03.2019 Views

Preview Sử dụng bài tập hóa học phần nguyên tố lưu huỳnh - hóa học 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh

https://app.box.com/s/xgzp3th04v1hh6i14b5tk49j34h1ykon

https://app.box.com/s/xgzp3th04v1hh6i14b5tk49j34h1ykon

SHOW MORE
SHOW LESS

Create successful ePaper yourself

Turn your PDF publications into a flip-book with our unique Google optimized e-Paper software.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC<br />

NGUYỄN THÙY LINH<br />

SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN NGUYÊN TỐ LƢU HUỲNH –<br />

HÓA HỌC <strong>10</strong> NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC<br />

VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH<br />

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM HÓA HỌC<br />

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC<br />

(BỘ MÔN HÓA HỌC)<br />

Mã số: 814 01 11<br />

Ngƣời hƣớng dẫn khoa <strong>học</strong>: PGS.TS. Nguyễn Thị <strong>Sử</strong>u<br />

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN<br />

Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.<br />

Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung <strong>thực</strong>. Kết quả<br />

nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.<br />

Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.<br />

Hà Nội, ngày 30 tháng <strong>10</strong> năm 2017<br />

Tác giả luận văn<br />

Nguyễn Thùy Linh<br />

i


LỜI CẢM ƠN<br />

Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành<br />

tới PGS.TS Nguyễn Thị <strong>Sử</strong>u – Người đã giao đề tài, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình<br />

trong suốt quá trình em <strong>thực</strong> hiện luận văn.<br />

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo – Trường Đại <strong>học</strong> Giáo dục, các<br />

thầy cô cùng <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> trường THPT A Thanh Liêm và THPT B Thanh Liêm đã giúp đỡ<br />

và tạo điều kiện <strong>cho</strong> em trong quá trình <strong>thực</strong> hiện luận văn.<br />

Cuối cùng em xin cảm ơn toàn thể gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ<br />

em trong thời gian làm luận văn.<br />

Em xin chân thành cảm ơn!<br />

Hà Nội, ngày 30 tháng <strong>10</strong> năm 2017<br />

Học viên<br />

Nguyễn Thùy Linh<br />

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT<br />

BTHH<br />

ĐHSP<br />

GD<br />

GV<br />

HS<br />

HTBT<br />

NL<br />

NLVDKT<br />

NLVDKTHH<br />

NXB<br />

PP<br />

PPDH<br />

PTN<br />

TNSP<br />

THPT<br />

Bài <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong><br />

Đại <strong>học</strong> Sư phạm<br />

Giáo dục<br />

Giáo viên<br />

Học <strong>sinh</strong><br />

Hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong><br />

Năng <strong>lực</strong><br />

Năng <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong><br />

Năng <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong><br />

Nhà xuất bản<br />

Phương pháp<br />

Phương pháp dạy <strong>học</strong><br />

Phòng thí nghiệm<br />

Thực nghiệm sư phạm<br />

Trung <strong>học</strong> phổ thông<br />

iii


MỤC LỤC<br />

Lời cam đoan ................................................................................................................ i<br />

Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii<br />

Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... iii<br />

Mục lục ...................................................................................................................... iv<br />

Danh mục bảng biểu .................................................................................................... x<br />

Danh mục hình vẽ, đồ thị ........................................................................................... xi<br />

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1<br />

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI<br />

TẬP HÓA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC<br />

VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH ..................................................................... 6<br />

1.1. Đổi mới phương pháp dạy <strong>học</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> ở trường phổ thông theo định hướng<br />

<strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> ....................................................................................................... 6<br />

1.2. Năng <strong>lực</strong> và sự <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> trung <strong>học</strong> phổ thông ................ 6<br />

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> ................................................................ 6<br />

1.2.2. Các loại <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> và cấu trúc <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> ............................................................. 7<br />

1.2.3. Các <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> trung <strong>học</strong> phổ thông cần được <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> ............... 9<br />

1.3. Dạy <strong>học</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> .... <strong>10</strong><br />

1.3.1. Khái niệm <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> trong dạy <strong>học</strong> ................................................. <strong>10</strong><br />

1.3.2. Năng <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> ............................... 11<br />

1.3.3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong><br />

<strong>tiễn</strong> của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> ...................................................................................................... 13<br />

1.4. Bài <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong><br />

<strong>sinh</strong> ............................................................................................................................ 16<br />

1.4.1. Khái niệm <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> ............................................................................... 16<br />

1.4.2. Phân loại <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> ................................................................................ 17<br />

1.4.3. Bài <strong>tập</strong> định hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> ........................................................... 17<br />

1.4.4. <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> .............................. 19<br />

1.5. Thực trạng sử <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> và <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong><br />

<strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> trong quá trình dạy <strong>học</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> ở một số trường THPT ở<br />

tỉnh Hà Nam .............................................................................................................. 21<br />

iii


1.5.1. Mục đích của điều tra ...................................................................................... 21<br />

1.5.2. Nội dung điều tra ............................................................................................. 21<br />

1.5.3. Đối tượng điều tra ........................................................................................... 22<br />

1.5.4. Phương pháp điều tra ...................................................................................... 22<br />

1.5.5. Kết quả điều tra ............................................................................................... 22<br />

1.5.6. Đánh giá kết quả điều tra ................................................................................ 28<br />

Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 29<br />

CHƢƠNG 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO<br />

THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN<br />

NGUYÊN TỐ LƢU HUỲNH - HÓA HỌC <strong>10</strong> NÂNG CAO ............................... 31<br />

2.1. Phân tích mục tiêu,nội dung và cấu trúc chương trình chương nhóm oxi - Hóa<br />

<strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> ở trường THPT ............................................................................... 31<br />

2.1.1. Mục tiêu chương nhóm oxi, <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> - Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong>31<br />

2.1.2. Cấu trúc chương nhóm oxi, <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> - Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong>32<br />

2.1.3. Một số phương pháp dạy <strong>học</strong> và nội dung cần chú ý khi dạy <strong>học</strong> <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong><br />

<strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> - Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> ......................................................................... 34<br />

2.2. Nguyên tắc lựa chọn và quy trình xây dựng <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong><br />

<strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> THPT ........................................ 34<br />

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong><br />

<strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> THPT ........................................................................... 35<br />

2.2.2. Quy trình xây dựng <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong><br />

<strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> THPT .................................................................................................... 35<br />

2.3. Hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> - Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong><br />

<strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> ................................................................ 36<br />

2.3.1. Hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> – Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> 36<br />

2.4. Một số biện pháp sử <strong>dụng</strong> hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong>–<br />

Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong><br />

<strong>học</strong> <strong>sinh</strong> ..................................................................................................................... 53<br />

2.4.1. <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> có nội dung <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> trong <strong>bài</strong> dạy hình thành <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> mới53<br />

2.4.2. <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> có nội dung <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> trong <strong>bài</strong> dạy ôn tâp, luyện <strong>tập</strong> .................. 54<br />

2.4.3. <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> có nội dung <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> trong dạy <strong>học</strong> theo hợp đồng .................... 56<br />

iv


2.5. Thiết kế công cụ đánh giá sự <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> của HS ......... 56<br />

2.5.1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá NLVDKT <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> ................................ 57<br />

2.5.2. Thiết kế bảng kiểm quan sát............................................................................ 61<br />

2.5.3. Thiết kế phiếu hỏi (tự đánh giá của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong>) ................................................. 63<br />

2.5.4. Thiết kế <strong>bài</strong> kiểm tra ....................................................................................... 63<br />

2.6. Thiết kế một số kế hoạch <strong>bài</strong> <strong>học</strong> minh họa ....................................................... 63<br />

2.6.1. Kế hoạch <strong>bài</strong> dạy số 1 ..................................................................................... 63<br />

2.6.2. Kế hoạch <strong>bài</strong> dạy số 2 ..................................................................................... 75<br />

Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 75<br />

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ......................................................... 76<br />

3.1. Mục đích <strong>thực</strong> nghiệm sư phạm ......................................................................... 76<br />

3.2. Nhiệm vụ <strong>thực</strong> nghiệm sư phạm ........................................................................ 76<br />

3.3. Nội dung và kế hoạch <strong>thực</strong> nghiệm sư phạm ..................................................... 76<br />

3.3.1. Đối tượng và địa bàn <strong>thực</strong> nghiệm sư phạm ................................................... 76<br />

3.3.2. Tiến trình và nội dung <strong>thực</strong> nghiệm sư phạm ................................................. 77<br />

3.4. Kết quả đánh giá <strong>thực</strong> nghiệm sư phạm ............................................................. 77<br />

3.4.1. Xử lí kết quả các <strong>bài</strong> kiểm tra ......................................................................... 77<br />

3.4.2. Đánh giá NLVDKT của HS ............................................................................ 83<br />

3.4.3. Đánh giá kết quả <strong>thực</strong> nghiệm sư phạm .......................................................... 84<br />

Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 86<br />

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 87<br />

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89<br />

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 92<br />

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU<br />

Bảng 2.1: Bảng xây dựng các tiêu chí đánh giá NLVDKT <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> ................ 57<br />

Bảng 2.2: Bảng kiểm quan sát của GV các mức độ thể hiện của NLVDKT <strong>vào</strong><br />

<strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> .................................................................................................................... 62<br />

Bảng 3.1: Bảng phân phối điểm số của lớp TN và ĐC thông qua các <strong>bài</strong> kiểm tra . 80<br />

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả (tần số) các <strong>bài</strong> kiểm tra ...................................... 80<br />

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích qua các <strong>bài</strong> kiểm tra ............................. 80<br />

Bảng 3.4: Bảng phân loại kết quả <strong>học</strong> <strong>tập</strong> của HS qua các <strong>bài</strong> kiểm tra ................... 81<br />

Bảng 3.5: Bảng giá trị các tham số đặc trưng của <strong>bài</strong> kiểm tra ................................ 82<br />

Bảng 3.6: Bảng kết quả đánh giá về sự <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> của HS . 83<br />

Bảng 3.7: Bảng giá trị của p và mức độ ảnh hưởng ES ............................................ 85<br />

Bảng 3.8: Bảng giá trị trung bình số câu TNKQ (VDKTHH <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>) đúng của<br />

các lớp TN và ĐC ...................................................................................................... 85<br />

x


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ<br />

Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn đường lũy tích <strong>bài</strong> kiểm tra số 1..................................... 81<br />

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn đường lũy tích <strong>bài</strong> kiểm tra số 2..................................... 81<br />

Hình 3.3: Đồ thị phân loại kết quả <strong>học</strong> <strong>tập</strong> của HS qua <strong>bài</strong> kiểm tra số 1 ................ 82<br />

Hình 3.4: Đồ thị phân loại kết quả <strong>học</strong> <strong>tập</strong> của HS qua <strong>bài</strong> kiểm tra số 2 ................ 82<br />

xi


MỞ ĐẦU<br />

1. Lý do chọn đề tài<br />

“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà<br />

nước và của toàn dân. Đầu tư <strong>cho</strong> giáo dục là đầu tư <strong>phát</strong> <strong>triển</strong>, được ưu tiên đi<br />

trước trong các chương trình, kế hoạch <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> kinh tế-xã hội.” [1] Hiểu được vai<br />

trò quan trọng của giáo dục đối với sự <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> của đất nước, Việt Nam đã và đang<br />

tiến hành công cuộc xây dựng nền giáo dục <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> bền vững và hội nhập quốc tế.<br />

Vì vậy Đảng và nhà nước đã luôn quan tâm và <strong>tập</strong> trung đầu tư chỉ đạo công cuộc<br />

đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.<br />

Theo [1] nghị quyết số 29-NQ/TW ban hành ngày 04/11/2013 của ban chấp<br />

hành Trung ương Đảng k<strong>hóa</strong> VIII về đổi mới căn bản thoàn diện giáo dục đào tạo,<br />

đã khẳng định quan điểm chỉ đạo: “Phát <strong>triển</strong> giáo dục và đào tạo là <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> dân<br />

trí, đào tạo nhân <strong>lực</strong>, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ<br />

yếu trang bị <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> sang <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> toàn diện <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> và phẩm chất người <strong>học</strong>.”<br />

Cụ thể đối với <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> THPT, cần <strong>tập</strong> trung hình thành 9 <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> chung (tự <strong>học</strong>,<br />

giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử <strong>dụng</strong> công nghệ thông<br />

tin, sử <strong>dụng</strong> ngôn ngữ, tính toán) và các <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> chuyên biệt. Đặc thù của môn Hóa<br />

<strong>học</strong> là một môn khoa <strong>học</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>, nên chú trọng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong><br />

<strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> HS.<br />

Thực tế dạy <strong>học</strong> nếu chỉ cung cấp <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> (HS) những <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong><br />

<strong>học</strong> về mặt lý thuyết thì HS sẽ rất nhanh quên, chỉ khi được <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong><br />

đã <strong>học</strong> <strong>vào</strong> giải quyết các vấn đề <strong>học</strong> <strong>tập</strong> và <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> thì HS mới nắm <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> một<br />

cách vững chắc và sâu sắc. Như vậy <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> (BTHH) đóng vai trò rất quan<br />

trọng trong việc hình thành và <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> các <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>cho</strong> HS và <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> chất<br />

lượng <strong>học</strong> <strong>tập</strong> môn Hóa <strong>học</strong>.<br />

Tuy nhiên hệ thống BTHH và việc sử <strong>dụng</strong> chúng trong dạy <strong>học</strong> ở trường<br />

THPT còn chú trọng nhiều về trang bị các nội dung <strong>hóa</strong> <strong>học</strong>, chưa <strong>thực</strong> sự chú trọng<br />

đến việc <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> các <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>cho</strong> HS nhất là <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong><br />

(NLVDKT) <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>. Hầu hết <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> chưa có kỹ <strong>năng</strong> và nhu cầu <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong><br />

<strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> tế cuộc sống. Do vậy, các em chưa thấy được ý nghĩa<br />

của môn <strong>học</strong>, chưa có niềm hứng thú và đam mê trong <strong>học</strong> <strong>tập</strong> môn <strong>hóa</strong> <strong>học</strong>.<br />

1


Với yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong><br />

chúng ta cần sử <strong>dụng</strong> BTHH trong dạy <strong>học</strong> như thế nào để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> được <strong>năng</strong> <strong>lực</strong><br />

<strong>cho</strong> HS nhất là NLVDKT môn <strong>học</strong> <strong>vào</strong> giải quyết các vấn đề của <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> cuộc<br />

sống? Đây là một trong những vấn đề mà các giáo viên (GV) cũng như các nhà<br />

nghiên cứu PPDH Hóa <strong>học</strong> đang quan tâm và nghiên cứu.<br />

Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “<strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong><br />

<strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> – Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> <strong>nhằm</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong><br />

<strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong>.”<br />

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br />

Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy đã có một số công trình khoa <strong>học</strong>, tài liệu<br />

có liên quan đến đề tài như sau:<br />

- Nguyễn Thị Thu (2015) “<strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>nhằm</strong> <strong>phát</strong><br />

<strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>phần</strong> phi kim – lớp <strong>10</strong>” Luận văn<br />

Thạc sĩ, Trường Đại <strong>học</strong> Giáo dục.<br />

- Nguyễn Thị Thanh (2014) “Phát <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong><br />

<strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> thông qua việc <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> lí thuyết <strong>kiến</strong> tạo <strong>vào</strong> dạy <strong>học</strong> <strong>hóa</strong><br />

<strong>học</strong> <strong>10</strong>” Luận văn Thạc sĩ Khoa <strong>học</strong> Giáo dục, Trường Đại <strong>học</strong> sư phạm Hà Nội.<br />

- Trần Thị Tao Ly (2011) “Một số biện pháp <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong><br />

<strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> THPT” Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại<br />

<strong>học</strong> sư phạm Hà Nội.<br />

- Văn Thị Thanh Nhung (2015) “Các biện pháp <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong><br />

<strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> trong dạy <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> <strong>học</strong> ở trường trung <strong>học</strong> phổ thông” Luận<br />

án Tiến sĩ Khoa <strong>học</strong> Giáo dục, Trường Đại <strong>học</strong> sư phạm Hà Nội.<br />

