13.10.2022 Views

SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN PHI KIM HÓA HỌC LỚP 10

https://app.box.com/s/n944zexse162z90sl3evuqbdb2lg4dre

https://app.box.com/s/n944zexse162z90sl3evuqbdb2lg4dre

SHOW MORE
SHOW LESS

You also want an ePaper? Increase the reach of your titles

YUMPU automatically turns print PDFs into web optimized ePapers that Google loves.

P H Á T T R I Ể N N Ă N G L Ự C

T H Ự C N G H I Ệ M H Ó A H Ọ C

Ths Nguyễn Thanh Tú

eBook Collection

vectorstock.com/24597468

SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM NHẰM

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM

HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY

HỌC PHẦN PHI KIM HÓA HỌC LỚP 10

WORD VERSION | 2022 EDITION

ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL

TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo

Phát triển kênh bởi

Ths Nguyễn Thanh Tú

Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :

Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến

Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon

Mobi/Zalo 0905779594


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM NHẰM

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM

HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

PHẦN PHI KIM HÓA HỌC LỚP 10

Sinh viên

Chuyên ngành

Khóa học

: Nguyễn Thị Thu Thảo

: Sư phạm Hóa học

: 2016 - 2020

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

Đăk Lăk, tháng 7 năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM NHẰM

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM

HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

PHẦN PHI KIM HÓA HỌC LỚP 10

Sinh viên

Chuyên ngành

Người hướng dẫn

: Nguyễn Thị Thu Thảo

: Sư phạm Hóa học

: Thạc sỹ Đặng Thị Thùy My

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

Đăk Lăk, tháng 7 năm 2020


DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL


LỜI CẢM ƠN

Được sự quan tâm tạo điều kiện và hướng dẫn tận tình của thầy cô, sự nỗ lực

cố gắng của bản thân cùng với sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè và người

thân, em đã hoàn thành khóa luận này đúng thời gian quy định.

Để đạt được kết quả như trên trước hết em xin gửi lời cảm ơn, lời tri ân sâu

sắc đến Thạc sỹ Đặng Thị Thùy My đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý về

chuyên môn, vạch ra định hướng, ý tưởng và luôn động viên em trong suốt quá

trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong bộ môn Hóa, tập thể quý thầy

cô đã giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Tây Nguyên đã

tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Võ Hoàng Kim - GV trường THPT

Quang Trung đã giúp em trong quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường.

Em xin hết lòng biết ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ em, đó là nguồn động lực

tinh thần để em hoàn thành khóa luận này.

Lần đầu tiên thực hiện một đề tài nghiên cứu, với thời gian và khả năng còn

hạn chế khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ

bảo, hướng dẫn của thầy cô và sự góp ý từ bạn bè.

Đăk lăk, ngày tháng 07 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Thảo

i

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i

MỤC LỤC ........................................................................................................ ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ v

DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1

2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 2

4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2

5. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 4

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 4

1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài. .......................................................... 4

1.1.2. Tình hình nghiên cứu Việt Nam ............................................................. 4

1.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. ................................ 6

1.2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hương tích cực ........... 6

1.2.2. Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học ......................................... 8

1.3. Bài tập thực nghiệm hóa học .................................................................... 11

1.3.1. Khái niệm bài tập thực nghiệm hóa học ............................................... 11

1.3.3. Phân loại bài tập thực nghiệm Hóa học ................................................ 12

a. Phân loại bài tập hóa học ............................................................................. 12

1.3.4. Các phương pháp sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học.

......................................................................................................................... 13

1.4. Năng lực thực nghiệm hóa học ................................................................ 14

1.4.1. Khái niệm về năng lực thực nghiệm Hóa học ....................................... 14

1.4.2. Cấu trúc của năng lực thực nghiệm....................................................... 15

1.5. Thực trạng của việc sử dụng bài tập thực nghiệm và phát triển năng lực

thực nghiệm hóa học ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk ....... 15

ii

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL


1.5.1. Mục đích điều tra .................................................................................. 15

1.5.2. Nội dung và đối tượng điều tra ............................................................. 15

1.5.3. Kết quả điều tra ..................................................................................... 16

Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 20

CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM NHẰM PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY

HỌC PHẦN PHI KIM LỚP 10 THPT........................................................ 21

2.1. Phân tích nội dung, phương pháp dạy học phần hóa phi kim lớp 10....... 21

2.1.1. Mục tiêu dạy học của phần phi kim lớp 10 ........................................... 21

2.1.2. Đặc điểm nội dung của phần phi kim hóa học 10 ................................ 22

2.1.3. Phương pháp dạy học phần phi kim Hóa học 10 .................................. 23

2.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm hóa học.................. 24

2.2.1. Bảng kiểm quan sát (dùng cho GV) ...................................................... 26

2.2.2. Phiếu tự đánh giá của học sinh ........................................................... 27

2.3. Nguyên tắc và quy trình sử dụng bài tập thực nghiệm nhằm phát triển

năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh ................................................... 28

2.3.1. Nguyên tắc sử dụng bài tập thực nghiệm nhằm phát triển năng lực thực

nghiệm hóa học ............................................................................................... 28

2.3.2. Quy trình sử dụng bài tập thực nghiệm nhằm phát triển năng lực thực

nghiệm hóa học cho học sinh .......................................................................... 30

2.3.3. Ví dụ minh họa ...................................................................................... 30

2.4. Giới thiệu một số bài tập thực nghiệm nhằm phát triển năng lực thực

nghiệm hóa học trong dạy học phần phi kim hóa học lớp 10 ......................... 38

2.4.1. Bài tập thực nghiệm chương 5: Nhóm halogen .................................... 38

Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 83

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 84

3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .............................................. 84

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ............................................................ 84

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ........................................................... 84

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ............................................................... 84

iii


3.3. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm sư phạm ................................................ 85

3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm .............................................................. 85

3.5. Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ................................ 90

Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 96

1. Kết luận chung ............................................................................................ 96

2. Kiến nghị ..................................................................................................... 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

iv


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BT

BTHH

BTTN

DH

GV

HS

NL

: Bài tập

: Bài tập hóa học

: Bài tập thực nghiệm

: Dạy học

: Giáo viên

: Học sinh

: Năng lực

NL TNHH : Năng lực thực nghiệm Hóa học

PP

PPDH

THPT

THCS

TN

TNSP

GDPT

PTHH

CTCT

: Phương pháp

: Phương pháp dạy học

: Trung học phổ thông

: Trung học cơ sở

: Thí nghiệm

: Thực nghiệm sư phạm

: Giáo dục phổ thông

: Phương trình Hóa học

: Công thức cấu tạo

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

v


DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Số lượng GV và HS ở các trường THPT đã tham gia điều tra thực

trạng ................................................................................................................. 16

Bảng 1.2. Kết quả thăm dò ý kiến GV về cơ sở vật chất ở trường THPT ...... 16

Bảng 1.3. Ý kiến của GV về việc xây dựng và sử dụng BTTN trong dạy học

hóa học ở trường THPT .................................................................................. 16

Bảng 1.4. Ý kiến của GV về mục đích của việc xây dựng và sử dụng BTTN

trong dạy học hóa học ở trường THPT ........................................................... 17

Bảng 1.5. Ý kiến của GV về việc sử dụng BT hóa học có yêu cầu HS thưc

hiện thí nghiệm trực tiếp để giải BT đó. ......................................................... 17

Bảng 1.6. Những khó khăn của GV khi sử dụng khi sử dụng TN trong các tiết

dạy ................................................................................................................... 17

Bảng 1.7. Đánh giá của GV về NLTN HH của HS ........................................ 18

Bảng 2.1. Nội dung chương halogen được thể hiện trong 8 bài như sau: ...... 23

Bảng 2.2. Nội dung chương oxi lưu huỳnh được thể hiện trong 7 bài như sau:

......................................................................................................................... 23

Bảng 2.3. Bảng mô tả mức độ đánh giá các tiêu chí của NL TNHH .............. 25

Bảng 2.4. Bảng kiểm quan sát đánh giá NL TNHH của HS (dùng cho GV) . 27

Bảng 2.3. Phiếu tự đánh giá năng lực thực nghiệm hóa học của học sinh ..... 28

(Em hãy đánh dấu X vào ô mà em cho là phù hợp với năng lực của mình) ... 28

Bảng 3.1. Tên bài dạy và các bài tập phát triển NL TNHH ............................ 85

Bảng 3.2. Sơ đồ tổ chức lớp thực nghiệm ....................................................... 85

Bảng 3.3 Phân loại NL TNHH của HS ........................................................... 90

Bảng 3.4. Điểm chấm phiếu học tập và phiếu quan sát theo các tiêu chí đánh

giá NLTN ........................................................................................................ 91

Bảng 3.5. Điểm trung bình các tiêu chí đánh giá NLTNHH khi chấm phiếu 2 và

......................................................................................................................... 92

Bảng 3.6. Bảng thống kê điểm trung bình NL THHH và các tham số trong

chấm điểm phiếu 4 và phiếu 3 ........................................................................ 93

Bảng 3.7. Kết quả lấy thông tin phiếu hỏi HS tự đánh giá sự phát triển NL

TNHH .............................................................................................................. 93

vii

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.8. Biểu đồ thể hiện sự tiến bộ của các tiêu chí NLTN khi chấm phiếu 4

và phiếu 3 ........................................................................................................ 92

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài

Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định nhiệm vụ đối

với giáo dục phổ thông: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết

quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng

tạo và năng lực tự học của người học”. Vì vậy để có thể làm được điều này thì giáo

viên cần phải chuyển từ hình thức dạy học một chiều, thụ động sang hình thức dạy

học phát triển năng lực, tính tự giác cho học sinh, phải chuyển từ chương trình giáo

dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học; nghĩa là từ chỗ quan

tâm đến việc học sinh học được cái gì sang chỗ học sinh có thể vận dụng được

những gì thông qua việc học. Theo đó nhiệm vụ của giáo viên là phải có những

phương pháp dạy học tích cực, có thể hướng dẫn cho học sinh học tập, rèn luyện

khả năng tự chiếm lĩnh tri thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình.

Hóa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, là môn học vừa mang tính lí thuyết,

vừa mang tính thực nghiệm (TN). Trong dạy học hóa học, giáo viên (GV) ngoài

cung cấp các tri thức hóa học phổ thông còn giúp HS hình thành các phẩm chất, NL

chuyên môn, từ đó giúp HS có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với NL, sở

thích và có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa, cách

mạng công nghiệp mới. Trong chương trình hóa học phổ thông của các nước trên thế

giới, thí nghiệm thực hành và các bài tập thực nghiệm (BTTN) áp dụng xuyên suốt

chương trình. Việc giải quyết các BTTN giúp HS rèn luyện kĩ năng quan sát, thao tác

thực hành thí nghiệm, phân tích, tính toán xử lí số liệu và tư duy nghiên cứu khoa

học, đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo, mở rộng hiểu biết.

Tuy nhiên, trong chương trình hóa học phổ thông ở Việt Nam hiện nay, việc sử

dụng BTTN chưa được GV chú trọng trong quá trình dạy học hóa học. Số lượng

BTTN còn hạn chế so với bài tập hóa học (BTHH) và chưa được sử dụng hợp lí theo

định hướng phát triển NL người học. Trong dạy học phần phi kim hóa học lớp 10

trung học phổ thông (THPT), các nguyên tố đầu tiên mà HS được nghiên cứu là các lí

thuyết chủ đạo, ngoài ra đây là phần phi kim điển hình nhất có những thí nghiệm đơn

giản, là bước đầu nhằm rèn luyện và phát triển NL cho HS, đặc biệt là NLTN.

1

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL


Từ thực tế trên, với mong muốn xây dựng và sử dụng BTTN hiệu quả hơn trong

dạy học hóa học, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng môn Hóa học hiện nay và

phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chúng tôi đã chọn và thực

hiện đề tài:

“SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN

PHI KIM HÓA HỌC LỚP 10’’.

2. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu việc sử dụng bài tập thực nghiệm nhằm phát triển năng lực thực

nghiệm hóa học cho học sinh trong dạy học phần phi kim hóa học lớp 10.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông

- Đối tượng nghiên cứu: việc sử dụng BTTN nhằm phát triển năng lực thực

nghiệm hóa học cho HS trong dạy học phần phi kim Hóa học lớp 10.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Các bài học thuộc phần phi kim Hóa học 10

- Giới hạn thời gian nghiên cứu: học kỳ II, năm 2019-2020

5. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

+ Đổi mới PPDH theo hướng tích cực: Định hướng đổi mới và các biện pháp

đổi mới PPDH theo hướng tích cực.

+ Cơ sở lí luận liên quan đến năng lực NL TNHH: khái niệm, cấu trúc,

phương pháp và công cụ đánh giá NL TNHH.

+ Tổng quan cơ sở lí luận về việc sử dụng BTTN, các phương pháp sử dụng

BTTN trong dạy học Hóa học.

+ Điều tra thực trạng việc sử dụng BTTN và phát triển năng lực thực nghiệm

tại một số trường THPT tại tỉnh Đăk Lăk.

- Nghiên cứu, phân tích nội dung, phương pháp dạy học phần phi kim lớp 10.

- Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá NL TNHH.

- Đề xuất biện pháp sử dụng BTTN nhằm phát triển năng lực thực nghiệm Hóa

học cho HS.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

2


- Thiết kế kế hoạch 3 bài học có sử dụng BTTN nhằm phát triển NL TNHH

cho HS.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả việc sử

dụng BTTN theo hướng tích cực áp dụng trong hóa học phần phi kim lớp 10 THPT:

+ Tổ chức thực nghiệm sư phạm.

+ Xử lý thống kê các số liệu và rút ra kết luận

5. Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phương pháp phân tích, phương

pháp tổng hợp để hệ thống hóa lại cơ sở lí luận.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra để tìm hiểu

thực trạng, phương pháp thực nghiệm sư phạm để xác định tính khả thi, hiệu quả.

- Phương pháp toán học: phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả

thực nghiệm.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

3


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Theo Schreiber, N., Theyssen, H. & Schecker, H [21] NLTN bao gồm các năng

lực (NL) thành phần sau: NL xác định vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các dự đoán,

giả thuyết; NL thiết kế các phương án TN; NL tiến hành phương án TN đã thiết kế;

NL xử lí, phân tích và trình bày kết quả.

Trong Chương trình GDPT một số nước [6],[22],[23] hệ thống kĩ năng tiến

trình khoa học cần phát triển cho HS khi dạy học (DH) môn Khoa học bao gồm:

quan sát, so sánh, suy luận, dự đoán, đặt câu hỏi, sử dụng thiết bị, xây dựng giả

thuyết, lập kế hoạch, điều tra, giải quyết vấn đề, giải thích, trình bày,... (theo Viện

KHGD 2011, Ministry of Education, Singapo 2014, W. Wilhelm and Else Heraeus

Foundation). Đây là các kĩ năng chính để hình thành năng lực thực nghiệm.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu Việt Nam

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển năng lực

thực nghiệm đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đăng tải và ta có thể kể đến một số

tác giả như: Lê Văn Dũng, Nguyễn Thị Trúc Phương, Khúc Thị Thanh Huê,

Nguyễn Thị Hồng Gấm, Võ Phương Uyên, Trần Ngọc Huy... Các đề tài nghiên cứu

trên nghiên cứu về cách thức sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động dạy học hóa

học nhằm phát huy tính tích cực, sự chủ động, sáng tạo của học sinh, phát huy năng

lực thực nghiệm hóa học cho học sinh. Thực tiễn cho thấy việc sử dụng thí nghiệm

trong các trường phổ thông vẫn chưa tạo được hiệu quả, trong các thí nghiệm giáo

viên ít hoặc chưa lựa chọn được phương pháp thí nghiệm thật sự phù hợp cho từng

nội dung bài học, các thí nghiệm còn mang tính truyền thống, chủ yếu tập trung vào

sự làm việc của giáo viên, học sinh ít được tiếp xúc với thí nghiệm, học sinh chỉ thụ

động quan sát, ghi chép và ghi nhớ. Chính những điều này làm cho hiệu quả của tiết

học chưa cao, thí nghiệm có sử dụng nhưng chưa phát huy hết năng lực của học

sinh. Vì vậy, nghiên cứu của tôi nhằm góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về

năng lực thực nghiệm, xác lập hệ thống các phương pháp sử dụng thí nghiệm nhằm

hướng dẫn giáo viên sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học một cách có hiệu

quả.

4

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL


Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu, tài liệu nghiên cứu, bài viết... liên

quan đến sử dụng thí nghiệm hóa học trong giảng dạy hóa học như :

+ Nguyễn Minh Phương (2018), “Phát triển năng lực thực nghiệm cho học

sinh thông qua sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học 8”, Luận văn thạc sĩ khoa

học giáo dục, trường Đại học Sư phạm. Luận văn này đã phân tích lựa chọn cấu trúc

năng lực phù hợp, đề xuất phương pháp sử dụng thí nghiệm tích cực, phù hợp góp

phần phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh.

+ Phạm Thị Bình. Đỗ Thị Quỳnh Mai, Hà Thị Thoan (2016), “ Xây dựng bài

tập hóa học nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh ở trường phổ

thông”, bài báo tr.72-78. Bài báo đề cập tới khái niệm năng lực thực hành, cấu trúc

năng lực thực hành và các tiêu chí đánh giá năng lực thực hành.

+ Nguyễn Văn Biên, (2013), “ Xây dựng chuyên đề thí nghiệm mở để bồi

dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT chuyên” tạp chí giáo dục số đặc

biệt tháng 11 năm 2013. Tạp chí đề cập tới năng lực thực nghiệm và cách thức tổ

chưc dạy học thí nghiệm mở.

+ Vũ Tiến Tình,” Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái

niệm hóa học cơ bản ở trường trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực thực

nghiệm cho học sinh”, luận án tiến sĩ khoa học. Trong luận án này tác giả đã đề cập

đến các phương pháp đánh giá năng lực cho học sinh, vai trò của phương tiện trực

quan và việc sử dụng phương tiện trực quan ứng với phương hướng đổi mới phương

pháp dạy học hóa học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Ngoài

ra, tác giả còn xuất các biện pháp cụ thể nhằm rèn năng lực thực nghiệm hóa học

cho HS, thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm hóa học.

Ngoài ra, còn có một số tác giả với các đề tài nghiên cứu khác như:

+ Vũ Hồng Nam (2016), “Sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong dạy học hóa học

ở trường phổ thông”, tạp chí giáo dục tr.380

+ Lê Thanh Hà (2007), “Phát triển tư duy và rèn luyện năng lực thực hành

cho học sinh thông qua dạy học phần hóa học vô cơ 11” luận văn thạc sĩ Khoa học

giáo dục, trường đại học giáo dục- Đại học quốc gia Hà Nội.

+ Nguyễn Thị Trúc Phương (2010), “Sử dụng thí nghiệm hóa học để tổ chức

hoạt động học tập tích cực cho học sinh lớp 11 THPT”, luận văn thạc sĩ Khoa học

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

giáo dục, trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

5


+ Nguyễn Tiến Lượng(2011). “Nâng cao hiệu quả dạy học phần hóa phi kim

lớp 10 THPT bằng hệ thống tình huống có vấn đề và phương pháp dạy học tích

cực”, luận văn thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí

Minh.

+Nguyễn Thị Ngát (2017) “Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy

học nội dung hidrocacbon Hóa học 11 nâng cao nhằm phát triển năng lực thực

nghiệm cho học sinh”, luận văn thạc sĩ giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu sử dụng phương pháp bàn tay nặn

bột và đưa ra hệ thống bài tập định hướng năng lực trong DH nội dung chương

hidrocacbon nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho HS.

1.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực

1.2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hương tích cực

Luật Giáo dục năm 2005 nhấn mạnh phải đổi mới PPDH theo hướng tích cực.

Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực thì phương pháp

học của HS là mối quan tâm hàng đầu.

Trong dạy và học, vấn đề quan trọng không chỉ là “ HS nên biết gì” mà thêm

vào đó là “ Điều gì xảy ra với HS” khi các em tham gia vào quá trình học tập. GV

cần quan tâm đến quá trình học tập, đến việc xây dựng kiến thức của người học. Khi

lấy người học làm trung tâm, GV cần xác định thế nào là quá trình học tập hiệu quả

nhất. Trên cơ sở đó GV điều chỉnh các hoạt động DH sao cho phù hợp với năng lực,

sở thích và nhu cầu của người học. Điều này đòi hỏi GV có một cái nhìn nhận mới,

cách suy nghĩ mới về công việc, về mối quan hệ của GV với HS và những vấn đề liên quan.

Hai yếu tố cốt lỗi của định hướng đổi mới phương pháp dạy và học theo

hướng tích cực là: cảm giác thoải mái và sự tham gia.

Dạy học tích cực chỉ thực sự diễn ra khi HS có được cảm giác thoải mái. Cảm

giác thoải mái gắn liền với môi trường học tập và cách thức tổ chức DH phù hợp

với nhu cầu của người học. Có thể nhận thấy cảm giác thoải mái của một HS thông

qua sự cởi mở và tiếp thu kiến thức tốt, HS dễ dàng thích nghi, hòa nhập với môi

trường, không bị băn khoăn hay chán nản. Các em bộc lộ sự nhận thức về bản thân,

sự tự tin và có khả năng bênh vực, bảo vệ cái đúng, lẽ phải, thể hiện coi trọng bản

thân và những người xung quanh. Cảm giác thoải mái là điều kiện để đạt được mức

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

độ tham gia cao và tham gia tích cực của HS vào qua trình học tập.

6


- Sự tham gia” nói đến cường độ của sự học tập, sự tập trung, sự say mê với

mọi vật xung quanh để HS trở nên hăng hái, yêu thích và vượt qua những giới hạn

của bản thân. Tất cả những tính cách đó cộng lại làm cho sự tham gia trở thành biểu

hiện xuất sắc cho sự hoàn thiện của quá trình phát triển.

Sự tham gia cho thấy HS tận dụng và khai thác môi trường học tập và kiến

thức như thế nào, khi quan sát nếu thấy HS tập trung cao độ, miệt mài, say sưa giải

quyết các nhiệm vụ học tập, bỏ qua yếu tố thồi gian, có thể khẳng định rằng quá

trình học tập đó đang diễn ra tích cực, HS tiếp cận kiến thức ở mức độ sâu.

Dạy và học tích cực thực sự có hiệu quả khi GV thực hiện tốt 5 yếu tố tăng

cường sự tham gia của HS:

- Không khí học tập và các mối quan hệ trong nhóm/lớp

Nội dung/ nhiệm vụ và các hoạt động phù hợp với mức độ phát triển của HS;

Gần gũi với thực tế; Đa dạng về hình thức; Tạo điều kiện cho HS được tự do sáng

tạo; Môi trường học tập thân thiện mang tính kích thích thể hiện qua việc bố trí bàn

ghế, trang trí trên tường, cách sắp xếp không gian lớp học, quan tâm đến sự thoải

mái về tinh thần, không căn thẳn, không nặng nề, không gây phền nhiễu, có các

hoạt động giải trí nhẹ nhàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; Hỗ trợ cá nhân một

cách tích cực; Tạo cơ hội để HS giao tiếp, thể hiện quan điểm, giá trị, mơ ước, chia

sẻ kinh nghiệm...và hợp tác trong các hoạt động học tập.

- Sự phù hợp với mức độ phát triển của HS

Nhiệm vụ, các hoạt động học tập cần có sự phân hóa, quan tâm đến sự khác

biệt về nhịp độ học tập, trình đọ phát triển giữa các đối tượng HS với nhau; Có sự

thỏa thuận cam kết rõ ràng về mong đợi của thầy đối với trò và ngược lại; Các yêu

cầu đối với HS cần rõ ràng, tránh mơ hồ, đa nghĩa; Khuyến khích HS giúp đỡ lẫn

nhau; Quan sát HS học tập để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng HS, có

sự hôc trợ phù hợp, yêu cầu HS động não và hỗ trợ cá nhân, tạo điều kiện để HS

trao đổi về nhiệm vụ học tập.

- Sự gần gũi với thực tế

Nội dung/nhiệm vụ học tập gắn với các mối quan tâm của HS và thế giới thực

tại xung quanh, tận dụng mọi cơ hội có thể để HS tiếp xúc với thực tế/tình huống

thực, sử dụng các công cụ học tập hấp dẫn (trình chiếu, video, tranh ảnh...) để “đưa”

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

7


HS lại gần đời sống thực tế, giao các nhiệm vụ vận dụng kiến thức/kĩ năng vào thực

tế, khai thác các đè tài vượt ra ngoài giới hạn môn học.

- Mức độ và sự đa dạng của môn học

Trong các hoạt động học tập hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi;

Tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực; Tích hợp các hoạt động học

mà chơi, thay đổi xen kẽ các hoạt động và nhiệm vụ học tập; Tăng cường trải

nghiệm thành công; Tăng cường sự tham gia tích cực; Đảm bảo hổ trợ đúng mức;

Đảm bảo đủ thời gian thực hành.

- Phạm vi tự do sáng tạo

Học sinh được tạo điều kiện lựa chọn hoạt động theo sở thích; HS được tham

gia xây dựng kế hoạch và đánh giá bài học (tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng). Trong

khuôn khổ một số nhiệm vụ HS được khuyến khích tự do xác định sản phẩm; HS

được tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động học tập.

Cảm giác thoải mái và sự tham gia tích cực có thể trở thành tiêu chuẩn cơ bản

để đánh giá chất lượng của quá trình giáo dục. Điều đó có nghĩa là GV cần phải

thiết kế những hoạt động học tập nhằm đáp đảm bảo mức độ tham gia cao và tham

gia tích cực của nguồi học, tác động đến tình cảm, thái độ của người học và đem

đến cho học sinh niềm vui và sự hứng thú.

1.2.2. Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học

1.2.2.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống

Các PPDH truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những

phương pháp quan trọng trong DH. Đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ các

PPDH truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu

quả và hạn chế nhược điểm của chúng.

Để nâng cao hiệu quả của các PPDH này người GV trước hết cần nắm vững

những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị

cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày,

giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời

trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập.

Tuy nhiên, các PPDH truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh

các PPDH truyền thống cần kết hợp sử dụng các PPDH mới, đặc biệt là những

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

phương pháp và kỹ thuật DH phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS. Chẳng hạn

8


có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của HS trong thuyết trình, đàm thoại theo

quan điểm DH giải quyết vấn đề.

1.2.2.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

Không có một PPDH nào là toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung

DH. Mỗi phương pháp và hình thức DH có những ưu, nhựơc điểm và giới hạn sử

dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức DH trong

toàn bộ quá trình DH là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng

cao chất lượng DH.

Dạy học toàn lớp, DH nhóm, nhóm đôi và DH cá thể là những hình thức xã

hội của DH cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng.