- Cao Văn Xưởng (2015) “Xây dựng, tuyển chọn và sử <strong>dụng</strong> hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong><br />

gắn với <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong><br />

trung <strong>học</strong> phổ thông <strong>phần</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> vô cơ lớp 12” Luận văn Thạc sĩ Khoa <strong>học</strong> Giáo<br />

dục, Đại <strong>học</strong> sư phạm Hà Nội.<br />

- Nguyễn Minh Thông (2016) “Phát <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong><br />

<strong>học</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> qua dạy <strong>học</strong> sử <strong>dụng</strong> thí nghiệm và dạy <strong>học</strong> nêu vấn đề chương<br />

oxi – <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong>” Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại <strong>học</strong> Giáo dục.<br />

2


Mặc dù đã có các luận văn luận án nghiên cứu về BTHH có nội dung gắn với<br />

<strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>, nhưng chưa nghiên cứu sâu về <strong>phần</strong> đơn chất <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> và các hợp chất<br />

của <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong>.<br />

Các công trình khoa <strong>học</strong> này là nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi nghiên<br />

cứu, tìm hiểu, áp <strong>dụng</strong>, <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong><br />

<strong>sinh</strong>. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> có nội dung gắn với <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong><br />

và biện pháp sử <strong>dụng</strong> các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> này trong dạy <strong>học</strong> <strong>nhằm</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong><br />

<strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> trung <strong>học</strong> phổ thông.<br />

3. Mục đích nghiên cứu<br />

Tuyển chọn, xây dựng, sử <strong>dụng</strong> BTHH <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> - Hóa <strong>học</strong><br />

<strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> ở trường THPT <strong>nhằm</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong><br />

<strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> HS.<br />

4. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />

- Tổng quan cơ sở lí luận và <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> của đề tài: Đổi mới PPDH Hóa <strong>học</strong><br />

theo định hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong>, <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>cho</strong> HS đi sâu <strong>vào</strong> việc <strong>phát</strong><br />

<strong>triển</strong> NLVDKT <strong>cho</strong> HS (khái niệm, cấu trúc, biểu hiện, biện pháp…), BTHH và dạy<br />

<strong>học</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT <strong>cho</strong> HS thông qua <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> có nội dung <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> trong<br />

chương trình <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> phổ thông.<br />

- Điều tra, đánh giá <strong>thực</strong> trạng sử <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> có nội dung <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> và <strong>phát</strong><br />

<strong>triển</strong> NLVDKT <strong>cho</strong> HS trong dạy <strong>học</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> ở một số trường THPT của tỉnh Hà<br />

Nam.<br />

- Lựa chọn và xây dựng các BTHH có nội dung <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>nhằm</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong><br />

NLVDKT <strong>cho</strong> HS. Nghiên cứu các biện pháp <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT <strong>cho</strong> HS thông<br />

qua việc sử <strong>dụng</strong> hệ thống BTHH đã tuyển chọn và xây dựng.<br />

- Thiết kế kế hoạch <strong>bài</strong> dạy minh họa <strong>cho</strong> các biện pháp đề ra. Thiết kế công<br />

cụ đánh giá về NLVDKT <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> của HS<br />

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá, xác định tính phù hợp, tính hiệu quả và<br />

khả thi của hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> đã tuyển chọn, xây dựng và các biện pháp sử<br />

<strong>dụng</strong> đã đề xuất <strong>nhằm</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> HS.<br />

5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu<br />

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy <strong>học</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> ở trường phổ thông.<br />

3


- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> –<br />

Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> và các biện pháp sử <strong>dụng</strong> <strong>nhằm</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong><br />

<strong>sinh</strong>.<br />

6. Phạm vi nghiên cứu<br />

Lựa chọn, xây dựng và sử <strong>dụng</strong> hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> có nội dung <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> của<br />

<strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> – Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong>. Việc <strong>thực</strong> nghiệm sư phạm được<br />

tiến hành ở 2 trường THPT tỉnh Hà Nam năm <strong>học</strong> 2016 – 2017:<br />

- Trường THPT A Thanh Liêm<br />

- Trường THPT B Thanh Liêm<br />

7. Câu hỏi nghiên cứu<br />

<strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> BTHH <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong>– Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> như thế<br />

nào để giúp <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> được <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>?<br />

8. Giả thuyết khoa <strong>học</strong><br />

Nếu lựa chọn và xây dựng được hệ thống BTHH có nội dung <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong><br />

(chương nhóm oxi – Hóa hoc <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong>) có chất lượng <strong>tố</strong>t và có các biện pháp sử<br />

<strong>dụng</strong> BTHH một cách hợp lí, có hiệu quả trong các khâu của quá trình dạy <strong>học</strong> sẽ<br />

<strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> vân <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> HS, góp <strong>phần</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong><br />

chất lượng dạy <strong>học</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> ở trường THPT.<br />

9. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />

9.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận<br />

- Nghiên cứu, thu thập các tài liệu có liên quan đến cơ sở lí luận của đề tài<br />

- <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ<br />

thống <strong>hóa</strong>,…trong tổng quan các tài liệu thu thập được.<br />

9.2. Các phương pháp nghiên cứu <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong><br />

<strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> phối hợp các phương pháp sau:<br />

- Phương pháp điều tra (bằng phiếu câu hỏi), phỏng vấn, quan sát,... để đánh<br />

giá về <strong>thực</strong> trạng dạy <strong>học</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> ở trường THPT.<br />

- Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát các hoạt động dạy và <strong>học</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong><br />

tại trường THPT <strong>nhằm</strong> <strong>phát</strong> hiện vấn đề nghiên cứu.<br />

- Phương pháp trao đổi với giáo viên và điều tra phỏng vấn <strong>học</strong> <strong>sinh</strong>.<br />

4


- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý <strong>kiến</strong> các chuyên gia, các giảng viên<br />

và GV có kinh nghiệm về hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> đã xây dựng và việc sử <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> để<br />

<strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKTHH <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong>.<br />

- Thực nghiệm sư phạm: đánh giá tính phù hợp, tính hiệu quả và tính khả thi của<br />

hệ thống BTHH đã xây dựng và việc sử <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKTHH <strong>cho</strong> HS.<br />

9.3. Phương pháp xử lí thông tin: <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> phương pháp thống kê toán <strong>học</strong> để xử<br />

lí kết quả <strong>thực</strong> nghiệm sư phạm<br />

<strong>10</strong>. Những đóng góp của đề tài<br />

- Góp <strong>phần</strong> làm sáng tỏ cơ sở lí luận về việc <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT trong dạy<br />

<strong>học</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> và sử <strong>dụng</strong> BTHH trong việc <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong><br />

<strong>cho</strong> HS.<br />

- Tuyển chọn, xây dựng hệ thống BTHH và đề xuất các biện pháp sử <strong>dụng</strong><br />

chúng trong dạy <strong>học</strong> để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT <strong>vào</strong> giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.<br />

- Thiết kế một số kế hoạch <strong>bài</strong> dạy và bộ công cụ đánh giá sự <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong><br />

<strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong>.<br />

11. Kết cấu của đề tài<br />

Ngoài <strong>phần</strong> mở đầu và kết luận, phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:<br />

Chương 1: Cơ sở lí luận và <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> về BTHH và <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>.<br />

Chương 2: <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> BTHH trong dạy <strong>học</strong> <strong>nhằm</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong><br />

<strong>thức</strong> <strong>cho</strong> HS.<br />

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm<br />

5


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG<br />

BÀI TẬP HÓA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN<br />

THỨC CHO HỌC SINH<br />

1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy <strong>học</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> ở trƣờng phổ thông theo định<br />

hƣớng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong><br />

Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 K<strong>hóa</strong> XI về đổi mới căn bản toàn diện<br />

giáo dục và đào tạo [1] đã xác định mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông là:<br />

“Tập trung <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> công dân, <strong>phát</strong><br />

hiện và bồi dưỡng <strong>năng</strong> khiếu, định hướng nghề nghiệp <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong>. Nâng <strong>cao</strong> chất<br />

lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng truyền thống, đạo đức lối sống,<br />

ngoại ngữ tin <strong>học</strong>, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> và kĩ <strong>năng</strong> <strong>thực</strong> hành, <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>.<br />

Phát <strong>triển</strong> khả <strong>năng</strong> sáng tạo, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> tự <strong>học</strong>, khuyến khích <strong>học</strong> suốt đời. Để <strong>thực</strong><br />

hiện mục tiêu đó, cần phải đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục, chương trình giáo<br />

dục, phương pháp giáo dục, cách <strong>thức</strong> kiểm tra đánh giá và công tác quản lý.<br />

Đối với giáo viên, việc đổi mới phương pháp dạy <strong>học</strong> chính là góp <strong>phần</strong> <strong>vào</strong><br />

đổi mới nền giáo dục. Theo [1] nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 yêu cầu<br />

“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và <strong>học</strong> theo hướng hiện đại; <strong>phát</strong> huy<br />

tính tích cực, chủ động, sáng tạo và <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, kỹ <strong>năng</strong> của người <strong>học</strong>;<br />

khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách<br />

<strong>học</strong>, cách nghĩ, khuyến khích tự <strong>học</strong>, tạo cơ sở để người <strong>học</strong> tự cập nhật và đổi mới<br />

tri <strong>thức</strong>, kỹ <strong>năng</strong>, <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong>”. Như vậy, có thể coi việc chuyển từ dạy <strong>học</strong><br />

lấy giáo viên làm trung tâm của quá trình dạy <strong>học</strong> sang dạy <strong>học</strong> lấy người <strong>học</strong> làm<br />

trung tâm, <strong>phát</strong> huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành các phẩm chất<br />

<strong>năng</strong> <strong>lực</strong> của người <strong>học</strong> là quan điểm lý luận dạy <strong>học</strong> có tính định hướng chung <strong>cho</strong><br />

việc đổi mới phương pháp dạy <strong>học</strong>.<br />

1.2. Năng <strong>lực</strong> và sự <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> trung <strong>học</strong> phổ thông<br />

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của <strong>năng</strong> <strong>lực</strong><br />

Khái niệm <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh “competentia”.<br />

Ngày nay, khái niệm <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau.<br />

Nhưng chúng tôi tâm đắc nhất với 2 định nghĩa:<br />

6


Theo Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường: “Năng <strong>lực</strong> là một thuộc tính tâm<br />

lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu <strong>tố</strong> như tri <strong>thức</strong>, kĩ <strong>năng</strong>, kĩ xảo, kinh<br />

nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức” [2].<br />

Theo Chương trình Giáo dục tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo [ 8]: “NL là<br />

thuộc tính cá nhân được hình thành, <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> nhờ <strong>tố</strong> chất sẵn có và quá trình <strong>học</strong><br />

<strong>tập</strong>, rèn luyện, <strong>cho</strong> phép con người huy động tổng hợp các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, kỹ <strong>năng</strong> và các<br />

thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... <strong>thực</strong> hiện thành công một<br />

loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”<br />

Như vậy, chúng ta có thể hiểu ”NL là khả <strong>năng</strong> <strong>thực</strong> hiện có hiệu quả và có<br />

trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình<br />

huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu<br />

biết, kĩ <strong>năng</strong>, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” [2].<br />

Năng <strong>lực</strong> có các đặc điểm sau:<br />

Năng <strong>lực</strong> là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân: <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> không phải<br />

chỉ là một thuộc tính, đặc điểm nào đó của cá nhân mà nó bao gồm những thuộc<br />

tính tâm lý và <strong>sinh</strong> lý. Tuy nhiên, sự tổ hợp này không phải tất cả những thuộc tính<br />

tâm lý và <strong>sinh</strong> lý mà chỉ bao gồm những thuộc tính tương ứng với những đòi hỏi<br />

của một hoạt động nhất định nào đó và làm <strong>cho</strong> hoạt động đó đạt được kết quả.<br />

Năng <strong>lực</strong> chỉ tồn tại trong một hoạt động. Khi con người chưa hoạt động thì<br />

<strong>năng</strong> <strong>lực</strong> vẫn còn tiềm ẩn. Năng <strong>lực</strong> chỉ có tính hiện <strong>thực</strong> khi cá nhân hoạt động và<br />

<strong>phát</strong> <strong>triển</strong> trong chính hoạt động ấy.<br />

Kết quả trong công việc thường là thước đo để đánh giá <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> của cá nhân<br />

làm ra nó.<br />

Tuy nhiên, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> con người không phải là <strong>sinh</strong> ra đã có, nó không có sẵn<br />

mà nó được hình thành và <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> trong quá trình hoạt động và giao tiếp.<br />

1.2.2. Các loại <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> và cấu trúc <strong>năng</strong> <strong>lực</strong><br />

Theo các tài liệu [2], [6], [7] chúng tôi thấy để hình thành và <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong><br />

<strong>lực</strong> cần xác định các thành <strong>phần</strong> và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> khác<br />

nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành <strong>phần</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> cũng khác nhau. Cấu trúc<br />

chung của <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> thành <strong>phần</strong>:<br />

Năng <strong>lực</strong> chuyên môn, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> phương pháp, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> xã hội, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> cá thể.<br />

7


- Năng <strong>lực</strong> chuyên môn (Professional competency): Là khả <strong>năng</strong> <strong>thực</strong> hiện<br />

các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả <strong>năng</strong> đánh giá kết quả chuyên môn một<br />

cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận<br />

qua việc <strong>học</strong> nội dung – chuyên môn và chủ yếu gắn với khả <strong>năng</strong> nhận <strong>thức</strong> và tâm<br />

lý <strong>vận</strong> động.<br />

- Năng <strong>lực</strong> phương pháp (Methodical competency): Là khả <strong>năng</strong> đối với<br />

những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các<br />

nhiệm vụ và vấn đề. Năng <strong>lực</strong> phương pháp bao gồm <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> phương pháp chung<br />

và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận <strong>thức</strong> là những khả<br />

<strong>năng</strong> tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri <strong>thức</strong>. Nó được tiếp nhận<br />

qua việc <strong>học</strong> phương pháp luận – giải quyết vấn đề.<br />

- Năng <strong>lực</strong> xã hội (Social competency): Là khả <strong>năng</strong> đạt được mục đích trong<br />

những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác<br />

nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua<br />

việc <strong>học</strong> giao tiếp.<br />

- Năng <strong>lực</strong> cá thể (Induvidual competency): Là khả <strong>năng</strong> xác định, đánh giá<br />

được những cơ hội <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> cũng như những giới hạn của cá nhân, <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong><br />

khiếu, xây dựng và <strong>thực</strong> hiện kế hoạch <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> cá nhân, những quan điểm, chuẩn<br />

giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp<br />

nhận qua việc <strong>học</strong> cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu<br />

trách nhiệm.<br />

Mô hình cấu trúc <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực<br />

chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp<br />

người ta cũng mô tả các loại <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> khác nhau. Ví dụ <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> của GV bao gồm<br />

những nhóm cơ bản sau: Năng <strong>lực</strong> dạy <strong>học</strong>, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> giáo dục, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> chẩn đoán<br />

và tư vấn, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> nghề nghiệp và <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> trường <strong>học</strong>.<br />

Mô hình bốn thành <strong>phần</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo<br />

UNESCO:<br />

8


Từ cấu trúc của khái niệm <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>cho</strong> thấy giáo dục định hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong><br />

<strong>năng</strong> <strong>lực</strong> không chỉ <strong>nhằm</strong> mục tiêu <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> chuyên môn bao gồm tri<br />

<strong>thức</strong>, kỹ <strong>năng</strong> chuyên môn mà còn <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> phương pháp, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> xã hội<br />

và <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> cá thể. Những <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> này không tách rời nhau mà có mối quan hệ<br />

chặt chẽ. Năng <strong>lực</strong> hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các <strong>năng</strong><br />

<strong>lực</strong> này.<br />

1.2.3. Các <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> trung <strong>học</strong> phổ thông cần được <strong>phát</strong> <strong>triển</strong><br />