Tình trạng độc tôn của DH toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình

cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm.

Hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các

nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm

việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết

học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên

cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung DH toàn lớp bằng làm việc nhóm

xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của HS.

Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của

PPDH, vận dụng DH giải quyết vấn đề và các PPDH tích cực khác.

1.2.2.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực

nhận thức của HS, có thể áp dụng trong nhiều hình thức DH với những mức độ tự

lực khác nhau của HS.

Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng

có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn DH hiện nay, DH giải

quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn

đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các

vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì HS vẫn chưa được chuẩn bị tốt

cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh DH giải quyết vấn đề,

lý luận DH còn xây dựng quan điểm DH theo tình huống.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

1.2.2.4. Vận dụng dạy học theo tình huống

9


Dạy học theo tình huống là một quan điểm DH, trong đó việc DH được tổ chức

theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề

nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện

cho HS kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một PPDH điển hình của DH theo

tình huống, trong đó HS tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực

tiễn thông qua làm việc nhóm.

Vận dụng DH theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng

để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục

tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông.

1.2.2.5. Vận dụng dạy học định hướng hành động

Dạy học định hướng hành động là quan điểm DH nhằm làm cho hoạt động trí

óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, HS

thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết

hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm

DH tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng DH định hướng hành động có ý

nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực

tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.

1.2.2.6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ

trợ dạy học

Phương tiện DH có vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, nhằm tăng

cường tính trực quan và TN, thực hành trong DH. Việc sử dụng các phương tiện

DH cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện DH và PPDH.

Hiện nay, việc trang bị các phương tiện DH mới cho các trường phổ thông

từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện DH tự làm của GV luôn có

ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy.

Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung DH vừa là phương

tiện DH trong DH hiện đại. Đa phương tiện và công nghệ thông tin có nhiều khả

năng ứng dụng trong DH. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương

tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm DH cũng như các PPDH sử

dụng mạng điện tử (E-Learning). Phương tiện DH mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

dụng các PPDH mới.

10


1.2.2.7. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo

Kỹ thuật DH là những cách thức hành động của của GV và HS trong các tình

huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình DH. Các kỹ thuật DH

là những đơn vị nhỏ nhất của PPDH. Có những kỹ thuật DH chung, có những kỹ

thuật đặc thù của từng PPDH, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay

người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật DH phát huy tính tích cực,

sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồ tư duy…

1.2.2.8. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn

Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung DH. Vì vậy

bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì

việc sử dụng các PPDH đặc thù có vai trò quan trọng trong DH bộ môn. Các PPDH

đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận DH bộ môn.

1.2.2.9. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh

Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích

cực hoá, phát huy tính sáng tạo của HS. Có những phương pháp nhận thức chung

như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc,

phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng

bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho HS các phương pháp

học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.

Các nhóm tự đánh giá, các nhóm tự đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.

1.3. Bài tập thực nghiệm hóa học

1.3.1. Khái niệm bài tập thực nghiệm hóa học

Theo tác giả Trương Xuân Cảnh [6] đã đưa ra khái niệm về bài tập thực nghiệm

(BTTN) như sau: BTTN là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những dữ

kiện và những yêu cầu đòi hỏi người học phải thực hiện bằng hoạt động thực

nghiệm, qua đó phát triển NLTN cho người học.

Theo tài liệu [10] thì: BTTN hóa học là những BT có chứa nội dung hóa học

mà GV đặt ra cho HS, yêu cầu HS phải vận dụng các kiến thức đã học kết hợp với

việc sử dụng thí nghiệm để giải quyết nhiệm vụ học tập.

Trên cơ sở các khái niệm về BTTN, chúng tôi đưa ra khái niệm về BTTN hóa

học như sau: BTTN hóa học là những bài tập hóa học có nội dung thí nghiệm, có

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

liên quan đến kĩ năng thực hành TN của HS.

11


1.3.2. Vai trò của việc sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm. Do đó, thí nghiệm hóa học có

vai trò vô cùng quan trọng trong bộ môn Hóa học. Việc sử dụng BTTN hóa học

trong dạy học giúp HS củng cố kiến thức và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí

thuyết và thực hành. Ngoài ra, giúp HS rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, chính xác

khoa học, hình thành sự hứng thú, say mê đối với môn hóa học.

BTTN hóa học trong trường phổ thông thường được tổ chức theo dạy học

theo nhóm. Qua đó, giúp HS phát triển một số năng lực (NL) như: NL giao tiếp, NL

hợp tác và NL giải quyết vấn đề…

1.3.3. Phân loại bài tập thực nghiệm Hóa học

a. Phân loại bài tập hóa học

Có nhiều cách phân loại BTHH, giữa các cách phân loại không có ranh giới rõ

rệt, người ta phân loại để phục vụ những mục đích nhất định.

Theo tác giả Trịnh Văn Biều [5] đã phân loại BTHH như sau:

“Dựa vào nội dung toán học: BT định tính (không có tính toán) và BT định

lượng (có tính toán)”

“Dựa vào hoạt động của HS: BT lí thuyết (không có tiến hành thí nghiệm) và

BTTN (có tiến hành thí nghiệm)”

“Dựa vào nội dung hóa học: BT hóa đại cương, BT hóa vô cơ, BT hữu cơ”

Dựa vào nhiệm vụ đặt ra và yêu cầu của BT: BT cân bằng phương trình hóa

học (PTHH), BT viết chuỗi phản ứng, BT điều chế, BT nhận biết, BT tách các chất

ra khỏi hỗn hợp, BT xác định thành phần hỗn hợp, BT lập công thức phân tử, BT

tìm nguyên tố chưa biết.

BT tự luận”

“Dựa vào khối lượng kiến thức, mức độ phức tạp của BT: BT dạng cơ bản,

“Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra: BT trắc nghiệm, BT tự luận”

“Dựa vào cách thức phương pháp giải BT: BT tính theo công thức và phương trình”

“Dựa vào mục đích sử dụng: BT dùng kiểm tra đầu giờ; BT dùng củng cố kiến

thức, BT dùng ôn luyện/tổng kết, BT dùng bồi dưỡng HS giỏi; BT dùng phụ đạo HS yếu”

b. Phân loại bài tập thực nghiệm hóa học

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân loại BTTN hóa học, chúng tôi đã đưa

ra phân loại BTTN hóa học như sau:

12

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL


- Dựa vào tính chất của BT, BTTN hóa học được chia thành: BT định tính, BT

định lượng, BT tổng hợp.

- Dựa vào mức độ nhận thức (độ khó), BTTN hóa học được chia thành: BT cơ

bản, BT nâng cao.

- Dựa vào cấp độ tư duy, BTTN hóa học được chia thành: BT nhận biết, BT

thông hiểu, BT vận dụng thấp, BT vận dụng cao.

- Dựa vào kiểu hay dạng bài tập, BTTN hóa học đươc chia thành: BT nhận

biết các chất, BT tách các chất ra khỏi hỗn hợp, BT điều chế, BT hoàn thành

chuỗi phản ứng, BT pha chế dung dịch (dd), BT tính lượng các chất, …

- Dựa vào NL thành phần của NLTN (Trương Xuân Cảnh [6])

BTTN hóa học được chia thành: BT hình thành giả thuyết TN; BT về phương án

TN; BT về kĩ năng thao tác tiến hành TN và thu thập kết quả TN; BT phân tích kết

quả TN và rút ra kết luận.

1.3.4. Các phương pháp sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học.

1.3.4.1. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong bài dạy hình thành kiến thức mới

Khi hình thành kiến thức mới, BTTN được sử dụng liên quan đến tính chất vật lí,

TCHH, điều chế các chất trong phòng thí nghiệm, đồng thời kết hợp với các PP dạy học

tích cực theo định hướng người học. Điều đó giúp HS phát triển tư duy, khơi gợi sự hứng

thú, tính tích cực học tập, dễ dàng tiếp thu và khắc sâu kiến thức mới, liên hệ được kiến

thức cũ và kiến thức mới cũng như kiểm chứng được những dự đoán hiện tượng PƯ xảy

ra, từ đó HS hình thành, rèn luyện và phát triển NLTN hóa học cho HS.

Khi GV sử dụng BTTN để nghiên cứu bài học mới, cần lựa chọn BTTN phù hợp

với tiết dạy bài mới, nên dựa vào nội dung bài học, thời gian, điều kiện vật chất, khả

năng của HS để có thể sử dụng BTTN một cách linh hoạt và hiệu quả. GV nên chọn các

BTTN gắn sát với nội dung cần truyền tải trong bài học, điều đó giúp GV kịp thời gian

để tổng quát và hoàn thành được mục đích của bài học.

1.3.4.2. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong cũng cố bài học hoặc luyện tập, ôn tập

Ngoài phần tính chất vật lí, TCHH, điều chế thì BTTN hóa học còn được sử dụng

trong phần củng cố bài học khi dạy xong một bài mới. Để có thời gian củng cố bài học

thông qua BTTN hóa học, GV nên chọn các BTTN đơn giản, sử dụng phiếu học tập

trong quá trình dạy học. Ngoài ra, GV có thể sử dụng PP dạy học tích cực nhằm phát

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

triển một số NL cho HS, đặc biệt là phát triển NLTN hóa học. Những giờ luyện tập, ôn

13


tập thường có lượng kiến thức nhiều, BT nhiều và khó. Khi GV sử dụng BTTN sẽ tạo

hứng thú học tập cho các em, làm cho giờ học trở nên sôi nổi, hào hứng hơn. Nhờ vậy,

HS sẽ dễ dàng nhận ra mối liên hệ giữa kiến thức trong một chương cụ thể. Đối với các

tiết ôn tập, luyện tập thì hầu hết GV đều ôn lại kiến thức đã học và làm BT nhằm giúp

HS rèn luyện các kĩ năng tính toán. Tuy nhiên, GV có thể sử dụng BTTN hóa học từ 1 –

2 BT trong các tiết học này để phát triển và rèn luyện NLTN hóa học cho HS.

1.3.4.3. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong bài thực hành

Những thí nghiệm trong bài thực hành là phương thức hình thành và phát triển kĩ

năng thực hành cho HS nhanh nhất. BTTN hóa học được hầu hết GV sử dụng trong bài

thực hành nhằm mục đích phát triển kĩ năng thực hành thí nghiệm, giúp HS kiểm chứng,

củng cố kiến thức đã học và khám phá những vấn đề mới phát sinh. Từ đó, phát triển

được NLTN cho HS. Trong chương trình phổ thông không có nhiều BTTN, vì vậy giáo

viên có thể xây dựng các BTTN hóa học và sử dụng khoảng 1 – 4 BT trong tiết học này

tùy thuộc vào sự lựa chọn linh động của GV và khả năng của HS.

1.4. Năng lực thực nghiệm hóa học

1.4.1. Khái niệm về năng lực thực nghiệm Hóa học

Năng lực thực nghiệm hóa học là một trong những năng lực quan trọng nhất

của HS cần được hình thành và phát triển thông qua DH hóa học. Tùy cách diễn đạt

mà có nhiều cách để định nghĩa năng lực thực nghiệm khác nhau, cụ thể:

Theo từ điển Tiếng Việt ''Năng lực thực nghiệm là khả năng vận dụng những

kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù

hợp và hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống''.

Theo tác giả Phạm Thị Bích Đào và Đặng Thị Oanh [9], "Năng lực thực nghiệm

là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm cùng với thái độ tích cực và

hứng thú để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn một cách phù hợp và hiệu quả'' .

Theo tác giả Vũ Tiến Tình [22], ''Năng lực thực nghiệm hóa học là khả năng

thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động giải quyết các nhiệm vụ/vấn

đề thuộc lĩnh vực TN hóa học trên cơ sở những hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh

nghiệm của bản thân để đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ trong bối cảnh cụ thể" .

Trên cơ sở các khái niệm về NL TNHH ở trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về

NL TNHH như sau: Năng lực thực nghiệm hóa học là khả năng vận dụng các

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

kiến thức, kĩ năng thực nghiệm cùng với thái độ tích cực và hứng thú để giải

14


quyết các nhiệm vụ/vấn đề thuộc lĩnh vực TN hóa học. Như vậy, NL TNHH gắn

với khả năng hành động, đòi hỏi HS phải giải thích được, làm được, vận dụng được

kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.

1.4.2. Cấu trúc của năng lực thực nghiệm

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham khảo, chúng tôi đề xuất cấu trúc của

NL TNHH bao gồm 3 năng lực thành phần và 7 biểu hiện:

- Năng lực tìm hiểu vấn đề:

+ Xác định mục đích TN

+ Hình thành dự đoán/ giả thuyết khoa học

+ Đề xuất các bước tiến hành TN

- Năng lực tiến hành TN

+ Lựa chọn dung cụ, hóa chất tiến hành TN

+ Thực hiện các thao tác tiến hành TN

- Năng lực xử lý, phân tích, báo cáo kết quả và rút ra kết luận

+ Quan sát, mô tả và giải thích các hiện tượng TN

+ Rút ra kết luận về kiến thức

1.5. Thực trạng của việc sử dụng bài tập thực nghiệm và phát triển năng lực

thực nghiệm hóa học ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

1.5.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực trạng sử dụng BTTN và vấn đề phát triển năng lực thực

nghiệm hóa học cho HS ở các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh

Đăk Lắk để từ đó đề xuất các biện pháp để phát triển NL TNHH cho HS.