Theo [18] Nguyễn Thị Minh Phương: “Năng <strong>lực</strong> cần đạt <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> THPT<br />

là tổ hợp nhiều khả <strong>năng</strong> và giá trị được cá nhân thể hiện thông qua các hoạt động<br />

có kết quả”. Như vậy kỹ <strong>năng</strong> có bản chất tâm lí, nhưng có hình <strong>thức</strong> vật chất là<br />

hành vi hoặc hành động. Những kỹ <strong>năng</strong> mà chúng ta nhìn thấy, nghe thấy, cảm<br />

nhận được chính là biểu hiện đang diễn ra của <strong>năng</strong> <strong>lực</strong>.<br />

Theo [5], Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ giáo dục và đào<br />

tạo ban hành xác định các <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> chung và <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> chuyên biệt cần <strong>phát</strong> <strong>triển</strong><br />

<strong>cho</strong> HS THPT bao gồm:<br />

Năng <strong>lực</strong> chung: là những NL cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền tảng <strong>cho</strong><br />

mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các <strong>năng</strong><br />

<strong>lực</strong> chung gồm:<br />

9


- Nhóm <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> về làm chủ và <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> bản thân ( <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> tự <strong>học</strong>, <strong>năng</strong><br />

<strong>lực</strong> giải quyết vấn đề, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> tư duy, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> tự quản lý).<br />

- Nhóm <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> về quan hệ xã hội (<strong>năng</strong> <strong>lực</strong> giao tiếp, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> hợp tác).<br />

- Nhóm <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> công cụ (<strong>năng</strong> <strong>lực</strong> sử <strong>dụng</strong> công nghệ thông tin và truyền<br />

thông, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> sử <strong>dụng</strong> ngôn ngữ, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> tính toán).<br />

Năng <strong>lực</strong> chuyên biệt: là những NL được hình thành và <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> trên cơ sở<br />

các NL chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động,<br />

công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết <strong>cho</strong> những hoạt động<br />

chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hẹp hơn của một hoạt động như toán <strong>học</strong>, âm nhạc, mĩ<br />

thuật, thể thao… Như vậy, NL chuyên biệt là sản phẩm của một môn <strong>học</strong> cụ thể,<br />

được hình thành và <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> do một lĩnh vực hoặc một môn <strong>học</strong> nào đó.<br />

Nhóm các <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> chuyên biệt đối với môn <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> có thể có các <strong>năng</strong> <strong>lực</strong><br />

chuyên biệt như sau:<br />

- Năng <strong>lực</strong> sử <strong>dụng</strong> ngôn ngữ <strong>hóa</strong> <strong>học</strong><br />

- Năng <strong>lực</strong> <strong>thực</strong> hành <strong>hóa</strong> <strong>học</strong><br />

- Năng <strong>lực</strong> tính toán theo môn Hóa <strong>học</strong><br />

- Năng <strong>lực</strong> giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa <strong>học</strong><br />

- Năng <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>vào</strong> cuộc sống.<br />

1.3. Dạy <strong>học</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong><br />

1.3.1. Khái niệm <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> trong dạy <strong>học</strong><br />

1.3.1.1. Khái niệm về <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong><br />

Vận <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> là khả <strong>năng</strong> của bản thân người <strong>học</strong> tự giải quyết những<br />

vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, kĩ<br />

<strong>năng</strong> đã lĩnh hội <strong>vào</strong> những tình huống để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả<br />

<strong>năng</strong> biến đổi nó. Khả <strong>năng</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> thể hiện phẩm chất, nhân cách của<br />

con người trong qua trình hoạt động để thoả mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri <strong>thức</strong><br />

1.3.1.2. Vai trò của <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong><br />

Phát <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> giúp <strong>học</strong> <strong>sinh</strong>:<br />

- Trả lời câu hỏi: “Học nội dung <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> này để làm gì? Áp <strong>dụng</strong> <strong>vào</strong> đâu?<br />

Có ý nghĩa <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> như thế nào?”<br />

<strong>10</strong>


- Nắm vững các nội dung <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> đã <strong>học</strong> để <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>vào</strong> giải <strong>bài</strong> <strong>tập</strong>, xây<br />

dựng hình thành <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> mới, liên hệ với các vấn đề <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> có liên quan.<br />

- Trong quá trình <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> giúp <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> hình thành các kĩ <strong>năng</strong><br />

cần thiết: quan sát, phân tích, thu thập và xử lý thông tin.<br />

- Vận <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, kĩ <strong>năng</strong> trong <strong>học</strong> <strong>tập</strong> và trong cuộc sống giúp <strong>học</strong> <strong>sinh</strong><br />

<strong>thực</strong> hiện <strong>học</strong> đi đôi, làm lý thuyết gắn liền với <strong>thực</strong> tế, khắc phục lối <strong>học</strong> truyền<br />

thống, máy móc.<br />

- Giúp <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> có thêm hiểu biết về thế giới, những điều xảy ra xung<br />

quanh cuộc sống của chúng ta và những tác động của con người đối với môi<br />

trường tự nhiên... Từ đó giúp <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> ý <strong>thức</strong> được hoạt động của bản thân nói<br />

riêng và của con người nói chung đối với môi trường xung quanh; giáo dục ý<br />

<strong>thức</strong> bảo vệ môi trường sống quanh ta.<br />

- Đem lại niềm vui, hứng thú đối với môn <strong>học</strong>; giúp <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> chủ động, tích<br />

cực sáng tạo, ham <strong>học</strong> hỏi <strong>phát</strong> huy khả <strong>năng</strong> tự <strong>học</strong>…<br />

1.3.2. Năng <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong><br />

1.3.2.1. Khái niệm <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong><br />

Trong các <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> chuyên biệt về môn Hóa <strong>học</strong> thì <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong><br />

<strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> là một trong những <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> quan trọng cần được hình<br />

thành và <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> trong dạy <strong>học</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> ở trường phổ thông.<br />

Theo tài liệu [<strong>10</strong>]: Năng <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> là<br />

khả <strong>năng</strong> của bản thân người <strong>học</strong> huy động, sử <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, kĩ <strong>năng</strong> đã được <strong>học</strong><br />

trên lớp hoặc <strong>học</strong> qua trải nghiệm <strong>thực</strong> tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề<br />

đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức <strong>tập</strong> của đời sống một cách hiệu quả<br />

và có khả <strong>năng</strong> biến đổi nó. Năng <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> thể hiện phẩm chất nhân<br />

cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri<br />

<strong>thức</strong>.<br />

Như vậy, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> được mô tả thông qua 5<br />

<strong>năng</strong> <strong>lực</strong> thành <strong>phần</strong> và có các mức độ thể hiện cụ thể của mỗi <strong>năng</strong> <strong>lực</strong>. Nó là cơ sở<br />

để giáo viên có thể tự nghiên cứu, tự đề xuất các biện pháp <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>cho</strong><br />

HS và xây dựng các tiêu chí, bộ công cụ để GV đánh giá <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> của HS và HS tự<br />

đánh giá mức độ <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> của mình.<br />

11


1.3.2.2. Các thành <strong>tố</strong> và biểu hiện của <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong><br />

Theo [6], Năng <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> của HS THPT<br />

được mô tả gồm các <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> thành <strong>phần</strong> và các mức độ thể hiện như sau:<br />

- Năng <strong>lực</strong> hệ thống <strong>hóa</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>. Năng <strong>lực</strong> này được thể hiện: Khả <strong>năng</strong> hệ<br />

thống <strong>hóa</strong>, phân loại được <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong>, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính<br />

của loại <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> đó. Khi <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> chính là việc lựa chọn <strong>kiến</strong><br />

<strong>thức</strong> một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc<br />

sống, tự nhiên và xã hội.<br />

- Năng <strong>lực</strong> phân tích, tổng hợp các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>vào</strong> cuộc<br />

sống <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>. Các biểu hiện của <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> này gồm: Định hướng được các <strong>kiến</strong><br />

<strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> một cách tổng hợp và khi <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> có ý <strong>thức</strong> rõ<br />

ràng về loại <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> đó được ứng <strong>dụng</strong> trong các lĩnh vực gì, ngành nghề<br />

gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.<br />

- Năng <strong>lực</strong> <strong>phát</strong> hiện các nội dung <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> được ứng <strong>dụng</strong> trong<br />

các vấn đề, các lĩnh vực khác nhau. Năng <strong>lực</strong> này thể hiện ở các mức độ: Phát hiện<br />

và hiểu rõ được các ứng <strong>dụng</strong> của <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> trong các vấn đề <strong>thực</strong> phẩm, <strong>sinh</strong> hoạt, y<br />

<strong>học</strong>, sức khỏe, khoa <strong>học</strong> thường <strong>thức</strong>, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi<br />

trường.<br />

- Năng <strong>lực</strong> <strong>phát</strong> hiện các vấn đề trong <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> và sử <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong><br />

để giải thích. Năng <strong>lực</strong> này được thể hiện: Tìm mối liên hệ và giải thích được các<br />

hiện tượng trong tự nhiên và các ứng <strong>dụng</strong> của <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> trong cuộc sống dựa <strong>vào</strong> các<br />

<strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> và các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> của các môn khoa <strong>học</strong> khác.<br />

- Năng <strong>lực</strong> độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>. Mức độ thể<br />

hiện của <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> này là: Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách <strong>thức</strong> giải<br />

quyết vấn đề; Có <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề <strong>hóa</strong> <strong>học</strong><br />

liên quan đến cuộc sống <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa <strong>học</strong><br />

để giải quyết các vấn đề đó.<br />

Như vậy, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> được mô tả thông qua 5 <strong>năng</strong> <strong>lực</strong><br />

thành <strong>phần</strong> và các biểu hiện cụ thể của mỗi <strong>năng</strong> <strong>lực</strong>. Nó là cơ sở để giáo viên có<br />

thể tự nghiên cứu, tự đề xuất các biện pháp <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>cho</strong> HS và xây dựng<br />

12


các tiêu chí, bộ công cụ để GV đánh giá <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> của HS và HS tự đánh giá mức độ<br />

<strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> của mình.<br />

1.3.2.3. Một số biện pháp <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong><br />

<strong>học</strong> <strong>sinh</strong><br />

Để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>cho</strong> HS chúng tôi có thể <strong>thực</strong> hiện<br />

một số biện pháp sau đây:<br />

- Giúp HS có được hệ thống <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> cơ bản một cách vững chắc. Đó là các<br />

khái niệm, định luật, tính chất <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của các chất…<br />

- Thông qua các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> giúp HS <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>.<br />

- Đưa ra các tình huống để <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> theo các cấp độ từ dễ<br />

đến khó, tăng cường các tình huống gắn liền với bối cảnh cụ thể (<strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> đời sống,<br />

thí nghiệm <strong>thực</strong> hành), tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi yêu cầu <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> sử <strong>dụng</strong><br />

<strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> nhiều <strong>bài</strong>, nhiều lĩnh vực, câu hỏi tích hợp.<br />

- Xây dựng các các đề tài, dự án nhỏ có liên quan đến <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>. Khuyến<br />

khích <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> lập nhóm, cùng tìm hiểu, nghiên cứu một số vấn đề mang tính <strong>thực</strong><br />

tế, cấp thiết: lập kế hoạch, <strong>thực</strong> nghiệm, báo cáo kết quả (dù thành công hay thất<br />

bại).<br />

Để đặt nền tảng <strong>cho</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> VDKT, ta cần chú trọng đến việc trang bị <strong>cho</strong><br />

HS hệ thống <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> gắn liền với <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> và các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> các môn khoa<br />

<strong>học</strong> tự nhiên trong việc giải quyết các vấn đề <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> đặt ra.<br />

1.3.3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong><br />

của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong><br />

Qua tham khảo các tài liệu [2], [4], [6] chúng tôi sử <strong>dụng</strong> PP bộ công cụ<br />

đánh giá NLVDKT gồm: đánh giá qua quan sát (bảng kiểm quan sát của giáo viên);<br />

phiếu hỏi tự đánh giá của HS và các <strong>bài</strong> kiểm tra <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, kĩ <strong>năng</strong>.<br />

1.3.3.1. Đánh giá qua quan sát<br />

Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động<br />

cơ, các hành vi, kĩ <strong>năng</strong> <strong>thực</strong> hành và kĩ <strong>năng</strong> nhận <strong>thức</strong> như cách VDKT trong giải<br />

quyết vấn đề của một tình huống cụ thể.<br />

Để đánh giá qua quan sát, giáo viên cần tiến hành thông qua các hoạt động:<br />

- Xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi cần quan sát.<br />

13


- Đưa ra các tiêu chí <strong>cho</strong> từng nội dung quan sát (qua các biểu hiện của <strong>năng</strong><br />

<strong>lực</strong> cần đánh giá).<br />

- Thiết lập bảng kiểm, phiếu quan sát.<br />

- Quan sát và ghi chú đầy đủ những biểu hiện quan sát được <strong>vào</strong> phiếu quan<br />

sát và đánh giá.<br />

1.3.3.2. Đánh giá qua hồ sơ<br />

Khái niệm:<br />

Hồ sơ <strong>học</strong> <strong>tập</strong> là tài liệu minh chứng <strong>cho</strong> sự tiến bộ của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong>, trong đó<br />

HS tự đánh giá về bản thân mình, về những điểm mạnh, điểm yếu sở thích của<br />

mình, tự ghi lại kết quả <strong>học</strong> <strong>tập</strong> trong quá trình <strong>học</strong> <strong>tập</strong>, tự đánh giá đối chiếu với<br />

mục tiêu <strong>học</strong> <strong>tập</strong> đã đặt ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ, tìm <strong>nguyên</strong> nhân<br />

và cách khắc phục trong thời gian tới. Để chứng minh <strong>cho</strong> sự tiến bộ hoặc chưa tiến<br />

bộ HS tự <strong>lưu</strong> trữ những sản phẩm minh chứng <strong>cho</strong> kết quả đó cũng với những lời<br />

nhận xét của giáo viên và bạn <strong>học</strong>.<br />

Một số loại hồ sơ <strong>học</strong> <strong>tập</strong> thừơng gặp:<br />

- Hồ sơ tiến bộ: Hồ sơ bao gồm những <strong>bài</strong> <strong>tập</strong>, các sản phẩm HS <strong>thực</strong> hiện<br />

trong quá trình <strong>học</strong> và thông qua đó người dạy và người <strong>học</strong> đánh giá quá trình tiến<br />

bộ mà HS đạt được.<br />

- Hồ sơ quá trình: Là hồ sơ tự theo dõi quá trình <strong>học</strong> <strong>tập</strong> của mỗi HS, HS ghi<br />

lại những gì mà mình đã <strong>học</strong> hoặc chưa <strong>học</strong> được về <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, kĩ <strong>năng</strong>, thái độ của<br />

các môn <strong>học</strong> và xác định cách điều chỉnh.<br />

- Hồ sơ mục tiêu: HS tự xây dựng mục tiêu <strong>học</strong> <strong>tập</strong> <strong>cho</strong> mình trên cơ sở tự<br />

đánh giá <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> của bản thân.<br />

- Hồ sơ thánh tích: HS tự đánh giá về các thành tích <strong>học</strong> <strong>tập</strong> nổi trội của mình<br />

trong quá trình <strong>học</strong> <strong>tập</strong>. Thông qua các thành tích <strong>học</strong> <strong>tập</strong> HS tự khám phá bản thân<br />

về những <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> tiềm ẩn của mình.<br />

Cách đánh giá qua hồ sơ <strong>học</strong> <strong>tập</strong><br />

Là sự theo dõi, trao đổi, ghi chép được của chính <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> những gì chúng<br />

nói, hỏi, làm, cúng như thái độ, ý <strong>thức</strong> của HS đối với quá trình <strong>học</strong> <strong>tập</strong> cũng như<br />

đối với mọi người xung quanh.<br />

14


Đánh giá qua hồ sơ <strong>học</strong> <strong>tập</strong> <strong>cho</strong> phép giáo viên đánh giá các kĩ <strong>năng</strong> của<br />

người <strong>học</strong> thông qua các hành vi, các sản phẩm, đồng thời giúp HS hiểu rõ hơn về<br />

bản thân, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó có ý <strong>thức</strong> trách nhiệm đối<br />

với việc <strong>học</strong> <strong>tập</strong> của bản thân.<br />

Quy trình <strong>thực</strong> hiện đánh giá thông qua hồ sơ <strong>học</strong> <strong>tập</strong><br />

- Trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp về sản phẩm yêu cầu HS <strong>thực</strong> hiện<br />

để <strong>lưu</strong> giữ trong hồ sơ.<br />

- Cung cấp <strong>cho</strong> HS một số mẫu, ví dụ về hồ sơ <strong>học</strong> <strong>tập</strong> để HS xây dựng hồ sơ<br />

<strong>học</strong> <strong>tập</strong> của mình.<br />

- Tổ chức <strong>cho</strong> HS <strong>thực</strong> hiện các hoạt đông <strong>học</strong> <strong>tập</strong>.<br />

- Trong quá trình diễn ra hoạt động, GV tác động hợp lí, kịp thời bằng cách<br />

đặt câu hỏi, gợi ý, khuyến khích giảng giải hay bổ sung…<br />

- HS thu thấp các sản phẩm hoạt động: giấy tờ, các tài liệu, <strong>bài</strong> báo, bản báo<br />

cáo trình bày trước lớp…<br />

- HS đánh giá các hoạt động và mức độ đạt được của mình qua hồ sơ, từ đó<br />

có những điều chỉnh hoạt động <strong>học</strong>.<br />

1.3.3.3. Tự đánh giá<br />

Khái niệm:<br />

Tự đánh giá là một hình <strong>thức</strong> đánh giá mà <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> tự liên hệ <strong>phần</strong> nhiệm vụ<br />

đã <strong>thực</strong> hiện với các mục tiêu của quá trình <strong>học</strong>. HS sẽ <strong>học</strong> cách đánh giá các nỗ <strong>lực</strong><br />

và tiến bộ của cá nhân, nhìn lại quá trình và <strong>phát</strong> hiện những điểm cần thay đổi để<br />

hoàn thiện bản thân.<br />

Ưu điểm:<br />

+ HS có thể nhìn nhận lại quá trình <strong>học</strong> <strong>tập</strong> của bản thân, tự đánh giá xem<br />

mực độ hoàn thành các nhiệm vụ mục tiêu của mình đã đạt yêu cầu chưa. Từ đó rút<br />

ra các <strong>bài</strong> <strong>học</strong> cũng như tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân hơn.<br />

+ GV có thể nhìn nhận lại từ quan điểm của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong>. Những định <strong>kiến</strong> của<br />

GV về HS sẽ được loại bỏ.<br />

1.3.3.4. Đánh giá đồng đẳng<br />

Đánh giá đồng đẳng là quá trình trong đó các nhóm HS cùng độ tuổi hoặc<br />

cùng lớp sẽ đánh giá công việc lẫn nhau. Một HS sẽ theo dõi bạn <strong>học</strong> của mình<br />

15


trong suốt thời gian <strong>học</strong> và do đó sẽ biết thêm các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> cụ thể về công việc của<br />

mình khi đối chiếu với giáo viên.<br />

Đánh giá đồng đẳng giúp <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> làm việc hợp tác, <strong>cho</strong> phép HS tham gia<br />

nhiều hơn <strong>vào</strong> quá trình <strong>học</strong> <strong>tập</strong> và đánh giá. HS phải tự đánh giá công việc của<br />

nhau dựa trên các tiêu chí đã xây dựng qua đó phản ánh được <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> của người<br />

đánh giá về sự trung <strong>thực</strong>, linh hoạt, trí tưởng tượng, sự đồng cảm.<br />

Như vậy để đánh giá NLVDKT, GV cần sử <strong>dụng</strong> phối kết hợp các công cụ<br />

đánh giá với các <strong>bài</strong> kiểm tra <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, kĩ <strong>năng</strong>. Trong quá trình xây dựng các công<br />

cụ đánh giá (phiếu quan sát, HSHT,…) cấn xác định rõ mục tiêu, biểu hiện của NL<br />

cần đánh giá để từ đó xây dựng các tiêu chí đánh giá một cách cụ thể, rõ ràng.<br />

1.4. Bài <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong><br />

<strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong><br />

Theo các tài liệu [14], [20], [28] tôi nhận thấy:<br />

1.4.1. Khái niệm <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong><br />

Trong <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> dạy <strong>học</strong> ở trường phổ thông, BTHH giữ vai trò rất quan trọng<br />

trong việc <strong>thực</strong> hiện mục tiêu đào tạo, nó vừa là mục đích vừa là nội dung lại vừa là<br />

PPDH hiệu nghiệm. BTHH không những cung cấp <strong>cho</strong> HS <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, giúp HS củng<br />

cố <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> đã <strong>học</strong> mà còn tạo niềm vui, hứng thú đối với quá trình <strong>học</strong> <strong>tập</strong> môn<br />

<strong>học</strong>.<br />

Vậy <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> là gì? Theo từ điển Tiếng Việt, <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> là <strong>bài</strong> ra <strong>cho</strong> HS làm<br />

để <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> điều đã <strong>học</strong>. BTHH là một nhiệm vụ (gồm câu hỏi hoặc <strong>bài</strong> toán)<br />

liên quan đến <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> mà HS phải sử <strong>dụng</strong> các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, kĩ <strong>năng</strong>, kinh nghiệm<br />

của bản thân để hoàn thành.<br />

Trong quá trình dạy <strong>học</strong>, BTHH có những ý nghĩa và tác <strong>dụng</strong> to lớn được<br />

thể hiện ở các mặt sau:<br />

- Đối với HS, BTHH là phương pháp <strong>học</strong> <strong>tập</strong> trong dạy <strong>học</strong> <strong>phát</strong> hiện và giải<br />

quyết vấn đề hiệu quả và không có gì thay thế giúp <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> nắm vững <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong><br />

<strong>hóa</strong> <strong>học</strong>, <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> tư duy, hình thành kĩ <strong>năng</strong>, <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong><br />

<strong>tiễn</strong>, từ đó làm giảm nhẹ sự nặng nề căng thẳng của khối lượng <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> lý thuyết<br />

và gây hứng thú say mê <strong>học</strong> <strong>tập</strong> <strong>cho</strong> HS.<br />

16


- Đối với GV, BTHH là phương tiện, là nguồn <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> để hình thành khái<br />

niệm <strong>hóa</strong> <strong>học</strong>, <strong>phát</strong> hiện tính tích cực <strong>hóa</strong> hoạt động nhận <strong>thức</strong> của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> trong<br />

quá trình dạy <strong>học</strong>, cụ thể là:<br />

+ Bài <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> dùng để mô phỏng một tình huống <strong>thực</strong> tế đời sống để HS<br />

<strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> giải quyết vấn đề của <strong>thực</strong> tế đặt ra.<br />

+ <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> để tạo tình huống có vấn đề kích thích hoạt động tư duy<br />

tìm tòi sáng tạo và rèn luyện kĩ <strong>năng</strong> giải quyết vấn đề <strong>học</strong> <strong>tập</strong>, <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> hứng thú<br />

<strong>học</strong> <strong>tập</strong> bộ môn. Vận <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> một cách sáng tạo có <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>phát</strong><br />

hiện và giải quyết vấn đề <strong>học</strong> <strong>tập</strong> hoặc <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> đặt ra có liên quan đến <strong>hóa</strong> <strong>học</strong>.<br />

1.4.2. Phân loại <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong><br />

Hiện nay có nhiều cách phân loại <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> khác nhau, ứng với mỗi cơ<br />

sở phân loại có các dạng <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> tương ứng:<br />

- Dựa <strong>vào</strong> hình thái hoạt động của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong>: <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> lý thuyết, <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>thực</strong> nghiệm.<br />

- Dựa <strong>vào</strong> tính chất của <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> : <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> định tính, <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> định lượng.<br />

- Dựa <strong>vào</strong> mục đích dạy <strong>học</strong>: <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> ôn <strong>tập</strong>, <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> kiểm tra, <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> luyện<br />

<strong>tập</strong>.<br />

- Dựa <strong>vào</strong> loại <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> trong chương trình: dung dịch, điện <strong>hóa</strong>, động <strong>hóa</strong>,<br />

phản ứng oxi- <strong>hóa</strong> khử…<br />

- Dựa <strong>vào</strong> kỹ <strong>năng</strong>, phương pháp giải <strong>bài</strong> <strong>tập</strong>: lập công <strong>thức</strong>, hỗn hợp, tổng<br />

hợp chất, xác định cấu trúc,…<br />

- Dựa <strong>vào</strong> mức độ <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>: <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> cơ bản, <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> tổng hợp.<br />

- Dựa <strong>vào</strong> hình <strong>thức</strong>: <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> tự luận, <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> trắc nghiệm.<br />

- Dựa <strong>vào</strong> mức độ nhận <strong>thức</strong> có thể có BTHH: hiểu, biết, <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong>, sáng tạo.<br />

Tuy nhiên các cách phân loại trên không có ranh giới rõ rệt. Tùy theo mục<br />

đích dạy <strong>học</strong> mà lựa chọn cách phân loại BTHH thích hợp.<br />

1.4.3. Bài <strong>tập</strong> định hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong><br />

1.4.3.1. Khái niệm <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> định hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong><br />

Bài <strong>tập</strong> định hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> là BT chú trọng đến sự <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong><br />

những hiểu biết riêng lẻ, khác nhau để giải quyết một vấn đề mới đối với người <strong>học</strong>,<br />

gắn với cuộc sống. Các dạng <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> dùng để đánh giá trình độ HS quốc tế PISA là<br />

những ví dụ điển hình về dạng BT định hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong>.<br />

17


1.4.3.2.Đặc điểm của <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> định hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong><br />

Trong công cuộc đổi mới giáo dục, từ nền giáo dục theo định hướng nội<br />

dung chuyển sang nền giáo dục theo định hướng <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> đòi hỏi <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> cũng phải<br />

thay đổi theo định hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> để phù hợp với nền giáo dục.<br />

Một số đặc điểm của BT định hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> [2]:<br />

- Yêu cầu của <strong>bài</strong> <strong>tập</strong>: Có mức độ khó khác nhau; mô tả tri <strong>thức</strong> và kỹ <strong>năng</strong><br />

yêu cầu; định hướng theo kết quả.<br />

- Hỗ trợ <strong>học</strong> tích lũy: Liên kết các nội dung qua suốt các năm <strong>học</strong>; làm nhận<br />

biết được sự gia tăng của <strong>năng</strong> <strong>lực</strong>; <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> thường xuyên cái đã <strong>học</strong>.<br />

- Hỗ trợ cá nhân <strong>hóa</strong> việc <strong>học</strong> <strong>tập</strong>: chẩn đoán và khuyến khích cá nhân; tạo<br />

khả <strong>năng</strong> trách nhiệm đối với việc <strong>học</strong> của bản thân; sử <strong>dụng</strong> sai lầm như là cơ hội.<br />

- Xây dựng <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> trên cơ sở chuẩn: Bài <strong>tập</strong> luyện <strong>tập</strong> để bảo đảm tri <strong>thức</strong> cơ<br />

sở; thay đổi <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây dựng tri<br />

<strong>thức</strong> thông minh); thử các hình <strong>thức</strong> luyện <strong>tập</strong> khác nhau.<br />

- Bao gồm cả những <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>cho</strong> hợp tác và giao tiếp: Tăng cường <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> xã hội<br />

thông qua làm việc nhóm; lập luận, lí giải, phản ánh để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> và củng cố tri <strong>thức</strong>.<br />

- Tích cực <strong>hóa</strong> hoạt động nhận <strong>thức</strong>: Bài <strong>tập</strong> giải quyết vấn đề và <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong>;<br />

kết nối với kinh nghiệm đời sống; <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> các chiến lược giải quyết vấn đề.<br />

- Có những con đường và giải pháp khác nhau: Nuôi dưỡng sự đa dạng của<br />

các con đường, giải pháp; đặt vấn đề mở; độc lập tìm hiểu; không gian <strong>cho</strong> các ý<br />

tưởng khác thường; diễn biến mở của giờ <strong>học</strong>.<br />

- Phân <strong>hóa</strong> nội tại: Con đường tiếp cận khác nhau; phân <strong>hóa</strong> bên trong; gắn<br />

với các tình huống và bối cảnh.<br />

1.4.3.4. Các bậc trình độ trong <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> định hướng <strong>năng</strong> <strong>lực</strong><br />

Theo [2] về phương diện nhận <strong>thức</strong>, người ta chia các mức quá trình nhận<br />

<strong>thức</strong> và các bậc trình độ nhận tương ứng như sau:<br />

Các mức quá<br />

trình<br />

1. Hồi tưởng<br />

thông tin<br />

Các bậc trình độ<br />

nhận <strong>thức</strong><br />

Tái hiện<br />

Nhận biết lại<br />

Các đặc điểm<br />

- Nhận biết lại cái gì đã <strong>học</strong> theo cách <strong>thức</strong><br />

không thay đổi.<br />

18


2. Xử lý thông<br />

tin<br />

3. Tạo thông<br />

tin<br />

Tái tạo lại<br />

Hiểu và <strong>vận</strong><br />

<strong>dụng</strong><br />

Nắm bắt ý nghĩa<br />

Vận <strong>dụng</strong><br />

Xử lí, giải quyết<br />

vấn đề<br />

- Tái tạo lại cái đã <strong>học</strong> theo cách <strong>thức</strong> không<br />

thay đổi.<br />

- Phản ánh đúng bản chất, ý nghĩa cái đã <strong>học</strong>.<br />

- Vận <strong>dụng</strong> các cấu trúc đã <strong>học</strong> trong tình huống<br />

tương tự.<br />

- Nghiên cứu có hệ thống và bao quát một tình<br />

huống bằng những tiêu chí riêng.<br />

- Vận <strong>dụng</strong> các cấu trúc đã <strong>học</strong> sang một tình<br />

huống mới.<br />

- Đánh giá một hoàn cảnh, tình huống thông qua<br />

những tiêu chí riêng<br />

Dựa trên các bậc nhận <strong>thức</strong> và chú ý đến đặc điểm của <strong>học</strong> <strong>tập</strong> định hướng<br />

<strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong>, có thể xây dựng <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> theo các dạng:<br />

- Các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri <strong>thức</strong>. Bài <strong>tập</strong> tái<br />

hiện không phải trọng tâm của <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> định hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong>.<br />

- Các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong>: Các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> những <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> trong các tình<br />

huống không thay đổi. Các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> này <strong>nhằm</strong> củng cố <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> và rèn luyện kỹ<br />

<strong>năng</strong> cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo.<br />

- Các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> giải quyết vấn đề: Các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> này đòi hỏi sự phân tích, tổng<br />

hợp, đánh giá, <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề.<br />

Dạng <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> này đòi hỏi sự sáng tạo của người <strong>học</strong>.<br />

- Các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> gắn với bối cảnh, tình huống <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>: Các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong><br />

và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình huống <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>. Những<br />

<strong>bài</strong> <strong>tập</strong> này là những <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> mở, tạo cơ hội <strong>cho</strong> nhiều cách tiếp cận, nhiều con<br />

đường giải quyết khác nhau.<br />

1.4.4. <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong><br />

1.4.4.1. <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> trong quá trình nghiên cứu và hình thành <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> mới<br />

Trong một <strong>bài</strong> lên lớp, GV cần sử <strong>dụng</strong> một hệ thống các BTHH theo các mức<br />

độ tư duy để tổ chức và định hướng <strong>cho</strong> việc nghiên cứu, đồng thời hình thành <strong>kiến</strong><br />

19


<strong>thức</strong>, kỹ <strong>năng</strong> và <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> của HS. Thông thường, trong một <strong>bài</strong> <strong>học</strong>, GV<br />

cần chuẩn bị các câu hỏi ở các dạng sau ứng với các giai đoạn dạy <strong>học</strong>.<br />

- Giai đoạn 1: <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> các câu hỏi vấn đáp gồm các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> lý thuyết hoặc <strong>thực</strong><br />

hành ở mức độ hiểu, biết và <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> cũ có liên quan đến <strong>bài</strong> mới.<br />

- Giai đoạn 2: <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> tương đối dễ, ở mức độ biết và hiểu để dẫn dắt<br />

HS tìm tòi, tiếp thu <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> mới.<br />