1.5.2. Nội dung và đối tượng điều tra

Công cụ nghiên cứu của chúng tôi sử dụng trong quá trình điều tra là:

- Phiếu khảo sát ý kiến GV về thực trạng sử dụng BTTN và phát triển NL

TNHH cho HS (Phụ lục 1).

Nội dung điều tra GV về các vấn đề:

- Thăm dò ý kiến GV về cơ sở vật chất ở trường THPT

- Mức độ sử dụng BTTN trong các tiết dạy, nguyên nhân

- Đánh giá về thực trạng kỹ năng sử dụng BTTN của HS

Chúng tôi tiến hành điều tra 25 GV Hóa học ở một số trường THPT trên địa bàn

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

tỉnh Đắk Lắk, cụ thể:

15


Bảng 1.1. Số lượng GV và HS ở các trường THPT đã tham gia điều tra thực trạng

Tên trường

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

học.

16

Số lượng GV

THPT Quang Trung 5

THPT Nơ Trang Lơng 5

THPT Buôn Đôn 5

THPT Trần Đại Nghĩa 5

THPT Phan Chu Trinh 5

Tổng 25

1.5.3. Kết quả điều tra

1. Xin thầy cô cho biết điều kiện cơ sở vật chất của trường nơi thầy cô đang công

tác?

Bảng 1.2. Kết quả thăm dò ý kiến GV về cơ sở vật chất ở trường THPT

Cơ sở vật chất

Tỉ lệ (%)

Có Đầy đủ Không

Phòng học chung 80 20 0

Phòng máy chiếu 20 80 0

Phòng tự học 50 0 50

Hóa chất và dụng cụ TN 60 20 20

Bảng 1.2. Cho thấy: Điều kiện cơ sở vật chất nhiều trường THPT ở mức tương

đối đầy đủ, cho thấy việc sử dụng TN nhằm phát triển NL TNHH là khá thuận lợi.

2.Theo Thầy (Cô), việc xây dựng và sử dụng BTTN trong dạy học hóa học ở trường

THPT là?

Bảng 1.3. Ý kiến của GV về việc xây dựng và sử dụng BTTN trong dạy học hóa học

ở trường THPT

Ý kiến Tỉ lệ (%)

Rất cần thiết 16

Cần thiết 76

Bình thường 8

Không cần thiết 0

Từ bảng số liệu thu được cho thấy đa số GV được khảo sát cho biết việc sử

dụng BTTN trong giờ dạy của mình là cần thiết (76%). Điều này cho thấy GV đã

thực sự nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng BTTN để nâng cao hiệu quả dạy


3.Theo Thầy (Cô), việc xây dựng và sử dụng BTTN trong dạy học ở trường THPT

với mục đích chủ yếu là?

Bảng 1.4. Ý kiến của GV về mục đích của việc xây dựng và sử dụng BTTN trong dạy

học hóa học ở trường THPT

Ý kiến Tỉ lệ (%)

Hình thành các kiến thức mới 64

Củng cố kiến thức đã học 56

Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm hóa học 84

Để kiểm tra, đánh giá HS 80

Từ bảng số liệu thu được cho thấy đa số GV được khảo sát cho biết mục đích

của việc sử dụng BTTN hóa học là để rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm,

củng cố kiến thức đã học và hình thành kiến thức mới. Điều này cho thấy các GV

đã thực sự xác định được mục đích của việc sử dụng BTTN trong dạy học hóa học.

4. Thầy/ Cô có thường xuyên sử dụng BTHH có yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm

trực tiếp để giải bài tập đó hay không?

Bảng 1.5. Ý kiến của GV về việc sử dụng BT hóa học có yêu cầu HS thưc hiện thí

nghiệm trực tiếp để giải BT đó.

Ý kiến Tỉ lệ (%)

Thường xuyên 16

Thỉnh thoảng 48

Hiếm khi 32

Không bao giờ 4

Bảng 1.5 cho thấy: Tỉ lệ GV sử dụng BTTN hóa học có yêu cầu HS thực hiện

thí nghiệm trực tiếp để giải bài tập đo ở mức tương đối, cho thấy việc sử dụng TN

để giải BTTN là khá thuận lợi.

5. Lí do Thầy/Cô chưa hoặc ít khi sử dụng thí nghiệm?

Bảng 1.6. Những khó khăn của GV khi sử dụng khi sử dụng TN trong các tiết dạy

Ý kiến Tỉ lệ (%)

Mất nhiều thời gian chuẩn bị bài trước khi lên lớp 80

Không đủ dụng cụ, hóa chất làm TN 12

Sĩ số lớp quá đông, lớp học chật 60

HS chưa đủ năng động, tích cực tham gia vào tiết học 32

HS chưa nắm vững các thao tác TN cơ bản 40

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

17


Không thấy hiệu quả 8

Chưa có bộ công cụ đánh giá NLTNHH cho HS 52

Không đủ thời gian thực hiện trên lớp 60

Lí do khác: ……………………………………….. 0

Qua những ý kiến của GV, chúng tôi nhận thấy trong quá trình tổ chức dạy

học có sử dụng TN, GV còn gặp khó khăn do việc chuẩn bị cho tiết dạy TN mất

nhiều thời gian (80%), chưa đủ thời gian thực hiện trên lớp, chưa có bộ công cụ

đánh giá NL TNHH của HS, sĩ số lớp quá đông cũng như HS chưa nắm vững các

thao tác TN cơ bản, chưa đủ năng động, tích cực tham gia vào tiết học. Chính

những lí do này cũng làm cơ sở để chúng tôi sẽ đề ra các biện pháp sử dụng TN hỗ

trợ GV trong quá trình dạy học nhằm phát triển NL TNHH.

6. Thầy cô đánh giá như thế nào về các biểu hiện dưới đây đối với NLTNHH của

HS ở trường Thầy / cô đang dạy học?

Bảng 1.7. Đánh giá của GV về NLTN HH của HS

Nội dung đánh giá

Rất

thành

thạo

Thành

Tỷ lệ (%)

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

thạo

Ít thành

thạo

Không

thành

1. Xác định mục đích TN 12 24 40 24

2. Hình thành dự đoán/ giả thuyết

khoa học

thạo

8 20 48 24

3. Đề xuất các bước tiến hành TN 8 20 56 16

4. Lựa chọn dụng cụ, hóa chất để

tiến hành TN

5. Thực hiện các thao tác tiến

hành TN

6. Quan sát, mô tả và giải thích

các hiện tượng TN

12 24 48 16

4 20 64 12

16 44 28 12

7. Rút ra kết luận về kiến thức 4 52 28 16

Từ kết quả trên, chúng tôi thấy rằng đa số GV đánh giá về các biểu hiện của

NL TNHH của HS ở mức ít thành thạo, đặc biệt là ở nhóm các biểu hiện liên quan

đến việc trực tiếp làm TN. Tuy nhiên, các kĩ năng như quan sát, mô tả các hiện

18


tượng TN; giải thích và viết phương trình hóa học; rút ra kết luận về kiến thức thì có

nhiều GV nhận xét rằng HS đạt mức thành thạo. Điều này cho thấy việc học lí

thuyết của HS được quan tâm nhiều hơn so với việc HS tự làm các TN cụ thể.

Kết luận: Thông qua kết quả điều tra 25 GV dạy môn Hóa học ở trường

THPT trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk chúng tôi đánh giá rằng: GV đã nhận thấy được

tầm quan trọng của của việc sử dụng BTTN trong các tiết dạy của mình. Tuy nhiên,

việc sử dụng BTTN có sử dụng trực tiếp thí nghiệm của GV còn gặp khó khăn trong

do mất nhiều thời gian để chuẩn bị, chưa có bộ công cụ đánh giá NL TNHH của

HS, sĩ số lớp quá đông cũng như HS chưa nắm vững các thao tác TN cơ bản, chưa

đủ năng động, tích cực tham gia vào tiết học. Vì vậy, cần phải đề ra các biện pháp

thích hợp để phát triển NL TNHH cho HS.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

19


Tiểu kết chương 1

Dựa trên những công trình nghiên cứu trước đó, trong chương 1 chúng tôi đã

tổng quan trình bày về:

- Định hướng và các biện pháp đổi mới trong dạy học theo hướng tích cực

- Khái niệm, cấu trúc của NLTN, các tiêu chí đánh giá NLTN và các phương

pháp, công cụ đánh giá NL TNHH

- Vai trò, cách phân loại BTTN trong dạy học hóa học.

Trình bày nội dung và kết quả của việc khảo sát GV về sử dụng BTTN để phát

triển NL TNHH cho HS nhận thấy việc sử dụng BTTN trong dạy học Hóa học để phát

triển NL TNHH còn gặp khó khăn do mất nhiều thời gian để chuẩn bị, chưa có bộ

công cụ đánh giá NL TNHH của HS, sĩ số lớp quá đông cũng như HS chưa nắm vững

các thao tác TN cơ bản, HS chưa đủ năng động, tích cực tham gia vào tiết học vì thế

việc sử dụng BTTN trong các tiết học chưa thường xuyên và mang lại hiệu quả chưa cao.

Từ cơ sở lí thuyết và thực trạng nêu trên đã định hướng cho chúng tôi đề xuất

các cách vận dụng các phương pháp sử dụng BTTN trong dạy học phần phi kim lớp

10 hiệu quả và có thể phát triển từng tiêu chí của NL TNHH.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

20


CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM NHẰM PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG

DẠY HỌC PHẦN PHI KIM LỚP 10 THPT

2.1. Phân tích nội dung, phương pháp dạy học phần hóa phi kim lớp 10

2.1.1. Mục tiêu dạy học của phần phi kim lớp 10

Phần phi kim lớp 10 được chia làm 2 chương gồm: Chương 5: Nhóm

halogen và chương 6: Oxi – lưu huỳnh

2.1.1.1. Mục tiêu dạy học chương 5: Nhóm halogen

a. Về kiến thức

- HS xác định được cấu tạo nguyên tử của các halogen, số oxi hóa của các

halogen trong các hợp chất.

- HS trình bày được tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của các halogen

và một số hợp chất quan trọng của halogen

- HS giải thích được vì sao halogen có tính oxi hóa mạnh

- HS giải thích được nguyên nhân làm cho halogen có sự giống nhau về tính

chất hóa học cũng như sự biến đổi có quy luật, tính chất của đơn chất và hợp chất

của chúng.

- HS trình bày được nguyên tắc chung của phương pháp điều chế halogen

b. Về kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát và giải thích các hiện tượng quan sát được khi

làm thí nghiệm về halogen

- Vận dụng những kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, ái

lực electron, độ âm điện, số oxi hóa và phản ứng oxi hóa khử để giải thích một số

tính chất của đơn chất và hợp chất halogen

c. Về thái độ, tình cảm

- Giáo dục lòng say mê học tập, ý thức chiếm lĩnh khoa học, kỹ thuật

d. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Năng lực thực nghiệm hóa học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

21

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL


- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

2.1.1.2. Mục tiêu dạy học của chương 6: Oxi - lưu huỳnh

a. Về kiến thức

- HS nêu được những tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của oxi lưu

huỳnh và một số hợp chất quan trọng của chúng

- HS giải thích được sự giống và khác nhau về cấu tạo nguyên tử và phân tử

của oxi và lưu huỳnh

chúng

mưa axit...

- HS liệt kê được ứng dụng quan trọng của oxi, lưu huỳnh và hợp chất của

- HS giải thích được các hiện tượng trong cuộc sống như: sự thủng tầng ozon,

b. Về kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng tiến hành thí nghiệm khi nghiên cứu về tính chất hóa học

của đơn chất O2, S và những hợp chất của chúng

- Rèn luyện khả năng quan sát, giải thích, kết luận các hiện tượng thí nghiệm,

các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (ô nhiễm không khí, đất, nước, sự phá hủy tầng

ozon, mưa axit, ....)

- Rèn luyện khả năng cân bằng các phản ứng oxi hóa-khử, xác định chất khử,

chất oxi hóa và khă năng giải các bài tập liên quan đến chương oxi lưu huỳnh

c. Về thái độ, tình cảm

- Giáo dục lòng say mê học tập, ý thức chiếm lĩnh khoa học, kỹ thuật

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, chống gây ô nhiễm: đất, nước, không khí...

d. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực thực nghiệm hóa học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

2.1.2. Đặc điểm nội dung của phần phi kim hóa học 10

2.1.2.1. Nội dung chương 5: Halogen

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

22


Bảng 2.1. Nội dung chương halogen được thể hiện trong 8 bài như sau:

CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN

Bài

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Khái quát về nhóm halogen

Clo

Tên bài

Hidro clorua – Axit clohidric và muối clorua

Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

Flo – Brom – Iot

Luyện tập: Nhóm halogen

Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp

chất của clo

2.1.2.1. Nội dung chương oxi lưu huỳnh hóa học 10

Bài thực hành số 3: Tính chất háo học của brom và iot

Bảng 2.2. Nội dung chương oxi lưu huỳnh được thể hiện trong 7 bài như sau:

Bài

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34

Bài 35

CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH

Oxi – Ozon

Lưu huỳnh

Tên bài

Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi – lưu huỳnh

Hidro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit

Axit sunfuric – muối sunfat

Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh

Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

2.1.3. Phương pháp dạy học phần phi kim Hóa học 10

2.1.3.1. Phương pháp dạy học phần Halogen - Hóa học 10

Nhóm halogen là nhóm nguyên tố đầu tiên được nghiên cứu sau khi đã được

học xong lí thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa

học, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa khử ...). Vì vậy cần dùng phương pháp suy

diễn hay diễn dịch (đi từ cái chung đến cái riêng) để dự đoán tính chất xuất phát từ

định luật tuần hoàn và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo sơ đồ:

Vị trí => cấu tạo => tính chất

23

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL


Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực để tổ chức hoạt động

dạy học hóa học. Sử dụng thí nghiệm để khẳng định những dự đoán về tính chất dựa

trên cấu tạo của đơn chất hoặc hợp chất halogen là đúng đắn.