- Giai đoạn 3: Sau khi đã nghiên cứu tương đối đầy đủ các nội dung <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> cần<br />

lĩnh hội, chúng ta có thể <strong>cho</strong> HS làm một số <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> ở mức độ <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> để các em<br />

nắm vững và khắc sâu <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, đồng thời cũng giúp <strong>cho</strong> HS hệ thống được các<br />

<strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> đã tiếp thu và tổng kết <strong>bài</strong> <strong>học</strong>.<br />

Bài <strong>tập</strong> để nghiên cứu và hình thành <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> mới thường là các câu hỏi và<br />

<strong>bài</strong> <strong>tập</strong> nhỏ được thiết kế trong các phiếu <strong>học</strong> <strong>tập</strong> dùng kèm với giáo án.<br />

1.4.4.2. <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> khi củng cố <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, rèn luyện kỹ <strong>năng</strong>, kỹ xảo<br />

Khi kết thúc mỗi <strong>bài</strong> <strong>học</strong> thì việc đưa ra một hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> là vô cùng quan<br />

trọng. Quá trình làm <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> trước tiên sẽ giúp các em củng cố và khắc sâu <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong><br />

một cách vững chắc, nhờ đó các em sẽ nhớ <strong>bài</strong> <strong>học</strong> được lâu và sâu sắc hơn. Sau đó,<br />

nó giúp các em <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> những gì đã <strong>học</strong> để giải quyết các vấn đề, các tình huống<br />

<strong>thực</strong> tế mà thông qua đó, các em sẽ hình thành được các kỹ <strong>năng</strong>, kỹ xảo cần thiết.<br />

Thông thường, các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> này thường được đưa ra ngay sau khi kết thúc việc<br />

nghiên cứu <strong>bài</strong> mới để các em củng cố và <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> hoặc được giao <strong>cho</strong><br />

các em hoàn thành dưới dạng <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> về nhà.<br />

1.4.4.3. <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> khi ôn <strong>tập</strong>, hệ thống <strong>hóa</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong><br />

Khi ôn <strong>tập</strong>, hệ thống <strong>hóa</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> ta có thể sử <strong>dụng</strong> các BT có nội dung bao<br />

quát, tổng hợp được nhiều nội dung <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> của chương.<br />

Để làm các dạng BT trên, HS không những phải nắm vững các đơn vị <strong>kiến</strong><br />

<strong>thức</strong> riêng lẻ mà còn phải tìm ra, thiết lập được các mối quan hệ hữu cơ giữa chúng.<br />

Nhờ đó, các em có thể hệ thống hoá <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, hiểu vấn đề một cách sâu sắc và ghi<br />

nhớ chúng.<br />

1.4.4.4. <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> khi kiểm tra, đánh giá<br />

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy <strong>học</strong>. Việc<br />

kiểm tra, đánh giá có thể tiến hành ở các giai đoạn của quá trình dạy <strong>học</strong> và dưới<br />

nhiều hình <strong>thức</strong> khác nhau (như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết;<br />

20


kiểm tra tự luận hoặc kiểm tra trắc nghiệm khách quan, …). Tùy <strong>vào</strong> mục đích và<br />

đối tượng HS mà chúng ta có thể sử <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> ở cả 4 mức độ nhận <strong>thức</strong> và tư duy<br />

với tỉ lệ khác nhau.<br />

Kiểm tra là một trong những cách thu nhận thông tin phản hồi chính xác nhất.<br />

Thông qua kết quả kiểm tra, GV có thể đánh giá HS một cách toàn diện về <strong>năng</strong> <strong>lực</strong><br />

tư duy của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong>. Thông qua đó, GV gợi ý <strong>cho</strong> HS những thiếu sót, những lỗ<br />

hổng <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> để HS bổ sung, khắc phục.<br />

Đồng thời, GV cũng điều chỉnh lại phương pháp dạy <strong>học</strong> của mình để phù<br />

hợp với các đối tượng khác nhau<br />

Nếu nắm được sự phân loại các kiểu điển hình và các quy luật biến <strong>hóa</strong> (dọc<br />

và ngang) của <strong>bài</strong> <strong>tập</strong>, GV có thể biên soạn những <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> mới bằng cách <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong><br />

những quy luật biến <strong>hóa</strong> trên. Tùy theo yêu cầu sư phạm, ta có thể phức tạp hay đơn<br />

giản <strong>hóa</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong>, soạn những <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> có độ khó tăng dần, có chứa đựng những yếu <strong>tố</strong><br />

giúp rèn luyện những kĩ <strong>năng</strong> riêng biệt nào đó.<br />

1.5. Thực trạng sử <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> và <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong><br />

<strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> trong quá trình dạy <strong>học</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> ở một<br />

số trƣờng THPT ở tỉnh Hà Nam<br />

1.5.1. Mục đích của điều tra<br />

- Đánh giá <strong>thực</strong> trạng việc sử <strong>dụng</strong> BTHH trong dạy <strong>học</strong> Hóa <strong>học</strong> ở trường THPT<br />

- Nhận <strong>thức</strong> của giáo viên, <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> về vai trò của việc <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT<br />

<strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> HS THPT. Tìm hiểu quan điểm về việc <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong><br />

<strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> bằng hệ thống <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> và BTHH gắn với <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>.<br />

- Thực trạng việc <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong><br />

HS trong quá trình dạy <strong>học</strong> môn Hóa <strong>học</strong> và mức độ đạt được của HS về <strong>năng</strong> <strong>lực</strong><br />

này.<br />

1.5.2. Nội dung điều tra<br />

Chúng tôi xây dựng các phiếu điều tra GV và HS, nội dung cụ thể được trình bày ở<br />

phụ lục số 1 và số 2. Về nội dung điều tra chúng tôi chú trọng đến các vấn đề:<br />

- Tần suất sử <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> và <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> có nội dung gắn với <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong><br />

đối với GV trong dạy <strong>hóa</strong> ở trường THPT.<br />

21


- Việc sử <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> và <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> có nội dung gắn với <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> trong các tiết<br />

<strong>học</strong>.<br />

- Ý <strong>kiến</strong> của GV về mức độ <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> khi dạy <strong>học</strong><br />

bằng hệ thống <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> và <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> gắn liền với <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>.<br />

- Những khó khăn của việc đưa <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> và <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>vào</strong> trong dạy<br />

<strong>học</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> đối với giáo viên THPT.<br />

- Hứng thú của <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> khi có yêu cầu giải quyết vấn đề liên quan đến <strong>thực</strong><br />

<strong>tiễn</strong> trong môn <strong>hóa</strong> <strong>học</strong>.<br />

-Ý <strong>kiến</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> về sự cần thiết của <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> và BTHH có nội dung gắn với<br />

<strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>.<br />

1.5.3. Đối tượng điều tra<br />

- 98 giáo viên ở 2 trường THPT A Thanh Liêm và THPT B Thanh Liêm<br />

thuộc địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.<br />

- 255 <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> THPT ở 2 trường THPT A Thanh Liêm và THPT B Thanh<br />

Liêm thuộc địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.<br />

1.5.4. Phương pháp điều tra<br />

- Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp giáo viên và <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> một số trường THPT<br />

- Gửi và thu phiếu điều tra đối với giáo viên, <strong>học</strong> <strong>sinh</strong>; thống kê và nhận xét<br />

kết quả điều tra.<br />

1.5.5. Kết quả điều tra<br />

Thông qua việc dự giờ của một số giáo viên, gửi phiếu điều tra tới 98 giáo<br />

viên và 255 <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> của 2 trường: THPT A Thanh Liêm, Trường THPT B Thanh<br />

Liêm trên địa bàn tỉnh Hà Nam, kết quả thu được như sau:<br />

1.5.5.1. Kết quả điều tra giáo viên<br />

1. Quý thầy/cô hãy đánh giá tầm quan trọng của việc <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> VDKT <strong>vào</strong><br />

<strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> HS?<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Rất quan trọng 12/98 12,24%<br />

Quan trọng 44/98 44,90%<br />

Bình thường 27/98 27,55%<br />

Không quan trọng 15/98 15,31%<br />

22


2. Trong các tiết <strong>học</strong>, các thầy giáo (cô giáo) thường hay sử <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> và <strong>bài</strong><br />

<strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> có nội dung gắn với <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> trong những tiết <strong>học</strong> nào?<br />

Nội dung Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Tiết dạy hình thành <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> mới 54/98 55,<strong>10</strong>%<br />

Tiết dạy ôn <strong>tập</strong>, luyện <strong>tập</strong> 27/98 27,55%<br />

Tiết dạy <strong>thực</strong> hành 12/98 12,25%<br />

Tiết kiểm tra đánh giá khi kết thúc một nội dung <strong>học</strong> 5/98 5,<strong>10</strong>,%<br />

3. Quý thầy cô có thường xuyên giao nhiệm vụ <strong>cho</strong> HS về nhà tìm mối liên hệ giữa<br />

<strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> trong <strong>bài</strong> <strong>học</strong> với các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của các em<br />

không? (Thầy/cô chọn đáp án đúng nhất)<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Thường xuyên 11/98 11,22%<br />

Thỉnh thoảng 43/98 43,88%<br />

Ít khi 38/98 38,78%<br />

Không bao giờ 6/98 6,12%<br />

4. Trong các <strong>bài</strong> kiểm tra, quý thầy cô có thường đưa ra các câu hỏi/<strong>bài</strong> <strong>tập</strong>/tình<br />

huống liên quan đến <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> không? (Thầy/cô chọn đáp án đúng nhất)<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Thường xuyên 4/98 4,08%<br />

Thỉnh thoảng 35/98 35,72%<br />

Ít khi 49/98 50%<br />

Không bao giờ <strong>10</strong>/98 <strong>10</strong>.20%<br />

5. Đánh giá của quý thầy cô về mức độ <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> của<br />

HS khi sử <strong>dụng</strong> hệ thống <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> và <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> gắn liền với <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>.<br />

(Thầy/cô chọn đáp án đúng nhất)<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Hiệu quả <strong>cao</strong> 33/98 33,67%<br />

Có hiệu quả 40/98 40,82%<br />

Chưa thật hiệu quả 21/98 21,43%<br />

23


Không có hiệu quả 4/98 4,08%<br />

6. Ý <strong>kiến</strong> của quý thầy cô về việc sử <strong>dụng</strong> các PPDH tích cực để hỗ trợ sự <strong>phát</strong> <strong>triển</strong><br />

<strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>cho</strong> HS?<br />

Phương pháp Rất <strong>tố</strong>t Tốt Bình thường<br />

DH theo dự án 18/98 47/98 33/98<br />

DH giải quyết vấn đề 25/98 43/98 30/98<br />

DH theo góc 21/98 40/98 37/98<br />

DH theo PP truyền thống 11/98 38/98 49/98<br />

7. Quý thầy/cô gặp những khó khăn gì khi sử <strong>dụng</strong> BTHH để rèn luyện <strong>năng</strong> <strong>lực</strong><br />

VDKT <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> HS?<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

HS không hứng thú 4/98 4,08%<br />

Thời lượng giờ <strong>học</strong> không đủ 21/98 21,43%<br />

Mất nhiều thời gian tìm kiếm, biên soạn 67/98 68,36%<br />

Tài liệu tham khảo không nhiều 55/98 56,12%<br />

Không chú trọng do ít có trong các đề thi và <strong>bài</strong> kiểm 51/98 52,04%<br />

tra<br />

1.5.5.2. Kết quả điều tra <strong>học</strong> <strong>sinh</strong><br />

1. Em có thích <strong>học</strong> các giờ giải BTHH không?<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Rất thích 57/255 22,35%<br />

Thích 95/255 37,26%<br />

Bình thường 71/255 27,84%<br />

Không thích 32/255 12,55%<br />

2. Em thường dành bao nhiêu thời gian để làm <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> trước khi lên lớp?<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Không cố định 59/255 23,14%<br />

Dưới 30 phút 54/255 21,18%<br />

Từ 30 đến 60 phút 89/255 34,91%<br />

Trên 60 phút 53/255 20,77%<br />

24


3. Em có thường xuyên liên hệ các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> đã <strong>học</strong> <strong>vào</strong> trong đời sống hàng ngày<br />

không?<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Thường xuyên 45/255 17,65%<br />

Thỉnh thoảng 76/255 29,80%<br />

Ít khi 96/255 37,65%<br />

Không bao giờ 38/255 14,90%<br />

4. Em có thái độ như thế nào khi được yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến<br />

<strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> trong môn <strong>hóa</strong> hoc?<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Rất thích 63/255 24,70%<br />

Thích 88/255 34,51%<br />

Bình thường 59/255 23,14%<br />

Không thích 45/255 17,65%<br />

5. Trong các <strong>bài</strong> kiểm tra – đánh giá, em có thích thay những <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> tính toán phức tạp<br />

bằng những câu hỏi liên quan đến <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> hay không?<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Rất thích 59/255 23,14%<br />

Thích 87/255 34,12%<br />

Bình thường 67/255 26,27%<br />

Không thích 42/255 16,47<br />

6. Em thấy các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> mang lại những lợi ích gì?<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Gây hứng thú <strong>cho</strong> việc <strong>học</strong> <strong>tập</strong>, tìm tòi <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong>, mở 186/255 72,94%<br />

rộng <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong><br />

Giúp hiểu <strong>bài</strong> sâu sắc hơn 175/255 68,63%<br />

Giúp nhớ <strong>bài</strong> lâu hơn 191/255 74,90%<br />

Tập thói quen tự nghiên cứu, tự <strong>học</strong> suốt đời 153/255 60%<br />

Hình thành thói quen xem xét vấn đề ở nhiều<br />

phương diện khác nhau<br />

149/255 58,43%<br />

25


Rèn luyện các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp,<br />

so sánh, suy luận logic…)<br />

141/255 55,29%<br />

26


7. Em thấy có cần thiết phải hình thành và rèn luyện <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> VDKT không?<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Rất cần thiết 66/255 25,88%<br />

Cần thiết 91/255 35,69%<br />

Bình thường 70/255 27,45%<br />

Không cần thiết 28/255 <strong>10</strong>,98%<br />

8. Khi gặp các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> có vấn đề <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> liên quan tới <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> em thường làm gì?<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Cố gắng sử <strong>dụng</strong> các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> đã biết để giải quyết 76/255 29,80%<br />

Nghe thầy/cô giải thích 168/255 65,88%<br />

Tìm hiểu thông qua các sách báo tham khảo, 154/255 60,39%<br />

internet hoặc các nguồn khác<br />

Tự đề xuất các phương án khác nhau để giải quyết 53/255 20,78%<br />

vấn đề, làm thử và chọn phương án <strong>cho</strong> kết quả <strong>tố</strong>t<br />

nhất<br />

Không làm gì 39/255 15,29%<br />

9. Em có áp <strong>dụng</strong> các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> đã <strong>học</strong> để giải quyết các vấn đề xảy ra trong <strong>thực</strong> tế không?<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Thường xuyên 71/255 27,84%<br />

Thỉnh thoảng 95/255 37,25%<br />

Ít khi 44/255 17,26%<br />

Không bao giờ 45/255 17,65%<br />

<strong>10</strong>. Em gặp những khó khăn nào khi <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong>?<br />

Số ý <strong>kiến</strong> Tỉ lệ %<br />

Thiếu phương pháp để <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> 87/255 34,12%<br />

Kiến <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> rất rộng, khó, bao quát 69/255 27,06%<br />

Thiếu các phương tiện kĩ thuật, cơ sở vật <strong>10</strong>1/255 39,61%<br />

chất(thiếu các <strong>dụng</strong> cụ thí nghiệm, <strong>hóa</strong> chất, các<br />

nguồn tư liệu tham khảo…)<br />

Thiếu các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> tương tự 149/255 58,43%<br />

27


1.5.6. Đánh giá kết quả điều tra<br />

1.5.6.1. Đánh giá kết quả điều tra <strong>học</strong> <strong>sinh</strong><br />

Qua tổng hợp ý <strong>kiến</strong> của 255 HS chúng tôi nhận thấy đa <strong>phần</strong> các em đều biết<br />

được vai trò cũng như lợi ích to lớn mà BTHH có nội dung <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> mang lại. Tuy<br />

nhiên, HS sử <strong>dụng</strong> thời gian để làm <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> ở nhà là chưa <strong>cao</strong>: có 143/255 HS chiếm<br />

tỉ lệ 56,08 % chỉ đầu tư dưới 1 giờ <strong>cho</strong> việc làm <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> trước khi lên lớp; hầu hết HS<br />

sử <strong>dụng</strong> thời gian <strong>học</strong> ở nhà để làm các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> trong SGK, SBT và các phiếu <strong>bài</strong> <strong>tập</strong><br />

của giáo viên. Như vậy, việc làm BTHH của HS chủ yếu là ôn luyện, củng cố lại<br />

<strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> đã <strong>học</strong> trên lớp.<br />

Bên cạnh đó, các số liệu điều tra <strong>cho</strong> thấy các em HS cảm thấy rất thích và<br />

hứng thú với các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> cũng như muốn được thay<br />

thế các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> tính toán khó khăn bằng các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>.<br />

HS cũng đã biết được cách giải quyết các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong><br />

bằng cách sử <strong>dụng</strong> các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> đã <strong>học</strong> hoặc tìm hiểu thông qua sách báo,<br />

internet…Tuy nhiên HS không thường xuyên hoặc ít khi áp <strong>dụng</strong> các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> đã<br />

<strong>học</strong> để giải quyết các vấn đề xảy ra trong <strong>thực</strong> tế, các em vẫn còn gặp khó khăn trong<br />

phương pháp <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, thiếu phương tiện kĩ thuật, cơ sở vật chất (<strong>10</strong>1/255<br />

HS chiếm 39,61%) và đa số ý <strong>kiến</strong> <strong>cho</strong> rằng hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> để <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong><br />

còn hạn chế (149/255 HS chiếm 58,43%).<br />

Qua kết quả điều tra này <strong>cho</strong> thấy HS đang cần có hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong><br />

<strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> cũng như sự hướng dẫn, giúp đỡ trong <strong>học</strong> <strong>tập</strong> của GV. Như<br />

vậy, GV cần có hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> và phương pháp sử <strong>dụng</strong> BTHH giúp <strong>cho</strong> HS <strong>phát</strong><br />

<strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>.<br />

1.5.6.2. Đánh giá kết quả điều tra giáo viên<br />

Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy được các GV đã nhận <strong>thức</strong> được tầm<br />

quan trọng của việc <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> HS<br />

(56/98 GV chiếm 57,14%). Nhưng chưa chú trọng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong><br />

<strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> HS là do quan điểm dạy <strong>học</strong> của hầu hết GV là thi gì thì<br />

chú trọng <strong>cho</strong> HS <strong>học</strong> nội dung đó. Qua kết quả điều tra ta thấy rõ hơn điều đó. GV<br />

thường chỉ <strong>tập</strong> trung <strong>vào</strong> các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> và kĩ <strong>năng</strong> cần nắm trong <strong>bài</strong> để phục vụ <strong>cho</strong><br />

28


kiểm tra, <strong>cho</strong> thi cử mà chưa <strong>thực</strong> sự chú trọng đến việc rèn luyện kỹ <strong>năng</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong><br />

<strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> HS.<br />

Trong quá trình dạy <strong>học</strong>, các thầy/cô hay sử <strong>dụng</strong> nội dung <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> và <strong>bài</strong><br />

<strong>tập</strong> liên quan đến <strong>thức</strong> <strong>tiễn</strong> trong các giờ <strong>học</strong> hình thành nội dung <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> mới<br />

(54/98 GV chiếm 55,<strong>10</strong>% ); GV chưa thường xuyên đưa ra các câu hỏi, các tình<br />

huống có vấn đề gắn liền với <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> để HS liên tưởng và áp <strong>dụng</strong>, và các <strong>bài</strong> kiểm<br />

tra số lượng <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> có nội dung <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> còn chiếm tỉ lệ thấp. Nguyên nhân là do:<br />

tài liệu tham khảo chưa nhiều (57/98 GV chiếm 58,16%), mất thời gian tìm kiếm và<br />

biên soạn (55/98 GV chiếm 56,12%), không được chú trọng do không có trong các<br />

<strong>bài</strong> thi, <strong>bài</strong> kiểm tra (46/98 GV chiếm 46,94%). Chính vì vậy mà HS dù rất thích<br />

<strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> nhưng vẫn chưa hình thành được thói<br />

quen liên hệ giữa những <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> lí thuyết <strong>học</strong> được với <strong>thực</strong> tế xung quanh các<br />

em.<br />

Từ kết quả khảo sát ở trên đặt ra một vấn đề đó là làm thế nào để rèn luyện,<br />

<strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> hơn nữa NLVDKT <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>. Đó là vấn đề đặt ra mà đội ngũ GV dạy<br />

bộ môn Hóa <strong>học</strong> cần quan tâm nghiên cứu và áp <strong>dụng</strong> trong thời gian tới.<br />

Mặt khác số lượng BTHH <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> trong SGK quá ít, <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> lí thuyết<br />

về <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> rất ít, được đưa ra chủ yếu trong <strong>phần</strong> ứng <strong>dụng</strong> khi <strong>học</strong> xong<br />

một vài chất cụ thể hoặc trong <strong>bài</strong> đọc thêm. Hơn nữa từ năm 2008 kì thi <strong>tố</strong>t nghiệp<br />

THPT cũng như thi đại <strong>học</strong>, <strong>cao</strong> đẳng, THPTQG... môn Hóa <strong>học</strong> đã chuyển sang thi<br />

trắc nghiệm khách quan khiến <strong>cho</strong> việc sử <strong>dụng</strong> các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> bị hạn chế, khó<br />

để đánh giá kĩ <strong>năng</strong> của HS.<br />

Qua <strong>thực</strong> trạng trên ta thấy việc lựa chọn và sử <strong>dụng</strong> BTHH để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong><br />

NLVDKT <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> hiện nay chưa phù hợp với xu hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> của BTHH<br />

nói riêng và cũng chưa phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục nói chung . Vì<br />

vậy, việc lựa chọn, xây dựng và sử <strong>dụng</strong> các BTHH để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT <strong>vào</strong><br />

<strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> một cách hợp lí <strong>cho</strong> HS là cần thiết <strong>cho</strong> các trường THPT.<br />

29


Tiểu kết chƣơng 1<br />

Trong chương này chúng tôi đã tổng quan về những cơ sở lí luận và <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> của đề tài<br />

này: - Cơ sở lí luận về đổi mới dạy <strong>học</strong> theo định hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong>.<br />

- Cơ sở lí luận về <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> của HS, <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong><br />

<strong>tiễn</strong> đi từ khái niệm, phân loại, cấu trúc và các phương pháp đánh giá <strong>năng</strong> <strong>lực</strong>.<br />

- Khái quát chung về BTHH (khái niệm, phân loại, cách sử <strong>dụng</strong>…)<br />

- Mối quan hệ giữa BTHH với việc <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong><br />

HS.<br />

- Điều tra <strong>thực</strong> trạng sử <strong>dụng</strong> <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT <strong>vào</strong><br />

<strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> HS thông qua phiếu điều tra 98 GV và 255 HS lớp <strong>10</strong> ở 2 trường<br />

THPT A Thanh Liêm và B Thanh Liêm trên địa bàn tỉnh Hà Nam.<br />

. Tất cả cơ sở lí luận và <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> của đề tài sẽ là cơ sở vững chắc để chúng tôi<br />

<strong>thực</strong> hiện chương 2 <strong>nhằm</strong> <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKT <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> của HS THPT thông<br />

qua BTHH <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> - Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong>.<br />

30


CHƢƠNG 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO<br />

THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN<br />

NGUYÊN TỐ LƢU HUỲNH - HÓA HỌC <strong>10</strong> NÂNG CAO<br />

2.1. Phân tích mục tiêu,nội dung và cấu trúc chƣơng trình chƣơng nhóm<br />

oxi - Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> ở trƣờng THPT<br />

2.1.1. Mục tiêu chương nhóm oxi, <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> - Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong><br />

<strong>cao</strong><br />

Theo [3] chuẩn <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> và kĩ <strong>năng</strong> môn Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong>, mục tiêu<br />

chương nhóm oxi - Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong>:<br />

2.1.1.1. Về <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong><br />

- HS trình bày được:<br />

+ Tính chất vật lý, tính chất <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của các đơn chất oxi, <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong>.<br />

+ Tính chất vật lí, tính chất <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của một số hợp chất của oxi, <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong>.<br />

+ Một số ứng <strong>dụng</strong> quan trọng của oxi, <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> và hợp chất của chúng.<br />

- HS giải thích được:<br />

+ Tính chất của oxi, <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong>, các hợp chất của oxi, <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> trên cơ sở<br />

cấu tạo <strong>nguyên</strong> tử, liên kết <strong>hóa</strong> <strong>học</strong>, độ âm điện và số oxi <strong>hóa</strong>.<br />

+ HS <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> được các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> đã <strong>học</strong> để làm các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> ở cuối mỗi <strong>bài</strong><br />

<strong>học</strong>, cuối mỗi chương và các <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong>.<br />

2.1.1.2. Về kĩ <strong>năng</strong><br />

Tiếp tục hình thành và củng cố các kĩ <strong>năng</strong>:<br />

- Làm một số thí nghiệm về tính chất của O 2 , O 3 , S, H 2 S, SO 2 , H 2 SO 4 đặc và<br />

loãng.<br />

- Quan sát, phân tích, tổng hợp, dự đoán tính chất… để giải thích các hiện<br />

tượng thí nghiệm và một số hiện tượng tự nhiên như ô nhiễm không khí, mưa axit…<br />

- Viết phương trình <strong>hóa</strong> <strong>học</strong>, đặc biệt là phương trình <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của phản ứng<br />

oxi <strong>hóa</strong> – khử, xác định chất khử, chất oxi <strong>hóa</strong>…<br />

- Giải <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> định tính, định lượng có liên quan đến <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> của<br />

chương.<br />

31


2.1.1.3. Về giáo dục tình cảm, thái độ<br />

Thông qua nội dung <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> và các thí nghiệm <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của chương để giáo<br />

dục <strong>cho</strong> HS có ý <strong>thức</strong> sử <strong>dụng</strong> tiết kiệm, an toàn và hiệu quả <strong>hóa</strong> chất; có ý <strong>thức</strong> bảo<br />

vệ môi trường sống xung quanh chúng ta và vấn đề vệ <strong>sinh</strong> an toàn <strong>thực</strong> phẩm.<br />

2.1.1.4. Những <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> chính cần hướng tới<br />

Ngoài những NL chung và các NL đặc thù môn Hóa <strong>học</strong>, cần <strong>tập</strong> trung <strong>vào</strong><br />

NLVDKT <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> HS, cụ thể:<br />

- Hình thành và <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> ở HS NL hệ thống <strong>hóa</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, phân loại <strong>kiến</strong><br />

<strong>thức</strong> HH, định hướng được các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> cần <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> .<br />

- Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng tự nhiên và các ứng <strong>dụng</strong><br />

của HH trong cuộc sống.<br />

- Chủ động và sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách <strong>thức</strong> giải quyết vấn đề.<br />

2.1.2. Cấu trúc chương nhóm oxi, <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> - Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong><br />

<strong>cao</strong><br />

32


Bài 40. Khái<br />

quát về nhóm<br />

oxi<br />

Bài 41. Oxi<br />

- Vị trí và cấu hình electron của nhóm oxi<br />

- Tính chất của các <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> trong nhóm<br />

oxi<br />

- Cấu tạo phân tử oxi<br />

- Tính chất vật lý và <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của oxi<br />

- Điều chế và ứng <strong>dụng</strong> của oxi<br />

Bài 42. Ozon và<br />

hiđro peoxit<br />

- Cấu tạo phân tử của O 3 , H 2 O 2<br />

- Tính chất và ứng <strong>dụng</strong> của O 3 , H 2 O 2<br />

Tƣ liệu: Ozon – chất gây ô nhiễm hay bảo vệ<br />

Chƣơng<br />

VI:<br />

NHÓM<br />

OXI<br />

Bài 43. Lưu<br />

<strong>huỳnh</strong><br />

Tƣ liệu: Khai thác <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> trong lòng đất<br />

Bài 44. Hiđro<br />

sunfua<br />

- Tính chất vật lý và <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong><br />

- Ứng <strong>dụng</strong> và sản xuất <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong><br />

- Cấu tạo phân tử và tính chất của H 2 S<br />

- Trạng thái tự nhiên và điều chế trong PTN<br />

-Tính chất của muối sunfua<br />

Bài 45. Hợp<br />

chất có oxi của<br />

<strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong><br />

- Cấu tạo phân tử và tính chất vật lý và <strong>hóa</strong><br />

<strong>học</strong> của SO 2 , SO 3 , H 2 SO 4<br />

- Ứng <strong>dụng</strong> và điều chế SO 2 , SO 3 , H 2 SO 4<br />

-Tính chất của muối sunfat<br />

Bài 46. Luyện<br />

<strong>tập</strong> chương 6<br />

- Tính chất các đơn chất của <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong>, oxi<br />

- Tính chất các hợp chất của oxi, <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong><br />

Bài 47. Bài <strong>thực</strong> hành số 5: Tính chất của oxi, <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong><br />

Bài 48. Bài <strong>thực</strong> hành số 6: Tính chất các hợp chất của <strong>lưu</strong><br />

<strong>huỳnh</strong><br />

33


2.1.3. Một số phương pháp dạy <strong>học</strong> và nội dung cần chú ý khi dạy <strong>học</strong> <strong>phần</strong><br />

<strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> - Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong><br />

Theo [17] PPDH <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> – Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> cần chú<br />

ý những điểm sau:<br />

- <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> thường xuyên phương pháp trực quan trong các <strong>bài</strong> dạy về chất<br />

đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ với phương pháp dùng lời. Các phương pháp trực<br />

quan giúp <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> tích lũy <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, nhớ <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> lâu hơn, rèn luyện kĩ <strong>năng</strong> <strong>thực</strong><br />

hành và gây hứng thú hơn đối với giờ <strong>học</strong>. Đồng thời các phương tiện trực quan<br />

giúp <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> kiểm chứng các giả thuyết đặt ra, chính xác <strong>hóa</strong> các khái niệm, qui<br />

luật…<br />

- Phương pháp thường được sử <strong>dụng</strong> trong trình bày nội dung <strong>bài</strong> <strong>học</strong> là<br />

phương pháp suy lí – diễn dịch:<br />

+ Từ cấu hình electron, đặc điểm cấu tạo <strong>nguyên</strong> tử, dạng liên kết trong phân tử,<br />

từ đó dự đoán tính chất vật lý, tính chất <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của chất nghiên cứu.<br />

+ Từ tính chất của chất suy ra: cách sử <strong>dụng</strong>, cách bảo quản, ứng <strong>dụng</strong> trong<br />

<strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>, phương pháp điều chế,…<br />

+ Dùng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng hoặc PP nêu và giải quyết vấn<br />

đề để kết luận về tính chất <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của chất.<br />

- Khi sử <strong>dụng</strong> PP dùng lời: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề cần sử <strong>dụng</strong><br />

tích cực các phương pháp rèn luyện thao tác tư duy.<br />

Về mặt nội dung cần chú ý những điểm sau:<br />

GV cần biết những <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> HS đã được <strong>học</strong> trong chương trình trung <strong>học</strong><br />

cơ sở để từ đó kế thừa và tránh lặp lại. VD: Trong <strong>bài</strong> 45: Hợp chất có oxi của <strong>lưu</strong><br />

<strong>huỳnh</strong>, khi <strong>học</strong> đến <strong>phần</strong> axit sunfuric, GV yêu cầu HS tự ôn <strong>tập</strong> lại các <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> về<br />

axit sunfuric đã được <strong>học</strong> trong <strong>bài</strong> 4: Một số axit quan trọng (sách giáo khoa <strong>hóa</strong><br />

9).<br />

Trong quá trình dạy GV luôn phải gắn lí thuyết với các ứng <strong>dụng</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong><br />

và các quá trình điều chế chất với tính chất vật lí và <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của chất.<br />