Dùng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy sự giống nhau và khác nhau

giữa các halogen về cấu hình electron của nguyên tử, độ âm điện, các tính chất vật

lí, hóa học của các đơn chất và hợp chất quan trọng của chúng.

2.1.3.2. Phương pháp dạy học phần Oxi - lưu huỳnh Hóa học 10

Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực để tổ chức hoạt động

dạy học hóa học. Vận dụng triệt để những kiến thức đã có về cấu tạo nguyên tử, liên

kết hóa học, phản ứng oxi hóa khử... để nghiên cứu các đơn chất của các nguyên tố

trong nhóm.

Sử dụng thí nghiệm để xác minh những dự đoán về tính chất của các đơn

chất và hợp chất của oxi và lưu huỳnh.

Trong quá trình dạy học cần so sánh cấu tạo phân tử oxi và cấu tạo mạng tinh

thể của lưu huỳnh và giải thích tại sao phân tử lưu huỳnh có cấu tạo phức tạp hơn

oxi và clo ở cạnh nó.

Tóm lại, kiến thức phần phi kim bao gồm các bài dạy về chất, vì vậy các kiến

thức cấu tạo chất sẽ là điểm xuất phát, là cơ sở, phương tiện để giải thích tính chất lí

học, hóa học, phương pháp điều chế, ứng dụng của chúng. Do đó, các phương tiện

trực quan, chủ yếu là TN cần được sử dụng thường xuyên để minh họa, kiểm tra,

đánh giá tính xác thực của giả thuyết, những điều dự đoán về tính chất các chất

đồng thời rèn luyện kĩ năng thí nghiệm hóa học góp phần hình thành và phát triển

năng lực TNHH cho HS.

2.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm hóa học

Để đánh giá một năng lực sẽ có nhiều cách đánh giá khác nhau, tùy thuộc vào

loại năng lực ta có thể lựa chọn một phương pháp đánh giá hay nhiều phương pháp

đánh giá kết hợp. Trong khóa luận, chúng tôi đề xuất bộ công cụ đánh giá năng lực

TNHH cho HS bao gồm: Bảng kiểm quan sát (dùng cho GV); Phiếu tự đánh giá của HS.

Để xây dựng các công cụ đánh giá NL TNHH, chúng tôi dựa trên cấu trúc của

NL TNHH đã đề xuất ở chương 1 để tiến hành thiết kế bảng mô tả mức độ đánh giá

sự phát triển các tiêu chí của NL TNHH bao gồm 8 tiêu chí, mỗi tiêu chí có 3 mức

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

độ tương ứng, cụ thể như sau:

24


Năng lực

thành phần

Năng lực tìm

hiểu vấn đề

Năng lực tiến

hành thí

nghiệm

Bảng 2.3. Bảng mô tả mức độ đánh giá các tiêu chí của NL TNHH

Tiêu chí

Xác định mục

đích TN

Hình thành dự

đoán/ giả thiết

khoa học

Đề xuất các

bước tiến hành

TN

Lựa chọn dụng

cụ, hóa chất

để tiến hành

TN

Thực hiện các

thao tác tiến

hành TN

Mức 1

(0 điểm)

Không

hiện được các

thao tác tiến

hành TN

25

Mức độ

Mức 2

( 1 điểm)

Mức 3

(2 điểm)

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

xác

định được mục

đích TN

Không

hình

thành được dự

đoán/ giả thiết

khoa học

Không đề xuất

được

các

phương án TN

Không

lựa

chọn dụng cụ,

hóa chất để

tiến hành TN

Không

thực

Xác định được

mục đích TN

nhưng chưa rõ

ràng, đầy đủ

Hình

thành

được dự đoán/

giả thiết khoa

học

nhưng

chưa rõ ràng,

đầy đủ

Đề xuất được

các phương án

TN

nhưng

chưa rõ ràng,

đầy đủ

Lựa chọn được

dụng cụ, hóa

chất để

hành

nhưng

đầy đủ

tiến

TN

không

Thực hiện các

thao tác tiến

hành

nhưng

chậm,

rõ ràng

TN

còn

không

Xác định được

mục đích TN

rõ ràng, đầy

đủ

Hình

thành

được dự đoán/

giả thiết khoa

học rõ ràng,

đầy đủ, logic

Đề xuất được

các phương án

TN rõ ràng,

đầy đủ, logic

Lựa chọn được

dụng cụ, hóa

chất để

tiến

hành TN chính

xác, đầy đủ

Thực hiện các

thao tác tiến

hành

nhanh,

xác,

công

TN

chính

thành


Quan sát, mô

tả và giải thích

các hiện tượng

TN

Rút ra kết luận

Năng lực xử về kiến thức

lí, phân tích

và rút ra kết

luận

Không biết

quan sát, mô tả

và giải thích

các hiện tượng

TN

Không rút ra

được kết luận

hoặc có rút ra

được kết luận

nhưng

chính

không

+ Mức 1: 0 điểm (không đạt)

+ Mức 2: 1 điểm (đạt)

+ Mức 3: 2 điểm (tốt)

26

không

Quan sát, mô Quan sát, mô

tả và giải thích tả và giải thích

được các hiện được các hiện

tượng

nhưng

đầy đủ

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

xác,

vận

dụng được vào

các tình huống

tương tự

2.2.1. Bảng kiểm quan sát (dùng cho GV)

TN

chưa

Rút ra được

kết luận về

kiến

nhưng

đầy đủ

thức

chưa

tượng TN đầy

đủ, chính xác

Rút ra được

kết luận về

kiến thức đầy

đủ, rõ ràng,

logic

- Mục đích: Bảng kiểm quan sát giúp cho GV quan sát có chủ đích các tiêu

chí của NLTHHH thông qua các hoạt động học tập của HS. Từ đó đánh giá được

kiến thức, kĩ năng và NL TNHH theo các mục tiêu của quá trình DH đề ra.

- Yêu cầu: Bảng kiểm quan sát phải rõ ràng, cụ thể, bám sát vào các tiêu chí

của NL TNHH.

- Quy trình thiết kế:

+ Bước 1: Xác định đối tượng, thời điểm, mục tiêu quan sát

+ Bước 2: Xây dựng các tiêu chí quan sát và các mức độ đánh giá cho mỗi tiêu chí

+ Bước 3: Hoàn thiện các tiêu chí và mức độ đánh giá phù hợp.

- Từ mục tiêu và quy trình trên chúng tôi đã thiết kế bảng kiểm quan sát đánh

giá NL TNHH cho HS dành cho GV bao gồm 3 mức:


Bảng 2.4. Bảng kiểm quan sát đánh giá NL TNHH của HS (dùng cho GV)

Ngày.....tháng.....năm........

Trường...............................

Lớp...........Nhóm...............

Các tiêu chí đánh giá NL

TNHH

1. Xác định mục đích thí

nghiệm

2. Hình thành dự đoán/ giả

thuyết khoa học

3. Đề xuất các bước tiến hành

thí nghiệm

4. Lựa chọn dụng cụ, hóa chất

để tiến hành thí nghiệm

5. Thực hiện các thao tác tiến

hành thí nghiệm

6. Quan sát, mô tả và giải thích

các hiện tượng thí nghiệm

7. Rút ra kết luận về kiến thức

Tên bài học:........................................................

GV đánh giá:......................................................

HS được đánh giá:...............................................

Mức 1:

Không đạt

( 0 điểm)

Quy ước điểm trung bình tiêu chí như sau:

Điểm

Mức 2:

- Quy trình thiết kế:

+ Bước 1: Xác định đối tượng, mục tiêu, thời điểm phỏng vấn hoặc hỏi

27

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

Đạt

( 1 điểm)

0 - 0,49: NL TNHH ở mức độ thấp, cần được bồi dưỡng

0,50 - 0,99: NL TNHH ở mức độ trung bình, cần được bồi dưỡng

Mức 3:

Tốt

(2 điểm)

1,0 - 1,49: NL TNHH ở mức độ khá, cần tiếp tục bồi dưỡng và phát triển

1,50 – 2,00: NL TNHH ở mức độ cao, cần duy trì

2.2.2. Phiếu tự đánh giá của học sinh

TNHH

- Mục đích: Dùng để HS tự đánh giá theo các tiêu chí của NL TNHH

- Yêu cầu: Phiếu tự đánh giá phải rõ ràng, cụ thể, bám sát vào các tiêu chí của NL


+ Bước 2: Xác định các tiêu chí và các mức độ đánh giá cho mỗi tiêu chí

+ Bước 3: Sắp xếp và hoàn thiện

Bảng 2.3. Phiếu tự đánh giá năng lực thực nghiệm hóa học của học sinh

(Em hãy đánh dấu X vào ô mà em cho là phù hợp với năng lực của mình)

Ngày ..... tháng .....năm........

Trường...............................

Lớp...........Nhóm...............

Các tiêu chí đánh giá năng

lực thực nghiệm hóa học

1. Xác định mục đích thí

nghiệm

2. Hình thành dự đoán/ giả

thuyết khoa học

3. Đề xuất các bước tiến

hành thí nghiệm

4. Lựa chọn dụng cụ, hóa

chất để tiến hành thí nghiệm

5. Thực hiện các thao tác

tiến hành thí nghiệm

6. Quan sát, mô tả và giải

thích các hiện tượng thí

nghiệm

7. Rút ra kết luận về kiến

thức

Tên bài học :........................................................

Họ và tên học sinh:...............................................

Tự đánh giá mức độ đạt được của em

Không đạt Đạt Tốt

2.3. Nguyên tắc và quy trình sử dụng bài tập thực nghiệm nhằm phát triển

năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh

2.3.1. Nguyên tắc sử dụng bài tập thực nghiệm nhằm phát triển năng lực thực

nghiệm hóa học

a. Phải phù hợp với mục tiêu bài học

Mục tiêu bài học mô tả những kiến thức, nội dung, thái độ cần đạt được theo

chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD & ĐT đề xuất. Dựa vào đó, người dạy sẽ khai

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

thác và phát triển một số định hướng phát triển năng lực người học.

28


Dựa vào khái niệm BTTN hóa học (mục 1.3.1), nội dung BTTN cần được

triển khai phải dựa trên mục tiêu bài học. Do đó, mục tiêu của việc bài tập thực

nghiệm là đánh giá kiến thức về kĩ năng thực hành, đánh giá được các tiêu chí của

NL TNHH.

Ví dụ: Khi sử dụng BTTN liên quan đến bài “Axit sunfuric – Muối sunfat”,

GV cần xác định mục tiêu bài học dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD &

ĐT. Chẳng hạn như một trong những kiến thức cần hình thành cho HS trong bài

“Axit sunfuric – Muối sunfat” là mô tả được cách pha loãng axit sunfuric đặc, giải

thích được nguyên nhân axit sunfuric có tính axit mạnh và cách nhận biết ion

sunfat. Từ đó lựa chọn các dạng BTTN vừa liên quan đến mục tiêu bài học vừa

đánh giá được các tiêu chí của NLTNHH.

b. Phải đảm bảo tính chính xác và khoa học

Nội dung BTTN phải độ chính xác cao và khoa học. Người dạy không được

tùy tiện chỉnh sửa số liệu của bài toán theo hướng chủ quan mà phải qua dựa trên

các nghiên cứu, sách báo uy tín đã được TN kiểm chứng. Ngoài ra, cần phải chú ý

đến cách diễn đạt ngôn ngữ hóa học một cách rõ ràng, chính xác và chặt chẽ…

Với các bài tập cung cấp thông tin dạng hình vẽ, các hình ảnh cần đảm bảo

chính xác về mặt khoa học (trừ trường hợp đề bài chủ ý vẽ sai quy tắc để kiểm tra

HS) và thẩm mĩ. Nội dung, số liệu cung cấp cần đảm bảo tính chính xác và phù hợp

với thực tiễn. Các số liệu đưa ra cần lưu ý về sai số của phép đo…

c. Phải đảm bảo tính hệ thống và phù hợp với trình độ học sinh

Tính hệ thống ở đây được hiểu là khi xây dựng BTTN cần phải sắp xếp theo

chương, bài học hay chuyên đề phù hợp với mức độ nhận thức của HS. Ngoài ra,

không nên xây dựng các loại BTTN phức tạp từ ban đầu mà phải tăng dần theo độ

khó và vừa sức với HS, nội dung kiến thức trải rộng từ đơn giản đến phức tạp. Các

kiến thức cần được xâu chuỗi, liên kết với nhau giữa lí thuyết và thực hành, kiến

thức cũ và kiến thức mới giúp HS hình thành, phát triển và rèn luyện một số kĩ năng

như thực hành thí nghiệm, tính toán.

d. Phải phù hợp với điều kiện vật chất về các thiết bị, dụng cụ, hóa chất trong

phòng thực hành hóa học và đảm bảo an toàn khi thực hành thí nghiệm

Các kiến thức đề xuất trong BTTN hóa học phải liên quan đến nội dung bài

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

học. Các thiết bị, dụng cụ, hóa chất cần dễ dàng chuẩn bị từ phòng thực hành thí

29


nghiệm hóa học hoặc các vật dụng đời sống. Ngoài ra, khi xây dựng BTTN hóa học,

cần đặc biệt chú ý đến hóa chất cần được sử dụng. Hạn chế hoặc không nên sử dụng

các hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người học. Người dạy có thể đề xuất ra

hóa chất thay thế hoặc lựa chọn các BTTN hóa học phù hợp với điều kiện cụ thể.