2.2. Nguyên tắc lựa chọn và quy trình xây dựng <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> để <strong>phát</strong><br />

<strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>vào</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> THPT<br />

34


2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong><br />

<strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> THPT<br />

Việc lựa chọn và xây dựng hệ thống BTHH để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong><br />

<strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>cho</strong> HS cần đảm bảo các <strong>nguyên</strong> tắc sau:<br />

Nguyên tắc 1: BTHH <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> phải đảm bảo tính mục tiêu của chương trình,<br />

chuẩn <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, kĩ <strong>năng</strong> và định hướng <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> NLVDKTHH <strong>cho</strong> HS.<br />

Nguyên tắc 2: BTHH <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> phải đảm bảo nội dung dạy <strong>học</strong>, đồng thời<br />

phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa <strong>học</strong>, tính hiện đại.<br />

Nguyên tắc 3: BTHH <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> phải gần gũi với kinh nghiệm của HS.<br />

Nguyên tắc 4: BTHH <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> phải đảm bảo tính sư phạm: Các tình huống<br />

<strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> thường phức tạp hơn những <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> hoá <strong>học</strong> phổ thông trong chương<br />

trình, nên khi xây dựng BTHH <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> <strong>cho</strong> HS phổ thông cần phải có bước xử lý<br />

sư phạm để làm đơn giản tình huống <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>. Các yêu cầu giải BTHH <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong><br />

cũng phải phù hợp với trình độ, khả <strong>năng</strong> của HS.<br />

Nguyên tắc 5: BTHH <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> phải có tính hệ thống, logic: Các BTHH <strong>thực</strong><br />

<strong>tiễn</strong> trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, <strong>bài</strong>, theo mức độ <strong>phát</strong> <strong>triển</strong><br />

của HS. Trong mỗi chương, <strong>bài</strong> nên có tất cả các loại, dạng BTHH <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>.<br />

2.2.2. Quy trình xây dựng <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> để <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong><br />

<strong>thức</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong> THPT<br />

Theo [6] và <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> dạy <strong>học</strong>, <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong> được xây dựng theo các bước sau:<br />

Bước 1: Lựa chọn nội dung <strong>học</strong> <strong>tập</strong>, hiện tượng, bối cảnh, tình huống <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>.<br />

Bước 2: Xác định mục tiêu GD của đơn vị <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, xây dựng mâu thuẫn nhận<br />

<strong>thức</strong> từ bối cảnh/tình huống lựa chọn và xác định các điều kiện (<strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, kĩ<br />

<strong>năng</strong>,…) cần thiết để giải quyết mâu thuẫn này.<br />

Bước 3: Thiết kế <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> theo mục tiêu<br />

Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra tính chính xác, khoa <strong>học</strong> theo tiêu chí<br />

BT định hướng <strong>năng</strong> <strong>lực</strong>.<br />

Bước 5: Chỉnh sửa<br />

BT đã xây dựng cần <strong>cho</strong> kiểm tra thử và chỉnh sửa sao <strong>cho</strong> hệ thống BT đảm bảo<br />

tính chính xác, khoa <strong>học</strong> về <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong>, kĩ <strong>năng</strong>, có giá trị về mặt <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>, phù hợp<br />

với trình độ của HS và mục tiêu giáo dục của môn <strong>học</strong>.<br />

35


Bước 6: Hoàn thiện và sắp xếp hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong><br />

2.3. Hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> lƣu <strong>huỳnh</strong> - Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong> để<br />

<strong>phát</strong> <strong>triển</strong> <strong>năng</strong> <strong>lực</strong> <strong>vận</strong> <strong>dụng</strong> <strong>kiến</strong> <strong>thức</strong> <strong>cho</strong> <strong>học</strong> <strong>sinh</strong><br />

2.3.1. Hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> – Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong><br />

<strong>cao</strong><br />

2.3.1.1 Hệ thống <strong>bài</strong> <strong>tập</strong> tự luận <strong>phần</strong> <strong>nguyên</strong> <strong>tố</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> – Hóa <strong>học</strong> <strong>10</strong> <strong>nâng</strong> <strong>cao</strong><br />

BÀI TẬP VỀ LƢU HUỲNH, HIĐRO SUNFUA & MUỐI SUNFUA<br />

Câu1: Thuốc nổ đen là loại thuốc nổ đầu tiên do người Trung Quốc tạo ra. Thành<br />

<strong>phần</strong> của thuốc nổ đen: 74,64% kali nitrat, 13,51% bột cacbon, 11,85% <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong>.<br />

Phản ứng cháy của hỗn hợp này xảy ra thu được các sản phẩm: K 2 S, N 2 , CO 2<br />

a, Viết phương trình <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của phản ứng xảy ra và xác định các chất khử, chất oxi <strong>hóa</strong>.<br />

b, Trong <strong>thực</strong> <strong>tiễn</strong>, thuốc nổ đen được sử <strong>dụng</strong> trong lĩnh vực nào?<br />

c, Thuốc nổ đen được sử <strong>dụng</strong> trong sản xuất pháo, tiếng nổ của pháo gây ra bởi quá<br />

trình nào?<br />

Câu 2: Thủy ngân là kim loại duy nhất tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện bình<br />

thường. Tuy nhiên nó dễ bị “hòa tan” trong không khí tạo thành hơi thủy ngân rất<br />

độc hại và dễ xâm nhập <strong>vào</strong> cơ thể con người bằng con đường hô hấp, kể cả thấm<br />

qua da theo các tuyến thể, chân lông.<br />

Trong thời gian ngắn, sau khi con người bị hít phải một lượng lớn hơi thủy ngân sẽ<br />

bị ngộ độc. Thoạt đầu, ta có cảm giác thấy mùi kim loại trong miệng, sau đó đau<br />

đầu, chóng mặt, lợm giọng, nôn ọe, toàn thân đau mỏi, uể oải, lạnh bụng vị hàn<br />

a, Trong phòng thí nghiệm nếu thủy ngân bị rơi vãi hoặc nhiệt kế thủy ngân bị vỡ,<br />

em sẽ xử lý như thế nào? Giải thích cơ sở khoa <strong>học</strong> của cách làm đó?<br />

b, Trong <strong>thực</strong> tế, không phải lúc nào cũng có đầy đủ <strong>hóa</strong> chất như trong phòng thí<br />

nghiệm. Em hãy đề xuất một số biện pháp xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ ở hộ gia<br />

đình.<br />

c, Có ý <strong>kiến</strong> <strong>cho</strong> rằng người bị ngộ độc thủy ngân cần <strong>cho</strong> uống sữa để giải độc. Ý<br />

<strong>kiến</strong> này đúng hay sai? Giải thích?<br />

Câu 3: Trình diễn pháo hoa từ lâu đã trở thành một trong những hoạt động không<br />

thể thiếu được trong các dịp lễ, Tết. Pháo hoa là loại pháo sử <strong>dụng</strong> thuốc phóng,<br />

36


thuốc nổ và các phụ gia đặc biệt tạo nên quang cảnh hoành tráng, màu sắc của ánh<br />

sáng đa dạng, hình khối phong phú, <strong>sinh</strong> động.<br />

Ở <strong>phần</strong> bên dưới của pháo hoa chứa thuốc nổ đen (thuốc súng), cái cần thiết<br />

nhất để làm đủ loại pháo hoa. Thuốc nổ là một hỗn hợp bột than, <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> và kali<br />

nitrat. Ở đầu dưới có dây dẫn lửa rất dễ cháy. Khi châm lửa <strong>vào</strong> dây dẫn này, lửa sẽ<br />

dẫn <strong>vào</strong> ống pháo đốt cháy <strong>phần</strong> thuốc nổ đen trong ống. Khi tiếp xúc với một tia<br />

lửa, hỗn hợp này bị đốt cháy, nhiệt độ sẽ tăng lên, và một lượng lớn các chất khí sẽ<br />

được <strong>sinh</strong> ra, chính lượng lớn khí này sẽ tạo áp <strong>lực</strong> đẩy <strong>phần</strong> pháo bông bên trên<br />

bay lên. Sự đốt cháy kích hoạt phụ gia là chất tạo màu sắc, <strong>phát</strong> sáng trên bầu trời<br />

tạo hiệu quả mong muốn. Hiện tượng các tia lửa cháy sáng có màu sắc rực rỡ trên<br />

bầu trời là do các muối của kim loại khác nhau cháy ở nhiệt độ <strong>cao</strong> có thể <strong>sinh</strong> ra.<br />

a, Em hãy <strong>cho</strong> biết vai trò của <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> và của thuốc nổ đen trong pháo hoa?<br />

b, Khi đốt pháo hoa <strong>sinh</strong> ra rất nhiều khói và bụi. Theo em đốt pháo hoa có gây ô<br />

nhiễm môi trường không? Các chất nào sẽ có trong khói bụi của pháo hoa?<br />

Câu 4: Ngày 16/<strong>10</strong>/2017, trên báo dân trí đã đưa tin về vụ việc liên quan đến việc<br />

hơn 30 vạn tấn <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> được để lộ thiên tại cảng Hoàng Diệu – Hải Phòng.<br />

Theo ghi nhận của phóng viên <strong>vào</strong> lúc trưa nay (16/<strong>10</strong>), toàn bộ số <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> dạng<br />

hạt này được <strong>tập</strong> kết ngay sát cầu cảng và vẫn đang được bốc xúc để <strong>vận</strong> chuyển đi.<br />

Lưu <strong>huỳnh</strong> được chất thành 2 đống <strong>cao</strong> như núi và không có bạt che phủ. Xung<br />

quanh khu vực <strong>tập</strong> kết <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> này được chắn bởi bê tông, các bao, bịch <strong>nhằm</strong><br />

hạn chế việc <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> tràn ra ngoài. Qua quan sát có thể thấy những hạt <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong><br />

bị rơi vãi xuống những vũng nước mưa không có biểu hiện hòa tan mà vẫn giữ<br />

<strong>nguyên</strong> dạng hạt.<br />

37


a, Theo em <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> được bảo quản như vậy có đúng cách không? Có gây nguy<br />

hại đối với con người và môi trường không khí không? Vì sao?<br />

b, Lượng <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> rơi vãi và tràn ra ngoài được công nhân thu gom <strong>vào</strong> đầu giờ<br />

sáng và hất thẳng xuống sông Cấm. Theo em hành động của công nhân có nguy hại<br />

như thế nào đối với môi trường nước?<br />

http://dantri.com.vn/xa-hoi/hon-3-van-tan-luu-huynh-lo-thien-o-hai-phong-co-nguyhai-voi-moi-truong-2017<strong>10</strong>16155230245.htm<br />

Câu 5: Trong tự nhiên, khí X có trong một số nước suối, trong khí núi lửa, khí<br />

thoát ra từ chất protein bị thối rữa .Nó là chất khí không màu, có mùi trứng thối và<br />

rất độc. Khi cơ thể bị ngộ độc khí X gây ra hiện tượng thiếu máu, chóng mặt, nhức<br />

đầu, xanh da,… Giới hạn nồng độ <strong>cho</strong> phép của X trong không khí là 0,01 mg/lit<br />

không khí.<br />

a, Khí X có tên gọi là gì?<br />

b, Em hãy giải thích tại sao khi cơ thể bị ngộ độc khí X thì gây ra hiện tượng thiếu máu.<br />

c, Khi phân tích 0,01m 3 không khí xung quanh một bãi rác thấy có 0,024g X. Vậy<br />

không khí xung quanh bãi rác này có bị ôi nhiễm hay không?<br />

Câu 6: Trong <strong>thực</strong> tế, để xác định hàm lượng H 2 S có trong mẫu nước người ta làm như<br />

sau:<br />

Bước 1: H 2 S trong mẫu nước tạo kết tủa màu vàng với dung dịch CdCl 2<br />

Bước 2: Hòa tan kết tủa thu được ở trên bằng dung dịch I 2 có lẫn HCl<br />

PTHH: CdS + I 2 + HCl → CdCl 2 + S + HI<br />

38


Bước 3: Lượng iot thừa được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với dung dịch<br />

Na 2 S 2 O 3 tiêu chuẩn và hồ tinh bột được dùng làm chất chỉ thị<br />

PTHH: I 2 + Na 2 S 2 O 3 (hồ tinh bột) → Na 2 S 4 O 6 + NaI (hồ tinh bột)<br />

( màu xanh) ( không màu)<br />

a, Em hãy viết phương trình <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của phản ứng xảy ra ở bước 1.<br />

b, Em hãy cân bằng phương trình <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của các phản ứng ở bước 2, bước 3 và<br />

xác định các chất oxi <strong>hóa</strong>, chất khử trong phản ứng.<br />

c, Lấy 50 ml nước thải <strong>cho</strong> đi qua bình đựng lượng dư dung dịch CdCl 2 thu được<br />

CdS kết tủa màu vàng. Sau đó hòa tan kết tủa hoàn toàn kết tủa thu được <strong>vào</strong> ống<br />

đựng <strong>10</strong> ml dung dịch I 2 0,0<strong>10</strong>5 M và HCl dư để oxi <strong>hóa</strong> CdS thành S. Lượng I 2 dư<br />

phản ứng với lượng vừa đủ 12,75 ml dung dịch Na 2 S 2 O 3 0,01154M. Tính hàm<br />

lượng H 2 S (mg/lit) có trong nước thải.<br />

Câu 7: Biogas là khí <strong>sinh</strong> <strong>học</strong> được <strong>sinh</strong> ra nhờ quá trình phân giải các chất thải<br />

hữu cơ chăn nuôi trong môi trường kỵ khí ( không có không khí). Vi <strong>sinh</strong> vật phân<br />

huỷ và <strong>sinh</strong> ra khí gồm: metan (CH 4 50 - 70%), cacbon dioxit (CO 2 25 - 50%), nitơ<br />

(N 2 )…và H 2 S dù chỉ chiếm lượng nhỏ 0 – 3% nhưng lại được quan tâm và xử lí<br />

trước khi sử <strong>dụng</strong> khí biogas để đun nấu, thắp sáng,…<br />

a, Vì sao cần phải xử lí khí hiđro sunfua trước khi sử <strong>dụng</strong> khí biogas?<br />

b, Trong <strong>thực</strong> tế, để xử lí khí hiđro sunfua có lẫn trong khí biogas một cách đơn<br />

giản, ít <strong>tố</strong>n kém nhất người ta sẽ làm như thế nào?<br />

39


c, Ngoài cách trên người ta còn xử lí khí hiđro sunfua bằng phoi sắt. Trước đó<br />

người ta phơi phoi sắt ngoài không khí một thời gian, rồi đưa <strong>vào</strong> thiết bị lọc. Khí<br />

biogas được dẫn qua thiết bị lọc này để loại bỏ khí hiđro sunfua. Em hãy giải thích<br />

cách làm trên và viết các phương trình <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của phản ứng xảy ra.<br />

d, Theo bản tin chuyển động 24h của VTV ngày 12/05/2017 đã đưa tin về vụ việc 3<br />

nạn nhân tử vong do ngạt khí hầm biogas tại xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải<br />

Dương. Khi kiểm tra hầm biogas, để tránh nhưng tai nạn đáng tiếc xảy ra như trên,<br />

chúng ta cần phải làm gì?<br />

Câu 8: Tại sao đất ở những vùng có quặng pirit thường bị chua? Nước giếng khoan<br />

ở vùng này thường có hiện tượng gì? <strong>Sử</strong> <strong>dụng</strong> nước giếng này gây tác hại gì?<br />

Câu 9: Trong công nghiệp các nhà máy thường được xây gần nhau tạo thành một<br />

hệ thống liên hợp, sản phẩm của ngành này lại là <strong>nguyên</strong> liệu <strong>cho</strong> ngành khác. Nếu<br />

khi ta sản xuất gang từ quặng pirit thì sẽ <strong>sinh</strong> ra một lượng lớn SO 2 , có thể thu<br />

lượng SO 2 này để đưa sang sản xuất axit sunfuric. Vậy tại sao <strong>thực</strong> tế sản xuất gang<br />

người ta ít dùng quặng pirit?<br />

Câu <strong>10</strong>: Nước suối khoáng nóng là một tài <strong>nguyên</strong> thiên nhiên quí giá mà thiên<br />

nhiên ban tặng <strong>cho</strong> con người. Ở nước ta đã <strong>phát</strong> hiện nhiều suối nước khoáng nóng<br />

như Kim Bôi – Hòa Bình, Tuyên Quang… đã được khai thác, tạo các khu nghỉ<br />

dưỡng phục vụ <strong>cho</strong> sức khỏe. Tắm ở suối nước nóng có thể chữa được một số bệnh<br />

ngoài da, bệnh viêm khớp và giảm mệt mỏi. Hãy <strong>cho</strong> biết:<br />

a, Trong suối nước nóng có những chất gì? Thành <strong>phần</strong> nào có tác <strong>dụng</strong> chữa các<br />

bệnh ngoài da?<br />

b, Vì sao quần áo ngâm trong suối nước nóng lại nhanh bị hỏng?<br />

Câu 11:<br />

a, Chúng ta đã biết bạc không tác <strong>dụng</strong> trực tiếp với oxi không khí. Vậy tại sao các<br />

đồ dùng bằng bạc sau một thời gian sẽ bị xỉn màu?<br />

b, Tại sao sau khi đi tắm ở các suối nước nóng về, các đồ trang sức bằng bạc thường<br />

bị xỉn màu. Có những cách nào để làm <strong>cho</strong> đồ dùng bằng Ag trắng sáng trở lại?<br />

Câu 12: Hãy giải thích tại sao những bức tranh cổ ( vẽ bằng bột chì, thành <strong>phần</strong><br />

chính là muối bazơ 2PbCO 3 .Pb(OH) 2 ) thường có màu đen khi để lâu trong không<br />

khí? Tại sao có thể dùng H 2 O 2 để phục hồi bức tranh cổ này?<br />

40


Câu 13: X là muối của kim loại <strong>hóa</strong> trị (I) với axit sunfuhidric. X có nhiều ứng<br />

<strong>dụng</strong> trong <strong>thực</strong> tế như: dùng làm chất khử trong công nghiệp sản xuất thuốc<br />

nhuộm, dùng làm chất rụng lông gia súc trong công nghiệp thuộc da động vật.<br />

a, X là muối nào biết rằng nếu <strong>cho</strong> 7,8 gam muối này tác <strong>dụng</strong> với dung dịch<br />

Pb(NO 3 ) 2 dư thì thu được 23,9 gam kết tủa màu đen.<br />

b, Trong công nghiệp để sản xuất X người ta dùng cacbon khử Na 2 SO 4 ở nhiệt độ<br />

<strong>cao</strong>. Em hãy viết phương trình <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của phản ứng xảy ra.<br />

BÀI TẬP VỀ OXIT LƢU HUỲNH VÀ MUỐI SUNFIT<br />

Câu 14: Ngày 25/8/2016 Công an huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, phối hợp với<br />

Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành kiểm tra cơ sở chế<br />

biến măng khô của anh Thái Bá Hào (45 tuổi, ở xóm 7, xã Đông Sơn, huyện Đô<br />

Lương). Qua kiểm tra, <strong>lực</strong> lượng chức <strong>năng</strong> đã <strong>phát</strong> hiện, thu giữ 2,6 tấn măng khô<br />

và 3kg bột <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> dùng làm phụ gia trong quá trình sấy măng.<br />

Lưu <strong>huỳnh</strong> (người dân thường gọi là diêm <strong>sinh</strong>) thường được sử <strong>dụng</strong> trong<br />

quá trình sấy khô và bảo quản măng, <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> cháy tạo ra <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> đioxit sẽ tiêu<br />

diệt vi khuẩn và chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp <strong>cho</strong> măng hơn.<br />

Trong khi đó, theo khuyến cáo của WHO, hàm lượng <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> trong chế biến<br />

và bảo quản <strong>thực</strong> phẩm không nên vượt quá 20mg <strong>cho</strong> một kg sản phẩm. Nếu người tiêu<br />

dùng sử <strong>dụng</strong> <strong>thực</strong> phẩm có chứa hợp chất <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> có nồng độ <strong>cao</strong>, lâu dài mà không<br />

biết sẽ gây tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi; ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức<br />

<strong>năng</strong> tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị <strong>lực</strong>, ảnh hưởng chức <strong>năng</strong> <strong>sinh</strong> sản, hệ miễn<br />

dịch, tuyến nội tiết, ảnh hưởng đến sự <strong>phát</strong> <strong>triển</strong> của não. Nếu cấp tính, thì có biểu hiện<br />

ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực...hoặc <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> được đặt số lượng lớn, sử<br />

<strong>dụng</strong> khói tạo ra ở nồng độ <strong>cao</strong> nó sẽ phản ứng với hơi ẩm để tạo ra axit Sunfurơ có thể<br />

gây tổn thương <strong>cho</strong> phổi, mắt thậm chí còn gây nhiễm độc máu, suy thận…<br />

a, Trong đoạn văn trên nói đến ảnh hưởng của hợp chất nào đến sức khỏe con<br />

người? Hợp chất này được tạo ra như thế nào và có những tính chất <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> nào?<br />

Viết phương trình <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> minh họa.<br />

b, Em hãy <strong>cho</strong> biết một số tác hại khi sử <strong>dụng</strong> hợp chất của <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> trong chế biến và<br />

bảo quản? Ngoài việc dùng <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> để sấy và bảo quản măng khô, trong <strong>thực</strong> tế PP<br />

này còn được dung trong quá trình sản xuất, chế biến những sản phẩm nào khác nữa?<br />

41


c, Nêu cách nhận biết, phân biệt măng khô bình thường và măng khô được sấy bằng<br />

<strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong>?<br />

d, Khi chế biến các món ăn từ măng khô, ta cần sơ chế như thế nào để loại bỏ các<br />

độc <strong>tố</strong> có trong măng?<br />

http://vtv.vn/phap-luat/phat-hien-hang-tan-mang-kho-uop-luu-huynh-tai-nghe-an-<br />

2016082615211874.htm<br />

Câu 15:<br />

Ngày 19/07/2017 báo VTC đã đưa tin về việc nhiều loại thuốc bắc quý, hiếm dùng<br />

để chữa bệnh hoặc bồi bổ sức khỏe <strong>cho</strong> con người, để bảo quản được lâu dài, tránh<br />

ẩm mốc, nhiều người đã không ngần ngại sử <strong>dụng</strong> diêm <strong>sinh</strong>, hay còn gọi là <strong>lưu</strong><br />

<strong>huỳnh</strong> để xông và sấy thuốc.<br />

a, Khi sử <strong>dụng</strong> <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> để xông sấy thuốc, phản ứng <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> nào đã xảy ra.<br />

b, Theo em việc xông và sấy thuốc bằng <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> như vậy là nên hay không nên?<br />

Nó gây ảnh hưởng gì? Để giảm thiểu những ảnh hưởng đó, ta phải làm như thế nào?<br />

http://vtc.vn/thuoc-bac-ngam-luu-huynh-chua-benh-hay-u-benh-d336491.html<br />

Câu 16: Mưa axit là hiện tượng mà nước mưa có độ pH thấp dưới 5,6. Đây là hậu<br />

quả của quá trình sản xuất con người sử <strong>dụng</strong> nhiều than đá, dầu mỏ và các <strong>nguyên</strong><br />

liệu tự nhiên khác <strong>cho</strong> các quá trình sản xuất, giao thong... Nguyên nhân gây ra mưa<br />

axit là do trong nước mưa có hòa tan các khí SO 2 , NO x , các khí này từ nguồn khác<br />

nhau được thải <strong>vào</strong> bầu khí quyển. Một trong những ảnh hưởng của mưa axit là làm<br />

giảm tuổi thọ của các công trình <strong>kiến</strong> trúc. Ví dụ như tòa nhà Capitol Ottawa đã bị<br />

tan rã bởi hàm lượng SO 2 trong không khí quá <strong>cao</strong> …<br />

a, Trong đoạn văn trên đề cập đến các chất nào là <strong>nguyên</strong> nhân gây ra hiện tượng<br />

mưa axit? Hãy giải thích quá trình hình thành mưa axit.<br />

b, Các khí gây ra hiện tượng mưa axit được tạp ra từ các nguồn nào?<br />

42


c, Vì sao mưa axit lại làm giảm tuổi thọ của các công trình <strong>kiến</strong> trúc và phá hủy các<br />

công trình xây dựng?<br />

d, Ngoài tác động phá hủy các công trình xây dựng, <strong>kiến</strong> trúc, mưa axit còn gây<br />

những hậu quả gì đối với môi trường sống của con người?<br />

e, Nêu các biện pháp để ngăn ngừa hiện tượng mưa axit, bảo vệ môi trường?<br />

Câu 17: Lưu <strong>huỳnh</strong> đioxit là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.<br />

SO 2 được <strong>sinh</strong> ra do sự đốt cháy các nhiên liệu <strong>hóa</strong> thạch (than, dầu, khí đốt …),<br />

thoát ra bầu khí quyển và là một trong những <strong>nguyên</strong> nhân gây mưa axit. Không khí<br />

có SO 2 gây hại <strong>cho</strong> sức khỏe của con người. Mặc dù vậy, <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> đioxit có rất<br />

nhiều ứng <strong>dụng</strong> trong công nghiệp. Trong công nghiệp người ta có thể sử <strong>dụng</strong> các<br />

<strong>nguyên</strong> liệu khác nhau để sản xuất <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong> đioxit. Có thể đi từ <strong>lưu</strong> <strong>huỳnh</strong>, quặng<br />

pirit sắt, sắt sunfua, khí thải từ các nhà máy luyện kim hoặc thạch <strong>cao</strong>… Còn trong<br />

PTN, SO 2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch H 2 SO 4 với muối Na 2 SO 3 .<br />

a, Tiêu chuẩn quốc tế quy định: Nếu lượng SO 2 vượt quá 30.<strong>10</strong> -6 mol/m 3 thì coi<br />

như không khí ô nhiễm SO 2. Tiến hành phân tích <strong>10</strong>0 lit không khí ở một thành phố<br />

thấy có chứa 0,24 mg SO 2 thì không khí đó có bị ô nhiễm SO 2 hay không?<br />

b, Trong PTN SO 2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch H 2 SO 4 với muối<br />

NaSO 3 . Em hãy viết phương trình <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của phản ứng xảy ra và <strong>cho</strong> biết khí SO 2<br />

thu được bằng phương pháp nào? Tại sao?<br />

c, Trong công nghiệp, SO 2 được sản xuất bằng cách nào? Viết các phương trình <strong>hóa</strong><br />

<strong>học</strong> của phản ứng minh họa.<br />

d, Nêu hiện tượng xảy ra khi dẫn khí SO 2 <strong>vào</strong> dung dịch H 2 S. Hãy viết phương trình<br />

<strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của phản ứng xảy ra.<br />

Câu 18: Ngày nay, bất chấp lợi nhuận nhiều người đã dùng <strong>hóa</strong> chất để biến thịt lợn<br />

ôi thiu thành thịt lợn “tươi”. Khi xử lí người ta có thể dùng SO 2 hoặc muối của nó (<br />

Na 2 SO 3 , NaHSO 3 , K 2 SO 3 , KHSO 3 …) để tẩy màu và khử mùi của thịt thối.<br />

a, Em hãy gọi tên các muối trên và giải thích tại sao có thể dùng các muối đó thay<br />

thế <strong>cho</strong> SO 2 được.<br />

b, Khi xử lí bằng các muối trên, người ta đã nhúng trực tiếp thịt lợn ôi thiu <strong>vào</strong><br />

dung dịch các muối đó. Theo em cách làm trên là đúng hay sai? Cách làm như vậy<br />

có thể gây nên những hậu quả gì đối với sức khỏe người tiêu dùng?<br />

43


c, Em hãy đề xuất một vài cách để phân biệt thịt lợn ô thiu tẩm <strong>hóa</strong> chất và thịt lợn tươi.<br />

BÀI TẬP VỀ AXIT SUNFURIC VÀ MUỐI SUNFAT<br />

Câu 19: Vì sao H 2 SO 4 đặc trong PTN thường chỉ có nồng độ là 98%. Muốn có<br />

dung dịch H 2 SO 4 có nồng độ thấp hơn ta làm thế nào?Có thể cô đặc H 2 SO 4 98% để<br />

được axit H 2 SO 4 tinh khiết không?Tại sao?<br />

Câu 20: H 2 SO 4 được mệnh danh là “máu” của các ngành công nghiệp. Hàng năm<br />

trên thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn. H 2 SO 4 được dùng trong nhiều ngành<br />

công nghiệp: sản xuất phân bón, sơn, chất dẻo, chất tẩy rửa, dầu mỏ, ác quy, thuốc<br />

trừ sâu, thuốc nổ…<br />

a, Trong công nghiệp H 2 SO 4 được sản xuất thông qua quá trình biến đổi nào? Nêu<br />

các <strong>nguyên</strong> liệu được sử <strong>dụng</strong> trong sản xuất H 2 SO 4 ? Viết phương trình <strong>hóa</strong> <strong>học</strong> của<br />

các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất H 2 SO 4 .<br />

b, Nhìn <strong>vào</strong> tháp cuối cùng trong hình ảnh trên, em hãy mô tả quá trình hấp thụ SO 3<br />

<strong>vào</strong> trong H 2 SO 4 và giải thích tại sao SO 3 lại được hấp thụ như vậy?<br />

c, Hãy giải thích vì sao trong tháp hấp thụ (tháp cuối cùng) không dùng H 2 O hấp<br />

thụ SO 3 để tạo thành H 2 SO 4 mà lại dùng H 2 SO 4 đặc để hấp thụ SO 3 tạo oleum?<br />

d, Để sản xuất được 1 tấn axit sunfuric theo sơ đồ trên cần bao nhiêu tấn quặng pirit<br />

sắt (FeS 2 ). Biết hiệu suất của tất cả các giai đoạn là 70% và trong quặng pirit sắt có<br />

8% là tạp chất.<br />

44


Câu 21: Axit sunfuric đặc là chất sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng<br />

gần gấp 2 lần nước (H 2 SO 4 98% có D= 1,84 g/cm 3 ). H 2 SO 4 đặc dễ hút ẩm, tính chất<br />

này được dùng làm khô khí ẩm. Axit sunfuric đặc tan trong nước tạo thành những<br />

hidrat H 2 SO 4 .nH 2 O và tỏa một lượng nhiệt lớn.<br />

a, Có 2 bình đựng đầy nước và đầy axit sunfuric đặc, đậy nút. Em hãy đề xuất<br />

phương pháp vật lí để phân biệt 2 bình trên. Giải thích. (chú ý không được mở nút)<br />

b, Trong phòng thí nghiệm muốn pha loãng axit sunfuric đặc người ta làm cách<br />

nào? Em hãy giải thích tại sao?<br />

c, Do tính háo nước H 2 SO 4 được dùng để làm khô được một số khí. Những khí nào<br />

sau đây có thể làm khô bằng H 2 SO 4 đặc: N 2 , O 2 , CO 2 , H 2 S, SO 2 , H 2 , Cl 2 ? Hãy mô<br />

tả bằng hình vẽ <strong>dụng</strong> cụ làm khô khí Cl 2 bằng H 2 SO 4 đặc.<br />

Câu 22: H 2 SO 4 là thủ phạm gây ra nhiều vụ bỏng nghiêm trọng ngày nay. Dưới đây<br />

là hình ảnh trước và sau vụ bỏng axit của một nạn nhân.<br />

a, Em hãy giải thích tại sao axit sunfuric gây hậu quả nghiêm trọng như vậy?<br />

b, Em hãy nêu cách sơ cứu người bị bỏng axit H 2 SO 4 đặc.<br />

c, Hiện nay các vụ tạt axit càng ngày càng gia tăng. Em hãy đề xuất biện pháp để<br />

ngăn chặn các vụ bỏng axit.<br />

Câu 23: Cách làm “mực bí mật”: lấy đũa thủy tinh chấm dung dịch H 2 SO 4 loãng để<br />

viết lên giấy một bức thư ngắn, rồi để khô nét chữ sẽ không có màu. Khi hơ nóng<br />

trên ngọn lửa thì nét chữ dần dần hiện lên. Em hãy giải thích cách làm trên.<br />

45

Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!