2.3.2. Quy trình sử dụng bài tập thực nghiệm nhằm phát triển năng lực thực

nghiệm hóa học cho học sinh

BTTN hóa học được sử dụng dựa vào các bước dưới đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài tập thực nghiệm

Mục tiêu của BTTN phải theo phân phối chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng

được Bộ GD & ĐT đề xuất. Mục tiêu dạy học phải được diễn đạt bằng các động từ

hành động có thể lượng hóa, đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của

HS, nghĩa là cần chỉ rõ các kiến thức, kĩ năng HS cần lĩnh hội ở các mức độ biết,

hiểu, vận dụng. Mục tiêu được diễn đạt càng chi tiết, cụ thể sẽ định hướng các hoạt

động dạy học rõ ràng.

Bước 2: Xác định nội dung BTTN đáp ứng được các tiêu chí phát triển NLTN cho HS.

Xác định nội dung ở đây cần hiểu là lựa chọn các kiến thức có thực hiện thí

nghiệm để đáp ứng được các tiêu chí phát triển NLTN cho HS.

Bước 3: Lựa chọn dạng bài tập thực nghiệm

Tùy vào mục tiêu đánh giá HS về tiêu chí nào của NL TNHH hay tất cả các

tiêu chí của NL TNHH mà GV sẽ lựa chọn dạng bài tập thực nghiệm cho phù hợp

như: bài tập về phân biệt, nhận biết các chất; bài tập về lập kế hoạch thực hiện TN;

bài tập dùng hình vẽ, sơ đồ; bài tập mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm; bài

tập sử lí thông tin liên quan đến TN.

2.3.3. Ví dụ minh họa

Bài tập thực nghiệm 1: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc, ta tiến hành thí

nghiệm theo cách nào của hình vẽ sau? Giải thích?

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

30


• Mục tiêu

- Kiến thức: Giải thích được cách pha loãng axit sunfuric đặc

- Kỹ năng: Tiến hành được các thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng từ các thí

nghiệm, có kĩ năng nhận xét và rút ra kết luận.

• Mối liên hệ giữa nội dung bài tập với các tiêu chí của NLTNHH

Đối với bài tập này, đầu tiên HS xác định câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các dự

đoán, phương án thí nghiệm, xác định các bước tiến hành TN. Các nhiệm vụ này sẽ

Đánh giá được các tiêu chí 1, 2, 3 (xác định câu hỏi/ mục đích TN; Hình thành dự

đoán/ giả thuyết khoa học; Đề xuất các bước tiến hành TN) của NL TNHH.

Câu hỏi nghiên cứu Dự đoán / giả thuyết Đề xuất các bước tiến

Làm thế nào để pha loãng

axit sunfuric đặc?

- Dự đoán 1: Nhỏ từ từ

nước vào axit

- Dự đoán 2: Nhỏ từ từ

axit vào nước

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

31

hành TN

- Hình 1 của bài tập

- Hình 2 của bài tập

Sau đó HS tự lựa chọn dụng cụ, hóa chất trong số các dụng cụ, hóa chất GV

đã chuẩn bị sẵn trên bàn để tiến hành TN, quan sát, phân tích hiện tượng, xác nhận

dự đoán đúng. Các nhiệm vụ này sẽ ĐG được các tiêu chí 4,5, 6, 7 (Lựa chọn dụng

cụ, hóa chất để tiến hành; Thực hiện các thao tác tiến hành thí nghiệm; Quan sát,

mô tả và giải thích các hiện tượng TN; Rút ra kết luận về kiến thức) của NL TNHH.

Đáp án:

+ Ống nghiệm 1: dung dịch sôi lên, bắn vào thành ống nghiệm.

+ Ống nghiệm 2: không có hiện tượng này

HS rút ra quy tắc pha loãng axit sunfuric đặc: Rót từ từ axit vào nước và

khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không được làm ngược lại

Bài tập thực nghiệm 2: Trong phòng thí nghiệm,

một HS tiến hành như sau: Chuẩn bị một cốc thủy tinh

đựng một lượng đường trắng khoảng 1/4 thể tích cốc, sau

đó nhỏ từ từ dung dịch axit sunfuric đặc vào cốc đường

sao cho thấm ướt hết lớp đường. Gần như ngay lập tức

thấy đường từ màu trắng ngả sang màu vàng sau đó thành

đen, rồi tạo thành cột than đen bị thổi phồng lên và có mùi sốc rất khó chịu và độc.

1.1. Thí nghiệm trên chứng minh tính chất nào của axit sunfuric đặc?


1.2. Giải thích nguyên nhân các hiện tượng trên của thí nghiệm?

• Mục tiêu

- Kiến thức: Giải thích được tính háo nước của axit sunfuric đặc

- Kỹ năng: Tiến hành được các thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng từ các thí

nghiệm, có kĩ năng nhận xét và rút ra kết luận.

• Mối liên hệ giữa nội dung bài tập với các tiêu chí của NLTNHH

Đây là dạng bài tập giải thích hiện tượng TN, thông qua việc giải bài tập này sẽ

ĐG được một số tiêu chí NL TNHH của HS, cụ thể mối liên hệ giữa câu hỏi của bài

tập với các biểu hiện của NL TNHH:

Câu hỏi

1.1. Thí nghiệm trên chứng minh tính

chất nào của axit axit sunfuric đặc?

1.2. Giải thích nguyên nhân các hiện

tượng trên của thí nghiệm?

Đáp án:

1.1. TN chứng minh tính háo nước của axit sunfuric đặc

1.2. Giải thích các hiện tượng của TN:

Biểu hiện của NL TNHH

- Xác định câu hỏi, mục đích TN

- Giải thích và viết PTHH

- H2SO4 đặc có tính háo nước sẽ lấy nước của đường để tạo thành cacbon (than)

C12H22O11 → 12C + 11H2O

- Một phần sản phẩm C bị H2SO4 đặc oxi hóa thành khí CO2, SO2 gây hiện tượng

sủi bọt đẩy cacbon trào ra ngoài cốc.

C + 2H2SO4 đ → CO2 + 2H2O + 2SO2

Bài tập thực nghiệm 3: Quan sát cách lắp dụng cụ, hóa chất để điều chế khí

oxi trong phòng thí nghiệm như hình vẽ bên và cho biết:

2.1. Tìm điểm sai trong cách lắp

dụng cụ để điều chế oxi ở hình bên và

đề suất cách sửa lại.

2.2. Phương pháp thu khí trên

dựa vào tính chất nào của khí oxi? Tại

sao không nên thu khí oxi từ những bọt

khí đầu tiên?

2.3. Tại sao khi ngừng thu khí lại cần tháo ống dẫn khí ra trước khi tắt đèn cồn?

2.4. Tiến hành thí nghiệm thu khí oxi dựa vào các lưu ý đã trả lời ở trên.

32

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL


2.5. Trong phòng thí nghiệm, ngoài KMnO4 có thể điều chế oxi từ những hóa

chất nào khác?

• Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được cách điều chế khí oxi

- Kỹ năng: Tiến hành được các thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng từ các thí

nghiệm, có kĩ năng nhận xét và rút ra kết luận.

• Mối liên hệ giữa nội dung bài tập với các tiêu chí của NLTNHH

Đây là dạng bài tập thực nghiệm có thể đánh giá được các kĩ năng sử dụng,

lắp dụng cụ, đề xuất các phương án TN khác, cụ thể mối liên hệ giữa câu hỏi của

bài tập với các biểu hiện của NL TNHH:

Câu hỏi

Câu 2.1,

câu 2.2 và

câu 2.3

Câu 2.4

Câu 2.5

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

– Cách tiến hành thí nghiệm như sau:

33

Biểu hiện của NL TNHH

- Xác định mục đích TN (Vì chỉ khi HS xác định được mục đích TN

mới tìm thấy điểm sai của hình vẽ và đề xuất sửa lại cho đúng, giải

thích được tại sao phải thu khí oxi theo phương pháp dời chỗ nước,

tại sao trước khi tắt đèn cồn phải tháo ống dẫn khí ra trước)

- Lựa chọn dụng cụ, hóa chất để tiến hành thí nghiệm.

- Thực hiện các thao tác tiến hành thí nghiệm

- Đề xuất các bước tiến hành TN

Đáp án:

2.1. Điểm sai: ống nghiệm chứa KMnO4 ở tư thế hướng lên.

Sửa lại: ống nghiệm chứa KMnO4 ở tư thế hơi chúc miệng xuống để tránh hiện

tượng khi đun KMnO4 ẩm, hơi nước bay lên đọng lại lại trên thành ống nghiệm

chảy xuống đáy làm vỡ ống.

2.2. Phương pháp thu khí trên dựa vào tính ít tan trong nước của khí oxi. Không thu

khí oxi ngay từ những bọt khí đầu tiên vì đó không phải là khí oxi sinh ra.

2.3. Trước khi tắt đèn cồn phải tháo ống dẫn khí ra để tránh hiện tượng nước chảy

ngược từ chậu vào ống nghiệm đang nóng làm vỡ ống nghiệm

2.4. Tiến hành thí nghiệm (quan sát trực tiếp)

2.5. Có thể điều chế oxi bằng cách phân hủy H2O2 với xúc tác là MnO2

Bài tập thực nghiệm 4:

– Dụng cụ và hóa chất: Chậu thủy tinh đựng nước, bình tam giác đã chứa sẵn khí

hiđro clorua, nút cao su có cắm ống vuốt nhọn, NaOH, phenolphtalein.


+ Dùng bình khí HCl có sẵn thay bằng nút cao su có cắm ống vuốt nhọn, đầu

ống vuốt hướng vào trong bình.

+ Úp ngược bình vào trong cốc đựng dd NaOH loãng có vài giọt

phenolphtalein.

Chú ý: Muốn thí nghiệm xảy ra thành công cần nhúng nút cao su có cắm ống vuốt

nhọn vào nước trước khi cắm vào bình đựng HCl.

Câu hỏi:

a) Nêu mục đích thí nghiệm

b) Hãy tiến hành thí nghiệm và đưa ra các kĩ thuật cần lưu ý khi thực hành thí

nghiệm. Từ đó, nêu hiện tượng mà em quan sát được và rút ra kết luận.

• Mục tiêu

- Kiến thức: Giải thích được tính tan của khí HCl.

- Kỹ năng: Tiến hành được các thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng từ các thí

nghiệm, có kĩ năng nhận xét và rút ra kết luận.

• Mối liên hệ giữa nội dung bài tập với các tiêu chí của NLTNHH

Đây là dạng bài tập giải thích hiện tượng TN, thông qua việc giải bài tập này

sẽ ĐG được một số tiêu chí NL TNHH của HS, cụ thể mối liên hệ giữa câu hỏi của

bài tập với các biểu hiện của NL TNHH:

Câu hỏi

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

34

Biểu hiện của NL TNHH

a) Nêu mục đích của thí nghiệm - Xác định câu hỏi, mục đích TN

b) Hãy tiến hành thí nghiệm và đưa ra

các kĩ thuật cần lưu ý khi thực hành thí

nghiệm. Từ đó, nêu hiện tượng mà em

quan sát được và rút ra kết luận.

Đáp án:

- Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm

- Thực hiện các thao tác tiến hành thí

nghiệm

- Quan sát, mô tả và giải thích hiện

tượng thí nghiệm.

- Rút ra kết luận về kiến thức.

a) Mục đích của thí nghiệm: Kiểm tra tính tan của khí HCl

b) HS tiến hành thí nghiệm như hình vẽ


Kĩ thuật cần lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: Muốn thí nghiệm xảy ra thành

công cần nhúng nút cao su có cắm ống vuốt nhọn vào nước trước khi cắm

vào bình đựng khí HCl.

Hiện tượng: Nước phun vào bình tam giác thành tia và nước trong bình nhạt dần.

Kết luận: Khí HCl tan rất nhiều trong nước.

Bài tập thực nghiệm 5

Cho dụng cụ và hóa chất sau: Giá sắt, bình cầu, phễu chiết, đèn cồn, ống dẫn

khí, cốc thủy tinh, bình tam giác, chậu thủy tinh, nút cao su có cắm ống vuốt nhọn,

ống nghiệm, ống nhỏ giọt, bông tẩm, NaCl rắn, H2SO4 đặc, H2O, dd NaOH,

phenolphtalein, dd NH3, đá vôi, đinh sắt, lá đồng, dd AgNO3, quì tím, giấy pH.

H2SO4 đặc

NaCl rắn

Khí X

Bông tẩm H2O

Dựa vào sơ đồ thí nghiệm trên, hãy cho biết:

5.1. Mục đích của thí nghiệm trên.

5.2. Tại sao phải tẩm bông với H2O? Theo em, có thể thay thế H2O bằng hóa

chất nào khác?

5.3. Đề xuất 3 phương án thí nghiệm chứng minh đã thu được khí X.

Hãy tiến hành thí nghiệm thu khí X và kiểm chứng 3 phương án đã đề xuất trên

bằng các dụng cụ, hóa chất có sẵn. Viết các PTHH xảy ra

• Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được cách điều chế khí HCl

- Kỹ năng: Tiến hành được các thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng từ các thí

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

nghiệm, có kĩ năng nhận xét và rút ra kết luận.

35


• Mối liên hệ giữa nội dung bài tập với các tiêu chí của NLTNHH

Đây là dạng bài tập thực nghiệm có thể đánh giá được các kĩ năng sử dụng, lắp

dụng cụ, đề xuất các phương án TN khác, cụ thể mối liên hệ giữa câu hỏi của bài

tập với các biểu hiện của NL TNHH:

Câu hỏi

Câu 5.1

Câu 5.2

Câu 5.3

Biểu hiện của NL TNHH

- Xác định mục đích của thí nghiệm

- Hình thành giả thuyết, dự đoán khoa học

- Đề xuất các bước tiến hành TN

Đáp án:

a) Mục đích của thí nghiệm: Điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm.

b) Do khí HCl là khí độc, dùng bông tẩm để ngăn khí HCl bay ra khỏi môi trường

xung quanh. Có thể thay H2O bằng dd NaOH, dd NH3…

c) Đề xuất 3 phương án thí nghiệm

Dùng TCHH của axit clohiđric và cách nhận biết ion clorua chứng minh khí X

là khí hiđro clorua

Dụng cụ và hóa chất: Bình tam giác đã chứa dd HCl, ống nhỏ giọt, ống nghiệm,

quì tím/pH, dd NaOH có tẩm phenolphtalein, đá vôi, đinh sắt, dd AgNO3.

Thiết kế và xác định qui trình TN:

– Phương án 1: Nhỏ vài giọt dd HCl vào giấy quỳ tím/giấy pH hoặc ống nghiệm

chứa sẵn dd NaOH có tẩm phenolphtalein, nhỏ từ từ đến dư dd HCl vào ống nghiệm1

– Phương án 2: Cho đá vôi hoặc sắt vào ống nghiệm, sau đó cho dd HCl dư

vào ống nghiệm 2.

Phương án 3: Cho dd AgNO3 vào ống nghiệm 3 chứa sẵn dd HCl.

Bài tập thực nghiệm 6: Cho chuỗi phản ứng sau:

(1)

CuSO4 ⎯⎯→ CuCl2 ⎯⎯→ NaCl ⎯⎯→AgCl

a) Hãy viết PTHH xảy ra.

(2)

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

36

(3)

(4)

⎯⎯→Ag

b) Đề xuất dụng cụ, hóa chất và cách tiến hành thí nghiệm ở các phản ứng

trên. Sau đó, hãy tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng đề xuất đã đưa ra. Biết

rằng các hóa chất đều được chuẩn bị có nồng độ là 0,1M.

Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được cách điều chế khí oxi

- Kỹ năng: Tiến hành được các thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng từ các thí

nghiệm, có kĩ năng nhận xét và rút ra kết luận.


Mối liên hệ giữa nội dung bài tập với các tiêu chí của NLTNHH

Đây là dạng bài tập thực nghiệm có thể đánh giá được các kĩ năng sử dụng, lắp

dụng cụ, đề xuất các phương án TN khác, cụ thể mối liên hệ giữa câu hỏi của bài

tập với các biểu hiện của NL TNHH:

Câu hỏi

Đề xuất dụng cụ, hóa chất và cách tiến

hành thí nghiệm ở các phản ứng trên.

Sau đó, hãy tiến hành thí nghiệm để

kiểm chứng đề xuất đã đưa ra. Biết rằng

các hóa chất đều được chuẩn bị có nồng

độ là 0,1M

Đáp án:

a) PTHH xảy ra:

b)

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

37

Biểu hiện của NL TNHH

-Đề xuất các bước tiến hành TN

-Lựa chọn dụng cụ hóa chất để tiến

hành thí nghiệm

-Thực hiện các thao tác tiến hành thí

nghiệm

(1) CuSO4 + BaCl2 ⎯⎯→ BaSO4↓ + CuCl2

(2) CuCl2 + 2NaOH ⎯⎯→ Cu(OH)2↓ + 2NaCl

(3) NaCl + AgNO3 ⎯⎯→ AgCl↓ + NaNO3

as

(4) 2AgCl ⎯⎯→ 2Ag + Cl2

Dụng cụ: Khay thí nghiệm, kẹp sắt, đèn cồn, ống nghiệm, phiễu chiết, giấy lọc,

đũa thủy tinh, cốc thủy tinh.

Hóa chất: dd HCl, dd CuSO4, dd NaOH, dd AgNO3, dd BaCl2.

Đề xuất cách tiến hành

Sử dụng pipet hoặc ống đong để đo thể tích cần lấy của các hóa chất: Lấy 10

ml dd CuSO4 cho vào ống nghiệm, tiếp tục cho 10 ml dd BaCl2 vào và khuấy đều

bằng đũa thủy tinh thu được dd CuCl2 và kết tủa BaSO4. Lọc lấy dd bằng phiễu

chiết và giấy lọc ta thu được dd CuCl2.

Đo 10 ml dd NaOH vào ống nghiệm chứa CuCl2, khuấy đều và sử dụng

phiễu chiết, giấy lọc để lọc lấy dd. Ta thu được dd NaCl.

Cho vài giọt dd AgNO3 vào ống nghiệm chứa dd NaCl, ta thu được kết tủa

trắng AgCl. Lọc lấy kết tủa bằng phiễu chiết và giấy lọc, sau đó để kết tủa ngoài

ánh sáng. Ta thu được Ag.


2.4. Giới thiệu một số bài tập thực nghiệm nhằm phát triển năng lực thực

nghiệm hóa học trong dạy học phần phi kim hóa học lớp 10

2.4.1. Bài tập thực nghiệm chương 5: Nhóm halogen

Câu 1

– Dụng cụ và hóa chất: Chậu thủy tinh đựng nước, bình tam giác đã chứa sẵn khí

hiđro clorua, nút cao su có cắm ống vuốt nhọn, NaOH, phenolphtalein.

– Cách tiến hành thí nghiệm như sau:

+ Dùng bình khí HCl có sẵn thay bằng nút cao su có cắm ống vuốt nhọn, đầu

ống vuốt hướng vào trong bình.

+ Úp ngược bình vào trong cốc đựng dd NaOH loãng có vài giọt

phenolphtalein.

Chú ý: Muốn thí nghiệm xảy ra thành công cần nhúng nút cao su có cắm ống vuốt

nhọn vào nước trước khi cắm vào bình đựng HCl.

Câu hỏi:

a) Nêu mục đích thí nghiệm này.

b) Hãy tiến hành thí nghiệm và đưa ra các kĩ thuật cần lưu ý khi thực hành thí

nghiệm. Từ đó, nêu hiện tượng mà em quan sát được và rút ra kết luận.

Câu 2. Hãy dự đoán hiện tượng và viết PTHH xảy ra khi ngâm một quả trứng gà

sống vào cốc thủy tinh chứa 250 ml dd HCl có nồng độ xác định. Em hãy tiến hành

thí nghiệm kiểm chứng dự đoán trên.

Câu 3. Cho dụng cụ và hóa chất sau: Giá sắt, bình cầu, phễu chiết, đèn cồn, ống

dẫn khí, cốc thủy tinh, bình tam giác, chậu thủy tinh, nút cao su có cắm ống vuốt

nhọn, ống nghiệm, ống nhỏ giọt, bông tẩm, NaCl rắn, H2SO4 đặc, H2O, dd NaOH,

phenolphtalein, dd NH3, đá vôi, đinh sắt, lá đồng, dd AgNO3, quì tím, giấy pH.

2SO4 đặc

H

NaCl rắn

Khí X

Bông tẩm H2O

38

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL


Dựa vào sơ đồ thí nghiệm trên, hãy cho biết:

a) Mục đích của thí nghiệm trên.

b) Tại sao phải tẩm bông với H2O? Theo em, có thể thay thế H2O bằng hóa chất

nào khác?

c) Đề xuất 3 phương án thí nghiệm chứng minh đã thu được khí X.

d) Hãy tiến hành thí nghiệm thu khí X và kiểm chứng 3 phương án đã đề xuất

trên bằng các dụng cụ, hóa chất có sẵn. Viết các PTHH xảy ra.

Câu 4. Cho biết các dụng cụ, hóa chất và cách tiến hành một thí nghiệm như sau:

– Dụng cụ: Bình tam giác, ống nhỏ giọt, đũa thủy tinh, bếp điện/đèn cồn

– Hóa chất: Nước cất, tinh thể KI, tinh thể Pb(NO3)2.

– Cách tiến hành thí nghiệm:

Cho 100 ml nước cất vào bình tam giác. Sau đó cho khoảng 2 muỗng cafe tinh

thể KI vào bình tam giác và đun nóng bằng bếp điện/đèn cồn. Tiếp tục cho 1 muỗng

tinh thể Pb(NO3)2 vào dd thu được. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều và để trong bình tam

giác để tránh dd sôi và trào ra khỏi bình. Đun khoảng 5 phút, để nguội bình tam giác.

a) Theo em, mục đích của thí nghiệm này là gì?

b) Hãy tiến hành thí nghiệm dựa vào cách tiến hành ở trên. Từ đó, đưa ra

những kĩ thuật cần lưu ý và quan sát, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH

xảy ra.

Lưu ý: Chiếu ánh sáng vào dd thu được để thấy rõ hiện tượng hơn.

Câu 5. Cho một bình tam giác chứa đầy khí hiđro clorua, hãy đưa ra đề xuất dụng

cụ, hóa chất và tiến hành thí nghiệm để kiểm tra độ tan của khí hiđro clorua.

Câu 6. Cho 4 dd là NaCl, NaI, NaOH, HCl đựng trong mỗi lọ riêng biệt bị mất

nhãn được đánh số bất kỳ là 1; 2; 3; 4.

a) Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày phương án nhận biết các lọ mất

nhãn trên và viết PTHH xảy ra.

b) Sử dụng dd CuCl2 đã được Dùng các dụng cụ, hóa chất có sẵn trong phòng

thí nghiệm, hãy tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng các dự đoán trên.

c) Hãy xác định tên của dd được chứa trong mỗi ống nghiệm mất nhãn.

39

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL


Câu 7

a) Cho một mảnh lá đồng nguyên chất, hãy đưa ra đề xuất, tiến hành thí

nghiệm và viết PTHH điều chế 50 ml dd CuCl2 bằng các dụng cụ và hóa chất

có sẵn trong phòng thí nghiệm.

b) điều chế ở câu a với dụng cụ và hóa chất gồm bình tam giác, cốc thủy tinh,

que diêm, dd HCl, giấy nhôm thực hiện các thí nghiệm sau: Cho hỗn hợp dd

(HCl và CuCl2) vào bình tam giác và lắc đều. Sau đó, cho giấy nhôm đã được

vo tròn vào bình và quan sát hiện tượng. Hãy nêu và giải thích hiện tượng quan

sát được. Viết các PTHH xảy ra.

Câu 8. Cho chuỗi phản ứng sau:

(1)

CuSO4 ⎯⎯→ CuCl2 ⎯⎯→ NaCl ⎯⎯→AgCl

a. Hãy viết PTHH xảy ra.

– Dụng cụ: Pipet, buret, bình tam giác, bốp cao su, cốc thủy tinh.

– Hóa chất: Nước cất, dd NaCl, dd K2CrO4, AgNO3.

40

(2)

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

(3)

(4)

⎯⎯→Ag

b. Đề xuất dụng cụ, hóa chất và cách tiến hành thí nghiệm ở các phản

ứng trên. Sau đó, hãy tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng đề xuất đã

đưa ra. Biết rằng các hóa chất đều được chuẩn bị có nồng độ là 0,1M.

Câu 9. Cho biết các dụng cụ, hóa chất và cách tiến hành một thí nghiệm như sau:

– Dụng cụ: Pipet, buret, bình tam giác, bốp cao su, cốc thủy tinh.

– Hóa chất: Nước cất, dd HCl, dd NaOH, phenolphtalein.

– Cách tiến hành thí nghiệm

Hút chính xác 10,0 ml dd axit clohiđric và cho vào bình tam giác 250 ml.

Thêm 2 – 3 giọt phenolphtalein vào bình tam giác. Lắc nhẹ và chuẩn độ bằng dd

natri hiđroxit 0,1M cho đến khi dd đổi màu thì ngừng lại. Thí nghiệm phải được lặp

lại ít nhất là 3 lần.

a) Hãy cho biết thực nghiệm trên nhằm mục đích gì?

b) Lập công thức tính nồng độ axit clohiđric từ các dữ kiện trên theo thể tích

dd natri hiđroxit 0,1M.

c) Hãy tiến hành thí nghiệm và trình bày các kĩ thuật cần lưu ý khi tiến hành

thí nghiệm.

Câu 10. Cho một thí nghiệm được tiến hành như sau:

Cho biết các dụng cụ, hóa chất và cách tiến hành một thí nghiệm như sau:


– Cách tiến hành thí nghiệm

Hút chính xác 10,0 ml dd NaCl cho vào bình tam giác 250 ml. Thêm 1 ml dd

K2CrO4 và chuẩn độ bằng dd AgNO3 0,1M cho đến khi xuất hiện màu đỏ gạch nhạt.

Thí nghiệm phải được lặp lại ít nhất là 3 lần.

Đáp án:

Câu 1

Lưu ý: PTHH xảy ra theo thứ tự ưu tiên như sau:

AgNO3 + NaCl ⎯⎯→ AgCl↓ + NaNO3 ;

2AgNO3 + K2CrO4 ⎯⎯→ Ag2CrO4↓ + 2KNO3

a) Hãy cho biết bài TN trên nhằm mục đích gì? Tại sao phải cho thêm 1 ml dd

K2CrO4 và kết tủa màu đỏ gạch đó là chất gì?

b) Lập công thức tính nồng độ natri clorua từ các dữ kiện trên theo thể tích

bạc nitrat 0,1M.

c) Lựa chọn dụng cụ và hóa chất hãy tiến hành thí nghiệm dựa vào cách tiến

hành trên. Trình bày các kĩ thuật cần lưu ý khi tiến hành thí nghiệm.

c) Mục đích của thí nghiệm: Kiểm tra tính tan của khí HCl

d) HS tiến hành thí nghiệm như hình vẽ

Kĩ thuật cần lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: Muốn thí nghiệm xảy ra thành

công cần nhúng nút cao su có cắm ống vuốt nhọn vào nước trước khi cắm

vào bình đựng khí HCl.

Hiện tượng: Nước phun vào bình tam giác thành tia và nước trong bình nhạt dần.

Kết luận: Khí HCl tan rất nhiều trong nước.

Câu 2

Hiện tượng: Vỏ trứng sủi bọt khí trên bề mặt và sau một thời gian lòng trứng vỡ

ra bên ngoài và bị đông tụ khi ngâm trong môi trường axit.

CaCO3 + 2HCl ⎯⎯→ CaCl2 + H2O + CO2↑

Câu 3

a) Mục đích của thí nghiệm: Điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

41


b) Do khí HCl là khí độc, dùng bông tẩm để ngăn khí HCl bay ra khỏi môi

trường xung quanh. Có thể thay H2O bằng dd NaOH, dd NH3…

c) Đề xuất 3 phương án thí nghiệm

Dùng TCHH của axit clohiđric và cách nhận biết ion clorua chứng minh khí X

là khí hiđro clorua

Dụng cụ và hóa chất: Bình tam giác đã chứa dd HCl, ống nhỏ giọt, ống nghiệm,

quì tím/pH, dd NaOH có tẩm phenolphtalein, đá vôi, đinh sắt, dd AgNO3.

Thiết kế và xác định qui trình TN:

– Phương án 1: Nhỏ vài giọt dd HCl vào giấy quỳ tím/giấy pH hoặc ống nghiệm

chứa sẵn dd NaOH có tẩm phenolphtalein, nhỏ từ từ đến dư dd HCl vào ống nghiệm1

– Phương án 2: Cho đá vôi hoặc sắt vào ống nghiệm, sau đó cho dd HCl dư

vào ống nghiệm 2.

Phương án 3: Cho dd AgNO3 vào ống nghiệm 3 chứa sẵn dd HCl.

HS tiến hành TN điều chế khí hiđro clorua và 3 phương án chứng minh khí X

là khí hiđro clorua thông qua sử dụng các thiết bị, dụng cụ, hóa chất lựa chọn theo

qui trình TN và quan sát, ghi chép và thu thập thông tin.

Câu 4

Mục đích thí nghiệm: Phản ứng tạo “cơn mưa vàng” bằng tạo kết tủa PbI2.

PTHH xảy ra: Pb(NO3)2 + 2KI → PbI2↓ + 2KNO3.

Hiện tượng: Xuất hiện chất rắn màu vàng, sau đó khi đun nóng thì dd trong suốt,

để nguội thì xuất hiện các tinh thể màu vàng lấp lánh.

Giải thích: Do tạo thành PbI2 (màu vàng). Sau đó, PbI2 tan tốt trong nước nóng nên

tạo dd trong suốt. Để nguội, PbI2 xuất hiện dưới dạng tinh thể màu vàng lấp lánh.

Câu 5.

– Dụng cụ và hóa chất: Chậu thủy tinh đựng nước, bình tam giác đã chứa sẵn

khí hiđro clorua, nút cao su có cắm ống vuốt nhọn, NaOH, phenolphtalein.

– Cách tiến hành thí nghiệm như sau:

+ Dùng bình khí HCl có sẵn thay bằng nút cao su có cắm ống vuốt nhọn, đầu

ống vuốt hướng vào trong bình.

+ Úp ngược bình vào trong cốc đựng dd NaOH loãng có vài giọt

phenolphtalein.

HS tiến hành thí nghiệm như hình ảnh dưới đây

Hiện tượng: Nước phun vào bình tam giác thành tia và nước trong bình nhạt dần.

42

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL


Kết luận: Khí HCl tan rất nhiều trong nước.

Câu 6. Cho 4 dd là NaCl, NaI, NaOH, HCl đựng trong mỗi lọ riêng biệt bị mất

nhãn được đánh số bất kỳ 1; 2; 3; 4.

a) Phương án nhận biết các lọ mất nhãn

Nhận

biết

Thuốc

thử

NaCl NaI NaOH HCl

Quì tím Quì tím

Không đổi Không đổi

Quì tím

chuyển sang chuyển sang

màu quì tím màu quì tím

màu xanh màu đỏ

Xuất hiện kết Xuất hiện kết

Dd AgNO3

– –

tủa trắng tủa vàng

PTHH xảy ra: NaCl + AgNO3 ⎯⎯→ AgCl↓ + NaNO3

Câu 7

a)

b) HS tiến hành TN

NaI + AgNO3 ⎯⎯→ AgI↓ + NaNO3

c) Tên của dd được chứa trong mỗi ống nghiệm mất nhãn

Ống nghiệm 1 chứa natri hiđroxit

Ống nghiệm 2 chứa axit clohiđric

Ống nghiệm 3 chứa natri clorua

Ống nghiệm 4 chứa natri iotua.

Dụng cụ, hóa chất: Cốc thủy tinh, ống nhỏ giọt, đèn cồn, đũa thủy tinh, giấy lọc,

chiếc phiễu, dd axit clohiđric, lá đồng.

Đề xuất cách tiến hành: Chuẩn bị 50 ml dd axit clohiđric cho vào cốc thủy tinh.

Sử dụng đũa thủy tinh có lá đồng quấn quanh đốt cẩn thận trên ngọn lửa đèn cồn

khoảng 5 phút, sau đó nhúng cẩn thận vào cốc thủy tinh. Thực hiện thao tác đến khi

dd thu được có màu xanh đậm màu thì ngừng lại. Sử dụng chiếc phiễu và giấy lọc

để loại bỏ các tạp chất rắn có trong dd ta thu được dd đồng (II) clorua.

b)

Tiến hành thí nghiệm và viết PTHH

2Cu + O2

t

o

⎯⎯→ 2CuO ; CuO + 2HCl ⎯⎯→ CuCl2 + H2O

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

43


Hiện tượng: Khi cho giấy nhôm vào cốc thủy tinh chứa hỗn hợp dd (HCl và

CuCl2) thấy sủi bọt khí và trên giấy nhôm có chất rắn màu đỏ bám vào.

Giải thích: Phản ứng giữa giấy nhôm với dd hỗn hợp axit và muối đồng tạo ra

nhiều khí hiđro, đồng thời sinh ra đồng bám vào giấy nhôm

Tiến hành thí nghiệm và viết PTHH xảy ra:

Câu 8

c) PTHH xảy ra:

d)

2Al + 6HCl ⎯⎯→ 2AlCl3 + 3H2 ;

2Al + 3CuSO4 ⎯⎯→ Al2(SO4)3 + 3Cu.

(5) CuSO4 + BaCl2 ⎯⎯→ BaSO4↓ + CuCl2

(6) CuCl2 + 2NaOH ⎯⎯→ Cu(OH)2↓ + 2NaCl

(7) NaCl + AgNO3 ⎯⎯→ AgCl↓ + NaNO3

as

(8) 2AgCl ⎯⎯→ 2Ag + Cl2

Dụng cụ: Khay thí nghiệm, kẹp sắt, đèn cồn, ống nghiệm, phiễu chiết, giấy lọc,

đũa thủy tinh, cốc thủy tinh.

Hóa chất: dd HCl, dd CuSO4, dd NaOH, dd AgNO3, dd BaCl2.

Đề xuất cách tiến hành

Sử dụng pipet hoặc ống đong để đo thể tích cần lấy của các hóa chất: Lấy 10

ml dd CuSO4 cho vào ống nghiệm, tiếp tục cho 10 ml dd BaCl2 vào và khuấy đều

bằng đũa thủy tinh thu được dd CuCl2 và kết tủa BaSO4. Lọc lấy dd bằng phiễu

chiết và giấy lọc ta thu được dd CuCl2.

Đo 10 ml dd NaOH vào ống nghiệm chứa CuCl2, khuấy đều và sử dụng

phiễu chiết, giấy lọc để lọc lấy dd. Ta thu được dd NaCl.

Cho vài giọt dd AgNO3 vào ống nghiệm chứa dd NaCl, ta thu được kết tủa

trắng AgCl. Lọc lấy kết tủa bằng phiễu chiết và giấy lọc, sau đó để kết tủa ngoài

ánh sáng. Ta thu được Ag.

Câu 9

HS tiến hành thí nghiệm

a) Mục đích thí nghiệm: Xác định nồng độ của axit clohiđric

44

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL


b) Lập công thức tính nồng độ axit clohiđric từ các dữ kiện trên theo thể tích

natri hiđroxit 0,1M

NaOH + HCl ⎯⎯→ NaCl + H2O

Gọi V (ml) là thể tích của NaOH thu được

V x 0,1

Nồng độ của HCl (M) đã dùng là = (*)

10

e) Tiến hành thí nghiệm và thu thập số liệu

Xử lý số liệu như sau:

Lần 1: V1 = …… (ml); lần 2: V2 = …… (ml); lần 3: V3 = …… (ml)

V 1 + V 2 + V

V =

3 = ...... (ml)

Thể tích trung bình:

3

(*) => Nồng độ của HCl đã đùng = ….. (M)

Các kĩ thuật cần lưu ý khi tiến hành thí nghiệm

Dùng nước cất tráng sơ buret, sau đó mới cho dd NaOH vào buret.

Khi NaOH gần đến vạch trong buret, sử dụng ống nhỏ giọt cẩn thận nhỏ từng

giọt đến khi mặt lõm chạm vạch bình định mức.

Nên sử dụng tay trái để mở khóa buret để có thể dễ dàng kiểm soát được

lượng dd NaOH nhiễu ra.

Câu 10

a) Mục đích của thí nghiệm là xác định nồng độ của dd natri clorua.

Thêm 1ml dd K2CrO4 vào dd nhằm khi chuẩn độ dd NaCl bằng dd AgNO3 đến

khi xuất hiện màu đỏ gạch nhạt thì ta chắc chắn rằng muối clorua đã hết và kết tủa

đỏ gạch đó là Ag2CrO4.

b) Lập công thức tính nồng độ natri clorua từ các dữ kiện trên theo thể tích bạc

nitrat 0,1M

c)

AgNO3 + NaCl ⎯⎯→ AgCl + NaNO3

Gọi V (ml) là thể tích của dd AgNO3 thu được

V x 0,1

Nồng độ của NaCl (M) đã dùng là =

10 (*)

+ HS tiến hành thí nghiệm và thu thập số liệu như sau:

Lần 1: V1 = …… (ml); lần 2: V2 = …… (ml); lần 3: V3 = …… (ml)

V 1 + V 2 + V

V =

3 = ...... (ml)

Thể tích trung bình: 3

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

45


(*) => Nồng độ của NaCl đã đùng = ….. (M)

+ Các kĩ thuật cần lưu ý khi tiến hành thí nghiệm

Dùng nước cất tráng sơ buret, sau đó mới cho dd AgNO3 vào buret.

Khi dd AgNO3 gần đến vạch trong buret, sử dụng ống nhỏ giọt cẩn thận nhỏ

từng giọt đến khi mặt lõm chạm vạch bình định mức.

Nên sử dụng tay trái để mở khóa buret để có thể dễ dàng kiểm soát được

lượng dd AgNO3 nhiễu ra.

2.4.2. Bài tập thực nghiệm chương 6: Oxi – Lưu huỳnh

Câu 11: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc, ta tiến hành thí nghiệm theo cách nào

của hình vẽ sau? Giải thích ?

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, một HS tiến hành như

sau: Chuẩn bị một cốc thủy tinh đựng một lượng đường

trắng khoảng 1/4 thể tích cốc, sau đó nhỏ từ từ dung dịch

axit sunfuric đặc vào cốc đường sao cho thấm ướt hết lớp

đường. Gần như ngay lập tức thấy đường từ màu trắng

ngả sang màu vàng sau đó thành đen, rồi tạo thành cột

than đen bị thổi phồng lên và có mùi sốc rất khó chịu và độc.

1.1. Thí nghiệm trên chứng minh tính chất nào của axit axit sunfuric đặc?

1.2. Giải thích nguyên nhân các hiện tượng trên của thí nghiệm?

Câu 13. Cho biết các dụng cụ, hóa chất và cách tiến hành một thí nghiệm như sau:

– Dụng cụ: Cốc thủy tinh, chén sứ, ống nhỏ giọt, đũa thủy tinh.

– Hóa chất: Trứng gà, H2SO4 đặc.

a) Hãy đề xuất cách tiến hành thí nghiệm và những kĩ thuật cần lưu ý để làm

“trứng chín” (đông tụ) với các dụng cụ, hóa chất có sẵn.

b) Tiến hành thí nghiệm và quan sát, giải thích hiện tượng. Từ đó, hãy rút ra

kết luận gì về tính chất của dd H2SO4 đặc.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL

Câu 14: Tiến hành thí nghiệm:

46




























































Hooray! Your file is uploaded and ready to be published.

Saved successfully!

Ooh no, something went wrong!